Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tm việt tình

79
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----- o0o ----- KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TI CÔNG TY TNHH TM VIT TÌNH SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ LAN ANH MÃ SINH VIÊN : A17048 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NI 2015

Transcript of Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tm việt tình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

----- o0o -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH TM VIỆT TÌNH

SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ LAN ANH

MÃ SINH VIÊN : A17048

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

----- o0o -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH TM VIỆT TÌNH

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Lệ Hằng

Sinh viên : Nguyễn Thị Lan Anh

Mã sinh viên : A17048

Chuyên ngành : Tài Chính

HÀ NỘI – 2015

Thang Long University Library

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại Học

Thăng Long, đặc biệt là cô giáo Th.S Vũ Lệ Hằng đã luôn bên cạnh, tận tình chỉ bảo,

hƣớng dẫn, hỗ trợ cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.

Em xin chân thành cám ơn cô vì những kiến thức mà cô đã truyền dạy cho em, đó chắc

chắn sẽ là những hành trang quý báu cho em bƣớc vào đời.

Thông qua khóa luận này, em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể

các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trƣờng Đại Học Thăng Long, những ngƣời đã trực

tiếp truyền đạt và trang bị cho em đầy đủ các kiến thức về kinh tế, từ những môn học

cơ bản nhất, giúp em có một nền tảng về chuyên ngành học nhƣ hiện tại để có thể hoàn

thành đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên, với kiến thức và khả năng lý luận của bản thân

còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo

để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lan Anh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ

trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời

khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận có nguồn gốc và đƣợc

trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên thực hiện

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2015

Nguyễn Thị Lan Anh

Thang Long University Library

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

DOANH NGHIỆP ........................................................................................................... 1

1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................. 1

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp .................................................................. 1

1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................. 1

1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................. 2

1.1.4. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................... 3

1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ............................... 3

1.2.1. Thông tin ngành kinh tế ....................................................................................... 3

1.2.2. Thông tin tài chính doanh nghiệp ....................................................................... 4

1.3. Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp và các phƣơng pháp

phân tích........................................................................................................................... 6

1.3.1. Các bước tiến hành phân tích tài chính .............................................................. 6

1.3.2. Các phương pháp phân tích tài chính ................................................................. 7

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................................... 10

1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .......................................................................... 10

1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 11

1.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................. 12

1.4.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp ....................... 13

1.4.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .......................................................................... 14

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp ....................... 20

1.5.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ....................................................................... 20

1.5.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ....................................................................... 21

CHƯƠNG 2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM

VIỆT TÌNH .................................................................................................................. 23

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM Việt Tình ............................................ 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM Việt Tình ........... 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản

lý của công ty .................................................................................................................. 24

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty ................................................................. 26

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH TM Việt Tình ..................... 26

2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán ......................................................................... 26

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản ......................................................... 26

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn ................................................... 31

2.2.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................ 36

2.2.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................ 40

2.2.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của công ty ................................. 43

2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .......................................................................... 45

2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty TNHH TM Việt Tình ...... 58

2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 58

2.3.2. Nhược điểm ......................................................................................................... 59

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM VIỆT TÌNH ..................................................... 60

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH TM Việt Tình............................... 60

3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty ............................... 61

3.2.1. Tiết kiệm chi phí .................................................................................................. 61

3.2.2. Một số giải pháp sử dụng tài sản ngắn hạn ...................................................... 62

3.2.3. Nâng cao về công tác quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên ................... 65

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thang Long University Library

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

BGĐ Ban giám đốc

BCTC Báo cáo tài chính

CCDV Cung cấp dịch vụ

CĐKT Cân đối kế toán

CSH Chủ sở hữu

DN Doanh nghiệp

DT Doanh thu

DTT Doanh thu thuần

GVHB Giá vốn hàng bán

HĐĐT Hoạt động đầu tƣ

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HĐTC Hoạt động tài chính

KNTT Khả năng thanh toán

LCT Lƣu chuyển tiền

LNST Lợi nhuận sau thuế

NV Nguồn vốn

QLDN Quản lý doanh nghiệp

SXKD Sản xuất kinh doanh

TB Trung bình

TCDN Tài chính doanh nghiệp

TSCĐ Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lƣu động

TSDH Tài sản dài hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn

VCSH Vốn chủ sở hữu

VLXD Vật liệu xây dựng

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty TNHH TM Việt Tình .............. 27

Bảng 2.2. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của công ty TNHH TM Việt Tình ........ 32

Bảng 2.3. Báo cáo kết quả HĐKD ................................................................................ 37

Bảng 2.4. Phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ............................................................ 41

Bảng 2.5. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn. ................................................. 44

Bảng 2.6. Chỉ tiêu TB ngành khả năng thanh toán ........................................................ 46

Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng tài sản .............................................................................. 48

Bảng 2.8. Vòng quay hàng tồn kho, thời gian luân chuyển kho và thời gian quay vòng

tiền ................................................................................................................................. 50

Bảng 2.9. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình ................................................... 51

Bảng 2.10. Khả năng quản lý nợ ................................................................................... 52

Bảng 2.11. Chỉ tiêu khả năng sinh lời ........................................................................... 54

Bảng 2.12. Phân tích ROA và ROE theo phƣơng pháp Dupont ................................... 56

Bảng 3.1. Các số liệu về dự trữ tiền năm 2015 ............................................................. 63

Bảng 3.2. Giá trị đầu tƣ và số lƣợng các khoản mục hàng hóa ..................................... 64

DẠNH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty .................................................................... 24

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty TNHH TM Việt Tình ..................................... 26

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH TM Việt Tình .............................. 33

Biểu đồ 2.3. Hệ số khả năng thanh toán ........................................................................ 46

Biểu đồ 2.4. Hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình ............................................. 49

Biểu đồ 2.5. Tỷ suất sinh lời .......................................................................................... 54

Thang Long University Library

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến tiến bộ qua quá

trình công nghiệp hoá hiện đại hóa... trở thành một nƣớc đang phát triển trong nền

kinh tế thị trƣờng, mở cửa thông thƣơng với nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên điều

đó cũng tạo nên không ít những khó khăn, nhƣ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành

phần kinh tế đã tạo nên những thử thách lớn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để

có thể tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng

cao năng lực tài chính của chính mình. Vì vậy, việc thƣờng xuyên phân tích và đánh

giá tình hình tài chính là nhiệm vụ của mỗi nhà quản lý, để từ đó có thể nắm vững tình

hình doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu, và đƣa ra những chiến lƣợc hiệu quả

nhất.

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc,

các nhà đầu tƣ có cơ sở để đánh giá, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh doanh,

hoạt động tài chính của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật

pháp quy định, cũng nhƣ tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện

nghĩa vụ với Nhà nƣớc và khách hàng. Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài

chính còn đƣợc sử dụng để giúp các nhà đầu tƣ các nhà quản lý, các cơ quan nhà nƣớc

có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn đúng đắn hơn trƣớc khi đƣa ra quyết định đầu tƣ hay

những chính sách điều chỉnh hay tác động đến nền kinh tế.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH TM

Việt Tình” cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm:

- Trình bầy cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH TM Việt Tình.

- Đánh giá tình hình tài chính đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện

tình hình tài chính tại công ty TNHH TM Việt Tình.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty TNHH TM Việt Tình.

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tài chính tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo

tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo

lƣu chuyển tiền tệ giai đoạn 2012-2014.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong khóa luận là phƣơng pháp thống kê, so

sánh, phân tích và tổng hợp.

5. Kết cấu Khóa luận

Nội dung Khóa luận đƣợc chia thành 3 phần chính sau:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong doanh

nghiệp.

Chƣơng 2. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH TM Việt Tình.

Chƣơng 3. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH TM

Việt Tình.

Thang Long University Library

1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị gắn liền với

việc tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao

gồm:

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Mối quan hệ kinh

tế này đƣợc thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có nghĩa

vụ nộp thuế cho nhà nƣớc theo luật định và ngƣợc lại nhà nƣớc cũng có sự tài trợ về

mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình.

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài

chính trung gian: Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn

hạn cho hoạt động kinh doanh nhƣ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, và các chứng từ có

giá trị khác...

Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa bộ phận sản

xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và ngƣời quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền

sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này đƣợc thể hiện thông qua hàng

loạt chính sách của doanh nghiệp nhƣ: Chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính

sách đầu tƣ, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí. [1,tr.10]

Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau: Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trên thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ, sức lao động. Bên

cạnh các quan hệ đó là các quan hệ về việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trƣờng

đầu ra (đại lý, cơ quan xuất nhập khẩu …) và quan hệ với các đối thủ cạnh tranh.

1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp và

công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý

nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và

chất lƣợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. [1,tr.24]

Phân tích TCDN đƣợc dùng để xác định, đánh giá các mặt mạnh yếu của doanh

nghiệp cũng nhƣ các cơ hội và thách thức đặt ra với điều kiện hiện tại của doanh

nghiệp. Từ đó, đề ra các biện pháp cải thiện và duy trì tình hình TCDN. Ngoài ra, phân

2

tích TCDN còn là tiền đề của việc lập dự báo và lập kế hoạch tài chính, xây dựng mục

tiêu kinh doanh.

1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu của phân tích TCDN là giúp các nhà quản trị, nhà đầu tƣ và ngƣời sử

dụng thông tin tài chính có đƣợc những thông tin hữu ích hỗ trợ việc đƣa ra quyết định

gắn liền với mục tiêu mà họ quan tâm nhƣ: Thông tin về tình hình quản lý và hiệu quả

dử dụng vốn kinh doanh, thông tin về khả năng thanh toán...

Phân tích TCDN đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Đó là tạo ra những chu kỳ

đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, cung cấp những thông

tin cơ bản cho việc đánh giá tình hình tài chính, để dự đoán khả năng thực hiện hoạt

động, định hƣớng kinh doanh, quyết định thực hiện các phƣơng án kinh doanh một

cách hiệu quả nhƣ quyết định về đầu tƣ, tài trợ, phân phối lợi nhuận...

Phân tích TCDN đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tƣ dựa vào những chuyên gia

phân tích tài chính nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, và tiếp xúc trực tiếp với

ban quản lý doanh nghiệp, để có thể phát hiện tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

và đánh giá hiệu quả các cổ phiếu trên thị trƣờng tài chính. Phân tích hoạt động tài

chính đối với nhà đầu tƣ là để biết đƣợc mức độ an toàn của đồng vốn bỏ ra, đánh giá

doanh nghiệp và ƣớc đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài

chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh… từ đó đƣa ra quyết định.

Phân tích TCDN đối với các tổ chức tín dụng: Các tổ chức tín dụng cung cấp

nguồn vốn cho doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Khi cho vay, họ cần biết chắc về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với những

khoản cho vay ngắn hạn thì họ đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của

doanh nghiệp. Hay nói cách khác là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay

đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, các nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải

chắc chắn về khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì việc hoàn trả

vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này. Do đó, phân tích hoạt động tài chính

đối với ngƣời cho vay là xác định khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng từ đó

đƣa ra các quyết định cho vay phù hợp.

Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan quản lý

nhà nƣớc sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra,

kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính doanh nghiệp có tuân

thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không.... Từ đó để có cơ sở

hoạch định các chính sách vĩ mô phù hợp với tình hình chung của các doanh nghiệp.

Thang Long University Library

3

Phân tích tài chính đối với người lao động: Kết quả hoạt động SXKD của

doanh nghiệp tác động trực tiếp tới ngƣời lao động và quyết định đến các khoản thu

nhập nhận đƣợc của họ. Giúp ngƣời lao động biết đƣợc tình hình hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp từ đó yên tâm làm việc.

1.1.4. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính

doanh nghiệp. Do đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của

các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, các cổ đông, các chủ nợ, các khách

hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, ngƣời lao động...

- Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp đánh giá tình hình thanh toán, khả năng

thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín

dụng của Nhà nƣớc.

- Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc đánh giá tình hình sử dụng từng

loại vốn, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh nhƣ: Xem xét việc phân bổ vốn, xem

xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên

nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.

- Tài chính doanh nghiệp đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để kích thích, thúc đẩy

sản xuất kinh doanh. Vai trò này thể hiện thông qua việc phân phối thu nhập của doanh

nghiệp, phân phối quỹ lƣơng, quỹ khen thƣởng.

- Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn là một công cụ quan trọng để các nhà

quản lý sử dụng nhằm kiểm tra các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bằng việc

tính toán các chỉ tiêu tài chính. Từ đó, nhà quản lý đƣa ra đƣợc những nhận định cũng

nhƣ phát hiện đƣợc những vấn đề tồn tại để khắc phục và điều chỉnh nhằm đạt tới mục

tiêu đã định.

1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Thông tin ngành kinh tế

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh

nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế nhƣ đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến

thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động

đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn

của thị trƣờng và triển vọng phát triển...

Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và các

thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình

hình tài chính của doanh nghiệp. Theo thông tin ngành kinh tế, hệ thống chỉ tiêu trung

4

bình ngành là cơ sở tham chiếu để ngƣời phân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác

về tình hình tài chính doanh nghiệp.

1.2.2. Thông tin tài chính doanh nghiệp

Thông tin tài chính doanh nghiệp là những thông tin về chiến lƣợc, sách lƣợc

kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thông tin về tình hình và kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả

năng thanh toán... Những thông tin này đƣợc phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài

chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính...

Bảng cân đối kế toán: Còn đƣợc gọi là bảng tổng kết tài sản, là báo cáo tài chính

tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời

điểm nhất định theo hai cách phân loại: kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành

vốn kinh doanh. Bảng cân đối kế toán đƣợc chia thành hai phần phần tài sản và phần

nguồn vốn.[2,tr.61]

Tài sản= Nguồn vốn= VCSH + Nợ phải trả

Phần tài sản: Bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Về mặt pháp lý, phần

tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với

mục đích lợi nhuận. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá

tổng quát về quy mô, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng

vốn của doang nghiệp.

Phần nguồn vốn: Bao gồm nợ phải trả và nguồn VCSH, phản ánh các nguồn hình

thành tài sản của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm

pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tƣợng cấp vốn (Nhà nƣớc,

ngân hàng, cổ đông,...). Điều đó có nghĩa là các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiện

trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sản

hình thành và trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (với Nhà nƣớc, với các trung gian

tài chính, ngƣời lao động, nhà cung cấp...). Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện

nguồn hình thành tài sản hiện có, đó là căn cứ cho biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại

nguồn vốn đồng thời cũng phản ánh đƣợc thực trạng tình hình tài chính doang nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh

nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực

hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc về thuế và các khoản phải nộp khác [2,tr.68]. Nội dung của

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhƣng phải phản ánh đƣợc 4 nội

dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý

Thang Long University Library

5

doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nó cho biết sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp trong

quá trình sản xuất kinh doanh, cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp

trong tƣơng lai. Đồng thời, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho các

nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa dịch vụ với

tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp, từ đó có thể

xác định đƣợc kết quả sản xuất kinh doanh là lãi hay lỗ trong năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng lƣợng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lƣu chuyển

tiền tệ đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền, sự biến động của tài sản thuần, khả

năng thanh toán trong kỳ và luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp [2,tr.71].

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc kết cấu thành 3 phần:

Phương trình cân đối của dòng tiền trong doanh nghiệp

Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ

Luồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền lƣu chuyển trong kỳ đƣợc tổng hợp

thành ba nhóm:

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh động kinh doanh: Là luồng tiền có liên

quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông

tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh

để vận hành, duy trì doanh nghiệp, thanh toán nợ, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động

đầu tƣ mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng

tiền từ hoạt động kinh doanh khi đƣợc sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp

ngƣời sử dụng dự doán đƣợc luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai. Dòng

tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm: Tiền thu bán hàng, cung ứng dịch vụ, tiền thu

từ các khoản thu nhập khác, tiền chi mua nguyên vật liệu hàng hóa, dịch vụ, tiền chi

trả lƣơng cho ngƣời lao động, tiền chi trả lãi vay, nộp thuế, tiền chi khác,....

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư: Là luồng tiền có liên quan đến việc

mua sắm, xây dựng, nhƣợng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ khác

không thuộc các khoản tƣơng đƣơng tiền, cụ thể bao gồm: Tiền chi mua sắm tài sản cố

định và các tài sản dài hạn khác. Tiền do thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và các

tài sản dài hạn khác. Tiền thu hồi lại vốn cho vay, tiền chi cho vay hoặc mua các công

cụ nợ, trừ những công cụ nợ đƣợc coi tƣơng đƣơng tiền. Tiền thu hồi vốn đầu tƣ vào

đơn vị khác trừ tiền bán các cổ phiếu đầu tƣ ngắn hạn đƣợc coi là tƣơng đƣơng tiền.

Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia....

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính: Là luồng tiền có liên quan đến việc

thay đổi quy mô và kết cấu của VCSH và vốn vay của doanh nghiệp, cụ thể gồm: Tiền

6

thu từ vốn góp chủ sở hữu. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, tiền thu từ các

khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Tiền chi trả nợ gốc vay ngắn hạn, dài hạn. Tiền chi trả

nợ thuê tài chính. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu...

Thuyết minh báo cáo tài chính: Là báo cáo tài chính tổng hợp đƣợc sử dụng để

giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, tình

hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình

bày rõ ràng cụ thể và chi tiết đƣợc. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát

đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán đƣợc doanh

nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số tài sản, nguồn

vốn quan trọng;phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh

nghiệp.[2,tr.72]

Thuyết minh báo cáo tài chính gồm những nội dung cơ bản sau: Đặc điểm hoạt

động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán; chuẩn mực kế

toán và chế độ kế toán áp dụng; các chính sách kế toán áp dụng; thông tin bổ sung cho

các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán, thông tin bổ sung cho các khoản

mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trình bày trong báo cáo

lƣu chuyển tiền tệ.

1.3. Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp và các phƣơng pháp

phân tích

1.3.1. Các bước tiến hành phân tích tài chính

Tiến hành phân tích tài chính là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã

ghi trong kế hoạch. Giai đoạn này thƣờng bao gồm các công việc cụ thể sau:

Thu thập thông tin: Để có thể đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính

doanh nghiệp thì phân tích tài chính đòi hỏi phải có một lƣợng thông tin cơ sở và

khách quan. Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý

giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Do vậy, phân

tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Xử lý thông tin: Sau khi hoàn thành giai đoạn thu thập thông tin tài chính là quá

trình xử lý thông tin. Trong giai đoạn này, ngƣời sử dụng thông tin ở góc độ nghiên

cứu, ứng dụng khác nhau, có phƣơng pháp xử lý thông tin khác nhau, phục vụ mục

tiêu đề ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thông tin theo mục tiêu nhất định để

tính toán, so sánh, xác định nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc nhằm phục vụ cho quá

trình dự đoán và quyết định.

Thang Long University Library

7

Dự đoán và ra quyết định: Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền

đề và điều kiện cần thiết để ngƣời sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đƣa ra các

quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài

chính nhằm đƣa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

là tăng trƣởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu.

1.3.2. Các phương pháp phân tích tài chính

Để nắm đƣợc một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng nhƣ tình hình sử dụng

tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình

biến động của các khoản mục trong từng báo cái tài chính và giữa báo cáo tài chính

với nhau. Khi phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích thƣờng tiến hành trên cả

hai chiều là phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc của BCTC. Phân

tích ngang là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng

đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn phân tích dọc là việc sử dụng các

quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo

tài chính và giữa các BCTC với nhau để rút ra kết luận.

Hiện nay, những phƣơng pháp phân tích tài chính đƣợc sử dụng chủ yếu là:

1.3.2.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng phổ biến nhất và là phƣơng pháp chủ yếu

trong phân tích tài chính để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến đổi của

chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng đƣợc phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so

sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian, đơn

vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so

sánh. Để phục vụ mục đích phân tích, ngƣời ta có thể so sánh bằng các cách nhƣ so

sánh giá trị tuyệt đối; so sánh bằng giá trị tƣơng đối; so sánh bằng số bình quân. Cụ

thể:

- So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức. Đây

là phƣơng thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và

kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ, kế hoạch đƣợc đề ra.

- So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự

biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện trong kỳ với mức trung bình của ngành để thấy đƣợc

tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa

đƣợc so với các doanh nghiệp cùng ngành.

8

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của mỗi loại trong tổng hợp ở mỗi

bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến đổi về số tƣơng đối, số

tuyệt đối của một khoản mục qua niên độ kế toán liên tiếp.

1.3.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính,thực hiện

dựa trên ý nghĩa và chuẩn mực các tỷ lệ của chỉ tiêu tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng

pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét đánh giá

tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham

chiếu. Phƣơng pháp tỷ lệ có tính hiện thực cao, cùng với đó là các điều kiện áp dụng

ngày càng đƣợc bổ xung và hoàn thiện do:

- Hiện nay, nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và đƣợc cung cấp

đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy.

