quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật

166
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 DỰ THẢO Tháng 6/2015

Transcript of quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật

ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢPQUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 06 - 2015

DỰ THẢO

Tháng 6/2015

ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤNSỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHGIÁM ĐỐC

Lê Thái Hỷ

CƠ QUAN PHÊ DUYỆTỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 06 – 2015

MỤC LỤC

Phần 1. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI TP.HCM..............................................111.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG.....................................................................111.1.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM...................11

1.1.2. Đánh giá tác động của tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2001 – 2013 đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động..........................................................30

1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2013.................................................................331.2.1. Hiện trạng phát triển các công trình viễn thông có liên quan đến Quốc phòng an ninh. 33

1.2.2. Hiện trạng phát triển và phân bố điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.......39

1.2.3. Thực trạng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động (cột ăng ten BTS).........42

1.2.4. Hiện trạng phát triển và phân bố hạ tầng cột treo, hầm, hào, cống, bể, ống cáp viễn thông (gọi tắt là mạng cáp ngoại vi)...........................................................................51

1.3. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRONG KỲ QUY HOẠCH.......................541.3.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2025 ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.........................................................................54

1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:...........................................................................64Phần 2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2025.................................................................662.1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ TP.HCM.............................................662.1.1. Vị trí, vai trò của các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến quốc phòng an ninh.66

2.1.2. Vị trí, vai trò của hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................................66

2.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2025.......................................682.2.1. Quan điểm phát triển.............................................................................................68

2.2.2. Mục tiêu phát triển:...............................................................................................68

2.3. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG.....................................................................71

2

2.3.1. Phương án phát triển các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến quốc phòng an ninh.....................................................................................................................71

2.3.2. Phương án phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng...............72

2.3.3. Phương án phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động..................................79

2.3.4. Phương án phát triển hạ tầng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm......88

Phần 3. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN..............................................................933.1. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP............................................................................933.1.1. Về khoa học công nghệ, môi trường.....................................................................93

3.1.2. Về huy động vốn đầu tư........................................................................................93

3.1.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực..........................................................95

3.1.4. Nhóm giải pháp về sử dụng đất.............................................................................96

3.1.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách..................................................................97

3.1.6. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước....................................................................97

3.1.7. Nhóm giải pháp về cơ chế phối hợp......................................................................98

3.1.8. Giải pháp về thông tin tuyên truyền......................................................................98

3.2. TÔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................................993.2.1. Sở Thông tin và Truyền thông:..............................................................................99

3.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:.......................................................................................100

3.2.3. Sở Tài chính:.......................................................................................................100

3.2.4. Sở Giao thông Vận tải:........................................................................................101

3.2.5. Sở Xây dựng:.......................................................................................................101

3.2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:............................................................................101

3.2.7. Sở Quy hoạch kiến trúc:......................................................................................101

3.2.8. Các sở ban ngành khác:.......................................................................................102

3.2.9. Ủy ban nhân dân quận/huyện:.............................................................................102

3.2.10. Các doanh nghiệp:...............................................................................................102

3.3. KẾT LUẬN................................................................................................1023.4. KIẾN NGHỊ...............................................................................................103

MỤC LỤC BẢNGBảng 1: Tăng trưởng kinh tế TP.HCM...............................................................................11

Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM...................................................................12

Bảng 3: Kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ trên địa bàn TP.HCM...............................13

Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM......................................................14

Bảng 5: Dân số TP.HCM....................................................................................................15

Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người TP.HCM..............................................................16

Bảng 7: Một số chỉ tiêu về y tế, giáo dục TP.HCM...........................................................17

Bảng 8. Tình hình phát triển cầu đường tại TP.HCM........................................................20

Bảng 9. Danh mục các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM theo phân cấp quản lý...........21

Bảng 10: GDP ngành thông tin và truyền thông TP.HCM.................................................26

Bảng 11: Một số chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông trên địa bàn TP.HCM....................29

Bảng 12: Hiện trạng các công trình viễn thông liên quan đến an ninh quốc gia................34

Bảng 13a: Hiện trạng các trạm phát sóng tín hiệu phát thanh, truyền hình quốc gia, TP.HCM.............................................................................................................................36

Bảng 14b: Hiện trạng các Công trình hệ thống quản lý, điều khiển, định tuyến, chuyển mạch viễn thông tại TP.HCM.............................................................................................38

Bảng 15: Số lượng đại lý Internet công cộng đến năm 2013.............................................40

Bảng 16: Số lượng cột ăng-ten trên địa bàn thành phố phân theo quận/huyện và loại ăng ten.......................................................................................................................................43

Bảng 17: Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình xây dựng so với công trình............................................................................................................................46

Bảng 18: Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình xây dựng so với công trình phân theo quận huyện........................................................................................46

Bảng 19: Bán kính phủ sóng của các doanh nghiệp viễn thông.........................................48

Bảng 20: Một số chỉ tiêu về mật độ cột ăng ten trên địa bàn TP.HCM..............................48

Bảng 19: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM đến năm 2025.................54

Bảng 20: Dự báo phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trên địa bàn TP.HCM thời kỳ quy hoạch...................................................................................................................................56

Bảng 21: Dự báo số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng TP.HCM.........77

Bảng 22: Lộ trình chuyển đổi cột ăng-ten cồng kềnh sang cột ăng-ten không cồng kềnh thân thiện mối trường phân theo quận huyện.....................................................................86

4

PHỤ LỤC BIỂUHình 1: Chỉ số thương mại điện tử địa phương năm 2012.................................................14

Hình 2: Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị, các điểm dân cư, khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.............................................................................................................................19

Hình 3: Phân bố các điểm Internet công cộng trên địa bàn thành phố...............................41

Hình 4: Số lượng trạm BTS phân theo doanh nghiệp đầu tư.............................................43

Hình 5: Cột ăng ten lắp đặt trên công trình XD (A2a) và cột ăng ten lắp đặt trên mặt đất (A2b)...................................................................................................................................44

Hình 6: Hai cột ăng ten được lắp đặt trong cùng một khu vực tại quận Thủ Đức.............47

Hình 7: Sơ đồ hệ thống trung tâm đô thị TP.HCM đến năm 2025.....................................58

Hình 8: Sơ đồ định hướng phát triển không gian các khu chế xuất, khu công nghiệp đến năm 2020............................................................................................................................62

Hình 9: Sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM..........................................................75

Hình 10: Sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM........................................................76

A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN

THÔNG THỤ ĐỘNG

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành

phố, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chương trình hành động số

27-CTrHĐ/TU và Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2013

trong đó xác định “Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành phố thành một

ngành kinh tế chủ lực, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm làm nền tảng cho sự

phát triển chung và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, xây

dựng thành trung tâm công nghệ thông tin của cả nước”. Để đáp ứng nhiệm vụ trên,

đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thành phố phải phát triển cả về lượng lẫn

về chất. Đồng thời thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương

hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2020, Thành ủy, Ủy ban nhân dân

thành phố đã ban hành Chương trình hành động số 36/CTrHĐ/TU và Quyết định số

1999/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2014 trong đó xác định “phát triển hạ tầng

thông tin, truyền thông gắn với nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của

chính quyền các cấp, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cũng như đảm bảo

an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước”.

- Tại kỳ họp thứ 6 khóa XII ngày 23 tháng 11 năm 2009 Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 và

ngày 06 tháng 4 năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP về quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông quy định quy

hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải phù hợp với quy hoạch phát triển

viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

và là nội dung bắt buộc trong quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng công

trình giao thông, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ

cao theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị nhằm bảo đảm tính

thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thuận tiện cho

việc thiết lập cơ sở hạ tầng và cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông.

1

- Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số

2631/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Triển khai thực hiện Quy hoạch

này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở ngành, 5 huyện

ngoại thành lập quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội các huyện đến năm 2025, thời gian hoàn thành lập quy hoạch là 2014 – 2015.

Như vậy, việc lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động hiện nay là cần

thiết và phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố về

quy hoạch phát triển ngành.

- Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí

Minh, “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn

hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là

đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”1. Với tầm quan trọng của một đô thị

đặc biệt, dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông trên địa bàn thành phố trong thời

gian qua phát triển nhanh chóng cả về lượng lẫn về chất và góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế xã hội của thành phố và có tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh bình quân gấp 1,5 lần so với cả nước. Tốc độ đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí

Minh diễn ra ngày càng nhanh chóng, nhiều khu đô thị mới được quy hoạch, đặc biệt

là Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Tây – Bắc thành phố, các tuyến đường giao

thông chiến lược: hệ thống metro, đường vành đai, đường cao tốc, đường xuyên Á,

…. Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn

thông sẽ tiếp tục phát huy vai trò chủ lực để hỗ trợ và là công cụ hữu hiệu để góp

phần thúc đấy gia tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng.

- Trước năm 2000 hạ tầng kỹ thuật viễn thông động tại Thành phố Hồ Chí

Minh chỉ được cung cấp bởi các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính

Viễn thông (VNPT), đơn vị Quốc phòng, An ninh nên các đơn vị này chủ động tự xây

dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cung cấp dịch

1 Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang, ngày truy cập 11/7/2014.

2

vụ cho chính đơn vị cũng như tự thực hiện công tác quản lý, điều hành. Kể từ năm

2000 trở đi số lượng doanh nghiệp, đơn vị được phép thiết lập hạ tầng kỹ thuật để

cung cấp dịch vụ viễn thông tăng rất nhanh (hiện nay có hơn 20 đơn vị, doanh

nghiệp) nhưng chưa có quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia (được phê duyệt vào

tháng 07/2012), quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương. Việc

này dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, định

hướng cho các doanh nghiệp viễn thông trong đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động và gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, giảm hiệu quả khai thác, sử

dụng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới.

- Ngoài ra, việc không có quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông

thụ động trong thời gian vừa qua đã dẫn đến sự phát triển không đồng bộ, thống nhất,

chồng chéo trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giữa các đơn vị viễn thông, các

ngành có hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt là với ngành giao thông, điện lực, hạ tầng kỹ

thuật ngầm, bố trí quỹ đất cho hạ tầng viễn thông cũng như không gắn kết với quy

hoạch phát triển đô thị, kế hoạch phòng thủ quốc phòng an ninh. Việc này dẫn đến

lãng phí rất lớn trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nói riêng và hạ tầng

đô thị nói chung.

B. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông

qua;

- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 được Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua.

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị lần

thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ

tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện

đại năm 2020;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ ban

hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01

năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết

3

cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo

hướng hiện đại năm 2020;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ

về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định số 140/2006/NĐ-Cp ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ

về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ

chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm

2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội.

- Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về

quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của luật viễn thông.

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ

về cấp phép xây dựng;

- Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ

về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về

phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2020, tầm nhìn sau năm 2020;

- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

- Chỉ thị 422/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ

về tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công

nghệ thông tin và truyền thông”;

4

- Quyết định 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam Bộ đến năm

2020;

- Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;

- Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến

an ninh quốc gia;

- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8 tháng 4 năm 2013 của thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ

Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020

- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ

Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của

Chính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê

duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án

phát triển;

- Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/03/2008 của Bộ Tài Chính về

hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện

các nhiệm vụ, dự án quy hoạch;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11

tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy

hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày

26/03/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập,

thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội,

quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;

5

- Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 9 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công

thương về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm

2015 có xét đến năm 2020;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày ngày 09 tháng 02 năm 2012 của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công

bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực

và sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông

tin và Truyền thông về hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ

tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

- Chỉ thị 31/2011/CT-UBND ngày 5 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân

dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác quy hoạch Kinh tế - xã hội, quy

hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;

- Chương trình hành động số 27/CtrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của

Thành ủy thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban

nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt chương trình phát triển công nghệ

thông tin – truyền thông giai đoạn 2011 – 2015;

- Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban

nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành

động số 27/CtrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết

13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;

- Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban

nhân dân thành phố về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông

thụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

6

- Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban

nhân dân thành phố về Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 36-

CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị Quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Quyết định số 4429/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban

nhân dân thành phố về Ban hành Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn

thông tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài

liệu liên quan và dự báo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các văn bản chỉ đạo

điều hành của Trung ương và địa phương, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

C. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM đến năm 2025 cần

đạt được một số mục tiêu sau:

1. Góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành,

lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố giai đoạn đến 2020 tầm nhìn đến

năm 2025;

2. Góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh công nghệ thông tin và

truyền thông; thực hiện và hoàn thành các chương trình hành động, chương trình đột

phá của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố gắn kết với kế hoạch đảm bảo Quốc

phòng an ninh.

3. Làm cơ sở quản lý nhà nước theo quy hoạch và đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị, doanh nghiệp viễn

thông giữa các ngành-lĩnh vực khác nhằm hạn chế việc chồng chéo trong đầu tư, phát

triển hạ tầng giữa các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông tại một địa bàn, khu vực;

4. Khai thác, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bền vững,

hiệu quả, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các doanh nghiệp, giữa

các ngành để nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, thân thiện môi trường,

đảm bảo mỹ quan đô thị.

7

5. Làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển dịch vụ viễn thông và hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố.

6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

D. GIỚI HẠN PHẠM VI DỰ ÁN QUY HOẠCH

1. Yêu cầu của dự án quy hoạch:

- Tuân thủ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính

phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Tuân thủ Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ

Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiệnquy

hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

- Tuân thủ Quyết định số 4420/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Ủy

ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

- Phù hợp với Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa

nước ta cơ bản hoàn thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Phù hợp với Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Phù hợp với Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 6 tháng 01 năm 2014 của Thủ

tướng chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5

năm kỳ đầu (2011 – 2015) của thành phố Hồ Chí Minh;

- Phù hợp với Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của

Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh

về Công nghệ thông tin và truyền thông”;

- Phù hợp với Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của

thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm

2012;

8

Phù hợp với Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của

Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan

đến an ninh quốc gia;

- Phù hợp với Quyết định 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Phù hợp với Chương trình hành động của Thành uỷ và Ủy ban nhân dân

thành phố về triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính

trị và các chương trình hỗ trợ chyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông phải đúng quy định pháp luật và phù

hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; phù hợp với các

Chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn liền

với Quốc phòng an ninh tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông là một phần không thể tách rời trong

quy hoạch xây dựng đô thị (khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu kinh tế, khu công nghệ cao,…), quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định

của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và nâng cao hiệu quả sử dụng và

chất lượng công trình;

3. Nội dung của dự án lập quy hoạch

a. Quy hoạch công trình viễn thông quan trọng liên quan đến quốc phòng an

ninh trên địa bàn thành phố (không quy hoạch các điểm, vị trí cố định để lắp đặt, bố

trí hệ thống đài, trạm, cột ăng-ten cao trên 100m thuộc danh mục công trình viễn

thông quan trọng liên quan đến quốc phòng an ninh đã được quy định).

b. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng loại hình có người

phục vụ và không có người phục vụ (không bao gồm các điểm truy nhập internet là

9

đại lý internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng do hộ gia

đình, cá nhân đăng ký hoạt động theo quy định).

c. Quy hoạch cột ăng-ten thu phát sóng vô tuyến điện (phát thanh, truyền

hình, hệ thống truyền số liệu, thông tin liên lạc).

d. Quy hoạch hạ tầng cột treo, cống, bể, hầm, hào, ống cáp viễn thông (gọi tắt

là mạng ngoại vi cáp viễn thông).

E. PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH

1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các văn bản pháp luật về các quy hoạch ngành trên địa bàn

TP.HCM có liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, bao gồm:

quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ

cao, mạng lưới điện,… Dựa trên việc nghiên cứu các quy hoạch ngành này, dự án quy

hoạch hạ tầng viễn thông thụ động sẽ có những phương án quy hoạch phù hợp, khoa

học và khả thi cao.

2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường

- Tổ chức điều tra, khảo sát thực địa thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động trên địa bàn TP.HCM đến năm 2013.

- Điều tra, khảo sát những khu vực có thể bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động trong thời gian sắp tới.

3. Phương pháp chuyên gia

- Tổ chức các buổi hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

- Làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn tại Việt

Nam để thu thập ý kiến quy hoạch.

4. Phương pháp tham vấn cộng đồng:

Lấy ý kiến của các tổ chức, hộ gia đình về bố trí hạ tầng kỹ thuật viễn thông

thụ động.

10

PHẦN IPHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN

HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI TP.HCM

1.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ

THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG.

1.1.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM.

1.1.1.1. Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2013

ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

a. Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2001 – 2012 kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

10,8%/năm (cả nước tăng trưởng 6,9%/năm). TP.HCM đóng vai trò đầu tàu tăng

trưởng kinh tế của cả nước. Khu vực nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

5,02%/năm trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp thành phố ngày càng giảm đã

cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp thành phố được cải thiện. Tăng trưởng khu

vực nông nghiệp chủ yếu là tăng năng suất lao động. Khu vực công nghiệp – xây

dựng và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,92% và 10,98%/năm.

Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế TP.HCM

Giá trị

(Tỷ đồng)

Tốc độ tăng bình quân

(%/năm)

Chỉ tiêu 2000 2012 2001 - 2012 2001 - 2005 2006 - 2012

GDP giá SS 1994 52.754 181.737 10,86 10,99 10,76

Nông - Lâm - Thủy sản 1.154 2.078 5,02 4,97 5,06

Công nghiệp - Xây dựng 23.313 80.882 10,92 12,37 9,9

Dịch vụ 28.287 98.777 10,98 10,03 11,67Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2001 – 2013 chuyển dịch theo hướng gia

tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, công nghiệp –

11

xây dựng. Trong suốt giai đoạn 2001 – 2013 tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng 5,72%,

khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 4,78%, khu vực nông nghiệp giảm 0,94%. Cơ

cấu kinh tế chuyển dịch mạnh nhất diễn ra trong giai đoạn 2006 – 2013, theo đó khu

vực dịch vụ tăng tỷ trọng 7,76%, khu vực công nghiệp – xây dựng giảm tỷ trọng

7,49%. Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đúng hướng, thể hiện thế

mạnh về dịch vụ của thành phố.

Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM

Chỉ tiêu

Giá trị

(Tỷ đồng)

+/- cơ cấu

(%)

2000 2005 2013 2001 - 2013

2001 - 2005

2006 - 2013

1. GDP giá thực tế 75.862 165.297 764.561

Khu vực nông nghiệp 1.487 2.121 7.769

Khu vực công nghiệp – xây dựng 34.446 79.538 310.641

Khu vực dịch vụ 39.929 83.638 446.1512. Cơ cấu kinh tế 100% 100% 100%

Khu vực nông nghiệp 1,96 1,28 1,02 -0,94 -0,68 -0,27

Khu vực công nghiệp – xây dựng 45,41 48,12 40,63 -4,78 2,71 -7,49

Khu vực dịch vụ 52,63 50,60 58,35 5,72 -2,04 7,76

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

c. Quy mô kinh tế TP.HCM

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và duy trì một thời gian dài góp phần tăng

quy mô kinh tế TP.HCM lên đáng kể. Năm 2000 GDP TP.HCM theo giá thực tế đạt

5,3 tỷ USD, năm 2013 GDP TP.HCM đạt 36,2 tỷ USD, gấp 6,78 lần so với năm

2000. GDP bình quân đầu người TP.HCM năm 2000 đạt 1.016 USD, đến năm 2013

đạt 4.525 USD, gấp 4,45 lần so với năm 2000.

d. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn

TP.HCM.

Kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố phát triển nhanh

trong thời gian qua, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ hiện đại gồm

12

siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố đến

năm 2013 có 222.424 cơ sở kinh tế cá thể trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Bảng 3: Kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ trên địa bàn TP.HCM2

STT Chỉ tiêu Số lượng Tốc độ tăng b/q(%/năm)

2005 2010 2012 2006 - 2010 2011 - 20121 Số lượng chợ 255 242 -2,582 Số lượng siêu thị 82 142 262 11,61 35,833 Số lượng TTTM 18 24 26 5,92 4,084 Số khách sạn 1.400 2.682 2.967 13,88 5,18

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và TP.HCM

Sự phát triển nhanh chóng của kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại đã

góp phần quan trọng vào phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố, gia tăng quy mô

tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn. Đến năm 2013 tổng mức

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 582,6 ngàn tỷ đồng,

tương đương với 27,5 tỷ USD, gấp 6,7 lần so với năm 2000, tăng bình quân

15,8%/năm giai đoạn 2001 – 2013.

e. Hiện trạng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM

TP.HCM là thành phố có hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh nhất

so với các địa phương khác trong cả nước. Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử

Việt Nam năm 2012 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố,

TP.HCM đứng đầu về chỉ số thương mại điện tử địa phương năm 2012 với 64,5 điểm,

Hà Nội xếp thứ 2 với 64 điểm. Chỉ số thương mại điện tử cho mỗi địa phương được

tổng hợp từ điểm số cho bốn nhóm tiêu chí tác động tới mức độ triển khai thương mại

điện tử là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch giữa doanh

nghiệp với người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

(B2B) và giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B).

2 Nguồn: Số liệu chơ, siêu thị, trung tâm thương mại nguồn số liệu từ Tổng cục thống kê, số lượng khách sạn nguồn số liệu từ niên giám thống kê TP.HCM

13

Hình 1: Chỉ số thương mại điện tử địa phương năm 2012Nguồn:http://ebi.vecom.vn/Upload/Document/BaoCao/Bao%20cao%20EBI%20%20Finish

%20Full.pdf; Ngày truy cập 18 tháng 7 năm 2014

f. Hiện trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM tăng nhanh chóng trong những

năm gần đây, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài. Tốc độ tăng bình quân doanh nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn

2009 – 2012 đạt 17,47%/năm, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng

17,65%/năm và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,15%/năm.

Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Chỉ tiêuSố lượng

(doanh nghiệp)

Tốc độ tăng b/q 2009 - 2013

(%/năm)2008 2010 2012

Tổng số 58.405 96.206 111.199 17,47Doanh nghiệp nhà nước 425 454 454 1,66Doanh nghiệp ngoài nhà nước 56.390 93.686 108.045 17,65

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.590 2.066 2.700 14,15

14

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

g. Hiện trạng phát triển dân số

TP.HCM có quy mô dân số lớn nhất nước, đến năm 2013 dân số TP.HCM ước

tính 7.939 ngàn người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2001 – 2013 đạt

3,24%/năm, chủ yếu là tăng cơ học.

Bảng 5: Dân số TP.HCM

Chỉ tiêuQuy mô dân số

(Người)Tốc độ tăng dân số b/q

(%/năm)

2000 2005 2010 20132001

-2013

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

Tổng số 5.248.701

6.239.938

7.396.446

7.939.752 3,24 3,52 3,46 2,39

DS 13 quận nội thành hiện hữu

3.660.874

3.619.644

3.922.111

4.116.878 0,91 -0,23 1,62 1,63

DS 6 quận nội thành phát triển

598.447 1.620.872

2.138.091

2.317.130

10,97

22,05 5,7 2,72

DS 5 huyện ngoại thành

989.380 999.422 1.336.244

1.505.744 3,28 0,2 5,98 4,06

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

Tốc độ tăng dân số của các quận nội thành phát triển đạt khá cao trong giai

đoạn 2001 – 2013, giai đoạn 2001 – 2005 ngoài nguyên nhân tăng cơ học còn do

nguyên nhân tách các huyện và hình thành các quận mới trong thời gian này. Năm

2000 thành phố chưa có quận Bình Tân và quận Tân Phú mà chỉ có 4 quận gồm quận

2, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức. Do đó, mức chênh lệch dân số từ 4 quận vào năm

2000 lên 6 quân vào năm 2005 là rất lớn. Dân số các huyện ngoại thành trong giai

đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2013 có tốc độ tăng nhanh cho thấy gia tăng

dân số cơ học ở các huyện ngoại thành trong thời gian qua là khá lớn.

