Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

43
VIETNAMESE BGIÁO DC VIRGINIA BAN GIÁO DC ĐẶC BIT VÀ HC SINH VQuyn Li Giáo Dc Đặc Bit ca Gia Đình Quý VTHÔNG TRI CÁC BO VTHTC TTNG VIRGINIA CÁC ĐIU KIN BO VTHTC TTNG CA GIÁO DC ĐẶC BIT Tu Sa Tháng Tám 2009 Tài liu ny tu chính Tài Liu Tháng Mười Mt 2007 vcác Bo VThTc TTng ca BGiáo Dc Virginia (VDOE). Các tu sa phn ánh các hun lnh được tìm thy trong Đạo Lut vCi Tiến Giáo Dc cho các Cá Nhân BKhuyết Tt năm 2004 (Individuals with Disabilities Education Improvement Act of 2004) (IDEA; P.L. 108-446; 20 USC § 1400 et seq.) Ban hành ngày 3 tháng 12, 2004; hiu lc ngày 1 tháng 7, 2005. Các Điu LLiên Bang thi hành đạo lut IDEA. 34 CFR Phn 300. Ban hành ngày 14 tháng 8, 2006; hiu lc ngày 13 tháng 10, 2006. Thêm điu lliên bang IDEA; 34 CFR Phn 300; Federal Register, Vol. 73, No. 231. Ban hành ngày 1 tháng 12, 2008; hiu lc ngày 31 tháng 12, 2008. Nhng Điu LChi Phi các Chương Trình Giáo Dc Đặc Bit dành cho các TrEm bKhiếm Tt ti Virginia (Các Điu LVirginia). 8 VAC 20-81-10 et seq. Ban hành và hiu lc ngày 7 tháng 7, 2009. Tài liu ny tuân theo Thông Tri các Bo VThTc TTng Mu (Model Procedural Safeguards Notice) ca BGiáo Dc Hoa K(Tu sa tháng sáu 2009) và bao gm nhng điu kin đặc bit ca Virginia phi được gm trong Thông Tri ny. Thêm chi tiết vgiáo dc đặc bit và các bo vthtc ttng có thđược nếu tiếp xúc vi giám đốc giáo dc đặc bit địa phương hay hiu trưởng trường, Trung Tâm Ngun Liu Ym TrPhHuynh ca htrường địa phương quý v, Trung Tâm Hun Luyn ng HGiáo Dc PhHuynh (Parent Educational Advocacy Training Center (PEATC)), hay Phòng Dch VGii Quyết Tranh Chp và Hành Chánh ca bVDOE, 804-225-2013. Tài liu ny cũng có sn ti: http://www.doe.virginia.gov/VDOE/Instruction/Sped/proc_safe.pdf Đường dây min phí tiếng nói: 800-422-2083 Đường dây min phí TDD: 800-422-1098

Transcript of Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

Page 1: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

VIETNAMESE

BỘ GIÁO DỤC VIRGINIA BAN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT VÀ HỌC SINH VỤ

Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

THÔNG TRI CÁC BẢO VỆ THỦ TỤC TỐ TỤNG VIRGINIA CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

Tu Sửa Tháng Tám 2009

Tài liệu nầy tu chính Tài Liệu Tháng Mười Một 2007 về các Bảo Vệ Thủ Tục Tố Tụng của Bộ Giáo Dục Virginia (VDOE). Các tu sửa phản ánh các huấn lệnh được tìm thấy trong Đạo Luật về Cải Tiến Giáo Dục cho các Cá Nhân Bị Khuyết Tật năm 2004 (Individuals with

Disabilities Education Improvement Act of 2004) (IDEA; P.L. 108-446; 20 USC § 1400 et seq.) Ban hành ngày 3 tháng 12, 2004; hiệu lực ngày 1 tháng 7, 2005.

Các Điều Lệ Liên Bang thi hành đạo luật IDEA. 34 CFR Phần 300. Ban hành ngày 14 tháng 8, 2006; hiệu lực ngày 13 tháng 10, 2006.

Thêm điều lệ liên bang IDEA; 34 CFR Phần 300; Federal Register, Vol. 73, No. 231. Ban hành ngày 1 tháng 12, 2008; hiệu lực ngày 31 tháng 12, 2008.

Những Điều Lệ Chi Phối các Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt dành cho các Trẻ Em bị Khiếm Tật tại Virginia (Các Điều Lệ Virginia). 8 VAC 20-81-10 et seq. Ban hành và hiệu lực ngày 7 tháng 7, 2009.

Tài liệu nầy tuân theo Thông Tri các Bảo Vệ Thủ Tục Tố Tụng Mẫu (Model Procedural Safeguards Notice) của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ (Tu sửa tháng sáu 2009) và bao gồm những điều kiện đặc biệt của Virginia phải được gồm trong Thông Tri nầy. Thêm chi tiết về giáo dục đặc biệt và các bảo vệ thủ tục tố tụng có thể có được nếu tiếp xúc với giám đốc giáo dục đặc biệt địa phương hay hiệu trưởng trường, Trung Tâm Nguồn Liệu Yểm Trợ Phụ Huynh của hệ trường địa phương quý vị, Trung Tâm Huấn Luyện Ủng Hộ Giáo Dục Phụ Huynh (Parent Educational Advocacy Training Center (PEATC)), hay Phòng Dịch Vụ Giải Quyết Tranh Chấp và Hành Chánh của bộ VDOE, 804-225-2013. Tài liệu nầy cũng có sẵn tại: http://www.doe.virginia.gov/VDOE/Instruction/Sped/proc_safe.pdf Đường dây miễn phí tiếng nói: 800-422-2083 Đường dây miễn phí TDD: 800-422-1098

Page 2: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

i

MỤC LỤC

Thông Tin Tổng Quát .................................................................................................... 1 Các Bảo Vệ Thủ Tục Tố Tụng là gì ............................................................................ 1 Khái Quát: Một Số Điều Khoản Quan Trọng về Giáo Dục Đặc Biệt là gì ................. 1 Văn Bản Thông Tri Báo Trước ................................................................................... 2 Ngôn Ngữ Bản Địa ..................................................................................................... 3 Thơ Điện Tử ................................................................................................................ 3 Thu Thanh và Thu Hình .............................................................................................. 3 Thỏa Thuận của Phụ Huynh-Định Nghĩa ................................................................... 4 Thỏa Thuận của Phụ Huynh ....................................................................................... 5

Thẩm Định Giáo Dục Độc Lập ..................................................................................... 9 Giữ Kín các Thông Tin .................................................................................................. 10

Định Nghĩa .................................................................................................................. 11 Thông Tin Nhận Dạng Cá Nhân ................................................................................. 11 Thông Tri cho Phụ Huynh .......................................................................................... 11 Các Quyền Tiếp Cận ................................................................................................... 12 Ghi Nhận các Tiếp Cận ............................................................................................... 12 Hồ Sơ về Nhiều Hơn Một Đứa Trẻ ............................................................................. 13 Bản Liệt Kê các Loại và Địa Điểm Thông Tin ........................................................... 13 Lệ Phí .......................................................................................................................... 13 Tu Chính các Hồ Sơ theo Yêu Cầu của Phụ Huynh ................................................... 13 Dành Cơ Hội cho một Điều Trần ................................................................................ 13 Các Thủ Tục Tiến Hành Điều Hành ........................................................................... 14 Kết Quả của Điều Trần ............................................................................................... 14 Thỏa Thuận cho Phổ Biến Thông Tin Nhận Dạng Cá Nhân ...................................... 14 Các Bảo Vệ ................................................................................................................. 15 Phá Hủy Thông Tin ..................................................................................................... 15

Giải Quyết Tranh Chấp Thay Thế ................................................................................ 16

Hòa Giải ..................................................................................................................... 16 Các Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại với Tiểu Bang ............................................... 17

Phân Biệt Giữa Điều Trần Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng và Thủ Tục Khiếu Nại với Tiểu Bang .................................................................. 17 Chấp Nhận các Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại của bộ VDOE ............................ 18 Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại Tối Thiểu của Bộ VDOE .................................... 18 Nộp Đơn Khiếu Nại ............................................................................................... 19

Page 3: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

ii

Thể Thức Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng ................................................................ 20

Nộp một Đơn Yêu Cầu cho Điều Trần Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng ................. 20 Yêu Cầu Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng ................................................................ 21 Các Phiếu Đơn Mẫu .............................................................................................. 23 Xếp Chỗ Học cho Đứa Trẻ Trong Khi Chờ Đợi Kết Quả Điều Trần ................... 23 Tiến Trình Giải Quyết ........................................................................................... 24 Điều Trần Vô Tư Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng .................................................. 26 Các Quyền Điều Trần ............................................................................................ 27 Các Quyết Định của Điều Trần ............................................................................. 28 Thời Hạn và Thuận Tiện của các Điều Trần và Duyệt Xét ................................... 29 Các Tranh Tụng Dân Sự, Gồm Thời Gian để Nộp Trình Các Tranh Tụng Đó .... 29 Lệ Phí Luật Sư ....................................................................................................... 30

Các Thủ Tục Khi Thi Hành Kỷ Luật đối với các Trẻ Em có Khiếm Tật ................. 32

Thẩm Quyền của Nhân Viên Trường.......................................................................... 32 Thay Đổi Xếp Chỗ Học Vì Lẽ Bị Di Chuyển Vì Lý Do Kỷ Luật .............................. 35 Xác Định Khung Cảnh ................................................................................................ 36 Kháng Cáo ................................................................................................................... 36 Xếp Chỗ Học Trong Lúc Kháng Cáo ......................................................................... 37 Bảo Vệ đối với những Trẻ Em Chưa Hội Đủ Điều Kiện về Giáo Dục Đặc Biệt

và các Dịch Vụ Liên Hệ ........................................................................................ 37 Chuyển Qua và Hành Động của Giới Chức Thi Hành Luật Pháp và Tư Pháp ........... 38

Các Điều Kiện để Phụ Huynh Đơn Phương Xếp Chỗ Học cho Con Em vào các Trường Tư do Công Phí Chịu .................................................................................. 39 Tổng Quát ................................................................................................................... 39

Page 4: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

THÔNG TIN TỔNG QUÁT1

NHẬP ĐỀ: CÁC BẢO VỆ THỦ TỤC TỐ TỤNG LÀ GÌ? “Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị” nhận định các phần then chốt của ‘Đạo Luật về Cải Tiến Giáo Dục cho các Cá Nhân có Khiếm Tất năm 2004” (IDEA), một luật liên bang chi phối giáo dục học sinh có khiếm tật. Đạo luật IDEA 2004 đòi hỏi các gia đình được thông báo về các quyền lợi giáo dục đặc biệt của mình, bao gồm cách các gia đình và trường học có thể giải quyết vấn đề như thế nào. Nếu quý vị có điều gì thắc mắc hay muốn hiểu biết nhiều hơn về điều hành của giáo dục đặc biệt, xin tiếp xúc với Phụ Huynh Kiểm Tra Viên của bộ VDOE tại 804-371-7420, giám đốc địa phương giáo dục đặc biệt, Trung Tâm Nguồn Liệu Yểm Trợ Phụ Huynh địa phương, hay Trung Tâm Huấn Luyện Ủng Hộ Giáo Dục Phụ Huynh tại 1-800-869-6782 hay điện thơ: [email protected].

KHÁI QUÁT: MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN QUAN TRỌNG VỀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT LÀ GÌ? Đạo luật IDEA nêu rằng mọi học sinh mà trường học nhận diện là có khiếm tật và cần giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ để hưởng lợi ích từ giáo dục của mình được quyền hưởng một Giáo Dục Công Lập Thích Nghi Miễn Phí (FAPE). Giáo dục FAPE phải được cung cấp trong Môi Trường Ít Hạn Chế Nhất (LRE). Điều nầy có nghĩa là càng nhiều càng tốt, tùy theo các nhu cầu giáo dục của đứa trẻ, mọi đứa trẻ có khiếm tật sẽ theo học lớp và tham dự vào các sinh hoạt khác với các trẻ em không bị khiếm tật. Kế hoạch để làm sao cung cấp giáo dục FAPE cho mọi học sinh được trù hoạch mỗi năm, và được gọi là Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP). Bản IEP được viết ra bởi Toán IEP của đứa trẻ, bao gồm (các) phụ huynh. Phụ huynh có “quyền thỏa thuận,” có nghĩa là quý vị phải phê chuẩn một số hành động nào đó trước khi trường có thể tiến hành. Các gia đình phải nhận phiếu điểm tiến bộ thường lệ về mức tiến bộ của con em để đạt các mục tiêu của bản IEP. Bản IEP bao gồm, một phần nào, những điểm sau: Mức hiện tại về thành quả học tập và thành tích chức năng, Bản kê trợ cụ và dịch vụ cá biệt phải được cung cấp, Mục tiêu hằng năm nêu rõ bằng các mức độ đo được, Giải thích thời gian đứa trẻ sẽ không tham gia trong các lớp học giáo dục bình thường, Bản kê các tiện nghi cần thiết cho các lớp học và thi trắc nghiệm, và Kế hoạch để làm sao đứa trẻ sẽ tham gia trong hệ đảm nhận trách nhiệm của tiểu bang, kể cả

các bài trắc nghiệm SOL.

_____________ 1 Mục của đạo luật IDEA bao gồm các điều khoản trong tài liệu nầy được coi như Phần B. Từ đây trở đi trong tài liệu nầy, đạo luật IDEA sẽ được coi là IDEA, không phải nhận dạng mục Phần, trừ khi cần để cho rõ ràng. Các Điều Lệ của Virginia chi phối giáo dục đặc biệt được nhận biết trong tài liệu nầy là các Điều Lệ Virginia.

Page 5: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

2

VĂN BẢN THÔNG TRI BÁO TRƯỚC

Quý vị có quyền được thông tin bằng văn bản về quyết định của hệ trường liên quan đến các nhu cầu giáo dục của con em. Thông tin nầy sẽ giúp quý vị để có được thỏa thuận sáng suốt đối với các quyết định giáo dục.

Thông Tri

Hệ trường phải gởi bản thông tri cho quý vị (cung cấp một số chi tiết bằng văn bản), mỗi khi:

1. Đề nghị khởi xướng hay thay đổi nhận định, đánh giá, hay xếp chỗ giáo dục của con em, hay điều khoản dành một giáo dục công miễn phí thích nghi (FAPE) cho con em; hay

2. Bác bỏ khởi sự hay thay đổi nhận định, thẩm định, hay xếp chỗ giáo dục của con em hay điều khoản của giáo dục FAPE cho con em.

Nội Dung Bản Thông Tri

Bản thông tri phải:

1. Mô tả hành động hệ trường công đề nghị hay từ khước thực thi; 2. Giải thích tại sao hệ trường đề nghị hay từ khước thực thi hành động;

3. Mô tả mọi thủ tục đánh giá, thẩm định, ghi hồ sơ, hay báo cáo hệ trường công dùng để

quyết định đề nghị hay từ khước thực thi hành động;

4. Bao gồm một nhận định là quý vị được bảo vệ theo những điều khoản của các bảo vệ thủ tục tố tụng trong đạo luật IDEA;

5. Nói với quý vị làm sao có được một bản mô tả các bảo vệ thủ tục tố tụng nếu hành động

hệ trường công đề nghị hay bác bỏ không phải là đơn tiên khởi cho thẩm định; 6. Bao gồm các nguồn liệu cho quý vị tiếp xúc để được giúp hiểu rõ đạo luật IDEA;

7. Mô tả các lựa chọn khác mà Toán Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) của con em đã

cứu xét và các lý do tại sao các lựa chọn đó đã bị bác bỏ; và

8. Cung cấp bản mô tả các lý do khác vì sao hệ trường đã đề nghị hay từ khước hành động.

Thông Tri bằng Ngôn Ngữ Dễ Hiểu

Bản thông tri phải được: 1. Viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu cho đại chúng; và 2. Cung cấp bằng tiếng bản địa hay bằng phương tiện truyền thông nào khác quý vị sử dụng,

trừ khi là rõ ràng không thể làm được.

Page 6: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

3

Nếu tiếng bản địa hay phương tiện truyền thông nào khác của quý vị không phải là một ngôn ngữ viết, hệ trường công phải đảm bảo:

1. Bản thông tri được phiên dịch bằng miệng hay phương cách nào khác cho quý vị sang tiếng bản địa hay phương tiện truyền thông nào khác;

2. Quý vị hiểu rõ nội dung của thông tri; và 3. Có bằng chứng bằng văn bản rằng 1 và 2 đã được đáp ứng.

NGÔN NGỮ BẢN ĐỊA

Quý vị có quyền nhận được thông tin bằng một ngôn ngữ quý vị hiểu.