- Bên cạnh đó, việc áp áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và

thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

- Phƣơng pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số

liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục

hoặc theo từng giai đoạn.

1.3.2.3. Phương pháp cân đối

Phƣơng pháp cân đối là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để mô tả và phân tích các

hiện tƣợng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự

cân bằng. Phƣơng pháp cân đối thƣờng đƣợc kết hợp với phƣơng pháp so sánh để giúp

ngƣời phân tích có đƣợc đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của đơn vị. Phƣơng

pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lƣợng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn,

giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do

đó sự cân bằng về lƣợng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lƣợng giữa các yếu

tố và quá trình kinh doanh.

1.3.2.4. Phương pháp Dupont

Phƣơng pháp phân tích tài chính Dupont là kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích

khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền

thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối

kế toán để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó giúp phát hiện ra

những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Đây là

kỹ thuật mà các nhà quản lý nội bộ doanh nghiệp thƣờng sử dụng để xác định các yếu

tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó có cái nhìn cụ thể

hơn, sâu sắc hơn trong việc ra quyết định.

Thang Long University Library

9

Bản chất của của phƣơng pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành

tích của một chuỗi các tỷ số có quan hệ mật thiết với nhau. Điều này cho phép phân

tích tác động của từng chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu tổng hợp, từ đó ra quyết định

phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình Dupont thực hiện

việc tách các tỷ số ROA, ROE thành các bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác

động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.

ROA (Return On Assets): Là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, cho biết một

đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROA =

=

x

= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tổng TS

Theo công thức khai triển trên, ROA chịu tác động bởi các chỉ tiêu “tỷ suất lợi

nhuận trên doanh thu” và “hiệu suất sử dụng tổng tài sản”. Qua đó, nhà quản lý doanh

nghiệp có thể thông qua việc tăng các tỷ số thành phần trên để tăng tỷ số lợi nhuận trên

tổng tài sản.

ROE (Return on Equity): Là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cho biết một

đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận.

ROE =

=

x

x

= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tổng TS

x

Nhƣ vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu

thành bởi ba yếu tố chính là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản

và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng

ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.

Thứ nhất, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao

doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.

10

Thứ hai, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng

tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một

cách dễ hiểu là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.

Thứ ba, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao

đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tƣ. Nếu mức lợi nhuận

trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để

đầu tƣ của doanh nghiệp là hiệu quả.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với

quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố

tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức

quản lý của doanh nghiệp.

1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích bảng cân đối kế toán hay chính là phân tích tình hình tài sản và nguồn

vốn là hoạt động cho biết một cách khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp

thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, đánh giá sự thay đổi của các chỉ

tiêu đầu kỳ với cuối kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so với năm khác để xác

định cơ cấu và tình hình tài sản, nguồn vốn. Khi phân tích bảng cân đối kế toán, các

nhà phân tích cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng dựa trên

quan điểm luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Việc phân tích mối quan hệ này sẽ

giúp nhà phân tích phần nào nhận thức đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp

huy động và nguồn vốn sử dụng trong việc đầu tƣ, mua sắm, dự trữ có hiệu quả và hợp

lý hay không.

Việc đầu tiên khi phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty là phải tính

đƣợc chênh lệch tƣơng đối cũng nhƣ tuyệt đối của mỗi chỉ tiêu trong bảng CĐKT.

Công thức đƣợc sử dụng nhƣ sau:

Chênh lệch tƣơng đối = Giá trị tài sản(NV) năm n – Giá trị sản(NV) năm n-1

Chênh lệch tuyệt đối=

( )

Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán chúng ta phân tích khái quát cơ cấu và

sự biến động về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp nhƣ sau:

Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản

Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản giúp tìm hiểu sự thay đổi về giá

trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ nhƣ thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ

Thang Long University Library

11

những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp

với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lƣợc, kế hoạch SXKD của

doanh nghiệp hay không.

- Tỷ trọng tài sản

Tỷ trọng TSNH =

Tỷ trọng TSDH =

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có

bao nhiêu đồng là TSNH, tỷ trọng tài sản dài hạn cho biết cũng trong 100 đồng tài sản

ấy thì có bao nhiêu đồng là TSDH.

Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp tìm hiểu đƣợc sự thay đổi về giá trị, tỷ

trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích

cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao

năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên

thị trƣờng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sự thay đổi nguồn vốn, xu hƣớng cơ cấu nguồn

vốn hợp lý trong tƣơng lai.

- Tỷ trọng nguồn vốn

Tỷ trọng nợ =

Tỷ trọng VCSH =

Tỷ trọng nợ cho biết trong 100 đồng nguồn vốn của công ty đƣợc hình thành từ

bao nhiêu đồng nợ. Tƣơng tự, tỷ trọng nguồn vốn CSH cũng cho biết trong cơ cấu 100

đồng vốn của công ty thì có bao nhiêu đồng đến từ vốn chủ sở hữu.

Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ có những

đòi hỏi về tỷ trọng của từng chỉ tiêu tài sản và nguồn là khác nhau. Do đó nhà phân

tích phải đặt các chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với mức trung bình ngành để

thấy đƣợc tình trạng và vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ

sở để đƣa ra nhận xét, tiến hành tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, từ đó xây dựng

các phƣơng án quản lý phù hợp.

1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, ngƣời sử

dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của

DN trong kỳ, so sánh với kỳ trƣớc và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động

sản xuất kinh doanh trong kỳ và dự đoán xu hƣớng vận động trong tƣơng lai.

12

Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trƣớc ở tất cả

các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định xu hƣớng biến đổi

của các chỉ tiêu này.

Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trước

So sánh tốc độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí và lợi nhuận với tốc độ

tăng, giảm của chỉ tiêu doanh thu thuần. Sự gia tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ và

doanh thu thƣờng kéo theo sự gia tăng chi phí biến đổi nhƣ: giá vốn hàng bán, chi phí

vận chuyển bố dỡ hàng hóa.... Tuy vậy doanh nghiệp cần phải phấn đấu để tỷ lệ tăng

của chi phí không vƣợt quá tỷ lệ tăng của doanh thu, có làm đƣợc nhƣ vậy doanh

nghiệp mới giảm đƣợc mức chi phí trên 100 đồng doanh thu.

Phân tích theo chiều dọc: So sánh mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh

thu thuần kỳ này với kỳ trƣớc. Để làm đƣợc điều này trƣớc tiên cần phải xác định mức

chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần từng năm.

Tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu = ( )

Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí (hoặc lợi

nhuận) trên doanh thu, từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt

động kinh doanh cũng nhƣ mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận khác vào tỷ

suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp.

Tóm lại, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN chính xác, có cơ sở khoa học

cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ

tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phải phản ánh đƣợc sức sản xuất, sinh lợi và suất hao phí của

từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức tính hiệu quả chung.

Hiệu quả kinh doanh =

Kết quả đầu ra đƣợc xác định bằng các chỉ tiêu nhƣ: Tổng sản lƣợng, doanh thu

thuần, lãi gộp, thu nhập thuần. Các yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tƣ liệu lao động,

đối tƣợng lao động, vốn vay, VCSH. Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi

của các nhân tố đầu vào. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh còn đƣợc đo bằng cách nghịch

đảo công thức trên, theo đó phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để

có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào.

1.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là phân tích các dòng tiền lƣu chuyển trong

doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các dòng tiền trong kỳ báo cáo. Phân tích báo cáo

lƣu chuyển tiền tệ giúp các nhà phân tích có thể dự báo, ƣớc tính ngân lƣu tƣơng lai,

Thang Long University Library

13

có thể đánh giá chất lƣợng thu nhập của doanh nghiệp, có thể đánh giá khả năng công

ty duy trì một mức độ sản xuất kinh doanh nhất định, có thể quyết định độ linh động

tài chính và thanh khoản của doanh nghiệp.

Phân tích Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ đƣợc tiến hành bằng việc so sánh lƣợng lƣu

chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tƣơng đối để xác định sự

biến động, mức độ ảnh hƣởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hƣởng đến lƣu chuyển

tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức:

LCT thuần trong kỳ = LCT thuần của HĐKD + LCT thuần của HĐĐT

+ LCT thuần từ HĐTC

Trong đó:

LCT thuần từng hoạt động = Tổng tiền thu vào từng hoạt động – Tổng tiền chi ra từng

hoạt động

Việc xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố dựa vào phƣơng pháp cân đối.

Cụ thể:

LCT thuần từ HĐKD bao gồm các khoản: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ

và doanh thu khác; tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch vụ; tiền chi trả

cho ngƣời lao động; tiền chi trả lãi vay; tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; tiền

thu khác từ HĐKD; tiền chi khác từ HĐKD.

LCT thuần từ HĐĐT bao gồm các khoản: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ,

bất động sản đầu tƣ và các TSDH khác; tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ, bất

động sản đầu tƣ và các TSDH khác; tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị

khác; tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác; tiền chi đầu tƣ góp

vốn vào đơn vị khác; tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia.

LCT thuần từ HĐTC bao gồm các khoản: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận

vốn gốp của chủ sở hữu; tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của

doanh nghiệp đã phát hành; tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc; tiền chi trả nợ gốc

vay; tiền chi trả nợ thuê tài chính; cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.

Ngƣời phân tích cần xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trƣớc về tỷ trọng lƣu

chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ để

nghiên cứu và đánh giá tình hình lƣu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động.

1.4.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh

giá xu hƣớng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hƣớng tốt hay xấu hơn;

nguồn vốn biến động theo hƣớng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng

14

lên trong kì đƣợc dùng vào những mục đích nào, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay

ngân hàng từ những nguồn nào.

Thông qua phân tích diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn, ta thấy đƣợc tài

sản tăng lên trong kì đƣợc hình thành bởi những nguồn nào và việc sử dụng các nguồn

này vào những mục đích gì. Đồng thời qua đó các nhà tài trợ vốn cũng thấy đƣợc

nguồn vốn của mình có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay không. [3,tr.137]

Việc phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp đƣợc thực

hiện theo trình tự tổng thể. Để lập đƣợc bảng này, trƣớc hết các nhà phân tích phải liệt

kê sự thay đổi của các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ

đến cuối kỳ để tiến hành so sánh và tìm ra chênh lệch, đƣa kết quả vừa tổng hợp vào

bảng phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn dựa trên nguyên tắc:

- Cột tiền phần tạo vốn phản ánh số liệu của việc tăng tài sản, giảm nguồn vốn

- Cột tiền của phần tạo nguồn vốn phản ánh số liệu của việc giảm tài sản, tăng

nguồn vốn.

Từ kết quả về việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, các nhà quản lý tài chính

có thể đƣa ra các giải pháp hữu hiệu để nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng

các nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Mặt khác, thông tin về diễn biến nguồn vốn

và sử dụng vốn còn rất hữu ích cho các nhà đầu tƣ để họ có thể biết doanh nghiệp đã

làm gì với số vốn của họ.

1.4.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.4.5.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh có nghĩa là họ có khả năng thanh

toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ đến hạn. Việc duy trì và bảo đảm khả

năng thanh toán là cơ sở để doanh nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ (ngân

hàng, nhà cung cấp,...) đảm bảo các nhu cầu thanh toán, cam kết trả nợ khi đến hạn,

giảm chi phí tài chính khi có nhu cầu về vốn.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các

khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Phân

tích khả năng thanh toán giúp các nhà quản lý biết đƣợc sức mạnh tài chính hiện tại,

tƣơng lai, cũng nhƣ dự đoán đƣợc tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của

doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi phân tích cần đặt trong điều kiện cụ thể của doanh

nghiệp ở từng thời kỳ và hệ số trung bình ngành để làm cơ sở đánh giá.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán (KNTT) phản ánh mối quan hệ giữa các

khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản thanh toán trong kì, bao gồm:

Thang Long University Library

15

Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Là chỉ tiêu tài chính phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản

nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không.

Chỉ số này nhằm đo lƣờng khả năng thanh khoản, đảm bảo thanh toán nợ ngắn

hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn,

hệ số khả năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời càng cao thông thƣờng khả năng thanh toán sẽ đƣợc đảm bảo tốt.

Khả năng thanh toán nhanh =

Là chỉ tiêu tài chính phản ánh việc công ty có thể thanh toán đƣợc các khoản nợ

bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.

Chỉ số này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn

hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành

tiền nhanh nhất, nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt, tuy

nhiên nếu quá cao sẽ lại mang ý nghĩa nhƣ một biểu hiện xấu khi đánh giá về khả năng

sinh lời.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Nợ ngắn hạn

Là chỉ tiêu tài chính phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản

nợ tức thời bằng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền hay không.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời >1 cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh

toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên, hệ số này quá cao sẽ không

tốt vì khi đó doanh nghiệp có thể tồn trữ tiền mặt quá nhiều, gây ứ đọng vốn. Mặt

khác, để đánh giá hệ số này chính xác cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp.

1.4.5.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu đo lƣờng một đồng tài sản tham gia vào

quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này

càng lớn thì càng chứng tỏ công ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất đạt hiệu

quả càng cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, hệ số này chịu ảnh hƣởng của đặc điểm ngành

nghề kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh và trình độ sử dụng tài sản, nguồn vốn của

doanh nghiệp.

16

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSLĐ

thực hiện đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là 1 năm).

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng

doanh thu, qua đó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Số vòng quay TSNH càng lớn thì tốc độ luân chuyển TSNH càng nhanh, nó chứng tỏ

hiệu quả sử dụng TSNH trong việc sản xuất kinh doanh để đem về doanh thu thuần

cho doanh nghiệp là càng cao.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn = Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

thuần, qua đó đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đƣợc thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số vòng

quay hàng tồn kho hay còn gọi là số ngày tồn đọng hàng tồn kho.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá

năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Khi phân tích cần lƣu ý

rằng lƣợng hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh riêng nên không

thể cứng nhắc luôn cho rằng doanh nghiệp có mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho

cao là biểu hiện xấu.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện doanh nghiệp hoạt động tốt, việc

gia tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng giá vốn hàng bán đồng thời làm

giảm hàng tồn kho. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn

kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không

tốt vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho thấp gây nguy cơ sẽ không đáp

ứng đủ khi nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần

phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho =

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho, là nghịch

đảo của chỉ tiêu vòng quay HTK, do đó chỉ tiêu này nhỏ là tốt vì số vốn vật tƣ hàng

hóa luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng vốn và ngƣợc lại.

Thang Long University Library

17

Hệ số thu nợ: Là một chỉ tiêu tài chính thể hiện mức độ đầu tƣ vào các khoản

phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết, cho thấy thực trạng của chính

sách tín dụng với khách hàng đƣợc áp dụng tại doanh nghiệp.

Hệ số thu nợ =

Hệ số thu nợ cho biết với bao nhiêu đồng doanh thu phát sinh thì doanh nghiệp

cho khách hàng nợ một đồng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của

doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt

cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong

việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất. Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng thấp thì

số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng

giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động

trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho

nguồn vốn lƣu động này.

Thời gian thu nợ trung bình: Cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp có

thể thu hồi nợ của khách hàng tính từ khi xuất hàng đến khi thu đƣợc tiền về.

Thời gian thu nợ trung bình =

Thời gian thu nợ trung bình cao chứng tỏ việc thu hồi nợ của doanh nghiệp diễn

ra chậm, vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng

trong điều kiện quy mô sản xuất không đổi, hay nói cách khác là doanh nghiệp đang bị

khách hàng của mình chiếm dụng vốn. Điều này thể hiện chính sách tín dụng của

doanh nghiệp là kém hiệu quả hoặc cũng có thể doanh nghiệp đang thực hiện nới lỏng

tín dụng để tăng doanh số.

Hệ số trả nợ: Là một chỉ tiêu tài chính thể hiện thời gian chiếm dụng vốn của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu hệ số trả nợ càng nhỏ chứng tỏ thời gian thanh toán các khoản

nợ càng dài, mức độ chiếm dụng vốn cao doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn tiền này

để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến

cho uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút.

Hệ số trả nợ =

Thời gian trả nợ trung bình: Là chỉ tiêu quan trọng cần đƣợc xem xét trong quá

trình phân tích tài chính công ty, cho biết số ngày trung bình của một kỳ trả nợ. Chỉ

tiêu này càng lớn tức là hệ số trả nợ càng nhỏ, thể hiện việc chiếm dụng vốn để phục

18

vụ cho hoạt động kinh doanh của mình đƣợc công ty thực hiện một cách triệt để thông

qua việc cố gắng trì hoãn thanh toán các khoản nợ.

Thời gian trả nợ trung bình =

Thời gian quay vòng tiền

Thời gian quay

vòng tiền =

Thời gian quay

vòng hàng tồn kho +

Thời gian thu

tiền trung bình -

Thời gian trả

nợ trung bình

- Thời gian quay vòng tiền phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp

thanh toán tiền mua hàng hóa đầu vào cho tới khi doanh nghiệp thu tiền về.

1.4.5.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Các chỉ tiêu nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ƣu tiên đối với việc khai thác

nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu đo lƣờng năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên VCSH =

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa vốn huy động từ đi vay và vốn chủ sở hữu.

Hệ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ ứng với bao nhiêu đồng nợ

phải trả. Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động

vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng

có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh. Khi dùng tỷ số nợ

trên vốn chủ sở hữu để đánh giá cần so sánh tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số bình

quân của toàn ngành..

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công

ty hoạt động. Đồng thời hệ số nợ trên vốn CSH cũng giúp các nhà đầu tƣ có một cái

nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế

nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động tài chính.

Hệ số nợ trên tài sản

Hệ số nợ trên tài sản đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp

đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.

Hệ số nợ trên tài sản =

Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tƣ cho tài sản

là bao nhiêu. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn,

Thang Long University Library

19

có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định,

nhƣng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao trong điều kiện kinh tế thuận

lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng

thanh toán và không thể kiểm soát đƣợc hoạt động của mình. Vì vậy để vừa đảm bảo

khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần xem xét mức

độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Khả năng thanh toán lãi vay

Là một tỷ số tài chính đo lƣờng khả năng sử dụng lợi nhuận thu đƣợc từ quá trình

sản xuất kinh doanh để trả lãi cho các khoản mà công ty đã vay. Hệ số này phản ánh

khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có

thể gặp phải đối với các chủ nợ.

Khả năng thanh toán lãi vay =

Tỷ số này lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1

thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty

kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu đƣợc không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng

thanh toán lãi vay chỉ cho biết khả năng chi trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không

cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.

1.4.5.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu về khả năng về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp hiệu quả sản

xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ tiêu này sẽ

giúp các nhà quản lý ra quyết định có nên đầu tƣ hay tiếp tục đầu tƣ vào doanh nghiệp

hay không:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Là một chỉ tiêu tài chính đặc trƣng

dùng để theo dõi tình hình sinh lợi. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và

doanh thu của doanh nghiệp.

ROS = LNST trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi

nhuận do doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mang lại. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng

doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là một chỉ tiêu tài chính dùng để đo

lƣờng hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận

20

sau khi đã trừ đi thuế, không phân biệt tài sản này đƣợc hình thành bởi nguồn vốn hay

vốn chủ sở hữu. ROA =

x 100%

Tỷ suất này phản ánh cứ 100 đồng tài sản trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận trƣớc và sau thuế. Tỷ suất này càng cao càng cho thấy doanh nghiệp đang sử

dụng tài sản có hiệu quả, tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tƣ của

công ty. Là cơ sở để ngƣời cho vay cân nhắc xem khả năng tạo ra mức sinh lời có cao

hơn so với chi phí sử dụng nợ của công ty. Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động

của đòn bảy tài chính và ra quyết định huy động vốn.

Để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử

dụng thì cần có những biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận

động của tài sản. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến mức tăng của vốn CSH bởi hiệu

suất sử dụng tổng tài sản và sức sinh lời của doanh thu thuần là hai nhân tố không phải

lúc nào cũng tăng ổn định.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là một chỉ tiêu tài chính đo lƣờng

khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp.

ROE = LNST

VCSH trong kỳ x 100%

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu

của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu

quả sử dụng vốn của CSH tốt làm nâng cao khả năng đầu tƣ. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu

này nhỏ thì hiệu quả kinh doanh thấp và có thể gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.

ROE =

x

x

ROE = x x

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.5.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Đây là những nhân tố do bên ngoài tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân tích

tài chính doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế: Hiện trạng và xu hƣớng nền kinh tế trong tƣơng lai có ảnh

hƣởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng

và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá

hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp, dân số,... tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng đến phân tích

Tỷ suất sinh lời

trên doanh thu

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản

Thang Long University Library

21

tài chính doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trƣớc

biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của

từng yếu tố để đƣa ra các giải pháp, các chính sách tƣơng ứng trong từng thời điểm cụ

thể vì mỗi yếu tố có thể là nguy cơ, có thể là cơ hội nên doanh nghiệp phải có phƣơng

án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.

