Bạo lực học đường - Một góc nhìn từ thế hệ 8X

13
200 BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG - MỘT GC NHÌN TỪ THẾ HỆ 8X ThS. Nguyn Phan Minh Trung * ThS. Lư Ngc Trâm Anh ** 1. Đặt vấn đề Thi gian gần đây, những vvic vbo lc học đƣờng cliên tc xut hin trên các phƣơng tiện truyn thông, các trang thông tin tin tử,… càng lúc càng nhiều và mức độ nguy hiểm cũng gia tăng theo từng ngày. Môi trƣờng học đƣờng, thế hhc sinh, sinh viên ngày nay đang dần thay đổi và càng lúc càng táo bạo, vƣợt xa sc tƣởng tƣợng ca cộng đồng v“những thiên thn áo trắng”. Chmất 0,16 giây đã có thcho ra khong 675.000 kết qukhi tìm kiếm cm t“bạo lc học đƣờng” trên trang google, tƣơng tự, chmt 0,19 giây có thcho ra khong 660.000 kết qukhi tìm kiếm cm t“bạo lc học đƣờng nsinh”, điều đó, chng tbo lc học đƣờng hin đang có xu hƣớng gia tăng, kể cslƣợng vvic ln tính cht nghiêm trọng. Đáng buồn hơn khi bạo lc không chxy ra nam sinh nhƣ trƣớc đây mọi ngƣời vẫn nghĩ, mà đang xuất hin rt nhiu trong gii nsinh và mức độ nghiêm trọng cũng nhƣ sự táo bo không hthua kém nam sinh. Bo lc học đƣờng không phải là điều gì mới. Nhƣng sự gia tăng, bùng phát về slƣợng cũng nhƣ tính chất nghiêm trng ca vvic mang màu sc xã hội đen gần đây đã khiến xã hi hoang mang, lo lng, không nhng thế, nhng vbo lc gần đây xy ra mi la tui, thm chí ngay ctrƣờng đại học, nơi mà thanh niên đã có sự chín chn phn nào vnhn thc. Bo lc học đƣờng không chdng li nhng vxích mích, bt nạt đơn thuần gia hc trò vi nhau. Hin chúng đang biến tƣớng vi muôn hình vn trng, vi cách hành xquá bo lực, đậm cht giang h, nghiêm trng hơn, có trƣờng hp hc trò vô l, dám tn công cthy, cô giáo khi bklut, nhc nhngay trong nhà trƣờng. Để ri hu quca nó là stổn hƣơng cvthcht ln tinh thần đối với ngƣời bhành hung, là hình pht cho nhng kgây ra bo lc, nhthì mc khin trách, cnh cáo, nặng hơn có thể đến mc buc thôi hc hoc truy cu trách nhim hình s; là stổn thƣơng to lớn đến uy tín, danh dcủa gia đình và nhà trƣờng, là nỗi đau cho những bc làm cha làm m, nghiêm trọng hơn, nó còn vô tình làm tăng thêm vấn nn bo lc học đƣờng, làm xói mòn dần đạo đức, tình thƣơng ca thế htr- nhng thế hrồi mai đây sẽ trthành chnhân của đất nƣớc. Vn nn bo lc học đƣờng đang ngày càng gia tăng và bằng những hành động xu xí, học sinh, sinh viên ngày nay đã làm mất dn nim tin ca các thế hđi trƣớc. * Trƣờng Đại hc Đồng Tháp ** Trƣờng Đại hc Đồng Tháp

Transcript of Bạo lực học đường - Một góc nhìn từ thế hệ 8X

200

BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG - MỘT GOC NHÌN TỪ THẾ HỆ 8X

ThS. Nguyễn Phan Minh Trung*

ThS. Lư Ngoc Trâm Anh**

1. Đặt vấn đề

Thời gian gần đây, những vụ việc về bạo lực học đƣờng cứ liên tục xuất hiện trên

các phƣơng tiện truyền thông, các trang thông tin tiện tử,… càng lúc càng nhiều và

mức độ nguy hiểm cũng gia tăng theo từng ngày. Môi trƣờng học đƣờng, thế hệ học

sinh, sinh viên ngày nay đang dần thay đổi và càng lúc càng táo bạo, vƣợt xa sức

tƣởng tƣợng của cộng đồng về “những thiên thần áo trắng”. Chỉ mất 0,16 giây đã có

thể cho ra khoảng 675.000 kết quả khi tìm kiếm cụm từ “bạo lực học đƣờng” trên

trang google, tƣơng tự, chỉ mất 0,19 giây có thể cho ra khoảng 660.000 kết quả khi tìm

kiếm cụm từ “bạo lực học đƣờng ở nữ sinh”, điều đó, chứng tỏ bạo lực học đƣờng hiện

đang có xu hƣớng gia tăng, kể cả số lƣợng vụ việc lẫn tính chất nghiêm trọng. Đáng

buồn hơn khi bạo lực không chỉ xảy ra ở nam sinh nhƣ trƣớc đây mọi ngƣời vẫn nghĩ,

mà đang xuất hiện rất nhiều trong giới nữ sinh và mức độ nghiêm trọng cũng nhƣ sự

táo bạo không hề thua kém nam sinh.

