“Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau...

148
CTHƠM 1 “Nhớ Quê” – Tranh ca chọa sĩ VŨ THÁI HÒA

Transcript of “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau...

Page 1: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 1

“Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THÁI HÒA

Page 2: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 2

NGUYỆT SAN CỎ THƠM ONLINE SỐ 10 – THÁNG 8, 2018

MỤC LỤC

BIÊN KHẢO

TR6- TỪ “GIÒNG SÔNG TRĂNG“, ĐỜI VÀ ĐẠO TRONG CÕI NHÂN

SINH CỦA TUỆ NGA - SONG NHỊ

TR12- JEAN PATRICK MODIANO – NOBEL VĂN CHƯƠNG 2014 –

PHẠM VĂN TUẤN

TR57 – ĐỌC NON NƯỚC ĐÁ VÀNG CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG –

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

TR90 – TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ -

TP NGUYỄN VĂN THÀNH(1923)

VĂN

TR4 - VÀI LỜI CHÂN TÌNH – PHAN ANH DŨNG

TR22 – LÁ VÀNG CÒN Ở TRÊN CÂY - Ỷ NGUYÊN

TR25- THĂM VIẾNG SPLIT, CROATIA – NGỌC HẠNH

TR35 – BẠN THÂN – DIỄM CHÂU TNQG

TR69 – “THU QUA LẶNG LẼ NỖI BUỒN“, TƯỞNG NHỚ HỌA SĨ/NHẠC

SĨ VŨ THÁI HÒA – PHAN ANH DŨNG

TR74 – CHUYỆN PHỞ XE LỬA VÀ TUỔI GIÀ – PHẠM THÀNH CHÂU

TR87- EM BÁN ĐÈN HỒNG – VƯU VĂN TÂM (Germany)

TR101 – DÒNG SÔNG CHẢY NGƯỢC – TIÊN SHA-LÊ LUYẾN

TR117 – NỖI LÒNG CỦA BÁC PHONG – TT THÁI AN

TR137- NGUYỄN VĂN BẾN NGHÉ – ĐOÀN XUÂN THU (Melbourne)

THƠ

TR5- MƠ MỘT QUÊ HƯƠNG – TRẦN QUỐC BẢO (Richmond, VA)

TR20 – TRĂNG ÚA – HOA VĂN

TR33 – NHỚ THUỞ ĐẦU ĐỜI & CHIỀU NƠI ĐẤT KHÁCH – NGUYỄN

KINH BẮC

TR34- TÌM / MY QUEST – Thơ Song Ngữ: THANH THANH

TR44 – HẠ TÍM – ĐOÀN XUÂN THU (Melbourne)

TR47 – TÌNH BẠN ĐỜI XƯA – Kịch thơ: HẢI BẰNG-HDB

Page 3: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 3 3

TR65 – ĐỌC THƯ BẠN CẢM TÁC – NGUYỄN PHÚ LONG

TR68 – TÂM SỰ VỚI PHẠM VĂN BÌNH – HẠ THÁI TRẦN QUỐC PHIỆT

TR73- CUỘC LỮ HÀNH VÔ VỌNG – TẠ QUANG TRUNG

TR86 – GIAO DUYÊN – PHAN KHÂM

TR86 – MƠ NGÀY HỘI NGỘ - NGUYỄN VÔ CÙNG

TR99 – MY RIVER & “NASCENT LOVE“ – QUOC SUNG DUC AM

TR100 – MÙA YÊU THƯƠNG – KIM THÀNH

TR116 – BÀI VIOLETTA CHO EM – BÙI THANH TIÊN

TR124 – HÃY VÙNG LÊN, HỠI ĐỒNG BÀO – WILLIAM HOANG

TR130 – ONE DAY IN SPRING – RABINDRANATH TAGORE

TR131 – MỘT NGÀY XUÂN – Thơ Chuyển Ngữ: TM NGÔ TẰNG GIAO

TR136- CÒN DUYÊN – THÁI HƯNG/PGH

TR142 – LÀM SAO EM HIỂU – ĐỖ BÌNH

TR144 – GỢI NHỚ (VỀ CA SĨ TÂM VẤN) - THANH TRÍ

HỘI HỌA, NHIẾP ẢNH

TR1/ BÌA: NHỚ QUÊ – Tranh: VŨ THÁI HÒA

TR11 – NỬA ĐỜI – Thơ: TUỆ NGA/ Thư họa: VŨ HỐI

TR24 – LÁ SEN – Tranh: NGUYỄN SƠN (GERMANY)

TR35 – HOA ĐẦU HÈ – Ảnh: NGUYỄN SƠN (GERMANY)

TR43 – BỒ CÂU – Tranh: CÁT ĐƠN SA

TR132 – CÓ NHỮNG MÀU ĐỎ - Bài về nhiếp ảnh: LÊ VĂN KHOA

TR144 – CHÂN DUNG TÂM VẤN – Tranh: THANH TRÍ (Sacramento)

NHẠC

TR10 – TỪ DÒNG SÔNG TRĂNG – Nhạc: VĨNH ĐIỆN; Thơ: TUỆ NGA

TR45- GIÓ QUYỆN TÌNH XUÂN – Nhạc: HUY LÃM; Thơ: BÙI THANH TIÊN

TR66 – CHUYỆN TÌNH BUỒN – Nhạc: PHẠM DUY; Thơ: PHẠM VĂN BÌNH

TR72- THU QUA LẶNG LẼ NỖI BUỒN – Lời & nhạc: VŨ THÁI HÒA

TR89– CÔ BÁN ĐÈN HOA GIẤY – Soạn giả: QUY SẮC

TR125 – KHÔNG ĐẶC KHU CHO NGOẠI BANG – Bài viết, nhạc, lời:

TRẦN CHÍ PHÚC

Page 4: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 4

VÀI LỜI CHÂN TÌNH Nguyệt San Cỏ Thơm online số 10 lại đến với quý vị yêu văn học nghệ

thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức

phát hành vào ngày 17 tháng 7, 2018. Chúng tôi đã dành trọn tháng 7

để chú tâm thực hiện tờ báo in - liên tục phát hành 23 năm qua- mà

nhiều độc giả, mạnh thường quân và văn thi hữu vẫn yêu cầu duy trì.

Tình hình trong nước đang nóng bỏng về dự luật “đặc khu kinh tế”- cho

Trung Quốc “thuê 99 năm“ 3 địa điểm chiến lược Vân Đồn, Bắc Vân

Phong, Phú Quốc - và luật “an ninh mạng“ ra đời để dễ kiểm soát, kềm

kẹp tiếng nói của người dân trên mạng lưới toàn cầu. Người Việt Nam

trong xứ cũng như hải ngoại đã đồng loạt lên tiếng, biểu tình mạnh mẽ

khắp nơi. Một số văn thi hữu hải ngoại đã biểu lộ tâm tư về những vấn

đề nghiêm trọng trong số này.

Ngoài bài vở giá trị của các tay viết chủ lực, Cỏ Thơm mở rộng vòng

tay chào đón nhà văn Ngọc Hạnh, Vưu Văn Tâm và TT Thái An.

Chúng tôi vẫn mong tiếp tục nhận bài vở từ các ngòi bút hải ngoại -

thích hợp với chủ trương của Cỏ Thơm.

Mời đọc bài “Chuyện Phở Xe Lửa và Tuổi Già”, văn phong vui, có

duyên của nhà văn gốc Hội An Phạm Thành Châu để nhớ những khuôn

mặt quen thuộc đã vĩnh viễn ra đi: họa sĩ Đinh Cường, nhà thơ/nhà báo Giang Hữu Tuyên, nhà thơ Hoàng Trùng Dương, nhà thơ Vương Đức Lệ.

Chúng tôi cũng xin thành kính chia buồn cùng tang quyến và chân

thành ghi nhận những đóng góp văn học nghệ thuật của nhà văn Tạ

Quang Khôi, danh ca Tâm Vấn, nhà thơ Phạm Văn Bình đã rời trần thế

về cõi vĩnh hằng.

Cỏ Thơm cảm ơn thi sĩ Tuệ Nga và Kim Thành đã gởi tặng thi tập “Từ

Giòng Sông Trăng” & “Trăng Chờ”; ca sĩ Ngọc Hà và Thu Vàng (qua

nhạc sĩ Phạm Anh Dũng Cali) gởi tặng CD “Nhớ Em” & “Tiếng Hát

Lênh Đênh”.

Cảm ơn quý vị đã đóng góp bài vở và ủng hộ nhiệt tình. Xin vui lòng

tiếp tay phổ biến đến thân hữu,

Phan Anh Dũng Richmond, Virginia USA

Page 5: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 5 5

MƠ MỘT QUÊ HƯƠNG

Tôi mơ có một Quê Hương:

“Toàn dân no ấm, Tình Thương chan hòa

Chín mươi triệu dân; một nhà

Coi nhau ruột thịt, như là anh em

Tự do, Hạnh phúc êm đềm

Quốc dân tạo dựng ‘Chính quyền Vì dân’

Nếp nhà: ‘Đạo, Đức, Nghĩa, Nhân’

Văn minh Thế giới góp phần Quê tôi”.

- Ước mơ nào quá xa vời

Việt Nam - Quê đã một thời như mơ

Nhưng, than ôi! có đâu ngờ!

Ngọn đèn phụt tắt, bây giờ tối tăm!

Quê tôi, nay những hờn căm

Lưỡi dao Cộng sản băm vằm nát Quê

Lòng dân ai oán não nề!

Bao giờ ánh sáng trở về Quê Tôi?

Trần Quốc Bảo Richmond, Virginia

Page 6: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 6

“TỪ GIÒNG SÔNG TRĂNG”

ĐỜI VÀ ĐẠO

TRONG CÕI NHÂN SINH CỦA TUỆ NGA

** Song Nhị **

Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng

“nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ bản “tĩnh”, do cảm xúc của dục tính

mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ

vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói.

Lời nói không đạt tới được cái tận cùng của cảm xúc nên sinh ra

vịnh thán. Khi đã vịnh thán thì không thể không vận dụng đến tiết

tấu tự nhiên từ mối rung động xốn xang... Và từ đó xuất hiện một

thể tính cảm xúc. Người ta gọi đó là nguồn thơ.

Tất cả những người làm thơ đều có nguồn cảm xúc như nhau, giống

nhau. Khác nhau là ở cái căn nguyên từ đối cảnh, đối tình của mối

rung động. Nguồn cảm xúc ấy vượt lên trên, không chỉ là một tâm

sự tách bạch. Một bài được gọi là thơ, diễn đạt một tâm trạng chưa

hẳn là một bài thơ, đó không phải là nguồn thơ. Nguồn thơ là giòng

chảy mênh mông bất tận, dẫu cho đến khi cuộc sống có mỏi mòn,

thể xác kia có già nua thì nguồn thơ vẫn không tàn héo.

Tuệ Nga chưa hẳn đã đi tìm ngọn ngành của

nguồn thơ như ý người xưa mà tôi vừa biện

dẫn; Cũng không phải ngẫu nhiên để bà đặt

tựa Từ Giòng Sông Trăng cho tập thơ này.

Từ Giòng Sông Trăng là một tập hợp nhiều

mối cảm xúc từ một nguồn thơ lai láng trong

tâm hồn Tuệ Nga. Suốt chiều dọc “Từ Giòng

Sông Trăng” nhà thơ trải lòng về Mẹ – một

hình ảnh, một biểu tượng đẹp tự nhiên muôn

thuở của nhân loại, nhất là đối với Á Đông, và với con người Việt

Nam.

Mẹ - với Nhà thơ Tuệ Nga không còn trong phạm trù mẫu tử, Mẹ là

vầng trăng vằng vặc, là đóa hoa tươi thắm, là làn hương thơm ngát,

là thanh âm dịu ngọt:

Mẹ là trăng sáng, ơi trăng

Là hương hoa bưởi đêm rằm óng tơ

.........

Page 7: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 7 7

À ơi tiếng mẹ ru hời

Tiếng ru ấm cả vùng trời hoa niên

(Sông Trăng Tình Mẹ)

Từ tình cảm mẫu tử thiêng liêng đằm thắm, dưới ngòi bút Tuệ Nga,

mẹ đã hoá thân thành quê hương, hay đúng hơn quê hương đã hoá

thân thành người mẹ, một sự đồng hóa chỉ có ở những tâm hồn dạt

dào lòng yêu nước, yêu quê hương của mình. Với Tuệ Nga, hai hình

ảnh - quê hương và mẹ đã hòa nhập thành một chủ thể cảm xúc

trong tâm hồn nhà thơ: tình mẹ và tình quê. Mẹ và quê hương

là một.

Từ hình ảnh mẹ:

Dịu dàng - tiếng mẹ dịu dàng

Dịu dàng - tiếng mẹ chứa chan nghĩa tình

......

Dịu dàng hoa ngát mấy phương

Dịu dàng ơi những con đường thân quen

(Dịu dàng tiếng Mẹ)

đến hình ảnh quê hương:

Thơ tôi là những cụm ngâu

Ơi thơ là cả nỗi sầu quê xưa

Có chiều võng mẹ đong đưa

Có đêm trăng sáng gió lùa tầu cau

.........

Gió lùa ngọn cỏ hắt hiu

Mênh mông là nhớ ơi chiều quê xưa

Bài thơ lạc tứ bơ vơ

Về đâu nhung nhớ ơ hờ mây bay.

(Về Đâu Thương Nhớ)

Đọc những bài thơ Tuệ Nga nói về trăng, về quê, về mẹ mới thấy ở

tâm hồn nhà thơ là cả một trời cảm xúc dạt dào, cả một nguồn cảm

hoài lai láng về tình mẹ, về vầng trăng Việt nam, về con sông, về

thành phố, về ruộng đồng: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Sài Gòn... Từ

nơi đây, trên quê người xứ lạ, nhà thơ chắt chiu từng hình ảnh, từng

kỷ niệm để mà bâng khuâng, để mà hoài vọng:

Page 8: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 8

Trăng ơi! Lòng vẫn mong chờ

Vầng trăng sáng rỡ đôi bờ quê hương.

(Quê Hương, Một Giòng Sông Trăng)

Từ hoài vọng đó nhà thơ ngồi soi rọi, nhìn vào tâm khảm để thấy, để

biết mình có gì, còn gì và mong ước những gì:

Tôi ngồi đây mường tượng

Giòng sông ở quê nhà

(Ai Đi tìm Bản Ngã)

......

Chút gì cho nước cho non

Chút gì nghèn nghẹn đáy hồn bâng khuâng.

(Mùa Xuân Mơ Nắng Trời Việt Nam)

để rồi tâm hồn ngập tràn nỗi nhớ:

Mưa rơi trong mảnh vườn con

Bỗng dưng lại nhớ nước non lạ lùng

Nhớ trời Hà Nội thu phong

Nhớ con phố nhỏ nắng hồng vương vương

(Nhớ Trời Hà Nội Thu Phong)

Như hầu hết những người Việt Nam lưu vong tỵ nạn, chưa một lần

về thăm lại quê hương. Quê hương từ ngày quay gót ra đi, đã bao lần

ngoái nhìn về cố xứ, quê hương từ ngày “tiễn khách sầu xa quê”,

“nhìn mây trời giăng mắc. Rừng xanh chắn nẻo về” hình như không

bao giờ vơi nguôi trong đoái tưởng của nhà thơ.

Tại sao tác giả lại lấy hình ảnh rừng xanh để gán cho là thủ phạm

ngăn chặn nẻo về của những người con lưu lạc? Rừng xanh là gì?

Nếu không phải là ẩn dụ một quê hương còn nhiều nghịch lý, bất

trắc, còn những tráo trở, bất an, chưa đủ an toàn cho một ngày sum

họp hoan ca. Trong tâm hồn nhà thơ ước vọng một ngày về vẫn là

“Nửa đời cơn mộng huyễn. Tuyết sương chắn nẻo về” (Vầng Trăng

Cổ Độ), và cứ như thế quê hương và ngày về như một ray rứt, một

ám ảnh không rời:

Trên dốc mòn năm tháng

Ai thấy cánh hoa lê

Trắng ngần trong tiềm thức

Rồi mơ một ngày về

(Em Đón Xuân Có Nhớ)

Page 9: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 9 9

......

Mây ơi đừng chắn nẻo về

Bài thơ thả gió vô đề buồn tênh.

(Nhớ Trời Hà Nội Thu Phong)

Băn khoăn với những gì có hôm qua, với những gì mất hôm nay,

thời gian và lẽ biến thiên của cuộc nhân sinh tại thế - quê hương đã

xa, tuổi trẻ đã mất, người Phật tử thuần thành Tuệ Nga quán triệt cái

giả tạm, cái vô thường của cuộc nhân sinh, thơ không còn là tiếng

buồn của muộn phiền, ủy mị:

Ru đời trong giấc chiêm bao

Ru tôi tiếng nhạc ngọt ngào âm thanh

(Vô Ngôn)

.......

Bâng khuâng mỏi bước luân hồi

Bài thơ thả gió lên trời, thơ vui

(Bài thơ thả gió lên trời)

Nhà thơ nhìn lại cuộc đời, nhìn vào lẽ đạo để thấy một thực tại phản

chiếu:

Trong gương ai đó phải mình

Cái thân giả tạm, cái hình phù du

(Ai Người Vách Núi Đề Thơ)

để rồi thấy lòng thanh thoát, an nhiên tự tại, “bởi đã hiểu đời là quán

tạm” trên “một chuyến xe đời”, “một vòng tử sinh”, một “bữa tiệc

đủ đầy vị chua vị ngọt”, và có đủ tiếng chim hót, có nắng ban mai -

thuở rộn ràng của thuở đầu đời hoa mộng, cho đến ngày sau, chặng

cuối, có tiếng vọng đại hồng chung ngân dài, gọi con người tìm về

hài hòa an lạc...

Tuy không được phân định có chủ ý, nhưng đọc suốt tập Từ Giòng

Sông Trăng, bạn đọc có thể dễ dàng nhìn ra ba chủ đề chính: Thơ

viết về Mẹ, Thơ viết về Quê Hương và thơ viết về Tâm Đạo. Ba chủ

đề, ba nội dung này có khi trộn lẫn, chan hòa, xen kẽ vào nhau,

nhưng bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy trong từng bài thơ, trong từng

chương đoạn, dù không được sắp xếp rạch ròi.

Trong phần Thơ Đạo, Tuệ Nga không đi tìm nguyên khởi của Đạo

Page 10: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 10

mà từ Đạo, chứng nghiệm lẽ đạo vào cuộc nhân sinh, vào nhân

duyên nghiệp quả để “ngộ” lẽ vô thường, từ đó phóng vào cuộc sinh

tồn lẽ sắc không thanh thản.

Tuệ Nga đã có trên mười tập thơ xuất bản, trong đó tập SUỐI đoạt

Giải Văn Học Nghệ Thuật cuả Văn Học Miền Nam năm 1974; có

hàng mấy chục bài thơ được phổ nhạc; từng cộng tác với nhiều tờ

báo, tập san, tạp chí tại hải ngoại. Về kỹ thuật, tưởng chỉ với lời

nhận xét sau đây của thi sĩ Hà Thượng Nhân về thơ Tuệ Nga: “từ

ngữ thật giản dị nhưng thật tài tình”... là một đúc kết đầy đủ.

Song Nhị - San Jose, 4.2005

Mời nghe ca khúc “Từ Giòng Sông Trăng”, thơ Tuệ Nga,

Vĩnh Điện phổ nhạc:

https://www.youtube.com/watch?v=kwgkYYkphis

Page 11: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 11 11

Page 12: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 12

Jean Patrick Modiano

Văn Hào Pháp Lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương Năm 2014

** Phạm Văn Tuấn **

Jean Patrick Modiano là nhà văn viết tiểu thuyết người Pháp vừa lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương vào ngày 10 tháng 12 năm 2014. Văn Hào Patrick Modiano đã đoạt Giải Thưởng Văn Chương Châu Âu năm 2012 của nước Áo (the 20112 Austrian State Prize for European Literature), Giải

Thưởng Thế Giới Cino Del Duca năm 2010 của Viện Pháp Quốc (the 2010 Prix mondial Cino Del Duca from the Institut of France), Giải Thưởng Goncourt năm 1978 (the 1978 Prix Goncourt) vì cuốn tiểu thuyết "Đường Phố của các Cửa Hiệu tối tăm" (Rue des boutiques obscures) và vào năm 1972, tác giả Modiano đã lãnh Giải Thưởng Lớn phát về tiểu thuyết của Hàn Lâm Viện Pháp (Grand Prix du roman de l'Academie francais) vì tác phẩm "Các Đại Lộ vòng đai" (Les Boulevards de ceinture). Các tác phẩm của Văn Hào Patrick Modiano đã được phiên dịch sang hơn 30 ngôn ngữ, được ca ngợi trong nước Pháp dù cho chỉ có vài cuốn tiểu thuyết của ông được dịch sang tiếng Anh ngay cả khi tác giả này nhận được Giải Thưởng Nobel Văn Chương. Trong kỳ tặng Giải Thưởng Nobel Văn Chương năm 2014 này, Văn Hào Patrick Modiano đã vượt qua vài nhà văn danh tiếng khác trên Thế Giới như nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami, nhà văn người Kenya Ngugi wa Thiong'o, nhà báo và tác gia của xứ Belarussia là Svetlana Alexievich và nhà thơ Adonis người Syria. Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã ca ngợi Văn Hào Patrick Modiano "vì nghệ thuật của trí nhớ, với thứ này tác giả đã gợi lên các định mệnh con người, thứ định mệnh khó hiểu nhất và đã khơi lại thế giới đời sống của thời kỳ bị chiếm đóng" (for the art of memory with which he has evoked the most ungraspable human destinies and uncovered the life-world of the occupation).

Page 13: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 13 13

1/ Thời trẻ và học vấn. Jean Patrick Modiano sinh tại Boulogne-Billancourt, một xã thuộc vùng ngoại ô phía tây của thành phố Paris, nước Pháp, vào ngày 30 tháng 7 năm 1945. Cha của ông Patrick tên là Albert Modiano (1912-1977) là một người có nguồn gốc Do Thái, thuộc về gia đình Sephardic của miền Salonica. Mẹ của ông là bà Louisa Colpijn, là một nữ diễn viên người Bỉ (Flemish), còn được gọi bằng tên Louisa Colpeyn. Cha và mẹ của ông Patrick Modiano đã gặp nhau khi thành phố Paris bị quân đội Đức Quốc Xã chiếm đóng trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Ông Albert là người gốc Do Thái nhưng đã không đeo ngôi sao vàng David trên cánh tay áo, đã không trình diện quân đội Đức trong khi tại thành phố Paris, các người gốc Do Thái đã bị lùng bắt để bị đưa vào các trại tù tập trung. Trong thời kỳ chiến tranh, ông Albert đã sinh sống nhờ buôn bán trong thị trường đen cũng như la cà với các nhân viên mật vụ Đức Gestapo đóng trên con đường phố Lauriston. Thuở thiếu thời của cậu Patrick đã khác biệt với các trẻ em cùng lứa tuổi. Cậu được ông bà ngoại nuôi dưỡng và dạy nói tiếng Flemish (tiếng Bỉ), sau đó theo học trường trung học nhờ tiền trợ cấp của chính phủ. Do cả hai cha và mẹ thường hay vắng nhà, nên Patrick chỉ thân thiết với người em ruột tên là Rudy, nhưng cậu bé này đã qua đời vì bệnh tật vào tuổi lên 10, vì thế các tác phẩm của nhà văn Patrick Modiano từ năm 1967 tới năm 1982 đã được viết tặng cho người em Rudy. Nhớ lại thời gian bi thương này, nhà văn Patrick Modiano đã viết ra cuốn hồi ký danh tiếng, có tên là “Một Dòng Dõi” (Un Pedigree, 2005) và ông đã nói: “tôi không thể viết ra được cuốn tiểu sử tự thuật (autobiography), vì vậy tại sao tôi gọi cuốn truyện đó là một dòng dõi, đó là một cuốn truyện nói nhiều về cha mẹ tôi đã làm cho tôi hơn là tôi đã làm cho các người khác”. Patrick Modiano đã theo bậc tiểu học tại trường Montcel (Ecole du Montcel) tại Jouy-en-Josas, rồi trường trung học Henry IV tại thành phố Paris. Trong thời gian theo bậc trung học này, cậu Patrick đã học Hình Học với giáo sư kiêm nhà văn Raymond Queneau, ông này cũng là một người bạn của bà mẹ của cậu Patrick. Patrick Modiano đã đậu xong Tú Tài (Baccalaureat) tại Annecy nhưng đã không theo lên đại học. Vào năm 1970, ông Patrick Modiano lập gia đình với cô Dominique Zehrfuss, con gái của ông Bernard Zehrfuss, một kiến trúc sư danh tiếng, họ có hai người con là Zina (1974) và Marie (1978).

Page 14: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 14

2/ Con đường văn nghiệp. Raymond Queneau là nhà văn, tác giả của cuốn truyện “Zazie trong xe điện ngầm” (Zazie dans le metro). Patrick Modiano đã quen với ông Queneau, việc gặp gỡ này là một sự việc quyết định bởi vì ông Queneau đã giới thiệu Modiano với thế giới văn chương, đã mời Modiano tham dự một bữa tiệc khoản đãi do nhà xuất bản Gallimard. Nhà văn Patrick Modiano là một sản phẩm của thời kỳ quân Đức Quốc Xã xâm chiếm nước Pháp khi Thế Chiến Thứ Hai diễn ra, vì vậy nhiều cuốn tiểu thuyết của tác giả Modiano được xây dựng tại thành phố Paris bị quân thù chiếm đóng, bắt đầu với cuốn "Quảng Trường Ngôi Sao" (La Place de l'étoile). Thành phố Paris của tác giả Modiano thì u tối, bị đe dọa, với các nhân vật di chuyển trong các vùng nước đục của chợ đen và ở giữa lằn ranh rất mỏng manh là cộng tác với quân Quốc Xã hay theo quân Kháng Chiến. Vào năm 1968, ông Patrick Modiano đã cho xuất bản cuốn truyện đầu tiên có tên là “Quảng Trường Ngôi Sao” (La Place de l’étoile), đây là cuốn tiểu thuyết chiến tranh nói về một người Do Thái đã cộng tác với quân Đức Quốc Xã. Cuốn truyện này đã làm cho người cha, ông Albert Modiano, không vừa lòng, nên ông ta đã cố gắng mua lại gần hết các ấn bản của cuốn tiểu thuyết kể trên. Vào năm 2010, khi ấn bản viết bằng tiếng Đức của cuốn tiểu thuyết “Quảng Trường Ngôi Sao” được phát hành, thì cuốn truyện đã đoạt Giải Thưởng hạng Nhất của Đài Phát Thanh Tây Nam (Prize of the Southwest Radio Best-of List from the Sudwestundfunk radio station = the German Preis der SWR- Bestenliste). Đài phát thanh này đã ca ngợi cuốn truyện kể trên là một tác phẩm chính sau Holocaust (a major Post-Holocaust work) (Holocaust là hỏa ngục Do Thái do quân đội Đức Quốc Xã tạo nên để tận diệt 6 triệu người Do Thái trong Thế Chiến Thứ Hai). Năm 1973, ông Patrick Modiano đã viết chung với một tác giả khác tập truyện phim “Lacombe Lucien”, đạo diễn do Louis Malle, cuốn phim kể về một cậu bé tham gia vào toán mật vụ Gestapo của Đức Quốc Xã sau khi cậu bé này bị lực lượng Kháng Chiến Pháp từ chối, không chấp nhận. Cuốn phim này đã gây ra cuộc tranh cãi vì thiếu phần chứng minh của nhân vật chính. Cuốn phim "Lacombe Lucien" đã đoạt giải thưởng Oscar vào năm 1975 tặng cho phim hay nhất nói tiếng ngoại quốc (the Oscar for Best Foreign Language film in 1975). Các cuốn tiểu thuyết của ông Patrick Modiano đều nghiên cứu sâu xa về sự rắc rối của bản dạng (identity), làm sao người ta có thể tìm ra chứng cớ của sự hiện hữu của một con người qua các dấu vết của quá khứ. Do bị ảnh hưởng bởi thời kỳ rắc rối và

Page 15: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 15 15

đáng xấu hổ khi bị quân Đức Quốc Xã chiếm đóng, và trong thời gian này, người cha là ông Albert đã có các hành động mờ ám, nhà văn Patrick Modiano đã trở về với đề tài này trong tất cả các tiểu thuyết của ông. Tác giả Modiano đã nói: “Sau mỗi cuốn tiểu thuyết, tôi có cảm tưởng rằng tôi đã làm sáng tỏ mọi điều”, và tác giả viết thường xuyên về thành phố Paris, mô tả sự tiến hóa của các con đường, các thói quen và các con người của thành phố đó. Tất cả các tác phẩm của nhà văn Patrick Modiano đều viết từ một chỗ của chứng bệnh quên (không còn trí nhớ). Trong cuốn “Đường Phố của các Cửa Hiệu tối tăm” (Rue des Boutiques obscure = Missing Person), nhân vật chính chịu đau khổ vì trí quên, đã đi từ miền Polynesia tới thành phố Rome để thử tìm cách nối lại với quá khứ. Cuốn tiểu thuyết này đề cập tới sự tìm kiếm bản dạng (identity) không bao giờ chấm dứt trong một thế giới mà “bãi cát giữ lại dấu chân của chúng ta nhưng chỉ trong một ít thời gian”. Trong cuốn truyện “Xa hơn vào Quên Lãng” (Du Plus Loin de l’Oubli = Out of the Dark), người kể truyện nhớ lại mối tình xa xưa nằm trong bóng tối vào thập niên 1960, với một người đàn bà bí ẩn. 15 năm sau khi hai người chia tay, họ gặp lại nhau nhưng người đàn bà đã đổi tên họ và chối bỏ quá khứ. Thứ nào là thực, thứ nào là ảo, đều được nhìn thấy trong cuốn tiểu thuyết giống như giấc mộng và đây là đặc điểm của lối văn bi thương và các ám ảnh của tác giả. Đề tài về trí nhớ (memory) cũng được tác giả trình bày rõ ràng trong cuốn truyện “Dora Bruder”, sau này xuất bản sang tiếng Anh với tên là “The Search Warrant = Lệnh Tìm Kiếm”. Dora Bruder là cuốn tiểu thuyết pha trộn tiểu sử, tiểu sử tự thuật (autobiography), trinh thám (detective), kể về lịch sử của một cô gái của những người Do Thái di cư, thuộc miền Đông Âu, cô gái này sau khi đã bỏ trốn từ nơi an toàn là một tu viện, nơi đã che dấu cô ta, rồi cuối cùng cô gái bị tống vào trại tập trung Auschwitz. Tác giả Modiano đã nói rằng đầu tiên ông ta quan tâm tới câu chuyện của Dora khi ông ta đọc được tên những người bị mất tích đăng trên tờ nhật báo Paris Buổi Chiều (Paris Soir) vào tháng 12 năm 1941. Do đam mê tìm kiếm quá khứ, ông Modiano bắt đầu cuộc điều tra, ông chắp nối lại các mẩu báo, các lời trối trăng mơ hồ, các cuốn điện thoại niên giám cổ xưa… Trong cuốn tiểu thuyết thứ 26 của nhà văn Patrick Modiano, có tên là “Chân Trời” (L’Horizon, 2011), người kể chuyện tên là Jean Bosmans, một người mảnh khảnh, luôn luôn bị theo đuổi do bóng ma của bà mẹ của anh ta, anh ta đã sống với tuổi trẻ và với các người mà anh ta bị lạc mất. Trong số những người này có cô gái kỳ bí tên là Magaret Le Coz, một người đàn bà trẻ mà anh ta đã đam mê vào thập niên 1960. Hai con người cô đơn này đã trải qua

Page 16: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 16

nhiều tuần lễ lang thang trên các con đường cong queo của thành phố Paris mà ngày nay người ta đã quên lãng. Một hôm, không được báo trước, cô Magaret đã bước lên một toa xe lửa rồi biến dạng, nhưng không mất đi trong trí nhớ của anh Jean. Bốn mươi năm về sau, Jean sẵn sàng tìm kiếm lại mối tình đã biến mất của mình. Một số các tác phẩm của nhà văn Patrick Modiano đã được phiên dịch sang tiếng Anh, trong số này có cuốn “Các Đại Lộ vòng đai” (Les Boulevard de ceinture, 1972 = Ring Roads, 1974), “Nhà Villa buồn” (Villa Triste, 1975 = Villa Triste, 1977), “Khu Phố đã mất” (Quartier perdu, 1984 = A Trace of Malice, 1988), và cuốn “Tuần Trăng Mật” (Voyage de noces, 1990 = Honeymoon, 1992). Tác phẩm cuối cùng của nhà văn Patrick Modiano là cuốn “Không lạc trong khu phố” (Pour que tu ne te perdes dans le quartier, 2014 = So you don't get lost in the neighborhood). 3/ Các nhận xét về Văn Hào Patrick Modiano. Văn Hào Patrick Modiano là tiểu thuyết gia người Pháp đã nhận lãnh được Giải Thưởng Nobel Văn Chương năm 2014 với số tiền thưởng là 8 triệu Kronors, hay 700,000 bảng Anh, hay 1.1 triệu Mỹ kim hay 787,000 euros. Ông Modiano là nhà văn Pháp thứ 15 đoạt được danh dự này, sau các nhân vật danh tiếng khác như André Gide, Albert Camus và Jean Paul Sartre…, và văn hào Pháp gần đây nhất là ông Jean-Marie Gustave Le Clézio lãnh Giải Thưởng Nobel Văn Chương vào năm 2008.

Văn Hào Patrick Modiano sẽ nhận được Huy Chương và Tiền Thưởng vào ngày 10 tháng 12 năm 2014, đây là ngày kỷ niệm của ông Alfred Nobel đã qua đời vào năm 1896. Trong kỳ xét Giải năm này, Ủy Ban Nobel Văn Chương gồm 18 nhà văn xuất sắc của Thụy Điển, trong số 210 nhân vật được đề nghị dự tranh tài, có 36 người là những người được đề cử lần đầu tiên, rồi danh sách giảm xuống còn 20 ứng viên, sau cùng là 5 ứng viên được chọn khiến cho các ông Viện Sĩ phải đọc lại toàn bộ các tác phẩm của những ứng viên này. Tổng Thư Ký thường trực của Hàn Lâm Viện Thụy Điển là ông Peter Englund đã nói rằng ông Modiano là nhà văn rất dễ hiểu: “không khó khăn khi đọc truyện của ông ta, ông ta viết văn rất đơn giản bởi vì thể văn thì rất chải chuốt, giản dị và rõ ràng. Bạn mở một trang và sẽ thấy đó là của Modiano với các câu văn ngắn rất ngay ngắn nhưng rất hoàn hảo trong cách đơn giản”.

Ông Peter Englund đã gọi Văn Hào Modiano là “một loại Marcel Proust của thời đại chúng ta” (a kind of Marcel Proust for our time), với các truyện kể lại vào thời kỳ quân đội Đức Quốc Xã

Page 17: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 17 17

chiếm đóng thành phố Paris. Ông Englund cũng nói rằng dĩ nhiên ông Modiano là một người châu Âu, da trắng, nhưng ông ta là người đã viết ra thứ văn chương đặc sắc: “chúng tôi không làm việc theo chỉ tiêu (quotas), chúng tôi chỉ cố gắng tặng phần thưởng cho sự tuyệt tác (excellence) và chúng tôi không quan tâm tới người nào đó từ lục địa nào hay thuộc phái tính nào”. Ông Peter Englung đã nhận xét rằng nhiều người bên ngoài nước Pháp có vẻ như không quen với ông Modiano và các tác phẩm của ông ta, và “Ông ta nổi danh trong nước Pháp mà không ở nơi nào khác”.

Ông Modiano biết được tin tặng Giải Thưởng khi ông đang đi trên đường phố Paris thì con gái ông báo tin qua máy điện thoại lưu động và tin tức này thật là bất ngờ đối với ông.

Khi nhận được tin tức về việc tặng Giải Thưởng Nobel, Tổng Thống Pháp Francois Holland đã nói: “Nước Cộng Hòa Pháp rất hãnh diện về sự công nhận quốc tế, qua Giải Thưởng Nobel này, dành cho một trong các nhà văn lớn lao của chúng ta. Ông Patrick Modiano là người Pháp thứ 15 nhận được sự đặc biệt to lớn này, xác nhận ảnh hưởng rộng lớn của nền văn chương của chúng ta”.

Thủ Tướng Pháp Manuel Valls cũng mô tả Văn Hào Modiano là “một nhà văn của nền văn chương rõ ràng, sắc bén… và không còn nghi ngờ gì nữa, ông ta là một trong các nhà văn lớn nhất của các năm gần đây”.

Antoine Gallimard là nhà xuất bản của nhà văn Modiano đã kể lại: “Tôi đã gặp ông Modiano qua điện thoại. Tôi đã khen ngợi ông ta và với sự khiêm tốn thường xuyên, ông ta bảo tôi “thật là phi thường” và ông ta rất hạnh phúc”.

Nhiều người ở bên ngoài nước Pháp thường đặt câu hỏi: "Patrick Modiano là ai?" Có nhiều điều giải thích về nhà văn người Pháp này.

