CUỐI TUẦN -...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 330 - 4752 THỨ BẢY, NGÀY 25/3/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Cuộc hội ngộ tháng Ba… VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN T hực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo… tham gia học tập. Các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các lớp, các đợt tuyên truyền cho hơn 100.000 lượt đoàn viên, hội viên tham gia. Qua 1 năm thực hiện, cấp ủy và chính quyền, MTTQ, các đoàn thể các cấp đã triển khai khá nghiêm túc, kịp thời, cơ bản đảm bảo theo chỉ đạo, hướng dẫn; gắn việc thực hiện Chỉ thị với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ chính trị được giao và các phong trào thi đua yêu nước của ngành, địa phương…; đề ra nhiều nội dung, giải pháp, cách làm mới, phù hợp, sáng tạo. Tiếp tục duy trì và xây dựng điển hình tiêu biểu để nhân rộng. Các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm túc. Các cấp, các ngành, đoàn thể phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị. Nội dung “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác là những việc làm cụ thể, thiết thực trong công việc, trong đời sống thường ngày. Thực hiện tốt Chỉ thị đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị… Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Biểu hiện: Việc quán triệt, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ thị 05-CT/TW chưa được quan tâm đúng mức; chưa rộng khắp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm hoặc chưa sát với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ. Việc đưa nội dung học tập và làm theo vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng có nơi còn hình thức... Thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW, nhận thức và hành động làm theo phải luôn nhất quán TRANG 8 Nỗ lực kết nối “Hành trình di sản miền Trung” đến xứ hoa Đà Lạt 1 TUẦN CON SỐ Trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 42,5 triệu USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế 3 Đà Lạt rực rỡ sắc màu tháng Ba. Ảnh: Văn Báu Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa đón khách du lịch vào ban đêm trong mùa hè 2017. Ảnh: N.Quân THẦY THUỐC TRẺ LÂM ĐỒNG: Rèn đức, luyện tài vì sức khỏe cộng đồng 4 Thiên thần giấu mặt 6

Transcript of CUỐI TUẦN -...

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 330 - 4752 THỨ BẢY, NGÀY 25/3/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Cuộc hội ngộ tháng Ba…

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo… tham gia học tập. Các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các lớp, các đợt tuyên truyền cho hơn 100.000 lượt đoàn viên, hội viên tham gia.

Qua 1 năm thực hiện, cấp ủy và chính quyền, MTTQ, các đoàn thể các cấp đã triển khai khá nghiêm túc, kịp thời, cơ bản đảm bảo theo chỉ đạo, hướng dẫn; gắn việc thực hiện Chỉ thị với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ chính trị được giao và các phong trào thi đua yêu nước của ngành, địa phương…; đề ra nhiều nội dung, giải pháp, cách làm mới, phù hợp,

sáng tạo. Tiếp tục duy trì và xây dựng điển hình tiêu biểu để nhân rộng. Các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm túc. Các cấp, các ngành, đoàn thể phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị. Nội dung “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác là những việc làm cụ thể, thiết thực trong công việc, trong đời sống thường ngày. Thực hiện tốt Chỉ thị đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị… Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Biểu hiện: Việc quán triệt, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ thị 05-CT/TW chưa được quan tâm đúng mức; chưa rộng khắp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm hoặc chưa sát với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ. Việc đưa nội dung học tập và làm theo vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng có nơi còn hình thức...

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, nhận thức và hành động làm theo phải luôn nhất quán

TRANG 8

Nỗ lực kết nối “Hành trình di sản miền Trung” đến xứ hoa Đà Lạt

1 TUẦN CON SỐ

Trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 42,5 triệu USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế

3

Đà Lạt rực rỡ sắc màu tháng Ba. Ảnh: Văn Báu

Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa đón khách du lịch vào ban đêm trong mùa hè 2017.

Ảnh: N.Quân

THẦY THUỐC TRẺ LÂM ĐỒNG:Rèn đức, luyện tài vì sức khỏe cộng đồng

4

Thiên thần giấu mặt6

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

2 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Ở một số địa phương, đơn vị công tác kiểm tra kết quả triển khai thực hiện chưa thường xuyên, sâu sát; việc gắn kết nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với triển khai nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vẫn hạn chế.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Theo đó, có một số nhiệm vụ quan trọng là: Các địa phương, đơn vị phải chú trọng xây dựng nội dung học tập và làm theo sát hợp với đặc điểm tình hình, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2017. Phải xác định rõ những nội dung đột phá cần thực hiện trong năm. Chỉ đạo rà soát những

khuyết điểm, hạn chế, yếu kém để tập trung giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, chú trọng đổi mới phong cách, tác phong công tác gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại với nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nói đi đôi với làm; góp phần xây dựng các cấp ủy đảng trong sạch vững mạnh, bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở liêm chính, hành động, sáng tạo, gần dân, hết lòng vì nhân dân. Tiếp tục tổ chức học tập chuyên đề “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Đưa nội dung học tập và làm theo vào sinh hoạt thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Chỉ đạo xây dựng,

thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm: “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW; qua đó, chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay…

Thực tế cho thấy, cần tiếp tục phát huy các bài học kinh nghiệm: Nơi nào bám sát mục đích, yêu cầu, nội dung của Chỉ thị và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đi vào thực chất, có trọng tâm, trọng điểm thì nơi đó mang lại kết quả tốt. Quá trình thực hiện cần quán triệt phương châm: trên làm trước dưới làm sau, trong đảng làm trước để nhân dân noi theo; nói đi đôi với làm, nhận thức và hành động làm theo phải luôn nhất quán…

LAN HỒ

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW... TIẾP TRANG 1

Giải quyết 100% thủ tục hành chính bằng ISO

BẢO LÂM: Xây nhà ở bán cho người có thu nhập thấp

Tại tổ dân phố 2, thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm), Công ty TNHH Ngọc Sơn vừa khởi công xây dựng

khu nhà ở để bán cho những người có thu nhập thấp.

Khu nhà ở nói trên được xây dựng tại khuôn viên rộng 1,8 ha, gồm 3 khối nhà ở cao tầng. Mỗi khối nhà ở gồm 35

căn hộ và mỗi căn hộ có diện tích sử dụng khoảng 200 m2, được xây dựng

theo tiêu chuẩn nhà ở đô thị. Thời gian thi công trong 3 năm. Sau khi công

trình hoàn thành, Công ty TNHH Ngọc Sơn sẽ ưu tiên bán cho những người có

thu nhập thấp, theo hình thức trả góp.X.L

Sơ kết thực hiện quy chế phối hợp giữa Phòng Chính trị và các ban xây dựng Đảng

Ngày 21/3, tại Bảo Lâm, Phòng Chính trị - Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Huyện ủy Bảo Lâm tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiên Quy chế phối hợp công tác giữa Phòng Chính trị - Bộ CHQS tỉnh với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức các huyện ủy, thành ủy trong toàn tỉnh năm 2016; triển khai nhiệm vụ năm 2017.

Theo đánh giá sơ kết, trong năm 2016 vừa qua, thực hiện Quy chế phối hợp công tác ký kết giữa Phòng Chính trị - Bộ CHQS tỉnh với các ban xây dựng Đảng của 12 huyện, thành ủy, các ban xây dựng Đảng đã phối hợp tốt với cơ quan Quân sự địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng đối với công tác quốc phòng - an ninh; góp phần xây dựng LLVT trong tỉnh vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức; tích cực phối hợp các lực lượng tại chỗ giữ vững an ninh chính trị để phát triển KT-XH

địa phương. Năm qua, Ban Dân vận các địa phương đã phối hợp với Ban CHQS làm tốt công tác dân vận chính quyền, thực hiện có hiệu quả phong trào “Dân vận khéo” mở nhiều lớp xóa mù chữ cho đồng bào DTTS; tặng 141 suất quà cho hộ nghèo, 350 suất quà, học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tặng 3 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ đồng bào DTTS khó khăn; phối hợp tổ chức các đợt công tác giúp dân làm 192 km đường giao thông nông thôn, 25 km kênh mương phục vụ sản xuất…

Đặc biệt, LLVT và các ban xây dựng Đảng phối hợp thực hiện tốt công tác gọi thanh niên nhập ngũ, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân; vận động đóng góp tặng quà cho thanh niên lên đường nhập ngũ số tiền hơn 2 tỷ đồng và chỉ tính riêng tiền quà tặng thanh niên nhập ngũ trong đợt I năm 2017 hơn 1,9 tỷ đồng…

Công tác xây dựng Đảng trong LLVT được đẩy mạnh thông qua triển khai thực

hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 03 và Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong LLVT…

Nhiệm vụ trong năm 2017, tiếp tục nâng tầm công tác phối hợp thực hiện Quy chế giữa Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh với các ban xây dựng Đảng; tham mưu cấp ủy, chính quyền đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh địa phương; tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ tại 3 huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Cát Tiên và tại 20 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; góp phần ổn định tình hình chính trị nhằm tạo đà phát triển KT-XH địa phương…

THANH DƯƠNG HỒNG

Gần 1.000 bài thi viết tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng

Để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và khơi dậy phong trào thi đua yêu nước, từ cuối tháng 11/2016, Huyện ủy Di Linh bắt đầu triển khai

Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII

và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X. Theo đó,

đến nay, các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện đã thu nhận gần 1.000 bài tham gia dự thi. Các đơn vị hiện đang tiến hành chấm sơ khảo để

lựa chọn những bài dự thi xuất sắc gởi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp huyện.

Theo dự kiến, mỗi Đảng ủy xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị sẽ chọn lựa 30

bài; mỗi Chi bộ trực thuộc Huyện ủy sẽ chọn lựa từ 5 đến 10 bài và Phòng Giáo

dục - Đào tạo sẽ lựa chọn 200 bài gửi về huyện để chấm chung khảo. Cơ cấu giải

thưởng của cuộc thi bao gồm: Về tập thể có 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải

ba. Về cá nhân có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích.

XUÂN LONG

Để đảm bảo 100% thủ tục hành chính (TTHC) được giải quyết theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, Ban Chỉ đạo ISO huyện Lâm Hà sẽ hoàn thành 7 nội dung cải tiến, mở rộng áp dụng ISO trong các tháng 3, 5, 6 và 12/2017. Đó là tham mưu UBND huyện Lâm Hà ban hành quyết định bổ sung các TTHC áp dụng ISO 9001:2008; xây dựng kế hoạch; mục tiêu chất lượng; tổ chức đánh giá nội bộ

hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN; hành động khắc phục sau đánh giá; báo cáo kết quả giải quyết TTHC năm 2017 và công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Tất cả các phòng, ban chuyên của huyện Lâm Hà được giao thực hiện 4 nội dung trong năm 2017 gồm: rà soát, xây dựng quy trình mở rộng áp dụng

ISO 9001:2008; xây dựng mục tiêu chất lượng của các phòng, ban; khảo sát sự hài lòng của tổ chức, cá nhân và cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, thủ tục trong hệ thống tài liệu.

Đặc biệt, lãnh đạo UBND huyện Lâm Hà thường xuyên xem xét 1 nội dụng về hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nêu trên. MẠC KHẢI

Sáng 22/3, Công an tỉnh Lâm Đồng khai mạc hội thao truyền thống “Tháng Thanh niên” chào mừng 86 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 nhiệm kì 2017 - 2022.

Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí Trần Đình Thư - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban Tổ chức hội thao; Hồ Ngọc Phong Hải - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng cùng các đồng chí lãnh đạo công an đơn vị, địa phương.

Khai mạc hội thao truyền thống “Tháng Thanh niên” của Công an Lâm ĐồngHội thao có các nội dung là chạy việt

dã nữ - vũ trang nam, bóng đá mini, kéo co với sự tham gia của 500 vận động viên đến từ các đơn vị trực thuộc và công an 12 huyện, thành phố. Ngay sau khai mạc, giải chạy việt dã nữ - vũ trang nam đã diễn ra với sự tham gia của 250 vận động viên và giải bóng đá mini và kéo co.

THU HẰNG

Đại tá Trần Đình Thư trao cờ lưu niệm cho các đoàn về tham gia hội thao.

Ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch

Lần đầu tiên, Bộ VHTT&DL công bố Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch, được ký ban hành ngày 2/3/2017.

Đây là những quy định mang tính chuẩn mực, góp phần định hướng hành vi, thái

độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham

gia các hoạt động du lịch.Đối tượng của Bộ Quy tắc này là

người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi

du lịch Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.

Bộ Quy tắc gồm 2 chương, quy định những điều cần làm của từng đối tượng

tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh

doanh du lịch; doanh nghiệp lữ hành; hướng dẫn viên du lịch; cơ sở lưu trú du lịch; đơn vị vận chuyển khách du

lịch; nhà hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống; điểm mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm tham quan, điểm du lịch;

cộng đồng dân cư. Bộ Quy tắc cũng đưa ra một số khẩu

hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh trong du lịch và những thông điệp ứng

xử văn minh, tự trọng và trách nhiệm... PHẠM LÊ

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

3 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Ngày 22/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì cuộc họp cho ý kiến dự thảo “Kế hoạch hành động truyền thông, quảng bá và phát triển thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đối với sản phẩm rau, hoa, cà phê arabica, chè, du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng”, giai đoạn 2017- 2020.

Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lâm Đồng, lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương.

Cuộc họp cơ bản thống nhất bản dự thảo lần thứ 2 do Sở Công thương Lâm Đồng hoàn chỉnh sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành địa phương.

Theo đó, nội dung tổ chức truyền thông, quảng bá thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành” xác định sản phẩm rau, hoa, cà phê arabica, chè và du lịch nông nghiệp với các đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu. Hình thức truyền thông một chiều, tương tác và hợp tác, trong đó chú trọng sử dụng hiệu quả Clip “DALAT kết

Quảng bá và phát triển thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

tinh kỳ diệu từ đất lành”. Về công tác quản lý thương hiệu

“DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành” dựa trên quy chế đầy đủ các nội dung: biểu tượng logo và danh mục các sản phẩm cần đăng ký, bảng tiêu chí chất lượng để chứng nhận và các phương pháp đánh giá, bản đồ xác định vùng sản phẩm được chứng nhận.

Giai đoạn đầu triển khai ưu tiên các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đang tham gia các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm… để cấp quyền sử dụng thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai các chính sách hỗ trợ chuyển đổi thương hiệu “Rau Đà Lạt” và “Hoa Đà Lạt” sang sử dụng thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Đồng thời khuyến khích xây dựng các Trung tâm Sau thu hoạch gắn với Trung tâm Kiểm soát chất

lượng sản phẩm cấp huyện để quản lý, theo dõi.

