CUỐI TUẦN -...

12
TRANG 9 Đưa văn hóa dân tộc đến gần với du khách Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 373 - 4967 THỨ BẢY, NGÀY 20/1/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy để phát triển XEM TIẾP TRANG 2 Văn hóa truyền thống với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay 6 Mẹ và con tạo dáng với hoa anh đào. Ảnh: Triệu Phong Thơm hương Nếp Quýt, đẹp sắc mai vàng 4 1 TUẦN CON SỐ Ở phạm vi toàn quốc, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24% , trong đó khu vực thành thị là 3,18% . Nguồn: Tổng cục Thống kê Tết ở nhà ngoại 5 Truyện ngắn: NGUYỄN THANH HƯƠNG Rực hồng sắc trời Đà Lạt TRANG 8 L ần đầu tiên, khái niệm “tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy” được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cập tới tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương cuối năm 2017. Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết tâm mới, một khí thế mới khi bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2018, bởi theo Thủ tướng, vấn đề mấu chốt vẫn là con người thực hiện. Năm 2017, cả bộ máy thực sự đổi mới, chuyển động, hành động quyết liệt, năm 2018, tinh thần này càng phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa để hoàn thành tốt nhất trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Theo Thủ tướng, muốn tái cơ cấu thành công, muốn khắc phục nhanh những hạn chế, yếu kém, trước hết phải bố trí lại đội ngũ cán bộ, tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy, tái tạo văn hóa học hỏi, tinh thần cởi mở, năng lực sáng tạo và trách nhiệm cá nhân. Phải tái tạo môi trường làm việc, cải thiện môi trường thể chế để phát huy những cán bộ có năng lực tốt, tư duy tốt, kiến tạo lại niềm tin, sự tâm huyết vào thể chế, vào chế độ của chúng ta. Những cán bộ lơ là công vụ, kém năng lực và thiếu nhiệt huyết, trách nhiệm cần được thay thế. Cũng tại hội nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí những cán bộ thực sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì Đảng, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó là các biện pháp làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ,...

Transcript of CUỐI TUẦN -...

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

TRANG 9

Đưa văn hóa dân tộc đến gầnvới du khách

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 373 - 4967THỨ BẢY, NGÀY 20/1/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy để phát triển

XEM TIẾP TRANG 2

Văn hóa truyền thống với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

6

Mẹ và con tạo dáng với hoa anh đào. Ảnh: Triệu Phong

Thơm hương Nếp Quýt, đẹp sắc mai vàng

4

1 TUẦN CON SỐ

Ở phạm vi toàn quốc, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là

3,18%. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tết ở nhà ngoại5Truyện ngắn:

NGUYỄN THANH HƯƠNG

Rực hồng sắc trời Đà Lạt

TRANG 8

Lần đầu tiên, khái niệm “tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy” được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cập tới

tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương cuối năm 2017. Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết tâm mới, một khí thế mới khi bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2018, bởi theo Thủ tướng, vấn đề mấu chốt vẫn là con người thực hiện. Năm 2017, cả bộ máy thực sự đổi mới, chuyển động, hành động quyết liệt, năm 2018, tinh thần này càng phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa để hoàn thành tốt nhất trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Theo Thủ tướng, muốn tái cơ cấu thành công, muốn khắc phục nhanh những hạn chế, yếu kém, trước hết phải bố trí lại đội ngũ cán bộ, tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy, tái tạo văn hóa học hỏi, tinh thần cởi mở, năng lực sáng tạo và trách nhiệm cá nhân. Phải tái tạo môi trường làm việc,

cải thiện môi trường thể chế để phát huy những cán bộ có năng lực tốt, tư duy tốt, kiến tạo lại niềm tin, sự tâm huyết vào thể chế, vào chế độ của chúng ta. Những cán bộ lơ là công vụ, kém năng lực và thiếu nhiệt huyết, trách nhiệm cần được thay thế.

Cũng tại hội nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí những cán bộ thực sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì Đảng, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó là các biện pháp làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ,...

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

2 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hơn 737 triệu đồng đào tạo nghề nông thôn

Thông tin từ Phòng Lao động - Thương bình và Xã hội huyện Đam Rông cho

biết, năm 2017 tổng kinh phí thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn huyện hơn 737 triệu đồng. Qua đó, đã thực hiện đào tạo được 369 học viên/15 lớp, đạt 171% kế hoạch đề ra. Các nghề đào tạo bao gồm:

móc len, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xe máy, trồng và chăm sóc bơ ghép,

chăn nuôi bò, trồng dâu nuôi tằm, trồng và chăm sóc cà phê, sầu riêng. Các lớp

dạy nghề chủ yếu được triển khai ngay tại các xã để tạo điều kiện cho học viên trong

quá trình tham gia học tập.Sau khi được tham gia các khóa học

nghề, đa phần học viên đã tìm kiếm việc làm, chủ động tăng gia sản xuất vươn

lên thoát nghèo, cải thiện đời sống bản thân và gia đình.

HOÀNG YÊN

Gia hạn 24 tháng đầu tư Khu Du lịch thác Hang Cọp

Công ty Cổ phần Én Việt vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép gia hạn

24 tháng đầu tư Khu Du lịch thác Hang Cọp, thuộc địa bàn thôn Túy Sơn, xã

Xuân Thọ, Đà Lạt. Cụ thể, trong 12 tháng gia hạn đầu

tiên, chủ đầu tư phải hoàn thành hạng mục trồng cây cảnh quan và các công

trình hạ tầng khác như: Trung tâm nghỉ dưỡng, nhà dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà lưu trú cộng đồng, nhà quản lý, nhà

nghỉ chân, nhà hàng, cà phê; khu giải trí, bán hàng lưu niệm…

Và 12 tháng còn lại tiếp tục xây dựng khánh thành, đưa vào hoạt động các khu

nhà trưng bày, nghỉ dưỡng…Được biết, thác Hang Cọp nằm trong diện tích 308 ha rừng thông và rừng

hỗn giao với nhiều loại cây quý hiếm; thác nước có chiều cao 50 m, chiều dài 500 m, từ lâu đã trở thành điểm du lịch

sinh thái hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

MẠC KHẢI

Phát hiện 312 vụ kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốcNăm 2017, qua kiểm tra, lực lượng Cảnh

sát kinh tế Công an toàn tỉnh đã lập biên bản xử lý hành chính 312 vụ, tăng gần 130% về số vụ được phát hiện so với năm 2016 với 318 đối tượng kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ. Qua đó, đã phạt chuyển nộp kho bạc gần 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, lực lượng công an cũng đã khởi tố 5 vụ, 6 bị can sử dụng mạng internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả là phân bón; trốn thuế và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Toàn bộ số hàng hóa thu được trị giá ước

tính hành tỷ đồng đã được lực lượng công an tham mưu cho cơ quan chức năng thành lập Hội đồng tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đánh giá, hành vi kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ còn diễn biến phức tạp, nhất là vào những dịp cuối năm, lễ tết và các mặt hàng liên quan phần lớn là hàng đặc sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất sắp tới, lực lượng Cảnh sát kinh tế sẽ tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Đ.HUY

Lực lượng công an tổ chức tiêu hủy hàng hóa nhập lậu.

Xã nông thôn mới đạt thu nhập trên 45 triệu đồng/người/năm

Trồng lại rừng đi cùng tính hiệu quả

Ngày 17/1, Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng Phạm Văn Huy cho biết,

đến nay, 7 đơn vị là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp (gọi tắt là Công ty)

đã tiến hành trồng lại rừng sau khai thác trắng rừng trồng năm 2016, 2017 với

tổng diện tích gần 216 ha. Đến nay, tổng diện tích các công ty đã trồng rừng gần 732 ha, đạt hơn 75,7% so với kế hoạch. Trong đó, ngoài trồng rừng thay thế đã

được gần 439 ha, đạt hơn 89%, công tác rừng trồng lại sau khai thác mới đạt gần 64,2% và trồng rừng sau giải tỏa chỉ đạt

hơn 55,9%, tương đương gần 78 ha. Việc trồng rừng là một trong những

công tác rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh để góp phần tăng độ che

phủ rừng. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát công tác trồng lại rừng sau khai thác trắng, trồng lại rừng sau giải tỏa, trồng

cây phân tán… Theo đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu

trách nhiệm rà soát lại việc thực hiện thời gian qua, trong đó đặc biệt quan tâm

đến tính hiệu quả. M.ĐẠO

Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện Lâm Hà đã thông qua mức phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người thuộc 14 xã trên địa bàn trên 45 triệu đồng năm 2018.

Trong đó, có 9 xã nông thôn mới đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; 5 xã còn lại đạt từ 12- 18/19 tiêu chí.

Để người dân ở xã nông thôn mới đạt thu nhập nói trên, huyện Lâm Hà xác định các giải pháp trọng tâm chuyển đổi vật nuôi, cây trồng phù hợp; hỗ trợ mô hình sản xuất mới của nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết nông dân theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Cụ thể, đến cuối năm 2018, huyện Lâm Hà

tái canh khoảng 1.570 ha cà phê, nâng tổng diện tích 10.000 ha cà phê đạt các tiêu chuẩn 4C, UTZ…; chuyển đổi 25 ha diện tích lúa 1 vụ và các cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng rau, hoa công nghệ cao; mở rộng 440 ha cây tiêu; phát triển 160 trang trại chăn nuôi, tăng 10 trang trại so với năm 2017…

VĂN VIỆT

Sáng 17/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S chủ trì buổi làm việc nhằm báo cáo tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20 đoạn qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng (từ TP Bảo Lộc đến huyện Đơn Dương).

Tham dự buổi báo cáo còn có lãnh đạo các sở, ngành; lãnh đạo UBND các huyện Bảo Lâm, Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng và TP Đà Lạt; đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất, Công ty TNHH BOT và BT QL20, Ban quản lý Dự án 85.

Dự án Đầu tư xây dựng công trình khôi phục cải tạo QL20 đoạn từ TP Bảo Lộc đến huyện Đơn Dương (Km 123 + 105 - Km 268) có tổng chiều dài 145 km với tổng mức đầu tư hơn 4.100 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT kết hợp với BT. Mặc dù phần 2 của dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 10/2017 nhưng đến nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Theo đại diện Công ty TNHH BOT và BT QL20, mặc dù các đơn vị này đã bàn giao cọc mốc GPMB nhưng một số các vị trí mương dẫn dòng, vị trí xử lý sạt lở mái taluy trên địa bàn TP Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh chưa được bàn giao mặt bằng để tiến hành thi công hoặc có

Hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Quốc lộ 20 trước ngày 10/2

những vị trí đã triển khai thi công nhưng bị người dân cản trở làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, hoàn thành dự án.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương và đơn vị liên quan cũng nêu lên 16 điểm còn vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa, GPMB chủ yếu liên quan tới quyền lợi của cư dân, thủ tục chuyển đổi đất rừng và các vấn đề như sạt lở, chặt hạ cây rừng…

Sau khi nghe các ngành, các đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực tế, thay mặt UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho biết, tỉnh sẽ tập trung giải quyết GPMB, bàn giao đơn vị

thi công theo quan điểm vướng mắc tới đâu xử lý tới đó; đi đôi với việc đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình triển khai, không để kéo dài gây mất thời gian. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề ra thời gian hoàn thành cụ thể cho từng hạng mục công trình, theo đó mọi vướng mắc phải hoàn thành giải quyết trước ngày 10/2/2018. Đồng thời, trong thời gian tới, khi có bất cứ vướng mắc nảy sinh, các địa phương cần đề xuất ngay để kịp thời có phương án giải quyết, tránh để kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới tiến độ thi công chung trên toàn tuyến. HỒNG THẮM

Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc.

Tái cơ cấu cách làm việc... TIẾP TRANG 1

... củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để Chính phủ và chính quyền các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công mọi nhiệm vụ.

Hơn lúc nào hết, “tái cơ cấu cách làm việc của bộ máy” vẫn là một trong những yếu tố quyết định nhất. Vì vậy, cùng với cả nước, Lâm Đồng đang quyết tâm và có những biện pháp chỉ đạo rất cụ thể để siết chặt kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân; xây dựng một nền công vụ tận tụy, trong sạch, quyết loại trừ tham ô, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ. Đồng thời, hưởng ứng mạnh

mẽ lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Hãy hành động và hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn để chớp lấy thời cơ, đã nói là làm và làm ngay; hãy sáng tạo và sáng tạo hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thực thi nhiệm vụ, luôn tìm ra giải pháp tốt, tối ưu để đáp ứng yêu cầu năng động và cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh mới với công nghệ liên tục thay đổi; phải làm sao để sử dụng nguồn lực của dân ít nhất nhưng đem lại hiệu quả phục vụ nhân dân tốt nhất”.

Năm 2018, được Tỉnh ủy Lâm Đồng xác định là năm “Hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị”. Do đó, các cấp ủy

đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị phải thể hiện quyết tâm cao nhất, bám sát chủ đề, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2018 nhằm góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ. Vì vậy, các cấp ủy đảng và từng cán bộ đảng viên không ngừng đề cao kỷ luật, kỷ cương, tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức và đặc biệt là phong cách làm việc... Tất cả, vì sự phát triển bền vững của Lâm Đồng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

H.T

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

3 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

DIỄM THƯƠNG

Ông Đoan Ngoc Nam, Chu tich UBND xa Phươc Cat 2 bộc bạch: Ba thôn Vĩnh

Ninh, Thôn 3 va thôn 4 thuộc xa Phươc Cat 2, huyên Cat Tiên, có hơn 70 hộ dân vơi khoảng 300 nhân khẩu chu yếu la người dân tộc thiểu số S’Tiêng sinh sống, chỉ cach trung tâm xa khoảng hơn 10 km nhưng gần 30 năm nay không có điên. Cuộc sống cua người dân nơi đây hết sức khó khăn, thiếu điên nên ba con vẫn phải dùng đèn dầu, một vai hộ kha hơn thì dùng điên phat từ may mô-tơ kéo từ suối, tuy nhiên chỉ chập chờn được vai bóng.