15

Ngoài quy mô dân số hiện có trên địa bàn, hàng năm thành phố thu hút một

lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Đến năm 2013 thành phố thu hút 4,1

triệu khách du lịch quốc tế và khoảng 14 triệu lượt khách du lịch trong nước3.

h. Hiện trạng về mức sống dân cư trên địa bàn TP.HCM

Giai đoạn 2003 – 2012 mức sống dân cư TP.HCM nói riêng và cả nước nói

chung được cải thiện đáng kể. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê thành phố

được tiến hành 2 năm một lần, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố

gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2003 – 2012. Năm 2002 thu nhập bình quân đầu

người trên địa bàn thành phố là 904 ngàn, năm 2012 thu nhập bình quân đầu người là

3.399,2 ngàn đồng/tháng, gấp 3,76 lần so với năm 2002 và gấp 1,7 lần so với cả

nước. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2003 – 2013 đạt

14,16%/năm, tốc độ tăng giá bình quân giai đoạn này đạt 8,2%/năm. Tốc độ tăng thu

nhập bình quân đầu người nhanh hơn tốc độ tăng giá cho thấy mức sống đã từng bước

được cải thiện.

Theo số liệu niên giám thống kê cả nước, thu nhập bình quân đầu người cả

nước giai đoạn 2003 – 2012 đạt 18,8%/năm, trong đó khu vực nông thôn tăng nhanh

hơn khu vực thành thị.

Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người TP.HCMGiá trị

(1000 đồng/người/tháng)Tốc độ tăng b/q

(%/năm)

2002 2004 2006 2008 2010 2012 2003 – 2012

A. Thu nhập bình quân đầu người TP.HCM

Tổng số 904,1 1.164,8 1.480,0 2.192,0 2.737,0 3.399,2 14,16

Thành thị 987,0 1.266,9 1.564,0 2.359,0 2.899,8 3.540,0 13,62

Nông thôn 549,0 726,0 939,0 1.308,0 1.931,3 2.737,0 17,43

B. Thu nhập bình quân đầu người cả nước

Tổng số 356 484 636 995 1387 2000 18,84

Thành thị 622 815 1058 1605 2130 3071 17,31

Nông thôn 275 378 506 762 1070 1541 18,81

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM và cả nước

3 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.

16

i. Hiện trạng phát triển y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa thông tin, thể dục thể

thao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM là trung tâm giáo dục, y tế văn hóa, thể thao của cả nước, không chỉ

phục vụ nhu cầu người dân thành phố mà còn cho cả khu vực phía nam và cả nước.

Bảng 7: Một số chỉ tiêu về y tế, giáo dục TP.HCM

TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2010 2012

1 Giáo dục trung học phổ thông

1.1 Trường trung học phổ thông Trường 95 118 163 183

1.2 Học sinh phổ thông HS 3.640 4.654 4.881

2 Giáo dục chuyên nghiệp

2.1 Trường trung cấp chuyên nghiệp Trường 37 37 37

2.2 Học sinh trung cấp chuyên nghiệp HS 86.330 164.996 171.753

3 Giáo dục cao đẳng

3.1 Trường cao đẳng Trường 20 27 26

3.2 Sinh viên cao đẳng SV 79.375 173.502 291.459

4 Giáo dục đại học

4.1 Trường đại học Trường 38 48 49

4.2 Sinh viên đại học SV 241.697 501.935 500.178

5 Y tế

5.1 Số bệnh viện BV 36 68 98 99

5.2 Số giường bệnh (thuộc bệnh viện) Giường 12.210 20.126 30.571 32.972

5.3 Số bác sỹ BS 4.143 5.762 8.632 10.390

6 Thư viện Cái 23 25 25 25

7 Rạp chiếu phim Rạp 22 22 21

8 Trung tâm văn hóa TT 23 25 25

9 Công viên CV 113

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

1.1.1.2. Hiện trạng phát triển đô thị TP.HCM đến năm 2013.

Đến nay TP.HCM có tổ chức 24 đơn vị hành chính gồm 19 quận và 5 huyện,

với 322 phường xã, tăng 5 phường so với năm 2003. Ở cấp đơn vị quận - huyện,

17

thành phố đã và đang xúc tiến đầu tư hình thành các đô thị mới như đô thị Nam thành

phố; đô thị mới Thủ Thiêm; đô thị Tây Bắc thành phố; đô thị - cảng Hiệp Phước…

Thành phố Hồ Chí Minh được phân thành 3 khu vực chính:

- Khu vực 1: khu vực nội thành hiện hữu (13 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5,

6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh và Phú Nhuận, với tổng số 192

phường, diện tích tự nhiên là 14.199,94 ha (chiếm 6,78 % tổng diện tích đất tự nhiên

thành phố), dân số năm 2013 là 4.116.878 người (chiếm 51,8% tổng số dân thành

phố).

- Khu vực 2: khu vực nội thành phát triển (6 quận): gồm các quận 2, 7, 9, 12,

Thủ Đức và Bình Tân, với 67 phường, diện tích 35.182,60 ha, (chiếm 16,79 %), dân

số năm 2013 là 2.317.130 người (chiếm 29,1 %).

- Khu vực 3: khu vực ngoại thành gồm 05 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình

Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Chia thành 5 thị trấn và 58 xã, diện tích tự nhiên

160.172,43 ha, (chiếm 76,43 %), dân số năm 2013 là 1.505.794 người (chiếm 18,9

%).

Phát triển đô thị trên địa bàn TP.HCM hiện nay tập trung chủ yếu vào các quận

nội thành hiện hữu và một số quận nội thành phát triển. Đây là những khu vực tập

trung dân số với mật độ cao và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quy

mô lớn.

Thành phố đã quy hoạch phát triển các khu đô thị mới nhưng đến nay việc đầu

tư xây dựng các khu đô thị này diễn ra chậm chạp, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ

Thiêm, khu đô thị Tây – Bắc thành phố.

Các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, hệ thống khách sạn cao cấp tập

trung chủ yếu khu vực trung tâm thành phố và khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

Các khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung chủ yếu các huyện ngoại

thành, một số quận mới.

18

Hình 2: Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị, các điểm dân cư, khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

1.1.1.3. Hiện trạng phát triển giao thông TP.HCM giai đoạn 2001 – 2013.

Giao thông trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua được tập trung đầu tư

xây dựng mới và nâng cấp mở rộng, đặc biệt là giao thông đường bộ.

Về giao thông đường bộ, theo số liệu của Sở Giao thông vận tải TP.HCM,

tính đến năm 2013, TP.HCM có tổng chiều dài 3.778 km (không kể những tuyến

đường quá nhỏ và hệ thống đường hẻm), diện tích mặt đường là 26,45 triệu m²; có

khoảng 1.061 cầu các loại với tổng chiều dài khoảng 117 km; có trên 4.300 nút giao

thông, trong đó có khoảng 120 nút quan trọng thuộc 75 đường phố chính và các trục

giao thông đối ngoại.

19

Bảng 8. Tình hình phát triển cầu đường tại TP.HCM

Chỉ tiêuThực trạng cầu đường bộ qua các năm Tốc độ tăng bình quân (%)

2000 2005 2010 2013 2001-2005 2006 -2010 2011-2013 2001 -2013

Đường

Chiều dài đường (km) 1.915 3.038 3.668 3.778 9,67 3,84 0,99 5,37

Mật độ đường (km/km2) 0,91 1,45 1,75 1,82 9,77 3,83 1,32 5,48

Diện tích đường (m2) 15.090.200 23.180.932 25.421.16

4 26.446.000 8,97 1,86 1,33 4,41

Mật độ/ 1000 dân (km/1000 dân)

0,36 0,49 0,50 0,48 5,94 0,37 -1,37 2,06

Cầu

Số lượng cầu (chiếc) 304 868 1.014 1.061 23,35 3,16 1,52 10,09

Chiều dài cầu (m)

15.017 35.828 111.523 117.163 18,99 25,5 1,66 17,12

Dân số (Người) 5.248.702 6.239.938 7.396.446 7.939.752 3,52 3,46 2,39 3,24

Nguồn: Sở Giao thông vận tải.

20

Bảng 9. Danh mục các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM theo phân cấp quản lý

Khu Quản lý giao thông quản lý Quận huyện quản lý Tổng

STT QUẬN HUYỆN Số lượng Chiều dài (m)

Diện tích(m2) Số lượng Chiều dài

(m)Diện tích

(m2) Số lượng Chiều dài (m)

Diện tích(m2)

1 QUẬN 1 133 76.826,50 897.257,90 0,00 0,00 0 133,00 76.826,50 897.258

2 QUẬN 3 33 39.988,70 411.584,05 18,00 5.868,00 32.706 51,00 45.856,70 444.290

3 QUẬN 4 25 21.224,80 209.761,30 74,00 7.864,00 52.234 99,00 29.088,80 261.995

4 QUẬN 5 56 42.885,50 625.175,80 49,00 12.789,60 104.710 105,00 55.675,10 729.885

5 QUẬN 6 36 38.784,10 462.572,10 157,00 30.772,36 212.240 193,00 69.556,46 674.812

6 QUẬN 8 38 49.401,90 402.016,30 121,00 38.058,93 274.617 159,00 87.460,83 676.633

7 QUẬN 10 30 31.910,00 353.287,90 31,00 8.330,00 111.845 61,00 40.240,00 465.133

8 QUẬN 11 38 29.556,53 319.927,09 44,00 15.781,00 107.744 82,00 45.337,53 427.671

9 QUẬN BÌNH THẠNH 43 46.957,40 610.309,30 26,00 10.846,00 53.818 69,00 57.803,40 664.127

10 QUẬN GÒ VẤP 27 42.243,50 434.156,40 58,00 14.336,00 79.960 85,00 56.579,50 514.116

11 QUẬN PHÚ NHUẬN 24 24.343,42 269.107,97 64,00 32.263,00 224.555 88,00 56.606,42 493.662

12 QUẬN TÂN BÌNH 53 55.414,20 623.256,65 197,00 58.409,00 372.465 250,00 113.823,20 995.722

13 QUẬN TÂN PHÚ 34 50.169,00 481.470,00 158,00 70.070,79 463.387 192,00 120.239,79 944.857

  13 Quận nội thành 570 549.706 6.099.883 997 305.389 2.090.278 1.567 855.094 8.190.161

21

1 QUẬN 2 13 45.004,12 652.746,28 356,00 110.826,43 651.227 369,00 155.830,55 1.303.973

2 QUẬN 7 24 34.430,61 378.555,24 196,00 56.356,58 619.334 220,00 90.787,19 997.889

3 QUẬN 9 9 47.015,00 489.232,33 344,00 170.802,00 1.047.367 353,00 217.817,00 1.536.599

4 QUẬN 12 24 56.579,00 785.544,00 320,00 172.499,00 1.037.497 344,00 229.078,00 1.823.041

5 QUẬN THỦ ĐỨC 17 50.962,62 733.278,94 158,00 86.700,46 565.652 175,00 137.663,08 1.298.931

6 QUẬN BÌNH TÂN 26 52.816,77 652.717,37 280,00 137.231,52 892.290 306,00 190.048,29 1.545.007

 6 quận phát triển 113 286.808 3.692.074 1.654 734.416 4.813.366 1.767 1.021.224 8.505.440

1 HUYỆN HÓC MÔN 31 95.131,00 889.115,50 1.913,00 507.632,50 2.517.557 1.944,00 602.763,50 3.406.672

2 HUYỆN BÌNH CHÁNH 69 144.128,08 1.390.816,66 1.353,00 1.150.616,00 6.104.174 1.422,00 1.294.744,08 7.494.991

3 HUYỆN NHÀ BE 13 49.573,17 412.219,69 91,00 31.213,36 231.445 104,00 80.786,53 643.665

4 HUYỆN CẦN GiỜ 0,00 0,00 0,00 82,00 185.396,82 1.518.578 82,00 185.396,82 1.518.578

5 HUYỆN CỦ CHI 10 150.321,00 1.328.143,50 193,00 279.501,90 1.353.321 203,00 429.822,90 2.681.465

 5 huyện ngoại thành 123 439.153 4.020.295 3.632 2.154.361 11.725.075 3.755 2.593.514 15.745.370

TÔNG CỘNG 806 1.275.667 13.812.252 6.283 3.194.165 18.628.718 7.089 4.469.832 32.440.971

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải TP.HCM

22

Về bến xe, đến năm 2013 thành phố có 4 bến xe khách liên tỉnh, gồm bến xe

miền Đông, bến xe miền Tây, bến xe Ngã Tư Ga, bến xe An Sương với tổng diện tích

14 ha.

Về cảng biển, theo Quyết định số 1745/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm

2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng

biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến

năm 2011 trên địa bàn TP.HCM có 47 cảng biển, bến cảng, cầu cảng trong đó 13 cảng,

bến cảng chưa đi vào hoạt động.

Về vận tải đường sắt, trên địa bàn thành phố có tuyến đường sắt Bắc – Nam

phục vụ nhu cầu vận chyển hàng hóa và hành khách từ TP.HCM ra các tỉnh phía Bắc

và ngược lại.

Về hàng không, trên địa bàn TP.HCM có sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhận vai

trò vận chuyển hành khách và hàng hóa trong và ngoài nước. Đến năm 2013 sân bay

Tân Sơn Nhất vận chuyển trên 20 triệu lượt hành khách trong nước và quốc tế, tăng

bình quân 13,4%/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay hoạt động hết công suất.

1.1.1.4. Hiện trạng phát triển mạng lưới điện TP.HCM giai đoạn 2001 – 2013

Hiện trạng lưới điện TP.HCM đang vận hành bao gồm các cấp điện áp: 500KV,

220KV, 110KV, 22KV và 15KV. Tính đến năm 2010, tổng chiều dài lưới truyền tải

(500KV, 220KV và 110KV) là 825,6 km, tổng chiều dài lưới phân phối (22KV, 15KV

và hạ thế) là 15.175 km. Hiện có 2 trạm nguồn 500/220KV và 7 trạm 220/110KV với

tổng công suất lắp đặt các trạm 500KV là 2100MVA và các trạm 220KV là

3.750MVA. Ngoài các trạm nguồn 500KV và 220KV, toàn thành phố hiện có 47 trạm

biến áp 110KV với tổng công suất 4.551MVA.

Tổng lượng điện thương phẩm trên địa bàn TP.HCM năm 2013 là 17.896 triệu

KWh.

Tính đến nay lưới điện trên địa bàn thành phố gần như phủ kín địa bàn, về cơ

bản đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

23

Theo số liệu báo cáo sơ kết thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa hệ

thống dây thông tin giai đoạn 2011-2013 do UBND TP.HCM tổ chức, tính đến năm

2013 Thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế đạt 28%, lưới điện hạ thế đạt

10,6%. Khối lượng lưới điện đã ngầm hóa giai đoạn 2011-2013 đạt 57,5 km lưới trung

thế, 97,3 km lưới hạ thế và 2,7km lưới cao thế 110kV. Nhiều khu vực đạt tỷ lệ ngầm

hóa cao như Quận 1, Quận 3 (82%); Quận 5 (75%); Quận 10, Quận 11 (57%); Quận

Phú Nhuận (60%)... 

1.1.1.5. Hiện trạng lĩnh vực cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn khai thác nước chính cho các nhà máy nước của TP.HCM là nguồn nước

sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (hiện khai thác từ nguồn nước sông Đồng Nai là

1.150.000m3/ngày và nguồn nước Sông Sài Gòn 300.000m3/ngày). Ngoài ra còn khai

thác từ nguồn nước ngầm (khoảng 750.000 m3/ngày).

Tổng chiều dài đường ống cấp nước các loại trên địa bàn thành phố khoảng

4.430 Km (ống cấp 1,2,3), được phát triển qua nhiều giai đoạn nên có nhiều nguồn gốc

khác nhau như Pháp, Mỹ, Úc, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. Với nhiều loại vật liệu

như: bê tông cốt thép dự ứng lực, ống thép, gang, ciment amiang. Trong đó khoảng

2.540 km xây dựng cách đây 20 năm (khoảng 64%); 760km xây dựng cách đây từ 20-

30 năm (khoảng 19%); 700km đã được xây dựng trên 30 năm (khoảng 17%). Vì vậy

một số đường ống đã bị hư mục, gây rò rỉ làm thất thoát một lượng nước rất lớn (trên

40%).

Mạng lưới cấp nước chính (do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý) chưa

phủ khắp toàn thành phố, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành và một số quận mới,

một phần huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn.

1.1.1.6. Hiện trạng lĩnh vực thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống thoát nước, thủy lợi trên địa bàn TP.HCM bao gồm kênh rạch, hồ điều

tiết, hệ thống cống và hệ thống xử lý nước thải.

Hiện có khoảng 50% chiều dài kênh rạch thoát nước đang bị nhà dân lấn chiếm,

hiện còn khoảng 20.000 căn nhà xây cất trên kênh rạch. Tình trạng lấn chiếm kênh

24

rạch, làm hẹp dòng chảy làm giảm khả năng thoát nước, đây là một trong những

nguyên nhân gây nên tình trạng ngập nước tại TP.HCM.

Trước đây TP.HCM có rất nhiều ao hồ điều tiết nước mưa và nước triều, tuy

nhiên, hầu hết đã bị san lấp, gây ra tình trạng ngập nghiêm trọng cho nhiều khu vực.

Ngoài ra quá trình đô thị hóa đã biến đất nông nghiệp, ao hồ, kênh rạch thành đất xây

dựng, làm mất đi vùng đệm là nơi chứa nước mưa và nước triều nhưng không có giải

pháp thay thế. Quá trình đô thị hoá và bê tông hoá đã làm giảm độ thấm nước mưa,

cũng là một nguyên nhân làm tăng tình trạng ngập.

Hệ thống cống thoát nước của thành phố hiện nay là hệ thống cống chung, vừa

thiếu về số lượng vừa nhỏ về tiết diện, được xây dựng qua nhiều giai đoạn, phần lớn

có tuổi thọ trên 40 năm. Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 và cấp 4 trên toàn

TP.HCM hiện nay có trên 2.042 km, trong đó khoảng 1.140 km cống thoát nước cấp 2,

cấp 3. Tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, cấp 3 trên địa bàn thành phố đã tăng gấp

2 lần (từ 516.662 md vào năm 2001 tăng lên 1.140.885 md vào năm 2010) và số cửa

xả tăng gấp 2,7 lần (từ 228 cửa xả vào năm 2001 tăng lên 816 cửa xả vào năm 2010).

Tính đến nay, các dự án ODA đã nâng cấp, cải tạo, bổ sung mới cống thoát nước cho

TP.HCM là 125,5 km cống các loại. Ngoài ra, song song với các dự án ODA, tính đến

năm 2010 đã hoàn thành 68 dự án cải tạo, lắp đặt mới hệ thống thoát nước bằng nguồn

vốn ngân sách.

Hệ thống thoát nước phục vụ cho khoảng 70% dân số đô thị. Mật độ cống trên

diện tích đất phi nông nghiệp (không tính diện tích mặt nước) tính chung trên toàn địa

bàn TP.HCM là 2,7 km/km2, khu vực các quận nội thành cũ có mật độ khá cao,

khoảng 7,3 km/km2, trong khi các quận nội thành phát triển chỉ có 2 km/km2 và ngoại

thành là 0,8 km/km2.

Tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng dần từ năm

2003 (62 điểm ngập) đến năm 2008 (126 điểm ngập) và giảm dần đến năm 2010 (còn

58 điểm ngập). Năm 2011 (chỉ còn 31 điểm ngập).

25

1.1.1.7. Hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp TP.HCM

Đến năm 2013 trên địa bàn thành phố có 3 KCX, 13 Khu Công nghiệp với tổng

diện tích gần 3.748,49 ha, 01 khu công nghệ cao với diện tích gần 700 ha, công viên

phần mềm Quang Trung với diện tích 43 ha.

Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn TP.HCM có 27 cụm công nghiệp; trong

đó có 16 cụm công nghiệp có doanh nghiệp đang hoạt động hiện hữu với diện tích

khoảng 570 ha.

1.1.1.8. Hiện trạng phát triển ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2006 –

2013.

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và duy trì một thời gian dài, quy mô kinh tế

thành phố ngày càng lớn, mức sống dân cư ngày càng gia tăng cả khu vực thành thị lẫn

nông thôn; với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội,… đã có tác động tích cực

đến phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn thành phố nói

chung và ngành viễn thông nói riêng. GDP ngành thông tin và truyền thông trên địa

bàn thành phố trong thời gian gần đây tăng trưởng khá cao và có những đóng góp quan

trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực

dịch vụ. Giai đoạn 2008 – 2013 GDP TP.HCM tăng bình quân 10%/năm trong khi đó

giá trị tăng thêm ngành thông tin truyền thông tăng bình quân 20,2%/năm trong cùng

giai đoạn.

Bảng 10: Đóng góp của ngành thông tin truyền thông vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

Stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 20131 GTGT giá SS 2010 (Tỷ đồng) 341.146 378.375 413.673 464.233 510.785 557.571 609.3502 Thông tin truyền thông (Tỷ đồng) 7.104 8.170 10.212 12.164 14.128 17.910 21.4923 Tốc độ tăng GDP TP.HCM (%) 10,9 9,3 12,2 10,0 9,2 9,3

4 Tốc độ tăng GDP thông tin truyền thông (%) 15,0 25,0 19,1 16,1 26,8 20,0

5Đóng góp của ngành TTTT vào tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM (Điểm %)

0,3 0,5 0,5 0,4 0,7 0,6

6Tỷ trọng đóng góp của ngành TTTT vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố (%)

2,9 5,8 3,9 4,2 8,1 6,9

7 GTGT giá HH 243.824 317.937 383.470 463.287 576.226 658.549 764.3858 Thông tin truyền thông 5.242 7.664 9.963 12.164 15.225 22.221 26.6659 Tỷ trọng (%) 2,2 2,4 2,6 2,6 2,6 3,4 3,5

26

Ngành thông tin và truyền thông có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng

kinh tế của thành phố và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2008 – 2013. Năm 2008

ngành thông tin và truyền thông đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng

chung 10,9% của thành phố. Năm 2013 ngành thông tin và truyền thông đóng góp 0,6

điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung 9,3% của thành phố.

Tăng trưởng của ngành thông tin và truyền thông thành phố ở mức cao và duy

trì một thời gian dài đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu ngành thông tin

và truyền thông. Tỷ trọng ngành thông tin và truyền thông đã tăng lên đáng kể trong

giai đoạn 2008 – 2013, từ 2,2% vào năm 2007 lên 3,5% vào năm 2013, tương đương

tăng 1,3%.

