CUỐI TUẦN -...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 447 - 5337 THỨ BẢY, NGÀY 22/6/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Không ngừng nêu cao trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp người làm báo TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ Năm 2019, tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch trồng trên 450 ha rừng, trong đó trồng rừng thay thế gần 170 ha. Đến nay các đơn vị chủ rừng, chính quyền các địa phương đã thực hiện trồng rừng đạt hơn 50% kế hoạch. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Lan tỏa nhiều điểm sáng liên kết mới 3 KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019) K ỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), chúng ta càng khắc ghi công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, dìu dắt và là người thầy vĩ đại của nền Báo chí Cách mạng nước nhà. Sự nghiệp viết báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi đầu từ bài báo “Quyền các dân tộc”, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, đăng báo Nhân Đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, ra ngày 18/6/1919 đến bài báo cuối cùng của Người là bài “Thư trả lời Tổng thống Mỹ”, đăng báo Nhân Dân ngày 25/8/1969. (Có tài liệu cho rng tác phẩm cuối cùng của Bác là bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dc thiếu niên, nhi đồng”, k tên CB, đăng báo Nhân Dân, số ra ngày 1/6/1969)... Qua 50 năm gắn bó với báo chí, Hồ Chủ tịch - một nhà báo lỗi lạc đã để lại hàng ngàn bài báo các loại về nhiều đề tài với một mc đích duy nhất là phc v nhân dân lao động, phc v chủ nghĩa xã hội, phc v cho đấu tranh thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Đối với những người làm báo nước nhà, Người luôn căn dặn phải nêu cao trách nhiệm nghề nghiệp. Để thực hiện điều này, theo Hồ Chủ tịch, người làm báo phải không ngừng tu dưỡng, trau dồi phẩm chất chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí”, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận báo chí. Là lãnh t thiên tài của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, V.I. Lê-nin cũng là cây bút bậc thầy trong làng báo chí cách mạng. Lê-nin đặt vấn đề báo chí cách mạng phải trở thành trung tâm tư tưởng của đảng vô sản và của nhân dân lao động. Để trở thành một trung tâm tư tưởng, báo chí cách mạng phải gắn bó với phong trào công nhân... Lan tỏa phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học 9 Không có nhân vật nhỏ Truyện ngắn: VŨ THỊ HUYỀN TRANG 5 Du lịch Lâm Đồng có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh hơn Nhà báo và nghề báo Đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng bấm nút khai trương Báo Lâm Đồng điện tử. Ảnh: Chính Thành Đà Lạt có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Ảnh: L.Hoa Đổi mới, sáng tạo, thực hiện có chiều sâu công tác tuyên giáo 4

Transcript of CUỐI TUẦN -...

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 447 - 5337 THỨ BẢY, NGÀY 22/6/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Không ngừng nêu cao trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp người làm báo

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

Năm 2019, tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch trồng trên 450 ha rừng, trong đó trồng rừng thay thế gần 170 ha. Đến nay các đơn vị chủ rừng, chính quyền các địa phương đã thực hiện trồng rừng đạt hơn 50% kế hoạch.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Lan tỏa nhiều điểm sáng liên kết mới

3 KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), chúng ta càng khắc ghi công lao to lớn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh - Người sáng lập, dìu dắt và là người thầy vĩ đại của nền Báo chí Cách mạng nước nhà. Sự nghiệp viết báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi đầu từ bài báo “Quyền các dân tộc”, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, đăng báo Nhân Đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, ra ngày 18/6/1919 đến bài báo cuối cùng của Người là bài “Thư trả lời Tổng thống Mỹ”, đăng báo Nhân Dân ngày 25/8/1969. (Có tài liệu cho răng tác phẩm cuối cùng của Bác là bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo duc thiếu niên, nhi đồng”, ky tên CB, đăng báo Nhân Dân, số ra ngày 1/6/1969)... Qua 50 năm gắn bó với báo chí, Hồ Chủ tịch - một nhà báo lỗi lạc đã để lại hàng ngàn bài báo các loại về nhiều đề tài với một muc đích duy nhất là phuc vu nhân dân lao động, phuc vu chủ

nghĩa xã hội, phuc vu cho đấu tranh thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Đối với những người làm báo nước nhà, Người luôn căn dặn phải nêu cao trách nhiệm nghề nghiệp. Để thực hiện điều này, theo Hồ Chủ tịch, người làm báo phải không ngừng tu dưỡng, trau dồi phẩm chất chính trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí”, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của Nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những chiến sĩ trên mặt trận báo chí. Là lãnh tu thiên tài của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, V.I. Lê-nin cũng là cây bút bậc thầy trong làng báo chí cách mạng. Lê-nin đặt vấn đề báo chí cách mạng phải trở thành trung tâm tư tưởng của đảng vô sản và của nhân dân lao động. Để trở thành một trung tâm tư tưởng, báo chí cách mạng phải gắn bó với phong trào công nhân...

Lan tỏa phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học

9

Không có nhân vật nhỏTruyện ngắn:

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

5

Du lịch Lâm Đồng có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh hơn

Nhà báo và nghề báo

Đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng bấm nút khai trương Báo Lâm Đồng điện tử. Ảnh: Chính Thành

Đà Lạt có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Ảnh: L.Hoa

Đổi mới, sáng tạo, thực hiện có chiều sâu công tác tuyên giáo

4

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

2 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Báo chí cách mạng phải đi sát thời cuộc, phải chuyển biến trước, hoặc đồng thời chứ không được đi sau các chuyển biến cách mạng. Báo chí cách mạng không thể bàng quan trước sự nghiệp cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con người. Chính vì vậy, Lê-nin yêu cầu: “Tất cả các cơ quan báo chí của Đảng phải do những người vô sản đáng tin cậy, đã tỏ rõ lòng trung thành với cách mạng vô sản biên soạn”. Với Hồ Chí Minh: Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ nên trên mặt trận báo chí, người làm báo phải có phẩm chất chính trị vững vàng. Bởi hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính trị. Báo chí là vũ khí đấu tranh cách mạng nên báo chí cách mạng trước tiên phải mang tính chiến đấu, tính định hướng và tính quần chúng. Qua đó, báo chí tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo duc và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến muc đích chung. Muc đích chung là kháng chiến và kiến quốc để đi đến kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công... Bác dặn: “Để làm tròn nhiệm vu vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần tu dưỡng đạo đức cách mạng”.

Người cũng đòi hỏi cao đối với tư cách người làm báo. Tư cách người làm báo được hiểu ở hai mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà báo với tư cách một công dân và nhà báo với tư cách nghề nghiệp. Về mối liên hệ giữa nhà báo-công dân, nhà báo trước hết là một người công dân bình đẳng với tất cả mọi người trước pháp luật, không được phép cho mình đứng cao hơn pháp luật, đứng cao hơn mọi người để phán xét. Với tư cách là một công dân, đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp; đồng thời phải xác định rõ ràng muc tiêu phuc vu ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào để không làm tổn hại đến lợi ích của Nhân dân, của đất nước, không gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong giai đoạn đổi mới vì muc tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh” và hội nhập quốc tế hiện nay, thực hiện y nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiết nghĩ các cơ quan báo chí, những người làm báo càng phải tuân thủ nghiêm túc “10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam” do Hội Nhà báo Việt Nam công

bố ngày 16/12/2016. Phải nhất quán đây là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo. Theo đó, phải tuân thủ các điều cơ bản: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật; Thực hiện đúng tôn chỉ, muc đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác. Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vu lợi. Bảo vệ công ly và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc... Đặc biệt là Điều 5 đang là vấn đề mà người làm báo không được chủ quan, lơ là, đòi hỏi phải tăng cường sự chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông khác.

LAN HỒ

Không ngừng nêu cao trách nhiệm... TIẾP TRANG 1

LÂM HÀ: Khai mạc Hội thi tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Ngày 19/6, Đảng bộ huyện Lâm Hà đã tổ chức Hội thi tìm hiểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019. Tham dự có đồng

chí Nguyễn Vĩnh Phúc - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng; các đồng chí Thường trực

Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện và 34 đội thi với hơn 350

thí sinh đến từ các tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ huyện.

Tham gia hội thi, các đội trải qua 3 phần thi dưới hình thức sân khấu hóa

gồm: Phần thi hiểu biết, thi kể chuyện về Bác Hồ và phần thi tiểu phẩm sân khấu.

Ở phần thi hiểu biết, mỗi đội thi cử 3 thành viên tham gia trả lời các câu hỏi về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp và tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ở phần thi kể chuyện về Bác Hồ, mỗi đội

thi cử một thành viên, kể một câu chuyện bất kỳ về tấm gương đạo đức của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, có liên hệ, rút ra bài học vận dung vào thực tế. Ở phần thì tiểu phẩm sân khấu, mỗi đội thi thể hiện một

tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương tập thể hoặc cá nhân điển

hình tiên tiến hoặc gương người tốt, việc tốt (gương người thật, việc thật, không

hư cấu) trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

tại địa phương, đơn vị.Theo Ban Tổ chức hội thi, Hội thi tìm hiểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh huyện Lâm Hà năm 2019 được tổ chức nhăm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ

về y thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh và

Nhân dân trong toàn huyện. Qua đó, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng

Đảng trong sạch vững mạnh… Hội thi được tổ chức trong vòng 3 ngày (từ ngày 19 đến 21/6/2019). Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức sẽ chọn các tiết muc xuất sắc để thành lập đội thi của huyện tham gia hội

thi cấp tỉnh trong thời gian tới.DUY DANH

Lạc Dương triển khai 4 dự án giảm nghèo bền vững

Thống kê trong 4 năm vừa qua, huyện Lạc Dương triển khai 4 dự án giảm

nghèo bền vững trên địa bàn, tổng nguồn vốn gần 18 tỷ đồng.

Trong đó, gồm dự án Chương trình 135 với khoảng 13 tỷ đồng xây dựng 25 công trình giao thông, cấp nước sinh hoạt, văn hóa thể thao, giáo duc; gần 3 tỷ đồng hỗ trợ vật tư nông nghiệp, giống cây trồng,

vật nuôi phát triển sản xuất như: sầu riêng, mít nghệ, cà phê, bò cái vàng sinh sản,

máy cắt cỏ, máy bơm nước, máy tưới, các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…Tiếp theo là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô

hình giảm nghèo, tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng, chủ yếu mua phân bón, bò cái

vàng, thâm canh cà phê… Còn lại khoảng 100 triệu đồng thực hiện dự án truyền

thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chính sách giảm nghèo; dự án nâng cao

năng lực giám sát, kiểm tra việc thực hiện giảm nghèo tại các xã, thị trấn...

VŨ VĂN

Chiều 19/6, nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo Chí cách mạng Việt Nam, Báo Lâm Đồng đã

tổ chức Lễ khai trương Báo Lâm Đồng điện tử. Đến dự có các đồng chí: Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Duy Hùng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Sau gần 10 năm hoạt động với vai trò là trang tin điện tử đạt được nhiều hiệu quả nhất định, nhận thấy cần phải cải tiến, nâng cấp báo điện tử để đáp ứng nhiệm vu, yêu cầu tuyên truyền trong tình hình mới, sau một thời gian cải thiện giao diện, các chuyên muc, Báo Lâm Đồng đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép nâng cấp thành Báo Lâm Đồng điện tử.

Báo Lâm Đồng điện tử có 14 chuyên muc chính, trong đó có nhiều chuyên muc mang tính đặc thù của địa phương Lâm Đồng.

Phát biểu tại lễ khai trương, đồng chí Trần Đức Quận bày tỏ tin tưởng răng, với sự phấn đấu và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên, công nhân viên, Báo Lâm Đồng sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới mà Thường trực Tỉnh ủy đã giao.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề ra một số nhiệm vu trọng tâm trong thời gian tới, đó là: Bám sát tôn chỉ, muc đích của tờ báo Đảng, kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của tỉnh một cách sinh động đến các cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Các cán bộ, phóng viên, biên tập viên phải thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vu, rèn luyện, biến ngòi bút của những người làm báo Đảng trở thành “vũ khí” sắc bén của Đảng. Các nhà báo phải đi sâu vào thực tiễn cuộc sống, kịp thời có bài viết hay về những mô hình phát triển kinh tế, cách làm mới. Đặc biệt, phải làm sao để báo Đảng địa phương trở thành

Khai trương Báo Lâm Đồng điện tử

một kênh thông tin, tuyên truyền uy tín, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân.

Nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng gửi lời chúc mừng đến đội ngũ những người làm

báo Báo Lâm Đồng và bày tỏ tin tưởng răng, với sự trẻ trung, năng động, đội ngũ những người làm báo Báo Lâm Đồng sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời đại công nghệ 4.0.

N.THI - C.THÀNH - V.BÁU

Đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tặng lẵng hoa chúc mừng Báo Lâm Đồng.

Đại diện lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Báo Lâm Đồng.

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

3 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Lan tỏa nhiều điểm sáng liên kết mớiĐược khuyến khích phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, các vùng nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục xuất hiện nhiều điểm sáng liên kết mới, mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm gia tăng hiệu quả kinh tế từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ.

VĂN VIỆT

G iữa tháng 6/2019, phóng viên tham quan vườn đương quy 10.000 m2 của nông

hộ Huỳnh Thị Lệ Ảnh ở thôn An Hiệp, xã Liên Hiệp, Đức Trọng khi chuẩn bị đi vào thu hoạch. Đây là khu vườn đương quy đã 14 tháng tuổi chuyển đổi từ diện tích cây cà phê, tọa lạc bên đường bê tông thuận tiện xe ô tô vào ra, cách Quốc lộ 27 chỉ khoảng một cây số. Rảo bước vô giữa những luống cây đương quy với cảm nhận mùi hương dược liệu tỏa lên thơm nồng, phóng viên được lương y Nguyễn Minh Tiến thông tin: “Toàn bộ diện tích 10.000 m2 cây đương quy của nông hộ bà Huỳnh Thị Lệ Ảnh được sản xuất tuân thủ theo quy trình kỹ thuật liên kết với Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân, ước tổng sản lượng thu hoạch khoảng 35 tấn củ tươi...”. Theo đó, từ đầu năm 2018, nông hộ Huỳnh Thị Lệ Ảnh đã đạt được thỏa thuận với Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân (cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu tại xã N’Thol Hạ, Đức Trọng) sản xuất 10.000 m2 cây đương quy theo hình thức bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hoạch. Sau đó, bà Ảnh quyết định phá bỏ toàn bộ 10.000 m2 diện tích cà phê hơn 20 năm tuổi để chuyển sang trồng đương quy do Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân cung cấp cây giống và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. Đến nay, với sản lượng 35 tấn củ tươi đương quy theo ước tính của lương y Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân nói trên, nông hộ Huỳnh Thị Lệ Ảnh sẽ đạt tổng doanh thu hơn 1 tỷ đồng. So sánh lợi nhuận cây đương quy ở vụ mùa đầu tiên cao

Khu vườn liên kết trồng đương quy giữa Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân với nông hộ bà Huỳnh Thị Lệ Ảnhtại xã Liên Hiệp, Đức Trọng, đạt doanh thu 1 tỷ đồng/10.000 m2/năm. Ảnh: V.Việt

hơn gấp khoảng 15 lần so với trồng cà phê trên cùng diện tích đất.

