Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

7

Click here to load reader

description

Những nghiên cứu sư phạm sâu sắc của chương trình Tiếng Anh T2K đang được triển khai tại FPT GEM.

Transcript of Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

Page 1: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

Chương trình tiếng Anh T2K – từ góc nhìn sư phạm –Hoàng Giang Quỳnh Anh và Phan Thị Thanh Lương

Cuối thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, con người bước vào một thời đại kỹ thuật số của những công

nghệ hiện đại. Những công dân sinh ra trong thời kỳ này được gọi là công dân kỹ thuật số

(digital-native). Các cô bé cậu bé của thời đại này được sống, ăn, ngủ, hít thở, chơi và học trong

bầu không khí kỹ thuật số. Điều ấy khiến mục tiêu của nền giáo dục hiện đại hướng đến đích xa

hơn, mà theo đó, học sinh không chỉ được học kiến thức, mà còn tiếp thu và rèn luyện những kĩ

năng tư duy. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục hiện đại là hướng dẫn trẻ, giúp trẻ xây dựng khả

năng tư duy độc lập, khả năng lập luận, khả năng sáng tạo và kĩ năng giải quyết các vấn đề để

vận dụng vào cuộc sống, như nhà cải cách giáo dục John Dewey đã nói: “Giáo dục chính là cuộc

sống” (Education is life itself). Tuy nhiên, trong quá trình cải tiến lớp học để đạt được mục tiêu

giáo dục, các nhà giáo dục hiện đại của thế kỉ 21 đang tiếp tục phải giải quyết những vấn đề còn

tồn tại hàng ngày trong từng lớp học mà những giáo viên đứng lớp vẫn chưa thể giải quyết được.

Dovi Weiss1, Giám đốc sư phạm của Time To Know đưa ra quan điểm trong bài viết Bản giao

hưởng sư phạm cho Công nghệ trong lớp họcrằng, hiện nay, giáo viên trong các lớp học thông

thường phải đối diện với ba vấn đề lớn không thể giải quyết được, ảnh hưởng đến hiệu quả học

tập của học sinh. Thứ nhất là sự khác biệt, tất cả cáclớp học đều “đa dạng”2 . Giáo viên không

thể dạy từng học sinh riêng lẻbằng phương pháp phù hợp trong khi học liệu giảng dạy lại chỉ có

một theo kiểu đồng nhất. Thứ hai là mối liên hệ giữa cuộc sống hàng ngày và trong lớp học, trẻ

em ngày nay sinh ra và lớn lên trong một môi trường số, ảo và tương tác. Điều đó khiến cho trẻ

bị thu hút, tham gia vào nhiều trò chơi và những luồng thông tin hấp dẫn. Hoàn toàn trái ngược

với lớp học truyền thống, phương pháp giảng dạy đơn điệu và nội dung môn học không phù hợp.

Thứ ba là sự liên tục và tức thì, liên tục trong đánh giá và liên tục trong việc phản hồi quá trình

học tập của học sinh. Trong lớp học thông thường, việc theo dõi quá trình học tập của từng học

sinh là rất khó khăn. Ví dụ: lớp học 35 học sinh thì việc cung cấp cho từng học sinh những phản

hồi có ích và có các giải pháp tiếp theo phù hợp cho từng vấn đề dường như là nhiệm vụ bất khả

thi. Việc xử lý thông tin đánh giá ngay tức thì và có phản hồi lại để nâng cao chất lượng của quá

trình học tập là cần thiết và không hề dễ dàng để thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ

thông tin.

Trong phạm vi bài viết này, từ góc nhìn sư phạm, chúng tôi mong muốn cung cấp cho người đọc

một sự hiểu biết vềnền tảng những nghiên cứu chuyên sâu: ngôn ngữ học, trí khôn nhiều thành

phần, phương pháp sư phạm và công nghệ sử dụng trong chương trình tiếng Anh của Time To

Know (T2K)khi xây dựng kho dữ liệu bài học, các bộ câu hỏi và những gợi ý hoạt động giúp

người học có thể phát triển một cách toàn diện nhằm giải quyết ba vấn đề ở trên.

