n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng...

48
Bản tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Số ra ngày 31/3/2020 BỘ CÔNG THƯƠNG

Transcript of n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng...

Page 1: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

1 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Bản tin

THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Số ra ngày 31/3/2020

BỘ CÔNG THƯƠNG

Page 2: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

2 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công ThươngTel : 024.22205440;Emai l :l inhntm@moit .gov.vn;huyenngt@moit .gov.vn;

- Trung tâm Thông t in Công nghiệp và Thương mại ,Bộ Công ThươngTel : 024.22192875;Emai l : tuoanhbta@gmai l .com;Mọi ý k iến đóng góp x in l iên hệ số đ iện thoại và emai l t rên

Giấy phép xuất bản số: 46/GP-XBBT ngày 20/8/2019

BẢN TIN

THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH CHUNG

THỊ TRƯỜNG CAO SU

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU

THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ

THỊ TRƯỜNG THỊT

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

3

5

10

16

21

26

29

38

43

Page 3: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

3 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH CHUNG

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Cao su: Tháng 3/2020, giá cao su trên thị trường thế giới giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm.

Cà phê: Tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới giảm, giá cà phê Arabica tăng.

Hạt điều: Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) sẽ cho phép các đơn vị thuộc Đặc khu kinh tế (SEZ) và Đơn vị định hướng xuất khẩu (EoU) được nhập khẩu hạt điều với giá thấp hơn giá nhập khẩu tối thiểu (MIP).

Chè: Dự báo xuất khẩu chè của Ấn Độ giảm do các thị trường mua chè chính của Ấn Độ đang đối mặt với tình hình bệnh dịch lan rộng. Trung Quốc xuất khẩu chè giảm 9,5% trong 2 tháng đầu năm 2020.

Thịt: Cuối tháng 3/2020, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Thủy sản: Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo 2 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tháng 3/2020, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ê-cu-a-đo tiếp tục tăng, nhưng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 tại Ê-cu-a-đo nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu của nước này. Các công ty tôm ở một số bang của Ấn Độ đã đóng cửa sau khi nước này bị phong tỏa toàn quốc.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính tại thành phố Đông Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chưa có đơn đặt hàng mới trong hai tuần cuối tháng 3/2020.

Page 4: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

4 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Cao su: 2 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng.

Cà phê: Tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Hạt điều: Giá hạt điều thô trong nước đã giảm xuống mức thấp kỷ lục nhiều năm gần đây. Xuất khẩu hạt điều W240 và LP trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Đức năm 2019 tăng so với năm 2018.

Chè: Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của thị trường Nga tăng. Giá chè xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 ước

tính giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Thịt: Chăn nuôi lợn trong nước có xu hướng dần hồi phục trở lại.

Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tiếp tục ở mức thấp. Giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau giảm do xuất khẩu tôm bị tác động bởi dịch Covid-19. Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2020 giảm 6,7% về lượng. Xuất khẩu tôm và cá đông lạnh tăng, trong khi xuất khẩu cá tra, basa giảm. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2020 tăng, dù nước này giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh . Do các doanh nghiệp hoàn thành các đơn hàng đã ký trong quý 1/2020, nên xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính trong quý 1/2020 tăng trưởng khá.

Page 5: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

5 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Tháng 3/2020, giá cao su trên thị trường thế giới giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm.

2 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng.

THỊ TRƯỜNG CAO SU

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚITháng 3/2020, giá cao su trên thị trường

thế giới giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm. Cụ thể:

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), ngày 30/3/2020, giá cao su giao

kỳ hạn tháng 4/2020 giao dịch ở mức 134,9 Yên/kg (tương đương 1,25 USD/kg), mức thấp nhất trong vòng 4 năm, giảm 20,5% so với cuối tháng 2/2020 và giảm 21,9% so với ngày 30/3/2019.

Diễn biến giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2020 tại sàn Tocom trong tháng 3/2020 (ĐVT: Yên/kg)

Nguồn: Tocom.or.jp

5 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Page 6: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

6 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

+ Tại Thượng Hải, ngày 30/3/2020, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2020 giao dịch ở mức 9.280 NDT/tấn (tương đương 1,31 USD/kg), giảm 17,5% so với cuối tháng 2/2020 và giảm 18,6% so với ngày 30/3/2019.

Diễn biến giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2020 tại sàn SHFE trong tháng 3/2020 (ĐVT: NDT/tấn)

Nguồn: Shfe.com.cn+ Tại Thái Lan, ngày 30/3/2020 giá cao su RSS3 chào bán ở mức 41,5 Baht/kg (tương đương

1,27 USD/kg), giảm 18,5% so với cuối tháng 2/2020 và giảm 22,4% so với ngày 30/3/2019.

Diễn biến giá cao su RSS3 tại Thái Lan trong tháng 3/2020 (ĐVT: Baht/kg)

Nguồn: Thainr.comGiá cao su thế giới đã giảm xuống mức

thấp nhất 4 năm trở lại đây do dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động sản xuất ô tô toàn cầu, khiến nhu cầu tiêu thụ cao su giảm.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong quý 1/2020, tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới dự kiến giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2019, tiêu thụ

Page 7: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

7 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

trong quý 2/2020 dự báo giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên trong quý 1/2020 trên thế giới ước tính tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến tiếp tục tăng 3,6% trong quý 2/2020. Tuy nhiên, các ước tính sơ bộ trong hai quý đầu năm 2020 có thể được điều chỉnh giảm hơn nữa do giá cao su tự nhiên giảm và các biện pháp kiểm soát hạn chế di chuyển được bắt đầu kể từ nửa cuối tháng 3/2020.

- Theo Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Ma-lai-xi-a (MARGMA), nhu cầu găng tay cao su tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khi sản lượng găng tay của nước này giảm do Ma-lai-xi-a ban bố tình trạng phong tỏa 1 tháng sẽ gây nên tình trạng thiếu nguồn cung. Hiện tại, các nhà máy ở Ma-lai-xi-a chỉ được phép hoạt động với 50% nhân viên.

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất chiếm 60,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 101,45 nghìn tấn, trị giá 146,08 triệu USD,

giảm 24,3% về lượng và giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu cao su SVR 10 giảm 17,6%; Latex giảm 38,3%; SVR 20 giảm 7,5%; Cao su hỗn hợp giảm 60,9%...

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su SVR CV50, SVR 3L, SVR CV60, RSS1, RSS3, CVR 5… tăng so với cùng kỳ năm 2019.

Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020

Chủng loại

Tháng 2/2020 So với tháng 2/2019 (%) 2 tháng năm 2020 So với 2 tháng năm

2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Cao su tổng hợp 38.456 54.782 -9,3 -2,1 101.452 146.080 -24,3 -15,5

SVR 3L 13.357 21.079 941,9 1.083 21.425 33.504 1,5 17,7

SVR 10 7.003 10.145 643,4 755,9 11.813 17.193 -17,6 -4,2

Latex 4.690 4.877 225 255,7 7.873 8.089 -38,3 -27,8

SVR CV60 4.596 7.645 543,7 624,4 8.413 13.770 0,6 17,3

RSS3 4.415 7.054 324,5 385,3 8.173 13.008 2,3 17,5

SVR CV50 2.081 3.515 69.267 97.464 3.352 5.581 81,6 113,3

SVR 20 1.246 1.781 1.879 2.713 -7,5 4,1

RSS1 436 735 978 1.626 21,9 35,3

SVR 5 301 499 113,5 131,1 481 790 7,8 22,4

Cao su hỗn hợp 281 626 -60,1 -42,1 622 1.213 -60,9 -57,8

Cao su tái sinh 274 162 9,6 31 502 345 -33,9 -12,3

SVR CV40 40 70 40 70 -50,6 -41,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Page 8: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

8 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Về giá xuất khẩu: 2 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể:

Giá xuất khẩu cao su tổng hợp tăng 11,5% ; SVR 3L tăng 16%, SVR 10 tăng 16,3%; RSS3 tăng 14,9%...

Giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020

Chủng loạiTháng

2/2020 (USD/tấn)

So với tháng 1/2020 (%)

So với tháng 2/2019 (%)

2 tháng năm 2020

(USD/tấn)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Cao su tổng hợp 1.425 -1,7 8,0 1.440 11,5 SVR 3L 1.578 2,5 13,5 1.564 16,0 SVR 10 1.449 -1,1 15,1 1.455 16,3 Latex 1.040 3,0 9,4 1.027 16,9 SVR CV60 1.663 3,7 12,5 1.637 16,6 RSS3 1.598 0,8 14,3 1.592 14,9 SVR CV50 1.689 3,9 40,7 1.665 17,5

SVR 20 1.429 -3,0 1.444 12,5

RSS1 1.685 2,5 1.662 11,0

SVR 5 1.659 2,8 8,3 1.642 13,5 Cao su hỗn hợp 2.228 29,6 45,2 1.950 7,8 Cao su tái sinh 590 -26,6 19,5 687 32,8

SVR CV40 1.739 1.739 19,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CAO SU CỦA HÀN QUỐC TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005) của Hàn Quốc đạt 79,43 nghìn tấn, trị giá 140,88 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam là 3 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Hàn Quốc. Trong 2 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc giảm nhập khẩu cao su từ các thị trường chủ chốt như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc…; Trong khi, tăng nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Cộng hòa Séc, Đức, Pháp…

Trong 2 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 7,41 nghìn tấn cao su,

trị giá 11,62 triệu USD, giảm 11,5% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù Hàn Quốc giảm nhập khẩu cao su từ Việt Nam, nhưng thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 do mức giảm nhập khẩu từ Việt Nam thấp hơn so với mức giảm nhập khẩu từ 2 thị trường cung cấp lớn nhất là In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.

Page 9: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

9 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường cung cấp cao su cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

Thị trường2 tháng năm 20120 So với 2 tháng năm

2019 (%)Tỷ trọng tính theo lượng

(%)

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá 2 tháng

năm 20192 tháng

năm 2020Tổng 79.434 140.884 -15,0 -15,8 100 100 In-đô-nê-xi-a 21.712 30.329 -20,0 -17,3 29,1 27,3 Thái Lan 17.994 25.580 -19,7 -16,2 24,0 22,7 Việt Nam 7.408 11.626 -11,5 -0,1 9,0 9,3 Trung Quốc 3.988 6.133 -13,6 -14,2 4,9 5,0 Nhật Bản 3.806 17.075 -37,3 -26,3 6,5 4,8 Cộng hòa Séc 3.558 4.569 325,6 311,3 0,9 4,5 Xin-ga-po 3.451 8.191 -11,6 -18,2 4,2 4,3 Đức 3.358 7.933 25,8 17,2 2,9 4,2 Hoa Kỳ 2.817 9.510 -27,3 -35,9 4,1 3,5 Nga 2.107 3.356 -2,1 -16,4 2,3 2,7 Thị trường khác 9.234 16.582 -18,5 -22,2 12,1 11,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc

Về chủng loại nhập khẩu:

Trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Hàn Quốc đạt 50,48 nghìn tấn, trị giá 72,14 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm

2019. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma là các thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn nhất cho Hàn Quốc.

Trong 2 tháng đầu năm 2020, thị phần cao su của In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a giảm, trong khi thị phần của Việt Nam, Mi-an-ma tăng.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tự nhiên (mã HS: 4001) cho Hàn Quốc (Tỷ trọng tính theo lượng)

2 tháng đầu năm 2019 2 tháng đầu năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn QuốcTrong 2 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc

nhập khẩu 26,02 nghìn tấn cao su tổng hợp, trị giá 62,23 triệu USD, giảm 3,7% về lượng và giảm 17,5% về trị giá so với cùng kỳ năm

2019. Nhật Bản, Cộng hòa Séc và Xin-ga-po là 3 thị trường cung cấp cao su tổng hợp lớn nhất cho Hàn Quốc.

Page 10: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

10 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới giảm, giá cà phê Arabica tăng.

Tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm.

Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm 2019.

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI

Tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới giảm, giá cà phê Arabica tăng. Cụ thể:

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 30/3/2020, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn

tháng 5/2020 giao dịch ở mức 1.209 USD/tấn, giảm 6,2% so với ngày 28/2/2020; kỳ hạn giao tháng 7/2020 giao dịch ở mức 1.244 USD/tấn, giảm 4,9% so với ngày 28/2/2020.

Diễn biến giá cà phê Robusta giao kỳ hạn năm 2020

1.200

1.300

1.400

1.500

1/2/20

1/7/20 13

/117

/123

/129

/12/4

/20

2/10/2

014

/220

/226

/23/4

/20

3/10/2

016

/320

/3

26/3/

20

Kỳ hạn Tháng 5/2020 (USD/tấn)Kỳ hạn Tháng 7/2020 (USD/tấn)

Nguồn: Sàn giao dịch London

Page 11: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

11 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

+ Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng. Ngày 30/3/2020, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 5,6% so với ngày 28/2/2020, lên mức 115,85 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 7/2020 tăng 4,5% so với ngày 28/2/2020, lên mức 116,75 Uscent/lb.

+ Trên sàn giao dịch BFM của Bra-xin, ngày 30/3/2020, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 4,4% so với ngày 28/2/2020, lên mức 137,25 Uscent/lb; nhưng giá giao kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 0,7% so với ngày 28/2/2020, giao dịch ở mức 131 Uscent/lb.

+ Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.324 USD/tấn, trừ lùi 80 USD/tấn, giảm 2,9% so với ngày 29/2/2020.

Đồng Real của Bra-xin giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục, người trồng cà phê nước này đẩy mạnh hoạt động bán ra, gây áp lực lên giá cà phê. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Tiên tiến về Kinh tế Ứng dụng Bra-xin (Cepea), vụ thu hoạch cà phê Robusta niên vụ 2020/21 đã bắt đầu ở bang Rondônia, bang sản xuất cà phê lớn thứ 2 ở nước này. Những vùng trồng cà phê khác ở Bra-xin sẽ bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 3/2020 và bước vào thời kỳ thu hoạch rộ kể từ tháng 4/2020. Một số lô cà phê mới thu hoạch của Bra-xin đã có mặt trên thị trường, chất lượng khá tốt. Theo ước tính của Công ty Phân phối Thực phẩm của Bra-xin (Conab), sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2020/21 của nước này đạt từ 13,9 đến 16,1 triệu bao 60 kg, thậm chí có thể sẽ đạt từ 16 đến 18 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi.

Nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm do tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Theo Ngân hàng Đầu tư đa quốc gia (Goldman Sachs), nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ giảm 10% do đại dịch Covid-19, cho dù mức tiêu thụ tại nhà có thể cao hơn, nhưng cũng không bù đắp được cho việc tiêu thụ tại các quán và nhà hàng giảm.

Để thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nước, kích thích nhu cầu và cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, kể từ năm 2020, các văn phòng Nhà nước của Cô-lôm-bi-a sẽ chỉ mua cà phê 100% xuất xứ Cô-lôm-bi-a. Các đơn hàng cung cấp cà phê muốn được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cà phê Cô-lôm-bi-a 100%, được cung cấp bởi các nhà sản xuất đã đăng ký trong tổ chức Victims Unit hoặc trong Cơ quan tái thiết và bình thường hóa (RNA).

Về dài hạn, theo dự báo của Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Fitch Solutions), chi tiêu tiêu dùng cho cà phê của In-đô-nê-xi-a sẽ tăng ở mức trung bình là 8,2%/năm trong những năm tới, từ 1,7 tỷ USD vào năm 2020 lên 2,2 tỷ USD vào năm 2024, cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình dự kiến cho trà là 6,5% trong cùng kỳ. Điều này là do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe do tiêu thụ đồ uống có đường.

Page 12: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

12 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TRONG NƯỚC: GIÁ CÀ PHÊ Ở MỨC THẤP KỶ LỤC TRONG VÒNG 10 NĂMGiá thấp khiến người trồng cà phê hạn

chế bán ra, doanh nghiệp thiếu nguồn cung cho xuất khẩu.

Từ đầu mùa khô đến nay, tình trạng thiếu nước tưới đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Nông. Theo báo cáo của UBND huyện Đắk Mil, toàn huyện có 42 công trình hồ đập thủy lợi, đến nay đã có 5 hồ cạn nước, gần 20 công trình không đủ nước tưới đợt 3. Dự kiến đầu tháng 4/2020 vẫn chưa có mưa, trên địa bàn huyện sẽ có khoảng 4.766 ha cây trồng thiếu nước tưới và khoảng 732 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt. Tại huyện Krông Nô, đến nay đã có hơn 300 ha cà phê tại xã Nam Xuân và xã Đắk Sôr thiếu nước tưới do nắng nóng kéo dài, nguồn nước từ nhiều khe suối, ao hồ đã cạn kiệt. Thiếu nước, cây trồng cho năng suất thấp hoặc chết khô.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Nông, mùa khô năm nay sẽ khắc nghiệt hơn so với mấy năm trước, các huyện phía Bắc gồm Cư Jut, Krông Nô, Đắk Mil nguy cơ hạn hán cao. Nếu tình trạng nắng nóng tiếp tục kéo dài, dự báo trong 2 tháng tới ở các huyện này sẽ có khoảng gần chục nghìn ha cây trồng thiếu nước tưới.

Cuối tháng 3/2020, giá cà phê Robusta trong nước giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm. Cụ thể, ngày 30/3/2020, giá cà phê giảm từ 4,8 - 5,7% so với ngày 29/2/2020, xuống còn 29.500 đồng/kg tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và 30.000 đồng/kg tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 giảm 4,9% so với ngày 29/2/2020, xuống mức 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 30/3/2020

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Đơn giá(đồng/kg)

So với ngày 20/3/2020 (%)

So với ngày 29/2/2020 (%)

Tỉnh Lâm ĐồngLâm Hà (Robusta) 29.600 -1,0 -4,8Bảo Lộc (Robusta) 29.600 -1,0 -4,8Di Linh (Robusta) 29.500 -1,0 -4,8Tỉnh Đắk LắkCư M’gar (Robusta) 30.000 -1,0 -5,4Ea H’leo (Robusta) 29.800 -1,0 -5,4Buôn Hồ (Robusta) 29.800 -0,7 -5,1Tỉnh Gia LaiPleiku (Robusta) 29.800 -1,0 -5,1Chư Prông (Robusta) 29.700 -1,0 -5,1la Grai (Robusta) 29.800 -1,0 -5,1Tỉnh Đắk NôngGia Nghĩa (Robusta) 29.800 -1,0 -5,1Đắk R’lấp (Robusta) 29.700 -1,0 -5,1Tỉnh Kon TumĐắk Hà (Robusta) 29.700 -1,3 -5,7Thành phố Hồ Chí MinhR1 31.300 -0,6 -4,9

Nguồn: Tintaynguyen.com

Page 13: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

13 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA CỦA VIỆT NAM TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 TĂNGTheo tính toán từ số liệu thống kê của

Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta tháng 2/2020 đạt 151,7 nghìn tấn, trị giá 229,4 triệu USD, tăng 50,7% về lượng và tăng 46,1% về trị giá so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt trên 281 nghìn tấn, trị giá 427,58 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang các thị trường tăng, gồm: Đức, Ý, Nhật Bản, An-giê-ri-a, Pháp. Ngược lại, xuất khẩu cà phê

Robusta sang một số thị trường giảm, như: Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Nga, Bỉ, Ma-lai-xi-a.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt mức 1.521 USD/tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang thị trường Đức đạt 1.501 USD/tấn; Ý đạt 1.572 USD/tấn; Tây Ban Nha đạt 1.524 USD/tấn; Hoa Kỳ đạt 1.463 USD/tấn; Nhật Bản đạt 1.599 USD/tấn; Nga đạt 1.529 USD/tấn.

10 thị trường xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020

Thị trườngTháng 2/2020 So với tháng

2/2019 (%) 2 tháng năm 2020 So với 2 tháng năm 2019 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD) Lượng Trị giá Lượng

(Tấn)Trị giá

(Nghìn USD) Lượng Trị giá

Tổng 151.707 229.406 50,7 46,1 281.077 427.580 8,0 4,7

Đức 29.893 44.084 108,7 100,0 52.690 79.078 37,2 32,7

Ý 15.800 24.871 33,7 30,6 30.588 48.080 4,4 1,1

Tây Ban Nha 14.046 21.151 100,4 92,3 21.535 32.822 -6,8 -9,5

Hoa Kỳ 10.043 14.416 -2,6 -8,6 19.672 28.779 -19,8 -23,3

Nhật Bản 9.298 15.043 107,3 114,4 17.240 27.567 13,5 13,4

Nga 7.759 11.684 48,9 43,0 14.452 22.095 -13,9 -15,9

An-giê-ri-a 7.370 11.142 74,3 60,4 11.316 17.360 5,4 0,0

Bỉ 6.781 10.195 35,8 32,4 10.058 15.248 -27,0 -28,9

Ma-lai-xi-a 4.827 7.072 63,7 54,1 7.444 11.020 -5,5 -9,4

Pháp 4.367 6.237 61,4 52,8 6.822 10.215 11,2 8,3

Thị trường khác 41.522 63.511 27,2 25,4 89.261 135.314 20,1 16,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Page 14: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

14 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CÀ PHÊ HÀN QUỐC 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo tính toán từ số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 26,4 nghìn tấn, trị giá 99,69 triệu USD, tăng 3,0% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019. Trong đó, Hàn Quốc tăng nhập khẩu các chủng loại cà phê rang, chưa khử caffein (mã HS 090121),

chủng loại cà phê rang, khử caffein (mã HS 090122) và chủng loại cà phê khử caffein (mã HS 090112), tăng 4,7%, 42,4% và 2,7%, đạt lần lượt 33,7 triệu USD, 2,48 triệu USD và 1,35 triệu USD. Ngược lại, Hàn Quốc giảm nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffein (mã HS 090111), giảm 1,6% so với 2 tháng đầu năm 2019, đạt 62,15 triệu USD.

Chủng loại cà phê Hàn Quốc nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020

Mã HS

Nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc Nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam

2 tháng đầu năm 2020

(Nghìn USD)

So với 2 tháng đầu năm 2019

(%)

Tỷ trọng/Tổng KNNK (%) 2 tháng đầu năm 2020

(Nghìn USD)

So với 2 tháng đầu năm 2019

(%)2 tháng đầu năm 2020

2 tháng đầu năm 2019

090111 62.155 -1,6 62,3 64,2 7.846 -13,8

090121 33.709 4,7 33,8 32,7 179 -45,3

090122 2.480 42,4 2,5 1,8 1

090112 1.352 2,7 1,4 1,3 300 14,1

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC)

2 tháng đầu năm 2020, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc đạt mức 3.771 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc từ Hoa Kỳ đạt 10.645 USD/tấn; Kê-ni-a đạt 4.167 USD/tấn; Ê-ti-ô-pi-a đạt 3.549 USD/tấn; Goa-tê-ma-la

đạt mức 3.451 USD/tấn; Bra-xin đạt 2.462 USD/tấn; Việt Nam đạt 1.636 USD/tấn. Đáng chú ý, giá nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Cô-lôm-bi-a trong 2 tháng đầu năm nay tăng 2,3% so với 2 tháng đầu năm 2019, lên mức 3.292 USD/tấn.

