Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

143
Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang đậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm này không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dõn tộc. Quan tâm phát triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dõn tộc Việt Nam. Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp phần xoỏ đúi giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầng líp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đú, phỏt triển sản xuất và xuất khẩu thủ Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A 1

description

Cấu trúc rất đầy đủ, số liệu không quá cũ, là một bài tham khảo khá tốt

Transcript of Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Page 1: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực

của Việt Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang

đậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm

này không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống

hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp

ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dõn tộc. Quan tâm phát

triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển

một trong những di sản văn hoá quý giá của dõn tộc Việt Nam.

Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn

trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp

phần xoỏ đúi giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầng líp

trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần

bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn

cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đú, phỏt

triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào

tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo

tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dõn tộc.

Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn góp phần thúc đẩy du

lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là

EU, Mỹ và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng.

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

hàng năm vẫn gia tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành

và nhu cầu của thị trường này. Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng này của

Việt Nam sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ của các

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

1

Page 2: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

cấp, các nghành chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ sang thị trường này đòi hỏi có những giải pháp thực tiễn hơn để

góp phần duy trì và phát triển làng nghề, tăng khả năng xuất khẩu.

Xuất phát từ thực trạng trờn, tụi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp

nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường

EU” nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn khi xuất

khẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này. Trên cơ sở đó đưa

ra các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu

mặt hàng, cơ cấu thị trường...của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu

thị trường EU và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường EU

trong thời gian tới.

Phạm vi nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU

từ năm 2001 đến 10 tháng đầu năm 2007 với các mặt hàng chớnh cú kim ngạch

xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, thảm,

sơn mài mỹ nghệ.

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nh phân tích,

thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham khảo tư

liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các

văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa luận cũn

dựa trờn cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử còng nh

đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Kết cấu luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

2

Page 3: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao

gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những

nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của EU.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường EU.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm

nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần

thực sự cầu thị, em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô,

các bạn sinh viên cùng tất cả những người quan tâm để khóa luận này được

hoàn thiện hơn. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc

nhất tới thầy giáo - ThS. Nguyễn Trọng Hải đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình

giúp em hoàn thành khóa luận này.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

3

Page 4: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Chương i

Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những nét chung về thị trường

hàng thủ công mỹ nghệ eu

I. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1. Một số khái niệm cơ bản

Theo Luật Thương Mại 2005, Điều 28 thì “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng

hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên

lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp

luật”.

Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được làm chủ yếu bằng tay từ những

nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: mây, tre, cói, guột, gỗ, dây rừng, bèo, bẹ

chuối…cú giỏ trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, được bán ra thị trường trong nước

và nước ngoài nhằm thỏa mãn nhu cầu tiờu dựng và trang trí của con người [2].

Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu nh: đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ, hàng

mây, tre, đan, hàng thảm, hàng thờu ren, vàng bạc mỹ nghệ...

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế

Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương quan trọng trong nền kinh tế

mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò to lớn

trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt

Nam nói riêng. Thông qua xuất khẩu có thể thu được ngoại tệ, tăng thu cho ngân

sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu

kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những

nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài

nguyên thiên nhiên và lao động, còn những nhân tố thiếu hụt như vốn, thị trường

và khả năng quản lý…Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở

cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn, kỹ thuật và học tập kinh nghiệm quản lý của

nước ngoài, kết hợp với tiềm năng trong nước về tài nguyên thiên nhiên và lao

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

4

Page 5: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

động để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần xoỏ đúi giảm

nghèo.

Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được thể hiện ở các khía

cạnh sau:

2.1. Phát triển làng nghề truyền thống

Làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng lên

những nét văn hóa đặc trưng của làng, đình làng, những ngày giỗ tổ những lễ hội

truyền thống đã tạo nên niềm tự hào cho mỗi người làng nghề để đi bất kỳ nơi đâu

họ vẫn luôn nhớ về quê hương, làng xóm.

Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thật sự chỉ tồn tại, phát huy tiềm năng

vốn có của nó ở các làng nghề. Mà nông thôn nước ta là khu vực sinh sống của

phần lớn dân số cả nước (khoảng 75%). Tốc độ phát triển kinh tế nông thôn chậm

hơn các thành phố, thị xã. Mức sống của dân cư ở đó cũng thấp. Nhưng bù lại, các

sinh hoạt văn hóa được bảo lưu bền vững hơn ở đô thị. Và cả những tiêu cực, cổ

hủ từng nảy sinh trong lịch sử dõn tộc cũng nặng nề hơn ở nông thôn do đặc điểm

bảo lưu dai dẳng và sự chậm biến đổi nói trên.

Phát triển phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần giải quyết

được vấn đề nan giải hiện nay là thất nghiệp. Ngoài đồng ruộng, người dân có

nghề làm thờm nờn tăng thêm thu nhập, người dân cũng bớt khoảng thời gian

nhàn rỗi sẽ hạn chế nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội góp phần lành mạnh hóa

cuộc sống nông thôn. Hơn nữa, có việc làm với thu nhập ổn định còn hướng họ

vào sự nghiệp chung, cùng nhau chung sức chung lòng giữ gìn xây dựng và phát

triển làng nghề. Làng nghề tồn tại và phát triển khiến cho cái nhìn của người nông

thôn xa hơn, tinh tế hơn. Để có thể duy trì cho làng nghề của mình tồn tại và phát

triển, người làm nghề thủ công mỹ nghệ phải bươn chải ra bên ngoài tìm kiếm

nguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đồng thời khách hàng bên ngoài

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

5

Page 6: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

tìm đến làng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm. Quá trình này càng phát

triển đòi hỏi trình độ người làm nghề hàng thủ công mỹ nghệ phải được nâng lên,

cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, nước, nhà xưởng...cũng cần được nâng cao hơn

nữa.

Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào

lòng mỗi người dân Việt Nam tình cảm dõn tộc, yêu quí, trân trọng giữ gìn bản

sắc văn hóa Việt Nam. Phát triển làng nghề còn là một giải pháp quan trọng để

góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và nâng cao mức

sống vật chất, tinh thần cho người dân [10].

2.2. Tăng thu ngoại tệ

Một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế cần tiến hành công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Quá trình này đòi hỏi phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật

tư và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp thiết

yếu. Chính vì vậy mà việc tích lũy nguồn ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu đóng vai

trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông thường

nguồn ngoại tệ tích lũy được của mỗi nước dùa vào các nguồn vốn chủ yếu là: đi

vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả,

còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị

phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính

là ngoại tệ thu từ xuất khẩu. Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập

khẩu cũng tăng theo, ngược lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho cán cân

ngoại thương thâm hụt quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.

Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì đời

sống tinh thần ngày càng được chú trọng. Con người ngày càng có xu hướng sống

gần gũi với thiên nhiên hơn. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với tốc

độ phát triển đô thị hóa một cách chóng mặt, dân cư tăng nhanh thì diện tích sống

ngày càng bị thu hẹp. Do đó, để tạo cho không gian sống gần gũi với thiên nhiên

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

6

Page 7: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

thỡ lựa chọn tối ưu là sử dụng các vật dụng gia đình có nguồn gốc từ tự nhiờn như

mây, tre, cói, lứa, gỗ...nờn nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng. Vì

thế, các quốc gia có thế mạnh về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đẩy mạnh

xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường thế giới đặc biệt là tập trung vào một số

thị trường có cầu rất lớn như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu...Hàng năm, giá trị xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng

thu ngoại tệ cho các nước xuất khẩu.

2.3. Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân

Khác với các ngành kinh tế khác, thủ công mỹ nghệ là một ngành lao động

thủ công nên cần rất nhiều lao động. Đặc biệt, đối với những đơn đặt hàng lớn thì

cần lượng lớn nhân lực để hoàn thành hợp đồng đúng hạn. Bên cạnh đó, khi xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển tất yếu sẽ kéo theo việc phát triển các

ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ - cung cấp nguyên

liệu chính cho sản xuất các sản phẩm gỗ mỹ nghệ; ngành dệt - cung cấp nguyên

liệu cho sản xuất các sản phẩm thảm, thêu ren; ngành giao thông vận tải - vận

chuyển hàng từ nơi sản xuất để đưa đi xuất khẩu, chuyển tới tay người tiêu dùng

nước ngoài; ngành thông tin liên lạc - cung cấp thông tin về thị trường cho các

doanh nghiệp xuất khẩu, tạo đường dây liên lạc giữa các đối tác trong và ngoài

nước...Số lượng nhân lực cần cho các ngành công nghiệp này là khụng nhỏ. Nh

vậy, việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tạo thêm nhiều

công ăn, việc làm cho người dân, phần nào giải quyết vấn đề lao động cho quốc gia.

Khi người dân có công việc ổn định với mức thu nhập thích hợp thì kéo

theo việc tiêu dùng gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc

tiêu dùng cho các vật phẩm thiết yếu và các sản phẩm cao cấp sẽ ngày một tăng

lên thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của người dân. Khi các ngành sản xuất phát triển lại tạo thêm nhiều công ăn việc

làm mới cho người lao động và đời sống của họ sẽ càng được nâng cao.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

7

Page 8: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng giống như xuất khẩu bất kỳ loại

hàng hóa nào cần xuất phát từ nhu cầu thị trường nước nhập khẩu để tổ chức sản

xuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường đó.

Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất

phát triển. Hơn nữa, xuất khẩu mặt hàng này tạo điều kiện cho các ngành liên

quan có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào

cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ cũng tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng

lực sản xuất trong nước, hay nói theo cách khác là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật,

công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tổ chức

lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.

Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển sẽ kéo theo việc phát triển

các ngành công nghiệp phụ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành giao

thông vận tải, ngành dệt, ngành công nghệ thông tin...Đối với mỗi thị trường khác

nhau thỡ cú những yêu cầu sản phẩm cũng khác nhau nên ngành thủ công mỹ

nghệ cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải phát triển theo hướng đáp

ứng những yêu cầu đó.

2.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường gắn với các làng nghề truyền

thống. Mỗi làng nghề lại có điều kiện tự nhiên, nét văn hóa, phong tục tập quán, bí

quyết làng nghề khác nhau. Chính điều này hấp dẫn du khách đến thăm quan, tìm

hiểu. Từ nhu cầu thăm quan, du lịch nh vậy mà đã xuất hiện và phát triển mạnh

loại hình du lịch làng nghề. Có rất nhiều tuor du lịch khác nhau đún khỏch quốc tế

đến thăm quan và xem những người thợ tài hoa thao tác, trình diễn các công đoạn

hoàn thiện sản phẩm rồi mua hàng lưu niệm. Đến tận nơi sản xuất, du khách sẽ

thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình về cách thức tạo ra những mặt hàng thủ công mỹ

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

8

Page 9: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

nghệ mang đậm nét văn hóa nghệ thuật. Đến thăm các làng nghề sản xuất gốm sứ,

du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân sản xuất ra một vật dụng

bằng gốm như thế nào từ khâu chọn đất, nhào đất, nặn, nung, tráng men, hoàn thiện

sản phẩm...Đến thăm các làng nghề sản xuất hàng thêu ren, du khách sẽ được

hướng dẫn cách chọn chỉ thêu, cách kết hợp màu sắc chỉ như thế nào, cỏch thờu

từng loại sản phẩm ra sao...Bờn cạnh đó, du khách còn được cung cấp những

thông tin về lịch sử phát triển của từng làng nghề, những nét văn hóa đặc trưng

của mỗi làng nghề. Du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên

hữu tình, mang đậm nét văn hóa của làng quê. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các

làng nghề chưa thu hót được nhiều du khách do chưa có đầu tư về giao thông và

chưa có kế hoạch cụ thể về phát triển du lịch làng nghề. Chỉ có một số làng nghề

nổi tiếng nh Bát Tràng, Bình Dương...đang dần phát triển theo hướng thu hót

khách du lịch. Tớnh riờng ở Bát Tràng hàng năm cú trờn 6.000 lượt khách quốc tế

đến thăm quan. Nh vậy, tiềm năng mà du lịch làng nghề mang lại là rất lớn nếu

được chú trọng đầu tư hơn nữa[5], [14].

2.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh sẽ là động lực tăng

cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc

gia trên trường quốc tế…Vỡ thế, khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển

tất thỡ cỏc quốc gia sẽ tăng cường hợp tác kinh tế thông qua các hiệp định thương

mại tạo điều kiện cho đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này giữa các nước. Khi xuất

khẩu gia tăng tất yếu kéo theo sự phát triển về tài chính quốc tế, vận tải quốc tế,

bảo hiểm quốc tế…giữa quốc gia xuất và nhập. Nh vậy, đẩy mạnh xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ cũng đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy quan hệ

kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới.

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

9

Page 10: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Sự ổn định kinh tế - chính trị trong nước tạo tiền đề cho một quốc gia tiến

hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lượng sản

xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải

thiện cơ cấu xuất - nhập khẩu. Xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm,

sản xuất gắn liền với lưu thông, xuất khẩu. Trong quá trình phát triển nền kinh tế,

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung chịu

tác động bởi cỏc nhúm nhân tố cơ bản sau:

3.1. Các nhân tố vÒ cơ chế chính sách và môi trường pháp lý

Cơ chế và chớnh sách tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất hàng

hoá nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng. Khi môi trường luật pháp từng bước

được cải thiện, rõ ràng, minh bạch thỡ chớnh cơ chế và chính sách đó giỳp cho

các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn. Với một khối lượng quá lớn văn bản đủ

loại từ luật đến pháp luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư của các cấp

khi hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả đã tạo ra những thay đổi lớn

trong sự tăng trưởng của từng ngành cũng như từng doanh nghiệp. Các cơ chế

chính sách phù hợp, thông thoáng sẽ tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa

phương và các thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Ngược lại, nếu cơ chế

chính sách không thông thoáng sẽ tạo nên rào cản cho việc xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ của các doanh nghiệp.

Mỗi một quốc gia đều có cơ chế chính sách thể hiện qua luật pháp. Chính

vì vậy mà nó chi phối tới hoạt động kinh doanh trong nước còng nh tới hoạt động

kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, dù luật pháp các nước cú khỏc nhau thỡ nú cũng

ảnh hưởng tới các hoạt động xuất khẩu trờn cỏc mặt như: quy định về giao dịch,

hợp đồng; về cạnh tranh, độc quyền; về giá cả, các loại thuế; về vấn đề bảo vệ môi

trường, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, về thương hiệu, quảng cáo; về vấn đề tự do

thương mại hay bảo hộ mậu dịch...

Như vậy, cơ chế chính sách và môi trường pháp lý vừa tạo thuận lợi cho

các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng tạo ra

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

10

Page 11: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

những hàng rào ngăn cản và hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khai

thác các cơ hội kinh doanh của mỡnh trờn trường quốc tế.

3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa - xã hội

Các quốc gia với các chính sách kinh tế khác nhau sẽ tạo cơ hội kinh doanh

khác nhau. Trong đó các yếu tố về kinh tế như chính sách tài chính tiền tệ qui định

thuế xuất khẩu, các ưu đãi về thuế xuất khẩu, về vốn...rồi các công cụ thuế quan,

phi thuế quan có ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp bởi các qui định do Nhà

nước đề ra nhằm quản lý hoạt động kinh doanh cũng như điều tiết lượng cung cầu

hàng hoá tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đú thỡ cỏc chính sách về lãi suất, dự

trữ ngoại tệ, tỷ giá hối đoỏi...cũng tác động không nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp

khi tham gia vào thị trường quốc tế. Vì khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá,

giá cả trong nước tăng lên, khả năng cạnh tranh của nước đó giảm đi dẫn đến sự

giảm sút hiệu quả xã hội. Do vậy, sự biến động của tỷ giá giữa đồng nội tệ và

ngoại tệ ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoỏ cũng

nh đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Về các nhân tố văn hoá xã hội bao gồm cả phong tục tập quán, thị hiếu tiêu

dùng, tôn giáo, ngôn ngữ đều được coi là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất có tác

động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Mỗi một quốc

gia có một nét văn hóa riêng biệt, con người của nước đó mang theo đặc thù văn

hóa, thãi quen riêng mà khó có thể thay đổi. Chính điều này sẽ tạo cho mỗi nước

có thị hiếu và xu hướng tiêu dùng riêng. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thị trường và

xây dựng được một chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp là nhiệm vụ tiên

quyết đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ

Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cũng là những yếu tố góp

phần không nhỏ tới sự thành công của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

11

Page 12: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

nghệ. Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tè nh đường giao thông, công trình điện

nước, cơ sở vật chất nơi sản xuất...Đõy là những yếu tố tác động trực tiếp tới tình

hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu cơ sở hạ tầng thường xuyên được củng

cố và nâng cấp sẽ giúp cho việc nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho việc

vận chuyển, lưu thông hàng hóa được nhanh hơn, giảm chi phí vận chuyển, giảm

thiểu các chi phí hao mòn vô Ých...Nh÷ng yếu tố này giúp cho việc giảm giá

thành sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo qui mô.

Ngày nay, với sự phát triển nh vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều công

nghệ tiến bộ mới ra đời thay thế các công nghệ cũ đã tạo ra những cơ hội mới đối

với tất cả các ngành nghề. Các doanh nghiệp có thể giao dịch với khách hàng

thông qua các phương tiện truyền thông đặc biệt như điện thoại, thư điện tử, fax sẽ

làm giảm được phần nào các chi phí giao dịch trực tiếp, nhất là đối với các doanh

nghiệp xuất khẩu hàng hoá khi mà khoảng cách địa lý là rất lớn. Thông qua mạng

Internet, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể tiếp cận với nhau dễ

dàng và thuận tiện hơn, mở rộng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra,

khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, giao

thông, ngân hàng, tài chính, hải quan...làm cho cỏc khõu trong quá trình giao nhận

hàng hoá được thuận tiện và tăng độ an toàn.

3.4. Cỏc nhõn tố thị trường

Thị trường - mét nhân tố không thể không có trong hoạt động kinh doanh.

