Hiện diện tại đó làm việc với trẻ em

17
HIỆN DIỆN TẠI ĐÓ, TRẢI NGHIỆM VÀ TẠO KHÔNG GIAN CHO MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI: BÀN VỀ CÁCH LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM TRONG LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH (Phần I) PETER ROBER Nhà tâm lý lâm sàng, nhà trị liệu gia đình, đào tạo viên liệu pháp gia đình tại Bệnh viện Đại học Leuven (Louvain), Vương quốc Bỉ. Nguồn: Journal of Family Therapy (2008) 30: 465-477 Ngưi dch: BS NGUYN MINH TIN Trưng Chi hi Trăng Non, Hi KH Tâm l – Gio dc Tp.HCM Trong khi hầu hết các tác giả đều nhất trí về tầm quan trọng của việc huy động sự tham gia tích cực của trẻ em trong các phiên trị liệu gia đình, rất nhiều nhà trị liệu gia đình đã “loại trừ” sự tham gia của trẻ em bởi vì họ cảm thấy không thoải mái khi làm việc với trẻ em. Việc huấn luyện cho các nhà trị liệu gia đình cảm thấy thoải mái hơn với trẻ em là điều tốt nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày tính phức tạp về chủ đề sự thoải mái của nhà trị liệu trong phiên trị liệu với trẻ em và gia đình. Trong phần bàn luận về trường hợp của Elly và mẹ, người đọc cũng sẽ được lưu ý về việc những trải nghiệm có được trong phiên trị liệu có thể giúp cho nhà trị liệu hiểu được những gì đang diễn ra bên trong gia đình mà mình đang làm việc. PHẦN DẪN NHẬP Nhiều nhà trị liệu có kinh nghiệm đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bao gồm sự tham gia của trẻ em trong cc phiên trị liệu gia đình. Chẳng hạn như người tiên phong trong lĩnh vực liệu php gia đình, Nathan Ackerman (1970) đã cho rằng liệu php gia đình không thể thực hiện được khi không xảy ra sự trao đổi mt cch có nghĩa giữa cc thế hệ. Andolfi (1982) cũng đã viết rằng để có thể thực sự hiểu được lịch sử của mt gia đình cũng như hiểu được gia đình đó hiện đang như thế nào thì nhà trị liệu gia đình phải nói chuyện với toàn thể gia đình, bao gồm cả trẻ em trong đó. Theo Andolfi, những đứa trẻ có thể cung cấp cho nhà trị liệu

Transcript of Hiện diện tại đó làm việc với trẻ em

Page 1: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

HIỆN DIỆN TẠI ĐÓ, TRẢI NGHIỆM VÀ TẠO KHÔNG GIAN CHO MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI: BÀN VỀ CÁCH LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM TRONG LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH(Phần I)

PETER ROBERNhà tâm lý lâm sàng, nhà trị liệu gia đình, đào tạo viên liệu pháp gia đình tại Bệnh viện Đại học Leuven (Louvain), Vương quốc Bỉ.Nguồn: Journal of Family Therapy (2008) 30: 465-477

Ngươi dich: BS NGUYÊN MINH TIÊNTrương Chi hôi Trăng Non, Hôi KH Tâm ly – Giao duc Tp.HCM

Trong khi hầu hết các tác giả đều nhất trí về tầm quan trọng của việc huy động sự tham gia tích cực của trẻ em trong các phiên trị liệu gia đình, rất nhiều nhà trị liệu gia đình đã “loại trừ” sự tham gia của trẻ em bởi vì họ cảm thấy không thoải mái khi làm việc với trẻ em. Việc huấn luyện cho các nhà trị liệu gia đình cảm thấy thoải mái hơn với trẻ em là điều tốt nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày tính phức tạp về chủ đề sự thoải mái của nhà trị liệu trong phiên trị liệu với trẻ em và gia đình. Trong phần bàn luận về trường hợp của Elly và mẹ, người đọc cũng sẽ được lưu ý về việc những trải nghiệm có được trong phiên trị liệu có thể giúp cho nhà trị liệu hiểu được những gì đang diễn ra bên trong gia đình mà mình đang làm việc.

PHẦN DẪN NHẬP

Nhiều nhà trị liệu có kinh nghiệm đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bao gồm sự tham gia của trẻ em trong cac phiên trị liệu gia đình. Chẳng hạn như người tiên phong trong lĩnh vực liệu phap gia đình, Nathan Ackerman (1970) đã cho rằng liệu phap gia đình không thể thực hiện được khi không xảy ra sự trao đổi môt cach có y nghĩa giữa cac thế hệ. Andolfi (1982) cũng đã viết rằng để có thể thực sự hiểu được lịch sử của môt gia đình cũng như hiểu được gia đình đó hiện đang như thế nào thì nhà trị liệu gia đình phải nói chuyện với toàn thể gia đình, bao gồm cả trẻ em trong đó. Theo Andolfi, những đứa trẻ có thể cung cấp cho nhà trị liệu những chỉ bao tốt về bầu khí cảm xúc bên trong gia đình. Ông đề nghị nhà trị liệu gia đình nên đặt trẻ em (đặc biệt là đứa trẻ mang triệu chứng) vào vị trí như môt “nhà tư vấn” (consultant) hoặc như môt nhà đồng trị liệu (co-therapist): đứa trẻ khi đó sẽ trơ thành “sợi chỉ của Adriadne” giúp dẫn đường cho nhà trị liệu có thể đi được trong mê cung (Andolfi và cs., 1989; Andolfi, 1995). Ngoài ra, nhiều vị tiên phong khac về liệu phap gia đình cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trẻ em tham gia vào tiến trình trị liệu (Minuchin, 1974; Whitaker và Keith, 1981). Cuôc nghiên cứu Delphi do Sori và Sprenkle thực hiện năm 2004 cũng cho kết luận chính tương đồng như những phat biểu của cac nhà tiên phong về liệu phap gia đình: trẻ em nên được tham gia vào cac phiên trị liệu gia đình. Đã có những nghiên cứu kết quả theo kinh nghiệm (empirical outcome research) về hiệu quả của liệu phap gia đình trong trị liệu cho trẻ em (ví du Carr, 2009), nhưng theo như tôi được biết thì chưa có nghiên cứu theo kinh nghiệm nào so sanh hiệu quả giữa liệu phap gia đình có sự