Thang 11/2017, Công ty Điên lực Lâm Đồng chính thức khởi công công trình cấp điên cho 7 thôn chưa có điên trên đia ban tỉnh. Niềm vui như vỡ òa vơi đồng bao S’Tiêng ở vùng lõi rừng quốc gia nay. Từ ngay được thông bao nha nươc đầu tư đưa điên lươi quốc gia đến thôn thì hộ nao cũng vui mừng, ngay nao cũng theo dõi tiến độ xây dựng công trình, thậm chí còn giúp sức vận chuyển cột điên, kéo dây hỗ trợ đội thi công cho công trình mau hoan thanh, đóng điên trươc tết.

Gia lang Điểu K’Mốt (80 tuổi, xa Phươc Cat 2, huyên Cat Tiên) xúc động: “30 năm rồi mơi có điên, tết nay ba con, cac chau sẽ được ăn tết sang sua rồi. Có điên, có ti vi xem tin tức, có điên lam kinh tế, trẻ con có điên sang hoc hanh, moi sinh hoạt đều cần có điên.

Tết thêm vui từ ánh điện vùng xa Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang đến gần, đây cũng là “mùa xuân đầu tiên” mà bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng lõi Rừng Quốc gia Cát Tiên được hưởng điện lưới quốc gia sau gần 30 năm chờ đợi.

Khởi công công trình cấp điện cho 7 thôn chưa có điện trên toàn tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: D.Thương

Từ nay có điên rồi, sẽ ấm no, hạnh phúc lắm”. Còn ông Điểu K’Trang (57 tuổi, Thôn 3, xa Phươc Cat 2) cũng bùi ngùi “Giờ có điên nhơ lại những ngay thang sống trong cảnh đèn dầu ma tôi thấy hạnh phúc qua. Có điên la có anh sang cua văn minh, tương lai con chau cũng sẽ khac”.

Vậy la tết nay tất cả cac thôn xa Phươc Cat, huyên Cat Tiên đều có điên lươi quốc gia, từ mạch điên cao thế ở trung tâm xa, cac tuyến đường dây hạ thế

chạy qua đồng ruộng, qua rừng núi tỏa về cac thôn, bản, lam cho diên mạo đời sống vùng lõi rừng quốc gia nay thay đổi. Ông Bùi Văn Hùng - Chu tich UBND huyên Cat Tiên cũng chia sẻ: Đây la một niềm vui to lơn vơi người dân Phươc Cat 2 va cả người dân huyên Cat Tiên, không còn xa nao không có điên nữa. Có điên, ba con tiếp cận được nhiều thông tin qua thiết bi nghe, nhìn, nâng cao nhận thức, tiếp cận sản xuất tiến bộ, hoc hanh cua con em sẽ thuận lợi

nhờ anh sang điên.Giam đốc Công ty Điên lực

Lâm Đồng - Thai Đắc Toan cho biết: Sau một thời gian trình xin ý kiến, Công ty Điên lực Lâm Đồng đa chính thức khởi công công trình cấp điên cho 7 thôn chưa có điên trên đia ban tỉnh Lâm Đồng. Công trình có quy mô xây dựng khoảng 49,07 km đường dây trung thế; 30,19 km đường dây hạ thế; 20 trạm biến ap, tổng gia tri công trình khoảng 28 tỷ đồng do cac đơn vi nha thầu từ TP Hồ Chí Minh

thi công. Cac công trình cấp điên sẽ hoan thanh trươc Tết Nguyên đan Mậu Tuất 2018. Thời gian qua, chúng tôi phối hợp cấp uy, chính quyền cac xa có dự an để lam tốt công tac giải phóng mặt bằng, được nhân dân có đường dây đi qua đồng thuận, ung hộ; cac đơn vi thi công khắc phục khó khăn về đia hình đồi núi phức tạp nên đến tết nay cơ bản hoan thanh cac công trình đưa điên về 7 thôn: 3 thôn Vĩnh Ninh, Thôn 3 va Thôn 4, xa Phươc Cat 2 cua huyên Cat Tiên; thôn Nao Quang, xa Lộc Phú, huyên Bảo Lâm va 2 thôn R’Hang Trụ, thôn Phúc Cat, xa Phúc Tho; thôn Phúc Thạch, xa Liên Ha cua huyên Lâm Ha.

Đến nay, toan tỉnh Lâm Đồng có 99,39% số hộ được sử dụng điên lươi quốc gia, trong đó khu vực nông thôn la 98,64%. Viêc hoan thanh cấp điên cho cac thôn chưa có điên trên đia ban tỉnh la cơ sở để thực hiên hiêu quả chương trình mục tiêu về xóa nghèo bền vững, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, gắn vơi xây dựng nông thôn mơi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cua người dân khu vực nông thôn.

Tết Mậu Tuất 2018 đang đến bên thềm gõ cửa từng nha, những công nhân điên cũng đang tích cực lam viêc để kéo điên về cac thôn, xa chưa có điên, chậm nhất ngay 27 thang 12 (âm lich) đóng điên. Tết sẽ thêm vui từ những anh điên vùng xa, từ những nguồn điên đang kéo về, nguồn vui nơi ấy cũng đang lan tỏa.

KHẢI NHIÊN

Tính đến cuối năm 2017, trên đia ban tỉnh có 6 doanh nghiêp hoạt động trong

lĩnh vực bưu chính, chuyển phat bao gồm: Bưu điên tỉnh, Bưu chính Viettel, Kerry Express, 247, Sagawa Express va Công ty Cổ phần dich vụ Giao Hang Nhanh. Bên cạnh đó, hiên nay trên đia ban Lâm Đồng 5 doanh nghiêp đang hoạt động trong lĩnh vực di động gồm: Vinaphone; Mobifone; Viettel; Gtel; Vietnamobile va 4 doanh nghiêp đang kinh doanh trong lĩnh vực Internet đó la Viettel; Viễn thông Lâm Đồng; FPT; SCTV.

Theo Sở Thông tin va Truyền trông, trong năm, Sở đa thực hiên tốt nhiêm vụ quản lý đối vơi cac doanh nghiêp bưu chính chuyển phat đang hoạt động trên đia ban tỉnh nên bươc đầu đa tạo điều

kiên thuận lợi cho người dân, tổ chức, ca nhân khi thực hiên cac thu tục hanh chính có thể thực hiên tiếp nhận va trả kết quả qua dich vụ bưu chính công ích. Đến thời điểm hiên nay đa có 16 sở, ban, nganh va 12 UBND cac huyên, thanh phố đều đa thực hiên viêc ký hợp đồng vơi Bưu điên tỉnh về viêc tiếp nhận hồ sơ va trả kết quả giải quyết thu tục hanh chính (TTHC) qua dich vụ bưu chính công ích. Đồng thời cac sở, ban, nganh va đia phương cũng đa thực hiên viêc niêm yết Danh mục cac thu tục hanh chính thực hiên tiếp nhận hay không tiếp nhận hồ sơ va trả kết quả giải quyết TTHC qua dich vụ bưu chính công ích tại cac Bộ phận một cửa va trên trang thông tin điên tử cua đơn vi. Qua thống kê, đến hết năm 2017, số lượng hồ sơ thực hiên gần 33 ngan hồ sơ, chu yếu la chuyển trả kết quả giải

quyết TTHC. Trong đó sở, ban, nganh 26.491 hồ sơ; cấp huyên; 6.460 hồ sơ.

Về Viễn thông, Internet Sở đa tiếp tục thực hiên theo chỉ đạo cua Bộ Thông tin va Truyền thông, UBND tỉnh, tăng cường công tac quản lý, tuyên truyền trên cac phương tiên thông tin đại chúng cua cơ quan nha nươc va qua viêc triển khai cua cac doanh nghiêp kinh doanh dich vụ thông tin di động. Qua đó, cac doanh nghiêp viễn thông triển khai thực hiên nghiêm túc, từng bươc chuyển biến mạnh mẽ, chấp hanh tốt hơn cac quy đinh về quản lý thông tin thuê bao nên số lượng thuê bao ảo đa giảm xuống. Ngoai ra, cac doanh nghiêp viễn thông còn thực hiên chỉnh trang, căng gon cap va đảm bảo mỹ quan đô thi trên đia ban tỉnh Lâm Đồng, tiến hanh thực hiên sử dụng chung cơ sở

Bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, mở rộngTheo đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng, mạng lưới bưu chính, viễn thông trong năm qua hoạt động ổn định, thông suốt, chất lượng dịch vụ tốt; đồng thời tiếp tục phát triển, nâng cao dung lượng và mở rộng vùng phục vụ đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

hạ tầng giữa cac doanh nghiêp đối vơi một số vi trí trên đia ban thanh phố Đa Lạt.

Từ công tac quản lý, chỉ đạo kip thời cua Sở, năm qua hoạt động sản xuất, kinh doanh bưu chính, viễn thông đạt kết quả vượt so vơi kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu bưu chính, viễn thông đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng 5% so vơi kế hoạch. Thu nộp ngân sach đia phương hơn 111 tỷ đồng, tăng 1% so vơi kế hoạch. Đang chú ý, trong khi số lượng thuê bao di động phat triển mơi gần 334 ngan thuê bao, nhưng số thuê bao giảm lên tơi gần 505,4 ngan va hiên tại có hơn 1.372 ngan thuê bao di động. Nguyên nhân do viêc siết lại quản lý thuê bao trả trươc dẫn tơi lượng thuê bao ảo đa giảm đang kể trên hê thống mạng. Riêng số lượng thuê bao internet trên đia ban tỉnh đạt gần 231,3 ngan thuê bao.

Theo đanh gia cua Sở Thông tin va Truyền thông, trong năm 2017, thực hiên sự chỉ đạo cua Bộ Thông tin Truyền thông, Tỉnh uy, UBND tỉnh Lâm Đồng,

Sở đa triển khai thực hiên tốt công tac chuyên môn theo chức năng, nhiêm vụ được giao. Cac lĩnh vực chuyên nganh đều có chuyển biến tích cực, phat triển đồng đều, đạt nhiều kết quả quan trong. Đặc biêt, mạng bưu chính, viễn thông hoạt động ổn đinh, thông suốt, chất lượng dich vụ tốt, đảm bảo phục vụ tốt thông tin liên lạc cho lanh đạo điều hanh cua cac cấp uy Đảng, chính quyền trong tỉnh, đap ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho doanh nghiêp va người dân, góp phần ổn đinh an ninh chính tri, trật tự an toan xa hội, phat triển kinh tế, phục vụ nhu cầu giao dich thương mại, trao đổi thông tin cua doanh nghiêp va người dân. Qua đó, Sở đặt ra mục tiêu trong năm 2018, tiếp tục phat triển mạng lươi bưu chính, viễn thông, nâng cao dung lượng va mở rộng vùng phục vụ đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bao dân tộc ít người. Phấn đấu đạt doanh thu tăng từ 10%, nộp ngân sach đia phương tăng từ 10-15% so vơi năm 2017.

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

4 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

BÙI THANH LONG

Thơm hương Nếp Quýt Đạ Tẻh có tổng diện tích gieo

trồng 24.220 ha nên kinh tế của huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp với lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 60% trong tổng số 35.300 người. Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc trong huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác; từng bước thay đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị nông sản, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng… Đồng thời, triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất trên địa bàn huyện đã hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân áp dụng sản xuất… Do vậy, các lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ mới về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nên có thể nói tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện đã có nhiều chuyển biến, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội…

Riêng với diện tích trồng lúa hiện có 2.700 ha, trong đó diện tích sản xuất 3 vụ là khoảng 1.700 ha. Năm 2016, Đạ Tẻh đã mạnh dạn tổ chức sản xuất 200 ha Nếp Quýt ở xã An Nhơn theo quy trình VietGAP và đã thành công, được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo Nếp Quýt Đạ Tẻh”. Từ thành công này, huyện đã hạ quyết tâm hình thành vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao quy mô 2.000 ha tại địa bàn xã An Nhơn và thị trấn Đạ Tẻh.

Chính những kết quả đó đã nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện và giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2 đến 3%, nên hiện còn 6,35% hộ nghèo trong toàn huyện. Qua đó, Đạ Tẻh có 7 trong 10 xã, thị trấn của huyện đã đạt được tiêu chí thứ 11 xã nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Nguyên là 7%.

Điều đáng nói là hiện nay, Nếp Quýt Đạ Tẻh đã có mặt trên thị trường bên cạnh những thương hiệu nổi tiếng như nếp nương Điện Biên, nếp nhung, nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ, nếp Ngỗng... và chắc chắn rằng mai này hương của Nếp Quýt Đạ Tẻh sẽ còn thơm mãi và bay xa đến nhiều phương trời khác nữa.

Đẹp sắc mai vàngBên cạnh việc tận dụng mọi

nguồn lực của địa phương nhất là nguồn lực từ trong nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo..., huyện Đạ Tẻh còn chú trọng xây dựng cảnh quan môi

Thơm hương Nếp Quýt, đẹp sắc mai vàng

trường khang trang, sạch đẹp, đã từ lâu, các tuyến đường trồng cỏ lạc hoặc hoa mười giờ dược duy trì và phát triển mạnh trở thành một mô hình được nhiều địa phương khác học tập để triển khai. Cùng đó là các phong trào “Thắp sáng đường quê”; “Đường cờ”; “Sáng, xanh, sạch, đẹp” do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp thực hiện; nhất là phong trào “5 không, 3 sạch”, trong đó 3 sạch là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ do Hội Liên hiệp Phụ nữ phát động đã đem lại hiệu quả thiết thực... Việc xây dựng các xã nông thôn mới, trong đó trọng tâm là xây dựng các khu dân cư văn hóa kiểu mẫu với 100% khu dân cư trên địa bàn huyện Đạ Tẻh tham gia với mục tiêu cải thiện môi trường sống ở khu dân cư, nâng cao đời sống của người dân địa phương được triển khai bài bản và đồng bộ với sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của người dân. Nhân dịp Kỷ niệm 30 năm thành lập huyện, Thôn 2 thuộc xã nông thôn mới Hà Đông đã đạt được giải Nhất trong xây dựng khu dân cư văn hóa kiểu mẫu với phần thưởng 100 triệu đổng

để đầu tư nâng cấp nhà sinh hoạt cộng đồng.