Việc nắm bắt được thị trường và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ là một

việc hết sức khó khăn đối với xuất khẩu. Thị trường, nơi quan hệ cung cầu được

thực hiện thông qua giá cả, tạo động lực thúc đẩy cho sản xuất, phân phối và sử

dụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Hơn nữa khi nắm bắt được các

điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mỡnh trờn thị trường nước ngoài

đó như: dung lượng thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dùng, cỏc kờnh tiêu thụ và

sự biến động giá cả sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

12

Page 13: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

có được những phương án kinh doanh kịp thời đáp ứng với xu thế phát triển của

nền kinh tế quốc tế. Thị trường cũng là nơi có sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp. Yếu tố cạnh tranh này có tác động mạnh mẽ đến phương hướng, chiến

lược sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Dựa trờn vị thế tương quan giữa mình và đối

thủ cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc

điều chỉnh, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu sức Ðp từ phía

người tiêu dùng và từ phớa cỏc nhà cung cấp.

Việc xác định cung - cầu trên thị trường nước nhập khẩu là yếu tố rất quan

trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các doanh

nghiệp cần nắm được mức cầu trên thị trường nước nhập khẩu ra sao và tình hình

cung như thế nào để có thể đưa ra chiến lược xuất khẩu hiệu quả nhất cho doanh

nghiệp mình. Khi mức cầu tăng lên dẫn đến giá cả sản phẩm tăng, qui mô thị

trường cũng được mở rộng hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất

khẩu mặt hàng đó đồng thời tăng doanh thu bán hàng trên thị trường nhập khẩu.

Ngược lại, khi mức cầu giảm dẫn đến giá thành sản phẩm có xu hướng hạ xuống

và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm sẽ tăng lên. Khi đó, doanh nghiệp

xuất khẩu cần có chiến lược cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, gia

tăng các tiện Ých của sản phẩm, tăng các dịch vụ khuyến mãi đi kèm để kích thích

nhu cầu mua của người tiêu dùng. Bên cạnh lượng cầu thì lượng cung của thị

trường cũng tác động mạnh đến việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu

lượng cung quá lớn thì cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, việc tiêu

thụ sản phẩm trên thị trường này sẽ giảm xuống làm ảnh hưởng đến doanh thu và

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, nếu lượng cung giảm

thì sự cạnh tranh trên thị trường cũng giảm xuống, doanh nghiệp dễ chiếm được

thị phần trên thị trường [13].

Nh vậy việc xác định cung - cầu của thị trường nhập khẩu là rất quan

trọng. Các doanh nghiệp cần xác định được qui mô và tiềm năng đích thực của thị

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

13

Page 14: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trường và cần phải biết số lượng sản phẩm mà thị trường tiêu thụ thực sự và số

lượng mà thị trường có thể tiêu thụ trong tương lai. Muốn vậy, các doanh nghiệp

cần nghiên cứu các vấn đề như: việc nhập cảng (khối lượng nhập cảng hiện nay,

sản phẩm nhập đến từ đâu, thị phần của các nhà cung cấp nước ngoài thay đổi và

phát triển như thế nào, giá cả hàng xuất khẩu thuộc các nguồn cung cấp khác nhau);

qui mô và khuynh hướng sản xuất bên trong thị trường nhập khẩu; lượng hàng xuất

khẩu từ thị trường đó; các yếu tố sẽ làm thay đổi tỷ lệ nhập cảng trong tiêu thụ và

đặc biệt tỷ lệ mà sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được; số lượng tiêu thụ sản

phẩm mỗi năm...[4].

3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp

Thâm nhập vào thị trường nước ngoài là một thử thách lớn đối với mỗi

doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mỗi doanh nghiệp

cần chủ động xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu cho riêng mình.

Muốn thành công trên thị trường quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần phải sử dông một

cách hài hòa và sáng tạo các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến

thương mại.

Chiến lược về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm

với chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Dùa trên kết quả

việc phân tích thị trường nhập khẩu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống, các doanh

nghiệp sẽ nắm được thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm và sẽ

phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng tối đa những nhu cầu này. Mỗi doanh

nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp liên quan đến sản phẩm như: thích nghi sản

phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, phát huy và cải tiến sản

phẩm truyền thống, chuyên môn hóa sản phẩm, đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất

khẩu...[6]. Tùy từng thị trường nhập khẩu khác nhau mà doanh nghiệp nên chọn

những giải pháp phù hợp cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng bất kỳ

giải pháp nào doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng nên nghiên cứu

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

14

Page 15: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

kỹ các vấn đề như màu sắc, kích cỡ, chất liệu, thiết kế và mẫu mã của từng loại sản

phẩm, đặc biệt là yếu tố chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Một sản

phẩm tốt sẽ là công cụ hữu hiệu tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đú trờn thị

trường.

Chiến lược về giá cả sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mức giá cả

phù hợp, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh trên

thế giới. Thông thường các doanh nghiệp có thể định giá bán của các sản phẩm

xuất khẩu thông qua 3 cách định giá sau: định giá trung lập, định giá thâm nhập và

định giá hớt váng nhưng cách định giá trung lập là phổ biến hơn cả. Định giá

trung lập là phương pháp xác định giỏ dựa vào chi phí sản xuất hoặc theo giá thị

trường. Dùa vào chi phí sản xuất để định giá còn được gọi là định giá căn cứ vào

chi phí sản xuất, nghĩa là định giá sản phẩm dùa vào các chi phí và mức doanh lợi

có liên quan như chi phí công nghiệp (nguyên vật liệu, nhân công...), chi phí quản

lý phân xưởng, chi phí cung ứng vật tư, chi phí hành chính, chi phí vận tải nội

địa...Dựa vào thị trường để định giá là xem xét mặt hàng có liên quan được mua

bán với giá bao nhiêu trên thị trường thì ta đặt giá như thế Êy. Muốn vậy ta phải

tham khảo giá thế giới nh giá đấu giá quốc tế, giá mua bán tại sở giao dịch hàng

hóa quốc tế, giá chào hàng của một hãng lớn, giá ở hợp đồng trước...[21]. Tùy

từng thị trường và từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng cỏc cỏch định

mức giá phù hợp. Mức giá này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh về giá của sản phẩm.

Ngoài ra, khi yếu tố chất lượng là ngang nhau thì yếu tố giá cả đóng vai trò lớn

trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng

lùa chọn loại sản phẩm có giá thành thấp hơn. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp

cần xây dùng cho mình một chiến lược giá cả hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh

tranh của mình so với đối thủ.

Chiến lược phân phối xác lập được hệ thống phân phối gián tiếp hay trực

tiếp. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

15

Page 16: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

cận được với sản phẩm nhập khẩu. Thông thường, trên một thị trường có thể cho

nhiều mạng lưới phân phối đối với mỗi sản phẩm nhất định. Đối với hàng thủ

công mỹ nghệ, nhà xuất khẩu có thể bán trực tiếp cho người sử dụng nhưng theo

thãi quen, các hàng hóa phải qua mét hay nhiều trung gian, như thông qua các nhà

nhập khẩu, các nhà bán buôn và những người bán lẻ. Thông thường, một sản

phẩm được bán cho một mạng lưới phân phối do đại lý đại diện cho nhà xuất

khẩu. Việc lùa chọn người đại lý này đều dùa vào các yếu tố căn bản giống nh lùa

chọn các nhà phân phối. Để tìm ra người đại lý tốt nhất, các doanh nghiệp xuất

khẩu cần giải đáp được một số vấn đề sau: (1) Đã xác định được có hay không

một kênh phân phối bình thường, qua đó phần lớn các sản phẩm mẫu được nghiên

cứu phải đi qua; (2) Có phải kờnh đú đó được bão hòa bởi các sản phẩm tương tự

như các sản phẩm mà doanh nghiệp mỡnh đó làm ra hoặc bị phong tỏa bởi các

hiệp ước độc quyền với các nhà cung cấp hiện tại. Nếu xảy ra trường hợp nh thế,

doanh nghiệp sẽ không cần phân phối sản phẩm thông qua các nhà buôn mà bán

trực tiếp cho những nhà bán lẻ; (3) Có phải một số yếu tố của mạng lưới phân phối

đã chiếm được hay mất chỗ đứng? Các nhà bán buôn, chẳng hạn, có phải đang bị

loại bởi các nhà bán lẻ lớn đã mua hàng trực tiếp; (4) Có hay không những cơ quan

mua những số lượng đặc biệt cao đối với thị trường?; (5) Đâu là diện tích địa lý

trong đó phân phối của mỗi một nhà bán buôn chiếm lĩnh được? Họ có đảm bảo

việc phân phối sản phẩm trong cả nước hay đơn giản hơn trong một vùng?...[21].

Chiến lược xúc tiến thương mại là một nhân tố không thể thiếu trong chiến

lược marketing xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ. Một sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất hiện trên thị trường nhưng không hề

có tên tuổi, không được quảng cáo trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng,

không được hỗ trợ bởi các hình thức xúc tiến sẽ có nguy cơ không thể tiêu thụ

được trên thị trường đó, hay chỉ có thể thực hiện được điều này bằng cách hạ giá

hàng của mình và do đó sẽ làm giảm mức sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy, các

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

16

Page 17: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả nh quảng bá

thương hiệu sản phẩm thông qua website, các phương tiện thông tin đại chúng,

hội trợ triển lãm, trưng bày sản phẩm...

ii. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

1. Hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức xuất khẩu đơn giản và có hiệu quả cao

đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo

nh đặc điểm vốn có của nó thỡ nú là sản phẩm truyền thống, mang tớnh dõn tộc

và đặc trưng cho dõn tộc Việt Nam. Hình thức xuất khẩu tại chỗ hay nói cách

khác là khách du lịch mua những vật phẩm lưu niệm của nước ta ngày càng được

phát triển. Hình thức này được thực hiện thông qua mạng lưới phân phối khắp đất

nước. Hiện nay, các cửa hàng lưu niệm, các làng nghề truyền thống được mở ra

rất nhiều nhằm thu hót khách du lịch đến tham quan và mua những sản phẩm đó.

Xuất khẩu tại chỗ đang là thế mạnh của Việt Nam do nước ta có lợi thế về điều

kiện tự nhiên với nhiều khu du lịch nổi tiếng nên người nước ngoài đến thăm

quan, làm việc và sinh sống rất nhiều, từ đó chúng ta sẽ xuất khẩu được nhiều

hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Hơn nữa, hình thức xuất khẩu tại chỗ không

mất nhiều thời gian và chi phí trong việc giao dịch, đàm phán và cũng không cần

phải vận chuyển ra khỏi quốc gia, đặc biệt sẽ không gặp nhiều rủi ro trong kinh

doanh, từ đó giá thành sản phẩm giảm đáng kể do chi phí cho cỏc khõu đú khụng

tốn kém nhiều.

Xuất khẩu trực tiếp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ lớn, đã có uy tín trên trường quốc tế thì hầu nh họ xuất khẩu

theo hình thức trực tiếp. Hiện nay, các doanh nghiệp có khả năng thực hiện được

theo hình thức này là những doanh nghiệp Nhà nước, một số là doanh nghiệp tư

nhân như: Công ty xuất khẩu mây tre (Barotex), Công ty xuất khẩu Ninh Bình,

Công ty xuất khẩu thương mại và dịch vụ Haprosimex…Cỏc công ty này đã tự

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

17

Page 18: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

mình nghiên cứu thị trường, tiếp cận thông tin, tìm đối tác và giao dịch trực tiếp với

khách hàng.

Xuất khẩu gián tiếp: Hình thức xuất khẩu gián tiếp được các cơ sở sản xuất

vừa và nhỏ, mới tiếp cận với thị trường quốc tế, tiềm lực không lớn áp dụng vì họ

không đủ khả năng và chi phí để tìm khách hàng. Thường thì qua các trung gian

thương mại là các đại lý hay môi giới, qua trung gian họ sẽ không phải triển khai

một lực lượng bán hàng ở nước ngoài còng nh là các hoạt động giao tiếp và

khuyếch trương sản phẩm. Ngoài các công ty vừa và nhỏ thì ngay tại các làng

nghề truyền thống cú cỏc cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã thực

hiện theo hình thức này, họ bán cho các doanh nghiệp lớn ở trong nước hay nói

khác đi là các doanh nghiệp lớn đi thu mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ

để xuất khẩu sang các nước khác chẳng hạn như công ty xuất khẩu tạp phẩm Hà

nội - Tocontap. Các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức xuất khẩu gián tiếp thì

chịu Ýt rủi ro hơn nhưng lợi nhuận cũng bị giảm do chi phí nhiều cho cỏc khõu trung

gian.

2. Kim ngạch xuất khẩu

Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979).

Giai đoạn trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liờn

Xụ theo những thỏa thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi

những biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000,

tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đó cú những thay đổi

tích cực, kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu là

235 triệu USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 630,4 triệu USD ( xem biểu đồ 1.1).

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 18,56%.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

18

Page 19: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

giai đoạn 2001-2006

Nguồn: Bộ Công Thương

Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm qua. Có

được kết quả này là do trong những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công

mỹ nghệ trên thế giới ngày một gia tăng; hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới; chính phủ và các doanh nghiệp

nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường và phát triển sản xuất.

3. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chính

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm

hàng gốm sứ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài mỹ nghệ, hàng thêu ren

và hàng thảm. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác như đồ

đồng, trang sức...nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể.

Xét đến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2006 thì gốm sứ chiếm tỷ trọng cao nhất

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

19

Page 20: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

38,34%, tiếp đến là hàng mây tre đan 30,44%, hàng thêu 14,48%, hàng sơn mài

mỹ nghệ 14,13% và hàng thảm 2,60%. Nh vậy, gốm sứ và hàng mõy tre đan vẫn

là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng trưởng

khá nhanh trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 95.1

triệu USD, năm 2002 đạt 136,9 triệu USD, năm 2003 đạt 146 triệu USD, năm

2004 đạt 171,3 triệu USD, năm 2005 đạt 214,2 triệu USD, năm 2006 đạt 241,7

triệu USD. Giai đoạn 2000 - 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ

tăng trưởng với tốc độ bình quân 17,63%. Đặc biệt tăng trưởng rất mạnh trong

năm 2002, kim ngạch tăng 44% so với năm 2001. Có được kết quả này là do các

doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã đạt bước đột phá trong khâu

cải tiến mẫu mã sản phẩm cho nên lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng mạnh. Trong

5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗm sứ mỹ nghệ và gia

dụng của Việt Nam đạt 125,5 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2006.

Nhóm hàng mây, tre đan: Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng

thứ 2 trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Những năm đầu

của thập kỷ 90, do thị trường Liờn Xụ cũ và Đông Âu bị thu hẹp đối với xuất khẩu

của ta nên sản xuất và xuất khẩu các loại hàng này bị đình trệ, giảm sút đáng kể.

Trong vài năm gần đây có khôi phục lại một phần. Kim ngạch xuất khẩu năm

2001 đạt 68,5 triệu USD, năm 2002 đạt 85,3 triệu USD, năm 2003 đạt 108 triệu

USD, năm 2004 đạt 134,9 triệu USD, năm 2005 đạt 169,4 triệu USD, năm 2006

đạt 191,5 triệu USD. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với

tốc độ bình quân là 19,11%. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

mặt hàng này chỉ đạt 13%, thấp hơn so với các năm trước. Nguyên nhân là do

hàng mây tre, đan phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ

cạnh tranh. Riêng đối với mặt hàng tre đan, trong 7 tháng đầu năm 2007, kim

ngạch xuất khẩu đạt 120,7 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2006. Các

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

20

Page 21: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

mặt hàng xuất khẩu truyền thống bằng tre đan của Việt Nam là khay, bàn ghế,

bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá, sọt...

Nhóm hàng thêu ren thổ cẩm: Các mặt hàng thêu ren như khăn thêu trải

bàn, ga trải giường, áo gối thờu, ỏo thờu...trước đõy Việt Nam cũng xuất khẩu với

khối lượng lớn vào thị trường Liờn Xụ (cũ) và Đông Âu. Sau năm 1990, xuất

khẩu các mặt hàng này giảm nhiều. Trong những năm gần đõy, kim ngạch xuất

khẩu mặt hàng này đó cú gia tăng tuy nhiên không ổn định, tăng giảm thất thường.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 59,6 triệu USD/năm vào giai đoạn 2001 - 2005, đạt 15,7

năm 2006, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường nước ngoài. Nhiều tỉnh, thành còn

duy trì được ngành nghề xuất khẩu này: Thái bình, Nam Định, Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Bắc Ninh...đều có xuất khẩu

trong những năm gần đây. Còn đối với hàng thổ cẩm, đây là sản phẩm truyền

thống của đồng bào cỏc dõn tộc thiểu số. Tại Lào Cai được tổ chức phi chính phủ

Pháp - Mỹ giúp đỡ đã lập “Tổ sản xuất hàng thổ cẩm” ở Sa Pa; trong thời gian

ngắn đã thu hút trờn 200 lao động, sản xuất và tiêu thụ trên 30.000 sản phẩm, chủ

yếu là bán cho khách du lịch (xuất khẩu tại chỗ). Tại làng Mỹ Nghiệp (Ninh

Thuận) có hàng trăm người chuyên dệt thổ cẩm của dõn tộc Chăm rất nổi tiếng,

khách hàng Nhật đã đến tận nơi đặt mua từng lô hàng nhỏ; sản phẩm của làng

nghề này còn được đưa vào thành phè Hồ Chí Minh bán cho khách du lịch. Ở các

tỉnh phía Bắc, dõn tộc Thỏi, Mường đều có truyền thống dệt thổ cẩm cũng rất phát

triển.

Sơn mài mỹ nghệ: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng đều

trong thời gian qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của mặt hàng này

25,18% trong giai đoạn 2001 - 2006. Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệ

năm 2006 đạt 89,1 triệu USD gấp 3,56 lần so với năm 2001 (đạt 25 triệu USD).

