LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá...

55
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN XUÂN KỲ TUYN CHN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP TNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 62.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC PGS. TS. TRN THLTS. HOÀNG KIM HUẾ - 2017

Transcript of LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá...

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN XUÂN KỲ

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ XÁC ĐỊNH

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP

Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 62.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. TRẦN THỊ LỆ

TS. HOÀNG KIM

HUẾ - 2017

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT

An ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường là ba vấn đề lớn của nhân loại. Việt Nam với trên 75% dân số phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là 7,78 triệu ha, năng suất trung bình đạt 5,72 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 44,48 triệu tấn (FAO, 2015) [63]. Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2013) [46], chủ trương của nghành

nông nghiệp Quảng Bình đó là chuyển đổi giống lúa dài ngày vụ Đông xuân qua sản xuất các giống lúa trung ngày và ngắn ngày năng suất, chất lượng cao nhằm tránh được các đợt rét đậm và mưa lớn gây ngập úng đầu vụ, rút ngắn được thời gian sản xuất trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất, trong khi năng suất và giá trị sản phẩm vẫn tương đương với các giống lúa dài ngày. Vụ Hè thu, sử dụng các giống ngắn ngày chất lượng cao để đảm bảo thu hoạch lúa trước cuối tháng 8 đầu tháng 9 nhằm tránh được lũ lụt vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Từ thực tiễn cấp thiết trên đây chúng tôi tiến hành đề tài: "Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật

canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình".

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xác định được 1 - 2 giống lúa ngắn ngày, chất lượng, năng suất cao có khả năng thích ứng rộng, ít bị sâu bệnh hại phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình. Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (lượng giống gieo, bón phân) thích hợp cho giống lúa mới tuyển chọn, tại vùng sản xuất lúa ở Quảng Bình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thực hiện xây dựng các mô hình sản xuất các giống lúa mới tuyển chọn, được sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác (lượng giống gieo, phân bón) thích hợp tại Quảng Bình. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học

Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống, các kết quả thu được nhằm cung cấp những dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày tại Quảng Bình.

Xác định được mức độ ổn định và chỉ số thích nghi của các giống lúa mới,

làm cơ sở cho việc phát triển bền vững giống lúa được tuyển chọn tại các vùng nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chọn tạo giống lúa ngắn ngày tại Quảng Bình.

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đa xác định được 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các giống lúa đang sản xuất đại trà.

Đề tài xác định được một số biện pháp canh tác cho các giống lúa mới phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Đề tài góp phần chuyển đổi nhận thức bà con nông dân trong việc ứng dụng giống lúa mới với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa tại Quảng Bình, thông qua kết quả xây dựng một số mô hình trình diễn tại các địa phương.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới và thị xa Ba Đồn là các vùng sản xuất lúa của tỉnh Quảng Bình. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 9/2016. Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu trên 04 giống lúa mới triển vọng SV46, GL105, SV181 và SVN1 với giống đối chứng HT1. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh hại và ngoại cảnh cảu các giống lúa mới; Các biên pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với các giống mới và xây dựng

mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các giống mới được tuyển chọn. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Xác định được 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 cho năng suất cao và ổn định, chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn ngày phù hợp với điều kiện sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu tại Quảng Bình. Các giống lúa đa được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới trên toàn quốc của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT tại Quyết định số 418/QĐ-TT-VPBH ngày 30/9/2016 cho giống SV181 và Quyết định số 01/QĐ-TT-VPBH ngày 06/1/2017 cho giống SVN1.

Trong đó, giống lúa SV181 đa được công nhận chính thức tại Quyết định số 369/QĐ-BNN-TT ngày 15/2/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Giống lúa SVN1 đa qua khảo nghiệm DUS, VCU theo quy định và đang trình hồ sơ công nhận giống cây trồng mới.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác 2 giống lúa mới ngắn ngày SV181 và SVN1 trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm tại Quảng Bình, đó là: Lượng hạt giống gieo sạ thích hợp 80 kg/ha, tổ hợp phân bón thích hợp 90 kg N + 80 kg P205 + 80 kg K2O, trên nền bón 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg vôi bột/ha.

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Chương I

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Giới thiệu về cây lúa

1.1.1.1. Nguồn gốc cây lúa

1.1.1.2. Phân loại cây lúa

1.1.2. Cơ sở khoa học của tuyển chọn giống lúa ngắn ngày

1.1.2.1. Nghiên cứu về những đặc điểm nông học của cây lúa

- Thời gian sinh trưởng của cây lúa.

- Chiều cao cây lúa. - Khả năng đẻ nhánh cây lúa. - Bộ lá lúa.

1.1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa

Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố, đó là: số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. 1.1.2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan năng suất

- Tích lũy chất khô và năng suất lúa - Hiệu suất quang hợp thuần (NAR)

- Hệ số diện tích lá (LAI) - Nghiên cứu về cấu trúc dạng cây và mô hình cây lúa năng suất cao

1.1.2.4. Nghiên cứu về chất lượng gạo và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo

Chất lượng xay xát (Milling quality); Chất lượng thương phẩm (Market quality); Chất lượng dinh dưỡng (Nutritive quality); Chất lượng nấu nướng và ăn uống (Cooking and eating quality). Đây là cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu, đánh giá chất lượng của

các dòng, giống lúa triển vọng.

1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa

Theo (Hoàng Kim, 2016) [47], trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo, cấy và số dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

Theo Nguyễn Trường Giang và cs (2011) [34], trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi do cấu trúc quần thể còn yếu tố thứ ba ít biến động. 1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa

- Đối với đạm: Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], trong các nguyên tố

dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Cây lúa cần đạm trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm nhất

- Đối với lân: Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy quá trình trổ và chín sớm, tăng cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

những điều kiện bất thuận. Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém,

bản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali: Theo Yosida S (1981) [115], kali có tác dụng xúc tiến quá trình

quang hợp, đẩy mạnh sự di chuyển sản phẩm quang hợp từ lá sang các bộ phận khác, tăng cường đẻ nhánh và giúp cây chống chịu được các điều kiện bất thuận. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới

1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam

1.2.2. Các kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam

1.2.3. Nghiên cứu về phân bón cho lúa trên Thế giới và Việt Nam

1.2.3.1. Những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa trên Thế giới

1.2.3.2. Nghiên cứu phân bón cho lúa ở Việt Nam

1.2.4. Các kết quả nghiên cứu về mật độ gieo trên Thế giới và Việt Nam.

1.2.4.1. Nghiên cứu mật độ lúa trên Thế giới

1.2.4.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ lúa ở Việt Nam

1.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Giống lúa

Các giống lúa mới được dùng trong nghiên cứu là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, cụ thể: Giống SV181, SVN1 và SV46 do Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chọn tạo; Giống lúa GL105: Do viện Cây Lương thực - Cây Thực phẩm chọn tạo; Giống lúa đối chứng HT1: đang sản xuất đại trà tại Quảng Bình, giống có nguồn gốc Trung Quốc, do Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh chọn lọc.

2.1.2. Phân bón

Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón bao gồm đạm urê (46% N), lân supe (16% P2O5), kali clorua (60% K2O). Phân chuồng tại địa phương có thành phần C (35%); N (0,89%), P2O5 (0,35%); K2O (0,51%). Đất thí nghiệm trên các chân đất phù sa không được bồi chuyên trồng lúa, chủ động nước tại các huyện, thành phố và thị xa của tỉnh Quảng Bình. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu xác định một số giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình.

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm lượng giống gieo sạ và tổ hợp phân bón cho hai giống lúa mới ngắn ngày được tuyển chọn SV181 và SVN1.

- Xây dựng mô hình trình diễn và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cho hai giống lúa ngắn ngày đa được tuyển chọn. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định giống lúa ngắn ngày, năng suất phù hợp sản xuất tại Quảng Bình. Giống lúa: SV46, GL105, SV181 và SVN1, giống đối chứng HT1. Địa điểm: Huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng

Bình. Thời gian: vụ Đông xuân 2013 - 2014 và Hè thu 2014. 2.3.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại và năng suất của 2 giống lúa mới được tuyển chọn SV181 và SVN1. Địa điểm thí nghiệm: Trung tâm NC-PT giống lúa Phúc Lý, Bố Trạch, Quảng Bình. Thời gian: vụ Đông xuân 2014 - 2015 và Hè thu 2015.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm thực hiện với 3 lượng giống gieo, đó là: 60 kg giống/ha (L1), 80 kg giống/ha (L2) và 100 kg (L3) giống/ha, trên hai giống lúa mới SV181 (G1) và SVN1 (G2). Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí

nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (ô lớn - ô nhỏ), với 3 lần nhắc lại. Trong đó, lượng giống gieo (L) bố trí trong ô lớn, giống (G) bố trí trong ô nhỏ. Kích thước ô thí nghiệm lớn là 45 m2. Kích thước ô thí nghiệm nhỏ 15 m2. Lượng phân bón sử dụng tính cho 01 ha là, 10 tấn phân chuồng, phân vô cơ 80 kg N + 70 kg P2O5 + 60 kg K2O.

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

2.3.1.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng,

phát triển, tình hình sâu bệnh hại và năng suất của 2 giống lúa mới SV181 và SVN1

được tuyển chọn. Địa điểm thí nghiệm: Trung tâm NC-PT giống lúa Phúc Lý, Bố

Trạch, Quảng Bình. Thời gian: vụ Đông xuân 2014 - 2015 và Hè thu 2015.

Thí nghiệm thực hiện với 3 tổ hợp phân bón: (P1) 80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O;

(P2) 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O; (P3) 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O, trên hai

giống lúa SV181 (G1) và SVN1 (G2). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (ô

lớn - ô nhỏ), 3 lần nhắc lại. Trong đó, tổ hợp phân bón được bố trí trong ô nhỏ,

giống lúa được bố trí trong ô lớn. Kích thước ô thí nghiệm lớn là 45 m2, ô thí nghiệm

nhỏ là 15 m2. Thí nghiệm thực hiện trên nền bón 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg

vôi/ha, với lượng giống gieo 100,0 kg/ha.

2.3.1.4. Thí nghiệm 4: Xây dựng mô hình sản xuất các giống lúa mới được xác định

SV181 và SVN1. Địa điểm: huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch,

Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới, thị xa Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Thời gian: vụ

Đông xuân 2015 - 2016 và Hè thu 2016. Xây dựng mô hình thực nghiệm quy mô 5

ha/điểm, áp dụng kết quả nghiên nghiên cứu đối với giống 2 giống lúa ngắn ngày

SV181 và SVN1 sử dụng các biện pháp kỹ thuật mới, gồm: Lượng hạt giống gieo sạ

80,0 kg/ha, công thức phân bón 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O, nền 500 kg

vôi/ha và 10 tấn phân chuồng/ha, Đối chứng là giống lúa chất lượng, ngắn ngày HT.

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng

giống lúa QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCVN 01-38:

2010/BNNPTNT (2010) [14].

2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa tính đất

Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm trước và sau thí nghiệm (5 điểm/ lần nhắc

lại), phơi khô trong không khí và phân tích các chỉ tiêu sau:

- OM (mùn): Phương pháp Tiurin Phương pháp đo pH là pH met.

- Đạm tổng số: Phương pháp Kjeldahl.

- Lân tổng số: Phương pháp so màu trên quang phổ kế.

- Lân dễ tiêu: Phương pháp Oniani; Kali tổng số và dễ tiêu: Phương pháp

quang kế ngọn lửa.

2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê bao gồm trung bình,

phân tích phương sai (ANOVA), LSD0,05 trên phần mềm Statistix 9.0, phân tích tương

quan hồi quy theo chương trình EXCEL.

- Đánh giá các chỉ số ổn định (S2di); chỉ số thích nghi (bi) thể hiện mức độ ổn

định, thích nghi và mức độ quan hệ giữa các kiểu gen thí nghiệm và môi trường canh

tác của giống bằng phần mềm thống kê IRRISTAT 5.0.

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG

SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÓ TRIỂN VỌNG, PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT TẠI QUẢNG BÌNH VỤ ĐX2013-2014 VÀ HT 2014

3.1.1. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013-

2014 và HT2014

3.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013-2014 và HT2014

Giống SV46 SV181 SVN1 GL105 HT1(đ/c)

Địa điểm QN BT QN BT QN BT QN BT QN BT

Vụ ĐX (ngày) 98 97 94 95 105 106 106 107 98 97

Vụ HT (ngày) 90 91 84 85 93 94 99 100 90 91

Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy: Các giống mới có TGST vụ ĐX dài hơn vụ HT từ 7 - 12 ngày, do sản xuất vụ HT nền nhiệt độ cao hơn vụ ĐX nên các giống rút ngắn thời gian sinh trưởng, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yosida S (1981) [115]. Các giống mới có TGST ngắn ngày, phù hợp sản xuất vụ ĐX và HT, đó là: SV181, SVN1 và SV46; Giống GL105 có TGST dài (vụ HT 100 ngày) nên không phù hợp sản xuất vụ Hè thu.

3.1.1.2. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm

Bảng 3.2. Chiều cao cây, diện tích lá đòng và số lá/cây các giống thí nghiệm

Giống

Chỉ

tiêu

Chiều cao cây

(cm)

Diện tích lá đòng

(cm2)

Số lá/cây

Vụ QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX 99,20a 99,61c 39,09b 40,17a 12,55b 13,34b

HT 96,27b 96,80b 38,91b 38,16b 12,19bc 12,86b

SV46 ĐX 99,63a 100,17b 38,85c 37,39c 12,68b 13,21c

HT 97,88a 98,56c 35,27c 35,24d 12,20bc 12,09b

GL105 ĐX 91,30b 93,56d 32,45d 33,45e 12,36b 12,91d

HT 89,20d 91,35d 31,93d 31,23e 12,21bc 12,35d

SVN1 ĐX 87,16c 88,20e 39,45a 38,73b 13,38a 13,61a

HT 86,07e 87,12e 34,18a 35,15d 12,56a 12,98a

HT1 (đ/c) ĐX 99,22a 102,25a 33,59d 32,91d 12,65b 12,88d

HT 98,89c 99,57c 32,06e 32,16e 12,15c 12,41c

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu Bảng 3.2, cho thấy: Các giống thí nghiệm có chiều

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

cao cây trung bình.

