Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

161
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC VIỄN THÔNG ---------------------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH MÃ SỐ: 25-11-KHKT-TC Chủ trì: Nguyễn Xuân Hải – Cục Viễn thông Những người tham gia: TS. Nguyễn Phi Tuyến ThS. Nguyễn Văn Khoa KS. Nguyễn Đức Nam TS. Nguyễn Hoài Anh

Transcript of Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Page 1: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGCỤC VIỄN THÔNG

----------------------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI

PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

MÃ SỐ: 25-11-KHKT-TC

Chủ trì: Nguyễn Xuân Hải – Cục Viễn thông

Những người tham gia:

TS. Nguyễn Phi Tuyến

ThS. Nguyễn Văn Khoa

KS. Nguyễn Đức Nam

TS. Nguyễn Hoài Anh

Hà Nội - tháng 12 năm 2011

Page 2: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

2

Page 3: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................7CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH ĐÀI VÔ

TUYẾN ĐIỆN.................................................................................................91.1. Luật Tần số vô tuyến điện..................................................................................91.2. Luật Viễn thông................................................................................................101.3. Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011....................................................101.4. Thông tư số 16,17/2011/TT-BTTTT................................................................11

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG NƯỚC VỀ CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH........................................................142.1. Mục tiêu phát triển phát thanh truyền hình đến năm 2020...............................142.2. Công nghệ và các loại phát thanh, truyền hình tại Việt Nam...........................14

2.2.1. Các công nghệ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam.....................142.2.2. Quy hoạch băng tần cho hệ thống phát thanh truyền hình tại Việt

Nam .........................................................................................................152.2.3. Các cấp đài phát thanh tại Việt Nam..............................................152.2.4. Các cấp đài phát hình tại Việt Nam :..............................................16

2.3...................Khảo sát thực tế về các đài phát thanh, truyền hình trong nước16

2.3.1. Đài phát thanh AM - Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz).................162.3.2. Đài phát thanh AM - băng HF (3 - 30MHz)...................................172.3.3. Đài phát thanh FM - Băng I VHF (54 - 68 MHz)...........................172.3.4. Đài phát thanh FM - Băng II VHF (87 - 108 MHz)........................172.3.5. Đài truyền hình - Băng III VHF (174 - 230 MHz).........................182.3.6. Đài truyền hình - Băng UHF (470 - 806 MHz)..............................182.3.7. Đài truyền hình kỹ thuật số phát trên kênh 6 đến kênh 59.............19

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ CỦA CÁC NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ......................................................203.1. Tổng quan về ảnh hưởng của sóng vô tuyến....................................................20

3.1.1. Bản chất của bức xạ RF..................................................................203.1.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe................................................................203.1.3. Cơ sở để xây dựng mức phơi nhiễm lớn nhất đối với bức xạ RF...23

3.2. IEEE (Mỹ)........................................................................................................283.3. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)...............................................................333.4. Châu Âu...........................................................................................................343.5. Canada..............................................................................................................363.6. Úc ...................................................................................................................423.7. Việt Nam..........................................................................................................43

3.7.1. Giới thiệu tóm tắt về TCVN 3718-1: 2005.....................................433.7.2. Giới thiệu về TCVN 3718-2: 2007.................................................50

Page 4: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

3.8. Nhận xét...........................................................................................................50

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM, ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI........................514.1. Canada..............................................................................................................51

4.1.1. GL-01 (11/2005) - hướng dẫn đo kiểm các trường tần số vô tuyến điện dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz......................................................................51

4.1.2. TN-329 (2/2011) - Thủ tục đo kiểm an toàn theo Luật an toàn số 6 (Môi trường không được kiểm soát).....................................................................56

4.1.3. TN-261 (2/2011) - Thủ tục đánh giá sự phù hợp Luật an toàn số 6 đối với phơi nhiễm tần số vô tuyến điện (giới hạn phơi nhiễm môi trường không được kiểm soát)....................................................................................................57

4.2. Mỹ ...................................................................................................................624.2.1. Khuyến nghị IEEE Std C95.3-2002...............................................624.2.2. Khuyến nghị IEEE Std C95.4-2002:...............................................634.2.3. OET Bulletin 65..............................................................................65

4.3. Nhận xét...........................................................................................................65

CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM.............................................675.1. Tên gọi và ký hiệu của Quy chuẩn...................................................................675.2. Đặt vấn đề.........................................................................................................675.3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật...............................................................675.4. Giải thích nội dung Quy chuẩn........................................................................695.5. Bảng đối chiếu nội dung QCVN với các tài liệu tham khảo............................76

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................776.1. Kết luận............................................................................................................776.2. Kiến nghị..........................................................................................................77

KÝ HIỆU VIẾT TẮT..........................................................................................78TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................79PHỤ LỤC: SỐ LIỆU KHẢO SÁT VỀ CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN

HÌNH.............................................................................................................80

4

Page 5: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

MỤC LỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. Phổ sóng điện từ.....................................................................................20

Hình 2. Hấp thụ bức xạ RF của cơ thể theo tần số..............................................21

Hình 3. Mật độ dòng năng lượng mà giới hạn SAR trên toàn bộ cơ thể người đến 0,4W/kg...................................................................................................25

Hình 4. Biểu đồ biểu diễn giá trị MPE trong môi trường có kiểm soát..............30

Hình 5. Biểu đồ biểu diễn giá trị MPE trong môi trường không kiểm soát........32

Hình 6. Biểu đồ mức giới hạn phơi nhiễm trường điện......................................40

Hình 7. Biểu đồ mức giới hạn phơi nhiễm trường từ...........................40

Hình 8. Biểu đồ giới hạn dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc trong môi trường có kiểm soát.................................................................................41

Hình 9. Biểu đồ giới hạn dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc trong môi trường không có kiểm soát......................................................................41

Hình 10. Đường biên trường gần - trường xa của anten.....................................59

Hình 11. Vùng hạn chế thâm nhập của anten......................................................60

Hình 12. Vùng không được miễn đo tổng hợp....................................................60

Hình 13. Trường hợp phải đo kiểm đánh giá chi tiết..........................................61

Hình 14. Các vùng trường của anten...................................................................61

Hình 15. Vị trí đo tại từng điểm đo.....................................................................71

Hình 16. Hình vẽ xác định chiều cao vùng tuân thủ của anten...........................73

Hình 17. Biểu đồ bức xạ xác định góc mở của búp sóng....................................73

Hình 18. Xác định vùng khảo sát........................................................................75

5

Page 6: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

MỤC LỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Danh mục thiết bị viễn thông và đài VTĐ bắt buộc kiểm định...................................11Bảng 2. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài phát thanh AM...........................16Bảng 3. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài phát thanh FM...........................17Bảng 4. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài TH VHF....................................18Bảng 5. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài TH UHF....................................18Bảng 6. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài TH KTS.....................................19Bảng 7. Bảng quy định giới hạn MPE của tiêu chuẩn C95.1-2005 đối với môi trường có kiểm

soát..............................................................................................................................30Bảng 8. Bảng quy định giới hạn MPE của tiêu chuẩn C95.1-2005 đối với môi trường không

có kiểm soát................................................................................................................31Bảng 9. Công thức tính toán khoảng cách tuân thủ tối thiểu từ anten của đài phát áp dụng đối

với khu vực công cộng................................................................................................33Bảng 10. Công thức tính toán khoảng cách tuân thủ tối thiểu từ anten của đài phát áp dụng đối

với khu vực phơi nhiễm do nghề nghiệp....................................................................34Bảng 11. Bảng quy định giới hạn trường điện, trường từ và trường điện từ của khuyến nghị số

1999/519/EC đối với khu vực công cộng...................................................................35Bảng 12. Bảng quy định mức tham chiếu đối với trường điện, trường từ và trường điện từ của

khuyến nghị số 1999/519/EC......................................................................................35Bảng 13. Mức giới hạn dòng điện tiếp xúc của khuyến nghị số 1999/519/EC.........................36Bảng 14. Bảng giới hạn mức SAR trung bình trên cơ thể người của SC6...............................37Bảng 15. Bảng giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng đối với môi trường được

kiểm soát của SC6......................................................................................................37Bảng 16. Bảng giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng đối với môi trường không

được kiểm soát của SC6.............................................................................................38Bảng 17. Bảng giới hạn về dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trung bình theo thời gian

đối với thời gian đo nhiễm khác nhau của SC6..........................................................38Bảng 18. Các giới hạn phơi nhiễm đối với môi trường có kiểm soát.......................................39Bảng 19. Các giới hạn phơi nhiễm đối với môi trường không kiểm soát.................................39Bảng 20. Mức phơi nhiễm RF do nghề nghiệp và giới hạn dòng điện RF...............................44Bảng 21. Mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp dẫn xuất theo trường điện và trường từ biến

đổi theo thời gian (giá trị hiệu dụng không bị thay đổi).............................................46Bảng 22. Bảng quy định khoảng cách an toàn đối với đài AM theo GL-01.............................53Bảng 23. Bảng khuyến nghị khoảng cách tối thiểu từ anten phát thanh quảng bá AM theo

C95.4-2002.................................................................................................................64Bảng 24. Bảng khuyến nghị khoảng cách tối thiểu từ anten phát thanh quảng bá FM, truyền

hình quảng bá VHF theo C95.4-2002.........................................................................64Bảng 25. Bảng khuyến nghị khoảng cách tối thiểu từ anten truyền hình quảng bá UHF theo

C95.4-2002.................................................................................................................65Bảng 26. Bảng quy định mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp theo TCVN 3718-

1:2005.........................................................................................................................68Bảng 27. Khuyến nghị mức giới hạn phơi nhiễm đối với đài PTTH của VN..........................69Bảng 28. Bảng đối chiếu nội dung dự thảo quy chuẩn và tài liệu tham khảo...........................76

6

Page 7: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

MỞ ĐẦU

7

Page 8: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Ngày nay công nghệ thông tin vô tuyến đã phát triển rất mạnh mẽ, đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, mang lại nhiều tiện ích và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong những năm vừa qua, việc áp dụng công nghệ thông tin vô tuyến vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam cũng phát triển rất nhanh, sánh ngang với các nước trên thế giới.

Vấn đề sức khỏe con người luôn được quan tâm, đặc biệt là xã hội càng phát triển, hiểu biết của con người về khoa học kỹ thuật càng cao cũng như đời sống vật chất tinh thần càng cao thì càng quan tâm đến sức khoẻ của mình. Theo nghiên cứu thực tế thì sóng vô tuyến điện có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, do đó để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thì các thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn bức xạ vô tuyến điện.

Về mặt bồi dưỡng và chế độ phụ cấp đối với người làm việc trong môi trường nguy hiểm, ngày 23/3/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 08/2010/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình đối với một số công việc như vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình, máy phát thanh, máy phát sóng viba, vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh; lắp đặt, sửa chữa đường dây phi-đơ anten, móng néo cột anten ở các đài phát sóng, phát thanh, truyền hình,…

Về mặt quản lý kỹ thuật để đảm bảo các đài phát sóng vô tuyến điện không ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009 đã quy định: Các đài vô tuyến điện thuộc danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc phải kiểm định thì phải thực hiện kiểm định.

Hiện nay ở Việt Nam các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng là các đài phát sóng vô tuyến điện đã được thực hiện việc kiểm định từ năm 2007 và công tác kiểm định trạm gốc vẫn đang được tiếp tục duy trì.

Đối với các đài phát sóng vô tuyến điện là các đài phát thanh, truyền hình, qua khảo sát thực tế cho thấy, các đơn vị hành chính cấp huyện đã có đài truyền hình, các xã đã có các đài phát thanh và hầu hết các đài phát thanh, truyền hình đều đặt ở khu vực dân cư sinh sống và đa số các đài này có công suất phát sóng cao. Tuy nhiên việc kiểm định đối với các đài phát thanh, truyền hình chưa được thực hiện, vì vậy để đảm bảo các đài phát thanh, truyền hình tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ vô tuyến điện thì công tác kiểm định các đài phát thanh truyền hình cần phải triển khai trong thời gian tới.

8

Page 9: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Để có thể triển khai công tác kiểm định đối với đài phát thanh truyền hình thì trước tiên cần phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với đài phát thanh, truyền hình và phương pháp đo kiểm, đánh giá. Chính vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông (nay là Cục Viễn thông) thực hiện đề tài: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài phát thanh và truyền hình, Mã số: 25-11-KHKT-TC.

Trên cơ sở đề cương được giao, nhóm chủ trì đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

Chương 1. Nghiên cứu các quy định về kiểm định đài vô tuyến điện.

Chương 2. Khảo sát tình hình thực tế trong nước về các đài phát thanh, truyền hình.

Chương 3. Nghiên cứu công tác tiêu chuẩn hoá của các nước và các tổ chức quốc tế.

Chương 4. Nghiên cứu việc áp dụng tiêu chuẩn và phương pháp đo kiểm, đánh giá phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài phát thanh và truyền hình của một số nước trên thế giới.

Chương 5. Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài phát thanh và truyền hình áp dụng tại Việt Nam.

Chương 6. Kết luận, kiến nghị.

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù nhóm chủ trì đề tài đã hết sức cố gắng nghiên cứu, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi các sai sót, nhóm chủ trì đề tài rất mong nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia cũng như các nhà quản lý và bạn đọc.

Trân trọng cảm ơn.

NHÓM CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

9

Page 10: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH ĐÀI VÔ TUYẾN ĐIỆN

1.1. Luật Tần số vô tuyến điện

Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

Một số khái niệm liên quan đến đài vô tuyến điện được quy định tại Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện như sau:

- Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.

- Bức xạ vô tuyến điện là năng lượng sinh ra ở dạng sóng vô tuyến điện từ một nguồn bất kỳ.

- Phát xạ vô tuyến điện là bức xạ của một đài phát vô tuyến điện.

- Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu - phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện.

Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại khoản 1 Điều 5 như sau: “Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến điện, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, an toàn bức xạ vô tuyến điện”.

Nội dung quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện được quy định tại điều 14 như sau:

Điều 14. Quản lý an toàn bức xạ vô tuyến điện

1. Bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện là các biện pháp nhằm ngăn ngừa, chống lại hoặc giảm thiểu tác hại của bức xạ vô tuyến điện của đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện đối với con người, môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện.

10

Page 11: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.

4. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện vào sử dụng phải thực hiện việc kiểm định.

5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy; Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện; quy định thủ tục kiểm định và công bố danh sách tổ chức đủ điều kiện kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện.

1.2. Luật Viễn thông

Luật Viễn thông không quy định cụ thể về việc kiểm định đài vô tuyến điện.

1.3. Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011

Theo quy định tại Điều 34, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và tần số vô tuyến điện bao gồm các quy chuẩn về:

- Thiết bị đầu cuối.- Thiết bị mạng.- Thiết bị đo lường tính giá cước.- Kết nối mạng viễn thông.- Dịch vụ viễn thông.- Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.- Chất lượng phát xạ của thiết bị vô tuyến điện.- An toàn bức xạ vô tuyến điện của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng

dụng sóng vô tuyến điện, đài vô tuyến điện.- An toàn tương thích điện từ của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị viễn

thông, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và thiết bị điện, điện tử.

- Lắp đặt, vận hành, đo kiểm thiết bị mạng, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quản lý dịch vụ viễn thông.

- Các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quy định về kiểm định đài vô tuyến điện được nêu tại Khoản 2 Điều 35 như sau:

11

Page 12: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

2. Kiểm định thiết bị viễn thông là việc đo kiểm, chứng nhận hoặc công bố sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông của thiết bị viễn thông đã được lắp đặt trước khi đưa và hoạt động. Việc kiểm định thiết bị viễn thông được thực hiện như sau:

a) Thiết bị mạng thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải thực hiện việc đo kiểm và chức nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định;

b) Thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải được thực hiện việc đo kiểm và chức nhận sự phù hợp theo quy định;

c) Đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định.

1.4. Thông tư số 16,17/2011/TT-BTTTT

Ngày 30/6/2011 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 16/2011/TT-BTTTT quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện, Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định. Hai Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2011.

Theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT, Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định gồm:

Bảng 1. Danh mục thiết bị viễn thông và đài VTĐ bắt buộc kiểm địnhSố TT

Tên thiết bị viễn thông,đài vô tuyến điện

Hiệu lực thi hànhChu kỳ kiểm định (năm)

1.Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (1) Từ ngày 15/8/2011 5

2.Hệ thống ghi cước tổng đài mạng viễn thông công cộng (2) Từ ngày 01/7/2012 5

3. Đài phát thanh (3) Từ ngày 01/01/2013 5

4. Đài truyền hình (3) Từ ngày 01/01/2013 5

12

Page 13: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Ghi chú: (1) Áp dụng đối với các Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán

kính 100m tính từ anten bất kỳ của các trạm gốc lắp đặt tại vị trí đó có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc.

(2) Áp dụng đối với Tổng đài của mạng viễn thông cố định mặt đất công cộng, Tổng đài của mạng viễn thông di động mặt đất công cộng có ghi cước phục vụ cho việc tính cước, lập hoá đơn của dịch vụ điện thoại.

(3) Áp dụng đối với các đài phát thanh, truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

Các khái niệm liên quan đến việc kiểm định đài vô tuyến điện trong Thông tư số 16/2011/TT-BTTTT được quy định như sau:

- Đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ vô tuyến điện.

- Kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc đo kiểm và chứng nhận thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc kiểm định không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp đối với chất lượng, an toàn của thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các trường hợp kiểm định

1. Kiểm định lần đầu:a) Đối với thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện thuộc “Danh mục thiết

bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” mới lắp đặt thì trước khi đưa thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện vào khai thác, sử dụng, tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm định theo thủ tục quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

b) Đối với thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” đã đưa vào sử dụng trước ngày hiệu lực thi hành quy định tại “Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định” nhưng chưa được kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

2. Kiểm định định kỳ:

Đối với các thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện đã được kiểm định, trước ngày hết hạn ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định ít nhất ba (03) tháng các tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm định lại theo thủ tục quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

3. Kiểm định bất thường:

13

Page 14: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

a) Đối với thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện đã được kiểm định nhưng có sự thay đổi vượt quá mức giới hạn an toàn cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định hoặc khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện không còn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày có sự thay đổi hoặc khi thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bị phát hiện không còn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm định lại theo thủ tục quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

b) Trong trường hợp thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện có thay đổi nhưng không vượt quá giới hạn an toàn được Tổ chức kiểm định ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định thì tổ chức, doanh nghiệp không phải kiểm định lại nhưng phải chịu trách nhiệm đảm bảo độ an toàn của thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện. Trong vòng hai mươi (20) ngày đầu tiên hàng quý, tổ chức, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về những sự thay đổi trong quý trước đó đến Tổ chức kiểm định đã cấp Giấy chứng nhận kiểm định.

14

Page 15: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG NƯỚC VỀ CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

2.1. Mục tiêu phát triển phát thanh truyền hình đến năm 2020

Theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, mục tiêu phát triển phát thanh và truyền hình tại Việt Nam trong các giai đoạn như sau:

* Đến năm 2010:

- Phủ sóng truyền hình mặt đất tới 95% dân cư;- Phủ sóng phát thanh AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ

dân có thể thu, nghe được các kênh chương trình phát thanh quảng bá.

* Đến năm 2015:

- Phủ sóng truyền hình mặt đất tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, xem được các chương trình truyền hình quảng bá;

- Mạng truyền hình cáp được triển khai tại 100% trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

* Đến năm 2020:

- Từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế về thiết bị thu truyền hình số của người dân trên từng địa bàn cụ thể. Về cơ bản sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ số khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình truyền hình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau;

- Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% các mạng cáp dọc các tuyến đường, phố chính tại trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngầm hoá;

- Công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh;

- Đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có nhu cầu, được cung cấp thiết bị thu các kênh chương trình phát thanh, truyền hình kỹ thuật số với giá cả phù hợp.

2.2. Công nghệ và các loại phát thanh, truyền hình tại Việt Nam

2.2.1. Các công nghệ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam

15

Page 16: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Việt Nam đã áp dụng các công nghệ phát thanh, truyền hình tiên tiến trên thế giới. Hiện tại các công nghệ được áp dụng trong hệ thống phát thanh, truyền hình ở Việt Nam bao gồm:

- Phát thanh truyền hình mặt đất: phát thanh, truyền hình kỹ thuật tương tự (analog) và kỹ thuật số (digital). Phát thanh tương tự sử dụng băng tần AM, FM Band I và Band II. Truyền hình tương tự sử dụng hệ tiêu chuẩn Pal D/K, truyền hình số sử dụng hệ tiêu chuẩn DVB-T và DVB-H. Công nghệ truyền hình số di động T-DMB (hoạt động trên Band III VHF 174-230MHz hoặc Band L 1452-1492MHz) cũng đang được Đài Truyền hình Việt Nam thử nghiệm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

- Phát thanh truyền hình cáp hữu tuyến.- Phát thanh, truyền hình vệ tinh.- Phát thanh, truyền hình qua mạng di động và Internet.

Theo quy hoạch thì đến năm 2020 hệ thống đài phát thanh, truyền hình sẽ được hiện đại hoá, cụ thể:

- Từng bước triển khai lộ trình số hóa mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế về thiết bị thu truyền hình số của người dân trên từng địa bàn cụ thể. Về cơ bản sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ số khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình truyền hình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau.

- Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số.

2.2.2. Quy hoạch băng tần cho hệ thống phát thanh truyền hình tại Việt Nam

Trên cơ sở mục tiêu phát triển đến năm 2020, Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy hoạch các băng tần dành cho hệ thống phát thanh, truyền hình mặt đất tại Việt Nam cũng được quy hoạch như sau:

- Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz): phát thanh AM, phát thanh số;- Băng I VHF (54 - 68 MHz): phát thanh FM công suất nhỏ, phát thanh số;- Băng II VHF (87 - 108 MHz): phát thanh FM, phát thanh số;- Băng III VHF (174 - 230 MHz): truyền hình tương tự, truyền hình số và

phát thanh số;- Băng UHF (470 - 806 MHz): truyền hình mặt đất công nghệ tương tự và

số. Theo lộ trình số hóa thì một phần băng tần này sẽ được chuyển đổi sang cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khác;

- Băng tần L (1.452 - 1.492 MHz): căn cứ vào điều kiện thực tế, băng tần này có thể được nghiên cứu phân bổ cho phát thanh công nghệ số.

2.2.3. Các cấp đài phát thanh tại Việt Nam

16

Page 17: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

a) Phát thanh tương tự (tính theo từng kênh tần số), phát thanh số mạng đơn tần: - Máy phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. - Máy phát thanh của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- Máy phát thanh của đài huyện, thị xã. - Máy phát thanh do phường, xã quản lý.

- Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh -truyền hình.

- Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại.

b) Phát thanh tương tự có phát kèm theo các dữ liệu phụ, phát thanh số mạng đa tần.

2.2.4. Các cấp đài phát hình tại Việt Nam : a) Truyền hình tương tự (tính theo từng kênh tần số), truyền hình số mạng đơn

tần - Máy phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam.- Máy phát hình của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Máy phát hình của đài huyện, thị xã. - Máy phát hình do phường, xã quản lý. - Máy phát hình của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh -

truyền hình. - Máy phát hình của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương

mại. b) Truyền hình tương tự có phát kèm theo các dữ liệu phụ, truyền hình số mạng

đa tần.

2.3. Khảo sát thực tế về các đài phát thanh, truyền hình trong nước

Hiện nay trên cả nước có khoảng trên 3.000 đài phát thanh, truyền hình với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, các Đài PTTH tỉnh, thành phố đều có trụ sở kiên cố và hiện đại, mỗi đài đều có ít nhất 1 đến 4 máy phát sóng truyền hình, một máy phát sóng phát thanh FM và máy phát sóng khác… 

Do việc phân bố theo địa giới hành chính và địa hình khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu phủ sóng tốt đến các địa bàn dân cư, do đó mỗi đài phát thanh, truyền hình có công suất khác nhau và độ cao anten khác nhu. Các số liệu khảo sát về độ cao, công suất của các đài phát thanh, truyền hình ở Việt Nam như được trình bày sau đây:

2.3.1. Đài phát thanh AM - Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz)

Qua khảo sát các đài phát thanh AM thì chủ yếu các đài này có công suất lớn và rất lớn; các đài này thuộc về các đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh (29 đài) và Đài Tiếng nói Việt nam (36 đài); trong số 36 đài phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam có 35 đài có công suất từ 10KW trở lên; các đài có công suất nhỏ (02 đài) là thuộc về các đài phát thanh cấp huyện. Số liệu tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài phát thanh AM như sau:

17

Page 18: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Bảng 2. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài phát thanh AM

TT Công suất phát (W) Số lượng Độ cao anten (m)

1. 100 1 302. 150 1 303. 1,000 3 45 - 1284. 2,000 1 805. 5,000 2 30 - 656. 10,000 22 24 - 1537. 20,000 3 30 - 1868. 50,000 15 13 - 1109. 100,000 11 16 - 12510. 200,000 3 142 - 19911. 500,000 4 90 - 18912. 2,000,000 1 90

Tổng cộng 67

18

Page 19: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

2.3.2. Đài phát thanh AM - băng HF (3 - 30MHz)

Các đài phát thanh HF đều do Đài Tiếng nói Việt Nam quản lý. Thực tế hiện nay có 17 đài phát thanh HF lắp đặt tại 4 địa điểm là:

- Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc (2 đài, 20KW).- Lễ Khê, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (8 đài 100KW).- Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội (3 đài 50KW).- Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (4 đài 50KW).

Các đài phát thanh HF nêu trên có độ cao anten từ 12,5m đến 45m.

2.3.3. Đài phát thanh FM - Băng I VHF (54 - 68 MHz)

Qua khảo sát thực tế 37 đài phát thanh FM băng I ở Việt Nam hiện nay thì các đài này đều là các đài phát thanh cấp phường - xã, công suất từ 10W đến 60W, độ cao anten là từ 4,5m đến 30m.