Bạo lực học đƣờng không phải là điều gì mới. Nhƣng sự gia tăng, bùng phát về

số lƣợng cũng nhƣ tính chất nghiêm trọng của vụ việc mang màu sắc xã hội đen gần

đây đã khiến xã hội hoang mang, lo lắng, không những thế, những vụ bạo lực gần đây

xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở ngay cả trƣờng đại học, nơi mà thanh niên đã có sự

chín chắn phần nào về nhận thức. Bạo lực học đƣờng không chỉ dừng lại ở những vụ

xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện chúng đang biến tƣớng với

muôn hình vạn trạng, với cách hành xử quá bạo lực, đậm chất giang hồ, nghiêm trọng

hơn, có trƣờng hợp học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc

nhở ngay trong nhà trƣờng. Để rồi hậu quả của nó là sự tổn hƣơng cả về thể chất lẫn

tinh thần đối với ngƣời bị hành hung, là hình phạt cho những kẻ gây ra bạo lực, nhẹ thì

ở mức khiển trách, cảnh cáo, nặng hơn có thể đến mức buộc thôi học hoặc truy cứu

trách nhiệm hình sự; là sự tổn thƣơng to lớn đến uy tín, danh dự của gia đình và nhà

trƣờng, là nỗi đau cho những bậc làm cha làm mẹ, nghiêm trọng hơn, nó còn vô tình

làm tăng thêm vấn nạn bạo lực ở học đƣờng, làm xói mòn dần đạo đức, tình thƣơng

của thế hệ trẻ - những thế hệ rồi mai đây sẽ trở thành chủ nhân của đất nƣớc.

Vấn nạn bạo lực học đƣờng đang ngày càng gia tăng và bằng những hành động

xấu xí, học sinh, sinh viên ngày nay đã làm mất dần niềm tin của các thế hệ đi trƣớc.

* Trƣờng Đại học Đồng Tháp

** Trƣờng Đại học Đồng Tháp

201

Thay sự hi vọng, khát khao vƣơng tới đỉnh cao của tri thức bằng sự lo âu, thấp thỏm về

tƣơng lai các thế hệ sau, về truyền thống đạo đức của con ngƣời Việt Nam, về tƣơng

lai của một dân tộc. Làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực học

đƣờng là vấn đề cần đƣợc quan tâm sâu sắc và là một thách thức không nhỏ đối với

các nhà quản lý Giáo dục hiện nay.

2. Thực trạng bạo lực học đƣờng

2.1. Khái niệm về bạo lực học đƣờng

Bạo lực học đƣờng là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi

trƣờng học đƣờng, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa,

khủng bố ngƣời khác, để lại thƣơng tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt

là gây tổn thƣơng đến tƣ tƣởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tƣợng

trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trƣờng, cũng nhƣ đối với những ai

quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đƣờng không chỉ xảy ra giữa học sinh

với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên

trong nhà trƣờng, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng với nhau.

Bạo lực học đƣờng là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh và xảy ra ở hầu

hết các cấp, bậc học. Đó là dạng hành vi chống đối, đi ngƣợc lại các quy tắc, chuẩn

mực đạo đức của xã hội hay nội quy của nhà trƣờng. Nó đƣợc biểu hiện thông qua

nhận thức, thái độ và hành vi.

2.2. Thực trạng bạo lực học đƣờng

Theo ông Phùng Khắc Bình - nguyên Vụ trƣởng Vụ Công tác học sinh sinh viên,

thống kê từ 38 Sở Giáo dục & Đào tạo gửi về Bộ, từ năm 2003 đến cuối năm 2010 có

tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Cụ thể là: nữ sinh tụ

tập đánh nhau, đánh hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém

nhau ngay trong trƣờng học,… Tất cả những vụ bạo lực này đều xuất phát từ những

mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu,… hay đơn giản không có mâu thuẫn nhƣng “thấy

ghét là đánh”.

Theo số liệu đƣợc Bộ Giáo dục & Đào tạo thống kê năm 2012, trong một năm

học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trƣờng,

trung bình khoảng 5 vụ/ngày. Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ

khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh thì có

một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trƣờng thì có một trƣờng xảy ra việc học

sinh đánh nhau.

Trong hội thảo tâp huân công tac bao đam an ninh , trât tƣ trƣờng học và công tác

học sinh, sinh viên năm 2014 - 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết, từ năm 2010

đến 8/2014 đã có tới 7.735 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Tỷ

lệ phạm pháp của đối tƣợng này cũng ngày càng gia tăng về tính chất, mức độ lẫn sự

nghiêm trọng trong các vụ việc.

202

Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh

bắt nguồn từ xích mích nhƣng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm”

và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đƣờng là một phần và là

tấm gƣơng phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dƣờng nhƣ đã trở thành

một phƣơng thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.

Hành vi phổ biến của bạo lực học đƣờng là việc đánh nhau giữa các học sinh, đây

không phải là một hiện tƣợng mới, tuy nhiên, nó đang diễn ra với mức độ nguy hiểm

hơn và để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn. Điển hình là các vụ học sinh dùng

hung khí đánh nhau trong trƣờng học, trƣớc cổng trƣờng, học sinh nữ đánh nhau hội

đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dƣ luận xã hội. Ngoài

sử dụng hành vi bạo lực bằng việc dùng “tay chân” bạo lực học đƣờng còn thƣờng

đƣợc thấy qua những lời nói thiếu văn hóa, chửi thề, nói tục và trong thời buổi mà

mạng xã hội đang rất phát triển, các hành vi bạo lực học đƣờng còn đƣợc các em mang

lên mạng xã hội, cụ thể là facebook để tung hê, khoe “chiến tích”,… những việc làm

trên không chỉ ảnh hƣởng đến uy tính, danh dự của “nạn nhân”, gây ra các tổn thất

nghiêm trọng về tinh thần mà còn vô tình làm xấu đi hình ảnh của chính những “hung

thủ nhí”.

