Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

8
Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát Họ và tên: Vũ Văn Chung Lớp : CQ46/15.05 Phone: 0979189562 Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tuy nhiên, tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, đã cao hơn mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua đầu năm. Đến tháng 10/2011, chỉ số CPI đã tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tính từ đầu năm đến nay, CPI đã tăng 17,05%. Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM ). Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng thương mại chịu tác động mạnh mẽ bởi lạm phát Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Lạm phát làm suy giảm lòng tin của người gửi tiền, họ có xu hướng đưa tiền của mình sang các kênh đầu tư khác (vàng, ngoại tệ, bất động sản…). Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối

Transcript of Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

Page 1: Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

Họ và tên: Vũ Văn ChungLớp : CQ46/15.05Phone: 0979189562

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tuy nhiên, tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%, đã cao hơn mục tiêu kiềm chế ở 7% mà Quốc hội thông qua đầu năm. Đến tháng 10/2011, chỉ số CPI đã tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tính từ đầu năm đến nay, CPI đã tăng 17,05%. Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng thương mại chịu tác động mạnh mẽ bởi lạm phát

Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Lạm phát làm suy giảm lòng tin của người gửi tiền, họ có xu hướng đưa tiền của mình sang các kênh đầu tư khác (vàng, ngoại tệ, bất động sản…). Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Và khi ngân hàng nhà nước “thổi còi” cuộc chạy đua lãi suất này bằng một loạt các biện pháp như việc 12 ngân hàng lớn áp dụng một mức lãi suất đồng thuận là 14%. Tuy nhiên, lãi suất đồng thuận này nhanh chóng bị phá rào do sự khát vốn của các ngân hàng thương mại, tranh giành nguồn vốn tiền gửi để dự trữ cho nhu cầu thanh khoản. Sau đó, ngân

Page 2: Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

hàng nhà nước đã đưa ra biện pháp mạnh tay hơn đó là áp trần lãi suất huy động và “thiết quân luật” đối với các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện quy định này. Khi trần lãi suất được thiết lập, thì các ngân hàng nhỏ bắt đầu lộ ra sự yếu kém thanh khoản, các khách hàng gửi tiền đã rút tiền để chuyển sang gửi ở các ngân hàng lớn uy tín hơn với cùng một mức lãi suất. Đồng thời những khách hàng gửi tiền mới cũng giảm do tính hấp dẫn của tiền gửi ngân hàng giảm. Như vậy, lạm phát diễn biến phức tạp khiến cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh mẽ, nếu không phải lo chạy đua lãi suất với các ngân hàng khác thì lại lo đối mặt với rủi ro thanh khoản.

Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông. Cụ thể, thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và 16% đối với tín dụng phi sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. “Room” tín dụng này đã hạn chế rất lớn khả năng mở rộng cho vay của các tổ chức tín dụng, từ đó giảm đi lợi nhuận từ việc cho vay, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

Cùng với việc giới hạn room tín dụng, ngân hàng nhà nước đã tăng các lãi suất cơ sở như lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, hạn chế tối đa khả năng cung ứng tiền cho hệ thống ngân hàng. Điều này khiến cho các ngân hàng càng khó khăn hơn trong tìm kiếm nguồn vốn. Trước đây, nếu thiếu hụt thanh khoản, thay vì vay trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng có thể tìm đến kênh tái chiết khấu, tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước, nhưng với các lãi suất quá cao khiến cho các nguồn vốn này trở lên đắt hơn. Trong khi đó, thị trường liên ngân hàng thì biến động rất lớn, lãi suất tăng rất cao, có thời kì lên đến 30%/năm. Các ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, khi không thể tìm được nguồn bù đắp tối ưu (tiền gửi, tài chiết khấu…) phải tìm đến thị trường liên ngân hàng đối mặt với sự tăng cao của chi phí huy động vốn làm giảm lợi nhuận thậm chí có thể lỗ.

Mặt khác, chi phí huy động vốn tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh

Page 3: Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế  giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động.

Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.

Các biện pháp kiềm chế lạm phát của ngân hàng thương mạiKiềm chế lạm phát đến nay đã có tác dụng bước đầu, NHNN đã từng

bước ổn định được thị trường tiền tệ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng của từng NHTM. Song một điều nhận thấy rõ là những dấu hiệu của bất ổn vĩ mô chưa thuyên giảm, nhập siêu vẫn rất lớn, thâm hụt thương mại cao, trong khi một số doanh nghiệp lại thiếu vốn để sản xuất, xuất khẩu. Vì vậy, tín dụng và lãi suất của các NHTM cần được điều chỉnh hợp lý hơn để vừa kiểm soát được tăng trưởng tín dụng, đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, vừa kiểm soát được lạm phát, vừa góp phần ổn định vi mô. Cụ thể:

Thứ nhất, kiểm soát tăng trưởng tín dụngMỗi NHTM tự điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ

trọng tín dụng trung, dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Tăng vòng quay vốn tín dụng, sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. Trước mắt chỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh tạo ra khối lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Thứ hai: tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.Để nâng cao sức mạnh và năng lực cạnh tranh, hệ thống ngân hàng

thương mại của Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội hiện nay để tái cơ cấu. Một số ngân hàng Việt Nam hiện nay có nguồn vốn thấp, một số ngân hàng khác lại