2.3.4. Đài phát thanh FM - Băng II VHF (87 - 108 MHz)

Đài phát thanh FM được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ cấp xã, huyện đến cấp tỉnh và Trung ương. Công suất của các đài phát thanh FM cấp huyện, xã thường là từ 500W trở xuống, các đài phát thanh cấp tỉnh và Trung ương có công suất từ 1000W trở lên đến 20KW. Số liệu tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài phát thanh FM như sau:

Bảng 3. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài phát thanh FMTT Công suất phát (W) Số lượng Độ cao anten (m)1. Từ 10 đến 100 835 8 - 1052. 150 119 15 - 683. 200 105 15 - 804. 250 17 25 - 1005. 300 200 15 - 1006. 400 2 30 - 367. 500 69 18 - 808. 1,000 43 18 - 1259. 1,300 1 6010. 2,000 33 30 - 10011. 2,500 2 60 - 10012. 3,000 3 70 - 10013. 3,300 1 7714. 5,000 36 40 - 12515. 10,000 25 40 - 12516. 20,000 8 30 - 12517. Tổng cộng 1499

19

Page 20: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

2.3.5. Đài truyền hình - Băng III VHF (174 - 230 MHz)

Bảng 4. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài TH VHFTT Công suất phát (W) Số lượng Độ cao anten (m)1. Từ 10 đến 120 284 10 - 932. 150 163 12 - 1003. 200 95 15 - 1004. 250 11 25 - 605. 300 139 18 - 1006. 500 66 22 - 1027. 700 2 408. 750 1 1109. 800 1 4010. 1,000 54 10 - 12511. 2,000 48 10 - 12512. 2,200 1 10013. 2,500 4 75 - 10014. 5,000 27 50 - 12015. 10,000 6 76 - 18016. 20,000 3 110 - 21817. Tổng cộng 905

2.3.6. Đài truyền hình - Băng UHF (470 - 806 MHz)

Bảng 5. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài TH UHFTT Công suất phát (W) Số lượng Độ cao anten (m)1. 20-100 9 30 - 1002. 150 6 30 - 603. 200 3 35 - 424. 250 2 905. 280 1 306. 300 22 10 - 557. 500 82 20 - 1258. 1,000 40 35 - 1259. 2,000 13 30 - 11010. 2,500 1 10011. 5,000 47 39 - 15012. 10,000 44 40 - 14013. 20,000 2 127 - 13514. 30,000 2 180 - 25015. 50,000 2 18016. Tổng cộng 276

20

Page 21: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

2.3.7. Đài truyền hình kỹ thuật số phát trên kênh 6 đến kênh 59

Hiện tại ở Việt Nam có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số là Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện (VTC), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). VTC đã phủ sóng 39/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, công nghệ chủ yếu là DVB-T; AVG có 6 đài phát sóng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với công nghệ là DVB-T, VTV có 7 đài phát sóng tại 7 tỉnh là Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Lào Cai, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá. Số liệu tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài truyền hình kỹ thuật số như sau:

Bảng 6. Tổng hợp về công suất và độ cao anten của các đài TH KTSTT Công suất phát (W) Số lượng Độ cao anten (m)

1. 100 22 20 - 902. 150 6 60 - 803. 200 32 30 - 1254. 250 2 1005. 300 2 606. 400 6 40 - 1107. 1,000 25 40 - 1258. 2,000 1 2309. 5,000 2 75 - 10010. 6,000 5 80 - 23011. 10,000 7 100 - 180

Tổng cộng 110

21

Page 22: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ CỦA CÁC NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

3.1. Tổng quan về ảnh hưởng của sóng vô tuyến1

3.1.1. Bản chất của bức xạ RF

Bức xạ RF sinh ra ở mức cao trong ngành phát thanh truyền hình quảng bá. Việc sinh ra và lan truyền trường RF là cơ chế mà nhờ đó tất cả các tín hiệu quảng bá được truyền đến khán, thính giả. Ngành quảng bá cũng sinh ra các trường này ở mức cao hơn hẳn ngành viễn thông do sử dụng các tần số thấp hơn và đòi hỏi vùng phủ sóng rộng hơn nhiều.

Hình 1. Phổ sóng điện từ

Bức xạ RF bao gồm cả trường điện và trường từ. Việc mở rộng của cả hai trường cần được biết đến trong mối liên quan với các hiệu ứng sinh ra trong cơ thể. Trong trường gần (gần với nguồn bức xạ) cần phải đo cả trường điện và trường từ, tuy nhiên, trong trường xa, quan hệ giữa hai trường là quan hệ tuyến tính nên chỉ cần đo một trường.

Bức xạ tần số radio là bức xạ không ion hóa. Bức xạ RF không làm thay đổi cấu trúc phân tử của cơ thể theo cách như bức xạ ion hóa.

3.1.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Ảnh hưởng trước tiên của việc phơi nhiễm trong trường RF cao là tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của việc tăng nhiệt này vẫn còn đang được xem xét.

Ảnh hưởng thứ hai rõ rệt hơn đến sức khỏe là bỏng RF, xảy ra khi tiếp xúc với chấn tử anten, fiđơ hoặc bộ phận ghép nối có điện áp RF cao.

a) Ảnh hưởng về nhiệt

Trong trường RF có thể chia thành các dải sau:

- Mật độ dòng năng lượng cao, thường là cơ hơn 10mW/cm2, tại đó xuất hiện hiệu ứng về nhiệt rõ rệt;

1 TCVN 3718-1:2005 - Quản lý an toàn trong bức xạ tần số radio - phần 1.

22

Page 23: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

- Mật độ dòng năng lượng trung bình, từ 1mW/cm2 đến 10mW/cm2, tại đó có các hiệu ứng nhiệt yếu nhưng đáng kể; và

- Mật độ dòng năng lượng thấp, dưới 1mW/cm2, không tồn tại các hiệu ứng nhiệt nhưng có các hiệu ứng khác.

Khi cơ thể hấp thụ đủ bức xạ RF, lượng bức xạ này sẽ chuyển thành nhiệt dẫn đến tăng nhiệt độ của cơ thể. Lượng năng lượng mà cơ thể hấp thụ và sau đó chuyển thành nhiệt phụ thuộc vào một số yếu tố. Các yếu tố đó là:

- Cường độ trường;- Tần số bức xạ;- Kích thước và hình dáng con người;- Hướng của trường điện và trường từ so với trục dọc của cơ thể; và- Người đó có đứng trên mặt đất hay không.

Phản ứng tạo ra trong người tùy thuộc vào vị trí được phân bố nhiệt trên cơ thể và điều này phụ thuộc vào:

- Thể tích và loại mô chiếu (nghĩa là vùng cụ thể của cơ thể bị bức xạ đến);

- Cơ chế làm mát của cơ thể; và- Điều kiện môi trường (ví dụ thời tiết nóng hay lạnh).

Việc hấp thụ bức xạ vào cơ thể được quy định theo mức hấp thụ riêng (SAR - là mức theo thời gian mà năng lượng RF truyền vào một đơn vị khối lượng sinh học, biểu thị bằng Oát trên kilôgam W/kg). Mức SAR trung bình theo tần số đối với con người được vẽ trên biểu đồ dưới đây.

Hình 2. Hấp thụ bức xạ RF của cơ thể theo tần số

23

Page 24: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Các hiệu ứng sinh học của việc gia nhiệt này đã được quan sát trên động vật (ở mức phơi nhiễm rất cao) và bao gồm các thương tổn ở các bộ phận cụ thể, thân nhiệt tăng rất cao và chết. Phơi nhiễm nhiều ở tần số vi sóng cũng có thể gây thương tổn cho mắt, gây đục nhân mắt và các thương tổn võng mạc làm hỏng mắt.

Các thí nghiệm trên động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm và động vật linh trưởng cho thấy ngưỡng SAR đối với các hiệu ứng nhiệt nguy hiểm là khoảng 4W/kg. Các hiệu ứng nhiệt cũng xảy ra ở rmức SAR thấp hơn và trong khi các hiệu ứng này chưa có tác hại rõ rệt nhưng chúng có thể coi là đáng kể.

Gia nhiệt cục bộ nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ xảy ra tùy thuộc vào tần số của bức xạ như cho trên hình 2.

Có hai cơ chế cơ bản mà cơ thể người có thể phải chịu sự hấp thụ năng lượng RF trong thực tiễn ngành quảng bá. Trường hợp thứ nhất là khi cơ thể người nằm trong trường có chênh lệch điện thế đáng kể. Ví dụ như người vận hành có thể vào trong một máy phát hoặc hộp đấu nối anten và bị đặt giữa một linh kiện lớn có điện tích cao ví dụ như cuộn cảm RF và một khung kim loại có điện thế thấp hoặc điện thế đất.

Trường hợp thứ hai là con người tiếp cận hoặc đặt trong trường điện từ của hệ thống bức xạ, cơ thể người đóng vai trò như một cực thẳng đứng và hấp thụ năng lượng như một anten thu thẳng đứng. Trong trường hợp này, cơ thể có các thuộc tính giống như một anten thẳng đứng, bao gồm trở kháng đặc trưng, điện trở nền và điện kháng tại điểm tiếp xúc với mặt đất.

Chiều cao của cơ thể người và tần số liên quan sẽ xác định khả năng của cơ thể người như một bộ tiếp nhận năng lượng và trong hầu hết các ví dụ về quảng bá, chiều cao về điện của con người sẽ nhỏ hơn so với bước sóng. Vì lý do này nên "trở kháng nền" giữa cơ thể người và đất thường có điện dung cao và do đó việc cách ly với đất bằng cách mang giày cách điện sẽ làm giảm đôi chút dòng điện chạy xuống đất.

b) Bỏng RF

Bỏng RF có thể xảy ra do hồ quang hình thành giữa một bộ phận của cơ thể người và một phần tử của hệ thống phát có điện thế cao so với đất. Bỏng cũng có thể xảy ra do dòng điện cảm ứng trong cơ thể khi phơi nhiễm trong trường tự do.

Nói chung, bỏng RF xảy ra trên bàn tay người khi tiếp xúc với nhiều phần tử. Khi đó dòng điện RF chạy qua cơ thể người xuống đất. Khi hồ quang hình thành thì gây bỏng sâu và rất lâu lành. Trong một số trường hợp bị bỏng nặng dẫn đến hỏng cả chân lẫn tay.

Bỏng RF cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các phần tử không dẫn hướng. Ví dụ một đoạn dây căng gần một anten bức xạ AM/FM có thể có dòng điện cảm ứng trong đó và tạo điện thế gây bỏng khi tiếp xúc với dây.

24

Page 25: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Ngưỡng thu ở dải trung tần điển hình là từ 25mA đến 40mA, trong khi dòng điện khoảng 90mA có thể gây giật. Để tránh bị bỏng RF do mật độ dòng điện vượt quá quy định, mức 100mA thường được chấp nhận là giới hạn đối với dòng điện chạy qua chi bất kỳ của cơ thể người. Đồng hồ đo dòng điện loại Holaday HI-3701 và HI-3702 được thiết kế để đo dòng điện cảm ứng trong cơ thể.

Do đó, ảnh ưởng gia nhiệt nói chung trên cơ thể không chỉ xét đến ảnh hưởng về sức khỏe mà còn cần có chú ý đặc biệt đến an toàn của con người ở những nơi có thể xảy ra bỏng RF. Thông thường, nếu một người trong trạng thái có thể bị bỏng RF thì người đó cũng đang ở trong trường RF cao và khu vực đó cần phải bị cấm.

3.1.3. Cơ sở để xây dựng mức phơi nhiễm lớn nhất đối với bức xạ RF

a) Giới thiệu

Mục đích của việc xây dựng mức phơi nhiễm lớn nhất đối với bức xạ RF là bảo vệ sức khỏe con người khỏi các hiệu ứng có hại tiềm ẩn của việc phơi nhiễm trong trường điện từ RF.

Các tài liệu khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 1993) về dải tần từ 300Hz đến 300GHz làm cơ sở khoa học để xây dựng các giới hạn phơi nhiễm.

WHO cũng đã đưa ra các hướng dẫn quốc tế về các giới hạn phơi nhiễm được Hiệp hội Bảo vệ Bức xạ quốc tế (IRPA 1988) công bố. Vì các hướng dẫn quốc tế chỉ đề cập đến dải tần số từ 100kHz đến 300GHz nên Ủy ban đã mở rộng tần số xuống còn 3kHz. Tuy nhiên, tại các tần số từ 400MHz đến 2GHz, phương pháp luận có thể dẫn đến sự tăng tích lũy các mức dẫn xuất và sau đó dẫn đến mức không đổi với mọi tần số.

b) Dân cư

Giới hạn phơi nhiễm có thể gắn với dân cư nói chung hoặc các nhóm người cụ thể. Các nhóm này được coi là ít nhiều nhạy với các ảnh hưởng có hại cho sức khỏe do RF gây ra, và có thể hoặc không phải chịu các kiểm tra về y tế. Dân cư bị phơi nhiễm do nghề nghiệp gồm những người trưởng thành chịu phơi nhiễm trong các điều kiện khống chế, được huấn luyện để nhận biết những nguy hiểm tiềm ẩn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khoảng thời gian phơi nhiễm do nghề nghiệp được giới hạn ở thời gian một ngày làm việc hoặc một ca làm việc trong vòng 24h và khoảng thời gian của cuộc đời làm việc.

Công chúng (những dân cư chịu phơi nhiễm không do nghề nghiệp) gồm những người ở mọi độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau. Phạm vi cộng hưởng là khác nhau giữa người trưởng thành và trẻ em và vì vậy là sự phân bố mức hấp thụ năng lượng RF trong các bộ phận khác nhau của cơ thể. Một số người có thể đặc biệt nhạy cảm với bức xạ RF.

25

Page 26: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Trong nhiều trường hợp, một số dân cư chịu phơi nhiễm không do nghề nghiệp không nhận thấy là đang có phơi nhiễm. Dân cư chịu phơi nhiễm không do nghề nghiệp có thể phải chịu phơi nhiễm 24h một ngày, và trong suốt cuộc đời, và không thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống RF, cụ thể là bỏng và sốc.

Các xem xét trên đây là lý do để chấp nhận các mức phơi nhiễm cơ sở (dẫn xuất) đối với phơi nhiễm không do nghề nghiệp thấp hơn đối với dân cư bị phơi nhiễm do nghề nghiệp.

Mức phơi nhiễm thấp hơn đối với dân cư chịu phơi nhiễm không do nghề nghiệp phù hợp với các khuyến cáo của IRPA, ICNIRP và các tổ chức tiêu chuẩn lớn khác trên thế giới.

c) Xem xét cơ bảnĐối với các tần số trên 10MHz, giá trị SAR trung bình trên toàn cơ thể

người (WBA-SAR) được chọn làm đại lượng để thiết lập các giới hạn phơi nhiễm cơ sở, và chấp nhận các giá trị khác nhau đối với dân cư chịu phơi nhiễm do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp. Các giới hạn đối với dân cư chịu phơi nhiễm do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp được rút ra chủ yếu từ sự phụ thuộc vào tần số của WBA-SAR và được sửa đổi bởi các xem xét về sự hấp thụ năng lượng RF không đồng nhất trong các bộ phận của cơ thể, tức là, của giá trị SAR đỉnh theo không gian được lấy trung bình trên mỗi 10g mô.

SAR là đại lượng thích hợp để đánh giá hiệu ứng sinh học tùy thuộc vào độ tăng nhiệt kết hợp với sự hấp thụ năng lượng RF. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào cường độ trường điện bên trong nên SAR cũng có thể được sử dụng để đánh giá các ảnh hưởng phụ thuộc vào cường độ trường điện trong các mô. Do đó, mặc dù các giới hạn phơi nhiễm chủ yếu dựa trên các xem xét về nhiệt đối với dải tần số trên 10MHz, nhưng mục đích bảo vệ chống các ảnh hưởng không nhiệt cũng được xem xét.

Mục đích khác là để loại bỏ các nguy hiểm của sốc và bỏng RF cho công chúng nói chung. Phép đo liều lượng cho thấy rằng trong các điều kiện nhất định, SAR cục bộ tại bàn chân và bàn tay, đặc biệt là tại mắt cá chân và cổ tay, có thể vượt quá WBA-SAR khoảng 300 lần ở một số tần số nhất định. Do đó, các mức phơi nhiễm do nghề nghiệp được thiết lập để giảm hiện tượng sốc nhẹ và phản ứng đột ngột. Dưới 10MHz, cường độ trường từ không nhấp nhô ít bị hạn chế hơn cường độ trường điện vì nó không góp phần vào nguy hiểm sốc hoặc bỏng RF; lý do chính để quan tâm là giới hạn của cường độ trường điện trong phơi nhiễm do nghề nghiệp.

Dựa vào các xem xét về cơ chế tương tác đằng sau các hiệu ứng sinh học, phải tính đến cả tần số và mật độ. Các ảnh hưởng phụ thuộc nhiệt độ đã được cụ thể hóa và có thể sử dụng làm cơ sở cho các giới hạn phơi nhiễm. Bằng chứng về cơ chế không nhiệt của các hiệu ứng sinh học không được bỏ qua, nhưng không có ảnh hưởng không nhiệt được ghi lại nào cho thấy là có tác động có hại cho sức khỏe.

26

Page 27: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

d) Hấp thụ năng lượng

Tổng lượng hấp thụ, phân bố và tỷ lệ hấp thụ năng lượng điện từ trong cơ thể sống là một hàm của nhiều yếu tố. Các đại lượng như cường độ trường điện bên trong (V/m), dòng cảm ứng trong cơ thể (A), mật độ dòng điện cảm ứng (A/m2) và mức hấp thụ riêng SAR (W/kg) có liên quan với nhau. SAR thường được sử dụng để so sánh các hiệu ứng sinh học trong các điều kiện phơi nhiễm khác nhau. SAR có thể được sử dụng để xác định sự phân bố năng lượng (được hấp thụ) bên trong. Với một số hạn chế, SAR cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ thay đổi của nhiệt độ theo thời gian với điều kiện là đã biết các đặc tính trao đổi nhiệt, kể cả đáp tuyến điều chỉnh nhiệt của cơ thể con người hiện đang được xem xét.

SAR phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Các thông số của trường tới; tần số, mật độ (mật độ dòng năng lượng), phân cực và cấu hình giữa đối tượng – nguồn (trường gần và trường xa);

- Các đặc tính của cơ thể bị phơi nhiễm; kích thước, hình thể bên trong và bên ngoài, các đặc tính điện phân của các lớp mô khác nhau trong đối tượng nhiều lớp không đồng nhất (ví dụ như cơ thể người);

- Các hiệu ứng mặt đất và hiệu ứng phản xạ từ các đối tượng khác ở trong trường, ví dụ như các bề mặt kim loại gần cơ thể bị phơi nhiễm.

Khi trục dọc của cơ thể người song song với véc tơ trường E của sóng điện từ (gọi là phân cực E) thì tốc độ hấp thụ năng lượng sóng điện từ trên toàn cơ thể đạt đến giá trị lớn nhất (gọi là cộng hưởng). Sự cộng hưởng theo không gian tự do xuất hiện khi chiều dài trục dọc của cơ thể vào khoảng 0,4λ. Lượng năng lượng hấp thụ phụ thuộc vào một số yếu tố, kể cả kích thước của người bị phơi nhiễm.

Như thể hiện trên hình 3, một người cao 1,74m, nếu không được tiếp đất, sẽ có cộng hưởng năng lượng hấp thụ ở tần số gần 70MHz. Những người nhỏ hơn và trẻ em có sự cộng hưởng năng lượng hấp thụ ở tần số vượt quá 100MHz. Những người cao hơn có tần số hấp thụ cộng hưởng thấp hơn 70MHz. Tại tần số 2450MHz, một người cao 1,74m sẽ hấp thụ khoảng 50% năng lượng điện từ tới.

27

Page 28: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 3. Mật độ dòng năng lượng mà giới hạn SAR trên toàn bộ cơ thể người đến 0,4W/kg.

Để có thể hiểu thêm tầm quan trọng của khu vực cộng hưởng năng lượng hấp thụ, cần hiểu rằng phơi nhiễm của người cao 1,7m trong trường tần số 70MHz ở các điều kiện hấp thụ lớn nhất sẽ tăng lên 7 lần so với mức hấp thụ trong trường 2450 MHz. Do đó các giá trị của giới hạn phơi nhiễm phải dựa trên sự phụ thuộc của con người vào tần số trên toàn dải tần đối với kích thước cơ thể. Nếu hạn chế phơi nhiễm RF ở mức 0,4W/kg thì mật độ dòng năng lượng dẫn xuất tương ứng với giới hạn này được thể hiện trên hình 3.

Trong dải tần số trên 10MHz, khi mức cường độ trường điện và trường từ làm việc được lấy từ giới hạn cơ sở WBA-SAR thì có thể xét riêng sự đóng góp của các thành phần trường điện và trường từ vào WBA-SAR. Trong trường hợp xấu nhất, năng lượng ghép nối do phân cực E của trường điện chiếm ưu thế hơn và WBA-SAR đạt đến giá trị lớn nhất là khoảng 1,2 x 10 -2W/kg ở tần số 20MHz đối với người trưởng thành, gầy, chịu phơi nhiễm ở 10W/m2. Việc ghép năng lượng từ đóng góp của riêng trường từ không thể vượt quá mức SAR này. Vì vậy, có thể thay đổi các mức làm việc dẫn xuất đối với cường độ trường điện và trường từ trong các trường hợp khi sự phơi nhiễm chiếm ưu thế hơn từ các thành phần trường điện hoặc trường từ hoặc một trong các thành phần này một cách đơn lẻ.

Đáp tuyến sinh học của phơi nhiễm trong trường RF không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mật độ các trường bên ngoài cơ thể, mà còn phụ thuộc vào các trường bên trong cơ thể có liên quan tới giá trị SAR lấy trung bình trên toàn cơ thể và sự phân bố bên trong cơ thể con người. Sự phơi nhiễm trong trường điện từ đồng nhất (sóng phẳng) thường gây ra sự hấp thụ và phân bố năng lượng không đồng nhất cao trong cơ thể. Giá trị SAR trung bình theo không gian là phương tiện thuận lợi để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu ứng sinh học và phơi nhiễm RF và để so sánh giữa các hiệu ứng ở các điều kiện phơi nhiễm khác nhau.

28

Page 29: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Đối với các tần số thấp khoảng từ 100kHz đến 10MHz, cơ chế tương tác chiếm ưu thế là cảm ứng của dòng điện và trường điện trong cơ thể con người. Do đó, các giới hạn phải bảo vệ chống lại các ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể con người ví dụ như khả năng dòng điện gây ra sự kích thích các cơ và hệ thần kinh.

Ngoài ra, ở các tần số thấp hơn, phải tính đến các ảnh hưởng gián tiếp có thể xảy ra. Các ảnh hưởng này bao gồm sốc và bỏng RF gây ra do tiếp xúc vơi scác vật dẫn tích điện ở trong trường.

e) Mối quan hệ với sức khỏe

WHO (1993) đã công bố xem xét và đánh giá chi tiết của các tài liệu khoa học dựa vào đó để đưa ra các giới hạn phơi nhiễm. Các đánh giá được thực hiện từ các báo cáo khoa học về việc có các hiệu ứng sinh học gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Phản ứng trên các con vật thí nghiệm cho thấy rằng chúng là các sinh vật nhạy cảm nhất trước các ảnh hưởng có hại đến sức khỏe (ví dụ như ngừng hoạt động, giảm khả năng hoạt động, giảm sức chịu đựng, nhận thấy có trường phơi nhiễm và có biểu hiện không thoải mái). WHO kết luận rằng phơi nhiễm cao (dưới 1h) trong trường điện từ hấp thụ trong toàn bộ cơ thể với mức SAR trung bình nhỏ hơn 4W/kg thì không gây ra ảnh hưởng có hại đến sức khỏe trên các con vật thí nghiệm. Phù hợp với các tiêu chuẩn khác và cụ thể là với tiêu chuẩn được IRPA xuất bản năm 1988 và ICNIRP xuất bản năm 1996, đối với phơi nhiễm do nghề nghiệp, giá trị SAR trung bình cho phép trên toàn cơ thể giảm đi mười lần (tức là 0,4W/kg) là chấp nhận được.

Sẽ có đủ bảo vệ chống các ảnh hưởng RF nếu các giới hạn SAR cơ sở được lấy trung bình trên 10g mô. Ngoài ra, hạn chế dòng điện giữa cơ thể người và đất và dòng điện tiếp xúc ở giá trị 200mA là biện pháp để tránh đốt nóng quá mức cổ tay hoặc mắt cá chân. Trên cơ sở các số liệu hiện có, các hạn chế này và các mức phơi nhiễm dẫn xuất cần thích hợp để ngăn ngừa sự hấp thụ năng lượng RF quá mức trong bộ phận bất kỳ của cơ thể.

Không tồn tại các điều kiện phơi nhiễm ngưỡng đối với các hiệu ứng sinh học có thể áp dụng cho mọi dải tần số và cho mọi tần số điều biến có thể có. Do đó, các hệ số an toàn phải được gắn liền với các mức phơi nhiễm để không chỉ tính đến sự thiếu số liệu khoa học mà còn tính đến mọi điều kiện có thể xảy ra phơi nhiễm. Các tham số được xem xét khi xây dựng hệ số an toàn gồm:

- Sự hấp thụ năng lượng điện từ của những người có kích thước khác nhau, liên quan đặc biệt đến hấp thụ năng lượng cộng hưởng trên toàn bộ hoặc một phần cơ thể;

- Thiếu kiến thức về mối quan hệ giữa SAR đỉnh và hiệu ứng sinh học;- Điều kiện môi trường - các giới hạn phơi nhiễm cần được bảo vệ trong

các điều kiện bất lợi của nhiệt độ, độ ẩm và lưu thông không khí;- Phản xạ tập trung hoặc phân tán của trường tới dẫn đến tăng sự hấp thụ;- Các phản ứng khác nhau có thể có của con người khi uống thuốc;- Các ảnh hưởng kết hợp có thể có của năng lượng điện từ RF với các

chất hóa học hoặc vật lý khác trong môi trường;

29

Page 30: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

- Các ảnh hưởng có thể có của trường vi sóng điều biến lên hệ thần kinh trung ương và khả năng tồn tại của khe hở "công suất" và "tần số" đối với các ảnh hưởng này;

- Các ảnh hưởng không nhiệt có thể có.

Đối với tất cả các phơi nhiễm, chu kỳ để lấy trung bình theo thời gian là 6 phút, và điều này tương đối đồng nhất với tất cả các tiêu chuẩn hiện hành.

Trong dải tần số thấp hơn 10MHz, dòng điện cảm ứng sẽ làm tăng cơ chế tương tác chiếm ưu thế. Tại các phơi nhiễm RF đủ cao trong dải tần từ 3kHz đến 10MHz, có thể gây ra mật độ dòng điện kích thích lên các mô thần kinh và mô cơ.

Các giới hạn được thiết lập để đảm bảo tránh các ảnh hưởng này. Mặc dù sốc RF thường tạo ra các ảnh hưởng trong phạm vi từ khó chịu đến bỏng nghiêm trọng cho các mô, nhưng tình huống có thể phát sinh khi sốc và bỏng như vậy gây ra các tai nạn nghiêm trọng hơn. Các phép đo trực tiếp dòng điện giữa người và đất hoặc vật thể, sử dụng ampe-mét đơn giản là đủ để kiểm tra dòng điện lớn nhất có thể xuất hiện trong trường hợp cụ thể. Dòng điện nhỏ hơn 50mA có thể được coi là an toàn. Đối với phơi nhiễm không do nghề nghiệp dưới 10MHz, các giới hạn phơi nhiễm cần đủ nhỏ để không thể xuất hiện sốc RF, vì sẽ là không hợp lý nếu yêu cầu nhóm người này phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh các sốc như vậy.