Trong thế giới văn chương tiếng Anh, nhà văn Patrick Modiano chưa được nhiều người biết tới nhưng ông ta nổi danh bên trong nước Pháp, bởi vì ông Modiano là một trong các nhà văn danh tiếng nhất. Vào năm 1978, ông Modiano đã đoạt Giải Thưởng Goncourt rất uy tín vì tác phẩm "Đường Phố của các Cửa Hiệu tối tăm" (Rue des Boutiques obscures = Missing Person), ông cũng lãnh Giải Thưởng Lớn Văn Chương Quốc Gia năm 1996, Giải Thưởng Lớn của Hàn Lâm Viện Pháp Quốc vì tác phẩm "Các Đại Lộ vòng đai" (Les Boulevards de ceinture = Ring Roads).

Các tác phẩm của nhà văn Patrick Modiano được viết ra từ các kinh nghiệm của giai đoạn thành phố Paris bị chiếm đóng bởi quân đội Đức Quốc Xã. Nhà văn Modiano đã ra đời vào cuối cuộc Thế Chiến Thứ Hai nên đã mô tả thời kỳ quân Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp là "mảnh đất mà tôi đã lớn lên từ đó". Khi trao Giải

Page 18: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 18

Thưởng Nobel, Hàn Lâm Viện Thụy Điển nói rằng họ muốn ca ngợi "nghệ thuật về trí nhớ" (his art of memory) của ông ta khi nhà văn Modiano mô tả các cuộc đời của các người dân bình thường trong thời kỳ bị quân địch chiếm đóng và thời gian này kéo dài từ năm 1940 tới năm 1944.

Các tác phẩm của ông Modiano thì chứa đựng các chi tiết tỉ mỉ: đường phố, quán cà phê, các trạm xe điện ngầm và các dữ kiện của đời sống thực sự lúc bấy giờ. Ông Modiano đúng là "nhà văn khảo cổ của văn chương" (literary archaeologist).

Nhà văn Patrick Modiano không chỉ là một người viết tiểu thuyết mà còn là một người viết truyện phim cho cuốn phim "Lacombe Lucien", đạo diễn do Louis Malle. Ông Modiano còn là tài tử đóng phim với vai Bob, xuất hiện vào năm 1997 cùng với nữ tài tử danh tiếng người Pháp là Catherine Deneuve. Ông Modiano cũng viết ra nhiều cuốn truyện cho trẻ em.

Nhà văn Patrick Modiano còn thú nhận rằng ông yêu thích những gì "bí mật". Ông nói: "Các sự việc càng u tối và bí ẩn bao nhiều càng làm cho tôi quan tâm".

Nhà văn Modiano sinh sống trong thành phố Paris nhưng tránh né giới truyền thông và rất ít khi chịu trả lời phỏng vấn, không bao giờ ông ta tham dự các bữa tiệc văn chương.

Ông Patrick Modiano có một quá khứ gia đình phức tạp với cha là người Ý gốc Do Thái, đã từng liên lạc với bọn Gestapo mà không đeo ngôi sao vàng David, đã từng quen thuộc với các băng đảng tội phạm, còn bà mẹ là một nữ diễn viên người Bỉ. Với thời tuổi trẻ được nuôi dạy nhưng không hạnh phúc, với người em trai qua đời khi Patrick còn là một cậu bé, rồi tới năm 17 tuổi, lại không được liên lạc với người cha trong khi người mẹ lại quá lạnh lùng với các con.

Hàn Lâm Viện Pháp Quốc là một cơ sở danh tiếng của nước Pháp, chuyên lo công việc duy trì văn hóa và ngôn ngữ, đã mời nhà văn Patrick Modiano tham gia vào nhóm "Các Nhân Vật Bất Tử" (the Immortals) nhưng vì không cảm thấy được thoải mái với các danh vọng nên nhà văn Patrick Modiano đã từ chối việc gia nhập kể trên. 4/ Các tác phẩm của Văn Hào Patrick Modiano. 1968 Quảng Trường Ngôi Sao = La Place de l’étoile. 1969 Đội tuần tra đêm = La Ronde de nuit = Night Rounds (N.Y., Alfred A. Knopf, 1971). 1972 Các Đại Lộ vòng đai = Les Boulevards de ceinture = Ring Roads (London, Gollancz, 1974). 1974 Lacombe Lucien; truyện phim cùng viết với Louis Malle.

Page 19: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 19 19

1975 Nhà Villa buồn = Villa triste. 1977 Cuốn Sổ Gia Đình = Le Livret de famille. 1978 Đường phố của các Cửa Hiệu tối tăm = Rue des Boutiques obscures = Missing Person (London, Jonathan Cape, 1980). 1981 Một cô gái trẻ = Une jeunesse. 1981 Con đường nhỏ ghi nhớ = Memory Lane. 1982 Về các cậu con trai can đảm = De si brave garcons. 1984 Khu phố đã mất = Quartier Perdu = A Trace of Malice (Aidan Ellis, 1988) 1986 Các ngày Chủ Nhật tháng Tám = Dimanches d’aout. 1988 Tin Chắc Catherine = Catherine Certitude. 1988 Bớt cơ cực = Remise de peine. 1989 Phòng gửi áo của trẻ em = Vestiare de l’enfance. 1990 Tuần Trăng Mật = Voyage de noces = Honeymoon (Harper Collins, 1992). 1991 Hoa Suy Tàn = Fleurs de ruine. 1992 Đoàn xiếc đi qua = Un cirque passe. 1993 Chó của mùa xuân = Chien de printemps. 1995 Xa hơn vào quên lãng = Du plus loin de l’oubli = Out of the Dark (Bison Books, 1998). 1997 Dora Brude = bản dịch tiếng Anh Dora Bruder (Univ. of California Press, 1999) hay là The Search Warrant (Harvill Press, 2000). 1999 Những người vô danh = Des inconnues. 2001 Món nữ trang nhỏ = La Petite Bijou. 2003 Tai nạn ban đêm = Accident nocturne. 2004 Một Dòng Dõi = Un pedigree. 2007 Trong quán cà phê của tuổi trẻ đã mất = Dans le café de la jeunesse perdue. 2010 Chân Trời = L’Horizon. 2012 Cỏ đêm = L’Herbe de nuit. 2014 Không lạc trong khu phố = Pour que tu ne te perdes pas dans le quartier = So you don't get lost in the neighborhood

Phạm Văn Tuấn

Page 20: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 20

TRĂNG ÚA ** Hoa Văn **

Đời còn lại áo thơ vàng tuổi nhớ

Chút sầu riêng trang trải lá thu buồn

Tình mong manh sương khói bóng hoàng hôn

Em nơi đó anh mơ hồ lạc bước

Sầu nhân thế vẫn nghẹn ngào sau trước

Chữ yêu thương gắn bó đến vô cùng

Con đường xưa vời vợi nỗi niềm mong

Bàn tay mộng vỗ về tình đầm ấm

Thời gian trôi ngỡ ngàng em duyên phận

Bước chân chiều vương vấn chút tình xa

Nắng lung linh cho hương sắc đậm đà

Đời tô vẽ tình văn chương thi phú

Lời chia đi ngọt ngào thêm gắn bó

Dẫu mơ tàn còn lại vẫn âm rơi

Em hương hoa bát ngát gió ngậm ngùi

Thu cỏ biếc nơi nào trời nắng lụa

Anh ở đây ôm tình sầu trăng úa

Chờ thời gian qua ngõ nhớ mênh mang

Đón Thu sang từng giây phút mơ màng

Nhớ thuở ấy cao sang ngày tháng đợi

Lòng biển gió thênh thang còn mong mỏi

Dấu tình xa gọi mãi bóng thu về

Đêm nghĩa ân trăng nước đẹp cơn mê

Em còn nhớ hay quên thời gương lược

Page 21: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 21 21

Đời là một vở kịch dài hài hước

Chữ có không tay trắng cả ân tình

Giờ còn em thương nhớ thuở trời xanh

Nhưng đã cạn sự ấm nồng mơ mộng

Trái tim thơ bỗng dưng còn lạc lõng

Đường dù khuya trăng sáng vẫn tràn đầy

Bài thơ tình tròn vẹn giấc mơ say

Em nhân ái trao lòng người mê mải

Thương có được tâm hồng còn trống trải

Gió vô tình mang hiu quạnh trời hoa

Từng bước đời còn lạnh lẽo sương sa

Thơ có viết tình đầy qua cửa nhớ

Mơ tình xa mắt ai buồn lối gió

Sợi tơ tình đã hết chút duyên xanh

Đời còn chi một giấc mộng mơ lành

Ngày tương ngộ chắt chiu sầu tê tái

Anh mùa Thu nỗi đau đời còn lại

Đợi em về mỗi cung bực hư không

Quá khứ ơi ôi quá khứ lạnh lùng

Đôi lúc hỏi đời có gì mong mỏi

Cuộc tình thơ lạc loài đi mấy lối

Bóng hình em vẫn bối rối tim buồn

Có hoa vàng ấm áp vẫn héo hon

Anh gọi mãi tên em bờ bến mộng.

Hoa Văn

Page 22: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 22

Đôi dòng viết vội

LÁ VÀNG CÒN Ở TRÊN CÂY ** Ỷ Nguyên **

Thời gian qua thiệt nhanh. Mới đấy mà đã tháng 6 rồi. Khí hậu

tại Maryland quá là tuyệt vời. Sau một đêm mưa rả rích, sáng nay

trời đẹp quá! Nắng bừng lên như thể vuốt ve chăm chút những

luống rau thơm đủ loại: như tía tô, kinh giới, húng cây và rau răm

v.v... Giàn mướp đắng và giàn dưa leo cũng như giàn bầu phơi phới

vươn lên cùng những nụ hoa vàng tươi thắm.

Thông thường mỗi buổi sáng, sau phần tập thể dục tôi hay ra sau

nhà ngắm khu “vườn rau xanh ngắt một mầu “ của mình để thì thầm

cùng bốn chú rùa con thân thương hay dõi theo mấy chú sóc nâu tí

tửng trên cành cây. Nghe tiếng chim reo vui vọng xuống từ những

cây cao trong vườn. Cuộc đời quả là thảnh thơi an nhàn khi mà cái

tâm của mình cảm thấy bình yên.

Đáng lẽ tôi phải an vui và sung sướng để tận hưởng những giây

phút êm đềm như thế, nhưng chợt nghĩ tới một tai nạn xe hơi gây

chết người mà người cháu kể lại cho nghe trong bữa tiệc ra trường

chiều hôm trước, khiến tôi khựng lại…

Lúc này là đầu mùa hè. Học sinh đang rộn ràng chờ đón những

ngày nghỉ thỏa thích sau một niên học vất vả cam go. Nhất là đối với

các em vừa học xong lớp 12, những dự tính, những mong ước của

các em đẹp biết là nhường nào. Vậy mà … một thảm họa uống rượu

lái xe gây ra cái chết tang thương cho hai teenagers chiều hôm thứ

Sáu vừa qua đã làm đảo lộn cuộc sống an vui của mấy gia đình phụ

huynh có con em là nạn nhân. Một trong hai em học sinh bị thiệt

mạng là con trai của một gia đình hàng xóm với cô cháu tôi, gốc

người Hoa, mà từ ngày cậu này còn nhỏ vẫn thường đi carpool –

chung xe - với mấy đứa con của cô. Mẹ cậu ta và cô cháu tôi thay

phiên nhau đưa đón hàng ngày. Họ đã thân quen với nhau rất lâu có

đến cả gần 10 năm trong khu Wootton Parkway-Rockville,

Maryland.

Các nạn nhân trẻ tuổi cùng ngồi trên chiếc xe khi tai nạn xẩy ra là

4 học sinh vừa học xong lớp 12. Tất cả đều sẵn sàng cho việc vào

đại học sau kỳ hè này. Ôi, cả một bầu trời rực rỡ, một tương lai tươi

sáng đang chờ đón các em. Nào ngờ !!!

Page 23: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 23 23

…Một bữa tiệc mừng ra trường được tổ chức tại nhà một người

bạn cùng lớp. Tàn tiệc, khoảng một giờ khuya, bốn cậu học sinh

đồng niên đồng lớp này lái xe ra về. Có thể tất cả đã say xỉn hoặc

cậu tài xế mải nói chuyện hay bị say mềm không biết chừng do đó

đã chạy qúa tốc độ, tới 65 miles/giờ trong khu dân cư (giới hạn là

30miles/giờ), lạc tay lái, lao mạnh vào một gốc cây bên lề trái, tại

một khúc quanh, xe văng vào lề đường khiến bị lật ngửa bẹp dúm.

Sức đụng mạnh đến nỗi làm cho hai cậu trai ngồi phía sau bị chết

ngay tại chỗ. Tài xế và cậu kia ngồi cạnh bên phía trước hiện đang

trong tình trạng hôn mê. Thực đúng là một thảm cảnh. Ôi, cả một

tương lai chưa bắt đầu đã bị đổ nát tan tành. Tôi nghĩ, cho dù hai cậu

trai hôn mê này được cứu sống, thử hỏi họ sẽ suy nghĩ sao đây khi

biết được rằng hai người bạn học thân tình của họ đã thiệt mạng.

Nhất là cậu cầm tay lái sẽ nghĩ thế nào về cái chết của hai người bạn

mình do cậu gây ra. Tất cả 4 cậu vừa tròn 18 tuổi. Các cậu đủ tuổi

để lái xe, nhưng chưa đủ tuổi để uống rượu – 21 tuổi theo luật hiện

hành.

Từ lúc nghe được câu chuyện này, tâm tư tôi nao nao khó tả.

Trong bữa tiệc ăn ra trường tối hôm đó tôi cảm thấy chẳng vui chút

nào, đầu óc cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh tang thương chết chóc của hai

cậu con trai mà mình không hề biết mặt biết tên. Tôi cảm thấy xúc

động vô cùng khi nghĩ đến bố mẹ của 4 đứa trẻ này giờ đây đang

đau đớn biết là chừng nào.

Hỡi ơi! Còn cảnh nào bi đát, tang thương cho bằng cảnh “lá vàng

còn ở trên cây, lá xanh bất chợt lìa rơi khỏi cành…” Để rồi ông

phải khóc cháu, cha phải khóc con. Bỗng nhiên, tôi hình dung ra cả

một thời niên thiếu hồn nhiên cắp sách đến trường của chúng.

Những mong ước, những kỳ vọng của một tương lai sán lạn mà cha

mẹ đã đặt vào những đứa con của mình. Riêng đối với gia đình

người Hoa mà tôi được biết thì cậu trai này là đứa con trai duy nhất

của họ. Nghe thực đau lòng. Sao cuộc đời lại có lắm trái ngang đến

là nhường ấy. Một phút sai lầm để cả đời mang hận.

Thực ra chuyện tai nạn xe hơi gây ra cái chết cho các em thanh

thiếu niên xẩy ra hàng ngày trên khắp nước Mỹ. Đây không phải là

chuyện hiếm hoi nhưng có thể tôi là kẻ hay thương vay khóc mướn

vẩn vơ, nên khi nghe bất kỳ một cậu chuyện nào như thế tôi đều xúc

động và suy nghĩ đến mất ngủ. Tôi muốn mượn trang giấy này để

Page 24: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 24

nói lên cảm xúc của riêng mình, để chia sẻ nỗi đau đớn tận cùng của

bốn gia đình nạn nhân cũng như gióng lên một tiếng chuông cho các

bậc phụ huynh hãy cảnh giác con cái mình để đừng vướng vào hoàn

cảnh bi đát này.

Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho hai câụ trai còn hôn mê sẽ qua

khỏi được cơn ngặt nghèo. Cũng xin cầu mong cho những tai nạn

như thế đừng bao giờ xẩy ra.

Ỷ Nguyên Maryland, June 29, 2018

“Lá Sen” – Tranh màu nước: Nguyễn Sơn (Germany)

Page 25: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 25 25

THĂM VIẾNG SPLIT, CROATIA ** Ngọc Hạnh **

Sáng sớm trời trong, nắng ấm, khoảng 8 g sau khi điểm tâm mọi người từ giã khách sạn Lapad thành phố Dubrovnik xinh đẹp hiền hòa lên xe viếng thăm Split, thành phố cổ lớn thứ hai của quốc gia Croatia, có khoảng 200.000 dân. Hành lý đã để trước cửa phòng tối đêm qua cho tài xế đem ra xe nên sáng mỗi người chỉ còn cái carry-on gọn nhẹ mang theo. Split cách Dubrovnik 226 cây số về hướng Đông Bắc. Xe chạy theo con đường quanh co 1 bên vách núi cao, 1 bên bờ biển hay biển, nước trong xanh, nhiều tàu thuyền thấp thoáng xa xa. Xe chạy vài tiếng ghé vào siêu thị nằm bên đường cho khách giải lao, chụp ảnh và mua các quà lưu niệm nho nhỏ. Những hộp chocolat, hộp kẹo xinh xắn và rất ngon, những cái magnet có hình điạ phương thường được gắn lên cửa tủ lạnh, các bưu thiếp… Xe tiếp tục lên đường, hai bên đường xe chạy khi thấy núi non trùng điệp, khi biển rộng mênh mông. Thỉnh thoảng có vài ngôi nhà mái đỏ nằm trên mảnh đất bằng phẳng. Khoảng trưa, xe vào thành phố cho mọi người ăn trưa, bác tài mang xe đậu chỗ khác. Tiệm ăn đối diện công viên hoa cỏ vui mắt, cây kiểng xanh tươi. Nhà, phố Split 3, 4 tầng lầu trông trù phú thịnh vượng. Con đường rộng rãi, sạch sẽ nằm sát bờ biển. Dưới bến nước xanh lơ, vô số tàu thuyền lớn nhỏ đưa đón khách đi những vùng lân cận: phà, taxi bằng thuyền (water taxi), tàu buồm, tàu nhỏ, tàu lớn. Có tấm bảng ghi giá tiền đi các nơi bằng Anh Ngữ, tôi chỉ nhớ giá tiền đi dạo Split bằng thuyền“ parasonic tour of Split: 20 euros”... Nhiều nhà hàng ăn uống, quán rượu, khách sạn xinh đẹp, nằm dọc theo con đường bờ biển. Các đường chính rộng và sạch sẽ như các đại lộ Hoa Kỳ.

Page 26: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 26

Trong công viên và dọc các con đường người ta trồng cây palm thân thẳng đứng, suông đuột, lá xòe rộng. Nhiều băng gỗ đặt rải rác trên lề đường dưới bóng mát. Người đi bộ nhiều lắm và công viên cũng đông người thưởng thức cây cỏ, các loài hoa, gió

biển mát mẻ. Trong số người đi bộ có bà mẹ trẻ dẫn đứa con chừng hai tuổi, mũm mĩm, ai bế cũng theo. Các chị trong nhóm ôm bé trong lòng chụp ảnh. Người đi đường dám tưởng bé da trắng đó là con các chị vì bé êm rơ, ngoan ngoan trong vòng tay người bế.

Ăn trưa xong, hướng dẫn viên địa phương còn trẻ như sinh viên chờ sẵn. Cô này sẽ thuyết minh liên tục và cô Tina, hướng dẫn viên tổng quát chỉ đi theo lắng nghe như chúng tôi. Palace of Diocletian Chúng tôi đi bộ trên con đường trải đá cuội (cobbled streets) vào cổ thành, xem lâu đài xây thời kỳ La Mã cai trị từ thế kỷ thứ tư sau công nguyên. Hướng dẫn viên đưa cả nhóm vào thăm Palace of Diocletian ngay trung tâm phố cổ, xây hơn 1700 năm, được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Theo hướng dẫn viên, các kiến trúc xưa ở Split được gìn giữ tốt nhất trong vùng Địa trung hải. Thưa quý

Page 27: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 27 27

độc giả, lần đầu tiên tôi thấy kiến trúc hơn 1000 năm tuổi còn tồn tại ngoài kỳ quan thế giới Kim tự tháp ở Giza, Ai Cập trên dưới 5000 năm tuổi. Nếu không thấy tận mắt, dám nghi là người kể chuyện phóng đại, đi xa về...nói xạo! Thật đáng ngưỡng mộ những kiến trúc sư La mã cách đây gần 2000 năm. Unesco công nhận lâu đài Diocletian là di sản thế giới tháng 11/1979. Sân trước lâu đài rất rộng, thiên hạ đông lắm. Hàng quán san sát nhau từ ngoài sân dẫn xuống đường hầm như những khu bán bazaar ở các thương xá. Lâu đài chiếm hết ½ diện tích cổ thành.

Theo hướng dẫn viên, lâu đài khoảng 30.000 mét vuông, có 4 cổng Đông, Tây, Nam, Bắc. Cổng Nam quay mặt ra biển và không có tháp canh. Các cổng còn có tên gọi cổng vàng, cổng bạc… Nơi hoàng đế cư ngụ quay mặt ra biển. Cách kiến trúc cực kỳ sang trọng thời bấy

giờ. Nửa lâu đài hoàng đế La Mã dùng làm văn phòng và gia đình cư ngụ, nửa còn lại dành cho các quan lại, quân lính và nhà tù... Khi La Mã không còn cai trị Split, lâu đài bỏ hoang phế thời gian dài. Vào thế kỷ thứ 7, Split có giặc, dân địa phương tràn vào tầng hầm lâu đài trốn cho an toàn và sau đó chiếm làm nơi buôn bán hay cư ngụ. Khi vào thăm tầng hầm lâu đài tôi không thấy dân, chỉ thấy toàn những gian hàng buôn bán dọc theo lối đi rất rộng. Nhiều gian hàng lắm, bán cả nữ trang, rượu, thủ công nghệ, tranh ảnh... sáng rực cả đường hầm. Người đi lại rất đông giống như là cái chợ nhỏ. Có tấm bảng to như bảng đồ chỉ lối đi đến các phòng và các cuốn sách nhỏ miễn phí nói về lịch sử lâu đài. Theo sách: lâu đài Diocletian xây bằng đá marble trắng và limestone loại tốt. Qua khỏi khu buôn bán, chúng tôi đi qua nhiều gian phòng bên trong ngăn ra bởi các vách tường bằng gạch và đá dày lắm có lẽ từ 8 tấc đến 1 mét. Các cột bằng đá hình vuông chống đỡ trần nhà. Tuy đứng dưới tầng hầm nhưng vẫn sáng trưng, không âm u. Trần nhà gian phòng rộng nhất hình vòng cung như trần nhà thờ. Có rất nhiều phòng trống chung quanh nơi chúng tôi viếng thăm. Phòng nọ phòng kia lia chia như mê cung. Vách tường dày ngăn các phòng và các cửa phòng hình vòng cung hay hình vuông dài.

Page 28: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 28

Có phòng vòng cung gạch bị lồi lõm, không nhẵn nhụi như các phòng khác có lẽ vì thời gian ? Lúc chúng tôi đến các công nhân đang sắp xếp bàn ghế chuẩn bị cho buổi họp nào đó. Theo cô hướng dẫn các khu vực chung quanh lâu đài lúc nào cũng đông người nhất là vào buổi tối càng vui hơn. Họ có những buổi hòa nhạc, trình diễn văn nghệ, bán thức ăn nước uống, các món quà lưu niệm… Loanh quanh mà chúng đã đi qua các cửa Bắc, cửa Tây lâu đài. Trước khi vào thăm tầng hầm lâu đài tôi thấy tấm bảng ghi giá tiền vé vào thăm lâu đài: người lớn 44 kuna, trẻ em 22 kuna (1 US dollar = khoảng 6 kuna) nhưng không biết cô hướng dẫn trả tiền vé cho cả nhóm hay chúng tôi được vào miễn phí. Theo sách: lâu đài xinh đẹp và rộng rãi nhưng chúng tôi chỉ được xem các gian hàng ở lối vào tầng hầm và mấy căn phòng dưới hầm. Tuy kiến trúc đặc biệt rộng rãi và chắc chắn giống như pháo đài hơn là lâu đài. Chúng tôi không được lên lầu nên chẳng biết trên ấy ra sao. Chẳng biết vì thời giờ eo hẹp hay do chúng tôi viếng thăm miễn phí? Tượng Bishop GREGORY of NIN

Phía trước cổng Bắc lâu đài Dioletian (Golden Gate) có tượng đức Giám mục Gregory of Nin bằng đồng khổng lồ, cao 8,50 mét đứng ở công viên trên ngọn đồi thấp phải leo nhiều bậc thang mới đến nơi. Theo truyền thuyết ai sờ ngón chân cái ngài sẽ được may mắn. Trải qua nhiều năm tháng, bàn chân ngài sáng ngời màu đồng, bóng láng so với những phần khác bức tượng như được đánh bóng.

Page 29: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 29 29

Theo cô hướng dẫn, vào thế kỷ thứ 10 Giám Mục Gregory có công tranh đấu, thuyết phục Đức Giáo Hoàng đồng ý cho phép giảng đạo bằng ngôn ngữ địa phương, tiếng Croatian để giáo dân hiểu lời giảng dễ dàng hơn. Trước năm 926 các nhà thờ giảng đạo bằng tiếng La-tinh, khó hiểu cho phần lớn dân Croatian. Tượng Giám mục Gregory of Nin được

hòan thành tháng 9/1929 do điêu khắc gia người Croatian Ivan Mestrovic. Nhiều du khách sắp hàng chờ đến lượt sờ ngón chân ngài để được phước lành. NHÀ THỜ THÁNH DOMINIUS (St Dominius Church) Hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến thăm thánh đường St Dominius nhưng chỉ đứng ngoài sân, không vào bên trong nhà thờ. Kiến trúc nhà thờ rất đẹp, tường gạch chắc chắn, không bị hư hỏng vì thời gian. Sân trước nhà thờ rộng, sạch sẽ, có 4 nhạc sĩ tươi cười mặc đồng phục vừa đánh đàn vừa hát và bán dĩa hát (CD). Nhiều nguời đứng chung quanh xem họ đàn hát, đông lắm. Nhà thờ xây cất làm 3 giai đoạn khác nhau. Lúc đầu xây vào năm 305 sau công nguyên, không có tháp chuông cho mãi đến thế kỷ thứ 12. Nhà thờ mang tên thánh Dominius, vị thánh bảo hộ Split. Ông được an táng nơi tầng hầm khi qua đời. Thế kỷ 17 nhà thờ xây rộng thêm. Nếu tôi không lầm nhà thờ thánh Dominius được xem là nhà thờ cổ nhất, nhì thế giới.

Page 30: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 30

ĐỀN THỜ JUPITER (Temple of Jupiter) Chúng tôi đi thăm đền thờ La Mã thờ thần Jupiter nằm phía Tây lâu đài Diocletian. Cô hướng dẫn cho biết người La Mã rât tôn sùng kinh trọng thần Jupiter vì họ cho rằng ông là chúa tể các vị thần (King of God), có quyền lực vô biên. Trước đền thờ Jupiter có tượng con Sphinx 3500 tuổi, được Ai Câp tặng cho Hoàng đế La Mã. Sphinx ở đền thờ Jupiter là một trong 12 con Sphinx ở xứ sa mạc Ai Cập xa xôi. Chúng tôi đứng trước sân nhìn ngắm phía trước đền thờ và xem các sinh hoạt nhộn nhịp khu vực. Thiên hạ đi lại đông đảo . Có hai người trung niên tươi cười mặc y phục theo kiểu cách người La Mã ngày xưa , đội mũ mang gươm. Ai chụp hình với họ thì bỏ tiền vào cái hộp gần đó. Bao nhiêu cũng được, 1, 2 hay 5 mỹ kim nếu không có tiền Kuna. Thiên hạ sắp hàng chờ đến lượt mình chụp ảnh với chiến sĩ La Mã.

Theo cô hướng dẫn, Split có nhiều viện bảo tàng, có nơi phải mua vé vào cửa, có nơi miễn phí. Cô chỉ nói cho biết chứ không đưa mọi ngưởi đi thăm viện bảo tàng có lẽ vì không đủ thì giờ. Tôi chỉ nhớ cô nói Split có viện bảo tàng nghệ thuật,

viện khảo cổ, viện bảo tàng hàng hải (Croatian Maritim Museum xây từ thế kỷ 16) và viện bảo tàng thành phố Split (Split city museum) Viện bảo tàng khảo cổ thành lập 1820, sưu tập và trình bày hàng ngàn cổ vật bằng kim khí, các loại đá, xương thú, các loại tiền cổ và y phục thời xa xưa... ẨM THỰC: Đến Split, vị nào có tâm hồn ăn uống sẽ thích vì có nhiều nhà hàng nổi tiếng, hải sản tôm cá tươi ngon do Split là thành phố biển. Có nhà hàng tổ tiên họ từng nấu ăn cho Hoàng đế La Mã, cha truyền con nối. Nhà hàng sushi ở Split với 40 loại sushi khác nhau. Có khoảng hơn 250 nhà hàng ở Split với khoảng 30 nhà hàng nấu các

Page 31: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 31 31

món ăn quốc tế, ngon tuyệt vời. Nơi bán thức ăn nhanh trang hoàng vui mắt như các cửa tiệm pizza, Mc Donald. Họ bày bàn ghế ra vỉa hè, có các chậu cây kiểng bao quanh. Lúc đi bộ chúng tôi thấy các nhà hàng , các nơi ăn uống... đều đông khách. Cô hướng dẫn cho biết Split là nơi xinh đẹp nổi tiếng, nếu đi Croatia không viếng Split kể như chưa đến Croatia và đến Split không viếng lâu đài Diocletian kể như chưa đến Split. Quý vị sẽ tiếc như đi Paris không viếng bảo tàng Louvre vậy!

Rời cổ thành, chúng tôi đến đại lộ rộng thênh thang, một bên các tiêm buôn lớn sáng sủa rộng rãi, một bên là những kiosque bán quà lưu niệm, nhiều lắm, bán nón, khăn, quạt, kính mát, quần áo, những cái ly, cái cốc... in hình thành phố Split. Trước khi đến khu bán tạp hóa, cái chị em ghé vào tiệm bán kính mắt lớn, xem các loại kính mát thời trang. Chị bạn có kính mát bị sút mất con ốc, nhân viên tiệm vui vẻ gắn lại và nhất định không tính tiền thù lao. Chúng tôi đi bộ theo hướng dẫn viên đến khu buôn bán tạp hóa, nơi con đường nhỏ rất đông người đi lại. Họ chen chúc, tay sách túi nọ túi kia. Hai bên đường phố, tiêm nào cũng đông khách. Nơi đây quý vị có thể chọn cái T- Shirt trơn xong chủ tiệm sẽ cho xem môt số hình. Quý vị lựa hình nào tùy ý thí dụ một cảnh Split, Dubrovnik, nhà thờ, hình cô gái đẹp, một lực sĩ...chỉ chờ từ 3 đến 5

Page 32: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 32

phút là có hình như ý muốn in lên áo. Rượu vang ,cà phê, dầu olive Split ngon có tiếng đều được bán nơi đây. Nắng đã nhạt, trời sắp về chiều, chúng tôi chia tay với hướng dẫn viên địa phương lên xe về khách sạn Atrium, Split và sẽ dùng cơm tối nơi phòng ăn khách sạn. Nghĩ lại, tuy Split có tiếng đẹp và nhiều di tích lịch sử nhưng chúng tôi chẳng xem được bao nhiêu vì thời gian giới hạn, giống như người cưỡi ngựa xem hoa hay người mù sờ voi. Những người trẻ tuổi hoặc những vị có phương tiện thuê khách sạn ở Split độ một tuần hay năm, ba ngày sẽ thăm viếng được nhiều nơi thú vị hơn. Tôi tự an ủi dù sao cũng còn khá hơn mấy chục năm trước tôi toàn được nhà tôi cho du lịch hàm thụ qua sách báo, vì các con còn nhỏ và cũng không có thì giờ hay tiền bạc. Cầu mong đồng bào ở quê hương Việt Nam có cơ hội thăm viếng đó đây để thấy sinh hoạt, phong cảnh xứ người hầu mở rộng kiến thức. Theo tôi, được quan sát tận mắt vẫn thích hơn là xem hình ảnh các nơi qua sách, báo hay màn ảnh truyền hình.

Ngọc Hạnh

Page 33: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 33 33

NHỚ THUỞ ĐẦU ĐỜI

Bài thơ viết gửi về đâu nhỉ?

Nửa nhớ quê hương, nửa nhớ người

Hình ảnh thân thương dù đã cũ

Nụ tình say đắm vẫn còn tươi

Ngỡ nghe trong gió từng câu nói

Và thoảng bên song những tiếng cười

Kỷ niệm đầu đời da diết quá!

Cơ hồ sống lại tuổi đôi mươi.

Nguyễn Kinh Bắc

CHIỀU NƠI ĐẤT KHÁCH

Bé ơi, từ độ anh xa bé

Mỏi bước lưu vong những tháng ngày

Một góc quê xa vời vợi nhớ

Bao mùa tuyết trắng lạnh lùng bay

Vẫn luôn gửi mộng về phương ấy

Rồi mãi chôn chân ở chốn này

Đất khách mênh mang sầu lớp lớp

Cho lòng hiu quạnh cả chiều nay.

Nguyễn Kinh Bắc

Page 34: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 34

“Hoa đầu hè” – Ảnh của Nguyễn Sơn (Germany)

Page 35: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 35 35

BẠN THÂN … ** Diễm Châu TNQG **

Từ khi Vinh lấy vợ, một cô vợ xinh và tháo vát tên Hồng, thì Thảnh

không còn có cơ hội giao thiệp hay nhậu nhẹt gì với Vinh nữa, bởi

vì sau đó, Vinh đã theo Hồng di chuyển đến một thành phố mới,

cách xa chỗ cũ hàng ngàn dặm.

Chuyện xảy ra làm cho Thảnh cay cú Hồng, không phải vì Hồng

ngăn cấm Vinh liên hệ với Thảnh, nhưng vì quyền lợi của Thảnh, và

luôn cả những việc làm của Thảnh đối với Hồng quá cà giựt, nên gã

tự mắc cỡ với chính bản thân mình.

***

Thảnh quen với Vinh từ lâu, khi còn ở trong nước. Quen biết Vinh,

Thảnh có lợi rất nhiều cho bản thân, nên xưa nay gã thường hay gặp

Vinh mỗi khi có dịp nhậu nhẹt cuối tuần, hay hẹn gặp riêng để nhờ

vả, không chuyện nầy thì chuyện nọ, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn,

nghĩa là một khi liên lạc với Vinh, là phải có vấn đề gì đó để nhờ,

sau thì hưởng lợi… nên gã coi Vinh như bùa hộ mệnh!

Vậy đó, mà khi không Vinh lại làm đám cưới với Hồng, một người

xa lạ gã không quen, khiến gã điên ruột lên! Tức lắm!

Không điên sao được, vì gã thường ao ước Vinh lấy Thơ, một người

bạn gái cũ của Vinh mà gã từng được Vinh giới thiệu, Thơ ở ngay

tại thành phố đó, để Thảnh đến tiếp xúc và nhận sự giúp đỡ, vì Thơ

giàu có và rộng rãi với cả bạn của bạn mình.

Thơ tử tế và cũng thường xuyên giúp gã nhiều việc lớn, qua lời gởi

gấm của Vinh, nên Thảnh ao ước nếu hai người nầy mà lấy nhau, thì

gã sẽ sướng như tiên! Cuộc đời của gã không khá được từ xưa nay,

nhìn quanh không bạn bè nào giúp, mà Thảnh cũng chẳng có bạn,

ngoại trừ Vinh.

Vì vậy nên khi Vinh gọi, báo tin cho gã hay là sẽ đến thành phố của

gã chơi vài ngày để thăm Hồng, thì Thảnh cũng đưa đẩy chuyện trò,

vuốt đuôi v.v… nhưng không bao giờ gã ngỏ lời mời Vinh đến nhà

mình! Mà giới thiệu cho Vinh những khách sạn “tốt”, xa nhà gã! Vì

gã biết chuyến nầy Vinh đến, không có lợi ích cho gã! Mà còn bị

ảnh hưởng đến quyền lợi của gã sau nầy!

Page 36: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 36

Vinh ở cách nơi Thảnh sinh sống chỉ khoảng hai tiếng lái xe. Dù

không xa, nhưng lái đi lái về cũng tốn cả buổi! Trong tình trạng độc

thân, Vinh hay giúp đỡ Thảnh khi gã cần, nếu Vinh có vợ, thì mọi

việc sẽ đổi khác!

Dù Vinh là người ơn của Thảnh, nhưng tánh tình gã đố ai mà nhờ vả

được. Thảnh người miền Trung, cân nhắc chặt chẽ trong chi tiêu,

hơn nữa gã biết tính của Vinh hào hoa bay bướm, ở chung trong

nhà, rủi vợ gã tỏ lòng thích Vinh thì chỉ có chết! Khác nào đưa lửa

đến gần rơm! Nhưng quan trọng nhất, là gã ngại tốn kém. Cuộc đời

gã chỉ thích vơ vào chứ không chi ra.

Thảnh đã tính rất kỹ, mỗi khi Vinh có dịp tới thành phố, trước nhất

là Vinh hẹn ăn uống nhậu nhẹt, ăn xong rồi là gã lại thường giả vờ

đi vệ sinh để khỏi phải trả tiền, rồi bận phải đi công tác cho hãng,

hay là không có nhà, hoặc đau ốm căn bịnh hay lây, không thể gặp

mặt bạn bè...

Khi nào Vinh về rồi, thì gã lại giả lả viết Email hỏi thăm, với lời mời

mọc lung tung… rất tiếc cho sự “bận rộn có tính toán” của gã, làm

như tử tế lắm, để biện minh cho hành động “trốn tránh” của mình.

