THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

45
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt nam là một nước đi lên và phát triển từ truyền thống nông nghiệp lâu đời. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Năm 1989, đánh dấu sự kiện quan trọng là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới, trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo, đã chuyển Việt Nam từ nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu. Từ đó, mỗi năm sản lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng, kim ngạch có lúc đạt trên dưới 1 tỉ USD. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế dược tiến hành trong điều kiện nông nghiệp vẫn đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP với khoảng 20% GDP trong nền kinh tế. Sản xuất lúa gạo những năm vừa qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có đóng góp tích cực trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Gạo không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, mà còn dành một phần lớn để xuất khẩu. Cho đến hiện nay thì hoạt động xuất khẩu gạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Xuất khẩu gạo đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống một bộ phận dân cư, gia tăng sức mua xã hội, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn của quốc giá, từ đó tích cực phát triển đất nước Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện

Transcript of THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Page 1: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt nam là một nước đi lên và phát triển từ truyền thống nông nghiệp lâu đời. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Năm 1989, đánh dấu sự kiện quan trọng là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới, trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo, đã chuyển Việt Nam từ nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu. Từ đó, mỗi năm sản lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng, kim ngạch có lúc đạt trên dưới 1 tỉ USD.

Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế dược tiến hành trong điều kiện nông nghiệp vẫn đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP với khoảng 20% GDP trong nền kinh tế. Sản xuất lúa gạo những năm vừa qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có đóng góp tích cực trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Gạo không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, mà còn dành một phần lớn để xuất khẩu. Cho đến hiện nay thì hoạt động xuất khẩu gạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Xuất khẩu gạo đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống một bộ phận dân cư, gia tăng sức mua xã hội, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn của quốc giá, từ đó tích cực phát triển đất nước Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải đối đầu với những thách thức lớn: thị trường không ổn định, xu hướng cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng gạo càng cao, do bản thân sự yếu kém trong các khâu xuất khẩu gạo. Với mong muốn xem xét tình hình xuất khẩu gạo hiện nay, từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo nên em quyết định chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam".

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 2013-2015. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2013-2015.

Page 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp nâng hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

1.3 PHẠM VI NGIÊN CỨU1.3.1 Phạm vi về không gian

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam.

1.3.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2016- tháng 6/2016.

Đề tài sẽ thu thập số liệu năm 2013-2015.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

Page 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.1 Các học thuyết trong thương mại quốc tế

2.1.1.1 Thuyết Trọng thương

Thuyết trọng thương ra đời ở châu Âu vào khoảng thế kỉ XV. Nội dung cơ bản của thuyết trọng thương là coi trọng xuất nhập khẩu, phái này cho rằng xuất nhập khẩu là con đường mang lại phồn vinh cho đất nước. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà kinh tế theo Chủ nghĩa Trọng thương còn hạn chế và rất cực đoan khi họ xem hoạt động thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không (Zero-sum game), giữa hai quốc gia giao thương nếu bên này có lợi thì bên còn lại chịu thiệt một phần tương ứng. Do đó, họ đòi hỏi trong quan hệ ngoại thương phải luôn xuất siêu để đảm bảo lợi ích quốc gia. Thương mại quốc tế không chỉ dựa vào tiềm năng của một quốc gia mà Chính phủ đóng một vai trò quan trọng thông qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền ngoại thương để chi phối toàn bộ thị trường nhằm đạt được mục tiêu xuất siêu mang lại nhiều vàng bạc cho quốc gia.

Chủ nghĩa Trọng thương cũng nêu lên được quan điểm tiến bộ lúc bấy giờ là biết coi trọng thương mại quốc tế và cho rằng chính phủ có vai trò can thiệp nhất định vào hoạt động kinh tế, nhất là ngoại thượng. Thuyết này đã mỡ đường cho một quá trình phát triển rộng hơn của các học thuyết về thương mại quốc tế sau này. (Nguyễn Văn Sơn, 2000. Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam. Trang: 20-22)

2.1.1.2 Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Trong thế kỉ XVIII, nhà kinh tế học lỗi lạc Adam Smith, đã đưa ra quan điểm mới về thương mại quốc tế tích cực hơn thuyết Trọng thương. Trong tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” (Wealth of Nations) xuất bản năm 1776 A.Smith đã đưa ra nhận định: “Sự giàu có của mỗi quốc gia không phải do những quy định quản lí chặt chẽ của chính quyền mang lại mà nhờ tự do kinh doanh”.

Với điều kiện mậu dịch tự do, lí thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith cho rằng 2 quốc gia giao thương nên hợp tác trên cơ sở tự nguyện, hai bên cùng có lợi và dựa trên các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Ông cho rằng sự giàu có của quốc gia phản ánh qua năng lực sản xuất chứ không phải qua số quý kim nắm giữ và “Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi”. Lợi thế tuyệt đối có được là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... mà có. Thương mại quốc tế không

Page 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

phải là quy luật Trò chơi bằng không mà là Trò chơi tích cực (positive sum game) và các quốc gia đều có lợi hơn thông qua thương mại quốc tế.

2.1.1.3 Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo

Nội dung của quy luật lợi thế so sánh được phát biểu như sau: "một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh và nhập khẩu trở lại những sản mình không có lợi thế so sánh”. Thuyết này đã chứng minh được rằng các quốc gia, bất kể có lợi thế tuyệt đối hay không, đều có lợi khi giao thương với nhau, khắc phục được nhược điểm cơ bản của A.Smith. Đây được xem là một trong những quy luật quan trọng nhất của kinh tế học phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn có hạn chế không thấy được cơ cấu nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia có ảnh hưởng lên thương mại quốc tế, nên không xác định được giá cả tương đối của sản phẩm đem trao đổi giữa các nước với nhau…

2.1.1.4 Thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher- Ohlin

Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với các nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết Lý thuyết Heckches - Ohlin một số nước này có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất những hàng hoá đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất, mà một nước có được ưu đãi hơn một số nước khác về lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất đã khiến một số nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó). (Nguyễn Văn Sơn, 2000. Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam. Trang: 33-35)

2.1.2 Tổng quan về xuất khẩu

2.1.2.1Khái niệm về xuất khẩu

Việc xuất khẩu hạn có nghĩa là vận chuyển các hàng hóa và dịch vụ ra khỏi thẩm quyền của một quốc gia. Người bán hàng hóa, dịch vụ đó được gọi là một nhà xuất khẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu trong khi người mua ở nước ngoài có trụ sở được gọi là nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế, "xuất khẩu" đề cập đến việc bán hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước để thị trường khác.(Joshi, Rakesh Mohan, 2005. International Marketing. Trang: 503-520)

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi , hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.

