nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

90
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Trần Thế Long NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GI ẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN T ỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013

Transcript of nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Page 1: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----------------------

Trần Thế Long

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA

LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----------------------

Trần Thế Long

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ

CHẾ BIẾN CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô

NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS, Lê Trình

Hà Nội - 2013

Page 3: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS, TS Lê Trình người đã trực tiếp

hướng dẫn em làm luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường đặc biệt là

PGS,TS Trần Yêm đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong hành trang của

cuộc đời.

Em cũng gửi lời cảm ơn tới các Thầy, các bạn đồng nghiệp trong Viện Khoa

học Môi trường và Phát triển đã tạo điều kiện để em vừa tham gia làm việc và hoàn

thành khóa học.

Lời cảm ơn cuối cùng em xin dành tặng cho gia đình, người thân đã động

viên, cổ vũ, tạo điều kiện về vật chất cho em trong suốt quá trình học này.

Hà Nội, 6/2013

Học viên cao học

Trần Thế Long

Page 4: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long i K17-Khoa học Môi trường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ..................... 4

1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 4

1.1.2. Khí hậu .......................................................................................................... 4

1.1.3. Điều kiện địa hình .......................................................................................... 5

1.1.4. Tài nguyên khoáng sản .................................................................................. 7

1.1.5. Tài nguyên đất ............................................................................................... 8

1.1.6. Tài nguyên nước .......................................................................................... 11

1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt ................................................................................ 11

1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm.............................................................................. 12

1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP NÔNG

THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................................. 12

1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................ 10

1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ............................................. 10

1.2.2.1.Trồng trọt................................................................................................... 11

1.2.2.2. Chăn nuôi ................................................................................................. 14

1.2.2.3. Lâm nghiệp ............................................................................................... 14

1.2.3. Thực trạng dân cư vùng nông thôn ............................................................... 15

1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN ..................... 15

1.3.1. Thông tin chung về làng nghề ...................................................................... 15

1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên .......... 18

Page 5: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long ii K17-Khoa học Môi trường

1.4. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ XÃ TÂN CƯƠNG ......... 20

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề trồng và chế biến chè ở xã

Tân Cương ............................................................................................................ 20

1.4.1.1. Địa hình .................................................................................................... 20

1.4.1.2. Khí hậu và thủy văn .................................................................................. 20

1.4.1.3. Kinh tế xã hội xã Tân Cương .................................................................... 21

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN..

.............................................................................................................................. 25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 25

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 25

2.1.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 26

2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu .................................................. 26

2.2.2. Phương pháp khảo sát môi trường tự nhiên .................................................. 26

2.2.2.1. Thu mẫu, phân tích chất lượng nước ......................................................... 26

2.2.2.2. Thu mẫu, phân tích chất lượng đất ............................................................ 27

2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................. 28

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng trồng trè và các vấn đề môi trường trong trồng trè ở làng nghề chế

biến chè Tân Cương .............................................................................................. 29

3.1.1. Phương pháp canh tác .................................................................................. 29

Page 6: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long iii K17-Khoa học Môi trường

3.1.2. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học ...................................... 29

3.1.2.1. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật .............................................................. 29

3.1.2.2. Sử dụng phân bón hóa học ........................................................................ 32

3.1.3. Chất thải trên đồng ...................................................................................... 32

3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải trên ruộng chè .................................................. 33

3.2. Hiện trạng chế biến chè và các vấn đề môi trường ở làng nghề chè Tân Cương ..

.............................................................................................................................. 34

3.2.1. Phương pháp chế biến ................................................................................. 34

3.2.2. Phương pháp sản xuất chè ở làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân

Cương ................................................................................................................... 39

3.2.2.1. Hiện trạng sản xuất tại xưởng chế biến..................................................... 39

3.2.3.2. Chất thải và các thứ không liên quan tới chất thải trong quá trình chế biến

chè và tác động môi trường ................................................................................... 42

3.2.4. Kết quả phân tích chất lượng đất, nước một số khu vực làng chè ................. 44

3.3. Đề xuất các biện pháp BVMT ở làng nghề chè ............................................... 51

3.3.1. Các biện pháp BVMT trong trồng trọt ........................................................ 51

3.3.1.1. Sử dụng hợp lý nguồn nước ...................................................................... 51

3.3.1.2. Bảo vệ môi trường không khí .................................................................... 51

3.3.1.3. Áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ trong trồng chè .................................. 51

3.3.1.4. Giáo dục môi trường ................................................................................. 52

3.3.2. Quản lý phân hóa học, hóa chất BVTV ........................................................ 52

3.3.3. Quản lý dịch hại tổng hợp ............................................................................ 60

3.3.4. Thu gom và xử lý chất thải rắn .................................................................... 64

3.4. Các biện pháp BVMT trong chế biến chè ....................................................... 64

Page 7: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long iv K17-Khoa học Môi trường

3.4.1. BVMT lao động .......................................................................................... 64

3.4.2. Quản lý chất thải rắn .................................................................................... 65

3.4.3. Quản lý khí thải ........................................................................................... 65

3.5. Giải pháp kỹ thuật và quản lý trong trồng và chế biến chè tại xã Tân

Cương ................................ ................................ .............................. 65

3.5.1. Giải pháp kỹ thuật ................................ ................................ .... 65

3.5.1.1. Chuyển đổi làng nghề thành khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch

với các sản phẩm đặc sắc có tính nghệ thuật cao .................................................... 65

3.5.1.2. Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề .............................. 66

3.5.1.3. Biện pháp trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP ........... 67

3.5.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề chè ................................................ 67

3.5.2.1. Thành lập tổ quản lý môi trường tại mỗi làng nghề ................................... 67

3.5.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp

luật về BVMT ....................................................................................................... 68

3.5.3. Giải pháp giáo dục ....................................................................................... 69

3.5.3.1. Xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT nông

nghiệp nông thôn Thái Nguyên .............................................................................. 69

3.5.3.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT .................................. 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73

PHỤ LỤC.............................................................................................................. 75

Page 8: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long v K17-Khoa học Môi trường

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: diện tích, sản lượng chè phân theo huyện, thành phố, thị xã ................... 13

Bảng 2.1: Thiết bị phân tích................................................................................... 27

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất ............................................................................. 44

Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm ................................................................ 48

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên............................................................ 6

Hình 1.2: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên .................................................... 10

Hình 1.3: Sơ đồ phân bố số lượng các làng nghề theo đơn vị hành chính ............... 17

Hình 1.4. Thu nhập trung bình của các hộ dân trồng chè Quyết Thắng xã Tân

Cương ................................................................................................................... 23

Hình 1.5: Số lượng lao động của các hộ làm chè Tân Cương ................................. 23

Hình 1.6: Trình độ học vấn của các hộ dân làng nghề chè Tân Cương .................. 24

Hình 3.1. Một số loại thuốc trừ sâu được bày bán tại xã Tân Cương, 5/2013 ......... 31

Hình 3.2: Phân bón hữu cơ được bày bán ở xã Tân Cương .................................... 32

Hình 3.3: Rác phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên đất chè ở xã Tân Cương,

5/2013 ................................................................................................................... 33

Hình 3.4: Quy trình sản xuất chè đen theo phương pháp cổ điển ............................ 37

Hình 3.5. Sơ đồ máy vò chè ................................................................................... 38

Hình 3.6. Thiết bị sấy chè ...................................................................................... 39

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình sản xuất chè ở xã Tân Cương ........................................ 40

Page 9: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 1 K17-Khoa học Môi trường

MỞ ĐẦU

Trong gần ba thập kỷ gàn đây tỉnh, Thái Nguyên đã khai thác có hiệu quả tài

nguyên đất, khoáng sản, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong

tổng sản phẩm toàn tỉnh và nông nghiệp cả nước nhưng có một số loại sản phẩm

chiếm vị trí khá như cây chè. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực

nông thôn, làng nghề tiếp tục được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các

cấp. Các hoạt động tìm kiếm du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ

diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác

xã được hình thành trong các làng nghề.

Tuy nhiên vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên đang đứng trước khó khăn

thách thức đó là: bình quân thu nhập và mức sống trên đầu người thấp so với thành

thị, sản xuất vẫn chủ yếu là nông, lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển, sức ép

lao động nông thôn dôi dư ngày càng tăng, lao động thiếu việc làm, nhất là các thời

điểm nông nhàn và sự dịch chuyển lao động ra thành phố ngày càng lớn. Để từng

bước đưa nông thôn phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần

thiết phải bố trí lại cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề nhằm chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, giảm dần tỉ

trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đồng thời đưa nhanh công nghiệp phục vụ

chế biến nông lâm sản, xây dựng, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vào nông

thôn. Theo định hướng này, duy trì, phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh là

nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương có nghề

truyền thống.

Sau gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh

tế, xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của

nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó các vấn đề môi trường đang ngày

càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức. Nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới

sức khoẻ cộng đồng, văn hóa, giáo dục, du lịch, thủy sản, tài chính, đa dạng sinh

Page 10: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 2 K17-Khoa học Môi trường

học do hoạt động sản xuất làng nghề đang trở thành một trong những vấn đề cấp

bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Công tác quản lý làng nghề chế

biến chè ở tỉnh Thái Nguyên từ lâu đã được chính quyền các cấp quan tâm. Tuy

nhiên, cho đến nay, việc quản lý và xử lý chất thải từ làng nghề chế biến này đang

gặp rất nhiều khó khăn bởi sự phân bố lẻ tẻ của các hộ gia đình sản xuất chưa có

quy hoạch cụ thể. Hầu hết các hộ sản xuất đều có công nghệ thô sơ, lạc hậu, các

chất thải đều chưa được thu gom đúng quy định. Với phương thức chôn lấp là chính

và không để ý tới hộ xung quanh. Như vậy, bảo vệ môi trường nói chung và quản lý

làng nghề chế biến chè nói riêng đã, đang và chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề bức

xúc đối với tỉnh Thái Nguyên Từ thực tế khách quan đó, nhu cầu đó, được sự nhất

trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học khoa học tự nhiêvà dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS. Lê Trình, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng

nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên ”. Đề tài nhằm nêu lên hiện trạng quản lý làng nghề chế biến chè, xác

định các thách thức, để từ đó đề ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải

pháp quản lý làng nghề một cách tổng thể, toàn diện.

Mục đích nghiên cứu

- Xác định rõ hiện trạng môi trường làng nghề chế biến chè hiện tại trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên

- Nêu lên các vấn đề môi trường trong quá trình trồng và chế biến chè tại các

làng nghề chế biến chè xã Tân Cương – thành phố (TP) Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi quản lý tốt làng nghề

chế biến chè định hướng lâu dài trong tương lai, phù hợp với nhu cầu cấp thiết của

người dân trong làng nghề.

Yêu cầu

- Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác.

Page 11: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 3 K17-Khoa học Môi trường

- Đề xuất các phương án, giải pháp cần có tính khả thi, thực tế và phù hợp

với điều kiện hoàn cảnh của Thái Nguyên

Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và quản lý làng nghề chế

biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Cung cấp dữ liệu về hiện trạng phát sinh của làng nghề chế biến chè.

- Cung cấp thông tin, kiến thức về các công nghệ quản lý làng nghề chế biến

chè, phù hợp cho điều kiện tỉnh Thái Nguyên hiện nay và tương lai.

Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài cung cấp một giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để quản lý làng

nghề chế biến chè cho tỉnh Thái Nguyên.

Page 12: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 4 K17-Khoa học Môi trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du-Miền núi Bắc Bộ, có tọa

độ từ 20020’ đến 20025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Thành phố

Thái Nguyên cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc theo quốc lộ 3, là

cửa ngõ nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh

miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của

vùng Đông Bắc. Cùng với quốc lộ 3, các quốc lộ 37, 1B, 279, tuyến đường sắt Hà

Nội-Quán Triều đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện giữa Thái Nguyên với các tỉnh đồng

bằng sông Hồng và miền núi.

- Thái Nguyên còn là nơi hội tụ của nhiều trường đại học, là nơi tập trung

nhiều trí tuệ và các công trình khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang áp dụng trên

ruộng đồng Thái Nguyên.

- Với vị trí địa lý của tỉnh nói trên đã tạo cho tỉnh có lợi thế đặc biệt trong

phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với thị trường rộng lớn.

1.1.2. Khí hậu

- Do nằm gần chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh

Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh vào

mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 thì nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng

mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên do có sự khác biệt rõ nét về độ cao và địa

hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác

nhau:

- Tiểu vùng 1 (vùng lạnh nhiều): Bao gồm các xã thuộc phía Tây Bắc huyện

Đại Từ, Định Hóa, Bắc Phú Lương và Võ Nhai, có độ cao trung bình từ 500 m trở

lên. Đây là vùng có mùa đông tương đối lạnh và kéo dài.

Page 13: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 5 K17-Khoa học Môi trường

- Tiểu vùng 2 (vùng lạnh vừa): bao gồm các xã thuộc phía đông huyện Đại

Từ, Nam huyện Phú Lương, Định Hóa và Đồng Hỷ, có độ cao từ 200 – 500 m.

- Tiểu vùng 3 (vùng ấm): Bao gồm các xã thuộc huyện Phổ Yên, Phú Bình,

thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, Nam huyện Đồng Hỷ và Phú Lương. Độ

cao trung bình từ 30 đến 50m.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo sự đa dạng, phong phú về cây

trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có

nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự đa dạng hóa cơ cấu sản

phẩm nông nghiệp.

1.1.3. Địa hình

Là một tỉnh trung du - miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với

mặt biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh

Thái Nguyên được bao bọc bởi dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh

cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.

Về kiểu địa hình, địa mạo địa bàn tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt (hình

1.1):

- Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo

hướng Bắc –Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này chung ở các huyện Đại Từ,

Định Hóa và một phần huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt

phức tạp do quy trình Kastơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500-1000m, độ dốc

thường từ 25-350.

- Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao

phía Bắc và vùng Đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu

Page 14: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 6 K17-Khoa học Môi trường

Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên [12]

Page 15: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 7 K17-Khoa học Môi trường

và đường quốc lộ 3 thuộc Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình

gồm các dãy núi thấp đan chéo với dải đồi cao tạo thành bậc thềm lớn và nhiều

thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ cao thường từ 15-250.

- Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng

phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các

khu đất bằng. Vùng này chung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã sông Công

và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ

cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <100.

Với đặc điểm địa hình địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi

lại có những khó khăn, phức tạp. Song chình sự phức tạp đó lại ra đa dạng phong

phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập

đoàn cây trồng – vật nuôi đa dạng và phong phú.

1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về

chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ

sắt, mỏ than. Dưới đây là một số loại khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các

loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển ngành

nghề nông thôn:

+ Than mỡ: trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương

đối tốt, trong đó trữ lượng thăm dò và tìm kiếm khoảng 8,5 triệu tấn.

+ Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố

ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.

+ Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm

quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn.

+ Đất sét: sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở

Cúc Đường, Khe Me.

Page 16: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 8 K17-Khoa học Môi trường

+ Đá vôi xây dựng: trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu

núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.

1.1.5. Tài nguyên đất

Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của

Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi núi (chiếm tới 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do

sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh,

triệt để, đồng thời cũng bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng

sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có

các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh. Bản

đồ đất tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong hình 1.2.

- Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất

này phân bố chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công, và các sông suối trên địa bàn tỉnh,

trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên,

Đồng Hỷ, thị xã sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường

có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích

hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày

(lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu).

- Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên.

Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh. Đất bằng hiện nay đã được sử

dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất

này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các

loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và

phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng

ngô, đậu đỗ và các loại cây trồng ngắn ngày.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4380 ha, chiếm 1,24% diện

tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn

Page 17: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 9 K17-Khoa học Môi trường

các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày

khác.

- Đất đỏ trên đá vôi: diện tích 6.289 ha, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên.

Phân bố ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung đây là loại đất tốt nhưng có

kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hòa bazo khá, ít

chua. Trên loại đất này có khoảng 70% diện tích có độ dốc dưới 200, thích hợp với

sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện

tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích tự nhiên lớn nhất. Phân bố thành các vùng

lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có

thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu

ngày sẽ có quá trình glay hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5 diện tích có

độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với cây chè, cây ăn quả.

- Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: diện tích 42.052 ha, chiếm 11,88 %

diện tích tự nhiên. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng

trên phiến thạch sét, phân bố rải rác tất cả các huyện, thị trong tỉnh và thường có độ

dốc dưới 250, diện tích trên 250 chỉ có khoảng 23%. Loại đất này trên tầng đất mặt

thường có mầu xám, thành phần cơ giới nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 14.776 ha, chiếm 4,71% diện tích

tự nhiên, phân bố ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại Từ.

Đất thường có độ dốc ca thấp, 58 % diện tích có độ dốc<80, rất thích hợp với trồng

mầu, cây công ngiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá).

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit: diện tích 30.784 ha, chiếm 8,68% diện

tích tự nhiên, phân bố ở Đại Từ và Định Hóa. Đây là loại đất dễ bị xói mòn, rửa trôi

vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất chua và khoảng 50% diện tích

có độ dốc>250.

Page 18: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 10 K17-Khoa học Môi trường

Hình 1.2. Bản đồ đất nhưỡng tỉnh Thái Nguyên [12]

Page 19: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 11 K17-Khoa học Môi trường

1.1.6. Tài nguyên nước

1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt [12]

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố

tương đối đều. Mật độ sông suối trung bình khoảng 1,2 km/km2. Dưới đây là một số

sông suối chính chảy qua địa bàn tỉnh:

- Sông Cầu: là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480km2. Sông này bắt nguồn

từ chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ,

thành phố Thái Nguyên, Phú Bình gặp sông Công tại Phù Lôi. Chiều dài sông chảy

qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 110 km. Lượng nước đến bình quân năm

khoảng 2,28 tỷ m3/năm. Trên sông này hiện nay đã xây dựng hệ thống thủy nông.