Page 2: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

tham gia của trẻ em với liệu phap gia đình không có trẻ em tham gia. Có môt điểm nổi bật quan trọng được nhận thấy trong cac nghiên cứu theo kinh nghiệm đó là: ngay cả khi có trẻ em hiện diện trong phòng trị liệu, trẻ cũng có thể đã không tham gia môt cach tích cực vào tiến trình trị liệu (Cederborg, 1997). Trong những phiên trị liệu gia đình, trẻ em dường như chỉ được “nói về” thay vì được mời gọi tham gia trực tiếp vào cuôc đối thoại.

Tiếng nói của trẻ em trong liệu pháp gia đình

Việc trẻ em thường được xem như môt chủ đề của cuôc đối thoại thay vì đóng vai trò như những thành viên tham gia tích cực vào cuôc đối thoại cũng ăn khớp với cac kết quả quan sat từ môt số tac giả qua đó trẻ em thường bị đặt ra ngoài liệu phap gia đình (Zilbach, 1986; Chasin và White, 1989; Carr, 1994; Rober, 1998; Lind và cs., 2004; Sori, 2006). Korner và Brown (1990) đã khảo sat 173 nhà trị liệu hôn nhân và gia đình tại Hoa Kỳ và đã phat hiện khoảng 40% nhà trị liệu gia đình chẳng bao giờ tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào cac phiên trị liệu của họ, và khoảng 31% nhà trị liệu cho trẻ em hiện diện nhưng không thực sự cho trẻ tham dự tiến trình trị liệu. Nhiều nhà trị liệu hôn nhân và gia đình dường như chỉ chủ yếu làm việc với cac ca nhân hoặc những đôi lứa.

Những phat hiện trong nghiên cứu của Korner và Brown gây chủ y hơn cả là về việc chính cac trẻ em cũng xem việc được tham gia cac buổi trị liệu là quan trọng. Đó cũng là điều mà Stith và cs. (1996) đã phat hiện trong nghiên cứu “Tiếng Nói Của Trẻ Em” của họ, trong đó họ đã phỏng vấn những trẻ em (từ 5 đến 13 tuổi) được tham gia vào liệu phap gia đình. Cac nhà nghiên cứu muốn xac định những cach nhìn của trẻ về cac trải nghiệm mà trẻ có được qua liệu phap gia đình. Môt trong những phat hiện nổi trôi nhất trong nghiên cứu đó là trẻ em muốn được tham gia môt cach có y nghĩa vào liệu phap gia đình. Mặc dù ban đầu trẻ thường không muốn đến với trị liệu, nhưng với thời gian hầu hết trẻ em đều thấy những phiên trị liệu là có gia trị. Ngay cả khi trẻ không thực sự tập trung vào việc trị liệu, trẻ vẫn muốn hiện diện ơ đó cùng với bố mẹ. Môt phat hiện thú vị khac đó là những trẻ đó đã nói với những nhà nghiên cứu rằng trẻ càng cảm thấy thoải mai trong tiến trình trị liệu thì trẻ càng hiểu biết về những gì xảy ra trong gia đình và về những đông cơ nào khiến bố mẹ đã cần đến việc trị liệu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em muốn tham gia trị liệu theo những cach thức riêng của trẻ: trẻ không muốn chỉ có “nói”, trẻ còn muốn “làm” môt cai gì đó nữa. Phat hiện này có thể có tính khích lệ đối với những nhà trị liệu trong việc sử dung những kỹ thuật định hướng hành đông (action-oriented techniques) khi họ làm việc với trẻ em.

Cảm thấy thoải mái với trẻ em

Trẻ em đương nhiên không cần tham gia liệu phap gia đình vào mọi lúc. Đôi khi cũng có những ly do chính đang để nhà trị liệu chỉ làm việc riêng với bố mẹ (Sori và Sprenkle, 2004). Ví du khi nói về chủ đề tính duc hoặc sự thân mật của bố mẹ thì tốt hơn là nên nói khi không có trẻ em hiện diện. Mặt khac, dường như nhiều nhà trị liệu cũng có những ly do ca nhân hoặc theo kinh

Page 3: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

nghiệm khiến họ không bao gồm trẻ em vào cuôc trị liệu (Andolphi, 1982; Zilbach, 1986; Chasin và White, 1989; Wachtel, 1994). Vì thế, trong môt nghiên cứu của Johnson và Thomas (1999), 143 nhà lâm sàng thành viên của AAMFT (Hiệp hôi Trị liệu Hôn nhân – Gia đình Hoa Kỳ) đã được khảo sat, trong đó 49,7% cac nhà trị liệu gia đình đã loại trẻ em ra khỏi cac cuôc trị liệu do bơi việc ca nhân họ không cảm thấy thoải mai đối với trẻ em. Những nhà trị liệu nào cảm thấy thoải mai với trẻ em hơn thì thường dễ mời gọi trẻ tham gia trị liệu nhiều hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy cac nhà trị liệu có khuynh hướng loại ra khỏi cuôc trị liệu những trẻ em nào có vấn đề bôc lô ra bên ngoài (chẳng hạn như tăng đông hoặc rối loạn ứng xử) hơn so với những trẻ có vấn đề ẩn chứa bên trong (ví du trầm cảm). Johnson và Thomas (1999) cũng lưu y: “Những trẻ em hung hăng, bôt phat có thể gây thach thức cao đối với phiên trị liệu. Yêu cầu bố mẹ giao đứa trẻ như thế cho môt người giữ trẻ thì dễ hơn rất nhiều so với việc phải chật vật thực hiện phiên trị liệu với môt đứa trẻ như thế” (trang 121).