Theo tôi, lứa tuổi dễ xảy ra xô xát nhất là từ 12 đến 16 tuổi, nghĩa là bậc THCS.

Ở lứa tuổi này những mầm non của chúng ta đang trong giai đoạn hình thành, phát

triển tâm lý và thể chất nên luôn hiếu động, tìm mọi cách để thể hiện cái tôi của bản

thân và bạo lực đƣợc các em dùng để thể hiện “cá tính” hay “sự mạnh mẽ” gì đó.

Nhƣng để khắc phục và dần dập tắt hoàn toàn vấn nạn bạo lực học đƣờng là một chặng

đƣờng rất dài và không hề dễ đi mà những bƣớc đầu tiên trong chặng đƣờng này là

quan trọng nhất.

Tôi bất chợt nhớ đến những bài tập làm văn thời học sinh của mình, mỗi lần gặp

đề bài làm văn yêu cầu tả sân trƣờng em giờ ra chơi, tất cả học sinh thời bấy giờ đều

định hình trong đầu giống nhƣ một bài văn mẫu, một mô - tuýp quen thuộc “Sân

trƣờng em giờ ra chơi vô cùng náo nhiệt, tiếng reo hò của các bạn khi chơi đủ mọi trò

nhƣ nhảy dây, đá cầu,… một số bạn tụm năm, tụm ba cùng giải các bài tập khó, hoặc

đến thƣ viện đọc những quyển sách hay, đôi khi đơn giản chỉ ngồi nói chuyện vui sau

mỗi giờ học căng thẳng”. Còn ngày nay, giờ ra chơi tìm mãi cũng chẳng thấy đƣợc

cảnh tƣợng ấy nữa, học sinh không còn yêu thích những trò chơi dân gian, cũng chẳng

hứng thú với những bài tập khó hay các câu chuyện vui. Sân trƣờng thời nay, có vẻ

nhƣ vắng bóng của những học sinh vô tƣ, hồn nhiên và say mê học, vẫn tụm năm, tụm

ba đấy, nhƣng để ngồi lƣớt web, đeo tai phone nghe nhạc, hay tụm năm, tụm ba lén lút

đánh bài, hút thuốc, bàn tán râm ran chuyện game này game nọ, chuyện nhóm này

đánh nhóm kia,… Đến khi hết giờ học, các học sinh lại biến thân thành game thủ, tập

trung trong các quán game hoặc ngồi phì phèo nhả khói thuốc và bàn tán về đủ thứ

“chuyện đời” trong các quán café, thậm chí là khoe khoang các chiến tích tình dục,

hóa đơn đi bar và rất nhiều những thứ mà không tai nghe, mắt thấy thì tôi chẳng bao

203

giờ ngờ đƣợc những điều đó lại xuất phát từ miệng của các em học sinh còn khoác

nguyên trên mình một chiếc áo trắng. Thời buổi kinh tế, văn hóa hội nhập quốc tế,

không thể không thừa nhận sự tích cực và tác dụng nâng cao trình độ dân trí nƣớc nhà,

nhƣng cũng không thể bỏ qua những hệ lụy của nó. Khi mà giới trẻ tiếp xúc quá sớm

với các game bạo lực, dần trở nên quen với những cảnh xâm lấn, chém giết, máu me,

quen với đủ thứ vũ khí và những pha bạo lực nhƣ thật. Dù chỉ là trong game nhƣng

quá trình tiếp xúc lâu dài lại khiến chúng trở nên vô cảm trƣớc nỗi đau của ngƣời khác,

và sự ảo tƣởng về sức mạnh, uy lực của mình lại càng khiến chúng khát khao chứng tỏ

bản lĩnh, chứng tỏ sức mạnh của cá nhân đến nỗi quên đi những xúc cảm thực, giá trị

thực của cuộc sống. Để rồi, chỉ một cái “nhìn đểu”, một câu nói bóng gió, một giọng

điệu nói chuyện hơi lên giọng, để ý một bạn nào đó, hay nhạy cảm hơn là miệt thị giới

tính, phân biệt đẳng cấp hoặc rất nhiều những lý do “bình thƣờng” khác cũng có thể

trở thành nguyên nhân của mâu thuẫn. Kết quả là hăm dọa, là đón đƣờng, đánh nhau

theo lịch đã hẹn y nhƣ những tay anh chị, hoặc nghiêm trọng hơn, có thể chuẩn bị cả

hung khí để rồi đƣa đến những hậu quả rất đáng thƣơng tâm. Bạo lực học đƣờng

không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau.

Hiện chúng đang biến tƣớng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu

bạo lực, đậm chất giang hồ. Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng

đánh nhau, gây trọng thƣơng, thậm chí sát thƣơng nhau chỉ vì những lý do không đâu

và mục đích chính là ra oai, dằn mặt nhau.

Cùng nhìn lại một số hành vi bạo lực mang tính chất cực kì nghiêm trọng, gây

hoang mang dƣ luận xã hội, mức độ của các vụ việc khiến mỗi ngƣời làm giáo dục cần

suy nghĩ và tìm các giải pháp để giảm thiểu, ngăn chặn bạo lực học đƣờng.

Điển hình là vụ một nam sinh lớp 9 Trƣờng THCS Tân Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng)

dùng dao đâm thủng tim bạn chỉ vì mâu thuẫn trong giờ ra chơi.

Một học sinh lớp 10 Trƣờng THPT Lê Thị Hồng Gấm (Quận 3, TP Hồ Chí

Minh) bị đâm chết ngay trƣớc cổng trƣờng vì tội dám “nhìn đểu” bạn.

Một học sinh nam của trƣờng THCS Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) bị bạn

cùng lớp cƣớp đi mạng sống chỉ vì tội “dám để ý” tới một bạn gái.