Tết này, cùng với việc xây dựng cổng chào tại các thôn để tô thêm nét đẹp văn hóa cho làng quê còn có khẩu hiệu hành động rất hay như “3 xây, 3 đẹp”, trong đó 3 xây là mọi nhà đều có giếng xây, nhà tắm xây và nhà vệ sinh xây và 3 đẹp là nhà nhà đều có hàng rào đẹp, cổng đẹp và tường nhà đẹp... Bộ mặt nông thôn nhờ vậy đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, người dân đã ý thức ý nghĩa của việc nông thôn mới nên đã chủ động chỉnh trang nhà ở, sân vườn, ngõ xóm khang trang, sạch dẹp... góp phần làm cho Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đạ Tẻh trở thành phong trào sôi nổi được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia có hiệu quả.

Một trong những hoạt động nổi bật là phong trào trồng các cây hoa mai dọc đường để đón tết... Đạ Tẻh vốn là một vùng có khí hậu thuận lợi cho mai vàng - một loài hoa cùng với hoa đào biểu trưng cho tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - phát triển tốt nên lâu

Truyện ngắn: NGUYỄN THANH HƯƠNG

Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 này, tôi bước sang tuổi 19. Số lần ăn tết ở nhà ông

bà nội ít hơn ở nhà ông bà ngoại, bởi vì…

Quê nội, ngoại tôi đều ở ngoài Bắc, ông bà ngoại tôi đi xây dựng kinh tế mới ở Lâm Đồng theo chính sách phân bố dân cư của Nhà nước vào năm 1984. Ông bà ngoại tôi sinh 5 người con, 4 gái đầu rồi mới đến cậu út. Mẹ tôi là con cả. Còn bố tôi cũng quê ngoài Bắc, nhân dịp ghé vào Đà Lạt thăm người nhà, gặp mẹ tôi đang ở đó (mẹ tôi là bạn với mấy người nhà của bố tôi).

Duyên trời như đã định, bố mẹ tôi xây dựng gia đình và ở luôn Đà Lạt. Ba chị em tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Quê nội, với chúng tôi quả là xa lạ, bởi, tôi nhớ rõ, chị em tôi được bố cho về Bắc có 4 lần, ba lần vào Tết Nguyên đán, một lần vào dịp hè lúc tôi 10 tuổi, em út tôi một tuổi. Còn ba lần trước, chị em tôi còn nhỏ nên không có khái niệm gì về Tết Nguyên đán.

Tết Mậu Tuất này là cái tết thứ 15 gia đình tôi về ăn tết ở nhà bà ngoại. Từ Đà Lạt đi xe khách 150 cây số là đến.

Cứ 28 Tết là bà ngoại ra ngõ ngóng khi mà mẹ tôi điện xuống là 28 Tết con cháu sẽ về. Nhưng tết này, mẹ cho biết sẽ gửi chúng tôi cho nhà xe từ 25 tháng chạp. Bố, mẹ chắc phải 3 giờ chiều ngày 30 mới về bằng xe máy, do bố còn phải trực cơ quan.

11giờ 30 trưa ngày 25, xe đậu ngay trước cổng nhà, ba chị em ùa vào. Bà chạy ra ôm chặt ba chị em rồi hỏi bố mẹ đâu? Tôi hỏi lại, vậy mẹ cháu không điện cho bà hay sao? Ừ!

- Là mẹ cháu muốn ông bà bất ngờ đấy. Mọi năm cứ 28 hoặc 29 mới về, bà nhỉ?

Ba chị em líu ríu theo chân bà vào nhà. Tôi hỏi ông ngoại đi đâu, bà nói, ông sang câu lạc bộ thơ, họp bàn tổ chức “Ngày thơ Việt Nam” vào ngày rằm tháng Giêng. Tối ông mới về. Rồi bà giục 3 chị

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Về thăm lại Đạ Tẻh sau hơn 30 năm thành lập huyện (1986-2016) và sau hơn 40 năm ngày hơn 200 thanh niên Đà Lạt trong đội hình Liên đoàn Thanh niên xung phong Hà Giang (10/2/1977) về Nông trường Hà Giang trước đây, huyện Đạ Tẻh ngày nay để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng lương thực cho nhân dân. Sau ngần ấy năm trở lại, vui mừng trước sự đổi thay từng ngày của một vùng đất…

nay nhà nào cũng có một vài cây mai trước nhà để khi mùa xuân mới đến, màu vàng rực của những bông hoa đặc sắc đó càng làm cho cảnh trí quê hương mình thêm tươi đẹp... Với ý tưởng và hành động ấy, hiện nay hàng ngàn cây mai đã được bà con nhân dân trồng khắp các tuyến đường, nhất là ở các xã nông thôn mới như Hà Đông, Hương Lâm, Triệu Hải, Quảng Trị... và hứa hẹn mỗi khi mùa xuân mới về thì cả vùng đất Đạ Tẻh sẽ rực vàng trong sắc hoa mai.

Điều đó đã minh chứng mạnh mẽ cho một trong 5 bài học kinh nghiệm mà Đạ Tẻh đã rút ra được qua quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là “Xây dựng các mô hình điểm, tiêu biểu, cách làm hay và các gương người tốt việc tốt trong xây dựng nông thôn mới để triển khai nhân rộng...”. Vì vậy, việc phát triển thương hiệu Nếp Quýt Đạ Tẻh cũng như trồng đại trà cây mai vàng trên địa bàn toàn huyện chính là kết quả của quyết tâm xây dựng các mô hình hay, các mô hình điểm để vùng đất Đạ Tẻh càng thêm ngát hương, thêm rực rỡ khi tết đến, xuân về.

Một góc cánh đồng Nếp Quýt xã An Nhơn (huyện Đạ Tẻh) - Ảnh: K.Phúc

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn học nghệ thuật (VHNT) năm 2017, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 - do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, nội dung này đã được đề cập đến.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nhấn mạnh: “Năm 2017, xu hướng chuyên nghiệp hóa và đầu tư đối với các tác phẩm tham dự Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT được đề cao, góp phần động viên sự sáng tạo VHNT của các văn nghệ sĩ. Các tác phẩm đi sâu vào chủ đề lớn là đạo đức xã hội ngày càng nhiều, tính tích cực xã hội của văn nghệ sĩ thể hiện qua tâm huyết, trách nhiệm trong

Mai vàng khoe sắcở Đạ Tẻh.

Ảnh: K.Phúc

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

5 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Tết ở nhà ngoại

kể, tết ở ngoài Bắc rét lắm, hôm nào có mưa phùn càng rét, càng buồn, không ra đường được (Tôi đã kiểm chứng điều này năm tôi 10 tuổi, cả gia đình về ăn tết quê nội - năm ấy - 2009, rét thật). Còn ở Lâm Đồng này, tết ở các địa phương đều mát mẻ, tha hồ đi chơi thỏa thích. Nhớ lại những cái tết trước ở nhà ngoại, vui nhất là chiều 30, các em con dì, con cậu tôi về đông đủ, bà ngoại luôn nhắc các dì, các dượng tôi và tôi phải canh chừng lũ trẻ. Chúng thích trèo cây, la cà ngoài vườn.

Cơm bữa trưa 30 xong, chả đứa nào ngủ trưa, xúm quanh bà xem bà gói bánh chưng. Chỉ một mình bà đãi gạo, ngâm gạo từ tối hôm trước, sáng hôm sau vớt lên cho khô ráo. Bà ngoại thật khéo tay, chỉ có một mình bà gói bánh, rồi mổ gà, đồ xôi… Bà vẫn nói:

- Ông ngoại các cháu sướng lắm, chỉ ăn với học, rồi làm trong cơ quan nhà nước cho đến lúc nghỉ hưu. Cả đời không biết mổ con gà, không biết gói bánh, đồ xôi hoặc thái thịt, vào bếp. Tóm lại, chỉ một mình bà làm.

Nói đến đây, mẹ, các dì tôi, rồi cả cậu tôi đều nháy mắt với nhau

ngủ. Có điều lạ là, cả mẹ tôi rồi các dì cũng uống được rượu bia, trong khi đó cậu Năm không hề uống giọt nào. Bà ngoại nói, cậu giống bà, không uống được. Tết Mậu Tuất này, vợ chồng dì Hai, dì Tư và con cái không về được. Họ phải về quê nội. Bà buồn lắm. Tôi an ủi bà:

- Ông bà còn có bố mẹ cháu này, các cháu này, rồi vợ chồng, con cái dì Ba, cậu Năm. Bà mong cháu nội của bà thế nào, người ta cũng mong thế. Nhiều gia đình ở Đà Lạt, và ngay ở cùng xóm với bà ngoại chỉ có 2 người con, mà chả ai về thì sao?

Bà mắng yêu, cha mẹ cô chứ, cũng biết động viên bà. Mày khéo nịnh giống… giống ông ngoại vậy.

Chị em tôi gần gũi ông bà ngoại nhiều hơn so với bên nội, vì nội ở xa, nên chị em tôi, các con của các cậu, các dì sinh ra đều một tay bà ngoại chăm sóc kể từ lúc lọt lòng. Lúc bà chưa nghỉ hưu, bà xin nghỉ phép năm. Khi bà nghỉ hưu, bà tự phân chia thời gian đến chăm sóc các cháu ngoại, cháu nội. Có lần, cách đây hơn ba năm, dì Tư và vợ cậu Năm sinh em bé, cách nhau 7 ngày, đều sinh ở nhà bà ngoại, bà vui lắm, dù vất vả nhưng đã nghỉ hưu nên bà thoải mái chăm hai đứa trẻ. Ngày mà ba chị em tôi lần lượt được sinh ra, mẹ tôi kể lại rằng bà cũng chỉ trông được hơn một tháng. Bà ngoại biết hát ru, không biết kể chuyện cổ tích. Trong lời ru của bà có nói đến tình nghĩa cha, con, anh em, ông bà với cháu. Nếu phải nói với các cháu, bà chỉ nói những lời mà bà đã từng nói với mẹ tôi và các em của mẹ tôi:

- Hãy sống thân thiện con ạ. Ai quý mình, mình nhận, ai ghét mình, mình thương họ. Kỵ nhất cái việc bịa chuyện hại người ta. Không nói thành có, rồi thấy người ta hơn mình thì ganh ghét, thấy người nghèo thì khinh rẻ… Những người có tính như vậy sẽ chuốc hậu họa mà thôi.

* * *Bốn giờ chiều 29 Tết Mậu Tuất,

gói bánh xong là bà lại lúi cúi bắc nồi, nhóm bếp luộc bánh chưng. Chị em tôi lại quây quần bên bà...

cười mỉm, bởi chả ai biết làm như bà, họ cũng như ông ngoại mà thôi.

Ấy nhưng bà coi đó là niềm vui. Chả thế mà mấy ngày tết, ông ngoại chỉ có nhiệm vụ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Còn thì sửa soạn cỗ bàn, bánh trái, một mình bà lo hết. Bà không bắt con gái, con rể, con trai, con dâu động tay vào. Ăn xong, rửa bát, bà cũng giành lấy làm luôn. Ông có góp ý thì bà nói:

- Quanh năm, các con cháu về có mấy ngày, cho chúng nó chơi thoải mái. Ngày chúng chưa lấy chồng, chị em nó vẫn cơm nước, rửa bát, quét nhà đấy chứ. Tôi còn sức mà.

Ông lại im. Gói bánh từ 12 giờ 30 đến 4 giờ chiều thì xong, một mình bà lại kê bếp bắc nồi luộc bánh. Các cháu lại quây quần bên bà, mấy đứa con các dì, con cậu Năm tranh nhau ngồi vào lòng bà, cãi nhau chí chóe:

- Bà của em chứ!- Không, bà của chị cơ mà.Bà lại dỗ thật khéo để mỗi đứa

được luân phiên ngồi lòng bà. Cậu Năm bật ti vi xem đá bóng, các dì cùng mẹ tôi sang thăm các nhà hàng xóm, ông ngoại lại đi đến

câu lạc bộ thơ… Còn lại chị em chúng tôi, tất cả 11 đứa, tôi là lớn nhất, bé nhất là con cậu út - thằng cu Ben mới 3 tuổi.

Ngồi bên nồi bánh chưng, bà kể lại cái thời còn bao cấp, cũng lại chỉ mình bà xếp hàng mua thịt, đậu xanh, gạo nếp bằng tem phiếu, phải đi sớm xếp hàng mới mong được mua sớm. Ngày ấy, lương thực, thực phẩm quý hiếm, không được lựa chọn, người bán hàng đưa miếng thịt ngon hay không ngon, gạo nếp trắng hay không cũng lấy nhanh mà về. Cái gì cũng phân phối, từ tý bột ngọt cho đến nửa chai nước mắm. Nghèo mà vui. Bây giờ thì không lo gì, chợ quá nhiều đậu, gạo, thịt, chỉ lo và buồn con cháu không về đủ.

… Bữa ăn lại càng vui. Vui nhất ông ngoại vì cả 4 chàng rể đều uống rượu vào hàng cao tửu. Có lần, 4 chàng rể ra hiệu với nhau làm cho ông ngoại say rượu rồi khiêng ông vào giường của bà. Tất nhiên, bà lại trải chiếu xuống nền gạch hoa ở cách ông 4 phòng, bà không chịu nổi tiếng ngáy của ông từ 12 năm nay. Cứ rượu vào, hay ban ngày đọc sách, đọc báo nhiều rồi làm thơ là ông lại ngáy to khi

Minh họa: Phan Nhân

XEM TIẾP TRANG 11

em rửa tay chân để ăn cơm. Đói rồi đấy. Em gái út tôi 8 tuổi khoe kỳ 1 vừa rồi được học sinh giỏi. Cậu em trai thứ 2 ít nói, bà hỏi nó học ra sao, nó chỉ cười, tôi thưa với bà nó cũng học sinh giỏi kỳ 1 bà ạ. Cháu đây, sinh viên năm thứ 2 Đại học Đà Lạt, vẫn đạt kết quả tốt. Bà mừng lắm, nhưng rồi bà im lặng một lát, sau đó bà cho biết, dì Hai điện báo năm nay không về được. Cậu út Năm cũng phải chiều 30 mới về. Riêng vợ chồng dì Tư năm nay là hai tết liền không về được. Họ về quê nội ở Cần Thơ. Dì Ba cũng phải chiều 30 mới về. Nét buồn hiện lên khuôn mặt bà. Tôi động viên bà:

- Bây giờ điện thoại thông minh, vi tính thông minh có sẵn, cứ mở ra sẽ thấy mặt con, cháu, bà đừng buồn bà nhé.