Rất nhiều lần, đoán biết những “lý do tránh mặt” đó của Thảnh,

Vinh đã nhận xét: “Con người Thảnh nhân đức kiểu bà Tú Để!”. Dù

biết vậy, nhưng vì Vinh chẳng cần gì nơi Thảnh, nên cũng không cắt

cần đứt liên lạc. Với Vinh thì Thảnh là người bạn xã giao, đến thành

phố khác có bạn nhậu thì cũng vui, hơn là không quen ai! Còn với

Thảnh thì Vinh là nơi để Thảnh sinh lợi!

Vinh ở khách sạn, cũng như vài lần trước. Dù vậy, trong những lúc

nhàn rỗi của chuyến viếng thăm đó, Vinh lại cắm cúi “design” một

tấm hình của gia đình Thảnh thật đẹp, để Thảnh tặng cho bà xã theo

lời yêu cầu, kể lể nài nỉ của Thảnh, chỉ vì Vinh quá khéo tay để làm

những thứ đồ mỹ thuật, mà Thảnh thì không!

Dưới mắt Hồng, Vinh là một người để cho Thảnh mưu cầu lợi ích

riêng, bởi tính của Vinh tốt với mọi người, nên cũng dễ bị bạn xấu

lợi dụng!

Ngoài Thảnh ra, Hồng còn nghe Vinh kể thêm tên vài người bạn

cũng chơi với Vinh theo kiểu đó, nghĩa là khi vui thì bâu lại thật

đông, nhưng lúc cần thì chẳng thấy ma nào!

Nghe mà thấy ghét! Nên Hồng cố tình rủ Vinh đi chơi tràn ngập hết

thời giờ, không còn một phút nào rảnh… để lái xe qua nhà Thảnh

Page 37: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 37 37

“thảy” tấm hình trước cửa cho gã, khiến cho Thảnh càng ghét Hồng

thêm nhiều hơn!

Ghét người, nên Thảnh phải nghĩ cách để hại người. Thật ra cũng

không phải dễ gì hại ai được trên đất nước tự do nầy! Nhưng “phá”

thì được. Trên đời nầy, có nhiều người bị phá mà phải điên lên đó

thôi! Nhất là khi họ không đề phòng hay coi thường đối phương,

không ngờ người bạn mình có thể chơi xấu như vậy!

Trước hết, Thảnh ngồi suy nghĩ coi phá làm sao cho Hồng tức chơi,

hay là làm cho hai người đó phải rã đám thì gã sẽ thực hiện ngay. So

sánh giữa Thơ và Hồng, thì hắn thấy hai người đàn bà nầy cũng đẹp

như nhau, chỉ khác là kẻ Bắc, người Nam!

Khi biết Hồng, hắn thấy Hồng nhìn trẻ hơn Thơ, tính tình vui tươi,

hay cười, văn nghệ văn gừng số một, vì vậy anh chàng Vinh mới

thích, tò tò đi theo.

Còn Thơ thì giàu có, nhưng tính toán... hắn không biết ngoài hắn ra,

qua sự nhờ vả móc nối của Vinh để Thơ giúp đỡ, thì Thơ có hay làm

việc thiện không?

Thơ làm chủ cơ sở lớn, công việc bận rộn, nên phải lo toan nhiều

thứ cho business của nàng. Vì vậy Vinh quen Thơ đã lâu, nhưng tình

cảm hai người không tiến tới được, bởi lẽ típ người của Vinh không

hạp trong cách làm việc của Thơ, thì họ sống chung với nhau thế

nào được!

Thảnh dư sức biết rằng cả Vinh lẫn Thơ đều có cân nhắc trong sự

quan biết nhau! Lý do đơn giản là họ chưa dám sống chết vì yêu!

Khi đến với nhau, họ đều nghĩ đến cái lợi và hại, phân tích kỹ

lưỡng! Rồi cả hai cùng ngần ngừ, không đi tới!

Vợ của Thảnh khi nghe chuyện của hai người, đã phê bình thẳng

cánh:

- Cái đó đâu phải yêu. Đã yêu thì chết cũng lao vào!

Có lý lắm. Vợ Thảnh biết rành tính của ông chồng, nên những gì

chồng chị nói ra, chị không bao giờ hùa theo. Lúc nào chính chị

cũng phải nghe, nhìn và hiểu chuyện thì mới phát ngôn.

Nhưng Thảnh cố giữ chặt quan niệm của mình, là vì gã đang muốn

cho Vinh lấy Thơ, như vậy thì gã có ăn hơn là lấy Hồng. Gã cố tránh

nói thẳng điều đó với vợ.

- Chắc gì con Hồng nó yêu thằngVinh!

- Làm sao anh biết được người ta... mà nói!

-A nh nhìn con đó khó ưa! Cô Thơ vừa đẹp vừa giỏi lại không chịu!

Page 38: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 38

- Sao anh lại có vẻ ghét người ta thế! Em chưa gặp cô Hồng, nên em

không thể đồng ý với anh được!

- Nhưng có phải em cũng công nhận là cô Thơ giỏi, đúng không?

- Đồng ý trên một phương diện nào đó là cô Thơ giỏi, vừa giỏi vừa

đẹp, anh lại có cảm tình vì cô ấy giúp gia đình mình cả hai chục

ngàn để xoay xở làm ăn trong lúc đầu, mà không hề đòi lại…

- Em thấy có ai tốt như vậy không?

- Em chưa nói hết!

Thảnh hơi ngượng:

- Thì em nói đi...

- Em nói những gì em nghĩ, em thấy thôi… Em hỏi anh nếu không

phải vì có cảm tình với anh Vinh, thì cô ấy có giúp mình không?

- Dĩ nhiên là từ chuyện nầy mới bắt qua chuyện kia… nhưng có tốt

thì mới làm được như vậy!

- Thì cứ cho cô Thơ tốt, nhưng không phải vì thế mà anh cứ dèm

pha cô Hồng. Điều cần thiết ở đây là làm sao anh Vinh có được

người vợ đảm đang, lo cho ảnh là em thấy được rồi.

Thảnh nổi giận:

- Thôi, không nói chuyện với em nữa! Tại sao em không lúc nào

bằng lòng những gì anh nói hết vậy?

- Tại vì anh chỉ biết có phần anh, mà không nghĩ cho anh Vinh!

Giận quá, vợ với con. Nhưng Thảnh không bao giờ dám nặng lời với

vợ! Những gì vợ gã nói ra điều có lý lẽ, chị không nói hồ đồ, bậy bạ!

Nếu gã làm tới, không chừng gia đình gã văng trước!

- Anh ấy đến đây chơi mà anh không mời tới nhà mình một câu là

sao? Ít nhất cũng nấu nướng gì đó mời anh ấy tới ăn một bữa cơm

chứ!

- Thôi đi, anh lỡ nói bận đi xa rồi!

- Thì nói là vì bạn mà chạy về sớm! Người ta là ân nhân của mình

thì mình thấy người ta vui, có hạnh phúc thì phải mừng, sao mặt anh

lại như khỉ ăn ớt thế! Hôm bữa em còn nghe anh nói điện thoại là

nhờ anh Vinh làm cho một khung hình cho gia đình mình… mời ảnh

là đúng rồi, để còn lấy tấm hình chứ!

- Anh không thích! Làm xong thì tự động hắn xẹc ngang đây bỏ

trước cửa cho mình!

- Em thấy anh thật kỳ cục! Dù anh Vinh có lấy cô Thơ hay cô Hồng

thì em vẫn mừng cho anh ấy như thường… Chỉ có anh là khó chịu,

… lý tài thôi!

Page 39: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 39 39

Ngừng một lát, vợ gã lên tiếng:

- Em sẽ điện thoại mời anh ấy và cô Hồng đến dùng cơm với gia

đình mình.

- Cái gì, em điên à?

- Điên gì mà điên! Anh điên thì có! Em muốn coi cô Hồng là người

thế nào mà anh cứ chỉ trích người ta… Dù sao thì cũng cám ơn

người ta làm tấm hình cho mình!

Nghe vợ tuyên bố như vậy, cuối cùng Thảnh nghĩ ra một cách rất

độc đáo, cứ để hai người đến, Thảnh sẽ hạ Hồng cho bỏ ghét!

Buổi cơm thân mật vợ Thảnh nói chuyện qua điện thoại mời Vinh

và Hồng, là buổi tối trước ngày Vinh chia tay Hồng để trở lại nhà.

Hồng tỏ ra ngại ngùng khi biết người mời là vợ chồng Thảnh, người

đàn ông Vinh kể cho nàng biết khá nhiều chi tiết về anh ta.

- Em cứ đến đi, mình thẳng thắn đâu có gì mà sợ!

- Nhưng em không thích liên hệ với những người như vậy!

- Không sao đâu mà, trước sau gì em cũng là vợ anh, em phải biết

những người anh giao thiệp chứ!

Hồng cười:

- Vậy với người nầy thì anh phải cẩn thận nhé!

- Anh biết rồi, anh có bao giờ gọi cho anh ta đâu!

Hôm đó Hồng mặc váy ren màu đen và cái áo sơ mi hồng lợt mỏng,

rất dễ thương và trẻ trung. Vợ chồng Thảnh cùng nhận ra một điều

là Hồng nhìn trẻ hơn Thơ nhiều.

Thảnh ngồi trong bàn ăn, thỉnh thoảng nhìn ra cửa như ngóng đợi ai.

Vợ Thảnh nhìn Hồng thân mật:

- Nghe anh Vinh nhắc đến cô, hôm nay mới được gặp, cô dễ thương

lắm.

- Cám ơn chị.

Thảnh xen vào, cố tình gọi Hồng bằng chị:

- Chị nhìn giống cô Thơ lắm.

Hồng vờ ngạc nhiên:

- Cô Thơ nào vậy anh?

Thảnh bô bô:

- Là bạn gái của Vinh đó.

Vinh vội đính chính:

- Không có à nghe!

Hồng biết rất rõ về người đàn bà nầy, người bạn cũ không đi đến

đâu của Vinh, mà Vinh kể cho Hồng nghe trước đó, chuyện qua rồi:

Page 40: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 40

- À, chị đó hả, chuyện cũ rồi mà!

- Cũ đâu mà cũ, mới đây thôi!!!

Vợ Thảnh chau mày nhìn chồng. Đúng là con người thiếu tế nhị!

-Anh nói tầm bậy không! Coi chừng mất vui à nha!

Không khí có vẻ hơi gây cấn thì bỗng dưng có tiếng chuông cửa reo.

Thảnh vội đứng lên:

- Để tôi ra coi ai.

Cửa mở, Thơ hiện ra trong sự ngạc nhiên của mọi người.

- Ô chào cô Thơ, vào đây vào đây. Ngọn gió nào thổi cô qua đây?

quý quá, có anh Vinh tới chơi giờ lại có Thơ… đủ đôi đủ cặp thật là

vui!

Cả ba người, Vinh, Hồng, lẫn vợ Thảnh đều ngạc nhiên nhìn nhau.

Nhưng vợ Thảnh hiểu ngay rằng chính chồng mình đã mời Thơ lại

chứ không ai khác! “Đúng là cà chớn!”. Chị rủa thầm trong bụng,

rồi lên tiếng:

- Mời Thơ ngồi vào đây.

Thảnh đã vội vàng nhắc thêm một chiếc ghế đến bàn, lại để ngay kế

bên chỗ Vinh ngồi. Thơ ngại ngùng nhìn mọi người và e dè ngồi

xuống.

Vinh thì sượng trân không nói, vì giữa hai người đàn bà, một là quá

khứ và một là tương lai, Vinh đâu có bao giờ muốn họ phải đụng độ

nhau khó xử như thế. Dù Vinh không có tình ý gì với Thơ lúc nầy,

nhưng khi tự động xa nhau, thì không có gì là gây cấn để họ phải

khó chịu khi gặp nhau… làm sao có thể giải thích riêng với Hồng

điều đó ngay bây giờ được!

Hồng bực mình nhìn Thảnh. Nàng biết ngay là anh chàng này đã phá

đám buổi cơm hôm nay. Không đời nào Thơ lại ghé ngang qua thăm

vợ chồng hắn vô lý như thế nầy! Nàng càng tức hơn khi nghe Thảnh

nói với vợ:

- Em thấy không, chị Hồng giống cô Thơ quá, thảo nào anh chàng

Vinh gặp là chịu ngay!

Câu nói khiêu khích nghe càng vô duyên tệ! Nhìn mặt Thảnh, Hồng

bực mình không thể tả! Cơn nóng làm cho Hồng không dằn được:

- Anh thấy tôi với chị Thơ giống nhau lắm hả? Giống không anh

Vinh?

Vinh lắc đầu:

- Không giống.

Page 41: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 41 41

Chị Thảnh cũng góp ý:

- Anh Thảnh nói sao ấy chứ … tôi thấy có giống đâu!

Thảnh vẫn lì lợm:

- Tôi thấy giống y…

Hồng nhìn Vinh:

- Vậy thì anh nên nói cho anh Thảnh biết là anh yêu ai đi… cho anh

ấy vừa bụng!

Câu nói của Hồng làm cho tất cả mọi người cùng cảm thấy nhột

nhạt! Thơ biết chắc là Vinh đang yêu thích Hồng, chị Thảnh cũng

nghĩ như thế, còn Thảnh, gã đang tiu nghỉu vì biết gặp phải đối thủ

không dễ ăn hiếp!

Riêng Vinh, Vinh lúng túng thấy rõ, biết việc nầy không phải do

Hồng gây ra, nhưng nàng cũng không nên nổi nóng mà đặt sự việc

vào chỗ khó xử... Vinh vốn là người kín đáo, không thích tuyên bố

rùm beng về chuyện tình cảm! Nếu Vinh trả lời yêu Hồng thì sẽ làm

tự ái của Thơ tổn thương.

Nhưng Hồng lại không nghĩ như Vinh, dù biết đẩy Vinh vào tình

trạng nầy cũng hơi ép, vì theo suy nghĩ của Hồng, thì thà cứ nói

thẳng ra đi, để khỏi phiền toái cho tất cả về sau, nhất là với Thảnh.

Nếu như Vinh thật sự còn lưu luyến với Thơ như Thảnh hy vọng, thì

nàng sẵn sàng chia tay ngay, âu đó cũng là sự việc tốt để hiểu rõ

lòng dạ của một người đàn ông.

Sự im lặng ngột ngạt khiến vợ Thảnh phải kêu lên:

-Thôi thôi... mời quý vị thưởng thức món tôm rang muối của tôi,

món nầy ăn không cũng dòn lắm!

Thảnh cũng đứng dậy, vào bếp xum xoe lấy chén đũa mới cho Thơ.

Hồng liếc nhẹ về phía Thơ, thấy Thơ cúi mặt im lặng. Chị Thảnh

thấy Vinh kẹt giữa hai người đẹp mất cả tự nhiên, bèn rủ Thơ:

- Thơ qua đây ngồi cho rộng nè. Tôi ăn xong rồi, để tôi ngồi đó cho.

Nói xong, chị đứng dậy, nhường ghế của chị cho Thơ. Khi Thảnh

cầm cái chén ra thì mọi người đã yên vị.

Thảnh không vui khi Thơ đổi chỗ ngồi. Nhưng gã đang sợ Thơ khai

ra là gã mời Thơ đến tối nầy, thì lát nữa khách về hết, vợ gã sẽ

không để gã yên!

Hồng thấy Thảnh cười nửa miệng, nụ cười nầy có lẽ vì vậy mà làm

cho gã không có bạn để giao thiệp!

Page 42: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 42

- Anh Vinh và Hồng sẽ làm đám cưới trong vài tháng tới. Hồng

muốn gởi thiệp để mời các anh chị đi dự, vậy cho Hồng xin địa chỉ

nhé.

Nói xong, Hồng lôi ra miếng giấy trắng để cho Thảnh và Thơ ghi

địa chỉ vào đó.

- Làm gì mà vội vàng thế! Sự việc thay đổi hàng ngày mà…

Chị Thảnh lườm chồng:

- Thôi, viết vô đi ông, ý kiến ý cung hoài! Nếu sự việc thay đổi hàng

ngày như anh nói, thì chắc em cũng ly dị anh lâu rồi!

Thảnh nổi nóng khi nghe câu đó, gã trả lời:

- Ơ hay, em nói cái gì lạ vậy!!! Anh đi làm nuôi cả nhà… em chỉ ở

nhà thoải mái còn đòi gì nữa! Em li dị anh thì lấy được thằng nào

như anh!!!

- Lạ cái gì! Đâu phải chuyện tình của anh mà anh xía vô hoài! Ờ,

em không lấy được ai như anh, nhưng hơn anh nhiều thì cũng có đó!

Rồi đang bực, chị quay qua Thơ, hỏi:

- Chị hỏi cô nhé, chuyện của cô và anh Vinh không đi tới đâu, đúng

không?

Thơ giật mình, rồi gật:

- Em nghĩ vậy!

Vợ Thảnh tiếp:

- Không phải nghĩ vậy mà đúng như vậy… Nhân có mặt đầy đủ ở

đây, chị nói cho các cô nghe… chị thấy tình cảm của em và Vinh

chưa thể gọi là tình yêu đâu em ạ! Khi yêu người ta sống chết cho

nhau… Em và Vinh không tiến tới vì em muốn làm việc, ngày càng

có tiền nhiều hơn, trong lúc Vinh thì thích cuộc sống thoải mái…

nếu lấy em, Vinh sẽ phải lao đầu vào công việc như một cái máy,

điều đó không thể được. Mà em thì không dám hy sinh hết tiền bạc

để theo Vinh, cho nên hai người xa nhau. Nếu em yêu Vinh thật sự,

thì em phải mừng cho Vinh khi Vinh tìm được hạnh phúc… Nếu

anh Thảnh là bạn tốt của Vinh, thì phải mừng cho Vinh khi Vinh tìm

được hạnh phúc mới… tôi nói vậy quý vị nghe có đúng không!

Hồng nhìn chị Thảnh tủm tỉm cười! Không ngờ con người nhu mì,

hiền lành, tối ngày chỉ biết quanh quẩn trong nhà, lại có sự suy nghĩ

thấu đáo như vậy. Thấy mọi người không trả lời, chị Thảnh tiếp:

- Tôi chỉ phân tích tình yêu thôi, cái nầy tôi coi phim bộ, thấy nhiều

chuyện xảy ra cũng có lý, hợp với đời thường… Chúng ta chẳng nên

trách móc nhau khi không đến được với nhau… bởi vì đã có nhau

Page 43: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 43 43

trong tay mà không giữ được là dở rồi, khỏi cần biện minh hay tức

tối gì… Cũng tại mình mà ra!

Đột nhiên Thơ đứng dậy, tay cầm bóp:

- Chị nói đúng, thôi em xin phép về, cám ơn anh Thảnh đã mời em

đến hôm nay, và em cám ơn chị đã cho em những câu nhớ đời!

Chị Thảnh liếc mắt nhìn chồng:

- Chị nói sự thật thôi Thơ ạ!

- Em công nhận lời chị nói rất đúng, đã có nhau mà không giữ được

là mình dở! Đã yêu mà còn tính toán là chưa yêu. Vâng, có lẽ giữa

em và anh Vinh chỉ là tình bạn…

Rồi Thơ quay qua Vinh và Hồng:

- Nhân đây, Thơ chúc anh chị được hạnh phúc. Địa chỉ của Thơ anh

Vinh có, mong gặp lại anh chị trong ngày cưới, Thơ sẽ đi dự cùng

bạn trai của Thơ!

Ai nấy thở phào vui vẻ cười. Còn Thảnh, gã chán nản quá! Tưởng

có mặt Thơ sẽ làm cho Hồng tức tối, ai dè lại kết quả ngược! Câu

nói của Thơ càng làm cho Hồng an tâm thêm.

Khỏi nói thì tối hôm đó, Thảnh phải nghe một bài ca dai dẳng từ bà

vợ! Nhưng dù thế nào, thì gã cũng im chịu đựng không trả lời cho

yên nhà yên cửa, có điều trong đầu óc gã vẫn chưa chịu yên!

Leo lên giường, trong bóng đêm, gã lầm bầm: “Rồi có ngày tụi bây

sẽ biết tay tao!”.

Diễm Châu TNQG

Bồ Câu – Tranh: Cát Đơn Sa

Page 44: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 44

HẠ TÍM!

Em cả quyết: “ không thương

mùa hạ!”

mùa hạ buồn ta phải xa nhau,

bãi trường mà … anh,

em nghỉ dạy,

đang yêu mà…

xa chút cũng đau.

Em cả quyết: “không thương

mùa hạ!”,

chỉ thương Thu… sớm buổi

tựu trường;

gặp lại anh chừng như

lâu lắm,

ba tháng là ba năm

nhớ thương.

Em cả quyết: “không thương

mùa hạ!”

đi dạy hoài… khỏi phải

xa anh;

hội đồng giáo sư…

mình đối diện,

chạm chân… cười,

hiệu trưởng thao thao.

Em cả quyết: “không thương

mùa hạ!”

giữ tình ta, bí mật nghe anh,

học trò biết, đồn rùm…

mắc cỡ,

thể như mình chẳng được

yêu nhau.

Mùa hạ đó tụi mình mất nước,

lẳng lặng mình anh,

biển bão giông;

mùa hạ đó mất anh mãi mãi

nát lòng em, mùa hạ

biết không?

Xa anh, qua bao mùa hạ đỏ,

phượng rơi rơi…

máu nhỏ tim mình,

quê người đó có mùa hạ tím

jacaranda bằng lăng tím

chữ tình

Em giữ cho em mùa hạ đỏ,

mắt lệ khóc người,

khóc tình ta;

anh giữ cho anh mùa hạ tím,

của người mà…

đâu của em đâu?

đoàn xuân thu - melbourne

Page 45: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 45 45

Page 46: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 46

Mời quý vị nghe Tâm Hảo hát “Gió Quyện Tình Xuân”, thơ: Bùi Thanh Tiên, phổ nhạc và hòa âm của nhạc sĩ Huy Lãm:

https://www.youtube.com/watch?v=gvozVnWcYWg

Page 47: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 47 47

Page 48: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 48

Page 49: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 49 49

Page 50: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 50

Page 51: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 51 51

Page 52: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 52

Page 53: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 53 53

Page 54: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 54

Page 55: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 55 55

Page 56: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 56

Page 57: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 57 57

ĐĐọọcc ““NNOONN NNƯƯỚỚCC ĐĐÁÁ VVÀÀNNGG”” ccủủaa NNgguuyyễễnn TThhịị NNggọọcc DDuunngg

**** TTââmm MMiinnhh NNggôô TTằằnngg GGiiaaoo ****

______________ “NON NƯỚC ĐÁ VÀNG” là một tuyển tập văn xuôi và hình ảnh. Có thể gọi là “du ký”, “bút ký”, vì sách ghi lại các cuộc “đi chơi xa” cùng các buổi sinh hoạt văn học, nghệ thuật của Nguyễn Thị Ngọc Dung, được đăng tải trong Tam Cá Nguyệt San Cỏ Thơm mà tác giả đã cộng tác từ năm 1996. Sách dày khoảng 300 trang, gồm tất cả 7 phần. Phần đầu tiên là “Non Nước Đá Vàng” được tác giả chọn làm tiêu đề chung cho toàn bộ cuốn sách.

PPhhầầnn 11:: NNOONN NNƯƯỚỚCC ĐĐÁÁ VVÀÀNNGG

Tác giả say mê tường thuật lại chuyến du lịch của vợ chồng mình vào tháng 9 năm 2000 bằng xe buýt từ Mount Rushmore qua Yellowstone Park, rồi Grand Teton Park và dừng lại tại Salt Lake City. Chuyến du lịch kéo dài 10 ngày. Đây là điều mà tác giả mong ước từ 30 năm qua, “tính từng ngày, náo nức từng giờ”. Độc giả được lần lượt giới thiệu: thoạt tiên là 4 khuôn mặt tổng thống Mỹ biểu tượng cho nền dân chủ Hoa Kỳ được tạc thành tượng trên núi đá là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln (tại Mount Rushmore). Rồi đến vùng Yellowstone Park có hằng

ngàn giếng phun nước nóng và nhiều dã cầm, dã thú. Đặc biệt là Old Faithful Geyser (Giếng Trung Thành) cứ cách nhau khoảng 80 phút lại phun nước lên một lần kéo dài từ 3 đến 5 phút, hơn 120 năm nay giếng cứ phun đều đều như vậy nên được mang tên là “Trung Thành”. Qua Grand Teton với núi non trùng điệp như “những bộ ngực mỹ nhân”. Cuối cùng là Salt Lake City với hồ rộng

Page 58: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 58

mênh mông bát ngát. Trong suốt chiều dài của chương du ký, ngao du sơn thủy này, tác giả cũng bộc lộ và đề cao hạnh phúc gắn bó với vị phu quân, tính tới năm 2000 là gần 30 năm tình nghĩa đá vàng.

PPhhầầnn 22:: NNGGÀÀNN DDẶẶMM DDUU CCAA Tác giả tường thuật lại cuộc hành trình hào hứng bằng xe buýt với một nhóm bạn học cũ từ Virginia tới Toronto, Canada, để tham dự đại hội của các cựu học sinh hai Trường Trưng Vương và Chu Văn An vào tháng 4 năm 2001. Họ đã bỏ công việc nội trợ, quên sở làm, cùng nhau ca hát, truyện trò vui chơi bên nhau trong suốt những giờ phút hồn nhiên, tươi trẻ trên đường trường và tham dự chương trình văn nghệ của đại hội. Tác giả dí dỏm kể lại tỉ mỉ vì chính mình là một thành viên trong phái đoàn. Sau đó trên đường về là chuyến ghé thăm Thác Niagara.

PPhhầầnn 33:: TTHHƯƯ GGỬỬII BBẠẠNN QQUUÊÊ NNHHÀÀ Tình bạn học, nghĩa đồng môn trải dài hơn nửa thế kỷ từ Bắc vào Nam, từ Sài Gòn tới Hoa Kỳ đã thể hiện trong chương bút ký này. Từ hải ngoại Ngọc Dung bắc nhịp cầu tâm tình cho những đồng môn Trường Trung Học Trưng Vương từ Hà Nội trước năm di cư 1954, từ Sài Gòn trước năm di tản 1975, còn ở lại quốc nội. Tác giả kể lại một số sinh hoạt với hình ảnh của thân hữu Trưng Vương hải ngoại và gửi về cho các bạn học cũ nơi quê nhà.

PPhhầầnn 44:: LLẠẠCC VVÀÀOO KKHHUUNNGG TTRRAANNHH

Vào mùa Xuân năm 2004 tác giả cùng chồng đi xem triển lãm Beyond The Frame tại Viện Bảo Tàng Corcoran Gallery of Art trong Washington, D.C. Những tượng cảnh ba chiều (paintings in three-dementions) được tạo dựng y hệt tranh của một số họa sĩ lừng danh thời xa xưa như ba danh họa phái “ấn tượng” Pháp là Renoir, Monet và Manet, cùng danh họa Hòa Lan, Van Gogh... Công trình tạc tượng theo tranh, đặc biệt chưa từng có này của một điêu khắc gia người Mỹ tên là J. Seward Johnson, Jr. Người xem tranh có thể đi vào bức tranh sờ mó các bức tượng, leo lên giường nằm, lên ghế ngồi v.v... Được thưởng ngoạn công trình tạc tượng này với người bạn đường cũng là một điều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi của tác giả.

Page 59: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 59 59

PPhhầầnn 55:: TTHHEEOO DDẤẤUU CCHHÂÂNN ẤẤNN TTƯƯỢỢNNGG Tháng 10 năm 2004 tác giả thích thú cùng chồng đi xem “vườn tượng” Ground For Sculpture của họa sĩ điêu khắc gia người Mỹ J. Seward Johnson, Jr. tại Tiểu Bang New Jersey. Nơi đây là một công viên rộng lớn trưng bày ngoài trời những tác phẩm của ông và của nhiều nhà điêu khắc khác. Các tác phẩm này là những pho tượng và những cảnh phỏng theo các “bức tranh danh tiếng nghệ thuật thế giới, thần tượng Hollywood và danh nhân lịch sử Hoa Kỳ...” Một lần nữa, người đọc được thấy hạnh phúc của tác giả trong một cuộc đi chơi và thưởng thức nghệ thuật này.

PPhhầầnn 66:: NNHHỮỮNNGG NNGGỌỌNN CCỎỎ TTHHƠƠMM

Tác giả kể lại sự tham gia của mình với tạp chí văn học Cỏ Thơm. Tam Cá Nguyệt San Cỏ Thơm góp mặt trong làng báo văn học từ hơn một chục năm trước đây. Thoạt tiên Ngọc Dung là “một trong những tác giả đã ủng hộ hiện kim và đóng góp bài vở” cho tạp chí này (tr.245). Hiện nay Ngọc Dung là chủ nhiệm kiêm chủ bút tập san. Ngọc Dung ghi lại một số sinh hoạt của tạp chí cùng các cây bút cộng tác, nhất là những buổi họp mặt “kỷ niệm ngày sinh nhật hằng năm” của báo Cỏ Thơm. Nhiều giai thoại văn chương, nhiều tên tuổi trong giới văn học, nghệ thuật vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, khắp Mỹ Quốc và Âu, Á đã được nhắc tới trong chương bút ký “Những Ngọn Cỏ Thơm”.

PPhhầầnn 77:: HHÌÌNNHH ẢẢNNHH GGIIỚỚII TTHHIIỆỆUU Tác giả ghi lại một số hình ảnh cùng sinh hoạt trong những lần ra mắt các tác phẩm văn học của chính mình: - “Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội” được ra mắt sách tại Virginia vào tháng 5 năm 1995. Sau đó tại Nam California vào tháng 7 năm 1995. Tập hồi ký đã được tái bản lần thứ hai. Đây là tập hồi ký thứ nhất, tác giả ghi lại cuộc đời mình từ thời thơ ấu sống yên vui đầm ấm bên cha mẹ anh chị em tại Hà Nội. Những kỷ niệm của Ngọc Dung gắn liền với các danh lam, phố cổ của đất ngàn năm văn vật. Gót son của thiếu nữ Hà Thành đó đi bên những dấu ấn lịch sử cho tới ngày đất nước chia đôi. Hình bóng một thanh niên Hà Nội đã tăng phần thơ mộng và lãng mạn của tập hồi ký. Tuy là tác phẩm đầu tay, nhưng “Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội” đã được công nhận ngay là một tác phẩm văn chương trên văn đàn hải ngoại. - “Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương”. Hồi ký. Ra mắt sách tại Virginia vào tháng 9 năm 1996. Sau đó tại Bắc California rồi tại

Page 60: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 60

Nam California vào tháng 10 năm 1996. Cuối cùng là tại Philadelphia vào tháng 11 năm 1996. Tập hồi ký thứ hai ghi lại cuộc đời của tác giả từ lúc rời Hà Nội, cùng gia đình di cư vào Sài Gòn năm 1954 đến khi quen biết và lập gia đình với một nhà văn nổi tiếng, rồi chia tay sau vài năm. Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tác giả kết hôn với một nhà ngoại giao Hoa Kỳ và đem con về sống hạnh phúc tại vùng Hoa Thịnh Đốn cho tới ngày nay. Tập hồi ký đã gây sôi nổi vì tính chất thành thật, vì đề cập tới một số nhân vật nổi tiếng có thật ngoài đời, vì trong lịch sử văn chương Việt chưa có cây viết nữ nào dám kể “cái tôi” thật sự trong tác phẩm, mà theo thành kiến là “cái tôi đáng ghét”. Nhưng Ngọc Dung đã hiên ngang vượt qua thành kiến đó để thổ lộ tâm tình. Tác phẩm “Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương” cũng đã được tái bản. - “Điểm Trang Làm Dáng Cuộc Đời”. Thơ. Ra mắt sách tại Virginia vào tháng 6 năm 2000. Rồi sau đó tại Bắc California vào tháng 7 năm 2001. Đây là một tập những bài thơ kỷ niệm được Ngọc Dung ôm ấp, cất giữ từ thuở học trò, còn ngồi trên ghế Trưng Vương, bây giờ gom góp lại với những bài thơ viết sau này ở hải ngoại chứa chất nỗi niềm xa đất nước, mất Sài Gòn. - “Một Thoáng Mây Bay”. Tập truyện. Ra mắt sách tại Virginia vào tháng 9 năm 2001. Đây là những truyện được tác giả viết như có thật về nhiều hoàn cảnh của người Việt di cư tới đất Mỹ sau tháng 4 năm 1975. Nhiều độc giả có cảm tưởng Ngọc Dung viết về họ, viết cho họ, thông cảm và chia sẻ nỗi vui buồn với họ.

