Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

36
1 | Liên minh LISO - LUPAPA - Giao thoa lu t t c trong qu n tr ịđấ t r ng - tháng 3 n ă m 2014 Giao thoa Lut tc ca các dân tc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí ti xã Nàn Sán và Bn Mế, huyn Si Ma Cai, tnh Lào Cai trong qun trđất-rng Tng hp: Đàm Trng Tun "Giá tr, chun mc nào ca các cng đồng dân tc thiu sliên quan ti đất-rng? Ai, yếu tnào nào quyết định hthng qun trđất-rng ca các cng đồng? Ai và loi hình shu đất rng nào đã và đang tn ti? Nhng giao thoa nào vchun mc giá tr, lut tc ca các cng đồng dân tc thiu ssinh sng trong mt vùng địa lý nh hưởng ti quá trình qun trđất- rng? Nhng thách thc nào nh hưởng ti các giao thoa trong hthng qun trđất-rng ti các cng đồng? Gii pháp nào để giúp các cng đồng dân tc duy trì hthng giá trvà lut tc ca mình trong qun trvà phát trin hài hòa các dng tài nguyên đất-rng? Đây là nhng câu hi xuyên sut quá trình tìm hiu sgiao thoa lut tc gia các dân tc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí ti xã Nàn Sán và Bn Mế, huyn Si Ma Cai, tnh Lào Cai. Hai giđịnh được đặt ra đối vi nghiên cu này, gm: a) Nim tin, chun mc giá trvà lut tc ca các dân tc đang đóng vai trò chđạo trong vic hình thành và duy trì cách mà các cng đồng đang qun trngun tài nguyên đất và rng, b) Sgiao thoa vnim tin, chun mc giá tr, hthng lut tc ca các nhóm dân tc thiu sti các bn nghiên cu là kết quca quá trình tương tác văn hóa, htrnhau và thích nghi vi nhng thay đổi trong và ngoài đời sng cng đồng".

Transcript of Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

Page 1: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

1 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Giao thoa Luật tục của các dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Nàn Sán và Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong quản trị đất-rừng

Tổng hợp: Đàm Trọng Tuấn

"Giá trị, chuẩn mực nào của các cộng đồng dân tộc thiểu số liên quan tới đất-rừng? Ai, yếu tố nào nào quyết định hệ thống quản trị đất-rừng của các cộng đồng? Ai và loại hình sở hữu đất

rừng nào đã và đang tồn tại? Những giao thoa nào về chuẩn mực giá trị, luật tục của các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trong một vùng địa lý ảnh hưởng tới quá trình quản trị đất-

rừng? Những thách thức nào ảnh hưởng tới các giao thoa trong hệ thống quản trị đất-rừng tại các cộng đồng? Giải pháp nào để giúp các cộng đồng dân tộc duy trì hệ thống giá trị và luật tục của mình trong quản trị và phát triển hài hòa các dạng tài nguyên đất-rừng? Đây là những câu

hỏi xuyên suốt quá trình tìm hiểu sự giao thoa luật tục giữa các dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Nàn Sán và Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Hai giả định được đặt ra đối với nghiên cứu này, gồm: a) Niềm tin, chuẩn mực giá trị và luật tục

của các dân tộc đang đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và duy trì cách mà các cộng đồng đang quản trị nguồn tài nguyên đất và rừng, b) Sự giao thoa về niềm tin, chuẩn mực giá trị,

hệ thống luật tục của các nhóm dân tộc thiểu số tại các bản nghiên cứu là kết quả của quá trình tương tác văn hóa, hỗ trợ nhau và thích nghi với những thay đổi trong và ngoài đời sống cộng

đồng".

Page 2: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

2 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

1. Giới thiệu Con người và thiên nhiên, núi rừng nằm trong mối quan hệ hữu cơ, cùng hỗ trợ và nuôi dưỡng lẫn nhau trong quá trình sinh tồn và phát triển. Quan niệm và thực tiễn này được duy trì và phát triển thông qua những qui định bất thành văn gọi là luật tục cùng với kho tàng tri thức địa phương của các cộng đồng dân tộc thiểu số được hình thành, thích nghi và kế thừa qua các thế hệ. Hệ thống luật tục này ra đời như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống và được thực hiện một cách tự nguyện và trách nhiệm bởi các thành viên trong các cộng đồng. Kể cả khi pháp luật có những thay đổi đáng kể theo những biến động trong đời sống chính trị của xã hội, thì luật tục vẫn tồn tại để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mỗi cộng đồng. Hơn nữa, các thói quen xã hội do luật tục tạo nên có ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức pháp luật của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Luật tục không phải là sự bất biến của những giá trị, nguyên tắc, quy tắc, thói quen và tập tục. Đặt trong bối cảnh phát triển thì luật tục rất đa dạng trong cách hiểu và cũng rất sống động trong đời sống thường nhật. Luật tục là sự kết tinh của các hành vi ứng xử và lao động của con người trong quá trình vận động qua một hay nhiều thế hệ để thích ứng và thích nghi với sự thay đổi nội tại và ngoại tại. Luật tục được hình thành là để điều hòa, điều tiết các hành vi văn hóa ứng xử trong đời sống hàng ngày giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tự nhiên. Vì vậy, có thể xem luật tục là cơ sở, nền tảng sống để giúp cho luật pháp nhìn nhận, soi chiếu và thay đổi để hoàn thiện hơn về mặt tư duy và thực hành trong quá trình vận động đa chiều không ngừng của dòng chảy đa chiều của xã hội.

Tùy thuộc vào các điều kiện của từng vùng địa lý khác nhau cũng như đặc thù văn hóa của mỗi tộc người mà những quy định trong chuẩn mực ứng xử của các nhóm người đó cũng khác nhau. Song, nội dung chủ đạo của những hệ thống qui định này thường không khác nhau nhiều về các giá trị và chuẩn mực giá trị. Cũng chính điều này mà đã xuất hiện giao thoa và kế thừa các qui định, kiến thức lẫn nhau giữa nhiều nhóm dân tộc sống trên cùng một vùng địa lý nhất định. Có thể nói đây là kết quả của của quá trình tiếp biến văn hóa và thích nghi của các cộng đồng dân cư để có được những giải pháp nhằm điều chỉnh các mối quan hệ mới do sự giao thoa cũng như yếu tố ngoại cảnh tạo thành.

Thực tế cho cho thấy, các cộng đồng dân tộc sống gắn với rừng bằng các tập tục, qui định của mình đang bị chi phối bởi những tác động nhiều chiều từ bên ngoài, trước hết là từ sự điều tiết của các chính sách của Nhà nước, đến sự xuất hiện của cơ chế thị trường, nhu cầu hội nhập và ngay cả từ việc cải thiện của hệ thống thông tin truyền thông. Những tác động này đã có những ảnh hưởng nhất định, và ở một mức độ nào đó tham gia vào quá trình tiếp biến và thay đổi không ít các tập quán truyền thống quý báu, các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu "Giao thoa luật tục giữa dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Nàn Sán và Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong quản trị đất-rừng" được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) và thành viên thuộc

Page 3: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

3 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Liên Minh Chủ quyền Sinh kế (LISO) gồm Viện Tư vấn Phát triển (CODE) và Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) và các đối tác địa phương như UBND huyện Si Ma Cai và Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai. Chương trình hợp tác này được triển khai thông qua Dự án giao đất giao rừng nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân và cộng đồng người dân các thôn, bản tại xã Nàn Sán và Bản Mế, huyện Si Ma Cai trong năm 20141. Nghiên cứu này là sự kế thừa những phát hiện trong trong quá trình nghiên cứu trước đây của Viện SPERI, đặc biệt đối với cộng đồng người Mông - được thực hiện liên tục tại một số địa bàn thuộc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai từ cuối năm 1999 đến nay.

Mục tiêu của nghiên cứu:

- Có được các thông tin liên quan tới hệ thống luật tục và những yếu tố giao thoa trong các hệ thống này của các nhóm dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Bản Mế và Nàn Sán, huyện Si Ma Cai trong quản trị đất và rừng.

- Có được các kiến nghị liên quan tới việc lồng ghép, phát huy các giá trị, tập quán truyền thống tốt đẹp và kiến thức địa phương của các nhóm dân tộc trên trong chương trình giao rừng, gắn với đất lâm nghiệp cho cộng đồng tại các thôn bản xã Nàn Sán và Bản Mế trên cơ sở Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT&BTN-MT.

Các thông tin trong báo cáo này là những câu chuyện kể, chia sẻ bởi các già làng, trưởng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc, trưởng bản, các cán bộ là người dân tộc thiểu số tại các điểm nghiên cứu. Các câu chuyện này được ghi chép ngay trên thực địa. Đặc biệt, các thông tin này được ghi chép, ghi âm, chụp ảnh và ghi hình (quay video) tại Lễ cúng rừng thiêng, nơi các giá trị, chuẩn mực và qui định của cộng đồng được thể hiện một cách sống động nhất. Cán bộ của Liên minh Chủ quyền Sinh kế (LISO) và học sinh thiểu số đang theo học tại các Trường đào tạo Nông nghiệp Sinh thái (FFS) của SPERI tại Hà Tĩnh và Lào Cai đóng vai trò thúc đẩy và ghi chép lại những câu chuyện kể trên. Bên cạnh đó, các thông tin trong báo cáo này cũng được kế thừa từ những nghiên cứu trước đây thực hiện bởi Viện SPERI, đặc biệt với các cộng đồng người Mông tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai cũng như các nghiên cứu có liên quan trước đây của người dân và cán bộ địa phương.

1 Thỏa thuận hợp tác kí ngày 13/2/2014 giữa UBND Si Ma Cai, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) về thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện dự án giao đất giao rừng nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân và cộng đồng người dân các thôn, bản tại xã Nàn Sán và Bản Mế, huyện Si Ma Cai trong năm 2014. Thỏa thuận này được xây dựng trên cơ sở kết quả giao rừng gắn với đất lâm nghiệp cho 8 cộng đồng và gia đình người Mông tại xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai thực hiện từ năm 2011 đến 2013.

Page 4: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

4 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

2. Điều kiện tự nhiên-xã hội-kinh tế của xã Nàn Sán và Bản Mế

2.1. Xã Nàn Sán2

Nàn Sán nằm ở phía Bắc huyện Si Ma Cai khoảng 4 km, có tổng diện tích tự nhiên là 2.249 ha. Diện tích đất quy hoạch cho Lâm nghiệp là 1.047 ha, trong đó Ban quản lý rừng phòng hộ Si Ma Cai quản lý 666,5 ha; UBND xã quản lý 1.401,1 ha; hộ gia đình quản lý 181,4 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của xã Nàn Sán đạt 34,2%.

Nàn Sán giáp với Trung Quốc và huyện Mường Khương (Lào Cai) về phía Bắc; phía Đông giáp với xã Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai); phía Nam giáp với xã Mản Thẩn (huyện Si Ma Cai); phía Tây giáp với xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai) và huyện Mường Khương.

Nàn Sán là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai, có độ cao từ 700 - 1.500m, được tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và thấp dần về phía Bắc, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng. Mặt khác do có độ che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến.

Nàn Sán có 3 km của con Sông Chảy chạy qua. Phần chảy qua xã có lòng sông hẹp, sâu, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa thấp, tốc độ dòng chảy lớn. Do ảnh hưởng của địa hình chia cắt, độ cao lớn nên xã có khá nhiều các con suối nhỏ chảy qua. Tất cả các con suối đều bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy xuống thung lũng. Đây là nguồn nước chính để phục vụ dân sinh và canh tác sản xuất của nhân dân các dân tộc trong xã. Tuy nhiên về mùa mưa, hệ thống khe, suối thường gây trở ngại cho sản xuất và đi lại của người dân.

Toàn xã có 667 hộ với 3.496 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông có 1.549 nhân khẩu (44,3%), dân tộc Nùng có 1.124 nhân khẩu (32,1%), dân tộc Thu Lao có 550 nhân khẩu (15,7%), dân tộc La Chí có 165 nhân khẩu (4,7%), còn lại thuộc các nhóm dân tộc khác. Dân số của toàn xã được phân bố trên địa bàn 13 bản, gồm: Thôn Đội 1, Thôn Đội 2, Thôn Đội 3, Thôn Đội 4, Thôn Nàn Vái, Thôn Sản Chải 1, Thôn Sản Chải 2, Thôn Sản Chải 3, Thôn Sản Chải 4, Thôn Sản Chải 5, Thôn Quan Thần Súng, Thôn Lúng Choáng và Thôn Hóa Chu Phùng. Kinh tế của các nhóm cư dân trên mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu. Đời sống của các gia đình xã Nàn Sán chủ yếu phụ thuộc vào nghề trồng trọt (ngô và lúa nương một vụ) và chăn nuôi. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 1.237 tấn. Bình quân lương thực/người/năm đạt 382,85 kg. Tỉ lệ đói nghèo của xã chiếm 45,58%.

2 Báo cáo của UBND xã Nàn Sán (tháng 2/2014) về đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp chuẩn bị triển khai kế hoạch GĐGR tại xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai; Đề án xây dựng qui hoạch nông thôn mới xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai giai đoạn 2013-2020.

Page 5: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

5 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

2.2. Xã Bản Mế3

Xã Bản Mế nằm ở phía Tây-Bắc huyện Si Ma Cai, có tổng diện tích tự nhiên 1.954,0 ha; Trong đó diện tích đất quy hoạch cho Lâm nghiệp là 807,3 ha. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Si Ma Cai quản lý 369,8 ha; UBND xã quản lý 1.192,4 ha; hộ gia đình quản lý 391,8 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của xã Bản Mế đạt 31,4%.

Bản Mế giáp với huyện Mường Khương (Lào Cai) về phía Bắc; phía Đông giáp với xã Nàn Sán và Mản Thẩn (huyện Si Ma Cai); phía Nam giáp với xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai); phía Tây giáp với xã Thào Chư Phìn (huyện Si Ma Cai).

Bản Mế là một xã miền núi, có địa hình phức tạp, có độ cao từ 700-1.500m, được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam thấp dần về phía Bắc. Mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng. Giống như Nàn Sán, do ảnh hưởng của địa hình chia cắt, độ cao lớn, xã Bản Mế có khá nhiều các con suối nhỏ chảy qua. Tất cả các con suối đều bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy xuống thung lũng. Đây là nguồn nước chính để phục vụ dân sinh cũng như mở rộng đất canh tác sản xuất của nhân dân các dân tộc trong xã. Ngoài ra, xã Bản Mế cũng có khoảng 4 km của con Sông Chảy chạy qua.

Toàn xã có 455 hộ với 2.309 nhân khẩu, trong đó dân tộc Nùng có 1.363 nhân khẩu (59,0%), dân tộc Mông có 725 nhân khẩu (31,4%), dân tộc Thu Lao có 152 nhân khẩu (6,6%), còn lại thuộc các dân tộc khác. Dân cư toàn xã phân bố trên 7 thôn, gồm: Cốc Cù, Cố Dế, Cốc Nghê, Khuấn Púng, Nà Pá, Sín Chải, Bản Mế. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của người dân là trồng trọt (ngô, lúa nương) và chăn nuôi mang tính tự sản tự tiêu. Tỷ lệ đói nghèo của xã chiếm 30,65%.

3. Lịch sử di chuyển của các dân tộc Nùng, Mông, Thu Lao và La Chí tại xã Bản Mế và Nàn Sán Theo một số người già kể lại, các gia đình người Mông, Nùng và Thu Lao hiện nay tại các thôn bản của xã Bản Mế và Nàn Sán có lịch sử di chuyển chủ yếu từ Trung Quốc đến. Bên cạnh đó nhóm dân tộc Thu Lao còn được cho là di chuyển từ huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Người La Chí thì di chuyển từ Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang. Một số người Nùng ở xã Nàn Sán cho rằng họ có nguồn gốc là người Giáy. Người Giáy ở đây được di chuyển từ Mường Khương, cùng sinh sống lâu đời với người Nùng nên dần dần hầu hết phong tục tập quán (ngoại trừ tục cúng tổ tiên và ma chay) của họ nay được hòa hợp vào dân tộc Nùng. Các dân tộc hiện nay đến định cư tại hai xã khác nhau về mốc thời gian, khoảng từ 3-7 đời người. Trong đó nhóm dân tộc Mông và

3 Báo cáo của UBND xã Bản Mế (tháng 2/2014) về đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp chuẩn bị triển khai kế hoạch GĐGR tại xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai; Đề án xây dựng qui hoạch nông thôn mới xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai giai đoạn 2013-2020.

