HƯnG HÀ Làng nghề phát triển mạnh

1
Thứ hai, ngày 8 tháng 5 năm 2017 2 C ó mặt tại vùng nuôi trồng thủy sản của xã Đông Minh, các hộ nuôi tôm đang tập trung khắc phục tình trạng bệnh đốm trắng bằng cách rắc vôi bột quanh ao, dùng hóa chất Chlorine vệ sinh ao nuôi, xử lý tôm chết theo đúng quy định. Ông Đặng Trường Long, thôn Minh Châu chia sẻ: Vụ nuôi tôm năm nay, tôi mới thả tôm được hơn 1 tháng trên diện tích 2.800m 2 và hàng ngày vẫn kiểm tra sinh trưởng của tôm. Tuy nhiên, ngày 1/5 xuất T oàn huyện hiện có 53 làng nghề, 4 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, trong đó 20 làng dệt khăn, 21 làng nghề dệt chiếu, 5 làng nghề mây tre đan, 3 làng bún bánh, 2 làng nghề mộc, 2 làng nghề làm hương. Giá trị sản xuất của làng nghề năm 2016 ước đạt 1.978,2 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất từ nghề đạt 1.549,3 tỷ đồng. Nghề và làng nghề phát triển đã tạo việc làm cho 23.356 lao động, chiếm 71,5% tổng số lao động của làng nghề. Trong rất nhiều nghề truyền thống ở Hưng Hà, nghề dệt khăn hiện nay vẫn đứng đầu về giá trị sản xuất cũng như số lao động làm nghề. Tiền Hải Tích cực phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm Những ngày qua, do thời tiết không thuận lợi nắng, mưa xen kẽ làm một số diện tích nuôi tôm của huyện Tiền Hải bị bệnh đốm trắng. Hiện nay, các địa phương đang tích cực tập trung tuyên truyền đến các hộ dân chủ động phòng, chống dịch đốm trắng trên tôm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra. Nông dân xã Đông Xuân (Đông Hưng) phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân. HƯnG HÀ Làng nghề phát triển mạnh Hiện nay Hưng Hà là huyện có nhiều làng nghề phát triển sôi động nhất tỉnh. Địa phương không chỉ duy trì nghề truyền thống mà còn du nhập phát triển nhiều nghề mới đem lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mới đầu nghề dệt khăn chỉ có ở làng nghề Phương La (Thái Phương) sau đó đã phát triển mạnh ra các xã lân cận, tạo việc làm cho người dân ở 20 làng, xã khác quanh vùng. Mặc dù năm 2016 nghề dệt khăn gặp nhiều khó khăn, sản xuất có phần chững lại bởi thị trường tiêu thụ, đơn hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó là xu hướng máy dệt thủ công giảm, máy công nghiệp tăng song đây vẫn là nghề nổi bật nhất huyện, giúp người dân sống được từ nghề với thu nhập cao. Nghề dệt chiếu ở Hưng Hà vẫn phát triển khá ổn định, nhất là ở xã Tân Lễ và thị trấn Hưng Nhân. Đặc biệt, nhiều năm nay các hộ dệt chiếu cói còn phát triển thêm nghề dệt chiếu nilon, lưới nilon nên ngày càng đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay ở xã Tân Lễ và thị trấn Hưng Nhân có 7 cơ sở sản xuất dệt chiếu nilon lớn với tổng số 220 máy dệt công nghiệp, doanh thu đạt 140 tỷ đồng/năm. Có 2 cơ sở dệt lưới nilon lớn với tổng số 16 máy dệt công nghiệp và trên 70 máy dệt thủ công, giá trị sản xuất ước đạt 110 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra, Hưng Hà còn có một số nghề khác phát triển ổn định như sản xuất nước uống tinh khiết, dệt mành mỹ nghệ, sản xuất mũ, giày xuất khẩu, sản xuất nilon... Có được sự phát triển như trên là do Hưng Hà có nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có năng lực dẫn dắt cho làng nghề phát triển. Họ là nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra và là nơi áp dụng khoa học công nghệ cho các làng nghề. Ước tính, hiện nay Hưng Hà có khoảng 64 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là những chủ nghề trong các làng nghề dệt khăn, 12 chủ nghề của làng nghề dệt chiếu, 5 chủ nghề sản xuất hương... Bên cạnh những mặt đạt được, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở Hưng Hà vẫn chưa được khắc phục triệt để, trong đó nặng nhất là vấn đề ô nhiễm nước thải tẩy nhuộm trong làng nghề dệt ở xã Thái Phương, cụm công nghiệp Phương La, ô nhiễm môi trường tiếng ồn do các máy dệt khăn, dệt chiếu của các hộ gia đình sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư, ô nhiễm bụi từ xơ sợi bông ở các máy dệt khăn, máy may khăn... Mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hưng Hà trong những năm tiếp theo là vừa phát triển công nghiệp tập