Tìm hiểu được biết, Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân thành lập hơn hai năm qua đã xây dựng chuỗi giá trị liên kết khoảng 100 nông hộ trong tỉnh Lâm Đồng đến các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, tổng diện tích trên dưới 100 ha trồng các loại cây dược liệu đương quy, sâm hành, xuyên khung, đan sâm, cát cánh, đẳng sâm... Bình quân mỗi tuần, Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân bao tiêu khoảng 20 tấn dược liệu tươi các loại của nông hộ liên kết. Trong đó, chiếm tỷ lệ 50% sản lượng sấy khô cung cấp cho các các đối tác trong nước; 50% sản lượng còn lại được bào chế tại

Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân với dòng sản phẩm thuốc đông y, trà túi lọc, ngâm rượu... phân phối theo đơn đặt hàng. Hiện tại, vùng nguyên liệu dược liệu của Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân đang tiếp tục liên kết với nông dân mở rộng diện tích trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương...

Cùng thời điểm thành lập Công ty TNHH Đà Lạt thảo dược Minh Quân, Hợp tác xã Thủy canh Việt, Đà Lạt đang nổi lên một điểm sáng liên kết với 7 thành viên, canh tác 30 ha các loại rau nhà kính công nghệ cao. Đi vào hoạt động, Hợp tác xã áp dụng công nghệ 4.0 sản xuất rau, củ, quả các loại như: hệ thống điều khiển tưới tiêu qua nền vạn vật kết

nối Internet; thu thập những dữ liệu về điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa...) kết hợp với nguồn dữ liệu về sinh học của cây trồng (đường kính thân cây, diện tích lá, độ dài lóng cây,...) để đưa ra quyết định về lượng phân bón cần thiết cho cây, về chế độ tưới cũng như liều lượng tưới để cây sinh trưởng và phát triển hiệu quả nhất. Đến nay, với các sản phẩm rau công nghệ cao đặc trưng như cà chua, ớt ngọt, dâu tây, dưa lưới..., Hợp tác xã Thủy canh Việt, Đà Lạt với thương hiệu Vietponics cạnh tranh tích cực trên hệ thống siêu thị các thành phố lớn trong nước.

“Hàng năm, Hợp tác xã Thủy canh Việt tạo công ăn việc làm cho 20 nhân viên toàn thời gian và thuê

Thư viện Lâm Đồng vừa tổ chức trưng bày sách về báo chí nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019) tại không gian triển lãm giới thiệu tài liệu của Thư viện.

Trưng bày giới thiệu đến bạn đọc hơn 50 đầu sách viết về nhà báo, nghề báo như: Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, Cách thức làm báo, Học nghề và truyền nghề, Những sự kiện báo chí gây rúng động trong nước và thế giới, Chia sẻ kinh nghiệm làm báo, Chân dung

THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG: Trưng bày sách về báo chí

những nhà báo lỗi lạc.Các tác phẩm đã đưa đến cho

bạn đọc không chỉ sự hiểu biết về nghề báo mà còn có thể học và thực hành nghề báo, có thể kể: C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với báo chí (Hà Minh Đức), Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn (Đoàn Khắc Xuyên - Nguyễn Thế Kỷ), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (Nguyễn Thế Kỷ), Các thể loại báo chí thông tấn (Đinh Văn

Hường), Cẩm nang dành cho nhà báo trẻ (Phạm Khải), Thư gửi nhà báo trẻ - nghệ thuật của sự cố vấn (Samuel .G.Freedman), Biên tập báo chí (Nguyễn Quang Hòa), Nhật ký một nhà báo (Lê Văn Nuôi), Đinh nguyên Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ - nhà chí sĩ kiên trung, nhà báo tiên phong, nhà giáo dục mang tư tưởng canh tân, Các loại hình báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn), Trương Xuân Thâm - nhà báo, nhà ngoại giao, con người và tác phẩm, Xuân Thủy - nhà hoạt động chính trị, ngoại giao xuất sắc, nhà báo, nhà thơ lớn...

Đặc biệt, có nhiều cuốn sách viết về nhà báo Hồ Chí Minh - người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng được giới thiệu đến bạn đọc, cụ thể: Hồ Chí Minh - Nhà báo cách mạng (Cao Ngọc Thắng), Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc (Đỗ Quang Hưng - Nguyễn Văn Hoàn), Nhà báo Hồ Chí Minh và những bài viết ở Quế Lâm (Phạm Quý Thích)...

Trưng bày diễn ra từ nay đến hết tháng 6/2019. QUỲNH UYỂN

thêm lao động thời vụ, với mức lương bình quân 5-6 triệu đồng/tháng. Với thương hiệu Vietponics, năm 2018 Hợp tác xã Thủy canh Việt được vinh danh trong báo cáo của Bain & Company (Công ty Tư vấn quản lý nằm trong top 3 thế giới của Mỹ) về vấn đề tích hợp công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á...”, Báo cáo của cơ quan chức năng Lâm Đồng cho biết.

Đáng kể, với điểm liên kết mới thành lập vào năm 2018 đã đạt sản lượng bình quân một tháng 70 tấn hạt macca thành phẩm cung cấp theo nhu cầu thị trường, đó là Hợp tác xã liên kết macca Macadamia Di Linh. Với tổng vốn điều lệ chỉ hơn 500 triệu đồng, Hợp tác xã đã phát huy chức năng hoạt động cung cấp cây giống, tổ chức sản xuất, trồng và thu mua, chế biến hạt macca. Đến nay, Hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư máy móc, nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, hình thành chuỗi liên kết với 33 hộ thành viên, các tổ hợp tác và nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc. Ngoài các lao động do hộ thành viên tự thuê mướn, Hợp tác xã còn tổ chức sơ chế, thu mua, đóng gói tập trung tại chỗ với 10 lao động địa phương có công ăn việc làm ổn định, thu nhập từ 5- 6 triệu đồng/tháng. Dự kiến trong thời gian tới, Hợp tác xã tiếp tục tổ chức liên kết chế biến thêm các mặt hàng khác như kẹo macca, tinh dầu macca theo nhu cầu thị trường...

Theo đánh giá của cơ quan chuyên trách ngành nông nghiệp Lâm Đồng, các điểm liên kết mới nói trên đã và đang lan tỏa nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, góp phần giúp nông hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, tạo giá trị gia tăng đối với từng diện tích đất của mình.

Trưng bày giới thiệu với độc giả nhiều sách quý viết về nhà báo, nghề báo.

Huyện Đạ Tẻh vừa thông qua phương án sáp nhập 4 xã Hương Lâm, Đạ Lây, Hà Đông, Mỹ Đức thành 2 đơn vị hành chính mới là xã Đạ Lây và Mỹ Đức, dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2019.

Cùng với đó, từ nay đến cuối năm 2019, huyện Đạ Tẻh tiến hành sáp nhập 81 thôn, 25 tổ dân phố thành 50 thôn và 15 tổ dân phố trên địa bàn.

Cụ thể, sau khi sáp nhập, số tổ dân phố từ 25 giảm xuống còn 15 ở thị trấn Đạ Tẻh; số thôn từ 17 còn 7 (xã Đạ Kho), từ 9 còn 5 (xã Đạ Lây), từ 5 còn 3 (xã Hà Đông). Xã Triệu Hải, xã Mỹ Đức và xã Đạ Pal đều sáp nhập từ 8 thôn thành 4 - 5 thôn; còn lại xã Quảng Trị, xã Quốc Oai, xã Hương Lâm, mỗi xã giảm từ 7 thôn xuống còn 4 - 5 thôn. MẠC KHẢI

Đạ Tẻh sáp nhập 4 xã thành 2 xã

UBND TP Bảo Lộc cho biết, tính đến nay, trên địa bàn TP đã có 118 dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định, với tổng vốn đăng ký là 8.249 tỷ đồng và 46,42 triệu USD; tổng diện tích sử dụng các dự án là 1.194 ha.

Đây là những dự án đầu tư ngoài vốn ngân sách vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,

giáo dục và thể thao trên địa bàn. Trong đó, hiện có 79 dự án thuộc công nghiệp - xây dựng; 30 dự án thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ và 9 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Theo tiến độ thực hiện, hiện có 66 dự án đã hoàn thiện đi vào hoạt động; 28 dự án đang triển khai thực hiện; 16 dự án chậm triển khai hoặc ngưng hoạt động và 8 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

KHÁNH PHÚC

Bảo Lộc: Gần 120 dự án ngoài ngân sách được cấp phép đầu tư

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

4 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Truyện ngắn: VŨ THỊ HUYỀN TRANG

Vũ đến nhà Hùng lúc cuộc nhậu sắp tàn. Trên bàn bày vài món đồ nhắm, la liệt vỏ chai bia. Vợ Hùng ra mở cửa

đon đả chào hỏi bạn của chồng. Hùng ngoắc tay bảo:

- Nhanh lên ông tướng. Lần nào cũng vậy cứ cuối bữa mới đến.

- Các cậu thông cảm, tớ bận đi viết bài. Xong việc cái là vội vàng chạy đến đây ngay.

- Ông thì lúc nào cũng vất vả ngược xuôi mà vẫn chẳng thấy khá hơn được chút nào. Bạn bè chỗ thân thiết nói đừng giận. Chứ bao năm nay ông vẫn cái xe máy cũ, ở nhà thuê. Vứt.

- Làm báo chứ có phải đi buôn lậu đâu mà đòi đổi đời ngay được.

- Thế bọn tôi không làm báo thì làm gì? Sao vẫn mua được nhà, tậu được xe hơi?

- Các cậu giỏi, chứ tớ thì... chịu.- Giỏi mẹ gì. Ở đây nếu nói về năng

lực thì khối thằng chẳng bằng ông được. Nhưng ông dại lắm, không biết nắm lấy cơ hội gì cả. Suốt ngày chỉ loanh quanh những đề tài vụn vặt và mấy nhân vật nhỏ thì kiếm chác được gì. Nhuận bút được mấy đồng? Lương mấy triệu?

- Đừng nói vậy. Không có nhân vật nào nhỏ cả. Mà thôi, lâu không gặp, uống đi.

- Ờ thôi uống đi. Nhưng đừng uống bia nữa. Đến đông đủ rồi thì khui món mới. Tôi mới được một doanh nghiệp tặng chai rượu ngoại xịn lắm. Chivas 25.

- Ái chà. Ngon đấy. Nhưng bây nhiêu thằng mà có một chai thì sao đủ?

- Cứ uống đi, không lo. Gì chứ rượu ngoại nhà tôi không thiếu.

Vũ dốc cạn ly rượu vào miệng. Rượu trôi xuống cổ họng bỏng rát. Có lẽ đây không phải là cách để thưởng thức một chai rượu quý. Những lời của Hùng cứ văng vẳng trong đầu Vũ. Đây không phải là lần đầu tiên bạn bè làng báo đả động đến chuyện cơm áo gạo tiền. Vũ thấy cay sống mũi vì đúng là đời mình nghèo quá. Mười năm lăn lộn với nghề đủ sống là may. Tiền lương, tiền nhuận bút có bao nhiêu Vũ đều đưa vợ lo trang trải gia đình. Tiền nhà trọ, tiền điện nước, tiền học phí cho hai đứa nhỏ. Còn ti tỉ thứ việc cần đến đồng tiền, Vũ thừa biết vợ mình đã phải xoay xở vất vả thế nào mới có thể chu toàn được mọi sự. Vợ Vũ không quen than thở, nếu có ai tỏ vẻ hỏi han quan tâm thì thể nào cô ấy cũng cười bảo “có nhiều tiêu nhiều. Có ít tiêu ít. Miễn là thanh thản”. Vũ biết đó là lời

Đánh giá về công tác tuyên giáo trong thời gian qua, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến

- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã khẳng định: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã góp phần đáng kể trong việc định hướng, nắm bắt và tham mưu xử lý hiệu quả những vấn đề về tư tưởng, dư luận xã hội nảy sinh trong quá trình triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo. Chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo 94, Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và đội ngũ báo cáo viên Tỉnh ủy được đổi mới, có nhiều cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực.

Điểm lại những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng của địa phương thời gian qua, có thể khẳng định rằng, những thành tích chung của tỉnh có đóng góp quan trọng của ngành Tuyên giáo Lâm Đồng. Ngành đã luôn bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và của các cấp ủy đảng; chủ động, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch của năm và nhiệm vụ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy giao, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.

Để chỉ đạo, định hướng và triển khai đồng bộ, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ được giao, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động tham mưu tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các nghị quyết chuyên đề, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, giáo viên, các chức sắc, tôn giáo… Qua đó, kết nối hội nghị trực tuyến đến cấp cơ sở để đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh tiếp thu nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện của tỉnh; từ đó các đồng chí bí thư cấp ủy, cán bộ chủ chốt, đội ngũ báo cáo viên các cấp đã thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền và quán triệt đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung; nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những công việc phải tổ chức thực hiện của từng cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các

Đổi mới, sáng tạo, thực hiện có chiều sâu công tác tuyên giáo

Công tác tuyên giáo luôn là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua, căn cứ vào bối cảnh tình hình thực tế, nội dung, nhiệm vụ, đối tượng thực hiện, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng luôn đổi mới, sáng tạo cả về nội dung, phương thức, phương châm thực hiện, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng của địa phương.

cấp và của mỗi cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tổ chức hình thức tuyên truyền miệng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh trực quan sinh động, các hội thi, hội diễn để truyền tải nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Theo số liệu thống kê mới nhất, việc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành 362 lớp cho 49.554 cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, giáo viên, chức sắc tôn giáo. Nghị quyết Trung ương 9, tổ chức Hội nghị trực tuyến cho đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh với 15 điểm cầu cho 2.518 cán bộ, đảng viên tham gia. Riêng đối với Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã cụ thể hóa bằng Quy định 07-QĐ/TU, ngày 22/5/2019 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ngoài ra, việc triển khai, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở tỉnh cũng đã dần trở thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, gắn với việc phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy trong đấu tranh, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ban Tuyên giáo cũng đã tập trung chỉ đạo công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái,

thù địch và “diễn biến hòa bình”, trực tiếp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; tập trung tuyên truyền, định hướng tư tưởng chính trị và dư luận xã hội trước những vấn đề nổi cộm, bức xúc trên địa bàn tỉnh.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Nhóm chuyên gia của Ban Chỉ đạo 94 đã viết 24 bài đấu tranh phản bác trực diện đăng trên Báo Lâm Đồng, Bản tin Thông tin nội bộ, Blog, Facebook phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, phản động của các đối tượng bất mãn, cực đoan.

Bên cạnh đó, các thành viên trong Tổ thư ký cũng thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin và tham gia phản biện trực diện đối với những bài viết có nội dung sai lệch, xuyên tạc.

Thực hiện Chỉ thị 20 của Ban Bí thư (khóa XII) “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, nhiều địa phương, đơn vị đã dành thời gian, kinh phí, tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử ngành, địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xuất bản được 4 ấn phẩm về lịch sử. Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và xây dựng Kế hoạch tổ chức biên soạn bộ tài liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1930-2015) phục vụ công tác giảng dạy, tuyên truyền lịch sử Đảng bộ tỉnh trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp,

cao đẳng, đại học và Trường Chính trị tỉnh; xây dựng Kế hoạch tổ chức nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2020”.

Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo cũng triển khai tuyên truyền những chủ trương, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các nước trong khu vực và thế giới, hoạt động đối ngoại cấp địa phương và hoạt động hội nhập quốc tế của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng cho rằng, công tác tuyên giáo trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là công tác tuyên truyền ở một số địa phương, đơn vị còn thiếu chiều sâu, thiếu thường xuyên, chưa rộng khắp nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế. Việc rà soát các chuẩn mực đạo đức ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm hoặc chưa sát với chức năng, nhiệm vụ; một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác, gương mẫu; công tác nhân rộng điển hình tiên tiến chưa thường xuyên, sức lan tỏa chưa nhiều. Công tác đấu tranh với những thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội, những vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh chưa chủ động, kịp thời định hướng thông tin. NGUYÊN THI

Cán bộ tuyên giáo đến tận nhà dân làm công tác để điều tra dư luận xã hội. Ảnh: N.Thi

Chào mừng 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2019), nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và văn hóa”.

Cuốn sách gồm 56 bài báo với 5 phần, trong đó phần 2, 3, 4, 5 được tác giả dành nhiều dung lượng để nói về văn hóa, đó là: Văn hóa giữ nước; phẩm cách những con người; lõi vàng văn hiến Việt Nam; văn hóa và báo chí.

Cuốn sách đề cập thời cuộc với những vấn đề thời sự nóng bỏng, chấn động đời sống nhân loại, như: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu; hai

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

5 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Minh họa: Phan Nhân

Không có

nhân vật nhỏ

vợ muốn nhắc nhở mình khi mỗi lần thấy chồng nhàu nhĩ vì tiền bạc. Bạn bè làm báo nhiều người giàu quá mà. Mua nhà mặt phố tiền tỉ, xe thì đổi hết cái này đến cái khác, vợ con ăn trắng mặc trơn. Lần nào đến nhà Hùng chơi, nhìn vợ bạn thướt tha váy áo, son phấn điểm tô, nước hoa thoang thoảng Vũ đều thấy chạnh lòng. Vợ Vũ bao lâu rồi không thấy mua quần áo mới, son phấn vài loại rẻ tiền có khi đã hết hạn sử dụng. Nói gì đến việc đi du lịch đây đó như vợ bạn. Con chó cảnh bạn mới mua giá nghe đâu cũng cả chục triệu đồng. Số tiền đó đủ để Vũ có thể đóng học cho con cả năm hoặc đổi được cái xe cà tàng lấy một chiếc xe số mới. Một hôm nào đó lúc đang ngồi ăn cơm Vũ có buông vài lời hằn học. Thật ra cũng không rõ là hằn học ai hay hằn học chính mình. Vợ vừa ngồi gỡ xương cá cho con vừa bảo:

- Có mấy người làm báo mà giàu được đâu anh. Có muốn giàu họ cũng phải vất vả bươn trải nghề này nghề khác.

- Vậy mà bạn anh làm báo đứa nào cũng giàu. Mỗi lần xuống doanh nhiệp là được tiếp đón chu đáo, cơm no rượu say đút túi phong bì mang về nhà cho vợ đếm.

- Giàu như thế thì em chẳng mong đâu. Giàu như thế có gì để con cái tự hào.

Ừ đúng, giàu như thế có gì để tự hào. Vũ vẫn biết như thế mà sao cứ không nguôi dằn vặt. Mười ba năm làm báo thật ra cũng có đôi

lần Vũ nhận phong bì. Nhưng đó là khi còn làm mảng văn hóa, còn đi dự các sự kiện ra mắt sản phẩm âm nhạc, điện ảnh, Ban tổ chức bao giờ cũng có một phần quà cho báo chí. Vũ từng hí hửng mỗi lần mở phong bì, từng có lần khựng lại chất vấn bản thân “nhận thế này có gì đó sai không?”. Rồi cũng tự thấy nhận hay không nhận trong trường hợp ấy chẳng ảnh hưởng đến ai. Đằng nào thì cũng cần tin bài lên báo, viết chẳng khen chẳng chê, vô thưởng vô phạt ấy mà. Nhưng rồi Vũ tự nhiên thấy chán nghề. Viết mấy cái tin văn hóa ai chả viết được cần quái gì nhà báo. Trong khi đó Vũ nuôi ước mơ cháy bỏng được trở thành một nhà báo từ khi còn học cấp ba. Lúc ấy Vũ từng chứng kiến nhiều bất công xảy ra ngay trước mắt mà những thân phận thấp cổ bé họng chỉ biết co cụm vào nhau trong tuyệt vọng. Không có ai lắng nghe họ nói, nói hộ tiếng nói của họ. Trong số họ có bà, có mẹ, có những người họ hàng thân thích. Ngày ấy một câu hỏi cứ luôn vang lên trong đầu Vũ rằng ai sẽ là người lên tiếng để bênh vực và bảo vệ cho lẽ phải? Vũ bám vào câu hỏi ấy để nỗ lực từng ngày cho đến khi rời khỏi trường báo chí. Nghe bạn bè rủ rê chỗ này, chỗ kia dễ thở thế là nhào vào xin việc. Để có đêm ngồi xem lại

những gì mình viết mỗi ngày Vũ tự hỏi: Ủa mình viết nó vì mục đích gì? Có giúp ích cho ai đó hay không? Nếu mình không viết nó thì cũng có khối người viết nó. Thế còn những người thấp cổ bé họng đang đợi mình đâu đó giờ họ thế nào? Vũ bỗng nhớ đến cánh đồng thơ ấu của mình từng bị người ta cưỡng chế để xây nhà máy giấy. Nước mắt người nông dân đổ trên cánh đồng từng thơm hương lúa, từng rộn rã tiếng cười lao động. Đồng ruộng đất đai là tất cả những gì người nông dân có được để cày cuốc mưu sinh nuôi sống gia đình. Mất ruộng là mất đi cái cần câu cơm. Cũng là lúc người dân trong làng phải tản đi khắp nơi kiếm kế sinh nhai. Nhà máy giấy đi vào hoạt động cũng là lúc quê hương phải gánh chịu cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tiếng kêu cứu của đất đai đồng ruộng chìm vào vô vọng. Trên khắp đất nước này còn có bao nhiêu tiếng kêu cứu nữa? Sao Vũ không nghe thấy? Hay là Vũ đã bịt tai của chính mình? Câu hỏi ấy khiến cuộc đời làm báo của Vũ rẽ sang hướng khác. Dù bạn bè khối người chửi Vũ ngu…

* * * Vũ chuyển về làm trang bạn đọc

trong một tòa soạn báo. Đó cũng là

khoảng thời gian báo giấy gặp nhiều khó khăn. Báo điện tử ra đời, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã đẩy báo giấy vào cơn điêu đứng. Nhiều tòa báo vẫn có độc giả thân thiết ấy là vì bài vở có chất lượng, nhiều đề tài hay. Phóng viên của họ đổ mồ hôi công sức cho những phóng sự dài kỳ, những vụ án được cả xã hội quan tâm. Sếp mới của Vũ quán triệt ngay từ đầu “làm báo mà hời hợt thì sớm muộn gì cũng tự giết mình”. Vũ nhìn chồng thư bạn đọc gửi về vừa vui mừng vừa lo lắng. Mỗi bức thư là một câu chuyện. Mỗi nét chữ đều chứa đựng tâm tư. Mỗi lời kêu cứu đều gửi gắm rất nhiều kỳ vọng. Vũ xách ba lô lên rong ruổi khắp nơi đi tìm sự thật và lẽ phải. Từng ăn dầm nằm dề trong rừng thiêng nước độc. Từng vài lần bị giang hồ dọa đánh. Từng lau nước mắt cho rất nhiều nhân vật. Từng đau đớn vì bất lực khi thấy sức mình quá nhỏ bé không thể thay đổi được hiện trạng bất công xảy ra ngay trước mắt. Không có tiệc tùng, cơm ngon rượu say chờ đón Vũ. Chỉ có những đôi mắt vời vợi ngóng trông, những cái nắm tay tha thiết ân tình, những bữa cơm rau cà bày ra trước mặt. Cơm của người nghèo ngon lắm nhưng

đôi khi khó nuốt vì nỗi oan ức nghẹn đắng trong cổ họng. Không có phong bì nào đút túi. Chỉ có chùm nhãn đầu mùa, quả mít vẹo vọ chín cây hay mấy bắp ngô nếp vẫn còn non vừa mới bóc bi, nắm rau tập tàng kèm với mớ cua đồng dính đầy bùn đất. Họ dúi vào tay Vũ những món quà quê thơm thảo. Bữa cơm nhà có canh cua, ngô luộc, cà pháo vừa muối xổi vợ cứ xuýt xoa khen. Mấy đứa nhỏ thích mê những câu chuyện làng quê qua lời bố kể. Soi vào mắt các con Vũ thấy lòng trong lại để vượt qua biết bao nhiêu cám dỗ làm nghề.

Cái tin Hùng bị bắt khi đang tống tiền doanh nghiệp khiến Vũ bần thần cả buổi chiều. Vẫn biết đi đêm lắm sẽ có ngày gặp ma vậy mà chuyện xảy ra vẫn không khỏi bất ngờ. Vũ áy náy vì nhớ ra mình chưa từng khuyên can bạn việc dùng cái mác nhà báo để kiếm tiền. Hoặc ít ra mỗi lần Hùng rủ rê một vụ làm ăn ngon lành nào đó Vũ không nên im lặng từ chối mà phải chửi xối xả cho bạn tỉnh đòn. Không có miếng bánh ngọt nào bày sẵn mời mình. Đâu đó xung quanh là muôn vàn cạm bẫy. Vẫn biết chơi dao thì phải chịu đứt tay nhưng Vũ thấy xót xa cho bạn. Hùng là một nhà báo có năng lực. Trước khi bị đồng tiền cám dỗ Hùng từng là một “cây” phóng sự điều tra của làng báo phía Bắc. Nhiều vụ việc được Hùng đưa ra ánh sáng. Nhưng rồi đồng tiền có thể làm người ta ngậm miệng. Vũ tự hỏi kể từ khi biết nhận phong bì Hùng đã dìm bao sự thật xuống bùn? Làng báo được phen xôn xao. Bạn bè hùa vào bênh vực, có người còn nói “Hùng bị gài”. Gài thì đúng là gài, nhưng nếu không hoa mắt vì tiền thì sao dính bẫy? Vũ trở về nhà mà lòng nặng trĩu. Vợ có lẽ đã đọc thông tin trên mạng xã hội nên im lặng suốt bữa cơm chiều. Vũ không có nhiều thời gian để buồn phiền vì sếp gọi điện báo đi công tác gấp. Chuyến xe cuối cùng đi miền Trung chỉ còn hai chục phút nữa là xuất phát. Vũ chỉ kịp dặn con học bài chăm chỉ rồi ngủ sớm. Dặn vợ nhớ đừng quên khóa cửa rồi vơ vội mấy bộ quần áo nhét vào ba lô lao vội ra đường. Trong đầu Vũ vẫn còn vang lên lời sếp “có một dòng sông đang kêu cứu”.

Dòng sông, con đường, cánh rừng, đất đai hay bất cứ một tiếng người nào đó kêu lên Vũ đều sẽ lên đường…

Ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi

cuộc chiến tranh vùng Vịnh; cuộc chiến Kosovo; cú đánh 11/9/2001 và cách thức chống khủng bố; các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền, kỷ nguyên số với nỗi ám ảnh mạng xã hội “siêu quyền lực” và không thể kiểm soát... Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề mang tính văn hóa của thế giới, Việt Nam với những con người Việt Nam.

Trong cuốn sách, nhà báo Hồ Quang Lợi đã kết hợp thành công hai nội dung liên quan đến chính trị và văn hóa - tưởng chừng ít liên quan này, một cách hài hòa, nhuần nhuyễn lại không kém phần sâu sắc, tinh tế, hấp dẫn.

Cuốn sách “Thời cuộc và văn hóa” của tác giả Hồ Quang Lợi.

Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã mời các chuyên gia chủ trì nghiên cứu, đào thám sát chuyên ngành khảo cổ học địa điểm động Puông cạn (tiếng Tày gọi là Puông Bốc), thôn Bản Vài, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Tại đây, đoàn khảo cổ thám sát đã thực hiện đào khảo sát trên diện tích 5 m2 ở khu vực gần chính giữa cửa động chính. Qua mặt cắt địa tầng hố đào cho thấy: Tầng văn hóa nơi dày nhất còn 70cm. Tổng số di vật đá, xương thu được trong hố đào cũng như trên bề mặt là 73 di vật; trong đó có 71 di vật đá, 1 công vụ mũi nhọn xương thuộc về thời tiền sử, 1 viên đạn đá thuộc thời kỳ

Phát hiện di vật thời tiền sử ở Ba Bể, Bắc KạnLê Mạc. Ngoài ra, đoàn khảo cổ cũng phát hiện hơn 100 mảnh gốm sứ, chủ yếu thuộc thời kỳ Lê Mạc.

Từ các di vật đá thu được cho thấy các công cụ đá đều được chế tác từ đá sông suối mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình.

Các di vật là xương động vật và vỏ nhuyễn thể của ốc sông, vỏ trai, hến và di vật là một số loại hạt quả đã được tìm thấy, là tàn tích của người tiền sử để lại. Ngoài ra, còn một số di vật là xương chi động vật được vót nhọn, sử dụng làm công cụ săn bắn, xẻ thịt.

Đặc biệt, trong số các di vật được tìm thấy, có một tảng đá

nhỏ hình khối chữ nhật, trên bề mặt có dấu vết của 3 lỗ vũm tròn nhỏ cách đều nhau. Đây là di vật thường tìm thấy trong các di chỉ văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn ở vùng núi phía Bắc. Đến nay, chức năng, ý nghĩa thực của loại di vật này vẫn là điều bí ẩn đối với khảo cổ học.

Từ các di vật đã được phát hiện cho thấy động Puông cạn là địa điểm cư trú của con người thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, lớp cư dân sớm nhất thuộc văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 8.000 - 9.000 năm cách nay.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn

và TTXVN)

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

6 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TẢN VĂN

NGUYỄN NGỌC

Nhà báo là một nghề và nghề báo lại gắn với nghiệp báo. Có nhà báo chuyên nghiệp

(được cấp thẻ nhà báo), có nhà báo nghiệp dư nhưng với ai thì nghề báo cũng có sức hấp dẫn kỳ lạ gắn bó suốt đời. Mặc dù nói như một nhà báo nước ngoài: “Nhà báo là một nghề nguy hiểm”. Nguy hiểm bởi luôn đối diện với sự thật. Sự thật vốn nghiệt ngã lại càng nghiệt ngã hơn khi sự thật đó lại chứa sau nó cái ác, cái xấu,..

Vũ khí của nhà báo ngày trước là cây bút, cuốn sổ tay ghi chép và bây giờ nhà báo được trang bị những thiết bị hiện đại, máy móc hiện đại. Nhưng con chữ thì vẫn thế, vẫn

hàm chứa bao thông tin nóng hổi và chính xác. Sự kết nối thông tin nhanh hơn để chuyển tải những tấm hình, những thước phim nhưng nhà báo là người không bao giờ có mặt trong những hình ảnh đó. Nhà báo là người đứng sau tất cả những phập phồng tươi rói và nhân vật cũng có bóng dáng của nhà báo, sự kiện cũng mang đậm dấu ấn của nhà báo với những khoảnh khắc bất chợt sẽ mãi mãi sống với lịch sử. Trong chiến tranh có những nhà báo đã ngã xuống để cho bài báo của mình sống mãi. Mực bấy giờ là máu, ống kính thay họng súng. Trong đại chiến thế giới thứ hai, Đại nguyên soái Stalin đã đánh giá cao những bài báo của Erenbua bấy

giờ là phóng viên chiến trường có sức mạnh hơn cả những sư đoàn.

