Chào năm mới -...

24
SỐ 5211 + 5213 + 5214 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Chào năm mới Chào năm mới

Transcript of Chào năm mới -...

SỐ 5211 + 5213 + 5214 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

Chào năm mớiChào năm mới

2 TẾT DƯƠNG LỊCH

LAN HỒ

Tác phẩm “Ðạo đức cách mạng” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 12/1958,

với bút danh Trần Lực. Tác phẩm in lần đầu trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), sau đó Nhà Xuất bản Sự thật (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia ngày nay) in thành sách và phát hành ngay trong tháng 12/1958. “Ðạo đức cách mạng” ra đời đã 60 năm nhưng những nội dung, những vấn đề có tính nguyên tắc để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Ðảng, để chống chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên thực hiện đạo đức cách mạng, để xây dựng một Ðảng vững mạnh, một chính quyền hướng về dân, một đội ngũ công chức xứng đáng là công bộc của dân... vẫn còn nguyên giá trị.

Trước đây, trong một số văn kiện Đại hội Đảng (Văn kiện Đại hội Đảng XI) chỉ nói xây dựng Đảng về ba mặt là chính trị, tư tưởng và tổ chức. Khi đó, xây dựng Đảng về đạo đức được hiểu là đã nằm trong xây dựng Đảng về tư tưởng. Cách hiểu này chưa đầy đủ vì đạo đức nằm trong tư tưởng mới chỉ là ý thức đạo đức, còn đạo đức theo nghĩa rộng bao gồm hành vi đạo đức, thực hành đạo đức, thực tiễn đạo đức. Đại hội Đảng XII tách xây dựng Đảng về đạo đức thành một nội dung tương đối độc lập, trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của xây dựng Đảng (về chính trị, tư tưởng, tổ chức), là sự nhận thức đầy đủ, toàn diện và là một bước tiến trong nhận thức về công tác xây dựng Đảng. Theo đó, Đại hội XII của Đảng đã đặt nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên hàng đầu với mục tiêu toàn diện là “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”.

Xây dựng Đảng về đạo đức trong tình hình hiện nay là một điểm cốt lõi trong xây dựng Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, đúng với điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta không chỉ là tấm gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng, mà còn luôn quan tâm đến việc xây dựng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người dạy: “Có đạo đức cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn”. Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây

phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi cũng không lãnh đạo được Nhân dân”. Như vậy đạo đức cách mạng là một thuộc tính bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, là điều kiện để Đảng và mỗi đảng viên của Đảng thực hiện, phát huy vai trò lãnh đạo của mình đối với quần chúng nhân dân.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đạo đức cách mạng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Bác dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Người khái quát nội dung đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”; “Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Đạo đức cách mạng còn là “Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giữ vững tinh thần chí công, vô tư”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”. Đạo đức cách mạng là “đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân”.

Phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện ở các đức tính: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Muốn có đạo đức cách mạng phải hội tụ 5 điều: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm. Vì thế, mỗi cán bộ và đảng viên cần phải: “Quyết tâm

suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng,...; Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ; Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; Vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu; Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng đánh giá trong nhiệm kỳ 5 năm (2011 - 2015) công tác xây dựng Đảng đạt được những kết quả quan trọng. “Đảng ta giữ vững được bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới. Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Đại hội XII cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm về xây dựng Đảng, trong đó có lĩnh vực xây dựng Đảng về đạo đức. Đó là: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến

phức tạp hơn”. Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và xã hội đã trở thành vấn nạn thực sự nghiêm trọng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi thì sẽ là những nguy cơ đe dọa sự tồn tại của Đảng và cả chế độ xã hội chủ nghĩa.

Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời chú trọng giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay và phấn đấu thực hiện mục tiêu của Đảng vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, thiết nghĩ cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, Tiếp tục giữ vững và phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp được hun đúc từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước, thương nòi, cần cù lao động, sáng tạo, sống nhân nghĩa, thủy chung, đề cao nhân phẩm, quý trọng tình người, khiêm tốn, trung thực, cần kiệm, luôn chí công, vô tư. Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng - Văn hóa là "tấm hộ chiếu" để Việt Nam hội nhập thế giới và phát triển. Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một tất yếu của sự phát triển. Trên cơ sở đó, tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng đạo đức cách mạng trong tình hình mới. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, đó cũng là lý tưởng đạo đức cách mạng. Vì lẽ

đó, cán bộ, đảng viên phải suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, thực sự vì nước, vì dân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư như Bác Hồ đã dạy.