trung vừa phát triển công nghiệp làng nghề, trong đó phát triển nghề và làng nghề theo hướng bền vững, gắn phát triển làng nghề với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội. Hưng Hà phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 13%/ năm. Đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn có ít nhất từ 1 làng nghề trở lên, du nhập thêm 3 - 5 nghề mới, xây dựng được 5 - 7 thương hiệu sản phẩm. Thu Thủy Nghề dệt khăn phát triển mạnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân 20 làng nghề trong huyện. Nhiều cơ sở phát triển nghề dệt lưới nilon. Sản phẩm chiếu nilon của doanh nghiệp tư nhân Chung Anh (xã Tân Lễ, Hưng Hà) được tiêu thụ trên thị trường cả nước. T ừ ngày 30/4 - 5/5, bà con nông dân ở Đông Hưng tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung ra đồng phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng nồng độ, đúng thời điểm) bảo vệ trên 11.600ha lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông. Hiện nay, trà lúa xuân trên địa bàn huyện Đông Hưng đang trong giai đoạn trỗ bông phơi màu, cây lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tính đến ngày 5/5, diện tích lúa trỗ trên 5.300ha. Tuy nhiên, qua kiểm tra trên trà lúa xuân đã phát sinh sâu bệnh và có khả năng gây hại trên diện tích lúa của hầu hết các xã với các loại sâu bệnh chủ yếu: bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, rầy các loại… Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ mật độ sâu non trung bình 40 - 50 con/m 2 , nơi cao 100 - 150 con/m 2 ; rầy các loại mật độ trung bình 70 - 100 con/m 2 , nơi cao 300 - 500 con/ m 2 , cá biệt có nơi 1.000 - 2.000 con/m 2 … Bà Lương Thị Hà, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cho biết: Trạm đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, trừ kịp thời; phân công cán bộ tăng cường kiểm tra đồng ruộng và thông báo cụ thể tới từng xã để nông dân chủ động phòng, trừ những diện tích đến ngưỡng, tránh tư tưởng chủ quan làm ảnh hưởng đến năng suất lúa xuân. Vụ xuân năm nay, xã Đông Xuân gieo cấy trên 210ha, lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao. Dự kiến, trà lúa cấy bằng mạ dược trỗ bông tập trung từ ngày 5 - 10/5, trà lúa gieo vãi trỗ bông tập trung từ ngày 10 - 15/5. Ông Đặng Nghiệp, Giám đốc HTX DVNN xã Đông Xuân cho biết: Để bảo vệ lúa xuân, HTX đã phát động chiến dịch phòng, trừ sâu bệnh đại trà cho lúa từ ngày 30/4 - 5/5 trên 100% diện tích, khuyến cáo các hộ nông dân trong quá trình sử dụng thuốc phải bảo đảm nguyên tắc “4 đúng”, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vào bể chứa đặt sẵn trên cánh đồng. Đến hết ngày 3/5, toàn xã đã cơ bản phun phòng, trừ sâu bệnh xong. Chị Đặng Thị Thúy, thôn Lê Lợi 1, xã Đông Xuân cho biết: Vụ xuân năm nay gia đình tôi cấy 5 sào lúa các loại. Rút kinh nghiệm vụ xuân năm trước, giai đoạn lúa trỗ bông, do chủ quan trong phun phòng, trừ nên một phần diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Năm nay, để bảo vệ lúa giai đoạn cuối vụ, gia đình đã chủ động phun thuốc phòng, trừ sớm, xong từ ngày 3/5. Những ngày qua, chị Vũ Thị Hồng, thôn Cộng Hòa, xã Đông Quang cũng tranh thủ thời tiết thuận lợi phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh để bảo vệ 4 sào lúa xuân của gia đình. Chị Hồng cho biết: Khi kiểm tra đồng ruộng thấy lúa có biểu hiện lá héo vàng, tôi đã mua thuốc theo khuyến cáo của HTX DVNN xã Đông Quang về phun phòng, trừ ngay từ ngày đầu của chiến dịch (30/4), đến nay lá lúa đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Xã Mê Linh nhiều vụ nay dẫn đầu huyện với gần 100% diện tích gieo vãi nên thời gian lúa trỗ bông muộn hơn dự kiến từ ngày 10 - 15/5. Trên đồng ruộng chỉ mới xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, rầy và bệnh khô vằn, mật độ không cao. Ông Nguyễn Văn Linh, Giám đốc HTX DVNN xã Mê Linh cho biết: Để đợt phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, trong thời gian diễn ra chiến dịch, HTX chỉ đạo tổ thủy nông phối hợp với xã viên điều tiết nước và giữ nước trên mặt ruộng. Các thành viên HTX bám sát đồng ruộng, hướng dẫn xã viên sử dụng đúng thuốc, pha đúng