Đạt được kết quả này là do hàng sơn mài mỹ nghệ được ưu chuộng trên thị trường

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

21

Page 22: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

thế giới. Bên cạnh đó, hàng sơn mài Việt Nam nổi tiếng là đẹp với màu sắc đẹp

và độc đáo. Trước kia, hàng sơn mài chỉ có 4 màu chủ đạo là đen, vàng, đỏ và nâu

nhưng đến nay do khoa học kỹ thuật phát triển cùng với sự khéo léo sáng tạo của

các nghệ nhân Việt Nam, bảng màu của hàng sơn mài ngày càng phong phú tạo

cho sản phẩm sơn mài vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng và có chiều sâu. Những mặt

hàng sơn mài Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tranh treo tường, hộp đựng đồ nữ

trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn thờ, bình phong...

Nhóm hàng thảm các loại: Mặt hàng thảm trước đây (trước năm 1990) Việt

Nam xuất khẩu với khối lượng tương đối lớn (mỗi năm sản xuất và xuất khẩu

khoảng 3 triệu m2 thảm đay, gần 2,5 triệu m2 thảm cói, gần nửa triệu m2 thảm

len...), sau năm 1990 ta gần nh mất hẳn thị trường xuất khẩu mặt hàng này, số

lượng hàng năm giảm mạnh gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và lao động. Vài

năm gần đây tình hình có thay đổi: Thái Bình đó cú thị trường xuất khẩu mặt hàng

đệm ghế cói (gần 500 ngàn chiếc với giá 0,7 USD/ chiếc), dự kiến sẽ tăng lên 1

triệu chiếc, ngoài ra còn xuất được loại thảm cói đay (1,5 USD/m2 ); Nam Định

cũng xuất khẩu mỗi năm khoảng 1 triệu sản phẩm đay, 300 ngàn sản phẩm cói;

Hải Phòng, Nam Định, Hà Tõy...vẫn xuất khẩu thảm len: mỗi nơi khoảng 15-

25.000 m2/năm. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thảm tăng không ổn định

trong những năm gần đây. Cụ thể là năm 2001 đạt 6,4 USD, năm 2002 tăng lên

10,1 triệu USD, năm 2003 giảm xuống chỉ còn 7,4 triệu USD. Sự không ổn định

này là do các doanh nghiệp Việt Nam không đảm bảo được nguồn cung hàng ổn

định. Tuy nhiên từ năm 2004, do được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước

đồng thời các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất đồng thời tăng cường liên kết

với các doanh nghiệp trong ngành nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng

trưởng đều. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 11,7 triệu USD, năm 2005 đạt

15,1 triệu và năm 2006 đạt 16,4 triệu USD. Trong tương lai, Việt Nam cần đẩy

mạnh xuất khẩu hơn nữa để khai thác mọi lợi thế và tiềm năng thị trường.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

22

Page 23: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

4. Thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong mấy chục năm qua có

những giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi, có lúc khó khăn, nhưng nhìn chung

đến những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại

hàng hoá mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa

dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.

Hàng thủ công mỹ nghệ của ta hiện nay đã có mặt ở hơn 133 nước và lãnh

thổ, chủ yếu là thị trường các nước Âu-Mỹ và một số thị trường Châu Á như Nhật

Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...và một số nước Trung Đông nhưng Việt Nam chưa

xuất được nhiều vào thị trường có nhu cầu có dung lượng lớn. Theo số liệu của Bộ

Công Thương năm 2006, xét về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam sang các thị trường, thị trường nhập khẩu lớn nhất là EU

40,2%, tiếp đến là Mỹ (12,1%), Nhật Bản (11,1%). Đây là những thị trường và khu

vực mà ta đã và đang tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ sao cho đạt được hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội.

Thị trường EU: Đây là khu vực thị trường rộng lớn. Kim ngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này trong những năm gần

đây tăng khá nhanh. Từ năm 2001 kim ngạch mới đạt có 120 triệu USD nhưng đến

năm 2006 thì kim ngạch đã đạt là 254 triệu USD, có nghĩa là tăng gấp 2,1 lần

trong vòng có 5 năm trở lại đây. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn

nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (24,57%) tiếp đến là Pháp (14,71%), Hà

Lan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ (10,43%)...EU là khu vực thị trường mà Việt

Nam xuất khẩu được nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở

rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số mặt hàng như sơn mài, gốm sứ, mây tre đan,

thảm, hàng thêu ren.

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công

mỹ nghệ (khoảng 2,9 tỷ USD/năm). Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

23

Page 24: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này.

Năm 2005 hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhập

khẩu của nước này. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006, Việt Nam

xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 70,14 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ,

chiếm tỷ trọng 1,34% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong đó 30,8

triệu USD hàng gốm sứ. Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam sẽ đạt trên 4% (tương đương với kim ngạch khoảng 150 triệu USD)

tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

Thị trường Bắc Mỹ: Thị trường này gồm có hai nước là Mỹ và Canada

nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 2 nước

này lại có sự chênh lệch khá rõ rệt. Mỹ nhập khẩu với khối lượng tương đối nhiều

nhưng Canada thì kim ngạch nhập khẩu vẫn còn nhỏ bé. Kim ngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh, từ năm

2001 đến năm 2005 đã đạt được 43,609 triệu USD, trong khi đó kim ngạch xuất

khẩu mặt hàng này vào thị trường Canada chỉ đạt được có 6,415 triệu USD.

Trung bình, thị trường Mỹ nhập khẩu nhiều hơn gấp 6 lần thị trường Canada.

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ

đạt 76,4 triệu USD tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm

2002 (Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam). Tuy trước mắt hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chưa lớn, mới đạt

khoảng 50,024 triệu USD vào năm 2005 nhưng triển vọng trong tương lai sẽ rất

tốt vì nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn và ngày càng gia tăng, bên cạnh

đó chính sách, môi trường luật pháp thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam.

Ngoài các thị trường chính trên, Việt Nam còn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt

hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường Đài Loan, Hồng Kụng, Hàn Quốc,

Trung Đông và các một sú thị trường khác. Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

24

Page 25: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Việt Nam trên những thị trường này chưa cao, do vậy ta chưa xuất khẩu được vào

các thị trường này với dung lượng lớn.

iii. Những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ EU

1. Là thị trường chung

Vào năm 1957, sáu quốc gia Tây Âu là Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan

và Luxambua đã cùng nhau ký vào hiệp ước Roma đánh dấu sự ra đời của Cộng

đồng kinh tế Châu Âu (EEC) hay còn gọi là Cộng đồng chung Châu Âu (EC). Sau

đó EC kết nạp thêm Anh, Ailen, Đan Mạch (1973), Hy Lạp (1981), Áo, Thụy

Điển, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (1986). Vào năm 1993, trên cơ sở

các thỏa thuận đạt được tại hội nghị Masstricht nhóm họp tại Hà Lan năm 1991,

các quốc gia thành viên EC đã nhất trí thông qua một hiệp ước mới về việc thiết

lập một liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu với tên gọi mới là Liên minh Châu Âu

(EU). Vào 1/5/2004, EU chính thức kết nạp thêm 10 thành viên bao gồm Sớp,

Sộc, Hungary, Ba Lan, Lỏtvia, Litvia, Malta, Estonia, Slovenia và Slovakia [7].

Hiện nay, EU là thị trường chung của 27 quốc gia thành viên, thống nhất về thể

chế, thuế quan, sử dụng chung đồng tiền EURO với diện tích gần 4 triệu km2 và

456 triệu dân, GDP gần 11.000 tỷ USD, chiếm 27% GDP thế giới [15].

EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong 3 trung tâm

kinh tế lớn trên thế giới (Mỹ, EU, Nhật) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD toàn

cầu, năm 2000 đạt trên 9.050 tỷ USD (khoảng 20% GDP toàn cầu), năm 2001 đạt

9.135 tỷ USD, năm 2006 đạt gần 11.000 tỷ USD. EU chiếm tỷ trọng khá lớn trong

kim ngạch thương mại của cả thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương của thị

trường này đạt gần 1.400 tỷ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu. Nếu tính

cả giao dịch nội khối thì tổng mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm 41,4% thị phần thế giới.

Xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần) và còn nhập khẩu

dịch vụ. Đầu tư ra nước ngoài của EU chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu

tư từ bên ngoài.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

25

Page 26: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Thị trường chung Châu Âu dựa trờn nền tảng của việc tự do lưu chuyển 4

yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn.

- Lưu thông tự do hàng hoá: Để hàng hoá được tự do lưu thông trong thị

trường chung, các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sau

đây: (1) Xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu

giữa các nước thành viên; (2) Xoá bỏ hạn ngạch (quota) áp dụng trong thương mại

nội khối; (3) Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng (các biện

pháp hạn chế dưới hình thức là các qui chế và qui định về cấu thành sản phẩm,

đóng gói, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật); (4) Xoá bỏ tất cả các rào

cản về thuế giữa các nước thành viên.

- Tù do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên Minh: Để đảm bảo việc tự do

đi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhất trí

đảm bảo các quyền sau cho công dân của họ: (1) Tù do đi lại về mặt địa lý; (2) Tù

do di chuyển vì nghề nghiệp; (3) Nhất thể hoá về xã hội; và (4) Tù do cư trú.

- Lưu chuyển tự do dịch vụ: Việc lưu chuyển tự do của dịch vụ có thể được

thực hiện theo những cách sau: (1) Tù do cung cấp dịch vụ; (2) Tù do hưởng các

dịch vô; (3) Tù do chuyển tiền bằng điện tín; và (4) Công nhận lẫn nhau các văn bằng.

- Lưu chuyển tự do vốn: Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hàng

hoá và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và

được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất.

Tất cả các biện pháp để xây dựng một thị trường chung Châu Âu đã được

trình bày ở trên cũng bảo đảm tạo ra các cơ hội tương tự cho mọi người trong thị

trường chung và ngăn ngõa cạnh tranh được tạo ra do sự méo mó về thương mại.

Một thị trường đơn lẻ không thể vận hành một cách suôn sẻ nếu nh không thống

nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trí

tạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh tù do trên thị trường [7].

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

26

Page 27: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Nh vậy, EU là một thị trường chung thống nhất. Hàng hóa có thể tự do di

chuyển trong các nước của EU. Hàng hàng thủ công mỹ nghệ mỹ nghệ chỉ cần

vượt qua được qui định chung về nhập khẩu của EU là có thể tự do lưu thông

trong các thị trường nước thành viên của EU.

2. Đặc điểm khách hàng

EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng

riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong

phú về hàng hóa. Có những loại hàng hoá được ưa chuộng ở thị trường Pháp,

Italia, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức

đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa

các quốc gia trong khối EU, nhưng 27 thành viên đều là những quốc gia nằm

trong khu vực Tây và Bắc Âu nờn cú những điểm tương đồng về kinh tế và văn

hoá. Trình độ phát triển kinh tế khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU

có những đăc điểm chung về sở thích và thãi quen tiêu dùng.

* Là người tiêu dùng có yêu cầu khắt khe

Người tiêu dùng EU đặt ra những tiêu chuẩn cao về chất lượng, độ bền, độ

tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Những lỗi mà người tiêu dùng ở các nước

khác có thể chấp nhận được như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên

mặt sản phẩm, bao bì bị mộo, xụ lệch...hay những lỗi sơ ý do vận chuyển hoặc

khâu hoàn thiện sản phẩm cũng khó được chấp nhận. Người tiêu dùng EU còn rất

quan tâm đến dịch vụ hậu mãi nh sù phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một

sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó.

* Thích sử dụng hàng có thương hiệu

Người tiêu dùng EU có sở thích và thãi quen sử dụng sản phẩm có nhãn

hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn với chất lượng

sản phẩm và uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm này sẽ an tâm về chất

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

27

Page 28: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp, những sản phẩm này có

giá rất đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích thay đổi sang các sản phẩm không

nổi tiếng khỏc dự giỏ rẻ hơn nhiều. Đặc biệt đối với những sản phẩm của các nhà

sản xuất không có danh tiếng hay nói cỏc khỏc những sản phẩm của các nhãn hiệu

Ýt người biết đến thì rất khó tiêu thụ trên thị trường này. Người tiêu dùng EU rất

sợ mua những sản phẩm như vậy, vì họ cho rằng sản phẩm của các nhà sản xuất

không có danh tiếng sẽ không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh thực phẩm và an

toàn cho người sử dụng, do đó không an toàn đối với sức khoẻ và cuộc sống của

họ.

* Mức thu nhập khác nhau

Thị trường EU về cơ bản cũng giống nh mét thị trường quốc gia, do vậy có

3 nhóm người tiêu dùng khác nhau:

- Nhóm 1: có khả năng thanh toán cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng

những mặt hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt

hàng hiếm và độc đáo.

- Nhóm 2: có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử

dụng chủng loại hàng hoá có chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cả

cũng rẻ hơn.

- Nhóm 3: có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm khoảng gần 12% dân

số, tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng của

nhóm 2.

Hàng hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này

gồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu

dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt

Nam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác (Thái Lan,

Indonesia, Malaysia,v.v...).

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

28

Page 29: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

3. Xu hướng tiêu dùng

Sở thích và thãi quen tiêu dùng của người dân EU đang cú sù thay đổi rõ

rệt. Trước kia họ chỉ thích sử dụng những hàng hoá có chất lượng cao, giá đắt,

vòng đời sản phẩm dài. Hiện nay, do mức sống cao nên người tiêu dùng không

đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Sản phẩm có vòng

đời ngắn nhưng chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng đẹp, tiện dụng là

phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân EU. Tuy có sự thay đổi về sở thích

và thãi quen tiêu dùng như vậy, nhưng chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết

định đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này. Bên cạnh

đó, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường đã nâng cao ý thức trách

nhiệm bảo vệ môi trường của người tiêu dùng. Chính vì vậy, người dân EU ngày

càng có xu hướng sử dụng sản phẩm từ chất liệu tự nhiên, không chứa các hóa

chất gây ô nhiễm môi trường.

Trước kia, người dân EU quen dùng những sản phẩm có giá trị cao từ Nhật

Bản, và các nước Châu Âu. Tuy nhiên, gần đây họ đã bắt đầu tiêu dùng các hàng

hóa giá thấp được nhập từ các nước Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.

Rất nhiều các sản phẩm như hàng gốm sứ của Việt Nam, Trung Quốc, nội thất

Indonesia, hàng phủ men Thái Lan...được nhập khẩu vào EU.

4. Kênh phân phối

Hệ thống phân phối trên thị trường EU về cơ bản giống như hệ thống phân

phối của một quốc gia. Hệ thống này cũng bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng

lưới bán lẻ. Tuy nhiên, đây là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp

nhất hiện nay trên thế giới với sự tham gia của nhiều thành phần: Công ty xuyên

quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập...trong đó nổi

bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

29

Page 30: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Các Công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình chiều

ngang gồm: ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu

thị, của hàng...Cỏc công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng của

mình rất chặt chẽ, họ chú trọng từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất hoặc mua hàng

đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. Do vậy, họ có quan hệ rất chặt

chẽ với các nhà thầu nước ngoài (các nhà xuất khẩu ở các nước) để đảm bảo

nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của cỏc kờnh phân phối trên thị trường EU

là theo tập đoàn và không theo tập đoàn:

- Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập

khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng siêu thị

của tập đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác.

- Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và

nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của

tập đoàn mỡnh cũn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và

các công ty bán lẻ độc lập.

Ngoài 2 hình thức phân phối trờn cỏc nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phân

phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối của nhà

nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản xuất khác

của nước nhập khẩu. Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở

mỗi nước nhập khẩu mà nhà xuất khẩu có thể chọn những kênh phân phối thích

hợp nhất cho mỗi sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều nhất với khách hàng tiềm

năng. Ví dụ, để xuất khẩu sang Đức, doanh nghiệp có thể sử dụng kênh phân phối:

đại lý của nhà xuất khẩu, trung tâm thu mua, nhà bán lẻ độc lập. Khi xuất khẩu

sang Bỉ hay Hà Lan, kênh phân phối nên sử dụng là nhà nhập khẩu, nhà bán buôn,

cửa hàng bán lẻ độc lập. Khi xuất khẩu sang EU các doanh nghiệp cần tiếp cận

những trung tâm thu mua lớn như các trung tâm Bigr, Eurogroup, Mero, Tengel

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

30

Page 31: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

man, Rewe, Aldi, Edeka của Đức; trung tâm Carrefour, Intermarcher, Promodex

của Pháp; trung tâm Saibury của Anh; Deurobuying của Thụy Sỹ; Cem của Bỉ;

Naf của Đan Mạch và Era của Lucxamburg. Những trung tâm này thường tập

trung từ 50 nhà phân phối trở lên, hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm

trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm, kiểm soát 2/3 lượng thực

phẩm Châu Âu [20].

Tóm lại, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong nền

kinh tế. Đây là một hoạt động tăng thu ngoại tệ; phát triển làng nghề truyền thống;

tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân; góp phần

chuyển dịch cơ cấu nên kinh tế; góp phần phát triển du lịch địa phương; là cơ sở

mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Hoạt động này chịu tác động

bởi cỏc nhúm nhân tố về kinh tê - văn hóa - xã hội; về cơ chế chính sách và môi

trường pháp lý; về thị trường và các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của

doanh nghiệp.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt

được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

mới chỉ đạt 235 triệu USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 630,4 triệu USD. Tốc độ

tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 18,56%. Các mặt hàng xuất khẩu

chính là gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ, thảm, thêu ren. Các thị trường

xuất khẩu chính hiện nay là EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kụng.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

31

Page 32: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

cHương iiThực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

việt Nam sang thị trường eu

i. Kim ngạch xuất khẩu hàng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trong thời gian qua

1. Kim ngạch xuất khẩu chung

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời kỳ 1991-

1995 gặp rất nhiều khó khăn do mất các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đông Âu

và Liờn Xụ cũ. Song, với sự cố gắng lớn của Chính phủ và các doanh nghiệp

trong việc tìm kiếm thị trường mới nên từ năm 1996 đến nay việc xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ đã được khôi phục và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện

nay, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã được xuất khẩu trên 133 quốc gia.