10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường2 tháng đầu năm 2020 So với 2 tháng đầu năm 2019 (%)

Lượng(Tấn)

Trị giá(Nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá NKBQ

Tổng 26.434 99.696 3.771 3,0 1,3 -1,6Bra-xin 6.083 14.976 2.462 13,1 6,9 -5,5Việt Nam 5.090 8.326 1.636 -7,3 -14,1 -7,4Cô-lôm-bi-a 4.777 15.727 3.292 6,5 8,9 2,3Pê-ru 1.800 4.591 2.550 -0,2 -4,4 -4,2Hoa Kỳ 1.529 16.281 10.645 25,2 19,6 -4,5Ê-ti-ô-pi-a 1.376 4.884 3.549 -16,4 -23,6 -8,7Hon-đu-rát 949 2.380 2.508 301,3 224,3 -19,2

Page 15: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

15 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường2 tháng đầu năm 2020 So với 2 tháng đầu năm 2019 (%)

Lượng(Tấn)

Trị giá(Nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá NKBQ

Goa-tê-ma-la 899 3.101 3.451 32,2 25,9 -4,8In-đô-nê-xi-a 760 2.499 3.289 36,9 32,4 -3,3Kê-ni-a 521 2.172 4.167 -8,0 -13,0 -5,4Thị trường khác 2.649 24.759 9.346 -26,7 -11,2 21,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC)

2 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường như: Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Hoa Kỳ, Hon-đu-rát, Goa-tê-ma-la, In-đô-nê-xi-a; trong khi nhập khẩu từ Việt Nam, Pê-ru, Ê-ti-ô-pi-a, Kê-ni-a giảm. Cụ thể:

Bra-xin là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt trên 6 nghìn tấn, trị giá 14,97 triệu USD, tăng 13,1% về lượng và tăng 6,9% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019. Thị phần cà phê của Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 28,2% trong 2 tháng đầu năm 2020, tăng so với mức 26,5% trong 2 tháng đầu năm 2019.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt trên 5 nghìn tấn, trị giá 8,32 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó,

Hàn Quốc giảm nhập khẩu các chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffein (mã HS: 090111) và chủng loại cà phê rang, chưa khử caffein (mã HS: 090121) từ Việt Nam, với mức giảm lần lượt là 13,8% và 45,3%, đạt 7,84 triệu USD và 179 nghìn USD. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 23,6% trong 2 tháng đầu năm 2020, thấp hơn so với 27,1% trong 2 tháng đầu năm 2019.

Cô-lôm-bi-a là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ 3 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt gần 4,8 nghìn tấn, trị giá 15,72 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cà phê Cô-lôm-bi-a trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 22,1% trong 2 tháng đầu năm 2020.

Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Hàn Quốc (% tính theo lượng)2 tháng đầu năm 2020 2 tháng đầu năm 2019

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC)

Page 16: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

16 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) sẽ cho phép các đơn vị thuộc Đặc khu kinh tế (SEZ) và Đơn vị định hướng xuất khẩu (EoU) được nhập khẩu hạt điều với giá thấp hơn giá nhập khẩu tối thiểu (MIP).

Giá hạt điều thô trong nước đã giảm xuống mức thấp kỷ lục nhiều năm gần đây.

Xuất khẩu hạt điều W240 và LP trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Đức năm 2019 tăng so với năm 2018.

THỊ TRƯỜNG HẠTĐIỀU

THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU THẾ GIỚI

Sức cạnh tranh của hạt điều Ấn Độ trên thị trường thế giới giảm do giá hạt điều cao. Giá hạt điều thô Ấn Độ ở mức cao hơn nhờ chất lượng tốt, dẫn đến giá hạt điều chế biến của nước này cao hơn tại thị trường nội địa và thế giới.

Trong khi đó, do đại dịch Covid-19, các đơn hàng xuất khẩu của ngành chế biến hạt điều Việt Nam giảm mạnh khiến giá hạt điều chế biến đang ở mức thấp. Chỉ thị của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) sẽ cho phép các đơn vị thuộc Đặc khu kinh tế (SEZ) và Đơn vị định hướng xuất khẩu (EoU) được nhập khẩu hạt điều với giá thấp hơn giá nhập khẩu tối thiểu (MIP). Điều đó đồng nghĩa với việc hạt điều chất lượng thấp sẽ được nhập khẩu vào Ấn Độ, ảnh hưởng đến giá hạt điều tại thị trường nội địa của nước này.

Để bảo vệ người dân trồng điều Ấn Độ, Hiệp hội những người trồng điều nước này đã kiến nghị DGFT cấm nhập khẩu tất cả các loại hạt điều chế biến và bán sơ chế, tăng thuế nhập khẩu hạt điều thô. Theo Hiệp hội, thuế nhập khẩu hạt điều thô tăng lên sẽ mang lại lợi ích cho người trồng điều Ấn Độ.

Tại cảng Delhi của Ấn Độ, giá hạt điều xuất khẩu tháng 3/2020 giảm. Cụ thể, cuối tháng 3/2020, giá hạt điều loại W180 và W210 giảm lần lượt 3,5% và 4,2% so với ngày 28/2/2020, xuống còn 975 Rupi/kg (13,15 USD/kg) và 862,5 Rupi/kg (11,65 USD/kg); giá xuất khẩu hạt điều loại W240 và W320 giảm 4,6% và 4,0%, xuống còn 720 Rupi/kg (9,69 USD/kg) và 605 Rupi/kg (8,17 USD/kg); giá xuất khẩu hạt điều nhân vỡ hai mảnh giảm 6,0%, xuống còn 512,5 Rupi/kg (6,94 USD/kg).

Page 17: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

17 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TRONG NƯỚC: GIÁ HẠT ĐIỀU THÔ GIẢM XUỐNG MỨC THẤP KỶ LỤCGiá hạt điều thô trong nước đã giảm xuống

mức thấp kỷ lục nhiều năm gần đây. Giá hạt điều thô tại tỉnh Đồng Nai được thương lái thu mua ở mức 18.000 - 19.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2020.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ thu hoạch hạt điều năm nay gặp nhiều khó khăn do sản lượng, chất lượng và giá thành đều giảm. Hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch hạt điều, sản lượng giảm từ 1,8 tấn/mẫu xuống còn 1,1 tấn/mẫu. Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận lợi, tại thời điểm ra bông gặp sương muối nên bông bị khô, rụng nhiều dẫn đến tỷ lệ đậu trái rất thấp. Chất lượng hạt điều cũng giảm đáng kể, hạt nhỏ. Giá hạt điều thô giảm từ 29.000 đồng/kg, xuống còn 21.000 đồng/kg.

Diện tích trồng điều của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 8.000 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc. Tuy nhiên, diện tích trồng điều có xu hướng giảm mạnh do cây điều già cỗi hoặc lợi nhuận thấp nên người dân chặt bỏ.

Ngành chế biến hạt điều xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, tiêu thụ hạt điều tại thị trường nội địa giảm. Các doanh nghiệp trong ngành chế biến hạt điều đang sản xuất cầm chừng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Hiện nguồn cung hạt điều thô rất dồi dào, Việt Nam đang trong thời gian thu hoạch rộ, trong khi Căm-pu-chia và các nước khu vực Tây Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà cho năng suất hạt điều cao. Sản lượng hạt điều cao trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến tiêu thụ hạt điều chế biến giảm, điều này sẽ đẩy giá hạt điều thô tiếp tục giảm. Khuyến nghị các doanh nghiệp chế biến hạt điều giám sát chặt chẽ thị trường để đưa ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp trong năm nay, bao gồm mua hạt điều thô, bán hạt điều chế biến, và lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm.

Tại tỉnh Đồng Nai, diện tích hạt điều trên địa bàn huyện giảm mạnh 2,5 ngàn ha so với năm 2019, xuống còn gần 34 ngàn ha. Nguyên nhân chính là do giá hạt điều thô liên tục giảm, lợi nhuận mang lại thấp hơn nhiều so với nhiều loại cây lâu năm khác. Ngoài ra, cây điều dễ bị mất mùa do thời tiết thất thường.

Page 18: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

18 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU W240 VÀ LP 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 TĂNG MẠNHTheo số liệu tính toán từ Tổng cục Hải

quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu nhiều chủng loại hạt điều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu hạt điều W320 giảm nhẹ.

Tháng 2/2020, xuất khẩu hạt điều loại W320 đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 86,14 triệu USD, tăng 68,4% về lượng và tăng 44,3% về trị giá so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều loại W320 đạt 21,8 nghìn tấn, trị giá 165 triệu USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hạt điều loại W320 sang nhiều thị trường giảm, gồm: Úc, Trung Quốc, Lít-va, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Nga. Ngược lại, xuất khẩu hạt điều loại W320 sang một số thị trường tăng, gồm: Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Ca-na-đa, Ả rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều loại W320 trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 7.550 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt điều loại W320 sang Hoa Kỳ đạt 7.306 USD/tấn; Hà Lan đạt 8.206 USD/tấn; Đức đạt 7.446 USD/tấn; Ca-na-đa đạt 8.465 USD/tấn; Pháp đạt 9.194 USD/tấn; Nhật Bản đạt 8.186 USD/tấn; I-rắc đạt 9.533 USD/tấn.

Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều W240 và LP trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Hạt điều W240 là chủng loại có lượng xuất khẩu lớn thứ 2 trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt 7,78 nghìn tấn, trị giá 65,9 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu hạt điều LP đạt 3,85 nghìn tấn, trị giá 18 triệu USD, tăng 70,4% về lượng và tăng 24,4% về trị giá.

Chủng loại hạt điều xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020

Chủng loại

Tháng 2/2020 So với tháng 2/2019 (%) 2 tháng đầu năm 2020 So với 2 tháng đầu năm

2019 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá XKBQ (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá

XKBQ

W320 11.439 86.144 68,4 44,3 21.858 165.030 7.550 -1,6 -13,0 -11,6

W240 4.684 40.106 136,9 118,6 7.781 65.945 8.475 16,9 6,6 -8,8

LP 2.212 11.132 208,5 142,1 3.855 18.000 4.670 70,4 24,4 -27,0

WS/WB 1.876 8.982 83,4 12,5 3.631 17.419 4.798 9,2 -29,5 -35,4

W450 553 3.834 60,4 25,9 1.114 7.992 7.173 -9,3 -22,7 -14,8

SP 402 1.377 29,2 -29,8 767 2.667 3.476 5,4 -36,5 -39,8

W180 141 1.413 106,0 101,4 317 3.164 9.979 95,7 91,0 -2,4

DW 118 758 79,2 70,5 336 2.318 6.895 -28,0 -26,3 2,3

W210 102 923 -34,6 -37,0 214 1.988 9.277 -16,7 -19,0 -2,8

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 19: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

19 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HẠT ĐIỀU ĐỨC NĂM 2019 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu tính toán từ Eurostat, nhập khẩu hạt điều của Đức năm 2019 đạt 60,2 nghìn tấn, trị giá 426,2 triệu EUR (tương đương 475,2 triệu USD), tăng 26,4% về lượng và tăng 1,9% về trị giá so với năm 2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Đức năm 2019 đạt mức 7.890 USD/tấn,

giảm 19,4% so với năm 2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Đức từ Việt Nam đạt 8.128 USD/tấn; Hà Lan đạt 7.897 USD/tấn; Bỉ đạt 6.540 USD/tấn; Ấn Độ đạt 8.521 USD/tấn. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Đức từ Áo đạt 11.629 USD/tấn.

