TCT 11+12 view

56
Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Transcript of TCT 11+12 view

Page 1: TCT 11+12 view

Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Page 2: TCT 11+12 view
Page 3: TCT 11+12 view

Lời ngỏ

BAN BIÊN TẬP

Khi những cơn gió mùa đến muộn thấp thoáng cùng sắc hoa rực rỡ của thược dược, cánh bướm như những đốm lửa nhỏ ấm áp trên những con phố Hà Nội mùa đông - tháng 12 đến như dấu hiệu của mùa đông đã đi cuối chặng đường, cũng là thời điểm quý hoạt động kinh doanh cuối cùng của một năm đang đi vào quỹ đạo gấp rút. Chuẩn bị tổng kết chặng đường 5 năm triển khai Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015, Agribank đang hoàn thiện chiến lược kinh doanh 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030, đặt mục tiêu xây dựng Ngân hàng phát triển ổn định, vững chắc theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ. 3 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu cũng là 3 năm tự vượt lên chính mình, Agribank vừa tự khắc phục khó khăn về tài chính, vừa phải đối mặt với hàng loạt vụ việc trong đó có những vụ án gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu mà các thế hệ cán bộ Agribank đã nỗ lực gây dựng trong 27 năm qua. Tuy vậy, với sự quyết tâm và nỗ lực của hơn 4 vạn cán bộ Agribank toàn hệ thống, tính đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đạt 786.181 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cuối năm 2014; dư nợ tăng 11,6%. Đáng chú ý, cơ cấu nguồn vốn và tín dụng được chuyển đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 73% tổng dư nợ. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, Agribank cũng rất quan tâm đến vấn đề chất lượng tín dụng bên cạnh việc tích cực xử lý nợ xấu. Nhờ đó đến nay tỷ lệ nợ xấu của Agribank ở mức 2,04%. Agribank đã đóng góp hơn 8.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho đối tượng khách hàng ưu tiên do áp trần lãi suất cho vay ưu đãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chủ động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời thu hồi được trên 10.000 tỷ đồng đối với nợ đã xử lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tài chính toàn ngành, đảm bảo đời sống và ổn định tinh thần đối với cán bộ, nhân viên và người lao động. Khép lại một năm cũng là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật của Agibank. Lễ ra mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV; trở thành thành viên mới nhất của Eurogiro - Liên minh giữa ngân hàng và tổ chức bưu điện tại các nước; đồng hành cùng nhiều sự kiện có ý nghĩa quốc gia và quốc tế: Diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng Cà phê Việt Nam 2015, Hội chợ triển lãm quốc tế Nông nghiệp công nghệ cao và Chuỗi giá trị sản phẩm (Agrotex 2015), Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI - Năm 2015, Festival Huế lần thứ 9 năm 2016... Qua đó, Agribank càng khẳng định vị thế của ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam vừa đóng vai trò chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp vừa thể hiện trách nhiệm tích cực với cộng đồng. Tháng 12 dần khép lại với chặng nước rút về đích nhằm hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2015. Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ đặt ra đối với Agribank lúc này là toàn hệ thống tiếp tục đoàn kết, chung sức chung lòng để đương đầu và vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của một ngân hàng thương mại chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn. Lấy bài học trong quá khứ làm tấm gương, mỗi vị trí công tác từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên Agribank tự răn mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, tuân thủ quy định của ngành, biết sửa sai và chủ động khắc phục hậu quả. Có một câu ngạn ngữ phương Tây đại ý: Quá khứ là tro tàn, tương lai là gỗ, chỉ ngày hôm nay là lửa sáng chói lóa. Vì vậy đừng hoài phí, đừng ủ ê, thời gian qua đi không chờ đợi; hãy thắp sáng ngày mai bằng chính ngày hôm nay!

Page 4: TCT 11+12 view

4 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

MỤC LỤCDÒNG SỰ KIỆN TIÊU ĐIỂM

19

20

2224

Agribank tiếp tục dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nông thôn“Cú hích” thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệpTạo lực đẩy phát triển cơ giới hóa sản xuấtAgribank Tây Ninh “bảo hiểm” niềm tin nông dân

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

6

8

9

10

12

13

14

15

1617

18

Đảng bộ Agribank lãnh đạo xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nướcHuy động toàn hệ thống tập trung vào các giải pháp xử lý nợ xấuAgribank tham gia các nội dung của kỳ họp 33, ủy ban liên chính phủ Việt Nam - CubaAgribank ra mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMVAgribank nhận chứng chỉ kết nối thành viên EurogiroĐồng hành cùng Agrotex 2015: Agribank góp phần phát triển chuỗi giá trị nông nghiệpĐoàn viên Agribank đạt giải Nhì vòng chung kết cuộc thi tiếng Anh dành cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên khối Doanh nghiệp Trung ƯơngAgribank gặp mặt cán bộ đã tham gia lực lượng vũ trangAgribank - Nhà tài trợ Vàng Festival Huế 2016Agribank - Nhà tài trợ kim cương cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIAgribank đồng hành cùng diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2015

262829

30

Tín dụng hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệpTín dụng hướng tới kinh tế tập thểNgư dân Bình Thuận thỏa ước mơ với “vốn 67”Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp

Page 5: TCT 11+12 view

5AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

BẢN TIN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMPhụ trách biên tập : Nguyễn Trung Dũng / Thư ký tòa soạn: Nguyễn Thu Hiền

Tòa soạn: Số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội / Tel: (84-4) 3.7723248 / Fax: (84-4) 3.7722361Website: www.agribank.com.vn / Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 29/GP-XBBT ngày 12/12/2015In tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam / Số 10 Chùa Bộc - Ba Đình - Hà Nội

GÓC CHUYÊN GIA

HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM

NÉT ĐẸP AGRIBANK

32 Agribank chi gần 100 tỷ đồng làm công tác an sinh xã hội trong năm 2015

34 Nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới

36 Đánh thức giấc mơ

50

52

40424446

48

38 Ba mục tiêu và nỗ lực của hệ thống ngân hàng

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

VÒNG QUAY 30 NGÀY

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

DIỄN ĐÀN

Những đồng vốn đổi đời

Thông tin tổng hợp

“Bà đỡ” của nông dân Chư sêThúc đẩy phát triển kinh tế hộBiển khơi vẫy gọiAgribank Ninh Thuận phối hợp cho vay qua tổ liên kết phát huy hiệu quả tốtSức sống từ đồng vốn

Page 6: TCT 11+12 view

kết quả đạt được là khả quan, hoạt động của Agribank đã từng bước ổn định và tạo động lực phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020. Một trong các phương án tái cơ cấu đóng vai trò hết sức quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sắp xếp lại lao động giai đoạn 2013 - 2015. Agribank đã thực hiện rà soát, đánh giá lại nguồn lao động, thực hiện chấm dứt việc sử dụng lao động ngắn hạn làm công việc chuyên môn; sắp xếp lại lao động, trong đó tập trung luân chuyển lao động từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh về các chi nhánh tại địa bàn nông thôn để bổ sung kịp thời lao động cho các chi nhánh đang thiếu hụt lao động nhưng có điều kiện tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ. Kiên

quyết xử lý dứt điểm số cán bộ có vi phạm đã xác định được qua thanh tra, kiểm tra; đánh giá, sắp xếp lại đối với những địa bàn có số lượng lãnh đạo, quản lý đông nhưng hoạt động kém hiệu quả; ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ để nâng cao việc quản lý đối với cán bộ lãnh đạo; tiếp tục kiện toàn lại đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp tại Trụ sở chính và các chi nhánh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bước đầu đã gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ. Căn cứ vào quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ công tác, Ban Thường vụ Đảng ủy cử nhiều cán bộ đi đào tạo và dực các lớp bồi dưỡng về chính trị do các Học viên chính trị Hồ Chí Minh và các trường Đại học; Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của Đảng ủy Khối DNTW mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng công tác Đảng, công tác chuyên môn cho cán bộ

đảng viên của Đảng bộ, góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Giai đoạn 2010 - 2015, đã cử 60 đồng chí học lớp cao cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng công tác Đảng cho 572 đồng chí... Kết quả trên đã tạo bước chuyển và điều kiện để Agribank hoàn thành cơ bản mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ trong công tác tổ chức, nhân sự đôi khi còn chưa chủ động, kiên quyết; Năng lực dự đoán, dự báo chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và thực thi các phương án, giải pháp ứng phó kịp thời hữu hiệu với sự biến động phức tạp của nền kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2015 và chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank; Chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động chưa cao; chưa khai thác hiệu quả khả năng và ưu thế của nền tảng công

ến nay, sau 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, Agribank đã chủ động, quyết liệt triển khai cơ cấu lại trên tất cả các mặt hoạt động,Đ

DÒNG SỰ KIỆN

6 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

(Trích tham luận của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Agribank Trịnh Ngọc Khánh tại Đại hội Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ II nhiệm kỳ 2015 - 2020)

Ông Trịnh Ngọc Khánh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Agribank

LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC

ĐẢNG BỘ AGRIBANK

Page 7: TCT 11+12 view

nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả quản lý... Để khắc phục những bất cập, tăng cường lãnh đạo xây dựng tổ chức nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng bộ Agribank đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: - Lãnh đạo của cấp ủy Đảng: Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công tác quy hoạch cấp ủy gắn với quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên môn theo Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 14-HD/ĐUK của Đảng ủy Khối DNTW, Hướng dẫn số 159-HD/ĐU-NHNo ngày 7/5/2013 của Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank và các hướng dẫn của Agribank; Đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, động viên cán bộ, người lao động thi đua, phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ… Cấp ủy đảng xây dựng, tổ chức thực hiện có

DÒNG SỰ KIỆN

7AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 của Thống đốc NHNN về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày 15/11/2013 của Thống đốc NHNN về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015, BCH Đảng bộ Agribank đã tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện đồng bộ, toàn diện các phương án tái cơ cấu.

Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

“ “

hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch... - Điều hành của Lãnh đạo Agribank: Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; Xây dựng và thực hiện nghiêm Quy định về tiêu chí, quy trình đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hàng năm. Hướng dẫn và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo Quy định; đánh giá cán bộ gắn với kiểm điểm tự phê bình và tự phê bình định kỳ hàng năm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Rà soát, bổ sung các quy định đào tạo cán bộ của Agribank; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng cán bộ sau đào tạo. Củng cố và nâng cao chất lượng các trung tâm đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức, cộng tác viên có nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn. Đổi mới cách thức tuyển chọn, lấy phiếu tín nhiệm; thực hiện cơ chế tiến cử cán bộ, người đứng đầu đề xuất; thí điểm giao quyền cho Bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu

để bầu cử cấp ủy; thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự có số dư theo hướng người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm trình bày đề án hoặc chương trình công tác trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định... Tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi quy chế về công tác cán bộ phù hợp với thực tế của Agribank; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Kiện toàn mô hình tổ chức của Trụ sở chính, VPĐD, chi nhánh, phòng giao dịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sắp xếp lại lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng tư vấn nội bộ, tiến tới làm dịch vụ tư vấn khách hàng. Chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, xác định hoạt động kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ thường xuyên của mọi vị trí công tác. Trong giai đoạn 2016-2020, Agribank đứng trước những thánh thức to lớn, trong đó quá trình hội nhập sâu rộng vào khu vực ASEAN, TPP đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ sức cạnh tranh và phát triển. Điều đó đòi hỏi phải có những cơ chế quản lý thích hợp, khoa học, trong đó chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế luôn là động lực quan trọng hàng đầu. Với truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ cùng đội ngũ cán bộ được tôi luyện trưởng thành từ thực tiễn và những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ Agribank sẽ tiếp tục lãnh đạo cán bộ, đảng viên và người lao động trong toàn Đảng bộ và hệ thống Agribank nắm vững thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt để Agribank phát triển bền vững, giữ vững vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường tài chính tín dụng nông nghiệp, nông thôn./.

Page 8: TCT 11+12 view

8 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

“GIẢI PHÁP

vụ trả nợ; chuyển nợ vay thành vốn góp; sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu; xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; bán nợ xấu cho các tổ chức khác và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đặc biệt, đối với các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, để tháo gỡ khó khăn cho KH, Agribank đã hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ của KH có đủ điều kiện, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả giúp KH vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay và phục hồi khả năng trả nợ. Trong quá trình tái cơ cấu lại nợ, Agribank luôn quán triệt phải thực hiện đúng tính chất khoản vay theo quy định của Chính phủ, của NHNN. Song song với việc áp dụng các biện pháp cơ cấu nợ xấu, Agribank vẫn phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát dòng tiền của KH, đảm bảo thu hồi vốn vay đối với các khoản nợ được cơ cấu lại. Xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong số các mục tiêu của Đề án tái cơ

Phóng viên: Ông có thể cho biết đến thời điểm này, tình hình xử lý nợ xấu của Agribank đã đạt được những kết quả như thế nào?TGĐ Tiết Văn Thành: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank đã chủ động xây dựng đồng bộ các giải pháp, quyết liệt triển khai các phương án xử lý nợ xấu trong từng năm và Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015, đảm bảo mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3% trước thời điểm 30/9/2015. Agribank đã hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến thời điểm 31/8/2015 về mức 2,81%, đến 30/9/2015 là 2,53%, đến 31/10/2015 là 2,41% và đến 31/12/2015 là 2,04%.Phóng viên: Để đạt được kết quả tích cực trong việc xử lý nợ xấu như trên, Agribank đã có những giải pháp gì? TGĐ Tiết Văn Thành: Việc xử lý nợ xấu đòi hỏi Agribank phải áp dụng và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như: nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KH; nhận tài sản bảo đảm thay thế nghĩa

cấu, Agribank đã triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, từng bước kiềm chế và giảm dần nợ xấu. Chỉ tính riêng từ tháng 11/2013 đến nay, đã có gần 300 văn bản về cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ được Agribank ban hành, trong đó có trên 150 văn bản về lĩnh vực tín dụng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, củng cố hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ, Agribank cũng đã hết sức nỗ lực chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường cán bộ hỗ trợ các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao. Hàng trăm cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm về công tác tín dụng của toàn hệ thống đã được Trụ sở chính trưng tập. Các đoàn công tác do các thành viên Hội đồng Thành viên, thành viên Ban điều hành trực tiếp phụ trách được phân công làm việc tại từng chi nhánh, thực hiện phân tích từng khoản nợ có vấn đề, làm việc với từng KH để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ KH duy trì hoạt động sản xuất king doanh tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, quyết định phương án xử lý nợ đảm bảo hài hòa lợi ích, từ đó động viên KH hợp tác trả nợ vay. Agribank cũng luôn là ngân hàng tiên phong trong việc chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với KH, đặc biệt là KH hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ…Phóng viên: Xử lý nợ xấu là quá trình khó khăn đối với mỗi NH, với Agribank những khó khăn trong quá trình này là gì? Agribank có những đề xuất gì trong quá trình xử lý nợ xấu?TGĐ Tiết Văn Thành: Xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn đối với toàn ngành NH nói chung và đối với Agribank nói riêng. Quá trình xử lý nợ cần phải có giải pháp, kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Với thực trạng tài sản bảo đảm phần lớn là bất động sản, trong khi thị trường này vẫn còn trầm lắng, nên việc xử lý nợ cần có thời gian và phải hài hòa lợi ích đối với các bên liên quan. Hiện nay, mặc dù khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu về cơ bản đã đầy đủ, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc như: vướng mắc trong quá trình xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay, quyền hạn của chủ nợ… là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc không xử lý kịp thời được nợ xấu.

DÒNG SỰ KIỆN

HUY ĐỘNG TOÀN HỆ THỐNG TẬP TRUNG VÀO CÁC

XỬ LÝ NỢ XẤU”Hoàng Anh

Ông Tiết Văn Thành - Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Agribank

Page 9: TCT 11+12 view

9AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Năm 2015 là năm diễn ra nhiều hoạt động hợp tác Việt Nam - Cuba, đỉnh cao là chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang vào cuối tháng 9. Các hoạt động hợp tác trao đổi đoàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm đã giúp hai bên tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như tăng cường ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

hợp với Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba tổ chức, đã giúp mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba, tạo tiền đề cho sự hợp tác giữa Agribank và các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào thị trường tiềm năng này. Với việc tham gia các sự kiện của kỳ họp Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba, Agribank khẳng định là ngân hàng có thế mạnh và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn, các dịch vụ ngân hàng; đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - một lĩnh vực đang được Đảng, Nhà nước Việt Nam và Cuba cùng quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển.

của kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba cùng phái đoàn chính phủ đến thăm và làm việc với Agribank; tại buổi làm việc, hai bên đã chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tối cùng ngày, Agribank đã tổ chức trọng thể tiệc chiêu đãi đoàn. Đặc biệt, Agribank đồng chủ trì Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào Cuba diễn ra tại TP.HCM do Bộ Xây dựng Việt Nam phối

ừa qua, kỳ họp thứ 33-Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong chuỗi các hoạt động V

Hà Thảo

Điều này khiến các cơ quan hữu quan gặp nhiều vướng mắc trong việc xử lý tranh chấp về tài sản bảo đảm; nhiều trường hợp thi hành án xử lý tài sản bảo đảm kéo dài hàng năm do KH chây ỳ, không hợp tác. Mặt khác, với tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 73% dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank thực hiện nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Chính phủ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; trong đó có các ưu đãi về các điều kiện vay vốn (như: điều kiện về tài sản bảo đảm) nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người nông dân tiếp cận nguồn vốn NH, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn nông thôn. Vì vậy việc xử lý, thu hồi nợ xấu phát sinh của các chương trình này cũng gặp nhiều khó khăn. Agribank có một số đề xuất như sau: Kiến nghị Thống đốc NHNN trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế xử lý nợ, tài sản bảo đảm; giao các Bộ, ngành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trình Chính phủ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về bán đấu giá, xử lý tài sản bảo đảm, chính sách thuế, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bán đấu giá tài sản, đặc biệt là bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng, VAMC trong xử lý tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, xử lý nợ xấu. Đề nghị các Ban, ngành liên quan có cơ chế hỗ trợ Agribank trong việc xử lý nợ xấu của các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Phóng viên: Trong thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục kiểm soát câu chuyện nợ xấu như thế nào?TGĐ Tiết Văn Thành: Nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Agribank trong thời gian tới. Cụ thể: Agribank đã thành lập Tổ chỉ đạo kiểm soát nợ xấu gồm: Ban lãnh đạo, lãnh đạo bộ phận chuyên môn tại Trụ sở chính trực tiếp theo dõi tình hình diễn biến nợ xấu toàn hệ thống; ban hành văn bản chỉ đạo chi nhánh thường xuyên chủ động rà soát, nắm bắt khả năng trả nợ của KH vay vốn, nhất là các khoản nợ có khả năng phải chuyển sang nợ xấu trong kỳ, báo cáo phương án xử lý nợ có khả năng chuyển nợ xấu; chủ động kiểm soát được nợ xấu phát sinh. Giao kế hoạch xử lý nợ xấu đến từng chi nhánh, từng cán bộ, gắn quyền lợi của cán bộ với kết quả xử lý nợ xấu và có biện pháp xử lý đối với những chi nhánh không quyết liệt, không hoàn thành kế hoạch xử lý nợ.Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

DÒNG SỰ KIỆN

ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM - CUBA

AGRIBANK tham giaCÁC NỘI DUNG CỦA KỲ HỌP 33

Chủ tịch HĐTV Agribank - Ông Trịnh Ngọc Khánh tặng quà lưu niệmBộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba - Ông Rodrigo Malmierca Diaz

Page 10: TCT 11+12 view

10 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Ngày 17/12/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức sự kiện ra mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV với chủ đề “Công nghệ kết nối tương lai”, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thẻ. Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng đã đến dự.

thương hiệu MasterCard (hạng Chuẩn, hạng Vàng); Thẻ tín dụng mang thương hiệu MasterCard (hạng Vàng, hạng Bạch kim); Thẻ tín dụng công ty MasterCard hạng Vàng và Thẻ tín dụng mang thương hiệu JCB. Trong đó, thẻ tín dụng quốc tế MasterCard hạng Bạch kim (Agribank Platinum) dành cho khách hàng VIP được Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard đánh giá là có tiện ích vượt trội, hứa hẹn đem đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị. “Đây là mốc quan trọng đánh dấu thành công mới của Agribank trong lĩnh vực công nghệ nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng. Thành công của Dự án phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV không chỉ giúp Agribank tăng cường tính bảo mật, an ninh, an toàn hệ thống, giảm thiểu rủi ro, tổn thất phát sinh do hành vi gian lận, giả mạo thẻ, mà còn giúp Agribank nâng cao tính năng tiện ích và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ gia tăng tới khách hàng” – ông Tiết Văn Thành, Tổng Giám đốc Agribank cho biết.