Page 6: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

6 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Nùng đến sớm hơn cả, khoảng 6-7 đời người, tiếp theo là người Thu Lao (khoảng 4 - 5 đời) và đến muộn nhất là người La Chí (khoảng 3 đời người)4.

Việc di chuyển, khai phá và định cư của các nhóm dân tộc này diễn ra do nhiều lý do khác nhau. Ví dụ người Mông di cư đến Việt Nam là do việc truy đuổi của người Hán; những nhóm khác lại là do đặc điểm canh tác - du canh du cư nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực và thực phẩm. Với phương thức này thì các diện tích nương, rẫy luôn được quay vòng, thay đổi để có được đất đai màu mỡ, phong phú về tài nguyên (rừng, nước) nhằm đảm bảo sản lượng cây trồng và những nhu cầu khác về thực phẩm, thuốc men...cho các gia đình. Việc di chuyển hoạt động canh tác đến các địa điểm mới thường kéo theo sự thay đổi về vị trí định cư của họ để đảm bảo sự thuận tiện cho các hoạt động sản xuất và an toàn về không gian sống cũng như các nhu cầu văn hóa, tinh thần khác5.

Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, việc di chuyển và định cư của các nhóm dân tộc tại xã Bản Mế và Nàn Sán cũng khác nhau về hình thức tổ chức. Người Mông thường di chuyển theo dòng tộc hoặc dòng họ nhằm duy trì kết cấu của dòng tộc và hỗ trợ nhau trong quá trình di chuyển, làm nhà và lập bản. Người Thu Lao, Nùng và La Chí thì thường di chuyển theo gia đình hoặc nhóm gia đình để thuận tiện cho việc hỗ trợ nhau trong quá trình vận chuyển, canh tác, bảo vệ thú rừng và những biến cố khác.

4. Cấu trúc làng bản Cấu trúc làng bản của các nhóm dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Bản Mế và Nàn Sán là quá trình sắp xếp tầng lớp, đan xen theo không gian và thời gian, theo các mối quan hệ đa chiều giữa các gia đình, dòng tộc và thành phần dân tộc, theo tính đặc thù về mối tương tác hữu cơ giữa các hệ sinh thái-nhân văn trong cùng một vùng địa cảnh quan nhất định. Sự sắp xếp này là để đảm bảo tối đa sự hài hòa và an toàn về không gian sinh hoạt, không gian văn hóa - tín ngưỡng và không gian sinh kế của các thế hệ và thành phần dân tộc trong cùng một cộng đồng làng bản.

Theo đó, các nhóm dân tộc trên đây tại xã Bản Mế và Nàn Sán thường sinh sống thành từng bản riêng biệt hoặc đan xen giữa các nhóm dân tộc trong cùng một đơn vị bản. Bản theo tiếng Mông là 'Zo', Nùng là 'Đi Lủng', Thu Lao là 'Lũng'. Có thể nói bản là một đơn vị cư trú, một đơn vị xã hội và không gian sinh tồn của một hoặc nhiều gia đình, dòng họ có nguồn gốc khác nhau về thành phần dân tộc. Không gian này chứa đựng các mối tương tác, đan xen chặt chẽ về huyết thống, dòng tộc, văn hóa và kinh tế của một hoặc nhiều dân tộc khác nhau.

Do đã định cư lâu đời nên bản của các nhóm dân tộc tại hai xã Nàn Sán và Bản Mế tương đối ổn định. Ngoại trừ một số bản của xã Nàn Sán mới được lập cách đây một vài đời người do chính

4 "Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam" của Gs. Ts Hoàng Nam xuất bản tháng 4 năm 2013. 5 Các báo cáo nghiên cứu của Viện SPERI về tộc người Mông tại Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai từ năm 2009 đến nay.

Page 7: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

7 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

sách giãn dân của địa phương. Số hộ gia đình cấu thành lên các bản tại Bản Mế và Nàn Sán rất khác nhau. Trung bình khoảng 51 hộ / bản tại xã Nàn Sán và 67 hộ / bản tại xã Bản Mế. Nhiều nhất là 99 nóc nhà (bản Bản Mế xã Bản Mế) và ít nhất là 24 nóc nhà (bản Sảng Chái 4 xã Nàn Sán).

Bảng 1: Thành phần các dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao tại bản xã Bản Mế

Bản Thành phần dân tộc Sín Chải Nùng, Mông Na Pá Mông, Nùng Bản Mế Nùng Khoán Púng Nùng, Thu Lao Cốc Nghế Mông Cốc Cù Nùng Cốc Rế Mông, Nùng

Những gia đình trong bản thường thuộc về nhiều dòng họ khác nhau trong một dân tộc. Việc sinh sống đan xen giữa các dân tộc với nhau trong cùng một bản là hiện tượng tương đối phổ biến. Tại xã Bản Mế có tới 4/7 bản có sự chung sống giữa các gia đình thuộc các nhóm dân tộc với nhau. Trong đó, có tới 3 bản có người Mông và Nùng, 1 bản có người Nùng và Thu Lao. Còn lại 2 bản là của người Nùng, 1 bản là của người Mông (bảng 1).

Bảng 2: Thành phần các dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Nàn Sán

Bản Thành phần dân tộc Thôn Đội 1 Nùng, Thu Lao Thôn Đội 2 Thôn Đội 3 Nàn Vái Thôn Đội 4 Thu Lao, Nùng, Mông Sảng Chải 1 Mông Sảng Chải 2 Sảng Chải 3 Sảng Chải 4 Sảng Chải 5 Quan Thần Súng Lũng Choáng La Chí, Nùng Hóa Chư Phùng La Chí, Nùng

Tại xã Nàn Sán có tới 7/13 bản có sự đan xen về thành phần dân tộc; trong đó có 2 bản là cộng đồng của người La Chí và Nùng, 1 bản là địa bàn cư trú của người Nùng và Thu Lao. Đặc biệt có 1 bản (thôn Đội 4) có người Thu Lao, Nùng và Mông cùng chung sống (bảng 2).

Page 8: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

8 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Hình 1: Cụm hộ gia đình người Thù Lao (trên), Nùng (dưới) tại bản Khuan Ung, xã Bản Mế

Bên cạnh thành phần dân tộc, nhân khẩu thì các hộ gia đình thì cấu trúc làng bản của các nhóm dân tộc còn được cấu thành trên cơ sở những mối quan hệ về lãnh thổ, không gian sinh hoạt, không gian văn hóa và không gian sản xuất. Các nhóm dân tộc ở hai xã đều lập bản của mình ở chân núi, phía trước là không gian thoáng đãng, thường được các gia đình khai phá, cải tạo thành ruộng bậc thang cấy lúa nước. Bản thường được dựa lưng vào sườn núi, phía sau được khai phá thành những mảnh nương để trồng các loại cây hoa màu.

Ở những nơi có từ hai nhóm dân tộc trở lên thì Bản được bố trí theo từng cụm - nơi các gia đình có cùng chung một nguồn gốc dòng tộc và thành phần dân tộc. Thông thường, ở trung tâm của bản là cụm các gia đình của nhóm dân tộc đến trước tiên. Các nhóm đến sau chọn những vùng đất còn lại ở gần hoặc xa trung tâm bản để làm nhà và tổ chức trồng trọt, chăn nuôi. Rất ít thấy có trường hợp gia đình của các nhóm dân tộc khác nhau sống xen kẽ trong cùng một địa điểm. Nếu nhóm dân tộc đến trước có ít hộ gia đình, nơi đó vẫn còn đất làm nhà và canh tác thì các gia đình dân tộc khác vẫn có thể đến để lập cư. Ví trụ trường hợp bản Hoa Chư Phùng của xã Nàn Sán - nơi nhóm các hộ dân tộc La Chí đến sau đã chọn đất để làm nhà, sản xuất xen kẽ với các hộ gia đình người Nùng. Mặc dù vậy những nhóm gia đình đến sau này vẫn sống co cụm theo dân tộc mình.

Page 9: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

9 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Hình 2: Vị trí nhà ở, ruộng bậc thang và nương rẫy của người Nùng tại xã Bản Mế

Những thửa ruộng bậc thang cấy lúa nước của các hộ gia đình cũng được bố trí theo từng cụm theo từng nhóm dân tộc. Điều này là do truyền thống của các dân tộc luôn bố trí nơi cư trú và nơi canh tác lúa nước gần nhau để thuận tiện cho quá trình sản xuất, canh tác. Đồng thời những diện tích này thường được cố định và kế thừa cho con cháu qua nhiều thế hệ trong cùng một dòng tộc, dân tộc. Ngược lại thì những diện tích canh tác nương rẫy lại có sự đan xen tương đối cao giữa các gia đình thuộc các dân tộc khác nhau. Điều này là do trước đây các nhóm dân tộc đều có chung một phương thức canh tác luân phiên, phát nương làm rẫy. Với phương thức này, sau một hoặc vài chu kì canh tác thì chủ cũ của một nhóm dân tộc đi nơi khác tìm chỗ mới phù hợp, có đất tốt hơn thì những gia đình khác - có thể là cùng hoặc khác nhóm dân tộc đến để tiếp tục khai hoang, trồng trọt. Cứ như vậy, qua nhiều thế hệ sự đan xen về thành phần dân tộc cũng như những thiết chế, tập tục kèm theo trong cùng một vùng canh tác nương rẫy trở lên đa dạng và phức tạp hơn. Những vùng này không chỉ đơn thuần của một nhóm dân tộc như trước đây mà còn của nhiều nhóm dân tộc khác. Dần dà, khi dân số tăng lên, đất đai trở lên chật hẹp và cho đến nay thì những diện tích đất nương rẫy đan xen của các hộ gia đình từ các dân tộc khác nhau trở thành cố định.

Hầu hết tại các chỏm núi và các dông, khe là những cánh rừng, gọi là rừng sử dụng chung của cả cộng đồng để duy trì nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, thu hái thực phẩm thiết yếu, củi đốt và gỗ làm nhà của các hộ gia đình. Hiện nay, những khu rừng này có diện tích không lớn, khoảng một vài hecta do việc mở rộng diện tích canh tác để đáp ứng nhu cầu lương thực. Vì vậy, chức năng chính của những khu rừng này hiện nay là để duy trì nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, củi đốt cho các hộ trong bản.

Đặc biệt là trong tất cả các bản của các nhóm dân tộc tại hai xã đều có những khu rừng để người dân thực hành các nghi lễ tâm linh cúng các vị thần tự nhiên, như rừng 'Đổng Chứ', 'Đông Hầu'

Page 10: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

10 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

của người Nùng, 'Táng Đẩng Mây" của người Thu Lao và 'Nào Lồng' của người Mông. Những cánh rừng này thường là các khu rừng già, nguyên sinh và có các cây to, cổ thụ. Theo quan niệm của người Nùng thì những cây to, cây cổ thụ này là những 'Pù Bố' (cây bố) và 'Pù Mẹ' (cây mẹ), cây 'Tong Xenh' của người Mông - tức là cây thiêng, nơi trú ngụ của các vị thần linh như thần đất, thần rừng và thần rồng. Những khu rừng này được duy trì và lưu truyền qua nhiều đời người thông qua những thiết chế truyền thống của các dòng họ, cộng đồng và dân tộc. Rừng cấm của bản thường nằm xen lẫn trong các làng bản, có thể ở giữa làng, bên cạnh hoặc đầu làng để thuận lợi cho hoạt động thờ cúng của các gia đình vào dịp lễ tết hàng năm.

Ngoài ra, các bản tại Nàn Sán và Bản Mế còn có những vùng để làm lễ cúng 'Thứ Tỉ', 'Thổ Ti' - tức là thần đất, tùy theo phát âm của từng nhóm dân tộc. Đây là nơi để người dân thực hiện các nghi lễ cúng thần đất để bảo vệ cho hoa màu, cây cối, vật nuôi và cây trồng. Thông thường thì những vùng này được bố trí ở gần các khu ruộng, nương rẫy, nơi có những hòn đá to, cố định, chắc chắn và ít bị con người, động vật tác động. Mỗi bản có từ 1 đến 5 điểm cúng 'Thứ Tỉ', tùy thuộc vào qui ước của từng nhóm hộ gia đình (không kể thành phần dân tộc) có cùng chung một vùng đất canh tác nhất định mà nơi đó họ quan niệm là đang được thần đất bảo vệ và che chở.

Đơn vị Bản tại Bản Mế và Nàn Sán còn được cấu thành bởi sự đan xen giữa những không gian của cá thể và của cộng đồng. Những không gian đó thường là các diện tích đất canh tác và khu rừng riêng của từng gia đình, dòng họ và của chung cả cộng đồng. Đất riêng của gia đình là do tự khai phá thành ruộng, nương, rừng cây, ao, đất làm nhà, làm các công trình chuồng trại, gia súc...Rừng riêng của các gia đình thường nhỏ lẻ, thường được nằm gần các khu ruộng, nương. Đôi khi cũng là những mảnh nương lâu ngày không canh tác nên cây mọc thành rừng. Còn đất của chung cả cộng đồng là những vùng vẫn chưa được khai phá, là những khu rừng sử dụng chung và những khu rừng 'Nào Lồng' của người Mông, và 'Đổng Chứ', 'Đổng Hầu' của người Nùng, Thù Lao và La Chí.

5. Giao thoa về tên bản Như nhiều dân tộc khác, tên gọi của các bản của các nhóm dân tộc tại Nàn Sán và Bản Mế phản ánh những đặc điểm đặc thù của cảnh quan, tự nhiên xung quanh. Tên bản thường được gọi theo tên núi, tên sông, tên thung lũng, tên gốc cây cổ thụ, tên cánh đồng, hoặc theo một đặc điểm địa lý nào đó. Ví dụ, theo cách đặt tên của người Nùng, Bản Mế tức là Bản Rộng - nơi có những vùng đất canh tác bằng và rộng; 'Cốc Rế' - tức là 'gốc Nứa', có nghĩa là nơi đây trước đây có nhiều cây nứa; 'Cù', có nghĩa là tiếng chim kêu, do đó 'Cốc Cù' là nơi mà có nhiều tiếng chim mỗi độ hoa gạo nở; 'Mế' nghĩa là rộng lớn; 'Na Pa' là nơi từng có nhiều cá trạch hay còn gọi là ruộng cá trạch. Ngoài ra, tên bản cũng được người dân đặt theo những truyền thuyết kể lại ví dụ 'Sín Chải', có nghĩa là nguồn nước - nơi có vị thần rồng luôn bảo vệ con người, hoa màu và ban tặng nguồn nước cho muôn loài.

Thông thường các tên địa danh trên được đặt bởi nhóm dân tộc có lịch sử đặt chân đến trước. Các dân tộc đến sau sẽ lấy những tên của địa danh này trở thành tên gọi chung. Người Nùng đặt chân và định cư đầu tiên tại xã Bản Mế nên hầu hết các tên bản như 'Cốc Rế', 'Cốc Cooc', 'Cốc

Page 11: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

11 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Cù', 'Khuấn Púng', 'Bản Mế', 'Sín Chải' được đặt theo tiếng của người Nùng. Những dân tộc đến muộn hơn như Thu Lao hoặc Mông lấy những tên này như là tên gọi địa danh của dân tộc mình. Tại xã Nàn Sán, một số bản hiện nay, theo người dân kể lại có nguồn gốc khai phá và định cư của người Tày. Do đó, các địa danh như Nàn Vái6, tức là đồi có nhiều cây mây là được đặt tên bởi người Tày. Một số bản khác được đặt tên bởi tiếng Mông như Sáng Chải 1, 2, 3, 4. Tên bản Lũng Choáng và Hóa Chư Phùng - nơi có người Nùng và La Chí sinh sống thì được đặt tên theo tiếng Nùng.

