Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

42
I.1 Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội được thiết kế, xây dựng và triển khai trên nguyên tắc tận dụng tối đa hạ tầng kỹ thuật hiện tại của Trung tâm dữ liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư với việc kế thừa hệ thống đường trục mạng, hệ thống lưu trữ, hệ thống bảo mật chung cho Trung tâm dữ liệu, cơ sở phòng ốc, điều hoà, chống sét, chống cháy… Các nội dung được thiết kế và trang bị đầu tư trong Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội sẽ tập trung vào 5 thành phần chính: Hệ thống máy chủ ứng dụng, máy chủ CSDL phục vụ cài đặt triển khai phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, CSDL của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội Các thiết bị mạng phục vụ kết nối nội bộ các thành phần của hệ thống, tạo lập vùng hoạt động riêng của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội. Các thiết bị phục vụ lưu trữ của hệ thống: lưu trữ các dữ liệu của các CSDL, các dữ liệu phục vụ quản trị, cấu hình, các dữ liệu phục vụ các hoạt động hỗ trợ cho các ứng dụng phần mềm của hệ thống. Các thiết bị phục vụ bảo mật nội bộ cho Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội, phòng tránh các cuộc tấn công từ trong nội bộ của Trung tâm dữ liệu tới Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội, cũng như đảm bảo bảo mật các kết nối

Transcript of Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Page 1: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

I.1 Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội được thiết kế, xây dựng và triển khai trên nguyên tắc tận dụng tối đa hạ tầng kỹ thuật hiện tại của Trung tâm dữ liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư với việc kế thừa hệ thống đường trục mạng, hệ thống lưu trữ, hệ thống bảo mật chung cho Trung tâm dữ liệu, cơ sở phòng ốc, điều hoà, chống sét, chống cháy… Các nội dung được thiết kế và trang bị đầu tư trong Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội sẽ tập trung vào 5 thành phần chính:

– Hệ thống máy chủ ứng dụng, máy chủ CSDL phục vụ cài đặt triển khai phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, CSDL của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội

– Các thiết bị mạng phục vụ kết nối nội bộ các thành phần của hệ thống, tạo lập vùng hoạt động riêng của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội.

– Các thiết bị phục vụ lưu trữ của hệ thống: lưu trữ các dữ liệu của các CSDL, các dữ liệu phục vụ quản trị, cấu hình, các dữ liệu phục vụ các hoạt động hỗ trợ cho các ứng dụng phần mềm của hệ thống.

– Các thiết bị phục vụ bảo mật nội bộ cho Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội, phòng tránh các cuộc tấn công từ trong nội bộ của Trung tâm dữ liệu tới Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội, cũng như đảm bảo bảo mật các kết nối nội bộ từ các máy trạm của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia tới Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội.

– Các thiết bị đầu cuối hỗ trợ công tác nhập liệu đầu vào cũng như xử lý kết xuất dữ liệu đầu ra như máy trạm, máy xách tay, máy in, máy quét

Trên nguyên tắc thiết kế, xây dựng và triển khai hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội đã được xác định như trên, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ mô tả chi tiết các nội dung thiết kế hạ tầng kỹ thuật cần thiết để vận hành cơ bản cho hệ thống, làm cơ sở cho dự án đề xuất với Trung tâm dữ liệu bố trí, chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật cho triển khai hệ thống và đưa vào vận hành khai thác sử dụng, đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ. Yêu cầu chung đối với hạ tầng kỹ thuật của dự án là tuân thủ các chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật của Danh mục các tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được thể hiện trong Thông tư số 01/2001/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông

Page 2: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

tin và Truyền thông công bố Danh mục các tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; trong đó cần tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về kết nối, tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu, tiêu chuẩn về truy cập thông tin, tiêu chuẩn về an toàn thông tin... được mô tả trong thông tư. Ngoài ra thiết kế hạ tầng kỹ thuật cần tuân thủ các chuẩn của Trung tâm dữ liệu và mạng máy tính của Bộ KH&ĐT, tương thích, phù hợp với thiết kế tổng thể về hạ tầng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuân thủ các nguyên tắc và các chuẩn đã được triển khai áp dụng cho hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu và mạng máy tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuân thủ các yêu cầu về bảo mật thông tin dữ liệu của Trung tâm dữ liệu và mạng máy tính, tuân thủ nguyên tắc kết hợp sử dụng có hiệu quả các phương tiện hạ tầng và dịch vụ hạ tầng đã có sẵn của Trung tâm dữ liệu và mạng máy tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thiết kế sơ bộ hạ tầng kỹ thuật cũng phải đảm bảo đầy đủ phần thuyết minh và các sơ đồ bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật, và các nội dung khác bảo đảm thể hiện được phương án thiết kế của hệ thống, phải thể hiện được các thông số chủ yếu của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phải đảm bảo xác định được tổng mức đầu tư cho dự án, đảm bảo phù hợp của thiết kế sơ bộ hạ tầng kỹ thuật với với các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của bộ, ngành, địa phương; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác

I.1.1 Mô hình kiến trúc kết nối hệ thống

I.1.1.1 Mô hình kết nối logic

Căn cứ trên nguyên tắc thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật nêu trên, cũng như những phân tích đánh giá về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi đề xuất mô hình kết nối logic hệ thống cơ sở hạ tâng mạng như hình vẽ dưới đây (các thiết bị được đưa ra để làm căn cứ tham chiếu về tính năng và chức năng cần có của thiết bị, các thiết bị thực tế được cung cấp trong hệ thống yêu cầu có cấu hình tương đương hoặc cao hơn thiết bị được minh hoạ).

Page 3: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

I.1.1.2 Sơ đồ kết nối vật lý:

Dựa trên sơ đồ kết nối logic đã được xác định ở trên về các hạng mục, thành phần logic về thiết bị cần được đầu tư, tổ chức và kết nối logic của các hạng mục, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ kết nối vật lý của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội như hình dưới đây:

Page 4: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1
Page 5: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Trong sơ đồ kết nối vật lý, chúng tôi xác định triển khai cài đặt chung các thành phần máy chủ logic ứng dụng như gồm: máy chủ ứng dụng phần mềm nghiệp vụ; máy chủ ứng dụng truy vấn, cập nhật, kết xuất dữ liệu; máy chủ báo cáo thống kê; máy chủ thư viện điện tử vào chung một máy chủ ứng dụng vật lý. Máy chủ logic cổng thông tin điện tử và CSDL của cổng thông tin điện tử được chúng tôi xác định triển khai cài đặt chung trên máy chủ ứng dụng vật lý cổng thông tin điện tử. Máy chủ CSDL để cài đặt các hệ quản trị CSDL và thực hiện lưu trữ toàn bộ các thông tin dữ liệu có cấu trúc cũng như phi cấu trúc của hệ thống phục vụ cho máy chủ ứng dụng vật lý. Hệ thống mạng của trung tâm phân tích và dự báo kinh tế xã hội được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa hệ thống mạng Campus của Bộ KHĐT trong đó các máy chủ CSDL được đặt trong vùng Server Farm mạng BKHĐT và máy chủ Portal đặt tại vùng DMZ mạng BKHĐT.

I.1.2 Sizing năng lực tính toán và năng lực lưu trữ của hệ thống

I.1.2.1 Sizing năng lực tính toán của server

Máy chủ dùng phương án Blade. Các máy chủ đều có HBA FC để kết nối đến Storate.