Môi trường chính trị, pháp luật: Hoạt động ở bấy kỳ một doanh nghiệp nào cũng

đều chịu ảnh hƣởng bởi thể chế chính trị và hệ thống pháp luật. Sự ổn định chính trị

đƣợc xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của doanh

nghiệp. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là một chỗ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho

các doanh nghiệp hoạt động.

Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ: Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật

công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên

thế giới cũng nhƣ trong nƣớc ảnh hƣởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng

đổi mới kỹ thuật của doanh nghiệp do đó ảnh hƣởng tới năng xuất chất lƣợng sản

phẩm tức là ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường ngành: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành ảnh

hƣởng trực tiếp tới lƣợng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới giá

bán, tốc độ tiêu thụ.... Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có

mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong

tƣơng lai. Ngoài ra, khả năng gia nhập mới của doanh nghiệp với sản phẩm thay thế

cũng là nhân tố trong môi trƣờng ngành ảnh hƣởng đến hiệu quả doanh nghiệp.

Chỉ tiêu trung bình ngành: Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành

phân tích. Ngƣời ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay

thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tƣơng ứng của doanh nghiệp khác có

đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tƣơng tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung

bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý

tài chính biết đƣợc vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá đƣợc thực trạng tài

chính doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.5.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên trong doanh nghiệp là những nhân tố tác động trực tiếp đến chất

lƣợng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của quá

trình sản xuất vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng

bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó,

lực lƣợng lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, tham gia vào mọi hoạt

22

động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ,

năng lực và tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động tác động trực tiếp đến tất cả các

giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất,

chất lƣợng sản phẩm, tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

Trình độ về công nghệ – kỹ thuật của doanh nghiệp: Công nghệ là yếu tố cơ bản

đảm bảo cho quá trình SXKD và sự phát triển của doanh nghiệp một cách vững chắc.

Các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao thƣờng có lợi thế to lớn trong

cạnh tranh, mở rộng thị phần và nâng cao năng lực tài chính.

Hệ thống thông tin: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lƣợng

phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì

kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa. Từ những

thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên

ngoài liên quan đến môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp, ngƣời phân tích có thể

thấy đƣợc tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu

hƣớng phát triển trong tƣơng lai.

Trình độ cán bộ phân tích: Có đƣợc thông tin phù hợp và chính xác nhƣng tập

hợp và xử lý thông tin đó nhƣ thế nào để đƣa lại kết quả phân tích tài chính có chất

lƣợng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ

thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập đƣợc, các cán bộ phân tích phải tính

toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Nhiệm vụ của ngƣời phân tích là phải gắn

kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn

cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định

thế mạnh, điểm yếu cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 của khóa luận đã đi sâu vào tìm phân tích cơ sở lý luận phân tích tình

hình tài chính của doanh nghiêp. Chƣơng 1 đã khái quát các khái niệm cơ bản đồng

thời nêu lên quy trình thực hiện và phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính của

doanh nghiệp. Để nghiên cứu sâu hơn về bản chất của phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp, ta sẽ cụ thể hóa bằng việc phân tích thực tế tình hình tài chính của công

ty TNHH TM Việt Tình trong chƣơng 2 của Khóa luận.

.

Thang Long University Library

23

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

TM VIỆT TÌNH

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM Việt Tình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM Việt Tình

Vài nét về công ty

Tên đơn vị: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VIỆT

TÌNH

Tên giao dịch: Công ty TNHH TM Việt Tình.

Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Trụ sở: SN 221, Đƣờng Hoàng Liên – Phƣờng Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai

Công ty đƣợc cấp giấy phép kinh doanh số: 0102037101 vào ngày 31/6/1999

Điện thoại: +0203.820559

Mã số thuế: 5300216633

Tài khoản ngân hàng: 10201.0000.415.468

Vốn điều lệ: 11.720.000.000 (mƣời một tỷ, bảy trăm, hai mƣơi triệu đồng Việt

Nam).

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 18/08/2004, do nắm bắt nhu cầu xã hội, ông Nguyễn Trọng Việt đã đầu tƣ

máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành nhôm - kính - sắt - thép và thành lập

công ty mang tên Công ty TNHH TM Việt Tình tại số 221 đƣờng Hoàng Liên, thành

phố Lào Cai phát triển kể từ đó đến nay. Sau nhiều năm hoạt động, Công ty không

ngừng cải tiến về kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận thành công các công

nghệ hiện đại, phát triển khoa học, công ty ngày càng lớn mạnh hơn và đã đáp ứng

đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, góp phần làm phong phú ngành công nghiệp

ở Việt Nam. Công ty TNHH TM Việt Tình đã xây dựng lên một tập thể những con

ngƣời năng động và yêu nghề, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về tập quán

kinh doanh. Với phƣơng châm, “cùng sáng tạo và chia sẻ thịnh vƣợng” không ngừng

đổi mới trong sản xuất và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh vì mục tiêu phát

triển.Cung cấp tất cả các loại thép hình, nhôm, kính, sắt, mái tôn.v.v.... Đến nay, trong

ngành nhôm, kính, sắt tại Lào cai, Việt Tình đã trở thành thƣơng hiệu uy tín từ khâu

thiết kế đến khâu sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Không chỉ là

nhà cung cấp có năng lực cho các công ty có tên tuổi trong tỉnh, Việt Tình còn là đối

tác tin cậy của nhiều nhà cung cấp tại Việt nam. Các sản phẩm nhôm, kính, thép hình,

phụ kiện kim khí, đƣợc cung cấp rất nhiều chủng loại giúp cho khách hàng sự lựa trọn,

24

gần gũi và hài lòng hơn. Để đem thoải mái đến với cuộc sống, những sản phẩm nhôm,

kính, nội thất, ngoại thất Công Ty Việt Tình đã ra đời. Đây là sự thể hiện đỉnh cao

trong thời đại mới. Mặc dù quy mô của công ty chƣa đƣợc mở rộng nhƣng công ty đã

không ngừng thể hiện vị trí của mình trên thị trƣờng.Các sản phẩm của công ty tiêu thụ

đã khẳng định rõ uy tín, năng lực của mình và đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá là sản

phẩm chất lƣợng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản

lý của công ty

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng đổi mới, tổ chức và sắp xếp

đội ngũ cán bộ công nhân viên phù hợp với yêu cầu quản lý ngày càng cao của công ty

cũng nhƣ trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên nhằm phát huy hết khả năng của

từng cá nhân trong công ty. Hiện nay, cơ cấu bộ máy của công ty đƣợc tổ chức nhƣ

sau:

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Giám đốc là ngƣời lãnh đạo cao nhất của công ty điều hành bộ máy

hoạt động của toàn bộ công ty và chịu trách nhiệm toàn diện về công ty trƣớc pháp luật

và trƣớc tập thể các cán bộ nhân viên trong công ty. Giám đốc có nhiệm vụ quyết định

các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện kế

hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của công ty, quan hệ đối ngoại. Giám đốc trực

tiếp phụ trách các phòng kế toán và hành chính tổng hợp.

Phòng

hành chính

tổng hợp

Phòng

kinh

doanh

Phòng

kế hoạch –

quản lý

kho

Phòng kỹ thuật

thi công

Giám đốc công ty

Phòng

kế toán

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Thang Long University Library

25

Phó giám đốc: Là ngƣời làm việc dƣới quyền của giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về

mặt nghiệp vụ các bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm

của mình đảm nhiệm, nhận sự ủy thác trực tiếp của giám đốc khi vắng mặt.

Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thƣ,

lƣu trữ. Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, quản lý các giấy tờ lƣu trữ, bảo mật

các giấy tờ, văn bản, thƣ điện tử, tham mƣu cho Ban giám đốc xử lý các văn bản hành

chính nhanh chóng, kịp thời.

Thực hiện các công tác quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công

tác, giấy giới thiệu, sao lƣu các văn bản do Công ty ban hành và văn bản của cấp trên

theo quy định của Ban giám đốc.

Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong Công ty.

Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh thực hiện việc tìm kiếm hợp đồng và thực

hiện các giao dịch với khách hàng, xây dựng các chính sách hỗ trợ, xúc tiến thị trƣờng,

triển khai công tác chăm sóc, nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu và liên hệ với các nhà

sản xuất và nhà cung cấp về các sản phẩm kinh doanh, quản lý kho hàng, phân phối sản

phẩm.

Phòng kế toán: Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng

quy định của pháp luật, bao gồm các công việc nhƣ sau:

Tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.

Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của công ty. Xây dựng kế hoạch

tài chính phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ. Thực hiện nghĩa vụ đối

với ngân sách nhà nƣớc, ngƣời lao động theo luật định. Lƣu trữ, bảo quản các chứng

từ, hóa đơn, sổ sách kế toán. Theo dõi, phân tích, phản ảnh tình hình biến động tài sản,

nguồn vốn của công ty nhằm cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác hỗ trợ giám

đốc trong công tác điều hành và hoạch định kế hoạch kinh doanh và đầu tƣ.

Phòng kế hoạch - quản lý kho: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu hồ sơ,

các điều khoản trong mỗi hợp đồng để tham mƣu cho BGĐ về kế hoạch xuất, nhập

hàng hóa, lƣu kho; Xây dựng, phân bổ nguồn vốn đầu tƣ cho các kế hoạch kinh doanh;

Quản lý vật tƣ, hàng hóa qua hệ thống kho VLXD, xuất nhập vật tƣ bất kể từ nguồn

nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.

Bên cạnh đó, phòng kế hoạch - quản lý kho còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng

kinh doanh tiến hành gặp gỡ và đàm phán với khách hàng về kế hoạch giao hàng cũng

nhƣ thời gian, số lƣợng và phƣơng tiện vận tải hàng hóa, phƣơng thức xử lý khi có sự

cố sảy ra.

26

11%

89%

Năm 2014

TSDH TSNH

Phòng kỹ thuật thi công: Kiểm tra, tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật các

dự án; theo dõi có hệ thống và giám sát công trình, giải quyết kịp thời các vƣớng mắc

về kỹ thuật trong quá trình thi công theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và

công ty.

Tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, giám sát thi công trong

toàn công ty theo phân cấp của công ty.

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty TNHH TM Việt Tình là một doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang chủ

yếuhoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực sau:

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Kinh doanh nhôm, sắt,

kính thép hình, tôn tấm, mái tôn, các phụ kiện liên quan.

- Sản xuất, gia công, lắp đặt các sản phẩm khung nhựa lõi thép, cửa nhựa lõi

thép.

- Sản xuất, xây lắp, gia công khung nhôm, kính, khung nhà thép.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH TM Việt Tình

2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty TNHH TM Việt Tình

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC Công ty giai đoạn 2012-2014)

Thông qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, ta nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2012 đến

năm 2014 giá trị tổng tài sản của công ty đã có sự gia tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ

quy mô của công ty ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển hơn trƣớc. Năm 2013, tổng

tài sản là 31.218,34 triệu đồng tăng 8.106,39 triệu đồng tƣơng ứng với tăng 35,07% so

với năm 2012, mức tăng này là tƣơng đối lớn do công ty tập trung đầu tƣ vào TSNH.

8%

92%

Năm 2012

TSDH TSNH

6%

94%

Năm 2013

TSDH TSNH

Thang Long University Library

27

Bảng 2.1. Cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty TNHH TM Việt Tình

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch Chênh lệch

2013 so với 2012 2014 so với 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối(%)

TỔNG TÀI SẢN 8.106,39 35,07 4.640,01 14,86

A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.190,07 38,53 2.429,64 8,25

I. Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 5.088,48 1.031,07 (117,54) (2,11)

II. Các khoản đầu tƣ tài

chính ngắn hạn 0 0 0 0

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 5.104,95 60,98 (9.778,69) (72,56)

1. Phải thu khách hàng 4.058,64 52,00 (8.926,72) (75,25)

2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 1.055,37 190,17 (939,44) (58,34)

3.Các khoản phải thu khác (9,06) (78,10) 87,46 3.443,31

IV. Hàng tồn kho (2.003,35) (16,17) 11.591,61 111,58

V. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 734,26 100

B. TÀI SẢN DÀI HẠN (83,69) (4,51) 2.210,37 124,75

I. Tài sản cố định (83,69) (4,51) 2.210,37 124,75

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)

28

Năm 2014, tổng tài sản của công ty vẫn tiếp tục tăng lên 4.640,01 triệu đồng tƣơng

đƣơng với 14,86% so với năm 2013 và vẫn có xu hƣớng tăng trong tƣơng lai.

Bên cạnh đó có thể thấy trong giai đoạn 2012-2014, công ty có sự biến động về

tỷ trọng TSNH và TSDH. Cụ thể năm 2013 TSNH là 29.446,46 triệu đồng, tăng

8.190,07 triệu đồng tƣơng đƣơng với tăng 38,53% so với năm 2012. Sự tăng lên này

kéo tỷ trọng TSNH lên 94%. Đến năm 2014, con số này tiếp tục tăng 2.429,64 triệu

đồng tƣơng ứng tăng 8,25% so với năm 2013. Sự tăng lên này chủ yếu là do tăng

khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền cùng với tác động của hàng tồn kho. Mặc dù

TSNH tăng nhƣng tỷ trọng TSNH lại giảm xuống trong cơ cấu tổng tài sản do biến

động của TSDH. Năm 2013, TSDH giảm 4,51% so với năm 2012 do trích khấu hao

máy móc sản xuất tôn, thép, đây là nguyên nhân kéo tỷ trọng TSDH từ 8% xuống còn

6%. Năm 2014, TSDH tăng 2.210,37 triệu đồng tƣơng ứng tăng 124,75%, nguyên

nhân là do công ty đầu tƣ thêm máy móc sản xuất và ô tô vận chuyển làm tăng TSCĐ.

Do đó, tỷ trọng TSDH tăng từ 8% năm 2013 lên 11% năm 2014. Tỷ trọng TSDH tăng

nhƣng vẫn ở mức thấp cho thấy doanh nghiệp vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lƣợc chú

trọng đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn.

Tóm lại, những số liệu và phân tích trên đã thể hiện rõ cơ cấu tài sản của công ty

chủ yếu là tập trung đầu tƣ cho TSNH vì đặc điểm ngành nghề của công ty chủ yếu là

kinh doanh vật liệu cơ khí, xây dựng nhƣ sắt, thép, nhôm, inox... và thiết bị lắp đặt

trong xây dựng nên lƣợng hàng tồn kho lớn.

Để thấy đƣợc sự biến động cụ thể và rõ ràng hơn ta đi phân tích từng khoản mục

trong cơ cấu tài sản của công ty.

Về tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn gồm 4 khoản mục chính là tiền và các

khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Lƣợng tiền mặt của công ty có sự biến động

không đều trong giai đoạn trên. Năm 2013, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng

mạnh 5.088,48 triệu đồng tƣơng ứng với tăng 1.031,07% so với năm 2012. Nguyên

nhân của sự biến động này là do công ty dự trữ tiền để phục vụ cho nhu cầu đầu tƣ

mua sắm vật tƣ, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,... phục vụ cho mở rộng sản

xuất kinh doanh, xây dựng nhà xƣởng và một số tài sản khác phục vụ cho công tác

quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, sự tăng lên của khoản mục này còn do công ty đã

hoàn thành việc thi công trung cƣ dành cho ngƣời thu nhập thấp tại Cam Đƣờng và

đƣợc thanh toán toàn bộ tiền xây dựng. Năm 2014, lƣợng tiền này giảm 117,54 triệu

đồng tƣơng ứng với mức giảm là 2,11% so với năm 2013. Mức giảm này là do công ty

đã bắt đầu điều chỉnh lƣợng dự trữ tiền mặt cho phù hợp với tình hình kinh doanh nên

dẫn tới sự giảm nhẹ về khoản mục này trong năm 2014. Việc lƣợng tiền mặt và các

Thang Long University Library

29

khoản tƣơng đƣơng tiền có sự tăng lên rõ rệt nhƣ trên chứng tỏ công ty đã nhận thấy

đƣợc tầm quan trọng của việc dự trữ tiền mặt để tăng khả năng thanh toán nâng cao uy

tín với các đối tác cũng nhƣ mở rộng đầu tƣ nhiều hơn vào các hạng mục. Tuy nhiên,

việc dự trữ tiền sẽ phát sinh chi phí cơ hội, chính vì vậy công ty cần tính toán mức dự

trữ để đạt đƣợc mức dự trữ tiền tối ƣu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cũng nhƣ

tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh trong tƣơng lai.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn biến động phức tạp

qua các năm. Trong năm 2013, tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 13.476,10

triệu đồng tăng 5.104,95 triệu đồng tƣơng ứng tăng 60,98% so với năm 2012. Nguyên

nhân tăng chủ yếu là do tăng khoản phải thu khách hàng. Tuy nhiên, năm 2014 khoản

mục này có sự sụt giảm mạnh xuống chỉ còn 3.697,41 triệu đồng giảm tới 9.778,69

triệu đồng tƣơng ứng giảm 72,56% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự biến động

này là do các khoản phải thu khách hàng và trả trƣớc ngƣời bán giảm xuống cụ thể là:

Phải thu khách hàng: Năm 2013, giá trị của khoản phải thu khách hàng là

11.863,25 triệu đồng tăng 52% tƣơng ứng tăng 4,058.64 triệu đồng so với năm 2012.

Nguyên nhân là công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng; cụ thể là

khách hàng sẽ đƣợc mua trả chậm, thanh toán trong 5/7 NET 40 (nghĩa là nếu khách

hàng thanh toán trong vòng 7 ngày thì sẽ đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán là 5% giá

trị lô hàng, và thời hạn thanh toán tối đa là 40 ngày). Do đó, khoản mục phải thu ngắn

hạn tăng kéo theo TSNH tăng. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tín dụng sẽ ảnh

hƣởng lớn tới việc quay vòng vốn của công ty, rủi ro thu hồi các khoản nợ xấu cũng

lớn hơn. Vì vậy, công ty không duy trì chính sách này lâu, năm 2014 phải thu khách

hàng giảm rất mạnh, giảm 8.926,72 triệu đồng tƣơng ứng giảm 75,25% so với năm

2013 do công ty đã điều chỉnh chính sách bán hàng, yêu cầu ngƣời mua thanh toán tiền

hàng ngay khi nhận hàng đối với khách vãng lai, đối với khách hàng thân thiết áp dụng

hình thức thanh toán 5/7 NET 30 (khách hàng vẫn đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán

là 5% nếu thanh toán trong vòng 7 ngày và đến ngày thứ 30 khách hàng phải hoàn

thành việc thanh toán). Việc điều chỉnh chính sách này giúp công ty không bị ứ đọng

vốn, đây là tín hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong trƣờng

hợp phải thu khách hàng tăng do phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, để giảm bớt

rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ

hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật. Đồng thời, để tránh tình trạng bị ứ đọng nợ, công

ty cần tìm hiểu kĩ càng về năng lực tài chính của khách hàng và tình hình thanh toán

trƣớc khi đặt quan hệ làm ăn.

Trả trước người bán: Năm 2013, khoản mục này tăng 190,17% tƣơng ứng tăng

1.055,37 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã ứng trƣớc tiền cho

30

các nhà cung cấp nguyên vật liệu để chuẩn bị nhập hàng hóa mở rộng kho bãi với quy

mô lớn hơn (Tổng kho Việt Tình – Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải...). Tuy nhiên,

năm 2014 khoản mục này lại giảm 939,44 triệu đồng tƣơng ứng giảm 58,34%. Nguyên

nhân là do công ty đã gây dựng đƣợc uy tín với các nhà cung cấp nên khoản trả trƣớc

cho ngƣời bán giảm. Khoản mục này giảm cho thấy lƣợng vốn bị ngƣời bán chiếm

dụng giảm đi, tình hình quản lí nợ của công ty đã và đang đƣợc cải thiện tốt hơn so với

năm trƣớc đó.

Các khoản phải thu khác: Trong năm 2013, giá trị các khoản phải thu khác là

2,54 triệu đồng giảm 9,06 triệu đồng, tƣơng ứng với giảm 78,1%. Sự giảm mạnh của

khoản mục này là do trong năm 2013 công ty đã thu hồi đƣợc các khoản cho khách

hàng vay không lấy lãi. Đến năm 2014, số liệu này lên đến 90 triệu đồng, mức tăng là

87,46 triệu đồng, tƣơng ứng với 3.443,31%. Nguyên nhân của sự biến động này là do

công ty đã cho vay, cho mƣợn vật tƣ tạm thời không lấy lãi nhằm mở rộng quan hệ với

khách hàng, đối tác kinh doanh.