Ngôn ngữ bản địa, khi sử dụng với một cá nhân nào có mức thông thạo Anh ngữ hạn chế, có nghĩa sau đây:

1. Ngôn ngữ thông thường được người đó sử dụng, hay, trong trường hợp của đứa trẻ, ngôn ngữ thông thường được phụ huynh của đứa trẻ sử dụng;

2. Trong mọi tiếp xúc trực tiếp với đứa trẻ (kể cả thẩm định của đứa trẻ), ngôn ngữ thông thường được đứa trẻ sử dụng ở nhà hay môi trường học tập.

Đối với người bị điếc hay mù, hay người có ngôn ngữ không phải là viết, phương tiện truyền thông là phương tiện nào người đó thông thường sử dụng (như là ngôn ngữ ra dấu tay, chữ Braille, hay truyền thông bằng miệng).

THƠ ĐIỆN TỬ

Nếu hệ trường có cung ứng, quý vị có quyền chọn nhận được thông tin bằng điện thơ.

Nếu hệ trường cho phụ huynh lựa chọn nhận các tài liệu bằng thơ điện tử, quý vị có thể chọn nhận được bằng thơ điện tử những thông tri sau đây:

1. Văn bản thông tri báo trước; 2. Thông tri các bảo vệ thủ tục tố tụng; và

3. Thông tri liên quan đến một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng.

THU THANH VÀ THU HÌNH

Quý vị có quyền thu thanh các buổi họp liên quan đến các điều kiện cần hội đủ của con em, IEP, và/hay để xét lại các vấn đề kỷ luật.

Page 7: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

4

Luật và các điều lệ liên bang chi phối giáo dục đặc biệt để tùy các tiểu bang xác định các điều khoản, nếu có, cho các phụ huynh thu thanh hay thu hình các buổi họp liên quan đến chương trình giáo dục đặc biệt của con em. Các điều lệ giáo dục đặc biệt của Virginia bao gồm những điều khoản theo các Bảo Vệ Thủ Tục Tố Tụng định rõ các đòi hỏi nầy. Quý vị có thể thu thanh các buổi họp liên quan đến các điều kiện cần hội đủ của con em, IEP, và/hay để xét lại các vấn đề kỷ luật. Quý vị phải thông báo cho nhân viên trường biết bằng văn bản trước buổi họp là quý vị sẽ

thu thanh buổi họp. Nếu quý vị không thông báo cho nhân viên trường biết hành động nầy, quý vị phải cung cấp một bản sao của băng thu thanh.

Quý vị tự lo liệu dụng cụ và thiết bị âm thanh riêng để thu thanh. Nếu nhân viên trường thu thanh buổi họp hay nhận được một bản sao thu thanh của quý vị,

bản thu thanh trở thành một phần trong hồ sơ giáo dục của con em. Hệ trường có thể có những chánh sách cấm chỉ, giới hạn, hay mặt khác quy định việc sử dụng: Các dụng cụ thu hình tại các buổi họp; hay Các dụng cụ thu thanh hay thu hình tại các buổi họp khác hơn các buổi họp như đã nhận ra ở

trên. Các chánh sách của hệ trường phải: quy định các bản ghi thu trở thành một phần trong hồ sơ giáo dục của đứa trẻ. đảm bảo chánh sách được áp dụng đồng nhất. Nếu chánh sách cấm chỉ dùng các dụng cụ, chánh sách phải dự phòng các ngoại lệ để đảm bảo là phụ huynh có thể hiểu chương trình IEP, tiến trình giáo dục đặc biệt, hay để thi hành những quyền hạn khác của phu huynh theo các luật lệ và điều lệ chi phối giáo dục đặc biệt.

THỎA THUẬN CỦA PHỤ HUYNH – ĐỊNH NGHĨA

Quý vị có quyền cho phép thông tin được chia sẻ hay một số hành động được thực thi, và quý vị phải được cho biết cái quyền đó trong một ngôn ngữ quý vị hiểu. Quý vị có quyền lấy đi (thu hồi) thỏa thuận của mình.

Thỏa Thuận

Thỏa thuận có nghĩa là: 1. Quý vị đã được thông báo đầy đủ bằng ngôn ngữ bản địa hay phương tiện truyền thông

nào khác (như là ngôn ngữ ra dấu tay, chữ Braille, hay truyền thông bằng miệng) tất cả thông tin về hành động quý vị thỏa thuận.

2. Quý vị hiểu rõ và đồng ý bằng văn bản về hành động đó, và sự thỏa thuận mô tả hành động đó và liệt kê các hồ sơ (nếu có) nào sẽ được phổ biến và cho người nào; và

3. Quý vị hiểu rằng sự thỏa thuận là do tự nguyện và quý vị có thể rút lại sự thỏa thuận bất cứ lúc nào. Sự rút lại thỏa thuận không hủy bỏ (xóa bỏ) một hành động đã xảy ra sau khi quý vị đã thỏa thuận và trước khi quý vị đã rút lại thỏa thuận.

Page 8: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

5

THỎA THUẬN CỦA PHỤ HUYNH

Quý vị có một số quyền thỏa thuận. Ví dụ, trường phải có sự thỏa thuận của quý vị để thẩm định con em cho giáo dục đặc biệt, và khởi sự, thay đổi, hay ngưng cung cấp giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ.

Thỏa Thuận cho Thẩm Định Sở Khởi

Hệ trường không thể thực hiện một thẩm định sơ khởi cho con em để xác định xem con em có hội đủ điều kiện theo đạo luật IDEA để hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ mà không trước tiên thi hành phần sau đây:

1. Cung cấp cho quý vị văn bản thông tri báo trước của hành động đề nghị; và 2. Đạt lấy thỏa thuận của quý vị.

Hệ trường phải cố gắng đúng mức để đạt lấy thỏa thuận có hiểu biết của quý vị cho một thẩm định sơ khởi để xác định xem con em là một đứa trẻ có khiếm tật hay không. Thỏa thuận cho thẩm định sơ khởi không có nghĩa là quý vị cũng thỏa thuận cho hệ trường khởi sự cung cấp giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ cho con em. Nếu con em đã ghi danh học tại trường công hay quý vị hiện tìm ghi danh học cho con em tại một trường công và nếu quý vị đã từ khước thỏa thuận hay không đáp ứng yêu cầu thỏa thuận cho một thẩm định sơ khởi, hệ trường công có thể, nhưng không bắt buộc, tìm cách thực hiện một thẩm định sơ khởi của con em bằng cách sử dụng thủ tục hòa giải hay thể thức theo đúng thủ tục tố tụng được mô tả về sau trong tài liệu nầy. Hệ trường sẽ không vi phạm trách vụ phát hiện, nhận diện, và thẩm định con em nếu không tiếp tục một thẩm định cho con em trong các trường hợp nầy.

Quy Tắc Đặc Biệt về Thẩm Định Sơ Khởi cho các Nghĩa Tử của Tiểu Bang

[Nếu đứa trẻ là một nghĩa tử của Tiểu Bang và không ở cùng với cha mẹ] Hệ trường không cần thỏa thuận của cha mẹ cho một đánh giá sơ khởi để xác định nếu đứa trẻ là một trẻ em có khiếm tật nếu:

1. Mặc dù cố gắng đúng mức để tìm kiếm, hệ trường cũng không tìm ra cha mẹ của đứa trẻ; 2. Các quyền của phụ huynh đã bị chấm dứt theo đúng luật Tiểu Bang; hay 3. Một thẩm phán đã dành quyền để lấy quyết định về giáo dục và thỏa thuận cho một thẩm

định sơ khởi cho một cá nhân không phải là cha mẹ.

Nghĩa Tử của Tiểu Bang, như được sử dụng trong đạo luật IDEA, có nghĩa là một đứa trẻ nào, như đã được xác định bởi Tiểu Bang của nơi đứa trẻ sống , là:

1. Một đứa trẻ được bảo dưỡng; 2. Được coi là một nghĩa tử của Tiểu Bang theo luật Tiểu Bang; hay 3. Được cơ quan công về an sinh thiếu nhi coi giữ.

Nghĩa Tử của Tiểu Bang không gồm một trẻ em được bảo dưỡng nào có phụ huynh bảo dưỡng.

Page 9: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

6

Thỏa Thuận của Phụ Huynh cho các Dịch Vụ

Hệ trường phải cố gắng đúng mức đạt lấy thỏa thuận có hiểu biết của quý vị trước khi cung cấp lần đầu tiên giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ cho con em. Nếu quý vị không đáp ứng yêu cầu để có thỏa thuận cho con em hưởng lần đầu tiên giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ, hay nếu quý vị từ khước cung cấp thỏa thuận nầy, hệ trường có thể không sử dụng các thủ tục hòa giải và thể thức theo đúng thủ tục tố tụng để đạt lấy đồng ý hay phán quyết là giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ (được Toán IEP của con em khuyến nghị) có thể được cung cấp cho con em mà không cần thỏa thuận của quý vị.

Nếu quý vị từ khước cung cấp thỏa thuận cho con em hưởng lần đầu tiên giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ, hay quý vị không đáp ứng yêu cầu thỏa thuận nầy và hệ trường không cung cấp cho con em giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ mà hệ trường đã cố tìm thỏa thuận của quý vị, hệ trường:

1. Không có vi phạm đòi hỏi phải dành một giáo dục công miễn phí thích nghi (FAPE) cho con em vì không cung cấp các dịch vụ đó cho con em; và

2. Không bắt buộc phải có một buổi họp Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) hay trù hoạch một bản IEP của con em cho giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ đã yêu cầu được quý vị thỏa thuận.

Thỏa Thuận của Phụ Huynh cho các Tái Thẩm Định

Hệ trường phải đạt lấy thỏa thuận có hiểu biết của quý vị trước khi tái thẩm định con em, ngoại trừ hệ trường có thể chứng minh rằng:

1. Hệ trường đã cố gắng đúng mức để đạt lấy thỏa thuận của quý vị tái thẩm định cho con em; và

2. Quý vị đã không đáp ững.

Trong trường hợp đó, hệ trường sẽ tiếp tục thực hiện tiến trình tái thẩm định.

Nếu quý vị từ khước thỏa thuận tái thẩm định cho con em, hệ trường có thể, nhưng không bắt buộc, tiếp tục thực hiện tái thẩm định cho con em bằng cách sử dụng các thủ tục hòa giải và thể thức theo đúng thủ tục tố tụng để cố bác bỏ sự từ khước thỏa thuận của quý vị để tái thẩm định cho con em. Cũng như là thẩm định sơ khởi, hệ trường không vi phạm trách vụ của mình theo đạo luật IDEA nếu khước từ tiếp tục sự tái thẩm định bằng cách nầy.

Dẫn Chứng các Cố Gắng Đúng Mức để Đạt Lấy Thỏa Thuận của Phụ Huynh

Hệ trường phải giữ tài liệu dẫn chứng các cố gắng đúng mức để đạt thỏa thuận của phụ huynh cho các thẩm định sơ khởi, cấp lần đầu tiên giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ, tái thẩm định, và tìm ra phụ huynh các Nghĩa Tử của Tiểu Bang cho các thẩm định sơ khởi. Tài liệu dẫn chứng phải gồm một hồ sơ ghi các cố gắng của hệ trường trong các lãnh vực nầy, như là:

1. Ghi nhận chi tiết các lần điện thoại được hay không và kết quả của các lần điện thoại đó; 2. Bản sao trao đổi thư từ gởi cho phụ huynh và bất cứ hồi đáp nào đã nhận; và 3. Ghi nhận chi tiết các chuyến thăm viếng phụ huynh tại nhà hay chỗ làm việc và kết quả

của các chuyến thăm viếng đó.

Page 10: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

7

Thu Hồi Thỏa Thuận của Quý Vị Quý vị có quyền thu hồi thỏa thuận cho con em tiếp tục hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ bất cứ lúc nào. Việc thu hồi thỏa thuận nầy áp dụng cho tất cả giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ con em đang hưởng. Nếu quý vị không đồng ý với một dịch vụ cá biệt nào, quý vị có thể giải quyết vấn đề nầy với toán IEP của con em và nếu vấn đề vẫn còn chưa được giải quyết, hòa giải và theo đúng thủ tục tố tụng là các lựa chọn có sẵn để giải quyết vấn đề. Quý vị phải đệ yêu cầu bằng văn bản đến giám đốc giáo dục đặc biệt địa phương, hiệu

trưởng, hay Điều Phối Viên IEP của con em. Hệ trường sau đó phải cung cấp bản thông tri báo trước cho quý vị trước khi ngừng các dịch

vụ cho con em. Hệ trường không thể không sử dụng hòa giải hay theo đúng thủ tục tố tụng để gắng thay đổi

ý định của quý vị hay được một viên chức phán quyết ngược lại quyết định của quý vị. Hệ trường không thể đòi hỏi quý vị dẫn giải lý do để yêu cầu ngưng các dịch vụ cho con em. Nếu quý vị thay đổi ý kiến sau nầy và muốn cho con em hưởng các dịch vụ lại, hệ trường

phải xét yêu cầu của quý vị như là yêu cầu cho một thẩm định sơ khởi, thay vì một tái thẩm định.

Xin ghi nhớ là sau khi thu hồi thỏa thuận của quý vị có hiệu lực; Con em quý vị được coi như bất cứ học sinh nào khác không có khiếm tật, cùng với các tiện

nghi thích ứng, nếu có, dành cho các học sinh không có khiếm tật. Chương trình IEP của con em không còn hiệu lực nữa. Con em sẽ tuân theo các quy tắc kỷ luật cho các học sinh không bị khuyết tật. Nếu con em đã theo lấy Văn Bằng Điều Chỉnh, con em sẽ không còn hội đủ điều kiện cho

lựa chọn văn bằng nầy nữa. Con em sẽ phải đạt đầy đủ tất cả mọi điều kiện của văn bằng bình thường để được cấp văn bằng.

Những Trường Hợp Khác Cần Có Thỏa Thuận

Tại Virginia, thỏa thuận của quý vị cũng cần phải có trước khi có: Bất cứ thay đổi nào trong sự nhận định về khiếm tật của con em và bất cứ thay đổi nào về

văn kiện IEP của con em; Bất cứ thay đổi nào trong các điều kiện được hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ;

Page 11: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

8

Bất cứ việc chấm dứt bán phần hay toàn diện giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ, ngoại trừ nếu con em tốt nghiệp với văn bằng phổ thông hay cao cấp.

Không bắt buộc có thỏa thuận của quý vị trước khi hệ trường có thể:

1. Xét lại các dữ kiện hiện có như một phần cho thẩm định của con em hay một tái thẩm định; hay

2. Tiến hành cho con em một trắc nghiệm hay thẩm định khác mà tất cả các trẻ em đều dự trừ khi, trước khi tiến hành trắc nghiệm hay thẩm định đó, phải có thỏa thuận của phụ huynh tất cả các trẻ em.

Hệ trường không có thể sử dụng từ khước thỏa thuận của quý vị đối với một dịch vụ hay sinh hoạt để khước từ quý vị hay con em bất cứ dịch vụ nào khác, quyền lợi, hay sinh hoạt. Nếu quý vị đã ghi danh học cho con em tại một trường tư chi phí do mình chịu hay quý vị đang dạy hợc con em tại gia, và quy vị không thỏa thuận cho thẩm định sơ khởi của con em hay tái thẩm định của con em, hay quý vị không đáp ứng yêu cầu để có thỏa thuận, hệ trường có thể không dùng các thủ tục gạt bỏ thỏa thuận (có nghĩa là, các thủ tục hòa giải và thể thức theo đúng thủ tục tố tụng) và không bắt buộc coi con em là hội đủ điều kiện để hưởng các dịch vụ đồng đẳng (các dịch vu dành cho trẻ em bị khiếm tật được phụ huynh xếp chổ học tại trường tư). Thỏa Thuận - Trường Hợp Đặc Biệt Liên Quan đến các Phụ Huynh Bảo Dưỡng Nếu con em quý vị đang ở cùng với một phụ huynh bảo dưỡng, và các quyền hạn phụ huynh của quý vị đã không bị chấm dứt, hệ trường phải gởi một văn bản thông tri cho quý vị biết là nhân viên trường sẽ dựa trên phụ huynh bảo dưỡng để lấy các quyết định liên quan đến chương trình giáo dục đặc biệt của con em quý vị. Các quyết định nầy liên quan đến các vấn đề về các dịch vụ và xếp chỗ học IEP của con em quý vị, cũng như là các quyết định xét điều kiện. Hệ trường sẽ gởi cho quý vị văn bản thông tri nầy vào đầu năm học hay bất cứ lúc nào trong suốt năm học khi có buổi họp liên quan đến chương trình IEP hay xét điều kiện hưởng giáo dục đặc biệt hay các dịch vụ liên hệ của con em. Thông tri của hệ trường vẫn còn hiệu lực cho tới khi quý vị thông báo cho hệ trường biết quý vị sẽ đáp ứng như là cha mẹ đẻ hay nuôi của con em quý vị trong các vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục của con em quý vị. Phải chắc chắn là hệ trường có địa chỉ gởi thơ hiện thời và thông tin liên lạc của quý vị. Học Sinh Chuyển Trường - Những gì xảy ra nếu quý vị dời chỗ ở? Nếu gia đình quý vị dời tới hệ trường khác trong Virginia hay từ tiểu bang khác quý vị dọn tới Virginia, hệ trường mới không cần thỏa thuận của quý vị để thi hành lập tức văn kiện IEP của con em ở trường mới; tuy nhiên, hệ trường mới phải đảm bảo là con em có được giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ, qua sự hỏi ý kiến của quý vị, và gồm các dịch vụ tương đồng với những dịch vụ mô tả trong văn kiện IEP của con em quý vị.