Căn cứ trên công cụ sizing: http://www.sizinglounge.com/ với số lượng người dùng trong hệ thống là 100 concurent user và CSDL Microsoft SQL, các máy chủ database cần sử dụng loại máy chủ dòng 4 socket, mỗi máy chủ có 2 CPU tối thiểu 4 core/CPU và dung lượng RAM cần thiết là 24GB RAM. (Tính toán trên dựa trên các giả định hệ thống chạy với tối đa 30% công suất và dung lượng lưu trữ 1TB tối đa). Đối với các máy chủ ứng dụng, do nhu cầu xử lý không cao như các máy chủ CSDL nên chỉ cần sử dụng loại có cấu hình trung bình. Dựa trên công cụ sizing như trên với giả định các thông số: Phần mềm Microsoft IIS, dung lượng 100 người dùng kết nối cùng một lúc, hiệu suất sử dụng tối đa 50% (Đối với các máy chủ web, có thể giả định mức độ tận dụng lớn hơn bởi các máy chủ web tiếp nhận các yêu cầu truy xuất đơn giản hơn từ người dùng cũng như các truy xuất qua web sẽ có dung lượng nhỏ hơn). Với giả định này, các máy chủ ứng dụng và web sử dụng cần có cấu hình tối thiểu: 1 CPU 4 core, 16GB RAM. Dựa trên các tính toán này, dự kiến và đề xuất các sản phẩm sau:

– DB Server trung gian: M910 2 CPU 8 core, 24GB RAM, 2x300SAS 10K.

– DB Server trung tâm: M910 2CPU 8 core, 24GB RAM, 2x300SAS 10K.

– OLAP DB Server: M910 2CPU 8 core, 24GB RAM, 2x300SAS 10K.

Page 6: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– ETL Server (Extract, Transform, Load): M610 1 CPU 6 core, 16GB RAM, 2x300SAS 10K.

– Report Server: M610 1 CPU 6 core, 16GB RAM, 2x300SAS 10K.

– Analytic Server: M610 1 CPU 6 core, 16 GB RAM, 2x300SAS 10K.

– Search, Extract Server: M610 1 CPU 6 core, 16 GB RAM, 2x300SAS 10K.

– 2 x Portal App Server: M610 1 CPU 6 core, 16 GB RAM, 2x300SAS 10K.

– Portal DB + SSO: M910 2CPU 8 core, 24GB RAM, 2x300SAS 10K.

Việc sizing máy chủ sẽ theo nhu cầu sử dụng và các ứng dụng trên các máy chủ đó, trong đó các máy chủ Database, Data warehouse sẽ ưu tiên chạy trên các máy chủ hiệu năng cao, khả năng xử lý và dung lượng bộ nhớ lớn. Do đó các máy chủ M910 được lựa chọn với các CPU 8 core dòng E7 loại mới nhất của Intel, RAM 24GB và khả năng nâng cấp có thể lên đến 4 CPU để tăng cường hiệu năng khi cần. Các máy chủ ứng dụng, phân tích hay web, portal sẽ sử dụng máy chủ dòng trung bình, tuy nhiên hiệu năng đảm bảo với 2 CPU 6 core, 16GB RAM.

Tổng số sử dụng 01 Blade Chassis với 04 server M910 (chiếm 4 slot full-height) và 6 server M610 (Chiếm 3 slot full-height) nên tổng số các máy chủ chiếm 7 slot full-height. Như vậy số lượng khe vẫn còn có thể nâng cấp thêm 02 server M610 hoặc 1 server M910 khi có nhu cầu.

I.1.2.2 Sizing năng lực lưu trữ

I.1.3 Giải pháp thiết bị máy chủ

I.1.3.1 Yêu cầu về thiết bị máy chủ

+ Các máy chủ phải được chọn lựa với công nghệ tiên tiến nhất và đã được thiết kế, vận hành phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam.

+ Tốc độ và số lượng bộ vi xử lý và dung lượng RAM đáp ứng với tốc độ truy cập đồng thời với yêu cầu như sau:

8 GB bộ nhớ trong RAM cho máy chủ CSDL trung tâm,

01 Six-Core Processors (2.40 GHz, 12 MB L3 cache) hoặc tương đương.

– Máy chủ phải có tính ổn định cao, dữ liệu phải đảm bảo mức an toàn đạt chuẩn 97,5%.

– Hiệu quả đầu tư cao, tối ưu nhất trong việc mua sắm bản quyền phần mềm khi nâng cấp phần cứng.

Page 7: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Hệ thống phải có những tính năng mở rộng dễ dàng, mềm dẻo, quản trị tập trung.

– Vận hành tương thích với các máy chủ và thiết bị lưu trữ truyền thống.

– Hỗ trợ đầy đủ các tính năng dự phòng N+N redundant cho bộ nguồn.

– Hỗ trợ khả năng chịu lỗi cho ổ đĩa cứng Hot Plug SAS bằng công nghệ RAID.

– Hỗ trợ tính năng dự phòng redundant cho giao tiếp FC kết nối mạng SAN và giao tiếp Ethernet cho mạng LAN.

I.1.3.2 Phân tích lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ

Toàn bộ hệ thống máy chủ bao gồm các thành phần sau:

– 01 máy chủ quản trị CSDL (CSDL) trung tâm và phân tích: lưu trữ thông tin dữ liệu của lớp dữ liệu Thiết lập (trong đó có các CSDL thành phần) và lớp dữ liệu Khai thác.

– 02 máy chủ đóng vai trò cổng thông tin (Web portal server)

– Tủ rack đủ lớn để chứa máy chủ, thiết bị UPS và phụ kiện kèm theo đầy đủ.

Các máy chủ sẽ được kết nối và sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu chuyên dụng bên ngoài (SAN Storage) nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được truy xuất với tốc độ cao và mức độ an toàn tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống còn sử dụng thiết bị sao lưu dữ liệu bằng băng từ nhằm mục đích sao lưu dữ liệu dự phòng trong trường hợp sự cố, giảm thiểu tối đa việc thất thoát dữ liệu ngoài ý muốn. Chi tiết về các thiết bị lưu trữ xin xem thêm trong phần Giải pháp về phân hệ Lưu trữ.

Gải pháp Blade Server không chỉ tiết kiệm về không gian chứa các máy chủ mà còn tiết kiệm về cả các kết nối nên toàn bộ các kết nối LAN và kết nối SAN đều được thực hiện internal trong Blade Chassis. Trên Blade ngoài server còn trang bị sẵn các switch Ethernet và FC SAN Switch với số lượng mỗi thiết bị là 2 để đảm bảo tính sẵn sàng cho tất cả mọi kết nối từ các máy chủ đến hệ thống storage.

Đối với các hệ thống có khả năng mở rộng và phát triển lớn, phương án lựa chọn cần đảm bảo tối ưu về mặt hiệu năng, cấu hình cũng như không gian đặt máy chủ. Tuy nhiên, nhu cầu về không gian đủ để đảm bảo yêu cầu về sự gia tăng của công suất nguồn, công suất làm lạnh do sự gia tăng của các thiết bị lưu trữ dữ liệu, cáp truyền dẫn, … quả thật không dễ dàng để tìm ra một giải pháp hợp lý.

