thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

74
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VXUT KHU LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH XUT KHU LAO ĐỘNG TI VIT NAM I – Khái quát vxut khu lao động Để thun tin cho quá trình nghiên cu, trước hết em xin được đề cp các khái nim liên quan đến hot động xut khu lao động. 1, Khái nim : 1.1 Lao động : Là hot động có mc đích, có ý thc ca con người nhm thay đổi nhng vt thtnhiên, để phù hp vi li ích ca mình. Lao động là svn động ca sc lao động, là quá trình kết hp gia sc lao động và tư liu sn xut to ra ca ci vt cht cho xã hi. Thành qudo con người to ra trong quá trình lao động để nuôi sng  bn thân h, gia đình hđảm bo stn ti ca xã hi. Lao động có năng sut, cht lượng đem li hiu qucao là nhân tquyết định sphát trin ca đất nước. Vì vy lao động có mt vtrí vô cùng quan trng và không ththiếu được trong bt kmt chế độ xã hi nào, mt quc gia nào. Mi con người đến độ tui lao động, có khnăng lao động đều mong mun và có quyn được lao động để nuôi sng bn thân, giúp đỡ gia đình và làm giàu cho xã hi. 1.2 Sc lao động : Là tng hp thlc và trí lc ca con người trong quá trình to ra ca ci xã hi, phn ánh khnăng lao động ca con người, là điu kin đầu tiên cn thiết trong quá trình lao động xã hi. 1.3 Ngun lao động : Là mt bphn ca dân cư bao gm nhng người trong độ tui lao động, không ksngườ i mt khnăng lao động và nhng người ngoài độ tui lao động (trên hoc dưới tui lao động) nhưng thc tế có tham gia lao động. (Nước ta độ tui lao động quy định t15-55 đối vi nvà 15-60 đối vi nam). 3

Transcript of thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Page 1: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 1/74

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNHXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

I – Khái quát về xuất khẩu lao động

Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, trước hết em xin được đề cậpcác khái niệm liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

1, Khái niệm :

1.1 Lao động : Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngườinhằm thay đổi những vật thể tự nhiên, để phù hợp với lợi ích của mình. Laođộng là sự vận động của sức lao động, là quá trình kết hợp giữa sức lao độngvà tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Thành quả do con người tạo ra trong quá trình lao động để nuôi sống bản thân họ, gia đình họ và đảm bảo sự tồn tại của xã hội. Lao động có năngsuất, chất lượng đem lại hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của

đất nước. Vì vậy lao động có một vị trí vô cùng quan trọng và không thểthiếu được trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, một quốc gia nào. Mỗi conngười đến độ tuổi lao động, có khả năng lao động đều mong muốn và cóquyền được lao động để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và làm giàucho xã hội.

1.2 Sức lao động : Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trongquá trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, làđiều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội.

1.3 Nguồn lao động : Là một bộ phận của dân cư bao gồm nhữngngười trong độ tuổi lao động, không kể số người mất khả năng lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động (trên hoặc dưới tuổi lao động) nhưngthực tế có tham gia lao động. (Nước ta độ tuổi lao động quy định từ 15-55đối với nữ và 15-60 đối với nam).

3

Page 2: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 2/74

1.4 Thị trường lao động : Thị trường là một phạm trù riêng của kinh tếhàng hoá. Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hoá dịch vụ. Nội dung củathị trường được biểu hiện qua hai nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau :cung và cầu hàng hoá.

Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế mà ở đó diễn raquá trình mua bán, trao đổi, thuê mướn sức lao động. Ở nơi nào có nhu cầusử dụng lao động và có nguồn cung cấp lao động thì ở đó sẽ hình thành nênthị trường lao động. Đối tượng tham gia thị trường lao động gồm nhữngngười lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức lao động chinh là tiềncông mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. 

Khi cung và cầu lao động gặp nhau và hoạt động mua bán, trao đổihay thuê mướn sức lao động diễn ra trong phạm vi biên giới một quốc gia thì

ta có thị trường lao động nội địa, khi diễn ra ngoài biên giới quốc gia mộtnước thì ta có thị trường lao động quốc tế.

1.5 Xuất khẩu sức lao động : Là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuêmướn hàng hoá sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cánhân cung ứng sức lao động của nước đó với chính phủ, tổ chức, cá nhân sửdung sức lao động nước ngoài trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứnglao động.

 Như vậy. khi hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện sẽ có sự di

chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ một nước sang một nướckhác. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nướcxuất khẩu lao động, nước tiếp nhận sức lao động được coi là nước nhập khẩulao động. Trên thực tế có trường hợp xuất hiện vai trò của nước thứ ba làmnhiệm vụ trung gian, môi giới hoặc kinh doanh.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động xuất khẩu lao động, khác so với cácloại hàng hoá khác xuất phát từ tính đặc thù của loại hàng hoá này. Sức laođộng là một loại hàng hoá đặc biệt vì con người là chủ thể lao động, có tưduy và khả năng làm chủ bản thân. Cho nên trong hiệp đinh hay hợp đồng

cung ứng lao động, ngoài những điều khoản quy định như đối với các loạihàng hoá bình thường còn phải có những điều khoản đề cập đến đời sốngchính trị, văn hoá, tinh thần, sinh hoạt của người lao động. Những điều này

 bị chi phối phong tục, tập quán, tôn giáo, văn hoá của các quốc gia tham giavào lĩnh vực này.

4

Page 3: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 3/74

Có hai hình thức xuất khẩu lao động là :

- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (LHQ dùng kháiniệm di dân quốc tế) : là hình thức đầu tư lao động sống ra nước ngoài nhằm

thu hút thu nhập quốc dân từ nước ngoài về cho đất nước.- Xuất khẩu lao động tại chỗ: Theo luật Đầu tư nước ngoài của nước

ta, là hình thức đầu tư lao động sống ở trong nước để thực hiện giá trị sứclao động cho mình đối với nước ngoài.

Trong nội dung khoá luận này, em chỉ xin đề cập đến hình thứcxuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2, Nguyên nhân hình thành và phát triển xuất khẩu lao động

Trong tác phẩm "Phép biện chứng tự nhiên", F. Ăng - ghen viết :"Con người sống lan rộng ra tất cả những nơi nào có thể được và người làloại động vật duy nhất làm được điều đó một cách độc lập, tự chủ". Ngay từ

 buổi bình minh của loài người đã xuất hiện sự di chuyển của nguồn lao độngđến những miền đất tốt đẹp hơn. Như vậy, sự di cư lao động quốc tế thể hiệntính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch sử. Chính sự phân bố không đồngđều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) và sự bùng nổ dânsố trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế

chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao độngở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiênthuận lợi, dân cư ở nước có mật độ cao di chuyển đến những nước có mật độdan cư thấp. Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tươngkhách quan trong quá trình làm việc của bản thân người lao động.

 Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quankhác như : chính sách của quốc gia, ý chí của nhà nước, của các tổ chứccung ứng và tiếp nhận lao động...

Phân tích cụ thể, ta thấy có những nguyên nhân sau đây :

Thứ nhất, do có sự mất cân đối vê số lượng lao động, khi nguồn laođộng một nước không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trongnước.

5

Page 4: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 4/74

Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của mộtnước có thể là do nước dó có tỷ lệ phát triển dân số cao nền sản xuất trongnước lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do nước đó cósự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đọan chuyển tiếp nền kinh tếchưa thể phù hợp ngay với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sảnxuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh.

Trong khi đó, nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sửdụng lao động lớn trong khi tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy rahiện tượng thiếu lao động.

Thứ hai, do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề nhất định màtrong nước không có hoặc không đủ. Ví dụ : ở một số nước phát triển rấtthiếu lao động trong các ngành nặng nhọc, độc hại còn ở nước nghèo lạithiếu các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.

Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật của mỗi quốcgia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổilao động với các quốc gia khác. Hành vi trao đổi này dẫn đến sự ra đời và

 phát triển của xuất khẩu lao động.

Thứ ba, do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sứclao động nước ngoài. Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiếnhành xuất khẩu lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có đượcnhững hợp đồng xuất khẩu lao động có giá cao và bù lại họ nhập khẩu lao

động tự những nước có giá cả thấp hơn. Điều này lý giải vì sao có nhữngnước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như : Cuba, Malaysia,Bungari...

Thứ tư, do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữangười lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vìlý do này mà nhiều người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫnmuốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bảnthân và gia đình.

Thứ năm, do xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, lực lượng sảnxuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giớiquốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốctế. Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốctế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động

6

Page 5: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 5/74

II – Tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam

1, Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, hoạt động xuất khẩu laođộng có vị trí quan trọng. Nó là hoạt động đặc thù nhằm đạt kết quả tổnghợp về kinh tế xã hội. Nhà nước ta đã xác định : "Đưa lao động đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập chongười lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách và góp phần tăngcường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Namvới các nước sử dụng lao động Việt Nam.

a, Xuất phát từ vấn đề kinh tế.

Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thị trường lao động khu vựcvà quốc tế đều nhận thấy một điều nổi bật, rõ ràng là: Một số nước côngnghiệp phát triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia... lẫn một số nước mới

 phát triển như Thailand, Malaisia, Philipine... ngay từ đầu, khi nền kinh tếcòn chưa phát triển đều biết sử dụng một phương tiện đầy hiệu quả, đó làxuất khẩu lao động. Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),khoản thu nhập của người lao đông của nước ngoài mỗi năm đạt tới 65,5USD, trong khi đó hàng năm tổng các khoản viện trợ chính thức (ODA) chỉđạt mức 51 tỷ USD. Người đi làm việc ở nước ngoài thường có mức thunhập bình quân cao hơn trong nước từ 6 đến 10 lần. Chênh lệch về thu nhậplà nguyên nhân khiến nhiều nước tận dụng mọi thời cơ đưa lao động đi làmviệc ở nước ngoài. Tại Việt Nam cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thịtrường, trong hơn 10 năm (1991 - hết tháng 6/2003) theo cơ chế mới đã đưađược gần 250.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đem lạithu nhập hàng năm 1 -1,5 tỷ USD. Tuy còn khiêm tốn trên thị trường laođộng thế giới nhưng về mặt kinh tế đã góp phần đáng kể làm tăng trưởngngân sách quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giải

quyết việc làm trong nước giữa hoàn cảnh nước ta còn đang chắt chiu từngđồng ngoại tệ mạnh. Có thể sử dụng một so sánh : Để có được 800 triệuUSD do xuất khẩu hàng dệt may chúng ta phải đầu tư rất nhiều cơ sở vậtchất, xây dựng nhà máy, trang bị máy móc thiết bị, đảm bảo cơ sở hạ tầng...

 Nhưng với gần 20.000 lao động xuất khẩu hàng năm, chúng ta thu đượclượng ngoại tệ gần gấp đôi mà số vốn đầu tư lại ít hơn nhiều lần.

7

Page 6: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 6/74

Về lâu dài xuất khẩu lao động nước ta có khả năng đóng góp cao chothu nhập quốc dân khi phạm vi xuất khẩu lao động được mở rộng, số lượngngười đưa đi lớn, ngành nghề hình thức đa dạng, chính sách và thủ tục đưalao động đi thông thoáng.

 b, Xuất phát từ vấn đề dân số và giải quyết việc làm

Sự gia tăng dân số, lao động ở Việt Nam là yêu cầu bức xúc phải pháttriển xuất khẩu lao động.

Sự phát triển dân số, lao động đối với Việt Nam hiện nay là một trongnhững vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp và gay gắt chẳng những trong giaiđoạn hiện nay mà còn trong những năm tới. Trong dân số có lực lượng laođộng - yếu tố quyết định của sản xuất, đồng thời dân số lại là lực lượng tiêu

dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Mối quan hệ này được cụ thểhoá thành quan hệ giữa dân số và phát triển là nội dung quan trọng của chiếnlược kinh tế xã hội.

Với tốc độ tăng dân số ở mức trên dưới 2% như hiện nay tạo nên áplực đối với đời sống và việc làm. Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1triệu việc làm mới, khoảng gần 8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chụcvạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu vực Nhà nước... Trong nhữngnăm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nướcta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc làm

trong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàngnăm cũng chỉ đạt 35% nhu cầu. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩulao động là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trướcmắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài.

 Nhu cầu việc làm càng ngày càng lớn mà khả năng giải quyết còn rấthạn chế trong khi tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm lớn song lại chưađược khai thác và phát huy, chưa gắn được lao động với tiềm năng đất đai vàtài nguyên.

Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm càng gay gắt khi đổi mới cơ cấukinh tế, tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế tấtyếu dẫn đến việc đẩy lao động tách khỏi việc làm cho một bộ phận lớn laođộng trở nên dư thừa, trước hết ở khu vực Nhà nước, các hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp... Trong các năm qua, lao động khu vực Nhà nước dư thừakhoảng 30%-50%, tương đương 1 triệu người. Mâu thuẫn trong bản thân vấnđề việc làm vừa là vấn đề kinh tế xã hội cơ bản lâu dài có tính chiến lược, lại

8

Page 7: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 7/74

vừa là vấn đề cấp bách trước mắt như đối tượng thanh niên mới lớn, laođộng thôi việc từ khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, gia đình chính sách xãhội... Không giải quyết được vấn đề việc làm thì sẽ nảy sinh các vấn đề xãhội trầm trọng dẫn đến mất an toàn xã hội, thậm chí mất ổn định chính trị.

Chính từ những mâu thuẫn trên chúng ta thấy việc phát triển xuấtkhẩu lao động như là một trong các hướng giải quyết việc làm, có tầm quantrọng to lớn và cần thiết đối với đất nước ta hiện nay.

c, Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nướcgóp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạihoá.

 Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tác phong làm việc công nghiệp sản xuất lớn, thái độ đúng đắn trong côngviệc... cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ sẽ là nguồn nhân lựcđáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

 Người Việt Nam ra nước ngoài lao động tốt sẽ góp phần tăng thêm uytín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tăng cường sự hiểu biết và góp

 phần thúc đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đólà điều quan trọng không thể thiếu được nếu muốn tiến hành thành công sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

d, Lợi thế của lao động xuất khẩu Việt Nam.

Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảngvà Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :"Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động", hoạt động xuất khẩu lao động trongnhững năm gần đây đã được sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp vàcác tầng lớp dân cư trong xã hội.

Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo thống kê số lượng

người trong độ tuổi lao động tính đến tháng 7/2002 là 40.694.360 người,mỗi năm bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng laođộng đó.

Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đại bộ phận (53%) ở độtuổi dưới 30, dưới 40 là 78%, chỉ có 22% dân số ở độ tuổi trên 40.

9

Page 8: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 8/74

Thứ tư , giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nướctrong khu vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao độngquốc tế.

Thứ năm, Việt Nam đang không ngừng tiến xa hơn trên con đườnghội nhập với thế giới, trong khi thị trường lao động quốc tế cũng khôngngừng tăng trưởng và đa dạng. Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam thamgia và phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động đi làm việc có thời hạnở nước ngoài từ năm 1980. Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới về cơ chếquản lý kinh tế chung của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động của ta cũngđã qua nhiều lần thay đổi, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và

quan hệ quốc tế của ta trong từng thời kỳ. Đánh giá chung, có thể nói côngtác xuất khẩu lao động của ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong mụctiêu đặt ra và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.

Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể chia thành hai thờikỳ.

a, Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế theo cơ chế bao cấp (1980-1990).

Thời kỳ này, lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước xãhội chủ nghĩa Đông Âu, gồm : Liên Xô (cũ), Cộng hoà dân chủ Đức (cũ),Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ phận công nhân xây dựng với số lượngđáng kể được đưa đi làm việc ở Irăc, Liby, Angiêri cùng với một số chuyêngia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang làm việc tại nhưngnước Châu Phi khác (Ăng - gô - la, Mô - zăm – bich, Công – gô, Y- ê –men,Madagasca...).

Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, khi đó nước ta là thành viên củaHội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nên hoạt động xuất khẩu lao động mang

tính chất hợp tác lao động, giúp đỡ lẫn nhau : bạn cần lao động để bù đắp sựthiếu hụt lao động trong phát triển kinh tế đất nước; ta cần bạn giúp đào tạovà nâng cao tay nghề cho người lao động và giải quyết việc làm cho bộ phậnlao động này. Nền kinh tế nước ta, đặc biệt là kinh tế đối ngoại, liên kết chặtchẽ với các nước thành viên khác của SEV, cơ chế quản lý kinh tế của tacũng tương tự như cơ chế quản lý của các nước đó mang tính quản lý tậptrung, bao cấp.

10

Page 9: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 9/74

Các nước như Irăc, Liby và các nước Châu Phi đón nhận lao động vàchuyên gia của Việt Nam cũng đều có cơ chế quản lý tương tự.

Vì vậy, cũng như các quan hệ kinh tế khác, quan hệ hợp tác sử dụnglao động giữa ta và các nước nay đều thông qua các Hiệp định chính phủ,

thpả thuận giữa ngành với ngành. Trong bối cảnh đó, cơ chế hợp tác sử dụnglao động và chuyên gia theo mô hình nhà nước trực tiếp ký kết và tổ chứcthực hiện đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

Số lượng lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitrong thời kỳ này là gần 300.000 người, trong đó đi lao động ở 4 nước xã hộichủ nghĩa (Liên Xô cũ, Cộng hoà dân chủ Đức cũ, Tiệp Khắc cũ và Bungari)là 261.605 người; đi làm chuyên gia ở các nước Châu Phi là 7.200 người, đilàm công nhân xây dựng ở Trung Đông khoảng 18.000 người, ngoài ra còncó 23.713 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã

chuyển sang lao động trong những năm 80.

Bảng 1. Số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài(1980-1990)

LAO ĐỘNG PHÂN CHIA THEO KHU VỰC VÀNGÀNH NGHỀ

SỐ LƯỢNG(người)

Tổng số 288.106  Bao gồm :

* Chuyên gia* Lao động  Chia theo khu vực :

* Đi các nước XHCN* Đi các nước ngoài XHCN

  Chia theo ngành nghề :* Cơ khí* Công nghiệp nhẹ* Hoá chất* Công nghiệp thực phẩm

* Xây dựng và sản xuất vật liệu XD* Nông, lâm nghiệp* Các ngành khác

7.200280.906

261.60519.301

71.077117.4328.3293.542

64.2476.160

10.119

( Nguồn : Bản tin Việc làm ngoài nước - Số 6/1999)

11

Page 10: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 10/74

 Như vậy, hơn 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài (1980 -1990)ta đã thu được những kết quả đáng kể, song cũng còn một số tồn tại do hoàncảnh lịch sử lúc bấy giờ, do sự thiếu kinh nghiệm cũng như chưa có nghiệpvụ chuyên môn và đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này. Nhưngchính từ đây chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm vô cùngquý báu để phát triển hoạt động xuất khẩu lao động cho giai đoạn sau.

 b, Thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường (1991 – 6/2003)

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước xã hội chủnghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động chínhtrị lớn, dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiềunước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế,chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn

nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam, hoặc nếu có nhu cầu thìcũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế như trước đây nữa.Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế cua nước ta thời kỳ này đang từng bướcđổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhànước. Trước tình hình đó, nếu chúng ta không đổi mới cơ chế xuất khẩu thìsẽ không đưa được lao động sang làm việc tại các khu vực mới, trong lúc ở khu vực truyền thống ta có nguy cơ phải đưa về nước hàng loạt lao động vàchuyên gia khi vẫn chưa chuẩn bị được các điều kiện tiếp nhận và bố trí việclàm, gây khó khăn và mất ổn định cho tình hình trong nước. Thực tiến kháchquan và chủ quan đặt ra yêu cầu bức bách là phải đổi mới cơ chế xuất khẩulao động và chuyên gia cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Một cơ chế mới về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đượchình thành, trong đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năngkinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Nhà nước thống nhất quản lý xuấtkhẩu lao động bằng các chính sách và quy định pháp lý. Các tổ chức kinh tếthực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua cáchợp đồng cung ứng lao động ký với bên nước ngoài.

Trong thời gian đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, do các doanh nghiệp

mới thoát ra khỏi sự bao cấp của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị trường lao động ngoài nước; đôi khi thậm chí trôngchờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, chưa có sự chủ độngtrong việc khai thác hợp đồng. Các thị trường chủ yếu tiếp nhận lao độngcủa ta lâu nay do những bíên động về chính trị, kinh tế, xã hội đã không cònkhả năng tiếp nhận lao động Việt Nam như trước đây. Đối với thị trườngmới, ta còn chưa quen, thiếu nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến thức. Hơn

12

Page 11: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 11/74

nữa, quan hệ đối ngoại trong môi trường quốc tế những năm đầu thập niên90 (1991 -1993) chưa thuận lợi đối với ta. Trong tình hình đó, chỉ có một sốít doanh nghiệp là ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với sốlượng nhỏ, khoảng hơn 5000 lao động cho cả 3 năm này.

 Những năm sau đó, các doanh nghiệp đã bước đầu có sự chủ độngtrong nghiên cứu, tiếp thị và học tập kinh nghiệm từ các nước có truyềnthống xuất khẩu lao động và từng bước hoà nhập thị trường lao động quốctế. Cho đến nay, chúng ta đã tiếp cận và thâm nhập được vào thị trường laođộng thuộc trên 40 nước và khu vực trên thế giới như khu vực Đông vàĐông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi; ngoài ra ta đang từng bước mở rộng thịtrường lao động đến một số đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ.

Số lượng lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài tăngnhanh qua các năm kể từ năm 1994, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nhưng lại đặc biệttăng mạnh từ thời điểm năm 1999 trở lại đây. Trong vòng hơn 12 năm qua,Việt Nam có xấp xỉ 1/4 triệu người đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong 6tháng đầu năm 2003 ta đã đưa được 43.000 người đi xuất khẩu lao động, gần

 bằng con số 46.122 người của cả năm 2002. Dự kiến trong năm nay ta sẽđưa được 5 vạn lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc.

Bảng 2. Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài(1991 - 06/2003)

Năm Số lượng (người)1991 1.0221992 8161993 3.9601994 9.2301995 10.0501996 12.6601997 18.470

1998 12.2401999 21.8102000 31.5002001 37.0002002 46.122

06/2003 43.000Tổng số 247.880

13

Page 12: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 12/74

( Nguồn : Số liệu lưu trữ của Cục quản lý lao động với nước ngoài )Thời kỳ này, số lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh qua

từng năm cho thấy sự đi lên về chất lượng cũng như nhận thức của người laođộng, sự cố gắng của Nhà nước cùng với sự vươn lên của các doanh nghiệpxuất khẩu lao động. Hiện có gần 200 doanh nghiệp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và đa

 phần các doanh nghiệp này hoạt động khá hiệu quả. Các doanh nghiệp lớnnhư : VINACONEX, LOD, VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO ... bìnhquân hàng năm đưa được 1000 – 2000 lao động ra nước ngoài làm việc.