Bà gật đầu xác nhận nhưng vẫn thêm một câu, nhưng ngày tết quây quần tất cả vẫn hơn chứ.

Vợ chồng con cái dì Hai ở Nha Trang, dì Ba ở Vũng Tàu, dì Tư, cậu Năm ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả năm mới về thăm bố mẹ ở Lâm Đồng ba ngày tết, có năm chỉ về được ngày 29, 30 rồi phải đi về quê chồng, ăn tết; không năm nào trọn vẹn với bố mẹ mà phải chia ra nội, ngoại mỗi bên vài ngày. Chỉ có gia đình tôi, trừ những năm về Bắc ăn tết quê nội, còn thì ở quê ngoại được trọn vẹn mấy ngày tết. Riêng chị em tôi thì ở cả 3 tháng hè. Chị em tôi thích về nhà ngoại lắm. Vườn nhà ngoại rộng những 10.000 m2, đủ các loại cây ăn trái. Sáng dậy, hàng chục loài chim đua nhau hát làm huyên náo cả một vùng không gian Tây Nguyên. Bà ngoại vẫn

Gỡ khó về “đầu ra” cho tác phẩm văn học nghệ thuật

việc dùng sức mạnh nghệ thuật để chinh phục con người, lấy cái tốt lấn át cái xấu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thỉnh cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của giới VHNT hiện nay là sáng tác mạnh mẽ nhưng đầu

ra quảng bá tác phẩm gặp nhiều vướng mắc trên “toàn tuyến”: Âm nhạc - điện ảnh - văn học..., từ in, phát hành cho đến dựng vở, làm phim... Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nêu vấn đề: Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các hãng phim nhà nước không có giải thưởng, không có tác phẩm xứng đáng trong năm 2017? Vì sao sân khấu truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đều gặp khó khăn? Xu hướng thương mại hóa, đặc biệt trong âm nhạc và điện ảnh ngày càng lớn. Do thiếu sự đầu tư trọng điểm nên các tác phẩm mang tính định hướng chưa có được sức ảnh hưởng, có chiều sâu. Bên cạnh đó, cần khắc phục sự đầu tư dàn trải kiểu “được lòng

mọi người nhưng mất mùa VHNT, thiếu tác phẩm hay, xứng tầm”...

Năm 2018 đánh dấu mốc son kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam - tiền thân của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam ngày nay. Vì vậy, có rất nhiều hoạt động trọng điểm được đề ra.

Nổi bật một số sự kiện lớn như: Vào dịp lễ kỷ niệm (dự kiến tổ chức vào tháng 7/2018), Liên hiệp sẽ xuất bản cuốn “Lịch sử Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam” bằng ảnh; tổ chức hội thảo về báo chí với VHNT; chủ trì, phối hợp cùng các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, 63 Hội VHNT các tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo mang tính tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ

Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”; Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam vào trung tuần tháng 3/2018; Hội Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức 16 trại sáng tác, 20 chuyến đi thực tế, hỗ trợ sáng tác 150 tác phẩm, 11 triển lãm; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội thảo về danh nhân Đặng Huy Trứ, tôn vinh ông tổ nghề ảnh của Việt Nam; Hội Kiến trúc Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hội vào tháng 4/2018, vận động kiến trúc sư tiếp tục tham gia Giải thưởng Kiến trúc xanh...

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn)

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

6 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

THÚY VÂN

Nói đến văn hóa của các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng trong cộng đồng các dân tộc Tây

Nguyên - nói chung, bên cạnh “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO chính thức công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25/11/2005, còn có Văn hóa vật chất của các DTTS gốc Tây Nguyên ở Lâm Đồng. Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở 3 lĩnh vực: Đó là những ngôi nhà dài được xem là những “vật thiêng” mà bao nhiêu thế hệ đồng bào dân tộc gìn giữ, bảo tồn; là các nghề thủ công như: đan, lát, dệt thổ cẩm (nhiều nhất ở Bảo Lộc, Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông), làm cung nỏ (xã Tà Nung, Đà Lạt), làm rượu cần (tất cả các huyện, thành phố đều có), làm nhẫn bạc (xã Tu Tra, Đơn Dương)... và cồng chiêng là loại nhạc cụ truyền thống gắn bó với đời sống tinh thần luôn hiện hữu trong mọi sắc thái vui, buồn, sướng, khổ, hạnh phúc... trên dải đất Nam Tây Nguyên huyền thoại bao đời nay.

Ngoài tồn tại, gìn giữ và phát huy các nghề truyền thống, hiện nay trong vùng đồng bào các DTTS đã và đang tồn tại, phát triển nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề truyền thống làm nhẫn bạc của tộc người Churu ở xã Tutra (huyện Đơn Dương); Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm thôn Bnơr C (xã Lát, huyện Lạc Dương); các Làng nghề dệt thổ cẩm: thôn Đam Pao (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà); thôn Đạ Nghịch (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc); Buôn Go (thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên); Làng nghề làm rượu cần Bon LangBian (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương...). Đặc biệt, hiện nay theo “Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến năm 2020”, Lâm Đồng đã khôi phục, phát triển 33 làng nghề; đồng thời, tập trung đầu tư phát triển 12 làng nghề gắn với du lịch. Đây là chiến lược phát triển văn hóa nhằm tạo động lực để phát triển kinh tế du lịch - lợi thế cạnh tranh rất thuận lợi của tỉnh Lâm Đồng.

Về khía cạnh văn hóa tinh thần, hàng năm, các lễ hội văn hóa, hoạt động văn hóa của các dân tộc trong tỉnh gắn với đời sống

lao động, canh tác nông nghiệp diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo cộng đồng cư dân, nhất là đồng bào các DTTS tham gia như: Lễ Nhô wèr (Uống kiêng cữ - cúng ruộng vào tháng 9-10 hàng năm) của người Kơ Ho Srê (ở các xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Gung Ré, Liên Đầm huyện Di Linh), lễ Pơthi (lễ bỏ mả của người Churu ở Pró, Lạc Xuân, Ka Đô, huyện Đơn Dương)... Đây thực sự là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và giao lưu văn hóa các dân tộc cho dù theo các tôn giáo khác nhau.

Khi nói đến Đà Lạt thì chắc không ai không biết đến thành phố du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh trong đó có các thắng cảnh, di tích lịch sử quốc gia, mỗi thăm thu hút từ 5 - 7 triệu du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, Festival Hoa - Đà Lạt đã trở thành “Thương hiệu” để quảng bá, giới thiệu cảnh quan, con người, nghề trồng hoa nổi tiếng của Đà Lạt - Lâm Đồng đến với bạn bè quốc tế. Cùng với đó, Lễ hội Văn hóa Trà được tổ chức nhằm tôn vinh nghề trồng, sản xuất, chế biến trà, tơ tằm nổi tiếng của xứ sở B’Lao - Bảo Lộc - thành phố trẻ có nhiều tiềm năng trong phát triển ngành công nghiệp của Lâm Đồng.

Tuy nhiên, do sự biến động về cư trú và áp lực tất yếu của quá trình hiện đại hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa truyền thống của các tộc người bản địa. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản về cơ chế, chính sách, một trong những khó khăn cơ bản trong công tác bảo tồn di sản văn hóa là tình trạng mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa tộc người như: nghề thủ công, nhà truyền thống, ngữ văn dân gian, các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian,... Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do biến đổi kinh tế - xã hội, tín ngưỡng mới du nhập... còn có nguyên nhân chủ quan do nhận thức của các tầng lớp cư dân bản địa về các giá trị di sản văn

Văn hóa truyền thốngvới sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

Lâm Đồng, một tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa và tín ngưỡng đa thần; xưa nay, văn hóa truyền thống đã trở thành bản sắc rất riêng hết sức độc đáo, tạo nên vóc dáng riêng về văn hóa trong cộng đồng 43 dân tộc anh em sống đan xen, thuận hòa trên vùng đất Nam Tây Nguyên. Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, vai trò của văn hóa và việc nỗ lực gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ở Lâm Đồng đã và đang góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời mở ra những cơ hội mới trong những năm tới.

VĂN NHÂN

Bối cảnh tình hình Thực hiện ý đồ chiến lược hòng

tiêu diệt lực lượng kháng chiến ở miền Nam, phá hoại và xâm lấn miền Bắc, đẩy lùi CNXH ở khu vực Đông Nam Á, năm 1965, đế quốc Mỹ đã đưa quân viễn chinh cùng quân các nước đồng minh vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam, đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Chúng đã huy động bộ máy chiến tranh khổng lồ với các lực lượng hải, lục, không quân được trang bị tối tân nhất để chống lại nhân dân ta. Tính đến đầu năm 1968, quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 tên và 68.800 quân của các nước đồng minh. Nếu tính các lực lượng liên quan khác thì đã có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam, cùng một lực lượng hùng hậu quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Với bộ máy chiến tranh khổng lồ, chúng liên tục tổ chức các cuộc hành quân “tìm diệt” trên khắp chiến trường miền Nam, đỉnh điểm là hai mùa khô 1965-1966 và 1966- 1967. Chỉ trong vòng 2 năm (1965 - 1967), quân và dân ta đã loại khỏi

KHÔI NGUYÊN THẢO

Những tấm lòng yêu thương của Hoàng Bình Trọng, Nhạc giữa trời của Nguyễn

Thị Bích Nga, Những vì sao trong mơ của Nguyễn Ngọc Minh Hoa, Cẩm chướng đỏ của Bùi Đặng Quốc Thiều và Mùa bay của Nguyễn Trang Thu là bộ 5 tác phẩm vừa được giới thiệu đến bạn đọc. Đây là những tác phẩm nằm trong Tủ sách Tác phẩm đoạt giải thưởng Vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng.

Song song với việc khai thác tác phẩm mới, cổ vũ các tác giả trẻ đương đại, Nhà Xuất bản Kim Đồng vẫn không quên việc chọn lọc, giới thiệu lại những tác phẩm xuất sắc, gắn liền với nhiều thế hệ độc giả, đã qua thời gian nhiều năm bảo chứng. Tủ sách Tác phẩm đoạt giải thưởng Vận động sáng tác cho thiếu nhi không nằm ngoài mong muốn ấy.

Những tấm lòng yêu thương của Hoàng Bình Trọng được viết từ năm 1979. Dù chiến tranh khốc liệt và có những hy sinh, đau thương mất mát, nhưng câu chuyện mà nhà văn Hoàng Bình Trọng kể về số phận chú bé Lào Thoong-khăm - Triệu Việt vẫn luôn là niềm hy vọng tươi xanh về một tương lai tốt đẹp và an lành.

Những vì sao trong mơ của Nguyễn Ngọc Minh Hoa là một chuỗi suy tư, giằng xé tình cảm của cô bé mới lớn trong các mối quan hệ phức tạp của gia đình. Mỗi câu chữ

Ra mắt bộ tác phẩm đoạt giải cao dành cho thiếu nhi

Đến nay, trên địa bàn huyện Đơn Dương có 48 dịch vụ karaoke, 73 dịch vụ internet, 24 cửa hàng kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm sách báo. Nhằm kịp thời ngăn chặn các tệ nạn xã hội có thể xảy ra và ngăn chặn

các ấn phẩm văn hóa độc hại đã và đang lưu hành trên thị trường, Phòng Văn hóa thông tin huyện đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện Đơn Dương tiến hành kiểm tra xử lý nhiều trường hợp vi phạm về các quy định của

ngành văn hóa. Qua đó, đã đề nghị UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính 3 trường hợp kinh doanh dịch vụ Game bắn cá trái quy định, niêm phong 4 trường hợp sử dụng máy Game bắn cá không có xuất xứ, không nhãn

hiệu và dán tem của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, Phòng Văn hóa thông tin còn phối hợp với công an huyện tiêu hủy 3 máy game bắn cá không rõ nguồn gốc sản xuất.

NGỌC THANH

Đơn Dương tăng cường kiểm tra các dịch vụ văn hóa

hóa chuyển biến không đồng đều, chưa sâu sắc.

Để phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc, nhất là văn hóa của các DTTS không bị mai một; đồng thời làm đa dạng thêm về sắc thái văn hóa giữa các bộ phận dân cư, giữa các dân tộc,… Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ngày 9/6/2014 đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tinh thần của Nghị quyết chú

trọng đề cập và nhấn mạnh đến thành tố “con người Việt Nam” trong chiến lược phát triển văn hóa. Thấm nhuần tinh thần nhân văn của Nghị quyết về văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi để Lâm Đồng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các vùng miền, các dân tộc. Từ đó xây dựng một nền văn hóa đa dạng, phong phú giàu bản sắc, tạo cầu nối cố kết cộng đồng, tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.

Nốt nhạc xuân. Ảnh: Đan Thanh

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

7 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 -Đòn giáng quyết định vào ý chí xâm lược của MỹCuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 là một mốc son tiêu biểu, một bước ngoặt quyết định - đòn tấn công chiến lược, bất ngờ với quy mô lớn vào sào huyệt của đối phương ở các thành phố, thị xã lớn trên toàn miền Nam, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri.

vòng chiến đấu 290.000 tên, trong đó có 128.000 quân Mỹ và chư hầu, làm thất bại một bước quan trọng cuộc “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tinh thần quân địch sút kém, nội bộ mâu thuẫn hơn bao giờ hết, Mỹ từ thế chiến lược phản công và tiến công, buộc phải lùi dần vào thế phòng ngự bị động.

Cuối năm 1967, BCH Trung ương Đảng đánh giá thắng lợi của quân và dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc trong hai năm 1966 - 1967 là to lớn, toàn diện, làm thất bại một bước rất cơ bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đẩy Mỹ vào thế lúng túng, bị động cả về chiến lược lẫn chiến dịch; cho phép ta đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến bước ngoặt quan trọng theo phương hướng đánh lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, làm mất khả năng tiến công của chúng.

Ngày 28/12/1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức

thông qua kế hoạch năm 1968, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới; động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền nỗ lực lớn nhất để đưa cuộc chiến tranh của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 14 (1/1968) thông qua Nghị quyết về mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ.

Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Trước Tổng tiến công và nổi dậy

10 ngày, các sư đoàn chủ lực của ta nổ súng tiến công Khe Sanh, buộc địch phải điều thêm 12 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn kỵ binh bay, Sư đoàn 101 không vận, Sư đoàn

thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa ra khu vực Đường 9 để đối phó. Đúng lúc chúng đang cố gắng điều động lực lượng cố giữ bằng được Khe Sanh, thì đêm giao thừa và mồng Một Tết Mậu Thân 1968, quân ta đồng loạt tiến công ở 4/6 thành phố lớn, trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định và Huế; 37/44 thị xã, hàng trăm thị trấn, quận lỵ... ở miền Nam; đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não trung ương, địa phương của địch, bao gồm cả 4 bộ tư lệnh quân khu - quân đoàn, 8 bộ tư lệnh sư đoàn, 2 bộ tư lệnh biệt khu ngụy, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần, làm cho Mỹ - Ngụy bị bất ngờ, không kịp trở tay đối phó. Trong đó, có những trận gây chấn động lớn như trận đánh Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Độc Lập Ngụy, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế...

Trong lúc địch còn bất ngờ, choáng váng, dồn về mặt trận đô thị,

nhân dân ở hầu khắp các vùng nông thôn được sự giúp sức của các lực lượng vũ trang đã nổi dậy, phá tan từng mảng hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn xã, giành thắng lợi oanh liệt, giành quyền làm chủ ở nhiều vùng, mở rộng và củng cố vùng giải phóng. Sau gần 2 tháng tiến công và nổi dậy, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt và làm tan rã khoảng 15 vạn tên địch (có hàng nghìn lính Mỹ) phá hủy 1/3 vật tư chiến tranh của Mỹ-Ngụy; phá 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã mới với hơn một triệu dân…

Ý nghĩa lịch sử to lớnThắng lợi vang dội của cuộc

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”; làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam và chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” thời Kennơđi - Giônxơn, buộc chúng phải hạn chế và tiến đến chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc (11/1968), tham gia đàm phán

hòa bình với ta tại Hội nghị Pa-ri (5/1968).

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới; tác động toàn diện, mạnh mẽ đến chính giới Mỹ, làm cho nước Mỹ phân hóa hơn bao giờ hết, làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam dâng cao trong lòng nước Mỹ, buộc giới lãnh đạo Mỹ phải xuống thang chiến tranh; mặt trận quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta mở rộng và dâng cao mạnh mẽ.

Thắng lợi cũng như những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cả về lý luận và thực tiễn. Qua đó, giúp Đảng ta nhận thức sáng suốt hơn về thực tế chiến trường và đề ra chủ trương thích hợp trong lãnh đạo kháng chiến ở giai đoạn sau Mậu Thân, nhất là từ giữa năm 1970 trở đi. Rõ ràng, nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có đàm phán đi đến ký Hiệp định Paris (1/1973) và tiến tới kết thúc chiến tranh (4/1975), giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...

XEM TIẾP TRANG 11

Ra mắt bộ tác phẩm đoạt giải cao dành cho thiếu nhi

đều lấp lánh tình yêu thương, tràn đầy cảm xúc nhưng cũng phảng phất nỗi buồn của một cảnh ngộ không trọn vẹn. Trang sách khép lại, nhưng những khát vọng và ước mơ sum họp sẽ còn mãi lấp lánh như những vì sao và in đậm trong lòng bạn đọc. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng: “Giọng văn trong sáng, giản dị và chân thành khiến cho mỗi câu mỗi chữ đều tràn đầy cảm xúc, đầy thổn thức mà vẫn ngọt ngào tinh tế”.

Tác phẩm Mùa bay của Nguyễn Trang Thu tuy nhỏ bé, khiêm nhường với vỏn vẹn 17 truyện ngắn, nhưng đã gói gọn trong đó tuổi niên thiếu của cả thế hệ 7x Hà Nội. Qua

cô bé trong truyện Mùa bay. Đó sẽ như là dòng nước mát lành tiếp sức cho mình trong cuộc hành trình để làm một người trưởng thành theo đúng nghĩa.

Cẩm chướng đỏ của Bùi Đặng Quốc Thiều lại chứa đựng trong những tình tiết lãng mạn, vui nhộn của tuổi học trò miền Tây Nam Bộ. Câu chuyện là những rung động đầu đời, những tình cảm tự nhiên, trong sáng cùng hoài bão của tuổi học trò đầy mơ mộng. Và trên tất cả là tình bạn đẹp tựa những bông hoa cẩm chướng đỏ mãi thắm tươi.

Còn với Nhạc giữa trời của Nguyễn Thị Bích Nga, thì như chính tác giả chia sẻ: “Tôi không cho mình lớn lên. Cô bé trong tâm hồn tôi vẫn non nớt như thế từ bao lâu nay. Cô bé ấy mãi mãi sống trong khu vườn tuổi thơ. Và thế là, cổ tích sẽ còn mãi trong những truyện tôi viết: tình thương yêu giữa con người với con người, giữa con người với loài vật… Trong thế giới cổ tích ấy, không có nỗi cô đơn, không có sự dằn vặt, chỉ có sự nhiệm màu cho tuổi thơ bay bổng thăng hoa...”.

Những tác phẩm đoạt giải thưởng trong các Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng sẽ tiếp tục được NXB Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc trong thời gian tới. Đặc biệt, các đầu sách đều được đầu tư công phu về mỹ thuật, in ấn với thiết kế bìa trang nhã và rất gợi để đến gần hơn với thị hiếu hiện nay.

những kỷ niệm về tình bạn, tình thân, tình yêu chớm nở của các nhân vật trong truyện ta còn thấy được một Hà Nội của những năm 1980 - 1990 thanh bình, đơn sơ nhưng vẫn rất lãng mạn và ấm áp tình người. Đọc Mùa bay để thấy truyện không lạc lõng với không gian đương đại,

bởi, người trẻ sẽ nhận ra đâu là đời thực đâu là “ảo”, để dành thời gian cho người thân và bạn bè nhiều hơn, hay đơn giản chỉ để dõi theo một cánh diều đỏ thắm trên bầu trời với niềm tin mãnh liệt là ước mơ của mình sẽ được thực hiện và còn nhiều điều lớn lao hơn thế nữa, như

PHẠM QUỐC CA

Căn nhà để lạiTôi để lại làng dừa

Thọ KhánhĐể lại sông Bùng

kỷ niệm yêu emThủy triều trăng ngập tràn

bến bãiGa Sy tàu hú gọi đêm đêm.Để lại con đường

chờ nhau đi họcNhịp cầu qua

mây trắng dòng kinhTrưa chang chói Bờ tre sàng bóng nắngMát lạnh lòng tôi

ngụm nước giếng Đình.Tôi để lại căn nhà

cho gió thổiĐêm đêm trăng dãi

vườn khôngBao tiết Thanh minh

không vềVắng hương mồ mẹ Thương những chiều

vàng vọt hoàng hôn.Tôi để lại cây chanh Giếng nướcCây cau đầu hiên Cây khế sau nhà…Chị về thăm

có buồn rêu mọcMùa xuân vắng người

đào có nở hoa?

Cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng là nơi thu hút nhiều tác phẩm hay dành cho thiếu nhi. Mục đích để có tác phẩm hay dành cho thiếu nhi. Trong đó có nhiều tác phẩm vẫn nổi tiếng sau hàng chục năm như Búp sen xanh (Sơn Tùng), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Bỏ trốn (Phan Thị Thanh Nhàn)… hàng chục nhà văn nổi tiếng, nhiều thế hệ có tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác này.

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

8 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TRIỆU PHONG

Những ngày này, hoa anh đào nở hồng khắp mọi nẻo đường TP Đà Lạt. Vẻ đẹp của anh

đào khiến người dân và du khách không khỏi ngẩn ngơ.

Hoa anh đào là loại hoa đặc hữu của Đà Lạt, thường nở vào dịp cuối năm Dương lịch và kéo dài hơn tháng trời, thường thì đến sau Tết Nguyên đán. Nhiều du khách thường chọn dịp hoa anh đào nở rộ trên khắp con phố, sườn đồi Đà Lạt để ghé tham quan vùng đất này chỉ để ngắm anh đào hay thực hiện những bộ ảnh kỷ niệm bên những cây anh đào rợp hoa.

Tại một số tuyến đường: Quang Trung, Hồ Tùng Mậu, Lê Đại Hành… nhiều du khách say sưa ngắm hoa, chụp ảnh với loài hoa đặc biệt này của Đà Lạt.

Theo nhiều người dân và du khách, điều khiến họ say mê loài hoa này chính là sắc hồng nhẹ

nhàng, những cánh hoa mảnh mai, quyến rũ.

Đến với Đà Lạt lần đầu tiên, chị Nguyễn Tuyết Anh (24 tuổi), du khách từ TP Hồ Chí Minh hoàn toàn bị chinh phục khi chứng kiến những hàng hoa anh đào chạy dọc khắp các tuyến phố cho tới những triền đồi. “Lần đầu được tận mắt chứng kiến loài hoa này tôi rất vui. Tôi không ngờ anh đào lại nở nhiều đến vậy. Chúng quá đẹp, nét đẹp nhẹ nhàng nhưng cực kỳ quyến rũ như chính Đà Lạt vậy. Mùa hoa năm sau, tôi nhất định sẽ lên ngắm mai anh đào nữa”, Tuyết Anh chia sẻ.

Ngày hội hoa Anh đào năm 2018 sẽ diễn ra tại Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt từ 26 - 28/1 với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, triển lãm, ẩm thực đặc sắc. Đặc biệt du khách sẽ được chiêm ngưỡng cả một trời hoa anh đào với hơn 35.000 cây được trồng thành rừng hoa tại Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt.

Rực hồng sắc trời Đà Lạt

Một gốc mai anh đào nở bung trong nắng.

Những cành đào e ấp tỏa sắc bên biểu tượng tháp bútTrường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

Những nụ anh đào đầu tiên bắt đầu bung nởbên hồ Xuân Hương.

Người dân và du khách nhẹ nhàng rảo bướcdưới những gốc anh đào rực rỡ hoa.

Một gốc anh đào lớn, nở hoa bung kín góc vườn,thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh kỷ niệm.

Du khách thích thú chụp ảnh với những đóa hoa anh đào.

Ghi lại hình ảnh hoa đào làm hình nền máy ảnh.

Tranh thủ “tự sướng” với anh đào sau giờ làm việc.

Mẹ con làm dáng với hoa anh đào.

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

9 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HOÀNG YÊN

Thạc sĩ đầu tiêncủa buôn làngLenny là cô gái K’Ho đầu

tiên của làng Bon Dơng có bằng thạc sĩ. Để có được thành quả ấy, Lenny đã phải nỗ lực rất nhiều, bởi cuộc sống của người đồng bào dân tộc nơi cô sinh ra còn nhiều khốn khó. Chính vì vậy, con đường học tập của cô vì thế cũng gập ghềnh hơn. Theo lời của Lenny, thuở nhỏ, đi học rất vất vả, trường xa, đường đi lại khó khăn nên đến trường là cả một vấn đề. Bố mẹ chỉ quan tâm làm sao lo được cái ăn cho con cái, còn mối chăm lo đến học hành của con cái thì dường như là điều xa xỉ. Như bao gia đình khác tại đây, gia đình của Lenny cũng quanh năm tất bật với nương rẫy. Lenny cũng không nằm ngoài lệ khi phải phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà, việc nương rẫy, nhưng không vì thế mà tính ham học của Lenny bị ảnh hưởng. Cô ham học từ nhỏ, bất kể ngày nắng hay mưa, Lenny luôn chăm chỉ đến trường với mong muốn sau này có thể giúp đỡ cho bố mẹ và mọi người trong gia đình.

Ngay từ khi còn nhỏ, nhìn thấy mọi người trong làng đánh cồng chiêng, nhảy múa, thấy cha ngồi đan lát, mẹ nấu rượu cần, Lenny đã rất thích thú và hay tìm hiểu về văn hóa các dân tộc. Ước mơ càng được chắp cánh bay cao khi cô thi đỗ chuyên ngành Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. Cũng từ đây, niềm đam mê nghiên cứu văn hóa các dân tộc như đã thấm vào máu của Lenny. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2007, Lenny xin vào làm việc tại Bảo tàng Lâm Đồng. Từ đó, cô có điều kiện để cháy hết mình với niềm đam mê để chuyển tải nét đẹp văn hóa của dân tộc đến với du khách gần xa. Không dừng lại ở đó, để có thêm kiến thức, làm tốt hơn công việc mình đã chọn, Lenny đã quyết định thi học lấy bằng Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam chuyên sâu về văn hóa các dân tộc tại Trường Đại học Đà Lạt. Để trau dồi kiến thức về văn hóa bản địa, ngoài sách vở, Lenny tìm gặp các đồng

Đưa văn hóa dân tộc đến gần với du khách“Niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với tôi chính là được làm việc đúng chuyên môn, được giới thiệu với du khách gần xa về văn hóa dân tộc gốc Tây Nguyên”. Đó là chia sẻ của cô Rơ Ông Ben Lenny (35 tuổi) - nữ thạc sỹ đầu tiên của làng Bon Dơng (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương).

nghiệp, các cán bộ huyện, xã là người dân tộc thiểu số để tìm hiểu nhiều vấn đề xung quanh văn hóa người đồng bào dân tộc ở Lâm Đồng. Những ngày nghỉ hay lễ tết, Lenny lại tìm về các thôn, buôn để tìm hiểu, trải nghiệm và nghiên cứu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương. Trong những chuyến đi đó, Lenny đã thu thập, ghi chép và viết nhiều bài báo, bài nghiên cứu về văn hóa của bà con các dân tộc ở Nam Tây Nguyên. Những kiến thức ấy đã bổ trợ đắc lực cho công việc hiện tại của cô.