Nhà báo là một nghề cũng như nghề y, nghề giáo. Nghề y bắt mạch kê đơn chữa trị bệnh tật cơ thể thì nghề báo “bắt mạch” đời sống xã hội, phản ánh xã hội và cũng có những phương thuốc đặc trị. Nghề giáo “kỹ sư tâm hồn” thì nghề báo cũng vậy. Một bài báo hay không chỉ có đúng mà còn phải hấp dẫn, có sức thuyết phục. Con chữ, tấm hình không chỉ thấm đẫm mồ hôi và có khi cả máu nữa, dù trong thời bình đã ghi dấu ấn không chỉ những địa danh vùng đất, những con số mà còn là những số phận con người. Nhà báo là cái “Nhiệt kế” để đo những nóng ấm xã hội, với những

Nhà báo và nghề báoTHỤY BÌNH

Gửi anh,người làm báoTrên cánh đồng ngôn ngữ, Anh lặng lẽ kiếm tìm,Anh chọn những góc nhìn, Đa chiều và chân thật. Bao con ong làm mậtDâng nhụy ngọt cho đời. Như nốt nhạc không lời, Anh một loài hoa dại. Dòng đời trôi mê mải, Anh góp nhặt xanh tươi, Đong đếm hết nụ cười, Gửi qua từng trang báo.

Bình yên và giông bão,Độc ác và thiện lương, Những góc khuất đời thường, Vào tim anh thắp lửa. Tình người về gõ cửa,Ban mai thắp bình minh,Nhiệm vụ của riêng mình, Tính toan chi hơn thiệt. Anh một đời cầm viết, Tình yêu bỏng đôi tay,Nhiệt huyết cháy mỗi ngày, Bút sắc lòng tâm sạch. Bàn phím đời thanh bạch, Anh gõ tình sương mai, Anh một loài hoa dại, Ngại gì không ngát hương.

THANH HƯƠNG

Có những người mà ta gặp đến chục lần nhưng chưa hoặc không để lại chút nào dấu ấn trong bộ nhớ của ta,

nhưng có những người, ta chỉ gặp một lần đã làm ta thay đổi toàn bộ nhận

Một lần với nhà báo lão thành Phan Quangthức và đường đi trước đó để rẽ sang một bước ngoặt mới dẫn đến thành công. Người mà tôi gặp một lần để rồi tôi được như ngày nay đó là ông - nhà báo lão thành Phan Quang. Đã gần 40 năm không gặp lại, nhưng ông vẫn hiện hữu trong tôi như mới hôm qua...

Từ tháng 7/1975 đến tháng 4/1985, tôi làm việc ở Xí nghiệp Xây dựng số 4 tại tỉnh Bắc Thái, sau này là tỉnh Thái Nguyên. Năm 1978, tôi tập tọe làm thơ rồi viết báo. Nhưng viết đến trăm bài thơ, hai chục truyện ngắn, hàng chục bài báo mà không được đăng một bài nào, truyện nào. Tôi vẫn không nản, và vào tháng 3/1982 tôi đến cơ quan báo Bắc Thái gặp bác Hồng Dương, lúc ấy là Tổng Biên tập. Bác Dương đang tiếp một người khách nam, cỡ xấp xỉ năm mươi tuổi. Bác Dương bảo tôi chờ 15 phút sau đó gọi tôi vào. Bác Dương nói với người đàn ông kia, anh cứ ngồi, không ngại, đây là anh bạn trẻ muốn theo nghiệp báo của chúng ta đấy. Rồi quay sang

tôi, bác nói đại ý: Truyện ngắn của cháu viết như báo, báo lại như truyện ngắn. Cái nào cũng dài dòng, thừa chữ, trùng từ. Ưu điểm là có chất liệu, số liệu v.v... Cố gắng nhé.

Đúng lúc đó, có một số phóng viên của báo đến gặp Tổng Biên tập. Tôi chào bác Dương quay ra, đến thềm đã thấy người đàn ông lạ đứng đó, ông chỉ vào cái ghế đá dưới gốc bàng ngoài sân nói:

- Anh bạn trẻ muốn làm báo à, ra kia chú cháu mình nói chuyện.

Tôi lưỡng lự thì ông giục:- Đừng ngại anh bạn trẻ ạ.Tôi đi theo ông và mạnh dạn ngồi

xuống. Tim đập dồn dập, bởi tôi đoán ông là một nhân vật nổi tiếng nào đó.

Ông hỏi tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh gia đình của tôi. Tôi trả lời ngắn gọn, rành rọt từng câu. Ông nói với tôi khoảng 20 phút về văn và báo. Cho đến bây giờ tôi còn nhớ như in từng lời của ông, xin tóm tắt như sau: Viết báo là để thông tin

đến người đọc những sự kiện đã và đang diễn ra tại thời gian, không gian gắn với con người, sự vật một cách cụ thể. Ví dụ, một vụ cháy xảy ra tại thôn A, xã Y vào 10 giờ sáng tháng ba năm... Nguyên nhân xảy ra do dùng lửa bất cẩn hay chập điện... Một ví dụ nữa: Nhà máy X tỉnh K vừa hoàn thành những chỉ tiêu sản xuất nào, nguyên nhân, hướng phát triển tới ra sao, biện pháp khắc phục thiếu sót, khuyết điểm (nếu có)v..v... Yêu cầu với nhà báo là trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

Về văn thì có thể hư cấu cả tên người, tên địa danh nhưng cũng phải hợp lý... Ông nói nhiều chuyện nhưng cũng đã khuyên tôi cần đọc nhiều báo, tạp chí và tác phẩm văn học. Nếu thực sự muốn viết báo phải chịu đi - đọc - học - viết, cần nhớ rõ công thức này. Ngoài ra có thể nhờ những nhà báo đi trước, hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ năng làm báo. Kết thúc, ông chủ động bắt tay tôi, nói một câu:

Nhà báo lão thành Phan Quang.Ảnh tư liệu

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

- Chúc anh bạn trẻ thành công. Nếu có duyên chúng ta còn gặp nhau.

Tôi thật xúc động bởi nghĩ mình chỉ là kẻ vô danh tiểu tốt mà được nghe một nhà báo tên tuổi của nước nhà hỏi chuyện rồi chia sẻ những điều cần thiết về nghề. Ông có cách truyền đạt dễ nghe, dễ hiểu, dẫn chứng cụ thể, sống động dễ thuyết phục người nghe.

Ba mươi bảy năm đã qua, tôi chưa một lần được gặp lại ông bởi tôi đã vào Lâm Đồng lập nghiệp 30 năm nay. Nhưng lời ông thì tôi luôn nhớ và tôi đã làm theo. Tuy nhiên, có lẽ tôi không có duyên nợ với nghề báo nên chỉ làm việc ở đài huyện 7 năm rồi chuyển sang công việc khác. Nhưng may mắn là tôi còn duyên nợ với văn chương và đã thành công từ 24 năm nay, dù chất lượng những tác phẩm văn học chưa phải xuất sắc. Đó cũng là nhờ ông chỉ giáo từ bước đi đầu tiên trên con đường đã chọn cho đến ngày hôm nay.

Các nhà báo tác nghiệp tại Trường Sa. Ảnh tư liệu

trăn trở, những phản biện sâu sắc, những thổn thức đồng cảm, những phát hiện chính xác. Cái xấu, cái ác phải được chỉ ra, cái tốt phải được vinh danh. Cán cân lương tâm luôn được kiểm nghiệm và thanh lọc để đối trọng lại với những gì còn ẩn khuất sau bóng tối. Câu nói nổi tiếng của văn hào Đốt (Nga): “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” thì ở đây với nhà báo: “Cái tốt, cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác”...

Nhà báo anh là ai? Đôi khi tôi tự đặt ra câu hỏi vì có một thời tôi cũng làm báo và bây giờ là cộng tác viên thân thiết của nhiều tờ báo. Nhà báo cũng là một con người cụ thể được đào tạo một cái nghề có những đặc trưng riêng cụ thể. Tác phẩm báo chí chính là những đứa con tinh thần tạo nên diện mạo cá tính, phẩm chất tài năng của một nhà báo cụ thể. Có người vì quá yêu nghề báo của mình mà gắn với nghiệp báo suốt đời. Những tờ viết, báo hình, báo điện tử là món ăn tinh thần nóng hổi và sinh động đối với xã hội. Có người ví nhà báo là

“Quyền lực thứ 4”. Với tôi, quyền lực cao nhất là sự trung thực, sự công bằng của công lý, vì tính nhân văn, nhân hậu cao thượng và nhân ái. Tất cả vì con người và sự tốt đẹp của xã hội.

Nhà báo anh là ai? Hãy ra với hải đảo giữa biển khơi trùng trùng sóng vỗ; hãy lên với biên cương tổ quốc nơi vùng sâu, vùng xa gập ghềnh đá núi tai mèo; hãy đến với những công trường nắng cháy da, với ánh lửa hàn ngàn độ; hãy đến với đời sống dân dã và tình nghĩa cội nguồn xóm làng của những “Nông thôn mới” ta sẽ gặp nhà báo. Đó là những con người bình thường giản dị, tận tâm, tận lực say sưa với bao cảm hứng với nghề. Mỗi buổi sáng, khi cầm trên tay những trang báo nóng hổi còn thơm mùi mực in với bao thông tin, ta thấy phập phồng sau những dòng chữ có bóng dáng của nhà báo. Họ đã đi, đã đến, đã viết, đã quay phim chụp ảnh. Tất cả đó mới chỉ là tư liệu mà quan trọng quyết định đó là: trái tim, tấm lòng của nhà báo vừa có tâm, có tài và có tầm...

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

7 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Tôi nhớ gặp nhà báo Nguyễn Thanh Đạm lần đầu tiên cách đây hơn 10 năm. Lần đó, tôi từ trại viết ở Nhà

sáng tác Vũng Tàu sau khi bế mạc trại đã cùng hai đồng nghiệp quê Hà Tĩnh lên Đà Lạt chơi với Trần Thanh Hùng (bạn học với tôi ngày nhỏ và Trần Thanh Hoài (em Hùng nay là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Lâm Đồng). Đêm đó Hoài tổ chức cuộc gặp gỡ giao lưu và tôi đã nâng ly chạm với Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng: Nguyễn Thanh Đạm. Anh Đạm bảo: Ở ngoài đó anh có biết Phan Thế Cải không? Biết chứ, Thế Cải là cây bút viết kỳ cựu của Báo Hà Tĩnh. Sau đó tôi nghe Nguyễn Thanh Đạm kể mới biết lúc anh Đạm vào học trường báo chí trung ương được tiếp quản căn phòng mà Phan Thế Cải trú ngụ và đang chuẩn bị ra ga Hàng Cỏ về quê thực tập cuối khóa với câu dặn dò: Đồ đạc của tôi nguyên vẹn cả đấy, tùy anh sử dụng để nhớ “hơi ấm” của bạn đồng nghiệp Hà Tĩnh nhé. Hai chữ “Hơi ấm” bao hàm cả thương mến của tình đồng nghiệp đã gợi cho tôi khi đọc hai tác phẩm của Nguyễn Thanh Đạm đều có hình ảnh sức lôi cuốn lan tỏa “Ngọn lửa” (tên tập thơ) đến tập truyện ngắn “Lửa muộn”. Còn một lẽ nữa có phải là Đà Lạt quanh năm bốn mùa sương khói, anh muốn thắp dậy trong mình tình yêu của ngọn lửa lòng để phần nào xua đi cái “ẩm” của nhiệt độ không gian. Cái ngọn lửa có lúc cháy bập bùng mà cũng có khi âm ỉ của lửa than nhưng mang lại ấm áp tin cậy - Hơi ấm của tình người ấm bền và có phần lặng lẽ. Hơi ấm của hoài niệm của buổi đầu bùng lên ngọn - lửa - thơ và sau đó đượm cháy lửa than bền lòng bao ký ức để lan tỏa lay thức, để cộng cảm sẻ chia của mạch văn tha thiết tỏa nhiều nhánh nhiều tầng nhưng quy tụ lại vẫn là hồn Đà Lạt, con người Đà Lạt, thiên nhiên Đà Lạt. Đà Lạt của nhiều kỳ tích địa danh, qua nhiều góc nhìn khác nhau của trầm tích lịch sử quá khứ, của bao hứa hẹn tương lai đều được chiếu dọi qua lăng kính của một người làm báo chuyên nghiệp mà tâm hồn thăng hoa chất lãng mạn văn

chương...Tôi xin bắt đầu khơi lên ngọn - lửa

- thơ của anh. Những câu thơ anh hái được, chắt chiu được tri âm, tri kỷ của mình từ lộng gió “Mấy phương bạt về”. Anh vốn là người làm báo nên có nhiều điều kiện đi nhiều vùng đất, gặp nhiều cảnh ngộ đời thường và tích lũy nhiều chiêm nghiệm sống của “Phần đời gió sương”. Cũng như khi viết văn xuôi thì cảnh đời, con người của vùng đất nhiều huyền tích, huyền thoại đó là chất liệu sống tươi rói rạo rực thổi vào anh niềm cảm hứng say mê của nghiệp văn từ nghề báo. Và chính anh đã cùng các đồng nghiệp của mình “thổi hồn” vào trang văn nghệ báo “Lâm Đồng cuối tuần” một diện mạo riêng, ghi dấu ấn rất rõ của người Tổng Biên tập thu hút được nhiều cộng tác viên tài năng, tâm huyết, thân thiết mọi vùng quê đất nước. Đà Lạt như một “Hợp chủng quốc” của ngôi đền văn học nghệ thuật luôn rộng mở và tỏa sáng lung linh.