Ngành thông tin và truyền thông là một trong những ngành mang lại giá trị gia

tăng cao nhất của thành phố. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất của ngành thông

tin và truyền thông năm 2013 đạt 64%. Có thể nói đây là ngành mang lại hiệu quả kinh

tế cao.

Bảng 11: So sánh tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố.

Ngành cấp 1 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

38,6 39,1 39,3 39,5 39,0 39,9 40,2

A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 53,4 53,7 53,7 53,8 53,7 53,4 53,3

B Khai khoáng 48,5 48,4 48,4 47,3 47,3 46,7 38,3C Công nghiệp chế biến, chế tạo 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,9 28,9

DSản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

37,7 37,7 37,7 37,7 37,7 37,7 40,5

E Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 52,1 52,2 51,1 50,8 50,8 59,7 56,2

F Xây dựng 25,5 24,7 24,8 24,9 24,9 25,3 25,3

GBán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

65,0 65,5 65,5 68,3 68,6 74,1 72,2

H Vận tải kho bãi 48,8 49,8 48,8 48,4 50,2 48,9 46,9I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 52,5 52,5 63,2 50,5 48,1 48,3 47,6J Thông tin và truyền thông 59,0 60,0 60,1 63,3 65,8 67,3 64,1

Hoạt động xuất bản 33,0 30,1 29,7 30,6 22,1 22,9 19,9Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc

48,8 50,7 46,7 50,5 46,0 47,7 45,5

27

Hoạt động phát thanh, truyền hình 49,0 49,3 49,0 49,0 55,2 57,3 53,9

Viễn thông 68,8 69,2 67,5 67,8 68,1 70,6 67,1Lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính

75,8 75,3 75,1 75,2 75,0 77,8 74,2

Hoạt động dịch vụ thông tin 76,8 76,7 73,8 73,6 73,8 76,6 73,0

K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 60,5 67,3 67,1 65,7 49,1 51,9 46,9

L Hoạt động kinh doanh bất động sản 79,2 74,1 73,7 70,3 70,2 74,4 70,2

M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 55,2 55,9 48,6 54,0 53,9 54,1 46,4

N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 63,0 62,1 61,2 57,7 55,9 61,3 56,0

O

Hoạt động của đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc

58,8 60,1 62,5 73,7 73,7 77,7 73,7

P Giáo dục và đào tạo 71,1 71,2 66,8 70,7 71,2 69,4 71,4

Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 47,6 47,6 48,0 48,1 47,9 42,4 47,9

R Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 62,5 62,4 63,1 62,7 60,0 60,0 63,1S Hoạt động dịch vụ khác 65,1 64,3 64,1 64,3 62,8 62,9 64,1

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM.

Giai đoạn 2009 – 2013 ngành thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng

cả về lượng lẫn về chất, trong đó một số lĩnh vực đạt đến mức bão hòa, đồng thời một

số lĩnh vực không còn phù hợp với xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Thuê

bao điện thoại cố định đến năm 2013 giảm đáng kể, bình quân giảm 7,14%/năm, đặc

biệt là giảm ở các hộ gia đình. Thuê bao điện thoại cố định hiện nay phát triển chủ yếu

ở các tổ chức, doanh nghiệp. Thuê bao điện thoại di động đạt mức đỉnh điểm vào năm

2011 với 18,8 triệu thuê bao trong khi dân số thành phố vào thời điểm này là 7,6 triệu

người, gấp 2,47 lần so với quy mô dân số. Đến năm 2013 số thuê bao điện thoại di

động giảm xuống còn 14,8 triệu. Số thuê bao di động giảm trong thời gian qua một

phần do bão hóa, đồng thời do các cơ quan quản lý nhà nước kiêm quyết xử lý các số

thuê bao “ảo”. Thuê bao điện thoại di động tăng bình quân 19,52%/năm giai đoạn

2009 – 2010, nhưng giảm bình quân 7,48%/năm giai đoạn 2011 – 2013.

Thuê bao Internet băng thông rộng hiện nay phát triển rất nhanh, cả về băng

thông rộng cố định và băng thông rộng di động, đặc biệt là băng thông rộng di động.

Tốc độ tăng trưởng thuê bao Internet băng thông rộng cố định đạt bình quân

28

24,76%/năm giai đoạn 2009 – 2013, đạt 1,74 triệu thuê bao vào năm 2013. Thuê bao

Internet băng thông rộng di động tăng bình quân 251,8%/năm giai đoạn 2010 – 2013,

đạt mức 3 triệu thuê bao đến năm 2013.

Thuê bao truyền hình cáp tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng

năm là 11,83%/năm trong giai đoạn năm 2011-2013. Thuê bao truyền hình cáp năm

2013 đạt mức 1.286.524 thuê bao.

29

Bảng 12: Một số chỉ tiêu phát triển ngành viễn thông trên địa bàn TP.HCM

STT Nội dung Số lượngTốc độ tăng b/q

(%/năm)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2009-2010 2011-2013 2009-2013

1 Thuê bao điện thoại cố định 1.705.358 2.007.341 1.965.000 1.921.000 1.349.629 1.177.674 7,34 -15,69 -7,14

2 Hộ gia đình có thuê bao ĐTCĐ/100 hộ gia đinh (1.824.822 hộ) 93 110 108 105 74 65 7,34 -15,69 -7,14

3 Thuê bao điện thoại di động (2G, 3G) 13.742.444 14.605.227 16.785.000 18.799.000 15.335.577 14.888.061 10,52 -3,92 1,61

4 Thuê bao điện thoại di động/100 dân 145 154 177 198 161 157 10,48 -3,92 1,61

5 Số thuê bao Internet băng rộng cố định 577.214 765.372 915.396 1.012.073 1.766.855 1.744.871 25,93 23,99 24,76

-         xDSL 563.843 749.290 801.019 828.867 1.034.565 1.007.688 19,19 7,95 12,31

-         Cáp truyền hình (CATV) 60.367 110.880 87.146 135.069 30,79

-         Leased-Line 13.371 16.082 36.514 36.514 573.962 501.331 65,25 139,45 106,44

-         Cáp quang FTTx 17.496 35.812 71.182 100.783 79,26

6 Số thuê bao Internet băng rộng di động – 3G 71.041 1.959.650 1.521.723 3.094.918 251,87

7 Số thuê bao Internet băng rộng/100 dân 6 8 10 11 19 18 25,93 23,99 24,76

8 Số thuê bao truyền hình cáp 1.028.831 1.142.611 1.286.524 11,83%

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông

30

Với sự ra đời của các thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động thông

minh, máy tính bảng, máy tính xách tay,…, các sản phẩm nghe nhìn có độ phân giải

cao như Internet TV đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của thuê bao Internet băng thông

rộng di động và cố định.

1.1.2. Đánh giá tác động của tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2001 –

2013 đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

1.1.2.1. Tác động của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển

hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM.

- Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và được duy trì một thời gian dài góp

phần gia tăng nhu cầu đầu tư, bao gồm đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư của các

doanh nghiệp hiện hữu, gia tăng quy mô kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ

kinh tế quốc tế cũng như quan hệ giữa TP.HCM và các địa phương trong cả nước.

Điều này dẫn đến gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, gia tăng nhu cầu hoạt

động trên nền viễn thông, thúc đẩy hạ tầng viễn thông thụ động phải phát triển để đáp

ứng nhu cầu của sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, viễn thông là một ngành khoa học

kỹ thuật tăng trưởng mạnh, và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát

triển kinh tế - xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định đã thúc đẩy ngành viễn thông thành phố

phát triển nhanh trong thời gian qua, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động. Ngược lại, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ngày càng được đầu

tư hoàn chỉnh đã có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố đặc biệt

là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ

thông qua việc đáp ứng nhu cầu truyền tải thông tin, dữ liệu ngày càng nhanh đến

người sử dụng.

- Tăng trưởng kinh tế góp phần gia tăng mức sống dân cư, nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần người dân thành phố, tạo điều kiện người dân tiếp cận nhanh hơn

với dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông, gia tăng nhu cầu về sử dụng các loại

thiết bị di động kết nối Internet di động (mobile internet), đặc biệt là điện thoại di động

thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay; các loại thiết bị cố định kết nối Internet

qua mạng không dây tại nhà gồm máy tính để bàn, TV Internet, thiết bị an ninh, …

31

Điều này dẫn đến gia tăng nhu cầu các trạm thu phát sóng điện thoại di động thế hệ

2G, 3G, LTE (thử nghiệm 4G) và nhu cầu đường truyền số liệu tốc độ cao (cáp quang

FTTH). Thực tế trong thời gian qua các trạm thu phát sóng điện thoại di động gia tăng

đáng kể, đồng thời các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư nâng cấp đường

truyền số liệu thay thế cáp đồng bằng cáp quang trên địa bàn thành phố đã góp phần

nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ của đơn vị.

- Mức sống dân cư ngày càng gia tăng dẫn đến gia tăng nhanh chóng nhu cầu

dịch vụ viễn thông khu vực nông thôn TP.HCM, số lượng người sử dụng điện thoại kết

nối Internet tăng trưởng nhanh ở khu vực nông thôn, đồng thời xu hướng người dân

nông thôn sử dụng Internet tại nhà ngày càng gia tăng ở các khu vực thị trấn, các khu

dân cư tập trung có điều kiện kết nối Internet. Điều này dẫn đến sự gia tăng đầu tư

mạng cáp viễn thông khu vực nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra theo hướng gia tăng tỷ trọng

khu vực dịch vụ với việc phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ

hiện đại gồm siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi; gia tăng phát triển nhà

hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp; các loại hình thương mại dịch vụ

cùng với số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng

trong thời gian qua. Hàng năm TP.HCM đón tiếp trên 4 triệu lượt khách du lịch quốc

tế và trên 14 triệu lượt khách du lịch trong nước dẫn đến gia tăng nhu cầu kết nối

Internet bằng các thiết bị di động, tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông công

cộng. Ngoài ra, TP.HCM là nơi được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn

đặt làm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện các giao dịch trên phạm

vi toàn cầu thông qua mạng Internet. Điều này làm gia tăng nhu cầu giao dịch bằng

thương mại điện tử, gia tăng nhu cầu dịch vụ viễn thông chất lượng cao dẫn đến gia

tăng nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố.

- TP.HCM là trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và

vui chơi giải trí của cả nước. Số lượng cơ sở hạ tầng xã hội tăng trưởng nhanh trong

thời gian qua gắn với phát triển đô thị và tập trung số lượng dân với mật độ cao, nhu

cầu kết nối Internet thông qua các thiết bị điện tử (Internet of Thing) trong cùng một

thời điểm là khá lớn. Điều này phát sinh nhu cầu về số lượng, chất lượng kết cấu hạ

tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đặc biệt là hệ thống truyền dẫn, phát sóng như: các

32

trạm thu phát sóng thông tin di động mặt đất, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

công cộng, đường truyền Internet tốc độ cao, điểm truy nhập internet không dây (Wi-

Fi) tốc độ cao,…

1.1.2.2. Tác động của hiện trạng phát triển đô thị đến phát triển hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động.

Tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn thành phố đã thúc đẩy

phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, bao gồm phát triển các khu đô thị mới,

chỉnh trang và mở rộng các khu đô thị hiện hữu, phát triển chung cư cao tầng, căn hộ

cao cấp, cao ốc văn phòng,… Sự phát triển đô thị dẫn đến sự phát triển hạ tầng giao

thông, lưới điện, mật độ dân cư, mật độ doanh nghiệp, phát triển mạnh mẽ dịch vụ

viễn thông và công nghệ thông tin trong khu vực, trên cơ sở đó thúc đẩy phát triển hạ

tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Sự phát triển các khu đô thị mới trong thời gian qua

gắn với phát triển các công trình ngầm kết hợp với ngầm hóa cáp viễn thông, phát triển

các trạm thu phát sóng thân thiện môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị.

1.1.2.3. Tác động của hiện trạng phát triển giao thông đến phát triển hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động.

Giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông

thụ động, đặc biệt là tác động mạnh mẽ đến phát triển cáp viễn thông, hạ tầng ngầm

viễn thông trong thời gian qua. Cáp viễn thông (hệ thống cáp treo và cáp ngầm) phát

triển chủ yếu dựa trên các trục đường giao thông. Trong thời gian qua thành phố đã có

nhiều nổ lực trong đầu tư phát triển giao thông, xây dựng mới và mở rộng nhiều tuyến

đường quan trọng. Điều này thúc đẩy hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phát triển.

Tuy nhiên, trong thời gian qua đầu tư phát triển giao thông chưa thật sự gắn kết với

phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Các dự án quy hoạch phát triển giao

thông trong thời gian qua chưa có sự tham gia của sở Thông tin và Truyền thông nhằm

đồng bộ hóa và chuẩn hóa phát triển giao thông với hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ

động. Điều này dẫn đến những lãng phí trong đầu tư, bao gồm đầu tư mới và nâng cấp,

mở rộng các công trình hiện hữu.

33

1.1.2.4. Tác động của hiện trạng phát triển lưới điện đến phát triển hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động.

Trong thời gian qua lưới điện về cơ bản đã phủ kín địa bàn TP.HCM, đáp ứng

nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Lưới điện đã có tác động

trực tiếp đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Hiện nay phần lớn các

viễn thông được gắn trên các cột điện hình thành nên hạ tầng dùng chung giữa ngành

điện và ngành viễn thông. Ngoài ra,ngầm hóa lưới điện đi kèm với ngầm hóa cáp viễn

thông hình thành nên hạ tầng dùng chung công trình ngầm giữa ngành điện và ngành

viễn thông. Việc lưới điện phủ kín địa bàn thành phố tạo điều kiện cho cáp viễn thông

tiếp cận với các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn. Trong thời gian qua việc ngầm

hóa lưới điện đã thúc đẩy ngầm hóa cáp viễn thông.

1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2013.

1.2.1. Hiện trạng phát triển các công trình viễn thông có liên quan đến Quốc

phòng an ninh.

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10

năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan

trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì hiện trạng phát triển và phân bố các công trình

viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Thông tư số 14/2013/TT-

BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn

lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại

địa phương.

1.2.2. Hiện trạng phát triển và phân bố điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công

cộng.

1.2.2.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Trong những năm qua, Internet ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước phát

triển nhanh và tác động tốt tới nhiều lĩnh vực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội. Cùng với sự phát triển chung của Internet, các đại lý Internet công cộng đã đóng

góp tích cực cho việc phổ cập dịch vụ Internet đến mọi tầng lớp nhân dân. Đến năm

34

2013 trên địa bàn thành phố có 3.952 đại lý Internet công cộng. Số lượng đại lý

Internet công cộng trên địa bàn TPHCM chiếm tỷ trọng lớn ở các quận 8, Tân Bình,

Gò Vấp, huyện Củ Chi, Bình Chánh, đặc biệt là, Tân Phú, Bình Tân và Thủ Đức, trong

khi đó các quận trung tâm chiếm tỷ trọng thấp. Hiện tượng một số quận, huyện có số

lượng đại lý Internet lớn do các khu vực này tập trung số lượng lớn dân nhập cư, có

nhu cầu về truy cập Internet nhưng chưa có nhiều điều kiện trang bị thiết bị và kết nối

Internet tại nhà. Trong khi đó các hộ gia đình ở các quận trung tâm hầu hết đã trang bị

Internet nên đại lý Internet công cộng có xu hướng giảm. Theo khảo sát của các Sở

Thông tin và Truyền thông và Phòng Văn hóa thông tin 24 quận/huyện thì trong thời

gian gần đây thì các điểm đại lý Internet công cộng này đã thay đổi hình thức cung cấp

dịch vụ từ truy nhập internet sang cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến và

chiếm tỷ trọng lớn trong cung cấp dịch vụ truy nhập internet để tìm kiếm thông tin,

mạng xã hội, giao dịch thương mại điện tử,….

Bảng 13: Số lượng đại lý Internet công cộng đến năm 2013

STT Quận/Huyện Diện tích

(km2)Dân số (người)

Số lượng đại lý Internet

Diện tích/ đại lý Internet (km2)

Dân số/ đại lý Internet

1 Quận 1 7.73 190.943 36 0.21 5,304

2 Quận 2 49.74 134.131 55 0.90 2,439

3 Quận 3 4.92 191.58 90 0.05 2,129

4 Quận 4 4.18 185.649 176 0.02 1,055

5 Quận 5 4.27 176.89 62 0.07 2,853

6 Quận 6 7.19 257.865 142 0.05 1,816

7 Quận 7 35.69 266.633 157 0.23 1,698

8 Quận 8 19.18 430.881 295 0.07 1,461

9 Quận 9 114 276.432 172 0.66 1,607

10 Quận 10 5.72 237.086 98 0.06 2,419

11 Quận 11 5.14 233.499 127 0.04 1,839

12 Quận 12 52.78 475.824 172 0.31 2,766

13 Quận Bình Tân 51.89 639.088 319 0.16 2,003

14 Quận Bình Thạnh 20.76 484.423 169 0.12 2,866

15 Quận Gò Vấp 19.74 588.606 225 0.09 2,616

16 Quận Phú Nhuận 4.88 179.917 65 0.08 2,768

17 Quận Tân Bình 22.38 440.351 170 0.13 2,590

18 Quận Tân Phú 16.06 439.099 323 0.05 1,359

19 Quận Thủ Đức 47.76 500.85 315 0.15 1,590

20 Huyện Bình Chánh 252.69 491.9 197 1.28 2,497

35

21 Huyện Cần Giờ 740.22 72.167 46 16.09 1,569

22 Huyện Củ Chi 434.5 381.796 265 1.64 1,441

23 Huyện Hóc Môn 109.18 396.763 199 0.55 1,994

24 Huyện Nhà Bè 100.41 119.416 77 1.30 1,551

Nguồn: Sở Thông tin Truyền thông

Q.12%

Q.21%

Q.32%

Q.42%

Q.52%

Q.65% Q.7

4%

Q.86%

Q.93%

Q.104%

Q.114%Q.12

6%

Q.Bình Tân10%

Q.Bình Thạnh5%

Q.Gò Vấp8%

Q.Phú Nhuận

2%

Q.Tân Bình4%

Q.Tân Phú8%

Q.Thủ Đức5%

Huyện Bình

Chánh4%

Huyện Cần Giờ

1%

Huyện Củ Chi5%

Huyện Hóc Môn4%

Huyện Nhà Bè1%

Hình 3: Phân bố các điểm Internet công cộng trên địa bàn thành phốNguồn: Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM

Hiện nay, các đại lý Internet công cộng do các công ty CMC, Viettel, VNPT-

HCM, FPT, NetNam cung cấp đường truyền thuê bao đại lý, trong đó đại lý Internet

công cộng của Viettel và FPT chiếm đến 75% trong tổng số tất cả đại lý Internet.

1.2.2.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ trên địa bàn

TP.HCM trong thời gian qua chủ yếu là các trạm điện thoại công cộng (phone card).

Tính đến năm 2013, tại TPHCM có 2.137 trạm điện thoại công cộng, chủ yếu tập trung

tại các quận trung tâm nội thành. Tuy nhiên, hiện nay các trạm điện thoại này không

còn sử dụng do không phát sinh nhu cầu cấp thiết.

Trong giai đoạn điện thoại di động chưa phổ biến, các trạm điện thoại công

cộng đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân trên

địa bàn thành phố. Trong những năm gần đây khi điện thoại di động trở nên phổ biến,

hầu hết người sử dụng từ thanh thiếu niên trở lên khi có nhu cầu sử dụng đều tự trang

36

bị, đồng thời giá cước cuộc gọi có xu hướng giảm, người dân không còn nhu cầu sử

dụng điện thoại công cộng tại các trạm điện thoại trên đường phố. Điều này đặt ra yêu

cầu phải xử lý các trạm điện thoại công cộng trên các đường phố theo hướng tháo dỡ

hoặc chuyển đổi công năng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Từ năm 2013, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có chỉ đạo, cho phép

Viễn thông thành phố tháo gỡ tất cả các trạm điện thoại công cộng dùng thẻ và thực

hiện chủ trương chuyển đổi trạm điện thoại công cộng thành trạm cung cấp dịch vụ

viễn thông – thông tin theo chỉ đạo của thành phố để phù hợp với sự phát triển của

thành phố, đáp ứng một số nhu cầu của một bộ phận tầng lớp nhân dân, phù hợp với

cảnh quan đô thị thành phố, cũng như đa dạng hóa loại hình dịch vụ viễn thông. Trong

năm 2014, thành phố đã đưa vào vận hành thử nghiệm một số điểm cung cấp dịch vụ

viễn thông công cộng không người phục vụ ở các khu vực trung tâm thành phố (trạm

điện thoại – thông tin) và dự kiến đến hết năm 2016 sẽ đưa vào vận hành khoảng 200

trạm điện thoại – thông tin trên toàn địa bàn thành phố..

Một loại hình khác của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không

người phục vụ hiện đang được thành phố thử nghiệm là Kiosk thông tin phục vụ xây

dựng nông thôn mới. Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Ban Chỉ

đạo xây dựng Nông thôn mới thành phố, Hội Nông dân thành phố, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị có liên quan xây dựng đề

án triển khai Kiosk thông tin phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Tháng 5 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố đã triển khai mô hình Thư viện - bưu

điện văn hóa xã kiểu mới, tích hợp với các hoạt động thư viện, cung cấp báo chí và các

hoạt động khác nhằm thu hút người dân tham gia tại xã Tân Thông Hội huyện Củ Chi,

trong đó Kiosk cung cấp những nhu cầu, thông tin hữu ích để phục vụ nhân dân tại

khu vực nông thôn cũng như phù hợp với văn hoá vùng miền, phương thức sản xuất

nông nghiệp và đặc thù kinh tế tại các huyện.

1.2.3. Hiện trạng đầu tư xây dựng cột ăng ten phục vụ thu, phát sóng thông tin di

động (gọi tắt là cột ăng-ten trạm BTS).

1.2.3.1. Số lượng và phân bố cột ăng ten trên địa bàn TP.HCM.

Đến năm 2013 trên địa bàn thành phố có 5 nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

thông tin di động đang hoạt động (và 1 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động – S-fone,

37

hiện vẫn còn 123 cột ăng ten), số lượng cột ăng ten trên địa bàn là 7.142 trạm được lắp

đặt trên 24 quận huyện của thành phố, tăng bình quân 23,2%/năm trong giai đoạn 2008

– 2013.

Mobi; 2136

Vina; 1375Viettel; 2749

S-Fone; 123

Gmobile; 522

Vietnammobile; 520

Hình 4: Số lượng cột ăng ten phân theo doanh nghiệp đầu tưNguồn: Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM

Số lượng cột ăng ten tập trung chủ yếu ở 19 quận nội thành, nơi tập trung trên

81,2% dân số (chưa kể khách vãng lai) và 79,03% số lượng cột ăng ten. Các huyện

ngoại thành chiếm 20,57% số lượng cột ăng ten. Cột ăng ten trên địa bàn thành phố

chủ yếu là cột ăng ten cồng kềnh (cột ăng ten loại A2) với 2 loại chính là cột ăng ten

cồng kềnh được lắp đặt trên các công trình xây dựng có độ cao trên 3 mét so với công

trình xây dựng (cột ăng ten loại A2a) và cột ăng ten cồng kềnh được lắp đặt trên mặt

đất (cột ăng ten loại A2b). Cột ăng ten A2a tập trung chủ yếu ở các quận nội thành, cột

ăng ten A2b tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành, các quận ven có mật độ dân số

thấp. Một số khu vực trung tâm thành phố tập trung cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên

mặt đất (A2b) bao gồm cột ăng ten của các đài truyền hình, đài phát thanh và cột ăng

ten thu phát sóng vi ba của các doanh nghiệp viễn thông.