ại buổi lễ, Agribank giới thiệu diện mạo mới cho 10 sản phẩm thẻ quốc tế ứng dụng công nghệ chip theo chuẩn EMV bao gồm: Thẻ ghi nợ/Thẻ tín dụng mang thương hiệu Visa (hạng Chuẩn, hạng Vàng); Thẻ ghi nợ mangT

Bài: T. Ngọc - Ảnh: Minh Đăng

DÒNG SỰ KIỆN

PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN

THẺ CHIPTHEO CHUẨN EMV

AGRIBANK ra mắt hệ thống

Ông Trịnh Ngọc Khánh - Chủ tịch HĐTV Agribank (thứ 4 từ trái sang) thamgia nghi lễ ấn nút khai trương ra mắt thẻ chip theo chuẩn EMV của Agribank

Phó Thống đốc NHNN Phạm Toàn Thắng phát biểu tại buổi lễ

Ông Tiết Văn Thành - Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribankphát biểu khai mạc buổi lễ

Page 11: TCT 11+12 view

11AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

EMV là chuẩn thẻ thanh toán thông minh do 3 liên minh thẻ lớn nhất thế giới là Europay, Master Card và Visa cùng phát triển. Thẻ Chip chuẩn EMV áp dụng công nghệ gắn chip điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng và ứng dụng, có khả năng lưu trữ các thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Chip điện tử được gắn trên bề mặt thẻ, khi đưa thẻ vào các thiết bị thanh toán (POS/ATM), trước khi thực hiện giao dịch, thẻ chip chuẩn EMV sẽ phải trải qua rất nhiều bước giải mã và xác thực. Do vậy, giao dịch thẻ chip EMV rất an toàn và bảo mật.

DÒNG SỰ KIỆN

Ông Phạm Đức Ấn - Phó CT HĐTV và ông Nguyễn Minh Phương - Phó TGĐ Agribank tặng 05thẻ chip tượng trưng cho 05 khách hàng Vip đầu tiên của Agribank

Thẻ chip Agribank chuẩn EMV được thiết kế mẫu mã sang trọng, hiện đại, phù hợp với chuẩn quốc tế và thị hiếu khách hàng, được gia tăng nhiều tiện ích, dịch vụ hấp dẫn dựa trên nhiều cấu phần đã được nâng cấp như: Chức năng quản lý khách hàng trung thành cho phép Agribank chủ động đưa ra các chính sách khuyến mại, chính sách tích điểm thưởng hay liên kết với dịch vụ SMS cho phép Agribank thông báo các chương trình khuyến mại, thông tin chăm sóc khách hàng qua tin nhắn. Chức năng OTP (One time password) tăng tính bảo mật cho quá trình sử dụng thẻ của khách hàng, đặc biệt là tiện ích thanh toán trực tuyến với công nghệ 3D Secure, Verified by Visa tiên tiến, an toàn. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Agribank với chuẩn chip EMV thực hiện việc thanh toán, mua hàng hóa dễ dàng và chủ động, không lo chi tiêu vượt kế hoạch với phương thức trả góp định kỳ hàng tháng. Hiện nay, Agribank đang sở hữu hệ thống Corebanking và hệ thống Switching được đánh giá là hiện đại nhất, hệ thống ổn định, tốc độ xử lý nhanh, năng lực lớn và trên hết là tính bảo mật cao, đảm bảo sẵn sàng cho việc triển khai các ứng dụng, các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại nói chung và sản phẩm thẻ chip theo chuẩn EMV nói riêng. Với nền tảng công nghệ hiện đại, cùng quá trình không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phục vụ khách hàng, Agribank đã và đang tiếp tục mang đến những sản phẩm - dịch vụ thẻ có chất lượng tốt nhất với những giá trị đặc biệt và cao cấp, tiếp tục khẳng định vị thế và tầm vóc của một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Tại Lễ ra mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV, ông Tiết Văn Thành - Tổng Giám đốc Agribank nhấn mạnh: “Để tiếp tục gia tăng tiện ích, mang đến sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, Agribank sẽ luôn chú trọng trong việc hợp tác tốt với các Tổ chức thẻ

quốc tế có uy tín trên Thế giới để cho ra đời những sản phẩm thẻ Chip quốc tế chất lượng cao. Agribank hi vọng sẽ tiếp tục hợp tác có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực giữa Agribank và các Tổ chức thẻ quốc tế: MasterCard, Visa, JCB trong thời gian tới”. Agribank là ngân hàng tiên phong trong quá trình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, tiên phong trong đầu tư trang bị lắp đặt máy ATM và cung ứng sản phẩm dịch vụ thẻ đến khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tiên phong trong quá trình triển khai phát hành thẻ trả lương qua tài khoản, góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 24/08/2007. Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm thẻ Agribank (18/7/2003-18/7/2013), Agribank đã vinh dự được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu ngân hàng có thành tích xuất sắc về hoạt động trong lĩnh vực thẻ góp phần đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản của Agribank là 833.937 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động đạt 786.181 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm; Tổng dư nợ cho vay đạt 665.572 tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ 73%/tổng dư nợ cho vay. Thông qua cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank đóng góp tích cực vào thành công các chương trình kinh tế trọng điểm của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong cả nước có những điều kiện cần thiết để sản xuất, kinh doanh hiệu quả...

Page 12: TCT 11+12 view

12 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

dịch vụ chuyển tiền kiều hối giữa các quốc gia. Tại Việt Nam, Agribank cũng là ngân hàng đầu tiên tham gia vào mạng lưới thanh toán toàn cầu này sau khi ký thỏa thuận với Eurogiro ngày 2/2/2015. Bằng việc trao chứng chỉ kết nối cho Agribank, Eurogiro chính thức xác nhận quyền thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền kiều hối qua hệ thống Eurogiro của Agribank, giúp Agribank mở rộng mạng lưới chuyển tiền kiều hối với gần 660 ngàn điểm giao dịch có thời gian giao dịch 24/7 của các thành viên Eurogiro tại các quốc gia có người Việt Nam sinh sống và làm việc. Từ nay, người Việt Nam có thể thông qua hệ

thống điểm giao dịch của Eurogiro để thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức giao dịch khác nhau từ giao dịch tại quầy đến các giao dịch điện tử (online và mobile). Khách hàng được cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng – an toàn và tiết kiệm phí chuyển tiền khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam thông qua các thành viên của Eurogiro tại quốc gia diễn ra hoạt động gửi tiền và ngược lại. Tại buổi làm việc, đại diện hai phía Eurogiro và Agribank đều bày tỏ sự vui mừng trước việc Agribank gia nhập liên minh Eurogiro. Bà Lê Thị Thanh Hằng – Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, trở thành thành viên của Eurogiro, Agribank có thêm nhiều cơ hội hợp tác

gribank đã trở thành thành viên mới nhất của Eurogiro - Liên minh giữa ngân hàng và tổ chức bưu điện tại các nước nhằm cung cấpA phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế

cá nhân với các đối tác tại nhiều thị trường tiềm năng. Theo kế hoạch, Agribank sẽ từng bước thực hiện các giải pháp để công bố rộng rãi kênh chuyển tiền qua hệ thống Eurogiro, đồng thời đẩy mạnh phát triển hợp tác với các đối tác thành viên. Về phía liên minh Eurogiro, ông Michel Stuijt - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc cũng trao đổi thêm, Eurogiro sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với Agribank về mọi mặt, nhanh chóng giới thiệu, hỗ trợ Agribank kết nối với các thành viên khác trong liên minh, đồng hành với Agribank thông qua các chương trình đào tạo về công nghệ, quy trình thực hiện giao dịch…

T. Ngọc

DÒNG SỰ KIỆN

KẾT NỐI THÀNH VIÊN

EUROGIRO

AGRIBANK nhận chứng chỉ

Bà Lê Thị Thanh Hằng - Phó TGĐ Agribank vui mừng đại diện Agribank nhận chứng chỉ kết nối Eurogiro từ ông Michel Stuijt - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Eurogiro Community

““

Chiều 14/12/2015 tại Hà Nội, đại diện Liên minh Eurogiro vừa trao chứng chỉ kết nối thành viên Eurogiro cho phép Agribank chính thức thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền kiều hối thông qua hệ thống Eurogiro.

Page 13: TCT 11+12 view

13AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

sinh xã hội... của các địa phương trên cả nước... Với kinh nghiệm hơn 27 năm kinh doanh vốn trên địa bàn nông thôn, đến nay số khách hàng vay vốn của Agribank đã đạt 3.676.633 khách hàng, trong đó có 3.253.615 khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn nông thôn (chiếm 88%). Đây là điều kiện thuận lợi riêng có của Agribank trong việc tiếp cận các mô hình sản xuất kinh doanh mới trong nông nghiệp, cũng như truyền tải các chủ trương chính sách của nhà nước. Xuất phát từ việc cho vay riêng lẻ từng hộ ngày càng tạo áp lực lên chi phí hoạt động và quản lý sử dụng vốn của ngân hàng, ý tưởng về cho vay mô hình liên kết theo một chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đã nhen nhóm hình thành từ lâu tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống Agribank. Tính đến 30/9/2015, Agribank đã đầu tư trên toàn quốc 8 trong tổng số 13 dự án của 13 doanh nghiệp tại 12 tỉnh/thành phố được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho vay thí điểm. Tổng dư nợ cho vay đạt 418.213 triệu đồng. Lãi suất ngắn hạn hiện áp dụng là 6,5%/năm. Lãi suất trung hạn hiện áp dụng là 9,5%/năm, một số dự án có lãi suất thấp hơn, ở mức 6%/năm. Thực tế cho thấy, chỉ sau một thời gian triển khai, chương trình cho vay thí điểm chuỗi liên kết trong sản xuất đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ. Đây là mô hình mà người dân và doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp trong dây chuyền sản xuất - chế biến - tiêu thụ, còn ngân hàng là đầu mối cung ứng và

phân phối tiền. Các mô hình triển khai thành công trong thực tế đã giúp người dân và doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch và quản lý dòng tiền hoàn hảo… Với mong muốn tập trung đẩy mạnh đầu tư mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ, mục tiêu, định hướng trong thời gian tới của Agribank là tập trung nguồn vốn để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt chú trọng đầu tư vào các mô hình liên kết chuỗi giá trị, đưa tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 75%/dư nợ cho vay nền kinh tế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân là đối tượng phục vụ chính của Agribank. Agribank cam kết tiếp tục là ngân hàng chủ lực trong kết nối triển khai chương trình đầu tư cho vay vào các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Agribank đảm bảo việc phối hợp triển khai giữa các chi nhánh Agribank trên toàn quốc sẵn sàng đồng hành cùng các Doanh nghiệp, hộ nông dân, chủ động về vốn để đầu tư các mô hình liên kết chuỗi để kết nối triển khai, cũng như sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các ngân hàng tham gia triển khai mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng hành cùng Agrotex 15, Agribank xem đây là cơ hội tốt để kết nối với các doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất, kinh doanh cùng tham gia các chuỗi giá trị nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, vì một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

400 gian hàng, dự kiến đón 40.000 lượt khách tham quan, mua sắm… nhiều hội thảo và chương trình kết nối giao thương được tổ chức. Tham gia Agrotex 2015, Agribank có 01 gian hàng triển lãm và có tham luận trình bày tại Hội thảo “Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập TPP” được tổ chức vào chiều 02/12 – Hội thảo được đánh giá thu hút không chỉ các doanh nghiệp tham gia trong Triển lãm, mà còn là tâm điểm của những người quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Tham luận tại Hội thảo, đại diện Agribank, Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam bộ Trần Ngọc Tồn cho biết: Là NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam, đến nay, Agribank có tổng tài sản đạt trên 833.000 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt trên 760.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 600.000 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 73%. Agribank tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong đầu tư cho “Tam nông”, các chương trình trọng điểm của Chính phủ, góp phần thúc đẩy xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, an

rong khuôn khổ Hội chợ được tổ chức từ 02/12 đến 06/12/2015 thu hút sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp với quy mô khoảngT

Song Anh

DÒNG SỰ KIỆN

ĐỒNG HÀNH CÙNG AGROTEX 2015: AGRIBANK góp phần phát triển chuỗiGIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP

Đồng chí Vũ Văn Ninh - Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ thăm gian hàng của Agribank tại Hội chợ

Tối ngày 02/12, tại TP Cần Thơ, Hội chợ triển lãm quốc tế Nông nghiệp công nghệ cao và Chuỗi giá trị sản phẩm (Agrotex 2015) chính thức được khai mạc với sự tham dự của đồng chí Vũ Văn Ninh - Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương và TP Cần Thơ... Agribank tự hào là Nhà tài trợ Vàng đồng hành cùng Agrotex 2015.

Page 14: TCT 11+12 view

14 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Đoàn viên AgribankĐẠT GIẢI NHÌ vòng chung kếtcuộc thi tiếng Anh dành cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên

KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

với những kiến thức cơ bản về Chính trị, Kinh tế - Xã hội, Văn hóa Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các quốc gia trên thế giới, nâng cao về kinh tế, quản trị kinh doanh, hội nhập quốc tế… Cuộc thi là dịp để cán bộ, đoàn viên thanh niên trong khối phát huy khả năng sử dụng tiếng Anh cũng như những hiểu biết của mình về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới. Kết quả, thí sinh Trần Nhật Hà đạt giải khuyến khích, thí sinh Nguyễn Như Quỳnh đạt giải nhì của cuộc thi.

niên khối Doanh nghiệp Trung ương. Tại vòng chung kết, 12 thí sinh xuất sắc nhất được chọn từ 21 đơn vị với trên 60 phí sinh trong đó Đoàn viên, thanh niên Agribank góp mặt 02 thí sinh Trần Nhật Hà, Đoàn cơ sở ABIC, Nguyễn Như Quỳnh Đoàn cơ sở Agribank Chi nhánh Đông Hà Nội tham dự vòng chung kết. Các thí sinh đã phải trải qua 4 phần thi, gồm: chào hỏi, nhóm, năng khiếu và thuyết trình

oàn viên Agribank đạt giải Nhì vòng chung kết cuộc thi tiếng Anh dành cho cán bộ Đoàn, Đoàn viên thanh Đ

Sáng ngày 23/12/2015, tại Hà Nội, Ban thường vụ Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức vòng chung kết cuộc thi tiếng Anh dành cho cán bộ, đoàn viên thanh niên trong khối. Cuộc thi là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Khối Doanh nghiệp Trung ương chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng; chào mừng 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2016).

“DÒNG SỰ KIỆN

Đồng Giang

Page 15: TCT 11+12 view

15AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

cùng nhau ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng, thành tích vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước và khẳng định sẽ luôn nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, phát huy truyền thống, tiếp tục gương mẫu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, phấn đấu cho sự nghiệp phát triển chung của Agribank. Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Đặng Văn Quang - Thành viên HĐTV,

Chủ tịch Công đoàn Agribank ghi nhận quá trình cống hiến của đội ngũ cán bộ nhân viên là cựu quân nhân đối với quá trình phát triển của Agribank, nhất là trong giai đoạn Agribank nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu. Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn, phát huy bản chất tốt đẹp, anh dũng của bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ Agribank tiếp tục có nhiều cống hiến góp phần đưa Agribank ngày càng phát triển, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của Ngân hàng Thương mại Nhà nước đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế.

rong không khí ấm áp, tình cảm, các cán bộ viên chức Agribank từng tham gia lực lượng vũ trang nay cùng “Mái nhà” Agribank đãT

LỰC LƯỢNGVŨ TRANG

AGRIBANK gặp mặt cán bộ đã tham gia

Viết Chung

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân, ngày 22/12/2015, Đảng ủy, Ban Điều hành, Công đoàn Agribank tổ chức buổi gặp mặt cán bộ viên chức đang công tác tại Trụ sở chính Agribank là cựu chiến binh, cựu quân nhân, cựu thanh niên xung phong đã tham gia lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đồng chí Đặng Văn Quang - Thành viên Hội đồng Thành viên, Chủ tịch Công đoàn Agribank chủ trì buổi gặp mặt.

DÒNG SỰ KIỆN

Page 16: TCT 11+12 view

chủ đề “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế. Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 29/4/2016 đến hết ngày 4/5/2016, với sự tham gia nhiều đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ tiêu biểu của hàng chục quốc gia trên các châu lục, hứa hẹn thực sự mang lại một kỳ lễ hội ấn tượng có tính cộng đồng, mới lạ, hấp dẫn và quan trọng nhất tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival đã được xây dựng qua 8 kỳ đã tổ chức trước đây. Tham dự Lễ ký kết có ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2016, ông Chế Công Chung - Giám đốc Trung tâm Festival Huế - Phó Ban tổ chức, ông Phạm Hoàng Đức - Thành viên Hội đồng Thành viên Agribank và ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế. Với việc tổ chức 8 kỳ Festival trước, Agribank luôn có sự đóng góp cùng tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, kỳ Festival Huế lần thứ 9 này, Agribank tiếp tục là đơn vị tài trợ tổ chức Festival danh vị Nhà tài trợ Vàng, với số tiền tài trợ 03 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay. Ông Nguyễn Dung -Trưởng BTC cho biết, Festival Huế 2016 vẫn kế thừa những thành quả của các kỳ trước nhưng cũng sẽ có nhiều điểm đổi mới để lễ hội hấp dẫn, thu hút du khách nhiều hơn. Trong đó, thay đổi lớn nhất chính là về mặt thời gian khi Festival Huế lần thứ 9 sẽ diễn ra đúng vào kỳ nghỉ lễ. Mặt khác, tại kỳ Festival lần này cũng sẽ có nhiều chương trình lần đầu tiên được tổ chức, hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn, thú vị và đầy tính nhân văn như: Chương trình Hội thi Ẩm thực quốc tế; Đêm nhạc – múa Phật giáo; Đêm nhạc Trịnh Công Sơn… Phát biểu tại Lễ ký kết, đại diện

Agribank, Thành viên HĐTV Phạm Hoàng Đức hy vọng thông qua tài trợ này, Agribank mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào sự thành công chung của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival Huế 2016 trở thành nơi hội tụ, giao lưu của các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, mang dấu ấn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các tinh hoa di sản văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong đó có văn hóa Huế. Trên cơ sở đó phát huy hơn nữa thế mạnh của địa phương, tiếp tục thu hút

đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, bên cạnh đó phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… mang dấu ấn địa phương, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách tham gia lễ hội Festival, qua đó quảng bá một cách có hiệu quả đến bạn bè trên thế giới về hình ảnh Cố đô Huế thơ mộng, về con người Huế giàu lòng mến khách, tiếp tục khẳng định vị thế của trung tâm văn hóa, du lịch của Việt Nam.

estival Huế lần thứ 9 - năm 2016 được tổ chức mang tầm quốc gia và quốc tế, gắn với các sự kiện lịch sử văn hóa của tỉnh vớiF

16 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Nguyễn Đăng Hà

AGRIBANK NHÀ TÀI TRỢ VÀNGFESTIVAL HUẾ 2016

Sáng 02/12/2015, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2016 tiến hành Lễ ký kết tài trợ Festival Huế 2016 với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Nhà tài trợ Vàng đối với sự kiện này.