1. Giảng dạy ngôn ngữ3

Trong những thập kỉ gần đây, các phương pháp tiếp cận kiến tạo đã nổi lên như một mô hình chủ

đạo trong giáo dục. Ban đầu, cách tiếp cận kiến tạo được áp dụng trong các lĩnh vực toán học và

1 Dovi Weiss, 2012, A Pedagogical Symphony for Technology in the Classroom

2 Đa dạng trong lớp học nghĩa là có nhiều cấp độ, phong cách học tập, kiến thức nền … khác nhau

3 Elite Olshtain and Dorit Kaufman, 2011, English as Foreign Language (EFL)

Page 2: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

khoa học, nhưng gần đây, dựa trên những quy tắc của hoạt động nhận thức và học tập, cách tiếp

cận kiến tạo đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của chương trình giảng dạy ngôn ngữ. Cách

thức tiếp cận này dựa trên những học thuyết của Piaget (1959, 1967, 1974) và Vygotsky (1974),

tạo điều kiện cho người học trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành học tập để đạt được

kiến thức và sự hiểu biết mới. Đồng thời, cho phép quá trình học ngoại ngữ phát triển dần dần từ

những công việc nhỏ nhất là học ngữ âm qua những bức thư đơn giản cho đến các văn bản phức

tạp hơn như đọc một câu chuyện. Thuyết Kiến tạo khẳng định học tập hiệu quả là sản phẩm của

chủ động sáng tạo cá nhân.Theo John Richards và Joseph Walters4, Kiến tạo xã hội định nghĩa

học tập:Ý nghĩa (meaning) được kiến tạo từ cá nhân; không có gì trên thế giới tồn tại mà không

liên kết với cá nhân; người học xây dựng tri thức và hiểu biết mới dựa trên những gì họ đã biết

và tin tưởng, việc học của học sinh được hình thành thông qua các cấp độ phát triển

(development level) và kinh nghiệm có được qua trải nghiệm; kiến thức nền tảng về văn hóa xã

hội được đưa vào các bài tập thực tế và xác thực; người học xây dựng kiến thức cá nhân thực tế,

sáng tạo ra những điều mới lạ và hiểu biết về những tình huống cụ thể.

T2K lấy thuyết Kiến tạo của Piaget và Kiến tạo xã hội của Vygotsky làm kim chỉ nam, đưa ra

một cách thức tiếp cận mới trong giáo dục, quan niệm con người có thể hiểu và tiếp nhận, xây

dựng thông tin tốt hơn theo cách của mình. Từ đó, xây dựng nguyên tắc sư phạm của việc học

ngôn ngữ: Việc học tập diễn ra khi học sinh tham gia vào các hoạt động phù hợp với kinh

nghiệm và nhu cầu của bản thân; học sinh tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai hiệu quả nhất thông qua

bối cảnh giao tiếp; sự phát triển hình xoắn ốc về từ vựng và kỹ năng cho phép việc học tăng

trưởng theo cấp độ từ đơn giản đến phức tạp; hiệu quả học tập phụ thuộc vào kinh nghiệm tích

cực và hướng thành công mà học sinh có được trong quá trình học.

Bản chất của Kiến tạo xã hội không thừa nhận tính khác biệt của người học nhưng khuyến khích

tận dụng những ưu điểm của nó, biến thành một phần của quá trình học tập (Wertsch, 1997).

T2K tận dụng những ưu điểm của thuyết Kiến tạo để xây dựng một nguyên tắc dựa trên tính

tương tác, nhấn mạnh tầm quan trọng của tương tác xã hội, giúp học sinh phát triển thông qua

tương tác với học sinh khác, với người lớn và thế giới vật chất phù hợp với bản thân. Nguyên tắc

sư phạm trên đây, đồng thời cũng nhấn mạnh giáo viên trong vai trò hỗ trợ hoạt động học tập.