Hai là, Nhận thức sâu sắc, nhận dạng cụ thể những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, để có phương hướng khắc phục. Theo đó, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng. Từ chuẩn mực đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”, cần cụ thể hóa thành hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và Nhân dân phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của mỗi người. Trên cơ sở đó, hằng năm người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, không rơi vào suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên thuộc cơ quan, đơn vị mình.

Ba là, Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Theo đó, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng và phát huy tính tích cực tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng đạo đức thật sự sát thực tế, thiết thực, hiệu quả; đặc biệt coi trọng giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa; trong đó quan tâm tới việc giáo dục thế hệ trẻ.

Bốn là, Phải chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là bất biến. Tăng cường phát hiện, phản ánh kịp thời những điển hình, nhân tố mới với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Đấu tranh không khoan nhượng, phê phán kịp thời có hiệu quả những quan điểm, luận điệu sai trái và phản động, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phai nhạt lý tưởng cách mạng, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong cuộc sống. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

“ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” CỦA HỒ CHÍ MINHĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Có nhiều cách hiểu về đạo đức, nhưng chúng ta có thể thống nhất với nhau “đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Trong xã hội, tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề mà người ta hình thành nên các quy ước đạo đức khác nhau... Trong đó, đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên là một trong những điều kiện không thể thiếu.

Đồng chíNguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng,Bí thư Tỉnh ủytrao Bằng khencủa UBND tỉnhcho các tập thểtiêu biểutrong thực hiệnChỉ thị 05.Ảnh: Văn Báu

3 TẾT DƯƠNG LỊCH

NGUYỆT THU (thực hiện)

Là một trong những người đại diện cho tiếng nói cử tri và Nhân dân trong tỉnh,

ông Nguyễn Tạo - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã có cuộc mạn đàm với phóng viên Báo Lâm Đồng xoay quanh nội dung “mang quyền lực nhân dân đến nghị trường”.

PV: Thưa ông, với vai trò là ĐBQH chuyên trách, ông có thể cho biết một vài nét cơ bản về sự đổi mới và hiệu quả phát huy tiếng nói cử tri tại nghị trường?

Ông Nguyễn Tạo:Quốc hội thực sự có đổi mới,

đổi mới về tổ chức và hoạt động để làm sao thể hiện được quyền lực của Nhân dân. Mỗi ĐBQH đã nỗ lực thể hiện được ý chí và nguyện vọng của cử tri, đáp ứng xu thế, yêu cầu phát triển đất nước về KT - XH, QPAN bền vững trong giai đoạn tới. Chúng tôi cảm nhận về tổ chức, vị trí, vai trò của ĐBQH chuyên trách và của từng ĐBQH trong đoàn đã từng bước được nâng dần lên về ý thức, trách nhiệm.

Luật Tổ chức Quốc hội từ nội quy kỳ họp đến thời lượng các buổi truyền hình trực tiếp được nâng dần lên. Mọi hoạt động của nghị trường đều thu hút sự quan tâm theo dõi, giám sát của cử tri trong cả nước, nhất là thông qua các buổi truyền hình trực tiếp. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua đã có 15 phiên được truyền hình trực tiếp, thể hiện sự nỗ lực lớn của cơ quan truyền thông và sự đổi mới của Quốc hội. Kỳ họp thực sự đổi mới trong việc bố trí, sắp xếp lịch làm việc khoa học hơn. Tài liệu gửi bảo đảm yêu cầu về thời gian, tạo điều kiện cho ĐBQH nghiên cứu rõ ràng, cụ thể; ngoài ra, ĐBQH được trưng cầu những đội ngũ chuyên gia pháp lý, chuyên gia tư vấn, chuyên gia kinh tế để tư vấn cho đại biểu những vấn đề

cần thiết. Qua đó, những nội dung phát biểu, chất vấn đã thể hiện tính thuyết phục hơn, có căn cứ pháp lý. Hành trang mang đến nghị trường phải là những ý kiến xác đáng, thiết thực của cử tri và Nhân dân.