“ “

DÒNG SỰ KIỆN

Ông Phạm Hoàng Đức - Thành viên HĐTV Agribank (trái) trao bảng tượng trưngNhà tài trợ Vàng Festival Huế 2016 cho đại diện tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 17: TCT 11+12 view

17AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

AGRIBANK NHÀ TÀI TRỢ KIM CƯƠNG

FESTIVAL HOA ĐÀ LẠTlần thứ VI

Agribank vinh dự là Nhà tài trợ kim cương cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI – Năm 2015.

DÒNG SỰ KIỆN

tầm quốc gia và quốc tế, đồng thời cũng là thương hiệu Lễ hội riêng của thành phố Đà Lạt, “Thành phố Festival Hoa Việt Nam”. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI – Năm 2015 với chủ đề “Đà Lạt – Muôn màu sắc Hoa” sẽ được tổ chức trong 05 ngày, từ ngày 29/12/2015 đến ngày 02/01/2016 tại thành phố Đà Lạt, với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI – Năm 2015 hình thành hai mảng nội dung lớn gồm 9 chương trình chính về hoa Đà Lạt và 19 chương trình hưởng ứng nhằm hỗ trợ cho Festival hoa thêm sinh động. Trong 9 chương trình chính về hoa Đà Lạt, Ban chỉ đạo tập trung quan tâm chỉ đạo, vận động xã hội hóa để thực hiện chương trình “Không gian hoa”, đây cũng chính là điểm nhấn cho Festival hoa Đà Lạt lần thứ VI – Năm 2015.

Đồng hành cùng các chương trình chính, tập trung cho mục tiêu quảng bá, tôn vinh Hoa Đà Lạt còn có 19 chương trình hưởng ứng nhằm tạo thêm không khí “hội” cũng như sân chơi cho người dân và du khách. Đó là Không gian hoa tại các khu dân cư; cuộc thi “Xanh, sạch, đẹp”; Hội thi cắm hoa; Hội thi thời trang; Hội thi vẽ tranh hoa; Ngày cuối tuần; Giải Golf chào mừng FestivalHoa Đà Lạt lần thứ VI – Năm 2015; Chương trình Tiếng dương cầm hát (Piano sings) năm 2015; Liên hoan các nhóm nghệ thuật tiêu biểu… Hoạt động tài trợ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI – Năm 2015 với tổng số tiền tài trợ 2 tỷ đồng đã khẳng định mối quan hệ gắn bó, thân thiết của Agribank nói chung và chi nhánh Lâm Đồng nói riêng với chính quyền địa phương, đồng thời qua đó quảng bá rộng rãi thương hiệu, hình ảnh của Agribank đến khắp bạn bè trong và ngoài nước; nâng tầm uy tín, vị thế của Agribank – Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.

estival Hoa Đà Lạt - được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức định kỳ 2 năm một lần - là sự kiện văn hóa du lịch mangF

Page 18: TCT 11+12 view

18 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

các địa phương có diện tích cà phê lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước… Đại biểu tham dự Diễn đàn được nghe, trao đổi nhiều thông tin bổ ích theo 05 chủ đề chính: Tổng quan chung, Sản xuất cà phê, Chế biến và thương mại, Chính sách và bền vững; và Đối thoại chính sách. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước đã có khoảng 650.000 ha cà phê, được trồng ở 22 tỉnh, thành phố bao gồm 05 vùng sản xuất chính đó là: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và trung du miền núi phía Bắc. Điều đáng lo ngại là trong 650.000 ha cà phê hiện có không ít diện tích cà phê đã bị già hóa, cho năng suất thấp, cụ thể: có khoảng 86.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%), 140.000 ha 15-20 năm tuổi (chiếm 25%). Tổng diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong

năm năm tới khoảng 140.000 - 160.000 ha. Nếu không “thay máu” thì không chỉ sản lượng cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng do năng suất giảm, chất lượng hạt cà phê giảm, tác động lớn đến sức cạnh tranh xuất khẩu. Theo Đề án tái canh năm 2014 - 2015, nước ta sẽ tái canh 120.000 ha cà phê. Trong đó tái canh 90.000 ha, ghép cải tạo 30.000 ha tập trung ở 05 tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tái canh lại đang gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, nguồn vốn lớn, rủi ro cao và tổ chức sản xuất… Là Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn nhất giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, với dư nợ đầu tư cho lĩnh vực này hiện chiếm 73% tổng dư nợ, đạt 487.453 tỷ đồng, nguồn vốn của Agribank thực sự góp phần quan trọng vào kết quả bước đầu của Chương trình tái canh cà phê của nước ta. Từ thực tế triển khai tại các địa phương, tập trung ở khu vực Tây Nguyên và rất thành công tại Lâm Đồng, tham luận “Chương trình tín dụng cho vay tái canh cà phê: Vấn đề và

đề xuất” của Agribank tại Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm và được đánh giá cao với các nội dung được đề cập, kiến nghị đề xuất sát với tình hình thực tiễn. Theo ông Võ Văn Chân - Trưởng ban Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân Agribank, đến 31/10/2015, Agribank cho vay tái canh cà phê đạt 731 tỷ đồng với 6.021 khách hàng, là NHTM chủ lực trong triển khai chương trình này. Agribank luôn sẵn sảng bố trí đủ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để phục vụ tái canh cà phê. Tại Diễn đàn, đại diện Agribank cũng đã giải đáp rõ ràng, đầy đủ các câu hỏi của đại biểu tham dự về quy trình cho vay tái canh cà phê của Agribank.Là Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ lực trong đầu tư cho vay tái canh cà phê trên cả nước, đồng hành cùng Diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng Cà phê Việt Nam 2015, Agribank mong muốn chung tay cùng các Bộ, Ngành, địa phương cùng người dân cả nước đưa cà phê Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, tăng giá trị hàng hóa cho thương hiệu cà phê Việt Nam.

iễn đàn thu hút sự quan tâm, tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam, Ngân hàng Thế giới,D

DÒNG SỰ KIỆN

Viết Chung

Ngành hàngCÀ PHÊ VIỆT NAM 2015

TRIỂN VỌNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AGRIBANK đồng hành cùng diễn đàn

Ngày 02/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng Cà phê Việt Nam 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức. Agribank vinh dự đồng hành cùng sự kiện này.

Page 19: TCT 11+12 view

19AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank

Hoàng Anh

NHIỀU ƯU TIÊN choAGRIBANK tiếp tục dành

LĨNH VỰC PHỤC VỤ TRỰC TIẾP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Hoạt động tín dụng những tháng cuối năm của Agribank đang trên đà tăng tốc với quyết tâm về đích đúng kế hoạch đề ra, thể hiện sự khởi sắc trong bức tranh tín dụng năm 2015 của ngành Ngân hàng. Phó Tổng Giám đốc Agribank (PTGĐ) - bà Nguyễn Thị Phượng - đã chia sẻ với phóng viên một số ý kiến về lĩnh vực kinh doanh trọng điểm này.

“Phóng viên: Bà có thể cho biết, tính đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng của Agribank đã đạt được bao nhiêu %? Agribank có phải xin nới thêm room tín dụng để tăng trưởng? Dự tính đến hết năm 2015, mức tăng trưởng tín dụng của Agribank sẽ đạt bao nhiêu %?PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Đến ngày 23/11/2015, tổng dư nợ tín dụng của Agribank đã tăng trưởng 12,1% so với cuối năm 2014. Theo kế hoạch, trong năm 2015, Agribank tập trung chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng và điều hành tăng trưởng dư nợ phù hợp với cân đối vốn. Dự kiến đến cuối năm 2015, tăng trưởng tín dụng của Agribank sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra (11-13%).Phóng viên: Những lĩnh vực nào thu hút tăng trưởng tín dụng của Agribank trong năm nay?PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Tín dụng Agribank tăng trưởng mạnh từ nửa cuối năm 2015, tập trung vào nhóm khách hàng hộ sản xuất và cá nhân; các lĩnh vực kinh tế thu hút tăng trưởng tín dụng mạnh là cho vay chăn nuôi, trồng trọt; cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống; cho vay thu mua, chế biến xuất nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm… Agribank tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; doanh nghiệp nhỏ và vừa; lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ và các lĩnh vực ưu tiên khác. Tính đến nay, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã chiếm tỷ trọng 73% tổng dư

nợ, đạt 487.453 tỷ đồng. Bên cạnh cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã và đang triển khai có hiệu quả chương trình cho vay xây dựng nông thôn mới, cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, cho vay tái canh cà phê tại các chi nhánh khu vực Tây Nguyên, cho vay tạm trữ lúa gạo, cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP...Phóng viên: Qua sự tăng trưởng tín dụng cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của kinh tế, nhưng liệu lãi suất có biến động theo nhu cầu về vốn đang tăng cao? Và tỷ trọng giữa các kỳ hạn (vốn lưu động, trung và dài hạn) mà Agribank cho vay cụ thể là như thế nào?PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN, ngay từ đầu năm 2015, Agribank đã triển khai các biện pháp để tăng cường huy động vốn đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động nhằm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động của Agribank tăng trưởng ổn định, đến thời điểm hiện tại, tăng 11,3% so với đầu năm, lãi suất huy động bình quân giảm gần 0,5% so với 31/12/2014, lãi suất cho vay bình quân giảm 0,61% so với đầu năm. Cơ cấu tín dụng của Agribank cũng được duy trì hợp lý, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 37,3%/tổng dư nợ tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển của khách hàng.Phóng viên: Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là thế mạnh của Agribank, bà con nông

dân cũng rất mong muốn có thể được vay với thời hạn dài hơn (trung và dài hạn). Vậy, Agribank có ưu tiên nguồn vốn này để các hộ nông dân, chủ trang trại vay được nguồn vốn với thời hạn dài và lãi suất thấp?PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Hiện tại, dư nợ cho vay trung, dài hạn của Agribank chiếm dưới 40% tổng dư nợ, do vậy, trong thời gian tới, Agribank tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất, đồng thời tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu hợp lý cho nông nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế.PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Hiện tại, dư nợ cho vay trung, dài hạn của Agribank chiếm dưới 40% tổng dư nợ, do vậy, trong thời gian tới, Agribank tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất, đồng thời tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu hợp lý cho nông nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế.Phóng viên: Như vậy, có thể thấy mặt bằng lãi suất cho vay của Agribank hết năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 có sự dịch chuyển gì không?PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Theo dự kiến, lãi suất cho vay của Agribank sẽ không có điều chỉnh tăng, thậm chí có thể điều chỉnh giảm tùy thuộc vào tình hình thị trường. Đồng thời, Agribank sẽ tiếp tục có những gói tín dụng để hỗ trợ, kích cầu đối với những lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, hiện nay, Agribank đang triển khai một gói cho vay ưu đãi với quy mô 30 ngàn tỷ, lãi suất cho vay tối đa 5,5%/năm. Chương trình được áp dụng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng hoặc có nhu cầu vay vốn tại Agribank; trong đó, ưu tiên đối với khách hàng truyền thống và doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết. Phóng viên: Theo bà, nếu so với mặt bằng chung thì mức lãi suất này của Agribank ở mức độ như thế nào?PTGĐ Nguyễn Thị Phượng: Đây là mức lãi suất rất ưu đãi trong chính sách lãi suất của Agribank, nếu so với mặt bằng lãi suất trên thị trường ở thời điểm cuối năm mà thông thường lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng cao thì chúng tôi tin rằng gói tín dụng này sẽ nhận được sự quan tâm và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.Phóng viên: Xin cảm ơn PTGĐ!

Page 20: TCT 11+12 view

được vay vốn cũng sẽ được mở rộng hơn. Các hợp tác xã, mô hình sản xuất lớn, liên kết ứng dụng công nghệ cao cũng sẽ được khuyến khích khi Nghị định mới triển khai. “Nghị định mới gỡ được nút thắt trong việc cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tách bạch trách nhiệm cho vay và hạn mức được vay cũng được tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”, Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP.Hồ Chí Minh) cho biết. Ông Lịch cho biết thêm, Nghị định mới

đã tách bạch hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định do hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách đã được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật khác của Chính phủ. Bên cạnh đó, đối tượng cho vay cũng được mở rộng. Trước chỉ khu biệt là ở nông thôn, nhưng giờ ở cả thành phố nhưng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được vay vốn. Chính sách mới có tác động tích cực thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Sau hơn 3 tháng Nghị định số 55 có hiệu lực, hầu hết NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố đã tham mưu cho UBND tỉnh ban

hành các văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp triển khai thông tin, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn. Một số tỉnh, thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định. Ông Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND Thái Bình cho biết, tại Thái Bình, tổng doanh số cho vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 đạt 41.114 tỷ đồng; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 30/9/2015 đạt 12.879 tỷ đồng, tăng 2,14 lần so với năm 2010, chiếm 44,3% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, với trên 243.241

ghị định 55 nâng mức cho vay vốn không có tài sản bảo đảm được tăng lên, gấp 1,5 lần cho đến gấp đôi so với trước đây. Đối tượng N

20 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Ngọc Quyết

thúc đẩy quá trìnhTÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP"CÚ HÍCH"

ĐỘT PHÁ

“Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn giúp người dân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh được tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn rất nhiều, các TCTD đang triển khai mạnh mẽ Nghị định này vào thực tiễn”, đó là khẳng định của ĐBQH Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông).

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

Page 21: TCT 11+12 view

21AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

cá nhân, hộ sản xuất và 434 doanh nghiệp, chủ trang trại còn dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dự nợ cho vay nông nghiệp nông thôn bình quên giai đoạn 2010 - 2014 đạt 20,5%/ năm. Việc ra đời Nghị định số 55 sẽ tạo một cú hích thúc đẩy nhanh qúa trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn. “Đây cũng là cơ sở pháp lý để các tổ chức tín dụng, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tăng sức đầu tư vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới” - ông Giang nhấn mạnh. Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay nông nghiệp, nông thôn đã và đang triển khai quyết liệt Nghị định 55. Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, Agribank đã và đang tích cực triển khai tốt Nghị định 55, Agribank đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Agribank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong hàng đầu của mình về đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống ngân hàng. Vị Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết thêm, tính đến nay có 3,8 triệu hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang còn dư nợ tại Agribank với số tiền hơn 426 ngàn tỷ đồng, chiếm 73,1% tổng dư nợ của Agribank (tổng dư nợ đến nay của Agribank là hơn 585 ngàn tỷ đồng). “Riêng từ khi thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ (từ 2010 đến 2015), Agribank đã giải ngân cho gần 5,4 triệu lượt khách hàng với tổng số tiền 982 ngàn tỷ đồng (số khách hàng còn dư nợ đến nay là trên 2 triệu khách hàng với dư nợ trên 181 ngàn tỷ đồng). Đây là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh sự nhất quán trong việc xác định nhiệm vụ đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Agribank”, ông Vượng nhấn mạnh.

chính nhưng không được tiếp cận chính sách theo Nghị định 41. Nghị định mới đã bổ sung đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn vẫn được thụ hưởng chính sách tín dụng. Tiếng là sống ở thị trấn nhưng gia đình anh Nguyễn Như Phượng ở tổ 9, thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng (Thái Bình) thu nhập của cả gia đình trông vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn, gà. Với Nghị định 41, anh Phượng không ở trong diện được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50 triệu đồng, vì sống ở khu vực thị trấn, nay theo Nghị định mới anh đã được tiếp cận vay vốn. “Tôi rất vui khi biết theo Nghị định mới mình sẽ ở trong diện được vay vốn không cần tài sản bảo đảm lên tới 100 triệu đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Số tiền này có thể giúp tôi xây dựng chuồng trại, con giống, góp phần nâng thu nhập cho gia đình”, anh Phượng hồ hởi cho biết. Một điểm mới quan trọng trong Nghị định 55 là các quy định về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất

nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đây là những nội dung phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với các chính sách này thì các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ yên tâm với vai trò đầu mối thực hiện mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. “Công ty của tôi chuyên sản xuất trứng sạch, lợn hữu cơ theo chuẩn của Nhật Bản. Nghị định mới là cơ hội để giúp công ty tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng mô hình chăn nuôi”, ông Nguyễn Đại Thắng, Giám đốc Công ty trang trại Bảo Châu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết... Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ là một hệ thống chính sách đồng bộ không chỉ khuyến khích các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các quy định hỗ trợ phát triển mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Nghị định có thể nói là một trong các giải pháp đột phá, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

o tác động của việc đô thị hóa nên người dân ở thị trấn, các phường thuộc thị xã, thành phố vẫn sản xuất nông nghiệp là D

NÔNG DÂN HÀO HỨNG

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

Page 22: TCT 11+12 view

được vay vốn là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; các tổ chức đầu mối là DN, HTX, Liên hiệp HTX tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh; mức cho vay có tài sản thế chấp, hoặc không có tài sản bảo đảm được nâng lên gấp 1,5 đến 2 lần so với Nghị định 41;

ghị định 55 nâng mức cho vay vốn không có tài sản bảo đảm được tăng lên, gấp 1,5 lần cho đến gấp đôi so với trước đây. Đối tượng N người vay vốn tham gia mua bảo hiểm

trong nông nghiệp được các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay tương ứng…Ông Nguyễn Văn Liệu, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: Agribank là TCTD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay NNNT trên các địa bàn. Lãi suất cho vay NNNT được áp dụng thấp hơn cho vay thông thường với mức giá không quá 7%/năm. Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 55 dư nợ cho vay NNNT tại Agribank Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu đến cuối tháng 10-2015 hơn

22 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤTTẠO LỰC ĐẨY PHÁT TRIỂN

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn, (NNNT) các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng sức đầu tư cho vay chuyển đổi kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa, giúp người vay gia tăng hiệu quả canh tác, cải thiện đời sống và góp phần xây dựng nông thôn mới.

““

Page 23: TCT 11+12 view

23AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

3.655 tỷ đồng, tăng 163 tỷ đồng so với cuối tháng 7-2015 và chiếm 85% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong đó, cho vay không có tài sản bảo đảm gần 600 tỷ đồng, chiếm hơn 16% dư nợ cho vay NNNT. Với những quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác, Nghị định 55 đã khuyến khích các TCTD đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực NNNT. Đến cuối tháng 10-2015, doanh số giải ngân tín dụng phát triển NNNT trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu lũy kế từ đầu năm gần 7.300 tỷ đồng; dư nợ cho vay hơn 6.100 tỷ đồng, tăng 900 tỷ đồng so với cuối tháng 7-2015 và chiếm 15% tổng dư nợ toàn địa bàn; doanh số giải ngân tín dụng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới lũy kế từ đầu năm gần

2.200 tỷ đồng, dư nợ hơn 2.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau 3 tháng thực hiện Nghị định 55, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận nhiều hồ sơ đề nghị vay mới đầu tư cho các dự án sản xuất chế biến nông sản, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ chuyển đổi kỹ thuật canh tác theo hướng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Bà Huỳnh Thị Lắm,tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nông dân xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành) phấn khởi cho hay: “Ngân hàng vừa thông báo chấp thuận cho tôi vay 250 triệu đồng theo quy định của Nghị định 55. Số vốn vay sẽ bổ sung vào nguồn vốn tự có để mua một máy cày, một máy xới phục vụ cho sản xuất của gia đình, kết hợp dịch vụ làm đất, vận chuyển nông sản cho bà con nông dân ở địa phương”. Theo các chuyên gia kinh tế nông nghiệp và tài chính ngân hàng, Nghị định

số 55 ra đời đã tăng sức đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, giúp gia tăng sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu… Tuy nhiên, cần mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp, giúp người vay giảm thiểu được rủi ro khi gặp thiên tai, dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất đối với cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện cho người vay tiếp cận vốn thuận lợi và tăng tính phòng ngừa rủi ro cho các TCTD, chính quyền địa phương cần kiểm tra chặt chẽ khi xác nhận các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cơ sở cho khách hàng được vay tín chấp tại các TCTD.