 Ngành nghề xuất khẩu lao động cũng rất đa dạng, có đến trên 30 ngành nghềthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như : xây dựng, cơ khí, giúp việc gia đình vàkhán hộ công, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển,đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học

v.v.. Số lao động nữ hiện nay chiếm khoảng hơn 25%, tập trung chiếm ưuthế ở các lĩnh vực : dệt, may (69%), điện tử (80%), chăm sóc người bệnh vàgiúp việc gia đình (94%). Xuất khẩu lao động của Việt Nam đang khôngngừng vươn lên ngang tầm các nước có truyền thống xuất khẩu lao động ở Châu Á như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh.... Tuynhiên, cần nhận thấy đây vẫn chỉ là những bước đi khởi đầu để tạo đà chocác doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tiếp tục phấn đấu, mở rộngthêm thị trường lao động và tăng số lượng cũng như chất lượng lao độngxuất khẩu trong thời gian tới.

Trong giai đoạn qua, bên cạnh việc góp phần giải quyết vấn đề việclàm trong nước, xuất khẩu lao động còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kểcho đất nước. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập bằng ngoại tệcó khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh. Nguồn ngoại tệ này rất cầnthiết để xây dựng đất nước. Mức thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài thường cao hơn từ 6 – 10 lần thu nhập của người làm việc trongnước. Mức thu nhập ròng hàng tháng (kể cả làm thêm giờ, sau khi đã trừ đichi phí sinh hoạt ngoài nước) bình quân đầu người khoảng 350USD/người.

 Như vậy, với gần 250.000 lao động đã đưa đi, trung bình mỗi hợp đồng làm

việc là là 2 năm thì tổng số tiền được chuyển về cho đất nước ước tínhkhoảng 2,8 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong năm 2001, tổng số tiền lao độngViệt Nam làm việc ở nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau gửi vềnước đã đạt 1,3 tỷ USD. Đó là khoản thu lớn góp phần tăng nguồn thu ngoạitệ cho đất nước, phục vụ thiết thực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đạihoá nước nhà.

14

Page 13: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 13/74

Tuy nhiên cần nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động của nước tacũng còn nhiều bất cập, nhiều tồn tại cần khắc phục. Đầu tiên phải kể đếncông tác quản lý xuất khẩu lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầuthực tế. Chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động với các cơ quan chức năng trong việc quản lý và chỉ đạo triểnkhai thực hiện các hợp đồng lao động. Việc tuyển chọn và làm thủ tục cholao động dù đã có sự cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng hiện vẫncòn qua rất nhiều khâu trung gian nên người lao động phải mất nhiều thờigian và chi phí bất hợp lý. Cá biệt vẫn có tình trạng lừa đảo, thu tiền bấtchính từ người lao động. Thêm vào đó, công tác đào tạo chuẩn bị nguồn laođộng trước khi đi cũng như quản lý lao động tại nước đến chưa được sựquan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp, lao động trình độ tay nghề, trìnhđộ ngoại ngữ còn yếu, ý thức chấp hành nội quy và pháp luật nước sở tại rấtkém, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm

việc hay bị trả về nước do không đạt yêu cầu còn cao. Đây là những vấn đề bức thiết mà chúng ta cần phải khắc phục và phải khắc phục nhanh để hoạtđộng xuất khẩu lao động của nước ta thực sự đạt đến hiệu quả kinh tế - xãhội tương xứng với tiềm năng và cơ hội của mình.

III – Vị trí, vai trò của khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Áđối với hoạt động xuất khẩu lao động nước ta.

1, Các thị trường xuất khẩu lao động hiện nay của nước ta.

Bước sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường, chúng tađã mất hầu hết các thị trường hợp tác lao động truyền thống trước đây, song

 bằng nỗ lực của chính mình, ta đã tiếp cận mở thêm và phát triển được nhiềuthị trường xuất khẩu lao động mới. Trong vòng hơn 10 năm qua, ngành xuấtkhẩu lao động nước ta đã đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại trên 30 thịtrường thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Các thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của nước ta hiện nay có thể phân thành bốn khu vực thị trường bao gồm : khu vực thị trường TrungĐông, khu vực thị trường Châu Phi, khu vực thị trường trên biển và khu vựcthị trường Đông và Đông Nam Á.

a, Khu vực thị trường Trung Đông :

15

Page 14: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 14/74

Trung Đông là một trong những khu vực thu hút số lượng lao độnglớn nhất trên thế giới thường xuyên có khoảng 9 -10 triệu lao động ngoạiquốc làm việc tại các thị trường này) với các ngành nghề đa dạng : xâydựng,

dầu khí, cơ khí, dệt may, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành. Khuvực này có điều kiện làm việc rất khó khăn, khí hậu và môi trường sinh hoạtrất khắc nghiệt, công việc chủ yếu làm ngoài trời nắng nóng, tiền lương thấp(100 – 150 USD/tháng đối với lao động tay nghề thấp và 200 – 300USD/tháng đối với công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý) nhưng phảichịu nhiều loại thuế, phong tục tập quán đạo Hồi nghiêm ngặt.

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đưa lao độngxây dựng, dệt may sang Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với

số lượng không nhiều (tổng cộng khoảng gần 2000 người). Ngoài ra, một vàidoanh nghiệp khác đã nhận thầu công trình xây dựng ở Kuwait cũng đã đưalao động sang đây nhưng do chưa có kinh nghiệm tổ chức thi công và quảnlý lao động ở nước ngoài nên hoạt động chưa có mấy hiệu quả.

Tổng số lao động ta đã đưa sang thị trường Trung Đông từ năm 1991 – 2001 là 2.927 người, nhưng từ đầu năm 2002 đến nay ta không có thêmlao động nào tại thị trường này.

 b, Khu vực thị trường Châu Phi :

Ở Châu Phi có một số quốc gia có nhu cầu nhận lao động nước ngoài.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ta chủ yếu chỉ đưa lao động sangLibya. Đây là thị trường tiếp nhận lao động tương đối ổn định của ta. Chođến nay, bằng hình thức cung ứng trực tiếp và cung ứng qua nước thứ ba, tađã đưa được trên 10.000 lượt lao động sang Libya làm việc trong lĩnh vựcxây dựng. Song do mức lương ở đây không cao (150 -200 USD/tháng), điềukiện làm việc và sinh hoạt lại hết sức khắc nghiệt nên thị trường gần đâykhông tỏ ra hấp dẫn người lao động.

 Ngoài ra, tại một số nước Châu Phi khác tuy có tỷ lệ lao động caonhưng vẫn có nhu cầu nhận nhiều lao động nước ngoài cho các công trìnhxây dựng. Các doanh nghiệp ta có khả năng đưa được số lượng lớn lao độngthông qua các công ty quốc tế thắng thầu ở khu vực này.

16

Page 15: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 15/74

Bên cạnh đó, ta còn đưa một số chuyên gia nông nghiệp, y tế và giáodục sang các nước như Angola, Mozambique... nhưng với số lượng khôngnhiều và không thường xuyên.

c, Khu vực thị trường trên biển :

Hiện nay, nhu cầu của thị trường thế giới đối với lao động trên biểncòn rất lớn. Trong thời gian qua, ta đã đưa được trên 26 nghìn lượt sĩ quan,thuyền viên tàu vận tải, thuỷ thủ đánh bắt cá đi làm việc trên biển. Trong đóhiện có trên 2.000 người đang làm việc trong các đội tàu của Hàn Quốc,

 Nhật Bản, Na Uy, Đài Loan, Singapore và các nước khác. Tuy nhiên trên

thực tế lao động của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các chủ tàu cả vềsố lượng và chất lượng.

d, Khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á :

Đây là khu vực thị trường chính mà em muốn đề cập đến trong khoáluận tốt nghiệp này. Khu vực này chính xác hơn có thể chia thành hai nhómthị trường nhỏ hơn là : nhóm thị trường Đông Á (bao gồm Hàn Quốc, NhậtBản, Đài Loan) và nhóm thị trường Đông Nam Á (bao gồm Lào vàMalaysia). Vượt trên các khu vực thị trường đã kể trên, Đông và Đông NamÁ là khu vực thị trường tiếp nhận lao động đi xuất khẩu chủ yếu nhất củanước ta hiện nay. Khu vực này đồng thời cũng bao gồm những thị trườngtiếp nhận lao động có quy mô lớn nhất ở Châu Á với tổng số lao động nướcngoài đi theo con đường hợp pháp lên đến trên 2.000.000 người, chưa kểhàng triệu lao động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp khác. Không chỉ lớnmạnh về số lượng lao động nước ngoài tiếp nhận hàng năm, khu vực thịtrường Đông và Đông Nam Á còn rất đa dạng về ngành nghề tiếp nhận laođộng nước ngoài (gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế), hình thức tiếpnhận (hợp dồng tu nghiệp sinh hoặc lao động), trình độ lao động (lao động

 phổ thông, công nhân kỹ thuật, chuyên gia)...

2, Vị trí, vai trò của khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á đối với hoạtđộng xuất khẩu lao động nước ta.

17

Page 16: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 16/74

Có thể nói không ngần ngại rằng khu vực Đông và Đông Nam Á làkhu vực thị trường xuất khẩu lao động có tầm quan trọng bậc nhất đối vớinước ta hiện nay và theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩulao động, khu vực thị trường này vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ chốt cả trongnhững năm tới đây.

Thứ nhất, khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á là khu vực thịtrường tiếp nhận lao động đi xuất khẩu chủ yếu nhất của nước ta hiện nay.Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi xem Bảng 3 thống kê về số lượngngười Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường trongthời gian qua dưới đây.

Bảng 3. Số người đi xuất khẩu lao động theo từng khu vực thị trường(1991 – 6/2003)

Khu vực thị trường Số lượng (người) Tỷ lệ (%)Đông và Đông Nam Á 193.540 78,08

Trên biển 26.563 10,72Châu Phi 12.695 5,12

Trung Đông 2.927 1,18Các thị trường khác 12.156 4,9

Tổng số 247.880 100

(Nguồn : Tổng hợp số liệu báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài)

Số lao động Việt Nam đã và đang làm việc tại các thị trường thuộckhu vực này chiếm đến 78,08% trong tổng số 247.880 lao động ta đã đưa đilàm việc ở nước ngoài trong vòng hơn 10 năm qua; trong khi đó, các khuvực thị trường khác nhiều nhất cũng chỉ chiếm đến trên dưới 10%. Có thểthấy rõ đây là khu vực thị trường tập trung lao động đi xuất khẩu số một củanước ta hiện nay.

Là khu vực thị trường có nhiều lao động Việt Nam sinh sống và làm

việc nhất, đây cũng đồng thời là khu vực cung cấp nguồn kiều hối lớn nhấtcủa ta. Năm 2002, lao động Việt Nam tại các thị trường này chuyển về nướckhoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 80% trong tổng số 1,5 tỷ USD kiều hối mà tanhận được trong cả năm.

Thứ hai, khu vực thị trường này tiếp nhận lao động của ta với cơ cấurất đa dạng, bao gồm cả lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và chuyêngia trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Chính khu vực thị trường này

18

Page 17: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 17/74

đã giữ vai trò chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong lĩnh vực xuất khẩu laođộng của ta.

Trong số lao động Việt Nam đưa sang các nước Đông và Đông NamÁ, lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, lên đến 70%, chủ yếu là lao

động tại các vùng nông thôn. Trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp ở nôngthôn Việt Nam còn tương đối phổ biến như hiện nay, như vậy khu vực thịtrường Đông và Đông Nam Á đã góp phần quan trọng để giải quyết vấn đềtrên thông qua con đường xuất khẩu lao động. Nhiều lao động phổ thông quaquá trình làm việc tại đây, ngoài việc có được thu nhập đáng kể còn có điềukiện học hỏi để trở thành lao động có nghề.

Thứ ba, trong số các khu vực thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam, khu vực Đông và Đông Nam Á có điều kiện gần gũi nhất về địa lý,điều kiện tự nhiên, nền văn hoá cũng như phong tục tập quán với ta. Đó là

những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc đưa lao động của ta sang làmviệc tại những thị trường này. Sự gần gũi về địa lý làm cho các chi phí đi lại,liên lạc của lao động cũng như của doanh nghiệp xuất khẩu lao động thấphơn rất nhiều so với các khu vực thị trường khác. Trong khi sự gần gũi vềđiều kiện tự nhiên, nền văn hoá, phong tục tập quán lại khiến giới chủ sửdụng dễ dàng chấp nhận lao động Việt Nam vào làm việc, hai bên dễ dàngtìm được tiếng nói chung trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàngngày. Lao động Việt Nam có được nhiều thuận lợi hơn so với các khu vựcthị trường khác trong việc hoà nhập vào đời sống kinh tế xã hội của nước sở 

tại. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để Đông và Đông NamÁ trở thành khu vực thị trường xuất khẩu lao động chủ chốt của nước ta.

Thứ tư, khu vực thị trường này tập trung những quốc gia có trình độkhoa học kỹ thuật vào loại phát triển nhất trong khu vực và trên thế giới.

 Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những con rồng Châu Á với nền kinh tếcó hàm lượng khoa học công nghệ cao, Malaysia cũng có nền khoa học kỹthuật rất phát triển. Xuất khẩu lao động sang những thị trường là cơ hội quantrong cho phép lao động ta tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuậttiên tiến nhất.

Thứ năm, đây đồng thời là khu vực thị trường xuất khẩu lao động rấtcó triển vọng trong tương lai. Một mặt, triển vọng thể hiện rõ ở nhu cầu laođộng nước ngoài còn rất lớn của những thị trường mà ta đã đưa lao độngsang làm việc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và đặc biệt là Malaysia- thị trường mới mở gần đây đều có nhu câu rất lớn về lao động nước ngoàimà lượng lao động đã tiếp nhận mới chỉ đáp ứng được một phần. Hơn nữa,

19

Page 18: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 18/74

với đà phát triển kinh tế của những nước trên, dự báo nhu cầu này còn tănglên nhiều trong thời gian tới.

 Ngoài ra, triển vọng còn thể hiện ở một số thị trường tiếp nhận laođộng nước ngoài có tiếng khác trong khu vực Đông và Đông Nam Á như

Singapore hay Bruney. Tuy trước mắt những thị trường này vẫn chưa chínhthức tiếp nhận lao động của ta (trừ một số ít y tá sang Singapore) song chính

 phủ ta đang nỗ lực tiến hành nhiều hoạt động tích cực nhằm xúc tiến tiếp cậntìm cách đưa lao động của ta sang đây.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANGTHỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á

I – Vài nét về thị trường các nước Đông và Đông Nam Á

1, Thị trường Nhật Bản :

  Nhật Bản là một quốc đảo với diện tích 377.682 km2, dân số127.100.000 người, nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Với dân số có tỷ lệngười già đã quá tuổi lao động chiếm đến 30% dân số và một nền kinh tế

 phát triển như vậy, nhu cầu về lao động nước ngoài của Nhật Bản là rất lớn.Tuy nhiên, Nhật Bản lại được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về xuấtkhẩu lao động coi là một nước có chính sách đóng cửa với lao động nướcngoài. Trong Luật kiểm tra về người nhập cư và di tản của Nhật Bản được

 phê chuẩn năm 1990 đã quy định không được tuyển dụng lao động người

nước ngoài không nghề vào Nhật Bản, chỉ cho phép tuyển dụng nhữngchuyên gia có trình độ và những lao động đặc biệt lành nghề từ các quốc giakhác. Song cũng từ đầu những năm 90, Nhật Bản đã đưa ra chính sách tiếpnhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật Bản tu nghiệp nângcao tay nghề theo "Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật" tại các xínghiệp vừa và nhỏ với số lượng hàng năm khoảng 50.000 người, người laođộng được gọi là "tu nghiệp sinh". Theo quan điểm của các nhà hoạch định

20

Page 19: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 19/74

chính sách Nhật Bản, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho cácnước đang phát triển, cũng là giảm số lượng lao động nước ngoài bất hợp

 pháp tại đây, đồng thời đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừavà nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. Đối với các nước xuất khẩu lao động,đây cũng là một biện pháp được hoan nghênh vì nó mở ra một kênh để đưalao động sang Nhật Bản. Tuy người lao động chỉ được hưởng quy chế tunghiệp sinh (ít quyền lợi hơn so với quy chế các lao động thông thường tại

 Nhật Bản) và hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưng mức thu nhập này vẫn cao hơnnhiều so với mức lương của người lao động ở nhiều thị trường khác, thôngthường đạt 670 – 780 USD/ tháng. 

 Nhật Bản tiếp nhận tu nghiệp sinh trong các ngành công nghiệp, nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và cả các ngành thủ công truyền thống.Theo quy định, tu nghiệp sinh nước ngoài phải là người lao động đang làm

việc trong các doanh nghiệp của nước phái cử có nghề chuyên môn sẽ tunghiệp tại Nhật Bản. Họ được doanh nghiệp cử đi cam kết sẽ sẽ tiếp nhận lạilàm việc sau khi hết hạn tu nghiệp. Thời hạn tu nghiệp tại Nhật Bản từ 2 – 3năm, tuỳ theo từng ngành nghề. Trong năm đầu tiên, tu nghiệp sinh vừa họclý thuyết vừa được đào tạo thực hành trong sản xuất, hưởng quy chế trợ cấptu nghiệp. Từ năm 1994 đến nay, chính sách đối với lao động nước ngoàicủa Nhật Bản được mở rộng thêm một bước : Sau khi kết thúc giai đoạn 1,tu nghiệp sinh phải qua kỳ thi sát hạch tay nghề để chuyển qua giai đoạn 2,nếu đạt, tu nghiệp sinh sẽ được hưởng quy chế nhận tiền công theo côngviệc gần giống lao động thông thường.

Tham gia vào chương trình này của Nhật Bản có rất nhiều nước ChâuÁ, chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Philippnines, Indonesia, Việt Nam,Malaysia, Đài Loan và một số nước khác. Hiện có tổng cộng gần 320.000 tunghiệp sinh người nước ngoài hiện đang làm việc tại Nhật Bản, trong đó,Trung Quốc là nước có số lượng tu nghiệp sinh lớn nhất với 123.117 người,chiếm đến trên 40% tổng số tu nghiệp sinh nước ngoài tại Nhật Bản.

 Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận tu nghiệp sinh của Việt Nam từ năm 1992,là một trong những thị trường xuất khẩu lao động sớm nhất của nước ta tại

khu vực Đông và Đông Nam Á. Thị trường Nhật Bản tương đối khó tính, chỉtiếp nhận lao động có nghề, lao động phải có trình độ tiếng Nhật cơ sở, đặc biệt yêu cầu rất cao về tính kỷ luật của lao động; thêm vào đó thủ tục xinvisa nhập cảnh rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, chi phí cho các khâutrung gian, đặt cọc... rất cao (từ 8.000 – 10.000 USD). Do vậy, việc đưa tunghiệp sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản cần có sự nỗ lực rất caocả từ phía người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

21

Page 20: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 20/74

Tuy nhiên, ở thị trường Nhật Bản cũng giống như ở thị trường HànQuốc, phát sinh vấn đề tu nghiệp sinh nước ngoài tự ý bỏ hợp đồng, đi làmviệc tại doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn và tu nghiệp sinh cácnước sau khi hết thời hạn làm việc không chịu về nước, trốn ở lại Nhật Bản

làm việc bất hợp pháp. Hiện tượng này tạo nên rất nhiều phức tạp về mặt xãhội ở Nhật Bản. Tỷ lệ tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ hợp đồng và trốn ở lạilàm việc cao là vấn đề đau đầu của cả giới chức Nhật Bản lẫn các nước pháicử. Áp dụng các biện pháp hữu hiệu để giảm được tỷ lệ này chính là mộttrong những vấn đề mấu chốt để nâng cao sức cạnh tranh của lao động nướcta tại thị trường này.

2, Thị trường Hàn Quốc :

Hàn Quốc nằm ở khu vực Đông Á mà chính xác hơn là ở Đông BắcÁ, diện tích 99.600 km2, dân số 48.800.000 người. Hàn Quốc là một nướccông nghiệp phát triển với nền công nghệ điện tử cao dựa trên hàm lượngcao về khoa học và công nghệ. Nền kinh tế Hàn Quốc đạt tỷ lệ tăng trưởngcao bắt đầu từ thập niên 60 và trong vòng 25 năm kể từ năm 1967 đến 1991,giá trị GNP của Hàn Quốc đã tăng 7,3 lần.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lao động cũngngày một tăng mạnh. Hơn thế nữa mức tiền lương của người lao động HànQuốc cũng tăng cao nhanh chóng. Những điều này đã khiến cho lao động

Hàn Quốc có sự lựa chọn chỗ làm việc. Họ từ chối làm việc ở những chỗlương thấp hoặc trong những ngành thuộc khu vực 3D (dangerous, dificult,dirty – nguy hiểm, khó khăn và độc hại) mà chuyển sang các ngành dịch vụ,văn phòng hay kỹ thuật cao. Tình hình đó đã khiến Hàn Quốc phải đối phóvới sự mất cân đối về cung và cầu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc dùrất cao nhưng những công việc có mức lương thấp hoặc thuộc khu vực 3Dnói trên thì vẫn rất thiếu nhân công. Để bù đắp sự thiếu hụt đó, Hàn Quốc

 buộc phải nhập khẩu lao động nước ngoài. Tháng 11/1993, chính phủ HànQuốc đã triển khai hệ thống tu nghiệp sinh công nghiệp, cho phép các doanhnghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tiếp nhận người nước

ngoài với danh nghĩa tu nghiệp sinh. Năm 1996, chủ trương này đã được mở rộng ra các lĩnh vực đánh cá, nông nghiệp và xây dựng.

Chương trình tu nghiệp sinh của Hàn Quốc có nhiều điểm giống vớichương trình này tại Nhật Bản. Nhưng khác với Nhật Bản - các chủ sử dụngtrực tiếp tuyển chọn và tiếp nhận lao động - tại Hàn Quốc, chính phủ giaocho 4 hiệp hội bao gồm Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

22

Page 21: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 21/74

(KFSB), Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc (CAK), Hiệp hội các tổ hợp nôngnghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội các tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc, đứng ra làmđầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp.Chi tiêu tu nghiệp sinh nước ngoài được phép tiếp nhận được phân bổ chocác doanh nghiệp theo từng khu vực ngành nghề với phần lớn chỉ tiêu thuộcvề KFSB. Ví dụ như : năm 2003, Hàn Quốc chủ trương tiếp nhận 145.500 tunghiệp sinh nước ngoài, trong đó khu vực các doanh nghiệp sản xuất vừa vànhỏ được tiếp nhận 130.000 người, ngành đánh bắt cá : 3.000 người, nôngnghiệp : 5.000 người và xây dựng 7.500 người.

Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh tại Hàn Quốc là 3 năm, trong đóthời gian học việc là 1 năm. Từ 17/7/2002, Cục phát triển nhân lực HànQuốc (HRDS) quy định : hết năm thứ nhất nếu tu nghiệp sinh qua khoá họckéo dài 3 ngày tại các trung tâm của HRDS sẽ được gia hạn visa 2 năm,

chuyển qua chế độ lao động (được hưởng lương và bảo hiểm như người laođộng thông thường), nếu làm việc tốt họ còn có thể được gia hạn hợp đồngthêm 1 năm. Trước đây, sau giai đoan học nghề, tu nghiệp sinh nước ngoàivẫn phải trải qua kỳ sát hạch để được cấp giấy phép lao động 2 năm. Nhưngtừ năm 2000 – 2002, có đến 23,2% thí sinh tham dự kỳ thi sát hạch nàykhông đỗ, nhiều người đã trốn khỏi hợp đồng, ở lại bất hợp pháp ở HànQuốc. Chính sách mới đưa ra một mặt để bảo vệ quyền lợi của người laođộng nước ngoài, mặt khác cũng để phần nào ngăn ngừa tình trạng tu nghiệpsinh trốn bỏ hợp đồng vốn đã quá nghiêm trọng ở Hàn Quốc.

Về thu nhập của tu nghiệp sinh kỹ thuật tại Hàn Quốc, trong thời kỳđầu, KFSB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từngquốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó đến Phillipines,Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủHàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài được hưởng mứclương tối thiểu của Hàn Quốc. Mức lương tối thiểu này thường xuyên đượcđiều chỉnh qua từng thời kỳ, hiện nay vào khoảng 480 USD/tháng. Khichuyển qua chế độ lao động, lương bình quân của người lao động có thể đạttừ 600 – 700 USD/tháng, trên thực tế người lao động còn có mức thu nhậpcao hơn thế nhiều do có thời gian làm thêm giờ.

Chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật thực hiện từ năm 1993 đến nayvới tổng chỉ tiêu 130.000 người được phân bổ cho các quốc gia phái cử.Hiện nay có tất cả 15 nước Châu Á tham gia vào chương trình này của HànQuốc, trong đó nước có số lượng tu nghiệp sinh lớn nhất là Trung Quốc vớichỉ tiêu 30.790 người, chiếm 23,7%; thứ hai là Indonesia với chỉ tiêu 22.480

23

Page 22: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 22/74

người, chiếm 17,3%; Việt Nam đứng thứ 3 với chỉ tiêu 18.770 người chiếm14,4%.

Vấn đề nổi cộm nhất với thị trường Hàn Quốc hiện nay là tình trạnglao động bất hợp pháp. Số lao động bất hợp pháp này - bao gồm những lao

động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Hàn Quốc và các tu nghiệp sinh,lao động trong khuôn khổ Chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật bỏ hợp đồngtrốn ra ngoài tìm việc làm có thu nhập cao hơn trở thành lao động nướcngoài bất hợp pháp – đã gia tăng đến con số báo động. Theo công bố củachính phủ Hàn Quốc, đến cuối tháng 10/2002, trong số 603.294 người nướcngoài sinh sống ở Hàn Quốc thì đã có đến 287.639 người là lao động bất hợp

 pháp (chiếm 47,7%). Tỷ lệ tu nghiệp sinh nước ngoài tự ý phá hợp đồng,trốn ra ngoài làm việc trung bình vào khoảng 56%, trong đó cao nhất làBangladesh : 78,60%, thứ hai là Myanmar : 72,90% và Việt Nam – đứng thứ

 ba với 59,25%.Việt Nam tham gia vào Chương trình tu nghiệp sinh sinh kỹ thuật của

Hàn Quốc ngay từ thời kỳ đầu. Thị trường Hàn Quốc không khó tính như thịtrường Nhật Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc làcó sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Phía Hàn Quốc chỉ yêu cầu tuyển laođộng phổ thông, không cần có nghề, do vậy đây là một thị trường đầy tiềmnăng với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, muốn duy trì và tiếp tục phát triểnthị trường này thì chúng ta nhất định cần phải giải quyết dứt điểm tình trạngtu nghiệp sinh Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp và bỏ

trốn không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn hợp đồng.3, Thị trường Đài Loan :

Đài Loan nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 150km, ngăn cách với lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan baogồm 64 đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và trên 20 đảo khác với tổngdiện tích trên 53.960 km2. Đài Loan cách Philippnes 350 km và Nhật Bản1090 km, dân số có trên 22 triệu người. Thủ phủ Đài Bắc là nơi có mật độdân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60%

dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn : Đài Bắc, Cao Hùng, ĐàiTrung và Đài Nam. Đó cũng là những địa phương tiếp nhận lao động nướcngoài chủ yếu, đa phần lao động nước ngoài tập trung tại 4 thành phố này vàcác khu vực phụ cận.

Từ năm 1989, do sức ép của vệc nâng lương trong nước cũng như cầntiến hành nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, để giải quyết tình trạng thiếu

24

Page 23: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 23/74

nhân lực, chính quyền Đài Loan đã mở cửa cho phép nhận lao động nướcngoài vào làm việc.

Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển dụng lao động nướcngoài theo quy chế tu nghiệp sinh, Đài Loan có chính sách nhận lao động

nước ngoài chính thức (ký hợp đồng lao động chính thức), có hệ thống luậtlệ và quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nước ngoài. Từ đầunhững năm 90, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước Thái Lan, Philippines,Malaysia và Indonesia, đến cuối năm 1999 tiếp nhận thêm lao động Việt

 Nam. Khởi đầu quy mô lao động nước ngoài bị chính quyền giới hạn khoảng15.000 người/năm. Những năm gần đây, con số này được nâng lên và daođộng trong khoảng 240.000 đến trên dưới 300.000 người/năm. Theo số liệucủa Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA), tính đến cuối tháng 5/2003 số lượnglao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan là 301.780 người, trong đó : Thái

Lan : 110.782 người (chiếm 36.7%); Indonesia : 79.777 người (chiếm26,44%); Philippines : 71.516 người (chiếm 23,7%); Việt Nam : 36.675người (chiếm 13,15%), Malaysia : 30 người (chiếm xấp xỉ 1%)

Trong số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan, có khoảng

140.000 lao động (chiếm 46%) làm nghề giúp việc gia đình, chủ yếu là chăm

sóc người già và trẻ em; 92.035 lao động làm việc trong các doanh nghiệp

sản xuất chế tạo (chiếm 36,8%); 47.803 người làm việc trong các dự án đầu

tư lớn của nước ngoài (chiếm 16%); 573 lao động làm việc trong các dự ánxây dựng của tư nhân (chiếm 0.2%) và 3156 lao động làm thuỷ thủ tàu cá

(chiếm 1%).

Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi mộthệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất cho mọi nước có laođộng đi làm việc tại Đài Loan. Hợp đồng lao động thường có thời hạn là 2năm, sau khi hết hạn được gia hạn một lần và thời gian gia hạn không được

quá 1 năm. Đài Loan vẫn duy trì chế độ ngày làm việc 8h/ngày và 6ngày/tuần, từ tháng 1/2001 là 5,5 ngày/tuần(trừ một số ngành nghề đặc thùnhư giúp việc gia đình và khán hộ công). Nếu có nhu cầu làm thêm giờ thìdoanh nghiệp và người lao động phải có sự thoả thuận trên cơ sở tuân thủcác quy định của Luật lao động tiêu chuẩn Đài Loan. Tiền lương cơ bản chomỗi lao động là 15840 Đài tệ/tháng (khoảng 450 USD), nếu cộng thêm tiềnlàm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 Đài tệ/tháng. Riêng trong

25

Page 24: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 24/74

ngành điện tử, nếu 1 ngày làm việc 12 giờ thì tiền lương đạt 30.000 Đài tệ,nhưng cũng có trường hợp không làm thêm giờ thì tiền lương chỉ được15.840 Đài tệ. Đương nhiên lương cơ bản của lao động nước ngoài và củangười bản xứ là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vưckhác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự pháttriển của nền kinh tế. Người lao động được tham gia bảo hiểm lao động, bảohiểm y tế và phải nộp thuế thu nhập (6% thu nhập chịu thuế nếu số ngày làmviệc trong năm lớn hơn 183 ngày và 20% nếu số ngày làm việc trong nămkhông đủ 183 ngày).

Việc cung ứng lao động nước ngoài sang Đài Loan có thể qua mộttrong hai kênh sau :

Kênh thứ nhất, chủ sử dụng trực tiếp tuyển dụng người lao động nướcngoài và trực tiếp thuê chuyên gia đến làm nhiệm vụ quản lý lao động. Đi

theo kênh này là các xí nghiệp lớn hoặc các chủ công trình bao thầu lớn vàthực tế cho thấy đi qua kênh này cũng chỉ có khoảng gần 10% số lao độngnước ngoài làm việc tai Đài Loan, với lao động Việt Nam hầu như hoàn toànkhông sử dụng kênh này.

Kênh thứ hai, các hợp đồng được ký thông qua các công ty môi giới,các công ty có chức năng tìm kiếm các quota nhận lao động, tuyển dụng laođộng theo sự uỷ quyền của chủ sử dụng lao động và tham gia vào quá trìnhquản lý lao động nước ngoài tại Đài Loan. Trên 90% số lao động nước ngoàilàm việc tại Đài Loan đã đi theo kênh này. Phí môi giới do người lao động

 phải chịu, mức phí này thường khá cao. Mặc dù chính phủ Đài Loan đã quyđịnh rõ : " Công ty môi giới không được thu phí môi giới của người lao độngnước ngoài làm việc trong mọi lĩnh vực" nhưng trên thực tế, các công ty môigiới Đài Loan vẫn thường thu của người lao động từ 56.000 Đài tệ (1750USD) cho đến 90.000 Đài tệ (2810 USD) cho mỗi hợp đồng, khoản phí môigiới này - được nguỵ trang dưới nhiều tên gọi khác nhau để "lách luật" -thậm chí còn cao hơn thế do các công ty cung ứng lao động nước ngoài đãkhông ngừng tăng cao chi phí môi giới trả cho các công ty môi giới ĐàiLoan nhằm tranh giành các quota lao động. Ngoài chi phí môi giới, người

lao động còn phải chi thêm một khoản tiền phục vụ cho công tác quản lý,mức phí này dao động trong khoảng 1500 - 1800 Đài tệ/ tháng.

Thị trường Đài Loan cũng là một thị trường tương đối khó tính, ĐàiLoan chủ yếu nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở vàcó những quy đinh rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Đồng thời, đây cũng là mộtthị trường có tính cạnh tranh cao. Cho đến hiện nay số lượng lao động của

26

Page 25: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 25/74

chúng ta tại thị trường này vẫn đứng sau Thái Lan, Indonesia và Philippines. Những nước này đã có mặt tại thị trường Đài Loan từ những năm 1990-1991, trong khi nước ta mới bắt đầu từ năm 1999. Lao động Thái Lanchiếm số lượng đông nhất trong số lao động nước ngoài làm việc tại ĐàiLoan, được đánh giá là cần cù, chịu khó, có sức khoẻ và dẻo dai. Số laođộng Indonesia đứng thứ hai, chăm chỉ, nhẫn nại, hơi yếu về tiếng Hoanhưng bù lại có sức khoẻ và tính kỷ luật cao. Lao động Phippines thì khátiếng Hoa, đặc biệt là tiếng Anh, có trình độ, chuyên môn tốt, tuy có nhượcđiểm là hay cãi chủ và hay xin nghỉ. Trong khi đó, các công ty cung ứng laođộng của Thái Lan và Indonesia sẵn sàng chấp nhận mức phí môi giới caođể kéo các đơn hàng về mình. Chi phí vé máy bay của nước ta đến Đài Loanlại cao hơn mặt bằng chung trong khu vực rất nhiều khiến các chủ sử dụng

 phải tính toán, lựa chọn giữa việc tuyển mộ lao động nước ta với lao độngcác nước khác để giảm tiền vé máy bay. Nói chung, những "đối thủ" của

chúng ta rất mạnh và cạnh tranh tìm được chỗ đứng trong một thị trườngnhư vậy là một điều hoàn toàn không dễ dàng. Tuy Philippines và Indonesiahiện nay đều đã bị "đông kết" không được phép đưa lao động vào thị trườngĐài Loan nữa nhưng khả năng mở cửa lại với các nước cung ứng lao độngnày vẫn còn, nghĩa là nguy cơ cạnh tranh với lao động Việt Nam là rất lớn.Vấn đề chủ yếu đặt ra với chúng ta khi đưa lao động sang làm việc tại thịtrường này là phải tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao độngthật tốt, đảm bảo trang bị đầy đủ cho người lao động những kiến thức vềcông việc, ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Hoa) và pháp luật, phong tục, tậpquán Đài Loan nhằm nâng cao chất lượng lao động. Ngoài ra, chúng ta cầnchú ý khắc phục và ngăn chặn tình trạng lao động tự ý phá bỏ hợp đồng, trốnra ngoài làm việc bất hợp pháp, tránh dẫm lại "vết xe đổ" của Indonesia (đã

 bị "đông kết" ngừng tiếp nhận lao động từ tháng 8/2002 do có tỷ lệ lao động bỏ trốn quá cao). Điều này chỉ có thể làm được khi các công ty cung ứnglàm tốt công tác tuyển chọn, thực hiện chế độ tài chính rõ ràng với người laođộng, tiến hành công tác giáo dục đào tạo tốt đồng thời quản lý theo dõi sátxao tình hình sinh hoạt và làm việc của người lao động. Người lao độngcũng phải tự nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi làm việctại thị trường này, quyền lợi của bản thân phải gắn liền với quyền lợi của

cộng đồng và của xã hội.

4, Thị trường Malaysia :

Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Á, diện tích khoảng 330.417km2. Nước này có 13 bang, mỗi bang có đặc điểm và tính chất khác nhau.Dân số malaysia là 23,7 triệu người, trong đó người Mã Lai chiếm hơn 50%,

27

Page 26: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 26/74

30% là người Hoa, 10% là người Ấn, còn lại là các dân tộc khác. Tôn giáochính thống ở đây là đạo Hồi, ngoài ra còn có đạo Thiên Chúa Giáo. Về kinhtế, Malysia hiện có GDP bình quân đầu người khoảng gần 4000 USD. Nhưvậy, so với Việt Nam thì diện tích Malaysia tương đương nhưng dân số chưa

 bằng 1/3 và GDP bình quân đầu người cao gấp nhiều lần.

Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực chủ yếu sau :Cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo và dầu mỏ. Nước này là mộtquốc gia vừa nhập, vừa xuất khẩu lao động. Lao động có trình độ cao củaMalaysia phần lớn sang làm việc ở Singapore, đồng thời Malaysia cũng tiếpnhận lao động của nhiều nước, trong đó người Indonesia chiếm ưu thế.

Từ những năm 70, Malaysia tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩymạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ với mức tăng trưởng bình quân 11%thời kỳ 1970 – 1980. Công nghiệp và dịch vụ thu hút rất nhiều lao động từ

khu vực nông nghiệp và đồn điền, gây nên làn sóng lao động nước ngoài lầnthứ nhất (chủ yếu là người Indonesia và Philippines) vào làm việc trong khuvực nông nghiệp và xây dựng đang bị thiếu hụt lao động. Và từ nửa cuốinhững năm 80 đến nay, Malaysia thực hiện chính sách tự do hoá kinh tế, vớimức tăng trưởng cao trên 8% năm, dân số ít, quốc gia này ở vào tình trạngthiếu lao động trầm trọng. Điều đó đã tạo nên làn sóng lao động người nướcngoài vào làm việc ở Malaysia lần thứ hai.

Hiện nay, có khoảng hơn 1 triệu lao động từ 12 nước, bao gồmIndonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Myanma, Nepal,

Philippines, Thái Lan, Sri Lanca và Việt Nam đang làm việc hợp pháp tạiMalaysia, trong đó lao động Indonesia chiếm 70% với 5 lĩnh vực được phépthuê lao động nước ngoài : Công nghiệp : sử dụng khoảng 33,19% tổng sốlao động nước ngoài; Nông nghiệp : 21,2%; Dịch vụ gia đình : 19,55%; Xâydựng : khoảng 16,72%; Dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, bán hàng, vệ sinhcông cộng...) : 9%.

 Ngoài ra, vào cuối những năm 90, ước tính tại Malaysia còn có gần 1triệu lao động nước ngoài bất hợp pháp. Từ đầu tháng 8/2002, Malaysia thựchiện chính sách nhập cư mới, đưa lao động bất hợp pháp về nước để thay thế

 bằng lao động hợp pháp, mỗi ngày trục xuất khoảng 5000 người; vì thế hiệnnay, con số này đã giảm đáng kể.

Theo quy định của pháp luật Malaysia, lao động nước ngoài đượchưởng các quyền lợi bình đẳng như lao động trong nước. Thời hạn hợp đồngđược quy định là 3 năm, có thể gia hạn đến 5 năm với lao động có tay nghềthấp và đến 6 năm với lao động có tay nghề cao. Malaysia không quy định

28

Page 27: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 27/74

mức lương tối thiểu mà để chủ sử dụng lao động và người lao động tự thoảthuận theo sự điều tiết của thị trường. Vì vậy, mức lương của lao động phụthuộc vào từng ngành nghề và từng chủ sử dụng lao động. Tổng thu nhậpcủa lao động nước ngoài bình quân khoảng 200 USD/tháng.

 Những năm trước đây, Chính phủ Malaysia cấp phép tuyển nhân côngnước ngoài cho các đại lý lao động. Điều này dẫn đên tình trạng số lao độngnước ngoài do các đại lý đưa vào Malaysia vượt quá nhu cầu sử dụng thựctế. Từ sau năm 1998, chính phủ Malaysia chủ trương cấp giấy phép trực tiếpcho chủ sử dụng lao động (công ty, xí nghiệp, chủ sử dụng tư nhân) căn cứvào nhu cầu thực tế của họ và chủ sử dụng được phép trực tiếp tuyển chọnnhân công từ các nguồn do chính phủ quy định. Tuy nhiên nhiều chủ sửdụng không đủ kinh nghiệm và điều kiện tiếp xúc với các nguồn lao độngnước ngoài để tuyển chọn trực tiếp nên đã uỷ thác cho các đại lý Malaysia

tuyển chọn theo giấy phép được cấp và yêu cầu chất lượng do chủ sử dụngđặt ra, phí môi giới hoàn toàn do chủ sử dụng chịu. Từ 6/2/2002, chính phủMalaysia quy định việc tuyển dụng nhân công nước ngoài phải dựa trên cơ sở Hiệp định cấp chính phủ giữa nước tiếp nhận và cung ứng lao động.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tại cũng như nhiều năm tới,Malaysia là thị trường có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài, đặc biệt trongmột số lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và một sốngành nghề khác đòi hỏi có tay nghề chuyên môn cao. Ngày 6/2/2002, saurất nhiều nỗ lực xúc tiến tích cực từ cả hai phía, Chính phủ Malaysia đã công

 bố chủ trương mở cửa thị trường cho lao động Việt Nam và không ấn địnhvề số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Chủ trương củaMalaysia là nhận lao động Việt Nam thông qua một văn bản thoả thuận giữahai chính phủ. Hiện nay, về cơ bản, văn bản thoả thuận đã được hai bên xemxét đi đến thống nhất ký kết. Tuy nhiên trong thời gian chờ ký kết, Malaysiađã cho phép lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc từ tháng 5/2002.

Với khoảng cách gần Việt Nam, khí hậu và điều kiện sinh hoạt khôngcó gì khác biệt nhiều, Malaysia là một thị trường mới đầy tiềm năng của laođộng Việt Nam. Mặc dù mức thu nhập không cao như các nước Đông Á

 Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan song với mức chi phí trước khi đi thấp(từ 800 – 1200 USD, trong đó đã có một nửa được cho vay), yêu cầu về taynghề và chuyên môn ở mức vừa phải, thị trường này khá phù hợp cho đại bộ

 phận lao động khu vực nông thôn Việt Nam.

Malaysia là một thị trường tương đối dễ tính, tuy nhiên khi đưa laođộng sang thị trường Malaysia, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta

29

Page 28: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 28/74

vẫn cần chuẩn bị tốt cho lao động về tay nghề cần thiết, trình độ ngoại ngữtiếng Anh hoặc tiếng Trung cơ bản để có thể nghe hiểu những yêu cầu củachủ sử dụng và giao tiếp đơn giản. Ngoài ra, Malaysia là một nước Hồi giáo,thành phần dân cư phức tạp, pháp luật rất nghiêm khắc và có nhiều điểmkhác biệt đặc thù, do vậy cần căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn tiếpnhận để trang bị cho người lao động những hiểu biết tối thiểu về xã hội, luật

 pháp, văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, những điều kiêng kỵ ... đểngười lao động tránh được những vi phạm đáng tiếc. Đặc biệt, theo dư luậngiới chủ ở Malaysia, điều quan trọng nhất khi tiếp nhận lao động không phảilà tay nghề hay trình độ văn hoá mà là tính kỷ luật của người lao động.Chính sự thiếu kỷ luật, kỷ cương, vi phạm pháp luật của người lao động đãdẫn đến những phức tạp về mặt xã hội trong thời gian qua và chính phủMalaysia đã phải quyết định cắt giảm số lượng, tạm ngừng hoặc đình chỉtiếp nhận lao động từ một số nước đã từng là nguồn cung cấp lao động rất

lớn cho Malaysia như Bangladesh, Indonesia. Bởi thế, giáo dục lao động cótính kỷ luật cao chính là biện pháp rất hiệu quả hiện nay để nâng cao vị thếcạnh tranh của lao động Việt Nam tại thị trường này.

5, Thị trường Lào :

Đất nước Lào rộng 236.800km2, dân số 5.400.000 người, hoàn toànnằm lọt trong lòng bán đảo Đông Dương. Là một nước có diện tích lãnh thổlớn, dân số ít, tài nguyên dồi dào, lại đang trong qua trình đổi mới cơ chếcho nên hiện nay Lào đang rất thiếu nguồn lao động có trình độ tay nghề.

Việt Nam và Lào là 2 nước có quan hệ gần gũi truyền thống do yếu tốđịa lý và do cả các điều kiện lịch sử. Trong lịch sử hiện đại mối quan hệtruyền thống đó được nâng lên thành quan hệ anh em ở cấp quốc gia, trở thành tình hữu nghị đặc biệt. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộcchống lại đế quốc Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, nhân dân hainước đã kề vai sát cánh , giúp đỡ lẫn nhau cả về sức người, sức của; hiệnnay lại đang phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựngđất nước. Phù hợp với chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước, lao động và

chuyên gia Việt Nam đã và đang được đưa sang làm việc tại Lào với sốlượng lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước bạn. Ngoài ra, do chi phí đi lại làm việc tại Lào thấp hơn nhiều so với chi phíđi làm việc tại các nước khác, mức tiền lương cũng phù hợp với số đông laođộng ở các vùng nông thôn miền Trung, vị trí địa lý lại gần và thuận tiện, thịtrường Lào tỏ ra rất thích hợp với lao động Việt Nam.

30

Page 29: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 29/74

Hiện đang có khoảng 40 quốc gia có lao động ở Lào, trong đó nhiềunhất vẫn là Việt Nam, sau đó đến Trung Quốc và Thái Lan. Lao động Việt

 Nam và Trung Quốc sang Lào là các chuyên gia và công nhân làm việc theocác hợp đồng nhận thầu công trình, liên doanh liên kết, nhận khoán côngviệc... cùng một bộ phận không nhỏ là lao động tự do trốn qua biên giới sangđây làm việc còn lao động Thái Lan chủ yếu là lao động tự do. Theo ướctính, hiện nay tại Lào có khoảng gần 100.000 lao động nước ngoài đangsống và làm việc.