Page 5: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức. hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.(Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ, trang: 2)

2.1.2.2 Phân loại hình thức xuất khẩu

Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau. Một số hình thức xuất khẩu thường được các doanh nghiệp lựa chọn.

Xuất khẩu trực tiếp

- Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.

- Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.

Xuất khẩu gián tiếp

- Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian. Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do:

+ Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.

+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải.

Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo lợi nhuận hoặc

Page 6: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có thể phát triển mạnh khi doanh nghiệp đại diện cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên thị trường quốc tế.

Buôn bán đối lưu

- Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng.

- Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt (cứng nhắc).

Xuất khẩu theo nghị định thư

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên... Thực tế là hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít còn áp dụng hình thức này.

Xuất khẩu tại chỗ

- Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là hàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng.

- Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan.

Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm

- Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời gian và một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để kí hợp đồng mua bán.

- Triển lãm là viẹc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. Triển lãm liên quan chặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngoài các mục đích trên, hội chợ triển lãm còn trở thành nơi để giao dịch kí kết hợp đồng cụ thể.

Page 7: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Xuất khẩu gia công uỷ thác

- Xuất khẩu gia công uỷ thác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác. Khi thực hiện hình thức này có thể: dựa vào vốn của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận, rủi ro ít và chắc chắn được thanh toán, nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, khi giá gia công rẻ mạt, khách hàng không biết đến người gia công, không nắm được nhu cầu thị trường vì vậy nên không thể điều chỉnh sản phẩm kinh doanh phù hợp.

2.1.2.3 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế Việt Nam

Theo Hoàng Tuyết Minh và cộng sự (2000, trang 8) "Xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của một nước, thực hiện một phần tổng tổng sản phẩm trong nước nhờ bán ra nước ngoài những sản phẩm có lợi thế, có chất lượng cao" điều này được thể hiện qua các vai trò sau:

- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và quá trình tích lũy để sản xuất.

- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về năng suất, chất lượng, quy cách, giá cả.

- Đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến sự thay đổi của cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của đất nước.

- Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế.

- Xuất khẩu mang đến tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì thất nghiệp sẽ giảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp thu thập từ các Tạp chí Khoa học, các luận văn, các nghị định liên quan đến xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ internet, trang web của Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, Tổng cục hải quan, Tổng cục thống kê Việt Nam từ 2013 – 2015.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2013-

Page 8: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

2015.

Đối với mục tiêu này, đề tài áp dụng phương pháp thống kê mô tả các số liệu thứ cấp được cung cấp. Sau đó so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015. Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam để đánh giá được tác động của các yếu tố đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản, cung cấp những tóm tắt đơn giản về dữ liệu thu thập qua các cách thức khác nhau

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thi mô tả dữ liệu hoặc so sánh dữ liệu.

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với số một chỉ tiêu gốc. Để tiến hành cần lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu so sánh.

Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu so sánh.

Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh thích hợp.

Để thấy được xu hướng phát triển của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam nên đề tài chọn kì gốc là năm trước đó để phân tích.

Bước 2: Xác định điều kiện so sánh

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh về không gian và thời gian:

+ Về thời gian: Các chỉ tiêu được tính trong một thời gian và phải đồng nhất về cả 3 mặt: cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường.

+ Về không gian: Các chỉ tiêu được quy đổi về quy mô tương tự nhau, cụ thể là cùng ngành xuất khẩu gạo.

Bước 3: Xác định mục tiêu so sánh

Để đáp ứng các mục tiêu so sánh khác nhau người ta sử dụng các phương pháp so sánh khác nhau. Trong đó, so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối là 2 phương pháp thường được sử dụng.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện, sự biến động về quy mô, khối lượng. Từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến biến động, đưa ra những biện pháp khắc phục.

Công thức tính: ∆Y=Y1-Y0

Page 9: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Trong đó: ∆Y: phần chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế

Y1: chỉ tiêu của năm phân tích

Y0: chỉ tiêu của năm gốc

Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch, tuyệt đối so với chi tiêu gốc nói lên tốc độ tăng trưởng.

Công thức tính: ∆Y= (Y1-Y0 )/Y0* 100%

Trong đó: ∆Y: thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Y1: chỉ tiêu của năm phân tích

Y0: chỉ tiêu của năm gốc

Dùng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để tìm ra nguyên nhân biến động hay ảnh hưởng và đề ra biện pháp khắc phục.

Mục tiêu 2: Từ kết quả nghiên cứu ở mục tiêu 1 tiến hành đề ra giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu.

Page 10: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM3.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Cây lúa là loại cây lương thực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên có phù hợp thì giống lúa mới phát triển tốt và mang lại năng suất cao.

Cả nước ĐBSCL Đồng bằng Sông Hồng

Tổng diện tích (Nghìn ha) 33.096,7 4.057.6 2.106,0

Đất trồng lúa (Nghìn ha) 4.078.6 1820 1122,8

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa. Trong đó ĐBSH và ĐBSCL là 2 đồng bằng có diện tích trồng lớn lúa lớn nhất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu gạo.

Bảng 3.1: Tổng diện tích đất và diện tích đất trồng lúa cuat cả nước, ĐBSH và ĐBSCL năm 2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng nằm trong nơi giao thương mua bán với thế giới với các cảng biển lớn. Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải quốc tế bằng đường biển thường đảm bảo tiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn. Do vậy, riêng phương thức này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi.