Tôi thường tiếp xúc cử tri (TXCT) tại 30 điểm trong 1 kỳ họp, đến nay đã có 200 điểm TXCT trong hơn nửa nhiệm kỳ. Mỗi đại biểu sẽ được quay trở lại điểm TXCT lần 2, qua đó đã bám sát đời sống Nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng, kịp thời cho Nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận, trả lời những nội dung kiến nghị của kỳ họp trước, nhất là thông tin về những vấn đề đã được giải quyết, xử lý ngay tại xã, huyện, thành phố và tỉnh. Những vấn đề thuộc cơ chế chính sách của Trung ương, thẩm quyền Quốc hội thì sẽ được thông qua hoạt động chất vấn, diễn đàn tại nghị trường Quốc hội. Việc các cấp, các ngành kịp thời giải quyết những kiến nghị của cử tri đã thắp sáng thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng, tạo thêm động lực để người dân tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, một số ý kiến kiến nghị của cử tri đã tham gia vào công tác xây dựng pháp luật và đồng hành với nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 6, Nghị quyết Trung ương 7, góp phần làm cho bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Quốc hội hoạt động dân chủ, năng động, trí tuệ hơn, phản ánh sát thực tiễn những kiến nghị của cử tri, đó chính là nâng dần quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân thông qua những người đại diện cho Nhân dân là ĐBQH. Từ đó, chúng tôi - những người đại biểu dân cử phải tự soi mình, tiếp tục dành thời gian tiếp xúc gặp gỡ nhiều hơn với cử tri, tổ chức những chuyên đề sâu hơn về nhiều lĩnh vực mà người dân quan tâm. Và, kết quả từ nghị trường cho thấy đã có chuyển biến với những dấu hiệu tích cực, hợp lòng dân.

Là một ĐBQH chuyên trách, được hưởng lương, chế độ chính sách của Nhà nước, bản thân tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ cao quý được dân tin tưởng giao phó. Đoàn ĐBQH Lâm Đồng trong suốt nửa nhiệm kỳ qua cũng đã nỗ lực hoạt động tương đối đều tay, có trách nhiệm với cử tri tỉnh nhà và cử tri cả nước. Đi đến đâu cũng được cử tri quý mến, bà con không ngại ngùng mà nói hết tâm tư nguyện vọng của mình, những nội dung nào thuộc thẩm quyền cấp trên, cần giải quyết theo tiến độ thời gian, vấn đề gì cần giải quyết trước mắt và cái gì cần giải quyết lâu dài theo quy định pháp luật thì tôi và Đoàn cũng đã giải thích cho bà con hiểu. Phần lớn Nhân dân đều rất hoan hỉ ghi nhận những trả lời của ĐBQH, có những vụ án kéo dài nhiều năm cho rằng oan sai thì chúng tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu và sẽ trả lời sớm cho bà con. Có 4 vụ án đã được Giám đốc thẩm, Tòa án Nhân dân tối cao kháng nghị theo trình tự - đây là một nét nổi bật trong hoạt động của Đoàn.

Nhờ có sự phối hợp của Đoàn ĐBQH với UBMTTQVN tỉnh, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chặt chẽ, thống nhất đã tạo tiếng nói chung để thực hiện các nội dung hoạt động theo quy định pháp luật. Đồng thời, tạo sự đồng thuận cao trong thụ lý giải quyết vụ việc, giải quyết kiến nghị cử tri, không để xảy ra phức tạp, vụ việc nóng trên địa bàn thời gian qua. Đây cũng là điều đáng mừng.

PV: Hòa chung vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên phạm vi cả nước, hoạt động của Quốc hội và ĐBQH tại mỗi kỳ họp được ứng dụng công nghệ hiệu quả ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Tạo: Công nghiệp 4.0 hiện đã được

áp dụng trong hoạt động của Quốc hội và ĐBQH tại các kỳ họp. Nếu như trước đây mỗi đại biểu cần từ 8 - 10 kg tài liệu giấy thì nay áp dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, từ kế hoạch chuẩn bị

nội dung cho kỳ họp, các tài liệu văn bản, dự thảo luật đều được chuyển qua hệ thống mạng điện tử nội bộ của các Ủy ban Quốc hội. Tất cả những đóng góp cũng đều kịp thời gửi qua mạng, việc thu thập, tìm hiểu thông tin, giải quyết công việc cũng nhanh hơn nhờ ứng dung công nghệ thông tin hiện đại.

Tại các cuộc họp chuyên đề giám sát tối cao, nối like điện tử trong toàn quốc diễn ra thường xuyên hơn. Chất vấn qua 63 đầu cầu cả nước, các đại biểu được hỏi, được chất vấn trực tiếp các bộ, ngành Trung ương. Qua đó, đã mở ra một hướng mới trong việc trao đổi thông tin vượt qua mọi khoảng cách địa lý. Bằng công nghệ truyền đi hình ảnh, âm thanh trực tiếp của các thành viên đang tham gia cuộc họp từ nhiều địa điểm khác nhau nhờ kết nối mạng, giúp ĐBQH trao đổi thông tin nhanh chóng, xử lý các tính huống cấp bách và tiết kiệm chi phí công tác.

Ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng 4.0 chính là ứng dụng máy móc ở đỉnh cao nhằm tiết kiệm thời gian, không gian, sức lực, trí tuệ, của cải, nhằm từng bước theo kịp xu hướng hiện đại của thế giới. Từ các kỳ họp trước diễn ra khoảng hơn một tháng thì đến kỳ họp thứ 6 đã giảm xuống chỉ còn 22,5 ngày, nên đã tiết kiệm nguồn ngân sách rất lớn. Theo đó, mỗi ĐBQH cũng cần đổi mới hơn nữa để đáp ứng yêu cầu. Cử tri đòi hỏi ngày càng cao hơn thì mỗi ĐBQH phải nêu cao trách nhiệm của mình với cử tri để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước. Đồng thời, cụ thể hóa những chính sách, pháp luật đến đời sống một cách thiết thực nhất.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Người dân và doanh nghiệp đang có yêu cầu cao hơn với bộ máy hành chính, nhất là trong việc

ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Từng cán bộ, công chức, viên chức phải tự thay đổi tác phong làm việc, để góp phần chuyển từ nền hành chính “mệnh lệnh”, “xin-cho” sang nền hành chính “phục vụ”, coi người dân và doanh nghiệp là đối tác, khách hàng trong hoạt động cung cấp dịch vụ công. Dự án Luật Hành chính công được xây dựng cũng nhằm tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ/chính quyền điện tử, góp phần tận dụng các tác động tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nước ta.

Chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu, tạo điều kiện để Quốc hội, ĐBQH thực sự có quyền lực hơn, đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng, kiểm soát bộ máy nhà nước. Mỗi đại biểu cần có trách nhiệm để bản thân mình “quan trọng hơn” một cách thực chất, trách nhiệm. Bản thân mỗi đại biểu cũng phải kỷ cương, sáng tạo và đoàn kết. Đặc biệt, ĐBQH phải gắn liền với Nhân dân, gắn liền với cử tri. Chỉ có cử tri mới “dạy” đại biểu phát biểu điều gì, quan tâm điều gì, chất vấn điều gì và làm như thế nào.

Thời gian qua, hoạt động giám sát thông qua chất vấn tại kỳ họp, giải trình tại các ủy ban có hiệu quả tích cực. Cùng với đó, hình thức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn cũng có tác dụng nhắc nhở họ nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Đúng như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng phát biểu: “...mạch nguồn đổi mới của Quốc hội sẽ không bao giờ vơi cạn vì cội nguồn của những đổi mới ấy chính là để thực hiện đầy đủ, thực chất và hiệu quả quyền lực mà nhân dân đã trao cho Quốc hội”.

PV: Xin cảm ơn Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Nguyễn Tạo đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo chất vấn Chính phủ, các bộ, ngành về những vấn đề môi trường và bảo vệ rừng.

MANG QUYỀN LỰC NHÂN DÂNĐẾN NGHỊ TRƯỜNGKhẳng định quyền lực phải được kiểm soát bằng quyền lực; cái gốc để chấn chỉnh kỷ cương bộ máy vẫn là đạo đức cách mạng của người lãnh đạo. Và, một hệ thống dân cử mạnh sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng, thúc đẩy hệ thống chính quyền các cấp kỷ cương, hành động. Muốn vậy, mỗi đại biểu phải trở thành một “ngọn đuốc” rọi sáng mọi ngóc ngách của cuộc sống.

4 TẾT DƯƠNG LỊCH

THÂN THU HIỀN

Những ngày cuối năm, đường vào Đông Mang (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) lẫn trong sương sớm khiến

hơi lạnh rét buốt lùa vào đôi bàn tay. Đông Mang nằm bình yên, khép mình dưới đỉnh Hòn Giao quanh năm sương phủ.