liều lượng trên từng giống lúa, trà lúa nhằm phát huy hiệu quả phòng, trừ sâu bệnh. Chỉ trong 4 ngày (30/4 - 3/5), bà con xã viên đã tập trung phun trừ xong 100% diện tích. Ông Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng cho biết: Dù chiến dịch phòng, trừ sâu bệnh diễn ra đúng thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhưng xác định tầm quan trọng của việc phòng, trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ, UBND huyện đã thành lập các đoàn đi kiểm tra và hướng dẫn phòng, trừ sâu bệnh tại các xã trong toàn huyện; chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với các địa phương chủ động thông báo cho nông dân tình hình sâu bệnh, hướng dẫn kỹ thuật phun thuốc phòng, trừ. Hiện đang là thời điểm phòng, trừ sâu bệnh tập trung và có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa, vì vậy các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại lúa, xác định những diện tích cần phòng, trừ khi mật độ, tỷ lệ đến ngưỡng theo nguyên tắc “4 đúng”, kiên quyết không để sâu bệnh thành dịch, góp phần giữ vững vị trí dẫn đầu về năng suất lúa của toàn tỉnh. Thu hiền ĐônG HƯnG Phòng, trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng” hiện tôm bơi nổi và tấp vào bờ chết hàng loạt tại ao nuôi, gây thiệt hại hơn 40 triệu đồng. Ngay sau khi phát hiện tôm chết hàng loạt, ông Long đã thông báo với chính quyền địa phương và các hộ dân trong vùng nuôi tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tránh lây lan ra diện rộng. Hộ đầu tiên ở Đông Minh phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm là hộ ông Ngô Văn Phương với diện tích 1.000m 2 . Những ngày này ông Phương đang dùng hóa chất Chlorine của huyện cấp để xử lý ao nuôi bảo đảm môi trường nước sạch bệnh trong thời gian 1 tháng để tiếp tục thả tôm giống mới. Theo ông Phương, tôm bị bệnh có thể do chủ quan khi cải tạo ao đã không vét sạch bùn đáy ao nên mầm bệnh vẫn tồn tại trong môi trường ao nuôi, khi điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho tôm. Hiện nay, ngoài Đông Minh, bệnh đốm trắng đã xuất hiện rải rác tại một số hộ nuôi tôm ở các xã Nam Thắng, Nam Cường, Nam Thịnh. Bà Trần Thị Kinh, Giám đốc HTX SXKD DVNN Nam Cường cho biết: Sau khi phát hiện tôm chết rải rác tại 2 ao của một hộ nông dân, địa phương đã kết hợp với ngành chuyên môn của tỉnh, huyện tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân tôm chết là do bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng làm tôm chết, ngoài yếu tố thời tiết bất thường, việc đầu vụ nông dân vệ sinh ao nuôi không triệt để khiến cho nguồn bệnh lưu trú phát sinh trên tôm mới nuôi; nguồn nước chưa được xử lý sạch và chất lượng con giống trước khi thả chưa được kiểm tra. Đây là loại bệnh tôm thường chết nhanh, không có thuốc chữa hiệu quả. Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Ngay sau khi bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện, Tiền Hải đã tích cực tập trung tuyên truyền đến các hộ dân thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của ngành chức năng trong việc xử lý môi trường ao có bệnh đốm trắng. Thường xuyên cử cán bộ xuống các vùng nuôi thủy sản giám sát chặt chẽ việc thu gom tôm chết xử lý đúng quy định, hướng dẫn vệ sinh ao nuôi tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khuyến cáo các hộ dân khi phát hiện tôm bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, nông dân phải thông báo cho chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khoanh vùng dập dịch. Cùng với đó, thông báo cho các hộ nuôi xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng. Không vứt tôm mắc bệnh chết, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường xung quanh mà phải tiêu hủy theo quy định. Đến hết ngày 4/5, bệnh đốm trắng trên tôm ở Tiền Hải đã xuất hiện ở 72 ao với diện tích gần 6ha, số tôm chết 271 vạn con. Tiền Hải đã cấp 2.000kg hóa chất Chlorine cho các địa phương có diện tích bị bệnh đốm trắng để xử lý nguồn nước ao nuôi, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Mạnh Thắng Các hộ dân xã Nam Cường (Tiền Hải) chủ động xử lý nguồn nước ao nuôi phòng bệnh đốm trắng trên tôm.