6. Giao thoa về quan niệm giá trị đất và rừng Các dân tộc Nùng, Mông, Thu Lao và La Chí tại xã Bản Mế và Nàn Sín đều quan niệm đất, rừng không chỉ để duy trì không gian sinh kế thông qua việc tổ chức canh tác, trồng trọt, chăn nuôi mà còn là không gian văn hóa, tín ngưỡng quyết định trực tiếp đến quá trình nuôi dưỡng, bảo vệ sự sinh tồn và phát triển các giá trị tinh thần và cấu kết giữa các gia đình, dòng họ và cả cộng đồng. Họ cho rằng tự nhiên (đất, rừng, nước) là của các vị thần. Các vị thần đã ban tặng cho họ đất, nước, rừng... để sinh tồn. Do đó, mỗi khu rừng đều có một vị thần cai quản. Các vị thần đó với quyền lực vô song, có thể điều khiển được mọi tà ma, ác thú, dịch bệnh để bảo vệ cho dân làng, đem lại cuộc sống bình yên, ấm no cho cộng đồng.

Các dân tộc đều quan niệm rằng giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt với rừng luôn có mối quan hệ khăng khít, hoà quyện với nhau và thường được thể hiện trong cách hành xử của con người với rừng và đất cũng như sự nuôi dưỡng, che chở của rừng, đất đối với con người. Hòa đồng cùng thiên nhiên, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, coi rừng là cuộc sống, gắn bó với rừng, bảo vệ rừng đã trở thành ý thức chung ẩn chứa sâu trong các ứng xử và hành vi của từng thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi cộng đồng của các nhóm dân tộc ở đây thường thiết lập những không gian thiêng - rừng cấm như rừng 'Đổng Chứ' hay 'Đông Hầu' của người Nùng, hay 'Táng Đẩng Mây" của người Thu Lao hoặc 'Nào Lồng' của người Mông để thể hiện sự tôn sùng và thành kính đối với những vị thần đã ban tặng họ nguồn sống. Mỗi khu rừng thiêng được người dân nơi đây bảo vệ chăm sóc không những mang lại giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng làng bản mà còn góp phần bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái chung. Bên cạnh đó trên những vùng đất canh tác của mình người dân cũng lập các bàn thờ để cúng các vị 'Thu Tỷ' (tiếng Nùng, Mông), 'Táng Thứ Tỳ' (tiếng Thu Lao) hay 'Thổ Ty' (tiếng Quan Hỏa-Trung Quốc), tức là thần đất để cầu mong và cảm ơn thần đất đã cai quản, bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi, mang lại sự no đủ, bình yên, hạnh phúc cho mọi thành viên trong cộng đồng. Người Nùng ở xã Nàn Sán còn tổ chức lễ hội 'Lồng Tồng' để tạ ơn các vị thần nông và cầu mong bội thu cho một vụ trồng trọt mới.

7. Giao thoa về quan niệm thần đất, thần rừng và thần nước Các nhóm dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Nàn Sán và Bản Mế theo tín ngưỡng đa thần. Biểu hiện về điều này là họ tin vạn vật hữu linh. Mọi vật hiện hữu như cây cối, hòn đá, quả đồi, mỏm núi, các đồ dùng phục vụ sinh hoạt của con người đều có linh hồn, gọi chung là 6 Xã Nàn Sán ngày nay là do việc sáp nhập giữa hai vùng đất có tên là Dào Sán và Nàn Vài.

Page 12: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

12 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

thần linh. Mỗi vùng trời, vùng đất đều có các vị thần cai quản, trên trời là các vị thần tiên, dưới đất có thần đất; ở sông có thần sông, thần rồng, suối có thần suối; rừng có thần rừng.

Trong các thần đó thì thần Rừng là một trong những thần quan trọng của nhân dân các dân tộc huyện Si Ma Cai Nói chung, người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Bản Mế và Nàn Sán nói riêng. Vì vậy, thờ cúng thần Rừng là việc không thể thiếu đối với họ. Nơi để thờ phụng thần Rừng là nơi linh thiêng, yên tĩnh và nằm ở vị trí quan trọng của cộng đồng - nơi đó có thể là giữa bản hoặc đầu nguồn của mạch nước cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cả cộng đồng. Những nơi thờ Thần Rừng là rừng cấm, rừng thiêng, có khi là một mảnh hay khu rừng nguyên sinh, nơi con người không chặt phá và không bao giờ chăn thả gia súc, hoặc làm những chuyện ô uế động đến thần linh. Những khu rừng nơi thờ Thần rừng là những tài sản chung vô giá của toàn cộng đồng và được gìn giữ qua bao thế hệ.

7.1. Quan niệm thần rừng và thần nước

7.1.1. Tín ngưỡng 'thần cây to' của người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí

Trong các khu rừng cấm, các dân tộc Mông, Nùng và La Chí đều chọn một cây to làm cây thiêng để lập bàn thờ. Theo tiếng Mông cây thiêng này gọi là 'Tông Xênh', người Nùng thì gọi là 'Pù Bố' (cây bố) và 'Pù Me' (cây mẹ). Họ cho rằng các vị thần rừng thường trú ngụ ở gốc cây to, đây cũng là nơi để các vị thần linh tụ họp, bàn bạc công việc. Tuỳ thuộc vào từng dân tộc mà cách chọn cây thiêng có sự khác nhau. Với người Nùng thì họ thường chọn cây to như Nghiến hoặc Sấu. Cây thiêng phải là những cây có thân to, tán rộng, cành lá sum xuê, thể hiện sức sống mạnh mẽ, không chọn những cây có tán bé, cây cụt ngọn hoặc là cây đã quá già cỗi làm cây để thờ. Người dân cho rằng các cây thiêng này ở những khu rừng cấm là cây bố, cây mẹ, rừng cội nguồn để sản sinh, che chở, bảo vệ cho toàn bộ các loài cây và khu rừng khác trong một vùng địa lý nhất định. Khác với dân tộc Mông, Nùng và La Chí, người Thu Lao lại chọn những cây nhỏ để đặt lễ cúng tế.

Dưới gốc cây, họ dựng một bàn thờ, được ví như một ngôi nhà cho các vị thần linh trú ngụ. Các bàn thờ này có bản thì làm cố định, khi đến ngày cúng rừng thì người dân cùng nhau tu sửa lại. Có bản thì làm mới mỗi khi diễn ra lễ cúng rừng. Các bàn thờ thường được làm đơn giản bằng việc ghép những thân cây nhỏ lấy từ trong khu rừng thiêng. Thường trên các gốc cây thiêng, người dân treo một số vật tượng trưng cho sự sung túc, trang nghiêm và tôn sùng như xương quai hàm của lợn, trâu và lông gà. Những vật tượng trưng này được bổ sung sau mỗi đợt cúng rừng. Trong những khu rừng này mọi người dân trong bản đều ý thức được những điều cấm kỵ như: Không được chặt cây, lấy củi, nói bậy, săn bắt thú, làm việc xấu, hoặc làm những điều ô uế trong rừng…Nhân dân địa phương vẫn còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện về những cá nhân đã vi phạm vào điều cấm kỵ bị thần rừng trừng phạt. Những điều cấm kỵ đó cho dù được hay không được quy định trong các qui định của thôn bản nhưng mọi người đều biết rất rõ và có ý thức tuân thủ. Đôi khi trong nhà có người bị ốm, gia đình đó phải chuẩn bị một mâm cúng tại gia đình và mời thần rừng, thần cây thiêng đến chứng giám, phù hộ cho người thân của họ mau chóng khỏi bệnh.

Page 13: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

13 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

7.1.2. Tín ngưỡng 'Nào Lồng' của người Mông7

‘Nào Lồng’ còn được biết đến là ‘Nò Sồng’ tuỳ theo phát âm của từng vùng. Đây là lễ hội để giữ gìn luật tục, quy ước của người Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nói riêng và người Mông nói chung ở rất nhiều nơi khác. ‘Nào Lồng’ có nguồn gốc từ lâu đời, được người Mông duy trì liên tục qua nhiều đời người nên trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Lễ hội này giúp người Mông duy trì và phát triển các chuẩn mực ứng xử giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. ‘Nào Lồng’, nghĩa đen là “ăn rồng” được tổ chức lễ vào ngày Thìn cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Do đó, 'Nào Lồng' cũng có nghĩa rừng rồng, rừng thiêng, nơi diễn ra lễ cam kết ăn thề giữa các gia đình, dòng họ, dân tộc để bảo vệ đất, rừng, bảo vệ tính cấu kết của cộng đồng trước sự chứng kiến của thần rồng.

Với những ý nghĩa trên, người Mông quan niệm có 'thần rừng', 'thần rồng' trong khu rừng 'Nào Lồng'; nên họ đã thiết lập miếu thờ và tổ chức lễ tạ ơn tại những cây to, gọi là 'Tồng Xênh' trong những khu rừng “Nào Lồng". Theo quan niệm của người Mông thì những cây 'Tồng Xênh' chính là cây chủ, cây thiêng, cây bố, cây mẹ sinh ra muôn loài trên thế gian. Lễ cúng này có ý nghĩa tinh thần lớn lao, đó là việc cầu mong bình an, cảm ơn thần rừng, thần rồng đã che chở, nuôi dưỡng người dân qua bao thế hệ.

Lễ vật để chuẩn bị cho lễ 'Nào Lồng' ở từng bản có khác nhau. Thông thường, lễ vật bắt buộc là gồm 1 con gà trống, hương, 1 con lợn hoặc 1 con trâu, cơm, rượu và những lễ vật nhỏ khác. Gà trống tượng trưng cho Trời, gà mái tượng trưng cho Đất. Theo phong tục quy định trong lễ 'Nào Lồng', hai năm cúng lợn, một năm cúng trâu. Hai người quản lý rừng, gọi là 'Lông Thoz' có trách nhiệm tổ chức họp toàn dân để thống nhất mức đóng góp, sau đó sẽ phân công những ai tham gia vào tổ chức lễ cúng. Họ sẽ mời người già nhất trong thôn bản biết phong tục và các bài cúng để đứng ra cúng trong lễ 'Nào Lồng'. Trong lễ cúng, thầy cúng sẽ cầu mưa thuận gió hoà, gia súc gia cầm không dịch bệnh, con người khoẻ mạnh, ruộng đồng tốt tươi. Sau đó, thầy cúng sẽ dùng một nhánh củi nhỏ chẻ làm đôi (để làm quẻ) và hỏi bằng tiếng Quan Hỏa rằng "ông có bảo vệ được dòng họ .....không?". Tên từng dòng họ sẽ được hỏi, và gieo quẻ. Nếu cả hai mảnh đều nằm úp thì thần báo tin dòng họ đó sẽ không được bảo vệ. Nếu một mảnh úp và một mảnh nằm ngửa thì cho thấy thần 'Nào Lồng' vẫn đang xem xét đối với dòng họ đó. Nếu cả hai mảnh đều nằm ngửa thì chứng tỏ dòng họ đó sẽ được bảo vệ tốt. Nếu dòng họ nào có quẻ rơi vào hai trường hợp đầu, thì dòng họ đó sẽ phải tổ chức mời thầy cúng đến cúng trong gia đình để xin thần linh che chở khỏi các tai hoạ.

7 Báo cáo nghiên cứu của Viện SPERI về bản sắc văn hóa người Mông tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai từ 2009-2013 và Báo cáo nghiên cứu của Viện SPERI, Viện CODE năm 2011 về 'Vai trò của Luật tục trong phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam'.

Page 14: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

14 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Hình 3: Khu rừng 'Nào Lồng' của người Mông tại xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai

Sau lễ cúng, thầy cúng sẽ làm lễ xem chân gà, trường hợp chân gà tốt thì cộng đồng sẽ được thông báo là nghỉ ngơi trong vòng 3 ngày; nếu chân gà không tốt thì cộng đồng phải nghỉ 5 ngày. Trong thời gian nghỉ này, tất cả các gia đình kiêng không đi cày, bừa, sản xuất, phát nương rẫy. Tất cả chỉ được phép ăn uống và hội hè với nhau mà thôi. Nếu ai vi phạm thì bị xem là vi phạm điều kiêng kị của cộng đồng và sẽ bị phạt bằng cách bồi thường bằng việc phải tổ chức cúng lại lễ 'Nào Lồng'.

Sau khi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, đại diện các gia đình trong vùng thường tận dụng một khoảng thời gian nhỏ để kết hợp đưa ra các vấn đề như bảo vệ rừng, hoa màu, cách ứng xử trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ra bàn luận, rồi xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế của cộng đồng. ‘Nào Lồng’ và các quy định của ‘Nào Lồng’ không chỉ thay đổi theo thời gian, mà còn được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với đặc thù của từng xã, từng thôn.

7.1.3. Tín ngưỡng 'Đổng Chứ', 'Đổng Hầu' của người Nùng và La Chí

Người Nùng cũng tin rằng tại những khu rừng này có vị thần 'Chứ' (thần rừng) và 'Hầu' (thần Rồng) trú ngụ. Do quá trình tiếp biến về văn hóa, hiện tại người La Chí cũng đang thực hành tín ngưỡng này của người Nùng. Với quan niệm đó, người dân đã thiết lập lên những khu rừng cấm hay rừng thiêng gọi là 'Đổng Chứ', 'Đổng Hầu' (tiếng Nùng). 'Đổng' - theo tiếng Nùng là Rừng; vì vậy, 'Đổng Chứ' và 'Đổng Hầu' là rừng thiêng, rừng rồng đôi khi được gọi là là 'cấm'. Theo đó những khu rừng thiêng này được cai quản của thần rồng và thần rừng - tượng trưng cho vị thần bảo vệ và ban nguồn nước cho vạn vật trên trái đất.

Page 15: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

15 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Lễ cúng 'Đổng Chứ'

Thời gian tổ chức lễ cúng 'Đổng Chứ' rất linh hoạt và phụ thuộc vào qui định của từng bản, cụm gia đình và cụm cộng đồng. Thông thường, 'Đổng Chứ' được tổ chức vào ngày rồng cuối tháng hai (âm lịch). Có bản thì tổ chức cúng 'Đổng Chứ' và 'Đông Hầu' một lần vào ngày rồng tháng hai hoặc tháng 6 (âm lịch). Một số bản như thôn Đội 1, Đội 2, Đội 3, Đội 4 và Nàn Vái - nơi mà những khu rừng cấm được thừa kế lại từ người Tày8 trước đây thì lại tổ chức vào ngày rồng tháng 6. Một điểm chung về quan niệm với người Mông, người Nùng và La Chí đều cho rằng ở những khu rừng thiêng này có thần rồng (gọi là 'Lồng' hoặc 'Lùng') trú ngụ. Đây là con vật linh thiêng, được dân bản tôn làm vị thần giúp đỡ dân làng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ mùa màng, giúp dân làng tránh được hạn hán, bão lũ. Thần rồng có thể bay, đưa những nguyện vọng của người dân lên với trời. Do đó người Nùng tổ chức 'Đổng Chứ' là để cúng thần rồng cai quản nguồn nước.

Tại các gốc 'Pù Bố' và 'Pù Mẹ', trong lễ cúng rừng, người dân thường đặt 02 mâm lớn gồm 01 chính (bên phải) và 01 phụ (bên trái). Mỗi mâm đều có 5 con ngựa giấy và 5 chén rượu nhỏ. Khác với mâm phụ có 05 con ngựa trắng thì mâm chính có 01 con ngựa đỏ ở chính giữa. Ngoài ra còn 01 mâm nhỏ ở dưới 02 mâm lớn là mâm của thầy cúng thờ 'Tổ Tồn' – thờ người thầy đã truyền nghề cho thầy cúng. Khi thầy cúng tiến hành các lễ cúng ở bất cử đâu đều phải lập một bàn thờ này, điều này cũng có nghĩa là thầy cúng có luôn được vị thầy hỗ trợ trong khi hành nghề. Ngoài ra, lễ cúng còn có 3 con gà trống (2 con màu đỏ, 1 con màu trắng). 2 con gà trống đỏ được đặt ở 2 mâm lớn; 1 con gà trống trắng để làm lễ và bầu 2 người trông coi rừng (gọi là 'Hooc Can') trong năm tiếp theo. 02 bát tiết lợn và gà cũng được đặt lên bàn thờ chính và phụ. Có những bản, ngoài bàn thờ 'Tổ Tồn', người dân chỉ chuẩn bị 1 mâm cúng với các lễ vật như 5 ngựa giấy, 5 chén rượu, 1 gà trống đỏ.