Tôi đã đến nhà anh dự một cuộc rượu với một cô bạn gái có một tâm hồn rất thi sĩ ở Đà Lạt và nhận ra ngôi nhà gia đình anh ở “Tựa tổ chim treo trên vách núi”. Nhưng đây là tổ chim Yến, nơi đó có loài chim quý đã kết tụ chắt lọc những áng văn, mạch thơ để khơi dậy thắp lên “ngọn lửa” thành tinh huyết cho đời. Và anh đã “Vượt lên hàng trăm bậc/Tôi đã tìm thấy tôi”. Anh đã tìm thấy “Vương miện” khi “Hành hương” “Khi ta trở về hạt cát”, anh đã tìm thấy “Đôi mắt B’lao” từ “Một ngày ta lạc” để “Độc ẩm” với bao “Ưu tư” khi “Không thể

nào có thể”. Tự mình với “Câu thơ cúi hái bên đường”, cũng có lúc tự dặn mình: “Thôi xin đừng nhìn lại” ở “Phía không nhau” bởi: “Sóng cũng nỗi niềm” khi bất chợt với “Nhịp xòe rung Mường La”. Cũng có lúc từ “Cảm tác Hàng Châu” đến “Suy tư với Vạn lý Trường Thành”, tất cả đều bùng cháy lên “Ngọn lửa” của “Thơ”... Cũng có khi anh trách khéo “Sao vội thế một lần về Đà Lạt” để rồi tự hỏi: “Bao giờ trở lại chạm cao nguyên”. Tôi rất thích những câu cảm thán và tự vấn ngỡ như vu vơ mà không bâng quơ chút nào. Tôi đã thử làm một phép cộng các cung bậc tâm hồn của các đầu đề thơ anh thì thấy có một Nguyễn Thanh Đạm rất thống nhất từ cõi lòng mình chạm đến với cõi người. Một sự chân thành dấn thân da diết, một thổn thức “Vừa có tình có lý” như nhà thơ Phạm Vũ nhận xét. Thơ anh giống như một cuốn nhật ký tâm hồn nhưng anh không ghi lại mà ký thác lại bao dấu ấn tâm trạng. Bởi cái trực giác nhạy cảm của một người làm báo không chỉ phát hiện ra sự kiện mà còn linh cảm được những điều “có thể” thơ anh như một năng lượng giải tỏa. Tôi cũng mới hiểu vì sao Thanh Đạm viết nhiều thơ hồi trẻ và văn xuôi lại viết lúc gần về già như lõi trầm vậy. Tôi rất xúc động khi đọc bài thơ “Bất tử” anh viết về “Ngã ba Đồng Lộc” hay “Khúc tình ca về đất và người” mà ở đó: "Mỗi làng hoa là một chương của bản giao hưởng”. Thơ Nguyễn Thanh Đạm nhiều âm vực mà điệu thứ trội hơn điệu trưởng. Vì thế có nhiều nhạc sỹ đã đồng cảm phổ nhạc thành công

bởi hình tượng ngôn ngữ gợi nhiều liên tưởng của tính thẩm mỹ độc đáo. Đọc thơ là “Đọc người” tôi hình dung ra một Nguyễn Thanh Đạm dáng người gầy, chân thành cởi mở và rất yêu quý trân trọng bạn bè. Một người luôn chu đáo ân tình trong các ứng xử. Tôi còn mang theo bên mình chiếc áo nhung com lê màu trắng mà anh đã khoác lên tôi trong đêm lạnh chia tay với Đà Lạt để về với Hà Tĩnh. Hơi ấm của ngọn lửa lòng, tình bạn và tình đồng nghiệp đó theo tôi đi suốt cuộc đời.

Tôi nhớ có nhà thơ nổi tiếng khi đánh giá một nhà thơ. Ông nói: “Anh thử nhặt ra cho tôi những câu thơ hay nhất thì tôi nhận xét chính xác người thơ đó thế nào”. Thì đây, tôi lựa chọn ngẫu nhiên một số câu thơ của Nguyễn Thanh Đạm đã ám ảnh lưu vào ký ức mình. Bắt đầu từ: “Câu thơ cúi hái bên đường/Nổi chìm ngọn gió mấy phương bạt về” (Câu thơ cúi hái bên đường) một động thái khiêm nhường, một ứng xử nâng niu trìu mến biết bao. Đó còn là cả một nhân cách sống. Rồi: “Xin nguyện chín đến tận cùng hương sắc/Từ những gian lao, những khoảnh khắc ngọt ngào/Của nghiệt ngã gió sương và nắng táp” (Ngọn lửa) một tâm huyết, một trăn trở bền lòng với nhiều chiêm nghiệm sống. Thơ đến với ông từ: “Có tứ thơ mang hình mảnh vụn thiên thạch/Rơi xuống hồn thi nhân/Từng cạnh sắc cứa chà cảm xúc/Thơ ùa về có lành những nỗi đau”. Khi thơ đã là cứu cánh thì sức mạnh tiềm tàng nội tâm của nó mạnh đến mức: “Vịn câu thơ mà đứng dậy” như trong thơ Phùng Quán. Thật tinh tế và sâu sắc anh mới viết được: “Nâng chén rượu biết ngày trong hay đục/Trước sắc hoa cảm nhận nỗi vui buồn” (Ưu tư) thanh lọc và chắt như mật ong hút hết mọi buồn vui của thế gian chắt cho đời vị ngọt nhưng không phải ai cũng dễ nhận ra được. Trong thơ Nguyễn Thanh Đạm có rất nhiều sắc màu ám ảnh của một vùng đất mà thiên nhiên đã ban tặng: “Trời đang độ hoa vàng/Mà hồn tôi xanh lá” (Chiều phố núi). Anh là người lắng nghe được, thẩm thấu được không chỉ hương sắc mà cả ngọn gió vô hình: “Gió không từ hướng biển/Lộng thổi từ phía em”. Ngọn gió

Từ “ngọn lửa” đến “lửa muộn”

HỒ SƠ TƯ LIỆU 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC BÁC HỒ (1969-2019)

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lời của non sông đất nước!(TIẾP THEO)

3. Xây dựng Đảng thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng và trong toàn xã hội

Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng của Bác viết trong Di chúc, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đảng ta luôn luôn ý thức tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, nhằm tăng cường sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng, từ nghị quyết của các Đại hội đại biểu toàn quốc đến Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (tháng 2/1999) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (tháng 1/2012) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi

sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra những chủ trương và biện pháp quan trọng về xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn và làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; khắc phục những yếu kém trong bộ máy các tổ chức của Đảng và Nhà

nước. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa và xã hội phát triển. Qua các đợt vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phê bình và tự phê bình trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có những chuyển biến nhất định, sức mạnh và tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên.

Cùng với kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và trong toàn xã hội, để

chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống của đất nước, tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với xây dựng, củng cố bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, chất lượng, hiệu quả chính là hành động thiết thực làm theo Di chúc của Bác, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức mạnh chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho uy tín của Đảng ta ngày càng cao và mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân ngày càng được tăng cường. (CÒN NỮA)BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

thơ của anh thổi dài suốt cả một thời trai trẻ. Cái thời dễ rung động, dễ nổi sóng lòng, dễ bùng lên khát khao thì hơn 10 năm lại nay tôi lại được đọc các truyện ngắn của anh in rải rác trên các báo và tạp chí.

Và cũng thật bất ngờ vui mừng khi được anh tặng tập truyện ngắn và ký “Lửa muộn”. 8 truyện ngắn trong tập sách này như một khúc vĩ thanh về những cảnh ngộ cảnh đời, thân phận. Cái hay của truyện ngắn Nguyễn Thanh Đạm là đã “tải” được không gian và con người, cảnh vật và chiều sâu lịch sử của Đà Lạt từ xưa đến nay như một tấm “phông” cho các nhân vật hoạt động. Sức hấp dẫn của truyện ngắn là anh làm sống dậy những địa danh lịch sử, những sự tích như “Vườn hoa Đà Lạt” như nhân vật Yersin huyền thoại - người đầu tiên tìm ra Đà Lạt. Tôi thật thú vị khi đọc anh mới biết đến hai chữ Đà Lạt phiên âm từ chữ Đà Lac (Đồng bào dân tộc bản địa phát âm Đà Lạch): Đà là nước, suối, sông; Lạch - tên bộ lạc dưới chân núi Langbian. Các nhân vật trong truyện thường là trí thức (kỹ sư vật lý, nhà giáo...), là các văn nghệ sĩ (họa sĩ, kiến trúc sư, nhà văn...). Tôi tin rằng tác giả là người rất yêu âm nhạc và hội họa, vì thế trong các truyện ngắn của anh khi để diễn tả những cung bậc tình cảm khó tả thì thường có những lời bài hát chen vào hay là những sắc màu, sắc hoa chiếu dõi lấp lánh. Và ít nhiều tôi thấy thấp thoáng hình dáng của nhạc sỹ Đình Nghĩ và họa sỹ Vi Quốc Hiệp sau những trang viết của anh dù họ không hiện diện thành nhân vật nhưng cũng gợi cho anh nhiều cảm xúc. Hay nhân vật nhà biên kịch có cuộc đời trắc ẩn tên là Tùng trong truyện “Hồi Quang” là nguyên mẫu của một nhà thơ gốc người Kinh Bắc rất thân thiết với tác giả mà tôi được biết. Nguyễn Thanh Đạm thật có lý khi lấy tên truyện ngắn “Lửa muộn” làm đầu đề cho cả tập, rất nhiều mối tình bi kịch đều đến với nhau sau khi đã muộn màng với nhiều thử thách của thời gian và chính lòng độ lượng đã cứu rỗi nhân ái của bao thân phận cơ nhỡ. Truyện ngắn của Nguyễn Thanh Đạm như những khúc hoài niệm...

XEM TIẾP TRANG 10

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

8 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Lâm Đồng có nhiều tài nguyên để xây dựng tour, tuyến du lịchHiện, tỉnh Lâm Đồng có 64 đơn vị kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch; trong đó, có 26 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Cả tỉnh có 35 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ...) và 30 điểm du lịch canh nông phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách, tạo nên sự đa dạng, phong phú để xây dựng các tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

50 ngàn tỷ đồng đầu tưvào du lịchTính đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút 112 dự án đầu tư về du lịch với tổng số vốn đăng ký khoảng 50.000 tỷ đồng; trong đó, có 31 dự án đã được hoàn thiện và đưa vào khai thác kinh doanh. Đa số các dự án tập trung đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tham quan. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.590 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 19.486 phòng; trong đó, có 438 khách sạn từ 1 - 5 sao với 11.501 phòng; bao gồm 32 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 3.127 phòng.

Cơ hội du lịch Lâm Đồng tăng trưởng mạnh hơn nếu hệ thống giao thông của tỉnh hoàn thiện; liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và một số tỉnh, thành phố trong cả nước hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch chủ động, sáng tạo trong công tác xúc tiến, quảng bá, khai thác thị trường khách; nhân lực du lịch đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế...

NHẬT QUÂN

Trong nửa đầu năm nay, ngành Du lịch Lâm Đồng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được nâng cao cả về chất

lượng và số lượng, góp phần thực hiện chương trình trọng tâm phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao. Tuy nhiên, du lịch Lâm Đồng sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn, nếu hạ tầng giao thông hoàn thiện, tạo động lực đẩy mạnh liên kết du lịch với các tỉnh, thành trong nước.

Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp du lịch đầu tư nâng cấp, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ, quan tâm đến vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các chương trình khuyến mãi, thực hiện niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết để phục vụ khách du lịch, đặc biệt trong các mùa du lịch cao điểm, lễ, tết, hè 2019. Đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra không để xảy ra tình trạng tăng giá, ép giá; bội tín với khách du lịch, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh...

Cũng trong thời gian qua, ngành tổ chức đoàn khảo sát các mô hình du lịch canh nông để thành lập tour du lịch chuyên đề về hoa hưởng ứng Festival Hoa năm 2019; phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và Đề án ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019. Xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức “Bình chọn và tôn vinh doanh nghiệp du lịch tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng năm 2019”, kế hoạch tổ chức Hội thi Thanh lịch ngành du lịch Lâm Đồng năm 2019, kế hoạch triển khai hệ thống du lịch thông minh thuộc đề án Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh năm 2019...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tiến hành tổ chức thẩm định mới, thẩm định lại cho 53 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; thường xuyên rà soát, nhắc nhở các cơ sở lưu trú du lịch trên

Du lịch Lâm Đồng có nhiều cơ hộităng trưởng mạnh hơn

Đà Lạt có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Ảnh: N.Quân

Theo ước tính của ngành Du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2019, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt khoảng 3.735 ngàn lượt (tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 52,2% kế hoạch năm 2019); khách quốc tế đạt 267 ngàn lượt (tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 50,1% kế hoạch năm 2019). Khách qua lưu trú đạt 2.540 ngàn lượt (tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 52,4% kế hoạch năm 2019). Ngày lưu trú bình quân là 2,1 ngày.

địa bàn tỉnh chưa qua thẩm định, hoặc đã hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thẩm định mới, thẩm định lại theo quy định của pháp luật; rà soát, cập nhật và thống kê cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp triển khai điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019. Số lượng và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách trong các khách sạn ngày càng được nâng cao.

Sở cũng tổ chức khóa bồi dưỡng, kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm cho 58 hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; thẩm định hồ sơ và cấp, đổi thẻ cho 51 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 31 thẻ hướng dẫn viên quốc tế; thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho 4 đơn vị. Mặc dù các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh hoạt động với quy mô nhỏ, nhưng sản phẩm du lịch lữ hành truyền thống lại có sức hút, như: tham quan danh lam thắng cảnh, kiến trúc và văn hóa bản địa, sinh thái, dã ngoại, leo núi, vượt thác, thể thao giải trí, du lịch canh nông. Các khu, điểm du lịch đã phối hợp tổ chức tốt nhiều chương trình, sự kiện tại đơn vị để phục vụ và thu hút khách du lịch.

Đặc biệt, ngành Du lịch Lâm Đồng có những sự kiện nổi bật, đó là Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 - tầm nhìn đến năm 2030 được công bố và thành phố Đà Lạt được kết nạp là thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu

Á - Thái Bình Dương (TPO), tạo động lực thu hút các dự án về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Công tác quảng bá xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch được tăng cường, nhất là thị trường khách du lịch quốc tế thông qua nhiều kênh thông tin hiệu quả: Tham dự Hội nghị Tổng kết chương trình hợp tác “Tam giác phát triển du lịch Lâm Đồng - Bình Thuận - TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2018”; Phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình khảo sát và Hội nghị ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng - Đồng Nai; Trình UBND tỉnh cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế giữa Sở VHTT&DL Lâm Đồng - Việt Nam và Ban Quản lý Jeju Olle - Hàn Quốc; Hỗ trợ Đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Nước CHDCND Lào; Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh khu vực

Đông Nam Bộ lần thứ 4; hỗ trợ Hội Thư viện Việt Nam tham quan một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; tham gia đoàn xúc tiến Du lịch và Thương mại tại Hàn Quốc.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Lâm Đồng: Sắp tới, ngành Du lịch Lâm Đồng tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch của Trung ương và địa phương trên lĩnh vực du lịch; vận động các doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng công trình, nội dung hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII, gắn với Tuần Văn hóa Trà năm 2019; xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Lâm Đồng với các địa phương giai đoạn 2016 - 2018; tổ chức Hội thi Thanh lịch ngành Du lịch Lâm Đồng; bình chọn và tôn vinh doanh nghiệp du lịch tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng năm 2019...

Hạ tầng giao thông đối ngoại và đô thị chưa hoàn thiện còn là “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch Lâm Đồng.Ảnh: C.Thành

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

9 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Lan tỏa phong trào sinh viên nghiên cứu khoa họcVIỆT HÙNG

Lần đầu tiên, lễ vinh danh sinh viên NCKH được Trường Đại học Đà Lạt tổ chức. 25 đề tài xuất sắc của

78 sinh viên tham gia NCKH cấp trường năm 2019 đã được vinh danh và khen thưởng. Đây là hoạt động nhằm động viên, biểu dương những sinh viên tham gia NCKH đạt kết quả tốt trong các đề tài NCKH cấp trường và chọn ra những đề tài xuất sắc nhất tham gia Giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ. Qua đó, lan tỏa phong trào NCKH trong sinh viên để phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng NCKH, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của nhà trường.

Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu hiệu quả việc nâng cao trí nhớ ngắn hạn đối với việc học phiên dịch của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh”, Huỳnh Thị Thùy My - sinh viên K39 Khoa Ngoại ngữ được vinh danh đoạt giải nhất của Tiểu ban Sư phạm - Ngoại ngữ chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em tham gia NCKH. Mới đầu có nhiều bỡ ngỡ nhưng được các thầy cô hướng dẫn phương pháp NCKH nên em dần làm quen và thực sự yêu thích về NCKH. Hiện tại, em vừa đăng ký tham gia Câu lạc bộ NCKH của trường để có môi trường học hỏi thêm về NCKH”. Còn với sinh viên K40 Khoa Luật học Trần Quang Anh,

đoạt giải nhất với đề tài “Giám định giá trị tinh thần trong tố tụng hình sự Việt Nam”, cho rằng: “Mặc dù còn nhiều khó khăn trong NCKH, nhưng được Đoàn trường - Hội Sinh viên động viên, hỗ trợ nên em đã nỗ lực, tìm tòi học hỏi để cố gắng hoàn thành đề tài của mình”.

Anh Phan Tuấn Anh - Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Đà Lạt cho hay, để khuyến khích sinh viên toàn trường tham gia NCKH, Đoàn trường và Hội Sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động cổ vũ, hỗ trợ cho sinh viên trong NCKH, phát huy sáng tạo. Đây là nội dung

trọng tâm xuyên suốt của phong trào sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Theo đó, các hoạt động tạo môi trường tốt để sinh viên tham gia NCKH như: Tổ chức các diễn đàn trao đổi, hướng dẫn phương pháp NCKH; duy trì và phát triển Câu lạc bộ Sinh viên NCKH; tham mưu với Đảng ủy, BGH nhà trường có hình thức bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ… Điển hình như chương trình “Sinh viên học tập, sáng tạo” được Đoàn - Hội triển khai là hoạt động học thuật, tạo môi trường giúp sinh viên học tập, NCKH. “Qua đó, đã trợ giúp thiết thực cho sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tốt, NCKH,

tham gia xây dựng môi trường học đường lành mạnh. Phong trào NCKH được triển khai trong sinh viên đã khuyến khích, cổ vũ sinh viên phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo. Từ năm 2015 - 2019, toàn trường có 428 sinh viên đăng ký đảm nhận đề tài NCKH dưới dạng bài tập lớn; trong đó, có 209 đề tài tiêu biểu tham gia Hội nghị sinh viên NCKH cấp trường và cấp Bộ. Phong trào sinh viên NCKH nằm trong chương trình đưa tri thức vào mùa hè xanh được Đoàn trường - Hội Sinh viên triển khai nhiều năm qua. Mục đích nhằm triển khai sâu rộng phong trào NCKH trong sinh viên toàn trường” - anh Tuấn Anh

cho biết thêm.Để sinh viên tham gia NCKH

được công bố những kết quả, đề tài nghiên cứu, Hội nghị NCKH sinh viên Trường Đại học Đà Lạt được nhà trường tổ chức hàng năm. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Kết - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt, việc NCKH không chỉ giúp sinh viên nghiên cứu sâu hơn về kiến thức trên giảng đường, mà quá trình tìm tòi khám phá còn giúp các em tiếp cận được những tri thức mới, rèn luyện được nhiều kỹ năng. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để sinh viên đam mê khoa học được bộc lộ tài năng, là bước đệm giúp các em thực hiện những ước mơ, hoài bão trong tương lai.

Việc tổ chức vinh danh sinh viên NCKH được Trường Đại học Đà Lạt tổ chức hàng năm đã tạo sân chơi lớn, bổ ích để các bạn sinh viên giao lưu học hỏi và thể hiện niềm đam mê của mình. Qua đó, khuyến khích sinh viên các khóa sau cùng tham gia để từng bước nâng cao chất lượng, nhằm vun đắp cho phong trào NCKH của trường ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống đào tạo Đại học của cả nước; tạo niềm tin để sinh viên trên mọi miền tổ quốc chọn đại học Đà Lạt viết tiếp ước mơ cho tương lai của mình để cùng đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh và phồn vinh.

Xác định hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tính tự chủ, sáng tạo của mỗi sinh viên, do vậy, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Đà Lạt luôn tích cực đẩy mạnh phong trào sinh viên tham gia NCKH, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Trường Đại học Đà Lạt vinh danh sinh viên NCKH nhằm lan tỏa phong trào NCKH trong sinh viên. Ảnh: V.H

Từ sự yêu thích khi bắt gặp mùi hương của cây cỏ, của các loại tinh dầu mà chàng trai trẻ đã dày công nghiên cứu, tự chiết tách bằng chính đôi tay của mình.

HỒNG THẮM

Khu vườn xung quanh nhà được đôi vợ chồng trẻ trồng các loại hương liệu

gần gũi trong cuộc sống hằng ngày như sả, hương nhu, bưởi, lavender (oải hương), hương thảo...

Hơn 3 năm gây dựng Châu Farm - Nông trại của những mùi hương cũng là khoảng thời gian chàng trai trẻ Nguyễn Văn Phận (sinh năm 1992) như một đứa trẻ tập đi tiếp cận với nông nghiệp. Và cái mà Phận đang theo đuổi, không phải trở thành một đơn vị sản xuất tinh dầu danh tiếng mà chỉ đơn giản là từ từ tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ.

Phận xuất thân trong một gia đình nông dân ở thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà) nhưng cậu lại đam mê với ngành khoa học. Tốt nghiệp cử nhân Vật lý hạt nhân, gắn bó tuổi trẻ của mình ở Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt

nhân trong công nghiệp tại Đà Lạt nhưng Phận lại bất ngờ bị “quyến rũ” bởi những mùi hương dẫn đường. “Cứ ngửi mùi hương các loại là mình lại mê mẩn, đến mức muốn tìm hiểu xem đặc tính của nó thế nào, chiết xuất ra sao. Thế là bắt đầu từ con số không, từ tay ngang Phận chuyển sang nghiên cứu phương pháp trồng và chiết tách các loại tinh dầu. Chuyển sang làm nông nghiệp, nhưng dường như những khó khăn chưa bao giờ khiến chàng trai gốc Hà Nội nản lòng. “Ban đầu mình định quay về trồng rau sạch bởi khi đó

phong trào này đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, sau khi tham khảo nhiều nơi thì mình thấy một số người làm không thực chất và sản phẩm rau sạch cũng không có chỗ đứng trên thị trường. Sạch ở đây không phải là mình chỉ không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Quan trọng là mình bổ sung những gì mà cây trồng cần một cách an toàn, kiểm soát”, Phận chia sẻ.

Phận đọc sách sinh lý thực vật, nghiên cứu nó trong vòng mấy tháng để có thể hiểu một cái cây nó hoạt động sinh lý như thế nào, hô hấp, hút chất dinh dưỡng ra sao, hay điều kiện thời tiết, dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến cây như thế nào… Phận thấy rằng những nguyên tố cần có cho sự phát triển của cây luôn có sẵn trong đất, tuy nhiên tùy chất đất mà có đủ cho sự phát triển của cây hay không. Và cái cần là nắm bắt được thực trạng của đất, giai đoạn phát triển của cây để từ đó bổ sung các chất cần thiết bằng phương pháp thích hợp.

Bắt tay vào làm, Phận càng trở nên đam mê hơn khi thấy quá trình phát triển của những loại hương liệu lại vô cùng phù hợp với lựa chọn canh tác của mình. Theo Phận, các loại cây lấy dầu

thường phải có khoảng thời gian sinh trưởng thích hợp, đủ để cho lượng dầu đạt tỉ lệ tinh dầu thu được sau chiết tách cao. Chính vì thế, nếu tác động bằng các yếu tố phân, thuốc như các loại rau thương phẩm thì sẽ không thành công, “dục tốc bất đạt”.

Chàng trai 9X cũng quan niệm: “Mình phải hiểu được cái cây mình trồng thì mình mới có thể trồng và chăm sóc nó tốt được”. Vì thế. hằng ngày chăm sóc, Phận còn dễ dàng “bắt bệnh” và tìm được hướng giải quyết kịp thời.

Phận bảo muốn để mọi thứ tự nhiên, cậu dùng những sản phẩm của tự nhiên để nuôi dưỡng từng gốc cây ngọn cỏ. Phân vi sinh được ủ từ các loại như bã đậu nành, sữa bò tươi, mật mía. Hay sau quá trình chiết tinh dầu lại dùng xác cây để phủ đất, tạo lớp mùn…

Hiện nay, khu vườn rộng khoảng 2 ha Phận dùng để trồng các loại cây hương liệu và chiết tách chúng bằng phương pháp thủ công. Đã có những lời mời hợp tác sản xuất tinh dầu với số lượng lớn đến với mình nhưng Phận không gật đầu. Bởi Phận cho rằng nếu làm như thế, chạy theo sản xuất thương mại sẽ đi sai con đường

mà mình lựa chọn từ ban đầu là sản xuất vừa an toàn, vừa bền vững. Bên cạnh đó, Phận không muốn phải điều chỉnh quá nhiều ở thiên nhiên, muốn thu hái, trồng cây một cách tự nhiên, nghĩa là mùa nào thức nấy, dù chỉ trồng một năm một vụ như lavender chẳng hạn thì cũng cam lòng.

Hiện tại, Phận đang dùng cách này để cùng với bố mẹ trồng các loại rau như bắp sú, ớt chuông… Bước qua những mùa vụ đầu tiên với nhiều khó khăn, gia đình và một số người xung quanh ít nhiều đã nhìn thấy được lợi ích từ việc sử dụng những sản phẩm vi sinh thay cho phân, thuốc hóa học nên cũng đã nhờ Phận tư vấn, giúp đỡ. Đây cũng là cách Phận dùng để bảo vệ cho cây, cho đất, và cũng là bảo vệ sức khỏe chính nông dân - những người trực tiếp sản xuất trên khu vườn.

Câu chuyện quay trở về quê hương của đôi vợ chồng trẻ này không mới, hoặc họ cũng chưa gặt hái được nhiều thành công bởi giá trị kinh tế mang lại từ việc chiết xuất tinh dầu cũng chưa cao, nhưng quan trọng hơn cả là mục tiêu và quá trình tạo ra giá trị cho cuộc sống mà họ - những người trẻ đang từng ngày theo đuổi.

Khu vườn của mùi hương

Bên cạnh chiết tinh dầu,vợ chồng Phận cũng ươm giống

để cung cấp cho thị trường.Ảnh: H.Thắm

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

10 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

... từ xưa tới nay qua các không gian văn hóa vượt ngoài biên giới mà đặc biệt là Pháp - Việt. Tiêu biểu là hình ảnh biểu tượng Nhà thờ Con gà. Tôi cho rằng ngòi bút của anh đậm đà “Thiên tính nữ” như có nhà văn đã nói: “Tôi đứng về phe nước mắt”. Truyện ngắn của anh giàu chất thơ và mô-típ điện ảnh. Chất thơ bởi lòng nhân ái, nhân hậu, tình người nhưng lại được viết bằng những rung động của tâm hồn thi nhân chia sẻ nên có sức giao cảm tâm tình cộng hưởng. Chất điện ảnh bởi những “lát cắt” hồi tưởng đan xen dẫn dắt nhiều bất ngờ, nhất là các đoạn kết tạo ra âm ba day dứt trong tâm tưởng. Chỉ có duy nhất một truyện ngắn viết về nghề báo là “Bài báo không đăng” cho ta thấy “Hậu trường” khá phức tạp của “Một nghề nguy hiểm” như có nhà báo nước ngoài đã nói. Bởi tác giả là một nhà báo, một người đã từng làm công tác quản lý nên truyện ngắn này không chỉ là hồi ức mà còn là “ấm ức”, một tự vấn đáng quý để cho ta thêm yêu hơn đội ngũ những người làm báo chân chính. Có thể nói đọc xong chùm truyện ngắn cho ta hình dung ra một Đà Lạt thật sống động với nhiều cung bậc âm thanh, sắc màu. Dù không gian truyện có khi vượt ngoài biên giới Đà Lạt thì sự giao thoa văn hóa hướng tâm về Đà Lạt càng tôn vinh, tô đậm thêm bản sắc hấp dẫn của vùng đất này ở nhiều góc độ khác nhau. Vì thế truyện của anh có đời sống sinh động không chỉ chất liệu mà còn ở nội tâm, ở nhiều tầng ký ức đến nội hàm ngôn ngữ. Chất ký bay bổng là đòn bẩy cho mạch văn thăng hoa. Chỉ có duy nhất một bài bút ký cuối tập tô đậm thêm dấu ấn bản sắc con người nơi đây.

Họa sỹ vẽ bìa thật có lý khi chọn chân dung thiếu nữ với nhiều cung bậc tâm trạng với tông màu đỏ phần nào thể hiện được các câu chuyện tình trắc trở nhuốm màu bi kịch. Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn của anh rất đẹp: Dịu dàng, chung thủy nhưng cũng đầy bản lĩnh và trắc trở đó chính là “Ngôi nhà của ngọn lửa ấm” như ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Cảm ơn nhà báo, nhà văn Nguyễn Thanh Đạm đã khơi dậy trong tôi ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, yêu mảnh đất Đà Lạt mà có lần một nhân vật trong truyện ngắn của anh đã nhắc lại câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở đất chỉ là đất ở,/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. “Hồi quang” của “Ngọn lửa” (thơ) cùng với “Lửa muộn” (văn xuôi) sẽ là một phổ - ánh - sáng lan tỏa, thức dậy trong ta bao nồng ấm khi đến với vùng đất Đà Lạt thân yêu.

Từ “ngọn lửa”... TIẾP TRANG 7 Vô cớ cản trở làm đường dân sinh

TRỊNH CHU

Cản trở thi công đườngBà Trần Thị Phượng (ngụ Tổ 7, Thôn 11,

xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) phản ánh: “Gia đình ông Nguyễn Bá Đặng - người có vườn cà phê tại Thôn 11, nơi mà 12 hộ dân Thôn 11 đang thi công mở rộng con đường đi vào Tổ 7 - cho rằng việc san lấp con mương để mở rộng con đường đi vào Tổ 7 nếu diễn ra thì sẽ gây ngập úng cây trồng trên đất vườn nhà mình nên kiên quyết cản trở, không cho chúng tôi thi công con đường. Ngoài ra, gia đình ông Đặng còn tự ý cắm mốc dời ra ngoài phần đường, gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân Tổ 7 chúng tôi, cũng như những người dân xung quanh”.

Bà Phượng và 11 hộ dân khác ở Thôn 11 tỏ ra rất bức xúc trước việc làm tắc trách trên của gia đình ông Đặng. Chính vì vậy, ngày 5/4/2019, 12 hộ dân ở Thôn 11 đã làm đơn kiến nghị gửi lên UBND xã Lộc Thành, nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Ngày 9/4/2019, UBND xã Lộc Thành mời các hộ dân liên quan đến Trụ sở UBND xã Lộc Thành làm việc, giải quyết nội dung trong đơn kiến nghị. Tại biên bản làm việc ghi rõ: “Con mương này xét về lý thì thuộc về đất công. Hơn nữa, trên bản đồ địa chính cũng đã thể hiện con đường (đi vào Tổ 7) có chiều rộng 3 m. Vì vậy, đề nghị gia đình ông Đặng phải xem xét lại”, ông Võ Tấn Nô, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Lộc Thành, cho biết. 12 hộ dân ở Thôn 11 nói thêm: “Trên thực tế, con mương chỗ vườn gia đình ông Đặng lâu nay không thoát được nước, vì chỗ đất vườn của ông Phương ở phía

Mặc dù chính quyền địa phương khẳng định chỗ đất giáp ranh vườn ông Nguyễn Bá Đặng thuộc về đất công nhưng gia đình ông Đặng vẫn cố tình cản trở, khiến việc thi công con đường này bị ngưng trệ.

trong cao hơn. Thêm nữa, con mương này đã bị lấp và lượng nước ở đây cũng rất ít”. Sau đó, ông Đặng Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành, kết luận: “Đường này trên bản đồ 3 m thì cứ cắm đúng 3 m (lấy từ tim đường hiện hữu ra mỗi bên 1,5 m) mà thi công. Tuy nhiên, người dân ở Thôn 11 khi thi công con đường đến vị trí đất vườn của gia đình ông Đặng thì cần có biện pháp để đảm bảo vườn của gia đình ông Đặng không bị ngập úng”.

Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành - ông Đặng Ngọc Thanh - giao ông Trần Ngọc Hoàn - cán bộ Địa chính xã Lộc Thành - căn cứ vào bản đồ địa chính, xuống cắm mốc cho người dân Thôn 11 làm đường, rồi giao lại cho Ban thôn 11 quản lý.

Tuy nhiên, khi người dân Thôn 11 thi công mở rộng con đường đến vị trí đất của gia đình ông Đặng thì vợ chồng ông Đặng lại ngăn cản, không cho các hộ dân nơi đây tiếp tục thi công. Mặc dù chiều dài của con đường chỉ khoảng 100 m và người dân đã thi công được tầm 60 m.

Không chấp hành, sẽ cưỡng chếÔng Vũ Xuân Lập, một trong 12 hộ

dân ở Thôn 11, chia sẻ: “Chúng tôi kính đề nghị UBND xã Lộc Thành cần sớm giải quyết dứt điểm vụ việc, buộc gia đình ông Đặng phải trả lại mặt bằng theo đúng bản đồ địa chính để chúng tôi thi công mở rộng con đường”. Ông Nguyễn Quang Tuyên, một hộ dân khác ở Thôn 11, trao đổi: “Nếu tính từ ngày UBND xã Lộc Thành mời các hộ dân liên quan lên Trụ sở UBND xã Lộc Thành để giải quyết nội dung trong đơn kiến nghị đến nay cũng đã hơn 2 tháng, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết một cách dứt điểm. Trong khi mùa mưa lại đang đến gần. Vì vậy, chúng tôi mong UBND xã Lộc Thành có biện pháp hữu hiệu đối với việc làm sai trái của gia đình ông Đặng”.

Trước nguyện vọng chính đáng của 12 hộ dân Thôn 11, ông Đặng Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành, nói rõ: “Phần đất mở rộng con đường đi vào Tổ 7 (vị trí qua vườn của gia đình ông Đặng) là phần đất công. Do vậy, gia đình ông Đặng phải tự nguyện trả lại mặt bằng cho người dân Thôn 11 thi công mở rộng con đường đi vào Tổ 7. Nếu gia đình ông Đặng không chấp hành, chúng tôi sẽ tiến hành cưỡng chế”.

Chỉ vì bị gia đình ông Đặng cản trở mà đoạn đường dài khoảng 40 m đến nay vẫn chưa thể thi công. Ảnh: T.Chu

VĂN TÒA

Đó là “Tủ áo miễn phí cho người nghèo. Ai thiếu đến nhận, ai thừa đến

cho” được Hội chữ thập đỏ huyện Đạ Tẻh khai trương hơn nửa năm nay, từ ý tưởng của Bí thư Huyện ủy, đồng chí Tôn Thiện Đồng. Những năm gần đây, Đạ Tẻh đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 3,5 %. Tuy vậy, vẫn còn những hộ không đủ khả năng tự lực xóa nghèo, đó là những người già cả neo đơn, những gia đình mới vào đây lập nghiệp, những người đã ngoài tuổi lao động. Với họ, việc mua sắm quần áo mới cả là một vấn đề cần phải tính toán. Họ đang rất cần sự trợ giúp từ xã hội.

Bí thư Huyện ủy Đạ Tẻh chỉ đạo

CHUYỆN CÁI TỦ TÌNH THƯƠNG: Ai thiếu đến nhận, ai thừa đến cho!Trong một bữa cơm trưa, chúng tôi đàm chuyện về “người thiện, việc tốt”, đồng chí Tôn Thiện Đồng, Bí thư Huyện ủy Đạ Tẻh cười rồi nói thật như đùa: “Các ông viết ở đâu xa, Đạ Tẻh thiếu gì. Từ đây (trụ sở Huyện ủy) bước ra mấy bước là có cái để viết liền”.

Hội Chữ thập đỏ phối hợp với các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, vận động các gia đình trên địa bàn huyện và cả những gia đình hảo tâm ở địa phương khác, thu gom những bộ quần áo cũ còn sử dụng tốt, tập trung về cho huyện. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhiều gia đình, nhất là gia đình cán bộ công chức tích cực thu gom những bộ “quần áo tình thương”. Quan điểm của Bí thư Huyện ủy là không nhận những bộ đồ quá cũ, rách, mục. Bí thư nói “Hãy cho bằng tấm lòng, đừng cho cái không còn sử dụng được”. Ai cho đồ rách mục là trái

với lương tâm và đạo đức làm người. Nhiều gia đình trong huyện đồng tình và đã tự nguyện chuyển cho huyện rất nhiều quần áo còn như mới. Tham gia việc làm nhân đạo này, không chỉ có cán bộ viên chức chữ thập đỏ mà cán bộ công chức Văn phòng Huyện ủy cùng tham gia, cử người luân phiên chọn và phân loại quần áo, sau đó giặt giũ tươm tất rồi đem treo ngoài tủ áo.

Tôi gặp cụ bà Linh Thị Hung, quê Cao Bằng, vào thị trấn Đạ Tẻh ở cùng con cháu 3 năm nay. Hàng ngày, cụ đi nhặt bao ni lông và

Giúp chọn đồ rồi bỏ vào túi ni lông trao cho người nghèo trở thành niềm vui, hạnh phúc của vợ chồng anh Đức, chị Tài.

những thứ rác thải có thể bán kiếm tiền. Hôm đó, cụ đến tủ áo tình thương chọn lựa một “bộ đồ mới”. Thấy hoàn cảnh cụ đáng thương, gia đình anh chị Tài có nhà ở sát bên, tự nguyện trông coi tủ áo tình thương, đã giúp cụ chọn được vài cái áo trông còn khá đẹp. Nhận “món quà” cụ mừng, cười tươi rói.

Chị Tài, người đã từng không thích gì cái tủ đặt cạnh nhà mình vì bỗng nhiên phải gánh thêm việc trông coi tủ dù không ai giao trách nhiệm. Nhưng rồi, sau một thời gian ngắn, tự nhiên chị ngày càng thẩm thấu đức nhân từ. Vợ chồng chị vừa trông coi tủ, vừa chỉ dẫn khi có người đến hỏi; lại còn dành thời gian chọn lựa gói giúp đồ, cung cấp miễn phí túi đựng. Anh chị làm công việc lặng thầm mà không cần xã hội ghi công, vì vậy khi tôi xin chị cho tôi chụp một tấm hình, chị đã cương quyết từ chối.

Chị cho hay: Từ khi đặt cái tủ tình thương ở đây, không ngày nào mà không có người đến chọn đồ. Họ chỉ chọn những bộ đồ vừa cho họ hay một vài thành viên trong gia đình họ thôi, nhất là đồ trẻ con. Không ai tham vơ hết cho mình đâu chú ạ. Tội lắm, có nhiều chị em là người đồng bào dân tộc

thiểu số, khi chọn được bộ đồ ưng ý, họ vui lắm, gương mặt rạng ngời lắm.

“Tiếng lành đồn xa”, cái tủ áo tình thương lan tỏa đến tận nơi xa xôi nhất của huyện Đạ Tẻh và cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bảo Lâm.

Chị Tài nói tiếp: “Có những người ở tận Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm cũng tìm đến tủ tình thương này…

Không biết bao nhiêu lượt người đến rồi đi và cũng chẳng biết bao nhiêu bộ quần áo đã đến với người nghèo. Chỉ biết rằng, cái tủ chỉ hơn 2 mét vuông này đã chứa đựng nhiều lắm những tấm lòng và cũng trao tình thương cho nhiều lắm những phận đời chưa may mắn!

Có câu: Cho là nhận. Bởi khi cho, dù là thứ nhỏ nhất cũng mang đến niềm vui cho người khác; đó cũng chính là niềm vui, niềm hạnh phúc và sự thanh thản trong tâm hồn mà người cho đi được nhận lại.

Tôi thấm thía lời của Bí thư Tôn Thiện Đồng: “Của cho không bằng cách cho”. Việc Đạ Tẻh làm đã thể hiện sự trân quý tình người; là cái tâm, cái đức, dễ thực hiện và rất cần nhân rộng để người nghèo xung quanh ta có được niềm vui, niềm hạnh phúc.

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

11 THỨ BẢY 22 - 6 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNGDỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

MỘT NGÀY TRÊN ĐẢO LÝ SƠNGhi chép: DIỆU HIỀN

Quê hương của Đội hùng binh Hoàng Sa, Trường SaSáng sớm, từ nhà ga cảng Sa Kỳ,

chúng tôi đi tàu siêu tốc đến đảo Lý Sơn cách đất liền 15 hải lý. Qua tìm hiểu được biết vào đầu năm 2017, khi chiếc tàu khách siêu tốc đầu tiên mang tên Chín Nghĩa 03 có thời gian di chuyển bằng 1/2 thời gian so với tàu cao tốc (khoảng 35 phút/chuyến) được đưa vào hoạt động, thì lịch sử đi lại của Lý Sơn với đất liền đã đánh dấu một bước ngoặt mới nối đảo gần bờ hơn. Đến nay, có 7 chiếc tàu siêu tốc đang hoạt động tại tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, sự ra đời của tàu khách siêu tốc dẫn đến gần như toàn bộ số tàu khách cao tốc mới đi vào hoạt động vài năm phải neo bờ, vì bị khách chê chạy chậm nên không đi.

Đặt chân lên cầu tàu đảo Lý Sơn, các đồng nghiệp đã nhanh chóng chụp vài bức ảnh lưu niệm bên chiếc tàu siêu tốc mang tên Super Biển Đông, rồi di chuyển lên ô tô. Trên xe, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu về Lý Sơn qua lời giới thiệu của một đồng nghiệp Báo Quảng Ngãi tình nguyện làm hướng dẫn viên. Với diện tích huyện đảo khoảng 10 km², dân số 22.000 người, Lý Sơn bao gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc còn gọi là cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi). Từ cuối năm 2014, Lý Sơn đã được kéo cáp ngầm vượt biển cung cấp điện lưới quốc gia cho đảo Lớn, góp phần nâng cao đời sống của bà con trên đảo, kèm theo các dịch vụ nhà hàng khách sạn, ăn uống phát triển và đầu năm 2016, điện cũng đã về với hơn 100 hộ dân trên đảo Bé; huyện đảo đang hướng tới là một đảo du lịch trong tương lai.

Điểm đến đầu tiên của cánh nhà báo chúng tôi là quần thể Khu Di tích lịch sử Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, cảm giác thật thiêng liêng khi lần đầu tiên chúng tôi đứng trước tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, mô tả hình ảnh các binh phu trong tư thế lên đường thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Cụm tượng đài gồm 3 nhân vật đều cao 4,5 m, nặng 40 tấn, trong đó có vị cai đội trưởng một tay cầm giáo,

Một ngày cùng đồng nghiệp báo chí xứ ngàn hoa trải nghiệm khám phá đảo Lý Sơn bằng ô tô, chúng tôi cố thu vào tầm mắt khung cảnh lướt qua ô cửa kính và dừng lại đi bộ, tìm hiểu, cảm nhận, càng thêm tự hào về vẻ đẹp từ thiên nhiên kỳ thú, cùng lịch sử bi tráng của không chỉ vùng đất này mà còn của cả dân tộc Việt Nam.

một tay đặt lên cột mốc chủ quyền có dòng chữ “Vạn lý Hoàng Sa”. Sau lưng tượng đài uy nguy khắc dòng chữ “Bản quốc Hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu” (Quần đảo Hoàng Sa là nơi cực kỳ hiểm yếu nơi biên giới quốc gia). Vào trong khu vực Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải, trưng bày hơn 100 tư liệu, hình ảnh và nhiều hiện vật sinh hoạt liên quan Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Chúng tôi tham quan các gian trưng bày tư liệu, bản đồ trong và ngoài nước khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ đây, chúng tôi biết được lịch sử Lý Sơn, Tịnh Kỳ là quê hương của Đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa. Qua kết quả khai quật nghiên cứu khảo cổ học, cách đây khoảng 2.500 năm - 3.000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Kế tục theo cư dân văn hóa Sa Huỳnh là cư dân văn hóa Chămpa phát triển từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Đến đầu thế kỷ 17, người Việt mới bắt đầu tiến ra khai khẩn. Họ là những ngư dân của vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh gồm 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ lớn trong đất liền đã ra khai khẩn tại vùng đảo này.

Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã lập ra một đội chuyên trách do nhà nước quản lý, đội này được gọi là Đội hùng binh Hoàng Sa. Hàng năm, cử một đội gồm 70 người ra Hoàng Sa để đánh bắt và thu lượm hải sản quý hiếm mang về dâng nộp; bắt đầu từ tháng 2 là ra đi, nơi xuất phát tại cửa biển Sa Kỳ, đến tháng 8 trở về tại cửa biển Thuận An (Huế) và vào thành Phú Xuân để giao nộp cho vua, rồi cả đội trở về quê nhà. Chức năng của đội Hoàng Sa ban đầu chỉ là khai thác sản vật, về sau họ đảm nhiệm thêm nhiệm vụ là đo đặc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền.

Trên đảo Lý Sơn có bốn di tích quốc gia: Đình làng An Vĩnh (di tích liên quan đến hải đội Hoàng

Sa); Đình làng An Hải; Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối hợp thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa); Chùa Hang. Trong đó, tại Âm Linh Tự là nơi diễn ra lễ “Khao lề thế lính”, một lễ hội có lịch sử 400 năm để tưởng nhớ công lao của những binh phu Hoàng Sa một đi không trở về, được duy trì vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm, người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Hầu như các binh phu Hoàng Sa một đi không trở về nên người thân của họ chỉ đắp mộ chiêu hồn hay còn gọi là “mộ gió”. Những người lính Hoàng Sa xác định đi không trở về, nên trước khi đi mỗi người đều chuẩn bị sẵn cho mình một đôi chiếu, nẹp tre, dây mây và thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, nẹp tre dùng để nẹp lấy dây mây quấn lại, còn thẻ tre ghi phiên hiệu, quê quán của người mất kẹp vào bó xác được đồng đội thả xuống biển khơi. Trong lễ hội này, luôn có cảnh thả thuyền giấy ra biển, ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước, người dân còn đi đắp lại và dọn các ngôi “mộ gió” của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa.