Một thách thức

Làm việc với bất cứ đứa trẻ như thế nào cũng đều là môt thach thức khi thực hiện liệu phap gia đình. Môt số trẻ có thể gây ồn ào và mất trật tự khiến người lớn rất khó nói chuyện. Môt số trẻ khac lại qua im lặng đến mức nhà trị liệu cảm thấy mất phương hướng, hut hẫng và bất lực bơi vì loại phương tiện chính yếu của mình (lời nói) đã trơ nên vô dung. Ngoài ra, không chỉ những đứa trẻ mà chính bố mẹ của chúng cũng gây nên những căng thẳng cho nhà trị liệu. Bố mẹ (chứ không phải trẻ em) là những người khơi xướng yêu cầu được trị liệu và đặt ra những kỳ vọng cao bơi vì họ bị kiệt sức khi đã vô phương hóa giải những phiền muôn về tương lai của con mình. Đôi khi nhà trị liệu cảm thấy những phu huynh kia đang kiểm tra cach thức nhà trị liệu xử ly tình huống đang diễn ra. Bố mẹ của đứa trẻ cũng có thể cảm thấy “nhẹ lòng” khi nhìn thấy nhà trị liệu thất bại trong việc làm cho trẻ nói ra, vì thông qua sự thất bại của nhà trị liệu mà họ tìm được bằng chứng cho thấy họ cũng không đến nỗi đang trach: “Ngay cả vị chuyên gia này cũng không xử ly nổi con của tôi”. Ngược lại, môt nhà trị liệu rất thành thạo trong việc nói chuyện và chơi với trẻ em có thể thực hiện những cach thức tiếp túc với trẻ mà chẳng bao giờ bố mẹ trẻ có thể làm được; khi đó có thể phat sinh cac chủ đề nhạy cảm như là sự khiển trach hoặc sự cạnh tranh nơi bố mẹ. Môt sự tiếp xúc tốt giữa nhà trị liệu và đứa trẻ có thể làm gia tăng sự ngưỡng mô và thu hút của bố mẹ đối với nhà trị liệu, đồng thời lại cũng làm mạnh thêm nỗi lo sợ ơ bố mẹ vì những kỹ năng chăm nuôi con hạn chế của họ.

Sự phức tạp trong việc trẻ em tham gia vào liệu phap gia đình đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đưa chủ đề này vào trong việc huấn luyện những nhà trị liệu trẻ tuổi. Sori và Sprenkle (2004) nhận thấy rằng những lĩnh vực có nôi dung chuyên biệt như phat triển trẻ em và tâm bệnh ly trẻ em cần được bao gồm trong qua trình đào tạo về liệu phap gia đình. Ngoài ra, cac nhà trị liệu gia đình trong qua trình huấn luyện nên được khuyến khích suy nghĩ môt cach có hệ thống và cần biết rằng trẻ em có thể bị ảnh hương bơi cac vấn đề của bố mẹ, cũng như bố mẹ có thể bị ảnh hương bơi cac vấn đề của con mình. Cac chương trình đào tạo về liệu phap gia đình phải huấn luyện cho những sinh viên trẻ tuổi những kỹ năng có tính thực hành chẳng hạn như làm sao để

Page 4: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

nói chuyện với trẻ em, làm thế nào để thiết kế môt phiên trị liệu theo cach thức giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm thế nào để sử dung những kỹ thuật nghệ thuật không dùng lời nói (ví du như vẽ tranh, sử dung con rối, khay cat) vv... Sori và Sprenkle (2004) cho rằng những tính cach như khả năng vui đùa và tính sang tạo của nhà trị liệu nên được nhấn mạnh khi huấn luyện liệu phap gia đình.

Nhằm tranh việc trẻ em bị đặt bên ngoài liệu phap gia đình, điều quan trọng trong huấn luyện là phải giúp cho thực tập sinh cảm thấy thoải mai khi làm việc với trẻ em và gia đình. Sori và Sprenkle (2004) khuyến cao cac chương trình huấn luyện nên tạo cơ hôi để người học có thể tiếp thu những trải nghiệm thực tế khi làm việc với những gia đình có con ơ nhiều giai đoạn phat triển khac nhau và với cac thể loại vấn đề đa dạng khac nhau. “Sự thoải mai chỉ có thể tiếp nhận được thông qua sự trải nghiệm và được giam sat tốt” (Sori và Sprenkle, 2004, trang 493). Mặc dù khuyến cao này rõ ràng là tốt, tính phức tạp về sự thoải mai khi làm việc với trẻ em vẫn là môt chủ đề phức tạp hơn là người ta vẫn tương.

Thoải mái và không thoải mái

Cũng có lẽ không hẳn là điều hay nếu chỉ đơn thuần nhắm vào việc gia tăng tối đa mức đô thoải mai của nhà trị liệu trong qua trình đào tạo. Vì nhiều ly do khac nhau, chủ đề về mức đô thoải mai của nhà trị liệu gia đình khi làm việc với trẻ em vẫn là môt chủ đề phức tạp.