 Ngày 29/06/1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã theo uỷquyền của Chính phủ ký với Lào Hiệp định về hợp tác lao động, trong đó hai

 bên đã thoả thuận về việc tạo điều kiện pháp lý cho việc đẩy mạnh hợp táclao động giữa hai nước và tăng cường các biện pháp quản lý công tác này,đặc biệt phải giải quyết vấn đề số lao động tự do nhập cảnh và làm việc bất

hợp pháp ở Lào theo thời vụ hàng năm.

II - Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường các nướcĐông và Đông Nam Á

1, Tình hình chung :

Theo em được biết, hiện nay chưa có một báo cáo hay số liệu thống kêcụ thể mang tính chính thức nào từ phía các cơ quan chức năng về tình hình

hoạt dộng xuất khẩu lao động sang khu vực thị trường Đông và Đông NamÁ, mà chỉ có các báo cáo riêng rẽ về từng thị trường trong khu vực. Toàn bộnhận định đánh giá và số liệu trong phần này do em tổng kết từ các báo cáovà số liệu riêng rẽ nói trên.

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á (trừ Lào đã cóquá trình hợp tác lao động lâu dài trước đây) đều là những thị trường mới

của ngành xuất khẩu lao động Việt Nam với thị trường có "tuổi đời" lớn nhấtlà Nhật Bản cũng mới chỉ có 11 năm và thị trường mới nhất là Malaysia mớiđược hơn 1 năm. Tuy nhiên, đây lại tại khu vực thị trường có tốc độ pháttriển rất nhanh, trung bình trong vòng hơn 12 năm qua mỗi năm quy mô laođộng Việt Nam tại các thị trường này tăng 53,85%. Trong đó, nhanh nhất làvào các năm 1993 (154,8%) và 1994 (221,6%) là những năm đánh dấu bướcngoặt mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động của nước ta. Có 4 năm

31

Page 30: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 30/74

tốc độ phát triển âm là năm 1991, 1992, 1998 và 2001 do ảnh hưởng của cáccuộc khủng hoảng về chính trị (1991,1992) cũng như kinh tế (1998) khácnhau trên thế giới và trong khu vực.

Tính đến nay, tổng số lao động của ta sang làm việc tại các nước

Đông và Đông Nam Á đã lên đến con số 193.540 lượt người, chiếm gần80% lượng lao động xuất khẩu của ta. Số lượng cụ thể qua từng năm nhưsau :

Bảng 4. Số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông và ĐôngNam Á qua các năm (1991 – 6/2003).

Năm Số lượng (người) Tốc độ tăng (%)1991 503 - 66,6

1992 482 - 4,21993 1.228 154,81994 3.949 221,61995 4.380 10,91996 7.110 62,31997 14.056 97,71998 9.094 - 35,31999 16.522 81,72000 28.203 70,72001 26.759 - 5,12002 42.189 57,7

6/2003 39.065 -Tổng số 193.540

 (Nguồn : Tổng hợp số liệu báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài)

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Khu vực thị trường này tiếp nhận lao động của ta với cơ cấu ngànhnghề rất đa dạng : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, đánh bắt cá,khai thác tài nguyên, chuyên gia y tế, giáo dục, tin học ... Tuy nhiên sốlượng lao động trong từng ngành nghề lại rất khác nhau. Số lao động tronglĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất : khoảng gần 80%, dịch vụ (chủ yếu là khán hộ công và giúp việc gia đình tại Đài Loan)khoảng 12%, còn lại là các ngành nghề khác.

32

Page 31: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 31/74

Lao động Việt Nam làm việc tại các thị trường này bao gồm cả laođộng phổ thông, lao động có nghề và một số ít chuyên gia. Trong đó, laođộng phổ thông chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên dưới 70%, tập trung ở cácnước Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia . Lao động có nghề và chuyên gia

chủ yếu làm việc tại Nhật Bản và trong các công trình doanh nghiệp ta nhậnthầu ở Lào.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Thu nhập của lao động tại khu vực này nói chung không đồng đều. Tunghiệp sinh và lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc có mức lương cao hơn hẳncác thị trường khác, thị trường Đài Loan ở mức trung bình còn Malaysia vàLào thì thấp hơn. Thu nhập cụ thể ở từng thị trường sẽ được nêu cụ thể ở 

 phần sau đây, nhưng nhìn chung là ổn định, không có nhiều biến động. Mứcthu nhập trung bình ước tính cho cả khu vực thị trường Đông và Đông NamÁ là khoảng 400 – 500 USD/người/tháng.

Hàng năm, lao động Việt Nam làm việc tại đây đã chuyển về nước từ1 – 1,2 tỷ USD.

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Hiện nay ở nước ta có trên 150 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất

khẩu lao động, thì gần như 100% số này đều có đưa lao động đi làm việc tạicác thị trường trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩulao động sang các thị trường này thông qua nhiều hình thức khác nhau (dùnghợp động cung ứng lao động hoặc hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệpsinh), theo nhiều kênh khác nhau (trực tiếp hay qua trung gian) v.v.. tuỳ theotừng đối tượng thị trường nhưng đều thống nhất tiến hành dưới sự chỉ đạo,giám sát sát sao của Nhà nước ta.

Hoạt động xuất khẩu lao động của ta sang khu vực thị trường này chủyếu vẫn phải thông qua các công ty môi giới. Chính phủ ta và chính phủ

nước bạn ký kết các hiệp định, thoả thuận về việc đưa và tiếp nhận lao độngở tầm vĩ mô, còn công việc cụ thể được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu laođộng Việt Nam và các công ty môi giới tiến hành. Người lao động trước khiđi đều phải trải qua khoá học về ngoại ngữ, giáo dục định hướng và nghiệpvụ để được cấp chứng chỉ cần thiết. theo yêu cầu của phía tiếp nhận laođộng.

33

Page 32: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 32/74

Page 33: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 33/74

thị trường các nước Đông và Đông Nam Á khác cũng như nếu so với con sốtu nghiệp sinh của các nước Châu Á khác đang làm việc tại Nhật Bản. Tuynhiên, nó đã phản ánh sự cố gắng vượt bậc của các doanh nghiệp cũng như

 bản thân người lao động Việt Nam, bởi thị trường Nhật Bản là một trongnhững thị trường "khó tính", có yêu cầu vào loại cao nhất thế giới.

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có mặt trong nhiềungành nghề, đặc biệt chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực dệt, may, cơ khí và xâydựng (80%). Trong đó, dệt : 14%, may : 35%, cơ khí : 13% và xây dựng trên18%. Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ lao động của ta làm việc trên cáctàu cá, tàu vận tải (khoảng 10%). Ngoài ra, từ năm 1994, thực hiện thoảthuận về chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh y tá, hàng năm Việt Nam đã

đưa từ 15 – 20 người sang học tại một số trường y tá Nhật Bản, sau khi tốtnghiệp ra trường, các y tá này được làm việc 4 năm tại các bệnh viện NhậtBản, được hưởng lương và các chế độ khác như lao động người Nhật.

Do chính sách của thị trường Nhật Bản, 100% lao động Việt Namsang đây đều là lao động có nghề, phần lớn trong số này là đối tượng đangtrực tiếp làm công việc tương đương tại các doanh nghiệp trong nước. Tunghiệp sinh Việt Nam phân bổ trên hầu khắp nước Nhật Bản, nhưng tậptrung chủ yếu ở Tokyo và các thành phố lân cận khu vực Gifu, Fukui, Osakavà Nagoya. Tỷ lệ nữ tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản cũng tương đối cao,

chiếm xấp xỉ 33,1% tổng số tu nghiệp sinh của ta tại thị trường này.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Tu nghiệp sinh ở Nhật Bản chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưngmức trợ cấp này vẫn cao hơn nhiều tiền lương lao động tại các thị trườngkhác, do đó thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản thuộc loạicao nhất trong số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trợ cấp tunghiệp của tu nghiệp sinh ta trong giai đoạn 1 (năm đầu tiên) là từ 670 – 780

USD/tháng. Trong giai đoạn 2 (từ năm thứ 2 -3), thu nhập chính thức của tunghiệp sinh lên đến trên 1000 USD/tháng, nhiều người còn có thu nhập caohơn do làm thêm giờ, cá biệt ở một vài nghề thậm chí có thu nhập từ 1500-1900 USD/tháng.

Với mức thu nhập cao như vậy, hàng năm tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã chuyển về nước khoảng 460 triệu USD, góp phần đáng kể vàocông cuộc xây dựng đất nước.

35

Page 34: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 34/74

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

 Như trên đã nói, người lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc vớidanh nghĩa tu nghiệp sinh theo Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuậtcủa Nhật Bản. Đa phần trong số họ là đối tượng đang trực tiếp làm việc tạicác doanh nghiệp phái cử trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 40 doanhnghiệp được cấp phép đưa tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Hoạtđộng của các doanh nghiệp này đều nằm trong khuôn khổ quy định của cácvăn bản ký kết giữa Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế NhậtBản (JITCO). Doanh nghiệp phái cử sau khi ký kết Hợp đồng phái cử và tiếpnhận tu nghiệp sinh với các đối tác Nhật Bản, tiến hành tuyển chọn và đàotạo lao động (phải là công nhân đang làm việc trực tiếp tại các xí nghiệp, nhàmáy, công trường... trong nước) rồi giao cho phía đối tác tuyển chọn chính

thức. Các chủ sử dụng Nhật Bản yêu cầu rất cao về chất lượng tu nghiệpsinh, rất nhiều chủ sử dụng ngay cả khi chỉ nhận số lượng rất ít tu nghiệpsinh cũng bay đến Việt Nam, đích thân phỏng vấn lao động.

Toàn bộ các chi phí cho lao động trước khi đi như chi phí tuyển chọn,học tiếng Nhật, tư vấn, các thủ tục xuất nhập cảnh, vé máy bay đi và vềnước.... đều do tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản cung cấp. Theo quy định,doanh nghiệp phái cử chỉ được thu của tu nghiệp sinh một khoản tiền đặt cọc

 bằng một lượt vé máy bay từ Việt Nam tới Nhật Bản và 01 tháng trợ cấp tunghiệp (khoảng 1.200 – 1.500 USD), song trên thực tế hiện nay khoản đặt

cọc này đã lên đến 8.000 – 10.000 USD nhằm mục đích hạn chế bớt tìnhtrạng tu nghiệp sinh ta bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc sau khi đến Nhật Bản.

Việc quản lý tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản hầu như giao phó chodanh nghiệp tiếp nhận, chính phủ ta chưa thành lập Bộ phận quản lý tunghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, các doanh nghiệp phái cử cũng chưa cócán bộ tại chỗ để quản lý tu nghiệp sinh . Điều này cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu quả quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

Phần lớn lao động Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản là đối tượngtrực tiếp làm việc ở các doanh nghiệp, đã có kinh nghiệm và trình độ taynghề nhất định nên tiếp thu nhanh kỹ thuật công nghệ tiên tiến và tác phonglàm việc công nghiệp từ các đồng nghiệp Nhật Bản. Lao động Việt Namnhìn chung được phía Nhật Bản đánh giá cao về khả năng tiếp thu nhanh,tính cần cù, chịu khó. Do vậy, lao động của ta thường được chủ sử dụng đối

36

Page 35: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 35/74

xử rất tốt và có thu nhập cao. Các tu nghiệp sinh sau khi về nước đã pháthuy tốt các kinh nghiệm, kiến thức và cả thu nhập có được từ quá trình tunghiệp, góp phần không nhỏ vào việc cải tiến hiện đại hoá hoạt động sảnxuất của các doanh nghiệp nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực rõ ràng ấy thì vấn đề chấtlượng lao động của ta ở Nhật Bản cũng không phải là không có tồn tại phảilưu ý. Trước hết, tồn tại lớn nhất và bức xúc nhất là tình trạng tu nghiệp sinhta tự ý phá bỏ hợp đồng, ra ngoài sống tự do, làm việc bất hợp pháp ở cácdoanh nghiệp khác để có mức lương cao hơn. Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợpđồng rất cao đang là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp Việt Nam. Theothông báo của Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), tỷ lệ tự ý

 bỏ hợp đồng của tu nghiệp sinh Việt Nam những năm gần đây trung bình làtrên dưới 20%, gấp hơn nhiều lần tỷ lệ bỏ hợp đồng trung bình của tu nghiệp

sinh các nước khác tại Nhật Bản; thời kỳ cao điểm (năm 2001) tỷ lệ này đãlên đến 28,53%. Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ Nhật, nếu tỷ lệtu nghiệp sinh bỏ hợp đồng lên đến trên 10% thì Nhật Bản sẽ ngừng tiếpnhận tu nghiệp sinh. Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế NhậtBản đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn và thảo luận để tìm ra biện pháp ngănchặn tình trạng này, song cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào tỏ ra thựcsự có hiệu quả. Chính vì điều đó mà các chủ sử dụng Nhật Bản không thểnhận nhiều lao động Việt Nam mặc dù rấ hài lòng về kết quả làm việc củalao động ta. Và hơn thế nữa, nếu các doanh nghiệp của ta không tìm ra giải

 pháp làm giảm bớt tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng thì nguy cơ đánh mất thị

trường Nhật Bản là diều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, Chính phủ đã có văn bản quy định tu nghiệp sinh phải là

công nhân đang làm việc trong doanh nghiệp có thâm niên công tác từ 2 nămtrở lên. Tuy nhiên thực tế có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quyđịnh này mà tiến hành tuyển lao động xã hội đưa vào xí nghiệp huấn luyệngấp rồi giao cho phía Nhật tuyển chọn. Số lao động này không đảm bảo chấtlượng, không bắt kịp với tác phong làm việc công nghiệp ở Nhật Bản, cá

 biệt có hiện tượng cờ bạc, đánh lộn, ăn cắp đồ trong siêu thị... đã gây ấntượng xấu về người lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng và giới chức

cũng như người dân Nhật Bản. Những vấn đề đó cần phải được chấn chỉnh,khắc phục ngay để góp phần củng cố, nâng cao vị trí của tu nghiệp sinh Việt

 Nam tại thị trường này.

 b, Thị trường Hàn Quốc

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

37

Page 36: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 36/74

Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt tại thị trường Hàn Quốc ngay từ giaiđoạn đầu của Chương trình thực tập sinh công nghiệp (năm 1993). Trải qua10 năm thực hiện chương trình này, tính đến tháng 12/2002, số lượng tunghiệp sinh và lao động của ta đã và đang làm việc tại Hàn Quốc tổng cộnglên đến 30.090 lượt người, đứng thứ ba trong 15 quốc gia có tu nghiệp sinhở Hàn Quốc. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, ta còn đưa thêm được2.853 tu nghiệp sinh mới sang thị trường này. 

Con số tu nghiệp sinh Việt Nam đưa sang Hàn Quốc có biến độngnhiều qua các năm, trung bình ở mức xấp xỉ 2.800 người/năm. Những nămtừ 1994 – 1997, số lượng tu nghiệp sinh của ta sang Hàn Quốc tương đối ổnđịnh trong khoảng trên 3000 người/năm. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, nền kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó

khăn nên trong năm này ta chỉ đưa được 735 tu nghiệp sinh sang tu nghiệptại đây. Song ngay khi nền kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi, số lượngtu nghiệp sinh của ta lập tức lại tăng lên nhanh chóng. Năm 2000 là năm tađưa được nhiều tu nghiệp sinh đi làm việc tại đây nhất với 6.997 người. Đếnnăm 2002 vừa qua, con số này giảm giảm xuống mức thấp chưa từng có :306 người. Hiện tượng này có nguyên nhân từ việc rất nhiều tu nghiệp sinhViệt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc trốn ở lại HànQuốc, không chịu về nước sau khi đã kết thúc hợp đồng. Chỉ tiêu tu nghiệpsinh của Việt Nam được KFSB phân bổ trọn gói là 18.770 người (ngoại trừ500 tu nghiệp sinh xây dựng phân bổ qua Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc) , tađã sử dụng hết trên 17.000 chỉ tiêu, đến thời điểm ngày 31/12/2002 có tổngcộng 17.457 tu nghiệp sinh ta đang ở Hàn Quốc. Trong khi dó, chính phủHàn Quốc quy định, khi tu nghiệp sinh hoàn thành hợp đồng về nước thì cácnước mới được đưa tu nghiệp sinh mới nhập cảnh. Với tỷ lệ "thất thoát chỉtiêu" (do tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng và trốn ở lại Hàn Quốc) lên đến gần60% như hiện nay thì việc đưa tu nghiệp sinh mới sang Hàn Quốc đối với talà vô cùng khó khăn.

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Thị trường Hàn Quốc không yêu cầu tu nghiệp sinh phải là lao độngcó nghề, do vậy gần như toàn bộ tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc làlao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết số tu nghiệp sinh và laođộng của ta ở đây làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của HànQuốc với các công việc 3D trong những ngành nghề : dệt may, cơ khí, lắp

38

Page 37: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 37/74

ráp điện tử, mộc... Ngoài ra, ta còn có 169 tu nghiệp sinh xây dựng mới đưasang Hàn Quốc thời gian vừa qua và 1.100 thuyền viên làm việc trên biển.

Tỷ lệ tu nghiệp sinh nữ tại Hàn Quốc không cao, ước tính chỉ khoảngtrên dưới 25%.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc có mức thu nhập khácao, tuy trong thời kỳ khủng hoảng tài chính (1997 -1998) có gặp một sốkhó khăn do tiền lương tối thiểu bị điều chỉnh thấp đi nhiều và một loạtdoanh nghiệp không sắp xếp được giờ làm thêm song ngay sau đó đã ổnđịnh trở lại. Trung bình một tu nghiệp sinh hàng tháng có mức thu nhập từ700 – 1000 USD, cá biệt một số trường hợp có mức thu nhập thấp hơn cũngđạt đến 500 – 600 USD/ người/tháng. Khi chuyển qua chế độ lao động, thu

nhập của họ còn cao hơn thế.Trung bình hàng năm, Việt Nam nhận được khoảng 350 triệu USD do

các tu nghiệp sinh đang làm việc tại thị trường này chuyển về.

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Theo lựa chọn của KFSB, hiện nay chỉ có 9 doanh nghiệp được phépcung cấp tu nghiệp sinh cho Hàn Quốc bao gồm : LOD, TRACIMEXCO,TRACODI, VINACONEX, OLECO, IMS, SULECO, SOLAVICO và gần

đây nhất là SIMCO ( thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà). Các doanhngiệp này tiến hành tuyển chọn tu nghiệp sinh theo chỉ tiêu cụ thể đượcKSFB phân bổ, các ứng viên đăng ký phải qua vòng khám sức khoẻ rất gắtgao và vòng thi năng lực tiếng Hàn Quốc để chọn ra 50% người có số điểmcao nhất rồi dùng máy tính bốc thăm chọn ngẫu nhiên 1/5 số đó. Đây là hìnhthức tuyển chọn mới mà Hàn Quốc thí điểm tại Việt Nam.

Việt Nam được KFSB phân bổ 18.770 chỉ tiêu tu nghiệp sinh, số tunghiệp sinh ta đưa sang chỉ có thể nằm trong con số này. Khi tu nghiệp sinhcũ hoàn thành hợp đồng, trở về nước thì ta mới được đưa tu nghiệp sinh mới

sang thay vào vị trí đó. Thời gian qua, tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam bỏhợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc trốn ở lại Hàn Quốc khôngchịu về nước sau khi đã hết thời hạn hợp đồng đã khiến các doanh nghiệp

 phái cử gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa tu nghiệp sinh mới sang thịtrường này làm việc. Hàng năm, cứ sáu tháng một lần, KFSB lại tổ chức

 phân loại, đánh giá xếp hạng hoạt động quản lý tu nghiệp sinh của các doanhnghiệp phái cử một lần với tiêu chí đánh giá chủ yếu là tỷ lệ hoàn thành hợp

39

Page 38: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 38/74

đồng đúng luật (không bỏ ra ngoài làm việc, không trốn ở lại sau khi hết hạnhợp đồng) để trên cơ sở đó phân bổ lại chỉ tiêu cung cấp tu nghiệp sinh chocác doanh nghiệp này.

Việc đưa tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc làm việc chịu sự chỉ đạo trựctiếp của KFSB, nhưng đồng thời phải thông qua các công ty Hàn Quốc đượcKFSB uỷ quyền quản lý lao động nước ngoài. Các công ty này đã yêu cầumột khoản phí môi giới lớn từ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của tađể họ đi tìm chủ sử dụng cho lao động. Chính khoản phí môi giới này (trung

 bình khoảng 5.000 USD/tu nghiệp sinh) đã đẩy chi phí phải nộp trước khi đicủa tu nghiệp sinh lên rất cao, cộng với tiền đặt cọc, tổng chi phí có thể lêntới 8.000 USD/người. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các tu nghiệpsinh khi phải chuẩn bị một khoản tài chính lớn như vậy. Nhà nước ta đã cóchính sách cho vay ưu đãi với các tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Hàn Quốc

song số vốn vay chỉ hỗ trợ được phần nào khoản tiền phải nộp chứ vẫn chưađáp ứng hết được nhu cầu xin vay của các tu nghiệp sinh.

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

Thị trường Hàn Quốc không khó tính như thị trường Nhật Bản, tiêuchuẩn đối với lao động đi làm việc tại đây là có sức khỏe tốt và chăm chỉlàm việc. Nhìn chung, hầu hết tu nghiệp sinh Việt Nam đều đáp ứng đượcyêu cầu này của phía bạn, kể cả về năng lực tiếng Hàn Quốc. Phía Hàn Quốccũng đánh giá rất cao tố chất và hiệu quả làm việc của các tu nghiệp sinh,lao động Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất để giới chức và các chủ sử dụng HànQuốc không hài lòng đối với tu nghiệp sinh của ta cũng như tu nghiệp sinhcủa hầu hết nước khác tại thị trường này là việc tu nghiệp sinh bỏ hợp đồngsang làm việc bất hợp pháp ở các doanh nghiệp khác có mức lương cao hơnhoặc trốn ở lại Hàn Quốc, không chịu về nước sau khi hết hạn hợp dồng.Tình trạng này đối với tu nghiệp sinh Việt Nam nói riêng đã lên đến mức

 báo động. Tính đến tháng 12/2002, với 17.457 tu nghiệp sinh hiện có mặt tại

Hàn Quốc thì số người bỏ hợp đồng trốn ra ngoài đã là 11.282 người, chiếm59,25% - một con số khiến người ta giật mình. Việt Nam dứng thứ 3 trên thịtrường Hàn Quốc về số lượng chỉ tiêu được phân bổ và về số lượng tunghiệp sinh có mặt tại đây, song cũng đứng thứ ba về tỷ lệ phá hợp đồng.Trong khi đó, Trung Quốc và Philippines là những nước có chỉ tiêu phân bổlớn hơn ta lại có tỷ lệ bỏ hợp đồng thấp hơn. Vấn đề này xuất phát từ nhiềunguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là ý thức tôn trọng hợp

40

Page 39: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 39/74

đồng và luật pháp nước sở tại chưa được các tu nghiệp sinh Việt Nam quántriệt đầy đủ, lợi ích chung bị vứt bỏ vì chút lợi riêng trước mắt. Điều đó ảnhhưởng rất lớn đến vị trí của tu nghiệp sinh Việt Nam tại thị trường HànQuốc. Đặc biệt nếu xét theo góc độ dài hạn, khả năng tác động về phía bạnđể mở rộng thêm chỉ tiêu được phân bổ là vô cùng khó khăn.

c, Thị trường Đài Loan

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Việt Nam mới bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan từcuối năm 1999. Ngay từ đầu, chính phủ ta đã coi Đài Loan là một trongnhững thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của đất nước. Xuyênsuốt những năm qua, chủ trương này luôn được khẳng định và nhất quán,

dồng thời nó cũng nhận được sự quan tâm rộng rãi của các ngành, các cấp,các tổ chức kinh tế cũng như đông đảo người lao động và dư luận xã hội.