WHO đã xem xét các số liệu liên kết phơi nhiễm trường điện và trường từ làm tăng rủi ro gây ung thư hoặc dị dạng bẩm sinh trong các cư dân bị phơi nhiễm nhưng chưa kết luận và chứng minh được rằng phơi nhiễm trường RF gây ra hoặc thúc đẩy ung thư, hoặc phát triển các ung thư đang tồn tại. Các dữ liệu này không thể sử dụng để thiết lập các giới hạn phơi nhiễm.

f) Mức phơi nhiễm dẫn xuất

Các giới hạn về mức hấp thụ riêng SAR trên thực tế là rất khó đo, để đo được SAR thì phải thử nghiệm hoặc lập mô hình toán học để chứng tỏ sự phù hợp với các giới hạn SAR đỉnh theo không gian. Các phép đo hoặc phép toán này phải dựa trên cơ sở mối quan hệ không gian thông thường giữa anten của thiết bị và người sử dụng, trong đó thể hiện khi làm việc bình thường, anten hoặc các kết cấu bức xạ khác đặt cách cơ thể của người sử dụng một khoảng nhỏ hơn 20cm.

Trong nhiều trường hợp không thể đo được SAR. Trên thực tế các tham số như mức dẫn xuất của cường độ trường điện (E) và trường từ (H) hiệu dụng, mật độ dòng năng lượng sóng phẳng (S) tương đương và dòng điện cảm ứng (I) chạy qua cơ thể người là hàm số của tần số và có thể dễ dàng đo được và sử dụng để chứng tỏ sự phù hợp.

3.2. IEEE (Mỹ)

30

Page 31: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Năm 1960, Hiệp hội Tiêu chuẩn Mỹ (American Standards Association) bắt đầu thực hiện dự án xây dựng các tiêu chuẩn an toàn bức xạ dưới sự bảo trợ của Bộ Hải quân và IEEE.

Trước năm 1988, bộ tiêu chuẩn C95 do Uỷ ban Tiêu chuẩn được công nhận C95 (Accredited Standards Committee C95 - ASC C95) phát triển và được đệ trình ANSI chấp thuận và ban hành thành bộ tiêu chuẩn ANSI C95. Trong khoảng thời gian 1988 đến 1990, Uỷ ban này được chuyển đổi thành Uỷ ban phối hợp tiêu chuẩn 28 (Standards Coordinating Committee 28 - SCC 28) dưới sự bảo trợ của Ban tiêu chuẩn IEEE. Để phù hợp với chính sách của IEE, C95 được banh hành và phát triển như là bộ tiêu chuẩn của IEEE và cũng được đệ trình lên ANSI để được công nhận.

Lĩnh vực hiện tại của IEEE SCC 28 là “Phát triển các tiêu chuẩn về an toàn trong việc sử dụng năng lượng điện từ trường trong dải tần từ 0 Hz đến 300 GHz liên quan đến sự ảnh hưởng tiềm năng của năng lượng này gây ra phơi nhiễm đến con người, các vật liệu dễ bay hơi và các thiết bị dễ nổ. Lĩnh vực này không bao gồm các bức xạ hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại hoặc bức xạ ion hoá.

Uỷ ban IEEE SCC 28 có 5 tiểu ban về:

1. Kỹ thuật, thủ tục, thiết bị đo đạc và tính toán.2. Thuật ngữ, đơn vị đo kiểm và thông tin về nguy hiểm.3. Mức an toàn phơi nhiễm của người trong khoảng 0 Hz đến 3 kHz.4. Mức an toàn phơi nhiễm của người trong khoảng 3 kHz đến 300 GHz.5. Mức an toàn đối với các thiết bị nổ, thiết bị điện tử.

Uỷ ban IEEE SCC 28 đã ban hành 3 tiêu chuẩn, 1 hướng dẫn và 4 khuyến nghị. Các phiên bản hiện tại bao gồm:

1. IEEE Std C95.1-2005 - Tiêu chuẩn về an toàn phơi nhiễm đối với người trong các trường điện từ tần số radio, dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz (IEEE Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency Electromagnetic Fields, 3 kHz to 300 GHz).

2. IEEE C95.2-1999 - Tiêu chuẩn về các ký hiệu tần số vô tuyến điện và dòng điện (IEEE Standard for Radio Frequency and Current Flow Symbols).

3. IEEE Std C95.3-2002 - Khuyến nghị về đo kiểm và tính toán các trường điện từ tần số radio liên quan đến phơi nhiễm của con người, dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz (IEEE Recommended Practice for the Measurement and Computations of Radio Frequency Electromagnetic Fields with Respect to Human Exposure to such Fields, 100 kHz to 300 GHz).

31

Page 32: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

4. IEEE Std C95.4-2002 - Khuyến nghị về cách xác định khoảng cách an toàn từ anten phát sóng vô tuyến bằng cách sử dụng kíp nổ trong các quá trình vận hành dễ gây nổ (Recommended Practice for Determining Safe Distances from Radio Frequency Transmiting Antennas When Using Electric Blasting Caps During Explosive Operations).

5. IEEE Std C95.5-2002 - Khuyến nghị về đo kiểm các trường điện từ gây nguy hiểm - tần số radio và vi ba (IEEE Standard Recommended Practice for the Measurement of Hazardous Electromagnetic Fields - RF and Microwave).

6. IEEE Std C95.6-2002 - Tiêu chuẩn về an toàn phơi nhiễm trường điện từ, dải tần từ 0 đến 3 kHz (IEEE Standard for Safety Levels With Respect to Human Exposure to Electromagnetic Fields, 0-3 kHz).

7. IEEE Std 1460-1996 - Hướng dẫn về đo kiểm các trường điện và trường từ gần như tĩnh (IEEE Guide for the Measurement of Quasi-Static Magnetic and Electric Fields).

8. EEE Std C95.7-2007 - Khuyến nghị về chương trình an toàn tần số vô tuyến điện, 3 kHz đến 300 GHz (IEEE Recommended Practice for Radio Frequency Safety Programs, 3 kHz to 300 GHz).

Tiêu chuẩn C95.1-2005:

Tiêu chuẩn IEEE Std C95.1-2005 đưa ra các mức giới hạn phơi nhiễm đối với các trường điện và trường từ cho toàn bộ cơ thể và trong khoảng thời gian trung bình. Các giới hạn được thể hiện theo giá trị mức phơi nhiễm cực đại cho phép (Maximum Permissible Exposure - MPE). Ngoài ra tiêu chuẩn cũng đưa ra giới hạn về dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc.

Các mức giới hạn an toàn cho phép trong môi trường có kiểm soát được quy định trong bảng sau:

Bảng 7. Bảng quy định giới hạn MPE của tiêu chuẩn C95.1-2005 đối với môi trường có kiểm soát

Dải tần (MHz) RMS cường độ trường điện (E)a

(V/m)

RMS cường độ trường từ (H)a (A/m)

RMS mật độ công suất (S) E-field, H-field

(W/m2)

Thời gian đo trung bình |E|2, |

H|2, hoặc S (phút)

0,1-1,0 1842 16,3/fM (9000, 100000/fM2)b 6

1,0-30 1842/fM 16,3/fM (9000/fM2, 100000/fM

2)b 6

30-100 61,4 16,3/fM (10, 100000/fM2)b 6

100-300 61,4 0,163 10 6

300-3000 - - fM/30 6

3000-30000 - - 100 19,63/fG1,079

30000-300000 - - 100 2,524/fG0,476

Ghi chú—fM là tần số tính bằng MHz, fG tần số tính bằng GHz

a Đối với các phơi nhiễm đồng nhất trên toàn bộ cơ thể, như phơi nhiễm sóng phẳng trường 32

Page 33: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

xa xác định thì cường độ trường phơi nhiễm và mật độ công suất được so sánh với các giá trị MPE trong bảng trên. Đối với các phơi nhiễm không đồng nhất, giá trị trung bình của các trường phơi nhiễm, là giá trị được xác định bằng trung bình bình phương của các cường độ trường hoặc trung bình của các mật độ công suất trên một diện tích tương đương với mặt cắt đứng của cơ thể người (vùng ước lượng), hoặc một diện tích nhỏ hơn tuỳ thuộc vào tần số, được so sánh với các giá trị MPE trong bảng trên.

b các giá trị mật độn công suất sóng phẳng tương đương thường được sử dụng hơn trong việc so sánh với các giá trị MPE ở dải tần số cao và được hiển thị trên một số thiết bị đo.

33

Page 34: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 4. Biểu đồ biểu diễn giá trị MPE trong môi trường có kiểm soát

Các mức giới hạn an toàn cho phép trong môi trường không kiểm soát được quy định trong bảng sau:

Bảng 8. Bảng quy định giới hạn MPE của tiêu chuẩn C95.1-2005 đối với môi trường không có kiểm soát

34

Page 35: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Dải tần (MHz) RMS cường độ trường điện (E)a

(V/m)

RMS cường độ trường từ (H)a (A/m)

RMS mật độ công suất (S) E-field, H-field

(W/m2)

Thời gian đo trung bình |E|2, |H|2, hoặc Sb

(phút)

0,1-1,34 614 16,3/fM

(1000, 100000/fM2)c 6 6

1,34-3 823,8/fM

16,3/fM

(1800/fM2, 100000/fM

2) fM

2/0,36

3-30 823,8/fM

16,3/fM

(1800, 100000/fM2) 3

06

30-100 27,5 158,3/fM

1.668(2,

9400000/fM3,336)

30

0,0636fM

1,337

100-400 27,5 0,0729

2 30

30

400-2000 - - fM/200 302000-5000 - - 10 30

5000-30000

- - 10 150/fG

30000-100000

- - 10 25,24/fG0,476

100000-300000

- - (90fG-7000)/200 5048/[(9fG-700)fG

0,476]

Ghi chú—fM là tần số tính bằng MHz, fG tần số tính bằng GHz

a Đối với các phơi nhiễm đồng nhất trên toàn bộ cơ thể, như phơi nhiễm sóng phẳng trường xa xác định thì cường độ trường phơi nhiễm và mật độ công suất được so sánh với các giá trị MPE trong bảng trên. Đối với các phơi nhiễm không đồng nhất, giá trị trung bình của các trường phơi nhiễm, là giá trị được xác định bằng trung bình bình phương của các cường độ trường hoặc trung bình của các mật độ công suất trên một diện tích tương đương với mặt cắt đứng của cơ thể người (vùng ước lượng), hoặc một diện tích nhỏ hơn tuỳ thuộc vào tần số, được so sánh với các giá trị MPE trong bảng trên.

b Cột bên trái là thời gian trung bình áp dụng đối với |E|2, cột bên phải là thời gian trung bình áp dụng đối với |H|2. Đối với các tần số lớn hơn 400MHz thì thời gian trung bình chỉ áp dụng đối với mật độ công suất S.

c Các giá trị mật độ công suất sóng phẳng tương đương thường được sử dụng hơn trong việc so sánh với các giá trị MPE ở dải tần số cao và được hiển thị trên một số thiết bị đo.

35

Page 36: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 5. Biểu đồ biểu diễn giá trị MPE trong môi trường không kiểm soát

Các trường hợp ngoại trừ và việc nới lỏng giới hạn đối với phơi nhiễm từng phần trên cơ thể

Trong một số trường hợp cụ thể, chỉ có cách thực tế duy nhất để giải quyết các vấn đề về phơi nhiễm trong các trường không đồng nhất và các thiết bị công suất thấp bằng phương pháp ngoại trừ cho phép các giá trị cường độ trường cục bộ (và mật độ công suất sóng phẳng tương đương, nếu áp dụng được) có thể vượt quá giá trị MPE quy định chung.

Việc ngoại trừ được dựa trên các xem xét sau:

- Các quy định chung của tiêu chuẩn không được vi phạm. Mức SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người khi bị phơi nhiễm cục bộ không được vượt quá mức 0.4 W/kg và 0.08 W/kg tương ứng với môi trường được kiểm soát và môi trường không được kiểm soát. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các giá trị SAR đỉnh trong cơ thể sinh học có thể cao hơn mức SAR trung bình từ 10 đến 20 lần. Nếu giá trị đỉnh của trung bình bình phương cường độ các trường và mật độ công suất tương đương là phù hợp với quy định nới lỏng đối với từng phần cơ thể thì không được vi phạm các quy định chung về MPE đối với phơi nhiễm từng phần cơ thể hoặc phơi nhiễm ở các trường không đồng nhất.

- Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy các thiết bị vô tuyến cầm tay công suất thấp (trong đó phần tử phát xạ cách cơ thể người trên 2,5cm) thì mức độ gây phơi nhiễm đối với người sử dụng không vượt quá tiêu chuẩn trong môi trường có kiểm soát hoặc đối với những người khác xung quanh người sử dụng không vượt quá tiêu chuẩn trong môi trường không được kiểm soát nếu công suất bức xạ ≤ 7W tại tần số từ 100 kHz đến 450 MHz và ≤7(450/f) W tại tần số từ 450MHz đến 1500 MHz. Hơn nữa các nghiên cứu này cũng cho thấy các thiết bị tương tự sẽ không gây ra mức phơi nhiễm cho người sử dụng vượt quá tiêu chuẩn trong môi trường không được kiểm soát nếu công suất bức xạ ≤ 1,4W tại tần số từ 100 kHz đến 450 MHz và ≤ 1,4*(450/f) W tại tần số từ 450MHz đến 1500 MHz.

36

Page 37: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Do đó, các trường hợp ngoại trừ trên được đưa vào tiêu chuẩn này để cho phép một số trường hợp có thể vượt quá giá trị MPE nếu đảm bảo rằng:

- Mức SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể và trong một khoảng thời gian thích hợp không vượt quá 0,4 W/kg và 0,08 W/kg tương ứng với mức phơi nhiễm trong môi trường có kiểm soát và môi trường không được kiểm soát; và

- Giá trị SAR đỉnh trung bình trên 1g mô bất kỳ (được định nghĩa là một khối mô hình lập phương) trên cơ thể trong một khoảng thời gian thích hợp không vượt quá 8 W/kg (trong môi trường có kiểm soát) và 1,6 W/kg (trong môi trường không được kiểm soát) và trên 10g mô bất kỳ (được định nghĩa là một khối mô hình lập phương) ở cổ tay, mắt cá chân, tay và chân (được định nghĩa là một khối mô hình lập phương) trong một khoảng thời gian thích hợp không vượt quá 20 W/kg (trong môi trường có kiểm soát) và 4 W/kg (trong môi trường không được kiểm soát). Giới hạn 20 W/kg đối với cổ tay và mắt cá chân cho phép sự hấp thụ cao hơn trong các mô mềm tạo ra bởi các dòng điện cảm ứng chạy qua các xương này và các vùng mặt cắt hẹp.

3.3. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) có một số tiêu chuẩn, khuyến nghị về phương pháp tính toán, đánh giá về mức phơi nhiễm của các đài phát vô tuyến điện gây ra, ví dụ như:

- ITU-T Recommendation K.52 (2004), Guidance on complying with limits for human exposure to electromagnetic fields.

- ITU-T Recommendation K.61 (2003), Guidance to measurement and numerical prediction of electromagnetic fields for compliance with human exposure limits for telecommunication installations.

- ITU-T Recommendation K.70 (2007), Mitigation techniques to limit human exposure to EMFs in the vicinity of radiocommunication stations.

Khuyến nghị ITU-T K.70 có đưa ra một phương pháp đơn giản về tính toán các khoảng cách tuân thủ (compliance distances) đối với các đài phát trong các dải tần số từ 1 MHz đến 300 GHz như sau:

Bảng 9. Công thức tính toán khoảng cách tuân thủ tối thiểu từ anten của đài phát áp dụng đối với khu vực công cộng

37

Page 38: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Dải tần Khoảng cách

1 to 10 MHz r=0 .10√eirp×f r=0 .129√erp×f10 to 400 MHz r=0 .319√eirp r=0 .409√erp400 to 2000 MHz r=6 .38√eirp/ f r=8 .16√erp / f2000 to 300000 MHz r=0 .143√eirp r=0 .184 √erpr khoảng cách tối thiểu tính từ anten, mf tần số, MHzerp công suất bức xạ hiệu dụng theo hướng có hệ số tăng ích lớn nhất, Weirp công suất bức xạ đẳng hướng tương đương theo hướng có hệ số tăng ích lớn nhất, W

Bảng 10. Công thức tính toán khoảng cách tuân thủ tối thiểu từ anten của đài phát áp dụng đối với khu vực phơi nhiễm do nghề nghiệp

Radio frequency range Occupational exposure

1 to 10 MHz r=0 .0144×f ×√eirp r=0 .0184×f ×√erp10 to 400 MHz r=0 .143√eirp r=0 .184 √erp400 to 2000 MHz r=2. 92√eirp / f r=3. 74√erp / f2000 to 300000 MHz r=0 .0638√eirp r=0 .0819√erpr khoảng cách tối thiểu tính từ anten, mf tần số, MHzerp công suất bức xạ hiệu dụng theo hướng có hệ số tăng ích lớn nhất, Weirp công suất bức xạ đẳng hướng tương đương theo hướng có hệ số tăng ích lớn nhất, W

38

Page 39: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

3.4. Châu Âu

Hội đồng của Liên minh Châu Âu (THE COUNCIL OF THE EUROPEAN UNION) đã ban hành khuyến nghị số 1999/519/EC ngày 12/7/1999 về giới hạn phơi nhiễm trường điện từ đối với khu vực công cộng trong dải tần số từ 0 Hz to 300 GHz.

Theo khuyến nghị này, tuỳ theo tần số, các đại lượng vật lý sau đây sử dụng để xác định các giới hạn cơ bản về trường điện từ:

- Trong dải tần số từ 0 đến 1Hz, các giới hạn đối với mật độ thông lượng từ trường của các trường tĩnh (0Hz) và mật độ dòng điện của các trường biến thiên đến 1Hz được sử dụng để ngăn chặn ảnh hưởng đến mạch máu và hệ thần kinh trung ương.

- Trong dải tần từ 1Hz đến 1MHz, các giới hạn cơ bản được áp dụng đối với mật độ dòng điện để ngăn chặn ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh.

- Trong dải tần từ 100kHz đến 10GHz, các giới hạn cơ bản về SAR được áp dụng để ngăn chặn ảnh hưởng nhiệt trên toàn bộ cơ thể và sự làm nóng cục bộ quá mức của các mô. Trong dải tần số từ 100 kHz đến 10 MHz, các giới hạn áp dụng đối với cả SAR và mật độ dòng điện.

- Trong dải tần từ 10GHz đến 300GHz, các giới hạn cơ bản về mật độ công suất được áp dụng để ngăn ngừa sự làm nóng các mô ngoài da hoặc gần lớp da.

Các giới hạn cơ bản đối với trường điện, trường từ và trường điện từ trong dải tần từ 0 Hz đến 300 GHz như sau:

Bảng 11. Bảng quy định giới hạn trường điện, trường từ và trường điện từ của khuyến nghị số 1999/519/EC đối với khu vực công cộng

Dải tần Mật độ thông

lượng từ (mT)

Mật độ dòng điện(mA/m2)

(rms)

Mức SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể(W/kg)

SAR cục bộ (đầu và thân người)

(W/kg)

SAR cục bộ (chân

tay)(W/kg)

Mật độ công suất S

(W/m2)

0 Hz 40 - - - - -> 0-1 Hz - 8 - - - -1-4 Hz - 8/f - - - -

4-1000 Hz - 2 - - - -1000 Hz-100 kHz - f/500 - - - -100 kHz-10MHz - f/500 0,08 2 4 -10 MHz-10GHz - - 0,08 2 4 -

10-300 GHz - - - - - 10

39

Page 40: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Ghi chú:

1. ƒ là tần số tính bằng đơn vị Hz.

2. Đối với các tần số đến 100kHz, các giá trị mật độ dòng điện đỉnh có thể tính bằng cách nhận giá trị rms với √2 (=1,414).

3. Tất cả các giá trị SAR được tính trung bình trong khoảng thời gian 6 phút bất kỳ.

Các mức tham chiếu đối với các trường điện, trường từ và trường điện từ trong dải tần từ 0 Hz đến 300 GHz:

Bảng 12. Bảng quy định mức tham chiếu đối với trường điện, trường từ và trường điện từ của khuyến nghị số 1999/519/EC

Dài tầnCường độ

trường điện E (V/m)

Cường độ trường từ H

(A/m)B-field (T)

Mật độ công suất sóng phẳng tương đương Seq(W/m2)

0-1 Hz - 3,2 x 104 x 104 -1-8 Hz 10 000 3,2 x 104/f2 4 x 104/f2 -8-25 Hz 10 000 4000/f 5000/f -

0,025-0,8 kHz 250/f 4/f 5/f -0,8-3 kHz 250/f 5 6,25 -3-150 kHz 87 5 6,25 -

0,15-1 MHz 87 0,73/f 0,92/f -1-10 MHz 87/f1/2 0,73/f 0,92/f -

10-400 MHz 28 0,073 0,092 2400-2 000 MHz 1,375f1/2 0,0037f1/2 0,0046f1/2 f/200

2-300 GHz 61 0,16 0,20 10

Ghi chú:

1. Đơn vị của ƒ lấy theo đơn vị ghi ở cột “Dải tần”.

2. Đối với các tần số trong dải tần từ 100 kHz đến 10 GHz, các giá trị S eq, E2, H2, và B2 được lấy trung bình trong khoảng thời gian 6 phút bất kỳ.

3. Đối với các tần số trong dải tần lớn hơn 10 GHz, các giá trị S eq, E2, H2, và B2 được lấy trung bình trong khoảng thời gian 68/f1,05 phút bất kỳ (ƒ tính bằng GHz).

Bảng 13. Mức giới hạn dòng điện tiếp xúc của khuyến nghị số 1999/519/EC

Dải tần Dòng điện tiếp xúc tối đa (mA)0 Hz - 2,5 kHz 0,5

2,5 kHz - 100 kHz 0,2 f100 kHz - 110 MHz 20

40

Page 41: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Một số tiêu chuẩn khác của châu Âu về phơi nhiễm đối với người và SAR:

- CENELEC EN 50360 - Compliance to human exposure to EM fields (300 MHz - 3 GHz).

- CENELEC EN 50385 - Radio base and fixed terminal human exp. to EMF (110 MHz – 40 GHz)

- CENELEC EN 50371 - Low power apparatus compliance to EM exposure (10 MHz – 300 GHz)

- CENELEC EN 62311 - Assessment of electronic and electrical equipment human exposure to EMF (0Hz - 300GHz)

- CENELEC EN 62209 - Human exp. from hand-held and body-mounted wireless comm. devices

- CENELEC EN 50383 - Radio base and fixed terminal, EMF calc. and meas., SAR (110 MHz-40 GHz)

- CENELEC EN 50361 - SAR measurement, human exp. to EMF from mobile phones (300 MHz-3 GHz)

- IEEE 1528 - Determining SAR in the human head from wireless devices- FCC OET 65C - Compl. of mobile and portable devices with FCC

limits, human exp. to RF.

3.5. Canada

Canada đã ban hành luật an toàn số 6 về giới hạn mức phơi nhiễm đối với con người trong trường điện từ tần số vô tuyến điện ở dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz (Limits of Human Exposure to Radiofrequency Electromagnetic Energy in the Frequency Range from 3 kHz to 300 GHz - Safety Code 6). Luật này được ban hành lần đầu vào năm 1991, lần 2 vào năm 1999 và phiên bản hiện tại được ban hành năm 2009.

Luật an toàn số 6 -2009 (Safety Code 6):

Luật này được ban hành nhằm các mục đích sau:

- Quy định các mức giới tối đa nhất về phơi nhiễm của con người đối với năng lượng tần số vô tuyến điện trong dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz nhằm ngăn ngừa tác hại đến sức khoẻ con người.

- Quy định giới hạn tối đa về dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc nhằm ngăn ngừa tác động vật lý của dòng điện gây ra bởi năng lượng tần số vô tuyến trong các môi trường không được kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng con người bị bỏng hoặc bị điện giật trong môi trường được kiểm soát.

- Cung cấp hướng dẫn để đánh giá mức phơi nhiễm tần số vô tuyến để đảm bảo rằng con người trong các môi trường được kiểm soát và không được kiểm soát không bị phơi nhiễm ở mức cao hơn mức giới hạn cho phép quy định trong Luật.

Quy định về mức phơi nhiễm tối đa cho phép:

41

Page 42: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Trong dải tần số từ 100 kHz đến 300 GHz, sự làm nóng mô thì sự ảnh hưởng đến sức khoẻ là nổi trội nhất cần được phòng tránh. Các ảnh hưởng không phải về nhiệt xảy ra tại ngưỡng ảnh hưởng nhiệt thì chưa có bằng chứng thuyết phục. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy ngưỡng ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi và thay đổi nhiệt độ thân người khoảng ~1.00C tại mức SAR khoảng ~4 W/kg. Đây là cơ sở khoa học của mức giới hạn SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người của Luật an toàn số 6. Để đảm bảo ảnh hưởng nhiệt được ngăn chặn, trong môi trường được kiểm soát hệ số an toàn phơi nhiễm là 10 do đó giới hạn SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người là 0.4 W/kg. Đối với môi trường không được kiểm soát, để bảo vệ người dân, hệ số an toàn phơi nhiễm là 50 do đó giới hạn SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người là 0.08 W/kg.

Bảng 14. Bảng giới hạn mức SAR trung bình trên cơ thể người của SC6

Bộ phậnGiới hạn SAR (W/kg)

Môi trường có kiểm soát

Môi trường không có kiểm soát

Mức SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người

0.4 0.08

Mức SAR đỉnh đối với đầu, cổ, thân người tính trung bình trên 1g mô

8 1.6

Mức SAR đỉnh ở chân, tay tính trung bình trên 10g mô

20 4

Quy định về giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng đối với môi trường được kiểm soát:

Bảng 15. Bảng giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng đối với môi trường được kiểm soát của SC6

Tần sốRms dòng điện cảm ứng

(mA) quaRms dòng điện tiếp xúc (mA) ở tay và

qua từng chân

Thời gian trung bình

Cả 2 chân Từng chân0,003 - 0,1 2000f 1000f 1000f 1s0,1 - 110 200 100 100 6 phút

Ghi chú: tần số f tính bằng đơn vị MHz.

