HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản...

183
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH THỦY HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017

Transcript of HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản...

Page 1: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH THỦY

HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM

CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017

Page 2: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH THỦY

HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM

CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Quốc Thái

2. PGS, TS Trịnh Thị Ái Hoa

HÀ NỘI – 2017

Page 3: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ

công trình nào.

Tác giả

Trần Thị Thanh Thủy

Page 4: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

CNH

: Ban quản lý

Công nghiệp hóa

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GPMB : Giải phóng mặt bằng

HĐH : Hiện đại hóa

KCHT : Kết cấu hạ tầng

KCN : Khu công nghiệp

KKT : Khu kinh tế

KT – XH : Kinh tế - xã hội

NH : Ngân hàng

PCI : Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TCTD : Tổ chức tín dụng

TĐC : Tái định cư

TW : Trung ương

UBND : Uỷ ban nhân dân

WB : Ngân hàng thế giới

XKLĐ : Xuất khẩu lao động

XTĐT : Xúc tiến đầu tư

Page 5: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chƣơng 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

luận án

9

1.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 9

1.2 Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước 16

1.3 Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 23

Chƣơng 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

26

2.1 Khái quát về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất

26

2.2

2.3

Nội dung hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất

Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

39

50

2.4 Kinh nghiệm hỗ trợ của một số địa phương nhằm tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên

56

Chƣơng 3 Thực trạng hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

66

3.1 Khái quát về thu hồi đất và nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

66

3.2 Thực trạng hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân

bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2015

75

3.3 Đánh giá chung về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

98

Chƣơng 4 Quan điểm, phương hướng và giải pháp hỗ trợ của Nhà

nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh

Hưng Yên

122

4.1 Dự báo bối cảnh mới có ảnh hưởng đến hỗ trợ của Nhà nước

nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

122

4.2 Quan điểm và phương hướng hỗ trợ tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

125

4.3 Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

tỉnh Hưng Yên

129

Kết luận và kiến nghị 152

Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài

luận án

154

Danh mục tài liệu tham khảo 155

Phụ lục 166

Page 6: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Cho vay vốn xuất khẩu lao động của Ngân hàng Chính sách

xã hội giai đoạn 2011-2015

84

Bảng 3.2. Cho vay của các tổ chức tín dụng nhà nước đối với phát triển

sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hưng Yên

88

Bảng 3.3. Cho vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách

xã hội giai đoạn 2011-2015

89

Bảng 3.4. Hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi đất giai đoạn 2010-2015 99

Bảng 3.5. Các hình thức hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở

tỉnh Hưng Yên

108

Bảng 3.6. Bảng giá đất tính bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn

Hưng Yên

114

Bảng 4.1. Tổng diện tích đất đai tự nhiên phân theo mục đích sử dụng 122

Bảng 4.2. Dự báo dân số và lao động tỉnh đến năm 2020 125

Bảng 4.3. Khảo sát ý kiến của người dân bị thu hồi đất và cán bộ quản

lý nhà nước về nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm

127

Page 7: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1.

Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng tiền đến lợi ích của người nhận

hỗ trợ

36

Hình 2.2. Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng hiện vật đến lợi ích của người

nhận hỗ trợ

37

Hình 2.3. Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng hiện vật đến lợi ích của người

nhận hỗ trợ trong trường hợp người được nhận hỗ trợ ưa

thích hiện vật được hỗ trợ

38

Hình 3.1. Tỷ lệ việc làm trên dân số của dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông

thôn tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)

67

Hình 3.2. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông

thôn tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)

68

Hình 3.3. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn

tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)

69

Hình 3.4. Diện tích đất bị thu hồi ở tỉnh Hưng Yên 70

Hình 3.5. Diện tích đất bị thu hồi theo địa giới hành chính 71

Hình 3.6. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo địa giới hành

chính

71

Hình 3.7. Tình hình học nghề của lao động bị thu hồi đất ở Hưng Yên

giai đoạn 2010 – 2014

81

Hình 3.8. Tỷ lệ lao động bị thu hồi đất tham gia học nghề 81

Hình 3.9. Lao động xuất khẩu ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2015 84

Hình 3.10. Kỳ hạn cho vay của các TCTD Nhà nước đối với nông

nghiệp, nông thôn

111

Hình 3.11. Giá trị của các khoản vay không cần tài sản bảo đảm phân

theo quy mô năm 2011 và 2012

112

Page 8: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, đô thị hoá là xu thế phát triển tất yếu của mọi quốc gia. Quá

trình này thường gắn với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông

nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ và dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất

mất việc làm trong nông nghiệp. Số lao động bị mất việc làm này nếu không tìm

được việc làm mới để tạo thu nhập, đảm bảo đời sống sẽ dễ phát sinh nhiều nguy cơ

mất ổn định xã hội tại địa phương. Chính vì thế, hỗ trợ tạo việc làm cho người nông

dân bị thu hồi đất là vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp tới sự ổn định xã hội của

khu vực bị thu hồi đất.

Cùng chung xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất với các địa phương

khác trong cả nước, đất nông nghiệp ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp dần và sẽ còn

bị thu hẹp hơn nữa bởi sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị

trong tương lai. Những năm qua, có tới 67% nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên vẫn

giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp nhưng trên diện tích đất nhỏ hẹp hơn, 13%

chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng

không ổn định. Thu nhập của 37% số hộ nông dân bị thu hồi đất bị sụt giảm so

với trước đây, và chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước [53]. Nguy cơ thất

nghiệp, nghèo đói đe dọa người nông dân bị thu hồi đất sản xuất, đồng thời kéo theo

nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, mất ổn định trật tự ở nông thôn.

Quá trình thu hẹp số lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp ở Hưng Yên đặt ra

thách thức lớn đối với Tỉnh trong việc hỗ trợ, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất. Tuy vậy, những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Điều đó thể hiện ở hiệu quả

của hoạt động hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm thấp. Chính

sách việc làm của Tỉnh chỉ quan tâm hỗ trợ học nghề, chưa chú trọng đến giới thiệu

tìm việc làm cho lao động sau học nghề. Hưng Yên thiếu các chính sách hỗ trợ tạo

việc làm đặc thù cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất. Các chính sách, các

chương trình hỗ trợ tạo việc làm của Hưng Yên chủ yếu dựa vào các chính sách,

Page 9: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

2

chương trình chung của Chính phủ; và triển khai, thực hiện các chương trình đó. Nói

cách khác, các ưu đãi của tỉnh trong vấn đề hỗ trợ tạo việc làm chỉ nằm trong khuôn

khổ của cả nước. Trong khi đó, với đặc thù là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa (CNH),

đô thị hoá nhanh, lượng lao động nông nghiệp bị mất việc làm sau thu hồi đất lớn, do

đó, Hưng Yên cần có những chính sách hỗ trợ tạo việc làm riêng cho các đối tượng

này, với các biện pháp, giải pháp đặc thù mang tính hiệu quả hơn. Và điều đó đang là

một mảng trống lớn trong hoạch định chính sách ở Hưng Yên.

Hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH,

hiện đại hóa (HĐH) sẽ vẫn là vấn đề bức xúc của Hưng Yên trong thời gian tới. Vấn

đề này nếu không được giải quyết sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội mà còn tạo

ra những vấn đề về an sinh xã hội ở nông thôn, tạo ra khoảng cách giàu nghèo, sự bất

bình đẳng giữa khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ với khu vực nông thôn nơi có

rất nhiều người thiếu hoặc không có việc làm.

Với những lý do trên, tác giả cho rằng vấn đề hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo

việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên cần được nghiên cứu một cách

có hệ thống. Trên cơ sở đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần nghiên cứu

ảnh hưởng của nó đối với người nông dân bị thu hồi đất; hiệu quả các biện pháp hỗ

trợ tạo việc làm đối với nông dân sau thu hồi đất hiện tại; quan điểm xây dựng các

biện pháp hỗ trợ tạo việc làm để từ đó có thể tìm ra những giải pháp hỗ trợ tạo việc

làm thiết thực, hiệu quả hơn nữa. Do đó, đề tài “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên” được tác giả chọn làm chủ đề

nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn về

hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong giai đoạn

hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.

Page 10: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

3

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài tập

trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

+ Làm rõ những vấn đề lí luận về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất ở địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất ở một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài học kinh

nghiệm cho tỉnh Hưng Yên.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015.

+ Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hỗ trợ tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên từ phía chính quyền

địa phương cấp tỉnh trong khuôn khổ cơ chế, chính sách chung của Nhà nước.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Địa bàn khảo sát được giới hạn ở tỉnh Hưng Yên.

+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2010 -

2015. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020.

Đối tượng hỗ trợ là người nông dân với nghề nghiệp chính là sản xuất nông

nghiệp. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, thu hồi phục vụ mục đích phát triển

sản xuất, kinh doanh và mục đích công ích.

4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu:

Hỗ trợ của Nhà nước nhằm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là

một biện pháp bổ trợ cho quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các mục đích

phát triển kinh tế, xã hội khác. Do đó, hỗ trợ của Nhà nước có mối quan hệ nhất định

tới vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, đền bù. Những vấn đề này cũng

Page 11: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

4

vì thế có những ảnh hưởng, tác động nhất định tới hỗ trợ tạo việc làm. Tuy nhiên, luận

án này nghiên cứu vấn đề hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất như một nội dung độc lập. Mối quan hệ giữa nội dung hỗ trợ và GPMB, đền

bù, bồi thường chỉ được đề cập đến trong trường hợp thật sự cần thiết.

Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất không chỉ

bao gồm các biện pháp hỗ trợ tác động trực tiếp đến nông dân bị thu hồi đất mà còn

bao gồm các biện pháp hỗ trợ tới các bên có liên quan trên thị trường lao động như

bên cầu lao động, các trung gian trên thị trường. Đồng thời, hỗ trợ của Nhà nước

dành trực tiếp cho nông dân bị thu hồi đất chỉ hiệu quả khi gắn kết với môi trường

phát triển kinh tế của địa phương. Chính vì thế, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất trong luận án được tiếp cận rộng, bao gồm cả hỗ trợ

trực tiếp nông dân và các biện pháp khác có tác động đến cơ hội tìm việc làm của

nông dân bị thu hồi đất.

Khung phân tích: Hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo việc làm cho nông dân

bị thu hồi đất

Nguyên tắc hỗ

trợ

Nội dung hỗ trợ - Hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với nông dân bị

thu hồi đất

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu

hồi đất

+ Ưu tiên nông dân bị thu hồi đất tham gia

vào các chương trình xuất khẩu lao động

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh

- Hỗ trợ cho bên cầu trên thị trƣờng lao

động

+ Ưu đãi đối với các đơn vị kinh tế sử dụng

lao động là nông dân bị thu hồi đất

+ Ban hành quy định yêu cầu các đơn vị kinh

tế sử dụng đất thu hồi phải tuyển dụng lao

động là nông dân bị thu hồi đất

+ Tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi

cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa

bàn và thực hiện các hoạt động XTĐT

- Hỗ trợ cho trung gian trên thị trƣờng lao

động

Hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề

Hỗ trợ cho các tổ chức môi giới việc làm

Các nhân tố ảnh

hƣởng đến hỗ trợ

của Nhà nƣớc

- Chính sách kinh tế

của Trung ương

- Ý thức, năng lực

của người nông dân

bị thu hồi đất

- Tiềm lực kinh tế, vị

trí địa lý và lợi thế

của địa phương

- Năng lực, phẩm chất

của đội ngũ cán bộ

quản lý nhà nước ở

địa phương

- Thị trường lao động

trong nước và quốc

tế

Mục tiêu hỗ

trợ

Giải quyết việc

làm cho nông

dân bị thu hồi

đất

Điều kiện hỗ

trợ thành công

Page 12: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

5

Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng bao gồm:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích và hệ thống hoá, khái

quát hóa những vấn đề chung nhất về hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất;

những căn cứ lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những chính sách, những biện pháp có

khả năng hỗ trợ tạo việc làm hiệu quả cho nông dân bị thu hồi đất.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Luận án phân tích, so sánh, đối chiếu các số

liệu thống kê để đề xuất những phương hướng và giải pháp phù hợp nâng cao hiệu

quả hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.

- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia: Trong quá trình làm

luận án, tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi và thiết kế phiếu điều tra để lấy ý kiến của

nông dân bị thu hồi đất về các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên và tham khảo ý kiến các chuyên gia trong

lĩnh vực nghiên cứu, các cán bộ tỉnh và huyện cũng như cán bộ quản lý một số ngành

có liên quan ở tỉnh Hưng Yên nhằm tìm ra những bất cập, nguyên nhân cũng như

những giải pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân

bị thu hồi đất. Luận án thiết kế 2 mẫu phiếu dành cho hai đối tượng là người nông

dân bị thu hồi đất và cán bộ ở các địa phương. Số người được lấy ý kiến là 246

người. Trong đó, 70 phiếu cho cán bộ ở 70 xã/161 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng

Yên (mỗi huyện 5 xã, riêng huyện Khoái Châu 25 xã), trong đó có 10 phiếu xin ý

kiến của chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND), 10 phiếu xin ý kiến của phó chủ tịch

UBND, 30 phiếu xin ý kiến của cán bộ địa chính, 10 phiếu xin ý kiến của cán bộ tài

chính, 10 phiếu xin ý kiến của cán bộ lao động thương binh và xã hội. Phiếu cho cán

bộ gồm 13 câu hỏi.

176 phiếu được phát cho nông dân có đất bị thu hồi ở 70 xã của 10/10 huyện,

thành phố (mỗi huyện lấy ý kiến của 15 người, riêng huyện Yên Mỹ lấy ý kiến của

41 người). Phiếu hỏi gồm 9 câu hỏi.

Page 13: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

6

Các xã lựa chọn để khảo sát là các xã thuộc địa bàn các huyện có diện tích đất

bị thu hồi lớn nhất. Các hộ nông dân được lựa chọn là các hộ mất trên 30% đất nông

nghiệp, nằm trong độ tuổi từ 18 đến 40 và từ 41 đến 60. Vì đối tượng khảo sát là hộ

nông dân nên số người được hỏi nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Phương pháp

thu thập số liệu là phát phiếu điều tra. Nội dung điều tra được thể hiện ở mẫu phiếu

đính kèm trong Luận án. Luận án sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.

5. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án

+ Luận án phân tích hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị

thu hồi đất trên 3 khía cạnh cơ bản là hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân bị thu hồi

đất; hỗ trợ cho bên cầu trên thị trường lao động để tăng khả năng tiếp nhận, hấp thụ

lượng lao động bị đẩy ra từ quá trình thu hồi đất; hỗ trợ cho các trung gian trên thị

trường lao động để các trung gian này làm cầu nối, xúc tác, thúc đẩy thị trường lao

động hoạt động một cách hiệu quả nhất, tạo được nhiều việc làm nhất.

+ Luận án phân tích và làm sáng tỏ các nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất phải phù hợp với khả năng, năng lực của người bị thu hồi

đất. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần phù hợp

với yêu cầu của thị trường lao động. Hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất có tính chất bổ sung, do đó hỗ trợ chỉ có tính thời hạn. Hỗ trợ

của Nhà nước liên quan đến sử dụng nguồn lực của Nhà nước, ưu đãi của Nhà nước

cũng như việc tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Các nguyên tắc này được thực hiện vừa đảm bảo hỗ trợ của Nhà nước có hiệu

quả trên nền tảng tôn trọng các yêu cầu, quy luật vận hành của thị trường lao động,

vừa đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất tìm

được việc làm bền vững.

+ Luận án phân tích các phương thức hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất là hỗ trợ tài chính trực tiếp và hỗ trợ phi tài chính. Luận

án khẳng định mỗi phương thức hỗ trợ có ưu điểm, nhược điểm riêng, có thể sử dụng

Page 14: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

7

linh hoạt cho từng đối tượng hỗ trợ. Đối với đối tượng nông dân bị thu hồi đất ở

ngoài độ tuổi lao động, Nhà nước nên hỗ trợ bằng tiền. Đối với người trong độ tuổi

lao động bị thu hồi đất cần phân loại cụ thể. Người có khả năng chuyển đổi nghề

nghiệp, có khả năng chủ động trong tạo việc làm cho bản thân thì Nhà nước có thể

hỗ trợ bằng tiền. Những người không có trình độ, không có tay nghề Nhà nước cần

hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo, trực tiếp hỗ trợ kết nối họ với thị trường

lao động trong và ngoài nước.

- Từ việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng hỗ trợ của Nhà

nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên, Luận án chỉ ra

rằng hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân bị thu hồi đất thực hiện chưa hiệu quả. Tỉnh

Hưng Yên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, các biện pháp hỗ trợ được thực thi

chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Các cơ sở quan trọng để hỗ trợ như thống kê, phân loại

đối tượng nông dân bị thu hồi đất theo diện tích đất bị thu hồi, độ tuổi, giới tính, khả

năng tham gia thị trường lao động, khả năng tự tạo việc làm… chưa được thực hiện

bài bản, chính xác hơn là chưa được thực hiện. Người nông dân bị thu hồi đất phải

chủ động tìm việc làm cho bản thân. Hỗ trợ của Tỉnh chưa sát đối tượng, mức hỗ trợ

thấp nên tác động của các biện pháp hỗ trợ tới tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất còn rất hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hỗ trợ của Nhà nước

nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 –

2020 như xây dựng kế hoạch tạo việc làm cho nông dân trước khi thu hồi đất, chú

trọng công tác thống kê, phân loại đối tượng hỗ trợ, phối hợp, lồng ghép các chương

trình liên quan đến giải quyết việc làm để tạo nguồn lực đủ lớn, nâng cao hiệu quả hỗ

trợ, nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hỗ trợ

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Để hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất, cần chú ý các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật hơn là hỗ trợ bằng tiền mặt. Đồng

thời, tăng cường các biện pháp giám sát để đảm bảo hỗ trợ đến được với người nông

dân bị thu hồi đất, đảm bảo đúng đối tượng.

Page 15: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung lý luận về các biện pháp hỗ

trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở địa phương cấp tỉnh.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định và thực thi chính sách việc làm nói chung và

chính sách hỗ trợ tạo việc làm nói riêng cho nông dân bị thu hồi đất và hoạch định,

thực thi những chính sách có liên quan.

- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần vào việc hoàn thiện chính sách hỗ

trợ của tỉnh Hưng Yên nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn.

- Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học có

liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động, giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

chính của luận án gồm 4 chương, 13 tiết.

Page 16: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

9

Chƣơng 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƢỚC

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết việc làm cho lao

động bị thu hồi đất

Các công trình nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất

khá đa dạng. Trong đó, các công trình chủ yếu nghiên cứu thực trạng cũng như biện

pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở các địa phương, tập trung vào

các tỉnh, thành phố có tiến trình CNH, đô thị hóa diễn ra nhanh. Tiêu biểu cho hướng

nghiên cứu này là các công trình sau đây:

- Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Trần Thị Minh Ngọc về Giải quyết việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội [39]. Công trình này đã tổng

hợp quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất cũng như tính tất yếu phải giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong

quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất ở một số nước trong khu vực và một số địa phương ở

Việt Nam, cùng với phân tích thực trạng thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người

dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để giải

quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Các giải pháp tập trung phân tích là hỗ

trợ dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất, xuất khẩu lao động (XKLĐ), thu hút lao

động vào các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi nghề,

khuyến khích phát triển nghề truyền thống…

- Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Nguyễn Văn Nhường: "Chính sách an sinh

xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp

(nghiên cứu tại Bắc Ninh)” [42]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đặt

chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất là một trọng tâm

nghiên cứu chính do đó đã đi sâu vào phân tích những nội dung lý luận về chính sách

Page 17: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

10

an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất. Thông qua đánh giá thực trạng đời

sống người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN tại Bắc Ninh và

thực trạng các chính sách an sinh xã hội đang có tác động tới đối tượng này, tác giả

chỉ ra rằng, các chính sách an sinh chưa tác động tích cực, hiệu quả tới cải thiện đời

sống, thu nhập, việc làm của người nông dân bị thu hồi đất. Do đó, tác giả đã đề xuất

các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội theo hướng hỗ trợ tạo

việc làm, thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân sau khi bị thu hồi đất cho mở

rộng, phát triển các KCN.

- Nguyễn Hữu Dũng, Phát triển KCN với vấn đề lao động việc làm [15]. Tác

giả cho rằng, việc phát triển các KCN là một kênh giải quyết việc làm một cách hữu

hiệu nhất đối với lao động nông thôn, đặc biệt là lao động ở các vùng chuyển đổi

mục đích sử dụng đất. Bài viết cũng cho rằng, để lao động nông thôn, trong đó có

lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể tiếp cận hoặc làm việc

được ở các KCN cần phải có hàng loạt các chính sách tác động, nhất là tạo điều

kiện để phát triển thị trường lao động. Muốn vậy, vấn đề đào tạo nghề cho lao động

nông thôn cần được đặt lên hàng đầu. Nếu không chuyển đổi được nghề thì lao

động ở các vùng bị mất đất trong quá trình CNH, HĐH sẽ luôn đứng ngoài quá

trình ấy. Và do đó, đời sống và thu nhập của người lao động nông thôn sẽ không

thể cải thiện.

- Nguyễn Tiệp, Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn đề xã

hội tại Hà Nội [66]. Theo tác giả của công trình nghiên cứu này, có khá nhiều khó

khăn trong giải quyết việc làm của người dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất

do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất

công nghiệp đã đào thải một lượng lớn lao động đang hoạt động trong nông nghiệp

trong khi sản xuất công nghiệp không hấp thụ hết số lao động này một cách tương

ứng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn kết với

quy hoạch, kế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới,

tăng thu nhập cho người lao động; việc tổ chức triển khai còn thiếu công khai, dân

chủ, minh bạch, thiếu thông tin, tuyên truyền để người lao động chủ động học nghề,

Page 18: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

11

chuyển nghề và tự tạo việc làm. Để khắc phục tình trạng này cần hình thành một hệ

thống các giải pháp đồng bộ, hỗ trợ tối đa người lạo động tìm việc làm, đảm bảo đời

sống ổn định.

- Nguyễn Tiệp, Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất

việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Trường Đại học Lao động

Xã hội cũng là một báo cáo đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi

mục đích sử dụng đất ở nước ta hiện nay [67]. Cũng như các báo cáo khác, thông qua

quá trình thống kê, phân tích số liệu từ các cuộc điều tra, tác giả đã chỉ ra những khó

khăn trong quá trình giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại các hộ gia đình bị

thu hồi đất nông nghiệp như: chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do trình độ thấp,

ngoài độ tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp, sự ỷ lại của người lao động vào chính

sách hỗ trợ của Nhà nước; các hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả… Ngoài

việc phân tích những khó khăn của người dân tại các vùng chuyển đổi mục đích sử

dụng đất, tác giả cũng đưa ra và phân tích một số giải pháp tạo việc làm hiệu quả ở

một số địa phương hiện nay điển hình như đào tạo nghề, thu hút lao động làm việc tại

các KCN; triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), mở rộng

mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn

với giải quyết việc làm cho người lao động.

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đánh giá thực trạng lao

động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính

sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, Hà Nội [27]. Báo cáo dựa trên dữ liệu phân tích

thông qua 3 địa bàn được lựa chọn nghiên cứu là Hải Dương, Nam Định và Nghệ

An. Báo cáo đi sâu phân tích các vấn đề về đời sống, việc làm cũng như hiệu quả của

các chính sách hỗ trợ dành cho nhóm nông dân bị thu hồi đất. Theo đó, báo cáo chỉ

ra những khó khăn của người nông dân bị thu hồi đất trong việc tìm kiếm, chuyển

đổi việc làm. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nhóm nông dân bị thu hồi đất

chưa hiệu quả đã dẫn tới thực trạng là việc làm họ dịch chuyển sang các công việc

bấp bênh từ hoạt động làm thuê. Tỷ lệ người dân được hưởng lợi từ hoạt động sản

xuất của các doanh nghiệp hay các dịch vụ liền kề doanh nghiệp vì thế chỉ chiếm tỷ

Page 19: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

12

lệ khá thấp.

Nghiên cứu của Lê Quang Tôn về “Phục hồi thu nhập cho người dân sau tai

định cư (TĐC) ở khu kinh tế (KKT) Dung Quất ” chỉ ra rằng cần triển khai nhanh

chương trình chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân ở khu vực này sau khi họ bị thu

hồi đất. Đặc biệt là tạo việc làm cho người ở trong độ tuổi lao động [79]. Theo tác

giả, trong chính sách phục hồi thu nhập, tạo việc làm là hoạt động trung tâm và có

thể được thực hiện theo ba hướng: Tạo các việc làm trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp;

hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và

dịch vụ; hỗ trợ cuộc sống của người dân trong thời gian họ chưa có việc làm.

Tuy vậy, chính sách hỗ trợ hậu TĐC KKT Dung Quất chưa được ban hành

cụ thể, mặc dù đây có thể nói là khâu quan trọng nhất trong công tác hỗ trợ, đền bù

và TĐC. Một số công việc chính trong công tác hậu TĐC bao gồm hỗ trợ người

dân tái phục hồi sản xuất ở khu vực TĐC mới, hỗ trợ và chuyển đổi nghề nghiệp

cho người dân bị mất đất, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động thực hiện

chưa thật sự hiệu quả [94]. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp tư vấn và hỗ trợ

TĐC trước GPMB từ sớm, đồng thời phải gia tăng sự tham gia của người dân để

biết nhu cầu thực sự của họ đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp. Theo những khảo

sát quan sát của tác giả, và tư vấn của chuyên gia ở ban quản lý (BQL) KKT Dung

Quất, hiện nay, đối với đất được cấp cho TĐC của người dân (khoảng 250 – 500

m2), một phần được người dân xây dựng nhà để sống, một phần trồng rau ở một

diện tích nhỏ còn lại (100 – 300 m2) với năng suất rất thấp, chỉ đủ để gia đình

dùng. Vì vậy, có thể ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp giúp người dân (đối với

những người đã lớn, không có khả năng chuyên đổi nghề nghiệp hoặc không vào

làm việc ở các công ty, nhà máy trong KCN) có thể nâng cao năng suất trồng trọt

và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Các sản phẩm có lợi thế là nấm mèo và nấm

rơm. Đồng thời có thể phát triển hệ thống trồng thủy canh và công nghệ trồng rau

sạch đối với nhiều loại rau vốn phù hợp với điều kiện khí hậu đã được trồng ở khu

vực này như rau muống, xà lách, dưa leo... Muốn triển khai thành công mô hình

này, cần có một doanh nghiệp đi đầu phát triển thị trường và vùng sản xuất ở các

Page 20: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

13

tỉnh miền Trung, từ đó mới có cơ sở chuyển giao công nghệ và hỗ trợ đầu ra cho

các nông sản sạch cần phát triển. Đối với các khu TĐC nằm gần khu dân cư và trục

đường chính như khu TĐC Bình Trị Đông, Bình Thuận… có thể hỗ trợ người dân

chuyển đổi cơ cấu việc làm như chuyển sang hoạt động dịch vụ thương mại. Bên

cạnh đó, cần có cơ chế gia tăng sự tham gia và hỗ trợ của doanh nghiệp đối với việc

phục hồi thu nhập của người dân bị di dời thông qua hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

và ưu tiên việc làm cho những người bị thu hồi đất nông nghiệp. Các doanh nghiệp

phải cam kết với người dân và chính quyền tạo được công ăn việc làm cho những

người dân bị di dời. Để tiện cho doanh nghiệp có thể tuyển dụng, phần kinh phí hỗ

trợ đối với chuyển đổi nghề nghiệp có thể được cung cấp cho doanh nghiệp hoặc tổ

chức đứng ra thực hiện hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho các đối tượng có nhu

cầu, Nhà nước sẽ kiểm soát chất lượng đào tạo đầu ra [79].

Như vậy, những công trình này đã phân tích ảnh hưởng của quá trình CNH, đô

thị hóa tới việc làm và thu nhập của người nông dân; bước đầu đề xuất một số giải

pháp cho vấn đề này. Những công trình nghiên cứu trên thể hiện quan điểm của các

nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các cơ quan quản lý Nhà nước về biến động đất đai,

xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động, xu hướng phát triển đô thị, công nghiệp trong

thời gian qua. Các nghiên cứu đi sâu phân tích về tác động của quá trình CNH, đô thị

hóa tới mức sống, việc làm, thu nhập, lao động của nông dân ở một số vùng, địa

phương. Nhìn chung, các công trình trên đã phần nào phản ánh được tác động của

quá trình CNH, đô thị hóa tới việc làm của nông dân bị thu hồi đất, đề xuất các giải

pháp để tạo việc làm cho đối tượng này. Vai trò của Nhà nước trong tạo việc làm, hỗ

trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cũng được đề cập, được nghiên cứu, tuy

nhiên đây không phải là nội dung trọng tâm.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết việc làm cho lao

động bị thu hồi đất ở Hƣng Yên

Hưng Yên là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, là một trong các

địa phương có quá trình chuyển dịch mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp

sang các hoạt động sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị khá mạnh mẽ. Chính vì

Page 21: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

14

thế vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên

cũng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

- Trần Văn Chử (chủ nhiệm đề tài), Vấn đề việc làm và đời sống nông dân bị

thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển các KCN ở tỉnh Hưng Yên [10].

Thông qua đánh giá thực trạng nông dân không có việc làm khi Nhà nước thu hồi đất

nông nghiệp tại Hưng Yên, tác giả đã đề xuất các giải pháp tạo việc làm và ổn định

đời sống lâu dài cho nông dân. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh vào hai giải pháp.

Một là, tạo điều kiện cho nông dân bị thu hồi đất cho phát triển các KCN gắn bó lâu

dài với hoạt động, phát triển của doanh nghiệp thông qua quy hoạch các khu dịch vụ

xung quanh các KCN và hình thức bán cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp cho nông

dân. Hai là, đẩy mạnh đào tạo nghề: thông qua xã hội hoá công tác đào tạo nghề, đặc

biệt là huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, các Ban quản lý KCN vào công tác

đào tạo nghề cho địa phương.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà, Ảnh hưởng của

thu hồi đất đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

[22]. Nghiên cứu tập trung phân tích tình hình thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm

công nghiệp và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập của các hộ bị thu

hồi đất, những thách thức của việc thu hồi đất trong quá trình phát triển. Kết quả

nghiên cứu cho thấy từ năm 2000 - 2010, huyện Văn Lâm đã thu hồi đất nông nghiệp

của 14.260 lượt hộ; tổng diện tích đã thu hồi là 928,52 ha, trong đó đất nông nghiệp

là 736,50 ha. Việc mất đất sản xuất nông nghiệp đã làm một bộ phận nông dân thiếu

việc làm, nảy sinh một số tác động xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống

của họ. Cụ thể, nhóm hộ có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp nhiều (>70%) có tỷ lệ

chuyển đổi nghề nghiệp cao (94,17%), do vậy thu nhập, đời sống văn hóa tinh thần

của họ cũng tăng lên so với trước kia. Kết quả điều tra thực tế vẫn còn một số hộ có

thu nhập không thay đổi, một số hộ có thu nhập bị giảm đi so với trước kia, chủ yếu

tập trung vào các hộ có tỷ lệ bị thu hồi đất ít (< 30%), nguyên nhân chính là do tâm

Page 22: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

15

lý của người dân ngại thay đổi nghề nghiệp nên cố bám trụ trên diện tích đất nông

nghiệp còn lại.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp

hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên” do các tác giả Nguyễn Thị

Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly thực hiện đã phân tích các tác động của việc

thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp đến sinh kế của các

hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thu

hồi đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân

cũng như của địa phương đồng thời đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội nông thôn.

Sau khi thu hồi đất cho CNH, chỉ có 16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được

việc làm trong các nhà máy. Thách thức lớn nhất của việc thu hồi đất nông nghiệp để

CNH là việc làm của nông dân sau khi chuyển giao đất cho các cơ sở sản xuất công

nghiệp do đất nông nghiệp của các hộ còn lại rất ít. Trong 3 thôn điều tra, diện tích

đất nông nghiệp giảm trên 60%. Tính trung bình một hộ chỉ còn dưới 800 m2 đất

nông nghiệp. Do đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các nhà máy, lao động trong

lĩnh vực nông nghiệp của các hộ điều tra so với trước khi thu hồi đất có giảm đi.

Thông thường mỗi hộ chỉ còn từ 1 đến 2 lao động làm nghề nông, trồng cấy trên diện

tích đất còn lại hoặc chăn nuôi theo qui mô nhỏ. Một số hộ thuê đất của các hộ khác

trong thôn hoặc các thôn trong xã hoặc các xã lân cận để làm nông nghiệp. Một phần

lớn lao động ở các hộ phải tìm việc làm trong lĩnh vực khác mà chủ yếu là làm thuê

dưới nhiều hình thức như làm thuê trong nông nghiệp, làm việc gia đình, phụ hồ, làm

thuê trong các xưởng nhựa, bán hàng thuê… Các loại hình dịch vụ khác như buôn

bán nhỏ, bán hàng rong, làm nghề phụ như chế biến nông sản, nghề may, nghề mộc,

nghề nề, các dịch vụ cho công nhân các nhà máy công nghiệp cũng phát triển trong

các xã điều tra. Nhìn chung, những nông dân sau khi bị thu hồi đất làm bất cứ thứ

việc gì có thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp

ở địa phương là mong muốn của rất nhiều hộ nông dân. Mặc dù các doanh nghiệp

đầu tư vào các địa phương đều cam kết tuyển dụng lao động địa phương, trong thực

tế số lượng lao động địa phương có việc làm trong các doanh nghiệp là rất thấp.

Page 23: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

16

Trong số 135 hộ điều tra với số lượng lao động là 452 người thì chỉ có 74 lao động

(chiếm 16,2% tổng lao động) đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

Yêu cầu cao về trình độ, đặc biệt là học vấn, điều kiện và kỷ luật lao động chặt chẽ là

những nguyên nhân chủ yếu của việc rất ít lao động trong các hộ nông dân vùng

CNH tìm được việc làm trong các nhà máy. Một số lao động được nhận vào làm

trong các doanh nghiệp nhưng do sức khỏe kém, không chấp hành tốt kỷ luật lao

động hoặc do doanh nghiệp bị phá sản hay chấm dứt hợp đồng lao động phải quay

trở lại với nghề nông hoặc tìm việc làm thuê.

Như vậy, các công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề việc làm, hỗ trợ tạo

việc làm, chính sách việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, đô

thị hóa đa dạng về số lượng, phong phú về nội dung. Mặc dù không thể thống kê hết

những chủ đề nghiên cứu liên quan nhưng có thể thấy, những hướng nghiên cứu

thường chủ yếu tiếp cận từ khía cạnh tác động của thu hồi đất tới người nông dân bị

thu hồi đất, thực trạng việc làm của nông dân sau khi bị thu hồi đất và khuyến nghị

chính sách phù hợp trong đó có hỗ trợ tạo việc làm và hỗ trợ tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất. Nghĩa là hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất chỉ được

tiếp cận một cách gián tiếp mà không được tiếp cận trực diện như một nội dung

nghiên cứu chính. Việc phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ của Nhà

nước các cấp nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất chưa được nghiên cứu

đầy đủ. Hơn nữa, những công trình khoa học nghiên cứu về hỗ trợ tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, đô thị hóa ở Hưng Yên hầu như không

được bàn đến hoặc chỉ được nhắc đến thông qua việc nói đến những vấn đề chung của

cả vùng đồng bằng sông Hồng hay cả nước.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƢỚC

Các công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước không đề cập trực diện đến

hỗ trợ của Nhà nước đối với người có đất bị thu hồi vì lý do đất đai ở hầu hết các

quốc gia thuộc sở hữu tư nhân, khi Nhà nước thu hồi, họ được đền bù theo giá thị

trường và trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo quyền lợi cho người có đất thu hồi

được hoàn lại thiệt hại bằng tài chính. Chính vì thế, những nghiên cứu về hỗ trợ của

Page 24: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

17

Nhà nước đối với người dân thường không gắn với người có đất bị thu hồi, mà nằm

trong chính sách an sinh xã hội nói chung.

1.2.1. Nghiên cứu về tác động của mất đất tới đời sống ngƣời dân

Nghiên cứu về đất đai, thị trường đất đai, đặc biệt trong nông nghiệp ở các

quốc gia nông nghiệp, đang phát triển, các quốc gia chuyển đổi thu hút được sự quan

tâm nghiên cứu của rất nhiều các nhà nghiên cứu nước ngoài trong những năm qua.

Tình trạng người dân, nhất là người nông dân bị mất đất vì những nguyên nhân khác

nhau và ảnh hưởng của việc mất đất tới sinh kế, việc làm, đời sống của người dân

cũng được tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu của Aklam-Lodhi, chỉ ra rằng người

không có đất ở nông thôn đang tăng nhanh, những người này bị cách ly khỏi phương

tiện sản xuất, và sinh sống bằng cách bán sức lao động của mình và là những người

nghèo nhất trong xã hội nông thôn [97]. Tương tự Zhou (1998) cho rằng việc tư nhân

hóa quyền sử dụng đất ở Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Việt Nam

là có hại vì đã làm tăng tình trạng mất đất ở nông thôn và ổ chuột ở thành phố [125].

Dong cho rằng việc phân phối đất đai cho nông dân nhất thiết phải đồng đều để đáp

ứng nhu cầu đời sống cơ bản của nông dân và nâng cao khả năng kiếm được việc làm

của họ. Nếu không thì những người không có đất và gần như không có đất sẽ bị thiếu

ăn. Những người chỉ trích việc hình thành thị trường đất đai một cách tự do lo ngại

rằng những người nghèo nhất sẽ bị đẩy vào cảnh mất đất và do vậy phụ thuộc vào

công việc làm thuê bấp bênh, điều sẽ làm cho họ ngày càng khốn khó hơn. Vai trò

của chính quyền địa phương thường được chỉ ra như một nguyên nhân giải thích vì

sao tình trạng mất đất gia tăng lại làm tăng thêm đói nghèo. Mối quan hệ giữa thị

trường đất đai với quản lý của địa phương còn nhiều bất cập chưa được giải quyết.

Việc chính quyền địa phương trưng dụng đất nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi

mục đích sử dụng đất thường luôn dẫn đến sự phản đối của những người nông dân có

đất bị trưng dụng, những người nông dân luôn cảm thấy rằng họ đã không được đền

bù một cách công bằng. Người nông dân phải chịu thiệt hại nhiều hơn, lợi ích bị ảnh

hưởng nhiều hơn trong quan hệ trên thị trường đất đai [108]. Yeh và Li và Gou cho

rằng nông dân nghèo ở Trung Quốc đã không được bồi thường thỏa đáng cho phần

Page 25: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

18

đất bị trưng dụng [124], [111]. Dasgupta và Ray phân tích mối liên hệ giữa thị

trường đất đai và thị trường lao động [104]. Theo nghiên cứu này, tồn tại tổn thất về

phúc lợi khi có độ trễ hay khoảng cách trong sự điều chỉnh thị trường lao động và sự

méo mó trong thị trường đất đai, đặc biệt trong bối cảnh người dân chưa quen với cơ

chế thị trường. Nếu nhiều người bán quyền sử dụng đất, thì lượng cung lao động trên

thị trường lao động sẽ tăng lên, làm cho mức lương giảm xuống. Giả sử quyết định

bán đất được đưa ra trước khi đạt được điểm cân bằng mới trên thị trường lao động

mới – mà thường thì kết quả này không thể đoán trước được và chi phí giao dịch khá

lớn để người ta có thể mua lại đất (điều này chắc chắn xảy ra nếu giá trị đất đối với

chủ mới cao hơn giá mua trước đó, nhất là khi người ta mua các mảnh đất nhỏ để dồn

lại thành các thửa đất lớn). Khi mức lương bị giảm xuống do cải cách đất đai, người

nông dân bán đất sẽ rơi vào cảnh khó khăn hơn. Martin Ravallion và Dominique van

de Walle cho rằng, việc giữ đất nông nghiệp của Nhà nước (có thể vì mục đích công

cộng hoặc các dự án phát triển phi nông nghiệp) có thể làm tăng tỷ lệ nghèo đói.

Điều này có thể xảy ra khi thị trường đất đai tự do phát triển và việc tái phân bổ đất

đai dựa trên cơ sở thị trường [118].

Nghiên cứu trong tác phẩm DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets

cho rằng một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác

động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong

tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [107]. Năm loại

vốn sinh kế này bao gồm: (1) Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng

hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; (2) Vốn tài chính ngụ ý về các

nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của

mình; (3) Vốn xã hội nghĩa là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo

đuổi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm,

niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính

thống quan trọng; (4) Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm

việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến

lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn

Page 26: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

19

con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động của hộ; yếu tố này khác nhau

tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng

quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính

thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục); và

(5) Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất

nhiểu nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các nguồn lực đất đai. Quyền sử

dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng như một phương tiện sản xuất,

một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị đặc biệt là đối với những người sống

ở các cộng đồng nông thôn và ven đô, đất đai là một nguồn tài sản có giá trị nhất và là

một loại tư liệu quan trọng để đạt được mục tiêu sinh kế. Vì thế, biến đổi trong các chế

độ sở hữu đất đai hay tiếp cận đất đai dường như sẽ ảnh hưởng đến an ninh sinh kế của

người nông dân [106].

Paulo Filipe (2005) cho rằng ngầm ẩn trong khung sinh kế bền vững là một lý

thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm

nghèo và đảm bảo an ninh bảo sinh kế của mình, bao gồm: vốn vật chất (physical

capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người

(human capital) và vốn tự nhiên (natural capital), là những loại vốn đóng cả hai vai

đầu vào và đầu ra [110]. Tiếp cận sinh kế bền vững cũng thừa nhận rằng các chính

sách, thể chế và quá trình có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản

mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế. Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một

tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Theo Tim Hanstad, Robin

Nielsn and Jennifer Brown (2004), quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều

mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa

chọn sinh kế thay thế [113]. Chẳng hạn, đảm bảo an ninh tiếp đối với cận đất có thể

là một mục tiêu sinh kế. Theo Paulo Filipe (2005), đất đai cũng là một tài sản tự

nhiên mà qua đó có thể đạt được các mục tiêu sinh kế khác như bình đẳng giới và sử

dụng bền vững các nguồn lực [110]. Ở một số quốc gia, việc thiếu tiếp cận đối với

đất đai là một hạn chế quan trọng đối với sinh kế của nhiều người và những người

không có đảm bảo quyền của mình đối với đất đai thì khi diễn ra thu hồi thường bị

Page 27: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

20

đền bù một cách không công bằng [107]. Ví dụ, theo Chris Huggins, Prisca

Kamungi, Joan Kariuki, Herman Musahara, Jonstone Summit Oketch, Koen

Vlassenroot and Judi W. Wakhungu (2005), tiếp cận một cách không đầy đủ đối với

đất đai là nhân tố cơ bản làm hạn chế khả năng cải thiện cuộc sống của hàng ngàn cư

dân nông thôn như ở một số vùng của Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi, Keynia,

Uganda nơi có mật độ dân số rất đông [114].

Nghiên cứu của Cernea chỉ ra nhiều bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy

những rủi ro mà người dân ở các khu TĐC phải đương đầu, khiến họ trở nên bị

nghèo hóa sau các dự án phát triển. Các nguy cơ đó bao gồm nguy cơ mất đất, thất

nghiệp, vô gia cư, rơi vào ngưỡng nghèo, tăng tình trạng bệnh tật và tử vong, thiếu

an ninh lương thực, không tiếp cận được các tài sản chung, và sự chia tách các mạng

lưới xã hội. Ngoài ra, người dân bị thu hồi đất còn chịu một số thiệt hại vật chất

[102], [103].

Bên cạnh những nguy cơ trên, các bằng chứng cho thấy tùy theo lĩnh vực và

điều kiện cụ thể ở địa phương mà những người bị di dời còn chịu những rủi ro khác

ngoài các rủi ro nêu trên. Trẻ em thường chịu những hậu quả lớn trong quá trình TĐC.