Điều trước tiên phải kể đến, nếu nói về cảm giac không thoải mai mà không định rõ loại cảm giac không thoải mai nào đang được nói đến thì chủ đề vẫn còn được đề cập qua chung chung. Đó là vì có nhiều loại cảm giac không thoải mai mà nhà trị liệu có thể trải nghiệm khi họ làm việc với gia đình và trẻ em. Khi đào tạo những nhà trị liệu gia đình trẻ tuổi, rất cần phải khảo sat chính xac loại khó khăn nào họ gặp phải khi làm việc với trẻ em: cảm giac tự ngờ vực, lo sợ mình sẽ mất khả năng kiểm soat, hoặc không thành công trong việc thiết lập mối quan hệ với trẻ vv... Điều thứ hai là cảm giac không thoải mai khi làm việc với gia đình có trẻ em xảy ra trong phạm vi trach nhiệm của nhà trị liệu (Nguyên văn: “feeling discomfort in working with families with children comes with the territory”) (Wilson, 2005), và thay vì bằng mọi cach tranh né cảm giac không thoải mai, nhà trị liệu cũng phải dung nạp phần nào cảm giac ấy. Điều thứ ba là, nhà trị liệu khi làm việc với trẻ em cũng cần có sự thoải mai ơ môt chừng mực nào đó, thế nhưng cảm giac qua thoải mai lại có thể chẳng hữu ích chút nào, vì nó có thể dẫn đến môt kiểu trị liệu “an toàn” nhưng lại rất “nghèo nàn” (Nguyên văn: “a safe but sterile kind of therapy”). Có lẽ để trơ thành môt nhà trị liệu gia đình hiệu quả, những gì mà môt nhà trị liệu cần đến đó là PHẢI CẢM THẤY AN TOÀN ĐỦ ĐỂ CÓ THỂ TIẾP NHẬN NHỮNG NGUY CƠ. Wilson (2005, 2007) khuyến cao rằng để giúp đỡ cho gia đình, nhà trị liệu đôi khi cần phải rời khỏi khu vực an toàn và ứng tac của bản thân mình. Wilson (2007) mô tả sự đối diện với hoàn cảnh trị liệu giống như môt “sân khấu của cac khả năng” (theatre of possibilities) và nhà trị liệu gia đình là môt nhà trị liệu “ứng tac” (improvisational therapist), người có thể sẽ mạo hiểm đi vào “khu vực không thoải mai” để gắn kết hiệu quả với gia đình mà mình đang làm việc.

Page 5: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

Sau cùng, việc đó sẽ có lợi nếu nhà trị liệu chú tâm đến cả những cảm giac thoải mai lẫn không thoải mai của mình. Điều này giúp nhà trị liệu có thể lưu tâm đến những cảm giac thoải mai và không thoải mai của chính những thành viên bên trong gia đình, tạo khả năng cho nhà trị liệu có thể gắn kết với gia đình theo môt cach thức – mà theo kiểu nói của Tom Andersen (1987, 1991) – có tính khac biệt nhưng không qua bất thường (Wilson, 2005). Ngoài ra, cũng sẽ có lợi khi nhà trị liệu chú tâm đến những trải nghiệm của chính mình trong phiên trị liệu bơi vì có rất nhiều điều có thể học được từ việc lắng nghe môt cach cẩn thận những cảm giac thoải mai hoặc không thoải mai của chính bản thân mình: Chính xac điều gì đã làm cho tôi cảm thấy thoải mai trong phiên trị liệu này? Và điều gì đã làm tôi cảm thấy không thoải mai? Việc phản ảnh môt cach thận trọng những trải nghiệm thoải mai hoặc không thoải mai của chính bản thân mình có thể mơ ra không gian cho việc sử dung những cảm nhận có được trong phiên trị liệu này như môt “chiếc cầu thấu cảm” (empathic bridge) nối đến cac thành viên bên trong gia đình, tạo nên những sự nối kết mới, tạo khoảng mơ cho những khả năng đối thoại đang ngạc nhiên và có thể kể ra những câu chuyện chưa được kể.

CA LÂM SÀNG CỦA ELLY VÀ NGƯƠI ME

Ca lâm sàng này dựa trên sự phân tích cac phiên trị liệu đã được ghi hình khi tac giả làm việc với những đứa trẻ Elly, Art (tên thật đã được thay đổi) và người mẹ của chúng. Môt số chi tiết câu chuyện đã được thay đổi để bảo mật cho gia đình này. Phân tích genogram cho thấy bố mẹ Elly đã ly hôn và hai trẻ sống với mẹ.

ELLY VÀ ME: SỰ TRẢI NGHIỆM CỦA NHÀ TRỊ LIỆU CÓ VAI TRÒ NHƯ CHIẾC CẦU NỐI

Môt người mẹ đã tiếp xúc với tôi (tac giả) vì bà bận tâm nhiều đến những hành vi có vấn đề của đứa con gai 8 tuổi của bà, Elly. Trong phiên trị liệu đầu tiên, với sự hiện diện của người mẹ, Elly và Art, đứa em trai 2 tuổi, chúng tôi đã trao đổi với nhau rất nhiều chuyện, trong lúc những đứa trẻ tự do kham pha căn phòng làm việc và chơi với những đồ chơi để trên bàn. Người mẹ kể cho tôi nghe những mối bận tâm của bà về những hành vi của con gai bà ơ nhà. Mẹ nói Elly không phải đứa bé ngoan, bé không nghe lời khi mẹ yêu cầu bé giúp mẹ ơ nhà, bé còn hay bắt nạt em trai và còn ăn nói thô thuc nữa. Hai thang trước đó, người mẹ đã có lần phải nhập viện để điều trị chứng trầm cảm. Vào cuối phiên đầu tiên ấy, tôi đã yêu cầu gia đình ấy rằng mỗi người sẽ chọn mang môt thứ gì đó đến vào phiên thứ hai để giúp tôi có thể hiểu thêm hơn về gia đình họ (thông tin chi tiết hơn về việc làm này xin xem thêm Rober, 1998).