Bảng 14: Số lượng cột ăng-ten trên địa bàn thành phố phân theo quận/huyện và loại ăng ten đến năm 2013.

Stt Quận/huyệnLoại trạm Tổng số

A2b A2a khác

1 Quận 1 15 291 3 309

38

2 Quận 2 29 168 5 202

3 Quận 3 6 231 1 238

4 Quận 4 1 116 2 119

5 Quận 5 5 189 5 199

6 Quận 6 5 219 7 231

7 Quận 7 32 265 10 307

8 Quận 8 8 242 10 260

9 Quận 9 112 243 2 357

10 Quận 10 3 248 5 256

11 Quận 11 2 172 6 180

12 Quận 12 128 192 0 320

13 Quận Gò Vấp 9 398 0 407

14 Quận Tân Bình 10 442 13 465

15 Quận Tân Phú 7 343 18 368

16 Quận Bình Thạnh 10 356 21 387

17 Quận Phú Nhuận 2 183 6 191

18 Quận Thủ Đức 71 342 0 413

19 Quận Bình Tân 100 302 33 435

20 Huyện Củ Chi 441 27 0 468

21 Huyện Hóc Môn 244 82 0 326

22 Huyện Bình Chánh 281 132 28 441

23 Huyện Nhà Bè 88 59 14 161

24 Huyện Cần Giờ 87 9 6 102

Tổng cộng1.696 5.251 195 7.142

23,75% 73,52% 2,73% 100%

Nguồn: Sở Thông tin Truyền thông

39

Hình 5a: Cột ăng ten BTS lắp đặt trên công trình xây dựng dân dụng (A2a)

Hình 6b: Cột ăng ten BTS lắp đặt trên mặt đất (A2b)

40

1.2.3.2. Thực trạng chiều cao cột ăng ten

a. Chiều cao cột ăng ten không cồng kềnh

Trên địa bàn thành phố có khoảng 1,6% cột ăng ten không cồng kềnh (là những

cột ăng ten lắp đặt trên các công trình xây dựng có chiều cao không quá 3 m so với

công trình). Thông thường các cột ăng ten loại này được lắp đặt trên các công trình

xây dựng có độ cao lớn, kiến trúc mỹ quan (như trung tâm thương mại, cao ốc,…).

b. Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên mặt đất (A2b)

Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên mặt đất phần lớn dưới 50 m và tập

trung ở các quận ven, khu vực ngoại thành. Trên địa bàn thành phố có 97,7% cột ăng

ten cồng kềnh lắp đặt trên mặt đất có độ cao dưới 50 m và 2,3% cột ăng ten có độ cao

từ 50 m trở lên. Cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên mặt đất có chiều cao từ 50 m trở lên

tập trung ở các huyện ngoại thành, gồm Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh (chiều cao tối

đa của phần lớn cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên mặt đất là nhỏ hơn 100m) đây là

các trụ phục vụ truyền dẫn liên tỉnh trước đây (hệ thống truyền dẫn viba), riêng Cần

Giờ được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo thông tin liên lạc cho các tàu cá có khoảng

cách nhỏ hơn 20km so với bờ biển và một vài cột ăng ten nằm ở các quận trung tâm có

chiều cao lớn hơn 100m để phục vụ truyền số liệu, phát thanh truyền hình và quốc

phòng an ninh. Ở các huyện ngoại thành, đa phần cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất

không nằm trên các trục đường mà nằm ở các khu đất trống do doanh nghiệp viễn

thông được quyền sử dụng hoặc thuê từ các hộ gia đình. Như vậy, phần lớn các cột ăng

ten cồng kềnh lắp đặt trên mặt đất trên địa bàn TP.HCM hiện nay đáp ứng yêu cầu

theo quy định của Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Bộ

Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy

hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương. Đó là hạn chế các cột ăng

ten phục vụ thu phát sóng thông tin di động được lắp đặt trên mặt đất có độ cao từ 50

m đến dưới 100m và không có cột ăng ten có chiều cao từ 100 m trở lên.

c. Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình xây dựng (A2a)Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình xây dựng tập trung

chủ yếu ở độ cao trên 12 m so với công trình xây dựng chiếm khoảng 58,5% và cột

ăng ten có chiều cao từ 9 m đến 12 m là 18% và và cột ăng ten có chiều cao từ 3 m đến

9 m là 23,6% .

41

Bảng 15: Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình xây dựng (loại ăng ten A2a).

Stt Chiều cao ăng ten Số lượng(Cột)

Tỷ trọng(%)

1 Trên 3m đến 9 m 1.239 23,62 Trên 9 m đến 12 m 945 18,03 Trên 12 m 3.067 58,4

Tổng cộng 5.251 100Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM

Hầu hết các quận huyện có cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình cao

trên 12 m. Cột ăng ten có chiều cao trên 3m đến dưới 9m chiếm tỷ trọng thấp. Trong

24 quận huyện chỉ có quận 1 và quận 12 có cột ăng ten A2a có chiều cao từ 3m đến

9m chiếm tỷ trọng trên 41%. Các cột ăng ten A2a phần lớn được lắp đặt trên các nhà

dân điều này ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như không đảm bảo an toàn cho các

công trình, đặc biệt là đối với các cột ăng ten có chiều cao lớn. Việc lắp đặt cột ăng ten

cồng kềnh trên các công trình xây dựng là nhà dân diễn ra tự phát trong thời gian qua

dẫn đến nhiều trường hợp trong cùng một khu vực dân cư tồn tại nhiều cột ăng ten của

các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

Bảng 16: Chiều cao cột ăng ten cồng kềnh lắp đặt trên các công trình xây dựng so với công trình phân theo quận huyện.

Stt Quận/huyệnSố lượng cột ăng ten A2a theo độ cao

(Cột)Tỷ trọng

(%)>3-9 m >9-12m >12m Tổng cộng >3-9 m >9-12m >12m Tổng cộng

 1 1 120 31 140 291 41,1 10,8 48,1 100,0

 2 2 28 34 106 168 16,5 20,1 63,3 100,0

 3 3 59 33 139 231 25,5 14,1 60,3 100,0

 4 4 25 44 47 116 21,3 38,3 40,4 100,0

 5 5 57 19 113 189 30,2 10,1 59,7 100,0

 6 6 53 42 124 219 24,3 19,1 56,6 100,0

 7 7 54 42 169 265 20,5 15,8 63,7 100,0

 8 8 31 72 138 242 13,0 29,9 57,1 100,0

 9 9 53 39 150 243 22,0 16,1 61,8 100,0

 10 10 52 35 161 248 20,9 14,1 64,9 100,0

 11 11 28 33 111 172 16,2 19,2 64,6 100,0

 12 12 79 28 84 192 41,4 14,6 43,9 100,0

 13 Bình Chánh 79 57 262 398 19,8 14,4 65,8 100,0

 14 Bình Tân 116 95 232 442 26,2 21,5 52,4 100,0

 15 Bình Thạnh 52 58 233 343 15,3 16,8 67,9 100,0

42

 16 Cần Giờ 71 0 285 356 20,0 0,0 80,0 100,0

 17 Củ Chi 29 0 154 183 16,0 0,0 84,0 100,0

 18 Gò Vấp 96 75 171 342 28,2 21,8 50,0 100,0

 19 Hóc Môn 97 19 186 302 32,1 6,2 61,7 100,0

 20 Nhà Bè 10 1 16 27 37,2 4,7 58,1 100,0

 21 Phú Nhuận 8 36 38 82 9,3 43,9 46,7 100,0

 22 Tân Bình 19 23 90 132 14,5 17,2 68,4 100,0

 23 Tân Phú 12 10 37 59 20,4 17,6 62,0 100,0

 24 Thủ Đức 3 1 5 9 29,8 14,7 55,4 100,0

Tổng cộng 1.232 827 3.191 5.251 23,6 18,0 58,4 100,0

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM

Hình 7: Hìn minh họa Hai cột ăng ten được lắp đặt trong cùng một khu vực tại quận Thủ Đức

43

1.2.3.3. Thực trạng mật độ phủ sóng cột ăng ten

Mật độ phủ sóng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp viễn thông và sự khác

biệt giữa các khu vực phủ sóng theo xu hướng các quận trung tâm có bán kính phủ

song ngắn hơn các quận ven, các huyện ngoại thành có bán kinh phủ sóng lớn nhất.

Những khu vực có mật độ dân số cao, tập trung nhiều công trình cao tầng có bán kinh

phủ sóng ngắn hơn những khu vực có mật độ dân số thấp và tập trung những công

trình thấp tầng.

Bảng 17: Một số chỉ tiêu về mật độ cột ăng ten trên địa bàn TP.HCM

Stt Quận/huyệnDiện tích

(km2)Số lượng cột

ăng-ten

Diện tích/cộtăng-ten(km2)

Tỷ trọng(%)

1 Quận 1 7,73 309 0,02 4,33

2 Quận 2 49,74 202 0,25 2,83

3 Quận 3 4,92 238 0,02 3,33

4 Quận 4 4,18 119 0,04 1,67

5 Quận 5 4,27 199 0,02 2,79

6 Quận 6 7,19 231 0,03 3,23

7 Quận 7 35,69 307 0,12 4,30

8 Quận 8 19,18 260 0,07 3,64

9 Quận 9 114 357 0,32 5,00

10 Quận 10 5,72 256 0,02 3,58

11 Quận 11 5,14 180 0,03 2,52

12 Quận 12 52,78 320 0,16 4,48

13 Quận Gò Vấp 19,74 407 0,05 5,70

14 Quận Tân Bình 22,38 465 0,05 6,51

15 Quận Tân Phú 16,06 368 0,04 5,15

16 Quận Bình Thạnh 20,76 387 0,05 5,42

17 Quận Phú Nhuận 4,88 191 0,03 2,67

18 Quận Thủ Đức 47,76 413 0,12 5,78

19 Quận Bình Tân 51,89 435 0,12 6,09

20 Huyện Củ Chi 434,5 468 0,93 6,55

21 Huyện Hóc Môn 109,18 326 0,33 4,56

22 Huyện Bình Chánh 252,69 441 0,57 6,17

44

23 Huyện Nhà Bè 100,41 161 0,62 2,25

24 Huyện Cần Giờ 740,22 102 6,90 1,43

Tổng cộng 2.095 7.142 0,29 100,0Nguồn: Sở Thông tin Truyền thông

Mật độ phủ sóng tín hiệu thông tin di động trung bình hiện nay của một trạm

BTS là 0,29 km2, tương đương bán kính phục vụ trung bình là khoảng 215m/BTS. Về

mặt lý thuyết, một trạm BTS có thể phủ sóng rộng từ vài trăm mét đến vài chục

kilomet phụ thuộc vào độ cao, độ lợi của ăng-ten, công suất phát xạ của thiết bị và có

khả năng phục vụ khoảng 2.500 thuê bao. Theo số liệu thống kê năm 2013, số lượng

thuê bao di động bình quân tại thành phố là 157 thuê bao/100 dân, như vậy một trạm

BTS bình quân đang phục vụ cho 1.745 thuê bao (tương đương 70% công suất thiết kế

của trạm BTS).

Như vậy, về mặt số lượng, các cột ăng ten hiện nay đáp ứng 100% nhu cầu

thuê bao di động nghe, gọi trên toàn địa bàn thành phố. Vấn đề đặt ra trong thời gian

tới là nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ, bao gồm chuyển đổi cột ăng ten

cồng kềnh sang cột ăng ten không công kềnh hoặc cột ăng ten thân thiện môi trường

hoặc sử dụng chung các cột điện, cột đèn chiếu sáng có độ cao phù hợp để lắp đặt các

loại ăng ten thế hệ mới mà không cần phải xây dựng cột ăng ten.

1.2.3.4. Hiện trạng dung chung cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động

Hiện nay loại cột ăng-ten thu phát sóng loại A2b thích hợp với việc dùng chung

hạ tầng do loại trạm BTS này có chiều cao lớn và phù hợp với điều kiện khu vực ngoại

thành. Việc dùng chung hạ tầng cột ăng-ten sẽ cho phép tiết kiệm chi phí, đồng thời

khai thác hiệu quả các cột ăng-ten đã đầu tư. Việc dùng chung hạ tầng cột ăng-ten bao

gồm dùng chung cột ăng-ten với nhiều công nghệ khác nhau và dùng chung cột ăng-

ten với nhiều doanh nghiệp khác nhau.

a. Dung chung cột ăng-ten với công nghệ khác nhau

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức dùng chung cơ sở hạ tầng theo

hướng công nghệ (triển khai các công nghệ khác nhau trên cùng 1 hạ tầng). Hiện tại

100% các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố triển khai 3G trên cùng hạ tầng với

2G, tận dụng các tài nguyên có săn (nhà trạm, hệ thống truyền dẫn,…), tiết kiệm chi

45

phí đầu tư. Tuy nhiên vẫn tồn tại hình thức triển khai là nâng cao cột ăng-ten để lắp đặt

thêm hạ tầng 3G (tận dụng từ hạ tầng 2G) dẫn đến không đảm bảo về mỹ quan đô thị,

cồng kềnh, khả năng chịu lực của công trình hiện hữu không được đảm bảo về chất

lượng công trình xây dựng cột ăng ten (chưa được cơ quan chức năng thẩm định thiết

kế và cấp Giấy phép xây dựng).

b. Dung chung cơ sở hạ tầng giưa các doanh nghiệp

Việc dùng chung hạ tầng cột ăng ten giữa các doanh nghiệp viễn thông hiện nay

còn nhiều hạn chế do phần lớn các cột ăng ten do các doanh nghiệp đầu tư không đáp

ứng nhu cầu dùng chung (không đảm bảo về thiết kế, sức chịu lực của công trình hiện

hữu) dẫn đến doanh nghiệp hạn chế chia sẽ sử dụng nhà, trạm của mình. Tuy nhiên

trong thời gian gần đây các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung đầu tư xây dựng

trạm BTS theo hướng chia sẽ, trao đổi và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giữa các

doanh nghiệp viễn thông do vậy, tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động giữa

các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Thành phố ướt đạt từ 750 đến 1.125 cột ăng

ten sử dụng chung từ 2 doanh nghiệp viễn thông tương đương khoảng 10 - 15% tổng

số lượng cột ăng ten hiện hữu.

Thành phố hiện nay chưa có doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông

thụ động cho các doanh nghiệp viễn thông thuê, mướn để khai thác, cung cấp dịch vụ

thông tin di động mà hầu hết do các doanh nghiệp viễn thông tự đầu tư hoặc hợp tác

với hộ gia đình đầu tư cột ăng-ten và cho doanh nghiệp viễn thông thuê lại.

1.2.4. Hiện trạng phát triển và phân bố hạ tầng cột treo, hầm, hào, cống, bể, ống

cáp viễn thông (gọi tắt là mạng cáp ngoại vi).

1.2.4.1. Hệ thống cáp viễn thông treo

Trên địa bàn thành phố hiện có 5.036 tuyến cáp treo phân bố trên 24 quận

huyện và với tổng dung lượng đang khai thác, sử dụng trên toàn hệ thống đạt khoảng

65% - 70%. Hiện nay mạng cáp viễn thông treo sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật của

ngành điện (cột điện) để phát triển mạng lưới, về cơ bản mạng cáp viễn thông đã đáp

ứng và phủ rộng khắp địa bàn thành phố và được triển khai đến từng hộ gia đình tại

thành phố khi có nhu cầu sử dụng.

46

UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 406/KH-UBND ngày 02 tháng 2

năm 2012 về chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp treo giai đoạn 2012 – 2015 trên địa

bàn thành phố. Đến nay, công tác chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp treo về cơ bản đã

hoàn thành (đến năm 2014 đã hoàn thành hơn 90% khối lượng của toàn kế hoạch đề

ra). Ngoài ra, thành phố đã có kế hoạch số 6976/KH-UBND ngày 27/12/2013 về ngầm

hóa cáp viễn thông kết hợp với ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế đến năm 2015,

Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông tại thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2020 (Quyết định số 4429/QĐ-UBND) trong đó cột treo cáp sẽ không được

chú trọng đầu tư phát triển cũng như hạn chế tối đa việc trồng cột điện mới khi không

thật sự cấp bách, thay vào đó hệ thống cột treo cáp (viễn thông, điện lực) sẽ được di

dời tháo dỡ theo tiến độ, kế hoạch ngầm hóa hệ thống cáp điện, cáp viễn thông, kế

hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố (di dời, giải phóng mặt bằng phục vụ xây

dựng cầu, đường, cải tạo nâng cấp mặt đường, mở rộng mặt đường,…).

1.2.4.2. Hệ thống cáp ngầm viễn thông

a. Hiện trạng hạ ngầm cáp viễn thông

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố tồn tại nhiều hệ thống công trình ngầm viễn

thông được triển khai từ nhiều năm trước (trước năm 2006), đa phần do Viễn thông

Thành phố làm chủ đầu tư. Từ năm 2007 trở đi, Chủ đầu tư một số dự án giao thông đã

thực hiện đồng bộ hạ ngầm các tuyến cáp treo trên cột điện như: đường Tân Sơn Nhất

- Bình Lợi - vành đai ngoài, Đại lộ Vo Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Nam Kỳ Khởi

Nghĩa,… Ngoài ra, một số công trình hạ ngầm cáp viễn thông trên những tuyến đường

hiện hữu được các đơn vị viễn thông hoặc đơn vị khác làm chủ đầu tư như: đường Lê

Thánh Tôn, Lê Quý Đôn, Trương Định, Trần Hưng Đạo… Trong đó, các đơn vị đã thí

điểm thực hiện một số công trình ngầm hóa chung giữa ngành điện và viễn thông như

đường Trần Hưng Đạo, đường Lê Thánh Tôn. Từ năm 2011, các doanh nghiệp viễn

thông đã chủ động phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố thi công xây dựng

phát triển hệ thống mạng viễn thông, ngầm hóa các tuyến cáp treo để đảm bảo nhu cầu

phát triển hạ tầng kỹ thuật của các đơn vị. Tính đến tháng 5/2015 các đơn vị đã hoàn

thành ngầm hóa được 47 công trình viễn thông kết hợp công trình kỹ thuật khác tương

đương 135 km, 2 công trình viễn thông thực hiện riêng tương đương 1 km và các công

trình còn lại đang được lập phương án triển khai trong năm 2015 theo đúng lộ trình đã

47

đề ra tại Kế hoạch số 6976/KH-UBND ngày 27/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành

phố.

Hệ thống hầm cống cáp hiện tại của các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu xây

dựng bằng bê tông cốt thép hoặc được đúc săn, nắp bể từ 1 ÷ 8 nắp. Hệ thống ống dẫn

cáp được sử dụng loại ống nhựa PVC và ống nhựa HDPE để kéo cáp đồng và cáp

quang. Viễn thông thành phố có sử dụng thêm giải pháp Maxcell (hoặc một số giải

pháp khác) để luồn thêm cáp vào hệ thống cống bể hiện tại, tăng dung lượng cống bể;

hoặc có thể sử dụng chung hạ tầng dựa trên chia sẻ dung lượng cáp, sợi cáp của doanh

nghiệp chưa sử dụng hết. Hiện trạng hạ tầng hiện tại hầu hết các tuyến cống bể đều đã

sử dụng hết 100% số lượng các ống cáp lắp đặt. Một số hạ tầng ngầm được triển khai

trong thời gian gần đây được bố trí dự phòng 10% trên tổng dung lượng ống đầu tư

xây dựng mới.

Thành phố đã chủ trương thi công ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn thành

phố phải phối hợp đồng bộ với tiến độ thi công các công trình ngầm hóa lưới điện, các

công trình giao thông, cải tạo, mở rộng các tuyến đường. Các công trình hạ ngầm cáp

viễn thông đang được ưu tiên thực hiện tại các quận nội thành, các tuyến đường chính,

các khu vực hành chính, các tuyến đường mà hệ thống cáp treo viễn thông quá tải và

các tuyến đường thực hiện phối hợp với đề án ngầm hóa lưới điện, các công trình giao

thông đã được UBND thành phố thông qua.

b. Một số khó khăn trong công tác ngầm hóa

- Theo quy định của pháp luật hiện hành việc triển khai các công trình hạ tầng

kỹ thuật đô thị chính như đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu đô thị,… có trách nhiệm bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông xây

dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Tuy nhiên trong thực tế các đơn

vị khi xây dựng quy hoạch đô thị 1/500, 1/2000 hoặc triển khai các công trình giao

thông, công trình đô thị,… đều không thực hiện đúng quy định về thiết kế, bố trí mặt

bằng để lắp đặt công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Điều này dẫn đến khó

khăn trong quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Đối với ngành viễn thông, khi chưa có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động nên việc xây dựng, triển khai hạ tầng mạng giữa các đơn vị thiếu tính

48

đồng bộ và phối hợp, khó khăn trong công tác quản lý của doanh nghiệp, cơ quan quản

lý nhà nước cũng như không đạt hiệu quả trong đầu tư.

- Hiện nay, trên địa bàn thành phố các đơn vị triển khai thiết lập hệ thống

ngầm chưa tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật, an toàn, không tuân thủ quy chuẩn

và giao cắt với hạ tầng nhiều ngành, lĩnh vực khác, chồng chéo kết nội với các hạ tầng

ngầm của nhiều đơn vị khác nhau,...

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông khi xây dựng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư

lớn và các kỹ thuật chuyên ngành với mức độ phức tạp khác nhau. Trong thực tế triển

khai, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật có thể do một hoặc nhiều đơn vị cùng hợp tác

đầu tư để xây dựng công trình. Thành phố khuyến khích các thành phần kinh tế tham

gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo các hình thức đầu

tư phù hợp; đồng thời cũng ban hành những chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp lý đối với

các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư. Tuy nhiên, nhiều công trình đã xây dựng đưa vào

sử dụng nhưng các đơn vị chủ đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn khi cân đối giữa nhu cầu

phát triển tiếp trong tương lai và việc phải thu hồi chi phí đầu tư đã bỏ ra. Hiện nay,

các công trình ngầm hóa sử dụng chung cáp viễn thông đã xây dựng đưa vào sử dụng

nhưng các đơn vị chủ đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc quy định giá thuê như

phương pháp tính, thời gian khấu hao, tổng dự toán, chi phí bảo trì...

- Ảnh hưởng về thay đổi về công nghệ. Công nghệ viễn thông luôn có sự thay

đổi liên tục dẫn đến việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông ngầm cũng

đòi hỏi sự thay đổi, cập nhật liên tục khác với các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật khác

thường có vòng đời hạ tầng kỹ thuật khá ổn định trong thời gian dài.