Nhà nhà treo ảnh Bác HồĐông Mang từng là căn cứ địa cách

mạng quan trọng trong suốt gần 20 năm kháng chiến. Lịch sử Đảng bộ xã Đạ Chais ghi rõ, đây từng là một vùng trắng, do bộ máy tề ngụy và đạo giáo quản lý kìm kẹp. Cuối năm 1959, thực hiện Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ảnh hưởng của phong trào Đồng Khởi, Đạ Chais được giải phóng 3 buôn: Đông Mang, Đạ Tro và Đưng K’Si, gồm 30 hộ và khoảng 350 dân là người DTTS. Mặc dù bị địch đánh phá, càn quét và khủng bố ác liệt nhưng Nhân dân thôn Đông Mang vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, thủy chung son sắt với cách mạng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Thân Văn Nghiên - Chủ tịch UBND xã Đạ Chais nhấn mạnh: “Ở xã Đạ Chais anh hùng, thôn Đông Mang chính là vùng lõi, là cái nôi cách mạng. Tinh thần cách mạng, ý chí và cả tình yêu cách mạng của người dân nơi đây vô cùng lớn. Đó cũng là lý do khi xã thực hiện phong trào “Treo ảnh Bác”, Đông Mang là địa bàn chúng tôi nghĩ tới đầu tiên, kỳ vọng nhiều và lấy đó làm điểm để nhân rộng toàn xã”.

Ghé thăm nhà ông Cao Minh Tự, căn nhà nhỏ nằm nép mình dưới hàng thông của người đàn ông đã theo chân các anh Bộ đội Cụ Hồ từ khi còn rất nhỏ, tấm ảnh Bác Hồ được ông treo trang trọng giữa gian phòng khách. Ở cái tuổi 80, đôi chân mỏi mệt vì thời gian đã không còn đủ sức lên rẫy vào mỗi sớm mai, nhưng đôi tay ông vẫn chưa ngơi nghỉ. Vừa đan những song mây thoăn thoắt, ông Tự vừa trần tình “làm để giúp con cháu có thêm đồ sử dụng đỡ phải mua bán, với lại ở không cũng buồn lắm”.

Trong giọng nói chậm rãi như vết hằn của thời gian, ông Tự vẫn không giấu nổi niềm tự hào khi nhắc chuyện: “Gia đình theo cách mạng từ lúc bố tôi còn sống. Từ nhỏ được nghe và tiếp xúc với bộ đội, nên tròn 15 tuổi, tôi theo bố tham gia cách mạng. Trực tiếp tham gia kháng chiến, chứng kiến những gì Bác Hồ, Đảng, Nhà nước làm cho bà con nên tôi muốn treo ảnh Bác trong nhà để tỏ lòng tôn kính, và nhắc nhở bản thân, con cháu sau này không được quên ơn Đảng”.

Còn với ông Kơ Sá Ha Tam - người thanh niên xung phong một thời cống hiến tuổi trẻ cho cách mạng, cho kháng chiến ở vùng núi rừng này, di ảnh Bác được ông xem như tài sản quý. Đôi bàn tay ngày nào cầm súng chiến đấu, rồi trở về làm rẫy làm nương giờ đã gân guốc, chai sần. Nhưng mỗi lần chạm vào di ảnh Bác, đôi bàn tay ấy thật nhẹ nhàng, đầy nâng niu và trân quý.

Chầm chậm đưa tay lau tấm hình của Bác, người đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời, đi qua cả ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết trong khói lửa chiến tranh vẫn không khỏi bùi ngùi. Có lẽ với

ẢNH BÁC TRONG NHỮNGNẾP NHÀĐÔNG MANG

Dù đã qua bao mùa nắng mưa, qua cả những ngày xanh xao trong cái đói giáp hạt để chỉ còn lại niềm hạnh phúc đủ đầy cho những ngày lúa mới về kho thì dưới những nếp nhà ở Đông Mang, di ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn được mỗi gia đình treo ở vị trí trang trọng nhất.

ông, Đảng và Bác Hồ là điều gì đó thiêng liêng không nói hết thành lời. Bởi trước khi phong trào “Treo ảnh Bác” được Hội Cựu Chiến binh huyện Lạc Dương phát động, gia đình ông đã treo và thờ Bác Hồ. Trên nền đất cũ của gia đình, căn nhà mới đã được ông Ha Tam dựng lên. Có nhiều thứ của quá khứ được bỏ vào quên lãng nhưng ảnh Bác thì vẫn còn đó, vẫn được treo trang trọng ngay gian phòng khách trong căn nhà mới “để nhắc nhớ con cháu, ai mang cho mình cuộc sống ấm no”.