Vào phiên trị liệu thứ hai, khi gia đình bước vào phòng trị liệu, tôi để y thấy mỗi đứa trẻ mang theo mình môt con gấu bông, còn người mẹ thì không mang theo gì cả.

Page 6: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

Tôi hỏi ai muốn dùng món đồ mà mình mang đế để giới thiệu về bản thân mình? Người mẹ ngay lập tức quay sang Elly và bắt em nói trước. Elly không chịu nhưng bà mẹ cứ khăng khăng bắt ép nên em cũng đã bắt đầu nói chuyện với con gấu bông của mình. Tương tac giữa Elly và mẹ, dù diễn ra rất ngắn, cũng đã đập ngay vào mắt tôi. Thông thường thì người mẹ không ép con mình nói chuyện theo cach như thế. Ngược lại, hầu hết cha mẹ thường chấp nhận phần nào sự ngần ngại của con mình, bơi vì nói cho cùng thì trị liệu là môt lĩnh vực rất xa lạ đối với con trẻ. Thông thường, nếu như trẻ lưỡng lự không muốn nói thì mẹ sẽ là người xung phong nói trước, bằng cach đó mẹ sẽ có thể ganh lấy trước những rủi ro, cho phép đứa con có thời gian và không gian để quan sat những gì xảy ra trong phiên trị liệu.

Tuy nhiên, người mẹ này đã thúc ép con gai mình nói trước. Tôi cảm thấy hơi bực bôi với người mẹ, nhưng tôi cũng đã tập trung được vào Elly khi em nói rằng em thích chơi với con gấu bông và rằng con gấu bông rất quan trọng đối với em. Trong khi Elly nói, tôi nhận thấy người mẹ chẳng hề để tâm đến những gì con gai nói. Người mẹ mãi lo nói chuyện với Art, em trai của Elly, lúc này cứ đi đi lại lại trong phòng, bà cũng chẳng buồn tìm đến chiếc ghế để ngồi nữa. Bà mẹ chẳng có lần nào quay lại nhìn Elly trong khi cô bé đang nói về con gấu bông của mình. Sự bực bôi của tôi đối với người mẹ gia tăng. Cùng lúc đó, tôi chợt cảm thương hơn với Elly và tự nhiên cảm thấy mình phải cố gắng để bù đắp lại cho cô bé đang thiếu sự quan tâm của mẹ bằng cach biểu lô môt sự chú tâm đặc biệt đối với những gì mà Elly đang nói. Tôi đã thực sự lắng nghe Elly môt cach toàn tâm khi em kể cho tôi nghe rằng em đã ôm ấp con gấu của em như thế nào, và tôi cũng hỏi Elly đủ mọi thứ chuyện linh tinh về con gấu bông để cho em thấy rằng tôi vẫn đang lắng nghe. Elly nói con gấu bông rất quan trọng đối với em và em thường đặt gấu lên giường bên cạnh em khi em đi ngủ.

Elly nói thêm “Trừ những lúc em chau không tìm thấy con gấu bông của nó”. Tôi hỏi “Chau nói vậy nghĩa là sao?”“À, em chau mà không có gấu bông thì nó sẽ không chịu đi ngủ. Vì vậy khi em chau không tìm thấy gấu bông, chau phải đưa nó con gấu của chau thì nó mới chịu ngủ”, Elly giải thích.

Điều này đã làm tôi suy nghiệm trong khi thực hiện cuôc đối thoại bên trong (inner conversation) của mình rằng cô bé này dường như rất lưu tâm và hay giúp đỡ em trai mình. Tôi lưu nhớ trong trí mình về điều đó bơi vì điều đó nằm ra bên ngoài những tính cach của cô bé theo như cach mô tả ban đầu của người mẹ vào phiên trị liệu đầu tiên khi bà cho rằng cô bé là môt đứa trẻ có vấn đề. Tôi tự hỏi liệu rằng người mẹ có thực sự hiểu biết về đứa con của mình hay không? Tôi cũng tiếp tuc suy nghiệm rằng liệu sau cùng người mẹ này có thể hiểu biết con gai của mình không nếu như bà chẳng hề để tâm đến những điều mà Elly đang nói, mà những điều ấy là rất quan trọng đối với cô bé?

Rồi sau đó có môt điều kỳ lạ đã xảy ra. Art, đứa em trai, đã đặt con gấu bông của mình lên môt chiếc ghế trống. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi Art đi đến và ngồi lên môt chiếc ghế trống khac đối diện với con gấu bông của mình. Tôi im lặng quan sat cậu bé vì đó là lần đầu tiên trong buổi cậu

Page 7: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

chịu ngồi thoải mai trên ghế. Thế rồi Elly rời khỏi ghế, đứng lên, cầm con gấu bông của em (lớn hơn con gấu của Art) đặt lên cùng chiếc ghế với con gấu bông của Art. Elly kéo canh tay con gấu lớn quàng qua vai của con gấu nhỏ. Tôi bị ấn tượng bơi vì tư thế đó giống như môt cai ôm đầy yêu thương và môt lần nữa tôi lại suy nghiệm thêm về Elly – em thật biết lưu tâm và giúp đỡ em mình biết bao. Khi Elly trơ về ghế ngồi thì Art lại đứng lên, đi về phía chiếc ghế có đặt hai con gấu bông. Không nói môt lời nào, Art cầm con gấu bông của Elly lên, thả rơi xuống sàn nhà, rồi đặt con gấu của mình ngồi lại lên ghế. Bằng giọng vui đùa, Elly kêu lên phản đối “Hey!”. Cô bé vừa mỉm cười vừa đứng lên, cầm lấy con gấu của Art rồi, đến lượt mình, cô bé cũng thả rơi con gấu của cậu em xuống sàn nhà và đặt con gấu của mình trơ lại lên ghế. Ngay lúc ấy, người mẹ ập đến và nói “Elly, không được bắt nạt em”.