Chứng cứ ở Ấn Độ được L K Mahapatra; A B Ota; A Agnihotri, chỉ ra, cho thấy nguy

cơ nghèo sẽ tăng 8 lần nếu như trẻ em bị ảnh hưởng do dừng việc học [116].

Nghiên cứu của Cernea chỉ ra, trong thực tế, việc di dời thường cắt ngang việc

học của trẻ em và một phần trẻ em không đi học trở lại [103]. Sau khi TĐC, do thu

nhập của hộ giảm xuống, nhiều trẻ em đã phải đi làm sớm hơn bình thường, do đó

làm tăng nguy cơ mất học của trẻ em ở các vùng TĐC. Chính những rủi ro như trên

sẽ đưa các hộ TĐC và con cái của họ rơi vào ngưỡng nghèo trong một tương lai

không xa.

1.2.2. Nghiên cứu về các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới đời

sống ngƣời dân bị thu hồi đất

Thu hồi đất và di chuyển chỗ ở của người dân có thể gây ra sự thiếu thốn

nghiêm trọng và những tổn hại về KT - XH, môi trường nếu không có một kế hoạch

cẩn thận. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), để tránh hoặc tối thiểu hoá

Page 28: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

21

những tổn thất khi thực hiện dự án thì việc thu hồi đất và TĐC là không thể tránh

khỏi, những kế hoạch này nên được lên kế hoạch và thực hiện như một dự án phát

triển. ADB chỉ ra rằng những người ảnh hưởng nên được hỗ trợ để họ cải thiện mức

sống, hoặc ít nhất là khôi phục cuộc sống của họ, bằng cuộc sống cũ, hoặc cao hơn

trước khi họ bị thu hồi đất và di chuyển [95]. Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2004),

phục hồi thu nhập là một phần quan trọng của chính sách thu hồi đất khi những

người bị ảnh hưởng mất đi cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc làm hoặc các nguồn thu

nhập khác [121]. Các phương án tạo thu nhập bao gồm: (i) Tín dụng trực tiếp đối với

kinh doanh nhỏ và tự làm; (ii) Xây dựng các kỹ thuật thông qua đào tạo; (iii) Hỗ trợ

trong việc tìm kiếm các cơ hội trong doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân và (iv) Ưu

tiên đối với những người bị ảnh hưởng trong việc tuyển chọn lao động liên quan đến

dự án hoạt động. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, không phải chỉ là thu nhập mà còn cả

sinh kế bền vững cho những đối tượng bị tổn thương do thu hồi đất. Một sinh kế bền

vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi nếu bị tác động hay có thể thúc đẩy

các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không

làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên.

Trong vòng bốn thập niên qua, hầu hết các quốc gia đang phát triển đã tiến

hành rất nhiều dự án, di dời một số lượng lớn người dân. Trung Quốc là một trong

những nước có hình thức sở hữu đất đai giống Việt Nam và quan tâm đến việc phục

hồi cuộc sống của người dân trong TĐC từ rất sớm. Theo Ngân hàng Thế giới, một

dự án TĐC thành công điển hình ở Trung Quốc và được Ngân hàng Thế giới đưa vào

diện “thực thi tốt” là dự án đập thủy điện Shuikou (Trung Quốc). Điểm quan trọng

của dự án này là các nhà TĐC Trung Quốc đã lên kế hoạch kỹ lưỡng, tổ chức thực

hiện và giám sát công tác TĐC theo hướng hỗ trợ người dân phục hồi được thu nhập

[120]. Trong dự án TĐC này, các mục tiêu chính bao gồm việc đền bù đầy đủ cho tất

cả thiệt hại về sản xuất, tài sản và nhà cửa, để tạo điều kiện cho phục hồi nền tảng

sản xuất và mức thu nhập; để thực hiện các mục tiêu này, việc sắp xếp lao động dựa

trên đất được ưu tiên hàng đầu, việc di dời trong khoảng cách ngắn nhất và duy trì

các cấu trúc xã hội làng xã và hành chính đã tồn tại sẵn. Việc đền bù có thể bằng tiền

Page 29: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

22

mặt, nhưng hầu hết là được đưa vào các gói hỗ trợ phát triển làng xã cho cùng các

hộ. Những hộ bị mất đất Nhà nước được giúp đỡ để khai thác đất mới, hoặc phục hồi

sản xuất ở nông trại khác hay các việc làm phi nông nghiệp. Phương thức đền bù này

hạn chế việc trả tiền mặt trực tiếp cho người dân trong khi tăng cường các biện pháp

hỗ trợ kỹ thuật. Kết quả cho thấy từ 1992-1995, thu nhập của những hộ bị di dời đã

được phục hồi và tăng cao hơn so với lúc trước khi TĐC. Điều đáng chú ý là việc

làm trong nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 26% (so với dự kiến ban đầu là 75%),

đồng thời số việc làm phi nông nghiệp lại đóng góp 75% đối với việc tăng thêm thu

nhập trong giữa năm 1995 – 1996. Số việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp

chiếm 65% [120]

Một nghiên cứu của Ấn Độ, Sinha cho thấy chính sách an cư tổng quát phải là

sự kết hợp giữa bồi thường bằng tiền mặt, một công việc cho từng hộ và hỗ trợ TĐC

[119]. Các chương trình thu hồi đất phải dựa trên nhu cầu thực sự về đất. Các thông tin

đối với người dân trong vùng bị thu hồi phải được tập hợp thông qua các nghiên cứu

xã hội học, đồng thời, tăng cường sự tham gia của người dân đối với việc thiết lập dự

án TĐC cho họ. Đáng lưu ý, chính sách này còn có cơ chế quản lý được tiền đền bù để

tránh các trường hợp người dân nhận được tiền bồi thường và sử dụng vào rượu và các

mục đích tiêu dùng khác. Người dân bị mất đất sẽ được cung cấp một lượng tiền bồi

thường đủ để duy trì cuộc sống bình thường của họ, phần còn lại sẽ được đầu tư vào

những lĩnh vực khác như đầu tư vào vốn con người, đặc biệt là trẻ em thuộc vùng

TĐC. Kết hợp thúc đẩy vốn con người ở các vùng TĐC như cung cấp các đợt huấn

luyện và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào dự án.

Việc thành lập được một hội đồng về TĐC sẽ tạo cơ hội cho người dân được huấn

luyện kỹ thuật và có được việc làm ngay khi việc di dời được tiến hành.

Việc thu hồi đất, di dời và TĐC cho người dân ngày càng cần được hiểu một

cách đa chiều, kinh tế, văn hóa và xã hội; mỗi khía cạnh đều tác động lẫn nhau.

Nghiên cứu của Goyal còn cho thấy một điểm quan trọng là việc ổn định lâu dài của

người dân còn được đảm bảo nếu như số tiền đền bù từ đất đai và tài sản được đầu tư

đúng đắn. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong một dự án làm cảng (Jawaharlal

Page 30: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

23

Nehru Port ở cảng Bombay), 83% số tiền đền bù được các hộ sử dụng để sửa nhà,

mua sắm vật dụng và trả nợ, chỉ có 15% số tiền này được dùng để đầu tư sinh lợi.

Trong khi đó, một dự án dẫn nước khác cho thấy hầu hết các hộ đều đầu tư số tiền

của mình vào các mục đích sinh lợi và trở nên khá hơn. Những kinh nghiệm này cho

thấy việc đền bù bằng tiền mặt cho đất đai nhà cửa chỉ đúng về nguyên tắc đền bù,

tuy nhiên cần phải có các quá trình hỗ trợ để chuyển những khoản tiền này thành

những cơ hội giúp người dân kiếm sống [112].

Nghiên cứu của Martin Ravallion and Dominique van de Walle, Land in

Transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam, Washington, The World Bank and

Palgrave Macmillan. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng không có đất nông nghiệp

có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Tuy nhiên đây là nhân tố tích cực thúc đẩy quá

trình giảm nghèo ở Việt Nam nói chung do nhiều hộ gia đình nông nghiệp nắm bắt

được nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt là làm thuê để được trả công. Tuy vậy,

trong số các hộ gia đình không có đất vẫn có những đối tượng bị thiệt thòi. Những

nhu cầu của người bị mất đất chưa được đáp ứng tốt bởi cả các thể chế thị trường và

phi thị trường. Chẳng hạn, nhu cầu được hỗ trợ tín dụng của người bị mất đất đang bị

cản trở. Do đó, chính sách cần tập trung vào tạo cơ hội cho người bị mất đất tiếp cận

tín dụng để họ có cơ hội đầu tư, tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp [118].

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.3.1. Những vấn đề đã thống nhất

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy rằng đã có khá nhiều

công trình nghiên cứu liên quan đến hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất.

Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ tác động của thu hồi đất đến

việc làm của người bị thu hồi đất. Theo đó, quá trình thu hồi đất nông nghiệp để

chuyển sang mục đích sản xuất công nghiệp, thương mại vừa có tác động tích cực,

vừa có tác động tiêu cực đến vùng có đất bị thu hồi. Tác động tích cực là làm thay

đổi diện mạo của địa phương, dịch chuyển cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng

hiện đại, tạo năng suất và giá trị gia tăng trong sản xuất cao hơn so với thời điểm

Page 31: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

24

trước thu hồi đất. Người dân địa phương có cơ hội có được điều kiện sống tốt hơn, có

việc làm với thu nhập cao hơn trước khi bị thu hồi đất. Tác động tiêu cực trực tiếp

của quá trình thu hồi đất là làm mất việc làm hoặc giảm việc làm hiện tại của người

sản xuất nông nghiệp, theo đó họ sẽ bị mất toàn bộ hoặc một phần thu nhập.

Tác động tích cực và tiêu cực là hai xu hướng diễn ra song hành. Việc phát

huy những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào sự

can thiệp của Nhà nước. Tác động tích cực sẽ được khuyếch đại, tác động tiêu cực sẽ

được giảm thiểu khi có sự chuẩn bị trước, kỹ lưỡng, khi có kế hoạch cụ thể về

phương án, phương thức giải quyết việc làm cho người lao động bị mất việc làm do

quá trình thu hồi đất gây ra. Thậm chí, hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân bị thu hồi

đất để tạo việc làm cho họ phải được thực hiện trước khi quá trình thu hồi đất diễn ra.

Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất đã được chỉ ra bao gồm hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ tìm việc

làm, ưu tiên tuyển chọn lao động vào làm việc tại các dự án sử dụng đất bị thu hồi…

Các nghiên cứu ở nước ngoài tiếp cận vấn đề Nhà nước hỗ trợ nhằm tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất trong một khung sinh kế tổng thể, mang tính dài hạn.

Do đó, đối với người bị thu hồi đất, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm ngoài

các biện pháp thường thấy như đã nêu ở trên còn bao gồm cả các biện pháp như huấn

luyện kỹ thuật để nâng cao năng lực sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất, kinh

doanh. Để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, phương thức hỗ trợ cần được

xem xét, đánh giá kỹ lưỡng cho phù hợp với đặc điểm đối tượng hỗ trợ, đặc điểm

kinh tế, xã hội của vùng, địa phương.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và những vấn đề đƣợc

nghiên cứu trong luận án

1.3.2.1. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Cho đến nay, ở Việt Nam còn rất ít các công trình nghiên cứu một cách đầy

đủ, hệ thống và toàn diện về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị

thu hồi đất. Điều này đòi hỏi cần tập trung, làm rõ một số nội dung cấp thiết đang đặt

ra, bao gồm:

- Khung khổ lý luận mang tính hệ thống và tương đối đầy đủ về hỗ trợ của

Page 32: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

25

Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

- Cơ chế, chính sách vận hành và các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với

người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất và những vấn đề bất cập nảy sinh trong quá

trình hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

- Cách thức, biện pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Nhà

nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

1.3.2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án

Tìm kiếm giải pháp hiệu quả để hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất tìm được

việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn vì đây là vấn

đề lớn, chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Trong phạm vi Luận án này, nghiên

cứu sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp

tỉnh. Do đó, Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:

- Lý luận về hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông dân bị

thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

- Thực trạng hỗ trợ của chính quyền tỉnh Hưng Yên – một trong những điểm

nóng của cả nước về thu hồi đất, nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên

địa bàn tỉnh.

- Giải pháp để tiếp tục hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

Page 33: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

26

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC

NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM

CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT

2.1.1. Thu hồi đất và ảnh hƣởng của thu hồi đất đến việc làm của nông

dân bị thu hồi đất

2.1.1.1. Khái niệm thu hồi đất

Thu hồi đất là biện pháp pháp lý được sử dụng để làm chấm dứt quan hệ pháp

luật đất đai. Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức pháp lý là một quyết định thu hồi đất

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xét về nội dung, thu hồi đất là việc sử dụng

quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất đã được giao cho cá nhân, tổ chức

để nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội. Thông thường, đất được thu hồi

được sử dụng cho các mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc để phục vụ

các mục đích phi kinh tế nhưng quan trọng như an ninh, quốc phòng.

2.1.1.2. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của nông dân bị thu hồi đất

Một là, thu hồi đất làm mất việc làm hiện tại của người nông dân.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang

phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị sẽ dẫn đến một bộ phận

không nhỏ những người nông dân thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp mất

việc làm hoặc buộc phải chuyển đổi việc làm. Đối với nông dân, đất đai là tư liệu sản

xuất chủ yếu, vì vậy, mất đất sản xuất đồng nghĩa với mất tư liệu sản xuất, mất việc

làm, không còn kế sinh nhai. Người nông dân lao động dựa trên tư liệu sản xuất

chính là đất đai. Khi đất đai bị thu hồi, đồng nghĩa với việc người nông dân mất tư

liệu sản xuất, mất việc làm hiện tại trong nông nghiệp và kỹ năng làm việc đã được

tích lũy trong một thời gian dài gắn bó với công việc. Đối với người nông dân bị thu

hồi toàn bộ đất sản xuất, họ chắc chắn mất toàn bộ việc làm gắn với đất.

Hai là, thu hồi đất sẽ dẫn tới tình trạng thiếu việc làm của người nông dân.

Nông dân bị thu hồi một phần đất sản xuất rơi vào tình cảnh không có đủ tư

liệu sản xuất. Những người này không hoàn toàn thất nghiệp do không hoàn toàn mất

Page 34: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

27

việc làm mà chỉ thiếu việc làm. Tuy nhiên, điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới

đời sống của họ do không có đủ đất sản xuất, họ khó có thu nhập đảm bảo nuôi sống

gia đình và khó có thể tiết kiệm, tích lũy.

Ba là, thu hồi đất sẽ dẫn tới yêu cầu phải chuyển đổi nghề nghiệp của người

nông dân.

Do không còn tư liệu sản xuất, người nông dân bị thu hồi đất đang trong độ

tuổi lao động và còn có khả năng lao động buộc phải tìm kiếm công việc khác, buộc

phải chuyển đổi sang nghề nghiệp khác. Nghề nghiệp chuyển đổi có thể tốt hơn, tạo

ra thu nhập cao hơn so với nghề cũ hoặc ngược lại, người nông dân có nghề mới

nhưng thu nhập thấp hơn hoặc bấp bênh hơn nghề cũ. Việc người nông dân có

chuyển đổi được sang các nghề nghiệp có năng suất lao động cao hơn, thu nhập tốt

hơn hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thuộc về bản thân người nông dân,

trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để

CNH, đô thị hóa đã tác động lớn tới nhóm dân cư bị thu hồi đất, biến họ trở thành

những người thiếu việc làm hoặc thất nghiệp tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi và đặt

ra yêu cầu buộc họ phải chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực khác.

2.1.2. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

2.1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

* Khái niệm hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

- Quan niệm về việc làm

Cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về việc làm. Tuy nhiên, dù

đĩnh nghĩa theo cách nào, quan niệm về việc làm đều được hiểu rộng hơn, đúng đắn

và khoa học hơn, đó là các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập, mà không

bị pháp luật cấm. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm “Việc làm được coi là

hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền hoặc bằng

hiện vật”. Ở Việt Nam Điều 13, Chương II Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không

bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [49].

Page 35: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

28

Theo tác giả, việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất là những hoạt động

kinh tế mà người nông dân sau khi thu hồi đất có thể tiếp cận và sử dụng chúng để

tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân và gia đình.

- Quan niệm về tạo việc làm

Tạo việc làm là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng được

thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và pháp luật.

Tạo việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm có được

việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả.

Tạo việc làm có nội dung khá phong phú bao gồm tạo ra việc làm mới hoặc

tăng thêm công việc, giảm tình trạng có việc làm nhưng thời gian làm việc ít, năng

suất lao động thấp hoặc tăng thu nhập cho việc làm hiện tại. Việc làm có thể được

một chủ thể tạo ra cho một chủ thể khác, đồng thời mỗi chủ thể có nhu cầu việc làm

cũng có thể tự tạo ra việc làm cho chính mình.

Có rất nhiều chủ thể tham gia vào việc tạo việc làm cho người lao động nói

chung, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nói riêng. Trong cơ chế thị trường,

việc làm được tạo ra thông qua các hoạt động tương tác giữa lực lượng cung, cầu trên

thị trường lao động. Nhà nước có vai trò tạo lập môi trường, tham gia quản lý, giám

sát, hỗ trợ hoạt động của thị trường để đảm bảo thị trường vận hành đúng các quy

định mà Nhà nước đặt ra. Theo điều 13 Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam

thì "Giải quyết việc làm, bảo đảm cho người lao động có khả năng lao động đều có

cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của toàn

xã hội" [49].

Đối với người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước có vai trò quan

trọng hơn trong việc hỗ trợ tạo việc làm.

- Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là các

biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo cơ

hội cho người nông dân bị mất đất tìm được việc làm phù hợp với khả năng, có thu

nhập tối thiểu bằng mức thu nhập trước khi bị thu hồi đất. Các biện pháp hỗ trợ trực

Page 36: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

29

tiếp bao gồm hỗ trợ về nguồn lực, các biện pháp tác động trực tiếp đến người nông

dân bị thu hồi đất. Các biện pháp hỗ trợ gián tiếp bao gồm hỗ trợ về nguồn lực, tạo

lập môi trường, cơ chế chính sách thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, từ đó

gián tiếp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Các biện pháp hỗ trợ gián

tiếp còn bao gồm hỗ trợ cho các tổ chức trung gian trên thị trường lao động như tổ

chức giới thiệu việc làm, các cơ sở đào tạo nghề…

Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất là các biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận

lợi, tạo cơ hội cho người nông dân bị mất đất tìm được việc làm phù hợp với khả

năng, tăng được thu nhập. Các biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh thực hiện bao

gồm cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các biện pháp, chính sách của cấp Trung ương và

ban hành, tổ chức thực hiện các biện pháp, chính sách của cấp tỉnh được phép thực

hiện theo phân cấp quản lý.

Mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

là gia tăng về số lượng, chất lượng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Bên cạnh

đó, Nhà nước có thể thông qua các biện pháp hỗ trợ để hình thành hoặc điều chỉnh

cơ cấu lao động trong các ngành nghề theo mục tiêu mong muốn của Nhà nước.

Một là, mục tiêu về số lượng. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất cần tạo ra sự gia tăng về số người nông dân bị thu hồi đất

tham gia vào các công việc mới sau khi bị thu hồi đất. Tức là gia tăng số nông dân

bị thu hồi đất tham gia vào lực lượng lao động hoặc tăng thời gian lao động, giảm

tình trạng thất nghiệp bán thời gian. Các công việc mới bao gồm các công việc

trong nông nghiệp, công nghiệp hoặc dịch vụ. Các công việc mới có thể là các công

việc trong khu vực chính thức hoặc phi chính thức.

Hai là, mục tiêu về chất lượng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Chất

lượng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là mục tiêu cao hơn mục

tiêu về số lượng. Mục tiêu chất lượng việc làm là tạo ra các việc làm ổn định, có thu

nhập xứng đáng với công sức người lao động, môi trường làm việc an toàn, người

lao động có triển vọng phát triển cá nhân, có cơ hội thăng tiến... Người lao động

thường gắn bó lâu dài với các việc làm có chất lượng. Thông thường, việc làm có

chất lượng là các việc làm trong khu vực chính thức.

Page 37: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

30

Ba là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

còn hướng tới mục tiêu điều chỉnh cơ cấu lao động trong các ngành nghề phù hợp

với định hướng, mục tiêu phát triển của quốc gia, địa phương. Chẳng hạn, với mục

tiêu trở thành nước công nghiệp, Nhà nước sẽ tập trung hỗ trợ tạo việc làm trong

các ngành công nghiệp, dịch vụ.

* Sự cần thiết phải hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất:

- Nhà nước cần hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất do đất

đai là tư liệu sản xuất chính và quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Đất

nông nghiệp được thu hồi với mục đích phát triển kinh tế xã hội, phục vụ lợi ích

công cộng. Việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác

gây thiệt hại trực tiếp cho người có đất bị thu hồi. Do đất là tư liệu sản xuất không

thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, việc làm của nông dân gắn chặt với đất sản

xuất, do đó, cho dù được đền bù thỏa đáng, người bị thu hồi đất cũng không thể

thích ứng ngay với việc chuyển sang làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Khi bị thu hồi đất, một bộ phận lao động nông nghiệp mất việc làm truyền thống,

thất nghiệp hoặc buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp nhưng rất khó khăn, bởi đa số

họ đều có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, thiếu vốn để tổ chức việc làm.

Hơn nữa, đối với họ, việc tìm kiếm một nghề để ổn định cuộc sống là không đơn

giản, vì thiếu những điều kiện cơ bản như vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ… Do

đó, hỗ trợ tạo việc làm cho họ để ổn định cuộc sống là vô cùng cần thiết, nhất là giai

đoạn đầu.

- Nhà nước phải hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để

ngăn ngừa nguy cơ bất ổn về chính trị, xã hội do tình trạng mất việc làm, không có

thu nhập gây ra. Ở các quốc gia nông nghiệp, nông dân thường chiếm tỷ trọng đông

đảo trong xã hội. Lao động trong nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong lực

lượng lao động. Vì thế nếu lực lượng lao động này bị mất việc làm, thiếu việc làm

không chỉ tạo ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế mà còn tạo ra những tác động tâm

lý, xã hội tiêu cực, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị, xã hội, gây sức ép tiếp

nhận lao động nhập cư lên các đô thị. Đối với người lao động, mất việc làm là mất

Page 38: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

31

nguồn thu nhập, mất kế sinh nhai, con người sẽ mất đi phương cách sống chủ yếu

nhất để thể hiện và khẳng định mình. Vì vậy, bản thân người lao động và gia đình

họ dễ rơi vào tình trạng khốn khó, túng quẩn, khủng hoảng về tinh thần, thiếu niềm

tin vào cuộc sống, mặc cảm, tự ti, dễ bị tổn thương, thậm chí bất mãn về chính trị,

gây nên các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật... làm đảo lộn nếp sống lành mạnh và

ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục, gây bất ổn xã hội.

- Nhà nước cần hỗ trợ để giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi

đất xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp và lao động

trong nông nghiệp.

Một là, Nhà nước phải hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

do tính chất rủi ro cao của sản xuất nông nghiệp và năng lực hạn chế của người bị

thu hồi đất. Ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên,

thời tiết, khí hậu cũng như có những điểm rất khác biệt so với ngành công nghiệp

trong chế biến, bảo quản, cất trữ. Những đặc điểm đó làm sản xuất nông nghiệp gặp

nhiều rủi ro trong sản xuất. Cũng vì vậy, tỷ suất lợi nhuận ngành nông nghiệp

thường thấp hơn so với các ngành khác. Do đó, khả năng tích lũy, mở rộng sản xuất

khá hạn chế, đặc biệt trong điều kiện sản xuất phân tán, manh mún, nhỏ lẻ. Ở các

nước đang phát triển, nông dân được xếp vào nhóm yếu thế trong xã hội. Khi thu

hồi đất, nhóm yếu thế mất đi phương tiện sinh kế. Chính vì thế, việc hỗ trợ của Nhà

nước để tạo việc làm mới cho nông dân bị thu hồi đất là vô cùng cấp thiết.

Hai là, chất lượng lao động của nông dân còn thấp. Ở Việt Nam, nông dân có

truyền thống chịu thương, chịu khó; cần cù, chăm chỉ. Tuy vậy, so với các ngành

khác, trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của nông dân thấp, ít được đào tạo bài

bản; trình độ họ có được chủ yếu nhờ truyền nghề. Những hiểu biết của nông dân vẫn

đang chủ yếu tập trung ở các kỹ thuật canh tác, sản xuất vốn là yếu tố mang nặng

tính kinh nghiệm. Đây là yếu tố cản trở lớn đến việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào

sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả đầu tư, sản xuất. Điều đó ảnh

hưởng đến mức thu nhập và đời sống của người nông dân, lao động nông nghiệp thấp

hơn các ngành nghề khác ngay cả khi chưa bị mất đất – tư liệu sản xuất chủ yếu

trong nông nghiệp.

Page 39: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

32

Ba là, việc làm của nông dân mang tính thời vụ. Trong sản xuất nông nghiệp,

thời gian gián đoạn lao động là rất lớn. Thời gian cây trồng, vật nuôi chịu sự tác động

của tự nhiên trong quá trình sinh trưởng chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, nhu cầu về việc làm

có biên độ dao động lớn giữa các kỳ thu hoạch. Kết quả là phần đa nông dân trở nên

nhàn rỗi trong giai đoạn đó. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng lớn đến mức độ sử

dụng lao động khi thời vụ đến và tình trạng thiếu việc làm của nông dân trong thời

gian nông nhàn.

Bốn là, khả năng tự tạo việc làm của nông dân thấp. Năng suất lao động trong

nông nghiệp thấp cùng với tình trạng thiếu việc làm làm cho việc tích lũy, tiết kiệm

của nông dân thấp. Nguồn lực hạn chế dẫn tới việc người nông dân ít có khả năng

mở rộng sản xuất từ đó làm cho khả năng tự tạo việc làm của nông dân thấp. Các

nước đang phát triển phần lớn là các nước có xuất phát điểm thấp (nghèo, trình độ

văn hóa, khoa học kỹ thuật... thấp), đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động có việc làm nâng cao

thu nhập, ổn định đời sống, song tình trạng đói, nghèo, thiếu vốn đầu tư đã hạn chế

việc mở rộng cơ sở sản xuất hoặc phát triển các ngành nghề mới, thu hút lao động

mới khỏi lĩnh vực nông nghiệp (mất đất, không có đất để canh tác do đô thị hóa...)

hoặc một bộ phận lao động nông nghiệp thiếu việc làm lúc thời vụ nông nhàn. Do đó,

để tự giải quyết việc làm cho mình là rất khó khăn, để giải quyết vấn đề việc làm cho

lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của

Nhà nước cũng như các cấp, các ngành liên quan.

2.1.2.2. Nguyên tắc hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân

bị thu hồi đất

Một là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

phải phù hợp với khả năng, năng lực của người bị thu hồi đất. Đối tượng nông dân

mất đất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước khá đa dạng. Do đặc thù, tính chất công việc,

lao động sử dụng trong sản xuất nông nghiệp có những điểm khá khác biệt so với lao

động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác. Lao động nông thôn rất dồi dào và đa

dạng về độ tuổi, lao động ở độ tuổi nào cũng có khả năng thích ứng lớn với sản xuất

Page 40: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

33

nông nghiệp. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các nước đang phát triển, ở các quốc gia

có nền nông nghiệp lạc hậu. Chính vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp tuổi bắt đầu có

thể tham gia vào hoạt động nông nghiệp thường sớm hơn nhiều và kết thúc cũng

muộn hơn so với quy định của các quốc gia, mặc dù lực lượng lao động chính trong

nông nghiệp vẫn là những người nằm trong độ tuổi lao động. Chính vì thế khi Nhà

nước thu hồi đất, hỗ trợ giải quyết việc làm không chỉ hỗ trợ đối với lực lượng lao

động trong độ tuổi lao động mà còn hỗ trợ cả những người quá tuổi lao động nhưng

thực tế vẫn đang lao động và phải dựa vào thu nhập từ lao động trong nông nghiệp như

nguồn sinh kế chủ yếu, thường xuyên và không có thu nhập nào thay thế.

Như vậy, việc làm được tạo ra phải phù hợp với nhu cầu của người nông dân,

với khả năng đáp ứng yêu cầu của người nông dân đối với việc làm mới. Nguyên tắc

này đòi hỏi việc hỗ trợ phải phân loại được đúng đối tượng cần hỗ trợ, nhu cầu, khả

năng của đối tượng cần hỗ trợ. Hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở độ

tuổi trẻ hay trong độ tuổi lao động rất khác với hỗ trợ cho nông dân lớn tuổi hoặc

ngoài độ tuổi lao động. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước sẽ hiệu quả khi phù hợp

với kỹ năng, tuổi tác của người bị thu hồi đất.

Hai là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần

phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Thị trường lao động bao gồm thị trường

lao động ở địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế. Di chuyển lao động giữa các

vùng là xu hướng ngày càng phổ biến. Khi bị thu hồi đất, nông dân có thể dịch chuyển

sang làm việc ở các địa phương khác. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất cần xác định được nhu cầu của thị trường lao động ở từng khu

vực, để từ đó có định hướng đào tạo nghề, giải quyết việc làm phù hợp với yêu cầu của

thị trường lao động ở từng khu vực.

Tuy nhiên, về cơ bản, với năng lực hạn chế, người nông dân khó tìm được việc

làm với thu nhập ổn định ở các địa điểm khác. Nếu có thể, tỷ lệ này trong tổng số

những người không có việc làm do bị thu hồi đất chiếm tỷ trọng không cao. Do đó, hỗ

trợ tạo việc làm ngay tại địa phương là giải pháp hợp lý hơn cả. Tuy vậy, thị trường lao

động tại mỗi địa phương có những đặc điểm hết sức riêng biệt. Chính vì thế, các biện

Page 41: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

34

pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ hiệu quả khi tập trung vào việc tạo ra các việc làm phù

hợp với nhu cầu thị trường tại địa phương.

Ba là, hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất có tính

chất bổ sung, do đó hỗ trợ chỉ có tính thời hạn.

Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất có

mối liên quan chặt chẽ với đền bù, bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi. Ở các quốc

gia duy trì chế độ sở hữu công về đất đai như Việt Nam, hỗ trợ của Nhà nước đối với

người nông dân bị thu hồi đất nói chung, hỗ trợ tạo việc làm cho người nông dân bị thu

hồi đất nói riêng được coi là giải pháp bổ sung nhưng rất quan trọng để đảm bảo ổn định

chính trị, xã hội, giảm các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai. Thật vậy, cho dù đền bù

cho người bị thu hồi đất thỏa đáng, hỗ trợ sau thu hồi đất vẫn rất quan trọng vì như đã

phân tích ở trên, đất đai là tư liệu sản xuất thiết yếu của người nông dân. Ở Việt Nam,

trên thực tế, giá trị đền bù cho đất nông nghiệp bị thu hồi thường được đánh giá là thấp

do đó hỗ trợ được coi là biện pháp bổ sung khá hiệu quả để bù đắp cho việc đền bù chưa

thật đúng giá trị. Tuy vậy, nếu các biện pháp đền bù, bồi thường hợp lý sẽ giảm được

việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ bổ sung. Chẳng hạn, thay vì đền bù, bồi thường bằng

tiền mặt hoặc bằng đất đai, nếu người có đất được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng

đất hoặc chuyển giá trị bồi thường về đất thành cổ phần của dự án đầu tư thì Nhà nước

có thể không cần áp dụng thêm biện pháp hỗ trợ để bổ sung.

Như vậy, khi thu hồi đất của nông dân, Nhà nước thực hiện các chính sách đền

bù để bù đắp lại những thiệt hại mà người nông dân gặp phải khi đất bị thu hồi. Bên

cạnh việc đền bù, Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp bổ sung, mang tính hỗ trợ

nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Vì tính chất bổ sung đó, cho nên các

biện pháp hỗ trợ của Nhà nước mang tính ngắn hạn, hỗ trợ một lần.

Bốn là, hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến sử dụng nguồn lực của Nhà nước,

ưu đãi của Nhà nước cũng như việc tuân thủ các quy định của Nhà nước. Do đó Nhà

nước cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn lực cũng như việc tuân thủ

các quy định, các chính sách của Nhà nước có liên quan đến hỗ trợ. Hơn nữa, nguồn

lực tài chính hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất được huy động từ nhiều nguồn khác

Page 42: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

35

nhau do đó cần có sự phối hợp giữa các cơ quan trong huy động, quản lý và sử dụng

nguồn lực. Chẳng hạn, ở Việt Nam, nguồn lực hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất

gồm nguồn tiền từ các dự án thu hồi đất, từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, từ Quỹ

hỗ trợ nông dân… Do vậy có thể thấy nguồn lực hỗ trợ đa dạng nhưng cũng khá

phân tán, chịu sự quản lý, điều tiết của các cơ quan khác nhau.

2.1.2.3. Phương thức hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân

bị thu hồi đất

Phương thức hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất rất đa dạng, phong phú, được thực hiện thông qua hỗ trợ trực tiếp, có thể thông

qua hỗ trợ gián tiếp.

Với phương thức hỗ trợ trực tiếp, Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ

có tác động trực tiếp đến người nông dân bị thu hồi đất. Đối tượng hỗ trợ sẽ là người

nông dân bị thu hồi đất. Các biện pháp, chính sách hỗ trợ sẽ hướng trực tiếp vào

người nông dân.

Với phương thức hỗ trợ gián tiếp, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các đối tượng khác

trên thị trường lao động như bên cầu về lao động là các doanh nghiệp, các tổ chức;

các trung gian kết nối cung – cầu trên thị trường lao động như các cơ sở giới thiệu

việc làm, đào tạo nghề… để tạo điều kiện cho nông dân bị mất đất tiếp cận việc làm.

Các biện pháp hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất tuy không trực tiệp tác động đến người nông dân nhưng vô cùng quan trọng

vì việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố

cấu thành thị trường lao động.

Quy mô áp dụng các biện pháp hỗ trợ rất khác nhau và phụ thuộc vào mục

đích thu hồi đất. Nếu đất nông nghiệp được thu hồi để chuyển đổi sang sử dụng cho

mục đích công ích, an ninh quốc phòng thì các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm

tạo việc làm cho người nông dân bị mất đất phải trực tiếp, đòi hỏi sử dụng nhiều

nguồn lực của Nhà nước. Nếu đất nông nghiệp được thu hồi để chuyển đổi sang sử

dụng cho mục đích phát triển kinh tế thì các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước có thể

được thực hiện gián tiếp thông qua các đơn vị kinh tế sử dụng đất thu hồi vào hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Page 43: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

36

Hỗ trợ của Nhà nước để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất có thể được

thực hiện dưới ba hình thức.

Một là hỗ trợ bằng tài chính.

Hỗ trợ về tài chính sẽ có tác động làm tăng tổng thu nhập của đối tượng được

hỗ trợ. Theo đó, đường ngân sách của người được hỗ trợ sẽ dịch chuyển từ đường

ngân sách ban đầu là AB sang đường ngân sách mới CD. Lợi ích của người được hỗ

trợ tăng lên, thể hiện ở sự dịch chuyển từ đường bàng quan (i) sang (ii). Với đường

ngân sách tăng lên, người nhận hỗ trợ có khả năng gia tăng chi tiêu, thỏa mãn nhu

cầu tiêu dùng. Trong đó, người được hỗ trợ có thể sử dụng tiền được hỗ trợ để đầu tư

vào hoạt động sản xuất, học nghề… để có việc làm

Hình 2.1: Ảnh hưởng của hỗ trợ bằng tiền đến lợi ích của người nhận hỗ trợ

Nguồn: [12]

Nguồn lực Nhà nước sử dụng để hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất có thể là nguồn tài chính công hoặc nguồn tài chính của các đơn vị sử dụng

đất bị thu hồi. Thu hồi đất là chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thực hiện CNH, HĐH hoặc đô thị hóa. Việc thực

hiện chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người nông dân bị mất

đất. Chính vì vậy, Nhà nước phải sử dụng bổ sung nguồn lực công để hỗ trợ, hạn chế

tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đến việc làm, thu nhập của người nông dân.

Trong các nguồn lực công sử dụng để hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất, có những

nguồn lực mang tính chất an sinh xã hội, tức là hỗ trợ không hoàn trả, miễn phí.

Đồng thời cũng có những khoản mang tính hỗ trợ nhưng tuân theo nguyên tắc thị

trường tức là hỗ trợ có hoàn trả. Người được hỗ trợ chỉ được hưởng các ưu đãi về

điều kiện để được hỗ trợ. Chẳng hạn, ở Việt Nam hỗ trợ của Nhà nước có thể được

Page 44: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

37

thực hiện thông qua cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Quỹ hỗ trợ

nông dân với lãi suất vay thấp, thời hạn vay vốn dài, người đi vay không cần có tài

sản đảm bảo…

Hai là hỗ trợ phi tài chính.

Hỗ trợ phi tài chính là biện pháp hỗ trợ mà đối tượng được nhận hỗ trợ sẽ

được nhận các hiện vật. Trong trường hợp này, đường ngân sách của người được

nhận hỗ trợ cũng sẽ dịch chuyển. Tuy nhiên, không dịch chuyển song song từ AB

sang CD như trong trường hợp hỗ trợ bằng tiền mà dịch chuyển thành đường ngân

sách sau khi có trợ cấp bằng hiện vật AEtcD như trên hình 2.2. Điểm tiếp xúc cao

nhất của đường bàng quan và đường ngân sách sau khi có trợ cấp bằng hiện vật

AEtcD là điểm Etc vẫn thấp hơn so với điểm tiếp xúc cao nhất của đường bàng quan

và đường ngân sách sau khi có trợ cấp bằng tiền (điểm E2). Do đó, so với phương

thức hỗ trợ bằng tiền, phương thức hỗ trợ bằng hiện vật đem lại lợi ích cho người

được nhận hỗ trợ thấp hơn.

Hình 2.2: Ảnh hƣởng của hỗ trợ bằng hiện vật đến lợi ích của ngƣời nhận

hỗ trợ

Nguồn: [12]

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, Nhà nước vẫn hỗ trợ bằng hiện vật do

mong muốn đối tượng được nhận hỗ trợ sử dụng hỗ trợ đúng mục đích. Chẳng hạn

nếu Nhà nước hỗ trợ bằng các khóa đào tạo nghề, người được nhận hỗ trợ sẽ không

có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải học nghề. Hoặc nếu Nhà nước hỗ trợ bằng

giống cây con, chuyển giao khoa học công nghệ… thì người được nhận hỗ trợ khi

tiếp nhận sự hỗ trợ này sẽ phải đưa vào hoạt động sản xuất, mà không thể dùng vào

mục đích khác. Ưu điểm của phương thức hỗ trợ này là khi Nhà nước chủ định buộc

Page 45: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

38

người nhận hỗ trợ phải sử dụng những hiện vật được hỗ trợ thì mục đích này chắc

chắn được thực hiện. Tuy nhiên, nếu những khoản hỗ trợ bằng hiện vật không phù

hợp, không đáp ứng được yêu cầu của đối tượng được hỗ trợ sẽ trở nên lãng phí.

Chẳng hạn nếu chương trình đào tạo không phù hợp với năng lực của người nông

dân, không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động thì hỗ trợ trở nên lãng phí.

Chính vì vậy, với hình thức hỗ trợ bằng hiện vật, cần phải xác định đúng loại

hiện vật cần hỗ trợ và cần xác định nhu cầu hỗ trợ của từng đối tượng để đảm bảo

hiện vật hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của đối tượng tiếp nhận hỗ trợ. Hình 2.3 cho

thấy, nếu hiện vật hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của đối tượng hỗ trợ thì hỗ trợ bằng

hiện vật mang lại lợi ích tương đương với hỗ trợ bằng tiền. Chẳng hạn, cũng là hỗ trợ

bằng hiện vật, nếu Nhà nước hỗ trợ bằng một chương trình đào tạo nghề cho đối

tượng là nông dân bị thu hồi đất và rất có nhu cầu học nghề, nghề được đào tạo giả

sử phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn, khi đó, lợi ích của người

được hỗ trợ nhận được (được xác định tại tiếp điểm của đường bàng quan u2 và

đường ngân sách AEtcD) giống như lợi ích họ nhận được nếu nhà nước hỗ trợ bằng

tiền (được xác định tại tiếp điểm của đường bang quan ii và đường ngân sách CD).

Hình 2.3: Ảnh hƣởng của hỗ trợ bằng hiện vật đến lợi ích của ngƣời nhận hỗ

trợ trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc nhận hỗ trợ ƣa thích hiện vật đƣợc hỗ trợ

Nguồn: [12]

Ba là hỗ trợ bằng đất.

Bên cạnh hình thức hỗ trợ bằng nguồn lực tài chính và phi tài chính, đối với

người bị thu hồi đất sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước có thể hỗ trợ bằng

Page 46: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

39

một diện tích đất khác. Đất này có thể được sử dụng vào mục đích sản xuất nông

nghiệp hoặc sử dụng cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp khác. Thông thường,

hình thức hỗ trợ đất cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp phổ biến hơn. Do quỹ

đất có giới hạn, do đó nếu hỗ trợ bằng đất phục vụ hoạt động phi nông nghiệp, Nhà

nước có thể hỗ trợ diện tích đất nhỏ hơn rất nhiều nhưng hiệu quả kinh tế từ sử dụng

đất có thể cao hơn rất nhiều so với đất sản xuất nông nghiệp.

2.2. NỘI DUNG HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH NHẰM TẠO

VIỆC LÀM CHO NGƢỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT

2.2.1. Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh đối với nông dân bị thu hồi đất

2.2.1.1. Hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

Đào tạo nghề là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ

nắm vững một chuyên môn, một nghề, có khả năng thực hành một nghề. Đào tạo

nghề được thực hiện cho cả những người đã có nghề, có chuyên môn hoặc học nghề

để làm một công việc khác. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, đào tạo nghề là

những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho việc thực

hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm

đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề

nghiệp chuyên sâu.

Luật Dạy nghề của Việt Nam quan niệm “ Dạy nghề là hoạt động dạy và học

nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề

để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [48].

Như vậy, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực bao gồm tri thức, kỹ

năng, thái độ hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm việc làm

hoặc tự tạo việc làm.

Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh cho đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

là các biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh thực hiện để trang bị năng lực làm việc cho

nông dân, từ đó nông dân bị thu hồi đất có thể tự tìm được việc làm hoặc tự tạo ra

việc làm cho chính mình. Phương thức hỗ trợ của chính quyền tỉnh cho đào tạo nghề

cho nông dân bị thu hồi đất có thể được thực hiện dưới một số hình thức. Một là, tỉnh

hỗ trợ tiền cho người nông dân bị thu hồi đất tự tìm cơ sở đào tạo, lựa chọn ngành

Page 47: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

40

nghề đào tạo phù hợp với khả năng, với nhu cầu thị trường để học nghề. Hai là, chính

quyền tỉnh trực tiếp mở các khóa học đào tạo để đào tạo nghề cho nông dân bị thu

hồi đất. Mỗi hình thức hỗ trợ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người nông dân bị thu hồi đất có ưu điểm là tiện

lợi, nhanh gọn cho các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh. Đối với người nông dân, hỗ

trợ bằng tiền tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho họ. Người được hỗ trợ bằng tiền có

khả năng lựa chọn các cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo phù hợp với năng lực,

sở thích cá nhân và nhu cầu thị trường. Hạn chế của hình thức hỗ trợ này là nếu

người được nhận hỗ trợ không tự giác, họ có thể sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến

chính quyền tỉnh không thực hiện được mục tiêu hỗ trợ để đào tạo nghề, tạo việc

làm. Ở các quốc gia mà hệ thống đào tạo nghề kém phát triển, người được hỗ trợ có

khả năng không tìm được cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo phù hợp. Hiệu quả của

chương trình hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất có

thể bị giảm sút. Hỗ trợ của chính quyền tỉnh bằng hình thức này cần sự kiểm tra,

giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng tiền hỗ trợ.

Hỗ trợ đào tạo nghề thông qua việc chính quyền cấp tỉnh trực tiếp mở các

khóa đào tạo, các chương trình đào tạo có ưu điểm đạt được đúng mục đích hỗ trợ.