Quy định về giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng đối với môi trường không được kiểm soát:

Bảng 16. Bảng giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng đối với môi trường không được kiểm soát của SC6

Tần sốRms dòng điện cảm ứng (mA) qua

Rms dòng điện tiếp xúc (mA) ở tay và qua từng chân

Thời gian trung bình

Cả 2 chân Từng chân0,003 - 0,1 900f 450f 450f 1s0,1 - 110 90 45 45 6 phút

42

Page 43: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Ghi chú: tần số f tính bằng đơn vị MHz.

Giới hạn về dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trung bình theo thời gian đối với thời gian đo nhiễm khác nhau trong dải tần từ 0.1 đến 110MHz:

Bảng 17. Bảng giới hạn về dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trung bình theo thời gian đối với thời gian đo nhiễm khác nhau của SC6

Thời gian đo phơi nhiễm (phút)

Dòng điện cảm ứng trung bình theo thời gian (Rms) qua từng chân (mA)

Môi trường được kiểm soát Môi trường không được kiểm soát

≥ 6 100 455 110 494 123 553 141 642 173 781 245 110

0,5 346 155< 0,5 350 155

43

Page 44: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Quy định giới hạn về cường độ trường điện và cường độ trường từ:

Trong vùng trường xa, cường độ trường điện, cường độ trường tư và mật độ công suất có liên quan với nhau bằng biểu thức toán học, theo đó khi xác định được một tham số bất kỳ trong các tham số này thì sẽ xác định được 2 tham số còn lại. Trong vùng trường gần, cần phải thực hiện đo cả cường độ trường điện và cường độ trường từ vì không có mối quan hệ đơn giản nào giữa 2 đại lượng này. Thực tế thì các thiết bị đo kiểm các trường từ tại một số tần số có thể không có sẵn, trong trường hợp đó thì việc đo kiểm trường độ cường điện cần được thực hiện để đánh giá sự phù hợp với các giới hạn cơ bản trong luật này.

Việc đánh giá trung bình theo không gian được thực hiện trên một diện tích tương dương với tiết diện dọc của cơ thể người. Thời gian đo kiểm trung bình là 6 phút áp dụng đối với các tần số đến 15GHz, đối với các tần số lớn hơn thì thời gian đo trung bình sẽ là 616 000/ f1/2, trong đó f là tần số tính bằng MHz.

Bảng 18. Các giới hạn phơi nhiễm đối với môi trường có kiểm soát

Bảng 19. Các giới hạn phơi nhiễm đối với môi trường không kiểm soát

44

Page 45: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

* Mật độ công suất áp dụng đối với các tần số lớn hơn 100MHz.

Ghi chú:+ Tần số được tính bằng đơn vị MHz.+ Mật độ công suất 10W/m2 tương đương với 1mW/cm2.

Biểu đồ mức giới hạn phơi nhiễm:+ Trường điện:

Hình 6. Biểu đồ mức giới hạn phơi nhiễm trường điện

45

Page 46: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

+ Trường từ:

Hình 7. Biểu đồ mức giới hạn phơi nhiễm trường từ

Biểu đồ mức giới hạn dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc:

+ Môi trường có kiểm soát:

Hình 8. Biểu đồ giới hạn dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc trong môi trường có kiểm soát

46

Page 47: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

+ Môi trường không được kiểm soát:

Hình 9. Biểu đồ giới hạn dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc trong môi trường không có kiểm soát

Trên cơ sở Luật an toàn số 6, Canada đã ban hành các văn bản hướng dẫn sau:

- Health Canada. BPR-1 Issue 5 (01/2009) - Broadcasting Procedures and Rules - Part I: General Rules (Các quy định và các thủ tục kiểm soát về đài phát quảng bá - Phần 1: Những quy định chung).

- Industry Canada. GL-01 (10/2005) - Guidelines for the Measurement of Radio Frequency Fields at Frequencies from 3 kHz to 300 GHz (hướng dẫn đo kiểm các trường tần số vô tuyến điện dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz).

- Industry Canada. GL-02 (10/2005) - Guidelines for the Protection of the General Public in Compliance with Safety Code 6 (hướng dẫn bảo vệ khu vực công cộng theo Luật an toàn số 6).

- Industry Canada. GL-08, Guidelines for the Preparation of Radio Frequency (RF) Exposure Compliance Reports for Radiocommunication and Broadcasting Antenna Systems - Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá sự tuân thủ phơi nhiễm tần số vô tuyến điện đối với hệ thống anten thông tin vô tuyến và quảng bá.

- TN-261 (2/2011) - Safety Code 6 (SC6) Radio Frequency Exposure Compliance Evaluation Template (Uncontrolled Environment Exposure Limits) - Thủ tục đơn giản đánh giá sự phù hợp Luật an toàn số 6 đối với phơi nhiễm tần số vô tuyến điện (giới hạn phơi nhiễm môi trường không được kiểm soát).

47

Page 48: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

- TN-329 (2/2011) - Safety Code 6 (SC6) Measurement Procedures (Uncontrolled Environment) - Thủ tục đo kiểm an toàn theo Luật an toàn số 6 (Môi trường không được kiểm soát).

3.6. Úc

Úc đã ban hành các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ tần số vô tuyến điện bao gồm:

- AS/NZS 2772-1: 1998, Radiofrequency radiation - Part 1: Maximum exposure levels 3kHz to 300GHz (Bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz).

- AS/NZS 2772.2:2011 Radiofrequency fields – Part 2: Principles and methods of measurement and computation – 3 kHz to 300 GHz (Bức xạ tần số radio - Phần 2: Nguyên lý và phương pháp đo trong dải tần từ 300kHz đến 100GHz).

- AS/NZS 4346, Guide to the installation in vehicles of mobile communication equipment intended for connection to a cellular mobile telecommunication service (CMTS) (Hướng dẫn lắp đặt phương tiện truyền của thiết bị truyền thông di động dùng để nối đến dịch vụ viễn thông di động).

3.7. Việt Nam

Hiện tại ở Việt Nam, công tác tiêu chuẩn hóa liên quan đến công tác quản lý an toàn bức xạ tần số vô tuyến điện gồm các tiêu chuẩn và quy chuẩn sau:

- TCVN 3718-1: 2005: Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz.

- TCVN 3718-2: 2007: Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số rađiô liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz.

- QCVN 8:2010/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành. Quy chuẩn này bao gồm quy định về mức phơi nhiễm lớn nhất cho phép (tham chiếu theo TCVN 3718-1: 2005) và phương pháp đo kiểm, đánh giá phơi nhiễm của các trạm gốc điện thoại công cộng. Tuy nhiên Quy chuẩn này chỉ áp dụng cho việc đo kiểm phơi nhiễm của các trạm gốc BTS, không áp dụng cho việc đo kiểm phơi nhiễm của các đài vô tuyến điện khác, trong đó các đài phát thanh và truyền hình.

3.7.1. Giới thiệu tóm tắt về TCVN 3718-1: 2005

Cấu trúc của Tiêu chuẩn TCVN 3718-1: 2005 bao gồm các phần sau:- Phạm vi áp dụng- Đối tượng áp dụng

48

Page 49: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

- Tài liệu viện dẫn- Định nghĩa và đơn vị- Giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp- Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp- Kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn- Bảo vệ - phơi nhiễm do nghề nghiệp- Bảo vệ - phơi nhiễm không do nghề nghiệp- Phụ lục A (tham khảo): Cơ sở để xây dựng mức phơi nhiễm lớn nhất đối

với bức xạ RF- Phụ lục B (tham khảo): Ảnh hưởng của bức xạ RF- Phụ lục C (tham khảo): Các nguy hiểm điển hình- Phụ lục D (tham khảo): Giảm nguy hiểm RF ở hệ thống lắp đặt mới- Phụ lục E (tham khảo): Quản lý nguy hiểm RF

3.7.1.1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các giới hạn về mức hấp thụ riêng (SAR) và các mức trường dẫn xuất đối với việc phơi nhiễm một phần hoặc toàn bộ cơ thể con người trong trường tần số radio (RF) ở dải tần từ 3kHz đến 300GHz.

3.7.1.2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng ở những nơi con người có thể bị phơi nhiễm trong trường tần số radio khi làm việc và những nơi công chúng có thể bị phơi nhiễm.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho trường sóng liên tục (CW), trường xung và trường điều biến.

3.7.1.3. Giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp

Giới hạn phơi nhiễm đối với con người được xây dựng trên cơ sở có một ngưỡng phơi nhiễm RF có SAR trung bình trên toàn cơ thể là 4W/kg trước khi có khả năng xuất hiện các ảnh hưởng gây bất lợi tới sức khỏe. Giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp dựa trên cơ sở giảm phơi nhiễm xuống còn 1/10 mức này (nghĩa là 0,4W/kg).

Giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp phải là:

a) SAR trung bình trên toàn cơ thể là 0,4W/kg, đối với phơi nhiễm đồng nhất; hoặc

b) SAR trung bình trên toàn cơ thể lên đến 0,4W/kg, đối với phơi nhiễm không đồng nhất, nhưng với giá trị SAR đỉnh theo không gian không vượt quá 8W/kg được lấy trung bình trên 1g mô (coi thể tích mô ở dạng hình khối) ngoại trừ bàn tay, cổ tay, bàn chân và mắt cá chân là nơi mà các giá trị SAR đỉnh theo không gian không được vượt quá 20W/kg lấy trung bình trên 10g mô ở dạng hình khối.

49

Page 50: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Các giá trị SAR phải được lấy trung bình trong thời gian 6 phút bất kỳ của ngày làm việc. Các giá trị này phải áp dụng cho sự phơi nhiễm tại các tần số từ 3kHz đến 300GHz và phải được chứng tỏ bằng tính toán hoặc kỹ thuật đo thích hợp.

Tuy nhiên, tại các tần số thấp hơn 1MHz, những hiệu ứng do dòng điện chạy qua cơ thể sẽ chiếm ưu thế. Giới hạn dòng điện tiếp xúc và dòng điện cảm ứng qua cơ thể người phải là các giá trị nêu trong bảng 20B. Trong mọi trường hợp, phải thỏa mãn cả giới hạn SAR lẫn dòng điện qua cơ thể người.

Bảng 20. Mức phơi nhiễm RF do nghề nghiệp và giới hạn dòng điện RF

Bảng 20A – Mức phơi nhiễm do nghề nghiệp dẫn xuất theo trường điện và trường từ biến đổi theo thời gian (giá trị hiệu dụng không bị thay đổi)

Dải tần (MHz)Cường độ

trường điện E (V/m)

Cường độ trường từ H

(A/m)

Mật độ dòng năng lượng S

(W/m2)

Thời gian trung bình cho các phép đo |E|2,

|H|2 hoặc S (phút)

0,003 đến 0,065 614 24,6 (+) 6

0,065 đến 1 614 1,6/f (+) 6

1 đến 10 614/f 1,6/f (+) 6

10 đến 400 61 0,16 10 6

400 đến 300.000 61 0,16 10 6

Ghi chú: (+) Trong dải tần số này, việc đo cường độ trường theo đơn vị này là không phù hợp; f là tần số tính bằng MHz.

Bảng 20B – Dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc RF*

Dải tần (MHz)Dòng điện cảm ứng, mA

Dòng điện tiếp xúc, mAQua cả 2 chân Qua từng chân

0,003 đến 0,1 2000f 1000f 1000f0,1 đến 100 200 100 -0,1 đến 30 - - 100**

Ghi chú: * Giới hạn dòng điện này có thể không đủ bảo vệ chống các phản ứng và bỏng đột ngột

gây ra do phóng điện quá độ khi tiếp xúc với vật mang điện** Mặc dù các tiêu chuẩn khác đưa ra các dòng điện tiếp xúc RF lớn nhất đối với các tần

số lớn hơn 30MHz nhưng hiện nay không thể thực hiện được các phép đo cao hơn tần số này.

Các phép đo dòng điện cảm ứng qua cơ thể người được lấy trung bình trong 6 min bất kỳ và dòng điện tiếp xúc được lấy trung bình trong 1s bất kỳ; f là tần số tính bằng MHz

50

Page 51: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Đối với phơi nhiễm trong trường RF dưới dạng xung trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz, cường độ trường điện E hiệu dụng không được vượt quá 1950V/m trong giai đoạn bất kỳ. Dòng điện cảm ứng qua cơ thể người không được vượt quá 500mA. Cũng có thể áp dụng các mức nêu trong bảng 1.

3.7.1.4. Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp

Trong khi giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp dựa trên việc giảm phơi nhiễm xuống còn 1/10 mức ngưỡng 4W/kg nghĩa là 0,4W/kg thì giá trị phơi nhiễm không do nghề nghiệp được lấy từ 1/5 (hoặc nhỏ hơn) mức giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp. Do đó, giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp có SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người là 0.08W/kg.

Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp phải là:

a) Giá trị SAR trung bình trên toàn cơ thể là 0,08W/kg, đối với phơi nhiễm đồng nhất; hoặc

b) Giá trị SAR trung bình trên toàn cơ thể lên đến 0,08W/kg đối với phơi nhiễm không đồng nhất, nhưng với giá trị SAR dỉnh theo không gian không vượt quá 1,6W/kg được lấy trung bình trên 1g mô (coi thể tích mô ở dạng hình khối) ngoại trừ bàn tay, cổ tay, bàn chân và mắt cá chân là nơi mà các giá trị SAR đỉnh theo không gian không được vượt quá 4W/kg lấy trung bình trên 10g mô ở dạng hình khối.

Các giá trị SAR phải được lấy trung bình trong 6 min bất kỳ của một ngày 24h. Các giá trị này phải áp dụng cho phơi nhiễm tại các tần số từ 3kHz đến 300GHz và phải được chứng tỏ bằng tính toán hoặc kỹ thuật đo thích hợp.

Tại các mức phơi nhiễm cho phép trong bảng 2, nguy hiểm về điện thế giữa con người với đất và dòng điện tiếp xúc là không đáng kể.

Bảng 21. Mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp dẫn xuất theo trường điện và trường từ biến đổi theo thời gian (giá trị hiệu dụng không bị thay đổi)

Dải tần (MHz)Cường độ

trường điện E (V/m)

Cường độ trường từ H

(A/m)

Mật độ dòng năng lượng S

(W/m2)

Thời gian trung bình cho các phép đo |E|2,

|H|2 hoặc S (phút)0,003 đến 0,1 87 0,73 (+) 60,1 đến 1 87 0,23/f0,5 (+) 61 đến 10 87/f0,5 0,23/f0,5 (+) 610 đến 400 27,5 0,073 2 6400 đến 300.000 27,5 0,073 2 6Ghi chú: (+) Trong dải tần số này, việc đo cường độ trường theo đơn vị này là không phù hợp; f là tần số tính bằng MHz. Tại các mức phơi nhiễm cho phép trong bảng 2, dòng điện cảm ứng thấp đến mức rủi ro về sốc hoặc bỏng RF là không đáng kể.

51

Page 52: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Đối với phơi nhiễm trong trường RF dưới dạng xung trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz, cường độ trường điện hiệu dụng không được vượt quá 1940V/m trong giai đoạn bất kỳ. Cũng có thể áp dụng các mức nêu trong bảng 2.

3.7.1.5. Kiểm tra chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn

Nếu không được quy định trong các văn bản pháp quy kỹ thuật thì sự phù hợp với các yêu cầu về các giới hạn phơi nhiễm phải được kiểm tra bằng các phép đo trực tiếp.

Các phép đo để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn này phải do người có trình độ thích hợp hoặc người có thẩm quyền thực hiện. Sau khi đo, và trong trường hợp mức công suất không thay đổi, các kết quả phải có hiệu lực trong một khoảng thời gian do cơ quan có thẩm quyền thử nghiệm thiết lập.

Việc kiểm tra sự phù hợp với các giới hạn phơi nhiễm phải được xác định cho các hệ thống lắp đặt dựa trên mức công suất và mức bức xạ cao nhất phát ra trong các điều kiện làm việc bình thường (không tính đến các điều kiện sự cố) và phải xác định lại sau khi có bất kỳ sự thay đổi nào có thể làm tăng mức công suất bức xạ.

Khi xuất hiện điều kiện làm việc không bình thường hoặc điều kiện sự cố đến mức có khả năng không duy trì được sự phù hợp với tiêu chuẩn thì người vận hành phải hành động ngay khi có thể để khôi phục điều kiện làm việc bình thường và đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn.

Các phép đo mức phơi nhiễm do nghề nghiệp phải là các phép đo ở vị trí bình thường có người và ở hầu hết các vị trí phơi nhiễm có thể có người. Khi phép đo cho thấy mức trường biến đổi theo từng ngày và có thể vượt quá các mức phơi nhiễm do nghề nghiệp thì phải có các thiết bị thử nghiệm và phải đo mức phơi nhiễm ở từng vị trí mà người lao động có thể bị phơi nhiễm do nghề nghiệp để khẳng định là mức này thấp hơn các mức nêu trong bảng 1A và 1B.

Phép đo các mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp phải được thực hiện tại điểm có mức phơi nhiễm lớn nhất mà tại đó bất cứ người nào cũng có thể bị phơi nhiễm.

Phép đo trường xa

Trong trường xa của anten, mật độ dòng năng lượng RF (S), cường độ trường điện (E) và cường độ trường từ (H) liên quan với nhau bởi các biểu thức sau:

S = E*HE = (S*Z)1/2 = (S * 377)1/2, tức là E2 = 377*SH = (S/Z)1/2 = (S/377)1/2, tức là H2 = S/377E = Z*Htrong đó:E = cường độ trường điện, tính bằng vôn trên métH = cường độ trường từ, tính bằng Ampe trên métS = mật độ dòng năng lượng điện từ, tính bằng oát trên mét vuông

52

Page 53: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Z = trở kháng đặc tính của không gian tự do, tính bằng ôm ≈ 377Ω

Các mối quan hệ cho thấy, trong trường xa của anten, mức phơi nhiễm lớn nhất không bị vượt quá nếu một trong các giá trị mật độ dòng năng lượng RF (S), cường độ trường điện (E) hoặc cường độ trường từ (H) nhỏ hơn các mức tương ứng nêu trong các điều 5 và 6 trong tiêu chuẩn này, ngoài ra, khi các phép đo trường xa được thực hiện ở tần số nhỏ hơn 1MHz thì cần thực hiện phép đo trường điện (E) để chỉ ra sự phù hợp.

Chú thích: Đối với anten có các kích thước thẳng lớn nhất là D mét làm việc ở tần số có bước sóng λ m thì khoảng cách tính từ anten trong điều kiện trường xa là lớn hơn 2D2/λ m và 0,5λ m.

Phép đo trường gần

Trong trường gần phản xạ của anten, không áp dụng mối quan hệ giữa S, E và H nêu trên. Do đó phải đo cả cường độ trường điện và cường độ trường từ.

Cần chú ý khi thực hiện các phép đo trong trường gần bức xạ giáp ranh với trường phản xạ.

Có nhiều thiết bị dùng để đo mật độ dòng năng lượng RF, thực tế là đo giá trị bình phương của cường độ trường điện hoặc cường độ trường từ, nhưng có một đồng hồ đo được hiệu chuẩn để chỉ thị mật độ dòng năng lượng. Khu vực trường gần, bao gồm cả trường gần phản xạ và trường gần bức xạ, tại các khoảng cách tính từ nguồn, bắt đầu tại λ/2π m và 2D2/λ m (hoặc 0,5λ m, chọn giá trị nhỏ hơn).

Số lượng lấy mẫu phải được coi là nhỏ hơn mức phơi nhiễm cực đại nếu thiết bị đo ghi được giá trị nhỏ hơn mức tương đương của mật độ dòng năng lượng RF đối với sóng phẳng. Có thể sử dụng các biểu thức cho trong phép đo trường xa để xác định mức tương đương. Một số thiết bị hiện có có khả năng đo được trường H tại các tần số trên 300MHz.

Thử nghiệm điển hình/đánh giá vị trí RF

Có thể sử dụng thử nghiệm điển hình các nguồn RF hoặc đánh giá vị trí RF để chứng tỏ sự phù hợp với điều kiện là có ít nhất hai nguồn hoặc hai vị trí thử nghiệm tương tự được đo và các mức liên quan cho thấy là có thể so sánh được trong phạm vi độ không đảm bảo đo thông thường là ±3dB.

Không được sử dụng thử nghiệm điển hình hoặc đánh giá vị trí RF khi các mức RF không thể dự đoán được hoặc bị ảnh hưởng bởi các điều kiện cục bộ, ví dụ:

a) các thiết bị gia nhiệt RF và các thiết bị hàn nhựa dùng trong công nghiệp khi các mức RF thay đổi phụ thuộc vào chế độ hàn hoặc vật liệu cần hàn.

53

Page 54: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

b) kết cấu anten trong trường hợp dạng bức xạ có liên quan mật thiết với điều kiện mặt phẳng đất tại chỗ.

3.7.1.6. Bảo vệ - phơi nhiễm do nghề nghiệp

Nguyên lý bảo vệ tất cả những người bị phơi nhiễm trong trường RF do công việc của họ ở các mức vượt quá các mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp, phải bao gồm:

a) chính sách được văn bản hóa thể hiện sự cam kết của tất cả các bên với chương trình bảo vệ, người lao động phải tự làm quen với tất cả các quy trình liên quan;

b) việc kiểm soát và loại trừ các nguy hiểm ngay tại nguồn phát sinh bằng thiết kế và bố trí kế hoạch phù hợp, vị trí làm việc thích hợp;

c) thông lệ kỹ thuật như bọc kim, khóa liên động an toàn, bộ phát hiện dòng rò lắp sẵn và chuông báo, cắt bên dưới đường dẫn sóng, và các rào cản vật lý;

d) xác định ranh giới mức trường phơi nhiễm do nghề nghiệp của các nguồn RF hiện có. Trong các khu vực này phải áp dụng các yêu cầu sau:

tối thiểu hóa sự phơi nhiễm; kiểm soát hành chính bao gồm hạn chế thời gian phơi nhiễm, tăng

khoảng cách giữa nguồn và người lao động, hạn chế tiếp cận và giảm công suất tạm thời;

duy trì các mức phơi nhiễm ở tất cả các khu vực người lao động dễ tiếp cận sao cho mức phơi nhiễm không vượt quá các mức quy định trong bảng 1A và 1B;

cung cấp quần áo bảo vệ hoặc thiết bị bảo vệ cá nhân, hoặc cả hai, để bảo vệ có hiệu quả tại các tần số quan tâm và không có điện thế gây hồ quang hoặc đánh lửa, để giảm mức phơi nhiễm khi cần thiết;

e) có các biển báo hoặc các dấu hiệu, hoặc cả hai, để nhận biết các khu vực vượt quá mức phơi nhiễm do nghề nghiệp hoặc các khu vực bắt buộc phải mặc quần áo bảo vệ hoặc sử dụng thiết bị bảo vệ;

f) có các biển báo hoặc các dấu hiệu, hoặc cả hai, chỉ ra sự có sẵn quần áo và thiết bị bảo vệ và các yêu cầu để bắt buộc người lao động phải mặc quần áo bảo vệ hoặc sử dụng thiết bị bảo vệ này;

g) định kỳ xem xét kỹ các nguyên lý hoặc các quy trình đã được chấp nhận với những thay đổi được chấp nhận khi cần để hiểu hoặc đối phó với những thay đổi trong mọi trường hợp.

54

Page 55: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

h) khảo sát y tế cho người lao động bị phơi nhiễm do nghề nghiệp để đảm bảo bố trí an toàn, thiết lập tình trạng ranh giới và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào. Trong mọi trường hợp, các chương trình đặc biệt phải được chuyên gia đã được công nhận trong lĩnh vực y tế nghề nghiệp vạch ra và giám sát. Các vấn đề cần quan tâm là việc đánh giá các thiết bị có cấy kim loại và các thiết bị y tế khác nhạy với nhiễu RF và những thay đổi có thể có đối với mắt người;

i) lưu giữ các hồ sơ về các phép đo trường RF và hồ sơ theo dõi sức khỏe;

j) thông báo của cơ quan chức năng có thẩm quyền trong trường hợp phơi nhiễm quá mức hoặc sự cố.

Người lao động mang thai không được phơi nhiễm ở các mức vượt quá giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp.

Khi các vật thể kim loại cỡ lớn được đưa vào trường RF thì phải có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt tại các tần số thấp hơn 30MHz, để tránh bỏng RF nghiêm trọng hoặc bị giật khi chạm phải các vật kim loại trong trường điện từ mà thông thường không được nối đát, ví dụ như các phương tiện vận tải kéo bằng động cơ điện, kết cấu xây dựng, hàng rào hoặc dụng cụ. Sự tích điện trong các vật như vậy có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc tài sản và cần phải cho phóng điện hoặc giảm mức của trường xuống. Nói chung, sẽ không xảy ra bỏng RF nếu dòng RF do tiếp xúc nhỏ hơn hoặc bằng 50mA.

Phải xác định các khu vực có thể xảy ra các hiệu ứng này bằng phép đo và phải chỉ rõ bằng các báo hiệu nhìn thấy được.

Khi người lao động cần phải làm việc trong các khu vực gần với mức nêu trong bảng 1 thì phải thực hiện việc huấn luyện thích hợp về quy trình an toàn và các ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.7.1.7. Bảo vệ - phơi nhiễm không do nghề nghiệp

Với các kiến thức hiện có thì các giới hạn SAR và các mức trường dẫn xuất đối với phơi nhiễm trong trường RF được đề cập trong tiêu chuẩn này sẽ cung cấp một môi trường sống và làm việc khỏe và an toàn với phơi nhiễm trong trường RF trong các điều kiện bình thường. Tuy nhiên, sự hiểu biết về các ngưỡng đối với hiệu ứng sinh học quan sát được và các ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn là chưa đầy đủ. Chính vì vậy, cần thận trọng xem xét tránh phơi nhiễm không cần thiết để đạt được mục đích, trong khi tính đến thực tiễn hiện đại và hiệu quả chi phí của bất kỳ bố trí cụ thể nào.

Các nguyên lý bảo vệ công chúng có thể bị phơi nhiễm trong trường RF do ở gần anten hoặc các nguồn RF khác phải bao gồm:

a) xác định ranh giới của các khu vực ở đó đáp ứng các mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp, cung cấp các biển báo phù hợp và hạn chế công chúng tiếp cận đến các khu vực này.

55

Page 56: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

b) giảm mức công suất bức xạ sao cho mức phơi nhiễm trong khu vực nơi mà không thể không có công chúng xuống mức phù hợp với các mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp của tiêu chuẩn này;

c) quy hoạch sử dụng đất;

d) chấp nhận các ứng dụng hiện đại nhất và tránh phơi nhiễm không cần thiết mà vẫn đạt được mục đích dịch vụ.