3.1.1.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm

Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Chỉ

tiêu Dạng cây

Độ cứng

cây (điểm)

Độ tàn lá

(điểm)

Độ thoát

cổ bông

(điểm)

Vụ QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX Hơi gọn Hơi gọn 1 1 3 3 1 1

HT Hơi gọn Hơi gọn 1 1 3 3 1 1

SV46 ĐX Gọn Gọn 3 3 5 3 - 5 1 1

HT Gọn Gọn 3 3 5 3 1 1

GL105 ĐX Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

HT Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

SVN1 ĐX Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

HT Gọn Gọn 1 1 3 3 1 1

HT1 (đ/c)

ĐX Hơi gọn Hơi gọn 3 - 5 3 - 5 5 - 7 5 1 1

HT Hơi gọn Hơi gọn 3 - 5 3 - 5 5 - 7 5 - 7 1 1

Kết quả theo dõi tại Bảng 3.3, cho thấy một số đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm không khác nhiều giữa vụ ĐX và HT, đó là: Dạng cây: hầu hết các giống thí nghiệm có dạng cây gọn đến hơi gọn trong cả 2 vụ ĐX và HT. Các giống SV181, GL105 và SVN1 cứng cây. Hầu hết các giống lúa đều có độ tàn lá trung bình (điểm 3). Riêng các giống SV46 và HT1 chuyển vàng khi chín (điểm 5). Độ thoát cổ bông: Các giống đều trổ bông thoát hoàn toàn (điểm 1). 3.1.2. Nghiên cứu phản ứng sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm, vụ

ĐX2013-2014 và HT2014

Bảng 3.4. Tình hình sâu, bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm ĐVT: điểm

Giống

Chỉ

tiêu Sâu đục thân

Bệnh đốm

nâu

Bệnh

khô vằn Đạo ôn

Vụ QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX 0 0 0 0 0 0 1 - 3

1 - 3

HT 0 0 0 0 0 0 0 0

SV46 ĐX 1-3 1-3 1 1 1-3 1-3 0 0

HT 1-3 1-3 1 - 3 1 - 3 1-3 1-3 0 0

GL105 ĐX 0 0 1 1 0 0 0 0

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

HT 0 0 1 1 0 0 0 0

SVN1 ĐX 1 1 0 0 0 0 0 0

HT 1 1 0 0 0 0 0 0

HT1 (đ/c)

ĐX 1 1 5 5 1 1 0 0

HT 1 - 3 1 - 3 5 - 7 5 1 1 0 0

Kết quả nghiên cứu phản ứng sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm tại Bảng 3.4, cho thấy: các giống lúa SVN1 và GL105 ít sâu bị sâu bệnh gây hại, 3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí

nghiệm, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Chỉ

tiêu Số bông/m2 Số hạt/bông

Tỷ lệ hạt chắc

(%)

KL 1000 hạt

(gam)

Vụ QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 ĐX 292,00b 295,00b 150,51a 151,38a 82,12a 83,70a 23,66 23,70

HT 289,53ab 291,67b 147,75a 152,64a 81,01a 81,02a 23,56 24,13

SV46 ĐX 275,00cd 274,67d 142,68e 141,75d 78,60d 79,92e 25,56 25,78

HT 266,50cd 268,67d 144,24d 143,30e 76,46d 77,85e 25,26 25,20

GL105 ĐX 281,33c 280,33c 148,22b 148,03b 80,00b 81,76b 24,60 24,76

HT 270,37bc 274,00c 147,58b 148,15d 79,02b 80,13c 24,40 24,40

SVN1 ĐX 301,00a 307,00a 148,34c 149,33b 79,68c 81,18c 24,53 24,68

HT 293,85a 296,67a 146,82c 147,04c 78,69d 80,27b 24,30 24,30

HT1

(đ/c)

ĐX 272,00d 275,00d 151,58d 147,16c 76,16e 80,23d 24,30 24,47

HT 255,45d 259,33e 147,51e 141,77d 74,55e 78,91d 24,27 24,27

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một

cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Quảng Bình sản xuất vụ ĐX điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi hơn vụ

HT nên các yếu tố cấu thành năng suất số bông/m2, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông trong vụ ĐX cao hơn vụ HT, trong khi khối lượng 1000 hạt sai khác không đáng kể, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Uga Y và cs (2007) [112].

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Bảng 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm

Giống

Chỉ

tiêu NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)

NSTT

trung

bình

(tấn/ha)

NSTT

so với

đ/c (%) Vụ QN BT QN BT

SV181 ĐX 8,5a 8,8b 7,5b 7,6b 7,6 120,8

HT 8,1a 8,7a 7,0b 7,1b 7,0 125,0

SV46 ĐX 7,8c 7,9d 6,5d 6,6d 6,6 104,6

HT 7,3c 7,5b 6,0d 6,2d 6,1 108,7

GL105 ĐX 8,2b 8,3c 7.1c 7,2c 7,6 121,7

HT 7,6b 7,8b 6,4c 6,4c 6,4 114,3

SVN1 ĐX 8,7a 9,1a 7,6a 7,9a 7,8 123,3

HT 8,2a 8,5a 7,1a 7,4a 7,2 127,6

HT1 (đ/c)

ĐX 7,6d 7,8d 6,2e 6,3e 6,3 -

HT 6,8d 7,0c 5,5e 5,8e 5,6 -

Qua kết quả nghiên cứu NSTT tại Bảng 3.6, cho thấy: các giống SV181, SVN1 và GL105 có số bông/m2 và hạt chắc/bông cao nên cho NSTT cao, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu Nguyễn Hữu Tề và cs (1997) [63].

3.1.4. Kết quả đánh giá độ ổn định về năng suất và tính thích nghi của các

giống lúa thí nghiệm tại các điểm nghiên cứu, vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014

3.1.4.1. Độ ổn định về năng suất của các giống thí nghiệm trong vụ

ĐX2013-2014

Bảng 3.7. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ

Tên giống Năng suất

TB (tấn/ha)

Hệ số

hồi quy

(bi)

Ttn

Độ lệch

hồi quy

(S2di)

P

SV181 7,6 0,56 1,65 0,87 0,89

SV46 6,6 3,62 14,35* -4,38 0,39

GL105 7,6 1,69 12,33* 5,35 0,32

SVN1 7,7 -0,31 1,80 1,06 0,83

HT1 (đ/c) 6,3 0,23 0,91 2,32 0,76

Ghi chú: “*” sai khác ở mức 95%. Qua kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.7, cho thấy: trong điều kiện sản xuất

vụ Đông Xuân các giống SV181, SVN1 cho năng suất ổn định qua các môi trường thí nghiệm vì có độ lệch của đường hồi quy nhỏ (S2di) và P không đáng

kể (P<0,95) (không có dấu *). Giống SV46 (bi = 3,62), GL105 (bi = 1,69) được xem là ổn định. Tuy nhiên, giống này có hệ số hồi quy bi >1 và Ttn > T (có dấu *) nên chỉ thích hợp ở môi trường thuận lợi, cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh cao.

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

3.1.4.2. Độ ổn định về năng suất của các giống thí nghiệm trong vụ Hè thu 2014

Bảng 3.8. Độ ổn định về năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè Thu

Tên giống

Năng suất

trung bình

(tấn/ha)

Hệ số

hồi quy

(bi)

Ttn

Độ lệch

hồi quy

(S2di)

P

SV181 7,0 0,54 1,82 1,08 0,59

SV46 6,1 1,45 0,24 18,20 1,00*

GL105 6,6 0,38 1,73 12,68 0,97*

SVN1 7,2 0,76 0,23 1,02 0,69

HT1 (đ/c) 5,6 0,65 0,47 1,25 0,80

Ghi chú: “*” sai khác ở mức 95%. Kết quả số liệu vụ Hè thu ở Bảng 3.8, cho thấy: các giống SVN1, SV181

có tính thích ứng cũng như ổn định về năng suất trong cả hai vụ sản xuất Đông xuân và Hè thu tại Quảng Bình. 3.1.4.3. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm

Bảng 3.9. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm (Ij)

Địa điểm Chỉ số môi trường (Ij)

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu

Bố Trạch 0,1 -2,2

Quảng Ninh 3,5 3,2

Kết quả trình bày ở Bảng 3.9, cho thấy trung bình chung cho cả 2 vụ Đông Xuân và 2 vụ Hè Thu thì tại Quảng Ninh môi trường thí nghiệm thuận lợi, tại Bố Trạch môi trường không thuận lợi hoặc chưa rõ ràng. 3.1.5. Nghiên cứu về chất lượng hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm, vụ

ĐX2013 - 2014 và HT2014

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hình thái hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Giống Dài hạt (mm) Rộng hạt (mm) Dài /Rộng

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

SV181 6,65 6,64 2,31 2,30 2,87 2,88

SV46 6,72 6,72 2,24 2,23 3,00 3,01

SVN1 6,69 6,68 2,42 2,41 2,76 2,77

GL105 4,15 4,14 2,18 2,18 1,90 1,89

HT1(đc) 5,98 5,96 2,38 2,37 2,51 2,51

(Kết quả đánh giá được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về hình thái hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Giống

Dài hạt

(mm)

Rộng hạt

(mm) Dài /Rộng

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

SV181 6,66 6,66 2,32 2,31 2,87 2,88

SV46 6,72 6,71 2,24 2,23 3,00 3,00

SVN1 6,70 6,69 2,43 2,41 2,75 2,77

GL105 4,15 4,14 2,19 2,18 1,89 1,89

HT1(đc) 5,99 5,97 2,39 2,38 2,50 2,50

(Kết quả đánh giá được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa Viện cây Lương thực cây Thực phẩm,2015)

Bảng 3.12. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Tên giống

Hàm lượng

amylose (%)

Protein

(%) Độ bền gel

Độ trở hồ

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

SV181 17,55 17,60 7,80 7,75 Mềm Mềm TB TB

SV46 19,17 19,21 7,56 7,50 Mềm Mềm Thấp Thấp

SVN1 14,50 14,56 8,75 8,69 Mềm Mềm TB TB

GL105 19,82 19,91 8,90 8,82 Mềm Mềm TB TB

HT1 (đc) 18,25 18,30 7,23 7,16 Mềm Mềm TB TB

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Bảng 3.13. Đặc tính chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX2013 - 2014 và HT2014 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Tên giống

Hàm lượng amylose

(%)

Protein

(%) Độ bền gel

Độ trở hồ

(điểm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

SV181 17,50 17,55 7,74 7,75 Mềm Mềm TB TB

SV46 19,15 19,17 7,47 7,49 Mềm Mềm Thấp Thấp

SVN1 14,45 14,48 8,70 8,64 Mềm Mềm TB TB

GL105 19,78 19,83 8,76 8,80 Mềm Mềm TB TB

HT1 (đc) 18,20 18,26 7,20 7,19 Mềm Mềm TB TB

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Bảng 3.14. Các chỉ tiêu về chất lượng ăn uống của các giống lúa thí nghiệm vụ ĐX 2013 - 2014 và HT2014 tại Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

ĐVT: điểm

Chỉ

tiêu

Giống

Chất lượng cơm

Độ trắng Mùi thơm Độ mềm Độ dẻo Độ ngon

Vụ ĐX

SV181 4 4 4 4 4

SV46 3 4 4 4 4

SVN1 4 2 4 4 4

GL105 3 2 3 3 3

HT1(đc) 3 4 4 4 4

Vụ HT

SV181 4 4 4 4 4

SV46 3 4 4 4 4

SVN1 4 2 4 4 4

GL105 3 2 3 3 3

HT1(đc) 3 4 4 4 4

(Kết quả phân tích được thực hiện tại phòng Phân tích sinh hóa thuộc Viện cây Lương thực cây Thực phẩm, năm 2015)

Kết quả phân tích về chất lượng gạo cho thấy các giống lúa thí nghiệm là các giống lúa chất lượng.

Kết quả nghiên cứu xác định giống lúa triển vọng, cho thấy: 2 giống lúa SV181 và SVN1 hội tụ nhiều ưu điểm, đó là: thời gian sinh trưởng ngắn, sản xuất được cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu, sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình. Trên cơ sở kết quả xác định được 2 giống lúa mới ngắn ngày, năng suất chất lượng cao SV181 và SVN1, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 (lượng giống gieo và tổ hợp phân bón) phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Bình. 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM

CANH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI NGẮN NGÀY ĐƯỢC XÁC ĐỊNH

SV181 VÀ SVN1 TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG ĐƯỢC BỒI HÀNG NĂM

TẠI QUẢNG BÌNH VỤ ĐX2014 - 2015 VÀ HT2015

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

3.2.1. Kết quả nghiên cứu lượng giống gieo sạ thích hợp đối với giống lúa

SV181 và SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Bình,

vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến một số đặc điểm sinh

trưởng, phát triển của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ

ĐX2014 - 2015 và HT2015

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây lúa ở các mật độ gieo sạ khác nhau là cơ sở tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa.

