Cục Quản lý cạnh tranh

17

Transcript of Cục Quản lý cạnh tranh

Page 1: Cục Quản lý cạnh tranh
Page 2: Cục Quản lý cạnh tranh

Thư Ban biên tậpDự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được

Chính phủ trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 7, Quốc hộikhóa Xii diễn ra từ ngày 20 tháng 5 năm 2010.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nếu được thôngqua sẽ cùng với các luật khác đã đi vào cuộc sống như Luật Trọngtài thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm,Luật Xuất bản, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tố tụng hành chính,Luật Khiếu nại, tố cáo... sẽ là hành lang pháp lý vững chắc cho côngtác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời giantới.

Một trong những vấn đề mang ý nghĩa rất quan trọng trongcông tác bảo vệ người tiêu dùng đã được thực tế chứng minh trênthế giới và Việt Nam là việc quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệmcủa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa vàdịch vụ đồng thời với việc tạo cơ chế để giải quyết những tranhchấp phát sinh trong quan hệ giữa các bên liên quan.

Bản tin số 17 sẽ cung cấp cho độc giả một số bài nghiên cứu,bình luận liên quan tới vấn đề trên như: cơ chế giải quyết tranhchấp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, một số kinhnghiệm rút ra từ công tác bảo vệ người tiêu dùng có hiệu quả tạiSingapore,...

BAN BiêN Tập

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * email: [email protected]

BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BiêN TậpBẠCH VĂN MỪNG

pHó TỔNG BiêN TậpVŨ BÁ PHÚ

BiêN Tập viêNLÊ PHÚ CƯỜNG, NGUyễN THàNH HẢi,

PHAN CôNG THàNH, NGUyễN VĂN THàNH, Bùi ViệT TRƯỜNG, NGUyễN PHƯơNG THẢo

HỘi đồNG Cố vẤNTRƯơNG ĐÌNH TUyỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HoàNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUyễN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. Bùi NGUyÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THàNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANieL VANHoUTTe, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

đại diện tại Tp. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 email: [email protected]

phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Page 3: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Trong số này BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

5 HOẠT đỘNG TRONG KỲ

7 vẤN đỀ - SỰ KiỆN

10 TRANG QUốC TẾ

13 GóC NGƯời TiêU dùNG

18 HỎi đÁp

21 NGHiêN CỨU - TRAO đỔi

27 HOẠT đỘNG KỲ TỚi

29 TẢN MẠN

19 pHÁp LUậT vỀ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý điều tra hành vi lạmdụng vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan tronglĩnh vực điện ảnh

Ngày 12 tháng 5 năm 2010, Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh kýquyết định số 51/QĐ-QLCT về việc

điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh liên quantới hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường trong lĩnh vực điện ảnh của Côngty TNHH Truyền thông Megastar.

Việc điều tra sơ bộ được tiến hành trêncơ sở hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranhcủa 06 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực điện ảnh, bao gồm: (1) Công ty cổphần phim Thiên Ngân, (2) Công ty cổphần truyền thông - điện ảnh Sài Gòn, (3)Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh, (4)Công ty cổ phần điện ảnh 212, (5) Trungtâm phát hành phim và chiếu bóng ĐồngNai và (6) Công ty TNHH một thành viênđiện ảnh Hà Nội.

Theo các doanh nghiệp khiếu nại, kể từcuối năm 2008, nhờ mối quan hệ mật thiết

với nhiều nhà sản xuất phim lớn nướcngoài, Megastar đã được độc quyền pháthành tại Việt Nam nhiều phim “bom tấn”.Các doanh nghiệp khiếu nại cho rằngMegastar đã có hành vi lạm dụng vị tríthống lĩnh trên thị trường, vi phạm LuậtCạnh tranh, xâm phạm đến quyền và lợi íchhợp pháp của họ, cũng như gây tác độngtiêu cực cho sự phát triển của ngành điệnảnh và chủ trương xã hội hóa hoạt độngđiện ảnh của Nhà nước.

Vụ việc này hiện đang trong quá trìnhđiều tra sơ bộ. Căn cứ vào kết quả điều trasơ bộ do các điều tra viên báo cáo, Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ quyếtđịnh đình chỉ điều tra trong trường hợpkhông có hành vi vi phạm hoặc tiến hànhđiều tra chính thức trong trường hợp códấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

đỨC MiNH

Ngày 28 tháng 5 năm 2010, CụcQuản lý Cạnh tranh đã tổ chức Đạihội Đảng bộ Cục Quản lý Cạnh

tranh tại trụ sở 25 Ngô Quyền, Hà Nội.Đến dự đại hội có đồng chí Lê Danh Vĩnh -Thứ trưởng, Bí Thư Đảng ủy Bộ CôngThương, đại diện Đảng bộ cấp trên vàtoàn thể đảng viên Cục.

Đại hội đã được nghe báo cáo tổngkết công tác của Đảng ủy Cục năm 2009và báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hànhĐảng bộ năm 2009, đồng thời tiếp thucác ý kiển đóng góp, ý kiến chỉ đạo củađại diện Đảng bộ cấp trên, trên cơ sở đóvạch ra những phương hướng, mục tiêunhiệm kỳ 2010-2015. Dưới sự chỉ đạo,hướng dẫn sát sao của Đảng bộ Cục vàđược sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chínhquyền, Đảng ủy cấp trên và nỗ lực của cácĐảng viên trong các hoạt động, Đảng bộCục đã thực hiện thắng lợi các mục tiêucủa nhiệm kỳ trước.

Tại đại hội, các đảng viên đã nhiệt tìnhđóng góp ý kiến đề xuất về phươnghướng hoạt động trong giai đoạn tới. Đạihội đã nhất trí thông qua phương hướnghoạt động nhiệm kỳ 2010-2015 được tậptrung vào công tác chính trị tư tưởng - đây

là nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng bộ Cục sẽphải làm tốt trong nhiệm kỳ tới. Đảng bộCục sẽ lãnh đạo các Chi bộ trực thuộcquán triệt tới từng cán bộ, công chức vàngười lao động đường lối, Nghị quyết củaĐảng, trau dồi về phẩm chất chính trị…Bên cạnh đó, Đảng bộ Cục sẽ tiếp tục đẩymạnh cuộc vận động học tập tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảngviên của Cục. Đảng bộ Cục cũng đề ra mụctiêu trong thời gian tới dự kiến kết nạp từ5 đến 7 đảng viên mới và phát hiện, đàotạo và bồi dưỡng cán bộ có đủ đức và tàiđể hoàn thiện bộ máy cán bộ lãnh đạoCục. Đảng ủy Cục cũng định hướng sẽ tậptrung nghiên cứu để sớm hoàn thiện cácvăn bản quy phạm pháp luật liên quanđến các lĩnh vực quản lý của Cục.

Đại hội lần này cũng đã bầu ra Banchấp hành Đảng bộ Cục Quản lý Cạnhtranh nhiệm kỳ 2010 - 2015 gồm 7 đồngchí và bầu 2 đại biểu tham dự Đại hộiĐảng bộ Bộ Công Thương. Ban chấphành Đảng bộ mới cũng đã nhận nhiệmvụ cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụmới để dần phát triển mạnh mẽ công tácĐảng bộ Cục trong thời gian tới.

Hà pHẠM

Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức thành công đại hộiđảng bộ Cục nhiệm kỳ 2010 - 2015

Page 4: Cục Quản lý cạnh tranh

Từ ngày 17 tháng 5 năm 2010đến ngày 01 tháng 6 năm 2010,Trung tâm đào tạo điều tra viên,

Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợpvới Học viện cảnh sát nhân dân tổchức thành công khóa đào tạo về kỹnăng điều tra cạnh tranh cho các cánbộ của Cục.

Khóa đào tạo đã cung cấp nhữngkiến thức cơ bản trong việc xác địnhhành vi được coi là vi phạm pháp luậtcạnh tranh, xây dựng báo cáo về kỹnăng điều tra vụ việc cạnh tranh, xâydựng giả thuyết điều tra, lập kế hoạchđiều tra, kỹ năng thu thập và phầntích thông tin, tiếp cận đối tượng tìnhnghi, lấy lời khai, sàng lọc thông tin,tổng quát về thị trường và phươngpháp xác định thị trường, điều tra thịtrường... Ngoài ra, các giảng viên đãđưa ra những tình huống, kinh

nghiệm đã trải qua trong thực tế đểhọc viên cùng phân tích, đánh giá tìmcách giải quyết cũng như tổ chứcbuổi thực hành lấy lời khai, xây dựngphương pháp điều tra để các học viêncó thể tiếp cận công việc nhanh hơn.

Khóa đào tạo được đánh giá là rất

bổ ích, thiết thực cho hoạt độngchuyên môn của Cục Quản lý cạnhtranh, giúp các cán bộ của Cục đượctiếp cận và hiểu sâu hơn các kỹ năngđiều tra vụ việc cạnh tranh để phụcvụ cho công tác chuyên môn củamình.

THU Hà - TTđT

Kết quả Hội thảo“Kinh nghiệm thực thi Luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ”

Trong khuôn khổ hợp tác giữaCục Quản lý cạnh tranh (QLCT)và dự án STAR, ngày 3/6/2010,

Trung tâm đào tạo điều tra viên, CụcQLCT đã phối hợp với chuyên gia củadự án STAR tổ chức thành công Hộithảo “Kinh nghiệm thực thi LuậtChống độc quyền của Hoa Kỳ”.

Tham dự Hội thảo có Giáo sưJesse W. Markham đến từ Đại học LuậtSan Francisco, Hoa Kỳ, với nhiều kinhnghiệm trong lĩnh vực giảng dạy vàthực thi pháp luật tại Hoa Kỳ. Tại buổiHội thảo, Giáo sư Jesse W. Markhamđã giới thiệu tổng quan về LuậtChống độc quyền của Hoa Kỳ, quátrình hình thành và phát triển, tầm

quan trọng của việc xác định thịtrường liên quan trong các vụ việccạnh tranh, các vấn đề kinh tế họctrong việc xác định thị trường liênquan cũng như cách thức xác định thịtrường liên quan trong một số trườnghợp đặc thù. Ngoài ra, Giáo sư cũngđã đưa ra một số vụ việc điển hìnhtrong việc thực thi pháp luật chốngđộc quyền của Hoa Kỳ trong lĩnh vựcdược phẩm và các dịch vụ y tế để từđó đưa ra những khuyến nghị cho cáccơ quan quản lý của Việt Nam.

Hội thảo đã thu hút được nhiềuchuyên gia từ những cơ quan quản lýnhà nước có liên quan như Bộ y tế, BộTư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công

Thương, Ban pháp chế, PhòngThương mại và công nghiệp ViệtNam... và các giảng viên đến từ cáctrường Đại học Ngoại thương Hà Nội,Đại học Thương mại Hà Nội, Đại họcLuật Hà Nội....

Hội thảo đã kết thúc thành côngtốt đẹp với phần thảo luận sôi nổi củacác đại biểu tham dự về việc giám sátvà thực thi các quy định của phápluật nhằm quản lý một cách có hiệuquả hoạt động kinh doanh, phânphối dược phẩm tại Việt Nam, nhằmbảo đảm quyền lợi cho doanhnghiệp và người tiêu dùng.

THU Hà - TTđT

Khóa đào tạo về Kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Ngày 09 tháng 6 năm 2010, Quốc hội làm việc tại tổ để thảo luậnvề dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với 8 Chương và 66Điều, Dự thảo đã đề cập nhiều vấn đề nhằm bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng một cách tốt nhất như: bảo vệ người tiêu dùng truớckhi giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; bảo vệ người tiêudùng trong quá trình giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; bảovệ người tiêu dùng trong quá trình sử dụng hàng hóa dịch vụ. Dựthảo luật cũng quy định các phương thức giải quyết tranh chấp đểngười tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình.

Tại các phiên thảo luận tổ, các Đại biểu quốc hội đánh giá cao sựchuẩn bị công phu, nghiêm túc của Ban soạn thảo đồng thời bày tỏsự đồng tình về sự cần thiết ban hành luật. Tuy nhiên, cũng có Đạibiểu quốc hội lo ngại về tính khả thi của một số quy định trong Dựthảo như: quyền của người tiêu dùng, cơ chế giải quyết tranh chấpbằng hành chính,...

Vào ngày 18 tháng 6 năm 2010, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hộitrường Dự án Luật này. Dự kiến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 QH khóa Xii,tháng 10 năm 2010.

THANH THúy

Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng

Page 5: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

vASep phản đối việc đăng tải thông tinsai sự thật về cá tra việt Nam

Ngày 24 tháng 5 năm 2010, Hiệphội Chủ trại nuôi Cá Nheo Mỹ(CFA - Catfish Farmers of

America) đã đưa lên mạng trang webwww.safecatfish.com với nhiềuthông tin sai sự thật, với chủ ý bôi xấusản phẩm cá tra Việt Nam. Việc làmnày là hành vi cạnh tranh không lànhmạnh của các chủ trại nuôi cá da trơnMỹ đối với Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩuThủy sản Việt Nam (VASeP) kịch liệtphản đối việc đăng tải các thông tinsai sự thật về cá tra Việt Nam trêntrang web này.