Một số nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Đức năm 2019

(HS: 080131; 080132)

Thị trườngNăm 2019 So với năm 2018 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn EUR)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá NKBQ (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá

NKBQ

Tổng 60.229 426.209 475.205 7.890 26,4 1,9 -19,4

Việt Nam 27.731 202.158 225.397 8.128 27,1 3,9 -18,2

Hà Lan 15.342 108.658 121.149 7.897 8 -16,3 -22,4

Bỉ 5.847 34.294 38.237 6.540 19,9 -0,03 -16,7

Ấn Độ 3.994 30.522 34.031 8.521 98,9 59,8 -19,7

Ba Lan 1.773 10.177 11.346 6.399 12,7 -7,9 -18,3

Anh 1.513 10.899 12.152 8.032 20,4 -0,2 -17,1

Bra-xin 1.144 6.659 7.425 6.492 329 226,4 -23,9

In-đô-nê-xi-a 655 4.331 4.829 7.374 68,2 33,0 -20,9

Bờ Biển Ngà 621 4.992 5.566 8.965 81,9 44,1 -20,8

Áo 458 4.777 5.326 11.629 12,7 -4,8 -15,5

Thị trường khác 1.153 8.743 9.748 8.457 128 73,9 -23,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Eurostat

( Tỷ giá 1 USD = 0,896896 EUR)

Năm 2019, Đức tăng nhập khẩu hạt điều từ tất các các thị trường cung cấp truyền thống. Cụ thể:

Việt Nam là thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Đức trong năm 2019, lượng nhập khẩu đạt trên 27,7 nghìn tấn, trị giá 202,15 triệu EUR (225,39 triệu USD), tăng 27,1% về lượng và tăng 3,9% về trị giá so với năm 2018. Thị phần hạt điều của Việt Nam

trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 48,4% trong năm 2019, tăng so với 42,4% trong năm 2018.

Hà Lan là thị trường cung cấp hạt điều lớn thứ 2 cho Đức trong năm 2019, lượng nhập khẩu đạt trên 15,3 nghìn tấn, trị giá 108,65 triệu USD, tăng 8,0% về lượng, nhưng giảm 16,3% về trị giá so với năm 2018. Thị phần hạt điều của Hà Lan trong tổng lượng nhập

Page 20: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

20 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

khẩu của Đức chiếm 26,8% trong năm 2019, thấp hơn nhiều so với 29,8% trong năm 2018.

Năm 2019, Bỉ là nguồn cung hạt điều lớn thứ 3 cho Đức, lượng nhập khẩu đạt trên 5,8 nghìn tấn, trị giá 34,29 triệu EUR (38,23 triệu USD), tăng 19,9% về lượng, nhưng giảm 0,03% về trị giá so với năm 2018. Thị phần hạt điều của Bỉ trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 11,4% trong năm 2018, xuống 10,2% trong năm 2019.

Đáng chú ý, nhập khẩu hạt điều của Đức từ một số thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao, như Ấn Độ tăng 98,9%, đạt gần 4 nghìn tấn; Bra-xin tăng 329%, đạt 1,1 nghìn tấn; In-đô-nê-xi-a tăng 68,2%, đạt 655 tấn; Bờ Biển Ngà tăng 81,9%, đạt 621 tấn.

Hạt điều được người dân Đức sử dụng làm đồ ăn nhẹ, nhu cầu lớn đối với hạt điều cỡ vừa, cỡ nhỏ phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm của nước này. Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu hạt điều loại W320, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người Đức.

Nhằm đối phó với dịch Covid-19, EU đóng

cửa biên giới, điều này ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu xuất khẩu, vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu vào các nước EU bằng đường hàng không có thể bị ảnh hưởng đáng kể do nhiều chuyến bay bị hoãn, hủy hoặc cắt giảm.

Theo chu kỳ, 3 tháng đầu năm thường là chu kỳ giảm xuất, nhập khẩu của Việt Nam và EU do có nhiều ngày nghỉ. Dự báo nửa cuối năm 2020, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Đức sẽ khả quan hơn khi dịch bệnh được khống chế và Hiệp định thương mại tự do EVFTA đi vào thực tiễn. Các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, đồng thời có phương án chuyển đổi hình thức xúc tiến thương mại như quảng bá trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến để duy trì và phát triển thị trường ngay cả khi dịch bệnh đang diễn ra; bảo đảm có thể nhanh chóng khôi phục mọi hoạt động ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và kết thúc.

Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Đức

(% tính theo lượng)Năm 2019 Năm 2018

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Eurostat

Page 21: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

21 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Dự báo xuất khẩu chè của Ấn Độ giảm do các thị trường mua chè chính của Ấn Độ đang đối mặt với tình hình bệnh dịch lan rộng.

Trung Quốc: Xuất khẩu chè giảm 9,5% trong 2 tháng đầu năm 2020.

Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của thị trường Nga tăng.

Giá chè xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 ước giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

THỊ TRƯỜNG CHÈ

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Ấn Độ: Theo nguồn worldteanews, thông thường đây là thời kỳ cao điểm đối với ngành công nghiệp chè của Ấn Độ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 không có khách du lịch, nhiều địa điểm công cộng, các cửa hàng, các vườn chè được đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Dự báo xuất khẩu chè của Ấn Độ giảm do các thị trường mua chè chính của Ấn Độ đang đối mặt với tình hình bệnh dịch lan rộng.

Theo Hiệp hội chè Ấn Độ, xuất khẩu chè của Ấn Độ rất cần các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ về vấn đề tài chính... Hai thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Ấn Độ là Trung Quốc và I-ran đều bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu chè từ hai thị trường này đang có dấu hiệu giảm. Tại Trung Quốc tồn kho chè vẫn còn có thể sử dụng trong vòng 2 tháng và sẽ nhập khẩu trở lại khi tình hình nước này ổn định. Các nhà nhập khẩu I-ran cho biết sẽ xem xét việc nhập khẩu chè trở lại vào đầu tháng 4/2020.

Mặc dù chưa có bất kỳ sự hủy bỏ đơn hàng nào từ phía các đối tác nhập khẩu chè của Ấn Độ, nhưng các đơn hàng mới đang có dấu hiệu chậm lại.

Năm 2019, ngành công nghiệp chè của Ấn

Độ đã thặng dư lên tới 50 nghìn tấn chè, với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành chè của Ấn Độ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Theo đó, Hội đồng chè Ấn Độ đang có xu hướng chuyển sự quan tâm tới nhu cầu tiêu thụ chè tại thị trường nội địa. Ấn Độ là thị trường tiêu thụ lớn chè CTC, tuy nhiên loại chè này chủ yếu dành cho xuất khẩu.

Trung Quốc: Theo thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu chè của Trung Quốc đạt 211 triệu USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu chè của Trung Quốc sang thị trường Ma-rốc giảm mạnh nhất trong 2 tháng đầu năm 2020, tiếp theo là thị trường Ga-na, Hoa Kỳ, Nga...

Tuy nhiên trong 2 tháng đầu năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm gián đoạn thương mại và sản xuất, nhưng xuất khẩu chè của nước này sang thị trường Hồng Kông, Ma-lai-xi-a vẫn tăng rất mạnh.

Page 22: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

22 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường xuất khẩu chè của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường 2 tháng năm 2020 (Nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng 2 tháng (%)Năm 2020 Năm 2019

Tổng 211.053 -9,5 100,0 100,0Hồng Kông 52.529 17,1 24,9 19,2Ma-lai-xi-a 19.520 127,8 9,2 3,7Ma-rốc 18.548 -42,1 8,8 13,7Việt Nam 12.057 6,2 5,7 4,9Tô-gô 9.831 15,7 4,7 3,6Ga-na 9.073 -14,5 4,3 4,5Nhật Bản 8.038 -8,6 3,8 3,8Hoa Kỳ 7.228 -24,2 3,4 4,1Nga 6.624 -5,8 3,1 3,0U-zơ-bê-ki-xtan 5.117 31,4 2,4 1,7Thị trường khác 62.488 -29,1 29,6 37,8

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung QuốcTrong cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu

trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu mặt hàng chè xanh, trị giá xuất khẩu chè xanh chiếm tới 67,5% tổng trị giá xuất khẩu, đạt 142,5 triệu USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu chè xanh của Trung Quốc tới thị trường Hồng Kông và Ma-rốc giảm mạnh trong 2

tháng đầu năm 2020.

Tiếp theo là mặt hàng chè đen xuất khẩu đạt 68,4 triệu USD, tăng 13,2% so với 2 tháng đầu năm 2019. Mặt hàng chè đen Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như: Hồng Kông, Ma-lai-xi-a, Việt Nam... Đáng chú ý, chè đen xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông và Ma-lai-xi-a tăng rất mạnh.

Thị trường xuất khẩu chè xanh và chè đen cho Trung Quốc trong 2 tháng năm 2020

Mặt hàng 2 tháng năm 2020 (Nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng 2 tháng (%)Năm 2020 Năm 2019

Chè xanh 142.541 -16,8 100,0 100,0Hồng Kông 20.987 -12,6 14,7 14,0Ma-rốc 18.535 -42,2 13,0 18,7Tô-gô 9.831 15,7 6,9 5,0Ma-lai-xi-a 9.489 65,5 6,7 3,3Ga-na 9.073 -14,5 6,4 6,2Thị trường khác 74.626 -17,4 52,4 52,8Chè đen 68.497 13,2 100,0 100,0Hồng Kông 31.542 51,5 46,0 34,4Ma-lai-xi-a 10.032 253,7 14,6 4,7Việt Nam 6.595 -25,0 9,6 14,5Nhật Bản 5.092 -20,0 7,4 10,5Mi-an-ma 2.532 44,1 3,7 2,9Thị trường khác 12.705 -36,3 18,5 33,0

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Page 23: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

23 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAMTheo ước tính, xuất khẩu chè của Việt

Nam trong tháng 3/2020 đạt 10 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với tháng 3/2019. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong tháng 3/2020 ước đạt 1.400 USD/tấn, giảm 21,4% so với tháng 3/2019. Lũy kế từ đầu năm tới hết tháng 3/2020 xuất khẩu chè ước đạt 27 tấn, trị giá 40 triệu USD, tăng 2,7% về lượng, giảm 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè ước đạt 1.4515,5 USD/tấn, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhiều hàng hóa xuất khẩu giảm, nhưng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trong quý 1/2020 do thực hiện các đơn hàng đã được ký từ trước Tết. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng tới các thị trường tiêu thụ chè chính trên thế giới như: Pa-ki-xtan, I-ran, Hoa Kỳ, Anh… sẽ gây tác động tiêu cực tới xuất khẩu chè của Việt Nam trong thời gian tới.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu mặt hàng chè đen đạt 9,8 nghìn tấn, trị giá 13,2 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 27,76% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Đơn giá xuất khẩu bình quân mặt hàng

chè đạt 1.339,8 USD/tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng chè đen tăng thêm 13,97 điểm phần trăm so với 2 tháng đầu năm 2019. Mặt hàng chè đen xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Nga, In-đô-nê-xi-a, Pa-ki-xtan, Đài Loan và Hoa Kỳ, lượng xuất khẩu chè đen tới 5 thị trường này chiếm tới 61,5% tổng lượng chè đen xuất khẩu.

Tiếp theo là mặt hàng chè xanh xuất khẩu đạt 6,7 nghìn tấn, trị giá 10,9 triệu USD, tăng 3,49% về lượng và giảm 19,69% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng chè xanh tăng 1,32 điểm phần trăm so với 2 tháng đầu năm 2019. Đơn giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè xanh đạt 1.611,7 USD/tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt hàng chè xanh xuất khẩu chính sang thị trường Pa-ki-xtan trong 2 tháng đầu năm 2020, lượng chè xanh xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 62,6% tổng lượng chè xanh xuất khẩu. Tiếp theo là các thị trường như: In-đô-nê-xi-a, Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ…

Ngoài ra trong 2 tháng đầu năm 2020 chè ướp hoa và chè ô long cũng được xuất khẩu với lượng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu.

Mặt hàng chè xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020

Mặt hàng2 tháng năm 2020 So với 2 tháng năm

2019(%)Tỷ trọng theo

lượng 2 tháng (%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá TB Năm

2020Năm 2019

Tổng 17.343 25.687 1.481,1 0,01 -13,50 -13,51 100,00 100,00Chè đen 9.873 13.228 1.339,8 32,53 27,76 -3,60 56,93 42,96Chè xanh 6.795 10.952 1.611,7 3,49 -19,69 -22,40 39,18 37,86Chè ướp hoa 59 86 1.444,0 -48,99 -55,10 -11,99 0,34 0,67Chè ô long 3 19 6.741,1 -90,03 -81,90 81,54 0,02 0,17Loại khác 613 1.403 2.289,5 -80,75 -74,07 34,67 3,53 18,35

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Page 24: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

24 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CHÈ NGA TRONG THÁNG 01/2020 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Nga nhập khẩu chè trong tháng 01/2020 đạt 11,9 nghìn tấn, trị giá 30,9 triệu USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 4,5% về

trị giá so với tháng 01/2019. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng chè của Nga đạt 2.582,2 USD/tấn, giảm 15,2% so với tháng 01/2019.