Bảng 3.16. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày)

3-4 lá Bắt đầu

đẻ nhánh

Kết thúc đẻ

nhánh

Bắt đầu trỗ

Kết thúc trỗ

Chín

Vụ ĐX

L1G1 14 23 39 65 69 96

L1G2 16 27 45 75 82 108

L2G1 14 23 38 63 68 94

L2G2 16 27 44 74 80 107

L3G1 14 23 36 61 66 92

L3G2 16 27 41 72 77 104

Vụ HT

L1G1 10 17 32 58 64 86

L1G2 12 19 41 68 76 97

L2G1 10 17 31 57 63 85

L2G2 12 19 39 67 74 96

L3G1 10 17 30 55 61 83

L3G2 12 19 37 65 72 93

Bảng 3.17. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và

HT2015

Công

thức

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh

hữu hiệu

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ nhánh

hữu hiệu

(%)

Chiều cao cây

cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L1G1 2,37b 2,20ab 1,77ab 1,67ab 74,70ab 73,45ab 98,01a 95,07a

L1G2 2,50a 2,37a 2,00a 1,90a 80,30a 80,43a 92,60c 91,30c

L2G1 2,33b 2,10bc 1,73bc 1,50bc 73,91ab 71,43ab 97,80a 94,47b

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Công

thức

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh

hữu hiệu

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ nhánh

hữu hiệu

(%)

Chiều cao cây

cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L2G2 2,40b 2,17ab 1,80ab 1,60bc 75,00ab 72,22ab 91,67d 90,70d

L3G1 2,10c 1,93cd 1,50c 1,37c 71,43b 69,56ab 95,70b 94,57b

L3G2 2,20c 1,90d 1,60bc 1,37c 72,73ab 68,33b 90,80e 90,43d

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu Bảng 3.17, cho thấy lượng giống gieo ảnh hưởng đến chiều cao của cây lúa, lượng giống gieo tăng (mật độ quân thể cao) chiều cao cây giảm. 3.2.1.2. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá

đòng và độ tàn lá lúc chín của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình,

vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng và độ tàn lá của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014

- 2015 và HT2015

Công

thức

lượng

giống

gieo sạ

Chỉ số diện tích lá lúc...

(m2 lá xanh/m2 đất)

Diện tích lá đòng

(cm2)

Độ tàn lá

(lá)

BĐ đẻ

nhánh

KT đẻ

nhánh

trổ Chín ĐX HT ĐX HT

L1G1 1,87d 2,37d 4,27e 3,07de 39,13a 37,17a 3,27b 3,06b

L1G2 1,70e 2,17e 4,00f 3,00e 33,50c 31,57e 3,67a 3,40a

L2G1 2,07c 2,67c 5,27c 3,37c 37,30c 36,87b 2,73d 2,50d

L2G2 1,77de 2,37d 4,97d 3,20cd 33,00cd 32,53d 3,00c 2,77c

L3G1 2,57a 3,27a 5,93a 4,47a 36,90b 35,50c 2,27e 2,07e

L3G2 2,23b 2,97b 5,63b 4,10b 32,60d 31,67e 2,37e 2,07e

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.18, cho thấy hai chỉ tiêu này có sự sai khác rõ rệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% ở các lượng giống gieo khác nhau, diện tích lá đòng và số lá xanh còn lại trên cây lúc chín có xu hướng giảm khi lượng giống gieo sạ tăng.

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

3.2.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng tích lũy chất khô

của giống lúa SV181, SVN1

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức bón

phân

Hàm lượng chất khô (tấn/ha)

Đẻ nhánh tối đa Bắt đầu trổ Thời kỳ chín

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L1G1 3,69e 3,52e 7,70e 7,60e 15,78d 15,63e

L1G2 3,52f 3,44f 7,93f 7,42f 15,19e 15,17f

L2G1 4,75c 4,67c 8,35b 8,21b 18,87b 18,64c

L2G2 4,45d 4,37d 8,02d 7,89d 18,41c 18,26d

L3G1 5,07a 5,00a 8,52a 8,36a 19,26a 19,06a

L3G2 4,88b 4,72b 8,26c 8,15c 18,91b 18,80b

Ghi chú: a, b, c, d, chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả đánh giá ở Bảng 3.19, cho thấy: Hàm lượng chất khô tăng qua các thời kỳ theo dõi và đạt cao nhất ở thời kỳ lúa chín, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yosida S (1981) [115]. 3.2.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến sự phát sinh và gây hại của

sâu bệnh trên giống SV181 và SVN1

Bảng 3.20. Tình hình sâu hại trên giống lúa SV181 và SVN1 ở các công thức thí nghiệm (Số liệu trung bình 2 vụ ĐX 2014- 2015 và HT2015 tại Quảng Bình)

Công

thức

Sâu

cuốn lá nhỏ

(điểm

0-9)

Sâu

đục thân

(điểm

0-9)

Rầy nâu

(điểm

0-9)

Bệnh

đạo ôn

hại lá

(điểm

0-9)

Bệnh

đạo ôn

cổ bông

(điểm

0-9)

Bệnh khô

vằn

(điểm

0-9)

Đốm nâu

(điểm

0-9)

L1G1 0 0 0 0 0 - 1 0 0

L1G2 0 0 0 0 0 0 0

L2G1 0-1 1 1 1 1-2 0-1 0-1

L2G2 0-1 1 0 0 0 0-1 0-1

L3G1 1-3 1-3 1 1-2 2-3 1-3 1

L3G2 1-3 1-3 1 0 -1 0-1 1 1

Kết quả theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của một số đối tượng sâu bệnh được thể hiện ở Bảng 3.20 cho thấy, khi tăng lượng giống gieo các đối

tượng sâu, bệnh có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tăng lượng giống gieo 3.2.1.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống lúa SV181 và SVN1

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và

HT2015

CÔNG

THỨC

Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ

chắc/bông (%)

KL 1.000 hạt

(g)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

L1G1 245,00c 240,00e 165,0a 151,04a 86,57b 86,20b 23,90 23,07

L1G2 239,33e 249,00d 161,0a 144,59b 90,87a 85,27c 24,10 24,00

L2G1 307,00b 300,27c 161,3a 129,31c 82,37c 84,83d 23,70 23,07

L2G2 300,00c 319,50a 149,7b 124,79d 91,77a 83,50e 24,00 23,97

L3G1 313,00a 316,07b 151,0b 116,20e 76,80d 86,57a 23,70 23,07

L3G2 306,00b 320,47a 141,0ce 120,06f 85,07b 81,93f 24,00 24,00

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.21 cho thấy, lượng giống gieo sạ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất, đặc biệt là cơ sở cho việc hình thành số bông trong quần thể, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan (2006) [42].

Bảng 3.22. Ảnh hưởng lượng giống gieo sạ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015

ĐVT: tấn/ha

CÔNG THỨC ĐX HT

NSLT NSTT NSLT NSTT

L1G1 8,2c 6,7f 7,2d 6,0f

L1G2 8,4bc 6,8e 7,3c 6,1e

L2G1 9,5a 7,8b 7,5b 6,5b

L2G2 9,8a 8,2a 7,9a 6,7a

L3G1 8,4bc 7,0d 7,3c 6,1d

L3G2 8,6b 7,2c 7,5b 6,2c

Kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.22 cho thấy, NSTT cao nhất ở L2 (lượng giống gieo 80 kg/ha), thấp nhất ở công thức L1 (lượng giống gieo sạ 60 kg/ha), kết quả cho thấy sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê của về năng suất thực thu giữa các mật độ gieo sạ khác nhau ở độ tin cậy 95%. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu lượng phân bón thích hợp đối với giống lúa

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

SV181 và SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại Quảng Bình,

vụ ĐX2014 -2015 và HT2015

Thí nghiệm thực hiện các tổ hợp phân bón trên hai giống lúa SV181 (G1) và SVN1 (G2), đó là: (P1): 80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O; (P2): 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O; (P3): 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. 3.2.2.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số đặc điểm sinh trưởng,

phát triển của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015

và HT2015

Bảng 3.23. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

Thời gian từ khi gieo đến ... (ngày)

3-4 lá Bắt đầu đẻ

nhánh Kết thúc đẻ nhánh

Bắt đầu trỗ

Kết thúc trỗ

Chín

Vụ ĐX

P1G1 14 23 39 64 68 95

P1G2 16 27 45 75 81 107

P2 G1 14 23 38 63 68 94

P2 G2 16 27 44 74 80 105

P3 G1 14 23 39 65 67 96

P3 G2 16 27 46 76 82 108

Vụ HT

P1G1 10 17 32 59 66 84

P1G2 12 19 41 69 76 97

P2 G1 10 17 31 58 63 82

P2 G2 12 19 39 67 72 95

P3 G1 10 17 33 59 66 85

P3 G2 12 19 42 70 77 98

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu cây lúa ít chịu ảnh hưởng của lượng phân bón. Từ giai đoạn cây đẻ nhánh trở về sau, các công thức có lượng phân bón thấp (P1) hoặc cao (P3) thì các giống có thời gian sinh trưởng kéo dài hơn những công thức có lượng phân bón hợp lý (P2), kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Như Hà (2006) [35],.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng lượng phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Công

thức

lượng

phân

bón

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số nhánh

hữu hiệu

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ nhánh hữu

hiệu

(%)

Chiều cao cây

cuối cùng

(cm)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

P1G1 1,97c 1,87c 1,27d 1,31b 64,40bc 70,73ab 95,57c 94,10c

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

P1G2 2,07bc 1,90bc 1,37cd 1,40b 66,20abc 73,83ab 90,47f 90,20f

P2 G1 2,17bc 1,97abc 1,57b 1,47ab 72,30ab 74,63ab 97,70b 96,30b

P2 G2 2,40ab 2,20a 1,77a 1,67a 73,80a 75,60a 92,63e 91,37e

P3 G1 2,47a 2,10ab 1,53bc 1,40b 62,23c 66,97b 99,77a 98,40a

P3 G2 2,57a 2,27a 1,67ab 1,50ab 65,17bc 75,00ab 93,20d 92,93d

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Qua kết quả nghiên cứu Bảng 3.24, cho thấy: lượng phân bón có ảnh hưởng đến chiều cao cây các giống lúa thí nghiệm, khi tăng lượng phân bón thì chiều cao cây tăng, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Như Hà (2006) [35]. 3.2.2.2. Ảnh hưởng lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng

và độ tàn lá lúc chín của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ

ĐX2014 - 2015 và HT2015

Bảng 3.25. Ảnh hưởng phân bón đến chỉ số diện tích lá, diện tích lá đòng và độ tàn lá của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và

HT2015

Công

thức

bón

phân

Chỉ số diện tích lá lúc...

(m2 lá xanh/m2 đất)

Diện tích lá

đòng (cm2)

Độ tàn lá

(lá)

BĐ đẻ

nhánh

KT đẻ

nhánh

trổ Chín ĐX HT ĐX HT

P1G1 2,00de 2,70bc 5,40cd 3,73e 36,10c 35,23c 2,27c 2,07c

P1G2 1,87e 2,30c 4,77e 3,47f 32,60f 31,83f 2,63bc 2,50b

P2 G1 2,27bc 2,90ab 5,77c 4,47c 36,60b 35,77b 2,50bc 2,07c

P2 G2 2,07cd 2,60bc 5,40d 4,10d 33,10e 32,57e 2,90b 2,53b

P3 G1 2,57a 3,20a 6,67a 5,10a 37,00a 36,70a 2,80b 2,50b

P3 G2 2,30b 3,00ab 6,20b 4,70b 33,60d 33,07d 3,30a 2,96a

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một

cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05. Kết quả nghiên cứu Bảng 3.25, về ảnh hưởng của lượng phân bón đến chỉ

số diện tích là, cho thấy chỉ số diện tích lá tăng nhanh qua các thời kỳ từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh đến trỗ và giảm dần ở thời kỳ lúa chín. 3.2.2.3. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của

giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX2014 - 2015 và HT2015

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa SV181 và SVN1 vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 tại Quảng Bình

Công thức bón phân

Hàm lượng chất khô (tấn/ha)

Đẻ nhánh tối đa Bắt đầu trổ Thời kỳ chín

ĐX HT ĐX HT ĐX HT

P1G1 5,11c 5,06c 8,58d 8,41ab 19,29d 19,08c

P1G2 4,90d 4,82e 8,29f 8,18b 18,94f 18,83e

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

P2 G1 5,26b 5,17b 8,76b 8,64a 19,48b 19,29b

P2 G2 5,11c 5,00d 8,42e 8,37ab 19,15e 18,90d

P3 G1 5,48a 5,35a 8,92a 8,54a 19,85a 19,71a

P3 G2 5,25b 5,16b 8,68c 8,61a 19,38c 19,23b

Ghi chú: a, b, c, d,e, f chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố phân bón đến khả năng tích lũy chất khô Bảng 3.26 cho thấy, hàm lượng chất khô tăng theo chiều hướng tăng lượng phân bón. Trong đó, hàm lượng chất khô đạt cao nhất ở giai đoạn lúa chín trên cả 2 giống lúa SV181 và SVN1. 3.2.2.4. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sự phát sinh và gây hại của

sâu bệnh trên giống SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và

HT2015

Bảng 3.27. Tình tình bệnh hại đối với giống lúa SV181 và SVN1 ở các công thức thí nghiệm (Số liệu trung bình 2 vụ ĐX 2014- 2015 và HT2015 tại Quảng Bình)

ĐVT: điểm

Công

thức

Sâu

cuốn

lá nhỏ

Sâu

đục thân

Rầy

nâu

Bệnh

đạo ôn

hại lá

Bệnh

đạo ôn

cổ

bông

Bệnh

khô vằn Đốm nâu

P1G1 0-1 0-1 0 1 1 1 0-1

P1G2 0-1 0-1 0 0 0 0 0-1

P2 G1 0-1 1 1 1-3 1-3 1 0

P2 G2 1 1 1 0 0 1 0

P3 G1 1-3 1-3 1 2-3 2-3 1-3 0

P3 G2 1-3 1-3 1 0 0 1-3 0

Kết quả đánh giá Bảng 3.27, cho thấy: Mức độ nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, sâu

đục thân và rầy nâu tăng với tăng lượng phân bón nhưng mức độ không cao. 3.2.2.5. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014

- 2015 và HT2015

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

CÔNG

THỨC

Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ

chắc/bông (%)

KL 1.000

hạt

(g)

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT

P1G1 293,07d 276,17e 134,45f 133,54f 81,27d 80,27c 23,23 23,07

P1G2 287,27e 268,80f 134,83e 136,02d 82,47cd 79,67c 24,07 24,00

P2 G1 314,77a 296,67b 142,26b 138,73b 86,67a 86,30a 23,17 23,07

P2 G2 300,17c 281,37d 146,81a 145,40a 85,87a 85,33a 24,07 24,00

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

P3 G1 316,80a 304,80a 135,13d 130,86e 83,27bc 82,07b 23,13 23,10

P3 G2 308,27b 295,87c 134,16c 134,27c 84,77ab 81,57b 24,13 23,97

Ghi chú: a, b, c, d, e, f, g, h chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức 0,05.