Chiều 16/3/2014, một học sinh lớp 10A5 Trƣờng THPT Trần Phú, Phú Yên cùng

nhóm bạn đi siêu thị ở TP Tuy Hòa mua một số dụng cụ để chuẩn bị diễn văn nghệ.

Khi vào cửa hàng thức ăn nhanh của siêu thị, nạn nhân bất ngờ bị Trần Đƣợc, sinh

năm 2002 kẹp cổ, dùng dao bấm đâm vào ngực gây thủng tim chỉ vì hung thủ cho

rằng nạn nhân đã cƣời “đểu” mình.

Ngày 4/10/2014 trên đƣờng giao thông liên xã Phả Lễ - thị trấn Minh Đức, huyện

Thủy Nguyên (Hải Phòng), nạn nhân (Lâm) là học sinh lớp 10 - trƣờng THPT Nam

Triệu, còn hung thủ (Sơn) là học sinh lớp 11 cùng trƣờng với nạn nhân. Hai bên xảy ra

xích mích liên quan đến chuyện bạn gái, Lâm cùng 4 ngƣời bạn chặn đƣờng hung thủ

204

cách trƣờng khoảng 400m. Bị Lâm đánh, Sơn rút dao nhọn mang theo ngƣời, đâm một

nhát thấu ngực trái đối thủ.

Đau lòng hơn là những vụ việc thầy, cô giáo vì nóng giận đã hạ nhục học trò và

gây ra những phản ứng rất xấu cho môi trƣờng giáo dục vốn luôn đặt sự nghiêm cẩn

trong hành xử lên hàng đầu. Hệ quả là nhiều học sinh đã phản kháng bằng bạo lực

hoặc các vị phụ huynh đã không kiềm chế đƣợc sự nóng giận, vì xót con đã lao vào

trƣờng “thƣợng cẳng chân, hạ cẳng tay” với giáo viên ngay trƣớc mặt học sinh, tạo nên

những hình ảnh rất phản cảm, phản giáo dục.

Ngày 21/1/2014, tại trƣờng THPT Nguyễn Huệ (huyện Tây Sơn, Bình Định),

thầy giáo dạy Hóa đã tát liên tục vào mặt một nam sinh lớp 11A1, do quá bức xúc với

hành động này của thầy giáo, nam sinh này cùng một nam sinh khác trong lớp đã tấn

công lại thầy giáo ngay trong lớp học, sự việc chỉ dừng lại khi các bạn cùng lớp can

ngăn.

Ngày 20/9/2014, tại lớp 11B3 Trƣờng THCS - THPT Trần Hƣng Đạo (xã Yên

Thọ, huyện Đông Triều, Quảng Ninh) trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, trong một

đoạn video đƣợc đƣa lên mạng xã hội ghi lại hình ảnh cô giáo dạy môn Công nghệ

đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp, cô đã yêu cầu một nam sinh lên bục giảng để

kiểm điểm việc nam sinh này nghỉ học không lý do. Vì nam sinh này không thực hiện

theo yêu cầu, cô giáo không giữ đƣợc bình tĩnh đã từ bục giảng đi xuống nắm tóc và

mắng chửi. Cô giáo này còn chỉ thẳng mặt học trò cảnh cáo và tát vào mặt nam sinh.

Cậu bạn này nhiều lần né đòn và đứng dậy trả treo với cô giáo ngay tại lớp trƣớc sự

chứng kiến của bạn bè xung quanh.

Bạo lực học đƣờng giờ đây không chỉ là những xung đột giữa học sinh với nhau,

giáo viên đánh học sinh, giờ đây những vụ việc học trò vô lễ, đi ngƣợc lại với truyền

thống tôn sƣ trọng đạo của dân tộc Việt Nam, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ

luật, nhắc nhở diễn ra ngày càng nhiều.

Điển hình nhƣ vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại Trƣờng THPT

Nguyễn Tất Thành (quận 6, TP Hồ Chí Minh), nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc tại trƣờng

THCS Ngô Chí Quốc (Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), hay học trò của trƣờng

THPT Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận) hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp

cứu.

Không chỉ bạo hành đối với giáo viên “có hành vi không tôn trọng học sinh”

thậm chí chỉ vì những lý do rất nhỏ các em cũng sẵn sàng vô lễ với thầy cô để “chứng

tỏ bản lĩnh”. Vào chiều ngày 20/2/2011, tại trƣờng THCS An Hòa II (TP. Cần Thơ),

thầy Phạm Duy Hiếu - một giáo viên Anh văn đã bị hai học sinh lớp 8A2 là Trần Văn

Út và Võ Thành Vinh hành hung trong khi đang giảng bài, trƣớc mặt nhiều học sinh

khác. Chỉ vì một vấn đề rất nhỏ là đầu tiết học hôm đó, thầy Hiếu đề nghị em Út lên

lau bảng. Do tỏ thái độ ngang bƣớng, khiêu khích, Út đã bị thầy mời ra khỏi lớp, chờ

gặp giám thị trƣờng để làm kiểm điểm. Một lúc sau, Út cùng một học sinh khác là Võ

205

Thành Vinh trở lại lớp và xông vào đánh thầy giáo ngay tại bục giảng. Quá bất ngờ,

thầy Hiếu chạy khỏi lớp, nhƣng vẫn bị hai học sinh này đuổi theo. Rất may lúc đó

nhiều thầy cô giáo trong trƣờng đã chạy đến ngăn cản.