Trên thực tế, nông dân Việt Namkhông còn nuôi cá tra bằng bè nổitrên sông Mekong mà nuôi trong hệthống ao, đáp ứng tiêu chuẩnSQF1000 và các tiêu chuẩn quốc tếkhác, đảm bảo các tiêu chí an toànthực phẩm nghiêm ngặt của Hoa Kỳcũng như những đòi hỏi khắt khe củangười tiêu dùng trên thế giới. Hiệnnay, các doanh nghiệp cá tra ViệtNam đã và đang thiết lập các chuỗisản xuất liên hoàn theo tiếp cận đảmbảo chất lượng “từ ao nuôi đến bànăn”. Ngày càng nhiều vùng nuôi cá tra

Việt Nam đã được cấp chứng nhậnđạt chuẩn Global GAP. Sản phẩm cátra Việt Nam đang được xuất khẩuđến hơn 120 quốc gia và vùng lãnhthổ trên thế giới, đáp ứng đầy đủ cáctiêu chuẩn nghiêm ngặt của eU, ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản...

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâmsản và Thủy sản (NAFiQAD) - Cơ quanthẩm quyền thực hiện kiểm soát chấtlượng, an toàn vệ sinh thực phẩmthủy sản của Việt Nam - thông báo:Kết quả quan trắc thường xuyên từnăm 2004 đến nay của các Trung tâmQuan trắc môi trường thuộc Chươngtrình giám sát và quan trắc môitrường nuôi thủy sản lưu vực sôngMêkong cho thấy, các chỉ tiêu chấtlượng nước đều nằm trong ngưỡngcho phép và đạt tiêu chuẩn môitrường nuôi cá nước ngọt.

Từ năm 1999 đến nay NAFiQADđã triển khai chương trình kiểm soátdư lượng hoá chất trong thủy sảnnuôi, ngăn ngừa có hiệu quả việc lạmdụng hoá chất, kháng sinh trong nuôithủy sản nói chung và nuôi cá tra,basa nói riêng. Chương trình được cơquan thẩm quyền các nước như eU,

Mỹ, Canađa thanh tra và có nhận xéttốt về hệ thống tổ chức, luật lệ vàhoạt động kiểm soát thực tế.

VASeP kiên quyết phản đối việcCFA đòi mở rộng định nghĩa “catfish”nhằm áp đặt thêm những biện pháphạn chế nhập khẩu đối với sản phẩmcá tra vào Mỹ. Cần nhắc lại rằng 8 nămtrước, không phải ai khác mà chínhhọ đã vận động Quốc hội Mỹ thôngqua Farm Bill 2002 qui định chỉ cácloài cá da trơn họ Ictaluridae nuôi ởHoa Kỳ mới được ghi nhãn “catfish”.Bây giờ họ lại đòi điều hoàn toànngược lại!

VASeP yêu cầu CFA xoá bỏ ngaycác thông tin sai lệch về cá tra ViệtNam trong trang web nêu trên vàchấm dứt các hành động xấu, trái vớitinh thần Hiệp định Thương mại ViệtNam - Hoa Kỳ. Cần đưa thông tinkhách quan, trung thực nhằm đảmbảo quyền lợi chính đáng của ngườitiêu dùng Mỹ, không gây ảnh hưởngbất lợi tới quan hệ thương mại đangphát triển theo chiều hướng tốt đẹpgiữa hai nước.

(Theo: VASEP)

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

khiếu nại rằng biện pháp“quy về không” làm tăngmột cách giả tạo mức thuếchống bán phá và nhữngbiện pháp này đã được kếtluận là không hợp pháptheo những quy định hiệntại của thương mại quốctế.

WTo cũng sẽ thành lậpBan hội thẩm để giải quyếttranh chấp, điều tra khiếunại của Hàn Quốc về việcHoa Kỳ áp dụng biện pháp“quy về không” đối vớihàng xuất khẩu ống vàthép tấm không gỉ.

Ngày 18 tháng 5, WTo cũng thành lập Ban hội thẩm đểgiải quyết vụ việc Trung Quốc kiện liên minh Châu Âu do đãáp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hànggiày nhập khẩu từ Trung Quốc

.QUyẾT THắNG

Ngày 18 tháng 5, Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) đã thành lập Ban hội thẩm đểxem xét khiếu nại của việt Nam về việcHoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối vớisản phẩm tôm đông lạnh của việt Nam.

Đây là lầnđầu tiênViệt Nam sử

dụng cơ chế giảiquyết tranh chấpcủa WTo kể từ khiViệt Nam trở thànhthành viên thứ 150của tổ chứcthương mại thếgiới này vào tháng11 năm 2007.

Trong yêu cầutha vấn gửi WTovào tháng 2 nămnay, Việt Nam

WTO thành lập Ban hội thẩm giải quyết vụ việctôm đông lạnh của việt Nam xuất khẩu sangHoa Kỳ

Ngày 08/6/2010, vASep rathông cáo báo chí kịch liệtphản đối việc đăng tải cácthông tin sai sự thật về cátra việt Nam trên trangweb của CFA. vASep yêucầu CFA xoá bỏ ngay cácthông tin sai lệch về cá traviệt Nam trong trang webcủa CFA và chấm dứt cáchành động xấu, trái vớitinh thần Hiệp địnhThương mại việt Nam -Hoa Kỳ.

Page 6: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

TRANG QUốC Tế

Indonesia khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Singapore, Trung Quốc và Ukraine

Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) phạt 177 triệu USD đốivới 5 công ty sản xuất cáp quang tham gia thỏa thuận ấn định giá

Ngày 05 tháng 3 năm 2010, BộThương mại indonesia đã raQuyết định số

200/KADi/iii/2010 khởi xướng điềutra áp dụng biện pháp chống bánphá giá đối với mặt hàng thép tấmcán nóng được nhập khẩu vàonước này từ Singapore, Trung Quốcvà Ukraine. Việc điều tra được tiếnhành theo đơn yêu cầu của ngànhcông nghiệp sản xuất thép của indonesia, giai đoạn điều tra là từ 01

tháng 10 năm 2008 đến 30 tháng 9năm 2009.

Sản phẩm thuộc đối tượng điềutra là mặt hàng thép không hợpkim được cán phẳng, có chiều rộngtừ 600mm trở lên, được cán nóng,chưa phủ, mạ hoặc tráng, có mã HS72085100 và 72085200.

Theo Quyết định số200/KADi/iii/2010, các bên liênquan trong vụ việc (bao gồm cácnhà sản xuất trong nước, các nhà

nhập khẩu và các nhà xuất khẩunước ngoài) có 37 ngày kể từ ngày05 tháng 3 năm 2010 để nêu quanđiểm và đăng ký tham gia vụ việcvới Cơ quan điều tra (Uỷ ban chốngbán phá giá indonesia). Bên cạnhđó, các bên liên quan cũng phải trảlời bản câu hỏi điều tra trước ngày06 tháng 05 năm 2010.

Hiện Uỷ ban chống bán phá giáindonesia đang tiếp tục điều tra vụviệc này.

viỆT ANH

Ngày 21 tháng 5 năm 2010, JFTC (Ủyban Thương mại lành mạnh NhậtBản) thông báo đã phạt tổng cộng

16 tỉ yên (177 triệu USD) đối với 5 nhàcung cấp cáp quang vì có hành vi ấn địnhgiá. Cơ quan chức trách đã tiến hànhkhám xét tại chỗ đối với các công ty trênvào tháng 6 năm 2009.

Theo JFTC, các công ty Sumitomoelectric, Furukawa electric và Fujikurathông đồng với một số nhà cung cấp dâycáp điện và các sản phẩm liên quan về giábán cho NTT và NTT docomo. Hành vidiễn ra bắt đầu từ năm 2005. Tổng cộng 9công ty có liên quan tới hành vi ấn địnhgiá, vi phạm điều 3 của Luật chống độcquyền Nhật Bản.

Ba nhà sản xuất vi phạm 04 hành vi bịcấm đã bị phạt nặng nhất. Hai công tykhác bị phạt thấp hơn vì vi phạm với mứcđộ nhẹ. Trong đó, một vài mức phạt tăng

50% vì các bị cáo lặp lại hành vi vi phạm từtrước. Bốn công ty vi phạm còn lại khôngbị phạt do được hưởng chính sách khoanhồng của JFTC.

Bên cạnh đó, JFTC đã ban hành lệnhngừng và tạm ngừng các hành vi vi phạmvà áp dụng các biện pháp khác bao gồmyêu cầu các công ty vi phạm tuân theo cáchướng dẫn do JFTC đưa ra: thực hiện đàotạo nhân viên trong việc tuân thủ luậtcạnh tranh; đưa ra các giải pháp nội bộ đốivới hành vi vi phạm mà JFTC đã phát hiện;buộc công ty có cam kết sẽ không tiếnhành các hành vi vi phạm tương tự trongtương lai, đưa ra các quyết định kinhdoanh một cách độc lập; gửi thông báocho nhân viên công ty, các khách hàng vàcác thành viên vi phạm khác về các hoạtđộng này của công ty.

THANH THúy

Ủy ban Thương mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC) phạt 19 hãnghàng không 98 triệu USD vì tham gia thỏa thuận ấn định giá

Tiếp theo việc phạt hai hãng hàngkhông hàng đầu trong nước vìhành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

hai tháng trước, ngày 27 tháng 5 năm2010, Ủy ban Thương mại lành mạnhHàn Quốc (KFTC) đã ấn định mức phạttổng cộng 120 triệu won (98 triệu USD)đối với 19 hãng hàng không trong nướcvà quốc tế vì có hành vi thông đồng liênquan tới phụ phí nhiên liệu vận chuyểnhàng hóa đường hàng không từ năm1999 đến 2007.

Hãng hàng không Hàn Quốc KoreanAir chịu mức phạt cao nhất là 22,1 tỉ won(18 triệu USD), tiếp theo là Asiana Air-lines và Lufthansa, bị phạt lần lượt 20,7triệu won (17 triệu USD) và 12,1 triệuwon (10 triệu USD). Như vậy, hãng hàngkhông Hàn Quốc đã được giảm mứcphạt đáng kể do họ đã cung cấp bằngchứng xác thực cho KFTC trong quátrình điều tra bắt đầu từ tháng 12 năm2005. Theo KFTC, 21 hãng hàng khôngtừ 16 quốc gia đã thông đồng ấn địnhmức phụ phí nhiên liệu áp dụng chohàng hóa chuyên chở bằng đường hàngkhông từ Hàn Quốc ra nước ngoài, vàhàng hóa từ Hong Kong, Châu Âu, NhậtBản vào Hàn Quốc. Tổng cộng, 19 hãnghàng không bị phạt và hai công ty khácbị cảnh cáo bằng thông báo chính thức.KFTC cho biết đây là vụ việc thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh quốc tế lớn nhất cơquan này từng xử lý, liên quan tới hơn50 lãnh đạo của các công ty hàng khôngvà tổ chức này đã cộng tác với nhiều cơquan chống độc quyền nước ngoàitrong suốt quá trình điều tra, thu thậpchứng cứ.

Hà pHẠM

Trong khi động thái căng thẳngthương mại giữa Hoa Kỳ vàTrung Quốc có thể leo thang, Bộ

Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục cho rằngsản phẩm ống khoan bằng thép củaTrung Quốc có tổng giá trị 200 triệuđô la bán trên thị trường Hoa Kỳ cógiá thấp hơn giá thị trường.

Các sản phẩm thành phẩm vàbán thành phẩm ống khoan bằngthép nhập khẩu vào cảng biển HoaKỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc đượccho là có trợ cấp của chính phủ lên tới15,7%, các sản phẩm được sử dụngchủ yếu trong công nghệ khai thácdầu và khí tự nhiên. Khoản được trợcấp được áp dụng cho giá bán sảnphẩm mà không áp dụng cho vận tảivà bảo hiểm.

Phán quyết đánh dấu một thắnglợi nữa của ngành sản xuất thép củaHoa Kỳ trước các sản phẩm thép ống

nhập khẩu có nguồn gốc từ TrungQuốc. Trong vòng 06 tháng trở lạiđây, Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyếtTrung Quốc bán phá giá bất hợppháp 2,8 tỷ đô la ống thép, đây là mộttrong những vụ lớn nhất từ trước đếnnay tại Hoa Kỳ.

Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũngđang tồn tại những tranh cãi khiWashington không hài lòng với sựtăng trưởng sản xuất công nghiệp vàchính sách tiền tệ của Trung Quốc,các chính sách nhằm mục đích làmcho hàng hóa xuất khẩu của TrungQuốc có giá thấp hơn trên thị trườngHoa Kỳ.

Đơn khiếu nại nhiều doanhnghiệp sản xuất ống khoan thép củaHoa Kỳ đưa ra các công ty TMK ipsco,Rotary Drilling Tools, Texas Steel Conversions, VAM Drilling USA cùngTổ chức công đoàn ngành thép

United Steelworkers. Các bên thamgia khởi kiện đều nhất trí rằng việcnhập khẩu ống khoan thép đã gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến ngànhsản xuất trong nước. Họ cũng yêu cầuỦy ban sớm đưa ra mức thuế chốngbán phá giá vào cuộc họp ngày 05tháng 8 năm 2010.

Trong thị trường thép còn tươngđối bão hòa tại Hoa Kỳ thì ống khoanlà mặt hàng có mức lợi nhuận khácao, do vậy các nhà sản xuất trongnước rất quan tâm đến việc giữ chothị trường không bị ảnh hưởng bởicác mặt hàng nhập khẩu phá giá. Mộtluật sư đại diện cho các nhà sản xuấttrong nước cho rằng trong các vụviệc về thép hoặc nhôm cho thấyngành công nghiệp Hoa Kỳ đangphải chứng kiến các nhà sản xuấtTrung Quốc giành thị phần lớn trênthị trường nội địa Hoa Kỳ.