Theo số liệu quan trắc tại thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình

của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng

lớn nhất tháng 8 là 128 m3/s.

- Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định

Hóa chảy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh.

Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng trong

khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng

tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa 2 vụ, cây công nghiệp cho các xã phía Đông

Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt

cho thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công.

- Sông Dong: sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc

Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa là 11,1 m3/s và lưu lượng mùa kiệt là 0,8

m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là 146 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2

triệu m3.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một

số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú phục vụ cho sản

xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

Page 20: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 12 K17-Khoa học Môi trường

1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm

Theo kết quả thăm dò trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trữ lượng nước ngầm

khá lớn. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế.

1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG

THÔN THÁI NGUYÊN[12]

1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai, tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên

như sau:

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 355.435,20 ha 100

- Đất nông nghiệp 276.197,07 78.05

- Đất phi nông nghiệp 41.461,51 11,73

- Đất chưa sử dụng 35.776,62 10,12

Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 78,15%. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có

99.385,87 ha chiếm 28,12%. Đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh có 172.631,82 ha;

trong đó có 91.678,85 ha rừng sản xuất, 52.332,23 ha đất rừng phòng hộ và

28.612,52 ha đất rừng đặc dụng. Đất chuyên dùng có 19.837,37 ha, đất ở có

10.081,52 ha.

1.2.2. Tình hình phát triển nông lâm nghiệp

Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong tỉnh là 120.396 ha.

Trong đó diện tích gieo trồng cây lượng thực đạt 89.463 ha chiếm 74,31% tổng diện

tích gieo trồng của tỉnh. Diện tích cây dài ngày có 34.560 ha. Trong đó diện tích cây

ăn quả có 17.548 ha và diện tích cây công nghiệp lâu năm (chè) là 16.994 ha, trong

đó diện tích chè đã cho thu hoạch là 15.730 ha.

Page 21: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 13 K17-Khoa học Môi trường

Thành tưu nổi bật trong sản xuất nông lâm nghiệp là sản xuất cây lượng thực

có hạt (lúa, ngô) tăng từ 279.432 tấn (1999) lên trên 410.000 tấn năm 2012, giá trị

lương thực bình quân đầu người đạt 351 kg/người/năm.

1.2.2.1.Trồng trọt

Năm 2012, tổng diện tích cây lương thực có hạt có 89.463ha trong đó diện

tích lúa cả năm có 68.856 ha, trong đó lúa Đông Xuân đạt sản lượng 137.095 tấn.

Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng không nhiều, diện tích cây lạc năm

2000 là 5.492 ha, năm 2005 giảm xuống còn 4.166 ha, năm 2006 giảm tiếp xuống

còn 3.931 ha, năm 2007 tăng lên 4.327 ha, năm 2008 tăng lên 4.546 ha. Diện tích

cây đậu tương năm 2000 có 3.368 ha, năm 2005 có 3.389 ha, năm 2006 giảm xuống

còn 2.889ha, và đến năm 2007 giảm tiếp xuống còn 2.316 ha, năm 2008 tăng lên

7.360 ha. Chè là cây thế mạnh của tỉnh, năm 1990 toàn tỉnh có 5.970 ha, những năm

vừa qua trồng và chế biến chè hàng hóa phát triển nhanh, diện tích năm 1999 đạt

gần 11.993 ha (tăng gấp 2 lần năm 1990). Năm 2008, diện tích chè tăng lên 16.994

ha đạt khoảng 149.255 tấn chè tươi, góp phần quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch

xuất khẩu nông lâm sản của tỉnh. Chè Thái Nguyên ngoài tiêu dùng trong tỉnh, hàng

năm còn xuất ra tỉnh ngoài với số lượng lớn, xuất khẩu ra gần 10 nước và vùng lãnh

thổ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và tăng thêm kim ngạch

cho tỉnh.

Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng chè phân theo huyện, thành phố, thị xã

2006 2008 2009 2010

D.Tích S.Lượng D.Tích S.Lượng D.Tích S.Lượng D.Tích S.Lượng

Tổng số 16.366 129.913 16.994 149.255 17.309 158.702 17.897 164.805,3

TP Thái

Nguyên 1.094 9.632 1.161 12.211 1.207 13.040 1.302,9 13.005,3

TX

Sông 485 3.531 505 4.241 515 4.385 535 4.481

Page 22: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 14 K17-Khoa học Môi trường

Công

H. Định

Hóa 1.966 15.228 2.026 16.877 2.052 18.017 2.383 22.000

H. Võ

Nhai 497 2.247 560 2.827 583 3.080 633 3.696

H.Phú

Lương 3.554 29.039 3.650 32.170 3.725 34.960 3.650 35.000

H.Đồng

Hỷ 2.538 20.004 2.606 23.750 2.669 24.950 2.730 24.400

H.Đại

Từ 5.028 41.154 5.152 46.124 5.196 48.520 5.226 49.500

H. Phú

Bình 96 600 101 662 101 680 104 700

H.Phổ

Yên 1.108 8.478 1.233 10.393 1.261 11.070 1.361 12.023

Nguồn: Đề án phát triển thương mại nông, lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn 2011-2020, tháng 12 năm 2020

1.2.2.2. Chăn nuôi

Năm 2012 toàn tỉnh có 131.654 con trâu, 23.350 con bò, 404.579 đầu lợn và

4 triệu gia cầm, có sản lượng thịt hơi các loại đạt 34 ngàn tấn, trong đó thịt lợn đạt

27,4 ngàn tấn. Bình quân thịt hơi sản xuất trên đầu người đạt 19,4 kg thịt hơi/người

so với bình quân chung cả nước bằng 83%. Năm 2008, toàn tỉnh có 106,9 ngàn con

trâu, có 55 ngàn con bò, 529 ngàn con lợn và trên 5,3 triệu gia cầm.

1.2.2.3. Lâm nghiệp

Hiện nay đất rừng của tỉnh là 160.333 ha chiếm 45,36% diện tích tự nhiên,

trong đó rừng sản xuất có 91.687,58 ha, chiếm 53,11 diện tích đất có rừng. Rừng

phòng hộ có 52.332,23 ha, chiếm 30,31 %. Rừng đặc dụng có 28.612,01 ha chiếm

16,57%.

Page 23: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 15 K17-Khoa học Môi trường

1.2.3. Hiện trạng dân cư vùng nông thôn

Theo số liệu thống kê năm 2008, toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.150.000 người

sống trên địa bàn 2.881 thôn, 23 phường, 13 thị trấn và 144 xã của 9 huyện, thị là:

Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên, huyện

Phú Lương, huyện Võ Nhai, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa.

Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân số nhất có 259.106 người. Sau đó là huyện

Đại Từ 170.636 người, huyện Phú Bình 147.174 người. Huyện có dân số thấp nhất

là thị xã Sông Công 49.983 người.

Dân cư nông thôn của tỉnh Thái Nguyên hiện có 868.234 người chiếm

khoảng 75,50% và lao động nông nghiệp có 421.731 người, chiếm 63,24% lao động

toàn xã hội.

1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN

1.3.1. Thông tin chung về làng nghề

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyển thống của tỉnh Thái

Nguyên như sản xuất và chế biến chè, chế biến thực phẩm, nghề đan lát… đã phát

triển khá mạnh, mặc dù so với các tỉnh khác như Hà Tây, Bắc Ninh là các tỉnh

không xa với Thái Nguyên thì mức độ phát triển các ngành nghề còn ở mức khiêm

tốn.

Số cơ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên cũng tăng đáng kể. Năm 2002 có 9.172 cơ sở, năm 2004 giảm xuống

còn 8.757 cơ sở, năm 2009 qua kết quả điều tra có khoảng 13.328 cơ sở. Tốc độ gia

tăng của các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề trong vòng mấy năm khoảng

6,45%.

Tính tới thời điểm tháng 9 năm 2009 toàn tỉnh Thái Nguyên có 13.359 cơ sở

sản xuất TTCN và làng nghề trong đó:

- Khối doanh nghiệp có 91 cơ sở.

- Khối hợp tác xã có 40 cơ sở.

Page 24: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 16 K17-Khoa học Môi trường

- Khối hộ gia đình có 13.107 cơ sở

- Khối làng nghề có 121 cơ sở.

Trong tổng số 13.359 cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề phân theo các

huyện, thành thị như sau:

- Thành phố Thái Nguyên có 3.385 cơ sở.

- Thị xã Sông Công có 249 cơ sở.

- Huyện Phổ Yên có 3.046 cơ sở.

- Huyện Phú Bình có 761 cơ sở.

- Huyện Đại Từ có 1.926 cơ sở.

- Huyện Định Hóa có 369 cơ sở.

- Huyện Đồng Hỷ có 2.212 cơ sở.

- Huyện Phú Lương có 593 cơ sở.

- Huyện Võ Nhai có 818 cơ sở.

Số lượng các làng nghề phân bố theo từng huyện, TP, TX ở Thái Nguyên

được nêu ở hình 1.3.

Page 25: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 17 K17-Khoa học Môi trường

Hình 1.3: Sơ đồ phân bố số lượng các làng nghề theo đơn vị hành chính[13]

Page 26: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 18 K17-Khoa học Môi trường

Các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề tỉnh Thái Nguyên đã thu hút một

lượng lớn lao động, đặc biệt là số lao động còn thiếu việc làm do đặc điểm mang

tính thời vụ. Lượng vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề cũng

tăng khá nhanh, từ 63.385 triệu đồng vào năm 2000 tăng lên 11.912.148 triệu đồng

vào năm 2009. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất TTCN và làng nghề tỉnh Thái

Nguyên đạt 431.890 triệu đồng trong đó:

- Khối doanh nghiệp đạt: 164.278 triệu đồng.

- Khối kinh tế hộ đạt: 224.786 triệu đồng.

- Khối làng nghề đạt: 27.829 triệu đồng.

- Khối hợp tác xã đạt: 14.997 triệu đồng.

1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong 9 tỉnh trọng điểm trồng chè trên tổng số 34 tỉnh

thành trồng chè cả nước với diện tích năm 2008 có 16.994 ha, chiếm 17,6 % so với

cả nước và là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về quy mô diện tích (sau Lâm Đồng).

Năng suất chè búp tươi của Thái Nguyên liên tục tăng: năm 2005 đạt 149.255 tấn,

năm đạt 174.772 tấn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tới 68 làng nghề sản xuất và chế

biến chè. Ngành nghề chế biến chè của Thái Nguyên đã giải quyết được bao tiêu

nguyên liệu cho nông dân hiện nay nhưng hiện nay công nghệ chế biến còn chưa ở

trình độ cao. Mặt khác mới có một thương hiệu chè Tân Cương, một số địa phương

khác có chè chất lượng cao nhưng chưa có thương hiệu như chè La Bằng ở Đại

Từ… nên sức cạnh tranh sản phẩm không cao. Trong các cơ sở chế biến thủ công,

hầu hết nhà xưởng của nhiều cơ sở chế biến chè tư nhân có vốn đầu tư thấp, sơ sài,

thiếu tính đồng bộ và lạc hậu; chưa được thiết kế xây dựng phù hợp nên dễ gây ra ô

nhiễm môi trường xung quanh các cơ sở chế biến chè.

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện trồng

mới, cải tạo vườn chè, thâm canh đưa giống chè mới có năng suất chất lượng cao

Page 27: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 19 K17-Khoa học Môi trường

vào sản xuất. Bên cạnh đó, các mô hình trồng chè an toàn cũng đang được phát triển

đưa lại những kết quả khả quan ban đầu, một số doanh nghiệp cũng đang nghiên

cứu để phát triển mô hình chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Dưới đây là quy mô một số làng nghề sản xuất và chế biến chè trên địa bàn

tỉnh:

- Làng nghề trồng và chế biến chè xóm Thác Dài, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương chuyên sản xuất chè búp tươi và chế biến chè búp khô với sản lượng 54 tấn chè búp khô hàng năm, tiêu thụ trong xã, trong huyện, trong tỉnh và cả nước. Vốn đầu tư khoảng 10.000 triệu đồng. Tổng số hộ của làng có nghề là 153 hộ, trong đó số hộ làm nghề có 153 hộ chiếm 100%. Tổng số lao động của làng nghề là 600 lao động, trong đó số lao động làm nghề là 487 lao động chiếm 81,2%. Tổng thu nhập của làng có nghề đạt 5.320 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề đạt 3.163 triệu đồng chiếm 59,5%.

- Làng nghề trồng và chế biến chè xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ chuyên sản xuất chè búp tươi và chế biến chè búp khô với sản lượng 300 tấn chè búp khô hàng năm, tiêu thụ trong xã, trong huyện, trong tỉnh và cả nước. Vốn đầu tư khoảng 50.000 triệu đồng. Tổng số hộ của làng có nghề là 478 hộ, trong đó số hộ lao động, trong đó số lao động làm nghề là 523 lao động chiếm 40,2%. Tổng thu nhập của làng có nghề đạt 8.500 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề đạt 3.420 triệu đồng chiếm 40,2%.

- Xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên có 16 làng nghề chề biến chè ở các xóm Hồng Thái một, Hồng Thái hai, Y Na một, Y Na hai, Soi Vang, Tân Thái, Nam Thái, Nam Hưng, Nam Tiến…hàng năm sản xuất được 38,9 tấn chè khô. Vốn đầu tư 6.696 triệu đồng. Tổng số hộ của làng có nghề của xã Tân Cương là 1.324 hộ, trong đó số hộ làm nghề có 1.297 hộ chiếm 98,0%. Tổng số lao động của làng nghề có nghề là 5.108 lao động, trong đó số lao động làm nghề là 2.853 lao động chiếm 55,9 %. Tổng thu nhập của làng có nghề đạt 48.551 triệu đồng, trong đó thu nhập từ ngành nghề đạt 19.066 triệu đồng chiếm 39,3%.

Danh sách các làng nghề chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được nêu ở phần phụ lục).

Page 28: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 20 K17-Khoa học Môi trường

1.4. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ XÃ TÂN CƯƠNG

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề trồng và chế biến chè ở

xã Tân Cương

Kết quả khảo sát và phân tích môi trường ở các làng nghề trồng và chế biến chè

Khuôn Hai xã Phúc Trìu và làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân Cương

được tóm tắt dưới đây.

1.4.1.1. Địa hình

Khu vực khảo sát các làng nghề trồng và chế biến chè trong luận văn thuộc

vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía trung

tâm tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất

bằng. Độ cao trung bình từ 30-50m so với mực nước biển, độ dốc thường <100.

1.4.1.2. Khí hậu và thủy văn

Khí hậu

Khí hậu các vùng này có đặc thù của khí hậu vùng giữa và Nam tỉnh Thái

Nguyên

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 thì nhiệt độ

trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa

cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Thủy văn sông Công: Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao

trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng

lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy

năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm;

tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn

kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.

Page 29: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 21 K17-Khoa học Môi trường

- Chế độ thuỷ văn mùa lũ: Mùa lũ trên các sông ở Thái Nguyên bắt đầu tương

đối đồng nhất về thời gian, xuất hiện vào đầu tháng V và kết thúc vào cuối tháng X,

đầu tháng XI, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều nhất vào các tháng VI, VII, VIII, và IX. Số

trận lũ trung bình 1 năm từ 1,5 – 2,0 trận, năm nhiều nhất có tới 4 trận lũ xuất hiện.

Thời gian duy trì mực nước lũ ở cấp báo động 3 bình quân từ 25 – 34 ngày đối với

sông Cầu và 7 ngày đối với sông Công. Còn ở cấp báo động 2 thì bình quân 30 – 55

ngày ở sông Cầu và 11 ngày ở sông Công.

- Chế độ thuỷ văn mùa cạn: Chế độ thuỷ văn trên các sông suối ở Thái

Nguyên trong mùa cạn có quan hệ mật thiết với dòng chảy, lượng mưa năm và các

điều kiện khác của lưu vực như diện tích hứng nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật,

cấu trúc hạ tầng và các yếu tố khí hậu. Những yếu tố này có tác dụng làm quá trình

điều tiết dòng chảy mùa cạn nhanh hay chậm. Mùa mưa với lượng mưa tập trung

lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt

ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công

1.4.1.3. Kinh tế xã hội xã Tân Cương

Tân Cương là xã ngoại thành TP Thái Nguyên. Theo báo cáo của UBND xã

Tân Cương (2012) [11] hiện trạng kinh tế xã hội của xã được nêu dưới đây.

(i) Kinh tế

Sản xuất nông nghiệp Diện tích gieo cấy lúa vụ xuân là 180ha, năng suất bình quân ước đạt 43,56

tạ/ha; lúa vụ mùa 215 ha, năng suất bình quân đạt 45,9 tạ/ha. Tổng sản lượng cả

năm 1.773 tấn bằng 97% kế hoạch (KH) năm. Diện tích ngô: 15ha, đậu tương: 7ha,

lạc: 12 ha, khoai lang: 1 ha, rau quả các loại: 3 ha.

Về cây chè:

Diện tích chè kinh doanh: 350 ha, sản lượng cả năm ước đạt 992,3 tấn chè

búp khô.

Diện tích chè trồng thay thế là 22 ha (Dự án của Tỉnh hỗ trợ 100%)

Page 30: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 22 K17-Khoa học Môi trường

Đã tổ chức được 8 lớp tập huấn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên

cây lúa và cây chè, với 580 lượt người tham gia.