Nghi Lễ được thực hiện khá công phu và nghiên túc. Đầu tiên thầy cúng phụ rót rượu nếp cẩm vào các chén và khấn, việc khấn có ý nghĩa thông báo cho thần rừng biết lễ cúng gồm những gì và xin quẻ âm dương xem thần rừng có đồng ý nhận những lễ vật đó không. Quẻ âm dương được làm bằng hai miếng gỗ nhỏ lấy ngay trong rừng. Nếu như thần rừng không nhận thì thầy cúng phải cúng lại và gieo quẻ âm dương lại. Khi thần rừng đồng ý nhóm thanh niên giúp việc bắt đầu rửa chân gà, cắt tiết ngay trước ban thờ. Tiếp đó 02 bát tiết tươi của Lợn và Gà được chuyển lên bàn thờ chính và phụ để Thầy cúng tiếp tục các nghi lễ tâm linh.

Sau khi hoàn thành các thủ tục cúng thần rừng, thầy cúng sẽ làm thủ tục cúng "Tổ Tồn", lễ vật được cùng tổ tồn chỉ đơn thuần là 01 bộ nội tạng gà. Thầy cúng phải là người ăn hết phần thức ăn này, đây được coi là sự kính trọng người thầy đã truyền dạy nghề cho mình.

8 Theo người dân kể lại thì những bản này là do người Tày đến đầu tiên để khai phái và dựng làng. Sau đó họ chuyển đi đâu không biết và người Nùng, Thù Lao và Mông lần lượt đến để định cư.

Page 16: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

16 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Sau khi hoàn tất các thủ tục cúng tâm linh, người dân bắt đầu chuẩn bị chế biến thức ăn để mời cả làng đến ăn. Mâm thầy cúng và các già làng được ăn trước tại vị trí cúng dưới gốc cây to. Các mâm thức ăn khác được nhóm thanh niên giúp việc chuyển tới một chỗ riêng để mời cả làng đến cùng ăn chung. Một điều đặc biệt là tất cả các loại thức ăn đều phải được luộc chín, không được xào, rán vì người dân quan niệm nếu làm như vậy thì năm tới sẽ thiếu nước, cây trồng sẽ bị cháy và không cho thu hoạch; nếu được luộc chín thì năm mới dân bản sẽ có nguồn nước dồi dào, cây trồng tươi xanh và cho thu hoạch tốt.

Giống như người Mông, sau lễ cúng 'Đổng Chứ', thầy cúng sẽ xem chân gà. Xem chân gà để biết xem năm nay sẽ cấm rừng bao nhiêu ngày. Trong thời gian nghỉ này, tất cả các gia đình kiêng không đi cày, bừa, sản xuất, phát nương rẫy, ngắt lá tươi, đặc biệt là đội nón đi qua bản. Tất cả chỉ được phép ăn uống và hội hè với nhau mà thôi. Nếu ai vi phạm thì bị xem là vi phạm điều kiêng kị của cộng đồng và sẽ bị phạt bằng cách bồi thường cho việc phải tổ chức cúng lại lễ 'Đổng Chứ'.

Lễ cúng 'Đổng Hầu'

Lễ này chủ yếu diễn ra ở một số bản ở xã Bản Mế. Lễ được tổ chức vào ngày 2 tháng 02 (âm lịch) hàng năm để cúng cả thần rừng và thần thiên nhiên với ước nguyện cho mỗi người dân cũng như cộng đồng được phù hộ khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt mang lại cuộc sống ấm no. Lễ vật cúng 'Đổng Hầu' cũng giống như "Đổng Chứ', nhưng cộng đồng phải làm thêm 02 bàn thờ cho các vị thần coi miếu.

Lễ 'Đổng Hầu' được tổ chức to hơn 'Đổng Chứ', linh vật hiến tế gồm: 1 con trâu (cứ 3 năm thì thịt Trâu một lần cúng tại miếu), gà, lợn, cá và cơm. Việc tổ chức cúng lễ được thực hiện bởi những người đàn ông trong làng một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn lý 'Đổng Chứ'. Tất cả phụ nữ không ai được lai vãng tới khu vực miếu mà chỉ hỗ trợ các việc phụ ở bìa rừng.

Trình tự cúng "Đổng Hầu' cơ bản không khác với "Đổng Chứ'. Sau khi làm lễ báo cáo thần linh, những lễ vật là những con vật hiến sinh được giao lại cho nhóm thanh niên để làm thịt. Tất cả các con vật được lấy tiết sống để cúng. Riêng đối với vật lễ là trâu, ngoài việc lấy tiết thì các bộ phận như đầu, đuôi, 04 chân và 02 xương sườn đều phải đặt trước bàn thờ để cúng (đây cũng được gọi là thủ tục cúng sống). Sau khi các phần thức ăn khác được nấu chín thì lại được mang lên cúng.

Cuối cùng thầy cúng sẽ làm tục xem xương đùi gà để biết “thần rừng năm nay sẽ cấm rừng bào nhiêu ngày” và thông báo lại số ngày cấm rừng. Ví dụ như năm nay (2014) tại bản Nà Pá xã Bản Mế, cả cộng đồng và các bản lân cận bị cấm 4 ngày không được lên rừng (bất kể rừng nào) bẻ cây, chặt cây, săn bắn, không được làm nương rẫy. Thậm chí cấm không cho xe máy, ô tô chở hàng đi qua bản.

Page 17: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

17 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

7.1.4. Lễ cúng 'Táng Đẩng Mây' của người Thu Lao9

Việc thờ cúng thần rừng của người Thu Lao, gọi là 'Táng Đẩng Mây' ở một khu rừng cấm, diễn ra vào ngày Thìn cuối cùng của tháng Giêng hàng năm. Nếu tháng đủ cúng vào ngày 30 tháng giêng, nếu tháng thiếu cúng vào ngày 29.

Nơi cúng thần rừng không phải là gốc cây to nhất rừng như của người Mông và Nùng, mà là hai gốc cây nho nhỏ. Nếu như người Mông chỉ có một chiếc bàn thờ đặt ở gốc cây to nhất rừng, thì người Thu Lao quan niệm đi đâu cũng phải có đôi có lứa, vì vậy họ làm hai bàn thờ gần nhau, một bàn thờ thờ thần nữ, một thờ thần nam. Bàn thờ vị thần nam có 7 chiếc chén, 7 đôi đũa và có 7 hình người bằng giấy cắt dán lên một thanh tre hoặc nứa. Tương tự như vậy bàn thờ vị thần nữ có 5 chiếc chén, 5 đôi đũa, và có 5 hình nhân cắt bằng giấy bản dán lên thanh cây tre. Bàn thờ thường được làm bằng những cây quanh rừng, loại lá rừng to được lấy và trải lên bàn thờ để đặt đồ ăn. Sau đó, thầy cúng lấy 1 mảnh giấy bản màu vàng cắt dài khoảng 50 đến 70 cm trải lên 2 bàn thờ và đặt những chiếc chén lên đó. Nếu là bàn thờ vị thần nam thì chiếc chén ở vị trí số 4 sẽ phải được đặt trên một chiếc chén to hơn lật úp. Thầy cúng gọi đó là chén cái. Tương tự ở bàn thờ thần nữ, ở ví trí số 3 là chiếc chén cái. Sau đó, lấy 7 hình nhân dán lên thanh tre treo lên bàn thờ. Thầy cúng lấy 2 chiếc vòng bạc đặt vào 2 chiếc bát để trên 2 bàn thờ và khi làm lễ cúng thầy cúng đổ nước vào đó, với ý nghĩa là thần rừng nhận được những lễ vật mà họ mang tế. Lễ vật cúng rừng gồm có 2 con gà, 1 gà sống, 1 một gà mái, 1 con lợn khoảng trên 1 tạ, cơm, bát, chén, rượu, vàng tiền và hương.

Người Thu Lao lấy lá của cây móc, hoặc cây sa nhân trên rừng buộc vào thân cây nơi làm bàn thờ để giao cho cây đó chăm sóc sức khỏe, công việc làm ăn cho cả thôn bản năm đó. Cuối cùng thầy cúng lấy 2 bát mỡ để lên 2 bàn thờ và cho giấy vào trong đó để đốt với ý nghĩa là thắp sáng đường đi cho các vị thần linh.

Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, thầy cúng bắt đầu tiến hành các nghi lễ cúng. Công việc cúng tế thần Rừng của người Thu Lao có 2 thầy cúng, 1 thầy cúng chính và 1 thầy giúp việc.

Trước ngày cử hành cúng tế khoảng hai đến ba ngày người chủ trì có trách nhiệm đi mời thầy cúng về cúng rừng và chuẩn bị tiền giấy, vàng, hương và tất cả những thứ khác để phục vụ cho cúng rừng.

Lễ cúng rừng của người Thu Lao có 2 phần, cúng lễ sống và cúng lễ chín. Thường thì lễ cúng sống được tổ chức buổi sáng; chiều dành cho lễ cúng chín. Cúng lễ sống và chín thì bài cúng giống nhau chỉ khác tên là chín và sống. Nội dung của lần cúng thứ nhất là báo cáo thần Rừng hôm nay dân bản tổ chức lễ cúng tế thần, thầy cúng kể tên các lễ vật năm nay chuẩn bị cúng tế. Sau khi khấn xong lần 1 thầy cúng rót rượu vào từng chén và quỳ lạy bàn thờ 2 lần, sau đó tiếp

9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp của Bùi Thị Chung Trường Đại Học Xã hội về Tìm hiểu một số đặc trưng văn hóa của đồng bào Thu Lao xã Thào Chư Phìn - huyện Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai (2011)

Page 18: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

18 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

tục đứng lên khấn tiếp. Nội dung bài cúng lần 2 là mong thần rừng che chở cho dân bản, mạnh khỏe, an cư lạc nghiệp, mọi sự bình yên, hoa màu tươi tốt, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Cuối cùng tiếp tục rót rượu vào chén lần 2 và lấy 2 miếng gỗ của 1 thân cây đã chẻ làm 2 để gieo quẻ xem thần đồng ý hay không.

Thầy cúng tiến thành thủ tục cúng bàn thờ thần nam trước sau đó sang cúng bàn thờ thần nữ. Bàn thờ thần nam lễ vật gồm có 1 con gà trống và 1 con lợn, còn bàn thờ thần nữ chỉ có 1 con gà mái. Đối với lễ cúng sống, không giống như người Mông là phải đem con vật tế đó đến trước ban thờ, mà chỉ cần cắt tiết con vật, sau đó lấy giấy vàng quệt vào bát tiết đặt lên bàn thờ hoặc dưới bàn thờ coi như là đã mang đem dâng cả con vật tế đó cho thần linh rồi.

Lễ vật trong thủ tục cúng chín cũng là gà trống và lợn ở bàn thờ thần nam, và gà mái ở bàn thờ thần nữ. Tuy nhiên, trước đi đặt lên cúng thì con gà phải được chần qua. Gọi là chín nhưng chỉ hơi tái da không chín hẳn như người Mông đã làm. Tất cả các lễ vật này được làm thành 7 xâu thịt. Xâu thịt nào cũng có một ít lòng già, dạ dầy, gan, tim, phổi và thịt mỡ lẫn nạc. Ngoài ra trên bàn thờ thần nam người ta còn đặt cả đầu con lợn. Cả hai bàn thờ, người ta đều đặt các nắm cơm nhỏ. Khi đặt đủ lễ vật chín lên cả hai bàn thờ thầy cúng tiếp tục hành lễ với lời khấn tương tự như lần cúng sống.

Sau khi mọi việc hoàn tất, thầy cúng sẽ tổ chức xem xương gà và cho biết ngày kiêng cấm. Nếu thầy cúng thấy xương chân gà tốt thì tất cả các gia đình trong cộng đồng và những người ngoài cộng đồng có đất canh tác tại bản đều bị cấm 3 ngày không được đi làm. Nếu xương gà xấu thì phải kiêng từ 5 đến 7 ngày. Theo quan niệm của người Thu Lao thì sau ngày cúng rừng thần rừng sẽ đi từng ngóc ngách của thôn bản để tẩy đi những gì dơ bẩn còn sót lại trong năm và bắt đi những hồn ma làm hại cho dân bản. Vì vậy, nếu ai đi làm trong thời gian này thì sẽ bị thần rừng bắt mất vía; người đó sẽ bị ốm đau, bệnh tật hoặc và toàn bộ thôn bản sẽ gặp những điều không tốt.

7.2. Quan niệm về thần đất

Nếu tại các khu rừng thiêng là nơi trú ngụ của thần rừng, thần rồng thì ở những vùng canh tác trồng trọt nương rẫy, chăn nuôi, người dân lại quan niệm ở đó có các vị 'Thu Tỷ' (thần đất). Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào làm rõ nguồn gốc lễ cúng 'Thu Tỷ' này bắt nguồn từ dân tộc nào. Tuy nhiên như đã được nêu ở phần trên, 'Thu Tỷ' là tập quán lâu đời, không chỉ riêng một nhóm dân tộc mà là tín ngưỡng chung của nhiều dân tộc khác tại xã Nàn Sán và Bản Mế nói riêng, 96 thôn bản của huyện Si Ma Cai nói chung. 'Thu Tỷ' là vị thần cai quản, bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi, mang lại sự no đủ, bình yên, hạnh phúc cho mọi thành viên trong cộng đồng không kể thành phần dân tộc. Vì vậy, hàng năm các gia đình trong thôn phải tổ chức lễ cúng để tạ ơn cùng với các lễ vật qui định dâng lên các vị thần này. Lễ vật thường là 1 con gà trống đỏ, miếng thịt lợn chín, rượu, hương. Nếu tại các khu rừng thiêng, người dân thường chọn các cây to làm nơi để bàn thờ và dâng lễ cúng thần thì tại những vùng canh tác, người dân chọn những hòn đá to, đẹp, vững chãi, ít bị tác động bởi con người và động vật để làm các lễ cúng 'Thu Tỷ'. Tại đây, người dân thường đặt các miếu nhỏ được làm bởi các hòn đá nhỏ ghép lại với nhau.

Page 19: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

19 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Thời gian lễ cúng 'Thu Tỷ' thường được tổ chức vào ngày rồng của tháng 2 và tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Ngày cụ thể thì tùy thuộc vào qui định của từng bản, từng cụm gia đình canh tác trên một vùng đất nhất định. Có những bản tổ chức cả hai lần/năm, như bản Khoán Púng xã Bản Mế. Nhưng đa số các bản chỉ tổ chức một lần hoặc vào ngày rồng tháng 2 hoặc tháng 6.

Hình 4: Miếu thờ 'Thứ tỉ' của người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí xã Bản Mế và Nàn Sán

7.3. Quan niệm về thần nông

Qua tìm hiểu thấy rằng nếu những không gian cúng thần rừng và 'Thu Tỷ' mang đậm nét văn hóa của những dân tộc có truyền thống canh tác nương rẫy như người Mông thì lễ 'Lồng Tồng', hay còn gọi là lễ hội xuống đồng - là tín ngưỡng đặc trưng quan trọng và lâu đời của nhiều cư dân nông nghiệp trồng cấy lúa nước như người Tày và Nùng. Do ảnh hưởng của quá trình di chư, điều kiện nơi cư trú, tiếp biến văn hóa người Thu Lao và La Chí ở xã Nàn Sán và Bản Mế hiện nay cũng đang thực hành tín ngưỡng này. Lễ hội 'Lồng Tồng' được tổ chức để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người ấm no, bản làng yên lành cũng như xin phép các vị thần được bắt đầu một mùa gieo trồng mới. Lễ này thường được tổ chức vào rồng trong tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Thời gian cụ thể trong tháng tùy thuộc vào qui định của từng bản.