Transcript of HƯnG HÀ Làng nghề phát triển mạnh

Page 1: HƯnG HÀ Làng nghề phát triển mạnh

Thứ hai, ngày 8 tháng 5 năm 20172

Có mặt tại vùng nuôi trồng thủy sản của xã Đông Minh, các hộ nuôi tôm

đang tập trung khắc phục tình trạng bệnh đốm trắng bằng cách rắc vôi bột quanh ao, dùng hóa chất Chlorine vệ sinh ao nuôi, xử lý tôm chết theo đúng quy định. Ông Đặng Trường Long, thôn Minh Châu chia sẻ: Vụ nuôi tôm năm nay, tôi mới thả tôm được hơn 1 tháng trên diện tích 2.800m2 và hàng ngày vẫn kiểm tra sinh trưởng của tôm. Tuy nhiên, ngày 1/5 xuất

Toàn huyện hiện có 53 làng nghề, 4 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng

công nhận, trong đó 20 làng dệt khăn, 21 làng nghề dệt chiếu, 5 làng nghề mây tre đan, 3 làng bún bánh, 2 làng nghề mộc, 2 làng nghề làm hương. Giá trị sản xuất của làng nghề năm 2016 ước đạt 1.978,2 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất từ nghề đạt 1.549,3 tỷ đồng. Nghề và làng nghề phát triển đã tạo việc làm cho 23.356 lao động, chiếm 71,5% tổng số lao động của làng nghề. Trong rất nhiều nghề truyền thống ở Hưng Hà, nghề dệt khăn hiện nay vẫn đứng đầu về giá trị sản xuất cũng như số lao động làm nghề.

Tiền Hải

Tích cực phòng, chốngbệnh đốm trắng trên tômNhững ngày qua, do thời tiết không thuận lợi nắng, mưa xen kẽ làm

một số diện tích nuôi tôm của huyện Tiền Hải bị bệnh đốm trắng. Hiện nay, các địa phương đang tích cực tập trung tuyên truyền đến các hộ dân chủ động phòng, chống dịch đốm trắng trên tôm hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra.

Nông dân xã Đông Xuân (Đông Hưng) phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân.