2. Thiết kế giảng dạy

Howard Gardner là một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard. Ông quan niệm trí thông

minh là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà giải pháp hay sản phẩm này

có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa, và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo

lường duy nhất qua chỉ số IQ (Frames of Mind, 1983). Thuyết trí khôn nhiều thành

phần(Multiple Intelligences) của Gardner ra đời, mang đến một cách nhìn khác, nhằm khuyến

khích nhà trường và các nhà giáo dục đón nhận tính đa dạng về trí tuệ của mỗi người học để hỗ

trợ, khơi gợi tiềm năng và tạo điều kiện học tập cho học sinh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Trong thuyết này, Howard Gardner (2013)5đưa ra 9 loại trí khôn cơ bản (trích theo Building

Teacher):Trí khôn không gian (spatial intelligence), trí khôn cơ thể vận động (bodily-kinesthetic

4 John Richards and Joseph Walters, 2012, Digital Teaching Platform in Spectrum of Educational Technologies

5Building Teacher: A Constructivist Introducation to Education, 2014, Cengate

Page 3: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

intelligence), trí khôn âm nhạc (musical intelligence), trí khôn ngôn ngữ (linguistic intelligence),

trí khôn lôgic-toán (logical-mathematical intelligence)trí khôn cá nhân hướng

ngoại (interpersonal intelligence), trí khôn cá nhân hướng nội (intrapersonal intelligence), trí

khôn thiên nhiên (naturualistic intelligence), trí khôn hiện sinh (existential intelligence). T2K đã

đưa 5/9 loại hình trí khôn của Gardner vào việc xây dựng chương trình gồm có những hoạt động

phân hóa thúc đẩy việc học và tiếp nhận kỹ năng cho từng học sinh. Điều này giúp cho giáo viên

cá nhân hóa việc hỗ trợ học sinh để phát triển những kỹ năng khác biệt. Đồng thời nó cũng giúp

giáo viên gợi ý cho từng học sinh khi các em có nhu cầu. Liên kết đánh giá cá nhân hóa tạo cho

học sinh động lực để đạt đến kết quả cao hơn và thành công hơn.

Bảng 1: Thiết kế giảng dạy chương trình tiếng Anh của T2K

Learning Preference Time To Know Trí khôn nhiều

thành phần

Visual-spatial animations, puzzles, charts, manipulation

of images

Trí khôn không gian

Verbal-linguistic listening, speaking, storytelling Trí khôn ngôn ngữ

Logical-mathematical puzzles, problem-solving games,

categorizing activities

Trí khôn logic – toán

Bodily-kinesthetic hands-on activities, computer keyboard

skills, clicking and dragging of

information, organizing word and picture

cards

Trí khôn cơ thể vận

động

Musical-rhythmic songs, chants, listening and speaking

activities

Trí khôn âm nhạc

Thuyết trí khôn nhiều thành phần ban đầu không được giới nghiên cứu tâm lý học chấp nhận dễ

dàng, nhưng lại nhận được nhiều phản ứng tích cực từ các nhà giáo dục. Lý thuyết này cho phép

các nhà giáo dục phát triển các phương pháp tiếp cận để đáp ứng nhu cầu của các học sinh trong

lớp. Bảng 1 cho thấy có 5 loại trí khôn ẩn chứa trong các hoạt động và nội dung của T2K. Mỗi

một hoạt động, một nội dung giảng dạy đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt ý nghĩa và đều có

mục đích hướng đến sự phát triển con người toàn diện ba nguyên lý trong phương pháp học tập

của T2K: Xây dựng sự tự do ý chí cho người học, đưa học sinh qua chu trình học tập đa dạng.

cung cấp người học những kinh nghiệm học tập tích cực.

Ngoài ra, các phương pháp học tập khác cũng được nghiên cứu để triển khai các dụng ý sư phạm

một cách có hệ thống. Phương pháp học tập qua tình huống (situated learning), phương pháp học

tập qua khai phá (Inquiry-based learning), phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm

(student-centered learning), được triển khai trong môi trường học tập hỗn hợp (blended learning

environment). Để có được môi trường học tập phát triển toàn diện tất cả các cấu thành của ngôn

ngữ: nghe, đọc, viết và hội thoại, lớp học được lưu ý đến các mức độ triển khai hoạt động từ cá

nhân, cặp, nhóm và cả lớp.