8. Giao thoa về ngôn ngữ tín ngưỡng Hiện tại, các dân tộc Mông, Nùng và Thu Lao tại Nàn Sán và Bản Mế vẫn đang sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Tuy vậy, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người Thu Lao bị ảnh hưởng nhiều từ người Nùng. Đặc biệt thì người La Chí tại hai bản Hóa Chư Phùng và Lũng Choáng thì hầu như không thể nói được tiếng của dân tộc mình. Hiện tại người La Chí ở hai bản này giao tiếp với nhau bằng tiếng Nùng. Đây có thể là kết quả của quá trình tương tác giữa các nhóm dân tộc yếu thế hơn trong một cộng đồng mà ở đó họ bị ảnh hưởng bởi nhóm dân tộc có nền văn hóa mạnh và chiếm đa số. Như một già làng bản Lũng Choáng, xã Nàn Sán cho biết, 'vì sống cùng

Page 20: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

20 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

với người Nùng, là nhóm nhỏ nên phải nói theo người Nùng...hầu hết bây giờ chúng tôi đều theo người Nùng...ngoại trừ các phong tục cúng tổ tiên và làm đám ma là còn giữ...'.

Một điểm tương đối thú vị đó là các nhóm dân tộc này đều sử dụng chung một ngôn ngữ 'Quan Hỏa' khi hành lễ tín ngưỡng, thờ cúng. Ví dụ, tất cả các nhóm đều sử dụng từ 'Thu Tỷ' hoặc có nơi gọi là 'Thổ Tì' hoặc 'Thổ Ty' và đều có ý nghĩa là Thần đất. Hoặc người Mông, Nùng và Thu Lao đều cùng chung ý diễn đạt khi nói về thần rông, mặc dù có phần hơi khác về phát âm. Người Mông nói rồng là 'Lồng', còn người Nùng thì lại nói là 'Lùng'. Việc có điểm chung về ngôn giữ tín ngưỡng này có thể được giải thích bởi hai giả định. Thứ nhất, về nguồn gốc các nhóm dân tộc này đều bắt nguồn từ Trung quốc; do đó trước đây họ có nói chung tiếng Quan Hỏa. Thứ hai, người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí, việc thầy cúng đến từ dân tộc nào không quan trọng. Thầy cúng của dân tộc Mông có thể đến cúng 'Đổng Chứ' và 'Đổng Hầu' cho người Nùng và Thu Lao. Ngược lại, thầy cúng người Thu Lao và Nùng có thể đến làm lễ cúng 'Nào Lồng' cho người Mông. Tuy nhiên, một trong những điểm bắt buộc là người thầy cúng phải hành lễ bằng tiếng Quan Hỏa, nếu không thì họ sẽ không thể trao đổi được các vị thần của dân tộc khác. Điều này có nghĩa là thầy cúng có một vai trò hết sức quan trọng trong không gian tương tác, giao thoa không chỉ về ngôn ngữ tín ngưỡng mà còn những giá trị khác về mặt văn hóa và tín ngưỡng của các nhóm dân tộc tại xã Nàn Sán và Bản Mế nói riêng, huyện Si Ma Cai nói chung.

9. Giao thoa về không gian tín ngưỡng 9.1. Không gian rừng thiêng

Hình 5: Khu rừng thiêng chung của người Nùng và La Chí thôn Hoa Chư Phùng, xã Nàn Sán

Giao thoa về không gian văn hóa cúng rừng được hiểu là trong cùng một vùng (rừng thiêng/rừng cấm) có ít nhất hai nhóm dân tộc khác nhau, cùng hoặc không cùng sinh sống trong một bản, cùng nhau tổ chức chung lễ cúng rừng. Hoặc cũng có trường hợp, cùng một nhóm dân tộc hoặc khác nhóm dân tộc sinh sống ở các làng bản khác nhau liền kề hoặc không liền kề về mặt địa lý, cùng nhau tổ chức lễ cúng rừng. Tại Nàn Sán và Bản Mế sự giao thoa này diễn ra tương đối đa

Page 21: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

21 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

dạng. Trong đó có tới 15/20 bản đang diễn ra sự giao thoa này. Còn lại 5 bản khác thì hàng năm các gia đình cùng chung một dân tộc tổ chức riêng lễ cúng rừng theo phong tục của dân tộc mình.

Các loại giao thoa này được diễn ra theo một số trường hợp như sau:

i) Các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống trên cùng một bản cúng chung một khu rừng thiêng. Bảng 3: Rừng thiêng của các dân tộc trong cùng một bản

Bản Khu rừng thiêng Khoán Púng (xã Bản Mế)

1khu rừng thiêng được cúng chung bởi nhóm gia đình người Nùng và Thu Lao

Cốc Dếế (xã Bản Mế)

1khu rừng thiêng cúng bởi các gia đình người Mông và Nùng

Thôn Đội 4 (xã Nàn Sán)

1 khu rừng thiêng được tổ chức cúng chung bởi các gia đình người Nùng, Thu Lao và Mông

Lũng Choáng (xã Nàn Sán)

1 khu rừng thiêng được cúng bởi các hộ gia đình người Nùng và La Chí

Hóa Chư Phùng (xã Nàn Sán)

1 khu rừng thiêng được cúng bởi các hộ gia đình người Nùng và La Chí

Tại xã Bản Mế và Nàn Sán có 5/20 bản có từ 2 đến 3 nhóm các hộ gia đình thuộc các dân tộc Nùng, Mông, Thu Lao, La Chí hàng năm cùng nhau tổ chức cúng 'Đổng Chứ' và 'Đổng Hầu' trong cùng một khu rừng thiêng (bảng 3).

ii) Cùng một nhóm dân tộc sinh sống tại các bản khác nhau cúng chung một khu rừng thiêng. Trường hợp này chủ yếu được diễn ra bởi các nhóm hộ gia đình người Mông tại 6 bản của xã Nàn Sán, gồm: Sảng Chải 1, 2, 3, 4, 5 và Quan Thần Súng. Các bản này có ranh giới địa lý liền kề. Về nguồn gốc thì bản Sáng Chải 2, 3, 4, 5 được mở rộng từ bản Sáng Chải 1. Khu rừng cấm được nằm trong địa giới của bản Sáng Chải 4. Hàng năm vào ngày rồng tháng 2 hoặc tháng 6 (âm lịch) người dân tại các bản này tổ chức lễ cúng 'Nào Lồng' theo truyền thống của dân tộc mình.

iii) Các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống tại các làng bản khác nhau cúng cùng một khu rừng thiêng. Trường hợp này chủ yếu diễn ra bởi các nhóm hộ gia đình người Nùng và Thu Lao tại 4 bản của xã Nàn Sán, gồm: thôn Đội 1, thôn Đội 2, thôn Đội 3 và Nàn Vái. Các bản này cũng có ranh giới địa lý liền kề nhau. Thôn Đội 1, thôn Đội 2, thôn Đội 3 là những bản mới thành lập do chương trình dãn dân của địa phương. Về nguồn gốc thì các bản này nằm trong vùng quản lý của bản Nàn Vái. Theo người dân kể lại thì Nàn Vái là thôn có nguồn gốc lâu đời được hình thành bở nhóm cư dân là người Tày. Khu rừng cấm hiện nay của 4 thôn trên đã từng là nơi cúng thần rừng của người Tày vào ngày rồng tháng 6 âm lịch hàng năm. Theo đó, hàng năm, người dân trong các bản này tổ chức cúng 'Đổng Chứ' tại khu rừng thiêng này (nay thuộc thôn Đội 1) cũng vào thời gian trên.

iv) Các dân tộc khác nhau sống chung một bản tổ chức cúng rừng riêng. Trường hợp này xảy ra đối với bản Na Pá, nơi có nhóm các hộ gia đình người Nùng và Mông. Hàng năm, hai nhóm dân tộc này tổ chức cúng rừng riêng tại 2 khu rừng thiêng trong một chỏm đồi. Trước đây hai nhóm

Page 22: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

22 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

người Nùng và Mông tổ chức cúng chung. Hiện nay thì hai nhóm đã tổ chức cúng riêng vào hai thời điểm khác nhau. Người Nùng thì tổ chức cúng 'Đổng Chứ' vào ngày 28/2 (âm lịch) và 'Đổng Hầu' vào ngày 2/2 (âm lịch). Nhóm hộ người Mông lại tổ chức cúng 'Nào Lồng' vào ngày rồng tháng 6 (âm lịch).

Trong các trường hợp giao thoa trên chủ yếu xảy ra đối với các nhóm người Nùng, Thu Lao và La Chí. Cá biệt ở một số bản như thôn Đội 4 xã Nàn Sán và Cốc Rế xã Bản Mế thì người Mông và người Nùng cùng tổ chức cúng chung tại một khu rừng thiêng. Ở những bản này số hộ gia đình của người Mông chỉ có một vài hộ, chiếm tỷ lệ nhỏ so với những dân tộc còn lại như người Nùng và Thu Lao. Hơn nữa, những gia đình này thường đến sống sau cùng, khi đất rừng không còn nhiều để họ lập riêng cho mình một khu rừng để cúng. Điều này có thể lý giải cho việc tại sao họ phải tham gia cúng chung với dân tộc khác trong một khu rừng thiêng để duy trì tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên của dân tộc mình. Còn ở những bản khác như Sín Chải, Na Pá, Bản Mễ (xã Bản Mế) và Sảng Chải 1, 2, 3, 4, 5 và Quan Thần Súng (xã Nàn Sán) với dân số chiếm đa số thì người Mông đã thiết lập riêng cho mình những khu rừng 'Nào Lồng' để tổ chức cúng riêng. Nhìn chung qua quan sát thấy rằng người Mông có xu hướng thiết lập riêng cho mình những không gian cúng rừng riêng.

9.2. Không gian 'Thu Tỷ'

Giao thoa về không gian văn hóa 'Thu Tỷ' hay được gọi là thần đất. Cúng "Thu Tỷ" được hiểu trong cùng một vùng canh tác trồng trọt có các hộ gia đình đến từ ít nhất hai nhóm dân tộc khác nhau, cùng hoặc không sống trong một cộng đồng, hàng năm cùng nhau tổ chức cúng chung một khu rừng.

Hình 6: Các gia đình đang chuẩn bị lễ vật cúng 'Thu Tỷ'

Nếu những không gian cúng rừng thiêng được dành cho các cả cộng đồng hoặc những gia đình cùng chia sẻ một vùng đất rừng nhất định nào đó thì những không gian cúng 'Thu Tỷ' là nơi mà ở đó một nhóm các hộ gia đình có những mảnh đất canh các (nương rẫy, ruộng bậc thang) liền kề.

Page 23: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

23 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Các gia đình này không nhất thiết cùng dòng tộc, dân tộc, mà có thể đến từ các nhóm dân tộc khác nhau. Họ cũng không nhất thiết phải đến từ một bản mà có thể đến từ các bản khác. Việc đan xen các thửa ruộng, nương của các gia đình có thành phần dân tộc khác nhau này là kết quả của của một thời gian dài, qua nhiều thế hệ của tập quán canh tác nương rẫy, du canh trước đây để lại. Cho dù là vậy, nhưng một điểm chung đó là các gia đình này đều tin rằng, những vùng đất này là của thần đất ban tặng. Họ đã 'canh tác nhờ' trên đất của thần 'Thu Tỷ' nên họ phải làm lễ tạ ơn và cầu mong cho một vụ tốt tươi, con người và động vật khỏe mạnh và bình an.

Trung bình mỗi bản ở xã Nàn Sán và Bản Mế có từ 3-5 vùng, nơi đó người dân lập miếu thờ cúng 'Thu Tỷ'. Số miếu thờ 'Thu Tỷ' tương ứng với số cụm hộ gia đình có đất canh tác, trồng trọt chăn nuôi liền kề, cùng chia sẻ sự bảo vệ và che chở của một vị thần đất trong vùng sản xuất chung đó. Miếu thờ 'Thu Tỷ' không nhất thiết là ở trung tâm các mảnh ruộng, nương của các hộ gia đình. Miếu thờ này thiết lập ở những nơi mà ở đó người ta quan niệm có thần đất trú ngụ. Đó là những nơi có hòn đá to, đẹp, vững trãi, ít bị tác động bởi con người và động vật.

Qua quan sát thấy rằng sự giao thoa, tương tác về không gian văn hóa - nơi các gia đình, dòng họ, dân tộc cùng chia sẻ các giá trị tín ngưỡng về đất thông qua lễ cúng 'Thu Tỷ' tương đối đa dạng. Sự đa dạng này không những thể hiện ở thành phần dân tộc và số nhóm hộ gia đình tham gia lễ cúng mà còn ở phạm vi, qui mô của vùng đất - nơi mà người dân tin có vị thần 'Thu Tỷ' cai quản. Đồng thời sự giao thoa này không chỉ giới hạn trong thời gian diễn ra lễ cúng 'Thu Tỷ' mà còn được duy trì và thực hành hàng ngày thông qua các tương tác trong sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt của các gia đình trong và ngoài cộng đồng.

9.3. Không gian 'Lồng Tồng'

Hình 7: Lễ cúng 'Lồng Tồng' của người Nùng, Thu Lao tại xã bản Mế

Qua tìm hiểu thấy rằng nếu những không gian cúng thần rừng và 'Thu Tỷ' mang đậm nét văn hóa của những dân tộc có truyền thống canh tác nương rẫy như người Mông thì lễ 'Lồng Tồng' là tín ngưỡng đặc trưng lâu đời của nhiều cư dân nông nghiệp trồng cấy lúa nước như người Tày và Nùng. Với những giao lưu tương tác gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất, cũng như chia sẻ và đan xen về diện tích đất trồng trọt thì văn hóa 'Lồng Tồng' cũng đang được người Thu Lao và La Chí ở một số bản ở xã Nàn Sán và Bản Mế Bên thực hành.

Page 24: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

24 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Lễ hội 'Lồng Tồng' thường gọi là Hội xuống đồng với nhiều nghi lễ tín ngưỡng và thành phần tham gia đa dạng. Hội xuống đồng là hoạt động tín ngưỡng quan trọng để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản; cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người ấm no, bản làng yên lành. Đồng thời, qua lễ hội này người dân xin phép các vị thần linh được bắt đầu một mùa trồng trọt mới. Do đó, các gia đình sẽ phải chuẩn bị những sản vật (thóc, hoa, quả, măng,...) của địa phương cũng như một số vật dụng dùng trong quá trình trồng trọt để dâng tế các vị thần nông.

Lễ cúng 'Lồng Tồng' thường được tổ chức tại thửa ruộng mà năm trước đó đã cho vụ mùa tốt tươi. Theo quan niệm của người dân, nếu làm như vậy thì vụ mùa mới sẽ có nhiều thuận lợi, cây trồng phát triển không bị sâu bọ phá hoại và cho năng suất. Đồng thời đây cũng là dịp để người dân thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần đã bảo vệ mùa màng của năm cũ. Tại Lễ cúng thường có sự tham gia của hầu hết các thành phần trong các gia đình và cộng đồng. Một số cư dân ở vùng khác cũng được tham gia nếu họ có đất ruộng và canh tác ở trong địa phận của bản chủ trì tổ chức Lễ hội.

10. Giao thoa về thiết chế quản trị đất - rừng Như đã phân tích ở các phần trên, bên cạnh ý nghĩa tâm linh, cầu, thờ các vị thần đất và thần nông, lễ 'Thu Tỷ' chủ yếu để duy trì và tăng cường cấu kết và sự chia sẻ giúp đỡ nhau giữa các gia đình có cùng nguồn gốc dòng tộc và các dân tộc khác nhau trong quá trình trồng trọt, canh tác - những gia đình có cùng chia sẻ đất đai trong một vùng địa lý nhất định. Bên cạnh đó thì lễ hội 'Lồng Tồng' thể hiện tính đặc sắc về những biểu hiện văn hóa riêng của người Nùng, những cư dân trồng lúa nước. Trong khi đó thì lễ cúng rừng thiêng của các nhóm dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí được thực hành ở cấp cộng đồng và liên cộng đồng, nơi có các thành viên từ nhiều dân tộc khác nhau cùng tham gia. Lễ cúng rừng thiêng được xem như là 'quốc hội' của một nhóm gia đình và cộng đồng có cùng chung các giá trị chuẩn mực và tín ngưỡng đối với đất và rừng. Không gian văn hóa tâm linh này có vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc và thiết chế của cộng đồng và liên cộng đồng trong quá trình đồng quản trị các dạng tài nguyên, cũng như điều chỉnh các mối quan hệ giữa các gia đình, dân tộc.