Hàng tồn kho: Đây là một trong những khoản mục gây nên sự biến động của tài

sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2013, giá trị hàng tồn kho là 10.388,37 triệu đồng, giảm

2.003,35 triệu đồng tƣơng ứng với giảm 16,17% so với năm 2012. Nguyên nhân là do

năm 2013 khu du lịch Sa Pa đƣợc đầu tƣ xây dựng mạnh nhƣ mở rộng Chợ Sa Pa, xây

dựng cáp treo lên đỉnh Phan Xi Păng, các khu nghỉ dƣỡng,... do đó lƣợng tiêu thụ vật

liệu, vật tƣ xây dựng tƣơng đối mạnh làm giảm lƣợng hàng tồn kho. Tuy nhiên đến

năm 2014, khoản mục này lại có sự gia tăng 11.591,61 triệu đồng tƣơng ứng tăng

111.58% so với năm 2013. Sự tăng lên này khá mạnh do công ty tăng cƣờng nhập vật

liệu xây dựng, sắt, thép, tôn,... để phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trƣờng.

Mặt khác, do đặc thù lĩnh vực hoạt động kinh doanh về nhôm, kính, sắt, thép, vật liệu,

thiết bị trong xây dựng,... nên hiện nay công ty đã mở rộng hệ thống kho bãi lớn dùng

cho việc đầu cơ tích trữ hàng hóa bởi sự luân chuyển phức tạp của mặt hàng này. Tuy

nhiên, hàng tồn kho tăng có thể gây ứ đọng vốn, làm tăng các chi phí quản lý hàng tồn

kho. Vậy để đảm bảo cho công ty vận hành một cách ổn định, không bị gián đoạn đòi

hỏi phải xác định đƣợc lƣợng hàng tồn kho dự trữ hợp lí, phù hợp với quy mô sản xuất

và mức độ chuyên môn hóa của công ty.

Tài sản ngắn hạn khác: Khoản mục này đã có sự thay đổi lớn trong giai đoạn

2012-2014. Năm 2012 và 2013 công ty không tồn tại khoản mục này. Nhƣng đến năm

2014 thì khoản này lại đạt đến 734,26 triệu đồng tƣơng ứng tăng 100% so với năm

2013. Toàn bộ nguồn tài sản ngắn hạn khác của công ty đều đến từ khoản thuế giá trị

gia tăng đƣợc khấu trừ, trong giai đoạn 2012-2013, công ty không đƣợc khấu trừ thuế

Thang Long University Library

31

GTGT. Tuy nhiên trong giai đoạn 2014, khoản mục này đã có sự gia tăng. Đây là

nguyên nhân khiến cho giá trị tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng nhanh chóng.

Về tài sản dài hạn: Giá trị tài sản dài hạn của công ty là tài sản cố định, chịu ảnh

hƣởng thay đổi của tài sản cố định. Cụ thể:

Tài sản cố định: Năm 2013, tổng giá trị tài sản cố định là 1.771,87 triệu đồng có

mức giảm nhẹ là 83,69 triệu đồng, tƣơng ứng với giảm 4,51% so với năm 2012. Tài

sản cố định giảm là do trích khấu hao hệ thống máy mài kính và ô tô vận chuyển đã

qua sử dụng. Năm 2014, giá trị của tài sản cố định tăng vọt thêm 2.210,37 triệu đồng,

tƣơng ứng với mức tăng cao 124,75% so với năm 2013 và có xu hƣớng tiếp tục tăng.

Nguyên nhân là do năm 2014 công ty tăng đầu tƣ vào tài sản cố định nhƣ mua máy cán

tôn xốp, máy dập tôn xốp để mở rộng xƣởng sản xuất tôn xốp tại đƣờng Tô Hiến

Thành, khu công nghiệp Bắc Duyên Hải. Việc đầu tƣ thêm tài sản cố định làm tăng

nguyên giá của tài sản dài hạn thêm 448,21 triệu đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Đây là một trong những khoản mục của tài

sản cố định. Trong năm 2012 và 2013 không tồn tại chi phí của khoản này nhƣng sang

đến năm 2014 thì tăng 1.888,27 triệu đồng tƣơng ứng tăng 100% so với năm 2013.

Nguyên nhân là do công ty mua sắm thêm TSCĐ máy móc, trang thiết bị làm phát sinh

các khoản chi phí lắp đặt, chạy thử trƣớc khi đƣa vào sử dụng, các khoản chi phí đầu

tƣ xây dựng cơ bản phát sinh do công ty có xây thêm kho chứa hàng hóa, vật liệu

(Tổng kho Việt Tình – Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải), và hiện đại hóa cơ sở vật

chất.

Kết luận

Thông qua sự phân tích trên đã thể hiện và giải thích đƣợc sự gia tăng quy mô tài

sản của công ty trong suốt giai đoạn 2012 - 2014. Công ty hoạt động trong lĩnh vực

kinh doanh vật liệu xây dựng nên giá trị tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ

trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản (tỷ trọng TSNH là 94% năm 2012, 92% năm 2013,

89% năm 2014). Điều này là phù hợp và rất phổ biến so với các doanh nghiệp cùng

ngành. Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho vẫn còn khá lớn, chiếm 61,3% tổng tài sản

năm 2014 khiến cho nguồn vốn của công ty bị ứ đọng nhiều làm giảm khả năng sinh

lời. Điều này đặt ra đòi hỏi Ban giám đốc cần có những thay đổi phù hợp về công tác

quản lý tài sản trong tƣơng lai.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

Bảng 2.2 dƣới đây thể hiện cơ cấu nguồn vốn cũng nhƣ thể hiện sự biến động của

các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn.

32

Bảng 2.2. Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của công ty TNHH TM Việt Tình

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch Chênh lệch

2013 so với 2012 2014 so với 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối(%)

TỔNG NGUỒN VỐN 8.106,39 35,07 4.640,01 14,86

A. NỢ PHẢI TRẢ (4.040,44) (22,98) 2.931,49 21,65

I. Nợ ngắn hạn (4.040,44) (22,98) 2.931,49 21,65

1. Vay ngắn hạn (1.838,40) (30,57) 3.853,03 92,27

2. Phải trả ngƣời bán (852,52) (15,26) (576,28) (12,18)

3. Ngƣời mua trả tiền

trƣớc 2.604,49 214,41 288,59 7,56

4. Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nƣớc 598,11 487,10 (551,15) (76,45)

5. Phải trả ngƣời lao

động 86,37 100 (86,37) (100)

7. Các khoản phải trả

ngắn hạn khác (4.638,56) (99,88) 3,73 67,33

II. Nợ dài hạn 0 0 0 0

B. VỐN CHỦ SỞ

HỮU 12.146,82 219,65 1.708,52 9,67

I. Vốn chủ sở hữu 12.146,82 219,65 1.708,52 9,67

1. Vốn đầu tƣ của chủ

sở hữu 10.000 581,31 0 0

6. Các quỹ thuộc vốn

chủ sở hữu 0 0 0 0

10. Lợi nhuận sau thuế

chƣa phân phối 2.146,83 58,05 1.708,51 29,23

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)

Thang Long University Library

33

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH TM Việt Tình

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC Công ty giai đoạn 2012-2014)

Theo biểu đồ 2.2 và bảng 2.2, ta có thể thấy tƣơng ứng với giá trị tổng tài sản,

tổng nguồn vốn của công ty qua giai đoạn 2012-2014 cũng đã có sự gia tăng đáng kể.

Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty đã đƣợc mở rộng hơn trƣớc. Cụ thể,

Năm 2012 tổng giá trị nguồn vốn của công ty đạt 23.111,95 triệu đồng trong đó nguồn

vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 23,83% tƣơng ứng với giá trị là 5.530,15 triệu

đồng, giá trị các khoản nợ phải trả là 17.581,81 triệu đồng tƣơng đƣơng tỷ trọng

76,07%. Bƣớc sang năm 2013, nguồn vốn của công ty có sự gia tăng lớn về giá trị,

mức tăng 35,07%, tăng 8.106,39 triệu đồng. Sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu

đến từ nguồn VCSH. Năm 2013 nguồn VCSH tăng 12.146,82 triệu đồng tƣơng ứng

tăng 219,65% kéo tỷ trọng nguồn VCSH lên 56,62% trong tổng nguồn. Năm 2014,

tổng giá trị nguồn vốn của công ty vẫn tiếp tục tăng 14,86% tƣơng ứng 4.640,01 triệu

đồng chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản nợ phải trả là 2.931,49 triệu đồng, kéo tỷ

trọng nợ phải trả lên 45,94%. Ngoài ra, tổng giá trị nguồn vốn tăng là do VCSH của

công ty tăng thêm 1.708,52 triệu đồng, tăng từ khoản lợi nhuận chƣa phân phối. Tuy

nhiên, mức tăng của nguồn VCSH không cao bằng mức tăng của khoản nợ phải trả

nên tỷ trọng của nguồn VCSH giảm nhẹ xuống 54,06% vào năm 2014. Để tìm hiểu rõ

hơn về nguyên nhân cũng nhƣ cơ cấu và sự biến động nguồn vốn công ty trong giai

đoạn trên, ta tiến hành phân tích số liệu các khoản mục qua giai đoạn 2012–2014:

23,93%

56,62% 54,06%

76,07%

43,38% 45,94%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

34

Nợ phải trả: Kết cấu của nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tuy

nhiên trong giai đoạn 2012 - 2014 công ty TNHH TM Việt Tình không tiến hành việc

huy động nguồn tài chính từ các khoản vay dài hạn, vì vậy giá trị các khoản vay dài

hạn trong cả ba năm đều bằng 0 đồng. Vì vậy, nguyên nhân gây ra sự biến động của nợ

phải trả là nợ ngắn hạn:

Nợ ngắn hạn: Các khoản nợ ngắn hạn biến động gắn chặt với sự biến động của

nguồn vốn. Năm 2013, nợ ngắn hạn giảm 4.040,44 triệu đồng tƣơng ứng giảm 22,98%

so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm có một số khoản nợ đã đến hạn và

công ty phải thanh toán cho một số ngân hàng nhƣ: ngân hàng VietinBank, ngân hàng

AgriBank và thanh toán tiền hàng hóa vật liệu cho nhà cung cấp. Năm 2014, khoản nợ

này tăng nhẹ 2.931,49 triệu đồng tƣơng ứng tăng 21,65% so với năm 2013. Nhƣ vậy

mức tăng của nợ ngắn hạn bằng với nợ phải trả do công ty không huy động nợ dài hạn.

Để thấy đƣợc biến động cụ thể hơn trong nợ ngắn hạn ta đi phân tích biến động của

các khoản mục trong nợ ngắn hạn:

Vay ngắn hạn: Năm 2013 giảm 30,57%, tƣơng ứng giảm là 1.838,40 triệu đồng

so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 công đã thanh toán nợ cho ngân hàng

VietinBank khi đến hạn. Đến năm 2014, khoản mục này tăng lên 3.853,03 triệu đồng,

mức tăng rất mạnh tƣơng ứng 92,27%. Nguyên nhân là do trong năm 2014 công ty đã

huy động từ ngân hàng VietinBank để đầu tƣ và mở rộng xƣởng sản xuất số 123 Trần

Đăng Ninh, phƣờng Cốc Lếu, Lào Cai và mua sắm thêm máy móc thiết bị (máy dập

tôn xốp, máy cán tôn xốp,...) phục vụ cho việc thi công công trình xây dựng. Tuy

nhiên, việc tăng vay ngắn hạn sẽ làm chi phí lãi vay tăng và chi phí huy động vốn tăng.

Phải trả người bán: Trong giai đoạn 2012 - 2014, khoản mục này có biến động

nhẹ. Năm 2013, khoản phải trả ngƣời bán đã giảm 852,52 triệu đồng, tƣơng ứng với

mức giảm 15,26% so với năm 2012 và vẫn tiếp tục giảm vào năm 2014 với mức giảm

là 576,28 triệu đồng tƣơng ứng với 12,18%. Nguyên nhân là giảm là do công ty muốn

tăng uy tín với một số nhà cung cấp nhƣ Công ty CP tôn mạ VNSTEEL Thăng Long,

Công ty CP thép Thành Đạt,... nên việc áp dụng hình thức thanh toán trả sau cũng thận

trọng hơn. Việc tạo đƣợc uy tín với nhà cung cấp trong tƣơng lai sẽ giúp công ty thuận

lợi hơn khi chiếm dụng đƣợc vốn, từ đó sẽ có lƣợng tiền nhàn rỗi để đầu tƣ thêm các

lĩnh vực kinh doanh khác nhằm tăng lợi nhuận.

Người mua trả tiền trước: Năm 2013, khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc tăng vọt tới

3.819,22 triệu đồng với mức tăng mạnh 2.604,49 triệu đồng tƣơng đƣơng 214,41% so

với năm 2012. Sang đến năm 2014, khoản này tiếp tục tăng nhƣng mức tăng khá nhẹ

là 288,59 triệu đồng tƣơng ứng tăng 7,56% so với năm 2013. Sự tăng lên này chủ yếu

đến từ việc khách hàng quen thuộc mua hàng với hình thức thanh toán trƣớc nhƣ Cty

Thang Long University Library

35

CP Đầu tƣ XD hạ tầng 568, Cty CP Đầu tƣ PT Bảo Dƣơng,.... Có thể thấy trong thời

gian qua, cả khoản mục phải trả ngƣời bán và ngƣời mua trả tiền trƣớc đều có sự gia

tăng. Điều này thể hiện rõ nét sự thành công trong chính sách chiếm dụng vốn để tiến

hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Thuế và các khoản nộp Nhà nước: Năm 2012, công ty vẫn còn nợ tiền thuế và

các khoản phải nộp Nhà nƣớc là 122,79 triệu đồng. Đến năm 2013, khoản nợ này lại

tăng mạnh đến 720,90 triệu đồng với mức tăng là 598,11 triệu đồng, tƣơng ứng tăng

487,10% so với năm 2012. Tuy tăng cao nhƣng trị giá thuế và các khoản nộp Nhà

nƣớc so với nợ ngắn hạn không lớn nên không ảnh hƣởng nhiều đến sự biến động của

khoản mục này. Năm 2014, giá trị của Thuế và các khoản nộp Nhà nƣớc giảm 551,15

triệu đồng, mức giảm là 76,45% nguyên nhân là do công ty đã thanh toán nợ thuế cho

Nhà nƣớc. Giá trị của Thuế và các khoản nộp Nhà nƣớc cho thấyhoạt động kinh doanh

hiệu quả, doanh thu tăng cao kéo theo các khoản thuế thu nhập và các khoản phải nộp

khác tăng theo, đồng thời đã có sự chậm trễ trong việc nộp thuế và các khoản phải nộp

nhà nƣớc. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng này sẽ dễ xảy ra việc bị các cơ quan chức

năng khiển trách, thậm chí là bị phạt.

Phải trả người lao động: Biến động không lớn, không có ảnh hƣởng nhiều đến

biến động của nợ ngắn hạn. Năm 2012, công ty không nợ lƣơng của ngƣời lao động

nên khoản mục này bằng 0. Đến năm 2013, giá trị của khoản mục này là 86,37 triệu

đồng tuy nhiên con số này không lớn nên không ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán

lƣơng cho công nhân của công ty. Vì vậy, năm 2014 giá trị của phải trả ngƣời lao động

bằng 0 do công ty đã trả hết khoản nợ lƣơng.

Các khoản phải trả ngắn hạn khác: Đây là khoản nợ ngƣời bán của công ty có

tính chất tạm thời do khi doanh nghiệp mua hàng hóa với hình thức thanh toán sau.

Năm 2012, giá trị của khoản mục các khoản phải trả ngắn hạn khác là khá lớn 4.644,1

triệu đồng sau đó giảm nhanh chóng vào năm 2013 là 4.638,56 tƣơng ứng với mức

giảm 99,88%. Nhƣng vào năm 2014, số liệu này lại tăng lên là 3,73 triệu đồng tƣơng

ứng với mức tăng 67,33% vì do khoản nợ ngƣời bán năm nay cao hơn năm trƣớc do

công ty có nhu cầu nhiều hơn.

Vốn chủ sở hữu: Trong cơ cấu nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu

trong năm 2013 và 2014 tăng lên khá cao. Năm 2013, công ty có VCSH là 17.676,97

triệu đồng, chiếm 56,62% cơ cấu tổng nguồn, tăng vọt lên 219,65% với giá trị tăng là

12.146,82 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân tăng mạnh chủ yếu là do vốn đầu

tƣ của chủ sở hữu tăng 10.000 triệu đồng tƣơng ứng tăng 581,31%, vì công ty mở rộng

quy mô sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, VCSH tăng còn do mức tăng của lợi nhuận

chƣa phân phối là 2.146,83 triệu đồng tƣơng ứng tăng 58,05% so với năm 2012. Đến

36

năm 2014, VCSH lại tiếp tục tăng với mức tăng nhẹ là 1.708,52 triệu đồng, tƣơng ứng

tăng là 9,67% so với năm 2013. Nguồn vốn đầu tƣ của chủ sở hữu vẫn giữ nguyên nên

nguyên nhân biến động VCSH là do lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối tăng 1.708,51

triệu đồng ứng với mức tăng là 29,23%. Nguồn VCSH tăng cho thấy khả năng tự chủ

về mặt tài chính của công ty đã tăng lên, công ty không phụ thuộc nhiều vào các khoản

vay và ngƣợc lại.

Kết luận:

Qua việc phân tích các số liệu kế toán trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn trong

suốt giai đoạn 2012 - 2014 có sự gia tăng đáng kể, đồng thời cũng có những thay đổi

lớn về mặt cơ cấu trong nguồn vốn của công ty. Ban giám đốc cần có những thay đổi

phù hợp để điều chỉnh về mức cân đối và hợp lý, phù hợp với chiến lƣợc phát triển

kinh doanh trong tƣơng lai của công ty.

2.2.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đánh giá về tình hình doanh thu

Dựa vào bảng 2.3 ta có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty trong giai đoạn 2012–2014 có tăng trƣởng nhƣng không đều. Cụ thể:

Giảm trừ doanh thu: Trong cả ba năm từ 2012 đến năm 2014 các khoản giảm

trừ doanh thu đều bằng không. Có đƣợc điều này là do trong suốt quá trình sản xuất

kinh doanh, công ty đã luôn cố gắng giữ vững uy tín, cung cấp các sản phẩm đảm bảo

chất lƣợng cho thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì thế mà các khoản giảm

trừ doanh thu từ việc phải giảm giá hàng bán hay bị khách hàng trả lại hàng đã bán ra

do sản phẩm kém chất lƣợng đều không có.

Doanh thu thuần: Doanh thu thuần chủ yếu phát sinh từ hoạt động bán hàng và

cung cấp dịch vụ. Cụ thể, mức doanh thu thuần của công ty trong năm 2013 đã gia

tăng 5.741,78 triệu đồng so với năm 2012, bằng đúng với mức tăng doanh thu về hàng

hóa và cung cấp dịch vụ, ứng với tỷ lệ 13,27%. Nguyên nhân tăng là do năm 2013

công ty ký đƣợc nhiều hợp đồng xây dựng công trình nhƣ: Công trình chợ Cốc Lếu,

công trình chợ Sa Pa.... Tuy nhiên, năm 2014 doanh thu thuần lại giảm xuống 2.947,91

triệu đồng do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2014 chậm hơn so với tốc độ tăng

của doanh thu thuần năm 2013. Hơn nữa, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai tồn tại

nhiều doanh nghiệp cùng ngành (công ty TNHH một thành viên SX và TM Bình Phát,

công ty TNHH một thành viên Thủy Vân,...) cạnh tranh khốc liệt, làm sức mua giảm,

bên cạnh đó là vì tỷ lệ hàng tồn kho cao.

Thang Long University Library

37

Bảng 2.3. Báo cáo kết quả HĐKD

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Chênh lệch

2013 so với 2012

Chênh lệch

2014 so với 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối(%)

Doanh thu về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 5.741,78 13,27% (2.947,91) (6,02%)

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 5.741,78 13,27% (2.947,91) (6,02%)

Giá vốn hàng bán 5.171,14 13,13% (2.949,50) (6,62%)

Lợi nhuận gộp từ bán

hàng và cung cấp dịch vụ 570,64 14,66% 1,59 0,04%

Doanh thu hoạt động tài

chính 1,13 40,76% (1,04) (26,73%)

Chi phí tài chính (1.335,52) (57,13%) (499,98) (49,88%)

Chi phí lãi vay (1.335,52) (57,13%) (499,98) (49,88%)

Chi phí quản lí doanh

nghiệp 189,22 19,47% 873,93 75,26%

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 1.718,06 293,92% (373,40) (16,22%)

Thu nhập khác (200,01) (96,44%) 1,03 13,90%

Chi phí khác (314,05) (86,23%) 0,16 0,33%

Lợi nhuận khác 114,04 (72,72%) 0,86 (2,01%)

Tổng lợi nhuận kế toán

trƣớc thuế 1.832,09 428,34% (372,54) (16,49%)

Chi phí thuế thu nhập DN 98,02 654,78% (18,63) (16,49%)

Lợi nhuận sau thuế thu

nhập DN 1.734,07 420,13% (353,90) (16,48%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn năm 2012 – 2014)

38

Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính tăng

1,13 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 40,76% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho

doanh thu tài chính có sự gia tăng nhƣ vậy là do năm 2013 công ty ghi nhận nhiều

khoản doanh thu từ việc thanh toán sớm số tiền hàng nhập về cho nhà cung cấp và

đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán sớm này. Năm 2014, khoản mục này có sự suy giảm

là 1,04 triệu đồng tƣơng ứng với mức giảm là 26,73%. Nguyên nhân là do số lƣợng

hàng hóa năm 2014 công ty nhập ít hơn năm 2013 nên chiết khấu thanh toán đƣợc

hƣởng cũng sụt giảm.