Nga nhập khẩu mặt hàng chè qua các tháng giai đoạn năm 2019 - 2020 (ĐVT: Nghìn tấn)

Nguồn: ITC Về thị trường: Trong tháng 01/2020 Nga

tăng nhập khẩu chè từ thị trường Ấn Độ đạt 4,3 nghìn tấn, trị giá 9,3 triệu USD, tăng 41,6% về lượng và tăng 34,5% về trị giá so với tháng 01/2019. Tỷ trọng nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 4,7 điểm phần trăm so với tháng 01/2019.

Tiếp theo Nga nhập khẩu từ thị trường Xri Lan-ca đạt 1,8 nghìn tấn, trị giá 7 triệu USD, giảm 30,2% về lượng và giảm 37,4% về trị giá so với tháng 01/2019. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này giảm 11,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập

khẩu bình quân từ thị trường Xri Lan-ca đạt 3.784,5 USD/tấn, giảm 10,4% so với tháng 01/2019.

Đáng chú ý, Nga tăng mạnh nhập khẩu chè từ thị trường Kê-ni-a và Việt Nam trong tháng 01/2020. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 1,2 nghìn tấn, trị giá 1,8 triệu USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 25,8% về trị giá so với tháng 01/2019, tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam tăng 1,2 điểm phần trăm so với tháng 01/2019.

Thị trường cung cấp chè cho Nga trong tháng 01/2020

Thị trườngTháng 01/2020 So với tháng 01/2019

(%)Tỷ trọng theo lượng

tháng 01 (%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

Năm 2020

Năm 2019

Tổng 11.986 30.951 2.582,2 23,3 4,5 -15,2 100,0 100,0Ấn Độ 4.325 9.395 2.172,2 41,6 34,5 -5,0 36,1 31,4Xri Lan-ca 1.854 7.018 3.784,5 -30,2 -37,4 -10,4 15,5 27,3Kê-ni-a 1.672 3.974 2.376,4 117,7 79,9 -17,4 14,0 7,9Việt Nam 1.257 1.890 1.503,4 39,3 25,8 -9,7 10,5 9,3Trung Quốc 1.228 3.355 2.731,5 15,4 -11,2 -23,1 10,2 10,9

Page 25: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

25 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trườngTháng 01/2020 So với tháng 01/2019

(%)Tỷ trọng theo lượng

tháng 01 (%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

Năm 2020

Năm 2019

In-đô-nê-xi-a 540 950 1.759,8 -9,8 -14,8 -5,5 4,5 6,2Các TVQ Ả Rập Thống Nhất 438 2.167 4.944,8 271,0 291,2 5,4 3,7 1,2

Ác-hen-ti-na 268 389 1.451,3 123,1 175,9 23,7 2,2 1,2Ca-dắc-xtan 113 627 5.559,8 -13,8 9,4 26,9 0,9 1,3Tan-za-ni-a 75 166 2.200,4 55,2 55,1 -0,1 0,6 0,5Thị trường khác 215 1.020 4.744,5 -17,5 -28,7 -13,6 1,8 2,7

Nguồn: ITC

Về mặt hàng: Nga nhập khẩu chủ yếu mặt hàng chè đen và chè xanh trong tháng 01/2020. Trong đó chè đen nhập khẩu với lượng đạt 10,9 nghìn tấn, trị giá 27,5 triệu USD, tăng 22,5% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với tháng 01/2019. Ấn Độ là thị trường cung cấp chè đen lớn nhất cho Nga, với lượng nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm tới 39,5% tổng lượng chè đen nhập khẩu. Tiếp theo là Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a…

Nga nhập khẩu chè xanh trong tháng 01/2020 đạt 1 nghìn tấn, trị giá 3,3 triệu USD, tăng 30,8% về lượng và tăng 15,3% về trị giá so với tháng 01/2019. Trung Quốc là thị trường cung cấp chè xanh lớn nhất cho Nga, với lượng chiếm tới 80,8% tổng lượng chè xanh nhập khẩu. Việt Nam là thị trường cung cấp chè xanh lớn thứ 4 cho Nga, nhưng lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,1% tổng lượng chè xanh nhập khẩu.

Thị trường cung cấp chè đen và chè xanh cho Nga trong tháng 01/2020

Thị trườngTháng 01/2020 So với tháng

01/2019(%)Tỷ trọng theo lượng

tháng 01 (%)Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Giá TB (USD/tấn) Lượng Trị

giáGiá TB

Năm 2020

Năm 2019

Chè đen 10.905 27.568 2.528,0 22,5 3,2 -15,8 100,0 100,0Ấn Độ 4.308 9.301 2.158,9 41,1 33,7 -5,3 39,5 34,3Xri Lan-ca 1.804 6.726 3.728,9 -30,8 -38,4 -11,0 16,5 29,3Kê-ni-a 1.614 3.792 2.349,0 112,9 74,3 -18,1 14,8 8,5Việt Nam 1.235 1.856 1.503,0 37,6 24,6 -9,5 11,3 10,1In-đô-nê-xi-a 518 879 1.697,5 -13,5 -21,2 -8,9 4,7 6,7Thị trường khác 1.426 5.014 3.515,6 44,5 23,7 -14,4 13,1 11,1Chè xanh 1.071 3.322 3.101,9 30,8 15,3 -11,8 100,0 100,0Trung Quốc 866 2.402 2.774,9 24,0 13,7 -8,3 80,8 85,3Kê-ni-a 58 181 3.120,7 480,0 448,5 -5,4 5,4 1,2Xri Lan -ca 51 293 5.786,6 0,0 -0,7 -0,7 4,7 6,2Việt Nam 22 34 1.523,8 351,2 183,3 -37,2 2,1 0,6In-đô-nê-xi-a 22 71 3.227,3 2,1 0,0Thị trường khác 52 341 6.509,2 -4,7 -20,3 -16,4 4,9 6,7

Nguồn: ITC

(Ghi chú: Mã HS: 090210, 090220, 090230, 090240)

Page 26: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

26 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Cuối tháng 3/2020, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2019.Chăn nuôi lợn trong nước có xu hướng dần hồi phục trở lại.

THỊ TRƯỜNG THỊT

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚITháng 2/2020, thị trường lợn hơi thế

giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu bùng phát mạnh tại khu vực châu Âu và một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Phi-lip-pin. Cùng với đó sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên thế giới gây lo ngại về hoạt động thương mại thịt lợn tại các nhà xuất, nhập khẩu lớn.

Trong tháng 3/2020, giá lợn nạc giao kỳ

hạn tháng 4/2020 tại Chicago, Hoa Kỳ biến động mạnh, sau khi giảm xuống 62,9 UScent/lb (ngày 10/3/2020), giá tăng trở lại đến mức 66,8 UScent/lb (ngày 24/3/2020), sau đó quay đầu giảm mạnh. Ngày 30/3/2020 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 4/2020 dao động ở mức 58,4 UScent/lb, giảm 6,3% so với cuối tháng 2/2020 và giảm 24,5% so với ngày 30/3/2019.

Diễn biến giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 4/2020 tại Hoa Kỳ trong tháng 3/2020 (ĐVT: UScent/lb)

Nguồn: cmegroup.comVề cung - cầu

Tại châu Âu, theo Rabobank, năm 2020 tăng trưởng sản xuất thịt lợn dự báo sẽ chậm lại, những bất ổn như đàm phán thỏa thuận thương mại Brexit và rủi ro dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên các thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng tới sản xuất và thương mại của

khối liên minh châu Âu.

Theo Rabobank, năm 2020 Trung Quốc, Việt Nam và Phi-lip-pin sẽ là những nhân tố thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu mạnh. Mặc dù thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã loại bỏ một vài bất ổn, nhưng thực tế các dòng chảy thương

Page 27: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

27 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

mại sẽ vẫn bị tác động bởi những yếu tố bất ổn trong năm 2020, như sự thay đổi về tiếp cận thị trường, thực hiện chính sách và quyết định mở rộng sản xuất của người nông dân. Rabobank dự đoán nguồn cung sẽ thắt chặt, trong khi nhu cầu mạnh sẽ khiến giá thịt lợn biến động mạnh hơn trên thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh như hiện nay.

Tại Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đưa ra khuyến nghị các chính quyền địa phương tạm thời tăng tích trữ các sản phẩm thịt gia cầm và thủy sản để hỗ trợ ngành nông nghiệp sau khi đại dịch Covid-19 làm giảm sản lượng và nguồn cung. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng mức hỗ trợ tài khóa và thuế cho các nhà sản xuất gia cầm và thủy sản để giúp họ vượt qua tác động của các chính sách kiểm soát dịch bệnh. Các lệnh phong tỏa người và hàng hóa để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh làm gián đoạn hoạt động logistics và sản xuất trong ngành nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản lượng thịt tại Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với khả năng thiếu hụt mạnh nguồn cung thịt lợn.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 1,26 triệu tấn thịt (gồm cả thịt xay), trị giá 4,64 tỷ USD, tăng 69,9% về lượng và tăng 120,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá nhập khẩu bình quân ở mức 3.699 USD/tấn, tăng 30,1% so

với cùng kỳ năm 2019. Dự báo nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong năm 2020 do thiếu hụt thịt lợn nghiêm trọng sau khi dịch tả lợn châu Phi làm giảm gần một nửa quy mô chăn nuôi lợn và làm giảm quy mô lợn nái tại nước này tới 60% trong năm 2019.

Thái Lan dự báo xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc tăng do nguồn cung thực phẩm của thị trường này suy yếu bởi dịch Covid-19. Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu chế biến gà thịt Thái Lan, các thương nhân Thái Lan bắt đầu đặt hàng từ 15 nhà máy chế biến tại Thái Lan đã được cấp phép xuất khẩu các sản phẩm thịt gà sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến này không có khả năng giao hàng do công suất họ đang bị vượt quá. Nếu Trung Quốc phê duyệt thêm 12 nhà máy đã thanh tra trong năm 2019 thì Thái Lan có thể tăng xuất khẩu thịt gà. Thái Lan đã xuất khẩu 954.000 tấn thịt gà trong năm 2019 với trị giá 3,5 tỷ USD, chủ yếu sang Nhật Bản và EU. Xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc mới đạt 65.000 tấn.

Page 28: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

28 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Trong tháng 3/2020, giá thịt lợn hơi trong nước sau khi tăng lên mốc 92.000 đồng/kg, đã giảm trở lại tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, nhưng vẫn đứng ở mức cao. Ngày 30/3/2020, tại miền Bắc giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng từ 81.000 - 85.000 đồng/kg; tại khu vực miền Trung giao dịch trong khoảng 70.000 - 82.000 đồng/kg; tại các tỉnh thành phía Nam đang dao động quanh mức từ 74.000 - 80.000 đồng/kg.