Nước nguồn tài sản thiên nhiên vốn quý giá cũng là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển mạnh. Với lượng mưa hợp lí hằng năm thích hợp cho việc thâm canh lúa phục vụ việc tưới tiêu ở 2 đồng bằng lớn nước ta. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi nước ta với 10% ngân sách nhà nước đầu tư hằng năm đã đạt được những thành quả đáng mừng. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu nhiều hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch phong phú hợp với cây lúa nước, thuận lợi cho thu hoạch, vận chuyển và xuất khẩu gạo.

Page 11: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Tài nguyên khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mùa. Khí hậu thuận lợi sẽ cho năng suất cao, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh, mang đến chất lượng cao cho giống lúa. Nếu có sự biến đổi bất thường của khí hậu như mưa bão, lũ lụt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng của cây lúa làm giảm chất lượng lúa, giảm giá trị gạo xuất khẩu.

3.1.2 Yếu tố vĩ mô

3.1.2.1 Yếu tố chính trị, pháp luật

Nếu chính trị ổn định và sự tiến bộ của chính sách xuất khẩu là điều kiện để giao lưu mua bán với bạn bè nước ngoài. Đảng và nhà nước ta đã được sự tin cậy trong mối quan hệ đối với ngoại gia với các quốc gia khác trên thế giới. Đây được xem là một thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng.

Cơ chế quản lí, chính sách kinh tế và các mối quan hệ đối ngoại là yếu tố rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và hoạt động xuất khẩu gạo. Cơ chế chính sách tác động theo 2 hướng: thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo nếu chính sách phù hợp và đúng đắng, ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nếu nó không phù hợp.

Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo bằng những chính sách giảm thuế xuất khẩu gạo, các chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy sản xuất, quy hoạch các vùng chuyên canh... Giúp ngành gạo không ngừng đi lên và là quốc gia đứng hàng đầu thế giới và xuất khẩu gạo.

Với việc là thành viên của WTO vào năm 2007 và gần đây nhất là việc Việt Nam gia nhập TPP là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thiết lập mối quan hệ quốc tế. Và với cơ hội mở về giá thuế xuất giảm 0% vào các thị trường như Mỹ và EEU thì đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần nổ lực hơn nữa, tìm ra các chủ trương chính sách tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu càng vươn xa và ngày có điều kiện nâng cao chất lượng gạo.

3.1.2.2 Yếu tố Kinh tế

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt đống kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp, các ngành thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

Lạm phát

Khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến sức mua của đồng nội tệ giảm đi, từ đó dẫn đến chi phí thu mua nguyên liệu sản xuất gạo trong nước tăng lên, giá gạo xuất khẩu sẽ tăng lên, giá tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của nhà nhập khẩu giảm, tuy

Page 12: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

bán được giá cao nhưng các doanh nghiệp không có lợi nhận cao do số lượng nhập khẩu giảm, và hiệu quả xuất khẩu gạo không cao.

Tỷ giá hoái đoáiĐây là một trong những công cụ quan trọng giúp chính phủ điều tiết hoạt

động xuất nhập khẩu. Trên lí thuyết có thể nói lạm phát, tỉ giá hối đoái, lạm phát, chính sách thương mại là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, thì tỉ giá hối đoái là nhân tố chính. Tuy nhiên, đánh giá mức dộ ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái đén việc tăng khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu là còn một hạn chế nhất định, vì giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỉ giá hối đoái. CHính vì thế, việc giảm giá Việt NAm đồng không làm tăng năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu mà nó còn tùy thuộc vào chất lượng và các yếu tố khác đan xen nhau. Việc sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái của chính phủ phù sao cho hợp với từng giai đoạn xuất khẩu sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhưng nó không hề đơn giản.

3.1.2.3 Yếu tố xã hội ảnh hưởng xu hướng tiêu dùng

Văn hóa xã hội có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng hay thói quen ăn uống của người dân trong mỗi quốc gia khác nhau. Tùy mỗi vùng địa lí khác nhau mà sở thích của người tiêu dùng se khác nhau và sở thích tiêu dùng gạo cũng như vậy.

- Đông Nam Á và Nam Á: nhu cầu thị trường này đa phần là gạo trăng, hạt dài, độ aamr thấp và xay xát kĩ. Đông Bắc Á: nhu cầu gạo của thi trường này là gạo trắng cao cấp, hạt tròn, dẽo, thơm. Đa phần thị trường này nhập khẩu gạo của Thái Lan, gạo Việt Nam chưa cạnh tranh ở thị trường này nhiều do vướng phải vấn đề về chất lượng chưa đáp ứng. Trung Đông: ưa chuộng loại gạo dài ít tấm và đòi hỏi tiêu chuẩn tạp chất rất khắc khe, gạo thơm là loại gạo rất được ưa chuộng ở đây.

- Châu Mỹ và châu Âu: ưa chuộng gạo trắng, hạt dài, xay xát kĩ, có mùi vị tự nhiên, chất lượng và có độ thuần chủng cao. Đây là những thị trường khắc khe về mặt chất lượng. Riêng đối với châu Âu, ở khu vực Nam Âu gạo hạt tròn được ưa chuộng hơn nhưng ở Bắc Âu thì gạo hạt dài được thích hơn.

- Châu Phi: vì kinh tế còn khó khăn nên phần lớn các nước này nhập khẩu gạo không đòi hỏi chất lượng gạo cao như các thị trường trên.

Thị hiếu của người tiêu dùng là rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược lựa chọn sản phẩm gạo xuất khẩu sao cho phù hợp, đáp ứng được những nhu cầu của nhà nhập khẩu, đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao.

3.1.2.4 Yếu tố Cơ sở hạ tầng và khoa học kĩ thuật

Hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp được chính phủ chú trọng đầu tư. Nước ta có cảng cảng biển lớn phục vụ xuất khẩu, giao thông được bộ đã

Page 13: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

và đang được chú trọng. Tuy nhiên, ĐBSL là nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu gạo nhưng nơi này chưa được đầu tư về cảng biển chủ yếu là vận chuyển lên cảng ở thành phố Hồ Chí Minh nên làm tăng chi phí gạo.

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ thuật công nghệ đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại ở nước ta hiệu quả các hoạt động ứng dụng đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất và hoạt động xuất khẩu gạo.

Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, đầu tư các máy móc, dây chuyền công nghệ mới hiện đại trên cơ sở cải tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng gạo ngày càng được nâng cao, sản lượng lúa và năng suất ngày càng tăng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho gạo xuất khẩu.

3.1.3 Yếu tố vi mô

3.1.3.1 Yếu tố thị trường

Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Xuất khẩu gạo gắn liền với quá trình chọn lọc thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường đó để đặt hàng cho nông dân sản xuất loại giống mình cần. Để đánh giá và đưa ra nhận định về một thị trường cụ thể nào đó ta có thể dựa trên các yếu tố sau:

- Nhu cầu của thi trường về sản phẩm gạo. Gạo là hàng hóa thiết yếu, số lượng tiêu thụ của nó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu,…Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó câu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu Âu.v.v.) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn phát triển.

- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Khi xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình. Do đó, nếu lượng cung tăng lên quá nhiều có thể dẫn đến dư cung - điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với sản phẩm đặc sản thì giá quyết định khá lớn. Chỉ số giá gạo thay đổi qua các năm nhưng nó cũng ít ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu trên thế giới.

Page 14: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Nguồn: FAO

Hình 3.1 Thương mại và chỉ số giá gạo thế giới

3.1.3.2 Yếu tố đối thủ cạnh tranh

Nguồn: http://www.vietrade.gov.vnHình 3.1 Tình hình xuất khẩu gạo của các nước xuất khẩu chính

2015-2016

Gạo chất lượng cao Thái Lan

- Thái Lan luôn là đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong các hợp đồng xuất khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam. Với hơn 10 triệu ha diện tích trồng lúa cho năng suất lên đến 20 triệu tấn mỗi năm. Gạo Thái có chất lượng và đã có thương

Page 15: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

hiệu trên khắp thế giới chính vì thế nếu ở cùng một mức giá xuất khẩu hay giá gạo xuất khẩu của Thái Lan không cao hơn so với Việt Nam nhiều thì khách hàng sẽ chọn gạo Thái thay vì gạo Việt Nam.

- Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thế giới hiện nay, với thế mạnh về mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng tốt cộng với sự điều hành có hiệu quả của chính phủ nên dù giá gạo Thái cao hơn nước ta nhưng khả năng cạnh tranh vẫn cao hơn. Bên cạnh đó, Thái Lan rất nhạy cảm trong việc thích ứng với những biến đổi cua thị trường trong việc cung cấp sản phẩm lúa gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, đồng thời các dự án đầu tư nghiên cứu và các ngành hỗ trợ trợ nông nghiệp được chính phủ Thái Lan đầu tư mạnh mẽ, từ đó luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng đều phát triển.

- Bằng cách cử phái đoàn thương mai sang các thị trường mới để đàm phán để mở rộng thị trường. Chính phủ Thái Lan đã đạt được những kết quả tốt bởi hầu hết các quốc gia mà phái đoàn đến đều tăng lượng gạo nhập khẩu từ Thái Lan.

Giá gạo rẻ từ Ấn Độ

- Nếu như ở mặt hàng gạo cao cấp Thái Lan là đối thủ cạnh tranh chính đối với Việt Nam thì ở mặt hàng gạo giá rẻ thì Ấn Độ là một đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm. Ấn Độ là một quốc gia có nên kinh tế phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp kĩ thuật cao, song Ấn Độ vẫn là một quốc gia có số lượng cuất khẩu nông sản đặc biệt là gạo đứng hàng đầu thế giới. Hiện nay, Ấn độ là quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới với 10,23 triệu tấn năm 2015, trong khi đó Thái Lan chỉ đạt 9,55 triệu tấn.

- Sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ thường dao động với biên độ khá cao và biến đổi phức tạp không theo quy luật. Do đó khó có thể đoán và nắm nawg lực sản xuất của quốc gia này. Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, khi thiế lúa Ấn Độ thường tiến hành mua lúa dự trữ và khi sản lượng lúa gạo trong kho nhiều thì quốc gia này thường đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm lượng tồn kho gây ra biến động giá gạo trên thị trường thế giới.

Campuchia và Myanmar

- Campuchia và Myanmar là 2 quốc gia mới gia nhập vào thị trường xuất khẩu lúa gạo những năm gần đây. Chiến lược mà 2 quốc gia này sử dụng để thâm nhập thị trường sẽ không khác chiến lược mà Việt Nam đã áp dụng: sự cạnh tranh về giá và đi từ phân khúc thị trường thấp.

- Việt Nam đã có quá trình sản xuất thâm canh, có cơ sở hạ tầng xuất khẩu gạo tốt hơn Campuchia nên một phần lúa gạo từ Campuchia chuyển sang làm tăng nguồn cung cho Việt Nam. Nhưng đều đó có thể đảo ngược khi cơ sở hạ tầng của Campuchia được nâng cấp. Nếu Campuchia đi vào phân khúc sản xuất gạo có giá trị cao, giá trị xuất khẩu tốt hơn so với Việt Nam thì gạo cấp thấp, giá gạo rẻ của Việt Nam sẽ chảy qua Campuchia trở thành nguồn cung cho nhu cầu nội địa

Page 16: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

của họ.

- Xét theo lí thuyết cạnh tranh, việc Campuchia gia nhập thị trường gạo thế giới có thể mang lại những hiệu quả tốt hơn với Việt Nam. Việt Nam phải thay đổi chiến lược lâu nay áp dụng. Sự thay đổi này đòi hỏi phải nâng cấp chuỗi giá trị, phải tạo ra sự khác biệt, phải định vị lại thị trường và có thể chỉ xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao hơn. Chiến lược cạnh tranh của Việt Nam phải thay đổi, phải thu hẹp phân khúc giá thấp, cung cấp gạo đại trà cho nhiều nước sang loại gạo có giá cả cao hơn, cho một thị trường nhất định.

- Myanmar và Campuchia sẽ là 2 đối thủ cạnh trnah mạnh của nước ta trong mặt hàng xuất khẩu gạo. Đất canh tác của họ rộng thậm chí hơn cả Thái Lan, và đang được nhà nước chính quyền sở tại đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển. Myanmar có thể sản xuất cả laoij gạo phẩm chất cao để cạnh tranh với Thái Lan trong tương lai, họ có vị trí thuận lợi hơn để giao hàng cho Bangladesh, các quốc gia châu Phi so với Việt Nam.