Trong các thị trường đó, EU được coi là thị trường tiềm năng với nhu cầu lớn và

dung lượng thị trường lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ nước ta. Trong những

năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang

thị trường này liên tục tăng.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

111 120142

193225

254

162

0

50

100

150

200

250

300

2001 2002 2003 2004 2005 2006 6T/2007N¨m

Kim ng¹ch(TriÖu USD)

32

BiÓu ®å 2.1: Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng thñ c«ng mü nghÖ cña ViÖt Nam sang EU giai ®o¹n 2001 - 2006

Nguån: Bé C«ng Th¬ng

Page 33: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

của Việt Nam vào thị trường EU tăng liên tục từ mức 111 triệu USD năm 2001

lên tới mức 254 triệu USD năm 2006 với tốc độ tăng bình quõn là 18,36%. Đặc

biệt kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng 35% so với năm 2003 là do EU kết nạp

thêm 10 thành viên mới vào tháng 5/2004. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của Việt Nam sang EU đạt được sự tăng trưởng nh vậy là do có những

điều kiện thuận lợi. Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy

mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU. EU là thị trường

chung thống nhất dựa trờn sự tự do lưu chuyển hàng hóa nên hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam chỉ đáp ứng những tiêu chuẩn chung của EU thì có thể được

lưu thông tự do trong các nước thành viên. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa

Việt Nam - EU ngày càng phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm

2007 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường

EU đạt 162,56 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là tín hiệu

đáng mừng cho ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải cạnh tranh khá gay gắt với các

sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan. Điều này

chứng tỏ EU vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU trong

các năm vừa qua và hiện nay của Việt Nam còn gặp không Ýt khó khăn. Nhập

khẩu vào EU bị chi phối bởi nhiều qui định và luật lệ rất chặt chẽ. Nguồn nguyên

liệu đầu vào chưa ổn định ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư. Qui mô sản xuất

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

33

Page 34: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

nhỏ, chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn. Nguồn nhân lực trình độ còn thấp.

Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế.

2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang EU các mặt hàng gốm sứ, mây tre đan,

sơn mài mỹ nghệ và thảm. Bên cạnh những mặt hàng này, Việt Nam cũng xuất

khẩu sang thị trường này các sản phẩm thêu ren, đồ trang sức vàng- bạc, đồ

đồng...

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất

khẩu sang EU năm 2006

Nguồn: Bộ Công Thương

Trong cơ cấu các mặt hàng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất

khẩu sang EU thì gốm sứ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,8%), tiếp đến là mây tre đan

(28,4%), sơn mài mỹ nghệ (13,8%), thảm (4,6%). Gốm sứ là mặt hàng xuất khẩu

truyền thống của nước ta sang thị trường này. Tuy nhiên gần đây các mặt hàng

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

34

Page 35: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

mây tre đan đang ngày càng được người dân EU ưu chuộng do sự đa dạng về

chủng loại với kiểu dáng độc đáo.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

35

Page 36: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Bảng 2.1. Cơ cấu mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam xuất

khẩu vào thị trường EU 7 tháng 2007

Mặt hàng Tỷ trọng (%) Mành tróc 2,7Mây tre lá kết hợp 10,8Nón lá 1,3Thảm 2,3Hàng đay đan 0,5Hàng tre đan 18,6Hàng sơn mài 1,6Hàng cói đan 4,4Hàng mây đan 25,1Chiếu 0,6Lục bình,lá buông 24,9Dây chuối đan 1,9Loại khác 8,0

Tổng 100,0

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại - Bé Công Thương

Trong cơ cấu các mặt hàng mây tre lỏ,thảm, sơn mài của Việt Nam xuất

khẩu sang EU thì hàng mây đan chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,1%). Kim ngạch xuất

khẩu các mặt hàng này cũng đạt những kết quả đáng kể. Ước tính trong tháng 7 -

2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mõy đan của Việt Nam vào thị trường

EU đạt 2,8 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 6. Tính chung, trong 7 tháng đầu năm

2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường EU đạt 13,2 triệu

USD, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2006. Đáng chú ý là từ đầu năm 2007 đến

nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế mây của Việt Nam vào thị trường EU

liên tục tăng mạnh. Trong 20 ngày đầu tháng 7, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng

ghế mây vào thị trường EU đạt 1,8 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng 6. Đặc

biệt, hiện nay vẫn còn rất nhiều đơn đặt hàng đang thực hiện, do đó dự báo trong

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

36

Page 37: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

những tháng tới, kim ngạch xuất khẩu ghế mây vào thị trường EU sẽ tiếp tục tăng

mạnh. Nh vậy, hiện nay nhu cầu về mặt hàng ghế mây tại thị trường EU đang rất

cao, các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian

tới.

Kế sau mặt hàng ghế mây là mặt hàng lục bình, lá buông với kim ngạch

xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 10,3 triệu USD, tăng 58,5% so với cùng kỳ

năm 2006. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chậu đan bằng lục bình đạt

2,4 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2006. Đây là mặt hàng rất được

ưa chuộng tại thị trường Đức. Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng

này vào thị trường Đức đạt 2,5 triệu USD, tăng 54,71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam do có nguồn nguyên liệu trong nước khá

phong phú và có nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Trong các sản phẩm mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam xuất khẩu

sang EU thì hàng mây tre đan chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,1%), tiếp đến là hàng

lục bình lỏ buụng, hàng tre đan (18,6%), hàng mây tre lá kết hợp (10,8%). Có thể

thấy các sản phẩm làm từ chất liệu mây rất được ưu chuộng tại thị trường này.

Tuy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh trong thời gian qua

nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này.

Nguyên nhân là do các sản phẩm này chất lượng kém và không đồng đều, vẫn

chưa đáp ứng được thị hiếu về tính độc đáo trong kiểu dáng mẫu mã của người

tiêu dùng EU. Ngoài ra, nguyên liệu thực vật do chưa được xử lý tốt, thường biến

dạng khi có sự thay đổi về thời tiết và không chịu được khí hậu lạnh, thậm chí

phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng đã góp

phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không đồng đều, lô tốt, lô xấu lẫn lộn.

Hơn nữa, thuế doanh thu với đặc điểm thuế chồng lên thuế, phí vận tải với cỏch

tớnh cước theo khối đối với hàng cồng kềnh cũng là những nguyên nhân làm

giảm sức cạnh tranh qua giá của các mặt hàng này trên thị trường EU. Nếu có

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

37

Page 38: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

những giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao

chất lượng và cải thiện mẫu mã thì EU thực sự là thị trường tiềm năng cho loại

hàng xuất khẩu này.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

38

Page 39: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

Thị trường EU là một thị trường chung của 27 quốc gia. Các quốc gia này

có đặc điểm chung về chính sách nội khối và chính sách đối ngoại tuy nhiên mỗi

nước có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, dân số, thị hiếu tiêu dùng, xu hướng

tiờu dựng...Chớnh vì vậy mà tình hình xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng sang các quốc gia thành viên này còng có sự

khác biệt.

Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang EU năm 2006

STT Thị Trường Kim ngạch (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

1 Pháp 62,41 24,57

2 Đức 37,36 14,71

3 Hà lan 29,51 11,62

4 Anh 27,99 11,02

5 Bỉ 26,49 10,43

6 Italia 18,90 7,44

7 Tây Ban Nha 15,93 6,27

8 Thụy Điển 12,88 5,07

9 Đan Mạch 10,44 4,11

10 Hi Lạp 2,39 0,94

11 Phần Lan 2,11 0,83

12 Bồ Đào Nha 1,04 0,41

13 Ailen 0,97 0,38

15 Áo 0,85 0,33

14 Lucxambua 0,23 0,09

16 Các nước còn lại của EU 4,52 1,78

Tổng 254 100,00

Nguồn: Bộ Công Thương

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

39

Page 40: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

là Pháp (24,57%), tiếp đến là Đức (14,71%), Hà Lan (11,62%), Anh (11,02%), Bỉ

(10,43%), Italia (7,44%), Tây Ban Nha (6,72%). Đây là những thị trường truyền

thống của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

thủ công mỹ nghệ của nước ta sang những thị trường này luôn tăng trưởng đều.

Các nước còn lại của EU trong bảng 2.2 trên bao gồm 10 quốc gia là Sớp, Séc,

Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia. Kim ngạch

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường này chiếm

tỷ trọng còn khiêm tốn (1,78%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này

sang EU. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường không lớn và hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam mới đang dần thâm nhập và tạo được chỗ đứng trên thị

trường các nước này. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị trí của mình tại các

thị trường nhập khẩu truyền thống Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Bỉ...và cần xây dựng

các chiến lược thâm nhập hiệu quả vào thị trường các nước thành viên mới của

EU đặc biệt là 2 thành viên mới kết nạp của EU là Bungari và Rumani.

ii. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang

thị trường EU

1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang thị trường EU

1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ

Tiềm năng của ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam là rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội và cần được phát triển hơn nữa. Do

vậy, Đảng và Nhà nước, các bộ ngành cũng đã có nhiều chính sách cụ thể để

khuyến khích ngành nghề này phát triển.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

40

Page 41: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Ngày 24/1/2000, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định 132/2000/QĐ-TTg

về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nội

dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Quyết định này đó

cú những qui định cụ thể đổi với từng lĩnh vực như đất đai, xây dựng cơ sở sản

xuất kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, cá chính sách

về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phÝ, hỗ trợ xúc tiến thương mại [17]. Hiện nay, một

số bộ, ngành liên quan đang cụ thể hóa mức độ và thủ tục thực hiện. Theo thông

tư số 61/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp

sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2% kim

ngạch xuất khẩu thực thu trong năm [1]. Tiếp theo, Thông tư số 62/2002/TT-BTC

của Bộ này cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi phí hoa hồng môi

giới xuất khẩu. Theo thông tư này thỡ cỏc khoản chi này sẽ được hạch toán vào

chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng được hưởng hoa hồng xuất khẩu

gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước

ngoài.

Bên cạnh đó, khó khăn về vay vốn ưu đãi đã được chính phủ khai thông

qua Quyết định 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ

Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản

xuất nông nghiệp. Như vậy, theo qui định hiện hành các dự án đầu tư sản xuất chế

biến hàng xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm miễn tiền thuê đất, thuế sử dụng

đất, thuế thu nhập doanh nghiệp còn được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ

phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng hơn trước [16].

Ngoài ra, theo nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 thỡ các chủ thể

được xuất khẩu trực tiếp đã được mở rộng “khuyến khích thương nhân Việt Nam

thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa mà pháp luật

không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh’’. Các cơ sở

sản xuất kinh doanh kể cả vừa và nhỏ đều được quyền lùa chọn tham gia trực tiếp

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

41

Page 42: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

xuất khẩu hay ủy thác xuất khẩu. Một chính sách xuất khẩu rất cụ thể nữa đã được

áp dụng là chính sách thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp theo 5 tiêu chuẩn: có

mặt hàng mới, thị trường mới, chất lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch và tốc độ

tăng trưởng xuất khẩu theo qui định.

Tháng 5/2001, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương Mại) đã trình

Chính phủ đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó các sản phẩm gỗ,

gốm sứ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, thêu ren thổ cẩm, hàng chạm bạc, đúc đồng

được đặc biệt ưu đãi khuyến khích xuất khẩu; ưu đãi các dự án thành lập mới; các

dự án đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất; giảm 50% hoặc

miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất từ 3-13 năm trong thời gian thực

hiện dự án, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ 50% chi phí thuế gian

hàng trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế (miễn 100% nếu doanh

nghiệp ký được hợp đồng xuất trị giá trên 20.000 USD).

Ngày 10/5/2007 tại Hà Nội, Ban vận động thành lập Hiệp hội đã tổ chức

Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007-2012 và Lễ thành lập Hiệp hội Xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) theo Quyết định số 302/QĐ-BNV ngày

2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Hiệp hội Xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Đây là một cầu nối cho xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ. Từ nay cho đến 2010, VietCraft sẽ tập trung hỗ trợ nâng cao năng

lực trên cơ sở các nhu cầu thực tế và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp hội

viờn trờn cơ sở các thị trường mục tiêu được định hướng rõ ràng, đồng thời phối

hợp với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, các tổ chức

quốc tế để tạo ra một môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên, từ việc

đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và cạnh tranh, hỗ trợ kỹ thuật

sản xuất, quản lý đến xúc tiến thương mại trên cơ sở các thị trường mục tiêu. Bên

cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế

giới nhằm nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng thủ công mỹ nghệ

của Việt Nam. Để có thế hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu, phân phối quốc tế có nhu

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

42

Page 43: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

cầu tìm hiểu, hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ

của Việt Nam, trong năm 2008, VietCraft sẽ tổ chức một hội chợ quốc gia về

hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất, quà tặng Việt Nam mang tầm quốc tế

[22].

1.2. EU là một thị trường chung thống nhất

Hiện nay, EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới.

Đây là thị trường chung của 27 quốc gia thành viên, thống nhất về thể chế, cùng

tuân theo chính sách nội khối và chính sách thương mại, sử dụng chung đồng tiền

Euro. Chính sách nội khối tập trung vào việc xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh

thổ quốc gia, biên giới hải quan (các hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự

do lưu thông hàng hóa dịch vụ sức lao động và vốn đồng thời điều hũa các chính

sách kinh tế - xã hội của các nước thành viên. Chính sách ngoại thương cũng được

áp dụng chung đối với tất cả các quốc gia thành viên của EU liên quan đến nhiều

lĩnh vực như chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách quản lí nhập khẩu

với những qui định về biểu thuế quan chung, về các biện pháp phi thuế quan mà

tiêu biểu là hàng rào kỹ thuật. Khi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đáp ứng

được các tiêu chuẩn chung của EU thì sẽ dễ dàng lưu thông sang thị trường các

nước thành viên. Đây cũng là yếu tố giúp hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

tiếp cận dễ hơn với thị trường các nước thành viên.

EU hiện cũng là thị trường có nền kinh tế rất phát triển, là một trong 3 trung

tâm kinh tế lớn trên thế giới (Mỹ, EU, Nhật) với GDP các năm 2000 đạt trên

9.050 tỷ USD, năm 2001 đạt 9.135 tỷ USD, năm 2006 đạt gần 11.000 tỷ USD

[15], [20]. Tổng kim ngạch ngoại thương của thị trường này chiếm tỷ trọng khá

lớn trong kim ngạch thương mại toàn cầu (gần 20%). Với tốc độ tăng trưởng nh

vậy, EU là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung

và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp

cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

43

Page 44: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

1.3. Quan hệ thương mại của Việt Nam - EU ngày càng được củng cố, tăng

cường

Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - EU luôn được củng cố và tăng

cường. Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới đặc biệt về chất lượng

quan hệ Việt Nam - EU diễn ra vào ngày 31/5/1995 tại Brussels, “Hiệp định

khung hợp tác Việt Nam - EU’’ được ký chính thức. Sự kiện này là đỉnh cao

trong mối quan hệ hợp hữu nghị hợp tác Việt Nam - EU từ trước tới nay. Đây

cũng là Hiệp định khung đầu tiên được EU ký kết với một nước Đông Nam Á.

Bản Hiệp định gồm 21 điều khoản, 03 phụ lục quy định những nguyên tắc trong

quan hệ hai bên nhằm tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, thương mại hai chiều. Hiệp

định phục vụ cho 4 mục đích sau:

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích, đẩy mạnh và phát

triển quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đương

nhiên có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên.

- Hỗ trợ kinh tế Việt Nam phát triển vững chắc, trong đó đặc biệt chú ý cải

thiện đời sống cho các tầng líp dân cư nghèo.

- Thóc đẩy hợp tác kinh tế cùng có lợi, bao gồm cả việc việc trợ giúp Chính

phủ Việt Nam trong các nỗ lực chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Hỗ trợ về môi trường và sử dụng lâu dài, hợp lý nguồn tài nguyên thiên

nhiên của Việt Nam.

Điều đặc biệt có ý nghĩa là trong Điều 3 của Hiệp định, cả Việt Nam và EU

cùng thoả thuận sẽ dành cho nhau Quy chế tối huệ quốc (MFN), đặc biệt là quy

chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) - điều này có ý nghĩa lớn vì trong khi Việt

Nam chưa phải là thành viên WTO nhưng vẫn được hưởng quy chế ưu đãi này

[18].

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

44

Page 45: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Ngoài ra, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU còn quy định nhiều vấn

đề cụ thể khác có liên quan đến một số lĩnh vực như đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ,

hợp tác kinh tế - khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, hợp tác khu vực, hợp

tác thông tin...Hiệp định cam kết phát triển và đa dạng hoá trao đổi thương mại,

cải thiện quá trình tiếp cận thị trường của nhau đến mức cao nhất có thể được,

đồng thời sẽ thực hiện các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm

vào thị trường của nhau. Cỏc bờn sẽ dành cho nhau điều kiện thuận lợi để xuất,

nhập khẩu hàng hóa và thoả thuận, xem xét cách thức và biện pháp loại bỏ hàng

rào thương mại giữa cỏc bờn, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan. Cỏc bờn cũng

thoả thuận khuyến khích trao đổi thông tin về những cơ hội thị trường cùng có lợi

và tham khảo ý kiến của nhau về thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, y tế, an toàn

hoặc môi trường và yêu cầu về kỹ thuật, tiến hành các chương trình đào tạo trong

lĩnh vực này, cải thiện quan hệ hợp tác về hải quan, về khả năng đào tạo nghiệp

vụ, đơn giản hoá và đồng nhất các thủ tục hải quan. Theo hiệp định này, hai bên sẽ

thành lập Uỷ ban hỗn hợp để đưa ra những khuyến nghị thích hợp nhằm thực hiện

mục đích do hiệp định đề ra, xác định ưu tiên các hoạt động mà hai bên cần thực

hiện.