Page 24: TCT 11+12 view

biết có cả cán bộ tín dụng Agribank xuống thăm nhà. Theo anh Xuân, nhờ có sự hỗ trợ vốn của Agribank chi nhánh Tây Ninh, gia đình anh ngày càng làm ăn khấm khá. Chỉ vào cặp bò và xe bò ở trước cửa nhà mình, anh Xuân khoe với chúng tôi: “Vốn 100 triệu đồng vay tín chấp từ Nghị định 55 đấy! Nhờ có dòng vốn này, nhà tôi kiếm thêm thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày”. Anh Xuân tính toán: “Cặp bò này ngoài phụ cày đất cho 2 ha mía của nhà, tôi còn cho thuê xe bò, trung bình một tháng kiếm khoảng 30 triệu đồng”. Cũng theo anh Xuân, đây không phải là số

vốn vay đầu tiên của gia đình anh. Trước đó nhiều năm, anh cũng là bạn hàng thân thiết của Agribank. Nhưng khi chưa có Nghị định 55, gia đình chỉ vay tín chấp được vài chục triệu đồng. “Tuy vốn vay không nhiều, nhưng nhờ đó 2 ha mía cho 2 vụ quanh năm. Năm 2014 vừa rồi, gia đình thu hoạch được 190 tấn, lợi nhuận cũng được 50 triệu đồng”, anh Xuân chia sẻ. Cũng được vay vốn 100 triệu đồng theo Nghị định 55 của Chính phủ, chị Nguyễn Thị Mãnh, ấp Xóm Ruộng, xã Trí Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho hay: “Tôi dành 60 triệu đồng mua máy cày để phục vụ sản xuất, phần còn lại làm vốn lưu động để tiếp tục đầu tư 4 ha lúa”. Theo các cán bộ tín dụng của Agribank, chị Mãnh cũng là khách hàng hơn 10 năm nay của chi nhánh Tây

Ninh. Từ vốn vay chỉ có vài triệu đồng, thế nhưng đến nay chị đã có thể tự tin đứng trong ngôi nhà cấp 4 khang trang và làm chủ 4 ha lúa của mình. Mỗi năm 2 vụ, chị Mãnh có thu nhập khoảng 150 triệu đồng, trong đó lợi nhuận chiếm đến 50%. Với vốn vay mới đây, việc đầu tư máy cày là một quyết định đem lại lợi nhuận cao gấp 2 lần sau này. “Máy cày không chỉ giúp cho sản xuất lúa theo công nghệ cao, đem lại nhàn hạ mà còn giúp mình có thời gian hơn để chăm sóc cho gia đình. Thêm nữa, gia đình còn thu được lợi nhuận bằng việc cho thuê máy khi vào mùa. Vì thế, nếu có cơ hội vay vốn thêm lần nữa, tôi sẽ đầu tư thêm diện tích lúa để tăng thêm thu nhập”, chị Mãnh cho biết thêm.

nh Hồ Văn Xuân, ấp Tân Long, xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hồ hởi đón chúng tôi và không giấu niềm vui của mình khi A

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

24 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Đăng Giới

“BẢO HIỂM”niềm tin nông dân

AGRIBANK Tây Ninh

THÊM THU NHẬPTỪ VAY TÍN CHẤP

Anh Hồ Văn Xuân bên cặp bò mới mua từ vốn vay theo NĐ55/2015 của Chính Phủ

Chỉ cần nộp sổ đỏ theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thể được vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Nếu gặp thiên tai, dịch bệnh, họ sẽ được gia hạn nợ và cho vay mới. Đây là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ. Tuy chỉ mới có hiệu lực từ ngày 1/8, nhưng Agribank chi nhánh Tây Ninh đã thu hút được trên 80.000 khách hàng vay vốn với tổng số dư nợ đạt được 8.600 tỷ đồng.

Page 25: TCT 11+12 view

TIÊU ĐIỂM: NGHỊ ĐỊNH 55 - KHƠI THÔNG DÒNG VỐN TAM NÔNG

25AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và đạt 80% kế hoạch doanh thu năm 2015. Trong đó, doanh thu phí hoa hồng 8 tháng đạt trên 5 tỷ đồng và đạt 72% kế hoạch năm 2015. “Điều này cho thấy, bảo hiểm bảo an tín dụng không chỉ tăng hoạt động kinh doanh dịch vụ mà còn phát huy vai trò trong việc giúp ngân hàng yên tâm hơn trong các khoản nợ cho vay tín chấp, đồng thời giúp khách hàng vay vốn tham gia bảo hiểm không bị áp lực về tài chính”, ông Đạt nói. Thừa nhận vấn đề này, anh Hồ Văn Xuân cho biết: “Việc mua bảo hiểm bảo an tín dụng rất có lợi. Phí bảo hiểm 100 triệu đồng cho 4 năm vay tín chấp chỉ có 650.000 đồng/năm, nhưng bảo hiểm lại 100% số tiền vay khi gặp rủi ro bất trắc. Vì thế, gia đình tôi rất yên tâm khi mua bảo hiểm này”. Việc bảo hiểm tín dụng phát huy tốt hiệu quả đã “bảo hiểm” thêm niềm tin cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Chính vì vậy, bên cạnh phát huy việc đẩy mạnh cho vay vốn, Agribank chi nhánh còn thu hút được các nguồn vốn huy động của bà con, doanh nghiệp. Trong 9 tháng chi nhánh đã huy động được trên 51.500 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi trong dân cư tăng 862 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm trước; tiền gửi của các tổ chức tăng 98%, tương đương 8,8% so với cùng kỳ. Năm đơn vị có nguồn vốn huy động tăng khá trong năm 2015 là Chi nhánh Agribank Gò Dầu, Trảng Bàng, Châu Thành, Hiệp Ninh, Tân Hưng.

Với kế hoạch đến cuối năm nguồn vốn nội tệ phải đạt 9.924 tỷ đồng, trong đó phấn đấu giữ nguồn vốn ngoại tệ đạt 5.716 ngàn USD, dư nợ nội tệ đạt 8.621 tỷ đồng, dư nợ ngoại tệ đạt hơn 5.390 ngàn USD, Agribank chi nhánh Tây Ninh cho biết sẽ tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất, duy trì lãi suất đầu vào hợp lý để thu hút nguồn tiền gửi; đồng thời tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn ổn định có chi phí thấp… để tăng trưởng tín dụng và đảm bảo khả năng thanh toán. Đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu.

7 lĩnh vực cho vay tín chấp:1. Cho vay các chi phí phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.2. Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn. – Sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp.3. Phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn.4. Phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.5. Các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn.6. Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.

chặt chẽ cùng với Hội nông dân và Hội phụ nữ… để đẩy mạnh cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ liên kết sản xuất. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng còn đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng đời sống… Nhờ vậy, doanh số cho vay 9 tháng năm 2015 đạt hơn 8.790 tỷ đồng, tăng 732 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, doanh số cho vay hộ sản xuất và cá nhân hơn 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn là hơn 6.740 tỷ đồng, tăng 424 tỷ đồng; doanh số cho vay trung hạn là gần 2.050 tỷ đồng, tăng gần 310 tỷ đồng. Cũng theo PGĐ Nguyễn Tấn Đạt, điểm nổi bật cho vay tại chi nhánh là hầu hết các khoản vay tín chấp theo Nghị định 55 đều được các hộ nông dân mua bảo hiểm bảo an tín dụng. “Ban đầu, các hộ nông dân cũng không tin vào bảo hiểm ABIC vì một mặt phát sinh thêm chi phí, mặt khác cũng lo ngại liệu bảo hiểm tín dụng có thực hiện đúng như cam kết hay lại gây thêm rắc rối cho người nông dân. Thế nhưng, sau những đợt đền bù bảo hiểm 100% khi các hộ nông dân khác gặp các trường hợp rủi ro, hầu hết các hộ nông dân khi vay tín chấp đều tự nguyện mua thêm bảo hiểm”, ông Đạt chia sẻ. Tính đến 30/9/2015, bảo hiểm bảo an tín dụng của ABIC đạt doanh số 24.573 triệu

ng Nguyễn Tấn Đạt, PGĐ Agribank chi nhánh Tây Ninh cho hay, để tín dụng theo Nghị định 55 lan tỏa, ngân hàng đã phối hợp Ô

“BẢO HIỂM” NIỀM TINChị Nguyễn Thị Mãnh bên căn nhà cấp 4 mới được xây nhờ những dòng vốn vay tín chấp trong nhiều năm qua.

Page 26: TCT 11+12 view

của nhiều NHTM. Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã được bổ sung hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới. Báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, NHNN cho biết, để đẩy mạnh đầu tư tín dụng nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNN đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định

55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55), có hiệu lực thi hành kể từ 25/7/2015, thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Trên cơ sở kế thừa những điểm tích cực của Nghị định 41 và căn cứ vào nhu cầu thực tế, Nghị định 55 ra đời đã có những chính sách mang tính đột phá trong đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, khuyến khích các TCTD tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này. Các chuyên gia nhận định, việc triển khai Nghị định 41 tuy có những bất cập nhất định nhưng không thể phủ nhận, sau hơn 4 năm tổ chức triển khai quyết liệt đưa chính sách vào cuộc sống, nguồn vốn tín dụng NH cho nông nghiệp, nông thôn đã mang lại hiệu quả to lớn, góp phần quan trọng giúp lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế như lúa gạo, thủy sản, cà phê…

Việc các NHTM triển khai Nghị định 41 đã góp phần rất lớn trong hỗ trợ, tạo khí thế phấn khởi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong cả nước. Chẳng hạn như với chương trình cho vay đóng tàu theo Nghị định 67, tính đến ngày 30/9/2015, các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 193 tàu (đóng mới 187 tàu, nâng cấp 6 tàu) với tổng số tiền trên 1.906 tỷ đồng. Còn với cho vay tái canh cây cà phê, đến 30/9/2015, dư nợ cho vay cà phê toàn quốc ước đạt khoảng 41.000 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2014 và tăng 1,68 lần so với năm 2011. Trong đó, dư nợ cà phê tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên đến 30/9/2015 ước đạt 33.500 tỷ đồng, tăng 11,61% so với năm 2014, tăng 2 lần so với năm 2011 và chiếm 81,71% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc.

ầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không những là định hướng của Chính phủ, NHNN mà còn là chiến lược kinh doanhĐ

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

26 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Theo Báo Tin tức

TÍN DỤNG HỖ TRỢ

nông nghiệpTÁI CƠ CẤU

CHÍNH SÁCH VÌNGÀNH NÔNG NGHIỆP

Page 27: TCT 11+12 view

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

27AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

triển khai các sản phẩm tín dụng với các hình thức đơn giản, phù hợp cho người sản xuất như: cho vay liên vụ, cho vay qua sổ tín dụng, xuống tận địa bàn để cho vay, thu nợ (gốc, lãi) ngay tại địa bàn của người vay thay vì phải đến trụ sở NH... Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vốn vay trung dài hạn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (từ 30% lên 60%) để tạo điều kiện cho TCTD tăng khả năng cho vay vốn dài hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi Agribank - NH đồng hành cùng nhà nông - có tỷ lệ cho vay tam nông lên đến hơn 70%, thì các NHTM Nhà nước khác cũng không chịu thua kém với tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực này ở mức trên 20%, qua hàng loạt chương trình tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến thủy hải sản. Thậm chí, một số NHTMCP nhỏ cũng rất tích cực tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn với những chương trình đầu tư theo

chuỗi, đầu tư chương trình cánh đồng mẫu lớn… Có một điểm dễ nhận thấy trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là từ chỗ Chính phủ, NHNN phải có chủ trương, chính sách khuyến khích nhất định, thì nay nhiều NHTM đã hướng đến phục vụ tam nông một cách tích cực. Bởi họ nhận thấy đây chính là mảnh đất tín dụng bền vững, nhiều tiềm năng. Vì thế, việc tín dụng cho tam nông sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ cao hơn trong thời gian tới là tất yếu.

TCTD chủ động tháo gỡ khó khăn, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với lĩnh vực này. Chẳng hạn như: Hỗ trợ các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Để đảm bảo lợi ích cho đối tượng thụ hưởng các chính sách nói trên, NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất thông thường khác. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp về đảm bảo nguồn vốn, giảm lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, DN tại khu vực nông thôn theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục. Ngoài ra, NHNN cũng xây dựng, khuyến khích các NHTM triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như mô hình cho vay liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chính sách cho vay đối với chăn nuôi, thủy sản, cà phê… Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, thời gian qua, các TCTD đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn nông thôn, các TCTD đã rà soát và hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ,

ên cạnh đó, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản định hướng các NHTM đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chỉ đạoB

ĐỊNH HƯỚNGTÍN DỤNG TAM NÔNG

Mặc dù tín dụng giai đoạn 2011-2014 tăng bình quân khoảng 12,6%/năm, nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV; công nghiệp hỗ trợ; DN ứng dụng công nghệ cao. Đến thời điểm này, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 63,38% so với cuối năm 2011.

Page 28: TCT 11+12 view

tại Ninh Thuận. Theo đó, các HTX nông nghiệp như Gò Đền, Tân Hà, Công Hải đều được Agribank cam kết tài trợ 500 triệu đồng vốn lưu động; các HTX khác như Bảo An và Bình Quý cũng được cho vay vốn từ 200-300 triệu đồng để phát triển sản xuất kinh doanh. Việc Agribank mạnh dạn cung ứng vốn cho các đơn vị kinh tế tập thể nói trên cho thấy, hiện nay hoạt động cho vay đối với các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng đã bắt đầu có những dấu hiệu tốt lên. Điều này chứng tỏ rằng, những thay đổi trong chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ và NHNN, cũng như sự chủ động đổi mới từ bản thân các HTX đã bắt đầu có sự kết hợp để tạo ra hiệu ứng tích cực. Ở góc độ chính sách tín dụng, có thể thấy rằng thời gian qua bằng việc nâng mức cho vay tín chấp đối với các trang trại, HTX từ 500 triệu đồng/năm lên 1 tỷ đồng/năm, Nghị định 55/2015 của Chính phủ cũng như Thông tư số

10/2015 của NHNN đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để các TCTD mạnh dạn cấp vốn vào khu vực kinh tế tập thể. Đến thời điểm này, hầu như ít có HTX nào làm ăn có lãi mà bị các NHTM từ chối khi có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Không những vậy, nhiều NHTM như Agribank, LienVietPostBank… còn chủ động thiết kế gói tín dụng dành riêng cho các HTX, tổ hợp tác với những ưu đãi chuyên biệt về lãi suất và điều kiện vay vốn. Trong khi đó, nhìn từ phía các HTX, tâm thế ỉ lại, trông đợi vào sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách gần như cũng đang được thay đổi mạnh bằng tư duy kinh tế thị trường. Điều này thể hiện ra khi mà bản thân các đơn vị hợp tác xã cũng ý thức được rằng nếu không tự lớn mạnh, không chứng minh được tài chính và phương án kinh doanh thì không có NHTM nào dám hợp tác rót vốn. Ghi nhận gần đây cho thấy, bằng việc tự cấu trúc lại, ở khu vực ĐBSCL đã có hàng trăm HTX nông nghiệp có

nguốn vốn từ 1-10 tỷ đồng. Chẳng hạn tại Tiền Giang, trong tổng số 45 HTX nông nghiệp hiện hữu đã có 12 HTX làm ăn hiệu quả, xã viên có lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với làm ăn riêng lẻ. Tại Cần Thơ đã có 132 HTX được xếp vào các mô hình kinh tế tập thể khá, giỏi. Trong khi đó, tại Đồng Tháp có hàng chục HTX tự mình đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh như một công ty cổ phần với số vốn mỗi đơn vị lên tới vài chục tỷ đồng, tổng tài sản hàng trăm tỷ đồng… Như vậy, rõ ràng ở thời điểm này tiếng nói chung giữa các NHTM và các HTX đã ngày càng được thể hiện một cách rõ nét. Tín hiệu này cho thấy các chính sách ưu đãi tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể đã đến thời điểm “chín muồi”, tạo điều kiện tăng trưởng mạnh vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế nếu NHTM nào nhanh chóng bắt nhịp được những thay đổi từ khối khách hàng là các HTX kiểu mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp thì sẽ có nhiều cơ hội dồn vốn bền vững vào bộ phận kinh tế này.

Agribank vừa tổ chức ký kết hỗ trợ tín dụng cho 5 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - dịch vụA

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

28 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Hạnh Nguyễn

TÍN DỤNGKINH TẾ TẬP THỂ

hướng tới

Tiếng nói chung giữa các NHTM và các hợp tác xã ngày càng được thể hiện một cách rõ nét.

Page 29: TCT 11+12 view

đồng. Trong đó, ông Cương đã vay 4 tỷ đồng từ Agribank huyện đảo Phú Quý theo chính sách hỗ trợ vốn của Nghị định 67. Với con tàu này, ngư dân Châu Minh Cương có thể thực hiện ước mơ vươn khơi, đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1. Sau khi hạ thủy thành công tàu cá BTh 97478 TS, ông Cương chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui, rất sung sướng, vì lúc trước đi ghe nhỏ. Khi có Nghị định 67, tôi quyết định làm tàu lớn, và nay ước mong đã thành hiện thực". Khi có chủ trương hỗ trợ nguồn vốn vay đóng tàu cá công suất lớn, ông Võ Hạnh (phường Bình Tân, thị xã La Gi) vay 7 tỷ đồng cùng vốn tự có 3 tỷ đồng đóng con tàu mới có công suất đến 750 CV. Ông

Hạnh nói: “Với ngư dân chúng tôi, hồ sơ, thủ tục hành chính lần đầu tiên làm có những khó khăn nhất định. Nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban ngành tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành con tàu. Mừng lắm!” Đầu tháng 10 vừa qua, ông Nguyễn Văn Quáng ở thị xã La Gi cũng đã hạ thủy tàu gỗ bọc composite giá gần 10 tỷ đồng. Trước chuyến ra khơi đầu tiên đầy hy vọng, ông Quáng nói: “Tàu mình đánh bắt ở vùng khơi, lưới rê xù, hiện đại. Trên tàu đi khoảng 10 lao động. Bây giờ mới xuống nước làm thì chưa biết kết quả ra sao, nhưng chắc là sẽ lợi khá”. Tính đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt 149 hồ sơ đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67. Đã có 36 tàu làm xong thủ tục cấp giấy phép đóng mới. 17 trường hợp đã được ngân hàng thẩm định, cam kết cho vay hợp đồng tín dụng tổng

cộng 97,3 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 71 tỷ đồng; có 9 chiếc đóng mới được hạ thủy và đi đánh bắt xa bờ. Trong thời gian đầu khi làm thủ tục, ngư dân gặp không ít khó khăn do chưa hiểu rõ Nghị định 67. Nắm bắt được tình hình này, chính quyền địa phương và các sở ngành liên quan đã tạo mọi điều kiện để ngư dân tiếp cận tốt nguồn vốn. Ông Phạm Văn Trịnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, kiêm Phó Ban chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển thủy sản tỉnh Bình Thuận cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hội nghị tiếp xúc trực tiếp với ngư dân. Ngoài ra, chúng tôi còn công khai cung cấp danh bạ số điện thoại của những cán bộ được giao nhiệm vụ này. Nếu có chỗ nào chưa rõ, chưa hiểu, ngư dân điện thoại trực tiếp để chúng tôi giải đáp khúc mắc để họ có thể tiếp cận vốn ngân hàng”.

gư dân Châu Minh Cương (ở xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý) vừa hạ thủy con tàu 500CV với tổng kinh phí đầu tư trên 5 tỷ N

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

29AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Tuy Ninh“VỐN 67”

NGƯ DÂN BÌNH THUẬNthỏa ước mơ với

Đến nay, Bình Thuận được đánh giá là tỉnh đi đầu cả nước về giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ đóng tàu cá công suất lớn theo Nghị định 67.

Page 30: TCT 11+12 view

trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn tăng 1,34 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 8,3%. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa b àn ước đạt 66.831 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đóng góp vào thành tựu chung đó, ngành nông nghiệp huyện Đông Anh được đánh giá là có nhiều đổi mới, góp phần làm thay đổi

rong những năm gần đây, kinh tế huyện Đông Anh có sự tăng trưởng khá và ổn định. Theo UBND huyện Đông Anh, trong 5 năm gần đây giáT

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

30 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Thanh Thủy

Đẩy mạnh tín dụngCho NÔNG NGHIỆP

Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập và tạo việc làm cho nhiều lao động.