Trong cuộc họp với các doanh nghiệp kinh doanh thịt do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, toàn bộ 15/15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đồng tình giảm giá lợn hơi xuống mức 70 nghìn đồng/kg kể từ ngày 01/4/2020. Theo lộ trình đến cuối quý 2 và quý 3 sẽ xuống mức 65.000 đến 60.000 đồng/kg.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2020, đàn trâu cả nước tháng 3/2020 tiếp tục giảm 2% so với tháng 3/2019

do hiệu quả kinh tế không cao, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng trong quý 1/2020 đạt 27,5 nghìn tấn, tăng 3,2%; đàn bò phát triển khá do thị trường tiêu thụ ổn định tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2019, giá bán thịt bò hơi ở mức cao nên người nuôi có lãi, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 106,5 nghìn tấn, tăng 7,3%;

Chăn nuôi lợn có xu hướng dần hồi phục trở lại, ước tính tổng đàn lợn cả nước tháng 3/2020 giảm 17,5% so với tháng 3/2019, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý 1/2020 đạt 811 nghìn tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2019. Chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển do các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô, ước tính tổng đàn gia cầm của cả nước tháng 3/2020 tăng 15% so với tháng 3/2019; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý 1/2020 đạt 383,4 nghìn tấn, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019; sản lượng trứng gia cầm trong quý 1/2020 đạt 4,1 tỷ quả, tăng

14,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Page 29: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

29 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo 2 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng bất chấp tác động của dịch Covid-19. Tháng 3/2020, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ê-cu-a-đo tiếp tục tăng, nhưng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 tại Ê-cu-a-đo nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu của nước này.

Các công ty tôm ở một số bang của Ấn Độ đã đóng cửa sau khi nước này bị phong tỏa toàn quốc.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tiếp tục ở mức thấp. Giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau giảm do xuất khẩu tôm bị tác động bởi dịch Covid-19.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2020 giảm 6,7% về lượng. Xuất khẩu tôm và cá đông lạnh tăng, trong khi xuất khẩu cá tra, basa giảm.

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2020 tăng, dù nước này giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI

- Ê-cu-a-đo: Tháng 02/2020, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo đạt 59,87 nghìn tấn, trị giá 334 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 25% về trị giá so với tháng 02/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo đạt 109,64 nghìn tấn, trị giá 617 triệu USD, tăng 28% về lượng và tăng 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 02/2020, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc đạt 32,88 nghìn tấn, trị giá 182 triệu USD, tăng 92% về lượng và tăng 80% về trị giá so với tháng 02/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc đạt 62,78 nghìn tấn, trị giá 352 triệu USD, tăng 93% về lượng và tăng 86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Hoa Kỳ và nhiều nước thuộc liên minh EU trong tháng 02/2020 tăng mạnh so với tháng

02/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang hầu hết các thị trường lớn tăng so với cùng kỳ năm trước, trừ xuất khẩu sang Pháp và Hàn Quốc tăng nhẹ về lượng, nhưng giảm về trị giá.

Tháng 02/2020, giá xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm, trung bình ở mức 5,58 USD/kg.

Page 30: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

30 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo tháng 02/2020

Tháng 02/2020 So với tháng 02/2019 (%)

L ư ợ n g (tấn)

Trị giá (triệu USD)

Giá trung bình (USD/kg) Lượng Trị giá Giá TB

Trung Quốc 32.879 182 5,54 92 80 -6

Hoa Kỳ 7.992 43 5,36 39 25 -10

Tây Ban Nha 5.109 28 5,46 135 124 -5

Ý 3.040 18 5,76 84 81 -2

Pháp 2.718 16 5,74 13 3 -9

Nga 1.772 9 5,23 234 266 10

Hàn Quốc 722 4 5,27 -11 -26 -17

Anh 505 3 5,44 2009 2104 5

Hy Lạp 466 3 5,50 44 25 -13

Bỉ 461 3 7,48 130 86 -19

Thị trường khác

4.210 26 6,27 -70 -68 8

Tổng 59.874 334 5,58 32 25 -6

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ê-cu-a-đo

Thị trường xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo trong 2 tháng đầu năm 2020

2 tháng năm 2020 So với 2 tháng năm 2019 (%)

Lượng (tấn)Trị giá (triệu USD)

Giá trung bình

(USD/kg)Lượng Trị

giá Giá TB

Trung Quốc 62.780 352 5.60 93 86 -4

Hoa Kỳ 16.169 88 5.44 45 33 -8

Tây Ban Nha 7.644 42 5.50 127 118 -4

Ý 5.127 30 5.77 74 69 -3

Pháp 4.780 28 5.83 5 -4 -8

Nga 2.618 14 5.22 212 244 10

Hàn Quốc 1.343 7 5.27 3 -14 -17

Anh 798 6 7.06 101 72 -14

Hy Lạp 790 4 5.55 62 45 -11

Bỉ 783 6 8.05 123 99 -11

Thị trường khác 6.806 41 6.04 -75 -75 4

Tổng 109.638 617 5.63 28 22 -4

Nguồn: Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ê-cu-a-đo

Page 31: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

31 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Tháng 3/2020, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ê-cu-a-đo tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 tại Ê-cu-a-đo nhiều khả năng sẽ tác động đến xuất khẩu của nước này. Theo thống kê của Ê-cu-a-đo, tỉnh Guayas là tỉnh có nhiều trường hợp bị nhiễm Covid-19 nhất, đây lại là tỉnh có một số nhà máy chế biến tôm lớn. Các công ty chế biến tôm tiếp tục hoạt động, nhưng phải đóng cửa sớm hơn, do lệnh giới nghiêm. Theo đó, giờ giới nghiêm ở Ê-cu-a-đo sẽ bắt đầu lúc 2 giờ chiều và kết thúc lúc 5 giờ sáng, vì vậy các nhà máy sẽ đóng cửa bắt đầu từ buổi trưa.

- Ấn Độ: Các công ty tôm ở một số bang của Ấn Độ đã đóng cửa sau khi nước này bị phong tỏa toàn quốc.

Theo đó, Công ty BMR Group, có trụ sở ở tỉnh Andhra Pradesh; Devi Seafoods, công ty xuất khẩu tôm thẻ chân trắng lớn thứ hai của Ấn Độ và Công ty Mayjurat có trụ sở tại

Gujurat; một nhà máy đóng gói có trụ sở tại tỉnh Orissa đều xác nhận đã dừng hoạt động vào ngày 27/3/2020.

Trong khi tại tỉnh Gujurat, mặc dù các doanh nghiệp thủy sản không bị buộc dừng hoạt động, nhưng sự thiếu hụt lao động và những khó khăn trong vận tải khiến 90% đến 95% các nhà chế biến tôm tại bang này phải đóng cửa. Việc thả tôm giống tại tỉnh này cũng bị ngừng trệ do tình trạng thiếu tôm bố mẹ do việc tạm dừng các chuyến bay nội địa. 100% tôm giống thường được vận chuyển đến Gujarat bằng đường hàng không.

- Hoa Kỳ: Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã loại bỏ thuế nhập khẩu 25% đối với cá rô phi đông lạnh và cua bơi đỏ nhập khẩu từ Trung Quốc theo thỏa thuận giai đoạn 1 giữa hai nước. Cá rô phi là chủng loại thủy sản được tiêu thụ nhiều thứ ba ở Hoa Kỳ, phần lớn do Trung Quốc cung cấp dưới dạng sản phẩm đông lạnh.

Page 32: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

32 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TRONG NƯỚC

Trong tuần kết thúc ngày 26/3/2020, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tiếp tục ổn định so với tuần trước, giao dịch ở mức 17.500 – 18.700 đ/kg, nhưng giảm 10.000 – 10.500 đ/kg so với cùng kỳ năm 2019. Giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau giảm do xuất khẩu tôm bị tác động bởi dịch Covid-19.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang ngày 26/3/2020

Mặt hàng Trọng lượngDạng sản

phẩmĐơn giá (đ/kg) So với tuần trước

(đ/kg)So với cùng kỳ

năm trước (đ/kg)

Cá Tra thịt trắng 0,7-0,9kg/con Tươi 18.000-18.700 0 (-)10.000 - 10.500

Cá Tra thịt trắng >1kg/con Tươi 17.500-17.900 0 (-) 10.000 - 10.100

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Giá thủy sản nguyên liệu tại Cà Mau ngày 26/3/2020

Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm Đơn giá tuần trước (đ/kg)

Đơn giá tuần báo cáo (đ/kg)

Tôm sú (sống) 20 con/kg (sống sinh thái)

Tôm sú (chết) 20 con/kg Nguyên liệu 217.000 208.000

Tôm sú (sống) 30 con/kg (sống sinh thái)

Tôm sú (chết) 30 con/kg Nguyên liệu 164.000 155.000

Tôm sú (sống) 40 con/kg (sống sinh thái)

Tôm sú (chết) 40 con/kg Nguyên liệu 141.000 132.000

Tôm đất (sống) Loại I (sống) 100.000 96.000

Tôm đất (chết) Loại I Nguyên liệu 90.000 90.000

Tôm Bạc Loại I Nguyên liệu 75.000 75.000

Tôm Thẻ chân trắng 70 con/kg Mua tại ao đầm 123.000 117.000

Tôm Thẻ chân trắng 100 con/kg Mua tại ao đầm 83.000 79.000

Mực tua (sống) (sống) 125.000 122.000

Mực ống Loại I 130.000 125.000

Cá Chẻm 1 con/ kg 120.000 120.000

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Page 33: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

33 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 245,6 nghìn tấn, trị giá 988,8 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 10,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 2 tháng đầu năm 2020, tôm là mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao nhất, chiếm

38,48% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước; cá tra chiếm 21,22%; chả cá chiếm 3,49%; cá ngừ chiếm 9,4%; mực chiếm 3,5%; bạch tuộc chiếm 3,05% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó đáng chú ý xuất khẩu tôm và cá ngừ 2 tháng đầu năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi xuất khẩu cá tra, chả cá, mực, bạch tuộc lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2020

Mặt hàng

Tháng 2/2020 So với tháng 2/2019 (%)

2 tháng năm 2020

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng 124.416 501.075 39,5 34,9 245.623 988.813 -6,7 -10,7

Cá tra, basa 54.25 108.637 39,8 10,3 103.978 209.798 -10,5 -32,1

Tôm các loại 20.933 193.236 42,3 39,7 42.411 380.544 2,7 2,8

Cá đông lạnh 16.928 62.488 102,7 105,2 34.164 125.364 17,4 8,0

Chả cá 6.443 13.687 17,3 20,3 16.548 34.547 -21,8 -21,0

Cá ngừ các loại 10.595 53.866 54,7 38,3 18.607 93.389 5,6 -3,4

Bạch tuộc các loại 1.827 12.265 3,1 2,5 4.696 30.2 -28,4 -33,4

Mực các loại 2.845 16.882 67,5 52,9 5.548 34.753 -15,0 -19,5

Nghêu các loại 2.489 4.264 51,2 39,7 4.809 8.657 9,4 4,3

Cá khô 2.504 10.682 -59,8 -8,7 4.44 21.649 -62,0 -29,9

Cá đóng hộp 2.494 5.498 111,3 11,2 3.852 9.326 50,0 -0,8

Cua các loại 258 4.565 38,7 91,5 1.1 13.884 109,8 129,7

Ghẹ các loại 645 3.395 443,4 194,3 996 6.376 44,9 -27,6

Ruốc 294 763 -31,0 35,5 613 1.56 -1,2 23,7

Trứng cá 177 2.89 12,7 19,2 426 6.654 -1,2 -7,3

Ốc các loại 154 435 -40,4 35,8 340 946 -23,7 15,7

Sò các loại 147 1.259 27,6 -3,7 278 2.304 1,7 -20,9

Hàu 19 31 67 159 926,3 2.328,8

Page 34: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

34 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Mặt hàng

Tháng 2/2020 So với tháng 2/2019 (%)

2 tháng năm 2020

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Thủy sản làm cảnh 48 598 48,2 51,9 164 1.705 51,7 34,8

Mắm 1.092 1.919 82,7 90,8 1.765 3.298 -9,5 9,1

Mặt hàng khác 273 3.715 -50,1 127,5 820 3.698 -18,3 22,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tháng 3/2020, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các nước gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều nước phong tỏa để ngăn chặn dịch lây lan. Đơn hàng xuất khẩu tôm, cá tra và các mặt hàng thủy sản khác sang Hoa Kỳ và EU bị tạm hoãn giao hàng hoặc hủy do khách không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho cao.