Tuy nhiên, nếu các chương trình đào tạo không được thiết kế phù hợp, không xác

định đúng mục tiêu đào tạo, kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, không xác định

đúng nhu cầu đào tạo, ngành nghề cần đào tạo, khối lượng kiến thức, kỹ năng cần

cung cấp cho người nông dân hay không xác định đúng phương pháp đào tạo,

phương pháp đào tạo không phù hợp với người học, thì hiệu quả của chương trình

hỗ trợ cũng sẽ bị hạn chế.

Lựa chọn phương thức hỗ trợ nào để đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

phụ thuộc vào đặc điểm thị trường lao động của mỗi địa phương cũng như phụ thuộc

và sự phát triển của hệ thống các cơ sở dạy nghề, tập quán của dân cư địa phương.

Nếu hệ thống dạy nghề phát triển, người nông dân có ý thức tự giác, có nhu cầu học

nghề để tìm việc làm thì tỉnh nên hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. Ngược lại, nếu hệ thống

dạy nghề kém phát triển, người nông dân chậm thay đổi nhận thức thì chính quyền

tỉnh có thể hỗ trợ thông qua việc dạy nghề trực tiếp.

Page 48: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

41

Hệ thống đào tạo nghề cần có sự kết nối giữa dạy nghề và học nghề. Tức là,

quan điểm tiếp cận trong dạy nghề không chỉ tiếp cận nội dung dạy nghề mà cần tiếp

cận nhiều theo quan điểm mục tiêu dạy nghề. Thay vì cung cấp, truyền đạt về nội

dung, kiến thức, đào tạo nghề phải hướng tới quan điểm phát triển, phải tạo ra được

những người lao động có thể tự chủ giải quyết được những đòi hỏi của nghề nghiệp

không ngừng thay đổi, với một thế giới không ngừng biến động, giúp người học phát

triển tối đa các tố chất sẵn có nhằm đáp ứng được mục đích đào tạo.

Các ngành nghề chính quyền tỉnh hỗ trợ đào tạo có thể là các ngành nghề theo

yêu cầu của thị trường lao động. Tức là sau khi được đào tạo, người nông dân có thể

đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị, tổ chức có nhu cầu về lao động và tìm được

việc làm. Thông thường, các ngành nghề này là các ngành nghề phi nông nghiệp.

Người được đào tạo sau đó sẽ làm việc trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nhà

máy… (có thể coi là khu vực chính thức). Chính quyền tỉnh hỗ trợ đào tạo ngành

nghề này đối với nông dân bị mà tỷ lệ đất bị thu hồi trên diện tích đất còn lại cao

hoặc đối với đối tượng bị thu hồi đất là người trẻ tuổi.

Các ngành nghề chính quyền tỉnh hỗ trợ đào tạo cũng có thể là các nghề mà với

kỹ năng được đào tạo, người nông dân có thể tự chủ động tạo việc làm cho chính mình

hoặc cho gia đình mình. Thông thường các ngành nghề này có gắn bó mật thiết hoặc

có liên quan đến nghề nghiệp cũ của họ là nghề nông, hoặc các công việc họ có thể

làm ngay tại gia đình mà không cần làm việc tại các khu vực chính thức. Chính quyền

cấp tỉnh hỗ trợ đào tạo ngành nghề này đối với nông dân mà tỷ lệ đất bị thu hồi trên

diện tích đất còn lại thấp, hoặc đối với nông dân bị thu hồi đất là người nhiều tuổi.

2.2.1.2. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia các chương trình xuất

khẩu lao động

Ở các quốc gia đang phát triển có đông dân, XKLĐ là một trong những

phương thức giải quyết việc làm vô cùng quan trọng. Lao động đi làm việc tại các thị

trường lao động nước ngoài chủ yếu lao động có trình độ tay nghề thấp, làm các công

việc đòi hỏi thấp về kỹ năng, tay nghề. Đặc điểm này rất phù hợp với kỹ năng, tay

nghề của lao động nông nghiệp. Chính vì thế hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm giải

quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất cần chú trọng ưu tiên cho các đối tượng

này tham gia vào thị trường XKLĐ.

Page 49: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

42

Đối với nông dân bị thu hồi đất có nhu cầu tham gia đi lao động ở nước ngoài,

chính quyền tỉnh ưu tiên giải quyết thông qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của

thị trường lao động cụ thể. Chính quyền tỉnh yêu cầu các công ty môi giới lao động

phải ưu tiên tuyển chọn, đào tạo cho nông dân bị thu hồi đất, tạo cơ hội cho họ tham

gia vào các chương trình XKLĐ.

Chính quyền tỉnh có thể cấp kinh phí đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

thông qua các công ty môi giới lao động để các công ty này đào tạo nghề cho nông

dân bị thu hồi đất, đáp ứng yêu cầu của từng loại thị trường XKLĐ cụ thể.

Ngoài những hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho nông dân bị thu hồi đất tham gia đào

tạo, học nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, chính quyền tỉnh có thể

phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất thông qua

cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Các khoản tín dụng ưu đãi được

cung cấp thông qua các tổ chức tín dụng (TCTD) của Nhà nước hoặc các quỹ của Nhà

nước thành lập vì mục tiêu hỗ trợ nhất định. Các khoản tín dụng ưu đãi thường được

cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại, không cần có tài sản thế chấp, thời

hạn vay phù hợp với thời hạn tham gia XKLĐ của lao động bị thu hồi đất.

2.2.1.3. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất, kinh doanh

Chính quyền cấp tỉnh có thể thực hiện nhiều hình thức để hỗ trợ người nông

dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất kinh doanh.

Một là, chính quyền tỉnh hỗ trợ thông qua giao đất dịch vụ để người nông dân

bị thu hồi đất chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh dịch vụ. Hình thức hỗ trợ này

phù hợp với đối tượng nông dân bị thu hồi hết hoặc bị thu hồi phần lớn diện tích đất

nông nghiệp và tỉnh còn quỹ đất để giao cho người bị thu hồi đất. Hình thức hỗ trợ

này phù hợp với người nông dân có đất bị thu hồi cho mục đích phát triển các KCN

hoặc khu đô thị.

Hai là, Chính quyền tỉnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất,

kinh doanh thông qua các chính sách khuyến khích người lao động mở mang những

ngành nghề mới, nâng cao năng lực, uy tín và thương hiệu của các ngành nghề truyền

thống. Chính quyền tỉnh tập trung hỗ trợ phát triển các ngành nghề đáp ứng yêu cầu

phát triển của đô thị như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế

Page 50: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

43

biến, cung cấp lương thực, thực phẩm, các ngành dịch vụ,... Hỗ trợ phát triển sản

xuất nông nghiệp thông qua hỗ trợ cho vay vốn với điều kiện ưu đãi, hỗ trợ giống

cây trồng vật nuôi, kết cấu hạ tầng(KCHT), công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ

sản phẩm... Đối với nông dân hoặc nhóm nông dân có năng lực sản xuất theo quy mô

lớn, Chính quyền tỉnh hỗ trợ để xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh trên quy mô lớn. Chính quyền tỉnh hỗ

trợ phát triển các ngành nghề truyền thống, các nghề phụ, nghề phi nông nghiệp với

sản phẩm có giá trị cao ở trong nước và thế giới.

Hình thức hỗ trợ này phù hợp với nông dân bị mất ít đất hoặc có khả năng,

năng lực chuyển sang ngành nghề sản xuất kinh doanh mới hoặc có khả năng mở

rộng quy mô, nâng cao năng suất lao động ngành sản xuất nông nghiệp nếu có sự hỗ

trợ từ phía Chính quyền tỉnh.

2.2.2. Hỗ trợ cho bên cầu trên thị trƣờng lao động

2.2.2.1. Ưu đãi đối với các đơn vị kinh tế sử dụng lao động là nông dân bị

thu hồi đất

Đối với các đơn vị kinh tế sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất, Chính

quyền tỉnh có thể hỗ trợ trực tiếp thông qua cấp kinh phí để đơn vị đào tạo lao động

đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Thông qua hỗ trợ kinh phí đào tạo cho

các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tạo ra lực lượng lao động đáp ứng tốt yêu

cầu công việc, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất được ưu đãi

tiền sử dụng đất, được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian

nhất định. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi

về tín dụng đối với các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động là nông dân bị thu hồi

đất. Các quỹ tài chính của Nhà nước được hình thành với các mục tiêu hỗ trợ doanh

nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng lao động là nông dân bị thu

hồi đất. Các ưu đãi có thể thực hiện là tăng cho vay, cấp tín dụng với lãi suất thấp,

thời gian cho vay dài và cho vay không cần thế chấp đối với doanh nghiệp sử dụng

nhiều lao động bị thu hồi đất. Các quy định về chính sách ưu đãi thông thường do

Page 51: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

44

Trung ương ban hành. Ở địa phương, Chính quyền tỉnh có vai trò tổ chức thực hiện

các chính sách của Trung ương, phối hợp, hỗ trợ cho các cơ quan chuyên môn thực

hiện các chính sách ưu đãi trong các lĩnh vực như thuế, tín dụng đối với doanh

nghiệp sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất.

Hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là nông dân bị

thu hồi đất phải đi kèm với điều kiện doanh nghiệp phải sử dụng lao động trong một

thời hạn nhất định theo cam kết với Nhà nước. Hỗ trợ của Nhà nước sẽ bị cắt giảm,

thậm chí bãi bỏ nếu doanh nghiệp giảm dần sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi

đất hoặc sa thải lao động. Thực hiện biện pháp hỗ trợ này đòi hỏi phải có sự giám sát

chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ Nhà nước.

2.2.2.2. Ban hành quy định yêu cầu các đơn vị kinh tế sử dụng đất thu hồi

phải tuyển dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, để hỗ trợ tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất, Nhà nước cần quy định các đơn vị kinh tế sử dụng đất thu hồi phải

tạo điều kiện tiếp nhận lao động là nông dân có đất bị thu hồi. Đây có thể coi là biện

pháp tiên quyết để doanh nghiệp được phép thu hồi và sử dụng đất của nông dân.

Các cam kết tuyển dụng, sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất cần được xây

dựng ngay trong giai đoạn chuẩn bị GPMB. Cam kết được xây dựng thành các kế

hoạch, phương án, lộ trình thực hiện rõ ràng. Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải

thực hiện và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện cam kết của doanh nghiệp.

Cùng với cam kết tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất, doanh nghiệp

phải có kế hoạch cụ thể về chương trình, nội dung, ngành nghề đào tạo cho lao động

là nông dân bị thu hồi đất có nhu cầu làm việc và có khả năng học nghề, đáp ứng yêu

cầu của doanh nghiệp.

Cam kết tuyển dụng, sử dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất của doanh

nghiệp cần được thực hiện trong một khoảng thời gian đủ dài, đủ để tạo ra việc làm,

thu nhập ổn định cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Ở địa phương,

Chính quyền cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định này, đồng

thời giám sát việc tuân thủ các quy định này của các đơn vị kinh tế sử dụng đất nông

nghiệp thu hồi.

Page 52: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

45

2.2.2.3. Tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất,

kinh doanh trên địa bàn, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư

Môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa

bàn là tổng thể các yếu tố, các yếu tố này thúc đẩy, khuyến khích hoạt động của các

đơn vị sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp. Về cơ bản, đó chính là tạo lập môi

trường kinh doanh. Các yếu tố hình thành môi trường kinh doanh rất đa dạng. Đó là

các thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp, gia nhập thị trường, các quy định liên

quan đến việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp trong quá

trình hoạt động…

Chính quyền tỉnh thường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa

thủ tục cấp phép đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh. Các thủ tục hành

chính này được quy định rõ ràng và được công bố công khai, minh bạch. Trong đó,

xác định nhiệm vụ trách nhiệm của mỗi vị trí, mỗi bộ phận, cơ quan thuộc bộ máy

quản lý hành chính trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư

của doanh nghiệp vào địa phương.

Chính quyền tỉnh có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá

trình xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào địa phương thông qua tổ chức các cuộc

tiếp xúc, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, thông qua việc điều tra, lấy ý

kiến của các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện cơ chế chính sách

và thu hút đầu tư của doanh nghiệp… Chính quyền tỉnh có thể hỗ trợ các doanh

nghiệp thông tin liên quan đến đầu tư vào địa phương,...

Để thu hút đầu tư, Nhà nước cần thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư

(XTĐT) và ban hành các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa

phương. XTĐT là hoạt động quảng bá cơ hội đầu tư, giới thiệu chính sách đầu tư, ưu

đãi, hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Các hoạt

động này do các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các

tổ chức, các doanh nghiệp… thực hiện dưới nhiều hình thức.

Xúc tiến đấu tư có 2 hình thức, XTĐT trực tiếp và XTĐT gián tiếp. XTĐT

trực tiếp là XTĐT bằng cách trao đổi và quảng bá thông tin một cách trực tiếp cho

các nhà đầu tư thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, các cuộc hội thảo, hội chợ…

Page 53: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

46

Trong đó, bên xúc tiến cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác đến các nhà

đầu tư. XTĐT gián tiếp là hình thức xúc tiến thông qua hoạt động trung gian như

kênh thông tin đại chúng để có thể đem tới các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và

chính xác giúp cho các nhà đầu tư tìm thấy các cơ hội để ra quyết định đầu tư. Công

cụ tuyên truyền được các cơ quan Nhà nước tích cực sử dụng dưới nhiều hình thức

như đưa ra danh mục các lĩnh vực và địa bàn được Nhà nước ưu đãi đầu tư và phổ

biến rộng rãi trên các phương tiện truyền tin công khai, dễ tiếp cận như các trang

mạng XTĐT.

Chính quyền tỉnh cũng thường tổ chức hội nghị các nhà đầu tư, tiếp xúc trực

tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng. Hoạt động XTĐT chủ yếu bao gồm:

- Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông

tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư. Thông tin về môi trường đầu tư

là rất quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tư khi quyết định địa điểm đầu tư. Nó sẽ

quyết định dự án của nhà đầu tư có thể thực hiện được không.

- Tổ chức các cơ sở XTĐT trong nước và nước ngoài nhằm vận động, hỗ trợ,

hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách ưu đãi, quy định pháp luật về đầu tư và

lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

- Xây dựng danh mục dự án thu hút vốn đầu tư, danh mục dự án thu hút vốn

đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển KT -

XH trong từng thời kỳ.

Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi

Nhà nước có thể khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thông qua đó tạo ra nhiều

việc làm mới cho nông dân thông qua việc trực tiếp cấp các khoản tín dụng ưu đãi

cho doanh nghiệp. Chính sách tín dụng ưu đãi (cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi hoặc

hỗ trợ lãi suất) có thể được thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp trước hoặc sau đầu tư

của doanh nghiệp. Ở cấp tỉnh, chủ thể thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với

doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là các ngân hàng, TCTD của tư

nhân và Nhà nước. Ngân hàng nhà nước đặt tại địa phương cũng là cơ quan giám

sát việc thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước của các ngân hàng và TCTD.

Page 54: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

47

Ngoài ra, các quỹ tài chính như quỹ bảo lãnh dưới sự thành lập, quản lý của chính

quyền tỉnh cũng là công cụ đắc lực để thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng.

Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai

Ở cấp tỉnh, chính sách đất đai là một trong những chính sách có ảnh hưởng

nhiều nhất đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Trong đó, thủ tục giao đất, cấp đất,

giá thuê đất, quy hoạch sử dụng đất và quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất

là những chính sách liên quan đến đất đai được thực hiện tại địa phương, có tác động

thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào địa phương. Ở Việt Nam, chính quyền tỉnh có

quyền xác định và xây dựng khung giá đất trên địa bàn trong khuôn khổ quy định của

pháp luật. Chính vì thế, ở nhiều tỉnh, giá thuê đất cũng như các thủ tục liên quan đến

cấp đất, giao đất cho nhà đầu tư, cho nhà đầu tư thuê đất được coi là công cụ chủ yếu

trong cạnh tranh thu hút đầu tư.

Có hai phương thức để hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp. Một là,

đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp, Nhà nước giao đất,

cho thuê đất để xây dựng mặt bằng sản xuất hoặc xây dựng các khu sản xuất tập

trung với các điều kiện hạ tầng sẵn có cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các

ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận

nguồn lực này, gồm: miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; đảm bảo cho

doanh nghiệp thuê đất trong thời gian dài. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

sản xuất cho doanh nghiệp. Hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp xây dựng các cơ sở

vật chất đáp ứng các điều kiện sản xuất, kinh doanh. Hai là, đối với doanh nghiệp

trực tiếp tổ chức sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp với nhu cầu về diện tích đất khá

lớn, chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động trong ngành trồng trọt, doanh nghiệp chỉ

có thể có đất cho sản xuất nông nghiệp thông qua liên kết, hợp tác với người nông

dân có đất. Nhà nước sẽ thúc đẩy tiến trình này thông qua hỗ trợ người nông dân dồn

điền đổi thửa, tập trung ruộng đất, hỗ trợ quy định, thủ tục về góp vốn bằng quyền sử

dụng đất của nông dân vào doanh nghiệp và xây dựng cơ chế chặt chẽ để đảm bảo

hợp đồng liên kết được thực hiện, hỗ trợ để đào tạo người nông dân có kỹ năng, tay

nghề trở thành người lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Để tăng độ hấp

dẫn của đầu tư vào vùng, ngành nghề nào đó, chính quyền địa phương có thể hỗ trợ

Page 55: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

48

chi phí dàn xếp với dân để tập trung đất, hỗ trợ xây dựng KCHT ngoài dự án ở mức

độ nhất định.

2.2.3. Hỗ trợ cho trung gian trên thị trƣờng lao động

2.2.3.1. Hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề

Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở dạy nghề là tổ chức nắm bắt nhu cầu

của bên cần lao động để cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề. Hệ thống các cơ sở đào

tạo nghề bao gồm các cơ sở của Nhà nước và tư nhân. Nhà nước cần phải hỗ trợ cả

hai hệ thống đào tạo nghề nói trên. Ở các quốc gia, Nhà nước đều rất quan tâm đến

lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong đó có dạy nghề. Ở các nền kinh tế thị trường phát

triển, cho dù khu vực giáo dục, đào tạo tư nhân có phát đến mức nào thì Nhà nước

vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy vậy, Nhà nước không nhất

thiết phải trực tiếp cung cấp các dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề mà vẫn có thể quan

tâm đến lĩnh vực này thông qua cách thức khác, đó là hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ

trợ đào tạo nghề của tư nhân.

Các hình thức hỗ trợ trực tiếp bao gồm hỗ trợ tài chính để đầu tư cơ sở vật

chất phục vụ hoạt động dạy nghề, đào tạo, nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề,

đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị

trường lao động. Các hình thức hỗ trợ phổ biến là cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho

các cơ sở đào tạo nghề có nhu cầu vay vốn, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

cho các cơ sở đào tạo nghề hoặc quy định mức thuế suất thấp hơn thuế thu nhập đánh

vào hoạt động của các lĩnh vực khác.

Để chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như để nâng cao chất lượng

đào tạo nghề, các nước thường trao nhiều quyền cho người sử dụng dịch vụ đào tạo

nghề. Tức là thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở đào tạo nghề, Nhà nước cấp các

phiếu đào tạo hoặc phiếu học nghề cho người có nhu cầu học nghề. Người học được

chủ động lựa chọn ngành nghề, cơ sở đào tạo và nộp các phiếu đào tạo, phiếu học

nghề vào các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí

tương ứng với số người học, số phiếu đào tạo nộp vào cơ sở đào tạo. Như vậy, cơ sở

đào tạo nào có chất lượng đào tạo tốt, thu hút được đông người học sẽ được Nhà

nước hỗ trợ nhiều và ngược lại. Cách vận hành cơ chế hỗ trợ này giúp đạt được mục

tiêu hỗ trợ hiệu quả thông qua việc tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo nhằm

Page 56: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

49

tạo ra chất lượng dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu người học vừa được thụ hưởng

chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

2.2.3.2. Hỗ trợ cho các tổ chức môi giới việc làm

Các tổ chức môi giới việc làm là một trong các trung gian trên thị trường lao

động. Họ là cầu nối, liên kết bên cung lao động với bên cầu lao động. Các tổ chức

môi giới việc làm được hình thành dưới dạng doanh nghiệp hoặc các trung tâm giới

thiệu việc làm. Đây có thể là các đơn vị hoạt động công ích hoặc tư nhân hoạt động

vì lợi nhuận.

Ở các quốc gia có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam, các

doanh nghiệp XKLĐ vừa trực tiếp là một bộ phận của hệ thống công cụ thị trường,

vừa có vai trò của hệ thống dịch vụ việc làm bởi vì đảm nhiệm nhiều chức năng

như: Tìm kiếm hợp đồng tuyển dụng lao động ở nước ngoài, tuyển chọn lao động

trong nước, đào tạo người lao động, đưa lao động ra nước ngoài làm việc và quản

lý, đưa họ về nước khi hết hợp đồng. Vì thế, doanh nghiệp XKLĐ là trung gian để

đưa người lao động có nhu cầu cung ứng lao động gặp được người có nhu cầu mua,

sử dụng ở nước ngoài, tiến hành các hoạt động dịch vụ để tạo điều kiện tốt nhất cho

quan hệ cung - cầu sức lao động đó được thực hiện. Sự phát triển của các doanh

nghiệp dịch vụ XKLĐ đã góp phần không nhỏ vào việc tạo lập, mở rộng thị trường

XKLĐ, giải quyết việc làm, đóng góp tài chính cho ngân sách quốc gia và tăng thu

nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.

Để thị trường lao động phát triển, Nhà nước cần hỗ trợ cho các tổ chức này.

Phương thức hỗ trợ là tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho các đơn vị hoạt động môi

giới XKLĐ. Mức độ ưu đãi gia tăng theo lượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất

được đơn vị môi giới đưa đi lao động nước ngoài. Hình thức ưu đãi bao gồm ưu đãi

về tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Ngoài ra, sự phát triển thị trường XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động

xúc tiến của các cơ quan quản lý Nhà nước ở nước ngoài. Thông qua tổ chức hội

thảo giới thiệu, giải thích về chế độ, chính sách đối với người nước ngoài làm việc

tại các thị trường, các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ sẽ hiểu rõ hơn phía đối

tác. Từ đó, doanh nghiệp XKLĐ sẽ giải thích, định hướng đầy đủ cho người lao

Page 57: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

50

động về nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia lao động tại các thị trường lao

động ngoài nước.

2.3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG TỚI HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC

NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT

2.3.1. Nhân tố chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng

* Chủ trương, chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

của Trung ương

Chủ trương, chính sách hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất của Trung ương là

toàn bộ các quan điểm, tư tưởng, các quy định, công cụ chính sách, các biện pháp tổ

chức triển khai và nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính dành cho việc hỗ trợ tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

Mô hình cũng như cách thức thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước ở các quốc gia

quy định mối liên hệ cũng như tác động, ảnh hưởng qua lại của chính quyền các cấp.

Ở Việt Nam, chính quyền cấp tỉnh phụ thuộc khá nhiều vào cấp Trung ương trong

hoạch định chính sách. Cấp tỉnh chủ yếu tổ chức thực hiện và cụ thể hóa các chính

sách của Trung ương. Hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất nông nghiệp cũng vậy, các hỗ trợ của cấp tỉnh phụ thuộc và chịu

ảnh hưởng bởi chủ trương chính sách giải quyết vấn đề này của cấp Trung ương.

Các quy định của Trung ương về hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất phù hợp, khoa học, cụ thể sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai ở cấp tỉnh và các

cấp thấp hơn. Ngược lại, các quy định của Trung ương không phù hợp, mâu thuẫn

nhau, thiếu tính cụ thể sẽ tạo ra khó khăn cho cấp dưới khi triển khai thực hiện các

chính sách.

Do đặc thù phân cấp quản lý tài chính công ở Việt Nam, trong đó ngân sách

tập trung nhiều ở Trung ương, do đó hỗ trợ của cấp tỉnh cho nông dân bị thu hồi đất

ở địa phương phụ thuộc khá nhiều vào nguồn kinh phí Trung ương cấp, từ các Quỹ

thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các định chế tín dụng của Nhà

nước... Nếu nguồn kinh phí hỗ trợ dồi dào thì hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ

phát triển sản xuất, XKLĐ… cũng sẽ thuận lợi hơn.

Page 58: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

51

* Chính sách phát triển kinh tế của Trung ương

Các chính sách phát triển kinh tế do Trung ương ban hành bao gồm toàn bộ

các biện pháp, công cụ để phát triển kinh tế. Các chính sách phát triển kinh tế rất đa

dạng, phong phú, bao gồm các chính sách tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,

chính sách phát triển các ngành nghề ở nông thôn, các doanh nghiệp…

Khi các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đúng đắn và thích hợp sẽ

tạo ra động lực khuyến khích các chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động mở rộng

đầu tư nhằm thu lợi nhuận, tạo việc làm, khai thác tối ưu mọi nguồn lực vào mục tiêu

phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chính sách kinh tế vĩ mô: Nếu chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, ổn định sẽ

khuyến khích đầu tư, chi tiêu của các hộ, khuyến khích xuất khẩu từ đó làm gia tăng

tổng cầu của nền kinh tế, do đó thu hút nhiều đầu vào, trong đó có lao động, để gia

tăng sản lượng. Ngược lại, khi các chính sách vĩ mô của Nhà nước không phù hợp,

nó sẽ kìm hãm và tạo nên tâm lý chán nản trong đầu tư kinh doanh, quy mô sản xuất

thu hẹp dẫn đến việc làm giảm sút. Điều đó làm cho các chính sách hỗ trợ của Nhà

nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất bị giảm hiệu quả tác động.

- Chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): Nhà nước tạo mọi

điều kiện cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích phát triển khu vực dân

doanh, phát triển các DNNVV như: hỗ trợ về công nghệ, vốn, mặt bằng sản xuất, đào

tạo lao động... sẽ tạo cơ hội cho các DNNVV phát triển. Sự phát triển của các

DNNVV, các hộ kinh doanh đã tạo ra nhiều chỗ làm mới cho người lao động, nhất là

lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, có độ tuổi cao khó tìm việc làm ở

các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ lớn. Ngược lại, nếu chính sách đối với

DNNVV không phù hợp sẽ hạn chế, thậm chí cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Từ đó hạn chế mở rộng sản xuất, hạn chế tạo việc làm cho lao động nói chung, lao

động bị thu hồi đất nói riêng.

- Chính sách phát triển các ngành nghề ở nông thôn: Phát triển các ngành công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các địa phương là một trong những hướng đi

có hiệu quả để tạo việc làm cho người lao động, nhất là nông dân sau thu hồi đất có

Page 59: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

52

trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp hoặc chưa qua đào tạo nghề. Nếu

chính sách phát triển các ngành nghề ở nông thôn được thiết kế phù hợp, tổ chức

triển khai hiệu quả sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nông dân bị thu hồi đất và

ngược lại.

- Chính sách XKLĐ: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất thông qua hoạt

động xuất khẩu lao động ta nước ngoài là hướng đi có hiệu quả để tạo việc làm và

nâng cao thu nhập cho người lao động. Chính sách xuất khẩu lao động được xây

dựng phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động, hoạt động xúc tiến, mở rộng,

tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động nếu được thực hiên hiệu quả sẽ mở ra cơ hội thị

trường với nhiều việc làm, thu nhập cao cho người nông dân bị thu hồi đất.

2.3.2. Quy mô, tốc độ thu hồi đất nông nghiệp

Quy mô và tốc độ thu hồi đất thể hiện ở sự gia tăng về giá trị và tỷ lệ tăng diện

tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Quy mô thu hồi đất lớn, tốc độ thu hồi đất cao dẫn

đến gia tăng nhanh chóng lượng lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm. Điều

này tạo sức ép mạnh hơn lên các chính sách hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm tạo

việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Quá trình này đòi hỏi chính sách hỗ trợ của

chính quyền tỉnh phải được xây dựng một cách khoa học, phù hợp thực tiễn và được

triển khai nhanh mới có thể đáp ứng được yêu cầu tạo việc làm cho lượng lớn lao

động bị thu hồi đất. Quy mô, tốc độ thu hồi đất lớn còn ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà

nước ở chỗ đặt ra yêu cầu, đòi hỏi Nhà nước phải chủ động, có kế hoạch hỗ trợ bài

bản mới có khả năng chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công

nghiệp, thương mại, dịch vụ bởi lẽ luôn có một độ trễ nhất định để lượng lao động bị

đẩy ra khỏi sản xuất nông nghiệp do quá trình thu hồi đất có thể đáp ứng được yêu

cầu làm việc trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là các lĩnh vực đòi hỏi có trình độ

chuyên môn, có tay nghề, có ý thức kỷ luật lao động cao.

2.3.3. Ý thức, năng lực của ngƣời nông dân bị thu hồi đất

Ý thức, năng lực của người nông dân bị thu hồi đất có ảnh hưởng không nhỏ tới

hàng loạt vấn đề liên quan đến hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh nhằm tạo việc làm. Đó

là các yếu tố năng suất lao động, số lượng, chất lượng nguồn lao động, khả năng tham

gia và thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động, khả năng thiết lập các mối quan

hệ về việc làm của người lao động, khả năng chuyển đổi nghề, tự tạo việc làm...

Page 60: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

53

Nếu chính quyền tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ để

người bị thu hồi đất có việc làm nhưng bản thân người có đất bị thu hồi không nỗ

lực, tích cực học nghề, tìm việc làm thì các biện pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh

cũng trở nên phi hiệu quả. Thậm chí nếu thói quen, tư duy, thái độ đối với công việc,

tác phong làm việc, kỷ luật lao động không được hình thành, thay đổi cho phù hợp

với công việc mới, nhất là công việc tại các đơn vị sản xuất, tại các doanh nghiệp,

người nông dân bị thu hồi đất vẫn đứng trước nguy cơ mất việc làm mới.

Việc thu hồi đất để hình thành các KCN, khu đô thị mới đã góp phần quan

trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động của địa

phương. Tuy nhiên, do người nông dân bị thu hồi đất có xuất phát điểm thấp về trình

độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật do đó đã tạo ra sự không phù hợp giữa

cung - cầu lao động. Thậm chí, với những tác phong thiếu chuyên nghiệp, tâm lý tiểu

nông cũng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của họ.

Ý thức, năng lực của người nông dân bị thu hồi đất không chỉ quyết định khả

năng tham gia và thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động của bản thân người

lao động mà còn là căn cứ để những nhà hoạch định chính sách KT - XH lựa chọn

mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô, là căn cứ để những người sử

dụng lao động đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả. Vì vậy,

chính quyền tỉnh cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề, chuyển đổi nghề

cho nông dân. Các chương trình dạy nghề cho nông dân sau thu hồi đất phải phù hợp

với lứa tuổi, khả năng, giới tính và nhất là phải phù hợp với thực tế địa phương, địa

phương lân cận, hoặc thị trường lao động thế giới. Bên cạnh đào tạo chuyên môn, đối

với nông dân bị thu hồi đất còn cần chú ý đào tạo để hình thành thái độ làm việc, kỷ

luật lao động nghiêm túc. Có như vậy mới tạo ra việc làm cho nông dân sau thu hồi

đất một cách bền vững, tạo thu nhập ổn định, lâu dài.

2.3.4. Tiềm lực kinh tế, vị trí địa lý và lợi thế của địa phƣơng

Tiềm lực kinh tế của địa phương có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hỗ trợ tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất. Với điều kiện kinh tế phát triển, địa phương có cơ

sở tạo ra nhiều cơ hội để tạo việc làm cho người lao động. Địa phương có thể đẩy

Page 61: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

54

mạnh phát triển sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, mở rộng quy mô đầu

tư, sản xuất, thu hút và tạo việc làm cho người lao động nói chung, nông dân bị thu

hồi đất nói riêng. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất không chỉ cần sử dụng nguồn lực của Trung ương mà còn cần sử dụng nguồn lực

từ các địa phương. Do đó, khi kinh tế phát triển, ngân sách địa phương thường dồi

dào, địa phương có nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các chương trình, dự án,

đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất, từ đó tăng thêm cơ hội việc

làm cho họ.

Ngoài ra, những thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) giao

thông cùng với tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn cũng tác động tới hỗ trợ của

chính quyền tỉnh nhằm tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Sự thuận lợi về

vị trí địa lý, tác động của vùng kinh tế tạo cho địa phương có khả năng, cơ hội và

nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn lực nội tại cũng như khai

thác, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, góp phần tạo việc làm cho người lao động không chỉ trong nội tại địa phương

đó mà còn có khả năng đưa lao động sang các địa phương lân cận để tìm việc làm.

Chiến lược phát triển KT-XH của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến

tạo việc làm cho nông dân sau thu hồi đất. Chiến lược này thường được cụ thể hóa

bằng quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Nếu quy hoạch phát triển KT-XH

của địa phương đảm bảo tính khoa học, có tính khả thi, phù hợp và khai thác được

tiềm năng, lợi thế của địa phương thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện

thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, do đó người lao động nói chung, nông dân bị

thu hồi đất nói riêng có điều kiện tìm việc làm. Quy hoạch phát triển KT-XH của địa

phương thường gắn chặt với điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương; có lộ trình

và các nguồn lực hợp lý để thực hiện... Quy hoạch phát triển KT-XH lại được cụ thể

hóa bằng quy hoạch quản lý và sử dụng đất của địa phương. Quy hoạch sử dụng đất

tốt, tức là việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai, những phương án lựa chọn và áp

dụng các phương án sử dụng đất để mang lại lợi ích cao nhất cho người sử dụng đất,

kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xây dựng phù hợp sẽ tạo điều kiện

Page 62: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

55

cho lộ trình thu hồi đất thực hiện tốt, gắn kết được việc thu hồi đất với chuyển đổi

nghề nghiệp, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất.

2.3.5. Thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế

Sự phát triển của thị trường lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của

người lao động. Nếu thị trường lao động phát triển, cung, cầu lao động dễ dàng gặp

nhau, việc làm sẽ được giải quyết. Ngược lại, thị trường lao động kém phát triển thì

các bên cung - cầu lao động khó gặp nhau, người lao động và người sử dụng lao

động khó gặp được nhau, dẫn đến nỗ lực tạo việc làm cho người lao động khó khăn.

Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập, lao động được dịch chuyển không chỉ từ

địa phương này, sang địa phương khác, vùng này sang vùng khác mà còn từ quốc gia

này sang quốc gia khác. Chính vì thế nhu cầu của thị trường lao động quốc tế cũng là

một trong những nhân tố quan trọng có tác động đến hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Chính sách hỗ trợ của chính quyền tỉnh chỉ phát

huy hiệu quả, chỉ có sự cộng hưởng khi thị trường lao động quốc tế phát triển.

2.3.6. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương

Hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là

hoạt động có sự phối hợp của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệu quả của chính

sách hỗ trợ phụ thuộc rất lớn vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức

thực thi nhiệm vụ. Bởi chính họ là những người trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện

chính sách hỗ trợ. Vì vậy, để hỗ trợ có hiệu quả, đúng nguyên tắc, đạt mục tiêu thì đội

ngũ cán bộ này phải được đào tạo để có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc

trong lĩnh vực mình phụ trách, có khả năng am hiểu pháp luật, quy định cũng như cơ chế

chính sách liên quan đến thu hồi đất, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi.

Hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là

chính sách đòi hỏi sử dụng nguồn lực tài chính công. Đối tượng thụ hưởng chính sách

lại là người nông dân có trình độ thấp, không am hiểu về pháp luật, về cơ chế chính

sách, về quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình, về những chính sách liên quan đến

quyền, lợi ích chính đáng của chính mình, do vậy, nguy cơ cán bộ, công chức quản lý

nhà nước và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ lợi dụng sự kém hiểu biết của người

Page 63: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

56

nông dân để làm sai, trục lợi rất dễ xảy ra. Chính vì thế, bên cạnh năng lực chuyên môn,

cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực thu hồi đất và hỗ trợ người có đất bị thu hồi

còn cần có đạo đức công vụ tốt. Năng lực chuyên môn và đạo đức của người thực hiện

chính sách có tác động rất lớn tới hiệu quả thực thi, triển khai chính sách.

Chính quyền tỉnh phải thật sự nỗ lực trong hoạt động hỗ trợ. Sự nỗ lực phải

được thể hiện trong tư duy, hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà

nước về kinh tế ở tất cả các cấp từ tỉnh đến xã. Đó là mong muốn, tâm huyết đảm bảo

sinh kế cho người nông dân bị thu hồi đất. Mặc dù người bị thu hồi đất được đền bù,

bồi thường nhưng tạo ra việc làm mới thật sự mang lại sinh kế lâu dài cho người dân.

Do đó, để hỗ trợ thành công, trước hết cần nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản

lý nhà nước trong lĩnh vực này ở tất cả các cấp chính quyền.

Có thể thấy rằng mỗi yếu tố có tính độc lập tương đối, song giữa các yếu tố có

mối quan hệ, tác động lẫn nhau trong hỗ trợ tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi

đất. Vì vậy hỗ trợ của chính quyền tỉnh nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân bị

thu hồi đất phải quan tâm tới tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đã phân tích ở trên.

2.4. KINH NGHIỆM HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG NHẰM TẠO

VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO

TỈNH HƢNG YÊN

2.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

2.4.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Năm 1997, Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và

đến cuối năm 2003 được Chính phủ xếp hạng là đô thị loại I cấp quốc gia. Là một

thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, trong những năm qua, Đà

Nẵng đã thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp. Kết quả khảo sát ở Đà Nẵng cho

thấy, lao động trong khu vực nông nghiệp - ngư nghiệp thì có 30,05% giữ nguyên

nghề cũ, chuyển sang nghề khác là 18,94%, có việc làm không ổn định là 16,17% và

không có việc làm là 34,84% [1]. Hơn nữa, trong số này có nhiều người có nhu cầu học

nghề còn lại là không đủ điều kiện để học nghề; số lượng lao động mất việc làm khá lớn

đang trở thành những bức xúc đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp để khắc phục.

Page 64: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

57

Đứng trước những vấn đề này thành phố đã thực hiện những giải pháp để góp

phần tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là cho nông dân ở ngoại thành bị thu

hồi đất do tác động của quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá.

Một là, thành phố hỗ trợ thông qua cho vay vốn để sản xuất kinh doanh từ

nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Giai

đoạn 2003 - 2012, tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm thành phố đang quản

lý, điều hành là 79,508 tỷ đồng, trong đó có 30,400 tỷ đồng từ ngân sách thành phố

uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với đối tượng thuộc diện thu hồi

đất sản xuất, di dời, giải toả. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hỗ trợ cho 9.484

dự án, với số tiền cho vay 197,901 tỷ đồng. Các dự án tập trung chủ yếu trong các

ngành, nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ chiếm 55,5%; chế biến, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ

sản chiếm 22,05%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 23%.

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm cũng đóng vai trò lồng ghép các chương trình

phát triển kinh tế các địa phương, cơ sở, tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế

được vay vốn tạo việc làm. Thông qua nguồn vốn đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho

trên 16.293 lao động, chiếm 5,43% tổng số lao động được giải quyết việc làm [1].

Dự án vay vốn tạo việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm

và Dạy nghề tính từ năm 2011- 2013, tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm

hiện đang quản lý, điều hành là 88,338 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách trung

ương bố trí 49,838 tỷ đồng và nguồn ngân sách địa phương ủy thác từ ngân sách

thành phố 38,5 tỷ đồng để thực hiện cho vay đối với hộ di dời, giải tỏa, thu hồi đất

sản xuất. Trên cơ sở nguồn Quỹ được phân bổ ước tính trong giai đoạn 2011 - 2013

đã duyệt cho vay 4.312 dự án (đạt 120,6% so với kế hoạch), với tổng số vốn cho vay

91,439 tỷ đồng (đạt 137,9% so với kế hoạch) và giải quyết việc làm cho 5.723 lao

động (đạt 127,2%), trong số đó có 68% là lao động nữ và 44,5% là lao động các hộ

thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa [1].

Hai là, tăng đầu tư ngân sách và mở rộng hoạt động dạy nghề, tiếp tục duy trì

chỉ tiêu dạy nghề ngắn hạn do ngân sách đài thọ. Giai đoạn 2010 – 2013 đã tuyển

sinh đào tạo nghề cho 1.396 lao động thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất với tổng

Page 65: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

58

kinh phí đào tạo là 1.773 tỷ đồng [1].

Thành phố tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho 01 cơ sở

dạy nghề (Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang) nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề cho

lao động nông thôn nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói riêng với kinh phí là 699

triệu đồng. Thành phố đã hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài

cho 11 giáo viên thuộc 02 Trường Cao đẳng nghề với 3 nghề Cơ điện tử, Công nghệ ô

tô và Điện Công nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề, kinh phí

thực hiện là 2,685 tỷ đồng [1].

Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí của Thành phố, Sở Lao động Thương binh và

Xã hội đã phối hợp với 12 cơ sở dạy nghề (02 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung

cấp nghề, 04 trung tâm dạy nghề, 04 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề và

Hội nông dân thành phố) tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho 3.822 lao động

đặc thù với kinh phí 4,801 tỷ đồng [1].

Bên cạnh các hoạt động nói trên, năm 2011, Thành phố được Tổng cục dạy

nghề phối hợp triển khai 2 mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gồm nghề

nấu ăn tại Trường Trung cấp nghề Việt - Úc và nghề nuôi cá diêu hồng tại Trung tâm

Dạy nghề Hòa Vang, đã đào tạo cho 60 lao động nông thôn ở xã Hòa Phong - huyện

Hòa Vang, sau khoá học có 81,8% học viên có việc làm hoặc tự tạo việc làm. Ngoài

ra, Sở đã theo dõi, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề quan tâm mở rộng quan hệ với các

doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp nhằm đào tạo những kỹ năng

nghề phù hợp và giới thiệu cho người lao động sớm tìm được việc làm sau khi được

đào tạo nghề [1].

- Nhìn chung, năm 2011 - 2013, trong số lao động được trang bị những kiến

thức, kỹ năng nghề, có đến 85% lao động đã tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc

làm góp phần ổn định cuộc sống, giải quyết thêm việc làm cho những lao động khác

và phát triển kinh tế của địa phương. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

nghề cho 01 cơ sở dạy nghề (Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang) nhằm nâng cao năng

lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói riêng

với kinh phí là 699 triệu đồng [1].

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài cho 11 giáo viên

Page 66: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

59

thuộc 02 Trường Cao đẳng nghề với 3 nghề Cơ điện tử, Công nghệ ô tô và Điện

Công nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề, kinh phí thực

hiện là 2,685 tỷ đồng [1].

Ba là, khuyến khích sản xuất thông qua vận động nông dân lập trang trại, thuê

mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản tự tạo việc làm cho mình cũng như cho người khác.

Thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến ngư tăng cường

chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện kỹ thuật bồi dưỡng bổ túc nghề. Thành

phố cũng đã khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, không chỉ làm sống

lại một số ngành nghề đã có từ lâu đời ở các địa phương, khai thác được tay nghề của

các nghệ nhân, mà còn tạo điều kiện để sử dụng có hiệu quả lao động, nguyên vật liệu

sẵn có ở nông thôn để tạo ra các sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là hướng

đi đúng để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bốn là, thành phố quy định đối với các doanh nghiệp được giao đất tại các

KCN trên địa bàn giải toả phải có trách nhiệm tiếp nhận người lao động trong diện

chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá vào làm việc tại doanh nghiệp.

Năm là, Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Ðà Nẵng thường

xuyên chỉ đạo ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung

phối hợp với Hội Nông dân thành phố điều tra, khảo sát tình hình đời sống hộ lao

động bị mất đất sản xuất, di dời giải toả trên địa bàn, phân loại nguồn lao động của

các hộ để có kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp.

Kết quả, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 22.891 lao động mỗi năm,

chiếm 88,98% tổng số lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất [90].