Page 31: TCT 11+12 view

là có nhiều đổi mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Trần Đình Nam cho biết, thời gian qua, ngành nông nghiệp Đông Anh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh... Cùng với đó, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị. Sự chuyển dịch lao động từ làm nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng nhiều, gây áp lực thiếu lao động nông nghiệp vào chính vụ. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp củaĐông Anh vẫn phát triển ổn định, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản trên địa bàn năm 2014 đạt 2.007,9 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 5,5%. Hiện nay, tổng diện tích trồng trọt của huyện Đông Anh đạt 18.224 ha, nhiều diện tích đất đã được ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho năng suất cao. Bà con nông dân đã áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến. Đến nay, huyện đã quan tâm đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp, thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho nông dân mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn huyện có trên 85 hộ nông dân được mua máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất với số tiền vay trên 100 triệu đồng. Chăn nuôi được phát triển theo phương pháp công nghiệp, an toàn sinh học, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển theo hướng đa dạng và hiệu quả hơn. Có thể khẳng định, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đông Anh ngày càng phát triển và dần khẳng định được vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nội ngành nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt với sự hỗ trợ vốn đầu tư của NH các mô hình trang trại ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây là cơ sở tạo ra khối lượng lớn về mặt giá trị, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh. Hiện toàn huyện có 203 trang trại, giá trị bình quân một trang trại đạt trên 2 tỷ đồng/năm. Với việc mở rộng kinh tế trang trại là bước phát triển về chất của kinh tế nông hộ với việc sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, tiền vốn và lao động, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Trần Đình Nam cho rằng, để có được thành công trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là phát triển mô hình trang trại, thời

gian qua có sự đóng góp lớn của ngành NH trên địa bàn, trong đó Agribank chi nhánh Đông Anh đóng vai trò chủ lực. Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập và tạo việc làm cho nhiều lao động. Ông Trần Văn Hiệu, thôn Cổ Dương, Tiên Dương (Đông Anh) cho biết, gia đình đã được tạo điều kiện vay vốn NH để mở rộng phát triển mô hình trang trại và từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động tại địa phương. Đến nay trang trại của gia đình nuôi trên 20.000 gà đẻ trứng và 10.000 gà bố mẹ. Gia đình ông Hiệu còn vay vốn đầu tư thêm hơn 15 sào ao nuôi cá. Đại diện Agribank chi nhánh Đông Anh cho biết, với vai trò là NH phục vụ nông nghiệp nông thôn và nông dân, Chi nhánh luôn lấy việc phát triển tín dụng nông thôn làm kim chỉ nam cho các hoạt động. Trong những năm qua, chi nhánh chú trọng đẩy mạnh việc cho vay theo mô hình trang trại và làng nghề truyền thống. Theo đó, dư nợ cho vay theo mô hình kinh tế trang trại tăng từ 73,6 tỷ đồng năm 2013 đến nay tăng lên 97,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 19,9%. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đông Anh thì tỷ lệ cho vay mô hình này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Hiện số khách hàng làm mô hình kinh tế trang trại vay vốn tại chi nhánh là 81 khách hàng, mới chiếm tỷ lệ 15,4%/ tổng số khách hàng. Do đó, thời gian tới chi nhánh sẽ tích cực đẩy mạnh tín dụng cho vay mô hình này. Có thể nói, việc đầu tư vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tại huyện Đông Anh phát triển. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp ngày càng tăng. Nhiều vùng nông sản, thủy sản tập trung đã được hình thành và ngày càng phát triển. Vốn tín dụng đã góp phần làm chuyển đổi hàng ngàn ha cây trồng, vật nuôi; từ năng suất, chất lượng thấp đã đạt năng suất chất lượng cao. Nhiều hộ vay vốn đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Ông Trần Đình Nam cho biết, thời gian tới, UBND sẽ tích cực tạo điều kiện cho các NH trên địa bàn, đặc biệt là Agribank chi nhánh Đông Anh đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời yêu cầu các TCTD trên địa bàn cần phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến với bà con nông dân để Nghị định thực sự phát huy hiệu quả.

ĐỒNG HÀNH TAM NÔNG

31AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Ưu tiên xử lý nợ xấu Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, đến 31/10/2015, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đã đạt 768.000 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2014; dư nợ tăng 9,2%. Cơ cấu nguồn vốn và tín dụng của Agribank được chuyển đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 73,1%; tỷ lệ nợ xấu 2,41%; thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 12%/năm; lợi nhuận trước thuế năm 2015 dự kiến đạt trên 3.500 tỷ đồng; các tỷ lệ an toàn hoạt động được đảm bảo… Xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong số các mục tiêu của đề án tái cơ cấu, Agribank đã triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, từng bước kiềm chế và giảm dần nợ xấu. Từ tháng 11/2013 đến nay, đã có gần 300 văn bản về cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ được Agribank ban hành, trong đó có trên 150 văn bản về lĩnh vực tín dụng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, củng cố hệ thống kiểm tra - kiểm toán nội bộ, Agribank đã chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường cán bộ hỗ trợ các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao. Hàng trăm cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm về công tác tín dụng của toàn hệ thống đã được trụ sở chính trưng tập. Các đoàn công tác do các thành viên Hội đồng Thành viên, thành viên Ban điều hành trực tiếp phụ trách được phân công làm việc tại từng chi nhánh, thực hiện phân tích từng khoản nợ có vấn đề, làm việc với từng khách hàng để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn. NH đã hỗ trợ khách hàng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu trả nợ NH, quyết định phương án xử lý nợ đảm bảo hài hòa lợi ích, từ đó động viên khách hàng hợp tác trả nợ vay. Tuy có nhiều khó khăn nhưng Agribank đã đóng góp hơn 8.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho đối tượng khách hàng ưu tiên do áp trần lãi suất cho vay ưu đãi theo quy định của NHNN. NH cũng chủ động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời cũng đã thu hồi được trên 10.000 tỷ đồng đối với nợ đã xử lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tài chính toàn Ngành, đảm bảo đời sống và ổn định tinh thần đối với cán bộ, nhân viên và người lao động.

Page 32: TCT 11+12 view

tương ái, thương người như thể thương thân của đoàn viên và người lao động và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, Agribank luôn nỗ lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Từ đó, góp phần cùng các tỉnh, thành phố thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2015, Agribank đã thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội và công tác xã hội từ thiện có ý nghĩa to lớn, với

nhiều hình thức như: giúp đỡ cho người nghèo trên địa bàn cả nước làm nhà đại đoàn kết, xóa nhà ở dột nát cho người nghèo, giúp đỡ các huyện nghèo xây dựng trường học, bệnh viện, ủng hộ các gia đình chính sách, người có công, mẹ Việt Nam anh hùng; thăm và tặng quà các trung tâm thương binh, trại trẻ mồ côi bằng tiền và nhiều hiện vật có giá trị, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, học sinh nghèo vượt khó, tôn tạo di tích lịch sử… Mỗi năm, Công đoàn ngân hàng Agribank vận động đoàn viên và người lao động đóng góp 4 ngày lương để ủng hộ các chương trình từ thiện và an sinh xã hội.

hời gian qua, mặc dù hoạt động ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng với tinh thần tương thân T

HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM

32 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Nguyễn Minh

Agribank chi gần 100 TỶ ĐỒNG làm

CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘITrong năm 2015

Với mục tiêu là Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân và triết lý kinh doanh “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng luôn đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp và địa phương.

Page 33: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM

33AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Page 34: TCT 11+12 view

ĐỐI DIỆN VỚINHIỀU SỨC ÉP

khoảng cách giữa các NHTM Việt Nam trong nước với các ngân hàng nước ngoài vẫn còn rất lớn về mọi phương diện. Vì vậy, khi hội nhập sau vào nền kinh tế thế giới, hệ thống NHTM Việt Nam sẽ gặp phải không ít thách thức. Cụ thể: Thứ nhất, tiềm lực tài chính các NHTM Việt Nam hiện còn nhỏ bé, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới. Thứ hai, hội nhập sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Các NHTM nước ngoài hiện chỉ nắm giữ thị phần thiểu số trên thị trường tài chính

ngân hàng Việt Nam nhưng sẽ có ưu thế gần như toàn diện trong tương lai, khi mà các quy định hạn chế của Nhà nước đối với các NHTM và tổ chức tín dụng nước ngoài dần được nới lỏng theo lộ trình thực hiện cam kết mở cửa của Việt Nam. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam. Thứ tư, hội nhập đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn

nhân lực của các NHTM Việt Nam còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. Thứ năm, khả năng kiểm soát tiền tệ còn nhiều hạn chế, rất dễ gây ra những rủi ro hệ thống cho các NHTM Việt Nam. Để tránh được rủi ro này, công tác thanh tra, giám sát vĩ mô và giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đòi hỏi phải có năng lực lớn và dựa trên tiêu chuẩn thanh tra, giám sát quốc tế. Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong khi lợi thế đang thuộc về các NHTM nước ngoài. Để có thể đang ưu thế, tận dụng cơ hội và tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM Việt Nam cần phải biết vị trí của mình, phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình dựa trên các chỉ tiêu đã đề cập, từ đó có những biện pháp cải thiện năng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

hời gian qua, mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có những bước phát triển nhất định song T

GÓC CHUYÊN GIA

34 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Ths. Đoàn Thị Hồng Nga

Cho hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mớiSỨC CẠNH TRANHNÂNG CAO

Page 35: TCT 11+12 view

NHỮNG VẤN ĐỀCẦN LƯU Ý

(WTO), các NHTM nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức tài sản tối thiểu. Từ ngày 01/01/2011, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đã được phép nhận tiền gửi VND ở mức tương tự các ngân hàng trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các NHTM cổ phần của Việt Nam hay các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa, tuy nhiên tổng số cổ phần do phía nước ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ của các NHTM trong nước. Nhằm để nâng cao tính cạnh tranh trong thời gian tới, hệ thống NHTM trong nước cần thiết phải lưu ý một số nội dung sau: Thứ nhất, tăng cường vốn điều lệ Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2015, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam là từ 133 triệu USD đến gần 1,8 tỷ USD. Đây là số vốn mà chúng ta không thể so sánh với các ngân hàng nước ngoài khi mà số vốn của họ đang được duy trì ở mức nhiều tỷ USD (ví dụ như, Ngân hàng Mitsubishi UFJ có số vốn lên đến 1.770 tỷ USD, Ngân hàng United Overseas Bank của Singapore 13,4 tỷ SGD…). Rõ ràng đây là một vị thế rất thấp của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Chính vì vậy, việc tiếp tục tăng vốn điều lệ cho các NHTM trong nước là vô cùng cần thiết. Có như vậy mới có thể nâng cao

khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, có điều NHTM cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, chủ yếu bao gồm: Xác lập mục tiêu tín dụng trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường được; Xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp với các quy định mới của NHNN và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Đồng thời, tăng cường xử lý nợ xấu cũng nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng… Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Nhằm đáp ứng được yêu cầu cạnh trạnh trong thời kỳ mới, ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng cá nhân. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh; tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dịch vụ, các ngân hàng cần chú trọng các một số biện pháp sau: Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỷ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình; Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ; Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro trong toàn ngân hàng; Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng, nhằm quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ và tăng cường chuyển tải

hưa bao giờ câu chuyện hội nhập lại trở nên nóng như hiện nay. Theo cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới C

GÓC CHUYÊN GIA

35AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thứ tư, đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngân hàngĐể có được một lực lượng nhân sự đảm bảo cả về chất và lượng, các NHTM cần xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của mình, trong đó bao gồm: 1. Cơ cấu, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, tăng cường tuyển dụng mới những lao động trẻ, năng động để góp phần trẻ hoá đội ngũ lao động. 2. Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý sử dụng nhân lực có hiệu quả, đánh giá nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, coi trọng sử dụng nhân tài và khuyến khích tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển. 3. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành,… từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, có khả năng cạnh tranh cao, luôn hướng tới khách hàng. 4. Cải thiện đổi mới chính sách duy trì nguồn nhân lực như về chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi… nhằm động viên nhân viên tận tâm, nhiệt thành với công việc, nâng cao năng suất làm việc. 5. Có chính sách thu hút các chuyên gia, nhân viên giỏi và giữ chân được những đối tượng này thông qua các chế độ đãi ngộ tốt như lương, thưởng hấp dẫn, cơ hội thăng tiến. Tóm lại, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay, các NHTM cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị trường trong nước nhằm tiếp tục duy trì những thị phần đã có và tiếp tục phát triển thị trường mới khi có đủ điều kiện thuận lợi bằng bốn giải pháp như đã nêu.

Với việc thực hiện lộ trình cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đón nhận nhiều cơ hội những cũng đối diện không ít thách thức và khó khăn. Do vậy, hệ thống ngân hàng thương mại cần chuẩn bị “sức khỏe” để cạnh tranh khi các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Page 36: TCT 11+12 view

NÉT ĐẸP AGRIBANK

36 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Phan Thị Quyên

ĐÁNH THỨC GIẤC MƠ

đạo diễn múa trẻ John Huy Trần. Và trên màn hình hiện lên một câu hỏi "Còn ước mơ của bạn là gì?" Câu hỏi ấy cứ hiện lên trong đầu tôi mãi? Tôi nhớ khi bé mình từng ước làm Tổng thống giống như Bill Clinton để có thể thay đổi thế giới. Đến khi tôi 18 tuổi tôi ước mình trở thành chính trị gia để thay đổi đất nước tôi. Có một bạn trẻ đã viết rằng: Đã bao nhiêu lần cả bạn cả tôi đều thở dài rằng Tại sao mình lại sinh ra ở một đất nước kém phát triển so với thế giới, một đất nước nghèo nàn lạc hậu, đã bao nhiêu lần bạn ước mình được sống tại một đất nước Anh, Pháp hay Mỹ để đắm mình trong không gian văn minh, giàu có của nó. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi mình đã đòi hỏi quá nhiều hay chưa? Đất nước này là máu và nước mắt của bao

thế hệ cha anh. Đất nước này không nuôi lớn bạn bằng bàn tay lụa là gấm vóc mà bằng tình yêu thương quả cảm, là hạt lúa, củ khoai. Đã bao giờ bạn tự hỏi: Tuổi trẻ của bạn là gì: là quần áo sang trọng, điện thoại xịn, là vũ trường, những cô bạn gái sexy, hay là những ngày miệt mài trên giảng đường sống và cống hiến, những ngày phụ cha mẹ bán quán kiếm sống qua ngày. Đã bao giờ bạn tự hỏi: tuổi trẻ của thế hệ cha anh đi trước là gì? Là những ngày nằm rừng, là những ngày chiến đấu và ca vang cùng bom đạn. Có người nói rằng: vì thế hệ trước sinh ra trong khó cực nên họ đã có sẵn những lý tưởng sống, còn giờ đây khi cuộc sống đã đủ đầy nên mãi loay hoay với lý tưởng sống của bạn, chẳng biết đó là lý tưởng hay chỉ là : Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Tôi nhớ lỹ do đơn giản tôi vào làm Agribank bởi vì các bạn mình chọn làm ở ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng

cổ phần, ừ thì tớ sẽ đi đường ngược lại, tớ sẽ làm cho nhà nước! Tớ sẽ thay đổi Agribank! Nhiều người bảo tôi hấp, sẽ uổng phí tài năng, rồi tuổi trẻ và sẽ không học được gì, nhưng nếu ai cũng nghĩ thế thì ai sẽ vào Agribank đây! Tôi vẫn chọn cho mình con đường này! Tôi nhớ ngày đầu đi phỏng vấn với bác Tân: bác đã hỏi tôi rằng: ai đã ảnh hưởng nhất cuộc đời con? Và tôi trả lời là Bố. Tự nhiên chẳng hiểu sao, hình ảnh bố đều đặn trên vô lăng với từng chuyến hàng xuôi ngược, dù bố có bị sốt, bị bệnh nhưng vẫn đi làm. Lời bác hỏi cũng là lời dặn dò cho chính tôi: Hãy sống và làm việc thật tận tâm như bố của mình! Thầm cảm ơn nơi này vì đây là nơi cho tôi một công việc để làm và tin vào tôi có thể làm được. Ai cũng có một thời tuổi trẻ, bạn có thể lựa chọn nó lặng lẽ trôi qua, hay đốt cháy mình. Và tôi chọn cách thứ hai! Agribank đã cho tôi cơ hội để đốt

uần trước tôi vừa xem một chương trình nhảy "Sống - Cuộc sống là một trò chơi" nói về ươc mơ được múa của một T

Page 37: TCT 11+12 view

NÉT ĐẸP AGRIBANK

37AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

cháy mình. Bạn biết không, với những người trẻ mới ra trường, được tin và giao nhiệm vụ là một niềm hạnh phúc. Nếu như ở các ngân hàng nước ngoài hay cổ phần bạn sẽ được đào tạo, ngồi xem và học, nhưng tại Agribank những người thầy đầu tiên chính là những người đồng nghiệp. Và đó là tình cảm mà chỉ tại Agribank mà ít nơi có được. Tôi còn nhớ những hôm làm việc ngoài giờ, vừa la đói thì thể nào cũng được các chị quan tâm: nào là nửa củ khoai, là ổ bánh mỳ không chị mua hồi sáng, là hộp sữa chị mua chưa uống em uống đi... Tự nhiên thấy năng lượng để làm việc tiếp, nguồn năng lượng ấy không phải vì tôi vừa được ăn mà là từ các chị. Dẫu biết, Ngân hàng Nông nghiệp chúng ta còn nhiều điều rất lúa, rất đậm chất nông dân, nhưng sao khoé mắt nhoà đi chỉ vì một miếng chả giò cũng nhường nhau, và em út như em luôn được các chị thương nhất.