Hệ trường mới sẽ tiếp xúc với hệ trường trước của quý vị và làm mọi nổ lực để lấy được các hồ sơ của con em liên quan tới sự cung ứng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ. Hệ trường mới sau đó sẽ quyết định một trong những lựa chọn sau đây, hoặc:

chấp nhận và thi hành văn kiện IEP trước với thỏa thuận của quý vị, hay

Page 12: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

9

khai triển và thi hành một văn kiện IEP tạm với thỏa thuận của quý vị trong khi đạt được và xét lại bất cứ thông tin cần thiết nào để triển khai một văn kiện IEP mới, hay

thực hiện một thẩm định và khai triển và thi hành một văn kiện IEP mới với thỏa thuận của quý vị.

Nếu quý vị và nhân viên trường không thể thỏa thuận trên các dịch vụ tạm hay văn kiện IEP

mới, hoặc quý vị và/hay hệ trường mới có thể khởi động các lựa chọn giải quyết tranh chấp của hòa giải hay theo đúng thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp. Trong lúc giải quyết sự bất đồng, hệ trường mới phải cung cấp giáo dục FAPE, qua sự hỏi ý kiến của quý vị, gồm các dịch vụ tương đồng với những dịch vụ mô tả trong văn kiện IEP của con em từ hệ trường trước.

THẨM ĐỊNH GIÁO DỤC ĐỘC LẬP

Nếu quý vị không đồng ý với một thẩm định do hệ trường hoàn tất, quý vị có quyền cho con em thẩm định bởi một người nào khác không gắn kết với hệ trường của con em, do hệ trường đài thọ.

Tổng Quát

Như được mô tả dưới đây, quý vị có quyền có một thẩm định giáo dục độc lập (Independent Educational Evaluation (IEE)) cho con em nếu quý vị không đồng ý với thẩm định của con em do hệ trường đạt được. Nếu quý vị yêu cầu một thẩm định giáo dục độc lập, hệ trường phải cho biết nơi quý vị có thể có được một thẩm định giáo dục độc lập và về các tiêu chuẩn của hệ trường áp dụng cho các thẩm định giáo dục độc lập.

Định Nghĩa Thẩm định giáo dục độc lập có nghĩa là một thẩm định thực hiện bởi một khảo sát viên đủ khả năng nào không phải là nhân viên của hệ trường phụ trách giáo dục của con em. Công phí có nghĩa là hệ trường hoặc trả tất cả chi phí thẩm định hoặc đảm bảo là thẩm định được miễn phí cho quý vị, phù hợp với các điều khoản của đạo luật IDEA, cho phép mỗi Tiểu Bang sử dụng bất cứ nguồn tài trợ của Tiểu Bang, địa phương, Liên Bang và tư nhân nào có sẵn trong Tiểu Bang để đáp ứng các đòi hỏi của đạo luật IDEA.

Quyền của Phụ Huynh Có Thẩm Định do Công Phí Chịu

Quý vị có quyền có một thẩm định giáo dục độc lập cho con em do công phí chịu nếu quý vị không đồng ý với thẩm định của con em do hệ trường đạt được, tùy thuộc vào những điều kiện sau đây:

1. Nếu quý vị yêu cầu một thẩm định giáo dục độc lập cho con em do công phí chịu, hệ trường phải, không được trì hoãn không cần thiết, hoặc: (a) Nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng để yêu cầu một điều trần để chứng tỏ thẩm định cho con em của mình là thích nghi; hay (b) Cung cấp một thẩm định giáo dục độc lập do công phí chịu, trừ khi hệ trường chứng

Page 13: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

10

minh trong một điều trần là thẩm định của con em quý vị đạt được đã không đáp ứng các tiêu chuẩn của hệ trường.

2. Nếu hệ trường yêu cầu một điều trần và quyết định chung cuộc là thẩm định cho con em của

hệ trường là thích nghi, quý vị vẫn có quyền có một thẩm định giáo dục độc lập, nhưng không do công phí chịu.

3. Nếu quý vị yêu cầu một thẩm định giáo dục độc lập cho con em, hệ trường có thể hỏi lý do

tại sao quý vị phản đối thẩm định cho con em do hệ trường đã đạt được. Tuy nhiên, hệ trường không thể không đòi hỏi một giải thích và không thể trì hoãn không lý do hoặc cung cấp thẩm định giáo dục độc lập cho con em do công phí chịu hay nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng để biện hộ thẩm định cho con em của hệ trường.

Quý vị chỉ được quyền có một thẩm định giáo dục độc lập cho con em do công phí chịu mỗi khi hệ trường thực hiện một thẩm định cho con em mà quý vị không đồng ý.

Các Thẩm Định do Phụ Huynh Khởi Xướng

Nếu quý vị đạt được một thẩm định giáo dục độc lập cho con em do công phí chịu hay quý vị chia sẻ với hệ trường một thẩm định cho con em đạt được do chi phí riêng:

1. Hệ trường phải cứu xét các kết quả của thẩm định cho con em, nếu đáp ứng với các tiêu chuẩn của hệ trường đối với các thẩm định giáo dục độc lập, trong bất cứ quyết định nào liên quan tới điều khoản dành một giáo dục công miễn phí thích nghi (FAPE) cho con em; và

2. Quý vị hay hệ trường có thể trình thẩm định là bằng chứng tại một điều trần theo đúng

thủ tục tố tụng liên quan tới con em.

Yêu Cầu Thẩm Định do các Viên Chức Điều Trần

Nếu một viên chức điều trần yêu cầu một thẩm định giáo dục độc lập cho con em như là một phần của một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng, chi phí thẩm định phải là công phí.

Tiêu Chuẩn của Hệ Trường

Nếu là một thẩm định giáo dục độc lập do công phí chịu, các tiêu chuẩn theo đó thẩm định được thực hiện, gồm địa điểm thẩm định và khả năng của khảo sát viên, phải tương tự như các tiêu chuẩn áp dụng bởi hệ trường khi khởi xướng một thẩm định (miễn là các tiêu chuẩn đó phù hợp với quyền quý vị được có một thẩm định giáo dục độc lập). Ngoại trừ các tiêu chuẩn mô tả trên đây, một hệ trường không thể áp đặt các điều kiện hay thời hạn liên hệ để có được một thẩm định giáo dục độc lập do công phí chịu.

GIỮ KÍN CÁC THÔNG TIN Tài liệu Virginia, “Quản Trị Hồ Sơ Học Bạ Học Sinh,” có sẵn trên mạng tại: http://www.doe.virginia.gov/VDOE/studentsrvcs.

Page 14: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

11

ĐỊNH NGHĨA

Như được dùng trong tiểu đề Giữ Kín các Thông Tin:

▪ Phá hủy có nghĩa là phá vật thể hay loại bỏ các nhận dạng cá nhân ra khỏi thông tin khiến thông tin không còn có thể nhận biết ra cá nhân.

▪ Hồ sơ giáo dục có nghĩa là loại hồ sơ bao gồm trong định nghĩa “hồ sơ giáo dục” trong 34 CFR Phần 99 (các điều lệ thi hành Đạo Luật 1967 Quyền về Giáo Dục và Riêng Tư của Gia Đình, 20 U.S.C. 1232g (FERPA)).

THÔNG TIN NHẬN DẠNG CÁ NHÂN

Nhận dạng cá nhân có nghĩa là các thông tin gồm: Tên con em, tên của quý vị là phụ huynh, hay tên của thành viên khác của gia đình; Địa chỉ con em; Một nhận dạng cá nhân, như là số an sinh xã hội hay số học sinh của con em; hay Một bản kê những đặc tính cá nhân hay chi tiết khác có thể giúp để nhận biết đủ chắc chắn ra con em.

THÔNG TRI CHO PHỤ HUYNH

Quý vị có quyền được báo bởi tiểu bang về cách các thông tin liên quan tới con em sẽ được tiểu bang và hệ trường địa phương sử dụng và giữ kín.

Bộ Giáo Dục Virginia (VDOE) phải gởi thông tri thích nghi để thông báo đầy đủ cho các phụ huynh về việc giữ kín các thông tin nhận dạng cá nhân, gồm có:

1. Một mô tả trong phạm vi mà thông tri được gởi đi bằng các ngôn ngữ bản địa của các nhóm dân số khác biệt ở Virginia;

2. Một mô tả về các trẻ em mà thông tin nhận dạng cá nhân được duy trì, các loại thông tin tìm được, các phương pháp Virginia dự định áp dụng để thu thập thông tin (kể cả nguồn gốc của thông tin thu thập được), và những cách sẽ sử dụng thông tin;

3. Một tóm lược các chính sách và thủ tục mà các cơ quan tham gia phải theo liên quan tới tàng trữ, tiết lộ cho đệ tam nhân, giữ lại, và phá hủy đi các thông tin nhận dạng cá nhân; và

4. Một mô tả tất cả những quyền hạn của phụ huynh và con em liên quan tới các thông tin nầy, kể cả các quyền theo Đạo Luật Quyền về Giáo Dục và Riêng Tư của Gia Đình (FERPA) và các điều lệ thi hành trong 34 CFR Phần 99.

Trước khi có bất cứ sinh hoạt quan trọng nào về nhận dạng, tìm địa chỉ, hay thẩm định (cũng được biết là “nhận dạng trẻ em”), các hệ trường phải công bố hay loan báo thông tri trên báo chí hay phương tiện truyền thông khác, hay cả hai, với số lưu hành thích ứng để thông báo cho phụ huynh biết trong toàn tiểu bang về sinh hoạt để tìm kiếm, nhận dạng, và thẩm định cho trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ.

Page 15: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

12

QUYỀN TIẾP CẬN

Quý vị có quyền xem xét hồ sơ con em.

Hệ trường 2 phải cho phép quý vị tới kiểm tra và xem xét bất cứ hồ sơ giáo dục nào liên quan tới con em đã được thu thập, duy trì, hay sử dụng bởi hệ trường theo đạo luật IDEA. Hệ trường phải tuân theo yêu cầu của quý vị để kiểm tra và xem xét bất cứ hồ sơ học bạ nào về con em không được trì hoãn không cần thiết và trước bất cứ buổi họp nào liên quan tới một Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP), hay bất cứ điều trần vô tư theo đúng thủ tục tố tụng nào (kể cả một buổi họp quyết định hay điều trần liên quan đến kỷ luật), và trong mọi trường hợp không quá 45 ngày sau khi quý vị yêu cầu. Quyền kiểm tra và xem xét các hồ sơ học bạ của quý vị gồm:

1. Quyền của quý vị được hệ trường đáp ứng khi quý vị có yêu cầu hợp lý đòi hỏi được giải nghĩa và giải thích về hồ sơ;

2. Quyền của quý vị yêu cầu hệ trường cấp các bản sao hồ sơ nếu quý vị không có thể thực sự kiểm tra và xem xét các hồ sơ trừ khi được các bản sao đó; và

3. Quyền của quý vị có một đại diện kiểm tra và xem xét các hồ sơ. Hệ trường có thể cho là quý vị có thẩm quyền kiểm tra và xem xét các hồ sơ liên quan tới con em trừ khi được cho biết là quý vị không có thẩm quyền theo luật áp dụng của Virginia chi phối những vấn đề như giám hộ, hay ly thân và ly dị.

GHI NHẬN CÁC TIẾP CẬN

Nếu hồ sơ học bạ của con em được tiếp cận bởi người nào khác hơn là quý vị, hay một nhân viên của hệ trường, trường duy trì hồ sơ của con em phải giữ một hồ sơ ghi nhận người nào đã tiếp cận hồ sơ của con em, và khi nào và lý do tại sao xem xét hồ sơ đó.

Mỗi hệ trường phải giữ một hồ sơ ghi nhận các bên đương sự được tiếp cận các hồ sơ học bạ đã được thu thập, duy trì, hay sử dụng theo đạo luật IDEA (ngoại trừ tiếp cận của phụ huynh và nhân viên được phép của hệ trường), gồm có tên của bên đương sự, ngày tháng tiếp cận, và mục tiêu do đó mà bên đương sự được phép sử dụng hồ sơ.

_____________ 2 Những điều khoản về hồ sơ áp dụng cho “các cơ quan tham gia.” “Cơ quan tham gia” có nghĩa là bất cứ hệ trường, cơ quan hay định chế nào thu thập, duy trì, hay sử dụng các thông tin nhận dạng cá nhân, hay từ đó có nhận được thông tin, theo Phần B của đạo luật IDEA. Tuy nhiên, vì lẽ tài liệu nầy chú trọng vào việc tham gia của phụ huynh với hệ trường địa phương, từ ngữ “hệ trường địa phương” sẽ được dùng, hơn là “cơ quan tham gia.”

Page 16: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

13

HỒ SƠ VỀ NHIỀU HƠN MỘT ĐỨA TRẺ

Nếu bất cứ hồ sơ giáo dục nào gồm thông tin về nhiều hơn là một đứa trẻ, phụ huynh các con em đó chỉ có quyền kiểm tra và xem xét thông tin liên quan tới con em mình hay được biết về thông tin riêng cho phần đó.

BẢN LIỆT KÊ CÁC LOẠI VÀ ĐỊA ĐIỂM THÔNG TIN

Theo yêu cầu, mỗi hệ trường phải cung cấp cho quý vị một bản liệt kê các loại và địa điểm của các hồ sơ học bạ đã được thu thập, duy trì, hay sử dụng bởi cơ quan.

LỆ PHÍ

Mỗi hệ trường có thể đòi hỏi một lệ phí cho những bản sao hồ sơ cấp cho quý vị theo đạo luật IDEA nếu những lệ phí nầy không thực sự cản trở quý vị thực thi quyền kiểm tra và xem xét các hồ sơ đó.

Một hệ trường không thể đòi lệ phí để tìm hay lấy các thông tin theo đạo luật IDEA.

TU CHÍNH CÁC HỒ SƠ THEO YÊU CẦU CỦA PHỤ HUYNH

Quý vị có quyền đòi hỏi hồ sơ giáo dục của con em được thay đổi nếu nghĩ rằng các hồ sơ là không đúng hay vi phạm quyền riêng tư của con em.

Nếu nghĩ rằng thông tin trong hồ sơ giáo dục liên quan đến con em đã được thu thập, duy trì, hay sử dụng theo đạo luật IDEA là không đúng, gây hiểu lầm hay vi phạm quyền riêng tư hay các quyền khác của con em, quý vị có thể yêu cầu hệ trường lưu giữ các thông tin nầy thay đổi lại.

Hệ trường phải quyết định có thay đổi hay không các thông tin theo như yêu cầu của quý vị trong một thời gian hợp lý kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu hệ trường từ khước thay đổi thông tin theo như yêu cầu của quý vị, hệ trường phải thông báo cho quý vị biết và khuyên báo cho quý vị biết quyền được có một điều trần cho mục tiêu nầy như mô tả theo tiểu đề Dành Cơ Hội Cho một Điều Trần.

DÀNH CƠ HỘI CHO MỘT ĐIỀU TRẦN

Quý vị có quyền có một điều trần nếu yêu cầu để thay đổi hồ sơ giáo dục của con em bị bác bỏ.