2.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng

điểm kinh tế phía Bắc, với diện tích là 1.661 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm

63,15%; đất lâm nghiệp chiếm 5,48%. Hải Dương là tỉnh có những thay đổi lớn về

kinh tế- xã hội do tác động của việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng

như chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Song hành với kết quả đó,

Hải Dương đã có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc thu hồi đất đã tác

động đến việc làm của hàng trăm nghìn người nông dân bị thu hồi đất [91].

Page 67: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

60

Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Hải Dương đã đưa ra một số biện pháp cơ bản

để hỗ trợ tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất.

Một là, tạo việc làm qua giáo dục - đào tạo, đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề

và hướng nghiệp cho lao động nông thôn là đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp

trong đó chú trọng đến các lớp dạy nghề ngắn hạn để trang bị tay nghề cho người lao

động, thông qua đó họ có thể tìm cho mình một công việc phù hợp cũng như tự tạo

việc làm cho chính bản thân cũng như góp phần vào công việc chung của tỉnh. Tỉnh

khuyến khích các nhà đầu tư vào tỉnh sẽ được cung cấp lao động đã qua đào tạo,

trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu riêng sẽ được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo

từ ngân sách của tỉnh.

Hai là, tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển KT - XH, trước hết

là chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các

làng nghề truyền thống để thu hút lao động: trồng vải, bánh đậu xanh, bánh gai và

nhiều đặc sản khác của địa phương nhờ vậy người lao động đã được thu hút vào đây,

giảm thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho bản thân.

Ba là, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất thông qua chương trình

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao động vào các khu, cụm công

nghiệp, làng nghề. Tỉnh Hải Dương cũng tạo việc làm thông qua khuyến khích phát

triển các chương trình phát triển dịch vụ như bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn

thông,...

Bốn là, tạo việc làm thông qua nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về giải quyết việc

làm. Nguồn vốn vay này được tập trung chủ yếu cho phát triển dịch vụ nông nghiệp,

hình thành các cơ sở sản xuất tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và phục vụ cho phát triển

công nghiệp truyền thống để tạo thêm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

Năm là, tạo việc làm thông qua việc đẩy mạnh XKLĐ ra các thị trường, trong

đó chú trọng đến lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, khu vực

bị tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá trên cơ sở trang bị cho họ một

trình độ nhất định về tay nghề, chuyên môn kỹ thuật [91].

2.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh tái thành lập từ 1997. Kể từ khi tái lập, tỉnh đã thu hồi hơn

4.000 ha đất nông nghiệp để giao cho gần 600 dự án xây dựng công nghiệp, dịch vụ,

Page 68: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

61

đô thị và xây dựng KCHT. Nhiều nhất là các huyện, thị xã: Mê Linh 1.300ha; Vĩnh

Yên 1.100ha; Phúc Yên 700ha; Bình Xuyên 450ha. Có tới hơn 10.000 hộ bị thu hồi

đất và diện tích bị thu hồi chiếm hơn 1/3 diện tích các hộ đang sử dụng. Việc thu hồi

đất đã tác động đến việc làm của hàng trăm nghìn người nông dân bị thu hồi đất.

Trước thực trạng này, tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước thực hiện các biện pháp để tăng

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở

khu vực nông thôn sau thu hồi đất [92].

Thứ nhất, đào tạo nghề cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp.

Để chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất, tỉnh

Vĩnh Phúc đã rất chú trọng công tác đào tạo nghề. Trong đào tạo lao động chú ý đến

các ngành nghề mà thị trường nói chung và tỉnh nói riêng cần như: Cơ khí chế tạo,

chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin – truyền

thông, dệt, may mặc, giày da, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch… Các hình thức đào

tạo nghề đa dạng bao gồm cả đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm, doanh nghiệp và đào tạo

dài hạn ở các trường dạy nghề. Giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh đã đào tạo khoảng 23.600

lao động/năm, trong đó có 3.000 lao động/năm được đào tạo tại các doanh nghiệp [92].

Toàn tỉnh có 6 trường và 10 trung tâm dạy nghề, 8 trường trung học chuyên

nghiệp, cao đẳng, 2 trung tâm dịch vụ việc làm, 1 trung tâm hướng nghiệp có dạy

nghề. Bên cạnh việc phát triển các cơ sở dạy nghề để đáp ứng kịp thời nhu cầu của

người lao động, tỉnh Vĩnh Phúc đã kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và doanh

nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động, cụ thể tỉnh cấp một phần kinh

phí cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, phần còn lại các doanh nghiệp phải bỏ

tiền ra để đào tạo nghề cho người lao động trước khi tuyển dụng.

Thứ hai, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp có dự án đầu tư phải bố trí cho lao

động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc trong các doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư,

Vĩnh Phúc có đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn phải

tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc trong các doanh nghiệp. Chủ trương

này, không những tạo được việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn

Page 69: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

62

làm thay đổi diện mạo của chính khu vực bị thu hồi đất. Đến nay, có hàng trăm nghìn

lao động là người Vĩnh Phúc được các doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng vào làm

việc. Có những doanh nghiệp sử dụng đến 90% lao động là người địa phương. Đặc

biệt KCN Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc là bằng chứng công nghiệp đã làm thay

đổi xã thuần nông này với 70% đất canh tác bị thu hồi, bù lại có hơn 3.000 lao động

trên 35 tuổi có việc làm [92].

Để đạt được kết quả này, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề

cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn có tổng kinh phí là 87 tỷ đồng) và làm tốt công tác thuyết phục, hỗ

trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tuyển dụng lao động. Chẳng hạn, nếu doanh

nghiệp cam kết sử dụng lao động địa phương chưa qua đào tạo thì được hỗ trợ đào

tạo nghề là 500.000 đồng/người.

Thứ ba, XKLĐ được xem là một trong những giải pháp quan trọng để giải

quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nông

nghiệp nói riêng.

Xuất khẩu lao động từ lâu được tỉnh Vĩnh Phúc xem là một trong những giải

pháp quan trọng để tạo việc làm cho người lao động. Để thúc đẩy hoạt động XKLĐ,

Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 4118/QĐ - UBND về các quy định

khuyến khích XKLĐ như hỗ trợ kinh phí cho người lao động học nghề, học ngoại

ngữ để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đối với lao động thuộc diện thu hồi đất

mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người.

Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, Tỉnh còn cung cấp các thông tin và tư vấn cho

người lao động về việc làm điều kiện việc làm tiền lương, điều kiện đảm bảo hợp

đồng ở nước ngoài... để người lao động lựa chọn. Đồng thời, Tỉnh tiến hành rà soát

các doanh nghiệp XKLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro cho người lao

động. Do thực hiện tốt các quy định trên, nên Vĩnh Phúc là địa phương không để xảy

ra tình trạng lừa đảo khi tham gia XKLĐ.

Thứ tư, tạo việc làm cho lao động bị mất đất lớn tuổi thông qua phát triển dịch

vụ ngay trong KCN, khu đô thị mới.

Page 70: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

63

Khi bị thu hồi đất, mất việc làm truyền thống thì đối tượng chịu ảnh hưởng

nhiều nhất là những lao động đã lớn tuổi hoặc có sức khỏe yếu. Vì vậy, tỉnh Vĩnh

Phúc đã có chính sách dành một phần đất trong các dự án hoặc gần với dự án để phát

triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, tạo việc làm cho những hộ có diện tích đất bị thu

hồi từ 40% trở lên. Năm 2004, Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15 về việc sử dụng

đất làm dịch vụ cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, Nghị quyết số 25 về việc quy

định giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi để

phát triển các KCN, khu du lịch, khu đô thị mới (năm 2006). Tính đến năm 2007 tỉnh

đã có quyết định phê duyệt địa điểm đất dịch vụ cho 36 thôn thuộc 19 xã, phường

của 7 huyện, thị, thành phố có đất bị thu hồi với diện tích 430,26 ha. Điển hình là ở

xã Quang Minh, khu đất có diện tích 6 ha nằm ngay sát KCN được xã quy hoạch làm

dịch vụ cho 370 hộ của thôn Gia Thượng - thôn bị thu hồi đất nhiều nhất [92].

Nhờ thực hiện chính sách trên nên cùng với sự phát triển các KCN, khu đô thị,

ở Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống các loại hình dịch vụ như: cho thuê nhà, cửa

hàng bán tạp hóa, dịch vụ ăn uống, sửa chữa đồ điện, xe máy... Sự phát triển của các

loại hình dịch vụ này đã tạo việc làm tại chỗ cho phần lớn lao động lớn tuổi, khó có

khả năng học nghề, góp phần ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi, đảm

bảo trật tự an toàn xã hội.

Thứ năm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu cây trồng,

vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân. Thực

hiện chính sách này, ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức 385 lớp đào tạo các

nghề chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, thú y, điện, kinh tế, tin học... cho trên 11.640

nông dân. Đồng thời, xây dựng website cung cấp các thông tin về nông nghiệp nông

thôn, phối hợp lắp đặt mạng internet tại các xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị

thu hồi, trí cán bộ cập nhật cung cấp thông tin đến người nông dân. Tỉnh cũng thực

hiện có hiệu quả việc đưa các nghề mới như mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ, xe tơ,

thêu ren về các vùng nông thôn bị thu hồi đất. Tỉnh đã hình thành các vùng chuyên

canh như trồng hoa ở Mê Linh, nuôi bò ở Vĩnh Tường, cây ăn quả ở Lập Thạch, đưa

các giống cây, con có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất: bò sữa, lợn

Page 71: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

64

siêu nạc... nhờ đó đã tạo ra rất nhiều việc làm cho bà con nông dân, góp phần ổn định

cuộc sống.

Thứ sáu, tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và đô thị, qua đó lấy

công nghiệp nuôi dưỡng nông nghiệp, lấy đô thị hỗ trợ nông thôn, tạo nguồn thu

ngân sách để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, có phát triển công

nghiệp, dịch vụ, đô thị để chuyển dịch được cơ cấu lao động nông nghiệp và kinh tế

nông thôn. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp ở các vùng nông thôn để làm

hạt nhân hình thành các đô thị. Quan tâm đầu tư KCHT cho các địa phương bị thu

hồi đất, đặc biệt là KCHT kỹ thuật thiết yếu, qua đó giúp các địa phương phát triển

sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân. Có cơ chế

chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, đầu tư vào

lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, phát triển làng nghề tiểu thủ

công nghiệp, khôi phục, phát triển các làng nghề, giải quyết việc làm cho số đông lao

động nông thôn, tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng 9 cụm tiểu thủ công nghiệp làng

nghề, thu hút được trên 100 cơ sở sản xuất [92].

2.4.2. Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hƣng Yên

Qua thực tế công tác giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất ở Đà

Nẵng, Hải Dương và Vĩnh Phúc có thể nhận thấy một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất là biện pháp trung tâm,

nòng cốt trong hệ thống các biện pháp hỗ trợ. Để giúp người nông dân bị thu hồi đất

có cơ hội tìm được việc làm mới do yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nghề

nghiệp thì cần phải tập trung vào vấn đề đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ cho

họ thông qua nhiều hình thức khác nhau: doanh nghiệp tự đào tạo, truyền nghề, đi

học nghề ở các trung tâm đào tạo. Để đào tạo hiệu quả, cần xây dựng kế hoạch cụ thể

chi tiết về đào tạo nghề, tìm việc làm cho nông dân khi thu hồi đất trên cơ sở thống

kê nhu cầu, khả năng của người nông dân bị thu hồi đất và nhu cầu của doanh

nghiệp, của thị trường lao động.

Hai là, hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất có sự gắn kết chặt chẽ

với kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương. Kế hoạch phát triển KT-XH của địa

phương là một căn cứ quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho hỗ trợ tạo việc làm cho

Page 72: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

65

nông dân bị thu hồi đất. Căn cứ vào kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương để

xác định ngành nghề đào tạo và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nông dân bị thu

hồi đất.

Ba là, hỗ trợ tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động để

các doanh nghiệp có chính sách ưu tiên, thu hút và sử dụng lao động tại chỗ, lao

động bị mất đất. Theo đó, chính quyền địa phương phải là cầu nối giữa doanh nghiệp

và người lao động thông qua ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp sử dụng

đất bị thu hồi phải tuyển dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất. Chính quyền cấp

tỉnh cần vận động người nông dân bị thu hồi đất tích cực tham gia đào tạo nghề để

đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tuân thủ kỷ luật lao động trong doanh

nghiệp. Đồng thời để hỗ trợ tạo dựng mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và

người lao động là nông dân bị thu hồi đất chính quyền cấp tỉnh cần tăng cường kiểm

tra, giám sát việc thực hiện các quy định của cả hai đối tượng này.

Bốn là, phối hợp, lồng ghép nhiều nguồn vốn để hỗ trợ giải quyết việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất. Kết hợp hỗ trợ trực tiếp từ các dự án thu hồi đất với hỗ

trợ bằng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cung cấp nguồn tài chính lớn cho giải quyết việc

làm. Các địa phương đều cố gắng phát huy nguồn vốn này.

Đây là những bài học kinh nghiệm thực tiễn rất có ý nghĩa để các địa phương

học tập, vận dụng một cách một cách sáng tạo vào thực tiễn giải quyết việc làm cho

nông dân sau thu hồi đất ở Hưng Yên trong những năm tiếp theo khi mà tốc độ đô thị

hoá, công nghiệp hoá ngày càng diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Page 73: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

66

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM

CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

3.1. KHÁI QUÁT VỀ THU HỒI ĐẤT VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ TẠO VIỆC

LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và việc làm của tỉnh Hƣng Yên

* Đ c điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng đến tạo việc làm

và hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế

tương đối nhanh và cao. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng

giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển

khá. Công nghiệp địa phương tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt

được những thành tích đáng khích lệ. Khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng

nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và

có xu thế phát triển tốt. Sự phát triển công nghiệp ở Hưng Yên tạo cơ hội cho lao động

bị thu hồi đất dịch chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp.

Bên cạnh vị trí thuận lợi nằm kề sát thủ đô Hà Nội, Hưng Yên còn có các

tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 5, quốc lộ 38, quốc lộ 39 nối quốc lộ

5 với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sông

chạy qua. Lợi thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng là cơ hội lớn để tỉnh phát triển

mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, quốc lộ 5 đoạn chạy qua lãnh thổ

Hưng Yên mở ra cơ hội cho việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo động

lực lớn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, từ đó tạo mở ra các cơ hội để giải

quyết việc làm cho lao động tại địa phương, trong đó có cả lao động là nông dân bị

thu hồi đất nông nghiệp. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên có

cơ hội đón nhận và tận dụng những cơ hội phát triển của vùng. Nhất là trong tương

lai gần, khi kết cấu hạ tầng như được đầu tư xây dựng đồng bộ và kết nối. Những

điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện hạ tầng làm cho việc dịch chuyển lao

động từ Hưng Yên sang các tỉnh, thành phố lân cận là khá thuận lợi.

Page 74: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

67

Bên cạnh đó, là tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp, lại có vị trí gần các

trung tâm công nghiệp, Hưng Yên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc

biệt là cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá

phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố và khu công

nghiệp. Những lợi thế này tạo ra cơ hội mở rộng việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho

lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Bên cạnh những lợi thế, Hưng Yên còn phải đối mặt với không ít khó khăn.

So sánh với các tỉnh lân cận, Hưng Yên là tỉnh có diện tích nhỏ, đông dân, điểm xuất

phát thấp. GDP bình quân đầu người thấp so với một số tỉnh trong vùng. Kết cấu hạ

tầng đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Số lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chủ yếu vẫn là nông

nghiệp. Lao động nông nghiệp không có việc làm ổn định, đồng thời lao động bị thất

nghiệp gia tăng do tình trạng mất đất nông nghiệp tạo thành sức ép lớn đối với Hưng

Yên trong vấn đề giải quyết việc làm.

* Đ c điểm việc làm của tỉnh Hưng Yên

Nguồn nhân lực Hưng Yên khá dồi dào. Dân số năm 2014 là trên 1,3 triệu

người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50%.

78.1

82.1

77.7 78.1

76.4

7977.6

74.4

81.3

83.4

75.1

79.4

84.2

77.9

78.877.6

80.3

78.5

75.4

83.6

85.8

76.676.9

80.177.6

77.5

75.3

77.876.8

73.5

79.3

81.2

73.7

66

68

70

72

74

76

78

80

82

84

86

88

Đồng bằng sông Hồng

VĩnhPhúc

Bắc Ninh Hải Dương

Hải Phòng

Hưng Yên

Thái Bình Hà Nam Nam Định

NinhBình

Hà Nội

Chung Nam Nữ

Hình 3.1: Tỷ lệ việc làm trên dân số của dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông

thôn tỉnh Hƣng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)

Nguồn: [81]

Page 75: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

68

Hình 3.1 cho thấy tỷ lệ người có việc làm trên dân số ở nông thôn của tỉnh

Hưng Yên khá cao. Năm 2014, trung bình cả khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ

người có việc làm trên dân số là 78,1%, trong khi tỷ lệ trung bình ở Hưng Yên là

79%. Tỷ lệ này ở tỉnh Hưng Yên chỉ thấp hơn các tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh

Bình và cao hơn các tỉnh còn lại trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Xét về cơ cấu

lao động, Hưng Yên cũng giống các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, theo

đó, tỷ lệ nam giới có việc làm trên tổng dân số lớn hơn tỷ lệ nữ giới có việc làm trên

tổng dân số. Ở Hưng Yên, năm 2014, tỷ lệ này lần lượt là 80,3% đối với nam và

77,8% đối với nữ.

Tuy vậy, tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở

nông thôn tỉnh Hưng Yên so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả khu

vực Đồng bằng sông Hồng lại vận động theo những xu hướng khác.

3.18 2.134.05

2.745.41

7.57

3.38 4.27 3.87 2.81.45

0

5

10

15

20

25

Chung Nam Nữ

Hình 3.2: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn

tỉnh Hƣng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)

Nguồn: [81]

Hình 3.2 mô tả tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn

tỉnh Hưng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Số liệu cho thấy, tỷ lệ thiếu việc

làm của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn tỉnh Hưng Yên cao nhất vùng Đồng

Page 76: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

69

bằng sông Hồng. Năm 2014, tỷ lệ này ở Hưng Yên là 7,57%, cao gấp hai lần mức

trung bình của toàn vùng, gấp 5 lần thành phố Hà Nội là địa phương có tỷ lệ thiếu

việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn thấp nhất. Như vậy trong khu

vực nông thôn, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động từ 15 tuổi trở lên cao dẫn tới tình

huống khi bị thu hồi đất, việc làm tiếp tục ít đi, áp lực giải quyết việc làm cho lao

động bị thu hồi hoàn toàn đất nông nghiệp và gia tăng thêm việc làm cho những

người thiếu việc làm trở nên nghiêm trọng hơn.

1.570.8

1.43 1.883.05

1.23 1.22 1.09 1.340.7

1.89

0.5

2.17

2.64

3.57

1.65 1.24 1.021.33

0.77

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Chung Nam Nữ

Hình 3.3: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn

tỉnh Hƣng Yên và các tỉnh đồng bằng sông Hồng (%)

Nguồn: [81]

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn tỉnh Hưng Yên ở

mức thấp hơn mức trung bình của các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nằm ở nhóm giữa

các tỉnh trong vùng. Năm 2014, tỷ lệ này ở Hưng Yên thấp hơn các tỉnh Bắc Ninh, Hải

Dương, Hải Phòng, Nam Định và cao hơn 5 tỉnh còn lại.

3.1.2. Thực trạng thu hồi đất trên địa bàn Hƣng Yên

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều

chỉnh địa giới hành chính, đến nay nguồn tài nguyên đất của tỉnh Hưng Yên chủ yếu

là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Đất nông

nghiệp Hưng Yên là 62.602,89 ha, chiếm 67,82% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh,

Page 77: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

70

trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 55.282,16 ha (chiếm 88,31% đất nông nghiệp);

Đất vườn tạp là 2.207,05 ha; Đất trồng cây lâu năm là 1.020,95 ha; Đất mặt nước

nuôi trồng thuỷ sản là 4.092,73 ha.

Với lợi thế là huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực đồng

bằng sông Hồng, có vị trí giao thông thuận lợi, ngay sau khi tái lập tỉnh, Hưng Yên

đã tập trung cho chiến lược phát triển công nghiệp. Từ việc chủ yếu dựa vào sản xuất

nông nghiệp, đến nay, sản xuất công nghiệp đã đóng vai trò trụ cột.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện nhiều KCN có quy mô lớn, tiêu biểu

như: KCN Như Quỳnh (huyện Văn Lâm); Phố Nối A, Phố Nối B, Minh Đức (huyện

Mỹ Hào); KCN thành phố Hưng Yên... Gắn liền với các KCN đã hình thành các đô

thị, trung tâm thương mại - dịch vụ như: Khu đô thị EcoPark (Văn Giang), Villa Park

(Phố Nối)... Tuy nhiên, đi liền với việc phát triển công nghiệp, khu đô thị, trung tâm

thương mại - dịch vụ, đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp dần. Chỉ tính riêng KCN Phố

Nối A đã chiếm 390 ha, KCN Như Quỳnh: 100 ha, Minh Đức: 200 ha, KCN thành phố

Hưng Yên: 60 ha... Tính đến năm 2009, diện tích đất các KCN của Hưng Yên chiếm

3.500 ha. Đặc biệt, với việc thành lập Khu đô thị Đại học Phố Hiến, có tổng diện tích

1.000 ha, đất canh tác của người nông dân đã phải dành thêm một phần đáng kể. Trong

khoảng mười năm trở lại đây, Hưng Yên đã dành gần 6.000 ha đất nông nghiệp cho việc

phát triển kinh tế trên các lĩnh vực được coi là thế mạnh. Đất nông nghiệp thu hồi nhiều

tập trung vào thời kỳ trước năm 2008.

0

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

3,000,000

3,500,000

4,000,000

4,500,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng diện tích đất bị thu hồi Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi Diện tích đất khác bị thu hồi

Hình 3.4: Diện tích đất bị thu hồi ở tỉnh Hƣng Yên

Nguồn: [56]

Page 78: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

71

Hình 3.4 cho thấy, giai đoạn 2008-2014, tổng diện tích đất bị thu hồi ở tỉnh

Hưng Yên là trên 11,8 triệu m2. Trong đó, đất nông nghiệp bị thu hồi từ các hộ nông

dân là gần 7,6 triệu m2, chiếm 65% tổng diện tích đất bị thu hồi. Tuy vậy, có thể thấy

rằng tốc độ thu hồi đất các loại, trong đó có đất nông nghiệp của nông dân giảm mạnh

qua các năm. So với năm 2008, diện tích đất bị thu hồi năm 2014 giảm gần 7 lần.

Mức độ thu hồi đất của nông dân ở các địa phương trong tỉnh Hưng Yên cũng

khá khác nhau. Thậm chí có sự khác biệt, chênh lệch rất lớn giữa các địa phương.

Hình 3.5 thể hiện rất rõ điều đó.

Hình 3.5: Diện tích đất bị thu hồi theo địa giới hành chính

Nguồn: [57]

Hình 3.5 cho thấy, diện tích đất bị thu hồi ở các huyện, thành phố thuộc tỉnh

Hưng Yên phân bố không đồng đều. Đất bị thu hồi nhiều ở địa bàn huyện Mỹ Hào, Văn

Giang, Khoái Châu, Ân Thi. Trong đó trên 50% diện tích đất bị thu hồi trong giai đoạn

vừa qua nằm trên địa bàn huyện Mỹ Hào. Ở các huyện Kim Động, Phù Cừ, Yên Mỹ,

thành phố Hưng Yên, diện tích đất bị thu hồi nhỏ hơn nhiều so với các huyện khác. Đối

với đất nông nghiệp, cũng diễn ra xu hướng tương tự. Hình 3.6 cho thấy điều đó.

Hình 3.6: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo địa giới hành chính

Nguồn: [57]

Page 79: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

72

Hình 3.6 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở các huyện, thành phố

thuộc tỉnh Hưng Yên phân bố cũng không đồng đều. Đất nông nghiệp bị thu hồi

nhiều ở địa bàn huyện Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Ân Thi. Trong

đó gần 40% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong giai đoạn vừa qua nằm trên

địa bàn huyện Mỹ Hào. Ở các huyện Kim Động, Phù Cừ, Yên Mỹ, thành phố Hưng

Yên, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhỏ hơn nhiều so với các huyện khác.

3.1.3. Số lƣợng nông dân bị thu hồi đất và nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm của

nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm

khoảng gần 4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng. Việc thu hồi đất

nông nghiệp đã tác động tới khoảng gần 700.000 hộ gia đình. Theo thống kê, trong

tổng số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, có khoảng 67% vẫn giữ nguyên nghề

sản xuất nông nghiệp, khoảng 13% chuyển sang nghề mới. Số còn lại, tương đương

khoảng 140.000 nông dân bị thu hồi đất có việc làm nhưng không ổn định hoặc chưa

có việc làm.

Khảo sát của Luận án đối với 10 thành phố và huyện trên địa bàn tỉnh Hưng

Yên cho thấy, trong 5 năm qua, có 27.313 hộ gia đình có đất bị thu hồi với 53.203

khẩu có đất bị thu hồi. 43.742 người bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất, trong đó 16.378

người bị mất việc làm sau khi thu hồi đất và 17.311 người bị thiếu việc làm sau thu

hồi đất. Trong số những người bị thu hồi đất, số người từ 18 đến 60 tuổi chiếm trên

74%. Trong đó, số lao động ở độ tuổi 18 đến 40 tuổi là 43,87%; số lao động từ 41

đến 60 tuổi là 30,2%.

Việc thu hồi đất nông nghiệp do phát triển KCN, đã làm cho các hộ gia đình

nông thôn, chủ yếu là nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp và

giảm dần. Ở Hưng Yên, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc

làm, trong khi đó 1 hecta đất nông nghiệp hàng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động

nông nghiệp. Người mất việc chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chuyên môn

thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông

nghiệp là rất khó. Tại các vùng nông dân bị mất đất, tỷ lệ lao động không được đào

Page 80: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

73

tạo nghề, không có chuyên môn rất cao, chiếm khoảng 80%. Thực tế đó đã dẫn đến

tình trạng số lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất tăng nhanh. Tỷ lệ lao

động không có việc làm trước khi bị thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12% sau khi bị

thu hồi đất. Đại bộ phận những hộ nông dân bị thu hồi đất đều là những hộ thuần

nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn thu tự canh tác trên đất nông nghiệp và chăn

nuôi quy mô nhỏ. Việc thu hồi đất đã khiến cho nhiều hộ nông dân bị mất một phần

hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất dẫn đến nhiều lao động mất việc làm, gặp phải nhiều

khó khăn trong việc tạo và tìm việc làm mới.

Số lao động được vào làm tại các KCN rất hạn chế do nhiều nguyên nhân

khác nhau. Như vậy, có thể thấy rõ rằng các KCN không tạo thêm được nhiều việc

làm mới cho số lao động bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động mất đất

được doanh nghiệp nhận đất đào tạo nghề ở Hưng Yên là 0,02%. Tuy nhiên, ngay cả

các lao động được KCN đào tạo việc làm cũng không ổn định. Do trình độ hạn chế,

thời gian đào tạo ngắn, năng lực lao động không cao nên một bộ phận lao động, sau

một thời gian được nhận vào làm việc tại KCN lại xin thôi việc, rơi vào tình trạng

thất nghiệp toàn phần hoặc từng phần. Trong khi đó, lao động do Nhà nước đào tạo

nghề cho nông dân vùng mất đất cũng không đáng kể. Tỷ lệ lao động do gia đình tự

đào tạo có cao hơn, nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn so với yêu cầu đào tạo việc

làm mới phi nông nghiệp.

Số liệu khảo sát cho thấy, ước tính chỉ khoảng 3% trong số lao động được giải

quyết việc làm là những người đã có đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển KCN.

Việc thu hút lao động vào các doanh nghiệp KCN, đến nay các địa phương cũng như

các doanh nghiệp chưa có số liệu thống kế chính thức về số lượng lao động thuộc

diện bị thu hồi đất khi xây dựng KCN đã được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh

nghiệp KCN. Chỉ có chưa đến 10% tổng số lao động của các hộ dân bị ảnh hưởng do

mất đất trong quá trình xây dựng các KCN đã được thu hút vào làm việc trong các

doanh nghiệp. Nếu tính số lao động được tuyển dụng vào KCN trên một hecta đất bị

thu hồi, con số này chỉ đạt mức xấp xỉ 3 lao động, thấp hơn nhiều so với số lao động

bị ảnh hưởng khi thu hồi đất và cũng thấp hơn nhiều so với quy định. Trong tổng số

Page 81: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

74

lao động đã được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp có một phần không

nhỏ chỉ là những lao động tạm thời; cũng có một số lao động, sau một thời gian ngắn

được tuyển vào làm việc do không đáp ứng được các yêu cầu về sức khoẻ, tay nghề

hoặc ý thức lao động nên lại phải nghỉ việc. Vì vậy, số lao động thực tế có việc làm

và thu nhập ổn định vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp.

Việc thu hồi đất đã ảnh hưởng tới việc làm của lao động bị thu hồi đất nông

nghiệp. Đối với lao động có trình độ học vấn thấp xu hướng chung là tỷ lệ lao động

chưa có việc làm tăng lên. Do trình độ học vấn thấp, không đủ điều kiện để tham gia

vào đào tạo chuyển đổi nghề, thiếu ý tưởng kinh doanh nên lao động không tham gia

được vào thị trường lao động địa phương hay XKLĐ… Trong khi đó, đa số lao động

có trình độ học vấn thấp lại rơi vào những hộ có thu nhập thấp, thuộc các hộ thuần

nông và điều kiện kinh tế khó khăn.

Người dân sử dụng phần lớn số tiền đền bù đất vào xây dựng nhà cửa, mua

sắm phương tiện sinh hoạt chứ không dùng để học nghề, chuyển nghề. Bên cạnh

những người dân các vùng phụ cận KCN quanh khu vực Phố Nối (Mỹ Hào), Như

Quỳnh (Văn Lâm)... chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ cho thu nhập cao, còn

không ít nông dân gặp rất nhiều khó khăn do chưa tìm được nghề phù hợp.

Điều đáng lo ngại là chỉ có những lao động trẻ có cơ hội tìm được việc làm,

còn những lao động từ tuổi trung niên trở lên thường rơi vào cảnh thất nghiệp. Tại

các xã Trưng Trắc, Tân Quang (Văn Lâm); Liêu Xá, Nghĩa Hiệp (Yên Mỹ)... là

những nơi có từ 60% đến 80% đất canh tác chuyển sang công nghiệp, có hàng nghìn

lao động hết đất canh tác nhưng không được tuyển dụng vào nhà máy, chưa tìm được

việc làm. Nông dân bị thu hồi đất không có nghề phụ nên việc mưu sinh rất khó

khăn. Số lao động ở độ tuổi lao động có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất nông

nghiệp nhất là các lao động ở độ tuổi trên 35 rơi vào tình trạng thất nghiệp khi đất

nông nghiệp bị thu hồi. Các lao động này muốn xin vào làm việc tại các công ty,

nhưng không được tuyển do độ tuổi không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Sau khi bị thu hồi đất, nhiều người dân chưa tìm được công việc mới phù hợp

với khả năng, trình độ. Một bộ phận con em nông dân có ruộng đất bị thu hồi vào

Page 82: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

75

làm việc tại các công ty trên địa bàn, tuy nhiên do công việc thu nhập thấp, tình trạng

tăng ca thường xuyên, môi trường lao động ô nhiễm, hoặc do trình độ, tác phong lao

động hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nên bị sa thải hoặc tự

bỏ việc. Một bộ phận tìm đến các đô thị tìm các việc làm tạm thời, thu nhập không

ổn định.

3.2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM

CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.2.1. Thực trạng hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với nông dân bị thu hồi đất ở

tỉnh Hƣng Yên

3.2.1.1. Thực trạng hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

được thực hiện theo Quyết định 52/2012/QĐ-TTg quy định chính sách giải quyết

việc làm, đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên phạm vi

cả nước khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số

69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ ban hành quy định bổ sung về quy

hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ TĐC. Theo đó đối tượng

áp dụng chính sách này là người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất

nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường

trong độ tuổi lao động; có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm việc làm, vay vốn

tạo việc làm. Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được hưởng chính sách hỗ

trợ trong thời hạn 3 năm, kể từ khi có Quyết định thu hồi đất. Lao động bị thu hồi đất

nông nghiệp được Nhà nước hỗ trợ ba nội dung.

Một là, hỗ trợ đào tạo nghề. Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu

cầu đào tạo, học nghề được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được hỗ trợ chi phí

đào tạo.

Đối với học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng), người

học được Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số

1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Page 83: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

76

Đối với học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, người học được Nhà nước trả

học phí cho một khóa học. Mức học phí được Nhà nước trả bằng mức thu học phí thực

tế của cơ sở đào tạo nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở đào tạo

nghề trung cấp, cao đẳng công lập theo quy định của pháp luật. Kinh phí hỗ trợ học

nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được bố trí từ kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nằm

trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án

đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC được duyệt.

Hai là, hỗ trợ tạo việc làm trong nước. Người lao động bị thu hồi đất nông

nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ thông qua các hình thức như tư vấn học

nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trực

thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương; được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định.

Trên cơ sở Luật Đất đai 2003 và các văn bản pháp luật liên quan, Hưng Yên

đã ban hành nhiều quyết định và quy định cụ thể về hỗ trợ trong thu hồi đất nói

chung và hỗ trợ đối với lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nói riêng. Từ

năm 2005 đến trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Hưng Yên đã có nhiều quy

định chung và những quy định cụ thể cho các dự án thu hồi diện tích lớn.

Sau khi Chính phủ có Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi

thường, hỗ trợ và TĐC, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số

56/2005/QĐ-UB ngày 25/7/2005 quy định cụ thể thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-

CP, theo đó, hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất nông nghiệp được quy định là

1.000 đ/m2. Riêng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, Quyết định

56/2005/QĐ-UB không ghi cụ thể, chỉ nêu “do UBND tỉnh quyết định”. Trên thực tế,

trước khi ban hành Quyết định 56/2005/QĐ-UB, UBND tỉnh Hưng Yên đã thực hiện

hỗ trợ ổn định đời sống với mức 1.000 đ/m2 và hỗ trợ chuyển đổi nghề với định mức

12.000 đ/m2 đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở Khu đô thị - thương mại –

du lịch Văn Giang, địa phận xã Xuân Quang theo Quyết định số 2006/QĐ-UB ngày

8/6/2005. Sau đó, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-

UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khu

Page 84: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

77

Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Quyết định 02/2007/QĐ-UBND),

theo đó, đã sửa đổi, bổ sung hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp gồm: (1) Hỗ trợ đời

sống: 2.000 đ/m2 và (2) Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm: 15.000 đ/m

2.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009,

UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định 21/2009/QĐ-UBND về quy định một

số điểm cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo

đó, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được tính bằng tiền, với định mức

bằng 2 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi;

diện tích được hỗ trợ không vượt quá định mức giao đất của Hưng Yên. Kinh phí hỗ

trợ đào tạo, học nghề là 3.000 đ/m2 đất nông nghiệp bị thu hồi. Nông dân bị thu hồi

đất được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí hoặc hỗ trợ đào tạo,

học nghề cho một khoá học trung học nghề tại tỉnh đối với các đối tượng trong độ

tuổi lao động. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, học nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề

nằm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của

dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC được duyệt. Kinh phí hỗ trợ là

3.000 đồng/m2 đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi trong hạn mức. Phương án đào

tạo chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ

trợ và TĐC. Số tiền trên không trực tiếp chi trả cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông

nghiệp bị thu hồi mà chuyển về tài khoản của Sở Lao động - Thương binh – Xã hội

để đào tạo học nghề, chuyển đổi nghề cho các đối tượng trong độ tuổi lao động bị thu

hồi đất nông nghiệp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập quỹ đào tạo

nghề, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh quyết định cơ

chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông

nghiệp. Điểm mới trong quy định này là đã nêu rõ, đối với những người trong độ tuổi

lao động, có nhu cầu đào tạo nghề, thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề của

tỉnh, được miễn học phí hoặc hỗ trợ đào tạo.

Quyết định 09/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 01/06/2011

về Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử

dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn tỉnh

Page 85: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

78

Hưng Yên. Quyết định này quy định chi tiết hơn về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

và tạo việc làm. Theo Quyết định số 09 /2011/QĐ-UBND, hộ gia đình, cá nhân trực

tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để

bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ chuyển đổi

nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 3 lần giá đất nông nghiệp tại

thời điểm thu hồi; diện tích hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại

địa phương. Nếu người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận

vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí hoặc hỗ trợ đào tạo, học nghề

cho một khoá học trung học nghề tại tỉnh đối với các đối tượng trong độ tuổi lao

động. Như vậy, so với các quy định trước đó, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

bằng tiền được quy định cao hơn, với định mức gấp 3 lần giá đất nông nghiệp tại

thời điểm thu hồi. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, học nghề vẫn giữ mức 3.000 đ/m2 đất

nông nghiệp bị thu hồi.

Năm 2014, tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND

ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số trường hợp cụ thể về bồi

thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo đó,

việc hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng thực hiện theo quy định cụ thể. Hộ gia

đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn

được hỗ trợ bằng 03 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của UBND

tỉnh ban hành đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng không vượt

quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương. Trường hợp người được hỗ trợ có

nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được

miễn học phí hoặc hỗ trợ đào tạo, học nghề cho một khóa học trung học nghề tại tỉnh

đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động.

Kinh phí hỗ trợ đào tạo, học nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề nằm

trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án

đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC được duyệt, kinh phí hỗ trợ là

Page 86: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

79

3.000 đồng/m2 đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi và

được chi trả trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp thu hồi.

Hoạt động tạo việc làm và dạy nghề của tỉnh Hưng Yên được đầu tư từ nguồn

vốn chương trình mục tiêu quốc gia dành cho 4 dự án là Dự án đổi mới và phát triển

dạy nghề, Dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, Dự án hỗ trợ phát triển thị trường

lao động, Dự án nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá chương trình. Trong đó, Dự

án dạy nghề cho lao động nông thôn, gồm hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề; hỗ

trợ lao động nông thôn học nghề và đào tạo cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.

Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động, gồm: nâng cao năng lực trung tâm giới

thiệu việc làm và hỗ trợ duy trì hoạt động sàn giao dịch việc làm. Chương trình này

do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên

quan và các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn

thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. Thống kê chưa

đầy đủ (do không có số liệu năm 2010), trong 5 năm trở lại đây, nguồn kinh phí từ

Chương trình mục tiêu quốc gia này đã hỗ trợ gần 100 tỷ đồng cho thực hiện mục

tiêu dạy nghề và giải quyết việc làm.

Trên cơ sở đó, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Đề án dạy nghề cho lao động nông

thôn; kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng nghề

nghiệp cho người lao động; kế hoạch triển khai thực hiện trường trọng điểm, nghề

trọng điểm; đề án XKLĐ; kế hoạch tổ chức sàn giao dịch việc làm; đề án giải quyết

việc làm bằng nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; các kế hoạch thực hiện

mục tiêu giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020...

Theo quy định hiện hành, sau khi bị thu hồi đất, căn cứ vào qui định của

Chính phủ, các địa phương, các chủ dự án đã cố gắng giúp người dân trong việc đào

tạo nghề, nhất là đối với lao động trẻ dưới 35 tuổi, nhằm giúp họ kiếm được việc làm

mới trong công nghiệp hoặc dịch vụ với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Trong thời

gian qua, tỉnh Hưng Yên đã chủ động ban hành một số chính sách như trích tiền đền

bù đất để làm kinh phí dạy nghề cho nông dân; miễn phí đào tạo nghề cho nông dân

bị mất đất, mở rộng hệ thống đào tạo nghề xuống các huyện, xã...

Page 87: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

80

UBND tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch dạy nghề tỉnh giai đoạn 2011 -

2015. Đồng thời, bổ sung chức năng dạy nghề cho 9 trung tâm GDTX, trung tâm kỹ

thuật tổng hợp - hướng nghiệp các huyện, đưa mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn tỉnh

lên con số 41 đơn vị và phủ khắp 10/10 huyện, thành phố. 5 năm qua, toàn tỉnh đã

dạy nghề cho 16.990 lao động nông thôn. Trong đó, học nghề phi nông nghiệp có

12.399 người, học nghề nông nghiệp là 4.591 người. 82% số lao động sau khi học

nghề có việc làm.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, tay nghề, tăng thêm cơ hội việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất, thời gian qua tỉnh Hưng Yên đã triển khai có hiệu quả một

số mô hình dạy nghề. Nhờ những mô hình này mà nhiều làng nghề truyền thống đã

được khôi phục, phát triển, hàng nghìn lao động được dạy nghề, giải quyết việc làm,

góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho nông dân.

Ngoài mô hình dạy nghề truyền thống tập trung tại các cơ sở dạy nghề, tỉnh

Hưng Yên đã đa dạng hóa hình thức dạy nghề như dạy nghề lưu động tại các xã, dạy

theo phương pháp truyền nghề tại các làng nghề truyền thống và dạy theo hình thức

hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề gắn với tạo việc làm… Với cách làm

này các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã dạy nghề được cho hàng ngàn lao

động. Tỉnh Hưng Yên cũng đã thực hiện giải pháp tăng cường mở các lớp dạy nghề

ngắn hạn, đào tạo nghề di động để phục vụ đào tạo chuyển nghề cho lao động nông

thôn vùng dành đất cho phát triển công nghiệp. Mục tiêu là sau khi được đào tạo

nghề, nông dân tìm được việc làm trong các doanh nghiệp hoặc tạo việc làm tại chỗ.

Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn dưới nhiều

hình thức: dạy nghề ngắn hạn, dạy các nghề truyền thống, bồi dưỡng kèm cặp nghề,

chuyển giao kỹ thuật, công nghệ... Qua 3 năm thực hiện chính sách dạy nghề miễn

phí cho nông dân, mỗi năm có khoảng 1500 lao động nông thôn được dạy nghề miễn

phí. Trong đó, chủ yếu là nông dân thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do xây dựng

các công trình công cộng, KCN, nông dân thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi

người có công với cách mạng, nông dân thuộc các xã khó khăn... Nội dung đào tạo

gồm các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: điện dân

dụng, hàn, cơ khí, điện tử, may công nghiệp, sửa chữa ôtô, xe máy, chăn nuôi thuỷ

sản, mây tre, thêu xuất khẩu, may... Hoạt động dạy nghề miễn phí cho nông dân mở

Page 88: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

81

thêm cơ hội cho người nông dân lựa chọn học các ngành nghề phù hợp với trình độ

văn hoá và nguyện vọng để chuyển đổi nghề tìm việc làm mới hoặc nâng cao trình

độ kỹ thuật trong sản xuất đem lại thu nhập ổn định.

6,1235,787

4,656

2,913

4,109

5,407

3,097

2,571

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

Hình 3.7: Tình hình học nghề của lao động bị thu hồi đất ở Hƣng Yên giai

đoạn 2010 - 2014

Nguồn: [54]

Hình 3.7 cho thấy biến động về số lao động bị thu hồi đất và số lao động bị

thu hồi đất học nghề. Xu hướng chủ đạo trong giai đoạn 2010-2014 là số lao động

chịu ảnh hưởng của việc bị thu hồi đất giảm xuống qua các năm trong khi số lao

động bị thu hồi đất tham gia học nghề thì dao động với mức tăng giảm không ổn

định và không rõ xu hướng.

Hình 3.8: Tỷ lệ lao động bị thu hồi đất tham gia học nghề

Nguồn: [54]

Page 89: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

82

Hình 3.8 cho thấy tỷ lệ lao động bị thu hồi đất tham gia học nghề ở Hưng Yên

biến động theo các xu hướng khác nhau qua các năm. Giai đoạn 2010-2014, tỷ lệ này

đạt trung bình gần 80%.