Các ống khoan bằng thép đượcsử dụng làm thiết bị giàn khoan trênbờ và giàn khoan biển. Những ốngthép khoan, tùy thuộc vào côngdụng, được bán với giá từ 3000-6000đô la/tấn, khiến cho giá sản phẩmcao và đem lại lợi nhuận cho các nhàsản xuất thép.

Hoa Kỳ là một trong những thịtrường tiêu thụ ống khoan lớn nhất.Thực tế, có nhiều quốc gia sản xuấtdầu nhiều hơn Hoa Kỳ nhưng lại cómức tiêu thụ ống thép ít hơn do sửdụng số lượng giàn khoan ít hơn.

QUyẾT THắNG

Hoa Kỳ sẽ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng ống thépnhập khẩu từ Trung Quốc

Page 7: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

TRANG QUốC Tế

chiếc iPhone của Apple. Hãngnghiên cứu NPD mới đây chobiết, điện thoại di động sửdụng phần mềm Android đãvượt Apple để chiếm vị trí thứhai tại thị trường Hoa Kỳ trongquý 1 năm 2010.

HTC đã không ngồi yêntrước đơn kiện của Apple. Côngty Đài Loan - Trung Quốc này đềnghị iTC ban hành lệnh cấmnhập khẩu, quảng bá, và báncác thiết bị di động của Appletại thị trường Hoa Kỳ. Các sảnphẩm của Apple đều được sảnxuất bên ngoài Hoa Kỳ.

Phó chủ tịch HTC khu vựcBắc Mỹ Jason Mackenzie phátbiểu “Chúng tôi nộp đơn kiện

Apple là để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình cũng như cácđối tác, và quan trọng hơn cả là các khách hàng sử dụng điệnthoại HTC”. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, danh mục bằngsáng chế của HTC có thể không dài bằng các đối thủ kỳ cựu khácnhư Nokia.

Cuộc chiến giữa các nhà sản xuất điện thoại di động đangdiễn ra khá căng thẳng. Ngoài xung đột giữa Apple với HTC (vàGoogle), giới quan sát còn đang theo dõi chặt chẽ cuộc “đấu đá”giữa Apple và Nokia khi hai “đại gia” này liên tục kiện nhau suốttừ cuối năm 2009 tới nay.

Ủy ban thương mại Hoa Kỳ sẽ mở một cuộc điều tra đối vớiphần mềm điện thoại của Apple.

MiNH đẠT

Ngày 13 tháng 6 năm 2010, hãng sản xuất điện thoạithông minh của Đài Loan là HTC (High Tech ComputerCorp) nộp đơn kiện lên Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa

kỳ (iTC) đề nghị các nhà chức trách Hoa Kỳ cấm bán các sảnphẩm iPhone, iPad và iPod. Đơn kiện này của HTC được xem là“kiện ngược” đối với Apple, sau khi Apple cách đây chưa lâunộp đơn lên tòa án, cáo buộc công ty Đài Loan - Trung Quốcnày xâm phạm quyền sáng chế (HTC là nhà sản xuất điện thoạidi động chạy hệ điều hànhAndroid của Google).

Theo đơn của HTC nộplên (iTC) tố cáo Apple vi phạm5 bằng sáng chế của HTC liênquan tới phần cứng, phầnmềm, và công nghệ quản lýnăng lượng trong các thiết bịdi động, bao gồm cả chiếciPad mới được tung ra thịtrường.

Đơn kiện hồi tháng 3 củaApple nhằm vào HTC có mụcđích chính là tấn công đốithủ Google (Trong đơn kiệnđó, Apple đã cáo buộc HTC viphạm 20 bằng sáng chế).Không chỉ nộp đơn lênUSiTC, Apple còn kiện HTClên tòa án Hoa Kỳ. Nhữngchiếc điện thoại di động chạyphần mềm mã nguồn mởAndroid của Google đangcạnh tranh khá quyết liệt với

HTC kiện Apple lên Ủy ban thương mạiquốc tế Hoa Kỳ

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Một trong những mục tiêuquan trọng nhất của chínhsách bảo vệ người tiêu dùng

(NTD) là xây dựng và phát triểnnhững cơ chế hiệu quả và tiết kiệmđể NTD giải quyết các tranh chấpcủa mình, cũng như được bồithường thiệt hại hợp lý. Các đặc thùcủa những tranh chấp liên quan đếnNTD cũng đòi hỏi các cơ chế nàyphải được thiết kế riêng biệt, chứkhông thể đưa vào hệ thống giảiquyết các tranh chấp thương mại-dân sự nói chung. Đặc biệt, chúng

phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bảnnhư:

l dễ tiếp cận (cho cả những NTDở cấp quận, huyện, địa phương),

l nhanh chóng, l đơn giản (để phù hợp với mọi

trình độ văn hóa-giáo dục), l tiết kiệm và l tương xứng với giá trị kinh tế

của hàng hóa, dịch vụ có liên quanđến tranh chấp.

Các quốc gia trên thế giới hiệnđã và đang phát triển luật và chính

Cơ chế giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Page 8: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thủ tục chuyên biệt tại các tòaán bình thường. Tại một số quốc giakhác, các tranh chấp của NTD đượcgiải quyết tại các tòa án sơ cấp theocác thủ tục đã được đơn giản hóahoặc đẩy nhanh. Thường thì các tòaán này có một bộ phận riêng để giải quyết các khiếu nại có giá trịnhỏ.

Các thủ tục rút gọn khác. Ở mộtsố ít các quốc gia trên thế giới, cáctòa án thông thường cũng đưa racác thủ tục đặc biệt, thường là đểgiải quyết một số loại tranh chấpnhất định. Ví dự như tại Áo, có cácthủ tục rút ngắn để yêu cầu thanhtoán nợ, nếu số tiền thanh toánkhông đi quá một ngưỡng nhấtđịnh.

Cuối cùng, ở một số quốc gia,bên cạnh, hoặc thay cho các tòa ángiải quyết các vụ việc có giá trị nhỏ,có các kênh giải quyết tranh chấp doNhà nước điều hành (ví dụ nhưphòng/ban giải quyết khiếu nại củaNTD, hay các ban thanh tra tiêudùng) nằm ngoài hệ thống tố tụngdân sự, cũng có những chức năngtương tự như các tòa án giải quyếtcác vụ việc có giá trị nhỏ.

Ở tất cả các quốc gia sử dụngbiện pháp này, các tòa án nhỏchuyên biệt như vậy thường có thểgiải quyết các tranh chấp thươngmại có một bên là NTD liên quan đếntất cả các loại hàng hóa và dịch vụ.Tuy nhiên, các quốc gia này đều đặtra một ngưỡng “giá trị” cụ thể (tínhbằng tiền mặt) cho các tranh chấp cóthể đưa ra xử theo các thủ tục rútgọn này. Các ngưỡng này khác nhautùy theo từng quốc gia, và cũng cóthể khác nhau tùy theo tính chất củavụ việc.

Các vụ kiện tập thểỞ một số quốc gia, đây là một cơ

chế cho phép một nhóm các nguyênđơn (là cá nhân) chịu cùng một loạithiệt hại do hành vi vi phạm củacùng một bị đơn được khiếu kiện tậpthể ra tòa án. Cơ chế này phổ biếnnhất tại Hoa Kỳ và hiện nay đang lannhanh ra các quốc gia khác trên thếgiới. Nó đặc biệt có ích trong cáctrường hợp có liên quan đến mộtnhóm NTD cùng chịu một loại tổnthất nhỏ. Đặc biệt, cơ chế này chophép những NTD chịu tổn thất nhỏcó thể đòi được bồi thường thiệt hại,mà nếu với tư cách cá nhân riêng lẻ,họ không bao giờ đưa ra tòa. Cơ chếnày có nhiều tên gọi và hình thứckhác nhau tùy theo từng quốc gia.

Cho phép các hội NTdđứng ra thưa kiện

Ở một số quốc gia, quyền củaNTD được đứng ra thưa kiện được bổsung thêm bằng quyền của hội NTDđược đứng ra thay mặt cho một cánhân NTD, hoặc một nhóm NTD,khiếu kiện ra tòa án. Cũng giống nhưcác vụ kiện tập thể, các vụ kiện dohội NTD đại diện, hay còn gọi là“khiếu kiện đại diện” cho phép xử lýcác vụ việc có liên quan đến thiệt hạiở phạm vi rộng của NTD, đưa ra mộtcơ chế kiểm soát các hành vi sai tráicủa một bên bị đơn, mà trongtrường hợp khác, đã có thể thoátđược sự trừng trị của pháp luật.

Một nhánh nhỏ của cơ chế này,là cho phép các hội NTD được đứngra khiếu kiện “vì lợi ích chung củaNTD”. Cơ chế này cho phép nâng caolợi ích của NTD nói chung, mà khôngcần chỉ rõ thiệt hại cụ thể với từng cánhân NTD cụ thể ra sao. Đây được coilà một cơ chế quan trọng cho phépsửa chữa những điểm chưa hoànhảo của thị trường tự do, đặc biệt cáctrường hợp mà tổng thiệt hại do

hành vi vi phạm của một bên bị đơngây ra, còn lớn hơn phép cộng gộpcác thiệt hại của cá nhân từng NTD.

Bồi thường thiệt hại theoquyết định của cơ quan Nhànước

Một hình thức bảo vệ NTD cũngkhá phổ biến trên thế giới là thiết lậpcác cơ quan chính phủ về bảo vệNTD. Cơ quan này có thể là một cơquan thanh tra tiêu dùng, hoặc mộtủy ban độc lập, hoặc các cục, vụtrong một bộ thuộc chính phủ.

Các cơ quan này được trang bị(hoặc trực tiếp, hoặc thông qua tòaán) một số các biện pháp xử lý viphạm và bồi thường thiệt hại choNTD. Các biện pháp này có thể chiathành các biện pháp xử lý hànhchính và các biện pháp phạt tiền.Các biện pháp xử lý hành chính baogồm lệnh tạm ngừng hoạt độngbuôn bán kinh doanh, lệnh ngừngngay hành vi vi phạm và các biệnpháp khác. Các biện pháp phạt tiềncũng khá đa dạng, nhằm ngăn chặnhành vi vi phạm tiếp diễn và khiếnbên vi phạm không thể hưởng lợi từhành vi sai trái của mình. Tiền thuđược từ các biện pháp phạt tiền sẽđược sung công quỹ, trừ một trườnghợp đặc biệt khi cơ quan chính phủra lệnh bồi thường thiệt hại bằngtiền mặt cho NTD.

Kết luậnCó thể nói các biện pháp, cơ chế

giải quyết tranh chấp và bồi thườngthiệt hại cho NTD là rất đa dạng trênthế giới, tùy vào đặc điểm và trình độphát triển luật pháp, hành chính, tưpháp, chính trị và kinh tế-xã hội củatừng quốc gia. Đây lại là một vấn đềtrung tâm trong xây dựng một chínhsách bảo vệ NTD hiệu quả.

Khuôn khổ bài báo nhỏ nàykhông cho phép bàn sâu vào các lợithế, điểm yếu, cũng như các vấn đềcụ thể liên quan đến từng biệnpháp/cơ chế. Tuy nhiên, trong quátrình soạn thảo luật bảo vệ NTD chonước ta, một quá trình nghiên cứuchuyên sâu như vậy là không thểthiếu, cũng như tổ chức xem xét kinhnghiệm thực thi của các nước bạnvới từng biện pháp cụ thể, nhằm đưara giải pháp tối ưu cho tình hình ViệtNam.

QUẾ ANH

sách bảo vệ NTD đều có xây dựngmột hệ thống giải quyết tranh chấpvà bồi thường thiệt hại cho NTD củariêng mình, phù hợp với các nguyêntắc cơ bản nói trên. Các hệ thống nàycó thể khác nhau khá nhiều, nhưngnói chung, đều bao gồm một haynhiều phương thức như sau:

Quy trình giải quyếtkhiếu nại của NTd trong nộibộ doanh nghiệp (dN)

Xây dựng một quy trình hiệu quảgiải quyết khiếu nại của NTD trongnội bộ DN giúp giảm thiểu nhu cầuxây dựng các cơ chế giải quyết tranhchấp bên ngoài, khiến cả DN lẫnNTD có thể tiết kiệm được khá nhiềuthời gian và tiền bạc.

Doanh nghiệp sẽ thu được rấtnhiều lợi ích nếu đảm bảo các khiếunại của NTD được giải quyết trongnội bộ một cách hiệu quả, ví dụ nhưDN sẽ đảm bảo giữ được lòng tin, sựhài lòng cũng như sự trung thànhcủa khách hàng, trong khi tránhđược việc tham gia các quy trình giảiquyết tranh chấp mất thời gian vàphí tổn tiền nong. Mặt khác, về phíaNTD, việc giải quyết tranh chấp trựctiếp với DN cũng có nhiều điểmmạnh. NTD thường thích vấn đề củahọ được giải quyết một cách cụ thểvà trực tiếp, ví dụ như được giaohàng theo như cam kết, sửa chữa,thay mới, hoặc được hoàn tiền, hơnlà động chạm đến các vấn đề pháplý. Xét từ góc độ thời gian, chi phí,tính thân thiện với người dùng, thìđể có được các giải pháp như vậythông qua các quy trình nội bộ vớiDN đều hơn hẳn các cơ chế giảiquyết tranh chấp khác. Bên cạnh đó,việc NTD cố giải quyết tranh chấpcủa họ một cách trực tiếp với DN,trong nhiều trường hợp, cũng đượcxem là việc phải làm, trước khi mờiđến sự tham gia bên thứ ba. Đươngnhiên giải pháp này là không phùhợp trong các trường hợp NTD lànạn nhân của các hành vi buôn bánbất chính hoặc lừa đảo.