Rong chơi trên miền trầm tích núi lửa Chúng tôi đến thắng cảnh Chùa

Hang, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên đảo mang dấu ấn rõ nét của nham thạch. Theo lịch sử hình thành đảo Lý Sơn do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng. Hiện nay, trên đảo vẫn còn 5 miệng núi lửa với 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính, cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo. Chùa Hang còn gọi là “Thiên khổng thạch tự” nằm bên dưới vách núi Thới Lới, thuộc xã An Hải,

huyện Lý Sơn. Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn có viết về chùa Hang “…Phía đông đảo có động, trên động có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển thì dân phường ẩn nấp ở đây”. Chùa Hang có nguồn gốc là ngôi đền của người Chămpa thờ các vị thần Bà la môn, sau này khi người Việt đến khai phá vùng đất Lý Sơn vào đầu thế kỷ XVII, chùa thành nơi tu tiên và sau này thành nơi thờ Phật. Chùa Hang có chiều sâu 24 m, bề rộng 20 m, chiều cao 3,5 m, diện tích 480 m2. Trong chùa có nhiều ban thờ được làm bằng đá, bệ đá Chăm, thờ Phật, Quan thánh, Thập nhị Diêm vương, các vị tổ họ Trần có công lập Chùa Hang và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Chùa Hang là một thắng cảnh tiêu biểu ở Lý Sơn, đến đây tham quan có thể giúp du khách hiểu sâu về lịch sử thiên nhiên, con người của vùng đất này. Trước Chùa Hang là cụm cây bàng cổ thụ xõa bóng mát, một bên là vách đá sừng sững nhô ra biển, nơi nhiều du khách thích thú lội xuống nước biển trong vắt để cảm nhận vẻ đẹp giao hòa sơn thủy hữu tình.

Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo Lý Sơn. Chúng tôi trải nghiệm sự mạo hiểm trên đỉnh núi lửa Thới Lới với độ cao cách mực nước biển 170 mét, đây là đỉnh núi có niên đại hàng triệu năm trên đảo Lý Sơn. Từ đây, phóng tầm mắt bốn phương tám hướng bao quát cả Lý Sơn, chúng tôi thấy rõ hình hài của miệng núi lửa mà không cần Flycam, thu trọn vào tầm mắt đảo Bé, nơi khách du lịch muốn khám phá phải mất 1 ngày mới đủ thời gian để tắm biển nước trong vắt và tham quan những rạng đá ngầm, ngắm san hô theo như lời giới thiệu của chị đồng nghiệp kiêm hướng dẫn viên.

Điểm cuối cùng trong ngày, chúng tôi đến chiêm ngưỡng một kiệt tác của tạo hóa trên đảo đó

là Cổng Tò Vò (còn gọi là Cổng Thiên Đường), cao khoảng 2,5 m, có hình thù độc đáo từ tạo tác của thiên nhiên sau cơn phẫn nộ của núi lửa phun trào. Đây là điểm đông du khách nhất trên đảo mà chúng tôi thấy, khách khắp mọi miền đổ về đây cùng ngắm sắc màu lung linh kỳ ảo của hoàng hôn, quanh Cổng Tò Vò là những bãi đá nham thạch đen bóng, nhấp nhô trong làn nước trong veo. Thời điểm chúng tôi đến Cổng Tò Vò là dịp rằm, nên quan sát được vẻ đẹp của cả mặt trăng và mặt trời cùng hiện diện trên bầu trời. Khung cảnh thu hút người xem thích thú, cảm nhận sự dịu dàng của mặt trăng pha lẫn sự rực rỡ cháy hết mình của ánh mặt trời trong ngày trước khi vụt tắt, chỉ có thể nói vẻ đẹp ở Cổng Tò Vò đem lại cho con người niềm vui khó tả.

Trước đó, chúng tôi đi tìm vườn tỏi Lý Sơn nhưng không thấy nên vào tận vựa tỏi ở nhà dân để biết vì sao huyện đảo này được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”. Chủ vựa mời chúng tôi thưởng thức món tỏi đen mồ côi tự làm có giá 4,5 triệu đồng/kg vì sản phẩm tỏi có hương vị đặc biệt; với tỏi đen loại bình thường khoảng 700 ngàn đồng/kg; còn tỏi tươi loại tỏi mồ côi 1,2 triệu đồng/kg; tỏi thường có 3 tép giá 120 ngàn đồng/kg và tỏi bình thường có giá khoảng 100 ngàn đồng/kg. Chủ vựa tỏi cho biết để có được những củ tỏi này, người dân trên đảo phải trồng tỏi qua xử lý 7 lớp đất quả là nhọc nhằn và kỳ công… Thời điểm chúng tôi đến Lý Sơn không phải là mùa tỏi, còn những vạt bắp (ngô) đã đến kỳ thu hoạch ngả màu vàng óng, chúng tôi đến thăm những cánh đồng xanh màu hành lá và lạc (đậu phụng). Trong bữa ăn tối, một cán bộ huyện đảo Lý Sơn cho biết, người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi, họ không thích ăn thịt nên việc chăn nuôi gia súc, gia cầm không phổ biến và dân đảo có thói quen ăn hải sản không ướp lạnh. Chúng tôi thưởng thức các món hải sản tươi ngon và các đặc sản như: gỏi tỏi, gỏi cá cơm, rong biển trộn, rong nho; cháo, chả nhum (cầu gai), một loại cá mang tên Tà ma... trong sự đón tiếp nồng hậu và chia tay lưu luyến của người xứ đảo tiền tiêu.

Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải.Du khách đón hoàng hôn trên Cổng Tò Vò.

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201906/30077_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.6.2019.pdf · tiểu phẩm sân khấu tự biên, tự diễn nói về một gương

THỨ BẢY 22 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Bận rộn công việc hằng ngày nhưng vẫn đều đặn tập luyện và tham gia các giải của thành phố và của tỉnh, đó là hai khuôn mặt tiêu biểu của làng quần vợt nữ phong trào Đà Lạt và của cả tỉnh Lâm Đồng trong nhiều năm nay.

2 tay vợt tiêu biểu trong làng quần vợt phong trào nữ

Kiến trúc cổ thành phố sương mù. Ảnh: Trần Quang Anh

Góc ảnh đẹp

THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁV/v: Cung cấp 20 bộ đàm kỹ thuật số

Motorolla XiR P3688 - Cảng HK Liên KhươngCảng Hàng không Liên Khương - CN Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP

tổ chức mời chào giá rộng rãi cung cấp: “Cung cấp 20 bộ đàm kỹ thuật số Motorolla XiR P3688 - Cảng HK Liên Khương”.

Đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu và gửi hồ sơ chào giá theo các yêu cầu sau đây:

1. Yêu cầu về hồ sơ chào giáYêu cầu đối với hàng hóa: + Sản phẩm chính hãng Motorolla XiR P3688 đầy đủ phụ kiện;+ Băng tần: VHF;+ Dải tần số hoạt động: 136-174 MHz;+ Độ rộng kênh: 12.5 KHz/25 KHz.+ Công suất phát: 5W. + Pin: Li-ION 2150mAhThời gian: 05 ngày. Giá: đề nghị chào giá dịch vụ trọn gói (đã bao gồm toàn bộ chi phí cài đặt tần số, phí vận

chuyển, thuế GTGT). Đồng tiền chào giá, thanh toán: VNĐThanh toán: Thỏa thuận chi tiết khi đàm phán hợp đồng.Hiệu lực hồ sơ chào giá: 30 ngày kể từ ngày báo giá.2. Thời gian, địa điểm gửi hồ sơ chào giáThời hạn gửi hồ sơ chào giá: trước 16h00, ngày 15 tháng 06 năm 2019.Phương thức gửi hồ sơ chào giá: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.Địa điểm nhận hồ sơ chào giá: Văn phòng Cảng HK Liên Khương - QL 20, thị trấn Liên

Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.3. Thông tin liên hệCảng Hàng không Liên Khương - CN Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP.Địa chỉ: Cảng HK Liên Khương, Quốc lộ 20, Liên Nghĩa, H. Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại : 02633.843802 Fax: 02633.843500Người liên hệ: ông Trần Đức Trường4. Yêu cầu đối với nhà cung cấpCó đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hoạt động hợp phápKhông tranh chấp, khiếu kiện, xung đột quyền lợi với Tổng Công ty Cảng Hàng không

Việt Nam - CTCP.

VIẾT TRỌNG

Nên có thêm sâncó mái che tại Đà Lạt Khi nói về tình yêu quần vợt của mình, chị

Nguyễn Thị Ngọc Hương, 41 tuổi, người Đà Lạt, đã kể lại những kỷ niệm vui trong những ngày đầu đến với trái bóng nỉ. “Ngày đó quần vợt còn được coi như một môn thể thao “quý tộc” có lẽ vì vợt, banh, trang phục, chi phí mọi thứ ngày đó đều khá đắt chứ không phổ biến, bình thường ai chơi cũng được như hiện nay, nhưng không biết sao tôi lại rất mê môn thể thao này từ nhỏ” - chị tươi cười.

Mê từ nhỏ nhưng phải đến năm 18 tuổi chị mới bắt đầu được đi học quần vợt và từ đó đến nay tennis đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chị, chỉ trừ một quãng thời gian có em bé sau khi lập gia đình, đâu chừng 7 - 8 năm. Dù sau này bận rộn vì công việc kinh doanh nhưng người mẹ của 2 đứa con này vẫn luôn hằng ngày dành một khoảng thời gian nhất định cho môn thể thao yêu thích.

“Nhiều người cứ nghĩ rằng chơi quần vợt không phù hợp với nữ, chạy nhiều, phải đưa mặt chịu nắng chịu gió ngoài sân. Nhưng thực ra chơi tennis không có gì bất lợi với nữ, đây cũng chỉ là một môn thể thao như mọi môn thể thao khác, mỗi môn đều có thế mạnh, ưu điểm của mình, chơi thể thao môn nào cũng giúp mình khỏe, năng động, có nhiều bạn bè, có dịp giao lưu với mọi người trong thành phố, trong tỉnh lẫn tỉnh ngoài. Thực ra quần vợt hiện cũng chẳng tốn kém gì nhiều lắm so với các môn khác đâu”- chị Hương chia sẻ.

Không chỉ duy trì tập luyện hằng ngày, chị Hương còn tích cực tham gia các giải đấu cấp thành phố và cấp tỉnh tổ chức hằng năm. Cho đến nay chị đã giành rất nhiều huy chương

từ các giải đấu này, trong đó có không ít huy chương vàng cấp tỉnh dành cho nữ trong độ tuổi của mình.

Để phong trào quần vợt nữ Đà Lạt và Lâm Đồng phát triển, đặc biệt là để khuyến khích thêm nhiều tay vợt nữ tham gia các giải thành phố và tỉnh hằng năm vì hiện nay số lượng vận động viên nữ tham gia thi đấu giải còn khá khiêm tốn so với nam, theo chị Hương nên cần tổ chức thêm các giải đấu dành riêng cho nữ khi có dịp. Riêng với giải quần vợt tỉnh hiện nay, chị Hương đề nghị nếu được nên duy trì nội dung đánh đơn nữ theo các độ tuổi chứ không nên chỉ có nội dung đánh đôi như cách làm hiện nay.

Và một việc cũng quan trọng, theo chị Hương, thành phố Đà Lạt nên có giải pháp để khuyến khích xây thêm các sân quần vợt có mái che tại đây bởi lượng sân có mái che tại thành phố này vẫn còn rất ít. Mùa mưa Đà Lạt thường kéo dài trong năm, có sân mái che sẽ thu hút nhiều hơn người đến tập luyện trong đó có các tay vợt nữ, có sân mái che cũng giúp Đà Lạt dễ dàng đăng cai đưa các giải trong nước về đây nhằm phát triển phong trào địa phương.

Cần phát huy vai trò của Liên đoànVới những người yêu quần vợt tại Đà Lạt

và trong tỉnh Lâm Đồng, Đinh Thị Bích Thảo là một khuôn mặt rất quen thuộc trong các giải cấp thành phố lẫn cấp tỉnh trong nhiều năm nay.

Sinh năm 1963, chị Thảo đến với quần vợt từ năm 2000, chỉ vì một lý do duy nhất: sức khỏe. Bận rộn việc kinh doanh, ít vận động

trong một thời gian dài, chị bị rất nhiều loại bệnh hành hạ: đau xương khớp, thoái hóa đốt sống, rối loạn tiền đình… Chọn quần vợt để tập như là một cách vận động để tăng cường sức khỏe theo hướng dẫn của các thầy thuốc, và rồi sự thay đổi đã đến với chị. Tất cả những loại bệnh này dần bị đẩy lùi một cách ngoạn mục, cho đến nay hằng ngày chơi thể thao chị bảo không phải uống một viên thuốc bệnh nào.

Chính vì vậy, dù vướng bận làm ăn, gia đình nhưng chị Thảo cho biết vẫn thu xếp một thời gian biểu nhất định trong ngày để đến với quần vợt. Không chỉ đi chơi, chị còn rất tích cực tham gia thi đấu tại giải cấp thành phố và cấp tỉnh và giành rất nhiều huy chương trong gần 20 năm chơi thể thao: “Không đếm hết được từ khi dự giải đến nay” - chị cười.

Như tại giải quần vợt toàn tỉnh 2019 tại Đà Lạt trong tháng 4 vừa qua, chị cũng nhẹ nhàng giành được Huy chương Bạc trong nội dung đánh đôi. Và không chỉ giải cấp tỉnh, khi có dịp tham dự các giải khu vực và giải

nữ toàn quốc, tay vợt này còn giành không ít huy chương trong đó có cả Huy chương Vàng. Chị từng tiến đến trận chung kết và giành Huy chương Vàng vô địch giải toàn quốc trong nhóm phong trào trên 46 tuổi tại Bạc Liêu.

Điều đáng tiếc, theo chị Thảo, Đà Lạt hiện nay có khá nhiều nữ tập luyện chơi quần vợt hằng ngày; tuy nhiên, có thể do bận rộn công việc và cũng có thể do chưa tự tin trên sân khi đấu giải, nên số lượng tay vợt nữ tham gia các giải cấp tỉnh còn rất ít, điều này làm các nội dung thi đấu nữ kém hấp dẫn, thiếu sự cạnh tranh.

Để cải thiện phong trào quần vợt nữ, theo chị Thảo đề nghị, ngành chức năng tỉnh cũng nên có thêm các giải tổ chức trong năm trong đó có giải cho nữ. “Theo điều lệ, hiện nay mỗi năm tỉnh chỉ chừng vài giải, giải ít quá, thiếu sân chơi nên chưa tạo được nhiều động lực để mọi người cùng tập luyện, nâng cao chất lượng giải” - chị Thảo nói.

Với tư cách là một tay vợt nữ lâu năm của làng quần vợt Lâm Đồng, chị Thảo đề nghị Liên đoàn Quần vợt Lâm Đồng nên phát huy vai trò của mình bằng cách tổ chức các giải “xã hội hóa” trong năm. “Nhiều liên đoàn các tỉnh, thành quanh Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các giải mở rộng, mỗi người tham gia thi đấu đều phải đóng tiền dự giải theo qui định, khi mời Lâm Đồng thì nhiều tay vợt Lâm Đồng - Đà Lạt cũng rất tích cực tham gia trong đó có nữ. Vậy thì chúng ta sao không tổ chức các giải như vậy tại Đà Lạt hay Bảo Lộc để mời các tỉnh đến cùng thi đấu với nhau trong năm” - chị suy nghĩ.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hương tại giải quần vợt toàn tỉnh 2019.

Tay vợt nữ Đinh Thị Bích Thảo.