3.7.2. Giới thiệu về TCVN 3718-2: 2007

Cấu trúc của Tiêu chuẩn bao gồm các nội dung sau:

Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn Định nghĩa Các lưu ý về phép đo liên quan đến đánh giá nguy hiểm RF

+ Đặc tính của bức xạ trường điện từ tần số radio (EM RF)+ Tóm tắt các vấn đề gặp phải trong các phép đo+ Vấn đề đo SAR+ Lưu ý đối với phép đo dòng điện cảm ứng

Thiết bị đo+ Hệ thống đo trường ngoài+ Đặc tính điện mong muốn+ Đặc tính vật lý mong muốn+ Thiết bị đo trường ngoài+ Thiết bị đo dòng điện cảm ứng (cơ thể)+ Thiết bị đo trường bên trong và SAR

Phép đo trong trường phơi nhiễm có nguy cơ tiềm ẩn+ Quy trình đo đối với trường ngoài+ Phép đo dòng điện cảm ứng trong cơ thể và dòng điện tiếp xúc+ Quy trình đo trường bên trong (SAR)+ Sử dụng dữ liệu kiểm tra trường gần để đánh giá SAR tiềm ẩn vượt

quá ở người bị phơi nhiễm

3.8. Nhận xét

Qua nghiên cứu cho thấy, các nước như Mỹ, Canada, Châu Âu,… và Việt Nam đều có quy định về giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ đối với con người và mức giới hạn an toàn là tương đương với nhau. Tuy nhiên trong dài tần từ 400 MHz trở lên yêu cầu trong TCVN (≤ 2W/m2) cao hơn các nước khác (mức giới hạn nằm trong dải từ 2 -10W/m2).

56

Page 57: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM, ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI

4.1. Canada

4.1.1. GL-01 (11/2005) - hướng dẫn đo kiểm các trường tần số vô tuyến điện dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz

4.1.1.1. Thủ tục đo kiểm mức năng lượng RF tại khu vực xung quanh đài phát thanh FM/phát thanh số, đài truyền hình VHF, UHF và truyền hình số và truyền hình MDS.

Phần này hướng dẫn đo mức năng lượng RF của các đài phát thanh FM (88-108 MHz), phát thanh số (1452-1492 MHz), truyền hình VHF, UHF, truyền hình số 54-72 MHz, 76-88 MHz, 174-216 MHz, 470-806 MHz và truyền hình MDS hoạt động ở băng tần 2596-2686 MHz.

Việc đo kiểm trường phải do các cán bộ được đào tạo và có kiến thức kỹ thuật về quảng bá thực hiện.

a) Xác định vùng đo: Xác định các khoảng cách đo thích hợp

Trước tiên phải tính toán trên lý thuyết để xác định bán kính tối đa để thực hiện phép đo trên cơ sở phân tích phân bố mật độ công suất của mỗi đài phát sóng. Việc phân tích này cần được xem xét mật độ công suất cho phép tại mỗi tần số theo phương đứng và phương ngang của từng anten theo cấu trúc anten, biểu đổ phương vị và góc ngẩng của từng anten, kiểu điều chế, phân cực của anten bức xạ, độ cao mặt đất của khu vực gần anten và mức ERP tối đa của mỗi đài phát sóng.

Phần mềm dự đoán mật độ công suất, ví dụ như 'HIFIELD', có thể sử dụng để ước lượng vị trí tới hạn (vùng tuân thủ) mà bên trong đó mức phơi nhiễm có thể vượt quá giới hạn cho phép của Luật an toàn số 6. Hầu hết các phần mềm loại này đều có tích hợp sẵn việc tính toán giới hạn an toàn và khoảng cách đo kiểm tối đa (vùng liên quan).

Khi xem xét biểu đồ bức xạ để tính toán và ước lượng khoảng cách tối đa cần phải đo kiểm, thì cũng cần có dung sai do cấu trúc mà anten hỗ trợ.

Xác định các vị trí đo

57

Page 58: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Việc xác định các vị trí đo tuỳ thuộc vào hệ thống đang xem xét. Việc đo kiểm nên được thực hiện dọc theo tối thiểu 8 vòng tròn đồng tâm tính từ trung tâm điểm tham chiếu (ví dụ như chân tháp anten) đến khoảng cách đo kiểm tối đa như đã xác định ở trên. Nếu việc đo kiểm được thực hiện tại từng điểm riêng lẻ thay cho việc đo kiểm liên tục thì khoảng cách tối đa giữa các điểm đo không được vượt quá 2m.

Số lượng các vòng tròn có thể tăng và/hoặc khoảng cách đo kiểm tối đa tính từ trung tâm điểm tham chiếu có thể mở rộng nếu kết qua đo được cho thấy cần phải thực hiện đo thêm nhằm đảm bảo tất cả các vị trí tại hoặc gần đài phát nơi dân chúng có thể thâm nhập được tuân thủ giới hạn an toàn theo Luật an toàn số 6.

b) Thực hiện đo: Phương pháp đo

Đối với các khu vực chỉ có đài phát đơn, việc đo kiểm có thể được bằng các thiết bị băng rộng hoặc thiết bị đo chọn tần tương ứng.

Đối với các khu vực có nhiều đài phát thì sử dụng thiết bị đo băng rộng đo được mật độ công suất tổng cộng là thích hợp hơn. Có thể sử dụng thêm máy phân tích phổ để dò toàn bộ nguồn phát xạ tại khu vực đo và:

Nếu không có nguồn phát sóng có tần số dưới 30MHz và trên 300MHz thì việc đo kiểm có thể thực hiện bằng thiết bị có đáp ứng tần số - biên độ “phẳng”.

Nếu có nguồn phát sóng có tần số dưới 30MHz và trên 300MHz thì thiết bị phải là thiết bị “đáp ứng trọng số” thể hiện được đường giới hạn theo Luật an toàn số 6.

Tại từng điểm đo, người khảo sát cần phải tuân thủ các thủ tục được nêu trong Hướng dẫn. Thông thường, việc này được thực hiện bằng cách giữ đầu dò cách xa người và trong phạm vi cách người đo vài mét không có vật nào. Người đo không đứng trên đường thẳng nối từ nguồn phát đến đầu dò (không ở trước và không ở sau). Để minh hoạ rõ hơn, giả sử người đo quay mặt về phía nguồn phát thì tay cần dang rộng ra xa để giữ đầu dò và để đầu dò chĩa thẳng về phía nguồn phát sóng.

Trong trường hợp sử dụng giá đỡ 3 chân, thì giá đỡ 3 chân không được làm bằng kim loại để tránh hiệu ứng đánh thủng. Sự cộng hưởng của các thiết bị đó có thể ở gần các tần số liên quan và các nhiễu ký sinh này có thể gây ra nhiễu đáng kể.

Nếu đài truyền hình analog được đó kiểm và ở đó có trạm phát sóng hot spot mà mật độ công suất vượt quá 75% giá trị mật độ công suất cho phép thì phải ghi chép cả giá trị đo trung bình và giá trị đỉnh được đo trong khoảng thời gian 1 phút.

58

Page 59: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Việc đo kiểm tỉ mỉ hơn cần phải được thực hiện tại khu vực có các vật thể tiền tàng gây phản xạ, ví dụ như tường, hàng rào,… mặc dù các vị trí này không nằm trên các đường tròn được lựa chọn. Việc đo kiểm tại vị trí cách các vật thể một khoảng ít hơn 20 cm không có giá trị.

Báo cáo kết quả đoBáo cáo kết quả đo kiểm phải có các dữ liệu sau: Mô tả chung về khu vực và hệ thống phát sóng. Đánh giá phù hợp hay không phù hợp so với các giới hạn an toàn của

Luật an toàn số 6. Đánh dấu tất cả các giá trị đo được mà vượt 50% giá trị áp dụng và vị trí

của các điểm (hoặc khu vực) này; và Cung cấp các mô tả về phương tiện cần thiết áp dụng tại các vị trí và các

điểm truy nhập (hot spot) vượt quá các mức giới hạn an toàn tương ứng để ngăn ngừa hoặc cảnh báo người dân xâm nhập.

4.1.1.2. Thủ tục đo kiểm mức năng lượng RF tại khu vực xung quanh đài phát thanh AM

Phần này mô tả việc đo kiểm đài phát thanh AM tại băng tần 525 đến 1705 kHz. Việc đo kiểm trường phải do các cán bộ được đào tạo và có kiến thức kỹ thuật về quảng bá thực hiện. Thủ tục này cũng có thể áp dụ đối với đài phát thanh AM công suất thấp.

a) Xác định vùng đo:

Tính toán khoảng cách

Trước tiên phải tính toán trên lý thuyết để xác định bán kính tối đa để thực hiện phép đo trên cơ sở phân tích phân bố mật độ công suất của mỗi đài phát sóng. Việc phân tích này cần được xem xét mật độ công suất cho phép tại mỗi tần số theo phương đứng và phương ngang của từng anten theo cấu trúc anten, biểu đổ phương vị và góc ngẩng của từng anten, kiểu điều chế, phân cực của anten bức xạ, độ cao mặt đất của khu vực gần anten và mức ERP tối đa của mỗi đài phát sóng.

Do có các khoảng cách giữa các thiết bị phát sóng (tháp phát sóng) trong dãy đài phát AM, mỗi tháp phát sóng phải được đánh giá riêng rẽ. Do đó, đối với mỗi tháp phát sóng, mỗi vùng đo kiểm có thể được thiết lập bằng cách sử dụng bảng dưới đây.

Bảng 22. Bảng quy định khoảng cách an toàn đối với đài AM theo GL-01

59

Page 60: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Các giá trị trong bảng được tính toán bằng phần mềm NEC (Numeric Electromagnetic Code) áp dụng đối với các bộ bức xạ thẳng. Mô hình này giả sử khoảng cách trong trường hợp xấu nhất (worst-case) tính từ tháp anten AM đơn. Các khoảng cách xen giữa có thể ước lượng nội suy từ 2 giá trị khoảng cách gần nhất. Nếu sử dụng phương pháp bảng trên, vung đo kiểm của mỗi tháp cần được xác định bằng công suất vào tương ứng. Còn nếu chỉ sử dụng phương pháp xấp xỉ (approximate method) thì thường phương pháp này đủ chính xác cho hầu hết các trường hợp. Trong trường hợp có nghi ngờ, đối với các tháp công suất thấp thì bán kính đo kiểm tối thiểu được đề xuất là 5m.

Xác định các vị trí đo

Giới hạn an toàn theo Luật an toàn số 6 sẽ được xác định nằm dọc trên vòng gần tròn hoặc gần giống hình quả trứng xung quanh chân tháp anten. Khi đo kiểm chi tiết, ít nhất phải thực hiện đo tại 4 điểm trên từng vòng tròn của từng tháp anten bắt đầu từ vòng tròn có bán kính lớn nhất chuyển dịch vào trong phía chân tháp. Tuy nhiên, thông thường thì chỉ cần xem xét tháp “nóng nhất”. Bán kính đo kiểm tính toán trên lý thuyết có thể phải tăng lên nếu kết quả đo tại điểm đo đầu tiên đã vượt quá mức giá trị cho phép của Luật an toàn số 6 đối với khu vực công cộng.

b) Thực hiện đo:

Đo trường điện H, trường từ H và mật độ công suất

Thông thường vùng đo kiểm của đài phát AM nằm trong vùng trường gần và trường phản ứng của anten (near and reactive field) do đó cần phải thực hiện đo cả trường E và trường H. Đối với đài phát đơn, có thể sử dụng thiết bị đo bằng rộng hoặc thiết bị đo chọn tần để thực hiện đo kiểm.

Đối với khu vực có nhiều đài phát thì cần phải thực hiện như sau:

60

Page 61: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

- Đối với khu vực có 2 đài phát AM: do giới hạn của Luật an toàn số 6 phụ thuộc vào tần số trong dải tần khoảng 1MHz, do đó cách đơn giản nhất để xác định khoảng cách là sử dụng giá trị công suất tương ứng với tổng công suất của 2 đài phát và tần số lớn nhất để xác định giới hạn cho phép theo Luật an toàn số 6. Mặt khác, cần phải xác định và cộng giá trị (bình phương của từng cường độ trường) của từng nguồn để xác định sự phù hợp, thủ tục này yêu cầu phải lần lượt tắt từng đài phát trong quá trình đo kiểm.

- Đối với khu vực có đài phát cả AM và FM: sự khác nhau về trọng số của từng nguồn là đáng kể và để xác định tỷ lệ phần trăm của từng nguồn thì cần phải tắt lần lượt từng nguồn để thực hiện đo. Phần đóng góp của các đài phát VHF tại khu vực đang khảo sát được xác định bằng cách dùng máy đo mật độ công suất có đáp ứng trọng số thể hiện được đường đường giới hạn theo Luật an toàn số 6. Tổng cộng các phần đóng góp của đài phát AM và FM cần được xác định để thiết lập vùng vượt quá mức giới hạn của Luật an toàn số 6.

Tại từng điểm đo, người khảo sát cần phải tuân thủ các thủ tục được nêu trong Hướng dẫn. Thông thường, việc này được thực hiện bằng cách giữ đầu dò cách xa người và trong phạm vi cách người đo vài mét không có vật nào. Người đo không đứng trên đường thẳng nối từ nguồn phát đến đầu dò (không ở trước và không ở sau). Để minh hoạ rõ hơn, giả sử người đo quay mặt về phía nguồn phát thì tay cần dang rộng ra xa để giữ đầu dò và để đầu dò chĩa thẳng về phía nguồn phát sóng.

Trong trường hợp sử dụng giá đỡ 3 chân, thì giá đỡ 3 chân không được làm bằng kim loại để tránh hiệu ứng đánh thủng. Hiệu ứng nhiễu trường tại trường cục bộ có thể làm mất hiệu lực của phép đo.

Việc đo kiểm tỉ mỉ hơn cần phải được thực hiện tại khu vực có các vật thể tiền tàng gây phản xạ, ví dụ như tường, hàng rào,… mặc dù các vị trí này không nằm trên các đường tròn được lựa chọn. Việc đo kiểm tại vị trí cách các vật thể một khoảng ít hơn 20 cm không có giá trị.

Đo dòng điện cảm ứng

Việc đo dòng điện cảm ứng nên được thực hiện tại các khoảng cách tính toán theo giới hạn của Luật an toàn số 6. Tại mỗi khoảng cách này cần thực hiện ít nhất là 4 lần đo. Các vị trí đo được lựa chọn trong vùng đo phải là các vị trí có mức năng lượng RF cao nhất đã được ghi chép lại. Việc đo kiểm thực tế được thực hiện bằng cách sử dụng đồng hồ đo dòng điện cảm ứng với anten băng rộng mô phỏng giống như người (cao khoảng 1,75m). Nếu không có anten mô phỏng người mà dùng vật thể khác thay thế thì phải đảm bảo mặt trước/sau của vật thể phải thẳng hàng với tháp anten.

Đo dòng điện tiếp xúc

61

Page 62: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Việc đo dòng điện tiếp xúc có thể yêu cầu các công trình dẫn điện ở gần (như vật thể, toà nhà, hàng rào và dây dẫn,…). Các công trình này phải được đánh giá riêng cho từng trường hợp. Khoảng cách ở trong vùng đo sẽ là một hàm của kích thước và phương hướng của công trình, khoảng cách từ công trình đến anten và công suất của đài phát.

Việc đo kiểm được thực hiện bằng cách dùng đồng hồ đo dòng điện tiếp xúc có đĩa hoặc kẹp tiếp đất thích hợp. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo đầu dò hoặc thiết bị đấu nối phải tiếp xúc tốt với đối tượng cần đo.

Báo cáo kết quả đo

Báo cáo kết quả đo kiểm phải có các dữ liệu sau: Mô tả chung về khu vực và hệ thống phát sóng. Đánh giá phù hợp hay không phù hợp so với các giới hạn an toàn của

Luật an toàn số 6. Đánh dấu tất cả các giá trị đo được mà vượt 50% giá trị áp dụng và vị trí

của các điểm (hoặc khu vực) này; và Cung cấp các mô tả về phương tiện cần thiết áp dụng tại các vị trí và các

điểm truy nhập (hot spot) vượt quá các mức giới hạn an toàn tương ứng để ngăn ngừa hoặc cảnh báo người dân xâm nhập.

Chỉ rõ những vị trí cụ thể trong vùng này mà ở gần với vật bằng kim loại và các vật thể phản xạ tiềm năng.

62

Page 63: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

4.1.2. TN-329 (2/2011) - Thủ tục đo kiểm an toàn theo Luật an toàn số 6 (Môi trường không được kiểm soát)

Mục đích của tài liệu kỹ thuật này là mô tả thủ tục đo kiểm đối với các loại công trình quảng bá, thông tin vô tuyến khác nhau để xác định sự phù hợp đối với giới hạn an toàn của khu vực không được kiểm soát theo Luật an toàn số 6.

Quá trình đánh giá:

Các bước để xác định sự phù hợp với Luật an toàn số 6 theo các giới hạn đối với môi trường không được kiểm soát tại một khu vực cụ thể của hệ thống anten quảng bá hoặc thông tin vô tuyến như sau:

(1). Trước khi thực hiện đo kiểm tại hiện trường thì cần phải thực hiện việc khảo sát hiện trường. Tất cả các dữ liệu phải được thu thập bao gồm: các đài quảng bá trong bán kính 1km, các trạm phát cố định mặt đất của hệ thống di động, tế bào, PCS, vi ba, rada và dịch vụ định vị vô tuyến trong phạm vi bán kính 100m tính từ khu vực xem xét.

(2). Thực hiện tính toán (theo TN-261 và/hoặc phầm mềm HIFIELD) để ước lượng mức RF trong trường xa đối với khu vực xem xét để xác định các vị trí tương đối cần phải đo kiểm (ví dụ như các vị trí mà tính toán cho thấy mức RF lớn hơn hoặc bằng 50% mức giới hạn của môi trường không được kiểm soát).Ghi chú: nếu theo phân tích lý thuyết cho thấy không có vị trí nào bằng hoặc vượt quá 50% mức giới hạn cho phép của môi trường không được kiểm soát (trong khu vực người dân có thể tiếp cận) thì khu vực xem xét được coi là phù hợp và không cần phải thực hiện đo kiểm.

(3). Khoảng cách trường xa phải được xem xét khi lựa chọn các vị trí đo. Thông thường nếu một vị trí ở trong vùng trường xa của tất cả các thành phần bức xạ thì chỉ cần đo trường E là đủ. Nếu không thì cần phải đo cả trường E và trường H.

(4). Tuỳ theo kết quả khảo sát hiện trường để lựa chọn thiết bị đo băng rộng và/hoặc băng hẹp để thực hiện đo tại hiện trường.

(5). Lấy các vị trí được xác định trong mục (2) làm điểm bắt đầu, thực hiện đi bộ vòng quanh khu vực xem xét theo phương pháp quy định của GL-01 để xác định các vị trí có mức RF cao (≥ 50% giá trị giới hạn của môi trường không được kiểm soát, bao gồm cả điều kiện không đảm bảo đo).

(6). Việc đo kiểm tại hiện trường nên được thực hiện với điều kiện luôn nhìn thấy anten. Trong trường hợp đo trên nóc nhà, việc đo kiểm phải được thực hiện ít nhất là tại tất cả các vị trí mà người dân có thể bị phơi nhiễm tại hướng búp sóng chính của các anten.

(7). Kết quả đo kiểm phải gồm dữ liệu về vị trí đo, thông số đọc trên máy đo và thời gian đo.

63

Page 64: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

(8). Các điều kiện không đảm bảo đo phải được xem xét trong quá trình khảo sát.

4.1.3. TN-261 (2/2011) - Thủ tục đánh giá sự phù hợp Luật an toàn số 6 đối với phơi nhiễm tần số vô tuyến điện (giới hạn phơi nhiễm môi trường không được kiểm soát)

Tài liệu này ban hành nhằm mục đích cung cấp công cụ đánh giá nhanh sự phù hợp với giới hạn cho phép của Canada về phơi nhiễm trường điện từ của các đài vô tuyến đơn giản. Phương pháp nêu trong tài liệu này chỉ hợp lệ đối với các vùng nằm trong trường xa của anten và không phân tích chi tiết về sự phù hợp. Trường hợp đánh giá chi tiết thì cần phải có kỹ thuật phân tích dựa trên số liệu thực tế và có sử dụng biểu đồ bức xạ thực của anten và có xem xét đến cả các nguồn bức xạ khác trong khu vực xem xét.

Tài liệu kỹ thuật này phác thảo một thủ tục đánh giá để xác định sự phù hợp về phơi nhiễm trường điện từ với Luật an toàn số 6 (SC6).

Quá trình đánh giá sự phù hợp với SC6 gồm 3 bước. Các phương pháp đánh giá nêu trong bước 1 và bước 2 áp dụng để đánh giá được hầu hết các đài phát đơn giản, còn đối với các trường hợp phức tạp như trên các mái nhà mà người dân có thể tiếp cận và có nhiều anten thì cần phải có kỹ thuật phân tích chi tiết hơn ở bước 3.

Bước 1: Chứng thực hoặc phân tích

Nếu hồ sơ xin phép có kèm theo một chứng thực hoặc phân tích chấp nhận được, thể hiện sự phù hợp với yêu cầu của SC6 đối với môi trường không được kiểm soát thì không cần phải xem xét thêm. Nếu có nghi ngờ về sự phù hợp hoặc hồ sơ không có giấy tờ chứng thực hoặc phân tích thì thực hiện tiếp bước 2.

Bước 2: Phân tích vùng không được miễn đo (non-Exemption Zone)

Sử dụng các tham số kỹ thuật của đài phát và phương pháp nêu trong tài liệu này để thực hiện đánh giá. Nếu đài phát phù hợp với các thủ tục nêu trong mục 3.1 đến 3.4 và 4 của tài liệu này thì không cần phải đánh giá thêm. Tuy nhiên nếu đài phát không đáp ứng các thủ tục của bước này thì thực hiện tiếp bước 3.

Bước 3: Phân tích chỉ tiêu, đo kiểm trường hoặc đo kiểm đơn giản

Thủ tục nêu trong mục 3.4 của tài liệu này áp dụng đối với trường hợp nhiều anten và nhiều băng tần là cách đánh giá tương đối quá mức đối với tín hiệu RF. Vì số lượng anten và băng tần tăng thì kết quả ước lượng trở nên thiếu tính thực tế tại ra mức dự đoán lớn hơn thực tế đo được, do đó cần phải có phương pháp khác thay thế.

64

Page 65: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Cán bộ thụ lý hồ sơ có thể mô tả một số tuỳ chọn để minh hoạ cho người nộp hồ sơ về sự phù hợp với SC6. Người nộp hồ sơ có thể lựa chọn (i) cung cấp cách tính toán chi tiết, (ii) thực hiện đo kiểm và/hoặc (iii) thực hiện phép đo đơn giản tại hiện trường.

(i) Phải thực hiện tính toán chi tiết dựa trên tham số kỹ thuật thực tế đối với tất cả khu vực công cộng người dân có thể tiếp cận được để minh hoạ sự phù hợp SC6 đối với môi trường không được kiểm soát. Việc này gồm các tham số kỹ thuật chính xác đối với mỗi anten phát như giản đồ hướng tính đứng và ngang của anten, tần số, công suất bức xạ hiệu dụng (e.r.p), chiều cao cột anten và đối với trường hợp có nhiều anten hỗ trợ nhiều cấu trúc thì cần phải xác định vị trí theo phương ngang của anten và điểm tham chiếu tính toán. Việc tính toán có thể thực hiện bằng cách sử dụng bảng hoặc phần mềm mô tính tính toán như Hifield và có xem xét đến vùng trường gần và trường xa và các giới hạn của SC6. Cán bộ đánh giá phải xác thực việc tính toán và trong trường hợp tính toán chi tiết chỉ ra các vùng thâm nhập có mức RF vượt quá 50% giá trị giới hạn của môi trường không kiểm soát hoặc cán bộ đánh giá không chắc chắn là đài phát phù hợp với SC6 thì phải yêu cầu người nộp hồ sơ thực hiện đo kiểm hoặc đo kiểm đơn giản.

(ii) Việc đo kiểm chi tiết phải được thực hiện để minh hoạ rằng các khu vực có thể thâm nhập được phải có giá trị trường tuân thủ với mức giới hạn của SC6 trong môi trường không được kiểm soát. Người nộp hồ sơ phải cung cấp báo cáo kết quả đo chi tiết (theo GL-08). Thông tin chi tiết hơn nêu trong GL-01 và TN-329. Nếu kết quả không thủ hiện sự phù hợp người nộp hồ sơ phải thực hiện các phép đo đơn giản. Cán bộ đánh giá có thể các phép đo kiểm cần thực hiện tại các khu vực cụ thể ví vụ các khu vực người dân thường tiếp cận. Cán bộ đánh giá cũng có thể quan sát việc thực hiện đo kiểm hoặc sử dụng thiết bị đo của cơ quan để thực hiện phép đo.

(iii) Người nộp hồ sơ có thể đề nghị các phép đo kiểm đơn giản để đánh giá sự phù hợp với SC6. Việc này có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) việc giảm công suất, thay đổi anten hoặc có biện pháp ngăn chặn người dân thâm nhập vào các khu vực mà có mức phơi nhiễm lớn hơn mức giới hạn quy định của SC6 đối với môi trường không được kiểm soát. Đối với các phép đo kiểm đơn giản được khuyến nghị với đa số trường hợp là áp dụng GL-02 (Hướng dẫn bảo vệ khu vực công cộng đảm bảo sự tuân thủ theo SC6). Cán bộ đánh giá có thể yêu cầu đo kiểm đơn giản nếu việc xem xét các tài liệu do người nộp hồ sơ cung cấp chưa thấy thoả đáng. Người nộp hồ sơ cần đề nghị Cơ quan đánh giá khi nào thì thực hiện việc đo kiểm đơn giản.

65

Page 66: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Mặc dù sự phù hợp với CPC-2-0-03 (Yêu cầu quản lý đối với Hệ thống anten bảng bá và thông tin vô tuyến) và SC6 là điều kiện tiêu chuẩn để cấp phép, nhưng cán bộ đánh giá vẫn có thể yêu cầu thêm các điều kiện cụ thể khác, ví dụ người nộp hồ sơ phải minh hoạ sự phù hợp bằng việc đo kiểm hoặc thực hiện đo đơn giản trước khi được cấp giấy phép chính thức. Ngoài ra cũng có thể có các điều kiện khác kèm theo giấy phép.

Tổng quan về phân tích vùng không được miễn đo

Đường biên của trường gần - trường xa có dạng hình cầu là vùng mà không được tiếp cận (như hình vẽ dưới đây).

Hình 10. Đường biên trường gần - trường xa của anten

Công thức xác định bán kính đường biên vùng trường gần - trường xa:- Anten có kích thước nhỏ so với bước sóng (D ≤ ): R = /2.- Anten có kích thước lớn so với bước sóng (D > ): R = 0,5D2/.- Ví dụ anten phát sóng ở tần số 875MHz (bước sóng là 0,34m) chiều

dài mặt bức xạ D = 1,22 bán kính đường biên là:R = 0,5*1,222/0,34 = 2,17m.