Xét ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất, qua kết quả nghiên cứu Bảng 3.28 cho thấy, lượng phân bón có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất ở các mức bón phân khác nhau, sự sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê giữa các lượng phân bón khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng lượng phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa SV181, SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và

HT2015

ĐVT: tấn/ha

CÔNG

THỨC

ĐX HT

NSLT NSTT NSLT NSTT

P1G1 7,4f 6,1e 6,8f 5,7e

P1G2 7,6e 6,2d 6,9e 5,8d

P2 G1 8,9b 7,6a 8,1b 6,5a

P2 G2 9,1a 7,8a 8,4a 6,7a

P3 G1 8,2d 6,3c 7,5d 5,9c

P3 G2 8,4c 6,5b 7,8c 6,0b

Xét ảnh hưởng của lượng phân bón đến NSLT và NSTT, qua kết quả

nghiên cứu ở Bảng 3.29 cho thấy, lượng phân bón có ảnh hưởng đến NSLT và NSTT của giống thí nghiệm, sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê của NSLT và NSTT giữa các lượng phân bón khác nhau ở độ tin cậy 95% trong vụ Đông xuân và Hè Thu. 3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên 2 giống

lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015

Bảng 3.30. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trên giống lúa SV181 và SVN1 tại Quảng Bình, vụ ĐX 2014 - 2015 và HT2015 (số TB 2 vụ)

ĐVT: trđ/ha

Công thức Tổng thu TB Tổng chi TB Lãi thuần TB

L1G1 36,822 23,566 13,256

L1G2 37,272 23,566 13,706

L2G1 41,112 23,866 17,246

L2G2 41,952 23,866 18,086

L3G1 37,740 24,166 13,574

L3G2 38,400 24,166 14,234

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

P1G1 35,262 24,219 11,043

P1G2 35,868 24,219 11,649

P2 G1 38,712 24,826 13,886

P2 G2 39,570 24,826 14,744

P3 G1 36,882 25,444 11,438

P3 G2 37,092 25,444 11,648

Ghi chú: Giá phân chuồng: 300 đ/kg; Ure: 7.500 đ/kg; Lân: 3000 đ/kg; Kali: 8.000 đ/kg; giống: 15.000 đ/kg; Công lao động: 150.000 đ/công; sản phẩm bán ra (lúa): 6.000 đ/kg.

Qua kết quả số liệu ở Bảng 3.30 cho thấy, đối với 2 giống lúa có thời gian

sinh trưởng ngắn ngày SV181 và SVN1 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong vụ Đông xuân và Hè thu, đó là lượng gieo sạ 80 kg giống/ha (L2) và lượng phân vô cơ 90 kg N+ 80 kg P2O5+ 80 kg K2O (P2), trên nền 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg vôi bột/ha. 3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN

PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY SV181 VÀ

SVN1 ĐƯỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TẠI QUẢNG BÌNH, VỤ

ĐX2015-2016 VÀ HT2016

Ruộng mô hình thực hiện lượng giống sử dụng để gieo sạ thích hợp 80 kg

hạt giống cho một ha. Lượng phân bón vô cơ tính cho một ha gieo trồng: 90 kg N+ 80 kg P2O5 + 80 kg K2O. Dùng giống lúa HT1 là giống ngắn ngày, chất lượng đang sử dụng rộng rai tại Quảng Bình làm đối chứng. 3.3.1. Một số đặc tính nông học của giống lúa SV181, SVN1 và HT1 (đ/c) ở

các mô hình tại Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016

Bảng 3.31. Một số đặc điểm nông học của giống SV181 và SVN1 ở các mô hình trong vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016

Vụ Giống TGST

(ngày)

Chiều

cao

cây

(cm)

Độ

thuần

đồng

ruộng

(điểm)

Độ

thoát

cổ

bông

(điểm)

Độ

cứng

cây

(điểm)

Độ

tàn

(điểm)

Độ

rụng

hạt

(điểm)

ĐX

2015-

2016

SV181 91 98,2 1 1 1 3 3

SVN1 102 88,6 1 1 1 3 3

HT1 (đ/c) 100 98,9 1 1 5 3 5

HT

2016

SV181 82 96,5 1 1 1 3 3

SVN1 95 87,7 1 1 3 3 3

HT1 (đ/c) 93 95,1 1 1 5 5 5

3.3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên giống lúa SV181 và SVN1 ở mô hình tại

Quảng Bình, vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

Bảng 3.32. Tình hình sâu bệnh hại đối với giống lúa SV181 và SVN1 trong vụ ĐX 2015-2016 và HT 2016

Vụ Giống

Sâu (điểm) Bệnh (điểm)

Đục thân

Cuốn lá

Rầy nâu

Đạo ôn lá

Đạo ôn cổ bông

Khô vằn

Đốm nâu

ĐX 2015-

2016

SV181 0-1 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1

SVN1 0-1 0-1 0-1 0 0 0-1 0

HT1 (đ/c) 1-3 0-1 0-1 0-1 0 1-3 3-5

HT 2016

SV181 0 1-3 0-1 0 0 1-3 0-1

SVN1 0-1 1-3 0-1 0 0 1-3 0-1

HT1 (đ/c) 1-3 3 1-3 0 0 3-5 5

Ghi chú: Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng có sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ.

Kết quả đánh giá tình hình sâu, bệnh gây hại thể hiện ở Bảng 3.32, cho thấy: Đối với giống SV181 vụ ĐX trong các mô hình nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh chính như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn và đốm nâu (điểm 0-3); sâu đục thân, cuốn lá và rầy nâu (điểm 0-3), tương đương giống đối chứng HT1. Đối với giống SVN1 tương đối sạch sâu bệnh, trong vụ Đông xuân và Hè thu, giống lúa SVN1 hầu như chưa thấy các đối tượng sâu, bệnh chính phát sinh gây hại. Giống đc HT1 nhiễm nhẹ đến vừa các đối tượng sâu, bệnh, trong đó bị nhiễm nặng bệnh đốm nâu trong cả vụ ĐX và HT. 3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa SV181 và SVN1 ở các

mô hình tại Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016

Bảng 3.33. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa ở các mô hình (số liệu trung bình của các điểm)

Vụ Giống

Số

Bông

HH/m2

Số hạt

/bông

Tỷ

lệ

chắc

(%)

KL1.000

hạt (g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

NSTT

tăng

so với

đ/c

(%)

ĐX

2015-

2016

SV181 315 131,9 87,9 23,6 8,6 7,0 116,4

SVN1 320 128,5 87,1 24,3 8,7 7,1 118,2

HT1 (đ/c)

299 123,3 83,5 24,2 7,4 6,0 100,0

HT

2016

SV181 307 121,5 87,2 23,4 7,6 6,1 110,8

SVN1 312 118,6 86,8 24,1 7,7 6,2 112,2

HT1 (đ/c)

286 111,9 80,4 24,0 6,1 5,5 100,0

Kết quả nghiên cứu ở số liệu Bảng 3.33, cho thấy: Năng suất thực thu Giống lúa SVN1 cho năng suất thực thu cao nhất đạt từ 6,2 - 7,1 tấn/ha, cao hơn

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

giống đ/c HT1 từ 12,2 - 18,2%. Giống SV181 năng suất thực thu đạt từ 6,1 - 7,0

tạ/ha, cao hơn đối chứng 10,8 - 16,4%. 3.3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống lúa SV181, SVN1 tại

Quảng Bình, vụ ĐX2015 - 2016 và HT2016

Để có cơ sở khuyến cáo đưa giống lúa mới vào sản xuất, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu kinh tế mang lại khi sản xuất các giống lúa mới SV181 và SVN1 so với giống lúa HT1 đang sản xuất đại trà tại địa phương.

Qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, các giống lúa mới SV181 và SVN1 có lai thuần cao hơn giống đối chứng HT1, tùy theo địa phương và mùa vụ sản xuất, đó là: Đối với giống SV181 lai thuần cao hơn giống đối chứng

HT1 trong vụ ĐX 2015 - 2016 dao động từ 4,2 - 7,2 trđ/ha và vụ HT 2016 dao động từ 1,8 - 5,4 trđ/ha; Đối với giống SVN1 lai thuần cao hơn giống đối chứng HT1 trong vụ ĐX 2015 - 2016 dao động từ 5,4 - 8,4 trđ/ha và vụ HT 2016 dao động từ 2,4 - 6,0 trđ/ha.

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đa xác định được 2 giống lúa có nhiều

đặc điểm nổi trội, phù hợp cho sản xuất cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu tại Quảng

Bình, đó là:

Giống SV181 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, vụ Đông xuân từ 90 đến

95 ngày, vụ Hè thu từ 80 đến 85 ngày, cứng cây, ít nhiễm sâu bệnh hại (sâu đục

thân điểm 0-1, khô vằn điểm 0-1, đốm nâu 0 -1), có năng suất cao trong các mô

hình sản xuất (vụ Đông xuân 7,1 tấn/ha; vụ Hè thu 6,1 tấn/ha), có khả năng thích

nghi và ổn định ở tất cả các môi trường thí nghiệm trong sản xuất (vụ Đông xuân

S2di = 0,87, vụ Hè thu S2di = 1,08 và P không đáng kể ); gạo hạt dài, hạt trong

không bạc bụng, chất lượng gạo cao (amylose từ 17,55 - 17,7%, protein 7,75 -

7,8%), cơm thơm (điểm 4), cơm đậm và ngon (điểm 4).

Giống SVN1 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, vụ Đông xuân từ 100 đến

105 ngày, vụ Hè thu từ 95 đến dưới 100 ngày, chống chịu sâu bệnh tốt (sâu đục

thân điểm 0-1, khô vằn điểm 0-1, đốm nâu 0), cho năng suất cao trong các mô

hình (vụ Đông xuân 7,2 tấn/ha; vụ Hè thu 6,2 tấn/ha), có khả năng thích nghi và

ổn định ở tất cả các môi trường (vụ Đông xuân S2di = 1,06, vụ Hè thu S2di =

1,02 và P không đáng kể); cứng cây chống đổ nga tốt, gạo hạt dài, chất lượng gạo

tốt (amylose từ 14,5 - 14,56%, protein 8,69 - 8,75%), cơm ngon (điểm 4).

1.2. Tại Quảng Bình, trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm,

lượng giống gieo sạ 80 kg/ha, 500 kg vôi/ha và lượng phân bón 10 tấn phân

chuồng + 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O cho năng suất và hiệu quả kinh tế

cao nhất đối với giống lúa SV181 và SVN1.

1.3. Tại Quảng Bình, mô hình sản xuất thử nghiệm áp dụng quy trình kỹ

thuật thâm canh giống lúa SV181 và SVN1 vụ Đông xuân và Hè thu cho thấy,

cả hai giống giống lúa đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt; cho năng

suất cao và ổn định; gạo thơm nhẹ, chất lượng cao; cứng cây chống đổ nga tốt;

mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Giống lúa SV181 lai thuần vụ Đông xuân

từ 15,1 - 20,0 trđ/ha và vụ Hè thu từ 11,8 - 13,6 trđ/ha; giống SVN1 lai thuần

vụ Đông xuân từ 15,7 - 20,5 trđ/ha và vụ Hè thu từ 11,8 - 14,8 trđ/ha. Riêng

giống lúa SV181 nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn trong vụ Đông xuân nên cần có biện

pháp phòng trừ trong sản xuất.

2. Đề nghị

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

2.1. Giống lúa mới SV181 được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới cho

khu vực Bắc Trung bộ, DHNTB và Tây Nguyên. Giống đa được bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ, do đó tiếp tục phát triển giống rộng rai trong sản xuất tại tỉnh

Quảng Bình và các tỉnh ở khu vực đa được công nhận trong vụ sản xuất Đông

xuân và Hè thu.

Giống lúa SVN1 được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đa được đánh giá

qua kết quả khảo nghiệm DUS, VCU, KNSX tại Trung tâm KKNG&SPCT

Quốc gia, do đó tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng khoa học Bộ

NN&PTNT công nhận giống lúa mới để từng bước phát triển giống trong sản

xuất tại Quảng Bình và các tỉnh trong khu vực BTB, DHNTB và Tây Nguyên.

2.2. Áp dụng các kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh

lượng giống gieo 80 kg/ha, 500 kg vôi/ha và lượng phân bón 10 tấn phân

chuồng + 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O, đối với các giống lúa mới SV181

và SVN1 trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại tại tỉnh Quảng Bình.

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Nguyễn Xuân Kỳ, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim (2014). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất các giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng cao năm 2013 - 2014 tại Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Tập 2, tr.59-65.

