Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

189

Transcript of Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

Page 1: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội
Page 2: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

Chỉ đạo biên soạn / Directed by: Nguyễn Gia PhươngTổ chức biên soạn và tổ chức bản thảo / Editors: Nguyễn Thị Mai Anh Bùi Duy Quang Trương Việt DũngBiên soạn / Sub-editors: Nghiêm Thị Hoàng Anh Lê Bá Ngọc Nguyễn Thanh Tịnh Nguyễn Trần Quang Trần Thu Thủy

.

.

.

.

.

.

.

.Ảnh bìa: Phơi lụa ở làng lụa Vạn Phúc Cover photo: Silk drying at Van Phuc silk village

Page 3: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

3

LÀNG NGHỀ HÀ NỘITIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂNHanoi Craft Villages - Potential and Opportunities for Development

Page 4: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

4

LỜI NÓI ĐẦU

Hà Nội tự hào là một trong những chiếc nôi của nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam với 1.350 làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, mang trong mình những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Tên của những làng nghề, những phố nghề, những nghệ nhân và doanh nghiệp Hà Nội đã trở thành niềm tự hào của ngành thủ công Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những gốm sứ Bát Tràng, đan lát Phú Vinh, sơn mài Duyên Thái, lụa Vạn Phúc… đem lại một hình ảnh đất nước Việt Nam, một Hà Nội thanh bình và tươi đẹp, nơi có những làng nghề nép mình dưới những lũy tre xanh, nơi những cánh đồng dâu xanh mướt rì rào hát trong giai điệu của những tiếng thoi đưa, nơi có những người thợ thủ công rất đỗi giản dị nhưng vô cùng tài hoa đang ngày đêm tạo nên những sản phẩm và tác phẩm cho người tiêu dùng ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Phát triển làng nghề là một trong những ưu tiên hàng đầu của thành phố Hà Nội và cuốn sách nhỏ này là một trong những nỗ lực đó để đưa bạn đọc đến với những nét bình dị mà tinh tế của sản phẩm và làng nghề truyền thống, niềm tự hào của mỗi người Hà Nội. Cuốn sách cũng giới thiệu cùng bạn đọc những tiềm năng và cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp về du lịch làng nghề, về sản xuất kinh doanh…

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Làng nghề Hà Nội - tiền năng và cơ hội phát triển” đến quý độc giả. Chúng tôi rất mong nhận được sự phản hồi và các ý kiến đóng góp của các bạn để cuốn sách trong những lần xuất bản tới được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), các doanh nghiệp và làng nghề đã phối hợp, giúp đỡ chúng tôi xây dựng cuốn sách này.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Page 5: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

5

FOREWORD

Hanoi is proud to be one of the cradles of traditional handicrafts in Vietnam with 1,350 craft villages having a long history of design and development. Hanoi also treasures a diversified range of tangible and intangible cultural values of Vietnam in general, and of Hanoi in particular.

The names of Hanoi craft villages, craft streets, artisans, craft businesses have become the pride of Vietnamese handicrafts in the global market. Bat Trang pottery, Phu Vinh weaving, Duyen Thai lacquer, Van Phuc silk, etc. carry the image of peaceful and beau-tiful Vietnam and of Hanoi, where there are craft villages next to green bamboo groves and green mulberry fields, bathing in the melody of shuttles moving back and forth. Night and day, very simple but extremely talented craftsmen make products and works of art for consumers in many countries and territories around the world.

Developing craft villages is one of the top priorities of Hanoi. The aim of this small pub-lication is to help readers learn about the simple but delicate features of handicrafts and traditional craft villages, which bring a great sense of pride to each and every Hanoian. This book also introduces readers and enterprises to the potential and in-vestment opportunities offered by craft village tourism, production and business, etc.

It is our pleasure to introduce the book “Hanoi Craft Villages - Potential and Opportu-nities for Development” to you, our dear readers. We look forward to receiving your feedback so that the next editions of this book could be improved. On this occasion, we would like to extend our sincere gratitude to the Vietnam Handicraft Exporters As-sociation (Vietcraft), enterprises and craft villages for their co-operation and support in the process of bringing out this book.

HANOI PROMOTION AGENCY

Page 6: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

6

MỤC LỤC:LÀNG NGHỀ HÀ NỘI TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG

PHÚ VINH – NGHỆ THUẬT ĐAN LÁT CỦA VIỆT NAM

LÀNG LỤA VẠN PHÚC

KHẢM TRAI CHUÔN NGỌ

LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ DƯ DỤ

LÀNG NGHỀ SƠN MÀI DUYÊN THÁI

XỨNG DANH NGHỀ THÊU THẮNG LỢI

ÁO DÀI TRẠCH XÁ

LÀNG NGHỀ TIỆN GỖ NHỊ KHÊ

LÀNG NGHỀ DỆT PHÙNG XÁ

Hanoi craft villages - Potential and opportunities for development

Distribution map of Hanoi craft villages

Bat Trang ceramics

Phu Vinh - The symbol of Vietnam’s bamboo and rattan weaving art

Van Phuc silk village

Chuon Ngo - A shell-inlaying village

Du Du - A craft and tourism village

Duyen Thai’s lacquerware craft - A long tradition

Thang Loi village - Home of embroidery

Long dress village

Nhi Khe wood carving village

Phung Xa weaving village

09

27

32

38

45

51

60

67

72

80

86

92

T A B L E O F C O N T E N T S

Page 7: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

7

100

107

115

123

130

136

144

147

150

162

174

ĐỘC ĐÁO NÓN LÁ LÀNG CHUÔNG

LÀNG ĐAN QUẠT VÁC

GIA ĐÌNH CỦA 3 THẾ HỆ NGHỆ NHÂN ĐAN LÁT

NGHỆ NHÂN LÀNG GỐM

HÀ LINH – SẢN PHẨM ĐAN CHO THỊ TRƯỜNG CAO CẤP

QUANG VINH – KHẲNG ĐỊNH ĐẲNG CẤP TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Ý KIẾN CỦA KHÁCH NƯỚC NGOÀI VỀ SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

Ý KIẾN CỦA THIẾT KẾ NƯỚC NGOÀI VỀ SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

MỘT NGÀY VỀ VỚI LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TP.HÀ NỘI

MỘT SỐ CƠ HỘI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

How special are Chuong village’s conical palm hats?

Vac fan making village

Family of three generations of weaving craftsmen

Craftsman of pottery village

Ha Linh to provide weaving products for premium market

Quang Vinh to affirm the position in the global market

Buyer’s opinion on the handicraft products of Hanoi

Designer’s opinion on the handicraft products of Hanoi

One day in Hanoi’s craft villages

Investment support policies to develop craft villages in Hanoi

Investment opportunity for craft village in Hanoi

7

Page 8: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

88

Page 9: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

9

Là quê hương của “đất trăm nghề”, Hà Nội mang trong mình tinh hoa của nhiều làng nghề truyền

thống. Các làng nghề của Hà Nội không chỉ đa dạng về sản phẩm mà còn mang trong mình các giá trị văn hóa được hun đúc và kết tinh qua nhiều thế hệ người thợ thủ công Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Công Thương TP. Hà Nội, Thành phố có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống. Làng có nghề phân bố ở hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ (174 làng), Thường Tín (125 làng), Phú Xuyên (124 làng), Ứng Hòa (113 làng)… Mây tre giang đan là mặt hàng có số làng nghề lớn nhất (83 làng) tập trung chủ yếu ở huyện Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất... tiếp đến là làng nghề thêu ren, nghề dệt may, nghề nón mũ lá… Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất hàng năm cao là: làng nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức) đạt 810 tỷ đồng/năm; làng nghề dệt, nhuộm thôn Ỷ La phường Dương Nội (Hà Đông) đạt 416 tỷ đồng/năm; làng nghề gốm sứ xã Bát Tràng (Gia Lâm) đạt 350 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc xã Chàng Sơn (Thạch Thất) đạt 282 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc xã Vạn Điểm (Thường Tín) đạt 240 tỷ đồng/năm; làng mây tre đan xã Trường Yên (Chương Mỹ) đạt 75,6 tỷ đồng/năm… tạo việc làm và thu nhập cho 739.630 người với mức thu nhập bình quân đạt gần 30 triệu đồng/năm.

LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT

TRIỂN

Page 10: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

10Các làng nghề thủ công của Hà Nội có thể được chia thành 14 nhóm chính như sau:

Làng nghề sơn mài, khảm trai: Nghề khảm trai xuất hiện thời Lý cách đây 1000 năm tại làng Chuôn Ngọ (Chuyên Mỹ - Phú Xuyên) do ông Trương Công Thành làm tổ nghề.Nhóm sơn mài, khảm trai có 39 làng có nghề chiếm 2,89% các ngành nghề của Thành phố tập trung ở các xã Duyên Thái (Thường Tín), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên)... Thành phố đã công nhận 11/39 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề. Nghề sơn mài, khảm trai tạo việc làm và thu nhập cho gần 35.000 lao động làm nghề, đạt giá trị 608,73 tỷ đồng, đưa sản phẩm sơn mài và khảm trai của Hà Nội đến không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Anh...

Làng nghề làm nón lá, mũ: Nghề nón lá, mũ xuất hiện từ thế kỷ XV ở các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì, Thanh Trì... Nghề phát triển mạnh ở xã Phương Trung (Thanh Oai), mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 10 - 15 triệu sản phẩm. Một phần sản phẩm được xuất khẩu sang một số nước Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Hà Lan... Toàn Thành phố có 62 làng có nghề làm nón lá, mũ chiếm 4,59% trong các ngành nghề của Thành phố, trong đó có 20 làng được UBND Thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, thu hút 16.925 hộ với 52.190 lao động tham gia sản xuất.

Làng nghề mây tre giang đan, tăm hương, làm lồng chim: Nhóm nghề mây tre đan gồm nghề song mây phát triển vào thế kỷ XVII tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Phương Yên (Chương Mỹ), Bình Phú (Thạch Thất), Cấn Hữu (Quốc Oai), Ninh Sở (Thường Tín), riêng xã Phú Nghĩa có 7

Page 11: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

11làng duy trì và phát triển nghề với 90% số hộ tham gia. Nghề tre đan ở xã Ninh Sở (Thường Tín) tiêu biểu ở thôn Bằng Sở có cách đây 400 năm từ đời vua Lê Cảnh Hưng. Nghề làm quạt giấy, lồng chim ở thôn Canh Hoạch xã Dân Hòa (Thanh Oai) có từ khoảng giữa thế kỷ XIX cách đây 130 đến 150 năm.

Các sản phẩm làng nghề với nguyên liệu chính là cây mây, tre, cỏ tế được đan thành sản phẩm có giá trị như vali, bàn ghế, nôi, giỏ, túi mua hàng, thảm lót, bình phong, lồng chim, làm hương, rổ rá, quạt... cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài, trong đó 85% tổng số sản phẩm được xuất sang các nước như Liên Bang Nga, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan... Nghề phát triển hầu hết ở các huyện với 365 làng, trong đó 83 làng được Thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, thu hút 159.900 lao động tham gia sản xuất.

Làng nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp: Toàn Thành phố có 170 làng có nghề chiếm 12,59% trong các ngành nghề của Thành phố, đứng thứ 2 sau nghề mây tre giang đan tập trung ở các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Ứng Hòa, Thạch Thất, Ba Vì, Thanh Oai, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Đông Anh. Đến nay có 23 làng được Thành phố công nhận làng nghề thu hút 73.907 lao động có việc làm. Một số làng đạt giá trị khá như làng nghề gỗ Vạn Điểm (Thường Tín), gỗ dân dụng thôn Định Quán (Thường Tín), làng nghề chế biến lâm sản thôn Hạ, Trung, Thượng xã Liên Trung (Đan Phượng), Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh), làng đồ mộc dân dụng và gỗ cao cấp ở các xã Hữu Bằng, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu (Thạch Thất).

Page 12: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

12

Làng nghề thêu, ren: Nghề thêu xuất hiện ở thời kì Lê Mạc vào thế kỷ XVI, do cụ tổ Lê Công Hành truyền cho làng Quất Động (Thường Tín). Nguyên liệu chính của nhóm thêu ren là vải, chỉ thêu mầu các loại. Với bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh tường và sự cần cù, người lao động đã tạo ra những bức tranh thêu, những bức đăng ten, áo kimono, rèm the, khăn trải bàn, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Nhật, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Ý... Thành phố hiện có 138 làng có nghề thêu ren, tập trung nhiều nhất ở huyện Thường Tín (63 làng), Phú Xuyên (20 làng), Mỹ Đức (23 làng), thu hút 39.720 lao động. Thành phố đã công nhận 28 làng đạt tiêu chí làng nghề.

Làng nghề dệt may: Nhóm nghề dệt may bao gồm dệt lụa, dệt vải, dệt màn, dệt khăn, dệt len, nghề may áo dài, quần áo. Với nguyên liệu chính là tơ, vải, len..., bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra các sản phẩm lụa, đũi, gấm, the, quần áo các loại, đặc biệt chiếc áo dài truyền thống-

12

Page 13: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

13

của dân tộc. Hiện có 152 làng có nghề dệt may, tập trung ở các huyện Phúc Thọ, Ứng Hòa, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Quốc Oai. Thành phố đã công nhận 25 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề thu hút 71.452 lao động đưa sản phẩm làng nghề dệt may của Hà Nội đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Làng nghề da giầy, khâu bóng: Thành phố có 12 làng có nghề da giầy, khâu bóng trong đó Phú Xuyên có 3 làng, Thanh Oai có 7 làng, Hà Đông có 1 làng, Mỹ Đức có 1 làng. UBND Thành phố đã công nhận 8 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề. Nguyên liệu chính của ngành nghề là sản phẩm thuộc da từ da trâu, bò để sản xuất đồ dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngành nghề đã thu hút 8.333 lao động, đạt giá trị sản xuất 320,25 tỷ đồng.

Làng nghề làm giấy, in tranh dân gian: Nghề làm giấy cổ truyền ở Hà Nội có từ thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ XVII. Cụ tổ nghề là cụ Thái Luân đã cung cấp giấy để làm vàng mã, in sách báo, làm quạt. Nghề vàng mã ở Yên Hòa (Cầu Giấy), Phong Vân (Ba Vì), Lưu Phái (Ngũ Hiệp - Thanh Trì), nghề tranh dân gian ở làng Kim Hoàng, Vân Canh (Hoài Đức). Ngành nghề làm giấy vàng mã có xu hướng phát triển tập trung ở các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Hoài Đức... Với nguyên liệu chính là giấy, bột màu, bản gỗ in..., bàn tay của con người đã tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Làng nghề cơ kim khí, rèn, dao kéo: Nghề có truyền thống lâu đời, nghề kim khí ở thôn Rùa Hạ xã Thanh Thùy (Thanh Oai) với hơn 80% số hộ sản xuất, các nhà xưởng có quy mô phù hợp, lắp đặt các dây chuyền sản xuất khép kín, sản xuất đa dạng các sản phẩm: bản lề, cửa hoa, cửa sắt, đồ điện gia đình, phụ tùng xe máy, xe đạp... Nghề rèn thôn Đa Sĩ (Hà Đông) phát triển hàng trăm năm nay với trên 600 lò rèn, ngoài ra còn các làng rèn truyền thống nổi tiếng ở thôn Vũ Ngoại (Ứng Hòa), cơ khí xã Xuân Phương (Từ Liêm), gò hàn Tây Mỗ (Từ Liêm), kéo sắt Dục Tú (Đông Anh), Yên Viên, Yên Thường (Gia Lâm), Phùng Xá (Thạch Thất), Thúy Hội, Tân Hội (Đan Phượng), Liễu Nội, Nguyên Hanh (Thường Tín)…

Làng nghề chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng: Đây là những nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có từ lâu đời, tiêu biểu là nghề điêu khắc gỗ Thanh Thùy (Thanh Oai), nghề khắc đá Nhân Hiền (Thường Tín), nghề lược sừng Thụy Ứng (Thường Tín), nghề tạc tượng Sơn Đồng (Hoài Đức), Võ Lăng (Thanh Oai), Chàng Sơn (Thạch Thất), nghề tiện Nhị Khê (Thường Tín). Với nguyên liệu chính của ngành

13

Page 14: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

14

nghề là gỗ, đá, sừng trâu, ngà voi, đồng, bạc... bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra sản phẩm thủ công giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, một số nước EU. Thành phố hiện có 13 làng có nghề, thu hút 21.746 lao động, thu nhập bình quân 18,6 triệu đồng/người/năm.

Làng nghề gốm sứ: Nghề gốm sứ là nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở làng nghề gốm Bát Tràng xuất hiện cách đây trên 600 năm, sau lan sang các xã lân cận như Kim Lan, Đa Tốn, Đông Dư, Văn Đức. Thành phố đã công nhận 3 làng nghề truyền thống thu hút 20.658 lao động. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ lò ga trong nung đốt sản phẩm nên giảm thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cũng ngày càng đầu tư nhiều hơn vào công tác thiết kế và phát triển sản phẩm trên cơ sở phối hợp với các nhà thiết kế trong và ngoài nước, tạo nên các sản phẩm hết sức đa dạng phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu, từ bát, đĩa, ấm, chén đến các loại tượng, lọ hoa, các loại bình mỹ thuật…

Làng nghề dát quỳ, vàng bạc: Các làng nghề dát quỳ, vàng bạc phát triển qua nhiều thời

14

Page 15: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

15

đại, trước hết để phục vụ cho việc bảo tồn các di tích đình, chùa, tranh tượng, hoành phi, câu đối của các di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo… Đến nay, UBND Thành phố đã công nhận làng Kiêu Kỵ đạt tiêu chuẩn làng nghề với khoảng trên 552 hộ với 2.942 lao động.

Làng nghề đan tơ lưới, dệt lưới chã: Nghề có từ lâu đời, dùng nguyên liệu chính trước kia là sợi gai, tơ và ngày nay là cước từ ni lông để đan thành lưới đánh bắt thuỷ sản. Hiện có 5 làng có nghề chiếm 0,37% trong các làng nghề của Thành phố, tập trung chủ yếu ở Sơn Hà (Phú Xuyên). Đến nay, UBND Thành phố đã công nhận 4 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề. Giá trị sản xuất đạt 23,74 tỷ đồng, thu hút 968 hộ với 2.617 lao động, thu nhập bình quân 14,40 triệu đồng/người/năm.

Làng nghề khác: Một số các làng nghề khác của Hà Nội có quy mô bé hơn như nghề đúc đồng Ngũ Xã (Ba Đình), nghề lông vũ Tân Triều (Thanh Trì), nghề hoa gỗ Vạn Điểm (Thường Tín)…

Page 16: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

16

Being home to “hundreds of craft villages”, Ha-noi treasures the fundamental importance of

many traditional craft villages. Not only do Hanoi craft villages offer a wide range of products but they also hold cultural values that have been built up and remain alive after generations of craftsmen here.

There are 1,350 craft villages in Hanoi, 244 of which are traditional craft villages, according to Statistics from the Hanoi Industry and Trade Department. Such villages are mainly distributed in suburban districts, mostly in the districts of Chuong My (174 villages), Thuong Tin (125 villages), Phu Xuyen (124 villages), Ung Hoa (113 villages), etc. In terms of the number of handicraft villages, bamboo and rattan weaving craft villages rank first, including 83 villages, mainly distributed in the districts of Chuong My, Ung Hoa, Phu Xuyen, Thach That, etc. The crafts of embroidery and lace, weaving and sewing, leaf conical hats and hat making, etc. hold the next positions regarding the number of villages, respectively. Outstanding vil-lages that reach high annual turnovers include La

HANOI CRAFT VILLAGESPOTENTIAL AND OPPORTUNITIESFOR DEVELOPMENT

16

Page 17: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

17

Phu wool weaving village (in Hoai Duc district) with VND 810 billion, Y La weaving and dyeing hamlet (in Duong Noi ward, Ha Dong district) with VND 416 billion, Bat Trang pottery village (in Gia Lam district) with VND 350 billion, Chang Son carpen-try village (in Thach That district) with VND 282 billion, Van Diem carpentry village (in Thuong Tin village) with VND 240 billion, Truong Yen bamboo and rattan weaving village (in Chuong My district) with VND 75.6 billion, etc. Craft making in the vil-lages mentioned above have provided jobs with an annual average income of nearly VND 30 mil-lion for 739,630 people.

Hanoi traditional handicraft villages can be di-vided into 14 main categories as below.

Lacquer and oyster encrusting villages: Oyster encrusting craft originated in the Ly dynasty, about 1,000 years ago in Chuon Ngo village (in Chuyen My commune, Phu Xuyen district) and the man who first taught villagers these handicraft works was Mr. Truong Cong Thanh. There are a total of 39 lacquer and oyster encrusting villages, making up 2.89 percent of Hanoi craft villages, concentrat-ing in the communes of Duyen Thai (in Thuong Tin district), Chuyen My (in Phu Xuyen district), etc. 11 of those villages have been recognized as meeting the standards of a craft village. This craft has gen-erated jobs and incomes for approximately 35,000

17

Page 18: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

18

workers, producing a turnover of VND 608.73 billion. It has not only brought Hanoi’s lacquer and oyster encrusting products to domestic consumers but has also been exported to Europe, Ja-pan, South Korea, Taiwan, the United States, the United Kingdom, etc.

Leaf conical hats and hat making vil-lages: Leaf conical hats and hat making craft appeared in the 15th century in districts such as Thanh Oai, Quoc Oai, Ba Vi, Thanh Tri, etc. This craft flour-ishes in Phuong Trung commune (in Thanh Oai district), providing 10-15 million products for the market annu-ally, part of which is exported to the United States, the United Kingdom, Japan, China, the Netherlands, etc. There are 62 leaf conical hats and hat making villages in Hanoi, accounting for 4.59 percent of the city’s crafts. 20 of them have been recognized as having reached the standards of a craft village by the Hanoi People’s Commit-tee, engaging 16,925 households with 52,190 workers..

Bamboo and rattan weaving, flavour toothpick making, bird cage making

Page 19: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

19

villages: Bamboo and rattan weaving craft dates back to the 17th century, and is mainly distributed in the communes of Phu Nghia, Truong Yen, Dong Phuong Yen (in Chuong My district), Binh Phu (in Thach That district), Can Huu (in Quoc Oai district), Ninh So (in Thuong Tin district). In Phu Nghia commune only, there are seven villages that maintain and develop this craft with 90 percent of households taking part in the process. Bamboo weaving craft in Ninh So commune (in Thuong Tin district) originated in the King Le Canh Hung period, about 400 years ago, with Bang So hamlet be-ing an important part of the craft village. Paper fan and bird cage making craft appeared in Canh Hoach hamlet, Dan Hoa commune (in Thanh Oai district) in the middle of the 19th century, about 130 to 150 years ago. Bamboo and rattan are the main materials used to weave valuable products such as suitcases, tables and chairs, cradles, bags, shopping bags, mats, screens, bird cages, incense, closely woven baskets, fans, etc. to provide for domestic and for-eign markets. 85 percent of all products are exported to Russia, the United States, Canada, the United Kingdom, France, Germany, Japan, China, Taiwan, etc. This craft is developed in almost all of Hanoi’s districts; 83 out of 365 villages doing this craft have been recognized to have met the standards of a craft village, employing 159,900 workers.

Forestry products processing, civil carpentry, premium wood-working villages: There are 170 villages to do this craft, making up 12.59 percent of Hanoi’s crafts, ranking second only to bamboo and rattan weaving crafts in terms of the number of craft villages. This craft is mainly practiced in the districts of Thuong Tin, Dan Phuong, Ung Hoa, Thach That, Ba Vi, Thanh Oai, Phu Xuyen, Phuc Tho, Chuong My, My Duc, and Dong Anh. Until now, 23 villages

Page 20: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

2020

Page 21: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

2121

have been recognized to have reached the standards of a handicraft village, employing 73,907 workers. Some villages that generate high revenues include Van Diem woodworking village (in Thuong Tin district); Dinh Quan civil woodworking hamlet (in Thuong Tin district); Ha, Trung, Thuong forestry product process-ing hamlets in Lien Trung commune (in Dan Phuong district), Lien Ha and Van Ha communes (in Dong Anh district); Huu Bang, Chang Son, Canh Nau, Di Nau civil carpentry and premium woodworking villages (in Thach That district).

Embroidery and lace villages: Originating in the Le Mac period in the 16th century, embroidery was created and handed down to Quat Dong villagers (in Thuong Tin district) by Mr. Le Cong Hanh. Using the main materials of fabrics and colored embroidery threads, craftsmen with their skilled hands, shrewd eyes and hard work have created embroidery pictures, lace pieces, kimonos, curtains, table cloths, uten- sils for domestic consumption and export to countries like Japan, Hong Kong, Singapore, Taiwan, South Korea, France, Italy, etc. There are currently 138 embroidery and lace villages in Hanoi, mainly operating in the districts of Thuong Tin (63 villages), Phu Xuyen (20 villages), My Duc (23 villages), employing 39,720 workers. 28 villages have been recognized as having met the standards of a craft village.

Weaving and sewing villages: Weaving and sewing craft includes weaving silk, fabrics, mosquito nets, scarfs, wool, and sewing ao dai and other clothes. Using the main materials of silk, fabrics, wool, etc., craftsmen with their skilled hands have made silk products, clothes of different types, especially the tra-ditional ao dai of Vietnam. There are presently 152 weaving and sewing villages, mainly operating in the districts of Phuc Tho, Ung Hoa, Hoai Duc, My Duc, Phu Xuyen, Thanh Oai and Quoc Oai. 25 of them have been recognized as having reached the standards of a craft village, employing 71,452 workers, bringing products to a large number of countries and territories in the world.

Footwear making and ball stitching villages: There are 12 footwear making and ball snitching villages, including three villages in Phu Xuyen district, seven villages in Thanh Oai district, one village in Ha Dong district and one village in My Duc district. The Hanoi People’s Committee has recognized eight villages as having reached the standards of a craft village. The main material for this craft is tanned bovine leather, used to make utensils for domestic consumption and export. This craft employs 8,333 workers and gen-erates a turnover of VND 320.25 billion.