Bên cạnh đó, sự tha hóa về đạo đức ở một bộ phận giáo viên làm xuất hiện những

xung đột trong nội bộ để lại hậu quả đáng tiếc và làm giảm uy tín của những ngƣời

làm công tác “trồng ngƣời”. Ngày 21/3/2014, bức xúc vì cho rằng bản thân bị chuyển

công tác và vợ (cũng là giáo viên) bị kỷ luật sai quy định, một giáo viên trƣờng THCS

tại tỉnh Đồng Tháp đã mang axít loãng tạt vào ngƣời lãnh đạo phòng giáo dục và các

giáo viên khác, làm 4 đồng nghiệp bị bỏng nặng.

3. Nguyên nhân và hậu quả

3.1. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đƣờng ngày nay.

3.1.1. Nguyên nhân xuât phát từ cá nhân hoc sinh

Do học sinh không có khả năng kiểm soát hành vi và tự kiềm chế kém; Học sinh

kém khả năng tập trung, hiếu động; Học sinh dễ bị căng thẳng về xúc cảm; Học sinh

có những thái độ và suy nghĩ chống đối xã hội, mất lòng tin vào những điều tốt đẹp;

Học sinh đã từng có các hành vi bạo lực trong quá khứ; Học sinh có tiền sử hoặc đang

sử dụng ma túy, rƣợu và thuốc lá hay các chất kích thích.

Tình trạng “dƣ thừa sức lực” của học sinh ở lứa tuổi dậy thì khiến các em phát

triển mạnh về thể chất, hƣng phấn cao, kiềm chế kém. Hơn nữa, các em đang muốn

chứng tỏ bản thân, khẳng định cái “tôi” cá nhân, nhƣng lại không biết thể hiện bằng

cách nào, do đó, muốn dùng vũ lực nhƣ một cách thể hiện sự vƣợt trội của mình so với

bạn bè.

3.1.2. Nguyên nhân xuât phát từ gia đinh

Cha mẹ có thu nhập và học vấn thấp; Cha mẹ nghiện ngập hay phạm pháp, bạo

lực trong gia đình; Cha mẹ thiếu quan tâm hay không tạo đƣợc quan hệ tình cảm gắn

kết với con cái; Cha mẹ kém khả năng kiểm soát con cái; Cha mẹ kém tình thƣơng đối

với con cái; Chức năng giáo dục trong gia đình kém; Biện pháp giáo dục và kỷ luật

không không phù hợp (quá dễ dãi hay quá khắc khe); Cha mẹ ly thân hoặc ly hôn; Cha

mẹ có tiền án, tiền sự hoặc đang ngồi tù; Gia đình vừa trải qua những cú sốc về tinh

thần nhƣ mất ngƣời thân, kiện cáo, phá sản,…

Gia đình chính là cái nôi nuôi dƣỡng nhân cách, là nơi hình thành cho các em

nhân cách sống và cách ứng xử trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những

cảm nhận đầu tiên về quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên

nhiên và giữa mỗi ngƣời với chính bản thân mình,... Nếu không đƣợc giáo dục tốt từ

gia đình thì các em dễ mất phƣơng hƣớng có những hành vi lệch lạc về tâm sinh lý.

206

3.1.3. Nguyên nhân xuât phát từ nha trường

Học sinh bị thầy cô, ban giám hiệu, hay nhân viên nhà trƣờng bạo hành, bạc đãi,

đe dọa, làm nhục; Bị bạn bè ruồng bỏ hắt hủi hay bắt nạt; Nhà trƣờng nặng về dạy chữ,

xem nhẹ dạy ngƣời; Không khí thù địch hay lề lối bất công trong lớp học; Giáo viên

không quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của học sinh; Giáo viên không là tấm

gƣơng tốt cho học sinh; Giáo viên vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp gây mất

lòng tin ở học sinh; Nhà trƣờng năng về xử lý kỷ luật, không có biện pháp giáo dục,

ngăn ngừa; Biện pháp kỷ luật của thầy cô và nhà trƣờng không nhất quán, quá dễ dãi

hay quá khắc nghiệt; Chƣơng trình học quá nhiều; Nhà trƣờng, lớp học thiếu các

gƣơng tích cực trong đời sống và thiếu những hoạt động xã hội lành mạnh; Học sinh

giao du với bạn bè phạm pháp trong nhà trƣờng; Học sinh không muốn học và thất bại

trong việc học; Nhà trƣờng có truyền thống tồn tại các băng nhóm bạo lực, không có

mối liên hệ tích cực với gia đình học sinh cũng nhƣ các tổ chức xã hội khác; Nhà

trƣờng không có các hoạt động tham vấn học đƣờng cần thiết,…

3.1.4. Nguyên nhân xuât phát từ xã hội va cac phương tiện truyền thông

Tình hình kinh tế - xã hội có diễn biến phức tạp, khoảng cách giàu nghèo giữa

các gia đình, giữa các vùng miền ngày càng rõ nét, áp lực kinh tế dẫn đến giảm sút vai

trò của gia đình đối với việc bảo vệ và chăm sóc con cái. Tình trạng bất bình đẳng về

cơ hội phát triển của trẻ em giữa các vùng miền.

Chức năng kinh tế của gia đình đã lấn áp chức năng giáo dục con cái của cha mẹ

và những ngƣời thân trong gia đình, làm sao nhãng việc chia sẻ tình cảm, giáo dục

phòng tránh những nguy cơ tiêu cực của môi trƣờng sống có thể ảnh hƣởng đến trẻ.

Bạo lực gia đình, bạo lực ngoài cộng đồng xã hội cũng là “đƣờng link” dẫn tới

các hành vi bạo lực của trẻ em Việt Nam.