Các biện pháp giải quyếttranh chấp bên ngoài (AdR - Alternative disputeResolution)

Nếu cố gắng giải quyết tranhchấp trực tiếp với DN không hiệuquả, NTD có thể sử dụng các biệnpháp bên ngoài, một phương phápcũng được coi là khá nhanh chóng,

hiệu quả và tiết kiệm, mà không phảiviện đến việc kiện cáo chính thức,vốn thường tốn kém và phức tạphơn. Có rất nhiều các biện pháp ADRnhư vậy, trong đó phổ biến nhất là:trung gian hòa giải, giảng hòa,thương lượng với sự trợ giúp củabên thứ ba, và trọng tài. Mặc dùtrong cả lĩnh vực học thuật cũng nhưtrong thực tế, chưa có định nghĩanào hoàn chỉnh được thống nhất vềtừng biện pháp này, chúng có thểđược chia thành các biện pháp dựatrên cơ sở nhất trí, và các biện phápdựa trên cơ sở phán quyết. Các biệnpháp như trung gian hòa giải, giảnghòa, thương lượng với sự trợ giúpcủa bên thứ ba đều là một quá trìnhdựa trên cơ sở sự nhất trí giữa cácbên theo đó một bên trung lập thứba sẽ có mặt để hỗ trợ cho các bêntiến đến tự thống nhất quan điểm.Còn biện pháp trọng tài là một quátrình phán quyết trong đó một bêntrung lập thứ ba đứng ra thu thậpthông tin từ cả hai bên và trên cơ sởxem xét các thông tin đó, đưa ra mộtphán quyêt cuối cùng có tính ràngbuộc pháp lý. Biện pháp trọng tàithường được coi là mang tính “chínhthức” cao hơn các biện pháp hòa giảivà thương lượng, vì các bên phảiđồng ý (trước hoặc sau khi xảy ratranh chấp) chịu sự ràng buộc củaphán quyết trọng tài. Trong khi đó, ởcác biện pháp giải quyết mang tínhđồng thuận, các bên tự thươnglượng với nhau đưa ra quyết địnhcuối cùng, chứ quyết định nàykhông do bên thứ ba nào áp đặt cả.

Tòa án giải quyết cáctranh chấp có giá trị nhỏ

Nhận thức được rằng NTD nhỏlẻ, với các khiếu nại có giá trị nhỏ,thường khó tiếp cận hệ thống tưpháp nói chung, rất nhiều quốc giatrên thế giới đã xây dựng và đưa vàosử dụng các quy trình tư pháp rútgọn để xử lý các tranh chấp có giá trịnhỏ này. Các quy trình tư pháp nàyđược thiết kế để thay thế một phầncác thủ tục tố tụng dân sự truyềnthống, cho phép các cá nhân giảiquyết tranh chấp và bồi thường thiệthại với chi phí và công sức tươngxứng với giá trị khiếu nại của họ. Cáctòa án giải quyết tranh chấp có giátrị nhỏ thường có các quy trình độclập, có tính ràng buộc và có thể đượcthi hành, khiến NTD có thể sử dụngtòa án như một kênh giải quyếttranh chấp mà lại không phải chịu

các vấn đề thường gặp của tòa ánnói chung như chi phí cao, chậm trễvà thủ tục phức tạp.

Có rất nhiều hình thức giải quyếttại tòa án các tranh chấp có giá trịnhỏ, phổ biến nhất bao gồm: tòa ánchuyên biệt, hoặc tòa án có thẩmquyền hạn chế; thủ tục chuyên biệttại các tòa án bình thường; và cácthủ tục rút gọn khác.

Tòa án chuyên biệt, hoặc tòa áncó thẩm quyền hạn chế: Ở một sốquốc gia trên thế giới, các tranh chấpcó giá trị nhỏ lẻ của NTD được giảiquyết ở các tòa chuyên biệt hoặc cáctòa án có thẩm quyền hạn chế, đượcthiết kế để cho phép các cá nhân cóthể tiếp cận với công lý trong tất cảcác vấn đề pháp lý thường gặp hàngngày. Ở một số nước, các tòa án nàyđược dành riêng cho NTD, trong khiở các nước khác, các tòa án này sẽgiải quyết tất cả các tranh chấp nhỏ,bao gồm cả các vụ án dân sự và hìnhsự nhỏ lẻ. Điểm đặc biệt của các tòaán loại này là chúng chỉ giải quyếtcác vụ nhỏ, không có quy trình tốtụng đầy đủ và chính thức như cáctòa án cấp cao khác, bất kể chủngloại của vụ án.

Page 9: Cục Quản lý cạnh tranh

Thành lập từ năm 1971, CASe là tổchức phi chính phủ, phi lợi nhuận,hoạt động hướng tới BVNTD thôngqua các chương trình đào tạo và cungcấp thông tin, thúc đẩy môi trườngthực hành thương mại công bằng vàđạo đức. Một trong những dấu ấnhoạt động của CASe là quá trình vậnđộng hành lang giúp cho Đạo luật Bảovệ Người tiêu dùng (CFTA) được thôngqua vào năm 2004.

Trong quá trình hoạt động củamình, CASe đã biên tập và xuất bảnnhiều tập sách, tài liệu có tính chấtgiáo dục, cung cấp thông tin tiêudùng hữu ích cho NTD: Các hành vithương mại lành mạnh và NTD (FairTrading & you); các kinh nghiệm tiêudùng trong từng lĩnh vực cụ thể: shop-ping, điều hòa, vé máy bay, quần áo,mỹ phẩm, máy tính, đồ điện tử, giáodục…; các hội thảo chuyên đề: Tàichính y tế và kinh nghiệm thực tế vềbảo hiểm y tế; các sự kiện cộng đồng:Chương trình ủng hộ ngày Quốc tếtiêu dùng thế giới 15/3; các khóa đàotạo kiến thức và kinh nghiệm tiêudùng cho các quốc gia khác…

Đặc biệt, từ năm 1999 CASe đãhình thành và xây dựng Trung tâmhòa giải CASe nhằm tăng thêm côngcụ và góp phần hỗ trợ NTD trong quátrình khởi kiện các doanh nghiệp, nhàsản xuất. Cho đến năm 2008 Trungtâm này đã có hơn 188 Hòa giải viên,tỷ lệ hòa giải thành công là 70-80% vụviệc khiếu kiện. Trung tâm hoạt độngcó thu phí giải quyết khiếu nại, mứcphí thu căn cứ vào giá trị hòa giải,thấp nhất là 5 đô Sing cho giá trị khiếunại dưới 5000 đô Sing và cao nhất là400 đô Sing cho giá trị hơn 40,000 đôSing.

Nhằm xây dựng môi trường tiêudùng lành mạnh, hỗ trợ các doanhnghiệp duy trì hình ảnh thương hiệuvà giúp đỡ NTD trong việc tiêu dùngthông minh, từ năm 1999 CASe đãđưa vào hoạt động hệ thống chứngnhận CASeTrust. Đây là hệ thốngchứng nhận uy tín dành cho cácdoanh nghiệp hoạt động trongnhững lĩnh vực ngành hàng nhấtđịnh, đáp ứng và duy trì được các tiêuchí do Chương trình đưa ra (phần lớnlà các tiêu chí về chính sách thông tin,chính sách chăm sóc khách hàng, giảiquyết khiếu nại, tổ chức cán bộ…).Hiện nay, chứng nhận này được cấpcho các doanh nghiệp trong lĩnh vực:giáo dục, du lịch, website, kinh doanhôtô, spa và chăm sóc sức khỏe.

Nếu như biểu tượng CASeTrustxuất hiện tại một cửa hàng có ý nghĩađảm bảo các chính sách tiêu dùngchuẩn mực cho khách hàng thì biểutượng Safety Mark của Spring Singa-pore chứng nhận mức độ an toàn củasản phẩm.

Spring Singapore (Standards, Productivity and innovation Board) làđơn vị trực thuộc Bộ Công ThươngSingapore. Hoạt động của Spring tậptrung vào ba lĩnh vực: năng suất vàđổi mới; tiêu chuẩn và chất lượng; vàcác doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chứng nhận Safety Mark củaSpring hiện nay được cấp cho 45danh mục hàng hóa, chủ yếu là các

mặt hàng điện tử, thiết bị điện và thiếtbị sử dụng khí gas. Các thiết bị nàyphải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểmnghiệm, được kiểm tra nghiêm ngặttại một đơn vị với các dụng cụ đolường chính xác, hiện đại của Spring.Sau khi đáp ứng các điều kiện này, sảnphẩm sẽ được lưu thông trên thịtrường với dấu hiệu Safety Mark- sảnphẩm đã qua kiểm tra an toàn. SafetyMark không phải là tiêu chuẩn bắtbuộc cho các hàng hóa bán tại Singa-pore nhưng nhờ hoạt động truyềnthông và thương hiệu uy tín củamình, Safety Mark đã trở thành dấuhiệu tiêu dùng an toàn đối với phầnlớn người dân Singapore.

Người tiêu dùng Singapore có ýthức trong việc thực hiện quyền lợicủa mình; doanh nghiệp Singapore cóý thức tuân thủ pháp luật, thực hiệntốt các quy định đảm bảo quyền lợingười tiêu dùng nhưng trong thực tếvẫn phát sinh các vụ tranh chấp giữangười tiêu dùng và doanh nghiệp.

Để giải quyết các tranh chấp này,tại Singapore đã thành lập một Tòa ándành riêng cho các tranh chấp nhỏ lẻvới tên gọi Tòa án phụ - SCT (SmallClaims Tribunal) bên cạnh hệ thốngTòa án của Singapore. SCT đượcthành lập từ năm 1985 với mục đíchchính là cung cấp cơ chế giải quyếttranh chấp nhỏ lẻ nhanh gọn và tiếtkiệm chi phí. Giá trị tranh chấp tối đatại SCT là 10,000 đô Sing và có thểnâng lên 20,000 đô Sing nếu có sựđồng ý bằng văn bản của các bên.SCT chỉ giải quyết một số tranh chấpphát sinh trong các lĩnh vực: hợpđồng mua bán hàng hóa, điều khoảndịch vụ, yêu cầu bồi thường phát sinhtừ sai lầm cá nhân gây thiệt hại cho tàisản (trừ thiệt hại do xe máy gây ra); vàhợp đồng cho thuê nhà ở. Chính sáchphí của SCT cũng có sự ưu đãi riêngcho người tiêu dùng, cụ thể, so với cácđối tượng khác như : chủ nhà, chủ sởhữu, doanh nghiệp (không phảingười tiêu dùng) thì mức phí củangười tiêu dùng thấp hơn rất nhiều:

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bảo vệ người tiêu dùng (BVNTD)là một trong những hoạt độngđược Chính phủ Singapore tập

trung quan tâm và thực hiện có hiệuquả từ rất sớm. Hệ thống văn bảnpháp luật và sự thực thi của các cơquan, tổ chức là hai yếu tố đảm bảocho việc duy trì và bảo vệ quyền lợiNTD tại quốc đảo nhỏ bé này.

Cùng với sự phát triển kinh tế vàmở rộng hoạt động kinh doanh buônbán, các quy định bảo vệ quyền lợiNTD cũng ngày càng được nâng caovà có giá trị thực tế hơn. Cụ thể: Bêncạnh các văn bản điều tiết đối với mộtsố lĩnh vực đặc biệt như bán hàng đacấp (Đạo luật Kinh doanh đa cấp vàBán hàng theo mô hình kim tự tháp),các lĩnh vực chuyên ngành như ngânhàng, tài chính, dịch vụ…, năm 2003Chính phủ Singapore đã thông quaLuật Bảo vệ người tiêu dùng (CFTA).Văn bản trên có hiệu lực từ 2004, đượcsửa đổi năm 2009 và được coi là vănbản chính quản lý hoạt động BVNTD,trong đó quy định:

Thời hạn hiệu lực của các quyếtđịnh của các cơ quan thi hành phápluật được tăng từ 1 năm lên 2 năm.Các cơ quan trên bao gồm: Hiệp hộitiêu dùng Singapore (Consumers As-sociation of Singapore - CASe) và Ủyban Du lịch Singapore (The SingaporeTourism Board - STB).

Cùng với sự gia hạn thời gian chocác tổ chức có thẩm quyền, thời giankhởi kiện của NTD cũng được kéo dàitừ 1 năm lên 2 năm. Ngoài ra, NTD cóthể yêu cầu bồi hoàn khoản thanhtoán cho hàng hóa, dịch vụ trongvòng 12 tháng sau khi thanh toán vàdoanh nghiệp phải thực hiện hoàn lạitiền trong vòng 60 ngày sau khi nhậnđược các giấy tờ cần thiết do NTDcung cấp. Các nội dung trên đềunhằm mục đích hỗ trợ hơn nữa choNTD trong các vụ kiện với các doanhnghiệp, nhà cung cấp.

Một số dịch vụ tài chính và dịch vụkhác (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,giao dịch hàng hóa…) đã được bổ

sung quy định trong CFTA. Các quyđịnh này trước đây được điều chỉnhbởi các văn bản chuyên ngành như:Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tàichính, Luật Bảo hiểm,... lần sửa đổinăm 2009, các dịch vụ này được điềuchỉnh không chỉ bởi Cơ quan tiền tệSingapore hoặc Doanh nghiệp quốctế Singapore mà còn được quy địnhtrong CFTA.