Ngân hàng Nông nghiệp chúng ta còn nhiều điều rất lúa, rất đậm chất nông dân, nhưng sao khoé mắt nhoà đi chỉ vì một miếng chả giò cũng nhường nhau, và em út như em luôn được các chị thương nhất. Tôi nhớ, khi chuyển đổi quy trình giao dịch, gần như ngày nào cũng bảy hay tám giờ mọi người vẫn cắm cúi làm. Vì điều gì, tiền chăng, thật ra đó chỉ là một khía cạnh, mà cùng nhau hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, làm tốt quy trình mới. Nhớ hôm chỉ vì thiếu một phiếu dự thưởng mà cả phòng cùng ở lại đếm, dù rằng đó không phải là trách nhiệm của mình, nhưng cũng tự hiểu không phải là công việc của riêng ai, nếu cùng đếm thì sẽ nhanh hơn. biết đó là làm việc chưa chuyên nghiệp, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Rõ ràng, Agribank chúng ta còn thua kém nhiều so với nhiều ngân hàng khác, nhưng tôi tin rằng còn những tình đồng nghiệp hỗ trợ và yêu thương nhau như thế thì Agribank chúng ta sẽ cùng nhau khắc phục khó khăn. Thời buổi này mọi người thường nói với tôi rằng: có thực mới vực được đạo, tôi thừa nhận rằng, nếu không có tiền thì sẽ khó sống, nhưng không phải là không sống được. Nhưng nếu đánh mất động lực sống thì đó là điều cần suy ngẫm vì khi đó ta không biết ta sẽ làm chi đời ta. Ta đi làm vì tiền sữa cho con, cũng là động lực, ta đi làm vì tiền nhà, tiền cơm, tiền tiêu hàng tháng, hay chỉ đơn giản là có một công việc làm ổn định rồi lấy vợ lấy chồng, đó cũng là động lực. Tôi biết, những người nhân viên Agribank chúng ta hiện nay gần như mọi người đều phải lo lắng về vấn đề cơm áo gạo tiền. Vì rằng những khó khăn chung trong ngành, của kinh tế đất nước và xã hội. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong số chúng ta đang nản và uể oải mỗi ngày khi phải đi làm. Và buồn khi mỗi lần nhận được đồng lương không như trước. Nhưng nếu cứ mãi nản, mãi than vãn về nó liệu rồi lương có tăng, thưởng có đến hay chỉ làm chính bản thân mình tủi!!! Hãy nhớ rằng, chính bạn đã chọn

Agribank, và phải cảm ơn nơi này vì người mẹ ấy đã nuôi chúng ta từng ngày, đã trả lương cho chúng ta, cho chúng ta cơ hội để hiểu được cái vinh quang của lao động, cái ý nghĩa của đồng lương! Vậy thì thay vì ngồi than vãn với nhau, hãy dành tám tiếng ít ỏi ấy để cùng người mẹ hiền này cống hiến lao động. Có thể thời kỳ này, bạn sẽ mệt hơn, áp lực hơn, nhưng không có quả ngọt nào mà dễ dàng có! Vị rượu ngon sẽ là phần thưởng của tháng năm! Ngay phút này đây, tôi nghĩ rằng tự mỗi người sẽ hỏi lại bản thân mình: tại sao ta lại chọn làm ở Agribank, tôi nghĩ những suy nghĩ sơ khai ngày trước sẽ giúp ta mạnh mẽ bước qua giai đoạn khó khăn này! Có người hỏi tôi rằng: tại sao người ta chết đuối, có người trả lời rằng: vì anh ta không biết bơi! Anh ta không sai nhưng tôi thì nghĩ rằng bởi vì người ấy chọn ở lại! Việc bạn chọn cho mình cách đương đầu với khó khăn cũng cho thấy bạn là ai, bạn có thể chọn cách với lấy một chiếc phao, nhưng cũng có thể chọn cách tự nhảy lên bờ, quan trọng là bạn nhảy được cao bao nhiêu và bao xa!Bạn sẽ chọn cách nào? Bạn đã quá quen thuộc với câu hỏi: “Tiền có mua được tất cả không?” Có những câu nói rất hay như: có tiền nhưng không mua được sức khỏe, có tiền không mua được gia đình, có tiền không mua được thời gian và có tiền không thể mua được hạnh phúc. Thật ra chẳng ai bán sức khỏe, chẳng ai bán thời gian và cả hạnh phúc. Không ai cấm bạn rời nơi này, người mẹ lớn sẽ cảm thông cho những áp lực trong cuộc sống mà bạn đang gánh: sữa cho con, nhà còn trả góp....Và bạn có cả những giấc mơ của riêng mình. Tôi tin, nếu bạn biết sống và dám đương đầu với khó khăn thì chắc chắn rằng tự bản thân bạn sẽ xây hạnh phúc cho riêng mình. Tôi nhớ thầy giáo dạy cấp 3 của tôi đã nói rằng: Ước mơ không tốn tiền, tội gì không mơ. Bạn cứ mơ, nhưng ước mơ sẽ đem hạnh phúc đến cho bạn khi bạn hành động và sống với chính ước mơ của mình, có thể thành công, có thể chưa đi đến đâu, nhưng chí ít ta đã sống là chính mình. Tôi chọn đề tài của mình là “Đánh thức giấc mơ” không nhằm mục đích kêu gọi các anh chị em đồng nghiệp phải lý tưởng hóa Agribank, nhưng ít ra sau vài phút chia sẻ cảm nhận của tôi và giấc mơ của mình, ai đó sẽ tự tìm lại giấc mơ của chính bản thân mình, và lựa chọn cách riêng của mình để bước đi. Vì tôi tin “Đi là sẽ đến, tìm là sẽ được, chỉ là sớm hay muộn mà thôi”.

Page 38: TCT 11+12 view

LÃI SUẤT GIẢM 40%

tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa. Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) về cơ bản đã được xử lý và kiểm soát. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có đánh giá tích cực về việc cơ cấu lại các TCTD của Việt Nam. Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của các TCTD được nâng lên, bảo đảm an toàn hệ thống...”. Nhớ lại thời điểm 4 năm trước, thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) căng như dây đàn, các NHTM đua nhau tung chiêu khuyến mại, quà tặng, cộng thêm lãi suất để câu kéo khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình. Lãi suất cho doanh nghiệp vay vượt xa 20% và bản thân các ngân hàng có lúc vay mượn của nhau tới 30-40%. Trần lãi suất đặt ra có cũng như không vì niêm yết một đằng, ngân hàng huy động và cho vay một nẻo. Trong khi đó, tình trạng đô la hóa, vàng hóa trở nên nghiêm trọng hơn khi người dân suy giảm niềm tin vào đồng tiền Việt Nam cũng như triển vọng kinh tế vĩ mô. Bằng giải pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả, mặt bằng lãi suất đã được điều chỉnh giảm phù hợp với diễn biến vĩ mô và lạm phát; mặt bằng lãi suất hiện nay bằng khoảng 40% so với năm 2011. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn 2011-2014 tăng

khoảng 17%; cơ cấu chuyển dịch tập trung hơn cho các lĩnh vực ưu tiên. Tỷ giá cũng được điều hành linh hoạt, ổn định thị trường ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối. Thời điểm cuối năm 2011 giá vàng thế giới tăng vọt, chạm mức cao kỷ lục-1.917USD một ounce. Thị trường trong nước cũng biến động mạnh, giá tăng-giảm với biên độ hàng triệu đồng chỉ trong một ngày và tạo độ chênh lệch lớn so với thế giới. Sau 2 năm kiên định với các biện pháp chấn chỉnh, thị trường vàng đã ổn định, bước đầu khiến người dân chán vàng, không còn cảnh người người xếp hàng mua vàng cũng như những cơn nóng lạnh bất thường của giá vàng gây ảnh hưởng tới tỷ giá. Thị trường đã từng bước tự điều tiết, từ năm 2014 tới nay đã không còn phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng cung ứng cho thị trường. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đã tích cực tháo gỡ khó khăn, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù như mô hình cho vay liên kết, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chính sách cho vay đối với chăn nuôi, thủy sản, cà phê… Tính đến tháng 9-2015, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 63,38% so với cuối năm 2011. Đến tháng 8-2015, so với cuối năm 2012, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 21%; tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển tăng 31%; tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 117%.

áo cáo trước Quốc hội ngày 16-11-2015, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Điều hành chính sách tiền tệ, B

Ngọc Quyết

BA MỤC TIÊUVÀ NỖ LỰC CỦAHỆ THỐNG NGÂN HÀNG

DIỄN ĐÀN

38 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Page 39: TCT 11+12 view

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, diễn biến kinh tế vĩ mô nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trước bối cảnh đó, ngành Ngân hàng đã đề ra hàng loạt giải pháp, trong đó đặt ra 3 mục tiêu và đã nỗ lực thực hiện: Giảm lãi suất cho vay, chấn chỉnh thị trường vàng-ngoại tệ, tái cơ cấu - xử lý nợ xấu…

DIỄN ĐÀN

39AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

DIỆN MẠO MỚI ĐƯỢC THIẾT LẬP

đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối trong hệ thống các TCTD về cơ bản đã được xử lý và kiểm soát. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD trên nguyên tắc tự nguyện. Nhờ đó đến nay đã giảm 17 tổ chức và 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình thanh lý. Tái cơ cấu, xử lý hàng loạt các ngân hàng yếu kém vốn đã gian nan, nhưng hệ thống ngân hàng cũng phải đồng thời lãnh trách nhiệm xử lý nợ xấu. Sau hơn 3 năm, cục máu đông của cả nền kinh tế đã tan dần. Nợ xấu từ mức 17,2% tổng dư nợ vào tháng 9-2012 đã giảm còn 2,93% tổng dư nợ (tính tới cuối tháng 9-2015), tức là quy mô nợ xấu-cục máu đông đã thu nhỏ gần 6 lần. Nhờ đó, nợ xấu đã được kiểm soát, từ năm 2012 đến tháng 9-2015, đã có 98,09% nợ xấu (tương đương 455,79 nghìn tỷ đồng) được xử lý, trong đó bán nợ xấu cho VAMC chiếm 42% và các biện pháp TCTD tự xử lý chiếm 58%. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, tất cả chúng ta còn nhớ vào đầu nhiệm kỳ này, nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tín dụng rủi ro cao khiến cả xã hội lo ngại về hệ lụy của nó đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn có thể tin vào những kết quả đã đạt được. Kết quả cơ cấu lại các TCTD có tác dụng không chỉ làm lành mạnh TCTD mà còn tạo động lực cho tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường và đầu tư. Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cho rằng, cải cách trong bối

cảnh, lạm phát cao ngất ngưởng, kinh tế vĩ mô bất ổn, một số TCTD bên bờ vực của sự đổ vỡ và luôn đối mặt với vấn đề thanh khoản. Và giờ nhìn lại, toàn bộ quá trình tái cơ cấu ngân hàng về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu, định hướng, lộ trình được nêu tại Đề án 254. GS,TS Nguyễn Văn Nam, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học trọng điểm cấp Nhà nước KX01/11-15 cho biết, trong 5 năm qua, NHNN vừa phải thực hiện tốt chức năng của ngân hàng Trung ương, vừa phải chủ trì thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống để bảo đảm sự hồi phục và phát triển an toàn, ổn định sau khi những bất ổn tích tụ từ lâu bắt đầu phát tác mạnh. Với sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và thực tiễn, nhiều vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng đã tích tụ từ nhiều năm trước tưởng chừng khó có thể xử lý được, song đã được NHNN giải quyết thành công như vấn đề quản lý thị trường vàng, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, sở hữu chéo, ổn định tỷ giá. “Điều đặc biệt là những vấn đề này lại được NHNN xử lý hiệu quả trong điều kiện phải thực hiện đa mục tiêu trong điều hành chính sách, song hạn chế về nguồn lực tài chính khi không được sử dụng nguồn ngân sách cũng như phải tuân thủ các ràng buộc cân đối vĩ mô khác”, GS, TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh. Đồng tình với quan điểm này, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, đến thời điểm này thì chúng ta có thể vững tâm và hơn 90 triệu cử tri cũng có thể vững tâm về một hệ thống ngân hàng đã an toàn hơn. Nói rộng ra là hệ thống tiền tệ của chúng ta đã được bảo đảm. Và đúng như nhận định của Chính phủ thì an ninh tiền tệ của chúng ta đã được bảo đảm, giữ vững.

iên quan đến Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay tình trạng sở hữu chéo,L

Page 40: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

40 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Thái Hòa

“BÀ ĐỠ”CỦA NÔNG DÂN CHƯ SÊ

Nắm bắt được Chư Sê là vùng đất có thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây hồ tiêu nên chính quyền và bà con nông dân nơi đây chú trọng đầu tư phát triển loại cây này.

Page 41: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

41AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

nên sức hấp thu vốn của địa phương này cũng khá tốt. Hiện tổng dư nợ Agribank Chư Sê khoảng 460 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng khách hàng hộ gia đình, cá nhân chiếm hơn 90%. Đa phần các hộ gia đình đều có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định nên thực hiện tốt nghĩa vụ trả vốn và lãi cho ngân hàng, do đó tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chư Sê chỉ chiếm 0,1%/tổng dư nợ. Hiện Agribank Chư Sê đang tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, diện tích vườn cây. Đặc biệt là mô hình trang trại chuyên canh nông sản theo tiêu chuẩn sinh thái bền vững, hiện đại đang thu hút nhiều hộ gia đình tham gia... Ông Đào Tấn Tình, một trong những khách hàng truyền thống của Agribank Chư Sê cho biết, qua mười mấy năm gắn bó với cây tiêu, ông đã gây dựng nên 2 vườn tiêu rộng lớn với hơn 40.000 trụ, trong đó có 10ha tiêu kinh doanh

tại xã Kông Htok. Mỗi ha tiêu kinh doanh cho năng suất 8 tấn/ha, đặc biệt có diện tích cho năng suất lên đến 15 tấn/ha. Theo ông Tình, hơn 10 năm qua, ông chỉ giao dịch làm ăn với Agribank. Là một khách hàng cá nhân với mức vay ban đầu chỉ gói gọn 15 triệu đồng để đầu tư cho vườn tiêu nhỏ, đến nay ông đang còn dư nợ ở ngân hàng khoảng 7 tỷ đồng, vay chủ yếu để đầu tư cho trang trại mới. Theo ông Thân Hữu Mười, Giám đốc Agribank Chư Sê, giai đoạn hiện nay, việc cạnh tranh giữ vững thị phần ảnh hưởng là yếu tố quan trọng, đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực từ mỗi cá nhân cũng như tập thể Agribank Chư Sê. Thời gian tới, Agribank Chư Sê tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng có đủ điều kiện, điều hành lãi suất cho vay đảm bảo hài hòa cũng như kiểm soát tốt chất lượng tín dụng... Có như thế mới đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

(Gia Lai) tập trung đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp; đặc biệt là đầu tư tín dụng để phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê. Các hộ dân trồng hồ tiêu trên địa bàn cho hay, mặc dù thời gian qua trên địa bàn xuất hiện hiện tượng cây hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt nhưng nếu trồng cây tiêu vẫn hiệu quả hơn trồng các loại cây khác. Một nông dân phân tích, cây tiêu khác với các loại cây trồng khác ở chỗ, cây không bao giờ chết hàng loạt, nếu cây chết cũng chỉ xảy ra ở những vườn tiêu già, đã khai thác được trên 5 năm. Với giá hồ tiêu luôn ở mức trên 170.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên trên 200.000 đồng/kg như thời gian qua, người dân đã hoàn toàn thu hồi vốn. Chính việc phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn cho nhiều yếu tố tích cực

ũng bởi vậy, từ lâu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Chư Sê C

Page 42: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

42 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Thúc đẩy phát triển

KINH TẾ HỘThùy Linh

Với việc đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn cho nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cũng chú trọng việc đầu tư nguồn vốn giúp kinh tế hộ tăng trưởng nhanh và bền vững. Đó còn là tiền đề giúp nhiều hộ xây dựng và hình thành các trang trại quy mô lớn và tăng cao thu nhập.

Gia đình ông Nguyễn Bách Hải, thôn Khuôn Thống, xãPhúc Ninh (Yên Sơn) sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để trồng bưởi diễn

Page 43: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

43AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

nhiều mô hình kinh tế hộ được sự quan tâm của chính quyền địa phương và hỗ trợ kịp thời của đồng vốn ngân hàng cũng đã có điều kiện thuận lợi phát triển đi lên từ mô hình nhỏ lẻ, manh mún trước đây thành quy mô lớn. Đến xã Minh Dân (Hàm Yên) có thể nhận thấy rất rõ điều này. Từ vốn vay của phòng giao dịch Agribank xã Phù Lưu (thuộc Agribank chi nhánh Hàm Yên), gia đình ông Lý Chuyên Gia đã có nguồn vốn để đầu tư chăm sóc cam, hiện ông có trên 2 ha cam, chăn nuôi gà, lợn, cá với nguồn thu nhập ổn định tăng trưởng qua từng năm. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân của Agribank tiếp tục có sự tăng trưởng. Với mục đích đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất và cá nhân, giúp loại hình kinh tế này phát huy vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp…mới đây, Agribank có văn bản chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống triển khai cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ; chú trọng cho vay đối với các chương trình, các gói tín dụng thuộc lĩnh vực ưu tiên, áp dụng lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích việc mở rộng tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh...Tính đến ngày 31-10-2015, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt trên 4.860 tỷ đồng, trong đó cho 2.264 khách hàng vay trên 32 tỷ đồng thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định cho hội viên hội nông dân trên địa bàn tỉnh vay vốn được hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas bằng vật liệu nhựa Composite; 71 trang trại được vay trên 23,7 tỷ đồng theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; 391 khách hàng được vay trên 20,8 tỷ đồng Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh...

nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một vùng đất đồi hàng chục năm trước đây vốn là cây cối mọc um tùm nhờ có ý chí, bàn tay con người và đồng vốn ngân hàng giờ đã trở thành “tất đất tấc vàng”. Với mong muốn xây dựng nơi đây thành trang trại tổng hợp khép kín. Ông Hải đã lập hồ sơ thực hiện dự án xây dựng trang trại được Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thẩm định, trình UBND huyện Yên Sơn phê duyệt. Tuy nhiên, khi bắt tay vào xây dựng trang trại, ông gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về tài chính. Đúng thời điểm này, được sự quan tâm giới thiệu, hướng dẫn của huyện, của xã ông Hải đã được Phòng giao dịch Trung Môn (thuộc Agribank chi nhánh Yên Sơn) cho vay vốn 250 triệu đồng. Từ nguồn vốn này của Agribank, mọi “nút thắt” khó nhất đã dần được gỡ bỏ. Đến nay, trang trại tổng hợp của anh có 50 con lợn siêu nạc; hơn 2 ha bưởi diễn với gần 800 gốc bưởi...

ến thăm trang trại trồng bưởi Diễn, nuôi lợn siêu nạc của ông Nguyễn Bách Hải, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh (Yên Sơn) Đ gần 800 gốc bưởi... gia đình anh có lãi

khoảng 230 triệu đồng/năm. Theo ông Hán Đình Thi, Phó Giám đốc phòng giao dịch Agribank xã Trung Môn (Agribank chi nhánh Yên Sơn) thì phòng giao dịch phụ trách địa bàn các xã Trung Môn, Chân Sơn, Tứ Quận, Phúc Ninh, Thắng Quân, Chiêu Yên, Lăng Quán và có tới trên 90% lượng khách hàng vay vốn tại phòng giao dịch để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, tổng dư nợ toàn phòng giao dịch là trên 184 tỷ đồng với 3.368 khách hàng đều là khách hàng phát triển cá thể là chủ yếu. Trong đó, cho vay theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh đạt trên 4 tỷ đồng. Ngay khi hoàn thành các thủ tục, phòng giao dịch cũng nhanh chóng giải ngân để người dân có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Cùng với sự đồng hành của Agribank

Gia đình ông Nguyễn Bách Hải, thôn Khuôn Thống, xãPhúc Ninh (Yên Sơn) sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để chăn nuôi lợn

Page 44: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

44 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Công Thái

BIỂN KHƠI VẪY GỌIVới vài trò “bà đỡ” trong việc đầu tư tín dụng ngành thủy sản, Agribank Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho hàng ngàn ngư dân trên địa bàn vươn lên làm giàu từ làm kinh tế biển.