Ở Hưng Yên, giai đoạn 2010 – 2015, kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn bị thu

hồi đất nông nghiệp học nghề là 777.065.450 đồng. Nông dân bị thu hồi đất được tư

vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm Dịch vụ việc

làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

3.2.1.2. Thực trạng hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia các chương

trình xuất khẩu lao động

Tỉnh Hưng Yên tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham

gia các chương trình xuất khẩu lao động theo Quyết định 52/2012/QĐ-TTg quy

định chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất

nông nghiệp trên phạm vi cả nước khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều

22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ ban hành quy định

bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ TĐC.

Theo đó, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước

ngoài được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết

theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng; hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp

trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo mức quy định hiện hành của Nhà nước; hỗ

trợ tiền ăn hàng ngày trong thời gian đi học theo mức quy định tại Quyết định số

1956/QĐ-TTg; hỗ trợ tiền đi lại 01 lượt đi và về từ nơi cư trú đến nơi học đối với

các học viên ở cách địa điểm học trên 15 km theo giá vé thông thường của phương

tiện công cộng tại thời điểm thanh toán. Đối tượng thuộc diện hỗ trợ được vay vốn

với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết

để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần

thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định ghi trên hợp đồng đối với

từng thị trường lao động. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hiện hành với

Page 90: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

83

người lao động không thuộc huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại

Ngân hàng Chính sách xã hội. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở

nước ngoài theo hợp đồng.

Kinh phí hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bố trí từ Quỹ

phát triển đất của địa phương theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Nghị định số

69/2009/NĐ-CP. Người lao động được hỗ trợ một lần cho từng nội dung hỗ trợ.

Ở Tỉnh Hưng Yên, trong những năm qua, chính quyền đã có những hành động

tích cực để giải quyết việc làm thông qua XKLĐ. Sở Lao động - Thương binh và Xã

hội Tỉnh đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1814/QĐ-UBND

ngày 11/10/2007 về việc phê duyệt Đề án mở rộng và nâng cao chất lượng XKLĐ

giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015; tham mưu với UBND tỉnh ban

hành Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 30/12/2011 về kế hoạch việc làm tỉnh Hưng

Yên giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có chỉ tiêu kế hoạch về XKLĐ (mỗi năm xuất

khẩu được từ 2,5 nghìn đến 3,2 nghìn lao động). Sở cũng thường xuyên phối hợp với

Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan thông tin báo chí tuyên truyền phổ biến các chủ

trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc làm và XKLĐ. Theo

Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên, tỉnh đã

kiện toàn lại Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh. Sở đã phối hợp với Cục Quản lý lao động

ngoài nước triển khai thực hiện Chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời

hạn tại Hàn Quốc (Chương trình EPS); phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội

triển khai vốn vay giải quyết việc làm và ký quỹ đối với lao động đi làm việc tại Hàn

Quốc; phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương triển khai và thực hiện công

tác giải quyết việc làm và XKLĐ.

Những năm gần đây, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho

XKLĐ đi làm có thời hạn ở nước ngoài, nên chỉ tính từ 2010-2015, đã đưa được

8.157 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 5.421 người đã mở tài khoản và

gửi tiền về nước 31,247 triệu USD tương ứng với 500 tỷ đồng. Các thị trường đang

thu hút nhiều lao động sang làm việc là Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc...

Page 91: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

84

2,450 2,5002,700

2,750

3,250

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

1,600

1,800

2,000

2,200

2,400

2,600

2,800

3,000

3,200

3,400

3,600

2011 2012 2013 2014 2015

Số lao động xuất khẩu

Hình 3.9: Lao động xuất khẩu ở tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: [52]

Hoạt động XKLĐ đã được triển khai rộng, đều khắp đến các huyện, thành phố,

các địa phương và người lao động. Tỉnh đã chủ động phối hợp với Cục Quản lý lao động

ngoài nước và Trung tâm lao động ngoài nước lựa chọn và giới thiệu các công ty XKLĐ

có uy tín được tuyển chọn lao động tại địa phương đưa sang các nước làm việc.

Nguồn tiền hỗ trợ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được giải ngân qua

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trong thời gian qua đã hỗ trợ cho lao động đi làm

việc ở nước ngoài. Tổng số người được hỗ trợ từ nguồn quỹ này là 725 người, với số

tiền trên 22,7 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Cho vay vốn XKLĐ của Ngân hàng Chính sách xã hội giai

đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

Tổng cộng 2011 2012 2013 2014 2015

Số lao động Người 188 133 181 129 94 725

Số tiền Tr.đồng 5.430 3.862 5.320 4.750 3.410 22.772

Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

Page 92: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

85

3.2.1.3. Thực trạng hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất,

kinh doanh

Người bị thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật đất

đai còn được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, trên địa

bàn tỉnh Hưng Yên, nông dân bị thu hồi đất được hỗ trợ thông qua giao đất kinh

doanh dịch vụ, hỗ trợ ổn định sản xuất và thông qua các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật,

vốn và các điều kiện để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm.

Thực trạng hỗ trợ giao đất kinh doanh dịch vụ cho nông dân khi bị thu hồi đất

nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên

Ngày 12/2/2007, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số

02/2007/QĐ-UBND về quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và TĐC

khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân

trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp nếu địa

phương còn quỹ đất (hoặc có thể bố trí được đất nông nghiệp), được giao đất nông

nghiệp tại vị trí thửa đất mới có cùng mục đích sử dụng, cùng nhóm hạng đất.

Trường hợp vị trí của thửa đất mới có nhóm hạng đất thấp hơn nhóm hạng đất của

thửa đất đã thu hồi được hỗ trợ thêm bằng tiền. Mức hỗ trợ thêm tính bằng 10% giá

đất nông nghiệp nhóm hạng đất 1, 2, 3 được UBND tỉnh công bố hàng năm. Người

bị thu hồi đất được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại các vị trí được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để sử dụng vào mục đích như làm nhà ở,

làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Mức đất ở, đất làm mặt

bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp do UBND cấp huyện, thống nhất

với Sở Tài Nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt cho từng dự án cụ thể.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, một số dự án thu hồi trước đây các hộ gia đình,

cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi được hưởng chính sách hỗ trợ

chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng việc giao đất có thu tiền sử dụng đất tại

vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp (gọi tắt

là đất dịch vụ). Chẳng hạn, tại Dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang,

cứ một sào Bắc Bộ đất thu hồi, các hộ sẽ được giao 10m2 đất dịch vụ. Mức đất nhỏ

nhất cho một gia đình là 40m2. Mỗi suất của gia đình liệt sĩ được giao thêm 20m

2.

Với chính sách này, các hộ dân sau khi bị thu hồi đất sẽ chuyển sang buôn bán các đồ

Page 93: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

86

nhu yếu phẩm phục vụ cho khu đô thị để sinh sống. Giao đất dịch vụ liền kề để giải

quyết việc làm cho nông dân có đất bị thu hồi chuyển sang làm dịch vụ, thương mại.

Việc triển khai thực hiện đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy,

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đôn đốc đẩy nhanh việc thực hiện giao

đất dịch vụ cho những người dân bị thu hồi đất theo Nghị định số 17 trên địa bàn

tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức tiến hành các bước giao đất cho người dân được

hưởng chính sách đất dịch vụ đã đủ điều kiện theo quy định đối với các dự án có đầy

đủ các yếu tố sau: đã có quyết định thu hồi đất; đã có quy hoạch được duyệt, tổ chức

thực hiện bồi thường GPMB xong; các dự án này đã thực hiện đầu tư xây dựng xong

hạ tầng kỹ thuật hoặc đang triển khai thực hiện các bước của dự án đầu tư xây dựng

hạ tầng kỹ thuật.

Thực trạng hỗ trợ ổn định sản xuất nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống từ sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu

lực thi hành đã có một số điểm mới, đã cụ thể hóa và quy định rõ ràng hơn về đối

tượng, loại đất được hỗ trợ, cách tính tỷ lệ khi hỗ trợ... Hộ gia đình, cá nhân được bồi

thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm hỗ trợ giống

cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông,

khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật

nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

Năm 2014, tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND

ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số trường hợp cụ thể về bồi

thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo đó,

việc hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng thực hiện theo quy định cụ thể:

Một là, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được

hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản

xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật,

thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh

doanh dịch vụ công thương nghiệp.

Hai là, đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền

với mức bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03

Page 94: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

87

năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính

đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm

toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế

được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

Ba là, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất

sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông trường quốc

doanh thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền. Mức hỗ

trợ là 10.000 đồng/m2 đối với diện tích đất bị thu hồi.

Bốn là, người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh

doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê lao động theo hợp đồng lao động

thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao

động. Thời gian trợ cấp là 06 tháng.

Tại Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang, ngay từ khi Dự án

được phê duyệt, tỉnh đã có chủ trương triển khai xây dựng làng nghề gốm sứ tại xã

Xuân Quan; phát triển mở rộng làng nghề mây tre đan tại thị trấn Văn Giang; đặc

biệt, tỉnh đã tiếp nhận gần 40 dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Văn

Giang để thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân. Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND huyện Văn Giang lập Kế hoạch đào

tạo nghề cho nông dân bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Chính

quyền đã có phương hướng giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất như:

Thành lập Ban lao động việc làm phối hợp để tuyển những lao động vào làm việc ở

các công ty như trồng cây xanh, bảo vệ; động viên bà con nhân dân chuyển đổi về

nghề, tập trung đầu tư giao thông thủy lợi ra vùng bãi cho bà con phát triển kinh tế ở

vùng bãi; mở một trung tâm thương mại cho bà con buôn bán ở trong xã...

Tuy vậy, tỉnh Hưng Yên đã không thực hiện hỗ trợ ổn định sản xuất cho nông

dân bị thu hồi đất và được bồi thường bằng đất nông nghiệp thông qua các hình thức

như hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ

khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... Trên cơ sở xác

định đối tượng, loại đất, tỷ lệ hỗ trợ, các hình thức hỗ trợ được quy đổi thành hỗ trợ

bằng tiền mặt.

Như đã phân tích ở chương 2, hình thức hỗ trợ bằng tiền có những điểm tích

cực nhất định. Hỗ trợ bằng tiền tạo điều kiện cho nông dân bị thu hồi đất có nhiều

Page 95: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

88

lựa chọn cho phương án sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, thực trạng này

cũng bộc lộ những yếu kém, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt

động hỗ trợ. Hỗ trợ bằng tiền tuy khắc phục được tình trạng hỗ trợ của Nhà nước

không phù hợp với nhu cầu của người nông dân, không thiết thực, lãng phí. Mặt

khác, điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước chưa thực sự nỗ lực trong việc tạo việc

làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Hỗ trợ bằng các phương thức không phải

bằng tiền mặt đòi hỏi Nhà nước phải mất nhiều công sức tìm hiểu nhu cầu của người

sản xuất, yêu cầu của thị trường cũng như cán bộ thực hiện chính sách hỗ trợ phải có

năng lực nắm bắt khoa học kỹ thuật để tìm được phương thức hỗ trợ phù hợp với

từng khu vực sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng cũng như tập quán sản xuất và yêu cầu

về sản phẩm trên thị trường. Đối với người nông dân bị thu hồi đất, những hỗ trợ

bằng phương thức không bằng tiền mặt để ổn định và phát triển sản xuất cần thiết

hơn rất nhiều so với hỗ trợ bằng tiền mặt.

Bảng 3.2: Cho vay của các TCTD nhà nƣớc đối với phát triển sản xuất

trong nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hƣng Yên

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Dƣ nợ cho

vay nông

nghiệp

nông thôn

5.265.205 8.955.022 7.606.631 9.422.290 10.586.008 12.654.273 13.511.426

NH Chính

sách xã hội 391.216 584.060 1.456.726 1.747.323 1.785.282 1.899.398 1.962.422

NH thương

mại nhà

nước

4.866.157 8.365.965 6.149.905 7.674.967 8.800.726 10.754.875 11.549.004

NH Phát

triển Việt

Nam

7.832 4.997 0 0 0 0 0

Page 96: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

89

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, các TCTD Nhà nước trên địa

bàn tỉnh Hưng Yên đã tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân vay vốn, phát triển

sản xuất, kinh doanh.

Trong số các TCTD của Nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất trong nông nghiệp,

nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp

các khoản vay ưu đãi về thời hạn, điều kiện thế chấp và lãi suất vay. Nguồn tiền hỗ trợ

từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội

tỉnh trong thời gian qua đã hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổng số người

được hỗ trợ từ nguồn quỹ này là 7.106 người, với số tiền trên 140 tỷ đồng.

Bảng 3.3: Cho vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội giai

đoạn 2011-2015

Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

Như vậy, ở tỉnh Hưng Yên không có các chương trình hỗ trợ sản xuất dành

riêng cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất và được đền bù bằng đất nông nghiệp.

Tuy vậy, đối tượng này được hưởng những hỗ trợ từ các chính sách chung áp dụng

đối với nông dân ở tỉnh Hưng Yên.

3.2.2. Thực trạng hỗ trợ cho bên cầu trên thị trƣờng lao động nhằm tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

3.2.2.1. Thực trạng ưu đãi đối với đơn vị kinh tế sử dụng lao động bị thu

hồi đất

Việc thực hiện các ưu đãi đối với đơn vị kinh tế sử dụng lao động bị thu hồi

đất và ban hành quy định yêu cầu các đơn vị kinh tế sử dụng đất thu hồi tuyển dụng

lao động là nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên được thực hiện theo Quyết định

số 52/2012/QĐ-TTg quy định chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm Tổng

cộng 2011 2012 2013 2014 2015

Tạo việc làm

Số lao động Người 1.800 950 1.865 965 1.526 7.106

Số tiền Tr.đồng 35.362 19.257 35.742 19.938 29.800 140.099

Page 97: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

90

người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước khi Nhà nước thu

hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của

Chính phủ ban hành quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,

bồi thường, hỗ trợ TĐC. Theo đó, cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị

thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai,

tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.

Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng lao

động bị thu hồi đất, tỉnh Hưng Yên đã có một số chính sách hỗ trợ như hỗ trợ kinh

phí cho doanh nghiệp dạy nghề cho lao động, hỗ trợ lao động đến học nghề tại các

đơn vị này. Việc hỗ trợ kinh phí dạy nghề đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí,

tăng lợi nhuận.

3.2.2.2. Thực trạng ban hành quy định yêu cầu các đơn vị kinh tế sử dụng

đất thu hồi tuyển dụng lao động là nông dân bị thu hồi đất

Tỉnh Hưng Yên quy định các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi của nông dân

phải tạo điều kiện để tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Tỉnh Hưng Yên đã ban

hành Quyết định số 747 QĐ/UBND chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ đối tượng

này. Cụ thể là, mỗi hộ mất dưới 1 sào đất được nhận 1 lao động vào doanh nghiệp,

trên 1 sào được nhận 2 lao động. Nếu không có lao động trẻ được hỗ trợ thêm 12.000

đồng/m2...

Tại Dự án Khu đô thị Thương mại-Du lịch Văn Giang, tỉnh yêu cầu doanh

nghiệp và doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ đào tạo nghề để giới thiệu đi XKLĐ ở

nước ngoài; nhận ngay mỗi hộ 01 lao động phổ thông sau khi hộ gia đình bàn giao

đất; khi bàn giao xong đất dự án, nhà đầu tư cam kết tiếp nhận 3.000 lao động phổ

thông và chịu trách nhiệm đào tạo, tập huấn theo mục tiêu sản xuất kinh doanh của

Công ty.

Ngoài chính sách đền bù, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước trên đây,

nhà đầu tư còn hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất tại Dự án này một số khoản

hỗ trợ khác:

- Hỗ trợ 30 tỷ đồng lập quỹ hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp đã hết tuổi

lao động của 3 xã (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi). Các xã rút lãi suất để chi trợ cấp cho

những người hết tuổi lao động. Tháng 01/2012, các xã đã rút lãi suất chi hỗ trợ 1.044

Page 98: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

91

người hết tuổi lao động, mỗi suất 980.000 đồng;

- Hỗ trợ địa phương vùng Dự án xây dựng đường liên xã; cải tạo, nâng cấp hệ

thống cơ sở hạ tầng của 3 xã;

- Xây dựng đê bối ngoài sông Hồng, đưa 400 ha đất của xã Xuân Quan, Phụng

Công đi vào sản xuất ổn định (mức đầu tư hơn 2,1 tỷ đồng);

- Hỗ trợ thêm 6 triệu đồng/sào để những hộ dân chuyển hoa màu trên số diện

tích đất đã nhận tiền đền bù và ký biên bản bàn giao đất;

- Hỗ trợ ổn định đời sống với mức 1 triệu đồng/sào/năm đối với các hộ dân có

đất bị thu hồi, theo cơ chế: Thu hồi từ 1 đến 50% diện tích đất nông nghiệp được

giao, được hỗ trợ 5 năm; thu hồi từ 51 đến 70% diện tích được hỗ trợ 7 năm; thu hồi

từ 71 đến 100% diện tích được hỗ trợ 10 năm. Có thể nói, đây là Dự án có chính sách

đền bù, hỗ trợ cao nhất và duy nhất được giao đất dịch vụ liền kề để chuyển đổi nghề

nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

3.2.2.3. Thực trạng tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, thực hiện các chính sách thu hút đầu tư

Để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn, bên cạnh các biện

pháp hỗ trợ trực tiếp cho nông dân bị thu hồi đất, tỉnh Hưng Yên còn thực hiện các

biện pháp hỗ trợ gián tiếp khác.

Một là, tỉnh Hưng Yên đã hoàn thiện các quy định, tạo thuận lợi cho doanh

nghiệp gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường

- Tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh cải cách hành chính. Tỉnh đã xây dựng và ban

hành bộ thủ tục hành chính áp dụng chung cho cấp huyện, xã, sở, ban ngành trên địa

bàn tỉnh. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành

chính, Tỉnh đã thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan Nhà

nước trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã duy trì Cổng thông tin điện tử, hỗ trợ cung cấp thông

tin miễn phí cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về thủ tục đầu tư, đăng ký

kinh doanh, tiềm năng cơ hội đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan đến doanh

nghiệp. Tỉnh ban hành các ấn phẩm, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng về hướng dẫn, giải đáp thắc mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách

thuế đối với doanh nghiệp. Hưng Yên là một trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước tiến

hành việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng

Page 99: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

92

ký doanh nghiệp quốc gia từ năm 2010.

- Tỉnh đã thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện, thành phố và quy hoạch phát triển

các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2011-2015 phù hợp với đặc điểm,

điều kiện thực tế từng giai đoạn. Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch các khu, cụm

công nghiệp, ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Hưng Yên đồng thời

tăng cường đầu tư hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy mạnh thực hiện

quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; tập trung GPMB, đào tạo nguồn nhân lực; phát triển

khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị và thủ tục hành chính cho

doanh nghiệp…

- Tỉnh Hưng Yên tăng cường công tác XTĐT và hỗ trợ phát triển doanh

nghiệp. Tính riêng năm 2014, Trung tâm XTĐT và Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế

hoạch và Đầu tư đã thực hiện tư vấn và hỗ trợ cho gần 20 doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài. Trung tâm XTĐT và Hỗ trợ doanh nghiệp đã phối hợp với Cục Phát

triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các khóa đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT.

- Hàng năm tổ chức Hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp nhằm tôn

vinh những đóng góp của các doanh nghiệp trong sự phát triển KT - XH của tỉnh,

nắm bắt và có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Hai là, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ yêu

cầu sản xuất kinh doanh

Hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng, đáp

ứng cơ bản nhu cầu vốn của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh. Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đến hết quý 1/2015 đạt

33.163,6 tỷ đồng, tăng 191,6 tỷ đồng so với 31/12/2014. Tốc độ tăng trưởng bình

quân 2011-2015 đạt 16,8%/năm. Đến hết quý 1/2015, dư nợ cho vay DNNVV của

các TCTD trên địa bàn tỉnh là 8.251,7 tỷ đồng, tăng 424,2 tỷ đồng (5,4% so với

31/12/2014) và chiếm 25% tổng dư nợ. Ước đến hết năm 2015, tổng dư nợ đạt

10.516,8 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ.

Page 100: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

93

Ba là, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới

trong các doanh nghiệp, hỗ trợ cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại mở rộng

thị trường

Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp kỹ thuật công nghệ, tổ chức các khóa

bồi dưỡng cập nhật kiến thức về thương mại điện tử, hỗ trợ xây dựng trang thông tin

điện tử cho các doanh nghiệp, hỗ trợ kinh phí tư vấn tham gia các sàn giao dịch điện

tử. Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ là 929,341 triệu đồng.

Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, cung cấp

cho doanh nghiệp thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy

mạnh xuất khẩu, tham gia các cuộc XTĐT, hội chợ triển lãm của tỉnh… Giai đoạn

2011-2015, Hưng Yên đã bố trí cho hoạt động này 8.314 triệu đồng kinh phí.

Bốn là, tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư

Phương pháp tiếp cận các nhà đầu tư được đổi mới theo hướng kết hợp giữa

việc tổ chức các hội nghị nhà đầu tư với tiếp cận trực tiếp. Cơ quan xúc tiến và hỗ trợ

đầu tư xây dựng danh sách, mục tiêu và tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng bằng tài

liệu quảng bá, nêu bật thuận lợi khi đầu tư ở Hưng Yên. Hệ thống dữ liệu, thông tin,

tài liệu XTĐT được chuẩn hóa từ cơ sở dữ liệu về cơ sở hạ tầng, hệ thống quy hoạch,

chính sách, thủ tục cho đến quy trình đầu tư.

Bên cạnh đó, Hưng Yên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan XTĐT của nước

ngoài, các đại diện kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài,

Trung tâm XTĐT phía Bắc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm

tăng cường mối quan hệ, hợp tác, giới thiệu tiềm năng lợi thế của Hưng Yên đến với

các nhà đầu tư. Vì thế, nhiều nhà đầu tư khi được tư vấn đã tìm đến Hưng Yên triển

khai các dự án đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Hàng năm lãnh đạo Tỉnh tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, có sự tham gia của

các ngành chức năng để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, chung tay tháo gỡ khó

khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đến nay, toàn tỉnh có 1.362 dự án đầu tư (1.010 dự án trong nước, 352 dự án

nước ngoài), tổng vốn đăng ký là 90,4 nghìn tỷ đồng và 3,31 tỷ USD. Trong đó có

Page 101: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

94

tổng số 840 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 14

vạn lao động. Trong thu hút đầu tư, đáng chú ý là các dự án có nguồn vốn FDI đầu tư

về tỉnh ngày càng tăng. Tỉnh đã thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn, kéo theo hệ

thống doanh nghiệp phụ trợ nên dòng vốn FDI được thu hút vào tỉnh tăng. Một

trong những biện pháp tạo cú hích lớn đó là tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ

trợ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Đặc biệt, quan tâm thu hút các dự án có quy

mô lớn và vừa, sản phẩm cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, có giá

trị gia tăng cao. Trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng

ký với tổng số 1.910 triệu USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tư đăng ký của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả XTĐT, ngày 16.5.2016, UBND tỉnh có Quyết định số

905/QĐ – UBND ban hành Chương trình XTĐT năm 2016. Theo quyết định,

chương trình XTĐT năm 2016 được phê duyệt với mục tiêu là: Phấn đấu đưa chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào nhóm từ 25 đến 38/63 tỉnh, thành phố; thu hút

số dự án và vốn đầu tư tăng từ 10% trở lên so với năm 2015.

3.2.3. Thực trạng hỗ trợ cho các trung gian trên thị trƣờng lao động

nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

3.2.3.1. Thực trạng hỗ trợ các cơ sở dạy nghề

Năm 2008, UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định phê duyệt quy hoạch phát

triển hệ thống dạy nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2015 định hướng đến năm

2020. Mục tiêu của quy hoạch là phát triển cơ sở dạy nghề, mạng lưới dạy nghề đáp

ứng yêu cầu CNH, HĐH; đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho

người lao động học nghề, lập nghiệp; đầu tư xây dựng một số cơ sở dạy nghề trọng

điểm chất lượng cao để tiếp cận với trình độ tiên tiến trong nước và khu vực. Để thực

hiện mục tiêu này, tỉnh Hưng Yên đã đề ra các giải pháp như: tăng cường sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng về công tác dạy

nghề; đầu tư và huy động tài chính; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý dạy nghề; thực hiện tốt quản lý Nhà nước… Đến nay, hầu hết các mục

tiêu, nhiệm vụ trên được thực hiện một cách đồng bộ. Mạng lưới cơ sở dạy nghề, đội

Page 102: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

95

ngũ giáo viên cơ hữu và cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu công

tác giảng dạy. Nguồn lao động được đào tạo qua hệ thống các cơ sở dạy nghề đáp

ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động.

Năm 2012, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư tập trung

đồng bộ 3 nghề trọng điểm của trường Trung cấp nghề Hưng Yên thuộc nguồn vốn

Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 vùng đồng bằng sông Hồng.

Dự án bao gồm tiểu dự án xây dựng nhà học lý thuyết 12 tầng, diện tích sàn

11.220m2; ký túc xá 5 tầng, diện tích sàn 2.870m2 và các công trình phụ trợ; đầu tư

trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên; xây dựng chương trình

giảng dạy, giáo trình cho 3 nghề trọng điểm với tổng mức đầu tư trên 395,6 tỷ đồng

(chi phí xây dựng trên 95,8 tỷ đồng; chi phí thiết bị trên 247,7 tỷ đồng…).

Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy nghề, năm 2010, UBND tỉnh ban hành

quyết định bổ sung chức năng dạy nghề cho 9 trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ

thuật tổng hợp - hướng nghiệp các huyện và giao nhiệm vụ dạy nghề cho Trung tâm

giới thiệu việc làm tỉnh, nâng tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lên 43 cơ sở.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề được bố trí ở cả 10 huyện, thành phố của tỉnh. Các cơ sở

dạy nghề công lập các huyện đã được đầu tư với tổng kinh phí 40,2 tỷ đồng nhằm

tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề. Trong đó, năm 2010, tỉnh

Hưng Yên đầu tư 11 tỷ đồng cho các trung tâm mua thiết bị dạy nghề: may công

nghiệp, điện dân dụng, hàn, sửa chữa động cơ ô tô -xe máy…; đầu tư 15 tỷ đồng cho

các trung tâm xây mới 17 phòng học lý thuyết, 17 xưởng thực hành; năm 2012 đầu tư

cho Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Kim Động thực hiện dự án xây dựng

trung tâm dạy nghề kiểu mẫu… Giai đoạn 2010 – 2015, Tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ

mua sắm thiết bị dạy nghề cho 6 trung tâm đào tạo nghề trị giá 15,5 tỷ đồng.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Tỉnh

Hưng Yên đã cụ thể hóa chủ trương này. Từ năm 2010 đến nay việc hỗ trợ đào tạo,

chuyển đổi nghề, tìm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề

trên địa bàn Hưng Yên đã ngày một tăng dần. Trung tâm đã tổ chức các lớp học nghề

cho đối tượng là lao động nông thôn, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp với nhiều

Page 103: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

96

ngành nghề khác nhau như: tin học văn phòng, may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, kỹ

thuật trồng nấm, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật

trồng cây cảnh, điện dân dụng, hàn điện.

Công tác đào tạo nghề cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các nghề đào

tạo đã đa dạng và phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Cho đến nay, Trung tâm đã

ngày càng thu hút được nhiều học viên theo học, trong đó có nhiều đối tượng là lao

động bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất nông nghiệp.

Với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, trong năm năm qua các cơ sở đào tạo nghề

tỉnh Hưng Yên đã dạy nghề cho gần 17 nghìn người; trong đó, nghề phi nông nghiệp

chiếm khoảng 73%, nghề nông nghiệp 27%. Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo

trên địa bàn ước đạt trên 46%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 34%.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, dạy nghề ở Hưng Yên đã có những bước đổi mới

về cả phương thức và nội dung phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện phát triển

của từng vùng. Mạng lưới đào tạo nghề được mở rộng, xã hội hoá có sự tham gia của

các tổ chức chính trị, xã hội, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, HTX và các

nghệ nhân. Nhiều cơ sở đào tạo nghề phát huy thế mạnh trong từng lĩnh vực đào tạo

đã mở các lớp đào tạo nghề tại các thôn, xóm, với các ngành nghề phù hợp, thu hút

được nhiều học viên tham gia; tỷ lệ học viên sau khi được dạy nghề có việc làm đạt

khoảng 85%. Các trường dạy nghề có đội ngũ giảng viên giầu kinh nghiệm, có trình

độ chuyên môn cao, có các phân xưởng thực hành tốt đã tổ chức dạy nghề ngay tại

xã với các nghề mà xã hội đang cần, như cơ điện, điện lạnh, hàn... đáp ứng được nhu

cầu của người học, nhất là lao động trẻ. Nhiều công ty dệt may và một số doanh

nghiệp lớn đã đào nghề cho công nhân tại ngay tại công ty. Sau khi được học nghề

hầu hết các học viên đều vào làm việc tại các công ty, nhà máy.

3.2.3.2. Thực trạng hỗ trợ các đơn vị môi giới việc làm

Ở Hưng Yên, các trung tâm dịch vụ việc làm đóng vai trò ngày càng quan

trọng, là cầu nối, là trung gian để cho cung lào động và cầu lao động gặp nhau, qua

đó giải quyết được việc làm cho lao động. Với phương châm giải quyết việc làm là

trách nhiệm của tất cả mọi người, thấy được vị trí quan trọng của trung tâm dịch vụ

Page 104: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

97

việc làm nên ở tỉnh Hưng Yên đã tồn tại song song hai hệ thống cung cấp dịch vụ

việc làm: trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước (bao gồm các đoàn thể, hội) và

của tư nhân. Các trung tâm này đã thu hút được một lượng không nhỏ lao động đi

học nghề, trang bị về trình độ chuyên môn cho họ, còn đảm bảo hoạt động tư vấn

hướng nghiệp. Mặt khác, các trung tâm này cung cấp thông tin cho lao động và

người sử dụng lao động về các yêu cầu của nhau, như: điều kiện làm việc, mức

lương, độ tuổi,....

Trong thời gian qua, các trung tâm giới thiệu việc làm đã được qui hoạch và

nâng cấp, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại làm tốt vai trò trung gian thực hiện

giao dịch lành mạnh giữa các bên một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu

cực nhất là lừa đảo người lao động. Hơn nữa, đã mở rộng và tạo điều kiện cho các

giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, đáp ứng nhanh

nhu cầu giữa người tìm việc và việc tìm người.

Sàn giao dịch việc làm Hưng Yên được chuyển từ hình thức hội chợ việc làm

hàng năm, được tổ chức khá chuyên nghiệp, thuận tiện, hiệu quả và ít chi phí nhất để

cả người lao động và doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội cho mình. Các phiên giao dịch

việc làm đã diễn ra thường xuyên và lưu động tại các huyện, thu hút đông đảo người

lao động, doanh nghiệp, trường nghề tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực. Thông

qua sàn giao dịch việc làm, thông tin cung, cầu lao động trên thị trường lao động

thường xuyên được cập nhật, độ tin cậy cao, hiệu quả kết nối cung cầu lao động tăng

lên...Số phiên giao dịch việc làm được tổ chức trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng cả

về số lượng và chất lượng, từng bước trở thành cầu nối giữa người lao động và người

sử dụng lao động, là địa chỉ quen thuộc của nhà tuyển dụng và người lao động.

Người lao động đến với phiên giao dịch việc làm để được tư vấn và đề nghị được

giới thiệu việc làm không phải đóng phí.

Sàn giao dịch việc làm của Tỉnh khai trương năm 2009 tiếp tục được phát

triển, tăng tần xuất, từ năm 2011-2015 đã tổ chức được 91 phiên giao dịch. Các

phiên giao dịch có sự phối hợp của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, các

trường chuyên nghiệp và được tổ chức tại khắp các địa bàn của tỉnh, phù hợp với

Page 105: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

98

nhiều đối tượng lao động đã nâng cao hiệu quả các hoạt động giao dịch việc làm, tạo

cơ hội cho lao động tìm được việc làm phù hợp. Tại sàn giao dịch việc làm, hàng trăm

lượt lao động đã có cơ hội để tìm hiểu về thị trường lao động, lựa chọn cho mình một

công việc phù hợp. Đối với chủ sử dụng lao động, các phiên giao dịch cũng mở ra cơ

hội để họ tìm được nguồn lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh việc tổ chức thường xuyên các phiên giao dịch việc làm tại Trung

tâm giới thiệu việc làm, các phiên giao dịch còn được tổ chức tại các huyện để tạo

điều kiện cho lao động trên địa bàn dễ dàng tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng.

Trung bình, 5 năm qua, mỗi phiên giao dịch việc làm thu hút được 30 đơn vị tham

gia. Nhu cầu tuyển dụng lao động làm công nhân và tuyển sinh đào tạo nghề ngày

càng tăng. Nếu như năm 2010, trung bình mỗi phiên giao dịch việc làm các doanh

nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động 1.970 người thì năm 2012, nhu cầu

tuyển dụng trung bình gần 3000 người/phiên; số lao động được tuyển dụng qua mỗi

phiên gần 300 người và trên 200 người đăng ký học nghề. Mỗi phiên giao dịch việc

làm thu hút trung bình hơn 1000 lao động tới tìm việc… Năm năm qua, toàn tỉnh đã

tổ chức 60 phiên giao dịch việc làm luân phiên tại các huyện, thành phố. Qua đó,

hàng nghìn người lao động đã tìm được việc làm tại các doanh nghiệp thông qua các

buổi phỏng vấn, tư vấn tại phiên giao dịch.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC

LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

3.3.1. Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Trong những năm qua cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, Hưng Yên đã

chuyển một lượng lớn số lượng diện tích đất nông nghiệp sang công nghiệp, đô thị,

thương mại, dịch vụ... đáp ứng được nhu cầu phát triển trên địa bàn. Số lao động bị

dôi dư do quá trình thu hồi đất bước đầu được quan tâm hỗ trợ nhằm tạo việc làm.

Hưng Yên đã đạt được các kết quả bước đầu trong hoạt động hỗ trợ của Nhà nước

nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

Page 106: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

99

Một là, tỉnh Hưng Yên đã tích cực triển khai các chính sách của Trung ương

đối với hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Trên cơ sở các chính

sách của Trung ương, tỉnh Hưng Yên bước đầu đã ban hành các chính sách nhằm hỗ

trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn. Các chính sách có tác động

trực tiếp hoặc gián tiếp đến tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

Hai là, giai đoạn 2010-2015, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ

đào tạo nghề, tìm việc làm cho gần 9.300 hộ, trong tổng số 14.591 hộ. Trong đó, hỗ

trợ bằng tiền thực hiện cho 4.882 hộ, hỗ trợ dạy nghề 4.065 hộ. Tổng số tiền hỗ trợ

trị giá trên 1.051 tỷ đồng.

Bảng 3.4: Hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi đất giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Số hộ bị thu hồi đất Hộ 14.591

Số hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ đào

tạo nghề, tìm việc làm, trong đó: Hộ 9.298

Số hộ được hỗ trợ bằng tiền Hộ 4.882

Số hộ được hỗ trợ dạy nghề Hộ 4.065

Số hộ được hỗ trợ ổn định sản xuất Hộ 198

Số hộ được hỗ trợ khác Hộ 153

Tổng số tiền hỗ trợ Tỷ đồng 1.051,9

Nguồn: [53]

Đạt được kết quả nêu trên có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

- Việc hoàn thiện về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân bị thu hồi

đất dần phù hợp hơn. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, chính sách hỗ trợ của

Nhà nước đối với người bị thu hồi đất có những thay đổi rất quan trọng. Ở Luật Đất

đai năm 2003, chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất chỉ là một điểm trong Điều

42 về “Bồi thường, TĐC cho người có đất bị thu hồi”, theo đó trường hợp thu hồi đất

của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc

tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn

được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí

Page 107: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

100

việc làm mới. Đến Luật Đất đai năm 2013, chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất

được quy định thành Điều 84 về “ Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc

làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất”. Theo đó, hộ gia đình, cá

nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không

có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được

hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm việc làm. Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo

chuyển đổi nghề, tìm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề

thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm việc làm, vay vốn

tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử

dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh

doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn

tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi

còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm việc làm.

Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất trong Luật Đất đai

2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ đã quy định về

bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trực

tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường

bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp

thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm việc làm. Nhà nước hỗ trợ

cho các đối tượng này khoản hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp

cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông

nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp

tại địa phương. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực

tế của địa phương. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các

Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải

quyết việc làm và đào tạo nghề cho người thu hồi đất nông nghiệp. UBND cấp tỉnh

căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết

định, chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và

tìm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương. Phương án đào tạo,

Page 108: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

101

chuyển đổi nghề và tìm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi

thường, hỗ trợ, TĐC. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm

việc làm phải lấy ý kiến của người thu hồi đất.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2015/QĐ-

TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho

người lao động bị thu hồi đất. Theo Quyết định này, đối tượng áp dụng là người lao

động bị thu hồi đất gồm: Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản

xuất nông nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định

số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên

của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao

động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được

bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (người lao động bị thu

hồi đất nông nghiệp); người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu

hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở (người lao động bị

thu hồi đất kinh doanh). Các đối tượng trên được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết

việc làm đảm bảo 2 điều kiện: Có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm; trong

độ tuổi lao động. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm

kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất.

Cụ thể, người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp và

đào tạo dưới 3 tháng được được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-

TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ

sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; đối với đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì được

hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí

thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối

với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật và được vay vốn theo quy

định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Bên cạnh được hỗ trợ về đào tạo nghề, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ

giải quyết việc làm trong nước: Hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu

Page 109: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

102

việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm; vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc

gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, người lao động bị thu hồi đất đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của

Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đồng

thời, được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng

Chính sách xã hội.

- Được sự quan tâm của các cấp chỉ đạo. Công tác hỗ trợ cho người dân bị thu

hồi đất luôn được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Có sự vào cuộc tích cực của các đoàn thể chính trị để tuyên truyền, vận

động, giải thích về các chính sách.

- Đội ngũ cán bộ thực hiện ngày càng có ý thức trách nhiệm công vụ và nỗ lực

để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.3.2. Những hạn chế trong hoạt động hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

3.3.2.1. Hạn chế trong việc đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

Một là, tỉnh chưa có nguồn kinh phí ổn định cho việc hỗ trợ đào tạo nghề cho

nông dân bị thu hồi đất. Trong Quyết định 21/2009/QĐ-UBND về quy định một số

điểm cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, kinh phí

hỗ trợ đào tạo, học nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề nằm trong phương án đào

tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương

án bồi thường, hỗ trợ TĐC được duyệt với mức hỗ trợ là 3.000 đồng/m 2 đất nông

nghiệp bị Nhà nước thu hồi trong hạn mức. Số tiền trên không trực tiếp chi trả cho hộ

gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi mà chuyển về tài khoản của Sở Lao

động - Thương binh – Xã hội để đào tạo học nghề, chuyển đổi nghề cho các đối tượng

trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Sở Lao động - Thương binh và Xã

hội thành lập quỹ đào tạo nghề, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan trình

UBND tỉnh quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho

người bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy vậy, đến nay, tỉnh Hưng Yên chưa thành lập

Page 110: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

103

được Quỹ đào tạo nghề cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Hai là, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất không bài bản, thiếu chiến

lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể trên toàn tỉnh. Kế hoạch đào tạo nghề cần xây dựng

dựa trên khảo sát về nhu cầu, điều kiện thực tế của nông dân bị thu hồi đất và cần

được triển khai trước hoặc song song với quá trình thu hồi đất. Tuy nhiên, về cơ bản,

địa phương nào, đơn vị nào có khả năng đến đâu làm đến đó và phụ thuộc vào nguồn

lực của các dự án thu hồi đất. Tỉnh Hưng Yên không có chương trình đào tạo nghề

riêng cho đối tượng là lao động bị thu hồi đất.

Ba là, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất thường đi sau thị trường lao

động. Trong khi UBND tỉnh phê duyệt các dự án phát triển KT - XH cần thu hồi đất

thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lại không có sự phối hợp trong đào tạo

nghề để “hấp thụ” số lao động bị mất việc làm do kết quả của quá trình thu hồi đất do

đó không tạo được cơ hội việc làm cho người lao động. Điều đó dẫn đến thực trạng ở

các KCN, các dự án, khi những nông dân cầm tiền đền bù đất không có việc làm thì

các doanh nghiệp lại không tuyển được những lao động này vì họ không đáp ứng

được yêu cầu tay nghề.

Bốn là, trong số các chương trình đào tạo nghề đang vận hành có một số

chương trình đào tạo nghề không thu hút được học viên. Chẳng hạn, trong năm 2007,

tỉnh dành kinh phí 900 triệu đồng cho huyện Văn Giang để tổ chức dạy nghề cho

nông dân dành đất cho khu đô thị và giao cho trường công nhân kỹ thuật Hưng Yên

và Trường trung học kinh tế Tô Hiệu trực tiếp tổ chức dạy với các ngành nghề như

điện, may công nghiệp, sửa xe máy, hàn điện, điện dân dụng... Nhưng sau nhiều lần

thông báo tuyển sinh không có người đăng ký học.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các quy định

liên quan, Hưng Yên đã có nhiều chính sách cụ thể, quy định về hỗ trợ đào tạo nghề,

chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhìn chung, các

quy định của Hưng Yên phù hợp với các quy định của Nhà nước và có điều chỉnh

tăng định mức do yếu tố lạm phát. Tuy vậy, ngoài hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt cho

chuyển đổi nghề nghiệp, những hỗ trợ khác như đào tạo nghề hoặc tìm việc làm mới

chưa thực hiện hiệu quả. Trong khi, đối với nông dân bị thu hồi đất, các biện pháp hỗ

trợ phi tài chính cần thiết hơn nhiều để tạo việc làm, tạo thu nhập bền vững.

Page 111: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

104

3.3.2.2. Hạn chế trong hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia các chương

trình xuất khẩu lao động của tỉnh

Một là, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tỉnh Hưng Yên chủ yếu

thông qua các đơn vị có chức năng XKLĐ ngoài tỉnh nên việc đưa lao động đi làm

việc ở nước ngoài luôn bị động về số lượng, chất lượng và thị trường tiếp nhận lao

động, chi phí của người nông dân phải trả cho XKLĐ còn cao, vượt quá khả năng về

tài chính của số đông người nông dân bị thu hồi đất. Trong khi đó, chính quyền tỉnh

Hưng Yên hầu như chưa có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp này hỗ trợ

nông dân bị thu hồi đất đi lao động ở thị trường nước ngoài.

Hai là, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất

khẩu lao động chưa được thực hiện hiệu quả. Hoạt động quản lý, chỉ đạo theo dõi các

đơn vị hoạt động XKLĐ trên địa bàn chưa được chặt chẽ, một số đơn vị không báo

cáo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ. Chính quyền tỉnh chưa nắm bắt

được hoạt động tuyển chọn, đào tạo nghề, dạy tiếng và giáo dục định hướng của

doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.

Ba là, đối tượng nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp chưa được ưu tiên trong

các Chương trình XKLĐ của tỉnh. Điều này thể hiện ở chỗ cơ quan quản lý Nhà nước

tỉnh Hưng Yên có chức năng quản lý lĩnh vực này không nắm được số liệu về lao động

bị thu hồi đất được tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động. Khảo sát của

Luận án đối với nông dân bị thu hồi đất và cán bộ quản lý Nhà nước cũng không thu

thập được số liệu về số lao động xuất khẩu thuộc diện lao động bị thu hồi đất.