Công nghệ thông tin phát triển nhƣ vũ bão, trẻ em đƣợc tiếp cận với các trò chơi

điện tử và mạng Internet từ khi còn rất nhỏ, từ đó, dẫn đến các hiện tƣợng nghiện

game online, nghiện internet cũng nhƣ các trang mạng xã hội, ảnh hƣởng từ các trò

chơi mang tính bạo lực cao, các em bất chấp pháp luật, chuẩn mực đạo đức để đƣợc

thỏa mãn “nhu cầu bạo lực” thông qua các trò chơi online, rời xa cuộc sống thực tìm

đến thế ảo của internet.

Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, phim ảnh mang tính bạo lực

cũng góp phần hình thành “nhu cầu bạo lực” của trẻ em Việt Nam.

3.2. Hậu quả

3.2.1. Đối với bản thân người “bị hại” va “người “gây an”

Trong nhiều vụ bạo lực đƣợc nói đến, không ít đã gây ra những hậu quả nghiêm

trọng về mặt thể xác, tinh thần cũng nhƣ khả năng học tập. Nhẹ nhàng có thể là những

vết bầm tím nhƣng cũng có thể là những vết thƣơng nặng phải vào bệnh viện điều trị và

207

để lại những di chứng xấu ảnh hƣởng đến cuộc đời các em về sau. Với các em “bị hại”

thƣờng có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, ảnh hƣởng đến học tập, lao động, năng

khiếu, ƣớc mơ, sở thích của bản thân, mất tự tin, lo sợ khi đến trƣờng dẫn đến lầm lì, ít

nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi ngƣời, việc ăn ngủ cũng gặp

khó khăn, cơ thể suy nhƣợc,… dẫn đến sức học giảm sút, ngại đến trƣờng, phát sinh

các vấn đề về thần kinh. Nghiêm trọng hơn, có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có

những trƣờng hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình. Đối với học sinh “gây

án”, các em sẽ dần lơ là trong học tập, nuôi dƣỡng niềm tin về “sức mạnh” của mình

dẫn đến không còn muốn học, thích ra đời để chứng tỏ bản thân, kết quả học tập sa sút,

có những trƣờng hợp bỏ học thƣờng xuyên hoặc bỏ học vĩnh viễn. Tồi tệ hơn, khi

không ít vụ bạo lực đã cƣớp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi,

đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho ngƣời “gây án” và gia đình bên

gây “gây án” lẫn “bị hại”, sự lo lắng, ân hận muộn màng và ám ảnh tâm lí những ngƣời

“gây án”.

Nếu là bạo lực đối với giáo viên hoặc cán bộ làm việc trong nhà trƣờng, giữa

những ngƣời làm giáo dục với nhau, ngoài gây ra thƣơng tích cho đối phƣơng khiến gia

đình phải xấu hổ, bồi thƣờng thiệt hại, những ngƣời “gây án” còn phải chịu sự dè bỉu,

chê bai của xã hội và dù sau đó họ có thật sự thay đổi tích cực thì điều đó cũng rất khó

để thuyết phục xã hội cho họ một cái nhìn khác và rất khó để họ lấy lại đƣợc hình ảnh

tốt đẹp trong mắt mọi ngƣời. Đó là, chƣa kể đến gia đình và bản thân ngƣời “gây án”

cũng sẽ chịu sức ép rất lớn của dƣ luận, chịu sự dè bỉu của hàng xóm.

Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn

thƣơng về thể chất, mà tổn thƣơng tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm

lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hƣớng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới

tính, ác cảm về vấn đề tình bạn - tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả

thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm

trọng.

3.2.2. Đối với Nha trường

Những hành vi bạo lực học đƣờng làm cho hoạt động giáo dục của nhà trƣờng bị

ảnh hƣởng nghiêm trọng, thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, giảng dạy, tình

đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Trƣờng học trở thành “chiến trƣờng” để các em

“thể hiện mình”. Những hành vi bạo lực học đƣờng của học sinh sẽ làm ảnh hƣởng đến

thành tích thi đua của lớp, của trƣờng, ảnh hƣởng đến danh tiếng của nhà trƣờng cũng

nhƣ các thầy cô và gây thêm mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhau. Cũng không quên

nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trƣờng giáo dục ở nhà trƣờng

mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự ngƣời giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả

dạy học sẽ không thể đạt đƣợc nhƣ mong đợi. Đó là chƣa kể, những hành vi bạo lực

của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học

của mình.

208

3.2.3. Đối với gia đinh

Đối với các bậc phụ huynh, nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trƣờng xử phạt, bị

cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất đƣợc các bậc cha mẹ lựa chọn

là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Qua đó, họ vô tình gieo thêm

vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu nhƣ cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về

việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu

thuẫn với nhau chỉ vì con cái, gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải

quyết hậu quả. Trƣớc thực trạng bạo lực học đƣờng ngày càng trở nên nghiêm trọng

thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng đƣợc đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho

việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tƣơng lai và cả tính

mạng của con mình.

3.2.4. Đối với xã hội

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ

nghi, phép tắc, chuẩn mực đạo đức và truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Những

nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi ngƣời dân Việt với sự tôn trọng

lễ nghĩa giữa tình thầy trò và tình bạn bè. Thế nhƣng, với xu thế toàn cầu hóa, đất

nƣớc mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những

chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa

hiện đại, lai căng. Những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những

nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy,

thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm

chém nhau xảy ra khá thƣờng xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ

những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và

sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

Cùng với những ảnh hƣởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo

lực học đƣờng cũng làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đƣờng không chỉ

xảy ra trong khuôn viên nhà trƣờng mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trƣờng.