Đánh giá về tình hình chi phí

Giá vốn hàng bán: Cùng với sự biến động về doanh thu là sự biến động về Giá

vốn hàng bán. Năm 2013, giá trị khoản mục này tăng so với năm 2012 là 5.171,14

triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 13,13%. Trong giai đoạn 2012 - 2013 doanh số

bán hàng của công ty tăng làm tăng số lƣợng hàng hóa để tính vào giá vốn. Năm 2014,

con số này giảm đi là 2.949,5 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 6,62% so với năm

2013. Nguyên nhân do hàng tồn kho năm 2014 nhiều, hàng hóa bán ra chậm. Bên cạnh

đó, tỷ lệ lạm phát năm 2014 giảm xuống dƣới 3% khiến giá các mặt hàng nhập về

giảm. Điều này đặt ra đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải chú trọng hơn nữa công tác

quản lý hàng hóa đầu vào, để đảm bảo nguồn hàng cũng nhƣ ổn định đƣợc chi phí sản

xuất kinh doanh.

Tỉ lệ GVHB/DTT qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 90,31%, 90,89%,

91,01%. Có thể thấy rằng GVHB vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh thu thuần.

Điều này không tốt cho doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Vì vậy,

muốn gia tăng lợi nhuận ta phải giảm GVHB, để giá vốn ở mức thấp nhất có thể.

Chi phí tài chính: Vốn hoạt động của công ty chủ yếu từ nguồn VCSH. Ngoài ra

thì công ty cũng vay thêm vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đối với những dự

án có quy mô lớn. Năm 2013 chi phí tài chính giảm 57,13%, tƣơng ứng với mức giảm

là 1.335,52 triệu đồng so với năm 2012. Sang năm 2014, chi phí này tiếp tục giảm

499,98 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 49,88% so với năm 2013. Nguyên nhân là do công

ty chi trả các khoản thanh toán đúng thời hạn cho ngân hàng nhƣ VietinBank và một

số nhà cung cấp nhƣ Công ty TNHH TM Vĩnh Long, Công ty TNHH Tâm Dung,...

nên đƣợc hƣởng chiết khấu theo chính sách tín dụng của nhà cung cấp nhƣ chiết khấu

3%, 5% trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày. Điều này góp phần vào việc giảm chi

phí, giảm giá thành sản phẩm từ đó lợi nhuận đem lại sẽ cao hơn.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng

189,22 triệu đồng so với 2012 tƣơng ứng với tỉ lệ tăng 19,47%. Năm 2014, chi phí này

vẫn tiếp tục tăng và tăng lên rất cao là 873,93 triệu đồng tƣơng ứng tăng 75,26% so

Thang Long University Library

39

với năm 2013. Nguyên nhân là do công ty có sự thay đổi lớn trong cơ cấu quản lý cụ

thể là việc tuyển thêm nhiều vị trí quản lý để đáp ứng việc mở rộng hoạt động kinh

doanh làm cho chi phí này tăng.

Tỉ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp trên doanh thu thuần qua các năm 2012, 2013,

2014 lần lƣợt là: 2,25%, 2,37%, 4,42%. Các con số này cho thấy cứ 100 đồng doanh

thu thuần thì công ty phải mất 2 – 4 đồng chi phí quản lí doanh nghiệp. Chỉ tiêu này

chỉ khá thấp trong giai đoạn 2012 - 2014 chứng tỏ khả năng quản lý của doang nghiệp

tƣơng đối tốt.

Chi phí khác: Tình hình biến động của chi phí khác trong giai đoạn 2012 – 2014

chủ yếu là do hoạt động thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Năm 2013, chi phí này

giảm xuống 314,05 triệu đồng tƣơng ứng giảm 86,23% so với năm 2012. Nguyên nhân

là do năm 2012 công ty cần thanh lý nhiều máy móc lỗi thời để đầu tƣ thêm máy móc

thiết bị mới để chuẩn bị cho phục vụ sản xuất và mở rộng quy mô vào năm 2013. Năm

2014, chi phí này có tăng lên nhƣng không đáng kể là 0,16 triệu đồng tƣơng ứng với

0,33% so với năm 2013.

Đánh giá về tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận gộp: Song song với sự phát triển mạnh hoạt động kinh doanh trong

thời gian qua của công ty, mức lợi nhuận gộp cũng có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể là

năm 2013 đã đạt 4.462,26 triệu đồng với mức tăng là 570,64 triệu đồng so với năm

2012, tƣơng ứng mức tăng tƣơng đối 14,66%. Nguyên nhân tăng mức lợi nhuận gộp là

do tốc độ tăng của doanh thu thuần (13,27%) cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán

(13,13%). Năm 2014, khoản mục này vẫn tiếp tục tăng nhƣng mức tăng rất nhẹ là 1,59

triệu đồng tƣơng ứng 0,04% so với năm 2013. Sự tăng lên này đƣợc giải thích là do sự

suy giảm doanh thu thuần (6,02%) thấp hơn sự suy giảm của giá vốn hàng bán

(6,62%).

Lợi nhuận thuần: Tăng mạnh vào năm 2013 mức tăng là 1.718,06 triệu đồng

tƣơng ứng 293,92%. Nguyên nhân dẫn đến mức tăng nhƣ vậy là vì trong năm 2013 lợi

nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng (14,66%) cùng với sự tăng lên rõ rệt

của chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính (tăng 40,76%) đồng thời cũng do sự suy

giảm mạnh của chi phí tài chính (giảm 57,13%). Lợi nhuận thuần tăng lên cho thấy

giai đoạn 2012-2013 công ty có phƣơng hƣớng kinh doanh tốt, mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên sang đến năm 2014, chỉ tiêu này lại có sự suy giảm nhẹ, cụ thể giảm 373,4

triệu đồng so với năm 2013 tƣơng ứng với tỉ lệ giảm 16,22%. Nguyên nhân là do chi

phí quản lý doanh nghiệp tăng cao tới 75,26%, mặt khác doanh thu hoạt động tài chính

lại giảm 26,73% dẫn tới lợi nhuận giảm.

40

Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu khác và chi khác.

Trong giai đoạn 2012-2014 chỉ tiêu này đều ở mức âm, nhƣng đang có xu hƣớng giảm.

Năm 2013, lợi nhuận khác có mức chênh lệch là 114,04 triệu đồng tƣơng ứng 72,72%

so với năm 2012. Năm 2014 mức chênh lệch rất nhỏ là 0,86 triệu đồng tƣơng đƣơng

với 2,01%. Điều này cho thấy khoản thu nhập khác của công ty đang có xu hƣớng tăng

so với chi phí khác.

Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trƣớc thuế chịu ảnh hƣởng từ lợi nhuận thuần

và lợi nhuận khác. Năm 2013, lợi nhuận khác tăng trƣởng rất cao, mức tăng là

1.832,09 triệu đồng tƣơng ứng tăng 428,34%. Mức tăng này thể hiện rằng công ty đã

có sự nỗ lực vƣợt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các công tác điều

hành quản lý. Năm 2014, lợi nhuận trƣớc thuế giảm 372,54 triệu đồng với mức giảm là

16,49%, nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận thuần giảm xuống.

Lợi nhuận sau thuế: Tƣơng ứng với sự thay đổi của khoản lợi nhuận trƣớc thuế

thì lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty cũng có sự biến động trong giai đoạn 2012-

2014. Cụ thể, năm 2013 giá trị khoản LNST của công ty tăng 1.734,07 triệu đồng ứng

với tỷ trọng 420,13% so với năm 2012. Tuy nhiên, sang đến năm 2014 con số này đã

giảm 353,9 triệu đồng giảm 16,49%. Sự suy giảm này không lớn, có thể thấy công ty

hiện vẫn hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Bên cạnh những thành công đã đạt

đƣợc, ban giám đốc cũng cần phải có những giải pháp và hƣớng đi đúng đắn để công

ty có thể tiếp tục phát triển bền vững.

Kết luận: Theo nhƣ những phân tích trên, nhìn chung tình hình hoạt động kinh

doanh của công ty trong trong giai đoạn 2012- 2014 đã đạt đƣợc những kết quả khá

tốt. Doanh thu thuần năm 2013 tăng 13,27%, đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng

rất mạnh tới 420,13%. Mặc dù sang năm 2014 tỷ lệ tăng trƣởng không ở mức cao nhƣ

trƣớc nhƣng vẫn đƣợc đánh giá khả quan với giá trị doanh thu thuần đạt 46.060,48

triệu đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.792,92 triệu đồng. Để duy trì đƣợc hiệu quả sản

xuất kinh doanh ổn định doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào công tác quản lý và đƣa

ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với từng thời điểm.

2.2.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thông qua bảng 2.4 thể hiện sự luân chuyển của các dòng tiền trong giai đoạn

2012 - 2014 của doanh nghiệp, ta thấy:

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Trong giai đoạn 2012 - 2013

lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh có sự suy giảm khá mạnh. Cụ thể tổng mức

lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty lên đến 16.723,24 triệu đồng năm

2012 nhƣng sang đến năm 2013 đã giảm xuống chỉ còn 11.161,56 triệu đồng, với mức

Thang Long University Library

41

Bảng 2.4. Phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2014-2013

Số tiền % Số tiền %

I. LCT thuần từ HĐKD 16.723,24 11.161,56 12.165.96 (5.561,68) (33,26%) 1.004,40 9,00%

1. Tiền bán hàng, CCDV 47.156,49 52.547,28 61.794.12 5.390,80 11,43% 9.246,84 17,60%

2. Tiền chi trả ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ. (26.871,81) (36.700,10) (44.130,96) (9.828,29) 36,57% (7.430,86) 20,25%

3.Tiền chi trả ngƣời lao động (1.064,15) (961,73) (3.007,88) 102,42 (9,62%) (2.046,15) 212,76%

4. Tiền chi trả lãi vay (2.342,26) (1.002,33) (502,50) 1.339,93 (57,21%) 499,83 (49,87%)

5. Chi nộp thuế TNDN - (53,83) (106,76) (53,83) (100%) (52,93) 98,33%

6. Tiền thu khác từ HĐKD 246,24 1.938,03 1.185,15 1.691,78 687,03% (752,88) (38,85%)

7. Chi khác từ HĐKD (401,28) (4.605,76) (3.065,21) (4.204,48) 1.047,75% 1.540,55 (33,45%)

II. LCT từ HĐ đầu tƣ 170,12 (32,42) (592,48) (202,54) (119,06%) (560,06) 1727,39%

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ. (29,88) (32,42) (592,48) (2,54) 8,51% (560,06) 1727,39%

2. Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ. 200,00 - (200) (100%) 0 0

III. LCT từ HĐTC (16.683,03) (6.040,66) (11.691,02) 10.642,37 (63,79%) (5.650,36) 93,54%

1. Tiền thu từ nhận vốn góp của CSH - 10.000 10.000 100% (10,000) (100%)

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc 6.292,50 10.710 4.417,50 70,20% (10,710) (100%)

4. Tiền chi trả nợ gốc vay (22.975,53) (26.750,66) (11.691,02) (3.775,13) 16,43% 15.059,64 (56,30%)

VI. LCT thuần trong năm 210,33 5.088,48 (117,54) 4.878,15 2.319,29% (5.206,02) (102,31%)

Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu năm 283,19 493,51 5.581,99 210,33 74,27% 5.088,48 1.031,07%

Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối năm 493,52 5.581,99 5.464,45 5.088,47 1.031,06% (117,54) (2,11%)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2012–2014)

42

giảm 5.561,68 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 33,26%. Năm 2013, công ty hoạt động kinh

doanh khá tốt nên doanh thu bán hàng vẫn cao tuy nhiên vì phải thực hiện thanh toán

các lô hàng nhập cho nhà cung cấp với giá trị lớn là 36.700,1 triệu đồng do đó mức

tăng của khoản mục này giảm so với 2012. Tuy nhiên sang năm 2014 mức lƣu chuyển

tiền từ HĐKD có giá trị tăng nhẹ là 1.004,4 triệu đồng ứng với mức tăng 9% so với

năm 2013. Nguyên nhân là do mức tăng từ doanh thu bán hàng và dịch vụ cao hơn

khoản chi trả cho nhà cung cấp. Lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD cho thấy khả năng

kinh doanh và khả năng thanh toán của công ty rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay lƣợng hàng

tồn kho còn rất lớn chủ yếu là vì đặc thù ngành nghề kinh doanh nên công ty cần phải

có phƣơng án đẩy nhanh việc bán hàng về để làm giảm lƣợng hàng hóa tồn kho hiện

tại tránh ứ đọng vốn.

Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ: Khoản mục này của công ty có sự gia

tăng về quy mô tƣơng đối ổn định qua các năm. Theo đó, giá trị thu về năm 2013 là

5.390,8 triệu đồng tăng 11,43% so với năm 2012, tiếp theo tại năm 2014 cũng có sự

tăng trƣởng là 17,6% và đạt 9.246,84 triệu đồng. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự

phát triển về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Bên cạnh sự gia tăng đáng kể

lƣợng tiền thu về từ bán hàng thì số tiền chi ra để trả cho các nhà cung cấp: Công ty

TNHH SX&TM thép Trƣờng Linh, Công ty thép XD Từ Sơn,... của công ty cũng có

sự tăng lên tƣơng ứng. Cụ thể năm 2012, khoản chi trả cho giá vốn hàng bán là

26.871,81 triệu đồng nhƣng sang đến năm 2013 đã có sự gia tăng khá mạnh lên tới

36,57% tƣơng ứng 9.828,29 triệu đồng. Trong năm 2014, công ty có khoản chi trả cho

ngƣời bán cao hơn so với năm trƣớc 7.430,86 triệu đồng tƣơng đƣơng 20,25%, đạt tới

44.130,96 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự gia tăng liên tục của lƣợng hàng hóa đầu

vào nhƣ thép, tôn,... để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh khiến cho khoản

tiền chi trả cho nhà cung cấp tăng mạnh.

Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: Trong cả 3 năm, toàn bộ dòng tiền này

đều phát sinh do hoạt động mua sắm, thanh lý tài sản cố định tại công ty. Năm 2012,

mua sắm máy cẩu hàng là 29,88 triệu đồng và có hoạt động thanh lý hệ thống máy mài

kính là 200 triệu đồng nên lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ ở mức dƣơng là 170,12

triệu đồng. Năm 2013, mức giảm của lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ là 202,54

triệu đồng tƣơng ứng mức giảm rất mạnh 119,06%. Trong hai năm 2013 và 2014, công

ty tiến hành mở thêm kho bãi, xƣởng và chi mua sắm lƣợng máy móc, thiết bị lớn

phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thanh toán đƣợc hoàn tất trong

năm nên số tiền chi mua sắm của năm 2013 (32,42 triệu đồng) và năm 2014 (593,48

triệu đồng) đều bằng đúng mức tăng giá trị của nguyên giá năm đó.

Thang Long University Library

43

Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Trong giai đoạn 2012-2014, khoản

mục này có sự biến động khá lớn. Cụ thể, năm 2013, lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài

chính tăng lên rất mạnh là 10.642,37 triệu đồng tƣơng ứng với 63,79%. Nguyên nhân

chủ yếu của sự tăng lên này là do doanh nghiệp gia tăng VCSH lên 10.000 triệu đồng.

Đến năm 2014, mức lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giảm xuống 5.650,36 triệu

đồng làm giảm tỷ lệ xuống 93,54% do phải chi trả nợ gốc vay.

Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối năm: Năm 2013, lƣợng tiền cuối kì tăng rất

mạnh 5.088,47 triệu đồng tƣơng ứng tăng 1.031,06% so với năm 2012. Nguyên nhân

là do lƣu chuyển tiền thuần trong năm tăng mạnh dƣới sự bù đắp của vốn góp chủ sở

hữu. Năm 2013, khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kì có sự suy giảm nhẹ là 117,54

triệu đồng tƣơng ứng giảm 2,11% so với năm 2013 và vẫn giữ ở giá trị dƣơng mặc dù

LCT thuần từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính đều âm làm cho lƣu chuyển tiền

thuần trong kì âm nhƣng các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kì dƣơng và có giá trị

lớn nên đã bù đắp đƣợc sự sụt giảm của lƣu chuyển tiền thuần trong kì. Điều này

chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn an toàn, nhƣng doanh nghiệp

cũng nên xây dựng chính sách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của công ty

Một trong những tiêu chí để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty là phân tích cụ thể và chi tiết tình hình tạo vốn và sử dụng vốn. Dựa vào

Bảng 2.5, ta có thể đƣa ra những nhận định về tình hình tài chính của công ty Việt

Tình với những nguyên nhân lý giải khách quan.

Tình hình tạo vốn và sử dụng vốn năm 2012 – 2013: Về tình hình tạo vốn, vốn

đƣợc tạo ra trong giai đoạn này của công ty với nguồn hình thành từ việc giảm

2.003,35 triệu đồng, mức giảm là 16,17% từ kho do tiêu thụ hàng hóa sắt, thép, vật tƣ

phụ kiện,...; 83,69 triệu đồng từ TSCĐ do trích khấu khao từ máy móc thiết bị phục vụ

dản xuất kinh doanh,… phần còn lại đƣợc hình thành từ việc tăng vốn chủ sở hữu

12.146,82 triệu đồng do năm 2013 công ty bắt đầu tiến hành mở rộng quy mô công ty

bằng việc xây dựng thêm nhà xƣởng tại 123 Trần Đăng Ninh, Cốc Lếu, Lào Cai. Về

tình hình sử dụng vốn, công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ vốn chủ sở hữu để

phân phối hợp lý cho các nguồn tài sản ngắn hạn làm tăng 5.088,48 triệu đồng từ

khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền tƣơng ứng mức tăng cao là 1.031,07%; tăng 5.104,94

triệu đồng từ các khoản phải thu khách hàng đến từ doanh nghiệp tƣ nhân Minh Hậu,

công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền...; chi trả nợ ngắn hạn là 4.040,44 triệu đồng từ việc

chi trả vay ngắn hạn ngân hàng và phải trả ngƣời bán. Tóm lại, nguồn vốn của công ty

đƣợc tạo chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu và hàng tồn kho do việc sử dụng VCSH mang

lại tính ổn định cao hơn.

44

Bảng 2.5. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn.

Đơn vị: Triệu đồng

Diễn giải

Năm 2012 - 2013 Năm 2013 - 2014

Tạo vốn Sử dụng vốn Tạo vốn Sử dụng vốn

Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối

(%)

A. Tài sản 8.106,39 35,07 4.640,01 14,86

1. Tiền và tƣơng đƣơng

tiền 5.088,48 1.031,07 117,54 2,11

2. Các khoản phải thu 5.104,94 60,98 9.778,69 72,56

3. Hàng tồn kho 2.003,35 16,17 11.591,61 111,58

4. TSNH khác 734,26 100

5. Tài sản cố định 83,69 4,51 2.210,37 124,75

B. Nguồn vốn 8.106,39 35,07 4.640,01 14,86

1. Nợ ngắn hạn 4.040,44 22,98 2.931,49 21,65

2. Vốn chủ sở hữu 12.146,82 219,65 1.708,52 9,67

Tổng 14.233,86 14.233,86 14.536,24 14.536,24

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2012–2014)

Thang Long University Library

45

Tình hình tạo vốn và sử dụng vốn năm 2013-2014: Lƣợng vốn tạo đƣợc trong

giai đoạn này của công ty là 14.536,24 triệu đồng. Cụ thể, năm 2014, công ty thực hiện

chính sách thắt chặt tín dụng làm giảm mạnh các khoản phải thu là 9.778,69 triệu đồng

tƣơng ứng giảm 72,56%, bên cạnh đó tiền và tƣơng đƣơng tiền giảm 117,54 triệu đồng

tƣơng ứng giảm 2,11%. Ngoài ra, vốn đƣợc tạo từ 1.708,52 triệu đồng do tăng VCSH

với mức tăng là 9,67% và do nợ ngắn hạn tăng 21,65% đến từ việc huy động ngân

hàng và từ khoản phải trả ngƣời bán tại các công ty nhƣ công ty CP tôn mạ VNSTEEL

Thăng Long, công ty TNHH Tâm Dung... Mục đích các khoản vay chủ yếu để bổ sung

vốn lƣu động, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2013 –

2014 công ty đã có chính sách để sử dụng vốn tạo ra một cách hợp lý và hiệu quả.