Để giải quyết vấn đề này, một xu hướng mới hiện nay là thiết kế dưới dạng module hoá để tiết kiệm không gian nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu thiết yếu về tính toán, truyền tải, xử lý thông tin. Blade server là một giải pháp tuyệt vời cung

Page 8: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

cấp khả năng khai thác hiệu quả hơn về tài nguyên máy chủ và khả năng quản trị tốt hơn các loại server truyền thống (loại đứng rời hoặc gắn trong tủ rack). Công nghệ này sẽ hỗ trợ cho người sử dụng mở rộng hệ thống bằng cách tích hợp nhiều server hơn trên từng đơn vị không gian nhờ cắt giảm bớt cáp, nguồn điện và không gian lắp đặt, giảm thiểu sư tiêu tốn năng lượng điện.Trong 5 xu hướng phát triển chủ yếu của các trung tâm dữ liệu, ứng dụng công nghệ Blade Server là xu hướng đầu tiên. Theo thống kê của công ty nghiên cứu IDC, đến năm 2012, blade sẽ chiếm 29% số lượng máy chủ được bán ra. Thị trường này đang lớn mạnh nhanh chóng và các khách hàng đã nhận ra được lợi ích của cơ sở hạ tầng này, vừa tiết kiện về không gian, giá cả và điện năng tiêu thụ. Các các doanh nghiệp cũng như khách hành có nhu cầu sử dụng vừa phải sẽ chịu tác động của xu hướng này.

Thiết kế dạng module hoá cho phép mỗi chassic cho blade server có thể chứa một vài blade server. Và mỗi blade server là một bảng mạch điện chứa một hay nhiều bộ xử lý CPU, bộ nhớ, đĩa cứng lưu trữ dữ liệu và những kết nối mạng, dùng cho một ứng dụng nào đó. Chúng ta có thể cắm các blade vào bảng nối đa năng (backplane) nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của hệ thống. Do đó, sự thay đổi các blade cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng sẽ nhanh gọn và dễ dàng hơn.

Máy chủ phiến cho phép lắp ráp đơn giản, gọn gàng hơn nhiều so với máy chủ thông thường, không những thế còn giúp tiết kiệm không gian đặt máy chủ - trên một bộ khung máy chủ phiến có chiều cao 10U (~45cm) sẽ có từ 8 đến 16 phiến. Hiện nay, xu hướng thiết lập nhiều máy chủ ảo hóa trên một máy chủ vật lý đang trở thành trào lưu. Và với máy chủ phiến, nhà quản trị có thể kết hợp giải pháp ảo hóa để chạy nhiều hệ điều hành trên mỗi phiến. Nếu bạn đang dùng từng máy chủ riêng biệt (hoặc vì bạn không muốn dùng giải pháp ảo hóa hay vì bạn đang chạy ứng dụng đòi hỏi một máy chủ vật lý riêng biệt), máy chủ phiến là giải pháp thay thế hoàn hảo, giúp tiết kiệm nhiều chi phí quản lý hệ thống.

Các ưu điểm của Blade server:

– Các blade server có thể dùng chung nguồn điện và hệ thống làm mát. Nhờ vậy, máy chủ sẽ có kích thước nhỏ gọn, mạnh và rẻ tiền hơn (giảm từ 8.5 đến 25.3% -nghiên cứu của Intel) những hệ thống truyền thống như máy chủ trung tâm (mainframe) hay tập hợp các máy chủ (server farm).

Page 9: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Vì các blade server có thể cắm trên một backplane nên khả năng quản trị server cũng dễ dàng hơn khi không cần phải quản trị trực tiếp đến từng server mà chỉ cần quản trị thông qua backplane nhờ các phần mềm quản trị hỗ trợ.

– Ngoài ra, người quản trị cũng có thể quản trị theo các sự kiện, gửi thông tin cảnh báo qua chuông báo, qua e-mail, điện thoại cho người quản trị. Cho phép cấu hình linh hoạt server qua Web browser. Tính năng này giúp tăng tính sẵn sàng và độ tinh cậy cho hệ thống, giảm thời gian ngắt quãng do các nguyên nhân khách quan.

– Ứng dụng Máy chủ với công suất lớn hiệu quả mà nguồn tiêu thụ điện năng lại thấp, dẫn đến việc giảm chi phí tiền điện cho đơn vị sử dụng. Giảm giá thành và thu hút được nhiều khách hàng và lợi nhuận mạng lại hiệu quả cao.

Một số khác biệt trong giải pháp máy chủ Rack và máy chủ Blade cần làm rõ:

– Bộ vi xử lý: Không có sự khác biệt giữa CPU trong các máy chủ Blade và máy chủ Rack, cả hai loại máy chủ này sử dụng chung loại CPU Intel Xeon hiện có trên thị trường.

– Memory: Không có nhiều khác biệt trong dung lượng và chủng loại RAM giữa hai loại máy chủ này ngoại trừ khả năng nâng cấp tối đa trong máy chủ Rack thường cao hơn một chút so với máy chủ Blade, tuy nhiên tính năng này không có ý nghĩa bởi không máy chủ nào cần nâng cấp RAM quá nhiều và dung lượng RAM tối đa trong các máy chủ Blade là quá đủ cho các ứng dụng hiện có trên máy chủ Intel (Tối đa 192GB RAM trong khi nhu cầu chỉ dừng lại ở mức 24-32GB RAM thông thường)

– Dung lượng đĩa cứng Internal: Đĩa cứng trong mỗi máy chủ Rack thông thường sẽ có số lượng nhiều hơn so với máy chủ Blade. Trong khi các máy chủ Rack có thể chứa tối đa 16 ổ cứng internal thì các máy chủ Blade tối đa chỉ được 4 ổ cứng. Tuy nhiên dự án này cũng trang bị một tủ đĩa với dung lượng rất lớn nên các máy chủ khi cần dung lượng lưu trữ nhiều sẽ lưu dữ liệu tập trung trong tủ đĩa này mà không cần trang bị quá nhiều đĩa cứng nội bộ. Thực tế các máy chủ nếu trang bị đĩa cứng internal thì sẽ khó quản lý hơn việc lưu trữ tập trung tại tủ đĩa trung tâm, cộng với tủ đĩa trung tâm sẽ có hiệu năng cao hơn so với phương thức lưu trữ trong mỗi máy chủ, tận dụng tối đa dung lượng của các đĩa cứng trong hệ thống, điều mà việc lưu trữ riêng lẻ tại từng máy không thể thực hiện được.

Page 10: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Các module giao tiếp: Ngoài khả năng mở rộng hạn chế ở các khe PCI, các máy chủ Blade không bị hạn chế về mặt giao tiếp khi so sánh với máy chủ Rack, đặc biệt các giao tiếp thông thường như cổng Ethernet và HBA FC. Các module I/O tích hợp sẵn trong Blade Chassis mang lại khả năng giao tiếp phong phú và đặc biệt là mật độ tích hợp đôi khi còn nhiều hơn giải pháp máy chủ Rack thông thường.

Dự án trang bị máy chủ để phục vụ các ứng dụng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ này như một xu thế phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ hiện đại cũng như tận dụng những điểm mạnh mà công nghệ này mang lại. Một số phân tích có thể nhận thấy:

A. Hiệu quả không gian trong Trung tâm dữ liệu:

Với 5 máy chủ, nếu trang bị máy chủ Rack:

– Trung bình mỗi máy chủ Rack thông dụng có độ cao 2U, thì tổng không gian cho 5 máy chủ trung bình cần khoảng là 15U

– Để kết nối mạng cho 5 máy chủ, cần 02 Ethernet switch cao 2U -> Tổng 4U

– Để kết nối đến hệ thống lưu trữ cho 5 máy chủ, cần 2 Switch cao 2U -> Tổng 4U

Tổng số phương án máy chủ Rack cần khoảng 20U

Với 5 máy chủ, nếu trang bị máy chủ Blade:

– 1 chassis cao 10U chứa được từ 8 đến 16 máy chủ Blade, tùy vào cấu hình dạng full-height hay half-height, như vậy cần 10U cho cả 5 máy chủ này.