Xã hội hiện đại, nhà trường không còn là nơi duy nhất cung cấp tri thức cho người học. Câu hỏi

đặt ra cho các nhà giáo dục hiện đại là: Người học cần trang bị những kĩ năng cần thiết nào để

Page 4: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

học tập đạt hiệu quả? Assessment & Teaching of 21st-Century Skills (ATC21S) là tổ chức do 4

quốc gia Úc, Phần Lan, Singapore, Hoa Kì sáng lập, với sự tài trợ từ Cisco, Intel và Microsoft,

bắt đầu với một nhóm hơn 250 nhà nghiên cứu đến từ hơn 60 tổ chức trên toàn thế giới đã phân

loại các kĩ năng thế kỷ 21(21st-Century Skills). T2K áp dụng nghiên cứu này và xây dựng

chương trình khung cung cấp các kĩ năng cho người học trong một lớp học gồm:Tư duy phê

phán và giải quyết vấn đề (Critical thinking and problem solving); giao tiếp và hợp tác

(Communication and collaboration); sáng tạo và đổi mới (Creation and innovation), kỹ năng

thông tin đa phương tiện và công nghệ thông tin (Multimedia and technology), kỹ năng sống và

làm việc (Life and career skills). Và những yếu tố cần phải chú ý khi triển khai bài học trên lớp

và lưu ý cho việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giáo viên: Sự chú ý của học sinh: Học sinh

chỉ học được khi chú tâm vào việc học; động lực thúc đẩy: Giáo viên cần điều phối các luồng

hoạt động trong lớp một cách nhịp nhàng giữa các trò chơi với nhau – sự gián đoạn sẽ làm sao

lãng và ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh; không gian và thời gian: Giáo viên cần tổ

chức các không gian vật lý để quản lý tiến trình và động lực. Giáo viên cần xây dựng chuỗi hoạt

động phù hợp với cá nhân, nhóm và cả lớp; tiến trình – thói quen:Quản lý lớp học sẽ đạt hiệu

quả nếu xây dựng một quy trình thành thói quen và sử dụng chúng hiệu quả. Học sinh cần nắm

rõ tiến trình này và cách tham gia vào tiến trình đó; quy định: Giáo viên luôn luôn hỗ trợ học

sinh. Các quy định cần rõ ràng và cụ thể. Kỳ vọng tích cực cần được nhắc đi nhắc lại. Học sinh

cần phải hiểu sự ảnh hưởng của môi trường học tập.

Theo đó, với cách thức triển khai lớp học như vậy, không chỉ hỗ trợ học sinh trong quá trình học

tập mà còn giúp học sinh phát triển trong môi trường học tập hiện đại. Robert Sternberg mô tả sự

cần thiết của các kĩ năng thế kỉ 21: “Chúng tôi không chỉ dạy những kiến thức thực, mà còn dạy

học sinh những điều sâu hơn thế, chúng tôi chỉ cho học sinh cách thức để chinh phục kiến thức.”

(2008). Và nhiệm vụ của những người thầy trong lớp học của T2K không chỉ là chuẩn bị cho học

sinh kiến thức để đáp ứng những yêu cầu của tương lai mà để tất cả họ tham gia quá trình học

tập, với những sự lựa chọn theo cách thức của chính mình.

4. Công nghệ

Trong các kĩ năng thế kỉ 21, kĩ năng thông tin đa phương tiện và công nghệ thông tin đặc biệt

được T2K phát triển. Thay vì cố gắng để mô tả những tác động của công nghệ đến quá trình học

tập của học sinh, các nhà nghiên cứu cần phải suy nghĩ đến việc những loại công nghệ đang được

sử dụng trong lớp học là gì, và với mục đích gì. Người học có thể học hỏi được điều gì “từ” thiết

bị máy tính – công cụ giáo viên sử dụng chủ yếu để tăng kĩ năng cơ bản và kiến thức cho học

sinh và “với” – công cụ áp dụng cho các mục tiêu học tập, được sử dụng như một nguồn tài

nguyên phát triển tư duy bậc cao (Reeves, 1998; Ringstaff & Kelly, 2002). Chính vì vậy, phần

mềm Content Generation Studio (CGS) được T2K sử dụng để sáng tạo ra bài giảng trên DTP.