Sau các nghi lễ tâm linh Cúng 'Đổng Chứ', 'Đổng Hầu', 'Nào Lồng' và 'Táng Đẩng Mây'- do các thầy cúng, già làng thực hiện, là phần Hội - nơi có mặt của tất cả các đại diện các gia đình trong và ngoài cộng đồng có liên quan. Trong phần hội này, bên cạnh việc ăn uống vui vẻ, người dân thảo luận các ác qui ước, cam kết, qui định, chuẩn mực và thiết chế không chỉ liên quan tới quản trị đất rừng mà còn duy trì tính cấu kết và bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Đây là một hoạt động biểu hiện sự sinh động của tinh thần dân chủ hết sức đặc trưng trong đời sống của các cộng đồng ở xã Bản Mế và Nàn Sán nói riêng, toàn huyện Si Ma Cai nói chung. Các qui định này được hình thành nhằm điều chỉnh mọi mối quan hệ giữa các gia đình, dân tộc và trong quá trình tương tác với nguồn tài nguyên đất và rừng. Tại những thời điểm này, tất cả mọi người đều được tự do tham gia bàn bạc một cách dân chủ để cùng xây dựng nên những quy ước về các hành vi ứng xử, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, để rồi sau đó sẽ tự nguyện chấp hành một cách triệt để, cả bằng niềm tin thành kính lẫn tinh thần tự giác tuyệt

Page 25: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

25 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

đối...Do đó, trong phần này báo cáo sẽ tập trung miêu tả một số qui định trong quản trị đất-rừng của các dân tộc có sự giao thoa về tín ngưỡng đất rừng thông qua lễ cúng rừng thiêng.

10.1. Tổ chức thiết chế quản trị đất-rừng

Có thể nói tổ chức lễ cúng thần rừng là một sinh hoạt xã hội dân gian của các nhóm dân tộc Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tại xã Nàn Sán và Bản Mế; thông qua đó thiết chế quản lý, vận hành và giám sát trước, trong và sau hoạt động tín ngưỡng này được hình thành. Thiết chế này có đặc điểm là tự hình thành, tự suy tôn theo những giá trị và qui định nhất định trên cơ sở đặc thù về văn hóa, kinh tế và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nguyên tắc này có tính chất tổng thể, bao hàm cả việc quản lý việc đời thường, quản lý việc tâm linh và quản lý tài nguyên thiên nhiên (tác động của con người với đất, rừng, nước...). Để đảm đương được nhiệm vụ trên, cũng như đảm bảo chỗ dựa đời thường, sản xuất và đời sống tâm linh của dân bản, một bộ máy thiết chế luôn luôn song hành vai trò của ba đối tượng đó là trưởng bản, thầy cúng và người trông coi quản lý đất - rừng được hình thành.

Trưởng bản là người có vài trò chăm lo đời sống vật chất của các thành viên trong cộng đồng. Đồng thời trưởng bản cũng có vai trò quản lý việc đời thường - điều hòa và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các gia đình, dòng tộc và dân tộc trong cộng đồng. Đôi khi trưởng bản cũng là người có vai trò 'đối ngoại', duy trì và mở rộng mối quan hệ với các cộng đồng khác trong vùng. Trước đây, trưởng bản thường là những người có uy tín, kinh nghiệm, hiểu biết về các phong tục tập quán của dân tộc mình. Đối với người Mông và người Nùng thì trưởng bản thường là trưởng họ của dòng họ đầu tiên đặt chân đến khai phá và lập bản. Trưởng bản còn đóng vai trò điều phối cuộc họp đại diện các gia đình tham gia cúng rừng để thảo luận và điều chỉnh các qui ước chung liên quan tới cấm rừng, bảo vệ rừng, việc chăn thả trâu bò...Hiện nay, một số qui định luật pháp còn được lồng ghép vào những qui ước thôn bản này. Nếu lễ cúng rừng mà có nhiều bản cùng tham gia thì cấu trúc thiết chế cúng rừng thiêng sẽ có mặt trưởng bản của các bản đó để cùng điều hành các nghi lễ hội và tín ngưỡng.

Thầy cúng - tiếng Nùng là 'Hai Dê', tiếng Thu Lao là 'Bu Mủ', tiếng Mông là -'Chí Nênh' - là người có vai trò quản lý đời sống tâm linh của người dân, đặc biệt là duy trì ứng xử của các thành viên trong cộng đồng đối với các đấng thần linh. Thông thường thầy cúng là người được truyền từ đời cha ông với sự mách bảo và chỉ dẫn của các thần linh để có thể nói chuyện, liên hệ được với thế giới tâm linh thông qua các bài cúng. Theo qui định thì chỉ có Thầy cúng ở trong bản-nơi diễn ra lễ cúng rừng thiêng thì mới được mời chủ trì nghi lễ tâm linh. Tuy nhiên, nếu lễ cúng rừng thiêng được tổ chức chung bởi các bản thì thầy cúng sẽ được lựa chọn trong số các thầy cũng của các bản đó. Để hỗ trợ thầy cúng trong lễ cúng thần rừng còn có 2 người trợ giúp chuẩn bị các lễ vật cũng như sắp đặt trình tự tín ngưỡng. Bên cạnh đó, hàng tháng vào ngày rằm, mùng một thầy cúng lên rừng thiêng để thắp hương cúng thần rừng. Thầy cúng cũng tham gia vào quá trình đưa ra hạn ngày thực hiện hình phạt và định ngày cúng lại thầy rừng đối với ai vi phạm các qui định chung đối với rừng thiêng.

Page 26: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

26 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Người trông coi đất-rừng, theo người Mông gọi là 'Long Thoz', người Nùng gọi là 'Hooc Can' hoặc 'Hooc Thầu', người Thu Lao gọi là 'Hạc Thừ'. Mỗi năm, sau khi kết thúc cúng rừng, trước khi tổ chức liên hoan chung ngay tại rừng thiêng, đại diện các gia đình cùng nhau bầu 2 người trông coi đất-rừng của năm mới. Hai người này được bầu luân phiên giữa các gia đình và thành phần dân tộc tham gia lễ cúng. Sau khi được lựa chọn, trách nhiệm của hai người trông coi đất rừng năm trước sẽ được bàn giao cho hai người được chọn của năm mới bằng tục ăn thề. Hai người năm trước sẽ giao hai đùi gà từ con gà cúng thần rừng cho hai người của năm mới. Hai đùi gà tượng trưng cho trọng trách cũng như niềm tin gửi gắm cho người được chọn trong việc thực hiện một cách trách nhiệm, công minh và minh bạch qui chế của cộng đồng đối với đất và rừng.

Trách nhiệm của người coi đất-rừng khác nhau tùy theo qui định và đặc thù của từng cộng đồng. Nhìn chung, trách nhiệm của hai người này là đôn đốc người dân đóng góp tiền để mua lễ vật cúng rừng. Họ có trách nhiệm mua sắm các lễ vật theo đúng qui định cúng rừng. Họ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc các thành viên trong cộng đồng thực hiện quy chế bảo vệ rừng, cũng như thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng. Nếu phát hiện vi phạm thì báo ngay cho thầy cúng và trưởng bản để tiến hành họp toàn bản để thống nhất cách xử lý vi phạm và định ngày cúng lại thần rừng. Tiếp đó, hai người này sẽ đốc thúc việc thực hiện nộp phạt của những người vi phạm qui định của cộng đồng trong bảo vệ rừng. Nếu người vi phạm không chấp hành thì hai vị này phải nộp phạt thay. Do việc bầu người trông coi đất-rừng được xoay vòng hàng năm giữa các gia đình cùng tham gia lễ cúng rừng nên các qui định về đất rừng của cộng đồng thường được người dân ủng hộ, tuân thủ một cách tự giác, tự nguyện và trách nhiệm. Ở một số bản như Lũng Choáng và Hóa Chư Phùng (xã Nàn Sán), ngoài những trách nhiệm trên thì người trông coi đất-rừng còn trợ giúp thầy cúng tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng trong lễ cúng rừng.

Bên cạnh vai trò của các trưởng bản, già làng và trưởng họ có uy tín, hai người trông coi đất-rừng cũng tham gia hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về đất đai cũng như xử lý các vụ vi phạm khác theo quy định đã được thống nhất trong lễ cúng rừng như gia súc phá hoại hoa màu, tranh chấp về nguồn nước tưới tiêu (bảng 4). Việc xử lý các vi phạm qui chế của cộng đồng được dựa trên các giá trị tương trợ và khoan dung, duy trì cấu kết xã hội, cũng như củng cố các qui định, cam kết trong đời sống cộng đồng. Nhưng những biện pháp này thường rất nghiêm minh. Thông thường, các nghi lễ tín ngưỡng vừa thể hiện tính giáo dục, hối lỗi, răn đe để cầu xin các vị thần bỏ qua và mong cho cuộc sống của cả cộng đồng bình yên được áp dụng đối với những trường hợp vi phạm các điều cấm kị đối với những khu rừng thiêng.

Bảng 4: Giải quyết các vi phạm qui định của cộng đồng đối với đất-rừng

Các vi phạm Hình thức xử lý Chịu trách nhiệm xử lý Trong thời gian cấm rừng, như: - Đội nón trong và sau thời gian diễn ra cúng rừng - Phụ nữ đang mang thai tham gia lễ cúng rừng - Làm nương, cày cấy, gắt lá tươi, lấy củi, chặt cây...trong thời gian

Mua sắm các lễ vật và mời thầy cúng và cả cộng đồng để làm lễ cúng rừng

"Hooc Càn', 'Hooc Thầu' hay 'Long Thoz' và thầy cúng

Page 27: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

27 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Các vi phạm Hình thức xử lý Chịu trách nhiệm xử lý cấm rừng Chặt cây, lấy củi hoặc làm ô uế khu rừng thiêng

Mua lễ vật và mời thầy cúng để đến tạ lỗi với thần rừng; mời cả bản đến cùng đến ăn và chứng kiến

"Hooc Càn', 'Hooc Thầu' hay 'Long Thoz' và thầy cúng

Chặt cây, lấy củi, phát nương làm rẫy trong khu rừng sử dụng chung của cộng đồng

Tùy vào kích cỡ của cây bị chặt mà sẽ bị phạt theo từng mức tiền. Ví dụ, cây có đường kính trên 20cm thì bị phạt từ 500 đến 1 triệu đồng

"Hooc Càn', 'Hooc Thầu' hay 'Long Thoz' và trưởng bản

Tranh chấp ranh giới đất rừng giữa các gia đình

Thương thảo, hòa giải giữa các gia đình

"Hooc Càn', 'Hooc Thầu' hay 'Long Thoz', trưởng bản và người có uy tín (già làng, trưởng họ)

Trâu bò phá hoại hoa màu Tùy theo mức độ bị hại các gia đình sẽ tự thương thảo mức đền bù

"Hooc Càn', 'Hooc Thầu' hay 'Long Thoz', trưởng bản công an viên

Trộm cắp tài sản Bị phạt nặng tùy theo từng mức độ

Trưởng bản, công ăn viên

Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng luật tục chỉ có thể có hiệu lực đối với các thành viên trong cộng đồng hoặc nhóm dân tộc nhất định, rất khó áp dụng được với người bên ngoài do sự khác nhau về quan niệm giá trị và các đặc điểm đặc thù khác. Tuy nhiên, một điểm thú vi ghi nhận được tại nghiên cứu này đó là chính sự giao thoa về giá trị và hệ thống quản trị giữa các cộng đồng và dân tộc đã làm cho tính hiệu lực của các qui định bởi các nhóm người này có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, rộng hơn. Những qui định này không những chỉ có hiệu lực đối với thành viên của một cộng đồng hay một dân tộc mà còn được người dân ở các làng bản liền kề trong một vùng địa lý nhất định tôn trọng.

Bảng 5: Cách thức và phạm vi ảnh hưởng của sự giao thoa luật tục

Cách thức Đối tượng áp dụng Phạm vi ảnh hưởng Tín ngưỡng cúng rừng thiêng / rừng cấm

Toàn bộ đại diện gia đình trong và giữa các cộng đồng dân tộc cùng chung lễ cúng rừng

Nội tại nhóm dân tộc, cộng đồng và liên cộng đồng

Thảo luận, 'ăn thề' để điều chỉnh luật tục hàng năm

Toàn bộ đại diện gia đình trong và giữa các cộng đồng dân tộc cùng chung lễ cúng rừng

Nội tại nhóm dân tộc, cộng đồng và liên cộng đồng

Bầu người trông coi đất-rừng quay vòng

Đại diện các gia đình trong và giữa các cộng đồng dân tộc cùng chung lễ cúng rừng

Nội tại nhóm dân tộc, cộng đồng và liên cộng đồng

Chia sẻ trong quá trình sản xuất Đại diện các gia đình trong và ngoài cộng đồng cùng chung lễ 'Thu Tỷ'

Nội tại nhóm dân tộc, cộng đồng và liên cộng đồng

Xử phạt các trường hợp vi phạm bằng hình thức giáo dục và tổ chức cúng rừng

Toàn bộ các gia đình trong và ngoài cộng đồng

Nội tại nhóm dân tộc, cộng đồng và liên cộng đồng

Page 28: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

28 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Lý do cốt lõi đó là các nhóm dân tộc này đều có điểm chung về hệ thống giá trị đối với đất và rừng. Theo đó, các chuẩn mực, qui định của các cộng đồng, dân tộc này được hình thành dựa trên các giá trị và nguyên tắc tương đồng. Hơn nữa, các qui định được thảo luận và xây dựng nên bởi toàn bộ đại diện của các gia đình trong và ngoài cộng đồng có liên quan trong những những hoạt động tín ngưỡng cúng rừng thiêng. Các qui định này được chứng nhận bởi yếu tố tâm linh và được cam kết bởi lễ 'ăn thề' bởi các gia đình cùng nhau thực hiện. Thứ hai, các qui định này được thảo luận và điều chỉnh hàng năm để phù hợp với những điều kiện mới. Thư ba, bản thân việc quay vòng để lựa chọn những người trông coi đất-rừng hàng năm là một hình thức giáo dục và phổ biến các qui định luật tục đã ăn sâu vào từng thành viên trong từng gia đình, từng dòng họ. Hiểu theo cách này đã giúp cho các thành viên trong cộng đồng tự nâng cao trách nhiệm và cam kết của mình để thực hiện tốt qui định của cộng đồng đã thống nhất. Thứ tư, thông qua hình thức xử phạt bằng biện pháp giáo dục không chỉ cam kết với cộng đồng mà còn tạ lỗi với thần linh. Thứ năm, thông qua việc chia sẻ và nhắc nhở hàng ngày trong quá trình trồng trọt, canh tác giữa các gia đình có cùng chung lễ cúng 'Thu Tỷ' về những qui định của cộng đồng (bảng 5).

10.2. Qui định các loại sở hữu đất-rừng

10.2.1. Đất và rừng của gia đình

Loại đất rừng này chủ yếu do gia đình người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí tự khai phá, được thừa kế từ đời trước hoặc mua từ gia đình khác. Đất rừng truyền thống chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi được toàn bộ các gia đình trong cộng đồng công nhận và đã được xác lập bởi 'tâm linh' như việc cúng ‘Thu Tỷ' theo tập tục của người Mông. Các luật tục truyền thống đảm bảo cho các gia đình sự ổn định canh tác trên những mảnh đất này. Không có sự tranh giành, mâu thuẫn trong cộng đồng đối với mảnh đất này bởi đã được thần linh cho phép trước sự thừa nhận của toàn cộng đồng. Sự xác nhận này chính là các qui định bất thành văn, mọi thành viên trong cộng đồng đều biết và công nhận.