Về lâm nghiệp:

UBND xã đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc cấp

giống cây để trồng rừng mới cho nhân dân được 30 ha (Theo Dự án 147 của

thành phố).

Về chăn nuôi:

UBND xã đã chỉ đạo cán bộ thú y thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở,

trang trại chăn nuôi trên địa bàn và thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phun thuốc

khử trùng tiêu độc nên trong năm không có dịch bệnh xẩy ra, đàn gia súc, gia cầm

trong các trang trại và hộ dân như sau: đàn trâu 270 con, đàn bò 50 con, đàn lợn

10.000con, đàn gia cầm 150.000con.

Về chương trình xây dựng nông thôn mới

Tính đến tháng 11/2012 xã Tân Cương đã đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới,

còn 05 tiêu chí chưa đạt đó là: Tiêu chí 2: Giao thông, Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất

văn hóa, Tiêu chí 10: Thu nhập, Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động, Tiêu chí 17: Môi

trường.

- UBND xã đã ra quyết định thành lập 03 tổ đi khảo sát các tuyến đường liên

xã.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn, tuyên truyền các cơ chế, chính sách của

Đảng và nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới..

(ii) Hiện trạng kinh tế-xã hội các hộ trồng và chế biến chè ở xã Tân Cương

Trong quá trình khảo sát làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân Cương,

tác giả đã khảo sát 20 hộ dân trong làng nghề chè bằng phiếu điều tra (xem phần

phụ lục). Thực trạng thu nhập của các hộ gia đình như sau:

- Số hộ có thu nhập khá (≥1 triệu/tháng): 1 TDA (chiếm 5 %)

Page 31: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 23 K17-Khoa học Môi trường

- Số hộ có thu nhập trung bình (2,0 – 4,0 triệu): 19 hộ (chiếm 95 %)

Hình 1.4: Thu nhập trung bình của các hộ dân trồng chè

Quyết Thắng xã Tân Cương

- Số lượng lao động của các hộ dân làng nghề chè khảo sát được thống kê

như sau:

Các hộ có số lao động 3 lao động chiếm 40%, từ 2 lao động chiếm 50% và 4

lao động chiếm 10%. Số lượng lao động trung bình được thể hiện tại Hình 1.5.

Hình 1.5: Số lượng lao động của các hộ làm chè Tân Cương

Page 32: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 24 K17-Khoa học Môi trường

Trình độ học vấn:

- Số hộ có người được đào tạo cấp 1 là 25%, cấp 2 là 8%, cấp 3 là 46%,

cao đẳng là 21%

Hình 1.6: Trình độ học vấn của các hộ dân làng nghề chè Tân Cương

Qua khảo sát cho thấy kinh tế của người dân làm chè còn thấp, trình độ dân

trí cũng hạn chề. Đây cũng là một sự khó khăn trong nhận thức của người dân về

bảo vệ môi trường, sức khỏe cho chính mình và mọi người xung quanh cũng như xã

hội.

Page 33: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 25 K17-Khoa học Môi trường

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN

VĂN

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là loại hình làng nghề trồng và chế biến

chè ở Thái Nguyên và ô nhiễm môi trường từ loại hình làng nghề này.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề

xuất các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề chè tại một số làng chè tiêu biểu tại

Thái Nguyên như làng nghề chế biến chè Quyết Thắng ở xã Tân Cương, làng nghề

chế biến chè Khuôn Hai xã Phúic Trìu – TP Thái Nguyên.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện nội dung của Luận văn “Nghiên cứu vấn đề môi trường của

làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên”. Tác giả đã được sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan thực hiện các nội

dung sau:

(i) Tổng hợp, phân tích tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái

Nguyên và một số làng nghề chè tiêu biểu.

(ii) Khảo sát thực tế về các biện pháp canh tác, chế biến chè và các vấn đề môi

trường tại các làng nghề chè đã chọn

(iii) Đánh giá hiện trạng chất lượng và ô nhiễm môi trường tại làng nghề chế biến

chè tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên qua số liệu thu thập từ khảo sát thực tế và số

liệu phân tích của các dự án do Viện Môi trường và Phát triển bền vững làm tư

vấn cho UBND tỉnh Thái Nguyên trong các năm gần đây, trong đó có sự tham

gia trực tiếp của tác giả luận văn.

Page 34: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 26 K17-Khoa học Môi trường

(iv) Đề xuất một số biện pháp quản lý và công nghệ có thể áp dụng để ngăn ngừa ô

nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Tác giả đã thu thập số liệu thông qua các cơ quan tỉnh/huyện thuộc tỉnh Thái

Nguyên như: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, UBND các xã vùng nghiên cứu,..Trên cơ sở các số liệu thu

thập được, tác giả đã lựa chọn những số liệu cần thiết, phù hợp để đưa vào sử dụng.

2.2.2. Phương pháp khảo sát môi trường tự nhiên

Việc thu mẫu và phân tích mẫu môi trường được Trung tâm Quan trắc và

Công nghệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên thực hiện

trong Dự án “Lập Đề án cải thiện và bảo vệ môi trường vùng nông nghiệp-nông

thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” do Lê Trình (Viện Môi trường

và Phát triển Bền vững) chủ nhiệm, trong đó có sự tham gia của tác giả luận văn.

2.2.2.1. Thu mẫu, phân tích chất lượng nước

- Các mẫu nước được thu theo TCVN 5994-1995 về hướng dẫn lấy mẫu

nước ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo, TCVN 5996-1995 về hướng dẫn lấy mẫu nước ở

sông và suối.

- Mẫu nước sau khi thu được bảo quản theo TCVN 5993-1995.

- Mẫu dùng trong phân tích BOD và chỉ tiêu vi sinh (coliform) được lấy vào

chai riêng với thể tích 500ml (với BOD), bảo quản trong điều kiện tối, ở 2-5 0C.

- Mẫu dùng trong phân tích thông số amoni, SS, độ đục, độ mặn, tổng N,

tổng P, COD được lấy vào chai riêng với thể tích 1000ml,

- Mẫu dung để phân tích các kim loại nặng được lấy vào chai thủy tinh, axit

hoá bằng H2SO4 đến pH<2 (thêm 3ml axit H2SO4 30% trong 1 L mẫu),

- Các chỉ số nhiệt độ, pH, DO được đo ngay sau khi lấy mẫu.

Page 35: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 27 K17-Khoa học Môi trường

2.2.2.2. Thu mẫu, phân tích ô nhiễm đất

Lấy mẫu đất ở độ sâu từ 20-30 cm so với lớp bề mặt. Phân tích theo đúng tiêu

chuẩnViệt Nam.

Bảng 2.1: Phương pháp và thiết bị phân tích

TT Chỉ tiêu

phân tích Phương pháp và thiết bị phân tích

1

Cd (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

MS

2

Mn (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

MS

3

As (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

MS

4

Hg (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

MS

5

Fe (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

MS

6

Cu (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

MS

7 Zn (mg/kg) Hong khô trong không khí, nghiền mịn qua rây 0,25 mm,

phân hủy mẫu bằng phương pháp ướt, định lượng bằng ICP

Page 36: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 28 K17-Khoa học Môi trường

MS

8 Dầu mỡ

(mg/kg)

Dùng mẫu đã gia công như PT KL, chiết – Phân tích trên

GCMS

2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Tác giả luận văn đã phỏng vấn 20 hộ dân trong làng nghề chế biến chè (mẫu

phiếu phỏng vấn xem phần phụ lục). Thông tin về thu nhập trung bình hàng tháng

của hộ gia đình, trình độ học vấn, lượng phân bón, loại hóa chất bảo vệ thực vật hay

được sử dụng trong trồng chè được nêu trong chương 3.

Page 37: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 29 K17-Khoa học Môi trường

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG TRỒNG CHÈ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở

LÀNG NGHỀ CHÈ TÂN CƯƠNG

3.1.1. Phương pháp canh tác

Hiện nay, người dân ở làng nghề chè vẫn sử dụng phương pháp canh tác chè

cổ điển là trên rạch chè đã bón phân lót và lấp đất ta bổ hố rộng 20 cm, sâu 20-

25cm, khoảng cách giữa các hố dày hay thưa tuỳ yêu cầu; bóc túi PE, giữ nguyên

bầu đất, đặt bầu chè quay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt xung quanh, rồi lấp

một lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu 1cm, sau trồng tủ cỏ rác theo rạch chè rộng 40

cm và tưới cho chè; thời vụ trồng từ tháng 8-10. Phương pháp này có ưu điểm là dễ

làm.

3.1.2. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học

3.1.2.1. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trè thì nhu cầu phân bón

cho chè là tất yếu. Ngoài nhu cầu về phân bón (NPK) thì nhu cầu về hóa chất bảo vệ

thưc vật cho chè là tương đối lớn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên

năm 2005, một vụ lúa, ngô hoặc chè trung bình người nông dân dùng thuốc bảo vệ

thực vật từ 3-3,5 kg/ha đất nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè, người dân phun thuốc

diệt sâu, trừ rầy, từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để

đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Thái Nguyên cho

biết lượng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp tùy theo

loại cây trồng như lúa nước khoảng 2,5kg/ha, chè khoảng 3 – 3,5 kg/ha.

Sử dụng hoá chất BVTV trong chuyên canh chè đứng hàng đầu về số lượng

thuốc sử dụng và số lần phun từ 15-30 lần/năm, điều này đã được nhiều nghiên

cứu chỉ ra, [11]. Một số loại thuốc BVTV được người dân sử dụng phổ biến được

nêu dưới đây. Việc sử dụng bao nhiêu lượng/ha tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng

hộ dân.

Page 38: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 30 K17-Khoa học Môi trường

- Trebon: Trebon có tên gọi là Ethofe-nprox. Trebon là một hợp chất cấu

trúc tạo bởi cacbon, hydrogen và oxygen. Công thức phân tử C25H28O3 tên

hóa học 2-(4-methypropyl-3 phenoxyl-benzylether). Trebon có tác dụng tốt, đạt

hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau thuộc họ cánh phấn, cánh nửa

cánh cứng và sâu 2 cánh.

- Padan: tên hóa học S,S{2-dymethylalamion-trimethylene}bis thiocarba

- mate) hydrochlorid, tên khác Carap. Phân tử lượng: 273,8. Công thức phân tử

C7H16CIN3O2S2. Đây là loại hóa chất thuộc nhóm Carbamat. Padan có tác

dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục thân,

rầy xanh đuôi đen, bọ xít hôi, bọ trĩ, sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, bọ cánh tơ và

sâu xếp lá hại chè. Nó được sử dụng với nhiều loại HCBVTV khác như:

Sumithion, Azodrin, hoặc Wofatox.

- Shepar: Thuộc nhóm Pyrethrin và Pyrethrinodie, trong đó Pyrethrin có

nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ cây cúc, còn Pyrethrinodie được tổng

hợp. Các chất có cùng nhóm Pyrethroid tổng hợp là Bioresmethrin, Cypermethrin,

Deltameth- rin, Perme - thrin, Fenvaslerate và Resmethrin được sử dụng diệt côn

trùng để bảo vệ ngũ cốc, rau quả và các nông sản thực phẩm. Shepar có thể xâm

nhập qua da, hít thở và qua ăn uống. Độc với não, kích thích phổi và gây dị ứng.

- Hóa chất 2.4D: Là thuốc diệt cỏ thuộc nhóm Axit Phenoxy axetic, có

tác dụng như hocmon đối với cây trồng. Thuốc hấp thu qua da, hô hấp và thải qua

nước tiểu theo cơ chế vận chuyển tích cực. Trên thực nghiệm nếu dùng kéo dài

gây giảm trọng lượng cơ thể, giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố.

- Wofatox: Tên khác Methy Parathion Metaphos, Metacide. Tên hóa học 0,0

dymethy 0-4-nitrophenyl photphothiorate. Phân tử lượng: 263. Đay là hóa chấ t

thuộc nhóm Phospho – hữu cơ. Wofatox có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối

với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít xanh, bọ

xít hôi, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bướm rệp lá, bọ nhảy. Wofatox 50EC là hoá chất cấm sử

dụng tại Việt Nam.

Page 39: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 31 K17-Khoa học Môi trường

- Regent: Tên hoạt chất: Fipronil. Tên thương mại: Regent 5SC, 0,2G,

800G. Tác dụng đối với loại sâu hại: sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít xanh, bọ trĩ, sâu

cuốn lá, kiến, nhện, sâu keo, sâu leo.

- Aminre: Tên hoạt chất: Imidaclorid. Tên thương mại: Adinre 50EC. Đặc

điểm là thuốc thế hệ mới có tính lưu dẫn cực mạnh đặc trị rầy nâu, rầy xanh, bọ

trĩ, rệp, sâu vẽ bùa trên cây lá, cam, quýt, vải và cây chè.

Hình 3.1. Một số loại thuốc trừ sâu được bày bán tại xã

Tân Cương, TP Thái Nguyên, 05/2013

Page 40: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 32 K17-Khoa học Môi trường

3.1.2.2 Sử dụng phân hóa học

Theo số liệu điều tra trong phiếu phỏng vấn của các hộ dân trong làng nghề

chế biến chè Tân Cường là 80kg lân/sào và 50 kg đạm/sào cho mỗi lứa chè (mỗi

năm chè có từ 7-8 lứa hoặc là tính theo kg chè khô: 2 tạ phân/30 kg chè khô). Như

vậy lượng phân bón cho cây chè một năm là khá lớn. Nếu người dân trồng chè sử

dụng là cho cây chè được sử dụng tùy tiện không có kiểm soát về số lượng dẫn tới

dư thừa lượng phân bón và lượng phân bón này sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm môi

trường đất.

Hình 3.2: Phân bón hữu cơ được bày bán ở xã Tân Cương, 05/2013

3.1.3. Chất thải trên đồng

Hình ảnh thường thấy trên các cánh đồng, ruộng chè ở nông thôn nói chung

và ở làng nghề chè Tân Cương nói riêng là bao bì, nylon của hóa chất BVTV, phân

bón thường được sử dụng xong vứt luôn tại chỗ. Việc này dẫn tới ảnh hưởng rất xấu

tới môi trường [6]. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn lưu hóa chất

BVTV trong đất, nước, không khí, trong cây trồng và cả trong thực phẩm, hậu quả

đã ảnh hưởng xấu đến động vật đặc biệt là con người.

Tác dộng đến môi trường không khí

Page 41: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 33 K17-Khoa học Môi trường

Không khí có thể bị ô nhiễm do hóa chất BVTV dễ bay hơi, thậm chí không bay hơi như các loạ i c lo -hữu cơ sẽ bay hơi trong điều kiện khí hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90 % hóa chất BVTV phospho hữu cơ có thể bay hơi. Các thuốc diệt cỏ cũng bị bay hơi nhất là trong quá trình phun thuốc. Tuy nhiên theo hiện nay có ít bằng chứng về tiếp xúc với HCBVTV trong không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người trừ những nơi mà hóa chất BVTV được sử dụng trong những khu vực bị quây kín, thông khí không được thông thoáng hoặc khi sử dụng ở nồng độ cao [6].

Tác động đến môi trường đất

T h e o t à i l i ệ u [ 6 ] c ó tới 50 % lượng h ó a c h ấ t BVTV được phun để bảo vệ mùa màng hoặc được sử dụng diệt cỏ đã phun không đúng vị trí cần phun . Một vài h ó a c h ấ t BVTV nhóm clo hữu cơ có thể tồn tại trong đất nhiều năm, khó bị phân hủy nên có thể gây ô nhiễm đất lâu dài.

Tác động đến môi trường nước

Nguồn nước có thể bị ô nhiễm bởi việc đổ các hóa chấ t BVTV thừa sau khi phun xong. Đổ nước rửa dụng cụ sau khi phun xuống hồ ao. Cây trồng được phun hóa chấ t BVTV, sự rò rỉ, xói mòn từ đất đã xử lý bằng hóa chấ t BVTV hoặc hóa chấ t BVTV s a l ắ n g từ không khí bị ô nhiễm.

3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải trên ruộng chè

Hiện nay, dù đã được nhiều cơ quan chức năng khuyến cáo nhưng công tác quản lý môi trường tại các cánh đồng trồng chè tại xã Tân Cương hầu như chưa có chuyển biến. Hiện tượng thải bỏ vỏ bao bì hóa chất BVTV, bao bì phân hóa học vẫn rất phổ biến (hình 3.6).

Page 42: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 34 K17-Khoa học Môi trường

Hình 3.3: Rác phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên đất chè ở xã Tân Cương 5/2013

Qua hình ảnh ở trên ta có thể thấy việc quản lý chất thải trên ruộng chè là

hoàn toàn bỏ ngỏ, phụ thuộc hoàn toàn vào người dân. Nếu ý thức họ tốt thì việc

quản lý chất thải trên ruộng chè mới tốt. Hiểu đầy đủ về tác dụng của sử dụng hóa

chấ t BVTV thấp. Hầu hết mọi người chỉ biết tác dụng hóa chấ t BVTV dùng để

diệt sâu bệnh. Chính vì vậy người dân thường có suy nghĩ họ phải dùng nhiều

thuốc mới có khả năng diệt sâu bệnh, làm cho sâu bệnh chết ngay do vậy họ

thường phối hợp từ hai hoặc nhiều loại thuốc. Đây là một suy nghĩ không tốt

thường có ở người dân. Việc phối hợp thuốc có thể gây tương tác làm mất tác

dụng của thuốc, mặt khác làm cho sâu bệnh dễ nhờn và kháng với thuốc, đương

nhiên giá thành sẽ cao lên. Mặt khác các sinh vật có ích bị tiêu diệt, do vậy làm

mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh ngày càng phát triển hơn; như vậy người dân

lại càng dùng thuốc nhiều và mạnh hơn nên càng làm cho môi trường bị ô nhiễm

hơn [6].