Lúc ấy tôi vẫn đang ngồi quan sat những tương tac giữa hai đứa trẻ và điều đập vào trí tôi môt cach đặc biệt đó là lời nhận xét của người mẹ “đừng bắt nạt em”. Lời nói của người mẹ khiến tôi thấy khó chịu và bực bôi. Tôi tai cấu trúc lại cảnh tượng này trong cuôc đối thoại bên trong của tôi như sau: Trước tiên, Elly đã làm môt việc rất nhiệt tình và lưu tâm đến em trai bằng cach đặt con gấu bông của mình bên cạnh để dỗ dành con gấu bông của Art. Việc làm này dường như chẳng được cả mẹ lẫn em trai cô chú y đến. Rồi đến khi Elly và em trai đang tranh giành nhau trong lúc chơi, thì người mẹ đang buông lời khiển trach cô chị. Dường như thể rằng người mẹ chỉ cho lời nhận định về Elly khi cô bé làm môt việc gì đó “không đúng” – ít nhất là theo cach nhìn của người mẹ. Tôi đã cảm thấy rất không thoải mai với cach thức mà phiên trị liệu đang diễn ra. Trong cuôc đối thoại bên trong, tôi thấy bản thân mình đang phản đối và chỉ trích người mẹ, đồng thời tôi tự nhủ đây không phải là điều mà môt người mẹ tốt làm cho con. “Vì sao bà mẹ đã không thừa nhận những việc có tính chất xây dựng mà Elly đang làm trong gia đình bà? Tại sao bà chỉ chú y đến những việc làm “sai” của con gai?” Tôi thật sự bực bôi, và tôi muốn bảo vệ Elly trước bà mẹ có thai đô đối xử bất công ấy.

Tôi không biết tại sao, nhưng vì ly do nào đó ngay lúc ấy, tôi đã trơ nên nhận thức về điều mà tôi đang trải nghiệm trong phiên trị liệu: Tôi nhận ra rằng mình không thực sự đã thấu cảm với người mẹ, trong khi cùng lúc đó tôi lại dành nhiều sự ngưỡng mô cho thai đô tử tế của Elly. Tôi thực sự thú nhận rằng mình đã đông lòng trắc ẩn trước cô con gai. Tôi nhận ra rằng nếu như tôi không thận trọng, tôi có thể đã bắt đầu hỏi, trả lời hoặc bình phẩm với những điều xac định nên cảnh tượng đơn giản mà tôi đang thấy trước mắt về gia đình này: Môt bên là môt người mẹ không tốt và bên kia là môt đứa trẻ ngây thơ đang cần sự lưu tâm của mẹ. Sau môt chút suy ngẫm (Chú thích: Tac giả dùng từ “reflection” trong “đối thoại bên trong với nghĩa “suy ngẫm”, “tự phản ảnh”. Khi mô tả những suy ngẫm hay phản ảnh đó ơ đây bằng chữ viết, chúng làm cho ta có ấn tượng rằng tac giả đã mất thời gian nhiều phút để thực hiện việc phản ảnh đó, nhưng trong thực tế chúng được thực hiện bằng những câu hỏi chỉ mất khoảng vài giây), tôi nhận thấy rằng hình ảnh cô bé Elly đang cần đến sự quan tâm của mẹ đã thôi thúc tôi, mời gọi tôi đảm nhận lấy vai trò của môt người phu mẫu tốt trong cai kịch cảnh quan hệ (relational scenario) đang diễn ra trong phiên trị liệu. Vâng thực vậy, tôi đã đảm nhận vai trò của môt phu mẫu tốt khi tôi cố gắng bù đắp lại sự quan tâm mà tôi nghĩ là Elly bị thiếu thốn. Tôi cũng thấy thoải mai hơn trong

Page 8: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

vai trò phu mẫu tốt ấy, cảm thấy mình hợp ly khi can thiệp vào gia đình ấy, khi đang cố gắng lấp tram vào những chỗ bị khiếm khuyết, mà không nhận ra mình đã tranh lấy vị trí mà vốn là của mẹ Elly, người mà giờ đây đã ơ vào vị trí môt phu mẫu tồi. Thật vậy, tôi cũng nhận ra rằng tôi đã đứng giữa Elly và mẹ của cô bé, tach họ xa nhau ra và có khả năng kéo dài bất tận những gì đã không ổn trong quan hệ giữa họ với nhau.

Tôi cũng đã ngạc nhiên với những phản ảnh có tính tiêu cực của chính mình, và môt cach trung thực, tôi đã tự thất vọng với chính mình – Tôi cũng thường tự hào mình là môt nhà trị liệu có tính xây dựng khi chú tâm vào cac đối thoại trao đổi với cac thân chủ của mình. Rồi tôi quyết định phải thay đổi “giai điệu” của mình, bắt đầu đặt ra những câu hỏi có tính xây dựng hơn để dần dần tìm đến những khả năng và nguồn lực từ người mẹ. Tôi muốn sửa chữa lại cai hình ảnh về người mẹ có tính bất công mà trước đó tôi đã hiểu môt cach đơn giản đến mức thai qua và tôi cũng muốn tìm cach chạm dần đến hình ảnh môt người mẹ có khả năng yêu thương con bên trong bà ấy.