*

Trong suốt cuốn sách “Non Nước Đá Vàng” tác giả đã giới thiệu với bạn đọc nhiều nơi triển lãm, nhiều thắng cảnh nổi tiếng, vài buổi họp mặt sinh hoạt của người Việt hải ngoại và nhất là một số hoạt động cùng các “khuôn mặt” quen thuộc trong làng văn học, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc v.v... Một tập sách giới thiệu về du lịch hoặc các bài tường thuật dưới ngòi bút của một phóng viên cũng đều có thể

làm được như thế. Nhưng dàn trải giữa những dòng chữ của tác giả, người đọc cảm nhận được phần nào “tâm sự” của Ngọc Dung. NNggọọcc DDuunngg viết: “Chuyến này quyết định bỏ hết chuyện đời, đi chơi một chuyến xả hơi!” Sau đó trích dẫn hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người tới chốn

Page 61: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 61 61

lao xao” (tr.25). Viết khi ngắm nhìn thung lũng Old Faithful khói sương tiên cảnh: “Tìm cô đơn giữa thiên nhiên vắng vẻ, xa lánh chốn lao xao, ồn ào náo nhiệt, may mắn và hạnh phúc lắm thay!” (tr.83). Phải chăng đây là cái “tâm sự” đầu tiên của tác giả, người muốn lánh xa cái “bụi bặm trần gian” của những nơi hội họp đông “nhân vật” và đầy... “thiên hạ sự” trong một xã hội mà hầu như “vật chất” được coi trọng hàng đầu? Tình quê hương luôn vương vấn trong tâm hồn và theo chân tác giả tới khắp nẻo “du hành”: “Cảnh đồi hoang cỏ dại mênh mông ấy trông quen thuộc quá, như đã thấy ở Đà Lạt hay ở đâu?” (tr.40). “Phong cảnh tựa như một làng quê Việt Nam, mái tranh tỏa khói bếp nấu cơm của người dân trước khi đi chợ hay ra đồng cày bừa buổi sớm” (tr.85). Theo cả đến cách chọn đồ ăn thức uống: “Tôi gọi tôm xiên ớt, hành, nấm nướng và ăn với cơm. Chưa đi được ba ngày đã nhớ cơm, nhớ gạo rồi đấy, quý đồng hương thông cảm chứ?” (tr.46). Tình quê phảng phất trong đồ vật: “Một mùi quen thuộc đưa vào khứu giác tôi. A, mùi da bò, cái mùi bay ra từ các cửa tiệm giầy, ví, va-li trên Đường Lê Thánh Tôn, trước cửa Thư Viện Quốc Gia Sài Gòn cũ”. Cứ muốn lưu giữ mãi cái hơi hướm quê hương: “Đến chỗ xa lạ hẳn với khung cảnh Việt Nam mà vẫn nhận được mùi quê hương thoang thoảng ấy, tôi mua một cái ví nhỏ với mùi da bò... chỉ để nhớ để thương” (tr. 47). Lúc nào cũng có ý thức đề cao dân tộc mình như khi ngợi ca một nữ họa sĩ gốc Việt Nam: “Người đồng hương của mình thơm, thì mình cũng thơm lây. Nên tôi không bỏ qua những dịp có thể giới thiệu về sự vẻ vang dân Việt của mình” (tr.122). Trong hành trình du lịch, ngắm nhìn cảnh vật và sinh hoạt của quê người, tác giả chợt nổi lên một vài suy tư đượm màu triết lý. Khi thì về chính trị: “Tiến tới một nước Mỹ giàu mạnh, thanh bình, an lạc như ngày hôm nay, con người đã phải tranh đấu liên tục, bỏ hận thù chịu phục thiện và phải có người chỉ huy tài giỏi, nhân đạo, vì dân, vì nước thực sự ” (tr.57). Khi thì nặng về mặt tâm linh, phảng phất cái quan niệm “luân hồi”: “Nước chảy ra sông, ra biển, gặp nắng bốc thành hơi, thành mây, gặp lạnh biến thành mưa, thành tuyết rồi lại rơi về vùng núi non đất đá này. Thôi thì nguồn cao, suối cạn ơi! Hãy kiên trinh đợi chờ, gió sẽ đưa mây mưa băng tuyết trở lại với ngươi nhé! Nước sẽ trở về nguồn!” (tr.86). Và từ đó có ý tưởng muốn một ngày nào có thể theo phương pháp làm cho tâm hồn mình lắng đọng: “Trước phong cảnh trong lành, tinh khiết làm tinh thần sảng khoái, tươi vui, tôi mong ước có ngày trở lại, ở lâu hơn để tịnh thiền với cảnh vật thiên nhiên có một không hai trên

Page 62: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 62

trái đất này” (tr.83). Cuối cùng chân lý đã tỏ rạng, một quan niệm nhân sinh được tác giả đề cao sau khi đi thăm một cuộc triển lãm: “Hạnh phúc là nơi tự mình tạo ra, tự mình tìm thấy. Hãy ‘make time for your happiness’ ” (tr.212). Ngòi bút của Ngọc Dung đôi khi cũng không kém phần dí dỏm. Viết sau khi trông lén qua ống nhòm về một người đàn ông: “Tôi co vai, nháy mắt với Robert. Ông chồng tôi cười hiền từ về cái trò tiêu khiển vô thưởng vô phạt của tôi”... Viết sau vài suy nghĩ vẩn vơ của mình trong trò vui: “Và chỉ nghĩ thầm thôi, chứ hở môi hở miệng ra như thế với chàng của tôi thì đừng hòng được đi đâu một mình nữa!” (tr.66). Giọng văn đôi lúc vừa dí dỏm vừa ỡm ờ như khi ngắm giếng nước nóng Old Faithful biểu diễn phun nước “Ngày đêm, ngươi đã phun ‘nhiệt chất’ bao nhiêu lần mà vẫn không biết mệt ư? Những vị dũng mãnh, phá kỷ lục thế giới, làm như vậy được bao nhiêu năm, bao nhiêu tuổi nhỉ?” (tr.81). Tả cảnh lúc giếng phun yếu: “phì hơi như ông già mệt nhoài, hết gân cốt” (tr.84). Tác giả kể có một bà du khách reo váng lên “Có con bò rừng, bên tay trái. Con bò đực!” Thời một bà du khách khác lên giọng khôi hài: “Hê! Sandra, bà có con mắt tốt lắm đấy nhé. Bà nhìn thoáng mà đã thấy ngay cái đực của nó!” Cả đoàn du khách cười lớn (tr.86). Khi nói về một anh chàng ham leo núi, tuy nói là nguy hiểm: “Nhưng bây giờ nếu có dịp, hắn lại muốn được leo lên nữa, như các bà đau đẻ thề không bao giờ đẻ nữa nhưng ba tháng sau lại có bầu” (tr.102). Nhìn ông chồng ăn một món ăn sáng, Ngọc Dung viết: “Ngày nào chàng cũng ăn được như thế. Tôi thì chịu, trông cái bát oatmeal như cám cho heo ăn, chẳng hấp dẫn chút nào, nhưng bổ lắm đấy các cụ ạ” (tr.175). Khi đi xem triển lãm, nhìn vào một pho tượng nữ khỏa thân, tác giả trêu chọc hỏi chồng: “Nhìn cô nàng Olympia, anh có hứng gì không?”. Ông chồng gạt phắt đi: “Anh không có hứng với tượng.” Tác giả viết: “Robert đỏ mặt trả lời và bóp chặt bàn tay trái của tôi. Cái nhẫn cấn vào ngón tay làm tôi đau điếng và kêu lên oai oái, chàng mới chịu buông tay tôi” (tr. 186). Khi nhìn tượng cảnh một cặp nam nữ ngồi bên nhau trong một tiệm ăn tác giả tả: “Tay chàng quàng qua lưng ghế của nàng, mắt đắm đuối nhìn nàng như săn sóc thăm hỏi: ‘Em đã bớt mỏi chân chưa? Chúng mình đi bộ hơi nhiều nhỉ. Em muốn anh bóp chân cho em không? Em muốn dùng coffee, ice cream hay bánh ngọt?’ ”. Rồi tác giả dí dỏm thổ lộ: “Nhưng chính chàng Robert đã hỏi nàng Ngọc Dung như vậy.” Tác

Page 63: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 63 63

giả trả lời: “Cho anh nợ đến tối về nhà. Bây giờ em muốn uống cà phê, ăn kem và cả bánh ngọt nữa” (tr. 243). Nhưng điểm nổi bật nhất trong toàn bộ tác phẩm có lẽ là cái “tình vợ chồng”, cái “nghĩa phu thê”. Lúc nào Ngọc Dung cũng muốn thổ lộ điều này và tỏ ra trân quý rất mực. Sự quấn quít của vợ chồng tác giả khiến cho một cặp vợ chồng du khách khác phải hỏi: “Hai ông bà mới cưới nhau hả?”. Tác giả thổ lộ: “...những kẻ thích ôm eo nhau, nắm tay dung dăng dung dẻ, hay ngồi dựa sát vào nhau... Người ta cứ tưởng chúng tôi còn trong thời kỳ trăng mật nóng hổi, nên cắt đi 29 năm đá vàng của chúng tôi” (tr.74). “Tôi hôn nhẹ trên má Robert và cám ơn chàng đã giữ lời hứa, đưa tôi tới vùng Non Nước Đá Vàng này. Đôi mắt chàng đã hết trong xanh tuổi trẻ, nhưng vẫn long lanh xúc cảm như bao giờ. Chàng đáp lại với chiếc hôn trên vầng trán đã hơn nửa cuộc đời suy tư của tôi, vầng trán không khác chi hình vẽ những lớp nham thạch trong lòng Giếng Trung Thành” (tr.77-78). Tác giả đề cao tình cảm của một bà vợ cùng đi du lịch với ông chồng ngồi xe lăn: “Cái nghĩa Non Nước Đá Vàng thực sự thể hiện ở cặp vợ chồng này. Họ đã keo sơn gắn bó cho tới lúc gối mỏi chân chồn, thực hiện lời nguyện ước cùng du lịch những nơi đã hứa hẹn với nhau tự bao giờ. Và cũng như những cặp vợ chồng đầu bạc răng long khác, trong đó có chúng tôi...” (tr.79). Tỏ ra luôn quý trọng chồng mình, tác giả viết khi thăm thác nước Niagara: “Đây là lần thứ hai tôi đứng trước cảnh thần thoại này. Lần đầu tiên tôi tới đây kỷ niệm 25 năm bạc... đầu với Robert, người bạn đường đáng yêu của tôi” (tr.140). Khi hai vợ chồng đi xem triển lãm tranh, ngồi trên xe: “Nét mặt tươi rạng, Robert nhìn sang tôi đắm đuối, và bổn cũ sao lại, chàng đưa tay tôi lên môi hôn: ‘Anh rất sung sướng, chúng mình có date với nhau hôm nay. Anh cảm thấy như ngày chúng ta mới quen nhau. I love you, baby’.” (tr.176). Khi đề nghị đi xem một công viên, ông chồng sốt sắng đồng ý ngay: “Có điều gì tôi yêu cầu mà chàng từ chối đâu!” (tr.208). Khi rời một cửa hàng bán đồ kỷ niệm: “Trên đường ra xe, Robert ôm tôi sát người, vừa đi vừa mơ mộng: ‘Vỉa hè này làm anh chợt nhớ tới hè đường Thống Nhất, trước cửa Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ngày nào, đã nhiều lần chúng mình hẹn hò đi trên đó nhỉ?’ ” (tr.211). Sau đó lúc lên xe ông chồng nói: “Cảm ơn cưng đã cho anh một buổi hẹn hò thật hạnh phúc. I love you, my dearest.” (tr.212).

Page 64: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 64

Có lúc tác giả viết say sưa về hạnh phúc của mình: “Những cặp vợ chồng già như chúng tôi đến vùng cao nguyên Yellowstone được dịp suy nghiệm về trời cao đất cả, đầy uy quyền linh biến, được dịp thừa hưởng cái đẹp tinh túy, linh diệu của thiên nhiên ban cho loài người. Chúng tôi đã ghi lại một lần nữa những hạnh phúc bên nhau và cảm ơn nhau cái tình thủy chung, cái nghĩa đá vàng đã cho nhau hơn nửa cuộc đời.” (tr.84). Viết trong một đoạn khác, sau khi đi xem triển lãm về: “Tôi tắt máy sưởi nóng, xuống kính xe, hít thở không khí trong lành khi qua dòng Sông Potomac mênh mông tràn đầy như hạnh phúc chúng tôi đang có và đã có từ ba mươi mấy năm qua.” (tr.212). Lời ca tụng hạnh phúc không lúc nào dứt: “...tình nghĩa đá vàng đã cho chúng tôi chia sẻ hạnh phúc quý giá bên nhau giữa thiên nhiên tuyệt vời, vũ trụ huyền bí, đất trời cao cả, vĩ nhân, thiên tài đã được ghi danh, tạc tượng đời đời kiếp kiếp” (tr.127). Cuối cùng tác giả tâm sự: “Ở tuổi đá vàng, hãy mau mau giữ lời thề non nước, kẻo không còn cơ hội! Quý vị ơi!” (tr.69). “Trong đám du khách, xem ra có nhiều cặp kể cả chúng tôi đã mãn nguyện giữ được lời hẹn non thề nước, vợ chồng đã mấy chục năm, nay đưa nhau tới đây cùng thiên nhiên ghi tạc tình nghĩa đá vàng” (tr.71). Đến đây người đọc hiểu rõ lý do tại sao Ngọc Dung lại chọn cho tác phẩm của mình có tựa đề là: “Non Nước Đá Vàng”. Ngay từ đầu tập sách tác giả đã thổ lộ ý muốn: “chia sẻ kinh nghiệm có thể lợi ích cho các độc giả đi sau” (tr.25). Người đọc quả đã tiếp thu được không những chỉ lợi ích về kinh nghiệm du ngoạn, sinh hoạt đây đó, một số kiến thức về văn học, nghệ thuật, lịch sử... mà còn lĩnh hội được cả cái thông điệp về tình người nói chung hay tình yêu vợ chồng chung thủy “đá vàng” nói riêng của cá nhân tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dung. Trọn vẹn cả tình lẫn nghĩa! Đó quả thật là một điều rất đáng trân quý!

TTââmm MMiinnhh NNggôô TTằằnngg GGiiaaoo (Virginia, tháng 7 năm 2007)

Page 65: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 65 65

ĐỌC THƯ BẠN, CẢM TÁC (Gửi Phạm Văn Bình)

Đã mấy "Năm năm rồi không gặp" (1)

Từ khi tức tưởi bị tan hàng

Xem thư bực như ngày trời xập

Mày vô tù để nó sang ngang.

Nhớ thuở ra trường về đơn vị

Hai mươi thằng mũ áo thênh thang

Tính sổ chẵn mười đà ngã quỵ

Còn sót mười... xất bất sang bang.

Hồi ấy tưởng sẽ làm nên chuyện

Ôm súng giơ cao ngọn cờ vàng

Khoác bộ rằn ri...chà! Hãnh diện!

Nào ngờ hụt bắt ánh vinh quang.

Bây giờ đã hết cơn thua được

Lắng đọng tâm tư nỗi bàng hoàng

Nhắc mãi đau lòng đoạn đời trước

Âm thầm trôi dạt kiếp lang thang.

Đất hứa...nhìn xem! Mày thấy đấy

Lũ chúng ta tóc bạc muộn màng

Lỡ bước xẩy đàn đều vậy vậy

Chứ phải riêng ai chịu dở dang.

Lượm cái tự do! Thôi cũng tốt

Chợt mừng, chợt tủi lại hoang mang

Ôi thân phận khác gì con chốt

Tình huống hôm nay thực bẽ bàng.

Nguyễn Phú Long (Trong tập “Biết Bao Nhiêu Tình”, xb năm 2001)

Page 66: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 66

Phạm Văn Bình: Hoàng Hà, Quảng Trị, Giáo sư Trung học, SVSQ

Thủ Đức khoá 24, cùng về Thủy Quân Lục Chiến làm việc tại Bộ Tư

Lệnh sư đoàn khoảng 10 năm, vừa thất lộc tại Cali. hồi 17 giờ ngày 22

tháng 7 năm 2018. (1) Trích Chuyện Tình Buồn, thơ Phạm Văn Bình, Phạm Duy phổ nhạc.

Page 67: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 67 67

Mời nghe Duy Quang hát “Chuyện Tình Buồn”, Phạm Duy phổ

nhạc từ thơ của Phạm Văn Bình:

https://www.youtube.com/watch?v=nT5rW3mqYCc

Page 68: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 68

TÂM SỰ VỚI PHẠM VĂN BÌNH

Nhớ ngày nào giữa thành phố

Sài Gòn

Hai đứa lang thang tình cờ

gặp lại

Buổi mới ra tù đứa nào cũng đói

Cà phê đen vỉa hè chẳng có

gì hơn!

Nói nhỏ nhau nghe đứa mất

đứa còn

Đứa nào vượt biên, đứa nào

vào rọ lại

Khốn khổ thay khi cuộc đời

méo mó

Thầy không ai thuê thợ chẳng

có nghề

Triệu Phong, Đông Hà đôi bạn

cùng quê

Cựu môn sinh Nguyễn Hoàng,

Quốc Học

Cùng xuất thân quân trường

Thủ Đức

Lại cùng tù cùng trại trước

khi ra.

Đời thực đời thơ trăm nỗi

xót xa...!

"Chuyện Tình Buồn" vết dao

bầm để lại

"Mười Hai Tháng Anh Đi" lời

ca vọng mãi

Buồn ơi buồn... buồn muôn thuở

Bình ơi!

Cà phê vỉa hè nói mấy chả

cạn lời...

Hai đứa chia tay mỗi thằng

một ngã...

Tiếp bước lang thang theo cánh

bèo tan rã

Có ngờ đâu gặp lại xứ Cờ Hoa!

Rượu còn đây mà mắt vội

nhạt nhòa...!

Thơ tiễn bạn ngâm chiều nay

buồn quặn dạ!

Kiếp phù sinh bạn tôi

tài hoa quá!

"Chuyện Tình Buồn" sướt mướt

mỗi lời ca!

*

Thôi đi đi... ngươi mãn phần rồi

Bình ạ

Thanh thản mà đi, phủi bụi bặm

cuộc đời

Tiễn biệt ngươi, ta chỉ nhắn

một lời:

"Chuyện Tình Buồn" thay nhà

ngươi ở lại

Để khi nhớ nhau ta ngâm nga...

hề ...

Ôi thằng bạn tôi tài hoa... lạ!

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt Từ Thung Lũng Hoa Vàng,

July 23/2018

Page 69: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 69 69

”THU QUA LẶNG LẼ NỖI BUỒN” *

Để Tưởng Nhớ Họa sĩ / Nhạc sĩ Vũ Thái Hòa

** Phan Anh Dũng **

Vào cuối tháng tám 2013, có tin từ thân hữu ở Pháp và từ nhạc

sĩ Trường Sa là anh Vũ Thái Hòa đang lâm trọng bệnh. (Nhạc sĩ

Trường Sa hiện cư ngụ tại Toronto, Canada là một bạn rất thân của

anh Hòa). Với tin đó, chị Chủ Nhiệm Ngọc Dung và một số thân

hữu trong Cỏ Thơm đã gởi email thăm hỏi anh. Tuy rất mệt và

xuống cân chỉ còn 38 ký, anh vẫn cố gắng trả lời:

"Chủ nhật 25 tháng 8, 2013

Kính thăm quý Anh Chị Em trong Ban biên tập CỎ THƠM,

Vũ Thái Hòa xin thành thật cám ơn quý ACE khi nghe tin VTH lâm

trọng bệnh, đã điện thoại, Email và đến thăm VTH trên giường

bệnh. Bệnh tình của tôi được phát hiện hôm đầu tháng 7/2013 vì

chứng ung thư phổi, tôi đã nằm bệnh viện từ hôm đó đến nay, mới

xuất viện về nhà - và bây giờ bắt đầu chữa trị.

Tôi về dưỡng bệnh ở nhà, nhưng còn mệt lắm. Xin một lần nữa

cám ơn lời thăm hỏi của ACE và ACE thêm lời cầu nguyện cho tôi

gặp thầy, gặp thuốc tốt.

Kính chúc quý ACE luôn bình an mạnh khỏe trong cuộc sống"

Mùng 7 tháng 9, tôi nhận được lá thư cuối cùng của anh, lời lẽ

vẫn đầy tình cảm như sau:

“Phan Anh Dũng và Tâm Hảo thân mến,

Cám ơn Dũng đã ân cần với tôi. Tôi vẫn còn mệt lắm, bị mất giọng,

không nói chuyện điện thoại từ vài ngày nay, chỉ ngồi trên PC vài

phút xem Mail rồi xuống.

Kính chúc Gia Đình luôn Hạnh Phúc"

Anh Vũ Thái Hòa, một người trong Ban Biên Tập của Cỏ Thơm,

đã đóng góp rất nhiều, nhất là cho website Cỏ Thơm từ 6 năm qua.

Anh đã vĩnh viễn ra đi về Cõi Vĩnh Hằng ngày 19 tháng 10, 2013.

Hôm nay tôi ngồi ôn kỷ niệm và viết bài để tưởng nhớ anh cho tạp

chí Cỏ Thơm số 65.

Page 70: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 70

Họa sĩ Vũ Thái Hòa

Tôi còn nhớ rất rõ là

khoảng 2004, tình cờ

xem được một bức tranh

anh vẽ cho bìa CD nhạc

của một người bạn. Tôi tò

mò lên internet tìm thì

thấy một website giới

thiệu về anh. Tôi xem

những tranh của anh thì

ưng ý ngay vì nét vẽ của

anh đặc biệt, có ảnh

hưởng của Henry Matisse và Picasso, và cách dùng màu sắc đặc

biệt: thật tươi sáng. Từ website đó tôi mới biết là anh là một họa sĩ

sống ở thành phố Troyes nước Pháp nhưng cũng có sáng tác về

nhạc. Tôi lại càng khâm phục hơn nữa khi biết anh tự học hội họa

và nhạc lý (theo như tiểu sử do anh viết)! Tôi đã viết email làm

quen và xin phép dùng tài liệu ở website đó cho một trang đặc biệt

ở website Cỏ Thơm. Anh vui vẻ trả lời và sau đó tỏ ý muốn cộng

tác lâu dài với Cỏ Thơm.

Tôi rất mừng vì ngay sau đó anh Vũ Thái Hòa đã đề nghị làm

một chương trình giới thiệu các họa sĩ đã nổi tiếng qua nhiều thế

kỷ. Ý của anh là chúng ta nên tìm hiểu và học hỏi từ kinh nghiệm

những người đi trước và cũng để nâng cao tầm hiểu biết về nghệ

thuật cho riêng mình và cho độc giả.

Anh đã tự học làm phóng ảnh PPS để dễ phổ biến các tranh và

tài liệu, lại kèm nhạc nền “hấp dẫn” để độc giả thích thú hơn khi

xem tranh nữa. Anh nhờ tôi cộng tác bằng cách phiên dịch tiểu sử

tác giả, tên các bức tranh và đem PPS lên website Cỏ Thơm. Trong

thời gian này, thỉnh thoảng anh có giới thiệu với tôi vài bản nhạc

của anh nhưng hoàn toàn chú tâm về đề tài hội họa.

Anh Vũ Thái Hòa không bao giờ nói về (hay tâng bốc về) họa

phẩm của mình tuy anh đã có nhiều triển lãm tranh riêng hay chung

với một số họa sĩ Pháp, đã từng được huy chương Picasso-Miró

Page 71: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 71 71

năm 1987 của Cơ Quan Văn Hóa Khoa Học Quốc Tế Unessco.

Khi xem tranh của anh, tôi thích bức nào thì hỏi xin anh để dùng

làm bìa cho tạp chí Cỏ Thơm. Anh rất dễ dãi trong việc này vì nghĩ

rằng anh đã là "người Cỏ Thơm" kể từ khi bắt đầu cộng tác.

Nhạc sĩ Vũ Thái Hòa

Mấy năm gần đây, anh cho tôi biết là

phải ngưng một số hoạt động vì được

một linh mục Công Giáo yêu cầu cộng

tác với website Dũng Lạc. Anh có dịp

quay trở lại với đam mê âm nhạc bằng

cách soạn lời Việt cho một số nhạc ngoại

quốc như Đêm Vui Mừng (Silent

Night), Đêm Thiêng Liêng (O Holy

Night) … và đáng kể nhất là soạn lời vinh danh Chúa để thay cho

lời trong một số bài dân ca Việt Nam phổ thông như Lý Chim

Quyên, Hát Hội Trăng Rằm, Hò Leo Núi ... Anh lại có cảm hứng

sáng tác một số ca khúc tình cảm như: Thu Qua Lặng Lẽ Nỗi Buồn,

Bài Tình Cho Paris, Mùa Thu Không Có Em, Cám Ơn Cuộc Tình

Nồng v v Anh cũng đã cho làm hòa âm mới và nhờ ca sĩ Diệu Hiền

trình bày lại một số nhạc phẩm sáng tác trước 75 trong đó có bản

nhạc "Tình Khúc Tuyên", một sáng tác riêng tặng cho chị Vũ Thái

Hòa. Được biết bản nhạc “Nắng Hanh Vàng” do danh ca Thái

Thanh trình bày đã được phổ biến nhiều lần trên làn sóng của Đài

Phát Thanh Sài Gòn.

Tôi có nhận xét anh là người thích học hỏi và ứng dụng kỹ thuật

vi tính tài tình! Sau khi tự học làm PPS, anh đã học kỹ thuật làm

“youtube”, làm website cho riêng mình và cho Nhạc sĩ Trường Sa,

tự học software Encore để viết nhạc và hòa âm. Anh ít nói, làm việc

chăm chỉ và có hiệu quả tốt. Sau này, qua nhà thơ Đỗ Bình, tôi mới

biết anh rất ít tiếp xúc với văn nghệ sĩ và chỉ cộng tác với Cỏ Thơm

và Dũng Lạc từ lúc định cư ở Pháp đến giờ!

Xin thành thật ghi nhận và cảm ơn tấm lòng hiền hòa, khiêm tốn và

chân tình của cố Họa sĩ/Nhạc sĩ tài hoa Vũ Thái Hòa đối với Cơ Sở

Cỏ Thơm và vợ chồng chúng tôi.

Phan Anh Dũng

Page 72: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 72

* “Thu Qua Lặng Lẽ Nỗi Buồn” là một nhạc phẩm của Vũ Thái Hòa, sáng tác năm 2009. Mời nghe Diệu Hiền hát:

https://www.youtube.com/watch?v=dc7EnktIFQ4

Page 73: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 73 73

CUỘC LỮ HÀNH VÔ VỌNG cho N.

Ta. Cô đơn từng hơi thở.

Em. Cô đơn từng nụ cười.

Hai đứa mình ít duyên,

nhiều nợ,

Dìu nhau vào cuộc chơi.

Em chạy theo hình số tám,

Ta đuổi theo hụt hơi.

Số tám là vô cực.

Ta đứng trông. Bồi hồi!

Số tám là vô thủy,

Số tám là vô chung,

Không có điểm khởi thủy,

Không có chỗ tận cùng.

Thấy em trong tầm với,

Mà sao vẫn ngại ngùng?

Số tám là bất tận,

Không có điểm khởi đầu,

Không có chỗ kết thúc,

Ta theo em về đâu?

Ta đuổi theo hụt hơi,

Ta đuổi suốt một đời,

Cuộc lữ hành vô vọng,

Không một phút thảnh thơi.

Ta, hư vô từ hơi thở.

Em, hư vô từ nụ cười,

Hai đứa mình ít duyên,

nhiều nợ,

Đuổi nhau làm trò vui!

Sau cuộc trăm năm,

Hai đứa mình đều trở thành

cát bụi,

Không một phút thảnh thơi,

Còn lại chút tình người,

Còn lại nỗi ngậm ngùi.

Cát bụi có tình người.

Cát bụi biết ngậm ngùi.

Ôi !

Cát Bụi,

Em ơi!

Tạ Quang Trung Richmond tháng 6-2003

Page 74: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 74

CHUYỆN PHỞ XE LỬA VÀ TUỔI GIÀ ** Phạm Thành Châu **

Hình trong Phở Xe Lửa.

Từ trái: Người viết, nhà văn Trần Hoài Thư, họa sĩ Đinh Cường

1. Phở Xe Lửa, Chợ Eden...

Tiểu bang Virginia và các vùng phụ cận (Washington DC,

Maryland) có độ bốn, năm chục nghìn người Việt, có thương xá

Eden (gọi là chợ Eden) với hàng trăm cửa tiệm. Mỗi cuối tuần hoặc

ngày lễ, người Việt các nơi tụ về chợ Eden để ăn uống, mua sắm và

lang thang trên các hành lang chợ... cho vui.

Trước năm 1980, người Việt chưa có bao nhiêu, chợ Eden gần như

hoang phế, cỏ mọc tùm lum, vài cửa hàng lèo tèo. Khi người Việt

đến mướn chỗ để buôn bán, chợ trở nên sầm uất. Chủ chợ là người

Do Thái, bắt đầu lên giá mướn, cứ lên giá liên tục, hiện nay hình

như 50 đô la cho mỗi square foot (một năm) và có thể sẽ lên giá nữa.

Tôi không biết giá đó mắc hay rẻ, nhưng đã có nhiều bà "tưng bừng

khai trương" và ít lâu sau bán nhà để trả tiền mướn chỗ trước khi

"âm thầm dẹp tiệm". Bà nầy rút lui thì bà kia nhào ra làm con thiêu

thân. Tôi nói "bà" vì đa số các bà mở tiệm ăn. Ở nhà, nấu dở, nhưng

chồng con "phải" khen ngon, các bà tưởng thật, bèn mở tiệm ăn. Để

rồi mất ăn, mất ngủ và mất nhà!

Page 75: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 75 75

Chợ Eden là chợ duy nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ không có

"người ngoại quốc", nghĩa là người bán, người mua và người đi chơi

toàn người Việt. Hiếm hoi lắm mới thấy một bà dẫn ông chồng Mỹ

đi ăn tiệm.

Chợ Eden có nhiều tiệm ăn, trong đó có tiệm phở Xe Lửa của ông

Toàn Bò là nhiều người lui tới, vì đó thường được làm điểm hẹn của

bạn bè phương xa đến Virginia. Ông từ Florida lên, bà từ California

qua, cứ hẹn gặp nhau ở tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là ai

cũng biết, cũng đến đúng chỗ. Ông chủ tiệm phở tên Nguyễn Thế

Toàn nhưng mọi người gọi ông là Toàn Bò, mặc dù ông ta vẫn đi

trên hai chân như người bình thường.

Trong tiệm, ông dành sẵn một bàn riêng cho bạn bè. Họa sĩ, nhà

báo, nhà thơ, nhà văn... hoặc không "nhà" gì cả cũng có thể đến ngồi

tán phét bao lâu cũng được. Lại có sẵn một bàn cờ tướng cho thiên

hạ chơi, giống như quán cắt tóc bên đường ở Việt Nam vậy. Có điều

lạ là ngồi vào bàn đó, không ông nhà báo nào nói về báo chí, không

ông văn, thi sĩ nào nói chuyện văn chương, thi phú mà toàn những

chuyện tào lao thiên địa, mỉa mai, chọc ghẹo nhau để cười với nhau.

Riêng ông chủ Toàn Bò, vốn là luật sư trước 75, nên khi nói chuyện,

Page 76: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 76

ông ta lý luận rất vững chắc, "tam đoạn luận" đàng hoàng, cho nên

dù bạn là nhà hùng biện, khi tranh luận với ông ta, bao giờ bạn cũng

đuối lý. Sau khi đã chiếm thượng phong, ông ta bồi thêm một câu

mỉa mai để quí vị ngồi quanh bàn cười khà khà. Nhiều ông không

biết đó là giỡn chơi nên tự ái, không thèm ghé tiệm nữa.

GS Nguyễn Mạnh Hùng & “Toàn bò”

Ông Toàn Bò không bao giờ bước ra khỏi tiệm phở. Sáng đến mở

cửa tiệm, tối đóng cửa tiệm, về nhà. Quan, hôn, tang, tế... không có

ông ta. Bạn là bạn thân của ông ta, lăn ra chết, chưa chắc ông ta đến

vĩnh biệt bạn. Lời chia buồn trên báo thì có. Nhưng đừng tưởng ông

ta không ra khỏi tiệm mà kiến thức của ông ta không được cập nhật

hóa. Cứ thấy ông ta ngồi lim dim mắt mà tưởng ông ta tham thiền

nhập định, chuyện thế gian gác bỏ ngoài tai. Không phải vậy. "Thiên

lý nhĩ" đấy! Ngồi trong "tiệm phở" mà biết chuyện ngàn dặm. Bạn

thử đến và khơi mào "Hôm qua, ông X. bị sao đó, nghe nói đã đưa

vô bịnh viện rồi. Tôi định rủ vài ông nữa cùng đến thăm..." Tức khắc

bạn sẽ được điều chỉnh: "Trễ rồi ông ơi! Vừa tắt thở lúc một giờ

sáng, đã đưa sang nhà quàn rồi. Ông có muốn chia buồn thì ghi tên

vào tờ giấy đằng kia, để đưa lên báo"... Nhiều lúc thấy một ông, bà

nào đó thì thầm với ông Toàn Bò. Rất có thể (có thể thôi), tình báo

nước ngoài đến mua tin tối mật của nước Mỹ đấy.

Page 77: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 77 77

Phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là tiệm duy nhất trên nước Mỹ có một

tủ sách đồ sộ và trên tường treo đầy tranh. Không phải tranh trang trí

như vẽ tô phở, con cá chiên, chùm nho, chai rượu hoặc tranh tào lao,

rẻ tiền... mà là tranh nghệ thuật của các họa sĩ danh tiếng. Tranh

chính gốc chứ không phải bản sao. Người ta hỏi mua, ông không bán.

Hầu như họa sĩ nào đến tiệm phở của ông Toàn Bò đều phác họa cho

ông ta một tấm chân dung. Bức nào cũng vẽ ông ta cười toét miệng

đến mang tai. Vì dung nhan mùa hạ ông ta không khá lắm, nên gặp

họa sĩ trừu tượng, ấn tượng, biểu tượng, siêu thực hoặc hậu hiện

đại... thì dung nhan đó được vẽ thành của người khác. Không giống ai!

"Ủy Ban Thường Trực" (ngồi nhiều nhất) ở phở Xe Lửa cũng khá

đông. Ông Cò Ly, nhà (bán) báo, có sạp báo trước cửa phở Xe Lửa,

chỉ "mở cửa tiệm" sáng thứ bảy và chủ nhật, ngày thường ông bận

nhổ lông mày, đấm lưng cho người đẹp. Họa sĩ Tấn Đức có tiệm

khung hình giảm giá 75%. Ông Bình Gió Mới đã đóng cửa tờ Gió

Mới. Ông Bạch Thái Hồ, gặp ai cũng mở máy ảnh ra, đòi chụp hình

"Ngồi yên... Xong rồi! Hình sẽ đẹp lắm đấy!" Ông Ngô Đình Châu,

"vũ sư điệu cha cha cha" vì bị stroke, đi lạng quạng như nhảy cha

cha cha. Ông nầy vừa ngồi xuống lại lò mò ra ngoài tiệm "ba mươi

giây khói lửa" (hút thuốc). Ông "cựu" dược sĩ Thịnh, vô tiệm, ngồi

Page 78: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 78

xuống là mở máy nói. Thấy tôi thì kêu lên "Vua phịu!" (phịa?) Coi

bộ ông ta giỏi như bác sĩ, bịnh gì cũng biết, thuốc gì cũng biết.

Bịnh hoạn, cứ hỏi ông ta, miễn phí.

Ngày xưa, ở Việt Nam, đau đầu, nhức răng, trẻ khóc đêm... bất cứ

bịnh gì, cứ ra tiệm thuốc tây khai bịnh với dược sĩ, mua thuốc về

uống, công hiệu như thần. Ông bác sĩ Dương Quang Hớn, chuyên

về mắt, nhưng bịnh nhân đến chữa trị phải chuẩn bị đôi tai để nghe

ông ta nói liên tục những chuyện ít liên quan đến mắt. Trước đây

còn có ông Giang Hữu Tuyên, chủ báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo,

nổi tiếng với bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo", chưa vào tiệm đã

nghe oang oang giọng ông ta. Năm kia, ông ta bị đứt gân máu và

biến mất trên thế gian (quá cố).

Riêng họa sĩ Đinh Cường, tôi xin dài dòng một chút. Ông Đinh

Cường rất nổi tiếng, được nhiều người viết và đọc về ông ta trên

"net", trên báo vì những chuyện không ăn nhậu gì đến hội họa cả.

Ông nầy ít nói nhưng vẽ thì đẹp. Ở Sài Gòn, đã có tranh giả của

Đinh Cường. Người nào ra sách, thơ mà có cái tranh bìa của Đinh

Cường thì tác phẩm trở nên sang trọng và giá trị ngay. Ông ta rất

thiện chí, ai xin tranh bìa cũng cho, có khi đưa ra nhiều bức để

người xin lựa chọn. Tôi hỏi: "Phải chụp hình, sang hình tranh mình

rồi đưa cho người ta. Có cà phê cà pháo gì không?" "Chỉ có tờ Đặc

San Cựu Sinh Viên Hành Chánh Miền Đông có tặng chút chút để

uống cà phê thôi. Nhưng tờ đó mỗi năm chỉ ra một lần!" Có thể xếp

quí vị xin tranh bìa kiểu "chùa" nầy (trong đó có tôi) thuộc giai cấp

bóc lột và trơ trẽn. Trơ trẽn mà tưởng như mình ban ơn cho ông ta,

chỉ thiếu điều chưa nói "Ông hân hạnh lắm mới được tôi dùng tranh

ông làm bìa "đại tác phẩm" của tôi đấy nhé!".

Nói thế nhưng không phải ai cũng vô ơn cả. Có nhà thơ Thái Thụy

Vi, khi xin tranh bìa đều có cà phê, cũng chút chút, để tỏ lòng trân

trọng và biết ơn. Ông nhà thơ nầy yêu màu tím vô cùng. Thi phẩm

nào cũng tràn trề màu tím. Cái tranh bìa cũng màu tím. Một lần, đã

xin được tranh bìa màu tím cho tác phẩm của mình, mấy hôm sau,

Page 79: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 79 79

nhà thơ lại xin được gặp họa sĩ ở tiệm cà phê. Trò chuyện một lúc,

ông Thái Thụy Vi dúi vào tay ông Đinh Cường một tờ bạc. "Cái

tranh bìa đẹp lắm, nhưng nhờ anh cho thêm màu tím vào cho tím

hơn nữa". Màu sắc, đậm nhạt được đánh giá bằng tiền?

Trở lại tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò. Chủ nhật nào tôi cũng rủ

họa sĩ Đinh Cường ra đó uống cà phê. Tôi có viết linh tinh chút

đỉnh, được quí vị ngồi ở bàn thường trực đó vinh danh là "nhà văn".

Tôi khoái lắm. Sau lại được thăng cấp thành "nhà tiểu thuyết", tôi

càng khoái, mặt vênh lên. Không ngờ cái mỹ danh "nhà tiểu thuyết"

bị rút gọn thành "nhà tiểu". Họa sĩ Đinh Cường cũng được vinh

danh là "đại họa sĩ". Cũng xứng thôi. Nhưng rồi được rút lại thành

"đại họa".

Thế là mỗi khi chúng tôi bước vào tiệm phở Xe Lửa, quí vị đó nhao

nhao lên "Chào nhà tiểu. Chào đại họa gia!"

2. Tuổi Già

Lần trước, tôi có kể chuyện bọn già chúng tôi, mỗi sáng chủ nhật, tụ

tập trong tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò, chợ Eden, Virginia, cà

phê cà pháo, nói chuyện tào lao với nhau. Cứ thế, đã gần chục năm

nay rồi. Cái bàn mà ông chủ tiệm dành riêng cho bạn bè tụ tập, đặt ở

góc tiệm. Ông ta ngồi đầu bàn, coi như chủ tọa. Hai bên là hai dãy

những ông nhà báo, nhà văn, nhà thơ, "nhà họa", và chẳng "nhà" gì

cả, ít nhất cũng trên mười người. Đôi khi đông quá, phải ngồi bàn

bên cạnh, nghếch mặt qua "đối thoại". Nói nhiều nhất là mấy ông

nhà báo. Các ông "nhà" khác ít nói chỉ ngồi nghe và cười. Đó là nói

thời "hoàng kim", cách nay đã lâu chứ bây giờ thì chỉ còn loe hoe

mấy mạng. Những chiếc ghế cứ trống dần.

Những người vắng mặt đi đâu? Thì đi đâu ngoài con đường… ra

nghĩa trang!

Page 80: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 80

Quí ông kéo nhau ra họp mặt ngoài đó. Thực ra, cũng còn rất nhiều

ông còn sống, nhưng nằm nhà, đi không nổi. Đôi lúc nhớ bạn, nhớ

tiếng cười, nhớ những câu nói móc nghéo, chọc ghẹo nhau, quí ông

nầy lại mò ra, nhe răng cười tuy dung nhan đã "xuống cấp" thê thảm

rồi. Điển hình như ông N. V. T. mỗi khi đi chữa trị gì đó ở bịnh

viện, thường ghé tiệm phở Xe Lửa, nhưng khổ nỗi, ông ta đi ngày

thường (không phải ngày chủ nhật) nên cái bàn đó trống trơn, chỉ

mình ông ta chóc ngóc với ông chủ tiệm, chẳng biết nói gì, nói với

ai! Ông chủ tiệm vốn nói nhiều, cũng yểu xìu vì "lân thiếu pháo"!

Ông T. không được khỏe, có nhếch mép cười cũng đã là một cố

gắng quá sức rồi. Thế nên cả hai ông, chẳng phải nhìn nhau mà cùng

nhìn ra cửa tiệm, hi vọng có ông bạn nào bước vô chăng?

Mỗi sáng chủ nhật tôi gọi ông Đinh Cường: "Châu đây. Tính sao?"

Bên kia đầu dây, giọng lè nhè: "Làm sớm nghỉ sớm. Tôi vừa ở

Starbucks về đây". "Lên đường chưa? Độ chín rưỡi có mặt nghe!"