- Bố trí xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN

07:2010/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ trong đầu tư và

xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông

đô thị, cấp nước đô thị, thoát nước đô thị, cấp điện đô thị, cấp xăng dầu và khí đốt đô

thị, chiếu sáng đô thị, thông tin đô thị, thu gom, phân lo ại, xử lý chất thải rắn và nhà

vệ sinh công cộng, nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị). Đối với các tuyến đường hiện

hữu, các đơn vị chủ đầu tư triển khai thi công ngầm hóa cáp viễn thông gặp rất nhiều

khó khăn trong quá trình bố trí mặt bằng xây dựng phui đào do không gian vỉa hè đã

49

có hệ thống ngầm của các ngành khác. Theo quy định bảo đảm an toàn các ngành kỹ

thuật cũng như yêu cầu bảo vệ hạ tầng của các ngành khác, các đơn vị viễn thông

không thể bố trí hệ thống ngầm viễn thông trên vỉa hè mà phải thực hiện triển khai xây

dựng tuyến hầm cống dưới lòng đường dẫn đến tăng về chi phí thi công, không đảm

bảo kỹ thuật khi tuyến cáp phối vào nhà dân phải đi ngang rất nhiều hạ tầng ngầm của

các đơn vị chuyên ngành khác. Ngược lại, các đơn vị ngành kỹ thuật khác cũng sẽ gặp

khó bảo trì, bảo dưỡng hệ thống ngầm do hệ thống cáp phối viễn thông (điện lực) vào

nhà dân cắt ngang hệ thống cần bảo dưỡng, bảo trì.

1.3. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ

THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRONG KỲ QUY HOẠCH.

1.3.1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2025 ảnh hưởng đến

phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

1.3.1.1. Dự báo về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM ảnh

hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo

Quyết định số 2613/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 dự báo tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM đến năm 2025 như sau:

Bảng 18: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM đến năm 2025

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 – 2025

1 Tốc độ tăng GDP %/năm 11,17 10 10,5 9,5 10 8,5 9

KV I 4,86 5 5 5 5 5 5

KV II 10,54 8,7 8,7 8,7 8,7 8,5 8,5

KV III 11,92 11,17 12,07 10,17 11 8,55 9,37

2010 2015 2015 2020 2020 2025 2025

2 GDP giá thực tế Tr. USD 21.569 39.819 40.732 77.554 81.161 133.404 142.854

3 Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

KV I 1,21 0,96 0,94 0,78 0,74 0,66 0,61

KV II 45,29 42,63 41,65 41,07 39,19 41,05 38,29

KV III 53,50 56,41 57,41 58,16 60,07 58,29 61,10

4 GDP b/q đầu người USD/năm 2.916 4.856 4.967 8.430 8.822 13.340 14.285

Nguồn: Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, 2013.

50

- Để đảm bảo quy mô kinh tế TP.HCM đến năm 2025 tăng gấp nhiều lần so

với năm 2010 đòi hỏi phải gia tăng đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa

bàn, bao gồm đầu tư mới và đầu tư mở rộng. Tình hình trên dẫn đến gia tăng quy mô

số lượng doanh nghiệp lên nhiều lần so với hiện nay, gia tăng nhu cầu về thương mại

điện tử, gia tăng tốc độ đường truyền, dẫn đến tăng mạnh nhu cầu về dung lượng, chất

lượng và khả năng phục vụ của hệ thống truyền số liệu để kết nối đến doanh nghiệp,

hộ gia đình.

- Tăng trưởng kinh tế góp phần gia tăng mức sống dân cư dẫn đến gia tăng

nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các sản phẩm và dịch vụ

viễn thông cao cấp, số lượng người có khả năng sử dụng với các sản phẩm công nghệ

kết nối Internet ngày càng tăng lên, bao gồm điện thoại di động thông minh, máy tinh

bảng, máy tinh xách tay, TV Internet,… Điều này đặt ra yêu cầu phát triển mạng

truyền số liệu tốc độ cao, đồng thời đầu tư phát triển các trạm thu phát sóng điện thoại

di động với các loại ăng-ten thế hệ mới có khả năng truyền tải thông tin, hình ảnh có

độ phân giải cao.

- Mức sống dân cư TP.HCM tăng lên đặt ra yêu cầu cải thiện môi trường

sống ngày càng tốt hơn, đảm bảo mỹ quan đô thị. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải

ngầm hóa mạng lưới điện và cáp viễn thông, phát triển các loại ăng-ten thu phát sóng

thân thiện môi trường.

- Cơ cấu kinh tế thành phố giai đến năm 2025 sẽ tiếp tục chuyển dịch sang

dịch vụ thông qua việc phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ hiện

đại, bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, thương mại điện tử,

cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, nhà hàng, khách sạn,…; phát triển du lịch; phát

triển thông tin và truyền thông;… Điều này đặt ra yêu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động phục vụ ngày càng tốt hơn các ngành dịch vụ và bản thân ngành

thông tin và truyền thông để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động thành phố cần phải được đầu tư để nâng cao tốc độ và chất lượng

đường truyền, tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới.

- Dự báo khách du lịch (bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) đến

TP.HCM năm 2015 đạt từ 21 triệu đến 22 triệu lượt người, đến năm 2020 đạt từ 29 –

32 triệu lượt người, đến năm 2025 đạt từ 39 – 42 triệu lượt người dẫn đến gia tăng nhu

51

cầu sử dụng các thiết bị di động kết nối Internet và điện thoại di động trên địa bàn,

tăng mật độ sử dụng wifi, trạm phát sóng BTS vào mùa cao điểm du lịch.

- Căn cứ Quyết định 6184/QĐ-BCT ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ

Công thương phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại

cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2020 trên địa bàn TP.HCM

có từ 265 – 287 siêu thị các loại, 40 trung tâm thương mại và 24 trung tâm mua sắm.

Các khu vực này thường xuyên tập trung dân cư đến mua sắm với mật độ cao, nhu cầu

sử dụng điện thoại di động, các thiết bị di động kết nối Internet tăng cao. Ở những khu

vực này cần đầu tư các trạm thu phát sóng điện thoại di động, Internet cố định băng

rộng kết nối wifi với mật độ cao.

1.3.1.2. Dự báo phát triển kết cấu hạ tầng xã hội đến năm 2020

Về phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

thành phố phát triển mạng lưới trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, thể thao với quy

mô lớn dự báo sẽ tác động mạnh đến phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông thụ động

trên địa bàn, đặc biệt là phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại

các khu vực này.

Bảng 19: Dự báo phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trên địa bàn TP.HCM thời kỳ quy hoạch

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2015 2020 20251 Trường phổ thông Trường 185 210 2352 Trung cấp chuyên nghiệp Trường 45 56 703 Dạy nghề Trường 438 460 4834 Cao đẳng, đại học Trường 83 91 995 Bệnh viện Bệnh viện 112 124 1336 Rạp chiếu phim Rạp 23 26 287 Sân bóng đá Sân 138 151 1668 Bể bơi Bể bơi 93 102 1129 Nhà luyện tập Nhà 310 341 375

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố trong kỳ quy hoạch sẽ phát triển nhanh

bao gồm trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, trung tâm thể thao, các khu vui

52

chơi giải trí,…Tại những khu vực này cần bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

công cộng đa năng, các trạm thu phát sóng điện thoại di động, cáp viễn thông và các

công trình ngầm viễn thông,…

1.3.1.3. Dự báo phát triển đô thị TP.HCM ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động

Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, định hướng phát triển đô thị trên

địa bàn TP.HCM như sau:

÷ Phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực

trung tâm hiện hữu và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha).

÷ Phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra

biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam.

÷ Phân vùng phát triển: (1) Vùng phát triển đô thị gồm 13 quận nội thành hiện

hữu và 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các khu đô thị mới phát triển. (2) Vùng phát

triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn,

Bình Chánh, Nhà Bè. (3) Vùng sinh thái, du lịch được phát triển dọc theo sông Sài

Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. (4) Vùng

nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc

Môn, Bình Chánh, Cần Giờ.

÷ Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình

Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

÷ Phân khu chức năng: (1) Khu nội thành hiện hữu: gồm 13 quận nội thành

hiện hữu, với tổng diện tích khoảng 14.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025

khoảng 4,5 triệu người. (2) Khu nội thành phát triển: gồm 6 quận mới, với tổng diện

tích khoảng 35.200 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 2,9 triệu người.

(3) Các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại địa bàn ngoại thành: gồm

5 huyện ngoại thành, với tổng diện tích khoảng 160.200 ha, quy mô dân số dự kiến

đến năm 2025 khoảng 2,6 triệu người, trong đó dân số nông thôn khoảng 0,5 triệu

người.

53

÷ Phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn là khu đô thị Tây - Bắc tại huyện

Củ Chi, Hóc Môn có quy mô khoảng 6.000 ha và khu đô thị - cảng Hiệp Phước, huyện

Nhà Bè có quy mô khoảng 3.900 ha (trong đó sông rạch 1.000 ha).

Hình 8: Sơ đồ hệ thống trung tâm đô thị TP.HCM đến năm 2025

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến phát

triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới.

Phát triển đô thị theo các hướng chính và phụ nêu trên đòi hỏi phải phát triển hạ tầng

kỹ thuật viễn thông thụ động bao gồm các công trình viễn thông liên quan đến an ninh

quốc gia, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, trục cáp viễn thông, trạm

thu phát sóng, công trình ngầm viễn thông phù hợp với quy hoạch đô thị, mật độ dân

cư, mật độ doanh nghiệp và các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật,…

54

1.3.1.4. Dự báo phát triển giao thông trên địa bàn TP.HCM ảnh hưởng đến phát

triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thu động

Ngày 08 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

568/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó:

- Đất dành cho giao thông ước tính 22.305 ha, chiếm 22,3% quỹ đất xây dựng.

Trong đó, giao thông đường bộ (không bao gồm giao thông tĩnh) khoảng 18.015 ha;

đất dành cho giao thông tĩnh khoảng 1.146 ha; đất dành cho giao thông đường sắt

khoảng 1.320 ha; đất dành cho giao thông đường biển và đường thủy nội địa

khoảng 1.008 ha; đất dành cho cảng hàng không khoảng 816 ha.

- Về giao thông đường bộ sẽ xây dựng mới 05 tuyến đường cao tốc đồng thời

nâng cấp mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương; cải tạo nâng cấp 07 tuyến

quốc lộ; xây dựng mới 03 tuyến đường vành đai; xây dựng hoàn chỉnh 04 tuyến đường

trục chính đô thị; xây dựng 05 tuyến đường trên cao; xây dựng 31 cầu, 01 hầm vượt

sông; xây dựng 09 tuyến đường liên tỉnh; hình thành 07 bến xe khách liên tỉnh tổng

diện tích 79 ha, bố trí 22 bến xe buýt diện tích 30 ha, quy hoạch 20 bến xe ô tô hàng

hóa diện tích 305 ha, xây dựng 3 bến hàng hóa diện tích 130 ha. Tổng diện tích các

bến là 544 ha. Cải tạo, xây dựng mới 17 bãi kỹ thuật cho xe buýt với diện tích khoảng

51 ha; bố trí 15 bãi đậu xe taxi với diện tích khoảng 31 ha; quy hoạch 42 bãi đỗ xe ô tô

với diện tích khoảng 520 ha cho xe tải và xe con. Ưu tiên bố trí các bãi đỗ xe ô tô dọc

theo đường Vành đai 2, tại các vị trí ra vào nội đô. Tổng diện tích cho các bãi khoảng

602 ha;

- Về giao thông đường sắt sẽ nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam và xây

dựng mới 05 tuyến đường sắt kết nối giữa TP.HCM và các địa phương, đường sắt

chuyên dụng; xây dựng các ga hành khách với tổng diện tích 154,8 ha, các ga hàng

hóa với tổng diện tích 138,2 ha.

- Về đường sắt đô thị sẽ xây dựng 08 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các

trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô.

- Đường sắt đô thị khác, sẽ xây dựng 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt

một ray (Trainway hoặc Monorail).

55

- Xây dựng 6 tuyến xe buýt nhanh.

- Về cảng biển, các khu bến cảng chủ yếu sẽ phát triển ổn định trong tương lai

bao gồm khu bến cảng Cát Lái, khu bến cảng Nhà Bè, khu bến cảng Hiệp Phước.

- Về cảng hàng không sẽ cải tạo nâng cấp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn

Nhất để đạt công suất 23,5 triệu lượt hành khách/năm và 600 ngàn tấn hàng hóa/năm

vào năm 2015.

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn sau

2020 tác động to lớn đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM

trong tương lai. Việc xây dựng mới và nâng cấp mở rộng mạng lưới giao thông đường

bộ và đồng bộ hóa với xây dựng các công trình ngầm trên các tuyến đường, phát triển

các hành lang giao thông sẽ góp phần quan trọng vào phát triển mạng cáp viễn thông

và ngầm hóa cáp viễn thông, xây dựng mới và tái bố trí các trạm thu phát sóng điện

thoại di động, phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, phát triển

các công trình viễn thông liên quan đến an ninh quốc gia. Quy hoạch phát triển các

tuyến đường sắt đô thị với hệ thống các nhà ga và depot đòi hỏi phải đầu tư các điểm

cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phục vụ hành khách, các trạm thu phát sóng

điện thoại di động đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại mật độ cao.

1.3.1.5. Dự báo phát triển điện lực TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2025 ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động

Căn cứ Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ

Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt định hướng phát triển lưới điện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:

a. Phát triển lưới điện giai đoạn 2011 - 2015:

- Đến năm 2015 đạt tỷ lệ ngầm hóa trên 30% lưới điện trung thế và 20% lưới

điện hạ thế, trong đó khu vực trung tâm Thành phố đạt ngầm hóa 90% lưới điện trung

thế và 50% lưới điện hạ thế.

- Xây dựng mới 101 km đường dây 220 KV.

- Xây dựng mới 140,58 km đường dây 110KV.

- Xây dựng mới 2.813km đường dây 22KV, trong đó cáp ngầm là 2.407 km.

56

- Xây dựng mới 3.265 km đường dây hạ áp

b. Phát triển lưới điện giai đoạn 2016 - 2020:

- Cơ bản ngầm hóa lưới điện nội thành hiện hữu: tổng cộng 155 công trình

trong đó có 650 km lưới điện trung thế, 1.137 km lưới điện hạ thế.

- Xây dựng 39 km đường dây 220KV.

- Xây dựng mới 100 km đường dây mạch kép 110 KV cấp điện, trong đó 15

km là cáp ngầm ở khu vực trung tâm TP.HCM.

c. Phát triển lưới điện giai đoạn 2021 - 2025:

- Đến năm 2025 cơ bản hoàn thành ngầm hóa ở các trung tâm hành chính

huyện, khu đô thị mới, khu công nghiệp.

Tại hội nghị sơ kết thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa hệ thống

dây thông tin trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2011-2013 tổ chức vào tháng 6 năm

2014, UBND TP.HCM đề ra kế hoạch giai đoạn 2014-2015, ngành điện lực thành phố

tiếp tục triển khai thực hiện 117 công trình ngầm hóa và dự kiến đến cuối 2015 thực

hiện đạt và vượt chỉ tiêu đề ra (445/400 km trung thế; 691/500 km hạ thế; 11,7/9 km

cáp ngầm 110 kV). Phấn đấu đến cuối năm 2020 sẽ cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới

điện trung, hạ thế cho khu vực nội thành.

Quy hoạch phát triển điện lực và kế hoạch ngầm hóa lưới điện sẽ tác động mạnh

đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM. Việc đầu tư xây dựng

lưới điện mới sẽ góp phần phát triển cột treo cáp thông qua việc dùng chung cột điện.

Ngoài ra, xây dựng mới các tuyến cáp ngầm điện lực sẽ tạo điều kiện ngầm hóa cáp

viễn thông. Kế hoạch ngầm hóa lưới điện hiện hữu cũng sẽ tạo điều kiện ngầm hóa cáp

viễn thông hiện hữu.

1.3.1.6. Dự báo phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

TP.HCM đến năm 2025

- Theo định hướng quy hoạch phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp

trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 do Ban Quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp

TP.HCM công bố, đến năm 2020 TP.HCM có 24 khu chế xuất – khu công nghiệp với

tổng diện tích 6.152,8 ha.

57

Hình 9: Sơ đồ định hướng phát triển không gian các khu chế xuất, khu công nghiệp đến năm 2020

- Theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm

2020, định hướng đến năm 2030, TP.HCM sẽ củng cố, nâng cấp và quy hoạch mới 18

cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.060,11 ha có khả năng quản lý tập trung.

Quy hoạch phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

trên địa bàn thành phố trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng

kỹ thuật viễn thông thụ động. Sự hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm

công nghiệp sẽ tập trung các doanh nghiệp với mật độ cao, nhu cầu giao dịch qua

Internet, điện thoại di động và sử dụng các thiết bị di động kết nối Internet sẽ ở mức độ

cao. Điều này đòi hỏi phải đầu tư các trạm thu phát sóng, cáp viễn thông, các điểm

cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu giao dịch.

1.3.1.7. Dự báo phát triển ngành viễn thông TP.HCM đến năm 2025 ảnh hưởng

đến phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Xu hướng hội tụ di động - cố định - Internet dự báo sẽ phát triển mạnh

trong thời gian tới với mô hình mạng FMC (Fixed Mobile Converged). Cung cấp đa

58

dịch vụ trên một nền tảng mạng duy nhất sẽ trở nên phổ biến và tác động đến sự phát

triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Hoàn thiện việc triển khai mạng thông tin di động 3G và thử nghiệm mạng

di động 4G (dự báo sẽ triển khai sau năm 2020) trong thời gian tới sẽ tác động đến hạ

tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố. Việc phát triển công nghệ

4G đòi hỏi chất lượng truyền tải thông tin của hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động

phải được cải thiện đáng kể, đặc biệt là cáp viễn thông, ăng-ten thu phát sóng,…

- Một số dịch vụ viễn thông sẽ nhanh chóng bão hòa và tăng trưởng chậm

trong kỳ quy hoạch, bao gồm thuê bao điện thoại, Internet cố định băng rộng,… do đó

việc đầu tư mới hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để đáp ứng nhu cầu các dịch vụ

này sẽ giảm dần, thay vào đó sẽ tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động

để nâng cao chất lượng dịch vụ, bao gồm hoàn thiện mạng băng thông rộng đến toàn

bộ thành phố, phủ sóng thông tin di động băng thông rộng đến 100% địa bàn dân cư,

ngầm hóa cáp viễn thông, quang hoá mạng cáp truyền dẫn.

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động, Internet và các giao

dịch trực tuyến, thương mại điện tử, mạng xã hội, dịch vụ giá trị gia tăng trên nền

Internet,…, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa năng không người phục

vụ có xu hướng phát triển mạnh trong khi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

có người phục vụ sẽ có xu hướng giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực thoại. Điểm cung

cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ sẽ còn duy trì ở một số hoạt động

của ngành bưu chính. Điều này đặt ra yêu cầu sẽ tập trung phát triển các điểm cung

cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ trong kỳ quy hoạch và cải tạo,

chỉnh trang các điểm bưu điện, bưu cục tại phường, xã, thị trấn trên địa bàn theo kiểu

mới để cung cấp dịch vụ thông tin, bưu chính, viễn thông.

- Dự báo trong tương lai ăng-ten thu phát sóng thế hệ mới sẽ được thương

mại hóa, đặc biệt là ăng-ten theo công nghệ LightRadio. LightRadio sẽ hợp nhất các

loại ăng-ten khác nhau hiện dùng cho 2G, 3G và LTE (tức 4G) vào một ăng-ten duy

nhất. Ăng-ten này có thể được gắn lên cột, gắn vào mặt tường của các tòa nhà, hoặc

gắn vào bất cứ nơi đâu có điện và có kết nối băng thông rộng. Khối LightRadio tích

hợp ăng-ten, bộ phối hợp tần số, thiết bị vô tuyến, thiết bị khuếch đại và thiết bị tản

nhiệt, tất cả nằm gọn trong một khối rubic nhỏ nằm vừa trong lòng bàn tay và chỉ nặng

59

khoảng 400gr. Khối rubic này có công suất tiêu tán rất thấp (1-5W), hoạt động trên dải

tần vô tuyến đầy đủ (400 Mhz đến 4 Ghz) và hỗ trợ tất cả các công nghệ (2G, 3G, 4G).

Những lợi ích khác của LightRadio bao gồm giảm hơn 50% năng lượng tiêu thụ của

các mạng di động, giảm đến 50% lượng vốn đầu tư cho trạm phát sóng cho các nhà

mạng di động, cải thiện đáng kể các dịch vụ cho người dùng đầu cuối bằng cách tăng

băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten cỡ nhỏ khắp mọi nơi.

1.3.1.8. Dự báo xu hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng

Xu hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi là xu hướng tất yếu để đảm

bảo tiết kiệm nguồn vốn đầu tư của xã hội và đảm bảo mỹ quan đô thị.

Sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp trong ngành: các doanh nghiệp viễn

thông cùng đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống cống bể, cột treo cáp; sau đó phân chia

hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận nếu có.

Sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp ngoài ngành: xu hướng này trong

giai đoạn tới sẽ phát triển mạnh nhằm xây dựng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi đồng

bộ với quá trình phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Kết hợp xây dựng, sử dụng chung hệ

thống hạ tầng kỹ thuật ngầm với các ngành: điện lực, cấp thoát nước,…

1.4. KẾT LUẬN PHẦN I:

Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố phát triển

nhanh chóng trong những năm qua gắn liền với sự phát triển của các sản phẩm

và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, gắn liền với nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội ngày càng tăng, mức sống dân cư ngày càng được cải thiện. Cho

đến nay, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố về cơ bản

đã đáp ứng nhu cầu phát triển của các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin

và truyền thông, trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu truyền tải thông tin góp phần

phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố về mặt

số lượng và đang từng bước nâng cao chất lượng.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông trên địa

bàn thành phố hiện nay đang ở mức bão hòa và dự báo sẽ bão hòa trong ngắn

hạn, bao gồm thuê bao điện thoại di động, thuê bao Internet cố định băng rộng,

60

thuê bao Internet băng rộng di động. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới sẽ tập trung vào nâng

cao chất lượng đường truyền, đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mỹ quan

đô thị. Các nội dung ưu tiên đầu tư trong kỳ quy hoạch bao gồm:

- Chuyển đổi các trạm thu phát sóng thông tin di động loại cồng kềnh

sang trạm thu phát sóng không cồng kềnh hoặc thân thiện môi trường và phù

hợp cảnh quan đô thị.

- Ngầm hóa cáp viễn thông treo kết hợp với cáp kỹ thuật và triển khai

ngầm hóa chung với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

- Thay thế cáp đồng có dung lượng lớn bằng cáp sợi quang phù hợp

trong thiết kế xây dựng mạng trục truyền dẫn và các công trình viễn thông có

liên quan đến quốc phòng an ninh.

- Khai thác có hiệu quả hệ thống trạm điện thoại công cộng theo hướng

chuyển đổi thành điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người

phục đa chức năng.

- Phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không

người phục vụ đa chức năng tại các công trình công cộng và các khu vực trung

tâm của thành phố phục vụ thông tin, tuyên truyền và phát triển văn hoá – giáo

dục – du lịch, kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu giao dịch, trao đổi thông tin của

người dân và du khách quốc tế.

- Triển khai kế hoạch chia sẽ và dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa

các đơn vị viễn thông giữa các ngành, lĩnh vực có hạ tầng kỹ thuật liên quan để

tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư của xã hội, nâng cao hiệu xuất khai thác cơ sở hạ

tầng kỹ thuật cũng như đảm bảo mỹ quan đô thị và thân thiện môi trường. Từng

bước tiến đến chỉ duy nhất một đơn vị đầu tư, cung cấp hạ tầng kỹ thuật truyền

dẫn, phát sóng tại một địa bàn, khu vực để các doanh nghiệp có nhu cầu cung

cấp dịch vụ thuê hạ tầng.

61

Phần II.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

2.1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN

THÔNG THỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ TP.HCM

2.1.1. Vị trí, vai trò của các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến quốc

phòng an ninh.

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10

năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan

trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì hiện trạng phát triển và phân bố các công trình

viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Thông tư số 14/2013/TT-

BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn

lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại

địa phương.

2.1.2. Vị trí, vai trò của hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với phát triển

kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính

phủ xác định Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, với quy mô dân số lên đến 10

triệu người vào năm 2025 (chưa tính 2,5 triệu lượt khách vãng lai), quy mô kinh tế đến

năm 2025 đạt trên 130 tỷ USD, tổng vốn đầu tư xã hội đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Kinh tế

- xã hội thành phố sẽ được vận hành dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và viễn

thông. Vị trí, vai trò của hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với phát triển kinh tế

- xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 được thể hiện qua các khía cạnh chính

như sau:

+ Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động góp phần truyền tải thông tin kịp

thời, mọi lúc, mọi nơi trên địa bàn thành phố, cả nước và quốc tế trên cơ sở đó thúc

đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và các quan hệ xã hội.

+ Sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động góp phần nâng cao

chất lượng thông tin, tạo bước đột phá về cách thức con người tiếp nhận thông tin, đáp

62

ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân thành phố.

+ Là khía cạnh của các hạ tầng kỹ thuật viễn thông; là loi của hạ tầng đô thị

và là nền tảng của các ngành kinh tế - xã hội.

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về

Phê duyệt “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền

thông”. Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 3/8/2013 của Ủy ban nhân dân thành

phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-

CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn

thành phố đã xác định “Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành phố thành

một ngành kinh tế chủ lực, tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm làm nền tảng cho

sự phát triển chung và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, xây

dựng thành trung tâm công nghệ thông tin của cả nước”. Để đáp ứng nhiệm vụ trên,

đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thành phố phải phát triển cả về lượng lẫn

về chất để làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.

- Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân

dân thành phố về ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động số

36/CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2020 đã xác định “phát triển hạ

tầng thông tin, truyền thông gắn với nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của

chính quyền các cấp, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ tại Quyết định số

43/2012/QĐ-UBND ngày 3/8/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng

như đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước.

2.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2025

2.2.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố tuân

thủ triệt để nội dung tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,

Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 08 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương

63

hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Nghị quyết số 13-

NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ

nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020 và các Chương trình hành động của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố;

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố phải

phù hợp với Quy hoạch viễn thông quốc gia, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt và các Quy hoạch, chủ trương phát triển giao thông, xây dựng, đô thị của

Trung ương và thành phố.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại Thành phố Hồ Chí Minh

đồng bộ, gắn kết với quy hoạch đô thị (khu dân cư, khu, cụm công nghiệp,…), hạ tầng

giao thông, lưới điện, công trình công cộng (chiếu sáng, công viên,…), không gian

ngầm (metro, hầm vượt sông,…) và là một phần không thể tách rời quy hoạch đô thị,

quy hoạch xây dựng (tỷ lệ 1/500 và 1/2000) và quy hoạch phát triển các hạ tầng kỹ

thuật có liên quan của thành phố.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động TP.HCM đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2025 gắn với chiến lược phòng thủ trên địa bàn.

2.2.2. Mục tiêu phát triển:

2.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bảo đảm tính bền vững, ổn

định, khai thác, quản lý hạ tầng hiệu quả cũng như tiếp cận nhanh nhất với những tiến

bộ về khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin, mỹ quan

đô thị, thân thiện môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với

đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố, khu vực phía Nam và cả nước.

- Chia sẻ và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cung cấp đa dịch vụ viễn

thông và công nghệ thông tin (viễn thông, thông tin, dịch vụ,…) trên cùng 1 hạ tầng kỹ

thuật (hội tụ giữa công nghệ - dịch vụ); tiến đến chỉ duy nhất một đơn vị cung cấp cơ

sở hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng (đài, trạm, hầm, hào, tuyến ống, mạng cáp

viễn thông,…) tại một địa bàn, khu vực của thành phố;

64

- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường; xây dựng

phát triển hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bình

đẳng. Xã hội hóa trong xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành và khai

thác cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Giai đoạn từ nay đến năm 2020

- Ngầm hóa 100% tuyến cáp thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà

nước và cáp truyền dẫn liên tỉnh thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh và cáp truyền

dẫn kết nối liên đài phục vụ quốc phòng an ninh; Tăng cường, nâng cấp và mở rộng cơ

sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình và truyền số

liệu của thành phố.

- Thực hiện ngầm hóa cáp thông tin liên lạc kết hợp với ngầm cáp kỹ thuật

khác đạt tỷ lệ hơn 90% tại khu vực trung tâm, đường lớn, đường chính, đường liên

quận/huyện và hơn 50% trên các tuyến đường kết nối vào các khu vực đã thực hiện

ngầm hóa trên địa bàn trong đó tỷ lệ cáp quang trong ngầm hóa chiếm hơn 70%;

- Hạ tầng mạng cáp truyền dẫn (ưu tiên quang hóa mạng cáp trục, cáp liên

đài, cáp liên tỉnh), trạm thu phát sóng thông tin liên lạc phát triển đồng bộ, quản lý,

khai thác hạ tầng một cách hiệu quả và truyền tải đa dịch vụ viễn thông đến từng hộ

gia đình khi có nhu cầu sử dụng; từng bước tiến đến việc chỉ duy nhất một đơn vị cung

cấp hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng tại một địa bàn, khu vực;

- Thực hiện cải tạo, chuyển đổi hệ thống cột ăng-ten thu phát sóng thông tin di

động từ cột ăng-ten loại cồng kềnh sang loại cột ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy

trang, thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan đô thị tại 13 quận nội thành hiện hữu,

một phần của 6 quận phát triển và các trung tâm, thị trấn của huyện; Cột ăng-ten thu

phát sóng thông tin di động phát triển mới phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất

lượng công trình, mỹ quan đô thị và thân thiện môi trường, phù hợp kiến trúc, cảnh

quan của các công trình lân cận.

- Triển khai xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không

có người phục vụ thuộc khu vực nội thành và một phần khu vực ngoại thành theo

65

nguyên tắc chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các đơn vị, ngành, lĩnh vực

để cung cấp đa dịch vụ viễn thông, thông tin như: cung cấp thông tin hướng dẫn -

tuyên truyền, tin tức - sự kiện, sách báo - chuyên mục, truy nhập Internet không dây

tốc độ cao (wifi diện rộng), dịch vụ giá trị gia tăng khác.

- Đảm bảo dịch vụ viễn thông (thoại, Internet băng rộng tốc độ cao, phát

thanh, truyền hình và các dịch vụ giá trị gia tăng khác) được phủ sóng, triển khai trên

toàn địa bàn thành phố; từng bước chuyển đổi và ngừng sử dụng công nghệ truyền

dẫn, phát sóng không phù hợp với xu hướng phát triển chung của các nước tiên tiến

trên thế giới trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông;

- Đẩy mạnh và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai

thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và chia sẽ, sử dụng chung cơ sở dữ

liệu kinh tế - xã hội của thành phố.

b. Giai đoạn từ năm 2020 đến 2025

- Mạng cáp viễn thông của Thành phố cơ bản được ngầm hóa hoàn toàn tại

khu vực trung tâm, đường lớn, đường chính, đường liên quận/huyện và hơn 80% trên

các tuyến đường kết nối vào các tuyến đã thực hiện ngầm hóa này trong đó tỷ lệ cáp

quang đạt hơn 80% cho mạng cáp trục, cáp liên tỉnh, cáp liên đài/trạm và ưu tiên sử

dụng cáp quang trong phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông đến thuê bao.

- Thành phố sẽ cơ bản không còn cột ăng-ten phục vụ thu phát sóng thông tin

di động loại công kềnh (tự đứng hoặc dây co lắp thuộc loại A2a) cũng như độ cao cột

ăng-ten của trạm BTS phù hợp với độ cao công trình lắp đặt tại 13 quận nội thành hiệu

hữu, 6 quận phát triển; tăng cường hiệu quả dùng chung cơ sở hạ tầng trạm BTS giữa

các doanh nghiệp viễn thông nhằm phát triển bền vững, hiệu quả và mỹ quan đô thị

cũng như tiết kiệm và tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới.

- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

công cộng không có người phục vụ nhằm góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội

– du lịch của thành phố.

66

2.3. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ

THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG.

2.3.1. Phương án phát triển các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến

quốc phòng an ninh.

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10

năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan

trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì hiện trạng phát triển và phân bố các công trình

viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Thông tư số 14/2013/TT-

BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn

lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại

địa phương.

2.3.2. Phương án phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

2.3.2.1. Mục đích, yêu cầu

- Phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại TP.HCM đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên cơ sở đầu tư mới kết hợp với cải tạo, chuyển đổi

công năng các điểm cung cấp điện thoại công cộng không còn phù hợp xu hướng phát

triển thành điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đa năng “điện thoại – thông tin”.

- Bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phù hợp với quy

hoạch không gian đô thị và kiến trúc công trình xây dựng tại nơi lắp đặt, nơi đông

người qua lại nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

- Rà soát để có sự điều chỉnh và đầu tư mới nhằm hoàn thiện mạng lưới các

điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại khu vực trung tâm thành phố, khu vực

công cộng như nhà ga, sân bay, bến tàu, trường học, bệnh viện, các trung tâm mua

sắm, các tuyến đường chính, đường lớn, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…

- Huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn

thông công cộng trong đó loại hình có người phục vụ sẽ do doanh nghiệp viễn thông

trực tiếp đầu tư bằng nguồn vốn đơn vị, loại hình không có người phục vụ theo

phương thức xã hội hóa đầu tư.

67

2.3.2.2. Nội dung quy hoạch

a. Xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công

cộng.

- Loại hình điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ưu tiên phát triển: trong

kỳ quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không

có người phục vụ (không quy hoạch các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

có người phục vụ và các điểm này sẽ do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp hoặc hợp

tác đầu tư, xây dựng).

- Các khu vực ưu tiên bố trí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng:

÷ Bố trí tại các công trình giao thông công cộng bao gồm sân bay Tân Sơn

Nhất, nhà ga tuyến đường sắt Bắc – Nam, các bến xe khách, các tuyến đường sắt đô

thị, các bến tàu, phà, cảng biển.

÷ Bố trí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các tuyến đường

trọng yếu khu vực trung tâm thành phố, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị mới Thủ

Thiêm, các khu đô thị được quy hoạch mới, các trạm chờ xe buýt. Đối với các quảng

trường của thành phố sẽ bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không

có người phục vụ với mật độ cao nhưng đảm bảo thống nhất thiết kế về kiểu dáng và

phù hợp kiến trúc tổng thể của quảng trường.

÷ Bố trí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại

các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, cao ốc văn phòng, các chợ truyền thống

nổi tiếng của thành phố.

÷ Bố trí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại

các bệnh viện, trường đại học, cáo đẳng, trường trung học phổ thông.

÷ Bố trí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại

các công viên, các nhà bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu vui chơi

giải trí nổi tiếng của thành phố.

÷ Bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các KCX, KCN,

Khu công nghệ cao.

68

÷ Bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các xã nông thôn

mới thuộc 5 huyện ngoại thành của thành phố.

b. Phân kỳ đầu tư và địa điểm đầu tư

- Giai đoạn đến năm 2020

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người

phục vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Dự kiến sẽ bố trí tối thiểu từ 06 điểm tại khu vực

này bao gồm khu vực ga quốc tế và ga nội địa.

÷ Tiếp tục chuyển đổi công năng các trạm điện thoại công cộng thành điểm

cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa năng phục vụ viễn thông thông tin, tập

trung ở các tuyến đường thuộc khu vực trung tâm thành phố. Dự kiến sẽ chuyển đổi từ

50 – 200 trạm điện thoại công cộng thành điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

đa chức năng (trạm viễn thông - thông tin). Tổ chức rà soát, khảo sát các trạm điện

thoại công cộng có thể chuyển đổi thành các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công

cộng không có người phục vụ đa chức năng trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch xã hội

đầu tư hạ tầng kỹ thuật này.

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các nhà ga và

depot thuộc các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố. Đối với tuyến số 1

(tuyến Bến Thành – Suối Tiên) dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai

đoạn này (đồng bộ với tiến độ xây dựng của các tuyến đường sắt đô thị). Theo quy

hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 1 sẽ xây dựng 14 nhà ga; tuyến đường sắt đô thị số 2

(tuyến Bến Thành – Tham Lương) dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm

2018. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 2 có 12 nhà ga.

69

Hình 10: Sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị TP.HCMNguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki. Ngày truy cập 20 tháng 9 năm 2014

÷ Đầu tư, xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có

người phục vụ tại các khu vực có nhiều khách du lịch, người dân đến tham quan bao

gồm dinh Thống Nhất, bến Nhà rồng, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thảo cầm

viên Sài Gòn, công viên văn hóa Đầm Sen, công viên Tao Đàn, công viên 23/9, công

viên Gia Định, Suối Tiên, bảo tàng chứng tích chiến tranh, các tòa cao ốc tiêu biểu của

thành phố, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Vinhomes, tuyến đường Phạm Ngũ

Lão quận 1. Dự kiến sẽ xây dựng khoảng 17 – 50 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

công cộng không người phục vụ tại các khu vực này.

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người

phục vụ tại các bệnh viện, trường đại học, cao đẳng. Dự kiến trong kỳ quy hoạch sẽ

đầu tư xây dựng khoảng 10 - 20% tổng số các bệnh viện, trường đại học, cao đẳng

hiện đang hoạt động và dự kiến xây dựng mới trên địa bàn đến năm 2020.

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu chế

xuất, khu công nghiệp. Quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên

địa bàn thành phố sẽ xây dựng 24 khu chế xuất và khu công nghiệp. Giai đoạn đến

năm 2020 tại mỗi khu chế xuất – khu công nghiệp sẽ xây dựng ít nhất 3 điểm cung cấp

70

dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ để cung cấp thông tin tuyên

truyền và cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản cho công nhân.

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người

phục vụ tại các xã nông thôn mới. TP.HCM có 58 xã thuộc 5 huyện ngoại thành, giai

đoạn đến năm 2020 dự kiến có khoảng 50% số xã sẽ được đầu tư xây dựng các điểm

cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin chung và

thông tin chuyên ngành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Giai đoạn 2021 – 2025:

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các depot

thuộc tuyến đường sắt đô thị còn lại của thành phố dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào

sử dụng trong giai đoạn 2021 – 2025. Theo quy hoạch, sẽ có 5 tuyến đường sắt đô thị

(số 3a, 3b, 4, 5,6) sẽ xây dựng và đưa vào sử dụng giai đoạn 2021 – 2025.

Hình 11: Sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị TP.HCMNguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki. Ngày truy cập 20 tháng 9 năm 2014

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người

phục vụ tại các bệnh viện, trường đại học, cao đẳng. Dự kiến sẽ đầu tư xây dựng thêm

khoảng 20% - 30% tổng số các bệnh viện, trường đại học, cao đẳng hiện đang hoạt

động và dự kiến xây dựng mới trên địa bàn đến năm 2025.

71

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người

phục vụ tại các xã nông thôn mới. TP.HCM có 58 xã thuộc 5 huyện ngoại thành, giai

đoạn 2021 – 2025 dự kiến sẽ xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

tại 50% số xã còn lại thuộc 5 huyện ngoại thành.

÷ Xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại khu đô thị

mới Thủ Thiêm dự kiến sẽ được đưa vào khai thác giai đoạn 2021 – 2025. Dự kiến

khu vực này sẽ xây dựng từ 10 – 20 điểm để cung cấp thông tin cho khách tham quan

và phục vụ nhiệm vụ cổ động chính trị của Thành phố.

- Đối với Kiosk thông tin phục vụ xây dựng nông thôn mới: sau khi nghiên cứu

và sự đánh giá kết quả thực hiện dự án thí điểm xây dựng Kiosk thông tin phục vụ xây

dựng nông thôn mới tại xã Nhuận Đức, Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi, dự kiến phát

triển hệ thống Kiosk thông tin phục vụ xây dựng nông thôn mới cho 56 xã thuộc

Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, các Kiosk thông tin thông tin phục vụ xây dựng

nông thôn mới sẽ tạo thành một hệ thống cung cấp những nhu cầu có ích, phục vụ

người dân, phù hợp với các tình hình nông thôn, phương thức sản xuất nông nghiệp và

đặc thù kinh tế, văn hoá địa phương tại Thành phố.

Bảng 20: Dự báo số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa chức năng không có người phục vụ tại TP.HCM

Stt Nội dung2020 2025 Tổng số

Từ Đến Từ Đến Từ Đến

1 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại công trình giao thông công cộng 90 165 90 150 180 315

Sân bay Tân Sơn Nhất 6 10 6 10

Ga đường sắt Bắc Nam 2 4 2 4

Tuyến đường sắt đô thị số 1 10 14 10 14

Tuyến đường sắt đô thị số 2 9 11 9 11

Tuyến đường sắt đô thị số 3 - 6 40 50 40 50

Bến tàu 2 4 2 4

Cảng biển 5 10 5 10

Nhà chờ xe buýt 50 100 50 100 102 204

Bến xe miền Đông quy hoạch mới 2 4 2 4

Bến xe miền Tây quy hoạch mới 2 4 2 4

Bến xe An Sương quy hoạch mới 1 2 1 2

Bến xe ngã tư Ga 1 2 1 2

2 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các tuyến đường trọng yếu 5 10 5 10 15 30

72

Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ 5 10

Quảng trường khu đô thị mới Thủ Thiêm 5 10 5 10Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các trục đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Trần Hưng Đạo 5 10 5 10

3 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu vui chơi giải trí 17 32 0 0 17 32

Công viên văn hóa Đầm Sen 2 4 2 4

Khu du lịch Suối Tiên 2 4 2 4

Thảo cầm viên Sài Gòn 2 4 2 4

Công viên Tao Đàn 1 2 1 2

Công viên 23/9 1 2 1 2

Công viên Gia Định 1 2 1 2

Công viên Lê Văn Tám 1 2 1 2

Công viên Thống Nhất 1 2 1 2

Khu du lịch Văn Thánh 1 2 1 2

Khu phô Tây quận 1 4 8 4 8

Nhà hát thành phố 1 1 0

4 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu di tích lịch sử, bảo tàng 5 3 0 0 5 3

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi 2 3 2 3

Bảo tàng chứng tích chiến tranh 1 1 0

Bến Nhà Rồng 1 1 0

Dinh Thống Nhất 1 1 0

5 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu đô thị 7 10 5 10 12 20

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 3 4 3 4

Khu đô thị Vinhomes Tân Cảng 2 3 2 3

Khu đô thị mới Thủ Thiêm 5 10 5 10

Khu đô thị dọc xa lô Hà Nội, quận 2 2 3 2 3

6 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu chế xuất - khu công nghiệp 20 24 20 24

7 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại khu công nghệ cao 2 3 2 3

8 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại công viên phần mềm Quang Trung 1 2 1 2

9 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các cơ sở tôn giáo tiêu biểu 3 0 0 0 3 0

Chùa Vĩnh Nghiêm 1 1 0

Chùa Xá Lợi 1 1 0

Chùa Ngọc Hoàng 1 1 0

10 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các trường học, bệnh viện 56 107 116 172 172 279

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các trường đại học, cao đẳng, giáo dục chuyên nghiệp 15 29 34 51 49 80

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các trường THPT 21 42 47 71 68 113

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các bệnh viện 12 25 27 40 39 65

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các rạp chiếu phim 8 10 8 11 16 22

11 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại 20 29 20 29 40 58

73

các xã nông thôn mới

12 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các vị trí khác 50 100 50 100 100 200

Tổng số 276 435 286 421 567 966

2.3.3. Phương án phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động.

2.3.3.1. Mục đích, yêu cầu:

- Đến nay số lượng cột ăng ten của trạm BTS trên địa bàn thành phố về cơ bản

đáp ứng nhu cầu phủ sóng 100% địa bàn, đảm bảo chất lượng cuộc gọi, nhận của thuê

bao trên toàn địa bàn Thành phố. Trong thời gian tới Thành phố sẽ tập trung vào nâng

cao chất lượng hệ thống thông tin di động để đáp ứng nhu cầu phát triển các loại dịch

vụ mới trên nền tảng 3G, 4G và các thế hệ tiếp theo trên cơ sở đó đầu tư cải tạo các cột

ăng-ten hiện hữu, xây dựng cột ăng-ten mới theo hướng không cồng kềnh hoặc ngụy

trang, thân thiện môi trường và phù hợp cảnh quan đô thị.

- Trong kỳ quy hoạch sẽ tập trung xử lý các cột ăng-ten hiện hữu bao gồm cải

tạo, chuyển đổi các cột ăng-ten được lắp đặt trên các công trình dân dụng (BTS loại 2)

thuộc loại cồng kềnh sang loại cột ăng-ten không cồng kềnh hoặc cột ăng-ten ngụy

trang, thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan đô thị đồng thời di dời các cột ăng-

ten hiện hữu đang được lắp đặt ở những vị trí không phù hợp sang những vị trí đảm

bảo an toàn khi sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị, chất lượng phủ sóng. Về lộ trình

chuyển đổi, giai đoạn từ nay đến năm 2020 ưu tiên cải tạo, chuyển đổi ở khu vực trung

tâm thành phố và các quận thuộc 13 quận nội thành hiện hữu (Khu vực I) và một phần

ở 6 quận phát triển (khu vực II) của thành phố. Đến năm 2025 thành phố sẽ cơ bản

hoàn tất cải tạo, chuyển đổi cột ăng-ten của trạm BTS loại 2 từ loại cồng kềnh sang cột

ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan

đô thị đối với 19 quận của thành phố và các khu vực thị trấn, khu đô thị, khu dân cư

tập trung đông tại 5 huyện ngoại thành.