3.2. HIỆN TRẠNG CHÊ BIẾN CHÈ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở

LÀNG NGHỀ CHÈ TÂN CƯƠNG

3.2.1. Phương pháp chế biến

Quy trình sản xuất chè xanh

Theo tài liệu [7] chè xanh được chế biến như sau.

Kỹ thuật sản xuất chè xanh bằng bằng phương pháp sao

Page 43: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 35 K17-Khoa học Môi trường

(i) Sao diệt men

- Sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy hệ thống enzym có trong nguyên liệu chè.

Do đó, đình chỉ sự oxy hóa các chất nhất là tanin, giữ màu xanh tự nhiên và vị chát

của nguyên liệu.

- Làm bay hơi một phần nước của nguyên liệu, làm giảm áp lực trương nở

của tế bào, do đó lá chè trở nên mềm dịu, thuận lợi cho quá trình vò chè.

- Làm bay đi mùi hăng ngái của nhiên liệu, bước đầu tạo mùi thơm cho chè

xanh.

Yêu cầu kỹ thuật

- Diệt men đầy đủ và đều đặn trong khối nguyên liệu, độ ẩm còn lại từ 59-

63%. Sau khi sao nguyên liệu có mùi thơm không bị cháy khét và có màu vàng

sáng.

- Trên mặt lá hơi dính, mùi hăng mất đi.

- Nhiệt độ và thời gian diệt men: nhiệt độ trong khối nguyên liệu 800C, nhiệt

độ của chảo sao là 3500C. Ở những điều kiện này thì thời gian sao khoảng 5-6 phút.

Cần chú ý không đưa nhiệt độ chảo sao lên cao hơn 3500C vì chè dễ bị cháy và sao

không đều (do nhiệt độ của khối chè tăng quá đột ngột).

- Lượng nguyên liệu cho vào chảo sao từng mẻ: lượng nguyên liệu cho vào

chảo sao phụ thuộc dung tích chảo sao. Nếu quá ít so với dung tích chảo sao thì

nhiệt độ khối nguyên liệu khó đảm bảo 800C do bị đảo nhiề, nguyên liệu chè tiếp

xúc nhiều với chảo nên dễ bị cháy. Ngược lại, nếu lượng nguyên liệu quá nhiều so

với dung tích chảo thì chè dễ bị diệt men không đều. Thực nghiệm cho thấy nếu

đường kính chảo 85-95 cm thì lượng nguyên liệu cho vào chảo là 8 kg.

(ii) Vò và sàng tơi

Page 44: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 36 K17-Khoa học Môi trường

- Vò để làm dập tế bào của lá chè làm dịch chè thoát ra bề mặt để sau khi sấy

sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước, dịch chè chuyển vào pha nước

dễ dàng hơn. Yêu cầu độ dập thấp hơn chè đen vì chè xanh có thể pha nhiều lần.

- Vò làm cho cánh chè xoăn chặt và giảm thể tích.

- Sàng để tránh cho chè vò khỏi vón cục và còn có tác dụng làm nguội chè,

tránh oxy hóa xảy ra.

Các phương pháp vò chè và sàng tươi

- Vò thủ công: vò trực tiếp bằng tay hoặc cho chè vào bao, đặt trên bàn có

nhiều gờ nghiêng để vò, thời gian vò từ 20-30 phút.

- Vò bằng máy vò: có thể sử dụng máy vò trong sản xuất chè đen để vò

nhưng chỉ vò mở. Nên kết hợp vò, sàng chè với phân loại, phần chè kích thước nhỏ

đem đi sấy ngay, phần chè to đem vò lại ngay để tránh quá trình oxy hóa bởi không

khí.

(iii) Sấy vò chè

- Sử dụng nhiệt độ cao để làm bay đi một phần ẩm, từ đó thuận lợi cho việc

bảo quản và cố định ngoại hình chè sau khi vò.

- Nhằm phát huy hương thơm và tạo màu.

Các phương pháp sấy

- Sấy bằng máy sấy: Thường người ta sử dụng thiết bị sấy kiểu băng tải như

trong sản xuất chè đen, ngoài ra có thể sấy chè trong tủ sấy hoặc thùng sấy.

- Sấy bằng chảo sao: chè vò được sao trong chảo tới khi độ ẩm còn lại từ 3-

5%. Phương pháp này cho năng suất thấp, chè vụn nát nhiều, màu nước không được

xanh nhưng có ưu điểm là sợi chè xoăn, thẳng, có mùi thơm dễ chịu.

- Sấy bằng máy sấy và sao kết hợp: phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn

cả, chất lượng tốt hơn so với hai phương pháp sấy trên thường được tiến hành theo

ba bước.

Page 45: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 37 K17-Khoa học Môi trường

Quy trình sản xuất chè đen

Trong qui trình sản xuất chè đen, người ta tận dụng triệt để enzym có trong

nguyên liệu. Nước chè pha có màu đỏ nâu, vị đậm, cánh chè có màu đen tự nhiên.

Chè đen được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Tùy theo chất lượng chè đen mà người ta chia sản phẩm chè đen thành các

cấp loại khác nhau. Theo TCVN, chè đen được phân thành các cấp loại như OP,

Hình 3.4: Quy trình sản xuất chè đen theo phương pháp cổ điển

BOP, FBOP, PS, P, BPS, F và DUST. Có yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho từng

loại.

Page 46: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 38 K17-Khoa học Môi trường

Hiện nay, có hai phương pháp sản xuất chè đen:

Phương pháp cổ điển:

Điều chỉnh quá trình sinh hóa nhờ tác dụng của enzym có sẳn trong nguyên

liệu. Phương pháp này có nhược điểm là thời gian chế biến dài và chất lượng sản

phẩm không cao.

Phương pháp mới:

Phương pháp này vẫn chưa được nhiều nơi áp dụng. Cơ sở của phương pháp

này là việc điều chỉnh quá trình sinh hóa không chỉ nhờ enzym có trong nguyên liệu

mà còn có quá trình nhiệt luyện nên sử dụng triệt để hoạt tính của enzym.

Các công đoạn chủ yếu của phương pháp này gồm: làm héo, vò và sàng chè

vò, lên men, sấy khô, tinh chế (gồm sàng phân loại và đấu trộn).

Hình 3.5. Máy vò chè

Page 47: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 39 K17-Khoa học Môi trường

Hình 3.6: Thiết bị sấy chè

3.2.2. Các vấn đề môi trường ở làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân

Cương

3.2.2.1. Hiện trạng sản xuất tại xưởng chế biến

Hiện trạng chế biến chè tại doanh nghiệp Tân Cương-Hoàng Bình

Khu vực Tân Cương là khu vực trồng, chế biến chè đặc trưng cho tỉnh Thái

Nguyên. Với một vùng nguyên liệu trồng chè lớn, Tân Cương đã đang và sẽ là vùng

trồng chè chất lượng cao của tỉnh Thái Nguyên. Tận dụng được điều này nhà máy

chế biến chè Tân Cương-Hoàng Bình đang dần khẳng định thương hiệu chè Tân

Cương Thái Nguyên với các sản phẩm đưa ra thị trường bao gồm chè xanh, chè túi

đóng gói mang nhãn hiệu chè Tân Cương.

- Nhà máy chè Tân Cương dùng nguyên liệu đầu vào là chè đã được xao thu

mua từ các hộ dân trong xã Tân Cương. Quy trình sản xuất được trình bày dưới đây:

Page 48: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 40 K17-Khoa học Môi trường

Thông số công nghệ dây chuyền sản xuất chè Nhà máy Tân Cương-Hoàng

Bình như sau:

(i) Máy xao chè dùng nguyên liệu là củi, 1h xao được từ 5-6 tạ chè;

1tháng lượng củi tiêu thụ là 2 tấn. Độ ồn máy xao chè từ 70-80 dBA,

đây là độ ồn tương đối cao lâu dài người lao động sẽ mắc các bệnh

nghề nghiệp như điếc, nhức đầu.

(ii) Máy sấy chè chạy điện nhiệt độ duy trì trong máy là từ 100-1200C. 1 ca

(8h) máy sáy được 1,5 tấn chè.

(iii) Máy đóng gói chè: mỗi giờ máy đóng gói được 50 túi chè.

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình sản xuất chè ở xã Tân Cương

Xỉ than, khói

Phơi nắng và hong héo

Vò chè

Sao chè

Sấy chè

Thành phẩm

Nguyên liệu

Xỉ than, khói

Than, củi

Than, củi

Nhiệt độ mặt trời

Máy vò chè Tiếng ồn

Page 49: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 41 K17-Khoa học Môi trường

Máy sao chè Máy sấy chè

Máy sàng chè

Máy đóng gói chè

Hoa nhài nguyên liệu Củi nhiên liệu Hiện trạng sản xuất chè tại các hộ dân tại xã Tân Cương

Tại các hộ dân, quy trình sản xuất chè thô sơ hơn, chủ yếu là dùng thủ công

và một số máy móc như máy xao chè, máy sấy chè. Sơ đồ quy trình sản xuất được

Page 50: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 42 K17-Khoa học Môi trường

trình bày ở dưới đây: Nguyên liệu Phơi nắng và hong héo vò chè sao chè

sấy chè chè thành phẩm.

Máy vò chè

Sao chè tại hộ dân ở xã Tân Cương

Máy sấy chè Chè thành phẩm

3.2.3.2. Chất thải và những thứ không liên quan tới chất thải trong quá trình

chế biến chè và tác động môi trường

Tại các hộ dân

Trong sơ đồ quy trình sản xuất chè từ: Nguyên liệu Phơi nắng và hong

héo vò chè sao chè sấy chè chè thành phẩm.

Quá trình vò chè:

Máy vò chè là máy cơ học, nên tạo ra tiếng ồn. Tuy nhiên do quy mô sản

xuất hộ gia đình nên tác động tới sức khỏe là nhẹ. Tác động đến cơ quan thính giác:

tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm

việc và an toàn. Tác động đến các cơ quan khác:

Page 51: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 43 K17-Khoa học Môi trường

Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương,

ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.

Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường

của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.

Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn

sự co bóp, gây viêm loét dạ dày. Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của

người lao động.

Quá trình sao và sấy chè:

Quá trình sao và sấy chè tạo ra chất thải rắn là xỉ than, khí than như CO,

CO2, SO2. Ngoài ra trong sấy chè còn tạo ra bụi chè. Như vậy quá trình sao và sấy

chè tạo ra khí thải (CO, CO2, SO2), bụi (bụi chè) và chất thải rắn.

Tác động của bụi

- Độ trong sạch của không khí là một trong những tiêu chuẩn quan trọng

cần được khống chế trong các không gian điều hoà và thông gió. Tiêu chuẩn này

càng quan trọng đối với các đối tượng như bệnh viện, phòng chế biến thực phẩm,

các phân xưởng sản xuất đồ điện tử, thiết bị quang học…

Bụi là những phần tử vật chất có kích thước nhỏ bé khuếch tán trong

môi trường không khí.

Khi trong không khí có các chất độc hại chiếm một tỷ lệ lớn thì nó sẽ có

ảnh hưởng đến sức khỏe con người: ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thị giác và chất

lượng cuộc sống. Đặc biệt đối với đường hô hấp, hạt bụi càng nhỏ ảnh hưởng của

chúng càng lớn, với cỡ hạt 0,5 ÷10µm chúng có thể thâm nhập sâu vào đường hô

hấp nên còn gọi là bụi hô hấp. Mức độ tác hại của mỗi một chất tùy thuộc vào

bản chất của bụi, nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con

người, tình trạng sức khỏe, kích cỡ hạt bụi.

- Kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu và

khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó khử bụi. Hạt bụi lớn thì khả

Page 52: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 44 K17-Khoa học Môi trường

năng khử dễ dàng hơn nên ít ảnh hưởng đến con người.

- Về bản chất: Bụi có 2 nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Nói chung bụi vô cơ

có hại hơn bụi hữu có vì thường có kích thước nhỏ hơn và có số lượng lớn hơn,

thường gặp hơn trong thực tế.

Tuy nhiên do quy mô sản xuất hộ gia đình nên các tác động tới sức khỏe là

nhẹ.

Tại các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp

Tại các cơ sở sản xuất, việc sản xuất nên các tác động từ vò chè, sao và sấy

chè tới sức khỏe công nhân là đáng kể nếu không có biện pháp bảo hộ lao động.

- Trong nhà máy lượng bụi chè phát sinh trong quá trình sao, sàng phân loại

chè, đóng gói có thể gây các bệnh về hô hấp cho người lao động, đặc biệt là bụi trà

rất mịn và rất dễ xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ảnh hưởng đến đường hô

hấp. Ngoài ra, cũng như phần lớn các làng nghề, nhiên liệu chủ yếu phục vụ sản

xuất là than, củi. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, bụi, khí thải sinh ra do đốt nhiên

liệu than củi là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí.

- Lượng nước thải của các nhà máy chế biến chè hầu như không có. Một số

nhà máy chè ở Sông Công dùng than để sấy chè thì lượng xỉ than sau khi sấy nếu

không được thu gom xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm.

3.2.4. Kết quả phân tích ô nhiễm đất, nước một số khu vực làng chè

Một số kết quả phân tích ô nhiễm đất một số khu vực làng chè được thể hiện

trong Bảng 3.1 dưới đây [13]

Bảng 3.1: Kết quả phân tích đât (đơn vị: mg/kg đất khô, trừ giá trị pH)

Ký hiệu mẫu

Ngày lấy mẫu pH Mùn Tổng P Tổng

N Zn Cd Pb As

Tổng hoạt chất

BVTV Clo-hữu

cơ MDPY-01 5/5/2011 5.7 0.7 6011.9 57.9 84.0 0.55 37.05 3.2 KPH

Page 53: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 45 K17-Khoa học Môi trường

MDPY-02 5/5/2011 5.4 0.91 5858.4 85.1 77.5 2.65 52.15 7.8 KPH

MDPY-03 6/5/2011 6.0 2.46 10925.9 50.2 31.0 4.4 40.6 3.95 KPH

MDPB-04 9/5/2011 6.2 0.88 3823.7 66.9 42.0 4.45 17.4 9.1 KPH

MDPB-05 6/5/2011 6.4 0.39 3171.1 63.1 44.0 10.95 44.1 7.0 KPH

MDPB-06 6/5/2011 5.8 0.62 6587.8 74.7 68.0 0.4 23.65 7.1 KPH

MDSC-07 5/5/2011 5.3 1.44 5666.5 57.9 60.5 0.65 31.3 11.75 KPH

MDSC-08 5/5/2011 6.1 0.98 3439.8 42.5 35.0 3.4 22.65 10.15 KPH

MDSC-09 6/5/2011 6.0 0.75 5244.2 72.1 64.5 9.1 42.25 8.56 KPH

MDTP-10 12/5/2011 6.0 1.04 2288.1 41.2 13.0 <0,25 31.7 7.63 KPH

MDTP-11 12/5/2011 6.2 0.55 2633.6 45.1 40.5 <0,25 37.5 11.02 0.0005

MDTP-12 12/5/2011 5.7 1.13 6035.1 43.8 <5 <0,25 11.5 7.92 0.0002

MDĐHY-13 12/5/2011 5.4 0.28 6111.8 47.6 11.5 <0,25 33.8 7.86 KPH

MDĐHY-14 9/5/2011 6.3 1.08 6280.7 63.1 24.5 1.1 42.8 11.52 KPH

MDĐHY-15 9/5/2011 6.5 1.01 7125.3 24.5 91.0 4.85 28.55 10.33 KPH

MDVN-16 10/5/2011 5.2 1.69 4860.3 99.2 66.0 1 142.6

5 12.66 KPH

MDVN-17 10/5/2011 5.4 0.99 2902.3 83.7 22.0 5.25 21.5 18.33 KPH

MDVN-18 10/5/2011 5.9 0.65 6664.6 50.2 76.0 1.6 35.0 21.78 KPH

MDPL-19 9/5/2011 5.3 2.42 9735.9 81.1 44.5 <0,25 35.1 10.57 0.0008

MDPL-20 9/5/2011 6.7 1.11 5781.6 33.5 57.5 1 49.3 11.03 KPH

MDPL-21 9/5/2011 6.8 1.77 7739.6 85.0 97.5 0.75 92.85 15.66 0.0005

MDĐT-22 6/5/2011 6.2 1.24 4591.5 29.6 57.5 0.8 64.8 224.9 KPH

MDĐT-23 6/5/2011 5.6 1.35 10565.1 41.2 44.0 0.5 31.0 27.62 KPH

MDĐT-24 6/5/2011 5.7 1.16 6165.5 73.4 88.5 0.5 82.05 31.58 KPH

MDĐHO-25 11/5/2011 6.0 2.05 7893.1 61.8 135.0 0.5 42.1 8.56 KPH

MDĐHO-26 11/5/2011 5.4 0.37 3938.9 24.5 90.0 10.75 23.0 13.05 KPH

MDĐHO-27 11/5/2011 5.6 1.19 4706.7 56.6 46.0 2.35 18.85 18.21 KPH

QCVN 03:2008/BTNMT - - - - 200 2 70 12 -

Ghi chú: Đơn vị tính: mg/kg đất khô; kí hiệu mẫu in nghiêng vượt quy chuẩn cho phép

Page 54: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 46 K17-Khoa học Môi trường

Nguồn: Báo cáo Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, 2011[13].