3.3.2.3. Hạn chế trong thực hiện chính sách giao đất dịch vụ cho nông dân

bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

Một là, việc hỗ trợ của Nhà nước cho người dân bị thu hồi đất đa phần mới

chỉ thực hiện được việc hỗ trợ bằng tiền, chưa thực hiện được khoản hỗ trợ bằng giao

đất dịch vụ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong cơ chế chính sách hỗ trợ

hiện có, việc bồi thường, hỗ trợ đều dưới hình thức chi trả trực tiếp tiền cho người

dân bị thu hồi đất, dẫn đến tình trạng người dân dùng tiền để mua sắm chứ ít quan

tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề. Theo điều tra của Sở Lao động Thương binh và

Page 112: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

105

Xã hội Hưng Yên, người dân sử dụng tiền được đền bù như sau: 57,5% để xây nhà,

8,72% để mua đồ dùng, 1,27% đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp, cho học nghề

2,55%, gửi tiết kiệm 18,2%. Ðể khắc phục tình trạng này, trong thời gian gần đây

Hưng Yên đang tập trung vào việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất để ổn định lâu dài đời sống của họ. Tiến độ giải quyết chính sách giao đất dịch vụ

trên địa bàn còn chậm so với yêu cầu và kế hoạch đề ra. Cho đến nay đa số nông dân

bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ này của Nhà

nước. Trong số các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua, chỉ có Dự án

Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang là dự án duy nhất trong tổng số 920 dự

án đã tiếp nhận vào đầu tư trên địa bàn tỉnh được giao đất dịch vụ liền kề.

Hai là, việc đánh giá, xem xét, xác định chế độ liên quan đến các hộ bị thu hồi

đất còn sai sót nhiều, chưa đúng quy định. Sự phối hợp giữa tổ công tác giúp việc hội

đồng thẩm định và một số xã, thị trấn còn chưa chặt chẽ; kết quả thẩm định tại tỉnh

còn đạt thấp. Việc xét hộ đủ điều kiện giao đất chậm; công tác lập phương án giao

đất trên địa bàn các xã, thị trấn còn chậm, các xã, thị trấn chưa chủ động thực hiện

nên việc giao đất dịch vụ cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể tự

tạo ra việc làm vẫn chưa thực hiện được nhiều. Công tác phối hợp giữa Tổ công tác

giúp việc Hội đồng thẩm định phương án giao đất dịch vụ, các phòng ban chuyên

môn với các xã, thị trấn chưa được chặt chẽ, ở một số xã, thị trấn chưa thật sự tập

trung, còn lúng túng trong việc xử lý, giải quyết tồn tại.

Ba là, còn tồn tại vướng mắc lớn trong giao đất dịch vụ đối với các hộ bị thu

hồi phần đất vượt hạn mức. Vướng mắc lớn trên địa bàn tỉnh trong việc giao đất dịch

vụ 10% theo Nghị định 64/NĐ-CP là hàng ngàn hộ dân có diện tích thu hồi vượt

1.500m2, vượt hạn mức được giao đất dịch vụ, các hộ này đề nghị chính quyền trả lại

10% diện tích đất đã bị thu hồi để đảm bảo cho cuộc sống sau khi mất đất. Tuy nhiên,

việc giải quyết kiến nghị này cho các hộ là vượt thẩm quyền quyết định của UBND

cấp huyện, nên cấp huyện đã trình UBND tỉnh Hưng Yên để báo cáo, điều chỉnh hạn

mức song không được chấp thuận. Thực tế này dẫn đến tình trạng các hộ bức xúc, viết

đơn thư kiếu kiện gây bất ổn định trên địa bàn.

Page 113: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

106

3.3.2.4. Hạn chế trong hỗ trợ của nhà nước cho các cơ sở đào tạo nghề ở

tỉnh Hưng Yên

Một là, đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề. Nhu cầu học nghề

liên tục thay đổi theo cơ chế thị trường và sự phát triển của xã hội do vậy đầu tư

trang thiết bị phải liên tục được tăng cường, bổ sung, cập nhật. Việc đào tạo nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng

cần liên tục thay đổi. Trong điều kiện ngân sách có hạn, điều này làm hỗ trợ của

chính quyền tỉnh cho các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu thường

xuyên thay đổi. Từ đó dẫn đến hiệu quả hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi

đất bị hạn chế.

Hai là, các khoản hỗ trợ của Nhà nước được đầu tư vào phát triển cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề chưa hiệu quả. Tuy nhiên, việc

đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề công lập chưa phát huy

đúng tác dụng, hiệu quả và có biểu hiện lãng phí. Qua kiểm tra tại các cơ sở đào tạo

nghề công lập cho thấy, thời gian qua, các đơn vị đang tập trung đầu tư trang thiết bị

phục vụ dạy các nghề phi nông nghiệp, chưa chú trọng đầu tư, mua sắm trang thiết bị

dạy các nghề nông nghiệp. Trong khi đó, kết quả đào tạo các nhóm nghề nông

nghiệp trong hơn 3 năm qua chiếm gần 60% trong tổng số lao động đã được đào tạo.

Đặc biệt, vẫn còn tình trạng một số đơn vị không có thế mạnh trong lĩnh vực nông

nghiệp vẫn mở lớp dạy nghề nông nghiệp, trong khi đó có đơn vị thuộc ngành nông

nghiệp và phát triển nông thôn chiếm ưu thế về nhân lực và trình độ, nhưng chỉ mở

được ít lớp thuộc nhóm nghề nông nghiệp.

Ba là, việc phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý cũng

có nhiều bất cập. Mặc dù số lượng giáo viên cơ hữu tại các cơ sở dạy nghề được tăng

cường khá đông nhưng trên thực tế, việc dạy nghề nông nghiệp cho nông dân lại

đang do phần lớn đội ngũ giáo viên thỉnh giảng công tác tại các đơn vị chuyên môn

đảm nhiệm. Đặc biệt, một số cơ sở đào tạo chỉ đóng vai trò là cơ sở cung ứng dịch vụ

dạy nghề, chưa thực sự vào cuộc, chưa phân công giáo viên trực tiếp về tận nông

thôn để dạy nghề cho nông dân.

Page 114: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

107

Bốn là, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc để dạy nghề còn rất thiếu thốn.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện tỉnh Hưng Yên đã

thành lập và bổ sung chức năng dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên

và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các huyện. Đồng thời giao nhiệm vụ

cho các đơn vị có đủ năng lực dạy nghề và phân bổ nguồn kinh phí cho các trung

tâm, đơn vị được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, đến

thời điểm này, hầu hết các trung tâm dạy nghề của các huyện mới ở giai đoạn đầu

của việc chuẩn bị cơ sở vật chất; trang thiết bị, máy móc để dạy nghề gần như chưa

có. Bên cạnh việc thiếu thốn về cơ sở vật chất thì kinh phí đào tạo nghề cũng là một

vấn đề mà các đơn vị, các địa phương triển khai công tác dạy nghề đang gặp khó

khăn. Tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Kim Động, đến thời điểm bế

giảng một lớp may cho người lao động và một lớp đã học được gần 2 tháng nhưng

nguồn kinh phí để triển khai đều do Trung tâm tự ứng trước. Trước đây, các trung

tâm giáo dục thường xuyên chỉ có chức năng dạy văn hóa và hướng nghiệp cho các em

học sinh, tuy nhiên khi được bổ sung thêm chức năng dạy nghề, cán bộ giáo viên của

trung tâm phải thay nhau “đảm nhiệm” thêm nhiệm vụ quản lý, dạy nghề vì vẫn chưa

có thêm biên chế… Tình trạng trên là vấn đề mà các trung tâm giáo dục thường xuyên

và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp các huyện đang gặp phải.

Năm là, việc đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện

nay còn những hạn chế, như dàn trải, chưa đi vào chiều sâu; việc giao chỉ tiêu đào

tạo nghề chưa tương xứng với năng lực đào tạo. Do vậy, một số cơ sở đào tạo lớn

vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả. Nhiều ngành nghề được hỗ trợ đào tạo là

những ngành nghề phổ thông, đơn giản, người dân không có nhu cầu học. Chất

lượng công tác đào tạo nghề còn hạn chế. Năng lực của hệ thống dạy nghề, đầu tư

cho cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy còn chưa đáp ứng được

yêu cầu thực tiễn. Hệ thống trường dạy nghề của địa phương chưa được tỉnh quan

tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức nên còn lúng túng khó khăn nhiều mặt, chưa đủ lực và

thiếu phương thức hoạt động phù hợp gắn giữa đào tạo với sử dụng nhân lực, đặc

biệt là đối với khu vực nông thôn.

Page 115: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

108

3.3.2.5. Chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế

Mặc dù tỉnh Hưng Yên đã có nhiều nỗ lực thực hiện các cơ chế, chính sách

thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp song môi trường kinh doanh của

tỉnh còn chưa thật sự thuận lợi. Điều đó thể hiện ở các chỉ số PCI, PAPI, PAR

INDEX của tỉnh xếp ở thứ hạng khiêm tốn. Thực tế này hạn chế việc thu hút đầu tư

mới cũng như mở rộng đầu tư của doanh nghiệp. Cơ hội gia tăng việc làm mới cho

nông dân bị thu hồi đất vì thế cũng bị ảnh hưởng.

3.3.2.6. Các hình thức hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất chưa toàn diện

Các hình thức hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên chủ yếu tập

trung hỗ trợ đào tạo nghề. Các hỗ trợ khác sau khi người dân được đào tạo nghề chưa

được chú trọng thực hiện đồng bộ với hỗ trợ đào tạo nghề. Số liệu khảo sát của Luận

án cho thấy, số lượng người nông dân bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề để

chuyển đổi nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất. Sau đó đến các biện pháp hỗ trợ về tài

chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và hỗ trợ chuyển

dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Tuy vậy, so

với hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp thì các hình thức hỗ trợ này vẫn

thấp hơn nhiều.

Bảng 3.5: Các hình thức hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở

tỉnh Hƣng Yên

Hình thức hỗ trợ Số ngƣời

đƣợc hỗ trợ

Đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 271

Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 1

Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp 35

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ

khoa học, kỹ thuật 14

Hỗ trợ khác (xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm…) 2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Luận án

Page 116: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

109

Bảng 3.5 cho thấy, các hình thức hỗ trợ như hỗ trợ đất dịch vụ để phát triển

dịch vụ hay hỗ trợ xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm được thực hiện hạn chế

hơn nhiều so với các hình thức hỗ trợ còn lại.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm

tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

3.3.3.1. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Trung ương

Chủ trương, chính sách của Nhà nước từ Trung ương (TW) đến địa phương

đối với việc dạy nghề và tạo việc làm tại chỗ cho nông dân bị thu hồi đất thiếu sự

đồng bộ, cụ thể và nhất quán. Do đó, không đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý, không tạo

mối liên kết chặt chẽ của các Bộ, ngành, các cấp TW đến địa phương.

Một là, quy định của Trung ương còn thiếu tính khả thi và chưa phù hợp với

thực tiễn. Đối với quy định về bồi thường, việc bồi thường cho người dân có đất bị thu

hồi được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng

(thu hồi đất nông nghiệp thì bồi thường bằng đất nông nghiệp, thu hồi đất ở thì bồi

thường bằng đất ở). Tuy nhiên, do quỹ đất rất hạn chế nên đa số các trường hợp được

bồi thường bằng tiền. Đối với đất nông nghiệp là đối tượng chủ yếu của công tác thu

hồi (chiếm 89% diện tích đất thu hồi giai đoạn vừa qua), thực tế thị trường giao dịch

về chuyển quyền sử dụng đất giữa những người sản xuất nông nghiệp với nhau là rất

ít, nên việc thực hiện quy định: giá đất để tính bồi thường phải sát với giá chuyển

nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường là rất khó khăn và chưa được thực

hiện thống nhất. Trong khi đó, giá bồi thường đất nông nghiệp là căn cứ tính hỗ trợ

chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Hai là, pháp luật, chính sách về đất đai thường xuyên thay đổi. Sự điều chỉnh

các quy định trong hệ thống pháp luật, chính sách đất đai là điều tất yếu trong bối

cảnh Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Tuy vậy, sự

thay đổi diễn ra khá nhiều lần, trong khi tiến độ triển khai các dự án nhiều dự án ở

Hưng Yên chậm nên bị kéo dài qua nhiều lần thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ

trợ GPMB dẫn tới việc tuyên truyền cũng như áp dụng các chính sách vào thực hiện

GPMB dự án cũng gặp nhiều khó khăn.

Page 117: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

110

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất ở nước ta trong những năm qua có khá nhiều thay đổi. Các thay đổi thể hiện từ

các Luật khung như Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 cho tới các quy

định cụ thể trong các văn bản dưới luật (xem thêm phụ lục 4) để thực hiện hỗ trợ của

Nhà nước nhằm tạo việc làm cho lao động, lao động nông thôn và nông dân bị thu

hồi đất nông nghiệp.

Trong số các quy định này, chỉ có một số quy định tập trung điều chỉnh trực

tiếp nội dung hỗ trợ cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Như vậy, nội dung hỗ

trợ cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nằm rải rác trong nhiều văn bản quy

phạm pháp luật và thay đổi khá thường xuyên.

Ba là, chính sách của Trung ương còn chưa đảm bảo lợi ích cho người nông

dân khi bị thu hồi đất. Theo quy định hiện hành, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống

và sản xuất cho người bị thu hồi đất nông nghiệp chỉ hỗ trợ một lần. Do đó, đối với

nhiều hộ, ở dự án trước, hộ bị thu hồi trong khoảng từ trên 30% đến dưới 70% diện

tích đất nông nghiệp; ở dự án sau, Nhà nước tiếp tục thu hồi trên 70% diện tích đất

nông nghiệp nhưng hộ đó không được hưởng khoản hỗ trợ này. Điều này thiệt thòi

cho các hộ và thực tế gây khó khăn khi áp dụng thực hiện GPMB các dự án sau.

Bốn là, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm còn chưa rõ ràng.

Trong một số trường hợp còn tạo cách hiểu khác nhau khi áp dụng chính sách vào

thực tế trên địa bàn tỉnh. Chẳng hạn quy định hiện hành chưa thể hiện rõ áp dụng

mức hỗ trợ 05 lần hay 3,5 lần giá đất nông nghiệp đối với một số trường hợp thu hồi

đất nông nghiệp sau:

+ Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp,

không là đối tượng được giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP nhưng hiện tại

là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng đất

nông nghiệp từ đối tượng, diện tích đất nông nghiệp nguồn gốc được giao theo Nghị

định 64/CP đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc chưa được cấp

giấy nhưng giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất đầy đủ theo quy định).

Page 118: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

111

+ Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp lần đầu của cá nhân, hộ gia đình đang

trực tiếp sản xuất nông nghiệp, là đối tượng được giao đất nông nghiệp theo Nghị

định 64/CP đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc chưa được cấp

giấy nhưng giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất đầy đủ theo quy định), có nguồn gốc

đất là do được tách trả từ hộ gia đình (đất được giao theo Nghị định 64/CP) đã hưởng

chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm việc làm bằng giao đất dịch vụ.

Năm là, thời hạn các khoản vay vốn qua các TCTD Nhà nước cho các khoản

vay nông nghiệp, nông thôn trong đó có vay cho mục đích giải quyết việc làm vẫn

chủ yếu là vốn ngắn hạn. Xét một cách tổng quát, tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn chiếm

70%-80%. Trong số các TCTD Nhà nước, chỉ có Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ

trọng cho vay trung hạn cao nhất, nhưng cũng chỉ xoay quanh mức 30% tổng dư nợ

cho vay nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng chủ yếu tập

trung cho vay ngắn hạn.

Hình 3.10: Kỳ hạn cho vay của các TCTD Nhà nƣớc đối với nông nghiệp,

nông thôn

Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

Để vay được vốn của các TCTD Nhà nước, nông dân phải đáp ứng nhiều thủ

tục, điều kiện, trong đó có điều kiện về tài sản thế chấp. Trong những năm qua, ở

tỉnh Hưng Yên, giá trị của các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm thấp hơn

nhiều so với các khoản vay có tài sản bảo đảm. Đồng thời, các khoản vay có giá trị

lớn thường có yêu cầu về tài sản bảo đảm hơn các khoản vay có giá trị nhỏ.

Page 119: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

112

20,137

16939

3,687

4850

3,500 13,500 23,500 33,500

2012

2011

Hình 3.11: Giá trị của các khoản vay không cần tài sản bảo đảm phân

theo quy mô năm 2011 và 2012

Nguồn: [32, 33, 34, 35, 36, 37, 38]

3.3.3.2. Nguyên nhân từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên

Một là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

mới được chú ý trong những năm gần đây. Trong cả thời kỳ dài trước đó, hỗ trợ

nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất hầu như chưa được quan tâm. Chẳng

hạn, ngày 12/2/2007, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 02/2007/QĐ-

UBND về quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước

thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tuy nhiên, trong Quyết định này, các chính

sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp không nằm trong các chính sách hỗ

trợ. Như vậy, trong giai đoạn này việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm việc làm

dường như chưa được chú trọng. Tuy vậy, ngay cả khi hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trở thành chủ trương lớn thì hoạt động này vẫn

chưa thực sự hiệu quả.

Khảo sát của Luận án cho thấy, chỉ có 21% số người được hỏi trả lời họ có

nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để tìm việc làm. 89% trả lời họ không nhận được

hỗ trợ của Nhà nước cho việc tìm việc làm sau khi bị thu hồi đất.

Hai là, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

tỉnh Hưng Yên được đặt chung trong chính sách với các đối tượng trong lĩnh vực

Page 120: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

113

nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, đối tượng nông dân bị thu hồi đất khác biệt

hơn rất nhiều so với nông dân nói chung vì đối tượng này đã phải mất một phần,

phần lớn hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất. Chính vì thế, khung chính sách này khi áp

dụng đối với người bị thu hồi đất còn nhiều điểm bất hợp lý. Khảo sát của Luận án

cho thấy, chỉ có 11,7% số người nông dân thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp

đánh giá rằng các chính sách hỗ trợ hiện tại đối với họ là hợp lý. Còn lại 89,3%

người được hỏi đánh giá rằng các biện pháp hỗ trợ hiện hành là chưa hợp lý.

Ba là, chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho người dân bị

thu hồi đất phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách khác liên quan đến thu hồi đất đai

như xác định diện tích đất thu hồi, giá đền bù, bồi thường thiệt hại về tài sản...Trong

khi những chính sách này khi triển khai trên thực tế ở tỉnh Hưng Yên còn khá nhiều

vướng mắc dẫn đến các chính sách hỗ trợ cũng gặp vướng mắc theo. Về cơ bản,

chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất triển khai chậm,

chưa rõ ràng, minh bạch. Việc áp dụng các chính sách, quy định pháp luật vào thực

hiện bồi thường, các hỗ trợ của Nhà nước cho người dân bị thu hồi đất nông nghiêp

còn lúng túng, chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả, triệt để các vướng mắc, chính

sách hỗ trợ của Nhà nước chưa đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người

dân, chưa phù hợp với đặc thù của địa phương.

Bốn là, nguồn lực tài chính hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi

đất vừa nhỏ vừa phân tán, chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau. Trong khi đó,

chưa có chương trình tổng thể về hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất. Do đó cần có sự kết nối giữa các cơ quan, để tạo ra nguồn lực lớn,

hỗ trợ có hiệu quả hơn. Hỗ trợ mang tính an sinh xã hội của Nhà nước cần được kết

nối với các hỗ trợ mang tính thị trường nhiều hơn. Phối hợp Quỹ quốc gia giải quyết

việc làm, Quỹ hỗ trợ nông dân và các quỹ tự nguyện của các tổ chức đoàn thể…

Bên cạnh đó, chưa có sự kết nối giữa các chương trình hỗ trợ trong các dự án

thu hồi đất cụ thể với các chương trình hỗ trợ khác như Hỗ trợ đào tạo nghề và tạo

việc làm giai đoạn 2008 – 2015 của Tỉnh đoàn Hưng Yên cho thanh niên.

Hơn nữa, do thiếu cơ chế giám sát việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho hỗ

trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nên hiệu quả hỗ trợ chưa cao.

Page 121: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

114

Năm là, giá bồi thường đất nông nghiệp để căn cứ tính hỗ trợ chuyển đổi nghề

nghiệp và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hưng

Yên được quy định theo từng mục đích sử dụng đất và tại bảng giá kèm theo quyết

định do UBND tỉnh Hưng Yên quy định. Về giá đất nông nghiệp trên địa bàn Hưng

Yên trong thời gian qua không thay đổi, cụ thể giá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

như sau:

Bảng 3.6. Bảng giá đất tính bồi thƣờng đất nông nghiệp trên địa bàn Hƣng Yên

Đơn vị tính: Đồng/m2

STT Loại đất Giá đất

1 Đất trồng lúa nước và trồng cây hàng năm 162.000

2 Đất trồng cây lâu năm 189.600

3 Đất nuôi trồng thủy sản 162.000

Nguồn: [55]

Chính vì lý do này mà kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động còn khá hạn

hẹp. Mỗi lao động được hỗ trợ 1,5 triệu đồng học nghề. Do vậy, chỉ dạy được những

nghề đơn giản như may công nghiệp, điện, hàn điện... sơ cấp. Để đào tạo những nghề

kỹ thuật cao thì người học phải đóng góp thêm.

Sáu là, hoạt động thống kê, nắm bắt thông tin, số liệu, thực trạng việc làm của

lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên, độ tuổi của người nông dân bị

thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, chưa phân loại được tỷ lệ đất còn

lại trên tổng số đất của các đối tượng bị thu hồi đất. Hạn chế này làm cho việc đào

tạo nghề chưa thực sự phù hợp. Hạn chế này cũng làm cho việc đề xuất các giải pháp

để hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tìm việc làm khó khăn. Luận án đã thực hiện khảo

sát và nhận thấy rằng, số liệu được cung cấp từ người nông dân bị thu hồi đất với số

liệu do cán bộ quản lý Nhà nước trên chính địa bàn đó chênh lệch khá lớn. Chẳng

hạn nếu dựa vào ý kiến của người nông dân bị thu hồi đất thì chỉ có 4,75% số người

mất việc làm do bị thu hồi đất tìm được việc làm nhờ các biện pháp hỗ trợ của Nhà

nước. Trong khi đó, con số này là 57% đối với ý kiến thu thập từ các cán bộ quản lý

Nhà nước trên địa bàn khảo sát.

Page 122: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

115

Bảy là, kế hoạch thu hồi đất để phát triển KCN của các cơ quan chức năng

không gắn với kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị mất đất;

chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất chưa

được cụ thể hoá bằng các biện pháp khả thi, đồng thời việc triển khai thực hiện còn

nhiều vướng mắc; năng lực của bộ máy chính quyền trong giải quyết việc làm nói

chung vừa yếu, vừa thiếu, không có sự phối hợp, phân công hợp lý giữa các cơ quan;

chưa thiết lập được hệ thống thông tin đủ độ tin cậy, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận giữa

người lao động với các cơ quan chức năng liên quan, các doanh nghiệp, các đơn vị

sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Tám là, năng lực của cán bộ tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ

còn hạn chế.

- Ở cấp tỉnh: trong những năm qua, nhân sự tham gia làm công tác GPMB

mặc dù đã được quan tâm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Với số lượng

lớn các dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh hiện nay nên một cán bộ thực hiện GPMB

phải đảm nhiệm đồng thời nhiều dự án, thời gian thẩm định hồ sơ có hạn vì vậy khó

đảm bảo được đúng tiến độ đặt ra. Bên cạnh đó, nhân sự tham gia GPMB có nhiều

biến động, cán bộ thực hiện còn thiếu kinh nghiệm, năng lực một bộ phận cán bộ còn

chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn công việc.

- Ở cấp huyện, xã: Biên chế cán bộ địa chính ít, công việc quản lý đất đai ở

các xã nhiều, đều quan trọng và rất phức tạp; nhân sự tham gia thực hiện công tác

GPMB chỉ là kiêm nhiệm; việc nằm bắt các chính sách về hỗ trợ GPMB còn nhiều

hạn chế.

Ngoài ra, tại một số dự án sự phối kết hợp của các cấp, các phòng ban, ngành,

đơn vị, giữa những người liên quan trong công tác bồi thường, hỗ trợ đôi lúc chưa

được đồng bộ, thiếu sự chủ động trong công việc, có tâm lý đùn đẩy né tránh, ngại va

chạm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Một số cán bộ làm công tác GPMB chưa được đào tạo nghiệp vụ, mức độ

nghiên cứu và áp dụng đúng các văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế; tổ chức

làm nhiệm vụ GPMB khi lập phương án bồi thường chưa nghiêm túc thực hiện việc

lấy ý kiến của người bị ảnh hưởng theo quy định; ý kiến phản ánh của người dân

Page 123: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

116

chưa được giải thích hoặc tiếp thu, dẫn đến những thiếu sót, bất hợp lý trong phương

án bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu thực

tế. Tỉnh chưa tổ chức được nhiều buổi chuyên đề, tập huấn, tọa đàm về chính sách hỗ

trợ để từ đó làm rõ hơn các vấn đề và để tuyên truyền chính sách.

- Việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hỗ trợ còn chưa

sâu, dẫn đến việc không nhất quán trong cách hiểu, cách áp dụng chính sách giữa các

cơ quan, giữa chính những người thực hiện chính sách.

- Cán bộ thuộc các ngành đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, những cán

bộ phụ trách công tác hỗ trợ cấp xã cũng chỉ là kiêm nhiệm, trong khi đây là lực

lượng nòng cốt trong vấn đề tuyên truyền phổ biến đến quần chúng nhân dân được

râu sộng và hiệu quả nhất nhưng việc nắm bắt chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB

còn chưa rõ, chưa sâu.

- Đối với các hộ nông dân mất đất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành

nghề phi nông nghiệp, công tác chuẩn bị như tuyên truyền, vận động, làm công tác tư

tưởng, giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới chưa được đầu tư thoả đáng nên kết quả

còn nhiều hạn chế. Công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn, do nhận thức của

người dân và sự quan tâm của chính quyền cấp xã một số nơi còn chưa tốt, việc

tuyên truyền đến dân về chính sách hỗ trợ học nghề để người bị thu hồi đất có nhu

cầu học được biết và tham gia còn nhiều hạn chế.

Chín là, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hỗ trợ tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất còn hạn chế.

Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm từ khi Luật đất đai 2013 ban

hành đã có những đổi mới phù hợp hơn với tình hình thu hồi đất ở các địa phương.

Tuy nhiên, việc áp dụng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm vào thực tế

hiện nay trên địa bàn tỉnh trong một số trường hợp vẫn còn nhiều quan điểm khác

nhau giữa chính các cơ quan thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB.

Theo quy định, căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện,

UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương

án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông

Page 124: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

117

nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ

trợ tìm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ,

TĐC. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm việc làm,

UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu,

giải trình ý kiến của người có đất thu hồi. Tuy vậy, trong thực tiễn chỉ đạo, sự phối

hợp giữa các cơ quan ở tỉnh Hưng Yên trong hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân

bị thu hồi đất còn nhiều hạn chế.

Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của nông dân bị thu

hồi đất vừa là khâu yếu, vừa là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt

động hỗ trợ. Trên thực tế, số liệu điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu việc làm của

lao động bị thu hồi đất của chính quyền cơ sở hàng năm chưa chính xác, chưa phù

hợp với kế hoạch thu hồi đất của địa phương. Nhiều nơi, thực hiện công tác đào tạo

nghề còn hướng tới mục tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hơn là quan tâm đến chất

lượng và hiệu quả sau đào tạo đối với thu nhập của người dân và sự phát triển kinh tế

của địa phương.

Bên cạnh đó, mặc dù các địa phương cấp xã, huyện đã lập kế hoạch nhu cầu

học nghề, nhưng báo cáo này không được các cơ quan chức năng sử dụng để làm căn

cứ phân bổ chỉ tiêu, ra thông báo mở lớp. Trong khi đó, các cơ sở dạy nghề phải trực

tiếp về các địa phương tuyển sinh theo các ngành nghề đã được phê duyệt dẫn đến các

ngành nghề được đào tạo nhiều khi không sát với nhu cầu thực tiễn, gây khó khăn

trong quá trình tìm việc làm của người lao động.

Năng lực quản lý nhà nước còn rất yếu kém. Sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch

và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn

yếu kém. Sự phối hợp giữa Tỉnh, huyện, xã còn hạn chế. Công tác thống kê, nắm bắt

thông tin hạn chế. Chú trọng nhiều đến việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang

phát triển kinh tế, đô thị hơn là chú ý tới vấn đề hỗ trợ để đảm bảo an sinh, giải quyết

việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất.

Ban chỉ đạo các cấp hoạt động chưa thường xuyên, nhiều địa phương chưa

ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, công tác tuyên truyền tư vấn học nghề

chưa chuyên nghiệp. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn còn bộc lộ một số

Page 125: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

118

vướng mắc, khó khăn như: do có nhiều đơn vị tham gia dạy nghề nên còn chồng chéo,

công tác tuyển sinh khó khăn, nhiều huyện chưa thực sự quan tâm củng cố, phát triển

các trung tâm dạy nghề. Đặc biệt, sau đào tạo nghề nhiều học viên chưa tìm được việc

làm do chương trình đào tạo và thời gian chưa phù hợp với nhu cầu thị trường lao

động. Hầu hết các chính sách hiện hành của tỉnh đều hướng tới hỗ trợ người lao động

học nghề, công tác xúc tiến việc làm hầu như không được đề cập tới, trong khi đây

mới chính là điểm quan trọng nhất giúp người lao động kiếm được việc làm mới.

3.3.3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp bị

thu hồi và các đơn vị đào tạo

- Công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp nhận đất không được quan tâm nên

kết quả tạo việc làm cho người nông dân mất đất đạt được thấp. Không ít doanh

nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người

lao động có đất đai bị thu hồi để xây dựng KCN, quy định tuổi tuyển dụng quá thấp

(18-23 tuổi), không tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ

tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để thể hiện

rằng họ cũng thực hiện đúng các cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng

sau đó, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần dần sa thải lực lượng lao động này.

- Một số trung tâm đào tạo nghề cho nông dân thì chỉ biết đào tạo, không hoặc

rất ít quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động, không biết sau đào tạo người nông

dân có được nhận vào các cơ sở sản xuất hay không. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ

giữa địa phương với các đơn vị đào tạo nghề để lựa chọn đúng đối tượng, đúng nghề

cần đào tạo. Hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề đã làm cho số lượng và đặc biệt là

chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng lao

động hoặc của bản thân người lao động để tạo dựng cơ hội việc làm mới. Chất lượng

đào tạo chưa đảm bảo để người dân thành nghề, rất nhiều người học xong không

chuyển đổi được nghề, đặc biệt đối với một số nghề nông nghiệp mới du nhập như

làm nấm, mây tre đan… do đó số người có việc làm ổn định sau khi tham gia học

nghề đạt tỷ lệ rất thấp.

Việc cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm chưa đầy đủ và kịp thời

nên người lao động còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm việc làm sau khi học

Page 126: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

119

nghề. Một số trung tâm dạy nghề không đủ năng lực xây dựng chương trình, tài liệu

giảng dạy, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất, chưa bảo đảm sự phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và sự

chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất…

Các doanh nghiệp đang hoạt động ở tỉnh Hưng Yên đánh giá rằng nguồn nhân

lực nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh, lao động của

tỉnh mới chỉ đáp ứng được 40% – 60% nhu cầu, đặc biệt là thiếu lao động có tay

nghề cao hoặc công nhân kỹ thuật. Tại các KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh,

lượng công nhân về làm việc khá đông, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ lớn.

Những hạn chế nêu trên dẫn đến hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của tỉnh

nhằm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có

rất nhiều hạn chế. Theo khảo sát của Luận án, 95,25% số người được hỏi trả lời rằng

họ đã tìm được việc làm sau khi bị thu hồi đất, tuy nhiên không phải nhờ có sự hỗ trợ

của Nhà nước. Còn lại, 4,75% số người được hỏi trả lời họ tìm được việc làm là do

có sự hỗ trợ của tỉnh.

3.3.3.4. Nguyên nhân từ phía người nông dân bị thu hồi đất

Bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao

động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố

gắng vượt qua khó khăn để tìm việc làm. Khả năng có được việc làm mới của nông

dân là rất thấp, do trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng với điều kiện mới của

họ không cao. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy và phong cách làm việc cho phù

hợp với tác phong công nghiệp của họ còn chậm. Đây chính là những lực cản lớn đối

với người nông dân bị thu hồi đất trong việc kiến tạo việc làm mới cho bản thân.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp nhiều

hơn khi bị thu hồi đất là do họ không biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù của

Nhà nước. Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, Nhà nước đã có chính sách đền bù

tương đối thoả đáng theo giá đất thị trường. Do vậy, sau khi nhận tiền đền bù giải

toả, nhiều hộ nông dân có một khoản tiền khá lớn. Một số hộ có kinh nghiệm kinh

doanh, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó cho mở rộng

Page 127: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

120

sản xuất, kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước khi thu

hồi đất. Song, đại bộ phận các hộ còn lại không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để

phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân chưa định

hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc

sống. Chỉ có một số ít hộ dân dùng tiền đền bù để đi học nghề với hy vọng sẽ tìm

được việc làm trong KCN hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Thực tế

cho thấy, không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà

cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch; nhiều nông dân, đặc biệt là tầng lớp thanh

niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Nhìn bề

ngoài, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rõ rệt; tuy

nhiên, đằng sau sự thay đổi đó tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn; đó là không nghề nghiệp,

không có thu nhập ổn định. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do người dân

sử dụng số tiền được đền bù không có hiệu quả, tỷ lệ tiền đền bù được sử dụng cho

đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm đạt rất thấp, mà chủ yếu được sử dụng vào

việc tiêu dùng, cho sinh hoạt, mua sắm tài sản đắt tiền hoặc xây dựng, sửa chữa nhà

cửa. Điều đó tuy có cải thiện đời sống cho người dân nhưng tiềm ẩn nguy cơ không

bền vững, không ổn định trong đời sống của nhiều hộ gia đình có đất bị thu hồi. Đặc

biệt, đầu tư cho đào tạo thế hệ trẻ (con, em) thông qua học nghề và đào tạo ở các

trường chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chưa đến 10%). Điều đó cũng dẫn đến việc

một số con em trong các hộ gia đình này sa vào con đường ăn chơi, mắc tệ nạn xã hội.

Ở hầu hết các địa phương, số lượng lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn

(35%). Trong sản xuất nông nghiệp, đây là lực lượng có kinh nghiệm, song khi bị thu

hồi đất thì đây là bộ phận có nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất vì tuổi cao nên khả

năng được tuyển vào các doanh nghiệp rất ít và khó thích nghi với những công việc

mới. Trong khi đó, ở độ tuổi này, số lao động chưa qua đào tạo rất nhiều và việc

tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề đối với họ cũng không dễ dàng như đối với

lao động trẻ. Số lao động này thực tế rất khó để tìm được việc làm mới. Hơn nữa,

nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà

nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn để tìm việc làm. Tâm lý

Page 128: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

121

chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị

nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách phổ biến ở người lao động thuộc các vùng bị

thu hồi đất.

Trình độ người lao động trong tỉnh còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay

nghề, mặc dù doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động địa phương song do trình

độ tay nghề chưa đáp ứng nên phải tuyển dụng ở các địa phương khác. Một số doanh

nghiệp khi sử dụng lao động lại mất thời gian đào tạo, gây ảnh hưởng không nhỏ tới

tiến độ sản xuất, gây rủi ro cho doanh nghiệp khi thiếu hụt lao động. Điều này tạo ra

mâu thuẫn là trong khi nhiều lao động bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tìm

việc làm thì các doanh nghiệp trên địa bàn lại phải tuyển dụng lao động từ các địa

phương khác đến.

Page 129: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

122

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN

BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HƢNG YÊN

4.1. DỰ BÁO BỐI CẢNH MỚI CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC

NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

4.1.1. Nhu cầu thu hồi đất và số lƣợng nông dân bị thu hồi đất cần đƣợc

hỗ trợ tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2020

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hưng Yên hiện nay là 123.176,43 ha. Cơ

cấu các loại đất thể hiện trong Bảng 4.1

Bảng 4.1: Tổng diện tích đất đai tự nhiên phân theo mục đích sử dụng

năm 2015 của tỉnh Hƣng Yên

Diện tích các loại đất Tỷ lệ Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 100% 123.176,43

Trong đó: Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

69,64%

27,99%

2,37%

85.781,61

34.474,17

2.920,65

Nguồn: [55]

Đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên chiếm 85.781,61 ha, bằng 69,64% tổng

diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,085 ha.

Hưng Yên đã chủ trương ưu tiên cho đầu tư phát triển bằng cách thu hút nguồn vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong cả nước.

Để thực hiện chủ trương đó, Hưng Yên tạo mọi điều kiện để các KCN, cụm công

nghiệp phát triển, xây dựng các đô thị hiện đại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi

các KCN, khu đô thị hình thành và phát triển thì nhu cầu thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

cũng gia tăng.

Page 130: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

123

Theo kế hoạch, từ nay đến 2020, tỉnh Hưng Yên phải quy hoạch được khoảng

5.000 ha đất làm công nghiệp, coi đây là cầu tiếp nối sự lan toả phát triển công

nghiệp của Hưng Yên tới các khu vực lân cận. Xây dựng hoàn chỉnh khu cụm công

nghiệp. Mở rộng một số KCN mới, tiếp tục hoàn thiện các khu vực thuộc hạ tầng các

khu đô thị. Quỹ đất dành để phát triển công nghiệp được xác định chủ yếu sẽ là đất

canh tác nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Thực tế trên sẽ khiến cho vấn đề việc làm

cho người lao động bị thu hồi đất tiếp tục trở nên nghiêm trọng trong tương lai. Bởi

lẽ, với diện tích đất dự kiến thu hồi như vậy, từ nay đến 2020 sẽ có khoảng 50.000

đến 55.000 lao động trong nông nghiệp mất việc làm. Tức là, mỗi năm có từ 16.000

đến 18.000 lao động nông nghiệp bị mất việc làm. Đồng nghĩa với việc tỉnh phải tìm

cách để hỗ trợ số lao động này có được việc làm.

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

Trong 5 năm tới, tỉnh Hưng Yên tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng

bộ để xây dựng Hưng Yên đến năm 2020 là tỉnh đạt mức khá trong vùng đồng bằng

sông Hồng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; có hệ thống kết cấu hạ

tầng cơ bản đồng bộ, theo hướng hiện đại. Mục tiêu phát triển kinh tế là đạt tốc độ

tăng trưởng kinh tế bình quân 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016 - 2020; GDP bình

quân đầu người đạt trên 4.300 USD vào năm 2020. Tỉnh Hưng Yên định hướng

chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2020 phấn đấu đạt dịch vụ: 37,8 -

39,2%, công nghiệp - xây dựng: 50 - 51% và nông nghiệp: 10,5 - 11,2%. Phấn đấu

giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2016 - 2020 tăng 16,6%/năm. Tốc

độ tăng giá trị gia tăng bình quân trong ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng

13,5% giai đoạn 2016 - 2020.

Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất

lượng và sức cạnh tranh; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao,

hiện đại và phát triển có chọn lọc trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tác,

công nghiệp phụ trợ, bảo đảm có giá trị gia tăng cao; xây dựng các trung tâm công

nghiệp công nghệ cao gắn với các ngành nông nghiệp và dịch vụ của địa phương trên

cơ sở quy hoạch công nghiệp của cả vùng.

Page 131: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

124

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm hoàn thiện đồng bộ và có chất lượng hạ

tầng các khu công nghiệp; gắn kết chặt chẽ với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng

nghề và dịch vụ, du lịch; điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống khu, cụm công

nghiệp, bảo đảm đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ sở

dạy nghề và các công trình hạ tầng xã hội. Đồng thời tạo môi trường kinh doanh

thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên các

nhà đầu tư có năng lực và công nghệ cao.

4.1.3. Định hướng giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Hưng Yên đến

2020

Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển KT - XH đến năm 2020, tỉnh đã xây dựng

các chỉ tiêu tổng hợp, phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, trong đó vấn

đề giải quyết việc làm cũng là vấn đề được tỉnh rất quan tâm. Mục tiêu tổng thể về

giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 như sau:

+ Mỗi năm giải quyết việc làm cho 25.000 lao động (kể cả lao động xuất

khẩu), kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 2%; nâng tỷ lệ sử dụng lao

động trong nông thôn từ 85% năm 2015 lên khoảng 90% vào năm năm 2020.

+ Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30,06% hiện nay tăng lên 40-45% vào

năm 2020.

+ Từ năm 2010 đến 2015, số lao động nông nghiệp đã giảm khá nhiều từ 55%

xuống còn 47%. Dự báo đến năm 2020, số lao động nông nghiệp sẽ đứng hàng thứ

ba, lao động trong ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ được sử dụng theo

hướng tăng dần. Năm 2020, số lao động sử dụng trong ngành công nghiệp sẽ vươn

lên hàng đầu chiếm 40,2%, sau đó là lao động trong ngành thương mại - dịch vụ

chiếm 32,5%. Với sự dịch chuyển như vậy cơ cấu lao động sẽ phù hợp với sự phát

triển và cân đối với cơ cấu các ngành kinh tế.

Theo dự báo, đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ là 830

nghìn người, chiếm 67,4% tổng dân số. Như vậy, dân số trong tuổi lao động và số

người già của tỉnh có xu hướng tăng lên và số trẻ em có xu hướng giảm xuống. Đi

kèm với sự tăng số người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động cũng sẽ tăng

với tốc độ 2,89%/năm trong thời kỳ 2015-2020.

Page 132: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

125

Bảng 4.2: Dự báo dân số và lao động tỉnh đến năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020

1. Dân số trung bình (ngƣời) 1.172.000 1.240.000

Trong đó dân đô thị 170000 250000

2. Dân số trong tuổi lao động (ngƣời) 752.000 830.000

% so dân số 64,09 67,4

3. Lao động làm việc trong các ngành

kinh tế (ngƣời) 670.000 760.000

% so với dân số 57,1 61,2

- Nông, lâm ngư nghiệp 368.500 207.480

- Công nghiệp và xây dựng 137.350 305.520

- Dịch vụ 164.150 247.000

4. Cơ cấu lao động (%) 100 100

- Nông, lâm ngư nghiệp 55 27,3

- Công nghiệp và xây dựng 20,5 40,2

- Dịch vụ 24,5 32,5

Nguồn: [52]

Xu hướng gia tăng số người trong độ tuổi lao động như trên là yếu tố tích cực,

bổ sung một lực lượng lao động hùng hậu cho các ngành kinh tế trên địa bàn. Song

đây cũng là thách thức lớn đối với tỉnh bởi vì cùng với số lao động còn thiếu việc

làm hiện nay, lực lượng lao động tăng thêm sẽ gây áp lực lớn đối với tỉnh trong việc

giải quyết công ăn việc làm cho cho người lao động, đòi hỏi phải đầu tư lớn cho giáo

dục và đào tạo tay nghề.

4.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO

NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

4.2.1. Quan điểm hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh

Hưng Yên

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở các nội dung trên, tác giả luận án cho

rằng việc hỗ trợ nông dân có đất bị thu hồi trong thời gian tới ở Hưng Yên cần thống

nhất một số quan điểm sau:

Thứ nhất, hỗ trợ thông qua tạo môi trường để bảo đảm việc làm, thu nhập và

đời sống cho nông dân sau thu hồi đất.

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế

Page 133: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

126

thị trường ở nước ta cũng bao gồm việc từng bước hình thành thị trường lao động và

việc làm. Thực tiễn thấy rằng, những khó khăn phức tạp trong quá trình thu hồi đất

thời gian qua là ở chỗ chúng ta chưa thống nhất và quán triệt đầy đủ nguyên tắc thị

trường trong hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Do chưa quán triệt nguyên tắc

thị trường nên nhiều lúc, nhiều nơi quá nhấn mạnh đến vai trò Nhà nước trong giải

quyết việc làm và thu nhập cho người có đất bị thu hồi, còn bản thân người có đất bị

thu hồi thiếu chủ động trong việc tìm việc làm, thiếu kế hoạch trong việc sử dụng

tiền đền bù để có thu nhập và đời sống ổn định, lâu dài. Vì thế, trong điều kiện phát

triển nền kinh tế thị trường cần giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống cho người

dân có đất bị thu phải được thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, nguyên tắc pháp luật

và chính sách phù hợp. Như vậy, quan điểm chung là chính quyền và các cơ quan

hữu quan của Hưng Yên tập trung vào tạo lập môi trường, nhằm tác động gián tiếp

đến việc làm, thu nhập cho nhóm đối tượng này.