- Trong kỳ quy hoạch các doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư, xây dựng mới

trạm BTS phải xây dựng cột ăng-ten thuộc loại không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân

thiện môi trường và phù hợp cảnh quan đô thị tại các khu đô thị mới, các công trình

công cộng của thành phố như tuyến giao thông (đường vành đai, đại lộ, metro,…),

công viên, trường học, bệnh viện, các trung tâm mua sắm, cao ốc văn phòng, các khu

chung cư cao tầng, dọc theo các tuyến đường sắt đô thị,…

74

- Sử dụng chung cột ăng-ten cho nhiều doanh nghiệp viễn thông để vận hành

trạm BTS hoặc sử dụng hạ tầng kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực như: giao thông,

chiếu sáng và điện lực (cột đèn chiếu sáng và cột điện có độ cao, kết cấu phù hợp) để

lắp đặt ăng-ten thế hệ mới, nhỏ gọn phục vụ thu phát sóng thông tin di động.

- Hệ thống ăng-ten thu phát sóng thông tin di động được lắp đặt trên cột ăng-

ten phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ,

an toàn bức xạ vô tuyến điện và các quy định pháp luật có liên quan.

2.3.3.2. Nội dung quy hoạch:

a. Định hướng của Thành phố đối với việc phát triển hạ tầng kỹ thuật trạm thu phát sóng thông tin di động

- Theo Quyết định 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 quy mô dân số TP.HCM đến năm 2025 là 10 triệu

người, khách vãng lai là 2,5 triệu người, do vậy số lượng trạm BTS ước tính để đáp

ứng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc tại thời điểm này vào khoảng từ 5.000 – 6.250

trạm BTS. Căn cứ vào hiện trạng đầu tư và phát triển hạ tầng trạm BTS tại thành phố

(số liệu đến 31/12/2013 là 7.142 trạm BTS) thì trong kỳ quy hoạch sẽ tập trung vào cải

tạo, chuyển đổi hệ thống cột ăng-ten trạm BTS hiện hữu nhằm nâng cao chất lượng

dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như đầu tư, phát triển hệ thống trạm BTS thế hệ

3G và thế hệ tiếp theo LTE (4G) theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông để

đáp ứng nhu cầu sử dụng băng thông rộng trong truyền số liệu để triển khai các dịch

vụ nội dung số (truyền thông đa phương tiện – Multimedia) và dịch vụ viễn thông giá

trị gia tăng khác.

- Trong thời kỳ quy hoạch sẽ tập trung cải tạo, chuyển đổi các cột ăng-ten của

trạm BTS lắp đặt trên các công trình xây dựng thuộc loại cồng kềnh thành các cột ăng-

ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường và phù hợp cảnh quan đô

thị; bố trí các cột ăng-ten ở những vị trí đảm bảo an toàn khi sử dụng, chất lượng phủ

sóng và mỹ quan đô thị. Giảm thiểu và hạn chế tối đa việc phát triển các cột ăng-ten

trạm BTS trên các công trình xây dựng là nhà ở và cột ăng ten trạm BTS thuộc loại

cồng kềnh. Triển khai cột ăng-ten tích hợp với trụ chiếu sáng công cộng, trụ điện, panô

tuyên truyền của Thành phố trên các tuyến đường, giao lộ, vòng xoay, công viên.

75

b. Định hướng khu vực chuyển đổi, phát triển cột ăng-ten phục vụ thu phát sóng thông tin di động

Đối với khu vực lõi trung tâm 4 (khu 930 ha) :

- Bắt buộc triển khai cột ăng-ten trạm BTS loại 2 thuộc loại không cồng kềnh

hoặc ngụy trang, thân thiện mội trường và phù hợp cảnh quan đô thị với độ cao tối đa

không quá 6m. Độ cao, kiểu dáng, màu sắc cột ăng-ten trạm BTS phải hài hòa với

cảnh quan môi trường, kiến trúc xung quanh.

- Từ nay đến năm 2020 hoàn tất cải tạo, chuyển đổi các cột ăng-ten của trạm

BTS loại 2 thuộc loại cồng kềnh sang cột ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang,

thân thiện mội trường và phù hợp cảnh quan đô thị.

- Ưu tiên lắp đặt các loại ăng-ten thế hệ mới có thể lắp đặt trên các cột đèn

chiếu sáng công cộng, cột điện tại các trục đường giao thông, tại các công viên, công

trình công cộng,…

- Ưu tiên sử dụng các công trình xây dựng là tòa nhà cao tầng, cao ốc văn

phòng, trung tâm thương mại,… có độ cao so với mặt đất là ≥ 25m để di dời cột ăng-

ten trạm BTS loại 2 thuộc loại cồng kềnh (A2a).

- Trong kỳ quy hoạch không được lắp đặt cột ăng-ten của trạm BTS loại 1 tại

khu vực này. Đối với cột ăng ten (phục vụ truyền số liệu, phát thanh truyền hình, quốc

phòng an ninh) có độ cao lớn hơn 50 m khi xây dựng phải có ý kiến chấp thuận của Ủy

ban nhân dân thành phố.

4 Ranh giới quy hoạch gồm cầu Sài Gòn-Nguyễn Hữu Cảnh - Hoàng Sa -Vo Thị Sáu - Cách Mạng Tháng Tám -Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh - Nguyễn CưTrinh - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành - sông Sài Gòn)

76

Hình 12: Ranh giới quy hoạch khu vực lõi trung tâm 930 ha

Nguồn: Sở Quy hoạch – Kiến trúc

Đối với khu vực 13 quận nội thành hiện hữu (trừ khu vực lõi trung tâm)

- Từng bước cải tạo, chuyển đổi cột ăng-ten của trạm BTS loại 2 hiện hữu thuộc

loại cồng kềnh sang thiết kế trạm BTS không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện

môi trường và phù hợp cảnh quan đô thị.

- Độ cao cột ăng-ten trạm BTS loại 2 không quá 50% độ cao công trình chính và

không quá 9m, kiểu dáng, màu sắc cột ăng-ten trạm BTS này phải hài hòa với cảnh

quan, kiến trúc và môi trường xung quanh.

- Đến năm 2020 sẽ chuyển đổi toàn bộ cột ăng-ten của trạm BTS loại 2 hiện hữu

thuộc loại cồng kềnh sang cột ăng-ten không công kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện

môi trường và phù hợp cảnh quan đô thị với độ cao không quá 9m.

- Từ nay đến năm 2020, ở các khu vực trung tâm, các công trình công cộng, các

trục đường chính của các quận sẽ ưu tiên bố trí các loại ăng-ten phục vụ phát sóng

thông tin di động thế hệ mới có thể lắp đặt trên các cột đèn chiếu sáng công cộng tại

các tuyến đường, trong công viên, các công trình công cộng,…

77

- Đến năm 2025 tại 13 quận nội thành hiện hữu sẽ được nghiên cứu và triển khai

lắp đặt các loại ăng-ten theo công nghệ mới (không cần cột ăng-ten như hiện nay) bao

gồm ăng-ten Lightradio, C-RAN,….

Đối với khu vực 6 quận phát triển

- Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là khu đô thị hiện đại ngang tầm với

các thành phố hiện đại của Đông Nam Á. Tại khu đô thị này được quy hoạch phát triển

các cột ăng-ten tương tự như khu vực loi trung tâm 930 ha và khuyến khích lắp đặt các

loại ăng-ten theo công nghệ mới như: ăng-ten Lightradio, C-RAN,…

- Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: là khu đô thị hiện đại và không được lắp đặt các cột

ăng-ten cồng kềnh thay vào đó sẽ lắp đặt các loại ăng-ten thế hệ mới được gắn trên các

cột đèn chiếu sáng công cộng, cột điện trên các trục đường giao thông, cột đèn chiếu

sáng trong công viên và các công trình công cộng khác. Song song đó, khu vực này sẽ

lắp đặt các loại ăng-ten theo công nghệ mới như: ăng-ten Lightradio, C-RAN,…

- Các khu vực còn lại của 6 quận phát triển: khuyến khích chuyển đổi và sử dụng

ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường và phù hợp cảnh

quan, kiến trúc đô thị; Độ cao cột ăng-ten của trạm BTS loại 2 tại các vị trí này không

được vượt quá 75% độ cao công trình chính và tối đa là 12m, thiết kế kiểu dáng, độ

cao, màu sắc cột ăng-ten phải hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh. Ưu tiên

lắp đặt các loại ăng-ten thế hệ mới có thể lắp đặt trên các cột đèn chiếu sáng công cộng

tại các trục đường giao thông, tại các công viên và các công trình công cộng,….Đối

với các khu vực có mật độ dân cư thấp, các khu vực sản xuất nông nghiệp, khu du lịch

sinh thái,… có thể cho phép tồn tại các loại ăng-ten hiện hữu nhằm đảm bảo độ phủ

sóng trên địa bàn.

Đối với các huyện ngoại thành

- Cột ăng-ten Trạm BTS từ mặt đất A2b và trạm BTS xây dựng trên công trình

hiện hữu A2a khuyến khích xây dựng theo thiết kế mẫu và phải đảm bảo yếu tố dùng

chung hạ tầng cột ăng-ten trạm BTS giữa các doanh nghiệp viễn thông. Độ cao cột

ăng-ten loại A2a không vượt quá 100% độ cao công trình chính và tối đa là 15 m, thiết

kế kiểu dáng, độ cao và màu sắt trạm BTS hài hòa với cảnh quan môi trường xung

quanh.

78

- Đối với Khu đô thị Tây – Bắc thành phố, khu vực thị trấn, các khu dân cư tập

trung, các khu vui chơi giải trí, khu du lịch, các trục đường giao thông chính trên địa

bàn huyện sẽ lắp đặt các loại ăng-ten thế hệ mới có thể gắn trên các cột đèn chiếu sáng

tại các trục đường giao thông, các khu vực công cộng và các công viên. Các khu vực

này sẽ chuyển đổi các loại ăng-ten cồng kềnh hiện có sang các loại ăng-ten không

cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường và phù hợp cảnh quan, kiến trúc đô

thị. Đến năm 2025 những khu vực này sẽ hoàn tất chuyển đổi cột ăng-ten cồng kềnh

sang cột ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường và phù hợp

cảnh quan, kiến trúc đô thị.

- Đối với các khu vực có mật độ dân cư thấp, các khu vực sản xuất nông nghiệp,

rừng phòng hộ có thể cho tồn tại các loại ăng-ten hiện hữu nhằm đảm bảo độ phủ sóng

trên địa bàn.

c. Định hướng đầu tư, phát triển mới các cột ăng-ten của trạm BTS

- Cột ăng-ten trạm BTS đầu tư, phát triển mới trong kỳ quy hoạch là cột ăng-

ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường và phù hợp cảnh quan

hoặc có thiết kế, độ cao, kiểu dáng hài hòa với kiến trúc xung quanh và mỹ quan đô

thị. Đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ cho phép đầu tư xây dựng cột ăng-ten trạm

BTS loại cồng kềnh như: phát sóng thông tin di động kết hợp với truyền dẫn, phát

sóng viba, định vị, hoặc phát thanh hoặc truyền hình,….

- Hạn chế tối đa việc lắp đặt mới các cột ăng-ten của trạm BTS trên các công

trình xây dựng là nhà dân nhưng ưu tiên bố trí trên các tòa nhà cao tầng (trên 8 tầng

hoặc độ cao so với mặt đất là ≥ 25m), các hành lang giao thông của các trục đường

chính dành cho hạ tầng kỹ thuật điện, chiếu sáng (cột điện lực, đèn chiếu sáng với độ

cao phù hợp, đảm bảo an toàn kỹ thuật) và viễn thông, các công viên, khu vực công

cộng được chia sẻ, sử dụng chung để lắp đặt ăng-ten của trạm BTS, đảm bảo hiệu quả,

mỹ quan đô thị, mật độ độ phủ sóng tín hiệu thông tin di động đạt hiệu suất cao.

d. Định hướng chuyển đổi cột ăng-ten của trạm BTS loại A2

Trong thời kỳ quy hoạch việc cải tạo, chuyển đổi cột ăng-ten của trạm BTS loại

2 thuộc loại cồng kềnh sang cột ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện

môi trường và phù hợp cảnh quan, kiến trúc đô thị sẽ tập trung chủ yếu vào khu vực

79

loi trung tâm 930ha của thành phố, 13 quận nội thành hiện hữu (khu vực I), một phần

ở 6 quận nội thành phát triển (khu vực II) và tại khu vực thị trấn, các khu dân cư tập

trung, khu đô thị hiệu hữu, khu đô thị mới trên địa bàn huyện (khu vực III), cụ thể như

sau:

- Năm 2015 – 2016 triển khai thí điểm việc chuyển đổi cột ăng-ten của trạm

BTS loại 2 thuộc loại cồng kềnh được lắp đặt trên các công trình xây dựng là nhà dân

hoặc cột ăng-ten không đảm bảo an toàn kỹ thuật để sử dụng chung sang cột ăng-ten

không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường và phù hợp cảnh quan, kiến

trúc đô thị tại một số khu vực điểm của thành phố.

- Giai đoạn 2016 – 2020, tập trung cải tạo, chuyển đổi cột ăng-ten loại cồng

kềnh hiện đang lắp đặt trên công trình xây dựng là nhà dân, phương án cụ thể như sau:

÷ Di dời và bố trí trên các tòa nhà chung cư cao tầng, các trung tâm thương

mại, cao ốc văn phòng, khách sạn là loại cột ăng-ten không cồng kềnh (độ cao không

quá 3m, bán kính không quá 0,5m) hoặc cột ăng-ten được thiết kế ngụy trang, thân

thiện mội trường và phù hợp cảnh quan đô thị với độ cao tối đa không quá 6m.

÷ Di dời và bố trí ở các công viên, tiểu đảo, trên hành lang kỹ thuật của các

tuyến đường giao thông trọng điểm, đường lớn, chính.

÷ Sử dụng chung các cột điện và cột đèn chiếu sáng công cộng để lắp đặt

các ăng-ten thu phát sóng thế hệ mới, nhỏ gọn.

÷ Cải tạo các cột ăng-ten trạm BTS lắp đặt trên các công trình xây dựng là

nhà dân theo đúng định hướng chuyển đổi, phát triển cột ăng-ten của trạm BTS (tại

điểm b mục 2.3.3.2 của Chương này) đối với từng khu vực trên địa bàn thành phố

nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và phù

hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Giai đoạn 2020 – 2025, đối với cột ăng-ten trạm BTS loại cồng kềnh hiện

đang được lắp đặt trên mặt đất, thì:

÷ Không cho phép tồn tại các cột ăng-ten trạm BTS loại này tại 13 quận

nội thành hiện hữu có mật độ dân cư tập trung đông; các khu công nghiệp/khu chế xuất

của 6 quận phát triển; các khu vực thị trấn, khu công nghiệp, khu đô thị của 5 huyện

80

ngoại thành (ngoại trừ cột ăng ten phục vụ Phát thanh, truyền hình, Quốc phòng an

ninh). Đối với các trường hợp cụ thể phải được cơ quan quản lý chuyên ngành tại

thành phố Hồ Chí Minh cho phép.

÷ Đối với khu vực có mật độ dân cư thấp, khu vực sản xuất nông nghiệp,

rừng phòng hộ, khu sinh thái, thì cho phép tồn tại các loại ăng-ten trạm BTS hiện hữu

nhằm đảm bảo độ phủ sóng trên địa bàn.

- Các doanh nghiệp viễn thông trực tiếp đầu tư hoặc xã hội hóa đầu tư xây

dựng các cột ăng-ten thuộc loại phải thực hiện cải tạo, chuyển đổi tại các khu vực

được quy hoạch nêu trên chịu trách nhiệm thực hiện việc cải tạo, chuyển đổi hoặc đầu

tư, phát triển mới theo đúng lộ trình quy định.

81

Bảng 21: Lộ trình chuyển đổi cột ăng-ten cồng kềnh sang cột ăng-ten không cồng kềnh thân thiện môi trường phân theo quận huyện

Stt Quận/huyện

2013 2015 2020 2025Loại trạm Loại trạm Loại trạm Loại trạm

A2b

A2a

Không ghi

A2b

A2a

A1a

A1b

A2b

A2a

A1a

A1b

A2b

A2a

A1a

A1b

Quận 1 15

291

3 15

280

10 15

100

150

44 15

150

144

Quận 2 29

168

5 29

160

10 29

20

150

29

140

33

Quận 3 6231

1 6223

6 95

110

27 6170

62

Quận 4 1116

2 1110

1 0 80 38 1 7

048

Quận 5 5189

5 5179

10 5 0110

84 5110

84

Quận 6 5219

7 5215

5 95

89 42 5

110

116

Quận 7 32

265

10 32

260

10 32

120

177 22

32

198

77

Quận 8 8 24

10 8 19

58 8 12

12

11 8 20

52

82

2 4 1 0 0

Quận 9112

243

2112

240

112

120

122

112

230

15

10 Quận 10 3248

5 3240

3110

124

19 3185

68

11 Quận 11 2172

6 2170

2 55

110

13 2100

78

12 Quận 12128

192

0128

190

128

150

30 12

128

90

102

13 Quận Gò Vấp 9

398

0 9390

9180

190

28 9315

83

14 Quận Tân Bình

10

442

13 10

440

10

280

133

42 10

356

99

15 Quận Tân Phú 7

343

18 7340

12 7180

150

31 7320

41

16 Quận Bình Thạnh

10

356

21 10

350

12 15 10

180

170

27 10

330

47

17 Quận Phú Nhuận 2

183

6 2180

2140

30 19 2

156

33

18 Quận Thủ Đức

71

342

0 71

340

71

240

90 12 7

1

330

12

83

19 Quận Bình Tân

100

302

33100

330

100

0120

21 100

120

215

20 Huyện Củ Chi

441

27 0

441

20

441

15

10

441

15

12

21 Huyện Hóc Môn

244

82 0

244

82

244

60

20

244

55

27

22 Huyện Bình Chánh

281

132

28281

150

281

89

68

281

120

40

23 Huyện Nhà Bè

88

59 14 8

859 14 8

8 0 60 13 8

860

13

24 Huyện Cần Giờ

87 9 6 8

7 9 87 0 5 10 8

7 5 10

Tổng cộng

1.

696

5.

251

195

1.

696

5.

151

22 72

1.696

2.350

2.418

67

1.

696

3.

935

1.

511

84

2.3.4. Phương án phát triển hạ tầng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm.

2.3.4.1. Mục đích, yêu cầu

a. Cột treo cáp:

Cột treo cáp viễn thông trên địa bàn thành phố chủ yếu sử dụng chung cột điện

của ngành điện. Đối với 13 quận nội thành hiện hữu, trong kỳ quy hoạch sẽ không xây

dựng mới cột treo cáp viễn thông mà giảm dần số lượng cột treo cáp hiện có theo lộ

trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông và điện chiếu sáng. Đối với 6 quận

phát triển và 5 huyện ngoại thành sẽ ngầm hóa lưới điện hiện hữu kết hợp với cáp viễn

thông và điện chiếu sáng ở những khu vực trung tâm, các tuyến đường chính nối các

quận nội thành và các huyện ngoại thành. Theo đó, cột treo cáp ở những khu vực này

sẽ giảm dần theo lộ trình ngầm hóa.

Đối với lưới điện được xây dựng mới sẽ tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại

thành và một phần ở các quận phát triển theo quy hoạch phát triển lưới điện và quy

hoạch giao thông. Theo đó một số tuyến điện sẽ xây dựng ngầm, còn lại sử dụng cột

treo. Đối với các tuyến điện xây dựng ngầm sẽ đồng bộ hóa ngầm lưới điện, cáp viễn

thông và điện chiếu sáng. Đối với các tuyến điện sử dụng cột treo sẽ sử dụng chung

cột điện với cáp viễn thông, đồng thời tiến hành làm gọn cáp viễn thông.

b. Công trình hạ tầng ngầm:

Ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông kết hợp với các công trình hạ ngầm cáp điện

lực và cáp chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố theo đề án ngầm hóa mạng

lưới điện đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và theo tiến độ, kế hoạch triển

khai thực hiện các công trình giao thông công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông treo trên trụ điện tại khu vực trung tâm

thành phố, các quận nội thành hiện hữu, các quận nội thành phát triển, trên các tuyến

đường trọng điểm, tuyến đường chính nối các quận nội thành và huyện ngoại thành,

các thị trấn của 5 huyện ngoại thành, các khu đô thị mới.

85

2.3.4.2. Nội dung quy hoạch

a. Định hướng phát triển mạng cáp ngoại vi.

- Đối với cột treo cáp: quy hoạch phát triển cột treo cáp viễn thông đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2025 đồng bộ, thống nhất với quy hoạch phát triển giao

thông, xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển lưới điện, đề án “Ngầm hóa lưới điện TP.

Hồ Chí Minh đến năm 2020” đã được phê duyệt. Theo đó, TP.HCM sẽ giảm cột treo

cáp tại 19 quận và các khu trung tâm hành chính 5 huyện ngoại thành theo lộ trình

ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông. Đối với 5 huyện ngoại thành sẽ phát triển các

cột treo cáp gắn với phát triển các tuyến đường giao thông mới và gắn kết với hệ thống

điện trung, hạ thế; áp dụng phương thức chia sẽ, dùng chung cột điện để bố trí cáp viễn

thông ở các khu vực này.

- Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm:

÷ Phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông (Hầm, hào, tuynel,

cống, bể, ống) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 gắn kết với quy hoạch phát triển

giao thông, với đề án “Ngầm hóa lưới điện TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020” đã được

phê duyệt theo phương thức chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật ngầm giữa cáp

viễn thông và lưới điện. Đối với các tuyến đường giao thông được quy hoạch xây dựng

mới và các tuyến đường hiện hữu cải tạo, nâng cấp mở rộng sẽ đồng bộ ngầm hóa lưới

điện, cáp viễn thông, điện chiếu sáng theo lộ trình xây dựng và nâng cấp hệ thống giao

thông. Đối với các tuyến đường giao thông hiện hữu chưa có kế hoạch cải tạo, nâng

cấp mở rộng đến năm 2020 sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng công trình ngầm chung giữa

cáp viễn thông, cáp điện lực, cáp điện chiếu sáng kết nối với hệ thống trên các tuyến

đường đã được ngầm hóa để đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng mạng lưới

truyền dẫn, phát sóng.

÷ Theo Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ

về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị và chủ trương của Thành phố, các khu

vực, tuyến đường phải quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm để lắp

đặt cáp viễn thông gồm có:

Các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng

hoặc cải tạo, mở rộng.

86

Các công trình giao thông, cải tạo khu đô thị cũ (chương trình chống ngập

nước,...).

Khu vực trung tâm thành phố, tiến tới cơ bản hoàn tất ngầm hóa hệ thống cáp

viễn thông đồng bộ cho khu vực nội thành.

Các tuyến đường lớn nối các quận huyện.

Các tuyến đường trục quan trọng (quốc gia).

Các khu công nghiệp, khu dân cư hiện hữu.

b. Phương án triển khai

Để đảm bảo thi công hiệu quả ngầm hóa cáp viễn thông kết hợp ngầm hoá cáp

kỹ thuật khác trên địa bàn thành phố phải phối hợp đồng bộ với tiến độ thi công các

công trình ngầm hóa lưới điện và công trình giao thông theo các phương án sau:

- Phương án 1: về thi công hạ tầng kỹ thuật ngầm trên công trình giao thông,

khu đô thị mới thì thực hiện đồng bộ, thống nhất và chỉ có một đơn vị đầu tư hạ tầng

kỹ thuật ngầm cáp viễn thông, truyền hình để cho các đơn vị khác thuê, mướn và sử

dụng chung hạ tầng.