2. Nguyễn Xuân Kỳ, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, Hoàng Văn Hải (2015). Kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa SV181 tại một số tỉnh

miền Trung. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Tập 1, tr.77-82. 3. Nguyễn Xuân Kỳ, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim (2016). Ảnh hưởng của

lượng giống gieo đến năng suất một số giống lúa mới tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Tập 124, Số 10, tr.125-130.

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY

NGUYEN XUAN KY

SELECTION OF RICE VARIETIES HAVING SHORT-GROWTH DURATION

AND IDENTIFICATION OF APPROPRIATE CULTIVATION TECHNIQUES

IN QUANG BINH PROVINCE

AGRICULTURE DOCTORAL DISSERTATION

SPECIALIZED: CROP SCIENCE

CODE: 62.62.01.10

SUPERVISORS

Assoc. Prof. Dr. TRAN THI LE

Dr. HOANG KIM

HUE - 2017

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

1

GENERAL

1. INTRODUCTION

Food security, energy crisis, global climate change and environmental pollution are the major issues of humanity. Vietnam, with more than 75% of its population, is heavily dependent on agricultural production and 100% of Vietnamese use rice as their staple food. The area of paddy land for rice production in Vietnam is 7.78 million hectares with an average yield of 5.72 tons per hectare and total production of 44.48 million tons (FAO, 2015) [63].

According to the Department of Agriculture and Rural Development of

Quang Binh province (2013) [46], The guideline of Quang Binh agriculture is to convert long growth duration rice varieties in the winter-spring crop through the cultivation of short and medium-growth duration rice varieties having high yield and quality to avoid heavy cold and heavy rains causing flooding at an early crop, shorten the production time in the field, reduce production costs, while the yield and value of the product is still equivalent to long-growth duration rice varieties. In the summer-autumn crop, using short growth duration varieties having high quality ensures rice harvest before the end of August and early September to avoid floods and improving economic

efficiency in rice production. From this urgent practice we carried out the research: “Selection of rice varieties having short-growth duration and

identification of appropriate cultivation techniques in Quang Binh

province”. 2. Objectives of research

To identify 1 - 2 short growth duration rice varieties having high yeild, good quality, wide adaptability, non sensitive to pest and disease and suittable to the production conditions in Quang Binh province. Identification of cultivation techniques (amount of sowing seeds and

fertilizer) suitable for new rice varieties selected in the rice production area in Quang Binh to improve production efficiency. To establish models for the production of new selected rice varieties using appropriate cultivation techniques (amount of sowing seeds and fertilizer) in Quang Binh. 3. MEANINGFULNESS IN SCIENCE AND PRACTICE OF RESEARCH

3.1. Scientific meaningfulness

This is a systematic research, results obtained to provide scientific data for the research, breeding and selection of short growth duration rice varieties in

Quang Binh. We have identified the level of stability and adaptability of new rice

varieties, which will be the basis for the sustainable development of selected rice varieties in the studied areas.

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

2

This study is a reference source for scientific research, teaching, breeding short growth duration rice varieties in Quang Binh. 3.2. Practice meaningfulness

In total, two new rice varieties, SV181 and SVN1, have been identified for rice production in Quang Binh. They have good agronomic characteristics such as high growth rates, high productivity and quality. They give higher economic efficiency than the mass of current varieties.

We have identified some cultivation methods for new rice varieties suitable with local production conditions.

This study contributes to the understanding of farmers in applying new rice varieties with appropriate cultivation techniques in order to improve the efficiency of rice production in Quang Binh throughout number of demonstration models in localities. 4. RESEARCH SCOPE Space: The study was conducted in Le Thuy, Quang Ninh, Bo Trach, Quang Trach, Tuyen Hoa, Dong Hoi, and Ba Don districts/towns. They are the rice production areas of Quang Binh. Time: The study was conducted from December 2013 to September 2016. Object: Four new promising rice varieties SV46, GL105, SV181 and SVN1 were used as objective of the research and HT1 was used as check variety. Content: To study the ability of growth, development, pest and disease resistance of new rice varieties; To identify the cultivation techniques which are suitable for new varieties. To develop a model of technical application measured in accordance with the selected new varieties. 5. NEW CONTRIBUTIONS OF THE RESEARCH

Two new rice varieties, SV181 and SVN1, have been identified for high productivity and stable, high quality and short growth duration suitable to the conditions of winter-spring and summer-autumn crops in Quang Binh province. The rice varieties have been granted new plant variety protection certificates by the Department of Crop Production, Ministry of Agriculture and Rural Development in Decision No. 418 / QĐ-TT-VPBH dated 30/9/2016 for SV181 variety and Decision No. 01 / QĐ -TT-VPBH on 06/01/2017 for the SVN1 variety. In particular, SV181 rice variety was officially recognized in Decision No. 369 / QĐ-BNN-TT dated 15/2/2017 of the Ministry of Agriculture and Rural Development. SVN1 rice variety has been tested for DUS, VCU according to regulations and its dossier of recognition of new plant variety has been submitted to the Department of Crop Production, Ministry of Agriculture and Rural Development.

The technical process of cultivation of two new rice varieties SV181 and SVN1 on alluvial soil without annual accretion in Quang Binh has been completed (applied for one hectare): Seeds of suitable sowing: 80 kg; suitable fertilizer: 90 kg N + 80 kg P205 + 80 kg K2O; applied 10 tons cattle manure and 500 kg lime powder.

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

3

Chapter I. OVERVIEW OF RESEARCH ISSUES

1.1. THEORETICAL FOUNDATION OF RESEARCH SUBJECT

1.1.1. Introduction

1.1.1.1. Origin of rice

1.1.1.2. Classification of rice

1.1.2. Scientific background of short-growth duration rice varieties

selection

1.1.2.1. Study on the agronomic characteristics of rice

- The growth duration of rice

- Plant height - Tillering ability - leaves

1.1.2.2. Research on the yield components

The yield of rice is made up of the components such as number of panicle per plant, number of seeds per panicle, percentage of filled seed per panicle and 1000 seed weight. 1.1.2.3. Study on the relationship between yield and yield components

- Accumulate dry matter and rice yield

- Optimal photosynthetic efficiency (NAR) - Coefficient of leaf area (LAI) - Study on plant structure and model of high yielding rice

1.1.2.4. Research on rice quality and factors affecting rice quality

Milling quality; Market quality; Nutritive quality; Cooking and eating quality. These are the basis for the breeders to study, evaluate the quality of the

line, the promising rice varieties. 1.1.3. Scientific basis of research on direct sowing density

In rice field populations, sowing density, transplanting and transplant numbers are associated with productivity and productivity components (Hoang Kim, 2016) [47].

According to Nguyen Truong Giang et al., (2011) [34], the number of

panicles/m2 and the number of filled seeds/panicle plays an important role

in yielding and change due to population structure, while 1000 seed weight

component is stable.

1.1.4. Scientific basis of research on fertilizer application for rice

- Nitrogen: According to Nguyen Van Hoan (2006) [42], in the nutritious elements, nitrogen is the most important nutrient . Rice plants need nitrogen in all growth stages, but the stage of tillering it needs the most nitrogen.

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

4

- Phosphorus: It has a strong stimulating effect on roots, accelerates

heading and ripening, and enhances tillering to help plants recover quickly after unfavorable conditions. The symptoms of short plant, poor tillering, narrow short straight leaves, and dark green to smoky leaves cause by lack of phosphorus.

- Potassium: According to Yosida (1981) [115], potassium promotes photosynthesis, promotes the movement of photosynthetic products from the leaves to other organs, enhances tillering and helps the plant to withstand unfavorable conditions. 1.2. PRINCIPAL BASIS OF RESEARCH SUBJECT

1.2.1. The situation of rice production and consumption in the world and

Vietnam

1.2.1.1. The situation of rice production and consumption in the world

1.2.1.2. The situation of rice production and consumption in Vietnam

1.2.2. Results of rice breeding in Vietnam

1.2.3. Study on fertilizer application for rice in the world and Vietnam

1.2.3.1. Fertilizer research for rice in the world

1.2.3.2. Fertilizer research for rice in Vietnam

1.2.4. Results of research on sowing density in the World and Vietnam

1.2.4.1. Research on the density of rice in the world

1.2.4.2. Research results on rice density in Vietnam

1.2.5. Natural, socio-economic conditions and rice production situation in Quang Binh province

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

5

Chapter II

MATERIALS, CONTENTS AND METHODOLOGY

2.1. MATERIALS

2.1.1. Rice varieties

The new rice varieties used in the study are those with short growth duration: SV181, SVN1 and SV46 varieties were released by Quang Binh One Member Limited Company of Plant. GL105 variety was released by Field Crops Research Institute. HT1 variety comes from China was used as check variety. 2.1.2. Fertilizer

Fertilizers applied in an experiment including urea (46% N), P2O5 (16%),

Potassium chloride (60%). Local compost has ingredients of C (35%), N (0.89%), P2O5 (0.35%) and K2O (0.51%). Trials were placed on alluvial soils which are not annually accreted for paddy rice cultivation. Irrigation and drain of water is initiative. 2.2. CONTENTS

- To identify some new rice varieties having good agronomic characteristics such as short growth duration, high yield, good quality, and adapted to cultivation conditions in Quang Binh.

- Research on a number of cultivation technical measures including seed

sowing and fertilizer combinations for two new selected rice varieties SV181 and SVN1.

- To develop demonstration models and improve the intensive cultivation techniques for the two selected varieties. 2.3. METHODOLOGY

2.3.1. Method of experimental layout

2.3.1.1. Experiment 1: Identification of rice varieties having short growth duration and suitable in Quang Binh cultivation conditions. Four O. sativa Indica cultivars, SV46, GL105, SV181 and SVN1 were used. They are new

varieties in Vietnam. HT1 having high yielding come from China was used as check variety. Trials were established in Quang Ninh and Bo Trach districts of Quang Binh province. The experiments were undertaken in winter-spring crop of 2013 - 2014 and summer-autumn crop of 2014 in Quang Binh province. 2.3.1.2. Experiment 2: Study on the effect of direct seed sowing on growth, development, pest and disease situation and yield of two selected rice varieties SV181 and SVN1. The experiments were undertaken in winter-spring crop of 2014 - 2015 and summer-autumn crop of 2015 in Phuc Ly Rice Research and Development Center, Bo Trach district, Quang Binh province.

The experiment was done with three seed sowing values, 60 kg seeds/ha (L1), 80 kg seeds/ha (L2) and 100 kg seeds/ha (L3), for SV181 (G1) and SVN1 (G2) varieties. The experiment was designed based on Split - plot method with three replications. In which, L factor was arranged in large plot of 45 m2 and G factor was arranged in small plot of 15 m2. Fertilizer applied for one hectare: 10

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

6

tons of cattle manure, 80 kg N + 70 kg P205 + 60 kg K2O.

2.3.1.3. Experiment 3: Study on the effects of fertilizer combinations on growth, development, pest and disease situation and yield of two selected rice varieties SV181 and SVN1. The experiments were undertaken in winter-spring crop of 2014 - 2015 and summer-autumn crop of 2015 in Phuc Ly Rice Research and Development Center, Bo Trach district, Quang Binh province.

The experiment was done with three recipes of fertilizer combination, (P1) 80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O; (P2) 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O and (P3) 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O for two varieties SV181 (G1) and SVN1 (G2). The experiment was designed based on Split - plot method with three

replications. In which, G factor was arranged in large plot of 45 m2 and P factor was arranged in small plot of 15 m2. The experiment was conducted on 10 tons of cattle manure/ha and 500 kg of lime/ha, with the amount of seed of 100 kg/ha. 2.3.1.3. Experiment 4: To demonstrate of cultivation models for new rice varieties SV181 and SVN1 in Le Thuy, Quang Ninh, Bo Trach, Quang Trach, Tuyen Hoa and Ba Don districts, Đong Hoi city, Quang Binh province. The experiments were undertaken in winter-spring crop of 2015 - 2016 and summer-autumn crop of 2016. An experimental model was designed for 5

ha/site and applied new technical measures: The amount of seed sowed 80.0 kg/ha, fertilizer recipe of 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O, 500 kg lime/ha and 10 tons of cattle manure/ha. HT1 having short growth duration and good quality was used as check variety.

2.3.2. Parameter and methods

National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Rice varieties; QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT (2011) [13]. National technical regulation on Surveillance method of plant pests; QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT (2010) [14].

2.3.3. Data analysis

- Experimental data, mean value and covariance, were analysed based on Statistix 9.0 programe. Regression correlation was analyzed by EXCEL program.