T2K ứng dụng các ưu điểm tối đa của DTP - Digital Teaching Platform (Nền tảng giảng dạy số

hóa(gắn với hoạt động trên lớp)) nhằm: Hướng dẫn trình tự học tập trên lớp; cá nhân tham gia

tích cực vào tiến trình học tập; học tập thích thú và vui vẻ; thúc đẩy tự đánh giá; phát triển kỹ

năng học tập nhận thức, tư duy mức độ cao và kỹ năng thế kỷ 21; phân hóa nội dung, giảng dạy

và phản hồi để hỗ trợ phong cách học và mức độ học khác nhau.

Page 5: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập, nhằm cải thiện ba vấn đề khó

khăn mà Dovi đã đưa ra như chúng tôi đã dẫn từ đầu bài viết. Từ những nghiên cứu giáo dục sâu

sắc, DTP là sự kết hợp giữa thuyết kiến tạo, kiến tạo xã hội, thuyết tiến bộ và thuyết hành dụng,

giúp người học phát triển một cách toàn vẹn khả năng tư duy của mình, đồng thời đây cũng là

công cụ trợ giảng tích cực giúp các giáo viên triển khai hoạt động trên lớp một cách hiệu quả,

học sinh tham gia bài giảng và quá trình học tập của bản thân một cách chủ động nhất, theo sở

thích, phong cách riêng, với mức độ nhận thức, kiến thức nền khác nhau. DTP chính là một công

cụ tích cực cho lớp học thế kỉ 21.

5. Hệ thống đánh giá

Đánh giá là một khía cạnh quan trọng trong dạy học, nhằm cải thiện hiệu quả và chất lượng

giảng dạy, nhu cầu học tập của người học. Các kết quả đánh giá thường được sử dụng để nâng

cao chất lượng giảng dạy và thành tích của học sinh. Các nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh đều

muốn biết việc học của học sinh có đạt được hiệu quả hay không. Xây dựng một chương trình,

T2K không thể bỏ qua hệ thống đánh giá. Hệ thống của T2K tự động theo dõi được toàn bộ công

việc của học sinh và tiến trình học tập, hệ thống cung cấp nhiều cơ hội đánh giá quá trình và

đánh giá kết quả trong mỗi bài học về thành quả và mức độ kiểm soát ngôn ngữ của học sinh.

T2K cung cấp cả các bài đánh giá cuối bài học:

Đánh giá quá trình (Formative assessment): Là quá trình thu thập và phân tích thông tin của học

sinh về khả năng nhận thức và kiến thức của học sinh trước và trong suốt quá trình học, để giảng

dạy và hỗ trợ học sinh cải tiến quá trình học tập; là yếu tố chủ chốt để thúc đẩy thành tựu của học

sinh mục tiêu là bộc lộ khả năng tư duy của học sinh thông qua tương tác trên lớp (trao đổi giữa

học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên).Next-step tool assessment- formative assessment

vẫn chưa hoàn thiện nếu không có các quyết định và các hành động dựa trên phân tích dữ liệu

đánh giá phản hồi trực tiếp - phản hồi theo kiểu khuyến khích để thúc đẩy học sinh phản hồi, tư

duy phê phán và phản tỉnh.

Đánh giá để phán đoán (Diagnostic assessment): Đánh giá nhu cầu và năng lực của học sinh,

cũng như sự sẵn sàng của học sinh đối với việc tiếp nhận kiến thức mới.

Đánh giá kết quả (Sumative assessment): đánh giá cuối mỗi bài hoặc mỗi cấp độ.

Quá trình đánh giá đảm bảo tính liên tục và tức thì. Với hệ thống đánh giá như vậy, giáo viên có

thể biết được khả năng nhận thức của học sinh còn đang thiếu ở đâu để có thể cải thiện nội dung,

bổ sung các tài liệu để trợ giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cao nhất.Từ đó, đưa ra một

giải pháp chỉnh thể (có thể gọi là Công nghệ giáo dục của T2K) bao gồm bốn yếu tố công nghệ

và ba nguyên lý sư phạm, các yếu tố tham gia vào quá trình học tập của con người hòa vào

nhaunhư một bản giao hưởng tuyệt vời mang lại ảnh hưởng thực sự đến việc tối ưu hóa hiệu quả

học tập của học sinh (Dovi Weiss, 2012)(xem Hình 1).