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM3.2.1 Tình hình xuất khẩu

Bảng 3.2 Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2013-2015

Năm 2013 2014 2015 Năm 2014 so với năm 2015

Năm 2015 so với năm 2014

Giá trị % Giá trị %

Sản lượng (triệu tấn)

6,615 6,33 6.818 (0,285) (4,3) 0,548 8,6

USD( Nghìn USD)

2926 2937 2902 11 0,38 (35) (1,19)

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới(Trademap.org) và Tổng cục Thống kê

Trong những năm vừa qua Việt Nam vẫn là một nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng trong giai đoạn năm 2013-2015 tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam không ổn định về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Tình hình xuất khẩu gạo năm 2014 thì sản lượng gạo giảm so với năm 2013, nguyên nhân do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất gạo trong nước. Mặt khác năm 2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Nguồn cung từ Thái Lan và các nước xuất khẩu khác tăng mạnh cùng với nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm đã kéo giảm giá gạo xuất khẩu kể từ tháng 9/2014. Cả năm 2014, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm trong khi giá chào bán gạo của Việt Nam tăng và cao hơn so với Thái Lan. Giá bán cao, chất lượng không vượt trội, thương hiệu chưa vững chức đó là những nguyên nhân chính đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của ta năm 2014. Tuy nhiên, giá trị xuất gạo năm 2014 tăng so với năm 2015 khoảng 11

Page 17: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

ngìn USD do giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức 439 đô la Mỹ/tấn (giá FOB) tăng 2% so với năm ngoái.

Trong giai đoạn năm 2014- 2015 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu tăng trở lại với lượng tăng hơn 0,548 triệu tấn tương ứng với 8,6%. Do kí kết được các hợp đồng thưng mại lớn, khắc phục được một phần biến đổi khí hậu. Nhưng ngược lại, giá trị xuất khẩu giảm do giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 410,56 USD/tấn (FOB), giảm 7% so với 441,38 USD/tấn cùng kỳ năm trước.

Tính chung trong năm 2015, giá gạo trung bình thế giới đã giảm khoảng 11% (khoảng 45 USD/tấn), từ 431 USD/tấn xuống 389 USD/tấn. Nguồn cung dồi dào và nội tệ của những nước xuất khẩu chủ chốt giảm giá là những lý do chính khiến giá gạo xuất khẩu sụt giảm.

3.2.2 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Hiện nay, Trung Quốc, Philippines và Indonesia là 3 nước nhập khẩu gạo hàng đầu của nước ta. Đây là 3 thị trường dễ tính, song nhưng hiện nay thì đời sống càng phát triển nhu cầu gạo cao cấp cũng nâng lên, nên thị trường này cũng đòi hỏi chất lượng gạo tốt hơn đặc biệt là gạo thơm.

Page 18: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Bảng 3.3 Sản lượng và trị giá của cá nước nhập khẩu gạo Việt Nam

Tên nước 2013 2014 2015

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(USD)

Trung Quốc

2.156.370 903.709.000 2.018.198 891.185.226 2.115.024 859.198.937

Philippines 504.038 225.122.000 1.350.171 608.529.058 1.142.201 467.256.494

Indonexia 156.853 91.325.000 327.648 150.617.866 673.022 266.721.365

Malaysia 465.977 231.433.000 472.893 216.002.921 512.173 215.133.767

Ghana 380.478 182.637.000 322.131 177.860.875 363.003 185.354.618

Bờ Biển Ngà

561.333 228.534.000 214.204 104.916.670 255.843 115.569.590

Hồng Kông 184.732 106.439.000 162.611 95.534.035 118.369 61.747.999

Singapore 356.413 162.024.000 185.808 91.432.208 125.170 62.296.088

Hoa Kì 56.52830.742.000

67.023 35.654.021 49.393 27.903.782

Angieri 95.494 39.934.000 36.594 15.810.543 36.793 68.655.545

Nguồn: Bảng đồ thương mại thế giới (trademap.org) và Viện Khoa học kĩ thuật Miền Nam

Philipines- Thị trường lâu năm

Là một trong những thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt NAm. Đồng thời đây cũng là thị trường chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn trong tổng sản lượng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang nước này biến động mạnh qua các năm.

Năm 2013, Philipines là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam chỉ sâu Bờ Biển Ngà và Trung Quốc. Trong năm 2013, sản lượng gạo xuất sang thị trường này đạt 504.038 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 225.122.000 USD. Nhưng đến năm 2014, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng vọt gấp 2,6 lần so với năm 2013 tương ứng với 1.350.171 tấn và kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo đạt 608.529.058 tấn. Nguyên nhân do giá gạo trong nước không ngừng tăng cao, tác động biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến nguồn cung

Page 19: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

trong nước, đặc biệt sự tàn phá nặng nề của bão Haiyan. Người tiêu dùng Philipines thường có nhu cầu sử dụng mặt hàng gạo có giá trị tương đối vừa phải. Vì thế, Việt Nam là thị trường mà họ chọn để nhập khẩu gạo chủ yếu.

Năm 2015, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm 1.142.201, giảm với mức 207.970 tấn so với năm 2014; kéo theo đó kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 467.256.494 USD, giảm 141.272.564 USD so với năm 2014. Nguyên nhân do cạnh tranh với thị trường gạo Thái Lan, các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Philipines tìm kiếm những nguồn cung rẻ hơn. Mặt khác, sự hồi phục trong sản xuất lúa gạo trong nước họ đã được khắc phục.

Vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu sang thi trường Philipine và xuất khẩu nói chung cần có chiến lược xúc tiến thương mịa phù hợp, đầu tư về cơ sở vật chất để gạo được chất lượng tốt hơn thu hút được thị trường Châu Á đặc biệt là Philipines.

Trung Quốc- Thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu Việt Nam

Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam và đứng hàng thứ 5 trong các loại hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 thì tình hình xuất khẩu gạo sang quốc gia có nhiều biến động do căn thẳng trên Biển Đông và biến động giá trên thị trường.