Tuy nhiên, tình trạng hạn mặn bất thường đã xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long khiến cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng nề. Người nuôi ở một số địa phương đã

ngưng thả nuôi do không đủ điều kiện nước, thủy lợi cho việc thả vụ mới. Do đó, giá cá tra trong nước trong những tuần gần đây ổn định ở mức thấp.

Với mặt hàng tôm, việc xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc có khả năng sẽ được cải thiện do nhu cầu từ thị trường này tăng sau khi dịch Covid đã được kiểm soát, trong khi hoạt động xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo và Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi lệnh giới nghiêm và phong tỏa của hai nước này.

Page 35: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

35 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀN QUỐC TRONG 2 THÁNG NĂM 2020 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc trong 2 tháng năm 2020 đạt 214,6 nghìn tấn, trị giá 914,67 triệu USD, giảm 6,4% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu thủy sản

của Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm do dịch Covid-19 bùng phát trong tháng 02/2020. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại nước này. Do đó, dự báo nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc sẽ phục hồi trở lại trong thời gian tới.

Nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc năm 2019 - 2020

Nguồn: ITC

Trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hàn Quốc, đạt 67,8 nghìn tấn, trị giá 197,9 triệu USD, giảm 19,9% về lượng và giảm 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nga là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 2 cho Hàn Quốc, đạt 40,5 nghìn tấn, trị giá 137,5 triệu USD, tăng 18,8% về lượng, nhưng giảm 11,5% về trị giá so với cùng kỳ

năm 2019.

Trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 22,2 nghìn tấn, trị giá 107,2 triệu USD, giảm 8,1% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2020 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.

Page 36: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

36 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường cung cấp thủy sản cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường2 tháng năm 2020 So với 2 tháng năm

2019 (%)Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (Nghìn USD) Lượng Trị giá 2 tháng năm

20202 tháng năm

2019Tổng 214.636 914.679 -6,4 -2,5 100,0 100,0Trung Quốc 67.833 197.930 -19,9 -15,9 31,6 36,9Nga 40.544 137.524 18,8 -11,5 18,9 14,9Việt Nam 22.238 107.241 -8,1 -15,0 10,4 10,6Na Uy 13.664 78.970 -0,7 4,8 6,4 6,0Hoa Kỳ 15.896 43.915 37,4 21,7 7,4 5,0Pê-ru 6.671 25.111 54,1 37,8 3,1 1,9Nhật Bản 3.709 19.387 -34,2 -28,2 1,7 2,5In-đô-nê-xi-a 3.295 11.147 5,6 3,4 1,5 1,4Ghi-nê 2.354 10.689 -3,2 -7,1 1,1 1,1Đài Loan 6.554 15.188 -31,9 -27,8 3,1 4,2Thị trường khác 31.877 267.577 -10,8 21,0 14,9 15,6

Nguồn: ITC

Page 37: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

37 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị phần các mặt hàng thủy sản chủ yếu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 2 tháng đầu năm 2020

Mã HS

Nhập khẩu của Hàn Quốc Nhập khẩu từ Việt Nam Thị phần của Việt Nam (%)

2 tháng năm 2020

(nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

2 tháng năm 2020

(nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

2 tháng năm 2020

2 tháng năm 2019

030617 66.326 -12,5 27.084 -8,1 40,8 38,9

030752 46.048 -37,0 21.040 -37,9 45,7 46,3

160521 23.009 -14,6 17.278 -12,1 75,1 73,0

030499 35.922 -11,1 16.087 1,3 44,8 39,3

160419 16.486 -11,3 9.113 -5,3 55,3 51,8

030749 5.097 -7,1 4.567 33,3 89,6 62,5

030743 49.179 -7,5 3.615 -20,0 7,4 8,5

030462 1.069 -21,3 1.069 -21,3 100,0 100,0

030389 69.628 -12,2 1.065 60,4 1,5 0,8

160555 6.367 -19,5 843 -36,7 13,2 16,8

030559 10.268 -3,2 813 7,7 7,9 7,1

160554 19.752 11,6 656 -41,1 3,3 6,3

030695 3.462 -14,4 608 -6,5 17,6 16,1

030614 30.335 4,2 510 101,6 1,7 0,9

160420 4.544 -3,5 345 -20,1 7,6 9,2

160561 1.658 23,8 263 15,9 0,0

030323 263 -19,6 254 -3,1 96,6 80,1

160415 415 15,0 209 186,3 50,4 20,2

030489 6.015 -28,2 202 -10,6 3,4 2,7

160414 505 -68,0 185 -31,5 36,6 17,1

160559 18.768 12,9 181 -55,6 1,0 2,5

030324 287 -12,8 177 14,2 61,7 47,1

030772 1.838 -4,4 149 -35,8 8,1 12,1

030572 113 -22,6 113 -0,9 100,0 78,1

030751 11.291 -22,1 109 -48,6 1,0 1,5

Nguồn: ITC

Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam giảm, nhưng thị phần hầu hết các mặt hàng đều cải thiện so với cùng kỳ năm 2019.

Page 38: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

38 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, trong 2 tuần cuối tháng 3/2020, nhà máy nội thất chính tại thành phố Đông Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chưa có đơn đặt hàng mới.

Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh .

Do các doanh nghiệp hoàn thành các đơn hàng đã ký trong quý 1/2020, nên xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính trong quý 1/2020 tăng trưởng khá.

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ THẾ GIỚI

- Trung Quốc: Theo nguồn wood365, thành phố Đông Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có nhà máy sản xuất đồ nội thất chính xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Ca-na-đa. Hơn 90% khách hàng của nhà máy là từ hai quốc gia này. Năm 2018, là thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà máy nội thất, với 70 triệu đơn đặt hàng.

Do ảnh hưởng từ căng thăng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, nên đơn đặt hàng

của nhà máy giảm mạnh trong năm 2019 và sản lượng của nhà máy đã giảm 2/3 trong năm 2019.

Dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, tại Hoa Kỳ nhiều trung tâm, cửa hàng buộc phải đóng cửa, nhu cầu nội thất giảm. Vì vậy, trong hai tuần cuối tháng 3/2020, nhà máy nội thất tại Đông Quan chưa có đơn đặt hàng mới. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng tại Hoa Kỳ đã yêu cầu dừng sản xuất và thậm chí hủy đơn hàng.

Page 39: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

39 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖTheo ước tính, xuất khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ trong tháng 3/2020 đạt 900 triệu USD, tăng 20,6% so với tháng 2/2020, tăng 2,8% so với tháng 3/2019. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 610 triệu USD, tăng 15% so với tháng 2/2020, giảm 1,3% so với tháng 3/2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2020 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,47 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,74 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Do các doanh nghiệp đã có đơn hàng từ trước Tết và thực hiện nốt các đơn hàng trả khách vào quý 1/2020, nên xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính vẫn tăng trưởng khá trong quý 1/2020. Sau khi WHO công bố Covid -19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3, nhiều doanh nghiệp đã không nhận được đơn đặt hàng mới và nhiều đơn hàng cũ bị hoãn giao hàng và thậm chí hủy đơn hàng. Những thị trường xuất khẩu chính của Việt

Nam là Hoa Kỳ và EU đang đối mặt với tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều cửa hàng bán lẻ tại các quốc gia này đóng cửa, nên nhu cầu hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ giảm, những mặt hàng không thiết yếu như mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sẽ bị giảm tiêu thụ, làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới.

Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính và chiếm tỷ trọng cao đạt 1,05 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tới 66,5% tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều có trị giá tăng trong 2 tháng đầu năm 2020, trừ mặt hàng đồ nội thất văn phòng.

Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu dăm gỗ và gỗ, ván, ván sàn tăng trưởng rất khá. Mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm 2020.

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020

Mặt hàng

Tháng 2/2020 (Nghìn USD)

So với tháng 2/2019 (%)

2 tháng năm 2020

(Nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng 2 tháng (%)

Năm 2020

Năm 2019

Tổng 746.541 186,4 1.578.570 13,8 100,0 100,0

Đồ nội thất bằng gỗ 499.016 211,8 1.050.246 17,3 66,5 64,6

Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn 163.335 223,2 341.034 19,3 21,6 20,6

Ghế khung gỗ 142.900 193,6 311.022 22,6 19,7 18,3

Đồ nội thất phòng ngủ 129.961 207,4 275.061 4,3 17,4 19,0

Đồ nội thất nhà bếp 37.196 332,6 71.756 76,5 4,5 2,9

Đồ nội thất văn phòng 25.624 173,0 51.372 -0,3 3,3 3,7

Dăm gỗ 124.422 141,9 255.839 17,0 16,2 15,8

Page 40: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

40 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Mặt hàng

Tháng 2/2020 (Nghìn USD)

So với tháng 2/2019 (%)

2 tháng năm 2020

(Nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng 2 tháng (%)

Năm 2020

Năm 2019

Gỗ, ván và ván sàn 84.858 213,5 179.596 13,4 11,4 11,4

Cửa gỗ 2.227 196,8 4.588 15,2 0,3 0,3

Đồ gỗ mỹ nghệ 1.275 241,7 3.264 33,6 0,2 0,2

Khung gương 184 37,4 539 -79,6 0,0 0,2

Loại khác 34.558 97,8 84.498 -19,8 5,4 7,6

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Page 41: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

41 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU ĐỒ NỘI THẤT BẰNG GỖ CỦA TRUNG QUỐC VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tăng dần trong 5 năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,7%/năm trong giai đoạn năm 2015 – 2019. Trong năm 2019, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh, nên các nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đã hướng mục tiêu vào tiêu thụ nội địa. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc giảm trong năm 2019.

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trong 2 tháng đầu năm 2020, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định dừng dỡ hàng ở một số cảng và tăng cường biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng, bao gồm hàng vận chuyển bằng tàu biển và điều này làm ảnh hưởng tới trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2020, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đạt 138,5 triệu USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ giai đoạn năm 2015 – 2019 (ĐVT: Triệu USD)

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Thị trường nhập khẩu:

2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Ý đạt 62,7 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019, tỷ trọng nhập khẩu từ Ý chiếm tới 45,3% tổng trị giá nhập khẩu.

Đáng chú ý, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc từ Đức và Ba Lan đạt 22 triệu

USD và 8,6 triệu USD, tăng tương ứng 65,7% và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 7,9 triệu USD, giảm 60,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam giảm từ 11,7% trong 2 tháng đầu năm 2019 xuống còn 5,7% trong 2 tháng đầu năm 2020.

Page 42: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

42 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường 2 tháng năm 2020 (Nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng theo 2 tháng (%)

Năm 2020 Năm 2019

Tổng 138.526 -17,9 100,0 100,0

Ý 62.783 -18,0 45,3 45,4

Đức 22.067 65,7 15,9 7,9

Ba Lan 8.682 13,4 6,3 4,5

Việt Nam 7.904 -60,1 5,7 11,7

Lít-va 5.248 -14,0 3,8 3,6

Ma-lai-xi-a 4.288 -27,5 3,1 3,5

Thái Lan 3.890 -22,3 2,8 3,0

Pháp 3.474 40,0 2,5 1,5

Xlô-va-ki-a 2.146 -15,6 1,5 1,5

Ru-ma-ni-a 2.027 -5,7 1,5 1,3

Thị trường khác 16.017 -40,9 11,6 16,1

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Mặt hàng nhập khẩu

Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Trung Quốc nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020 đều giảm, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340). Trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Trung Quốc đạt 25,3 triệu

USD, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Đức đạt 18 triệu USD, tăng 109,7% so với cùng kỳ năm 2019, với tỷ trọng chiếm tới 71,1%, tăng thêm 14,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. Tiếp theo là các thị trường như: Ý, Ru-ma-ni-a, Pháp, Lào…

Mặt hàng đồ nội thất gỗ Trung Quốc nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020

Mã (HS) Tên hàng

2 tháng năm 2020

(Nghìn USD)

So với 2 tháng năm 2019 (%)

Tỷ trọng theo 2 tháng (%)

Năm 2020 Năm 2019

Tổng Tổng 138.526 -17,9 100,0 100,0

940360 Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn 50.282 -20,4 36,3 37,4

940161 + 940169 Ghế khung gỗ 36.896 -30,9 26,6 31,6

940340 Đồ nội thất nhà bếp 25.324 67,6 18,3 9,0

940350 Đồ nội thất phòng ngủ 21.806 -33,0 15,7 19,3

940330 Đồ nội thất văn phòng 4.218 -5,8 3,0 2,7

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Page 43: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

43 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU (EC) THÔNG QUA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH

CHÂU ÂU (EVFTA)Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu

Âu (EC) đã quyết định thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sau khi Hiệp định này đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12 tháng 02 năm 2020. Quyết định này là bước pháp lý cuối cùng theo thủ tục phê chuẩn nội bộ của EU để Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Như vậy, Hiệp định EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định (dự kiến là 30 ngày kể từ ngày thông báo) là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.