HƯnG HÀ

Làng nghề phát triển mạnhHiện nay Hưng Hà là huyện có nhiều làng nghề phát triển sôi động nhất tỉnh. Địa phương

không chỉ duy trì nghề truyền thống mà còn du nhập phát triển nhiều nghề mới đem lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Mới đầu nghề dệt khăn chỉ có ở làng nghề Phương La (Thái Phương) sau đó đã phát triển mạnh ra các xã lân cận, tạo việc làm cho người dân ở 20 làng, xã khác quanh vùng. Mặc dù năm 2016 nghề dệt khăn gặp nhiều khó khăn, sản xuất có phần chững lại bởi thị trường tiêu thụ, đơn hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó là xu hướng máy dệt thủ công giảm, máy công nghiệp tăng song đây vẫn là nghề nổi bật nhất huyện, giúp người dân sống được từ nghề với thu nhập cao. Nghề dệt chiếu ở Hưng Hà vẫn phát triển khá ổn định, nhất là ở xã Tân Lễ và thị trấn Hưng Nhân. Đặc biệt, nhiều năm nay các hộ dệt chiếu cói còn phát

triển thêm nghề dệt chiếu nilon, lưới nilon nên ngày càng đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay ở xã Tân Lễ và thị trấn Hưng Nhân có 7 cơ sở sản xuất dệt chiếu nilon lớn với tổng số 220 máy dệt công nghiệp, doanh thu đạt 140 tỷ đồng/năm. Có 2 cơ sở dệt lưới nilon lớn với tổng số 16 máy dệt công nghiệp và trên 70 máy dệt thủ công, giá trị sản xuất ước đạt 110 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, Hưng Hà còn có một số nghề khác phát triển ổn định như sản xuất nước uống tinh khiết, dệt mành mỹ nghệ, sản xuất mũ, giày xuất khẩu, sản xuất nilon...

Có được sự phát triển như trên là do Hưng Hà có nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có năng lực dẫn dắt cho làng nghề phát triển. Họ là nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra và là nơi áp dụng khoa học công nghệ cho các làng nghề. Ước tính, hiện nay Hưng Hà có khoảng 64 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là những chủ nghề trong các làng nghề dệt khăn, 12 chủ nghề của làng nghề dệt chiếu, 5 chủ nghề sản xuất hương...

Bên cạnh những mặt đạt được, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở Hưng Hà vẫn chưa được khắc phục triệt để, trong đó nặng nhất là vấn đề ô nhiễm nước thải tẩy nhuộm trong làng nghề dệt ở xã Thái Phương, cụm công nghiệp Phương La, ô nhiễm môi trường tiếng ồn do các máy dệt khăn, dệt chiếu của các hộ gia đình sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư, ô nhiễm bụi từ xơ sợi bông ở các máy dệt khăn, máy may khăn...

Mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hưng Hà trong những năm tiếp theo là vừa phát triển công nghiệp tập trung vừa phát triển công nghiệp làng nghề, trong đó phát triển nghề và làng nghề theo hướng bền vững, gắn phát triển làng nghề với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội. Hưng Hà phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 13%/năm. Đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn có ít nhất từ 1 làng nghề trở lên, du nhập thêm 3 - 5 nghề mới, xây dựng được 5 - 7 thương hiệu sản phẩm.

Thu Thủy

Nghề dệt khăn phát triển mạnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân 20 làng nghề trong huyện.

Nhiều cơ sở phát triển nghề dệt lưới nilon. Sản phẩm chiếu nilon của doanh nghiệp tư nhân Chung Anh (xã Tân Lễ, Hưng Hà) được tiêu thụ trên thị trường cả nước.

Từ ngày 30/4 - 5/5, bà con nông dân ở Đông Hưng tranh thủ thời tiết thuận

lợi, tập trung ra đồng phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng nồng độ, đúng thời điểm) bảo vệ trên 11.600ha lúa xuân đang trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông.