Thứ hai, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm.

Việc hỗ trợ trước hết dành cho những người có nhu cầu việc làm cấp thiết,

từng bước tính đến những nhóm còn lại. Trong quá trình giải quyết việc làm, tập

trung ưu tiên những nhóm đối tượng thực sự cần việc làm và các đối tượng chính

sách được đặt lên hàng đầu để tạo công bằng xã hội cao.

Ngoài ra, khi xây dựng các biện pháp giải quyết việc làm cần toàn diện, đồng

bộ về chính trị - KT - XH, về y tế, giáo dục cũng như về tài chính, tín dụng và xây

dựng cơ sở hạ tầng...

Thứ ba, hỗ trợ hướng tới tạo việc làm ổn định, bền vững.

Hỗ trợ nhằm tạo việc làm ổn định, bền vững để nâng cao và cải thiện đời sống

cho người nông dân sau thu hồi đất cần xác định là quan điểm nhất quán, xuyên suốt

trong kế hoạch phát triển KT - XH của Hưng Yên. Theo đó, hỗ trợ của Chính quyền

tỉnh cần hướng tới phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nhất là doanh

nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các trung tâm

thương mại và dịch vụ; tạo điều kiện để duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo

nhiều việc làm ở khu vực chính thức và phi chính thức, với chất lượng việc làm và

giá trị lao động ngày càng cao.

Thứ tư, hỗ trợ thông qua tạo việc làm mới và đa dạng hóa việc làm.

Page 134: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

127

Thực hiện đa dạng hoá việc làm và chú ý việc làm tại chỗ, nhất là trong nông

nghiệp, nông thôn. Tạo việc làm tại chỗ có một ý nghĩa quan trọng không chỉ với vấn

đề lao động việc làm cho nông dân sau thu hồi đất mà còn với sự phát triển nói

chung của khu vực nông thôn và của cả quốc gia. Trên thế giới, tạo việc làm phi

nông nghiệp tại các vùng nông thôn là một trong những giải pháp chính giúp thay đổi

bộ mặt nông thôn tại nhiều quốc gia. Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được cải

thiện cũng có nghĩa làm gia tăng cơ hội việc làm trên cả hai lĩnh vực nông nghiệp và

phi nông nghiệp. Khi việc làm tại khu vực nông thôn cũng như nông nghiệp được cải

thiện cũng đồng nghĩa với áp lực phải cải thiện về cầu lao động, thu nhập, điều kiện

làm việc tại các khu vực công nghiệp, dịch vụ có sử dụng lao động của khu vực nông

thôn sẽ tăng lên.

Do đặc thù của lao động nông thôn là phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề,

không có trình độ chuyên môn cũng như những kỹ năng trong sản xuất, vì vậy, để đáp

ứng nhu cầu giải quyết lao động dư thừa và tạo thêm việc làm cho nông dân khi thu hồi

đất đòi hỏi chúng ta bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao thì cũng phải

phát triển những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình. Đây là một trong những phương

thức tạo việc làm một cách hiệu quả và ổn định cho số lao động này theo phương

châm "ly nông bất ly hương" nhằm tránh sức ép về việc làm cho khu vực thành thị.

Thứ năm, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

phải mang tính đồng bộ, tổng thể và toàn diện.

Bảng 4.3: Khảo sát ý kiến của ngƣời dân bị thu hồi đất và cán bộ quản lý nhà

nƣớc về nhu cầu hỗ trợ tạo việc làm

Nhu cầu đƣợc hỗ trợ

Số ý kiến

Nông dân bị

thu hồi đât

Cán bộ quản

lý Nhà nƣớc

Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 124 26

Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 83 14

Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất,

kinh doanh 89 27

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho những

hộ vẫn còn đất nông nghiệp

52 14

Phương pháp hỗ trợ khác 17 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Luận án

Page 135: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

128

Như vậy, từ phân tích thực trạng cũng như qua khảo sát ý kiến của người

nông dân bị thu hồi đất cho thấy, các biện pháp hỗ trợ không chỉ có đào tạo nghề mà

đào tạo nghề phải được kết nối với tìm việc làm, phát triển các trung gian trên thị

trường lao động, gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị sản xuất kinh

doanh. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất phải gắn bó chặt chẽ với các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, mở

mang ngành nghề ở địa phương.

4.2.2. Phƣơng hƣớng hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh

Hƣng Yên

Sau khi thu hồi đất cho phát triển, phương hướng hỗ trợ của Hưng Yên nhằm

tạo việc làm một mặt phải gắn với khai thác sử dụng tối đa các nguồn lực phục vụ

cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, phải

đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội nói chung, người bị thu hồi đất nói riêng trên

cơ sở xử lý đúng đắn lợi ích giữa các bộ phận liên quan tới thu hồi đất là người nông

dân mất đất, cơ quan hữu quan của Tỉnh, người sử dụng đất thu hồi. Đồng thời, phải

đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng. Do đó phương hướng giải quyết, tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất như sau:

Một là, gắn giải quyết lao động và việc làm với các chương trình, dự án phát

triển kinh tế xã hội có thu hồi đất. Chú trọng phát triển DNNVV, công nghiệp sử

dụng nhiều lao động, các làng nghề, phát triển toàn diện KT - XH nông thôn, nông

nghiệp để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chỉ

tiêu chỗ làm việc mới đối với các cấp, các ngành. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng

kinh tế với giải quyết việc làm.

Hai là, tỉnh Hưng Yên cần định hướng quy định và có chế tài đối với các doanh

nghiệp, các chủ thể sử dụng đất thu hồi thu hút lao động bị mất đất vào làm việc.

Duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động, khắc phục tình trạng sa thải công

nhân không đúng với cam kết khi thu hồi đất.

Ba là, hỗ trợ việc xác định, xây dựng chương trình, nội dung, hình thức,

phương thức đào tạo nghề một cách phù hợp, thiết thực cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn

Page 136: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

129

đối với lao động vùng đã và sẽ thu hồi đất. Nghề được lựa chọn đào tạo là những

nghề có nhu cầu cao của người học và phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH tại

địa phương. Nghề đào tạo có tính đặc thù hoặc cung ứng nhân lực lao động cho các

KCN tại địa phương. Nghề đào tạo phù hợp với điều kiện về văn hóa, phong tục, tập

quán và trình độ của số đông lao động nông thôn trong khu vực. Nghề đào tạo phải

có khả năng nhân rộng. Ưu tiên đào tạo các nghề mà người lao động có khả năng tự

chủ động tìm việc làm.

Bốn là, tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người

thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động; hỗ

trợ các cơ sở, trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề mới.

Năm là, đẩy mạnh XKLĐ và ưu tiên cho lao động thuộc diện thu hồi đất đai,

nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Sáu là, phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn

đồi,… lồng ghép các chương trình dự án, thực hiện xã hội hoá giải quyết việc làm,

khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng

sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia giải quyết việc làm.

Bảy là, kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn tỉnh với việc

tìm việc làm ở địa bàn khác.

4.4. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI

ĐẤT Ở TỈNH HƢNG YÊN

4.4.1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời nông dân

Hỗ trợ nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần được xây dựng

thành kế hoạch cụ thể, lên các kịch bản kỹ lưỡng trên cơ sở thống kê số lao động bị

mất việc làm, độ tuổi lao động, nhu cầu việc làm của lao động, khả năng hấp thụ lao

động của doanh nghiệp, khả năng hấp thụ của các thị trường XKLĐ, các thị trường

lao động lân cận để có phương án hỗ trợ tạo việc làm phù hợp.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động hỗ trợ của tỉnh nhằm tạo việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất, công tác thống kê, nắm bắt thông tin về tình trạng kinh tế, diện

tích đất còn lại của nông dân sau khi bị thu hồi cần được quan tâm một cách đúng

mức. Điều này rất quan trọng bởi lẽ nó quyết định đến hiệu quả hoạt động đào tạo

Page 137: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

130

nghề. Nếu lượng đất còn lại sau khi bị thu hồi còn lớn, người bị thu hồi đất cần được

đào tạo các nghề để tiếp tục hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,

do diện tích đất sản xuất bị thu hẹp nên chương trình đào tạo nghề phải hướng vào

đào tạo sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất,

chất lượng. Nếu lượng đất còn lại ít, người nông dân bị mất đất cần được đào tạo các

ngành nghề sản xuất phi nông nghiêp, để có cơ hội tìm việc làm mới.

Độ tuổi của người nông dân bị thu hồi đất cũng cần được thống kê để có giải

pháp hỗ trợ tìm việc làm cho phù hợp. Nếu nông dân bị mất đất ở độ tuổi dưới 30,

cần tập trung hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp.

Nếu nông dân bị mất đất ở độ tuổi trên 30 và còn nhiều đất sau khi bị thu hồi có thể tập

trung đào tạo các nghề nông nghiệp để họ tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực này.

Giải pháp này cho phép hạn chế sự bị động, tăng tính chủ động và cơ sở khoa

học trọng quá trình giải quyết, tạo việc làm cho người lao động sau khi đất đai được

thu hồi phục vụ phát triển KCN, dịch vụ. Người nông dân khó có thể làm chủ tình

trạng mất đất của mình, vì vậy khó chủ động trong giải quyết, trong tạo việc làm cho

chính mình, nhất là trong dài hạn. Do vậy, tỉnh Hưng Yên cần xây dựng chương

trình, kế hoạch để tạo việc làm cho số lao động bị thu hồi đất.

Về nội dung và tiến trình giải quyết: Trên cơ sở chiến lược và mục tiêu phát

triển KH - XH quốc gia, phát triển vùng, tỉnh cần xác định đúng đắn, có căn cứ khoa

học, căn cứ thực tiễn phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh

về phát triển các KCN, dịch vụ. Trên cơ sở đó, phân tích rõ các yếu tố liên quan

khác, xác định theo không gian và thời gian số lượng lao động bị mất việc làm do thu

hồi đất đai cho phát triển KCN, dịch vụ, xác định nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo

nghề, cơ cấu nghề cần đào tạo... Từ đó có phương hướng, giải pháp giải quyết và tạo

việc làm cho đội ngũ người lao động sau thu hồi đất.

- Hội đồng nhân dân, UBND cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện chương

trình, mục tiêu giải quyết việc làm giai đoạn 2015-2020, trong đó đưa mục tiêu và các

giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất ở Hưng Yên thành một

trong những mục tiêu và giải pháp của chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh.

Page 138: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

131

- Thành lập bộ phận theo dõi việc làm đối với nông dân bị thu hồi đất trên địa

bàn tỉnh, bộ phận này thuộc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội. Bộ phận này có

trách nhiệm báo cáo hàng tháng về tình hình việc làm và giải quyết việc làm đối với

nhóm đối tượng nói trên, đồng thời rà soát các biện pháp hỗ trợ của các cấp, ngành

trong Tỉnh với nhóm đối tượng này.

- Tổ chức điều tra lao động, việc làm định kỳ hàng năm trên phạm vi toàn

tỉnh nhằm đánh giá tình hình lao động bị thu hồi đất, thiếu việc làm, tình hình phân bổ

dân cư, thu nhập người lao động và chất lượng người lao động cũng như cơ cấu lao

động hiện có, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giải quyết việc làm cho phù hợp.

- Đối với các dự án cần thu hồi đất, Tỉnh cần yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng

phương án tài chính rõ ràng cho mỗi dự án có thu hồi đất, trong đó có kinh phí hỗ trợ

giải quyết việc làm cụ thể, công khai. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan

quản lý nhà nước. Phát huy vai trò của nhân dân, đại biểu nhân dân trong việc giám

sát thực hiện chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất bằng cách

lấy ý kiến của người dân về phương án hỗ trợ giải quyết việc làm cho họ sau khi đất

nông nghiệp bị thu hồi.

- Phân tích lợi ích và chi phí của mỗi dự án trước khi quyết định thu hồi đất.

Trong các dự án cần thu hồi đất, Nhà nước cần yêu cầu các chủ đầu tư đánh giá

nghiêm túc hiệu quả tổng thể về KT - XH của dự án, đồng thời giám sát chặt chẽ việc

đánh giá hiệu quả này, đảm bảo đánh giá là khách quan, khoa học chứ không làm

một cách hình thức để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ, thủ tục đầu tư. Nhà nước có

thể thuê cơ quan tư vấn, thẩm định độc lập để đánh giá, phân tích lại các báo cáo

hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án do chủ đầu tư lập. Trong đó, cần đánh giá chính

xác, cụ thể các chi phí liên quan đến thiệt hại của người bị thu hồi đất. Thiệt hại này

không phải chỉ thể hiện ở những khoản dễ quan sát, dễ đo đếm được như hoa màu,

tài sản hay đất đai… mà còn gồm cả thiệt hại về thu nhập do mất đất sản xuất, thiệt

hại về sinh kế lâu dài. Mỗi dự án khi xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC

phải đồng thời xây dựng và cụ thể hóa chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết

việc làm cho trong độ tuổi lao động có đất thu hồi theo quy định hiện hành.

Page 139: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

132

- Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước cần phải rất chú

trọng đến phương án hỗ trợ giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất.

Cần phải coi đây là điều kiện quan trọng để chấp thuận dự án đầu tư. Thật vậy, hiện

tại, ngoài bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất để

đảm bảo ổn định đời sống và có thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Tuy vậy, trong tương

lai, khi quỹ đất ngày càng bị thu hẹp lại, phương thức đền bù bằng đất cũng sẽ bị thu

hẹp lại. Vì thế, hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất tìm việc làm mới trở nên vô

cùng quan trọng.

- Thống kê số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu nhận tiền, tự đào tạo, tự

chuyển đổi nghề nghiệp, số người có nhu cầu hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm.

- Phân loại diện tích đất bị thu hồi để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Theo đó,

các biện pháp hỗ trợ cho người mất dưới 30% đất khác với mất trên 30% đất, khác

với người mất toàn bộ đất sản xuất. Phương án hỗ trợ phải phù hợp cho từng đối

tượng cụ thể, từng diện tích đất bị thu hồi cụ thể. Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc

làm cho từng đối tượng này sẽ khác nhau về phương thức, mức độ hỗ trợ. Phương án

hỗ trợ phải được đồng ý của người có đất bị thu hồi. Hạn chế thu hồi đất ở vùng đang

sản xuất có giá trị kinh tế cao.

4.4.2. Tăng cƣờng hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất

Hưng Yên là một tỉnh có khá nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và có nhiều

dự án cụ thể cho các vùng có đông nông dân không có việc làm do thu hồi đất canh

tác. Tuy nhiên, các dự án đào tạo nghề vẫn chưa phát huy được hiệu quả, vì đại bộ

phận những lao động không thể kiếm được việc làm đều ở độ tuổi trên 35, trình độ

văn hoá thấp, họ không muốn học và cũng không có khả năng học. Các cơ sở đào tạo

nghề cũng còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, giáo viên,...

nên chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho người lao động đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng cả trong

nước và ngoài nước từ đó tạo thêm nhiều việc làm cần phải nâng cao trình độ văn

hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động khu

vực nông nghiệp. Điều này chỉ có thể có được khi Tỉnh tập trung phát triển hệ thống

Page 140: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

133

giáo dục đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển hệ thống đào tạo nghề cho

người lao động.

Thứ nhất, tỉnh cần phải có phương án đào tạo, giải quyết việc làm cho người

nông dân có đất bị thu hồi để họ chuyển đổi nghề nghiệp; Phương án đào tạo phải

gắn với phương án sử dụng, bố trí việc làm sau khi người nông dân được đào tạo lại.

Cần phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khu vực nông thôn

thông qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn trên địa bàn và có kế hoạch để

những đối tượng được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển. Chú ý phát triển đào

tạo những ngành nghề gắn với thương mại dịch vụ như bán hàng, tiếp thị, kinh doanh

nhỏ, môi giới... hoặc chế biến nông sản thực phẩm, trồng và chăm sóc hoa cây cảnh,

giúp việc gia đình, vệ sinh công sở, lắp đặt, sửa chữa điện nước, sửa chữa thiết bị văn

phòng, điện dân dụng, lái xe… cho phù hợp với từng độ tuổi, giới tính của người lao

động và điều kiện thực tiễn của địa phương; kết hợp giữa các hình thức đào tạo tập

trung với các hình thức đào tạo tại gia đình. Tạo cơ chế mở để thu hút nguồn đầu tư

nâng cấp các trang thiết bị, công nghệ tiên tiến cho các cơ sở dạy nghề nhằm nâng

cao chất lượng dạy và học. Ngoài ra, cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở

đào tạo nghề, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể và chính quyền các cấp.

- Đối với những hộ lựa chọn phương án tiếp tục sản xuất nông nghiệp

Những hộ này cần được trang bị kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp là

sản xuất hàng hoá, với năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi cao, định hướng sản

xuất theo nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tỉnh cần hỗ trợ hình

thành các mô hình tổ chức hội sinh vật cây cảnh, hoặc mô hình trồng hoa… trên cơ

sở chuyển giao kỹ thuật công nghệ và bao tiêu sản phẩm đầu ra để ổn định lâu dài.

- Đối với những hộ lựa chọn phương án chuyển sang ngành nghề phi

nông nghiệp

Ðào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất, vừa căn cứ vào từng đối

tượng cụ thể, vừa bán sát cơ cấu kinh tế của địa phương.

+ Đối với người lao động ở lứa tuổi trung niên, họ không dễ dàng để học một

nghề mới. Do vậy, giải pháp khả thi nhất là đào tạo ngắn hạn, mang tính định hướng

để chuyển đổi nghề.

Page 141: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

134

+ Với đối tượng thanh niên (dưới 35 tuổi), cần được đào tạo nghề cơ bản, lâu

dài, phù hợp với đối tượng tuyển dụng của các doanh nghiệp. Do vậy, cần phải thực

thi đồng bộ cơ chế phối hợp giữa Nhà nước - cơ sở đào tạo - người sử dụng lao động

- người lao động trong chính sách đào tạo nghề.

Có chính sách khuyến khích động viên đối với người học nghề. Cần xây dựng

hệ thống các chính sách khuyến khích đối với cả những người học nghề, đặc biệt là

học nghề dài hạn, như: mở các lớp dạy nghề miễn phí, hỗ trợ vốn hoặc cho vay ưu

đãi giúp đỡ người lao động sau học nghề tự khởi tạo việc làm cho họ, hỗ trợ tư vấn

về vấn đề pháp lý trong các hoạt động sản xuất kinh doanh,... Ngoài ra, Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội tỉnh có thể xem xét việc cấp thẻ ưu đãi học nghề cho đối

tượng diện thu hồi đất. Với tấm thể này người dân có thể đi học nghề tại bất cứ trung

tâm dạy nghề nào của tỉnh Hưng Yên, với mục đích người dân học được nghề phù

hợp với nhu cầu của mình.

Thứ hai, phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa

phương. Nhận thức đúng về đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất. Thực tế thời

gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo

quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã

hội… thì ở đó hoạt động dạy nghề cho nông dân bị thu hồi đất đạt được kết quả

mong muốn.

Thứ ba, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất phải xuất phát từ nhu cầu sử

dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn; từ

nhu cầu phát triển KT - XH của từng địa phương; đồng thời dựa trên nhu cầu thực

tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong

trào, nhất thời. Vì vậy, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu phải thực hiện thường

xuyên; nắm chắc các nhu cầu thực tế (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc…)

của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp. Để làm tốt việc

này, ngoài việc huy động các cơ quan chuyên môn (lao động, nông nghiệp và phát

triển nông thôn, thống kê…) cần kết hợp với công tác tuyên truyền, tư vấn nghề

Page 142: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

135

nghiệp, thông tin đến từng người dân về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh

nghiệp...

Thứ tư, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân bị thu

hồi đất như trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh

tác…, nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo,

hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào

tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của

người học.

Thứ năm, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất phải gắn với giải quyết

việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo

đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong quá

trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở

đào tạo và doanh nghiệp, nhất là vai trò của chính quyền cấp xã, cấp huyện. Thực tế

thời gian qua cho thấy, ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì ở đó

công tác đào tạo nghề đạt được kết quả rất tích cực, người dân có việc làm, năng suất

lao động và thu nhập của người dân được nâng lên. Dạy nghề cho nông dân bị thu

hồi đất phải gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg

ngày 4/6/2010).

Thứ sáu, xây dựng, triển khai dự án chương trình về đào tạo nghề cho những

người thuộc diện thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị. Đây là một giải

pháp có tính cấp bách, cần được triển khai thống nhất để tránh tình trạng người dân

sau khi nhận tiền đền bù ruộng đất phải lâm vào tình trạng thất nghiệp và không có

thu nhập; từ đó phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Mấu chốt là từ khâu quy hoạch,

cấp phép đầu tư cho đến xây dựng KCHT trong và ngoài “hàng rào” các KCN, khu

đô thị mới,... phải có kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với người dân bị thu hồi đất.

Thứ bảy, hỗ trợ đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu, kể cả hỗ trợ đào tạo

nghề để tham gia XKLĐ. Hỗ trợ người lao động học bổ túc văn hóa, học nghề, ngoại

ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia XKLĐ; cho người lao động vay tín

Page 143: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

136

dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính

sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ; các cơ sở dạy nghề cho

XKLĐ cũng được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư tăng quy mô đào tạo. Đối với các

lĩnh vực xuất khẩu khác cũng cần thiết có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như vậy.

Thứ tám, liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo nghề. Đây

là giải pháp có tính xã hội hóa, nhằm hướng vào người nông dân và doanh nghiệp ở

nông thôn. Sự liên kết giữa họ với các trường dạy nghề sẽ thúc đẩy hình thành mạng

lưới các điểm đào tạo nghề theo hướng chính quy và bảo đảm “đầu ra” của công tác

đào tạo. Đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo chuyên môn kỹ thuật,

đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn lao động địa phương, đáp ứng nhu cầu

tuyển dụng ngày càng cao của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Nên chăng cơ cấu

tiền đền bù trực tiếp cho hộ nông dân, Nhà nước trích lại một phần kinh phí nhất định

(đền bù gián tiếp) đào tạo nghề, giao cho trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề của tỉnh

để họ có trách nhiệm tuyển lao động ở các huyện có thu hồi đất, từ đó đào tạo nghề

cho đúng đối tượng. Như vậy mới phát huy được hiệu quả của tiền đền bù cho người

nông dân trong hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Thứ chín, kết hợp “truyền nghề” với đào tạo chính quy. Truyền nghề là hình

thức đào tạo vẫn rất phổ biến tại các làng nghề. Nên có chính sách hỗ trợ cho các

nghệ nhân, những người thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề, mở các lớp đào tạo

theo kiểu truyền nghề; hoặc liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo theo kiểu

bán chính quy.

4.4.3. Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia vào các chƣơng

trình xuất khẩu lao động

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thị trường lao động thế giới có nhiều biến

đổi, lao động phải được qua đào tạo, đạt trình độ chuyên môn nhất định (tùy theo yêu

cầu của từng loại công việc), nhu cầu lao động thủ công có xu hướng ngày càng

giảm. Có nhiều quốc gia tham gia XKLĐ và ở nhiều nước họ cũng coi XKLĐ là

chiến lược quan trọng, và họ có công nghệ, có quy trình XKLĐ một cách nghiêm

túc, chặt chẽ.

Page 144: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

137

Để tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ, hộ trợ người dân bị thu hồi đất có cơ hội

XKLĐ, Hưng Yên đổi mới toàn diện, đồng bộ trong công tác XKLĐ nói chung, hỗ

trợ người dân bị thu hồi đất nói riêng, cụ thể:

Thứ nhất, cần phải nghiên cứu nắm vững nhu cầu của thị trường (thấy được

yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng lao động, thời gian cung cấp, các thỏa

thuận kèm theo,...) mặt khác cũng cần nắm vững các đối thủ cạnh tranh (khả năng,

tiềm lực, các biện pháp xâm nhập thị trường,...). Qua đó dự đoán thị phần tại các thị

trường, đồng thời xây dựng được chương trình chiến lược cạnh tranh, quảng bá lao

động Việt Nam, lao động Hưng Yên nói riêng. Để thực hiện được giải pháp này,

UBND Tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải phối hợp chặt chẽ với Bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ xuất khẩu.

- Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch của các trường dạy

nghề, các trung tâm dạy nghề. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và

người lao động cùng đầu tư, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho XKLĐ theo nhu

cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Xây dựng các chương trình, dự án liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các

doanh nghiệp XKLĐ để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề, giáo dục, định

hướng, đào tạo nâng cao ý thức tác phong của người lao động, đào tạo kiến thức xã

hội cộng đồng cho người lao động (ngôn ngữ, phong tục, tập quán cổ truyền của dân

tộc chủ nhà).

- Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, hướng nghiệp dạy nghề trong giáo

dục phổ thông để học sinh sau khi ra trường có đủ năng lực tham gia vào thị trường

lao động ngoài nước.

Thứ ba, đa dạng hóa và mở rộng thị trường XKLĐ. Cần phải mở rộng thị

trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống (mở rộng thị trường sang các nước

Trung Đông, Nhật, châu Âu...).

Thứ tư, để công tác XKLĐ thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau

này của địa phương thì bên cạnh việc đẩy mạnh XKLĐ cần xây dựng chương trình

hậu XKLĐ để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước

Page 145: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

138

ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định KT-XH cho địa phương có XKLĐ. Chương trình

hậu XKLĐ cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi XKLĐ trở về đầu tư

kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiềm năng lợi thế của địa

phương. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về mặt

bằng thuận lợi, tạo môi trường đầu tư và hành lang pháp lý cho người đi XKLĐ trở

về phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng và đóng góp cho quê hương.

Đối với những người lao động đã được đào tạo nghề như sản xuất điện tử, cơ

khí hay thực phẩm... sau khi đi XKLĐ trở về có thể được đào tạo lại và được nhận vào

làm việc ở các doanh nghiệp tại địa phương để phát huy tay nghề và kinh nghiệm.

Thứ năm, ban hành những quy định riêng, mang tính ưu tiên giải quyết việc

làm thông qua XKLĐ cho nông dân bị thu hồi đất nếu họ có đủ các điều kiện và đáp

ứng được các yêu cầu của các thị trường lao động cụ thể.

4.4.4. Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất phát triển sản xuất,

kinh doanh

- Tỉnh Hưng Yên cần có cơ chế hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp

còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, tiếp tục “dồn điền, đổi

thửa”, tiến tới tích tụ, tập trung ruộng đất. Quỹ đất để lại 10% giao cho các hộ bị thu

hồi đất làm cơ sở dịch vụ theo quy hoạch, hướng dẫn các hộ này liên kết với nhau

thành lập hợp tác xã làm dịch vụ hỗ trợ cho các KCN như: dịch vụ bán hàng, cho

thuê nhà, dịch vụ vệ sinh.

- Hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Trong những năm

trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp các đối tượng vay vốn để

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách hướng vào tạo việc làm và tăng thu nhập

cho người lao động. Đối tượng vay là người bị thu hồi đất, chưa có việc làm, các hộ

gia đình có khả năng tạo việc làm, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và

nhỏ có phương án mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm

Page 146: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

139

lao động, Nhà nước hỗ trợ giải quyết việc làm bằng chính sách tín dụng với lãi suất ưu

đãi thông qua các quỹ xã hội, quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo.

Ở Hưng Yên, đối với doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất thu hút

thêm lao động vào làm việc ổn định như các doanh nghiệp chế biến nông sản thực

phẩm, khai thác chế biến khoáng sản...thì có thể cho vay vốn từ quỹ hỗ trợ việc làm

để phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có khó khăn,

cho vay vốn từ quỹ hỗ trợ để số lao động nữ khỏi mất việc làm do thiếu vốn.

Ngoài nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các TCTD cần đẩy mạnh cho các hộ gia đình

vay vốn để phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm mới và tăng tỷ lệ thời gian lao động

ở nông thôn.

Củng cố và hoàn thiện một bước quỹ tín dụng nhân dân để góp phần đáp ứng

nhu cầu vốn phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề. Gắn việc cho vay với

chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển các ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.

Đối với người lao động độ tuổi từ 35 trở lên, khó có khả năng chuyển đổi nghề

nghiệp khi bị thu hồi đất, Nhà nước cần giành một phần đất ở trong hoặc sát KCN cấp

cho nông dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, bán hàng tạp

hóa, hàng ăn, sửa chữa,... phục vụ sinh hoạt cho các KCN.

Bên cạnh việc hỗ trợ tiền, Nhà nước cần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh

doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống (làng nghề, kinh tế trang trại,...) từ

nguồn hỗ trợ dạy nghề của Nhà nước và vay vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho

người lao động. Đồng thời, tăng nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn

vùng chuyển đổi đất để hỗ trợ TĐC, dạy nghề, và hỗ trợ người lao động di chuyển

tham gia vào thị trường lao động trong nước. Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ trợ việc

làm, dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất trong quỹ hỗ trợ dạy nghề

quốc gia. Tăng cường vốn vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Ưu tiên cho lao động

vùng bị thu hồi đất tham gia các chương trình dự án phát triển KT - XH trọng điểm

quốc gia và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thời kỳ 2015 - 2020.

Page 147: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

140

- Chính quyền địa phương phải ban hành cơ chế quy định đối với lao động bị

thu hồi đất, nếu đã có nghề mà có nguyện vọng để phát triển những ngành nghề mà

bản thân có khả năng thì địa phương có chính sách hỗ trợ kinh phí ít nhất là 50%

đối với những nghề đặc biệt, còn lại người lao động được hỗ trợ 100%.

- Chính quyền địa phương cần có cơ chế đối với những lao động đã được đào

tạo nghề thì được ưu tiên giải quyết việc làm trên địa bàn.

- Thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động bị thu hồi đất khi

họ đào tạo được nghề và tìm việc làm. Thực tế cho thấy, khi giải tỏa, tiền đền bù chỉ

đủ để mua sắm các đồ dùng hoặc sửa chữa nhà, vì vậy, cho vay vốn ưu đãi với lãi

suất thấp là vấn đề cần thiết đối với các đối tượng nói trên. Đồng thời miễn, giảm

thuế thời gian đầu để hỗ trợ một phần khi bước vào phát triển ngành nghề mới.

Có chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào các

lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Chính quyền địa phương cần chủ động

tổ chức sự kết hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh mở các lớp

đào tạo nghề ngắn hạn, khuyến nông miễn phí hoặc chi phí thấp cho lao động tuổi 35

trở lên để giúp họ tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tuyên truyền

những chính sách và sự cần thiết của việc học nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông

nghiệp. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và chính quyền địa phương là

những kênh thông tin quan trọng nhất giúp cho người nông dân hiểu về chính sách

hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần phối hợp thực hiện đồng bộ các giải

pháp, lồng ghép đề án với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng

địa phương. Đặc biệt cần tăng cường liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp

trong đào tạo và tuyển dụng, tiếp tục nhân rộng các mô hình điểm... nhằm thu hút

nông dân bị thu hồi đất tham gia học nghề, tạo việc làm.

- Chỉ đạo việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác trên cùng địa

bàn, tăng cường các nguồn vốn đầu tư, xây dựng KCHT cho vùng bị thu hồi,

chuyển đổi mục đích sử dụng đất, góp phần làm cho nơi này trở thành vùng sản xuất

và lưu thông hàng hóa sôi động.

Page 148: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

141

Mục tiêu hỗ trợ giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần hướng

đến việc hạn chế lao động ly hương, bằng cách ưu tiên đào tạo nghề và tạo việc làm

tại chỗ. Do đó, nên tập trung mở các lớp đào tạo nghề, chủ yếu là các nghề tiểu thủ

công nghiệp mà Hưng Yên có thế mạnh như nghề mây, tre đan, khảm - chạm, thủ

công mỹ nghệ.

4.4.5. Quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị sử dụng đất bị thu hồi đối

với nông dân bị thu hồi đất

- Ban hành các văn bản có tính pháp quy quy định các cơ quan, doanh nghiệp

trên địa bàn có trách nhiệm xem xét tuyển dụng lao động bị thu hồi đất vào làm việc.

Trường hợp họ chưa có nghề thì phải có sự phối hợp với Sở Lao động – Thương binh

và Xã hội để đào tạo nghề cho họ để có thể tìm kiếm được việc làm. Cần quy định

mỗi hecta đất thu hồi phục vụ cho dự án, chủ dự án phải có trách nhiệm đào tạo tại chỗ

và tuyển dụng ít nhất 10 lao động bị thu hồi đất. Nên quy định các doanh nghiệp chuẩn

bị đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn phải đào tạo và sử dụng 50-100

lao động/hecta bị thu hồi thay vì mức quy định 10-15 lao động như hiện nay.

- Ban hành cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, trong đó hình thành cơ

chế 3 bên trên cơ sở là thỏa thuận và có tính pháp lý, coi đây như bản hợp đồng, nếu

vi phạm thì các bên phải chịu trách nhiệm. Một bên là doanh nghiệp lấy đất và có

nhu cầu tuyển dụng lao động, doanh nghiệp đó phải công khai số lượng tuyển dụng

lao động trong dự án, và tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ như thế nào, số lượng

lao động, yêu cầu về nghề nghiệp, tay nghề ra sao. Bên thứ hai là chính quyền các cấp

ở Hưng Yên, nơi quản lý người dân bị thu hồi đất, và cuối cùng là cơ sở đào tạo. Nếu

lấy lao động phổ thông thì cơ chế hai bên là chính quyền xã, phường và nhà tuyển

dụng. Nếu là lao động kỹ thuật thì phải áp dụng cơ chế 3 bên như trên. Trường hợp cơ

sở đào tạo đã đào tạo đúng ngành nghề mà doanh nghiệp yêu cầu thì bắt buộc doanh

nghiệp đó phải giữ đúng cam kết tuyển dụng.

Cần có chế tài cụ thể bắt buộc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với doanh

nghiệp sử dụng đất trong việc giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất,

như buộc các doanh nghiệp phải có cam kết đào tạo và sử dụng lao động của địa

phương theo một tỷ lệ nhất định và phải có những đóng góp đối với công cuộc phát

Page 149: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

142

triển của địa phương, nhằm tạo tiền đề để địa phương có điều kiện hỗ trợ những đối

tượng không thuộc diện lao động được sử dụng của doanh nghiệp; áp dụng các biện

pháp yêu cầu bắt buộc đối với dự án có nhu cầu thu hồi đất phát triển KCN khi trình

duyệt phải có phương án/ dự án chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm kèm

theo. Thực hiện các chương trình hỗ trợ kết hợp giám sát doanh nghiệp đào tạo và

tuyển dụng lao động tại chỗ. Tăng cường kiểm tra, giám sát, có chế tài xử lý kịp thời

các trường hợp vi phạm cam kết đào tạo, tuyển dụng.

Phải có chế tài cụ thể quy định, nếu chủ dự án không trình kế hoạch nhân lực

của dự án, không phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo nhân

lực tại chỗ cho dự án, địa phương sẽ không giao đất. Quá trình này phải được tiến

hành sớm, từ khi lập dự án và kéo dài trong thời gian triển khai xây dựng nhà máy

(thường từ 2-3 năm). Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động, thì nhân lực được đào tạo

cũng vừa tốt nghiệp và có thể được sử dụng ngay cho dự án.

4.4.6. Hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ để thúc đẩy phát triển các loại hình

tổ chức sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm

Đây là giải pháp mang tính điều kiện, tăng cường cơ hội tiếp cận việc làm cho

người dân Hưng Yên nói riêng và cho nông dân bị thu hồi đất nói chung.

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh thông qua các lớp đào tạo, bồi

dưỡng kiến thức pháp luật, đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp và nâng

cao năng lực tổ chức, quản lý sản xuất. Cung cấp các dịch vụ công cho các nhà đầu

tư. Công tác XTĐT cần được tiếp tục đổi mới cả về nhận thức và phương pháp vận

động, nâng cao tính chuyên nghiệp. Khuyến khích các hoạt động XTĐT mang tính

liên ngành, liên vùng, theo dự án và đối tác trọng điểm. Chú trọng các hoạt động

XTĐT tại chỗ thông qua các hình thức hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, và

kiến nghị hợp lý của nhà đầu tư. Công khai minh bạch các thủ tục hành chính, trình

tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai, phí, lệ phí, điều

kiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên cổng thông tin điện

tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các cấp, các ngành và các hình thức công khai

khác. Hướng dẫn, trợ giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hoặc thu

hồi chấm dứt hoạt động dự án không hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

Page 150: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

143

đầu tư khác vào tiếp cận và đầu tư. Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các

văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng của

tỉnh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước

ngoài vào tỉnh hoạt động. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư phải phù hợp với quy hoạch,

kế hoạch và lợi thế phát triển KT-XH của tỉnh, của vùng và cả nước; ưu tiên các lĩnh

vực công nghiệp, hạ tầng, thương mại - dịch vụ và du lịch, nông nghiệp, nông thôn.

Điều chỉnh giảm giá thuê đất cho các doanh nghiệp để phù hợp với tình hình

kinh tế khó khăn hiện nay, tạo động lực để thúc đẩy khởi sự cho doanh nghiệp đầu tư

trên địa bàn tỉnh. Đối với các cụm công nghiệp làng nghề, tỉnh cần tăng thời gian

thuê đất lên 50 năm; đồng thời công bố công khai thời gian cho thuê và giá tiền cho

thuê đất. Bên cạnh đó, tỉnh tiến hành xây dựng, mở rộng các cụm công nghiệp làng

nghề, khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề phát triển. Đây là cách giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

4.4.7. Hỗ trợ phát triển hệ thống đào tạo nghề

Một là, quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá, tập trung

đầu tư xây dựng những trường công nhân kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ

thuật. Cần căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của Hưng Yên trong từng thời kỳ để

có kế hoạch đào tạo đội ngũ người lao động tương ứng.

Hai là, củng cố hệ thống các cơ sở dạy nghề hiện có, khai thác tốt năng lực

của các cơ sở này kết hợp với đa dạng hoá các loại hình và cơ sở đào tạo nghề. Liên

kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo và giải

quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

Ba là, UBND tỉnh cần phải có phương án đầu tư bằng nguồn ngân sách để xây

dựng thêm trung tâm dạy nghề. Tạo cơ chế mở để thu hút nguồn đầu tư nâng cấp

trang thiết bị, công nghệ tiên tiến cho các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng

dạy và học.

Bốn là, có chính sách khuyến khích đối với giáo viên dạy nghề và người

truyền nghề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh sử dụng đội ngũ giáo viên có hai nguồn: lực

lượng giáo viên chuyên nghiệp của các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh

Page 151: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

144

và lực lượng thợ lành nghề hiện có ở các cơ sở sản xuất, các làng nghề tiểu thủ công

nghiệp. Cần có chính sách thoả đáng để huy động lực lượng giáo viên thuộc hai

nguồn này tham gia đào tạo và dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất. Đó là:

- Tỉnh cần có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề như tiền lương,

nhà ở, các quyền lợi khác để thu hút giáo viên giỏi, nghệ nhân về dạy nghề và truyền

nghề tại Hưng Yên.

- Xây dựng chính sách đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên dạy nghề, tổ chức

hội thi, hội giảng giáo viên dạy nghề các cấp và tham gia hội thi toàn quốc để lựa

chọn giáo viên giỏi nhằm biểu dương, tôn vinh những cống hiến của giáo viên nghề.

- Khuyến khích các hộ gia đình trong làng xã có kinh nghiệm tổ chức và phát

triển sản xuất giỏi, biết làm giàu từ sản xuất, dịch vụ, nhận hướng dẫn phát triển sản

xuất cho nông dân bị thu hồi đất. Hình thức này dễ thực hiện, mà hiệu quả cao, không

tốn kém; nên động viên người làm ăn giỏi hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo.

Xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị kinh tế, các tổ chức

xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn…), các doanh nghiệp, các địa

phương tham gia vào công tác dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất để xây

dựng các KCN, cụm công nghiệp và tiến trình đô thị hoá. Tổ chức nhiều loại hình

dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.

Sáu là, kết hợp các nguồn lực trong các chương trình, các quỹ để hỗ trợ

người nông dân bị thu hồi đất có việc làm. Chẳng hạn từ nguồn Quỹ quốc gia giải

quyết việc làm, nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách, Chương trình dạy nghề theo

Quyết định số 1956/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề cho lao động

nông thôn…

Bảy là, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tỉnh Hưng Yên cần đầu tư tập

trung cho các nghề, cơ sở đào tạo nghề trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển

kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá công tác

dạy nghề, nhằm huy động mọi lực lượng, nguồn lực trong xã hội phục vụ công tác

dạy nghề; tạo môi trường bình đẳng đối với tất cả các cơ sở dạy nghề thuộc các thành

phần kinh tế; Đa dạng hoá hình thức dạy nghề, kết hợp hài hoà giữa đào tạo chính

quy với đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, tạo việc làm

Page 152: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

145

mới, XKLĐ và chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Nâng cao chất lượng và

tăng quy mô dạy nghề, hoàn thiện nâng cao năng lực dạy nghề cho các trường, trung

tâm theo mô hình đầu tư trọng điểm; đào tạo nghề theo hợp đồng với các doanh

nghiệp. Hợp đồng liên kết đào tạo, nâng cao hiệu quả hợp tác ba bên Nhà nước, Nhà

trường và Doanh nghiệp trong công tác dạy nghề; nhất là việc đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, hướng nghiệp giúp cho người nông dân nhận thức đúng đắn năng lực

của bản thân và nhu cầu người lao động có tay nghề của xã hội.

Đối với đào tạo nghề nông nghiệp: tiếp tục đào tạo kỹ thuật các nghề nông

nghiệp truyền thống: trồng cây lương thực, cây ăn quả, trồng rau an toàn, chăn nuôi

gia súc, gia cầm nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế; mở rộng đào

tạo các nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu của người lao động: kỹ thuật

trồng nấm, kỹ thuật trồng hoa, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản… Đối với nghề phi nông

nghiệp: nhóm nghề kỹ thuật công nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động: may

công nghiệp, điện dân dụng, gia công cơ khí, sửa chữa máy nông cụ, sửa chữa ô tô,

mô tô, xe máy…; nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: các nghề tiểu thủ công

nghiệp truyền thống, thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông sản, nghiệp vụ

nhà hàng, lễ tân…

4.4.8. Hỗ trợ mở rộng hệ thống dịch vụ việc làm

Để mở rộng hệ thống dịch vụ việc làm, thời gian tới tỉnh cần củng cố hoạt

động của các trung tâm giới thiệu việc làm, chú trọng hoạt động thu thập thông tin

thị trường lao động như: thông tin về lao động chưa có việc làm, nhu cầu tìm việc

làm, chỗ việc làm trống, nhu cầu học nghề, lao động mất việc và có nhu cầu chuyển

đổi nghề nghiệp,... Trên cơ sở đó cung cấp thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm cho

lao động nói chung và lao động diện thu hồi đất nói riêng.

Ngoài các hoạt động của các Trung tâm, hoạt động của hội chợ việc làm hàng

năm đã góp phần tích cực vào hệ thống thông tin thị trường, hoạt động này đã thực

sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua hội chợ việc làm

giúp các nhà quản lý phát hiện được sự bất cập giữa nhu cầu việc làm và tuyển dụng

lao động (thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật, thừa cử nhân kinh tế, xã hội...).

Page 153: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

146

Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc

làm, trong thời gian tới Hưng Yên cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó cần

tập trung những trọng tâm sau:

- Tăng cường số lượng, chất lượng và trình độ chuyên nghiệp hoá của các

trung tâm dịch vụ việc làm. Hình thành hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đủ mạnh

để thực hiện môi giới công ăn việc làm, tạo cơ hội để người tìm việc làm và người sử

dụng lao động gặp nhau, nhằm thiết lập những mối quan hệ việc làm, lưu ý đến tình

hình những chỗ làm việc trống, sự thích hợp của người làm việc, mong muốn thay

đổi công việc của người lao động, giúp doanh nghiệp trên địa bàn tìm được lao động

thích hợp.