Ông Vũ Trung Tấn - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đạ Chais cho biết: “Từ cuối năm 2012, Hội Cựu chiến binh huyện Lạc Dương phát động phong trào “Treo ảnh Bác” trong gia đình hội viên cựu chiến binh và chọn vùng căn cứ cách mạng Đông Mang làm điểm. Hiện nay, thôn Đông Mang có 48/48 hộ đều treo ảnh Bác. Ban đầu, nhiều người cứ nghĩ phong trào mang tính hình thức, nhưng với người dân thôn Đông Mang, việc treo ảnh Bác Hồ là điều thiêng liêng từ tận đáy lòng”.

Đông Mang ơn ĐảngTrong tâm trí của chị Dơng Gu Ka Li -

Trưởng thôn Đông Mang vẫn chưa giây phút nào phai nhạt những kỷ niệm về một thời tuổi thơ gian khó. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất Đông Mang như chị bị ám ảnh vì cái đói, vì những ngày “ăn rừng” vật vã trong những mùa giáp hạt.

Trong những ngày tháng đói cơm, lạt muối, buôn làng luôn phải di dời để bố phòng đánh địch, bà con vẫn luôn mang trong tim hình ảnh Bác Hồ như điểm tựa

sức mạnh tinh thần, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ buôn làng. Và hôm nay, hình ảnh của Người cũng là điểm tựa để người dân Đông Mang vươn lên xây dựng đời sống mới.

Lớp trẻ lớn lên bằng hạt lúa, hạt bắp được trồng trên rẫy, uống con nước ngọt ngào của Bidoup - Núi Bà, được nuôi dưỡng bằng niềm tin và sự tự hào của cha ông và khát khao theo đuổi con chữ. Những đứa trẻ Đạ Chais hôm nay không còn xanh xao, không còn chân trần ngày hai buổi đến trường. Chúng được đi học ở điểm trường ngay trung tâm thôn. Đường tới trường của các cháu được làm bê tông kiên cố, mưa cũng chẳng sợ sình lầy, không lo bẩn quần áo.

Người dân Đạ Chais đã biết làm giàu từ đôi bàn tay trên mảnh đất của cha ông. Được biết đến như người dân sản xuất tiêu biểu nhất ở Đông Mang, ông Ka Sak Ha Số nói rằng: “Nếu chỉ có bắp và lúa rẫy như ngày xưa thì người Đông Mang sẽ còn nghèo mãi. Bà con bây giờ ngoài nâng cao năng suất cây cà phê còn trồng xen thơm, bơ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng sang trồng rau thương phẩm, chăn nuôi trâu, bò để tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhà nước hỗ trợ mình nhiều rồi, nên mình càng phải cố gắng hơn nữa để tự làm giàu. Nhà nước còn phải lo cho nhiều người, nhiều nơi nghèo lắm”.

Nói về những chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, Chủ tịch UBND xã Đạ Chais Thân Văn Nghiên thông tin: Đạ Chais là một trong những địa phương được huyện Lạc Dương dành nhiều sự đầu tư để hỗ trợ giảm nghèo và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hiện xã đã đạt 17/19 tiêu chí. Những năm qua, trong số nguồn vốn hỗ trợ được phân bổ về Đạ Chais, Đông Mang là thôn được dành nhiều ưu tiên cho sự phát triển. Năm 2017 đã có hơn 1 tỷ đồng được hỗ trợ đầu tư vào thôn Đông Mang. Năm 2018, đây cũng là địa bàn được ưu tiên đầu tư phát triển. Ngoài ra, hàng loạt các dự án về phát triển kinh tế - xã hội được ưu tiên phát triển tại thôn Đông Mang, cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân đã góp phần tạo nên “gam màu sáng” cho vùng căn cứ cách mạng này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bon Yo Soan - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói rằng: “Việc treo ảnh Bác trong gia đình bà con DTTS thể hiện một niềm tin mãnh liệt. Niềm tin ấy là kết quả của sự thay đổi nhận thức trong chính người dân. Tình yêu của Đảng, của Bác đối với bà con DTTS nói chung và người dân Đông Mang nói riêng từ những ngày khói lửa chiến tranh cho đến ngày hôm nay đã vun đắp thêm tình yêu, niềm tin lớn của bà con với Đảng, với Người. Và, việc treo ảnh Bác trang trọng trong nhà là một trong số những cách để bà con bày tỏ lòng biết ơn đó”.