Những vụ bạo lực học đƣờng có thể là giữa một học sinh với một học sinh nhƣng cũng

có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đƣờng có sự

tham gia của những ngƣời ngoài, vì thế, sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải

là nhỏ, làm cho môi trƣờng xã hội không còn lành mạnh.

4. Giải pháp

Tuy các vấn đề dẫn đến bạo lực học đƣờng nghe có vẻ nhạy cảm và khó giải

quyết trong hòa bình, nhƣng trên thực tế, nếu đƣợc dạy cách kiềm chế và thông cảm

các em hoàn toàn có thể bình tĩnh suy xét vấn đề và đƣa ra giải pháp thân thiện hơn rất

nhiều so với đánh nhau. Chúng ta cần xác định rõ việc giáo dục học sinh phải có sự

phối hợp chặt chẽ, đồng loạt, nhất quán từ gia đình, nhà trƣờng và xã hội, dạy chữ phải

chú trọng dạy ngƣời. Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo

209

vệ và chăm sóc giáo dục con em; xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình; nâng cao ý thức

giữ gìn tƣ cách, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên để ngƣời giáo viên là

tấm gƣơng tốt để học sinh noi theo.

4.1. Đối với Gia đinh

Nhƣ chúng ta đã biết, những năm tháng đầu đời rất quan trọng trong việc hình

thành và phát triển nhân cách một con ngƣời và trẻ con học hỏi bằng cách bắt chƣớc

các hành vi, cử chỉ của ngƣời lớn. Thế nên, nếu đã quyết định làm bố mẹ của một đứa

trẻ thì bản thân phụ huynh hãy là tấm gƣơng sáng cho con soi vào. Một đứa trẻ không

thể dịu dàng, lịch sự đƣợc nếu nhƣ bố mẹ chúng không tôn trọng nhau, to tiếng hay

đánh nhau. Và nếu nhƣ thú nuôi hay bất cứ vật dụng nào trong nhà lỡ làm té ngã con

chúng ta, khiến nó khóc thét lên hãy bình tĩnh và từ từ dỗ cho con nín. Đừng giả vờ

đánh bốp bốp vào thú nuôi hay các vật dụng khác kèm theo những câu nhƣ: “Chết nhé,

dám làm đau con tao nhé!”, “Cho mày chừa, xem lần sau còn dám không?”,… Những

câu nói nhƣ thế vô tình các bậc phụ huynh đã dạy con cách trừng phạt kẻ làm tổn

thƣơng mình bằng bạo lực và điều đó ảnh hƣởng rất lớn đền tâm lý và sự hình thành

thói quen suy nghĩ của trẻ nhỏ.

Khi con em chúng ta gặp vấn đề hay mắc lỗi hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tìm

hiểu nguyên nhân, phân tích hậu quả và gợi ý để con em chúng ta có thể cố gắng tự

mình giải quyết hậu quả. Đừng bao giờ nghĩ rằng răn đe, la mắng, đánh đập để chúng

không còn tái diễn lần sau thì trẻ sẽ không bao giờ làm sai nữa, chúng ta cần cho trẻ

nhận thấy đƣợc chúng đã mắc lỗi nhƣ thế nào, tại sao làm nhƣ thế là sai?, làm sao mới

là đúng đắn, khi đã làm sai thì bằng cách nào để có thể khắc phục hậu quả tốt nhất…

4.2. Đối với Nhà trƣờng

Với trẻ em bậc tiểu học, chúng ta cần lồng ghép các hoạt động thực tế nhƣ cho

các em tƣơng tác với nhau, cùng làm việc nhóm, cùng sinh hoạt câu lạc bộ cứu trợ

động vật. Trong quá trình làm việc cùng nhau, các em không chỉ hiểu nhau hơn mà

qua đó còn giúp các em tiếp thu các kiến thức xã hội và tự học cách nhìn và đánh giá

một ngƣời qua thái độ làm việc và tƣơng tác với bạn cùng nhóm. Quá trình tham gia

cứu hộ động vật sẽ giúp hình thành dần trong tâm trí các em về lòng thƣơng hại và sự

đồng cảm với các con vật ấy, giúp các em trong quá trình hình thành nhân cách.

Lứa tuổi nhạy cảm với tất cả các vấn đề nhất là bậc THSC, các em đang dậy thì

và phát triển nhanh về tâm lí, thể chất và đa số trẻ vị thành niên bị tiêm nhiễm những

thói hƣ tật xấu trong độ tuổi này. Do đó, chúng ta nên có một đội ngũ tƣ vấn chuyên

nghiệp và tuyệt đối bảo mật trong các trƣờng THCS. Ngoài ra, phòng giám thị cũng là

nơi cần hoàn thiện lại, bởi trong đa số trƣờng hợp, thầy cô giám thị chỉ xuất hiện lúc

đã xảy ra xô xát để la mắng, đƣa ra hội đồng kỉ luật,… Do đó, cần có một phòng giám

thị thân thiện hơn, để các em có thể tiếp cận và báo cáo khi có ai đó đe dọa hoặc sắp

xảy ra xô xát. Giám thị và giáo viên cần kết hợp để tiếp tục can thiệp, gỡ rối các vấn

210

đề. Nhà trƣờng cũng cần xác định rõ phụ huynh là đối tƣợng cùng làm việc với giáo

viên để giải quyết triệt để mâu thuẫn cho các em.