Page 22: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

22

Paper making and folk painting printing villages: Hanoi traditional paper making craft dates back to the Le Trung Hung period in the 17th century. The man who first taught the villagers to do these handicraft works was Old Thai Luan, also the one who provided paper to make votive papers, also to print books and newspapers, and to make fans. Votive paper making craft in Yen Hoa ward (in Cau Giay district), Phong Van village (in Ba Vi district), Luu Phai village (in Ngu Hiep – Thanh Tri district), and folk painting printing craft in the villages of Kim Hoang and Van Canh (in Hoai Duc district) have earned a good reputation. Now-adays, votive paper making craft tends to develop in the districts of Thanh Oai, Phu Xuyen, Hoai Duc, etc. With their skilled hands, craftsmen use the main materials of paper, color powder, woodblock, etc. to create products for the domestic market and export.

Forging villages: Forging craft has a long tradition. In Rua Ha hamlet (in Thanh Thuy commune, Thanh Oai district), there are over 80% of households with a suitable size of factories and close production lines to make a wide range of products, including hinges, flower-patterned doors, iron doors, electrical appliances, motorbike and bicycle spare parts, etc. Forging craft in Da Sy hamlet (in Ha Dong dis- trict) has been developing for hundreds of years with more than 600 smithies. In addition, there are famous traditional forging villages such as Vu Ngoai hamlet (in Ung Hoa dis- trict), Xuan Phuong mechanical village (in Tu Liem district), Tay Mo welding district (in Tu Liem district), Duc Tu iron scissors making village (in Dong Anh district), the villages

Page 23: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

23

of Yen Vien and Yen Thuong (in Gia Lam district), Phung Xa (in Thach That district), Thuy Hoi and Tan Hoi (in Dan Phuong district), Lieu Noi and Nguyen Hanh (in Thuong Tin district), etc.

Stone, metal, wood, bone, horn sculpture villages: Stone, metal, wood, bone, horn sculpture is a traditional craft that has existed for a long time, with typical examples of the Thanh Thuy wood sculpture village (in Thanh Oai district), Nhan Hien stone sculpture village (in Thuong Tin district), Thuy Ung horn comb making village (in Thuong Tin district), Son Dong statue making village (in Hoai Duc district), Chang Son village (in Thach That district), Vo Lang village (in Thanh Oai district), Nhi Khe turnery village (in Thuong Tin district). Using the main materials of wood, stone, horn, ivory, copper, silver, etc., craftsmen with their skilled hands have created valuable handicrafts for domestic consumption and export to Japan, Taiwan, Hong Kong, China, and several countries of the EU. There are currently 13 sculp-ture villages, engaging 21,746 employees and providing them with an annual average income of VND 18.6 million.

Pottery and porcelain villages: Pottery and porcelain craft is a tradi-tional one mainly located in Bat Trang village. This craft first appeared in Bat Trang over 600 years ago, then spread to neighboring com-munes such as Kim Lan, Da Ton, Dong Du, and Van Duc. There are three pottery and porcelain villages that have been recognized as traditional craft villages, attracting 20,658 workers. Many businesses, cooperatives have actively innovated production technology, using gas kilns in firing products so that their quality is improved while the firing time and environmental pollution are reduced. Businesses also invest more and more in designing and developing products based on collaboration with domestic and foreign designers in order to create

Page 24: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

24

a wide range of products, mainly for export. Those include bowls, dishes, pots, cups, statues, flower vases, decorative vases, etc.

Gold-and-silver-leaf villages: Gold-and-silver-leaf villages have developed over many periods, with the purpose of preserving statues, horizontal lacquered boards, sentences written on parallel vertical banners of historic relics, tem-ples, pagodas, shrines, etc. in the beginning. To date, Kieu Ky village, with more than 552 households and 2,942 workers, has been recognized as a standard handicraft village by the Hanoi People’s Committee.

Mesh knitting and fishing net weaving villages: The craft of knitting mesh and weaving fishing net appeared a long time ago, using the main materials of hemp yarn and silk in the old days and now nylon twine. There are currently five villages doing this craft, accounting for 0.37 percent of Hanoi’s craft villages, mainly distributed in Son Ha village (in Phu Xuyen district); four of them have been recognized to have met the standards of a craft village by the Hanoi People’s Committee so far. This craft generates a revenue of VND 23.74 billion, engaging 968 households with 2,617 workers and providing them with an annual average income of VND 14.4 million.

Other craft villages: Some other handicraft villages of Hanoi have a smaller scale of operations such as Ngu Xa bronze casting village (in Ba Dinh district), Tan Trieu poultry feather village (in Thanh Tri district), Van Diem wooden flower carv-ing village (in Thuong Tin district), etc.

Page 25: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

2525

Page 26: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

2626

Page 27: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

27

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

DISTRIBUTION MAP OF HANOI CRAFT VILLAGES

27

Page 28: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

28

Ba Vì

Thạch Thất

Sơn TâyPhú Thọ

Mê Linh

Đan Phượng

Sóc Sơn

Đông Anh

Hoài Đức

Quốc Oai

Chương MỹThanh Oai

Mỹ ĐứcỨng Hòa

Phú Xuyên

Hà Đông

Thanh Trì

Từ Liêm

Thanh Xuân

Đống ĐaHai Bà Trưng

Hoàng Mai

Ba ĐìnhCầu Giấy

Tây Hồ

Long BiênGia Lâm

Thường Tín

HoànKiếm

1049 1

17

1363

19

847

247

452

2550

39

126

32168

11 5

15

676

4379

056

120

523

37114

17109

43116

Làng nghề (Certified craft village)

Làng có nghề (Craft village)

Chú thích (Note)

Page 29: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

2929

Page 30: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

3030

Page 31: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

3131

Page 32: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

32

GỐM BÁT TRÀNG SỰ HÒA QUYỆN TUYỆT VỜI GIỮA ĐẤT, NƯỚC, LỬA VỚI TÂM HỒN NGƯỜI HÀ NỘI

32

Page 33: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

33

Không phải vô cớ mà tên làng gốm Bát Tràng, một làng nghề truyền thống nằm cách trung tâm Hà Nội 10 Km về phía Đông Nam, đã nổi danh

Trải qua bao dâu bể của thời gian, gốm Việt Nam nói chung và gốm Bát Tràng nói riêng vẫn luôn mang trong mình vẻ duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn khi đặt cạnh những tác phẩm gốm sứ của Trung Hoa, Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng vẫn là những nguyên liệu thô sơ truyền thống là đất, nước và lửa nhưng nhờ tài hoa của người thợ và tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm nên những nguyên liệu tưởng chừng câm lặng ấy luôn có tiếng nói riêng, dù chúng được làm ở dạng đất nung, sành nâu, sành xốp, sành trắng hay đồ sứ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay), 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến phường Bạch Thổ thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Để làm ra sản phẩm gốm Bát Tràng, người thợ gốm phải qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”, nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Bên cạnh đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ như men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men rạn... cũng cho phép tạo nên rất nhiều các dòng sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Người thợ gốm Bát Tràng quan

Page 34: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

34

niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và trong đó còn mang cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con người. Tất cả hòa vào nhau để tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người - gốm Bát Tràng.

Sản phẩm gốm Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng , gốm trang trí... Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi, sáng tạo, các nghệ nhân Bát Tràng đã tạo nên một thế giới gốm sứ đủ màu sắc, đa dạng và sống động. Với trên 1.300 hộ gia đình sản xuất gốm năng động trong nắm bắt nhu cầu của thị trường, các sản phẩm gốm Bát Tràng đã đáp ứng không chỉ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn vượt qua biên giới về không gian để chiếm lĩnh hàng loạt các thị trường khó tính trên thế giới. Sản xuất và xuất khẩu gốm Bát Tràng tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 25 triệu USD năm 2014, và được người tiêu dùng ở Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, các nước cộng đồng Châu Âu, Mỹ và Australia đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá thành của sản phẩm.

Vâng, chính sự hoà quyện tuyệt vời giữa đất, nước, lửa với tâm hồn người Hà Nội đã tạo nên một Bát Tràng được người dân Việt Nam và bạn bè thế giới trân trọng.

Page 35: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

35

It is not by accident that the name “Bat Trang Ceramic village”, a traditional craft vil-lage located 10 Kms to the South East of Ha Noi City centre, has gained

Over time, Vietnamese ceramic in general and Bat Trang ceramic in particular, have al-ways carried their own characteristics and cannot be confused with Chinese, Japanese or European ceramics. Starting with the same traditional ingredients (such as land, water and fire) and thanks to the talent of craftsmen and the national soul ingrained in every product, the material that could turn out to be bland has in fact its own distinction, al-though it is made of the same terracotta, brown glazed terracotta, porous glazed terra-cotta, white glazed terracotta or porcelain.

According to a Vietnamese History and Geography book written by Nguyen Trai, Bat Trang ceramic was pioneered by Ly King. When King Ly Thai To moved from Ninh Binh to the new capital Thang Long (Hanoi), 5 famous pottery producing families of Bo Bat village, Yen Mo – Truong Yen district (now in Yen Mo district, Ninh Binh province) named Tran, Vuong, Nguyen, Le, Pham decided to move to Thang Long with pottery artisans in order to establish their business. When they went to Bach Tho ward, Gia Lam-Thuan An dis-trict (now Bat Trang commune, Gia Lam district, Hanoi) where there was good white clay material to make pottery, the 5 families collaborated with a Nguyen family living there to construct pottery kilns and founded the ceramic village of Bat Trang.

Bat Trang Ceramics The wonderful harmony between land water, fire and soul of HanoiBat Trang Commune, Gia Lam District, Hanoi

Page 36: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

36

To make the ceramic product of Bat Trang, the potter must go through the stages of land selection, soil treatment and soil preparation, shaping, creating patterns, enamelling and finally firing. The experience of many generation is “First the bone, second the skin, third the kiln”. This means that the pottery soil must be compacted sufficiently to ensure good firmness of products. Moreover, the enamelling tech-nique (white, blue, brown, moss green, mosaic…) enables the making of many rich and diverse ceramic product lines. Bat Trang potters consider ceramic products as a living organism, with the harmonious combination of the five elements: Metal, Wood, Water, Fire, Earth and the human spirit and creativity inside each product. All are blended together to create this special type of ceramic products – Bat Trang, with harmonious composition, elegant colors and dedicated human skills.

Bat Trang products have many shapes, designs and types and are divided according to their function, such as household ceramic, artistic, for construction, decoration, etc... With love, hard work, research and innovation, Bat Trang artisans have cre-ated a varied and lively world of colorful ceramics. With more than 1,300 ceramic producing households who understand the needs of the market, Bat Trang prod-ucts have to meet, not only the needs of domes- tic consumers, but also of world demanding markets as a living organism, with the continuously grown in recent years to reach exports of over USD 25 million in 2014. Consumers in Hong Kong, Japan, Singapore, the European Union, the USA and Australia have rated Bat Trang ceramics very high in terms of quality, design and price.

So, it is the unique harmony between earth, water, fire and soul of Hanoi that has made Bat Trang ceramics so famous and respected by Vietnamese people and in-ternational friends.

Page 37: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

3737

Page 38: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

38

Phú Vinh NGHỆ THUẬT ĐAN LÁT CỦA VIỆT NAM

38

Page 39: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

39

Không ở đâu nghề đan lát lại thăng hoa như Hà Nôi khi tên tuổi của biết bao làng nghề đã đi vào lịch sử, ca dao, tục ngữ và đời sống của

người Việt Nam. Thật khó kể hết tên của hàng trăm làng nghề đan lát trên mảnh đất này, nhưng có lẽ không ai không biết đến cái tên làng đan lát Phú Vinh, quê hương của nghệ thuật đan lát mây tre, nơi đã làm rạng danh nghề đan lát của Việt Nam nói chung và Hà Nôi nói riêng trên thị trường thế giới.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội 27Km, Phú Vinh là một làng quê thanh bình, nằm nép mình bên những lũy tre xanh cách Trung tâm Thành phố Hà Nội. Không ai nhớ rõ nghề đan lát ở đây đã có từ bao giờ, nhưng từ đầu thế kỷ XVII những người thợ Phú Vinh đã mày mò sáng tác để làm ra những chiếc rổ, chiếc rá cũng như các vật dụng đan lát khác trong gia đình.

Để có được những bình hoa, những lẵng hoa hay những đĩa hoa nhẹ nhàng duyên dáng, người ta không chỉ tìm thấy ở Phú Vinh mà còn có ở nhiều làng nghề khác ở Hà Nội như Trường Yên, Đông Phương Yên, Bình Phú... nhưng để tìm những sản phẩm đan lát đẹp từ mây, đặc biệt là hàng mây song xiên thì không đâu có thể sánh được với Phú Vinh.

Cây mây thật giản dị, thoạt nhìn thật khó tìm ra cái chất ”mỹ nghệ” của nó, nhưng với đôi bàn tay tài khéo, người Phú Vinh đã biến những cây mây bình thường ấy trở thành vô giá qua những sáng tạo nghệ thuật. Người Phú Vinh ai cũng biết đan và ai đan cũng đẹp, qua năm tháng thời gian, không ai có thể đếm hết các loại hàng mây tre mỹ nghệ do bao lớp nghệ nhân và người thợ Phú Nghĩa đã làm ra, từ những lẵng mây, làn mây, túi mây, đĩa mây, bát mây, lọ hoa...

Sử dụng nguyên liệu là cây giang, cây nứa tưởng như đơn giản nhưng thực ra cũng khó. Nứa già làm cạp, nứa vừa làm nan, nứa non phải

Page 40: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

40

chuốt nan rất mỏng để tết hoa, tết các họa tiết trang trí. Đây là một nghề đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo thực sự. Kỹ thuật chẻ nan yêu cầu phải biết lách con dao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì sau đan mới đẹp, phải biết chọn từng cái cật, dẻo cùng dẻo, cứng cùng cứng. Nứa, giang cạo tinh gặp nắng rất trắng, gặp mưa là mốc, có khi nan phải đem sấy khô, thậm chí phải ngâm chống mọt… Kỹ thuật nhuộm nan cũng là cả một kỳ công để sao cho nan không bị phai, tạo nên một thế giới màu sắc phong phú trên những giỏ hoa, bình hoa, rổ đựng hoa quả, hộp đựng quần áo, giỏ trồng cây, khay đựng đồ…

Nghề đan lát Phú Vinh phát triển đến mức người nghệ nhân có thể nhìn vào ảnh, nghĩ ra cách đan để tạo thành những bức tranh chân dung hoặc tranh phong cảnh. Đây không còn là hàng tre đan với nghĩa bình thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật. Có lẽ cũng chính vì vậy, khách nước ngoài rất chuộng hàng mây tre đan của Phú Vinh, đưa các sản phẩm đan lát của Phú Vinh đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nghệ thuật mây tre đan Phú Vinh thực sự thăng hoa cùng chiều dài năm tháng với bao lớp nghệ nhân và người thợ luôn mang trong mình lời nhắn nhủ của ông cha ”một thời nghề giỏi, muôn thời vinh quang”.

40

Page 41: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

41

Phu Vinh - The symbol of Vietnam’s bamboo and rattan weaving artPhu Vinh village, Phu Nghia commune, Chuong My district, Hanoi

Page 42: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

42

Nowhere is the craft of weaving bamboo and rattan more refined than in Hanoi as the names of so many handicraft

villages here have gone down in history, sayings, proverbs and the daily life of Vietnamese people. Mentioning all of hundreds of craft villages in Hanoi is an impossible task. But there is probably no one that has never heard of Phu Vinh, the home of bamboo and rattan craft making articles, the place that brought fame to the craft of bamboo and rattan weaving of Vietnam in general and of Hanoi in particular, in the inter-national market.

Being a peaceful village, Phu Vinh lies next to bamboo groves. No one knows precisely when the craft began except that from the beginning of the 17th century, the first craftsmen from this village had managed to make closely woven baskets and other woven household appliances at Km27 from Ha Noi City centre.

Phu Vinh is not the only place where people go to buy charm-ing vases, baskets or dishes for arranging flowers. There are many other bamboo and rattan weaving villages in Hanoi such as Truong Yen, Dong Phuong Yen, Binh Phu, and so on. But Phu Vinh is a unique place where people can find delicate woven rattan articles. Most impressively, the village’s spun rattan ware objects are so stunning that no other product can compare with them. Rattan is so rustic that, at first glance, it is impossible to find its “craft” feature. However, with skilled hands, people in Phu Vinh village turn such ordinary rattan into priceless works of art. Almost every villager in Phu Vinh knows how to weave and they do it skilfully. No one is capable of counting how many types of woven bamboo and rattan articles have been created

Page 43: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

43

Page 44: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

44

by Phu Nghia’s generations of artisans and weavers, from baskets, handbags to dishes to vases, etc.

Using ampelocalamus and neohouzeaua as the material is not as easy as it seems. The old, premature and young trees are used to make rims, strips and extremely thin strips, respectively, which are then braided to create flowers and ornamental patterns. This craft requires weavers to have skilled hands indeed. They have to be ex-perts at using knives to split the trees into identical flat strips in order for the final products to turn out beautiful. They have to pick the splints one by one and it is necessary for all of the splints to have the same softness and toughness. After being shaved, such trees will be very white if it is sunny but they may be mouldy if it is rainy; therefore, craftsmen need to dry strips or even soak them in anti-termite chemicals. It also requires a lot of technical capabilities to dye strips so that they will not fade, creating a world of colors on flower baskets, flower vases, betel trays, clothes containers, plant-ing baskets, trays, etc.

The craft of weaving bamboo and rattan in Phu Vinh is so developed that artisans here can look at photos and find out the way to make portraits or landscape woven pictures from them. What they can create are no ordinary woven bamboo and rattan products but rath-er works of art. Perhaps for this reason, Phu Vinh’s woven bamboo and rattan articles are very popular with foreign visitors, who bring them back to over 100 countries and territories around the world. As the years go by, the art of Phu Vinh’s weaving bamboo and rattan really becomes outstanding with generations of artisans and crafts-men always carrying the messages of their forefathers: “Being good at a job brings glory forever”.

Page 45: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

45

Làng Lụa Vạn Phúc

45

Page 46: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

46

Nghề dệt lụa ở Việt Nam trải dài theo đất nước, nhưng không ai lại không biết đến Vạn Phúc, môt vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh nằm ở phía Tây Bắc thuôc Quận Hà Ðông, Hà Nôi. Lụa

Vạn Phúc đã đi vào thơ ca và là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam.

Theo truyền thuyết, nghề dệt ở Vạn Phúc có từ khoảng thế kỷ thứ IX, do một vị tổ nghề tên là Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương, truyền dạy. Cũng từ thuở xa xưa ấy, những tiếng lách cách thoi đưa khi xa khi gần, lúc rộn ràng lúc dìu dặt khoan thai đã trở nên thật gần gũi, thân quen, nó gắn bó với mỗi người Vạn Phúc như chính những hơi thở của cuộc sống.

Theo thời gian, bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ dệt làng Vạn Phúc cùng những kỹ thuật truyền thống đã tạo nên biết bao loại vải lụa độc đáo như vân, sa, nhiễu, gấm, vóc... được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Khó có thể nói hết được sự kỳ công và khéo léo của người thợ cũng như cái đẹp của lụa, gấm Vạn Phúc mà chỉ biết rằng lụa, gấm ở đây thường được dệt bằng một loại tơ tằm đặc biệt gọi là tơ nõn, vừa mịn màng óng ả, vừa có độ bền dai.

Nổi tiếng nhất là lụa hàng Vân vì nó mỏng, đẹp mềm mại như làn mây và gấm thêu hoa. Gấm nền lam điểm hoa chữ “Thọ” nhiều kiểu, nhiều màu, còn lụa Vân mỏng hơn gấm, kiểu hoa có màu sắc đa dạng như hình con bướm, bông hồng, cúc, hạc trắng trong mây, màu tím Huế..., đã hấp dẫn mọi tầng lớp nhân dân, nhất là giới sành ăn mặc ở thành thị, giới thượng lưu giàu có. Sử sách còn ghi lại, hàng tơ lụa của Vạn Phúc là thứ hàng hóa quý được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và phương Tây. Khách hàng phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á thông qua đường buôn bán, trao đổi tại các cửa biển Vạn Ninh (Quảng Ninh) từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, Phố Hiến (Hưng Yên) ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong vào thế kỷ XVIII-XIX. Đặc biệt, lụa tơ tằm Vạn Phúc được dự các Hội chợ tại Marseille, Pari (Pháp) năm 1931-1936 và năm 1937, Chính phủ Pháp đã tặng danh hiệu Bá hộ Cửu phẩm cho 6 nghệ nhân trực tiếp sản xuất ra mặt hàng lụa đó.

Từ thuở “nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” đến nay, lụa tơ tằm đã tiến bước đường dài. Xưa chỉ rút sợi nõn dệt thành các thứ lụa, đoạn, the, vân điểm... với đặc tính chung là mềm, rũ, mỏng và dùng sợi bọc ngoài dệt vải đũi thô. Nay từng phần của sợi tơ đều được dùng, người ta còn chập thành sợi đôi, sợi 3, sợi 6, sợi 12 và xe, thắt theo nhiều cách để tạo ra hơn 30 loại vải tơ tằm

46

Page 47: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

47

với đủ độ mỏng, rũ, mềm, cứng, óng ánh... Vải tơ voan mềm nuột nà thường may áo dạ hội lại là loại tơ bình thường dệt từ sợi nõn. Loại vải có vẻ dày dặn, nhìn bề ngoài đứng mà vò tay lại không bị cứng, dùng may veste cho cả nam giới đắt tiền nhất vì mỗi sợi vải được xe từ 12 - 16 sợi tơ nõn đẹp. Những sản phẩm được làm từ lụa cũng đa dạng hơn từ cà vạt, váy, áo … đến khăn quàng, guốc, dép, túi xách, ví tiền xinh xắn… đã “theo chân” du khách nước ngoài đi khắp năm châu bốn bể, trở thành món quà không thể thiếu cho bạn bè người thân của mỗi du khách đến Việt Nam.

Ngày nay đến Vạn Phúc, chúng ta cảm nhận ngay không khí của một làng nghề đang đà phát triển. Vẫn đó, giai điệu quen thuộc của những tiếng thoi đưa từ nhà nhà dệt lụa. Vẫn là những đêm trăng quay tơ kéo sợi, những suối lụa mềm trải dài khoe muôn sắc màu trong nắng… Và trên hết, những sản phẩm lụa của Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần, trở thành một sản phẩm văn hóa, được coi là biểu tượng của cái đẹp mang truyền thống của dân tộc.

Trong mỗi thước lụa mềm mại, óng ả của Vạn Phúc hôm nay còn chứa đựng biết bao tâm tình của người dân làng lụa.

Page 48: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

48

Silk weaving in Vietnam is spread all over the country but one of the most illustrious traditional regions for silk weaving is located

in the north-west of Ha Dong town. Van Phuc silk has inspired poetry, folk songs and it is the pride of Vietnamese.

According to legend, silk weaving in Van Phuc existed since the IXth cen-try, taught by progenitor La Thi Nga - a Hung Vuong descendant. Since then, the rhythmic clatter of shuttle driven across looms has become as familiar to Van Phuc villagers as their respiration.

The talented hands of Van Phuc weavers with traditional skills have cre-ated many sophisticated types of silk such as the cloud type, the sand type, crepe, brocade and satin,... which are highly appreciated by local and overseas customers. It is hard to describe the skillfulness and mas-ter strokes of the weavers as well as the beauty of Van Phuc brocade and silk. but mention should be made that the brocade is made from a special type of raw silk which is soft, burnished and durable.

The cloud type is the most well known because it is as thin, soft and beautiful as a cloud. The embroidered brocade is thicker than the cloud type and has different designs such as butterfly, rose, daisy, crane, cloud, Chinese characters of “Longevity” of different colors which at-tract all classes of society, especially the upper class. In the past, Van Phuc silk used to be a precious merchandise to export to other coun-tries in the region and to some European countries (China, Japan, Ko-

Van Phuc Silk VillageVan Phuc village, Van Phuc commune, Ha Dong, Ha Noi

Page 49: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

49

rea, through Van Ninh (Quang Ninh) seaport from the XIth to the 13th century, and through Pho Hien (Hung Yen) and Hoi An from the 18th to the 19th

century). In particular, Van Phuc silk was exhibited at Marseille and Paris (France) in 1931-1936 and 1937; the Government of France awarded the title: “Village Notable of the ninth grade” to 6 artisans who produced the displayed silk at the exhibitions.

In a famous song, there is a passage: “When you wear cloth made of Ha Dong silk, you will make me feel fresh and cooling down the burning

sunshine of Sai Gon”. A long time ago, silk threads were created with different types of silk, chiffon, cloud and embellished with the same character-istic of softness, thinness & ability to hang down; the outer thread created the raw tussore (wild silk). Nowadays, there are huge improvements in silk production, all kinds of threads are utilized, silk can be made by spinning 2 threads, 3 threads, 6 threads or even 12 threads to create more than 30 types with different thinness, thickness, softness and glitter... The softest silks used to make evening dresses are made from a normal single thread. The

Page 50: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

50

most expensive ones are those made by spinning 12-16 threads, usually to make suits which look hard but feel soft. There is a wide range of products made of silk such as ties, skirts, clothes, scarves, clogs, handbags, purses,... which are nice indispensable souvenirs for tourists coming to Vietnam.

Visiting Van Phuc today, we feel the atmosphere of a handicraft village on the move. We can hear the familiar clatter of the shuttle driving melody, we can see villagers spinning under the moonlight, we can see multicolor silk streams being dried under the sunshine. Products of Van Phuc have a typical traditional value which is considered as a symbol of traditional beauty. The weavers are passing their sentiments and dreams onto every meter of glossy silk.

Page 51: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

51

Khảm trai Chuôn Ngọ

51

Page 52: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

52

“Hỡi cô thắt cái bao xanh, có về Chuôn Ngọ với anh thì về, Chuôn Ngọ có cây bồ đề, có sông tắm mát có nghề khảm trai”.