Hệ trường phải, theo yêu cầu, dành cho quý vị một cơ hội có một điều trần để chống lại thông tin trong hồ sơ giáo dục liên quan đến con em nhằm đảm bảo thông tin không bị sai lầm, gây hiểu lầm hay ngoài ra vi phạm quyền riêng tư hay các quyền khác của con em.

Page 17: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

14

CÁC THỦ TỤC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRẦN

Một điều trần để chống lại thông tin trong hồ sơ giáo dục phải được tiến hành phù hợp theo các thủ tục của các điều trần nầy theo Đạo Luật Quyền về Giáo Dục và Riêng Tư của Gia Đình (Family Educational Rights and Privacy Act (FERPA)).

Tại Virginia, các hệ trường có lựa chọn sử dụng các thể thức điều trần theo đúng thủ tục tố tụng như đã mô tả trong mục của tài liệu nầy, "Thể Thức Theo Đúng Thủ Tục", hay duy trì các thể thức cá nhân miễn sao các thể thức đó phù hợp với bộ luật FERPA.

KẾT QUẢ CỦA ĐIỀU TRẦN

Quý vị có quyền thay đổi hồ sơ giáo dục của con em do kết quả của một điều trần hay để bao gồm một ghi nhận trong hồ sơ giáo dục là quý vị không đồng ý với thông tin trong hồ sơ.

Nếu, theo kết quả của điều trần, thông tin được xét thấy là sai lầm, không trung thực hay ngoài ra vi phạm quyền riêng tư hay các quyền khác của con em, hệ trường sẽ phải thay đổi thông tin cho phù hợp và thông báo bằng văn bản cho quý vị biết.

Nếu, theo kết quả của điều trần, thông tin được xét thấy là không sai lầm, trung thực hay ngoài ra không vi phạm quyền riêng tư hay các quyền khác của con em, hệ trường phải báo cho quý vị biết là có quyền ghi một phê bình đối với thông tin hay đề ra bất cứ lý do nào khiến quý vị bất đồng ý với quyết định của hệ trường. Ghi nhận nầy phải được để trong các hồ sơ mà hệ trường lưu giữ liên quan đến con em.

Giải thích nào để trong các hồ sơ của con em phải:

1. Được lưu giữ bởi hệ trường như một phần của các hồ sơ của con em trong thời gian mà hồ sơ hay phần tranh cãi vẫn còn được hệ trường lưu giữ; và

2. Nếu hệ trường tiết lộ các hồ sơ của con em hay phần tranh cãi cho bất cứ bên nào, sự giải thích cũng phải được tiết lộ cho bên đó biết.

THỎA THUẬN CHO PHỔ BIẾN THÔNG TIN NHẬN DẠNG CÁ NHÂN

Quý vị có quyền thỏa thuận cho phổ biến thông tin để nhận biết con em. Không cần thỏa thuận của quý vị trong một số trường hợp.

Ngoại trừ thông tin gồm có trong các hồ sơ giáo dục, và việc phổ biến được cho phép không cần thỏa thuận của phụ huynh theo Đạo Luật Quyền về Giáo Dục và Riêng Tư của Gia Đình (FERPA), phải đạt lấy thỏa thuận của quý vị trước khi thông tin nhận dạng cá nhân được tiết lộ cho những bên không phải là các viên chức của các cơ quan tham gia. Ngoại trừ trong những trường hợp nêư rõ dưới đây, không cần có thỏa thuận của quý vị trước khi tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân cho các viên chức của các cơ quan tham gia nhằm mục tiêu đáp ứng một điều kiện của đạo luật IDEA.

Page 18: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

15

Thỏa thuận của quý vị, hay thỏa thuận của đứa trẻ hội đủ điều kiện nào đã đạt tuổi trưởng thành theo luật Virginia, phải đạt lấy trước khi thông tin nhận dạng cá nhân được tiết lộ cho các viên chức của các cơ quan tham gia cấp hay trả phí tổn các dịch vụ chuyển tiếp. Nếu quý vị đơn phương xếp chỗ học cho con em trong một trường tư không ở cùng hệ trường quý vị cư ngụ, phải có thỏa thuận của quý vị trước khi bất cứ thông tin nhận dạng cá nhân nào liên quan đến con em được tiết lộ giữa các viên chức thuộc hệ trường nơi trường tư được đặt và các viên chức thuộc hệ trường nơi quý vị cư ngụ.

CÁC BẢO VỆ

Quý vị có quyền trông chờ là hệ trường sẽ giữ kín hồ sơ giáo dục của con em.

Mỗi hệ trường phải bảo vệ tính cách kín của thông tin nhận dạng cá nhân ở các giai đoạn thu thập, lưu giữ, tiết lộ, và phá hủy.

Một viên chức tại mỗi hệ trường phải đảm nhận trách vụ để bảo đảm giữ kín bất cứ thông tin nhận dạng cá nhân nào. Tất cả những người thu thập hay sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân phải được huấn luyện hay giảng dạy về các chánh sách và thủ tục của Virginia liên quan tới tính cách kín theo đạo luật IDEA và Đạo Luật Quyền về Giáo Dục và Riêng Tư của Gia Đình (FERPA). Mỗi hệ trường phải duy trì, cho việc thanh tra công cộng, một bản liệt kê hiện hành các tên và chức vụ của các nhân viên nào trong cơ quan có thể tiếp cận với thông tin nhận dạng cá nhân.

PHÁ HỦY THÔNG TIN

Quý vị có quyền đòi hỏi hệ trường phá hủy thông tin về giáo dục của con em khi không còn cần đến.

Hệ trường phải báo cho quý vị biết khi thông tin nhận dạng cá nhân đã được thu thập, duy trì, hay sử dụng không còn cần nữa để mang lại các dịch vụ giáo dục cho con em.

Thông tin phải được phá hủy theo yêu cầu của quý vị. Tuy nhiên, một hồ sơ cố định với tên con em, địa chỉ, và số điện thoại, điểm số, hồ sơ hiện diện, lớp đã theo học, cấp lớp hoàn tất, và năm hoàn tất có thể được duy trì không giới hạn thời gian.

Page 19: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

16

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THAY THẾ

Thêm chi tiết liên quan đến các thủ tục, và mẫu phiếu về hòa giải, giải quyết khiếu nại, và hệ theo đúng thủ tục tố tụng có sẵn tại: www.doe.virginia.gov/VDOE/dueproc, hay tiếp xúc với bộ VDOE.

HÒA GIẢI

Quý vị có quyền đòi hỏi có hòa giải để giải quyết một bất đồng, kể cả về các vấn đề dẫn tới một yêu cầu có một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng. Quý vị và hệ trường có quyền từ khước hòa giải. Yêu cầu có hòa gỉải của quý vị không thể làm chậm đi hay ngăn chặn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị.

Tổng Quát

Hệ trường phải sẵn sàng hòa giải để giúp quý vị và hệ trường giải quyết bất đồng liên quan tới bất cứ vấn đề nào theo đạo luật IDEA, bao gồm những vấn đề nảy sinh trước khi nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng. Vì vậy, hòa giải có sẵn để giải quyết các tranh chấp theo đạo luật IDEA, dù quý vị có nộp hay không một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng như đã mô tả theo tiểu đề Nộp một Đơn Yêu Cầu theo đúng thủ tục tố tụng.

Điều Kiện

Tiến trình hòa giải:

1. phải do tự nguyện về phần của quý vị và hệ trường; 2. không được dùng để từ chối hay trì hoãn quyền của quý vị có một điều trần theo đúng thủ

tục, hay từ khước bất cứ quyền nào khác quý vị có theo đạo luật IDEA; và 3. được điều hành bởi một hòa giải viên đủ khả năng và vô tư nào được huấn luyện những

kỹ thuật hòa giải hữu hiệu. Để cho phụ huynh hiểu được các lợi ích của hòa giải, hệ trường có thể khai triển những thủ tục dành cho phụ huynh và trường học không chọn dùng tiến trình hòa giải, một cơ hội để gặp gở, vào ngày giờ và địa điểm thuận tiện cho quý vị, với một bên vô tư:

1. Nào có ký hợp đồng với một thực thể khác thích nghi giải quyết tranh chấp, hay một trung tâm huấn luyện và thông tin dành cho phụ huynh hay trung tâm nguồn liệu yểm trợ phụ huynh của cộng đồng ở Virginia; và

2. Nào sẽ giải thích các lợi ích và khuyến khích sử dụng tiến trình hòa giải cho quý vị. Bộ VDOE phải có một danh sách các người nào là những hòa giải viên đủ khả năng và hiểu biết các luật lệ và điều lệ liên quan đến điều khoản giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ. Bộ VDOE phải tuyển chọn các hòa giải viên trên căn bản luân phiên. Bộ VDOE chịu trách nhiệm cho phí tổn của tiến trình hòa giải, kể cả các chi phí của các kỳ họp hòa giải.

Page 20: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

17

Mỗi buổi họp trong tiến trình hòa giải phải được ấn định theo thời biểu thích nghi và diễn ra tại một địa điểm thuận tiện cho quý vị và hệ trường.

Nếu quý vị và hệ trường giải quyết một tranh chấp qua tiến trình hòa giải, cả hai bên tranh chấp phải đi tới một thỏa thuận ràng buộc về pháp lý đề ra giải pháp cho tranh chấp và:

1. Ghi nhận là mọi thảo luận đã xảy ra trong tiến trình hòa giải sẽ được giữ kín và không có thể được dùng làm bằng chứng trong bất cứ điều trần theo đúng thủ tục tố tụng hay tranh tụng dân sự nào sau nầy; và

2. Được ký bởi cả quý vị và một đại diện của hệ trường nào có thẩm quyền để ràng buộc hệ trường.

Một thỏa thuận hòa giải bằng văn bản đã ký được thi hành bởi bất cứ tòa án Virginia nào có thẩm quyền xét xử (một tòa án có thẩm quyền theo luật Tiểu Bang xử loại trường hợp nầy) hay một Tòa Sơ Thẩm Liên Bang.

Tính Vô Tư của Hòa Giải Viên

Hòa giải viên: 1. Không thể là nhân viên của hệ trường có liên hệ trong giáo dục hay chăm sóc con em hay

bộ VDOE nếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho con em quý vị; và 2. Phải không có một quyền lợi cá nhân hay nghề nghiệp xung đột với tính khách quan của

người hòa giải viên. Một người nào ngoài ra có đủ khả năng làm một hòa giải viên không được coi là một nhân viên của hệ trường hay cơ quan Tiểu Bang chỉ vì đươc cơ quan hay hệ trường trả thù lao để làm một hòa giải viên.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỚI TIỂU BANG

PHÂN BIỆT GIỮA ĐIỀU TRẦN THEO ĐÚNG THỦ TỤC TỐ TỤNG VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI VỚI TIỂU BANG

Ngoài hòa giải ra, quý vị có quyền dùng tiến trình khiếu nại với tiểu bang hay một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng để giải quyết các bất hòa với hệ trường. Những phương cách nầy có các thủ tục khác nhau. Ví dụ, chỉ có một phụ huynh hay hệ trường có thể yêu cầu một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng. Mặt khác, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể nộp đơn khiếu nại với tiểu bang.

Các điều lệ của đạo luật IDEA nêu các thủ tục riêng biệt cho các khiếu nại với Tiểu Bang và các yêu cầu có các điều trần theo đúng thủ tục tố tụng. Như đã giải thích dưới đây, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể nộp đơn khiếu nại với Tiểu Bang cáo buộc một vi phạm bất cứ điều kiện nào của đạo luật IDEA bởi một hệ trường, bộ VDOE, hay bất cứ cơ quan công nào khác. Chỉ có quý vị hay một hệ trường mới có thể nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng về bất cứ vấn đề nào liên quan tới một đề nghị hay từ khước khởi xướng hay thay đổi nhận dạng,

Page 21: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

18

thẩm định hay xếp lớp giáo dục của đứa trẻ có khiếm tật, hay điều khoản dành một giáo dục công miễn phí thích nghi (FAPE) cho đứa trẻ.

Nhân viên bộ VDOE thông thường phải giải quyết một khiếu nại với Tiểu Bang nội trong một thời biểu 60 ngày lịch, ngoại trừ thời biểu được kéo dài đúng cách. Viên chức điều trần vô tư về thủ tục tố tụng phải xét một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng (nếu không được giải quyết qua một buổi họp giải quyết hay qua hòa giải) và ban hành quyết định bằng văn bản nội trong 45 ngày lịch sau khi thời hạn giải quyết chấm dứt, như được mô tả trong tài liệu nầy dưới tiểu đề Tiến Trình Giải Quyết. Viên chức điều trần có thể cho đặc biệt kéo dài thời biểu theo yêu cầu của quý vị hay hệ trường.

CHẤP NHẬN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA BỘ VDOE

Tổng Quát

Bộ VDOE phải có các thủ tục bằng văn bản về: Giải quyết bất cứ khiếu nại nào, kể cả một khiếu nại nộp trình bởi một tổ chức hay cá

nhân từ tiểu bang khác;

Nộp trình một khiếu nại với bộ VDOE;

Phổ biến rộng rãi các thủ tục khiếu nại của bộ VDOE cho các phụ huynh và những cá nhân liên quan khác, kể cả các trung tâm huấn luyện và thông tin cho phụ huynh, các cơ quan bảo vệ và ủng hộ, các trung tâm sinh hoạt tự lập, và các chủ thể thích nghi khác.

Các Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại của bộ VDOE có sẵn tại:

http://www.doe.virginia.gov/VDOE/Instruction/complaint_res_proced.pdf

Các Điều Chỉnh đối với việc Từ Chối các Dịch Vụ Thích Nghi

Khi giải quyết một khiếu nại với Tiểu Bang trong đó bộ VDOE đã thấy một thiếu sót trong việc cấp các dịch vụ thích nghi, bộ VDOE phải nêu rõ:

1. Sự thiếu sót cung cấp các dịch vụ thích nghi, kể cả biện pháp sửa chữa thích hợp để đáp ứng các nhu cầu cùa đứa trẻ; và

2. Cung cấp trong tương lai các dịch vụ thích nghi cho tất cả các trẻ em có khiếm tật.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐI THIỂU CỦA BỘ VDOE

Thời Hạn; Thủ Tục Tối Thiểu

Bộ VDOE phải gồm trong các thủ tục giải quyết khiếu nại một thời hạn 60 ngày lịch sau khi một khiếu nại được nộp trình để:

1. Tiến hành một cuộc điều tra độc lập tại chỗ, nếu bộ VDOE xác định cuộc điều tra là cần thiết;

2. Dành cho người khiếu nại cơ hội để nộp thêm chi tiết, hoặc bằng miệng hay viết, về các viện dẫn trong khiếu nại;

Page 22: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

19

3. Cho hệ trường cơ hội để trả lời khiếu nại, kể cả, tối thiểu: (a) do hệ trường lựa chọn, một đề nghị giải quyết khiếu nại; và (b) một cơ hội để một phụ huynh nào nộp đơn khiếu nại và cơ quan tự nguyện đồng ý tiến hành việc hòa giải;

4. Duyệt xét tất cả chi tiết thích hợp và lấy một quyết định độc lập xem hệ trường có vi phạm hay không một điều kiện của đạo luật IDEA; và

5. Ban hành một quyết định bằng văn bản cho người khiếu nại trả lời mọi viện dẫn trong khiếu nại và gồm có: (a) các tìm thấy qua các sự kiện và các kết luận; và (b) các lý do của quyết định chung cuộc của bộ VDOE.

Kéo Dài Thời Hạn; Quyết Định Chung Cuộc; Thi Hành

Các thủ tục của bộ VDOE mô tả trên đây cũng phải:

1. Chỉ cho phép kéo dài thời hạn 60 ngày lịch nếu: (a) có những trường hợp đặc biệt trong một khiếu nại riêng biệt với Tiểu Bang; hay (b) phụ huynh và hệ trường tự nguyện kéo dài thời gian để giải quyết vấn đề bằng cách hòa giải hay cách thay thế khác để giải quyết tranh chấp.

2. Bao gồm các thủ tục để thi hành hữu hiệu quyết định chung cuộc của bộ VDOE, nếu cần,

gồm: (a) các sinh hoạt trợ giúp kỹ thuật; (b) điều đình; và (c) biện pháp sửa chữa để đạt được sự phục tùng.