Một trong các điểm chung trong cấu trúc xã hội truyền thống của người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí là phụ hệ. Mọi quyết định quan trọng trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng đều phải được nhất trí bởi người đàn ông. Theo đó, mọi tài sản, đất đai được kế thừa từ cha cho con trai. Thông thường việc kế thừa này được thực hiện khi người bố qua đời hoặc những người con trai đến tuổi lập gia đình và tách thành hộ mới. Lúc này tài sản, đất đai, rừng được chia đều cho những người con trai và một phần của bố mẹ. Nếu ai sinh sống cùng và chăm sóc bố mẹ khi về già, chăm lo hương hỏa tổ tiên sau khi bố mẹ mất thì sẽ được nhận phần tài sản này của bố mẹ. Việc thừa kế này được quyết định với sự tham gia của mọi thành viên trong gia đình cùng sự chứng giám của người trưởng dòng họ. Có một số gia đình, ví dụ người Nùng ở xã Bản Mế, không có con trai thì tài sản, đất đai được chia đều cho những người con gái với điều kiện là khi lập gia đình, người con rể phải về ở rể và phải bổ sung thêm họ của nhà vợ vào tên họ. Tên họ của nhà vợ được bổ sung chỉ là phần tên đệm. Đối với người Mông thì việc thừa kế đất đai thường đi kèm với các nghi lễ tâm linh. Như tổ chức cúng 'Thu Tỷ' để thông báo và cầu mong sự che chở của thần đất và tổ tiên đối với chủ sử dụng đất mới.

Page 29: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

29 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Đất truyền thống gắn liền với ranh giới truyền thống. Ranh giới truyền thống là điểm giao thoa về mặt sinh thái - là nơi đánh dấu sự thay đổi về đặc thù cảnh quan, ví dụ khe, sông, suối, đường dông núi; Là điểm dừng của những đường cày khi vướng phải những hòn đá to, con sông, con suối... Ranh giới truyền thống còn có ý nghĩa về mặt xã hội - là nơi mà người dân thường nghỉ ngơi, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi cũng như cuộc sống đời thường. Đôi khi ranh giới là những lối mòn phục vụ việc đi lại để thuận tiện cho việc theo dõi và bảo vệ cây trồng, mùa màng. Người dân đánh dấu sự chiếm hữu thường là phát một tuyến nhỏ hoặc cắm cọc gỗ nhỏ làm dấu. Những gia đình khác khi thấy những ký hiệu phát tuyến ranh giới, dù của bất kỳ ai, biết là có người làm rồi thì sẽ không vào làm nữa. Qua một hoặc vài chu kỳ canh tác, những điểm ranh giới trên dần được biết đến và được công nhận bởi hàng xóm và toàn cộng đồng. Việc xác lập ranh giới này cũng cần được xác nhận bởi thần linh. Ví dụ, sau khi phát, chặt, đốt và trồng cây người Nùng thường làm một lễ nhỏ để xin phép thần đất và cầu mong cho vụ mùa tốt tươi.

Chủ gia đình là người đàn ông có quyền định đoạt về những vấn đề liên quan đến mảnh đất, mảnh rừng truyền thống của gia đình mình. Đó là các quyền như sử dụng và hưởng lợi, cho, tặng, cho thuê hoặc chuyển nhượng. Trong một số trường hợp, người ta có thể cho người khác tạm thời sử dụng đất canh tác truyền thống gia đình trong một thời gian theo thiện chí của chủ đất và được thỏa thuận của hai bên. Thủ tục cho mượn đơn giản, có khi chỉ là một câu nói miệng với nhau, nhưng người mượn đất chỉ được phép trồng các loại cây ngắn ngày mà không được trồng cây lâu niên. Đất canh tác truyền thống của gia đình cũng có thể được bán, chuyển nhượng vì lý do gia đình cần chuyển đi sinh sống ở nơi khác hay một lý lý do kinh tế nào khác. Anh em trong gia đình hoặc các thành viên trong cùng một dòng họ được ưu tiên trong quá trình tiếp nhận sự chuyển nhượng này. Nếu những người này không có nhu cầu thì mới đến người ngoài dòng họ. Tuy nhiên, xuất hiện một vấn đề thú vị ở đây là quyền canh tác như việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, thời vụ...thường được bàn bạc và quyết định bởi cả người vợ và chồng.

Đất rừng gia đình có hai loại chính, gồm: đất canh tác nương rẫy và đất rừng phục hồi sau nương rẫy. Trước đây hai loại đất này thường được luân chuyển cho nhau theo chu kỳ canh tác. Hiện nay, sự luân chuyển này hầu như không còn xảy ra, do dân số tăng, quĩ đất canh tác không đủ đề cho người dân duy trì phương thức canh tác luân canh phát nương làm rẫy. Những diện tích trên đây hoặc đã trở thành những ruộng bậc thang để canh tác thâm canh lúa và cây màu hoặc đã trở thành những mảnh rừng của gia đình để phục vụ các nhu cầu hàng ngày như gỗ làm nhà, củi đốt, dược liệu hoặc thực phẩm. Qui mô của loại rừng này thường manh mún thường có diện tích từ 0,5 đến 1,5 ha và phân bố rải rác và xen kẽ với những nương ruộng bậc thang.

Page 30: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

30 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

10.2.2. Đất và rừng của dòng họ10

Loại đất rừng này chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mông. Loại đất rừng này cũng có từ lâu đời, được hình thành cùng với quá trình di chuyển, canh tác và định cư của người Mông. Đất rừng dòng họ được kế thừa từ đời này qua đời khác trên cơ sở các qui định của từng dòng họ.

Ở những cộng đồng thuần người Mông, thiết chế cộng đồng để quản trị đất rừng chủ yếu dựa vào cấu trúc xã hội dòng họ của những gia đình đầu tiên khai đất lập bản. Mọi sự thay đổi, điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất, hoặc giải quyết những bất đồng trong quá trình sử dụng đất đều phải thông qua và xin ý kiến của những người trưởng các dòng họ. Quá trình mua bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng đất đai, người Mông luôn luôn ưu tiên giữa những thành viên trong gia đình và trong cùng một dòng họ.

Rừng dòng họ được quản lý chủ yếu để phục vụ mục đích dân sinh như cung cấp gỗ, củi, thuốc, rau cho các thành viên trong dòng họ. Các gia đình khác, thuộc dòng họ khác trong cộng đồng có thể được sử dụng các sản phẩm này sau khi có ý kiến của người đại diện dòng họ đó. Bên cạnh đó, có những khu rừng dòng họ còn có thêm mục đích duy trì nguồn nước cho sinh hoạt và trồng trọt cho các thành viên của dòng họ, cũng như các gia đình có diện tích đất canh tác liền kề. Đôi khi, đất rừng dòng họ được sử dụng cho mục đích tâm linh, cúng ‘Thu Tỷ’ của cả thôn. Do đó, người dân thường gọi là rừng ‘Thu Tỷ’. Mặc dù loại đất rừng này thuộc sở hữu của từng dòng họ, các gia đình khác trong cộng đồng đều tuân thủ một cách tự nguyện và có trách nhiệm trên cơ sở các qui định bất hành văn của dòng họ được toàn cộng đồng công nhận thông qua lễ ‘Nào Lồng’ hoặc ‘Thu Tỷ’.

10.2.3. Đất và rừng của cộng đồng

Đất rừng cộng đồng có hai loại, gồm: đất rừng tâm linh như 'Đổng Chứ', 'Đổng Hầu', 'Nào Lồng' của người Mông, Nùng, Thu Lao và La Chí và đất rừng sử dụng cộng đồng. Thực tế cho thấy cả hai loại đất rừng cộng đồng mặc nhiên được công nhận qua nhiều thế hệ là sở hữu tập thể hoặc cộng đồng.

Đất rừng sử dụng cộng đồng là quĩ tài nguyên phục vụ cho những nhu cầu sinh nhai như duy trì nguồn nước sinh hoạt, canh tác, làm nhà, củi đốt, dược liệu và thực phẩm cho những cư dân sống trong cùng một cộng đồng. Trước đây, khi đất rừng còn nhiều, dân số đang còn ít thì những khu đất rừng cộng đồng còn là nguồn dự trữ cho các gia đình mới thành lập để làm nhà ở và tổ chức sản xuất, chăn nuôi. Do đó loại đất rừng này thuộc sở hữu cộng đồng của một nhóm hộ gia đình hoặc một cộng đồng cư dân nhất định nào đó. Cộng đồng đó có thể chỉ gồm có một dân tộc hoặc nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống.

Còn đất rừng tâm linh lại là không gian văn hóa chung của ít nhất hai nhóm dân tộc khác nhau, cùng hoặc không cùng sinh sống trong một bản. Hoặc cũng có trường hợp, cùng một nhóm dân 10 Tham khảo báo cáo viết bởi Đàm Trọng Tuấn (2012) về 'Giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số Miền núi', nghiên cứu điểm tại cộng đồng người Mông thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Page 31: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

31 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

tộc hoặc khác nhóm dân tộc sinh sống ở các thôn bản khác nhau liền kề hoặc không liền kề về mặt địa lý, có cùng chung một khu rừng thiêng. Do đó, loại đất rừng này có thể hiểu là sở hữu tập thể của các dân tộc khác nhau vì mục đích duy trì các giá trị chuẩn mực và tín ngưỡng chung.

Việc tổ chức quản lý các loại đất rừng này đối với cộng đồng là vấn đề rất quan trọng gắn bó chặt chẽ với những tập quán truyền thống và hệ thống tư tưởng của cộng đồng, vai trò của già làng, người có uy tín và các trưởng. Hầu hết các công việc quản lý rừng của họ đều có sự phân công rõ ràng, các thành viên thực hiện tự giác và nghiêm túc. Những qui định này được thiết lập bởi toàn thể đại diện các gia đình tham gia trong lễ cúng rừng hàng năm.

10.2.4. Qui định giải quyết tranh chấp đất-rừng

Tranh chấp đất rừng tại các thôn bản hiện nay thuộc xã Nàn Sán và Bản Mế chủ yếu xảy ra giữa các gia đình trong và ngoài cộng đồng. Tranh chấp thường xảy trên các khu vực đất canh tác nương rẫy. Việc giải quyết các tranh chấp này thường dựa trên các giá trị của văn hóa tương trợ và sự khoan dung, hướng tới duy trì cấu kết xã hội, cũng như củng cố các qui định, cam kết trong đời sống cộng đồng. Quá trình này cũng khẳng định nguồn gốc của việc chiếm hữu, sở hữu thông qua lịch sử khai hoang, canh tác, kế thừa, quà tặng, trao đổi, mua bán và đầu tư sau một hay nhiều chu kì canh tác.

Trên cơ sở những giá trị trên, các tranh chấp đất-rừng giữa các gia đình dân tộc tại xã Bản Mế và Nàn Sán thường được giải quyết hai nguyên tắc cơ bản là giáo dục và hòa giải. Trong quá trình này, người có uy tín, hiểu biết về phong tục tập quán trong cộng đồng đóng vai trò cầm cân, nảy mực.

i) Giáo dục: Đây được xem là quá trình mà các bên có tranh chấp nhắc lại lịch sử chiếm hữu, sở hữu và hoạt động canh tác trên mảnh đất. Quá trình giải quyết thường được diễn ra tại thực địa - nơi xảy ra tranh chấp. Tại đây, các gia đình có tranh chấp cùng với đại diện của cộng đồng hoặc dòng họ, những người hiểu biết về phong tục tập quán và biết rõ nguồn gốc của các mảnh đất cùng thảo luận và tìm hướng giải quyết. Các gia đình có tranh chấp được yêu cầu kể lại lịch sử (do tự khai phá, thừa kế từ ông bà, bố mẹ hay mua lại từ gia đình khác...) hoặc các mốc thời gian quan trọng trong quá trình khai phá, canh tác trên mảnh đất đó. Trong đó, các đặc điểm về vùng đất, mốc giới và các loại cây trồng là những bằng chứng được đưa ra để nói về lịch sử chiếm đoạt và sở hữu của các gia đình. Đôi lúc các mốc thời gian về tâm linh, cúng 'Thu Tỷ' vào năm nào, vụ nào...cũng được kể lại như là bài học để mọi người hồi tưởng lại và lưu nhớ. Nếu một trong các đối tượng có tranh chấp đưa ra được những bằng chứng thuyết phục như đã đề cập ở trên thì bên kia sẽ chấp nhận với sự chứng giám của những người đại diện có uy tín của cộng đồng.

ii) Hòa giải: Nếu quá trình giải quyết tranh chấp trên đây không thành, các cuộc gặp mặt, trao đổi, thương lượng và hòa giải giữa các gia đình được tổ chức ở cấp nhóm các gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng. Theo đó, bên cạnh những người có uy tín trong cộng đồng thì còn có mặt của ban quản lý bản như Trưởng bản, các 'Hooc Càn' 'Hooc Thầu' hoặc 'Lồng Thoz' và đại diện các gia đình có cùng chung vùng canh tác và tổ chức cúng 'Thu Tỷ' để làm chứng. Những câu

Page 32: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

32 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

chuyện về lịch sử mảnh đất cũng được các gia đình có tranh chấp kể lại để người dân trong bản chứng nhận, đóng góp ý kiến và cùng tìm các giải pháp hợp tình, hợp lý nhất. Sự nhận lỗi và thực hiện của cả hai bên về giải pháp giải quyết tranh chấp với sự công nhận của toàn thể cộng đồng là kết quả cuối cùng của quá trình hòa giải.

11. Một số thách thức Ngày nay, các lễ hội tín ngưỡng trên không chỉ còn nằm trong khuôn khổ hạn chế sự tham gia là những gia đình, dân tộc có mối quan hệ với những khu rừng thiêng mà đã được mở rộng tới các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn. Bên cạnh những qui định được xây dựng tự nguyện và trách nhiệm của các thành phần tham gia liên quan tới quản lý đất-rừng, quản trị cộng đồng sau mỗi dịp cúng rừng, một số điều luật và qui định của Nhà nước như hôn nhân, giáo dục, sinh đẻ có kế hoạch...cũng được phổ biến. Ngoài ra, ngành lâm nghiệp cũng đã làm sẵn các mẫu 'hương ước' bảo vệ rừng, trong đó chủ yếu đề cập đến các điều qui định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng để đưa cho các thôn bản điền vào. Trong khi Luật tục của các cộng đồng về bảo vệ rừng thì lại bị lãng quên. Một số trường hợp, luật tục của cộng đồng bị coi là 'vi phạm pháp luật'. Tuy nhiên, những giá trị của luật tục, các qui định của cộng đồng đối với đất-rừng không chỉ đơn thuần là tài nguyên hay vật chất như đã được đề cập bởi các hệ thống văn bản luật, chính sách mà còn là cả hệ tư tưởng về tín ngưỡng, bản sắc văn hóa, sinh tồn của các tộc người. Vì vậy, cách lồng ghép mang tính áp đặt, duy ý chí cần phải cân nhắc vì không khéo cách làm này không những làm thui chột các giá trị tự nguyện, tự chịu trách nhiệm trong các qui định mang tính tự quản vốn được xây dựng và thích nghi qua nhiều thế hệ mà còn làm mai một chuẩn mực nhân văn trên đây của các cộng đồng dân tộc.

Như trên đã phân tích, theo cách phân loại của các cộng đồng dân tộc tại xã Nàn Sán và Bản Mế thì đất-rừng được chia thành 04 loại, gồm: rừng thiêng như 'Đông Chứ', 'Đông Hầu', 'Nào Lồng', Rừng sử dụng chung của cộng đồng, rừng dòng họ và rừng sử dụng gia đình. Tuy nhiên, theo tiêu chí phân loại 3 loại rừng - Điều 4 trong Luật BV&PT rừng năm 2004 chỉ công nhận 3 loại gồm: rừng đặc dụng, rừng bảo vệ đầu nguồn và rừng sản xuất. Điều này có nghĩa là rừng thiêng của các nhóm dân tộc Mông, Nùng, La Chí và Thu Lao tại xã Nàn Sán và Bản Mế không được công nhận; vì vậy bị nằm ngoài hệ thống phân loại rừng chính thống.