Câu ca xưa đưa chúng ta đến một làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nằm cách trung tâm Thành phố 40 Km về phía Nam - làng Chuôn Ngọ (nay là thôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Theo truyền thuyết của làng, nghề khảm trai có từ thời Lý. Ông tổ nghề là Trương Công Thành từng đỗ thái sinh học và là vô tướng dưới trướng Lý Thường Kiệt. Sau khi cùng Lý Thường Kiệt Nam chinh Bắc chiến, dẹp yên giặc Tống, ông đã đi tu và ngao du khắp thiên hạ. Nhờ vậy ông có điều kiện tiếp thu và học được nghề khảm trai rồi về dạy cho con cháu trong làng. Các cụ trong thôn kể lại rằng, nghề này trước đây “năm chìm bảy nổi”, long đong lắm, có lúc tưởng rằng mai một. Người trong thôn hàng bao năm do không sống nổi với nghề đã “dứt áo ra đi”, rồng rắn nhau phiêu bạt vào Nam và các tỉnh thành trong cả nước kiếm sống, cả làng xác xơ, tiêu điều. Thế nhưng làng giờ giàu có và đổi thay nhiều. Cả làng lúc nào cũng sớm hôm bận rộn, khách tứ phương đổ về đây với những đơn đặt hàng tới tấp, nhiều khi làm không hết việc. Những người xa phương nay có điều kiện đã đầu tư về quê hương, số khác trở về để hành nghề. Sự giàu có của làng đã lan nhanh sang các thôn khác, đến nay 7/7 thôn của xã có nghề.

Page 53: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

5353

Page 54: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

54

Các sản phẩm từ bàn tay, khối óc của những người thợ tài hoa làm ra đến nay cũng có những bước tiến dài, trước đây, những người thợ chỉ làm các bức hoành phi câu đối phục vụ cho các bậc vua chúa, quan lại và những đồ dùng như khảm sập gụ, tủ chè, bình phong, điếu ống, tráp trầu… với những đề tài phỏng theo các tích cổ như Tam cố thảo lư, Văn Vương cầu hiền, Giang tả cầu hôn, vinh quy bái tổ…. hoặc phỏng theo các con vật: Long, Ly, Quy, Phượng… Giờ, có đến hàng trăm hàng nghìn loại sản phẩm đa dạng phong phú về chủng loại, kích cỡ, từ những đồ thờ cúng: Núi thơ, hoành phi, hòm sắc, ống quyên, bao kiếm, thơ bào, đến những đồ gia dụng, hàng lưu niệm rất “bắt mắt”: đĩa khảm cá hay hoa, hộp mỹ phẩm khảm hoa

Page 55: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

55

to hoặc trang trí hoa chìm lá cuốn, lọ hoa các cỡ khảm cá ngũ sắc, bàn cờ, bình phong khảm cảnh vật bốn mùa, tranh khảm lấy tích trong chuyện dân gian, sập chủ yếu khảm cảnh núi non, hoa cỏ ở vai và chân sập, tủ chè và tủ chùa cũng được khảm khá tinh vi lấy các điển tích xưa như kết nghĩa vườn đào, anh hùng tương ngộ…. Ngoài ra, tùy theo các mẫu mã, thị hiếu trong và ngoài nước, thợ làng Ngọ còn đáp ứng theo yêu cầu đặt hàng với các loại như tẩu thuốc lá, cán ba tông, nậm rượi hay các thứ hàng độc đáo khác, hàng lưu niệm đủ loại…. Hàng từ thôn Ngọ giờ không chỉ được tiêu thụ nhiều trong nước mà còn rất được ưa chuộng ở nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Anh, Hà Lan… Nghề khảm trai ở thôn Ngọ mang tính chuyên môn hóa rất cao. Người thợ ở đây đã biết chọn các nguyên liệu chủ yếu là vỏ trai, vỏ ốc. Các loại vỏ có

Page 56: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

56

nhiều thứ khác nhau, trai cánh mỏng, vỏ sẫm màu, trai thịt vỏ trắng, trai ở vùng Thanh Hóa nhiều vân, ốc xà cừ ở các vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, hến biển có thứ mà trắng như tuyết có thứ màu vàng để cẩn hoa mai, hoa cúc… Ngoài ra, trai cửu khổng có 9 lỗ ở mép vỏ để khảm mặt núi non, cánh chim phượng, chim công… Các loại gỗ dùng để khảm phải là thứ gỗ chắc, thớ mịn, màu nền có ánh đỏ, hồng đổi màu với các họa tiết trai, ốc để tạo nên màu sắc tương phản nổi bật, đẹp mắt. Nghề đòi hỏi một trình độ kỹ thuật rất cao, người thợ phải hết sức tỉ mỉ, sáng tạo qua nhiều giai đoạn khác nhau, khảm trai là công đoạn cuối cùng. Những họa tiết trai, ốc, sau khi đã được cắt gọt tỉ mỉ, người thợ đục khảm trên sản phẩm rồi gắn họa tiết lên, sau đó mài và tách nét. Đó là với sản phẩm gỗ, còn với hàng sơn mài thì phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ hơn ví như, đánh vải để tránh cong vênh, nứt nẻ sản phẩm rồi bó dùng sơn ta trát trên mặt cốt, mài bó, vóc, mà vó (làm nhiều nước bằng sơn ta), Các sản phẩm khảm trai ốc sơn mài được hoàn thiện, trải qua thời gian, khí hậu hanh khô hay ẩm ướt vẫn không bị thay đổi màu sắc.

Bàn tay khéo léo, óc sáng tạo phong phú của những người thợ khảm Chuyên Mỹ mang đậm sắc thái văn hóa của vùng đất chiêm trũng đồng bằng Bắc Bộ đang trở thành điểm du lịch sinh thái làng nghề cuốn hút du khách trong và ngoài nước. Hiện nay các nghệ nhân khảm trai ở Chuyên Mỹ đang từng bước nâng cao tay nghề sáng tạo nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch, với những sản phẩm tranh phong cảnh non nước, chân dung, tinh xảo đầy kỹ thuật cao.

Page 57: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

57

Chuon Ngo village is in Chuyen My commune, Phu Xuyen dis-trict, 40 Kms from the South of Ha Noi City centre. According

to the village legend, the shell inlaying profession started during the Ly dynasty. The Grand Master was Truong Cong Thanh who was a student at the National University and later a general un-der Ly Thuong Kiet. After victory in the war against Chinese in-vaders, he became a monk and traveled throughout the country, resulting in his learning the shell inlaying profession and hand-ing it over to the young people in his village. The old men re-call that in the past this profession had its ups and downs. The villagers could not rely totally on shell inlaying, forcing them to head down to the South for a better living. The village was left in almost object poverty. But the village survived and changed sub-stantially. It has remained busy receiving people from all over (i) interested in learning the profession, or (ii) providing the answer to a manpower shortage resulting from orders that go beyond the normal capacity of the village. Those who left the village have come back to invest or work. The wealth of the village has spread to other villages, resulting in 7 villages of the commune becoming prosperous enough to be classified as rich.

The products, thanks to the skills and intelligence of the crafts people, have taken a big leap, now not limited to its former niche of mere decorative furniture for royal palaces or officers’ families. Now there are thousands of shell inlaid products in a

Chuon NgoA shell-inlaying village

Page 58: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

58

wide range of types and sizes, from altar pieces to eye-catching furniture and souvenir plates, boxes, vases, chessboard, cupboards, pictures, beds, etc. with themes of Chinese origins. In addition, the village also fulfills orders based on market demand for pipes, cane handles, specific souvenirs, etc. The products originating from Chuon Ngo village are not only selling well in local markets but have also found popularity in Japan, the USA, Taiwan, the UK and the Netherlands. In 2001, together with 5 craft villages in the commune, Chuon Ngo was recognized by the People’s Committee as a traditional shell inlaying village.

The profession of shell inlaying associated with Chuon Ngo is highly special-ized. The craftsmen of Chuon Ngo know how to select the materials, mainly the shells of pearls and snails having nice colors that are collected from dif-ferent places for varying purposes. Some materials must be imported from countries such as Japan, Singapore and China. The wood used in the shell inlaying process must be strong, fine and pinkish to provide a contrast with the shell inlaid decorations and a pleasant effect. This profession requires high skills, focus and creativity. Shell inlaying is the final stage of the process. Pieces of well-shaped shells are inlaid on the products and then polished and highlighted in detail. For lacquerware, the process is associated with more stages and techniques to ensure the quality and color of the wood and inlaid shell.

Far from a mere farm village with limited cultivable land, Chuon Ngo village and Chuyen My commune have become quite prosperous. Eighty percent of the 8,700 people in the commune have stable annual incomes of VND 5 million/person derived from the shell inlaying profession; 60% of the families are classified as prosperous, 38% middle class and 2% poor. All these benefits come from the people having developed the traditional craft profession.

Page 59: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

59

Page 60: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

6060

Làng nghề chạm khắc gỗ Dư Dụ

Page 61: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

61

Dù trời nắng hay mưa, dẫu là cái lạnh của mùa đông hay cái nóng bức giữa trưa hè thì người thợ điêu khắc làng Dư Dụ vẫn thoăn thoắt tay đưa đục,

làm ra những sản phẩm tượng Phật, tượng tiên nữ, tượng phù điêu... là những biểu tượng mang lại sự yên ấm, thanh bình với những đường nét chạm khắc thật công phu, tỉ mỉ và có cả cái hồn được thổi vào từ bàn tay tài hoa của người thợ điêu khắc. Đó là những sản phẩm làm nên sự hấp dẫn của điểm du lịch làng nghề Dư Dụ.

Trong xu thế cuộc sống ngày nay, dù ở nông thôn hay thành thị, dù ở Việt Nam hay nhiều quốc gia khác trên thế giới - đặc biệt là các quốc gia Châu Á người dân đều có thú chơi trưng bày những biểu tượng của sự yên vui, may mắn đó là hình tượng ông Phúc, Lộc, Thọ, Phật Di Lạc... Những sản phẩm ấy được làm ra bởi những con người rất đỗi bình dị ở làng nghề Dư Dụ, họ chuyên cần làm công việc đòi hỏi sự khéo léo trong từng chi tiết. Nào là những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lạc, vừa căng tròn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời, là gương mặt hiền từ và cái tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni... Trên từng thớ gỗ người thợ bố trí sao cho những đường vân của khối gỗ được rơi vào đúng những điểm đặc biệt để nhấn mạnh ý nghĩa, vừa tạo sự phù hợp vừa mang nét độc đáo. Những tác phẩm điêu khắc này được làm ra không hề qua khuôn đúc mà trông như từ những tấm khuôn in vành vạnh. Được như vậy là do kỹ năng nghề đã thật nhuần nhuyễn của đôi bàn tay khéo léo của người thợ nơi đây. Đứng trước mẫu sản phẩm mới đến với người thợ làng Dư Dụ là điều dễ “như trở bàn tay” bởi cái căn cơ của nghề thấm vào tiềm thức họ. Vào thăm gian trưng bày sản phẩm của mỗi cơ sở sản xuất ở Dư Dụ sẽ thấy những mẫu mã rất đa dạng và phong phú. Từ những mảnh gỗ nhỏ, thô kệch, bình thường chỉ như củi đun bếp, nhưng khi đặt vào bàn tay và khối óc người thợ Dư Dụ, mảnh gỗ ấy đã trở thành một sản phẩm, một tác phẩm nghệ thuật hữu ích. Sản phẩm được người thợ điêu khắc thổi hồn vào từng dáng đứng, dáng người và đặc biệt chú trọng đến họa tiết trên khuôn mặt. Làm nghề theo hình thức “cha truyền con nối” nên người dân ở đây, từ trẻ đến những người thợ già

Page 62: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

62

vẫn luôn từng ngày, từng giờ mài rũa, đục khắc, “đẽo” cái hoa tay của mình để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đến với Dư Dụ, bạn sẽ đến với những cơ sở điêu khắc tượng gỗ như Viết Liên, Tuyết Bôn, Nhất Phương, Nam Phương, Tiến Đăng... nơi có những mẫu mã đa dạng, phong phú. Nhưng chắc chắn bạn không thể không ghé thăm nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc, người đoạt rất nhiều giải thưởng về điêu khắc của Việt Nam. Các sản phẩm của ông chỉ được làm chạm khắc truyền thần vào ban đêm bởi lúc ông tập trung được hết tinh thần cho từng đường đục mà không bị chi phối bởi những tác động của không gian xung quanh để tạo nên những tác phẩm đầy cảm xúc…

Với những ứng dụng mới của khoa học công nghệ, những người thợ làng nghề Dư Dụ đưa máy móc vào hỗ trợ, thay thế một số công đoạn pha chế nguyên liệu và hoàn thiện sản phẩm vốn trước chỉ làm bằng thủ công, giúp người thợ Dư Dụ đa dạng mẫu mã, giảm giá thành sản xuất và tạo được uy tín ngành càng cao trên thị trường, đưa các sản phẩm mang đậm văn hóa chạm khắc của Việt Nam đến với bạn bè khắp nơi trên thế giới, đem lại một cuộc sống ngày càng no ấm cho các thế hệ người dân ở vùng làng quê Dư Dụ.

Page 63: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

63

Although Thanh Thuy is purely a farm commune in Thanh Oai district, the six villages of this commune have devel-

oped other trades since the old days when Du Du village spe-cialized in woodcarving and the others in metalware. The six villages of this commune have all earned recognition from the People’s Committee as traditional craft villages and possessing relics worthy of tourist visits to the city. Du Du village has 1,500 people from 362 families, of which 269 perform wood carving. By 1945, Du Du had established an Association of craftsmen and opened a shop at 36 Bat Dan Street, Hanoi. In 1960, Du Du a wood carving cooperative was established to produce woodcraft for the former Soviet Union and Eastern Europe. In 1986, production was split into family businesses. In the past, there were many craftsmen from the shop at 36 Bat Dan Street returning to their roots to participate in the cooperative and hand down the profession to their younger generations.

Du Du’s woodcarving, regardless of materials, is very sophis-ticated and appealing, thus receiving ever increasing orders from customers in Japan, Taiwan, China, the USA and Eastern Europe. This village has 15 showrooms and shops in Ho Chi Minh City, 3 shops in Mong Cai town of Quang Ninh province and shops in Hang Khay and Hang Trong streets of Hanoi.

Since 1993, Du Du’s woodcarving has been evaluated annually

DU DU - A CRAFT AND TOURISM VILLAGE

Page 64: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

64

by the Ministry of Agriculture and Rural Develop-ment as a fine craft of high quality and reasonable price. This is the reason why many overseas Viet-namese and local people visit and buy woodcarv-ings from Du Du.

Du Du has diversified its product range by making all kinds of woodcarvings beyond the traditional products of Buddha statues and the Four Holy An-imals (dragon, lion, turtle and eagle). At present, the village is mass producing Di Lac Buddha statues from 12cm to 250cm high, Buddha statues of all sizes, and theme products of Chinese origin.

Starting in 1995 the village invested in equipment

to produce wood bead mats, cushions and pillows from wood waste for domestic and foreign con-sumption. Production cannot keep up with de-mand.

The image of Du Du has changed substantially from a poor craft village of the old days to a vil-lage with modern houses and paved roads. Many families have large workshops of some thousand square meters. The skills of the descendants have much surpassed those of their ancestors, with a number of master craftsmen. Typical of them is Mr. Nguyen Duy Duong who can make unique carvings from ivory, bones, horns, etc. they all have brought a new life to the craft village.

Page 65: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

6565

Page 66: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

6666

Page 67: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

67

Nếu nói Hà Nội là đất trăm nghề thì huyện Thường Tín là cái “nôi” của nghề. Cùng với các làng nghề khác trong huyện như mây tre đan Bằng Sở, thêu Quất Động, tiện gỗ Nhị Khê …., làng Duyên Thái cũng sớm được nhiều người biết đến với nghề sơn mài nổi tiếng chỉ cách trung tâm Thành phố 20 Km về phía Nam.

Tương truyền, nghề sơn ở Hạ Thái có từ thế kỷ 17 nhưng mới chỉ là sơn son thếp vàng để trang trí đồ thờ cúng. Đến đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, những họa sỹ Việt Nam đầu tiên học trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi, phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật, tre… và đặc biệt là đưa thêm kỹ thuật mài vào, tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài xuất hiện từ đó. Cũng trong giai đoạn này, cụ Đinh Văn Thành - giảng viên trường Mỹ thuật Đông Dương là người làng Hạ Thái đã đưa nghề sơn mài về truyền dạy cho người dân trong làng.

Cũng giống như nhiều nghề thủ công khác, nghề sơn mài là con đẻ của trí tuệ, đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần mẫn và cái tâm yêu nghề. Với kỹ thuật sơn mài rất đặc biệt, những người dân Duyên Thái đã nâng tầm vóc của các sản phẩm lên tới mức nghệ thuật, tạo ra các sản phẩm không chỉ có tính năng sử dụng và còn có giá trị thẩm mỹ cao cho cuộc sống hiện đại…. Sản phẩm sơn mài là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới không có được. Chính các sản

Làng nghề Sơn mài Duyên Thái

Page 68: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

68

phẩm sơn mài cũng đã tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm thủ công của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm sơn mài được làm khá công phu qua nhiều khâu gia công như sơn quét (bịt kín các khe hở, các chỗ ghép) rồi sơn lót, khi khô lại quét nước sơn theo màu: đen, nâu, hoặc đỏ. Để cho sản phẩm có màu sắc, người thợ phải có kiểu thếp vàng, thếp bạc lên hàng sơn. Muốn bền màu thì phải sơn quét nhiều lượt. Các công đoạn của nghề sơn mài thường được chuyên môn hóa để ai giỏi phần nào thì đảm đương phần việc đó, gồm thợ làm cốt, dáng vóc, mo ghép hay thợ chuyên sơn hoặc chuyên vẽ mẫu… Hàng sơn mài gồm nhiều loại: nào là lọ hoa, khay, hộ, mâm hồng, album, hay lộc bình, bàn cờ, đĩa… đến những vật dụng trang trí như tranh phong cảnh tả thực về đất nước, con người Việt Nam: cây đa bến nước, cổng làng, mái đình hay các danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, chùa Một cột, chùa Thầy…

Sản phẩm sơn mài Duyên Thái đã được trưng bày tại nhiều hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước như Hội chợ quà tặng Hà Nội (Hanoi Gift Show), Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng Việt Nam (Lifestyle Vietnam), Hội chợ Ambiente (Đức)…và được khách hàng, đặc biệt khách Anh, Pháp, Nga , Mỹ, Tây Ban Nha, Australia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc… vô cùng ưa chuộng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 8 triệu Đô la Mỹ.

Hiện nay, xã Duyên Thái cũng đã quy hoạch và xây dựng các cụm, điểm công nghiệp ngay tại làng nghề Hạ Thái để các cơ sở tập trung sản xuất, phát huy hiệu quả. Đây cũng là một cách để thu hút khách nước ngoài, không chỉ là những người có quan hệ giao thương, buôn bán mà còn là những đoàn khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu về một làng nghề thủ công truyền thống.

Page 69: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

69

Page 70: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

70

Hanoi is a land of hundreds of crafts while Thuong Tin district is the cradle of crafts and the province’s leading district in the number of cer-tified craft villages. There are 24 craft villages in the district, a number of them quite notable such as Binh Vong, Cot Dong and Van Diem, with Duy-en Thai village particularly known for its craft of making lacquerware. Like other handiwork, the craft of making lac-querware is a result of knowledge, skilled hands, hard work and a great love of the work. With spe-cial home-made lacquer, the painters carry out work establishing the standard for the art. Initial-ly, they only used three basic colors of materi-als that resulted in pictures predominant black. Then they produced a new white color, made by inlaying eggshell or scattering gold and silver powder on a brown background. Along with a new color was a painting of a different texture. Gradually, the lacquer appeared three-dimen-sional with various shades of nature. The skills of the craftsmen and painters have evolved to the point where the lacquer artworks have reached even finer quality.

DUYEN THAI’S LACQUERWARE CRAFT - A LONG TRADITION

70

Page 71: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

71

Lacquerware is a function of careful work through many stages. In addition to painting, there is cov-ering with a coat of lacquer, a drying process, and then applying more coats of lacquer to produce a finished product of various colors. For an attractive appearance of a different kind, the crafts person may cover the work with a thin coat of gold or sil-ver. Many coats of lacquer must be applied to make color long lasting. Because Vietnamese lacquer is produced carefully, it results in lacquerware that is blister proof and not too shiny, but rather the lac-quer results in a product that is smooth and of the right brightness. The various stages of the lacquer work are specialized, meaning that if someone is particularly good at a certain stage then that will be his/her niche. Lacquer craft involves many work-ers, including specialists who create the shapes and forms, joiners, lacquering workers and color specialists. There are a number of lacquerware products, including flower vases, containers, trays, albums, pots, chessboards, dishes and paintings with Vietnamese people and of scenes. The scenes may be of Banyan trees, village gates, communal house roofs, Ha Long Bay, the One Pillar Pagoda and the Thay Pagoda. Foreign travelers often show interest in these lacquer paintings. Hence it is no

surprise that Duyen Thai lacquerware has pene-trated foreign markets, such as Hong Kong, Taiwan and Northern Europe. Customer satisfaction has been expressed, helping craftsmen and painters in the village become more passionate about the craft. They are bringing to the market new articles of a diverse range. Thus, customers find there are hundreds of kinds of lacquer articles for them to select from.

Duyen Thai Village is setting out on a new direc-tion to meet domestic and overseas’ demand. With skills and a great love of work and art, Duyen Thai lacquer crafts people are making more beautiful and better quality articles. In return, the craft helps bring them a better life. Of the nearly 800 house-holds in the village, two-thirds have work related to lacquerware production. Not only are those in-volved with the craft of normal working age but also children and the elderly with average daily incomes of up to VND tens of thousands for each worker. The village now has two private enterpris-es, more than 20 groups and in excess of 400 craft households. They generally perform efficiently and earn high income.

71

Page 72: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

72

Xứng danh Nghề Thêu Thắng Lợi

72

Page 73: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

73

Từ xa xưa, vùng đất Thắng Lợi, Quất Động thuộc huyện Thường Tín đã là cái nôi của nghề thêu, là nơi có những bức tranh thêu đi đến với mọi miền của đất nước. Nếu như ai đó được tận mắt ngắm nhìn nghệ nhân thêu những bức tranh sẽ cảm nhận được sự tinh tế, tính cần mẫn và càng khâm phục hơn khi cái tâm làm nghệ thuật của người “nghệ sĩ” tài ba cùng với đức tính cần cù và đôi tay khéo léo đã làm nên những “sơn cảnh hữu tình” mà ai nhìn cũng phải thán phục.

Theo các nghệ nhân cao niên ở đây cho biết, nghề thêu ren đã xuất hiện ở Thắng Lợi từ giữa thế kỷ XV (đời vua Lê Thánh Tông), trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm, hưng thịnh, nhưng người dân vẫn luôn luôn gắn bó với nghề truyền thống. Cũng như làng thêu Quất Động ông tổ của làng nghề thêu Thắng Lợi cũng là Lê Công Hành (1606 - 1661) tên thật là Trần Quốc Khái, một viên quan thượng thư triều Lê (thế kỷ XVII).

Với mỗi người Thắng Lợi, nghề thêu chính là tất cả cuộc sống. Dù bất cứ ai mỗi khi có dịp đặt chân đến nơi đây cũng đều nhận ra niềm đam mê của những con người hết sức chân chất và giản dị nơi đây. Có lẽ cũng bởi niềm đam mê đó, tâm hồn nghệ sỹ đã được hình thành và chắp cánh cho sự kỳ diệu cho đôi bàn tay các nghệ nhân nơi đây. Bên khung cửa sổ, người thiếu nữ Thắng Lợi thật là đẹp với bàn tay múa lượn những đường kim mũi chỉ, và dưới bàn tay đó dần hiện lên những cánh đồng như dậy thơm hương lúa, những đêm trăng thả thuyền buông câu, những chiều đông Hồ Gươm xao xác heo may, những cơn mưa chiều bất chợt trên khu phố cổ tường vách rêu phong... Không chỉ giỏi thêu các bức tranh phong cảnh Việt Nam mang đậm giá trị nghệ thuật, người thợ thêu Thắng Lợi còn thêu rất nhiều những bức tranh do khách hàng nước ngoài trực tiếp đặt hàng, đó là đỉnh Phú Sỹ tuyết phủ xa xa, là tháp Effel mãi tận Paris hoa lệ…

Page 74: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

74

Vừa sáng tác, vừa thêu, những nghệ nhân nơi đây còn tập trung vào sáng tạo những bức tranh phong cảnh Việt Nam, tỉ mỉ sửa lại những bức tranh do con, cháu thêu đồng thời cũng truyền đạt lại những bí quyết nghề thêu cho con, cho cháu. Bức thêu muốn đẹp người thợ thêu phải thả hồn vào nó sao cho nó thật sống động qua những mảng sáng tối, nét đậm nhạt, có khi sợi chỉ còn phải tách làm đôi, làm ba. Nhìn tay kim của người thợ thêu đâm lên, rút xuống nhanh thoăn thoắt, người ta chợt nhớ tới bài trống quân của phường thơ thêu xưa “Lấy chồng thợ thêu sướng như ông tiên thọ nhỏ, trong nhà thắp đèn tỏ sáng hơn sao, tay cầm kim như Triệu Tử múa đao, ngồi vắt chân như Khổng Minh xem sách” và chắc sẽ hiểu được sao người thợ thêu Thắng Lợi ai cũng yêu nghề như thế - Sao Thắng Lợi lai có được những sản phẩm thêu tuyệt vời như thế.