Vị trí thu mẫu đất Ký hiệu điểm thu mẫu

Đất ruộng xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o23'13,2''N; 105o55'00,5''E) MDPY-01

Đất ruộng xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o20'46,8''N; 105o52'09,8''E) MDPY-02

Đất chè nhà bà Đỗ Thị Sửu, xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o27'33,5''N; 105o45'38,5''E) MDPY-03

Đất ruông trồng hoa màu, xóm Vực Giang, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o28'20,9''N; 106o00'79,4''E) MDPB-04

Đất ruông trồng hoa màu, xóm Đồng Tiến 2, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o31'50,8''N; 105o57'69,1''E) MDPB-05

Đất mầu, xóm Trại, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o28'31,8''N; 105o56'62,8''E) MDPB-06

Đất ruộng, xã Vinh Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (21o28'14,7''N; 105o48'92,5''E) MDSC-07

Đất ruộng, xã Bình Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (21o30'43,4''N; 105o48'29,2''E) MDSC-08

Đất trồng chè, xóm Ao Giang, xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (21o30'46,4''N; 105o49'22,9''E) MDSC-09

Đất trồng chè, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o34'19,5''N; 105o45'18,6''E) MDTP-10

Đất trồng chè , xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o38'05,3''N; 105o48'52,1''E) MDTP-11

Đất trồng chè, xóm Đầu Thuần, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o32'35,4''N; 105o47'93,7''E) MDTP-12

Đất trồng rau xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o36'027''N; 105o 51'473''E) MDĐHY-13

Đất ruộng trồng hoa màu xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'185N;105o50'941''E) MDĐHY-14

Đất chè và đất trồng hoa màu, xóm Sông Cầu 3, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'420''N; 105o48'670''E) MDĐHY-15

Đất ruộng xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21o44'04,9''N; 106o01'47,3''E) MDVN-16

Đất ruộng xóm Làng Cao, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21o45'20,4''N; 106o05'42,8''N) MDVN-17

Đất ruộng xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21o40'01,5''N; 106o07'47,4''E) MDVN-18

Đất ruông chè, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên MDPL-19

Page 55: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 47 K17-Khoa học Môi trường

(21o41'00,4''N; 105o46'01,1''E) Đất ruộng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (21o46'28,3''N; 105o45'45,2''E) MDPL-20

Đất ruộng, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (21o40'26,5''N; 105o44'09,8''E) MDPL-21

Đất ruộng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (21o41'31,5''N; 105o31'28,7''E) MDĐT-22

Đất trồng chè, xóm Đồng Tiến, xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (21o38'54,2''N; 105o33'41,1''E) MDĐT-23

Đất ruộng, xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'42,1''N; 105o39'37,3''E) MDĐT-24

Đất ruộng thôn Bản Nhọn, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (21o49'67,9''N; 105o33'47,7''E) MDĐHO-25

Đất ruộng, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (21o57'48,7''N; 105o39'04,0''E) MDĐHO-26

Đất ruộng xóm Thẩm Tang, xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (21o51'34,7''N; 105o35'38,9''E) MDĐHO-27

Nhận xét: Từ bảng kết quả trên có thể nhận thấy rằng

- Nồng độ kẽm kim loại trong các mẫu đất phân tích dao động từ 11.5-97.5 mg/kg. Giá trị này vẫn thấp hơn giá trị quy định trong QCVN 03:2008/BTNMT (Zn: 200 mg/kg).

- Nồng độ Cd dao động trong khoảng từ 0.25-10.95 mg/kg. Giá trị này cao hơn giá trị quy định trong QCVN 03:2008/BNTMT (Cd: 2.0 mg/kg). Các mẫu phân tích có giá trị nồng độ Cd cao hơn quy định là MDPY 02, MDPY-03(đất chè Phổ Yên), MDPY-04, MDPY-05; MDSC-08, MDSC-09 (đất chè thị xã sông Công, giá trị phân tích là 9.1 mg/kg); MĐHY-15; MDVN-17; MDĐHO-26; MDĐHO-27.

- Nồng độ As trong các mẫu phân tích dao động trong khoảng từ 3.2-31.58 mg/kg (Giá trị này cao hơn giá trị quy định trong QCVN 03:2008/BTNMT, As: 12 mg/kg). Các mẫu phân tích có giá trị nồng độ As cao hơn quy định là MDVN-16, MDVN-17, MDVN-18, MDPL-21, MDĐT-22, MDĐT-23 (đất chè huyện Đại Từ), MDĐT-24.

- Có 4/21 điểm phát hiện được hàm lượng tổng hóa chất BVTV Clo-hữu cơ ở mức từ 0.0002 đến 0.0008 mg/kg. Các điểm này nằm ở các xã Tân Cương, xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên; các xã Tức Tranh, Phấn Mễ – huyện Phú Lương. Đây là hàm lượng còn khá thấp so với Tiêu chuẩn cho phép của Hà Lan đối với tồn lưu hóa chất BVTV Clo-hữu cơ trong dất (trong QCVN 03:2008/BTNMT không có quy định về tồn lưu hóa chất BVTV).

Page 56: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 48 K17-Khoa học Môi trường

Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm (nước dưới đất) tại các vùng trồng chè

ở tỉnh Thái Nguyên

Kí hiệu Ngày As Cd Zn Mn Fe NO3-N NH4-N

Tổng hóa

chất

Clo-hữu cỏ

E.coli

NNPY-01 5/5/2011 <0,005

<0,0005 <0,05 0.22 2.72 1.06 0.061 KPH KPH

NNPY-02 5/5/2011 <0,005

<0,0005 <0,05 0.23 2.1 1.17 <0,006 KPH KPH

NNPY-03 6/5/2011 <0,005

<0,0005 <0,05 0.17 0.24 0.14 <0,006 KPH KPH

NNPB-04 9/5/2011 <0,005

<0,0005 <0,05 0.53 1.50 0.7 <0,006 KPH KPH

NNPB-05 6/5/2011 <0,005

<0,0005 <0,05 0.64 1.51 0.27 <0,006 KPH KPH

NNPB-06 6/5/2011 <0,005

0.0005 <0,05 0.23 0.50 20.01 <0,006 KPH KPH

NNSC-07 5/5/2011 <0,005

0.0006 0.050 0.19 0.26 7.41 <0,006 KPH KPH

NNSC-08 5/5/2011 <0,005

0.0006 0.054 0.19 0.26 4.96 <0,006 KPH KPH

NNSC-09 6/5/2011 <0,005

<0,0005 <0,05 0.63 0.23 7.89 <0,006 KPH KPH

NNTP-10 12/5/2011

<0,005

<0,0005 <0,05 0.02 0.13 2.03 <0,006 KPH KPH

NNTP-11 12/5/2011

<0,005

0.0007 0.09 0.23 0.85 1.67 <0,006 KPH KPH

NNTP-12 13/5/2011

<0,005

0.0007 0.08 0.20 0.84 0.1 <0,006 KPH KPH

NNĐHY-13

12/5/2011

<0,005

0.0007 0.06 0.40 2.50 14.38 <0,006 KPH KPH

NNĐHY-14 9/5/2011 <0,

005 0.000

7 0.07 0.39 2.51 5.67 <0,006 KPH KPH

NNĐHY-15

12/5/2011

<0,005

<0,0005 <0,05 <0,

02 0.15 7.32 <0,006 KPH KPH

Page 57: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 49 K17-Khoa học Môi trường

Ghi chú: Đơn vị tính mg/L; KPH: Không phát hiện được.

Nguồn: Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, [11].

Hộp 2: Vị trí thu mẫu nước ngầm Ký hiệu mẫu Tại nhà ông Nguyễn Văn Tú, xóm Viêt Hùng, xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o22'13,2''N; 105o54'35,9''E) NNPY-01 Tại nhà ông Nguyễn Bá Học, xóm Xây Tây, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o20'47,6''N; 105o53'02,4''E) NNPY-02 Tại giếng khoan nhà ông Nguyễn Đình Ước, xóm Dương, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o24'51,4''N; NNPY-03

NNVN-16 10/5/2011

<0,005

<0,0005 <0,05 <0,

02 0.15 3.16 <0,006 KPH KPH

NNVN-17 10/5/2011

<0,005

0.0010 <0,05 <0,

02 <0,02 3.39 <0,006 KPH KPH

NNVN-18 10/5/2011

<0,005

0.0012 <0,05 <0,

02 <0,02 4.43 <0,006 KPH KPH

NNPL-19 9/5/2011 <0,005

0.0008 <0,05 0.04 0.35 1.24 <0,006 KPH KPH

NNPL-20 9/5/2011 <0,005 0.001 0.06 0.04 0.16 1.24 <0,006 KPH KPH

NNPL-21 9/5/2011 <0,005 0.001 0.05 0.03 0.12 0.84 <0,006 KPH KPH

NNĐT-22 6/5/2011 <0,005

0.0017 0.08 0.51 0.38 1.49 0.041 KPH KPH

NNĐT-23 6/5/2011 0.046

0.0034 0.08 0.42 0.52 6.39 <0,006 KPH KPH

NNĐT-24 6/5/2011 0.033

0.0028 0.06 0.17 0.29 0.88 <0,006 KPH KPH

NNĐHO-25

11/5/2011

0.019

0.0022 0.08 0.03 0.18 3.36 <0,006 KPH KPH

NNĐHO-26

11/5/2011

<0,005 0.002 <0,05 <0,

02 0.17 2.89 <0,006 KPH KPH

NNĐHO-27

11/5/2011

<0,005 0.002 <0,05 <0,

02 0.15 14.32 <0,006 KPH KPH

QCVN 09:2008/BTNMT 0,05 0,005 3,0 0,5 5 15 0,1 - KPH

Page 58: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 50 K17-Khoa học Môi trường

105o50'57,1''E) Tại nhà bà Nguyễn Thị Cúc, xóm Vực Giảng, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o28'28,2''N; 106o00'80,2''E) NNPB-04 Tại giếng nhà ông Lê Xuân Cảnh, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o31'84,5''N; 105o57'56,9''E) NNPB-05 Tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Phương, xóm Trại, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o28'25,6''N; 105o56'17,9''E) NNPB-06 Tại nhà ông Ngô Văn Bảo, xóm Tân Sơn, xã Vinh Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (21o28'115,1''N; 105o48'995,8''E) NNSC-07 Tại nhà ông Nguyễn Ngọc Thành, xóm Trung Tâm, xã Bình Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (21o30'47,2''N; 105o48'40,2''E) NNSC-08 Tại nhà bà Trương Đình Oanh, xóm Trúc, xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (21o20'12,7''N; 105o49'65,7''E) NNSC-09 Tại nhà ông Vũ Ngọc Tuân, xóm Tân Thành, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o38'00,5''N; 105o48'52,1''E) NNTP-10 Tại nhà ông Phạm Quang Duyên, xóm Xuân Thịnh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o31'94,2''N; 105o48'27,7''E) NNTP-11 Tại nhà ông Nguyễn Đức Nhật, xóm 8, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o35'59,2''N; 105o47'02,6''E) NNTP-12 Tại giếng nhà ông Bùi Văn Lâm, xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ (21o36'033''N; 105o51'472''E) NNĐHY-13 Tại nhà bà Nguyễn Thị Mới, xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'224''N; 105o50'911''E) NNĐHY-14 Tại nhà ông Phạm Hồng Tiến, xóm Quang Trung, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o36'646N; 105o55'078''E) NNĐHY-15 Tại nhà ông Lê Văn Phong, xóm La Hóa, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21o44'06,2''N;106o01'48,1''E) NNVN-16 Tại giếng đào nhà bà Lê Thị Lùng, xóm Làng Cao, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21o45'21,1''N; 106o05'43,5''E) NNVN-17 Tại nhà bà Chu Thị Tươi, xóm Phương Bà, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (21o39'41,2''N;106o08'14,7''E) NNVN-18 Tại nhà ông Lê Văn Cao, xóm Khe Vàng 3, xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (21o43'32,1''N; 105o47'49,9''E) NNPL-19 Tại giếng đào nhà ông Nguyễn Văn Tám, xóm Yên Thủy 1, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (21o46'14,0''N; 105o45'22,3''E) NNPL-20 Tại giếng đào nhà bà Nguyễn Thị Sở, xóm 8 - Liên Hồng , xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (21o41'02,9''N; 105o46'01,0''E) NNPL-21 Tại giếng khoan nhà ông Đặng Đức Huy, xóm Mới, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (21o41'38,9''N; 105o31'39,0''E) NNĐT-22

Page 59: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 51 K17-Khoa học Môi trường

Tại giếng khoan nhà bà Lê Thị Xuân, xóm Nhà Máy, thi trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (21o29'02,6''N; 105o43'00,6''E) NNĐT-23 Tại nhà ông Vũ Văn Lương, xóm 12, xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'58,8''N; 105o39'55,9''E) NNĐT-24 Tại nhà ông Phan Văn Thành, thôn Bản Nhọn, xã Điểm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (21o49'50,2''N; 105o33'12,5''E) NNĐHO-25 Tại nhà ông Nông Văn Dũng, bản Lóng, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (21o57'51,0''N; 105o39'05,4''E) NNĐHO-26 Tại nhà bà Dương Thị Thu, xóm Thẩm Tang, xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (21o51'22,2''N; 105o35'55,4''E) NNĐHO-27

Nhìn bảng trên có thể thấy chất lượng nước ngầm ở các vùng trồng chè trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm quan trắc (5.2011) là tương đối tốt.

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BVMT Ở LÀNG NGHỀ CHÈ

3.3.1. Các biện pháp BVMT trong trồng trọt

3.3.1.1. Sử dụng hợp lý nguồn nước

- Tưới nước cho cây chè hợp lý sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn nước.

- Định kỳ theo thời gian phân bổ việc tưới cho cây chè hợp lý.

- Nếu có điều kiện nên xây dựng các mạng lưới máy bơm để phục vụ cho

việc tưới tiêu trong diện tích rộng.

- Xây dựng các bể chứa nước mưa để dự phòng nước tưới cho cây chè vào

thời điểm thiếu nước sông suối.

3.3.1.2. Bảo vệ môi trường không khí

- Phun thuốc BVTV đúng liều lượng cần thiết; không sử dụng các loại hóa

chất BVTV bị cấm sử dụng

- Không phun thuốc liên tục nhiều ngày hoặc lúc trời nắng

3.3.1.3. Áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ trong trồng chè

Canh tác hữu cơ (organic farming) đã và đang được áp dụng có hiệu quả

trong canh tác lúa, rau, màu. Với ngành trồng chè ở Thái Nguyên phương pháp này

Page 60: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 52 K17-Khoa học Môi trường

chưa được áp dụng. Do vậy, các trung tâm khuyến nông của tỉnh cần hướng dẫn các

làng nghề chè thực hiện canh tác hữu cơ với các nội dung sau:

- Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

- Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

- Khuyến khích sử dụng phân chuồng trong trồng chè.

- Hạn chế dùng các loại hóa chất cho nông nghiệp, áp dụng phương pháp

canh tác và sử dụng các loại phân bón hữu cơ thân thiện.

- Tập huấn cho nông dân cách sử dụng và quản lý an toàn hóa chất.

3.3.1.4 Giáo dục môi trường

- Tăng cường các chương trình giáo dục truyền thông cho nông dân sử dụng

3 đúng trong trồng chè đó là đúng liều, đúng lượng và đúng cách.

- Lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường trong trồng chè trong các

chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi.

3.3.2. Quản lý phân hóa học, hóa chất BVTV

(i) Mục tiêu

Sử dụng đúng hóa chất BVTV trên nương chè sẽ hạn chế tác hại của dịch hại

đến cây chè, sinh vật có ích và môi trường sinh sống. Nếu không có biện pháp sử

dụng đúng thì hóa chất BVTV không chỉ gây độc cho dịch hại mà còn gây tác hại

cho người, cây chè, sinh vật có ích cho môi trường. Do vậy, mục tiêu của việc sử

dụng hóa chất BVTV trên nương chè gồm 2 mặt không thể tách rời là:

- Tăng cường hiệu lực của hóa chất BVTV để đẩy lùi tác hại của dịch hại.

- Hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng xấu của hóa chất BVTV đến con

người, cây chè, và môi trường.

(ii) Nội dung kỹ thuật của 4 đúng trong việc sử dụng hóa chất BVTV

Page 61: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 53 K17-Khoa học Môi trường

Để BVMT vùng trồng chè cần sử dụng hóa chất BVTV theo nguyên tắc 4

đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.

Đúng thuốc

- Là dùng thuốc (hóa chất BVTV) đúng đối tượng. Không một loại thuốc nào

có thể trừ được tất cả các loài dịch hại mà chỉ có thể trừ được nhiều hay ít loài dịch

hại, thậm chí chỉ một laòi dịch hại, chúng chỉ thích hợp với những điều kiện thời

tiết, đất đai, canh tác, cây trồng nhất định.

- Trước khi mua thuốc, nông dân xác định loài dịch hại nào đang phá hoại

nương chè để chọn mua đúng loại thuốc thích hợp. Nếu không tự xác định được thì

phải nhờ cán bộ kỹ thuật giúp để chọn được đúng thuốc mình cần để đem lại hiệu

quả phòng trừ cao, trên nguyên tắc: sâu bệnh nào - thuốc nấy. Thuốc trừ sâu: dùng

phòng trừ sâu. Thuốc trừ bệnh: Dùng thuốc trừ bệnh. Việc này càng quan trọng đối

với những thuốc có tính chọn lọc cao.

Để trừ sâu miệng chích hút thường dùng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp và

tiếp xúc cao, còn trừ sâu miệng nhai, lại phải dùng đếnthuốc có tác dụng vị độc và

tiếp xúc mạnh.

Ví dụ: Để trừ rầy xanh hại chè dùng một trong các loại thuốc sau đây:

Trebon 10 EC, Padan 95SP, Ofatox 400 EC,... trừ nhện đỏ dùng các laọi Comite 73

EC, Dandy 15 EC.