- Phương án 2: Đối với tuyến đường thuộc lĩnh vực điện và viễn thông, truyền

hình có kế hoạch đầu tư hạ kỹ thuật ngầm dùng chung thì phải phối hợp thực hiện thi

công đồng bộ, thống nhất nhưng chỉ có một đơn vị đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm cáp

viễn thông, truyền hình để cho các đơn vị khác thuê, mướn và sử dụng chung hạ tầng.

- Phương án 3: Đối với tuyến đường do ngành điện chủ trì đầu tư hạ tầng kỹ

thuật ngầm cho lĩnh vực điện thì các đơn vị thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền hình bắt

buộc phải xây dựng kế hoạch thực hiện ngầm chung với ngành điện nhưng chỉ có một

đơn vị đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm cáp viễn thông, truyền hình để cho các đơn vị

khác thuê, mướn và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật ngầm này.

- Phương án 4: Đối với tuyến đường do một đơn vị thuộc lĩnh vực viễn thông,

truyền hình chủ trì đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm cho ngành thì ngành điện phải lập kế

hoạch thực hiện ngầm hóa cáp điện đồng bộ với cáp viễn thông, truyền hình; trường

hợp chưa thể hạ ngầm cáp điện được thì ngành điện phải tiến hành lắp đặt ngầm hệ

thống ống dẫn cáp điện trên các tuyến đường này.

87

c. Chương trình ngầm hóa các tuyến cáp viễn thông

- Giai đoạn đến năm 2015:

÷ Phối hợp và hoàn tất ngầm hoá cáp viễn thông kết hợp ngầm cáp điện lực tại

117 tuyến công trình đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt với tổng khối

lượng thi công các công trình ngầm hóa cáp viễn thông là 228 km trong đó dự toán

kinh phí thực hiện thi công là 1.177 tỷ đồng.

÷ Chủ đầu tư: Viễn thông thành phố, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel,

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Công ty Truyền hình cáp Saigon Tourist; Công ty

Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Điện lực TPHCM (Tradincorp).

÷ Đính kèm danh mục các công trình đã và đang thực hiện ngầm hóa.

- Giai đoạn 2016 – 2020

Sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông kết hợp ngầm cáp kỹ

thuật theo hướng mở rộng kết nối các tuyến đã triển khai ngầm hoá tại Kế hoạch số

6976/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ngầm

hoá cáp viễn thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015 (gọi tắt là tuyến

ngầm chính) cũng như đầu tư xây dựng ngầm hạ tầng kỹ thuật các tuyến vòng để kết

nối vào các tuyến ngầm chính nhằm đảm bảo yêu cầu ngầm hóa ở các tuyến đường

còn lại của 13 quận nội thành hiện hữu và một phần của 6 quận phát triển làm cơ sở

để hoàn thiện hệ thống ngầm cáp viễn thông trong giai đoạn 2021 – 2025 (Đính kèm

danh mục các công trình ngầm hóa đến năm 2020).

- Giai đoạn 2021 – 2025

Sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông đáp ứng nhu cầu ngầm hóa

ở các tuyến đường của 6 quận mới, các trung tâm hành chính 5 huyện ngoại thành, khu

vực tập trung đông dân cư trên phạm vi toàn thành phố.

d. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngầm

Vốn ngân sách nhà nước;

Vốn ngoài ngân sách nhà nước;

Các nguồn vốn hợp pháp khác.

88

Phần 3

XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN.

3.1. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

3.1.1. Về khoa học công nghệ, môi trường.

- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố sẽ

ứng dụng những công nghệ tiến tiến của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

về chất lượng truyền tải thông tin, an toàn và đảm bảo mỹ quan đô thị, bao gồm đầu tư

phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa chức năng không người

phục vụ; sử dụng các loại ăng-ten thế hệ mới nhỏ gọn có thể gắn trên các cột điện, cột

đèn chiếu sáng góp phần loại bỏ các cột ăng-ten cồng kềnh; thiết kế mẫu cột ăng-ten

ngụy trang, thân thiện môi trường thay thế các cột ăng-ten cồng kềnh; sử dụng vật liệu

mới để nâng cao hiệu quả sử dụng không gian ngầm trong quá trình triển khai ngầm

hóa hạ tầng kỹ thuật ngầm cáp viễn thông, truyền hình trên diện rộng, tăng cường chia

sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông và dùng chung hạ tầng

kỹ thuật công cộng liên ngành.

- Phát triển công nghệ Viễn thông đi đôi với sử dụng hiệu quả tài nguyên về viễn

thông: công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp

đồng), vật liệu để triển khai ngầm,…

- Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng

ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan định hướng...

- Nghiên cứu, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới

(như RFID, GPS, hệ thống cảnh báo vô tuyến,...) để tăng cường đo kiểm, giám sát,

quản lý hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn thành phố.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn

thông: quản lý dựa trên bản đồ số; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử; phần mềm

quản lý hạ tầng mạng viễn thông.

89

3.1.2. Về huy động vốn đầu tư.

3.1.2.1. Vốn ngân sách thành phố và Trung ương

Huy động đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động từ các nguồn

như:

- Quỹ dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2015 - 2020

- Nguồn vốn ngân sách thành phố thực hiện Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày

16/10/2013 về dịch vụ công ích.

- Huy động vốn ngân sách vào đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ

động cho các trường hợp sau:

+ Thực hiện chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi vay nhằm khuyến khích các doanh

nghiệp triển khai thực hiện Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại thành

phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đối với mạng cáp ngoại vị, điểm cung cấp dịch vụ

viễn thông công cộng đa chức năng không có người phục vụ.

+ Hỗ trợ công tác nghiên cứu, thực nghiệm vận hành hệ thống thu phát sóng thông

tin di động bằng công nghệ mới, hiện đại và thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan

đô thị.

+ Đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phục vụ Quốc phòng an ninh.

+ Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phục vụ Chương trình

mục tiêu quốc gia Nông thôn mới tại 5 huyện ngoại thành.

+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

3.1.2.2. Vốn doanh nghiệp

Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động chủ yếu huy động vốn từ

các doanh nghiệp. Trên địa bàn thành phố hiện nay có nhiều tập đoàn viễn thông quy

mô lớn, thương hiệu mạnh như tập đoàn viễn quân đội Viettel, Công ty cổ phần viễn

thông FPT, Viễn thông TP.HCM,… Vốn của doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố trong thời kỳ quy hoạch thông qua các nội

dung chính sau:

90

- Đầu tư phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa năng

không có người phục vụ. Thành phố áp dụng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân

đầu tư điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa năng và cho doanh nghiệp viễn

thông thuê để khai thác kinh doanh.

- Đầu tư chuyển đổi cột ăng-ten trạm BTS loại cồng kềnh sang cột ăng-ten không

cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan kiến trúc đô thị.

Các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức và cá nhân đang sở hữu các cột ăng-ten cần phải

xây dựng kế hoạch và đầu tư thực hiện chuyển đổi theo đúng quy hoạch này. Thành

phố khuyến khích xã hội hóa đầu tư cột ăng-ten đạt chuẩn, thân thiện môi trường cho

các doanh nghiệp viễn thông thuê lại theo phương thức chia sẻ, dùng chung cột ăng-

ten.

- Đầu tư ngầm hóa cáp viễn thông và chuyển đổi từ cáp đồng sang cáp quang.

Các doanh nghiệp viễn thông đang sở hữu cáp viễn thông treo trên các cột treo cáp

phải thực hiện việc ngầm hóa theo chủ trương của thành phố.

- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm dùng chung. Thành phố khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm và cho các doanh nghiệp viễn thông thuê lại theo

phương thức chia sẻ, dùng chung hạ tầng.

3.1.2.3. Cơ chế huy động vốn đầu tư

Áp dụng cơ chế lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án khác nhau giữa nguồn

vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp nhưng có thể chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng.

Vốn nhà nước đầu tư phát triển hệ thống giao thông, cột đèn chiếu sáng, ngầm hóa

lưới điện, các doanh nghiệp viễn thông có thể sử dụng chung cột điện, cột đèn chiếu

sáng để gắn các loại ăng-ten, sử dụng chung hạ tầng ngầm giao thông, công trình ngầm

lưới điện, hệ thống thoát nước để ngầm hóa cáp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn

thông có thể chia sẻ, dùng chung cột ăng-ten để phát sóng,.... Điều này giúp tiết kiệm

chi phí đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng.

3.1.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

3.1.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp viễn thông

Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp viễn thông thông qua các kênh chính

như sau:

91

- Doanh nghiệp tự đào tạo. Hiện nay một số doanh nghiệp viễn thông quy mô lớn,

thương hiệu mạnh trên địa bàn thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo nguồn

nhân lực viễn thông không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà còn cung ứng

nguồn nhân lực cho xã hội.

- Liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong và ngoài nước và doanh nghiệp

viễn thông theo nhu cầu. Mô hình này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp viễn

thông nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

- Đào tạo nguồn nhân lực thông qua Chương trình Nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực của thành phố.

3.1.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ quản lý nhà nước

Đào tạo nguồn nhân lực thông qua các Chương trình nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực của thành phố. Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thức IX xác định 6 Chương

trình đột phá giai đoạn 2011 – 2015, trong đó có Chương trình Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố bao gồm

5 chương trình bộ phận, trong đó có Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho hệ

thống chính trị.

3.1.4. Nhóm giải pháp về sử dụng đất

3.1.4.1. Nhu cầu đất cho các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trên địa bàn thành phố được

quy hoạch từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 chủ yếu là các trạm đa năng

không có người phục vụ, được bố trí tại các điểm nhà ga, sân bay, bến cảng, tàu điện

ngầm, trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, gần

các trạm chờ xe buýt, các khu đô thị, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,... Khi

quy hoạch các công trình này cần thiết phải dành quỹ đất để bố trí các điểm cung cấp

dịch vụ viễn thông công cộng và là một phần của các công trình trên. Ngoài ra, sẽ sử

dụng quỹ đất của các trạm điện thoại công cộng ngoài trời (trạm cardphone do Viễn

thông thành phố đầu tư, quản lý) được lắp đặt trên các tuyến đường hiện nay không

còn sử dụng để chuyển đổi công năng thành điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công

cộng đa năng không có người phục vụ.

92

3.1.4.2. Nhu cấu đất cho phát triển cột ăng-ten

Phát triển cột ăng-ten trên địa bàn thành phố theo hướng chuyển đổi các cột

ăng-ten trạm BTS loại cồng kềnh thành các cột ăng-ten không cồng kềnh hoặc ngụy

trang, thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan, kiến trúc đô thị và được bố trí trong

các công viên, hành lang các tuyến đường giao thông, tại các khu đô thị mới, các khu

công nghiệp, khu vực công cộng,…. Vì vậy, khi quy hoạch công viên, các tuyến

đường giao thông, các khu đô thị mới và các công trình công cộng khác cần thiết dành

quỹ đất để lắp đặt các cột ăng-ten phục vụ phát sóng thông tin di động.

Bố trí các loại ăng-ten thế hệ mới trên các cột đèn chiếu sáng dọc theo các

tuyến đường giao thông, đèn chiếu sáng công cộng tại các công viên, các công trình

công cộng. Đối với các ăng-ten thuộc loại này sẽ không cần bố trí quỹ đất riêng.

3.1.4.3. Nhu cầu đất cho phát triển hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông

Các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông được triển khai đồng bộ với

các hạ tầng kỹ thuật ngầm khác như lưới điện, cấp thoát nước, tuyến giao thông, tuyến

tàu điện ngầm,… nên không phát sinh nhu cầu sử dụng đất mà chủ yếu chia sẻ, dùng

chung quỹ đất đối với các công trình này.

3.1.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng; phối hợp giữa

các ngành, doanh nghiệp.

- Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và ngầm hóa hạ tầng mạng cáp

ngoại vi trên địa bàn thành phố

- Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và cấp phép xây dựng trạm thu

phát sóng thông tin di động trên địa bàn thành phố

- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây

dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại

(công nghệ 4G, cột ăng-ten trạm thu phát sóng ngụy trang,…).

- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, phát triển hạ

tầng viễn thông thụ động theo hình thức xã hội hóa.

93

- Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phát triển hạ

tầng viễn thông thụ động (cấp phép xây dựng, thủ tục…).

3.1.6. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; quản lý dựa trên bản đồ số;

xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; thiết bị đo kiểm, giám sát hệ thống các trạm thu phát

sóng di động…

- Giám sát chặt chẽ việc xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa

bàn thành phố.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng viễn

thông thụ động tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm quy

định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng.

- Có biện pháp xử lý đối với các doanh nghiệp chậm chuyển đổi cột ăng-ten cồng

kềnh sang cột ăng-ten không cồng kềnh theo chủ trương của thành phố.

- Kiến nghị các cơ quan Bộ ngành các cấp các biện pháp quản lý kỹ thuật, xây

dựng các quy định, chế tài mới để việc quản lý nhà nước đội với hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động đạt hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời.

3.1.7. Nhóm giải pháp về cơ chế phối hợp

Các Sở-ngành, Quận-huyện phải đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 vào quy hoạch giao thông,

quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tỷ lệ 1/500 và 1/2000.

3.1.8. Giải pháp về thông tin tuyên truyền.

3.1.8.1. Đối tượng tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của thành

phố về phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến các đối tượng có liên quan,

bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông liên quan đến trạm

phát sóng BTS, cáp viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng,…; các

hộ gia đình, doanh nghiệp cho thuê mặt bằng lắp đặt các trạm phát sóng BTS, các hộ

94

gia đình, doanh nghiệp nằm trên các tuyến đường thực hiện ngầm hóa và các tầng lớp

dân cư trên địa bàn.

3.1.8.2. Nội dung tuyên truyền

- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 và các văn bản

quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông có liên quan.

- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền

thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động tại địa phương;

- Kế hoạch 6976/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân

Thành phố ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015.

- Đề án “Ngầm hóa lưới điện TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020”

- Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

3.1.8.3. Hình thức tuyên truyền

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo điện tử, đài

phát thanh, đài truyền hình, phát tờ rơi trực tiếp đến từng hộ gia đình.

- Thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, gồm Sở Thông tin Truyền thông, Sở

Giao thông Vận tải, Tổng công ty Điện lực,…

- Thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông,…

3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.2.1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo doi thực hiện Quy hoạch. Căn cứ

vào tình hình phát triển kinh tế và căn cứ vào sự phát triển của công nghệ, sự phát triển

hạ tầng mạng ngoại vi, mạng thông tin di động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành

phố điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn lập quy hoạch hạ tầng

kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương của doanh nghiệp.

95

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (nếu có) thẩm định và trình Ủy

ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại

thành phố Hồ Chí Minh của các doanh nghiệp viễn thông.

- Quản lý và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.

- Đầu mối phối hợp, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và

sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

- Báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các kế hoạch, giải pháp

cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận huyện:

công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; đề xuất với Ủy ban nhân dân

thành phố ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động, các quy chế phối hợp xây dựng hạ tầng với các ngành điện, cấp

nước, thoát nước; chỉ đạo việc ngầm hóa mạng cáp ngoại vi và sử dụng chung các

công trình hạ tầng viễn thông, điện lực, giao thông theo quy định...

- Phối hợp với các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận/huyện

trong việc thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ

động trên địa bàn.

3.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tính toán,

cân đối, huy động các nguồn lực, kinh phí để xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn

để thực hiện các dự án, đề án, chương trình sử dụng ngân sách thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối và

bố trí nguồn vốn, đảm báo cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời thực hiện các dự án phát triển

hạ tầng viễn thông thụ động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3.2.3. Sở Tài chính:

- Phối hợp với các Sở chuyên ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành

phố để ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông, làm cơ

sở cho các doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, thuê lại hạ tầng viễn thông,

phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp

96

nước, thoát nước, viễn thông, truyền hình) do các cơ quan chuyên ngành hoặc các đơn

vị quản lý hạ tầng xây dựng.

- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn

thông thụ động tại đô thị trên địa bàn thành phố đăng ký, kê khai giá theo quy định.

- Quản lý giá cho thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng trên cơ sở thúc đẩy dùng

chung hạ tầng giữa các ngành, tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư và bảo đảm cảnh quan

môi trường.

3.2.4. Sở Giao thông Vận tải:

- Khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành giao thông phải bổ sung quy hoạch

hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào nội dung quy hoạch trước khi trình Ủy ban

nhân dân thành phố phê duyệt.

- Công bố công khai quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn thành

phố trong từng giai đoạn; làm cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế

hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ.

- Khi triển khai cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trọng điểm, đường lớn,

đường chính của thành phố phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông, các

doanh nghiệp viễn thông, để phối hợp thực hiện di dời, cải tạo hạ tầng kỹ thuật hoặc

ngầm hóa đồng bộ với các công trình kỹ thuật ngầm khác.

3.2.5. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân

quận/huyện hướng dẫn thực hiện các thủ tục có liên quan về xây dựng để các doanh

nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng hạ tầng mạng cáp ngoại vi, hạ tầng mạng thông tin

di động phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị của thành phố và theo

quy định về cấp phép xây dựng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân

quận/huyện cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động theo quy hoạch.

- Lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông đối với dự án xây dựng liên

quan đến tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại về tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thông

tin liên lạc thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

97

3.2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận/huyện

hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn đề về sử dụng đất xây dựng hạ tầng kỹ

thuật viễn thông thụ động.

3.2.7. Sở Quy hoạch kiến trúc:

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch xây dựng, khu đô thị, khu công

nghiệp và khu dân cư tỷ lệ 1/500, 1/2000 phải có nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

viễn thông thụ động đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác (điện, cấp nước,

thoát nước…) trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở - ngành liên quan và

Ủy ban nhân dân quận/huyện hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn đề về Quy

hoạch đô thị, kiến trúc và mỹ quan đô thị.

3.2.8. Các sở ban ngành khác:

Các sở ngành khác phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Quy

hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

3.2.9. Ủy ban nhân dân quận/huyện:

- Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp Viễn thông triển

khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp triển khai xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại các khu vực có điều

kiện kinh tế xã hội còn khó khăn,…

- Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông, quản lý việc xây dựng phát triển

hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn; đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan

kiến trúc.

- Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan quản

lý việc xây dựng ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn theo quy hoạch được

duyệt.

98

3.2.10.Các doanh nghiệp:

- Căn cứ vào Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của thành phố, các doanh

nghiệp xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông tại địa phương của doanh nghiệp trình

Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét,

phê duyệt.

- Phối hợp sở Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp khác, đàm phán

cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng

mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc

hỗ trợ tháo gỡ.

3.3. KẾT LUẬN

Quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn

hiện trạng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

trên địa bàn thành phố. Đảm bảo tính kế thừa, tính khả thi, tính phù hợp với quy hoạch

các ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Nằm trong hệ thống hạ tầng mạng viễn thông của cả nước; quy hoạch hạ tầng

thông thụ động TP.HCM phát triển theo đúng định hướng góp phần nâng cao chất

lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu người sử dụng; đảm bảo thông

tin thông suốt trên địa bàn thành phố, trong vùng và cả nước.

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch là trách nhiệm của toàn xã hội, của các sở,

ngành, địa phương. Thực hiện tốt Quy hoạch góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững

của hạ tầng mạng viễn thông và là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội thành

phố phát triển.

3.4. KIẾN NGHỊ

- Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan sớm ban hành các

quy định, văn bản hướng dẫn quản lý việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng; ban hành các

quy định, văn bản hướng dẫn đảm bảo sự phối hợp giữa các ngành; nhằm triển khai

thực hiện Quy hoạch đồng bộ với các ngành, tránh đầu tư chồng chéo.

- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp bộ ngành liên quan, đề xuất Chính

phủ hỗ trợ địa phương đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp dịch vụ tới các xã

99

thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông

thôn.

- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng ban hành quy định liên quan về hạ tầng

kỹ thuật dùng chung viễn thông, cấp nước, thoát nước, điện…

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Stt Tên dự ánThời

gian đầu tư

Đơn vị thực hiện

1 Dự án đầu tư điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

1.1

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ

2015Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

1.2

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các khu vực trung tâm thành phố

2016 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

1.3

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các nhà ga, sân bay Tân Sơn Nhất

2016 - 2020

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

1.4

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các nhà ga, các depot tuyến đường sắt đô thị của thành phố.

2016 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

1.5

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các trường PTTH, Đại học, Cao đẳng

2016 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật; các trường PTTH, đại học, cao

đẳng

1.6Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các bệnh viện

2016 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật; các

bệnh viện

1.7

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp

2016 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật; BQL

KCX-KCN

100

1.8

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng

2016 – 2020, 2021 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

1.9

Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại các xã phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

2016 – 2020, 2021 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

1.10Dự án chuyển đổi các trạm điện thoại công cộng thành các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa năng.

2015 - 2020

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật.

2 Danh mục dự án đầu tư cột ăng ten

2.1Dự án đầu tư chuyển đổi cột ăng ten cồng kềnh hiện hữu sang cột ăng ten không cồng kềnh tại 13 quận nội thành hiện hữu

2015 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

2.2Dự án đầu tư chuyển đổi cột ăng ten cồng kềnh hiện hữu sang cột ăng ten không cồng kềnh tại 6 quận nội thành phát triển.

2015 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

2.3

Dự án đầu tư chuyển đổi cột ăng ten cồng kềnh hiện hữu sang cột ăng ten không cồng kềnh tại tại một số khu vực 5 huyện ngoại thành.

2015 – 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

2.4Dự án đầu tư xây dựng cột ăng ten tại các khu đô thị mới (Thủ Thiêm, Tây – Bắc thành phố)

2021 - 2025

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp được thành lập

theo quy định pháp luật

3 Dự án đầu tư cột treo cáp

3.1Cột treo cáp dùng chung với cột điện của điện lực chủ yếu khu vực nông thôn (không khuyến khích phát triển)

Tổng công ty điện lực, doanh nghiệp viễn thông

(hạn chế tối đa việc trồng cột treo cáp dùng chung)

4 Dự án ngầm hóa cáp viễn thông

4.1Đính kèm phụ lục Kế hoạch 6976/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của UBND TP.HCM

2015

Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty điện lực thành

phố và các doanh nghiệp viễn thông

4.2Đính kèm kế hoạch ngầm hóa cáp điện và cáp viễn thông tại thành phố giai đoạn 2015 – 2020

2015 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty điện lực thành

phố và các doanh nghiệp viễn thông

101

5 Dự án ứng dụng công nghệ thông tin

5.1 Số hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động

2015 - 2020 Sở Thông tin và Truyền thông

5.2Xây dựng bản đồ số hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động kết hợp với hạ tầng kỹ thuật khác.

2015 - 2020 Sở Thông tin và Truyền thông

5.3Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và khai thác hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

2015 - 2020 Sở Thông tin và Truyền thông

5.4

Ứng dụng công nghệ thông tin để quan lý, khai thác cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

2015 - 2020 Sở Thông tin và Truyền thông

102