Các Khiếu Nại với Tiểu Bang và Điều Trần Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng

Nếu nhận được một khiếu nại với Tiểu Bang bằng văn bản mà cũng còn liên quan tới một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng như được mô tả dưới đây dưới tiểu đề Nộp Đơn Yêu Cầu Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng, hay khiếu nại với Tiểu Bang gồm nhiều loại vấn đề trong đó có một hay nhiều phần thuộc một điều trần, bộ VDOE phải gác một bên khiếu nại với Tiểu Bang, hay bất cứ phần nào trong khiếu nại với Tiểu Bang đã được đề cập trong điều trần theo đúng thủ tục tố tụng cho tới khi điều trần kết thúc. Bất cứ vấn đề nào trong khiếu nại với Tiểu Bang mà không là một phần trong điều trần theo đúng thủ tục tố tụng phải được giải quyết trong thời hạn và theo các thủ tục được mô tả trên đây. Nếu một vấn đề được nêu ra trong một khiếu nại với Tiểu Bang đã được quyết định trong một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng liên quan tới cùng hai bên (quý vị và hệ trường), thì quyết định điều trần theo đúng thủ tục tố tụng có tính cách ràng buộc đối với vấn đề đó và bộ VDOE phải báo cho bên khiếu nại biết là quyết định có tính cách ràng buộc. Bộ VDOE phải giải quyết bất cứ khiếu nại nào về sự thiếu sót của hệ trường để thi hành một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng.

NỘP ĐƠN KHIẾU NẠI

Quý vị có quyền nộp một đơn khiếu nại với bộ VDOE, nhưng khiếu nại phải gồm có thông tin cụ thể.

Page 23: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

20

Một tổ chức hay cá nhân có thể nộp một đơn khiếu nại bằng văn bản có ký tên theo các thủ tục được mô tả trên đây. Khiếu nại với Tiểu Bang phải bao gồm:

1. Một ghi nhận là một hệ trường vi phạm một điều kiện của đạo luật IDEA hay các điều lệ

của đạo luật; 2. Các sự kiện trên đó ghi nhận được căn cứ; 3. Chữ ký và cách để liên lạc với bên khiếu nại; và 4. Nếu viện dẫn vi phạm liên quan đến một đứa trẻ riêng biệt:

(a) Tên đứa trẻ và địa chỉ nơi cư ngụ của đứa trẻ; (b) Tên trường đứa trẻ đang theo học; (c) Trong trường hợp một đứa trẻ hay thiếu niên vô gia cư, cách sẵn có để liên lạc với

đứa trẻ, và tên trường đứa trẻ đang theo học; (d) Một mô tả loại vấn đề của đứa trẻ, gồm những sự kiện liên quan đến vấn đề; và (e) Một đề nghị giải quyết vấn đề trong giới hạn được biết và có được của bên nộp trình

khiếu nại vào lúc nộp đơn khiếu nại. Khiếu nại phải viện dẫn một vi phạm đã xảy ra không quá một năm trước ngày nhận được khiếu nại như được mô tả dưới tiểu đề Chấp Nhận Thủ Tục Giải Quyết Khiếu Nại với Tiểu Bang. Bên trình nộp khiếu nại với Tiểu Bang phải chuyển một bản sao khiếu nại cho hệ trường phục vụ đứa trẻ cùng một lúc bên trình nộp khiếu nại với bộ VDOE. Tại Virginia, các bên trong khiếu nại (cả quý vị và hệ trường) có quyền kháng cáo quyết định chung cuộc khiếu nại nội trong 30 ngày lịch kể từ khi quyết định được ban bố. Quyết định của Duyệt Xét Viên Kháng Cáo Khiếu Nại là chung quyết. Thêm thông tin về tiến trình kháng cáo nầy có sẵn trên địa chỉ mạng bộ VDOE ghi trên, hay bằng cách tiếp xúc với bộ VDOE.

THỂ THỨC THEO ĐÚNG THỦ TỤC TỐ TỤNG

NỘP MỘT ĐƠN YÊU CẦU CHO ĐIỀU TRẦN THEO ĐÚNG THỦ TỤC TỐ TỤNG

Quý vị có quyền đòi hỏi một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng nếu quý vị và hệ trường không có thể đồng ý về sự học vấn của con em. Quý vị có quyền nhận được chi tiết về sự giúp đở pháp lý miễn phí hay hạ giá.

Tổng Quát

Quý vị hay một hệ trường có thể nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng về bất cứ vấn đề nào liên quan tới một đề nghị hay từ khước khởi xướng hay thay đổi nhận dạng, thẩm định hay xếp lớp giáo dục của con em, hay điều khoản dành một giáo dục công miễn phí thích nghi (FAPE) cho con em.

Page 24: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

21

Yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng phải viện đẫn một vi phạm đã xảy ra không quá hai năm trước ngày quý vị và hệ trường đã được biết hay đã phải được biết về hành động viện dẫn được coi là làm căn bản cho yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng.

Thời hạn trên không áp dụng cho quý vị nếu đã không thể nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng trong vòng thời hạn vì lẽ:

1. Hệ trường đặc biệt đã trình bày sai lầm là đã giải quyết các vấn đề được nhận diện trong yêu cầu; hay

2. Hệ trường đã giữ lại không cho quý vị biết các thông tin hệ trường bắt buộc phải cấp cho quý vị theo đạo luật IDEA.

Thông Tin dành cho Phụ Huynh

Hệ trường phải báo cho quý vị biết bất cứ dịch vụ pháp lý hay liên hệ nào khác miễn phí hay giá hạ sẵn có trong vùng nếu quý vị yêu cầu chi tiết đó; hay nếu quý vị hoặc hệ trường nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng. Bộ VDOE có một danh sách toàn tiểu bang của các dịch vụ nầy có sẵn trên địa chỉ mạng tại: http://www.doe.virginia.gov/VDOE/dueproc Sau đó dưới "Resources", xin bật nơi "Legal Advocacy Groups and Resources for Special Education". Luật Virginia cho phép các bên trong điều trần theo đúng thủ tục được đại diện bởi các người không là luật sư. Bộ Luật Virginia, mục § 22.1-214 C.

YÊU CẦU THEO ĐÚNG THỦ TỤC TỐ TỤNG

Yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị phải gồm có một số chi tiết. Quý vị có quyền đòi yêu cầu được giữ kín. Quý vị có quyền được phúc đáp cho yêu cầu của quý vị.

Tổng Quát

Để yêu cầu có một điều trần, quý vị hay hệ trường (luật sư của quý vị hay hệ trường) phải nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng cho phía bên kia. Yêu cầu có một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng phải gồm có tất cả nội dung liệt kê dưới đây và phải được giữ kín. Quý vị hay hệ trường, bất cứ người nào nộp đơn yêu cầu có một điều trần, cũng phải cấp một bản sao của yêu cầu cho bộ VDOE.

Nội Dung của Yêu Cầu

Yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng phải gồm có:

1. Tên của đứa trẻ; 2. Địa chỉ cư ngụ của đứa trẻ; 3. Tên trường của đứa trẻ; 4. Nếu đứa trẻ hay thiếu niên vô gia cư, cách để liên lạc với đứa trẻ và tên trường của đứa

trẻ;

Page 25: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

22

5. Một mô tả loại vấn đề của đứa trẻ liên quan đến hành động được đề nghị hay từ khước, gồm những sự kiện liên quan đến vấn đề; và

6. Một đề nghị giải quyết vấn đề trong giới hạn hiểu biết và có được của quý vị hay hệ trường vào lúc đó.

Quý vị hay hệ trường có thể không có một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng cho tới khi nào quý vị hay hệ trường (hay luật sư của quý vị hoặc hệ trường) nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng bao gồm thông tin liệt kê trên.

Điều Kiện Đủ để Có Yêu Cầu theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng

Để cho một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng tiến hành, yêu cầu phải được coi là đầy đủ. Yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng sẽ được coi là đầy đủ (đã đáp ứng các điều kiện đòi hỏi về nội dung trên) ngoại trừ phía bên nhận được yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng (quý vị hay hệ trường) thông báo bằng văn bản cho viên chức điều trần và phía bên kia, trong vòng 15 ngày lịch kể từ ngày nhận được yêu cầu, là phía bên nhận được cho rằng yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng không đáp ứng các điều kiện đòi hỏi liệt kê trên.

Trong vòng 5 ngày lịch khi nhận được thông báo phía bên nhận được (quý vị hay hệ trường) coi một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng là không đầy đủ, viên chức điều trần phải quyết định là yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng có đáp ứng các điều kiện đòi hỏi liệt kê trên hay không, và thông báo bằng văn bản lập tức cho quý vị và hệ trường biết. Tu Chính Yêu Cầu

Quý vị hay hệ trường có thể đưa ra những thay đổi trong yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng chỉ khi nào:

1. Phía bên kia chấp thuận các thay đổi bằng văn bản và có được dịp để giải quyết yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng qua một buổi họp quyết định, được mô tả dưới đây; hay

2. Không trễ hơn 5 ngày trước buổi điều trần theo đúng thủ tục tố tụng bắt đầu, viên chức điều trần cho phép các thay đổi.

Nếu bên yêu cầu (quý vị hay hệ trường) có các thay đổi trong yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng, các thời hạn cho buổi họp quyết định (trong vòng 15 ngày lịch khi nhận được yêu cầu) và thời gian để giải quyết (trong vòng 30 ngày lịch khi nhận được yêu cầu) bắt đầu lại kể từ ngày nộp đơn yêu cầu đã tu chính.

Đáp Ứng của Hệ Trường đối với một Yêu Cầu theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng

Nếu hệ trường chưa gởi một văn bản thông tri báo trước cho quý vị, như được mô tả dưới tiểu đề Văn Bản Thông Tri Báo Trước, liên quan đến các vấn đề gồm có trong yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị, hệ trường phải, trong vòng 10 ngày lịch khi nhận được yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng, gởi cho quý vị một phúc đáp gồm:

1. Một giải thích vì sao hệ trường đã đề nghị hay từ khước thực thi hành động nêu lên trong yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng;

2. Một bản mô tả các lựa chọn khác mà Toán Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) của con em đã cứu xét và các lý do tại sao các lựa chọn đó đã bị bác bỏ;

3. Một bản mô tả mỗi thủ tục thẩm định, đánh giá, hồ sơ, hay tường trình hệ trường sử dụng để làm căn bản cho hành động đề nghị hay bác bỏ; và

Page 26: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

23

4. Một bản mô tả các yếu tố nào khác phù hợp với hành động đề nghị hay từ khước của hệ trường.

Miễn là thông tin trong các mục 1-4 nêu trên không ngăn cản hệ trường quyết định là yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị không đầy đủ.

Đáp Ứng của Phía Bên Kia về một Yêu Cầu Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng

Ngoại trừ như đã nêu dưới tiểu đề phụ ngay trên, Đáp ứng của hệ trường đối với một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng, phía bên nhận được một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng phải, trong vòng 10 ngày lịch khi nhận được khiếu nại, gởi cho phía bên kia một phúc đáp trả lời riêng biệt từng các vấn đề trong yêu cầu.

CÁC PHIẾU ĐƠN MẪU

Quý vị có quyền sử dụng các phiếu đơn mẫu để giúp quý vị yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng.

Bộ VDOE phải khai triển các đơn mẫu để giúp quý vị nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng và khiếu nại với Tiểu Bang. Tuy nhiên, bộ VDOE hay hệ trường có thể không bắt buộc quý vị sử dụng các đơn mẫu nầy. Trong thực tế, quý vị có thể sử dụng phiếu đơn nầy hay phiếu đơn mẫu thích nghi khác, miễn là đơn bao gồm đủ chi tiết đòi hỏi để nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng hay khiếu nại với Tiểu Bang. Phiếu đơn mẫu của bộ VDOE có sẵn tại: http://www.doe.virginia.gov/VDOE/dueproc

XẾP CHỖ HỌC CHO ĐỨA TRẺ TRONG KHI CHỜ ĐỢI KẾT QUẢ ĐIỀU TRẦN

Ngoại trừ trong các trường hợp riêng biệt, con em có quyền tiếp tục được hưởng các dịch vụ giáo dục tương tự cho tới khi nào đã giải quyết được theo đúng thủ tục tố tụng, trừ khi quý vị và hệ trường có một thỏa thuận khác.

Ngoại trừ như được nêu dưới đây dưới tiểu đề Thủ Tục Khi Thi Hành Kỷ Luật các Trẻ Em có Khiếm Tật, một khi một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng được gởi cho phía bên kia, trong thời gian tiến trình giải quyết, và trong khi chờ đợi quyết định của bất cứ điều trần vô tư theo đúng thủ tục tố tụng hay tiến trình tòa án nào, trừ khi quý vị và bộ VDOE hay hệ trường có thỏa thuận khác, con em phải ở lại trong xếp lớp giáo dục hiện hành.

Nếu yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng liên quan tới một đơn xin gia nhập sơ khởi vào trường công, con em, với thỏa thuận của quý vị, phải được xếp vào chương trình trường công bình thường cho tới khi mọi tiến trình đều hoàn tất.

Page 27: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

24

Nếu yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng liên quan tới một đơn xin hưởng các dịch vụ sơ khởi theo Phần B của bộ luật IDEA cho một đứa trẻ nào đang chuyển tiếp được phục vụ theo từ Phần C của bộ luật IDEA qua Phần B của bộ luật IDEA và không còn hội đủ điều kiện cho các dịch vụ Phần C vì lẽ đứa trẻ đã lên ba tuổi, hệ trường không cần phải cấp các dịch vụ Phần C mà đứa trẻ đang hưởng.

Nếu đứa trẻ hội đủ điều kiện theo Phần B của bộ luật IDEA và quý vị thỏa thuận cho con em hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ cấp lần đầu tiên, thì, trong khi chờ đợi kết quả của tiến trình, hệ trường phải cấp phần giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ nào không tranh chấp (những phần cả quý vị và hệ trường đều đồng ý). Phần C là mục trong bộ luật IDEA liên quan đến bé sơ sinh và bé đi chập chững. Ở Virginia, các trẻ em có khiếm tật hội đủ điều kiện tuổi từ 2 đến 21 cho các dịch vụ Phần B.

TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT

Trước khi một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng được tiến hành, quý vị có quyền gặp gở ban điều hành trường để thảo luận các vấn đề trong trường hợp theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị, và cố gắng giải quyết các quan tâm của quý vị. Tuy nhiên, quý vị và hệ trường có thể thỏa thuận là cả hai bên đều không muốn một buổi họp giải quyết, hay cả hai đều đồng ý sử dụng hòa giải.

Buổi họp giải quyết

Trong vòng 15 ngày lịch nhận được bản thông tri về yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị, và trước khi điều trần theo đúng thủ tục tố tụng bắt đầu, hệ trường phải triệu tập một buổi họp với quý vị và thành viên hay các thành viên thích nghi của Toán Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) nào có hiểu biết cụ thể về các sự kiện nhận định trong yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng. Buổi họp:

1. Phải gồm có một đại diện của hệ trường nào có thẩm quyền quyết định thay cho hệ trường; và

2. Không gồm có một luật sư của hệ trường trừ khi quý vị có một luật sự đi theo. Mục tiêu của buổi họp là để cho quý vị thảo luận yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị, và những sự kiện được coi là làm căn bản cho yêu cầu, để cho hệ trường có cơ hội để giải quyết tranh chấp. Buổi họp không cần thiết nếu:

1. Quý vị và hệ trường đồng ý bằng văn bản bãi miễn buổi họp; hay 2. Quý vị và hệ trường đồng ý sử dụng tiến trình hòa giải, như được mô tả dưới tiểu đề Hòa

Giải.

Thời Hạn Giải Quyết

Nếu hệ trường không giải quyết thỏa mãn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị trong vòng 30 ngày lịch sau khi nhận được yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị (trong thời hạn dành cho tiến trình giải quyết), điều trần theo đúng thủ tục tố tụng có thể tiến hành.