Trung Quốc là một nước truyền thống trồng lúa, nhưng là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn nhất Việt Nam. Năm 2013 xuất khẩu gạo qua nước này đạt 2.156.370 tấn đạt kim ngạch 903.709.000 USD. Sản lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của nước này càng tăng. Năm 2014 sản lượng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 2.018.198 tấn; kim ngạch đạt 891.185.226 USD. Năm 2015, sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng đạt mức 2.115.024; tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại giảm so với năm 2014 khi chỉ đạt 859.198.937 với nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu giảm kéo theo kim ngạch giảm.

Trung quốc thực hiện chính sách nhập khẩu gạo của Việt Nam do đó sản lượng xuất khẩu sang nước này tăng mạnh, đồng thời đó là do Trung Quốc không theo kịp đà tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu sang nước này chiếm tỉ trọng cao nhất trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Xuất khẩu sang Trung Quốc đã đóng góp rất nhiều vào tổng kim ngạch của quốc gia, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng qua các năm do vị trí nhập khẩu thuận lợi, dễ vận chuyển chi phí thấp. Gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo các nước khác. Mặc dù quốc gia này sản xuất lúa gạo rất cao nhưng mục tiêu vẫn tiếp tục thực hiện nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là các nước châu Á và châu Phi. Thị trường Mỹ nhập gạo Việt Nam vẫn còn chưa cao, còn các thị trường các nước Châu Âu và các nước có yêu cầu chất lượng gạo cao có số lượng nhập khẩu gạo từ nước ta còn thấp. Cần có biện pháp để thâm nhập các thị trường khó tính này để nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo.

3.2.3 Chủng loại gạo xuất khẩu

Page 20: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Cơ cấu gạo có chất lượng vừa và thấp chiếm cơ cấu cao trong gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo thơm xuất khẩu vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với gạo 3-10% tấm, và gạo 15-20% tấm. Gạo phẩm cấp thấp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu do các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các nước châu Phi và Philipines, thị trường này yêu cầu phẩm chất gạo không quá cao. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng đang thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng gạo, theo kịp xu hướng nhầm tăng giá trị của hạt gạo xuất khẩu Việt Nam. Gạo thơm cũng chiếm tỉ trọng tương đối do phần lớn thi trường nhập khẩu loại gạo này có yêu cầu cao chủ yếu là thị trường châu Âu và Mĩ.

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA

Hình 3.3 Cơ cấu loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 6/2014

Bảng 3.4 Giá gạo xuất khẩu 2013-2015

(ĐVT: USD/tấn)

Năm Gạo 5% tấm Gạo 25% tấm

2013 391 363

2014 410 377

2015 410 334Nguồn: FAO

Thị trường xuất khẩu gạo cạnh tranh khá gay gắt, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường thấp, trong khi lượng tồn kho cao và bất lợi về tình hình tài chính... đã tác động khiến giá chào gạo xuất khẩu thế giới có xu hướng giảm. Đặc biệt, tại Châu Á giá gạo liên tục giảm và có thời điểm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Page 21: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

So với năm 2014, giá chào bán gạo của Việt Nam năm 2015 nhìn chung giảm. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm trong khoảng 410 USD/tấn; gạo 25% tấm khoảng 377USD/tấn (giảm 43 USD/tấn).

3.3 TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LÚA GẠO3.3.1 Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân

Xuất khẩu trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Bảng 3.5: Tỉ lệ nghèo qua các cuộc điều tra

Tỉ lệ nghèo 2013 2014

Tỉ lệ nghèo chung 9,8 8,4

Thành thị 3,7 3,0

Nông thôn 12,7 10,8

Đồng bằng sông Hồng 4,9 4,0

Trung du và Miền núi phía Bắc 21,9 18,4

Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung 14,0 11,8

Tây Nguyên 16,2 13,8

Đông Nam Bộ 1,1 1,0

Đồng bằng sông Cửu Long 9,2 7,9Nguồn: Tổng cục thống kê

3.3.2 Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập chung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập chung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành

Page 22: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

- Xuất khẩu gạo tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.

- Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

-Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

3.3.3 Giúp nâng cao vị thế của Việt Nam, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiXuất khẩu và các mối quan hệ đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn

chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy quan hệ này phát triển và xuất khẩu gạo cũng vậy.

Phải tìm hiểu và nắm vững mức tiêu thụ trên thị trường thế giới thì xuất khẩu gạo ở Việt Nam mới có hiệu quả cao và xác định phương hướng xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu gạo là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới từ đó mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3.3.4 Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nướcQuá trình công nghiệp hóa cần lượng vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ

thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước phát triển. Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu, xuất khẩu quy định tốc độ và quy mô của nhập khẩu.

Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với số lượng lớn chủ yếu là các nước đang: Trung quốc, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan. Nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối với các nước này là rất quan trọng trong việc công nghiệp hóa đất nước.

3.2.5 Hoạt động xuất khẩu gạo góp phân phần vào nâng cao chất lượng gạo

Việt Nam để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực với điều kiện là một nước đi sau và có trình độ công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật vào rong sản xuất nông nghiệp còn thấp so với các nước xuất khẩu gạo gạo khác nên chất lượng gạo sản xuất ra còn chưa cao. Chính vì thế, sức cạnh tranh của gạo Việt Nam còn thấp so với gạo các nước xuất khẩu trên thế giới. Để thực hiện thành công quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì nước ta không ngừng nâng cao chất lượng gạo, giảm giá thành gạo... tạo sức cạnh tranh cho gạo Việt NAm, đặc biệt khi nước ta tham gia AFTA, WTO và gần đây là TPP thì gạo

Page 23: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Việt gặp phải áp lực cạnh tranh rất lớn đặc biệt là gạo Thái. Vì vậy việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là mang tính tất yếu khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Như vậy, thông qua sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu gạo tức là thông qua tiến hành hội nhập kinh tế mà chất lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo nói chung và của nước ta nói riêng ngày một được nâng cao.