“Cháy” niềm đam mêĐể giúp du khách cảm thụ đầy

đủ giá trị các di sản văn hóa, thuyết minh viên Lenny chính là người hướng dẫn, giải thích, tạo sự liên kết giữa những hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng với những thông tin bổ ích ẩn chứa trong đó. Mỗi hình ảnh, hiện vật trưng bày càng thêm sống động, những câu chuyện về văn hóa, lịch sử càng trở nên gần gũi hơn với từng du khách

qua lời trình bày của Lenny. Tùy theo từng khách tham quan mà Lenny chủ động điều tiết thông tin, thể hiện cảm xúc phù hợp với từng nội dung trưng bày cố định và trưng bày chuyên đề, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan tìm hiểu nội dung, hiện vật trưng bày. Đặc biệt, với du khách nước ngoài, họ thường hay thắc mắc khá nhiều, ngoài vốn hiểu biết về văn hóa, Lenny đã phải không ngừng trau dồi tiếng Anh để có thể thuyết minh một cách dễ hiểu nhất cho họ. Có những lúc họ muốn tìm hiểu sâu hơn, Lenny thường giới thiệu họ về với buôn làng của mình, nơi đó họ được tận mắt thấy, tận tay sờ, được trải nghiệm nét văn hóa bản địa một cách chân thật nhất. Đây cũng là cách Lenny góp phần phát triển du lịch của địa phương; đồng thời, gìn giữ văn hóa bản địa.

Lenny chia sẻ: “Là người dân bản địa, mình biết rõ nét hấp dẫn trong đời sống văn hóa, sinh hoạt của đồng bào mình. Cuộc sống thay đổi, bà con dần

bắt nhịp với cuộc sống hiện đại và dần quên đi những bản sắc văn hóa như trang phục truyền thống, những bộ chiêng, cái ché... Chính vì vậy, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm bảo tồn cả không gian văn hóa đặc sắc ấy, giữ lại thói quen sinh hoạt của người K’Ho tồn tại từ bao đời nay...”. Ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng chia sẻ: Lenny là một thuyết minh viên có tinh thần trách nhiệm, được đào tạo bài bản và hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa của địa phương. Trong lúc làm việc, Lenny có phong cách chuyên nghiệp, khả năng hướng dẫn tốt bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Đặc biệt, Lenny rất ham học hỏi, luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc học, việc nghiên cứu thực tế. Vừa qua, Lenny là một trong những người đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu đại diện Lâm Đồng được tuyên dương là người có uy tín, nhân sỹ trí thức và doanh nhân tiêu biểu toàn quốc lần thứ nhất năm 2017.

Rơ Ông Ben Lenny (mặc áo dài) hướng dẫn cho du khách về văn hóa dân tộc tại Bảo tàng Lâm Đồng. Ảnh: H.Y

Đơn Dương hỗ trợxây dựng 15 căn nhàđại đoàn kết

Từ nguồn vốn ủng hộ vào Quỹ Vì người nghèo của các cơ quan,

đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang, các tổ chức tôn

giáo, và các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện Đơn Dương, năm 2017 MTTQ huyện Đơn Dương đã hỗ trợ

vốn xây dựng mới 15 căn nhà đại đoàn kết. Theo đó, MTTQ huyện

còn sửa chữa 2 căn nhà, hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất cho 1 trường

hợp khó khăn, hỗ trợ giúp đỡ cho 31 bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh ở các bệnh viện và hỗ trợ cho 307 học sinh là

con em các gia đình nghèo, con em đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã có thành tích vượt

khó vươn lên trong học tập. Ngoài ra, MTTQ huyện Đơn Dương còn trao tặng 1.134 phần quà cho các

gia đình nghèo và bà con đồng bào DTTS trong toàn huyện. Tổng số

tiền hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo cho các đối tượng năm 2017 lên đến

trên 888 triệu đồng.NGỌC THANH

Đảm bảo thông tin đến với người dân

Khám bệnh miễn phí, tặng quà cho người nghèo

Bệnh viện Mỹ Đức - TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức chuyến công tác

từ thiện để khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tết cho

hộ nghèo, gia đình chính sách tại xã Đạ R’sal. Theo đó, đoàn y, bác sỹ

bệnh viện đã tổ chức khám các bệnh về tim mạch, răng hàm mặt, siêu âm và chẩn đoán một số bệnh khác cho hơn 400 bệnh nhân trên địa bàn xã Đạ R’sal. Ngoài ra, Bệnh viện Mỹ

Đức còn trao 400 phần quà tết gồm nhu yếu phẩm, tiền mặt, mỗi phần

trị giá 500 ngàn đồng cho người nghèo và gia đình chính sách. Đây

là những phần quà ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán

đầm ấm, hạnh phúc.VĂN TÂM

Hơn 4,5 tỷ đồng từ thiện, nhân đạo

Gần 4,5 tỷ đồng là số tiền mà Hội Chữ thập đỏ huyện Đam

Rông đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp

đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2017. Trong đó, gần 3 ngàn phần

quà gồm đồ dùng học tập, xe đạp, quạt treo tường và 15 suất học

bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; 570 triệu đồng xây dựng hàng rào khu bán trú

dân nuôi, 220 triệu đồng xây dựng công trình nước sạch và 1 giếng khoan trị giá 50 triệu đồng; xây

dựng 3 nhà tình thương trị giá 160 triệu đồng... Những đóng góp của các tổ chức, cá nhân đã góp phần

giúp đỡ các em học sinh nghèo vươn lên trong học tập, thiết thực

chia sẻ khó khăn đối với hộ nghèo của huyện.

V.TÂM

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng với tỷ lệ phủ sóng phát thanh 100% và tỷ lệ phủ sóng truyền hình 99%, trong năm 2017, đã thực hiện thời lượng phát sóng truyền thanh là 20.810 giờ, thời lượng phát sóng truyền hình 24.090 giờ. Trong đó, chương trình Lâm Đồng là 5.172 giờ, truyền

hình dân tộc 180 giờ/360 chương trình và thời lượng phát sóng phát thanh tiếng dân tộc là 180 giờ/360 chương trình. Qua đó, đã phát trên sóng phát thanh hơn 5.500 tin địa phương, hơn 270 ghi nhanh, gần 800 phóng sự, bài, 240 phỏng vấn; trên sóng truyền hình hơn 4.732 tin địa phương, 1.008 phóng sự, 20 phỏng vấn.

Bên cạnh đó, Đài Truyền thanh truyền hình các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc tiếp âm, tiếp sóng của Đài Trung ương và Đài tỉnh, đảm bảo công tác thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước và cập nhật tin tức về diễn biến tình hình thời sự, chính trị - xã hội đến với người dân.

Cũng trong năm 2017, hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện, thành phố đã thực hiện 2.880 chương trình phát thanh với 9.126 tin; 4.176 tin, bài, phóng sự và hơn 2.300 chuyên mục…

KHẢI NHIÊN

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

AN NHIÊN

64 tuổi vẫn lội rừng tìm nấmMặc dù đa 64 tuổi, ba Hoang Thi Kim

Phượng - Giam đốc Công ty TNHH Rượu Linh chi Trường Phat Lâm Đồng vẫn lội rừng, dẫn đường trong mỗi chuyến đi vao rừng tìm hai nấm Linh chi về để lam rượu Linh chi. Ba Phượng kể: “Thời gian đi rừng ít nhất la 1 tuần, chúng tôi ngu ở rừng, trong lang đồng bao DTTS, nằm đất ngu trong cai lạnh buốt cua rừng núi… Lúc nao, cứ hễ thấy vơi nguyên liêu la chúng tôi đi vao rừng thu hai nấm Linh chi, nhất la dip đầu mùa mưa khoảng thang 4 vao rừng từ 1 tuần - 10 ngay, nhân lực khoảng 4 - 5 người. Qua nhiều đợt vao rừng hai nấm, tôi nghĩ cần có hương bảo tồn nguồn Linh chi tự nhiên, đó la: Muốn có nấm Linh chi tự nhiên thì phải giữ rừng, đừng chặt pha huy hoại rừng, bảo vê rừng thì mơi có lâu dai vùng nguyên liêu ma lam rượu Linh chi, nhất la phải giữ cây to, cây xanh tươi thì mơi cho ra được nấm tốt”.

Ba Phượng kể thêm: Chúng tôi chỉ sản xuất rượu Linh chi rừng vì mình xây dựng thương hiêu sản phẩm từ Linh chi rừng. Vì thế, khả năng chỉ có thể khoanh vùng rừng nao đó để bảo vê, nuôi trồng nấm Linh chi, còn hiên nay, chúng tôi khai thac nấm Linh chi trong tự nhiên ở vùng rừng Đam Rông, Lộc Bắc, Di Linh, vùng rừng đèo Sông Pha… Khi lội rừng tìm nấm, chúng tôi nhận ra Linh chi hay moc trên 3 loại cây: cây rang rang, cây de, cây dẻ nên đanh dấu vùng rừng cây thường có nấm để thu hai trong nhiều năm. Khi thu hai phải để lại một phần chân nấm để có nguồn thu cho những mùa sau, bởi vao mùa mưa, phần gốc Linh chi sẽ tiếp tục moc lên.

Trong suốt hanh trình đi tìm loai nấm quý, chúng tôi đa thấy rất nhiều tai Linh chi mơi moc nhưng tuyêt nhiên không động vao, chỉ ngắm nghía đanh dấu. Đây la nguồn thu nhập chính cua chúng tôi những năm sau, phải chờ những tai nấm nay lơn mơi có gia tri, nhiều người không biết hai cả nấm nhỏ rất phí, vì nấm không đu tuổi sẽ cho chất lượng kém. Tiềm năng nguyên liêu nấm Linh chi trong tự nhiên vẫn còn nhiều, mình gỡ cai to thì cai nhỏ từ từ lơn lên chứ không chết được, tức la lúc nao còn rừng thì còn

Rượu Linh chi rừng ra phốHơn 5 năm có mặt trên thị trường đối với một sản phẩm được sản xuất công phu của một gia đình làm rượu thủ công từ nấm Linh chi rừng là cả một quá trình tâm huyết, bền bỉ tiếp nối, gìn giữ nghề gia truyền.

nấm, khi nao rừng cạn kiêt mơi hết nấm.Nguy hiểm nhất đối vơi người đi rừng

hai nấm la rui ro gặp phải rắn độc, cac loại bẫy thú cua người đi săn, nhưng vì cai nghề đam mê thứ sản phẩm nay để gây dựng một thức uống gia truyền tốt cho sức khỏe, nên chúng tôi phải vượt qua khó khăn vất vả tìm nguyên liêu duy trì sản xuất. Công ty có bộ phận kiểm tra chuyên nghiêp, phân biêt được đâu la nấm Linh chi, đâu la nấm độc để cho vao khâu sản xuất. Mang được nấm Linh chi về rồi, viêc xử lý trươc khi dùng còn phức tạp hơn, nếu nấm Linh chi moc ở trên thân cây có độc thì không thể sử dụng ngay được, phải chế biến cực kỳ cẩn thận va kỹ cang trong vòng 1 tuần kể từ khi hai về, nếu không sẽ bi mot ăn hỏng, đục rỗng bên trong hoặc bi mốc.

Thêm nữa, nấm Linh chi tự nhiên moc trong rừng sâu nên rất quý va hiếm, thời gian thu hoạch lâu. Mỗi đợt đi hai nấm phải đi ròng ra vai tuần liền trong rừng mơi thu hoạch được vai ký nấm, phải tích lũy một thời gian dai mơi có đu số lượng lơn cho sản xuất rượu Linh chi.

chi gia truyền nay. Sản phẩm rượu Linh chi Trường Phat cũng được cac ban nganh quan tâm vì sản phẩm mơi hoan toan lam từ nguồn dược liêu đia phương nên được tai trợ tham gia giơi thiêu sản phẩm cac nơi. Mỗi lần chúng tôi đưa sản phẩm tham dự cac kỳ Festival Hoa Đa Lạt đều được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại va Du lich hỗ trợ thêm tiền nữa, từ 2 - 6 triêu đồng có ý nghĩa động viên tinh thần”.

Do kinh nghiêm gia truyền nên ba biết được 5 loai nấm Linh chi rừng, vì vậy ba trực tiếp đi rừng thu hai về xử lý qua nhiều công đoạn, rồi nấu nếp nấu rượu, ngâm từ 2 - 3 năm chiết ra mơi đưa thanh phẩm ra thi trường. Từ kinh nghiêm dân gian cua gia đình có tính chất bí truyền, ba Phượng la người kế thừa đa tìm hiểu phat triển sản phẩm rượu Linh chi để phat triển kinh tế gia đình, đưa sản phẩm ra thi trường từ năm 2012, vơi cac thu tục kèm theo như đăng ký sở hữu trí tuê va đảm bảo cac quy đinh cua Nha nươc về tiêu chuẩn chất lượng, an toan thực phẩm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Văn phòng công ty đóng ở 137/1 Nguyễn Tri Phương - phường Lộc Tiến - TP Bảo Lộc, mặc dù không có chi nhanh, văn phòng đại diên, đại lý nhưng công ty đa cung cấp rượu Linh chi khắp nơi, ai có nhu cầu goi điên thoại giao dich về công ty sẽ được cung ứng. Vì vậy, ba Phượng mong muốn phat triển giơi thiêu quảng ba sản phẩm rượu Linh chi Trường Phat để mở rộng thi trường. Sản phẩm vơi gia cả nhiều loại, trong dip Festival Hoa Đa Lạt vừa qua, loại chai có cả hộp có giỏ xach 500 ml có gia 300.000 đồng được giảm gia 15% còn 255.000 đồng. Ba Phượng cho hay: “Sản phẩm rượu Linh chi Trường Phat được khach hang đón nhận nồng nhiêt trong dip Festival Hoa, ai uống thử cũng mua vì thấy rượu có vi ngon, ngot va chúng tôi cũng có cơ hội gặp gỡ hứa hẹn vơi đối tac từ Ha Nội va cac tỉnh lân cận để đặt hang lam qua biếu trong dip Tết năm 2018”.

Ba Phượng cho biết thêm: Công ty sản xuất rượu Linh chi ở quy mô gói gon trong gia đình, kế toan cũng la con cai trong gia đình, lúc nao cần lắm mơi kêu thêm lao động lam phụ trong thời gian ngắn...

Giữ nghề gia truyềnBa Phượng phấn khởi cho biết: “Qua

4 kỳ tham gia trưng bay sản phẩm dip Festival Hoa, tôi nhận thấy chương trình rất hay, mình được gặp gỡ cac đối tac, giơi thiêu cho nhiều người biết đến rượu Linh

Bà Phượng trong một chuyến lội rừng hái nấm Linh chi. Ảnh: An Nhiên

Bà Hoàng Thị Kim Phượng - Giám đốc Công ty Rượu Linh chi Trường Phát mời khách dùng thử sản phẩm dịp Festival Hoa Đà Lạt 2017. Ảnh: An Nhiên

Chau Nguyễn Thi Hạnh Dung sinh ngay 27/4/2007, hiên đang ở tro tại

nha số 28A Hùng Vương, Phường 10, thanh phố Đa Lạt, tỉnh Lâm Đồng, la hoc sinh lơp 5 Trường Tiểu hoc Phan Như Thạch (thanh phố Đa Lạt). Từ khi sinh ra, chau đa mang nỗi đau bênh tật.