"Rồi!" Tôi cũng gọi ông Bình Gió Mới "Mươi phút nữa có mặt ở

Phở Xe Lửa nghe!" "O.K!" Thế là trên cái bàn rộng đó chỉ có ba ông

già. Lâu lâu, tấp vào, có ông Cò Ly, dược sĩ Thịnh, bác sĩ Dương

Quang Hớn, giáo sư Như Hạnh, ông Bạch Thái Hồ... Vừa ăn vừa

chuyện trò cười nói, độ một giờ sau, trả tiền, đứng lên. Có ông móc

trong túi ra tờ giấy nhỏ, có ghi mấy món vợ sai đi chợ, vài ông khác

bày bàn cờ tướng "lên xe xuống ngựa". Có ông còn nán lại làm thầy

dùi. Rồi thì tiếng la hét, cổ võ tưng bừng, có những câu không được

thanh nhã như "Coi chừng bị nước thượng mã...phong!". Ông khác

trấn an "Không sao. Tướng xuất...tinh". Chiến đấu gay cấn nhưng

không ai nổi xùng, tự ái mà chỉ cười. Đến trưa thì tan hàng, ai về

nhà nấy, vợ chờ cơm ở nhà, còn lại ông chủ Toàn Bò tiếp tục nhiệm

vụ, mời khách ngồi, ghi thực đơn, thu tiền.

Về ông chủ tiệm phở Xe Lửa. Trước 1975, ở Sài Gòn, không ai dám

gọi xách mé là "Ông Toàn Bò" mà phải gọi là "Ngài luật sư Nguyễn

Thế Toàn". Luật sư lợi hại vô cùng. Tôi đọc đâu đó câu "Luật sư, chỉ

với cái cặp mà lấy của thiên hạ bằng một trăm tên cướp có võ khí".

Bây giờ, nơi xứ người, không thể hành nghề hùng biện, nhưng "cựu"

Page 81: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 81 81

luật sư Toàn mà mở miệng là có người tức chết được. Đấu súng có

thể thắng ông ta nhưng đấu võ mồm thì thua là cái chắc.

Xin trở lại chuyện mấy ông vắng mặt ở tiệm phở Xe Lửa. Tôi xin kể

vài ông tiêu biểu, vắng mặt nằm nhà vì bịnh. Chưa chết. Mấy ông

già bịnh gì? Mỗi ông ngoài bịnh cao mỡ (cholesterol), cao áp huyết

còn "thủ đắc" cho riêng mình vài loại bịnh. Kể từ trên đầu xuống

chân thì có, trước hết "bịnh" đứt gân máu trên đầu, tiếng Mỹ là

stroke. Bịnh nầy chết nhanh lắm. Không chết thì liệt nửa người, như

ông Ngô Đình Châu, (gọi là Châu Già). Lần trước tôi có kể rằng ông

ta chống gậy đi cà nhắc (theo điệu cha cha cha), vô tiệm phở, vừa

ngồi xuống là đã đứng lên, lò dò ra cửa "ba mươi giây khói lửa" (hút

thuốc). Trước đây, ông còn sống, nay đã "quá cố" rồi.

Xuống chút nữa, ngang ngực thì có bịnh nghẽn tim (heart attack) và

ung thư phổi. Nếu phát hiện kịp thì vẫn không sao, như ông B. G.

M., cũng ung thư phổi nhưng chỉ "chiếu đèn, chiếu điện" gì đó mấy

lần, chẳng mổ xẻ gì, bây giờ vẫn phây phây, sáng chủ nhật nào cũng

có mặt ở tiệm phở. Ông nầy chịu nghe tán phét lắm. Ai nói gì cũng

cười một cách hạnh phúc. Xuống chút nữa có bịnh ung thư bao tử,

ung thư ruột, nếu cắt bỏ kịp thời cũng không sao, như ông "cựu" nhà

báo U. Th. Mấy năm nay vẫn sống hùng, sống mạnh.

Một bịnh khác nằm cạnh bao tử là bịnh ung thư gan. Tôi chưa nghe

ai bị ung thư gan mà sống nên không (có ai) được nêu tên ra đây.

Viêm gan siêu vi thì chữa được. Còn một bịnh nữa, nó mà xuất hiện

thì tất cả "các cơ quan đoàn thể" của người bịnh bị vạ lây. Đó là

bịnh ung thư máu. Bịnh nầy, ở Mỹ chữa được, nhưng phải thường

xuyên thay máu. Ông "cựu" nhà báo N. V. T. bị bịnh nầy, thỉnh

thoảng có ghé tiệm phở Xe Lửa góp vài nụ cười.

Xuống chút nữa, ở điểm chiến lược, có bịnh tuyến tiền liệt. Mười

ông hết năm ông bị bịnh nầy nhưng giữ bí mật, vì bịnh đó làm mất

khả năng của đệ tam khoái, nói ra thì mặc cảm mình thua thiên hạ.

Có một bịnh cũng chẳng làm ăn gì được, đó là bịnh tiểu đường

Page 82: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 82

nhưng cũng chẳng chết chóc gì. Xuống nữa, ngang đầu gối có bịnh

sưng khớp, nghe nói ăn thịt bò hay ăn chao thì nó hành cho rên rỉ

suốt ngày đêm, uống thuốc thì bớt.

Tôi không phải bác sĩ, phét lác mấy giòng về bịnh hoạn của mấy ông

già, đọc cho vui, xin quí vị bỏ qua. Bây giờ xin kể đến vài ông vắng

mặt vĩnh viễn. Người chết không nói được nên tôi nêu tên rõ ràng

mà không sợ bị phản đối.

Trước hết là nhà thơ Hoàng Trùng Dương. Làm

thơ không có tiền nên ông ta làm thêm nghề xây

dựng nhà cửa. Ông ta có mấy tác phẩm thi ca, khi

sắp cho ra đời đứa con tinh thần (thi phẩm) thứ

ba thì thình lình vướng bịnh ung thư gan cấp

tính. Tôi theo ông Dũng nhà in chở mấy thùng

thơ đến giao vừa để thăm ông ta, thì thấy mặt

mũi vàng khè, nằm bẹp trên giường nhưng vẫn

cười và thều thào "Tôi xuống trước, xây nhà chờ mấy ông...".

Quả nhiên, "mấy hôm sau là đi".

Tiếp theo là nhà thơ kiêm nhà báo Giang Hữu Tuyên. Thời sinh

tiền, ông thuộc hàng "ăn to, nói lớn". Chân chưa bước vô tiệm phở

đã nghe giọng ông Giang Hữu Tuyên ồn ào, náo nhiệt khiến không

khí trong tiệm vui vẻ, sôi động hẳn lên. Chuyện ông Giang Hữu

Tuyên qua đời như sau: Một buổi sáng, ông võ sư Vương Đình

Thanh cùng với nhà thơ Giang Hữu Tuyên lái xe lên phi trường

Dulles nhận báo từ Cali. gửi qua theo đường hàng không. Chờ một

lúc thì ông Giang Hữu Tuyên bỗng kêu lên "Đau đầu quá!" rồi gục

xuống. Ông Vương Đình Thanh cũng kêu lên "Help! Help!" Xe cứu

thương đưa vô bịnh viện, không tỉnh dậy nữa. Cả tiệm phở Xe Lửa

xôn xao, kinh ngạc "Giang Hữu Tuyên chỉ trên năm mươi, còn quá

trẻ, sao đi sớm quá vậy?" Có ông phán: "Tu mấy kiếp mới được chết

như vậy. Chỉ đau đầu mấy phút là xong ngay, khỏi phiền đến ai.

Bịnh hoạn nằm một đống, thà chết sướng hơn".

Page 83: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 83 83

Giang Hữu Tuyên có một bài thơ nổi tiếng

"Trời Mưa Đi Phát Báo". Nguyên nhân

như sau. Sau 1975, ông Giang Hữu Tuyên

nhanh chân chạy thoát. Qua Mỹ, ông cùng

với bạn bè ra một tờ báo. Thời đó, những

người Việt qua Mỹ thèm hai thứ: nước

mắm và chữ Việt. Mấy ông cùng nhau bỏ

tiền, bỏ công ra làm một tờ báo rồi đi phát

không cho đồng bào đọc. Bấy giờ làm gì có computer, máy chữ thì

không có dấu, phải thêm dấu vào, tiêu đề, chữ lớn thì cắt trong báo

Mỹ, dán lên rồi đem in. Hoàn thành tờ báo xong còn đi đến những

nơi có người Việt tị nạn phát không. Không phải chỉ những ngày

đầu đến Mỹ mà cả chục năm sau, ông ta vẫn làm báo và đi phát

không cho thiên hạ đọc (sau nầy, chi phí nhờ quảng cáo bù vào). Sau

đây là bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo" của Giang Hữu Tuyên mà tôi

tin là có vị đã đọc rồi:

"Chiều ngã năm đường năm bảy ngã. Ngã nào cũng ướt giọt mưa

rơi. Bao mùa mưa đã im giông bão. Sao nước trường giang vẫn

khứ hồi.

Mười mấy năm làm tên phát báo. Lòng buồn theo thành quách xa

xưa. Những trang tin dội từ quá khứ. Rớt ngập ngừng cùng những

hạt mưa.

Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi. Sáng chưa đi chiều lại mưa về.

Mưa ngã năm từ năm bảy ngã. Ngã nào cũng mưa và mưa thôi.

Xấp báo trên tay vừa ướt hết. Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay.

Hình như những mùa mưa thuở trước. Đang về làm ướt trái tim ai."

Phần cuối bài nầy xin kể về cố thi sĩ Vương Đức Lệ. Trước 1975,

tôi tưởng là "cô", sau mới biết là "ông" Lê Đức Vượng. Ông nầy bị

ung thư phổi. "Từ lúc trẻ, tôi đã hút thuốc rồi". Ý nói là "Tôi làm tôi

chịu". Quí vị bị nhức đầu, đau bụng hoặc đang bực mình điều gì xin

thử viết một bài văn ngắn hoặc làm một bài thơ, có được không? Có

thể được nhưng không hay. Ông Vương Đức Lệ bị ung thư phổi, bác

sĩ lắc đầu, cho đưa về nhà "săn sóc" và "chờ", vậy mà vẫn làm thơ.

Page 84: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 84

Thơ ông rất hay. Tôi thường cùng ông Đinh Cường đến thăm, thấy

đeo cái ống dưỡng khí trên lỗ mũi. "Không có nó, thiếu ôc xi, mệt

lắm" nhà thơ giải thích.

Điều kỳ lạ là Vương Đức Lệ đang ở thời kỳ

cuối của bịnh mà vẫn làm thơ được. Bịnh

trở nặng, ngất xỉu, tỉnh dậy, làm thơ.

"Mong con, cha mẹ đợi? Nhớ em, ba chị

chờ?" Và chú em út cũng còn trông anh

sao? Mong manh chỉ một đường sinh tử.

Hai ngả âm dương một lối vào..." "Bàn tay

nào đây. Ai lay tôi tỉnh dậy?"

Một lần khác, ông lại ngất xỉu, tưởng đi luôn, gia đình gọi xe cứu

thương đưa vô bịnh viện cấp cứu. Ông tỉnh dậy, thấy mình còn sống,

reo lên: "Tử thần bắt hụt ta lần nữa. Bạn mới mừng chung khóa nỗi

vui. Bạn cũ buồn riêng ly rượu phạt. Ôm vai bá cổ ngẩn ngơ cười!

Đã mấy lần rồi tai giả điếc. Tử thần lay gọi mãi, không nghe! Bởi

còn lưu luyến duyên phàm tục. Mãi đợi người xưa lạc lối về..."

Ông còn viết những bài văn ngắn, ghi lại những đau đớn của thể

xác, những cảm nghĩ, những lưu luyến với thân quyến, bạn bè trong

những giây phút cuối của cuộc đời. Và rồi, ông bình tĩnh chờ đợi

con tàu vô hình đưa ông vào cõi mịt mù "Bàn tay nào vuốt mắt tôi.

Ngón nào bấm nút châm mồi hỏa thiêu? Trăm năm mộng ước còn

nhiều. Trần gian nào dễ đủ điều nỉ non. Tử sinh nẻo thuộc đường

mòn. Âm dương đôi ngả vuông tròn đó thôi!" Vương Đức Lệ "lên

đường" đầu năm 2008.

Sau đây là vài cảm nghĩ của tôi trước cái chết. Ai cũng chết. Mặt

trời sẽ nguội dần, quả đất sẽ biến mất. Sẽ không còn thời gian. Có

một ông bạn, bị ung thư phổi. Mổ xong, có vẻ khá hơn trước, gọi

điện thoại nói chuyện với tôi. Tôi hỏi ông bạn nghĩ gì về cái chết?

Ông ta bảo, chỉ sợ giờ phán xét, sợ vào hỏa ngục. Ông ta theo đạo

Chúa nên mới tin có linh hồn, có thiên đường, hỏa ngục. Tôi chẳng

Page 85: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 85 85

theo đạo nào, không tin có linh hồn nên chẳng hề bận tâm. Khoa học

thực nghiệm không chứng minh có linh hồn. Tôi chỉ mong ngủ một

giấc rồi không thức dậy nữa, Đời chẳng có gì để mà lưu luyến. Giá

như có ông thần nào cho tôi sống lùi lại bất cứ giai đoạn nào của đời

tôi. Mười năm. Hai mươi năm. Ba, bốn mươi năm? Tùy ý.

"No. Thank you!"

Trên sân khấu cuộc đời, tôi là tên hề giễu dở. Bị lừa gạt liên tục.

Thất bại liên tục. Chỉ mong rằng, chết bình yên, đừng đau đớn, vật

vã ngày này qua tháng khác. Ông triết gia, giáo chủ nào cũng giải

thích theo tưởng tượng của mình về những gì xảy ra sau khi chết.

Mỗi vị một cách! Rồi vị nào cũng chết! Cũng chẳng biết đi đâu?

Bọn già chúng tôi đôi khi phân vân, không biết chết rồi linh hồn

(nếu có) đi đâu? Rồi "nhất trí" là nên tìm tôn giáo nào cho mình đi

đến chỗ sướng nhất mà theo. Nơi dành sẵn cho mấy nàng trinh nữ?

Xin cám ơn. Già quá. Hom hem quá rồi. Hay là thiên đường, nát

bàn? Hoan hô! Nhưng trên đó có đàn bà không? Chắc là không. Đã

là thiên đường, nát bàn thì làm gì có đàn bà! Mấy ông già tào lao với

nhau, xin các tôn giáo (và các bà) bỏ qua cho.

Có lẽ, chết là hết, như ngủ mà không thức dậy. "Lai như lưu thủy hề,

thệ như phong. Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung" (Kim Dung trong

Cô Gái Đồ Long: Đến như nước chảy, đi như gió thoảng.

Không biết đến từ đâu, về đâu?)

Phạm Thành Châu

Page 86: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 86

GIAO DUYÊN

Giao duyên giữa tiết giao mùa,

Tròn xoe hai nụ em vừa trổ bông

Phơi phới xuân, phơn phớt hồng

Mưa bay lấm tấm ửng lồng ngực xuân

Sảng hồn con bướm chết trân…

Phan Khâm

(Silver Spring, MD)

MƠ NGÀY HỘI NGỘ

Một ngày qua, lại một ngày qua

Vầng trán thêm nhăn, nỗi nhớ già

Vạn nẻo sơn hà mưa gió dập

Nửa hồn lưu lạc tuyết sương pha

Mơ ngày hội ngộ hoa còn thắm

Ước buổi đoàn viên bóng chửa tà

Cho bến đò xưa ông lái cũ

Câu hò nghe mới những lời ca!

nguyễn vô cùng

Page 87: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 87 87

EM BÁN ĐÈN HỒNG

** Vưu Văn Tâm **

Bài viết này được cảm tác từ bài vọng cổ "Cô bán đèn hoa giấy" của

tác giả kiêm nhà giáo Quy Sắc. Ông là một cây bút lỗi lạc, một nhà

soạn kịch tài hoa. Chỉ với 6 câu vọng cổ, ông đã phác họa trọn vẹn

cuộc đời cô thôn nữ tuổi 14 cho đến khi lập gia đình và trải qua một

cuộc sống tình cảm không trọn vẹn. Bài vọng cổ này ra đời giữa

thập niên 50, tính đến nay đã được trên dưới 60 năm và được nhiều

thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng trình diễn trên sân khấu cũng như thu thanh

vào dĩa nhựa, băng nhựa và băng video suốt sáu thập niên qua.

*****

Đèn em phất giấy hoa hồng

Đêm xuân treo chốn thư phòng thêm vui (*)

Mỗi năm khi xong mùa gặt, cha mẹ em thường chuốt thân tre thành

những thanh mỏng mảnh và mua thêm mớ giấy hồng điều để làm

những chiếc đèn lồng bán cho thiên hạ vui chơi ba ngày Tết và cũng

mong có thêm chút tiền để may sắm ít quần áo mới cho các con

nhân mùa xuân đến. Năm đó, em vừa tròn mười bốn tuổi. Vì muốn

đỡ đần cho cha mẹ nên em tự với lòng mang đèn ra chợ bán. Những

chiếc đèn lồng xinh xắn được treo cạnh gốc dừa nghiêng mình soi

bóng nước. Một người khách trẻ trung trong vóc dáng thư sinh, tóc

rẽ bảy ba, gương mặt khôi ngô tuấn tú, dừng lại trước gian hàng và

ngắm nghía những chiếc đèn hồng đang phất phơ trong nắng sớm.

Chàng mĩm cười nhìn em, nhìn cô gái bán đèn với mái tóc rối vì gió

xuân lay động. Em thẹn thùng ngó xuống và hai tay mân mê hai vạt

áo bà ba có điểm bông hường. Chàng vuốt má em rồi dúi vào tay em

chiếc lược đồi-mồi xinh xắn. Nhìn bóng chàng khuất xa mà lòng em

dâng lên một niềm sung sướng, bâng khuâng, khó diễn tả bằng lời.

Khi chim tu hú gọi bầy và mang về những cơn gió chướng, khắp

chốn nhân gian lại nôn nao đón mừng một mùa xuân mới. Em vẫn

mang đèn ra chợ bán như năm trước và thầm mong gặp lại người

chủ của chiếc lược giao duyên. Người khách năm xưa dù không hẹn

nhưng đã trở lại trong màu áo nhuốm bụi phong trần.

Page 88: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 88

Chàng nhìn em trìu mến và mĩm cười hỏi khẽ:

- Hỡi cô bán đèn giấy hồng, đèn hồng cô bán, má hồng cô bán chăng ? (*)

Em thẹn thùng đáp lại:

- Má hồng hãy hỏi song thân, em đây chỉ bán cho anh đèn hồng! (*)

Ngày giặc giã tràn lan, thôn làng em bị bom cày đạn xới. Gia đình

em cũng như các gia đình chòm xóm, láng giềng phải cắt ruột lìa

quê, tản cư lên chốn thị thành để tìm phương kế mưu sinh. Vài năm

sau, chinh chiến cũng qua, cả nhà em lần bước trở về quê quán. Mùa

xuân lại về, hoa xuân đua nhau nở, em lại mang đèn ra bán cạnh

thân dừa thuở trước. Nhưng người khách năm xưa sao vắng bóng.

Chàng ở nơi nao, sao đi biền biệt không về chốn cũ. Gió xuân không

lạnh, nhưng lòng em trống lạnh. Em đưa chiếc lược chải lại mái tóc

rối bồng vì nắng gió và ngắm bóng mình lung linh trên mặt sông

đầy. Cô bé bán đèn năm xưa, nay đã thành một thiếu nữ mặn mà,

biết e ấp thẹn thùng mỗi khi thấy bướm đùa hoa.

Năm em tròn tuổi đôi mươi, vâng lời cha mẹ, em cất bước vu quy.

Em phải lấy người em không thương làm chồng cho tròn chữ hiếu

với mẹ cha. Cánh cổng vu quy có phải chăng là cánh cổng lao tù.

Khi chiếc xe hoa lăn bánh và bỏ lại sau lưng một lớp bụi đường mờ

mịt, nước mắt em cũng nhạt nhòa như muốn che khuất những kỷ

niệm êm đềm của thời con gái. Một năm sau, khi cây dừa ven sông

trổ bông đơm trái, vợ chồng em hớn hở vui mừng vì được làm mẹ,

làm cha.

Mỗi mùa tết đến, em vẫn chăm chỉ mang đèn ra bán cạnh thân dừa

năm cũ, vì trong lòng thầm mong gặp lại bạn tình xưa. Hè qua, thu

lại, đông sang, em đã âm thầm đếm mấy mùa xuân tuyệt vọng. Mùa

xuân năm đó, tay dắt con đi bán đèn hoa giấy, em bất ngờ gặp lại

người xưa. Em bùi ngùi nhớ đến chiếc lược ngày cũ đã mất rồi trong

lúc sang ngang.

Chàng nhìn em khẽ hỏi:

- Hỡi cô bán đèn giấy hồng, năm nay cô đã có chồng hay chưa? (*)

Em trả lời trong nước mắt:

- Ðèn hồng đã có người mua, má hồng đã bị nắng mưa phai rồi! (*)

Chàng buồn bã thở dài rồi cúi đầu quay bước. Em nhìn theo cái

bóng dáng thương yêu mà con tim đau thắt từng cơn. Kỷ niệm thời

con gái và chiếc lược bé nhỏ năm nào sống lại trong em mãnh liệt

Page 89: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 89 89

hơn bao giờ hết. Trái tim cũng có lý lẽ của riêng mình. Em muốn bỏ

mặc tất cả để chạy theo mối tình thời son trẻ, nhưng con em bỗng

cất tiếng gọi:

- Mẹ, mẹ ơi !

Em dừng chân nhìn con qua màn lệ rưng rưng. Con em là giới tuyến

cản ngăn em đi theo tiếng gọi của ái tình. Em không vì một gốc cây

mà phải phá nát một khu rừng. Dù em sống với chồng đồng sàn dị

mộng, nhạt ái phai ân nhưng em còn trách nhiệm với đứa con thơ

dại. Em bán đèn hồng, nhưng duyên tình em không thắm. Em

thương một người mà phải gọi một người khác là chồng. Người đã

xa rồi nhưng em vẫn hoài thương nhớ, trọn đời này em chỉ yêu mỗi

chàng thôi.

Vưu Văn Tâm (Germany)

30.06.2018

(*) nguyên văn của tác giả

Mời nghe nghệ sĩ Thanh Hương ca bài “Cô Bán Đèn Hoa Giấy” của soạn giả Quy Sắc:

https://www.youtube.com/watch?v=itQ3edASU1M

Page 90: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 90

TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ

** TP. Nguyễn Văn Thành (1923) **

Đề cập tòa án hình sự quốc tế mà không trình bày phiên tòa xét xử 21 chóp bu Đức Quốc Xã còn sống sót, vào năm 1946 tại thành phố Nuremberg ở miền đông nam Đức thuộc vùng chiếm đóng của quân đội Hoa Kỳ, thì thật là một điều thiếu sót. Những nguyên tắc của quy chế tòa án Nuremberg và bản án của tòa này đã được ủy ban luật pháp quốc tế, sau nhiều năm soạn thảo, hoàn tất phúc trình vào năm 1950 đúc kết 7 nguyên tắc được đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận dưới tiêu đề “Những nguyên tắc Nuremberg, 1946” (The Nuremberg principles, 1946) (1).

Chính những nguyên tắc đề cập ở trên được coi như sự phát triển của luật pháp quốc tế đã giúp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có thêm quyền hạn cho ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở Liên Bang Nam Tư cũ (Yugoslavia) do Nghị Quyết 827 ngày 25.05.1993, Nghị Quyết 955 ngày 08.11.1994 về Rwanda (Phi Châu). Hai Tòa này có tính cách tạm thời và địa phương sẽ giải tán sau khi hoàn tất nhiệm vụ đặc biệt quy định trong quy chế (The Ad Hoc International Criminal Tribunal for the Former Yugoslavia). Theo nhật báo Washington Post ra ngày 01.03.2002, chính quyền Bush khuyến cáo hai Tòa vừa đề cập mau chóng kết thúc công việc vào năm 2007-2008. Năm mươi bảy năm sau khi Thế Chiến II chấm dứt, phần đông các sử gia đều nhận xét vụ án xét xử 21 đầu não Đức Quốc Xã còn sống sót được coi như Phiên Tòa lớn nhất trong lịch sử (The greatest trial in history).

Page 91: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 91 91

Quả vậy, Nuremberg là một sự kiện lịch sử; luật pháp quốc tế không còn giống như xưa nữa. Những tiền lệ hướng về tương lai đã được thiết lập, những nguyên tắc tư pháp mới được tuyên bố, và thủ tục hình sự quốc tế mới đang phát triển. Tòa đã xác nhận trách nhiệm cá nhân trước luật pháp quốc tế; Tòa khẳng định sự bảo vệ tư pháp về nhân quyền. Đó là cái khiên mong muốn nhất chống lại sự xâm lược và những vi phạm nhân quyền khởi sự hai việc canh cải quan trọng nhất ở thế kỷ 20 trong guồng máy tư pháp quốc tế (2). Tòa án Nuremberg không dừng ở đó. Tòa đã đề ra sự trắc nghiệm những quan niệm cơ bản của con người về luật pháp, chính trị, quân sự và đạo lý. Nuremberg đã phá tan huyền thoại Đức Quốc Xã. Nuremberg là nơi khởi điểm cuộc chiến tranh lạnh, về sự tranh chấp nơi lập phiên tòa xét xử phạm nhân Đức Quốc Xã giữa hai phe tư bản và cộng sản. Nuremberg dính líu tới cuộc chiến ở Việt Nam. Hồ Chí Minh viện dẫn tiền lệ của Tòa Nuremberg và quy chế của tòa này (Charter of Nuremberg Tribunal) loan báo ngày 19.06.1966 qua ngả ngoại giao tại New Delhi, Ấn Độ, sẽ đưa 37 phi công Mỹ bị giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, ra tòa xét xử về “những tội phạm chống nhân loại” và có thể bị hành quyết, suýt biến xứ sở đau thương và nghèo khổ của chúng ta thành bãi sa mạc trong trận chiến hủy diệt (3). Theo sử gia Wiliam J. Bosh, có lẽ cuộc bàn cãi về phiên tòa Nuremberg sẽ không bao giờ chấm dứt. Thật vậy, cho đến hơn sau nửa thế kỷ trôi qua, ta thấy những cuộc tranh luận về sự hợp pháp tính của Tòa Nuremberg vẫn tiếp tục ám ảnh chúng ta vì Tòa này đã đưa ra những lý thuyết âm mưu (conspiracy theories) để trừng phạt tội nhân chiến tranh Đức đã phạm trong quá khứ tức hồi tố (Retroactivity- Ex Post Facto Character) đi trái với luật quốc tế cùng Hiến Pháp của những nước theo chế độ pháp trị. Ngay như Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực có thẩm quyền trên toàn cầu, sau nhiều cuộc tranh cãi tại Hội Nghị Ngoại Giao La Mã, vẫn chưa đạt được đồng thuận của các quốc gia tham gia Hội Nghị về sự định nghĩa và quy định hình phạt về tội xâm lược (crime of aggression) để đưa vào quy chế nên đã tạm gác và sẽ ban hành văn bản phụ sau.

TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP TÒA ÁN HÌNH SỰ THƯỜNG TRỰC

DỰ THẢO QUY CHẾ Hơn nửa thế kỷ đã qua, Liên Hiệp Quốc thừa nhận, qua các giai đoạn lịch sử thế giới, tội “diệt chủng” đã gây mất mát hết sức lớn lao cho nhân loại. Để giải thoát loài người khỏi tai họa khủng khiếp

Page 92: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 92

đó, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, do nghị quyết 260 ngày 09.12.1948, lập một Ủy Ban Luật Pháp Quốc Tế có nhiệm vụ nghiên cứu đưa ra dự thảo thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế để xét xử những kẻ phạm tội “diệt chủng” cùng nhiều tội phạm nghiêm trọng khác. Ủy Ban đã hoàn tất bản dự thảo quy chế năm 1951 và đưa ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để duyệt xét vào năm 1953 nhưng phải tạm gác vì không có sự đồng thuận của các quốc gia hội viên về sự định nghĩa “tội phạm xâm lược”. Thỉnh thoảng vấn đề thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế lại được nêu lên nhưng không có quyết định dứt khoát của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ta phải đợi vào năm 1989, Cộng Hòa Trinidad và Tobago yêu cầu ủy ban luật pháp quốc tế tiếp tục công tác liên quan tới việc thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế và đề nghị đưa tội “buôn lậu ma túy” vào quy chế tòa án tương lai. Tiếp đến vào năm 1993 nổ bùng cuộc xung đột tại Liên Bang Nam Tư cũ và những tội phạm chống nhân loại và tội diệt chủng diễn ra dưới chiêu bài “thanh lọc chủng tộc” đã thực sự tạo ra mối đe dọa cho nền hòa bình trên thế giới. Để chặn đứng những sự tàn bạo đó có thể lan tràn ra các quốc gia lân cận, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dựa vào chương VII Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và những nguyên tắc của Tòa Nuremberg, thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở Liên Bang Nam Tư cũ để xét xử những kẻ phạm pháp nhằm thị uy và răn đe những tội ác tương tự xảy ra trong tương lai. Tòa án trên chỉ có nhiệm vụ đặc biệt xét xử các vụ phạm pháp ở Nam Tư cũ từ 1991 trở đi mà thôi, không có thẩm quyền thụ lý tội phạm chiến tranh hoặc diệt chủng xảy ra ở các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, Ủy Ban Luật Pháp Quốc Tế lại được giao phó nhiệm vụ soạn thảo quy chế cho Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực có thẩm quyền toàn vũ đưa tới Hội Nghị Ngoại Giao các Đặc Sứ Toàn Quyền của các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc để duyệt xét và thông qua ngày 17.07.1998 tại La Mã, Ý Đại Lợi.

KÝ HIỆP ƯỚC ROME Từ năm 1994 đến 1998, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần triệu tập Hội Nghị Ngoại Giao La Mã để thảo luận về Hiệp Ước thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực nhưng mãi tới tháng 4 năm 1998 mới hoàn thành bản dự thảo. Tổng cộng có 148 nước tham dự và trên 200 tổ chức phi chính phủ (Nongovernmental organizations) trong phong trào quốc tế nhân quyền cũng tham gia Hội Nghị. Ngoại trừ các phiên họp kín, phong trào này đã tiếp xúc với các phái đoàn và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới việc thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế hữu hiệu, độc lập không bị Hoa Kỳ thống trị. Chia xẻ và nhiệt tình ủng hộ quan niệm

Page 93: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 93 93

này, đa số các quốc gia tham dự Hội Nghị La Mã cùng nhau cam kết hình thành, vào thế kỷ 21 này, một tòa án hình sự quan trọng nhất trong lịch sử của guồng máy tư pháp trong cộng đồng quốc tế. Cuộc bỏ phiếu ngày 17.07.1998 tại La Mã diễn tiến như sau: - 120 nước ủng hộ - 21 nước bỏ phiếu trắng - 7 nước chống đối (Hoa Kỳ đứng đầu, tiếp đến Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Libya, Quatar và Yemen). Kết quả cuộc bỏ phiếu vừa được công bố xong, các phái đoàn nhảy ra ôm nhau, reo hò, vỗ tay hoan nghênh và đều tin tưởng Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã trở nên một thực tại. Thời hạn ký Hiệp Ước bắt đầu từ ngày 18.07.1998 và chấm dứt ngày 31.12.2000. Tổng cộng có 139 nước ký Hiệp Ước. Cộng sản Việt Nam không tham gia Hội Nghị. Vì lý do chính trị và pháp lý Tổng Thống Bill Clinton đã miễn cưỡng ký Hiệp Ước La Mã vào ngày cuối cùng nhiệm kỳ của ông và cũng là ngày chấm dứt thời hạn ký Hiệp Ước, với sự khuyến cáo chính quyền kế nhiệm giữ nguyên hiện trạng hoặc đề nghị Thượng Viện không phê chuẩn (4).

PHÊ CHUẨN HIỆP ƯỚC ROME Giấc mơ đợi chờ từ lâu sự ra đời Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực đã trở thành hiện thực. Ngày thứ năm 11.04.2002, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, phái đoàn của 10 quốc gia (Bosnia, Bulgaria, Cam Bốt, Congo, Ireland, Jordan, Mông Cổ, Nigeria, Romania và Slovakia) đã làm lễ phê chuẩn quy chế La Mã về Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court – Rome Statute Signature and Ratification Chart) nâng tổng số 66 nước nhiều hơn con số quy định 60 để thiết lập Tòa Án đề cập ở trên. Như vậy, quy chế La Mã sẽ có hiệu lực cưỡng hành kể từ ngày 01.07.2002 theo như sự quy định ở điều 126.

HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI, CÓ HAI LOẠI TÒA ÁN QUỐC TẾ THƯỜNG TRỰC 1- Tòa án thứ nhất được thành lập do Hiến Chương Liên Hiệp Quốc với tên được các quốc gia dịch như “Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế” hoặc “Pháp Viện Quốc Tế” (The International Court of Justice – Điều 92 đến 96 trong Hiến Chương) có nhiệm vụ quan trọng nhất là giải quyết những sự tranh chấp giữa các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Quốc tỷ như về lãnh thổ, lãnh hải, giao thông trên biển cả, vùng đánh cá ngoài biển khơi… bằng đường lối hòa bình và được hai bên tranh tụng chấp nhận thẩm quyền của Tòa để thi hành bản án. Tòa không thụ lý những vụ liên quan tới cá

Page 94: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 94

nhân hoặc các đoàn thể, tức chỉ thẩm xét đơn kiện của các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc mà thôi (Điều 34 Quy Chế Tòa Án Quốc Tế). Xin đề cập vụ tranh chấp biên giới điển hình xảy ra tại nước láng giềng của Việt Nam. Cam Bốt và Thái Lan tranh chấp ngôi đền Preah Vihear nằm giữa biên giới của hai nước. Năm 1959, Cam Bốt kiện Thái Lan trước Tòa án quốc tế vì Thái Lan chiếm đóng trái phép giải đất, nơi tọa lạc của ngôi đền nói trên. Tòa án quốc tế đã phán quyết ngôi đền Preah Vihear nằm trong lãnh thổ Cam Bốt. Hai nước vẽ lại bản đồ theo làn ranh được quy định trong phán quyết và từ năm 1962, ngôi đền nói trên thuộc chủ quyền Cam Bốt (Temple of Preah Vihear – Cambodia V. Thailand I.C.J. Reports 1962). 2- Tòa án thuộc loại thứ hai mà tác giả đang trình bày, không giải quyết trách nhiệm của các quốc gia hay đoàn thể cùng hiệp hội, mà chỉ xét xử trách nhiệm cá nhân của những nguyên thủ quốc gia, nhân viên thuộc cấp cũng như tư nhân nếu vi phạm luật hình sự quốc tế. Tòa án hình sự mới là một Tòa thường trực có thẩm quyền xét xử những tội phạm nghiêm trọng nhất thế giới, nếu các quốc gia không thể và không muốn điều tra và truy tố bốn tội phạm sau: - Tội diệt chủng (the crime of negocide) - Các tội chống nhân loại (crimes against humanity) - Các tội phạm chiến tranh (war crimes) - Tội xâm lược (the crime of aggression). Riêng về tội này, sẽ ban hành văn bản phụ sau. Tòa không xét xử các tội phạm trên xảy ra trong quá khứ và chỉ có thẩm quyền điều tra và xét xử kể từ ngày 01.07 năm 2002 mà thôi (điều 5, 23 và 24). Tòa có thể tuyên án phạt can phạm một số năm tù ở nhưng không thể vượt quá 30 năm. Đối với tội phạm thật nghiêm trọng, Tòa áp dụng hình phạt tối đa là tù chung thân, không có án tử hình (điều 77 và 110). Theo sự dự đoán của nhiều luật gia tên tuổi, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2003 vì Ủy Ban Chuyên Môn còn đang soạn thảo “quy tắc thủ tục và bằng chứng” (Rule of Procedure and Evidence) áp dụng trong phiên xử.