- Khi chọn thuốc phun cho chè cần chú ý đến yêu cầu vệ sinh thực phẩm, nên

dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn như các thuốc vi sinh, thuốc thảo

mộc.... đều không tồn lưu lâu trong môi trường như các loại thuốc vi sinh, thảo

mộc.

- Cần lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc. Không nên sử dụng cùng

một loại thuốc trong suốt cả vụ chè hoặc từ năm này qua năm khác, để tránh khả

năng hình thành kháng thuốc của dịch hại.

Page 62: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 54 K17-Khoa học Môi trường

- Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, và

không dùng thuốc hạn chế sử dụng.

Đúng lúc

- Đúng lúc là dùng thuốc vào thời điểm mà dịch hại dễ bị tác động nhất và

thuốc có điều kiện phát huy hiệu lực tốt nhất.

Ví dụ: Phun thuốc trừ bệnh nên phun sớm, là lúc bệnh còn ít, chưa lây lan

nhiều. Có thuốc, một phần ngăn cản các bào tử mới xâm nhập, cản trở không cho

chúng xâm nhập, đồng thời diệt những bảo từ nảy mầm chưa kịp xâm nhập vào cây.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ. Mặt khác,

bệnh khác với sâu, những vết bệnh đã xâm nhập, cây không tự hồi phục được.

- Dùng thuốc khi điều kiện thời tiết thuận lợi nhất (như ánh sáng sớm hay

chiều mát) để thuốc phát huy tác dụng, nhưng không hại cho người sử dụng. Tốt

nhất là phun vào lúc chiều mát, vì khi đó ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phun

thuốc. Không phun thuốc khi trời sắp mưa (phun thuốc gặp mưa, thuốc sẽ bị rửa

trôi, mất thuốc, nên hiệu lực của thuốc sẽ giảm; dặc biệt với các thuốc không có tác

dụng nội hấp); khi trời nắng nóng (thuốc sẽ bị phân huỷ nhiều, giảm hiệu lực cảu

thuốc, người phun thuốc cũng dễ bị ngộ độc).

- Không phun khi thiên địch sinh vật có ích hoạt động mạnh (ở vùng có nuôi

ong mật, nên phun thuốc vào buổi chiều, phun thuốc nội hấp, không phun thuốc khi

ong đi lấy mật, cây ra hoa)....

Đúng nồng độ, liều lượng

Đúng nồng độ

Phải tính toán đúng lượng thuốc cần. Phải biết diện tích thửa ruộng cần xử

lý; cần phun bao nhiêu bình, mỗi bình cần phải là bao nhiêu mL hay gam thuốc.

Phun thuốc với nồng độ thấp sẽ không đủ sức diệt dịch hại, gây làng phí thuốc, hiệu

quả trừ dịch hại thấp, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại quen thuốc, kích thích

dịch hại phát triển mạnh hơn. Ngược lại phun với nồng độ cao, lại không đem lại lợi

Page 63: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 55 K17-Khoa học Môi trường

ích kinh tế, để lại nhiều hậu quả xấu cho môi sinh môi trường, gây độc cho con

người, cây trồng, gia súc, và thiên địch, để lại dư lượng cao trên nông sản. Đây là

tình trạng phổ biến. Nhiều nơi, nông dân thường phun với nồng độ cao gấp nhiều

lần khuyến cáo (thường là 2-3 lần trên chè, nhất là với các thuốc dùng với lượng

nhỏ).

Đúng liều lượng

Cần dùng với lượng hóa chất BVTV và nước đủ theo hướng dẫn.

- Hiện nay trên các vùng chè, người phun thuốc có xu hướng dùng lượng

nước ít đi. Việc này thường gây hậu quả là nước sẽ không bao phủ toàn cây, dịch

hại không tiếp xúc được nhiều với thuốc. Nhưng nếu phun với lượng nước quá

nhiều, quá dư thừa, sẽ làm cho thuốc bị trôi mất nhiều, mất nhiều công bơm nước từ

sông, suối và gây ô nhiễm môi trường. Tăng nồng độ thuốc (hóa chất BVTV) và

giảm lượng nước dùng chỉ tăng độ độc cho người sử dụng, và môi trường, nhưng

vẫn không đạt được hiệu quả phòng trừ mong uốn.

- Khi pha thuốc phải làm thế nào để chế phẩm phân tán thật đồng đều vào

nước, để khi phun lên cây thuốc sẽ được trang trải đều trên bề mặt vật phun.

Cần xem xét kỹ cách hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn nhằm đảm bảo pha

đúng nồng độ, có công cụ cân đong đo đếm thích hợp (ống đong, cân thuốc, que

khuấy, xô pha thuốc).

Cách pha một số dạng hóa chất BVTV: Các hóa chất khác nhau có khả năng

phân tán trong nước không giống nhau, nên phải có cách pha thích hợp để tạo hiệu

quả cao nhất.

Các dạng thuốc: EC, ND (nhũ dầu); LC, DD (dung dịch); HP (huyền phù),

khả năng phân tán của các dạng thuốc này trong nứoc rất tốt, nên cách pha chỉ cần

làm như sau: đổ vào bình bơm 1-2 lít nước, đổ thuốc vào, quấy đều, rồi đổ thêm cho

đủ nước. Quấy đều trước khi phun.

Page 64: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 56 K17-Khoa học Môi trường

Các dạng SP, BHN (bột tan): hoà tan thuốc vào một lít nước trong cốc riêng,

quấy đều. Đổ vào bình bơm 1-2 lít nước, đổ thuốc đã hoà tan từ cốc vào bình phun,

quấy đều, rồi đổ thêm cho đủ nước. Quấy đều trước khi phun.

Các dạng WP, BTN (bột thấm nước): Do khả năng phân tán của thuốc dạng

này rất kém, nên muốn có dung dịch thuốc phân tán đều cần pha như sau: Đổ một ít

nước vào thuốc, quấy đều và cho dần thuốc thành thể nhão, trước khi đổ vào bình

phun như pha thuốc bột tan.

Đúng cách (đúng kỹ thuật)

- Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất.

- Thực hiện đúng kỹ thuật phun rải: phun đúng thời điểm, không phun ngược

chiều gió, không phun thuốc khi gió quá mạnh, trời sắp mưa, đi đúng tốc độ, phù

hợp với lượng nước thuốc dùng, đảm bảo lượng nước và lượng thuốc dùng. Phun kỹ

không để sót.

- Nếu có điều kiện có thể dùng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động

khác nhau để giảm tác hại của thuốc đến sinh vật và môi trường, giảm khả năng

hình thành tính kháng thuốc của dịch hại.

- Phải hỗn hợp hóa chất BVTV đúng cách

Hỗn hợphóa chất BVTV nhằm nâng cao hiệu lực của thuốc, giảm được công

phun. Tuy nhiên phải theo đúng nguyên tắc là giữ nguyên nồng độ của từng loại

thuốc như khi dùng riêng.

Chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn hóa chất

BVTV hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn sử dụng hóa chất BVTV

BVTV (nếu hỗn hợp sai sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc, gây độc cho cây).

Hỗn hợp hóa chất BVTV sau khi pha xong phải dùng ngay, nếu để lâu thuốc

sẽ bị giảm hiệu quả.

(iii) Bảo hộ và an toàn lao động đúng khi tiếp xúc với hóa chất BVTV

Page 65: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 57 K17-Khoa học Môi trường

- Tiêu chuẩn người đi phun thuốc: người khoẻ mạnh, người trưởng thành,

không để trẻ em, phụ nữ có thai, người có vết thương hở, lở loét đi phun thuốc.

- Chế độ làm việc: Tối đa 6 giờ/ngày

- Phải có đầy đủ quần áo bảo hộ và công cụ lao động khi tiếp xúc với thuốc:

Quần áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính. Ăn no

trước khi phun thuốc.

- Không dùng bình phun bị rò rỉ hoặc để thuốc dây lên da.

- Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc.

- Giải lao: Chọn nơi thoáng mát, xa nới phun thuốc.

- Chỉ ăn uống, hút thuốc sau khi đã rửa tay, mặt mũi thật sạch.

- Không chăn thả gia súc trong khi đang phun thuốc.

- Ngừng ngay phun thuốc khi phát hiện bình bơm rò rỉ, xả van khí trong bình

bơm, đổ nước thuốc ra chậu và tìm cách khắc phục.

- Khi vòi phun bị tắc cần tháo vòi rửa sạch. Nếu bị tắc cần lấy cọng cây mềm

để thông, không dùng mồm thổi để thông vòi.

- Không phun thuốc ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió, không

phun thuốc khi trời có gió to.

-Thay quần áo mới nếu quần áo đang mặc bị dính thuốc.

Sau khi phun:

- Thu dọn bao bì, chai thuốc vào một chỗ, tiêu huỷ đúng cách (đập bẹp vỏ

sắt, vỡ chai, chôn sâu bao bì nơi hẻo lánh, cao, không úng nước, có biển cảnh báo,

hố có rào chắn, hố đào phải có chiều sâu thấp hơn bề mặt mương nước gần nhất).

Không nên đốt các bình chứa thuốc.

- Rửa bình bơm sạch (hoà xà phòng vào nước, đổ nước xà phòng vào bình,

đóng nắp và lắc bình, đổ nước xà phòng ra xô - làm lại vài lần. Tháo rời từng bộ

Page 66: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 58 K17-Khoa học Môi trường

phận, dùng bàn chải mềm rửa sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước

sạch), rửa bên ngoài bằng nước xà phòng và nước sạch thêm lần nữa), úp ráo nước,

cất vào kho. Không để bình bơm bừa bãi khi làm việc hay khi bảo quản.

- Không đổ thuốc thừa và nước rửa bơm xuống ruộng, nguồn nước.

- Thuốc thừa phải đậy, cất vào kho riêng, có khoá, xa nhà.

- Tắm, giặt quần áo bảo hộ và công cụ bảo hộ lao động bằng xà phòng, thay

quần áo mới, sạch. Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo thường mặc và

không để quần áo, công cụ phòng hộ trong kho thuốc.

- Thời gian trở lại khu vực xử lý: Do thuốc mới phun, còn ướt, nồng độ cao

nếu đi ngay vào khu vực xử lý dễ gây độc. Do vậy cần cấm người và gia súc đi vào

nơi xử lý thuốc trong một thời gian nhất định. Trường hợp đặc biệt cần phải đi vào

khu vực xử lý thuốc cần có quần áo bảo hộ. Thời gian trở lại khu vực xử lý dài hay

ngắn tuỳ thuộc vào từng loại thuốc, bình thường sau khi phun khoảng 48h là có thể

quay lại khu vực xử lý thuốc.

(iv) Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh độc cho người sử dụng

- Mỗi loại thuốc đều được quy định lượng tồn tại của nó trên nông sản gọi là

mức dư lượng (MDL)

- Thời gian cách ly: là số ngày tối thiểu kể từ ngày phun thuốc lần cuối đến

khi thu hoạch nông sản (chè). Đủ thời gian này có nghĩa là dư lượng trên nông sản

đã nằm dướ MDL tối đa cho phép. Tuy nhiên, thời gian cách ly chỉ có giá trị với

liều khuyến cáo. Nếu vượt quá liều khuyến cáo (liều lượng, nồng độ hướng dẫn),

thời gian cách ly trên không còn có ý nghĩa gì nữa.

(v) Đối với người kinh doanh và người sử dụng

- Người kinh doanh hóa chất BVTV cần:

+ Có chứng chỉ hành nghề buôn bán hóa chất BVTV. Cán bộ quản lý và kỹ

thuật phải có trình độ trung cấp nông nghiệp trở lên.

Page 67: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 59 K17-Khoa học Môi trường

+ Có cửa hàng bán thuốc và kho thuốc.

+ Có trang thiết bị cần thiết để bảo đảm an toàn cho người, môi trường;

phòng chống cháy nôt theo quy định của Nhà nước.

+ Phải có đủ sức khoẻ.

+ Ngoài ra, người bán hàng cần có trình độ chuyên môn, khuyến cáo nông

dân mua đúng thuốc cần, dùng đúng kỹ thuật, đọc và hiểu được nhãn. Không buôn

bán hàng giả, hàng kém chất lượng, ngoài danh mục.

Không lưu giữ, bày bán các loại hóa chất BVTV đựng trong các vỏ không

phải là chai gói chuyên dụng hay trong các ống thuỷ tinh dễ vỡ, những chai thuốc

đã bị hư hỏng.

- Cửa hàng không bày bán thuốc không có nhãn, nhãn bị mờ, bẩn, nhãn

mang tiếng nước ngoài, nhãn không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của Nhà

nước. Người bán thuốc không được tự ý sang chai, đóng gói lẻ (từ gói lớn sang gói

nhỏ). Mọi loại thuốc bày bán tại cửa hàng hay trong kho phải là bao bì nguyên thuỷ

do cơ sở sản xuất gia công đóng gói làm với đầy đủ dấu, tme, nút, bảo hiểm chống

hàng giả.

Người mua thuốc:

- Chỉ mua những loại thuốc đựng trong chai lọ còn nguyên, còn trong hạn sử

dụng được gi trên nhãn.

- Tính lượng thuốc cần để mua đúng lượng, không phải lưu trữ lâu trong nhà.

- Không tự thay đổi bao bì trong quá trình lưu trữ.

- Không mua thuốc ở những cửa hàng không đăng ký kinh doanh thuốc. Do

hóa chất BVTV là hàng hoá đặc biệt nên Nhà nước cần quản lý chặt. Không đăng

ký kinh doanh là vi phạm pháp luật.

Page 68: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 60 K17-Khoa học Môi trường

- Nếu thuốc bị đổ ra đất, sàn xe, dùng đất bột, vôt bột, mùn cưa bao quanh

khu vực bị rò rỉ, thấm hết thuốc, nạo lớp đất thấm nước, dọn sạch cho vào túi nhựa

rồi chôn. Không dùng nước đổ rửa, tránh để thuốc lan rộng.

3.3.3. Quản lý dịch hại tổng hợp

Các nguyên tắc của quản lý dịch hại tổng hợp đối với cây chè

Trồng cây khỏe

Chọn giống tốt, bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý đúng kỹ thuật, đất khỏe nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu dịch hại và cho năng suất cao, đền bù lại những mất mát (lá, thân) do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.

Quản lý dịch hại tổng hợp

Không sử dụng hóa chất BVTV để phun phòng sâu bệnh; phòng trừ bằng những biện pháp canh tác (trồng trọt) thông thường, như trồng giống khoẻ, chăm sóc tốt và duy trì việc trồng cây che bóng, cây trồng xen, duy trì che phủ đất; mở rộng việc tìm hiểu về diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại chính, tìm hiểu về sự phát triển của thiên địch; thiết lập các ngưỡng gây hại của các tác nhân gây hại chính (rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi), dựa vào mức thiệt hại kinh tế (rầy xanh 3 - 5 con rầy non/khay, bọ cánh tơ 4 con/lá, nhện đỏ 3 con/lá, bọ xít muỗi bắt đầu thấy lác đác chòm lá có vết kim châm màu đen …); trong trường hợp sử dụng thuốc hoá học trừ dịch hại là cần thiết, thì việc lựa chọn thuốc là quan trọng để giảm bớt sự mất cân bằng sinh thái, an toàn sản phẩm và đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

Bảo vệ thiên địch: thiên địch có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại, cần bảo vệ và tăng cường hoạt động các loại thiên địch có sẵn trong tự nhiên bằng cách hạn chế sử dụng thuốc BVTV lên đồng ruộng.

Thường xuyên thăm đồng hàng tuần: quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp (nước, phân...)giúp cây trồng phát triển tốt, điều tra mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng của chúng từ đó có biện pháp xử lý thích hợp

Page 69: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 61 K17-Khoa học Môi trường

Nông dân trở thành chuyên gia: tập huấn nông dân trở thành chuyên gia thông qua tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm về canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại.

Để giảm thiểu các tác động lên môi trường và sức khỏe con người cần hạn chế việc sử dụng hóa chất BVTV và phân hóa học. Khi đó để quản lý dịch hại, sâu bệnh cần ưu tiên những biện pháp sau:

Biện pháp sử dụng giống chống chịu dịch hại

Sử dụng cây trồng mang gen chống hoặc chịu dịch hại nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự phát sinh của dịch hại. Ví dụ giống chống đạo ôn, bạc lá…Tuy nhiên không nên sử dụng quá 70% diện tích gieo trồng.

Biện pháp vật lý cơ giới

Dùng tay bắt giết sâu bọ, ngắt bỏ lá thân bị bệnh, thu lượm ổ trứng, bắt chuột vv…

Dùng bẫy nhằm thu hút bắt hoặc dự tính các đợt phát sinh rộ của trưởng thành sâu hại:

Bẫy đèn: bắt ngài thuộc họ ngài sáng.

Bẫy mùi vị: chua ngọt (sâu xám, sâu khoang…), tanh hôi (bọ xít dài hại lúa), protein (bẫy ruồi đục quả).

Bẫy màu sắc: màu xanh để bẫy bọ trĩ vv…

Bẫy bào tử: dùng để thu bắt và dự tính các đợt phát sinh rộ của bào tử nấm.

Biện pháp canh tác hữu cơ

(i) Làm đất và vệ sinh ruộng chè

Để cắt đứt vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác.

Đồng thời tạo nơi trú ngụ của thiên địch sau vụ thu hoạch.

(ii) Luân canh

Cắt đứt mối quan hệ chuyên tính giữa các sinh vật gây hại và cây chủ của chúng, hạn chế sự phát triển của các loài gây hại.

Page 70: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 62 K17-Khoa học Môi trường

Trồng liên tiếp nhiều loài cây trên cùng một khoảnh đất, mỗi thời gian một loài, nhằm cải tạo đất, tận dụng các lớp đất.