Nguồn vốn đƣợc phân bổ, đầu tƣ tập trung vào việc tăng hàng tồn kho, mở rộng kho

bãi tại khu công nghiệp Bắc Duyên Hải là 11.591,61 triệu đồng, và mua sắm tài sản cố

định nhƣ máy dập tôn xốp, máy cắt tôn,... là 2.210,37 triệu đồng. Ngoài ra, nguồn vốn

đƣợc sử dụng còn đến từ TSNH khác là 734,26 triệu đồng.

Nhƣ vậy trong giai đoạn này công ty đã linh hoạt trong việc huy động vốn trong

và ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới áp lực từ nợ ngắn hạn để sử

dụng vốn hợp lý và hiệu quả hơn. Với hoạt động kinh doanh giữ mức tăng trƣởng ổn

định nhƣ hiện nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối đa hóa lợi nhuận từ việc sử dụng

đòn bẩy tài chính.

2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.2.5.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tốt hay xấu sẽ phản ánh tiềm lực tài chính của công ty mạnh

hay yếu. Thông thƣờng khả năng thanh toán tốt thể hiện tình hình hoạt động ổn định

hoặc ngƣợc lại, việc mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc công ty bị phá sản.

Qua biểu đồ 2.3 và bảng 2.6, ta tiến hành một số phân tích và nhận xét về khả

năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2010-2012 nhƣ sau:

Khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết 1 đồng

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Hệ số này

lớn hơn 1, tức là công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn,

khả năng tài chính của công ty tốt. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 là

2,17 lần nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 2,17 đồng TSNH, tăng 0,96

lần so với năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động trên là do tài sản của công ty tăng

lên 35,07% vào năm 2013 trong khi nợ ngắn hạn tại năm này lại giảm xuống 22,98%.

Tuy nhiên sau đó vào năm 2014, khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 0,23 lần còn 1,94

lần, nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 1,94 đồng TSNH. Năm 2014, chỉ

46

số này có sự giảm nhẹ do nợ ngắn hạn tăng (21,65%) cao hơn mức tăng của tài sản

(14,86%). Nhìn chung khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn ở mức an toàn.

So với chỉ tiêu trung bình ngành, ta thấy năm 2012 chỉ số này của công ty là 1,21 lần

so 0,77 lần, năm 2013 là 2,17 lần so với 0,76 lần năm 2014 là 1,94 lần so với 0,8 lần

thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn cao, đồng nghĩa với việc rủi ro trong

việc thanh toán nợ ngắn hạn thấp, hệ số tín nhiệm của công ty cao, vì vậy mà công ty

có thể dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp.

Biểu đồ 2.3. Hệ số khả năng thanh toán

Đơn vị: Lần

(Nguồn: số liệu được tính từ BCTC giai đoạn 2012-2014)

Bảng 2.6. Chỉ tiêu TB ngành khả năng thanh toán

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu TB ngành Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chỉ tiêu KNTT nhanh TB ngành 0,43 0,44 0,47

Chỉ tiêu KNTT tức thời TB ngành 0,08 0,11 0,12

Chỉ tiêu KNTT ngắn hạn TB ngành 0,77 0,76 0,8

(Nguồn: http://www.cophieu68.vn/category_finance.php?year=2014 )

Qua biểu đồ 2.3 và bảng 2.6, ta tiến hành một số phân tích và nhận xét về khả

năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2010-2012 nhƣ sau:

Khả năng thanh toán nhanh: Là tỷ số giữa các tài sản có vòng quay nhanh với

nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh gồm tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền; các

khoản phải thu khách hàng và tài sản ngắn hạn khác mà không bao gồm hàng tồn kho

(do tính thanh khoản không cao). Năm 2013, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của

1,21

2,17 1,94

0,5

1,41

0,6

0,03

0,41

0,33

0

0,5

1

1,5

2

2,5

2012 2013 2014

KNTT ngắn hạn

KNTT nhanh

KNTT tức thời

Thang Long University Library

47

công ty là xấp xỉ 1,41 lần, tăng 0,91 lần từ mức 0,50 lần năm 2012. Điều này đồng

nghĩa với việc có thể sử dụng 1,41 đồng để thanh toán cho một đồng nợ khi đến hạn.

Nguyên nhân tăng là do năm 2013 tài sản ngắn hạn tăng 38,53%, mặt khác hàng tồn

kho giảm 16,17% đồng thời nợ ngắn hạn giảm 22,98%. Nhƣng đến năm 2014 lại có sự

giảm đi đáng kể 0,81 lần so với năm 2013. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do

hàng tồn kho tăng 111,58% cao hơn rất nhiều với mức tăng tài sản ngắn hạn (8,25%),

bên cạnh đó nợ ngắn hạn tăng lên 21,65% dẫn đến khả năng thanh toán nhanh giảm

mạnh. Nếu nhƣ hệ số KNTT nhanh của công ty ngày càng giảm sút công ty sẽ không

đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán. Do đó, trong các năm tới công ty cần phải

nâng các hệ số này lên bằng cách giảm tỷ trọng hàng tồn kho, tăng tài sản ngắn hạn và

giảm nợ phải trả. Khi so sánh khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành, có thể thấy

chỉ tiêu này của công ty vẫn cao (0,5 lần cao hơn so với 0,43 lần năm 2012, 1,41 lần

cao hơn so với 0,44 lần năm 2013, 0,6 lần cao hơn so với 0,47 lần năm 2014) do công

ty liên tục thực hiện giao dịch lớn với các đơn vị cung cấp nên cần các khoản tiền ngắn

hạn, nhanh chóng để phục vụ cho việc kinh doanh.

Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời đo lƣờng mức độ

đáp ứng nhanh của khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền cho việc thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty biến động khá mạnh trong

giai đoạn 2012 đến 2014, cụ thể đã tăng từ 0,03 lần năm 2012 lên 0,41 lần năm 2013

tuy nhiên đến năm 2014 chỉ còn giữ ở mức 0,33 giảm 0,08 lần so với năm 2013.

Nguyên nhân của sự biến động giữa năm 2013 và năm 2012 là do công ty tăng dự trữ

tiền mặt khiến cho tài khoản tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (tăng 1.031,07%) mà

vay ngắn hạn lại giảm ở mức 30,57% dẫn đến khả năng thanh toán tức thời của công ty

năm 2013 tăng cao hơn năm 2012. Đối với năm 2014 thì khoản tiền và tƣơng đƣơng

tiền lại giảm nhẹ ở mức 2,11% trong khi nợ phải trả đã tăng cao 21,65% làm giảm khả

năng thanh toán tức thời. Ngoài ra còn phải kể đến việc công ty bị ứ đọng vốn nhiều ở

hàng tồn kho khiến cho khả năng thanh toán tức thời xuống thấp. Nhƣng khi so sánh

với chỉ tiêu trung bình ngành (0,03 lần so với 0,8 lần năm 2012, 0,41 lần so với 0,11

lần năm 2013, 0,33 lần so với 0,12 lần năm 2014) thì chỉ số này không ở mức quá

thấp.

Nhận xét: Từ những phân tích về các hệ số của chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh

toán trong công ty ta có thể đi đến nhận xét tổng quát nhƣ sau: Hệ số thanh toán ngắn

hạn của công ty luôn giữ ở mức cao hơn 1, đảm bảo đƣợc tính thanh khoản. Điều này

là dấu hiệu tốt, góp phần xây dựng hình ảnh của công ty, hệ số tín nhiệm cao thu hút

và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tƣ. Hiện nay, chỉ số khả năng thanh toán tức

thời cao hơn so với chỉ tiêu trung bình ngành (0,03 lần so với 0,8 lần năm 2012, 0,41

48

lần so với 0,11 lần năm 2013, 0,33 lần so với 0,12 lần năm 2014) nhƣng vẫn đang ở

mức thấp (đều nhỏ hơn 1) đồng thời khả năng thanh toán nhanh lại giảm đi vì vậy

công ty nên cân nhắc tăng lƣơng dự trữ tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng để đảm

bảo những khoản thanh toán.

2.2.5.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng tài sản

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

2013 - 2012 2014 - 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối(%)

Hiệu suất sử

dụng tổng TS 1,87 1,57 1,28 (0,3) (16,14) (0,29) (18,18)

Hiệu suất sử

dụng TSNH 2,04 1,66 1,45 (0,38) (18,23) (0,21) (13,18)

Hiệu suất sử

dụng TSDH 23,32 27,66 11,57 4,34 18,62 (16,09) (58,18)

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2012-2014)

Thông qua bảng 2.7 đƣợc tổng hợp trên, ta đi đến một số phân tích nhƣ sau:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết bình quân 1

đồng tài sản đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

thuần. Xem xét hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản nói

chung tại công ty Việt Tình có xu hƣớng giảm dần, đây là tín hiệu xấu cho thấy hiệu

quả sử dụng tài sản của công ty đang kém dần. Cụ thể, năm 2013 hiệu suất sử dụng

tổng tài sản giảm còn 1,57 lần, nghĩa là mỗi đồng đầu tƣ vào tài sản công ty thu đƣợc

1,57 đồng doanh thu. Do tốc độ tăng tài sản (35,07%) cao hơn tốc độ tăng doanh thu

thuần (13,27%) làm cho hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm xuống 0,3 lần. Đến năm

2014, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tiếp tục giảm 0,29 lần tƣơng ứng với 18,18%.

Nguyên nhân là vì tổng tài sản tiếp tục tăng lên (14,86%) mà doanh thu thuần lại giảm

(6,02%) làm hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần chú

trọng hơn trong công tác quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho

biết bình quân một đồng tài sản ngắn hạn đƣợc đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh

doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2013 cứ một đồng vốn bỏ

ra tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ sinh lời đƣợc 1,66 đồng doanh thu thuần, giảm 0,38

đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do mức tăng TSNH là 38,53% cao hơn mức

Thang Long University Library

49

tăng của doanh thu thuần là 13,27% triệu đồng. Năm 2014, cứ một đồng vốn bỏ ra tài

trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ sinh lời đƣợc 1,45 đồng doanh thu thuần, giảm 0,21 đồng

so với năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do doanh thu thuần sụt giảm

6,02% trong khi đó TSNH lại tăng 8,25%. Điều này chứng tỏ rằng việc công ty sử

dụng tài sản ngắn hạn để đem về số doanh thu thuần ngày kém hiệu quả hơn nên công

ty cần có biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn trong việc

sản xuất kinh doanh của mình hơn nữa để đem lại mức doanh thu tốt nhất.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cho biết

bình quân một đồng tài sản dài hạn đƣợc đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo

ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Theo bảng số liệu 2.7, năm 2013 hiệu suất sử dụng

tài sản dài hạn của công ty là 27,66 lần tăng lên 4,34 lần vo với năm 2012. Nguyên

nhân là do doanh thu thuần của công ty tăng lên tới 49.008,39 triệu đồng, mức tăng là

13,27% trong khi tài sản dài hạn giảm 4,51% năm 2013. Sang đến năm 2014, hiệu suất

sử dụng TSDH là 11,57 lần do công ty có sự đầu tƣ, mua sắm nhiều TSDH làm gia

tăng loại tài sản này đến 124,75% trong khi doanh thu thuần lại giảm 6,02%. Năm

2014, hiệu quả việc sử dụng TSDH của công ty đang kém đi tuy nhiên đây vẫn là con

số cao vẫn duy trì cho doanh nghiệp mức doanh thu thuần cao.

Biểu đồ 2.4. Hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2012-2014)

Hệ số thu nợ: Là một chỉ tiêu tài chính cho biết số vòng quay các khoản phải thu

khách hàng trong một năm. Cụ thể, năm 2012 là 5,54 vòng sau đó giảm xuống mức

4,13 vòng năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do công ty áp dụng

chính sách cho khách hàng trả chậm để đẩy mạnh doanh số làm cho khoản phải thu

khách hàng tăng lên đến 4.058,64 triệu đồng tƣơng ứng tăng 52% cao hơn nhiều so với

64,94

87,14

22,95

5,54 4,13

15,69

0

5

10

15

20

0

20

40

60

80

100

2012 2013 2014

Thời gian thu

nợ trung bình

Hệ số thu nợ

Vòng Ngày

50

tốc độ tăng của doanh thu thuần; tốc độ tăng của doanh thu thuần chỉ đạt 13,27%. Đến

năm 2014 tỷ số này lại gia tăng rất mạnh lên tới 15,69 vòng nghĩa là số tiền dùng cho

hoạt động kinh doanh đã quay vòng nhanh hơn. Nguyên nhân khiến hệ số này tăng lên

là do công ty đã thay đổi chính sách tín dụng làm giảm khoản phải thu khách hàng là

8.926,72 triệu đồng tức là đã giảm 75,25% so với năm trƣớc. Mặc dù mức doanh thu

thuần của công ty cũng giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ là 6,02%, không theo kịp mức giảm

khoản phải thu khách hàng. Đây chính là nguyên nhân kéo hệ số nợ của công ty trong

năm 2014 từ 4,13 vòng lên tới con số 15,69 vòng.

Thời gian thu nợ trung bình: Thời gian thu nợ trung bình của năm 2013 là dài

nhất với 87,14 ngày. Ta có thể nhận thấy rằng năm 2013 chính sách nới lỏng tín dụng

đƣợc thực hiện tốt nhất, cho phép khách hàng thanh toán chậm hơn để tăng doanh số

bán hàng mà kết quả là công ty đã đem về 49.008,39 triệu đồng doanh thu thuần. Tuy

nhiên, hệ quả của việc này chính là làm cho thời gian thu nợ trung bình dài hơn, đồng

thời cũng làm tăng nguy cơ rủi ro công ty không thu hồi đƣợc vốn. Đến năm 2014 thời

gian thu nợ trung bình rút xuống mức ngắn nhất với 22,95 ngày. Điều này cho thấy

công ty đã thay đổi chính sách tín dụng để đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, hạn chế phát

sinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Hiệu quả của chính sách này mang lại là giảm

khoản phải thu khách hàng tới 75,25% giúp công ty tránh bị ứ đọng vốn tác động tích

cực tới tình hình sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8. Vòng quay hàng tồn kho, thời gian luân chuyển kho và

thời gian quay vòng tiền

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013 - 2012 2014 - 2013

Tuyệt đối Tuyệt đối

Vòng quay hàng tồn kho

(lần) 3,18 4,29 1,89 1,11 (2,04)

Thời gian quay vòng hàng

tồn kho ( ngày ) 113,3 83,95 190,23 (29,34) 106,27

Thời gian quay vòng tiền

(ngày) 229,17 214,74 177,20 (14,43) (37,53)

(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC giai đoạn năm 2012-2014)

Vòng quay hàng tồn kho: là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, cho biết số lần

mà hàng hóa tồn kho bình quân đƣợc luân chuyển trong kỳ. Theo bảng 2.8, số vòng

quay hàng tồn kho của công ty biến động liên tục qua các năm trong suốt giai đoạn

2012 - 2014, tuy nhiên vẫn ở mức lớn hơn 1. Cụ thể, số vòng quay hàng tồn kho đã

Thang Long University Library

51

tăng dần từ mức 3,18 vòng năm 2012 lên 4,29 vòng năm 2013, mức tăng là 1,11 vòng.

Sự tăng lên này là do trong năm 2013 công ty kinh doanh hiệu quả khiến lƣợng hàng

hóa tiêu thụ trong năm này tăng cao. Tuy nhiên, con số này lại giảm xuống 2,04 vòng,

chỉ còn ở mức 1,89 vòng tại năm 2014. Điều này cho thấy hàng tồn kho năm 2014 bị ứ

đọng nhiều hơn so với năm 2012 và 2013. Ban giám đốc công ty cần nhận thức điều

này và tiến hành việc cân đối lƣợng hàng nhập về với mức doanh số bán ra bình quân

cho hợp lý.

Thời gian luân chuyển kho trung bình: Thời gian luân chuyển kho trung bình

đƣợc tính bằng cách lấy số ngày trong năm (360) chia cho số vòng quay hàng tồn kho.

Do đó có thể thấy chỉ số này có chiều biến động ngƣợc lại so với số vòng quay hàng

tồn kho. Cụ thể, năm 2012 công ty có thời gian luân chuyển kho trung bình là 113,3

ngày sau đó đã giảm còn 83,95 ngày năm 2013 và chỉ còn ở mức 190,23 ngày tại năm

2014. Có thể thấy những con số này vẫn còn ở mức rất cao, biểu hiện rõ nét cho việc

hàng hóa bị ứ đọng còn khá nhiều. Điều này đặt ra yêu cầu trong những năm tới ban

giám đốc phải kịp thời đƣa ra những chính sách phù hợp để cắt giảm đƣợc lƣợng tồn

kho, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho công ty.

Thời gian vòng quay tiền: Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền phản ánh

khoảng thời gian doanh nghiệp thanh toán hàng hóa đầu vào tới khi doanh nghiệp thu

đƣợc tiền về. Theo bảng 2.8 ta thấy trong giai đoạn 2012-2014 thời gian quay vòng

tiền của công ty đều cao. Điều này cho thấy KNTT của công ty vẫn duy trì tốt. Năm

2012 thời gian một vòng quay tiền ở mức cao nhất đạt 229,17 ngày nguyên nhân là do

thời gian quay vòng hàng tồn kho và thời gian thu nợ trung bình đều cao. Năm 2014,

thời gian quay vòng tiền giảm còn 177,20 ngày giảm 37,53 ngày nguyên nhân chủ yếu

là do công ty tiến hành chính sách thắt chặt tín dụng khiến thời gian thu nợ trung bình

còn 22,95 ngày. Nhìn chung, trong giai đoạn này, thời gian một chu kỳ kinh doanh của

công ty là dài, thu hồi vốn chậm. Do vậy, công ty cần có biện pháp để quản lý dòng

tiền vào và dòng tiền ra hiệu quả hơn, cải thiện thời gian quay một vòng tiền.

Bảng 2.9. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013 – 2012 2014 - 2013

Tuyệt đối Tuyệt đối

Hệ số trả nợ (lần) 7,07 8,25 10,01 1,18 1,76

Thời gian trả nợ TB

(ngày) 50,94 43,64 35,98 (7,3) (7,66)

(Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC giai đoạn năm 2012-2014)

52

Hệ số trả nợ: Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2014, hệ số trả nợ của công ty

trong ba năm này đều cao và có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2013, hệ số này

tăng 1,18 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 giá vốn hàng bán tăng

13,13% mà khoản mục phải trả ngƣời bán lại giảm đi 15,26% dẫn đến hệ số trả nợ

tăng. Đến năm 2014, hệ số trả nợ là 10,01 tăng 1,76 lần so với năm 2013. Nguyên

nhân là vì tốc độ giảm của khoản phải trả ngƣời bán là 12,18% cao hơn tốc độ giảm

của giá vốn hàng bán (6,62%), dẫn đến tỷ số giá vốn hàng bán trên phải trả ngƣời bán

tăng. Sự tăng lên này cho thấy khả năng trả nợ công ty rất tốt, điều này sẽ giúp tăng uy

tín của công ty khi cần vay vốn. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy thời gian thanh toán

các khoản nợ càng ngắn, doanh nghiệp sẽ giảm đi cơ hội có thể tận dụng nguồn tiền

này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thời gian trả nợ trung bình: Trong giai đoạn 2012-2014, công ty có chiếm

dụng vốn để thực hiện các khoản đầu tƣ trong ngắn hạn với thời gian trả nợ trung bình

năm 2013 là 43,64 ngày giảm 7,3 ngày so với năm 2012, năm 2014 giảm 7,66 ngày so

với năm 2013. Nguyên nhân là vì công ty đang gia tăng thêm uy tín với các nhà cung

cấp nên tăng cƣờng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

2.2.5.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Bảng 2.10. Khả năng quản lý nợ

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013 - 2012 2014 - 2013

Tuyệt đối Tuyệt đối

Hệ số nợ trên VCSH 3,18 0,77 0,85 (2,41) 0,08

Hệ số nợ trên tài sản 0,76 0,43 0,46 (0,33) 0,03

Khả năng thanh toán lãi vay 1,18 3,26 4,76 2,08 1,5

(Nguồn: Số liệu tính từ BCTC qua các năm 2012-2014)

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay

và vốn chủ sở hữu. Năm 2012, hệ số này của công ty là 3,18 lần cho thấy với 1 đồng

vốn kinh doanh, công ty dùng tới 3,18 đồng đƣợc hình thành từ các khoản nợ. Năm

2013, con số này giảm xuống mức 0,77 lần với mức giảm mạnh là 2,41 lần so với năm

2012. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm đi 22,98% và đồng thời VCSH tăng lên rất

mạnh là 219,65%. Điều này cho thấy công ty đã cải thiện đƣợc tình hình vay nợ, khi

kinh doanh công ty không cần huy động quá nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Đến năm

Thang Long University Library

53

2014, tỷ số nợ trên VCSH có sự tăng nhẹ là 0,85 lần, mức tăng là 0,08 lần. Nguyên

nhân là do mức tăng của VCSH là 9,67% không đủ bù đắp cho mức tăng nợ phải trả là

21,65% khiến cho hệ số nợ trên VCSH của công ty giảm đi nhƣ vậy. Có thể thấy trong

hai năm 2013 và 2014 công ty đã thực hiện chính sách quản lý nợ tốt, việc duy trì hệ

số nợ không quá thấp làm gia tăng lợi nhuận trên các khoản nợ cao số tiền lãi phải trả

hơn nữa vẫn thuận lợi khi cần vay vốn từ bên ngoài cũng nhƣ kêu gọi đầu tƣ.