Những sửa đổi trên đây tiếp tụchoàn thiện và thực sự mở rộng hơnnữa phạm vi bảo vệ quyền lợi NTD tạiSingapore.

Cùng với sự hoàn thiện hệ thốngvăn bản pháp luật quản lý hoạt độngBVNTD, sự tích cực hoạt động của cáctổ chức, cơ quan BVNTD cũng gópphần mang lại hiệu quả thực tế, đảmbảo tính thực thi của pháp luật và duytrì môi trường tiêu dùng lành mạnh.Một trong những tổ chức hoạt độngnăng động và hiệu quả trong lĩnh vựcnày là Hiệp hội tiêu dùng Singapore -CASe.

Nguồn: Trang web Tòa án Singapore, http://app.subcourts.gov.sg/sct/page.aspx?pageid=4515

Bảng mức phí giải quyết tranh chấp tại SCT( Đơn vị tiền: đô Sing)

Người kiện Giá trị vụ kiệnnhỏ hơn 5000

Giá trị vụ kiện từ5000$ - 10,000

Giá trị vụ kiện từ10,000$-20,000

NTD 10 20 1% giá trị

Không phải NTD 50 100 3% giá trị

(Xem tiếp trang 20)

Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tại Singapore

Page 10: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

HỏI Đáp VỀ CHốNG BáN pHá GIá

>> Câu hỏi 1: Trợ cấpkhông thể đối kháng là gì(trợ cấp xanh) ?

� Trả lờiLà trợ cấp không mang tính chất

riêng biệt. Đó là những trợ cấp mangtính phổ cập, không phân biệt giữacác ngành hay các doanh nghiệp, vàdựa trên những tiêu chí kinh tếkhách quan. Ngoài ra, những trợ cấpcho công tác nghiên cứu của doanhnghiệp, trợ cấp để hỗ trợ đáp ứngcác tiêu chuẩn môi trường, trợ cấpđể phát triển sản xuất ở những vùnglạc hậu cũng được coi là trợ cấpxanh. Tuy nhiên, những trợ cấp nàycần phải có một số điều kiện kèmtheo.

>> Câu hỏi 2: Nguyên tắcáp dụng biện pháp chốngbán phá giá ?

� Trả lời1. Biện pháp chống bán phá giá

được áp dụng ở mức độ cần thiết,hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chếthiệt hại đáng kể cho ngành sản xuấttrong nước.

2. Việc áp dụng biện pháp chốngbán phá giá chỉ được thực hiện khi đãtiến hành điều tra và phải dựa trêncác kết luận điều tra quy định.

3. Biện pháp chống bán phá giáchỉ được áp dụng trực tiếp đối vớihàng hóa bán phá giá vào Việt Namtheo quy định của Pháp lệnh này.

4. Việc áp dụng biện pháp chốngbán phá giá không được gây thiệt hạiđến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

>> Câu hỏi 3: Thuế suấtthuế chống bán phá giá vàthời hạn áp dụng được xácđịnh theo những nguyêntắc nào?

� Trả lờiTheo quy định của Pháp lệnh

chống bán phá giá, thuế suất thuếchống bán phá giá không được vượtquá biên độ bán phá giá trong kếtluận cuối cùng của Cơ quan điều tra.

Mức thuế đó sẽ được áp dụngtrong thời gian không quá 5 năm, kểtừ ngày có quyết định áp dụng biệnpháp chống bán phá giá. Thời hạnnày có thể được gia hạn trong trườnghợp Bộ trưởng Bộ Công Thương raquyết định rà soát việc áp dụng thuếchống bán phá giá theo trình tự, thủtục quy định tại Chương iV của Pháplệnh chống bán phá giá.

Hà pHẠM

Nhằm mục tiêu hình thành thịtrường phát điện cạnh tranh, BộCông Thương đã ban hành Thông tư18/2010/TT-BCT quy định về hoạtđộng của thị trường phát điện cạnhtranh và trách nhiệm của các đơn vịtham gia thị trường điện.

Các đơn vị tham gia thị trườngphát điện cạnh tranh bao gồm Đơnvị mua buôn duy nhất, các đơn vịphát điện, đơn vị vận hành hệ thốngđiện và thị trường điện, đơn vị truyềntải điện và đơn vị quản lý số liệu đođếm điện năng.

Về trách nhiệm tham gia thịtrường điện:

Nhà máy điện có giấy phép hoạtđộng điện lực trong lĩnh vực phátđiện, có công suất đặt lớn hơn 30MW đấu nối vào hệ thống điện quốcgia phải tham gia thị trường phátđiện cạnh tranh, trừ các nhà máyđiện BoT, nhà máy điện gió, nhà máyđiện địa nhiệt và nhà máy điện thuộckhu công nghiệp chỉ bán một phầnsản lượng lên hệ thống điện quốc giavà không xác định được kế hoạchbán điện dài hạn.

Đình chỉ và khôi phục quyền

tham gia thị trường điện của nhàmáy điện

Điều 8 Thông tư quy định cáctrường hợp nhà máy điện bị đình chỉquyền tham gia thị trường điện trongđó có trường hợp nhà máy điện thoảthuận trực tiếp hoặc gián tiếp với cácđơn vị khác trong việc công bố côngsuất và chào giá trên thị trường điệnnhằm tăng giá điện năng thị trườngvà làm ảnh hưởng đến an ninh cungcấp điện;

Nhà máy điện bị đình chỉ đượckhôi phục quyền tham gia thị trườngđiện khi thời hạn đình chỉ quyềntham gia thị trường điện hết hiệu lựcvà đã hoàn thành các nghĩa vụ quyđịnh trong quyết định xử phạt.

Cục Điều tiết điện lực là cơ quancó thẩm quyền đình chỉ quyền thamgia thị trường điện của nhà máy điện.

Chấm dứt tham gia thị trườngđiện

Nhà máy điện chấm dứt tham giathị trường điện trong các trường hợpsau:

a) Theo đề nghị của Đơn vị phátđiện trong các trường hợp sau:

- Nhà máy điện của Đơn vị phát

điện ngừng vận hành hoặc ngừngphát điện vào hệ thống điện quốcgia;

- Nhà máy điện của Đơn vị phátđiện không duy trì và không có khảnăng khôi phục lại công suất đặt lớnhơn 30 MW.

b) Giấy phép hoạt động điện lựctrong lĩnh vực phát điện của nhà máyđiện bị thu hồi hoặc hết hiệu lực.

Các nguyên tắc vận hành thịtrường điện

Các nguyên tắc vận hành thịtrường điện bao gồm nguyên tắc vềgiá chào, giá thị trường toàn phần vànguyên tắc thanh toán.

Giải quyết tranh chấp trong thịtrường điện

Các tranh chấp phát sinh trongthị trường điện được giải quyết theoQuy định về trình tự, thủ tục giảiquyết tranh chấp trong hoạt độngđiện lực do Bộ Công Thương banhành.

Trước khi thực hiện giải quyếttranh chấp theo trình tự nói trên, cácbên có trách nhiệm tiến hành đàmphán để tự giải quyết (hoà giải) trongthời hạn sáu mươi (60) ngày.

i. Thông tư số 18/2010/TT-BCT Bộ Công Thương ngày 10 tháng 5 năm 2010quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

HỆ THốNG VăN BảN pHáp LUậT CẠNH TRANH

Page 11: Cục Quản lý cạnh tranh

Luật Cạnh tranh là một chuyênngành luật còn khá mới mẻ sovới các ngành luật truyền

thống khác như Luật Dân sự, Hìnhsự... Trên thế giới, Ca-na-đa là quốcgia đầu tiên ban hành luật cạnhtranh (năm 1899). Tuy nhiên, khi nóiđến Luật Cạnh tranh, người ta vẫncoi Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướngngành luật này với đạo luật Sher-man Act (năm 1890) và Clayton Act(năm 1914), tương tự như khi nhắcđến Cộng hòa Pháp với Bộ luật Dânsự Na-pô-lê-ông (năm 1804). Cácnguyên tắc, chế định trong LuậtCạnh tranh của Hoa Kỳ có ảnhhưởng ít nhiều đến luật cạnh tranhcủa các quốc gia đi sau. Ở Châu Âu,Nhật Bản và các quốc gia khác, LuậtCạnh tranh được biết đến muộn

hơn, chủ yếu là sau Đại chiến thếgiới lần thứ ii [1].

Thuật ngữ ‘‘Luật Cạnh tranh’’được biết đến ở Việt Nam chỉ vàokhoảng trên dưới mười năm trở lạiđây nhờ quá trình giao lưu, hội nhậpkinh tế quốc tế. Các công trìnhnghiên cứu về Luật Cạnh tranh ởnước ta có thể nói là còn khá hạn chế

[1] Thực ra nói một cách chính xác thì cácquy định về cạnh tranh không lành mạnh đãđược ban hành ở Đức, Pháp từ cuối thế kỷ XiX,nhưng những quy định về ‘‘cạnh tranh thuầntuý’’, tức là các quy định về kiểm soát và bảo vệthị trường (gồm thỏa thuận hạn chế cạnhtranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinhtế....) thì phải mãi đến sau những năm 40 củathế kỷ XX mới được đề cập trong hệ thốngpháp luật của các nước này.

Những vấn đề lý luận cơ bản củaLUậT CẠNH TRANH

HỆ THốNG VăN BảN pHáp LUậT CẠNH TRANH NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

ii. Thông tư số 13/2010/TT-ByT ngày 12 tháng 5năm 2010 Bộ y tế hướng dẫn quản lý bộ xétnghiệm nhanh thực phẩm SCT ưu tiên sử dụng phương

pháp hòa giải để giải quyết tranhchấp. Trường hợp hòa giải khôngthành thì sẽ sử dụng các phánquyết của SCT. Phán quyết củaSCT được đảm bảo thi hành bởimột đơn vị trực thuộc Tòa án Sin-gapore (Subordinate CourtsBailiffs’ Section), cụ thể, đối với ánphạt tiền, trường hợp bên thuakiện không thi hành áp phạt thìbên thắng kiện có thể yêu cầubằng văn bản tịch thu tài sản lưuđộng của bên thua, đem bán đấugiá và thu lại tiền. Đối với các ánphạt buộc thực hiện một hànhđộng, nếu bên thua không thựchiện thì bên thắng có thể yêucầu SCT thay thế án phạt nàybằng án phạt tiền.

Từ chỗ chỉ có hơn 3.700 đơnkiện vào năm 1985, đến năm2004 SCT đã nhận được hơn29.725 đơn kiện. Sự gia tăng sốlượng đơn kiện trên thể hiện sựtin tưởng của người tiêu dùngvào hệ thống xét xử nhanh gọn,hiệu quả của SCT.

Từ những nội dung trên cóthể thấy, Singapore là một quốcgia có rất nhiều điểm tiến bộtrong hoạt động BVNTD. Từ hệthống văn bản pháp luật, các cơquan thực thi và hệ thống Tòa ánxét xử, Chính phủ Singapore đềudành riêng các cơ chế và nộidung cần thiết, đáp ứng đượcnhu cầu thực tế của NTD. Nhờvậy, không chỉ quyền lợi NTDđược thực thi hiệu quả mà bảnthân các doanh nghiệp cũngđược tạo điều kiện phát triểnlành mạnh, nền kinh tế đảm bảophát triển bền vững, xã hội vănminh, môi trường sống đượcđảm bảo.

TùNG BÁCH

(Tiếp theo trang 17)Hoạt động bảo vệ...

Thông tư này quy định về khảonghiệm, đăng ký lưu hành, quảngcáo, ghi nhãn và sử dụng các bộ xétnghiệm nhanh thực phẩm và ápdụng đối với các doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh, nhập khẩu, phânphối hóa chất, trang thiết bị xétnghiệm đề nghị đăng ký lưu hành bộxét nghiệm nhanh thực phẩm tại ViệtNam.

Theo quy định của Thông tư, tấtcả các bộ xét nghiệm nhanh thựcphẩm có nguồn gốc sản xuất trongnước và sản xuất tại nước ngoài nhậpkhẩu vào Việt Nam (không bao gồmhàng tạm nhập tái xuất) đều phảiđược Bộ y tế cấp giấy chứng nhận vàsố đăng ký lưu hành trước khi lưuhành tại Việt Nam để thử nghiệm cácchỉ tiêu đánh giá vệ sinh an toàn thựcphẩm.

Thẩm quyền và thủ tục xem xétcấp giấy chứng nhận và số đăng kýlưu hành đối với bộ xét nghiệmnhanh thực phẩm.

Bộ y tế uỷ quyền cho Cục An toànvệ sinh thực phẩm thực hiện thẩmđịnh hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, sốđăng ký lưu hành đối với bộ xétnghiệm nhanh thực phẩm

Giấy chứng nhận đăng ký lưu hànhbộ xét nghiệm nhanh thực phẩm cóthời hạn 05 năm, kể từ ngày ký.

Kinh doanh bộ xét nghiệmnhanh thực phẩm

Doanh nghiệp chỉ được phépkinh doanh bộ xét nghiệm nhanhthực phẩm sau khi đã được cấp giấychứng nhận đăng ký lưu hành và chỉđược phép kinh doanh bộ xétnghiệm nhanh thực phẩm đúng theocác mẫu và đạt được các tiêu chí đãđăng ký.