Vùng hạn chế thâm nhập (Restricted Zone) của anten được xác định theo các tham số kỹ thuật của anten là một hình trụ bao quanh anten, trong đó mặt trên của hình trụ nằm trong mặt phẳng ngang cắt qua tâm anten. Vùng cấm cũng được áp dụng với phần trên của anten do đó phần đối xứng của hình trụ qua tâm ngang của anten được cộng thêm vào vùng hạn chế thâm nhập xác định ở trên thành vùng hạn chế tổng cộng, như hình vẽ dưới đây.

66

Page 67: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 11. Vùng hạn chế thâm nhập của anten Nếu đường biên của trường gần - trường xa giao với vùng hạn chế thì

vùng không được miễn đo tổng cộng là sự kết hợp của hình cầu và hình trụ.

Hình 12. Vùng không được miễn đo tổng hợp

Trường hợp người dân có thể tiếp cận vào vùng không miễn đo tổng hợp như hình 13 thì phải thực hiện bước 3 của quy trình đánh giá.

67

Page 68: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 13. Trường hợp phải đo kiểm đánh giá chi tiết

Kết luận:

Tài liêu kỹ thuật này cung cấp một công cụ đánh giá nhanh về sự phù hợp của đài phát đơn giản về phơi nhiễm tần số vô tuyến điện so với hướng dẫn của SC6. Phương pháp này áp dụng đối với các đài phát đơn nhưng cũng có thể cung cấp cách đánh giá chấp nhận được đối với đài có nhiều anten bằng cách đơn giản hoá quy trình đánh giá. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến nghị đối với việc phân tích chi tiết sự phù hợp. Đối với các trường hợp đó thì phải sử dụng các kỹ thuật đo kiểm thực tế để xem xét sự đóng góp của từng nguồn phát sóng có tại khu vực khảo sát.

Lý thuyết chung về antenNói chung, khu vực xung quanh anten được chia thành các vùng: vùng

trường gần (reactive/evanescent near-field - vùng trường gần phản ứng), vùng trường gần bức xạ (radiating near-field, Fresnel), vùng chuyển tiếp (transition zone) và vùng trường xa (far-field - Fraunhofer).

Hình 14. Các vùng trường của anten68

Page 69: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Vùng trường gần phản ứng: cách anten một khoảng là /2. Vùng trường gần bức xạ: với anten có kích thước lớn (D > ) thì vùng này

có kích thước là cách anten từ /2 đến 0,5D2/. Vùng chuyển tiếp: đối với anten có kích thước nhỏ so với bước sóng thì

khoảng cách vùng này là từ 0,1 đến 1. Vùng trường xa: thông thường vùng trường xa là vùng có bán kính từ

2D2/ (D là chiều cao mặt bức xạ của anten) ra xa vô cùng, tuy nhiên theo hướng dẫn của SC6 khuyến nghị là vùng này tính từ bán kính 0,5D2/ ra xa vô cùng vì coi vùng chuyển tiếp và vùng trường xa là một.

4.2. Mỹ

4.2.1. Khuyến nghị IEEE Std C95.3-2002

(IEEE Recommended Practice for the Measurement and Computations of Radio Frequency Electromagnetic Fields with Respect to Human Exposure to such Fields, 100 kHz to 300 GHz) - Khuyến nghị về đo kiểm và tính toán các trường điện từ tần số radio liên quan đến phơi nhiễm của con người, dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz

Khuyến nghị này xem xét lại và phát triển các tham số áp dụng đối với các phương pháp được ưu tiên trong việc đo kiểm và tính toán các trường điện từ tần số vô tuyến điện ngoài mà con người có thể bị phơi nhiễm. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các phương pháp ưu tiên để đo kiểm và tính toán các trường dẫn xuất và dòng điện cảm ứng trong dải tần số 100kHz đến 300GHz.

Mục đích của khuyến nghị này là cung cấp các kỹ thuật và thiết bị để đo kiểm và tính toán trường điện từ có thể gây nguy hiểm tiềm tàng trong cả vùng trường gần và trường xa.

Nội dung chính của khuyến nghị này gồm các phần sau:

- Các vấn đề về đo kiểm liên quan đến việc đánh giá tác hại của tần số radio: phần này trình bày về đặc tính của bức xạ trường điện từ tần số radio, tổng kết các vấn đề về đo kiểm, các vấn đề về đo SAR và các vấn đề về đo dòng điện cảm ứng.

- Các khuyến nghị về thiết bị đo: phần này đưa ra các yêu cầu chung đối với các máy đo, yêu cầu về các đặc tính vật lý của máy đo, yêu cầu đối với máy đo và các công thức tính toán khi đo trường ngoài, đo dòng điện cảm ứng, đo trường trong và SAR.

- Vấn đề đo kiểm các trường phơi nhiễm có tiềm năng gây nguy hiểm: phần này trình bày về các chú ý về an toàn khi thực hiện việc đo kiểm, các thủ tục đo trường ngoài, đo dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp xúc, đo trường trong và việc ước lượng mức SAR từ dữ liệu đo trường phơi nhiễm ngoài.

69

Page 70: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

- Tính toán SAR trên lý thuyết: phần này đưa ra các công thức xác định giá trị SAR và các phương pháp tính toán trong các trường hợp khác nhau.

- Các phụ lục để tham khảo về: kỹ thuật hiệu chỉnh thiết bị đo trường ngoài, tính toán trường phơi nhiễm trên lý thuyết, kỹ thuật bổ sung để đo SAR,…

4.2.2. Khuyến nghị IEEE Std C95.4-2002:

Việc xác định khoảng cách an toàn được trình bày trong khuyến nghị này được thực hiện bằng cách sử dụng kíp nổ (blasting cap - là kíp nổ hình trụ chứa một hoặc nhiều chất nổ độ nhậy cao mà có thể phát nổ do điện hoặc tia lửa). Kíp nổ điện có thể nổ bất ngờ khi gần một trạm phát sóng điện từ.

Khuyến nghị này áp dụng để xác định khoảng cách an toàn từ anten phát trong dải tần số từ 10kHz đến 12GHz bao gồm anten truyền hình VHF, UHF, đài phát thanh FM và AM, trạm rađa, máy phát tín hiệu dẫn đường và các thiết bị thông tin di chuyển.

Các giả thiết sử dụng trong việc tính toán khoảng cách an toàn:

- Ở nước Mỹ, các tháp anten TV và FM phân cực ngang có chiều cao khoảng 600m.

- Các trạm phát thanh quảng bá AM trong dải tần 540kHz đến 1600kHz sử dụng anten quảng bá có độ tăng ích lớn nhất là 10.

- Công suất tối đa dẫn vào anten phát thanh quảng bá AM tối đa theo quy định của FCC là 50 kW.

- Các trạm phát sóng đứng cố định không phải đài phát thanh AM quảng bá tối đa có hệ số tăng ích tối đa là 10.

- Các máy phát di động có hệ số tăng ích tối đa là 3.

- Đối với các trạm phát thanh quảng bá FM và đài truyền hình VHF, FCC giới hạn công suất phát xạ hiệu dụng tối đa (ERP) như sau: từ kênh 1 đến kênh 6 là 100kW, từ kênh 7 đến kênh 13 là 316kW, đài phát thanh quảng bá FM là 550kW.

- Công suất tối đa của các đài truyền hình UHF do FCC quy định là 5000kW.

- Trở kháng của dây cầu của kíp nổ là 1 .

- Các dây nối của kíp nổ là loại dây đồng AWG#20.

- Mức công suất RF “không nổ” của các kíp nổ thương mại là 40mW.

- Đối với các nguồn sóng phân cực dọc và phân cực ngang, cấu hình trong trường hợp xấu nhất của dây kíp tương tự như một anten vòng.

- Đài dẫn đường vô tuyến có hệ số tăng ích của anten là 3.

70

Page 71: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Trên cơ sở các giả thiết trên, khuyến nghị C95.4-2002 đưa ra các khoảng cách an toàn đối với các đài phát thanh, truyền hình như sau:

Khuyến nghị về khoảng cách tối thiểu từ anten phát thanh quảng bá AM từ 0.54MHz đến 1.7MHza

Bảng 23. Bảng khuyến nghị khoảng cách tối thiểu từ anten phát thanh quảng bá AM theo C95.4-2002

Công suất bức xạ (W)b Khoảng cách tối thiểu (m)Đến 1.000 110

4.000 2205.000 24510.000 34525.000 55050.000 770100.000 1090500.000 2500

Ghi chú:a bảng giá trị này được tính toán ở tần số 1,6MHz với các giả thiết là: hệ số tăng ích bằng 1, bộ đo kíp nổ có chu vi vòng đo là 7,35m và diện tích vòng đo là 2,32m2.b công suất dẫn đến anten. Hiện tại công suất tối đa của đài phát quốc tế là 500.000W.

Khuyến nghị về khoảng cách tối thiểu từ anten phát thanh quảng bá FM , truyền hình quảng bá VHF

Bảng 24. Bảng khuyến nghị khoảng cách tối thiểu từ anten phát thanh quảng bá FM, truyền hình quảng bá VHF theo C95.4-2002

Công suất bức xạ hiệu dụng

(kW)

Khoảng cách an toàn tối thiểuKênh 2 - 6

(54 đến 88MHz)Phát thanh FM

(88 đến 108MHz)Kênh 7 - 13

(174 đến 216MHz)150 870 710 540315 1050 860 650400 1110 910 680

1.000 1400 1150 8601.500 1550 1270 9506.000 2190 1790 134010.000 2500 2040 153025.000 3130 2560 1900

71

Page 72: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Khuyến nghị về khoảng cách tối thiểu từ anten truyền hình quảng bá UHF (các kênh từ 13 trở lên):

Bảng 25. Bảng khuyến nghị khoảng cách tối thiểu từ anten truyền hình quảng bá UHF theo C95.4-2002

Công suất bức xạ hiệu dụng (kW) Khoảng cách tối thiểu (m)600 485

2.500 6935.000 825

72

Page 73: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

4.2.3. OET Bulletin 65

Evaluating Compliance with FCC Guidelines for Human Exposure to Radiofrequency Electromagnetic Fields - Edition 97-01 - August 1997 - Phương pháp đánh giá sự phù hợp với các hướng dẫn của FCC về phơi nhiễm đối với con người của trường điện từ tần số vô tuyến điện.

Tài liệu OET Bulletin 65 cung cấp một phương pháp xác định một đài phát vô tuyến dự kiến xây dựng hoặc đang tồn tại, các hệ thống hoặc thiết bị có tuân thủ với giới hạn phơi nhiễm đối với con người của trường điện từ tần số vô tuyến điện do FCC ban hành.

Tuy nhiên tài liệu này không có ý định thiết lập các thủ tục bắt buộc và các phương pháp hoặc thủ tục khác có thể được chấp nhận nếu dựa trên đo kiểm thực tế.

Tài liệu này đưa ra các phương pháp dự đoán (prediction methods) trong đó trình bày về các phương trình dự đoán trường RF, tính toán hệ số tăng ích tương đối (Relative Gain) và tính toán các tham số trên búp sóng chính (Main-Beam Calculations), tài liệu này cũng đưa ra phương pháp dự đoán đối với các anten khẩu độ Aperture Antennas và các loại anten đặc biệt, tính toán ở các khu vực có nhiều đài phát và môi trường phức tạp. Trình bày về việc đánh giá các máy điện thoại di động và thiết bị cầm tay.

Ngoài ra tài liệu này cũng trình bày về các thiết bị đo kiểm và việc đo kiểm các đại lượng trường điện từ.

4.3. Nhận xét

Qua nghiên cứu trường hợp của Canada và Mỹ cho thấy, các nước này đều có quy định về việc đánh giá sự phù hợp về an toàn phơi nhiễm trường điện từ của các đài phát vô tuyến điện, trong đó có đài phát thanh, truyền hình. Trường hợp của Canada là nước có đầy đủ các tài liệu, tiêu chuẩn chi tiết đưa ra phương pháp tính toán, xác định các vị trí cần đo kiểm để đánh giá sự tuân thủ về phơi nhiễm đối với các đài phát sóng vô tuyến điện như đài phát thanh, đài truyền hình, trạm rađa, trạm phát sóng vi ba,…

Ngoài ra qua tham khảo một số tài liệu, tiêu chuẩn của ITU, Úc, liên minh châu Âu cho thấy các khuyến nghị tại các tài liệu, tiêu chuẩn này chủ yếu là về thiết bị đo kiểm, phương pháp đo kiểm phơi nhiễm trường điện từ, dòng điện tiếp xúc, dòng điện cảm ứng, khuyến nghị về thiết bị đo, phương pháp hiệu chuẩn máy đo trong quá trình đo,… không có khuyến nghị cụ thể về phương pháp tính toán xác định các vùng đo cần phải đo, các điểm cần phải đo kiểm,…

Việt Nam có 2 tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2005 và TCVN 3718-2:2007 quy định về giới hạn an toàn phơi nhiễm trường điện từ và khuyến nghị một số vấn đề về đo kiểm như thiết bị đo, việc đo kiểm trong điều kiện trường xa, trường gần, đo dòng điện tiếp xúc, dòng điện cảm ứng, đo SAR,… tuy nhiên 2 tiêu chuẩn này không có phương pháp đo kiểm cụ thể đối với đài phát thanh, truyền hình.

73

Page 74: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn QCVN 8:2010/BTTTT quy định về mức giới hạn phơi nhiễm và xác định vùng đo, điểm đo, phương pháp đo kiểm áp dụng đối với trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng. QCVN 8 này có một số nội dung tương đồng với đài phát thanh, truyền hình như về mức giới hạn phơi nhiễm, tần số, các xác định vùng tuân thủ,… và có thể áp dụng đối với đài phát thanh, truyền hình.

Do vậy nhóm chủ trì đề tài sử dụng QCVN 8:2010/BTTTT và tài liệu của Canada gồm: GL-01 (2005), TN-261 (2011), TN-329 (2011) làm tài liệu tham chiếu chính để xây dựng phương pháp đo kiểm, đánh giá sự tuân thủ về phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài phát thanh, truyền hình ở Việt Nam.

74

Page 75: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

5.1. Tên gọi và ký hiệu của Quy chuẩn

Tên gọi: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

Tên tiếng Anh: National technical regulation on electromagnetic exposure from AM, FM Radio and Television stations

Ký hiệu: QCVN xx : 2012/BTTTT

5.2. Đặt vấn đề

Theo nghiên cứu ở trên, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc,… đã ban hành các quy định, luật hoặc tiêu chuẩn về an toàn bức xạ đối với các đài phát vô tuyến điện, trong đó có các đài phát thanh, truyền hình.

Việt Nam cũng đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1: 2005: Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8:2010/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng.

Theo quy định của Thông tư 16/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện và Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định thì từ 01/01/2013 việc kiểm định đối với đài phát thanh, truyền hình sẽ được triển khai.

Do vậy việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài phát thanh, truyền hình là cần thiết.

5.3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật

Phạm vi của quy chuẩn là quy định mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ không do nghề nghiệp của các đài phát thanh, truyền hình và phương pháp đo, đánh giá sự tuân thủ.

Về quy định giới hạn cho các tần số nêu trong quy chuẩn, trên cơ sở Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thì quy hoạch băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất như sau:

+ Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz): phát thanh AM, phát thanh số;

75

Page 76: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

+ Băng I VHF (54 - 68 MHz): phát thanh FM công suất nhỏ, phát thanh số;

+ Băng II VHF (87 - 108 MHz): phát thanh FM, phát thanh số;

+ Băng III VHF (174 - 230 MHz): truyền hình tương tự, truyền hình số và phát thanh số;

+ Băng UHF (470 - 806 MHz): truyền hình mặt đất công nghệ tương tự và số. Theo lộ trình số hóa thì một phần băng tần này sẽ được chuyển đổi sang cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khác;

+ Băng tần L (1.452 - 1.492 MHz): căn cứ vào điều kiện thực tế, băng tần này có thể được nghiên cứu phân bổ cho phát thanh công nghệ số.

a) Về quy định mức giới hạn phơi nhiễm

Như nghiên cứu ở chương 3, về cơ bản mức giới hạn của TCVN 3718-1:2005 và quy định của các nước (Mỹ, Canada, Úc,…) là tương đương nhau, thậm chí trong dải tần trên 400MHz mức yêu cầu của Việt Nam là cao hơn, do đó mức giới hạn phơi nhiễm quy định trong dự thảo Quy chuẩn áp dụng theo mục 6.3 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005, cụ thể như sau:

Bảng 26. Bảng quy định mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp theo TCVN 3718-1:2005

Dải tần (MHz) Cường độ trường điện E (V/m)

Cường độ trường từ H (A/m)

Mật độ dòng năng lượng S (W/m2)

0,1 đến 1 87 0,23/f0,5 (+)

1 đến 10 87/f0,5 0,23/f0,5 (+)

10 đến 400 27,5 0,073 2

400 đến 300.000 27,5 0,073 2

Ghi chú: (+) Trong dải tần số này, việc đo cường độ trường theo đơn vị này là không phù hợp; f là tần số tính bằng MHz.

76

Page 77: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

b) Về phương pháp đo kiểm, đánh giá

Như đã nêu trong phần nhận xét ở mục 4.3, phương pháp đo kiểm, đánh giá sự tuân thủ của đài phát thanh, truyền hình về an toán phơi nhiễm trường điện từ dựa trên QCVN 8:2010/BTTTT và các tài liệu của Canada, cụ thể bao gồm:

- QCVN 8:2010/BTTTT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng

- Industry Canada. GL-01 (10/2005) - Guidelines for the Measurement of Radio Frequency Fields at Frequencies from 3 kHz to 300 GHz.

- TN-261 (2/2011) - Safety Code 6 (SC6) Radio Frequency Exposure Compliance Evaluation Template (Uncontrolled Environment Exposure Limits).

- TN-329 (2/2011) - Safety Code 6 (SC6) Measurement Procedures (Uncontrolled Environment).

5.4. Giải thích nội dung Quy chuẩn

5.4.1. Quy định mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp:

Áp dụng mục 6.3 của TCVN 3718-1:2005, mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp áp dụng đối với các đài phát thanh, truyền hình tại Việt Nam như sau:

Bảng 27. Khuyến nghị mức giới hạn phơi nhiễm đối với đài PTTH của VN

Dải tần (MHz) Cường độ trường điện E (V/m)

Cường độ trường từ H (A/m)

Mật độ dòng năng lượng S (W/m2)

0,1 đến 1 87 0,23/f0,5 (+)

1 đến 10 87/f0,5 0,23/f0,5 (+)

10 đến 400 27,5 0,073 2

400 đến 300.000 27,5 0,073 2

Ghi chú: (+) Trong dải tần số này, việc đo cường độ trường theo đơn vị này là không phù hợp; f là tần số tính bằng MHz.

5.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộnga) Mô tả phương pháp

Chu trình xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được thực hiện theo 4 bước như sau:- Bước 1: Khảo sát hiện trường. Trước khi thực hiện tính toán thì việc khảo sát

hiện trường cần được thực hiện để thu thập các thông tin cơ bản của đài phát thanh, truyền hình. Cụ thể phải thu thập thông tin về các tham số như chiều cao của cột anten so với mặt đất, kiểu anten, góc ngẩng cơ, góc ngẩng điện (mechanical downtilt, electrical downtilt), hệ số tăng ích (gain), biểu đồ bức xạ (cả trường điện E và trường từ H), dải tần hoạt động, công suất đưa vào anten (hoặc công suất phát và các suy hao),…

77

Page 78: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Có tồn tại vùng đo?

Bước 1: Khảo sát hiện trường

BẮT ĐẦU

Bước 2: Tính toán xác định vùng tuân thủ

Bước 3: Tính toán xác định vùng liên quan và vùng đo

Bước 4: Xác định điểm đo và thực hiện đo xác định TER

TER ≤1 ?

KẾT THÚC

Kết luận đài phát đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuậtKết luận đài phát không đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật

Đúng

Không

Sai

Không

Xác định vùngtuân thủ có giao cắt vùng thâm nhập?

- Bước 2: Tính toán xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh, truyền hình theo. Nếu người dân có thể tiếp cận không gian trong đường biên tuân thủ (vùng tuân thủ) thì Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng sẽ lớn hơn 1 và kết luận đài phát thanh, truyền hình không đảm bảo tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật, cần có các biện pháp khắc phục.

- Bước 3: Tính toán xác định vùng liên quan và vùng đo. Nếu người dân không có khả năng tiếp cận vào vùng liên quan, nghĩa là không tồn tại vùng đo, thì kết luận đài phát thanh, truyền hình đảm bảo tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật.

- Bước 4: Nếu người dân có khả năng tiếp cận vào vùng liên quan thì thực hiện xác định điểm đo và thực hiện đo Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng.Lưu đồ đo kiểm phơi nhiễm tại hiện trường như sau:

78

Page 79: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

79

Page 80: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

100 cm

200 cm

Vị trí đo

b) Đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

Việc đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng nhằm xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng lớn nhất trong các khu vực liên quan (vùng đo) nơi mà người dân có thể tiếp cận.

Nếu đơn vị chủ sở hữu, chủ quản lý đài phát thanh, truyền hình thiết lập ranh giới của khu vực cấm (restricted area) nhằm ngăn sự tiếp cận của người dân tới khu vực xung quanh EUT và/hoặc các nguồn liên quan thì việc đánh giá phải được thực hiện tại các điểm đo (PI) nằm sát với các ranh giới này.

Hình 15. Vị trí đo tại từng điểm đo

Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được xác định tại các điểm đo bằng phương pháp mô tả trong 2.4 và 2.5 của dự thảo quy chuẩn. Khoảng cách giữa các điểm đo tối đa là 2 m. Tập hợp các điểm đo phải tạo thành lưới với mắt lưới là hình vuông có kích thước tối đa là 2 m x 2 m.

Tại mỗi điểm đo, Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được xác định là giá trị Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng đo được tại vị trí có cường độ trường lớn nhất nằm trong khoảng độ cao từ 100cm đến 200cm so với mặt sàn nơi người dân tiếp cận (public walkway) và nằm trong vùng đo (DI).

5.4.3. Phương pháp xác định các vùng:

a) Xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh AM (băng MF và HF):Mật độ công suất sóng phẳng tương đương được xác định theo công thức:

S= E2

120π

80

Page 81: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Mặt khác Mật độ công suất tại khoảng cách R được xác định theo công thức:

S=PEIRP

4 πR2

Từ hai công thức trên suy ra giá trị cường độ E tại khoảng cách R là:

E=√30 PEIRP

RTại đường biên vùng tuân thủ (cách anten khoảng cách R), mức cường độ trường E = EL. Từ đó suy ra:

R=√30 PEIRP

EL

Trong đó R là bán kính vùng tuân thủ tính từ tâm anten, PEIRP là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của đài phát thanh AM, EL là mức giới hạn cường độ trường theo quy định ở bảng trên.

b) Xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh FM, đài truyền hình VHF, UHF:

Vùng tuân thủ của anten của một đài phát thanh FM, đài truyền hình VHF, UHF là một hình trụ có trục trùng với trục của anten, bán kính và chiều cao được xác định như sau:

- Bán kính vùng tuân thủ (R):

R=√ PEIRP

4 πSL

Trong đó:R: bán kính vùng tuân thủ tính từ mép ngoài của anten.PEIRP: công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của anten.SL: mức giới hạn phơi nhiễm dẫn xuất dưới dạng mật độ công suất sóng phẳng tương đương tại tần số f, giá trị của SL như quy định tại bảng trên.

- Chiều cao vùng tuân thủ (H) được xác định theo công thức:

H = h + 2h1

Trong đó:H: chiều cao của vùng tuân thủ.h: chiều cao mặt bức xạ của anten.h1: chiều cao phần mở rộng, được xác định như sau:

81

Page 82: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Anten

Búp sóng chính

R

h1

h

R/2

P1

P2

P0

theo lý thuyết thì góc mở của búp sóng được xác định bằng góc giữa trục của búp sóng và hướng mà cường độ trường trên hướng ấy bằng 50% (giảm 3dB) so với cường độ trường nằm trên trục chính của búp sóng. Xét điểm P0 trên hình 14 cách anten một khoảng R (bán kính vùng tuân thủ) cường độ trường có giá trị EL(bằng giá trị gới hạn) tại điểm P1 cách anten một khoảng R/2 cường độ trường có giá trị 2EL, tại điểm P2 ở biên của búp sóng cường độ trường bằng 50% cường độ trường tại điểm P1 nên có mức bằng 2EL/2 = EL. Như vậy:

h1 = (R/2).tg là góc mở của búp sóng của anten có thể xác định dựa trên biểu đồ phát xạ đứng của anten.

Hình 16. Hình vẽ xác định chiều cao vùng tuân thủ của anten.

82

Page 83: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 17. Biểu đồ bức xạ xác định góc mở của búp sóng

c) Xác định vùng liên quan:

Theo tài liệu BPR-1 (01/2009) và TN 329 (02/2011) của Canada thì vùng miễn đo là vùng mà giá trị cường độ trường thấp hơn 50% (hoặc giảm hơn 3dB) so với mức giới hạn cường độ trường cho phép.

Tại đường biên vùng tuân thủ có bán kính R, giá trị cường độ trường là EL. Do cường độ trường tỷ lệ nghịch với khoảng cách nên tại điểm cách anten một khoảng là 2R sẽ có cường độ trường là EL/2 = 50%EL. Như vậy bán kính vùng liên quan sẽ bằng hai lần bán kính vùng tuân thủ.

Theo phương pháp khuyến nghị trong phụ lục C của ITU-T K70 (2007) thì khoảng cách an toàn (compliance distances) tối thiểu tính từ anten cũng gần bằng 2 lần bán kính vùng tuân thủ được tính toán theo công thức trên.

d) Vùng thâm nhập

Vùng thâm nhập được xác định bởi một (hoặc nhiều) không gian có đáy là mặt sàn nơi người dân tiếp cận và chiều cao là 200 cm.

e) Phương pháp xác định vùng đo và vị trí đo:

Vùng liên quan là vùng nằm giữa vùng tuân thủ và vùng an toàn, trong vùng này cần phải xem xét đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng của tất cả các nguồn liên quan gây ra. Việc đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng chỉ cần xác định ở những vùng mà người dân có thể tiếp cận được (vùng thâm nhập). Do đó vùng đo là vùng giao giữa vùng liên quan và vùng thâm nhập.

Xác định các vị trí đo:

- Theo QCVN 8 thì các vị trí đo là một tập hợp các vị trí cách nhau 2m nằm trong vùng đo, tại mỗi vị trí thực hiện 3 điểm đo có độ cao so với mặt sàn là 1,1m - 1,5m và 1,7m.