Hệ số nợ trên tài sản: Hệ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công

ty đƣợc tài trợ bằng vốn vay. Năm 2012, hệ số này của công ty là 0,76 lần, cho thấy

KNTT khoản nợ của công ty trong năm này khá tốt, tuy nhiên năm 2013 hệ số này có

sự giảm đi 0,33 lần xuống còn 0,43 lần. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm (22,98%)

mặt khác tổng tài sản lại tăng (35,07%). Đến năm 2014, hệ số này có sự biến động

tăng nhẹ đạt 0,46 lần, mức tăng 0,03 lần so với năm 2013. Sự biến động này là do tốc

độ tăng của nợ phải trả (21,65%) cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (14,86%). Nhìn

chung, hệ số nợ trên tài sản của doanh nghiệp ở mức an toàn, cho thấy mức độ an toàn

tài chính tăng lên, mức độ rủi ro giảm đi, từ đây cũng thấy đƣợc công tác quản lý tài

chính cũng nhƣ chính sách sử dụng tài chính của công ty là thận trọng. Ngoài ra, hệ số

này thấp sẽ giúp cho công ty vay đƣợc vốn dễ dàng khi gặp khó khăn về tài chính.

Khả năng thanh toán lãi vay: Lãi tiền vay là khoản chi phí vốn vay mà doanh

nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều

nhƣng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì

khó có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay đúng hạn.

Nhƣ vậy, chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp

và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Năm 2013, chỉ số

này đạt 3,26 lần nghĩa là 1 đồng lãi vay đƣợc bảo đảm bằng 3,26 đồng lợi nhuận trƣớc

thuế và lãi vay, tăng 2,08 lần so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng

cao của chỉ số này là do trong năm 2013 chi phí lãi vay giảm mạnh tới 57,13%. Sang

đến năm 2014, khả năng thanh toán lãi vay đạt 4,76 lần tức là 1 đồng lãi vay đƣợc bảo

đảm bằng 4,76 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, tăng 1,5 lần so với năm 2013.

Nguyên nhân khiến mức tăng của năm 2014 nhẹ hơn mức tăng của năm 2013 là bởi

bên cạnh sự suy giảm của chi phí lãi vay (giảm 49,88%) tồn tại sự suy giảm của lợi

nhuận trƣớc thuế và lãi vay (giảm 26,75%). Nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2014,

khả năng thanh toán lãi vay ở mức cao cho thấy tình hình quản lý chi phí lãi vay của

doanh nghiệp là rất tốt. Điều này giúp doanh nghiệp gây dựng đƣợc uy tín trên thị

trƣờng và có tiềm lực để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành khác.

54

2.2.5.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Biểu đồ 2.5. Tỷ suất sinh lời

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC qua các năm 2012-2014)

Bảng 2.11. Chỉ tiêu khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Chênh lệch

2013-2012

Chênh lệch

2014-2013

Tỷ suất sinh lời trên doanh

thu ROS (%) 0,95 4,38 3,89 3,43 (0,49)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài

sản ROA (%) 1,79 6,88 5,0 5,09 (1,88)

Tỷ suất sinh lời trên VCSH

ROE (%) 7,46 12,14 9,25 4,68 (2,9)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính 2010-2012)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):

Năm 2013, bình quân 100 đồng doanh thu công ty tạo ra đƣợc 4,38 đồng lợi

nhuận sau thuế, mức tăng là 3,43 đồng rất cao so với năm 2012. Năm 2014, tỷ suất này

lại giảm xuống 0,49 đồng còn 3,89 đồng năm 2014. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm

2012 - 2014 chỉ tiêu ROS có sự biến động không ổn định. Trƣớc hết, có thể giải thích

nguyên nhân gia tăng nhanh chóng chỉ số này tại năm 2013 là do tỷ trọng giá vốn hàng

bán trên doanh thu đã giảm từ 91,01% xuống 90,89% vào năm 2013 cùng với chi phí

tài chính giảm rõ rệt là 57,13% khiến lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng mạnh là

0,95%

4,38% 3,89% 1,79%

6,88%

5,00%

7,46%

12,14%

9,25%

0,00%

2,00%

4,00%

6,00%

8,00%

10,00%

12,00%

14,00%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

ROS

ROA

ROE

Thang Long University Library

55

420,13% so với năm 2012. Mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn mức tăng của

doanh thu thuần (13,27%) tác động làm ROS tăng. Đối với năm 2014, tỷ suất ROS

biến động đƣợc giải thích qua việc tỷ trọng LNST trên doanh thu đã giảm nhẹ nhƣng

vẫn ở mức rất cao là 3,89%. Cụ thể năm 2014, LNST giảm 16,48% so với năm 2013

cao hơn mức giảm của doanh thu thuần (6,02%). Tỉ lệ chi phí giá vốn trên doanh thu

thuần vẫn cao cho thấy một điều rằng công tác quản lí giá vốn hàng bán của công ty

vẫn ở chƣa tốt. Điều này dẫn đến để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần sẽ tốn nhiều chi phí

hơn. Tuy nhiên khi so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành thì chỉ số này không phải ở

mức quá thấp (ROS năm 2012 là 0,95% so với 1%, năm 2013 là 4,38% so với 0%,

năm 2014 là 3,89% so với 4%) tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho thấy tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty có suy giảm nhƣng chỉ ở mức nhẹ và vẫn có thể

cải thiện trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, để loại trừ ảnh hƣởng của yếu tố thuế thu nhập

doanh nghiệp là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc, các nhà quản trị của

doanh nghiệp Việt Tình có thể xem xét đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sau thuế

để nhận định và đƣa ra đƣờng hƣớng chính xác hơn trong tƣơng lai.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):

Năm 2013, bình quân cứ 100 đồng vốn bỏ ra tạo ra đƣợc 6,88 đồng lợi nhuận sau

thuế, tức là tăng 5,09 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 mức tăng

lợi nhuận sau thuế rất cao là 420,13% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng tổng tài sản ở

mức 35,07%. Đến năm 2014, chỉ tiêu này lại giảm khiến 100 đồng vốn kinh doanh chỉ

tạo ra 5 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 1,88 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau

thuế suy giảm 16,48% so với năm 2013. Điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh

kém hiệu quả hơn trƣớc nhƣng so với chỉ tiêu trung bình ngành của ba năm thì vẫn khá

cao. Trong giai đoạn 2012 -2013 kinh tế Việt Nam đối với ngành vật liệu xây dựng có

nhiều khó khăn chỉ tiêu ROA của ngành dƣới 1%, năm 2014 là 3%,trong khi đó ROA

của công ty năm 2012 là 1,79% và 6,88% năm 2013, năm 2014 là 5%. Tuy nhiên, nếu

trong những năm sau cứ tiếp tục đà giảm thì công ty cần có biện pháp gia tăng hiệu

quả sử dụng vốn thích hợp để mỗi đồng vốn bỏ ra đem lại lợi nhuận nhiều hơn.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE):

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết khả năng sinh lợi trên mỗi

100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty. Trong năm 2013, ROE tăng vọt tới 12,14%

nghĩa là cứ 100 đồng VCSH đầu tƣ thì đem lại 12,14 đồng lợi nhuận sau thuế tăng

4,68 đồng so với năm 2012. Có thể giải thích sự biến dộng này là do việc tăng lên của

vốn chủ sở hữu lên tới 219,65% vào năm 2013. Năm 2014, ROE giảm xuống 9,25%

tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 9,25 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,9 đồng so

với năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm này chủ yếu là do lợi nhuận sau

56

thuế giảm xuống 16,48% năm 2014. Tuy nhiên, chỉ tiêu ROE của công ty vẫn ở mức

rất cao so với trung bình ngành (2% so với 4,62% năm 2012, 1% so với 12,14% năm

2013, 10% so với 0,64% năm 2014)nên việc kinh doanh của công ty vẫn ổn định và

việc mở rộng hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi.

Nhận xét: Ta có thể thấy trong suốt giai đoạn 2012-2014 chỉ số ROE có biến

động mạnh và luôn lớn hơn ROA rất nhiều, đồng nghĩa với việc chính sách sử dụng

đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, việc kinh doanh trên số vốn chủ

sở hữu thấp nhƣng vẫn mang lại hiệu suất lớn nhờ tận dụng đƣợc các nguồn nợ phải

trả. Chính sách này mang lại hiệu quả cao nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro,

đòi hỏi ban giám đốc công ty phải cân nhắc kỹ lƣỡng hơn trong mỗi quyết định kinh

doanh.

Phân tích khả năng sinh lời theo phƣơng pháp Dupont

Bảng 2.12. Phân tích ROA và ROE theo phƣơng pháp Dupont

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch

2013-2012

Chênh lệch

2014-2013

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu ROS (%) 0,95 4,38 3,89 3,43 (0,49)

ROE (%) 7,46 12,14 9,25 4,68 (2,9)

Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản ROA(%) 1,79 6,88 5,0 5,09 (1,88)

Tổng tài sản trên

VCSH (lần) 4,18 1,77 1,85 (2,41) 0,08

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản (lần) 1,87 1,57 1,28 (0,3) (0,29)

(Nguồn: Số liệu tính từ BCTC giai đoạn năm 2012-2014)

Ta có thể thấy ROA chịu ảnh hƣởng từ ROS và hiệu suất sử dụng tài sản, cụ thể

ta đi phân tích từng chỉ tiêu tác động tới ROA. Trong giai đoạn 2012-2014, chỉ số ROS

có biến động tăng nhƣng không đều, năm 2013 chỉ số này tăng từ 0,95% đến 4,38%

với mức tăng là 3,43% so với năm 2012. Điều này cho thấy vào năm 2013 công ty đã

biết vận dụng hợp lý nguồn chi phí đầu tƣ và các chính sách kinh tế, hỗ trợ sản xuất

kinh doanh của chính phủ cải thiện tốc độ tăng của lợi nhuận ròng so với tốc độ tăng

của doanh thu. Sự tăng lên của ROS đã tác động tích cực làm ROA tăng 5,09% so với

năm 2012 chứng tỏ rằng hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản tăng đã tạo ra nhiều hơn

Thang Long University Library

57

5,09 đồng lợi nhuận từ 100 đồng tài sản. Mặc dù năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài

sản giảm xuống nhƣng mức tăng cao của ROS đã bù đắp cho sự sụt giảm của hiệu suất

sử dụng tài sản với mức giảm là 0,3 lần so với năm 2012. Đến năm 2014, mức tăng

của chi phí quản lý từ 19,47% lên đến 72,65% đã tác động phần lớn khiến lợi nhuận

sau thuế giảm 16,48%, mặc dù doanh thu thuần giảm 6,02% so với năm 2013 nhƣng

mức giảm rất nhỏ so với LNST nên chỉ số ROS giảm xuống còn 3,89%, mức giảm là

0,49%. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp chƣa tốt. Tác

động của ROS khiến cho ROA giảm 1,88% hay 100 đồng tài sản doanh nghiệp đầu tƣ

đã tạo ra ít hơn 1,88 đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó, tình hình quản lý tái sản năm 2014

cũng kém hơn năm 2013 khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm từ 1,57 lần xuống

còn 1,28 lần với mức giảm là 0,29 lần. Điều này cũng tác động làm giảm ROS, lúc này

một đồng tài sản bỏ thu đƣợc ít đồng doanh thu thuần hơn. Tuy có sự giảm sút trong

năm 2014 nhƣng nhìn chung các chỉ số vẫn ở mức đảm bảo để công ty vận hành tốt.

Qua bảng 2.12 ta thấy tốc độ tăng giảm của ROE chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ

ROS và tỷ số tổng tài sản trên VCSH. ROE là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận tích lũy

đƣợc trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Nhƣ vậy, năm 2012 tỷ suất ROE bằng 7,46%% tức là

100 đồng VCSH sẽ tạo ra 7,46 đồng lợi nhuận. Sang năm 2013, tỷ suất này tăng thêm

4,68% nguyên nhân tăng trƣớc hết phải kể đến tác động do ROS, có thể nói trong năm

này, tỷ suất sinh lời trên doanh thu ở mức cao nhất một phần là lý do khiến khả năng

sinh lời từ VCSH đạt tỷ lệ tối ƣu trong ba năm, đạt 12,14%, tức là 100 đồng VCSH tạo

ra 12,14 đồng lợi nhuận ròng, tăng 4,68 đồng so với năm trƣớc. Còn về khía cạnh tác

động của tỷ số tổng tài sản trên VCSH, nhận thấy tỷ số này trong năm 2013 có tác

động tiêu cực. Do cách thức áp dụng không hiệu quả nên tỷ số tổng tài sản trên VCSH

đã giảm mạnh 2,41 lần khiến ROE thiếu tính ổn định. Vào năm 2014, tỷ suất ROE

bằng 9,25% tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 9,25 đồng lợi nhuận, giảm 2,9

đồng so với năm 2013. Nguyên nhân trƣớc hết là do ROS suy giảm 0,49% nhƣ đã giải

thích ở trên. Mặc khác, dù tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng 0,08 lần nhƣng

tốc độ tăng quá nhỏ so với tốc độ giảm của ROS do đó tỷ suất sinh lời trên VCSH vẫn

giảm. Tóm lại, bằng phân tích Dupont, các yêu cầu đƣa ra để công ty cải thiện và giữ

vững tốc độ phát triển của ROE là phải quản lý hợp lý chi phí, tăng hiệu quả sử dụng

tài sản và nâng doanh thu để tăng khả năng tạo lợi nhuận từ nguồn lực đầu vào sẵn có.

Từ việc phân tích các nhân tố nhƣ trên có thể thấy khả năng sinh lời tài sản và

khả năng sinh lời trên VCSH của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều biến

động, các nhân tố chủ yếu tác động lên khả năng sinh lời trên tổng tài sản là chỉ tiêu

ROS, hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ số tổng tài sản trên VCSH. Nguyên nhân ảnh

hƣởng đến những yếu tố trên bao gồm các yếu tố khách quan và nội tại bên trong

58

doanh nghiệp nhƣ: Tình hình kinh tế hiện đang trên đà phục hồi sau ảnh hƣởng của

khủng hoảng, trình độ và cách thức quản lý của doanh nghiệp,.... Tóm lại, để nâng cao

kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cần chú ý đến hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả sử

dụng vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.

2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty TNHH TM Việt Tình

Là một công ty kinh doanh chủ yếu về vật liệu, vật tƣ và thiết bị phục vụ ngành

xây dựng, hoạt động trên 10 năm, trong quá trình sản xuất kinh doanh do không ngừng

tìm cách tiếp cận thị trƣờng, mở rộng quy mô kinh doanh, đặc biệt là luôn coi trọng

vấn đề chất lƣợng và tiến độ hoàn thành công trình, công ty TNHH TM Việt Tình đã

tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng, thi công đƣợc nhiều công trình lớn có giá trị .

2.3.1. Ưu điểm

- Về cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản

nguyên nhân là do đặc điểm ngành nghề của công ty (nhƣ đã trình bày ở trên). Tài sản

dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng có nhiều biến động lớn do việc mở rộng quy mô,

nhà xƣởng và kho bãi vào năm 2013. Bên cạnh việc tập trung đầu tƣ vào tài sản ngắn

hạn, doanh nghiệp cũng cần chú trọng hơn về tài sản dài hạn để mang lại hiệu quả sản

xuất cao.

- Về nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng cao trong 2

năm gần đây (56,62% năm 2013, 54,06% năm 2014), chứng tỏ khả năng tự chủ của

công ty ngày một cao hơn.

- Về khả năng thanh toán: Công ty luôn duy trì mức độ tài chính ổn định, đảm

bảo khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, điều này giúp công ty có thể hoạt

động kinh doanh ổn định mà không chịu sức ép lớn từ các khoản nợ. Các chỉ số khả

năng thanh toán của công ty đều ở mức tƣơng đối an toàn và đang có xu hƣớng điều

chỉnh về mức hợp lý.

- Về khả năng quản lý nợ: Công ty đã và đang thực hiện chính sách quản lý nợ

rất tốt. Đặc biệt trong hai năm gần đây, hệ số nợ của công ty đều nhỏ hơn 1 điều này

chứng tỏ rằng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty không cần huy

động quá nhiều nguồn lực từ bên ngoài tạo thuận lợi khi công ty cần vay vốn mở rộng

kinh doanh. Bên cạnh đó, khả năng quản lý chi phí lãi vay của công ty cũng rất tốt,

năm 2014 chỉ số này tăng 1,5 lần đƣa khả năng thanh toán lãi vay lên mức cao nhất là

4,76 lần. Công ty chủ yếu huy động vốn từ vay ngắn hạn ngân hàng, nguyên nhân là vì

chi phí sử dụng nợ vay làm giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp xuống,

mang đến cho doanh nghiệp lợi ích lá chắn thuế.

Thang Long University Library

59

- Thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời nhƣ ROS, ROA, ROE cho ta thấy

tỷ suất sinh lời của công ty có nhiều biến động tuy nhiên vẫn ở mức cao, chứng tỏ

đƣợc khả năng quản lý, và chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên

thị trƣờng là hiệu quả. Đây là cơ sở để các nhà đầu tƣ, các đối tác đƣa ra quyết định

đầu tƣ vào công ty. Khả năng sinh lời tốt chứng tỏ tiềm lực phát triển trong tƣơng lai

của công ty TNHH TM Việt Tình và là cơ sở để thu hút thêm các nhà đầu tƣ, các đối

tác kinh doanh, tổ chức tín dụng,…

2.3.2. Nhược điểm

- Tỷ lệ chi phí giá vốn trên doanh thu qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là

90,31%, 90,89%, 91,01% cho thấy tỷ trọng giá vốn hàng bán rất cao trong doanh thu

thuần làm giảm lợi nhuận sau thuế.

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn không cao, giảm dần qua các năm. Năm

2013 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm 18,23%, năm 2014 hiệu suất của TSNH

tiếp tục giảm 13,18%.

- Công tác quản lý hàng tồn kho còn chƣa tốt, năm 2014 hàng tồn kho tăng cao

tới 111,58%. Nguyên nhân là do đặc điểm ngành nghề của công ty kinh doanh vật liệu

xây dựng nên cần có sự đầu cơ tích trữ cho mặt hàng này. Tuy nhiên việc hàng tồn kho

nhiều không những làm gia tăng chi phí mà còn ảnh hƣởng đến các chỉ số về khả năng

thanh toán, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm. Vì vậy hàng tồn kho cần phải

đƣợc quản lý một cách hệ thống và hiệu quả.

- Các cán bộ phân tích tài chính của công ty chƣa có nhiều kinh nghiệm và trình

độ cao hơn để phân tích đánh giá đúng thực trạng công ty và đƣa ra các quyết định, kế

hoạch phát triển công ty.

Kết luận chƣơng 2

Nội dung chƣơng 2 trình bày khái quát về công ty TNHH TM Việt Tình và phân

tích tình hình tài chính tại công ty. Qua việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng nhƣ các chỉ tiêu

về khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh

lời và đòn bẩy tài chính của công ty ta thấy thực trạng tình hình tài chính của công ty

cũng nhƣ những biến động về tài chính và nguyên nhân. Từ đây, ta có thể nhận thấy

đƣợc những gì đã đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại về tình hình tài chính của

công ty từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.