Ngày nay, người làng thêu Thắng Lợi đã và đang kế thừa những tinh hoa của làng nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Từ các nhóm hàng truyền thống như: câu đối, nghi môn, tàn lọng, cờ, trướng, các loại trang phục sân khấu cổ truyền, thì các nghệ nhân còn thêu được những tác phẩm nghệ thuật, các bức thêu phong cảnh, và đặc biệt là sử dụng họa tiết thêu trên các sản phẩm thời trang như khăn quàng, túi xách, quần áo, chăn, gối, khăn trải giường… Bên cạnh đó các nghệ nhân, thợ giỏi, các cơ sở kinh doanh có kinh nghiệm nhiều năm với nghề… cũng không ngừng nghiên cứu sáng tác các mẫu mã mới đáp ứng với yêu cầu thị trường trong thời kỳ hội nhập tạo doanh thu hàng năm gần 2 triệu Đô la Mỹ.

Page 75: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

75

Page 76: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

76

Though Thang Loi village of Thuong Tin district is not given credit as the birthplace of embroidery, it has improved and made the art more popular. The craft of embroidery first began in Quat Dong village. The legend is that Le Cong Hanh, born on January 18, 1606, is its ancestor. Known as an intelligent man and holding a doctorate under the rule of Emperor Le Nhan Tong, Hanh went to China as Ambassador in 1646 where he lived in a castle. During his leisure time, he took the embroidered paintings there, off the wall, detached them and rebraided them, thus learning the Chinese version of the art of traditional embroi-dery. He combined the Chinese version of the art of traditional embroidery with the Vietnamese one and handed it down to the people of Quat Dong village and neighboring communes.

THANG LOI VILLAGE HOME OF EMBROIDERY

Page 77: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

77

Embroidery is a handiwork where skilled hands, talent, sharp eyes, a sensitive mind, patience and carefulness are needed. The crafts people seem nonchalant while working, but don’t be deceived. In fact, the artist is dwelling on experience and creativity in performing the work. The specific place where one works and other intangibles must be taken into account. For instance, it is advisable always to choose bright places so that the craftspeople can infuse their soul and vitality into the works. They need to be able to sit in a straight manner, slightly looking down at the embroidery loom and having the right hand against the loom with the left hand free under the line of embroidery, thereby precluding eye strain and creat-ing the necessary ease and comfort to be able to accom-plish the work efficiently and effectively. Regarding the tech-nique, the most difficult is to combine colors to form the desired overall color. An ordinary painting, once completed, is a critical mixture of colors. After surveying the design, the craftsperson commences to work carefully, accurately and precisely selecting the colored threads, needles and adorn-ments to be in harmony with one another. The color factor makes up 50% of the success of an embroidered painting.

There have been ups and downs over its long history, but the embroidery craft in Thang Loi Village has always been a means of earning a living for the citizenry. Under the state subsidy system, the Hop Tien Embroidery Cooperative was known all over the North for its traditional articles, including blankets, bedspreads, pillows, and clothes exported to the former Soviet Union, France, etc. With more than 500 mem-bers, it was rated as an exemplary cooperative for many con-

Page 78: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

78

secutive years. Many high ranking State and international delegations made visits to the cooperative. In 1993, the cooperative disbanded, partly because of the loss of its traditional markets and partly also because of the way business was conducted during the state subsidy system, which was no longer suitable for the market-based economy. Private producers and groups then replaced the cooperatives. Since then, the embroidery craft has developed strongly. To win over consumers and meet their wishes, new producers have continuously improved the designs of traditional embroidery. Traditional bedspreads have undergone magnificent design changes; an example is where the four corners are embroidered with flower band patterns and there is a large embroidery in the middle. There are eight different appealing embroidered patterns, for example a pine tree, a white stork, a couple in a lotus pond, and a peacock dancing by a clump of bamboo. Embroidered landscape paintings showcasing various aspects of Vietnam – land and people, pagodas, birds, and interesting ancient tales - have developed. The embroidery art and technique have under-gone much improvement. Some artisans, with Nguyen Cong Su being a notable example, embroidered portraits to meet the demand or create the demand for images of uncle Ho, Lenin, Le Duan.

With the development of the embroidery craft, embroidery businesses mush-roomed in Thang Loi village. Earlier the craft existed only in Dao Xa village, but now 9 of the 11 villages perform embroidery, 4 of which have been certified by the People’s Committee as qualified craft villages. Embroidery has attract-ed more than 90% of the more than 7,000 workers of the village and brought them security in income. There are more than 20 employers who perform as leaders in seeking markets, creating jobs for the majority of the locals and train-ing in embroidery skills. Thang Loi embroidery is gaining popularity not only in Vietnam but also from foreigners of Japan, Taiwan, Hong Kong and Singapore. While on sightseeing tours, many foreign tourists also want to visit Thang Loi village to admire and buy embroidered articles.

Page 79: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

79

Page 80: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

80

Chẳng biết từ bao giờ, hình ảnh người thiếu nữ trong trang phục áo

dài với các sắc màu trang nhã rực rỡ đã trở thành biểu tượng của trang phục, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Nhưng chiếc áo dài đã có tự bao giờ và đâu là nơi nguồn cội...

Chạy dài trong khu phố cổ còn giữ nguyên vẻ trầm mặc, cổ kính và quý phái, phố Lương Văn Can thường được biết đến là phố “Áo Dài” với những nhà may nổi tiếng như Vinh Trạch, Phúc Trạch, Tân Trạch... Khi được hỏi tại sao các hiệu may đều có chữ “Trạch” ở cuối tên, những người chủ cửa hàng đều rất đỗi tự hào kể về quê hương của họ, làng Trạch Xá, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 40 Km, ngôi làng, ngôi làng có nghề may áo dài gia truyền nổi tiếng lâu đời.

Những người già ở Trạch Xá cũng không rõ nghề may áo dài của làng mình có từ bao giờ, nhưng ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt

ÁO DÀI Trạch Xá

80

Page 81: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

81

với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay đã hàng nghìn năm. Ở Trạch Xá, dường như mỗi người khi vừa sinh ra đã biết cầm kim, chỉ cần một tay nải trong có cái thước kinh (thước dài 40 cm), cái kéo, cái vạch cùng cây kim sợi chỉ là họ có thể làm được nghề may ở khắp mọi nơi. Nhiều người thợ Trạch Xá đã được các vị Vua của triều đình Huế triệu về may áo, họ chỉ được nhìn từ xa mà vẫn phải cắt chuẩn.

Cũng giống như Kimono của Nhật Bản, Han-bok của Hàn Quốc hay Sari - trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, Áo dài của Việt Nam cũng yêu cầu những chuẩn mực hết sức khắt khe nhằm thể hiện được những nét tinh tế nhất, từ việc lựa chọn kiểu may, màu sắc, chất liệu vải, đến những họa tiết trang trí... May áo dài khó nhất có lẽ là may những đường luôn (đường tà), nên ở Trạch Xá ai cũng thuộc lòng câu “trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”, nghĩa là phải khâu đường tà sao cho mũi kim chỉ tròn nhỏ xíu như trứng con nhện, thậm chí dùng mũi chỉ trắng khâu đường tà cho áo màu đen cũng không được nhìn thấy... Để có những mũi chỉ như thế, người Trạch Xá đã phát minh ra cách cầm kim dọc làm đường kim sẽ không bao giờ chệch hướng và đều. Tuy nhiên có đường tà đẹp vẫn chưa đủ mà việc đo và

81

Page 82: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

82

cắt sao cho “ngang canh thẳng sợi” cũng là một trong những bí quyết góp phần làm những chiếc áo dài của người Trạch Xá bao giờ cũng mềm mại hơn, tha thướt hơn và thực sự quyến rũ hơn.

Đã có rất nhiều du khách nước ngoài tìm đến Trạch Xá, không chỉ để đặt mối quan hệ hợp tác đưa sản phẩm Áo dài của Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới, mà còn để chiêm ngưỡng những đôi bàn tay, những ngón tay búp măng đang lướt nhẹ trên những suối lụa mềm, để hiểu sâu sắc hơn về giá trị văn hóa phi vật thể của chiếc áo dài Việt Nam. Còn đối với người Trạch Xá, dù đi đâu, họ vẫn luôn yêu quý và gìn giữ nghề như một báu vật mà cha ông đã truyền lại, một nghề mà họ luôn tự hào có thể đem lại cho phụ nữ cái đẹp mãi trường tồn cùng dân tộc, trường tồn cùng năm tháng.

82

Page 83: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

83

For a long time, the image of a charming girl in a long dress of different elegant colors has been

a symbol of Vietnam; the long dress is a cultur-al product and traditional cloth of Vietnam. But when did it appear and where is its origin?

Among ancient streets with an aristocratic and an-tique style, Luong Van Can street is known as the “Long dress” street, with famous tailors such as Vinh Trach, Phuc Trach, Tan Trach... When tailors are asked why there is same word “Trach” in their brand name, they are all proud to talk about their native home land, which is Trach Xa village, My Duc district, a traditional village of long dress making.

The elders in Trach Xa village also do not know when their village started making long dresses, but come back to original history. The image of a grace-ful Viet girl in a long dress was carved on a Ngoc Lu bronze drum thousands of years ago. In Trach Xa village, it seems that all people know tailoring. They are able to practice as tailors anywhere, only with a knapsack, a 40-cm ruler, a pair of scissors, a chalk, a needle and thread. Many tailors from Trach Xa were

Long Dress Village

83

Page 84: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

84

asked to make clothes for the kings in the Palace of Hue, they were only permitted to look from a distance but had to make precise clothes mea-surement.

Like the kimono in Japan, hanbok in Korea or Sariin India, the long dress of Vietnam requires very severe standards in order to express the most precise lines, from the selection of style, color, material and decoration,... The most dif-ficult part is the lap of the dress, therefore all Trach Xa villagers know the sentence: “glue in-side and spider eggs outside”, meaning that the stitches on the lap of the dress should look as small as the eggs of a spider. In order to have such stitches, Trach Xa villagers have invented a way to hold the needle vertically which makes the stitches small, straight and steady. Besides a nice lap, the secret of cutting and measuring also contributes to the charm & gracefulness of Trach Xa long dress.

Many tourists visit Trach Xa in order to seek busi-ness cooperation and also to admire the talent-ed fingers on soft silk strings and to understand deeper the immaterial culture of Vietnam’s long dress. Trach Xa people always preserve and love their trade as a precious thing taught by their an-cestors, they are always proud to bring out the everlasting beauty to women and to the nation.

Page 85: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

8585

Page 86: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

86

Làng nghề TIỆN GỖ Nhị KhêNói đến nghề tiện gỗ ở Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến làng tiện gỗ Nhị Khê, một làng nghề có lịch sử hàng trăm năm nằm cách Hà Nội chưa đầy 20 km. Đến Nhị Khê bạn không chỉ được tận mắt chứng kiến bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa biến những súc gỗ xù xì trở thành những sản phẩm tinh xảo; mà còn được hòa vào một không gian làng quê rất đặc trưng của Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình.

Làng nghề cổ Nhị Khê, tên Nôm là làng Dũi, nổi tiếng với nghề tiện gỗ nên dân gian thường gọi là làng Dũi Tiện. Tương truyền Tổ tiên Thánh sư Đoàn Tài là người đã có công khai sinh ra làng nghề. Truyện rằng, dưới thời vua Lê chúa Trịnh, có một người thợ tiện tài hoa tên là Đoàn Tài. Đoàn Tài có khả năng tiện được nhiều sản phẩm độc đáo như cái điếu 18 lỗ hút, có thể để 18 trai tráng cùng hút một lúc... Đặc biệt, nhiều sản phẩm do ông tiện đã được đem tiến vua. Bằng tài nghệ của mình, ông đã được vua phong sắc “Lê Triều sắc tứ mộc tượng”. Ông đến Nhị Khê và truyền nghề tiện cho dân làng nơi đây. Từ đó dân chúng tôn ông là tổ nghề tiện. Người dân Nhị Khê đến nay vẫn lưu truyền câu ca dao cổ: “Sống thì sống đủ trăm năm/

86

Page 87: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

87

Chết thì chết giữa hai nhăm tháng mười”. Ở các làng quê Bắc bộ của Việt Nam, tháng 10 là mùa gặt. Ông tổ nghề tiện mất ngày 25/10 âm lịch, đúng vào mùa được coi là no ấm, nên dân làng tiện luôn tâm niệm nhờ ơn phúc của tổ nghề nên họ có được cuộc sống đầy đủ như ngày hôm nay. Vì vậy, cứ đến ngày giỗ của cụ, người làng dù làm ăn gần xa cũng về làng để tưởng nhớ công ơn tổ nghề.

Làng Nhị Khê luôn nhộn nhịp, thể hiện một sức sống mãnh liệt của một làng nghề truyền thống. Các hộ kinh doanh, làm nghề ở Nhị Khê hoạt động như một xí nghiệp khép kín với đầy đủ các trang thiết bị sản xuất từ thô sơ đến hiện đại. Cả làng có trên 400 hộ, hầu như gia đình nào cũng theo nghề tiện. Nghề tiện không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân trong làng, mà còn thu hút được nhiều lao động từ các làng xóm lân cận tham gia sản xuất. Sản phẩm tiện gỗ truyền thống chính của Nhị Khê thường gồm hai chủng loại: một là đồ thờ cúng: ống hương, bát nhang, mâm bồng, lọ hoa, đài nến... bằng gỗ mộc tiện ra rồi đem sơn son thếp vàng; hai là đồ dân dụng như: chấn song gỗ, tay vịn cầu thang, chân bàn ghế, tủ, hạt xâu làm mành, chiếu gỗ, thảm gỗ… Đặc biệt, Nhị Khê còn là nơi sản xuất rất nhiều các sản phẩm độc đáo phục vụ thị trường xuất khẩu như chân đựng nến, bát, đĩa với nhiều chất liệu gỗ khác nhau như gỗ mít, gỗ xoan để phục vụ sơn mài, gỗ trắc, gỗ hương để sử dụng trực tiếp…

Nhìn vào sản phẩm tiện Nhị Khê ta sẽ thấy được nét tinh xảo đỏi hỏi kỹ thuật và sự tỷ mỷ, khéo léo, tài hoa của người thợ. Các nghệ nhân cao tuổi trong làng cho biết: trong nghề tiện việc khoan các lỗ nhỏ, càng nhỏ lại càng khó, có nhiều loại mũi khoan khác nhau, khoan xe điếu là khó nhất vì lỗ khoan rất nhỏ. Kỹ thuật không kém phần quan trọng trong nghề tiện là tiện ren. Đó là cách lồng các bộ phận của sản phẩm vào nhau bằng đường ren xoáy ốc. Tiện ren điêu luyện và khi lắp các chi tiết với nhau rất nhẹ nhàng, êm và chặt như một

Page 88: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

88

Không chỉ sản xuất các sản phẩm �ện gỗ,

nguyên liệu để �ện bây giờ còn có cả những

chất liệu được du khách ưa chuộng như sừng,

ngà, xương, vỏ trai, đá... Từ làng quê nhỏ bé

này, rất nhiều đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ

chất lượng cao như: tràng hạt đeo, bình, lọ,

bát, đĩa, hộp đựng, gạt tàn thuốc, các con vật

quý, đế đèn, cây đèn... đã “vượt biên giới” đến

với nhiều nước châu Âu, châu Á.

Nhị Khê không chỉ được biết đến như một làng

nghề truyền thống độc đáo mà nơi đây được

nhiều du khách biết đến đó là quê hương của

Danh nhân văn hoá thế giới - Anh hùng giải

phóng dân tộc Nguyễn Trãi (1380 - 1442) cùng

những danh nhân, chí sỹ yêu nước trải suốt

nhiều thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc và

xây dựng đất nước. Về với Nhị Khê, du khách có

thể đi thăm quan quần thể các di �ch, nhiều di

sản văn hóa vật thể và phi vật thể trải rộng

trong làng gồm đình làng xây dựng từ thế kỷ

XVII, chùa làng, miếu Trúc, nhà thờ tổ nghề

�ện, các nhà thờ họ… có niên đại nhiều thế kỷ

và là niềm tự hào của mỗi người Nhị Khê.

Nhi KheWood carving village

Nhi Khe is the most famous wood carving village in

Viet Nam with hundred years of history, locates less

than 20 kilometers from Ha Noi. At Nhi Khe, you will

not only see delicate products that are made by

skillful hands of talented cra�smen from the rough

logs; but also enjoy a very typical style of the

Northern village with pipals, wells, communal

grounds.

Nhi Khe ancient cra� village, also known as Dui

village, is famous for wood carving so it is also called

Dui Tien village. As the legend, Forefathers of the

carving village was Mr. Doan Tai. It was told that

under the period of King Le – Trinh, there was a

talented cra�sman named Doan Tai. He was able to

carve many unique products as the tobacco pipe

with 18 holes that could be used by 18 young men at

the same �me… Especially, many of his products

were offered to the King. With his talent, he was

rewarded as “Sac tu moc tuong of Le Dynasty”. He

came to Nhi Khe and trained to people in the village.

Since then he was respected as ancestor of the

turnery. There is a folk song that is s�ll talked by

people in Nhi Khe “To live enough centennial / To die

on the 25th October”. In the Northern villages of

Viet Nam, October is the harvest �me. The ancestor

khối hoàn chỉnh. Kỹ thuật cuối cùng trong nghề tiện là tách bóc. Một khúc gỗ muốn tạo thành những vật phẩm theo ý muốn cần phải tách bóc ra từng lớp có độ dày đã định thật đều nhau. Điều này đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo giữa kỹ thuật tiện và khoan thì mới tránh được hiện tượng chỗ dày, chỗ mỏng.

Không chỉ sản xuất các sản phẩm tiện gỗ, nguyên liệu để tiện bây giờ còn có cả những chất liệu được du khách ưa chuộng như sừng, ngà, xương, vỏ trai, đá... Từ làng quê nhỏ bé này, rất nhiều đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao như: tràng hạt đeo, bình, lọ, bát, đĩa, hộp đựng, gạt tàn thuốc, các con vật quý, đế đèn, cây đèn... đã “vượt biên giới” đến với nhiều nước châu Âu, châu Á.

Nhị Khê không chỉ được biết đến như một làng nghề truyền thống độc đáo mà nơi đây được nhiều du khách biết đến đó là quê hương của Danh nhân văn hóa thế giới - Anh hùng giải phóng dân tộc Nguyễn Trãi (1380 - 1442) cùng những danh nhân, chí sỹ yêu nước trải suốt nhiều thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Về với Nhị Khê, du khách có thể đi thăm quan quần thể các di tích, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trải rộng trong làng gồm đình làng xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa làng, miếu Trúc, nhà thờ tổ nghề tiện, các nhà thờ họ… có niên đại nhiều thế kỷ và là niềm tự hào của mỗi người Nhị Khê.

88

Page 89: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

89

Không chỉ sản xuất các sản phẩm �ện gỗ,

nguyên liệu để �ện bây giờ còn có cả những

chất liệu được du khách ưa chuộng như sừng,

ngà, xương, vỏ trai, đá... Từ làng quê nhỏ bé

này, rất nhiều đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ

chất lượng cao như: tràng hạt đeo, bình, lọ,

bát, đĩa, hộp đựng, gạt tàn thuốc, các con vật

quý, đế đèn, cây đèn... đã “vượt biên giới” đến

với nhiều nước châu Âu, châu Á.

Nhị Khê không chỉ được biết đến như một làng

nghề truyền thống độc đáo mà nơi đây được

nhiều du khách biết đến đó là quê hương của

Danh nhân văn hoá thế giới - Anh hùng giải

phóng dân tộc Nguyễn Trãi (1380 - 1442) cùng

những danh nhân, chí sỹ yêu nước trải suốt

nhiều thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc và

xây dựng đất nước. Về với Nhị Khê, du khách có

thể đi thăm quan quần thể các di �ch, nhiều di

sản văn hóa vật thể và phi vật thể trải rộng

trong làng gồm đình làng xây dựng từ thế kỷ

XVII, chùa làng, miếu Trúc, nhà thờ tổ nghề

�ện, các nhà thờ họ… có niên đại nhiều thế kỷ

và là niềm tự hào của mỗi người Nhị Khê.

Nhi KheWood carving village

Nhi Khe is the most famous wood carving village in

Viet Nam with hundred years of history, locates less

than 20 kilometers from Ha Noi. At Nhi Khe, you will

not only see delicate products that are made by

skillful hands of talented cra�smen from the rough

logs; but also enjoy a very typical style of the

Northern village with pipals, wells, communal

grounds.

Nhi Khe ancient cra� village, also known as Dui

village, is famous for wood carving so it is also called

Dui Tien village. As the legend, Forefathers of the

carving village was Mr. Doan Tai. It was told that

under the period of King Le – Trinh, there was a

talented cra�sman named Doan Tai. He was able to

carve many unique products as the tobacco pipe

with 18 holes that could be used by 18 young men at

the same �me… Especially, many of his products

were offered to the King. With his talent, he was

rewarded as “Sac tu moc tuong of Le Dynasty”. He

came to Nhi Khe and trained to people in the village.

Since then he was respected as ancestor of the

turnery. There is a folk song that is s�ll talked by

people in Nhi Khe “To live enough centennial / To die

on the 25th October”. In the Northern villages of

Viet Nam, October is the harvest �me. The ancestor

89

Nhi Khe is the most famous wood carving village in Viet Nam with hundred years of history, locates less than 20 kilometers from Ha Noi. At Nhi Khe, you will not only see delicate products that are made by skillful hands of talented craftsmen from the rough logs; but also enjoy a very typical style of the Northern village with pipals, wells, communal grounds.

Nhi Khe ancient craft village, also known as Dui village, is fa-mous for wood carving so it is also called Dui Tien village. As the legend, Forefathers of the carving village was Mr. Doan Tai. It was told that under the period of King Le Trinh, there was a talented craftsman named Doan Tai. He was able to carve many unique products as the tobacco pipe with 18 holes that could be used by 18 young men at the same time… Especially, many of his products were offered to the King. With his talent, he was rewarded as “Sac tu moc tuong of Le Dynasty”. He came to Nhi Khe and trained to people in the village. Since then he was respected as ancestor of the turnery. There is a folk song that is still talked by people in Nhi Khe “To live enough centen-nial / To die on the 25th October”. In the Northern villages of Viet Nam, October is the harvest time. The ancestor of turnery died on the 25th October, considered as the prosperous sea-son, so the villagers believe that thanks to its ancestor so they have their full life today. Hence, villagers from all around always come back to the village on the ancestor’s death anniversary to commemorate him.

Nhi KheWood carving village

Page 90: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

90Life is always bustling in Nhi Khe, showing the vital-ity of a traditional craft village. All craft business in Nhi Khe was facilitated fully equipments from ru-dimentary to modern as a self-contained factory. There are more than 400 households at the village and most of them are doing turnery. Turnery not only creates jobs for people in the village but also attracts many workers from neighboring villages in the production. Two main product categories of Nhi Khe are: Worshiping products like incense sticks, wooden trays, vases, candle holders,… that are carved and gilded lacquer. Second are dai-ly items like wooden bars, balustrade, table legs, bead for blinds, wood carpet…Especially, there are many special products produced in Nhi Khe that are exported such as: candle holders, bowls, dishes from different type of woods like jackfruit wood, xoan wood for lacquerwares, trac and huong wood for direct use…

Nhi Khe products show the sophisticated tech-nique, detailed and skillful, talented craftsmen. El-derly artisans in the village said that drilling small holes is very difficult in turnery, the smaller the holes they become more difficult. Another import-ant technique is thread cutting. That is to integrate product parts together by spiral lace. Thread cut-ting is skillful so you can integrate different parts together easily to a block. The final technique in turnery is sliding. A log needs to be slides into equal required thickness to make a nice product.

This technique requires the craftsman to have a good combination between lathe and drilling tech-niques to avoid unstable cutting surface.

Turnery is not limited to wood but also more favor-able materials like horn, bone, mother of pearl and stone… From this village, many high quality jewel-ry and other handicraft items such as: vase, bowl, dish, box, ashtray, precious animal, lamp base,… are exported to many countries in Europe and Asia.

Nhi Khe is not only known as a unique traditional craft village but also known as the hometown of world cultural luminary national liberation hero Nguyen Trai (1380 -1442) and many other nota-bles. In Nhi Khe, visitors can visit the complex of monuments, cultural heritage and intangible ob-jects including village commune house built in 17th

century, village temple, Truc temple, ancestor pray house, … dating back centuries and are the pride of all Nhi Khe villagers.

Page 91: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

9191

Page 92: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

9292

Page 93: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

93Nằm bên dòng sông Đáy, làng Phùng Xá đẹp như một bức tranh phong thuỷ hữu tình. Nét làng quê Việt hiện lên thanh bình với luỹ tre làng ngân nga trong gió, đó đây vẫn còn những ngôi nhà mái ngói năm gian, rào hoa râm bụt hay những bờ tường bậu cửa còn trơ ra lớp gạch như một chứng tích của thời gian. Đi khắp thôn làng, đâu đâu cũng vang lên tiếng máy dệt, thứ âm thanh đặc trưng của làng Phùng Xá , thứ tiếng để người xa quê nguôi ngoai nhớ về...

Từ xa xưa, vùng đất Mỹ Đức nói chung và làng Phùng Xá nói riêng chính là là quê hương của nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt vải. Theo các vị cao niên trong làng, nghề dệt Phùng Xá hình thành từ năm 1929 và người có công đưa nghề dệt về làng là cụ Hoàng Tiến Gan, một người xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Cụ rời làng đi học hỏi nghề dệt ở Bắc Ninh, Hà Đông và truyền dạy cho người trong làng. Để ghi nhớ công đức cụ, dân làng đã lấy ngày mồng 02 tháng 03 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ ông tổ làng nghề.