Doanh nghiệp phải chịu tráchnhiệm đối với bất kỳ tác hại nào gâyra do bộ xét nghiệm nhanh thựcphẩm của mình không đúng các tiêuchí đã đăng ký.

CÔNG THàNH

Page 12: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

qua hai yếu tố là thị trường sản phẩmliên quan và thị trường địa lý liênquan [4]. Thị trường sản phẩm liênquan là thị trường của những hànghóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhauvề đặc tính, mục đích sử dụng, giácả... Còn thị trường địa lý liên quan làmột khu vực địa lý cụ thể (có thể làmột khu phố, một tỉnh, một vùng,một quốc gia, thậm chí trên nhiềuquốc gia) mà trên đó hàng hóa, dịchvụ có thể thay thế được cho nhau vớicác điều kiện cạnh tranh tương tự vàkhu vực địa lý này phải có sự khácbiệt đáng kể với khu vực địa lý lâncận.

Chỉ có thể nói đến cạnh tranh khiđã xác định được thị trường liênquan. Khi xử lý các vụ việc về cạnhtranh thì việc xác định thị trường liênquan chính là công việc đầu tiên màcác chủ thể áp dụng luật cạnh tranhcần phải tiến hành.

1.2. Khái niệm Luật Cạnh tranh:Theo cố giáo sư y. SeRRA[5] thì

Luật Cạnh tranh là ‘‘tổng hợp các quyphạm pháp luật áp dụng đối với cáctác nhân kinh tế trong hoạt động cạnhtranh nhằm đảm bảo cho cạnh tranhdiễn ra một cách hợp lý, tức là khôngthái quá’’.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉcho chúng ta thấy rằng pháp luật làcông cụ điều tiết các quan hệ xã hội,là một bộ phận của kiến trúc thượngtầng vốn do cơ sở hạ tầng quyếtđịnh. Luật Cạnh tranh ra đời khi vàchỉ khi có cơ sở kinh tế - xã hội cho nótồn tại, đó chính là nền kinh tế thịtrường với nguyên tắc nền tảng là tựdo khế ước, tự do kinh doanh. LuậtCạnh tranh điều chỉnh trở lại quyềntự do khế ước, tự do kinh doanhthông qua việc xác định những hànhvi mà các chủ thể kinh doanh khôngđược phép làm. Nói cách khác, LuậtCạnh tranh chính là luật điều tiếtcạnh tranh, là các biện pháp mà nhànước sử dụng để đảm bảo cho cạnhtranh không diễn ra một cáchnguyên thủy, vô chính phủ. Việc điềutiết cạnh tranh xuất phát từ mấy lý dochủ yếu sau đây:

Thứ nhất, để bảo vệ cạnh tranh,nói cách khác là bảo vệ thị trường.Trong một nền kinh tế luôn tồn tạinhững doanh nghiệp có quy mô lớnnhỏ khác nhau. Joseph Stiglitz (giảiNobel kinh tế năm 2001) đã cho rằngcác doanh nghiệp lớn luôn có xuhướng hạn chế cạnh tranh. Đơn giản

l àv ìk h inắm giữđ ộ cquyền, họdễ dàng tìmkiếm lợi nhuậnhơn là việc phảikhông ngừng vậnđộng tìm cách sángtạo để đưa ra thịtrường những sảnphẩm tốt hơn với giá rẻhơn. Khi đã có quyền lực thịtrường trong tay (nắm giữ vịtrí độc quyền hoặc ít ra là vị tríthống lĩnh), doanh nghiệp sẽ tìmcách thu lợi nhuận một cách nhiềunhất bằng cách hạn chế lượng sảnxuất, tăng giá của sản phẩm. Độcquyền sẽ phá vỡ cấu trúc của thịtrường, bóp méo quy luật cung cầu,làm biến dạng thương mại. Để ổnđịnh nền kinh tế, bảo vệ cạnh tranhtrên thị trường, nhà nước phải sửdụng nhiều biện pháp, trong đó cóviệc kiểm soát các doanh nghiệp độcquyền hoặc có vị trí thống lĩnh thịtrường (đó là lý do tại sao trong LuậtCạnh tranh lại có các quy định vềthoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạmdụng ví thống lĩnh, tập trung kinh tế).Về phương diện này, Luật Cạnh tranhvừa là công cụ hữu hiệu của cácchính phủ trong điều tiết kinh tế, bảovệ quy luật giá trị, bảo vệ cấu trúc củathị trường, vừa là công cụ tự vệ củacác doanh nghiệp nhỏ chống lạinhững bất công do các doanhnghiệp lớn áp đặt.

Thứ hai, để bảo vệ các tác nhânkinh tế, tức là các doanh nghiệptham gia cạnh tranh trên thị trường.Để tìm kiếm tối đa lợi nhuận, cácdoanh nghiệp có thể sử dụng mọibiện pháp, kể cả các biện pháp bị coilà không lành mạnh (dèm pha, nóixấu đối thủ cạnh tranh, gây rối hoạtđộng của doanh nghiệp cạnh tranh,xâm phạm bí mật kinh doanh...).Trong trường hợp này, Luật Cạnhtranh có nhiệm vụ bảo vệ các tácnhân kinh tế chống lại các hành vicạnh tranh không lành mạnh (đó làlý do ra đời của các quy định về cạnhtranh không lành mạnh, các quy địnhcấm phân biệt đối xử, minh bạch

trongq u a nh ệt h ư ơ n gmại...). Ởphương diệnnày, Luật Cạnhtranh là công cụcủa mọi doanhnghiệp để chống lạinhững hành vi thái quátrong cạnh tranh của cácdoanh nghiệp khác.

Thứ ba, để bảo vệ ngườitiêu dùng. Về phương diệnnày, Luật Cạnh tranh được coi là‘‘bổ trợ’’ cho Luật Bảo vệ ngườitiêu dùng. Luật Cạnh tranh có mụcđích tạo lập một môi trường cạnhtranh lành mạnh, mà người hưởng lợicủa cạnh tranh lành mạnh không ai

so với nhiều chuyên ngành luậtkhác[2], chủ yếu mới dừng lại ở việcđề cập đến sự cần thiết ban hànhLuật Cạnh tranh hoặc phân tích mộtvài chế định hay khía cạnh cơ bảncủa Luật Cạnh tranh. Các tài liệutham khảo pháp Luật Cạnh tranh củanước ngoài có mặt ở Việt Nam có thểnói là cũng còn rất hiếm hoi. Trongđiều kiện đó, các nhà nghiên cứuquan tâm đến lĩnh vực cạnh tranhkhông có nhiều cơ hội để kế thừa. Vềmặt luật thực định, Việt Nam mớiđang đi những bước đầu tiên trongquá trình xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật về cạnh tranh. Dự

thảo Luật Cạnh tranh do BộThương mại chủ trì đã được bắt

tay soạn thảo từ năm 2000 [3],được trình ra Quốc hội cho ý

kiến tại kỳ họp tháng 5năm 2004 và sẽ được xem

xét, thông qua vào năm2005.

Với bài viết này,chúng tôi mong

muốn bước đầugóp phần giải

quyết một sốvấn đề lý

luận cơbản của

l u ậ t

cạnh tranh như khái niệm, phạm viđiều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản,đặc điểm và vị trí của luật cạnh tranhtrong hệ thống pháp luật, nhằmphục vụ cho việc nhận thức cũngnhư việc xây dựng đạo luật quantrọng này.

i. KHÁi NiỆM LUậT CẠNHTRANH:

1. Cạnh tranh và các yếu tố củacạnh tranh:

Muốn hiểu về luật cạnh tranh,trước hết cần phải hiểu cạnh tranh làgì và nó được cấu thành bởi nhữngyếu tố nào?

1.1. Khái niệm cạnh tranh:Theo từ điển Cornu của Pháp, thì

cạnh tranh được hiểu là:‘‘Chạy đua trong kinh tế; hành vi

của các doanh nghiệp độc lập vớinhau và là đối thủ của nhau cung ứnghàng hóa, dịch vụ, nhằm làm thỏamãn nhu cầu giống nhau, với sự mayrủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôikéo được hoặc để bị mất đi một lượngkhách hàng thường xuyên’’.

‘‘Chạy đua, trên một thị trường màcấu trúc và sự vận hành đáp ứng cácđiều kiện của quy luật cung cầu củamột bên là các nhà cung cấp với bênkia là những người sử dụng hoặc tiêudùng hàng hóa hoặc dịch vụ được tựdo tiếp cận và các quyết định kinhdoanh không phải là hệ quả của áp lựchoặc những ưu đãi do pháp luật manglại’’.

Như vậy, cạnh tranh bao gồm cácyếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, khách hàng thườngxuyên. Đây là đối tượng và cũng

là mục tiêu mà tất cả các bêntham gia cạnh tranh đều

hướng tới thu hút, lôi kéo.Trong Luật Cạnh tranh,

khách hàng còn đượcgọi với các tên khác

nhau như ‘‘ngườitiêu dùng’’ hoặc

‘‘người sửdụng’’. Cần

nhấn mạnhr ằ n g ,

k h á c hh à n g

không phải là đối tượng thuộc sởhữu của riêng ai mà thuộc về doanhnghiệp nào mong muốn và cóphương pháp thu hút họ một cáchtốt nhất. Các doanh nghiệp đượcquyền sử dụng tất cả các biện phápmà pháp luật không cấm để thu hút,lôi kéo khách hàng về phía mình.Chính vì vậy, trong Luật Cạnh tranhxuất hiện khái niệm ‘‘tính hợp phápcủa thiệt hại cạnh tranh’’, nôm na đượchiểu là khi một doanh nghiệp sửdụng các biện pháp mà pháp luậtkhông cấm để thu hút khách hàng vềphía mình thì doanh nghiệp khác bị‘‘thiệt hại’’, biểu hiện qua việc bị mấtmột lượng khách hàng thườngxuyên mà không có căn cứ pháp lýđể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệthại.

Thứ hai, các bên tham gia cạnhtranh (chủ yếu là các doanh nghiệp).Muốn có cạnh tranh thì đương nhiênphải có ít nhất là 02 doanh nghiệp trởlên là đối thủ của nhau. Nếu khôngcó đối thủ, hay nói cách khác là tìnhtrạng độc quyền, thì cạnh tranhkhông thể diễn ra và do vậy, LuậtCạnh tranh cũng không có cơ sở kinhtế-xã hội để tồn tại. Chính vì vậy màkiểm soát độc quyền vẫn thườngđược xem vừa là một bộ phận cấuthành, vừa là một trong những mụctiêu hàng đầu của Luật Cạnh tranh.

Thứ ba, một môi trường chính trị,pháp lý tạo thuận lợi cho cạnh tranh.Đó chính là nền kinh tế thị trường.Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trongmôi trường mà tự do khế ước, tự dokinh doanh được thừa nhận như lànhững quyền cơ bản của công dân.Đương nhiên tự do nào cũng phải cógiới hạn và tự do cạnh tranh với tínhchất là hệ quả của tự do kinh doanhcàng không phải là ngoại lệ. Vì vậymà về bản chất, Luật Cạnh tranhđược xem là luật điều tiết cạnh tranh.

Thứ tư, thị trường liên quan. Đây làmột trong những khái niệm cơ bảncủa Luật Cạnh tranh và trước tiên, nóthuộc về phạm trù kinh tế. Nội hàmcủa nó thường được xác định thông

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

[4] Việc xác định thị trường liên quan là mộtvấn đề kinh tế học rất phức tạp. Trong phạm vicuốn sách này chúng tôi chỉ đề cập những yếutố cơ bản nhất của khái niệm này.

[5] Cố Giáo sư cấp Nhà nước, Cố Giám đốctrung tâm nghiên cứu Luật cạnh tranh và bảovệ người tiêu dùng, Khoa luật Đại học Mont-pellier i.

[6] Án lệ của Toà Tư pháp phúc thẩm ChâuÂu ngày 23 tháng 4 năm 1991, Vụ Holner. Quanđiểm này đã được tái khẳng định trọng án lệngày 11 tháng 12 năm 1997 - Tập san của Toà Tưpháp phúc thẩm Châu Âu số 199, i, trang 3361.

[2] Các công trình nghiên cứu của ViệnNghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm2001, 2002, luận án tiến sỹ luật học của một sốtác giả, một số bài viết của một số tác giả trêntạp chí Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và phápluật, Dân chủ và Pháp luật...

[3] Ban soạn thảo Luật cạnh tranh đượcthành lập theo Quyết định số 0621/2002/QĐ -BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 12tháng 4 năm 2000.

Page 13: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

khác chính là người tiêu dùng, bởi lẽcạnh tranh lành mạnh bao giờ cũngdẫn đến hệ quả là các doanh nghiệpluôn phải không ngừng cải tiến kỹthuật, nâng cao chất lượng và hạ giáthành sản phẩm để thu hút ngàycàng nhiều khách hàng hơn về phíamình.

ii. đối TƯỢNG điỀUCHỈNH, pHẠM vi Áp dỤNGCỦA LUậT CẠNH TRANH:

1. đối tượng điều chỉnh:Về nguyên tắc, đối tượng điều

chỉnh của Luật Cạnh tranh là các chủthể tiến hành các hoạt động kinh tế,theo đuổi mục đích lợi nhuận. Trênthực tế, đó chủ yếu là các doanhnghiệp. Cần phải nhấn mạnh rằngkhái niệm doanh nghiệp trong luậtcạnh tranh rất đặc biệt, nó khác vớinhững gì chúng ta đã biết đến trongluật thương mại. Trước hết, tiêu chíđể xác định một chủ thể là doanhnghiệp là (i) có tiến hành hoạt độngkinh tế (ii) có ‘‘tính độc lập’’ trong việcra quyết định. Tiêu chí thứ nhất cómột số ngoại lệ. Trong rất nhiềutrường hợp, những chủ thể khôngtheo đuổi mục đích lợi nhuận (nhưbảo hiểm xã hội) vẫn có thể bị coi là‘‘doanh nghiệp’’ và là đối tượng điềuchỉnh của luật cạnh tranh. Còn tiêuchí thứ hai cho phép loại bỏ nhữngcông ty con, đại lý, văn phòng đạidiện... không có thẩm quyền ra quyếtđịnh kinh doanh một cách độc lập doquan hệ trực thuộc với công ty mẹ.