60

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM VIỆT TÌNH

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH TM Việt Tình

Thông qua việc phân tích những thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại

cùng với những nhận định về cơ hội và thách thức trong những năm tới, công ty đã

xây dựng kế hoạch sản xuất lâu dài đáp ứng với nhu cầu thay đổi không ngừng của nền

kinh tế. Dƣới đây là những định hƣớng và mục tiêu phát triển của công ty:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nƣớc ta đang trên đà phục hồi và phát

triển sau ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhà nƣớc tạo điều kiện và cơ hội

để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển ngành nghề. Dƣới sự hỗ trợ của

Nhà nƣớc, công ty TNHH TM Việt Tình tiếp tục thực hiện chính sách kinh doanh dựa

trên nền gốc xây dựng. Bên cạnh đó, việc mở rộng ngành nghề có chọn lọc phù hợp

với nhu cầu thị trƣờng cũng nhƣ khả năng của công ty sẽ giúp phát triển kinh doanh

một cách mạnh mẽ.

Công ty cần tích cực đầu tƣ áp dụng công nghệ tiến bộ, hiện đại vào khai thác,

sản xuất nhằm nâng cao sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm.

Thƣờng xuyên bồi dƣỡng, khuyến khích nâng cao trình độ các bộ công nhân viên

trong toàn công ty. Nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo, hoạch định, tổ chức, xây dựng

những chính sách, chiến lƣợc kịp thời và phù hợp với thị trƣờng và tình hình của

doanh nghiệp. Giải quyết kịp thời những vẫn đề khó khăn của doanh nghiệp, lƣờng

trƣớcnhững rủi ro để kịp thời xử lý và khắc phục.

Tăng cƣờng khẳng định vị trí và uy tín của mình đối với khách hàng thông qua

cải tiến chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ. Giữ vững khách hàng truyền thống,

đồng thời tăng cƣờng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đảm bảo kinh doanh có lãi, tốc

độ phát triển ổn định.

Mục tiêu chiến lược

Về tổng quan, mục tiêu và định hƣớng chiến lƣợc của công ty TNHH TM Việt

Tình trong thời gian tới là tiếp tục xây dựng một doanh nghiệp phát triển ổn định, bền

vững, lâu dài, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế là đơn vị sản xuất các sản

phẩm cơ khí uy tín trên thị trƣờng. Công ty tiếp tục đầu tƣ mở rộng quy mô kinh

doanh, tăng cƣờng bồi dƣỡng trình độ và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, góp

phần tối đa hóa lợi nhuận và tài sản của công ty.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển chung của công ty cũng nhƣ điều kiện thực tế, đã

đề ra định hƣớng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới là trở thành công ty có tình

hình tài chính vững mạnh, khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng vật liệu xây dựng

Thang Long University Library

61

và cơ khí. Để đạt đƣợc mục tiêu công ty cần vạch ra những chiến lƣợc phát triển cụ thể

hơn nhƣ sau:

Chiến lược về sản phẩm: Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng

đồng, cho xã hội, và cụ thể là cho khách hàng của mình. Giá trị đƣợc tạo ra càng lớn

thì phần thƣởng (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực…) mà

công ty nhận đƣợc từ khách hàng càng lớn.Việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội, của

khách hàng, hiểu đúng những gì là quan trọng với khách hàng giúp tạo ra những sản

phẩm đáp ứng thị hiếu thị trƣờng là rất quan trọng để có đƣợc một chiến lƣợc kinh

doanh thành công. Công ty sẽ tiếp tục kinh doanh những mặt hàng vật liệu và thiết bị

phục vụ cho ngành xây dựng, nhôm, sắt, kính và các vật tƣ phụ kiện. Sản xuất, gia

công, lắp đặt các sản phẩm khung nhựa lõi thép, cửa nhựa lõi thép, khung nhôm, kính,

khung nhà thép, thép hình, tôn tấm, mái tôn, các phụ kiện liên quan, dịch vụ vận tải...,

và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu phát triển xây dựng trên địa bàn

thành phố tỉnh Lào Cai.

Chiến lược phát triển nhân sự: Do số lƣợng nhân viên của công ty đã đủ tiêu

chuẩn nên thời gian tới công ty sẽ tập trung đào tạo lao động có chất lƣợng cao. Công

ty sẽ duy trì việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của công

ty, đồng thời đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động.

Chiến lược phát triển thị trường: Lào Cai là một thành phố có tốc độ phát triển

kinh tế mạnh mẽ. Điều này tạo lợi thế cho công ty tiếp tục mở rộng thị trƣờng hoạt

động trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, công ty đang mở rộng quy mô về sản xuất tấm tôn

xốp, mái tôn, và thiết bị, vật tƣ phục vụ các công trình xây dựng. Đối với một công ty

có quy mô vừa nhƣ công ty Việt Tình, điều này là vô cùng cần thiết để tăng khả năng

cạnh tranh đƣợc với các công ty có quy mô lớn hơn.

3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty

3.2.1. Tiết kiệm chi phí

Dựa vào phân tích tình hình tài chính ta có thể thấy, mặc dù doanh thu của công

ty lớn nhƣng do chi phí giá vốn cao nên lợi nhuận ròng của công ty không cao. Giá

vốn hàng bán lớn nên đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp,

khiến lợi nhuận của doanh nghiệp phần nào bị giảm sút. Ngoài ra, sự ảnh hƣởng còn

đến từ khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác phát sinh trong quá trình

sản xuất kinh doanh, phụ vụ sản xuất chung, quản lý chung, quá trình tiêu thụ sản

phẩm.... Công ty cần tìm kiếm và cân đối các nguồn cung cấp vật liệu với đặc thù giá

cả ít biến động phức tạp và có hoạt động dự báo trƣớc diễn biến thị trƣờng để làm

giảm giá vốn hàng bán, giảm giá thành sản xuất cho doanh nghiệp. Các khoản chi phí

62

vận chuyển, đặc biệt là chi phí vận chuyển thuê ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí

bán hàng. Vì vậy doanh nghiệp nên cân đối giữa hoạt động vận tải thuê ngoài và vận

tải của doanh nghiệp, có thể tăng cƣờng đầu tƣ vào đội vận tải (tăng lao động trong

khối, đầu tƣ hệ thống xe chuyên dụng,..) từ đó tăng hiệu suất hoạt động của đội vận tải

nội bộ, tận dụng đƣợc nguồn lực của doanh nghiệp mà có thể tiết giảm đáng kể chi phí

thuê ngoài.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho

doanh nghiệp, cần phải tiết kiệm các khoản chi phí không thực sự cần thiết trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.2. Một số giải pháp sử dụng tài sản ngắn hạn

Trong giai đoạn 2012-2014, tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn không đem lại lợi

ích cao và tiếp tục có xu hƣớng giảm, điều này sẽ tác động tiêu cực đến doanh thu

thuần. Mặt khác, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là thƣớc đo so sánh giữa chi phí

bỏ ra và lợi nhuận mang lại. Vì vậy việc sử dụng TSNH cần đƣợc chú trọng để mang

lại lợi ích cho công ty.

Trƣớc hết, doanh nghiệp cần xác định lƣợng ngân quỹ cần thiết, ban tài chính

nên lập kế hoạch thu-chi để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền tƣơng ứng. Kế

hoạch thu-chi nên chi tiết cho từng ngày, tháng, quý và năm; kế hoạch thu chi càng chi

tiết thì lƣợng tiền mặt đƣợc xác định có độ chính xác càng cao. Mục đính của việc lập

kế hoạch là nhằm cân đối khả năng chi trả, giảm các chi phí liên quan và tăng tính luân

chuyển của tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có thể sử dụng mô hình

dự trữ tiền mặt Miller Orr để nâng cao hiệu quả quản trị tiền mặt. Do trong mô hình

Miller Orr, số lần giao dịch của mỗi thời kỳ là số ngẫu nhiên, thay đổi tùy thuộc vào sự

biến động của lƣợng thu và chi tiền mặt.

Công thức tính số dƣ tiền mặt theo mô hình Miller Orr:

Z*= √

+ L

H = 3Z* - 2L

Trong đó: Z* số dƣ tiền mặt tối ƣu

L là tồn quỹ tiền mặt tối thiểu (giới hạn dƣới)

H* là số dƣ tiền mặt tối đa

F là chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn

K là chi phí cơ hội do giữ tiền mặt

là phƣơng sai của dòng tiền mặt hàng ngày

Thang Long University Library

63

Lãi suất thị trƣờng là 7% (lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng).

(Nguồn: http://nguyentandung.org/lai-suat-cho-vay-se-giam-them-1-15.html/)

- Suy ra chi phí cơ hội là: (1+K)365

– 30 = 0,07 => K = 0,009

Bảng 3.1. Các số liệu về dự trữ tiền năm 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012

Tồn quỹ tiền mặt tối thiểu (L) 5.200

Chi phí cơ hội cho việc cất trữ tiền mặt (K)(*) 0,009

Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn (F) 20

Phƣơng sai của dòng tiền mặt hàng ngày ( σ2) 50

(Nguồn: Số liệu dự tính năm 2015 từ Phòng tài kế toán)

Theo mô hình Miller Orr thì lƣợng tiền mặt tối ƣu của công ty là :

Z*= √

+ 5200 = 5.360,91 (triệu đồng)

Mức dự trữ cực đại là:

H = 3*5.360,91 - 2*5.200 = 5.682,73 ( triệu đồng)

Nhƣ vậy thông qua mô hình Miller Orr, Công ty có thể xác định đƣợc tồn quỹ

tiền mặt phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, có thể thấy

Công ty cần phân tích tình hình của mình trong bối cảnh kinh tế, kết hợp với mô hình

Miller Orr nhằm xác định nhu cầu tiền mặt cần thiết trong từng giai đoạn vừa đảm bảo

khả năng thanh toán, vừa ổn định quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, vừa

không bị ứ đọng vốn gây ảnh hƣởng đến công tác đầu tƣ sinh lời của công ty.

Thứ hai là cần quản lý tốt hàng tồn kho vì hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng

và chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn đối với doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực vật liệu

xây dựng và vật tƣ phụ kiện. Hàng tồn kho phát sinh nhiều loại chi phí về quản lý, vận

chuyển, bảo quản, kho bãi,... vì vậy cần có những biện pháp quản lý hiệu quả để tránh

chi phí tốn kém, mất mát, hao mòn.... Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp

nên áp dụng mô hình tồn kho để xác định lƣợng hàng dự trữ tối ƣu nhƣ mô hình ABC.

Trong mô hình này tổng số loại hàng tồn kho đƣợc chia thành 3 nhóm: A, B, C dựa

vào giá trị hàng năm của chúng. Những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm cao nhất

từ 60% – 70% so với tổng giá trị hàng tồn kho nhƣng số lƣợng chỉ chiếm khoảng 15%

nhóm vào mặt hàng A. Nhóm B bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị ở mức

64

trung bình từ 25% - 30% nhƣng số lƣợng chiếm khoảng 30%. Nhóm C bao gồm những

loại hàng có giá trị nhỏ chiếm khoảng 5% - 10% tổng giá trị hàng tồn kho nhƣng số

lƣợng chiếm khoảng 55% trên tổng hàng tồn kho.

Bảng 3.2. Giá trị đầu tƣ và số lƣợng các khoản mục hàng hóa

(Nguồn: Phòng kế toán)

Bên cạnh việc áp dụng mô hình quản lý kho ABC, doanh nghiệp cũng cần nắm

chắc nhu cầu của khách hàng, tức là nắm chắc về số lƣợng sản phẩm và thời gian giao

hàng, và dựa trên sức tiêu thụ của từng loại sản phẩm, để cân đối cơ cấu hàng tồn kho

từ đó có kế hoạch sản xuất hợp lý. Cần phân loại chi tiết các loại hàng tồn kho và hàng

đã hƣ hỏng, giảm giá, xác định rõ nguyên nhân để tìm biện pháp xử lý, thu hồi vốn.

Thƣờng xuyên kiểm tra chất lƣợng hàng hóa trƣớc khi nhập kho, kiểm kê để tính toán

đƣợc lƣợng hàng hóa cần nhập mới.

Thứ ba là công ty cần nâng cao hiệu quả các khoản phải thu. Các khoản phải thu

lớn không phải là thể hiện sự kém hiệu quả, mà cái quan trọng là thời gian thu hồi của

nó. Mặc dù năm 2014 công ty đã cải thiện hiệu quả tình hình thu nợ (hệ số thu năm

năm 2014 tăng 11,56 vòng) tuy nhiên để tiếp tục duy trì điều này, công ty cần tiếp tục

thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thời gian thu tiền nhƣ: Công ty cần có phƣơng pháp

đánh giá và phân loại các khoản phải thu theo nhóm khách hàng A, B, C, N để xác

định nhóm khách hàng rủi ro và hạn chế cho nợ. Cụ thể:

- Đối với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống có mối quan hệ làm ăn

lâu năm, công ty nên xếp họ là nhóm A. Do đã có sự tin tƣởng hiểu biết lẫn nhau, các

đối tác đều có vị thế tài chính vững chắc, có uy tín trên thị trƣờng.

Loại vật liệu % số lƣợng % giá trị Loại

Bản lề, mô tơ cửa các loại 2,01 35,55 A

60,15% Máy móc kĩ thuật 2,3 24, 60 A

Thiết bị trang trí nội, ngoại

thất 10,15 15,75 B

30%

Phụ kiện lắp đặt 20 14,25 B

Inox 18 3,68 C

Nhôm 22,6 2,9 C 8,85%

Sắt 24,94 2,27 C

Thang Long University Library

65

- Đối với các khách hàng, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy mô hoạt

động nhỏ hơn, thanh toán có thể chƣa đúng hạn nhƣng không phát sinh nợ khó đòi và

cũng đã có mối quan hệ làm ăn lâu năm, xếp họ vào nhóm B.

- Đối với những khách hàng có uy tín thấp, tài chính không chắc chắn, xếp họ

vào nhóm C. Tuy nhiên, khi kí hợp đồng cần có các ràng buộc chắc chắn về tài chính

và thanh toán. Cụ thể, trong các hợp đồng tiêu thụ cần quy định rõ thời hạn thanh toán,

phƣơng thức thanh toán,... và yêu cầu các bên chịu trách nhiệm về các điều khoản

trong hợp đồng nhƣ sẽ bị phạt nếu thanh toán chậm.....

- Đối với các đối tác tiềm năng mới, công ty áp dụng các điều khoản ở mức vừa

phải mang tính thăm dò, xếp họ vào nhóm N (New).

Bên cạnh đó, công ty có thể áp dụng biện pháp tỷ lệ đặt trƣớc (đặt cọc tiền hàng

khi kí hợp đồng mua hàng) với tỷ lệ đặt chung cho khách hàng là 10% hoặc áp dụng tỷ

lệ đặt trƣớc đối với từng nhóm khách hàng: Khách hàng thuộc nhóm A, có thể không

yêu cầu khách hàng đặt cọc trƣớc hoặc đặt cọc 3%-5% trên tổng giá trị hợp đồng mới

(đối với hợp đồng có giá trị lớn). Khách hàng thuộc nhóm B, công ty có thể yêu cầu

khách đặt cọc trƣớc 10%-15% giá trị hợp đồng mới, tùy theo giá trị lô hàng. Riêng với

khách hàng thuộc nhóm C và nhóm N thì công ty yêu cầu mức đặt cọc tối thiểu là 15%

và tùy theo lƣợng hàng hóa và độ tin cậy với khách hàng mà tỷ lệ đặt cọc có thể lên tới

50% tổng giá trị lô hàng. Với mức đặt trƣớc này, công ty có kỳ vọng giảm gánh nặng

cho các khoản phải thu sau này Đồng thời công ty tiếp tục áp dụng các chính sách

chiết khấu bán hàng, giảm giá thành khuyến khích mua số lƣợng lớn, thanh toán

nhanh, đẩy nhanh tốc độ các khoản phải thu. Ngoài ra, công ty cần có biện pháp phòng

ngừa và xử lý nợ khó đòi nhƣ: hoán đổi lãi suất, bảo hiểm tín dụng.... Chú trọng hơn

nữa tới công tác thực thi chính sách tín dụng, đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng quy trình

nghiệp vụ. Nâng cao chất lƣợng về thẩm định thông tin khách hàng, thƣờng xuyên

theo dõi tình hình tài chính đối tác. Nếu có dấu hiệu bất thƣờng sẽ có biện pháp xử lý

kịp thời. Đôn đốc các nhân viên tiến hành thu nợ kịp thời tránh để tình trạng nợ kéo

dài. Mặt khác công ty nên trích dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi và hạn chế

tối đa trƣờng hợp phải đƣa ra pháp luật.

3.2.3. Nâng cao về công tác quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên

Con ngƣời là yếu tố quyết định hàng đầu trong nhiều vấn đề và lĩnh vực trong

cuộc sống. Mặc dù chất lƣợng công tác phân tích phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣng

trong đó yếu tố nhân sự có vai trò trọng yếu.

Đào tạo cán bộ để phục vụ công tác phân tích tài chính cần những cán bộ năng

động, nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi cao. Việc đào tạo này cần có sự

66

đầu tƣ thích đáng về thời gian và tiền bạc để mang lại hiệu quả cao, nâng cao đƣợc

chất lƣợng công tác phân tích tài chính trong tƣơng lai.

Ngoài ra, yếu tố lƣơng, thƣởng cũng tác động khá lớn đến chất lƣợng công tác

của ngƣời lao động. Do đó, kế toán cần phải hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản

nhƣ trợ cấp, bảo hiểm..., và thanh toán các khoản này đầy đủ, đúng thời hạn để bảo

đảm quyền lợi của ngƣời lao động.

Kết luận chƣơng 3

Tóm lại, từ những phân tích về tình hình tài chính của công ty TNHH TM Việt

Tình, nhận thấy rõ đƣợc những lợi thế đã đạt đƣợc và những khó khăn phải đối mặt khi

doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng trong giai đoạn 2012 - 2014. Từ đó đƣa ra các

chiến lƣợc định hƣớng phát triển công ty, đồng thời nêu lên một số giải pháp nhằm cải

thiện tình hình tài chính của công ty.

Thang Long University Library

KẾT LUẬN

Qua hai phần cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng tình hình tài chính

của doanh nghiệp đã cho thấy tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính đối với

quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn

tình hình tài chính giúp hỗ trợ đƣa ra những quyết định, chiến lƣợc kinh doanh phát

triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá

trình từ thu thập tài liệu, chứng từ đến lập báo cáo kế toán tài chính đúng với thực tế.

Nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sẵn

có, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích tình tình tài chính để có thể đƣa ra

những quyết định đúng đắn.

Trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học tại Đại Học Thăng Long, kết hợp với

thời gian thực tập tại công ty TNHH TM Việt Tình và đi sâu vào phân tích, đánh giá

tình hình tài chính của công ty, nhận thấy rằng, phân tích tài chính doanh nghiệp là

một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt

động sản xuất kinh doanh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Em hy vọng những ý kiến

đóng góp này có thể giúp ích cho ban lãnh đạo công ty trong thời gian tới.

Vì hạn chế thời gian nghiên cứu và trình độ, nên trongquá trình phân tích, khóa

luận không tránh khỏi những nhận định chƣa chuẩn xác và hợp lí. Em rất mong nhận

đƣợc sự góp ý từ quý thầy cô, ban lãnh đạo công ty để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Vũ Thị Lệ Hằng và các cô

chú, anh, chị trong phòng tài chính kế toán của công ty đã hƣớng dẫn và giúp đỡ em

hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Anh

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền

tệ năm 2012 của công ty TNHH TM Việt Tình.

2. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền

tệ năm 2013 của công ty TNHH TM Việt Tình.

3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền

tệ năm 2014 của công ty TNHH TM Việt Tình.

Thang Long University Library

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lƣu Thị Hƣơng (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội, tr.10, tr.24.

2. ThS. Đinh Thế Hiển (2008), Quản trị tài chính - Đầu tư, Nhà xuất bản Lao

động – xã hội, tr.61, tr.68, tr.71-72.

3. Th.S Ngô Kim Phƣợng – Chủ biên, TS. Lê Thị Thanh Hà, Th.S Lê Mạnh Hƣng,

ThS. Lê Hoàng Vinh (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

ĐHQG TPHCM, tr.62

4. Công ty dịch vụ kế toán và tƣ vấn Goldenstar, Đòn bẩy tài chính,

http://ketoansaovang.com.vn/vn/tin-tuc/149/don-bay-tai-chinh.html, cập nhật

thứ sáu, 18/01/2013.

5. Công ty CP Tƣ Vấn Đầu Tƣ Cây Cầu Vàng, Tăng trưởng tài chính theo nhóm

ngành, http://www.cophieu68.vn/category_finance.php?year=2014,

6. Bizlive, Lãi suất cho vay sẽ giảm 1-1,5%, http://nguyentandung.org/lai-suat-

cho-vay-se-giam-them-1-15.html, cập nhật ngày 21/3/2015.

7. Các tài liệu về công tác tài chính kế toán, tài liệu về hoạt động sản xuất kinh

doanh, công tác tổ chức công ty.