Về phía Việt Nam, Bộ Công Thương đã và đang chủ động phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai các thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Ngày 21 tháng 2 năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ bộ hồ sơ về việc

phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Sau đó, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ngày 24 tháng 3 năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo bộ hồ sơ của Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước xem xét, quyết định trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định.

Đồng thời, để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định, theo kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động rà soát để triển khai ngay việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định EVFTA. Về phía Bộ Công Thương, Bộ cũng đã chủ động ban hành Kế hoạch của Bộ về việc triển khai các hoạt động chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA từ nay cho đến khi Hiệp định chính thức có hiệu lực.

CẬP NHẬT DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH THÔNG QUAN, XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG QUA CÁC TỈNH

BIÊN GIỚI PHÍA BẮCThời gian qua, với sự tích cực và phối hợp

chặt chẽ của Chính quyền các địa phương biên giới hai nước Việt - Trung, hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam với 2 địa phương biên giới Trung Quốc (Vân Nam và Quảng Tây) liên tục được duy trì và từng bước khôi phục, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Đặc biệt, hai

bên đã phối hợp xây dựng thành công quy trình và cơ chế phối hợp giám sát y tế, phòng chống dịch bệnh đối với hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trao đổi cư dân biên giới tại các cửa khẩu, cặp chợ biên giới giữa hai nước. Qua 2 tháng triển khai thực tế sau khi phát sinh dịch bệnh Covid-19, quy trình và cơ chế phối hợp nêu trên không chỉ giúp hoạt động thương mại song phương không bị gián đoạn mà còn

Page 44: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

44 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

đảm bảo an toàn tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh cho người và phương tiện vận tải, hàng hóa xuất nhập cảnh cũng như xuất nhập khẩu giữa hai nước, ngay cả khi Trung Quốc nói chung, Vân Nam và Quảng Tây nói riêng đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh.

Hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các tỉnh biên giới phía Bắc đã và đang được thực hiện theo đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 808/VPCP-KTTH ngày 05/02/2020, công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12/02/2020 và công văn số 829/BYT-MT ngày 21/02/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn kiểm dịch y tế biên giới phòng chống Covid-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, từ ngày 05/02/2020 đến hết ngày 31/3/2020, lượng xuất khẩu hàng hóa các loại qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc là 38.493 xe, trong đó Lạng Sơn là

18.190 xe; Lào Cai là 14.705 xe; Quảng Ninh là 2.966 xe; Hà Giang là 1.647 xe; Lai Châu là 670 xe; Cao Bằng là 315 xe; lượng nhập khẩu hàng hóa các loại là 32.635 xe, trong đó Lạng Sơn là 17.943 xe; Lào Cai là 9.272 xe; Quảng Ninh là 5.464 xe, Cao Bằng là 49 xe, Lai Châu là 14 xe.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang bước sang giai đoạn phức tạp và khó lường. Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong thời gian tới, nếu phải áp dụng thêm các phương án kiểm soát chặt chẽ sự lây lan dịch bệnh trên phạm vi cả nước, có khả năng hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những nước kiểm soát dịch bệnh Covid-19 thành công trên thế giới.

Mặc dù hàng hóa có thể được làm thủ tục

Page 45: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

45 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

thông quan xuất nhập khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt khi hiện nay phía Trung Quốc đang tăng cường siết chặt công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam tại khu vực cửa khẩu biên giới khi diễn biến tình hình dịch bệnh của ta đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn. Mới đây, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc đã thông báo đến các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn về việc không cho các lái xe là người từ một số tỉnh, thành phố, trước mắt gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, được giao, nhận hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc do đây là các tỉnh, thành phố đang phát sinh diễn biến phức tạp về dịch bệnh. Tại các địa phương có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã sớm thiết lập quy trình “vùng đệm”, theo đó sử dụng địa điểm thuộc khu vực cửa khẩu để làm khu vực cách ly, tuy nhiên, để triển khai xây dựng đội ngũ lái xe đủ lớn để thực hiện việc chuyển tiếp hàng hóa sang phía Trung Quốc giúp cho đội ngũ lái xe từ nội địa lên khu vực biên giới đang gặp khó khăn, chưa thể triển khai được một cách kịp thời.

Bên cạnh đó, năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn còn thiếu. Nếu như lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng hóa

chắc chắn xảy ra trong thời gian tới. Tính đến hết ngày 31/3/2020, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.106 xe, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn đã là 1.000 xe, chủ yếu là thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít.

Trước tình hình nêu trên, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xin thông tin tới quý Cơ quan và đề nghị quý Cơ quan phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị tại công văn số 283/XNK-NS ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Cục Xuất nhập khẩu (nội dung công văn số 283/XNK-NS gửi kèm theo), đồng thời quán triệt mục tiêu “đặt ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động; không vì sức ép giải tỏa ùn tắc, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng chống dịch bệnh” trong suốt quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần vào công cuộc chung của cả nước trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ, tích cực với Tổng Lãnh sự quán tại Nam Ninh và Côn Minh tiếp tục vận động, đề nghị Chính quyền địa phương biên giới Việt - Trung tăng cường trao đổi, phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm duy trì, phát huy tối đa hiệu quả của quy trình và cơ chế phối hợp kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo cho hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp, cư dân hai bên được thông suốt, qua đó giúp cộng đồng doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.

Page 46: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

46 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

PA-KI-XTAN BAN HÀNH CHÍNH SÁCH MỚI VỀ NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

Tháng 02 năm 2020, Bộ Thương mại Pa-ki-xtan đã ban hành quyết định tất cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhập khẩu vào Pa-ki-xtan phải có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) do cơ quan có thẩm quyền được Chính phủ chỉ định cấp, có hiệu lực từ ngày 30/5/2020. Theo đó:

- Thời hạn sử dụng của sản phẩm tại thời điểm nhập khẩu phải còn ít nhật 66% kể từ ngày sản xuất

- Các thành phần và chi tiết của sản phẩm (thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng…) trên bao bì phải được in bằng tiếng Urdu và tiếng Anh.

- Logo của cơ quan chứng nhận Halal phải được in trên bao bì bán lẻ.

- Hàng nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) do cơ quan có thẩm quyền được Chính phủ Pa-ki-xtan chỉ định cấp.

EU ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG CHỨNG THƯ ĐIỆN TỬ VỀ VỆ SINH VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT TRONG BỐI CẢNH COVID-19

Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm của EU - DGSANTE đã có thông báo về chứng thư xuất khẩu sang EU trong bối cảnh COVID 19 và EU đang phong tỏa biên giới. Theo đó, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, DGSANTE khuyến cáo sử dụng nền tảng TRACES (https://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch thực vật của động vật, thực vật đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang EU.

Đối với các quốc gia không sử dụng TRACES, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp chứng thư gốc kèm với các lô hàng trong phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp chứng thư gốc không thể gửi kèm lô hàng, Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm của EU sẽ đề xuất với các Trạm kiểm soát biên giới tại EU chấp nhận các bản sao giấy chứng thư đáp ứng các điều kiện sau:

Bản scan giấy chứng thư gốc được gửi bằng email, từ hòm thư thuộc cơ quan có

thẩm quyền cấp trung ương của nước sở tại đến hòm thư của Trạm kiểm soát biên giới tại EU của điểm nhập cảnh tại EU, được cung cấp tại các trang web sau:

(1) Đối với động vật và sản phẩm động vật:

https://ec.europa.eu/food/animals/vet-border-control/bip-contacts_en

(2) Đối với thực phẩm và thức ăn có nguồn gốc phi động vật:

https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/non-animal_en

(3) Đối với cây trồng và sản phẩm thực vật:

https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/plants_en

Giấy chứng thư gốc được gửi đến Trạm kiểm soát biên giới tại EU sớm nhất có thể về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU theo email [email protected] để được hỗ trợ.

Page 47: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

47 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT - HÌNH THỰC VẬN CHUYỂN MỚI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG

TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Sau một thời gian gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, đến nay, nhờ sự vào cuộc tích cực của Chính quyền hai nước, cùng với việc tình hình dịch bệnh đã bắt đầu được kiểm soát tại Trung Quốc, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục. Hàng hóa mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt khi hiện nay phía Trung Quốc đang tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam khi diễn biến tình hình dịch bệnh của ta đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn; trong khi lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc để chờ

xuất ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng ùn ứ cục bộ.

Trung tuần tháng 2/2020 vừa qua, ngành Đường sắt chính thức khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển nông sản chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). Nếu như trước đây, nông thủy sản vận chuyển bằng đường sắt từ phía Nam ra để xuất qua Trung Quốc, khi đến ga Đồng Đăng vẫn phải chuyển tải, đi bằng ô tô qua cửa khẩu, đến ga Bằng Tường rồi mới lên tàu đi tiếp các thành phố Trung Quốc; thì bây giờ hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường sắt lên ga Đồng Đăng, sang Trung Quốc và từ ga đường sắt Trung Quốc đến điểm trả hàng, mà không phải thực hiện việc chuyển tải. Theo đó, tiết kiệm được thời gian, chi phí và việc khai báo, làm thủ tục kiểm dịch, thông quan cũng được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Page 48: n tin THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN · Gỗ và sản phẩm gỗ: Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, nhà máy nội thất chính

48 | SỐ RA NGÀY 31/3/2020 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường. Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.

Trước mắt,việc khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế đã được thực hiện vận chuyển thí điểm đối với quả thanh long. Theo Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, chỉ trong hai ngày 11 và 19/2, đã thực hiện thí điểm xuất khẩu được 27 container thanh long quả tươi, tương đương 460 tấn từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường sắt. Dự kiến thời gian tới, ngành Đường sắt và khu vực cửa khẩu sẽ tiếp tục được đầu tư hạ tầng thiết bị để cho chạy thẳng tàu container lạnh chở các mặt hàng nông thủy sản khác… mở thêm cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc bằng đường sắt.

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhận thấy, trong bối cảnh xuất khẩu nông thủy sản, trái cây sang Trung Quốc vẫn thường xuyên

gặp phải tình trạng ùn ứ cục bộ tại các khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc mỗi khi vào dịp cao điểm xuất khẩu, thì hình thức xuất khẩu bằng tàu container lạnh liên vận quốc tế sẽ góp phần giảm tải áp lực thông quan hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu đường bộ, giúp giảm thiểu thiệt hại cho hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu. Trước mắt, việc vận chuyển này đã thí điểm thành công đối với trái thanh long, do đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị địa phương các vùng trồng thanh long, các Hiệp hội trái cây thông tin và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long xem xét, cân nhắc thực hiện xuất khẩu thanh long chính ngạch theo hình thức trên trong thời gian tới, để tránh các tác động bất lợi trong trường hợp hàng hóa bị ùn ứ, ách tắc, đảm bảo tiến độ xuất khẩu được triển khai thuận lợi.