- Evaluation of the stability index (S2di); Adaptive index (bi) demonstrating

stability, adaptability and the level of relationships between genotype and environmental cultivation experiments of the breed by IRRISTAT 5.0 statistical software.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

7

Chapter III

RESULTS AND DISCUSSION

3.1. IDENTIFICATION OF RICE VARIETIES HAVING SHORT

GROWTH DURARION, HIGH YEILDING, GOOD QUALITY AND

SUITABLE IN WINTER-SPRING CROP OF 2013 - 2014 AND

SUMMER-AUTUMN CROP OF 2014 UNDER QUANG BINH

CULTIVATION CONDITIONS

3.1.1. Agronomic characteristics of varieties in winter-spring crop of 2013 -

2014 and summer-autumn crop of 2014

3.1.1.1. Growth duration of testing varieties

Table 3.1. Growth duration of testing varieties in winter-spring crop of 2013 - 2014 and summer-autumn crop of 2014

Variety SV46 SV181 SVN1 GL105 HT1(check)

location QN BT QN BT QN BT QN BT QN BT

DX (day) 98 97 94 95 105 106 106 107 98 97

HT (day) 90 91 84 85 93 94 99 100 90 91

Note: DX: winter-spring crop; HT: summer-autumn crop The results indicated that: New varieties have a longer growth duration in

winter-spring crop than summer-autumn crop of 7-12 days. In summer-autumn crop, growth duration of new varieties was shortened dueto high temperature, which was similar to that of Yosida (1981) [115]. Three varieties, SV181, SVN1 and SV46, have short growth duration and suitable to cultivation conditions in winter-spring and summer-autumn crops, while GL105 variety has longer growth duration (100 days in summer-autumn crop). Therefore, it is not suitable to production in summer-autumn crop. 3.1.1.2. Agronomic characteristics of testing varieties

Table 3.2. Agronomic characteristics of testing varieties (plant height, flag leaf

area and number of leave per plant)

Variety

Chara

cters

Plant height

(cm) Flag leaf area (cm2)

Number of

leave per plant

Crop QN BT QN BT QN BT

SV181 DX 99.20a 99.61c 39.09b 40.17a 12.55b 13.34b

HT 96.27b 96.80b 38.91b 38.16b 12.19bc 12.86b

SV46 DX 99.63a 100.17b 38.85c 37.39c 12.68b 13.21c

HT 97.88a 98.56c 35.27c 35.24d 12.20bc 12.09b

GL105 DX 91.30b 93.56d 32.45d 33.45e 12.36b 12.91d

HT 89.20d 91.35d 31.93d 31.23e 12.21bc 12.35d

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

8

SVN1 DX 87.16c 88.20e 39.45a 38.73b 13.38a 13.61a

HT 86.07e 87.12e 34.18a 35.15d 12.56a 12.98a

HT1 (check)

DX 99.22a 102.25a 33.59d 32.91d 12.65b 12.88d

HT 98.89c 99.57c 32.06e 32.16e 12.15c 12.41c

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level The results indicated that testing varieties have medium plant height in

rank (Table 3.2). 3.1.1.3. Mophological chacracteristics of testing varieties

Table 3.3. Mophological chacracteristics of testing varieties

Variety

Chara

cters Plant type*

Hardness

of culm

(score)

Leaf

marcescenc

e (score)

Panicle

exsertion

(score)

Crop QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 DX E E 1 1 3 3 1 1

HT E E 1 1 3 3 1 1

SV46 DX C C 3 3 5 3 - 5 1 1

HT C C 3 3 5 3 1 1

GL105 DX C C 1 1 3 3 1 1

HT C C 1 1 3 3 1 1

SVN1 DX C C 1 1 3 3 1 1

HT C C 1 1 3 3 1 1

HT1 (check)

DX E E 3 - 5 3 - 5 5 - 7 5 1 1

HT E E 3 - 5 3 - 5 5 - 7 5 - 7 1 1 * E: Erection; C: Compactness

The follow-up results in Table 3.3 show that some of the morphological characteristics of the experimental varieties did not differ much between DX and HT. Testing varieties showed plant type varying from erection to compactness in both crops. SV181, GL105 and SVN1 varieties have good panicle exsertion character. Most of the rice varieties have moderate Leaf marcescence (score 3). Particularly, the SV46 and HT1 varieties turn yellow when ripe (score 5). The testing varieties showed completely Panicle exsertion (score 1).

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

9

3.1.2. Research on pests and diseases affecting experimental rice varieties

in winter-spring crop of 2013 - 2014 and summer-autumn crop of 2014

Table 3.4. Situation of pests and diseases on experimental rice varieties (score)

Variet

y

Chara

cters Stem borers Brown spot

Sheath

blight Blast

Crop QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 DX 0 0 0 0 0 0 1 - 3

1 - 3

HT 0 0 0 0 0 0 0 0

SV46 DX 1-3 1-3 1 1 1-3 1-3 0 0

HT 1-3 1-3 1 - 3 1 - 3 1-3 1-3 0 0

GL105 DX 0 0 1 1 0 0 0 0

HT 0 0 1 1 0 0 0 0

SVN1 DX 1 1 0 0 0 0 0 0

HT 1 1 0 0 0 0 0 0

HT1

(check)

DX 1 1 5 5 1 1 0 0

HT 1 - 3 1 - 3 5 - 7 5 1 1 0 0

The results of the pest and disease response experiments in Table 3.4 show that the SVN1 and GL105 rice varieties have less affected to pests and diseases. 3.1.3. Yield components of testing rice varieties in winter-spring crop of

2013 - 2014 and summer-autumn crop of 2014

Table 3.5. Yield components of testing rice varieties

Variety

Chara

cters

Number of

panicles/m2

Number of

seeds/panicle

Percentage of

filled seeds (%)

1000 seed

weight (gram)

Crop QN BT QN BT QN BT QN BT

SV181 DX 292,00b 295,00b 150,51a 151,38a 82,12a 83,70a 23,66 23,70

HT 289,53ab 291,67b 147,75a 152,64a 81,01a 81,02a 23,56 24,13

SV46 DX 275,00cd 274,67d 142,68e 141,75d 78,60d 79,92e 25,56 25,78

HT 266,50cd 268,67d 144,24d 143,30e 76,46d 77,85e 25,26 25,20

GL105 DX 281,33c 280,33c 148,22b 148,03b 80,00b 81,76b 24,60 24,76

HT 270,37bc 274,00c 147,58b 148,15d 79,02b 80,13c 24,40 24,40

SVN1 DX 301,00a 307,00a 148,34c 149,33b 79,68c 81,18c 24,53 24,68

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

10

HT 293,85a 296,67a 146,82c 147,04c 78,69d 80,27b 24,30 24,30

HT1

(đ/c)

DX 272,00d 275,00d 151,58d 147,16c 76,16e 80,23d 24,30 24,47

HT 255,45d 259,33e 147,51e 141,77d 74,55e 78,91d 24,27 24,27

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level. In Quang Binh, rice production in winter-spring crop had more favorable

weather conditions than summer-autumn crop, so the yield components (Number of panicles/m2, Number of filled seeds/panicle, Percentage of filled seeds) of productivity in the winter-spring crop were higher than those of the summer-

autumn crop, while the 1000 seed weight was not significantly different, which was consistent with Uga et al. (2007) [112].

Table 3.6. Theoretical yield and actual yield of experimental varieties

Variet

y

Charac

ters

Theoretical

yield (tons/ha)

actual yield

(tons/ha)

Theoretic

al yield on

the

average

(tons/ha)

Actual

yield

compar

ed to

check

(%)

Crop QN BT QN BT

SV181 DX 8,5a 8,8b 7,5b 7,6b 7,6 120,8

HT 8,1a 8,7a 7,0b 7,1b 7,0 125,0

SV46 DX 7,8c 7,9d 6,5d 6,6d 6,6 104,6

HT 7,3c 7,5b 6,0d 6,2d 6,1 108,7

GL105 DX 8,2b 8,3c 7.1c 7,2c 7,6 121,7

HT 7,6b 7,8b 6,4c 6,4c 6,4 114,3

SVN1 DX 8,7a 9,1a 7,6a 7,9a 7,8 123,3

HT 8,2a 8,5a 7,1a 7,4a 7,2 127,6

HT1

(check)

DX 7,6d 7,8d 6,2e 6,3e 6,3 -

HT 6,8d 7,0c 5,5e 5,8e 5,6 -

The results of the study in Table 3.6 show that SV181, SVN1 and GL105 have high actual yields which are resulted from high yield components in Table 3.5. This result is consistent with the results in research of Nguyen Huu Te et al. (1997) [63]. 3.1.4. Results of assessment of productivity stability and adaptability of

testing varieties at study sites in winter-spring crop 2013-2014 and

summer-autumn crop 2014

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

11

3.1.4.1. Stability in yield of testing varieties in winter-spring crop of 2013-2014

Table 3.7. Stability in yield of testing varieties in winter-spring crop of 2013-2014

Varieties Yield

(tons/ha)

Yield

(tons/ha) Ttn

Regression

Difference

(S2di)

P

SV181 7.6 0.56 1.65 0.87 0.89

SV46 6.6 3.62 14.35* -4.38 0.39

GL105 7.6 1.69 12.33* 5.35 0.32

SVN1 7.7 -0.31 1.80 1.06 0.83

HT1 (check) 6.3 0.23 0.91 2.32 0.76

Note: “*”Difference in level 95%. The results in Table 3.7 indicated that: In terms of Winter-Spring crop,

SV181 and SVN1 varieties gave yielded stable through experimental environments because of the small linear regression (S2di) and P (P<0.95). The SV46 and GL105 are considered stable varieties and have bi value as 3.62 and 1.69, respectively. However, these varieties have regression coefficient bi> 1 and Ttn> T (with an * sign), so they are suitable only in favorable environments

and give high productivity in high intensive conditions. 3.1.4.2. Productivity stability of testing varieties in summer-autumn crop of 2014

Table 3.8. Productivity stability of testing varieties in summer-autumn crop of 2014

Varieties Yield

(tons/ha)

Yield

(tons/ha) Ttn

Regression

Difference

(S2di)

P

SV181 7.0 0.54 1.82 1.08 0.59

SV46 6.1 1.45 0.24 18.20 1.00*

GL105 6.6 0.38 1.73 12.68 0.97*

SVN1 7.2 0.76 0.23 1.02 0.69

HT1 (check) 5.6 0.65 0.47 1.25 0.80

Note: “*”Difference in level 95%. The results in Table 3.7 indicated that: The SVN1, SV181 varieties are

adaptive as well as productive in both winter-spring and summer-autumn seasons in Quang Binh.

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

12

3.1.4.3. Environmental index of the experiment sites

Table 3.9. Environmental index of the experiment sites (Ij)

Site Environmental index (Ij)

winter-spring crop summer-autumn crop

Bo Trach 0.1 -2.2

Quang Ninh 3.5 3.2

The results presented in Table 3.9 show that the average for both winter-spring and summer-autumn crops is favorable in Quang Ninh province, while in Bo Trach environment is unfavorable or unclear. 3.1.5. Research on grain quality of experimental rice varieties in winter-

spring crop 2013-2014 and summer-autumn crop 2014

Table 3.10. Some grain morphology characteristics of testing varieties in winter-spring crop 2013-2014 and summer-autumn crop 2014 in Quang Ninh,

Quang Binh province

Varieties Seed length (mm)

Seed width

(mm) L /W

DX HT DX HT DX HT

SV181 6.65 6.64 2.31 2.30 2.87 2.88

SV46 6.72 6.72 2.24 2.23 3.00 3.01

SVN1 6.69 6.68 2.42 2.41 2.76 2.77

GL105 4.15 4.14 2.18 2.18 1.90 1.89

HT1(check) 5.98 5.96 2.38 2.37 2.51 2.51

(The experiment was conducted at the Biochemistry Laboratory of the Field Crops Research Institute in 2015)

Table 3.11. Some grain morphology characteristics of testing varieties in winter-spring crop 2013-2014 and summer-autumn crop 2014 in Bo Trach,

Quang Binh province

Varieties Seed length (mm)

Seed width

(mm) L /W

DX HT DX HT DX HT

SV181 6.66 6.66 2.32 2.31 2.87 2.88

SV46 6.72 6.71 2.24 2.23 3.00 3.00

SVN1 6.70 6.69 2.43 2.41 2.75 2.77

GL105 4.15 4.14 2.19 2.18 1.89 1.89

HT1(check) 5.99 5.97 2.39 2.38 2.50 2.50

(The experiment was conducted at the Biochemistry Laboratory of the Field Crops Research Institute in 2015)

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

13

Table 3.12. Rice quality characteristics of experimental varieties in winter-spring crop 2013-2014 and summer-autumn crop 2014 in Quang Ninh, Quang

Binh province

Varieties

Amylose content of

the grain (%)

Protein

(%)

Gel

consistency

Gelatinization

temperature

DX HT DX HT DX HT DX HT

SV181 17.55 17.60 7.80 7.75 Soft Soft Inter* Inter*

SV46 19.17 19.21 7.56 7.50 Soft Soft Low Low

SVN1 14.50 14.56 8.75 8.69 Soft Soft Inter* Inter*

GL105 19.82 19.91 8.90 8.82 Soft Soft Inter* Inter*

HT1

(check) 18.25 18.30 7.23 7.16 Soft Soft Inter* Inter*

(* Intermediate. The experiment was conducted at the Biochemistry Laboratory of the Field Crops Research Institute in 2015) Table 3.13. Rice quality characteristics of experimental varieties in winter-spring crop 2013-2014 and summer-autumn crop 2014 in Bo Trach, Quang

Binh province

Varieties

Amylose content of

the grain (%)

Protein

(%)

Gel

consistency

Gelatinization

temperature

DX HT DX HT DX HT DX HT

SV181 17.50 17.55 7.74 7.75 Soft Soft Inter* Inter*

SV46 19.15 19.17 7.47 7.49 Soft Soft Low Low

SVN1 14.45 14.48 8.70 8.64 Soft Soft Inter* Inter*

GL105 19.78 19.83 8.76 8.80 Soft Soft Inter* Inter*

HT1

(check) 18.20 18.26 7.20 7.19 Soft Soft Inter* Inter*

(* Intermediate. The experiment was conducted at the Biochemistry Laboratory of the Field Crops Research Institute in 2015)

Table 3.14. The eating quality indicators of the experimental rice varieties in winter-spring crop 2013-2014 and summer-autumn crop 2014 in Quang Ninh

and Bo Trach districts, Quang Binh province

Characters

Varieties

Cooked rice quality (score)

Whiteness Scent Softness Sticky Appetite

DX

SV181 4 4 4 4 4

SV46 3 4 4 4 4

SVN1 4 2 4 4 4

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

14

GL105 3 2 3 3 3

HT1(check) 3 4 4 4 4

HT

SV181 4 4 4 4 4

SV46 3 4 4 4 4

SVN1 4 2 4 4 4

GL105 3 2 3 3 3

HT1(check) 3 4 4 4 4

(The experiment was conducted at the Biochemistry Laboratory of the Field Crops Research Institute in 2015)

Results of grain quality analysis of testing varieties indicate that they are good quality rice cultivars.