Ở bậc THPT, các em đã biết suy nghĩ và không còn sốc nổi nhƣ ở THCS. Tuy

nhiên, nếu không đƣợc uốn nắn từ bé, đến tuổi này các em sẽ lại càng hung hăng và

khó kiềm chế cảm xúc. Khả năng các em gây ra các vụ án hình sự là hoàn toàn có thể.

Thầy cô giáo cũng cần có một thái độ khoan dung và hỗ trợ tích cực đối với các em

học sinh cá biệt vì sự phân biệt đối xử sẽ khiến tình trạng càng tệ hơn.

Khi các em đã bƣớc vào giảng đƣờng đại học, các em đã có sự ý thức tốt hơn.

Tuy nhiên, “nhân vô thập toàn”, cuộc sống xa nhà, môi trƣờng học tập thay đổi, các

mối quan hệ,.. có thể vô tình đƣa các em bƣớc vào những con đƣờng sa ngã. Do đó,

các trƣờng đại học nên có những phòng tƣ vấn chuyên biệt để giúp đỡ các em gỡ rối

và một nguồn quỹ để hỗ trợ cho các em sinh viên các hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt,

cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong công tác sinh viên.

4.3. Đối với giáo viên

Trong xã hội hội nhập ngày nay, chung ta không thể cấm các em tiếp xúc với các

loại hình vui chơi, giải trí, những mối quan hệ xã hội,… nơi đầy ắp những cạm bẫy,

cám dỗ, những thú vui không lành mạnh nên vai trò giáo dục của giáo viên đƣợc đặt

lên hàng đầu bên cạnh việc giáo dục từ phía gia đình. Ngƣời giáo viên hiện nay ngoài

việc “dạy chữ” cần phải kết hợp việc “dạy ngƣời”, hình thành kỹ năng và ý thức sống

lành mạnh cho học sinh. Vì vậy, giáo viên và những ngƣời làm công tác giáo dục cần

đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thƣờng xuyên, tự học tập nâng cao trình độ,

đạo đức nghề nghiệp để luôn là tấm gƣơng để học sinh noi theo. Những giáo viên trẻ

hiện nay có trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ tốt nhƣng lại kém về kỹ năng

sống, kỹ năng sƣ phạm và kinh nghiệm giảng dạy, vì vậy, họ cần tích cực học hỏi trao

dồi kinh nghiệm và kỹ năng với những bậc tiền bối, những ngƣời “thầy” thực thụ để

tránh những tình huống ứng xử không khéo, gây mất đoàn kết và tình thầy trò. Giáo

viên cần là ngƣời công tâm, phải ý thức đƣợc vai trò và trách nhiệm giáo dục của mình

với học sinh, tránh thái độ kỳ thị, ác cảm đối với học sinh, cần quan tâm nhiều hơn nữa

đến thái độ ứng xử của học sinh để có thể đƣa ra giải pháp kịp thời, hợp lý ngăn chặn

mâu thuẫn, xung đột nảy sinh giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên.

5. Kết luận

Có thể thấy rằng, hậu quả của hành vi bạo lực học đƣờng đang ngày càng hiển

hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trƣờng và xã hội, nó là

hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tƣơng lai của đất

nƣớc, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo

lực học đƣờng. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn

đề bạo lực học đƣờng, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đƣờng, của

toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lƣợng liên quan, của gia đình,

nhà trƣờng, của giáo viên và học sinh.

211

Bạo lực học đƣờng, đáng thƣơng hay đáng trách khi mà những nhân vật trong

câu chuyện đó thật sự chỉ là những sản phẩm chƣa hoàn hảo của một xã hội tất bật,

một xã hội mà phụ huynh chỉ mải chú tâm vào vấn đề kinh tế gia đình mà quên đi thời

gian chăm lo cho con trẻ, nhƣờng trách nhiệm đó cho nhà trƣờng, trong khi nhà trƣờng

thì đang phải lo đầu tƣ cho “rất nhiều những vấn đề khác”. Để rồi, quyền quyết định

hình thành nhân cách cho giới trẻ lại là một xã hội với đủ loại văn hóa chƣa đƣợc sàng

lọc kỹ càng, vậy nên nhân cách của trẻ, nếu may mắn thì phát triển theo chiều hƣớng

tốt, còn không thì … có vẻ đúng nhƣ câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Vâng, trẻ

em vốn dĩ nhƣ tờ giấy trắng, rất mong rằng mỗi ngƣời lớn chúng ta hiện nay hãy cùng

chung tay tìm ra biện pháp để có thể viết lên những điều tốt đẹp trên tờ giấy đó./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Cẩm (2012), Bạo lực học đường và những hậu quả.

[2]. Phạm Văn Khanh (2013), Bạo lực học đường và giải pháp ngăn chặn (Dƣới

góc nhìn Tâm lý học, giáo dục học).

[3]. Nguyễn Văn Tƣờng, Mô hình can thiệp tâm lý đối với hành vi bạo lực học

đường ở học sinh trung học, Tạp chí Tâm lý học xã hội, Số 6-2014, Tr. 81-96.

[4].http://news.zing.vn/Gan-8000-vu-hoc-sinh-danh-nhau-trong-vong-4-nam-

post443909.html. Truy cập ngày 21/11/20

KKhhoo EEbbooookk mmiiễễnn pphhíí

eebbooookkffrreeee224477..bbllooggssppoott..ccoomm

CCơơ ssởở DDữữ lliiệệuu HHộộii tthhảảoo//TThhaamm lluuậậnn

tthhuuvviieennhhooiitthhaaoo..bbllooggssppoott..ccoomm

tthhuuvviieenntthhaammlluuaann..bbllooggssppoott..ccoomm

CCHHIIAA SSẺẺ TTRRII TTHHỨỨCC