Qua gần 4 năm làm việc với thị trường Đài Loan, tính đến tháng6/2003, chúng ta đã đưa được tổng cộng 37.607 lượt lao động sang đây làmviệc. Con số lao động đưa đi tăng đều đặn qua từng năm và đặc biệt tăngmạnh nhất từ tháng 8/2002 trở lại đây, khi Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA)thực hiện lệnh tạm thời "đông kết" đối với lao động Indonesia do các rắc rốivề chính trị và có tỷ lệ bỏ trốn quá cao, các chủ sử dụng Đài Loan đã tăngcường tuyển mộ lao động Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm

2003, chúng ta đã đưa được 11.158 lao động sang Đài Loan làm việc, nhiềuhơn 442 người so với con số 10.716 lao động của cả năm 2002. Tức là từđầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng chúng ta xuất được gần 2.000 laođộng sang thị trường này. Số lượng lao động Việt Nam liên tục tăng trong

 bối cảnh lao động của các nước khác ở Đài Loan như Indonesia và ngay cảThái Lan có dấu hiệu giảm mạnh do nền kinh tế Đài Loan thời gian gần đâygặp nhiều khó khăn đã khẳng định vị thế của lao động nước ta tại thị trườngnày.

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :Lao động Việt Nam tại Đài Loan chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực

giúp việc gia đình và khán hộ công, công nhân công xưởng (điện tử, dệtmay, cơ khí v.v..), thuyền viên và một bộ phận nhỏ làm việc trong ngànhxây dựng. Theo thống kê, tính đến hết tháng 5/2003, trong số 39.675 laođộng Việt Nam làm việc tại Đài Loan có 23.939 lao động (chiếm 60,3%) là

41

Page 40: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 40/74

giúp việc gia đình và khán hộ công, 13.561 người (chiếm 34,2%) là côngnhân công xưởng làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, 1.833 thuyềnviên (chiếm 4,6%) và 342 công nhân xây dựng (chiếm 0,9%).

 Nhìn vào cơ cấu lao động trên có thể thấy, bộ phận lớn lao động Việt Nam tại Đài Loan là giúp việc gia đình và khán hộ công. Giúp việc gia đìnhvà khán hộ công là lĩnh vực mà thị trường Đài Loan có nhu cầu rất lớn vànhu cầu này còn có thể mở rộng nhiều trong thời gian tới. Đây là công việclao động giản đơn, không yêu cầu cao về trình độ học vấn nhưng yêu cầucao về độ chịu khó và chăm chỉ của người lao động, rất phù hợp với laođộng nữ, đặc biệt là lao động nữ nông thôn Việt Nam. Có đến 99% khán hộcông và giúp việc gia đình là nữ giới, công việc này đã góp phần giải quyếtcông ăn việc làm cho lao động nữ ở nông thôn, đồng thời giúp chị em cóđược nguồn thu nhập đáng kể về cho gia đình sau 2, 3 năm làm việc tại ĐàiLoan. Không chỉ tính riêng trong lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ

công mà xét chung trong tổng số lao động Việt Nam hiện đang làm việc tạiĐài Loan, lao động nữ cũng chiếm số đông và tỷ trọng này ngày càng tănglên. Theo báo cáo của Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc,trong tổng số 19.310 bộ hồ sơ được thẩm định trong 6 tháng đầu năm nay,tương ứng với 25.005 lượt lao động thì đã có 20.641 lao động nữ. Ngoàigiúp việc gia đình và khán hộ công, lao động nữ còn chiếm tỷ lệ cao trong sốcông nhân công xưởng thuộc các lĩnh vực điện tử, dệt may. Đây thực sự làtín hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :Việc làm và thu nhập của người lao động tại Đài Loan tương đối ổn

định. Lương cơ bản của người lao động là 15.840 Đài tệ/tháng ( khoảng 450USD), sau khi trừ đi các khoản chi phí mức lương bình quân được từ 250 – 300 USD/tháng, không ít lao động Việt Nam có mức thu nhập 400 – 600USD/tháng, thậm chí cá biệt có lao động thu nhập gần 1000 USD/ tháng.Hiện chưa có một con số chính thức về lượng kiều hối được chuyển về Việt

 Nam từ các lao động của ta từ Đài Loan nhưng con số ước tính với bìnhquân trên 37.000 lao động, hàng năm chúng ta có thể nhận được gần 200

triệu USD từ thị trường này.

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Hiện nay, nước ta có 152 doanh nghiệp  được cấp phép đưa lao độngsang Đài Loan làm việc và trong đó có 125 doanh nghiệp đã ký được hợpđồng cung ứng lao động với phía Đài Loan. Trong đó nổi bật là các doanh

42

Page 41: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 41/74

nghiệp như VINACONEX, VIETRACIMEX, TRAENCO ..., mỗi doanhnghiệp này hàng năm đưa được hàng nghìn lao động thuộc các ngành nghềkhác nhau sang Đài Loan làm việc. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt độngdưới hình thức ký hợp đồng cung ứng lao động với các công ty môi giới ĐàiLoan, xuất khẩu lao động qua các công ty này. Việc ký hợp đồng trực tiếpvới chủ sử dụng lao động để giảm bớt phí môi giới cho người lao động mặcdù được cả Chính phủ hai bên khuyến khích nhưng hầu như không thể thựchiện được vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Về phía các doanhnghiệp Việt Nam, chúng ta chưa đủ khả năng về nhân lực, tài lực để tiếnhành đàm phán trực tiếp toàn bộ với các chủ sử dụng cũng như tự quản lýlao động của ta tại Đài Loan. Vả lại, trên thực tế việc này dù có thể tiến hànhcũng không đem lại hiệu quả cao do tính chất rải rác, số lượng nhỏ khi cácchủ sử dụng thuê lao động Việt Nam. Về phía chủ sử dụng Đài Loan mà chủyếu là cá nhân và những công ty có quy mô vừa và nhỏ thì việc họ tự đứng

ra ký hợp đồng nhận lao động với các doanh nghiệp Việt Nam và tự quản lýlao động là điều quá tốn kém và không hiệu quả. Bởi thế, các công ty môigiới Đài Loan vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đưa lao động đi và quảnlý lao động Việt Nam tại thị trường Đài Loan. Gần đây còn xuất hiện môhình hợp tác đào tạo lao động giữa các công ty môi giới Đài Loan và cácdoanh nghiệp Việt Nam. Mô hình này tỏ ra khá hiệu quả do các công ty môigiới Đài Loan là người thông hiểu hơn hết yêu cầu của các chủ sử dụng cũngnhư điều kiện làm việc tại Đài Loan. Những hiểu biết này khi đóng góp vàoquá trình đào tạo giúp cho nội dung đào tạo sát hợp hơn với thực tế, giúpnâng cao chất lượng lao động của ta tại thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, nócũng dẫn đến một số tiêu cực như phí môi giới bị đẩy lên rất cao, thoả thuậnngầm để ăn chia phần trăm phí môi giới và phí quản lý gây thiệt hại chongười lao động. Một số công ty Việt Nam thậm chí còn "cho mượn" giấy

 phép, chỉ treo biển công ty lên, còn toàn bộ quá trình đào tạo, làm thủ tụcđưa lao động đi, quản lý lao động hoàn toàn phó thác cho các công ty môigiới Đài Loan. Điều này làm cho việc quản lý bị buông lỏng, quyền lợingười lao động không được đảm bảo, và cá biệt đã có trường hợp người laođộng bị lừa đi Đài Loan bằng visa du lịch, phí dịch vụ (8,3% lương cơ bản/tháng) của doanh nghiệp Việt Nam bị thất thoát, không thu được. Những tồn

tại đó nếu được khắc phục, tháo gỡ kịp thời sẽ giúp hoạt động xuất khẩu laođộng của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này đạt hiệu quả cao hơnnữa trong tương lai.

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

43

Page 42: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 42/74

Trong thời gian hơn 3 năm kể từ khi những lao động Việt Nam đầutiên được đưa sang Đài Loan làm việc, lao động Việt Nam đã từng bước hộinhập thị trường Đài Loan cùng với lao động Thái Lan, Philippines,Indonesia và Malaisia. Số lượng lao động Việt Nam ngày càng tăng và thậmchí tăng rất nhanh chứng tỏ hiệu quả lao động của người Việt Nam đã đượckhẳng định rõ nét tại thị trường này. Phản ứng từ phía giới chủ cũng như dưluận xã hội Đài Loan về lao động Việt Nam nhìn chung là rất tích cực.Cùng nền văn hoá phương Đông và phong tục tập quán giữa Việt Nam vàĐài Loan có nhiều nét tương đồng là những yếu tố cộng hưởng khiến chocác chủ sử dụng Đài Loan dễ có cảm tình và chấp nhận lao động Việt Nam.Hơn nữa, lao động Việt Nam được đánh giá là có tinh thần làm việc, cần cù,chịu khó và dễ hoà nhập vào những môi trường có nhịp sống mang tính côngnghiệp cao của Đài Loan. Đặc biệt, ở các lĩnh vực khán hộ công và giúp việcgia đình, chế tạo, điện tử, may mặc, dệt - lao động ta (nữ chiếm tỷ lệ cao)

đang dần chiếm ưu thế, đã tiến lên gần như ngang hàng với lao động TháiLan va Indonesia là những nước đã vững chân tại thị trường này trong mộtthời gian dài hơn chục năm. Tính đến tháng 5/2003, đã có 36.670 lao độngViệt Nam có mặt tại Đài Loan, tương đương với 13,15% số lao động nướcngoài làm việc ở đây. Đó thực sự là một thành công đáng tự hào, là kết quảxứng đáng từ các nỗ lực của Nhà nước, của các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng và trước hết là của bản thân hàng vạn lao động nước ta đang làm việctại Đài Loan.

Tuy nhiên, cũng như lao động của các nước khác sang làm việc tại

Đài Loan, chúng ta không tránh khỏi tình trạng một số lao động phải vềnước trước thời hạn. Trong số trên 4.000 lao động bị đưa về nước trước thờihạn (bằng 12% số lao động đã đưa sang, tỷ lệ này thấp hơn so với số laođộng các nước khác phải đưa về) thì chiếm số đông là do trình độ tiếng Hoakém, tay nghề yếu , không đáp ứng được yêu cầu công việc (85%), tiếp đếnlà lý do sức khoẻ, một bộ phận nhỏ là vì lý do cá nhân tự nguyện xin vể.

Tình trạng trên chủ yếu có nguyên nhân từ việc lao động của ta trướckhi sang Đài Loan chỉ được tập trung đào tạo quá ngắn, nhất là lao độngkhán hộ công và giúp việc gia đình. Họ chưa được trang bị đầy đủ về ngoại

ngữ, chưa được huần luyện và hướng dẫn chu đáo về phong cách giao tiếp,ứng xử, cách sử dụng các dụng cụ gia đình ở Đài Loan. Việc kiểm tra ngoạingữ, tay nghề để cấp chứng chỉ cho người lao động thực hiện chưa nghiêmtúc, còn mang tính chất "mua bằng" đối phó. Vì thế, lao động khi đến ĐàiLoan rất bỡ ngỡ, thiếu tự tin, không thể đáp ứng được yêu cầu giao tiếp vàkhông hiểu được nội dung công việc hàng ngày phảỉ làm.

44

Page 43: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 43/74

Thêm vào đó, tình trạng lao động nước ta tự ý phá hợp đồng, trốn rangoài làm việc bất hợp pháp còn khá phổ biến. Đặc biệt, số lao động sanglàm thuyền viên và số đã hoàn thành hợp đồng về nước, nay sang trở lại bỏtrốn ra ngoài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí nhiều người trong số này vừa đến sân

 bay Đài Loan đã bỏ trốn.Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động với nướcngoài, tỷ lệ bỏ trốn chung là 4,8%, trong đó lao động thuyền viên có tỷ lệ bỏtrốn là 9%, giúp việc gia đình và khán hộ công là 7,8%. Tuy nhiên, con sốthực tế có thể lớn hơn thế nhiều, do một số doanh nghiệp có lao động bỏ trốnkhông báo cáo đầy đủ lên Cục. Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tạiĐài Bắc cho biết, nếu chúng ta không hạ thấp được tỷ lệ lao động bỏ trốn,không loại trừ khả năng lao động Việt Nam sẽ bị "đông kết" ở thị trườngnày.

d, Thị trường Malaysia

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Sau một thời gian dài Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp tiếp cận thịtrường lao động Malaysia, ngày 6/2/2002 chính phủ Malaysia đã quyết địnhmở cửa cho lao động nước ta vào làm việc và những lao động Việt Nam đầutiên đã đặt chân lên đất Malaysia từ tháng 5/2002. Chúng ta thâm nhập vàothị trường này với những bước đi tương đối dè dặt nhưng kết quả đạt đượcthì thật sự gây bất ngờ lớn. Giai đoạn đầu, tính đến cuối tháng 12/2002, sau7 tháng triển khai thí điểm đưa lao động của ta sang Malaysia làm việc, sốlao động Việt Nam có mặt tại Malaysia đã là 23.455 lao động, vượt xa sovới dự đoán ban đầu gần 1 vạn, gấp 4 lần so với chỉ tiêu dự kiến. Con số nàyđã nói lên quy mô, tốc độ xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trườngMalaysia cũng như tiềm năng rộng lớn của thị trường này.

Trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng lao động của ta được đưa sangMalaysia tiếp tục tăng, đạt gần 26.000 người. Và hiện nay, theo thông báomới nhất của Cục Quản lý lao động với nước ngoài, tính đến 30/11/2003 vừaqua, tổng cộng có khoảng 63.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 12

trong số 13 bang của Malaysia. Đây là thị trường "sinh sau đẻ muộn" nhấttrong số các thị trường thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á của ta, nhưnglại có quy mô và tốc độ phát triển lớn nhất. Bình quân mỗi tháng, chúng tađưa được khoảng 4.000 lao động sang thị trường này, một tốc độ kỷ lụctrong lịch sử xuất khẩu lao động của Việt Nam và chắc chắn con số này sẽcòn tăng lên rất nhiều trong thời gian tới.

45

Page 44: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 44/74

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Khi mở cửa thị trường lao động với Việt Nam, Malaysia cho phép laođộng của ta làm việc trong 4 lĩnh vực : công nghiệp, xây dựng, nông nghiệpvà dịch vụ, trừ dịch vụ gia đình. Tuy nhiên, hiện nay ta mới đưa lao động đilàm việc ở 2 lĩnh vực là công nghiệp và xây dựng. Trong đó số công nhânxây dựng chiếm 20,89%, công nhân dệt chiếm 7,68%, công nhân may chiếm4,91%, công nhân điện tử chiếm 9,35% và lao động trong các ngành nghềkhác chiếm 12,89%.

Về cơ cấu nam - nữ, thị trường Malaysia với đặc trưng công việc thiênvề các lĩnh vực đòi hỏi thể lực và sức chịu đựng cao tỏ ra không mấy mặnmà với các lao động nữ Việt Nam. Đến hết tháng 12/2002, số lượng laođộng nữ mới chỉ đạt 1.645 người trong tổng số 23.455 lao động Việt Nam

đang làm việc tại Malaysia ở thời điểm đó (chiếm 7,01%). Theo tính toán,con số này hiện nay còn thấp hơn thế, ước khoảng 6% - 6,3%.

Thứ ba, thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Đúng như lời cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài - tiếnsĩ Trần Văn Hằng đã nhận xét : "Malaysia là một thị trường để xoá đói giảmnghèo chứ không phải đi để làm giàu như một số thị trường khác...", thunhập của lao động nước ta tại thị trường này không cao so với các thị trườngxuất khẩu lao động khác của ta. Lương theo hợp đồng của lao động là 18

Ringit/ngày (3,8 Ringit = 1USD), tức là gần 400 Ringit/tháng (trên dưới 105USD/tháng). Tuy nhiên qua tìm hiểu, với thời gian làm việc từ 10 – 12giờ/ngày và chế độ thưởng hiệu suất của giới chủ Malaysia, thu nhập thực tếcủa phần lớn lao động ta ở Malaysia cao hơn rất nhiều so với hợp đồng,thông thường là gấp đôi mức lương đã ký trong hợp đồng. Trên 70% laođộng cho biết, họ có thu nhập khoảng 800 Ringit/tháng (tương đương với210 USD); 23,6% đạt mức xấp xỉ 1000 Ringit/tháng (tương đương263USD). Cá biệt, không ít lao động có thu nhập 300 - 350 USD/tháng, sốnày chủ yếu tập trung ở anh em làm nghề xây dựng. Chỉ có rất ít lao động

 phải chịu mức lương thấp như hợp đồng do một số nhà máy không có nhiềuviệc làm, không bố trí được giờ làm thêm cho công nhân.

Theo báo cáo của Cục quản lý lao động với nước ngoài, từ tháng5/2002 đến nay, lao động của ta làm việc tại Malaysia, đã chuyển về nướctổng cộng gần 100 triệu USD.

46

Page 45: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 45/74

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Chủ trương hiện nay của chính phủ Malaysia là tiếp nhận lao độngnước ngoài trên cơ sở hiệp định cấp nhà nước giữa nước tiếp nhận với nướccung ứng lao động. Ngày 1/12/2003 vừa qua, Hiệp định hợp tác lao động đãđược ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội nước tavà Bộ trưởng Nguồn nhân lực Malaysia sau thời gian hơn 1 năm lấy ý kiếntừ các cấp ngành có liên quan cho dự thảo Hiệp định này và kiểm chứng từthực tế xuất khẩu lao động sang Malaysia. Hiệp định bảo đảm về mọi nghĩavụ và quyền lợi có liên quan của người lao động cũng như chủ sử dụng. Đâylà bước tiến lớn đánh dầu một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác lao độnggiữa hai nước.

Malaysia là thị trường chúng ta mới khai thác từ tháng 5/2002 và cũng

chính tại đây chúng ta đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hình "liên thông"trong xuất khẩu lao động. Mô hình này có sự kết hợp của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc chuẩn bị tạonguồn và tuyển chọn lao động. Đầu tiên, mô hình này được Chính phủ tatiến hành chỉ đạo thí điểm tại 2 tỉnh Hải Dương và Phú Thọ. Hai tỉnh này đãthành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động gồm thành viên thuộc đầy đủ cáccơ quan, ban ngành có liên quan như : Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng, Tài chính, Công an... Ban chỉ đạo xuấtkhẩu lao động có nhiệm vụ kiểm tra tư cách và giới thiệu doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động về các địa phương để tuyển nguồn, cùng kết hợp với doanh

nghiệp đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại ngay địa phương, tiếtkiệm được chi phí và thời gian cho người lao động, tham gia theo dõi tiến độlàm hộ chiếu giấy tờ, khám sức khoẻ của lao động đồng thời có những chínhsách khác nhau hỗ trợ lao động về tài chính trước khi đi. Mô hình này trongquá trình thực hiện đã khẳng định được tính ưu việt của mình và đến nay đãđược nhân rộng ra khắp các tỉnh trong cả nước và cho cả các thị trường xuấtkhẩu lao động khác của ta.

Khởi đầu chúng ta chỉ có 7 doanh nghiệp được phép thí điểm đưa laođộng sang thị trường Malaysia, cho đến hiện nay đã có gần 70 doanh nghiệp

được cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc tại thị trường này. Các doanhnghiệp của ta hợp tác với các công ty môi giới lao động Malaysia để tuyểnchọn và xuất lao động theo yêu cầu của chủ sử dụng và trên cơ sở Hiệp địnhhợp tác lao động giữa hai chính phủ. TRAENCO là doanh nghiệp đưa đượcnhiều lao động sang làm việc ở Malaysia nhất với hơn 9000 lao động, tiếptheo là các doanh nghiệp như VINACONEX, LOD, SIMCO...

47

Page 46: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 46/74

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

Sau hơn 1 năm lao động Việt Nam có mặt tại thị trường Malaysia,nhìn chung các chủ sử dụng Malaysia đều nhận xét lao động Việt Nam là rấtthông minh, chịu khó, làm việc có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó laođộng của ta còn bộc lộ một số nhược điểm như ngoại ngữ kém, gây khókhăn trong giao tiếp, một số lao động của ta do không hiểu biết về pháp luậtđạo Hồi ở Malaysia nên đã gặp rắc rối với cảnh sát và chính quyền địa

 phương. Nghiêm trọng hơn nữa, lao động ta hay khiếu nại đình công, khôngcó thái độ hợp tác với chủ sử dụng, hay đánh nhau với lao động nước ngoàivà đánh lẫn nhau, thậm chí đã dẫn đến án mạng. Những điều này đã vô hìnhchung tạo ra một ấn tượng không tốt về lao động Việt Nam trong suy nghĩ của nhiều chủ sử dụng Malaysia. Thời gian tới, khi Malaysia tiếp nhận laođộng Trung Quốc và mở cửa trở lại cho thị trường Bangladesh, áp lực cạnh

tranh đối với lao động của tại thị trường này sẽ là rất lớn; đòi hỏi các doanhnghiệp xuất khẩu lao động nước ta phải tập trung nâng cao chất lượng laođộng đi làm việc ở Malaysia cả về ý thức tổ chức kỷ luật, tay nghề và ngoạingữ để đảm bảo sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trước những đối thủrất mạnh nói trên.

2.5 Thị trường Lào

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Lao động và chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Lào từ đầu nhữngnăm 60 trong chương trình hợp tác hỗ trợ lao động giữa hai Đảng, hai Nhànước. Đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây, số lượng lao động của ta sangLào tăng mạnh. Theo con số chính thức do Cục quản lý lao động với nướcngoài đưa ra, từ năm 1991 cho dến hết tháng 6 năm nay, tổng cộng có65.929 lao động Việt Nam đã và đang làm việc ở Lào. Trên thực tế, con sốnày chắc chắn còn lớn hơn thế nhiều do còn một bộ phận rất lớn lao động tựdo sang Lào làm việc theo thời vụ mà chúng ta rất khó thống kê đầy đủ. Sốlao động Việt Nam được đưa sang Lào làm việc đặc biệt tăng mạnh vào

những năm 1999 – 2001 do nhu cầu lao động cho công cuộc xây dựng pháttriển của Lào tại thời điểm đó rất lớn, thời gian gần đây có giàm đôi chút dothị trường Lào đã đi vào ổn định về số lượng và sức hấp dẫn của các thịtrường xuất khẩu lao động khác với lao động của ta. Tuy nhiên xét về tổngsố, Lào vẫn là thị trường có nhiều lao động Việt Nam nhất trong khu vực thịtrường các nước Đông và Đông Nam Á.