đến lạ… Nhìn những con đường ven biển chạy dài hút tầm mắt, mới biết địa phương đã không ngừng nỗ lực trong phát triển kinh tế, đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, để tạo động lực bứt phá vươn lên… Trước sự đổi thay ấy, một lãnh đạo địa phương không giấu được cảm xúc vui mừng và tự hào về những thành quả đạt được trong suốt quá trình phấn đấu để trở thành trung tâm kinh tế của Nam Trung bộ. Vị lãnh đạo này chia sẻ, ngoài lĩnh vực du lịch, ngành thủy sản của Khánh Hòa bây giờ phát triển khá rõ nét trong bức tranh phát triển kinh tế của mình. Hiện đây là lĩnh vực mà địa phương chọn làm bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế giai đoạn từ nay đến 2030, bởi nó vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng vốn có của Khánh

Hòa, vừa thực hiện đúng chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Chính phủ đề ra trong vài năm gần đây. Nhìn ra biển phía mặt trời mọc, vị lãnh đạo này nói: “Anh có tin không? Hiện Khánh Hòa là địa phương có sản lượng nuôi tôm hùm lớn nhất khu vực miền Trung và cả nước. Nếu muốn tìm hiểu thực tế về lĩnh vực này thì nhà báo hãy đến Vạn Ninh để tận mặt chứng kiến sự phát triển ngành nuôi tôm hùm của bà con ngư dân…”. Với mong muốn tìm hiểu về vốn NH đầu tư cho thủy sản, tôi đem vấn đề này trao đổi với Giám đốc Agribank Khánh Hòa Nguyễn Xuân Huy. Ông cho hay những năm qua, ngành NH địa phương đã thực hiện hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP (trước đây), rồi Nghị định 55 của Chính phủ (hiện nay) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó, bao gồm cả chính sách tín dụng đối với thủy sản; Quyết định

68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ các chủ trương này, Chi nhánh cụ thể hóa thành những giải pháp để cung ứng vốn cho bà con. Trong đó, việc đầu tư vốn hỗ trợ cho ngư dân mua sắm trang thiết bị đánh bắt, nuôi trồng thủy sản như tàu thuyền, ngư lưới cụ; phương tiện hỗ trợ sản xuất là mục tiêu trọng yếu của chi nhánh. Từ đó, nguồn vốn NH đã phát huy hiệu quả đối với lĩnh vực thủy sản, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương… Sáng sớm hôm sau chúng tôi lên đường ngược ra huyện Vạn Ninh – trước đây được coi là một trong những huyện nghèo của Khánh Hòa. Cung đường từ Nha Trang đến Vạn Ninh tầm khoảng hơn 60km, toàn chạy dọc ven biển… Bãi biển Đại Lãnh nằm dưới chân đèo Cả, có một bờ biển thoải dài, cát trắng mịn, nước trong xanh, đã là điểm du lịch từ nhiều năm. Bãi biển này

Những ngày cuối tháng 9/2015, trở lại Khánh Hòa khi tiết trời thu dịu mát, cùng hương gió biển ngọt ngào N

Page 45: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

45AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

thế mạnh của địa phương... Có được kết quả đó, chính nhờ nguồn vốn NH đã đầu tư cho lĩnh vực này trong nhiều năm qua. Trong đó, Agribank Khánh Hòa là một trong những TCTD đóng vai trò chủ lực. Với vài trò “bà đỡ” trong việc đầu tư tín dụng ngành thủy sản, Agribank Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho hàng ngàn ngư dân trên địa bàn vươn lên làm giàu từ làm kinh tế biển. Nhìn tưởng rất gần, thế nhưng từ chi nhánh Agribank Vạn Ninh chạy ô tô ra đến trung tâm xã Đầm Môn cũng mất 30 phút, cộng thêm chừng ấy thời gian để đi thuyền ra các lồng bè của các ngư dân nuôi tôm hùm trên vịnh Đầm Môn… Càng đến gần, càng hiện ra bạt ngàn lồng bè nuôi tôm hùm nằm san sát. Mỗi bè được ngư dân kết lại từ 20-50 lồng và cắm một ngọn cờ Tổ quốc. Một rừng cờ đang hiên ngang phất phới giữa muôn trùng biển khơi… Thuyền chở đoàn công tác vừa cập bè của ngư dân Lê Xuân Hân, một ngư dân từ Bình Định vào Khánh Hòa lập nghiệp.

Ông Hân mừng rỡ chia sẻ ngay: “Trưa nay cả đoàn hãy ăn cơm cùng những ngư dân chúng tôi cho biết vị “cơm bè”. Chỉ có gạo là trong đất liền, còn tất cả đều từ biển…”. Sau khi mời mọi người lên bè, rót vội cốc nước chè, ông Hân tiếp tục: “Chúng tôi làm, ăn, ngủ trên bè cách xa đất liền, không mấy khi được tiếp cán bộ địa phương, cán bộ NH, nhà báo như thế này nên rất phấn khởi”. Trầm ngâm một lúc, rồi ông kể, nhìn thì đơn giản thế, chứ đó là cả một gia sản của gia đình. Chỉ tính tiền đầu tư lồng bè cũng đã không dưới 10 tỷ đồng, chưa kể khoảng hơn 2 tỷ đồng mua con giống, và tiền mua thức ăn cho tôm một vụ cũng không dưới 5 tỷ đồng. Tính sơ sơ thì thì cũng gần 20 tỷ đồng. Nuôi tôm hùm mang lại giá trị kinh tế cao nhưng đầu tư quá lớn, và hậu quả vì rủi ro vì bệnh dịch, thiên tai vì thế cũng nặng… “Với số tiền lớn như vậy, không có NH “chống lưng” thì “bó tay chấm côm” – ông Hân hóm hỉnh… Cách lồng bè của ông Hân khoảng 15 phút đi thuyền, là trên 200 lồng tôm hùm của ông Lê Xuân Tuyên. Ông Tuyên kể, 4 năm trước tình hình khó khăn lắm. Bởi mọi thứ đều phải sử dụng vốn tự có. Hồi đó đối với ngành nuôi trồng trên biển, NH không đầu tư phần vốn kiến thiết cơ bản, mà sau khi đi vào hoạt động thì mới cho vay phần vốn lưu động để mua thức ăn cho tôm… Theo ông Tuyên, cần có cơ chế cho vay ưu đãi hơn đối với lĩnh vực phát triển kinh tế biển, mà cụ thể là hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển để tạo điều kiện cho ngư dân phát triển quy mô hoạt động sản xuất… Đồng thời, cũng nên cho ngư dân thế chấp tài sản bằng lồng bè… để vay vốn, vì hiện tại, hoàn toàn phải thế chấp bằng tài sản trong đất liền… Đây là một trong những yếu tố làm hạn chế nguồn vốn của người dân khi muốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất… Sau bữa cơm trưa đạm bạc trên chiếc bè đong đưa theo sóng biển, chúng tôi trở lại đất liền nhìn rừng cờ phất phới trên mênh mông biển nước, mới thấy hết sự thiêng liêng của Tổ quốc, với những ngư dân can trường, không ngại gian khó ngày đêm bám biển, chung tay cùng với đất liền phát triển kinh tế. Và như thế, cũng mới thấy hiển hiện sự nhọc nhằn của những người cán bộ tín dụng đang vượt mọi khó khăn để mang vốn đến với biển khơi…

vào năm 1836 đã được vua Minh Mạng chọn làm biểu tượng khắc trên 1 trong 9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu ở Huế. Mũi Hòn Đôn trên bán đảo Hòn Gốm là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Cùng đó, vịnh Vân Phong, nơi có phần đất vươn ra biển Đông xa nhất Việt Nam. Với độ sâu trung bình 20-27 mét và ưu thế kín gió, gần đường hàng hải quốc tế. Vịnh được qui hoạch thành cảng nước sâu để giao thương quốc tế, đặc biệt như trung chuyển dầu khí của Việt Nam. Đồng thời với trong lành, yên tĩnh và nét sơ khai, hoang dã, vịnh cũng được phát triển thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng cho các du khách. Và đây cũng là điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi trồng thủy sản theo dạng lồng bè… Chỉ tay về phía Đầm Môn, Giám đốc Agribank Vạn Ninh, Nguyễn Thị Bích Đào chia sẻ, hiện Khánh Hòa được xác định là một trong những “địa chỉ đỏ” của ngành thủy sản Việt Nam, với sản lượng đánh bắt, chế biến thủy sản; nuôi tôm hùm, ốc, cua, ghẹ lớn nhất khu vực miền Trung. Đây được coi là

Page 46: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

46 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Minh Trung

Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank Ninh Thuận đã đẩy mạnh công tác phối hợp với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ thành lập các tổ vay vốn để đưa nguồn vốn vay về nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

bàn đã đạt được những kết quả tích cực. Thời điểm tháng 6/2010, dư nợ cho vay đạt 1.504 tỷ đồng, trong đó dư nợ đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn là 980 tỷ, với 26.430 lượt hộ được vay vốn; chiếm tỷ trọng 65%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn có những bước tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 hơn 10,8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành và chiếm 26,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế địa phương.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank Ninh Thuận đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà, đẩy mạnh tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và góp phần xã hội hóa ngân hàng trong thời gian qua. Đến nay dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 3.415 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn là 2.584 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,7% với 37.739 khách hàng được vay vốn, tăng gấp 2,64 lần so với năm 2010. Có thể thấy, Nghị định 41/2010/NĐ - CP thực sự là cú hích giúp khơi thông nguồn vốn tín dụng cho phát triển

heo NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, qua 5 năm triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn trên địaT

AGRIBANK Ninh ThuậnPHỐI HỢP CHO VAY

Qua tổ liên kết phát huy hiệu quả tốt

Page 47: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

47AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

nợ cho vay toàn chi nhánh. Trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong xây dựng tổ liên kết và phối hợp hiệu quả đưa vốn về với người dân như: Hội Nông dân huyện Ninh Sơn, Hội Nông dân xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn), Hội Nông dân xã Mỹ Hải (Ninh Hải); các Tổ trưởng vay vốn: Nguyễn Thị Tiếu (xã Quảng Sơn, Ninh Sơn), Nguyễn Thị Ngọc Ngà (xã Phước Sơn, Ninh Phước) và Võ Thị Thúy Hằng (xã Hộ Hải, Ninh Hải). Để đưa chính sách tín dụng của Nhà nước đến với người dân, ngoài việc tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp triển khai thực hiện, Agribank Ninh Thuận còn kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ phía khách hàng để có hướng giải quyết và tăng cường hỗ trợ. Agribank Ninh Thuận chủ động phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp chuyển tải vốn đến các vùng nông thôn thông qua xây dựng mô hình tổ theo đúng tinh thần hợp tác thỏa thuận đầu tư tín dụng cho các hộ tự nguyện gia nhập tổ, tạo cộng đồng trách

nông nghiệp. Hàng triệu lượt hộ nông dân và các đối tượng khách hàng ở nông thôn đã tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều người đã dùng vốn vay để phát triển sản xuất thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp tại quê hương. Theo ông Đặng Ngọc Ba, Agribank Ninh Thuận, thông qua thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Agribank Ninh Thuận, trên địa bàn đã thành lập được 467 tổ vay vốn. Trong đó, Hội Nông dân thành lập được 398 tổ vay vốn, chiếm 85,2%; Hội Phụ nữ thành lập được 69 tổ vay vốn, chiếm 14,8%. Trước đây, số lượng thành viên tham gia tổ vay vốn không quá 50 người, nay không còn giới hạn đã tạo cơ hội cho ngày càng nhiều hội viên nông dân, phụ nữ tiếp cận vốn vay đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến nay, tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ đạt 681 tỷ đồng. Nguồn vốn cho vay qua tổ vay vốn nông dân, tổ vay vốn phụ nữ chiếm 246,4% trên tổng dư nợ cho vay về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chiếm 20% trên tổng dư

nhiệm để giúp nhau trong sản xuất và đời sống, đồng thời ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Thêm vào đó, Agribank Ninh Thuận hướng dẫn rộng rãi hồ sơ vay vốn đến các hộ vay, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận vốn vay. Qua đó, tập trung nguồn vốn đầu tư cho các vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, chú trọng quản lý suất đầu tư, hạn mức tín dụng từng vùng, ngành, cây con; ưu tiên vốn đầu tư cho các hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất, kinh doanh hàng hóa nông nghiệp có hiệu quả.Với sự chỉ đạo xuyên suốt của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở và Tổ trưởng tổ vay vốn đã tạo điều kiện giúp các tổ viên dễ dàng tiếp cận được vốn vay. Đồng thời giúp Agribank Ninh Thuận đầu tư tín dụng đúng định hướng phát triển kinh tế ở địa phương, giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân, giảm quá tải khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng ngân hàng, góp phần không nhỏ trong việc quản lý hoạt động tín dụng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Page 48: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

48 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

An Bình

Với nhiều giải pháp đồng bộ, hoạt động của Agribank Chi nhánh Điện Biên đã góp phần đáng kể trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Điện Biên đã có những đóng góp, hỗ trợ như thế nào trong việc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương? Điện Biên là một trong những tỉnh vùng cao biên giới, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao. Vì vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất. Để phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn tín dụng, góp phần giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, trong những năm qua, Agribank Chi nhánh Điện Biên đã mở rộng hệ thống mạng lưới đến các huyện, thị, khu vực đông dân cư. Ngân hàng đã chủ động kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tạo điều kiện

thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận, vay vốn. Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, chúng tôi cũng đã có những giải pháp nhằm mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế. Với nhiều giải pháp đồng bộ, hoạt động của Agribank Chi nhánh Điện Biên đã góp phần đáng kể trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Dư nợ cho vay của Chi nhánh đã tăng từ 2.500 tỷ đồng năm 2010 lên 4.700 tỷ đồng như hiện nay. Trong đó, tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn của Agribank Chi nhánh Điện Biên luôn chiếm trên 75% tổng dư nợ. Cùng với đó là mức cho vay đối với một hộ gia đình cũng tăng,

còn gắn với chiến thắng “chấn động địa cầu” của quân và dân ta hơn 60 năm trước. Tuy nhiên, cuộc sống người dân nơi này hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Là một trong ba NHTM Nhà nước bám trụ trên địa bàn, Agribank đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Ông Phạm Đình Kính, Giám đốc Agribank Chi nhánh Điện Biên đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề tín dụng cho tam nông - một trong những chính sách đã, đang được kỳ vọng sẽ tạo nên thay đổi lớn cho mảnh đất này. Điện Biên có đến 111/130 xã đặc biệt khó khăn. Agribank Chi nhánh

iện Biên là tỉnh miền núi có nhiều đặc thù cả về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử… Cái tên Điện Biên PhủĐ

Sức sốngTỪ ĐỒNG VỐN

Page 49: TCT 11+12 view

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

49AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

TỪ ĐỒNG VỐNtừ mức vài chục triệu đồng trước đây hiện đã lên hàng tỷ đồng. Có thể thấy rõ là, nguồn vốn tín dụng của Agribank Chi nhánh Điện Biên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiều dự án, công trình trọng điểm của tỉnh; cơ sở hạ tầng đô thị, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đã từng bước được đổi mới; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; đời sống nhân dân ngày một nâng lên... Ông có thể cho biết kết quả cụ thể của Chi nhánh qua triển khai Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên? Qua 5 năm thực hiện Nghị định 41, Agribank Chi nhánh Điện Biên đã giải ngân cho 16.617 lượt khách hàng vay với doanh số đạt 2.548 tỷ đồng; hiện 6.123 khách hàng còn dư nợ với số tiền 527 tỷ đồng. Trong đó, vốn của ngân hàng tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như cho vay chi phí sản xuất nông

nghiệp, phát triển ngành nghề và hạ tầng nông thôn; chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... Có thể nói, một trong những kết quả nổi bật nhất của Nghị định 41 là đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Nhà nước đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với tình hình mới, về cơ bản khắc phục được những bất cập của Quyết định 67 sau hơn 10 năm thực hiện. Nghị định này giúp chương trình cho vay lan tỏa và tạo ra sức sống mới cho tỉnh. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn đã từng bước góp phần tăng trưởng, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55 thay thế Nghị định 41. Ông đánh giá như thế nào về tác động của Nghị định đến hoạt động của các NHTM nói chung và đến Agribank nói riêng? Theo ông, với địa bàn Điện Biên, việc triển khai nghị định này sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì?

Sau khi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn được ban hành; Agribank Việt Nam đã có Quyết định số 515/QĐ/HĐTV-HSX hướng dẫn thực hiện Nghị định 55. Agribank Chi nhánh Điện Biên cũng đã tổ chức triển khai tới toàn thể cán bộ nhân viên trong đơn vị để nắm bắt nội dung nghị định và các chính sách liên quan. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tổ chức tuyên truyền đến khách hàng, đặc biệt là khu vực nông thôn về chính sách tín dụng của Chính phủ. Nhìn chung, chính sách được người dân đồng tình, ủng hộ. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các sở, ban ngành, NHNN tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đặc biệt quan tâm trong phối hợp triển khai thực hiện. Đến nay, sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 55, Agribank Chi nhánh Điện Biên đã giải ngân cho 849 khách hàng vay vốn với tổng số tiền trên 83 tỷ đồng. Có thể nói Nghị định 55 được xem là bước đột phá trong chính sách tín dụng đối với cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân, với nhiều sửa đổi, bổ sung mang tính tích cực; giải quyết những vướng mắc trong quy định tại Nghị định 41.Tôi cho rằng, những quy định của Nghị định 55 về mở rộng đối tượng cho vay; nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm... sẽ khuyến khích người dân đầu tư nhiều hơn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt với những mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng công nghệ cao có thể được vay đến 70-80% giá trị dự án sản xuất mà không cần tài sản đảm bảo... sẽ khuyến khích Điện Biên phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản.Ngoài ra, Nghị định 55 cũng quy định cụ thể về cơ chế cơ cấu lại nợ, xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, xóa nợ trong những trường hợp khách hàng gặp rủi ro vì nguyên nhân khách quan, bất khả kháng... Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng khi đầu tư cho tam nông. Đây là những điểm nổi bật, có ý nghĩa quan trọng để chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. Ông có kiến nghị gì nhằm giải quyết những khó khăn của Agribank để triển khai sâu, rộng Nghị định 55 tại Điện Biên? Trong thời gian tới, để chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả cao hơn nữa, Agribank Chi nhánh Điện Biên đề nghị Tỉnh ủy, UBND giúp đỡ chỉ đạo tập trung, thống nhất, phối hợp tuyên truyền, tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị định 55 của Chính phủ, tạo sự đồng thuận về chính sách tín dụng từ tỉnh tới các huyện, xã, các ban ngành, đoàn thể và tổ chức kinh tế, các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì tỉnh cần có quy hoạch phát triển từng vùng; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương… Bên cạnh đó, do tín dụng cho tam nông thường gặp không ít rủi ro bất khả kháng nên chúng tôi cũng cần hỗ trợ trong quá trình xử lý nợ. Xin cảm ơn ông!

Page 50: TCT 11+12 view

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

50 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

Ngọc Khanh

Những đồng vốn

ước vô cùng lớn. Riêng với bà con dân tộc Vân Kiều ở huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đó lại càng là một bước “đại nhảy vọt”. Bởi chỉ hơn chục năm trước đây thôi, hàng vạn đồng bào người Vân Kiều ở đây còn nghèo xơ nghèo xác. Một năm có tới 9 tháng thiếu đói, chỉ 3 tháng đủ ăn, chính quyền phải liên tục cứu trợ. Huyện Hướng Hoá đã phải mở lớp dạy người Vân Kiều biết cách... tiêu tiền và làm những việc hữu ích để kiếm tiền. Rồi bước nhảy vọt trong đời sống của bà con bắt đầu khi Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đến đất này xây dựng nhà máy chế biến tinh

bột sắn. Hồi đó cả vùng Nam Hướng Hóa chỉ có hơn 300 ha sắn được bà con Vân Kiều trồng rải rác trên nương rẫy. Nhận thấy tiềm năng của vùng đất đỏ ba-zan này, công ty đã mạnh dạn xây dựng nhà máy, rồi tổ chức dạy bà con cách trồng sắn đúng kỹ thuật hiện đại. Hàng nghìn hộ gia đình Vân Kiều đi theo mô hình của công ty, biến thành một cuộc cách mạng nông nghiệp thực sự trên vùng đất nghèo này… Câu chuyện mở đầu của Giám đốc Agribank tỉnh Quảng Trị, ông Hoàng Minh Thông đã thôi thúc chúng tôi đến Công ty Thương mại Quảng Trị, khách hàng ruột của Agribank ở đất này. Ông Thông cho biết, bước đường mấy chục năm xây dựng và phát triển của DN này không khi nào vắng bóng Agribank.

Nhờ đồng vốn NH mà DN đã mang cuộc sống ấm no về cho nhiều huyện miền núi nghèo của tỉnh. Còn Agribank, nhờ người bạn đồng hành đáng tin cậy này mà hiểu rằng phát triển nông nghiệp để dài hơi, bài bản và bền vững, nhất định phải có liên kết chuỗi, có mô hình đầu tư lớn với vai trò của DN làm đầu tàu. Ông Phan Văn Sinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ Công ty Thương mại Quảng Trị dường như cũng chung suy nghĩ đó. Ông chia sẻ: “Chúng tôi gắn bó và sống chết với người dân. Nếu nguồn nguyên liệu chết thì nông dân khốn đốn. Mà họ khốn đốn thì chúng tôi cũng nguy kịch”. Xác định như vậy ngay từ đầu, nên khi quyết định đầu tư vào nhà máy chế biến tinh bột sắn, DN này đã mạnh tay mở rộng vùng nguyên liệu với những

ối với người nông dân ở bất kỳ miền quê nghèo nào trên cả nước, có được cả trăm triệu đồng trong tay là niềm mơ Đ

“ĐỔI ĐỜI”

Nhờ đồng vốn ngân hàng mà DN đã mang cuộc sống ấm no về cho nhiều huyện miền núi nghèo của tỉnh.