The results of the study to identify promising rice varieties show that: Two rice varieties, SV181 and SVN1, possess many good agronomic characteristics: short growth duration, high yielding, good quality, and suitable

to cultivation conditions in both winter-spring and summer-autumn crops of Quang Binh province. Based on the selected varieties, SV181 and SVN1, we conducted a number of techniques for intensive cultivation of these rice varieties like amount of sowing seeds and fertilizer combination which were suitable for production in Quang Binh. 3.2. RESULTS OF RESEARCH ON INTENSIVE CULTIVATION

TECHNIQUES FOR SV181 AND SVN1 VARIETIES ON ALLUVIAL

SOILS WHICH ARE NOT ANNUALLY ACCRETED FOR PADDY

RICE CULTIVATION IN WINTER-SPRING CROP 2014-2015 AND

SUMMER-AUTUMN CROP 2015 IN QUANG BINH PROVINCE

3.2.1. Research on amount of sowing seeds of SV181 and SVN1 rice

cultivars that is optimal for their development on alluvial soils which are

not annually accreted for paddy rice cultivation in winter-spring crop

2014-2015 and summer-autumn crop 2015 in Quang Binh province

3.2.1.1. Amount of sowing seeds effects on some agronomic characteristics

of SV181 and SVN1 varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-

2015 and summer-autumn crop 2015

Studying the growth duration of rice at different sowing densities is the

basis for influencing the appropriate techniques for each stage of growth and development of rice to minimize the impact of biotic and abiotic stress on grain quality and efficiency of rice production.

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

15

Table 3.16. Growth duration of each stage of testing varieties SV181 and SVN1 in winter-spring crop of 2014 - 2015 and summer-autumn crop of 2015 in

Quang Binh

Recipe

From sowing to ... (days)

3-4

leaves

Start

tillering

Stop

tillering

Start

Heading

Stop

Heading

Mature

grain

DX

L1G1 14 23 39 65 69 96

L1G2 16 27 45 75 82 108

L2G1 14 23 38 63 68 94

L2G2 16 27 44 74 80 107

L3G1 14 23 36 61 66 92

L3G2 16 27 41 72 77 104

HT

L1G1 10 17 32 58 64 86

L1G2 12 19 41 68 76 97

L2G1 10 17 31 57 63 85

L2G2 12 19 39 67 74 96

L3G1 10 17 30 55 61 83

L3G2 12 19 37 65 72 93

Table 3.17. Effect of seed sowing dose on tillering ability and plant height of SV181 and SVN1 varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and

summer-autumn crop 2015

Recipe

Number of

tillers/hill

Number of

effective

tillers/hill

Percentage of

effective tillers

(%)

Plant height

(cm)

DX HT DX HT DX HT DX HT

L1G1 2.37b 2.20ab 1.77ab 1.67ab 74.70ab 73.45ab 98.01a 95.07a

L1G2 2.50a 2.37a 2.00a 1.90a 80.30a 80.43a 92.60c 91.30c

L2G1 2.33b 2.10bc 1.73bc 1.50bc 73.91ab 71.43ab 97.80a 94.47b

L2G2 2.40b 2.17ab 1.80ab 1.60bc 75.00ab 72.22ab 91.67d 90.70d

L3G1 2.10c 1.93cd 1.50c 1.37c 71.43b 69.56ab 95.70b 94.57b

L3G2 2.20c 1.90d 1.60bc 1.37c 72.73ab 68.33b 90.80e 90.43d

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level. Results of the study (Table 3.17) showed that the amount of sowing seeds

affected the plant height. When the amount of sowing seeds increased (high density), the plant height decreased.

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

16

3.2.1.2. Amount of sowing seeds effects on some agronomic characteristics

(Leaf area index, flag leaf area and Leaf marcescence of SV181 and SVN1

varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015

Table 3.18. Amount of sowing seeds effects on some agronomic characteristics (Leaf area index, flag leaf area and Leaf marcescence of SV181 and SVN1

varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015

Recipe

LAI at ... stage Flag leaf area

(cm2)

Leaf

marcescence (leaf)

Start

tillering

Stop

tillering

Start

Heading

Mature

grain DX HT DX HT

L1G1 1,87d 2,37d 4,27e 3,07de 39,13a 37,17a 3,27b 3,06b

L1G2 1,70e 2,17e 4,00f 3,00e 33,50c 31,57e 3,67a 3,40a

L2G1 2,07c 2,67c 5,27c 3,37c 37,30c 36,87b 2,73d 2,50d

L2G2 1,77de 2,37d 4,97d 3,20cd 33,00cd 32,53d 3,00c 2,77c

L3G1 2,57a 3,27a 5,93a 4,47a 36,90b 35,50c 2,27e 2,07e

L3G2 2,23b 2,97b 5,63b 4,10b 32,60d 31,67e 2,37e 2,07e

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level. The results of statistical analysis in Table 3.18 show that these two

indicators have significant difference in 95% confidence in different sowing seed doses; flag leaf area and number of green leaves at maturity stage tend to decrease when the sowing seed dose increases. 3.2.1.3. Effects of sowing seed dose on dry matter accumulation of SV181

and SVN1

Table 3.19. Effects of sowing seed dose on dry matter accumulation of SV181 and SVN1 in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015

Recipe

Dry matter content (tons/ha)

Maximum

tillering Start heading Mature grain

DX HT DX HT DX HT

L1G1 3,69e 3,52e 7,70e 7,60e 15,78d 15,63e

L1G2 3,52f 3,44f 7,93f 7,42f 15,19e 15,17f

L2G1 4,75c 4,67c 8,35b 8,21b 18,87b 18,64c

L2G2 4,45d 4,37d 8,02d 7,89d 18,41c 18,26d

L3G1 5,07a 5,00a 8,52a 8,36a 19,26a 19,06a

L3G2 4,88b 4,72b 8,26c 8,15c 18,91b 18,80b

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level.

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

17

The results of the evaluation in Table 3.19 show that: dry matter content

increased during the monitoring periods and peaked in the ripening period, which is in line with Yosida's results. (1981) [115]. 3.2.1.4. Effects of sowing seed dose on pest appearance and infestation on

SV181 and SVN1

Table 3.20. Pests statement on SV181 and SVN1 rice varieties in experimental formulas (Average data of two crops DX 2014-2015 and HT2015 in Quang

Binh) (score from 0 to 9)

Recipe Leaffolder Stem

borers BPH Leaf blast

Panicle

blast

Sheath

blight

Brown

spot

L1G1 0 0 0 0 0 - 1 0 0

L1G2 0 0 0 0 0 0 0

L2G1 0-1 1 1 1 1-2 0-1 0-1

L2G2 0-1 1 0 0 0 0-1 0-1

L3G1 1-3 1-3 1 1-2 2-3 1-3 1

L3G2 1-3 1-3 1 0 -1 0-1 1 1

The results of monitoring the occurrence and harmful effects of some insect pests presented in Table 3.20 show that when the amount of sowing seeds increases, the insects and disease tend to increase proportionally. 3.2.1.5. Effects of sowing seed dose on yield and yield components of SV181

and SVN1

Table 3.21. Effects of sowing seed dose on yield and yield components of SV181 and SVN1 in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015

Recipe

Number of

panicles/m2

Number of filled

seeds/panicle

Percentage of

filled seeds (%)

1000 seed

weight

(gram)

DX HT DX HT DX HT DX HT

L1G1 245.00c 240.00e 140.03b 130.20a 86.57b 86.20b 23.87 23.07

L1G2 239.33e 249.00d 145.43a 123.30b 90.87a 85.27c 24.07 24.00

L2G1 307.00b 300.27c 131.00d 109.70c 82.37c 84.83d 23.70 23.07

L2G2 300.00c 319.50a 137.20c 104.20d 91.77a 83.50e 24.00 23.97

L3G1 313.00a 316.07b 113.67f 100.60e 76.80d 86.57a 23.67 23.07

L3G2 306.00b 320.47a 117.17e 98.37f 85.07b 81.93f 24.00 24.00

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

18

The results of the study in Table 3.21 show that amount of sowing seeds

influences the yield components. It is similar with the research results of Nguyen Van Hoan (2006) [42]. Table 3.22. Effects of sowing seed dose on theoretical yield and actual yield of

SV181 and SVN1 in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 (tons/ha)

Recipe

DX HT

Theoretical

yield

Actual

yield

Theoretical

yield

Actual

yield

L1G1 8.1e 6.7f 7.2d 6.0f

L1G2 8.3d 6.8e 7.3c 6.1e

L2G1 9.5b 7.8b 7.5b 6.5b

L2G2 9.8a 8.2a 7.9a 6.7a

L3G1 8.4d 7.0d 7.3c 6.1d

L3G2 8.6c 7.2c 7.5b 6.2c

The results of the study in Table 3.22 show that the actual yield was highest in L2 (80 kg seeds per hectare) and lowest in L1 formula (60 kg seeds per hectare). The actual yields differ significantly (95%) between the different sowing densities. 3.2.2. Research on amount of fertilizer suitable to SV181 and SVN1 rice varieties cultivation on alluvial soils which are not annually accreted for paddy rice cultivation in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015

in Quang Binh province

The fertilizer experiment was conducted for SV181 (G1) and SVN1 (G2) varieties based on three formulas of fertilizer: (P1): 80 kg N + 70 kg P2O5 + 70 kg K2O; (P2): 90 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O; (P3): 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. 3.2.2.1. Effects of fertilizer dose on growing characters of SV181 and SVN1

varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015

Bảng 3.23. Duration of growth stages of SV181 and SVN1 varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015

Recipe

Duration from sowing to ... (days)

3-4

leaves

Start

tillering

Stop

tillering

Start

heading

Stop

heading

Mature

grain

DX

P1G1 14 23 39 64 68 95

P1G2 16 27 45 75 81 107

P2 G1 14 23 38 63 68 94

P2 G2 16 27 44 74 80 105

P3 G1 14 23 39 65 67 96

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

19

P3 G2 16 27 46 76 82 108

HT

P1G1 10 17 32 59 66 84

P1G2 12 19 41 69 76 97

P2 G1 10 17 31 58 63 82

P2 G2 12 19 39 67 72 95

P3 G1 10 17 33 59 66 85

P3 G2 12 19 42 70 77 98

In general, in the early stages, rice is less affected by the amount of fertilizer. From the tillering stage to follow after, the formula has low fertilizer (P1) or higher (P3), the varieties have longer growth duration in P1 and P2 formulas than that in the P2 formular which is reasonable fertilizer dose for these varieties. This result is similar to that of Nguyen Nhu Ha (2006) [35].

Table 3.24. Effects of fertilizer dose on tillering and plant height of SV181 and SVN1 varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015

Recipe

Maximum

number of

tillers/hill

Number of

effective

tillers/hill

Percentage of

effective tillers

(%)

Plant height

(cm)

DX HT DX HT DX HT DX HT

P1G1 1.97c 1.87c 1.27d 1.31b 64.40bc 70.73ab 95.57c 94.10c

P1G2 2.07bc 1.90bc 1.37cd 1.40b 66.20abc 73.83ab 90.47f 90.20f

P2 G1 2.17bc 1.97abc 1.57b 1.47ab 72.30ab 74.63ab 97.70b 96.30b

P2 G2 2.40ab 2.20a 1.77a 1.67a 73.80a 75.60a 92.63e 91.37e

P3 G1 2.47a 2.10ab 1.53bc 1.40b 62.23c 66.97b 99.77a 98.40a

P3 G2 2.57a 2.27a 1.67ab 1.50ab 65.17bc 75.00ab 93.20d 92.93d

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level. Based on the results of Table 3.24, it was found that the amount of

fertilizer influenced the height of the experimental rice varieties. As the fertilizer increased, the height of the plant increased, which was similar to that of Nguyen Nhu Ha (2006) [35]. 3.2.2.2. Effects of fertilizer dose on some agronomic characteristics (Leaf

area index, flag leaf area and leaf marcescence of SV181 and SVN1

varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

20

Bảng 3.25. Effects of fertilizer dose on some agronomic characteristics (Leaf area index-LAI, flag leaf area and leaf marcescence of SV181 and SVN1

varieties in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015

Recipe

LAI at ... stage Flag leaf area

(cm2)

Leaf

marcescence (leaf)

Start

tillering

Stop

tillering

Start

Heading

Mature

grain DX HT DX HT

P1G1 2.00de 2.70bc 5.40cd 3.73e 36.10c 35.23c 2.27c 2.07c

P1G2 1.87e 2.30c 4.77e 3.47f 32.60f 31.83f 2.63bc 2.50b

P2

G1 2.27bc 2.90ab 5.77c 4.47c 36.60b 35.77b 2.50bc 2.07c

P2

G2 2.07cd 2.60bc 5.40d 4.10d 33.10e 32.57e 2.90b 2.53b

P3

G1 2.57a 3.20a 6.67a 5.10a 37.00a 36.70a 2.80b 2.50b

P3

G2 2.30b 3.00ab 6.20b 4.70b 33.60d 33.07d 3.30a 2.96a

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level. Results of the study in Table 3.25 indicated that the amount of fertilizer

affected to leaf area index. The leaf area index increased rapidly through the periods from the beginning of tillering stage to heading stage and gradually decreased in the mature stage. 3.2.2.3. Effects of fertilizer dose on dry matter accumulation of SV181 and

SVN1 in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015

Table 3.26. Effects of fertilizer dose on dry matter accumulation of SV181 and SVN1 in Quang Binh, in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn

crop 2015

Recipe

Dry matter content (tons/ha)

Maximum

tillering Start heading Mature grain

DX HT DX HT DX HT

P1G1 5.11c 5.06c 8.58d 8.41ab 19.29d 19.08c

P1G2 4.90d 4.82e 8.29f 8.18b 18.94f 18.83e

P2 G1 5.26b 5.17b 8.76b 8.64a 19.48b 19.29b

P2 G2 5.11c 5.00d 8.42e 8.37ab 19.15e 18.97d

P3 G1 5.48a 5.35a 8.92a 8.54a 19.85a 19.71a

P3 G2 5.25b 5.16b 8.680c 8.61a 19.38c 19.23b

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level.