48

Page 47: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 47/74

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Lao động của ta sang Lào chủ yếu là các kỹ sư và công nhân xây dựngthuộc những đơn vị kinh tế nhận thầu các công trình xây dựng, các dự án hạtầng và các dự án phát triển kinh tế khác của Lào. Số này chiếm đến trên80% tổng số lao động chính thức của Việt Nam tại Lào. Khoảng 20% laođộng còn lại làm việc trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên, liên doanhliên kết sản xuất, nhận khoán công việc... theo các thoả thuận hợp tác song

 phương giữa các tỉnh biên giới kết nghĩa của hai nước. Ngoài ra, còn số laođộng tự do phi chính thức mà chúng ta không thể thống kê chính xác, chỉ cóthể ước tính là rất lớn, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Lao độngchính thức của ta tại Lào chủ yếu là lao động có nghề còn lao động phi chínhthức thì hầu hết là lao động phổ thông không nghề.

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

Mức lương trung bình của lao động Việt Nam làm việc tại Lào vàokhoảng 1.500.000 VND/tháng, một số lao động làm việc cho các công tyquốc tế nhận thầu tại Lào có thu nhập trên 200 USD/ tháng. Mức thu nhậptrên nhìn chung là không cao, nhưng đã góp phần giải quyết đời sống cho bộ

 phận không nhỏ lao động nông thôn (chủ yếu ở miền Trung) Việt Nam. Laođộng Việt Nam làm việc ở Lào hầu như không chuyển tiền về nước quangân hàng nên rất khó xác định được lượng kiều hối thu được từ thị trườngnày, nhưng ước tính với 65.929 lao động mà chúng ta đã đưa đi được, mỗilao động trung bình đi 3 năm, thu nhập hàng tháng sau khi đã trừ các chi phíăn ở tại chỗ còn khoảng 1.000.000 VND, thì mỗi năm nước ta sẽ nhận đượctrung bình khoảng trên dưới 1 tỷ VND.

Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :

Việc hợp tác sử dụng lao động Việt Nam tại Lào được thực hiện dướinhiều hình thức.

Hình thức thứ nhất, lao động Việt Nam sang Lào làm việc tại các côngtrình do các tổ chức kinh tế Việt Nam nhận thầu tại Lào. Ngay từ những nămđầu chống Mỹ cứu nước, ta đã có các đơn vị đưa lao động sang giúp bạn xâydựng các công trình hạ tầng phục vụ chiến đấu. Ngày nay, càng có nhiềuđơn vị kinh tế sang Lào nhận thầu các công trình xây dựng phục vụ trang bịhạ tầng và phát triển kinh tế của Lào. Rất nhiều công trình hạ tầng và dândụng của Lào được các tổ chức kinh tế Việt Nam thực hiện theo phương

49

Page 48: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 48/74

thức này, từ đường giao thông, nhà máy thuỷ điện, công trình thuỷ lợi, cácdự án khai thác tài nguyên, đến trụ sở các cơ quan, trường học, bảo tàng...Số lương lao động Việt Nam sang Lào theo hình thức này là rất lớn, chiếmkhoảng trên 80% số lao động của ta có mặt tại Lào.

Hình thức thứ hai, lao động Việt Nam làm việc theo các hợp đồngcung ứng lao động giữa các doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép hoạt độngđưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với các chủ sử dụng lao động tại Lào.Số lao động này được quản lý theo Hiệp định về hợp tác lao động giữa hainước ký ngày 29/06/1995. Số lao động đi theo hình thức này nói chung cònchưa lớn, tính đến nay vào khoảng 1.300 người.

Hình thức thứ ba, lao động Việt Nam sang Lào theo các thoả thuậnhợp tác giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với các tỉnh biên giới của Lào

hoặc giữa các tỉnh Việt Nam kết nghĩa với các tỉnh của Lào. Hiện nay, hầuhết các tỉnh biên giới của ta và các tỉnh biên giới của Lào đều có các thoảthuận song phương giúp đỡ lẫn nhau. Hình thức hợp tác này rất đa dạngnhư : đưa phương tiện sản xuất và lao động sang Lào thực hiện các hợp đồngsản xuất, khai thác tài nguyên, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợinhỏ, liên doanh liên kết, nhận khoán công việc... Thực tế cho thấy số lượnglao động Việt Nam sang Lào làm việc theo hình thức này cũng rất lớn, góp

 phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của các tỉnh bạn, đồng thờigiải quyết công ăn việc làm cho người lao động ta và việc phát triển tình hữu

nghị giữa hai nước nói chung và hai địa phương nói riêng.Hình thức thứ tư, lao động Việt Nam sang Lào làm ăn tự do. Theo

thông tin của các cơ quan chức năg của Lào và qua báo cáo của một số tỉnh biên giới của ta, số lượng người đi tự do tuy có giảm nhiều trong các nhữngnăm gần đây nhưng vẫn còn lớn. Số lao động này sang Lào làm việc khôngtheo một hợp đồng chính thức nào, vì vậy đã gây nhiều khó khăn cho côngtác quản lý của cả phía ta và phía bạn.

Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :

Lượng lao động Việt Nam sang Lào rất lớn, chủ yếu là lao động cónghề thuộc các đơn vị kinh tế Việt Nam quản lý nên có chất lượng tương đốicao, kỷ luật tốt, ít phát sinh các vấn đề phức tạp. Lao động tự do làm việc tạiđây cũng rất đông nhưng chưa được sự quản lý chính thức của bất kỳ cơ quan nào, do vậy vấn đề chất lượng của số lao động này cũng chưa có phảnánh hay nhận định chính thức.

50

Page 49: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 49/74

III – Đánh giá về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thịtrường các nước Đông và Đông Nam Á.

1, Thành tựu đạt được

a , Liên tục mở rộng thêm các thị trường mới trong khu vực Đông và Đông  Nam Á.

Qua thời kỳ hợp tác lao động quốc tế, bước vào thời kỳ xuất khẩu lao

động theo cơ chế thị trường, khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á củata hiện nay khi đó mới chỉ có duy nhất thị trường Lào vốn có quan hệ hợptác truyền thống lâu đời. Đến nay, trải qua 13 năm với rất nhiều cố gắng củaChính phủ ta cũng như của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, khu vựcthị trường này đã mở rộng thành 5 thị trường thành viên bao gồm : Lào,

 Nhật Bản (1992), Hàn Quốc (1993), Đài Loan (1999) và gần đây nhất làMalaysia (tháng 5/2002) như trên ta đã đề cập. Và những thị trường này hầuhết đều là những thị trường quy mô lớn, có tiếng trong số những thị trườngcó nhập khẩu lao động nước ngoài trên thế giới.

Để có được những thị trường mới đó, trước hết ta phải kể đến các nỗlực tưởng như không mệt mỏi của Nhà nước ta mà đại diện là Bộ Lao động

 – Thương binh và Xã hội trong việc đàm phán, khơi thông quan hệ, tiếp cậnthị trường xuất khẩu lao động với chính phủ các quốc gia nói trên. Trongnhững năm qua, rất nhiều văn kiện hiệp nghị, thoả thuận song phương đãđược ký kết giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội của ta với chính

 phủ bạn – làm nền tảng cơ sở cho việc mở rộng và phát triển thị trường. Thứđến là các nỗ lực tự thân từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động trongcông tác Maketting tìm kiếm đơn hàng và nâng cao chất lượng lao động đưa

đi xuất khẩu để chiếm được niềm tin của phía đối tác, khẳng đinh vị trí củalao động Việt Nam giữa rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên một lĩnh vực phứctạp và cạnh tranh gay gắt này.

 b , Số lượng lao động làm việc tại các thị trường thuộc khu vực Đông vàĐông Nam Á tăng nhanh qua các năm.

51

Page 50: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 50/74

Điều này có thể thấy rất rõ qua những con số tổng hợp ở Bảng 4 - Sốlượng lao động đi làm việc tại các nước Đông và Đông Nam Á thời gianqua. Năm 1991, con số này mới là 503 người với thị trường duy nhất là Lào,đến hết năm 2002 vừa qua con số này đã tăng lên mức 42.189 người, gấphơn 80 lần năm 1991 với 5 thị trường thành viên. Tốc độ tăng trung bìnhhàng năm của số lượng người đi xuất khẩu lao động tại các thị trường này là53,85%. Điều đặc biệt là số lao động xuất sang những thị trường mới mở cửa gần đây như Đài Loan, Malaysia có tốc độ tăng nhanh nhất : Đài Loantrung bình là 80%, Malaysia : 120%.

c , Thành phần tham gia đi xuất khẩu lao động có sự mở rộng rõ rệt với sự tham gia ngày càng nhiều của các lao động nông thôn.

Cùng với sự mở rộng của các thị trường thành viên, khu vực thị

trường xuất khẩu lao động Đông và Đông Nam Á của ta đã thu hút ngàycàng nhiều đối tượng lao động tham gia. Trước kia, trong thời kỳ hợp tác laođộng quốc tế, đối tượng đi xuất khẩu lao động chủ yếu là cán bộ, công nhânthuộc các cơ quan Nhà nước. Song hiện nay đối tượng này đã mở rộng ramọi tầng lớp nhân dân trong xã hội mà một bộ phận rất lớn là các lao độngtự do ở nông thôn.

Sở dĩ có được điều đó là do nhu cầu về đối tượng lao động của các thịtrường thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á rất đa dạng. Trong khi thịtrường Nhật Bản yêu cầu cao về lao động có nghề thì những thị trường mới

mở cửa gần đây như Đài Loan, Malaysia lại chủ yếu chỉ yêu cầu lao động phổ thông với số lượng rất lớn. Với một mức chi phí trước khi đi vừa phảituỳ theo từng loại hình công việc xuất khẩu lao động, cộng thêm sự hỗ trợ từ

 phía ngân hàng theo chinh sách thúc đẩy xuất khẩu lao động của từng địa phương, đây chính là cơ hội lớn cho lực lượng lao động vốn dư thừa khánhiều ở nông thôn nước ta. Theo ước tính, trong tổng số 193.540 người đixuất khẩu lao động tại các nước Đông và Đông Nam Á thì có đến trên175.000 người (chiếm trên 90%) ra đi từ các vùng nông thôn Việt Nam.Điều này chứng tỏ rằng đẩy mạnh xuất khẩu lao động chính là hướng giải

quyết rất tốt cho tình trạng thất nghiệp tại các vùng nông thôn nước ta.d , Thu nhập của người lao động tại các thị trường đều tương đối ổn địnhvà có xu hướng tăng cao, giúp cải thiện kinh tế gia đình đồng thời góp

 phần xây dựng đất nước.

52

Page 51: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 51/74

 Nhìn chung, đến nay thu nhập của lao động Việt Nam tại các thịtrường Đông và Đông Nam Á đều tương đối ổn định và đều cao hơn khánhiều so với thu nhập của lao động ở trong nước. Đặc biệt là lao động ở những thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có mức thu nhập bìnhquân gấp từ 10 – 15 thu nhập của lao động đó khi còn trong nước. Một laođộng ở Nhật Bản hay Hàn Quốc hết hạn hợp đồng quay về nước sau khi trừđi tất cả các chi phí cần thiết có thể có được số vốn từ 20.000 – 25.000 USD,với lao động tại Đài Loan là khoảng 10.000 USD. Nguồn vốn này rất cầnthiết để người lao động cải thiện và xây dựng kinh tế gia đình. Thậm chígiúp họ có được những kế hoạch làm ăn dài hơi, không những chỉ làm giàucho bản thân mà còn quay lại góp phần giải quyết công ăn việc làm chonhiều lao động khác. Thị trường Malaysia và Lào có mức thu nhập thấp hơnnhưng cũng là những thị trường giúp xoá đói giảm nghèo cho các lao động,đặc biệt là những lao động ở nông thôn có tỷ lệ thất nghiệp nghèo đói cao.

 Nguồn ngoại tệ mà các lao động tại những nước Đông và Đông NamÁ chuyển về nước hàng năm vào khoảng 1,2 tỷ USD, cũng đã đóng gópkhông nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà.

e , Công tác tổ chức đưa người lao động đi làm việc tại các nước Đông vàĐông Nam Á đã đi vào ổn định.

Công tác tổ chức đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài nóichung cũng như thị trường các nước Đông và Đông Nam Á nói riêng đã và

đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo cụ thể của Đảng và Nhà nước ta. Vớitừng thị trường Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Malaysia, Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội đều có những Nghị định, thông tư hướng dẫnviệc tổ chức đưa lao động sang làm việc tại các thị trường này, bao gồm cảvề giấy tờ, thủ tục, chi phí, quyền lợi cũng như trách nhiệm của người laođộng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Chính phủ cũng đã xây dựngmột cơ chế tài chính ba bên thông thoáng, chấp nhận chi trả các chi phí môigiới nước ngoài cần thiết để tạo thêm sức cạnh tranh trong việc tìm kiếmhợp đồng. Tức là công tác tổ chức đã có được một hành lang pháp lý ổn định

và tương đối đầy đủ. Chính nhờ hành lang pháp lý này mà hoạt động của cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động trở nên thuận lợi, quy củ, bảo đảm đượcquyền lợi cho người lao động.

Đồng thời, trong thời gian vừa qua chúng ta đã tiến hành thí điểm vàsau đó là nhân rộng mô hình liên thông trong xuất khẩu lao động, các doanhnghiệp xuất khẩu lao động đã có sự phối kết hợp hiệu quả với địa phươngcũng như các cơ quan ban ngành có liên quan để trực tiếp đưa thông tin về

53

Page 52: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 52/74

việc tuyển dụng và tổ chức xuất khẩu lao động đến từng người có nhu cầu đilàm việc ở nước ngoài. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp tỉnh và cấphuyện đã được thành lập tại hầu khắp các địa phương trong cả nước. Hoạtđộng của các ban này dưới sự quản lý thống nhất của Uỷ ban Nhân dân tỉnh,kết hợp cùng các doanh nghiệp đã góp phần đẩy mạnh hiệu quả của công táctuyển chọn, đào tạo và đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài nói chung vàđặc biệt, thị trường các nước Đông và Đông Nam Á nói riêng, giảm bớt

 phiền hà và chi phí trung gian cho người lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩulao động còn thực hiện việc kiểm tra tư cách các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng về tuyển người ở địa phương, đảm bảo người lao động không bị lừađồng thời cũng bảo đảm về tư cách của người lao động được giới thiệu vớidoanh nghiệp. Ngoài ra, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động còn tạo các điềukiện hỗ trợ về tài chính cho người lao động. Hiệu quả hoạt động của Ban đãđặc biệt thể hiện rõ trong việc đưa lao động sang thị trường Malaysia và hiện

nay tiếp tục thể hiện rõ đối với các thị trường khác như Đài Loan, HànQuốc, Nhật Bản.

 Nhờ các chính sách đúng đắn, kịp thời của Nhà nước và sự cố gắng từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà công tác tổ chức xuất khẩu laođộng của nước ta đã từng bước đi vào ổn định. Đặc biệt, với sự giám sát chặtchẽ của các ban ngành có liên quan, tình trạng trung gian cò mồi lừa đảongười lao động, thu tiền không đúng với quy định, đưa người lao động ranước ngoài bằng visa du lịch... xuất hiện khá nhiều trong thời gian trướcđây, hiện nay đã giảm hẳn.

f  , Vấn đề chất lượng lao động được quan tâm cải thiện nhiều trong thời  gian vừa qua.

Cục Quản lý lao động với nước ngoài đã có quy định rõ ràng, đầy đủvề chương trình đào tạo bắt buộc, tài liệu giảng dạy, hình thức kiểm tra cấpcác chứng chỉ cần thiết cho người lao động. Nội dung chương trình đào tạođã được sửa đổi nhiều cho sát hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu riêngcủa từng thị trường trong khu vực Đông Và Đông Nam Á. Cục cũng liên tục

tiến hành các đợt kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định này tại cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động. Nhờ vậy mà chất lượng lao động đưa sangcác thị trường này trong những năm qua đã có sự cải thiện rõ rệt, nhận đượcnhững nhận xét phản hồi tích cực từ phía chủ sở dụng và dư luận nước sở tại. Đặc biệt, công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đirất được Cục quan tâm nhắc nhở các doanh nghiệp phải tiến hành thật

54

Page 53: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 53/74

nghiêm túc và kỹ lưỡng nhằm đảm bảo người lao động khi ra nước ngoàilàm việc ý thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

 Ngoài ra, công tác xét tuyển lao động cũng được các doanh nghiệptiến hành chặt chẽ hơn, những tiêu cực trong khâu xét tuyển đã được hạn chế

tối đa. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng laođộng đưa đi xuất khẩu.g , Công tác quản lý lao động của ta tại nước ngoài đã có những tiến bộđáng kể, đặc biệt đối với các thị trường mới mở gần đây như Đài Loan,

 Malaysia .

Công tác quản lý lao động của ta tại các nước Đông và Đông Nam Á,đặc biệt là với các thị trường mới mở cửa gần đây như Đài Loan, Malaysiađược đánh giá là tương đối tốt. Với thị trường Đài Loan, theo quy định của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tất cả các doanh nghiệp đã có trên100 lao động tại đây đều phải cử cán bộ đại diện sang đây để kết hợp vớicông ty môi giới Đài Loan quản lý lao động, giải quyết các sự vụ phát sinhtrong phạm vi trách nhiêm và quyền hạn của mình, bảo đảm quyền lợi hợp

 pháp của người lao động. Hiện đã có gần 50% doanh nghiệp xuất khẩu laođộng có người đại diện tại Đài Loan, trong đó có cả những doanh nghiệp màsố lượng lao động đưa đi chưa đến 100 người cũng tự nguyện cử đại diệncủa mình sang Đài Loan làm nhiệm vụ quản lý lao động. Với thị trườngMalaysia thì dù Chính phủ chưa có quy định cụ thể nhưng đã có 40 doanhnghiệp xuất khẩu lao động có lao động tại thị trường này đưa đại diện sang

đây quản lý lao động. Sự có mặt của người đại diện doanh nghiệp xuất khẩulao động là vô cùng quan trong trong công tác quản lý lao động tại thị trườngnước ngoài. Chính nhờ sự có mặt của những đại diện này mà nhiều tranhchấp giữa người lao động với chủ sử dụng hoặc công ty môi giới nước ngoàiđã được giải quyết êm thấm, các vướng mắc của lao động được giải đáp đầyđủ, quyền lợi của người lao động được đảm bảo hợp lý; từ đó mà công tácquản lý lao động đạt được hiệu quả cao hơn.

 Ngoài ra, riêng với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lànhững thị trường có tình trạng lao động (tu nghiệp sinh) phá hợp đồng, bỏ

trốn ra ngoài làm việc tương đối phổ biến, công tác quản lý lao động cũngđược tăng cường trong thời gian qua. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiđã có các quy định rất cụ thể về các biện pháp xử lý nghiêm khắc với các laođộng vi phạm này. Đồng thời, Bộ cũng ban hành các văn bản gắn chặt tráchnhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu với việc lao động bỏ hợp đồng nhằm bắt

 buộc các doanh nghiệp phải có giải pháp tăng cường công tác quản lý laođộng do mình đưa đi tại các thị trường trên. Ví dụ như, Bộ đã có quy định

55

Page 54: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 54/74

với các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại thị trường Đài Loannếu có tỷ lệ lao động bỏ trốn vượt qua 3% sẽ bị tạm đình chỉ, thậm chí xétđình chỉ hẳn, thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động. Thực hiện quy định trên,tháng 11/2003 vừa qua, Cục Quản lý lao động với nước ngoài đã ra quyếtđịnh tạm đình chỉ với tổng cộng 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ lệlao động bỏ trốn vượt qua mức 5% và thu hồi giấy phép xuất khẩu lao độngcủa 3 doanh nghiệp khác vì có tỷ lệ này ở mức quá cao : 20%.

Với thị trường Lào – nơi đa phần các lao động đi xuất khẩu lao độngqua đường chính thức đều là cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệptrong nước, công tác quản lý trước đây và hiện nay đều được các cơ quanđơn vị này thực hiện khá chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.

2, Tồn tại và nguyên nhân

a , Số lượng lao động đi làm việc tại các nước Đông và Đông Nam Á tuytăng nhanh nhưng phần lớn là lao động phổ thông không nghề, tỷ lệ laođộng có nghề và chuyên gia rất ít, vì vậy mà giá trị xuất khẩu lao động không cao.

Trong tổng số 193.540 lao động mà chúng ta đã đưa sang các thịtrường thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á trong những năm vừa qua thìcó đến trên 70% là lao động phổ thông, không nghề. Theo đúng quy luật thịtrường, lao động phổ thông có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với lao động

có nghề và chuyên gia, do vậy giá trị xuất khẩu lao động của ta còn chưacao. Theo tính toán của một số chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu laođộng, chỉ cần chúng ta nâng tỷ lệ lao động có nghề và chuyên gia lên khoảng40% thì thu nhập từ hoạt động xuất khẩu lao động nước ta có thể tăng lêngấp đôi hiện nay.

Tình trạng trên xuất phát từ các nguyên nhân sau :

Thứ nhất, về khách quan, các thị trường nhận nhiều lao động nhất củaViệt Nam như Đài Loan, Malaysia và cả Hàn Quốc lại hầu hết có nhu cầu

cao về lao động phổ thông giản đơn. Lượng lao động của ta sang 3 thịtrường này chiếm đến 60% tổng lượng lao động tại các thị trường thuộc khuvực Đông và Đông Nam Á mà trong số này lại có đến 90% là lao động phổthông.

Thứ hai, về chủ quan là chúng ta chưa có được một chiến lược dài hạnvề nguồn nhân lực cung cấp cho hoạt động xuất khẩu lao động, chưa có

56

Page 55: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 55/74

Page 56: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 56/74

là cố hữu mà hoàn toàn có thể sửa chữa, khắc phục nếu có được sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như cơ chế quản lý, giám sáthiệu quả từ phía Nhà nước.

c , Công tác quản lý lao động tại các thị trường thuộc khu vực Đông vàĐông Nam Á vẫn chưa đạt được hiệu quả như yêu cầu dù đã được chấnchỉnh trong thời gian qua, tình trạng lao động (tu nghiệp sinh) phá hợpđồng, trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp vẫn còn phổ biến.