– Trong các Blade Chassis, ngoài máy chủ còn tích hợp luôn các thiết bị mạng như Etherner switch và SAN Switch nên không cần thêm bất cứ Rack nào để chứa các thiết bị này, có nghĩa là toàn bộ giải pháp sử dụng Blade chỉ cần 10U

So sánh giữa hai giải pháp, có thể thấy rằng về mặt không gian, phương án Blade Server chỉ chiếm diện tích chưa đến 1/3 so với phương án Rack Server thông thường. Với việc ngày càng thiếu không gian cho các trung tâm dữ liệu hiện nay, đặc biệt chi phí cho mặt bằng tại các thành phố lớn như Hà Nội hiện tại ngày càng cao thì việc giảm thiểu không gian cho Trung tâm dữ liệu với giải pháp Blade là phương án thể hiện hiệu quả của giải pháp này.

Page 11: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

B. Tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư

Bên cạnh đó, ngoài việc tiết kiệm không gian, phương án sử dụng máy chủ Blade còn mang lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm chi phí trước mắt và lâu dài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

– Chi phí cho máy chủ Blade thông thường sẽ ít hơn khoảng 10%-20% so với máy chủ Rack trên một Blade Chassis. Thông thường, nếu số lượng máy chủ Rack là 6 thì chi phí sẽ bằng với 6 máy chủ Blade (Do 6 máy chủ Blade tuy rẻ hơn nhưng lại cần mua thêm Blade Chassis) và khi số lượng máy chủ tăng lên thì chi phí trung bình cho các máy chủ Blade càng giảm. Bên cạnh đó, chi phí trang bị cho các thành phần khác trong Blade như Etherner switch, SAN Switch cũng giảm tương ứng.

– Tiết kiệm điện: Trung bình 1 máy chủ tiêu thụ 700W trong điều kiện bình thường (công suất tối đa của máy chủ có thể lên đến gần 1000W theo thông số kỹ thuật của các máy chủ thông dụng) – 5 máy chủ tiêu thụ tối đa 3500W (Số liệu trên còn chưa tính đến điện năng tiêu thụ của Etherner Swich và FC Switch). Trong khi đó với 1 Blade Chassis lắp đủ và kín 16 máy chủ Blade + các switch Etherner thì công suất tiêu thụ tối đa vào khoảng 8000W/Chassis tương ứng với tổng số khoảng 5000W cho 5 máy chủ Blade. Có thể thấy phương án máy chủ Blade chỉ sử dụng 70% công suất của máy chủ Rack có nghĩa là tiết kiệm được 40% điện năng tiêu thụ

– Chi phí các thành phần khác: Số lượng kết nối giảm đi đáng kể (cáp LAN, cáp FC, cáp nguồn) tương ứng chi phí trước mắt cũng giảm theo đáng kể (Cable, PDU và các phụ kiện). Trong tương lai, những rủi ro trong quá trình hoạt động cũng sẽ giảm thiểu và những chi phí phụ này cũng sẽ không phát sinh nhiều. Bên cạnh đó chi phí cho việc quản trị hệ thống cũng sẽ giảm bớt về cả nhân lực lẫn thời gian quản trị.

C. Quản trị đơn giản và hiệu quả

Với hệ thống máy chủ, việc quản trị thông thường được chia thành nhiều nhiệm vụ cơ bản:

– Quản lý phần cứng máy chủ + các thiết bị ngoại vi kèm theo

– Quản lý phần mềm hệ điều hành và các ứng dụng nền tảng.

– Quản lý mạng Ethernet.

– Quản lý hệ thống storage.

Page 12: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Đối với giải pháp máy chủ Rack thông thường, các tác vụ này có thể được phân chia cho nhiều đối tượng khác nhau quản lý và mỗi thành phần lại có các công cụ quản lý khác nhau dẫn tới chi phí nhân sự và thời gian dành cho việc quản trị hệ thống tăng lên nhiều. Việc tích hợp tất cả các thành phần phần cứng trong Blade, đặc biệt là phần cứng máy chủ và hệ thống mạng trong một giao diện quản trị của Blade làm giảm thời gian chuyển đổi giữa các công cụ, đơn giản hóa quá trình quản lý. Các kết nối có sẵn trong máy chủ Blade tiết kiệm được rất nhiều cho việc quản lý, từ việc quản lý các thành phần vật lý như kết nối mạng, kết nối FC, cáp nguồn cho đến việc quản trị OS máy chủ trên một giao diện quản lý. Một người quản trị sẽ có khả năng sử dụng 1 giao diện đồ họa để quản lý từ phần cứng máy chủ, phần mềm hệ điều hành cho đến switch Ethernet và FC. Bên cạnh đó, quản trị Blade còn mang lại những lựa chọn tối ưu khác cho hệ thống như thiết lập hệ thống giám sát tập trung, quản lý nguồn điện linh hoạt và cơ chế phân bố tài nguyên áp dụng cho toàn bộ các máy chủ một cách tập trung và hiệu quả hơn.

D. Khả năng mở rộng

Với hệ thống hiện tại đang trang bị 5 máy chủ + 1 Blade Chassis, có thể thấy trong tương lai gần khi cần trang bị thêm máy chủ, chỉ cần mua thêm Blade Server cắm vào trong Chassis hiện có mà không cần bất kỳ thành phần nào khác (kể cả Ethernet switch và SAN Switch). Với giá thành rất tốt của Blade Server, việc nâng cấp sẽ tốn rất ít chi phí và số lượng khe còn trống là 6 khe là tương đối dư giả cho các mục đích nâng cấp không lớn.

I.1.3.3 Cấu hình thiết bị đề máy chủ đề xuất

Cấu hình cơ bản của thiết bị máy chủ cần thiết cho việc triển khai hệ thống được mô tả trong bảng dưới đây, các đơn vị triển khai thực hiện cần trang bị cấu hình tương đương hoặc cao hơn:

Tham số Mô tả

Form Factor 2U Rack mount Server

CPUIntel(R) Xeon(R) Processor E5645 2.40GHz, 12MB Cache, 5.86 GT/s QPI, 6C

Ethernet Integrated Two Broadcom 5709C dual-port Gigabit Ethernet with

Page 13: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

TOE enabled

PIC card Riser with 2 PCIe x8 + 2 PCIe x4 Slot

Memory8GB Memory (4x2GB), 1333MHz, Single Rank LV RDIMMs for 2 Processors

Storage 2 x 300GB 10K RPM,6Gbps SAS 2.5 " Hot Plug Hard Drive

AdapterEmulex LPE 12002 Dual Channel 8Gb, Optional, Host Bus Adapter, PCIe

Optical Drive DVD ROM, SATA, Internal for Ms 2008 R2

Power Supply High Output Power Supply, Redundant, 870W

Accessories Cable for PERC H200 for 2.5" Chassis

  5M, Multi-Mode, LC-LC, Fibre Cable

I.1.4 Giải pháp thiết bị mạng

I.1.4.1 Yêu cầu về thiết bị mạng

Các thiết bị mạng phải được chọn lựa với công nghệ tiên tiến nhất và đã được thiết kế, vận hành phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam. Thiết bị mạng phải thoả mãn yêu cầu như sau:

– Hiệu suất cao với khả năng chuyển mạch Tầng 2-4 ở tốc độ đường truyền, định tuyến multicast và IPv6

– An ninh mạng bao gồm các ACL, các dịch vụ xác thực, an ninh ở cấp cổng và các dịch vụ mạng dựa trên nhận dạng

– Bảo vệ nguồn điện dây trong suốt nhờ một nguồn điện dự phòng ngoài; có sẵn lựa chọn nguồn DC

– Kết nối Fast Ethernet và Gigabit Ethernet

Page 14: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Cấu hình PoE với công suất 15,4W mỗi cổng

– Tối đa 48 cổng 10/100/1000 cộng với 4 cổng SFP

– Bảo hành trọn đời có giới hạn

– Thiết bị mạng phải có tính ổn định cao.