Do những biến động của thị trường dâu tằm tơ, từ những năm 1990 dân làng Phùng Xá đã chuyển sang dệt khăn bông. Các hộ gia đình đã mạnh dạn tự đầu tư mua máy dệt, nguyên liệu, một mặt duy trì được nghề truyền thống, mặt khác lại đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chỉ với nguyên liệu đầu vào là những cối sợi trắng, bằng đôi bàn

tay khéo léo cùng với óc sáng tạo, trải qua 5 công đoạn : Từ mắc sợi, cho đến dệt, tẩy, nhuộm, máy biên mép, cuối cùng là in phun hoa văn, người dân Phùng Xá đã làm ra những chiếc khăn với đủ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ để đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản phẩm dệt khăn mặt của làng rất đa dạng về mẫu mã, kiểu cách, từ khăn mặt, khăn tắm, đến khăn trơn, khăn hoạ tiết với màu sắc và họa tiết hoa văn khác nhau. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trong làng còn dệt các loại khăn lau kính, khăn nhà bếp cho các khách hàng Hàn Quốc và Nhật Bản…Qui mô làng nghề cũng theo đà đó mà phát triển, xã Phùng Xá có 1.900 hộ dân thì có tới hơn 80% số hộ làm nghề dệt và tạo việc làm thường xuyên cho hơn 4.500 lao động tại địa phương và các xã lân cận. Đến nay trong làng đã có 28 doanh ng-hiệp tư nhân, trên 50 công ty với 2.550 máy dệt,

Page 94: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

94

Phùng Xá được tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2002 và có 3 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân năm 2006. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề dệt Phùng Xá được thành lập năm 2004 với hơn 90% thành viên tham gia, chủ yếu là các hộ gia đình và cơ sở sản xuất khăn dệt trên địa bàn nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường cho mặt hàng khăn truyền thống.

Đến với Phùng Xá, bên cạnh việc ghé thăm nghề sản xuất khăn bông nổi ếng, du khách cũng sẽ được đến với một nghệ nhân nuôi tằm đã tạo ra sản phẩm chăn tằm độc đáo, loại chăn có thể nói là duy nhất trên thế giới được tạo ra do những con tằm tự dệt nên chứ không phải do bàn tay con người. Người Phùng Xá là vậy, ai cũng đam mê, ai cũng đầy sáng tạo. Đây chính là tố chất để làm nên những thành công nối ếp thành công của làng nghề dệt Phùng Xá hôm nay… Với người dân Phùng Xá, duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống là sứ mệnh thiêng liêng của mỗi người con làng Phùng Xá, kế tụng cha ông gìn giữ bản sắc cho muôn đời sau.

Bước chân trên những con đường rộng với nhiều ngôi nhà cao tầng đang được mọc lên hàng ngày, ngắm nhìn những chiếc khăn hoa văn rực rỡ màu sắc trong rộn rã ếng máy dệt, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều vui với sự đầm ấm, sầm uất của làng nghề truyền thống trên đất thủ đô.

trong đó có 472 máy dệt tự động, còn lại là máy dệt thủ công và bán thủ công. Sản lượng và chất lượng của sản phẩm khăn dệt Phùng Xá không ngừng được nâng cao, mặt hàng khăn không chỉ được người trong nước tin dùng mà còn xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Séc, Hàn Quốc và nhiều nhất là Đài Loan. Phùng Xá được tỉnh Hà Tây công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2002 và có 3 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân năm 2006. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề dệt Phùng Xá được thành lập năm 2004 với hơn 90% thành viên tham gia, chủ yếu là các hộ gia đình và cơ sở sản xuất khăn dệt trên địa bàn nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường cho mặt hàng khăn truyền thống với doanh thu hàng năm trên 100 tỷ đồng.

Đến với Phùng Xá, bên cạnh việc ghé thăm nghề sản xuất khăn bông nổi tiếng, du khách cũng sẽ được đến với một nghệ nhân nuôi tằm đã tạo ra sản phẩm chăn tằm độc đáo, đây chính là loại chăn có thể nói là duy nhất trên thế giới được tạo ra do những con tằm tự dệt nên chứ không phải do bàn tay con người. Người Phùng Xá là vậy, ai cũng đam mê, ai cũng đầy sáng tạo.

Page 95: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

9595Đây chính là tố chất để làm nên những thành công nối tiếp thành công của làng nghề dệt Phùng Xá hôm nay… Với người dân Phùng Xá, duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống là sứ mệnh thiêng liêng của mỗi người con làng Phùng Xá, kế tục cha ông gìn giữ bản sắc cho muôn đời sau

Bước chân trên những con đường rộng với nhiều ngôi nhà cao tầng đang được mọc lên hàng ngày, ngắm nhìn những chiếc khăn hoa văn rực rỡ màu sắc trong rộn rã tiếng máy dệt chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều vui với sự đầm ấm, sầm uất của làng nghề truyền thống trên đất thủ đô.

Page 96: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

96

Situated on the Day River, Phung Xa village is as beautiful as a charming painting. The beauty of

Vietnamese villages appears peacefully with bamboo groves swaying lightly in the wind. There still are a five-roof house, a fence of hibiscus flowers and the rough bricks on the wall of the window sill that are proofs of olden times. Going around the village, the sounds of the textile machines are characteristic of Phung Xa village, a familiar sound for people away from home to remember…

Since ancient times, My Duc land in general and Phung Xa village in particular, have been the original lands of sericulture and cloth weaving. According to the elders in the village, Phung Xa weaving started in 1929. Ho-ang Tien Gan, who introduced weaving to the village, came from a poor peasant family who worked in seri-culture. He left his village and learned weaving in Bac Ninh, Ha Dong and came back to teach people in the village. To remember his specific merits, the villagers have set March 2 of the lunar calendar as the anniver-sary date of the village’s ancestor.

Because of the sericulture market fluctuations, since

HUNG XA WEAVING VILLAGEP

96

Page 97: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

97

the 1990s, Phung Xa villagers have turned to weave cotton towel. Households have boldly invested in buy-ing textile machinery and raw materials, on the one hand to maintain the traditional trade, on the other hand to meet the needs of consumers. Only the in-put now is cotton fibers, woven with deft hands and creativity, through 5 stages: from getting the fiber, to weaving, bleaching, dyeing, margins making by ma-chine, finally pattern printing and spraying. The people of Phung Xa make towels with a full design, style, color, size to satisfy domestic and foreigner consumers. The textile products of the village are diverse in design and style, from face towels, bath towels to unicolor towels or colorful towels with different floral motifs. Many households and businesses in the village still weave glass cleaning towels, kitchen towels for Korean and Japanese clients. The scale of the village developed to follow this movement. Phung Xa commune has 1,900 households, more than 80% of which are weaving, which creates permanent jobs for more than 4,500 lo-cal employees and neighboring communes. So far the village has 28 private enterprises, more than 50 limit-ed companies with 2,550 weaving machines, including 472 automatic weaving machines, others are craft and semi-craft machines. The quantity and quality of woven towels of Phung Xa has constantly improved, not only to build trust with domestic costumers but also exports to foreign markets like China, Japan, the USA, Czech Republic, South Korea and mostly Taiwan. Phung Xa has been recognized as a traditional village since 2002

97

Page 98: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

98

three artists have been awarded the title of “Craft Artisan” in 2006. The Phung Xa Craft Village Association was founded in 2004 with more than 90% village participants, mainly households and establishments producing woven cloth in the area, to boost production and expand markets for traditional towels.

Coming to Phung Xa, besides visiting famous manufacturers of towels, visitors can also come to visit silkworm artisans that have created an original silkworm blanket. This is a unique blanket in the world that was created by silkworms weaving themselves, and not by human hands. In Phung Xa, everyone is passionate and also creative. These are the qualities that made the success of Phung Xa weaving village today... For everyone in Phung Xa village, it is a sacred mission to maintain and develop the traditional weaving, to follow the path of ancestors and preserve the identity forever.

Walking on the wide road with many spacious houses built every day, looking at the colorful towels and hearing the sound of weaving, everyone surely is happy with the prosperity of this traditional village on the Capital’s land.

Page 99: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

9999

Page 100: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

100

ÓN LÁ LÀNG CHUÔNG

100

Độc đáoN

Page 101: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

101

Muốn ăn cơm trắng cá mè. Muốn đội nón đẹp thì về làng Chuông”. Câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm và biến động cùng lịch sử đất nước, nghề làm nón làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn tồn tại và phát triển.

Nhắc tới tà áo dài, chiếc nón thơ, người ta lại nghĩ ngay đến đất nước con người Việt Nam. Nhất là chiếc nón, nó là vật nói lên nét duyên dáng, vẻ đẹp kín đáo của người con gái. Do có truyền thống như vậy nên ở Việt Nam ta có rất nhiều nơi làm nón lá như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế… Tuy nhiên, chưa có nơi nào có những chiếc nón độc đáo như ở làng Chuông. Làng Chuông gồm có sáu xóm thì tất cả người dân đều làm nghề nón. Vật dụng làm nón gồm lá, chỉ và khung nón. Khác nón lá ở Quảng Bình hay Thanh Hóa chỉ quay nón 2 lần và lần quay bên trong khác hẳn là quay ngược chiều kim đồng hồ so với lần 1, nón làng Chuông phải quay 3 lần, 2 lần lá trắng và một lần mo nang. Do có thêm 1 lớp mo nang nên nón làng Chuông chắc chắn và bền. Phần trang trí cũng cầu kỳ hơn: cước khâu phải chọn sợi nhỏ, mũi khâu phải nhanh lẹ và đều. Và điều quan trọng hơn, để tăng tính chuyên nghiệp, người thợ làng Chuông không đảm nhận hết các công đoạn trong việc làm ra một chiếc nón mà chỉ đảm nhận từ khâu lên khuôn, cho đến khi

Page 102: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

102

tạo thành một chiếc nón hoàn chỉnh, có giá trị thẩm mỹ phù hợp với thị hiếu khách hàng. Các khâu khác như lên khuôn, làm vành đều đặt các địa phương khác làm…”.

Từ xa xưa, các cụ trong làng thường làm những loại nón: bằng, đấu, nhỡ, thúng, quai thao… Do thị hiếu của thị trường, những loại nón này dần không phù hợp, đến khoảng những năm 1930 chiếc nón lá trắng (còn gọi là Xuân Kiều) ra đời và ngay lập tức chiếm vị trí thượng phong và tồn tại đến tận bây giờ. Loại nón này, cách làm không cầu kỳ như những chiếc nón xưa, dễ học và chi phí sản xuất thấp (chủ yếu lấy công làm lãi). Tuy nhiên, để làm được một chiếc nón đẹp, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi người thợ không chỉ khéo tay mà phải có kinh nghiệm. Mo nang (mo tre) phải dĩa thật mỏng, vào mùa hanh phải vẩy qua nước cho khỏi dập, vỡ. Các vòng cái (vòng to nhất của nón) phải chọn lưạ sao cho đều, đạt độ nhẵn bóng cao. Cầu kỳ nhất là cách xử lý nón. Lá mua về có màu xanh sẫm, lấy cát đãi sạch cho lá vào đạp mỏng, không đạp mạnh và không đạp bằng gót chân để tránh dập lá. Khi lá được đạp xong đem phơi nắng để từ màu xanh chuyển sang màu trắng. Nắng càng to thì lá phơi càng trắng. Trước khi làm đem lá hơ qua diêm sinh để thêm phần trắng và giữ màu, sau đó phơi sương cho mềm rồi rẽ lá, cuối cùng là lá cho phẳng…

Page 103: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

103

Hiện nay, ngoài chiếc nón lá trắng (chiếm 90%), người làng Chuông còn sản xuất nón lá già, các loại nón lưu niệm… đặc biệt là gần đây một số ít cụ cao tuổi trong làng đang quay lại sản xuất nón quai thao để xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Trải qua bao thời gian, với biết bao thăng trầm, đến nay nghề làm nón ở làng Chuông vẫn không ngừng phát triển, nó không chỉ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Trong tương lai, xu hướng đội nón có thể giảm nhưng với sự cần cù, không ngừng sáng tạo ra các loại mẫu mã, sản phẩm mới chắc chắn chiếc nón làng Chuông vẫn có “chỗ đứng” và là niềm tự hào không chỉ của quê hương mà của cả nước.

Page 104: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

104104

Page 105: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

105

Whenever people talk about Vietnam, they think of the long, split national dress called the Ao Dai and especially the conical hats that are the symbol of Vietnamese women’s

elegance and seductive beauty. These traditional conical hats are made in many provinces, namely Thanh Hoa, Quang Binh, Hue, etc. However, nowhere else can the special hats of Chuong village, Phuong Trung commune, Thanh Oai district, be found.

Seventy years old Mrs. Pham Thi Ba is called “the founder of hat making” by fellow villagers. She is respected not only for her lifetime’s worth of experiences but also because she revived the village’s special conical hats: “Unlike the conical palm hats of Quang Binh and Thanh Hoa provinces which are covered only two times, with the second layer being in a reverse direction, Chuong village’s hats are covered three times, two times with white palm and once with bam-boo leaf. Thanks to the additional layer of bamboo leaf, Chuong hats are more solid and durable. Decorations on it are more sophisticated too, with the silk thread for sewing being small and stitches being even. More importantly, so as to make the work more professional, Chuong hat makers do no perform all the hat-making stages but specialize on building upon a frame which is made elsewhere. The local hat makers complete the hats with an aesthetic appearance suitable to customer tastes”.

In the past, the village ancestors made various kinds of conical hats: flat conical hats, medium hats, basket hats, flat palm hats with fringes, etc. But with changes in market demand, these kinds of hats became unsuitable, and in the 1930s, the white palm hats (otherwise called Xuan Kieu hats) appeared, then became quickly popular and continue to be so until today. This kind of hat is not as ornate as the ones of the old days and is efficiently made. For export quality, not just anyone can produce a hat of the necessary quality; the requirement is not only the makers’ talent but also their experience. Bamboo leaves must be split into very thin strings during the

HOW SPECIAL ARE

C o n i c a l P a l m H a t s ?CHUONG VILLAGE’S

Page 106: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

106dry season. They then must be quickly submerged in water to preclude tearing and breaking. The main rings (the largest) must be even, smooth and shiny. The most sophisticated work is the treatment of the palm material. The makers buy dark green palms, then clean them with sand and work on them with a light touch or otherwise they will tear. After the step of treading on the palms, they expose them to the sun. The palms will go from dark green to white. The stronger the sun, the whiter the palms will become. Before using the palms, makers expose them briefly to sulfur to make them whiter and to preserve the color. And finally, they are exposed to frost to make them soft; them they are split and ironed.

Nowadays, besides the white palm hats that account for 90% of the sales, Chuong village also produces old palm and souvenir hats, Lam Xung hats and especially flat palm hats with fringes recently made by a number of old villagers to export to China, Taiwan and Japan.

Many historical ups and down have come and gone with the passage of time, but Chuong village hat mak-ing craft has continuously developed. The hats are of appeal not only to domestic customers but also to foreign ones. In the future, the number of people wearing conical hats may decrease but with the craft-persons hard-work and creativity for new models and products, Chuong village conical hats can be expected to hold their position and become the pride of not only Chuong village but of the entire country.

106

Page 107: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

107

AN QUẠT VÁCLÀNGĐ

107

Page 108: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

108

Là một quốc gia nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, hình ảnh chiếc

quạt nan gắn bó thật mật thiết đối với mỗi người dân Việt Nam, quạt xua đi cái nóng ngột ngạt sau mỗi buổi ra đồng, quạt đem lại những làn gió mát cho nụ cười cho con thơ những trưa hè nóng nực… Thật mộc mạc biết bao các loại quạt của người Việt Nam, từ chiếc quạt mo cau của vùng đồng bằng Bắc bộ, quạt nan Hới, quạt ngà và sừng ở Đào Xá (Hưng Yên), quạt The ở Phủ Lý (Hà Nam)… nhưng lâu đời hơn cả chính là quạt làng Vác, hay làng Canh Hoạch thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai của thủ đô Hà Nội.

Để làm được một chiếc quạt đẹp, bền, có hồn đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó việc chọn lựa nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng. Người dân làng Vác đã tích lũy được rất nhiều bí quyết để sản xuất ra một chiếc quạt đẹp. Họ chọn tre từ vùng núi Hòa Bình là loại tre ít bị mối mọt, giấy dó phải là giấy dó Bắc Ninh vì nó có độ bền cao và dai. Ði mua cậy là vất vả nhất. Chỉ có tháng Bảy, tháng Tám là mùa cậy, phải mua ngay và đem về nhanh kẻo chỉ chừng ba ngày là cậy sẽ thối mất. Mỗi mùa cậy người ta mua đến hai, ba chục tấn, đem về giã nát và vắt gạn như giã

Page 109: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

109

cua đồng nấu canh, sau đó còn phải lọc, rồi cho vào chum ngâm, để dùng dần cả năm. Nước cậy rất mịn và có độ kết dính hơn mọi thứ keo khác, và nó kết hợp với phẩm màu sẽ cho các màu quạt theo ý muốn người thợ, hoặc tím đen, nâu đậm, hoặc tím tươi...

Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người thợ bắt đầu các công đoạn hoàn chỉnh chiếc quạt. Do quạt được làm thủ công nên có rất nhiều công đoạn nhỏ đến từng chi tiết. Khi chọn được tre đạt yêu cầu, việc đầu tiên là chẻ tre và ngâm tẩm tre cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh bị mốc, mối mọt. Tiếp đến là đem ghép các nan tre đã chẻ lại với nhau rồi đóng nhài, dùng dao chuyên dụng gọt nan ghép cho thật đều. Định hình khung quạt xong, người thợ bắt đầu dán giấy lên các nan sao cho bề mặt quạt phẳng, không bị nhăn giấy. Tiếp theo, người thợ với bàn tay tài hoa, khéo léo sẽ tạo hình trên mặt giấy nhiều chi tiết hoa văn, hình vẽ sống động... Khi tạo hình xong sẽ đến gập, quấn và xén những phần giấy thừa. Đây là công đoạn cuối cùng để làm nên chiếc quạt.

Kỹ thuật châm kim trên quạt do thợ làm quạt ở làng Vác sáng tạo ra từ những chiếc kim khâu được tết lại với nhau. Đây là một thủ pháp kỹ thuật phức tạp và độc đáo có một không hai, chỉ mới thấy có ở Việt Nam và cũng chỉ có làng Vác sử dụng kỹ thuật châm kim tạo hình và hoa văn trên quạt giấy một cách khéo léo mà thôi. Đề tài châm kim khá phong

Page 110: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

110110

phú, đa dạng. Điều đặc biệt là người thợ không cần vẽ sẵn mẫu lên quạt, mà hình ảnh được hiện ra từ óc sáng tạo, tưởng tượng theo bàn tay cầm kim rê đi thoăn thoắt trên nền tím thẫm của quạt rất tinh vi. Khi cầm quạt soi lên trời, ta sẽ nhìn thấy những hình vẽ hiện lên như một bức họa sống động như mây, rồng, phượng, tùng, trúc, cúc, mai... mà đường nét là những lỗ châm kim liền nhau, với kỹ thuật đạt tới độ chuẩn xác cao.

Cùng với chiều dài năm tháng, người dân làng Vác không chỉ duy trì nghề làm quạt của mình mà còn đưa quạt giấy lên tới đỉnh cao bậc nhất ở Việt Nam. Mỗi một chiếc quạt được làm ra đều chứa đựng trong đó nét đẹp văn hóa truyền thống, đậm bản sắc Việt Nam cũng như mang ý nghĩa giá trị tinh thần sâu sắc của người dân làng Vác, ẩn chứa trong đó niềm vui, nỗi buồn, cũng như cuộc sống của người dân gắn bó cùng với nghề truyền thống do cha ông để lại.

Page 111: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

111

VACFA N M A K I N G V I L L A G E

Vietnam being an agricultural country with the wet rice civilization, the image of a hand fan is incredibly famil-

iar to each Vietnamese person. It helps dissipate the op-pressive summer heat after hours of working in the fields, creates cool breezes to bring smiles to children in scorching summer afternoons, etc. How rustic are the hand fans of Vietnamese people, from areca tree stem hand fans of peo-ple in the North to Hoi bamboo hand fans, horn and ivory hand fans of Dao Xa (Hung Yen) to hand fans in Phu Ly (Ha Nam), etc! Of all hand fan types in Vietnam, it is the fans of Vac village, or Canh Hoach village in Dan Hoa commune, Thanh Oai district, Hanoi, that have existed for the longest time.

Among many requirements to make a beautiful, durable and soulful fan, material selection plays one of the most im-portant roles. Vac villagers have accumulated a large num-ber of secrets to create stunning fans. They choose bamboo from the mountainous province of Hoa Binh for its termite resistance and Do paper from Bac Ninh province for its high durability and toughness. They also have to buy cay fruits in order to make the coloring mixture, which is the most difficult task. The season for cay fruits lasts only for the two months of July and August, and it is necessary to buy them immediately, otherwise they will get rotten. Vac villagers of-

111

Page 112: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

112

ten buy 20 to 30 tons of cay fruits each season, then pound them and strain the paste like when pounding paddy crabs to make soup, before filtering and putting them into big jars to gradually use throughout the whole year. The cay paste is very smooth and stickier than any other glue, and when it is combined with colorants, desired fan colors can be created, from dark purple to dark brown to light purple.

After gathering all materials, craftsmen start making fans. As they are handmade, there are many small steps that require craftsmen’s attention to every little detail. After finishing to choose the satisfactory bamboo, the first thing to do is to split the bamboo and then carefully soak the bamboo strips into an-ti-moldiness-and antitermite chemicals. The next stage is to put the strips together, spike them with a special metal piece called nhai to fix them, and use dedicated knives to whittle them equally. After form-ing the frame, craftsmen begin sticking paper on the strips; they have to make sure that the surface of the fan is flat and the paper is not wrinkled. Next, with their skilled hands, craftsmen will draw vivid patterns and pictures on the fans. Then, they carry out the last steps of making a fan, including folding, wrapping and trimming the redundant paper.

112

Page 113: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

113

The needle prickling technique on fans was created by Vac craftsmen using needles braided together. It is a complicated and unique technique, which has been seen only in Vietnam so far; Vac village is the only one to apply this technique to create pictures and patterns on paper fans skilfully. The subjects of needle prickling are quite diverse. The special feature is that craftsmen do not need to draw samples on fans in advance; the images are from their creativity and imagination and then directly made by prickling quickly and carefully on the dark purple surface of fans. People can catch those images in the sunlight, as they ap-pear like vivid drawings of clouds, dragons, a phoenix, conifers, daisies, Asian bamboos, apricot blossoms, etc. whose lines are adjacent to needle prickling holes due to a highly accurate technique.

As the years go by, not only have Vac villagers maintained their fan-making craft but they have also brought their handicrafts to the top of the Vietnamese world of hand fans. Each fan they make holds traditional cultural beauty, is imbued with the Vietnamese character and carries their profound spiritual values; hidden in those are their happiness, sadness as well as their life interwoven with the traditional craft that their forefathers passed down to them.

113

Page 114: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

114114

Page 115: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

115

3 THẾ HỆ NGHỆ NHÂN ĐAN LÁT

G i a đ ì n h c ủ a

115

Page 116: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

116116

Page 117: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

117

Đến với làng đan lát Phú Vinh, một trong những làng nghề đan lát nổi tiếng nhất của Việt Nam, không ai không biết đến gia đình của nghệ

nhân Nguyễn Văn Tĩnh, một gia đình tài hoa của nghệ thuật đan lát Việt Nam, một gia đình mà cả 3 thế hệ đều là những nghệ nhân của làng nghề Hà Nội…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu – bố của nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh là người đầu tiên đan tượng Bác Hồ từ nguyên liệu mây. Cụ Nguyễn Văn Khiếu từ nhỏ đã sống với bà nội làm nghề mây tre đan. Là người thông minh, cần cù, chịu khó, cụ Khiếu không bao giờ cảm thấy thỏa mãn về những sản phẩm đã có mà luôn nghiền ngẫm tìm tòi sáng tác mẫu hàng mới. Bằng những sợi mây óng chuốt, với đôi bàn tay khéo léo đến kì lạ, cụ đã kết nên biết bao mĩ nghệ phẩm tuyệt diệu, thể hiện sinh động cảnh sóng nước, mây trời, chim bay, cá lượn, cây cỏ, hoa lá, lâu đài… Mỗi sản phẩm của cụ làm ra đều là một thiên kiệt tác, khi cụ cầm sợi mây đan đôi chim bay, chợt nhìn thấy chim đang vỗ cánh bay cao dần; khi cụ tết hoa lại nhìn hoa nở tươi hơn, duyên dáng hơn… Với người họa sĩ vẽ tranh phải dùng ít ra là 7 màu cơ bản, thì người nghệ nhân lão làng đan mây này chỉ dùng duy nhất 2 màu là sợi mây màu trắng ngà và cật giang ngâm nước lá bàng tạo màu đen. Năm 1962, cụ đã làm được điều phi thường khi tự mình mày mò ra lối đan chân dung và bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm hoàn toàn bằng nguyên liệu mây đã đem đến cho cụ Danh hiệu Nghệ nhân cao quý do Nhà nước trao tặng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu luôn căn dặn các thành viên trong gia đình rằng đã sinh ra trong nhà này là phải biết làm nghề mây tre đan, không những thế cụ còn rất nghiêm khắc khi truyền nghề cho con trai mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh để nối nghiệp nghề đan của gia đình. Vì vậy mà nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã thấm cái nghề và cái nghiệp của gia đình từ lúc nào không biết và ông cũng thực sự bén duyên nhanh với nghề mây tre đan với sự đam mê, tìm tòi để phát triển những kiểu đan mới, những

117

Page 118: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

118118

ý tưởng sản phẩm mới. Để có được một sản phẩm ưng ý, có khi ông phải đan tới ba, bốn mẫu thử nghiệm với lối đan khác nhau nhằm chọn ra lối đan phù hợp nhất cho sản phẩm cụ thể của mình. Ông không chạy theo xu hướng phát triển sản phẩm hàng loạt theo thị trường mà vẫn giữ nguyên cách làm thủ công bởi sự tinh tế của từng sợi mây được chuốt bằng tay sẽ khiến sản phẩm có tính thẫm mỹ vượt trội. Ông cũng thường xuyên học hỏi thêm các ý tưởng thiết kế từ các chuyên gia và bạn bè để đa dạng các sản phẩm của mình, chính vì vậy nhiều sản phẩm của ông như sản phẩm rổ và đèn mây đan rối, chao đèn mây đan theo lối thêu ren… đã tạo nên những điểm nhấn không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thị trường đan lát mây tre đan quốc tế. Với những nỗ lực phi thường, sau hơn 40 năm làm nghề và dành trọn tâm huyết cho việc giữ gìn và phát triển nghề thủ công mây tre đan truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã nhận được rất nhiều bằng khen và năm 2013 ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Ông là nghệ nhân đầu tiên trong các nghệ nhân mây tre đan của Hà Nội được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Tiếp bước truyền thống ông và cha, anh Nguyễn Phương Quang đã làm rạnh danh truyền thống gia đình nghệ nhân. Ở tuổi 28,

Page 119: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

119119

anh Nguyễn Phương Quang trở thành người trẻ tuổi nhất được phong tặng danh hiệu nghệ nhân thành phố Hà Nội năm 2011. Anh có tới 17 sản phẩm đạt được các giải thưởng khác nhau, từ sản phẩm “bộ bình hoa đan mây” đạt giải Kiểu dáng sáng tạo Golden V năm 2007 đến sản phẩm “đèn treo cài hoa văn” đạt giải nhất cuộc thi sản phẩm thủ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức năm 2012… Không chỉ có vậy, anh cũng là tác giả của sản phẩm “Chiếc bình sen mây” cực kì tinh xảo có chiều cao tới 4,1m, đường kính 1,5m, tổng trọng lượng là 120kg được vinh danh trong Kỉ lục Guiness Việt Nam năm 2009 và trưng bày tại Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nhiều du khách đã tìm đến gia đình anh Quang để đặt mua sản phẩm, vừa là để trang trí, vừa để xuất khẩu. Với sự nhạy bén của tuổi trẻ, anh Quang mạnh dạn đề xuất với bố thành lập công ty để mở rộng sản xuất. Vậy là Công ty TNHH Việt Quang của cha con nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã ra đời. Sản phẩm mây, tre đan của “gia đình có truyền thống nghệ nhân” không chỉ dừng lại tiêu thụ ở thị trường trong nước mà đã vươn tới thị trường Mĩ, Tây Ban Nha, Anh, Italia, Đức, Nhật Bản và nhiều thị trường khác trên thế giới.