Đặc biệt tiếp tục phát triển, hoàn thiện các mô hình du lịch nông nghiệp hiện tại và nâng cao chất lượng mô hình du lịch nông nghiệp “Một điểm dừng”, “Tuyến điểm”... Tổ chức đón các hãng lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát các mô hình du lịch nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nhấn mạnh việc xây dựng, quảng bá thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành” nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của sản phẩm nông nghiệp Lâm Đồng, đặc biệt là sản phẩm “mũi nhọn” nông nghiệp công nghệ cao. Việc quản lý thương hiệu được giao cho Sở Công thương Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan khác để triển khai thực hiện. Mục tiêu đạt được là xây dựng thương hiệu nông sản và du lịch nông nghiệp Lâm Đồng trở thành thương hiệu số 1 tại Việt Nam. V.VIỆT

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì cuộc họp quảng bá và quản lý thương hiệu “DALAT kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Ảnh: V.V

XUÂN TRUNG

Chế biến nông, lâm sản chiếm tỷ trọng 72,2%Theo đánh giá của UBND tỉnh

Lâm Đồng, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về “đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” giai đoạn 2011 - 2015, mức tăng trưởng ngành công nghiệp đạt bình quân 22,5% và chiếm tỷ trọng 26,6% trong cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng. Và đến cuối giai đoạn thực hiện trong vòng 5 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.310 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 2,8 lần so với trước khi triển khai nghị quyết, nhưng đạt thấp hơn mức Nghị quyết 03 đề ra là tăng 3 lần. Bên cạnh đó, thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và xây dựng bình quân đạt 10% mỗi năm. Tỷ lệ lấp đầy diện tích Khu Công nghiệp Lộc Sơn đạt 64,2%; tương tự tỷ lệ này đối với Khu Công nghiệp Phú Hội đạt 89%. Riêng đối với 6 cụm công nghiệp, gồm: Phát Chi, Đinh Văn, Gia Hiệp, Lộc Phát và Lộc Thắng có tỷ lệ lấp đầy từ 37,3% đến 48,3%. Việc phát triển công nghiệp không nằm ngoài mục đích nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm. Chính vì vậy, số lượng lao động nông thôn được đào tạo, dạy nghề làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 10.300 học viên mỗi năm. Qua đó, nâng tỷ lệ lao động ngành công nghiệp lên 8,4%.

Trước nay, Lâm Đồng vẫn

Nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tếMặc dù có mức tăng trưởng bình quân hàng năm 22,5% trong giai đoạn vừa qua, nhưng sự phát triển công nghiệp của Lâm Đồng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Để “phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế” đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa của các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh.

xác định ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nhằm tận dụng lợi thế có vùng nguyên liệu có sẵn nên đã phát huy hiệu quả. Theo đánh giá của tỉnh, công nghiệp chế biến nông, lâm sản tiếp tục phát triển và khẳng định thế mạnh của Lâm Đồng. Dẫn chiếu điều này có thể thấy, công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm tới 72,2% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8%; trong khi công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng chiếm khoảng 2,3% giá trị toàn ngành.

Tuy vậy, mặc dù đạt được một số kết quả và có nhiều chuyển biến trong quá trình phát triển công nghiệp, song theo đánh giá của Tỉnh ủy thì “chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của tỉnh”. Bởi

các hạn chế trong khâu tổ chức sản xuất, các sản phẩm từ nông nghiệp chủ yếu chỉ qua khâu sơ chế hay chế biến một phần nên giá trị thương mại tăng không cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp còn hạn chế, chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp. Đáng nói hơn, khả năng huy động, tập trung nguồn vốn của các doanh nghiệp chưa cao, quy mô sản xuất, kinh doanh phần lớn còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp không cao, tay nghề lao động thấp… là những yếu điểm tồn tại cản trở phát triển công nghiệp bền vững và hội nhập quốc tế.

Phấn đấu mức tăng trưởng 10,2%/năm Theo kế hoạch của UBND tỉnh

do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Yên ký ban hành mới đây nhằm “tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 03 năm 2011 của Tỉnh ủy giai đoạn 2016 - 2020” với mục tiêu chung đó là: “Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để khai thác hiệu quả diện tích đất quy hoạch công nghiệp”. Đồng thời phải đảm bảo phát triển bền vững, giữ môi trường sinh thái và khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu hiện có trên địa bàn. Qua đó, đề ra một loạt giải pháp thực hiện các quy hoạch bao gồm “Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản” và “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn” trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; song song với rà soát “Quy hoạch

phát triển thủy điện nhỏ” và điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp - thương mại”… UBND tỉnh cũng vạch ra 5 chương trình trọng tâm ngành công nghiệp để triển khai thực hiện trong thời gian tới như chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; chương trình khuyến công; chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khoáng sản; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ và chương trình phát triển công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Bên cạnh thực hiện các chương trình này, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và tăng cường hiệu quả quản lý tài nguyên phục vụ công nghiệp cũng được tỉnh quan tâm triển khai đồng bộ. Và đi đôi với việc đảm bảo phát triển công nghiệp một cách bền vững gắn với đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.

Từ các giải pháp, các chương trình và cách thức tiếp cận nêu trên, mục tiêu cụ thể mà tỉnh đề ra đối với phát triển công nghiệp không nằm ngoài việc phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,2%. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 9,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12% và ngành sản xuất, phân phối điện, nước tăng 4,1%.

Để đạt được mục tiêu trên, các sở, ngành và địa phương phải đề ra kế hoạch hành động cụ thể, triển khai quyết liệt kế hoạch của UBND tỉnh, có như thế mới đem lại kết quả như mong đợi.

Ngành công nghiệp tơ tằm Bảo Lộc đang được phục hồi, phát triển. Ảnh Xuân Long

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

4 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN

THÁI AN

Rèn đức, luyện tài vì sức khỏe cộng đồngThực hiện có hiệu quả 3 cuộc vận động

lớn gồm: “Thầy thuốc trẻ học tập, rèn luyện, nâng cao y đức”, “Thầy thuốc trẻ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học”, “Thầy thuốc trẻ vì sức khỏe cộng đồng”; Hội đã để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh “lương y như từ mẫu” được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Lực lượng thầy thuốc trẻ luôn nêu cao tinh thần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trau dồi y đức, phát huy trí tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thầy thuốc trẻ tại các bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh đã tham gia tập huấn kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; đồng thời biến quy tắc ứng xử “Đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” không chỉ là khẩu hiệu mà thành hành động trong công việc hàng ngày. Thầy thuốc trẻ chủ động thành lập các tổ hướng dẫn người bệnh thực hiện các thủ tục hành chính, tìm đúng nơi khám bệnh, nơi làm xét nghiệm nhanh chóng, thuận lợi đã củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh với các cơ sở y tế.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, các thầy thuốc trẻ đã không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề, dành thời gian nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài, sáng kiến có giá trị ứng dụng thực tiễn. Nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong chẩn đoán và điều trị như: phẫu thuật can thiệp tim mạch, nội soi, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh đã được thầy thuốc trẻ tham gia và áp dụng có hiệu quả. Có thể kể một số đề tài khoa học cấp tỉnh của các thầy thuốc trẻ như đề tài nghiên cứu “Bước đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang” của ThS.BS Huỳnh Ngọc Thành - Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện II Lâm Đồng đã ghi dấu ấn quan trọng trong giới thầy thuốc trẻ cả nước. Đề tài được đánh giá cao bởi sự táo bạo trong việc ứng dụng kỹ thuật mới tại bệnh viện tuyến tỉnh, vì phẫu thuật nội soi mũi xoang đòi hỏi kỹ thuật cao nâng cao hiệu quả chất lượng chữa các bệnh lý về mũi xoang. Việc ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi này đã thay thế cho việc dùng kỹ thuật mổ mũi xoang như trước đây thường xảy ra một số biến chứng nặng như mù mắt, rò dịch não tủy, tắc lệ đạo, tỷ lệ bệnh tái phát sau mổ cao. Hoặc các đề tài “Khảo sát phản ứng có hại của thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng 2015 - 2016” của BS Nguyễn Xuân Tạo - Phó Giám đốc Bệnh viện; “Nhân một trường

THẦY THUỐC TRẺ LÂM ĐỒNG:

Rèn đức, luyện tài vì sức khỏe cộng đồngHiện nay, Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng đã tập hợp 700 hội viên là các y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng trẻ cùng rèn đức, luyện tài vì sức khỏe cộng đồng, góp sức trẻ đưa dịch vụ y tế về những nơi khó khăn nhất của tỉnh.

hợp điều trị thành công bệnh nhân choáng tim, rung thất do nhồi máu cơ tim cấp bằng kỹ thuật can thiệp mạch vành” của BS Phạm Vũ Thanh - Phó khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng; “Nghiên cứu hiệu quả bơm Surfartan ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng” của các bác sĩ trẻ đã cứu sống thành công nhiều trẻ sinh non... Các thầy thuốc trẻ công tác trong khối y học cổ truyền đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm và phương pháp khám, chữa bệnh của các lương y cao tuổi, tích cực tìm hiểu và phát hiện ra các loại cây dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu. Thầy thuốc trẻ trong lĩnh vực y tế dự phòng đã khẳng định được vai trò xung kích, nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phát hiện, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tư vấn về dinh dưỡng, nêu cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho nhân dân.

Những “Hành trình nhân ái”Hành trình nhân ái “Thầy thuốc trẻ làm

theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” đã diễn ra sôi nổi, đưa hàng trăm thầy thuốc trẻ về với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn và trẻ em. Cùng với các chiến dịch của tuổi trẻ như Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, tình nguyện mùa Đông, Xuân tình nguyện...; mỗi hành trình của thầy thuốc trẻ là một

Các y, bác sĩ Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng trong Hành trình nhân ái về khám bệnh cho học sinh Trường Tiểu học K’Nai (Phú Hội - Đức Trọng). Ảnh: T.An

17 năm làm việc ở Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch (Đà Lạt), bác sĩ (BS) chuyên khoa I Nguyễn Văn Minh đã dành cả thời trai trẻ của mình tận tâm với người bệnh.

QUỲNH UYỂN

Cách đây 17 năm, BS Nguyễn Văn Minh về công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm

Ngọc Thạch khi mới 26 tuổi. Được phân công vào khoa khám bệnh, trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân ngay khi bước chân vào bệnh viện, nên sự ân cần, chu đáo của bác sĩ là rất cần thiết. Bệnh nhân đến chữa bệnh bằng y học cổ truyền không phải là những người bệnh nguy cấp mà đa số là người mắc bệnh mãn tính, có khi là bệnh “tuổi già”. Để tìm ra đúng bệnh, chữa trị đúng thuốc, BS Minh luôn ân cần, lắng nghe, thăm khám kỹ càng, tìm ra bệnh chính xác, tận tình tư vấn, lên liệu pháp chữa trị, bốc thuốc đúng người, đúng bệnh. BS Minh luôn nhìn người bệnh một cách tổng thể toàn diện để chẩn trị

Bác sĩ Nguyễn Văn Minh - thầy thuốc của tình thương và trách nhiệm

Năm 2011 Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng tiến hành Đại hội lần thứ I (2011 - 2016) đã đánh dấu một nhiệm kỳ xây dựng và tập hợp lực lượng. 14 chi hội và CLB thầy thuốc trẻ đã nhanh chóng được hình thành ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến huyện; trong đó có 11 CLB thầy thuốc trẻ tại các trung tâm y tế huyện, thành và 3 chi hội thầy thuốc trẻ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện II Lâm Đồng và Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch.

chuỗi các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc và tặng quà cho nhân dân, trang bị kiến thức, kỹ năng để mỗi người dân tự phòng bệnh, tập huấn kỹ năng phòng chống đuối nước, phòng chống bệnh tay chân miệng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học trong toàn tỉnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên... Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức 89 đợt khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe cho hơn 40.000 lượt đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các y, bác sĩ trẻ trong tỉnh đã quyên góp, ủng hộ xây dựng 6 nhà nhân ái trao tặng cho nhân dân nghèo. Ước tính tổng trị giá thuốc và quà tặng lên tới 2,6 tỷ đồng do các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp, tài trợ. Trong những hành trình ấy là biết bao hình ảnh xúc động, những câu chuyện về lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp, trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của

những người thầy thuốc trẻ.Càng xúc động hơn khi ở bất cứ cơ sở y tế

nào trong tỉnh, những người thầy thuốc trẻ luôn sẵn sàng 24/24 giờ hiến máu cứu sống bệnh nhân của mình. Hội đã thành lập được 12 CLB “Ngân hàng máu sống” tại 12/12 huyện, thành để kịp thời cứu người bệnh. Đó là CLB “Ngân hàng máu sống” tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng với 30 thành viên là những y, bác sĩ trẻ sẵn sàng hiến máu cứu bệnh nhân khi cần. CLB “Ngân hàng máu sống” Trung tâm Y tế Đơn Dương, CLB “Ngân hàng máu sống” Trung tâm Y tế Lâm Hà với tất cả chi đoàn thầy thuốc trẻ đăng ký là thành viên... Hội Thầy thuốc trẻ đã sáng tạo ra nhiều mô hình, phong trào mới trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như thăm khám sức khỏe tại nhà cho các đối tượng khuyết tật, già cả không thể di chuyển được, thành lập các đội hình bác sĩ trẻ tình nguyện trực tại khu vực tiếp đón để hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh và người nhà bệnh nhân ngay từ cổng bệnh viện, hướng dẫn làm thủ tục nhập viện, lấy phiếu khám, vận chuyển, phân loại bệnh nhân, hỗ trợ người nhà chăm sóc người bệnh.

Chỉ sau một nhiệm kỳ ra đời và đi vào hoạt động, Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng đã tập hợp và xây dựng một thế hệ thầy thuốc trẻ dám cống hiến, dám hy sinh. Các hoạt động của Hội ngày càng lan tỏa mạnh trong xã hội, huy động được các nguồn lực cùng chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng về cộng đồng. Từ đó, Hội nhanh chóng khẳng định vị thế, trở thành tổ chức xã hội nghề nghiệp có uy tín, là môi trường để đoàn kết tập hợp thầy thuốc trẻ, định hướng giá trị nhân văn “thầy thuốc như mẹ hiền” đã trở thành truyền thống, củng cố niềm tin của nhân dân vào những người khoác trên mình áo blouse trắng.

thích hợp, từ đó tìm ra phương thức chữa cho từng đối tượng bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng của cơ thể người bệnh nhằm khắc phục bệnh tật một cách lâu dài, giúp bệnh nhân vừa chữa trị vừa phòng nhiều loại bệnh lý mạn tính. Bên cạnh việc khám, bốc thuốc, BS Minh còn tận tình tư vấn cho người bệnh phối hợp với các biện pháp không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, ẩm thực trị liệu... để bệnh nhân khỏi bệnh tận gốc. BS Minh tâm sự: “Ngay từ nhỏ tôi đã hứng thú với nghề này, nên thường tìm hiểu, quan sát những cỏ cây có tính dược liệu và thường xuyên quan tâm đọc sách báo về những phương thuốc chữa bệnh, sưu tầm những bài thuốc dân gian, những phương pháp trị liệu đẩy lùi bệnh tật. Từ đó ấp ủ giấc mơ trở thành thầy thuốc cứu người”.

Ngoài ngày hai buổi bận rộn thăm khám bệnh cho hàng chục lượt bệnh nhân, BS Minh còn “gánh” thêm rất nhiều trọng trách bằng cả nhiệt huyết của người trẻ tuổi. Không chỉ quan tâm đến diễn biến bệnh tình

Sự tận tâm của các y, bác sĩ Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng.