Page 4: Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

chỉ hoạt động trong một vài phân khúc nhất định trên thị trường. Đồng thời, trong một số trường hợp thì quy mô vốn cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Nhiều ngân hàng đã thành công trong việc đạt tới mức giới hạn vốn tối thiểu của NHNN là 3.000 tỷ đồng, thậm chí còn có phần vượt quá chỉ tiêu. Tuy nhiên, vẫn còn một số không nhỏ các ngân hàng chưa thể đạt đủ yêu cầu mặc dù hạn đạt vốn tối thiểu đã sắp tới. Các ngân hàng được xác định là có thanh khoản kém nên sáp nhập với những ngân hàng khác để hoạt động có hiệu quả tốt hơn.

Một khía cạnh khác của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đó là các ngân hàng cần tập trung cho vay đối với các khoản vay ngắn và trung hạn. vì trong điều kiện lạm phát, việc huy động nguồn vốn dài hạn là rất khó khăn, nếu ngân hàng cho vay dài hạn nhiều sẽ dẫn đến rủi ro kỳ hạn. Đồng thời, những doanh nghiệp có nhu cầu nguồn vốn dài hạn có thể tìm kiếm trên thị trường chứng khoán. Góp phần tăng sức cầu trên thị trường chứng khoán, chống lại đà suy thoái hiện hữu.

Thứ ba, điều hành giá mua và bán vốn (lãi suất) ổn định và theo xu hướng giảm dần. Tăng lãi suất là giảm cung tiền, kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng. Tuy nhiên, lãi suất liên tục tăng cao không chỉ có khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay, mà còn kho khăn cho NHTM trong việc huy động vốn trung và dài hạn, nhưng nó chỉ là biện pháp trong ngắn hạn. Khi gói giải pháp tài chính – tiền tệ đã được triển khai một cách đồng bộ, lạm phát được kiểm soát ở mức độ nhất định, thì một trong những công cụ cần điều chỉnh ngay – đó là lãi suất kinh doanh của các NHTM.

Liên quan đến lãi suất tín dụng là phạm trù tỷ giá hối đoái. ở Việt Nam, do tiền đồng chưa phải la đồng tiền chuyển đổi, trong khi tình trạng đôla hoá lại ở mức cao, vì vậy xử lý lãi suất không thể tách rời việc xử lý tỷ giá hối đoái. Vừa qua tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh với biên độ +/- đê khuyến khích xuất khẩu và chủ động nhập khẩu. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng nên phá giá đồng tiền Việt Nam với biên độ rộng hơn nữa để khuyến khích xuất khẩu.

Thứ bốn, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển các dịch vụ phi tín dụng vừa có điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa thu hút khách hàng đến với ngân hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp. Để tăng tỉ lệ dịch vụ phi tín dụng, về phía các ngân hàng cần:

Nâng cao chất lượng và tính tiện ích của dịch vụ theo hướng: (i) Đối với dịch vụ truyền thống: đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách

Page 5: Ngân hàng thương mại trong cuộc chiến chống lạm phát

hàng truyền thống, tạo nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, mà còn phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng của dịch vụ truyền thống để thu hút các khách hàng tiềm năng. (ii) Đối với các dịch vụ hiện đại, cần thực hiện chiến lược Marketing sâu rộng, có chính sách khuyến khích khách hàng (chính sách phí, khuyễn mãi…) sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng không dùng tiền mặt qua thẻ ATM.

Bên cạnh kênh truyền thống để cung ứng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến người sử dụng, cần phát triển các kênh phân phối hiện đại như các loại hình giao dịch tại nhà, qua điện thoại, internet, ngân hàng tự phục vụ (self-service outlest)…

Thứ năm, các NHTM cần tăng cường liên kết, hợp tác, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoạt động ngân hàng trên các lĩnh vực; kết nối các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, tạo ra hệ thống phục vụ khách hàng rộng lớn, hiệu quả, tiết giảm chi phí

Tăng cường sự đồng thuận giữa các NHTM, thành viên trong hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong nhiều chính sách của NHTM vì lợi ích và sự ổn định, kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế đất nước, vì lợi ích và sự phát triển của số đông cộng đồng doanh nghiệp, của các tầng lớp dân cư, vì lợi ích hiệu quả kinh doanh của từng NHTM, cũng như của cả hệ thống NHTM Việt Nam.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả quản trị tài sản nợ – có, đặc biệt là quản trị thanh khoản. Các ngân hàng phải xây dựng qui trình kiểm soát và quản lý thanh khoản nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

Thứ bảy, nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động, phục vụ của ngân hàng để tạo niềm tin cho dân chúng gửi tiền vào ngân hàng bằng những hành động thiết thực. Chú ý đến quyền lợi của khách hàng, bao gồm cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay cũng như khách hàng sử dụng những dịch vụ của ngân hàng.

http://vef.vn/2011-10-25-xac-dinh-chinh-xac-do-mat-von-cua-ngan-hang-viet

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/09/15/1669/