Hiện nay, trà lúa xuân trên địa bàn huyện Đông Hưng đang trong giai đoạn trỗ bông phơi màu, cây lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tính đến ngày 5/5, diện tích lúa trỗ trên 5.300ha. Tuy nhiên, qua kiểm tra trên trà lúa xuân đã phát sinh sâu bệnh và có khả năng gây hại trên diện tích lúa của hầu hết các xã với các loại sâu bệnh chủ yếu: bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, rầy các loại… Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ mật độ sâu non trung bình 40 - 50 con/m2, nơi cao 100 - 150 con/m2; rầy các loại mật độ trung bình 70 - 100 con/m2, nơi cao 300 - 500 con/m2, cá biệt có nơi 1.000 - 2.000 con/m2… Bà Lương Thị Hà, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cho biết: Trạm đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, trừ kịp thời; phân công cán bộ tăng cường kiểm tra đồng ruộng và thông báo cụ thể tới từng xã để nông dân chủ động phòng, trừ những diện tích đến ngưỡng, tránh tư tưởng chủ quan làm ảnh hưởng đến năng suất lúa xuân.

Vụ xuân năm nay, xã Đông Xuân gieo cấy trên 210ha, lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao. Dự kiến, trà

lúa cấy bằng mạ dược trỗ bông tập trung từ ngày 5 - 10/5, trà lúa gieo vãi trỗ bông tập trung từ ngày 10 - 15/5. Ông Đặng Nghiệp, Giám đốc HTX DVNN xã Đông Xuân cho biết: Để bảo vệ lúa xuân, HTX đã phát động chiến dịch phòng, trừ sâu bệnh đại trà cho lúa từ ngày 30/4 - 5/5 trên 100% diện tích, khuyến cáo các hộ nông dân trong quá trình sử dụng thuốc phải bảo đảm nguyên tắc “4 đúng”, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vào bể chứa đặt sẵn trên cánh đồng. Đến hết ngày 3/5, toàn xã đã cơ bản phun phòng, trừ sâu bệnh xong. Chị Đặng Thị Thúy, thôn Lê Lợi 1, xã Đông Xuân cho biết: Vụ xuân năm nay gia đình tôi cấy 5 sào lúa các loại. Rút kinh nghiệm vụ xuân năm trước, giai đoạn lúa trỗ bông, do chủ quan trong phun phòng, trừ nên một phần diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Năm nay, để bảo vệ lúa giai đoạn cuối vụ, gia đình đã chủ động phun thuốc phòng, trừ sớm, xong từ ngày 3/5.

Những ngày qua, chị Vũ Thị Hồng, thôn Cộng Hòa, xã Đông Quang cũng tranh thủ thời tiết thuận lợi phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh để bảo vệ 4 sào lúa xuân của gia đình. Chị Hồng cho biết: Khi kiểm tra đồng ruộng thấy lúa có biểu hiện lá héo vàng, tôi đã mua thuốc theo khuyến cáo của HTX DVNN xã Đông Quang về phun phòng, trừ ngay từ ngày đầu của chiến dịch (30/4), đến nay lá lúa đang có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Xã Mê Linh nhiều vụ nay dẫn đầu huyện với gần 100% diện tích gieo vãi nên thời gian lúa trỗ bông muộn hơn dự kiến từ ngày 10 - 15/5. Trên đồng

ruộng chỉ mới xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, rầy và bệnh khô vằn, mật độ không cao. Ông Nguyễn Văn Linh, Giám đốc HTX DVNN xã Mê Linh cho biết: Để đợt phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, trong thời gian diễn ra chiến dịch, HTX chỉ đạo tổ thủy nông phối hợp với xã viên điều tiết nước và giữ nước trên mặt ruộng. Các thành viên HTX bám sát đồng ruộng, hướng dẫn xã viên sử dụng đúng thuốc, pha đúng liều lượng trên từng giống lúa, trà lúa nhằm phát huy hiệu quả phòng, trừ sâu bệnh. Chỉ trong 4 ngày (30/4 - 3/5), bà con xã viên đã tập trung phun trừ xong 100% diện tích.