- Phát triển mạng lưới các trung tâm dịch vụ việc làm ở các huyện ngoại

thành, nơi thị trường sức lao động phát triển nhanh, và ngày càng mạnh. Đồng thời

nối mạng thông tin giữa các trung tâm. Chính điều này làm giảm chi phí trực tiếp

(chi phí đi lại) và chi phí cơ hội (thời gian lao động) của người nông dân, phá bỏ một

trong những rào cản cơ hội tiếp xúc dịch vụ việc làm của người nông dân.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì và quản lý tốt trang thông tin

chính thức về dịch vụ việc làm của Hưng Yên, tạo thuận lợi cho mọi người có khả

năng tiếp cận với thông tin một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Ngoài ra cần coi trọng các Hội chợ lao động việc làm thường xuyên và định kỳ, với

quy mô lớn, mở rộng đến các địa phương lân cận.

Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, bổ sung biên chế giáo

viên dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật thực hành hướng

nghiệp. Giao cho UBND các huyện, thành phố chủ trì, tổ chức triển khai hoạt động

hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo nhu cầu học nghề, đặc thù phát triển KT -

XH của từng địa phương.

Cho phép các cơ sở dạy nghề chủ động đào tạo khi lao động có nhu cầu, thời

gian nông nhàn phù hợp với điều kiện của người học và tăng cường hơn nữa công tác

truyền thông, tư vấn học nghề và việc làm cho người lao động trong các cấp học phổ

thông… Đồng thời, chú trọng dạy nghề theo định hướng thị trường. Đào tạo nghề gắn

Page 154: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

147

với giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới, XKLĐ và chuyển dịch cơ cấu lao động. Xã

hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia công tác dạy nghề. Tạo môi

trường bình đẳng đối với các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế…

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động triển khai hỗ trợ các cơ sở

đầu tư trang thiết bị và hỗ trợ cho lao động học nghề, cũng như đẩy mạnh công tác

tuyên truyền để hướng nghiệp cho học sinh, phân luồng giáo dục đào tạo. Cấp ủy,

chính quyền các địa phương cần quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của đề án, tạo

chuyển biến về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chọn

nghề, học nghề, tham gia tích cực vào thị trường lao động.

4.4.9. Hỗ trợ phổ biến và cung cấp thông tin việc làm

Nông dân đang rất thiếu thông tin về các thị trường mới và tiềm năng về việc

làm, lại hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Đây là trở ngại cho việc

tăng cường và mở rộng cơ hội việc làm tại nông thôn. Phần lớn người học nghề không

nắm được thị trường lao động, không biết nhu cầu của người sử dụng dẫn đến không

định hướng được tương lai của mình. Để kịp thời hỗ trợ phổ biến và cung cấp thông

tin, Hưng Yên tập trung vào một số nội dung sau:

- Phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động: Phát triển thị trường lao

động không thể thiếu được hệ thống thông tin thị trường lao động, là cơ sở để ra các

chính sách điều chính thị trường lao động: điều chỉnh cung - cầu, tiền lương, đào tạo,

tạo việc làm mới... Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nông thôn cần

thực hiện các công việc như:

+ Hình thành bộ máy, cơ chế thu thập thông tin thị trường lao động: có sự

tham gia của phòng thống kê, phòng lao động của các huyện, các trung tâm giới thiệu

việc làm trên địa bàn huyện...

+ Trang bị các phương tiện để xử lý, thu thập thông tin, hình thành ngân hàng

thông tin thị trường lao động.

+ Hình thành cơ chế cung ứng thông tin thị trường lao động tới các cơ quan,

tổ chức, chính quyền, doanh nghiệp...

Page 155: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

148

+ Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải bảo đảm tính đầy đủ, xác

thực, kịp thời, phân tích và dự báo thị trường lao động. Một số chỉ tiêu cần thu thập

như: dân số, dân số trong độ tuổi lao động, cơ cấu lực lượng lao động, lao động đang

làm việc, cơ cấu lao động đang làm việc, chỗ làm việc trống, chỗ làm việc mới, số

lượng lao động cần tuyển dụng, số lượng lao động thiếu việc làm, tiền lương...

+ Thường xuyên tổ chức các phiên chợ việc làm, đặc biệt là mở rộng về khu

vực nông thôn để tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động, các

trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở đào tạo nghề trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc trao

đổi thông tin nhu cầu lao động - việc làm, thông qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

lao động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp được giao đất. Đồng thời

giúp người lao động tìm được việc làm, hoặc có thể có định hướng học nghề trong

thời gian tới.

4.4.10. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc

Một giải pháp không kém phần quan trọng nữa là nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ. Cần chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong lĩnh vực có liên quan

đến thu hồi đất, đền bù, GPMB và thực hiện các biện pháp hỗ trợ của chính quyền

Tỉnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ này bằng cách đưa đi đào tạo dài hạn hoặc tổ

chức các lớp tập huấn để những người làm công tác quản lý lao động tại huyện, xã

nắm chắc kiến thức, đồng thời xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra.

Giáo dục và nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ quản lý nhà nước. Đối với

đối tượng là người nông dân bị thu hồi đất, do năng lực, nhận thức còn hạn chế, do

đó đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cần có sự quan tâm sâu sát,

hướng dẫn tận tâm, tư vấn tỉ mỉ để giúp họ tìm được việc làm phù hợp, giữ được việc

làm ổn định.

Đồng thời, tăng cường các biện pháp giám sát để đảm bảo hỗ trợ đến được

với người nông dân bị thu hồi đất, đảm bảo đúng đối tượng. Mặt khác, phải xử lý

nghiêm các cán bộ, công chức quan liêu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham

nhũng, trục lợi cá nhân từ công tác đền bù, từ sử dụng các nguồn tài chính hỗ trợ

giải quyết việc làm.

Page 156: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

149

4.4.11. Phân công rõ trách nhiệm và tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ

quan quản lý nhà nƣớc

Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chủ yếu là ngành lao động - thương

binh và xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch và đầu tư, các ban

quản lý dự án ở các cấp cần thực hiện tốt các công việc được Nhà nước phân công,

kịp thời xây dựng và tham mưu cho chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đồng thời, tích cực phối hợp để thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện các chính sách

hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất.

- Ngành lao động - thương binh và xã hội các cấp phải theo dõi, quản lý chặt

chẽ số lao động bị thu hồi đất trong độ tuổi, phải thường xuyên thống kê số lượng lao

động cần giải quyết việc làm và số được giải quyết việc làm để từ đó tham mưu cho

chính quyền địa phương một cách cụ thể, chính xác, giúp các cấp chính quyền có biện

pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời, phải có kế hoạch đào tạo nghề cho những lao

động trong độ tuổi bị thu hồi đất, cụ thể là:

+ Hàng quý phải báo cáo tình hình lao động bị thu hồi đất cho chính quyền

địa phương để tìm cách giải quyết.

+ Theo dõi tình hình hiệu quả đào tạo ở các cơ sở theo các chương trình dự

án giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để có đề xuất, kiến nghị phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động

bị thu hồi đất để chủ động thực hiện nhằm khắc phục tình trạng lúng túng, bị động.

+ Liên kết, hợp tác với các ngành liên quan như là Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Ban quản lý dự án để có sự sắp xếp, bố trí nhằm tạo

ra sự giúp đỡ, hỗ trợ làm tốt chức năng của mình.

- Ngành Kế hoạch và Đầu tư:

+ Cần phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện kế hoạch thu hồi đất để

xây dựng công trình đảm bảo tính khách quan. Đồng thời phải thông báo tình hình

này đối với các sở liên quan để có sự phối hợp.

+ Thực hiện tốt việc phối hợp với Sở Xây dựng làm tốt chức năng quy hoạch,

giải tỏa, đền bù theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Thường xuyên kiểm tra để có sự phối hợp giải quyết quyền lợi cho lao

động bị thu hồi đất.

Page 157: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

150

- Đối với Ban quản lý dự án.

+ Phải coi đây là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện dự án của mình.

Bởi vì, nó là một trong những nhân tố quyết định thành công của dự án.

+ Trước, trong và sau khi giải tỏa các ban quản lý dự án có trách nhiệm cùng

với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết vấn đề trên nhằm khắc phục

tình trạng hiện nay việc giải tỏa, đền bù chính quyền một số địa phương, Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội không theo dõi được tiến độ của dự án, dẫn đến bị

động, lúng túng.

+ Thực hiện đúng chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương quy

định đối với vùng giải tỏa, đền bù khắc phục tình trạng một số dự án chậm thực hiện

đúng tiến độ và một số trường hợp vận dụng còn tùy tiện chưa đúng chính sách.

- Chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải xây dựng kế hoạch đào tạo

nhân lực cùng với kế hoạch thu hồi đất.

Hiện nay, ở các quận, huyện của Hưng Yên đều có trung tâm giáo dục

thường xuyên và các cơ sở đào tạo nghề, hoạt động của các trung tâm này chủ yếu

phục vụ nhu cầu của từng địa phương hoặc các vùng lân cận. Tuy nhiên, hiệu quả

giải quyết việc làm của các cơ sở này thường rất thấp, họ chỉ có trách nhiệm đào tạo

mà ít chú ý đến đầu ra. Trong khi đó, do người lao động bị thu hồi đất không có

được những thông tin cụ thể về nhu cầu của từng ngành nghề, mà chủ yếu tự đi đào

tạo theo sở thích cá nhân, nên mặc dù được đào tạo, nhưng khi tốt nghiệp vẫn khó

tìm được việc làm. Do vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc đào tạo nghề cho lao

động địa phương theo các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông

thôn như vẫn thường làm, các địa phương cần phối hợp với các chủ dự án, xây dựng

kế hoạch đào tạo nhân lực, trên cơ sở nhu cầu của dự án và hiện trạng nhân lực của

địa phương, ngay từ lúc dự án được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Từ đó giao kế

hoạch cụ thể cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo

khác trong cả nước triển khai thực hiện.

4.4.12. Nâng cao nhận thức, năng lực đối với người nông dân bị thu hồi đất

Việc hỗ trợ đối với chủ thể bị thu hồi đất nhằm nâng cao năng lực cho lực

Page 158: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

151

lượng này, giúp họ tự tìm việc làm, ổn định cuộc sống. Ngoài các giải pháp đào tạo

nghề, nâng cao kỹ năng…, trong thời gian tới, Hưng Yên tập trung thực hiện một số

nội dung sau:

- Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể thường xuyên vận động, giáo

dục lao động bị thu hồi đất thấy được tính đúng đắn trong các chủ trương, chính

sách phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng... mục đích

là để phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, trong đó có bản

thân người lao động bị thu hồi đất.

- Các cơ quan, tổ chức như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Nông

Dân, Hội Phụ nữ… cần có các giải pháp có tính định hướng để hướng dẫn cho các

hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp sử dụng tiền đền bù, tiền hỗ trợ vào đúng mục

đích như học nghề, đầu tư kinh doanh... khuyến khích người lao động bị thu hồi đất

nông nghiệp tích cực, chủ động tự tìm việc làm thông qua các sàn giao dịch việc

làm, qua bạn bè, người thân và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phát huy vai trò của cán bộ quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ

cơ sở phải là người được tham gia thảo luận các phương án hỗ trợ nhằm tạo việc

làm cho nông dân bị thu hồi đất. Đội ngũ này cùng với nông dân tham gia giám sát

việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tìm việc làm sau thu hồi đất tại các dự án. Các

tổ, hội tích cực vận động người dân bị thu hồi đất học nghề, tìm việc làm, có việc

làm ổn định.

Page 159: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

152

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tạo việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của

toàn Đảng và toàn dân, của các cấp các ngành. Đối với nông dân bị thu hồi đất, yêu cầu

về việc làm càng trở nên bức thiết hơn và đặc biệt đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong thời gian qua, cùng với quá trình thu hồi đất nông nghiệp nhằm phát

triển kinh tế xã hội, nhiều nông dân ở tỉnh Hưng Yên đã bị mất toàn bộ hoặc một

phần đất sản xuất. Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, nhằm tạo tiền đề,

điều kiện cho người nông dân để họ tìm việc làm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được

chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ thực tiễn, chưa giải quyết hết những nhu cầu và đòi

hỏi của nhóm đối tượng này. Trong quá trình thực hiện, cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần

tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.

Với mục tiêu nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp, khả thi, thực hiện các

biện pháp hỗ trợ tốt nhất từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên với nhóm đối tượng

này, luận án đã khảo lược một số công trình nghiên cứu có liên quan, rút ra những

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; đã xây dựng, bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý

thuyết và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân bị thu hồi đất; phân tích,

đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước với nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên, rút

ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất quan điểm, phương hướng

và giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất các biện pháp hỗ trợ của Tỉnh với nhóm đối

tượng này, giúp cho họ có việc làm, có thu nhập và từng bước làm giàu, góp phần đảm

bảo trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, UBND tỉnh Hưng Yên cần ban

hành và tổ chức các chính sách riêng biệt, cụ thể để hỗ trợ trực tiếp như xây dựng

chương trình đào tạo nghề, tìm việc làm, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ XKLĐ… Các chính

sách này cần ban hành riêng cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất. Đồng thời, tiếp

tục triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ gián tiếp tạo môi trường kinh doanh

thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh để

tạo thêm nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục hỗ trợ

phát triển các trung gian trên thị trường lao động như các cơ sở đào tạo nghề, giới

thiệu việc làm…

Page 160: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

153

Bên cạnh đó, để hỗ trợ của tỉnh Hưng Yên nhằm tạo việc làm cho nông dân bị

thu hồi đất đạt hiệu quả cao hơn cần có sự đồng hành của Trung ương. Chính vì vậy,

Luận án kiến nghị:

Một là, đề nghị Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã

hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện các căn cứ pháp lý liên quan đến giải

quyết việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Rà soát lại hệ thống các văn bản

đã được ban hành trong thời gian qua để có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Bổ

sung chính sách gắn trách nhiệm thu hồi đất với đào tạo, bồi dưỡng nông dân trong

độ tuổi lao động.

Hai là, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã

hội xây dựng chính sách đầu tư cho đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu

cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bảo hộ

cho mọi công dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm mới. Cần hỗ trợ

hơn nữa về vốn, đất đai, ưu đãi về thuế,... khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát

triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Ba là, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có tổng kết, đánh

giá kịp thời các kết quả hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, từ đó có căn

cứ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Bốn là, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã

hội cần có sự thống nhất về chủ trương, đường lối trong thực hiện các chính sách lao

động, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất từ TW đến địa phương và cơ

sở để những người làm công tác quản lý có cơ sở nhất quán giải quyết với mọi người

dân. Cần hạn chế tối đa sự không thống nhất và việc thay đổi liên tục chủ chương

chính sách như hiện nay.

Page 161: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Thị Thanh Thủy (2013), Đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh

Hưng Yên, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh.

2. Trần Thị Thanh Thủy (2014), Điều chỉnh chính sách hỗ trợ tạo việc làm

cho động bị thu hồi đất, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 11, Học viện Chính trị quốc

Gia Hồ Chí Minh.

Page 162: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ

Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2014), Niên giám thống kê lao động

thương binh và xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2014), Đánh giá việc thực hiện chiến

lược việc làm giai đoạn 2010- 2015, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, 2008, Hướng dẫn quản lý

và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Báo cáo điều tra lao động và việc

làm năm 2011, Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Tổng hợp báo cáo về tình hình lao

động - việc làm ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp,

Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Báo cáo: Sưu tầm, tập hợp, hệ

thống hóa các tài liệu, các chính sách hiện hành về lao động - việc làm ở

khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Đình Chín, (2012), Việc làm cho người lao động ở các tỉnh duyên hải trung

bộ hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Huỳnh Văn Chương, Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ảnh hưởng của việc chuyển đất

nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu

hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học, Đại

học Huế, Số 62 A, 2010.

10. Trần Văn Chử (2008), Vấn đề việc làm và đời sống nông dân bị thu hồi đất nông

nghiệp phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên, Đề

tài cấp Cơ sở, Học viện CTHCQGHCM, Hà Nội.

11. Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Page 163: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

156

và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 789.

12. Vũ Cương, Kinh tế và Tài chính công (2006), Trường Đại học Kinh tế quốc dân,

Nhà xuất bản Thống kê.

13. Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly (2012),“Ảnh hưởng của việc

thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông

dân ở tỉnh Hưng Yên” , tại trang http://www.orbi.ulg.ac.be, [truy cập ngày

5/1/2016].

14. Trần Ngọc Diễn, (2002), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm

cho lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc

làm”, Tạp chí Cộng sản, (5).

16. Nguyễn Hữu Dũng-Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt

Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 1997

17. Nguyễn Ngọc Dũng, (2005), "Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển

các khu công nghiệp ở Việt Nam", Kinh tế và dự báo, (3), 25, 26,

18. Lê Xuân Đăng, (2003), "Giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất để

giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Phúc", Lao động và xã hội, (224+225), 30,

31.

19. Võ Văn Đức (2009), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm

bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

20. Đoàn Thị Hải, (2005), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá

trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Hà Nội.

21. Hà Thị Hằng (2008), Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi

đất ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học Chính trị, (6).

22. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà (2013), “Ảnh hưởng

của thu hồi đất đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh

Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 1, tr 59-67.

23. Trần Ngọc Hiên - Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô

thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

Page 164: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

157

24. Hoàng Văn Hoa (2006), Đô thị hoá và lao động, việc làm ở Hà Nội từ năm 2000

đến nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

25. Trần Thị Lan, (2012), "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố

Hà Nội", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (1 + 2), 89, 90, 91, 92.

26. Trần Thị Lan, (2012), Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để

xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội, Luận án tiến

sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

27. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, (2012), Đánh giá thực trạng

lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả

của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, Hà Nội.

28. Hoàng Thị Ngọc Loan (2010), Việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông

Nam bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Đề

tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực II.

29. Lê Văn Lợi (2013), Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông

nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục,

Tạp chí Khoa học Chính trị (6).

30. Nguyễn Hoàng Long, (2003), "Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy nhanh tốc

độ đô thị hoá ở Đà Nẵng", Lao động và xã hội, (218), 16, 17.

31. Hồng Minh, (2005), "Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển

đổi mục đích sử dụng đất", Lao động và xã hội, (270), 22, 23.

32. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2010), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 2010.

33. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2011), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 2011.

34. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2012), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 2012.

35. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2013), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 2013.

36. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2014), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 2014.

Page 165: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

158

37. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2015), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 2015.

38. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên (2016), Báo cáo cho vay nông

nghiệp, nông thôn 6/ 2016.

39. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

ngoại thành Hà Nội, Đề tài Khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành

chính Khu vực I, Hà Nội.

40. Trần Thị Minh Ngọc, (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Lê Thị Nguyện (2012), Những tác động từ công trình thủy điện Thừa Thiên Huế

đến cuộc sống của cộng đồng cư dân ở các khu TĐC, Báo cáo nghiên cứu

của nhóm SEIA, tháng 10/2012.

42. Nguyễn Văn Nhường, (2010), Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân

sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại

Bắc Ninh), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

43. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động Xã

hội, Hà Nội.

44. Lê Du Phong, (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để

xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,

các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

45. Nguyễn Thế Quang, (2006), "Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa", Lao động và xã hội, (283), 23, 24, 25.

46. Đỗ Đức Quân, (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn

vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu

công nghiệp (Qua khảo sát các tinh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh

Bình), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nxb

Page 166: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

159

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Lao động,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, (2004), Báo cáo thực

hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm

cho lao động sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công

nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương.

51. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên (2015), Báo cáo môi trường đầu tư tỉnh

Hưng Yên.

52. Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hưng Yên (2015), Báo cáo Tình hình

giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn

2016-2020.

53. Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hưng Yên (2016), Báo cáo hoạt động

hỗ trợ cho nông dân bị thu hồi đất giai đoạn 2010-2015.

54. Sở Lao động – Thương binh Xã hội tỉnh Hưng Yên (2016), Báo cáo tình hình

dạy nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2015.

55. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2015), Báo cáo hiện trạng sử

dụng đất đai và qui hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 của Tỉnh Hưng

Yên, Hưng Yên.

56. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2016) , Báo cáo tình hình thu hồi

đất giai đoạn 2010-2015, Hưng Yên.

57. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2016), Thống kê thu hồi đất ở các

địa phương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, Hưng Yên.

58. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và

triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

59. Nguyễn Văn Sửu (2007), “Contending views and conflicts over land in the Red

River Delta”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 37: 2, 2007b, pp.

309-334.

Page 167: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

160

60. Nguyễn Văn Sửu (2004), “The politics of land: Inequality in land access and

local conflicts in the Red River Delta since de-collectivization”, trong

Social Inequality in Vietnam and the Challenges to Reform, edited by

Philip Taylor, ISEAS – Singapore, 2004, pp. 270-296.

61. Nguyễn Văn Sửu (2003), “Land compensation and peasants’ reactions in a Red

River Delta village”, trong Paper presented to the Regional Center for

Sustainable Development’s International Conference on Politics of the

Commons: Articulating Development and Strengthening Local Practices,

Chiang Mai, Thailand, 2003.

62. Nguyễn Văn Sửu (2007), Báo cáo: Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá

đến sinh kế nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội, Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

63. Nguyễn Tiệp (2004), "Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải

pháp tạo thêm việc làm", Lao động và Công đoàn, (309).

64. Nguyễn Tiệp (2005), "Tạo việc làm ở nước ta - Từ chính sách đến thực tiễn",

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (94).

65. Nguyễn Tiệp (2005), Đào tạo nguồn nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà Nội

trong quá trình đô thị hoá, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

66. Nguyễn Tiệp (2006), "Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn

đề xã hội tại Hà Nội", Tạp chí Lao động và Xã hội, (289), 39, 40, 41.

67. Nguyễn Tiệp (2008), Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị

mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Trường Đại

học Lao động Xã hội, Hà Nội.

68. Nguyễn Tiệp (2008), Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi

mục đích sử dụng đất. Tạp chí Cộng sản (7).

69. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010), Giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

70. Nguyễn Thị Thơm (chủ biên), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải

pháp, Nxb CTQG, Hà Nội 2006.

Page 168: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

161

71. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg quy định về giải pháp

hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.

72. Thủ tướng Chính phủ (2009), Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến

năm 2020, Hà Nội.

73. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của

Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi

đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

74. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP

ngày 30/5/2008 của Chính phủ.

75. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của

Chính phủ quy định về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

76. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012

của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ giải quyết việc

làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

77. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của

Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông

thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ

tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

78. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015

của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình

độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

79. Lê Quang Tôn (2015), “Phục hồi thu nhập cho người dân sau TĐC ở KKT Dung

Quất’’, dẫn theo wibsite http://www.edu.vn [truy cập ngày 25/6/2015].

80. Tổ chức Lao động quốc tế (2011), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo

cáo nghiên cứu về việc làm nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

81. Tổng Cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động việc làm 2014, Nxb

Page 169: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

162

Thống kê, Hà Nội.

82. Bùi Sỹ Tuấn, Lê Thanh Tùng (2013), "Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông

thôn - Chính sách hỗ trợ tích cực để bảo đảm an sinh xã hội", Tạp chí Lao

động và Xã hội (468).

83. UBND tỉnh Hưng Yên (2005), Quyết định số 56/2005/QĐ-UB ngày 25/7/2005 về

việc ban hành quy định một số điểm cụ thể thực hiện Nghị định số

197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chỉnh phủ về bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư, Hưng Yên.

84. UBND tỉnh Hưng Yên (2007), Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày

12/2/2007, về quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

85. UBND tỉnh Hưng Yên (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quyết định 02/2007/QĐ-UBND quy định về bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khu Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,

Hưng Yên.

86. UBND tỉnh Hưng Yên (2009), Quyết định 21/2009/QĐ-UBND về quy định một số

điểm cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,

Hưng Yên.

87. UBND tỉnh Hưng Yên (2011), Quyết định 09/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh

Hưng Yên ngày 01/06/2011 về Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao

đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng

đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

88. UBND tỉnh Hưng Yên (2003), Quyết định số 747 QĐ/UBND ban hành Quy định

tạm thời việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động, giải quyết việc làm

trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên.

89. UBND tỉnh Hưng Yên (2014), Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày

27/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số trường hợp cụ thể

về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên, Hưng Yên.

Page 170: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

163

90. UBND thành phố Đà Nẵng, Cổng thông tin điện tử, http://www.da nang.gov.vn

91. UBND tỉnh Hải Dương, Cổng thông tin điện tử, http://www.haiduong.gov.vn

92. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử, http://www.vinhphuc.gov.vn

93. Văn Phòng Hỗ trợ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội (2009), Báo cáo

nghiên cứu về việc làm nông thôn tại Việt Nam, Hà nội.

94. Viện Tư vấn Phát triển – CODE (2011), Di dân, Tái định cư ổn định cuộc sống và

bảo vệ tài nguyên môi trường ở các dự án thủy điện tại Việt Nam, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

95. Asian Development Bank (2004), The Impact of land Market Processes on the

Poor: Implementing de Soto: Project Report, Hanoi, Asian Development

Bank.

96. Akram – Lodhi, A Haroon (2008), Land Markets and Rural Livelihoods in

Vietnam. Land, Poverty and Livelihoods in an Era of Globalization:

Perspectives from Developing and Transition Countries, New York,

Routlege.

97. Aklam-Lodhi, A. Haroon (2004) “Are Landlords Taking Back the Land? An

Essay on the Agrarian Transition in Viet-nam ”, European Journal of

Development Research, 16 (4), pp. 757-789.

98. Aklam-Lodhi, A Haroon (2005), “Vietnam’s Agriculture: Processes of Rich

Peasant Accumulation and Mechanisms of Social Differentiation”,

Journal of Agrarian Change, 5 (1), pp. 73-116.

99. Carney, Diana (1998), Sustainable rural livelihoods, Russell Press Ltd,

Nottingham.

100. Carney, Diana (ed.) (1998), Sustainable rural livelihoods: What contribution

can we make? Overseas Development Institute and Department for

International Development, UK.

101. Carney, Diana (1998), Sustainable Livelihoods Approaches: Progress and

Possibilities for Change, Department for International Development.

102. Cernea, Micheal M (1988), “ Involuntary Resettlement in Development

Projects: Policy Guidelines in World Bank Financed Project”, Technical

Paper, (80), Washington, D.C: World Bank.

Page 171: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

164

103. Cernea, Micheal M (1997), “The Risk and Reconstruction Model for Resettling

Displaced Populations”, World Development, 25 (10), pp. 1569-1587”.

104. Dasgupta, Partha, and Debraj Ray, (1986), “ Inequality as a Determinant of

Malnutrition and Unemployment”, Economic Journal, 96 (384), pp. 1011-

1034

105. DFID (2001), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets Framework Overview,

tại trang http://www.livelihoods.org/info/guidance_sheets_ pdfs/section2

.pdf, [truy cập ngày 10/1/2016].

106. DFID (2006), DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, tại trang

http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance,

truy cập ngày 10/1/2016.

107. DFID (2008), Land: Better access and secure rights for poor people, tại trang

http://www.dfid.gov.uk/pubs/files/LandPaper2007.pdf, truy cập ngày

10/1/2016.

108. Dong, Xiao-Yuan (1996), “Two- Tier Land Tenure System and Sustained

Economic Growth in Post 1978 Rural China”, World Development, 24 (5),

pp. 916-28.

109. Frank Ellis (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries,

Oxford University Press, Oxford.

110. Filipe, Paulo (2005), The right to land a livelihood: The dynamics of land tenure

systems in Conda, Amboim and Sumbe municipalities, Norwegian People’s

Aid.

111. Guo, Xiaolin, (2001), “Land Expropriation and Rural Conflicts in China”,

China Quarterly, (166), pp. 422-439.

112. Goyal, Sangeeta (1996), “Economic Perspectives on Resettlement and

Rehabilitation”, Economic and Political Weekly, 31 (24), June 15.

113. Tim Hanstad, Robin Nielsn and Jennifer Brown (2004), Land and livelihoods:

Making land rights real for India’s rural poor, LSP working paper 12.

Rome: Food and Agriculture Organization Livelihood Support Program.

114. Chris Huggins, Prisca Kamungi, Joan Kariuki, Herman Musahara, Jonstone

Summit Oketch, Koen Vlassenroot and Judi W. Wakhungu (2005),

“Land, Conflict and Livelihoods in the Great Lakes Region, Testing

Page 172: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

165

Policies to the Limit”, Ecopolicy Series, (14), African Centre for

Technology Studies (ACTS).

115. Philip F. Kelly (2003), “Urbanization and the politics of land in the Manila

region”, Annals of the American Academy of Political and Social Science,

(590), Rethingking Sustainable Development, pp. 170-187.

116. Mahapatra, LK (1996), “Good Intentions or Policy are not Enough: Reducing

Impoverishment Risks for the Tribal Oustees” trong A.B Ota and

A.Agnihotri, eds, Involuntary Resettlement in Dam Project. New Dehli:

Prachi Prakashan.

117. Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) and United Nations

Development Program (UNDP) (2003), Farmer Needs Study, Statistical

Publishing House, Hanoi.

118. Martin Ravallion and Dominique van de Walle (2008), Land in Transition:

Reform and Poverty in Rural Vietnam, The World Bank and Palgrave

Macmillan, Washington.

119. Sinha, B.K (1996), “ National Policy for Rehabilitation: Objectives and

Principles, The Economic and Political Weekly, XXXI (24), pp.1453-

1460.

120. World Bank (1998), Recent experience with involuntary resettlement : China -

Shuikou (and Yantan), World Development Sources, WDS 1998-2.

Washington, DC: World Bank tại trang

http://documents.worldbank.org/curated/en/1998/06/693484/recent-

experience-involuntary-resettlement-china-shuikou-yantan, truy cập ngày

4/1/2016.

121. World Bank (2004), Involuntary Resettlement Sourcebook : Planning and

Implementation in Development Projects, Additional Appendices (from

CD-ROM). Washington, DC. © World Bank tại trang

https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/14915 License: CC

BY 3.0 IGO, truy cập ngày 5/1/2016.

122. World Bank (2006), Land Law Reform, Achieving Development Policy

Objectives, prepared by John W. Bruce, Renée Giovarelli, Leonard

Rolfes, Jr., David Bledsoe, Robert Mitchell.

Page 173: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

166

123. World Bank (2007), Vietnam Development Report: Social Protection, Joint

Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi, 6-7

December 2007.

124. Yeh, Anthony Gar-On, and Xia Li (1999), “Economic Development and

Agricultural Land Loss in the Pearl River Delta, China”, Habitat

International, 23 (3), pp. 373-390.

125. Zhou, Jian-Ming (1998), “Is Norminal Public but De Facto Private Land

Ownership Appropriate? A Comparative Study among Cambodia, Laos,

Vietnam, Japan, Taiwan Province of China, South Korea, China, Myama,

and North Korea”, Working Paper ECO 98/12, European University

Institute, San Domenico, Italy tại trang http://www.iue.it/ECO/WP-

Texts/98_12.html, truy cập ngày 18/3/2016.

Page 174: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

167

Phụ lục 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN

Về việc hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngƣời nông dân

bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

(Dành cho người dân có đất bị thu hồi)

Để giúp chúng tôi thực hiện Đề tài khoa học “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên”, đề nghị ông (bà, anh, chị) vui

lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu xin ý kiến này, phương án nào phù hợp với suy nghĩ

của mình, đề nghị ông (bà, anh, chị) đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Ông (bà, anh, chị)

không cần ghi tên, địa chỉ vào phiếu xin ý kiến này.

Xin trân trọng cảm ơn!

1. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết gia đình mình có những loại đất

nào dƣới đây bị thu hồi?

Đất nông nghiệp □

Đất ở □

Đất khác (xin ghi rõ loại đất..............................................................................)

2. Diện tích đất gia đình bị thu hồi là bao nhiêu m2................................

? Trong đó:

Đất nông nghiệp: ...............m2

Đất ở: ...............m2

Đất khác : .............. m2

3. Gia đình ông (bà, anh, chị) có bao nhiêu nhân khẩu: ..............? Trong đó:

Dưới 18 tuổi ..............người

18 đến 40 tuổi ..............người

41 đến 60 tuổi ..............người

60 tuổi trở lên ..............người

4. Gia đình ông (bà, anh, chị) có bao nhiêu khẩu thuộc diện đƣợc đền bù

khi thực hiện thu hồi đất......................? Trong đó:

Dưới 18 tuổi ..............người

18 đến 40 tuổi ..............người

41 đến 60 tuổi ..............người

60 tuổi trở lên ..............người

Page 175: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

168

5. Ngoài số tiền đền bù khi thu hồi đất, gia đình ông (bà, anh, chị) có nhận

đƣợc sự hỗ trợ nào khác hay không?

Có □

Không □

6. Gia đình nhận đƣợc sự hỗ trợ nào dƣới đây để chuyển đổi nghề và phát

triển sản xuất kinh doanh:

Hình thức hỗ

trợ

Từ chính quyền

địa phƣơng

Từ bạn bè và

ngƣời thân

Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất

Cung cấp thông tin thị trường

Hỗ trợ đào tạo nghề

Vay vốn ưu đãi

Giới thiệu việc làm mới tại địa phương

Hỗ trợ đi XKLĐ

Khác

Không nhận được sự hỗ trợ nào

7. Hộ gia đình có vay vốn để sản xuất không: Có Không

8. Nếu vay vốn thì vay ở nguồn nào:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Nhân hàng Chính sách xã hội

- Các Ngân hàng khác

- Tư nhân

9. Từ khi bị thu hồi đất, việc kiếm sống của hộ gia đình ra sao

- Khó hơn:

- Như cũ:

- Dễ dàng hơn:

10. Thu nhập chính của hộ gia đình dựa vào những nguồn nào dƣới đây:

- Từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tại gia đình

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

- Từ tiền công và tiền lương:

- Nguồn khác:

Page 176: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

169

11. Xin cho biết mức độ chi tiêu của hộ gia đình từ khi bị thu hồi đất

- Tốn hơn rất nhiều

- Tốn hơn

- Như cũ

- Ít tốn hơn

12. Thu nhập của hộ gia đình có đủ cho các khoản nào sau đây:

- Chi phí sinh hoạt hàng ngày

- Chi phí học tập, chuyển đổi nghề

- Chi phí mua sắm trang thiết bị gia đình:

- Chi phí mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh:

13. Xin cho biết đời sống của hộ gia đình từ khi bị thu hồi đất:

- Đời sống bấp bênh hơn

- Đời sống như cũ

- Đời sống ổn định hơn

14. Gia đình ông (bà, anh, chị) có bao nhiêu ngƣời thuộc diện đƣợc hỗ trợ khi

thực hiện thu hồi đất......................? Trong đó:

Số người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp ..............người

Số người đi XKLĐ ..............người

Số người được hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp,

dịch vụ

..............người

Số người được hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản

xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

..............người

Số người được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

..............người

Số người được hỗ trợ theo hình thức khác (xin ghi cụ thể hình

thức khác....................................................................)

..............người

15. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết, sau khi thu hồi đất, có bao

nhiêu khẩu trong gia đình đã có việc làm, trong đó có bao nhiêu khẩu có việc

làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất?

Số người đã có việc làm ................người

Số người có việc làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất ................người

16. Theo ông (bà, anh, chị), chính sách, chế độ hỗ trợ để tạo việc làm khi

cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất nhƣ hiện nay đã hợp lý hay chƣa?

Hợp lý

Chưa hợp lý

Ý kiến khác: (xin ghi ra................................................................................)

Page 177: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

170

17. Theo ông (bà, anh, chị), để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tạo việc

làm cho ngƣời bị thu hồi đất, chính quyền và cơ quan chức năng cần thực hiện

những nội dung nào dƣới đây?

Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp Tăng cường dạy nghề Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp

Hỗ trợ XKLĐ Hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm Phương pháp hỗ trợ khác (xin ghi ra................................................)

18. Tiền đền bù đất đai và hoa màu (nếu có) đƣợc gia đình sử dụng vào

những công việc nào dƣới đây:

- Đầu tư sản xuất kinh doanh

- Đầu tư để học nghề, chuyển đổi nghề

- Xây nhà

- Mua sắm trang thiết bị vật dụng gia đình

- Mua đất mới

- Gửi ngân hàng, cho vay

- Trả nợ

- Khác:

Một lần nữa xin cảm ơn ông (bà, anh, chị)!

Page 178: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

171

Phụ lục 2

PHIẾU XIN Ý KIẾN Về việc hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngƣời nông dân

bị thu hồi đất ở tỉnh Hƣng Yên

(Dành cho cán bộ làm chính sách)

Để giúp chúng tôi thực hiện Đề tài khoa học “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo

việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên”, đề nghị ông (bà, anh, chị)

vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu xin ý kiến này, phương án nào phù hợp với

suy nghĩ của mình, đề nghị ông (bà, anh, chị) đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Ông

(bà, anh, chị) không cần ghi tên, địa chỉ vào phiếu xin ý kiến này.

Xin trân trọng cảm ơn!

1. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết ở địa phƣơng mình (xã, phƣờng, thị trấn)

có những loại đất nào dƣới đây bị thu hồi?

Đất nông nghiệp

Đất ở

Đất khác (xin ghi rõ loại đất.................................................................................................)

2. Diện tích đất địa phƣơng bị thu hồi là bao nhiêu m2

............................? Trong đó:

Đất nông nghiệp

Đất ở

Đất khác (xin ghi rõ loại đất.................................................................................................)

3. Địa phƣơng có bao nhiêu hộ gia đình có đất bị thu hồi……………………?

4. Địa phƣơng có bao nhiêu khẩu có đất bị thu hồi……………………..........?

5. Địa phƣơng có bao nhiêu nhân khẩu bị ảnh hƣởng bởi thu hồi đất………?

6. Địa phƣơng có bao nhiêu nhân khẩu bị mất việc làm sau thu hồi đất………?

7. Địa phƣơng có bao nhiêu nhân khẩu bị thiếu việc làm sau thu hồi đất……?

8. Địa phƣơng có hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất hay không?

Có Không

9. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết, địa phƣơng đã có những hình thức hỗ

trợ nào đối với ngƣời dân bị thu hồi đất?

Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ

Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ

thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp

Page 179: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

172

Hình thức khác (xin ghi ra.............................................................................................

......................................................................................................................................)

Không có hình thức hỗ trợ

10. Xin ông (bà, anh, chị) vui lòng cho biết, địa phƣơng đã có bao nhiêu ngƣời đã

tìm đƣợc việc từ sự hỗ trợ sau thu hồi đất.............................................................

........................................................................................................................................?

11. Xin ông (bà, anh, chị) cho biết những khó khăn trong việc hỗ trợ tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất ở địa phƣơng (xin vui lòng ghi rõ:...........................................

...……………………………………………………………………………..................……….).

12. Theo ông (bà, anh, chị), chính sách, chế độ hỗ trợ để tạo việc làm khi cho ngƣời

dân khi bị thu hồi đất nhƣ hiện nay đã hợp lý hay chƣa?

Hợp lý

Chưa hợp lý

Ý kiến khác: (xin ghi ra..................................................................................................................

..................................................................................................................................).

13. Theo ông (bà, anh, chị), để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tạo việc làm cho

ngƣời bị thu hồi đất, cần thực hiện những nội dung nào dƣới đây?

Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp

Tăng cường dạy nghề

Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ

Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa

học - kỹ thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp

Hỗ trợ XKLĐ

Hỗ trợ tìm thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phương pháp hỗ trợ khác (xin ghi ra.......................................................................................

....................................................................................................................................).

Một lần nữa xin cảm ơn ông (bà, anh, chị)!

Page 180: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

173

Phụ lục 3

KẾT QUẢ TỔNG HỢP

PHIẾU XIN Ý KIẾN

Về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên

I- Đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi

1. Những Loại đất bị thu hồi

Đất nông nghiệp 146 ý kiến

Đất ở 22 ý kiến

Đất khác Đất vườn 5 ý kiến Đất lâu năm 6 ý kiến

2. Diện tích bị thu hồi là 245.427,4; Trong đó:

Đất nông nghiệp 240.297.5 97,90 %

Đất ở 3.561 1,45 %

Đất khác 1.568,6 0,63 %

3. Tổng số nhân khẩu 1.655; trong đó:

Dưới 18 1.062 ngƣời 64,16 %

18 đến 40 295 ngƣời 17,82 %

41 đến 60 222 ngƣời 13,41 %

60 trở lên 76 ngƣời 4,59 %

4. Số khẩu thuộc diện đƣợc đền bù khi thực hiện thu hồi đất 629; trong đó:

Dưới 18 89 ngƣời 14,14 %

18 đến 40 276 ngƣời 43,87 %

41 đến 60 190 ngƣời 30,20 %

60 trở lên 70 ngƣời 11,12 %

5. Số ngƣời nhận đƣợc sự hỗ trợ

Có 41 ngƣời

Không 148 ngƣời

6. Số ngƣời thuộc diện đƣợc hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất

Số người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 271

Số người được hỗ trợ về đất đai để phát triển công

nghiệp, dịch vụ 1

Số người được hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát

triển sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 35

Số người được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng,

vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật 14

Page 181: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

174

Số người được hỗ trợ theo hình thức khác 2

7. Số khẩu trong gia đình có việc làm, trong đó có bao nhiêu khẩu có việc làm từ

công tác hỗ trợ thu hồi đất

Số người đã có việc làm 441

Số người có việc làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất 22

8. Chính sách, chế độ hỗ trợ để tạo việc làm khi cho ngƣời dân bị thu hồi đất

nhƣ hiện nay đã hợp lý hay chƣa hợp lý?

Hợp lý 20

Chưa hợp lý 150

Ý kiến khác:

9. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tạo việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất,

chính quyền và cơ quan chức năng cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau

đây?

Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 124 ngƣời

Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 83 ngƣời

Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất,

kinh doanh 89 ngƣời

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho những hộ

vẫn còn đất nông nghiệp 52 ngƣời

Phương pháp hỗ trợ khác 17 ngƣời

II- Đối với cán bộ làm chính sách

1. Địa phƣơng (xã, phƣờng, thị trấn) có những loại đất nào dƣới đây bị thu hồi

Đất nông nghiệp 39

Đất ở 12

Đất khác

2. Diện tích bị thu hồi là: 119.699.133,352; Trong đó:

Đất nông nghiệp 35

Đất ở 14

Đất khác

3. Địa phương có hộ gia đình có đất bị thu hồi: 27.313

4. Địa phương có khẩu có đất bị thu hồi: 53.203

5. Địa phương có nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất 43.742

6. Địa phương có nhân khẩu bị mất việc làm sau thu hồi đất: 16.378

7. Địa phương có nhân khẩu bị thiếu việc làm sau thu hồi đất: 17.311

Page 182: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

175

8. Địa phƣơng hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất hay không?

Có 14

Không

25

9. Hình thức hỗ trợ nào đối với ngƣời dân bị thu hồi đất

Số người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề 119

Số người được hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 1

Số người được hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất,

kinh doanh phi nông nghiệp 6

Số người được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật 15

Số người được hỗ trợ theo hình thức khác 1

Không có hình thức hỗ trợ 14

10. Số ngƣời đã tìm đƣợc việc làm từ công tác hỗ trợ thu hồi đất: 19.287

11. Khó khăn trong việc hỗ trợ để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở

địa phƣơng

12.Công tác tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất

Hợp lý 12

Chưa hợp lý 19

Ý kiến khác:

13. Công tác tạo việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất, chính quyền và cơ quan

chức năng cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau đây?

Tăng mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 26

Hỗ trợ về đất đai để phát triển công nghiệp, dịch vụ 14

Hỗ trợ về tài chính, tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh 27

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ

khoa học - kỹ thuật cho những hộ vẫn còn đất nông nghiệp 14

Phương pháp hỗ trợ khác

Page 183: HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG … · Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông

176

Phụ lục 4

Cơ sở pháp lý thực hiện hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm tạo việc làm

cho nông dân bị thu hồi đất

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ

sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC;

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách

khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y

tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sử đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi

thường, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

quy định về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao

động bị thu hồi đất nông nghiệp;

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê

duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số

971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định

số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ

quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;