Page 120: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

120

OF WEAVING CRAFTSMENof three generationsFamily

Coming to Phu Vinh Bamboo and Rattan Village, the famous village for bamboo and rattan work in Viet-nam, everyone knows the family of artisan Nguyen Van Tinh, a talented family of Vietnamese art weav-ing,a family whose all 3 generations are artisans of craft villages of Hanoi ...

Artisan Nguyen Van Khieu- father of artisan Nguyen Van Tinh- was the first craftsman who wove the por-trait of Uncle Ho by rattan. From his childhood days, Mr Nguyen Van Khieu lived with his grandmother who was engaged in bamboo and rattan weaving. Being intelligent, diligent, hard working, he never felt satisfied about the existing products and always pondered over creating new samples. By means ofglossy rattan and his extremely skillful hands, he created many wonderful and fine pieces of art, vividly illus-trating waves, clouds, the sky, birds, fish, trees, grass, flowers, leaves, castles... Each one of his products was a masterpiece. While he was weaving the rattan bird, the bird wing flapped higher; and while he was weaving the rattan flower rattan, the blossoming flower looked more charming... The painter must use

120

Page 121: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

121

at least seven basic colors, the elder artisan weaves with only 2 colors, ivory fiber for rattan and black rattan when soaking with a leaf of terminalia catappa (a kind of tropical almond). In 1962, he created an extraordinary piece when he found by himself the way to entirely weave the portrait of President Ho Chi Minh by rattan, which gave him the title of ”Noble Craftsman” awarded by the State.

Artisan Nguyen Van Khieu always told his family mem-bers that everyone born in his house should know how to weave rattan and bamboo, apart from carefully handing over his skills to his son, artisan Nguyen Van Tinh, to be the weaving successor in the family. So artisan Nguyen Van Tinh who was inspired for the family profession since a very young age, quickly adapted and developed a pas-sion for new weaving patterns and new product ideas. To get the right product, sometimes he had to weave three or four prototypes in different ways in order to find out the most suitable way for weaving his specific product. He did not want to go into mass production, and still pursues-sophisticated handicraft work by polishing each fiber by hand to make products with exceptional aesthetics. He also regularly learns new design ideas from experts and friends to diversify his products, so that many of his prod-ucts (like rattan baskets and lights with tangled weaving, rattan lampshades with an embroidery style) have become highlights not only in Vietnam but also in international markets. With extraordinary efforts, after more than 40 years of trade and dedication to the preservation and de-velopment of his ancestors bamboo and rattan craft tradi-tion, artisan Nguyen Van Tinh has received many awards.

121

Page 122: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

122

In 2013, he was granted the title of Emeritus Craftsman conferred by the President. He is the first bamboo and rattan craftsman of Hanoi to have been awarded this noble title.

Following his grandfather’s and father’s tradition, Nguyen Phuong Quang is also bringing fame to his arti-san family. At the age of 28, in 2011, Nguyen Phuong Quang became the youngest person to be awarded the title of Hanoi Craftsman. Seventeen of his products received different awards: the “rattan vase sets” with the innovative design award of Golden V in 2007, the “pattern lantern” which won the first prize of the handicraft contest held by the Ministry of Agriculture and Rural Development in 2012 … Not only that, he is also the author of the “The rattan lotus vase”, extremely sophisticated with 4,1m in height, 1.5 meters in diameter, a total weight of 120kg, which was honored in the Vietnam Guinness Book of Records in 2009 and exhibited at the Festival celebrating 1,000 years of Thang Long Hanoi.

Many travelers have come to Quang’s family to order products, both for decoration and for export. With the flexibility of being young, Quang boldly proposed to his father to establish a company in order to expand production. So the Viet Quang Limited Compagny of family craftsman Nguyen Van Tinh was born. The rattan and bamboo products of the “traditional craftsman family” are not only sold in the domestic market but also in the United States, Spain, England, Italy, Germany, Japan and many other markets in the world ...

Page 123: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

123123 123

Page 124: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

124

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào đầu thập niên 80, người thợ gốm trẻ Tô Thanh Sơn ngày ấy nguyện lập nghiệp và mưu sinh bằng chính nghề của ông cha để lại. Anh tầm sư học đạo, �ch lũy kinh nghiệm làm nghề của các bậc cao nhân trong làng. Người thì anh học cách tạo dáng, người thì anh học những thủ thuật làm men, làm màu, cùng với đó là những bí ẩn về hỏa biến từ ngọn lửa trong lò nung. Anh luôn nằm lòng bài học: “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” cho các sản phẩm của mình - tức là nguyên liệu đứng hàng thứ nhất, kế đến là kỹ thuật nung, thứ ba là tạo hình sản phẩm và cuối cùng là trang trí để sản phẩm thăng hoa. Nhưng mọi chuyện đối diện với cơ chế thị trường không dễ dàng với những người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm từng trải, chính anh cũng đã bị quật ngã trong công việc kinh doanh khi công ty gia đình bị đối tác chiếm dụng vốn khá lớn vào những năm đầu thập niên 90.

Không nản lòng, anh đã suy nghĩ rất nhiều để �m ra con đường đi của gốm cho riêng mình. Sau những đêm suy tư, sau những chuỗi ngày đọc và học, Tô Thanh Sơn quyết định phát triển dòng sản phẩm của riêng mình là các sản phẩm gia dụng trên nền tảng gốm truyền thống, những sản phẩm có họa �ết truyền thống và phủ men cổ để tạo nên nét đặc trưng của Bát Tràng. Là một người ham học hỏi và lao động hết sức nghiêm túc, ngoài sự hiểu biết về gốm, Tô Thanh Sơn còn luôn kiên trì, sáng tạo để �m ra các phương thức sản xuất tốt nhất. Với anh, ý tưởng là một chuyện nhưng đưa vào sản xuất là một vấn đề, bởi vì sự phân bố chất liệu trong sản phẩm nhiều khi dày mỏng không đồng đều, khi đưa vào nung sẽ xảy ra hiện tượng biến dạng do đó để tạo ra được tác

phẩm để đời cần chấp nhận thử thách, không được chán nản vì thất bại để làm đi làm lại cho đến lúc thành công. Và cũng chính vì triết lý làm việc đó, Tô Thanh Sơn đã cảm nhận và điều khiển được đất, nước, lửa và chất men để làm ra được các sản phẩm theo ý muốn của mình - điều mà rất ít người làm gốm có thể làm được.

Không phụ những nỗ lực của anh, khách hàng Nhật đã �m thấy ở các sản phẩm của anh những nét tương đồng với phong cách gốm của Nhật Bản. Những đơn hàng thử nghiệm, rồi những đơn hàng lớn �ếp theo khi các sản phẩm của anh luôn đảm bảo chất lượng, luôn phảng phất một phong cách rất Tô Thanh Sơn. Nhưng điều lớn lao hơn, cũng bắt đầu từ đây, hướng phát triển gốm theo dòng truyền thống này đã thúc

Page 125: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

125

giục trong tâm hồn nghệ nhân Tô Thanh Sơn một cuộc dấn thân mới. Đó là sự nghiệp phục hồi những nền tảng nghệ thuật gốm của ông cha đã bị mai một đi hàng trăm năm qua. Niềm đam mê men cổ trong nghệ nhân Tô Thanh Sơn thật lạ kỳ. Một trong những thử thách đầu ên là việc anh đã chế tác đôi bình gốm chính xác màu men lam xám của bậc ền bối Đặng Huyền Thông từ thế kỷ 16. Nghệ nhân Tô Thanh Sơn cũng là người phục chế chiếc chóe lớn màu men trà và màu men cổ nhân dịp chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hình tượng của chiếc chóe thanh thoát tựa bông sen và toàn bộ bề mặt được khắc bức phù điêu tròn với hình ảnh vua Lý Công Uẩn đọc Chiếu dời đô về Thăng Long cùng với đó là toàn bộ bức Chiếu dời đô. Đây là một tác phẩm gốm tạo hình đậm chất truyền thống và lớn nhất từ trước đến nay (cao 1,65m, đường kính 1m). Đó là một kỷ lục và một đỉnh cao của nghệ thuật gốm Bát Tràng.

Còn rất nhiều tác phẩm độc đáo nữa để khẳng định đẳng cấp của nghệ nhân Tô Thanh Sơn. Những nhà nghiên cứu gốm đã từng thốt lên, thật không thể ngờ được và cũng không thể hình dung bằng cách nào mà nghệ nhân Tô Thanh Sơn đã phục dựng một cách thần kỳ đến vậy, đặc biệt với men lam thời Nguyễn và men rạn cổ truyền. Phải chăng đó là một bí ẩn trời cho một nghệ nhân đã suốt một đời học hỏi và lao động. Anh đã được Nhà nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú cho những thành quả lao động sáng tạo của mình vào năm 2014.

125

Page 126: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

126

Cra���a� of poery village

With the history of formaon and development over 600 years, Bat Trang arsans are proud of the famous products throughout the country. During the long history, so many generaons of Bat Trang cra�sman“live by the sword and die by the sword”, consider land, water, fire, enamelas breathing and life to bring fame to Bat Trang Ceramic. To Thanh Son Cra�sman is one such person.

��er compleng military service in the early 80s, young poer To Thanh Son decided to live by the ancestor's profession. He followed the vocaonal courses and learned the cumulave experience of the professional cra�smen in the village. From each cra�sman, he learned how to make a shape, how to prepare the enamel, the color and the mystery of fire in the furnace. He has always kept lessons by heart: "First bone, second skin, the third kiln, the fourth decoraon” for every product, it means the raw material is the first, a�er the firing technical, the third one is to shape the products, and finally the decoraon to make product

Cra���a� of poery village

126

With the history of formation and development over 600 years, Bat Trang artisans are proud of the fa-mous products throughout the country. During the long history, so many generations of Bat Trang crafts-man “live by the sword and die by the sword”, consider land, water, fire, enamel as breathing and life to bring fame to Bat Trang Ceramic. To Thanh Son Craftsman is one such person.

After completing military service in the early 80s, young potter To Thanh Son decided to live by the ances-tor’s profession. He followed the vocational courses and learned the cumulative experience of the pro-fessional craftsmen in the village. From each craftsman, he learned how to make a shape, how to prepare the enamel, the color and the mystery of fire in the furnace. He has always kept lessons by heart: “First bone, second skin, the third kiln, the fourth decoration” for every product, it means the raw material is

Page 127: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

127

Cra���a� of poery village

With the history of formaon and development over 600 years, Bat Trang arsans are proud of the famous products throughout the country. During the long history, so many generaons of Bat Trang cra�sman“live by the sword and die by the sword”, consider land, water, fire, enamelas breathing and life to bring fame to Bat Trang Ceramic. To Thanh Son Cra�sman is one such person.

��er compleng military service in the early 80s, young poer To Thanh Son decided to live by the ancestor's profession. He followed the vocaonal courses and learned the cumulave experience of the professional cra�smen in the village. From each cra�sman, he learned how to make a shape, how to prepare the enamel, the color and the mystery of fire in the furnace. He has always kept lessons by heart: "First bone, second skin, the third kiln, the fourth decoraon” for every product, it means the raw material is the first, a�er the firing technical, the third one is to shape the products, and finally the decoraon to make product

Cra���a� of poery village

127the first, after the firing technical, the third one is to shape the products, and finally the decoration to make product sublime. But facing the market mechanism is not easy for young people who was not experienced, he made mistake in the business when the family company’s partners tie-up capital in the early 90s.

Undaunted, he was thinking very much to find the way of his own pottery. After many night of reflection, reading and learn-ing, To Thanh Son decided to develop his own line of products whichare household products based on traditional pottery with traditional motifs and antique glaze to create specificity of Bat Trang. As inquiring mind and seriously working, beyond the understanding of ceramics, To Thanh Son was always pa-tient and creative in order to find the best production meth-ods. For him, the idea is one thing, but putting into production is a problem, because the distribution of materials in products after the firing is not uniform, being put into kilns will occur thereby to deform the products. Therefore, in order to have qualified products, it needs to accept the challenge, not to be discouraged because of failure, to try many time until success. And because of this philosophy, To Thanh Son has the feel and control of land, water, fire and enamel to produce the pottery to his liking -which very few pottery artisan can do.

Not withstanding his efforts, Japanese customers have found the similarities with the style of Japanese pottery in his prod-ucts. Beginning with the test order, then the next big orders when his products are always guaranteed quality, always keep a style of To Thanh Son. But the greater thing start from here, towards developing the lines of traditional pottery which has

Page 128: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

128128urged the artisan soul To Thanh Son to realize a new mission. That is the restoration of ceram-ic art of forefathers which have been lost from hundreds of years. To Thanh Son craftsman had the special passion of ancient enamel. One of the first challenges was that he manipulat-ed exactly double pottery vase with blue gray enamel of forebears - Dang Huyen Thong from the 16th century. To Thanh Son artisan also restored the large vase with tea enamel and ancient to celebrate 1,000 years of Thang Long - Hanoi. The vase was fine with shape of the lo-tus and the entire surface was carved with the picture of King Ly Cong Uan reading mandate about the moving the capital to Thang Long and the entire picture of mandate. This is the biggest traditional pottery until now (1.65m in height, 1m in diameter). It’s a top record and a Bat Trang pottery art.

There are many more original works to confirm the talent of To Thanh Son craftsman. Pottery researchers was once uttered that it was un-believable and unimaginable how To Thanh Son artisan was miraculously restored like that, especially with blue enamel from Nguyen Di-nastry and traditional mosaic enamel. It is a mystery gift for artisans throughout a lifetime of learning and working. He was conferred the distinguished craftsman for the results of his creative labor in 2014.

Page 129: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

129129

Page 130: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

130

uyện Chương Mỹ - chỉ chưa đến 30 km từ trung tâm thành phố Hà Nội chính là trung tâm của các làng Hnghề đan lát đồng thời cũng là trung tâm của các công ty sản xuất và kinh doanh hàng mây tre lá thủ công. Các công ty không chỉ tập trung trong các khu công nghiệp được thành phố quy hoạch dọc theo

quốc lộ 6 mà còn nằm phổ biến ngay tại các làng nghề… Nhiều doanh nghiệp rất nổi danh như Ngọc Sơn, Đoàn Kết, Chúc Sơn, Tiên Phương, Hòa Bình, An Thịnh… với quy mô nhà xưởng chuyên nghiệp và xuất khẩu hàng đến nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng có một doanh nghiệp ai cũng biết đến do chỉ sản xuất các mặt hàng đan lát có chất lượng cao - đó là công ty Hà Linh do anh Đinh Công Thắng làm giám đốc.

Công ty Hà Linh được thành lập từ năm 1996. Trước khi thành lập bản thân anh Thắng cùng vợ của mình đã có nhiều năm làm việc cho một công ty thủ công mỹ nghệ của nhà nước cùng bề dày kinh nghiệm làm việc cùng

Hà Linh Sản phẩm ĐAN LÁT cho thị trường cao cấp

130

Page 131: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

131

uyện Chương Mỹ - chỉ chưa đến 30 km từ trung tâm thành phố Hà Nội chính là trung tâm của các làng Hnghề đan lát đồng thời cũng là trung tâm của các công ty sản xuất và kinh doanh hàng mây tre lá thủ công. Các công ty không chỉ tập trung trong các khu công nghiệp được thành phố quy hoạch dọc theo

quốc lộ 6 mà còn nằm phổ biến ngay tại các làng nghề… Nhiều doanh nghiệp rất nổi danh như Ngọc Sơn, Đoàn Kết, Chúc Sơn, Tiên Phương, Hòa Bình, An Thịnh… với quy mô nhà xưởng chuyên nghiệp và xuất khẩu hàng đến nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng có một doanh nghiệp ai cũng biết đến do chỉ sản xuất các mặt hàng đan lát có chất lượng cao - đó là công ty Hà Linh do anh Đinh Công Thắng làm giám đốc.

Công ty Hà Linh được thành lập từ năm 1996. Trước khi thành lập bản thân anh Thắng cùng vợ của mình đã có nhiều năm làm việc cho một công ty thủ công mỹ nghệ của nhà nước cùng bề dày kinh nghiệm làm việc cùng

Hà Linh Sản phẩm ĐAN LÁT cho thị trường cao cấp

các làng nghề. Với kinh nghiệm triển khai sản xuất

của mình, ngay sau khi thành lập Hà Linh xác định rõ

cách làm của mình là tập trung vào sản xuất hàng

hóa một cách chuyên nghiệp, đồng thời liên kết với

các nhà xuất khẩu để phát triển thị trường. Công ty

đã mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà xưởng sản xuất

với diện �ch 14.000 m2, trang bị các trang thiết bị

phục vụ sản xuất như hệ thống máy chế biến

nguyên liệu, hệ thống phun sơn, buồng sấy và kho

bảo quản hàng… Hà Linh cũng là công ty luôn thực

hiện nghiêm túc các yêu cầu đánh giá nhà máy do

các khách hàng quốc tế yêu cầu và là một trong số

rất ít các công ty ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu

đánh giá nhà máy, cả đánh giá kỹ thuật và đánh giá

trách nhiệm xã hội của các khách hàng lớn từ Mỹ,

Châu Âu mặc dù chi phí để đạt được chứng nhận

hợp chuẩn và duy trì hợp chuẩn đó hoàn toàn không

nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Từng là một người lính, rồi là một giáo viên nên anh

Thắng hiểu rất rõ �nh kỷ luật trong sản xuất cũng

như phương pháp tổ chức sản xuất quan trọng như

thế nào đối với sự thành công của một doanh

nghiệp, chính vì vậy khách hàng quốc tế luôn yên

tâm khi làm việc với Hà Linh về �ến độ giao hàng

cũng như chất lượng của sản phẩm. Nhưng đó vẫn

chưa phải là ưu thế lớn nhất của Hà Linh mà điểm

mạnh của Hà Linh chính là khả năng sáng tạo để tạo

ra các sản phẩm mới đáp ứng được xu hướng của thị

trường. Điểm mạnh này bắt nguồn tự sự ham �m tòi

của bản thân anh Thắng và vợ của mình cũng như sự

nhạy bén của một nhà sản xuất có bề dày kinh

nghiệm lâu năm. Hà Linh đã tuyển chọn và xây dựng

một bộ phận chuyên trách phát triển các sản phẩm

Page 132: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

132

mới, đồng thời tham gia �ch cực các chương trình hỗ trợ thiết kế do Thành phố Hà Nội và các chương trình của Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (Vietcra�� triển khai với sự tham gia của các chuyên gia thiết kế đến từ Thụy Điển, Australia, Đức… Không chỉ triển khai các mẫu sản phẩm mới được các chuyên gia thiết kế hỗ trợ, anh Thắng còn nhanh nhạy nắm bắt các ý tưởng mới để từ đó có thể tự minh triển khai phát triển các dòng sản phẩm mới dựa trên kinh nghiệm đan lát của mình. Chính vì vậy Hà Linh chính là doanh nghiệp đã tạo được nhiều dòng sản phẩm đan lát mới tại Việt Nam, �êu biểu là dòng đan lát các sản phẩm lõi cói kết hợp với dây nhựa để tạo hoa văn được sản xuất ngày càng phổ biến trong ngành đan lát của Việt Nam và được thị trường thế giới �êu thụ lớn, các mặt hàng lọ song xiên kích thước lớn…

Hàng năm Hà Linh thường tạo ra 6 - 8 bộ sản phẩm mới để tham dự các hội chợ quốc tế được tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới. Các mặt hàng đa dạng của Hà Linh như lọ hoa, khung tranh, hộp, các loại rổ… đã có mặt ở các hội chợ tại Việt Nam, Đức, Nhật Bản, Brazil… và đem lại doanh thu gần 2 triệu USD mỗi năm cho công ty, tạo công việc và thu nhập ổn định cho gần 5.000 lao động tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

132

Page 133: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

133133

Page 134: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

134

The district of Chuong My, just nearly 30 kilometers from the center of Hanoi, is home to weaving cra� villages as well as handmade bamboo and raan weaving companies. Those companies are distributed not only in industrial parks planned along the naonal road 6 but also right in cra� villages. There are many famous businesses that have a large scale factories and export handicra�s to a lot of countries around the world such as Ngoc Son, Doan Ket, Chuc Son, Tien Phuong, Hoa Binh, An Thinh, etc. Among such well-known businesses, it is Ha Linh whose manager is Mr. Dinh Cong Thang that everyone knows because it only produces high-quality weaving products.

Before the birth of the company in 1996, Mr. Thang himself and his wife had years of experiences of working in a state-owned handicra� business as well as working with cra� villages. With their experience in carrying out the producon, right a�er establishing the company, they determined that their method is focusing on producon professionally and associang with exporters to broaden the market. The company has strongly invested in a system of 14,000-square-meter factories and provided them with equipment such as a system

Ha Linh to provide weaving products for premium market

134

Page 135: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

135135of material processing machines, paint spray-ing system, drying chamber and preservation warehouse, etc. Ha Linh always performs the plant evaluation requirements of internation-al buyers strictly and it is one in a very few of companies in Vietnam to meet the standards of plant evaluation requirements of big American and European buyers in terms of techniques and social responsibilities though the cost to gain a standard conformity certification and maintain it is absolutely high for Vietnamese businesses.

Mr. Thang used to be a soldier, and then a teacher so he clearly understands how the dis-cipline in production and production organiza-tion method play a vital role in the success of a business; therefore, Ha Linh always makes in-ternational buyers feel assured of the delivery progress and the products’ quality when they do business with Ha Linh, which is an enor-mous advantage of the company. However, the biggest strength of this business is the creativ-ity to make new products that are capable of meeting the market’s tastes, which originated from the desire of exploration of Mr. Thang himself and his wife as well as the acumen of an experienced producer. Ha Linh has chosen carefully and built up a specialized division of developing new products, actively taken part in Hanoi’s design supporting programs as well as programs with the participation of Sweden,

Australian, German, etc. designers implemented by the Vietnam Handicraft Exporters Association (Viet-craft). Not only does Mr. Thang produce new products supported by those designers, he also quickly catches new ideas in order to develop new lines of products by himself based on his experiences of weaving. Thus, it is Ha Linh that is the enterprise having created many new lines of woven products in Vietnam, typically big spun bamboo and rattan ware vases; woven products of salt water grass core combined with plastic cords to make patterns, which are more and more popular in Vietnam’s weaving craft and are exported in large quantities, etc.

Ha Linh often creates six to eight new sets of products annually to participate in international fairs held in Vietnam and other countries. Its diverse objects such as flower vases, picture frames, boxes, closely woven baskets, etc. have appeared at fairs in Vietnam, Ger-many, Japan, Brazil, etc., generating the revenue of ap-proximately USD2 million per year, providing jobs and stable incomes for nearly 5,000 employees in Hanoi and the neighboring provinces.

Page 136: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

136

QUANG VINH

136

KHẲNG ĐỊNH ĐẲNG CẤPTRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Page 137: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

137

Với Quang Vinh, yếu tố quyết định tạo nên thành công của Quang Vinh chính là chiến lược tạo sự khác biệt để dẫn đầu. Kinh

nghiệm trong thương trường sẽ tăng dần theo thời gian, nhưng nếu bằng lòng với những gì mình đã có, nghĩa là công ty đang dừng lại…

Tiền thân của Quang Vinh là tổ hợp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu Mỹ Hạnh được ra đời năm 1989. Đến năm 1994, sau những năm vật lộn tích lũy kinh nghiệm, tổ hợp được thay thế bằng việc cho ra đời Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh được điều hành bởi bà Hà Thị Vinh, một người sinh ra và lớn lên trong dòng họ có 16 đời làm nghề gốm ở Bát Tràng. Đối với bà việc phát triển nghề gốm không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế, việc làm và an sinh xã hội mà sâu xa là bảo tồn văn hóa của cha ông.