Đối tượng điều chỉnh của LuậtCạnh tranh còn có thể là các nhómdoanh nghiệp liên kết với nhau dướihình thức hiệp hội doanh nghiệp, cácnghiệp đoàn...

Khi xác định phạm vi đối tượngáp dụng của luật cạnh tranh vấn đềđặt ra là Luật Cạnh tranh có áp dụng

đối với các pháp nhân công quyềnhay không, nếu có thì ở mức độ nào?Hoa Kỳ, các nước eU và Nhật Bản từlâu đã thừa nhận nguyên tắc luậtcạnh tranh được áp dụng đối với cácpháp nhân công (các doanh nghiệpnhà nước, các cơ quan nhà nước).Trước hết, đối với các doanh nghiệpnhà nước, kể cả các doanh nghiệpthuộc lĩnh vực độc quyền nhà nướcthì xuất phát từ nguyên tắc bìnhđẳng giữa các doanh nghiệp nên cácchủ thể này hoàn toàn có thể là đốitượng áp dụng của Luật Cạnh tranh,đặc biệt trong trường hợp khai thácmột cách lạm dụng vị trí ưu đãi dopháp luật mang lại. Tuy nhiên, đối vớicác pháp nhân công mà không phảilà các doanh nghiệp, tức là các cơquan nhà nước thì sao? Toà án Tưpháp phúc thẩm của Liên minh ChâuÂu đã bày tỏ khá rõ ràng quan điểmvề vấn đề này khi khẳng định rằng‘‘một thực thể, như một cơ quan côngquyền cũng có thể bị coi là một doanhnghiệp nhằm mục đích áp dụng cácquy phạm của luật cạnh tranh’’[6]. Tuynhiên, trong trường hợp các cơ quannày ra các quyết định tổ chức dịch vụcông cộng hoặc lựa chọn đối tác kýhợp đồng chẳng hạn thì án lệ củaPháp cho rằng đây là các quyết địnhhành chính thuần túy và khôngthuộc phạm vi áp dụng của luật cạnhtranh.

2. phạm vi áp dụng của luậtcạnh tranh:

2.1. Phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’.Thuật ngữ phạm vi áp dụng ‘‘vậtchất’’ ở đây được chúng tôi sử dụngmột cách ước lệ, với hàm ý dùng đểchỉ giới hạn, phạm vi các quan hệ xãhội mà luật cạnh tranh điều tiết.

Nhìn chung trên thế giới, LuậtCạnh tranh được áp dụng đối với mọihoạt động từ sản xuất, phân phối

đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. LuậtCạnh tranh điều chỉnh bất kỳ chutrình nào của quá trình kinh doanhnhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ cácdoanh nghiệp và bảo vệ người tiêudùng. Như trên đã phân tích, vềnguyên tắc, các hoạt động khôngmang tính chất ‘‘kinh tế’’ hay các hoạtđộng hành chính của các cơ quancông quyền tự nó loại khỏi phạm viáp dụng của luật cạnh tranh. Tuynhiên, trên thực tế, sự phân biệt nàychỉ mang tính tương đối, vì nhiềuhoạt động không mang tính lợinhuận như y tế, thể thao, bảo hiểm,hoạt động của các hiệp hội... vẫnthuộc đối tượng áp dụng của LuậtCạnh tranh.

2.2. Phạm vi áp dụng theo lãnhthổ. Các nước đều coi Luật Cạnhtranh là luật ‘‘trật tự kinh tế côngcộng’’ và giới hạn phạm vi áp dụngcủa Luật Cạnh tranh theo nguyên tắcLuật Cạnh tranh chỉ áp dụng đối vớicác hành vi được thực hiện và gây tácđộng đến thị trường trên lãnh thổcủa quốc gia đó. Như vậy, các hoạtđộng liên quan đến xuất khẩu sẽkhông thuộc phạm vi áp dụng củaLuật Cạnh tranh, vì nó tác động đếnthị trường của nước ngoài. Ngay cảthông lệ tư pháp quốc tế cũng chorằng khi có xung đột pháp luật vềcạnh tranh không lành mạnh thì ápdụng hệ thuộc luật của nước nơi màthị trường bị tác động bởi hành vicạnh tranh không lành mạnh.

2.3. Phạm vi áp dụng xét theo‘‘ngưỡng’’. Không phải hành vi viphạm nào cũng cần thiết phải bị xửlý bằng pháp luật mà chỉ khi nào nóđạt đến một ‘‘ngưỡng’’ nhất định thìmới bị xử lý. Đây chính là sự thể hiệnnguyên tắc ‘‘tính hợp lý’’ trong LuậtCạnh tranh. Ngưỡng trong Luật Cạnhtranh thường được xác định thôngqua các tiêu chí kinh tế như doanhthu, thị phần, thị phần kết hợp... Khikhông có quy phạm cụ thể về‘‘ngưỡng’’ thì các chủ thể áp dụngLuật Cạnh tranh (cơ quan quản lýcạnh tranh, Toà án...) phải tự xác địnhngưỡng áp dụng. Đây là công việckhông đơn giản, đòi hỏi phải sửdụng thao tác phân tích kinh tế thìmới có thể giải quyết được vấn đềphát sinh.

(Còn tiếp kỳ sau)TS.NGUyễN HữU HUyêN

(Trưởng Phòng, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp)

Mô hình trả thưởng nào tốt nhất tronghoạt động bán hàng đa cấp?

Để đánh giá được một mô hìnhtrả thưởng thế nào là tốt, bạncần phải xem xét đến một số

các nhân tố. Một số mô hình hướngvào những ai có sự tự tin trong khảnăng tuyển dụng và có kinh nghiệmhoạt động trong ngành, trong khimột số mô hình trả thưởng khác lạichỉ mang tính khuyến khích đối vớinhững người mới tham gia, nhữngngười tham gia làm việc bán thời gianvà những nhà phân phối được xem là“tầm thường”.

Công việc khó khi đánh giá mộtmô hình trả thưởng tốt là không lấyđược ý kiến của nhiều người thamgia, bởi vì khi được hỏi về vấn đề này,hầu hết người tham gia sẽ trả lời làmô hình trả thưởng được công ty củahọ đang áp dụng là tốt nhất. Đặc biệtlà họ sẽ đưa ra những ưu điểm mà họcho là hấp dẫn và là nơi kinh doanhtốt cho họ. Tuy nhiên, nếu bạn hỏinhà phân phối của Công ty đó xemhọ biết gì về các mô hình trả thưởngkhác, bạn sẽ thấy sự khó hiểu biểu lộtrên khuôn mặt họ và trên thực tế họbiết rất ít về các mô hình trả thưởngkhác. Bởi vì ngành bán hàng đa cấpcạnh tranh khá gay gắt, Công ty nàotrong ngành cũng tuyên truyền,

quảng cáo cho mô hình trả thưởngcủa họ là tốt nhất trong ngành. Hơnnữa, tất cả các Công ty bán hàng đacấp đều có một mô hình trả thưởng,điều này cho phép họ bán được sảnphẩm hàng hóa của họ và là thước đocho sự thành công của các công tytrong ngành.

Để đánh giá được chính xác mộtmô hình trả thưởng là tốt nhất đòi hỏingười thực hiện đánh giá phải cótrình độ chuyên môn và mất nhiềuthời gian tập trung vào công việcđánh giá. Việc đánh giá một cáchcông bằng đối với các mô hình trảthưởng lại càng khó khăn hơn, thựctế cho thấy một số Công ty bán hàngđa cấp không sẵn sàng tiết lộ tìnhtrạng tài chính của họ cho bên thứ babiết. Một số mô hình trả thưởng đượcnhìn nhận là tốt trên giấy tờ nhưngqua thực tế hoạt động thì lại khôngphải như vậy. Nhiều Công ty bánhàng đa cấp và nhà phân phối tuyênbố là họ có được mô hình trả thưởngtốt nhất nhưng đây là tuyên bố mangtính chủ quan không có đủ bằngchứng để hỗ trợ cho tuyên bố này. Dovậy, để nhìn nhận một mô hình trảthưởng là tốt, chúng ta cần phân tíchmột số tiêu chí sau:

1. Mô hình trả thưởng dễhiểu và dễ giải thích

Một mô hình trả thưởng tốt phảibao gồm hai nội dung là dễ hiểu vàdễ giải thích, điều này có thể mang lạisự thuận lợi cho những nhà phânphối mới tham gia. Một nguyên lýchung là mô hình trả thưởng càngphức tạp thì nó càng khó khăn trongviệc giải thích và đào tạo người thamgia. Nếu như mô hình trả thưởng củaCông ty bạn dễ hiểu và dễ giải thích,người tham gia tiềm năng có thể lĩnhhội được nhanh chóng và cảm thấytự tin hơn khi gia nhập vào Công tycủa bạn.

2. Mô hình trả thưởng đãđược kiểm chứng qua thực tế

Bất kỳ mô hình trả thưởng tốt nàocũng phải là một mô hình đã đượcminh chứng qua thực tế, nếu Công tycủa bạn đã tồn tại lâu đời chẳng hạnnhư đã tồn tại hơn 5 năm và có mộttình trạng tài chính tốt thì sẽ mang lạicho bạn công việc kinh doanh lâu dàivà ổn định. Mô hình trả thưởng đượccoi là mới và chưa được minh chứngqua thực tế có thể mang lại những cơhội suông.

Hình minh họa sơ đồ trả thưởng

Page 14: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

NGHIÊN CứU - TRAO ĐổI

3. Tính minh bạch về tàichính của Công ty

Một công ty bán hàng đa cấpminh bạch về tình hình tài chính thì cóthể cung cấp thông tin cho bạn kèmtheo những phân tích về mô hình trảthưởng. Bạn có thể biết được tỷ lệ %doanh số bao nhiêu được trả cho nhàphân phối, bao nhiêu được dành chocông tác nghiên cứu và phát triển sảnxuất sản phẩm và lợi nhuận thu đượclà bao nhiêu. Tất cả các Công ty bánhàng đa cấp đại chúng đều phải minhbạch và cung cấp thông tin này trênbáo cáo hàng năm của họ. Nếu khôngphải là công ty đại chúng thì bạn nênliên hệ trực tiếp để có được nhữngthông tin như vậy.

Ngoài ra, khi bạn có được nhữngthông tin này, hãy nhìn vào bức tranhtổng thể của họ và không chỉ chútrọng vào tỷ lệ chi trả cho nhà phânphối là bao nhiêu. Ví dụ: nếu Công tychi trả một mức cao lợi nhuận chonhà phân phối nhưng lại đang sảnxuất một sản phẩm giá rẻ và khôngsản sinh được khoản lợi nhuận nàocho bản thân họ thì họ không thể tồntại trong khoảng thời gian dài. Hầuhết, các Công ty bán hàng đa cấpđược nhìn nhận là ổn định thì họđang phải chi trả từ 35 - 40% thunhập của họ cho hoa hồng nhà phânphối. Bên cạnh đó, những nhận địnhquan trọng khác là tỷ lệ phần trăm lợinhuận của Công ty được giữ lại chohoạt động nghiên cứu và phát triển.Điều này là rất quan trọng vì bạnđang muốn được cộng tác với mộtCông ty đang gặp ít khó khăn và liêntục phát triển với quy mô thị trường.Bạn cũng không muốn một Công tyđang tồn tại việc kinh doanh hànghóa không còn đáp ứng nhu cầu thịtrường nữa, ngoài ra điều này còn cóthể giúp Công ty cải thiện được vị tríthị trường của họ.

4. Mô hình trả thưởng nênđược xác định một cách côngbằng

Một mô hình trả thưởng tốtkhông nên được nhìn nhận một cáchthái quá như áp đặt gánh nặng đầuvào dưới hình thức ký kết hợp đồngtham gia với người mới. Trong một sốtrường hợp, loại hình của mô hình trảthưởng này có thể vượt ra khỏi phạmvi và trở thành mô hình tháp ảo. Môhình trả thưởng kiểu này tạo ra nhiềukhó khăn để kiếm được một khoảnthu nhập cao nếu không liên tục

tuyển dụng người tham gia mới.Thậm chí khi bạn đã đạt được ở mứcđộ thành công thì viêc kiếm đượcmột mức thu nhập nhất định cũnggiống như việc bạn có được mộtcông việc toàn thời gian và là mộtnhà “bảo trợ khổng lồ”.

Thay vào đó là bạn nên tìm kiếmmột Công ty với mô hình trả thưởngthưởng cho việc duy trì và phát triểnnền tảng khách hàng cũng như cáchthức để thu được một mức thu nhậpthặng dư thực sự. Hơn nữa, mô hìnhtrả thưởng nên thưởng cho nhữngcông việc vất vả chứ không phảithưởng cho những người đến trước.Điều này có nghĩa là sơ đồ trả thưởngphải đảm bảo được tính hợp lý vàcông bằng.