Ảnh: T.An

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI THẦY THUỐC TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

5 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017CUỐI TUẦN

Bác sĩ Nguyễn Văn Minh - thầy thuốc của tình thương và trách nhiệmcủa từng người bệnh, qua quan sát, BS Minh còn biết hoàn cảnh của từng bệnh nhân, hiểu nỗi khổ của bệnh nhân nghèo vì nhiều lần chứng kiến người bệnh không đủ tiền trả viện phí, thiếu thốn cả những bữa cơm khi nằm viện dài ngày. Được tín nhiệm làm Chi hội trưởng Chi hội CTĐ của bệnh viện, BS Minh đã xây dựng quỹ từ thiện vận động các nhà hảo tâm là tổ chức, cá nhân, các y, bác sĩ trong bệnh viện đóng góp, tổ chức bếp ăn từ thiện. Đã trải qua hơn 10 năm, bếp ăn luôn đỏ lửa, mỗi ngày mang đến cho người bệnh nghèo 30 - 40 suất cơm ấm nóng đong đầy cả tình thương và trách nhiệm của người thầy thuốc đối với những người bệnh của mình. Hàng năm, quỹ của chi hội đã quyên góp và chi cho bếp ăn từ thiện trên 100 triệu đồng hỗ trợ những bữa ăn nghĩa tình để người nghèo yên tâm trị bệnh. Khi có bệnh nhân thiếu tiền đóng viện phí, BS Minh lại chủ động trích từ nguồn quỹ từ thiện đóng thay cho bệnh nhân. Cũng từ nguồn quỹ này, Chi hội CTĐ bệnh viện đã trao tặng

1 nhà tình thương cho gia đình nghèo có người mắc bệnh.

Bận rộn là vậy nhưng BS Minh luôn có mặt trong những hành trình nhân ái của các thầy thuốc trẻ về với vùng sâu, vùng xa, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện. Từ năm 2012, BS Minh được tín nhiệm nhận thêm trách nhiệm là Chi hội trưởng Chi hội Thầy thuốc trẻ của bệnh viện, với tổng số 30 hội viên. Mỗi năm, BS Minh đều lên kế hoạch hoạt động rõ ràng của Chi hội. Trong nhiệm kỳ qua, Chi hội đã tham gia các chương trình khám bệnh từ thiện và tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa như Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đam Rông... đi đâu bác sĩ cũng luôn là người đi đầu.

Dù đảm nhận rất nhiều trọng trách, nhưng BS Minh không ngừng học hỏi kinh nghiệm những lương y đi trước, vừa tự tích lũy những kinh nghiệm cho mình; đồng thời không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa I tại TP

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Minh chăm sóc bệnh nhân như chính người thân của mình. Ảnh: Q.Uyển

Dấu ấn tình nguyện của những thầy thuốc trẻ Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng là dấu ấn sâu đậm nhất mà CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện II Lâm Đồng làm được từ khi thành lập cho đến nay. Qua mỗi chuyến đi, tình cảm gắn kết giữa những thầy thuốc trẻ đối với bà con vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn ngày càng được nâng lên. Đây cũng chính là động lực để những y, bác sĩ trẻ không ngừng nâng cao tay nghề nhằm phục vụ tốt hơn công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.

ĐÔNG ANH

Sau khi Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng thành lập, đa số cán bộ dưới 45 tuổi đang công tác tại Bệnh viện II Lâm Đồng đã tập

hợp và thành lập CLB Thầy thuốc trẻ. Đến nay, tổng số thành viên tham gia CLB là 244 người. Theo bác sĩ Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc, Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện II Lâm Đồng, CLB Thầy thuốc trẻ của Bệnh viện trong thời gian qua đã tạo môi trường thuận lợi để các thầy thuốc trẻ phát huy được vị trí, vai trò của mình trong nghiên cứu khoa học và trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và cộng đồng. Đặc biệt, vai trò của đội ngũ thầy thuốc trẻ trong các hoạt động vì an sinh xã hội, hành trình nhân ái vì sức khỏe cộng đồng đã được phát huy rõ nét. Từ năm 2011 đến nay, nhiều chuyến công tác xã hội đến những nơi còn nhiều khó khăn của khu vực 6 huyện, thành phía Nam đã được CLB phối hợp thực hiện rất tốt.

Gia Bắc, Sơn Điền (huyện Di Linh), Gia Viễn, Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên), Lộc Bắc, Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm), Đạ Pal (huyện Đạ Tẻh) và còn nhiều địa bàn khó khăn khác mà các y, bác sĩ của CLB Thầy thuốc trẻ đã đặt chân đến. Công việc của họ là thăm khám, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con nơi đây. Mỗi chuyến đi không chỉ để lại dấu ấn cho người dân địa phương mà còn là nhịp cầu nối những tấm lòng nhân ái của đội ngũ thầy thuốc trẻ đối với những mảnh đời còn nhiều khó khăn. Là người luôn có mặt trong các chuyến công tác xã hội của CLB, bác sĩ Phí Hiền Hữu (Khoa Tai - Mũi - Họng) cho biết, các hoạt động của CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện II Lâm Đồng rất hữu ích và có ý nghĩa cộng đồng rất lớn. Trong mỗi chuyến khám, phát thuốc cho cộng đồng, có nhiều trường

hợp phát hiện bệnh nặng, anh em trong CLB đã trực tiếp hỗ trợ hoặc vận động các mạnh thường quân giúp đỡ để người bệnh được thăm khám, điều trị bệnh. Bác sĩ Hữu chia sẻ: “Dù CLB hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết anh em đều rất nhiệt tình tham gia. Khi có đợt công tác xã hội, anh em nào có thể sắp được lịch làm việc là đều tham gia. Qua mỗi đợt khám sức khỏe cho cộng đồng, anh em chúng tôi đều cảm thấy có ý nghĩa vì đã được đem chuyên môn của mình phục vụ cho bà con. Ngoài thăm khám sức khỏe cộng đồng thì nhiều hoạt động có ý nghĩa khác cũng được CLB tổ chức rất bài bản như hiến máu tình nguyện, bảo trợ trẻ em nghèo, người già neo đơn, giáo dục sức khỏe giới tính và cách sơ cứu cơ bản…”.

Bình quân mỗi năm, CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện II Lâm Đồng phối hợp với

dân; trong đó, có 70 em tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Madagui.

Hoạt động của CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện II Lâm Đồng luôn được gắn kết với các hoạt động của Đoàn và Công đoàn Bệnh viện. Các hoạt động được duy trì định kỳ hàng năm, gồm: khám, phát thuốc cho người dân các xã vùng sâu, vùng xa; nhận đỡ đầu cho Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) bằng hình thức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho những học sinh bị bệnh trong trường 1 lần/năm, trao học bổng cho 3 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; phụng dưỡng, thăm nom 2 Mẹ Việt Nam anh hùng; tặng cho các em thiếu nhi tại Mái ấm Tín Thác, bệnh nhân nhi tại Bệnh viện...

Đến nay, đã có 5.500 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, 2.000 học sinh, 200 trẻ em và 1.150 phạm nhân được CLB Thầy thuốc trẻ Bệnh viện II Lâm Đồng phối hợp với các đơn vị khác khám, phát thuốc miễn phí và tặng quà.

Ngoài các hoạt động từ thiện xã hội thì các hoạt động chuyên đề, nghiên cứu khoa học luôn được CLB chú trọng triển khai. Trong 5 năm trở lại đây, có 24 kỹ thuật mới được các thành viên CLB thực hiện, có 43 đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai và hàng chục chủ đề liên quan đến các lĩnh vực về tai mũi họng, gây mê hồi sức, nội, nhi, dược... đã được cập nhật kiến thức cho toàn CLB. Đặc biệt, CLB cũng đã cập nhật về tình hình các sai lầm và sự cố trong y khoa. Theo bác sĩ Phí Hiền Hữu, chính công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới và cập nhật kiến thức giúp anh em ngày càng phát triển thêm về chuyên môn, nhiều nghiên cứu đã được ứng dụng lâm sàng có tác dụng rất hữu ích cho người bệnh như giảm nguy cơ tai biến, giảm thời gian và chi phí điều trị.

Bác sĩ Phí Hiền Hữu nội soi tai cho một bệnh nhân tại Khoa Tai - Mũi - Họng.Ảnh: Đ.Anh

Hội Từ thiện Bảo Lộc, Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng và một số đơn vị khác tổ chức từ 2 đến 3 đợt khám, phát thuốc và tặng quà cho bà con vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, CLB đã phối hợp tổ chức 24 lượt đi khám, cấp thuốc miễn phí và phát quà cho hàng ngàn hộ dân nghèo và học sinh của các khu vực khó khăn. Đặc biệt, vào dịp lễ Quốc khánh hàng năm, CLB đều phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Lâm Đồng khám và phát thuốc miễn phí cho các phạm nhân tại Trại giam Đại Bình. Gần đây nhất, đầu năm 2017, CLB cùng với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh khám cấp thuốc cho 400 đồng bào nghèo xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên). Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2017, CLB tiếp tục phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng khám và cấp thuốc cho 400 người

Hồ Chí Minh, BS Minh đã được chuyển từ khoa Khám bệnh qua Khoa Nội - nhi của bệnh viện. Công việc tiếp xúc chủ yếu với người già và trẻ nhỏ, nên rất cần sự tận tâm, sẻ chia. “Đa số bệnh nhân cỡ tầm tuổi cha, chú mình nên việc quan tâm, gần gũi, thân thiện là cần thiết. Nhiều khi tôi cứ coi bệnh nhân chính là những người thân của mình” - BS Minh tâm sự. Là người hài hước, nên những câu nói vui hóm hỉnh của anh như vô tình xoa bớt cơn đau của người bệnh. Niềm vui hàng ngày của bác sĩ là chứng kiến bệnh nhân của mình mau phục hồi sức khỏe, chóng khỏi bệnh, để trong niềm vui rồi lại ngậm ngùi phải chia tay những người bệnh ra viện bằng cảm xúc như xa người thân.

Với tấm lòng của một “lương y - từ mẫu”, BS Nguyễn Văn Minh là tấm gương đã và đang truyền niềm đam mê, lòng nhân ái, ngọn lửa nhiệt tình với nghề đến với các y, bác sĩ trẻ trong bệnh viện.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI THẦY THUỐC TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

6 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Văn học nước ngoài

Hồ sơ - Tư liệu

T. S. Arthur (My) Feehily (dich)

T ính lười nhác, rượu chè và lối sống trụy lạc đã hoàn thành phần việc khó khăn của chúng, và người mẹ tắt thở nằm im lìm, lạnh lẽo giữa

sắp nhỏ tội nghiệp. Bà ta đã ngã qụy ngay bậc cửa trong lúc chếnh choáng vì men rượu và ra đi ngay trước những khuôn mặt hãi hùng của bầy con thơ.

Cái chết đã chạm đến lòng trắc ẩn của con người. Người đàn bà đã từng bị khinh miệt, dè bỉu và lên án gay gắt bởi hầu hết đàn ông, đàn bà và cả con nít ở trong làng; nhưng giờ đây, sự thật là, cái chết của bà ta được truyền miệng từ người này sang người khác với giọng nghẹn ngào, thương cảm đã thế chỗ của phẫn nộ, xót xa đã thay cho sự chỉ trích. Hàng xóm láng giềng gấp gáp đi vào túp lều dột nát, nơi không chỉ để tránh cái nóng mùa hè và những cơn gió đông lạnh lẽo đối với bà, một số còn mang theo ít đồ mã để chuẩn bị cho đám tang được tươm tất, một số khác xách theo thức ăn cho đám trẻ sắp chết đói, cả thảy có 3 đứa. Trong đó, John, thằng lớn, 12 tuổi, một cậu bé khỏe mạnh, đã có thể giúp việc trong bất cứ điền trang nào. Kate, khoảng 10, 11 tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, sẽ là một cô thợ khéo tay nếu được dạy bảo đến nơi đến chốn; nhưng còn Maggie tội nghiệp, cô em út, thì lại mắc bệnh hiểm nghèo. Hai năm trước, cú ngã từ bậu cửa sổ đã làm tổn thương xương sống của cô bé và khiến cô không thể rời khỏi giường kể từ đó, ngoại trừ những lúc được bà mẹ bồng bế.

“Lũ trẻ phải tính sao đây?”. Đó là câu hỏi quan trọng hiện tại. Người mẹ sẽ được chôn cất và không còn là mối bận tâm của dân làng nữa. Nhưng không thể bỏ mặc bọn trẻ chết đói được. Sau khi suy đi tính lại, rồi bàn bạc với vợ mình, tá điền Jones tuyên bố ông sẽ nhận nuôi John và đối xử tốt với cậu một khi không còn bà mẹ phiền phức kia nữa, và Ellis, mụ đang tìm một người ở gái, cho rằng mụ đã rất độ lượng khi chọn Kate mặc dù cô bé còn quá nhỏ để làm việc trong vòng vài năm tới.

“Tôi có thể làm nhiều hơn nữa, tôi biết chứ”, mụ nói, “nhưng vì chẳng ai muốn nhận con bé nên tôi phải đảm đương trách nhiệm với đứa trẻ rắc rối này, vì nó là đứa vô kỷ luật, suốt ngày lông bông”.

Thiên thần giấu mặt

Nhưng không một ai thốt lên rằng “Tôi sẽ nuôi Maggie”. Cái nhìn đáng thương hiện rõ trên thân hình xanh xao và bất lực còn những lo âu thì quấn lấy tâm trí em. Các bà mẹ lấy ra những bộ đồ cũ, lột hết đống quần áo bẩn thỉu và rách rưới của em, và mặc cho em bộ đồ sạch sẽ hơn. Đôi mắt đượm buồn và gương mặt kiên nghị của em gái nhỏ đã làm nhiều trái tim thổn thức, và thậm chí còn gõ cửa để xin vào trong. Nhưng chẳng ai chịu mở lòng với em. Ai lại muốn nuôi không một đứa trẻ nằm liệt giường chứ?

“Hãy mang nó đến nhà tế bần”, một người đàn ông cộc cằn nói, đó cũng chính là người đặt ra câu hỏi: Phải làm gì với Maggie? “Sẽ không ai phải lo lắng cho con bé cả”.

“Nhà tế bần là một nơi tuyệt vọng dành cho một đứa bé bệnh tật và ốm yếu”, ai đó trả lời.

“Cho con chị hay con tôi”, một người khác thì thầm tiếp lời, “nhưng đối với nó thì có lẽ lại là một sự may mắn, nó sẽ được tắm rửa, có đồ ăn tử tế và được săn sóc, thế đã tốt hơn trước đây rồi”.

Điều đó rất có lý, nhưng vẫn chưa thỏa đáng. Một ngày sau cái chết đó, người ta tiến hành mai táng. Vài ba nhà hàng xóm đến dự lễ trong căn nhà nhỏ tồi tàn nhưng không ai đi theo chiếc xe chở thi thể bị miệt thị ra phần mộ sơ sài của nó. Tá điền Jones, sau khi cỗ quan tài được mang đi, liền đặt John lên xe và đánh ngựa đi, hài lòng vì đã làm xong phần việc của mình. Mụ Ellis thì vội vàng bảo Kate “Chào tạm biệt em mày đi”, rồi kéo cô bé đi trước khi hai đứa trẻ kịp chạm môi hôn vĩnh biệt trong nước mắt. Những người khác cũng nhanh chóng rời khỏi, một vài người có liếc mắt nhìn Maggie, nhưng số khác thì kiên quyết không, cho đến khi tất cả đã đi hết. Cô bé chỉ còn lại một mình! Bên ngoài cửa, Joe

rất vui mỗi khi chúng đến cửa hàng của ông, nơi những chiếc xe ngựa trong làng được sửa chữa hay đóng mới mà không hề uổng phí một xu nào của chủ nhân.