Sau gần 25 năm gây dựng, theo bà Hà Thị Vinh, yếu tố quyết định tạo nên thành công của Quang Vinh ngày hôm nay chính là chiến lược tạo sự khác biệt để dẫn đầu. Bà tâm niệm rằng, kinh nghiệm trong thương trường sẽ tăng dần theo thời gian, nhưng nếu bằng lòng với những gì mình đã có, nghĩa là ta đang dừng lại. Thỏa mãn chính là kẻ thù trong kinh doanh. Chính vì vậy, Quang Vinh luôn đặt ra 3 thách thức để vượt qua: Thứ nhất, sản phẩm gốm sứ hiện đại muốn cạnh tranh, muốn phát triển trước tiên phải đổi mới công nghệ và mẫu mã thiết kế. Thứ hai là hợp lý hóa trong sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu vào và cuối cùng là tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm của Quang Vinh tại các thị trường mục tiêu trong đó Châu Âu là thị trường mang tầm chiến lược.

Quang Vinh là một trong những công ty đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín đầu tiên, từ việc xử lý đất nguyên liệu đến việc tráng men hoàn thiện sản phẩm, đem lại độ đồng đều cao cho sản phẩm.

137

Page 138: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

138

Năm 2001, công ty mở nhà máy thứ hai ở Đông Triều (Quảng Ninh) với dây chuyền máy móc sản xuất gốm sứ hiện đại của Đức để phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Công ty cũng mạnh dạn đầu tư vào các mẫu mã thiết kế mới, đặc biệt là việc phối hợp với các thiết kế đến từ Bắc Âu rất am hiểu về gốm sứ cũng như thị hiếu thị trường. Cũng nhờ thay đổi tư duy ứng dụng công nghệ và thiết kế vào sản xuất gốm sứ truyền thống, Quang Vinh đã mở đường cho sự ra đời của các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, số lượng lớn, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế trong đó phải kể đến dòng gốm mỏng rất được ưa chuộng tại Châu Âu.

Công ty cũng áp dụng các quy trình quản lý chất lượng trong sản xuất nhằm tối ưu hóa chi phí và giá thành sản xuất. Nhiệt lượng lò nung được công ty tận dụng tối đa để sấy sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí. Công ty cũng chuẩn hóa các công đoạn sản xuất để giảm thiểu tỷ lệ hàng hỏng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Quang Vinh với các sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành hoàn toàn hợp lý.

Xúc tiến thương mại cũng là một thế

Page 139: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

139

mạnh của Quang Vinh. Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ chuyên ngành quốc tế được tổ chức trong và ngoài nước như Lifestyle Vietnam, Am-biente (Đức), Tokyo Giftshow (Nhật)… để tìm kiếm khách hàng mới. Trong quan hệ với khách hàng, công ty cũng luôn duy trì mối quan hệ hết sức thân thiết, coi lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của chính mình, có lẽ vì vậy mà danh sách khách hàng đến với Quang Vinh ngày càng nhiều hơn và kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng không ngừng tăng và đạt mức gần 2 triệu USD năm 2014.

Để các sản phẩm chất lượng cao của mình đến được với người Việt Nam, công ty sẽ tập trung hơn nữa vào thị trường nội địa với dòng hàng gia dụng phù hợp với tâm lý và thẩm mỹ của người Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng của mình, Quang Vinh xứng danh là một doanh nghiệp tiêu biểu, một lá cờ đầu của ngành gốm sứ trên đất thủ đô.

Page 140: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

140

QUANG VINH TO AFFIRM THE POSITION IN THE GLOBAL MARKETFrom Quang Vinh’s point of view, the determinant of success is the strategy to make differences in the market in order to lead it. Experience of the market will increase as time passes but remaining with what the company has already gained will mean bringing it to a stop.

The predecessor of Quang Vinh is the My Hanh ceramic handicraft export complex established in 1989. After many years of struggling in the market and accumulating a lot of experiences, the com-plex was re- placed with Quang Vinh Ceramic Co., Ltd. in 1994, led by Ms. Ha Thi Vinh. She was born and grew up in a family of 16 generations making

ceramic articles in Bat Trang village. In her opinion, not only does developing the ceramic craft help dealing with economic problems, employment issues and social welfare but it also has the deep meaning of preserving the forefathers cultural val-ues.

140

Page 141: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

141

After 25 years of operation, according to Ms. Ha Thi Vinh, the key facto leading to Quang Vinh’s success to-day is the strategy of making differences in the market so as to become market leader.She bears in mind that ex-periences in the market will increase as time goes by but being satisfied with what the company has already gained means gradually leading to a stop since, in business, satisfaction is the enemy. Therefore, Quang Vinh al-ways gives itself three chal-lenges.. First, it is necessary to have innovative technolo-

gies and designs to boost competitiveness and de-velop modern ceramic objects. Second, it is essen-tial to rationalize production in order to save input costs. Finally, it is vital to promote sales and boost trade promotion for Quang Vinh products in target markets, of which Europe is a strategic one.

Quang Vinh is one of the first companies to invest in closed production lines from processing raw clay to enameling objects in order to provide high uni-formity for the products. The company opened its

second plant in Dong Trieu (Quang Ninh) in 2001, using a modern German production line with the purpose of making products for export. It also bravely invested in new designs, typically collabo-rating with designers from Northern Europe who deeply understand ceramic objects as well as mar-ket tastes. Thanks to changes in thinking to apply new technologies and designs in production, Quang Vinh has paved the way for the creation of ceramic products with high aesthetic value, diverse designs and shapes, in large quantities, and meeting inter-national standards, in particular thin ceramic prod-ucts which are extremely popular in Europe.

The company also applies quality management processes so as to optimize production costs and product prices. It makes maximum use of heat in the kilns for drying products to save costs and stan-dardizes the production stages to reduce the rate of defective products. These are important factors to develop the competitiveness advantage for Quang Vinh as it provides consumers with high quality products at reasonable prices.

Sales and trade promotion are also a strength of Quang Vinh. The company usually participates in specialized international fairs organized in Vietnam and in other countries such as Lifestyle in Vietnam, Ambiente in Germany, the Tokyo Giftshow in Ja-pan, etc. to find new customers. In addition, the

Page 142: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

142

company always maintains close relationships with its customers, bearing in mind that customers benefits are also its benefits. Thus, more and more customers are do-ing business with Quang Vinh, and the company’s reve-nues are increasing continuously, having reached nearly USD 2 million in 2014.

In order for Quang Vinh high quality products to become more familiar to Vietnamese people, the company is go-ing to concentrate more on the domestic market with a line of household commodities suitable and aesthetic for Vietnamese tastes. With nonstop attempts at improve-ments and effectiveness, Quang Vinh is worth being rec-ognized as a model enterprise, the leading flag of ceramic craft in the capital of Hanoi.

Page 143: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

143

Page 144: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

144

ÔNG MITCH TEBERGKhách mua hàng, Peace Cra�, Mỹ

Hàng tơ lụa của Việt Nam phát triển mạnh vào những năm gần đây và trong tương lai ngày càng có nhiều doanh nghiệp khai thác �ềm năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các loại sản phẩm của Trung Quốc với chất lượng trung bình trở xuống đang tràn ngập hầu hết thị trường, đặc biệt là sau khi nước này được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Mặt hàng dệt của Việt Nam vẫn có thị trường ngách cho các sản phẩm chất lượng cao như áo quần, thổ cẩm và các mặt hàng mỹ nghệ làm từ nguyên liệu dệt. Dường như nhu cầu các sản phẩm dệt gia dụng ngày càng tăng trên toàn thế giới như vỏ gối, khăn trải bàn, áo quần ...

Các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác nhiều yếu tố để thâm nhập thị trường như mẫu mã, hoa văn, màu sắc theo mùa, xu hướng thời trang cũng như cam kết về chất lượng, thời gian giao hàng…. để tạo �nh cạnh tranh cho các sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra các sản phẩm đặc trưng có một không hai bằng cách tận dụng và kết hợp các thế mạnh và hoa văn truyền thống của các nhóm dân tộc. Sự phát triển không ngừng của hàng dệt lụa đóng góp một phần không nhỏ và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là phát triển kinh tế cho các nhóm dân tộc thiểu số.

144

Page 145: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

145

ÔNG MITCH TEBERGKhách mua hàng, Peace Cra�, Mỹ

Hàng tơ lụa của Việt Nam phát triển mạnh vào những năm gần đây và trong tương lai ngày càng có nhiều doanh nghiệp khai thác �ềm năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các loại sản phẩm của Trung Quốc với chất lượng trung bình trở xuống đang tràn ngập hầu hết thị trường, đặc biệt là sau khi nước này được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Mặt hàng dệt của Việt Nam vẫn có thị trường ngách cho các sản phẩm chất lượng cao như áo quần, thổ cẩm và các mặt hàng mỹ nghệ làm từ nguyên liệu dệt. Dường như nhu cầu các sản phẩm dệt gia dụng ngày càng tăng trên toàn thế giới như vỏ gối, khăn trải bàn, áo quần ...

Các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác nhiều yếu tố để thâm nhập thị trường như mẫu mã, hoa văn, màu sắc theo mùa, xu hướng thời trang cũng như cam kết về chất lượng, thời gian giao hàng…. để tạo �nh cạnh tranh cho các sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra các sản phẩm đặc trưng có một không hai bằng cách tận dụng và kết hợp các thế mạnh và hoa văn truyền thống của các nhóm dân tộc. Sự phát triển không ngừng của hàng dệt lụa đóng góp một phần không nhỏ và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là phát triển kinh tế cho các nhóm dân tộc thiểu số.

145ÔNG MITCH TEBERGKhách mua hàng, Peace Craft, Mỹ

Hàng tơ lụa của Việt Nam phát triển mạnh vào những năm gần đây và trong tương lai ngày càng có nhiều doanh nghiệp khai thác tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các loại sản phẩm của Trung Quốc với chất lượng trung bình trở xuống đang tràn ngập hầu hết thị trường, đặc biệt là sau khi nước này được gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới. Mặt hàng dệt của Việt Nam vẫn có thị trường ngách cho các sản phẩm chất lượng cao như áo quần, thổ cẩm và các mặt hàng mỹ nghệ làm từ nguyên liệu dệt. Dường như nhu cầu các sản phẩm dệt gia dụng ngày càng tăng trên toàn thế giới như vỏ gối, khăn trải bàn, áo quần v.v...

Các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác nhiều yếu tố để thâm nhập thị trường như mẫu mã, hoa văn, màu sắc theo mùa, xu hướng thời trang cũng như cam kết về chất lượng, thời gian giao hàng…. Để tạo tính cạnh tranh cho các sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra các sản phẩm đặc trưng có một không hai bằng cách tận dụng và kết hợp các thế mạnh và hoa văn truyền thống của các nhóm dân tộc. Sự phát triển không ngừng của hàng dệt lụa đóng góp một phần không nhỏ và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là phát triển kinh tế cho các nhóm dân tộc thiểu số.

Page 146: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

146146

MR. MITCH TEBERG Buyer, Peace Craft, USA

The silk industry in Vietnam has recently become developed and is integrating into the U.S. market. There are more and more enter-prises exploring the possibility of exporting to the U.S. market in the near future. Unfortunately, low- to mid- quality Chinese products seemed to dominate most markets after its admission to the WTO. Despite this, there is a niche market for hand-made and hand-wo-ven products from Vietnam such as high quality silk clothes, bro-cades, and handicraft items made of these materials. Worldwide the appears to be an increasing demand for hand-woven products such as pillow covers, bedcovers, tablecloths, scarves, clothes, and so on.

Vietnam enterprises are exploring several factors related to enter-ing foreign markets, such as seasonal designs, seasonal colors, and fashion trends, as well as maintaining their commitment to high quality production. And to ensure they can enter markets compet-itively, they must examine the quantities necessary along with the various delivery times to meet holiday and seasonal demands in each market.

The continued development of Vietnamese hand-woven silks and handicrafts is as a vital industry contributing to Vietnam’s economic growth, particularly among the ethnic minority groups. Addition-ally, it is worth exploring the possible combinations of numerous ethnic designs. With the cooperation of Vietnam’s various minority groups, Vietnamese enterprises can create very unique and original products not found else- where: because of our multi-ethnic tradi-tions, these assets can be used to an advantage.

Page 147: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

147147

Page 148: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

148148148

Page 149: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

149149

BÀ JENNY EKDAHLThiết kế Thụy Điển

Tôi đã nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ 3 năm nay và tôi đặc biệt thích thú các sản phẩm đan lát của các bạn. Chúng thật trang nhã với những đường nét hết sức công phu và trông thật lộng lẫy. Chất liệu tre của Việt Nam rất tốt, có thớ mịn và rất dẻo dai, song điều ấn tượng nhất đối với tôi là con người Việt Nam. Họ là những người luôn ý thức và đề cao yếu tố chất lượng cũng như vẻ đẹp của sản phẩm. Họ là những người bình thường nhưng luôn hăng say với công việc và thực là những nghệ sĩ của tâm hồn. Tình yêu đối với cái đẹp của họ luôn được thấm đẫm trong từng đường đan, trong từng sản phẩm. Thật đẹp làm sao với những chiếc giỏ tre xinh xinh để cắm hoa, để trang trí tạo nên những cảm giác ấm cúng, đưa cái đẹp của thiên nhiên đến mỗi gia đình.

MS. JENNY EKDAHL Swedish Designer

I have been doing business in the field of handicrafts for three years in Vietnam and my item of interest is bamboo baskets. I’ve found that Viet-nam bamboo baskets are exquisitely shaped, meticulously woven and well known for their vivid appearance. Bamboo itself here is characterized by fine texture, good tenacity and elasticity but the most important factor that make handicrafts here so impressive is the people. I found that they always recognize and appreciate quality and beauty. These hard-working, uncom-plicated people are artists at heart, and a number of them have found a way of expressing their love of beauty in the craft of basket making. Their baskets can be used as decorative pieces with flower arrangements or can stand alone as a functional, decorative or conversation piece. They always provide warmth and beauty to any room or home.

149

Page 150: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

150

Hà Nội

150

LÀNG NGHỀMột ngày về với

Page 151: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

151

Đến với Hà Nội là đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, trung tâm văn hóa, chính

trị của cả nước với nhiều thắng cảnh tự nhiên cũng như các di tích lịch sử lâu đời. Đến với Hà Nội bạn sẽ được đến với tháp Rùa rêu phong, đến với 36 phố phường xưa với những tên phố, tên đường là niềm tự hào của mỗi người Hà Nội… Đến với Hà Nội là bạn đã đến với mảnh đất dù chỉ gọi khiêm tốn là đất trăm nghề nhưng thực ra bạn đã đến với mảnh đất có bề dày 1000 năm lịch sử, là nơi lưu giữ tới 1.350 làng nghề mà không có nơi nào trên thế giới có được…

Làng nghề Hà Nội nằm cách trung tâm thành phố không xa, nép mình bên những lũy tre hay bên những dòng sông là nơi cung cấp nguyên liệu và vận chuyển hàng hóa cho các làng nghề. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội để đến với các làng nghề của Hà Nội, mỗi làng nghề mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa riêng, thể hiện từ cổng làng, đền thờ tổ nghề hay trong từng sản phẩm tinh xảo được tạo thành… Chỉ khoảng 30km từ trung tâm thành phố, bạn sẽ đến được nhiều làng nghề nổi tiếng, các làng nghề liền kề ngay nhau, có khi chỉ cách nhau một cánh đồng lúa, một dòng sông như làng gốm sứ Bát Tràng, làng thêu Quất Động, làng may Trạch Xá, làng sơn mài Duyên Thái, làng khảm trai Chuyên Mỹ, làng Nhân Hiền giỏi nghề điêu khắc, làng cổ Nhị Khê có nghề tiện gỗ, làng Vác làm quạt giấy, làng Chuông làm nón, làng mây tre đan

Page 152: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

152

Phú Vinh với hàng mây xiên được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật đan lát Việt Nam… Không thể kể hết làng nghề Hà Nội, cũng khó có thể kể hết những bất ngờ đầy thú vị trong tour du lịch tại các làng nghề này nhưng có lẽ khi nói đến du lịch làng nghề Hà Nội, người ta vẫn nhắc nhiều nhất đến làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng đan lát Phú Vinh.

Làng gốm Bát Tràng: Một trong những niềm tự hào nhất của làng nghề Hà Nội là làng gốm Bát Tràng với lịch sử hình thành và phát triển đã trên 600 năm. Làng gốm Bát Tràng nằm thanh bình bên dòng sông Hồng hiền hòa với hơn 2.000 lò gốm, sản phẩm sản xuất ra từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ... đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn.

Đến với nơi đây, du khách có thể thả bộ theo những con đường mòn trong làng, thăm quan những lò gốm đang hoạt động, thăm những người thợ làm gốm Bát Tràng với đôi bàn tay tài hoa, những con người không chỉ sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời mà trong họ vẫn còn nguyên đó một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những

Page 153: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

153153

Page 154: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

154

con ngõ nhỏ với những bức tường đắp đầy than độc đáo hết sức đẹp mắt, được nhìn những bình gốm sứ được xếp hàng hàng lớp lớp dọc vệ đường, được thỏa sức mua sắm trong những gian hàng gốm sứ đẹp mắt tinh xảo, không chỉ có những sản phẩm gốm hoa lam truyền thống trang nhã mà còn có rất nhiều các sản phẩm mà có thể bạn vẫn thấy đó đây tại các cửa hàng trên thế giới… Đặc biệt, đến Bát Tràng bạn còn được học làm gốm để tự làm cho mình những sản phẩm riêng - đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị.

Làng lụa Vạn Phúc: Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống, ngôi làng có tuổi nghề 1.000 năm này đã được ghi nhận kỷ lục Việt Nam là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay”.

Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc rất đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại như gấm, lụa, the, sa, xuyến, băng quế, lĩnh, đoạn, đũi, sa tanh, vải... Trong lịch sử, lụa

154

Page 155: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

155

Vạn Phúc từng được dùng để may quốc phục. Lần đầu tiên lụa Vạn Phúc có mặt trên thị trường quốc tế là tại hội chợ Marseille (1931) và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương. Và từ năm 1990, lụa Vạn Phúc đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Ba Lan, Thụy Sỹ, Campuchia…

Đến với làng lụa Vạn Phúc, trong tiếng thoi đưa rộn rã, bạn sẽ hòa vào dòng chảy nhộn nhịp, tấp nập với nhiều du khách ra vào, mua sắm và chọn lựa sản phẩm. Các gian hàng trưng bày sản phẩm lụa Vạn Phúc nằm dọc hai bên đường làng, bày bán những xấp vải nhiều màu sắc đẹp mắt. Sản phẩm nơi đây nổi tiếng về sự mềm mại, nhẹ nhàng và đặc biệt rất bền và đẹp, đây là những nét đặc sắc làm nên tên tuổi của nghề dệt lụa tơ tằm này. Ngoài ra, đến với làng nghề lâu đời này, du khách còn có dịp tham quan quy trình dệt lụa, bạn cũng có thể tận mắt chứng kiến công việc thiết kế, vẽ và thêu hoa văn của các nghệ nhân, thợ dệt trong làng. Chuyến thăm quan làng lụa Vạn Phúc chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc và thú vị.

Làng đan lát Phú Vinh: Chỉ cách làng Vạn Phúc chưa đến 30 phút đi xe là một địa chỉ du lịch làng nghề rất hấp dẫn nữa của Hà Nội – làng nghề đan lát Phú Vinh. Đây có lẽ là làng nghề duy nhất ở Việt Nam bạn có thể được chiêm ngưỡng những tác phẩm đan lát mà có lẽ không đến đây bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng ra được. Phú Vinh thực sự là làng nghề của những người thợ, những nghệ nhân hay nói đúng hơn là những nghệ sỹ tài ba của nghệ thuật đan lát. Các nghệ nhân ở đây như ông Nguyễn Văn Tĩnh, ông Nguyễn Văn Trung… có thể đan được chân dung của các lãnh tụ, nhìn

155

Page 156: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

156

vào tranh thấy toát lên hồn của nhân vật… rồi vợ chồng ông Nguyễn Văn Khá mặc dù tuổi đã ngoài 60 nhưng có lẽ là những người duy nhất trên thế giới đan được chiếc lồng bàn nhẹ như lụa với những nan mây bé không thể bé hơn…Đến Phú Vinh, bạn cũng sẽ được hòa mình vào không gian thanh bình của làng nghề đan lát, không gian đậm chất làng quê của đồng bằng Bắc bộ với những lũy tre, rặng mây, với những nếp nhà san sát nơi những chàng trai, cô gái, cụ ông, cụ bà và cả các em nhỏ quây quần ngồi đan đủ loại sản phẩm khác nhau, từ các loại giỏ hoa, túi xách, rổ đựng… Phú Vinh cũng là làng nghề duy nhất ở Việt Nam có kỹ thuật xâu xiên sử dụng chất liệu sợi mây vô cùng tinh tế…là đỉnh cao của nghệ thuật đan lát Việt Nam.

Những nghệ nhân giỏi và lâu năm ở Phú Vinh như những “bảo tàng sống” của làng nghề, là người giữ lửa và truyền lửa yêu nghề đến các thế hệ con cháu. Đến thăm Phú Vinh, bạn có thể tìm gặp và trò chuyện cùng các nghệ nhân này, để nghe họ say sưa kể về lịch sử làng nghề, về quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt là xem họ trình diễn nghề thật điêu luyện và tài khéo. Với lòng yêu nghề sâu sắc, chắc chắn những nghệ nhân này sẽ là những “hướng dẫn viên” tài tình và tận tâm nhất, đưa du khách vào không gian văn hóa làng nghề đặc sắc.

156

Page 157: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

157

Hanoi, the millennial capital of fine cultural traditions, is the centre of

culture and politics of Vietnam with many natural attractions as well as his-toric sites. Coming to Hanoi, you have the opportunities to visit the ancient Turtle Tower, the Old Quarter of 36 streets whose names give each and every Hanoian a great sense of pride, etc. Even though modestly called an “area of one hundred handicraft villag-es”, Hanoi, the city with more than a thousand years of history, is where up to 1350 craft villages have been pre-served, which cannot be found in any other place in the world.

Located not too far from the city cen-ter, Hanoi’s craft villages lie next to the bamboo groves or rivers, which are also their sources of material and transportation. Such villages are must-visit places as each of them has its own cultural features, shown through the village’s gate, the tradi-tion of worshipping the man who first

taught the villagers to do these hand-icraft works or sophisticatedly created products. Only about 30 kilometers from the Old Quarter, there are a large number of famous handicraft villages, which are adjacent to each other, or are separated just by a paddy field or a river, such as Bat Trang pottery vil-lage, Quat Dong embroidery village, Trach Xa sewing village, Duyen Thai lacquer village, Chuyen My mosaic vil-lage, Nhan Hien sculpture village, Nhi Khe wood-carving village, Vac paper fan-making village, Chuong conical hat village, Phu Vinh bamboo-weav-ing village (whose spun bamboo ware products are praised as the peak of Vietnamese weaving art), etc. Though it is not able to mention all of Hanoi’s handicraft villages as well as interest-ing surprises in craft village tours, Bat Trang pottery village, Van Phuc silk vil-lage and Phu Vinh bamboo-weaving village are the most popular names of such tours in Hanoi.

One day IN HANOI’S CRAFT VILLAGES

157

Page 158: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

158

Bat Trang pottery villageWith a history of more than 6000 years, Bat Trang is one of the most important sources of pride of Hanoi’s craft villages. Peacefully located near the Red River with more than 2000 kilns, Bat Trang produces pottery that has long been circulated all over the country and even overseas. Products like big decorating porcelain vases or jugs painted with illustrations of tales have been purchased in mass quantity by Portuguese, Japanese, Polish and French, etc businessmen. Here, visitors can stroll along paths in the village, observe operating kilns and meet skilful potters who not only are able to master the clay and fire to create beautiful masterpieces but also keep within themselves an immense love for the tradition-al pottery making craft. small alleys with eye-catching unique walls covered with black coal,... to admire porce-lain vases in row upon row by the side of the road and to shop at your pleasure in stalls full of delicate pottery craft works, not only elegant traditional blue-flower ceramics but also many other pieces that you have encountered here and there all around the world. Besides everything mentioned above, you get to learn how to craft pottery pieces and then do it by yourself, which is no doubt a very interesting experience when visiting Bat Trang.

Van Phuc silk villageSituated on the bank of the Nhue River, Van Phuc silk vil-lage still retains a country area’s features of old such as the village’s well with lotus flowers near the ancient ban-yan tree, afternoon markets in front of the temple. Van

Page 159: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

159

Phuc has been famous for the traditional craft of silk weaving for a long time and with the history of 1000 years of craft, this village has been recognized as “the oldest silk weaving craft village to remain active today”.

Van Phuc silk village’s products embrace a wide range of colours and categories (brocade, silk, chif-fon, satin, etc). In the past, Van Phuc silk was used to sew the national costumes. At Marseilla Fair in 1931, Van Phuc silk was present in the internation-al market for the first time and was evaluated as a delicate product of Indochina by French people. Since 1990, Van Phuc silk has been exported to many countries such as France, Poland, Switzer-land, Cambodia, etc.

Coming to Van Phuc silk village, in the joyful sound of shuttle moving back and forth, you will join a bustling crowd of many visitors going in and out, shopping and selecting products. The stalls used for displaying silk products stand by the side of the village’s road, selling stunning and colourful fabrics that are famous for being soft, light, and especial-ly resistant and beautiful, which are features that make a name for this craft of silk weaving. Besides, when arriving at this old handicraft village, tour-ists have a chance to observe the process of silk weaving and directly witness artisans and weavers designing, drawing and embroidering. The tour to

Page 160: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

160

Van Phuc silk village will surely leave you with long-lasting and inter-esting impressions.

Phu Vinh bamboo-weaving villageOnly a less-than-30-minute drive from Van Phuc village is another handicraft attraction of Hanoi, Phu Vinh bamboo-weaving village. This may be the only craft village in Vietnam where you can behold the woven craftworks that you can never imagine otherwise. Phu Vinh is truly a craft village of artisans, or more exactly, talented artists of the bamboo-weaving art. Artisans Nguyen Van Tinh, Nguyen Van Trung, etc are capable of weaving soulful portraits of leaders. There are also the more-than-60-years-old Nguyen Van Kha husband and wife who are the only ones in the world to be able to weave silk-light food cover tents by using the smallest possible rattan strips. Coming to Phu Vinh village, you also can melt into its peaceful atmosphere which is typical of the Northern countryside with bamboo and rat-tan groves, built-up area where young men and ladies, old men and women, and small children gather weaving from flower baskets to bags to storage baskets and so on. Phu Vinh is also the sole village in Vietnam that has delicate spun bamboo ware products which are praised as the peak of Vietnamese weaving art.