(iii) Thời vụ gieo trồng thích hợp

Xác định thời vụ thích hợp đảm bảo cây phát triển, sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao.

Dựa trên đặc điểm phát sinh phá hại của sâu bệnh quan trọng ở địa phương, bảo đảm cho cây trồng tránh khỏi các đợt cao điểm của dịch bệnh.

(iv) Trồng giống chống chịu sâu bệnh

Giống kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá giúp nông dân tiết kiệm được chi phí phòng trừ rất lớn. Sau môt thời gian các giống mất đi tính kháng sâu bệnh nên đa gien hoá giống trên ruộng chè.

Mật độ gieo trồng hợp lý.

Mật độ cây trồng có liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng đất, tiểu khí hậu đồng ruộng và tình hình sâu bệnh hại.

(v) Bón phân cân đối hợp lý

Phân bón là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu giúp cây trồng nói chung, cây chè nói riêng, phát triển tốt. Tuy nhiên bón nhiều phân hoặc bón không hợp lý sẽ làm cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại.

(vi) Chế độ nước

Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng của cây để điều tiết nước hợp lý.

Biện pháp sinh học

(i) Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch sẵn có

Bảo vệ thiên địch tránh bị độc hại do hoá chất BVTV bằng cách hạn chế tối đa việc phun thuốc, chỉ sử dụng thuốc có tính độc thấp, thuốc có nguồn gốc sinh học.

Tạo nơi cư trú cho thiên địch.

Các kỹ thuật canh tác giúp duy trì và phát triển thiên địch.

Page 71: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 63 K17-Khoa học Môi trường

(ii) Nhập nội các thiên địch mới

Hoạt động này sử dụng trong những trường hợp sâu hại từ nước ngoài du nhập vào, chưa có các thiên địch đủ sức khống chế ở trong nước.

(iii) Nuôi nhân và lây thả thiên địch trên ruộng

Kỹ thuật này được áp dụng với các loại ký sinh chuyên tính hẹp, khi được thả trên ruộng ký sinh sẽ tìm đến vật chủ ưa thích của chúng để tiêu diệt.

(iv) Sử dụng các chế phẩm sinh học

Phần lớn các chế phẩm sinh học có nguồn gốc VSV như: nấm, vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật, Beauveria thử nghiệm để trừ rầy nâu, BT (Bacillus Thurigiensis) dùng để trừ sâu keo da láng…

(v) Sử dụng Pheromone và Hormone điều hoà sinh trưởng côn trùng

Các hợp chất tổng hợp tương tự như Pheromone dùng với mục đích là bẫy dẫn dụ giết các con đực.

Hormone : Cơ chế tác động là làm cho trứng phát triển không bình thường.

Hiện nay các biện pháp này chưa được sử dụng phổ biến ở nước ta.

(vi) Kỹ thuật diệt sinh

Xử lý phóng xạ các con đực làm chúng mất khả năng sinh sản, sau đó chúng sẽ cạnh tranh với các con đực khác trong tự nhiên khi giao phối với con cái, làm trứng không được thụ tinh và không nở được.

Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc (hóa chất BVTV) tương đối an toàn với thiên địch, sử dụng thuốc theo kỹ thuật 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Nói chung biện pháp hoá học chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi tình hình sâu bệnh ở mức cao và điều kiện còn có thể bộc phát mạnh mà áp dụng tất cả các biện pháp đều không kìm hãm được. Biện pháp hoá học không được khuyến khích trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp.

Page 72: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 64 K17-Khoa học Môi trường

3.3.4. Thu gom và xử lý chất thải rắn

Theo thói quen người dân thường sử dụng thuốc trừ sâu hoặc phân bón hóa

học thì vứt luôn ngay trên ruộng chè, ngay trên đồng ruộng. Đây là thói quen xấu có

tác hại tới môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước. Vì vậy những việc

cần làm sau để giảm tác hại của chất thải rắn trong trồng chè:

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin

đại chúng. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đối với các tổ

chức, cá nhân; đặc biệt trên địa bàn nông thôn;

- Hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ

môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức

quần chúng ở cơ sở; tạo phong trào thi đua xây dựng nếp sống mới ở nông thôn; tạo

chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi

trường, trong đó có việc thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn.

- Đặt các thùng chứa rác kéo tay tại các ruộng chè để người dân có thể bỏ

bao bì nylon, vỏ chai thuốc BVTV vào đó. Trên các thùng rác lưu động này, sẽ dán

những khẩu hiệu bảo vệ môi trường. Sau một thời gian đầy, thùng chứa rác lưu

động này sẽ được công nhân vệ sinh môi trường mang đi.

3.4. CÁC BIỆN PHÁP BVMT TRONG CHẾ BIẾN CHÈ

3.4.1. BVMT lao động

Môi trường làm việc của công nhân trong nhà máy sản xuất chè là tương đối

khắc nhiệt. Nhiệt độ của máy sao và sấy chè rất lớn nên công nhân cần được bảo hộ

tốt. Ở nhà máy chè Tân Cương - Hoàng Bình trong quá trình khảo sát thì công nhân

được trang bị bảo hộ tốt: áo chống nống, găng tay, khẩu trang cho nên hạn chế tác

hại của nhiệt độ.

Tại các hộ dân sản xuất chè: trong quá trình lao động họ cũng sử dụng khẩu

trang, găng tay. Điều đó chứng tỏ người dân đã có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho

chính mình.

Page 73: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 65 K17-Khoa học Môi trường

3.4.2. Quản lý chất thải rắn

Tại các hộ dân

Lượng chất thải rắn tạo ra trong quy trình sản xuất ở các hộ dân là ít, không

đáng kể. Tuy nhiêu nếu các hộ dân sử dụng than cho quá trình sao và sấy chè thì

phải được hướng dẫn để họ tiếp cận với xỉ than đúng hướng, đúng cách.

Tại các xưởng sản xuất

Trong quy trình chế biến chè khâu tạo ra chất thải rắn chủ yếu là khâu sao và

sấy và đóng gói chè. Khâu sao và sấy chè sử dụng nhiêu liệu là than và củi. Lượng

tiêu thụ củi của Công ty chè Tân Cương - Hoàng Bình là 2 tấn/tháng, công ty chè

khác như Sông Công lại sử dụng than (tạo ra xỉ). Lượng chất thải rắn là xỉ, than củi

này được công ty bán cho các đơn vị thu mua thích hợp.

3.4.3. Quản lý khí thải

Tại các công ty sản xuất chè hay sản xuất quy mô hộ gia đình thì khí thải của

sản xuất chè chủ yếu là bụi, CO, CO2, SO2 nếu dùng than làm nhiêu liệu còn dùng

củi thì chủ yếu là bụi, CO, CO2. Lượng khí thải này không đáng kể bởi vì lượng ít

cho nên việc quản lý khí thải không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu. Tuy nhiêu,

trong tương lai khi tập trung sản xuất, tập trung công nghiệp thì đây sẽ là vấn đề cần

quan tâm bởi vì lúc đó lượng nhiêu liệu đã tăng đáng kể hơn.

3.5. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG

TRONG TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở LÀNG NGHỀ CHÈ XÃ TÂN

CƯƠNG

3.5.1. Giải pháp kỹ thuật

3.5.1.1. Gắn kết phát triển làng nghề với khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu

du lịch với các sản phẩm đặc sắc có tính nghệ thuật cao

Kết hợp phát triển làng nghề chè Tân Cương với hoạt động du lịch. Đây là mô

hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt

Nam. Việc đưa văn hoá Việt Nam thành một trong những điểm nhấn thu hút khách du

Page 74: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 66 K17-Khoa học Môi trường

lịch đã được thí điểm và thu được những thành công bước đầu thông qua việc thiết lập

các tour du lịch văn hoá qua một số làng nghề. Một cách khác là đa dạng hoá các sản

phẩm làng nghề theo hướng giới thiệu đất nước, con người, văn hoá chè của Việt Nam.

Để làng nghề phát triển được theo hướng này, thì điều quan trọng nhất là giữ

gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng văn

hoá và tính nghệ thuật cao. Giá trị sản phẩm không chỉ tính bằng giá nguyên liệu và

công lao động, mà chủ yếu được đánh giá bằng tính nghệ thuật và tính văn hoá của

sản phẩm. Điều thu hút khách du lịch sẽ không chỉ là sản phẩm của làng nghề, mà

chính là hoạt động sản xuất truyền thống ở làng nghề. Với các làng nghề chè Tân

Cương kết hợp với khu du lịch theo mô hình này, vấn đề vệ sinh môi trường sẽ

được đặt ra như là một tiêu chí quan trọng trong việc quy hoạch làng nghề. Điều

kiện môi trường cũng sẽ là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Việc phát

triển các làng nghề theo hướng này chủ yếu nên áp dụng với các làng nghề chè

truyền thống lâu đời, có các mặt hàng mang tính đặc thù văn hoá Việt Nam

3.5.1.2. Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề chè

- Giải pháp hàng đầu là nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được

những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất

nghề, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường làng nghề.

- Tăng cường và tổ chức hệ thống quản lý môi trường làng nghề từ quy mô

cấp tỉnh, huyện, xã tới thôn xóm. Đưa ra các chính sách quản lý môi trường phù hợp

với điều kiện cụ thể của từng địa phương, như việc quy định về đóng góp cho quỹ

môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát

sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm. Tham khảo và rút kinh nghiệm về các chính sách

quản lý môi trường của các tỉnh, TP trong nước.

- Hỗ trợ, cung cấp thông tin, khuyến khích các làng nghề, các hộ sản xuất, cơ

sở, xí nghiệp tư nhân hoạt động tại làng nghề áp dụng các giải pháp công nghệ

nhằm giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất nghề gây ra chẳng hạn như các công nghệ và

thiết bị mới "thân thiện" với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, hệ thống

Page 75: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 67 K17-Khoa học Môi trường

xử lý "cuối đường ống" theo từng hộ gia đình, tốt nhất theo từng cụm sản xuất ở

quy mô nhỏ và vừa, phù hợp với trình độ kỹ thuật, đặc thù sản xuất và điều kiện

kinh tế của làng nghề.

Vấn đề môi trường làng nghề phải do chính bà con dân làng nghề tham gia

giải quyết, đó là sự sống còn của làng nghề trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng

cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, từ các cấp quản lý trung ương tới địa

phương và của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

3.5.1.3. Biện pháp trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Khuyến khích người dân trồng, chế biến, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa

là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:

- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.

- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm

khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động

của nông dân.

- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được

những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

3.5.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề chè

Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè an toàn ở các làng nghề chè cân thực hiện

một số biện pháp quản lý như sau.

3.5.2.1. Thành lập Tổ quản lý môi trường tại mỗi làng nghề

Tổ chức này được UBND xã lập nhằm giúp chính quyền xã thực hiện các

công tác quản lý môi trường và sản xuất chè sạch. Tổ Quản lý môi trường có các

chức năng:

- Kết hợp với các đơn vị khuyến nông: tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia

đình: sử dụng đúng các loại hóa chất BVTV, phân hóa học;

Page 76: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 68 K17-Khoa học Môi trường

- Hướng dẫn các hộ trồng chè về biện pháp tập trung bao bì các loại hóa chất

BVTV tại các nương chè; hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý

chất thải nguy hại an toàn.

- Hướng dẫn các hộ gia đình chế biến chè: sản xuất chè sạch, thu gom, xử lý

CTR phát sinh tại xưởng sản xuất.

- Phối hợp với Phòng TN-MT huyện/TP/TX và Sở TN-MT trong giám sát,

quan trắc môi trường vùng trồng và chế biến chè.

- Tham mưu cho UBND trong khen thưởng các hộ tuân thủ các quy định về

môi trường và phê bình, phạt các hộ gay ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tổ Quản lý môi trường làng nghề chè có biên chế độ 2-3 người được UBND

xã trợ cấp kinh phí để hoạt động.

3.5.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của thanh tra, kiểm tra chấp hành

pháp luật về BVMT

- Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát các hoạt động quản lý môi trường ở

các làng nghề chè.

- Tăng cường pháp chế về môi trường ở làng nghề bao gồm các nội dung hoàn

thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề theo

hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân,

các chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng

thanh tra, kiểm tra; triển khai thường xuyên, định kỳ, đột xuất các đợt thanh tra, kiểm

tra áp dụng các biện phát cưỡng chế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm

bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm chỉnh.

- Thanh tra sở phối hợp với các đơn vị thuộc phòng, xây dựng các văn bản

pháp quy của ngành, trình UBND huyện, tỉnh ban hành để thực hiện tốt công tác

quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn các làng nghề chè theo

quy định.

Page 77: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 69 K17-Khoa học Môi trường

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật

BVMT, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở trồng và chế biến chè

gây ô nhiễm.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý môi trường với các

ngành liên quan đến BVMT làng nghề chè: Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, trong thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề môi trường

các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh.

3.5.3. Giải pháp giáo dục

3.5.3.1. Xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT ở

các làng nghề chè ở Thái Nguyên

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Nhìn chung, các tầng lớp nhân

dân ở Thái Nguyên đã có nhận thức về tầm quan trọng của môi trường đối với đời

sống hàng ngày và bước đầu đã có ý thức để giảm thiểu ô nhiễm, BVMT. Tuy

nhiên, hiện nay ý thức giữ gìn môi trường ở các làng nghề nói chung và làng nghề

chè của cộng đồng còn hạn chế

- Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có hành động mạnh mẽ về kiểm soát ô

nhiễm, BVMT ở các làng nghề. còn chịu nhiều sức ép về tăng trưởng kinh tế.

- Nhiều cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp chưa xem xét đúng mức vấn đề

kiểm soát ô nhiễm trong các chính sách, quy hoạch phát triển các làng nghề.

- Nhiều nhà sản xuất, người dân làng nghề chè chưa có ý thức trách nhiệm

đối với việc giữ gìn: chất lượng nước, sông hồ, chất lượng không khí; chưa nắm

vững Luật pháp, các quy định BVMT; chưa có thói quen ứng xử thân thiện với môi

trường.

Do đó, tỉnh Thái Nguyên cần đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng ý

thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT vùng làng nghề nói

chung và làng nghề chè nói riêng.

Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Page 78: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 70 K17-Khoa học Môi trường

- Các chương trình giáo dục cộng đồng cần được bắt đầu từ việc nâng cao

nhận thức cho các cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã, trưởng các thôn xóm, các đoàn

thể người làm công tác thu gom chất thải tại các nương chè và tại các cơ sở chế biến

chè. Mục tiêu của giáo dục cộng đồng nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về

BVMT và kiểm soát ô nhiễm môi trường, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các

chương trình xã hội hóa để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho

các nhóm cộng đồng.

- Khi nhận thức cộng đồng được nâng cao, cần phải tạo điều kiện để người

dân được tham gia công tác quy hoạch, lựa chọn hình thức dịch vụ và các giải pháp

công nghệ phù hợp. Các dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và các công trình xử lý

chất thải ở làng nghề chè cần phải được đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội lấy ý kiến tham vấn cộng đồng một cách nghiêm túc, quản lý vận hành các bãi

chôn lấp để người dân tin tưởng rằng, các bãi chôn lấp sẽ được chôn lấp và vận

hành một cách an toàn, phù hợp về mặt môi trường. Giải quyết được vấn đề này sẽ

hạn chế được sự phản đối của người dân khi chọn địa điểm các bãi chôn lấp chất

thải.

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của tổ

chức và cá nhân trong việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, trước hết là nâng

cao sự hiểu biết về chính sách và pháp luật có liên quan, xây dựng nếp sống văn

minh, thói quen yêu thiên nhiên, sống và sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi

trường của mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy vai trò tích cực của cơ quan trông tin

đại chúng bằng cách khuyến khích và quản lý thích hợp để cho việc truyền thông

được chính xác, đầy đủ, khách quan, kịp thời tạo điều kiện cho công chúng nắm bắt

được thông tin, phát biểu được ý kiến; phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường,

cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào toàn

dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường,

phê phán thói xấu về vệ sinh môi trường.

- Đưa chủ đề bảo vệ môi trường nói chung và BVMT làng nghề chè nói riêng

trong các hoạt động hàng ngày vào nội dung của các cuộc họp thường kì của cấp ủy

Page 79: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 71 K17-Khoa học Môi trường

Hội đồng nhân dân, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức quần chúng và doanh

nghiệp.

- Thường xuyên đưa chủ đề BVMT vào nội dung hoạt động văn hóa, văn

nghệ của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn ở các cơ quan, trường học,

doanh nghiệp, phường, xã...

- Mở nhiều khóa đào tạo, nâng cao kiến thức về BVMT và phát triển bền

vững cho lãnh đạo các cấp,các cơ quan đơn vị và doanh nghiệp.

- Tổ chức kỷ niệm và phát huy quần chúng tham gia các ngày lễ, tuần lễ môi

trường: Ngày môi trường thế giới, Ngày Trái đất, Ngày làm sạch thế giới...

- Xây dựng chuẩn mực văn hóa đạo đức môi trường thành tiêu trí đánh giá

tập thể, cá nhân, gia đình.

- Ban hành tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn, hộ gia đình xanh, sạch và lồng

ghép các tiêu chuẩn này trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi

trường.