Truyền thống cách mạng, sự kiên trung của người dân, đã giúp cho Đông Mang - Đạ Chais vượt qua nhiều khó khăn trong quá khứ, đi lên bằng chính đôi chân của mình. Mặc dù vẫn còn nghèo về vật chất, nhưng ý chí và lòng quyết tâm luôn cháy mãi trong lòng họ. Và, có lẽ một ngày không xa, Đông Mang sẽ khởi sắc hơn, mới mẻ hơn, tươi trẻ hơn và dưới mỗi nếp nhà bình yên, di ảnh Bác vẫn luôn hiện hữu để nhìn thấy sự đổi thay của vùng đất này.

Ông Kơ Sá Ha Tam xúc động nhìn ngắm lại hình ảnh Bác Hồ. Ảnh: T.Hiền

Đông Mang những ngày nắng lên. Ảnh: T.Hiền

5 TẾT DƯƠNG LỊCH

NGỌC NGÀ

Người “đầu tàu”Bí thư chi bộ là “đầu tàu” của mỗi

chi bộ Đảng. Bởi đó là vị trí chủ chốt đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, năng lực và nhiệt huyết đủ lớn mới có thể hoàn thành trọng trách.

Câu chuyện của ông Nguyễn Xuân Chiến - Bí thư Chi bộ Thôn 5, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm là một ví dụ. Suốt 18 năm làm bí thư chi bộ, không chỉ trong những ngày đầu nơi căn nhà nhỏ của ông thành nơi sinh hoạt; đi từng nhà vận động phụ huynh đưa các cháu trong thôn đến uống Vitamin A mà ngay cả hôm nay khi đời sống đã có nhiều đổi thay ông vẫn dành trọn tâm huyết cho công tác của chi bộ, của thôn.

Theo đánh giá của Đảng ủy xã Lộc An, trong 28 chi bộ của xã, Chi bộ Thôn 5 luôn là đơn vị đứng đầu. Các hoạt động từ sản xuất đến phong trào nhân dân thôn này cũng luôn đứng đầu xã. Bởi “mọi việc của thôn đều được bàn bạc và đưa vào nghị quyết của chi bộ để đảng viên gương mẫu đi đầu”. Ở cương vị Bí thư chi bộ, ông Nguyễn Xuân Chiến đã nêu ý kiến và bàn bạc thống nhất trong chi bộ để triển khai việc thành lập được các tổ nhóm liên kết hỗ trợ sản xuất với sự tham gia của hầu hết các hộ trong thôn và gây quỹ được gần 1 tỷ đồng. Số tiền đó được các hộ cho nhau vay lãi suất thấp và trả chậm để phát triển kinh tế. “Đó là con đường thoát nghèo ở Thôn 5” - Bí thư Chi bộ Nguyễn Xuân Chiến trao đổi.

Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo

quan tâm là làm sao để tiếp tục phát huy sức sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của các bí thư chi bộ, của cán bộ, đảng viên ở cơ sở; khơi dậy được sự nhiệt tình của họ đối với công việc chung.

Để nâng cao nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ, các cấp ủy cấp trên cơ sở đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho các bí thư chi bộ. Đặc biệt, vừa qua, Lâm Đồng đã tổ chức thành công hội thi “Bí thư chi bộ giỏi” để khuyến khích tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thi đua nâng cao trình độ của các bí thư chi bộ. Ông Nguyễn Xuân Lương - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 4A, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh cho rằng: “Hội thi là hội học. Bởi các đồng chí ở tổ chức đảng cấp trên luôn đồng hành để giúp đỡ, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc của chi bộ cơ sở. Đây cũng là dịp để bí thư các chi bộ ôn lại những kiến thức liên quan đến công tác Đảng. Còn các bí thư chi bộ trẻ ít có cơ hội cọ xát với thực tiễn thì xem đây là khóa học ngắn hạn để bổ sung kiến thức trong điều hành hoạt động của chi bộ”.

Thông qua Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi, đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy đảng phải chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng cũng như đội ngũ bí thư chi bộ.

“NGHỀ” BÍ THƯ CHI BỘSở dĩ gọi là “nghề” bởi những người làm bí thư chi bộ đòi hỏi phải có khả năng, trình độ trong định hướng, tổ chức, điều hành và nhất là lòng đam mê để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lâm Đồng hiện có 1.540 bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố. Mỗi bí thư chi bộ là một câu chuyện khác nhau. Song, điểm chung ở họ là sự miệt mài trong công việc và những cống hiến được người dân ghi nhận.

chính trị ở cơ sở. Để phát huy vai trò quan trọng ấy, cần tạo ra những dấu ấn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, nhất là khẳng định rõ vị trí chèo lái của người đầu tàu. Ở Chi bộ thôn M’Răng - thôn đồng bào DTTS duy nhất của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, nhiều năm qua nữ Bí thư chi bộ Bonyê Hơm đã khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng trong hành trình vươn lên của M’Răng. Ông Huỳnh Văn Quang - Bí thư Đảng ủy xã Lạc Lâm khẳng định: “Trên địa bàn huyện Đơn Dương, khó có thôn đồng bào DTTS nào có thể phát triển trội hơn M’Răng, nhất là trong chuyển đổi cơ cấu giống cây

trồng. Chi bộ mà nhất là bí thư chi bộ đã phát huy được vai trò trong thực hiện nhiệm vụ này”.