– Hiệu quả đầu tư cao, tối ưu nhất trong việc mua sắm bản quyền phần mềm khi nâng cấp phần cứng.

– Hệ thống phải có những tính năng mở rộng dễ dàng, mềm dẻo, quản trị tập trung.

– Vận hành tương thích với các thiết bị mạng hiện có.

– Hỗ trợ tính sẵn sàng cao

– Tốc độ chuyển mạch dữ liệu cao

– Tương thích với các chuẩn về thiết bị mạng hiện tại

– Tốc độ chuyển mạch lớn, đáp ứng được lượng thông tin từ mọi đầu mối dồn về.

– Độ tin cậy lớn, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục. Ngoài độ tin cậy sẵn có của thiết bị, các thành phần quan trọng như core switch cần được thiết kế dự phòng và có khả năng tự động chuyển giao chức năng giữa hai thiết bị core switch với nhau một cách nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

– Có khả năng phân chia mạng nội bộ thành các phân vùng  mạng riêng biệt theo chức năng hoạt động (VLAN), tăng khả năng an ninh & hiệu suất hoạt động của hệ thống.

– Các kết nối đến phân hệ máy chủ đảm bảo tốc độ theo chuẩn Gigabit Ethernet 1000Base-T.

– Các kết nối đến NSD đảm bảo tiêu chuẩn với tốc độ truy xuất tối thiểu 100Mbps

I.1.4.2 Phân tích lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ cho thiết bị mạng

Đây là thiết bị xử lý trung tâm của toàn bộ hệ thống mạng nội bộ của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội. Thiết bị này cần có tốc độ xử lý cao, độ bền và ổn định khi hoạt động liên tục trong thời gian dài. Đối với thiết bị này, chúng tôi đề xuất sử dụng thiết bị multilayer switch với những đặc điểm kỹ thuật sau:

– Sử dụng thiết bị mạng của những hãng sản xuất hàng đầu thế giới như Cisco, HP v.v… với chất lượng và độ ổn định đã được khẳng định về khi vận hành.

Page 15: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Cần có tốc độ xử lý chuyển mạch cao, băng thông tối thiểu 32Gbps, đảm bảo dư thừa công suất xử lý cho hiện tại cũng như cho nhu cầu phát triển trong tương lai.

– Hỗ trợ công nghệ xếp chồng (stack), cho phép ghép đến 09 thiết bị switch lại thành một hệ thống logic duy nhất, dễ dàng quản lý và kết nối cũng như mở rộng hệ thống mạng trong tương lai.

– Cấu hình đơn giản, dễ dàng thông qua giao diện đồ họa hoặc giao diện dòng lệnh.

Hai thiết bị core switch sẽ được liên kết thông qua đường kết nối stack có tốc độ lên đến 32Gbps. Như vậy, mô hình kết nối này vừa cung cấp khả năng phân chia tải vừa cung cấp khả năng dự phòng khi một thiết bị gặp sự cố.

Để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn về kỹ thuật và tích hợp hệ thống với các trang thiết bị mạng hiện có của mạng Campus của Bộ KHĐT chúng tôi đề xuất sử dụng thiết bị Cisco Switch dòng 3750G hoặc tương đương với các 4 cổng quang tốc độ 1Gbps và 24 cổng đồng tốc độ 1Gbps. Để đảm bảo tính sẵn sang cao ta sử dụng hai Cisco Switch hoặc tương đương sử dụng tính năng HSRP để đảm bảo khi một thiết bị xảy ra sự cố thì hệ thống mạng vẫn hoạt động bình thường.

I.1.4.3 Cấu hình thiết bị mạng đề xuất

Cấu hình cơ bản của thiết bị mạng cần thiết cho việc triển khai hệ thống được mô tả trong bảng dưới đây, các đơn vị triển khai thực hiện cần trang bị cấu hình tương đương hoặc cao hơn:

Tham số Mô tả

Performance – 32 Gbps forwarding bandwidth

– Forwarding rate based on 64-byte packets:

Page 16: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

– 38.7 Mpps

– 13.1 Mpps (Cisco Catalyst 3560-48TS and Catalyst 3560-48PS);

– 6.5 Mpps (Cisco Catalyst 3560-24TS and Catalyst 3560-24PS);

– 3.2 Mpps (Cisco Catalyst 3560-12PC)

– 2.7 Mpps (Cisco Catalyst 3560-8PC)

– 128 MB DRAM

– 32 MB Flash memory • Configurable up to 12,000 MAC addresses

– Configurable up to 11,000 unicast routes

– Configurable up to 1000 IGMP groups and multicast routes

– Configurable maximum transmission unit (MTU) of up to 9000 bytes, with a maximum Ethernet frame size of 9018 bytes (Jumbo frames), for bridging on Gigabit Ethernet ports, and up to 1546 bytes for bridging of Multiprotocol Label Switching (MPLS) tagged frames on 10/100 ports

Power Connectors

– Customers can provide power to a switch by using either the internal power supply or the Cisco RPS 2300. The connectors are located at the back of the switch.Note: The Cisco Catalyst 3560-8PC and Catalyst 3560-12PC do not have an RPS port.

– Internal-Power-Supply Connector

– The internal power supply is an autoranging unit.

– The internal power supply supports input voltages between 100 and 240 VAC.

– Use the supplied AC power cord to connect the AC power connector to an AC power outlet.

– Cisco RPS Connector

– The connector offers connection for an optional Cisco RPS 2300 that uses AC input and supplies DC output to the

Page 17: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

switch.

– The connector supports up to six external network devices and provides power to two failed devices at a time.

– The connector automatically senses when the internal power supply of a connected device fails and provides power to the failed device, preventing loss of network traffic.

– Only the Cisco RPS 2300 (model PWR-RPS2300) should be attached to the redundant-power-supply receptacle.

Indicators

– Per-port status LEDs: Link integrity, disabled, activity, speed, full-duplex indications, PoE applied, PoE error, and PoE disabled indications

– System-status LEDs: System, RPS, link status, link duplex, link speed, and PoE indications

Tham số Mô tả

Form Factor Blade Server

CPUIntel(R) Xeon(R) Processor E5645 2.40GHz, 12MB Cache, 5.86 GT/s QPI, 6C

EthernetIntegrated Two Broadcom 5709C dual-port Gigabit Ethernet with TOE enabled

PIC card Riser with 2 PCIe x8 + 2 PCIe x4 Slot

Memory8GB Memory (4x2GB), 1333MHz, Single Rank LV RDIMMs for 2 Processors

Storage 2 x 300GB 10K RPM,6Gbps SAS 2.5 " Hot Plug Hard Drive

AdapterEmulex LPE 12002 Dual Channel 8Gb, Optional, Host Bus Adapter, PCIe

Optical Drive DVD ROM, SATA, Internal for Ms 2008 R2

Page 18: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

Power Supply High Output Power Supply, Redundant, 870W

Accessories Cable for PERC H200 for 2.5" Chassis

  5M, Multi-Mode, LC-LC, Fibre Cable

I.1.5 Giải pháp thiết bị lưu trữ

I.1.5.1 Yêu cầu đối với thiết bị lưu trữ

Dữ liệu xử lý và lập lần đầu (sử dụng phương thức nhập liệu để cập nhật vào CSDL Hệ thống thông tin Phân tích và Dự báo Kinh tế - xã hội), chiếm khoảng 15% tổng lượng dữ liệu ban đầu cần cập nhật, bao gồm:

– Dữ liệu có cấu trúc (ước tính):

12.960.000 trường =2000 chỉ tiêu*3 phân tổ*50 tổ*12 tháng*3 năm (thời gian nhập liệu)*2 nguồn CC DL* 4 trường*15%. Mỗi trường có kích thước trung bình 10 byte => tổng dung lượng lưu trữ của dữ liệu có cấu trúc khoảng 100 GB

– Dữ liệu phi cấu trúc (ước tính):

5000 đầu tài liệu x trung bình 200 trang/tài liệu x 300 KB trung bình kích thước quét 1 trang = 300 GB

=> Tổng dung lượng dữ liệu được lưu trữ dự tính = 400 GB

Để đảm bảo hiệu năng tốt cho các ứng dụng database và giao dịch online trên portal, phương án đề xuất là sử dụng các sản phẩm storage hiệu năng cao với giao thức FC 8GBps kết nối từ server đến storage. Hệ thống lưu trữ khi tính toán phần dung lượng, yêu cầu khoảng 400GB cho tất cả các dữ liệu, đây là một hệ thống tương đối lớn nên cần đánh giá và tính toán sizing phù hợp để đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý nhất cho hệ thống này.

Hệ thống lưu trữ sẽ sử dụng để lưu toàn bộ dữ liệu 400GB theo tính toán từ các trường dữ liệu trong phần mềm. Tuy nhiên khi đưa các dữ liệu này vào trong CSDL của SQL, hệ thống sẽ được tính toán với dung lượng cao hơn dung lượng lý thuyết khoảng 45%-50% do cách tổ chức của database SQL, do đó dung lượng dữ liệu tính toán sẽ cần khoảng 600GB. Hệ thống lưu trữ ngoài việc sử dụng cho các dữ liệu database còn có thể sử dụng đễ lưu trữ dữ liệu chia sẻ của các máy chủ khác như máy chủ web, máy chủ ứng dụng, máy chủ tìm kiếm… và các máy chủ

Page 19: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

này cũng cần lưu trữ một lượng lớn dữ liệu cần truy xuất tốc độ cao. Giả định mỗi máy chủ được trang bị một vùng lưu trữ dung lượng 10GB để lưu các dữ liệu riêng của máy chủ, khi dó dung lượng sử dụng cho toàn bộ các máy chủ này được tính toán là 100GB. Vậy tổng dung lượng lưu trữ (raw data) có thể dự kiến: 700 GB

Trong quá trình hoạt động cần phải tạo rất nhiều bản sao của dữ liệu để đảm bảo an toàn an ninh dữ liệu cũng như sử dụng để thực hiện việc khai thác, thử nghiệm nên cần tính toán để đảm bảo đủ dung lượng cho các nhiệm vụ này. Giả định mỗi CSDL sẽ cần tối thiểu 02 bản copy (1 bản cho khai thác, thử nghiệm, 01 bản cho sao lưu dự phòng) và khi đó hệ thống lưu trữ sẽ cần phải có dung lượng tối thiểu trang bị là 700GB x 3 = 2.1 TB

I.1.5.2 Phân tích lựa chọn công nghệ, kỹ thuật thiết bị lưu trữ

Để đảm bảo ứng dụng truy xuất dữ liệu với hiệu năng cao nhất, hệ thống storage cần cấu hình với RAID 10, đây là loại RAID có tốc độ đọc và ghi nhanh nhất nên thường được sử dụng cho các máy chủ database. Với việc sử dụng các loại RAID này, do đặc trưng hiệu suất sử dụng chỉ được 50% sản phẩm tủ lưu trữ cần có dung lượng raw data là 2.1 x 2 = 4.2 TB

I.1.5.3 Cấu hình thiết bị lưu trữ đề xuất

Theo quan điểm sử dụng storage cho các ứng dụng database thì các hệ thống lưu trữ cần sử dụng những đĩa cứng loại tốt nhất, tốc độ cao nhất để đảm bảo các truy vấn database nhanh nhất có thể. Hiện tại công nghệ đĩa cứng phổ biến sẽ sử dụng các ổ cứng chuẩn SAS 6Gb hoặc FC khi cần tốc độ truy xuất cao (ưu điểm về tốc độ truy xuất, tốc độ 15000 vòng/phút nhưng dung lượng không lớn max 600GB/disk).

Nếu lựa chọn ổ cứng SAS 6Gbps (tốt hơn ổ cứng FC) sẽ cần: 7 x SAS 600GB 15K rpm. Với việc sử dụng tối thiểu 01 ổ cứng hot spare thì tổng số sẽ cần 8 x SAS 600GB 15K rpm.

Do đó số lượng ổ cứng cần trang bị sẽ là: 8 x 600GB SAS 15K, đồng thời phải sử dụng tủ đĩa có hỗ trợ công nghệ Automated Storage Tiering.

I.1.6 Giải pháp về sao lưu dự phòng

Hệ thống có cơ chế sao lưu dữ liệu định kỳ, đột xuất và phục hồi toàn bộ dữ liệu của hệ thống, đảm bảo nhanh chóng đưa hệ thống hoạt động trở lại trong trường hợp có sự cố xảy ra. Việc sao lưu có thể thực hiện theo hai chế độ:

Page 20: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Thủ công: người quản trị chạy chức năng sao lưu khi cần thiết, ví dụ như trước khi nâng cấp phần mềm hoặc thay đổi những thiết đặt quan trọng của Portal.

– Tự động: Hệ thống tự động định kỳ chạy chức năng sao lưu theo lịch đặt trước.

Các dữ liệu cần sao lưu:

– Dữ liệu cấu hình hệ thống (Quản lý người sử dụng; cấu hình thiết lập kênh thông tin...).

– Cơ sở dữ liệu lưu trữ nội dung.

– Các dữ liệu liên quan khác.

Hệ thống Cổng thông tin điện tử xử lý những thông tin có tần xuất thay đổi khá nhiều, ngoài ra khối lượng dữ liệu cũng khá lớn và quan trọng. Do đó, việc đảm bảo luôn có các bản sao lưu CSDL là việc cần thiết và phải được thực hiện định kỳ.

Hiện tại hệ thống lưu trữ ở các đơn vị chủ yếu sử dụng băng từ và đĩa quang. Công cụ sử dụng đều mang tính thủ công và do người quản trị tại các nơi thực hiện. Sao lưu, khôi phục dữ liệu nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu

Các phương án sao lưu dữ liệu: chúng tôi đề xuất các cơ chế sao lưu dữ liệu như sau:

– Sao lưu toàn bộ dữ liệu (FullBackup): thường gọi là chế độ sao lưu đầy đủ hoặc sao lưu toàn bộ. Full backup copy toàn bộ nội dung của disk volume hay logical disk. Lý do chính để thực hiện full baclup là nó cung cấp việc restore disk volume một cách dễ dàng nhất. Với toàn bộ nội dung của một volune được chứa đựng trong một băng từ hay một nhóm băng từ, quá trình restore sẽ không phức tạp và dễ hiểu. Đây là phương pháp an toàn nhất nhưng đây cũng là phương pháp tốn kém nhất (Cả về thời gian cũng như chi phí cho băng từ). Thường thì full backup được thực hiện vào cuối tuần khi có nhiều thời gian dành cho backup mà không ảnh hưởng tới người dùng trong hệ thống

– Sao lưu gia tăng (Incremential backup): Incremental backups copy những dữ liệu có thay đổi được tạo ra kể từ lần backup cuối cùng. Ưu điểm chính của Incremental backups là thực hiện việc backup một cách ngắn gọn nhất, tiết kiệm băng từ và thời gian sao lưu. Khi sử dụng Incremental backups thì quá trình restore sẽ phức tạp hơn. Quá trình này sẽ restore từ lần full backup cuối cùng và tất cả các Incremental backups kế tiếp kể từ lần full backup đó đến ngày restore.