3.2.6 Tác động đến năng suất và sản lượng

Xuất khẩu tác động mạnh đến sản xuất, sản lúa ngày càng tăng lên. Khi xuất khẩu gia tăng, giá xuất khẩu tốt thì diện tích, sản lượng tăng; ngược lại, khi giá xuất khẩu suy giảm, giá cả suy yếu thì diện tích trồng lúa ngay sau đó bị giảm, sản lượng giảm hoặc tăng chậm. Trong những năm gần đây tăng năng suất là yếu tố chính giúp việc xuất khẩu được duy trì với tỉ lệ rất cao.

Bảng 3.6 Sản lượng, năng suất và diện tích trồng lúa trong giai đoạn 2013-2015

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2014 so với năm 2013

Năm 2015 so với năm 2014

Giá trị % Giá trị %

Sản lượng (Nghìn tấn)

44076,1 44994,3 45215,6

918,2 2,3 221,3 0,5

Năng suất (tạ/ha)

55,8 57,6 57,7 1,8 3,3 0,1 0,3

Diện tích (Ha)

7899,4 7813,7 7834,9 -85,7 1,1 21,0 0,2

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới(Trademap.org) và Tổng cục Thống kê

Trong những năm vừa qua Việt Nam vẫn là một nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng trong giai đoạn năm 2013-2015 tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam không ổn định về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Tình hình xuất khẩu gạo năm 2014 thì sản lượng gạo giảm so với năm 2013, nguyên nhân do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất gạo trong nước. Mặt khác năm 2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Nguồn cung từ Thái Lan và các nước xuất khẩu khác tăng mạnh cùng với nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm đã kéo giảm giá gạo xuất khẩu kể từ tháng 9/2014. Cả năm 2014, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm trong khi giá chào bán gạo của Việt Nam tăng và cao hơn so với Thái Lan. Giá bán cao, chất lượng không vượt trội, thương hiệu chưa vững chức đó là những nguyên nhân chính đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của ta năm 2014. Tuy nhiên, giá trị xuất gạo năm 2014 tăng so với năm 2015 khoảng 11 ngìn USD do giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức 439 đô la Mỹ/tấn (giá FOB) tăng 2% so với năm ngoái.

Page 24: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Trong giai đoạn năm 2014- 2015 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu tăng trở lại với lượng tăng hơn 0,548 triệu tấn tương ứng với 8,6%. Do kí kết được các hợp đồng thương mại lớn, khắc phục được một phần biến đổi khí hậu. Nhưng ngược lại, giá trị xuất khẩu giảm do giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 410,56 USD/tấn (FOB), giảm 7% so với 441,38 USD/tấn cùng kỳ năm trước.

Page 25: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP4.1 GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

4.1.1 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Các thị trường truyền thống của Việt Nam bấy lâu nay là Philippines (chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu), Malaysia, Indonesia, Singapore, Iraq; các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraina; các nước Tây và Trung Phi, v.v. Cùng với thị trường truyền thống được giữ vững, những thị trường mới đã được mở thêm trong thời gian gần đây như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia.

Giải pháp thị trường cần triển khai theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, một mặt ổn định những thị trường đã có, mặt khác, cần tích cực mở rộng thị trường mới, nhất là các thị trường yêu cầu chất lượng gạo cao. Bởi về lâu dài, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiến hành song song việc tìm kiếm thị trường gạo chất lượng cao với việc nâng cao chất lượng gạo. Một số nước châu Á và châu Phi đang mua gạo 25% tấm của Việt Nam nhưng nếu các nước này cải thiện nền kinh tế, chuyển sang sử dụng gạo 15% tấm thì các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị động. Chính vì vậy, Việt Nam cần chuyển hướng một phần sang gạo chất lượng cao mặc dù vẫn chú ý đến gạo phẩm cấp thấp để duy trì các thị trường hiện tại.

4.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc lựa chọn các thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo trong những năm tới là vấn đề khá nan giải. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên và hiệu quả kinh tế, đầu tư vốn cho sản xuất, chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo trong tương lai.

Những năm sắp tới, chúng ta tập trung xuất khẩu gạo vào những thị trường tiêu biểu sau:

- Thứ nhất, Thị trường gạo phẩm cấp trung và thấp. Đây là thị trường tập trung những nước tiêu thụ gạo chất lượng cấp trung và thấp (15%-25% tấm) như Indonesia, Philippin, các quốc gia châu Phi...

+ Thị trường nhập khẩu gạo ổn định bao gồm các nước ASEAN như Philippine, Indonesia, Malaysia... Về cơ bản giữa nước ta và các nước ASEAN, cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như nhau. Tuy nhiên ta cần khai thác những ưu thế và giá nhân công rẻ so với nhiều nước trong khu vực về mặt địa lý, trong tương lai nằm trên hệ thống đường bộ và đường sắt xuyên Á và chế độ ưu đãi thuế quan trọng nội bộ các nước ASEAN để tăng mức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào thị trường này đặc biệt là các mặt hàng nông sản như gạo. ASEAN vẫn là

Page 26: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu của Việt Nam. Hàng năm Việt Nam đều có các thoả thuận cấp Chính phủ cung cấp gạo cho một số nước như Philippines, Indonesia, Malaysia.

+ Thị trường không ổn định là những thị trường nhập gạo của Việt Nam với số lượng không đồng đều như Trung Quốc. Với số dân hơn 1,3 tỉ người và vị thế địa lý thuận lợi, Trung Quốc hứa hẹn là nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Đối với thị trường này đòi hỏi nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu: thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện), bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất.

Tương tự như Trung Quốc, thị trường các quốc gia châu Phi rất có triển vọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực này luôn có những bất ổn về chính trị, khó có khả năng thanh toán nên lượng gạo nhập từ Việt Nam dù nhiều nhưng không ổn định. Tuy nhiên khu vực vẫn là bạn hàng rất lớn của Việt Nam và chúng ta phải tập trung khai thác trong những năm tới.

- Thứ hai, thị trường gạo phẩm chất cao bao gồm các nước nhập khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam bao gồm:

+ Thị trường EU: hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường này chưa lớn do có sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Tuy nhiên trong tương lai, khi chúng ta nâng cao được chất lượng gạo thì đây là một thị trường rất có tiềm năng. Các chuẩn mực kinh doanh của EU đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự năng động, đảm bảo chất lượng gạo và giữ chữ tín trong giao dịch, buôn bán, từng bước xuất khẩu trực tiếp gạo Việt Nam vào khu vực này.