5. Mô hình trả thưởngphải công bằng cho tất cảcác nhà phân phối.

Mô hình trả thưởng tốt phảithưởng cho những công việc vất vảchứ không phải thưởng cho những aitham gia vào mô hình trả thưởngtrước, bạn phải có được cơ hội kiếmđược một mức thu nhập tương tựnhư mọi người khác. Hãy nhớ rằngnếu bạn được thưởng cho việc thamgia sớm, điều này chỉ làm cho nhữngngười khác cảm thấy chán nản hơnkhi gia nhập vào nhóm của bạn và cóthể sẽ không chịu đựng được. Môhình trả thưởng tốt nên là những cơhội hợp lý và công bằng nhất cho bấtkỳ ai có sự nỗ lực của bản thân mình.

6. Hãy nhìn nhận phầnthưởng một cách cẩn trọng

Ngày nay có rất nhiều Công tybán hàng đa cấp áp dụng nhữngphần thưởng hấp dẫn (xe hơi, dulịch…) để dụ dỗ những người mớitham gia và khuyến khích tuyểndụng, bạn hãy nhớ rằng để dànhđược những phần thưởng đó, việckinh doanh của bạn phải đạt đượcmức độ thành công nhất định. Khôngphải ai cũng đạt được những phầnthưởng này và như một thông lệphần thưởng được xem là càng ấntượng, mức độ thành công mà bạnphải đạt được càng lớn. Những phầnthưởng dưới hình thức tỷ lệ % tăngthêm được cộng vào thu nhập manglại sự khuyến khích và công bằng chocác nhà phân phối. Ví dụ như nhữngnhà phân phối dành được mức sảnlượng bán lớn nhất trong tuần và đạtđược mức tăng trưởng kinh doanh

cao nhất sẽ được nhận phần thưởnglớn nhất dưới hình thức tỷ lệ % tăngthêm được cộng vào thu nhập.Những phần thưởng này thường lànhững phần thưởng như hoa hồnglãnh đạo hoặc hoa hồng tăng nhanhđược cộng vào thu nhập cho nhàphân phối.

7. Mô hình trả thưởng tốtphải thiết thực cho bạn

Một tiêu chí cuối cùng cần xemxét đến là khi đánh giá mô hình trảthưởng bạn có tự tin rằng bạn có khảnăng đáp ứng những yêu cầu đểthành công hay không. Việc bạn thiếtlập được hàng trên được coi là giaiđoạn quan trọng trước tiên, chẳnghạn như bao nhiêu người tham giamà bạn cần bảo trợ để thiết lập hàngtrên của bạn và bạn sẽ thu được mộtmức hoa hồng cơ bản là bao nhiêu từCông ty này?

Do mô hình trả thưởng đơn cấpvà mô hình trả thưởng bậc thang lykhai không hạn chế việc phát triểntheo chiều rộng, bạn có quyền đểbảo trợ một số lương lớn các nhàphân phối đặt ở hàng trên để manglại một mức thu nhập cao, do đó, cácmô hình trả thưởng này là phù hợpnhất cho những người tự tin và năngđộng trong khả năng tuyển dụng cácnhà phân phối mới

Với mô hình trả thưởng nhị phânvà mô hình ma trận “hẹp” ít được coitrọng trong vấn đề tuyển dungnhững nhà phân phối mới ( Ví dụ: cánhân bạn không phải tuyển dụngnhiều nhà phân phối mới vào hàngtrên) nhưng thay vào đó là cần nhiềunỗ lực hơn trong việc giúp đỡ (đàotạo và hỗ trợ) những nhà phân phốimới để phát triển công việc kinhdoanh của họ. Nói chung những môhình này cần hỗ trợ nhiều hơn choviệc xây dựng công việc của nhóm.

Tóm lại, bạn nên lựa chọn Công tybán hàng đa cấp không những cungcấp cho bạn cơ hội kinh doanh tốt màcòn hỗ trợ các cộng tác tương lai củabạn (các nhà phân phối nhánh dưới).Mặc dù, điều quan trọng khi gia nhậpmột Công ty bán hàng đa cấp là phảixem xét mô hình trả thưởng, nhưngqui mô sản phẩm và thực tiễn môhình kinh doanh của Công ty cũngphải được nhìn nhận trước khi cóquyết định cuối cùng của bạn.

Lê văN THÁi

(Văn phòng đại diện Cục Quản lýcạnh tranh tại TP.HCM)

Tên hoạt động: Khóa đào tạo "Kỹnăng đối phó với các vụ kiện chốngbán phá giá đối với các nước có nềnkinh tế phi thị trường"Thời gian: 23/06/2010Nội dung: Quy định của eU, Hoa Kỳtrong các vụ kiện CBPG đối với cácquốc gia bị coi là có nền kinh tế phi thịtrường, lời khuyên dành cho DoanhNghiệpThành phần/dự án: VCA, Doanhnghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Nộiđịa điểm: Hà Nội

Tên hoạt động: Khóa đào tạo "Kỹnăng đối phó với các vụ kiện chốngbán phá giá đối với các nước có nềnkinh tế phi thị trường"Thời gian: 25/06/2010Nội dung: Quy định của eU, Hoa Kỳtrong các vụ kiện CBPG đối với cácquốc gia bị coi là có nền kinh tế phi thịtrường, lời khuyên dành cho DoanhNghiệpThành phần/dự án: VCA, Doanhnghiệp xuất nhập khẩu tại TPHCMđịa điểm: TP HCM

Tên hoạt động: Họp AeGC lần thứ 6Thời gian: 5-6/07/2010Nội dung: Cập nhật những thay đổi vềchính sách cạnh tranh của các Cơ quancạnh tranh ASeAN, xây dựng kế hoạch hoạtđộng của AeGC đến năm 2015Thành phần/dự án: VCA, đại diện cơ quancạnh tranh các nước ASeANđịa điểm: Brunei

Tên hoạt động: Họp AeGC vềtriển khai Luật và Chính sáchcạnh tranh tại các nền kinh tếnhỏ và đang phát triểnThời gian: 7-9/7/2010Nội dung: Cập nhật tình hìnhthực thị Luật và chính sách cạnhtranh tại các nước đang pháttriển; Báo cáo hiệu quả trong việcnâng cao tính cạnh tranh quốcgia tại các nước ASeAN, chiếnlược cạnh tranh trong bối cảnhhội nhậpThành phần/dự án: VCA, đạidiện cơ quan cạnh tranh cácnước ASeANđịa điểm: Brunei

HOẠT ĐỘNG KỲ TớI

Page 15: Cục Quản lý cạnh tranh

Nắng hè Hà Nội đã có ngàylên tới 36, 37 độ. Trời nắngrát, ngồi trong nhà cũng

nóng hầm hập nếu không có điềuhòa... nhưng hãy đến bên bờvùng sen Quảng Bá xem. Sen đãđem lại hơi mát đặc biệt, trong hơimát có hương thơm của lá, củahoa, của nước. Mới đến đã thấy dễchịu, khoan khoái ngồi càng lâu,hưởng cái mát hương thơm củasen trong hồ, thì nói như tục ngữxưa là không muốn “nhổ rễ lênnữa”!

Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị

vàngNhị vàng, bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh

mùi bùnNhưng ở hồ Tây nước sâu, bùn

không đưa mùi tanh lên được, tráilại nhờ thứ bùn lưu niên mà senTây Hồ vào loại sen có giá nhất,cọng mập, lá to mà dày, hoa sắchồng rất thắm, và đặc biệt, nhị

mập mà thơm, đài to và hạt mảy... Trước đây, hồ Tây nhiều làng

ven hồ có; nhưng gần đây sen chỉcòn tập trung ở phường QuảngBá. Những nơi ven hồ, mùa xuânsen mới nảy những lá non mờixòe trên mặt nước, đã đẹp. Đếnlúc rừng lá nhô lên, cái xòe ra trònxoe dưới nắng mai, cái còn phongkín cuộn tròn vút ra một cái đầunhọn như lưỡi liềm đánh dớ, càngđẹp...

Nhưng khi lá sen đã thành“rừng” đã che kín cả mặt nước gầnbờ. Phía xa là mặt hồ loáng nước,những bông sen đầu tiên dángbúp sen thanh nhã hiện lên. Rồi cảmột mùa hoa nở bừng trong lá,thì hầu như vẻ đẹp của hồ Tây,dồn lại một nơi này!

Và những người sở hữu đámsen quý này, đánh thuyền đi háihoa từ ban sớm!

Thuyền len vào rừng lá biếc,hái những bông sen còn chúmchím, mà các nhà nho xưa gọi tên

Mùa sen Quảng Bá

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

HOẠT ĐỘNG KỲ TớI TảN MẠN

Tên hoạt động: Tọa đàm "Thế nào làsữa tươi đạt chuẩn"Thời gian: 22/6Nội dung: Tọa đàm về các vấn đề liênquan tới sữa tươiThành phần/dự án: VCA phối hợpvới Cty truyền thông Bizlink Mediađịa điểm: Hà Nội

Tên hoạt động: Chương trình tậphuấn về Pháp luật về chính sách cạnhtranh và bảo vệ quyền lợi người tiêudùng của VNThời gian: 2/7Nội dung: Tập huấn về Pháp luật vềchính sách cạnh tranh và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng của Việt NamThành phần/dự án: VCAđịa điểm: Tiền Giang

Tên hoạt động: Công tác Hoa KỳThời gian: 5/7 - 17/7Nội dung: Khảo sát, học tập kinh nghiệmvề công tác bảo vệ người tiêu dùng củaHoa KỳThành phần/dự án: Thứ trưởng Lê DanhVĩnh, VCA, VPCP, VP Quốc hộiđịa điểm: Hoa Kỳ

Tên hoạt động: Công tác Nhật BảnThời gian: 19/7 - 24/7Nội dung: Khảo sát, học tập kinhnghiệm về công tác bảo vệ người tiêudùng của Nhật BảnThành phần/dự án: VCA, Bộ Tư Pháp,VP Quốc hội địa điểm: Nhật Bản

Tên hoạt động: Kỳ họp Quốc hộiThời gian: 20/5-20/6Nội dung: Tham dự các phiên thảo luận tổ củacác Đoàn ĐBQH, để thảo luận, cho ý kiến về Dự ánLuậtThành phần/dự án: Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Cục,Lãnh đạo Ban, thành viên QHđịa điểm: Hà Nội

Page 16: Cục Quản lý cạnh tranh

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 17 - 2010

CHỨC NăNG & NHiỆM vỤn Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

n Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

n Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

n Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

n Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

n Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

nThực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCiD) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCAd)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCid)

phòng phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

phòng Thông tin phòng vệthương mại

phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCid

TảN MẠN

các câu chữ đầy gợi cảm “hàm tiếu”,được bê, được đặt nhẹ nhàng tronglòng thuyền.

Hoa được chở lên bờ. Nhữngngười có tay nghề cao, chuyên nghềlàm chè sen, chỉ đợi có mùa hoanày... Họ đón lấy những ôm hoa, nhẹnhàng ôm trong lòng tay, mang lênchiếc lều tạm để ở trên bờ. Trên đó,những người phụ nữ khéo tay củamột gia đình có nghề làm chè senlâu đời, đã chờ sẵn...

Họ tách những cánh hoa để lộ ranhững vầng nhị vàng có lớp hạttrắng đậm màu sữa đông, bao thànhmột vòng tròn quanh chiếc đài nonvàng xinh xắn. Họ tách những hạtgạo, thứ tinh túy nhất của nhị senvào những chiếc sàng, và lọc ra cảmột lớp hạt đầu nhị trắng nõn...

Lớp nhị sen này được đem về ủvới trà trong những chiếc xoongnhôm thành cao, cứ một lượt trà làmột lượt nhị... Thường thì một cântrà, cần tới vài lượng nhị trắng... ủ rồiđem xao cho khô, rồi lại ủ, lại xao...tới ngót chục lần...

Một mẻ trà sen, phải tới nửatháng mới lên hương... Công phu

đến như thế đấy! Những nhà chuyênlàm trà sen trên phố cổ thường ủ nhịsen với trà mạn Hà Giang, Nghĩa Lộ.Gần dãy nhà bà Ngọ và con dâu làLoan ở Quảng Bá, nổi tiếng hàngchục năm nay lại ủ trà Tân Cương vớinhị sen hồ Tây.

Trà sen của bà nước xanh đẹp,hương thơm... “Bán dạ tam bôi tửu,bình minh sổ thản trà”. Buổi sớm mai,hội trà quần ẩm khoảng bốn nămngười, bên bình trà sen hồ Tây, nướcxanh như màu mật ong rừng, hươngsen vừa ra khỏi vòi ấm đã thơm...Nâng một chén trà nóng lên, phađúng kiểu, nhấp ngụm đầu tiên thôi,sự khoan khoái đã lan tỏa khắpngười...

Trà đã hảo hạng, sen càng hảohạng, uống xong chén trà kiểuthưởng thức của người Hà Nội, thìnhư thấy trong da thịt mình đangđược lan truyền những thứ tinhkhiết nhất của thứ lá, thứ hoa đặcsản, trời chỉ ban riêng cho một miềnđất...

Sen Tây Hồ càng quý hóa tronghương trà sen do chính người Hà Nộichế ra...

(Theo An ninh thủ đô)

Page 17: Cục Quản lý cạnh tranh

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM đàO TẠO điỀU TRA viêN