Page 21: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Full Backup

Thø 7 Chñ nhËt Thø 2 Thø 3 Thø 5Thø 4 Thø 6

Incremental Backup

– Sao lưu khác biệt (Diffrential backup): Diffrential backup copy tất cả các những dữ liệu có thay đổi được tạo ra kể từ lần Full backup cuối cùng. Ví dụ: khi full backup được thực hiện vào cuối tuần thì vào thứ hai diffrential backup và incremetial backup là giống nhau, nhưng Diffrential backup vào thứ ba sẽ là tất cả các dữ liệu của incremetial backup của thứ hai và thứ ba, tương tự như thế cho đến cuối tuần.

– Nguyên nhân chính để sử dụng Diffrential backup là hạn chế số lượng băng từ cần thiết cho quá trình restore, chỉ cần dùng 02 băng từ: 01 băng cho full backup, 01 cho Diffrential backup.

Full Backup

Thø 7 Chñ nhËt Thø 2 Thø 3 Thø 5Thø 4 Thø 6

Deferential Backup

Trong ba phương pháp trên Differential Backup cân bằng được hai yếu tố: thời gian sao lưu và thời gian phục hồi dữ liệu. Khi đặt lịch cho phương pháp này người ta thường tiến hành sao lưu đầy đủ (full backup) vào cuối tuần (Thứ bảy) sau đó tất cả các ngày còn lại trong tuần sẽ tiến hành sao lưu khác biệt. Cánh làm này vừa đảm bảo tiết kiệm băng từ vừa đảm bảo thuận lợi khi khôi phục dữ liệu. Khi có sự cố dữ liệu tại một ngày bất kỳ (giả sử là ngày thứ năm) ta chỉ cần băng từ của lần sao lưu đầy đủ cuối cùng (thứ bảy trước) và một băng từ sao lưu khác biệt cuối cùng (thứ tư) là có thể khôi phục được dữ liệu.

Page 22: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Full Backupon Saturday

Thø 7 Chñ nhËt Thø 2 Thø 3 Thø 5Thø 4 Thø 6

Required TapesRestoring

Deferential Backupon Wednesday

Server Crash

Giải pháp sao lưu sử dụng phương án sao lưu trực tiếp từ tủ đĩa sang tủ Tape với sự điều khiển của Backup server. Phần mềm sao lưu sẽ lấy thông tin dữ liệu từ các agent cài đặt trên các máy chủ, sau đó chuyển dữ liệu từ tủ đĩa lưu trữ sang tủ Tape theo lịch thiết lập sẵn.

Thiết bị Tape lựa chọn sản phẩm có 48 khe chứa Media với dung lượng tối đa 72TB (tổng số các tape media có thể chứa trong Tape Library) để có thể một lần sao lưu toàn bộ dữ liệu có trong hệ thống SAN. Số lượng đầu đọc trang bị là 4 FC Drive để đảm bảo chuyển dữ liệu nhanh nhất và ít ảnh hưởng đến hoạt động của các máy chủ.

I.1.7 Giải pháp về thiết bị máy trạm PC và máy tính xách tay

I.1.7.1 Yêu cầu về thiết bị máy trạm PC và máy tính xách tay

Page 23: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Để phục vụ cho việc quản lý, vận hành Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội, cần thiết bao gồm các máy tính PC và máy xách tay để phục vụ cho việc thu thập, xử lý, cập nhật số liệu vào CSDL. Các máy trạm làm việc bao gồm các máy PC để bàn phục vụ cho các công việc thao tác tại Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế-xã hội và các máy xách tay phục vụ cho việc quản trị hệ thống, thực hiện các việc giao dịch thu thập, trao đổi dữ liệu với bên ngoài. Số lượng máy trạm làm việc căn cứ theo nhân sự hiện có và có bổ sung một phần để đảm bảo duy trì quản lý vận hành của cả hệ thống. Hiện tại Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia có 80 cán bộ công tác Phân tích và Dự báo, theo kế hoạch nhân sự của Trung tâm thông tin và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng hơn 100 cán bộ làm công tác Phân tích và Dự báo. Hiện nay Trung tâm có khoảng 70 máy PC và máy tính xách tay các loại, tuy nhiên hầu hết các máy tính PC cũng như các máy xách tay của các cán bộ của Trung tâm đều đã cũ, hầu hết được trang bị theo dự án từ năm 2005, một số mới nhất cũng đã được trang bị từ năm 2008, cấu hình đã rất yếu, lạc hậu, hạn chế nhiều trong việc hỗ trợ cho các cán bộ của Trung tâm trong công tác nghiệp vụ Phân tích và Dự báo, đặc biệt với những tác vụ cần đòi hỏi truy vấn nhiều chỉ tiêu KT-XH, tính toán nhiều phương trình để xây dựng các mô hình với nhiều hàm, nhiều biến. Vì vậy cần trang bị tối thiểu 60 máy PC mới cho các cán bộ làm công tác Phân tích và Dự báo theo kế hoạch nhân sự của Trung tâm. Số máy tính xách tay dự kiến là 8 máy cho các lãnh đạo Trung tâm và một số lãnh đạo các ban nghiệp vụ.

I.1.7.2 Cấu hình thiết bị đề xuất cho máy trạm làm việc và máy xách tay

Cấu hình máy cần thiết phải là cấu hình đủ mạnh để thực hiện các công việc với tốc độ xử lý cao. Cấu hình cơ bản của thiết bị trạm và máy xách tay cần thiết cho việc triển khai hệ thống được mô tả trong bảng dưới đây, các đơn vị triển khai thực hiện cần trang bị cấu hình tương đường hoặc cao hơn:

Tham số Mô tả

I Máy trạm

CPU Intel Core i3-2100 Processor (3.1GHz, 3M Cache)

Memory 2GB PC3-10600 DDR3 UDIMM

Storage 320GB SATA 3.0Gb/s 7200 rpm

Page 24: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

Ethernet Gigabit ethernet Card

Optical Super Multi-Burner DL DVD±RW SATA 1.5Gb/s Drive

Monitor 18.5" LCD monitor

Mice USB Optical Mouse

Keyboard USB Entry Business Keyboard (English)

OS Windows 7 Home Basic 32

Green Features

Climate Saver-compliant

EPEAT™ Gold rating

ENERGY STAR 5.0-compliant

GREENGUARD® certifi ed

RoHS-compliant

II Máy xách tay

CPUIntel® Core™ i3-2310M Processor (2.10GHz 3MB L3 1333MHz FSB)

Monitor

14.0" (355mm) HD (1366x768) color, anti-glare, LED backlight,

220 nits, 16:9 aspect ratio, 500:1 contrast ratio

Memory 2 GB PC3-10600 DDR3 SDRAM 1333MHz SODIMM Memory

Storage 320 GB Hard Disk Drive 7200rpm

Graphics Intel HD Graphics 3000 in processor,

external analog monitor support via VGA DB-15 connector and

digital monitor support via DisplayPort (supports single-link DVI-D via cable 45J7915);