Thời gian gần đây, công tác quản lý lao động làm việc tại các nướcĐông và Đông Nam Á đã được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâmchấn chỉnh nên có những tiến bộ đáng kể song hiệu quả của công tác nàyvẫn chưa được như mong đợi. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng tu nghiệpsinh và lao động phá hợp đồng trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại thị

trường Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài Loan đã lên đến con số báo động. Ở ĐàiLoan, tỷ lệ lao động bỏ trốn trên thực tế ước đoán là 15%, Nhật Bản là :20%,Hàn Quốc là : 59,25%. Tỷ lệ này đều đã vượt khá xa tỷ lệ cho phép củaChính phủ các nước sở tại, và là nguy cơ số một hiện nay khiến chúng ta cókhả năng đánh mất thị trường.

 Nguyên nhân của tình trạng này có thể thấy được từ nhiều góc độkhác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ quan quan trọng là do công tác quảnlý lao động ở nước ngoài của chúng ta chưa có chiều sâu cần thiết, các văn

 bản ban hành về lĩnh vực này còn chưa được thực hiện nghiêm túc, cán bộ

đại diện của ta ở nước ngoài hoặc chưa có (Hàn Quốc, Nhật Bản), hoặc đãcó (Đài Loan) nhưng một bộ phận không nhỏ là cô dâu hoặc lao động vềnước được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển dụng lại làm cán bộđại diện còn non yếu về nghiệp vụ, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

 Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ khâu tuyển chọn của chúng ta chưa nghiêmtúc : một số doanh nghiệp thay vì tuyển công nhân trong các đơn vị đã tuyểnlao động tự do ngoài xã hội đi tu nghiệp sinh; khâu đào tạo của chúng ta cònchưa chú trọng giáo dục định hướng về bản chất việc đi lao động ở nướcngoài, ý thức tôn trọng luật pháp, quy định của nước sở tại, ý thức về trách

nhiệm của bản thân đối với lợi ích chung. Công tác phối kết hợp cùng giađình, thân nhân để giáo dục thường xuyên và thông tin hai chiều cho ngườilao động cũng chưa được làm tốt, chưa tập trung cao độ cho việc phối hợpchặt chẽ giữa cơ quan phái cử và cơ quan tiếp nhận trong quá trình quản lýtu nghiệp sinh ở nước ngoài.

58

Page 57: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 57/74

d , Phí môi giới trong các hợp đồng cung ứng lao động quá cao, gây thiệt hại cho người lao động.

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta đưa lao động sang làmviệc tại các thị trường thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á hầu hết dều phảithông qua các công ty môi giới nước ngoài và họ đều đòi ta trả phí môi giớicao hơn quy định của của nước sở tại. Gần đây, Chính phủ ta đã ban hànhnhiều văn bản quy định về tài chính có tính chất khá "thông thoáng" để tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tăng sức cạnh tranhnhằm giành được nhiều đơn hàng; trong đó, cho phép các doanh nghiệpđược thu tiền từ người lao động để trả phí môi giới cho các công ty môi giớinày. Sự thông thoáng này trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết tuy nhiêncó một thực trạng là rất nhiều hợp đồng cung ứng lao động gần đây được kývới mức phí môi giới quá cao, gây thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi của người

lao động. Phí môi giới - núp dưới nhiều tên gọi khác nhau (nhằm lách luậtnước sở tại) như : khoản vay nước ngoài, phí an gia...., có khi chiếm đến30% thu nhập của người lao động.

Phí môi giới bị đẩy lên cao như vậy xuất phát từ nhiều lý do. Thứnhất, là do các doanh nghiệp của chúng ta bị thúc bách trả phí môi giới caonhằm giành được nhiều đơn hàng. Các công ty môi giới nước ngoài thườngcó sự liên kết thoả thuận rất chặt chẽ với nhau để từng bước đẩy phí môi giớilên cao, trong khi đó các doanh ngiệp của ta lại không tìm cách liên kết traođổi thông tin để "ghìm giá" môi giới lại. Thậm chí còn "giẫm lên chân

nhau", cạnh tranh thiếu lành mạnh cố tình phá giá, khiến các công ty môigiới đứng giữa thành ra "ngư ông đắc lợi", thiệt hại cuối cùng lại do ngườilao động chịu. Mặt khác, còn xuất hiện hiện tượng tiêu cực như người đạidiện đi ký hợp đồng của một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động, lợi dụngchính sách tài chính thông thoáng của Nhà nước, thoả thuận ngầm với côngty môi giới nước ngoài đẩy phí môi giới cao lên để ăn chia phần chênh lệch.Trong khi đó, chính sách tài chính của Nhà nước ta tuy đã thông thoángnhưng lại chưa có một quy định cụ thể nào về mức thu nhập ròng (sau khikhấu trừ các khoản chi phí) tối thiểu của người lao động.

 e, Mô hình liên thông liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động vàcác cấp ngành địa phương được triển khai trong thời gian qua vẫn cònmắc phải một số bất cập khi nhân rộng.

Mô hình liên thông liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động vàcác cấp ngành địa phương trong công tác xuất khẩu lao động được thí diểm

59

Page 58: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 58/74

triển khai trong thời gian qua đã thu được những kết quả không thể phủnhận, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những bất cập làm hạn chế hiệu quảcủa mô hình này khi tiến hành nhân rộng.

Trước hết là việc Ban chỉ dạo xuất khẩu lao động ở một số địa phương

không thực hiện được đầy đủ vai trò, chức năng của mình, hoạt động cònmang tính phong trào hình thức, chưa đi vào thực chất, chưa nắm bắt đượcvề nguồn lao động cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến xintuyển dụng lao động tại địa phương. Mối quan hệ liên kết hai chiều giữadoanh nghiệp và Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương còn lỏng lẻo,thông tin về lượng lao động ứng tuyển, tiến độ làm các thủ tục giấy tờ (từ

 phía địa phương), số lao động trúng tuyển, số lao động đào tạo và số đã xuấtcảnh (từ phía doanh nghiệp) còn chưa được nối kết thông tin chặt chẽ từ hai

 phía. Nhiều doanh nghiệp vẫn tổ chức tuyển lao động theo phương thức cũ

(thông qua hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, qua thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, qua các cá nhân và tổ chức môi giới trunggian), từ đó các tiêu cực như tình trạng trung gian lừa đảo, thu phí của ngườilao động cao hơn quy định vẫn xảy ra tuy không phổ biến như trước đây.

 Nhà nước ta cần phải xem xét tìm hướng khắc phục với những vấn đề trênnhằm tăng cường hiệu quả của mô hình, tránh những hoài nghi không đángcó từ phía doanh nghiệp và người lao động về tính ưu việt của mô hình này.

f  , Việc giải quyết chế độ đối với những lao động vì nhiều lý do bị trả về nước trước thời hạn còn nhiều bất hợp lý, chưa thoả đáng dẫn đến các vụ

khiếu kiện của lao động còn phổ biến.

Tỷ lệ lao động của ta tại thị trường các nước Đông và Đông Nam Á bịtrả về nước trước thời hạn khá cao : trên 12% . Việc giải quyết chế độ chonhững lao động này sau khi về nước là một vấn đề nhạy cảm và phức tạpsong vô cùng quan trọng. Lao động bị trả về nước do nhiều nguyên nhân, cóthể do lỗi của người lao động, cũng có thể do lỗi của chủ sử dụng hoặc côngty môi giới nước ngoài nhưng nhìn chung dù trong bất kỳ trường hợp nào thìngười chịu thiệt nhiều nhất vẫn là lao động. Các doanh nghiệp ta hầu hết đều

ý thức được điều này và đã có cố gắng giải quyết thoả đáng về chế độ chonhững lao động về nước, song thời gian vừa qua các vụ khiếu kiện của laođộng vẫn không ngừng tăng lên gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệpnói riêng và ngành xuất khẩu lao động nước ta nói chung. Lý do tại sao?

Thứ nhất, do một số doanh nghiệp tỏ ra bất lực trong việc yêu câu chủsử dụng và đặc biệt là công ty môi giới nước ngoài đền bù quyền lợi chongười lao động. Các khoản phí môi giới được thu đủ trước khi đi, sau khi lao

60

Page 59: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 59/74

động bị trả về nước, theo quy định phải được hoàn lại theo tỷ lệ thời giantương ứng cho lao động nhưng lại bị các công ty môi giới lờ đi, không hoànlại. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta e ngại "mất lòng" đối tác cũngkhông sát sao thúc giục họ chi trả đầy đủ.

Thứ hai, cá biệt một số doanh nghiệp ta còn có tình trạng "phủi tay",rũ trách nhiệm. Lao động về nước không cần tìm hiểu lý do, coi như khôngthuộc trách nhiệm của mình, thậm chí không cần tiến hành thanh lý hợpđồng, không quan tâm đến yêu cầu, nguyện vọng của người lao động. Tìnhtrạng này diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp cho công ty môi giới nướcngoài hặc các tư nhân mượn giấy phép xuất khẩu lao động. Những đối tượngnày vốn có tư tưởng "ăn xổi", gây thiệt hại cho cả doanh ngiệp và người laođộng.

Thứ ba, công tác tài chính trong việc giải quyết chế độ cho lao động

về nước tại các doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc, giải thích với lao độngcòn chưa rõ ràng, gây tâm lý nghi ngờ, không tin tưởng ở người lao động.

CHƯƠNG III

TRIỂN VỌNG CỦA KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐÔNG VÀ ĐÔNGNAM Á CÙNG MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

I - Triển vọng của thị trường các nước Đông và Đông Nam Á.

 Nhìn chung, trong thời gian tới đây, triển vọng của các thị trường xuấtkhẩu lao động của ta ở khu vực Đông và Đông Nam Á đều rất khả quan.

 Nhu cầu lao động nước ngoài tại các thị trường này là rất lớn và có thể còntăng lên nhiều trong tương lai. Theo ước tính, trong vòng 6, 7 năm nữa, từnay đến năm 2010, nhu cầu về lao động nước ngoài của toàn bộ những nướcmà ta đang đưa lao động sang làm việc có thể tăng đến con số 7.000.000người. Ngoài ra, còn phải kể đến những thị trường tiềm năng thuộc khu vựcnày như : Singapore, Bruney... mà chính phủ ta đang có kế hoạch xúc tiếntiếp cận.

61

Page 60: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 60/74

Triển vọng dự đoán của từng thị trường cụ thể như sau :

1, Thị trường Hàn Quốc :

 Nền kinh tế Hàn Quốc sau thời kỳ khủng hoảng 1998 – 2000, đã đivào ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhu cầu về lao động nướcngoài do đó cũng tăng lên nhiều. Đặc biệt với đội ngũ gần 200.000 doanhnghiệp vừa và nhỏ, các chuyên gia dự đoán Hàn Quốc sẽ còn cần thêm ítnhất nửa triệu lao động nước ngoài trong vòng 5 năm nữa. Theo thông báocủa KFSB, Chính phủ nước này sẽ nâng tổng chỉ tiêu tu nghiệp sinh lên145.000 người vào đầu năm tới thay vì 130.000 người như hiện nay. Hiện

vẫn chưa có thông tin chính thức về số lượng chỉ tiêu tu nghiệp sinh được phân bổ cho Việt Nam, rất có thể ta sẽ có thêm khoảng 2000 - 2500 tunghiệp sinh nữa trong tổng chỉ tiêu này. Tuy nhiên không loại trừ khả năngcon số tu nghiệp sinh được tăng thêm ít hơn thế do tỷ lệ bỏ trốn của tunghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc quá cao. Ngành nghề xuất khẩu laođộng vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực 3D.

Đặc biệt, ngày 31/7/2003 vừa qua, Quốc hội Hàn Quốc đã thông quaLuật Cấp phép lao động (EPA). Luật này quy định, vào thời điểm 1 năm saukhi công bố luật (tức là từ tháng 8/2004), lao động nước ngoài tại thị trường

Hàn Quốc được làm việc cùng điều kiện và quyền lợi như lao động nước sở tại. Đồng thời Luật EPA cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ của HànQuốc có khó khăn về nhân lực được tuyển dụng hợp pháp số lượng lao độngnước ngoài phù hợp. Được áp dụng song song với Chương trình tu nghiệpsinh công nghiệp hiện nay, luật này mở ra cơ hội mới cho lao động các nướcxuất khẩu lao động sang Hàn Quốc nói chung và Việt Nam nói riêng.

2, Thị trường Nhật Bản :

   Nền kinh tế rất phát triển của Nhật Bản hàng năm cần một lượng lớnlao động mà dân số với tỷ lệ người quá tuổi lao động lên đến 30% không đápứng đủ. Theo báo cáo của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp NhậtBản (METI), từ nay cho đến năm 2010, Nhật Bản sẽ thiếu khoảng 2.000.000lao động. Hiện nay, với số lượng tu nghiệp sinh khoảng 50.000 người mà

 Nhật Bản tiếp nhận hàng năm không thể đủ để giải quyết tình trạng thiếu lao

62

Page 61: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 61/74

động ở đất nước này. Trong báo cáo, Bộ này nêu rõ : " Nhật Bản cần thêmnhiều nỗ lực để thu hút lao động nước ngoài đến làm việc, nhằm thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá thế giới về laođộng ", đồng thời kiến nghị Chính phủ Nhật dỡ bỏ rào cản đối với lao độngnước ngoài nhằm tạo điều kiện cho họ sống và làm việc tại Nhật Bản.

Dưới áp lực của dư luận trong nước, rất có thể đến cuối năm sau,chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét ra một đạo luật cho phép lao động nướcngoài vào làm việc tại đây. Trước mắt, Nhật Bản có chính sách tăng số tunghiệp sinh tiếp nhận trong năm tới lên con số 60.000 người, chủ yếu làmviệc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những ngành nghề thuộc lĩnhvực 3K (từ viết tắt theo tiếng Nhật có nghĩa là bẩn thỉu, nặng nhọc và độchại). Nhu cầu về chuyên gia công nghệ thông tin trên thị trường này cũng rấtlớn, dự kiến để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, trong vài năm tới đây, Nhật

Bản sẽ tiếp nhận thêm khoảng 100.000 kỹ sư công nghệ thông tin. Thời gianvừa qua, Nhật Bản đã tiếp nhận một số chuyên gia công nghệ thông tin củata, đây là một lĩnh vực mà Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng Việt Nam cần quan tâm.

3, Thị trường Đài Loan

 Nhu cầu về lao động nước ngoài của thị trường Đài Loan rất lớn vàđa dạng. Về số lượng, dự báo tới năm 2010, Đài Loan cần thêm khoảng 700

vạn lao động và trong đó có 1 vạn là lao động nước ngoài. Nhu cầu bổ sunglao động nước ngoài của Đài Loan tập trung nhiều vào những ngành nghềthuộc lĩnh vực dịch vụ, khán hộ công và chăm sóc gia đình. Riêng với nghềkhán hộ công và chăm sóc gia đình, Đài Loan có thể tiếp nhận thêm tối thiểulà 500.000 lao động nước ngoài.

Riêng đối với Việt Nam, trước mắt, trong năm 2004, quy mô xuấtkhẩu lao động của ta sang thị trường này có khả năng không tăng nhiều, dorất có thể chính phủ Đài Loan sẽ mở cửa tiếp nhận trở lại với lao độngIndonesia. Lực lượng lao động xuất khẩu của Indonesia rất đông và có sức

cạnh tranh cao có thể làm suy giảm đáng kể nhu cầu lao động của thị trườngĐài Loan với lao động các nước khác, bao gồm cả Việt Nam. Ngoài ra, tỷ lệ

 bỏ trốn của lao động Việt Nam tại Đài Loan, đặc biệt là lao động khán hộcông, giúp việc gia đình và thuyền viên trong thời gian qua là khá cao cũnglàm ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam của giới chủĐài Loan. Vừa qua, chính phủ ta đã áp dụng biện pháp cảnh cáo, tạm đìnhchỉ hoặc thu hồi giấy phép của 35% doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ

63

Page 62: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 62/74

lệ lao động bỏ trốn vượt quá mức quy định, nhờ đó tình hình đã khả quanhơn.

4, Thị trường Malaysia

 Nền kinh tế Malaysia sau một thời gian biến động hồi đầu năm đếnnay đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều nhà máy đã bắt đầu tiến hành sản xuấttrở lại. Theo các nhà phân tích kinh tế dự đoán hết năm 2003, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của Malaysia có thể đạt mức 4,5% và trong những năm tới tốcđộ này có thể tăng lên tới 5 - 6%. Theo đó, chắc chắn nhu cầu về lao độngnước ngoài của Malaysia cũng sẽ tăng nhiều trong thời gian tới, đặc biệt khi

chính phủ nước này trục xuất hết số lao động nước ngoài bất hợp pháp tạiđây. Ước tính đến năm 2010, thị trường Malaysia sẽ cần thêm khoảng3.000.000 – 4.000.000 lao động nước ngoài.

Đến nay, thị trường Malaysia đã tiếp nhận trên 70.000 lao động Việt Nam . Như phía bạn đã công bố ngay từ khi mở cửa thị trường cho lao độngcủa ta, Malaysia có thể tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng 10 – 20vạn ngưòi trong 4 lĩnh vực là công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và dịchvụ, song theo ý kiến của nhiều chuyên gia phân tích con số này có thể lên tới30 – 40 vạn trong vòng 3 năm tới.

Vừa qua, chính phủ Malaysia đã tuyên bố mở cửa thị trường cho laođộng Trung Quốc và xem xét việc tiếp nhận trở lại dối với lao độngBangladesh. Những động thái này, đặc biệt là việc mở cửa thị trường trở lạicho lao động Bangladesh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiếp nhậnlao động Việt Nam của các chủ sử dụng vì lao động Bangladesh có nhiều ưuđiểm hơn so với lao động của ta như khả năng giao tiếp ngoại ngữ, chấpnhận mức lương thấp hơn của ta và nhất là không hay khiếu nại, đình công.

5, Thị trường Lào

Dự báo trong thời gian tới nhu cầu về nhập khẩu lao động nước ngoàicủa Lào vẫn còn rất lớn, khoảng 300.000 người, tập trung trong các lĩnh vựcxây dựng, công nghiệp và khai thác tài nguyên.

64

Page 63: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 63/74

Thị trường Lào đã từng là một trong những thị trường xuất khẩu laođộng chủ yếu của ta trong thập niên 90, thời gian gần đây do sự xuất hiệncủa những thị trường mới mở như Đài Loan, Malaysia nên sức thu hút củathị trường Lào có giảm đôi chút với lao động Việt Nam. Dự kiến trong thờigian tới số lao động sang Lào có thể tăng song không đáng kể, chỉ khoảng1000 – 2000 người mỗi năm, chủ yếu vẫn là kỹ sư, công nhân của các doanhnghiệp ta thi công các công trình xây dựng tại Lào. Con số này không baogồm số lao động tự do thường xuyên qua lại biên giới hai nước vốn rất khóthống kê.

II - Một số kiến nghị :

Đông và Đông Nam Á khu vực thị trường quan trọng bậc nhất trong

chiến lược tăng cường xuất khẩu lao động nước ta hiện nay. Việc nhận địnhlại toàn cảnh hoạt động xuất khẩu lao động của ta tại khu vực này, đánh giánhững mặt được và cả những mặt chưa được trong đó để tìm ra hướng pháttriển tốt nhất cho hoạt động xuất khẩu lao động là một việc làm thực sự cầnthiết.

Sau đây là một vài kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cường quy mô vàhiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động tại khu vực thị trường này mà emmạo muội đưa ra. Những kiến nghị này dành cho hoạt động xuất khẩu laođộng sang khu vực thị trường các nước Đông và Đông Nam Á nói riêng

cũng như toàn bộ ngành xuất khẩu lao động của nước ta nói chung.

1, Về phía Nhà nước :

1.1, Nhà nước ta cần bổ sung hoàn thiện hơn nữa về chính sách xuất khẩu lao động nói chung cũng như với khu vực thị trường các nướcĐông và Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt chú trọng xây dựng chiến lượclâu dài về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động có phạm vi hoạt động rất rộng, liên quan đếnnhiều tổ chức và đặc biệt có quan hệ quốc tế rộng lớn. Vì vậy để tăng cường,nâng cao tính pháp lý của công tác này về lâu dài, Quốc hội và các cơ quanliên quan nên sớm nghiên cứu ban hành Luật xuất khẩu lao động. Đồng thờivới riêng khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á, vẫn còn một số văn bản

 pháp quy mà nội dung quy định trong đó còn chưa thực sự chặt chẽ nhưnhững quy định về tài chính trong hoạt động xuất khẩu lao động. Bộ Lao

65

Page 64: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 64/74

động – Thương binh và Xã hội nên ra thêm quy định cụ thể về mức thu nhậpròng (thu nhập sau khi trừ hết các chi phí hợp lệ) tối thiểu đối với lao độngViệt Nam làm việc trên từng thị trường trong khu vực để bảo vệ quyền lợicủa người lao động.

Đặc biệt, chính phủ ta cần xem xét đề ra càng sớm càng tốt một chiếnlược về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt dộng xuất khẩu lao động mang tínhlâu dài, có quy mô tương xứng với chiến lược xuất khẩu lao động của nướcta hiện nay.

1.2, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách về bảo hiểm xã hội với người laođộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài .

Bảo hiểm xã hội với người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho đếnhiện nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp. Đến 80% lao độngxuất khẩu của ta và 90% lao động Việt Nam sang thị trường các nước Đôngvà Đông Nam Á chưa hề được tham gia bảo hiểm xã hội. Một số lao động đãtừng làm trong cơ sở sản xuất, dịch vụ trong nước trước khi đi có tham gia

 bảo hiểm xã hội, nhưng trong quá trình đi lao động xuất khẩu thì không thểtham gia đóng bảo hiểm xã hội nữa. Bảo hiểm xã hội vừa là quyền lợi, vừalà nghĩa vụ đối với mọi người lao động. Người lao động ta đi làm việc ở nước ngoài đương nhiên cũng có quyền lợi và nghĩa vụ đó. Đặc biệt khi thờigian tới bảo hiểm thất nghiệp được đưa vào áp dụng trong hệ thống bảo

hiểm xã hội vì nguy cơ thất nghiệp đối với lao động Việt Nam ở nước ngoàituy không cao nhưng nếu xảy ra thì thiệt hại đối với người lao động sẽ là rấtlớn do họ còn phải chịu cả một khoản chi phí lớn trước khi đi mà không dễgì đòi dền bù lại được. Do vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cầnnghiên cứu, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách về bảo hiểm xãhội với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

1.3, Cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát hoạt động củacác doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tiến hành bình xét phân loại để có

chế độ khen thưởng, nêu gương với các doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệuquả đồng thời xử lý thích đáng các doanh nghiệp vi phạm hay hoạt động kém hiệu quả.

Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hết sức phức tạp, dễ phát sinh tiêucực. Công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động cần được đẩy mạnh hơn nữa. Bộ Lao động

66

Page 65: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 65/74

 – Thương binh và Xã hội mà cơ quan chức năng trực tiếp là Cục Quản lý laođộng với nước ngoài, bên cạnh việc khuyến khích ý thức tự giác chấp hànhchính sách pháp luật của từng doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nên tổ chứcthường xuyên hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra về mọi mặt : tài chính, đàotạo, hành chính... của các doanh nghiệp này. Kết quả kiểm tra phải được xửlý công bằng theo đúng quy định, từ đó tiến hành bình xét phân loại để cóchế độ nêu gương khen thưởng cũng như xử phạt thích đáng với từng doanhnghiệp.