Ông Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng cho biết: Dù chiến dịch phòng, trừ sâu bệnh diễn ra đúng thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhưng xác định tầm quan trọng của việc phòng, trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ, UBND huyện đã thành lập các đoàn đi kiểm tra và hướng dẫn phòng, trừ sâu bệnh tại các xã trong toàn huyện; chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với các địa phương chủ động thông báo cho nông dân tình hình sâu bệnh, hướng dẫn kỹ thuật phun thuốc phòng, trừ. Hiện đang là thời điểm phòng, trừ sâu bệnh tập trung và có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa, vì vậy các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại lúa, xác định những diện tích cần phòng, trừ khi mật độ, tỷ lệ đến ngưỡng theo nguyên tắc “4 đúng”, kiên quyết không để sâu bệnh thành dịch, góp phần giữ vững vị trí dẫn đầu về năng suất lúa của toàn tỉnh.

Thu hiền

ĐônG HƯnG

Phòng, trừ sâu bệnhtheo nguyên tắc “4 đúng”

hiện tôm bơi nổi và tấp vào bờ chết hàng loạt tại ao nuôi, gây thiệt hại hơn 40 triệu đồng.

Ngay sau khi phát hiện tôm chết hàng loạt, ông Long đã thông báo với chính quyền địa phương và các hộ dân trong vùng nuôi tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tránh lây lan ra diện rộng. Hộ đầu tiên ở Đông Minh phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm là hộ ông Ngô Văn Phương với diện tích 1.000m2. Những ngày này ông Phương đang dùng hóa chất

Chlorine của huyện cấp để xử lý ao nuôi bảo đảm môi trường nước sạch bệnh trong thời gian 1 tháng để tiếp tục thả tôm giống mới. Theo ông Phương, tôm bị bệnh có thể do chủ quan khi cải tạo ao đã không vét sạch bùn đáy ao nên mầm bệnh vẫn tồn tại trong môi trường ao nuôi, khi điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho tôm. Hiện nay, ngoài Đông Minh, bệnh đốm trắng đã xuất hiện rải rác tại một số hộ nuôi tôm ở các xã Nam Thắng, Nam Cường, Nam Thịnh. Bà

Trần Thị Kinh, Giám đốc HTX SXKD DVNN Nam Cường cho biết: Sau khi phát hiện tôm chết rải rác tại 2 ao của một hộ nông dân, địa phương đã kết hợp với ngành chuyên môn của tỉnh, huyện tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân tôm chết là do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng làm tôm chết, ngoài yếu tố thời tiết bất thường, việc đầu vụ nông dân vệ sinh ao nuôi không triệt để khiến cho nguồn bệnh lưu trú phát sinh trên tôm mới nuôi; nguồn nước chưa được xử lý sạch và chất lượng con giống trước khi thả chưa được kiểm tra. Đây là loại

bệnh tôm thường chết nhanh, không có thuốc chữa hiệu quả.

Ông Phạm Văn Vang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải cho biết: Ngay sau khi bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện, Tiền Hải đã tích cực tập trung tuyên truyền đến các hộ dân

thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của ngành chức năng trong việc xử lý môi trường ao có bệnh đốm trắng. Thường xuyên cử cán bộ xuống các vùng nuôi thủy sản giám sát chặt chẽ việc thu gom tôm chết xử lý đúng quy định, hướng dẫn vệ sinh ao nuôi tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khuyến cáo các hộ dân khi phát hiện tôm bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, nông dân phải thông báo cho chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khoanh vùng dập dịch. Cùng với đó, thông báo cho các hộ nuôi xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng. Không vứt tôm mắc bệnh chết, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường xung quanh mà phải tiêu hủy theo quy định. Đến hết ngày 4/5, bệnh đốm trắng trên tôm ở Tiền Hải đã xuất hiện ở 72 ao với diện tích gần 6ha, số tôm chết 271 vạn con. Tiền Hải đã cấp 2.000kg hóa chất Chlorine cho các địa phương có diện tích bị bệnh đốm trắng để xử lý nguồn nước ao nuôi, khống chế không để dịch bệnh lây lan.

Mạnh Thắng

Các hộ dân xã Nam Cường (Tiền Hải) chủ động xử lý nguồn nước ao nuôi phòng bệnh đốm trắng trên tôm.