Page 25: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

supports dual independent display;

Optical DVD Recordable 8x Max Dual Layer

Power Supply 65-watt AC adapter

Wireless Card ThinkPad b/g/n

OS Windows 7 Home Basic 32

I.1.8 Giải pháp về thiết bị máy in

I.1.8.1 Yêu cầu về thiết bị máy in

Để đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ vận hành và dựa trên Công nghệ sản xuất máy in hiện tại của các hãng, Máy in được lựa chọn đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

– Tốc độ in A4: 33 trang/phút

– Độ phân giải 1200x1200 dpi

– Bộ vi xử lý: 600MHz

– Bộ nhớ: 64MB

I.1.8.2 Cấu hình thiết bị Máy in đề xuất

Cấu hình cơ bản của thiết bị Máy in cần thiết cho việc triển khai hệ thống được mô tả trong bảng dưới đây, các đơn vị triển khai thực hiện cần trang bị cấu hình tương đương hoặc cao hơn:

Tham số Mô tả

Speed Up to 21 ppm (A4), ,

Resolution up to 2400x600 dpi

Memory 8MB

Page 26: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

Paper Size

A4, B5, A5, Legal, Letter, Executive, Envelop DL, Envelop COM10, Envelop C5, Envelop Monarch, Index Card, Custom Paper Size

Connection One Hi speed USB 2.0 port.

I.1.9 Giải pháp về thiết bị lưu điện UPS

I.1.9.1 Yêu cầu đối với thiết bị lưu điện UPS

Không ai có thể nói trước được những sự cố nguồn điện như mất điện, nhiễm sét hay nghiêm trọng hơn là xung điện khiến bo mạch chủ bị cháy, chết ổ cứng... Rất khó để tìm ra cách phục hồi dữ liệu thất thoát trước những sự cố như thế nếu không được dự phòng bằng sản phẩm bộ lưu điện. Bộ lưu điện - UPS (Uninterruptible Power Supply) - là thiết bị có thể cung cấp điện năng dự phòng trong một khoảng thời gian cần thiết nhất định để giúp duy trì hoạt động cho các thiết bị điện khi gặp sự cố điện nguồn hay đơn giản để tắt thiết bị một cách an toàn.

Để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục và ổn định cho các máy PC được trang bị cho Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, chúng tôi đề xuất trang bị tương ứng 60 UPS có công suất 500VA làm cung cấp điện dự phòng cho 60 máy trạm được thuyết minh trang bị ở nội dung trên.

Thiết bị UPS được trang bị trong hệ thống cần có các tính năng sau:

– Bảo vệ tốt các thiết bị điện vốn nhạy cảm với sự biến thiên của điện áp. Cung cấp nguồn điện dự phòng ổn định trong khoảng thời gian đủ dài, ngăn chặn hiệu quả các rủi ro do sốc điện, sét lan truyền, nhiễu thông tin cho cả chiếc máy tính lẫn các thiết bị ngoại vi đi kèm.

– Áp dụng công nghệ điều chỉnh điện áp tự động AVR (Automatic Voltage Regulation). Công nghệ này cho phép tự động điều chỉnh điện áp trong điều kiện dao động nguồn mà không cần dùng tới pin. Vì thế, khi điện áp đầu vào thay đổi đột ngột thậm chí là mất điện thì các thiết bị kết nối với UPS vẫn hoạt động bình thường mà không hề chịu bất kỳ ảnh hưởng nào. Điều này còn giúp cho pin có thể hoạt động lâu hơn khi bị mất nguồn.

Page 27: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

– Trong trường hợp mất điện, pin dự phòng của bộ lưu điện UPS phải đảm bảo lưu trữ năng lượng đủ để bạn có thể kết thúc công việc còn dang dở, tắt các thiết bị một cách an toàn và bảo vệ các dữ liệu.

– Tính năng khởi động nguội cho phép khởi động lại máy chỉ sau một lần nhấn nút khởi động nguội phía sau máy (Reset Button) là tất cả lại có thể được vận hành trơn tru.

– Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về hạn chế chất nguy hại - ROHS, đảm bảo an toàn và thân thiện với người dùng trong quá trình vận hành sử dụng. Đáp ứng được điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều của Việt Nam.

I.1.9.2 Cấu hình Thiết bị lưu điện (UPS) đề xuất

Cấu hình cơ bản của thiết bị UPS cần trang bị cho hệ thống được mô tả trong bảng dưới đây, các đơn vị triển khai thực hiện cần trang bị cấu hình tương đương hoặc cao hơn:

Tham số Mô tả

Output Power Capacity 300 Watts / 500 VA

Max Configurable Power 300 Watts / 500 VA

Nominal Output Voltage 230V

Output Connections

(1) IEC 320 C13 (Surge Protection)

(2) IEC Jumpers (Surge Protection)

(3) IEC 320 C13 (Battery Backup)

Nominal Input Voltage 230V

Input Frequency 50/60 Hz +/- 3 Hz (auto sensing)

Input Connections IEC-320-C14 inlet

Interface Port(s) USB

Page 28: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Tham số Mô tả

Control panelLED status display with On Line : On Battery : Replace Battery and Overload indicators

Audible AlarmAlarm when on battery : distinctive low battery alarm : overload continuous tone alarm

Surge energy rating 300 Joules

FilteringFull time multi-pole noise filtering : 5% IEEE surge let-through : zero clamping response time : meets UL 1449

Regulatory Approvals C-tick,CE,EN 50091-1,EN 50091-2,GOST,VDE

Standard Warranty 2 years repair or replace

Environmental Compliance RoHS

I.1.10 Giải pháp thiết bị máy quét

I.1.10.1 Yêu cầu đối với thiết bị máy quét

Để đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ vận hành và dựa trên Công nghệ sản xuất máy quét hiện tại của các hãng, máy quét được lựa chọn đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

– Độ phân giải ảnh quét: 4800 dpi

– Tốc độ quét ảnh: 8.5 second

– Định dạng ảnh quét: BMP, JPEG, TIFF, TIFF compressed, PNG, PCX, Flashpix (FPX), PDF, PDF searchable, RTF, HTM, TXT; Macintosh: TIFF, PICT, JPEG, GIF, FlashPix, Plain Text, PDF, HTML, Rich Text

I.1.10.2 Cấu hình thiết bị Máy quét đề xuất

Page 29: Thiết kế sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật v1.1

Cấu hình cơ bản của thiết bị Máy quét cần thiết cho việc triển khai hệ thống được mô tả trong bảng dưới đây, các đơn vị triển khai thực hiện cần trang bị cấu hình tương đương hoặc cao hơn:

Tham số Mô tả

Scan type Desktop Colour Flatbed & Film Scanner

Scanning Elements 12-line Colour CCD

Bit Depth 48-bit

Scan speed

Color:12.1 msec/line (4800dpi)12.1 msec/line (2400dpi)6.1msec/line (1200dpi)1.5msec/line (600dpi)1.1msec/line (300dpi)Greyscale, B & W:12.1 msec/line (4800dpi)12.1 msec/line (2400dpi)6.1msec/line (1200dpi)1.5msec/line (600dpi)1.1msec/line (300dpi)

Standard connectivity Hi-Speed USB 2.0

Power consumption15W (Max), 0.9W (stand-by mode using supplied built-in AC adaptor)