Page 28: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

25

Thời hạn 45 ngày lịch để ban hành quyết định chung quyết về yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng bắt đầu vào lúc thời hạn giải quyết 30 ngày lịch chấm dứt, với một số ngoại lệ dành để điều chỉnh trong thời hạn giải quyết 30 ngày lịch, như được mô tả dưới đây. Ngoại trừ cả quý vị và hệ trường đều đồng ý bãi miễn tiến trình giải quyết hay sử dụng hòa giải, việc quý vị không tham gia trong buổi họp quyết định sẽ trì hoãn các thời hạn của tiến trình giải quyết và điều trần theo đúng thủ tục tố tụng cho tới khi nào quý vị đồng ý tham gia một buổi họp. Nếu sau khi làm đủ các cố gắng và có tài liệu dẫn chứng các cố gắng đó, hệ trường không thể đạt được sự tham gia của quý vị trong buổi họp giải quyết, hệ trường có thể, khi thời hạn giải quyết 30 ngày lịch chấm dứt, yêu cầu viên chức điều trần gạt bỏ yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị. Tài liệu dẫn chứng các cố gắng đó phải gồm một hồ sơ ghi những cố gắng của hệ trường để thu xếp thời gian và địa điểm mà cả hai bên thỏa thuận, như là: Ghi nhận chi tiết các lần điện thoại được hay không và kết quả của các lần điện thoại đó;

Bản sao trao đổi thư từ gởi cho quý vị và bất cứ hồi đáp nào đã nhận; và Ghi nhận chi tiết các chuyến thăm viếng quý vị tại nhà hay chỗ làm việc và kết quả của các

chuyến viếng thăm đó. Nếu hệ trường không triệu tập buổi họp giải quyết trong vòng 15 ngày lịch sau khi nhận được thông tri về yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị hay không tham gia trong buổi họp giải quyết, quý vị có thể hỏi xin một viên chức điều trần ra lệnh bắt đầu thời hạn 45 ngày lịch của điều trần theo đúng thủ tục tố tụng.

Điều Chỉnh Thời Hạn Giải Quyết 30 Ngày Lịch

Nếu quý vị và hệ trường đồng ý bằng văn bản bãi miễn buổi họp giải quyết, thì thời hạn 45 ngày lịch cho điều trần theo đúng thủ tục tố tụng bắt đầu ngày hôm sau. Sau khi bắt đầu hòa giải hay cuộc họp giải quyết và trước khi thời hạn giải quyết 30 ngày lịch chấm dứt, nếu quý vị và hệ trường đồng ý bằng văn bản là không có thể thỏa thuận được, thì thời hạn 45 ngày lịch cho điều trần theo đúng thủ tục tố tụng khởi sự ngày hôm sau. Nếu quý vị và hệ trường đồng ý sử dụng tiến trình hòa giải, vào lúc thời hạn giải quyết 30 ngày lịch chấm dứt, cả hai bên có thể đồng ý bằng văn bản tiếp tục hòa giải cho tới khi đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu quý vị hay hệ trường rút khỏi tiến trình hòa giải, thì thời hạn 45 ngày lịch cho điều trần theo đúng thủ tục tố tụng bắt đầu ngày hôm sau.

Bản Thỏa Thuận Giải Quyết

Nếu đạt được một giải pháp cho tranh chấp tại buổi họp giải quyết, quý vị và hệ trường phải đi tới một thỏa thuận ràng buộc về pháp lý nghĩa là:

1. Được ký bởi quý vị và một đại diện của hệ trường nào có thẩm quyền để ràng buộc hệ trường; và

Page 29: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

26

2. Thi hành được bởi bất cứ tòa án tiểu bang nào có thẩm quyền xét xử (một tòa án Tiểu Bang nào có thẩm quyền xử các vụ nầy) hay một Tòa Sơ Thẩm Liên Bang.

Thời Hạn Xét Lại Thỏa Thuận

Nếu quý vị và hệ trường đi tới một thỏa thuận do kết quả của buổi họp giải quyết, bất kể phía bên nào (quý vị hay hệ trường) có thể hủy bỏ thỏa thuận trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi cả quý vị và hệ trường ký bản thỏa thuận.

ĐIỀU TRẦN VÔ TƯ THEO ĐÚNG THỦ TỤC TỐ TỤNG

Quý vị có quyền có một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng bởi một viên chức điều trần có hiểu biết nào phải không là nhân viên của hệ trường hay Bộ Giáo Dục Virginia. Quý vị và hệ trường phải tuân theo các quy tắc và thời hạn của những điều trần theo đúng thủ tục tố tụng.

Tổng Quát

Mỗi khi một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng được nộp trình, quý vị và hệ trường liên can trong cuộc tranh chấp phải có một cơ hội để có một điều trần vô tư theo đúng thủ tục tố tụng, như đã mô tả trong các mục của Yêu Cầu theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng và Tiến Trình Giải Quyết.

Viên Chức Điều Trần Vô Tư

Tối thiểu, một viên chức điều trần:

1. Phải không là một nhân viên của bộ VDOE hay hệ trường có liên hệ trong giáo dục hay chăm sóc đứa trẻ. Tuy nhiên, một người không là một nhân viên của cơ quan chỉ vì được cơ quan trả thù lao để làm một viên chức điều trần;

2. Phải không có một quyền lợi cá nhân hay nghề nghiệp xung đột với tính khách quan của viên chức điều trần trong cuộc điều trần;

3. Phải am tường và hiểu biết các điều khoản của đạo luật IDEA, và điều lệ Liên Bang và Tiểu Bang liên hệ tới đạo luật IDEA, và giải thích pháp lý của đạo luật IDEA bởi các tòa Liên Bang và Tiểu Bang; và

4. Phải có hiểu biết và khả năng điều hành các điều trần, và lấy và viết các quyết định, phù hợp với đúng thể thức pháp lý thông dụng thích hợp.

Mỗi hệ trường phải giữ một danh sách của các người nào phục vụ như viên chức điều trần bao gồm một ghi nhận về khả năng của từng viên chức điều trần. Thông tin nầy cũng có sẵn trên địa chỉ mạng của bộ VDOE hay bằng cách tiếp xúc với bộ VDOE.

Nội Dung Vấn Đề của Điều Trần Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng

Viên chức điều trần giáo dục đặc biệt có thẩm quyền tùy xét định cho phép bất cứ bên nào nêu ra tại buổi điều trần những vấn đề đã không nêu lên trong thông tri do bên đơn yêu cầu điều trần dựa trên các sự kiện và sự việc cá biệt của trường hợp. Khi áp dụng điều nầy có nghĩa là:

Page 30: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

27

Phía bên (quý vị hay hệ trường) yêu cầu điều trần theo đúng thủ tục tố tụng không có quyền tuyệt đối nêu ra tại buổi điều trần các vấn đề thêm mà đã không là một phần trong đơn yêu cầu điều trần. Bên đơn yêu cầu điều trần có thể nêu ra tại buổi điều trần các vấn đề thêm chỉ khi nào phía bên kia đồng ý, ngoại trừ như sau: Nếu phía bên kia sẽ không đồng ý các vấn đề thêm được nghe, bên đơn yêu cầu điều trần phải đề xướng một yêu cầu điều trần theo đúng thủ tục tố tụng khác được nghe riêng biệt trên các vấn đề thêm. Trong trường hợp bên đơn yêu cầu điều trần xin viên chức điều trần bao gồm các vấn đề thêm trong phần đáp lại các sự kiện, vấn đề hay tranh luận được phía bên kia nêu lên, viên chức điều trần có thẩm quyền tùy xét định để cho phép các vấn đề thêm được nêu ra tại buổi điều trần dù là phía bên kia không đồng ý.

CÁC QUYỀN ĐIỀU TRẦN

Quý vị có một số quyền hạn trong lúc điều trần theo đúng thủ tục tố tụng, bao gồm quyền tiếp cận, trước khi điều trần, tất cả các bằng chứng trường sẽ dùng trong buổi điều trần, quyền có một luật sư hay các người khác giúp quý vị, có một hồ sơ biên bản miễn phí của điều trần, và có điều trần diễn ra công khai.

Tổng Quát

Bất cứ bên nào trong một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng (kể cả một điều trần liên quan tới các thủ tục kỷ luật) có quyền:

1. Được đi kèm theo và tư vấn bởi một luật sư hay/và những người có hiểu biết hay huấn luyện đặc biệt về các vấn đề liên quan các trẻ em bị khiếm tật;

2. Trình bằng chứng và đối chất, chất vấn, và đòi hỏi sự hiện diện của các nhân chứng; 3. Yêu cầu viên chức điều trần cấm chỉ việc đưa ra bất cứ bằng chứng nào tại buổi điều trần

đã không được tiết lộ cho phía bên kia ít nhất là năm ngày làm việc trước buổi điều trần; 4. Có được một biên bản bằng văn bản, hay, tùy theo lựa chọn của quý vị, điện tử, từng chữ

một của buổi điều trần; và 5. Có được các kết luận bằng văn bản, hay, tùy theo lựa chọn của quý vị, điện tử về sự kiện

và các quyết định.

Xuất Trình Thêm Chi Tiết

Ít nhất là 5 ngày làm việc trước một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng, quý vị và hệ trường phải xuất trình cho nhau tất cả mọi thẩm định hoàn tất vào ngày đó và khuyến nghị dựa trên các thẩm định đó mà quý vị hay hệ trường dự định dùng tại buổi điều trần. Một viên chức điều trần có thể ngăn bất cứ bên nào đã không tuân theo đòi hỏi nầy, không cho đưa ra thẩm định thích hợp hay khuyến nghị tại buổi điều trần mà không có thỏa thuận của bên kia.

Page 31: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

28

Quyền của Phụ Huynh tại các Điều Trần

Quý vị phải được có quyền để:

1. Có con em hiện diện; 2. Có điều trần diễn ra công khai; và 3. Được cấp miễn phí hồ sơ của buổi điều trần, các kết luận về sự kiện và quyết định.

CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐIỀU TRẦN

Quý vị có quyền có được một quyết định dựa trên các vấn đề nêu trong yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị, quyền nộp trình một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng riêng khác nếu có các vấn đề khác xảy ra, và được thông tin nhận dạng con em bỏ ra khỏi quyết định của điều trần trước khi quyết định được đưa ra công khai.

Quyết định của viên chức điều trần xem con em có nhận được một giáo dục công thích nghi miễn phí (FAPE) hay không phải được căn cứ trên những lý do vững chắc. Trong những vụ cho là có một vi phạm về cách thức tố tụng, một viên chức điều trần có thể nhận ra là con em đã không nhận được giáo dục FAPE chỉ khi nào các thiếu sót về cách thức tố tụng:

1. Gây trở ngại cho quyền của con em có được một giáo dục FAPE; 2. Gây trở ngại đáng kể cho cơ hội để quý vị tham gia trong tiến trình lấy quyết định đối với

điều khoản mang lại một giáo dục FAPE cho con em; hay 3. Làm mất một đặc lợi về giáo dục.

Ghi Chú

Không một điều khoản nào nêu trên có thể được hiểu là ngăn cản không cho một viên chức điều trần ra lệnh cho một hệ trường tuân theo các điều kiện đòi hỏi trong mục các bảo vệ thủ tục tố tụng của các điều lệ Liên Bang theo đạo luật IDEA (34 CFR §§300.500 đến 300.536).

Yêu Cầu Riêng Rẽ có một Điều Trần Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng

Không điều gì trong mục các bảo vệ thủ tục tố tụng của các điều lệ Liên Bang theo Phần B của đạo luật IDEA (34 CFR §§300.500 đến 300.536) có thể được hiểu là ngăn cản không cho quý vị nộp trình một yêu cầu riêng rẽ theo đúng thủ tục tố tụng đối với một vấn đề khác với yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng đã được nộp trình.

Các Kết Luận và Quyết Định cho Ủy Ban Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Tiểu Bang Virginia và Công Chúng

Bộ VDOE có trách vụ xóa bất cứ thông tin nhận dạng cá nhân, cũng như là: 1. Cung cấp các kết luận và quyết định trong điều trần theo đúng thủ tục tố tụng cho Ủy Ban

Tư Vấn Giáo Dục Đặc Biệt Tiểu Bang; và 2. Để các kết luận và quyết định đó sẵn sàng cho công chúng tham khảo.

Bộ VDOE làm trọn các trách vụ nầy bằng cách niêm yết những quyết định nầy hằng ba tháng trên địa chỉ mạng mình.

Page 32: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

29

THỜI HẠN VÀ THUẬN TIỆN CỦA CÁC ĐIỀU TRẦN VÀ DUYỆT XÉT

Quý vị có quyền có điều trần vào lúc và nơi thuận tiện cho quý vị, có được quyết định chung cuộc trong điều trần trong vòng thời hạn đã định, và nhận được một bản sao quyết định

Bộ VDOE phải đảm bảo không quá 45 ngày lịch sau thời hạn 30 ngày dành cho các buổi họp giải quyết chấm dứt hay, như đã mô tả dưới tiểu đề phụ Điều Chỉnh Thời Hạn Giải Quyết 30 Ngày Lịch, không quá 45 ngày lịch sau khi thời hạn điều chỉnh chấm dứt:

1. Một quyết định chung cuộc đạt được trong điều trần; và 2. Một bản sao quyết định được gởi qua bưu điện cho mỗi bên.

Một viên chức điều trần có thể cho phép kéo dài đặc biệt thời gian quá thời hạn 45 ngày lịch đã mô tả trên theo yêu cầu của bất cứ bên nào. Điều Lệ Virginia đòi hỏi thêm là viên chức điều trần chỉ có thể cho phép kéo dài nếu đó là quyền lợi tối đa của con em. Mỗi điều trần phải được tiến hành vào lúc và tại nơi đủ thuận tiện cho quý vị và con em.

CÁC TRANH TỤNG DÂN SỰ, GỒM THỜI GIAN ĐỂ NỘP TRÌNH CÁC TRANH TỤNG ĐÓ

Nếu hoặc quý vị hay hệ trường không đồng ý với quyết định của điều trần, một tranh tụng dân sự có thể nộp trình tại tòa tiểu bang hay liên bang, nhưng có thời gian giới hạn.

Tổng Quát

Bất cứ bên (quý vị hay hệ trường) nào không đồng ý với các kết luận và quyết định trong điều trần theo đúng thủ tục tố tụng (kể cả một điều trần liên quan đến các thủ tục kỷ luật) có quyền tranh tụng dân sự liên quan đến nội vụ đã được đem ra điều trần theo đúng thủ tục tố tụng. Tranh tụng có thể đưa ra trước một tòa án Virginia có đủ thẩm quyền xét xử (một tòa án Tiểu Bang nào có thẩm quyền xét xử loại vụ nầy) hay một Tòa Sơ Thẩm Liên Bang bất kể trị giá trong vụ tranh chấp.

Giới Hạn Thời Gian

Phía bên (quý vị hay hệ trường) đưa ra tranh tụng sẽ phải có 90 ngày lịch kể từ ngày có quyết định của viên chức điều trần để trình nộp một tranh tụng dân sự trước một Tòa Sơ Thẩm Liên Bang, hay trong vòng 180 ngày trước tòa sơ thẩm tiểu bang.

Các Thủ Tục Khác

Trong bất cứ tranh tụng dân sự nào, tòa:

1. Nhận hồ sơ các biên bản hành chánh; 2. Nghe bằng chứng thêm theo yêu cầu của quý vị hay theo yêu cầu của hệ trường; và

Page 33: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

30

3. Căn cứ quyết định trên bằng chứng có ưu điểm và cho những gia giảm mà tòa xác định là thích nghi.

Thẩm Quyền của các Tòa Sơ Thẩm Liên Bang

Các Tòa Sơ Thẩm Liên Bang có thẩm quyền quyết định đối với các vụ đưa ra dưới đạo luật IDEA bất kể trị giá trong vụ tranh chấp.

Ghi Chú

Không một điều nào trong Phần B của đạo luật IDEA hạn chế hay giới hạn các quyền, thủ tục, và sửa đổi có sẵn trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, Đạo Luật 1990 về những Người Mỹ Bị Khiếm Tật, Đề Mục V của Đạo Luật Phục Hồi 1973 (Mục 504), hay những luật Liên Bang khác bảo vệ các quyền của trẻ em bị khiếm tật, trừ điểm là trước khi trình nộp sự tranh tụng dân sự theo các luật nầy để xin những gia giảm cũng có trong Phần B của đạo luật IDEA, các thể thức theo đúng thủ tục tố tụng đã được mô tả trên đây phải được sử dụng hết như là đòi hỏi nếu bên đã trình nộp sự tranh tụng theo Phần B của đạo luật IDEA. Có nghĩa là quý vị có thể có những sửa đổi có sẵn theo các luật khác trùng với các sửa đổi theo đạo luật IDEA, nhưng nói chung, để đạt lấy gia giảm theo các luật nào khác, quý vị phải trước tiên dùng những sửa đổi hành chánh có sẵn trong đạo luật IDEA (như là, các cách thức điều trần theo đúng thủ tục tố tụng) trước khi đi trực tiếp tới tòa.

LỆ PHÍ LUẬT SƯ

Tòa có thể quyết định bên thua kiện phải trả chi phí pháp lý cho bên kia.

Tổng Quát

Trong bất cứ tranh tụng hay kiện cáo nào đưa ra dưới đạo luật IDEA, nếu quý vị thắng kiện, tòa án, tùy ý, có thể bồi thường một số lệ phí luật sư hợp lý như là một phần phí tổn của quý vị. Trong bất cứ tranh tụng hay kiện cáo nào đưa ra dưới đạo luật IDEA, tòa án, tùy ý, có thể bồi thường một số lệ phí luật sư hợp lý như là một phần phí tổn cho bộ VDOE hay hệ trường là bên thắng kiện, được trả bởi luật sư của quý vị, nếu luật sư: (a) đã trình nộp một khiếu nại hay tố tụng mà tòa thấy là nông nổi, không hợp lý, hay vô căn cứ; hay (b) đã tiếp tục tranh tụng sau khi sự tranh tụng rõ ràng trở nên nông nổi, không hợp lý, hay vô căn cứ; hay Trong bất cứ tranh tụng hay kiện cáo nào đưa ra dưới đạo luật IDEA, tòa án, tùy ý, có thể bồi thường một số lệ phí luật sư hợp lý như là một phần phí tổn cho bộ VDOE hay hệ trường là bên thắng kiện, được trả bởi quý vị hay luật sư của quý vị, nếu yêu cầu có một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng của quý vị hay tranh tụng được trình theo sau với bất cứ mục tiêu không thích đáng nào, như là khuấy rối, gây ra chậm trễ không cần thiết, hay gia tăng không cần thiết phí tổn tranh tụng hay kiện cáo.

Page 34: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

31

Lệ Phí Cấp Trả

Tòa bồi thường số lệ phí luật sư hợp lý như sau: 1. Số lệ phí phải căn cứ trên các giá biểu thông thường áp dụng trong cộng đồng thường có

những tranh tụng hay điều trần về loại và phẩm chất các dịch vụ tương tự. Không có tiền thưởng hay gia tăng thêm có thể được dùng khi tính các lệ phí cấp trả.

2. Lệ phí có thể không được cấp trả và chi phí liên hệ có thể không được hoàn lại trong bất

cứ tranh tụng hay kiện cáo nào theo đạo luật IDEA đối với những dịch vụ thực hiện sau khi có bản văn xin quý vị điều đình nếu:

a. Có được thơ xin điều đình nội trong thời hạn ghi trong Quy Tắc 68 của các Quy Tắc Liên Bang về Thủ Tục Dân Sự hay, trong trường hợp một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng, bất cứ lúc nào trên 10 ngày lịch trước khi tố tụng bắt đầu;

b. Thơ xin điều đình không được chấp nhận nội trong 10 ngày lịch, và c. Tòa hay viên chức điều trần nhận thấy là sự gia giảm nhẹ sau cùng nhận được bởi

quý vị không thuận lợi cho quý vị hơn là thơ xin điều đình.

Mặc dù những giới hạn nầy, sự cấp trả lệ phí luật sư và chi phí liên hệ có thể được trả cho quý vị nếu quý vị thắng kiện và đã có đủ lý do để bác bỏ việc xin điều đình. 3. Lệ phí có thể không được cấp trả đối với bắt cứ buổi họp nào của Toán Chương Trình

Giáo Dục Cá Nhân (IEP) trừ khi buổi họp được nhóm họp do hậu quả của tiến trình hành chánh hay tranh tụng dân sự. Ở Virginia, điều nầy cũng dành cho hòa giải trước khi nộp trình một yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng.

Buổi họp giải quyết, như mô tả dưới tiểu đề Buổi Họp Giải Quyết, không được coi là một buổi họp được nhóm họp do hậu quả của một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng hay tranh tụng tòa án, và cũng không được coi là một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng hay tranh tụng tòa án vì các mục đích của những điều khoản lệ phí luật sư.

Tòa giảm, cho phù hợp, số lệ phí luật sư được cấp trả theo đạo luật IDEA, nếu tòa thấy là: 1. Quý vị, hay luật sư của quý vị, trong lúc tiến trình tranh tụng hay kiện cáo, không đủ lý

do đã trì hoãn việc giải quyết chung cuộc vụ tranh chấp. 2. Số lệ phí luật sư mặt khác được phép cấp trả vượt quá giá biểu hằng giờ thường áp dụng

trong cộng đồng cho những dịch vụ tương tự bởi các luật sư với khả năng, tiếng tâm, và kinh nghiệm tương đồng vừa phải;

3. Thời gian đã sử dụng và các dịch vụ pháp lý đã cung cấp quá đáng xét trên bản chất của vụ tranh tụng hay kiện cáo; hay

4. Luật sư đại diện quý vị đã không trình cho hệ trường những thông tin thích nghi trong thông tri về yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng như đã mô tả dưới tiểu đề Yêu Cầu theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng.

Tuy nhiên, tòa có thể không giảm lệ phí nếu tòa thấy là Tiểu Bang hay hệ trường không đủ lý do đã trì hoãn việc giải quyết chung cuộc vụ tranh tụng hay kiện cáo hay đã có sự vi phạm trong các điều khoản của đạo luật IDEA về các bảo vệ thủ tục tố tụng.

Page 35: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

32

THỦ TỤC KHI THI HÀNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TRẺ EM CÓ KHIẾM TẬT

Quý vị có quyền ứng phó đối với một số biện pháp kỷ luật áp đặt trên con em. Nếu con em phạm các quy tắc trường, việc xếp chỗ giáo dục của con em có thể bị thay đổi. Tuy nhiên, hệ trường phải theo một số bước.

THẨM QUYỀN CỦA NHÂN VIÊN TRƯỜNG

Xác Định Từng Trường Họp Một

Nhân viên trường có thể cứu xét bất cứ những trường hợp duy nhất nào trên căn bản từng vụ một khi xác định xem một thay đổi trong xếp lớp, theo như những đòi hỏi tiếp theo liên hệ đến kỷ luật, có thích nghi hay không cho một đứa trẻ bị khiếm tật đã vi phạm điều lệ trường về tác phong học sinh.

Tổng Quát

Trong phạm vi cũng áp đặt biện pháp như vậy đối với trẻ em không bị khiếm tật, nhân viên trường có thể, không quá 10 ngày học liên tiếp, di chuyển một đứa trẻ bị khiếm tật nào vi phạm thể lệ hạnh kiểm học sinh khỏi xếp chỗ học hiện hành qua khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời thích nghi, khung cảnh khác, hay tạm đuổi. Nhân viên trường cũng có thể áp đặt di chuyển thêm cho đứa trẻ không quá 10 ngày học liên tiếp trong cùng một năm học do các vụ riêng rẽ về tác phong bất xứng, với điều kiện là những di chuyển đó không thành một thay đổi xép chỗ học (xin xem Thay Đổi Xếp Chỗ Học Vì Bị Di Chuyển Vì Lý Do Kỷ Luật cho định nghĩa, dưới đây). Một khi đứa trẻ có khiếm tật bị di chuyển khỏi xếp chỗ học hiện hành tổng cộng là 10 ngày học trong cùng năm học, hệ trường phải, trong bất cứ ngày di chuyển nào tiếp sau trong năm học đó, cung cấp các dịch vụ theo những đòi hỏi dưới đây dưới tiểu đề phụ Các Dịch Vụ.

Thẩm Quyền Thêm

Nếu tác phong đã vi phạm thể lệ tác phong học sinh không phải là một biểu lộ của khiếm tật đứa trẻ (xin xem Xác Định Biểu Lộ, dưới đây) và thay đổi xếp chỗ học vì kỷ luật vượt quá 10 ngày học liên tiếp, nhân viên trường có thể áp dụng thủ tục kỷ luất cho đứa trẻ có khiếm tật cùng một cách và cùng một thời gian như áp dụng cho trẻ em không có khiếm năng, ngoại trừ trường phải cung cấp các dịch vụ cho đứa trẻ đó như đã mô tả dưới đẩy dưới Các Dịch Vụ. Toán IEP của đứa trẻ, bao gồm (các) phụ huynh, xác định khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời cho những dịch vụ đó. Các Dịch Vụ

Nếu con em bị di chuyển khỏi trường trên 10 ngày trong một năm học vì bị thi hành kỷ luật vì phạm quy tắc trường, con em phải được cấp các dịch vụ giáo dục. Ngoài ra, tác phong của con em có thể được xét lại, và một kế hoạch được trù hoạch để tác phong đó không xảy ra nữa.

Page 36: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

33

Những dịch vụ phải được cấp cho đứa trẻ có khiếm tật nào đã bị di chuyển khỏi xếp chỗ học hiện hành có thể được cung cấp trong khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời. Hệ trường chỉ phải cung cấp dịch vụ cho một đứa trẻ có khiếm tật nào đã bị di chuyển khỏi xếp chỗ học hiện hành của đứa trẻ 10 ngày học hay ít hơn trong năm học đó, nếu hệ trường cung cấp dịch vụ cho một đứa trẻ không khiếm tật nào bị di chuyển tương tự.

Đứa trẻ bị khiếm tật nào bị di chuyển khỏi xếp chỗ học hiện hành của đứa trẻ hơn 10 ngày học phải:

1. Tiếp tục được hưởng dịch vụ giáo dục, như thế nào để đứa trẻ có thể tiếp tục tham dự trong giáo trình giáo dục tổng quát, tuy ở một khung cảnh khác, và tiến triển để đạt các mục tiêu ấn định trong bản IEP của đứa trẻ; và

2. Nhận, nếu thích nghi, một thẩm định tác phong về chức năng, và các dịch vụ và sửa đổi can thiệp về tác phong, được soạn ra để giải quyết vi phạm về tác phong nhằm không để tác phong nầy tái diển lại.

Sau khi một đứa trẻ có khiếm tật bị di chuyển khỏi xếp chỗ học hiện hành 10 ngày học trong cùng năm học, và nếu ngày di chuyển hiện hành là 10 ngày học liên tiếp hay ít hơn và bị di chuyển không là một thay đổi xếp chỗ học (xin xem định nghĩa dưới đây), thì nhân viên trường, tham khảo với ít nhất một giáo viên của đứa trẻ, xác định mức độ của các dịch vụ cần tới để đứa trẻ có thể tiếp tục tham dự giáo trình giáo dục tổng quát, tuy ở trong khung cảnh khác và tiến triển để đạt các mục tiêu ấn định trong văn kiện IEP của đứa trẻ. Nếu bị di chuyển là một thay đổi xếp chỗ học (xin xem định nghĩa dưới đây), Toán IEP của đứa trẻ xác định các dịch vụ thích nghi để đứa trẻ có thể tiếp tục tham dự giáo trình giáo dục tổng quát, tuy ở trong khung cảnh khác, và tiến triển để đạt các mục tiêu ấn định trong bản IEP của đứa trẻ.

Xác Định Biểu Lộ

Nếu hệ trường quyết định thay đổi xếp chỗ học của con em vì lý do tác phong, quý vị và nhân viên trường phải gặp nhau để xác định xem tác phong đó có hay không liên hệ với khiếm tật của đứa trẻ. Trường cũng còn phải xét nếu tác phong đó đã gây ra bởi hệ trường không tuân theo bản IEP của con em.

Trong vòng 10 ngày học của bất cứ quyết định nào để thay đổi xếp chỗ học một đứa trẻ bị khiếm tật vì vi phạm thể lệ hạnh kiểm học sinh (ngoại trừ bị di chuyển 10 ngày học liên tiếp hay ít hơn và không phải là một thay đổi xếp chỗ học), hệ trường, phụ huynh, và thành viên thích nghi của Toán IEP (như đã ấn định bởi phụ huynh và hệ trường) phải duyệt xét tất cả mọí chi tiết phù hợp trong hồ sơ học sinh, kể cả bản IEP của đứa trẻ, bất cứ quan sát nào của giáo viên, và bất cứ chi tiết thích đáng nào được phụ huynh cung cấp để xác định:

1. Xem hành vi đang được xét là gây ra bởi, hay có liên hệ trực tiếp và đáng kể với, khiếm tật của đứa trẻ; hay

2. Xem hành vi đang được xét có phải là kết quả trực tiếp của sự thiếu sót của hệ trường để thi hành bản IEP của đứa trẻ.

Page 37: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

34

Nếu hệ trường, phụ huynh, và thành viên thích nghi của Toán IEP của đứa trẻ xác định là một trong những điều kiện nầy xảy ra, thì hành vi phải được xác định là một biểu lộ của khiếm tật của đứa trẻ. Nếu hệ trường, phụ huynh, và thành viên thích nghi của Toán IEP của đứa trẻ xác định hành vi đang được xét đã là hậu quả trực tiếp của sự thiếu sót của hệ trường để thi hành bản IEP, hệ trường công phải có hành động tức thời để sửa chữa các thiếu sót đó.

Xác Định là Tác Phong đã là một Biểu Lộ của Khiếm Tật của Đứa Trẻ

Nếu hệ trường, phụ huynh, và thành viên thích nghi của Toán IEP xác định hành vi đã là một biểu lộ của khiếm tật của đứa trẻ, Toán IEP phải hoặc:

1. Tiến hành một thẩm định tác phong về chức năng, ngoại trừ hệ trường công đã thực hiện thẩm định tác phong về chức năng trước khi tác phong đưa tới một thay đổi trong xếp lớp xảy ra, và thi hành một kế hoạch can thiệp đối với tác phong cho đứa trẻ; hay

2. Nếu một kế hoạch can thiệp về tác phong đã được khai triển, duyệt xét kế hoạch can thiệp về tác phong, và điều chỉnh kế hoạch, nếu cần, để giải quyết vấn đề tác phong.

Ngoại trừ như đã mô tả dưới đây dưới tiểu đề phụ Các Trường Hợp Đặc Biệt, hệ trường phải hoàn trả đứa trẻ lại cho xếp lớp từ trườc khi đã bị di chuyển, trừ khi phụ huynh và hệ trường đồng ý thay đổi xếp lớp như là một phần của sửa đổi kế hoạch can thiệp về tác phong.

Các Trường Hợp Đặc Biệt

Nếu tác phong của con em liên can tới các dược chất bất hợp pháp hay có kiểm soát, một vũ khí nguy hiểm, hay thương tích trầm trọng về thân thể, hệ trường có linh động hơn để thi hành kỷ luật đối với con em.

Dù là tác phong đã là một biểu lộ của khiếm tật của đứa trẻ hay không, nhân viên trường có thể di chuyển học sinh qua một khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời (đã được xác định bởi Toán IEP của đứa trẻ) cho tới 45 ngày học, nếu đứa trẻ:

1. Mang một vũ khí (xin xem định nghĩa dưới đây) tới trường hay có một vũ khí ở trường, trên khuôn viên trường, hay tại một sinh hoạt trường trong phạm vi thẩm quyền của bộ VDOE hay hệ trường;

2. Biết rõ là mình có hay dùng các dược chất bất hợp pháp (xin xem định nghĩa dưới đây), bán hay rao bán một chất liệu có kiểm soát (xin xem định nghĩa dưới đây), trong khi tại trường, trên khuôn viên trường, hay tại một sinh hoạt trường trong phạm vi thẩm quyền của bộ VDOE hay hệ trường; hay

3. Đã gây ra thương tích thân thể trầm trọng (xin xem định nghĩa dưới đây) cho một người khác trong khi tại trường, trên khuôn viên trường, hay tại một sinh hoạt trường trong phạm vi thẩm quyền của bộ VDOE hay hệ trường.

Định Nghĩa

Chất liệu có kiểm soát nghĩa là một dược chất hay chất liệu khác chỉ định trong các bảng I, II, III, IV, hay V trong mục 202(c) của Đạo Luật về các Chất Liệu Có Kiểm Soát (21 USC 812(c)).