- Các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh, cơ quan đơn vị về phương pháp công nghệ, kiến thức về kiểm soát ô nhiễm, BVMT ở các làng nghề chè, phòng tránh suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

3.5.3.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT

Hiện tại ở các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, cộng đồng đang đóng một vai trò quan trong trong BVMT. Do đó, việc tăng cường vai trò của cộng đồng trong BVMT của tỉnh Thái Nguyên nói chung và ở các làng nhề chè nói riêng là việc làm cần thiết. Để phát huy vai trò quan trọng của quần chúng trong việc giữ gìn vệ sinh, dọn sạch rác thải, bảo vệ chất lượng không khí, nguồn nước, phòng chống ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Page 80: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 72 K17-Khoa học Môi trường

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua điều tra, nghiên cứu về vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè,

luận văn nêu các kết luận sau:

1. Thực trạng làng nghề chế biến chè ở Thái Nguyên còn nhiều vấn đề vê

môi trường, nhất là vấn đề về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón cho

chè.

2. Khâu chăm bón, thu hoạch và sản xuất chè của người dân chưa đúng kỹ

thuật nên còn nhiều yếu tố tác động tới môi trường và chính sức khỏe của người dân

3. Ý thức về giữ vệ sinh chung của người dân còn hạn chế. Hiện tượng vứt

chai lo, bao bì của thuốc bảo vệ thực vật ngay sau khi sử dụng trên ruộng chè. Đây

là nguồn tiềm tàng có thể dẫn tới ô nhiễm đất và nước ngầm.

4. Luận văn đã nêu các vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề

xuất các biện pháp tổng hợp, gắn kết nâng cao năng lực về tổ chức, nhân sự, giáo

dục, có tính khả thi để quản lý làng nghề chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

có hiệu quả cao.

Với hiện trạng các vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Tăng cường năng lực quản lý về môi trường của Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã cũng như các cơ quan hữu trách của tỉnh.

2. Nâng cao nhận thức cho người dân làng nghề trồng và chế biến chè về BVMT, thông qua việc tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở các lớp tập huấn, gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa cán bộ môi trường với người dân. Tích hợp giáo dục về các vấn đề môi trường với các môn học ở các cấp học.

3. Khuyến khích người dân trong làng nghề chè sử dụng phân bón hữu cơ và sử dụng phân bón theo đúng tiêu chuẩn sản xuất chè an toàn.

4. Cấp nhãn chè sinh thái cho các hộ gia đình sản xuất chè theo tuân chuẩn sản xuất chè an toàn.

Page 81: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 73 K17-Khoa học Môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy hoạch phát

triển ngành nghề nồng thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020, Thái Nguyên

2. Các tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích môi trường do Bộ KH – CN ban

hành.

3. Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do Bộ TN – MT ban

hành

4. Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đề án “ Phát triển thương mại nông lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn 2011-2020”, tháng 12 năm 2020.

6. Nguyên Tuấn Khanh (2010), Luận án tiến sỹ y học “Đánh giá ảnh hưởng

của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tới sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái

Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp”.

7. Bùi Thế Đạt (1999), Kỹ thuật gieo trồng chế biến chè và cà phê, Nhà xuất

bản Nông nghiệp.

8. Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo Chương trình phát

triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2011-2015, Thái Nguyên.

9. Lê Trình (2002), Giáo trình Độc học sinh thái, Viện Môi trường và Tài

nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo Quy hoạch vùng

nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

11. Uỷ ban nhân dân xã Tân Cương (2012), Báo cáo kinh tế xã hội năm

2012.

12. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), “Quy hoạch BVMT tỉnh Thái

Nguyên đến năm 2020”, Đơn vị tư vấn: Viện Môi trường và Phát triển bền vững,

Chủ nhiệm: Lê Trình.

Page 82: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 74 K17-Khoa học Môi trường

13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011) “Đề án cải thiện và bảo vệ

môi trường vùng nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm

2020”; Đơn vị tư vấn: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (2011), Chủ nhiệm :

Lê Trình

Page 83: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 75 K17-Khoa học Môi trường

PHỤ LỤC

Danh sách các làng nghề đã được công nhận và các làng có nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(Kèm theo Báo cáo số 3524/BC - STNMT ngày 24/12/2010 của Sở Tài nguyên và MT)

TT Tên làng nghề Địa chỉ Số hộ SX/ Tổng số hộ trong làng*

A Danh sách làng nghề được công nhận Huyện Phú Bình 1 LN mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Lý Xã Tân Đức 70/120

2 LN đồ gỗ mỹ nghệ Phương Độ Xã Xuân Phương 70/120

3 LN đồ gỗ mỹ nghệ Phú Lâm Xã Kha Sơn

Huyện Phú Lương 4 LN bánh chưng xóm số 9 Bờ Đậu Xã Cổ Lũng 90/225

5 LN trồng và chế biến chè Thác Dài Xã Tức Tranh 153/153

6 LN trồng và chế biến chè Quyết Thắng Xã Tức Tranh 85/98

7 LN trồng và chế biến chè Gốc Gạo Xã Tức Tranh 120/120

8 LN chế biến chè, nhãn vải Liên Hồng 8 Xã Vô Tranh 100/108

9 LN chế biến chè, nhãn vải Bình Long Xã Vô Tranh 86/95

10 LN trồng và chế biến chè Toàn Thắng Xã Vô Tranh 65/88

11 LN trồng và chế biến chè Tân Bình Xã Vô Tranh 62/75

12 LN trồng và chế biến chè Yên Thuỷ 1 Xã Yên Lạc 109/124

13 LN trồng và chế biến chè Yên Thuỷ 4 Xã Yên Lạc 132/145

14 LN trồng và chế biến chè Phú Nam 5 Xã Phú Đô 98/130

Huyện Đồng Hỷ

15 LN chế biến miến dong Việt Cường Xã Hoá Thượng 50/100

16 LN trồng và chế biến chè xóm Cà Phê 1 Xã Minh Lập 270/300

17 LN trồng và chế biến chè xóm Cà Phê 2 Xã Minh Lập

18 LN chè truyền thống Sông Cầu Xã Minh Lập 125/289

19 LN chè Trại Cài 1 Xã Minh Lập

Page 84: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 76 K17-Khoa học Môi trường

Huyện Phổ Yên

20 LN TT mây tre đan Hào Sơn Xã Tiên Phong 96/165

21 LN TT mây tre đan Thù Lâm Xã Tiên Phong 324/481

22 LN đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung Xã Tiên Phong 85/290

23 LN sản xuất mộc mỹ nghệ Cẩm Trà Xã Trung Thành 68/270

24 LN TT trồng dâu, nuôi tằm Phú Cốc Xã Tân Phú 246/255

25 LN chè Quân Cay Xã Phúc Thuận

26 LN chè Bãi Hu Xã Phúc Thuận

27 LN chè Tân Ấp 1 Xã Phúc Thuận

28 LN chè Phúc Tài Xã Phúc Thuận

29 LN chè Đức Phú Xã Phúc Thuận

TP Thái Nguyên

30 LN bún, bánh Gò Chè Xã Cao Ngạn

31 LN chế biến chè Khuôn 2 Xã Phúc Trìu 78/81

32 LN chế biến chè Hồng Thái 2 Xã Tân Cương 148/148

TT Tên làng có nghề Địa chỉ Số hộ SX/ Tổng số hộ trong làng

B Danh sách làng có nghề

I. Huyện Phú Bình

1 LN mây tre đan Tân Đức Xã Tân Đức 70/120

2 LN mây tre đan Thượng Đình Xã Thượng Đình

3 LN thêu ren Hà Châu Xã Hà Châu

4 LN bún, bánh Nhã Lộng Xã Nhã Lộng

5 LN nấu rượu Thanh Ninh Xã Thanh Ninh

6 LN sản xuất cơ khí thị trấn Hương Sơn TT Hương Sơn

7 LN sản xuất VLXD Xuân La Xã Xuân Phương 85/268

II. Huyện Phú Lương

8 LN sản xuất VLXD Làng Phan Xã Cổ Lũng 180/199

9 LN sản xuất VLXD Cổng Đồn Xã Cổ Lũng 40/123

10 LN mây tre đan Nà Tủn Xã Ôn Lương 50/285

Page 85: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 77 K17-Khoa học Môi trường

11 LN mây tre đan Na Hiên Xã Yên Trạch 40/120

12 LN mây tre đan Tiến Bộ Xã Hợp Thành 50/150

13 LN mây tre đan Phú Yên Xã Phấn Mễ 30/47

14 LN sản xuất VLXD Làng Bún 1 Xã Phấn Mễ 60/120

15 LN trồng và chế biến chè Tân Thái Xã Tức Tranh 132/132

16 LN trồng và chế biến chè Minh Hợp Xã Tức Tranh 98/98

17 LN trồng và chế biến chè Phú Nam 1 Xã Phú Đô 54/77

18 LN trồng và chế biến chè Phú Nam 2 Xã Phú Đô

19 LN trồng và chế biến chè Phú Nam 4 Xã Phú Đô 98/130

III. Huyện Đồng Hỷ

20 LN trồng và chế biến chè Hoá Thượng Xã Hoá Thượng 125/452

21 LN trồng rau xanh Hoá Thượng Xã Hoá Thượng 324/452

22 LN chế biến bún, mì sợi ĐỒng Cỏ Xã Nam Hoà 10/70

23 LN trồng rau xanh Nam Hoà Xã Nam Hoà 421/530

24 LN sản xuất rau an toàn Ngọc Lâm Xã Linh Sơn 170/190

25 LN trồng và chế biến chè Văn Hán Xã Văn Hán 354/478

26 LN sản xuất và chế biến nhãn, vải Văn Hán Xã Văn Hán 270/478

27 LN may, thêu, nấu rượu Văn Hán Xã Văn Hán 12/478

28 LN trồng và chế biến chè Khe Mo Xã Khe Mo 354/384

29 LN sản xuất và chế biến nhãn, vải Khe Mo Xã Khe Mo 270/384

30 LN trồng và chế biến chè Hoà Bình Xã Hoà Bình 368/482

31 LN sản xuất rau Huống Thượng Huống Thượng 325/568

32 LN sản xuất, chế biến nhãn, vải Hợp Tiến Xã Hợp Tiến 325/621

33 LN may, thêu, nấu rượu Hợp Tiến Xa Hợp Tiến 15/621

34 LN sản xuất và chế biến nhãn, vải Tân Lợi Xã Tân Lợi 230/456

35 LN may, thêu, nấu rượu Tân Long Xã Tân Long 11/513

36 LN SXổem và chế biến nấm TT Chùa Hang TT Chùa Hang 120/354

IV. Huyện Đại Từ

37 LN sản xuất VLXD Xóm Mới Xã Yên Lãng 50/70

38 LN sản xuất VLXD Phục Linh Xã Phục Linh 45/80

Page 86: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 78 K17-Khoa học Môi trường

39 LN thêu ren xóm 1,2,3,4,5 Xã Vạn Thọ 40/350

40 LN thêu ren Yên Thái Xã Tân Thái 30/120

41 LN mộc xóm Chùa Xã Bình Thuận 20/80

42 LN chế biến miến dong Bẫu Châu Xã Lục Ba 20/80

V. Huyện Phổ Yên

43 LN mây tre đan Bình Tiến Xã Tiên Phong 15/248

44 LN mây tre đan Đại Tân Xã Tiên Phong 6/123

45 LN mây tre đan Cổ Pháp Xã Tiên Phong 124/413

46 LN mây tre đan Yên Trung Xã Tiên Phong 50/164

47 LN mây tre đan Nguyễn Hậu Xã Tiên Phong 65/233

48 LN mây tre đan Xuân Trù Xã Tiên Phong 184/330

49 LN mây tre đan Trung Quân Xã Tiên Phong 7/138

50 LN mây tre đan Giã Thù Xã Tiên Phong 9/359

51 LNTT chè xóm Ao Sen Xã Thành Công

52 LNTT chè xóm Tân Lập Xã Thành Công

53 LNTT chè xóm bìa Xã Thành Công

54 LNTT chè xóm Hạ Đạt Xã Thành Công

55 LNTT chè xóm Tân Thành Xã Thành Công

56 LNTT chè xóm Hồ Xã Minh Đức

57 LNTT chè xóm Thuận Đức Xã Minh Đức

58 LNTT chè xóm Cầu Giao Xã Minh Đức

59 LNTT chè xóm Đậu Xã Minh Đức

60 LNTT chè xóm Đầm Mương Xã Minh Đức

61 LNTT chè xóm 1 Xã Phúc Tài

62 LNTT chè xóm 2 Xã Phúc Tài

63 LNTT chè xóm 3 Xã Phúc Tài

64 LNTT chè xóm 4 Xã Phúc Tài

65 LNTT chè xóm 5 Xã Phúc Tài

66 LNTT chè xóm 6 Xã Phúc Tài

67 LNTT chè xóm Sơn Trung TT Bắc Sơn

Page 87: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 79 K17-Khoa học Môi trường

68 LNTT chè xóm A1 TT Bắc Sơn

69 LNTT chè xóm A2 TT Bắc Sơn

VI. Huyện Định Hóa

70 LN chế biến mỳ gạo Nản Trên TT Chợ Chu 3/30

71 LN đan cót, dệt mành Đoàn Kết 1 Xã Trung Hội 74/105

VII. TX Sông Công

72 LN trồng hoa Nguyên Bẫy Phường Cải Đan 18/114

73 LN mành cọ Tân Thành Xã Trung Hội 74/105

74 LN mây tre đan Vinh Quang 2 Xã Vinh Sơn 5/192

75 LN mây tre đan Tổ 10 Phường Mỏ chè 38/152

VIII. Huyện Võ Nhai

76 LN chế biến chè Chiến Thắng Xã Bình Long 30/49

77 LN chế biến đậu phụ An Long Xã Bình Long 35/58

78 LN chế biến chè Tân Thành Xã Tràng Xá 105/105

79 LN chế biến chè Thành Tiến Xã Tràng Xá 100/100

80 LN chế biến chè xóm Vang Xã Liên Minh 190/190

81 LN chế biến chè xóm Nhậu Xã Liên Minh 148/148

82 LN chế biến đuờng phên Dân Tiến Xã Dân Tiến 60/180

83 LN chế biến chè Trúc Mai Xã Lâu Thượng 120/172

84 LN mây tre đan La Dương Xã Lâu Thượng 15/178

85 LN chè xóm Thâm Xã Liên Minh

86 LN chè Đất Đỏ xã Lâu Thượng Xã Lâu Thượng

87 LN mỳ gạo Tiền Phong TT Đình Cả

IX. TP Thái Nguyên

88 LN VLXD xã Quyết Thắng Xã Cao Ngạn

89 LN chế biến chè Phúc Hoà Xã Thịnh Đức 50/70

90 LN chế biến chè Ao Sen Xã Thịnh Đức 40/65

91 LN chế biến chè Hợp Thành Xã Thịnh Đức 25/50

92 LN chế biến chè Khánh Hoà Xã Thịnh Đức 30/70

93 LN chế biến chè Nhân Hoà Xã Thịnh Đức 40/63

Page 88: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 80 K17-Khoa học Môi trường

94 LN chế biến chè Lượt 1 Xã Thịnh Đức 30/45

95 LN chế biến chè Lượt 2 Xã Thịnh Đức 35/55

96 LN chế biến chè Cây Thị Xã Thịnh Đức 45/70

97 LN chế biến chè Cầu Đá Xã Thịnh Đức 60/100

98 LN chế biến chè Làng Cả Xã Thịnh Đức 60/75

99 LN chế biến chè Đà Tiến Xã Thịnh Đức 55/70

100 LN chế biến chè Xóm Chợ Xã Phúc Trìu 109/134

101 LN chế biến chè Đồng Nội Xã Phúc Trìu 111/120

102 LN chế biến chè Rừng Chùa Xã Phúc Trìu 58/61

103 LN chế biến chè Thanh Phong Xã Phúc Trìu 52/54

104 LN chế biến chè Lai Thành Xã Phúc Trìu 66/69

105 LN chế biến chè Nhà Thờ Xã Phúc Trìu 129/133

106 LN chế biến chè Cây De Xã Phúc Trìu 81/84

107 LN chế biến chè Khuôn 1 Xã Phúc Trìu 45/46

108 LN chế biến chè Soi Mít Xã Phúc Trìu 112/117

109 LN chế biến chè Phúc Thuần Xã Phúc Trìu 99/106

110 LN chế biến chè Phúc Tiến Xã Phúc Trìu 59/63

111 LN chế biến chè Đồi Chè Xã Phúc Trìu 85/89

112 LN chế biến chè Đá Dựng Xã Phúc Trìu 57/62

113 LN chế biến chè Hồng Phúc Xã Phúc Trìu 71/76

114 LN chế biến chè Hồng Thái 1 Xã Tân Cương 164/164

115 LN chế biến chè Y Na 1 Xã Tân Cương 62/62

116 LN chế biến chè Y Na 2 Xã Tân Cương 56/58

117 LN chế biến chè Soi Vàng Xã Tân Cương 101/101

118 LN chế biến chè Tân Thái Xã Tân Cương 50/50

119 LN chế biến chè Nam Thái Xã Tân Cương 99/104

120 LN chế biến chè Nam Hưng Xã Tân Cương 66/68

121 LN chế biến chè Nam Tiến Xã Tân Cương 62/62

122 LN chế biến chè Xóm Guộc Xã Tân Cương 72/72

123 LN chế biến chè Nhà Thờ Xã Tân Cương 57/57

Page 89: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 81 K17-Khoa học Môi trường

124 LN chế biến chè Nam Sơn Xã Tân Cương 69/69

125 LN chế biến chè Nam Tân Xã Tân Cương 58/64

126 LN chế biến chè Gò Pháo Xã Tân Cương 96/97

127 LN chế biến chè Đội Cấn Xã Tân Cương 76/78

128 LN chế biến chè Nam Đồng Xã Tân Cương 61/70

Nguồn: Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, 2010

Page 90: nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề ...

Luận văn thạc sỹ

Trần Thế Long 82 K17-Khoa học Môi trường

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Dự án “Xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện Môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (Cá nhân và hộ gia đình)