1.4, Đẩy mạnh đầu tư về vật chất cũng như tăng cường mọi mặt đội ngũcán bộ cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu laođộng nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Muốn mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động

nước ta thì điều cần thiết phải làm là chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và nguồnnhân lực làm nền tảng cho xuất khẩu lao động. Nền tảng này trước hết thểhiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và quản lý tại các cơ quanquản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động. Thời gian trước đây có một thựctrạng là tại các cơ quan này cơ sở vật chất cũng như trình độ của đội ngũ cán

 bộ còn chưa tương xứng với vai trò của mình, chưa đáp ứng tốt yêu cầu côngviệc. Đây là việc mà Nhà nước ta cần quan tâm chấn chỉnh, đặc biệt là đốivới đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ vì họ chính là hạt nhân trong chiếnlược đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta. Cần phải xây dựng đượcmột đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý và tư cách đạođức nghề nghiệp tốt.

1.5, Xây dựng các chiến lược dài hơi về đào tạo nguồn nhân lực cung cấpcho thị trường xuất khẩu lao động, xây dựng các Trung tâm đào tạonguồn nhân lực có quy mô lớn, hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao.

Chất lượng lao động Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu củacác nước tiếp nhận lao động, còn rất nhiều lĩnh vực yêu cầu lao động cótrình độ cao mà chúng ta đành phải ngậm ngùi bỏ qua dù nhu cầu trên thị

trường là rất lớn... Thực trạng trên bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu làchúng ta chưa có được một chiến lược dài hơi về đào tạo nguồn nhân lựccung cấp cho thị trường xuất khẩu lao động, chưa có được một hệ thốngTrung tâm đào tạo chuyên nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại và độingũ giáo viên có trình độ về khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Vấn đề nàycần được Nhà nước quan tâm khắc phục và khắc phục càng sớm càng tốt.Tất nhiên, việc đầu tư xây dựng một hệ thống Trung tâm đào tạo như vậy sẽ

67

Page 66: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 66/74

cần tới một khoản kinh phí rất lớn nhưng đó thực sự là khoản đầu tư thiếtthực, cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nói riêngcũng như vì lợi ích của cả nền kinh tế nói chung.

1.6, Thành lập bộ phận tư vấn, chuyên cung cấp thông tin về các thị trường đang hoặc có khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam, đặc biệt với khu vực thị trường tập trung đông lao động của ta như các nước Đông vàĐông Nam Á.

Một khó khăn chung với hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu lao động củaViệt Nam hiện nay là tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu laođộng, cả thị trường đang khai thác và những thị trường tiềm năng. Cục Quảnlý lao động với nước ngoài nên xem xét thành lập một bộ phận tư vấn,chuyên cung cấp thông tin về các thị trường này, đặc biệt là ở những khu

vực thị trường có tầm quan trọng đặc biệt như Đông và Đông Nam Á. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm hiểu và cung cấp các thông tin về những chínhsách mới nhất, tình hình, nhu cầu lao động trên thị trường tiếp nhận lao độngnước ngoài; các chủ trương của Nhà nước ta với từng thị trường và thậm chícó thể giữ vai trò làm cầu nối giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Việt

 Nam khi có dịp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, tạo thuận lợi cho hoạtđộng xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp bởi không phải doanh nghiệpnào cũng có đủ khả năng về tài chính và nhân lực để tiến hành các hoạt độngkhảo sát, thăm dò, tìm đối tác ở thị trường xuất khẩu lao động nước ngoài.

1.7, Thành lập bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại hai thị trường Nhật  Bản và Hàn Quốc. 

Hai thị trường này là những nơi mà yêu cầu về công tác quản lý hếtsức cấp bách song chưa hề có cơ quan đại diện chuyên trách quản lý củaChính phủ ta đóng tại đây. Tỷ lệ phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bấthợp pháp của tu nghiệp sinh Việt Nam ở đây rất cao. Tình trạng này xuất

 phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự thiếu sâu sáttrong công tác quản lý tu nghiệp sinh tại hai thị trường trên của các doanh

nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nói riêng cũng như của các cấp ngànhchức năng thuộc Chính phủ ta nói chung. Gần như ta đã giao phó toàn bộcông việc này cho chủ sử dụng và chính quyền nước bạn. Việc thành lậpmột bộ phận đại diện chuyên trách quản lý tu nghiệp sinh của chính phủ tatại Nhật Bản và Hàn Quốc vào thời điểm hiện nay là một động thái tuymuộn nhưng thực sự cần thiết.

68

Page 67: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 67/74

1.8, Tăng cường các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩulao động trên từng thị trường, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành chức năng thực hiện.

 Nhà nước ta cần tăng cường và thể chế hoá hơn nữa các chính sách hỗtrợ ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu lao động. Đầu tiên là các chính sách vềcơ chế cho vay tín dụng cần thông thoáng hơn nữa, các thủ tục xin vay vốncần được đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người laođộng. Nghiên cứu để thay thế cho vay thế chấp toàn bộ bằng cho vay thếchấp một phần hoặc tín chấp. Công việc này cần có chỉ thị cụ thể cho ngànhngân hàng nước ta. Thủ tục và thời gian cấp các giấy tờ cần thiết cho ngườilao động cũng cần được rút ngắn lại. Về việc đó phải có quy định cụ thể chocác cơ quan hành chính cấp giấy tờ và nhận thực. Ngoài ra, Nhà nước có thểyêu cầu các ngành có liên quan khác như thuế, hàng không, hải quan tạo

điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu bằng cách cung cấp các dịch vụvới mức giá ưu đãi, ưu tiên trong việc xếp chuyến bay..., ra chỉ thị cho BộVăn hoá – Thông tin thực hiện tốt các hoạt động văn hoá tinh thần phục vụlao động ta ở nước ngoài v.v..

1.9, Thực hiện xã hội hoá hoạt động xuất khẩu lao động, tăng cường sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức nhân dân vào việc thúc đẩy hoạt động 

 xuất khẩu lao động.

Cần thu hút hơn nữa sự quan tâm của các cấp các ngành và mọi tầnglớp nhân dân đối với hoạt động xuất khẩu lao động, khiến mọi người đềunhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này trong công cuộc phát triểnkinh tế của nước ta. Cần làm cho các đối tượng lao động có cách nhìn nhậnđúng về việc đi xuất khẩu lao động là việc đi kiếm tiền bằng lao động chânchính của mình ở nước ngoài, không có thái độ bài xích và cũng không coiđó là cơ hội để "đi tìm thiên đường" nơi ngoại quốc.

Muốn làm tốt được công tác xã hội hoá hoạt động xuất khẩu lao động, Nhà nước cần có chính sách chỉ đạo để tăng cường sự tham gia của các đoànthể, tổ chức nhân dân như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh

niên... của các địa phương vào việc thúc đẩy hoạt đông xuất khẩu lao động.Ví dụ như : định hướng để các đoàn thể, tổ chức này tổ chức các cuộc toạđàm, tìm hiểu về xuất khẩu lao động và các chính sách có liên quan củaĐảng và Nhà nước ta; đứng ra bảo lãnh để người lao động vay vốn trang trảichi phí trước khi đi...

69

Page 68: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 68/74

1.10 Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao ở tầm vĩ mô nhằm tiếpcận những thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mới.

Hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta không thể chỉ dừng lại ở những thị trường đã khai thác hiện nay mà muốn phát triển chúng ta cần tìmkiếm thêm nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới. Hiện nay trên thế giớinói chung và trong khu vực Đông và Đông Nam Á nói riêng còn rất nhiềuthị trường xuất khẩu lao động tiềm năng mà chúng ta chưa đặt chân lênđược. Nhà nước ta cần xúc tiến các nỗ lực ngoại giao cần thiết để bước đầutiếp cận, khai phá các thị trường này; đặt nền móng về mặt pháp lý để cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta tiến hành các bước tiếp theo nhằmkhai thác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại đây.

2, Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động :

2.1 Chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ nghiệp vụ cao,hiểu biết về pháp luật và nắm vững về thị trường xuất khẩu lao động.

Trong các yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động thì nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất. Đặc biệt với khuvực thị trường Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường đa dạng, phứctạp, nhiều đối thủ cạnh tranh, luật pháp có những nét đặc thù; mỗi doanhnghiệp xuất khẩu lao động của ta phải tự xây dựng một đội ngũ cán bộchuyên môn có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết về pháp luật và nắm vững vềthị trường xuất khẩu lao động. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tuyển chọn cán

 bộ kỹ càng, tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng kiến thức về chuyên mônnghiệp vụ cho cán bộ của mình, cử cán bộ tham gia vào các lớp học tập huấncủa Cục Quản lý lao động với nước ngoài, yêu cầu dội ngũ cán bộ phải cậpnhật những thông tin mới nhất về chính sach của Nhà nước và tình hình thịtrường xuất khẩu lao động, nếu có điều kiện thậm chí đưa cán bộ đi tìm hiểunâng cao trình độ ở nước ngoài.

2.2 Chủ động nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động trên các thị trường đồng thời tiến hành rộng khắp các hoạt động Maketting nhằm tiếp cậnđối tác, tìm kiếm đơn hàng.

Việt Nam hiện nay đang tiến hành hoạt động xuất khẩu lao động theocơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trong bối cảnh đó, các doanhnghiệp xuất khẩu lao động của ta phải tự thân vận động trong việc tìm kiếm

70

Page 69: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 69/74

đơn hàng. Công việc đó vốn đã không dễ dàng càng trở nên khó khăn hơnđối với những thị trường trong khu vực Đông và Đông Nam Á vì ở hầu hếtcác thị trường này áp lực cạnh tranh trong việc cung ứng lao động rất cao.Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa và đưa được nhiều lao động hơn sangcác thị trường này thì điều tất yếu là phải chủ động nắm bắt thông tin về nhucầu lao động trên các thị trường, đồng thời tiến hành rộng khắp các hoạtđộng Maketting nhằm tiếp cận đối tác, tìm kiếm đơn hàng, cho dù công việcnày có thể tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp. Nhìnchung, hoạt động Maketting của các doanh nghiệp ta tại khu vực thị trườngĐông và Đông Nam Á thời gian vừa qua bị đánh giá là chưa đủ độ mạnh vàsức thuyết phục. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải quan tâmchú trọng vấn đề này hơn nữa trong những năm tới.

2.3 Phải đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu khi nghiên cứu ký

kết các hợp đồng cung ứng lao động (tu nghiệp sinh) với phía đối tác, đặcbiệt về các điều khoản liên quan đến tài chính và điều kiện lao động.

Khi ký kết hợp đồng cung ứng lao động (tu nghiệp sinh), bao giờ cáccông ty môi giới nước ngoài cũng đòi trả phí môi giới rất cao. Các doanhnghiệp của ta cần thận trọng và đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầukhi nghiên cứu điều khoản này; cần tìm ra giải pháp hợp lý nhất có thể dunghoà quyền lợi tài chính của cả công ty môi giới nước ngoài và người laođộng. Trong trường hợp cần thiết, phải kiên quyết gạt bỏ những đòi hỏi quámức của công ty môi giới. Bảo vệ quyền lợi người lao động vừa là tráchnhiệm của doanh nghiệp vừa là biện pháp tốt nhất để bảo về quyền lợi củachính doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Bởi khi phí môi giới (hoặc các chi

 phí khác tương tự) quá cao, người lao động nhận được ít lương cảm thấykhông xứng đáng với sức lao động bỏ ra dễ phát sinh các hành vi tiêu cựcnhư tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc để có mức lương cao hơn.Khi đó doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với mộtloạt hậu quả do hành vi bỏ trốn của lao động gây ra, thậm chí có nguy cơ bịthu hồi giấy phép nếu tỷ lệ lao động bỏ trốn quá cao.

 Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý xem xét các nội dung khácliên quan đến điều kiện sinh hoạt và làm việc như : giờ làm việc, số giờ tăngca có thể có, chi phí ăn ở có bị trừ vào lương không v.v..

2.4 Tăng cường phối hợp với các địa phương theo mô hình liên thông,liên kết; tiến hành phổ biến thông tin về các đợt tuyển dụng, công việc và

71

Page 70: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 70/74

các chi phí có liên quan đến từng người có nhu cầu đi xuất khẩu laođộng.

Mô hình liên thông liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động vàcác cấp ngành của địa phương qua quá trình thí điểm đã thể hiện rõ tính ưuviệt của mình. Mô hình này giúp cho công tác tuyển người, làm thủ tục giấytờ cho lao động cũng như quản lý lao động của doanh nghiệp được thuận lợihơn rất nhiều. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là phảităng cường hơn nữa việc phối hợp với các địa phương theo mô hình này, nốiliền liên tục quan hệ thông tin hai chiều, kịp thời thông báo cho Ban chỉ đạoxuất khẩu lao động địa phương về kế hoạch tuyển lao động, số lao độngtrúng tuyển, số lao động đang đào tạo và số đã xuất cảnh. Đồng thời, kết hợpvới địa phương tiến hành phổ biến thông tin về các đợt tuyển dụng, côngviệc và các chi phí có liên quan đến từng người có nguyện vọng đi xuất khẩu

lao động.

2.5 Tiến hành nghiêm túc khâu tuyển chọn lao động theo đặc tính công việc và yêu cầu của chủ sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng lao động.

Một trong những lý do chủ yếu khiến tỷ lệ lao động của ta không đápứng được yêu cầu công việc, bị trả về nước trước thời hạn còn cao là dokhâu tuyển chọn lao động của các doanh nghiệp tiến hành chưa nghiêm túc.Muốn hạn chế tình trạng này thì các doanh nghiệp phải tiến hành tuyển chọnlao động trên cơ sở phù hợp với đặc tính công việc và yêu cầu của chủ sửdụng. Việc tuyển chọn phải thật khách quan, nghiêm túc, kiên quyết gạt rangoài danh sách những ứng viên không phù hợp về sức khoẻ, thể trạng, tuổitác, trình độ văn hoá v.v.. và những ứng viên có biểu hiện không thực sựquyết tâm đi làm việc (đi với mục đích kết hôn hoặc dự định bỏ trốn). Cán

 bộ tuyển chọn nên có từ 2 người trở lên để tránh thiên lệch, tiêu cực.

2.6 Tuân thủ nghiêm túc các văn bản quy định của Cục Quản lý lao động với nước ngoài về đào tạo lao động.

Doanh nghiệp khi đào tạo lao động phải đảm bảo lao động được họcđủ chương trình, đủ thời lượng, tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiêm túc, giáotrình và tài liệu giảng dạy khác phải đúng theo quy định của Cục Quản lý laođộng với nước ngoài. Doanh nghiệp cần đầu tư trang bị các thiết bị cần thiếtcho hoạt động giảng dạy, nhất là giảng dạy về công việc chuyên môn. Đồngthời doanh nghiệp có thể căn cứ theo tình hình thực tế để có sự bổ sung hợp

72

Page 71: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 71/74

lý vào chương trình đào tạo, bảo đảm lao động sau khi xuất cảnh có khảnăng đáp ứng tốt yêu cầu công việc của chủ sử dụng.

2.7 Công tác tài chính đối với lao động cần tiến hành công khai, minhbạch. 

Doanh nghiệp cần phổ biến kỹ cho người lao động nắm rõ về tiềnlương, các khoản chi phí trước khi xuất cảnh và các khoản khấu trừ vàolương hàng tháng. Đội ngũ cán bộ tài chính phải là những người giỏi nghiệpvụ và nắm vững công việc chuyên môn. Khi tác nghiệp, cán bộ tài chính cầngiải thích căn kẽ cho người lao động về nội dung và số tiền của các khoảnthu chi, các chứng từ tương ứng như phiếu thu, phiếu chi phải rõ ràng; tránhtình trạng mập mờ gây thắc mắc khó hiểu cho người lao động khiến ngườilao động đánh mất lòng tin vào các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt

 Nam.

2.8 Nên cử cán bộ đại diện sang thị trường xuất khẩu lao động ở nướcngoài để quản lý lao động.

Sự có mặt của cán bộ đại diện của doanh nghiệp tại thị trường xuấtkhẩu lao động ở nước ngoài là vô cùng cần thiết. Cán bộ đại diện vừa làngười thay mặt doanh nghiệp nhận các đơn hàng lao động lại vừa phối hợpvới chủ sử dụng và công ty môi giới nước ngoài quản lý lao động. Doanhnghiệp cần đào tạo được đội ngũ cán bộ đại diện có đủ trình độ ngoại ngữ,nghiệp vụ, hiểu biết về luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại, có phẩmchất tốt, có tâm huyết với nghề.

2.9 Giải quyết chế độ theo đúng quy định và hợp lý đối với các trường hợplao động phải về nước trước thời hạn,

Mỗi khi gặp trường hợp lao động bị trả về nước trước thời hạn, doanhnghiệp xuất khẩu lao động cần tìm hiểu rõ nguyên nhân lao động bị trả về đểcó hướng giải quyết thích hợp. Cán bộ phụ trách giải quyết phải nghiêm túc

xem xét những nguyện vọng, yêu cầu của lao động. Trong trường hợp laođộng bị về nước do lỗi của chủ sử dụng hay công ty môi giới nước ngoài,cần khéo léo nhưng kiên quyết yêu cầu bên có lỗi bồi thường thoả đáng cholao động. Nếu do lỗi của người lao động cũng cần giải thích rõ để người laođộng "tâm phục khẩu phục", đồng thời tuỳ theo từng trường hợp nên có hỗtrợ về tài chính chia xẻ bớt khó khăn cho người lao động. Doanh nghiệp nêntrích nguồn thu từ phí quản lý lập quỹ dự phòng rủi ro để có nguồn kinh phí

73

Page 72: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 72/74

giải quyết trong những trường hợp cần thiết, tránh để lao động do khôngđược giải quyết thoả đáng, đi khiếu kiện tố cáo, làm ảnh hưởng đến uy tíncủa doanh nghiệp nói riêng và cách nhìn của dư luận xã hội với việc đi xuấtkhẩu lao động nói chung.

2.10 Tổ chức thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp cung ứng lao động trên từng thị trường để cùng trao đổi thông tin phối hợp liên kết bảo vệ quyền lợi của các hội viên, đồng thời qua đó bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Các công ty môi giới nước ngoài tại hầu hết thị trường xuất khẩu laođộng trong khu vực Đông và Đông Nam Á của ta đều liên kết với nhau trongnhững Hiệp hội riêng nhằm bảo về quyền lợi của mình và ép doanh nghiệpcung ứng lao động "nâng giá" phí môi giới. Thiết nghĩ, một mô hình Hiệp

hội như vậy nếu được thành lập giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao độngViệt Nam theo từng thị trường chắc chắn sẽ đem lại những thuận lợi rất lớncho hoạt động xuất khẩu lao động nước ta nói chung và của từng doanhnghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp của ta sẽ có cơ hội trao đổi thông tin,cùng thoả thuận để "ghìm giá" phí môi giới, thực hiện các biện pháp tẩychay trong trường hợp công ty môi giới nào đó nước bạn không thực hiệnđúng cam kết. "Đoàn kết là sức mạnh" , Hiệp hội các doanh nghiệp cungứng lao động ra đời có thể khiến cho quyền lợi của mỗi doanh nghiệp hộiviên mà thông qua đó là quyền lợi của người lao động được đảm bảo hơnnhiều so với tình trạng hoạt động riêng lẻ, thậm chí còn "dẫm lên chân nhau"của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam hiện nay.

74

Page 73: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 73/74

KẾT LUẬN

Xuất khẩu lao động là một hoạt động trao đổi hàng hoá sức lao độnggiữa các quốc gia, các nền kinh tế dựa trên cơ sở lợi thế về nguồn và cơ cấulao động.

Với nước ta - một quốc gia có dân số đông và nguồn lao động dồi dào- thì xuất khẩu lao động thực sự là một lĩnh vực có nhiều lợi thế. Hơn thếnữa, nó còn là một yêu cầu bức bách khi mà tình trạng thiếu việc làm ở nướcta hiện nay vẫn đang là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách.Xuất khẩu lao động thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếvà giải quyết các nhu cầu xã hội ở nước ta.

Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua có thể chialàm hai thời kỳ : Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế (1980 -1990) và thời kỳxuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1991

 – nay). Điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam trong thờikỳ hợp tác quốc tế là hình thức cung ứng lao động chủ yếu thông qua Hiệpđịnh hợp tác lao động ký kết giữa Chính phủ ta với chính phủ bạn, thị trườngtiếp nhận phần lớn là các nước XHCN. Bước sang thời kỳ xuất khẩu laođộng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã mất đihầu hết thị trường tiếp nhận lao động truyền thống trước đây. Tuy nhiên vớisự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta và trước hết là những cố gắng tự thânkhông ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu

lao động của ta đã được khôi phục trở lại và không ngừng phát triển trongnhững năm qua. Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của ta đã mở rộngđến trên 40 nước và vùng lãnh thổ.

Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường xuất khẩu lao động chủyếu của nước ta hiện nay. Khu vực này hàng năm tiếp nhận khoảng trên40.000 lao động Việt Nam, chiếm gần 80% số lao động đi làm việc tại nước

75

Page 74: thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

8/8/2019 thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

http://slidepdf.com/reader/full/thuc-trang-xuat-khau-lao-dong-o-viet-nam 74/74

ngoài của ta. Hiện tại khu vực này gồm có 5 thị trường đã mở cửa tiếp nhậnlao động của ta là Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia tuynhiên dự báo trong tương lai số lượng thị trường của ta tại khu vực này chắcchắn không dừng lại ở con số 5 như trên.

 Nội dung của khoá luận này tập trung đề cập tới thực trạng xuất khẩulao động của ta sang thị trường các nước Đông và Đông Nam Á, bao gồmcác vấn đề chủ yếu : số lượng lao động xuất khẩu, cơ cấu lao động xuấtkhẩu, thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được, mô hình và côngtác tổ chức xuất khẩu lao động, cuối cùng là chất lượng lao động xuất khẩu.Các vấn đề trên được xem xét ở cả 2 khía cạnh : chung cho cả khu vực vàriêng cho từng thị trường trong khu vực. Từ việc tái hiện toàn cảnh hoạtđộng xuất khẩu lao động của ta tại khu vực thị trường này thông qua các sốliệu và nhận định, khoá luận cũng rút ra những đánh giá tổng quát về những

thành tựu mà chúng ta đã đạt được, những hạn chế mà ta cần phải khắc phụcvà nguyên nhân của nó. Phần cuối khoá luận là những kiến nghị giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động tại khu vực thị trườngĐông và Đông Nam Á nói riêng cũng như trên toàn bộ thị trường xuất khẩulao động của ta nói chung. Những kiến nghị này - gồm hai phần : kiến nghịđối với Nhà nước và kiến nghị với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động -được người viết mạo muội đề xuất trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ tình hình,thành tựu và tồn tại của hoạt động xuất khẩu lao động tại đây trong thời gianqua cung như triển vọng của từng thị trường trong khu vực thời gian tới.