83

Góc nghiêng

Page 84: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Anten

Vùng liên quan 2R

H

- Theo GL-01 (11/2005) thì đối với các đài phát thanh FM và đài truyền hình VHF, UHF thì thực hiện đo liên tục dọc theo 8 vòng tròn xung quanh chân tháp anten trong vùng liên quan, nếu cường độ trường lớn hơn 50% mức cho phép thì được đo chi tiết. Trường hợp thực hiện đo riêng rẽ từng điểm thì khoảng cách tối đa giữa các vị trí đo là 2m. Đối với đài phát thanh AM việc đo được thực hiện dọc theo đường tròn hoặc đường elip xung quanh chân tháp anten.

- TN 329 (2/2011): Tại vị trí đo chiều cao đầu đo nằm trong khoảng 1 - 2m so với mặt sàn và là điểm có cường độ trường lớn nhất.

Khuyến nghị phương pháp tại Quy chuẩn:

- Vùng đo: là vùng giao nhau giữa vùng liên quan và vùng thâm nhập.- Các vị trí đo: là các điểm nằm trong vùng đo và cách nhau tối đa là 2m,

tại mỗi vị trí đo, điểm đo nằm trong khoảng 1 - 2m so với mặt sàn và là điểm có cường độ trường lớn nhất.

- Tham số đo: + Trường hợp vị trí đo nằm trong vùng trường gần của anten (là vùng

nằm trong hình cầu có tâm là anten, bán kính là r = /2 với trường hợp bước sóng lớn hơn chiều dài mặt bức xạ hoặc r = 2d2/ với trường hợp bước sóng nhỏ so với chiều dài mặt bức xạ) thì thực hiện đo một hoặc cả hai tham số: cường độ điện trường E, cường độ từ trường H.

+ Trường hợp vị trí đo nằm trong vùng trường xa của anten thì có thể thực hiện đo một trong các tham số: cường độ điện trường E, cường độ từ trường H hoặc mật độ công suất S.

5.4.4. Khuyến nghị phương pháp khảo sát: - Chia vùng khảo sát theo 8 vòng tròn đồng tâm cách đều nhau, tâm các

đường tròn trùng với tâm chân tháp anten.- Sử dụng máy đo cường độ trường và thực hiện đo bằng phương pháp đi

bộ theo 8 đường tròn nêu trên. Việc đo được thực hiện bằng cách giữ đầu dò cách xa người và trong phạm vi cách người đo vài mét không có vật nào. Độ cao của đầu dò nằm trong khoảng 1 - 2 m so với mặt sàn. Người đo không đứng trên đường thẳng nối từ nguồn phát đến đầu dò (không ở trước và không ở sau), ví dụ giả sử người đo quay mặt về phía nguồn phát thì tay cần dang rộng ra xa để giữ đầu dò và để đầu dò chĩa thẳng về phía nguồn phát sóng.

- Đánh dấu những vị trí có mức cường độ trường lớn hơn hoặc bằng 50% mức giới hạn cường độ trường để thực hiện đo chi tiết.

- Thực hiện đo Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng tại các điểm có mức cường độ trường lớn hơn hoặc bằng 50% mức giới hạn cường độ trường đã đánh dấu ở trên.

Vùng khảo sát được xác định như hình 18 dưới đây.

84

Page 85: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

Hình 18. Xác định vùng khảo sát

5.5. Bảng đối chiếu nội dung QCVN với các tài liệu tham khảo

Bảng 28. Bảng đối chiếu nội dung dự thảo quy chuẩn và tài liệu tham khảo

Tên QCVN Tài liệu tham khảo Sửa đổi, bổ sung1. Quy định chung1.1. Phạm vi điều chỉnh Tự xây dựng1.2. Đối tượng áp dụng Tự xây dựng1.3. Tài liệu viện dẫn TCVN 3718-1 - 2005 Chấp nhận nguyên vẹn1.4. Giải thích từ ngữ QCVN8:2010/BTTTT Sửa đổi bổ sung mục

1.5.13, 1.5.232. Quy định kỹ thuật2.1. Giới hạn không do nghề nghiệp

TCVN 3718-1 - 2005 Chấp nhận nguyên vẹn

2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

QCVN8:2010/BTTTT Sửa đổi, bổ sung lưu đồ đo kiểm phơi nhiễm tại hiện trường

2.3. Phương pháp xác định các vùng

QCVN8:2010/BTTTTIndustry Canada. GL-01 (10/2005)TN-329 (2/2011)

Tự xây dựng theo phương pháp nêu trong GL-01 và TN-329

2.4. Phương pháp đo QCVN8:2010/BTTTTIndustry Canada. GL-01 (10/2005)TN-329 (2/2011)

Bổ sung quy định về việc đo các tham số trong vùng trường gần và trường xa

2.5. Đánh giá tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

QCVN8:2010/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹn

3. Quy định quản lý Tự xây dựngPhụ lục A (tham khảo) QCVN8:2010/BTTTT Chấp thuận nguyên vẹnPhụ lục B (tham khảo) QCVN8:2010/BTTTT Tự xây dựngPhụ lục C (tham khảo) QCVN8:2010/BTTTT Tự xây dựng

85

Page 86: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

86

Page 87: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Đề tài đã nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu các quy định tại các văn bản quy phạm phá luật về kiểm định đài vô tuyến điện: phần này đã nghiên cứu các quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông về kiểm định TBVT và đài vô tuyến điện.

- Khảo sát thực tế trong nước về các đài phát thanh, truyền hình: phần này khảo sát về quy hoạch phát thanh truyền hình ở Việt Nam, khảo sát và thông kê về các tham số của các đài phát thanh, truyền hình như: công suất, tần số, độ cao anten,…

- Nghiên cứu công tác tiêu chuẩn hoá của các nước và các tổ chức quốc tế: phần này tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề đảm bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ đối với sự khoẻ con người. Nghiên cứu các tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Canada,…và tiêu chuẩn của Việt Nam.

- Nghiên cứu phương pháp đo kiểm, đánh giá phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài PTHH: phần này nghiên cứu các Hướng dẫn, tài liệu kỹ thuật của Canada và Mỹ về phương pháp đo, đánh giá phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài PTHH.

- Đề xuất xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ đối với các đài phát thanh, truyền hình áp dụng tại Việt Nam.

Cơ bản đề tài đã hoàn thiện các yêu cầu nêu tại đề cương và có sản phẩm là bản dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có đầy đủ nội dung phù hợp với quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT.

6.2. Kiến nghị

Để đảm bảo an toàn đối với sức khoẻ người dân, trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu, nhóm chủ trì đề tài kiến nghị như sau:

- Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: + Đề nghị ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường

điện từ đối với các đài PTTH để triển khai công tác kiểm định đối với các đài PTTH theo quy định tại Thông tư 16 và 17/2011/TT-BTTTT nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống xung quanh khu vực các đài PTHH.

+ Đề nghị ban hành các hướng dẫn về biển báo và thiết lập cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ không đảm bảo an toàn phơi nhiễm trường điện từ tại các vùng lân cận đài PTTH mà người dân có thể tiếp cận được.

- Đối với các đơn vị chủ quản lý, chủ sở hữu các đài PTTH: + Đề nghị rà soát kiểm tra các khu vực xung quanh đài PTTH nhằm đảm

bảo tuân thủ các giới hạn quy định của quy chuẩn và đảm bảo các điều kiện an toàn cho cán bộ làm việc tại đài và người dân sinh sống ở khu vực lân cận.

+ Có các biện pháp rào chắn hoặc cảnh báo tại các khu vực có mức phơi nhiễm cao đề người dân hạn chế hoặc không được tiếp cận.

87

Page 88: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh Tiếng Việt

AM Amplitude Modulation Điều chế biên độE Electric Field Trường điệnEIRP Equivalent Isotropically Radiated

PowerCông suất bức xạ đẳng hướng tương đương

ERP Effective radiated power Công suất bức xạ hiệu dụngERP Effective Radiated Power Công suất bức xạ hiệu dụngFM Frequency Modulation Điều chế tần sốH Magnetic Field Trường từMPE Maximum Permissible Exposures Mức phơi nhiễm tối đa cho

phépPCS Personal Communictions Service Dịch vụ thông tin cá nhânPD Power Density Mật độ công suấtRF Radio Frequency Tần số vô tuyến điệnSAR Specific Absorption Rate Mức hấp thụ riêngUHF Ultra High Frequency Tần số cực caoVHF Very High Frequency Tần số rất cao

88

Page 89: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.2. Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.3. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011.4. Thông tư 16/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và

Truyền thông quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện.5. Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và

Truyền thông ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định.

6. Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.

7. TCVN 3718-1: 2005 QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG BỨC XẠ TẦN SỐ RADIO - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz.

8. TCVN 3718-2: 2007 QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG BỨC XẠ TẦN SỐ RADIO - Phần 2: Phương pháp khuyến cáo để đo trường điện từ tần số radio liên quan đến phơi nhiễm của con người ở dải tần từ 3kHz đến 300GHz.

9. AS/NZS 2772-1: 1998, Radiofrequency radiation - Part 1: Maximum exposure levels 3kHz to 300GHz (Bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz).

10. AS/NZS 2772.2:2011 Radio frequency fields – Part 2: Principles and methods of measurement and computation – 3kHz to 300 GHz (các trường tần số radio - Phần 2: các nguyên tắc và phương pháp đo, đánh giá trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz).

11. IEEE Std C95.1™-2005 IEEE Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to Radio Frequency Electromagnetic Fields, 3 kHz to 300 GHz.

12. IEEE STANDARD C95.3-2002 - IEEE Recommended Practice for Measurements and Computations of Radio Frequency Electromagnetic Fields With Respect to Human Exposure to Such Fields, 100 kHz-300 GHz.

13. OET Bulletin 65 - Evaluating Compliance with FCC Guidelines for Human Exposure to Radiofrequency Electromagnetic Fields - Edition 97-01 - August 1997.

14. Industry Canada. GL-01 (10/2005) - Guidelines for the Measurement of Radio Frequency Fields at Frequencies from 3 kHz to 300 GHz.

15. Industry Canada. GL-02 (10/2005) - Guidelines for the Protection of the General Public in Compliance with Safety Code 6.

16. Industry Canada. GL-08, Guidelines for the Preparation of Radio Frequency (RF) Exposure Compliance Reports for Radiocommunication and Broadcasting Antenna Systems.

17. TN-261 (2/2011) - Safety Code 6 (SC6) Radio Frequency Exposure Compliance Evaluation Template (Uncontrolled Environment Exposure Limits).

18. TN-329 (2/2011) - Safety Code 6 (SC6) Measurement Procedures (Uncontrolled Environment).

89

Page 90: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

PHỤ LỤC: SỐ LIỆU KHẢO SÁT VỀ CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

II. Số liệu khảo sát các đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn TP Hà Nội

TT Tên đài phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTần số (MHz) Tên

kênhHình Tiếng1. Đài phát thanh huyện Đông Anh. 35 200 Tổ 4, thị trấn huyện Đông Anh, huyện Đông Anh 99,42. Đài phát thanh huyện Đông Anh. 35 200 Tổ 4, thị trấn huyện Đông Anh, huyện Đông Anh. 99,43. Đài phát thanh Huyện Gia Lâm 26 100 Thị trấn Trâu Quì, huyện Gia Lâm 91,54. Đài phát thanh Huyện Gia Lâm 26 100 Thị trấn Trâu Quì, huyện Gia Lâm 91,55. Đài phát thanh huyện Sóc Sơn. 27 200 Khu C, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. 93,86. Đài phát thanh huyện Sóc Sơn. 27 200 Khu C, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. 93,87. Đài phát thanh huyện Thanh Trì. 35 300 Xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. 94,38. Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình - Từ Liêm 91,89. Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình- Từ Liêm 91,810.Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình - Từ Liêm 91,811.Đài phát thanh Từ Liêm 25 300 Khu liên cơ quan huyện Từ Liêm, Mỹ Đình- Từ Liêm 91,812.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 83 2.000 Số 32 đường Tô Hiệu, quận Hà Đông 9613.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 83 2.000 Số 32 Tô Hiệu, quận Hà Đông 9614.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 102 Pal D/K 10.000 Số 32 Tô Hiệu, quận Hà Đông. 495,25 501,75 2415.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 125 10.000 Số 05 - Đường Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa 9016.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 125 Pal D/K 10.000 Đài phát sóng Giảng Võ, 43 Nguyễn Chí Thanh 175,25 181,75 617.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 102 Pal D/K 10.000 Số 32 Tô Hiệu, quận Hà Đông. 495,25 501,75 2418.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 250 Pal D/K 30.000 Mễ Trì, Từ Liêm 695,25 701,75 4919.Đài phát thanh và truyền hình Hà nội 60 2 Đài PTTH Hà Nội, 3 - 5, Láng Hạ, Đống Đa20.Đài truyền thanh huyện Ba Vi 34 300 Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì 207,25 213,75 1021.Đài truyền thanh huyện Ba Vì 34 300 Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì 94,622.Đài truyền thanh huyện Chương Mỹ 35 150 Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ 9823.Đài truyền thanh huyện Chương Mỹ 35 150 Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ 9824.Đài truyền thanh huyện Đan Phượng 30 100 Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng 98,225.Đài truyền thanh huyện Đan Phượng 30 100 Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng 98,226.Đài truyền thanh huyện Hoài Đức 40 150 Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức 88,527.Đài truyền thanh huyện Hoài Đức 40 150 Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức 88,528.Đài truyền thanh huyện Mê Linh 50 100 Xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh 103,529.Đài truyền thanh huyện Phú Xuyên 39 150 Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên 95,8

90

Page 91: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TT Tên đài phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTần số (MHz) Tên

kênhHình Tiếng30.Đài truyền thanh huyện Phúc Thọ. 18 200 Cụm 1, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ 92,431.Đài truyền thanh huyện Phúc Thọ. 18 200 Cụm 1, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ 92,432.Đài truyền thanh huyện Quốc Oai 33 150 Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai 10233.Đài truyền thanh huyện Quốc Oai 33 150 Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai. 10234.Đài truyền thanh huyện Thạch Thất 35 150 Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất 95,135.Đài truyền thanh huyện Thạch Thất 35 300 Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất 95,136.Đài truyền thanh huyện Thanh Oai 25 100 Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai 103,737.Đài truyền thanh huyện Thường Tín 30 100 Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín 104,938.Đài truyền thanh huyện Ư'ng Hoà 27 100 Thôn Hoàng Xá, xã Liên Bạt, huyện Ư'ng Hoà 9239.Đài truyền thanh huyện Ư'ng Hoà 27 100 Thôn Hoàng Xá, xã Liên Bạt, huyện Ư'ng Hoà 9240.Đài truyền thanh Quận Hà Đông 24 150 Số 39, phố Lê Lợi, quận Hà Đông. 106,441.Đài truyền thanh Sơn Tây 28 150 Phố Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, Sơn Tây 93,642.Đài truyền thanh Sơn Tây 28 150 Phố Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, Sơn Tây 93,6

III. Số liệu khảo sát các đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

TT Tên đài phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTần số (MHz) Tên

kênhHình Tiếng

1. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 180 Pal D/K 10.000 Số 09, Nguyễn thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 183,25 189,75 7

2. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 180 Pal D/K 10.000 Số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 199,25 205,75 9

3. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 218 Pal D/K 20.000 Số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 199,25 205,75 9

4. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 218 Pal D/K 20.000 Số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1 183,25 189,75 7

5. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 90 Pal D, K 250 Sunwah Tower, số 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 543,25 549,75 30

6. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 90 Pal D, K 250 Sunwah Tower, 115 Nguyễn Huệ ,Quận 1 503,25 509,75 25

7. Trung tâm văn hoá huyện Nhà bè 40 500 Thị trấn Nhà bè, huyện Nhà Bè 96,5

8. Đài truyền thanh Huyện Củ chi 50 500 Tỉnh lộ 8, thị trấn huyện Củ Chi 106,5

9. Đài truyền thanh Huyện Củ chi 40 500 Thị trấn huyện Củ Chi 106,5

10. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 125 20.000 Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 95,6

11. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 110 50.000 Xã Tăng Nhơn Phú, Quận 9 610kHz

12. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 100 20.000 Phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 99,9

13. Đài truyền thanh huyện Bình chánh 40 500 Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh 103,4

14. Đài truyền thanh huyện Bình chánh 48 500 Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh 103,4

91

Page 92: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

15. Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh 94 20.000 357/1 Lê Hồng Phong, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 103,2

16. Đài truyền thanh huyện Hóc môn 35 300 01 Lý Nam Đế, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn 93

17. Đài truyền thanh huyện Hóc môn 35 100 01 Lý nam Đế, Thị trấn Hóc môn, Huyện Hóc môn 93

18. Trung tâm văn hoá Huyện Cần giờ 60 500 Đường Duyên Hải - thị trấn Cần Thạch, huyện Cần giờ 105

19. Trung tâm văn hoá Huyện Cần giờ 60 500 Thị trấn Cần giờ, huyện Cần giờ 105

IV. Số liệu khảo sát các đài phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát(W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số

1. An Giang 55 20.000 Núi Cấm, An Thảo, Tịnh Biên, An Giang 91,5MHz2. Bình Định 97 50.000 Nhơn hưng, An nhơn, Bình định. 738kHz3. Bình Định 97 50.000 Nhơn hưng, An nhơn, tỉnh Bình định. 648kHz4. Bình Định 40 10.000 Núi Vũng chua, Qui nhơn, tỉnh Bình định. 103,1MHz5. Bình Thuận 98 5.000 Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận 102MHz6. Cần Thơ 90 2.000.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 1242kHz7. Cần Thơ 90 500.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 873kHz8. Cần Thơ 90 500.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 783kHz9. Cần Thơ 90 500.000 Nông trường sông Hậu, huyện Ômôn, tỉnh Cần thơ. 711kHz10.Cao Bằng 60 10.000 Xóm Khau Hân, Phường Đề Thám, huyện Hoà An, Tỉnh Cao Bằng 1089kHz11.Cao Bằng 75 10.000 Xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 97MHz12.Đà Nẵng 105 50.000 Số 42, Nguyễn trung Trực, Sơn trà, TP.Đà nẵng. 594kHz13.Đà Nẵng 105 50.000 Số 42, Nguyễn Trung Trực, Sơn trà, TP.Đà nẵng. 702kHz14.Đà Nẵng 75 10.000 Khu du lịch Bà Nà, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. 100MHz15.Đà Nẵng 75 10.000 Khu du lịch Bà Nà, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. 102,5MHz16.Đắc Lắc 30 20.000 Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc lắc. 7210kHz17.Đắc Lắc 30 20.000 Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc lắc. 6020kHz18.Đắc Lắc 186 20.000 Êtăm, Buôn ma Thuột, tỉnh Đắc lắc. 819kHz19.Đắc Lắc 75 20.000 Đèo Hoà Lan, Krông Búk, Đắc Lắc 104,5MHz20.Đắc Lắc 30 1.000 101-103 Lý Thường Kiệt, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 90MHz21.Đắc Lắc 85 5.000 Trạm phát sóng Đắc Lắc, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 102,7MHz22.Đắc Lắc 80 5.000 Trạm phát sóng Đắc Lắc, thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 100MHz

92

Page 93: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát(W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số

23.Đắc Nông 80 5.000 Trạm phát sóng Đắc Nông, thị trấn Gia Nghĩa, Đắc Nông 101,5MHz24.Điện Biên 100 2.000 Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 98MHz25.Hà Giang 75 10.000 Trạm phát sóng Cổng Trời Quản Bạ, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang 103,2MHz26.Hà Nội 45 1.000 Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì, Hà Nội 101,5MHz27.Hà Nội 45 1.000 Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì, Hà Nội 810kHz28.Hà Nội 15 50.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội. 9875kHz29.Hà Nội 15 50.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội. 5975kHz30.Hà Nội 45 100.000 Lễ khê, thị xã Sơn tây, Hà Nội 12020kHz31.Hà Nội 30 100.000 Lễ khê, Thị xã Sơn tây,Hà Nội 9840kHz32.Hà Nội 31 50.000 Xã Tân tiến, huyện Chương mỹ, Hà Nội 6165kHz33.Hà Nội 31 50.000 Xã Tân tiến, huyện Chương mỹ, Hà Nội 5925kHz34.Hà Nội 31 50.000 Xã Tân tiến, huyện Chương mỹ,Hà Nội 9530kHz35.Hà Nội 45 100.000 Lễ khê, thị xã Sơn tây, Hà Nội 9730kHz36.Hà Nội 100 10.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội 100MHz37.Hà Nội 100 5.000 Mễ trì, Từ liêm, Hà nội. 105,5MHz38.Hà Nội 37 50.000 Mễ trì, quận Từ Liêm, Hà Nội . 7285kHz39.Hà Nội 13 50.000 Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 9850kHz40.Hà Nội 23 100.000 Thôn Lễ Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 9550kHz41.Hà Nội 23 100.000 Thôn Lễ Khê, Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 7220kHz42.Hà Nội 16 100.000 Lễ Khê, Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, Hà Nội 7435kHz43.Hà Nội 38 100.000 Lễ khê, Xuân Sơn, thành phố Sơn Tây, Hà Nội 11720kHz44.Hà Nội 23 100.000 Lễ khê, Xuân Sơn, thành phố Sơn tây, Hà Nội. 9635kHz45.Hà Nội 40 5.000 Trạm phát sóng Mễ Trì, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội 91MHz46.Hà Tĩnh 100 10.000 Trạm phát sóng Thiên Tượng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh 102,7MHz47.Hưng Yên 189 500.000 Xã Phùng chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 675kHz48.Hưng Yên 199 200.000 Xã Phùng chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng yên. 549kHz49.Khánh Hoà 110 10.000 Phường Vĩnh Hải, Đồng Đế, Nha Trang, Khánh Hòa. 101MHz50.Khánh Hoà 110 50.000 Đồng đế, Vĩnh hải, Nha trang, Khánh hoà. 666kHz51.Khánh Hoà 110 50.000 Đồng đế, Vĩnh hải, Nha trang, tỉnh Khánh hoà. 576kHz

93

Page 94: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát(W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số

52.Kontum 75 10.000 Thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum 91,5MHz53.Lai Châu 80 2.000 Trạm PTTH Mường Tè, Mường Tè, Lai Châu 101,5MHz54.Lai Châu 80 10.000 Thị xã Điện biên, tỉnh Lai châu 909kHz55.Lâm Đồng 60 10.000 Trạm phát sóng Cầu Đất, huyện Cầu Đất, Lâm Đồng 100MHz56.Lạng Sơn 60 10.000 Trạm phát sóng Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn 101MHz57.Nghệ An 75 5.000 Trạm phát sóng Quì Hợp, huyện Quì Hợp Nghệ An. 101,5MHz58.Ninh Thuận 90 5.000 trạm phát sóng FM, thành phố Phan Rang, Ninh Thuận 102,7MHz59.Phú Yên 75 5.000 núi Chóp Chài, Bình Kiến, thị xã Tuy Hoà, Phú Yên 102,7MHz60.Quảng Bình 142 200.000 Phường Đồng phú, thị xã Đồng hới, tỉnh Quảng bình. 729kHz61.Quảng Bình 142 200.000 Phường Đồng phú, thị xã Đồng hới, tỉnh Quảng bình. 630kHz62.Quảng Ninh 100 5.000 Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 104MHz63.Quảng Ninh 100 2.500 Thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 96,6MHz64.Quảng Trị 60 2.000 Đài Phát thanh thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị 101MHz65.Sơn La 50 20.000 Trạm phát sóng Đèo Pha Đin, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 93,5MHz66.Sơn La 50 10.000 Trạm phát sóng Đèo Pha Đin, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 104,3MHz67.Tây Ninh 35 20.000 Ninh sơn, thị xã Tây ninh, tỉnh Tây ninh. 101MHz68.Thanh Hoá 90 5.000 Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. 94,9MHz69.Thanh Hoá 90 5.000 Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. 93,1MHz70.Thanh Hoá 85 10.000 Núi Hàm rồng, tỉnh Thanh hoá. 105,1MHz71.Thừa Thiên Huế 70 2.000 Đài phát thanh huyện A Lưới, huyện A Lưới, thành phố Huế 102,7MHz72.Thừa Thiên Huế 100 10.000 Đài PTTH Huế, đường Hùng Vương, thành phố Huế 106,1MHz73.TP Hồ Chí Minh - 500 Số 7, Nguyễn thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh 101,5MHz74.TP Hồ Chí Minh 125 100.000 Đông hưng Thuận, Hóc môn, TP. Hồ Chí Minh. 558kHz75.TP Hồ Chí Minh 125 100.000 Đông hưng Thuận, Hóc môn, TP. Hồ Chí Minh. 657kHz76.TP Hồ Chí Minh 100 10.000 Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. 105,7MHz77.TP Hồ Chí Minh 100 10.000 Đông hưng Thuận, Hóc môn, TP. Hồ Chí Minh. 104,5MHz78.TP Hồ Chí Minh 90 10.000 Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. 89MHz79.TP Hồ Chí Minh 90 10.000 Đông Hưng Thuận, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. 94MHz80.TP Hồ Chí Minh 90 5.000 Đài Quán Tre, Đông Hưng Thuận, Hồ Chí Minh 91MHz

94

Page 95: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát(W)

Địa điểm đặt thiết bị Tần số

81.TP Hồ Chí Minh 104 100.000 Phường Đông Hưng Thuận 747kHz82.Trà Vinh 80 10.000 Đài PTTH Trà Vinh, 18A, phường 1, thị xã Trà Vinh, Trà Vinh 102,5MHz83.Vĩnh Phúc 30 20.000 Thị trấn Tam đảo, tỉnh Vĩnh phúc. 102,7MHz84.Vĩnh Phúc 70 10.000 Thị trấn Tam đảo, tỉnh Vĩnh phúc. 96,5MHz

V. Số liệu khảo sát các đài truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn

Địa điểm đặt thiết bịTần số Tên

kênhHình Tiếng1. An Giang 110 5.000 Pal D, K Đài PTTH An Giang,Thành phốLong Xuyên, An Giang 495,25 501,75 24

2. Bà Rịa Vũng Tàu 125 5.000 Pal D/KTrung tâm phát sóng truyền hình Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu

495,25 501,75 24

3. Bà Rịa Vũng Tàu 125 5.000 Pal D, K Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 607,25 613,75 38

4. Bà Rịa Vũng Tàu 125 5.000 Pal D/KTrung tâm phát sóng truyền hình Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu

791,25 797,75 61

5. Bắc Cạn 100 2.000 Pal D/KĐài PTTH Bắc Cạn, tổ 6, phường Phùng Chí Kiên, Thị xã Bắc Cạn, Bắc Cạn

207,25 213,75 10

6. Bắc Cạn 100 5.000 Pal D, K Tổ 1A, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Cạn 503,25 509,75 257. Bạc Liêu 125 5.000 Pal D/K Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 471,25 477,75 218. Bạc Liêu 125 5.000 Pal D, K Quốc lộ 1A, Phường 8,Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. 519,25 525,75 279. Bạc Liêu 125 5.000 Pal D/K Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 679,25 685,75 47

10.Bến Tre 125 5.000 Pal D, KSố 98/1 Trần Quốc Tuấn, Phường 4, Thị xã Bến tre, Tỉnh Bến tre.