Tại xã Nàn Sán và Bản Mế nói riêng, các địa bàn khác trong huyện Si Ma Cai nói chung đang có sự chưa rõ ràng và mâu thuẫn về cách hiểu và thực tế trong phân loại đất rừng. Nhiều diện tích rừng hiện nay của các hộ gia đình được hình thành và phát triển trên các diện tích đã từng là đất nông nghiệp sau một thời gian không canh tác. Tuy nhiên, những diện tích này đã được giao quản lý và sử dụng dài hạn 50 năm cho các hộ gia đình năm 1998 với mục đích sử dụng là đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất). Song, trong tiềm thức của người dân thì số diện tích này vẫn là nơi canh tác nông nghiệp đã nuôi sống bao thế hệ đời người. Đến năm 2008 ngành Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai đã phân loại những diện tích này trở thành rừng phòng hộ trên cơ sở tiêu chí 3 loại rừng - Điều 4 trong Luật BV&PT Rừng năm 2004. Vì vậy, các diện tích này được giao cho Ban quản lý Rừng phòng hộ Si Ma Cai quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ. Như vậy, theo Luật BV&PT

Page 33: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

33 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Rừng năm 2004 thì người dân sẽ không được tổ chức canh tác trên những diện tích này. Điều này đã gây không ít khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng do các bức xúc, mâu thuẫn và tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng. Đặc biệt trong bối cảnh thiếu đất sản xuất như hiện nay, người dân lại không có quyền tổ chức canh tác trên những diện tích đất trên, nên đã có nhiều trường hợp người dân đã đốt hoặc đem trâu phá những diện tích rừng trồng phòng hộ để canh tác nông nghiệp.

Luật BV&PT Rừng năm 2004, Điều 3 - Giải thích từ ngữ - Điểm 13 định nghĩa "Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương", Điều 29 - Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, Điểm 1 - Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn "Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng...". Tuy nhiên, tại xã Nàn Sán và Bản Mế thì khái niệm cộng đồng dân cư thôn trong mối quan hệ với rừng tương đối đa dạng và đan xen. Như phân tích ở trên, thực tế có một số trường hợp như ít nhất hai nhóm dân tộc khác nhau, cùng hoặc không cùng sinh sống trong một bản, cùng nhau tổ chức quản lý, bảo vệ chung một diện tích rừng. Hoặc có trường hợp, cùng một nhóm dân tộc hoặc khác nhóm dân tộc sinh sống ở các làng bản khác nhau liền kề hoặc không liền kề về mặt địa lý, cùng nhau tổ chức quản lý, bảo vệ một diện tích rừng. Do vậy, khi triển khai giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư tại xã Bản Mế và Nàn Sán, theo các qui định luật pháp trên đây thì sẽ gặp không ít các vướng mắc.

Tại cấp cộng đồng, theo chia sẻ của người dân thì việc tranh chấp đất đai hiện nay xảy ra nhiều hơn ngay trong nội tại các thành viên của một gia đình so với các trường hợp giữa các gia đình với nhau. Điều này là do diện tích đất đai ở các thôn bản ngày càng trở lên eo hẹp do nhu cầu cần đất sản xuất của các gia đình mới thành lập. Những ông chủ của gia đình mới là những thanh niên, ngày càng có xu thế tư lợi, tiền tệ hóa do bị ảnh hưởng của tính hai mặt của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường đất đai. Với tinh thần tương trợ, chia sẻ việc phân chia, kế thừa đất đai cho con cái thường được tiến hành theo từng mảnh nương, mảnh ruộng, mảnh rừng mà không cần đo đạc chính xác; do đó có người được nhận mảnh to, mảnh nhỏ, mảnh đất tốt, không tốt nên đã dẫn đến việc so bì dẫn đến tranh chấp.

Do công tác giao đất giao rừng trước đây (năm 1998) và phân loại 3 loại rừng năm 2008 chủ yếu diễn ra trên giấy tờ, thiếu sự tham gia của người dân dụng nên đã dẫn đến tình trạng một thửa đất-rừng cùng tồn tại nhiều chủ sử dụng. Trên địa bàn toàn huyện Si Ma Cai có đến hơn 50% tổng diện tích đất rừng thuộc diện chồng chéo11. Tại địa bàn 2 xã có hơn một nửa tổng diện tích đất rừng dự kiến giao, khoảng 500 ha/1.000 ha hiện đang trong tình trạng chồng chéo với diện tích của BQL rừng phòng hộ12. Chủ trương của huyện Si Ma Cai hoàn toàn ủng hộ việc giao những diện tích chồng chéo này cho các cộng đồng thôn bản và hộ gia đình. Tuy nhiên, các thủ 11 Báo cáo khảo sát của SPERI-CODE về thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại huyện Si Ma Cai năm 2011 12 Báo cáo khảo sát của SPERI-CIRUM về thực trạng quản lý đất lâm nghiệp tại xã Bản Mế và Nàn Sán tháng 2/2014

Page 34: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

34 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

tục thu hồi lại diện tích này từ BQL rừng phòng hộ Si Ma Cai thì phải lên cấp tỉnh. Đây cũng là một trong những thách thức đặt ra cho người dân, các cộng đồng nói riêng, chính quyền và ban ngành cấp huyện nói chung không chỉ liên quan tới năng lực, khả năng tài chính mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu về thủ tục pháp lý, hành chính ở cấp cao hơn để giải quyết những vướng mắc trên đây.

12. Kết luận và kiến nghị Qua các tổng hợp và phân tích ở trên rõ ràng các nhóm dân tộc Mông, Nùng, Thù Lao và La Chí tại xã Nàn Sán và Bản Mế, huyện Si Ma Cai đang duy trì và thực hành hệ thống giá trị, chuẩn mực của mình trong mối liên hệ với đất-rừng. Đó là tín ngưỡng thờ phụng thần đất, thần rừng và thần nước. Các giá trị này có thể là được lưu truyền qua nhiều thế hệ hoặc là sự 'tiếp nhận' do quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, như trường hợp của người La Chí và Thù Lao tại xã Nàn Sán. Các giá trị trên đây là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển hệ thống quản trị cũng như các loại sở hữu đất rừng của các cộng đồng dân tộc; trong đó người có uy tín, già làng, thầy cúng, trưởng họ, người trông coi rừng ('Hooc Can', 'Hooc Thầu', 'Long Thoz'), trưởng bản đóng vai trò trung tâm.

Các giá trị chuẩn mực, luật tục của các nhóm dân tộc trên đây đang có những giao thoa mạnh mẽ, đa dạng và đa chiều về không gian và thời gian. Đây là kết quả của quá trình tương tác văn hóa, hỗ trợ lẫn nhau và sự thích nghi với những thay đổi trong và ngoài đời sống của cộng đồng các dân tộc. Giao thoa này định hình loại hình quản trị đất rừng của một cộng đồng cũng như liên cộng đồng đối với nguồn tài nguyên đất rừng hiện nay. Sự giao thoa này thể hiện ở việc các cộng đồng, dân tộc cùng chung quan niệm giá trị về đất rừng, niềm tin tín ngưỡng đối với các vị thần đất rừng, không gian tín ngưỡng văn hóa, hệ thống sở hữu và quản trị đối với đất và rừng.

Tuy nhiên, các giao thoa trên đang bị ảnh hưởng và tác động bởi những yếu tố bên ngoài như sự việc thừa nhận các quan niệm giá trị, luật tục và sở hữu truyền thống đất rừng trong các văn bản luật và chính sách, việc qui hoạch và giao đất giao rừng chưa phù hợp trước đây, sự co hẹp các không gian văn hóa và sinh kế đất rừng... Với những thách thức này, báo cáo sẽ đưa ra các kiến nghị sau liên quan tới tiến trình và phương pháp giao đất giao rừng cho các cộng đồng dân tộc tại 20 thôn bản của xã Nàn Sán và Bản Mế trong khuôn khổ hợp tác giữa UBND huyện Si Ma Cai, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai và Viện SPERI.

Thứ nhất, nhằm đảm bảo không gian văn hóa và không gian sinh kế góp phần ổn định cuộc sống và tinh thần cho các dân tộc tại xã Bản Mế và Nàn Sán, chính quyền huyện và tỉnh cần có chủ trương và thủ tục cần thiết để thu hồi và giao lại những diện tích đất rừng truyền thống đã được quản lý, bảo vệ và sử dụng lâu đời bởi các cộng đồng và gia đình đang được quản lý bởi Ban quản lý rừng phòng hộ Si Ma Cai. Bên cạnh đó, cần khẩn trương điều tra, khảo sát và xác định lại ranh giới đất rừng của các chủ sử dụng đất (gia đình, cộng đồng, dòng họ...) nằm khắc phục tình trạng chồng lấn và tranh chấp do công tác giao đất giao rừng trước đây để lại.

Page 35: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

35 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

Thứ hai, tại thôn Lùng Sán có sự song hành quan niệm/thực hành về chế độ ‘sở hữu’ và hình thức quản lý đất đai, có thể là ‘tự thừa nhận’ bởi luật tục, hay ‘công nhận’ bởi luật pháp, đang xảy ra nhiều các mâu thuẫn, tranh chấp. Do vậy, nếu công tác giao đất, giao rừng chỉ đơn thuần áp đặt các tiêu chí về khung luật pháp, kỹ thuật công nghệ và phương pháp chuyên gia, mà thiếu sự tôn trọng và lồng ghép một cách khéo léo các yếu tố về tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán của các nhóm dân tộc, đặc thù tự nhiên, cũng như thúc đẩy sự tham gia đầy đủ, trách nhiệm của người dân thì khó có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Đôi khi cách làm này có thể là nguyên nhân làm tăng các mâu thuẫn và tranh chấp tại các địa phương. Do vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực, kỹ năng và nhận thức của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia công tác giao đất giao rừng, qui hoạch và bản đồ là việc hết sức cấp bách.

Thứ ba, trước khi tiến hành các hoạt động triển khai giao đất giao rừng cần thành lập Tổ tư vấn giao đất giao rừng cấp thôn bản. Thành phần của Tổ tư vấn gồm các già làng có uy tín, trưởng họ, người trông coi rừng ('Hooc Can', 'Hooc Thầu' và 'Lồng Thoz' và trưởng bản. Nhiệm vụ chính của tổ tư vấn này là hỗ trợ người dân, chủ sử dụng đất và cán bộ kĩ thuật trong toàn bộ các bước giao đất giao rừng trên thực địa (xác định ranh giới, đo đạc diện tích đất, đo đếm phân loại rừng, qui hoạch sử dụng đất đai). Đặc biệt khi có vấn đề tranh chấp, chồng chéo đất đai nảy sinh thì tổ tư vấn đóng vai trò chính trong việc hòa giải giải quyết. Tổ tư vấn cũng đóng vai trò là cầu nối chính giữa người dân, cán bộ kĩ thuật và cán bộ chính quyền địa phương thông qua đó những vấn đề bức xúc, ý kiến kiến nghị...của các cộng đồng sẽ được đưa ra và thống nhất. Hơn nữa, Tổ tư vấn sẽ là người đại diện cho cộng đồng, nhóm cộng đồng để đàm phán, thương thảo với các đơn vị chủ rừng khác ví dụ Ban quản lý Rừng phòng hộ Si Ma Cai để giao lại đất rừng cho các cộng đồng nếu có sự chồng lấn.

Thứ tư, thành viên Tổ tư vấn là những đào tạo viên về các chính sách, pháp luật liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và hưởng lợi của chủ sử dụng đất cho toàn bộ người dân trong cộng đồng và nhóm cộng đồng. Trong quá trình này, luật tục và các qui định truyền thống của các cộng đồng và dân tộc cần được lồng ghép để phối kết hợi với Luật pháp trong quá trình quản trị đất rừng trong và sau giao đất giao rừng. Để làm được điều này thì các thành viên trong Tổ tư vấn sẽ được tham gia những khóa đào tạo và đào tạo lại (TOT) bởi các chuyên gia tư vấn chính sách về đất và rừng. Bên cạnh đó, thành viên Tổ tư vấn cũng cần được trang bị các kiến thức về sử dụng máy định vị toàn cầu (GPS) để từ đó tự tin hướng dẫn lại cho người dân trong thôn bản của mình.

Thứ năm, như trên đã phân tích, nếu chúng ta áp dụng Điều 3 và Điều 29 trong Luật BV&PT Rừng năm 2004 để giao đất cho nhóm các hộ gia đình dân tộc/một thôn bản và nhóm các hộ gia đình dân tộc/nhiều thôn bản sẽ có nhiều vước mắc liên quan tới việc ai sẽ là đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Cụ thể:

Trường hợp 1: Các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống trên cùng một bản cúng chung một khu rừng thiêng. Trong trường hợp này thì GCNQSDĐ sẽ đứng tên của bản có khu rừng cộng đồng; Ban quản lý đại diện thôn bản đó gồm: Bên cạnh trưởng bản cần phải có sự tham gia người trông coi rừng ('Hooc Càn', 'Hooc Thầu' và 'Lồng Thoz') và Thầy cúng của các dân tộc cùng tham gia

Page 36: Liso giao thoa luat tuc simacai (final)

36 | L i ê n m i n h L I S O - L U P A P A - G i a o t h o a l u ậ t t ụ c t r o n g q u ả n t r ị đ ấ t r ừ n g - t h á n g 3 n ă m 2 0 1 4

quản lý khu rừng chung đó. Những thành phần này với các chức năng theo luật tục qui định được đề cập chi tiết trong Bản qui chế cộng đồng trong quản lý đất rừng.

Trường hợp 2: Cùng một nhóm dân tộc sinh sống tại các bản khác nhau cúng chung một khu rừng thiêng. Trong trường hợp này thì sẽ áp dụng Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 - Điều 5 (Chủ sử dụng đất) - Điểm 3: "Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ". Do đó, Chủ sử dụng đất sẽ là 'Cộng đồng dân tộc A'; Địa điểm tại các bản mà nhóm dân tộc này đang sinh sống. Ban quản lý đại diện các thôn bản đó gồm: Bên cạnh các trưởng bản cần phải có sự tham gia của những người trông coi rừng ('Hooc Càn', 'Hooc Thầu' và 'Lồng Thoz') và Thầy cúng. Những thành phần này với các chức năng theo luật tục qui định được đề cập chi tiết trong Bản qui chế liên cộng đồng trong quản lý đất rừng.

Trường hợp 3: Các nhóm dân tộc khác nhau sinh sống tại các làng bản khác nhau cúng cùng một khu rừng thiêng. Văn bản luật áp dụng giống như trường hợp 2. Tuy nhiên, Chủ sử dụng đất sẽ là 'Cộng đồng dân tộc A, B, C...'; Địa điểm tại các bản mà nhóm dân tộc này đang sinh sống. Ban quản lý đại diện các thôn bản đó gồm: Bên cạnh các trưởng bản cần phải có sự tham gia của những người trông coi rừng ('Hooc Càn', 'Hooc Thầu' và 'Lồng Thoz') và Thầy cúng. Những thành phần này với các chức năng theo luật tục qui định được đề cập chi tiết trong Bản qui chế liên cộng đồng trong quản lý đất rừng.

Trường hợp 4: Các dân tộc khác nhau sống chung một bản tổ chức cúng rừng riêng. Văn bản luật áp dụng cũng giống như trường hợp 2. Nếu trường hợp bản đó có 2 nhóm dân tộc, quản lý 2 khu rừng khác biệt thì mỗi nhóm sẽ được nhận một GCNQSDĐ tương ứng với diện tích đất rừng đang quản lý. Mỗi nhóm sẽ có một Ban quản lý đại diện gồm: Trưởng bàn, người trông coi rừng ('Hooc Càn', 'Hooc Thầu' và 'Lồng Thoz') và Thầy cúng. Những thành phần này với các chức năng theo luật tục qui định được đề cập chi tiết trong Bản qui chế của từng nhóm trong quản lý đất rừng.