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

21

Results of the study on the effect of fertilizer factor on dry matter

accumulation in Table 3.26 showed that dry matter content increased with the increase of fertilizer. In particular, dry matter content was highest at maturing stage in both SV181 and SVN1 varieties. 3.2.2.4. Effects of fertilizer dose on pest appearance and infestation on

SV181 and SVN1 varieties in winter-spring crop 2014-2015 and summer-

autumn crop 2015, in Quang Binh

Table 3.27. Pest statement on SV181 and SVN1 rice varieties in experimental formulas (Average data of two crops DX 2014-2015 and HT2015 in Quang

Binh) (score from 0 to 9)

Recipe Leaffolder Stem

borers BPH

Leaf

blast

Panicle

blast

Sheath

blight

Brown

spot

P1G1 0-1 0-1 0 1 1 1 0-1

P1G2 0-1 0-1 0 0 0 0 0-1

P2 G1 0-1 1 1 1-3 1-3 1 0

P2 G2 1 1 1 0 0 1 0

P3 G1 1-3 1-3 1 2-3 2-3 1-3 0

P3 G2 1-3 1-3 1 0 0 1-3 0

The results in Table 3.27 showed that the infection level of leaffoller, stem borers and brown planthoppers were low infection and slightly increased with increased fertilizer. 3.2.2.5. Effects of fertilizer dose on yield and yield components of SV181 and

SVN1 varieties in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop

2015, in Quang Binh Table3.28. Effects of fertilizer dose on yield and yield components of SV181

and SVN1 varieties in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015, in Quang Binh

Recipe

Number of

panicles/m2

Number of

seeds/panicle

Percentage of

filled seeds (%)

1000 seed

weight

(gram)

DX HT DX HT DX HT DX HT

P1G1 293,07d 276,17e 134,45f 133,54f 81,27d 80,27c 23,23 23,07

P1G2 287,27e 268,80f 134,83e 136,02d 82,47cd 79,67c 24,07 24,00

P2 G1 314,77a 296,67b 142,26b 138,73b 86,67a 86,30a 23,17 23,07

P2 G2 300,17c 281,37d 146,81a 145,40a 85,87a 85,33a 24,07 24,00

P3 G1 316,80a 304,80a 135,13d 130,86e 83,27bc 82,07b 23,13 23,10

P3 G2 308,27b 295,87c 134,16c 134,27c 84,77ab 81,57b 24,13 23,97

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level.

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

22

The results of the study in Table 3.28 showed that the amount of fertilizer

affected the yield components. The yield components were significant differences at 95% of confidence.

Table 3.29. Effects of fertilizer dose on theoretical yield and actual yield of SV181 and SVN1 varieties in winter-spring crop 2014-2015 in Quang Binh (tons/ha)

Recipe DX HT

Theoretical yield Actual yield Theoretical yield Actual yield

P1G1 7.4f 6.1e 6.8f 5.7e

P1G2 7.6e 6.2d 6.9e 5.8d

P2 G1 8.9b 7.6a 8.1b 6.5a

P2 G2 9.1a 7.8a 8.4a 6.7a

P3 G1 8.2d 6.3c 7.5d 5.9c

P3 G2 8.4c 6.5b 7.8c 6.0b

Note: Letters indicate difference significance groups at 5% level. The results of the study in Table 3.29 showed that the amount of fertilizer

affected the theoretical yield and actual yield. The yields were significant differences at 95% of confidence. 3.2.3. Analysis of economic efficiency of the experimental formulas on two

rice varieties SV181 and SVN1 in winter-spring crop 2014-2015 and

summer-autumn crop 2015, in Quang Binh

Table 3.30. Economic efficiency of the experimental formulas on two rice varieties SV181 and SVN1 in winter-spring crop 2014-2015 and summer-autumn crop 2015, in Quang Binh (everage data of two crops; 1.000.000 VND/ha)

Recipe Receipts Expenses Profit

L1G1 36.822 23.566 13.256

L1G2 37.272 23.566 13.706

L2G1 41.112 23.866 17.246

L2G2 41.952 23.866 18.086

L3G1 37.740 24.166 13.574

L3G2 38.400 24.166 14.234

P1G1 35.262 24.219 11.043

P1G2 35.868 24.219 11.649

P2 G1 38.712 24.826 13.886

P2 G2 39.570 24.826 14.744

P3 G1 36.882 25.444 11.438

P3 G2 37.092 25.444 11.648

Note: Price of cattle manure: 300 vnd/kg; Urea: 7.500 vnd/kg; P2O5: 3000 vnd/kg; K2O: 8.000 vnd/kg; seed: 15.000 vnd/kg; labor: 150.000 vnd/day; Product sold (rice): 6.000 vnd/kg.

Based on the data presented in Table 3.30, SV181 and SVN1 gave the highest productivity and economic efficiency in winter-spring and summer-

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

23

autumn crops at L2 and P2 formulas: 80 Kg of seeds, 90 kg N, 80 kg P2O5, 80

kg K2O, 10 tons of cattle manure and 500 kg lime powder per ha. 3.3. RESULTS OF MODELING FOR APPLYING A NUMBER OF

INTENSIVE TECHNIQUES TO SV181 AND SVN1 VARIETIES IN

WINTER-SPRING CROP 2015-2016 AND SUMMER-AUTUMN CROP

2016 IN QUANG BINH PROVINCE

The models were applied 80 Kg of seeds, 90 kg N, 80 kg P2O5 and 80 kg K2O per hectare. HT1, a popular commercial variety, was used as check variety. 3.3.1. Agronomic characteristics of testing varieties in the model in winter-

spring crop 2015-2016 and summer-autumn crop 2016 in Quang Binh

Table 3.31. Agronomic characteristics of testing varieties in the model in winter-spring crop 2015-2016 and summer-autumn crop 2016

Crop Variety

Growth

duration

(days)

Plant

height

(cm)

Populati

on

appeara

nce

(score)

Panicle

exsertion

(score)

Hardn

ess of

culm

(score)

Leaf

marcesc

ence

(score)

Seed

falling

(score)

DX

2015-

2016

SV181 91 98.2 1 1 1 3 3

SVN1 102 88.6 1 1 1 3 3

HT1 (check)

100 98.9 1 1 5 3 5

HT 2016

SV181 82 96.5 1 1 1 3 3

SVN1 95 87.7 1 1 3 3 3

HT1 (check)

93 95.1 1 1 5 5 5

3.3.2. Pest statement on SV181 and SVN1 rice varieties in the models in

winter-spring crop 2015-2016 and summer-autumn crop 2016 in Quang Binh

Table 3.32. Pest statement on SV181 and SVN1 rice varieties in the models in winter-spring crop 2015-2016 and summer-autumn crop 2016

Crop Variety

Insect (Score) Disease (score)

Stem

borers

Leaffold

er

BP

H

Leaf

blast

Panicle

blast

Sheath

blight

Bro

wn

spot

DX 2015-

2016

SV181 0-1 0-1 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1

SVN1 0-1 0-1 0-1 0 0 0-1 0

HT1 (check) 1-3 0-1 0-1 0-1 0 1-3 3-5

HT 2016

SV181 0 1-3 0-1 0 0 1-3 0-1

SVN1 0-1 1-3 0-1 0 0 1-3 0-1

HT1 (check) 1-3 3 1-3 0 0 3-5 5

Note: Models were applied pesticides.

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

24

The results of the assessment of pest and disease infections presented in

Table 3.32 indicated that SV181 cultivar in winter-spring crop was slightly infected by insects equivalent to check variety HT1 such as blast, sheath blight and brown spots (score 0-3); Stem borer, leaf folder and brown planthoppers (0-3). SVN1 cultivar was not infected by insect and disease in both winter-spring and summer-autumn crops. 3.3.3. Yield and yield components of SV181 and SVN1 in the models in winter-

spring crop 2015-2016 and summer-autumn crop 2016 in Quang Binh

Table 3.33. Yield and yield components of SV181 and SVN1 in the models (Average data of sites)

Crop Variety

Number

of

effective

panicle/

m2

Numb

er of

seeds/p

anicle

Percent

age of

filled

seeds

(%)

1000

seed

weight

(gram)

Theoretic

al yield

(tons/ha)

Actual

yield

(tons/ha)

Comp

ared

to the

contr

ol (%)

DX

2015-

2016

SV181 315 131,9 87,9 23.6 8.6 7.0 116.4

SVN1 320 128,5 87,1 24.3 8.7 7.1 118.2

HT1 (check)

299 123,3 83,5 24.2 7.4 6.0 100.0

HT

2016

SV181 307 121,5 87,2 23.4 7.6 6.1 110.8

SVN1 312 118,6 86,8 24.1 7.7 6.2 112.2

HT1 (check)

286 111,9 80,4 24.0 6.1 5.5 100.0

The results of the study in Table 3.33 showed that the SVN1 cultivar gave the highest yield and ranged from 6.2 to 7.1 tons/ha, which was higher than that of HT1 from 12, 2 - 18.2%. The yield of SV181 cultivar ranged from 6.1 to 7.0 tons per hectare. It was higher than that of the control about 10.8 to 16.4 percent. 3.3.4. Economic efficiency of the cultivation models for SV181 and SVN1

cultivars in winter-spring crop 2015-2016 and summer-autumn crop 2016,

in Quang Binh

In order to have basis information for introducing new rice varieties into our production, we conducted an economic evaluation of the production of new SV181 and SVN1 rice cultivars in comparison with the popular commercial cultivar, HT1.

Based on the results of economic assessment, the SV181 and SVN1 varieties had higher profit than HT1 variety. The value was depending on the locality and production season: The SV181 variety had higher profit than HT1 ranged from 4.2 to 7.2 million VND per hectare in winter-spring crop and from 1.8 to 5.4 million VND per hectare in summer-autumn crop of 2016. Profit of SVN1 was higher than that of HT1 ranged from 5.4 to 8.4 billion VND per hectare in the winter-spring crop of 2015 to 2016 and from 2.4 to 6.0 billion VND per hectare in summer-autumn crop of 2016.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

25

CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS

1. Conclusions

1.1. Based on the research, we identified two rice varieties with dominant characteristics. They are suitable for both winter-spring and summer-autumn crop production in Quang Binh.

SV181 cultivar has good agronomic characteristics such as short growth duration (90-95 days in winter-spring crop, 80-85 days in summer-autumn crop), hard stem, low pest and disease infection, high productivity and stability in all tested environments. It also has good eating quality like long grain, non-

chalky grain and aroma. SVN1 cultivar has good agronomic characteristics such as short growth

duration (100-105 days in winter-spring crop, 95-100 days in summer-autumn crop), resistance to main insects and diseases, resistance to falling, high productivity and stability in all tested environments. It also has good eating quality.

1.2. The suitable cultivation technique for SV181 and SVN1 cultivars on alluvial soil without annual accretion in Quang Binh as below (applied for one hectare): Sowing seeds: 80 kg; fertilizer: 90 kg N + 80 kg P205 + 80 kg K2O +

10 tons of cattle manure and 500 kg lime powder. 1.3. The production model applying the intensive cultivation techniques

for SV181 and SVN1 cultivars in winter-spring and summer-autumn crops in Quang Binh showed that both rice varieties were capable of good growth and development. They gave high yield and stable in productivity. They presented good agronomic characteristics such as aroma, good eating quality, resistance to falling. Particularly, SV181 cultivar was slightly infected rice blast disease in winter-spring crop therefore we need to take some solutions in plant protection. 2. Suggestions

2.1. The SV181 has been recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development for new variety in the North and South Central of Vietnam and Tay Nguyen provinces. The variety has been protected for intellectual property right, thus this cultivar should be continued to develop broadly in production in Quang Binh and other recognized provinces in the winter-spring and summer-autumn seasons.

The SVN1 rice variety has been protected for intellectual property right and evaluated through the tests of DUS, VCU and production trial at the National Seed Testing Center, so the dossier of recognition of new plant variety

should be submitted to the Science Council of MARD. 2.2. Application of research results on intensive cultivation techniques

(seeds and fertilizer) for new SV181 and SVN1 rice varieties on alluvial soil without annual accretion in Quang Binh province.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1183/TOMTATLA.pdfbản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói. - Đối với kali:

26

CATEGORY

PUBLICATIONS RELATED TO THE THESIS

1. Nguyen Xuan Ky, Tran Thi Le, Hoang Kim (2014). Study on growth, development and productivity of new varieties having short-growth duration and high quality in 2013 - 2014 in Quang Binh. Journal of Agriculture and Rural Development, Volume 2: 59-65p.

2. Nguyen Xuan Ky, Tran Thi Le, Hoang Kim, Hoang Van Hai (2015). Research on selection and testing of SV181 cultivar in some central

provinces. Journal of Agriculture and Rural Development, Volume 1: 77-82p. 3. Nguyen Xuan Ky, Tran Thi Le, Hoang Kim (2016). Impact of amount of sowing seeds on productivity of some new rice varieties in Quang Binh. Journal of Hue University, Volume 124, Number 10, 125-130p.