TẠI SAO HOA KỲ CHỐNG ĐỐI

Vào đầu thập niên 1990, Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế nhằm mục đích đưa ra Tòa các nhà độc tài như Tổng Thống Kadovan Karadzic (Bosnia), Tướng Ratko Mladic trong quân đội Bosnia cùng Tổng Thống Slobodan Milosovic

Page 95: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 95 95

(Nam Tư cũ) đã gây biết bao sự tàn bạo đe dọa nền an ninh trên thế giới. Ngoài ra, chính quyền Hoa Kỳ còn muốn biến Tòa án trên như một công cụ để răn đe và ngăn ngừa những vụ xung đột võ trang địa phương có thể gây thiệt mạng cho nhiều binh sĩ Hoa Kỳ trong nhiệm vụ giữ gìn hòa bình trải dài gần 100 nước trên thế giới. Chính sách trên được biểu lộ qua lời tuyên bố đanh thép của Bà Madeleine K. Albright, Cựu Ngoại Trưởng dưới chính quyền Clinton, khi bà tham dự Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận quy chế của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở Nam Tư cũ: “những Nguyên Tắc Nuremberg đã được tái xác nhận” (The Nuremberg Principles have been reaffirmed – the Washington Post Thursday, December 2, 1999). Như vậy, những thủ phạm dấy lên cuộc xung đột vũ trang sẽ bị trừng phạt thích đáng. Tiếng vọng của lời tuyên bố đó dần dần chìm trong sự quên lãng khi Hoa Kỳ thay đổi lập trường không còn ủng hộ việc thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực vì hai nguyên nhân sau:

NGUYÊN NHÂN THỨ NHẤT Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không được phép của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đã dội bom suốt 78 ngày tại Kosovo (trong Liên Bang Nam Tư cũ) phát động vào ngày 24.03.1999, gây tử thương khoảng 500 thường dân vô tội. Được sự hỗ trợ của của nhiều tổ chức tranh đấu nhân quyền, một phái đoàn Nga gồm các luật gia tên tuổi và nhóm giáo sư luật nổi tiếng ở Gia Nã Đại và Âu Châu thỉnh nguyện Bà Louise Arbour, Trưởng Phòng Công Tố Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở Nam Tư cũ, cho mở cuộc điều tra các giới chức cao cấp trong khối NATO đã vi phạm những tội phạm chống nhân loại trong chiến dịch dội bom đó. Trước khi cho mở cuộc điều tra, Bà Louise Arbour ra lệnh cho nội bộ Phòng Công Tố lập một bản phân tách pháp lý vụ dội bom ở Kosovo. Công việc đang tiến hành thì nhiệm kỳ của Bà Arbour chấm dứt. Bà Carla Del Ponte được cử thay thế Bà Arbour, từ chối mở cuộc điều tra viện dẫn lý do sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâu thập bằng chứng để xác định trách nhiệm cá nhân của các nhân vật cao cấp trong khối NATO trong chiến dịch dội bom ở Kosovo. Sự kiện xảy ra ở trên cho thấy Trưởng Phòng Công Tố Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở Nam Tư cũ có thẩm quyền mở cuộc điều tra và truy tố những quân nhân và công dân Hoa Kỳ nếu vi phạm hình sự quốc tế. Điều đó đi trái với quyền lợi của Hoa Kỳ bởi vì Hoa Kỳ chủ trương không bao giờ chấp nhận để cho Tòa Án Hình Sự Quốc Tế xét xử công dân Hoa Kỳ. Nếu có sự vi phạm, các bị cáo sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Án quốc gia Hoa Kỳ (5).

Page 96: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 96

NGUYÊN NHÂN THỨ HAI Trong những phiên họp đầu của Hội Nghị Ngoại Giao La Mã vào năm 1994 đến 1997, phái đoàn Hoa Kỳ đã đóng góp nhiều sáng kiến vào việc hình thành Hiệp Ước cùng Quy Chế La Mã. Tuy nhiên, vào phiên họp đầu tháng 12 năm 1997, chính quyền Clinton đã chống đối kịch liệt Tòa án mới vì lẽ Hội Nghị đã bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ đòi hỏi mọi cuộc điều tra và truy tố công dân Mỹ cần phải có sự chấp thuận trước của Hoa Kỳ. Hơn 200 tổ chức trong phong trào quốc tế nhân quyền liên kết với hầu hết các quốc gia tham gia Hội Nghị đã ủng hộ việc thành lập một Tòa án độc lập không bị Hoa Kỳ thống trị. Phản ứng tức thì của Hoa Kỳ cho ta thấy chính quyền Bush cũng như các nhà lập pháp đều tuyên bố sẽ bảo vệ công dân Hoa Kỳ không bị ràng buộc vào thẩm quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự mới. Sự kiện này được xác định qua bài diễn văn của Thượng Nghị Sĩ Jess Helms, chủ tịch Ủy Ban Quan Hệ Ngoại Giao, đọc trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 20.01.2000, có đoạn như sau : “luật pháp quốc tế không đánh bại được Hitler mà cũng chẳng thắng được cuộc chiến tranh lạnh” (International law did not defeat Hitler, nor did it win the Cold War). Khi Tổng Thống Bill Clinton ký Hiệp Ước thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực, Thượng Nghị Sĩ Jess Helms chống đối gọi Tòa án đó là “Tòa án quốc tế bất hợp pháp” (“an international kangaroo court”, The Washington Post Monday, January 01, 2001).

KẾT LUẬN Hiện nay, nhiều luật gia tên tuổi và một số tổ hợp luật sư chuyên về luật pháp quốc tế tỷ như tổ hợp Baker & Hosteller, đã khuyến cáo chính quyền Hoa Kỳ tìm cách vô hiệu hóa việc ký kết Hiệp Ước và tẩy chay Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực đầu tiên trong lịch sử xét xử các tội ác chiến tranh. Quan điểm này rất phù hợp với đường lối của chính quyền Mỹ thường nhấn mạnh nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ thì Tòa án đề cập ở trên sẽ từ từ sụp đổ.

SỰ PHẢN ĐỐI ĐÓ CÓ CHÍNH ĐÁNG HAY KHÔNG? Như đã trình bày hai nguyên nhân chính ở mục II, Hoa Kỳ rất lo ngại quân nhân Mỹ giữ gìn an ninh và hòa bình trên thế giới có thể bị điều tra và truy tố không được công bằng nên đòi hỏi phải có sự chấp thuận trước của Hoa Kỳ. Thẩm phán Richard Goldstone, công dân Nam Phi gốc da trắng, từng giữ chức vụ quan trọng ở Tòa Bảo Hiến Nam Phi và cựu

Page 97: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 97 97

Trưởng phòng công tố Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Rwanda, đưa ra hai nhận định như sau : - Vụ dội bom ở Kosovo, Nam Tư cũ, không được phép của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là một hành động phản pháp lý. Nhưng về mặt chính trị và đạo đức thì sự can thiệp của khối NATO là chính đáng. - Hoa Kỳ đã rút lui ra khỏi tiến trình thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực với lý do trên là một hành động không chính đáng. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TRANH ĐẤU BẢO VỆ NHÂN QUYỀN Hội Nghị Ngoại Giao La Mã đã cho ta thấy các tổ chức trong phong trào quốc tế nhân quyền đã đóng một vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng tới các cuộc thương thuyết để hình thành một Tòa án hữu hiệu và độc lập không bị chính trị chi phối. Ông Claude Jordan, một thẩm phán của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở Nam Tư cũ, cho biết cảm tưởng về sự kiện lịch sử này: “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế mới chính thức ra đời là một thành quả lớn lao bởi vì đây là điều mà nhân loại tiến bộ đã mong đợi ngay khi Thế Chiến I kết thúc. Ngoài ra, ngày Tòa Án Hình Sự Quốc Tế được thành lập là ngày trọng đại đối với những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Họ có thể hoan hỉ đón nhận sự kiện này. Và lẽ dĩ nhiên tôi là người vui mừng đầu tiên”. (Nhật Báo Viễn Đông ra ngày 12.04.2002)

CHẤM DỨT SỰ MIỄN TRỪNG PHẠT Hơn nửa thế kỷ vừa qua, ta thấy nhiều nhà lãnh đạo độc tài cùng các cấp chỉ huy lực lượng bán quân sự cũng như chính quy trên thế giới đã gây biết bao sự tàn bạo dã man giết chết hàng triệu người vẫn ung dung đi đây đi đó chẳng ai bắt bớ và trừng phạt cả. Nay thì tình hình đó đã thay đổi hẳn, tức những kẻ nào đã truy tố như tội “lạm dụng nhân quyền” hay “diệt chủng” không còn dám bước chân ra khỏi sào huyệt của họ nữa. Để chặn đứng các cuộc xung đột vũ trang quốc tế và địa phương gây tai họa khủng khiếp cho loài người, Hội Nghị Ngoại Giao La Mã đã đưa ra một nguyên tắc mới và quan trọng hơn cả là nhân loại không dung thứ tội phạm chiến tranh. Chính sự miễn trừng phạt đã khuyến khích các nhà cai trị độc tài khác vi phạm sự tàn ác man rợ như đã xảy ra tại Cam Bốt, Bosnia và Herzegovina, Rwanda. Kết thúc bài này, chúng tôi xin ghi lại sự nhận xét sau đây của Bà Louise Arbour, cựu Trưởng Phòng Công Tố Tòa Án Hình Sự

Page 98: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 98

Quốc Tế ở Nam Tư cũ, về việc thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực: “Như vậy tôi có thể nói thực tình rằng ‘Không bao giờ xảy ra nữa’. Không phải là những sự tàn bạo đó không bao giờ xảy ra nữa. Nó vẫn xảy ra hằng ngày. Nhưng để nói lên rằng, từ nay trở đi, tình trạng miễn trừng phạt sẽ chấm dứt.” (Then I think we can really say ‘Never again’. Not that these things won’t ever happen again. They happen every day. But it will be the end of impunity.) Chú thích: (1) Principles of International Law Recognized in the Charter of the Nuremberg Tribunal and in the Judgment of the Tribunal as formulated by the International law Commission, June-July 1950. (2) “The greatest trial in history”, On Trial at Nuremberg by Airey Neave “In its End is Its Beginning”. Judgment on Nuremberg by William J. Bosch. (3) “Prelude to Judgment”. “Nuremberg and the Military” Judgment on Nuremberg by William J. Bosch. Reaching Judgment at Nuremberg by Bradley F. Smith. (4) “International Criminal Court”. Human Rights Watch World Report 1999. (5) “The International Criminal Court Controversy” by Robert W. Tucker. World Policy Journal – Volume XVIII, No 2, Summer 2001. (6) “The case for Universal Jurisdiction” by Kenneth Roth – Foreign Affairs

– September-October 2001.

Trích: “LUẬT PHÁP VÀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT” Của soạn giả: TP. Nguyễn Văn Thành (1923)

Pháp Viện Quốc Tế - Hague, Hòa Lan

Page 99: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 99 99

MY RIVER

My Love is just like a river

Flowing from the snow-capped mountains to the sea

My soul rides the silvery waves

And weaves its fabric with the wind

As the music blends with the whispers

And the wild grass bends on the banks.

My Love is just that river

That knows not time nor anger

As the sun rises and sets each day...

At night when the full moon shines

The river wears its pearl necklace

Symbol of crystal love at its purest,

Unfettered, unbridled, and unabashed.

My heart flows with the silvery water

As it knows no end and forever

Enlarges itself as it reaches the sea

To be fused within all eternity.

Quoc Sung Duc Am

"NASCENT LOVE"

Lyrics are not unlike the iridescent hues

Of the rainbow as it shines anew

Feelings resonate like the passionate strings

Of nascent love in the early Spring.

And so I let my heart whisper

To my bewildered soul to ponder

Is Life such a wondrous grace

That God has on to us set the pace?

Quoc Sung Duc Am - May 2018

Page 100: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 100

MÙA YÊU THƯƠNG

(Trích trong thi tập “Trăng Chờ”của Kim Thành, ấn hành 2018)

Đây rồi mùa yêu thương

Em ơi!

Hãy đến với nhau bằng vòng tay yêu

Hãy nói với nhau bằng những lời thương

Hãy cho nhau ân tình mật ngọt

Níu lại tháng ngày đang vỗ cánh bay xa...

Đây rồi mùa yêu thương

Em ơi!

Chuông giáo đường ngợi ca Thiên Chúa

Sao khổ đau vẫn tang tóc nơi nơi

Vẫn lan tràn trên khắp nẻo quê hương

Vẫn đày đọa nhân gian, đầu hàng ác quỷ ?!

Đây rồi mùa yêu thương

Em ơi!

Hãy giữ giùm ta tấm lòng nguyên thủy

Hãy sưởi giùm ta giá rét muôn phương

Đường ta đi ngậm ngùi hoa dị thảo

Hạt bụi vô hình vướng mắt nghe cay

Đây rồi mùa yêu thương

Em ơi!

Tình ta chưa muốn cạn

Nồng nàn một thuở đam mê

Trên mái tóc điểm sương khó bề che giấu

Trong trái tim nghe chừng hấp hối

Thao thức

Đợi chờ

Hồn ngơ ngác lạc vào cung cứu rỗi

Đây rồi mùa yêu thương

Em ơi!

Đây rồi mùa yêu thương

Em ơi!

Kim Thành

Page 101: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 101 101

DÒNG SÔNG CHẢY NGƯỢC ** Tiên Sha-Lê Luyến **

Chiếc vận tải cơ C-47 của Không quân Việt Nam bay như bềnh bồng trong những vùng mây trắng xóa một màu. Tiếng động cơ rì rầm, máy bay lúc cao lúc thấp bất thường trong suốt chặng đường trên cao nguyên sương mù. Rồi bỗng phi cơ giảm tốc hạ dần cao độ, nghiêng cánh đảo một vòng hẹp làm phương thức đáp xuống phi trường Phụng Dực tỉnh Daklak. Thị xã Ban mê Thuột như chìm trong màn sương khói mờ ảo, lãng đãng của cơn mưa nhẹ đầu hạ. Khí trời mát lạnh đến se da.

1- Hải và mấy người bạn cùng đơn vị được xe Jeep đến đón

chở về trình diện Bộ chỉ huy Chiến đoàn nằm cạnh phi trường. Anh không xa lạ mấy với thành phố cao nguyên đầy sương nầy vì đây là lần thứ hai Hải được tăng phái lên công tác. Tuy không giống như Pleiku “đi dăm phút đã về chốn cũ” nhưng so ra cũng không lớn gì mấy, duy có điều khó lý giải là hai lần đến đây anh đều thấy xao xuyến trong lòng. Hải thường xuyên có cảm giác bồn chồn đối với thành phố Tây nguyên lắm điều huyền bí và nhiều mưa phùn đất đỏ nầy. Vừa xếp gọn mấy bộ quần áo trận và các thứ lặt vặt trong ba lô vào chiếc tủ nhỏ thì có tiếng xe Honda ngừng lại trước dãy phòng sĩ quan độc thân. Có tiếng người gọi lớn tên Hải ở bên ngoài, anh chưa kịp đáp lại thì cửa phòng vụt mở toang. Một người lính trẻ ào vào như cơn lốc. Bá AK xuất hiện bất ngờ, cười vang vô tư như ngày xưa lúc hai đứa còn đang huấn luyện ở quân trường Thủ Ðức. Họ là hai người bạn cùng khóa, cùng binh chủng nhưng phục vụ khác vùng chiến thuật, thỉnh thoảng mới có dịp gặp nhau ở Sài Gòn hay Long Thành. Lần trước Hải tăng phái lên công tác ở đây thì Bá AK đang cùng liên toán vào vùng ở tận biên giới Ðức Xuyên Quảng Ðức, thành thử anh không có dịp gặp gỡ hàn huyên với người bạn thiện nghệ sử dụng súng AK đến thành danh. Nhưng lần nầy thì họ không những may mắn được gặp mà còn có dịp cùng chung với nhau một công tác. Hải thích thú khi nghe bạn báo tin, anh cao hứng rủ Bá xuống phố ăn trưa. Trời đã dứt cơn mưa, hai người bạn lính hăng say chuyện trò rôm rả. Bá chạy xe về hướng Quân y viện đến đoạn gần Suối Ðốc Học, anh dừng lại trước lò mổ thịt rừng. Ðây là món đặc sản của thành phố cao nguyên. Dân nhậu thì lại càng khoái khẩu. Bá chọn

Page 102: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 102

mua đủ thứ từ nai, mang, nhím, heo rừng... anh muốn bạn thưởng thức cho biết tất cả các loại. Khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng ăn thịt rừng có thể gặp xui xẻo, Hải quan niệm đơn giản: vật dưỡng nhân, do đó anh chẳng ngại gì lời thiên hạ đồn thổi. Mua xong, đến khi rời quán Hải mới sực nhớ làm cách nào để xào nấu mớ thịt rừng nầy đây? Bá cười ha hả bảo bạn đừng lo, không những đã có người nấu mà còn nấu rất ngon nữa là đằng khác. Hải ngạc nhiên không hiểu. Bá cũng không giải thích gì thêm, anh chăm chú phóng xe như bay về hướng trường trung học Kỹ thuật Y-Jút. Dừng xe trước căn nhà hai tầng khang trang, bên ngoài treo bảng hiệu tiệm may, phía trước có tủ kính trưng bày các mẫu áo dài phụ nữ. Bước chân vào quán, Bá kéo bạn đến trước một người đàn bà trung niên dáng chừng là chủ nhân, trông rất giống Bá và giới thiệu là chị Hai. Mấy cô gái đang ngồi chăm chú trước hai dãy máy may kê ngay hàng cạnh lối đi, gật đầu khẻ chào Bá. Anh bước đến cạnh một cô gái trẻ, thì thầm. Cô gật đầu mỉm cười duyên dáng có má lúm đồng tiền, rồi đưa mắt liếc nhanh về phía Hải. Bất ngờ chạm phải ánh mắt sáng như sao của chàng trai đang nhìn, cô gái bỗng luống cuống quay đi, đưa tay nhận bọc thịt rừng rồi quày quả bước nhanh vào trong, dáng đi hối hả như chạy trốn. Bá đến bên chị Hai và nói: - Hải là bạn cùng khóa với em, ở Ðà Nẵng mới đến Chiến đoàn. Chiều nay em mời bạn nhậu thịt rừng. Chị nhắn anh Hai về tham dự với tụi em cho vui. Bà chị của Bá cười hiền lành: - Cô Giang cũng vừa đem xuống cho một cặp thỏ rừng. Anh chị định cuối tuần nấu lagu rượu chát rồi mời cả nhà, nhưng hôm nay có khách thình lình, vậy chị cho làm luôn một thể. Chiều mấy giờ em về? - Có lẽ chúng em về sớm. - Vậy em ghé đón anh Hai cùng về luôn thể. Rồi chị quay qua Hải, thân mật nói: - Cậu là bạn của em tôi, chúng ta cứ xem như là người nhà. Chiều nay mời cậu Hải đến thưởng thức tài nấu nướng của những nàng dâu cao nguyên tương lai, đãi khách phương xa nhé. Chị nói xong nhìn các cô gái cười vui vẻ. Các cô e thẹn đỏ mặt cúi đầu. Hải nói vài lời cám ơn chị Hai rồi theo Bá ra xe đi ăn cơm trưa.

Page 103: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 103 103

2- Bá sinh trưởng tại Nha Trang, gia đình hiện vẫn sống ở

đó. Người chị cả có chồng làm việc trong tiểu khu DakLak. Chị theo chồng về sống ở thành phố nầy, mở tiệm may và dạy may quần áo phụ nữ rất sớm, nên gia đình khá giả. Anh chị chỉ có duy nhất một bé trai, do đó ngày Bá ra trường về nhận đơn vị ở đây, anh chị rất mừng vì có cơ hội gần gũi em trai, đỡ phần đơn chiếc. Phần Bá thì tuổi trẻ thích tự do, nên anh ở trong Chiến đoàn nhưng vẫn thường về thăm anh chị và cháu. Mỗi lần Bá về nhà, chị Hai rất mừng, nấu nhiều món ăn đãi em và thợ may. Buổi chiều sau cuộc họp hành quân với Bộ chỉ Huy Chiến đoàn, vài người bạn cũ rủ nhau lên xe Jeep vào tiểu khu đón người anh rể của Bá rồi cùng về nhà chị Hai. Họ ghé chợ mua ít bia, rượu, nước ngọt. Lúc về đến nhà thì tất cả đã sẵn sàng.

Chị Hai cho thợ nghỉ sớm và bày tiệc trong vườn. khoảnh vườn nhỏ có trồng mấy cây bơ, vú sữa, sapôchê, mãng cầu ... sây trái. Cạnh vườn cây là đồn điền càfé ngút ngàn. Mùi xào nướng bay thơm lừng. Không khí bữa tiệc thịt rừng thật gần gũi với thiên nhiên, nồng nàn ấm cúng tình người làm Hải ngây ngất. Và anh chợt hiểu ra được cái cảm giác kỳ dị, khó lý giải của mỗi lần đặt chân đến vùng đất đỏ bazan nầy. Vốn tâm hồn nhạy cảm, thích lãng du đây đó, Hải luôn luôn có cái cảm giác xao xuyến, rung động trước cảnh bao la, hùng vĩ và thâm nghiêm nghìn đời của non sông gấm vóc. Chất lãng mạng trong tâm hồn con người yêu văn chương, chuộng chữ nghĩa vẫn thường dẫn dắt Hải thoát ly khỏi thực tại một cách bất ngờ, chợt đến khi tận mắt nhìn cảnh quốc phá gia vong, lòng tuổi trẻ tràn đầy niềm tin bỗng xốn đau, quặn thắt. Nên chi bạn bè thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những giây phút ngẩn ngơ vô hồn của anh. Ðó là lúc nỗi nhớ dạt dào của tình quê lai láng trổi dậy trong lòng. Lâu dần bạn bè hiểu và quý cái tâm hồn mộng mơ, đầy ắp tình yêu quê hương dân tộc, giàu lòng nhân bản của một người lính biết rõ vị trí và mục đích chiến đấu của mình là để bảo vệ giang sơn cẩm tú và nghĩa nặng tình sâu nầy. Anh chị Hai ngạc nhiên trước thái độ thẫn thờ bất chợt của người bạn em mình, nhưng đến khi Bá nói rõ lý do và giới thiệu Hải là một nhà văn thì mọi người chợt hiểu. Cô gái tên Giang là người đầu tiên chứng tỏ lòng ái mộ đối với Hải. Cô đi vào bên trong mang ra một ché rượu cần do tự tay cô cất riêng với phương pháp gia truyền, định dành để đãi mọi người khi đã học thành nghề. Cô gái ân cần rót rượu ra đầy hai bát, mời Hải bát đầu tiên rồi cô nhận bát còn

Page 104: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 104

lại nâng lên mời anh cùng uống cạn. Hải ngạc nhiên chăm chú nhìn cô gái xa lạ, nhưng rồi anh phải uống vì lời thúc hối của mọi người. Cô gái cũng uống cạn, sau đó bưng ché rượu đi đến rót mời từng người. Tiếng vỗ tay tán thưởng nổi lên rôm rả. Không khí bữa tiệc bỗng hào hứng, thân mật hẳn lên, mọi trai gái trong bàn có cảm giác gần gũi, tự nhiên hơn. Họ quây quần say sưa thưởng thức những món thịt rừng tươi ngon không thể tìm thấy ở một nơi nào khác được. Hải đã nhiều lần có dịp uống rượu cần, nhưng lần nầy quả là đặc biệt. Mùi rượu thơm như mùi lúa non vừa trổ đòng đòng, vị rượu cay nồng nàn, quyến rũ khác thường. Uống vào một bát, Hải bỗng thấy người lâng lâng, nhẹ nhàng. Cô gái thì mặt đỏ như gấc dưới làn da bánh mật đậm đà. Hải hỏi cô gái: - Hình như loại rượu cần nầy có gì đặc biệt. Thơm, ngon và nồng men hơn các loại khác. Cô gái thật thà trả lời: - Vâng. Biết ông là nhà văn em đâu dám không mời loại rượu cần đặc biệt, được ủ bằng gạo nếp giống và men cất riêng theo phương pháp gia truyền của dòng họ quý tộc người Thái.

À! thì ra là vậy. Hèn chi Hải cảm nhận trong rượu có cái gì khác lạ chưa từng uống qua. Thì ra trong rượu cần có thêm rượu gạo nếp giống. Hải bỗng chìm trong cơn hồi tưởng về quê nhà của anh ...

“... Ngồi quây quần cùng đám bạn quanh nồi rượu đang cất. Gạo ủ lên men vừa độ dậy khoảng ba ngày, sau đó đem nấu bằng nồi cất rượu. Hơi rượu bốc lên đi qua hệ thống ống lạnh để làm đông, biến thành rượu. Từng giọt rượu nóng thánh thót rơi đều đặn, nhàn nhã xuống phễu cho ta cảm giác phiêu diêu, bình an. Nhâm nhi loại rượu thượng hạng nầy lúc hãy còn ấm, khiến ta khó thể tìm thấy cảm giác nào tương tự. Rượu uống vào không thấy gắt, ngược lại rất đằm và có vị thơm ngọt nơi cổ họng, nhưng say lúc nào thì không hay. Bỏ thước đo vào loại rượu nầy lúc đã nguội, chỉ số làm người uống phát hoảng, đó là vào khoảng 80

0 pomeé. Hải đã nhiều

lần được thưởng thức lạc thú bình dân nhưng độc đáo nầy ở quê nhà. Có lẽ rượu cần của cô gái được ủ lên men bằng chính loại rượu gạo thượng hảo hạng nầy, nên mới có mùi vị đặc biệt như vậy.”

Có ai đó vừa lay mạnh vai anh. Hải như bừng tỉnh. Mọi người nhìn anh cười ồ. Tiếng Bá oang oang bên cạnh: - Ông nhà văn lại nghĩ gì mà ngơ ngơ ngáo ngáo như kẻ mộng du vậy. Ðang làm thơ hay đang nhớ cô gái mời rượu cần? Phải phạt mới được.

Page 105: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 105 105

Tiếng cười nói hưởng ứng làm xao động khoảng không gian nhỏ hẹp. Hải bị phạt một ly rượu đầy. Anh gật đầu mỉm cười chịu lỗi và xin được phát biểu vài lời trước khi thi hành lệnh phạt. Hải đứng lên từ tốn nói: - Ðiều đầu tiên là xin được cám ơn mọi người, nhất là anh chị Hai và Bá, đã đem đến niềm vui yêu thương bất ngờ hôm nay. Ðiều thứ hai là được nói lời cám ơn cô gái đã có nhã ý mời rượu, một loại rượu cần tuyệt vời khó thể được uống lần nữa trong đời. Và... quả thật là có lỗi nếu không được biết quý danh của người con gái mời rượu. Không khí lắng xuống, một thoáng im lặng rồi bỗng cùng lúc òa vỡ bởi những tràng vỗ tay tán thưởng, đồng tình. Mọi người nhao nhao bắt cô gái phải lên tiếng đối đáp trong lúc Hải nâng ly rượu uống cạn. Cô gái lúng túng, phải mất vài phút sau mới trả lời: - Em tên là Lương tử Giang. Hải chợt nghe cái tên sao có vẻ là lạ. Anh lặng lẽ suy nghĩ. Lâu nay trong nhà chị Hai thường gọi cô gái tên là Giang, một cái tên bình thường như một dòng sông, nhưng kế cái tên sao lại có thêm chữ Tử, lại còn kèm theo họ Lương. Họ và chữ lót như một điều nghịch lý, đối chọi nhau gay gắt, quả là thâm trầm khó hiểu. Hải lẫm bẩm: Lương Tử Giang, Lương Tử Giang - dòng sông chết hiền lành. Anh lắc đầu bác bỏ suy luận vừa mới nảy sinh. Vô lý. Người con gái đẹp dịu dàng, nhu mì như thế, sao lại có một cái tên mang điềm gở quái đản như vậy được. Anh lắc đầu suy nghĩ tiếp... Rồi Hải như quên bẳng đi tất cả những sinh hoạt huyên náo diển ra chung quanh. Mọi người im lặng nhìn Hải đang lần hồi thoát ly ra khỏi thực tại. Anh chìm đắm trong dòng chuyển động tư tưởng một cách tự nhiên, không giả tạo, không gian dối. Các bạn phải một lần nữa vực Hải ra khỏi cơn mê. Anh lại bị phạt thêm một ly rượu và bị cật vấn, bắt khai ra điều gì làm anh suy nghĩ mê mẩn đến quên cả bạn bè, tiệc rượu? Hải mỉm cười hiền lành. Anh uống ly rượu phạt và nói cho tất cả mọi người cùng nghe những điều mình đang suy nghĩ. Cô gái Tử Giang ngồi im lặng lắng nghe chàng trai xa lạ luận bàn về tên mình mà lòng xúc động bồi hồi. Hơn hai mươi năm sống làm người, tiếp xúc quen biết với bao nhiêu con người từ trên núi ngàn xuống dưới thành phố đồng bằng, nhưng đã có ai thèm bận tâm suy nghĩ về một cái tên của một cô gái tầm thường như nàng. Tử Giang cũng tin rằng, trọn đời mình sẽ chẳng có ai hiểu được điều bí ẩn của cô gái đã cất tiếng khóc chào đời và trưởng thành bên một dòng sông nước chảy ngược, ngoại trừ cha mẹ nàng và Chúa Mường. Cô chẳng bao giờ dám vọng tưởng đến. Thế mà hôm nay lại

Page 106: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 106

có một người lính thật trẻ từ phương trời xa mới đến, biết nhau chưa được mấy tiếng đồng hồ, bỗng dưng lại băn khoăn suy nghĩ về cái tên của nàng đến nỗi phải bị phạt rượu hai lần. Tử Giang không tin đó là sự thật, nhưng điều xảy ra trước mắt đã thật sự làm nàng xúc động vô cùng.

Rồi bỗng nàng thảng thốt, hoảng sợ khi nhớ đến lời tiên tri của vị Thầy Mường ngày nàng vừa đến tuổi cặp kê. Một sự ngẫu nhiên hay là một điều huyền bí?...

3- Ngày ấy lũ Y-Liêng (1)

vừa mới dạo đầu khúc nhạc mừng

nắng hạ về. Tiếng kêu râm ran trên hàng phượng vĩ đã bắt đầu trổ hoa đỏ ối dọc bên đường. Cổng trường đóng kín lại và học sinh lần lượt tản mát về nghỉ hè với gia đình.

Cô nữ sinh vừa tốt nghiệp phổ thông Trung học, nôn nóng trở về buôn làng Tây Nguyên để khoe thành quả với cha mẹ cùng mọi người. Cả cuộc đời người đồng bào dân tộc thiểu số đã có mấy ai học hành giỏi giang đỗ đạt được như cô gái. Họ sống và suy nghĩ chất phát, đơn giản. Ðời sống chỉ gói gọn trong ước ao được tự do nhảy múa vui chơi bên bếp rừng rực sáng, được thoải mái thưởng thức những ché rượu cần, những xiên thịt nướng, được thức thâu đêm với tiếng nhạc tưng bừng của lễ hội cồng chiêng, được nhàn hạ yên ổn vui ngày “sên làng, sên bản”

(2). Họ xa lạ với chuyện học

hành, dửng dưng với sách vở, nên chi họ xem chuyện cô gái học giỏi thi đỗ như là một kỳ tích, còn khó hơn chuyện lên rừng bắt cọp.

Mấy hôm sau Chủ làng cho người nổi chiêng thổi cồng, tập trung dân bản về hội ở nhà chung. Cô gái cũng được vời đến cùng cha mẹ nàng. Một bếp lửa to đang bập bùng cháy giữa nhà. Mọi người theo ngôi thứ chia nhau ngồi quanh. Chúa làng mặt xương xẩu, thân hình lép kẹp trong chiếc khố nhiều màu sặc sỡ dành cho ngày hội. Mái tóc trắng bạc phủ dài quá vai, cây gậy khắc hình đầu hổ tượng trưng cho quyền uy, dựng cạnh chỗ ngồi của con người được tôn vinh như thần linh và đánh giá là thông thái nhất buôn làng. Ông ngước cặp mắt trắng dã nhìn cô gái, hỏi giọng trầm đục: - Người từ đâu mà có? Cô gái cúi đầu thưa: - Người có từ đất-trời, âm-dương, cha-mẹ. Chúa lim dim hỏi tiếp:

Page 107: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 107 107

- Nước từ đâu đến? - Từ trên nguồn. - Nước chảy về đâu?

- Chảy về suối, sông. Lão già gật gù, mắt vẫn nửa nhắm nửa mở: - Suối sông chảy về đâu? Hướng nào? - Tất cả đều chảy về hướng đông đổ ra biển cả. Chúa bỗng vươn vai, mở bừng mắt ra hỏi gằn: - Vậy con có biết dòng sông nào chảy ngược về hướng tây không? Cô gái cúi đầu suy nghĩ rồi bâng khuâng, hồ nghi lời người già được xem là thông thái. Cô tự hỏi: “Quả thật trên quê hương mình có dòng sông chảy ngược về hướng tây sao? Sách địa lý Việt Nam đâu có dạy điều đó. Hoang đường khó tin quá.” Mọi cặp mắt của người dân làng đổ dồn vào cô gái. Một lát, cô ngẩng đầu lên tự tin trả lời: - Thưa thầy con không biết, mà cũng không tin có một dòng sông chảy ngược nào ở trên quê hương nầy. Ánh mắt Chủ làng bỗng sáng lên thích thú như đồng tình, nhưng miệng thì lại nói khác: - Có chứ, con không biết đó thôi. Ấy chính là dòng sông nơi con đã sinh ra đời ...

Ðêm đó lúc dân làng đã ra về hết. Trong lòng họ chẳng hề mảy may bận tâm suy nghĩ các câu hỏi của Chủ làng sát hạch kiến thức cô học trò đỗ đạt. Cô gái được lưu lại để nghe Thầy giải thích về câu chuyện dòng sông chảy ngược, có liên can đến cái tên và cuộc đời nàng. Bóng Già làng lung linh chập chờn ma quái dưới đống lửa sắp tàn. Hai cánh tay xương xẩu lúc lắc liên hồi chiếc đầu lâu khô khốc chỉ to bằng nắm tay, miệng rì rầm đọc những tràng tiếng lạ tai. Ông đang cầu nguyện hay đang đối thoại với thần linh để biết hậu vận của cô gái? Một lát sau, Chúa chấm dứt nghi thức buổi lể. Ông vươn vai ngồi thẳng dậy, nhẹ nhàng nói với cô gái và các chức sắc bản làng có mặt đang cung kính quì gối: - Ðúng ra thầy phải lưu giữ con lại trong buôn làng để huấn luyện thành Thánh Nữ mà phò trợ, gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ nghi, phong tục, âm nhạc ... và những cái đẹp, cái hay nghìn đời của dân tộc người Thái chúng ta, nhưng rồi thầy lại tiếc tài học của con. Thầy chợt nghĩ, biết đâu mai nầy con sẽ đỗ đạt cao hơn và nhờ vào trí tuệ tài năng, con sẽ tiếp tục bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa quí giá của bộ tộc. Con sẽ sử dụng kiến thức học hỏi

Page 108: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 108

của mình để làm sáng tỏ trước nhân loại về bản sắc cội nguồn và những công trình sử thi dân tộc độc đáo có một không hai của người Thái. Do vậy, thầy quyết định bỏ đi ý định chọn con làm Thánh nữ.

Cô gái ngồi im lặng nghe Chúa nói mà khiếp đảm trong lòng. Người nổi gai ốc, cơn ớn lạnh chạy dài khắp châu thân. Bởi nàng hiểu, tương lai của người con gái được chọn làm Thánh Nữ sẽ là viễn ảnh của chuỗi ngày lê thê sầu thảm, ngập tràn nước mắt. Cuộc đời con gái sẽ trở thành nhạt nhẽo buồn chán bởi phải bị bắt buộc chia xa cha mẹ, không có bạn bè với tuổi trẻ rong chơi mộng mơ và không hề biết đến tình yêu. Người được chọn làm Thánh nữ tuy đầy đủ, ấm no, trọng thị nhưng trọn đời sẽ sống trong cô đơn, bị cách ly hẳn với thế giới bên ngoài, bị cô lập dưới sự giám sát, dạy bảo nghiêm khắc của những vị Già làng khó tính và độc đoán. Thảng hoặc lắm mới xuất hiện trước mọi người trong những ngày lễ hội lớn, mang vẻ thần bí và thêu dệt giả tạo bởi những câu chuyện tưởng tượng hoang đường cốt làm tăng thêm sự quan trọng, mầu nhiệm của kẻ được giao trọng trách giữ gìn những giá trị tinh thần quý báu và lâu đời của dòng tộc. Người Thánh nữ vỉnh viễn trở thành là kẻ nô lệ của mọi hủ tục mê tín và sẽ chết dần mòn trong bóng tối. Thầy làng gật gù cái đầu như hài lòng với quyết định sáng suốt của mình, rồi nói tiếp: - Tuy không được chọn làm Thánh Nữ, nhưng ta đã xin với Then

(3)cho con đồng hóa giai cấp làm người của dòng dõi quý tộc

“gái cun, gái quan”(4)

. Then đã đồng ý và truyền bảo ta cho con biết thêm một điều khác nữa là: “Vì tên con có lót chữ Tử tượng trưng cho màu tím, mầu của dòng sông nơi con sinh ra, đối kháng quyết liệt với chữ Huyết là màu đỏ, do vậy con phải ghi nhớ trong tương lai tuyệt đối đừng gần cận, quen biết với một ai hoặc những gì có liên quan đến màu Ðỏ tương khắc. Nếu cương quyết cưỡng lại lời thần nhân sẽ có tử biệt ly tán, tang tóc thê thảm, ân hận nghìn đời.” Người già ngưng nói, ánh mắt đột nhiên bỗng trở nên buồn bã, đăm chiêu dõi nhìn ra khoảng trời đêm đen hun hút bên ngoài. Giọng Thầy bùi ngùi sũng ướt: - Năm 1954 cũng vì lá cờ máu cộng sản mà người Thái chúng ta cùng các dân tộc khác như: Mường, Mông, Mèo, Tày, Thổ... phải thất lạc điêu linh, từ bỏ bản làng, nương rẫy thân yêu vùng cao nguyên Bắc phần, dắt díu nhau chạy trốn vào Nam lánh nạn, nương náu quê người, mới được tồn sinh đến ngày hôm nay. Tương khắc của con là màu đỏ. Tương sinh của dân tộc ta là chữ Huỳnh màu

Page 109: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 109 109

vàng, màu cờ của nhân dân miền Nam Cộng Hòa. Con phải nhớ lời ta dạy.