“Không đâu, cháu yêu”, ông trả lời với giọng trìu mến, tiến về phía chiếc giường, và cúi xuống nhìn đứa bé, “cháu sẽ không bị bỏ lại một mình đâu”. Rồi ông choàng lên người cô bé, bằng một động tác nhẹ nhàng như của một người phụ nữ, chiếc khăn trải giường mà mấy người hàng xóm mang đến và nâng cô bé lên bằng đôi tay chắc khỏe, bế cô ra ngoài, băng qua cánh đồng nằm giữa nhà ông và túp lều nát.

Giờ thì, vợ của Joe Thompson, một người đàn bà vô sinh, không phải là một tâm hồn cao thượng, cũng không hề muốn hi sinh cho bất kì ai và Joe hoàn toàn có lí khi nghi ngờ về lời chào hỏi mà ông sắp nhận được khi về nhà. Bà Thompson đã quan sát ông qua cửa sổ và giận dữ nhìn chồng ở cách lối vào vài bước chân khi ông mở cổng bước vào. Ông đã mang về một gánh nặng quý hóa, ông cảm thấy như vậy. Khi ông bồng đứa bé đau yếu trên tay, cảm giác dịu dàng tỏa ra từ người nó lan đi khắp người ông. Một sợi dây liên kết vô hình như kéo hai người lại với nhau, và tình thương trỗi dậy.

“Ông mang về cái gì đấy?”. Bà Thompson hỏi sắc lịm.

Joe nhận thấy đứa bé trên tay bắt đầu co lại. Ông không trả lời ngoài cái nhìn van nài và cảnh báo, tỏ ý rằng, “Đợi một chút và hãy tử tế”, và bước tiếp, mang Maggie vào căn phòng nhỏ trên tầng một và đặt cô bé xuống giường. Sau đó, ông đi ra, đóng cửa lại và đối diện với người vợ đang nhăn nhó ở ngoài hành lang.

“Anh mang về đây thứ tật nguyền ấy!”. Tức giận và kinh ngạc là những gì trong lời nói của bà Joe Thompson; đôi mắt bà như tóe lửa.

“Anh nghĩ lòng dạ đàn bà đôi khi cứng như sắt đá vậy”. Joe nói. Bình thường Joe Thompson không bao giờ làm trái ý vợ, hoặc chỉ im lặng và không tranh cãi bất cứ điều gì mỗi khi bà khơi mào; vì vậy, bà thoáng ngạc nhiên khi bắt gặp vẻ mặt nghiêm nghị và đôi mắt cương quyết.

“Trái tim đàn bà dù cứng nhưng chưa bằng phân nửa của đàn ông!”.

Joe, bằng trực giác, nhận thấy thái độ cương quyết của ông đã khiến vợ bất ngờ và ông trả lời lại ngay, “Cứ cho là thế đi, tất cả đàn bà trong đám tang đều dửng dưng nhìn con bé, và vội vã bỏ đi khi xe tang rời khỏi cùng với cỗ quan tài, để lại nó một mình trong túp lều, chỉ trong chưa đầy một giờ đồng hồ”.

“Còn John và Kate đâu?”. Bà Thompson hỏi.

“Lão nông dân Jones đẩy John lên xe ngựa và phóng đi. Kate thì về nhà mụ Ellis, nhưng không ai muốn đứa trẻ bệnh tật đáng thương này cả. “Mang nó đến trại tế bần”, họ bảo thế đấy!”.

“Vậy sao anh còn chưa mang nó đi. Anh đem nó về đây làm gì?”...

XEM TIẾP TRANG 11

T. S. ARTHUR LA MÔT NHA VĂN NÔI TIÊNG CUA NƯƠC MY VAO THÊ KY XIX. TIÊU THUYÊT TEN NIGHTS IN A BAR-ROOM AND WHAT I SAW THERE (TAM DICH: MƯƠI ĐÊM TRONG QUAN BAR VA ĐIÊU TÔI ĐA THÂY) PHÊ PHAN VIÊC RƯƠU CHE ĐA LAM THAY ĐÔI CACH NHIN CUA NGƯƠI DÂN MY VÊ CAC LOAI THƯC UÔNG CO CÔN NAY. NGOAI RA, ÔNG CUNG LA TAC GIA CUA RÂT NHIÊU TRUYÊN NGĂN TRÊN TAP CHI GODEY’S LADY’S BOOK, MÔT TAP CHI NÔI TIÊNG GIAI ĐOAN TRƯƠC CUÔC NÔI CHIÊN.

TRUYÊN NGĂN THIÊN THÂN GIÂU MĂT (AN ANGEL IN DISGUISE) CUA ÔNG RÂT CAM ĐÔNG, NOI VÊ TINH THƯƠNG GIƯA NHƯNG CON NGƯƠI BÂT HANH NHƯNG GIAU LONG NHÂN HÂU.

LÊ KHẮC NIÊN

Lâm Viên hành trình nhật ký” do Nam tước Đại thần Đoàn Đình Duyệt, Hiệp tá Đại học sĩ, Thượng thư bộ Công,

sung chức Cơ mật Đại thần, kiêm Quản đốc Đô sát viện biên soạn. Đây là tác phẩm viết về một chuyến đi lên cao nguyên Lâm Viên của ông năm 1917 sau khi tuân mệnh của vua Khải định về việc khảo sát tỉnh Lâm Viên để triều đình nắm bắt được tình hình, bởi lúc ấy, Lâm Viên là tỉnh lỵ mới được thành lập được 1 năm (năm 1916) nên vẫn còn nhiều vấn đề mà triều đình nhà Nguyễn phải quan tâm. Chuyến công cán này của Đoàn Đình Duyệt diễn ra từ ngày 10 đến 26/7 năm Đinh Tỵ 1917. Trong chuyến hành trình này, Đoàn Đình Duyệt đã ghi chép cụ thể con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt. “Lâm Viên hành trình nhật ký” được ghi chép bằng chữ Hán và được đăng trên tạp chí Nam Phong năm 1918.

Trong “Lâm viên hành trình nhật ký” của Đoàn Đình Duyệt, con đường từ Phan Rang (Ninh Thuận) lên Đà Lạt được ông miêu tả và ghi chép rất chi tiết, qua đó để chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về con đường huyết mạch này thời bấy giờ. Ông đã chép như sau.

5 giờ 40 phút ngày 13 tháng 7 đến Cầu Bảo

PHẠM QUỐC CA

Tuổi trẻ tôi Tuổi trẻ tôiNhững cánh rừng chang nắng Hành quânGiòn vỡ lá mùa khô Có cơn khát ngỡ mình ngún cháySuối bên đường

chợt róc rách như mơ

Tuổi trẻ tôiNhững căn hầm mắc võng Cơn sốt nung người

neo giữa thực - mơ Neo cơn đói: củ mài, củ chụpLá rau rừng qua tầm tã mùa mưa. Tuổi trẻ tôiĐêm trăng suối đáChia tay em về đột ấp dưới xuôiLinh cảm vỡ mặn dòng nước mắtPhía em đi lửa đạn đỏ trời…

Tuổi trẻ tôi lặn vào tóc bạc Hầm mắc võng xưa

đã mất dấu rồiLửa đốt rẫy hỏa thiêu kỷ niệmLông ngỗng tàn tro

dĩ vãng một thời.

Nhưng còn lại những bài ca đã hát Thuở áo lính màu xanh

làm trẻ cánh rừng

Còn lại những bài thơ đã viết Thủa hầm hàoNhớ lại rưng rưng...

Thompson, người thợ sửa xe, dừng lại và bảo với mụ vợ lão thợ rèn, người cũng đang vội vã đi ra.

“Thật tàn nhẫn khi bỏ mặc con bé như vậy”.

“Thế thì đem nó vào nhà tế bần đi, nó sẽ phải vào đó”, mụ vợ lão thợ rèn trả lời, rồi quay đi, bỏ lại Joe phía sau.

Người đàn ông lúng túng trong giây lát, rồi ông quay lại, bước vào trong túp lều lần nữa. Maggie, với nỗ lực đau đớn, đang ngồi thẳng trên giường, hướng mắt ra phía cửa nơi mọi người đều đã bỏ đi. Một nỗi sợ hãi vô định hiện lên trên khuôn mặt gầy gò trắng bệch của cô bé.

“Ôi, bác Thompson!”. Cô bé la lên, trong tiếng thở đứt quãng, “Đừng để cháu lại đây một mình!”.

Dù bề ngoài trông thô lỗ, Joe Thompson, bác thợ sửa xe, vẫn có một trái tim, và còn là một trái tim nhân hậu. Ông thích trẻ con, và

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

7 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

tức Phan Rang, thuộc phủ Ninh Thuận, lộ trình dài 47 ki-lô-mét, đi xe mất 1 giờ 47 phút. Lúc bấy giờ trời đã xế chiều, đến công quán dừng nghỉ. Ở đây là một bến đậu xe lớn, xe đi ba ngả: một ngả trở về hướng Bắc, đi Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa; một ngả theo hướng Nam đi về Sài Côn (Sài Gòn); còn một ngả đi về phía Tây, đến Điếm Côn (Xóm Gòn), tức là tỉnh lộ đi Lâm Viên, các khách buôn đa số đều dừng lại ở đây

để chờ xe. Nhà nước hiện đang xây cất một lữ quán công cao ba tầng, lợp ngói. Người đến ăn ở có phòng riêng, trú ngụ rất yên ổn. Lại có sở làm việc của quý quan bảo hộ và nhiều nhà lầu của quý điền chủ người Pháp. Cư dân thường dùng xe thồ do một ngựa kéo để chở thuê hành khách hoặc hàng hóa đưa lên xe lửa. Loại xe ngựa này có chừng 50 chiếc. Nơi đây quả là ngã tư hội tụ, tương lai hẳn sẽ ngày càng phồn thịnh.

Sáng ngày 14, từ Cầu Bảo đi Điếm Côn. 5 giờ rưỡi lên xe, 7 giờ 15 phút đến nơi, đường dài 40 ki-lô-mét, xe lửa đi mất 1 giờ 45 phút. Đây là điểm chót của đường xe lửa. Đến đây xuống xe, rồi hoặc đi kiệu hoặc cưỡi ngựa men theo đường sống núi mà lên. Độ 3 tiếng đồng hồ thì tới Eo Gió, tiếng Tây gọi là Biên-uy (Bellevue), lộ trình dài 12 ki-lô-mét. Từ đỉnh Eo Gió cao cách đồng bằng 1.045 thước tây. Hai bên đường cây cối rậm rạp, tuyệt nhiên không có dân cư. Khách buôn lên xuống tuy đông nhưng rất ít có chỗ để dừng lại nghỉ ngơi. Trong khoảng đường 12 ki-lô-mét chỉ có Trạm Côn là một trụ sở và một trụ sở của đốc công ở Đá Bàn. Chốn rừng rú u tịch, đường đá gồ ghề khó đi. Khiêng kiệu phải dùng người Thượng mới đi được. Hiện nay, Nhà nước bảo hộ đang dựa theo thế núi mở một con đường xoắn ốc, xe điện có thể chạy được, đồng thời để vận tải hàng hóa. Nhân công và kinh phí tốn không biết là bao nhiêu. Tương lai sẽ là con đường lưu thông chính, mà đoạn lớn được thi công đại quy mô là như vậy. Đến Eo Gió liền có xe điện của quý tòa Đa Lạc (Đà Lạt) xuống đón. Lên xe lúc 11 giờ trưa, đến 12 giờ 50 phút tới Đa Lạc, tức tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên, đường bộ dài 61 ki-lô-mét. Tính từ Eo Gió trở lên thì xe chạy nhanh được trên khoảng đường chừng 50 ki-lô-mét. Đường lúc này bằng phẳng, có chỗ như miền trung châu. Ven đường

có độ năm, ba cái sách (xóm có rào) của người Thượng. Nhà lụp xụp, thô sơ. Đất trồng lúa mỗi nơi chỉ được độ một, hai khoảnh nhỏ, còn lại là đất trống mênh mông, nhìn ra thấy hoang vu cả ngàn dặm tới tận cùng tầm mắt. Nếu di dân lập ấp, khai khẩn canh tác thì có thể có được hai, ba trăm thôn. Đó là đất đai ven hai bên đường, mắt có thể nhìn thấy được. Còn những nơi khác cách xa, bên sau non suối, chưa có thể khảo sát được. Từ 50 ki-lô-mét trở lên xa hơn, lại phải men theo núi mà đi. Trên dưới đồi núi chập chùng, lối đi quanh co. Vùng đất này sản sinh rất nhiều thông, hai bên đường đi nhìn thấy toàn màu xanh, một màu xanh biếc thật đẹp mắt…

Tiếc rằng, lúc đến Đa Lạc trời mưa 4 ngày liên tiếp, ngày về thì vội gấp, nên chưa được đi theo quý Khâm sứ đại thần xem tất cả các thắng cảnh. Dường như nước non tươi đẹp vẫn còn đợi chờ khách hữu tình vậy.

Qua “Lâm Viên hành trình nhật ký” cho ta thấy những điểm nhấn của con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt vào thời điểm năm 1917. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, giao thông Đà Lạt đã có nhiều sự đổi thay nhưng con đường mà Đoàn Đình Duyệt đã ghi chép trong chuyến công cán, hành trình lên cao nguyên Lâm Viên năm 1917 hiện nay vẫn là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Đà Lạt.

Con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt năm 1917qua “Lâm Viên hành trình nhật ký”

Trang đầuvà trang cuối“Lâm Viênhành trìnhnhật ký”bằng chữ Hánđược đăng trên tạp chí Nam Phong năm 1918.

Ghi chép

Cuộc hội ngộ đó có màu tím thủy chung của loài hoa phượng; có màu hồng mai anh đào yêu thương nồng hậu và có màu trắng hoa ban kể về câu chuyện tình rất đẹp của chàng Khum và nàng Ban ở một vùng Tây Bắc xa xôi …

VĂN QUANG

Còn nhớ những ngày đã rất xa - đám con nhà nghèo thường hay leo trèo bẻ cành, hái trái. Khi thì trái ổi, trái mận,

trái đào... nhưng cũng nhiều khi là trái mai trong mùa tháng ba, tháng tư. Ngày trước, cây mai anh đào không là tên thường gọi của bậc cao niên, mà thường gọi ngắn gọn là cây mai - nên đám trẻ cũng gọi là trái mai, chứ chẳng bao giờ gọi là trái mai anh đào. Mùa cây mai trổ hết bông, xum xuê cành lá, cơn mưa đầu mùa đổ về thì cũng là lúc những chùm trái nhỏ xíu tượng hình, rồi mấy tháng núp trong tán lá, chợt một ngày lớn bằng đầu ngón tay đứa con nít chín đỏ, treo lủng lẳng như những chiếc đèn lồng gắn trên cây cổ thụ. Chỉ chờ có thế, đám con nhà nghèo trèo cây, hái trái, bỏ vào miệng nhai nhóp nhép cho cái vị đăng đắng, chan chát, chua chua quyện vào nhau mà làm nên tiếng… ực đến ngon lành.

Chẳng biết cây mai anh đào đến vùng đất này lúc nào - nhưng có một điều mà ai cũng biết. Đó là những cụ ông, cụ già - những người về vùng đất này mở đất đã thuộc mấy chục năm về trước vẫn dành một phần đất chật chội của nhà mình để có ít nhất một cây mai anh đào nương náu. Từ vùng đất Xuân Trường, Xuân Thọ, Trại Mát, Trại Hầm cho đến Cao Thắng, Tùng Lâm, Đa Thiện… của phố núi, những gốc mai anh đào đại thụ bây giờ vẫn còn đứng đó, mỗi mùa vẫn cho hoa, cho trái; mỗi mùa vẫn nén đau trút lá để chắt chiu những nụ hoa màu hồng và mỗi mùa

vẫn báo hiệu mùa xuân đã về cho những lão nông tri điền tất bật chuyện cơm áo mà quên mất thời gian…

… Gần 20 năm trước - những mầm xanh được ươm xuống vùng đất này, để bây giờ trở thành mùa của một loài hoa mà quê hương của nó mãi tít ở vùng Tây Bắc. Và hoa ban là biểu trưng của vùng đất có địa danh bất tử Pha Đin; là dòng chảy không ngừng của những bản trường ca; là sức sống của truyền thuyết về tình yêu đôi lứa; là sự thủy chung trong trắng của người con gái tên Ban đang yêu. Và có phải vì thế mà loài hoa ban luôn hiện hữu trong các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm của người dân tộc Thái… Vậy là mấy năm nay - phố núi Đà Lạt có thêm một mùa hoa ban để thêm chút sắc hương với mùa hoa anh đào nở muộn. Vậy là mấy năm nay - màu hoa trắng thầm

thì kể chuyện tình yêu đôi lứa thủy chung trên các nẻo đường của thành phố này. Và có phải vì chung tình mà mỗi chiếc lá của cây hoa ban đều có hình hai trái tim xanh biếc nằm cạnh bên nhau, không thể tách rời dẫu bất chợt hai mùa mưa nắng.

Đà Lạt - mùa hoa ban. Có lẽ còn quá lạ lẫm đối với nhiều người. Nhưng mùa này - những hàng hoa ban trên khắp nẻo đường, góc phố đã để lại biết bao cảm xúc. Đó là cảm xúc của sự bình yên khi những cánh hoa ban trắng muốt tựa bầy cò đang sà xuống cánh đồng mới gặt. Đó là cảm xúc về câu chuyện tình yêu đôi lứa thủy chung để nhắc nhở cuộc sống này cần lắm sự tử tế. Và cảm xúc đó là khúc giao mùa, thêm áo mới cho đôi má hồng mai anh đào; là lời thầm thì kể chuyện mỗi ngày từ một loài hoa về tình người: Người yêu người sống để yêu nhau…

Nhưng Đà Lạt mùa này đâu chỉ có sắc hồng của yêu thương nồng hậu; có màu trắng của mối tình son sắt đôi lứa yêu nhau mà ở đó còn có màu tím của sự thủy chung không một lần chắp vá. Bao nhiêu năm nay vẫn thế, dẫu mưa nắng ít nhiều, dẫu sự thơm thảo của lòng người, của đất trời có lúc vơi đầy… thì loài phượng tím vẫn cứ âm thầm đứng đó mách bảo sự trường tồn của nhớ, của thương và của bao điều về tình đất, tình người. Vậy nên từ những cây phượng tím đầu tiên được chú Sáu Cao mang về vùng đất này gieo trồng, tưới tắm đã thuộc mấy chục năm về trước, để bây giờ Đà Lạt có thêm mùa của một loài hoa màu tím mà chẳng nơi nào trên dải đất hình chữ S này có được.

Đà Lạt mùa này… có một cuộc hội ngộ tháng Ba đầy đặn cảm xúc…

Cuộc hội ngộ tháng Ba…

Hoa đào và phượng tím ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Ảnh: V.Quang Hoa ban nở trắng trên đường Quang Trung. Ảnh: V.Quang

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

8 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NHẬT QUÂN

Xây dựng liên kếttrên cơ sở lợi thế khác biệtThừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà

Nẵng đều có biển dài, thoải đẹp mà Đà Lạt - Lâm Đồng không có. Đà Lạt là vùng núi, không có biển, nhưng là xứ sở của muôn sắc hoa vô cùng hấp dẫn đối với người xứ biển. Đà Lạt cũng là vùng đất di sản, nhưng không phải là di sản cố đô như Huế, không phải là di sản tôn giáo hay đô thị như Quảng Nam. Đà Lạt cũng không phải là đô thị hiện đại, quy mô và sôi động như Đà Nẵng…

Thừa Thiên Huế là vùng đất cố đô, di sản văn hóa thế giới, là kinh đô triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Huế có 5 di sản (trong 25 di sản thế giới) là Quần thể di tích cố đô Huế, Thơ văn trên kiến trúc cung đình, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn; nhiều cổ tự trên 300 năm tuổi; có hệ thống thiên chúa giáo phát triển với nhiều nhà thờ; nhiều lễ hội cung đình, đặc biệt là Festival Huế (tổ chức vào năm chẵn) và Festival làng nghề tổ chức vào năm lẻ; ẩm thực phong phú với khoảng 1.300 món ăn, trong đó, chè có 70-80 món, cùng nghệ thuật cắt tỉa, trang trí món ăn; nhiều bãi biển đẹp Lăng Cô, Cảnh Dương; hệ thống đầm phá 22.000 ha và nhiều khe, suối, thác; Vườn quốc gia Bạch Mã... là những tài nguyên du lịch rất lớn...

Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An - được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và phong cách đô thị cổ; và Khu Đền tháp Mỹ Sơn - khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Quảng Nam có nhiều lễ hội, đặc biệt là đêm rằm phố cổ vào ngày 14 âm lịch hằng tháng. Ngoài ra, Quảng Nam còn có đặc trưng về biển và cùng nhiều danh lam thắng cảnh… Cuối năm 2017, tại Quảng Nam sẽ có Festival diều và thuyền buồm quốc tế, hát bài chòi, triển lãm biển đảo… Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tổ chức được liên kết 4 huyện miền núi là Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam) và A Lưới (Thừa Thiên Huế) để hợp tác phát triển du lịch dọc đường mòn Hồ Chí Minh…

Đà Nẵng là một trong 15 đô thị loại 1 của Việt Nam, đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, có tốc độ phát triển cao ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đây cũng là một trong 20 thành phố xanh trên thế giới có hàm lượng cacbon trong khí thải ra môi trường thấp nhất. Nhiều khu nghỉ dưỡng sang trọng và tiện nghi hiện đại được xây dựng ngay bên bờ biển. Trong Đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, Đà Nẵng đặt ra mục tiêu tập trung phát triển du lịch biển cao cấp, mang tầm quốc gia và quốc tế, ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm chính là du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch mua sắm, hội nghị hội

Tour du lịch chung giữa 3 địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế là “Hành trình di sản miền Trung” đã làm với nhau được 10 năm rồi và được xem là mô hình mẫu, nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Đà Lạt tham gia vào nữa thì sẽ làm được gì, làm như thế nào? Lâm Đồng làm công tác quản lý mô hình du lịch cộng đồng ở Đà Lạt rất tốt. Các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt trong thời gian rất ngắn đã thành lập được liên minh. Liên minh Lữ hành Huế - Đà Lạt hợp tác hiệu quả, trong năm 2016 đã đón được 1.200 khách, là mẫu hình cần mở rộng. Lâm Đồng và 3 địa phương miền Trung có thể chuyển giao những mô hình làm tốt cho nhau; quảng bá các hoạt động, sự kiện cho nhau; cùng nhau xúc tiến du lịch.

Nỗ lực kết nối “Hành trình di sản miền Trung”đến xứ hoa Đà LạtLiên kết hợp tác phát triển du lịch Lâm Đồng - Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế được thiết lập từ đầu năm 2016. Vừa mới đây, ngày 16/3/2017, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Lâm Đồng - Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 được ký kết tại Đà Lạt với kỳ vọng của các bên là nối dài “Hành trình di sản miền Trung” đến xứ hoa Đà Lạt.

thảo (MICE) và du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái làng quê, làng nghề.

Lâm Đồng với KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm mới được công nhận là KDL quốc gia đầu tiên của cả nước. Lâm Đồng - Đà Lạt với đặc trưng là loại hình du lịch tham quan hội nghị, hội thảo và 2 loại hình du lịch mới là du lịch mạo hiểm và du lịch nông nghiệp luôn là thương hiệu du lịch hấp dẫn. Lâm Đồng đang dần hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ và phát triển mạnh đường hàng không với nhiều đường bay đến các trung tâm du lịch của Việt Nam. Trong năm 2017, sẽ diễn ra Festival Hoa 2017 (tại Đà Lạt) và Tuần Văn hóa Trà và tơ lụa (tại Bảo Lộc) với 8 chương trình chính và 9 chương trình hưởng ứng… Gần một năm nay đường bay Đà Lạt - Đà Nẵng sử dụng máy bay Airbus A321 và Đà Lạt - Huế đã bay máy bay lớn trên 180 chỗ được đưa vào khai thác, tạo điều kiện thuận lợi kết nối du lịch giữa các địa phương.

Cần có thỏa thuậnhợp tác hàng khôngTrong năm 2017, cũng có rất nhiều sự

kiện diễn ra ở 3 địa phương có “Hành trình di sản miền Trung”, là cơ sở để kết nối và thu hút khách du lịch trong liên kết nối biển và vùng di sản với núi và xứ hoa. Tại Huế, từ ngày 28-1/5 diễn ra Festival làng nghề “Tinh hoa làng nghề”; hè 2017, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mở cửa về đêm để đón khách từ ngày 22/4 đến 15/9; ngoài ra, còn có Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đền Huyền Trân, Lễ hội Làng Sình, Lễ tế Đàn Xã Tắc… với nhiều chương trình kích cầu du lịch và dịch vụ về đêm… Huế có hơn 500 khách sạn, sẵn sàng là cầu nối xúc tiến du lịch, lữ hành và các hoạt động khác, thậm chí là liên kết vận chuyển…

Các sự kiện sắp diễn ra tại Đà Nẵng đều là sự kiện lớn, quy mô: 250 công ty lữ hành tham gia Farmtrip dọc theo chiều dài đất nước; APEC họp tại Đà Nẵng... Hy vọng Đà Nẵng lần thứ 2 liên tiếp là thành phố sự kiện của châu Á… Đặc biệt, Lễ hội Pháo hoa quốc tế 2017 sẽ không chỉ diễn ra trong 5 ngày mà sẽ

kéo dài suốt 2 tháng, từ ngày 29/4 đến 30/6 với rất nhiều chương trình phụ trợ và chương trình hưởng ứng, là các lễ hội văn hóa, chương trình nghệ thuật, thể thao, ẩm thực và hội chợ... Các sự kiện, lễ hội đặc sắc tại Đà Nẵng còn tiếp tục kéo dài đến hết năm 2017…

Tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong liên kết có thể khẳng định là khác biệt. Đây là cơ sở để xây dựng liên kết và thúc đẩy hoạt động trong hành trình du lịch, khai thác các loại hình sản phẩm du lịch lễ hội, sự kiện, thăm người thân, kết nối biển và hoa... Mục tiêu của các liên kết là để phát huy lợi thế của mình đến mọi vùng miền của đất nước, mà du lịch chính là con đường liên kết hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu không có kết nối về giao thông thì du lịch không hiệu quả. Hạ tầng giao thông xấu, hoặc đắt đỏ sẽ là khó khăn của liên kết.

Vì vậy, cản trở lớn nhất và gần như là cơ bản của hành trình này là khoảng cách quá xa, khiến “Hành trình di sản” đến xứ hoa nếu đi đường bộ phải mất thêm 2 ngày rất vất vả và mệt mỏi, còn đường hàng không, chi phí giá vé gần bằng chi phí tour du lịch. Vì vậy, cần nhanh chóng xúc tiến cả những liên kết đường bay để đạt được các thỏa thuận hợp tác hàng không - chính là mấu chốt để tour du lịch kết nối “Hành trình di sản miền Trung” đến xứ hoa đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu không, liên kết chỉ dừng ở hình thức kết nối.

Bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VHTT&DL Lâm Đồng cho biết: Trong năm 2017, 4 địa phương liên kết ủy quyền cho Đà Nẵng làm văn bản đề xuất, kiến nghị với Vietnam Airlines và các hãng hàng không khác để tìm kiếm những thỏa thuận hàng không có lợi cho cả đôi bên, tạo điều kiện cho du khách đi lại thuận tiện và là đòn bẩy để du lịch giữa hai vùng miền với tour “Một chuyến đi - nhiều điểm đến” phát triển ổn định và bền vững…, để liên kết du lịch nối Lâm Đồng với “Hành trình di sản miền Trung” thực sự hấp dẫn và gặt hái được nhiều thành quả trong năm 2017 và những năm tiếp theo.

Ông Lê Hữu MinhPhó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

4 địa phương Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế có 3 sân bay với tần suất mỗi tuần 5 chuyến Đà Lạt - Đà Nẵng và 4 chuyến Đà Lạt - Huế có hiệu suất khá cao, gần như không còn chỗ trống, cho thấy tiềm năng vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các địa phương... Sân bay Đà Nẵng hiện có 21 đường bay, sắp tới sẽ được nâng cấp để đón thêm 6 triệu lượt khách, nâng tổng số khách đón được trên 10 triệu lượt khách. Huế, Hội An làm du lịch nhiều và lâu rồi, nên người dân cũng ngấm cách làm du lịch… Tổng lượt khách đến Đà Nẵng năm 2016 là 5,5 triệu lượt khách, trong đó có 1,6 triệu lượt khách quốc tế. Đà Nẵng triển khai dịch vụ khám phá du lịch Đà Nẵng trên thiết bị di động Danang Fantasticity trên điện thoại di động. Hơn 10 ngàn cơ sở lưu trú và nhà nghỉ cho khách du lịch thuê.

Ông Nguyễn Xuân BìnhPhó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng

Huế có di sản độc đáo nhưng khác biệt với Đà Lạt, Huế có biển, nhưng khác biệt với Quảng Nam và Đà Nẵng. Tuy nhiên, từ khi có đường bay Huế - Đà Lạt, người Huế vào Đà Lạt nhiều hơn Đà Lạt ra Huế. Liên minh lữ hành Huế - Đà Lạt bước đầu rất thành công. Đang có một cơ hội cho Đà Lạt và Huế là dự kiến tháng 6/2017, Jetstar Pacific sẽ mở đường bay Huế - Bangkok, Lâm Đồng có thể đề xuất hãng bay hỗ trợ chặng nội địa từ Đà Lạt ra Huế. Liên minh Huế và Đà Lạt sẽ có một cơ chế chia sẻ điều hành tour và bán chung sản phẩm, hoặc quảng bá sản phẩm cho nhau, và hỗ trợ nhau trong công tác của Liên minh để ngày càng vững mạnh và có kết quả tốt đẹp trong thời gian tới…

Bà Dương Thị Công LýGiám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Hà Nội

tại Huế, Trưởng Liên minh lữ hành Huế

Vietravel đã khảo sát tuyến đường bộ Đà Nẵng - Đà Lạt thấy, nếu vận chuyển qua đường hàng không sẽ thuận lợi hơn. Nhưng giá đi hàng không rất cao, khoảng hơn 5 triệu đồng/tour nên khó làm và đã phải hủy tour nhiều lần... Giá trị di sản tại Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng rất phong phú, nhưng khó nhất vẫn là chi phí hàng không, nếu đi đường bộ mất 2 ngày đi đường - rất mệt mỏi và khó thực hiện do đường sá xa xôi và an toàn giao thông... Thiên nhiên và rau - hoa Đà Lạt rất hấp dẫn du khách... Các thông tin về du lịch nông nghiệp hay du lịch mạo hiểm, Vietravel tự lấy và quảng bá khắp 3 tỉnh trong liên kết... Cần thành lập liên minh để hỗ trợ nhau và phối hợp tổ chức.

T.VÂN (ghi)

Ông Đoàn Hải ĐăngGiám đốc Vietravel Đà Nẵng (phụ trách chi nhánh Đà Lạt)

Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa đón khách du lịch vào ban đêm trong mùa hè 2017. Ảnh: N.Quân

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

9 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

YẾN THY

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Trạm Hành, sau khi tốt

nghiệp Trường Trung cấp nghề tư thục Tân Tiến (TP Bảo Lộc), Đức xin vào làm ở xã Xuân Trường với công việc ổn định. Năm 2012, anh tham gia dân quân tự vệ của xã Trạm Hành và được khoảng 1 năm sau anh đảm nhiệm chức vụ Bí thư Chi đoàn thôn Phát Chi. Hiện nay, anh Đức đã là chủ nhân của 1 sào hoa đồng tiền và 3 sào ớt trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao. Anh Đức chia sẻ: “Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, mình luôn trăn trở để tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, có làm giàu cho bản thân và gia đình thì mới đóng góp cống hiến cho xã hội được. Do đó, tôi đã tham khảo nhiều mô hình phát

triển kinh tế hộ gia đình tại nhiều địa phương và tìm ra hướng đi cho riêng mình”. Ban đầu, anh được gia đình hỗ trợ vốn xây dựng nhà kính làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nhận thấy mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau khi lập gia đình, anh mạnh dạn quyết định mở rộng nhà kính để trồng ớt và hoa trên 4 sào đất mà bố mẹ đã cho. Theo anh Đức, với 4 sào trồng hoa đồng tiền và ớt, mỗi năm gia đình anh có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Một yếu tố quan trọng của con đường dẫn tới thành công mà bản thân anh không ngừng hướng tới là thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường, để có được sự chủ động đó, anh đã tìm kiếm các thị trường mới và đẩy nhanh khâu tiêu thụ. Sản phẩm của anh hiện không chỉ tiêu thụ tại Đà Lạt và các huyện lân cận mà còn được xuất bán đến

TP Hồ Chí Minh. Anh cho biết, thời gian sắp tới sẽ mở rộng diện tích nhà kính và kết hợp với kinh doanh rau trên địa bàn Lâm Đồng nhằm góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Những ngày đầu khởi nghiệp, với bản tính ham học hỏi, Bí thư Chi đoàn Nguyễn Hiền Đức đã không ngừng tìm kiếm cơ hội cho riêng mình, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc hoa, ớt. Cuối cùng thành công cũng đã mỉm cười với một thanh niên trẻ, đầy sự đam mê, nhiệt huyết. Với cương vị Bí thư Chi đoàn thôn Phát Chi, anh đã phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên của xã Trạm Hành nói chung cũng như thôn Phát Chi nói riêng. Tận tâm với công việc, anh chủ động tổ chức

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏiVừa làm tốt vai trò là Bí thư chi đoàn thôn, vừa làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Hiền Đức là một trong những thanh niên tiêu biểu của xã Trạm Hành (TP Đà Lạt) vừa được Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tuyên dương thanh niên tiêu biểu trong phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”.

và tham gia vào các phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, phong trào văn hóa, thể thao cho thanh niên của thôn. Chị Nguyễn Thị Thu Huyền, Bí thư Đoàn xã Trạm Hành chia sẻ: “Nguyễn Hiền Đức là một trong những đoàn viên tiêu biểu của xã. Đức rất nhiệt tình, năng nổ trong công

tác đoàn cũng như làm kinh tế. Không chỉ vậy, Đức còn là người siêng năng lao động, ham học hỏi và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, qua đó vận động thanh niên phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả và bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực”.

Anh Nguyễn Hiền Đức và vườn hoa đồng tiền của gia đình. Ảnh: Y.Thy

AN NHIÊN

Trên 120 văn bảnchỉ đạo về ATTPTrong 5 năm qua, UBND tỉnh

đã ban hành trên 120 văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Luật ATTP và các luật có liên quan, các nghị định của Chính phủ; chỉ thị, nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương về ATTP. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định như: Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012 - 2015 tại tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo ATTP giai đoạn 2016 -2020; các quyết định về Quy định phân công, phối hợp trong việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện ATTP... Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn quản lý.

Tuy nhiên, qua giám sát của HĐND thì đến nay UBND tỉnh chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy định cụ thể điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ đối với sản phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có chỉ đạo của UBND tỉnh nhưng sau gần 2 năm, các sở: Nông nghiệp - PTNT, Công thương, Y tế và UBND cấp huyện, thành phố vẫn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý đã được phân công.

Đảm bảo an toàn thực phẩm còn nhiều việc phải làmTheo kết quả giám sát mới đây của HĐND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy còn nhiều việc phải làm.

Chẳng hạn như Sở Công thương chưa thực hiện phân công, phân cấp quản lý, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, chỉ mới thực hiện thí điểm ở 3 địa phương Đức Trọng, Bảo Lộc, Đạ Tẻh. Tương tự, Sở Nông nghiệp - PTNT chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc đánh giá, phân loại, xử phạt đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh nông - lâm - thủy sản; kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản đủ điều kiện ATTP.

Qua giám sát, HĐND tỉnh phát hiện Chi cục ATVSTP tỉnh ban hành 2 văn bản không đúng thẩm quyền và yêu cầu Sở Y tế tiến hành thu hồi 2 công văn này và chấn chỉnh việc ban hành văn bản

không đúng thẩm quyền, nội dung.Công tác triển khai, tổ chức

thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia ATTP giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh với một số mục tiêu, dự án chưa đạt chỉ tiêu đề ra nhưng đến nay địa phương chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Cụ thể, một số chỉ tiêu, dự án đến năm 2015 phải hoàn thành gồm: Hình thành hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP và cảnh báo được trên 70% các nguy cơ được phát hiện; 75% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP; 100% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, 65% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 85% bếp ăn tập thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; 60% chợ được quy hoạch và kiểm soát ATTP; 100% cơ sở

quả cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP chưa nhiều: ngành Y tế đã cấp cho 660 lượt cơ sở, 2.316 Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; ngành Công thương cấp 110 Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và cấp 810 Giấy xác nhận kiến thức về ATTP; ngành Nông nghiệp - PTNT cấp 1.865 Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh thuốc thú y và Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ATTP với tổng số 83.657 lượt cơ sở đã được thanh tra, kiểm tra, qua đó phát hiện 18.515 lượt cơ sở vi phạm và tiến hành xử lý 3.167 lượt cơ sở (chiếm 17,1%). Việc xử lý vi phạm hành chính quá ít nên chưa đảm bảo tính răn đe, như huyện Di Linh chỉ ban hành 10 quyết định xử phạt/1.552 cơ sở vi phạm, Bảo Lâm ban hành 15 quyết định xử phạt/2.068 cơ sở vi phạm…

Trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với 550 người mắc, có 4 người tử vong; trong đó có 6 vụ quy mô trên 30 người mắc, xảy ra chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Chương trình mục tiêu quốc gia ATTP trên địa bàn tỉnh không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 về cở sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP (thực hiện 75,3%/80% kế hoạch), còn xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc, tỉ lệ mắc ngộ độc thực phẩm/100.000 dân quá cao (9,57/kế hoạch 5,5).

giết mổ tập trung trong vùng quy hoạch áp dụng quy chuẩn giết mổ gia súc gia cầm; 100% các huyện, thành phố có mô hình chợ đảm bảo vệ sinh ATTP…

Có chuyển biếnnhưng chưa mạnh mẽUBND tỉnh đã ban hành quyết

định phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; quyết định phê duyệt kế hoạch xây dựng chuỗi ATTP năm 2016. Đến nay, số cơ sở và diện tích sản xuất theo mô hình VietGAP tăng cao 56.490 ha (trong đó: rau 1.550 ha, chè 386 ha, cà phê 44.000 ha 4C, cây ăn quả 113 ha), có 779 hộ chăn nuôi và 971 hộ sản xuất nông sản được cấp VietGAP; các cơ sở tham gia chuỗi ATTP hiện có 25 chuỗi rau, 17 chuỗi chè, 1 chuỗi chuối (với tổng diện tích 1.266 ha, sản lượng 184.924 tấn/năm) và 4 chuỗi chăn nuôi cho sản lượng 1.368 tấn/năm.

Để đảm bảo tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã đề xuất Trung ương bố trí nguồn kinh phí, đồng thời hàng năm bố trí kinh phí địa phương để thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP cho các sở, ngành, cụ thể: Sở Nông nghiệp - PTNT 14,22 tỷ đồng, Sở Y tế 13,4 tỷ đồng, Sở Công thương 3,4 tỷ đồng.

Các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp - PTNT đã tổ chức 603 lớp tập huấn về kiến thức ATTP cho 32.971 lượt người và 32 lớp tập huấn cho hệ thống trường học với 2.175 lượt học viên. Kết

Hình thành sản xuất theo chuỗi ATTP - Một góc vườn rau của Đà Lạt GAP. Ảnh: A.Nhiên

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

10 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNGÀY NƯỚC THẾ GIỚI

ĐẠO PHAN

Chất lượng nước suy giảmToàn tỉnh hiện có khoảng 60 sông, suối có

chiều dài trên 10 km; mật độ sông suối 0,18 - 1,1 km/km2. Có 7 hệ thống sông chính: Cam Ly, Đa Nhim, Đạ Huoai, Đa Dâng, Đồng Nai, La Ngà và Krông Nô. Hệ thống hồ tương đối dày đặc, phần lớn là các hồ nước nhân tạo. Theo số liệu tại Dự án Điều tra, đánh giá TNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2016, toàn tỉnh có 212 hồ chứa, 5 liên hồ chứa, 22 hồ chứa thủy điện và gần 1.000 km kênh, mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Hiện trạng khai thác, sử dụng TNN như sau: Đối với sinh hoạt đô thị, kết hợp cho sản xuất công nghiệp chủ yếu là nguồn nước mặt với tổng công suất khai thác 64.510 m3/ng.đ; trong đó khai thác từ nước ngầm 16.160 m3/ng.đ; khai thác từ nước mặt là 48.350 m3/ng.đ. Đối với nông thôn, khai thác sử dụng nước mặt với 62 công trình cấp nước tự chảy và 2.313 công trình cấp nước phân tán; 16.246 hộ sử dụng nước từ sông, suối, nước máy. Khai thác sử dụng nước dưới đất 242 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó 173 giếng khoan và 159.774 công trình cấp nước phân tán. Đối với nông nghiệp, tính đến năm 2014, từ nguồn nước mặt và nước dưới đất ước tính khoảng 605 triệu m3/năm. Lĩnh vực du lịch sinh thái, khai thác với 201 cơ sở. Với thủy điện, khai thác sử dụng 18 công trình thủy điện lớn lấy từ nước mặt với lưu lượng máy phát điện khoảng 1.108 m3/s.

Tình hình cấp phép khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước: Lâm Đồng đã cấp phép khoảng 178 công trình khai thác, sử dụng TNN và xả thải vào nguồn nước. Trong đó, 169 công trình khai thác sử dụng TNN và 9 công trình xả thải vào nguồn nước; 14 giấy phép hành nghề khoan giếng. Tổng lượng khai thác đã được cấp phép là 54.439 m3/ngày đêm; trong đó, nước dưới đất khoảng 5.121 m3/ngày đêm và nước mặt khoảng 49.318 m3/ngày đêm. Tổng lượng xả thải lớn nhất vào khoảng 2.111 m3/ngày đêm.

Hiện tại đã có nhiều thông số vượt, thậm chí vượt nhiều lần QCVN quy định. Với các sông, một số thông số gây ô nhiễm đáng quan tâm như TSS, coliform, COD, N-NH4+ nhóm các chất ô nhiễm hữu cơ và

Thực trạng tài nguyên nước ở Lâm ĐồngLâm Đồng nằm trong khu vực có lượng mưa lớn, địa hình núi có độ dốc lớn, chia cắt mạnh nên mạng lưới sông, suối khá phong phú. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chưa chú trọng đến quản lý và bảo vệ cũng như quy hoạch sử dụng tài nguyên nước (TNN) nên dẫn đến những biểu hiện suy thoái TNN cả về số lượng lẫn chất lượng.

thông số Fe tổng. Dấu hiệu bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động khai khoáng. Do đó, cần có những chiến lược, biện pháp quản lý, xử lý các chất thải tại các khu vực này một cách hiệu quả, nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với môi trường. Ở các hồ, nhìn chung đã bị ô nhiễm bởi các thông số hóa, lý, vi sinh và diễn biến trong các năm từ 2010 đến năm 2014 theo hướng tăng dần. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do chịu tác động bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu vực các hồ và chất thải đô thị.

Lượng mưa tại Lâm Đồng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Có những vùng mưa rất lớn như Bảo Lộc, Di Linh, nhưng có vùng mưa rất ít. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85-90% tổng lượng mưa năm, có năm mưa lớn, mưa liên tục. Mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa năm, có những năm 2-3 tháng liền không mưa hoặc mưa không đáng kể. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến các mục đích dân sinh cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Qua khảo sát, vấn đề cạn kiệt của sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa hết sức nổi cộm. Đặc biệt, tài nguyên rừng đã ảnh hưởng đến TNN rất trầm trọng. Rừng là tuyến phòng

hộ lưu vực, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, duy trì tính ổn định và màu mơ của đất, điều hòa khí hậu, độ ẩm và giữ nước, cản bớt nước chảy bề mặt. Rừng là nguyên nhân chính để giảm bớt lũ lụt, hạn hán, bảo tồn nguồn nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, điều tiết sinh thủy cho hệ thống sông lớn và tăng cường trữ lượng của nguồn nước ngầm. Việc giảm diện tích rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến TNN rất rõ; nhất là 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) phải chịu lũ lụt thường xuyên ở cường độ cao; hiện tượng rửa trôi, xói mòn ngày càng gia tăng ở ven các sông lớn...

Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của TNN. Hiện, trữ lượng nước dưới đất trong tỉnh cung cấp một lượng không nhỏ trên tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho toàn tỉnh. Do vậy, ô nhiễm nước dưới đất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Nguyên nhân ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v… Nước còn bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Nhu cầu nước ngày một tăng caoTrước hết, đó là gia tăng nhu cầu nước

sạch sinh hoạt cho dân sinh và du lịch, tiếp

đến là gia tăng nhu cầu dùng nước cho phát triển một số ngành công nghiệp. Theo quy hoạch sử dụng đất đến 2020, đất cho phát triển khu/cụm công nghiệp tăng 3 lần so với 2010; tăng 1,5 lần so với 2015. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đến 2020, một số ngành công nghiệp được xác định là lĩnh vực ưu tiên phát triển và sẽ sử dụng nước khá nhiều như: sản xuất alumin, chế biến nông sản, thực phẩm (cà phê ướt, rau, củ…), chế biến khoáng sản (kaolin…), công nghiệp nhẹ (dệt, may, thủ công mỹ nghệ mây tre đan…), phát triển thủy điện bậc thang. Các lĩnh vực này đòi hỏi cần dùng rất nhiều nước và thải ra một lượng nước thải khoảng 50 - 80% nhu cầu dùng nước, cũng là những mối đe dọa tiềm tàng đến ô nhiễm môi trường nước.

Bên cạnh đó, còn là sự tác động của hoạt động khai thác khoáng sản. Sự gia tăng tổng lượng nước thải từ nông nghiệp. Trong đó, một số ngành nông nghiệp chủ đạo cần sử dụng nước trên địa bàn tỉnh như: chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm, rau, hoa, nuôi trồng thủy sản… Tương quan việc nhu cầu dùng nước là mức độ nước thải, chất thải nông nghiệp tăng lên. Nước thải nông nghiệp tuy có mức độ nguy hại không cao, nhưng lại có khối lượng lớn. Ngoài các chất hữu cơ trong chăn nuôi, nước thải trồng trọt có chứa một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các chất này về lâu dài sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước nếu không nâng cao kiến thức, nhận thức và ý thức của người nông dân. Mặt khác, tác động của biến đổi khí hậu là thời tiết ngày một nóng lên, hạn hán xảy ra nặng nề đang là thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp. Vì vậy, việc tính toán nhu cầu dùng nước và lượng nước thải trong nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn bởi vì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của tỉnh.

Bảo vệ rừng để giữ nguồn nước Đã đến lúc, cần có những kế hoạch dự báo

căn cơ hơn về chất lượng TNN. Trong đó, đến năm 2020, các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh sẽ đón nhận một lượng chất thải từ nhiều nguồn khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh hoạt,… Do đó nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất cao. Với nước ngầm, theo dự báo dân số nông thôn vào năm 2020 (với tiêu chuẩn dùng nước là 80 - 100 lít/người.ngày), trong đó nước dưới đất chiếm khoảng 30%...

Chất lượng và số lượng của tài nguyên nước phụ thuộc vào việc bảo vệ rừng và sản xuất nông nghiệp. Ảnh: M.Đ

Nước ngày càng khan hiếmNăm 2017, LHQ lấy chủ đề “Nước thải”

(Waste water) cho Ngày Nước thế giới (22/3), nhằm tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cả xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Cùng đó là hành động thiết thực về tiết kiệm nước và tái sử dụng nước thải; coi nước thải là một nguồn tài nguyên. Hiện trên toàn cầu, hơn 80% nước thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý và không được tái sử dụng. Thống kê của LHQ cũng cho con số giật mình: hiện đến 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống có chứa vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị, thương hàn... Do ảnh hưởng của các căn bệnh này, mỗi năm có tới 842.000 người chết; có

663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh.

Theo cảnh báo của giới khoa học, thế giới có thể sẽ thiếu 40% nước sạch trong 20 năm tới. Trong 2 thập niên tới, 1/3 dân số toàn cầu sẽ chỉ có được một nửa lượng nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sẽ thiếu nước trầm trọng. Các biện pháp bổ sung nguồn nước thiếu hụt trên toàn cầu cần chi phí 124 tỷ Euro hàng năm. Các dự báo về tình hình cạn kiệt TNN trên thế giới hàng năm vẫn liên tiếp được đưa ra.

Trong lúc đó, chi phí cho quản lý nước thải không đáng kể so với các lợi ích về sức khỏe, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; đồng thời mang lại cơ hội nghề nghiệp và

tạo ra nhiều việc làm “xanh” cho xã hội. Do vậy, vấn đề tái sử dụng nước thải, đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm nguồn nước và môi trường đang trở thành thách thức cần sớm được giải quyết trong tiến trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội...

Tái sử dụng nguồn nước thảiTheo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện

cả nước có gần 40 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất xử lý đạt 890.000 m3/ngày (chiếm 12-13%). Hệ thống thoát nước đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, thoát nước chung cho tất cả các loại nước thải và nước mưa. Nước thải hầu như chưa

Nước thải - vấn đề nóng bỏngTheo dự báo của Liên hợp quốc (LHQ), đến năm 2050, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống trong các đô thị (con số này hiện nay là 50%). Vì vậy, LHQ cho rằng, có nhiều cơ hội để khai thác tài nguyên nước (TNN) thải. Nước thải được quản lý hiệu quả sẽ là nguồn TNN, năng lượng, dinh dưỡng có chi phí hợp lý và bền vững.

được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, việc phát triển kinh tế “nóng” đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường năm 2016, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, cả nước có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày và 615 cụm công nghiệp, nhưng chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung; hơn 500 ngàn cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu; hơn 45.000 làng nghề; hơn 13.500 cơ sở y tế hằng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế...

Rõ ràng, áp lực từ phát triển kinh tế đã đè nặng lên vấn đề môi trường, đòi hỏi phải đưa công nghệ mới vào kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát nguồn nước và tái sử dụng phục vụ cho phát triển.

MINH ĐẠO (Tổng hợp)

XEM TIẾP TRANG 11

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

11 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNGDọc đường đất nước

... Hiện, nước ngầm tầng nông đang có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh tại hầu hết các vị trí quan trắc do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và chăn nuôi. Dự kiến số lượng vật nuôi sẽ tăng nhanh trong những năm tới, đồng nghĩa với lượng chất thải chăn nuôi sẽ gia tăng. Nếu lượng chất thải này không được thu gom và xử lý theo quy định thì trong tương lai, nguồn nước dưới đất của tỉnh sẽ tiếp tục bị ô nhiễm vi sinh và có thể sẽ càng nghiêm trọng.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Lâm Đồng Lương Văn Ngự cho rằng: Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có dòng sông Đồng Nai nằm ở thượng nguồn; không bị ảnh hưởng của tỉnh hay quốc gia nào, nhờ đó nguồn nước không bị xâm hại ngoại lai. Vì vậy, không ai giữ gìn nguồn nước này bằng tỉnh Lâm Đồng. Công tác quản lý, bảo vệ là do chính mình, không ai thay thế được. Cũng vì thế, đừng đổ lỗi cho ai, đừng vin cớ vào biến đổi khí hậu mà cho rằng nguồn nước Lâm Đồng bị ô nhiễm. “Chúng ta làm chưa đúng thì chúng ta phải có trách nhiệm điều chỉnh cho đúng. Không có gì bằng phải bảo vệ rừng; cùng đó là tập trung có những giải pháp, biện pháp xử lý nguồn nước thải. Sông của Lâm Đồng đưa lại nguồn nước sạch và an toàn để không chỉ tỉnh Lâm Đồng mà còn cho cả khu vực Đông Nam Bộ thụ hưởng. Mình phải biết trân trọng chính tài nguyên của mình, không ai khác. Chúng tôi cũng đã cảnh báo nhiều lần về nguồn nước tại các hồ trên địa bàn Lâm Đồng đã và đang bị ô nhiễm”, ông Ngự nhấn mạnh.

... “Con bé đâu thể đi bộ tới nhà tế bần”, Joe nói, “Phải có ai đó bồng nó trên tay và tay anh thì đủ khỏe cho chuyện đó”.

“Thế sao anh không làm đi? Sao phải dừng lại ở đây?”. Người vợ hỏi gặng.

“Bởi vì anh không muốn hành xử như thằng ngốc. Đầu tiên phải gặp người giám hộ đã, rồi mới nhận giấy phép”.

Không có lời đáp lại.“Khi nào thì anh đến gặp người giám hộ?”.“Ngày mai”.“Tại sao phải chờ đến ngày mai? Hãy đi lấy

giấy phép ngay bây giờ và phủi tay hết tất cả trong tối nay”.

“Jane”, người thợ sửa xe nói, giọng đầy uy lực khiến vợ ông phải khuất phục, “Anh đã từng đọc trong Kinh thánh nhiều thứ về trẻ con. Về Chúa đã trách móc các môn đệ của mình thế nào khi họ không chịu cưu mang chúng; về Ngài đã ôm chúng trên tay và ban phước cho chúng như thế nào; và Ngài đã dạy rằng “Bất kì ai đưa cho chúng dù chỉ một cốc nước lạnh thôi đều đáng bị trừng phạt”. Bây giờ, chúng ta chỉ có một việc nhỏ nhặt là cho đứa bé côi cút đáng thương này ở lại một đêm; chỉ một đêm yên ấm duy nhất trong đời nó thôi”.

Giọng của người đàn ông lực lương, thô kệch bắt đầu run và ông phải quay mặt đi để giấu những giọt nước nơi khóe mắt. Bà Thompson không trả lời, nhưng bên trong bà đã mềm lòng.

“Hãy nhìn nó thật trìu mến, Jane ạ; nói với nó thật trìu mến”, Joe nói. “Hãy nghĩ tới bà mẹ đã chết, và nỗi đau, nỗi cô đơn, nỗi bất hạnh trong cuộc đời sau này của con bé”. Lòng thương cảm đã khiến lời nói của ông thuyết phục đến không ngờ.

Bà Thompson vẫn không nói năng gì, nhưng quay sang căn phòng nhỏ mà chồng bà đã đặt Maggie vào; và bà đẩy cửa, lặng lẽ bước vào. Joe không đi theo vợ, ông đã thấy, thái độ của bà đã thay đổi, ông nghĩ tốt nhất nên để bà lại một mình với đứa trẻ. Thế là ông đi sang cửa hàng, nó nằm gần nhà ông,

và làm việc mãi đến khi màn đêm xuống giải phóng cho ông. Ánh sáng hắt ra từ ô cửa nhỏ của căn phòng là điều đầu tiên khiến ông chú ý đến ngôi nhà: đó là một điềm lành. Đường về nhà chạy ngang qua khung cửa sổ, mặc dù trái chiều, ông vẫn dừng lại để ngó vào trong. Bên ngoài đã đủ tối để giúp ông bí mật quan sát. Maggie hơi nhổm dậy và dựa vào chiếc gối, khuôn mặt cô bé được cây đèn chiếu sáng. Bà Thompson thì đang ngồi cạnh giường, trò chuyện với cô; bà quay lưng về phía cửa sổ nên không thể thấy mặt. Vì vậy, Joe phải suy đoán về cuộc trò chuyện của họ qua biểu cảm của Maggie. Ông thấy cô bé nhìn vợ rất chăm chú; thỉnh thoảng lại mấp máy như thể đang trả lời gì đó; khuôn mặt cô bé hiện lên vẻ buồn bã và tủi thân; nhưng tuyệt nhiên không có dấu hiệu của đau đớn và xót xa. Một tiếng thở phào nhẹ nhõm, hình như ông vừa trút được một gánh nặng trong tim.

Về đến nhà, Joe không đi ngay vào căn phòng nhỏ. Tiếng bước chân nặng nề trong bếp của ông khiến người vợ vội vã đi ra khỏi phòng Maggie. Joe nghĩ tốt nhất không nên nhắc đến cô bé hay bất cứ chuyện gì liên quan đến cô.

“Chừng nào mới có bữa tối thế?”. Ông hỏi.“Ngay thôi”, bà Thompson đáp và bắt đầu

lăng xăng. Giọng bà không còn khó chịu nữa.Sau khi đã rửa sạch bụi và đất đá trên mặt

và hai tay, Joe ra khỏi bếp, đi vào phòng ngủ kia. Đôi mắt sáng ngời ngước nhìn ông từ trên chiếc giường trắng tinh; ánh mắt trìu mến, biết ơn, van nài. Trái tim ông như muốn nhảy khỏi lồng ngực! Kèm theo với tiếng tim đập rộn! Joe ngồi xuống, giờ đây, lần đầu tiên, được nhìn kĩ hình hài nhỏ bé đó dưới ánh sáng ngọn đèn, ông thấy một khuôn mặt đáng yêu, vô cùng ngây thơ trong sáng mà không khổ đau nào xóa nhòa đi được.

“Cháu tên là Maggie?”. Ông hỏi, vừa ngồi xuống vừa nắm lấy bàn tay mềm mại của cô bé.

“Vâng, thưa ông”. Tiếng cô bé vang lên du dương như một điệu nhạc.

“Cháu bị bệnh lâu chưa?”.“Lâu rồi, thưa ông”. Giọng từ tốn của cô

mới thật là dễ thương!“Bác sĩ có đến khám cho cháu không?”.“Ông ấy từng đến ạ”.“Dạo này thì không ư?”.“Không, thưa ông”.“Cháu có đau không?”.“Thỉnh thoảng ạ, nhưng giờ thì không”.“Khi nào thì đau?”.“Sáng nay hông cháu nhói và lưng cháu

đau khi ông bế cháu”.“Cháu đau mỗi khi bị mang đi phải

không?”.“Vâng, thưa ông”.“Hông cháu còn nhói không?”.“Không, thưa ông”.“Có đau lắm không?”.“Có, thưa ông; nhưng nó không còn đau nữa

từ khi cháu nằm trên chiếc giường êm ái này”.“Chiếc giường êm ái này tuyệt lắm”.“Ồ, vâng, thưa ông - rất tuyệt!”. Tiếng cô bé

không giấu sự hài lòng xen lẫn cảm kích!“Bữa tối xong rồi”. Một lúc sau, bà

Thompson vừa nói vừa nhìn vào trong phòng.Joe liếc từ vợ mình sang Maggie; bà hiểu ý,

trả lời: “Con bé có thể chờ đến khi ta ăn xong, sau đó em sẽ mang cho nó cái gì đó”. Bà cố giữ giọng lãnh đạm, nhưng ông chồng đã thấy tất cả qua cửa sổ, nên ông hiểu rằng vẻ lạnh nhạt chỉ là cái vỏ bọc. Joe chờ đợi, sau khi họ ngồi vào bàn, cho đến khi vợ ông bắt đầu chủ đề mà cả hai đang nghĩ đến, nhưng bà vẫn im lặng, trong rất nhiều phút, ngược lại ông cũng thế. Cuối cùng, bà cất tiếng, rất đột ngột:

“Anh tính sao với đứa trẻ ấy?”.“Anh tưởng là em đã hiểu con bé phải đến

nhà tế bần rồi”, Joe đáp, tỏ vẻ ngạc nhiên với câu hỏi của vợ.

Bà Thompson ném về phía chồng một cái nhìn lạ lẫm rất nhanh, rồi lại cúi xuống. Câu chuyện đó không được nhắc lại nữa trong suốt bữa ăn. Sau bữa tối, bà Thompson nướng một khoanh bánh mì, làm xìu nó với bơ và sữa, kèm theo một tách trà, bà mang lên cho

Maggie, rồi cầm chiếc khay bê thức ăn, đứng nhìn đứa trẻ ăn ngấu nghiến trong sung sướng.

“Ngon chứ?”. Bà Thompson hỏi khi thấy món ăn rất được ưa thích.

Cô bé toan cầm tách trà lên uống, dừng lại và trả lời bà bằng cái nhìn cảm kích như đánh thức lòng nhân hậu đã ngủ quên trong bà suốt chục năm qua.

“Chúng ta nên để con bé lại thêm một hai ngày nữa; nó quá yếu và bất lực”, bà Thompson nói, đáp lại lời nhắc của chồng vào bữa sáng hôm sau, khi ông phải đi gặp người giám hộ của trại tế bần về việc của Maggie.

“Con bé sẽ làm phiền em lắm”. Joe đáp.“Một hai ngày thì chẳng sao. Thật tội nghiệp!”.Và Joe không hề đi gặp người giám hộ ngày

hôm đó, và cả hôm sau hay bất cứ ngày nào sau đó. Mà thật ra, ông không bao giờ đi nói chuyện với họ về Maggie nữa, vì chưa đầy một tuần sau bà Thompson đã gạt phăng cái ý định mang con bé đến đó cũng nhanh như khi bà đòi ông phải làm vậy.

Đứa bé ốm yếu ấy quả thật đã mang đến ánh sáng và phước lành cho gia đình Joe Thompson, người thợ sửa xe! Nơi đó đã từng rất tối tăm, lạnh lẽo và đầy khổ đau trong một thời gian dài bởi bà vợ không có ai để yêu thương và quan tâm ngoại trừ bản thân bà, thế là người đàn bà hóa ra cao ngạo, khó chịu, gắt gỏng và tự giày vò mình trong cuộc sống quạnh hiu của chính bà. Giờ đây vẻ đáng yêu của cô bé, nhìn bà bằng tình yêu, kiên nhẫn và lòng biết ơn, như một thứ mật ngọt đổ vào tâm hồn bà, và bà mang hình ảnh cô bé trong tim cẩn thận như khi bồng cô trên tay, một thứ gánh nặng quý giá. Còn với Joe Thompson, không ông bạn hàng xóm nào được uống mỗi ngày thứ rượu quý nhất đời như ông. Một thiên thần đã hạ cố xuống mái ấm của ông, giấu mình trong hình dáng một em bé đau ốm bất hạnh, rồi sau đó lấp đầy ngôi nhà u ám của họ với ánh sáng tình yêu thương.

Theo: Tuần Báo Văn nghệ TP.HCM số 439

Thiên thần giấu mặt... TIẾP TRANG 6

DIỆP QUỲNH

Những giàn su su quen thuộc của Đà Lạt cũng hiện diện khá nhiều tại Sa Pa và những xã lân cận. Đọt đậu

Hòa Lan cũng là loại rau được người Sa Pa trồng và thu hái nhiều, giống cư dân Đà Lạt với món đọt đậu xào ngon nổi tiếng. Ngoài ra, những búp lơ trắng, cải xanh, bắp thảo cũng là những cây trồng quen thuộc khiến người Đà Lạt thấy rất thân thuộc với ẩm thực của cao nguyên xứ Bắc.

Điều làm cho du khách rất thích thú với rau trái Sa Pa chính là một loại rau nổi tiếng, cây cải mèo. Thứ cải truyền thống của người H’Mông, thân to dài, cứng cáp, chịu được sự cằn cỗi của núi đá và lạnh lẽo của sương mù Sa Pa là loại rau xanh được người H’Mông và các dân tộc bản địa trồng và sử dụng trong bữa ăn từ hàng trăm năm nay. Vị giòn giòn, ngăm ngăm đắng của cải mèo cũng dần khiến du khách yêu thích và những thực đơn từ cải mèo đã trở thành rất quen thuộc với du khách bốn phương. Vị nhẩn nhẩn đắng

Rau xanh trên núi đá Sa PaSuốt dọc con đường ven xã Sa Pả kéo dài từ lưng chừng ngọn đèo nối thành phố Lào Cai với Sa Pa, người dân địa phương bày những sạp hàng dọc đường bán đầy củ cải đỏ. Thứ củ cải có màu đỏ thắm, to bằng nắm tay trẻ em cũng là loài cây quen thuộc với người trồng rau Đà Lạt. Đi thêm một chút, tới ven thị trấn Sa Pa, cư dân Đà Lạt sẽ thật quen thuộc với những cây rau màu lục nhạt trồng rải rác tại các thửa ruộng ven đường: cây atisô. Thời gian gần đây, người dân Sa Pa mới trồng lại cây atisô với mục tiêu chủ yếu để làm dược liệu như cao mềm atisô, trà atisô. Còn những món ngon từ atisô như hầm, luộc, salad…, người Sa Pa chưa quen sử dụng và điều này khiến ẩm thực Sa Pa thiếu đi một nét rất đặc sắc.

của rau cải mèo hòa với mùi thịt gác bếp nồng nồng, vị béo béo tạo thành hương vị kì lạ và hấp dẫn với những người lần đầu thưởng thức món ăn này. Cải mèo được phục vụ trong mọi nhà hàng lớn, nhỏ tại Sa Pa. Hầu hết du khách đến với Sa Pa đều mang quà về, trong đó không

thể thiếu những bó cải mèo xanh ngắt, đầy sức sống của núi đá.

Ngoài cải mèo, người Sa Pa còn trồng và sử dụng làm món ăn từ những loài cây dược liệu củ khởi và nhiều loại rau bản địa như rau cải mầm đá, một loại rau rất đặc biệt của Sa Pa.

Vườn cải mèo Sa Pa.Ảnh: D.Quỳnh

Thực trạng... TIẾP TRANG 10

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201703/23550_BLD_cuoi_tuan_ngay_25.3.2017.pdf · tỉnh tổ chức gần 400 lớp học cho hơn 45.000 lượt cán bộ,

12 THỨ BẢY 25 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Vượt lũ. Ảnh: Phan Văn Em

VIẾT TRỌNG

Một câu chuyện về sức khỏeKhi nói chuyện với nhiều thành

viên của Câu lạc bộ (CLB) Dương sinh Tân Châu, tất cả những câu chuyện kể đó dường như đều xoay quanh một chủ đề quan trọng của đời người: sức khỏe. Thậm chí có những câu chuyện như mang một chút mầu nhiệm của cuộc sống từ dương sinh.

Như câu chuyện của bà Đặng Thị Vạn là một ví dụ. Người thôn 5, xã Tân Châu - Di Linh, năm nay bà 60 tuổi, trông rất khỏe mạnh, yêu đời, hoạt bát, là thành viên tích cực của CLB. Nhưng không ai biết rằng cách đây 6 năm bà tưởng như đã phải nằm liệt một chỗ. Một ngày đi làm về, bà thấy choáng váng, gia đình sau đó đưa bà đến bệnh viện, từ bệnh viện tỉnh đến bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh đều đưa ra một chẩn đoán: bà bị u não.

Đó là một thời gian đầy ám ảnh trong đời, khi bà phải chiến đấu với cuộc giải phẫu, với bệnh tật. Trong những ngày dài dương bệnh u ám đó, mọi người rủ bà thử đến với dương sinh, với CLB dương sinh của xã, như để cho bà vui, để đám đông cười nói cho bà vơi nỗi ưu tư về bệnh tật. Và bà tập thử, rồi tập thật, và bà khỏe lại. 6 năm rồi từ ngày bà đến với dương sinh dường như đã là một cuộc đời khác, một cơ hội khác trong cuộc đời của bà, để mỗi ngày bà đều thấy vui với cuộc sống mới, vui với gia đình, người thân, với bạn bè, với dương sinh, không bệnh tật,

Khi CLB Dưỡng sinh cấp xã đi dự giải quốc giaĐó là Câu lạc bộ Dưỡng sinh của xã Tân Châu - Di Linh, trong nhiều năm nay đại diện cho huyện đi thi đấu và giành rất nhiều huy chương từ các giải dưỡng sinh quốc gia.

không thuốc men ám ảnh.Một câu chuyện khác cũng như

vậy. Đó là trường hợp của bà Lưu Thị Mùi, cũng người thôn 5, Tân Châu, thành viên của CLB. Bà Mùi bị thoái hóa cột sống phải điều trị thuốc thang rất lâu trước khi đi mổ. Sau giải phẫu, bà nằm liền một chỗ 3 tháng, bất động trên giường, sau đó là một quãng dài 3 năm không thể làm gì, mọi thứ phải trông chờ vào người thân chăm sóc, giúp đơ.

Rồi bà Mùi cũng thử đi tập dương sinh theo mọi người; mới đầu bà tập động tác nhẹ, đơn giản, dần nâng lên phức tạp. Đến lớp tập bà bảo tinh thần như phấn chấn hẳn lên, bà vui vì chân tay của mình đang dần trở lại như xưa, nghĩa là bà có thể uốn dẻo như ngày chưa giải phẫu. Dương sinh đang làm bà khỏe lại, bà lại làm được công việc nhà. Đến nay đã

hơn 5 năm bà không thấy bệnh tật cũ trở lại “Bây giờ khỏe lắm, đi đâu dù có xa cũng được rồi” - bà cười thật tươi.

Rất nhiều thành viên khác trong đội cũng vậy, cũng thấy sức khỏe mình nâng lên rất nhiều từ khi làm quen với dương sinh. “Lớn tuổi rồi, đâu còn như trước, sức khỏe giảm sút, ai ai cũng phải đau bệnh chuyện này chuyện kia. Nhưng từ khi đi tập dương sinh với đội tôi hầu như chẳng thấy đau yếu gì” - bà Hoàng Thị Can, 59 tuổi cho biết. Còn theo bà Lâm Thị Hạnh, 54 tuổi, từ khi tập dương sinh đến giờ, chừng 5 - 6 năm nay bà bảo chẳng hề tốn viên thuốc nào.

Niềm vui của những người thích đi CLB Dương sinh Tân Châu

được thành lập năm 2010 khi phong trào tập dương sinh cho

người cao tuổi của huyện Di Linh lan đến đây. CLB hiện có 23 thành viên, chủ yếu là nữ ở thôn 5 của xã, nhưng trong đội cũng có nam, người lớn tuổi nhất trong CLB là ông Ân Tiến Vân, 76 tuổi; còn người trẻ nhất là bà Trần Thị Hoa cũng đã 53 tuổi.

Từ khi thành lập đến nay, dù nắng hay mưa, trừ dịp tết bận rộn còn ngày nào cũng như ngày nào CLB sinh hoạt đều đặn mỗi ngày 2 buổi tại hội trường UBND xã Tân Châu, buổi sáng từ 5 - 6 giờ, buổi tối từ 7-8 giờ.

Tân Châu vốn là một trong những xã chuyên canh cà phê lớn nhất huyện Di Linh nên hầu hết các thành viên của đội đều là nông dân, người trồng cà phê, chỉ bận rộn khi vào mùa thu hoạch. Và cũng do hầu hết đã lớn tuổi, gia đình con cái đã ổn định nên các thành viên của CLB dành nhiều thời gian cho dương sinh, không chỉ tập để “sống vui sống khỏe” mà còn tập để hướng đến các cuộc thi, trước nhất là thi huyện, sau đến cấp tỉnh và rồi đến các giải khu vực và giải quốc gia.

Điểm thuận lợi nhất theo bà Lồng Sủi Kíu, 64 tuổi, người cũng ở thôn 5, Tân Châu, đội trưởng CLB Dương sinh Tân Châu, tất cả các thành viên đều đam mê nên sẵn sàng bỏ tiền túi ra đóng góp cho các chuyến đi thi tự túc như thế, từ tiền thuê thầy ở TP Hồ Chí Minh về dạy, mang trang phục thi đấu, thuê xe chở cả đội đi về, thuê khách sạn để ở trong những ngày giải diễn ra, mỗi chuyến đi như thế tùy theo xa gần mỗi thành viên

có đóng góp ít nhất cũng vài triệu đồng, có chuyến đi xa tốn đến cả chục triệu hoặc hơn, chưa kể thời gian bỏ công tập luyện cả tháng trước khi đi thi.

Từ năm 2010 đến nay theo bà Kíu, CLB đã đi thi đấu rất nhiều nơi, không chỉ là giải cấp tỉnh ở Đà Lạt mà còn các giải khu vực, giải toàn quốc từ TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Long an, Bình Dương, Tây Ninh… Còn huy chương, cúp thì như bà Kíu nhẩm tính, trung bình mỗi năm đội đi thi đấu 4 giải, năm nào cũng có huy chương; đến nay đã có trên 15 huy chương chủ yếu trong đó là huy chương vàng. Như giải miền Trung - Tây Nguyên mở rộng 2017 trong tháng 2 vừa qua tại Đà Lạt CLB đã giành đến 3 huy chương vàng. “Tháng 6 năm nay chúng tôi sẽ đi thi ở Cần Thơ” - bà Kíu cho biết.

Trong các cuộc thi đó, không chỉ tốn tiền túi khá nhiều cho mỗi thành viên nhất là những chuyến đi xa, mất thêm gần cả tháng trời cho tập luyện ráp nhạc, ráp đội hình nếu muốn giành được giải, có huy chương. Nhưng cái được nhất cho nhiều người trong đội chính là niềm vui. Như bà Diệp A Kíu, 73 tuổi, thành viên của CLB cho biết: “Mỗi chuyến đi như thế chúng tôi biết được rất nhiều thứ, làm quen được nhiều người, xem các đội trình diễn và học tập từ họ rất nhiều”. Còn bà Trần Thị Hoa, thành viên trẻ nhất của CLB: “Đi cho biết đây biết đó, từ trước giờ chỉ quanh quẩn ở nhà, ra vườn, đâu có cơ hội đi được nhiều đâu nên rất thích đi”.

Có phải vì niềm vui thích đi đó không mà cả CLB dương sinh này dù cao tuổi nhưng trông vẫn còn rất trẻ.

CLB Dưỡng sinh Tân Châu - Di Linh. Ảnh: V.T

“Họ chẳng thèm quan tâm gì đến những CLB Anh phải thi đấu ở cúp châu Âu. Ở các quốc gia khác, BTC cố gắng giúp đơ đội bóng từ những điều nhỏ nhất. Đằng này, MU phải đá lúc 12 giờ trưa. Tại sao là chúng tôi?”, HLV Jose Mourinho cay đắng chỉ trích LĐBĐ Anh (FA) khi bàn về lịch thi đấu của MU.

Cụ thể trong tháng 4, “Quỷ đỏ” trải qua tổng cộng 9 trận, gồm 7 trận tại Premier League và 2 trận ở vòng tứ kết Europa League (trung bình 80 tiếng/trận)! Rõ ràng, mật độ ra sân quá dày đặc sẽ khiến thể lực các cầu thủ ảnh hưởng trầm trọng, mục tiêu giành vị trí trong top 4 Premier League và vô địch Europa League cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

FA sắp xếp lịch thi đấu oái oăm, thế nhưng hãy lật ngược lại vấn đề: Liệu Mourinho có phải nhận trách nhiệm nếu MU không thể vượt qua tháng 4 “giông

bão”? Thời còn dẫn dắt Chelsea,

Mourinho nhiều lần gặp rắc rối với FA. Đến khi nắm quyền tại MU, ông vẫn chẳng chịu từ bỏ “thói quen” này. Đầu tiên phải kể đến án phạt 50 nghìn bảng vì phát ngôn nhắm vào về trọng tài Anthony Taylor trước trận đấu với Liverpool hồi tháng 10/2016.

Huyền thoại Roy Keane từng nói: “Mourinho dẫn dắt một trong những đội bóng lớn nhất thế giới, có trong tay lực lượng đắt giá nhưng suốt ngày rên rỉ về lịch thi đấu. Thay vì những lời phàn nàn vô nghĩa, ông ta cần tập trung vào chuyên môn nhiều hơn”.

Thật vậy, dù chỉ thua 2/30 trận trên mọi đấu trường nhưng màn trình diễn của MU chưa đủ thuyết phục. Họ may mắn rơi vào bảng đấu dễ, gặp đối thủ yếu ở vòng 1/8 Europa League (Rostov) nhưng chỉ giành những chiến thắng nhọc nhằn.

Theo 24h.com.vn

MU “hành xác” 9 trận/tháng