Chi Nguyễn Thi Bích Hạnh (SN 1972), mẹ cua Hạnh Dung cho hay: Chau sinh ra sức khỏe đa không tốt, qua thăm kham, bac sỹ cho biết chau bi bươu cổ (bươu mau) bẩm sinh. Nhiều năm qua, gia đình cũng đa đưa chau đi chạy chữa nhiều nơi, nhưng không có tiền lam phẫu thuật nên bênh tình không thuyên giảm. “Mỗi khi trai gió trở trời, chau hay bi nóng sốt, khó thở; cai bươu cứ phồng lên xẹp xuống theo tiếng khò khè cua nhip thở như quả bong bóng… Tội nghiêp cho con cua tôi!”.

Được biết, Hạnh Dung sinh ra ma không có ban tay chở che cua bố. Theo cach nói cua chi Bích Hạnh la do hoan cảnh, chi

đa “cải thiên” để kiếm đứa con. Chi cũng chẳng có nghề nghiêp, công viêc gì ổn đinh, hang ngay đi ban vé số dạo kiếm chút tiền đong gạo nuôi hai mẹ con. Hiên hai mẹ con chi đang thuê tro tại Phường 10, thanh phố Đa Lạt.

Hạnh Dung lơn lên va căn bênh cũng ngay cang phat triển. Gia đình đa đưa chau đi kiểm tra tại cac Bênh viên Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 va Trung tâm Ung bươu thanh phố Hồ Chí Minh… “Bac sỹ cho biết, bênh cua chau có thể chữa tri bằng biên phap phẫu thuật, nhưng ngặt nỗi chi phí kha cao nên gia đình không lo được” - chi Bích Hạnh trăn trở.

Theo chi Bích Hạnh, Hạnh Dung rất ngoan, biết chia sẻ hoan cảnh khó khăn vơi mẹ, nhiều khi biết chau đang rất đau đơn nhưng không hề kêu ca sợ mẹ đau lòng. Còn vơi Hạnh Dung, em mong mình được khỏe mạnh để hoc hanh va thỏa thích vui đùa vơi chúng bạn. Va, em luôn tự hỏi: “Bao giờ trút được nỗi đau?”…!

Bao giờ trút được nỗi đau?

XEM TIẾP TRANG 11

10 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Đia chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đa Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Đia chỉ: Số 01 Hoang Diêu, Phường 5, TP

Đa Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tai khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP

ĐO LÂM ĐÔNGSố tai khoản: 102010000337988. Ngân

hang Công thương chi nhanh Lâm Đồng - VietinBank.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Hạnh Dung luôn nhận được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè.

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

11 THỨ BẢY 20 - 1 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Có tiếng còi ô tô, nhìn ra thì la vợ chồng dì Ba, cậu Năm cùng cac con đa về. Ba ngoại chạy vội ra, cu Ben nha cậu Năm lao vao lòng ba, năm nay nó tròn 4 tuổi. Bố mẹ tôi cũng dừng xe may trươc cổng sau đó 5 phút.

Bữa cơm tối 30 thật vui. Nha ông ba ngoại rộng lắm, ngoai phòng khach chứa được 4 mâm cỗ, còn 5 phòng ngu, mỗi mâm mười người. Ngoai con chau còn có thêm anh trai, chi dâu, em gai, em rể cua ông ba ngoại (ma tôi cũng goi ông ba), rồi 3 người bạn đi thanh niên xung phong vơi ông ở Trường Sơn giai đoạn 1968 - 1972. Tôi thấy ba la người vui nhất, tất bật nhất: ba xẻ thit nhỏ cho cac em tôi, một tay bế cu Ben nha cậu Năm, một tay dùng thìa đút cơm cho nó, miêng luôn giơi thiêu những món ăn do ba chế biến va giục moi người ăn uống thật no say.

Phải công nhận ba ngoại nấu ăn ngon, khoản nay thì chỉ bố tôi la theo kip ba, chứ mẹ tôi thì kém cai khoản bếp núc.

Ăn xong, chi em tôi, cac em cua dì Ba, cậu Năm xúm quanh ba ngoại bên nồi banh chưng. Cu Ben cứ tranh ngồi lòng ba vơi thằng em út 3 tuổi cua dì Ba. Ba lại ngot ngao dỗ danh:

- Nao, cả hai cùng ngồi lòng ba. Banh sắp chín rồi, ba cho mỗi anh em một cặp banh vuông nhỏ nhé. Chúng nó

khoanh tay dạ nhưng chưa đến 9 giờ tối đa lăn ra ngu. Ba đặt 2 đứa vao giường cua ba.

Mấy ngay tết qua đi nhanh chóng, nhưng chi em chúng tôi cũng được bố chở xe may đi thăm một số hồ nươc, đình chùa, nha thờ, thac nươc, thăm cac gia đình bạn cua ông ba ngoại, cua mẹ tôi, cua cac dì va cậu Năm. Ở đâu, chúng tôi cũng được đón tiếp nhiêt tình, như người nha cua ho đi xa lâu ngay nay mơi trở về. Đặc biêt chúng tôi đến dự buổi sinh hoạt cua câu lạc bộ thơ ở đia phương, ma ông ngoại la chu nhiêm va kiêm dẫn chương trình trong đêm 30 Tết, đến 23 giờ mơi về đến nha.

Sắp phải xa ông ba ngoại một thời gian. Trong bữa cơm, ông an ui con chau bằng một câu: Con người ta được cai no, mất cai kia, có mấy người ma con cai đề huề ở gần bố mẹ được, bởi lam gì có cai chuyên ở cai huyên xa xôi có cac cơ quan quan trong đóng quân theo ươc muốn cua moi người?

Trưa ngay 4 Tết, xe khach đến tận cổng ba ngoại. Vợ chồng dì Ba, cậu Năm lên xe về thanh phố Hồ Chí Minh, vợ chồng dì Ba sẽ xuống ngang đường để về Vũng Tau. Còn gia đình tôi lên Đa Lạt. Tiễn chúng tôi ra cổng, chi em tôi lưu luyến cầm tay ba. Cu Ben đòi ở vơi nội, ứ về thanh phố, ba dỗ thế nao nó cũng bam chặt lấy ba, nhưng xe cứ phải nổ may để đi. Nó

lam cho ba chảy nươc mắt. Tôi nhìn ông ngoại, ông không nói câu nao, nhưng hình như mắt ông có ngấn nươc. Bố mẹ tôi, cậu Năm to mồm nhất: Hè nay, chúng con lại cho cac chau về, đây lên Đa Lạt, xuống thanh phố gần thôi ma. Nói xong, bố tôi cùng chú lơ xe khiêng cai xe may cua bố lên xe khach. Bố mẹ ngồi vơi chi em tôi. Tôi nhoai người ra cửa xe vẫy tay, xe chạy xa ma tôi vẫn thấy ông ba ngoại đứng ở cổng cho đến lúc chiếc xe rẽ vao khúc cua để lên hương Đa Lạt…

Nắng tỏa xuống trần gian một mau vang như lúa chín. Hai bên Quốc lộ 20, những canh rừng, những đồi chè, đồi ca phê xanh mươt lươt qua mắt chúng tôi. Xuân về rồi, xuân cho lòng người trẻ lại, cho xanh tươi cây trai. Tôi tự hứa vơi lòng mình, sau nay có nghề nghiêp, sẽ bố trí thời gian về thăm ngoại nhiều hơn. Tôi chạnh lòng nhơ mai câu ba ngoại nói trong bữa cơm chia tay trưa ngay mùng 4 Tết:

- Có nha rộng để con chau về tụ hop đông vui, nhưng rồi mỗi đứa lại mỗi nơi, chỉ còn lại hai vợ chồng gia.

Tôi vốn mau miêng: Thế ba không nhơ câu thơ cua ông “Bố mẹ la bến sông để chau con neo đỗ” hả ba? Con chau dù đi đâu xa cũng vẫn nhơ về ông ba, cha mẹ, ba nhỉ. Ba cười ma nươc mắt cứ rơi…

Tết ở quê ngoại... TIẾP TRANG 5

... Để sản xuất ra một sản phẩm rượu Linh chi phải ngâm từ 2 -3 năm, sử dụng 100% nguyên liêu la nấm Linh chi tự nhiên, trong mỗi chai rượu có 5 loai Linh chi rừng Lâm Đồng chứ không lấy ở rừng khac. Sản phẩm rượu Linh chi Trường Phat được ngâm từ 5 loại nấm Linh chi: Hoang chi, Mộc chi, Hắc chi, Thảo chi, Bạch chi, vơi 100% la gạo nếp, không có chất cồn, uống không đau đầu, không bi say, rất an toan vơi người dùng. Điều đặc biêt cua loại rượu nay la khi uống ban đầu người dùng sẽ cảm nhận được vi đắng va mùi thơm đặc trưng cua Linh chi, sau đó sẽ thấy vi ngot nơi đầu lưỡi, cang uống sẽ cang nhận ra vi ngon cua rượu. Công dụng cua Linh chi rất tốt, chữa nhiều bênh,

ngăn ngừa ung thư, chống lao hóa, cộng thêm rượu vô giúp lưu thông mau được đối tượng khach hang độ tuổi trung niên trở lên rất ưa chuộng.

Hiên năng lực sản xuất rượu Linh chi cua Trường Phat một thang khoảng chừng 1.000 chai loại nửa lít, còn nếu có thêm đơn hang thì sản xuất nhiều hơn. Ba Phượng nhận xét trên thi trường, sản phẩm rượu Linh chi xuất hiên nhiều nhưng lợi thế cạnh tranh cua rượu Linh chi Trường Phat la được sản xuất theo công thức gia truyền, đảm bảo độ nguyên chất khi sử dụng 100% nguyên liêu nấm Linh chi tự nhiên. Ba Phượng nói rằng đang truyền nghề lam rượu Linh chi cho cô con gai lơn 40 tuổi để giữ nghề cho mai sau.

Rượu Linh chi... TIẾP TRANG 10

...Phát huy tinh thần cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968Trong bối cảnh thế giơi diễn

biến phức tạp, khó lường, đất nươc ta đang đứng trươc thời cơ, vận hội mơi cũng như khó khăn, thach thức; nhiều vấn đề mơi, yêu cầu mơi cao hơn đang đặt ra; do đó viêc kỷ niêm 50 năm thắng lợi cua cuộc Tổng tiến công va nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cang có ý nghĩa quan trong.

Trươc hết, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò lanh đạo cua Đảng; tinh thần quyết chiến, quyết thắng va đại đoan kết toan dân tộc la sức mạnh to lơn cua dân tộc ta không chỉ trong đấu tranh giải phóng dân tộc ma cả trong hòa bình, xây dựng va bảo vê Tổ quốc.

Thứ hai, toan Đảng, toan dân va toan quân ta phat huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng, nỗ lực tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thach tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mơi đất nươc toan diên, đồng bộ cả về chính tri, kinh tế, văn hóa, xa hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại vơi quan điểm phat triển kinh tế la trung tâm; xây dựng Đảng la then chốt; xây dựng văn hóa, con người lam nền tảng tinh thần xa hội; tăng cường quốc phòng, an ninh la nhiêm vụ trong yếu, thường xuyên.

Thứ ba, cuộc Tổng tiến công va nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nhắc nhở chúng ta phải chú trong xây dựng tiềm lực quốc phòng - quân sự từ trong thời bình; kết hợp xây dựng quốc phòng - quân sự vơi xây dựng kinh tế - xa hội, khoa hoc - công nghê; xây dựng tiềm lực chính tri - tinh thần, đặc biêt la thế trận lòng dân; nghiên cứu vận dụng nghê thuật quân sự chiến tranh nhân dân trong chiến tranh giải phóng vao

chiến tranh bảo vê Tổ quốc.Thứ tư, vận dụng sang tạo,

phat triển chu nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên đinh mục tiêu độc lập dân tộc va CNXH; chú trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự bao chính xac tình hình, kip thời đề ra chu trương, chính sach sat đúng; xử lý có hiêu quả những vấn đề mơi nảy sinh, giải quyết tốt cac mối quan hê trong qua trình đổi mơi va phat triển ở nươc ta. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lanh đạo va sức chiến đấu cua Đảng; xây dựng hê thống chính tri vững mạnh; phat huy sức mạnh đại đoan kết dân tộc va dân chu XHCN.

Thứ năm, chúng ta cần nhận thức va khẳng đinh rằng, thắng lợi cua cuộc Tổng tiến công - nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thanh công la to lơn va chu yếu. Tuy nhiên, cũng còn một số sai lầm, khuyết điểm, nhưng nhờ đó ma Đảng ta đa rút ra bai hoc xương mau, từng bươc khắc phục trong qua trình lanh đạo, chỉ đạo cuộc khang chiến ở giai đoạn cuối. Kiên quyết đấu tranh, phản bac lại những quan điểm thiếu cơ sở khoa hoc, những luận điêu xuyên tạc, phu nhận gia tri lich sử, lam giảm ý nghĩa to lơn cua chiến thắng nay.

Cuộc Tổng tiến công va nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mai mai khắc sâu vao lich sử dân tộc như một bản anh hùng ca bất diêt cua chu nghĩa anh hùng cach mạng. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng cua cuộc Tổng tiến công va nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tiếp tục cổ vũ mạnh mẽ toan Đảng, toan dân va toan quân ta vượt qua khó khăn, thử thach, tranh thu vận hội mơi, phấn đấu thực hiên thanh công mục tiêu “dân giau, nươc mạnh, dân chu, công bằng, văn minh, vững bươc đi lên CNXH”.

Cuộc tổng tiến công... TIẾP TRANG 7

Cuộc sống chúng ta một ngay nao đó sẽ kéo dai bằng cach kết hợp vơi công nghê?