Ngay sau khi ký Hiệp định khung với Việt Nam, vào cuối năm 1995, EU

đã cử ngay một số quan chức nghiên cứu giúp Việt Nam đẩy nhanh chương trình

chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ tháng 9/1995, đại diện của Việt Nam đã

bắt đầu tham gia các hoạt động của Uỷ ban ASEAN ở Brussels trong khuôn

khổ quan hệ giữa các nước ASEAN và EU. Nh vậy, quan hệ thương mại Việt

Nam - EU còn tạo thêm điều kiện cho Việt Nam mở rộng hơn nữa các quan hệ

nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU. Ngày 17/1/1996, EU đã cử Đại sứ

thường trực của mình tới Việt Nam, sau đó Uỷ ban hợp tác Việt Nam - EU

cũng được thành lập. Uỷ ban này có nhiệm vụ thực hiện các chương trình hợp tác

kinh tế - thương mại theo sù cam kết của Hiệp định khung [19].

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

45

Page 46: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Trong quan hệ thương mại và đầu tư, EU đã nhanh chóng trở thành bạn hàng

lớn thứ ba của Việt Nam (sau Nhật Bản và ASEAN), kim ngạch buôn bán hai chiều

tăng lên đáng kể từ 15% - 20%/năm, với tổng trị giá khoảng từ 3,5 - 4 tỷ USD/năm.

Tháng 2/1997, EU đã ký chính thức hiệp định hợp tác EU - ASEAN. Điều này đã

tạo cho Việt Nam mét vị thế mới trong ASEAN đối với quan hệ EU - ASEAN.

Qua đó, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn nhất là về các hoạt động kinh tế đối

ngoại vì được hưởng thêm nhiều ưu đãi của EU [18].

Những yếu tố trên tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác thương mại giữa 2 nước

nói chung và tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ sang thị trường EU. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam - EU tăng

nhanh trong những năm qua đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng rất

mạnh.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU

Đơn vị: Triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch XNK

2002 3.149,9 1.841,1 4.991,0

2003 3.858,8 2.472,0 6.330,8

2004 4.962,6 2.509,5 7.472,1

2005 5.600,0 2.600,0 8.200,0

2006 6.050,0 2.765,0 8.815,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt

Nam và EU thì kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang thị trường này cũng tăng nhanh.

Bảng 2.4: Mét số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

46

Page 47: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Mặt hàng 2002 2003 2004 2005

Hàng dệt và may mặc 551.9 537,0 860,0 826,0

Giày dép các loại 1.327,9 1.602,5 1.850,0 1.700,0

Cà phê 165,8 262,31 467,0 320,0

Thủy sản 97,9 153,2 235,0 430,0

Hàng thủ công mỹ nghệ 119,6 142,3 193,1 225

Sản phẩm gỗ 101,8 158,8 306,0 412,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nh vậy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang

EU chiếm tỷ trọng 3,7% - 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

thị trường này trong giai đoạn 2002 - 2005. Đây là con số còn nhỏ so với tiềm năng

xuất khẩu mặt hàng này của nước ta. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ

này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD).

EU còn có nhiều nỗ lực ủng hộ Việt Nam trong tiến trình gia nhập Tổ

chức Thương mại Thế giới (WTO). Quan hệ Việt Nam - EU chắc chắn sẽ có

nhiều bước tiến vượt bậc trong thời gian tới, nhất là khi EU đã thành lập xong Hội

đồng kinh doanh và Trung tâm thông tin kinh tế Châu Âu tại Việt Nam. Hai tổ

chức này sẽ không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp mà còn

đóng vai trò là chiếc cầu nối, là sợi dây liên hệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam

và EU, đem đến cho cả hai phía nhiều cơ hội thuận lợi trong kinh doanh xuất nhập

khẩu cũng như các hoạt động kinh tế khác.

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang thị trường EU

2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định

Phần lớn nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là nguyên

liệu tại chỗ nh mây, tre, lứa, đất sét, cúi...phần nhập khẩu không đáng kể (trừ mặt

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

47

Page 48: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

hàng gỗ phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu). Để theo kịp xu hướng tiêu dùng luôn

thay đổi và đem lại sự sáng tạo cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã khai thác

được các nguyên liệu mới mà thực chất đã rất quen thuộc với người dân như

mành trúc làm từ hoa mớa, cỏc sản phẩm đan từ sợi lục bình hay cỏ tết bện...Tuy

nhiên, việc khai thác bừa bãi trong khi không có kế hoạch phục hồi đang là nguy

cơ rất lớn gây nên tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất trong tương lai. Nhiều khu

rừng tre, trúc, vầu đang bị khai thác cạn kiệt. Chính vì vậy làm giá nguyên liệu

đầu vào ngày càng tăng lên, ảnh hưởng lớn đến giỏ thành sản phẩm và làm giảm

sức cạnh tranh về giá cả. Nếu không có giải pháp kịp thời cho vấn đề này thì trong

tương lai không xa Việt Nam sẽ giống nh mét số nước Châu Á hiện nay là

không còn nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Nhu cầu nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu hiện nay chủ yếu từ

nguồn nhập khẩu, lượng gỗ khai thác tự nhiên không đủ sử dụng còn gỗ rừng

trồng thì chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất dăm gỗ và ván nhân tạo. Trong

tương lai nhu cầu về sản phẩm gỗ sẽ tăng nhanh ở cả trong và ngoài nước, đặc biệt

là trong nước khi thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện thì

yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm gỗ ngày càng một tăng cao. Theo

tính toán của “Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam” từ nay đến 2010 hoặc lâu hơn chút

nữa, thì tỷ lệ 20% nguyên liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu hàng

năm từ nguồn trong nước mà chủ yếu là rừng trồng sẽ tiếp tục bị thu hẹp vì tiến độ

rừng trồng và phát triển rừng không nhanh bằng tiến độ phát triển ngành sản xuất

sản phẩm gỗ xuất khẩu và kể cả tiến độ phát triển nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Hơn nữa cây gỗ rừng trồng cũng phải có tuổi đời và độ lớn nhất định mới dùng

làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu được [11]. Chính vì vậy mà nhiều năm

nữa Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu với số lượng lớn. Đây

là một vấn đề đau đầu đối với các nhà sản xuất, kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu vì sẽ

vô cùng bị động và bấp bênh, nguồn cung cấp không ổn định, giá cả lại thường

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

48

Page 49: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

xuyên biến động với xu thế ngày càng tăng cao [8]. Do đó, việc xây dựng các

chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu gỗ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy

mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu còng nh đẩy mạnh xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư

Vốn là yếu tố rất cần thiết cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng như

bất kỳ loại hàng hóa nào. Đặc biệt, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được

sản xuất chủ yếu là thủ công nên năng suất không cao, trình độ khoa học công

nghệ còn thấp nên rất khó đảm bảo chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ từ khi sản

xuất cho tới khi đến tận tay người tiêu dùng nước nhập khẩu. Đặc biệt là trong

điều kiện khí hậu nóng Èm nh Việt Nam thì hiện tượng mối, mọt rất dễ xảy ra.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp càng phải đầu tư vốn mua thêm trang thiết bị

hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng cho sản

phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đáp ứng với tiêu chuẩn khắt khe của thị trường

EU.

Mặc dù hiện nay có một số địa phương đã thực hiện cho vay vốn qua

chương trình khuyến nông hoặc theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, Nghị định

35/NĐ - CP như Hà Tây, An Giang, Hà Nam...tuy nhiên lượng vốn cho vay không

được nhiều, mức độ ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính chưa đáng kể bởi khả năng

tiếp cận còn hạn chế và nhiều bất cập trong thủ tục, điều kiện vay vốn (đảm bảo

thanh toán, thời hạn vay, mức lãi suất). Doanh nghiệp sản xuất tại Hà Nam muốn

vay tiền phải trải qua nhiều bước rất phức tạp: lập dự án, lãnh đạo xã ký xác nhận,

huyện xác nhận, ngân hàng thẩm định (có khế ước của ngân hàng) sau đó lên Sở

Công nghiệp duyệt, ban chỉ đạo quỹ khuyến nông thẩm định, rồi mới trình lên

UBND tỉnh. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng trình dự án ngay được. Thường

thì theo đợt, một năm 2 lần. Một nguyên nhân mà phần lớn các doanh nghiệp, hộ

sản xuất tư nhân ở Hà Nam không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

49

Page 50: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trợ phát triển đó là theo qui định của Nghị định 35/NĐ - CP ngày 29/3/2002 của

Chính phủ quy định danh mục sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì doanh

nghiệp phải xuất khẩu trực tiếp 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Mặc dù phần lớn

các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân ở Hà Nam đều xuất khẩu hàng ra nước

ngoài hơn 30%, có khi cả trăm phần trăm, nhưng đều qua trung gian (không xuất

khẩu trực tiếp). Do vậy họ không được hưởng vay vốn ưu đãi theo Nghị định 35

của Chính phủ [12].

Hơn nữa, vẫn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư

nhân, doanh nghiệp tư nhân không dễ gì vay được tín chấp. Việc tiếp cận các

nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển cũng trong tình trạng như vậy. Do đó những

đơn hàng lớn hoặc đầu tư cho mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ của

doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hộ sản xuất còn rất hạn chế.

2.3. Qui mô sản xuất nhỏ, khụng đáp ứng được đơn hàng lớn

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được các doanh nghiệp EU đánh giá

là có kiểu dáng phù hợp với thẩm mỹ của người dân EU nhưng thật đáng tiếc là

nhiều nhà sản xuất Việt Nam đã phải từ chối các đơn hàng lớn vì năng lực sản

xuất không đáp ứng nổi. Hầu hết các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam đều rất nhỏ lẻ và nh đánh giá của các nhà nhập khẩu EU là “thiếu

chuyên nghiệp”. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu tại các làng nghề

truyền thống theo phương thức sản xuất hộ gia đình. Chính vì vậy mà qui mô sản

xuất khá nhỏ nên không thể ký kết những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn. Đến

từ làng nghề gốm Bàu Trúc của dõn tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, một trong những

làng nghề cổ nhất Đông Nam á, ông Nguyễn Văn Tuyên, giám đốc công ty Gốm

Bàu Trúc Êp ủ mong ước đưa sản phẩm gốm đặc trưng của dõn tộc mỡnh ra thị

trường thế giới và nâng cao giá trị cho sản phẩm quê hương. Ông Tuyên cho biết:

“cú sản phẩm Bàu Trúc bán ra thị trường trong nước thì chỉ có thể đưa giá 15.000

đồng, khi gặp khách hàng Pháp, họ trả chỳng tôi đến 100USD/bỡnh nhưng số

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

50

Page 51: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

nghệ nhân làm nghề của làng hiện chỉ coàn 20-30 người, để đáp ứng các đơn hàng

xuất khẩu, năng lực của chúng tôi chỉ làm được 1500 sản phẩm/thỏng - mét con số

quá nhỏ”. Trên thực tế, ụng Tuyờn đó phải từ chối nhiều đơn hàng lớn của khách

hàng nước ngoài vỡ khụng thế đáp ứng được.

Còn với ông Nguyễn Minh Phú, chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Minh Phú (Hà Tây), một trong ba tác giả đạt giải đặc biệt của Golden V với sản

phẩm bộ bỡnh bỏch điệp đó cú một kinh nghiệm xương máu khi mất khách hàng.

“Đú là vào năm 2002, một khách hàng Hà Lan đã đặt của chúng tôi 5 mó bỡnh cốt

táng trị giá 1,2 triệu USD, trong đó mỗi mã đòi hỏi 22.000 sản phẩm và thời gian

giao hàng rất gấp. Chúng tôi đã phải từ chối đơn hàng lớn đú vỡ năng lực sản xuất

không thể đáp ứng được, hiện chúng tôi chỉ có khoảng 30 cụng nhõn” [22].

Trước thực trạng trờn, cỏc cơ sở sản xuất có thế liên doanh, liên kết, tạo

khối liên ngành, thành lập các công ty cổ phần để thực hiện các đơn hàng lớn. Nếu

nh khắc phục được nhược điểm nhỏ bé về năng lực sản xuất, ngành hàng thủ

công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn khi vươn ra thị

trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

2.4. Nguồn nhân lực trình độ còn thấp

Nói đến nguồn nhân lực phục vụ cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam chóng ta có thể chia thành nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và nguồn

nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam được đánh giá là rẻ, dồi dào, không mất nhiều thời gian đào tạo bởi phần lớn

là do vừa học vừa làm, tự đào tạo. Bên cạnh đó, đây là những lao động rất khéo

tay, chịu khó, ham học hỏi. Tuy nhiên, họ lại có những hạn chế lớn gây trở ngại

đối với sự phát triển kinh tế nói chung như tác phong và tư duy của người sản xuất

nhỏ, chưa quen với nền kinh tế thị trường và tác phong công nghiệp, thãi quen

mạnh ai nấy làm, thiếu sự chia sẻ và kỹ năng làm việc theo nhóm. Một hạn chế

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

51

Page 52: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

nữa của nguồn nhân lực phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là thợ

thủ công phổ thông, số lượng nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghề cao nhỏ,

chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành và nhu cầu của thị trường.

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

của Việt Nam còn yếu về nghiệp vụ ngoại thương. Để ký kết và thực hiện tốt hợp

đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các nhân viên xuất nhập khẩu cần thực

hiện tốt các giai đoạn từ đàm phán, ký hợp đồng xuất khẩu đến ký hợp đồng thu

mua hàng hóa trong nước, rồi đến giai đoạn thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Trong các công đoạn trên công đoạn quan trọng nhất là thu thập thông tin thị

trường, tìm kiếm đối tác để ký các hợp đồng xuất khẩu. Đây cũng là khâu mà các

nhân viên xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta yếu nhất. Bên cạnh đó,

việc yếu về ngoại ngữ cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc tìm hiểu thị trường,

thực hiện việc ký kết hợp đồng ngoại thương.

2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế

- Thiếu thông tin thị trường

Mét trong những điểm yếu của sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam sang EU là khâu marketing xuất khẩu. Nó bao hàm từ việc nắm bắt các

thông tin thị trường nh nhu cầu (số lượng, chất lượng, mẫu mã, vòng đời sản

phẩm...), giá cả, chính sách, luật lệ, phân phối, đối thủ cạnh tranh...đến việc quảng

bá sản phẩm vào thị trường. Khả năng thực hiện marketing xuất khẩu của các đơn

vị sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam quá yếu trong khi hỗ

trợ của các cơ quan chức năng lại chưa thực sự trọng điểm. Việc nắm bắt các thông

tin thị trường không tốt sẽ dẫn đến việc không dám quyết định hoặc quyết định

không đúng trong sản xuất, xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu. Theo số liệu điều

tra của dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp nông

thôn Việt Nam của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tới 84,9% làng

nghề gặp khó khăn về thông tin thị trường như thông tin về mẫu mã, giá cả, chất

lượng...của hàng hóa cũng như xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thị trường, bản sắc

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

52

Page 53: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

dõn tộc và văn hóa đặc trưng riêng của từng thị trường nước thành viên của EU.

Điều này là hạn chế chung của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta. Bên cạnh đó, sự

hỗ trợ thông tin từ phía Nhà nước hay các tổ chức chuyên nghiệp còn hạn chế.

- Yếu về thiết kế kiểu dáng sản phẩm

Hàng thủ công mỹ nghệ là một thế mạnh của Việt Nam. Xuất khẩu mặt

hàng này mang lại giá trị thực thu cao. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam còn yếu về khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Một khảo sát

của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, khi mà thị

trường, nhất là thị trường các nước phát triển ngày càng bão hòa với các sản phẩm

thủ công mỹ nghệ thì sản phẩm có giá rẻ lạ chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu khách

hàng, chưa tạo được sức cạnh tranh. Vài năm trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam rất được người dân EU ưa chuộng do tính chất mới là và rẻ nhưng đến

nay sức hấp dẫn đã bị giảm nhiều mà nguyên nhân chính là trong suốt thời gian

qua rất nhiều mẫu mã của chúng ta không có sự thay đổi. Chính điều này đã làm

giảm sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và nếu không có

những thay đổi kịp thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này có

thể bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU đạt được những

kết quả đáng kể về mặt kim ngạch xuất khẩu còng nh việc tạo được vị thế cho

hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU. Nhưng đến nay, các doanh

nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn đầu tư quá Ýt cho nghiên cứu thị

trường nhất là nghiên cứu thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế. Hệ quả

của việc này là rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không có những

công dụng rõ nét và chưa hướng tới những thị trường cụ thể.

Trong khi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn rất yếu về khâu thiết

kế thỡ cỏc đối thủ cạnh tranh được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà

thiết kế cấp quốc gia gắn kết với khu vực hàng thủ công mỹ nghệ. Điển hình như

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

53

Page 54: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trường hợp của Thái Lan, chính sách “một làng, một sản phẩm” do Thủ tướng

Thaksin đề xuất cũn cú một phần hỗ trợ về thiết kế cho sản xuất. Đồng thời cũng

thành lập các việc lưu trữ các thiết kế của nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có

cả những báo cáo về xu hướng thay đổi, sách thiết kế, catalụ sản phẩm va lưu giữ

cả những sản phẩm gốc. Hay các nước phát triển nh Pháp, Đức...thỡ họ luôn có

đội ngò thiết kế chuyên nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam để xuất khẩu như Công ty Sơn mài

Mới, Công ty Khánh Hương...cũng cú riờng một đội ngò thiết kế sản phẩm theo

mẫu khách hàng yêu cầu. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải

học tập và cố gắng rất nhiều.

Nhìn chung, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị

trường EU trong giai đoạn 2001 - 2006 tăng trưởng nhanh với tốc độ 18,36%.

Trong sỏu thỏng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị

trường EU đạt 162 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường này là gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ, thảm. Thị trường nhập khẩu

lớn nhất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là Pháp, tiếp đến là Đức, Hà Lan,

Anh, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha.

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam liên tục tăng

là do Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu mặt

hàng này. EU là một thị trường chung thống nhất trên cơ sở tự do lưu chuyển hàng

hóa. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ cần đáp ứng những quy

định chung của EU thì sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường tất cả các nước thành

viên. Bên cạnh đó, mối quan hệ thương mại Việt Nam - EU ngày càng được tăng

cường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường này.

Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường EU vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, nguồn nguyên

liệu đầu vào chưa ổn định làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Thứ hai, các

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

54

Page 55: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

doanh nghiệp còn thiếu vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất nhằm

nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ ba, qui mô sản xuất còn nhỏ chưa đáp ứng

được những đơn đặt hàng lớn. Thứ tư, nguồn nhân lực trình độ còn thấp nên hiệu

quả kinh doanh còn hạn chế. Thứ năm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

còn yếu về kiểu dáng, doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường. Cuối cùng

là hoạt động marketing xuất khẩu còn một số hạn chế. Chính vì vậy cần có những

giải pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn trên và tiếp tục phát huy tiềm

năng của ngành nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

nước ta sang thị trường EU nói riêng và ra thế giới nói chung.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

55

Page 56: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Chương iii

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

việt nam sang thị trường eu

i. Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến năm 2010

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong sự phát triển ngành nghề thủ công, ổn

định kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng, Nhà nước và các cấp ngành đã tập trung

hỗ trợ và có nhiều chính sách, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng các hoạt động

sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “phỏt triển ngành nghề, làng nghề truyền

thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất

hàng tiờu dùng, hàng xuất khẩu, khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi

nông nghiệp...”. Trong chiến lược phát triển kinh tế văn hóa năm 2001-2010 của

Ban Chấp hành Trung Ương Đảng tại Đại hội IX cũng nhấn mạnh “phỏt triển

công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công

nghiệp ở nông thôn, các ngành nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất

khẩu”. Kể từ năm 2001 đến nay, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn được coi

là một trong 10 mặt hàng trọng điểm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc

gia. Định hướng chung cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian

tới tập trung vào các điểm sau:

- Mở rộng qui mô sản xuất phải đi liền với việc đảm bảo tiêu thụ, tránh tình

trạng sản xuất ồ ạt và ứ đọng lớn về sản phẩm. Trên thực tế, khả năng sản xuất

không khó khăn đối với một đất nước dư thừa lao động, người lao động có đức

tính cần cù, thông minh và dày dạn kinh nghiệm sản xuất nhứng cần tránh tình

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

56

Page 57: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trạng ứ đọng sản phẩm do sản xuất hàng hóa hàng sản phẩm cấp thấp. Do đó, sản

xuất cần phải đi đôi với phân phối và tiêu thụ.

- Khôi phục làng nghề và ngành hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, xây

dựng chiến lược phát triển cho từng mặt hàng. Phải tiến tới tiêu chuẩn hóa về mọi

lĩnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, trình

độ lao động, điều kiện lao động...)

- Kết hợp kinh nghiệm truyền thống với ứng dụng hệ thống công cụ mới để

làm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chống ô nhiễm môi trường trong đó đặc biệt

chú ý đến việc hiện đại hóa trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Đa dạng húa các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết giữa các

hình thức, xóa bỏ tình trạng sản xuất phân tán, không tập trung, manh mún nhỏ lẻ.

- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của

nước ngoài trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dõn tộc nhằm tạo nên

sản phẩm vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, phù hợp với xu

hướng tiêu dùng.

- Gắn liền việc phát triển sản xuất với xây dựng các kế hoạch hạn chế ô

nhiễm môi trường để đảm bảo an toàn trong sản xuất và sức khỏe cho người lao

độngm tránh ảnh hưởng đến cảnh quan và văn hóa truyền thống.

- Qui hoạch, xây dựng các làng nghề thành các điểm du lịch, thu hót khách

du lịch cả trong và ngoài nước, quảng bá cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và

tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao mọi mặt đời sống cho người lao động

(trình độ kỹ thuật, văn hóa, tay nghề...)

Tiềm năng của ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là rất

lớn. Vì vậy mà Đảng và Nhà nước, các bộ ngành đã có nhiều chính sách cụ thể để

khuyến khích ngành nghề này phát triển. Đó là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg

về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 61/2002/TT-

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

57

Page 58: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

BTC ngày 11/02/2002 tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp về chi hoa hồng môi

giới xuất khẩu; Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ

Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất; 05/2001/NQ-CP về mở rộng các chủ

thế xuất khẩu...Những chính sách mới này khá thông thoáng đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn tồn tại là tổ chức

thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp được đề ra. Tuy nhiên trong thực

tế cũn khụng Ýt trường hợp chậm triển khai hay thực hiện chưa đồng bộ giữa các

bộ, ngành, tạo rào cản không đáng có đối cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói

chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.

Về thị trường EU, ngoài những vấn đề nêu trên do đặc điểm của thị trường

nên trong thời gian tới cần chú trọng cải tiến mẫu mã và thiết kế sản phẩm nhằm

tạo ra sự mới lạ, phong phú phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng EU

và đáp ứng những qui định của thị trường; chú trọng xuất khẩu các sản phẩm cú

nột độc đáo riêng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh

thái [3].

ii. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang thị trường EU

Trong định hướng phát triển, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn xác

định thị trường EU vẫn là một trong những thị trường mục tiêu, thị trường xuất

khẩu chính của ngành để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Tuy

nhiên, bên cạnh những triển vọng, thuận lợi mà chúng ta đã thấy trong thời gian

tới, vẫn còn có những khó khăn tồn tại cần khắc phục cả về phía thị trường lẫn

phía chủ quan của doanh nghiệp của ngành và của môi trường chính sách vĩ mô

của Nhà nước. Vì vậy để tăng cuờng việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang

thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, áp dụng các

biện pháp marketing xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Bên

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

58

Page 59: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

cạnh đú, cỏc doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về mặt pháp lý,

nguồn vốn, nguồn lao động còng nh hỗ trợ xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị

trường.

1. Giải pháp về phía Nhà nước

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đóng một vai trò không

nhỏ trong sự phát triển nền kinh tế và đẩy mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.

Tuy vậy, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU trong những

năm qua phát triển chưa tương xứng với tiềm lực của ngành và chưa đáp ứng nhu

cầu nhập khẩu của thị trường này. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU, đề tài xin đề xuất một số giải

pháp vĩ mô từ phía Nhà nước như sau:

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Nhà nước cần rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không

còn phù hợp hoặc chưa được rõ, trước hết là luật thương mại, luật đầu tư nước

ngoài và luật khuyến khích đầu tư. Xây dựng luật trong xu thế toàn cầu hóa, tự do

hóa thương mại, đầu tư cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hợp với các qui

định của WTO. Về đầu tư nước ngoài, cần mở rộng lĩnh vực đầu tư, tạo môi

trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, thông thoáng và có chiến lược lâu dài để thu hút

thờm vốn đầu tư từ các nước thành viên của EU, tăng thêm nguồn vốn cho mở

rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước

cũng cần chỉnh sửa và sớm ban hành các luật mới điều chỉnh cả lĩnh vực thương

mại, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường, thông qua luật cạnh tranh và chống

độc quyền, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và có sự ổn định chính sách cho

doanh nghiệp yên tâm kinh doanh.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo

hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà, phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

59

Page 60: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc

biệt là cho chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây

khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục đổi mới

và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục hải

quan, phát triển hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng

hoỏ tớnh thuế xuất nhập khẩu.

1.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào

Hiện các ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang trong

tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Các ngành nh mây tre

đan, cúi...sử dụng chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiờn. Tuy

nhiên, với tốc độ sản xuất ngày một tăng nhanh nh hiện nay thì nguồn cung tự

nhiên Êy dần bị cạn kiệt. Chính vì vậy điều cần thiết là phải tiết kiệm nguyên vật

liệu đầu vào và cần có chiến lược tạo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định.

Nguyên vật liệu đầu vào cho ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài mỹ

nghệ chủ yếu dùa vào nguồn nhập khẩu, lượng gỗ khai thác tự nhiên không đủ sử

dụng còn gỗ rừng trồng thì chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất dăm gỗ và ván

nhân tạo. Bên cạnh đú giỏ gỗ nhập khẩu thường xuyên biến động theo giá thị

trường gây khó khăn cho các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nước ta. Do đó,

Chính phủ cụ thể là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần xây dựng qui

hoạch và đề ra các chiến lược phục hồi và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu ổn

định và hiệu quả cho chế biến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, giỳp cỏc doanh

nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ động

trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc qui hoạch vùng trồng và

khai thác, phục hồi nguyên liệu cần được tổ chức, thực hiện tốt thông qua các

chính sách khả thi và các cơ chế đảm bảo thực hiện hiệu quả.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

60

Page 61: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

1.3. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn cần

thiết với chi phí vốn cạnh tranh nh:

- Xõy dựng các thể chế tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ tham gia xuất khẩu; Nhà nước sẽ thành lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa

và nhỏ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được vay vốn tại các tổ chức

tớn dụng.

- Tăng mức tiền vay và thời gian vay phù hợp với qui mô và chu kỳ sản

xuất, đơn giản các thủ tục cho vay, qui định về thế chấp hợp lý, ưu đãi về lãi suất

để các hộ, cơ sở ngành nghề có thể vay vốn lưu động với sè lượng lớn và vay vốn

trung hạn, dài hạn để đổi mới công nghệ, thiết bị phát triển sản xuất. Tổ chức thực

hiện tốt Qui chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm tăng cường các khoản vay trung

và dài hạn.

- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và Quỹ bảo lãnh tín

dụng để chia sẻ rủi ro với ngân hàng và có thể huy động được vốn nhàn rỗi trong

dân

- Cú các cơ chế chính sách đảm bảo hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh

theo cơ chế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ xuất khẩu cho các doanh

nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hình thành và phát triển của thị

trường chứng khoán, các công ty đầu tư tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ

tín thác đầu tư...sẽ tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường

và nhanh chóng phát huy tác dụng để tài trợ xuất khẩu tốt hơn.

- Tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa các thể chế tài chính, tín dụng với các

doanh nghiệp để hình thành mối quan hệ hợp tác mới đảm bảo sự bình đẳng và

các bên đều có lợi. Thực hành hiệu quả việc cấp kinh phí hỗ trợ xuất khẩu thông

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

61

Page 62: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

qua các quỹ: quỹ hỗ trợ quốc gia, quỹ phát triển xuất khẩu của các bộ, ngành của

Trung ương và địa phương...

- Thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang EU có hiệu quả hoặc sản xuất sản phẩm

mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới. Đồng thời thông qua

Ngân hàng trung ương hạ mức lãi suất chiết khấu nhằm tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho các doanh nghiệp khi thanh toán tiền hàng xuất khẩu, cú thờm cơ sở để

hạ giá thành xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trờn cỏc thị trường nước

ngoài.

- Xóc tiến thành lập ngân hàng chuyên phục vụ cho hoạt động xuất nhập

khẩu nói chung và dành ưu đãi cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói

riêng.

Khi những biện pháp trên được thực thi một cách hiệu quả sẽ giúp cho các

doanh nghiệp bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng qui mô sản xuất, đào tạo lao

động từ đó nâng cao chất lượng và đồng thời sẽ hạ giá thành sản phẩm. Các doanh

nghiệp cũng cú thờm kinh phí để thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường,

nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thị trường nhập khẩu để thiết kế mẫu mã phù hợp

và linh hoạt trong việc áp dụng các chiến lược marketing xuất khẩu.

1.4. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường

- Tạo lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp, thị trường EU.

Bé Công Thương cần thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam tại

các nước EU, đại diện thương mại của các nước EU tại Việt Nam để có những

thông tin kịp thời về thị trường EU. Mặt khác cần khai thác hiệu quả đội ngò cán

bộ tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu, am hiểu EU để dự báo một cách kịp thời

và chính xác về xu hướng và những thay đổi của thị trường EU đối với những sản

phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

62

Page 63: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Thông qua mạng lưới này, Bé còng giới thiệu được cho các doanh nghiệp Việt

Nam những khu vực thị trường hấp dẫn trong EU chưa được khai thác. Ví dụ như

thị trường Lucxembua là một thị trường nhỏ nhưng thu nhập bình quân cao nhất

thế giới, tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng rất lớn và hiện nay họ bắt đầu

quan tâm đến các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Bé cũng cần thông qua Vô

xuất nhập khẩu tích cực tạo lập nguồn thông tin hai chiều, thị trường EU và sản

phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Bé phải giới thiệu cho doanh nghiệp

Việt Nam biết rõ về thị trường EU từ các hệ thống ưu đãi thuế quan, các biện pháp

phi hạn ngạch, thủ tục xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn chất lượng, giá cả trên thị

trường, và nhất là đối với việc xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thì

những thông tin về giá cả của các mặt hàng hàng thủ công mỹ nghệ của các đối

thủ cạnh tranh khỏc trờn thị trường này như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan

cũng rất quan trọng. Ngược lại, Bé cũng cần thông tin cho khách hàng EU hiểu về

chủng loại mẫu mã, giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Bộ nên

đẩy mạnh tổ chức chương trình giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại thị

trường EU dưới hình thức triển lãm, hội chợ. Đây sẽ là một dịp, một cơ hội thuận

tiện cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá được sản phẩm của mình và mở

rộng thị trường, tìm kiếm được những bạn hàng, những đối tác làm ăn mới.

- Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm tại các nước

thành viên của EU.

Bộ nên định hướng cho các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt

Nam tham gia vào những hội chợ chuyên ngành có hiệu quả và hữu Ých với

từng chủng loại sản phẩm và từng kênh phân phối. Các hội chợ chuyên ngành như

Expo Hannover (tại thành phố Hannover, Cộng hoà liên bang Đức), hội chợ Paris,

hội chợ Europortenariat, hội chợ Frankfut là những hội chợ rất lớn, thu hót nhiều

nhà nhập khẩu từ các thị trường thuộc EU và cả ở những thị trường khác đến tham

dự. Đáng tiếc là các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam hầu hết là

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

63

Page 64: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính yếu nên rất khó khăn trong

việc tham gia những hội chợ này. Vì vậy tuy Bộ Thương mại định hướng, hướng

dẫn tìm kiếm hội chợ thị trường nhưng nhà nước cần có những dự án hỗ trợ tài

chính cho các họat động tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp

1.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất

+ Đào tạo lao động và thợ thủ công: Thợ thủ công trong các làng nghề

truyền thống không được học nghề trong các trường líp như các ngành nghề khác

mà chủ yếu được các nghệ nhân hay thợ giỏi truyền dạy theo phương pháp cầm

tay chỉ việc, vừa làm vừa học tại các làng nghề, trong đó có những thủ pháp kỹ

thuật, nghệ thuật, bí quyết nhà nghề thường các nghệ nhân, thợ cả chỉ truyền nghề

cho con cháu. Họ giữ bí quyết đó với ý thức đầy đủ và cẩn trọng. Do đó, việc đào

tạo thợ thủ công cần được triển khai với qui mô lớn hơn, cụ thể.

Đối với lao động có tay nghề cần được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo

hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phương. Các giáo

viên là nghệ nhân, thợ giỏi tham gia giảng dạy phải được đào tạo bổ sung về cả

mặt thẩm mỹ và mặt kiến thức xã hội.

Đối với lao động chưa có tay nghề có thể đào tạo theo hình thức truyền

nghề kèm cặp tại nơi sản xuất hoặc hỗ trợ kinh phí đào tạo tại các trường nghề

(nhất là các lao động nông thôn).

Nhà nước cần đầu tư xây dựng các trường dạy nghề, trường mỹ thuật thực

hành tại các địa phương để có thế đào tạo thợ thủ công lành nghề theo phương

thức vừa học vừa sản xuất tại các làng nghề. Nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần

kinh phí về giảng dạy như: tiền bồi dưỡng giáo viên và nghệ nhân giảng bài, các

chi phí thí nghiệm (nếu cú)...Khi cú sự tham gia giảng dạy của các nhà thiết kế,

các họa sỹ, thợ thủ công tại các làng nghề sẽ được đào tạo một cách bài bản sẽ góp

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

64

Page 65: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

phần quan trọng trong phát triển nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật trang trí, mỹ thuật

ứng dụng trong các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Các sản

phẩm này sẽ thừa kế những nét nghệ thuật thủ công truyền thống của dõn tộc

đồng thời lại mang nét cách tân của nghệ thuật đương đại.

+ Đối với nghệ nhân: Các nghệ nhân, thợ cả giữ một vai trò rất quan trọng

đối với nghề thủ công truyền thống. Nhưng hiện nay, số nghệ nhân ngày càng Ýt

đi. Vì vậy, muốn duy trì và phát triển ngành nghề hàng thủ công mỹ nghệ cũng

như làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, Nhà nước cần có các chính

sách khuyến khích họ phát huy tài năng, phát triển nghề và truyền nghề cho con

cháu.

Hàng năm, Nhà nước cần có qui chế phong tặng nghệ nhân và tặng thưởng

xứng đáng với công lao của họ. Các nghệ nhân sẽ được bồi dưỡng miễn phí kiến

thức về hội họa, mỹ thuật. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu với các sáng chế, mẫu

mã kiểu dáng sản phẩm của các nghệ nhân. Đồng thời, các nghệ nhân được miễn

các loại thuế đối với các sản phẩm của nghệ nhân mang tính độc đáo, tinh xảo và

đạt được giải thưởng tại các hội chợ, triển lãm. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh

phí cho hoạt động của Câu lạc bộ nghệ nhân nhằm trao đổi kinh nghiệm và tạo

điều kiện phát triển nghề [9].

Việc đảm bảo quyền lợi và có chính sách đào tạo cho nghệ nhân, thợ giỏi

sẽ tạo động lực cho họ duy trì và phát triển tài năng của bản thân, cú thờm hứng

thó trong việc đào tạo và truyền nghề cho các thế hệ tiếp theo. Kết quả là ngày

càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đa dạng, góp phần

đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.