““

TIẾP NỐIKHÁT VỌNG LÀM GIÀU

Page 51: TCT 11+12 view

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

51AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

bước đi hết sức bài bản, hỗ trợ và trang bị vật tư, kiến thức cho bà cơn “tới tận chân răng:. Trước tiên, công ty xây dựng nhà máy phân vi sinh bán giá rẻ cho bà con bón cho cây sắn, hỗ trợ giống, cử cán bộ nông nghiệp về tận rẫy hướng dẫn kỹ thuật. Thậm chí công ty còn đưa bà con sang Lào, Thái Lan học hỏi cách trồng sắn... Khi cây sắn chưa thu hoạch, bà con chưa có tiền, công ty mang gạo tới từng nhà bán với giá chỉ bằng 80% giá thị trường, đến mùa bán sắn mới phải thanh toán tiền…Ông Sinh nói, để bà con hiểu thiện chí của DN thì không chỉ nói suông mà phải thể hiện trực tiếp bằng hành động. Có như vậy bà con mới tin tưởng mà đi theo DN, yên tâm mở rộng sản xuất. Đến nay, nhờ cây sắn mà hàng năm mỗi gia đình dân tộc Vân Kiều đã thu về từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Nhiều gia đình trước đây đông con, kinh tế khó khăn, đầu tư không biết bao nhiêu công sức song vẫn đói nghèo. Cũng là cây sắn, nhưng trước trồng chỉ để lo cái ăn mà vẫn chưa đủ. Là do sắn chưa đủ tuổi thu hoạch song thiếu gạo nên phải thu hoạch non để ăn sớm. Còn bây giờ nhờ bám vào đất, thay đổi phương thức sản xuất, tập trung thâm canh tăng năng suất cây trồng, họ đã trở nên giàu có, no đủ.Nhiều hộ trước còn “bán tín bán nghi”, cả gia đình trồng chưa đầy 1 ha sắn, sau thấy các hộ khác nhờ trồng sắn không chỉ đủ ăn mà còn nườm nượp sắm xe máy, ti vi màn hình phẳng… nên đã dần tin tưởng. Cứ đua nhau như vậy, mỗi năm hàng nghìn hộ dân tộc Vân Kiều lại khai hoang mở đất, nhân rộng thêm diện tích trồng sắn. Cũng bởi họ được lời hứa từ Công ty Thương mại Quảng Trị sẽ thu mua đủ, tiền trả không thiếu một xu… Không chỉ phấn khởi vì cuộc sống ngày càng sung túc hơn, bà con Vân Kiều những ngày này còn đang nhen nhóm niềm tự hào khi có đoàn nông dân từ tận đất nước Đông Timor xa xôi không quản ngại đường xa, đã tới tận nơi này học hỏi kinh nghiệm trồng sắn. Vậy là một lần nữa, khát vọng đổi đời nhờ nông nghiệp lại được truyền sang tận một vùng đất khác bên ngoài biên giới Việt Nam, từ những bà con dân tộc từng có thời nheo nhóc, đói ăn, thiếu mặc.

“ĐỔI ĐỜI”

TRĂN TRỞ TRƯỚC CUỘC ĐUA HỘI NHẬP

hiện đại, chuyên nghiệp như Công ty Thương mại Quảng Trị chỉ là số ít không chỉ ở đất Quảng Trị này mà còn trên cả nước.Do đó, NH khi bỏ vốn vào nông nghiệp cũng còn nhiều băn khoăn, lo ngại. Mặc dù, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của Agribank ở đất này vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo tới gần 80%, song cho vay lĩnh vực này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn là các hộ sản xuất quy mô nhỏ, đời sống còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Trong khi thiên tai, hạn hán, dịch bệnh với cây trồng, gia súc, gia cầm… thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế ở nông thôn hiện nay vẫn còn thiếu tính quy hoạch, hình thức tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún… Mặc dù vậy, với tầm nhìn dài hạn, ông Thông vẫn tin tưởng rằng, đầu tư vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn mới thực sự là đòn bẩy kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên phù hợp với lợi thế của địa phương.Do đó, thời gian qua, Agribank đã tập trung đầu tư một số dự án để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá của kinh tế tỉnh nhà như: Dự án Nhà máy chế biến gỗ MDF tại KCN Nam Đông Hà…Sắp tới, ông Thông cho biết, Agribank chi nhánh Quảng Trị vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các vùng nguyên liệu để ổn định sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chỉ mình NH thì kham không đặng. Do đó, ông cũng như nhiều lãnh đạo của Chi nhánh vẫn luôn tâm tư, làm sao chính quyền tỉnh, cũng như Trung ương có chính sách ưu tiên đầu tư vốn cho các DN đang thực hiện mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với cho vay các hộ gia đình, cá nhân trong vùng nguyên liệu…

Trở lại câu chuyện với chúng tôi, ông Phan Văn Sinh bảo, thực tế là nông dân đã làm giàu cho DN. Thành công của công ty có được là nhờ cộng hưởng thêm từ sự bền gan, chịu khó, có chiến lược dài hạn mà thôi.Được biết trong năm nay và năm 2016, Công ty Thương mại Quảng Trị sẽ nộp cho ngân sách tỉnh vượt mức chỉ tiêu ngân sách đã đề ra, đồng thời bảo đảm lợi nhuận, chia cổ tức cho cổ đông ít nhất 12-15%. Đây vẫn là một trong những DN có đóng góp hàng đầu cho ngân sách của tỉnh Quảng Trị.Không bằng lòng với những thành quả đã đạt được từ cây sắn, ông Sinh chia sẻ: Công ty Thương mại Quảng Trị đã đầu tư mở rộng vùng trồng tiêu ở huyện Cam Lộ với thương hiệu Tiêu Cùa nổi tiếng. Mới đây thôi DN mang sản phẩm tiêu đi triển lãm ở các hội chợ nông nghiệp quốc tế, bước đầu xây dựng thương hiệu và tìm thị trường cho mặt hàng nông sản này. Bước tiếp theo, cũng như cây sắn, công ty sẽ “bao sân” cho bà con trồng và giúp bà con tìm đầu ra cho cây tiêu. Tưởng rằng sản xuất nông nghiệp thuận lợi như vậy thì cứ việc thừa thắng xông lên, nhưng chúng tôi khá bất ngờ khi ông Sinh chia sẻ mối lo của DN này đang lớn lên khi hội nhập quốc tế đang đến ngưỡng cửa. “Trước mắt là Cộng đồng kinh tế Asean, rồi tới đây là TPP, khi đã hội nhập rồi thì nông dân Việt Nam và các ngành thương mại phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt với thương nhân và nông dân ngay trong khu vực như Thái Lan, hay các nước khối Asean… Họ có nhiều lợi thế, đầu vào sản xuất cái gì cũng thấp hơn. Vậy thì bây giờ để tồn tại được không còn là câu chuyện giữa DN và nông dân nữa, mà chính sách phải quan tâm đến nông nghiệp nhiều hơn”, ông Sinh băn khoăn. Đây cũng là mối bận tâm lớn của Giám đốc Agribank Quảng Trị. Ông Hoàng Minh Thông trăn trở, làm nông nghiệp một cách

Page 52: TCT 11+12 view

VÒNG QUAY 30 NGÀY

52 AGRIBANK Số 319 (Tháng 12/2015)

Hoàng Vân Phương

Thông tinTỔNG HỢP

Page 53: TCT 11+12 view

VÒNG QUAY 30 NGÀY

53AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

nhất, dự kiến năm nay khoảng 12,5 tỷ USD. Năm 2014, số liệu thống kê trong nước cho thấy Việt Nam đã nhận khoảng 12 tỷ USD kiều hối và dự báo năm nay sẽ đạt 13-14 tỷ USD.Giá dầu 20 USD/thùng đã thành hiện thực Theo Bloomberg, một số nhà sản xuất dầu thô trên thế giới đã phải chịu mức giá thực tế còn thấp hơn nhiều so với giá dầu WTI. Nhiều loại dầu thô Mexico đã có giá dưới 28 USD/thùng, mức thấp nhất trong 11 năm qua. Iraq thì đang cung cấp nhiều loại dầu khác nhau cho các khách hàng của nước này ở châu Á với giá khoảng 25 USD/thùng. Ở phía tây Canada, một số nhà sản xuất đang bán dầu với giá dưới 22 USD/thùng. Giá dầu Mexican Mix đã giảm 73% trong 18 tháng, xuống còn 27,74 USD/thùng vào ngày 11.12, mức thấp nhất kể từ năm 2004. Venezuela đang phải chịu mức giá thấp tương tự. Western Canada Select, dầu nặng và chứa nhiều lưu huỳnh, đã giảm 75% xuống còn 21,37 USD/thùng, mức đáy 8 năm.Trên thị trường London, giá dầu Brent hạ 1 cent xuống 37,92 USD/thùng, đóng cửa ở mức thấp nhất tính từ 24/12/2008. Nguyên nhân chính khiến giá dầu thô sụt giảm chính là dự báo sản lượng dầu của Iran ra thị trường sẽ tăng mạnh trong năm 2016. Dự kiến chính phủ các nước phương Tây sẽ gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran từ năm sau.FED tăng lãi suất: 4 tác động chủ yếu đến kinh tế Việt Nam là gì? Tại hội thảo về bất động sản diễn ra ngày 12/12, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực dẫn số liệu từ World Bank (WB) cho thấy, năm 2015 Việt Nam vẫn nằm trong top 15 nước nhận (chuyển tiền) kiểu hối. Đứng đầu danh sách là Ấn Độ với dự kiến nhận được hơn 72 tỷ USD, tiếp đến là Trung Quốc với 63,9 tỷ USD. Hai nước này cũng bỏ xa top đứng sau tới hơn 30 tỷ USD. Cụ thể đứng thứ ba là Philippines với dự kiến 29,7 tỷ USD kiều hối nhận được trong năm nay. Các nước khác như Mexico, Pháp, Nigieria, Ai Cập và Pakistan dự kiến nhận trên 20 tỷ USD.Việt Nam được WB đánh giá xếp thứ

Chứng khoán tăng tốt, dầu giảm giá trước quyết định lịch sử của Fed Trong bối cảnh chỉ còn vài giờ đồng hồ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định có điều chỉnh lãi suất liên bang hay không, sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán toàn cầu, đồng USD tăng giá, giá dầu lao dốc và vàng tăng giá. Dường như lần này động thái tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ của Fed sẽ không tạo ra một cơn bán tháo.Tính đến thời điểm này, chỉ số S&P 500 tăng 0,6%, giúp nâng tổng mức tăng trong 3 phiên vừa qua lên 2,1%. Chỉ số này tăng tổng cộng 1,2% kể từ đầu năm đến nay và gần như không tăng so với thời điểm đầu năm. Ở châu Âu, chỉ số Stoxx Europe 600 cũng tăng 0,6% sau khi có phiên hồi phục mạnh nhất trong 2 tháng. Kết thúc phiên hôm nay, sắc xanh cũng bao phủ chứng khoán châu Á với chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 2,2%. Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 2,5%. Trong khi đó, thị trường hàng hóa vẫn ở trong trạng thái ảm đạm với chỉ số Bloomberg Commodity Index có phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp. Giá dầu tiếp tục trượt dốc với dự báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ không thể cải thiện tình trạng nguồn cung dư thừa của quốc gia này. Giá dầu thô biển Bắc giảm 1,7%, xuống còn 37,81 USD/thùng. Giá khí đốt của Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/1999.Việt Nam nằm trong top 15 nước nhận được kiều hối nhiều nhất năm 2015 Tại hội thảo về bất động sản diễn ra ngày 12/12, chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực dẫn số liệu từ World Bank (WB) cho thấy, năm 2015 Việt Nam vẫn nằm trong top 15 nước nhận (chuyển tiền) kiểu hối. Đứng đầu danh sách là Ấn Độ với dự kiến nhận được hơn 72 tỷ USD, tiếp đến là Trung Quốc với 63,9 tỷ USD. Hai nước này cũng bỏ xa top đứng sau tới hơn 30 tỷ USD. Cụ thể đứng thứ ba là Philippines với dự kiến 29,7 tỷ USD kiều hối nhận được trong năm nay. Các nước khác như Mexico, Pháp, Nigieria, Ai Cập và Pakistan dự kiến nhận trên 20 tỷ USD.Việt Nam được WB đánh giá xếp thứ 11 trong số các nước nhận kiều hối nhiều

11 trong số các nước nhận kiều hối nhiều nhất, dự kiến năm nay khoảng 12,5 tỷ USD. Năm 2014, số liệu thống kê trong nước cho thấy Việt Nam đã nhận khoảng 12 tỷ USD kiều hối và dự báo năm nay sẽ đạt 13-14 tỷ USD.Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Nhờ những tháng cuối năm xuất khẩu gạo thuận lợi và sau khi chốt những hợp đồng cuối cùng, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo xuất khẩu cả năm ước đạt 6,55 triệu tấn, trong đó, gạo trắng cao cấp và gạo thơm chiếm 47%. Theo VFA, trong quý cuối cùng của năm, lượng gạo xuất khẩu tăng cao khi đạt 2,21 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với kế hoạch, vì thế, tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm là 6,55 triệu tấn, tăng hơn dự kiến ban đầu mấy trăm ngàn tấn.Nguyên nhân là do những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Trung Quốc tăng mua. Trong cơ cấu gạo xuất khẩu của năm nay, gạo cao cấp và gạo thơm tiếp tục tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá cao. Cụ thể, trong 11 tháng của năm 2015, lượng gạo trắng cấp cao xuất khẩu chiếm gần 28,5%, tăng gần 36,5% so với cung kỳ, gạo thơm chiếm gần 23%, tăng gần 18,5% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã chiếm 47% lượng gạo xuất khẩu.Dự kiến quí 4-2015, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đơn vị này đạt 2,21 triệu tấn, đưa xuất khẩu gạo cả năm 2015 ước đạt 6,55 triệu tấn, trong đó, gạo trắng cao cấp và gạo thơm chiếm 47%.Xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 6 tỷ USD Theo Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu thủy sản tháng 11/2015 đạt 601,2 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 11 tháng đầu năm nay đạt 6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu thủy sản 11 tháng vẫn giảm 16,6% .Trong 11 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 20% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đến lần lượt là Nhật Bản (946,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,8%), Hàn Quốc (517 triệu USD, chiếm 8,6%) và Trung Quốc (406 triệu USD, chiếm 6,8%).

I – THÔNG TIN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ HÀNG HÓA, NGUYÊN LIỆU

Page 54: TCT 11+12 view

VÒNG QUAY 30 NGÀY

54 AGRIBANK Số 319+320 (Tháng 11+12/2015)

II – THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNGNhìn lại 5 năm thực hiện chính sách tiền tệ và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Để đạt được sự an toàn, lành mạnh như hiện tại, hệ thống ngân hàng đã phải trải qua cả quá trình thanh lọc, đào thải đầy gian nan và gai góc. Thời gian qua, đã có hàng chục ngân hàng thương mại không còn tồn tại. Nhiều ông chủ ngân hàng cũng buộc phải đứng trước vành móng ngựa.Tuy nhiên, đổi lại Việt Nam đã có một hệ thống ngân hàng ổn định, vững vàng hơn và dần lấy lại được niềm tin của người gửi tiền. Đây là kết quả rõ ràng nhất mà quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã đạt được.Fed tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ 2006 Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban thị trường mở (FOMC) đã nhất trí nâng khoảng mục tiêu cho lãi suất liên bang từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5%. FOMC cũng dự báo đến cuối năm 2016, lãi suất sẽ ở mức khoảng 1,375%, tức trong năm tới sẽ có thêm 4 lần tăng lãi suất, mỗi lần tăng 0,25%. Lãi suất mà Fed trả cho các thỏa thuận mua lại đảo ngược được nâng từ 0,05% lên 0,25%, đồng thời lãi suất trả cho phần dự trữ dôi dư mà các ngân hàng gửi tại Fed cũng được nâng từ 0,25% lên 0,5%. “Ủy ban đánh giá rằng các điều kiện trên thị trường lao động đã được cải thiện đáng kể trong năm 2015, đồng thời tự tin rằng trong trung hạn lạm phát sẽ tăng lên, đạt mục tiêu 2%”, thông báo của FOMC có đoạn. FOMC cũng dự đoán diễn biến của nền kinh tế trong tương lai sẽ chỉ có thể đảm bảo cho lãi suất tăng lên từ từ, và lộ trình tăng sẽ phụ thuộc vào các số liệu sắp tới. Đồng thời, Fed đưa ra những nhận định khá tích cực về kinh tế Mỹ, cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng “ở tốc độ vừa phải” và một loạt các số liệu về thị trường lao động củng cố kết luận rằng “kể từ đầu năm đến nay tình trạng các nguồn lực được sử dụng không đúng mức đã biến mất”. Các nguy cơ đe dọa triển vọng nền kinh tế cũng như thị trường lao động “đã được cân bằng”.

Tan dần “cục máu đông” Thời gian qua Chính phủ, NHNN, các bộ ban ngành đã chỉ đạo, thực hiện rốt ráo quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc ban hành hàng loạt các chính sách, Nghị định, Thông tư. Đặc biệt, việc Thủ tướng lập Ban chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” được đánh giá là động thái tích cực để giải tỏa những vấn đề nóng của nợ xấu. Các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn và được phản ánh đầy đủ hơn. Theo đánh giá của TS. Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội TPHCM, cách xử lý nợ xấu không cần dùng ngân sách và việc nhà điều hành gỡ khó từng khoản vay cho doanh nghiệp là giải pháp chưa có tiền lệ trên thế giới nhưng mang lại hiệu quả. Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định “Trong thời gian qua đặc biệt năm 2015, Chính phủ và NHNN đã rất tích cực xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng hầu hết đã về dưới 3%. Đây là một trong những thành công rất lớn. Tuy nhiên làm thế nào để xử lý một cách triệt để và thu hồi nợ thì cần có nhiều nỗ lực hơn nữa”. *VIB vừa chính thức công bố ra mắt sản phẩm cho vay mua ô tô mới siêu tốc dành cho khách hàng doanh nghiệp với thời gian phê duyệt cho vay trong vòng chỉ 48 giờ cùng lãi suất vay cạnh tranh, thời gian cho vay dài và tỷ lệ vay cao. Trong dịp này, VIB áp dụng lãi suất ưu đãi 6,99%/năm trong 6 tháng đầu của các khoản vay mới từ nay đến 31-3-2016. Sản phẩm cho vay mua ô tô mới siêu tốc dành cho doanh nghiệp của VIB còn đáp ứng tối đa nhu cầu vốn mua xe của doanh nghiệp với tỷ lệ cho vay lên đến 80% giá trị xe. *VietinBank đang có chương trình tặng ngay gói quà tặng nội thất nhà/nội thất xe ô tô cho khách hàng vay mua ô tô, mua nhà và vay phát triển sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ giải ngân sớm nhất. Với 93 khách hàng có giao dịch giải ngân từ 3 tỷ đồng trở lên sớm nhất sẽ được nhận gói nội thất nhà/nội thất xe ô tô giá trị cao. *VPBank triển khai chương trình “Thanh toán online, nhân hai lợi ích”, miễn phí nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nay đến ngày 30-4-2016. Khách hàng sẽ được miễn phí đăng ký sử dụng dịch vụ, phí thường niên trong năm 2015, miễn phí các giao dịch được thực hiện qua VPBank Online.

Thông tin trên được tổng hợp từ các nguồn:1. Tài liệu hợp tác với Agroinfo.2. Các báo Sài Gòn đầu tư, Báo mới, Vinanet, Stockbiz…

Page 55: TCT 11+12 view
Page 56: TCT 11+12 view