599,25 605,75 37

11.Bến Tre 100 5.000 Pal D, K 98/1 Trần Quốc Tuấn,Phường 4 Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre 623,25 629,75 4012.Bến Tre 100 5.000 Pal D, K 98/1 Trần Quốc Tuấn,Phường 4 Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre 719,25 725,75 5213.Bình Định 100 2.000 Pal D, K Phường Quang Trung, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. 223,25 229,75 1214.Bình Dương 180 50.000 Pal D, K Xã An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương 471,25 477,75 2115.Bình Dương 180 50.000 Pal D, K Xã An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương 527,25 533,75 2816.Bình Phước 47 2.000 Pal D, K Trạm phát hình núi Bà Rá, tỉnh Bình Phước 191,25 197,75 817.Bình Phước 100 10.000 Pal D, K Trạm phát sóng Bà Rá - huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước 487,25 493,75 2318.Bình Thuận 125 2.000 Pal D, K Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 191,25 197,75 819.Cà Mau 105 10.000 Pal D, K Số 413, đường Nguyễn Trãi, tỉnh Cà Mau 615,25 621,75 3920.Cần Thơ 110 20.000 Pal D, K Số 213, đường 30/4 thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ 175,25 181,75 6

95

Page 96: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn

Địa điểm đặt thiết bịTần số Tên

kênhHình Tiếng21.Cần Thơ 94 10.000 Pal D, K Số 213, đường 30/4 thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ 671,25 677,75 4622.Cần Thơ 94 10.000 Pal D, K Số 213, đường 30/4 thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ 695,25 701,75 4923.Cần Thơ 180 30.000 Pal D, K Số 232, đường 30 tháng 4, thành phố Cần Thơ. 711,25 717,75 51

24.Cao Bằng 100 2.000 Pal D, KĐường Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

175,25 181,75 6

25.Cao Bằng 100 500 Pal D, KĐường Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

191,25 197,75 8

26.Đà Nẵng 76 10.000 Pal D, K 258 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng. 199,25 205,75 927.Đà Nẵng 100 5.000 Pal D, K 258 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng 223,25 229,75 1228.Đà Nẵng 76 10.000 Pal D, K 258 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng. 471,25 477,75 2129.Đà Nẵng 100 10.000 Pal D, K Số 258, Bạch Đằng, p. Phước Ninh, q. Hải Châu, Đà Nẵng. 511,25 517,75 2630.Đắc Lắc 100 5.000 Pal D, K Đèo Hà lan, tỉnh Đắc Lắc 223,25 229,75 1231.Đắc Lắc 100 10.000 Pal D, K Đèo Hà Lan - xã Thống Nhất - huyện Krông Buk - Tỉnh Đắc Lắc 527,25 533,75 2832.Đắc Lắc 100 10.000 Pal D, K Đèo Hà Lan -xã Thống Nhất - huyện Krông Buk - Tỉnh Đắc Lắc 551,25 557,75 3133.Gia Lai 50 10.000 Pal D/K Núi Hàm Rồng, Thành phố Pleiku, Gia Lai 503,25 509,75 2534.Gia Lai 50 5.000 Pal D, K Núi Hàm Rồng, thị xã Plâycu,tỉnh Gia Lai 199,25 205,75 935.Hà Giang 65 500 Pal D, K Thị xã Hà Giang,tỉnh Hà Giang 191,25 197,75 836.Hà Nội 110 750 T-DMB Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 9D37.Hà Nội 110 750 T-DMB Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 10A38.Hà Nội 110 750 T-DMB Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 10B

39.Hà Nội 125 10.000Pal D/K; DVB-T

Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội54

40.Hà Nội 110 10.000 Pal D, K Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 199,25 205,75 941.Hà Nội 135 10.000 Pal D, K Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 215,25 221,75 1142.Hà Nội 135 20.000 Pal D, K Số 43, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội 479,25 485,75 2243.Hà Tĩnh 110 2.000 Pal D, K Đường Phan Đình Phùng,thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 471,25 477,75 2144.Hải Phòng 115 5.000 Pal D, K Đường Lạch Tray, thành phố Hải Phòng 207,25 213,75 10

45.TP Hồ Chí Minh 110 750 T-DMBBộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Số 291, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

9D

46.TP Hồ Chí Minh 110 750 T-DMBBộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Số 291, Phường 12, Quận 10, TP Hồ Chí Minh

10A

47.TP Hồ Chí Minh 110 750 T-DMB Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh, Số 291, Phường 12, 10B

96

Page 97: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn

Địa điểm đặt thiết bịTần số Tên

kênhHình TiếngQuận 10, TP Hồ Chí Minh

48.TP Hồ Chí Minh 93 10.000 Pal D, KCao ốc SaiGon Centre, số 65, đường Lê Lợi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

687,25 693,75 48

49.TP Hồ Chí Minh 80 10.000 Pal D, KSố 9, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

559,25 565,75 32

50.TP Hồ Chí Minh 93 10.000 Pal D, KCao ốc SaiGon Centre, số 65, đường Lê Lợi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

639,25 645,75 42

51.TP Hồ Chí Minh 93 2.000 Pal D/KCao ốc Saigon Centre, 65, đường Lê Lợi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

783,25 789,75 60

52.TP Hồ Chí Minh 93 2.000 Pal D/KCao ốc Saigon Centre, 65, đường Lê Lợi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

799,25 805,75 62

53.Hoà Bình 100 5.000 Pal D/K Đài PTTH Hòa Bình, Thị Xã Hòa Bình, Hoà Bình 527,25 533,75 2854.Hoà Bình 100 5.000 Pal D/K Đài PTTH Hòa Bình, Thịxã Hòa Bình, Hòa Bình 567,25 573,75 33

55.Khánh Hoà 10 2.000 Pal D, KĐài PTTH Khánh Hoà - Số 70, Trần Phú, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà

175,25 181,75 6

56.Khánh Hoà 100 2.000 Pal D, KĐài PTTH Khánh Hoà - Số 70, Trần Phú, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà

223,25 229,75 12

57.Kiên Giang 130 10.000 Pal D, KĐường Đống Đa, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

527,25 533,75 28

58.Kiên Giang 100 10.000 Pal D, K Trạm phát sóng Hòn Me -Thị xãRạch Giá - Tỉnh Kiên Giang 543,25 549,75 3059.Kiên Giang 125 5.000 Pal D, K Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 679,25 685,75 4760.Kontum 100 5.000 Pal D/K Đài Phát thanh truyền hình Kon Tum, Thị xã Kon Tum, Kontum 471,25 477,75 2161.Kontum 100 2.000 Pal D, K Đài PTTH tỉnh Kon Tum, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum 191,25 197,75 862.Kontum 100 5.000 Pal D, K 258A Phan Đình Phùng , Thị xã Kon Tum, Tỉnh Kon Tum 487,25 493,75 2363.Lai Châu 75 2.000 Pal D, K Thị xã Điện Biên,tỉnh Lai Châu 183,25 189,75 764.Lâm Đồng 86 1.000 Pal D, K Số 10, Trần Hưng Đạo, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm đồng. 191,25 197,75 865.Lâm Đồng 75 5.000 Pal D, K Trạm tiếp sóng Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 199,25 205,75 966.Lâm Đồng 75 5.000 Pal D, K Trạm tiếp sóng Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 215,25 221,75 1167.Lâm Đồng 75 10.000 Pal D, K Trạm tiếp sóng Cầu Đất, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 503,25 509,75 25

68.Lạng Sơn 100 2.000 Pal D, KSố 09, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

183,25 189,75 7

69.Lạng Sơn 100 500 Pal D, K Số 09, đườngHoàng Văn Thụ, thị xã Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn 223,25 229,75 12

97

Page 98: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn

Địa điểm đặt thiết bịTần số Tên

kênhHình Tiếng

70.Lào Cai 100 5.000Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai, 200, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, Lào Cai

25

71.Lào Cai 100 2.000 Pal D/K Số 200, đường Hoàng Liên, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai 175,25 181,75 672.Lào Cai 100 5.000 Pal D/K Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai, Thị xã Lào Cai, Lào Cai 487,25 493,75 2373.Lào Cai 100 2.000 Pal D, K Thị xã Lào Cai,tỉnh Lào Cai 223,25 229,75 12

74.Nam Định 180 10.000Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Nam Định, Nguyễn Viết Xuân, Thành phố Nam Định, Nam Định

53

75.Nghệ An 100 10.000Pal D/K; DVB-T

Đài Phát thanh truyền hình Nghệ An, 01, Lê Mao, Thành phố Vinh, Nghệ An

43

76.Nghệ An 100 5.000 Pal D, K Số 01, đường Nguyễn ThịMinh Khai, thành phố Vinh, Nghệ An 191,25 197,75 877.Nghệ An 108 10.000 Pal D, K Số 01, đường Nguyễn ThịMinh Khai, thành phố Vinh, Nghệ An 487,25 493,75 2378.Ninh Bình 125 5.000 Pal D, K Quốc lộ 1A, phuờng Đông Thành, TP Ninh Bình,tỉnh Ninh Bình 519,25 525,75 2779.Ninh Thuận 115 2.000 Pal D, K 285A, đường 21, tháng 8, thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 175,25 181,75 6

80.Phú Yên 75 5.000Pal D/K; DVB-T

Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, núi Chóp Chài, Bình Yên, Tuy Hoà, Phú Yên

41

81.Phú Yên 75 500 Pal D/K Trung tâm THVN tại Phú Yên, thành phố Tuy Hoà, Phú Yên 215,25 221,75 1182.Phú Yên 75 2.000 Pal D/K Núi Chóp Chài, Thị xã TuyHoà; Tỉnh Phú yên. 199,25 205,75 983.Phú Yên 75 2.500 Pal D, K Trạm phát lại núi Chóp Chài, Thành phố Tuy Hoà, Phú Yên 183,25 189,75 784.Phú Yên 420 50 Pal D, K Trạm Vi ba Đèo cả, Tỉnh Phú yên. 223,25 229,75 1285.Quảng Bình 80 5.000 Pal D, K Số 52 Quang Trung, Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 223,25 229,75 1286.Quảng Nam 125 10.000 Pal D, K Đường Hùng Vương, thị xã Tam Kỳ, Quảng nam. 487,25 493,75 2387.Quảng Ngãi 60 5.000 Pal D, K Đại lộ Hùng Vương, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 207,25 213,75 1088.Quảng Ninh 100 5.000 Pal D, K Phuờng Ninh Dương, thị xã Móng Cái,tỉnh Quảng Ninh 175,25 181,75 689.Quảng Ninh 100 10.000 Pal D, K Thị xã Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh 487,25 493,75 2390.Quảng Ninh 100 10.000 Pal D, K Thị xã Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh 503,25 509,75 2591.Quảng Ninh 125 10.000 Pal D, K Đồi truyền hình, thành phố Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh 551,25 557,75 3192.Quảng Ninh 125 10.000 Pal D, K Đồi truyền hình, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 567,25 573,75 3393.Quảng Trị 100 2.000 Pal D, K Khu phố 4, đường Nguyễn Trãi, TX Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 175,25 181,75 694.Sơn La 80 2.000 Pal D, K Thị xã Sơn La,tỉnh Sơn La 191,25 197,75 895.Tây Ninh 77 2.000 Pal D, K Trạm phát hình núi Bà Đen, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 479,25 485,75 2296.Thái Bình 125 5.000 Pal D, K Phuờng Đề Thám, thành phố Thái Bình,tỉnh Thái Bình 559,25 565,75 3297.Thanh Hoá 115 10.000 Pal D/K; Đài Phát thanh truyền hình Thanh Hoá, Đồi Quyết Thắng, Hàm 40

98

Page 99: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Công suất phát (W)

Hệ tiêu chuẩn

Địa điểm đặt thiết bịTần số Tên

kênhHình TiếngDVB-T Rồng, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá

98.Thanh Hoá 108 5.000 Pal D, K Đồi quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá 183,25 189,75 799.Thanh Hoá 85 5.000 Pal D, K Đồi quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá 495,25 501,75 24

100.Thừa Thiên Huế 140 10.000Pal D/K; DVB-T

Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

41

101.Thừa Thiên Huế 140 10.000 Pal D/KTrung tâm THVN tại thành phố Huế, Số 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

503,25 509,75 25

102.Thừa Thiên Huế 140 10.000 Pal D/KTrung tâm THVN tại thành phố Huế, Số 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

671,25 677,75 46

103.Thừa Thiên Huế 95 5.000 Pal D, K Số 04Lý Thường Kiệt, thành phố Huế. 183,25 189,75 7104.Thừa Thiên Huế 105 5.000 Pal D, K Số 04Lý Thường Kiệt, thành phố Huế. 199,25 205,75 9105.Thừa Thiên Huế 115 10.000 Pal D, K Số 04 Lý Thường Kiệt, thành phố Huế. 479,25 485,75 22106.Vĩnh Phúc 127 20.000 Pal D, K Thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 77,25 83,75 3

VI. Số liệu khảo sát các đài truyền hình kỹ thuật số của Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện (VTC)

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTên kênh

1. Bà Rịa Vũng Tàu 125 DVB-T 1.000 Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu 292. Bà Rịa Vũng Tàu 125 DVB-T 1.000 Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu 313. Bà Rịa Vũng Tàu 45 DVB-T 100 Đài PTTH huyện Côn Đảo, núi Thánh Giá, huyện Côn đảo 64. Bà Rịa Vũng Tàu 45 DVB-T 100 Đài PTTH huyện Côn Đảo, núi Thánh Giá, huyện Côn đảo 75. Bắc Cạn 60 DVB-T 100 Trạm phát sóng Nà Rì, thị trấn Yên Lạc, Nà Rì, Bắc Cạn 236. Bắc Cạn 60 DVB-T 100 Trạm phát sóng Nà Rì, thị trấn Yên Lạc, Nà Rì, Bắc Cạn 227. Bình Định 80 DVB-T 200 Số 117, đường Phan Bội Châu, Tp Qui Nhơn, Bình Định. 298. Bình Định 80 DVB-T 200 Số 117, đường Phan Bội Châu, Tp Qui Nhơn, Bình Định. 309. Bình Phước 125 DVB-T 1.000 Trạm phát sóng Đồng Xoài, Đài PTTH Bình Phước, Bình Phước 3010. Bình Phước 125 DVB-T 1.000 Trạm phát sóng Đồng Xoài, Đài PTTH Bình Phước, Bình Phước 2911. Bình Thuận 80 DVB-T 200 Đài PTTH Bình Thuận, 339, Phan Thiết, Bình Thuận 3712. Bình Thuận 80 DVB-T 200 Đài PTTH Bình Thuận, 339, Phan Thiết, Bình Thuận 3613. Cà Mau 80 DVB-T 200 Trạm truyền dẫn VTN Cà Mau, Xã Lý Văn Lắm, Cà Mau. 3514. Cà Mau 80 DVB-T 200 Trạm truyền dẫn VTN Cà Mau, Xã Lý Văn Lắm, Cà Mau. 36

99

Page 100: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTên kênh

15. Cần Thơ 100 DVB-H 1.000 Phường An Thới, quận Bình Thuỷ, Cần Thơ. 3916. Cần Thơ 100 DVB-T 400 Phường An Thới, Bình Thuỷ, Cần Thơ 5417. Cần Thơ 100 DVB-T 400 Phường An Thới, Bình Thuỷ, Cần Thơ 3818. Cao Bằng 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Cao Bằng, đường Bế Văn Đàn, TX Cao Bằng. 3019. Cao Bằng 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Cao Bằng, đường Bế Văn Đàn, TX Cao Bằng. 2920. Đà Nẵng 40 DVB-H 1.000 Trạm phát sóng Hải Vân, đèo Hải Vân, Đà Nẵng 3921. Đà Nẵng 40 DVB-T 400 Hải Vân - Đà Nẵng 3722. Đà Nẵng 40 DVB-T 400 Hải Vân - Đà Nẵng 3623. Đắc Lắc 70 DVB-T 200 Số 310, Lê Thánh Tông, Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. 3624. Đắc Lắc 70 DVB-T 200 Số 310, Lê Thánh Tông, Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc 3525. Đồng Tháp 80 DVB-T 200 Đài PTTH Đồng Tháp, Cao Lãnh, Đồng Tháp. 5726. Đồng Tháp 80 DVB-T 200 Đài PTTH Đồng Tháp, Cao Lãnh, Đồng Tháp. 5627. Hà Giang 80 DVB-T 1.000 Đài phát xạ Núi Cấm, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang 3028. Hà Giang 80 DVB-T 1.000 Đài phát xạ Núi Cấm, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang 2929. Hà Nội 120 DVB-H 1.000 P. Vân Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội 3130. Hà Nội 150 DVB-T 10.000 Số nhà 55A - Vân Hồ 3 - P. Lê Đại Hành - Q. Hai Bà Trưng 3431. Hà Nội 150 DVB-T 10.000 Số nhà 55A- Vân Hồ 3 - P. Lê Đại Hành - Q. Hai Bà Trưng 2632. Hà Tĩnh 60 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Kỳ Anh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 833. Hà Tĩnh 60 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Kỳ Anh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 734. Hải Phòng 10 DVB-H 1.000 Đồi Phủ liễn, Hải Phòng 2135. Hải Phòng 30 DVB-T 200 Trạm phát sóng Phủ Liễn, đồi Thiên Văn, Kiến An, Hải Phòng 3036. Hải Phòng 30 DVB-T 200 Trạm phát sóng Phủ Liễn, đồi Thiên Văn, Kiến An, Hải Phòng 2937. TP Hồ Chí Minh 11 DVB-H 8M 1.000 Số nhà 553/1 - Bầu Cát - P. 10 - Q. Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh 3938. TP Hồ Chí Minh 110 DVB-T 400 Số nhà 553/1 - Bầu Cát - P. 10 - Q. Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh 5639. TP Hồ Chí Minh 110 DVB-T 400 Số nhà 553/1 - Bầu Cát - P. 10 - Q. Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh 5540. Hoà Bình 60 DVB-T 150 Đài PTTH Hoà Bình, Thành phố Hoà Bình, Hoà Bình 741. Hoà Bình 60 DVB-T 150 Đài PTTH Hoà Bình, Thành phố Hoà Bình, Hoà Bình 642. Khánh Hoà 83 DVB-T 200 Số nhà 04 - Đường Lê Lợi - TP. Nha Trang - Khánh Hòa 3643. Khánh Hoà 83 DVB-T 200 Số nhà 04 - Đường Lê Lợi - TP. Nha Trang - Khánh Hòa 35

100

Page 101: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTên kênh

44. Kiên Giang 40 DVB-T 200 Trạm phát sóng Hòn Me, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 2645. Kiên Giang 40 DVB-T 200 Trạm phát sóng Hòn Me, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 2546. Lâm Đồng 100 DVB-T 250 Đài PTTH Lâm Đồng, tp Đà Lạt, Lâm Đồng 3047. Lâm Đồng 100 DVB-T 250 Đài PTTH Lâm Đồng, tp Đà Lạt, Lâm Đồng 2948. Lạng Sơn 20 DVB-T 100 Đồi Văn Vỉ, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn 3049. Lạng Sơn 20 DVB-T 100 Đồi Văn Vỉ, thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn 2950. Lào Cai 80 DVB-T 1.000 Đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 3051. Lào Cai 80 DVB-T 1.000 Đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 2952. Nghệ An 100 DVB-T 200 Đài PTTH Nghệ An, số 11, Nguyễn Thị Minh Khai, Vinh, Nghệ An 3553. Nghệ An 100 DVB-T 200 Đài PTTH Nghệ An, số 11, Nguyễn Thị Minh Khai, Vinh, Nghệ An 3654. Nghệ An 50 DVB-T 100 Đài TTTH Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An 3255. Nghệ An 50 DVB-T 100 Đài TTTH Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An 3156. Nghệ An 50 DVB-T 200 Đài TT Thị xã Thái Hoà, Thị xã Thái Hoà, Nghệ An 3057. Nghệ An 50 DVB-T 200 Đài TT Thị xã Thái Hoà, Thị xã Thái Hoà, Nghệ An 2958. Ninh Bình 80 DVB-T 200 Số 1, Trần Hưng Đạo, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 2959. Ninh Bình 80 DVB-T 200 Số 1, Trần Hưng Đạo, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 3060. Ninh Thuận 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Ninh Thuận, Thị xã Phan Rang, Ninh Thuận 3661. Ninh Thuận 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Ninh Thuận, Thị xã Phan Rang, Ninh Thuận 3562. Phú Thọ 40 DVB-T 100 Đài TTTH huyện Thanh Ba, Thanh Ba, Phú Thọ 963. Phú Thọ 40 DVB-T 100 Đài TTTH huyện Thanh Ba, Thanh Ba, Phú Thọ 864. Quảng Bình 80 DVB-T 100 Đài PTTH Quảng Bình, đường Quang Trung, Thành phố Đồng Hới 3565. Quảng Bình 70 DVB-T 100 Đài PTTH Quảng Bình, đường Quang Trung, Thành phố Đồng Hới 3666. Quảng Ngãi 100 DVB-T 1.000 Đài PTTH Quảng Ngãi, 165, Hùng Vương, Quảng Ngãi 3067. Quảng Ngãi 100 DVB-T 1.000 Đài PTTH Quảng Ngãi, 165, Hùng Vương, Quảng Ngãi 2968. Quảng Ninh 60 DVB-T 300 Đài PTTH Quảng Ninh, đồi phát sóng Cọc 5, thành phố Hạ Long 669. Quảng Ninh 60 DVB-T 300 Đài PTTH Quảng Ninh, đồi phát sóng Cọc 5, thành phố Hạ Long 970. Quảng Trị 80 DVB-T 200 Số 18, Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, Quảng Trị 3571. Quảng Trị 80 DVB-T 200 Số 18, Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, Quảng Trị 3672. Sóc Trăng 100 DVB-T 200 Đài PTTH Sóc Trăng, 357/1, Phường 3, Sóc Trăng 42

101

Page 102: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTên kênh

73. Sóc Trăng 100 DVB-T 200 Đài PTTH Sóc Trăng, 357/1, Phường 3, Sóc Trăng 4174. Sơn La 80 DVB-T 100 Đài TTTH Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Sơn La 2275. Sơn La 80 DVB-T 100 Đài TTTH Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Sơn La 2176. Sơn La 80 DVB-T 1.000 Thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. 3077. Sơn La 80 DVB-T 1.000 Thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. 2978. Thái Bình 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Bình, Số 195, Lê Lợi, thành phố Thái Bình, Thái Bình 3079. Thái Bình 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Bình, Số 195, Lê Lợi, thành phố Thái Bình, Thái Bình 2980. Thái Nguyên 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Nguyên, đồi Chu Văn Tấn, thành phố Thái Nguyên 3081. Thái Nguyên 80 DVB-T 150 Đài PTTH Thái Nguyên, đồi Chu Văn Tấn, thành phố Thái Nguyên 2982. Thái Nguyên 50 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Định Hoá, Định Hoá, Thái Nguyên 1283. Thái Nguyên 50 DVB-T 100 Đài Truyền thanh truyền hình Định Hoá, Định Hoá, Thái Nguyên 1184. Thanh Hoá 80 DVB-T 200 Đài PTTH Thanh Hoá, đồi Quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá 3685. Thanh Hoá 80 DVB-T 200 Đài PTTH Thanh Hoá, đồi Quyết Thắng, thành phố Thanh Hoá 3586. Thừa Thiên Huế 110 DVB-T 200 Số nhà 58 - Đường Hùng Vương - TP. Huế 3487. Thừa Thiên Huế 110 DVB-T 200 Số nhà 58 - Đường Hùng Vương - TP. Huế 3388. Tuyên Quang 60 DVB-T 100 Đài TTTH Chiêm Hoá, Huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang 2289. Tuyên Quang 60 DVB-T 100 Đài TTTH Chiêm Hoá, Huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang 2190. Tuyên Quang 80 DVB-T 1.000 Đường Tân Trào, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 4291. Tuyên Quang 80 DVB-T 1.000 Đường Tân Trào, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 4192. Vĩnh Long 125 DVB-T 200 Trạm phát sóng Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long 5393. Vĩnh Long 125 DVB-T 200 Trạm phát sóng Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long 5594. Yên Bái 90 DVB-T 100 Đài TTTH Nghĩa Lộ, Huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái 2295. Yên Bái 90 DVB-T 100 Đài TTTH Nghĩa Lộ, Huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái 2196. Yên Bái 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Yên Bái, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 3097. Yên Bái 80 DVB-T 1.000 Đài PTTH Yên Bái, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 29

102

Page 103: Bao_cao_thuyet_minh_de_tai.docx

VII. Số liệu khảo sát các đài truyền hình kỹ thuật số của Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)

TTTỉnh đặt máy

phátĐộ cao

anten (m)Hệ tiêu chuẩn

Công suất phát (W)

Địa điểm đặt thiết bịTên kênh

Đài Truyền hình Việt Nam 1. Hà Nội 125.0 DVB-T 10.000 Đài phát sóng Giảng Võ, 43, Ngọc Khánh, Đống Đa, Hà Nội 542. Nam Định 180.0 DVB-T 10.000 Đài Phát thanh truyền hình Nam Định, Thành phố Nam Định 533. Nghệ An 100.0 DVB-T 10.000 Đài Phát thanh truyền hình Nghệ An, 01, Lê Mao, Thành phố Vinh 434. Lào Cai 100.0 DVB-T 5.000 Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai, 200, Cốc Lếu, thành phố Lào Cai 255. Phú Yên 75.0 DVB-T 5.000 Trung tâm TH Việt Nam tại Phú Yên, núi Chóp Chài, Tuy Hoà 416. Thừa Thiên Huế 140.0 DVB-T 10.000 Số 02, Vĩnh Ninh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế 417. Thanh Hoá 115.0 DVB-T 10.000 Đài PTTH Thanh Hoá, Đồi Quyết Thắng, Thành phố Thanh Hoá 40

Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)8. Hà Nội 80.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH Hà Nội, số 05, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ 599. Hồ Chí Minh 230.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH TP Hồ Chí Minh, số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 5810. Hà Nội 80.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH Hà Nội, số 05, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ 5811. Hà Nội 80.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH Hà Nội, số 05, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ 5712. Hồ Chí Minh 230.0 DVB-T 6.000 Đài PTTH TP Hồ Chí Minh, số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 5713. Hồ Chí Minh 230.0 DVB-T 2.000 Đài PTTH TP Hồ Chí Minh, số 09, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 59

103