4- Những ngày Hải biệt phái ở đây, câu hỏi cứ lớn dần theo

với thời gian. Rồi mãi bận bịu chuyện nhà binh nên anh cũng chưa có dịp trở lại nhà chị Hai để gặp gỡ cô gái có cái tên kỳ bí, cứ theo ám ảnh bắt anh phải suy nghĩ, tìm hiểu. Tự trong lòng Hải cũng thấy điều phi lý ấy, nhưng dứt bỏ đi thì không được. Mãi đến một hôm ... Trong chuyến công tác hành quân ngắn ngày tại vùng biên giới Klem-Yen, toán của Hải chạm súng với một đơn vị đặc công Việt cộng mới xâm nhập miền Nam qua ngã hành lang Campuchia. Bị thiệt hại, địch tháo chạy về phía bên kia biên giới. Cả toán Lôi Hổ bình yên, nhưng Hải thì bị thương nhẹ. Một viên đạn trượt qua phần mềm bắp tay trái. Tuy không chạm phải xương nhưng vết đạn đi sâu nên Hải phải vào Quân y viện để được chăm sóc. Bá dấu biệt chuyện Hải bị thương. Hai tuần sau, lúc Bá đến bệnh viện đón bạn về nhà chơi thì gia đình thợ thầy mới biết. Tử Giang vừa thoáng thấy Hải bước xuống xe với cánh tay trái quấn đầy băng trắng treo trước cổ, nàng bỗng òa khóc vụt chạy nhanh vào trong nhà. Cả tiệm sửng sốt khi thấy Hải bị thương và ngạc nhiên vì phản ứng khác lạ của cô gái. Riêng chị Hai là người lớn tuổi từng trải, hiểu được tâm lý của con gái khi yêu, nên chị thản nhiên nói với Hải: - Em tôi tệ quá, cậu Hải bị thương mà nó chẳng hề hé môi nói một tiếng nào cho chúng tôi biết tin. Hải nói vài lời để mọi người yên tâm rồi nhìn vào trong nhà, hỏi nhỏ chị Hai: - Không biết em có làm gì để cô Giang buồn mà khi thấy em cô ấy lại khóc, bỏ chạy vào trong lánh mặt. Chị Hai cười, nói đùa với Hải: - Không sao đâu. Hải bị thương mà cô Giang lại đau, cậu không biết sao? Hải lắc đầu lảng tránh câu nói của chị, mặt đượm vẻ tư lự. Chị Hai nói thêm: - Cậu đừng lo, đó chỉ là bệnh yêu của con gái trong cơn xúc động bất chợt. Rồi tất cả cũng sẽ trở lại bình thường như xưa thôi mà. Tối hôm đó Tử Giang nhất định từ chối tham dự bữa cơm gia đình tổ chức mừng Hải thoát nguy. Cô gái nằm mãi trong phòng mặc ai kêu réo, mời gọi. Mọi người lắc đầu chịu thua tính ương

Page 110: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 110

ngạnh của cô. Sau bửa cơm một lát, Hải chào tạm biệt để trở vào Quân y viện.

5- Hai hôm sau vào một buổi trưa, thình lình chị Hai cho

người vào Quân y Viện tìm Hải chở về nhà gấp. Hải không biết chuyện gì xảy ra. Anh dò hỏi nhưng người thợ chỉ lắc đầu nói không có chuyện gì khác ngoài chuyện cô Giang xin bà chủ về thăm gia đình như mọi lần. Về đến nhà, vừa bước chân vào tiệm may Hải đã linh cảm có chuyện lạ. Không khí trầm lắng, mọi người im lặng có vẻ buồn. Thường khi chị Hai luôn có mặt ở tiệm, nhưng hôm nay thì giao việc cho thợ trông coi, chị bỏ vào trong nhà. Lúc Hải đến phòng khách thì gặp chị đang ngồi đăm chiêu một mình trên sa-lông. Thấy Hải, chị lẳng lặng chỉ ghế mời ngồi rồi nói thẳng vào chuyện: - Ðêm Bá chở cậu trở vào bệnh viện, Tử Giang nằm suốt trong phòng không đoái hoài cơm nước. Sáng hôm sau nó ra gặp vợ chồng tôi xin phép về thăm gia đình. Tôi cật vấn mãi, nó bảo không có gì, chỉ buồn thôi nên muốn về thăm nhà. Cũng tưởng chuyện trai gái yêu đương, có những biến động tâm lý là thường tình. Nhưng khi Giang đi rồi, tôi bỗng thấy lòng bồn chồn bất an nên đi vào phòng nó xem thử, ai ngờ phòng trống không. Khác với những lần trước, lần nầy nó mang hết cả tư trang, đồ đạt ra đi, chỉ để lại một số tiền trả công tôi dạy may và một lá thư trần tình. Chị Hai buồn bã nói trong nước mắt: - Tử Giang ngoan hiền, thật thà, siêng năng. Từ lâu chúng tôi vẫn xem nó như em gái của mình, nên cố công dạy nghề và cho nó ăn ở trong nhà. Với Giang, tôi chẳng hề nghĩ chuyện công lao, chỉ muốn giúp đỡ một cô gái tốt, có chí và thông minh, được sớm thành nghề. Thế mà sự nghiệp em đành phải dở dang vì một lời tiên tri mê tín, viển vông. Ban đầu tôi cũng ngỡ ngàng chẳng hiểu lý do, nhưng khi đọc lá thư ... Chị Hai trao cho Hải lá thư và nói tiếp: - Cậu đọc đi rồi sẽ hiểu. Câu chuyện có liên quan nhiều đến cậu. Hải giật mình bâng khuâng. Anh nhìn lá thư. Nét chữ đẹp, mềm mại đúng là của con gái. Buôn mê Thuột, ngày ......

Kính gởi anh chị Hai! Lời đầu tiên là em xin cúi đầu tạ lỗi anh chị, chia tay mà không nói lời giã biệt, ra đi mà không rõ lý do. Em đã phụ lòng

Page 111: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 111 111

thương yêu của anh chị coi em như người thân trong gia đình, đã phụ công lao của chị hết lòng chăm chút, dạy dỗ em trở thành một người thợ giỏi. Thế mà nửa đường em đành bỏ cuộc. Âu đó cũng là định mệnh đã riêng dành cho phần số. Em có nỗi niềm riêng khó lòng trực tiếp bộc bạch, thôi thì xin mượn mảnh giấy nầy thay lời giãi bày tấc lòng. Thưa anh chị! Em họ Lương vốn gốc người dân tộc Thái, được sinh ra bên một dòng sông và tên em cũng xuất xứ từ dòng sông ấy mà có. Mọi sông suối trên quê hương đều đổ ra hướng đông, quy tụ về Biển Ðông. Vậy mà lạ thay, có một dòng sông lại chảy ngược về hướng tây. Cứ mỗi chiều tà, lúc mặt trời săm soi dung nhan lần cuối trên mặt nước, chính vào thời khắc đó nước trên dòng sông đột nhiên đổi màu, đang xanh bỗng biến thành sẫm rồi chuyển sang màu đỏ tía và sau cùng trở thành màu tím. Do vậy người đời gọi là dòng Tử Linh Giang - con sông lung linh màu tím. Và đó chính là nơi em đã ra đời. Vì yêu thích cái tên đẹp của dòng sông và cũng là nơi kỷ niệm em sinh ra, nên cha mẹ đã lấy tên dòng sông đặt cho em. Ai ngờ rằng đó lại là định mệnh. Nghe câu chuyện, chắc hẳn anh chị ngạc nhiên lắm phải không? Nhưng tất cả đều là sự thật. Ngày em tròn mười tám, vừa tốt nghiệp phổ thông Trung học, em suýt được Chủ làng chọn làm Thánh Nữ trọn đời cung phụng cho thần linh. Nhưng rồi con người uy quyền tột đỉnh ấy bỗng đổi ý, muốn em tiếp tục học hành đỗ đạt để làm sáng danh bộ tộc. Sau đó Chủ làng đã vinh danh em được trở thành người quý tộc và cầu xin ơn trên ban phát ân sủng, giải đoán trước những điều hung hiểm, xui xẻo em phải tránh xa. Ngày đó em chưa kịp hiểu rằng, vừa thoát được tai họa làm Thánh Nữ để rồi phải nhận chịu hệ lụy trọn đời về một lời tiên tri oái oăm, độc địa, có giá trị như một lời nguyền của vị Chúa làng. Năm tháng trôi qua em đã trăn trở, băn khoăn không ít với lời tiên tri đó. Nó cứ như ma quỷ ám ảnh mãi trong đầu, cũng như cái màu đỏ của lá cờ máu hãi hùng đã thâm nhập vào tâm trí người dân bản làng em chạy trốn giặc năm xưa. Có thể em bị tự kỷ ám thị, như lần đầu tiên gặp anh Bá trong bộ quân phục hoa rừng và chiếc bê-rê đỏ đội lệch trên đầu. Em đã giật mình kinh hãi, nhớ lại lời Chúa làng nên cố tránh giao tiếp với người mang màu đỏ. Nhưng rồi thời gian vẫn bình an trôi qua, chẳng có tai họa gì xảy đến. Em dè dặt tiếp xúc với anh Bá, thấy anh vui vẻ, chân thật nên em bắt đầu hồ nghi lời tiên đoán, rồi suy luận: cũng có màu đỏ tang tóc như của máu, hay hận thù như màu cờ Cộng sản, nhưng cũng có màu đỏ của son sắt, thủy chung và hào

Page 112: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 112

hùng như cành layơn, cánh hoa hồng đỏ, chiếc bê-rê đỏ của lính Nhảy dù ... Em chợt hiểu, màu sắc chỉ là biểu tượng hình thức nhưng tốt xấu là do tâm của mỗi con người. Từ đó lòng em nhẹ bớt nỗi ám ảnh, lo âu về lời tiên tri năm xưa. Mãi đến ngày gặp anh Hải cũng mang cùng màu mũ đỏ giống anh Bá, em lại nhủ lòng sẽ giống như lần gặp anh Bá trước kia, tất cả rồi cũng sẽ bình thường. Nhưng không, lần nầy em đã lầm ... Hôm đầu tiên anh Bá đưa anh Hải về nhà, nhờ em làm vài món thịt rừng đãi bạn. Ngay ánh mắt ban đầu của người khách lạ, lòng em bỗng giao động, phát sinh một linh cảm khác thường. Thượng đế vốn đã ban phát ân huệ cho người dân tộc thiểu số có được những giác quan bén nhạy, một tâm chất linh thông kỳ diệu để sinh tồn trong các môi trường sống khắc nghiệt, đa dạng và gay go của núi rừng hung hiểm. Do đó, bất chợt lời tiên tri của Chúa làng bỗng hiện về. Cha mẹ em vốn dĩ yêu thích văn chương, em là con nên cũng mang dòng máu di truyền. Do vậy trong bửa tiệc có mặt đông đủ mọi người, khi nghe anh Bá giới thiệu anh Hải là nhà văn trẻ, lòng em bỗng xao xuyến lạ thường, em mất tự chủ, hồn phách trở nên ngẩn ngơ. Rồi như có một sức mạnh huyền bí thôi thúc, giục giã em phải mang ché rượu quý ra mời người viết văn mới gặp mặt lần đầu mà trong lòng đã cảm mến, ái mộ. Sau đó Hải hỏi và khi biết tên em, một cái tên lạ lùng khó hiểu đã bắt anh phải suy nghĩ đến nỗi bị phạt rượu nhiều lần, thì lòng em xem chừng đã có nhiều vấn vương, tơ tưởng. Thưa anh chị! thời gian qua em đã âm thầm sống trong nỗi hoài vọng về một lời tiên tri hoang đường, tưởng tượng, cố ngang bướng không tin vào điều trói buộc ác độc, phóng đại, vô căn cứ. Nhưng cuối cùng rồi bất hạnh cũng đã đến, không thể chối chạy. Không biết đó là sự huyền nhiệm của lời tiên tri hay chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên. Anh Hải từ mặt trận trở về với một vết thương da thịt thì cũng là lúc em bị một vết thương trong lòng, còn đau đớn gấp bội phần. Thế là hết, là kết thúc một chuyện tình đơn phương lãng mạn của một người con gái vừa chớm biết mùi vị tình yêu. Em đau khổ, em phẩn uất, có lúc em muốn như dòng Tử Linh Giang chảy về hướng tây, nghịch lại với những điều tự nhiên của tạo hóa và bướng bỉnh cãi lời tiên tri ác nghiệt, nhưng khốn nỗi em lại sợ. Cứ nghĩ, lỡ anh Hải có mệnh hệ nào thì làm sao em có thể sống bình yên trong suốt quãng đời còn lại. Dòng sông nơi em sinh ra và cái tên Tử Giang vốn đã đẻ ra số phận nghiệt ngã cho em. Thôi thì chút ân tình

Page 113: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 113 113

của người con gái trinh nguyên nầy xin gởi trả lại cho Hải. Em cam chịu hy sinh. Tử Giang ra đi là để cầu nguyện cho người mình yêu được muôn vạn an lành, được mạnh khỏe vững bước trên mọi nẻo quân hành. Duy nhất, em chỉ xin được một lần khắc ghi hình bóng Hải vào tâm khảm đời đời. Em là cô gái mang cái tên của dòng sông màu tím. Mãi mãi chẳng bao giờ thay đổi để có thể là một dòng sông chảy ngược. Vĩnh biệt. Người con gái bất hạnh Lương Tử Giang

Hải thẫn thờ buông rơi lá thư, anh cúi đầu im lặng buồn bã. Lòng quặn đau xốn xang trước mối tình câm nín của cô gái khiến Hải tự trách móc, đay nghiến sự vô tâm của mình. Anh thầm gọi tên nàng: Lương Tử Giang, Lương Tử Giang, em ở đâu?

6- Vết thương chưa kịp lành miệng, Hải đã xin trở về đơn vị

tiếp tục công tác. Anh hy vọng những ngày tăng phái ngắn ngủi còn lại, sẽ còn có cơ may tìm gặp Tử Giang, hay ít ra cũng thấy được dòng sông chảy về hướng tây mang tên của nàng. Hải tìm tòi, hỏi han phòng Hành quân về tin tức của con sông chảy ngược màu tím ấy. Biết được tâm tình uẩn khúc của người sĩ quan nhà văn, nên vào một ngày vị Thiếu tá trưởng phòng hành quân cho gọi Hải vào. Ông nhìn tấm bản đồ lớn treo trên tường rồi chỉ vào một dòng sông ngoằn ngoèo uốn khúc có nhiều thác ghềnh và nói ngắn ngủi: - Cậu có muốn nhận chuyến công tác đi đến dòng sông có một không hai trên đời nầy không? Hiểu được ngụ ý lời nói của vị trưởng phòng. Hải mừng rỡ rập chân đứng nghiêm chào thượng cấp. Tuần sau toán Hải nhận lệnh vào vùng. Chuyến công tác ngắn ngày nầy có thêm một toán viên người Thái. Mục đích là truy diệt những đơn vị Fulro chạy theo địch, đang có hoạt động phá hoại nguy hiểm dọc theo biên giới.

Toán Hải được máy bay thả xuống khu vực Pleikly thuộc vùng đất “phố núi cao, phố núi đầy sương”. Từ điểm xuất phát nầy cả toán đi dọc theo biên giới Campuchia hướng về Buon Ya-Soup của cao nguyên DakNông. Ðoạn đường đi qua bình yên. Ngày thứ tư toán gặp một nhánh sông đổ ra từ thượng nguồn Krông-Nô, ranh giới của DakLak-DakNông, họ lấy phương giác hướng về Ban mê

Page 114: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 114

Thuột. Ngang qua nhiều thác ghềnh hùng vĩ như Dray-Hlinh, EaPô, DraySap trên sông Sêrêpok và những cảnh đẹp hoang dã của rừng nguyên sinh, của những huyền thoại lưu truyền như cao nguyên R'but, Trảng Ba Cây của Buôn JengLan, Ban Don nằm dọc Trường Sơn, buổi chiều ngày thứ bảy họ đặt chân đến CưJút, một huyện an toàn nằm cách thị xã Buôn mê Thuột khoảng 20 km. Chuyến hành quân an lành như một cuộc picnic dạo chơi rừng.

Cạnh bên dòng sông có một bản làng của người dân tộc Thái trắng từ Bắc di cư vào năm 54, và một số từ Tùng Nghĩa Ðà Lạt di chuyển lên định cư sau nầy. Trong lúc chờ trực thăng đến bốc về chiến đoàn, người toán viên gốc Thái đi tìm gặp và nói chuyện với dân làng, sau đó anh ta đưa Hải lên đoạn cầu 14 có hai nhánh rẻ của sông Sêârêpok. Người lính chỉ tay về hướng mặt trời lặn nói với Hải có thấy điều gì khác lạ không? Hải nhìn và bất chợt anh bật kêu lên như người mê sảng: - Dòng sông màu tím.

Quả đúng là màu tím. Tử Giang ơi! anh đã tìm thấy dòng sông của em rồi. Bá nghe tiếng kêu cũng lên theo. Hai người bạn chăm chú nhìn về phía cuối dòng sông, khoảng tiếp giáp gần với chân trời. Nơi đó, dòng sông đang có màu xanh của nước biển bỗng từ từ chuyển sang màu đỏ tía rồi đột ngột biến thành màu tím lung linh, khoảng vài phút là hết. Hiện tượng ấy cứ diễn đi diễn lại liên tục trong suốt thời gian mặt trời đang lặn từ từ. Nhìn dòng sông màu tím huyền ảo vừa như thực vừa như hư, đẹp một cách kỳ lạ và bí ẩn, Hải và Bá hiểu rằng đó là hiện tượng khoa học của sự khúc xạ ánh sáng. Nhìn xuống dòng sông nước chảy xanh biếc một màu dưới chân, Bá khẽ nói: - Mình vẫn không hề tin có một dòng sông chảy ngược, nhưng quả thật sông Sêrêpok đang chảy về hướng tây để đổ ra vùng Biển Hồ của Campuchia. Bây giờ thì mình tin lời nói của Tử Giang là sự thật.

Page 115: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 115 115

7- Từ sau chuyến công tác ấy, Hải lúc nào cũng suy tư. Anh

thường ngồi yên lặng một mình, dõi mắt về hướng tây, ở cuối chân mây, nơi mặt trời như một cái mâm vàng đang từ từ lặn xuống, phủ dần bóng tối lên cảnh vật. Tây nguyên muôn đời vẫn huyền bí và thành phố đất đỏ nầy ngẫu nhiên trở thành là nơi chốn của “đất lạnh tình nồng” trong lòng người thanh niên khác xứ tự bao giờ. Trong cô tịch của buổi chiều tà, sương bay lãng đãng, đất trời thấm lạnh và nỗi buồn mênh mang hằn sâu trong tim óc người lính trẻ yêu văn chương và đời quân ngũ, Hải thường ngồi ôm đàn hát khúc tình ca: “Dòng sông nào mang người tình đi biền biệt... Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ, về đồi nương ta nhớ người vô bờ.”

(5)

Ðời người con gái ví như những dòng sông vô định, trôi giạt khắp muôn phương, không biết nơi đâu là bến bờ bình yên. Người con gái dân tộc Thái nết na hiền lương, mang tên Lương Tử Giang cũng không thể tránh khỏi quy luật đó. Nàng đã ra đi biền biệt không biết về đâu? không lưu lại một tí dấu vết nào. Nhưng đối với Hải thì dẫu rằng đời nàng có là một dòng sông chảy ngược thì bao giờ nàng cũng vẫn là người con gái cao thượng, tình cảm và đầy nghị lực.

Tình yêu đến với Hải trong sự muộn màng.

TiênSha-LêLuyến Tháng Hai năm 2003

(1) Y-Liêng: một loại ve rừng kêu rất hay.

(2) Sên mường, sên bản: Hội cầu yên, cầu làm ăn thịnh vượng.

(3) Then: ông trời.

(4) Gái cun, gái quan: ám chỉ con gái nhà quý tộc.

(5) “Thu, hát cho người” của Vũ Ðức Sao Biển:

https://www.youtube.com/watch?v=pxMthKpqr10

Page 116: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 116

BÀI VIOLETTA CHO EM (Romance Inachevée) ..như một lời chia tay..

Bao giờ em trở lại chốn đây

Dòng sông im lắng xót tháng ngày

Tôi đã lắng nghe chiều biển nhớ

Nỗi buồn như thể hắt hiu bay

Bài Violetta tôi hát hôm nào

Tặng em ghi dấu thuở quen nhau

Phảng phất duyên nồng, hương ân ái

Làm sao quên được tiếng ai gào!

Anh đã yêu em suối tóc vàng

Nghe lòng ấm lại buổi thu sang

Dìu bản Tango, vòng tay chặt

Với nụ hôn mềm, ngây ngất vang.

Em đến rồi đi, định mệnh buồn

Bao nhiêu ân ái suốt đêm buông

Những phen hờn dỗi rồi… nhung nhớ

Mà vẫn tìm nhau để vấn vương

Đã đến với nhau, sao cách ngăn

Đem tình trang trải sáu mùa trăng

Anh thèm uống hơi café em thở

Anh hiểu tình em thổn thức giăng.

Em, từ cát bụi, về cát bụi

Phận kiếp con người, lớp sóng xuôi

Làn khói trầm luân còn vương vấn

Về bến sông đời: nghiệp tiếp trôi...

Bùi Thanh Tiên - 17 tháng 1, 05

Page 117: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 117 117

NỖI LÒNG CỦA BÁC PHONG ** TT-Thái An **

Bác Phong và nhiều đảng viên trong nhóm Đại Việt kháng Pháp, bị

Việt Minh đánh đuổi chạy qua Tàu từ năm 1947. Khi Mao Trạch

Đông thắng Tưởng Giới Thạch tại Trung Quốc năm 1949, bác và vài

bạn đồng chí lại theo đoàn tàu của họ Tưởng qua Đài Loan từ đấy.

Vài người trong đám này may mắn lấy được vợ Việt, vài người lấy

vợ người bản xứ (Đài Loan). Riêng bác, khoảng ngăm 1958, có

người giới thiệu cho bác một cô người Bắc di cư vào Sài Gòn năm

1954. Bác cũng đã xin nghỉ làm mươi ngày để về Việt Nam xem

mắt cô kia. Nhưng khi gặp mặt cô ấy, bác hơi thất vọng nên làm

thinh bỏ về Đài Loan. Sau này có người hỏi tại sao bác không thích

cô ấy. Bác chỉ bảo vì cô ấy là gái quê, ăn mặc nâu sòng và còn ăn

trầu.

Gái quê thì cũng tốt thôi, bác không muốn cô ấy ăn mặc theo lối quê

và ăn trầu thì bảo cô ấy đổi ra tân thời và bỏ ăn trầu đâu khó gì.

Nhưng bác chỉ cười.

Từ đó, bác thản nhiên sống đời độc thân. Bác có vệc làm trong một

hãng xuất nhập cảng ở Đài Bắc, lương cao, đời sống ổn định. Nếu

bác lấy vợ, bác có thể nuôi vợ con dễ dàng, không cần để vợ ra

ngoài làm việc. Có người làm mai cho bác một phụ nữ địa phương

nhưng bác lắc đầu và nói “Khỏi cần”.

Đến những năm 1970 trở đi mới có một số sinh viên miền Nam Việt

Nam được chánh phủ Đài Loan cấp học bổng toàn phần cho du học

xứ này. Thế là các bác cùng đợt bác Phong có thêm người đồng

hương để họp mặt cuối năm ở tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa

(VNCH) tại Đài Bắc.

Sau ba mươi tháng Tư năm 1975, tòa đại sứ VNCH đóng cửa. Một

số sinh viên có người thân ở miền Nam Việt Nam chạy thoát ra nước

ngoài, bảo lãnh cho họ đi đoàn tụ. Số ít ỏi còn lại vẫn giữ liên lạc

với các bác. Sau này vợ chồng anh chị Chiếu dọn vào ở chung với

bác Phong. Anh Chiếu qua Đài Loan du học chương trình thạc sỹ,

vừa ra trường, có được việc làm tại Đài Bắc. Chị Chiếu được theo

chồng qua Đài Loan. Chị Chiếu nấu cơm tháng cho bác luôn. Như

thế bác khỏi cần phải ghé hàng cơm mỗi ngày nữa.

Page 118: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 118

Một số sinh viên chưa ra trường còn ở lại trong túc xá. Họ ăn cơm

chỉ trong trường. Cuối tuần thì ra ngoài ăn và nhậu chút đỉnh với

nhau. Dần dà họ quen thêm vài đồng hương Việt Nam chạy tị nạn

đến Đài Loan, đang chờ đi định cư ở nước khác.

Khoảng năm 1977, có người mách với họ rằng cô chủ nhân của một

tiệm uốn tóc nằm trên đường Đinh Châu gần trường Đài Loan Đại

Học là người Việt Nam. Tò mò, vài anh sinh viên rủ nhau đi kiếm

tiệm này.

Bước vào tiệm, thấy cô chủ đang ở không và hai cô thợ đang có

khách. Các anh ngập ngừng hỏi thăm bằng tiếng Phổ Thông.

- Chúng tôi nghe nói cô từ Việt Nam qua đây phải không?

Cô chủ vui vẻ nói lại bằng tiếng Việt:

- Phải! Tôi là người Việt Nam. Thế các anh là Hoa Kiều Việt Nam

hay là người Việt?

Thế là hai bên nói tiếng Việt với nhau thoải mái. Kể từ đấy, cứ đến

thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật, tiệm của chị Đoan lúc nào cũng đầy

khách Việt Nam, họ là những sinh viên còn học trong trường Đài

Đại, đến để ăn uống và nhậu chứ không phải để làm tóc.

Chị Đoan hiếu khách. Cứ đến bữa ăn là chị và một trong hai cô thợ

làm tóc vào bếp nấu cơm cho họ và cho cả mấy người sinh viên này.

Qua lời kể của chị Đoan, chị rời Sài Gòn qua Nhật học nghề uốn tóc,

trang điểm và làm mặt từ năm 1970. Học xong, ở lại Nhật vài năm

rồi chị qua Đài Loan xin ở lại. Chị mở tiệm này khoảng nửa năm

thôi. Chị Đoan dáng người nhỏ nhắn. Gương mặt dễ nhìn và nụ

cười luôn nở trên môi. Khi chị cười, để lộ hàm răng trắng bóng đều

đặn. Năm 1977, chị khoảng ba mươi hai tuổi. Lớn hơn đám sinh

viên khoảng bảy đến mười tuổi nên ai cũng gọi chị là “chị”.

Chị Đoan nói năng thủng thỉnh, đôi khi có vẻ yểu điệu hay ỏn ẻn

nữa. Nhưng chị cũng biết khôi hài. Chị có vẻ vô tư như con gái

mười lăm. Nói chung, chị thuộc dạng người hiền lành, nhẹ nhàng và

nhiều nữ tính.

Đám sinh viên đặt cho chị cái tên thân mật “Cô Ký Điệu”. Gọi chị

là Cô Ký Điệu cũng phải vì mỗi khi rủ chị ra ngoài ăn, dù là đi ăn ở

tiệm gần trường Đài Đại, đi bộ độ mười lăm phút thôi, chị cũng phải

thay đổi xiêm y, dồi phấn thoa son nhè nhẹ, nhờ một cô thợ chải bới

lại mái tóc . Sau đó chị đeo ví, mang giầy cao gót, và mang theo cái

quạt xếp để cầm tay. Không bao giờ chị ra đường mà không có cái

quạt này. Chị hay mặc váy dài che hết chân, trên mặc cái áo kiểu

Page 119: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 119 119

tay ngắn. Vào mùa thu, đông hay xuân, trời se se lạnh, chị quấn

thêm cái khăn quàng cổ.

Thời gian chị trang điểm tước khi ra đường ít nhất là một giờ. Vì

thế các chàng sinh viên hay nói đùa rằng muốn rủ chị Đoan đi ăn thì

phài gọi điện thoại cho chị trừ hao trước một tiếng để chị sửa soạn.

Họ hay thắc mắc với nhau rằng sao chị Đoan hiền như thế mà có thể

ở Nhật và Đài Loan một mình trong nhiều năm.

Gia đình chị Đoan di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Mẹ ruột chị

mất vài năm sau đó. Cha chị tục huyền với người khác và sanh thêm

nhiều con. Sau 1975, cha và kế mẫu chị và các em vượt biên chạy

được qua Mỹ. Chị có một người anh ruột cùng cha cùng mẹ.

Chị bầy ảnh chân dung người mẹ quá cố trên kệ. nh do anh chị vẽ

bằng bút chì, nhỏ khoảng 17 cm x 20 cm. Người đàn bà trong tranh

mặc áo dài, vấn khăn kiểu Bắc. Chị hãnh diện về tài vẽ của anh chị

lắm, chị luôn bảo rằng đó là vẽ “truyền thần”. Anh chị tuy không

phải là họa sỹ, nhưng có khiếu vẽ. Chị cũng hãnh diện vì anh chị

trước 1975 là Đại y nhẩy dù trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Vợ chồng anh Chiếu và bác Phong ở cách trường Đài Đại 15 phút

ngồi xe. Anh chị Chiếu được đám sinh viên này dắt đến tiệm chị

Đoan để giới thiệu.

Chị Chiếu vừa gặp chị Đoan vài lần thì nẩy sinh ý định giới thiệu chị

Đoan cho bác Phong. Anh Chiếu bác bỏ ý định này, vì thấy tuổi tác

giữa bác Phong và chị Đoan quá so le, bác hơn chị trên hai mươi

tuổi. Nhưng chị Chiếu quả quyết thế nào cũng được vì chị Đoan đã

ngoài ba mươi, khó lấy chồng lắm rồi. Còn bác Phong tuy ngoài

năm mươi nhưng còn khỏe mạnh, kinh tế vững vàng. Lấy bác, chị

Đoan được bảo đảm tài chánh suốt đời. Bác có chết sớm thì cũng có

số tiền để lại cho chị dưỡng già.

Thế là một ngày đẹp trời, bác Phong theo anh chị Chiếu đến tiệm chị

Đoan.

Vì được chị Chiếu nói trước nên bác Phong để ý quan sát chị Đoan.

Ngồi chơi một lúc, bác Phong mở lời mời chị Đoan và vợ chồng anh

Chiếu đi ăn tiệm. Bác chịu khó ngồi chờ chị trang điểm, thay đổi

trang phục cả giờ.

Sau hôm đó, bác Phong vui hẳn ra và nói với vợ chồng anh Chiếu

rằng bác rất ưng ý chị Đoan. Chị Đoan có lẽ là mẫu người lý tưởng

của bác. Vì chị biết điệu, biết làm dáng, biết nũng nịu và đi đứng

Page 120: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 120

khoan thai, nói năng nhẹ nhàng. Đó là cái “kiểu cách” của các cô

Hà Nội, con nhà gia giáo trước 1954.

Chị cũng biết cắm hoa theo kiểu Nhật vì suốt mấy năm ở Nhật chị

tiếp thu được môn cắm hoa này, tiệm của chị lúc nào cũng có hoa

tươi.

Thế là thứ Bẩy nào bác cũng rủ vợ chồng anh Chiếu đi thăm chị

Đoan và mời chị đi ăn tối. Chị Đoan không khước từ bao giờ. Bác

Phong vui ra mặt, dù đang ngồi làm việc trong sở, bác cũng nghĩ đến

chị Đoan, bác gọi điện thoại cho chị Đoan hỏi thăm và chuyện trò cả

nửa giờ. Chị Đoan luôn vui vẻ trả lời điện thoại của bác.

Bác chưa vào quốc tịch Đài Loan vì không có ý mua nhà. Nhưng

nếu chị Đoan lấy bác, bác sẽ đưa tiền cho chị Đoan mua nhà, vì chị

Đoan đã nhập tịch Đài Loan. Như thế cuộc đời còn lại của bác sẽ

hạnh phúc bên người vợ đồng hương mà bác ưng ý. Bác không

ngần ngại nói cho anh chị Chiếu biết kế hoạch lâu dài của bác. Chị

Chiếu thấy hai bên có vẻ ưng nhau rồi nên mắng yêu anh Chiếu:

“Đó, em đã nói với anh rồi, thế nào chị Đoan cũng chịu bác Phong

mà! Vì ở đây đâu có anh Việt Nam nào lớn hơn chị ấy nữa mà chờ.”

Kéo dài được gần hai tháng chị Đoan đi ăn với bác Phong. Một hôm

mấy sinh viên lại dẫn đến tiệm chị Đoan một chàng Việt Nam trạc

tuổi chị, đó là anh Kiên. Một cựu Đại y Hải Quân của miền Nam

Việt Nam trước 1975.

Ngày 30 tháng Tư, 1975, sau khi nghe tin Tổng Thống Dương Văn

Minh đầu hàng cộng sản Bắc Việt, anh Kiên toan trở về nhà với vợ,

nhưng anh bị nhiều người khác cưỡng bách lái tàu rời Việt Nam.

Tàu nhỏ thôi, nên ra giữa biển thì gặp tàu Đài Loan cứu vớt đem về

Đài Loan, đưa vào trại tị nạn.

Những người khác xin đi Mỹ tị nạn. Riêng anh Kiên đang giận Mỹ

sôi sục vì bỏ rơi miền Nam Việt Nam nên nhất định không đi Mỹ.

Vì thế chánh phủ Đài Loan cho anh giấy cư trú, đưa anh về làm việc

ở cảng Cơ Long. Công việc này chỉ dành riêng cho cựu chiến binh

của Đài Loan, người ngoài khó xin được vì làm việc như công chức,

lương cao, có nhiều quyền lợi. Họ chỉ cho anh lái xe cẩu, cẩu từng

khối xi măng khổng lồ bỏ xuống ven biển để ngăn cho bờ không bị

nước biển soi mòn.

Cứ hai tuần lãnh lương một lần, lãnh xong, thứ Bảy đó anh lên xe

buýt trực chỉ Đài Bắc đến trường Đài Đại rủ mấy sinh viên Việt

Nam đi nhậu với anh. Anh bao hết cả bàn, nhậu từ thứ Bảy sang đến

Page 121: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 121 121

Chủ Nhật, nhậu hết tiền thì tờ mờ sáng thứ Hai anh đón xe buýt về

Cơ Long để đi làm tiếp. Mấy anh em đặt tên cho đám nhậu là “gánh

hát” do ông bầu Kiên điều khiển.

Anh Kiên tâm sự rằng vừa cưới vợ được sáu tháng thì chạy. Vợ

chồng anh chưa có con. Anh định trở về nhà với vợ chứ không

muốn chạy thế này. Ai cũng khuyên anh vào quốc tịch Đài Loan để

bảo lãnh cho vợ qua. Nhưng anh nhất định không viết thư cho mẹ

hay vợ, vì anh muốn họ nghĩ rằng anh đã chết rồi, để họ tự lo, không

cần chờ đợi hay trông mong anh nữa.

Nhưng sau khi rời trại tị nạn, ở lại Đài Loan một mình, anh cảm thấy

lạc lõng giữa dòng người lạ. Anh sống không mục đích, làm việc có

tiền thì nhậu cho hết. Nhưng anh cũng biết rõ rằng một ngày nào đó

đám sinh viên này ra trường, họ sẽ kiếm việc làm, lập gia đình và

chẳng còn ai ở không để nhậu với anh nữa. Vì thế trong thâm tâm

anh cầu mong sao anh chóng sớm bị ma men vật chết.

Anh Kiên theo ba anh sinh viên bước vào tiệm chị Đoan. Chị Đoan

tiếp khách mới niềm nở và mời khách ở lại ăn tối. Chờ đến giờ

tiệm đóng cửa, anh Kiên đưa tiền cho mấy anh kia đi mua bia về

nhậu, khỏi cần ra ngoài quán nhậu. Nhậu đến khuya thì mấy anh em

leo lên cái gác lửng ngủ, nếu không đủ chỗ thì trưng dụng luôn cái

ghế trong phòng làm mặt để ngủ.

Từ hôm đó trở đi, anh Kiên không rủ mấy sinh viên ra quán nhậu mà

rủ họ đến thẳng tiệm chị Đoan để nhậu ở đó.

Từ khi quen anh Kiên, chị Đoan lơ là bác Phong. Bác gọi điện

thoại, chị ngại bắc máy lắm. Chị dặn mấy cô thợ nói với bác rằng

chị vừa bước ra ngoài hay chị đang có khách. Nhiều lần gọi chị

Đoan mà không gặp, bác tâm sự với chị Chiếu. Chị Chiếu tìm hiểu

thì biết rằng anh Kiên đang theo đuổi chị Đoan và hai bên đang phải

lòng nhau.

Bác Phong buồn ra mặt, vốn dĩ bác đã ít nói, giờ còn im lìm hơn. Ai

cũng ái ngại cho bác, ngoài năm mươi tuổi mới gặp được người ưng

ý, mới có ý định lập gia đình thì đùng một cái anh Kiên xuất hiện.

Thế là mọi dự tính cho tương lai của bác và chị Đoan sụp đổ tức

khắc.

Chị Chiếu kêu rêu với nhiều người rằng đáng lẽ chị Đoan chịu bác

Phong rồi, nhưng vì mấy sinh viên kia giới thiệu anh Kiên cho chị

Đoan nên chị Đoan chọn anh Kiên. Mấy chàng sinh viên nghe thế

Page 122: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 122

thì bực bội lắm, vì họ không có ý mai mối gì cả, tự hai người ấy tiến

tới với nhau thôi.