+ Thị trường Mỹ: là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng Mỹ cũng có nhu cầu nhập khẩu. Việt Nam có thể hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ nên gạo của ta có thể tiếp cận và xâm nhập vào thị trường này dễ dàng hơn. Trong tương lai, chúng ta cần mở rộng quan hệ để có mức xuất khẩu gạo ổn định vào thị trường Mỹ nói riêng cũng như các nước châu Mỹ nói chung.

Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo còn rộng mở, khả năng tham gia vào thị trường gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Trong những năm tới, chúng ta cần thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo sao cho có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.

4.2 GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆĐầu tư vào nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ như: Xúc tiến

nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu; Hoàn thiện hệ thống

Page 27: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

quản lý nhà nước về giống lúa; Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp. Đồng thời, Nhà nước cần phát huy vai trò chỉ đạo của các cơ sở nghiên cứu chính là các viện, các trường đại học, đồng thời huy động mọi lực lượng khác tham gia nghiên cứu trong đó có các doanh nghiệp, nông trường...

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng cho xuất khẩu Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp nguồn gạo chủ yếu cho xuất khẩu của nước ta hiện nay. Gạo được thu mua và xuất sang nước ngoài qua các cảng khẩu. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu ở vùng này nói riêng và cả nước nói chung có rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, chi phí vận chuyển gạo của nước ta bị đẩy lên cao. Gạo xuất khẩu thường tập trung về Tp.HCM, nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập của rất nhiều loại hàng nên dễ dẫn đến sự ùn tắc. Vấn đề đặt ra cần tạo sự thông suốt về vận tải, khâu cuối cùng của xuất khẩu gạo. Khu vực cảng Sài Gòn và các tỉnh lân cận là những cảng quan trọng nên cần được đầu tư, nâng cấp, cải tiến lại hệ thống kho bãi, phương tiện bốc dỡ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuất khẩu gạo đúng thời gian và tiến độ. Một giải pháp nữa cho sự tắc nghẽn là Chính phủ nên tập trung đầu tư, xây dựng, cải tạo lại một số cảng ở đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp dàn trải, tránh tập trung vào một cảng như hiện nay. Cần có những xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số cảng như Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ... thành những cảng có chất lượng tốt, có thể là cảng chuyên dùng cho xuất khẩu gạo. Đặc biệt là cảng Cần Thơ, một cảng khẩu có vị trí chiến lược, nếu được đầu tư xây dựng sẽ tác động tích cực đến sản xuất lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực này, tạo sự lưu thông lúa gạo thuận tiện giữa vùng sản xuất lúa gạo và xuất khẩu.

Page 28: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬNXuất khẩu gao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của nước ta

hiện nay. Lúa gạo được xem là ngành hàng có niều lợi thế so sánh của Việt Nam, đặt ra yêu cầu phát triển mạnh mẽ ngành lương thực để đáp ứng nội địa, bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển xuất khẩu gạo góp phần làm giàu cho đất nước.

Nghiên cứu đã đánh giá về hiện trạng xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam và đã chỉ ra được tầm quan trọng đặc biệt chiến lược của xuất khẩu gạo phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam, đã giải quyết được công ăn việc làm cho người dân qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng suất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất,… Ngoài ra, nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng và tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Ngành gạo Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và đã khai thác tốt các yếu tố điều kiện tự nhiên, yếu tố bên trong và bên ngoài để ngày càng vươn xa hơn trên trường quốc tế.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn rào cảng về chất lượng, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, vẫn chưa có bước tiến vào các thị khó tín. Từ những thực trạng trên, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp về mở rộng thị trường và các giải pháp về cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tốt hơn và hỗ trợ cho nâng cao hoạt động xuất khẩu. Do đề tài thực hiện trong thời gian ngắn nên số liệu chưa thống kê đầy đủ và mang tính tổng quát; các giải đưa ra chưa cụ thể hết và chưa toàn diện.

Page 29: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội2. Võ Hùng Dũng, 2012. Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam từ 1989-2011. Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ4. Đại học Kinh tế Quốc dân. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ, [pdf] Availble at: <http://voer.edu.vn/c/c7c8d700> [Accessed 10th June 2016]. 5. Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Tình hình xuất khẩu gạo năm 2015 và dự báo năm 2016, [Online] Availble at: <http://iasvn.org/tin-tuc/Tinh-hinh-xuat-khau-gao-nam-2015-va-du-bao-nam-2016-7883.html> [Accessed 10th

June 2016]6. Nguyễn Ngọc Sơn, 2000. Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.7. Nguyễn Quang Hạnh, 2006. Lịch sử các học thuyết kinh tế. Học viện bưu chính viễn thông, Hà Nội.8. Hoàng Tuyết Minh và cộng sự, 2000. Chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.9. Cục xúc tiến Thương mại. Thị trường lúa gạo thế giới năm 2015 và dự báo năm 2016 - Phần 1, [Online] Availble at: < http://www.vietrade.gov.vn/go/5395-thi-truong-lua-gao-the-gioi-nam-2015-va-du-bao-nam-2016-phan-1.html> [Ngày truy cập 18 tháng 6 năm 2016]10. Cục chế biến NLTS và nghề muối. Xuất khẩu gạo đang dần mất thị trường, [online] Availble at: <http://www.chebien.gov.vn/ContentDetail.aspx?Id=16035&CatId=11> [Ngày truy cập: ngày 18 tháng 6 năm 2016] 11. Kinh tế và dự báo. Báo cáo xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 8-9/2015 của USDA, [online] Availble at: <http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/100-4352-bao-cao-xuat-khau-gao-viet-nam-thang-8-92015-cua-usda.html> [ngày truy cập: ngày 19 tháng 6 năm 2016]12. Tổng công ty lương thực Miền Nam. Lúa gạo thế giới và Việt Nam 2014-2015, [online] Availble at: <http://www.vinafood2.com.vn/cms/pages/XemTin.aspx?IDNews=1840> [Ngày truy cập 28 tháng 5 năm 2016]13. Trịnh Thị Ái Hoa, 2007. Chính sách xuất nông sản ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Page 30: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM