CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô...

12
Sáng tác thơ trên lá bàng Trường Sa Trải nghiệm trò chơi thể thao mạo hiểm ở rừng Madagui Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 343 - 4817 THỨ BẢY, NGÀY 24/6/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Rà soát, bổ sung tiêu chí bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ 769.625 người tham gia BHXH, BHYT tỉnh đến cuối tháng 5/2017. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Lâm Viên - hợp tác xã kiểu mới… 3 Nơi “ngọn gió” dừng chân 9 Trường Sa (tranh: Hồ Minh Quân). Ảnh chụp lại: Q.Uyển Những dòng nhật kí của con 5 Truyện ngắn: HOÀNG KIM T hời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở bằng việc đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa cơ sở vào Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2015-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm để thực hiện. Bên cạnh đó, đã kịp thời ra quyết định thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh và ở 12/12 huyện, thành phố. Ở các thôn, tổ dân phố đã thành lập Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đến nay, toàn tỉnh có 147/147 xã, phường, thị trấn đăng ký phát động xây dựng danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Trong đó, có 89/147 xã, phường, thị trấn đã được công nhận danh hiệu văn hóa. Thông qua phong trào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhằm nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh vừa có văn bản về việc rà soát, bổ sung tiêu chí bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa trong phong trào. Theo đó, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực hiện tốt một số nội dung: Trước hết, căn cứ Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với UBTWMTTQVN về việc vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định của Hội Khuyến học Việt Nam ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, công nhận các danh hiệu; căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, rà soát, điều chỉnh, bổ sung tiêu chí về “vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm trong sản xuất, chăn nuôi,...

Transcript of CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô...

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

Sáng tác thơ trên lá bàng Trường Sa

Trải nghiệm trò chơi thể thao mạo hiểm ở rừng Madagui

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 343 - 4817 THỨ BẢY, NGÀY 24/6/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Rà soát, bổ sung tiêu chí bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

769.625 người tham gia BHXH, BHYT tỉnh đến cuối tháng 5/2017. Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Lâm Viên - hợp tác xã kiểu mới…

3

Nơi “ngọn gió” dừng chân

9

Trường Sa (tranh: Hồ Minh Quân). Ảnh chụp lại: Q.Uyển

Những dòng nhật kícủa con

5Truyện ngắn: HOÀNG KIM

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống

văn hóa cơ sở bằng việc đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa cơ sở vào Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2015-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm để thực hiện. Bên cạnh đó, đã kịp thời ra quyết định thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh và ở 12/12 huyện, thành phố. Ở các thôn, tổ dân phố đã thành lập Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đến nay, toàn tỉnh có 147/147 xã, phường, thị trấn đăng ký phát động xây dựng danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Trong đó, có 89/147 xã,

phường, thị trấn đã được công nhận danh hiệu văn hóa. Thông qua phong trào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhằm nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh vừa có văn bản về việc rà soát, bổ sung tiêu chí bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa trong phong trào.

Theo đó, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực hiện tốt một số nội dung: Trước hết, căn cứ Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với UBTWMTTQVN về việc vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định của Hội Khuyến học Việt Nam ban hành bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá, công nhận các danh hiệu; căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, rà soát, điều chỉnh, bổ sung tiêu chí về “vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm trong sản xuất, chăn nuôi,...

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

2 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Chính thức chuyển đổi mã vùng toàn tỉnh

Sở Thông tin truyền thông tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết: Thực hiện kế hoạch

của Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày 17/6/2017 các thuê bao điện

thoại cố định tại 23 tỉnh, thành cả nước thuộc giai đoạn chuyển đổi thứ 3, trong

đó có Lâm Đồng sẽ chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định.

Cụ thể, thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày

17/6/2017; thời gian quay số song song từ 00 giờ ngày 17/6/2017 đến 23

giờ 59 phút ngày 16/7/2017; Thời gian duy trì âm thông báo từ 00 giờ 00 phút

ngày 17/7/2017 đến 23 giờ 59 phút ngày 31/8/2017.

Như vậy, từ 0 giờ 00 phút ngày 17/6/2017 mã vùng của Lâm Đồng

là 263.Khi thực hiện cuộc gọi liên tỉnh

hoặc từ mạng di động đến số thuê bao cố định tại các tỉnh, thành phố thay

đổi mã vùng thì vẫn phải quay số “0” (số mào đầu quốc gia) trước mã vùng

mới như cách quay số “0” trước mã vùng cũ trước đây.

DIỄM THƯƠNG

Rà soát, bổ sung tiêu chí... TIẾP TRANG 1

... chế biến, kinh doanh” vào tiêu chí bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; tiêu chí “Gia đình học tập” vào tiêu chí bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; tiêu chí “Cộng đồng học tập” vào tiêu chuẩn bình xét, công nhận danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; tiêu chí “Đơn vị học tập”

vào tiêu chuẩn bình xét và công nhận các danh hiệu “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”.

Cùng với đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án Truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với trọng tâm là thông tin, tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về những điển hình tiên tiến, nêu gương “Người tốt, việc tốt” trong thực hiện phong trào. Từ đó, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến nhiều đối tượng, tầng lớp nhân dân với những nội dung phong phú, đa dạng; đồng thời xóa bỏ các biểu hiện tiêu cực, hình thức, chạy theo thành tích trong việc bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa. LAN HỒ

ĐÀ LẠT: Tăng nhiều chỉ tiêu về kinh tế

Ước 6 tháng đầu năm 2017, Đà Lạt đạt tốc độ tăng trưởng 10,4%. Các chỉ tiêu về kinh tế đã thực hiện như: tổng mức đầu tư xã hội gần 4.000 tỷ đồng,

thu hút 2,4 triệu lượt khách du lịch, tổng trị giá giao hàng xuất khẩu 26

triệu USD, tổng thu ngân sách hơn 542 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ lần lượt 9%,

10%, 18% và 44%. Trong thời gian trên, Đà Lạt đẩy

mạnh liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản theo hướng bền vững. Đồng thời tập trung tuyên

truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng độc quyền

nhãn hiệu sản phẩm rau, hoa. Bên cạnh đó, Đà Lạt tiếp tục xây dựng

nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm cà phê Cầu Đất, hồng ăn trái, dâu tây. Ngoài ra còn triển khai nhiều

chương trình trợ giá cây trồng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi, hành động

năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp,

phát triển các làng hoa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025…

VŨ VĂN

Ngày 21/6, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng.

Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đã nghe đại biểu HĐND tỉnh báo cáo về dự kiến chương trình nghị sự của kỳ họp HĐND tỉnh sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 đến 13/7. Đồng thời đánh giá khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, huyện Đức Trọng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội từ nay đến

cuối năm 2017.Cũng tại buổi tiếp xúc, các cử tri xã

Liên Hiệp đã nêu một số đề xuất, kiến nghị về nâng cấp đường, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, giá heo xuống thấp trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới đời sống của bà con; khám sức khỏe bằng thẻ bảo hiểm vẫn còn nhiều bất cập; nhà ở cho người có công…

* Trước đó, chiều ngày 20/6, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh và huyện đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Phú Hội. T.VŨ

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đức Trọng

Cử tri xã Liên Hiệp nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc.

Trong 3 ngày, từ 20 - 22/6/2017, tại Nhà thiếu nhi Lâm Đồng, Tỉnh Đoàn đã tổ chức Hội trại Khăn quàng đỏ “Tiến bước dưới cờ Đoàn” với sự tham dự của 62 giáo viên, tổng phụ trách Đội và 190 thiếu nhi đến từ

Hội trại Khăn quàng đỏ “Tiến bước dưới cờ Đoàn”

các liên đội trường học đại diện 12 huyện, thành trong tỉnh.

Hội trại đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú nhằm huấn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức cho đội ngũ tổng phụ

Tặng học bổng cho 24 thiếu nhi xuất sắc trong học tập và công tác Đội.

trách và thiếu nhi làm công tác Đội như: kiến thức lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phong trào, các chương trình, các cuộc vận động lớn của đội; các quy định về điều lệ Đội; hướng dẫn thực hành nghi thức Đội; các trò chơi, múa hát tập thể, nhảy cộng đồng và dân vũ, trò chơi lớn, tổ chức lửa trại, hội trại...

Không chỉ tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi trong mùa hè, hội trại còn rèn luyện kỹ năng, bồi đắp lý tưởng “Tiến bước lên Đoàn” cho các em; qua đó nâng cao chất lượng công tác Đội và phát triển phong trào thiếu nhi trong các trường học của tỉnh. Nhân dịp này, Tỉnh Đoàn đã trao học bổng “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Lâm Đồng” cho 24 em có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác Đội.

QUỲNH UYỂN

Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017), ngày

21/6, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc mừng Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng, Đài PTTH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh... Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cùng các sở, ngành liên quan.

Đến thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Lâm Đồng, đoàn đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Hương - Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng báo cáo những kết quả Báo Lâm Đồng đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, hướng tới xây dựng một tòa soạn báo chuyên nghiệp. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến khẳng định, trong thời gian qua, đội ngũ phóng viên Báo Lâm Đồng nói riêng, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh nói chung đã luôn bám sát cơ sở, phản ánh một cách khách quan, trung thực muôn mặt đời

Bí thư Tỉnh ủy thăm các cơ quan báo chí trong tỉnh

sống của nhân dân, đẩy lùi những tiêu cực trong xã hội. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị đội ngũ phóng viên Báo Lâm Đồng tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động báo chí tại địa phương.

Cũng trong dịp này, đại diện lãnh đạo

thành phố Đà Lạt và các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương, các đoàn thể, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng đã đến thăm, tặng hoa và chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Lâm Đồng và các cơ quan báo chí trong tỉnh.

VĂN BÁU - PHAN NHÂN

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng Báo Lâm Đồng.

Sơn Điền có 98% hộ dân có thiết bị thu sóng vệ tinh

Vài năm trở lại đây, nhất là từ năm 2010, khi đầu thu truyền hình kỹ thuật

số vệ tinh khá phổ biến, giá thành giảm và một mặt do đời sống kinh tế của

người dân xã Sơn Điền được nâng lên, nên bà con đã đầu tư các phương tiện

nghe nhìn để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần. Theo thống kê của UBND xã, đến nay, trên địa bàn xã Sơn Điền đã có 98% hộ dân lắp đặt thiết bị thu sóng vệ tinh và kết nối mạng internet (MyTV) để theo dõi tin tức, thời sự trong nước

và quốc tế. Nhờ tiếp cận với phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần

nâng cao nhận thức của người dân về mọi mặt như: kinh tế, văn hóa, xã hội.

NDONG BRỪM

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

3 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Ký sự: PHẠM THÁI

Tôi nhâm nhi cạn ly cà phê thứ hai mà chưa tới bảy giờ sáng, trong đầu óc vẫn còn lơ mơ đi tìm mô hình sản

xuất và tiêu thụ cà phê, anh Chu Bá Nam bất giác thổ lộ: Cậu nên đến Hợp tác xã cà phê Lâm Viên!?

Chúng tôi lên xe thẳng một mạch đến xã Liên Đầm trên quốc lộ 20. Nơi làm việc của Hợp tác xã (HTX) là một gian phòng nhỏ khiêm tốn của ngôi nhà cấp bốn, phía sau một nhà kho lớn có sức chứa khoảng 3.500 tấn cà phê nhân. Giám đốc HTX, một cô gái trẻ nhanh nhạy tiếp chuyện chúng tôi với thái độ chân thành. Cô trao đổi hồn nhiên, thẳng thắn và giải thích rõ ràng khi tôi thắc mắc về một chi tiết nào đó trong mô hình HTX sản xuất - kinh doanh cà phê hoàn toàn mới ở Việt Nam.

Qua nhiều kênh thông tin và sự nhiệt tình của cô giám đốc trẻ, tôi biết HTX cà phê Lâm Viên được khởi động thành lập từ năm 2012 dưới sự bảo trợ của một tổ chức phi chính phủ Hà Lan, thông qua dự án dài hơi 6 năm với một ngân khoản ban đầu không hoàn lại 70 ngàn ERO (Qũy không chia), tương đương 2,269 tỷ Việt Nam đồng và các khoản chi phí văn phòng, Makettinh, thuê giám đốc, nhân viên… hàng tháng khoảng 20-22 triệu đồng. Ngoài ra, Qũy tài trợ này - Robobank còn cho vay vốn lưu động hàng năm thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX, mức lãi suất ưu đãi bằng 1/2 của các ngân hàng thương mại.

Bằng một động tác khiêm tốn cô giám đốc trao cho tôi tập tài liệu và nói: “Chú có thể tham khảo!”. Đây là dự án, giới thiệu mô hình HTX kiểu mới dựa trên những nguyên tắc của tổ chức Liên minh HTX quốc tế và Luật HTX Việt Nam 2012-2013. Trong đó có 7 nguyên tắc cơ bản như: Tự nguyện-mở rộng; quản trị dân chủ xã viên; tự chủ-độc lập; tham gia kinh tế; thông tin-giáo dục đào tạo; quan tâm cộng đồng; hợp tác giữa các HTX…

Tôi đề cập đến mô hình quản trị HTX và kết quả hoạt động, Giám đốc Trần Thị Liên ôn tồn giải thích: Cháu là người thứ hai được HTX thuê làm giám đốc điều hành, bên cạnh một kế toán và một nhân viên giữ kho quỹ. Ba người này được Quỹ tài trợ trả lương hàng tháng cùng với các khoản chi phí khác. Trên giám đốc, các xã viên bầu ra Ban quản trị và chủ tịch HĐQT gồm năm người, Ban kiểm soát ba người. Các thành viên làm việc tự nguyện, không hưởng lương và các khoản thù lao khác.

Là một tổ chức tự nguyện nhưng có những nguyên tắc bắt buộc như HTX không được quyền thua lỗ. Vì vậy, ngay từ đầu HĐQT và Ban điều hành phải quán triệt công khai đầy đủ với các hộ xã viên và các thành viên tham gia quản trị - điều hành dự án, dựa trên các tiêu chí khi khởi động đầu tư, phát hành vốn vay cho xã viên phải đạt hiệu quả SXKD và thu hồi nợ đúng kỳ hạn, tránh mọi rủi ro; bởi nguồn vốn này không ràng buộc thế chấp tài sản mà mỗi xã viên hoàn toàn tự nguyện vay - trả đúng cam kết.

Vấn đề khó khăn nhất của Ban điều hành là xã viên ở rải rác trong địa bàn rộng gồm 5 xã, hàng chục buôn làng, thôn xóm nên niềm tin hoàn toàn thuộc vào người đứng đầu trong nhóm xã viên ấy. Trong 4 năm đầu thực hiện tuy có gặp một số sự cố như xã viên sản xuất không hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích, chây ỳ, thiếu nợ, nhưng HTX vẫn đạt được nhiều thành quả cơ bản, đáng khích lệ là giải quyết cho nhiều hộ thiếu vốn, thiếu vật tư phân bón và tiếp thu kỹ thuật canh tác. Đến niên vụ 2015 HTX nhập kho, tiêu thụ gần 900 tấn cà phê thành phẩm, đạt lợi nhuận (thặng dư) 263 triệu, tăng tổng nguồn vốn lên 3 tỷ 300 trăm triệu đồng, bao hàm vốn tài trợ không hoàn lại.

Một con số khiêm tốn nhưng gây ấn tượng mạnh bởi số lượng xã viên dao động trên dưới 120 người, tổng diện tích cây cà phê tầm 200 ha, bình quân mỗi ha được vay 50 triệu đồng/niên vụ. Thí dụ như niên vụ 2014 - 2015 Qũy tài trợ cho xã viên vay 5,7 tỷ đồng, trong đó đầu tư bằng phân bón, vật tư giảm 8 - 10% so với thị trường tự do.

Những ngày lang bạt ở Di Linh tôi cũng nhận ra những điều khó lý giải cho thị trường cà phê đầy bất trắc và mâu thuẫn. Mâu thuẫn bởi thành phần sản xuất và giới kinh doanh.

Lâm Viên - hợp tác xã kiểu mới…Mấy ngày lưu lại huyện lỵ Di Linh tôi vẫn chưa tìm thấy mô hình nào sản xuất, tiêu thụ cà phê, thứ hạt mỗi năm người nông dân đổ mồ hôi làm ra khoảng 100-120 ngàn tấn sản phẩm, trên tổng diện tích canh tác gần 41.700 ha, chiếm 93% diện tích cây công nghiệp dài ngày trong toàn huyện.

Sản xuất lúc nào cũng muốn đạt năng suất cao, bán được giá tốt nhất, ngược lại giới kinh doanh luôn luôn muốn đạt lợi nhuận tối đa. Trong khi đó giá bán hoàn toàn phụ thuộc thị trường nước ngoài. Cho nên tổ chức HTX kiểu mới là một mô hình dung hòa giữa hai nhóm lợi ích. Suy cho cùng lợi ích nhiều nhất mang lại cho xã viên - người trực tiếp sản xuất, nhưng đòi hỏi tính tự giác và trách nhiệm của từng xã viên cũng như các thành viên trong Ban quản trị, Ban điều hành. Trên thực tế, trong những năm qua, HTX Lâm Viên hoạt động với quy mô nhỏ, mỗi năm giao dịch khoảng trên dưới 200 tấn cà phê nhân, đạt doanh số khoảng chục tỷ đồng, lợi nhuận đem lại cho xã viên hàng trăm triệu đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối từ 60 - 70 triệu đồng/năm. Nhưng khoản lợi nhuận này chỉ trích khoảng 3% trên mỗi ký cà phê bán ra. Thí dụ năm 2016, giá bán cà phê nhân 45.400 đ/kg, HTX trích lại 1.500 đ/kg.

Tôi băn khoăn về phương thức mua - bán sản phẩm, cô giám đốc khẳng định: Quy tắc của dự án và điều lệ HTX: Giám đốc là người điều hành, tìm kiếm thị trường, cập nhật thông tin thường nhật, thông báo đến xã viên và người đại diện xã viên về thị trường, giá cả sao cho có lợi nhất để họ quyết định bán hay không. Đồng thời với giá cả là chất lượng sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa đến từng xã viên nên khi hạt cà phê nhập kho phải đạt quy chuẩn, và xã viên chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình. Vì vậy tránh được tình trạng xã viên làm cẩu thả, hàng hóa kém chất lượng.

Việc đổi mới và nâng cao kiệu quả hoạt động của các HTX trong nền kinh tế thị trường là đòi hỏi tất yếu và với cách thức mà HTX Lâm Viên đang làm phù hợp với xu hướng phát triển ngày nay.

D.QUỲNH

Vượt con đường trên 3 km lầy lội từ UBND xã Mê Linh vào thôn Buôn Chuối, thôn có hầu hết bà con

người K’Ho sinh sống mới tới được trang trại hoa của anh Nguyễn Văn Đương. Ở tuổi 46, gia đình anh Đương có 3 ha đất chuyên trồng hoa, trong đó có một ha nhà kính. Trong cộng đồng trồng hoa lilys, anh Đương nổi danh là người trồng được hoa lilys ngoài trời, không cần nhà kính cho loài hoa vốn nổi tiếng khó chăm, khó chiều này. Anh Đương cho biết: “Gia đình tôi có nghề trồng hoa lilys từ ngoài Bắc. Hồi xưa các tỉnh phía Bắc chỉ trồng lilys một vụ đông, trồng ngoài trời nên tôi có kinh nghiệm hãm hoa. Vào Lâm Hà lập nghiệp, tôi tiếp tục canh tác lilys ngoài trời đồng thời trồng thêm cả diện tích trong nhà”. Anh Đương cho biết, lilys trồng ngoài trời có ưu điểm là cây mập, cành khỏe, cánh hoa dày, màu sắc tươi hơn trồng trong nhà kính. Đặc biệt, do trồng ngoài trời, sức thích nghi rất tốt nên bông lilys khỏe, cắm bông lâu tàn, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhược điểm cũng có, đó là trồng lilys ngoài trời bị ảnh hưởng bởi thời tiết, bệnh dịch nên khó “canh” thời điểm bông “chín” để thu hoạch đúng theo kế hoạch. Điểm này khá quan trọng với những vụ lilys quan trọng như tết âm lịch, thời điểm cần có bông tập trung vào

Tỷ phú trồng hoa lilys ngoài trờiỞ thôn vùng sâu Buôn Chuối, có một tỷ phú trồng hoa với hàng vạn bông lilys mỗi tuần. Điều khác biệt là người nông dân này thay vì trồng hoa trong nhà kính thì lại canh tác lilys ngoài trời mà vẫn đạt hiệu quả cao.

những ngày trước tết. Tuy nhiên, anh Đương nhận xét: “So với các tỉnh phía Bắc, vùng Lâm Hà khí hậu rất thuận lợi cho cây lilys, dễ canh thời điểm ra bông dù trồng ngoài trời. Riêng vụ tết vừa qua, tôi xuống giống 500 ngàn củ lilys trên tổng diện tích 3 ha, phải nói tỷ lệ thu đạt tới trên 80%, không thua kém trồng trong nhà kính”.

Để cung cấp hoa lilys cho thị trường

đều đặn, anh Đương chọn cách gieo củ gối đầu. Trung bình, mỗi tuần anh xuống giống 10 ngàn củ. Do đó, trừ vụ tết cần tập trung trồng một lần, suốt năm thời điểm nào anh Đương cũng có bông lilys cung cấp cho thị trường mà không phải chịu cảnh thừa hàng rớt giá. Anh cho biết, những ngày thường anh chọn giống lilys vàng thơm bông nhỏ do giá củ giống thấp, giá bán bông không cao, dễ tiêu thụ. Còn

tới vụ hoa tết, anh nhập giống “lilys ù”, bông lớn, có thể có tới 7 tai hoa do nhu cầu tết. Củ giống anh nhập trực tiếp từ Hà Lan và ngoài sử dụng trong trang trại, anh Đương còn cung cấp cho những người trồng lilys khác với giá cả rất tốt.

Không chỉ trồng lilys, anh Đương còn trồng một số loài hoa, lá phù hợp với đất Lâm Hà như hồng, đồng tiền và các loại lá trang trí như dương xỉ, đuôi chồn. Nếu hồng, đồng tiền là hai loại hoa đã quen thuộc thì lá trang trí cũng là một cách thay đổi hiệu quả của trang trại. Anh Đương cho hay, giá lá trang trí hiện rất cao, một lá dương xỉ loại A có giá tới 2 ngàn đồng, lá xấu xí nhất cũng đạt tới 5-700 đồng/lá. Anh so sánh, một sào hoa thu nhập chỉ bằng 1/2 sào lá trang trí. Vì vậy, bắt đầu từ 1 sào lá trồng thử nghiệm, hiện anh đã mở rộng diện tích lên 4 sào lá các loại. Anh cho biết, trồng hoa hay lá cũng cần một nền đất tốt, màu mỡ. Vì vậy, anh không lạm dụng thuốc hóa học mà sử dụng lượng lớn phân bò ủ với xơ dừa để cải tạo nền đất. Nền đất tốt, cây khỏe kéo theo vừa giảm tiền thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, vừa đảm bảo cây bền, lâu cỗi.

Ông Mbon Ha K’Lê, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mê Linh, Lâm Hà đánh giá, hộ anh Nguyễn Văn Đương là hộ nông dân sản xuất hoa nổi tiếng, là tấm gương để rất nhiều bà con học theo. Trang trại của anh cũng sử dụng nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định, tạo điều kiện để bà con có thể tới học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Vườn lilys ngoài trời. Ảnh: D.Quỳnh

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

4 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: HOÀNG KIM

Con gái bị sốt cao phải đi viện cấp cứu. Trong khi chồng Hà lo lắng chăm con ở

bệnh viện, Hà ở nhà nấu cháo và dọn dẹp nhà cửa. Thấy bàn học con gái quá lộn xộn, cô tiện tay sắp xếp lại cho gọn và rồi… vô tình một cuốn sổ tay, bìa da màu xanh xinh xắn - món quà nhỏ chị mua từ một lần đi họp ở Hà Nội, tặng con nhân ngày con bé vào lớp 7, rơi tuột xuống đất. Chị tò mò mở ra, rồi run run đọc:

Ngày… tháng… năm 20…Hôm nay, ba mình có vẻ rất

buồn. Ông ít nói hẳn, cả ngày cứ nằm trên giường. Mình biết là ba giận mẹ. Cả hai ông bà chẳng nói với nhau câu nào. Liệu có phải là ba đã biết mọi chuyện rồi không?...

Ngày… tháng… năm 20…Hôm nay là sinh nhật của bạn

Nga. Bạn ấy khoe là được ba mẹ tổ chức vui lắm. Nhiều bạn học cùng đến chung vui và chức mừng bạn ấy. Còn sinh nhật của mình, thì hình như mẹ đã không còn nhớ ngày nào nữa. Vả lại, cũng lâu lắm rồi, mẹ cũng ít ăn cơm ở nhà. Giá như ba, mẹ mình vui vẻ như ngày nào nhỉ. Ba ơi! Mẹ ơi! Chúng con cần không khí vui vẻ trong gia đình, dù ăn chưa được ngon, mặc chưa được đẹp thì cũng không sao ba, mẹ ạ. Những thứ đó chẳng là gì hết, nếu cuộc sống gia đình ta cứ lạnh lẽo như hiện nay…

Ngày… tháng… năm 20…Hôm nay, mẹ tưởng mình ngủ

rồi, nên đã rất tự nhiên và thoải mái chuyện trò với ai đó trên điện thoại. Dù mẹ nói nhỏ, nhưng mình vẫn nghe rõ ràng. Mẹ nói là mẹ nhớ ai đó lắm. Mẹ còn cười vui khi nhắc lại những chuyện mà mình không đủ can đảm viết ra đây nữa. Mẹ ơi! Sao mẹ lại thay đổi như vậy. Và dù có xảy ra chuyện gì thì anh em con vẫn không bao giờ rời xa ba đâu mẹ nhé. Lúc này, ba là tất cả đối với chúng con mẹ ạ. Mẹ ơi! Chúng con mong mẹ dừng lại…

* * * Về lại Đà Lạt, sau một tuần

nghỉ, Hà cầm tập hồ sơ đi gõ cửa

các nơi để xin việc. Vài ba nơi, người có trách nhiệm nhận hồ sơ, mà chẳng có hứa hẹn gì. Đến lần thứ tư, Hà vào một cơ quan sự nghiệp của tỉnh, dù trong lòng đã bắt đầu nản. Vừa khép nép, lại vừa không mấy tin tưởng, Hà trình bày nguyện vọng với người giám đốc (bởi trên bàn làm việc có biển đề tên và chức vụ của người cán bộ này). Khác với những lần trước, sau khi xem kĩ hồ sơ, và giám đốc hỏi dăm câu, Hà được ông quyết định nhận và sẽ đi làm thử việc ngay vào đầu tháng tới. Mọi việc chỉ diễn ra khoảng 20 phút. Chính cách làm việc nhanh chóng và quyết đoán của giám đốc, đã tạo cho Hà ấn tượng tốt về người lãnh đạo này. Sực nhớ những ngày nuôi hy vọng ở thành phố Hồ Chí Minh… Hà thở phào nhẹ nhõm: May mà, mình quyết định rời khỏi chốn ấy.

Tốt nghiệp Đại học Đà Lạt, cũng như nhiều bạn cùng trang lứa, Hà “phi ngay” xuống thành phố Hồ Chí Minh, với ý định sẽ tìm kiếm một công việc phù hợp, và nếu cơ hội cho phép, thì lấy chồng lập nghiệp nơi thành phố sầm uất và năng động bậc nhất của cả nước này.

Là một cô gái xinh đẹp, lại đang ở vào độ tuổi rực rỡ nhất của thời con gái, cùng với vốn tiếng Hoa được đào tạo bài bản, Hà nhanh chóng được nhận vào làm nhân viên cho một cửa hàng bán đồ cổ, trên đường Nguyễn Huệ, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố.

Cửa hàng, nơi Hà làm việc tuy nhỏ, nhưng được trang trí khá sang trọng và bắt mắt, công việc cũng chẳng có gì nặng nhọc. Mỗi ngày Hà chỉ phải tiếp khoảng mươi người khách, chủ yếu là các thương gia đến từ Singapore hay Đài Loan, Hồng Kông. Đồ cổ nói chung là rất kén khách, và giá cả lại khá cao. Cho nên, chỉ những ai thực sự thích cổ vật và dư dả tiền bạc thì mới ghé vô cửa hàng. Vì vậy, công việc chính của Hà mỗi ngày chỉ là lau chùi và quét bụi trên những món cổ vật, mà thực ra, cô cũng chẳng hiểu biết mấy về giá trị của nó cả. Ngày lại ngày, sự nhàm chán của công việc đơn

Đảm bảo kỳ thi THPT quốc giaan toàn, nghiêm túc

TUẤN HƯƠNG (thực hiện)

PV: Hôm nay thí sinh chính thức bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017 trên địa bàn tỉnh, xin bà cho biết công tác chuẩn bị ra sao?

Bà Đàm Thị Kinh: Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Sở GDĐT chủ trì cụm thi tại Lâm Đồng, cùng phối hợp với 3 trường cao đẳng, đại học. Đây cũng là áp lực đối với ngành Giáo dục, vì vậy, ngay sau khi được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ chủ trì cụm thi, Sở đã chủ động mọi kế hoạch để có những phương án tổ chức kỳ thi. Kỳ thi THPT quốc gia 2017, toàn tỉnh có 14.400 thí sinh dự thi. Sở đã bố trí 36 điểm thi rải đều khắp 12 huyện, thành phố để tạo điều kiện cho thí sinh đi lại thuận lợi nhất và huy động trên 2.000 cán bộ phục vụ cho kỳ thi. Để đảm

Với sự đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia 2017, năm nay, tỉnh Lâm Đồng chỉ có 1 cụm thi do Sở GDĐT chủ trì, thay vì 2 cụm thi như những năm trước. Với sự chủ động của ngành Giáo dục cùng sự phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất. Báo Lâm Đồng đã có cuộc phỏng vấn bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT về việc đảm bảo mọi điều kiện để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

bảo tính chính xác, bảo mật cho việc in sao và vận chuyển đề thi, Sở đã thành lập các Ban thực hiện nhiệm vụ này. Theo đó, tổ chức 4 tuyến vận chuyển đề thi từ Ban in sao đến các điểm thi, đồng thời, xây dựng phương án bảo quản đề thi và bài thi tại 36 điểm thi. Địa điểm chấm thi được đặt tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Đà Lạt) đã được đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và an ninh an toàn cho việc chấm thi. Nhìn chung, tất cả các công tác chuẩn bị đảm bảo đúng theo yêu cầu, từ cơ sở vật chất, con người, tài chính… đã cơ bản hoàn tất, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đơn vị đã sẵn sàng cho kỳ thi bắt đầu vào ngày 22/6.

PV: Trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi có gặp khó khăn gì không, thưa bà?

Bà Đàm Thị Kinh: Trước đó, sau 3 lần họp Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2017 tỉnh Lâm Đồng, Sở đã đề xuất để giải quyết khó khăn về phương tiện đi lại phục vụ cho cán bộ coi thi đến từ đơn vị phối hợp là Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề này đã được giải quyết khi Trưởng Ban chỉ đạo đồng ý hỗ trợ phương tiện cho thầy cô tại các địa phương. Sở cũng chỉ đạo các điểm thi hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ coi thi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Một vấn đề

nữa về công tác bảo đảm an ninh trật tự, Sở cũng đã chỉ đạo việc xây tường rào cách ly 1 hộ dân sinh sống trong khuôn viên Trường THPT Bùi Thị Xuân (Đà Lạt). Đồng thời, phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra tính an toàn, bảo mật, đảm bảo an toàn cho kỳ thi. Đối với các điểm thi dành cho thí sinh tự do dự thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, Sở đã chỉ đạo bố trí phòng chờ cho các em nghỉ ngơi trong khi đợi đến môn thi tiếp theo cũng như đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi.

PV: Bà có điều gì nhắn nhủ đến các thí sinh cũng như cán bộ coi thi?

Bà Đàm Thị Kinh: Đây là kỳ thi quan trọng đối với ngành Giáo dục cũng như với bản thân mỗi thí sinh và gia đình các em. Vì vậy, tôi mong rằng các em hãy giữ gìn sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần để có phong thái tốt nhất tham dự kỳ thi và hoàn thành bài thi với kết quả như mong đợi. Đối với cán bộ coi thi, tôi cũng mong các thầy cô hãy nắm chắc quy chế, nhiệm vụ của mình, đồng thời, phối hợp tốt giữa giáo viên các trường THPT và giảng viên các trường cao đẳng, đại học, qua đó, có tâm thế thật tốt cho kỳ thi nghiêm túc nhưng cũng nhẹ nhàng để học sinh có thể phát huy hết khả năng của mình.

PV: Xin cảm ơn bà!

THEO DÒNG SỰ KIỆN

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

Trong đó chương trình nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng, chính quyền địa phương, ngành văn hóa, thể thao, du lịch đối với việc quản lý tổ chức các hoạt động bơi và phát triển phong trào tập luyện bơi cho trẻ em; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và năng lực chuyên môn của đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên về công tác phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em, góp phần giảm đến mức thấp nhất tai nạn đuối nước có thể xảy ra, nâng cao thể lực và tầm vóc cho thanh thiếu nhi.

Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; đảm bảo 100% các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn có huấn luyện viên, nhân viên cứu hộ được tập huấn cứu đuối, có trang thiết bị cứu hộ, đảm bảo các điều

Đẩy mạnh thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em

kiện vệ sinh, an toàn theo quy định. Từ đó, không ngừng đẩy mạnh

việc tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, gia đình và cộng đồng; xây dựng thí điểm mô hình trẻ em toàn xã biết bơi, học sinh toàn trường biết bơi và nhân rộng mô hình phòng chống đuối nước trẻ em. Đẩy mạnh các hoạt động dạy bơi, dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; tổ chức các giải bơi, thi tìm hiểu về kỹ năng an toàn trong môi

trường nước cho thanh thiếu nhi nhằm khuyến khích, động viên phong trào học bơi, tập luyện bơi trong trường học.

Tỉnh sẽ tạo điều kiện dành quỹ đất, vận động xã hội hóa khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bể bơi ưu tiên tại các khu vực gần trường học, khu vực đông dân cư để tạo điều kiện cho trẻ em được học bơi và luyện tập bơi. Thường xuyên kiểm tra dịch vụ bơi và việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia bơi, lặn.

QUỲNH UYỂN

Tạo điều kiện cho con trẻ học bơi là trách nhiệm của các bậc cha mẹ.(Ảnh chụp tại hồ bơi Khu Du lịch rừng Madagui - Đạ Huoai lúc 10g30 ngày 11/6/2017).

Theo ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt

Nam, Trưởng BTC Giải Báo chí Quốc gia cho biết, Giải thưởng Giải báo chí Quốc gia lần thứ 11 có sự tham gia của 1.637 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đến từ các liên chi hội trên toàn quốc.

Hội đồng chung khảo đã quyết định chọn 129 tác phẩm vào vòng chung khảo. Trong số đó

129 tác phẩm giành Giải Báo chí Quốc gia 2017Giải thưởng Giải Báo chí Quốc gia năm nay có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải Khuyến khích. Đặc biệt, toàn bộ giải thưởng đã được tăng lên so với năm trước.

có 7 Giải A; 24 Giải B; 39 Giải C và 25 Giải Khuyến khích.

Theo ông Hồ Quang Lợi, các tác phẩm dự giải năm nay đều bám sát các sự kiện nổi bật của năm 2016, bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu đậm về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị của đất nước; Gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; gương người tốt việc tốt; đấu tranh chống các thế lực thù địch, tham nhũng, tiêu cực...

“Điểm nổi bật của mùa giải năm nay là các tác phẩm có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

5 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Những dòng nhật kí của conđiệu đã bắt đầu xuất hiện trong đầu cô gái trẻ, vốn ấp ủ bao hoài bão lớn lao. Bên cạnh đó, Hà lại phải chịu đựng những cái nhìn như “ăn tươi, nuốt sống” của ông chủ, dù lúc nào cũng có bà chủ kè kè bên cạnh. Đã không ít lần, Hà phải khốn khổ vì ông chủ, nhất là mỗi khi bà chủ có công việc ra ngoài. Thấy khó xử quá, nếu cứ kéo dài tình trạng này. Và thế là chỉ sau gần 4 tháng “vào đời”, lấy lý do ba, má đã già yếu cần người chăm sóc, Hà xin nghỉ việc. Hôm chở Hà ra bến xe để về Đà Lạt, ông chủ đưa cho Hà một tấm danh thiếp với lời dặn dò, đầy vẻ tiếc nuối: “Bất kỳ lúc nào, nếu có xuống Sài Gòn chỉ cần em điện thoại là anh sẽ đến đón em ngay”.

* * *Hà được cơ quan bố trí làm

việc dưới sự kèm cặp, hướng dẫn của một cán bộ có kinh nghiệm. Vốn được đào tạo bài bản về ngoại ngữ, công việc cũng nhẹ nhàng lại không quá phức tạp, Hà nhanh chóng nắm bắt được công việc và hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao.

Thời gian cứ thế trôi qua, mới đó mà đã 2 năm. Hà ngày càng trưởng thành, nhất là sau khi được cơ quan cử đi tham dự khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ ở Hà Nội. Từ một cô gái mảnh khảnh, xanh xao - hậu quả của những tháng ngày lăn lộn vào đời ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà như lột xác, trở lại là một cô gái xinh đẹp như ngày nào. Đã có nhiều chàng trai tiếp cận, và Hà cũng đã nhận lời đi chơi và dẫn về ra mắt gia đình. Bởi trong số 7 anh chị em của Hà, thì chỉ còn cô là chưa lập gia đình. Ngay cả đứa em út cũng đã có một đứa con…

Và rồi điều bất ngờ đã xảy ra. Dưới sự gán ghép của nhiều người trong cơ quan, Hà đã bỏ qua nhiều lời gièm pha của bạn bè, để đến với Hoàng, bởi một tình yêu chân thành, dù rằng anh đã trải qua một đời vợ lại đang phải nuôi hai đứa con riêng và cũng khá lớn tuổi. Đúng là tình yêu không có

tuổi. Chỉ sau gần 2 năm tìm hiểu rồi yêu nhau, Hà đã nhận lời cầu hôn của Hoàng. Và một năm sau đó, Hà đã sinh ra cho Hoàng một “hoàng tử” kháu khỉnh, giống cha và một “công chúa” cũng dễ thương, xinh xắn như mẹ.

Thời gian thấm thoắt, Hà ngày thêm trưởng thành. Đứa con đầu của Hoàng và Hà nay đã học lớp 10, còn cô út cũng vào lớp 8. Cuộc sống của họ cũng có nhiều đổi thay. Chồng Hà đã nghỉ hưu, còn Hà thì sau khi đi tu nghiệp ở nước ngoài một thời gian ngắn về được bổ nhiệm làm phó giám đốc cơ quan. Cả hai vợ chồng đã xây được một căn nhà nhỏ, cách nơi làm việc không xa. Các con đều yêu ba mẹ, nhất là đứa con gái. Nó luôn tíu tít hỏi mẹ đủ điều và rất thương mẹ. Chỉ cần mẹ nói ngày mai đi công tác xa là đêm trước ngày mẹ ra đi, thế nào nó cũng khóc rấm rứt. Chả là hai mẹ con vẫn ngủ cùng nhau và luôn trò chuyện với nhau.

Nhưng cuộc đời chẳng có ai nói trước được điều gì, nhất là trong cuộc sống gia đình. Hôn nhân, quả là rất nghiệt ngã. Chỉ cần bạn lơ

dĩ là một người sống nội tâm, ít nói, nay thì hầu như cả ngày anh không nói một câu nào. Linh cảm là chồng đã biết về mối quan hệ của mình, nhiều ngày sau đó, khi đi làm về thì đã thấy Hà cầm theo khi thì bó rau, lúc thì con cá. Hà vào bếp làm thức ăn. Hoàng vẫn như người vô hồn. Trái tim Hoàng, vốn đã một lần bị cấp cứu, nay lại tiếp tục giở chứng. Đứa con gái, vô tình thấy hình mẹ nó chụp thân mật với một người đàn ông khác trên chiếc Iphone đời mới nhất mà mẹ nó cố giấu và lại chứng kiến thái độ thay đổi của ba, nó cũng buồn lắm. Nó tìm mọi cách an ủi, động viên ba nhưng đều không có kết quả. Ba nó như đã thành một con người khác. Ông không còn đam mê với sách báo như ngày nào nữa. Trong khi đó thì mẹ nó không còn đưa anh em nó đi siêu thị hoặc về thăm ông bà ngoại vào những ngày cuối tuần. Nó buồn và nghĩ nhiều đến ba và mẹ. Nó viết nhật kí nhiều hơn thay vì tâm sự hay chuyện trò với mẹ.

* * * Cuốn nhật ký còn nhiều ngày,

tháng nữa mà Hà không thể nào đọc hết. Tim chị như có ai bóp chặt trong lồng ngực. Mắt chị như bị nhòe đi. Chị đã khóc, dù không bật ra thành tiếng, bởi nó như lặn vào trong tim Hà. Chị thấy hối hận quá. Chị đã gây ra lỗi lầm lớn đối với chồng, với con. Chồng và hai đứa con chị đã bị tổn thương nhiều. Sức khỏe của chồng chị vốn đã yếu nay lại càng yếu hơn. Còn các con thì học hành giảm sút hẳn. Trong khi đó thì chị cứ mải mê với công việc và những cuộc vui phù phiếm. Chị đã bỏ quên cuộc sống gia đình một cách tự nhiên. Chị đang dần buông lơi một người chồng đảm đang, chịu hy sinh và giỏi nhẫn nhịn. Thì ra, anh đã biết hết mọi chuyện, nhưng vẫn lặng yên không một lời to tiếng nào. Có lẽ anh sợ đối mặt với nó, rồi làm ầm ĩ lên thì sẽ ảnh hưởng đến các con và cả sự nghiệp của chị. Chị cũng không ngờ sự việc lại có thể xảy ra như thế. Hà tự nhủ, phải dứt hẳn chuyện này thôi, nếu không, chắc chắn, chị sẽ mất tất cả: gia đình, chồng con, và cả sự nghiệp mà chị đã dày công phấn đấu…

là hoặc có những lúc mải vui mà quên đi gia đình thì có thể bạn sẽ hối hận vì đã để nó tuột khỏi vòng tay mình. Sự chênh lệch về tuổi tác mà khi yêu nhau, nó chỉ như gió thoảng qua, thì nay đã bộc lộ và ngày càng có vẻ trầm trọng. Đã vào tuổi 40, nhưng tính cách của Hà vẫn còn trẻ lắm. Cô ham thích các cuộc vui chơi sau mỗi ngày làm việc. Hà thích uống bia và khiêu vũ, bỏ mặc mọi công việc nhà cho ông chồng già, mà bây giờ nhiều lúc cô vẫn gọi đùa là “osin”. Hà đã bắt đầu có những lời nói và hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng chồng, người giám đốc mà ngày nào cô vẫn còn rất nể phục. Thực tiễn đã chứng minh rằng, khi người vợ đã bỏ bê công việc bếp núc, chẳng còn quan tâm đến việc chăm lo cho cuộc sống của chồng con nữa, thì cũng là lúc cuộc sống gia đình đã có mầm mống của sự tan vỡ. Chồng đau bệnh gì, thuốc men, ăn uống như thế nào cho phù hợp… Hà hầu như không quan tâm gì đến. Hà như con thiêu thân, cứ lao đầu vào công việc và các cuộc vui chơi, nhậu nhẹt. Không karaoke thì cũng khiêu vũ. Cứ thế,

cuộc sống của Hà sau mỗi ngày làm việc cứ chìm sâu trong ánh đèn mờ của các tụ điểm giải trí. Hà vẫn giải thích với chồng đó là cách “hòa đồng” với mọi người trong cơ quan. Và rồi cái gì đến, nó đã đến. Hà sa ngã. Cô đã đến với một người đàn ông khác ngoài Hoàng. Đó là một người bạn nhảy. Anh ta còn trẻ và thường rót vào tai Hà vô vàn mật ngọt và dĩ nhiên còn biết làm cho cô thỏa mãn hơn hẳn người chồng già của Hà. Dù vậy, Hoàng vẫn rất tin ở sự chung thủy của vợ, cho đến một ngày, do đi làm vội, Hà để quên điện thoại ở nhà, và chuông réo liên tục. Nghĩ có chuyện gì quan trọng, anh mở nghe, chưa kịp nói gì thì một giọng nam lạ hoắc đã nói liên tục. Nào là nhắc lại những phút giây ân ái bên nhau, rồi anh ta còn bày cách rủ Hà đi Nha Trang mấy hôm để được sống thỏa thích. Hoàng sững sờ, buông vội chiếc điện thoại trên giường, mặc nó cứ lải nhải một lúc nữa. Anh đau đớn, vì không ngờ Hà đã phản bội anh đã khá lâu mà anh vẫn chẳng biết gì.

Kể từ hôm đó, Hoàng thay đổi như một con người khác. Vốn

Minh họa: Phan Nhân

129 tác phẩm giành Giải Báo chí Quốc gia 2017

của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong nhóm thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in) và tin, phóng

sự, ký sự (báo hình) đã xuất hiện nhiều tác phẩm từ các cơ quan báo chí địa phương được Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đánh giá tốt. Số tác phẩm

đạt giải của các cơ quan báo chí địa phương là 48 tác phẩm (chiếm tỷ lệ hơn 50%)”, ông Hồ Quang Lợi cho hay.

Đặc biệt, ông Hồ Quang Lợi thông tin: Năm nay, các giải thưởng đã có sự chuyển biến về tiền thưởng. Cụ thể, các giải A từ 50 triệu đồng/giải tăng lên 60 triệu đồng/giải; Giải B là 40 triệu đồng; Giải C 30 triệu đồng; Giải khuyến khích 10 triệu đồng và các tác phẩm lọt vào chung khảo đều được nhận 3 triệu đồng/giải. Được biết, nhà báo Phan Minh Đạo - Báo Lâm Đồng đoạt giải B phóng sự ảnh “Khẩn cứu rừng Tây Nguyên” (không có giả A) và nhà báo Văn Quang - Đài PTTH Lâm Đồng đoạt giải C với phóng sự phát thanh 3 kỳ “Đạt

Thứ trưởng Bộ TT & TT Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại buổi Họp báo.

chuẩn nông thôn mới: Điểm đến hay đích đến?”.

Cũng theo lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Lễ trao Giải Báo

chí quốc gia lần thứ XI được tổ chức vào tối ngày 21/6 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội.

Theo tienphong.vn

Lễ trao giải Giải Báo chí Quốc gia lần thứ X, năm 2016.

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

6 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Thơ chọn - lời bình

Lời bình Nhà thơ Lê Minh Quốc là

một nhà báo. Và cái sứ mệnh của ngòi bút luôn là nỗi ám ảnh trong ông. Đó là sự trung thực khi “Nhìn vào trang giấy trắng/ thấy gương mặt cuộc đời”.

Thật ra trang giấy trắng thì quá mỏng manh với một mặt phẳng hai chiều ngang và dọc nhưng cuộc đời thì không đơn giản thế. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng ví người viết văn, viết báo “Ngồi trước trang giấy trắng như ngồi trước pháp trường trắng”. Một pháp trường của lương tâm luôn đối diện với mình. Lê Minh Quốc thật có lý khi ông chọn cho mình một giọng thơ nhiều khẩu khí ngỡ như đồng dao mà chứa đựng bao ngụ ngôn ký thác. Với lối nói ấy ông đã dân dã hóa khi viết về những điều hệ trọng, những day dứt, những ám thị trong mình mà gương mặt cuộc

Trước trang giấy trắng

đời còn lắm tham, sân, si, ái, ố… Bao cung bậc, bao tâm trạng chứa chất sẵn có trong một con người đó là điều bình thường. Bác Hồ - một nhà báo xuất sắc từng chiêm nghiệm từ “hạt gạo”: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”. Nhà báo là người phát hiện sự thật và viết về sự thật. Nhà báo cũng phải rèn luyện để ngòi bút thêm sắc từ tu dưỡng cái tâm trong sáng. Lê Minh Quốc đã nói lên sự thật: “Bịa chuyện rồi thêm thắt/ Bao số phận chết tươi”. Gần đây công lý đã giải thoát minh bạch cho bao số phận con người bị tù oan như một hồi chuông cảnh tỉnh. Đạo đức của một nhà báo bắt đầu từ phẩm chất trung thực là điều cốt lõi. Tôi có cảm giác khi viết bài thơ này nhà báo Lê Minh Quốc như đang được trò chuyện với người vô

Nhìn vào trang giấy trắngThấy gương mặt cuộc đờiTham, sân, si, ái, ốChứ nào phải chuyện chơi

Có gan chơi như thậtLà ám sát con ngườiBịa chuyện rồi thêm thắtBao số phận chết tươi?

Có gan chơi như thậtTừ những chuyện đùa chơiĐưa vô danh dưới đấtVụt bay lên cõi trời?

Có gan chơi như thậtMà thôi, cái cõi đờiNợ có vay có trảMáu ngàn đời vẫn tươi

Hoa một ngày đã héoNgười muôn năm vẫn ngườiLàm sao anh dám viếtNửa thật với nửa chơi

Ngồi trước trang giấy trắngLà đối diện cuộc đời

LÊ MINH QUỐC

ĐÀO ĐỨC TUẤN

Ông Lửa ViệtMột trong những người “máu”

thơ nhất là ông Nguyễn Văn Mỹ - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch dã ngoại Lửa Việt. Ngồi đâu, tôi cũng thấy ông thảo thơ, đề thơ, nhất là trên những chiếc lá bàng xanh - vàng - đỏ của các đảo ở Trường Sa. Ông cứ tha thẩn một mình nhặt lá bàng trên các đảo mà đoàn ghé đến: Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Phan Vinh, An Bang, Tốc Tan,… và say sưa viết, nâng niu lưu giữ từng chiếc - lá - bàng - thơ.

Vì nghề nghiệp kinh doanh du lịch, ông Mỹ đã đi khắp năm châu bốn bể, thế nhưng chuyến đi Trường Sa này đối với ông lại đậm chất “dã ngoại” nhất. Bởi lúc này “không có việc” rất khó đi Trường Sa, bởi có bao trải nghiệm cũng không dễ hình dung ra Trường sa như đối với người đất liền. Trong bài “Ngẫu hứng Trường Sa Đông”, ông Mỹ tự sự: “Biển xanh như chưa bao giờ xanh thế / Nước trong như không thể trong hơn / Gió Trường Sa trốn biệt dỗi hờn / Trách ai vô tình đến chậm”.

Đầu tiên là một vài kiểu sinh hoạt như lính biển, rồi cảm giác chòng chành dài ngày trên tàu lớn giữa khơi Đông, tận mắt thấy những tàu cá của ngư dân Việt lênh đênh khơi xa, những chếc tàu “hải ngư, hải giám” của Trung Quốc lảng vảng dọc hải trình, những nét cười của cư dân, lính đảo, màu cây, hoa màu, vật nuôi thân thiện trên các đảo,… đều khác lạ với đất liền. Ông quan sát, cảm nghiệm từng li từng tí những khác biệt của biển đảo: “Ở đảo chìm, nước hiếm phải chắt chiu / Đất quý gom từng nắm / Những nắm đất trĩu nặng phù sa và nghĩa tình sâu đậm / Hạt giống từ đất liền / Cùng lính đảo kiên cường giữ biển” (Gia bảo ở đảo đá chìm).

Đến thăm hệ thống nhà giàn ở thềm lục địa phía Nam, ông Mỹ cảm nhận: “Nhà giàn ở Ba Kè / Như những chàng Đam San khổng lồ trên biển / Lính nhà giàn đẹp

Sáng tác thơ trên lá bàng Trường Sa Sóng điện thoại, internet trên biển “lúc có lúc không” nhưng chẳng ngăn trở các nhà… xuất khẩu thành thơ! Rà lại cả chuyến đi Trường Sa mới năm nào, tôi nghiệm ra: ai đến Trường Sa cũng thành thi sĩ, giá chót cũng sáng tác một đôi bài!

trai thiện chiến / Sống lơ lửng giữa trời / Đôi khi mây lạc xuống chơi / Quanh năm bạn cùng sóng gió”

(Lính nhà giàn).

Mơ ước cùng Trường SaHơn 70 xuân rồi, ông Mỹ vẫn

vẫn hăng hái trong tất cả các hoạt động suốt hải trình thăm Trường Sa. Với ông, miền Đông, miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc,… của nước Việt đều có một khí chất văn hóa riêng mang. Thế nhưng cảm giác “vô cùng khác lạ” khi đặt chân đến các đảo chìm, đảo nổi của Trường Sa.

Ở bài “Đảo chìm”, ông cảm hứng: “Những ngôi nhà như mọc lên từ nước / Tựa các chàng dũng sĩ giữa biển Đông / Bao đời nay con cháu giống Lạc Hồng / Thề quyết tử cho vẹn toàn biển đảo”.

Ngày ra đến đảo chìm Đá Đông, ông Mỹ hồ hởi: “Đến đảo Đá Đông ta bỗng nhớ Đống Đa / Nơi Quang Trung đánh quân Thanh tan tác / Gò Đống Đa - mồ chôn quân xâm lược / Có giặc vào - Đá Đông là Đống Đa”! (Đá Đông - Đống Đa).

Thành phần đoàn đi thăm Trường Sa năm đó, có rất nhiều nhân sĩ, trí thức; nhiều người đã tuổi cao sức yếu. Thế nhưng phong thái linh hoạt, hồn nhiên “máu lửa” của ông Mỹ đã kéo theo nhiều bậc cao niên, hòa khúc ca trong các tiết mục văn

nghệ bừng bừng khí thế. Kể cả lúc hết sức khó khăn khi đoàn tiếp cận đảo “bão tố” An Bang. Ông Mỹ mô tả bằng thơ viết trên lá bàng: “An Bang là đảo chìm / Nhờ sức lính nay trở thành đảo nổi / Cát trắng pha lê nõn nà chờ đợi / Nước trong đến bất ngờ / Các chiến sĩ phải cõng người già vào bờ / Vì đảo chưa có cầu cảng / Sóng từng đợt cứ đùa vui nghịch ngợm / Mừng khách quý ghé thăm / Có cả lính đặc công / Bơi gần chục cây số đến xem ca nhạc / Mấy lão thành quá “cổ lai hy” vẫn xung phong hát / Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng…”

(Hoàng Sa - Trường Sa bất diệt). Một ước ao của ông Mỹ là một

ngày nào đó sẽ tổ chức được tuor du lịch Trường Sa: “Biết là chuyện không dễ những tôi vẫn mơ ước. Chính sự khác biệt từ khí hậu, đất đai, cỏ cây, vật nuôi đến từng nét cười, dáng đi của người Trường Sa… là một sức hút không gì so sánh được. Tất cả đều toát lên sự thiêng liêng của Tổ quốc nơi biên cương trùng khơi. Tôi đã nghe, đã xem nhiều thông tin, hình ảnh về Trường Sa nhưng đến tận nơi “tận thấy, tận sờ” mới cảm nghiệm được sống động nhất. Ở đất liền, tôi không thể cảm nghiệm tròn đầy về Tổ quốc như những ngày được đặt chân đến Trường Sa”.

HỒ SƠ TƯ LIỆU

OIJ chấm dứt hoạt động, sự nghiệp OIJ trường tồnPHAN QUANG(Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN)

Kỳ họp của Ban Chấp hành OIJ tại Hà Nội - Việt Nam bày tỏ lòng biết ơnĐược sự chấp thuận và giúp đỡ

của Chính phủ, Hội Nhà báo Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp Đoàn Chủ tịch OIJ mở rộng tại Hà Nội năm 1996, cũng là năm kỷ niệm tròn 50 năm Ngày thành lập Tổ chức quốc tế này của giới báo chí hơn 100 nước, với ý thức đây là cơ hội cuối cùng để người Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn đối với OIJ và các đồng nghiệp báo chí thế giới đã trong hơn nửa thế kỷ qua đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam vào những ngày khó khăn nhất.

Dự kỳ họp Ban chấp hành OIJ mở rộng có đại biểu của 25 nước, bao gồm một số nước về địa lý ở xa nước ta như Cuba, Hoa Kỳ, Mozambique, Pháp, Đức... Hội

Nhà báo Việt Nam có mời Chủ tịch danh dự của Liên đoàn Báo chí các nước ASEAN (CAJ), ông Bandhit Rajavatanadhanin người Thái Lan và ông Abduhah Tahir Saleh người Malaysia, Chủ tịch đương nhiệm CAJ tham dự buổi họp mở đầu.

Đoàn lãnh đạo OIJ làm việc tại Bắc Kinh năm 1997. Từ trái: Chủ tịch OIJ Suleiman Al-Qudah, Chủ tịch Hội Nhà báo toàn Trung Quốc Triệu Hoa Trạch, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Phan Quang, Ủy viên Ban Thư ký, Thủ quỹ OIJ Alexander Angelov.

Thả hoa tưởng nhớ các liệt sĩ trên biển Đông.

Ông Nguyễn Văn Mỹ đang chép thơ trên lá bàng ở đảo Trường Sa Đông.

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

7 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

UÔNG THÁI BIỂU

Những gương mặt mãn nguyện rói tươi cân đai mũ mạo

Những gương mặt đớn đau sầu não

Những con chữ đen trên thảm giấy trắng

Những con chữ trườn ra cả lề

Người ký tên giờ này ở đâu Nhân vật tôi cũng chưa

hề gặp Có lẽ họ đã đi rất xa Có lẽ họ đã về với đất Giấy thì trắng mà mực lại đenNhững cuộc điều traNhững lần giương ống kínhNhững lời lẽ đanh thép

dữ dằnNhững lời tụng ca hết ýGiấy thì trắng mà mực lại đenNhư những hàng phím

đối nghịch màu sắctrên cây đàn dương cầm

Những lời khen thật - giả - sượng sùng

Những lời chê - thô bạo - khoác màu trung thực

Thật may sự thật không có màu gì cả

Giấy trắng và mực đen

Những con chữ từng sắc như mũi tên

Những khuôn hình ngọt như lát cắt

Giấy trắng như thảm cỏ hư vô Năm tháng úa vàng màu,

thiên cổ của đất

Những trang báo cũhình và đang độc thoại với chính

mình: “Đưa vô danh dưới đất/ Vụt bay lên cõi trời”. Chỉ một ẩn dụ nới rộng không gian so sánh ông đã tạo ra thế hụt hẫng chênh chao đối trọng ngay cả trong tâm trạng phức hợp của mình. Ông không nói đổi trắng thay đen như ngạn ngữ dân gian mà dùng hình ảnh từ đất lên trời như đó là thổi phồng sự thật. Ở đây lối nói phúng dụ đã tạo ra cái lấp lánh nỗi niềm mà canh cánh ưu tư: “Hoa một ngày đã héo/ Người muôn năm vẫn người/ Làm sao anh dám viết/ Nửa thật với nửa chơi”. Một sự tự vấn chăng? Một lời cật vấn chăng? Tất cả đều có sự lay thức đồng cảm bởi ở sự chân thành bộc bạch cái tâm người viết. Anh nói với đồng nghiệp nhưng trước hết anh nói với chính mình. Từ kinh nghiệm sống của mình: “Nợ có vay có trả/ Máu ngàn đời vẫn tươi”.

Thơ viết về nghề báo, chân dung nhà báo thật khó. Bởi sự ký thác tâm tình ở đây với bao thổn thức truyền tải bao thông điệp như muốn đòi được đối thoại chất vấn. Đối thoại để đi đến tận cùng vẻ đẹp bản chất sự thật. Đối diện với lương tâm với đạo đức nghề nghiệp chính mình và đối diện với cuộc sống bao biến động phức tạp của xã hội. Trang giấy trắng phấp phỏng mà chẳng mỏng manh trượt phẳng bao giờ bởi: “Ngồi trước trang giấy trắng/ Là đối diện với đời”. Với lối gieo vần ơi cuối câu thì bài thơ đã dừng nhưng dư âm vẫn còn lay động day dứt tạo ra một âm ba cộng hưởng đồng cảm trong lòng người đọc . . .

NGUYỄN NGỌC PHÚ

OIJ chấm dứt hoạt động, sự nghiệp OIJ trường tồn

Lễ khai mạc Kỳ họp cuối cùng của Ban Chấp hành OIJ (11-12/7/1996) diễn ra tại Hội trường Ba Đình, với sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và nhiều vị lãnh đạo cao cấp Việt Nam. Sau Lời mở đầu của Chủ tịch Suleiman Al-Qudah

và Báo cáo chính của Tổng Thư ký Antonio A. Nieva, lãnh đạo Hội Nhà báo trao Huy chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” cho ông Chủ tịch Suleiman Al-Qudah cùng các vị lãnh đạo chủ chốt của OIJ, ông Bandhit Rajavatanadhanin, Chủ tịch danh dự và ông Abduhah Tahir Saleh Chủ tịch CAJ. Ban lãnh đạo OIJ cũng mang theo từ Praha tới Hà Nội 20 bằng danh dự “Scroll of Honor”, ủy thác Hội Nhà báo Việt Nam lựa chọn và trao tặng những nhà báo Việt Nam có nhiều đóng góp cho các hoạt động của OIJ trong 50 năm qua.

Tại buổi kết thúc Hội nghị Ban chấp hành OIJ, thay mặt giới báo chí Việt Nam, chúng tôi nói lời cảm ơn và giã biệt, chúc các vị khách nước ngoài thượng lộ bình an nhưng không nói mấy từ quen thuộc theo thông lệ: “Hẹn gặp lại nhau tại kỳ họp sau của Ban Chấp hành OIJ!”. Chúng tôi ý thức rõ, đây là Kỳ họp cuối cùng của Ban lãnh đạo OIJ, và trên thực tế từ sau tháng 10 năm 1997, với sự qua đời của Tổng Thư ký A. Nieva, trong hoàn

cảnh ông Chủ tịch OIJ Suleiman Al Qudah cũng như ông Tổng Thủ quỹ Alexander Angelov đều không thể rời công việc tại nước mình sang Praha làm chuyên trách, OIJ chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Tổng Thư ký của OIJ, nhà báo người Philippines Antonio N. Nieva là người có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì sự tồn vong của OIJ. Ông từ bỏ công việc đang làm trong nước, để lại người vợ trẻ và đứa con thơ tại Manila, một mình sang sống và làm việc tại Praha, gần như cô đơn trong điều kiện vật chất khó khăn và môi trường chính trị không thân thiện lắm. Căn bệnh ung thư trong người ông đột phát. Ông về nước và qua đời tại Manilla ít lâu sau.

Ông Chủ tịch OIJ Suleiman Al-Qudah đã cố gắng hết mình phục hồi vô vọng một phần hoạt động của tổ chức ấy. Sau Kỳ họp Ban Chấp hành OIJ tại Hà Nội, Chủ tịch OIJ hy vọng chuyển trọng tâm hoạt động của tổ chức quốc tế này sang châu Á, nơi có nhiều nước đang trên đà phát

triển, bao gồm những nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tôi được ông Suleiman đề nghị cùng ông thành lập một đoàn lãnh đạo cao cấp của OIJ đến Bắc Kinh làm việc, thuyết phục Hội Nhà báo toàn Trung Hoa (ACAJ) trở lại tham gia OIJ.

Thông qua Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, chúng tôi nhận được thư chính thức của Hội Nhà báo toàn Trung Hoa mời Lãnh đạo OIJ sang thăm Trung Quốc. Mùa hè năm 1998, Ông Chủ tịch OIJ Suleiman Al-Qudah từ Amman, ông Tổng thủ quỹ Alexander Angelov từ Sofia bay sang Hà Nội, từ đây cùng Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam hình thành đoàn đại biểu ba người tới Bắc Kinh. Chuyến thăm kéo dài trong mười ngày. Chủ tịch ACAJ Triệu Hoa Trạch cùng Ban thư ký ACAJ đón tiếp trọng thị và làm việc với đoàn đại biểu OIJ. Đoàn OIJ cũng có tiếp xúc một số cơ quan, tổ chức khác tại Bắc Kinh, sau đó bạn mời thăm một số địa phương. Đến đâu và tiếp xúc với ai, chúng tôi đều

TIẾP THEO VÀ HẾT

Đoàn lãnh đạo OIJ làm việc tại Bắc Kinh năm 1997. Từ trái: Chủ tịch OIJ Suleiman Al-Qudah, Chủ tịch Hội Nhà báo toàn Trung Quốc Triệu Hoa Trạch, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Phan Quang, Ủy viên Ban Thư ký, Thủ quỹ OIJ Alexander Angelov.

XEM TIẾP TRANG 11

được nghe câu trả lời giống y như lời ông Triệu Hoa Trạch tại cuộc hội đàm: “Chúng tôi hoan nghênh các bạn đến thăm Trung Quốc. Chúng tôi coi trọng ý kiến đề xuất của các bạn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và trả lời các bạn sau”. Cá nhân tôi hiểu đó là một cách Trung Quốc khước từ, tương tự như từ năm 1965 trở đi, Hội Nhà báo toàn Trung Quốc thôi không tham gia bất cứ hoạt động của OIJ nữa dù chưa bao giờ tuyên bố chính thức ACAJ rời khỏi OIJ.

Một thời gian sau chuyến thăm Bắc Kinh, nhân có việc đến thủ đô Amman, tôi tìm gặp ông Suleiman Al-Qudah. Ông cho biết, sau khi Tổng Thư ký Antonio N. Nieva qua đời, ông đã cử luật sư người Tiệp vốn là cố vấn của Tổng Thư ký OIJ tên là Josef Komarek tạm điều hành công việc của Ban Thư ký OIJ tại Praha với danh nghĩa Phó Tổng Thư ký OIJ. Tuy nhiên, ở Hà Nội chúng tôi không hề nhận được bất kỳ thông tin nào từ Praha về hoạt động của OIJ...

Ngày đầu tiên vào nghề, không phải là những cái vỗ vai động viên, mà là

một gáo nước lạnh của một đồng nghiệp lớn tuổi dành cho tôi: “Cơ quan không còn biên chế đâu, hợp đồng cũng rất khó, kiếm việc khác mà làm, chờ đợi sẽ rất lâu đấy…”.

Tất nhiên, với tất cả sự dư thừa năng lượng của một gã trai mới lớn, câu nói ấy chẳng hề có tí kí lô trọng lượng nào đối với tôi. Hơn một tuần đọc báo, đến khi đặt bút viết bản tin đầu tiên, điều làm tôi lo sợ, hoang mang và phần nào đó là sự nản lòng chính là bản thảo đỏ ối như ráng chiều Tây Nguyên, với đầy nét bút biên tập dọc ngang mà “cha đẻ” của nó dù có đeo kính lúp cũng chẳng thể nhận ra hình hài của “đứa con tinh thần”, dù nó mới được sinh ra.

Cái bản tin ấy, sau nhiều lần chết đi, sống lại cũng đã đàng hoàng được đăng lên mặt báo, dù rất khiêm tốn nằm lẻ loi ở một góc. Những ngày tháng màu hồng trong suy nghĩ đã dần bị mờ đi, thời gian đầu làm nghề, tôi như đi trong cơn mưa chiều, ướt lạnh dầm dề, mỗi một bản tin, bài viết như bong bóng vừa mới hình thành đã vỡ vụn. Hơn một lần, tôi đã rơi vào trạng thái gần như trầm cảm bởi những cú điện thoại từ số máy 0633.822.47… réo gọi truy vấn.

Cái tật của tôi, mà theo cách gọi của các “bác sĩ” phòng tòa soạn “bắt bệnh” chính là sự vô tội vạ.

Nếu được lựa chọn một lần nữa…

Vô tội vạ viết, vô tội vạ đặt vấn đề và hàng trăm thứ vô tội vạ khác chỉ làm sao để tôi “thỏa chí tang bồng”, mặc sức phóng tay, mặc sức nói cho sướng miệng. Sau nhiều lần được kê đơn, uống thuốc, tôi mới thấy đúng như những gì “bác sĩ” kê đơn bắt bệnh. Lắng đi, đọc lại, mới thấy những gì mình viết còn chẳng hay bằng bài chửi có vần điệu của một bà già ở quê mất gà chửi đổng hàng xóm, nhiều lúc ngô nghê đến đỏ mặt, tẽn tò dù chỉ ở một mình.

Ai rồi cũng phải lớn lên, thời gian hay đúng hơn là những chuyến đi, sự trải nghiệm đã cho tôi có sự chiêm nghiệm và trưởng thành. Làm báo, cần lắm một sự thành thực, thành thật nói, thành thật nghĩ và thành thật viết. Tôi hay đơn giản nghề, làm báo giống như người biết kể chuyện, dở hoặc hay tất cả đều do cảm xúc, dù lý trí cũng là một phần không thể thiếu.

Những người đi trước tại tòa soạn của tôi có một câu slogan bất hủ “Không có nhà báo nhỏ, chỉ có nhà báo không lớn” và họ hay nói với chúng tôi, những người đi sau bằng tất cả niềm tự hào vốn có. Chuyện

lớn nhỏ trong nghề với tôi chỉ là một khái niệm, mà khái niệm thường là trừu tượng. Sự thành công của một người làm báo đương nhiên không dành cho những ai vô tâm, hời hợt và thiếu tình yêu với nghề. Nếu bạn biết trăn trở với từng cuộc đời, với từng nỗi đau, sự bất hạnh, cả sự quặn thắt với mỗi con chữ bạn sẽ nhận được quả ngọt dù bạn đang làm ở bất kì tòa soạn nào.

Nghề báo là một nghề khắc nghiệt, một nghề hiếm hoi đòi hỏi cùng lúc cả về trí, lực mà không một ai có thể làm thay công việc của chính mình. Sự nâng đỡ, nương tựa, dựa dẫm, ban ơn, lừa lọc, giả dối sẽ chỉ giúp bạn có được một công việc viết báo làng nhàng, một chỗ ngồi mà không bao giờ có thể tự mình đứng bằng đôi chân của chính mình.

Chỉ có sự trung thực, tử tế trước cuộc sống và đạo đức nghề nghiệp (nói một cách khác gần hơn là cái tâm với nghề) mới giúp bạn dần có đầy đủ niềm tin và đam mê để đi đến cuối con đường của nghề báo.

Và với tất cả lí do trên, nếu được lựa chọn một lần nữa, tôi vẫn sẽ chọn nghề báo… LAM ANH

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, tôi thấy mình hạnh phúc vì nghề đã lựa chọn mình và đã trở thành một phần rất nhỏ với đủ đầy buồn vui với nghề mà mình đã chọn để ngày một lớn lên.

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên, CNV Báo Lâm Đồng. Ảnh: V.Báu

KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

8 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TIỂU VÂN

Nằm trong vùng rừng nguyên sinh, có thêm 2 kiểu rừng đặc trưng là

rừng tái sinh sau khai thác và rừng phục hồi sau trồng trọt, KDL rừng Madagui đang cung cấp hàng loạt dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực, nghỉ dưỡng mang đậm phong cách rừng, mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi và tính hiện đại. Địa hình, đồi núi, hang động, vườn cây, khu động vật hoang dã giữa bạt ngàn màu xanh, thích hợp cho những chương trình teambuilding và các hoạt động khám phá, trải nghiệm thiên nhiên…

Điểm đặc biệt thu hút du khách đến với Madagui và thích hợp với các nhóm du khách, chính là cụm trò chơi vận động cảm giác mạnh thuộc loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, như zipline, phao chuối, phao bay, thuyền hơi… Đây là tổ hợp trò chơi vận động ngoài trời có yếu tố mạo hiểm, dưới nước được khai thác một phần trên sông Đạ Mi và trên hồ; còn trên cạn là zipline, trượt cỏ, bắn súng sơn… phù hợp cho các nhóm du khách trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm tập thể dưới sự hướng dẫn và điều hành của hướng dẫn viên, và được trang bị đồ bảo hộ đúng chuẩn, còn trong thời hạn sử dụng và được kiểm định an toàn.

Hệ thống trò chơi vận động thể thao mạo hiểm là một điểm đến mới lạ dành cho những du khách thích khám phá thiên nhiên và đam mê thử thách. Thế giới khám phá của Khu du lịch Rừng Madagui bắt đầu từ chiếc cầu treo bắc ngang dòng sông Đạ Mi

Trải nghiệm trò chơi thể thao mạo hiểm ở rừng MadaguiKhu du lịch (KDL) rừng Madagui được xây dựng theo mô hình của một thành phố rừng, với những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng sau vườn cây. Trong khuôn viên rộng 1.200ha, với 90% rừng núi bao phủ, là quần thể thắng cảnh nước non, sông hồ, hang động tự nhiên, cảnh quan tươi đẹp và không khí trong lành, cùng các loại hoa - trái quanh năm, sẽ tạo cho du khách nhiều bất ngờ trong suốt hành trình khám phá. Đặc biệt, là chuỗi dịch vụ du lịch thể thao mạo hiểm.

huyền thoại của đồng bào Mạ để thấy mình nhỏ bé giữa bầu trời cao rộng phía trên và dòng sông mênh mông sóng nước phía dưới.

Chiếc xe đặc chủng lắc lư trên con đường đá lúc cheo leo, lúc phải ghì bánh uốn lượn giữa rừng tre trúc, xuyên vườn trái cây, ngang qua rẫy cà phê… Những con đường trong KDL rợp mát bóng cây lòa xòa sát theo sát bước chân, hòa vào tiếng chim lảnh lót thi nhau vang khắp nơi… Vượt chặng đường đá quanh co uốn lượn xuyên qua những tán rừng tự nhiên, thử thách đầu tiên đến với du khách là cảm giác xóc nảy theo những cú lắc mình của chiếc xe chuyên dụng đi rừng ở địa hình trắc trở… là cảm giác mạnh đầu tiên.

Cảm giác mạo hiểm tăng lên

mặt đất đến 40 m. Người chơi đu dây băng qua những ngọn cây, lướt mình trên dòng sông cuồn cuộn chảy, được ôm ấp bởi làn gió mát rượi khỏa lấp cảm giác hồi hộp trước khi về đích.

Tiếp nối là các trò chơi đầy thử thách dưới nước hồ, như cưỡi phao chuối, thủy phi cơ, xe đạp nước, hay chèo thuyền kayak. Những con sóng xoáy do hướng dẫn viên tạo ra để rèn luyện tinh thần tập thể, hay những cú ngã đầy ngoạn mục. Người chơi, lúc thì bay mình trong dòng xoáy, lúc lại ngụp lặn giữa hồ nước đầy sóng, để cảm nhận câu nói hài hước, dí dỏm, nhưng rất dễ trở thành hiện thực đối với những người chưa biết bơi - “đi phao chuối - uống nước suối miễn phí”.

Điểm xuyết trong cụm trò chơi vận động mạo hiểm ở KDL Rừng Madagui còn có trò đu dây leo vách đá để thử thách mình chênh vênh, ở độ cao thẳng đứng chỉ với một sợi dây; hay hành trình trải nghiệm thuyền phao trên sông, học cách bơi chèo và phối hợp với đồng đội vượt qua ghềnh thác, ngắm những chiếc cầu treo bắc ngang con sông, đi dưới tán cây cổ thụ xòa xuống mặt nước; hay vào rừng tham gia đánh trận giả bằng súng sơn, để rồi sơ sảy “ăn” một vài phát đạn sơn cho đối thủ sung sướng kiểm đếm khi kết thúc “chiến trận”…

Nằm ở điểm giữa của hành trình đường bộ Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh. Sự trong lành của KDL Rừng Madagui được tạo nên bởi thiên nhiên xanh bao phủ khắp nơi, thỉnh thoảng hiện ra dòng sông, khe nước, tạo cho Madagui một không gian tươi mát rất khác biệt so với toàn vùng. Đến KDL Rừng Madagui còn để cảm nhận hương vị rừng núi qua phong cách giải khát và ẩm thực đặc trưng sau cuộc du ngoạn trải nghiệm và khám phá mạo hiểm đầy hứng khởi…

Tuân thủ chỉ dẫn của hướng dẫn viên trong suốt hành trình là bảo đảm đầu tiên để du khách tham gia trò chơi thể thao mạo hiểm an toàn và thú vị. Ảnh: Tiểu Vân

Được thoải mái đùa nghịch trên hồ nước giữa rừng nguyên sinh là cảm giác tuyệt vời của những người chơi. Ảnh: Tiểu Vân

ĐỨC TÚ

Hồi đó, cả đất Đạ Nghịt, xã Lát này nói chung chứ không phải thôn Đạ Nghịt

này ai cũng biết đánh cồng chiêng, trẻ cũng biết mà già cũng biết. Hồi đó, lên nương lên rẫy về là trai gái tụ tập lại với nhau để tập đánh cồng chiêng, người biết bảo người chưa biết, người biết nhiều bảo người biết ít.

Rồi giọng ông dịu giọng, xoay người về phía đứa con trai tuổi tứ tuần: Hồi đó, Ha Viên hi, cả làng mình ai cũng biết đánh, hồi đó con chưa ra đời Ha Viên à. Và, Ha Viên cũng lặp lại câu nói ưa thích của bố, trước khi nắm tay lại đánh vào chiếc còng . Hồi đó, 15 tuổi là tôi đã rành rọt về cồng chiêng rồi.

Chuyện cha con mê cồng chiêngÔng có một đặc điểm rất giống với “thầy râu bạc” trong truyện ngắn “Chuyện xứ LangBiang” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với câu nói yêu thích trước khi bắt đầu nói về một điều gì đó: hồi đó…

Câu chuyện cồng chiêng với hai cha con xứ sở Lạc Dương luôn

bắt đầu bằng hai từ: hồi đó. Cha là già làng Klong Ha Sang đúng

vào cái tuổi thất tuần, còn con trai là anh Ha Viên ngoại tứ tuần. Già Klong Ha Sang cố lục lọi trong trí nhớ già nua của mình về một thời những thanh âm và cung bậc của cồng chiêng chiếm hữu, hiện hữu trong mọi nghi thức, mọi nghi lễ, mọi hội hè. “Hồi đó, nói chung là lâu lắm rồi, lâu mấy thì ta cũng không biết. Nhưng, cồng chiêng được sử dụng trong tất cả các lễ hội, đêm đêm tiếng cồng chiêng vang lên từ những đôi tay của trai, gái mới tập tành. Thế đó” .

Còn bây giờ cả làng, cả thôn hơn 400 con người thế mà có được một đội cồng chiêng, đội của con trai tôi, gồm 6 người, nói chung là già mà nói riêng là không còn trẻ, ai cũng đầu hai thứ tóc. Bây giờ con trẻ nó có thích

Cha con già làng Klong Ha Sang và Ha Viên luôn đau đáu việc lưu giữ bản sắc dân tộc. Ảnh: Đức Tú

học những thứ này đâu khi mà cái máy tính nghe nói là kết nối toàn cầu nó nằm chình ình ngay giữa làng thế kia. Nhạc, đủ thứ nhạc, game, đủ thứ game, cứ lôi kéo chúng, dắt tay chúng cứ như người ta dắt bò đi cột vào cái cọc cho nó đứng yên ăn cỏ.

Ha Viên thì mang “tầm” của tuổi trẻ hơn, nói những câu nói tựa hồ một nhà nghiên cứu tâm lý của con nít. Và, cậu con trai của già làng đổi “tông” không biết vì đã bắt được cái ý của ông cụ hay vì một lý do nào khác. “Bây giờ, nói chung có cái máy tính nó cũng lợi nhiều thứ… Mà truyền thống thì phải có hiện đại chứ, truyền thống mãi được sao cha ơi”.

Rồi bất chợt, hai cha con nhìn về cái quán “nét” nằm chình ình giữa làng mà rằng: hồi đó…, rồi nhìn xuống dòng suối quanh co quanh xã Lát mà rằng: bây giờ...

khi du khách tham gia vào trò chơi zipline, như chú bé người rừng đu dây từ cành cây này sang cây khác, tung tăng khắp

khu rừng. Trò chơi zipline ở KDL Rừng Madagui có đường cáp nối tổng chiều dài các trạm lên đến 1.008 m và độ cao cách

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

9 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

NGỌC NGÀ - HỒNG THẮM

Trở về nơi gốc cây, ngọn cỏ Nếu như người ta từng nói Đưng K’Nớ

là một “ốc đảo” giữa rừng của huyện Lạc Dương thì thôn Đưng Trang lại là ốc đảo của Đưng K’Nớ. Bởi quãng đường chỉ gần 10 km từ trung tâm xã vào thôn nhưng lại tốn bằng 2/3 thời gian từ Đà Lạt vào Đưng K’Nớ. Và chỉ cần đi qua thêm một con dốc nữa sẽ thấy xã Đạ Long, một trong ba xã vùng Đầm Ròn của huyện Đam Rông. Nhận thấy nỗi bồn chồn của chúng tôi trên đường đi, anh Liêng Hót Ha Mal - Phó Bí thư Đảng ủy xã trấn an: “May là hôm qua không mưa nên đường còn dễ đi đấy em ạ. Chứ mỗi khi mùa mưa đến bà con đi lại còn cực khổ hơn nhiều”.

Nhưng có lẽ cũng nhờ đường xa cách trở nên Đưng Trang chưa bị “cơn bão” xô bồ, bon chen của đời sống hiện đại quét qua. Đưng Trang hiện ra yên bình và đẹp đến ngỡ ngàng. Từng vạt lúa nước đã đến mùa vàng rộ, bắp có những cây hai ba trái, những vườn cà phê xanh tốt, cây xoài, mít trĩu quả đong đưa giữa những khu vườn, bên hiên nhà và cả ven con đường nhỏ giữa thôn.

Bà Rơ Ông K’Trăng - người phụ nữ đã gần 100 tuổi, cũng là lớp người đầu tiên dừng chân ở mảnh đất này nói: “Đưng Trang là mảnh đất bằng phẳng, màu mỡ có nhiều cây Trang (một loại cỏ trước đây thường được bà con dùng để đánh tranh lợp mái nhà). Thôn này có từ lâu rồi, có trước cả xã Đưng K’Nớ bây giờ. Sau nhiều lần di chuyển vì chiến tranh nhưng rồi bà con vẫn quay lại đây vì nơi này trồng được lúa nước”.

Đưng Trang bằng phẳng lọt thỏm giữa bốn bề rừng núi. Toàn thôn có 30 hộ dân, lúa nước, bắp và rau tự trồng, heo gà tự nuôi đủ để bà con lo bữa ăn hàng ngày. “Ở đây cứ 1 sào thu được 3 tạ cà phê khô. Bà con dùng

Nơi “ngọn gió” dừng chânNhững người con của núi bao đời nay vẫn được người ta ví như ngọn gió, mạnh mẽ di chuyển dọc các con suối, tìm những mảnh đất bằng phẳng gieo mầm cuộc sống. Trong hành trình tựa cơn gió ấy, người Cil ở Đưng K’Nớ đã dừng chân ở Đưng Trang hàng chục năm nay và dù còn đó sự nghèo khó nhưng họ vẫn vững tin cháu con một ngày mai tươi sáng.

xe máy chở từng bao ra ngoài xã bán. Đó được xem như “của để dành” để: “dùng xây nhà, phòng khi đau ốm và nuôi con cái ăn học”, Trưởng thôn Bon Niêng Ha Buốt nói.

Vẹn nguyên văn hóa người CilNằm gọn trong lòng núi mẹ, Đưng Trang

tuy còn nghèo nhưng người dân nơi ấy vẫn còn vẹn nguyên những gì tinh túy nhất thuộc về văn hóa của người Cil.

Nhìn cách ăn mặc, mọi người nhận ra ngay chúng tôi là người lạ từ nơi khác tới. Cả thôn bây giờ chỉ có người già và trẻ em bởi “Giờ lúa đã chắc hạt, nhà nào nhà nấy đều phải đi đuổi chim từ sáng tới tối mịt”. Ở đây người ta vẫn còn dùng những chiếc crăngđa (chuông gió, bà con làm bằng nứa, cắm trên nương để đuổi thú rừng, trên ruộng để đuổi chim chóc). Chốc chốc tiếng crăngđa lại vang lên lách cách chứng tỏ chim tới nhiều điều đó cũng báo hiệu rằng

lúa vụ này lại cho một mùa ấm no. Chúng tôi ghé nhà bà Rơ Ông K’Trăng,

câu chuyện vừa bắt đầu thì bà Kơ Săk K’Măng cũng vừa đi rẫy về. Bà mang từ trong nhà ra chóe rượu cần ủ lâu ngày - một tục lệ của người dân nơi đây chào đón những vị khách, bất kể thân sơ. “Rượu cần ở đây bà con ủ cả 6 tháng và chỉ khi nào có khách mới đem ra mời”, vị Phó Bí thư Đảng ủy xã nói.

Đưng Trang có 30 hộ thì chỉ có 4 hộ thoát nghèo. Trong số đó có hộ bà Rơ Ông K’Rau. Cả Trưởng thôn và Phó Bí thư Đảng ủy xã đều nhắc với chúng tôi câu chuyện của bà Rau đầy tự hào rằng: Khi rà soát danh sách hộ nghèo, gia đình bà Rau cũng nằm trong danh sách đó. Vậy nhưng bà bảo “Mình còn sức, mình làm được, mình thấy sống vậy được rồi, để dành phần hộ nghèo cho bà con nào nghèo hơn, đông con hơn”. Mặc dù không đi được xe máy nhưng bà

Rau cũng như những người già khác ở thôn, mỗi lần có việc ở xã họ lại đi bộ ra, không vắng buổi nào. Lòng dân như vậy nên cán bộ xã cũng không ngại ngần về với Đưng Trang. Những cán bộ xã như anh Liêng Hót Ha Mal cũng vì thế mà “thuộc” hết từng viên đá trên đường đi. “Bởi thế, trời dù có mưa, hay tối mình cũng đi ra được”, anh khẳng định.

Có lẽ bây giờ ít có nơi nào như Đưng Trang, nơi mà rừng xanh ngút ngàn tầm mắt, nơi mà tối tối người dân vẫn còn phải dùng đèn pin đi đuổi thú rừng phá rẫy, nơi mà điện thì đã có nhưng sóng điện thoại thì “chập chờn”. Những người lạ như chúng tôi không thể biết nơi nào có sóng, chỉ có những người dân nơi này mới biết “tìm sóng” nơi đâu… Và có lẽ sống giữa rừng xanh nên bao đời nay người dân nơi này vẫn “nghĩa tình” với rừng đến vậy. Rừng bao bọc che chắn cho Đưng Trang những mùa gió bão, lũ về; cho Đưng Trang bầu không khí mát lành, dịu nhẹ. Và cũng chính rừng cho người dân Đưng Trang bao nhiêu sản vật và giờ đây còn cho người dân nơi này thu nhập từ nhận khoán và bảo vệ rừng, góp thêm “của để dành” cho cuộc sống.

Trưởng thôn Đưng Trang nói: “Rừng từ trước tới nay cho bà con mọi thứ, cho con thú có chỗ ở, con chim có cành đậu. Con suối sau thôn cho nước chảy mãi không ngừng, cũng từ rừng, bà con mình chỉ lấy của rừng vừa đủ thôi. Bây giờ Nhà nước trả tiền cho mình, mình lại càng phải giữ rừng. Họp thôn lần nào mình cũng nói, mình nhận tiền của Nhà nước rồi, mình phải giữ rừng có trách nhiệm. Nhờ có tiền nhận khoán bảo vệ rừng mà thôn mình chẳng lo cái đói giáp hạt như trước đây”.

Anh Rơ Ông Ha Tin - Phó Ban Lâm nghiệp xã khẳng định: “Đưng Trang là thôn xa nhất, nằm lọt giữa rừng nhưng cũng là thôn giữ rừng tốt nhất ở Đưng K’Nớ. 100% bà con ở đây đều nhận khoán bảo vệ rừng. Thuộc rừng đến nỗi bà con còn dẫn đường cho cán bộ đi kiểm tra rừng rất an toàn...

Nụ cười trẻ thơ ở Đưng Trang. Ảnh: H.T - N.N

VIỆT QUỲNH

6 chàng trai và 1 cô gái - cùng sinh ra và lớn lên tại Lâm Đồng đã cùng lập nên một nhóm nhạc rock mang tên LEGO.

Với họ, rock là đam mê chung trên phố núi cao Đà Lạt .

“Đánh thức giấc mơ” là cột mốc đánh dấu tròn một năm LEGO band ra đời. Nhóm nhạc gồm có 7 thành viên, và mang tên LEGO với ý nghĩa mỗi người là một mảnh ghép nhỏ để tạo nên một khối lớn thống nhất, có chung niềm đam mê với rock. LEGO được hình thành bắt nguồn từ cuộc thi “BeU+ with Honda 2016”, mà theo Trần Vinh Quang (SN 1996) - thành viên nhỏ tuổi nhất nhóm, cũng là ca sĩ chính của nhóm - thì chính vì mọi thành viên đều cùng làm việc trong Đoàn ca múa nhạc Lâm Đồng, nên mọi người đã có sự gắn kết với nhau trong những lần biểu diễn ở các huyện. Đó như là một cơ duyên để gắn kết các thành viên lại với nhau

LEGO band - “Đánh thức giấc mơ” phố núiĐà Lạt tháng Sáu. Đêm cuối tuần. Khu Hòa Bình vốn đông đúc và nhộn nhịp khách du lịch, nay càng náo nhiệt và rộn ràng hơn bởi đêm nhạc rock “Đánh thức giấc mơ”. Và LEGO band đã thật sự “đốt cháy” thành phố hoa trong liveshow này. Hơn 2 tiếng đồng hồ với gần 20 bài hát là bấy nhiêu nhiệt huyết của bạn trẻ ở Đà Lạt cháy hết mình trong một đêm nhạc đậm chất rock như vậy.

nói: “Là một nhóm nhạc rock tiên phong ở Đà Lạt, nhóm gặp rất nhiều khó khăn về nhiều vấn đề, nhất là giao lưu, học hỏi, phát triển. Tuy nhiên, vì niềm đam mê mà anh em tìm mọi cách để khắc phục khó khăn. Với đêm diễn vừa rồi, điều khiến chúng tôi lo lắng nhất là về phản ứng của khán giả, nhất là những người ở Đà Lạt vốn hiền hòa. Không ngờ khán giả đến xem đông như vậy, cũng không ngờ khán giả cuồng nhiệt hòa cùng các bài hát, cổ vũ sôi động và “tiếp lửa” cho cả ban nhạc như vậy”.

Hòa cùng những bài hát sôi động của “Đánh thức giấc mơ”, Hoàng Như Ý - một khán giả sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt vô cùng hào hứng: “Rock như một làn gió mới đến với giới trẻ Đà Lạt. hy vọng rằng giữa phố núi này sẽ còn có thêm thật nhiều con người đam mê và có thêm nhiều nhóm nhạc như LEGO band, để có thể sôi động và náo nhiệt hơn”.

Tất cả các thành viên đều là những người gắn bó với Lâm Đồng, nên âm nhạc của LEGO band vẫn đậm tính Tây Nguyên và mang hơi thở núi rừng. Những bài hát được biểu diễn đều mang tính chất lạc quan, yêu đời để truyền niềm tin vào tình yêu và cuộc sống đến với người nghe - đó cũng chính là điều mà LEGO muốn hướng đến.

thành một nhóm để thỏa mãn niềm đam mê với rock.

Với giải Nhất khu vực Tây Nguyên và giải Ba chung kết toàn quốc, sau cuộc thi, LEGO càng có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục theo đuổi con đường mà nhóm lựa chọn. 7 thành viên trong nhóm đều có niềm đam mê cháy bỏng với rock, và đặt trái tim của mình vào trong mỗi bài hát. Tuy nhiên, điều khó khăn mà LEGO gặp phải, là Đà Lạt chưa phải là môi trường chuộng rock, cũng không phải là nơi có điều kiện để rock phát triển mạnh mẽ. “Rock mà một hướng đi khác biệt. Thế nên mặc dù đây là một thách thức lớn, nhưng chúng tôi vẫn muốn là những người tiên phong truyền cảm hứng đến cho khán giả Đà Lạt, và để cho những người đã mê rock có một không gian để thưởng thức, để thỏa mãn đam mê của mình” - Nhật Hạ - thành viên nữ duy nhất của nhóm chia sẻ.

Kiên trì và cố gắng trong từng bước đi, trong một năm qua, LEGO band đã dần

khẳng định hình ảnh của mình. “Đánh thức giấc mơ” được xem là một giấc mơ của LEGO, và khi giấc mơ đó thành hiện thực, cảm giác rõ nhất của mỗi người là hạnh phúc. Trong liveshow, video đầu tiên được chiếu lên trên màn hình led sau sân khấu là những hình ảnh thân quen về Đà Lạt, với mong muốn truyền tải đi thông điệp: Đà Lạt đẹp, hiền hòa, thơ mộng nhưng dường như đang bị ngủ quên quá lâu và quá sâu trong sự yên ắng đó. Đã đến lúc Đà Lạt cần được đánh thức.

“Có những người muốn làm điều đó nhưng không có đủ khả năng và điều kiện, bởi họ chỉ có một mình. LEGO band may mắn là có cộng đồng, có sự hỗ trợ và ủng hộ của nhiều người, cũng như những anh em trong ban nhạc là một khối thống nhất nên muốn là những người tiên phong đánh thức Đà Lạt, như trong đêm nhạc sôi động này” - Vinh Quang chia sẻ.

Vẫn còn “ngây ngất” vì những dư âm sau đêm nhạc, Duy Thành - guitarist hồ hởi

XEM TIẾP TRANG 12

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

10 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa

chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357

Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNG

Số tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank

PHÒNG BẠN ĐỌC

Cháu Mai Phương Anh (SN 28/1/2010) tạm trú tại Tổ dân phố Đăng Lèn (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng).

Cháu Mai Phương Anh vừa hoàn thành chương trình lớp 1 tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (thị trấn Lạc Dương). Cháu hiện dang bị bệnh tan máu bẩm sinh, sức khỏe rất yếu, phải truyền máu hàng tháng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bố mẹ cháu không có đất sản xuất, phải đi làm thuê, thu nhập bấp bênh và hiện giờ gia đình cháu đang phải ở trọ. Trong khi đó chi phí điều trị cho cháu rất tốn kém và cuộc sống của cháu phải gắn liền với việc truyền máu. Mỗi tháng chi phí truyền máu gần 3 triệu đồng. Dưới cháu có 1 em đang đi học mầm non.

Để duy trì sự sống, cháu Mai Phương Anh rất cần sự sẻ chia của cộng đồng.

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ thăm cháu Mai Phương Anh.

Cháu Mai Phương Anh rất cần sự sẻ chia của cộng đồng

NGỌC NGÀ

“Bà con mong điện như nắng hạn khát mưa”Khi cán bộ xã Phúc Thọ dẫn chúng tôi

vào xem đường điện người dân tự kéo ở thôn Phúc Cát bà con trong thôn ai cũng tưởng cán bộ ngành điện. Họ khấp khởi dò la: “Bao giờ có điện thế các cô chú?”. Anh Nguyễn Khắc Tuấn - cán bộ giao thông thủy lợi xã Phúc Thọ nói: “Đã nhiều lần dẫn cán bộ ngành điện về khảo sát đường dây. Lần nào bà con cũng hỏi vậy, rồi cũng hy vọng, mong chờ nhưng tới giờ người dân Phúc Cát vẫn chưa có điện”.

Thôn Phúc Cát được thành lập năm 1996 bởi những người từ ngoài Bắc vào làm kinh tế mới. Từ một vùng hoang vu ngày xưa, Phúc Cát hôm nay bạt ngàn cà phê, đường sá bê tông khang trang. Những mái nhà tranh tạm bợ ngày ấy đã thay bằng nhà ngói kiên cố. Duy nhất chỉ có một điều từ đó đến nay chưa đổi thay là người dân nơi này vẫn chưa có điện sử dụng. Bằng nhiều cách khác nhau, bà con “tự xoay xở để có điện sử dụng”, anh Tuấn nói.

Chị Trương Thị Thủy - người dân thôn Phúc Cát cho biết: “Từ điểm có điện gần nhất của xã Phúc Thọ vào gia đình tôi dài 7 km. Bởi thế gia đình tôi và 22 hộ gần đó góp mỗi hộ 5,3 triệu đồng để kéo 3 km đường điện từ xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Tuy vậy hiện nay, điện vẫn lúc được lúc không, nhất là giờ cao điểm hoàn toàn không có điện. Điện chủ yếu chỉ dùng để thắp sáng. Đường dây kéo đã lâu năm, sử dụng cột điện là các cây gỗ nên bây giờ đã xuống cấp rất nhiều”. Để có nguồn điện sử dụng, người dân Phúc Cát tự tìm nguồn điện gần nhất để kéo dây vào. Có hộ kéo từ Đam Rông như gia đình chị Thủy, có hộ kéo từ thôn khác trong xã Phúc Thọ, nhưng cũng có những hộ kéo từ xã Hoài Đức...

Cũng trong tình cảnh như thôn Phúc Cát, bà con thôn R’Hang Trụ cũng tự tìm nhiều cách xoay xở để có điện. Ông Trần Hữu Tương - Trưởng thôn R’Hang Trụ nói: “Vì gia đình làm nghề sấy cà phê nên rất cần nguồn điện mạnh. Bởi vậy gia đình ông tự kéo 1.500 m điện 3 pha với kinh phí trên 150 triệu đồng. Trong khoảng cách 2,5 km kể từ trạm điện gần nhất bà con tự kéo

Mỏi mòn chờ điện về thônTua bin nước, pin năng lượng mặt trời, máy phát, đèn dầu… những đường dây điện tự kéo chỉ cao đến đầu người, những cột điện bằng gỗ lâu năm bị mối mọt ăn mục xiêu vẹo bên đường… nhiều đồ điện tử bao năm vẫn nằm im lìm không được sử dụng… đó là những gì đang diễn ra từng ngày ở những thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa chưa có điện. Nhiều năm đã trôi qua, nhưng hàng trăm hộ dân vùng sâu vẫn chưa ngưng được tiếng thở dài trong chuỗi ngày dằng dặc mỏi mòn chờ điện về thôn.

đường điện với kinh phí trung bình khoảng 4 triệu đồng/hộ. Mỗi hộ dân ở đây trung bình mỗi tháng đóng khoảng 250.000 tiền điện nhưng điện vẫn chập chờn lúc được lúc không. Còn ở cuối thôn, đường xa bà con không kéo được đường điện, nên chỉ dùng đèn dầu, tua bin nước, máy nổ, pin năng lượng mặt trời. Đa phần người dân ở cuối thôn là người dân tộc thiểu số nên việc thiếu điện làm đời sống bà con khó càng thêm khó. Nhiều năm rồi, bà con mong điện như nắng hạn khát mưa”.

Trên địa phận thôn R’Hang Trụ có thác Nếp hùng vĩ. Lẫn trong dòng nước trong vắt đang tung bọt trắng xóa là hàng chục ống dẫn nằm san sát nhau. Bởi chúng dẫn nước về hàng chục tua bin nước đứng, ngồi các loại. Đó là nguồn cấp điện chính cho bà con cuối thôn. “Lần nào tiếp xúc cử tri ở địa phương chúng tôi cũng kiến nghị cấp điện cho thôn nhưng đến nay cũng chưa thấy họ triển khai. Dân cứ vậy mà khổ lại cứ khổ mãi”, trưởng thôn R’Hang Trụ than thở.

Ông Hoàng Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thọ nói: “Việc chưa có điện ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống bà con. Vấn đề nan giải nhất là việc tiếp cận văn hóa thông tin. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì càng xa vời đối với bà con. Nguồn điện tự kéo, chất lượng

thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu song người dân phải trả phí rất cao. Nếu như ở trung tâm xã giá điện 1.200 đồng/số thì ở điểm đuối đường dây lên tới 6 -7.000 đồng/số. Địa phương đã làm rất nhiều tờ trình lên cấp trên, người dân cũng đã nhiều lần có ý kiến trong các đợt tiếp xúc cử tri, nhưng bao năm nay điện vẫn chưa về. Ngoài hai thôn hoàn toàn chưa có điện trên, xã Phúc Thọ còn có 68 hộ thôn Phúc Thịnh và 30 hộ thôn Phúc Hưng - những người dân kinh tế mới vào lập làng từ năm 1985 nhưng đến nay vẫn chưa có điện”.

Xin ra khỏi dự án Theo thông tin từ Công ty Điện lực

Lâm Đồng: Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 thôn với 664 hộ hoàn toàn chưa có điện gồm: Thôn R’Hang Trị, thôn Phúc Cát (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà), thôn Nao Quang (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm), thôn Vĩnh Ninh, thôn 3, thôn 4 (xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên).

Lý giải về điều này, ông Trịnh Lê Ngọc Linh - Trưởng phòng Kế hoạch Vật tư, Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết: Sau Quyết định số 2081 ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020, ngày 30/10/2015 Bộ Công thương đã có quyết định phê duyệt Báo

cáo nghiên cứu khả thi dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu tổng quát: Phát triển lưới điện trung, hạ áp cung cấp điện lưới quốc gia cho đồng bào tại các thôn, ấp chưa có điện; cấp điện cho các hộ dân chưa được cấp điện chính, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm từng bước nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mục tiêu cụ thể cấp điện cho hơn 10 ngàn hộ dân nông thôn thuộc 398 thôn/ấp của tỉnh trên địa bàn 116 xã thuộc 10 huyện trong tỉnh. Tổng kinh phí trên 559 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách Trung ương chiếm 85%. Và tất cả 7 thôn trên đều nằm trong dự án 2081. Tuy vậy nhưng đến nay vốn từ trung ương vẫn chưa có nên chưa tiến hành triển khai thực hiện được.

Trước tình hình người dân phải sống khó khăn vì thiếu điện, cuối tháng 4/2016, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng làm việc với Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC). Tỉnh Lâm Đồng đề nghị EVN SPC bố trí vốn đối ứng để đầu tư cấp điện cho 7 thôn hoàn toàn chưa có điện trên. Trả lời về vấn đề này, EVN SPC cho rằng: Để có thể dùng vốn đối ứng đầu tư trước cho việc đưa điện về 7 thôn này, EVN SPC đề nghị tỉnh Lâm Đồng làm việc với Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan. Nếu được chấp thuận, EVN SPC sẽ dùng vốn đối ứng để đầu tư trước.

Về vấn đề này, ông Trịnh Lê Ngọc Linh nói thêm: “Do hiện nay chưa có vốn của trung ương đầu tư cho dự án nên việc EVN SPC tạm ứng trước vốn đối ứng để đầu tư cho các thôn này không triển khai được vì như vậy là vi phạm Luật đầu tư công”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, 7 thôn trên chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế rất khó khăn nên rất mong muốn được cấp điện, bởi vậy tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị với Bộ Công thương cho tách 7 thôn này ra khỏi danh mục đầu tư dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020, để việc đầu tư xây dựng lưới điện cho các thôn này được thực hiện bằng nguồn vốn của EVN SPC và nguồn vốn của địa phương. Dự toán sơ bộ tổng vốn đầu tư cho 7 thôn trên ước khoảng trên 26,5 tỷ đồng. “Nếu được Bộ Công thương chấp thuận, dự án này sẽ được triển khai ngay”, ông Linh khẳng định.

Những đường điện tự kéo chằng chịt, cột gỗ đã xiêu vẹo của bà con thôn Phúc Cát. Ảnh: N.Ngà

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

11 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Ghi chép: MINH ĐẠO

Kỳ vĩ của thiên nhiênCát Bà thuộc huyện Cát Hải, là một quần

thể đảo gồm 366 hòn đảo lớn nhỏ. Bao gồm các bề mặt đất đá, hang động và các lớp trầm tích, là chứng tích lịch sử tiến hóa của vỏ trái đất và ăn mòn lâu đời. Hầu hết các hòn đảo có lớp thực vật nhiệt đới gió mùa thường xanh che phủ. Theo huyền sử, khi Thánh Gióng xuất binh đánh đuổi giặc Ân bảo vệ cương giới của Tổ quốc, rất nhiều cư dân vùng biển đảo này một lòng lên đường. Nơi đây trở thành căn cứ hậu cần phục vụ cuộc vệ quốc nên rất nhiều cư dân là phụ nữ có mặt. Đảo có biệt danh Các Bà. Cũng có di bản khác liên quan đến sự tích hai nữ thi thể trôi dạt vào bờ đảo và trở thành linh thiêng của tín ngưỡng. Cư dân đảo xây miếu thờ hai bà để luôn được độ trì chống lại dịch bệnh hay những rủi ro từ biển dữ... Theo hướng lý giải nào thì cũng từ Các Bà sau đó đọc chệch thành Cát Bà.

Dọc dải biển phía Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam hiện có hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, trải dài hàng chục hải lý. Tính chất liên hoàn, chập chùng, trước sau, san sát đan ken bổ trợ này đã trở thành bức phên dậu đặc biệt kiên cường và hết sức lợi hại của nước Việt để phòng vệ và chống giặc ngoại xâm. Bây giờ, theo phân định hành chính, quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng; còn tỉnh Quảng Ninh gồm vịnh Hạ Long thuộc thành phố Hạ Long, vịnh Bái Tử Long thuộc thành phố Cẩm Phả, bến Vân Đồn thuộc huyện Vân Đồn.

Vườn quốc gia Cát Bà cách thị trấn Cát Bà 15 km về phía Bắc với 2/3 diện tích rừng; tổng diện tích 15.200 ha, chiếm hơn một nửa diện tích đảo Cát Bà. Trong đó, Cát Bà là đảo đá vôi lớn nhất với diện tích 144 km2 và đang lưu giữ hệ sinh thái đa dạng vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh. Trong đó, khu rừng nguyên sinh trong Vườn quốc gia rộng 570 ha; rừng ngập mặn, rạn san hô phân bố trên diện tích 350 ha với hơn 160 loài, những thảm rong biển, cỏ biển, hệ thống hang động khắp nơi...Với đặc điểm này, Cát Bà hiện có 1.588 loài thực vật; 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái; trong đó, có 25 loài động vật quý hiếm thuộc Sách Đỏ Việt Nam 2007. Càng giá trị, đảo Cát Bà hiện có loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus policephalus) thuộc Sách

Cát Bà - lung linh trầm tích Bến Bính, thành phố Hải Phòng rộn ràng con sóng, nhộn nhịp du khách trong nước và quốc tế lên tàu. Sóng dập dờn vỗ vào những mạn tàu xuôi ngược, sóng hân hoan soi bóng chiếc cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á nối giữa bờ với biển, giữa đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đảo Cát Hải, Cát Bà. Tiềm năng du lịch sinh thái vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc đang cất cánh bay lên...

Đỏ thế giới và Sách Đỏ Việt Nam - một trong 5 loài thú linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, đang được tổ chức WHO bảo vệ nghiêm ngặt, là nhóm rất nguy cấp (CR). Hiện loài này khoảng từ 104 - 135 cá thể, phân bố hẹp tại Vườn quốc gia Cát Bà.

Trầm tích và di tích Trong lòng quần đảo Cát Bà có di chỉ

khảo cổ học Cát Bèo được nhà khoa học người Pháp phát hiện từ năm 1938. Đây là dấu tích của đời sống cư dân Cát Bèo cách đây từ 4.000 - 6.500 năm, khởi nguồn nền văn minh biển và văn minh lúa nước hôm nay. Các đảo Cát Bà có một hệ thống hang động tự nhiên rất phong phú, trong đó, nổi tiếng nhất là các động: Thiên Long, Quân Y và Trung Trang. Đây là những động sâu, rộng, chứa hàng trăm người, hệ thống nhũ đá thiên nhiên kỳ ảo. Xuyên rừng nguyên sinh quốc gia, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét văn hóa làng quê thuần khiết của cư dân biển. Đó là làng chài Việt Hải có từ hàng trăm năm nay nhưng đến giờ vẫn hiện hữu nét truyền thống bởi những mái nhà tranh, vách đất hoặc gỗ, không có cánh cửa. Huyện Cát Hải ngoài đặc sản nước mắm còn có hơn 100 di tích, trong đó 4 di tích quốc gia và 8 di tích cấp thành phố; danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà

là di tích quốc gia hạng đặc biệt; quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Quần đảo Cát Bà còn lưu giữ nhiều chiến tích oai hùng của dân tộc trong các trận đánh giặc ngoại xâm, từ thế kỷ XIII đời nhà Trần đến những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ...Anh Nguyễn Thanh Hương - cán bộ văn hóa dẫn tôi ngược lên đảo Pháo Đài Thần Công tại cao điểm 177. Nơi đây còn nguyên vẹn các di tích của một thời khói lửa quân đội ta chiến đấu và chiến thắng thực dân, đế quốc xâm lược thế kỷ XX. Những khẩu pháo CANNON sản xuất năm 1910 tại Pháp còn khá nguyên vẹn trong các hầm pháo xây dựng năm 1942; sân bay trực thăng; đường hào giao thông ngoằn ngoèo luồn trong núi đá kết nối với các lô cốt - ụ pháo - hầm đạn - nhà chỉ huy... Đến với di tích, không chỉ có súng đạn mà còn cả “nụ hôn” rất xúc động. Đó là “căn phòng hạnh phúc”, rất giản dị, biệt lập với các ụ pháo và chìm khuất dưới tán cây như những công trình chiến đấu. Bên trong, một chiếc giường kê đơn sơ bằng tấm ván và trải chiếu cùng hai chiếc gối nhỏ xinh xắn, một tấm mền gọn gàng; đầu giường là chiếc giá để gác súng; bên cạnh là ô cửa sổ nhìn ra biển mây trời non nước hữu tình. Đây là mái ấm hạnh phúc của chiến sĩ ta mỗi khi đón người vợ yêu dấu từ hậu

phương đến thăm chồng. Hạnh phúc đơn sơ mà đằm thắm nghĩa tình chung thủy. Dẫu chiến tranh khốc liệt nhường nào, vẫn còn đó một khoảng trời yêu thương lãng mạn...Tôi bất chợt nhớ đến lời ca từ trong bài hát “Mùa xuân bên cửa sổ” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Ôi hạnh phúc cô thợ ấy đơn sơ mà thắm nồng/Tình yêu của người lính lắng sâu nhưng cháy bỏng/ Tạm biệt rồi vẫn đọng những nụ hôn”...

Du lịch ngày càng phát triển Trên đảo Cát Bà hiện mới có hơn một vạn

dân, chiếm hơn 1/3 dân số huyện Cát Hải. Nền kinh tế Cát Bà đã và đang phát triển nhiều ngành nghề phong phú, từ đánh bắt hải sản đến kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ du lịch... Trong đó, ngành dịch vụ-du lịch chiếm 71,7% tổng giá trị sản xuất. Mỗi năm, Cát Bà thu hút gần 2 triệu lượt khách, trong đó khoảng 400.000 khách quốc tế. Trên quần đảo Cát Bà, hàng năm vào 1/4 (ngày Bác Hồ về thăm làng cá 1/4/1959) có lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động phong phú như đua thuyền rồng, lướt ván, lắc thuyền thúng trên biển. Đến Cát Bà, không chỉ được thỏa mình trên hơn 140 bãi tắm biển xinh đẹp và thơ mộng, được ở những khuôn viên khách sạn lồng lộng gió biển, lung linh muôn sắc ánh đèn, mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản từ nhiều sản vật của biển như cá, tôm, sò, ốc... đến sản vật của núi như gà, dê, mật ong...Các nhà đầu tư xây dựng nhiều khách sạn lớn, nhà hàng, khu vui giải trí trên đảo và sát mép biển. Theo anh Hương, tôi leo lên hòn đảo rất cao sát biển có nhiều thông reo. Lợi dụng phong cảnh này, nhà đầu tư đã xây dựng điểm vui chơi có tên “Đà Lạt thu nhỏ” với những tiểu cảnh đặc trưng và nổi tiếng của xứ sở du lịch Đà Lạt...

Với lợi thế đặc biệt của một khu vực biển, đảo, thiên nhiên và vị trí đắc địa, thành phố Hải Phòng quyết định phát triển dự án Cảng cửa ngõ quốc tế vào năm 2013, mức đầu tư trên 25.000 tỷ đồng. Hệ thống cảng này đồng bộ về công nghệ hiện đại, khả năng tiếp nhận được tàu container trọng tải 100.000 tấn. Năm 2014, Hải Phòng khởi công phát triển hệ thống giao thông cao tốc kết nối cảng nước sâu, tổng mức đầu tư hơn 11.849 tỷ đồng. Đặc biệt, chiếc cầu Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng chiều dài 15,63 km; phần vượt qua biển dài tới 5,44 km; quy mô đường cấp 3 đồng bằng, mặt rộng 16 m với 4 làn xe chạy; tốc độ thiết kế 80 km/h. Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện là chiếc cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và là một trong những cây cầu vượt biển lớn nhất Đông Nam Á. Ngày 14/5/2017, cầu chính thức thông xe kỹ thuật, mở ra một tiềm năng phát riển du lịch cho thành phố Hải Phòng cất cánh bay lên.

Chập chùng sơn thủy hữu tình. Ảnh: M.Đạo

... Chính vì vậy, chúng tôi nhất trí với Thông điệp của OIJ gửi Đại hội Liên đoàn báo chí quốc tế IFJ họp tại thành phố Angers, Pháp tháng 6 năm 2016, nhấn mạnh: IFJ ngày nay nên tự coi mình vừa là người kế nhiệm FIJ trước Chiến tranh vừa là người kế nhiệm OIJ sau Chiến tranh. (...) Tổ chức quốc tế các nhà báo OIJ hân hạnh chuyển giao cho IFJ di sản của FIJ trước Chiến tranh thế giới thứ hai và di sản của OIJ sau Chiến tranh”.

Đối với những người làm báo và nhân dân Việt Nam, Tổ chức quốc tế các nhà báo OIJ chính thức chấm dứt tồn tại của mình, tuy nhiên những gì OIJ đã làm cho đất nước Việt Nam mãi mãi vẫn còn.

Tổ chức quốc tế đầu tiên của các nhà báo

chuyên nghiệp hình thành từ cuối thế kỷ 19. Dù vậy phải chờ đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, được sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Thế giới ILO và Liên đoàn các Quốc gia, tiền thân của Liên Hợp Quốc ngày nay, Liên đoàn quốc tế các nhà báo Fédération Internationale des Journalistes gọi tắt FIJ mới chính thức ra đời năm 1926, trụ sở đặt tại Paris, thủ đô nước Pháp.

Năm 1941, nước Pháp bị quân đội Đức chiếm đóng, FIJ dời Hội sở sang London, rồi chấm dứt hoạt động ít lâu sau. Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 kết thúc, Tổ chức quốc tế các nhà báo (International Organization of Journalists IOJ - ta quen gọi tắt theo tiếng Pháp là OIJ) thành lập tháng

6 năm 1946 tại Copenhagen thủ đô Đan Mạch, lúc đầu có 21 nước tham gia, bao gồm các nước châu Âu, Liên Xô, châu Mỹ, châu Úc, và lớn mạnh nhanh, có thời lên đến hơn 130 nước thuộc năm châu lục, tập hợp 300.000 người làm báo thuộc đủ mọi loại hình.

Tuy nhiên, thời hoàng kim ngắn ngủi. Do tác động của Chiến tranh Lạnh, OIJ bị phân liệt. Năm 1952, các tổ chức báo chí ở Tây Âu và Hoa Kỳ tách khỏi OIJ, thành lập tổ chức riêng của mình, đặt tên theo tiếng Anh là International Federation of Journalists, gọi tắt IFJ, trụ sở đặt tại Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Trong khi phần lớn còn lại vẫn giữ tên IOJ (tức OIJ) và chuyển trụ sở về Prague, thủ đô Tiệp

Khắc. Mấy năm sau, hai tổ chức quốc tế OIJ và IFJ có nhiều cố gắng hợp tác trong một số hoạt động liên quốc gia, đặc biệt dưới sự bảo trợ của UNESCO cùng nhau xây dựng bản Quy ước “Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề báo”, dùng làm khung cho các tổ chức và cơ quan báo chí các nước trên thế giới dựa vào mà xây dựng Bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình. Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa theo mô hình cũ ở Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, đặc biệt sau sự kiện gọi là “sự sụp đổ của bức tường Berlin” tháng 11 năm 1989, OIJ lâm vào khó khăn, chủ yếu do bất đồng về quan điểm chính trị tại một số quốc gia và thiếu kinh phí hoạt động.

OIJ chấm dứt hoạt động… TIẾP TRANG 7

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201706/24712_BLD_cuoi... · minh đô thị”; ... trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường triển ... cờ Đoàn”

12 THỨ BẢY 24 - 6 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

Ngày mới trên đồng muối Hòn Khói. Ảnh: Trường Thi

THỂ THAO

Nơi “ngọn gió”... TIẾP TRANG 9

... Mùa mưa anh em kiểm lâm đi tuần tra rừng, vào ở hẳn với bà con như con cái ở xa về nhà vậy”.

Cây rừng che chở, bao bọc hết Đưng Trang nhưng người dân nơi này vẫn hiểu và ý thức rõ về sự học, về sự cần biết con chữ. Tất cả những đứa trẻ nơi này đều được đi học bán trú ngoài xã. “Mình không được đi học thì phải cho con cháu đi học cho nó biết cái chữ, nó sướng hơn mình chứ”, bà Kơ Săk K’Măng cười nói. Vừa mới đầu mùa hè nhưng trưởng thôn Bon Niêng Ha Buốt đã sốt sắng đi làm các thủ tục để cô con gái lớn của mình được vào học ở trường bán

trú Lang Biang. Và hè này, thôn nhỏ Đưng Trang

như rộn ràng hơn hẳn bởi lũ nhỏ đi “trọ học” đã về. Lũ trẻ theo mẹ lên ruộng đuổi chim, tiếng cười trẻ thơ xen lẫn tiếng crăngđa lách cách. Người bạn đồng nghiệp nói với tôi “Nếu như tiếng crăngđa báo hiệu lúa được mùa thì tiếng cười trẻ thơ báo hiệu mùa tương lai tươi sáng”.

Chúng tôi rời Đưng Trang nhưng không còn sự “ám ảnh” về con đường khó đi mà thay vào đó là mùa hoa trái chín thơm quyện trong làn gió, là sâu đậm nghĩa tình của bà con và tiếng cười của những đứa trẻ nơi thôn nhỏ này.

VIẾT TRỌNG

Hè đi học bơiMới hơn 8 giờ sáng nhưng Hồ

bơi Phù Đổng - Đà Lạt đã nhộn nhịp với các học viên nhỏ tuổi được cha mẹ “hộ tống” đến học bơi trong hè.

Tay dắt cháu, tay cầm túi đồ bơi, ông Nguyễn Hồng - người Trại Mát - vùng ven Đà Lạt đang giúp đứa cháu trai nội 10 tuổi của mình chuẩn bị vào lớp học bơi cho đúng giờ: “Ngày hè mà, cháu theo các bạn đi học bơi, cha mẹ bận rộn đi làm vườn cả ngày nên tôi đưa cháu đi học bơi. Hè mà, cho con trẻ vận động chút, với lại học bơi rất có lợi, mai này có đến vùng sông nước cũng không sợ” - ông Hồng tươi cười.

Cũng như ông Hồng, trong buổi sáng này rất nhiều phụ huynh đưa con mình đến hồ bơi học bơi, đông nhất vẫn là các em trong lứa tuổi bậc tiểu học. Nhiều người đưa cả 2 con mình cùng đi bơi, đứa lớn kèm đứa nhỏ, khi con vào hồ bơi nhiều bậc cha mẹ đến phòng chờ có lắp kính nhìn vào bể bơi để quan sát con mình học hành ra sao. Thậm chí có người thấy chưa an tâm nên mua cả vé bơi cùng vào hồ bơi với con mình. “Cháu học bơi trong lớp cùng bạn ở trường tiểu học trong năm học nhưng chưa được thực hành nhiều, hè này tôi đưa cháu đi bơi cho cháu quen và nếu có lớp nâng cao thì cho cháu học thêm” - chị Nguyễn Thị Mai - người ở đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt cho biết.

Để đáp ứng nhu cầu học bơi ngày càng nhiều của các cô cậu nhóc bậc tiểu học này, trong 2 năm gần đây, Hồ bơi Phù Đổng đã xây thêm một bể bơi cho trẻ em bên cạnh một bể bơi khác cũng cho trẻ em được xây dựng trước đó nhưng nay đã bị quá tải: “Hai bể bơi này dành cho các em bắt đầu học bơi, bể được xây với mức nước từ 0,6 - 0,8 m, rất an toàn cho trẻ bậc tiểu học” - bà Trần Thị Tú Phương

Cần có một giải bơi cho mùa hèĐã đến lúc các địa phương và ở cấp tỉnh nên có và nên tổ chức lại giải bơi trong hè để phát triển phong trào bơi, phòng chống đuối nước cho trẻ em.

- Huấn luyện viên trưởng Hồ bơi Phù Đổng cho biết.

Hồ bơi Phù Đổng trong vài năm nay đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ của mình, lắp hệ thống năng lượng mặt trời cho toàn bộ mái để sưởi ấm nước trong hồ thay thế cho hệ thống đun nóng bằng than đá trước đây, nhờ hệ thống này đã nâng nhiệt độ nước trong hồ lên.

Là hồ bơi nước nóng mở cửa rộng rãi cho mọi người đến bơi quanh năm tại Đà Lạt, nhưng nhộn nhịp nhất ở đây vẫn là dịp hè. Theo bà Phương, những năm gần đây, mỗi ngày trong hè hồ bơi tiếp nhận khoảng 150 - 200 cháu đến học bơi, không kể lượng khách người lớn đến bơi hàng ngày. Mỗi khóa học bơi có học phí không rẻ: 1,2 triệu đồng, học liên tục trong 10 ngày và hầu hết các cháu sau khóa học đều bơi được, nhiều cháu còn tiếp tục học các khóa nâng cao. “Trung bình mỗi mùa hè chúng tôi dạy trên 300 cháu biết bơi” - bà Phương cho biết.

Đặc biệt trong năm học vừa qua, Hồ bơi đã hợp tác với các trường học trên địa bàn Đà Lạt để bắt đầu dạy bơi cho học sinh, đó

40% trẻ từ độ tuổi tiểu học biết bơiTrong cuối tháng 4/2017 vừa

qua, UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn Đà Lạt.

Trọng tâm của kế hoạch này là phát triển phong trào tập luyện bơi cho trẻ em trong toàn thành phố với chỉ tiêu trong 3 năm đến tất cả các phường xã đều triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ, phấn đấu 40% trẻ trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết “kỹ năng an toàn trong môi trường nước”.

Nhiều giải pháp được Đà Lạt đưa ra, trong đó có việc tăng cường hỗ trợ việc dạy bơi, học bơi trong cộng đồng lẫn trong trường học, ưu tiên cho trẻ em con hộ nghèo, cận nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học bơi. Thành phố sẽ triển khai thí điểm phổ cập bơi cho trẻ em, xây dựng mô hình trẻ toàn phường biết bơi tại Phường 4 sau đó nhân rộng đến các phường, xã còn lại.

Đà Lạt cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tham mưu dành quỹ đất để vận động xã hội hóa đầu tư xây bể bơi, ưu tiên tại các khu vực gần trường học, khu vực đông dân cư; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng bể bơi tại các xã, phường, trường học để tạo điều kiện cho học sinh học bơi; vận động các doanh nghiệp miễn giảm tiền thuê bể bơi, tiền

học phí cho trẻ em, học sinh phổ thông và tạo điều kiện cho các trường học thực hiện chương trình dạy bơi cho học sinh.

Trong khi hệ thống hồ bơi đang phát triển rất nhanh hiện nay tại các địa phương trong tỉnh thì cái khó của Đà Lạt hiện nay chính là khí hậu lạnh. Bể bơi xây dựng ở đây để hoạt động được quanh năm, cần đầu tư hệ thống sưởi ấm nước như cách Hồ bơi Phù Đổng đang làm. Chính vì vậy, dù Đà Lạt hiện nay đã có một số điểm hồ bơi khác nhưng Hồ bơi Phù Đổng với cách làm rất chuyên nghiệp vẫn là nơi thu hút đông người nhất.

Điều đáng mừng là nhiều trường học Đà Lạt gần đây đã ý thức việc phòng chống đuối nước cho trẻ bằng cách tạo điều kiện cho học sinh của mình được học bơi, tiên phong nhất là Tiểu học Trưng Vương.

Để thực hiện được kế hoạch đã đề ra, Đà Lạt cần có thêm các trường học khác có giải pháp cụ thể để phát triển môn bơi trong trường mình. Và một điều quan trọng, với lượng học sinh học bơi đông đảo như hiện nay đã đến lúc Đà Lạt cần có một giải bơi cho mình trong mùa hè để phát triển phong trào. Với cấp tỉnh, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cũng nên duy trì lại giải cấp tỉnh cho bộ môn này vốn trước đây đã từng tổ chức được vài năm rồi ngưng.

Riêng bà Phương, đại diện cho Hồ bơi Phù Đổng cho biết, Hồ bơi sẵn sàng hỗ trợ cho một giải bơi như thế vì phong trào bơi chung của Đà Lạt và của cả Lâm Đồng.

là Tiểu học Trưng Vương, Tiểu học Nguyễn Trãi, Trường Song ngữ Việt - Anh THT và Trường Hermann Gmeiner. Trong đó Trường Song ngữ THT cho học sinh bậc mẫu giáo mỗi tuần 1 buổi làm quen với nước, Trường Hermann Gmeiner cho học sinh bậc trung học cơ sở học bơi như hoạt động ngoại khóa, Tiểu học Nguyễn Trãi mới chỉ thử nghiệm một số học sinh, riêng Tiểu học Trưng Vương đã có 8 lớp của trường mỗi tuần học 1 buổi.

Theo bà Phương, việc hợp tác dạy bơi bước đầu đã tỏ ra rất hiệu quả “Các trường có các thầy, cô dạy thể dục tự dạy cho các em, Hồ bơi chỉ hỗ trợ HLV khi cần, học phí cũng như 1 vé bơi bình thường khoảng 60 nghìn đồng một buổi học.

Đông đảo người học bơi tại Hồ bơi Phù Đổng trong hè. Ảnh: Viết Trọng