Ông James Bedford, chuyên gia tâm lý Trường ĐH Glendale ở bang California - Mỹ, trở thanh người đầu tiên được đông lạnh vơi hy vong sẽ hồi sinh sau nay. Khi đó, thi thể người đan ông vừa mơi qua đời vì ung thư nay được đặt vao dung dich nitro ở -321 độ F (-196 độ C), đanh dấu bươc đi đầu tiên trên đường trở lại sự sống.

Ba phương thứcÔng Bedford không phải la

người đầu tiên, cũng như la người cuối cùng, tìm cach lam điều bất khả thi cho đến giờ: đanh bại thần chết. Dù vậy, vơi sự tiến bộ cua khoa hoc, một số người tin rằng tử thần có thể sơm bi “thất nghiêp”.

Một cơ sở cua Quỹ Kéo dai sự sống Alcor ở bang Arizona - Mỹ hiên lưu giữ 153 thi thể, trong đó có ông Bedford. Ngoai ra, gần 1.000 người đa đăng ký để được bảo quản thi thể ở đó khi qua đời. Quỹ Alcor va Viên Đông lạnh ở thi trấn Clinton, bang Michigan hiên có ít nhất 290 thi thể người được đông lạnh chờ ngay “sống lại”.

Chuyên gia cua Quỹ Alcor thậm chí tin rằng trong vòng vai thập kỷ hoặc có lẽ cả thế kỷ, sự tiến bộ cua công nghê sẽ

cho phép sửa chữa thi thể trong lúc đông lạnh, giúp moi bênh tật, khiếm khuyết cua cơ thể sẽ không còn khi thi thể được ra đông va hồi sinh. Chưa hết, trong tương lai sẽ xuất hiên loại công nghê có thể lấy ra phần cấu trúc (nao) bi tổn hại, phân tích nó va khôi phục thông tin. Một khi có thể lấy lại thông tin, người ta có thể phục hồi cấu trúc bi tổn hại cùng vơi trí nhơ va nội dung thông tin nguyên vẹn.

Bên cạnh đông lạnh thi thể, có người tin rằng cuộc sống chúng ta một ngay nao đó sẽ kéo dai bằng cach kết hợp vơi công nghê. Những người tin

vao sự phi thường cua công nghê dự đoan sẽ có lúc trí tuê nhân tạo (AI) qua mặt trí tuê cua con người. Khi đó, nó hoặc la hợp nhất hoặc thay thế trí tuê con người.

Dù bi mê hoặc bởi đề tai bất tử, tac giả người Mỹ Michael Shermer cho rằng vẫn còn nhiều yếu tố cần được kết hợp vơi nhau để giúp con người nuôi hy vong đanh bại cai chết.

“Ngay cả khi sự tiến bộ cua y khoa giúp nâng giơi hạn nay lên vai năm hoặc vai chục năm, ươc mơ sống hang thế kỷ hoặc thiên niên kỷ vẫn la điều hư ảo” - ông đúc kết. Theo Nld.com.vn

Trên đường đánh bại thần chết

Ông Max More, Giám đốc điều hành Quỹ Alcor và các bồn chứa thi thể được đông lạnh. Ảnh: MOTHERBOARD

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201801/27073_BLD_cuoi_tuan_ngay_20.1.2018.pdf · Đây không chỉ là khái niệm mới mà còn thể hiện một quyết

THỨ BẢY 20 - 1 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Mai anh đào. Ảnh: Quý Sài Gòn

VIẾT TRỌNG

Tăng tiền thưởngVới những người yêu thể thao,

yêu quần vợt, Grand Slam luôn là một đại tiệc thịnh soạn - nơi hội tụ tranh tài cao thấp của những ngôi sao quần vợt lớn nhất thế giới hiện nay. Từ 15 đến 28/1 này, chỉ cần bật truyền hình lên hằng ngày, trên kênh Thể thao của truyền hình cáp (hay kênh Fox thể thao) có thể thưởng thức các trận đấu đỉnh cao tennis.

Vì Úc cách Việt Nam khoảng 4 múi giờ trong mùa hè, các trận đấu của giải thường bắt đầu trong buổi sáng và kéo dài đến tận đêm, có lúc đến hơn 12 giờ đêm mới kết thúc tùy theo trận nên có thể nói người xem ở Việt Nam rất thuận lợi, nếu không đi làm có thể xem các trận đấu trực tiếp trong ngày. Bên cạnh các trận đấu được truyền trực tiếp, Ban tổ chức giải còn có phần bình luận (bằng tiếng Anh) trước các trận đấu quan trọng, có lịch thi đấu hằng ngày cho khán giả truyền hình tiện theo dõi, các trận hay được phát sóng lại và có phần điểm lại các trận đấu trong ngày.

Đây đã là lần thứ 106 giải đấu này được tổ chức tại Công viên Melbourne (Melbourne Park) thành phố Melbourne, bang Victoria của Úc; giải nằm trong hệ thống thi đấu quốc tế và được điều hành bởi Liên đoàn quần vợt quốc tế (International Tennis Federation-

Đến hẹn lại lên, Giải quần vợt Úc mở rộng 2018 (Australian Open 2018) - một trong 4 giải quần vợt lớn (Grand Slam) của năm 2018 đã bắt đầu từ 15/1 trong tuần này và kéo dài cho đến 28/1.

ITF). Melbourne Park thực chất là một tổ hợp thể thao lớn, giải diễn ra trên 25 sân tại đây với mặt sân cứng, trong đó có 3 sân chính là Rod Laver Arena, Hisense Arena và Margaret Court Arena dành cho các trận đấu quan trọng.

Như thông lệ, bên cạnh các trận đấu đơn, gồm đơn nam, đơn nữ vốn được người xem quan tâm nhiều nhất, giải còn có các trận đấu đôi cho đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Giải còn có giải trẻ với nội dung đánh đơn và đôi dành cho cả nam nữ dưới 18 tuổi và giải dành cho người khuyết tật, tuy nhiên ở giải trẻ thường không có tiền thưởng mà thay vào đó các VĐV sẽ được cộng điểm thăng tiến trong bảng xếp hạng. Ngay cả giải thưởng cho các cặp đôi trong giải chính cũng thấp hơn nhiều so với giải đơn cá nhân.

Năm nay cũng theo thông lệ, Ban tổ chức giải đấu cho biết giải đã tăng thêm 10% tiền thưởng so với giải năm ngoái, tổng số tiền thưởng lên mức kỷ lục là 55 triệu đô Úc. Tay vợt nào vô địch trong nội dung đơn nam và đơn nữ bên cạnh chiếc cúp vô địch và 2.000 điểm trong bảng xếp hạng năm nay sẽ có 1 tấm ngân phiếu “khá nặng”, trị giá 4 triệu đô Úc; cặp đôi, cả đôi nam và đôi nữ vô địch được thưởng 750

nghìn đô Úc, tuy nhiên cặp đôi nam nữ nếu vô địch chỉ chia nhau phần thưởng 160 nghìn đô Úc, thấp hơn nhiều so với danh hiệu vô địch đôi nam hay đôi nữ. Những người thất bại trong trận chung kết, cả đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ bên cạnh chiếc đĩa bạc chỉ nhận được số tiền thưởng bằng nửa so với người thắng cuộc.

Tuy nhiên, không chỉ tiến đến trận chung kết mới có giải. Tiền thưởng năm nay cũng được chia khá đều cho toàn bộ VĐV tùy theo kết quả thi đấu. Lọt vào loạt trận thứ 1, mỗi vận động viên đánh đơn được nhận 7.500 đô Úc, số tiền tăng gấp đôi khi vào đến loạt thứ 2 với 15 nghìn đô Úc, vào loạt trận thứ 3 nhận được 30 nghìn đô Úc, đến vòng 1/128 nhận được 60 nghìn đô Úc, vòng1/64 nhận 90 nghìn đô Úc, vòng 1/32 nhận 142,5 nghìn đô Úc, đến vòng 1/16 nhận 240 nghìn đô Úc, đến tứ kết nhận 440 nghìn đô Úc. Cùng với tiền thưởng, ở mỗi vòng khi lọt vào các VĐV sẽ nhận được mức điểm tương ứng trên bảng xếp hạng năm.

Đội nắng xem quần vợt Nằm ở Nam bán cầu nên thời

gian này khi những nước ở Bắc bán cầu như Việt Nam chẳng hạn đang là mùa lạnh, nhiều nước châu Âu,

Đội nắng xem quần vợt Bắc Mỹ ngập tuyết thì nước Úc lại đang là mùa hè. Rất nhiều du khách châu Âu, Bắc Mỹ trốn lạnh đã lên đường sang du lịch Úc, vừa tắm nắng hè trên các bãi biển vừa có thể xem quần vợt, một công đôi việc.

Phải nói trong dịp này, người Úc đã làm mọi thứ để thu hút du khách khắp nơi trên thế giới về đây. Đây là một đất nước hiếu khách, con người thân thiện, thức ăn phong phú, xã hội đa văn hóa, thành phố sạch sẽ, hiện đại, các bãi biển từ nam chí bắc rất sạch, nước luôn trong xanh quanh năm (dù có chút ám ảnh về cá mập tấn công nhưng không phải chỗ nào cũng có cá mập).

Đặc biệt với quần vợt, để khởi động cho Australian Open này, hàng loạt các thành phố trên nước Úc đều lần lượt tổ chức các giải đấu quốc tế cho mình, từ Perth ở bang Tây Úc, Brisbane ở bang Queenlands, Sydney ở bang New South Wales cho đến Hobart ở Tasmania. Các tay vợt quốc tế có thể đến đây trước tham dự các giải đấu này để làm quen với khí hậu mùa hè đầy khắc nghiệt của Úc trước khi vào cuộc với Australian Open.

Ngay cả với Melbourne, một thành phố nổi tiếng nhiều cây xanh và cảng biển mát mẻ, trong mùa hè vẫn có những ngày rất nóng vì ảnh hưởng của các cơn gió từ sa mạc bên trong thổi ra biển. Trong 3 tháng mùa hè, từ tháng 12 đến cuối tháng 2, nhiệt độ trung bình thành phố này chừng 20 - 25 độ C, tuy nhiên độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá cao, ban ngày rất nóng, có những ngày nóng đến 45, 46 độ C. Năm nay, nước Úc đã chứng kiến một đợt nóng vào hàng kỷ lục, nhiều thành phố sâu trong nội địa có nơi nóng lên đến trên 56 độ C, đường sá nhiều nơi nhựa đường

chảy ra, xe cộ không lưu thông bình thường được.

Chính vì vậy, ngay cả với các VĐV, dù những VĐV tên tuổi đã quen với giải đấu này cũng rất e ngại cái nóng ở đây, nếu lịch thi đấu xếp về chiều và tối thì khá ổn vì nhiệt độ đã giảm xuống, còn nếu thi đấu ban ngày, vào các giờ trưa khi nắng như đổ lửa, VĐV rất mất thể lực vì mất nước.

Nhưng nói vui nếu VĐV thi đấu “chịu nắng ăn tiền” thì khán giả cũng phải đội nắng “oằn mình” trên ghế chịu nóng nếu muốn xem trực tiếp, dù giá vé vào cửa cho từng trận đấu không hề rẻ chút nào. Trong ngày mở đầu, giá vé vào cửa tùy vào vị trí thấp nhất 76 đô Úc, cao nhất 295 đô Úc; giá vé tăng lên cho các vòng trong, trận chung kết giá cao nhất 805 đô Úc còn thấp nhất cũng 332 đô Úc. Thực tế đã có không ít khán giả phải bỏ cuộc giữa chừng vì không chịu nổi nóng. Năm ngoái, trong trận Tomic và Istomin gặp nhau dưới cái nóng hơn 40 độ C thì trên khán đài một phụ nữ bị ngộp thở dẫn tới hôn mê phải đưa đi cấp cứu.

Điều đáng tiếc cho giải năm nay là sự vắng mặt của tay vợt nữ Serena Williams, người Mỹ - đương kim vô địch 2017, rút lui 1 tuần trước giải vì đang có con. Trong khi đó, bên cạnh đương kim vô địch nam Roger Federer người Thụy Sỹ phong độ vẫn ổn định thì các hảo thủ khác cũng khá đầy đủ. Một lưu ý, Australian Open năm nay là giải đầu tiên áp dụng luật giao bóng trong vòng 25 giây sau khi điều luật này được thử nghiệm ở một vài giải đấu trước. Điều này có nghĩa các tay vợt lần này sẽ không còn thời gian “câu giờ” trong giao bóng, vì thế tốc độ trận đấu cũng được đẩy lên nhanh hơn.

Góc ảnh đẹp

Một trận đấu tại Australian Open (Ảnh Internet)

HLV Mai Đức Chung và tuyển nữ Việt Nam cùng giành Cúp chiến thắng

Đội tuyển nữ Việt Nam và HLV trưởng Mai Đức Chung đã cùng bước lên bục vinh quang tại Gala trao giải Cúp chiến thắng 2017 vừa diễn ra tối 16/1.

Ông Mai Đức Chung khép lại mùa bóng có thể là thành công nhất trong sự nghiệp với danh hiệu HLV xuất sắc năm 2017. Chiến lược gia 67 tuổi đưa tuyển nữ Việt Nam tới chức vô địch SEA Games đầu tiên sau 8 năm trước khi giúp tuyển nam Việt Nam 2 lần đánh bại Campuchia, góp công lớn vào tấm vé đến Asian Cup 2019.

Đội tuyển nữ Việt Nam của ông Chung cũng xuất sắc vượt qua các ứng viên nặng ký để giành giải Đội tuyển của năm. Các giải thưởng cá nhân khác

đều chứng kiến sự đăng quang của những cái tên mới. VĐV thể dục dụng cụ Lê Thanh Tùng giành giải Nam VĐV của năm sau 3 tấm HCV SEA Games, 1 HCV châu Á và 1 HCV Cúp thế giới.

Cô gái nhảy xa Bùi Thị Thu Thảo cũng bất ngờ vượt qua “kình ngư” Ánh Viên để trở thành Nữ VĐV của năm. Thu Thảo hiện là đương kim vô địch SEA Games và châu Á.

Cái tên trẻ gây ấn tượng nhất trong năm 2017 là kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn.

BTC cũng trao thêm 2 giải đặc biệt “Thành tích đột phá trong năm” cho đội tuyển bóng bàn nam và đội tuyển tiếp sức 4x100 m nữ.

Theo THETHAO247