The experienced and skilful artisans in Phu Vinh are like the village’s “living museums”, the ones who keep and pass down to younger generations the love for bamboo weaving. When visiting this village, you can find and talk to artisans to listen to them passionately tell-ing its history, and especially to experience first-hand their profes-sional weaving skills. With a deep career passion, these artisans will definitely be the greatest most wholehearted guides to lead tourists into an impressive world of handicraft village.

Page 161: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

161161

Page 162: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

162

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

162

Page 163: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

163

Là một thành phố có số lượng làng nghề lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trong phạm vi châu lục, Hà Nội luôn chú trọng phát triển làng nghề một cách bền vững và nâng cao năng

lực cạnh tranh. Thành phố luôn khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 1.500 làng có nghề; bảo tồn và khôi phục 21 làng; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch ở 17 làng; di dời 14 làng vào cụm công nghiệp làng nghề; nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng; tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 50 - 60 triệu đồng/năm vào năm 2030. Đây thực sự là các cơ hội không chỉ cho các làng nghề của Hà Nội mà còn là cơ hội rất tốt để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề cũng như du lịch làng nghề.

Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề cũng như du lịch làng nghề, Thành phố đã có một số chính sách hỗ trợ đầu tư cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ đào tạo, nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp

Thành phố hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm, áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo. Hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề. Các cơ sở sản xuất có nhu cầu gửi danh sách đề nghị hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp về Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hàng năm để tổng hợp nhu cầu.

2. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề

Thành phố hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ

Page 164: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

164

hợp tác, hợp tác xã khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và có trong dự toán hàng năm. Ngoài việc được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam, các cơ sở còn được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm.

Hỗ trợ các làng nghề được Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận, có trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm xây dựng thương hiệu làng nghề 100% kinh phí (không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung) để thực hiện các nội dung: i) đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; ii) đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; iii) tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

3. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề

Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải, chất thải gây ra, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm được thành phố hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn.

Page 165: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

165

Thành phố cũng hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề: Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm được hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng.

Với mục tiêu nhằm tạo dựng quỹ đất có đủ điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, mở rộng mặt bằng sản xuất ở các làng nghề, từ năm 2001 Thành phố Hà Nội đã tiến hành quy hoạch các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn làng nghề. Đến nay đã có 41 cụm sản xuất TTCN đã và đang xây dựng với tổng diện tích 443 ha.

Từ năm 2016-2020, Thành phố Hà Nội dự kiến dành 224.500.000.000 đồng (Hai trăm hai mươi tư tỷ, năm trăm triệu đồng) từ nguồn ngân sách Thành phố để đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:

1. Đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm: Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, truyền nghề cho 900 học viên.

2. Tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh ng-hiệp: Tổ chức 25 lớp tập huấn cho 2.500 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề.

Page 166: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

166

3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước: Hỗ trợ cho 400 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước.

4. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các Hội chợ triển lãm nước ngoài: Hỗ trợ cho 200 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các Hội chợ triển lãm nước ngoài.

5. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề: Hỗ trợ 125 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu, thực hiện các nội dung: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; Đặt tên thương hiệu; thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

6. Hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ kinh phí cho 20 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn.

7. Hỗ trợ xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề: Hỗ trợ kinh phí cho 10 làng nghề kết hợp du lịch đầu tư xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.

8. Hỗ trợ xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng: Hỗ trợ kinh phí cho 10 làng nghề kết hợp du lịch đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng.

Với các quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội cụ thể trên đây, chắc chắn làng nghề Hà Nội sẽ ngày càng phát triển, đem lại việc làm và thu nhập cho người sản xuất cũng như đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư vào sản xuất thương mại cũng như du lịch làng nghề.

Page 167: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

167

INVESTMENT SUPPORT POLICIES TO DEVELOP CRAFT VILLAGES IN HANOI

Page 168: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

168

As a city with the largest number of craft villages not only in Vietnam but also with-

in the continent, Hanoi has always focused on developing craft villages sustainably and improve their competitiveness. Hanoi en-courages and supports organizations, house-holds and individuals to invest in production, business development, infrastructure con-struction, alleviation and treatment of envi-ronmental pollution in its craft villages. Until 2030, Hanoi aims to have 1,500 craft villag-es; conserve and restore 21 villages; develop craft and tourism in 17 villages; relocate craft industry in 14 villages; upgrade the infra-structure of 70 villages; create stable jobs for around 800 thousand - 1 million rural work-ers. It aims at per capita income from trade of 25-30 million VND/ year by 2015 and 50-60 million / year in 2030. This is a very good op-portunity not only for the Hanoi villages but also for organizations, individuals, domestic and foreign enterprises to invest in develop-ing craft villages, craft products and tourist villages.

To encourage organizations and individuals, domestic and foreign enterprises to invest in developing craft villages, craft products and tourist villages, Hanoi hasthe following invest-ment support policies:

Page 169: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

169

1. Support for vocational training and, apprenticeships to improve the level of corporate governance

Hanoi supports vocational training and apprenticeships from 3 months to 1 year, applicable to domestic enter-prises, cooperatives, cooperative groups, household busi-nesses that have committed to make jobs available for students after training. This supports includes 100 % of tuition fees and the purchase of documents prescribed by training institutions. The training period for each category is approved by the competent authorities.

Support in training to improve corporate governance for all leaders of manufacturing establishments and business companies of craft villages. If any company or manufac-turing establishment has a training need, it should send its request for training support in corporate governance to the People’s Committees of districts or towns who ag-gregate annual demand.

2. Policies to support trade promotion and branding vil-lages

Hanoi supports trade promotion for small and medi-um-sized enterprises, household businesses, cooperative groups and cooperatives in accordance with the trade promotion plan approved by Hanoi People’s Committee in their annual estimates. In addition to benefiting from promotion incentives as described in Articles 5, 6 and 7 of Circular No. 88/2011 / TT-BTC of the Ministry of Finance,

Page 170: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

170

dated 17/6/2011 ( guiding the financial mechanism of the State budget to support implementation of National Trade Promotion Program), the enterprises/cooperatives receive 50% financial support of their transportation ex-penses (up to a maximum of VND 6 million/establish-ment/ year) to take part in fairs and exhibitions in the central provinces (from Quang Binh province southwards) and southern provinces.

Otherwise, Hanoi People’s Committee has decided to support 100% (but not over VND 100 million/village/con-tent) “branding” craft villages in order to perform the following activities: i) training on brand building and pro-motion; ii) the brand name, logo design and a system of brand identity for branded villages; iii) building strategic consulting and brand development for branded villages.

3. Policies to support investment in village infrastruc-ture construction

Hanoi supports domestic enterprises, cooperatives, households to invest in the construction of new wastewa-ter treatment facilities, waste concentrated in the villages that have a high level of serious environmental pollution caused by sewage, wastes. The project that has been ap-proved by the competent authorities under the provisions and within the annual estimated budget. It finances 100% for waste water treatment of waste concentrated in the villages and solid waste collection areas.

Page 171: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

171

Hanoi also supports domestic enterprises, cooperatives, households to build infrastructure for tourism villages: new parking lots, public toilets, and an exhibition area for villages products. The project that has been approved by the compe-tent authorities under the provisions, within the annual esti-mated budget, is devoted entirely to purchase construction materials for parking lots and public toilets.

In order to create land eligible to satisfy the basic technical in-frastructure and to expand production premises in the villages, Hanoi has planned since 2001 to cluster handicraft producers in the villages. At present, 41 clusters of small producers have been built with a total area of 443 ha.

From 2016 to 2020, Hanoi is expected to spend 224.5 billion VND (two hundred twenty -four billion, five hundred million) of the city budget to achieve the following specific objectives:

1. Vocational training, apprenticeships from 3 months to 1 year: Support training expenses for 900 students.

2. Training to improve the level of corporate governance: Orga-nize 25 training courses for 2,500 leaders, managers of enter-prises, manufacturing establishment in the villages.

3. Support small and medium-sized enterprises, household businesses, cooperatives, and cooperative groups to take part in domestic fairs and exhibitions: Support 400 enterprises/co-operatives to take part in domestic fairs and exhibitions.

4. Support small and medium-sized enterprises, household businesses, cooperatives, and cooperative groups to take part

Page 172: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

172

in foreign fairs and exhibitions: Support 200 enterprise/ cooperatives to take part in foreign fairs and exhibitions.

5. Support branding villages: Supports 125 villages to build and develop their brand, perform the follow-ing contents: training on brand building and promotion; the brand name; logo design; a system of brand identity for brand villages; consulting strategy and brand development for branded villages.

6. Financial support for environmental pollution treatment: Provide financial support to 20 villages with a high level of serious environmental pollution to undertake waste water treatment of waste concentrated in the villages and solid waste collection areas.

7. Support to build exhibition areas for villages products: Provide financial support to 10 tourism villages combined with the construction of exhibition areas.

8. Support to build parking lots, public toilets: Provide financial support to 10 tourism villages combined with the construction of parking lots and public toilets.

With the aforementioned regulations on policies to encourage the development of craft villages in Hanoi, the city will undoubtedly develop and bring employment and income for producers as well as provide a great opportunity for investors in commercial production and tourism villages.

Page 173: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

173173

Page 174: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

174

Là một thành phố với trên 1.350 làng nghề, là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nước, đồng thời được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố với rất nhiều chính sách ưu đãi và phát triển làng nghề đã tạo ra cho Hà Nội những cơ hội đầu tư rất tốt để phát triển các làng nghề cũng như các hoạt động dịch vụ liên quan đến làng nghề.

Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như theo đánh giá của các

chuyên gia, các cơ hội đầu tư để phát triển các hoạt động như du lịch làng nghề, phát triển các trung tâm thiết kế và giới thiệu sản phẩm làng nghề, xây dựng bảo tàng làng nghề,… cần được nghiên cứu đầu tư trên cơ sở công tư kết hợp.

Cơ hội đầu tư phát triển du lịch làng nghề Hà Nội

Ngoài những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống có sức hút đặc biệt đối với du khách. Du khách đến với làng nghề không chỉ ngắm cảnh mà

MỘT SỐ CƠ HỘI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ HÀ NỘI

Page 175: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

175

còn tham quan nơi sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia thử làm một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm hay thưởng thức các đặc sản và các hoạt động văn hóa của địa phương.

Rất nhiều làng nghề ở Hà Nội có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch độc đáo. Hiện tại, Thành phố chủ trương tập trung xây dựng 17 làng nghề gắn với du lịch đến năm 2030, trong đó sẽ tập trung vào 10 làng nghề đến năm 2020, gồm: Gốm sứ Bát Tràng - Gia Lâm, Dệt lụa Vạn Phúc - Hà Đông, Sơn khảm Ngọ Hạ - Phú Xuyên, Điêu khắc Dư Dụ - Thanh Oai, Mây tre đan Phú Vinh - Chương Mỹ, Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng - Hoài Đức, Sơn mài Hạ Thái - Thường Tín, Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ - Gia Lâm, Thêu ren Thắng Lợi - Thường Tín, Điêu khắc Thiết Úng - Đông Anh. Giai đoạn 2021 - 2030 tiếp tục hoàn thiện 10 làng nghề kể trên và tiếp tục triển khai đầu tư 7 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch mới gồm: May Trạch Xá - Hoà Lâm - Ứng Hoà, May Thêu Đại Đồng - TT Phú Xuyên - huyện Phú Xuyên, Tiện Nhị Khê - xã Nhị Khê - huyện Thường Tín, May Thượng Hiệp - xã Tam Hiệp - huyện Phúc Thọ, Dệt Phùng Xá - Phùng Xá - Mỹ Đức, Nặn tò he Xuân La - Xã Phượng Dực - Phú Xuyên… Với các làng nghề này, thành phố sẵn sàng hỗ trợ xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề, hỗ trợ Đầu tư Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng phục vụ khách du lịch.

Page 176: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

176

Hiện tại năm 2015, tổng số khách đến Hà Nội đạt 16,7 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 2,5 triệu lượt người, khách nội địa đạt 14,2 triệu lượt người. Thành phố đã thông qua quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu năm 2020, tổng số khách đạt 23,2 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt người, khách nội địa đạt 20,0 triệu lượt người và đến năm 2030, tổng số khách đạt 31,3 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 4,5 triệu lượt người, khách nội địa đạt 26,8 triệu lượt người. Nếu chỉ tính trung bình mỗi khách dành 10 USD để mua sản phẩm làng nghề thì cơ hội doanh thu từ du lịch đến năm 2030 đạt 310 triệu USD. Đây thực sự là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch làng nghề tại Hà Nội.

Cơ hội đầu tư phát triển các trung tâm thiết kế và giới thiệu sản phẩm làng nghề

Thiết kế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị sản phẩm của hàng thủ công. Nhiều nước trên thế giới, với sự hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố… đã hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các thiết kế mới để thu hút khách hàng cũng như hỗ trợ để thành lập các trung tâm thiết kế nhằm cung cấp dịch vụ cho ngành. Đi đầu trong nỗ lực phát triển thiết kế này là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines… Hiện tại đã có đến hơn 40 quốc gia trên thế giới coi thiết kế chính là yếu tố quyết định để nâng cao năng

Page 177: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

177

lực cạnh tranh của quốc gia và nhiều chính sách thiết kế ở quy mô quốc gia, quy mô thành phố đã được xây dựng.

Hiện tại, do dịch vụ thiết kế ở Việt Nam kém phát triển và trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu các doanh ng-hiệp Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Hà Nội nói riêng rất cần tạo ra sự khác biệt về sản phẩm để cạnh tranh bền vững. Các doanh nghiệp luôn thiếu thông tin về xu hướng thiết kế, thiếu thông tin về nguyên phụ liệu mới phục vụ thiết kế, thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để hỗ trợ phát triển các thiết kế mới phù hợp với thị trường… Trong những năm vừa qua thành phố đã có các chương trình hỗ trợ thiết kế nước ngoài cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của thành phố và thực tế cho thấy các doanh nghiệp này đã có sự phát triển vượt bậc… Với thị trường hàng chục nghìn doanh nghiệp, trong đó có 1.350 làng nghề, có nhu cầu về thiết kế, việc đầu tư thành lập các trung tâm thiết kế và phát triển sản phẩm chuyên nghiệp với các dữ liệu thiết kế, tài liệu tham khảo, ngân hàng chất liệu… chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, đồng thời cũng sẽ giúp Hà Nội nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thủ công tiêu biểu của thành phố. Các trung tâm thiết kế này cũng sẽ là nơi giới thiệu các sản phẩm thủ công mới nhất của thành phố phục vụ công tác xúc tiến thương mại và du lịch của thành phố.

Page 178: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

178

Cơ hội đầu tư xây dựng bảo tàng làng nghề

Các làng nghề Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Cả thành phố có 240 làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Các làng nghề chứa trong mình cả một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú và đa dạng, đó là các sản phẩm được phát triển theo thời gian, các bí quyết sản xuất độc đáo, các truyền thuyết, câu chuyện xung quanh các sản phẩm, tổ nghề, lịch sử và nghệ nhân làng nghề… Hiện tại chưa có một bảo tàng làng nghề nào được xây dựng một cách chuyên nghiệp để gìn giữ các giá trị truyền thống của các làng nghề Hà Nội mặc dù mô hình này đã có ở một số quốc gia trên thế giới không có nhiều làng nghề như Hà Nội.

Thành phố Hà Nội có chủ trương và chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng các bảo tàng hoặc khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề, tuy nhiên việc xác định mô hình, quy mô, phương thức quản lý… chắc chắn cần tiếp tục được các nhà đầu tư nghiên cứu. Một trong những hướng đầu tư khả thi là việc xây dựng một bảo tàng làng nghề của Hà Nội ở quy mô thành phố, đây là một trong những điểm lý tưởng để đón khách du lịch đồng thời liên kết khách du lịch với các làng nghề. Bên cạnh đó là việc xây dựng các bảo tàng tại các làng nghề ở quy mô chuyên sâu hơn, ưu tiên tại 17 làng nghề có chủ trương phát triển du lịch làng nghề của thành phố như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc…

Còn rất nhiều các cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư đối với các hoạt động của làng nghề thành phố Hà Nội, cơ hội này không chỉ xuất phát từ các chính sách ủng hộ và hỗ trợ của thành phố Hà Nội mà còn từ tiềm năng thực tế của các làng nghề. Với sự nghiên cứu và xây dựng kế hoạch đầu tư bài bản, kết hợp nguồn lực của thành phố và ý kiến đồng thuận của chính quyền và người dân các làng nghề, chắc chắn hoạt động đầu tư sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rất tốt cho cả nhà đầu tư và cho các làng nghề.

Page 179: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

179

Investment opportunity for craft village in HanoiAs a city with 1,350 craft villages, the economic – cultural – po-litical centre of the country, Hanoi has a very good opportunity to develop craft villages thanks to the attention and incentives of city leaders.

Based on lessons learned by other countries in the world as well as the evaluation of experts, investment opportunities should be researched to carry out public and private collab- oration in such areas as developmemt of tourism villages, establishment of a de-sign center, exhibition of villages products, a museum of craft vil-lages, etc.

Investment opportunities to develop tourism for craft villages in Hanoi

In addition to the advantages of natural landscapes and ethnic cultural features, traditional villages have a special attraction for tourists. Visitors come to the villages not only for sightseeing but also for interest in craft workshops, direct contact with artisans, even getting directly involved in trying out some stages of craft production or enjoying food specialties and local cultural activities.

Many villages in Hanoi have the development potential to become original tourist destinations. At present, the city strategy focuseson building 17 craft villages with tourism development until 2030,

Page 180: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

180

and has prioritized 10 villages for 2020 including Bat Trang Ceramics - Gia Lam, Van Phuc Silk- Ha Dong, Ngo Ha Mosaic Painting - Phu Xuyen, Du Du Sculpture- Thanh Oai, Phu Vinh Bamboo and Rat-tan - Chuong My, Son Dong Art Sculpture Hoai Duc, Ha Thai Lacquer- Thuong Tin, Kieu Ky Silver – Gia Lam, Thang Loi Embroidery - Thuong Tin, Thi-et Ung Sculpture – Dong Anh. From 2021 to 2030, Hanoi will continue to improve the 10 villages mentioned above and invest in 7 other traditional villages including Sewing Trach Xa- Hoa Lam- Ung Hoa, Sewing and Embroidery Dai Dong- Phu Xuy- en city- Phu Xuyen district, Nhi Khe Wood Turning -Nhi Khe Commune- Thuong Tin District, Thuong Hiep Sewing – Tam Hiep Commune – Phuc Xuyen District, Phung Xa Weaving – Phung Xa, My Duc, Xuan La Sculpture To he – Phuong Duc Commune Phu Xuyen. With these villages, the city is ready to support the construction of an exhibition area of the villages products (as well as public toilets to serve tourists).

In 2015, the total number of tourists in Hanoi reached 16.7 million, including 2.5 millions of for-eign tourists and 14.2 millions of domestic tourists. The city adopted a plan for tourism development in Hanoi until 2020 and an orientation towards 2030. In 2020, the target is 23.2 million visitors, including 3.2 millions of foreign tourists and 20 millions of domestic tourists. And in 2030, the tar-

Page 181: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

181

get is 31.3 million visitors, including 4.5 millions of foreign tourists and 26.8 millions of domestic tourists. If only each customer spend on average $ 10 for the villages, the revenue from tourism could reach USD 310 million in 2030. It is really an opportunity for domestic and foreign enterprises to invest in tourism of Hanoi craft villages.

Investment opportunities to develop a design center and an exhibition area of the villages products

Design plays an increasingly important role in raising the value of handicraft products. With the support of the government, many countries around the world have assisted companies to de-velop new designs to attract customers, as well as established design centers to provide services in this sector. The leading countries of design de-velopment are South Korea, Japan, Thailand, the Philippines… Currently more 40 countries around the world consider design as a decisive factor to improve national competitiveness , and many na-tional and city policies have been formulated.

Currently, design services in Vietnam are under-developed. In line with trends of the global econ-omy, Hanoi companies in general, and crafts com-panies in particular, should make a difference in markets by improving product design to increase

Page 182: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

182

their sustainable brand and competitiveness capacity. En-terprises lack knowledge of design trends, new material designs, and availability of professional designer teams to support the development of new designs adapted to mar-ket needs… Over the last few years, the City has supported foreign designer projects to assist crafts businesses in Hanoi and in fact, the recipient companies have had a remarkable development… With tens of thousands of enterprises, in-cluding 1,350 craft villages, in need of design, the feasibil-ity and potential to invest in the establishment of a design center are big. Such center would assist professional prod-uct development with design data, raw material data and references; this would certainly bring economic benefits to investors and also help Hanoi to enhance competitiveness of its craft products. The design center would also be the place to introduce the latest Hanoi craft products and serve the promotion of trade and tourism of the city.

Investment opportunity for building a craft village muse-um

Craft villages in Hanoi have a long history and a long-stand-ing development. The city has 240 traditional villages, many of which were founded thousands of years ago. The villages contain a treasure of their very rich and diverse culture with tangible and intangible objects. There are products which were developed over time, with unique know-how, legends, stories behind each product, history and ancestor artisans… Currently, no village museum has been built in a profes-sional manner in order to preserve the traditional values of

Page 183: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

183

craft villages in Hanoi, although this model exists in many countries which do not have many craft villages like Hanoi.

Hanoi has a strategy and policy to support the construction of such museum or exhibition area in craft villages, but more research should be done on determining the best management method. One of the feasible investment methods is the construction of a museum of craft villages in Hanoi city, as it is the ideal place to welcome tourists and promote tourism for craft villages. Besides, a museum of craft villages should be constructed, preferably in the 17 villages on the list of craft villages linked to tourism develop-ment, such as Bat Trang ceramic village, Phu Vinh bamboo village, Van Phuc silk village…

There are many investment opportunities for investors in craft villages at Hanoi. These opportunities come, not only from the support of Hanoi city, but also from the real potential of craft villages. After un-dertaking professional research, investment planning, determination of potential resources and reaching mutual agreement between the government and people in the villages, the investment would bring very good economic returns to both investors and the village.

Page 184: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

184184

Page 185: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

185

TRUNG TÂM XÚC TIẾN, ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giới thiệu Trung tâm: Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hà Nội; có chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ:. Đầu mối xây dựng, triển khai kế hoạch, các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của thành phố Hà Nội.. Phối hợp xây dựng, ban hành chính sách, định hướng thu hút về đầu tư, thương mại và du lịch.. Tổ chức thu thập, cung cấp, trao đổi thông tin, nghiên cứu thị trường, xu hướng, đối tác về đầu tư, thương mại, du lịch theo nhiều hình thức.. Xây dựng, đề xuất danh mục dự án, sản phẩm thu hút, kêu gọi đầu tư. Chủ trì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án UBND thành phố Hà Nội kêu gọi đầu tư.. Cung cấp dịch vụ tư vấn và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch.. Tổ chức, điều hành chung “Hệ thống đối thoại giữa Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố Hà Nội”.. Hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong và ngoài nước.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN, ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘIĐịa chỉ: Số 10 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam(Địa chỉ giao dịch: Tầng 11, Tòa nhà Cung Trí Thức Thành phố, 80 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam)Điện thoại: +84.4 3755 6868 - Fax: +84.4 3775 7979Website: hpa.gov.vn - Email: [email protected]

Page 186: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

186

HANOI PROMOTION AGENCY

I. ABOUT USThe Hanoi Promotion Agency is a public service unit under the People’s Committee of Hanoi City whose primary function is to implement Investment, Trade and Tourism Promotion plans, as well as to provide support and consultancy services for both domestic and international businesses, organization and indi-viduals. The agency works under the flatform of offering a convenient conduit for foreign investors for a plausible business presence in Hanoi.

II. MISSION. Make and implement plans of Investment, Trade and Tourism Promotion of Hanoi.. Coordinate in formulating and issuing policies and providing functional orientation an Investment, Trade and Tourism for prospective investors.. Collect, provide and exchange information, market research, trends, partner in investment, trade, tourism in many forms.. Develop and propose a list of project and attractive products for purpose of securing. Taking charge of the selection of investors for the projects which are called for investment by the Hanoi People’s Com-mittee.. Provide consulting services and business support activities to expand domestic market, boost exports, attract foreign and domestic investment, promote and develop tourism products.. Organize and operate “dialogue system between The Enterprise and The municipal government of Hanoi”.. Cooperate and exchange information with organizations promoting investment, trade, tourism domes-tically and internationally.

HANOI PROMOTION AGENCYAddress: No.10 Trinh Hoai Duc Street, Dong Da District, Hanoi, Vietnam(Temporary address: 11th floor, Cung Tri thuc Thanh pho building, 80 Tran Thai Tong Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam)Tel: +84.4 3755 6868 - Fax: +84.4 3775 7979Website: hpa.gov.vn - Email: [email protected]

186

Page 187: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

187187

Page 188: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội
Page 189: Ấn phẩm làng nghề Hà Nội

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘITRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

Địa chỉ: Số 10 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

(Địa chỉ giao dịch: Tầng 11, Tòa nhà Cung Trí Thức Thành phố, 80 Trần Thái Tông, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam)

Điện thoại: +84.4 3755 6868 - Fax: +84.4 3775 7979

Website: hpa.gov.vn - Email: [email protected]

HANOI PROMOTION AGENCY

Address: No.10 Trinh Hoai Duc Street, Dong Da District, Ha Noi, Viet Nam

(Temporary address: 11th floor, Cung Tri thuc Thanh pho building, 80 Tran Thai Tong Street,

Cau Giay District, Ha Noi, Viet Nam)

Tel: +84.4 3755 6868 - Fax: +84.4 3775 7979

Website: hpa.gov.vn - Email: [email protected]