- Phát triển nguồn nhân lực thực hiện hoạt động ngoại thương

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU và

các chức năng quản lý hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

65

Page 66: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trường EU cần có cán bộ có hiểu biết sâu sắc về thị trường và người tiêu dùng EU

để có những hành vi ứng xử phù hợp với đặc điểm của thị trường này, đảm bảo

phát triển xuất khẩu hiệu quả sang thị trường này. Vì vậy, Nhà nước cần có kế

hoạch đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU hoặc hướng dẫn, giúp đỡ để các doanh

nghiệp tiếp cận được các nguồn tài trợ khác cho hoạt động đào tạo cán bộ. Bên

cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, khảo

sát thị trường EU, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nhà xuất khẩu

thành công.

Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo thông qua các

biện pháp chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính xây dựng quỹ đào tạo ở doanh

nghiệp, khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp và các

cơ sở đào tạo nghề của cả khu vực Nhà nước và tư nhân, cả trong nước và quốc tế.

1.6. Các chính sách đối với làng nghề

- Phát triển làng nghề

Hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu được

duy trì và phát triển ở các làng nghề truyền thống. Trong cả nước, có đến hàng

nghìn làng nghề truyền thống, riêng đồng bằng sông Hồng có đến 43% số làng

nghề trong cả nước. Có những làng nghề phát triển hàng trăm năm, thậm chí hàng

nghìn năm. Trong quá trình phát triển, các làng nghề đó cú sự phân hóa rõ rệt.

Một số làng nghề phát triển mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến cỏc vựng xung

quanh nh gốm sứ, chạm khảm, nghề chế biến gỗ, mây tre. Một số nghề phát triển

cầm chõng, không ổn định như nghề đồ sành, đỳc đồng...Cú những làng nghề

đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi như nghề giấy dó, tranh dõn

gian...Cỏc làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh đều gặp một số khó

khăn nhưa cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn, ô nhiễm môi trường đặt ra rất bức

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

66

Page 67: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

xúc như Bát Tràng, Đa Hội, Phự Lóng...Nhằm giỳp cỏc làng nghề tồn tại và phát

triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần có biện pháp duy trì các làng

nghề cũ, mở mang làng nghề mới và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ như:

+ Xóc tiến qui hoạch chi tiết các làng nghề gắn liền với việc qui hoạch giao

thông nông thôn và khắc phục ô nhiễm môi trường.

+ Cần phân loại làng nghề với những tiêu chí phù hợp trong đó làng nghề

thủ công mỹ nghệ được khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ với mức cao hơn.

+ Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu một phần nguyên liệu cho

sản xuất phục vụ xuất khẩu mà nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được thì sẽ

được miễn thuế nhập khẩu.

+ Hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề.

- Về đào tạo

Các làng nghề cũng cần tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho

việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thợ thủ công được đào tạo

trong các làng nghề truyền thống theo phương pháp vừa học vừa làm. Đối với

nghệ nhân, Nhà nước cũng cần có những qui chế phong tặng nghệ nhân và tặng

thưởng xứng đáng với công lao của họ. Để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt

động ngoại thương, Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ quản lý và

kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang

EU, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo thông qua các chính sách về thuế,

hỗ trợ tài chính...

Làm tốt công tác đào tạo lao động sẽ giúp cho lực lượng lao động tham gia

vào ngành sản xuất này được duy trì, phát triển và có tay nghề cao, góp phần tạo

ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng trong thời gian ngắn, tạo thuận lợi cho đẩy

mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

67

Page 68: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.1. Vận dụng có hiệu quả giải pháp marketing xuất khẩu

Giải pháp marketing xuất khẩu là một giải pháp tổng hợp từ việc nghiên

cứu thị trường đến ỏp dụng các chiến lược về sản phẩm, về giá cả, về kênh phân

phối và xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu. Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thường áp dụng một cách riêng lẻ các chiến lược

này. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU, các doanh

nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần áp dụng những giải

pháp marketing này một cách bài bản và có hệ thống.

- Nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường EU

EU là một thị trường hết sức cạnh tranh vì lượng hàng hóa nhập khẩu rất

nhiều nên doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm phù hợp

với nhu cầu thị trường để có thể thâm nhập thị trường này một cách hiệu quả. Để

làm tốt việc này, các doanh nghiệp cần phải củng cố và phát triển phòng điều tra

nghiên cứu thị trường, tổng hợp tin tức và xử lý thông tin để đưa ra định hướng và

quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời, chính xác và hiệu quả cao.

Trong việc nghiên cứu các thông tin thị trường, phương pháp nghiên cứu

phổ biến hiện nay là nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này tuy đỡ tốn kém và phù

hợp với khả năng của nhiều doanh nghiệp nhưng độ tin cậy không cao, hơn nữa

thông tin lại không cập nhật. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chuyển hướng khai

thác các nguồn thông tin khác bằng nhiều phương pháp hiện đại như tìm kiếm

thông tin qua mạng Internet, qua các tổ chức xúc tiến thương mại, đặc biệt là

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổ chức xúc tiến thương

mại EU.

Để tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU các

doanh nghiệp cần lưu ý:

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

68

Page 69: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

+ Nghiên cứu chính sách ngoại thương của EU về tính ổn định, mức độ tác

động, sự can thiệp của Chính phủ các nước thành viờn...đối với các vấn đề: chính

sách thị trường, chính sách mặt hàng, chính sách hỗ trợ...

+ Xác định và dự báo biến độ nhu cầu hàng hoỏ trờn thị trường thế giới,

trong đó cần chú ý một số vấn đề:

Xác định tiềm năng của thị trường EU về những mặt hàng thủ công mỹ

nghệ đang cần nhập khẩu qua số liệu thống kê, thăm dò ý kiến khách

hàng, bán hàng thử...

Xác định yêu cầu cụ thể của thị trường EU về các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ của Việt Nam như kiểu dáng, mẫu mã, tiêu chuẩn, chất lượng,

những quy định về xuất nhập khẩu, phương thức bán hàng...để có

những thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị

trường EU.

Nghiên cứu những nhu cầu mới phát sinh của thị trường EU để có thể

mở rộng hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực mới nếu được Nhà

nước cho phép.

Nghiên cứu tiềm năng bán hàng của các đối thủ cạnh tranh khỏc trờn

thế giới, phân tích cỏc kờnh bán hàng, giá cả, mẫu mã, quảng cỏo...để

tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra những

kết luận bổ Ých cho việc xâm nhập thị trường EU ngày càng dễ dàng

hơn sau này.

Bên cạnh đú, cỏc doanh nghiệp Việt Nam còng cần nghiên cứu về sự biến

động nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ và những nhân tố ảnh hưởng đến sự

biến động đó để có chính sách xuất khẩu phù hợp. Thông thường có thể thấy các

nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động nhu cầu này bao gồm:

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

69

Page 70: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Nhân tố có tính chu kỳ làm dung lượng thị trường biến đổi nh sù vận động

của tình hình kinh tế các nước trên thế giới, tính chất thời vụ trong sản xuất, phân

phối và lưu thông hàng hoá.

Nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường nh sù tiến bộ của

khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng, các hàng hoá thay thế.

Nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường nh sù đầu cơ,

chiến tranh, hạn hán, bão lụt, các xung đột chính trị xã hội.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các doanh

nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài, đặc biệt là môi trường

kinh tế, môi trường văn hoá và môi trường cạnh tranh. Do sản phẩm thủ công mỹ

nghệ không thuộc nhúm cỏc nhu yếu phẩm nên chỉ ở những nước có nền kinh tế

tương đối phát triển nh EU, người tiêu dùng mới quan tâm đến các sản phẩm

mang tính nghệ thuật trang trí. Tuy nhiên, ở mỗi nước, đặc điểm về văn hoá, lối

sống, thị hiếu người tiêu dùng lại rất khác nhau nên doanh nghiệp cần nghiên cứu,

nắm bắt được đặc điểm của từng thị truờng nước thành viên của EU khi muốn đẩy

mạnh xuất khẩu vào thị trường rất kén chọn này. Ngoài yêu cầu về chất lượng, các

doanh nghiệp sản xuất cần đặc biệt chú ý đến việc tạo ra những sản phẩm phù hợp

với những nét đặc trưng về văn hoá của người tiêu dùng EU.

- Chiến lược sản phẩm

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới

trang thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn

nhập khẩu của thị trường EU. Một phương pháp để tăng chất lượng sản phẩm là

chuyên môn hóa sản phẩm. Chuyờn mụn húa sản phẩm cho phép các doanh

nghiệp sản xuất tận dụng được lợi thế về quy mô sản xuất, tích lũy nhiều kinh

nghiệm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu các doanh nghiệp hàng thủ công

mỹ nghệ Việt Nam có thể chuyên môn hóa sản phẩm, họ sẽ có thể giảm được giá

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

70

Page 71: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

thành sản phẩm nhờ qui mô sản xuất lớn, giảm thiểu những nhược điểm trong sản

xuất và kinh doanh do có nhiều kinh nghiệm tích lũy đồng thời thỏa mãn tốt hơn

nhu cầu khắt khe của thị trường do chất lượng sản phẩm được nâng cao và ổn

định. Tuy vậy, trước khi tiến hàng chuyên môn hóa sản xuất, các doanh nghiệp

cần nghiên cứu kỹ nhu cầu và xu hướng vận động của thị trường trong tương lai.

+ Không ngừng cải tiến mẫu mã: Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

được đánh giá là yếu về kiểu dáng mẫu mã. Người tiêu dùng EU ưu chuộng các

sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính thời trang rõ nét vơớ mẫu mã được thay

đổi thường xuyên. Vì vậy, để khẳng định vị trí của hàng thủ công mỹ nghệ Việt

Nam trên thị trường này, các doanh nghiệp phải đầu tư hơn nữa cho khâu cải tiến

sản phẩm. Các doanh nghiệp cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

Xõy dùng một đội ngò họa sĩ tạo mẫu chuyên nghiệp và thường

xuyên đầu tư để đội ngò này nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật

kiến thức về thị trường EU, phục vụ tốt hơn cho việc sáng tạo mẫu mã

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường này.

Mẫu mã do các thợ thủ công tại các làng nghề truyền thống thiết kế

thường chưa mang tính thương mại cao. Các mẫu này thường khó có

thể sản xuất với số lượng lớn, giá thành sản xuất quá cao, khó đóng gói

chuyên chở và bảo quản hoặc chưa phù hợp với phong tục, thị hiếu của

thị trường nước ngoài...Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần phối hợp

chặt chẽ với thợ thủ công trong việc thiết kế mẫu mới, cung cấp những

yêu cầu của thị trường nhập khẩu như mầu sắc, kích cỡ đang thịnh

hành; phong cách lối sống, thị hiếu của người tiêu dùng; xu hướng tiêu

dùng...

Tận dùng nguồn cung cấp mẫu mã từ phía khách hàng. Họ là những

nhà nhập khẩu nhà phân phối nước ngoài, hơn ai hết họ hiểu rõ khách

hàng của mình cần gì để bán hàng tốt hơn họ sẽ yêu cầu cung cấp

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

71

Page 72: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

những mặt hàng khách hàng ưu chuộng. Doanh nghiệp Việt Nam nên

hợp tác thiện chí cùng có lợi với các đối tác này để đưa ra những mẫu

mã mới phù hợp với thị trường. Để thực hiện được điều này, các doanh

nghiệp cần chăm sóc tốt hơn nữa khách hàng của mình, tăng cường mối

quan hệ bạn hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

+ Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dõn tộc độc đáo trong sản phẩm:

Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được nhiều người tiêu dùng

EU ưa chuộng bởi chúng mang đậm nét văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Trờn

cỏc sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường biểu đạt phong cảnh sinh

hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên,

biểu tượng thần phật...Cỏc doanh nghiệp cần phát huy những nét văn hóa truyền

thống này để tạo sự khác biệt đặc trưng so với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh

tranh.

+ Chú trọng đến bao gói sản phẩm: Bao bì là một phần của sản phẩm. Các

sản phẩm bày bán la liệt trờn cỏc sạp hàng và các sản phẩm được bao gãi sang

trọng sẽ mang lại cảm giác và sự đánh giá khách nhau của khách hàng mặc dù

chất lượng sản phẩm có thể tương đương nhau. Người dân EU rất chuộng hình

thức nên công đoạn đóng gói rất quan trọng vỡ đõy được xem như công đoạn

trang điểm cho sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, doanh số bán hàng lệ thuộc

vào việc đóng gói đẹp hay xấu, có tạo sự sang trọng, tinh tế hay không. Vì vậy,

các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần

quan tâm tới vấn đề bao gói để có thể đáp ứng được yêu cầu bán sản phẩm tại thị

trường này. Bên cạnh đó, bao gói sản phẩm cũng cần đáp ứng các qui định về an

toàn và tiêu chuẩn hóa sản phẩm đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường.

- Chiến lược định giá

Chiến lược định giá nằm trong chiến lược marketing tổng thể của mỗi

doanh nghiệp, góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp xuất khẩu

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

72

Page 73: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Hoạt động xây dựng giá của các doanh

nghiệp này sang EU còn thiếu tính chiến lược, chưa tổng thể. Vì vậy, việc định giá

cần được tuân theo những giải pháp sau:

+ Xác định mục tiêu tổng thể cho việc định giá: trước khi tiến hành một

hoạt động kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

của Việt Nam cần đưa ra những chiến lược định giá phù hợp nhằm thực hiện được

mục tiêu tổng thể đã đặt ra.

+ Để tránh tình trạng bị Ðp giá, mỗi doanh nghiệp cần xõy dựng một khung

giá cho từng mặt hàng trên cơ sở tính toán, phân tích các chi phí, giỏ cỏc sản

phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, mặt bằng giỏ trờn thị trường quốc tế...Tựy

theo mục tiêu tổng thể và mục tiêu trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thể áp dụng những phương pháp định

giá thích hợp.

+ Căn cứ vào quan hệ cung cầu trên thị trường EU, tình hình cạnh tranh, xu

hướng giá cả, giá của đối thủ cạnh tranh để xác định giá phù hợp.

+ Mặt bằng thu nhập của thị trường EU khá cao. Chất lượng sản phẩm

thường được đặt lên hàng đầu nên giá cả không phải là vấn đề quan trọng nhất,

khách hàng vẫn có thể chấp nhận mức giá cao hơn nếu nh chất lượng sản phẩm

thực sự tốt. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam nên đầu tư chiều sâu trong lĩnh vực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

để từ đó có cơ sở nâng giá trị xuất khẩu.

+ Khách hàng thường sẵn sàng trả giá cao đối với những sản phẩm mới

hơn là những sản phẩm quen thuộc bởi họ cho rằng giá cả luôn đi liền với chất

lượng, sản phẩm giá cao thì chất lượng được đảm bảo. Vì vậy, các doanh nghiệp

sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nên đầu tư vào việc

phát triển sản phẩm mới để tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu của mình.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

73

Page 74: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

+ Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam cần cải tiến công tác quản lý, giảm thiểu các chi phí vận chuyển, hành chính,

lưu kho, lưu bói...nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm trên thị

trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên tăng cường hoạt động nghiên cứu

giá cả thường xuyên, đưa ra các dự báo về giỏ trờn thị trường EU cũng như thị

trường quốc tế, theo dõi tình hình tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và đồng EU...để

từ đó có những quyết định về giỏ chớnh xác.

- Chiến lược phân phối

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của cỏc kờnh phân phối trên thị trường EU

là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa

là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoỏ cho

hệ thống các cửa hàng siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống

bán lẻ của tập đoàn khỏc. Kờnh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các

nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ

thống bán lẻ của tập đoàn minh còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của

tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Ngoài 2 hình thức phân phối trờn cỏc nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phân

phối sản phẩm của mình qua cỏc khõu trung gian của hệ thống phân phối của nhà

nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản xuất khác

của nước nhập khẩu. Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở

mỗi nước nhập khẩu mà nhà xuất khẩu có thể chọn những kênh phân phối thích

hợp nhất cho mỗi sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều nhất với khách hàng tiềm

năng.

Theo kinh nghiệm, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu của Việt Nam có

thể tiếp cận với các nhà nhập khẩu EU bằng hai cách:

+ Một là, tìm hiểu các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp. Việc tìm

kiếm các nhà nhập khẩu này được tiến hành thông qua các thương vụ của Việt

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

74

Page 75: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Nam tại EU; phái đoàn EC tại Hà Nội; các đại sứ quán của các nước EU tại Việt

Nam.

+ Hai là, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên liên

doanh với các công ty xuyờn quốc gia EU để trở thành công ty con.

- Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu

Trong môi trường cạnh tranh quốc tế nh hiện nay, các chính sách về sản

phẩm, thị trường và giá cả sẽ không thể phát huy được hết hiệu quả nếu không có

chiến lược xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu thích hợp. Một sản phẩm hàng thủ công

mỹ nghệ xuất hiện trên thị trường EU nhưng không hề có tên tuổi, không được

quảng bá trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng, không được hỗ trợ bởi các

hình thức xúc tiến sẽ khó có thể đứng vững được trên thị trường này. Chính vì

vậy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam cần biết cách tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cần thiết cho

khách hàng, gợi mở nhu cầu cho khách hàng về sản phẩm của mình. Một số giải

pháp xúc tiến xuất khẩu các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của Việt Nam có thể áp dụng để thâm nhập hiệu quả vào thị trường EU

là:

+ Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Thị trường EU coi trọng những sản

phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy nờn cỏc doanh nghiệp xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này cần có chiến lược xây

dùng cho mình một thương hiệu mạnh. Thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập

uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Nó là căn cước của sản phẩm, thể hiện sự đảm

bảo và chịu trách nhiệm về sản phẩm của doanh nghiệp. Để xây dựng và quảng bá

thương hiệu trên thị trường EU các doanh nghiệp cần:

Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu trí tuệ và bản quyền nhón mỏc hàng

hóa tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu trí tuệ - Bé

Công Thương).

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

75

Page 76: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hướng dẫn, hỗ trợ để đăng ký

bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường EU.

Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của EU và của từng nước thành

viên để áp dụng hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại theo đúng qui

định của luật pháp.

Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là biện pháp hữu hiệu góp phần

xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

+ Tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm trên thị trường EU: Khi tuyên

truyền quảng cỏo, cỏc doanh nghiệp cần chú ý tới đặc điểm về môi trường văn

hóa tại từng thị trường nước thành viên. Các thông điệp quảng cáo phải đơn giản,

dễ hiểu, trỏnh gõy hiểu nhầm, có sức hấp dẫn. Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo

phải đạt 3 mục tiêu: truyền tải thông tin, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và

tuyên truyền gợi nhớ để khách hàng không lãng quên sản phẩm của doanh nghiệp

mình.

Quảng cáo có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như

quảng cáo trên truyền hình, đài, báo, tạp chí, tờ rơi, catalogue, panụ, áp phích, xây

dựng các website, chào hàng qua thư điện tử, tài trợ cho các hoạt động thể thao,

giải trí hay các chương trình giáo dục, tham gia hội nghị khách hàng, thông qua

các cuộc hội thảo...Bờn cạnh việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và sản

phẩm một cách trực tiếp, doanh nghiệp có thể sử dụng những bài viết mang tính

khách quan đăng trờn cỏc bỏo và tạp chí nước ngoài. Hình thức này không quá

tốn nhưng hiệu quả mang lại rất lớn.

+ Tham gia các hội trợ triển lãm: Hội trợ triển lãm gần đây đã trở thành

một hình thức xúc tiến thương mại phổ biến và rất hiệu quả. Đây là cơ hội để các

doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thể tự giới thiệu

chi tiết về doanh nghiệp mình và sản phẩm của mình, gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với

khách hàng và có thể ký được những hợp đồng xuất khẩu lớn.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

76

Page 77: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Khi tham gia các hội chợ triển lãm tại EU, các doanh nghiệp Việt Nam có

thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường, phát hiện và khơi gợi nhu cầu của

người tiêu dùng tại thị trường này. Để việc tham gia hội chợ triển lãm thực sự có

hiệu quả lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng những mục tiêu chiến

lược và kế hoạch cụ thể, thường xuyên đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có

thể tận dụng sự giúp đỡ của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các

cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước thành viên của EU. Thiết lập mối

quan hệ với các cơ quan này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được những

thông tin về thị trường và các đối tác nước ngoài hoặc nhờ họ can thiệp vào những

vấn đề phát sinh trong quá trình làm ăn với các đối tác nước ngoài.

2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu

Phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Yếu tố con người mang ý nghĩa quyết định vì

vậy đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả lao động

chính là đảm bảo cho phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của ngành hàng thủ công mỹ nghệ tuy dồi dào,

khéo léo, sáng tạo tuy nhiên còn nhiều hạn chế như trình độ tay nghề còn yếu, có

Ýt nghệ nhân tay nghề cao, chưa có tác phong làm việc cụng nghiệp...(đó được đề

cập ở chương 2). Để phát triển đồng thời khắc phục những hạn chế về nguồn nhân

lực phục vụ cho công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tác

giả xin đề xuất một số biện pháp sau:

- Mỗi doanh nghiệp cần thành lập hoặc củng cố bộ phận tổ chức - quản lý

nhân sự đủ mạnh, lùa chọn ra những người đủ đức, đủ tài và ưu tiên đãi ngộ cao

cho công tác tổ chức nhân sự.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo phải căn cứ vào tầm quan trọng và

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

77

Page 78: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

vị trí mỗi công việc, nhu cầu hiện tại và trong tương lai của từng loại hình nghiệp

vụ. Chọn đối tượng để đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng họ trở thành chuyên

gia ở từng lĩnh vực nhằm tăng hiệu suất làm việc.

- Thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách

trích từ quỹ phóc lợi hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Phối

hợp với các doanh nghiệp bạn và các hiệp hội ngành nghề tạo quỹ chung cho đào

tạo phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động dưới sự bảo trợ của Nhà nước.

- Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng chuyên môn nghề nghiệp và có chế độ

đãi ngộ thỏa đáng cho người có đóng góp cho việc xây dựng, phát triển doanh

nghiệp, người có năng suất và hiệu quả lao động cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp

cần có chính sách minh bạch trong việc giải quyết lao động dư thừa.

2.4. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác

Gần đây, vấn đề năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

còng nh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

liên tục được đề cập trờn cỏc kênh thông tin đại chúng. Có nhiều yếu tố tác động

đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh này nhưng yếu tố quyết định vẫn thuộc về

bản thân doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có tên tuổi và bề dày hoạt động,

việc thực hiện được các mục tiêu này là một thách thức lớn. Vì vậy, đối với các

doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vấn đề này càng trở nên nặng nề và khó khăn hơn rất

nhiều. Theo tác giả, một trong các cách thức hiệu quả cho các doanh nghiệp này là

cần liên kết với các doanh nghiệp khác trong đó bao gồm liờn kết với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ khác và liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia.

- Liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng

Mét doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và đạt được khả năng cạnh

tranh quốc tế đều phải có mối liên kết chặt chẽ với kinh tế vùng, trong đó đặc biệt

là liên kết các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, lao động, nhà xưởng đất đai,

máy móc thiết bị...Sự liên kết này càng chặt chẽ càng giúp cho doanh nghiệp ổn

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

78

Page 79: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

định được các yếu tố đầu vào chủ động trong sản xuất tạo lợi thế cạnh tranh về sản

phẩm, giá cả.

Một đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ của Việt Nam đó là năng lực sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy mà rất

nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ những đơn đặt hàng với giá trị lớn. Khi các doanh

nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau họ có thể cùng nhau hợp tác để thực hiện

được các hợp đồng này mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mình và góp

phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động.

- Liên kết với các tập đoàn đa quốc gia

Kênh phân phối chủ yếu tại thị trường EU là thông qua các trung tâm thu

mua của các tập đoàn đa quốc gia. Do đó muốn thâm nhập vào thị trường này các

doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải trở thành nhà

cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia này. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp

cận và thiết lập mối quan hệ lâu dài với các tập đoàn này.

2.5. Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

(VietCraft)

Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thành lập vào

10/5/2007 theo quyết định số 302/QĐ- BNV của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Tính đến

thời điểm này, VietCraft đó cú 137 doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trên khắp cả nước đã đăng

ký tham gia, trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. VietCraft thu hót được 60

thành viên tại thành phố Hồ Chí Minh, 38 thành viên tại Hà Nội, 12 thành viên tại

tỉnh Bình Dương, 14 thành viên tại tỉnh Hà Tây, 20 thành viên tại tỉnh Quảng

Nam...Trở thành viờn của Hiệp hội VietCraft, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi

Ých.

- Về công tác xúc tiến thương mại

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

79

Page 80: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

VietCraft giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tăng cường công tác xúc tiến

thương mại. Hiệp hội đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham dự hội chợ vàng thủ công

mỹ nghệ tại Las Vegas vào tháng 7/2007 và Hội chợ Thủ công mỹ nghệ tại

thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2007. Mục đích của 2 hội trợ này nhằm

cung cấp thông tin cập nhật về hàng thủ công mỹ nghệ cho các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh Việt Nam và các nhà nhập khẩu, phân phối nước ngoài. Ngoài

ra VietCraft sẽ tiến hành xây dựng hoàn thiện website thông tin về các thị trường

tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ,

Canada...và xây dựng một thư viện chuyên ngành của lĩnh vực ngành hàng hàng

thủ công mỹ nghệ mỹ của Việt Nam và thế giới. Bước đầu, thư viện này sẽ có tối

thiểu 700 đầu sách tham khảo về kỹ thuật sản xuất các mặt hàng thủ công trên thế

giới, thông tin thị trường, tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin trực

tuyến...Trờn cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ có đầy đủ các thông tin để có thế xây

dựng chiến lược xuất khẩu riêng của mình.

- Về mẫu mã sản phẩm

Nhằm phát triển khâu thiết kế mẫu mã, cũng trong năm 2007, Ban chấp

hành VietCraft sẽ tiến hành xây dựng một phòng trưng bày các sản phẩm thiết kế

mới nhất theo thị hiếu của thị trường cho từng nhóm sản phẩm của ngành hàng

thủ công mỹ nghệ Việt Nam và hình thành một mạng lưới các nhà tư vấn thiết kế

chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp. Về khâu thực hành thiết kế mẫu mã, 2

khóa đào tạo về thiết kế do các chuyên gia thiết kế nước ngoài trực tiếp đảm

nhiệm để hướng doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả với các thị trường xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là EU, Mỹ và Nhật Bản sẽ

được tổ chức lần lượt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Về phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững

Trong thời gian tới, VietCraft sẽ khảo sát về thực trạng nguyên liệu phục vụ

cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt là mây, tre, đất sét, gỗ, đá và tơ lụa để đánh

giá trữ lượng và chất lượng thực tế nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của Chính phủ và các

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

80

Page 81: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

chương trình đào tạo, dự án tài trợ quốc tế. Song song với việc làm này, các trung

tâm nghiên cứu và phát triển chuyên ngành về lĩnh vực ngành hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam (thiết bị, chế biến, thiết kế...) được thành lập để có thể làm

chủ được các kỹ thuật xử lý và chế biến nguyên liệu để có chất lượng nguyên liệu

phù hợp với yêu cầu của từng thị trường cụ thể.

Tóm lại, để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam sang thị trường EU, Nhà nước và doanh nghiệp cần có những giải pháp hữu

hiệu và thiết thực để tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như duy trì và tăng thị phần

của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường này. Nhà nước cần hoàn

thiện hơn nữa môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, giải pháp về cung cấp ổn định nguồn

nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển làng

nghề đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng lực sản xuất qua đó tăng năng

lực cạnh tranh của sản phẩm. Chiến lược xúc tiến thương mại phát triển thị trường

của Nhà nước sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các

nhà nhập khẩu, phân phối của EU.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam cần chủ động xây dựng những giải pháp riêng cho

mình để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường EU. Điều quan

trọng nhất là cần vận dụng có hiệu quả giải pháp marketing xuất khẩu từ khâu

nghiên cứu thị trường đến sản xuất sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng,

tìm ra kênh phân phối và xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu hợp lý. Đồng thời, doanh

nghiệp cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu; xây dựng

mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khách để tăng qui mô sản xuất và tăng

năng lực cạnh tranh. Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam (VietCraft) là lùa chọn thông minh cho mỗi doanh nghiệp trong xu thế

hội nhập, hợp tác cựng phỏt triển.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

81

Page 82: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Kết luận

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt và được ưu chuộng ở

nhiều nước trên thế giới, trong đó EU là thị trường có nhu cầu lớn về mặt

hàng này. Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU đã thực sự đi vào thế ổn định và

ngày một phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho Vi

ệt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường EU. Kim

ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta tăng trưởng nhanh với

tốc độ 18,36% trong giai đoạn 2001- 2006. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng mà ta

có khả năng xuất khẩu và tiềm năng nhập khẩu của EU còn lớn thì ta lại chưa

khai thác hết được như gốm sứ, mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ...Để có thể đẩy

mạnh tốc độ tăng trưởng về kim ngạch, tăng khối lượng xuất khẩu, tạo vị trí

vững chắc trên thị trường EU, các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trên tất

cả cỏc khõu từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm và hậu mãi. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các

doanh nghiệp khác cũng là biện pháp hữu hiệu giỳp cỏc doanh nghiệp nâng cao

năng lực cạnh tranh. Đồng thời, với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng hệ thống pháp

luật và chính sách vĩ mô ngày càng ổn định, rõ ràng và thông thoáng, năng lực cạnh

tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ được nâng cao, không những trụ

vững trên thị trường EU núi riêng mà ngày càng vươn mạnh ra thị trường thế giới.

Luận văn đã khái quát về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ thời

kỳ 1975 đến nay và trình bày một số đặc điểm của thị trường hàng thủ công mỹ

nghệ của EU. Đồng thời, luận văn phân tích chung tình hình xuất khẩu mặt hàng

này sang thị trường EU cùng với những điểm thuận lợi và khó khăn các doanh

nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường

này. Phần cuối của luận văn là các giải pháp đề xuất để thúc đẩy xuất khẩu sang

thị trường EU đối với các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

82

Page 83: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè và các nhà

chuyên môn để luận văn thiết thực hơn trong việc áp dụng vào công việc thực tiễn

và mở rộng nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo

hướng dẫn - ThS. Nguyễn Trọng Hải cựng cỏc thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh

doanh quốc tế đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành

cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài

liệu hoàn thành luận văn.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

83

Page 84: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bé Tài Chớnh (2002), Thông tư số 61/2002/TT-BTC ngày 11/02/2002 về

chi phí hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp.

2. Bộ Thương Mại (2000), Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, ngày

24/2/2000, trang 5.

3. Bộ Thương Mại (2000), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 -

2010, 6/2000.

4. Dương Hữu Hạnh (2000), “Nghiờn cứu thị trường xuất khẩu” (Export

smarket research), NXB Thống kê 2000, trang 32 - 34.

5. Dương Lãng (2005), “Phự Lóng - Phát triển làng nghề thành vùng du lịch”,

Báo Nhân dân, sè ra ngày 12/01/2005.

6. Đỗ Thị Loan (2000), Marketing xuất khẩu và việc vận dụng trong kinh

doanh xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trang 94 - 105.

7. Đại học Ngoại Thương (2001), Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước: Thị

trường EU và các yêu cầu của thị trường EU đối với xuất khẩu của Việt

Nam, trang 18-25.

8. Mai Phương & Thanh Xuân (2005), “Cước phớ đố doanh nghiệp”,

www.vneconomy.com.vn ngày 03/02/2005.

9. Nhật Anh (2004), “Vực dậy làng nghề, phố nghề: Không thể vắng các nghệ

nhõn”, Báo Kinh tế và Đô thị, sè ra ngày 25/10/2004, trang 17 - 18.

10. Nguyễn Thị Anh Thư (2004), “Giải pháp khuyến khích phát triển

xuất khẩu làng nghề phục vụ phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế số 313/2004, trang 32 - 34.

11. Nguyễn Xuân Trường (2005), “Một số giải pháp phát triển ngành

Chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ”, Tạp chí Thương Mại VIR, sè 12/2005,

trang 28 - 31.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

84

Page 85: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

12. Phan Anh Tuấn (2006), “Làng nghề Hà Nam khát vốn”, Báo

Thương Mại, sè 30/2006, trang 21 - 22.

13. Philip Kotler (1998), Nguyên lý Marketing (Tài liệu dịch), NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, trang 58 - 60.

14. Thế Dương (2004), “Phỏt triển làng nghề gắn với du lịch, bảo tồn

nghề truyền thống”, Báo Kinh tế và Đô thị, sè 25/10/2004, trang 23 - 26.

15. Thu Huyền (2007), Một số điều cần biết về thị trường EU, Tạp chí

Ngoại Thương số 20, 21, 22, 23 ra các ngày từ 11/7 - 20/8/2007.

16. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 02/2001/QĐ - TTg ngày

2/1/2001 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với

các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp.

17. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ - TTg

ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề

nông thôn.

18. Từ Thanh Thủy (2000), “Mười năm quan hệ thương mại Việt Nam

-EU”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, sè 2/2000, trang 21 - 23.

19. Trần Văn Châu (2003), “Quan hệ thương mại EU - Việt Nam thực

trạng và phương hướng phát triển”, Thị trường Châu Âu và khả năng đẩy

mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sng thị trường Châu Âu giai đoạn

2001 - 2010 (sách tham khảo), NXB Thống kê 2003, trang 39 - 43.

20. Vũ Chớ Lộc & Nguyễn Thị Mơ (2003), “Thị trường EU - Mét số đặc

điểm, thách thức và triển vọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”, Thị

trường Châu Âu và khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001 - 2010, NXB Thống kê 2003, trang

28 - 29.

21. Vũ Hữu Tửu (2000), Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất

nhập khẩu, NXB Giáo dục 2000, trang 28 - 30, 53 - 62.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

85

Page 86: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

22. Trung tâm thông tin Thương mại - Bé Công Thương (VTIC):

http://www.vinanet.com.vn.

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

86

Page 87: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương i: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

và những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ eu 4

I. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 4

1. Một số khái niệm cơ bản 4

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế 4

2.1. Phát triển làng nghề truyền thống 5

2.2. Tăng thu ngoại tệ 6

2.3. Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân 7

2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế 7

2.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương8

2.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại 9

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 9

3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý 10

3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa - xã hội 10

3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ

11

3.4. Các nhân tố thị trường 12

3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp

14

ii. Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 16

1. Hình thức xuất khẩu 16

2. Kim ngạch xuất khẩu 18

3. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chính 19

4. Thị trường xuất khẩu. 22

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

Page 88: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

iii. Những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ EU 24

1. Là thị trường chung 24

2. Đặc điểm khách hàng 26

3. Xu hướng tiêu dùng 28

4. Kênh phân phối 28

cHương ii: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

của việt Nam sang thị trường eu 31

i. Kim ngạch xuất khẩu hàng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

trong thời gian qua 31

1. Kim ngạch xuất khẩu chung 31

2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 33

3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 35

ii. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU 37

1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang thị trường EU 37

1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 37

1.2. EU là một thị trường chung thống nhất 40

1.3. Quan hệ thương mại của Việt Nam - EU ngày càng được củng cố,

tăng cường 40

2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

sang thị trường EU 44

2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định 44

2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư 45

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A

Page 89: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang EU

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

2.3. Qui mô sản xuất nhá, không đáp ứng được đơn hàng lớn 47

2.4. Nguồn nhân lực trình độ còn thấp 48

2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế 49

Chương iii: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ

nghệ của việt nam sang thị trường eu 52

i. Chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

đến năm 201052

ii. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị

trường EU 54

1. Giải pháp về phía Nhà nước 55

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 55

1.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào 56

1.3. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu 56

1.4. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường 58

1.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 59

1.6. Các chính sách đối với làng nghề62

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 63

2.1. Vận dụng có hiệu quả giải pháp marketing xuất khẩu 63

2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu 72

2.4. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác 73

2.5. Tích cực tham gia Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam (VietCraft) 74

Kết luận 77

tài liệu tham khảo 79

Danh mục bảng biểu

Nguyễn Thị Lan Anh Líp Anh 4 - K42A Líp Anh 4 - K42A