Page 38: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

35

Dược chất bất hợp pháp nghĩa là một chất liệu có kiểm soát, nhưng không gồm một chất liệu có kiểm soát được lưu giữ hay sử dụng hợp pháp dưới sự kiểm soát của một chuyên viên chăm sóc sức khỏe có giấy phép hành nghề hay được lưu giữ hay sử dụng hợp pháp dưới bất cứ thẩm quyền nào khác theo Đạo Luật nầy hay theo bất cứ điều khoản nào khác của luật Liên Bang. Thương tích thân thể trầm trọng có nghĩa dành cho từ ngữ “thương tích thân thể trầm trọng” dưới đoạn (3) trong tiểu mục (h) của mục 1365 thuộc đề mục 18, Bộ Luật Liên Bang. Nghĩa là thương tích thân thể gồm có một sự rủi ro đáng kể làm chết người, đau đớn quá đáng về thể xác, thương tích trên mặt lâu dài và trông rõ rệt, hay làm mất hay làm hư lâu dài về chức năng của một bộ phận thân thể, cơ quan, hay năng lực tâm thần. Vũ khí có nghĩa dành cho từ ngữ “vũ khí nguy hiểm” dưới đoạn (2) trong tiểu mục đầu (g) của mục 930 thuộc đề mục 18, Bộ Luật Liên Bang và § 18.2-308.1 của Bộ Luật Virginia Vũ khí nguy hiểm nghĩa là “một vũ khí, thiết bị, dụng cụ, vật liệu, hay chất liệu, sinh động hay vô sinh, được dùng cho, hay sẵn sàng có khả năng, gây chết người hay thương tích trầm trọng về thân thể, ngoại trừ từ ngữ không bao gồm dao bỏ túi có lưỡi bề dài ngắn hơn 3 phân Anh.” Thông Báo Vào ngày lấy quyết định di chuyển nghĩa là thay đổi xếp chỗ học của đứa trẻ vì vi phạm thể lệ hạnh kiểm học sinh, hệ trường phải thông báo cho phụ huynh biết quyết định đó, và cung cấp cho phụ huynh một thông tri các bảo vệ thủ tụng tố tụng.

THAY ĐỔI XẾP CHỖ HỌC VÌ LẼ BỊ DI CHUYỂN VÌ LÝ DO KỶ LUẬT

Tạm đuổi con em khỏi trường có thể được coi là một “thay đổi trong xếp chỗ học,” trong một số trường hợp.

Việc di chuyển một đứa trẻ bị khiếm tật khỏi xếp chỗ học giáo dục hiện hành của đứa trẻ là một thay đổi trong xếp chỗ học nếu:

1. Di chuyển kéo dài quá 10 ngày học liên tiếp; hay 2. Đứa trẻ bị một loạt di chuyển thành một khuôn thức vì:

a. Các loạt di chuyển tổng cộng trên 10 ngày học trong một năm học; b. Tác phong của đứa trẻ khá tương tự với tác phong của em trong các vụ trước đã

đưa tới hậu quả bị một loạt di chuyển; và c. Những yếu tố thêm chẳng hạn như thời gian của mỗi di chuyển, tổng số thời gian

đứa trẻ bị di chuyển, và các lần di chuyển gần sát nhau.

Một khuôn thức di chuyển có được coi là một thay đổi trong xếp lớp hay không được hệ trường xác định trên căn bản từng vụ một và, nếu không có đồng thuận, phải được duyệt lại qua các tiến trình theo đúng thủ tục tố tụng và tư pháp.

Page 39: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

36

XÁC ĐỊNH KHUNG CẢNH

Toán Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) phải xác định khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời cho các di chuyển coi là thay đổi trong xếp chỗ học, và di chuyển dưới các tiểu đề Thẩm quyền thêm và Trường hợp đặc biệt, nêu trên.

KHÁNG CÁO

Quý vị có quyền nộp đơn xin một điều trần theo đúng thủ tục tố tụng nếu quý vị không đồng ý với các quyết định của hệ trường khi thi hành kỷ luật con em.

Tổng Quát

Phụ huynh có con em bị khiếm tật có thể nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng (xin xem trên đây) nếu không đồng ý với:

1. Bất cứ quyết định nào liên quan đến xếp chỗ học được thi hành theo các điều khoản về kỷ luật nầy; hay

2. Xác định biểu lộ được mô tả trên đây. Hệ trường có thể nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng nếu nghĩ là duy trì xếp chỗ học hiện hành của đứa trẻ rất có thể gây tổn hại cho đứa trẻ hay những người khác.

Quyền Hạn của Viên Chức Điều Trần

Viên chức điều trần đạt đủ các điều kiện đòi hỏi được mô tả dưới tiểu đề phụ Viên Chức Điều Trần Vô Tư phải tiến hành điều trần theo đúng thủ tục tố tụng và lấy quyết định. Viên chức điều trần có thể:

1. Hoàn trả đứa trẻ bi khiếm tật trở lại xếp lớp từ đó đứa trẻ đã bị di chuyển nếu viên chức điều trần xác định việc di chuyển là một vi phạm các điều kiện đòi hỏi dưới tiểu đề Thẩm Quyền của Nhân Viên Trường, hay tác phong của đứa trẻ là một biểu lộ của khiếm tật của đứa trẻ; hay

2. Ra lệnh thay đổi xếp chỗ học cho đứa trẻ bị khiếm tật tới một khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời thích nghi cho không quá 45 ngày học nếu viên chức điều trần xác định là duy trì xếp lchỗ học hiện hành của đứa trẻ rất có thể gây tổn hại cho đứa trẻ hay những người khác.

Các thủ tục tiến hành điều trần nầy có thể lập lại, nếu hệ trường nghĩ là hoàn trả đứa trẻ lại cho xếp chỗ học nguyên thủy rất có thể gây tổn hại cho đứa trẻ hay những người khác. Mỗi khi phụ huynh hay hệ trường nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng để yêu cầu có một điều trần như vậy, một điều trần cần phải có với đầy đủ các điều kiện đòi hỏi được mô tả dưới các tiểu đề phụ Yêu Cầu Thể Thức Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng, Điều Trần về Yêu Cầu Theo Đúng Thủ Tục Tố Tụng, ngoại trừ như sau:

1. Hệ trường phải thu xếp để có một điều trần cấp bách theo đúng thủ tục tố tụng, phải diễn ra trong vòng 20 ngày học kể từ khi có yêu cầu điều trần và phải đưa tới quyết định nội trong 10 ngày học sau khi có điều trần.

Page 40: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

37

2. Ngoại trừ phụ huynh và hệ trường đồng ý bằng văn bản bãi miễn kỳ họp, hay thỏa thuận dùng tiến trình hòa giải, một buổi họp giải quyết phải diễn ra nội trong 7 ngày lịch sau khi nhận thông tri yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng. Điều trần có thể tiến hành ngoại trừ vấn đề đã được giải quyết thỏa đáng cho cả hai bên nội trong 15 ngày lịch sau khi nhận yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng.

Một bên có thể kháng cáo quyết định trong một điều trần cấp bách theo đúng thủ tục tố tụng giống như các quyết định trong các điều trần theo đúng thủ tục tố tục khác (xin xem Kháng Cáo, trên đây).

XẾP CHỖ HỌC TRONG LÚC KHÁNG CÁO

Khi, như đã được mô tả trên đây, phụ huynh hay hệ trường đã nộp một đơn yêu cầu theo đúng thủ tục tố tụng liên quan tới các vấn đề kỷ luật, đứa trẻ phải (trừ khi phụ huynh và hệ trường có thỏa thuận khác) ở lại trong khung cảnh giáo dục thay thế tạm thời trong khi chờ đợi quyết định của viên chức điều trần, hay cho tới khi hết thời gian bị di chuyển như đã ấn định và mô tả dưới tiểu đề Thẩm Quyền của Nhân Viên Trường, tùy theo trường hợp nào tới trước.

BẢO VỆ ĐỐI VỚI NHỮNG TRẺ EM CHƯA HỘI ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT VÀ CÁC

DỊCH VỤ LIÊN HỆ

Quý vị có quyền trông đợi có một số bảo vệ cho con em bị thi hành kỷ luật nhưng chưa hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ.

Tổng Quát

Nếu đứa trẻ chưa được xác định hội đủ điều kiện để hưởng giáo dục và các dịch vụ liên hệ và vi phạm thể lệ tác phong học sinh, nhưng hệ trường đã được biết (như đã xác định dưới đây) trước khi xảy ra tác phong đưa tới biện pháp kỷ luật, là đứa trẻ là một trẻ em bị khiếm tật, thì đứa trẻ có thể đòi hỏi bất cứ những bảo vệ nào đã được mô tả trong thông tri nầy.

Căn Bản cho sự Hiểu Biết đối với các Vấn Đề về Kỷ Luật

Hệ trường phải coi là có hiểu biết là đứa trẻ là một trẻ em bị khiếm tật nếu, trước khi xảy ra tác phong đưa tới biện pháp kỷ luật.

1. Phụ huynh của đứa trẻ đã bày tỏ mối lo ngại bằng văn bản là đứa trẻ cần tới giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ cho nhân viên điều hành hay hành chánh của cơ quan giáo dục thích nghi, hay một giáo viên của đứa trẻ.

2. Phụ huynh đã yêu cầu một thẩm định liên quan tới điều kiện thụ hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ theo Phần B của đạo luật IDEA; hay

3. Giáo viên của đứa trẻ hay nhân viên khác của hệ trường đã tỏ ra mối lo ngại cụ thể về một nếp tác phong biểu lộ bởi đứa trẻ trực tiếp cho giám đốc giáo dục đặc biệt của hệ trường hay nhân viên giám sát khác của hệ trường.

Page 41: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

38

Biệt Lệ

Hệ trường sẽ không được coi là có hiểu biết như vậy nếu:

1. Phụ huynh của đứa trẻ không cho phép một thẩm định cho đứa trẻ hay từ khước các dịch vụ giáo dục đặc biệt; hay

2. Đứa trẻ đã được thẩm định và xác định không phải một trẻ em bị khiếm tật dưới đạo luật IDEA.

Điều Kiện được Áp Dụng nếu Không có Căn Bản cho sự Hiểu Biết

Nếu trước khi thi hành biện pháp kỷ luật đối với đứa trẻ, hệ trường không có hiểu biết là đứa trẻ là một trẻ em bị khiếm tật, như đã mô tả dưới các tiểu đề phụ Căn Bản cho sự Hiểu Biết đối với các Vấn Đề về Kỷ Luật và Biệt Lệ, đứa trẻ có thể phải chịu những biện pháp kỷ luật áp dụng cho trẻ em không khiếm tật nào can dự trong tác phong tương tự. Tuy nhiên, nếu có một yêu cầu thẩm định cho một đứa trẻ trong thời gian đứa trẻ đang bị biện pháp kỷ luật, thẩm định phải được tiến hành theo thể thức cấp bách. Cho đến khi thẩm định hoàn tất, đứa trẻ vẫn ở lại trong xếp chỗ học giáo dục ấn định bởi các chức trách của trường, có thể bao gồm tạm đuổi hay đuổi hẳn không có các dịch vụ giáo dục. Nếu đứa trẻ được xác định là một trẻ em bị khiếm tật, căn cứ trên dữ kiện của thẩm định tiến hành bởi hệ trường, và dữ kiện cung cấp bởi phụ huynh, hệ trường phải cấp giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ phù hợp với đạo luật IDEA, kể cả các điều kiện đòi hỏi về kỷ luật đã được mô tả trên đây.

CHUYỂN QUA VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA GIỚI CHỨC THI HÀNH LUẬT PHÁP VÀ TƯ PHÁP

Trong một vài trường hợp, cảnh sát và các tòa án có thể nhận được thông tin về con em từ hệ trường của con em.

Phần B của đạo luật IDEA không có:

1. Cấm chỉ một cơ quan trình báo một tội ác gây ra bởi một đứa trẻ bị khiếm tật cho các nhà hữu trách thích nghi; hay

2. Ngăn cản các giới chức thi hành luật pháp và tư pháp Virginia thi hành trách vụ của mình về việc áp dụng luật Liên Bang và Tiểu Bang cho các tội ác vi phạm bởi một trẻ em bị khiếm tật.

Chuyển Giao Hồ Sơ

Nếu hệ trường trình báo một tội ác vi phạm bởi một trẻ em bị khiếm tật, hệ trường: 1. Cần phải đảm bảo các bản sao hồ sơ giáo dục đặc biệt và kỷ luật của đứa trẻ được

chuyển giao để được cứu xét bởi các giới chức trách mà cơ quan hệ trường trình báo tội ác; và

2. Có thể chuyển giao các bản sao hồ sơ giáo dục đặc biệt và kỷ luật của đứa trẻ chỉ trong phạm vi được Đạo Luật Quyền về Giáo Dục và Riêng Tư của Gia Đình (FERPA) cho phép.

Page 42: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

39

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHỤ HUYNH ĐƠN PHƯƠNG XẾP CHỖ HỌC CHO CON EM VÀO CÁC TRƯỜNG TƯ DO CÔNG PHÍ CHỊU

TỔNG QUÁT

Quý vị có thể có quyền được hưởng một số dịch vụ khi quý vị tự đặt con em vào một trường tư.

Đạo luật IDEA không đòi hỏi hệ trường phải trả những phí tổn giáo dục, kể cả giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ, của con em bị khuyết tật tại một trường hay tiện nghi tư nếu hệ trường dành một giáo dục công thích nghi miễn phí (FAPE) sẵn cho con em và quý vị chọn đặt đứa trẻ vào một trường hay tiện nghi tư. Tuy nhiên, khu trường học nơi trường tư được đặt phải gồm con em vào số những học sinh mà nhu cầu được đáp ứng theo các điều khoản của đạo luật IDEA liên quan tới trẻ em nào đã được đặt bởi phụ huynh của mình vào một trường tư dưới 34 CFR §§300.131 đến 300.144.

Bồi Hoàn Phí Tổn do Xếp Chỗ Học tại Trường Tư

Nếu con em mình trước đây đã nhận giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên hệ dưới thẩm quyền của hệ trường, và quý vị chọn ghi danh cho con em theo học tại một trường tư cấp măng non, tiểu học, hay trung học tổng hợp mà không có sự thỏa thuận hay giới thiệu của hệ trường, một tòa án hay viên chức điều trần có thể đòi hỏi cơ quan bồi hoàn cho quý vị phí tổn ghi danh theo học nếu tòa hay viên chức điều trần thấy là cơ quan đã không dành một giáo dục FAPE sẵn cho con em kịp thời trước việc ghi danh theo học đó và việc xếp chỗ học tại trường tư là thích nghi. Viên chức điều trần hay tòa án có thể xét thấy việc xếp chỗ học của quý vị là thích nghi, ngay cả khi việc xếp chỗ học không đáp ứng các tiêu chuẩn của Virginia áp dụng cho giáo dục cung cấp bởi bộ VDOE và các hệ trường.

Giới Hạn đối với Bồi Hoàn

Phí tổn bồi hoàn đã được mô tả trong các đoạn trên đây có thể bị giảm hay bác bỏ:

1. Nếu: (a) Tại buổi họp Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (IEP) gần nhất mà quý vị đã tham dự trước khi quý vị di chuyển con em khỏi trường công, quý vị đã không báo cho toán IEP biết là đã bác bỏ xếp lớp đề nghị bởi hệ trường để dành một giáo dục FAPE cho con em, kể cả nêu ra các mối lo ngại và ý định ghi danh cho con em theo học trường tư với ngân khoản công; hay (b) Ít nhất 10 ngày làm việc (gồm bất cứ ngày lễ nào xảy ra vào ngày làm việc) trước khi di chuyển con em khỏi trường công, quý vị đã không gởi bản thông tri cho hệ trường biết chi tiết đó.

2. Nếu, trước khi quý vị di chuyển con em khỏi trường công, hệ trường đã cấp văn bản thông tri báo trước cho quý vị biết, về ý định thẩm định con em của hệ trường (gồm có phần ghi mục tiêu của thẩm định thích nghi và hợp lý), nhưng quý vị đã không đưa đứa trẻ tới thẩm định; hay

3. Theo kết luận của tòa là hành động của quý vị không hơp lý.

Page 43: Quyền Lợi Giáo Dục Đặc Biệt của Gia Đình Quý Vị

40

Tuy nhiên, phí tổn bồi hoàn:

1. Không được giảm hay bác bỏ vì thiếu cung cấp bản thông tri nếu: (a) Trường đã ngăn cản quý vị cung cấp bản thông tri; (b) Quý vị đã không nhận được thông báo là có trách vụ phải cung cấp bản thông tri đã được mô tả trên đây; hay (c) Tuân theo các điều kiện đòi hỏi trên đây có thể gây ra nguy hại về thể xác cho con em; và

2. Có thể, tùy theo xét định của tòa án hay viên chức điều trần, không được giảm hay bị bác bỏ vì phụ huynh thiếu sót không cung cấp bản thông tri đòi hỏi nếu: (a) Phụ huynh mù chữ hay không thể viết Tiếng Anh; hay (b) Tuân theo điều kiện đòi hỏi trên đây có thể gây ra nguy hại cảm xúc trầm trọng cho đứa trẻ.