Vì thế tôi bắt đầu mời gọi người mẹ kể về những khoảnh khắc khi mối quan hệ diễn ra tốt đẹp giữa bà và con gai bà và những lúc mà bà đanh gia cao về con gai. Đầu tiên, người mẹ vẫn biểu lô vẻ bực bôi với Elly, và vẫn kể về những câu chuyện liên quan đến cac vấn đề về hành vi của Elly. Nhưng rồi, dần dần, những câu chuyện khac có tính tích cực hơn bắt đầu được đề cập đến: những lúc Elly giúp đỡ mẹ, những lúc Elly chăm sóc em trai và những lúc Elly và mẹ có thể vui thú bên nhau. Những câu chuyện này đã xac định rằng người mẹ, dù vẫn luôn bận tâm và bực bôi về Elly, vẫn thực sự có quan tâm đến cô bé và rằng hai mẹ con thực sự vẫn yêu thương nhau rất nhiều.

Điều thú vị là, vào phiên trị liệu thứ tư, khi tôi tiếp chuyện riêng với người mẹ, tôi đã ấn tượng với những điều mà người mẹ kể cho tôi nghe về lịch sử đời bà mà những điều ấy dường như đã có sự vang vọng (resonate) với những điều tôi trải nghiệm được trong phiên trị liệu thứ hai. Chẳng hạn như việc có rất nhiều sự tương tự giữa tuổi thơ của bà mẹ và tuổi thơ của Elly. Người mẹ, giống như Elly, khi lên 8 tuổi, bà cũng đã phải chăm sóc cho môt người mẹ bị trầm cảm. Bà mẹ nói: “Tuy vậy, mẹ tôi đã chẳng bao giờ biết rằng tôi yêu bà biết bao. Bà cũng chẳng bao giờ thừa nhận rằng tôi đã làm biết bao nhiêu việc cho bà”.

Chúng tôi nói chuyện về nỗi bận tâm của mẹ Elly về chính người mẹ của bà, về những cach thức mà mẹ Elly, khi chỉ là môt đứa trẻ, phải chăm sóc cho người mẹ của bà. Rồi bà nói: “Giờ đây tôi hiểu rằng Elly cũng đang trải qua những chuyện như tôi đã từng trải qua lúc còn nhỏ”.

Đến cuối phiên trị liệu, tôi ngạc nhiên khi người mẹ bắt đầu khóc và nói rằng mẹ của bà đã tự sat khi bà lên 8 tuổi. Bà kể cho tôi nghe câu chuyện ấy. Lúc đó, chỉ có bà và mẹ mình sống chung với nhau. Môt hôm, khi bà từ trường trơ về nhà, bà đã phat hiện mẹ mình trong phòng ngủ và đã dùng súng tự sat.

Page 9: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

Bà nói thêm: “Trong suốt những ngày thang chăm sóc cho mẹ, tôi đã cố gắng giữ cho bà có thể sống, nhưng rõ ràng là tôi đã thất bại”.

Sau khi kể cho tôi nghe xong câu chuyện này, người mẹ nói bà không muốn Elly có môt tuổi thơ đau buồn giống như bà đã từng có. Giờ đây cai hình ảnh về môt người mẹ vô tâm và bất công chỉ còn là môt ky ức mờ xa, và thay vì nói về những vấn đề về hành vi của Elly, chúng tôi chuyển sang nói về cach thức làm thế nào để người mẹ có thể giúp đỡ cho Elly có được môt tuổi thơ hạnh phúc hơn.

BÀN LUẬN

Ca lâm sàng về Elly và mẹ, như đã được kể ra trong bài viết này, đặt trọng tâm vào những trải nghiệm của nhà trị liệu, kịch cảnh có tính tiêu cực mà nhà trị liệu có nguy cơ bị mắc mứu vào và những cơ hôi mà nhà trị liệu nắm bắt được để có thể mời gọi thân chủ kể ra những câu chuyện mới hơn và có tính xây dựng hơn trong phiên trị liệu.

1. Trải nghiệm của nhà trị liệu: Nhà trị liệu cảm thấy ngày càng bực bôi với người mẹ, đông lòng trắc ẩn đối với Elly, cố gắng mang đến cho cô bé những gì mà người mẹ đã không cho cô.

2. Sự nguy hiểm của việc bị mắc mứu vào môt kịch cảnh có tính tiêu cực: Những trải nghiệm của nhà trị liệu sẽ thúc đẩy nhà trị liệu có khuynh hướng bảo vệ cho Elly và phê phan đối với người mẹ. Nhà trị liệu bị nghiêng theo chiều hướng đảm nhận vai trò của môt phu mẫu tốt, bắt đầu làm thế mà không hề nhận ra cach làm ấy có thể gây nên những hệ quả tiêu cực như thế nào. Nếu nhà trị liệu tiếp tuc góp phần theo cach như thế, theo kịch bản bảo vệ, quy lỗi và phản bac, thì có thể sẽ tiếp tuc kéo dài những mô hình ứng xử tiêu cực mà gia đình này có lẽ đã mắc mứu vào.

3. Những cơ hôi: Nhà trị liệu nhận ra mối nguy nêu trên và bắt đầu thực hiện việc sửa chữa. Ông nắm bắt lấy cơ hôi và đặt ra những câu hỏi về những điều tích cực khi người mẹ chăm con và về những khoảnh khắc tốt đẹp mà Elly có được cùng với người mẹ. Việc làm này mơ ra khoảng không gian cho những câu chuyện mới liên quan đến tình yêu thương và sự chăm sóc bên trong gia đình này, cùng những điều tốt đẹp trong quan hệ giữa mẹ và con gai. Hơn nữa, những câu chuyện này lại gợi lên câu chuyện về sự tương đồng đang kinh ngạc giữa quan hệ của người mẹ Elly với người mẹ của bà trong gia đình gốc với mối quan hệ của Elly với mẹ trong hiện tại.