Nửa năm sau, chị Đoan và anh Kiên làm đám cưới. Chị Đoan tự

may áo dài cưới màu đỏ, tự làm khăn vòng dây đội đầu. Họ đãi tiệc

ở một tiệm ăn nhỏ gần trường Đài Đại. Các sinh viên kéo nhau đi

ăn cưới ông bầu gánh Kiên. Họ tán với nhau rằng “Hèn gì, lần đầu

tiên anh Kiên gặp chị Đoan, tao thấy ảnh có vẻ mắc cỡ, không dám

ăn to nói lớn như thường ngày. Chắc là anh Kiên bị tiếng sét ái tình

ngay hôm đó.”

Sau đám cưới, chị Đoan đóng cửa tiệm theo anh Kiên về Cơ Long là

nơi anh làm việc. Từ đó “gánh hát” giải tán. Vợ chồng anh Kiên

chị Đoan biến mất luôn hơn sáu năm không liên lạc với anh em trên

Đài Bắc.

Một hôm anh Kiên đi ngang Đài Bắc, gặp lại một người trong gánh

hát ngày xưa cố nài nỉ anh về nhà chơi. Anh cho biết chị Đoan đã

sanh một con trai, năm nay cháu vừa sáu tuổi. Anh cho địa chỉ nhà

ở Cơ Long để mọi người có thể xuống thăm. Anh đã bỏ nhậu từ khi

lấy chị Đoan.

Anh và chị Đoan thuê nhà gần nơi anh làm, vừa để ở, vừa để mở

tiệm uốn tóc. Chị có vài cô học trò theo học nghề với chị. Lương

của anh dư sức nuôi vợ con, nhưng chị Đoan vẫn muốn giữ nghề

của mình.

Hai anh chị có vẻ rất hạnh phúc. Anh Kiên rất nhỏ nhẹ, từ tốn với

vợ và con. Chị Đoan vẫn nũng nịu với chồng. Đứa con trai quá đẹp

vì có nét mặt đẹp trai như bố và nước da trắng nõn của mẹ. Nó cũng

rất thông minh, lúc mới năm tuổi nó đã biết quan sát các loại xe

chạy ngang trước nhà và vẽ lại chiếc xe buýt trên bảng đen, vẽ từng

chi tiết, các cửa sổ, cửa lên xuống, các bậc thang lên xuống, các

hàng ghế bên trong, và vẽ sắc nét, đẹp như tranh của người lớn vẽ.

Chị Đoan luôn khoe rằng vì đó là đứa con của tình yêu nên nó xinh

đẹp và thông minh tuyệt vời. Có lẽ chị có mặc cảm là người đến sau

nên sợ người ta không biết rằng anh Kiên rất yêu quý chị, vì thế ai

đến chơi cũng phải chịu khó nghe chị nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc:

“đó là đứa con của tình yêu.”

Chị Đoan cũng cho biết chị phải hỏi mãi anh Kiên mới cho chị địa

chỉ nhà mẹ anh ở một thành phố miền Trung, để chị liên lạc. Kết

quả mỹ mãn, mẹ anh Kiên và cả nhà mừng như chết đi sống lại khi

hay tin anh còn sống và đã có vợ khác và có một đứa con trai. Mẹ

anh Kiên cũng báo tin rằng sau 30 tháng Tư, 1975, không thấy anh

Page 123: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 123 123

Kiên về nhà, vợ trước của anh Kiên cũng bỏ đi đâu mất và chẳng

nghe tin tức gì nữa cả. Mẹ anh Kiên cũng chụp ảnh cả nhà gửi ra

cho chị Đoan và nhận chị là con dâu và con trai của anh Kiên và chị

là cháu nội.

Trước khi gặp chị Đoan, anh Kiên chỉ muốn nhậu cho chết, anh

chẳng thiết sống. Nhưng khi gặp chị Đoan, anh biết mình cần một

người đàn bà như chị, một người nhiều nữ tính, có nề nếp gia phong

tốt, nói năng vui vẻ, nhẹ nhàng và chịu thương chịu khó. Chị là

người đàn bà mà anh muốn đi hết quãng đời còn lại với chị. Đời

sống có ý nghĩa hơn khi lưu vong xứ người mà có được người vợ

đồng hương nết na như chị Đoan.

Riêng bác Phong, vài năm sau cũng nguôi ngoai nỗi buồn thất tình.

Vào một cái Tết Nguyên Đán đến thăm một gia đình đồng hương,

bác kể chuyện những cái tết ở Hà Nội xưa, khi bác còn trai trẻ. Thời

đó bác và vài anh bạn học hay rủ nhau đi xem hoa thủy tiên do các

cô Hà Nội tỉa khéo thế nào mà họ canh đúng mùng một tết là nở

hoa. Bác bảo các cô hay bầy hoa thủy tiên ngay bên cửa sổ để các

anh đi ngang qua nhìn vào là thấy ngay. Các anh như bác thời đó

nói đùa với nhau là “đi chấm điểm hoa thủy tiên xem hoa nhà nào

đẹp nhất”. Có lẽ ngày xưa đó bác Phong chưa có dịp hẹn hò với

một cô Hà Nội nào, bác đã bỏ đi kháng chiến. Nhưng hình ảnh của

các cô tiểu thư Hà Thành vẫn còn trong ký ức của bác. Vì thế, khi

gặp chị Đoan, gợi cho bác hình ảnh xưa của Hà Nội nên bác phải

lòng chị ngay.

Phần anh Kiên khi nhìn lại, lúc mới chạy ra khỏi Việt Nam, anh nhất

định không đi Mỹ vì lúc đó anh còn giận Mỹ lắm. Nhưng nhờ thế

anh mới có cơ duyên gặp chị Đoan. Anh nhận biết anh và chị Đoan

thực sự có duyên làm vợ chồng với nhau.

Sau này, bố chị Đoan ở Mỹ đã bảo lãnh cho mẹ con chị và anh Kiên

đi Mỹ. Vợ Đoan đi đâu thì chồng Kiên theo đó. Như thế có phải là

anh Kiên phải ở lại Đài Loan để gặp chị Đoan và cưới chị làm vợ rồi

mới đi Mỹ không chứ?

TT-Thái An 7/1/2018

Page 124: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 124

HÃY VÙNG LÊN HỠI ĐỒNG BÀO! ** William Hoang (Hải Bằng-HDB) **

Đồng bào ơi! Hãy vùng lên

Bao năm tăm tối, triền miên

ngục tù

Từ bốn lăm tới năm tư

Rồi sau đó vẫn ngất ngư ù lì

Để bọn vô thần dẫn đi

Trí, phú, địa chủ, giết đi

vô vàn

Cộng đảng toàn bọn

gian tham

Tôn thờ Tầu cộng xin làm

bầy tôi

*

Ngàn năm Hán thuộc trước rồi

Nay ngàn năm khác nút đôi

thắt tròng

Đặc khu kinh tế nối vòng

Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong

biển ngoài

Vừa dùng tiền, vừa thi oai

Âm mưu sinh sản lấn hoài

nước ta

Mỗi ngày số sinh thêm ra

Dân ta sẽ lại lùi qua núi đèo

Sống trên vách đá cheo leo

Như khỉ, như vượn, mán,

mèo khác chi?

*

Hãy vùng lên, tiến lên đi!

Bắt chước gương Lỗ Mã Ni

xuống đường

Treo cổ chủ tịch bất lương

Cau-se-cu* đã rục xương

dưới mồ

Cộng sản Việt cũng côn đồ

Ngàn năm Bắc thuộc xí xồ

từ nay

*

Hãy vùng lên, tập hợp ngay

Dù cho phải chết hôm nay

chẳng sờn

Để cho đất nước, giang san

Non xanh, nước biếc muôn vàn

đáng yêu

Dám sao bọn Bắc giở chiêu?

Bọn Tàu đã chiến bại nhiều

thương vong

Ngày nay thế giới kết đồng

Trung cộng không thể

Biển Đông ao nhà

Cộng đồng thế giới giúp ta

Việt cộng thôi cũng liệu mà

biến đi

Dân ta vốn lượng từ bi

Cũng vì Đại Nghĩa, cũng vì

Chí Nhân

*

Hỡi đồng bào khắp xa, gần

Kết đoàn, quyết chí, có phần

vinh quang!

Page 125: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 125 125

KHÔNG ĐẶC KHU CHO NGOẠI BANG

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã sáng tác một ca khúc nhan đề “Không

Đặc Khu Cho Ngoại Bang” để hỗ trợ các cuộc biểu tình bùng nổ để

phản đối CSVN soạn dự luật thiết lập 3 đặc khu để cho tư bản quốc

tế thuê đất 99 năm -- và tình hình được hiểu là cho Trung Quốc thuê

đất 99 năm.

Tháng 6/2018, Quốc hội Việt Nam thảo luận về Dự thảo Luật Đặc

khu Kinh tế, trong đó quy định cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất

trong 99 năm. Cùng thời điểm, Quốc hội dự kiến thông qua Luật An

ninh mạng để siết cổng thông tin và cho công an nhiều quyền khởi

tố người dân bằng chứng cớ mơ hồ.

Ngày 10 tháng 6/2018, hàng ngàn người dân tại Hà Nội, Đà Nẵng,

Bình Thuận, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và

Thành phố Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật

Đặc khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng. Trang Asia Times

cho rằng cuộc biểu tình này ngoài việc phản đối Trung Quốc còn thể

hiện những vấn đề về dân chủ và nhân quyền, rõ ràng đang ngày

càng có nhiều người Việt Nam đặt nghi vấn về tính chính danh của

Đảng Cộng sản cầm quyền.Tuyến đường Quốc lộ 1 tại Phan Rí bị tê

liệt, đường ra sân bay Tân Sơn Nhất bị tắc nghẽn.

Tại Hà Nội, có 40 đến 50 người tập trung tại Hồ Hoàn Kiếm với các

biểu ngữ chống Trung Quốc, trong đó có một tấm ghi là "Không cho

Trung Quốc thuê đất dù chỉ trong một ngày". Công an chìm đã bắt

hàng chụcngười biểu tình, lôi lên xe buýt chở đi.

Tại Thành phố Sài Gòn, nhiều ngàn người đã tập trung biểu tình tại

Quận 1 và hàng chục, hay hàng trăm người đã bị bắt.

Công an bắt tạm giam nhiều người biểu tỉnh, trong đó có một người

Mỹ gốc Việt, Will Nguyen (sinh năm 1985, quốc tịch Mỹ, là du học

sinh tại Singapore) về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Page 126: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 126

Ngày 11 tháng 6/2018 nhiều ngàn công nhân nữ của Công ty Pou

Chen Corporation (quận Bình Tân, TPSG) đã biểu tình trước cổng

công ty và hô khẩu hiệu "yêu cầu bỏ Luật Đặc khu".

Trong ngày này, biểu tình lớn nhất là tại Bình Thuận, một số người

dân bị bao vây, đã nổi giận xô ngã cổng và sau đó tràn vào trụ sở

UBND tỉnh Bình Thuận. Công an đã dùng vòi rồng, hơi cay để đẩy

lùi, trong khi dân ném gạch đá vào công an.

Ngày 17 tháng 6, tại Quỳnh Lưu, Nghệ An và Thạch Hà, Hà Tĩnh

hàng nghìn người đã tham gia cuộc tuần hành ôn hòa kéo dài 2 giờ

đồng hồ để phản đối Luật Đặc khu và Luật An ninh Mạng. Những

cuộc biểu tình ở các địa phương này đều do các giáo xứ thuộc Giáo

phận Vinh như Giáo hạt Can Lộc, Giáo xứ Văn Hạnh, Giáo xứ Song

Ngọc... tổ chức.

Trong các ngày cuối tuần kế tiếp trong tháng 6/2018 và đầu tháng

7/2018, nhiều cuộc biểu tình khác cùng đã xảy ra.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc từ hải ngoại đã xúc động, sáng tác ca khúc

nhan đề “Không Đặc Khu Cho Ngoại Bang” có lời như sau.

KHÔNG ĐẶC KHU CHO NGOẠI BANG

Không đặc khu cho ngoại bang, ngàn năm đô hộ dân mình

Không đặc khu cho ngoại bang, để chúng cướp luôn nước ta

Đà Nẵng Nha Trang, Bình Thuận Đồng Nai, Sài Gòn Hà Nội, Nghệ

An Hà Tĩnh Bình Dương. Trên khắp phố phường đồng bào ta xuống

đường.

Cất cao tiếng nói quê hương, dẫu cho áp bức đau thương, giữ gìn

non sông Việt Nam.

Không đặc khu, cho ngoại bang, ngàn năm đô hộ dân mình

Không đặc khu cho ngoại bang để chúng cướp luôn nước ta.

Page 127: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 127 127

Đồng bào ơi hãy đứng lên, Đồng bào ơi, hãy xuống đường, ta đấu

tranh vì đời con cháu mai sau.

Đồng bào ơi hãy đứng lên. Đồng bào ơi, hãy xuống đường, ta đấu

tranh, giữ từng tấc đất quê hương.

CODA: TA ĐẤU TRANH GIỮ TỪNG TẤC ĐẤT QUÊ HƯƠNG…

Mời nghe Trần Chí Phúc hát:

https://www.youtube.com/watch?v=NxuKAIZSV28

Page 128: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 128

Page 129: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 129 129

Page 130: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 130

OONNEE DDAAYY IINN SSPPRRIINNGG

One day in spring, a woman came

In my lonely woods,

In the lovely form of the Beloved.

Came, to give to my songs, melodies,

To give to my dreams, sweetness.

Suddenly a wild wave

Broke over my heart's shores

And drowned all language.

To my lips no name came,

She stood beneath the tree, turned,

Glanced at my face, made sad with pain,

And with quick steps, came and sat by me.

Taking my hands in hers, she said:

'You do not know me, nor I you-

I wonder how this could be?'

I said:

'We two shall build, a bridge for ever

Between two beings, each to the other unknown,

This eager wonder is at the heart of things.'

The cry that is in my heart is also the cry of

her heart;

The thread with which she binds me binds

her too.

Her have I sought everywhere,

Her have I worshipped within me,

Hidden in that worship she has sought me too.

Crossing the wide oceans, she came to steal my heart.

She forgot to return, having lost her own.

Her own charms play traitor to her,

She spreads her net, knowing not

Whether she will catch or be caught.

Rabindranath Tagore

(1861-1941)

Page 131: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 131 131

MMỘỘTT NNGGÀÀYY XXUUÂÂNN Một ngày vào buổi xuân sang

Vườn tôi cô độc, một nàng

ghé qua

Dáng yêu kiều, vẻ thướt tha

Phô ra hình bóng mượt mà

Người Thương.

Khúc ca tôi bỗng du dương

Giấc mơ tôi bỗng toả hương

ngọt ngào.

Chợt đâu một đợt sóng trào

Dâng lên bùng vỡ đập vào

lòng tôi

Bến lòng rộn sóng trùng khơi

Nhận chìm ngôn ngữ, nghẹn lời

bờ môi.

Tên người không thốt nổi rồi,

Dưới cây nàng đứng dừng đôi

gót ngà

Quay nhìn tôi vẻ xót xa

Nét buồn vời vợi chan hòa

thương đau,

Rồi nàng chợt bước tới mau

Đến tôi ngồi xuống bên nhau

cận kề.

Cầm tay tôi, nói đê mê:

“Anh nào có biết gì về em đâu

Phần em cũng vậy khác sao

Em đâu có biết chút nào về anh

Em thầm tự hỏi chính mình

Chuyện gì xảy đến tốt lành

hay chăng?”

Tôi bèn khẽ nói cùng nàng:

“Hai ta chung sức bắc ngang

nhịp cầu

Nhịp cầu vĩnh cửu nhiệm màu

Giữa hai người chẳng biết nhau

chút gì,

Bởi niềm khao khát lạ kỳ

Trong tâm sự vật tình si

trên đời.”

Tim tôi vang tiếng lệ rơi

Cũng là tiếng nấc từ nơi

lòng nàng

Chỉ hồng tay ngọc nàng giăng

Buộc tôi cũng quấn cả nàng

chung đôi.

Tôi tìm nàng đã khắp nơi

Tôn thờ nàng đã bao đời

trong tôi

Ẩn tàng trong cõi tim côi

Bóng tôi nàng cũng khắp nơi

cầu tìm.

Vượt bao biển rộng khắp miền

Tim tôi nàng tới chiếm liền

còn đâu.

Đường về nàng lại quên mau

Vì tim nàng cũng vương vào

chốn đây.

Vẻ nàng quyến rũ mê say

Ngờ đâu phản bội lại ngay

chính nàng,

Lưới tình nàng mới giăng ngang

Ngờ đâu lại vướng cả nàng

trong đây

Tưởng rằng bắt được

người ngay

Đâu dè nàng bị lưới này

cuốn theo.

TTââmm MMiinnhh NNggôô TTằằnngg GGiiaaoo (chuyển ngữ)

Page 132: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 132

CÓ NHỮNG MÀU ĐỎ ** Lê Văn Khoa **

Có những màu đỏ rất gần

với ta nhưng khi nhận

được đề thi thì rất lúng

túng và thường tìm đến

cái gì thật xa. Tác giả

Walo Thonen của Thụy

Sĩ thì không vậy. Ông

thấy ngay vòng môi đỏ

của phụ nữ ngay trước

mặt. Và những móng tay

được sơn đỏ của người

đẹp mà ai cũng thấy mỗi

ngày. Thế tại sao không

chụp ảnh những cái này.

Walo Thonen chụp ảnh và

cho tên ảnh mình đơn sơ

như vậy: “Lips”. Chỉ thế

thôi.

Nhìn vào ảnh ta biết ngay

người mẫu là thiếu nữ dù

không thấy mắt hay tóc

tai của người. Một phần

ảnh cho ta thấy người đẹp

đang nhắm mắt. Mắt

nhắm có nhiều ý nghĩa. Những giọt nước chảy dài trên các ngón tay

phải chăng là nước mắt của người đau khổ? Ta cứ nghĩ vậy cho đẹp

nhưng không thể có nước mắt trên các ngón tay nhiều như thế mà

trên mặt không có giọt nước nào.

Bạn thử xem lại ảnh và không khỏi thán phục độ sắc nét của ảnh mà

tác giả ghi nhận được. Phân nửa mặt bên trái của ảnh và ngón tay út,

chi tiết của da, những đường nhăn, những lỗ chân lông hiện lên rõ

ràng từng chút một. Hãy xem hai vành môi và màu đỏ của môi dưới,

đó là điểm tác giả muốn nhấn mạnh để thành chủ đề của ảnh. Vì

chụp ảnh thật gần nên khoảng cách rõ của ảnh bị giới hạn, nhưng đó

cũng là điều hay vì người xem dễ tập trung vào điểm chính của ảnh.

Page 133: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 133 133

Tác giả Susan Cowles của Hoa Kỳ cho ta một ảnh chân dung thiếu

nữ rất đẹp. Tên ảnh cũng rất chân thật, không màu mè văn hoa gì cả.

Cô gọi nó là “Julie Red Hat Brim Up”.

Người mẫu là cô gái còn trẻ nên da mặt thật mịn. Mắt sáng, môi đầy,

mũi thẳng không lộ hai hố mũi sâu như ảnh trên. Mặt thật cân đối,

dáng điệu thoải mái. Mái tóc trắng được cố tình làm sáng hơn ở hai

bên mặt người - tuy hơi quá tay nên tóc thành tóc vẽ - nhưng có mục

đích dẫn mắt người xem nhìn vào mặt cô gái. Nhưng bên ngoài và

bên trên những điểm vừa đề cập là chiếc mũ rộng vành màu đỏ gói

trọn khuôn mặt cô gái.

Tác giả muốn ta chú ý mọi điểm của ảnh nên đặt tên ảnh là tên cô

gái nhưng không quên chiếc mũ đỏ cho hợp với đề thi. Thật ra người

và nón bổ túc cho nhau để có một ảnh đẹp như thế này.

Page 134: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 134

Cùng chủ đề nhưng Christophe Gilbert của Bỉ cho chúng ta một

ảnh hấp dẫn khác là ảnh người cá được đặt tên là “Galleries de

l'inno II”.

Đan Mạch có nhiều

chuyện cổ về người

cá hay mỹ nhân

ngư, gọi là siren.

Thủy thủ hay bị

những người cá này

quyến rũ để vào chỗ

chết. Waltz Disney

có một phim hoạt

họa rất hay thuộc

loại này là “The

Little Mermaid”,

cô người cá si tình

chàng trai người

thật.

Trong ảnh

“Galleries de l'inno

II” bên cạnh, ta phải

công nhận sự phối

hợp thật tuyệt giữa

thật và giả được

chuyển qua nghệ thuật nhiếp ảnh theo chủ đề màu đỏ. Bối cảnh đỏ

làm nền cho áo cô gái màu đỏ sáng hơn nên không bị chìm vào

nhau. Cá ở đây không phải là cá biển như mermaid mà là cá ao hồ,

loại cá vàng, có đuôi trắng và lớn tỏa rộng ra, có phần duyên dáng

và đẹp hơn mermaid. Hãy nhìn dáng điệu của hai cánh tay cô gái,

cặp mắt lờ đờ, miệng hả ra vì ngạt thở hay vì khao khát?

Với tôi, nghĩ ra và trang bị để chụp ảnh này là việc làm đáng khen.

Page 135: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 135 135

Phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên với ảnh “People” của Hammad

Rashid Al Naemi. Ông làngười Qatar, người Á Rạp, không biết ông

có ý gì khi thực hiện tác phẩm này? Chắc chắn ông không nghĩ như

tôi, nhưng tên ảnh làm tôi nghĩ ông có ý nghĩ giống tôi. “People”

tạm dịch ra là “Nhân Dân”. Người ta hay lạm dụng từ nhân dân để

làm những việc kinh khủng mà những người ở lại Việt Nam sau

1975 hiểu rõ hơn hết!

Trong ảnh này ta thấy nhân vật chính là một người thật, người đàn

ông ở trần. Theo dáng điệu cửa xương vai ta có thể nghĩ ông bị trói

tay ra sau lưng. Cặp mắt lộ vẻ kinh hoàng. Nhân dân là những mặt

nạ màu đỏ, một số cười chế giễu, số khác méo mó, đe dọa. Đấy là

mặt thật của chiêu bài mang nhãn hiệu “Nhân Dân”. Ờ xứ cộng sản

nào cũng có hình ảnh tương tự!

LÊ VĂN KHOA

Page 136: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 136

CÒN DUYÊN (Đi nghỉ hè, mong bạn bè khắp nơi về Hawaii cùng vui hưởng)

Bạn giờ sao vẫn im lìm,

Nhân ngư hải đảo mãi nhìn

ngẩn ngơ?

Duyên Ta trời kết do thơ,

Bao tuần hải đảo ước mơ

chiều vàng.

Non xanh nước biếc

mơ màng,

Ha-Wai biển đảo

thiên đàng đẹp sao?

Lòng Ta luôn vẫn ước ao,

Mỗi năm Hè đến

chiêm bao đất trời.

Bâng khuâng nhìn nắng

chiều rơi,

Nhìn chim sải cánh về nơi

giang đầu.

Hè sang phượng đỏ khơi sầu,

Tháng ngày xa Bạn

nhuộm mầu nhớ thương.

Núi xanh cao ngất mờ sương,

Bình minh hải đảo hoa hương

ngập tràn.

Khách du đổ tới vô vàn,

Ngẩn ngơ chiều xuống

mây vàng biển xanh.

Bồng lai tiên cảnh vây quanh,

Trăng vàng sóng bạc bức tranh

tuyệt vời!

Hu-La vũ điệu gọi mời,

Đèn sao lấp lánh sáng ngời

phố đêm.

Thủy triều đưa nước dâng lên,

Trăng rằm vằng vặc gió êm

nhẹ nhàng.

Đàn ca, vũ điệu rộn ràng,

Ta đang lạc chốn thiên đàng

thế gian

Qua rồi năm tháng gian nan,

Những năm còn lại Trời ban

phúc lành.

Còn duyên gặp gỡ Em, Anh,

Những ngày tận hưởng biển

xanh, nắng vàng.

Thái Hưng /PGH

Page 137: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 137 137

NGUYỄN VĂN BẾN NGHÉ ** đoàn xuân thu melbourne **

Tui rất thích cái tựa “Nguyễn Thị Sài Gòn”, tên một bài hát của nhạc

sĩ nổi tiếng đấu tranh Việt Dzũng. Nhưng ‘Thị’ là chữ lót của một

người đàn bà, con gái; còn tui là đàn ông, con trai, tất chữ lót phải là

Văn; nên tui tự đặt tên mình là: “Nguyễn Văn Bến Nghé”.

Hai cái tên nầy chỉ đối nhau chan chát giữa ‘Thị’ và ‘Văn’. Còn cái

họ Nguyễn, người Việt mình nhiều vô số kể, nên mấy em c tóc

vàng mỏ đỏ ở Melbourne nầy đây muốn dụ dỗ tui ‘tù ti tú tí’, bao

giờ cũng gọi tui là “Mít-tờ (Mister) Nguyen!”

Còn Sài Gòn và Bến Nghé (là cái bến mà người ta thường cho trâu,

bò ra tắm) chỉ là một mà thôi!

Sài đọc theo âm ‘Prei’, tiếng Khmer, nghĩa là rừng. Gòn là bông

gòn. Như vậy Sài Gòn là Rừng cây bông gòn.

Ông bà mình hồi xưa từ miền Trung vào miền Nam khẩn hoang, đến

vùng đất mới nào, thấy có nhiều loại cây hơn chỗ khác thì lấy tên

loại cây đó đặt tên cho vùng đất mới.

Chính vì vậy mình mới có các địa danh dễ thương như: Gò Cây Mai,

Gò Sao, Gò Cây Quéo và Gò Vấp…

Cây Da (miền Bắc gọi là Cây Ða) nổi tiếng với địa danh Cây Da Xà.

đường Da Bà Bầu… (Cây Da có nhà bà tên Bầu, chớ hổng phải da

của bà đang mang bầu đâu nhe!) gần nhà ông Trường Kỳ nhạc trẻ…

Rồi Cây Ðiệp, Cây Gõ, Cây Vông… đến Chợ Vườn Chuối, Chợ

Rẫy, Chợ Ðệm, Chợ Cây Ðiệp…

Kinh rạch cũng mang tên các loài cây như: Rạch Bàng, Rạch Chiếc

hay Hóc Môn (Rạch nước nhỏ có cây môn nước) hoặc Mười tám

thôn Vườn Trầu, suối Lồ Ô (bà con với cây tre, cây trúc)

o O o

Page 138: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 138

Nhà thơ Bùi Giáng có câu: “Hỏi rằng: người ở quê đâu? Thưa rằng:

tôi ở rất lâu quê nhà!”

Mình đang ở Sài Gòn mà có người hỏi quê đâu? Sanh đẻ ở đây, lớn

lên ở đây, mèo chuột gái gú ở đây, bị em yêu bắt làm tù binh, cũng ở

đây! Rồi ăn nhậu, tụ bè tụ đảng cũng ở đây thì hỏi quê đâu là sao

hè?

Tui cũng ở Sài Gòn khá lâu đó chớ, dù không liên tục nhưng gộp lại

trước sau dẫu đứt khúc cũng khoảng 10 năm. Vậy mà hai thằng bạn

nhậu nghe tui gáy te te là dân Sài Gòn mà quận Nhứt nữa, tụi nó cứ

cười khằng khặc: “Ông chỉ là dân ở trọ đất Sài Gòn. Còn hai thằng

tui là sanh đẻ ở Tân Ðịnh nè, là dân Sài Gòn chánh gốc, có trích lục

thế vì khai sanh đàng hoàng do Chánh lục bộ của Tòa án cấp.”

Tuy nhiên hỏi phăng ngược lên đời trước nữa thì một đứa có ‘Thầy

U’ đi tàu há mồm từ Bắc vào Nam, đứa còn lại có ‘Ba Mạ’ từ Huế,

xứ thần kinh, bám xe lửa xuyên Việt vào tới Sài Gòn những năm 40.

Chính vì vậy mà hồi năm 1963, học Ðệ thất ở Petrus Ký, bạn cùng

lớp tui không thấy thằng nào vỗ ngực xưng tên là ‘Made in Sài Gòn’

vì đứa nào cũng là dân tứ xứ.

Nhưng đến Sài Gòn là yêu Sài Gòn hè! Như ông nhạc sĩ Y Vân,

sanh đẻ tại Hà Nội, vào Nam năm 1952, cũng khoái, nên la làng lên

rằng: “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi!” La xong còn nhảy ‘twist’ nữa

mới đã!

Rồi nhà thơ Nguyên Sa, cũng người Hà Nội, vào Nam rồi cũng cảm

nắng Sài Gòn.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà

Ðông… Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết. Trời chợt mưa, chợt

nắng chẳng vì đâu.”

Vâng! Nắng Sài Gòn kinh lắm nhứt là vào đầu mùa Hạ, tháng Sáu,

tháng Bảy.

Page 139: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 139 139

Nhưng được cái là: nắng sớm mưa chiều! Mới nắng đó rồi bất ngờ

Trời đế cho một trận mưa rào, ào ào ướt áo em yêu, ướt hết ráo cái

áo dài của em may bằng vải Tetoron trắng mỏng dính.

Nên mưa Sài Gòn, (không phải tui tửng tửng với thời tiết gì đâu), là

tui che dù, mặc áo mưa, dù đang ở trong nhà tạnh ráo, tui cũng ráng

bò ra đường dòm, chắc bà con mình đã biết tại làm sao?

Rồi sau nầy mất nước làm thân lưu lạc, phiêu bạt quê người tới tận

Melbourne nầy đây tui vẫn tự nhận mình là người Sài Gòn hè!

Mà nó đâu có chịu nằm im, cứ nhúc nhích hoài, gợi nhớ… nhứt là

mỗi độ tháng Tư về.

Do đó khi ông Trịnh Công Sơn hỏi em yêu của ổng là: “Em còn nhớ

hay em đã quên?” (Thì tui thấy hỏi vậy là thừa!)

Ông nhạc sĩ nầy sợ em quên, nên nhắc nhỏ em là: “Nhớ Sài gòn mưa

rồi chợt nắng/ Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân? Nhớ đèn đường

từng đêm thao thức…

… Nhớ đường dài qua cầu lại nối/ Nhớ những con sông nối hai

dòng kênh / Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng…”

Tuy nhiên đang bùi ngùi thương nhớ Sài Gòn thì nhạc của ổng bỗng

chuyển ‘ton’ một cách lãng xẹt hè: “Em ra đi nơi này vẫn thế…

Thành phố vẫn có những ước mơ/ Vẫn sống thiết tha/ Vẫn lấp lánh

hoa trên đường đi”

Ðang dịu dàng hỏi ‘ní’: “Có nhớ Sài Gòn không?” Thì đàn đứt

ngang cung, nổi khùng lên: “Em đi thì kệ em chớ! Sài Gòn vẫn thế,

còn ngon hơn ngày hổng có em!”

Tới đây là tui không đồng ý với ông nhạc sĩ (gió chiều nào che chiều

đó) rồi đó nhe!

Một là Sài Gòn là Thủ đô chớ không thành phố (?!)… gì ráo. Hai là:

Bên cạnh một Sài Gòn hoa lệ với nhà cao tầng, trang phục hàng

hiệu, xe cộ sang trọng là một Sài Gòn lam lũ, nhọc nhằn của những

gánh nặng trĩu trịt hai vai của người bán hàng rong, của trẻ ăn xin,

Page 140: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 140

bán vé số, vất vả dãi nắng dầm mưa với hy vọng tối nay đi ngủ

không phải với cái bụng đói meo.

Tui đi đã mấy chục năm mà

chưa trở lại Sài Gòn, nhưng có

nghe nói Sài Gòn giờ là một

rừng bê tông, cao ốc… Vì CS

muốn Sài Gòn giống hịt

Singapore.

y trời đất ơi! Học cái hay thì

học. Học cái ngu thì học làm gì.

Lý Quang Diệu xây cái

Singapore trên một làng chài

hoang vắng. Còn Sài Gòn có

một kiến trúc tuyệt vời đâu phải ai cũng có, người ta thèm muốn

chết mà không có được… Sao cứ chơi ngu đập và đập?

Viện lý do quy hoạch như hạch, bèn chặt dãy cây dọc đại lộ Nguyễn

Huệ, trên đường Cường Ðể, đốn ngã hàng cây cao trước Quốc Hội

ngày xưa…

Thực dân Pháp dẫu xâm chiếm nước ta cũng không đến mức ngu

xuẩn và tàn nhẫn như vậy!

Năm 1862, sau khi chiếm Sài Gòn – Gia Ðịnh, Kiến trúc sư Pháp đã

thiết kế Sài Gòn là một thành phố Vườn, một Paris nhiệt đới! Sài

Gòn có Sở Thú, Vườn Ông Thượng (vườn Bờ Rô hay công viên Tao

Ðàn, cũng nó đó đa! )

Ai cũng biết là năm 1868, Tây cất Dinh Norodom cho Thống đốc

Nam Kỳ. Vườn phía sau Dinh của quan lớn dân gọi là “Vườn Ông

Thượng”

(Giữa vườn có một sân gạch, nên dân gọi là “Vườn Bờ Rô” (Préau

tiếng Pháp, là “sân lót gạch”).

o O o

Page 141: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 141 141

Tía tui rất thích chụp hình. Hồi xưa Chủ Nhựt, Tía dắt Má và đám

con đi Sở Thú coi khỉ hay đi vườn Bờ Rô chụp hình….

Sau nầy xa quê, ngày anh em tui xúm lại làm đám giỗ Tía Má, đem

những cái hình xưa cũ còn giữ trong album ra coi.

“Nè cái hình nầy là Má bồng thằng Phương. Tao với anh Nhiên mặc

quần sọt mang giày săng đan, đầu chải bảy ba. Còn con Phượng,

(em gái kế tui) thì mặc áo đầm tóc quăn (uốn tóc), thoa son môi của

Má, vì Ba muốn làm đẹp cho đứa con gái của mình.

“Còn thằng Quân trong hình, sao mầy lại khóc?” Thì thằng em tui

cười khè khè nói: “Tại lúc đó tui khát nước… mía! He he!”

o O o

Nhớ Sài Gòn! Nhớ Bến Nghé! Nhớ nhà thơ Nguyễn Ðình Chiểu

trong bài thơ ‘Chạy Giặc’ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây/ Một

bàn cờ thế phút sa tay? Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim

dáo dác bay/ Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Ðồng Nai tranh ngói

nhuốm màu mây…”

Và tui cũng tự hỏi Sài Gòn, Bến Nghé bị Cộng sản làm cho tanh

bành tí bị như thế nầy mà: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để

dân đen mắc nạn này?”

đoàn xuân thu – melbourne

“Lăng Ông” – Đền thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt

Page 142: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 142

LÀM SAO EM HIỂU ?

Em cứ thả đời theo ước mơ

Hồn say buông hạnh phúc xa bờ!

Phố đêm đường vẫn màu trăng ngọc,

Chỉ mỗi riêng ta nỗi hững hờ!

Nhấn phím ngà xưa tìm dáng cũ

Cung trầm ngân vọng mãi thiên thu.

Nhớ em mười ngón buồn không lướt,

Phảng phất tình đây bóng mịt mù!

Tháng sáu mùa vui mừng lễ lớn

Người đông nghe rộn bước sầu hơn!

Pháo hoa tưởng thắm hồn cô quạnh

Lòng vẫn buồn hiu lối chợp chờn!

Chẳng biết về đâu đời bớt lạnh,

Làm sao em hiểu nỗi sầu quanh?

Vắng em ngày tháng thành trăng khuyết

Nửa nhập vào thơ giấc mộng xanh.

ĐỖ BÌNH (France)

Page 143: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 143 143

CA SĨ TÂM VẤN (1934-2018)

Chân dung Tâm Vấn – tranh của họa sĩ Thanh Trí Sacramento CA

Tâm Vấn hát Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) http://www.art2all.net/tranh/thanhtri/tamvan/goigiochomayngan

bay_24t.mp3

GỢI NHỚ

Thân tặng chị Tâm Vấn

Âm thanh nào

vời vợi không gian

Vượt trùng dương

hay vọng tưởng tâm can

Tiếng hát chị

hồn người mở ngỏ

Bước thăng trầm

theo mấy nhịp cung đàn

Đôi mắt nhung

gợn nét cười thầm

Chân dung chị

là dấu nhạc đài trang

Đời dâu bể

nơi chân trời lạ

Thương mấy dòng

gợi nhớ tự tâm can

Thanh Trí

Page 144: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 144

Page 145: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 145 145

Page 146: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 146

Page 147: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

CỎ THƠM 147 147

Page 148: “Nhớ Quê” – Tranh của cố họa sĩ VŨ THI HÒA€¦ · thuật đầu tháng 8, sau khi tạp chí Cỏ Thơm (báo in) số 81 chính thức phát hành vào ngày

NSCTOL-SỐ 10 148

Tạp chí Cỏ Thơm số 81 - Mùa Hè 2018:

đã phát hành ngày 17 tháng 7, 2018

MUA ỦNG HỘ TẠP CHÍ CỎ THƠM (BÁO IN)

Một năm 4 số, gởi tận nhà - xin liên lạc: [email protected]

Tạp Chí Cỏ Thơm có bán tại tiệm Washington Music trong Eden Center

6795 Wilson Blvd. #26 - Falls Church, VA 22044 / Tel. (703) 538-4979