Page 6: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

Yếu tố công nghệ:

1. Cơ sở hạ tầng

Có máy tính cho mỗi giáo viên và học sinh.

Hạ tầng truyền thông toàn trường.

2. Chương trình khung tương tác

Thúc đẩy học tập hiệu quả.

Phát triển hiểu biết và tư duy.

Thích nghi với khả năng và nhu cầu của người học.

Cung cấp kế hoạch học tập liên tục.

Dễ dàng bổ sung, cập nhật và thích nghi bởi giáo viên.

3. Đào tạo chuyên nghiệp cho giáo viên

30 giờ đào tạo cho mỗi giáo viên.

Hướng dẫn giáo viên hàng tuần trong năm đầu tiên về kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.

4. Hỗ trợ kỹ thuật

Luôn sẵn sàng trong suốt thời gian hoạt động trong ngày của nhà trường.

Ba nguyên lý sư phạm:

1. Học tập chủ động (Active learning):Tri thức được kiến tạo và vận dụng cùng sự hướng

dẫn của giáo viên. T2K giúp làm tăng cường sự tò mò và thắc mắc của học sinh, khuyến khích

học sinh thể hiện khái niệm trừu tượng, và hướng dẫn học sinh các hoạt động giúp làm giàu hiểu

biết và tăng tính thực hành.

2. Học tập hợp tác (Collaborative learning):T2K thúc đẩy học tập và tư duy phi tập trung

hóa (decentralised) đối với giáo viên và học sinh.Chuyển giao kiến thức đối với các mục tiêu

thuyết trình và biến kiến thức thành công cụ để học sinh tham gia vào việc học tập và khai phá.

Page 7: Chương trình tiếng Anh T2K_GEM: Từ góc nhìn sư phạm

3. Học tập phân hóa(Differentiated learning): T2K chấp nhận phong cách học tập của học

sinh, hỗ trợ học sinh bằng cách đưa ra các phản hồi đối với lựa chọn của học sinh, và cho phép

học sinh được theo đuổi sở thích của chúng theo kiểu mà chúng thích.

Giải pháp mang tính hệ thống và chỉnh thể của T2K là bản giao hưởng Công nghệ kết hợp với Sư

phạm. Máy tính không thay thế giáo viên mà là công cụ trang bị cho giáo viên quyền lực mới và

nâng cao chất lượng học tập. Một cách tự nhiên, công nghệ của T2K giúp giáo viên phát triển

thói quen suy nghĩ của trẻ, sắp xếp thói quen một cách gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Hệ

thống chương trình xây dựng dần dần phát triển năng lực suy nghĩ của học sinh trong một

khoảng thời gian nhất định, thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm thực hiện các

mục tiêu. Những nội dung kiến thức mà trẻ được học, không chỉ đơn thuần là gom lại, mà được

phân loại, đáp ứng các khía cạnh học ngoại ngữ. Công thức: một người + một máy tính = chất

lượng cao hơn đã được áp dụng các môi trường khác thành công, giờ là lúc được áp dụng trong

trường học.

Với những trình bày trên đây, chúng tôi mong muốn phần nào cung cấp một cái nhìn tổng thể về

chương trình của T2K dưới góc nhìn sư phạm. T2K cung cấp đầy đủ những công cụ cho giáo

viên thực hiện quá trình giảng dạy một cách tối ưu nhất. Theo đó, giáo viên, muốn đạt được hiệu

quả giảng dạy cần tạo lập cho trẻ một thói quen tư duy, như Dewey đã viết: “Công việc của giáo

dục không phải là đi chứng minh cho mọi mệnh đề đã đưa ra, cũng như không phải giảng dạy

bất cứ một nội dung thông tin nào, mà nhiệm vụ của nó là ươm trồng những thói quen hiệu quả

sâu rễ bền gốc trong việc phân biệt những niềm tin đã được thử thách với những khẳng định,

những võ đoán và những ý tưởng; để phát triển một sự ham thích làm việc, chân thành và cởi mở

đối với những kết luận có chứng lý xác đáng và ghi khắc vào trong những thói quen sống động

của mỗi cá nhân…” (John Dewey, 2010)6.

6John Dewey (1909), Vũ Đức Anh dịch 2013, Cách ta nghĩ, NXB Tri thức)