Cach phân tích trải nghiệm và vị thế của nhà trị liệu trong phiên trị liệu gia đình như trên dựa theo môt mô hình gọi là Mô hình EDO: Mô hình Trải nghiệm – Mối nguy – Cơ hôi (Experience-Danger-Opportunity) (Rober). Mô hình EDO có y nghĩa là đã “bắc cầu” nối qua khoảng trống ơ giữa việc thực hành liệu phap gia đình (trị liệu, giam sat, huấn luyện) với việc nghiên cứu về thực hành cuôc đối thoại bên trong của nhà trị liệu mà tôi đã tiến hành (Rober, 1999, 2002, 2004, 2005; Rober và cs., 2008). Mô hình này đề xuất rằng nhà trị liệu cần phải nhạy cảm đối với

Page 10: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

những trải nghiệm của chính mình trong phiên trị liệu, phải cẩn thận để y kỹ những điều gì có tính chất âm thầm mời gọi mình kết nối với những thành viên gia đình theo môt kịch cảnh quan hệ thiếu tính xây dựng, và sau cùng có thể kham pha những cơ hôi có thể thúc đẩy phiên trị liệu hướng đến những cach thức mới có tính xây dựng hơn. Mặc dù mô hình EDO là môt mô hình nói chung tập trung vào trải nghiệm của nhà trị liệu khi thực hành liệu phap gia đình, mô hình này cũng vô cùng hữu dung khi làm việc với những trẻ em trong cac gia đình. Nhà trị liệu được mời gọi tham gia vào kịch cảnh quan hệ của gia đình với môt vai trò mà thường thì vai trò đó sẽ phản ảnh nhiều điều – cho đến lúc đó – rất khó nói ra trong gia đình ấy (Nguyên văn: The role the therapist is invited to play in the family’s relational scenario often reflects a lot of what – as yet – is difficult to talk about in the family). Như đã minh họa trong trường hợp Elly và mẹ, những trải nghiệm không thoải mai của nhà trị liệu khi ơ trong vai trò này có thể mang lại cho nhà trị liệu môt trải nghiệm cận cảnh (firsthand experience) về môt số điều mà cac thành viên gia đình đang trải qua. Kinh nghiệm lâm sàng đã dạy cho tôi rằng những trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ mà nhà trị liệu có được trong phiên trị liệu – những trải nghiệm khiến thúc đẩy nhà trị liệu hướng đến việc đảm nhận môt nhiệm vu tích cực trong kịch cảnh quan hệ của gia đình ấy, thường có thể giúp kết nối nhà trị liệu với những tầng sâu chưa được nói đến của những điều mà đứa trẻ có vấn đề đang trải qua trong gia đình ấy. Vì thế nếu nhà trị liệu dam nhận lấy nguy cơ của việc dung nạp những trải nghiệm của chính mình trong phiên trị liệu và thành công trong việc phản ảnh chúng (thay vì bị chúng “kích hoạt”), khi đó những trải nghiệm ấy có thể trơ thành môt “chiếc cầu có tính thấu cảm” (empathic bridge) hướng đến sự thông hiểu tốt hơn về những gì đang diễn ra bên trong gia đình. Ngoài ra, những trải nghiệm ấy có thể truyền cảm hứng để nhà trị liệu có thể đặt ra những câu hỏi giúp mơ ra không gian cho những cuôc đối thoại trong sang hơn và có khả năng gây ngạc nhiên giữa cac thành viên gia đình với nhà trị liệu, cũng như giữa cac thành viên gia đình với nhau, thậm chí giữa cac thành viên gia đình với bối cảnh xã hôi xung quanh họ.

KẾT LUẬN

Trong khi hầu hết cac tac giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy đông sự tham gia tích cực của trẻ em vào cac phiên trị liệu gia đình, có kha nhiều nhà trị liệu gia đình đã đặt trẻ em bên ngoài qua trình trị liệu bơi họ cảm thấy không thoải mai khi làm việc với trẻ em. Việc huấn luyện cho cac nhà trị liệu trơ nên thoải mai hơn khi làm việc với trẻ em là môt y tương hay, nhưng có lẽ vẫn chưa đầy đủ.

Trong bài viết này tôi đã nêu lên tính phức tạp trong chủ đề về tính thoải mai của nhà trị liệu trong phiên trị liệu. Tôi cũng đã lưu y những ai đang thực hành trị liệu rằng cach thức mà chúng ta cảm thấy thoải mai hay không thoải mai trong phiên trị liệu có thể giúp chúng ta hiểu được môt điều gì đó từ những sự việc đang diễn ra bên trong gia đình mà chúng ta đang làm việc. Trong phần bàn luận về ca của Elly và mẹ, tôi cũng đã giới thiệu môt cach tóm tắt mô hình EDO như môt công cu thực hành đơn giản để những nhà trị liệu có thể phat huy khả năng sử dung những trải nghiệm của chính mình trong khi họ làm việc với những trẻ em trong cac gia đình.

Page 11: Hiện diện tại đó   làm việc với trẻ em

LƠI CẢM ƠN

Bài viết này được dựa trên môt bài giảng được trình bày tại Hôi nghị EFTA-AFT tại Glasgow, Anh Quốc, thang 10-2007. Chân thành cảm ơn Jim Wilson đã giúp đỡ trong việc thực hiện bài viết này.

PETER ROBER