Xác định chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chuyển từ lúa một vụ, bắp sang trồng rau là cách giúp bà con thoát nghèo nhanh và bền vững nhất. Nhưng để thay đổi tập quán canh tác của bà con không phải là chuyện dễ. Bonyê Hơm đã mạnh dạn làm trước trên diện tích sản xuất của gia đình. Đồng thời, đặt ra nhiệm vụ này để thống nhất và triển khai đối với các đảng viên trong chi bộ. Hiệu quả từ việc chuyển đổi của các đảng viên là niềm tin để vận động nhân dân chuyển đổi. Để nâng cao

Bonyê Hơm, nữ bí thư chi bộ không chỉ khơi nguồn cống hiến cho các đảng viênmà còn tích cực vận động bà con chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng,

nâng cao đời sống ở thôn M’Răng. Ảnh: N.Ngà

hiệu quả sản xuất, Bí thư chi bộ Bonyê Hơm còn vận động bà con kéo điện hạ thế vào khu sản xuất. Chính chị đã tranh thủ sự ủng hộ của xã và sự hỗ trợ của Điện lực Đơn Dương ứng trước tiền kéo điện vào. Điện vào khu sản xuất, bà con đã có thể đầu tư máy bơm, péc tưới... Rau tốt tươi cũng như lòng người đang trào dâng khí thế xây dựng ở thôn M’Răng vậy. Sau khoảng 5 năm, đến nay 100% người dân trong thôn chuyển qua sản xuất rau, màu. Thu nhập bình quân đầu người ở đây khoảng 45 triệu đồng/người/năm.

Trong thực hiện tất cả các nhiệm vụ của thôn, bí thư chi bộ luôn là người tiên phong để khơi nguồn tinh thần trong đảng viên và Nhân dân.

Khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ bí thư chi bộChi bộ là nền móng, tế bào của

Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Bí thư chi bộ là người đứng đầu của cấp ủy giữ vai trò hạt nhân đoàn kết của chi bộ. Bởi thế, vai trò của chi bộ có thật sự được phát huy và trở thành hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, cần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy và đặc biệt là bí thư chi bộ. Vấn đề hiện nay được các địa phương

ĐỨC TÚ

Xã Phú Hội có 15 thôn, trong đó có 6 thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu

số sinh sống, với trên 2.000 hộ dân. Đồng chí Phạm Viết Hùng - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND xã Phú Hội cho biết: Đảng bộ hiện có 262 đảng viên đang sinh hoạt tại 25 chi bộ trực thuộc. Tuy chỉ có 39 đảng viên là người DTTS nhưng họ đã phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa ý Đảng - lòng dân, trực tiếp sâu sát với cơ sở, nhất là với đồng bào DTTS; kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với từng người dân.

Thôn Chi Rông có 332 hộ dân với 1.500 nhân khẩu, trước đây đời sống của bà con đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu để canh tác cây ngô. Nhận thấy giá trị kinh tế của cây trồng này không cao, Bí thư Chi bộ thôn là ông Ka Mê Dũng đã đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm trồng rau, củ, quả để hướng dẫn cho người dân trong thôn mình. Để bà con thấy được hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, Ka Mê Dũng đã tiên phong làm trước bằng việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô của gia đình sang trồng rau, củ, quả. Theo đó, đến nay, 100% diện tích trồng cây ngô (khoảng 200 ha) đã được bà con chuyển đổi thành công sang trồng rau, củ, quả, qua đó, mang lại nguồn thu nhập cao, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Hay, tại thôn R’Chai 3, một thôn thành lập muộn với 243 hộ dân đã dần ổn định, cuộc sống của người dân được đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần. Trưởng thôn R’Chai 3, ông K Ră Jăn Ha Song chia sẻ: Là một đảng viên

người đồng bào DTTS, tôi luôn kịp thời tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Ngay bản thân mình cũng phải ra sức học tập, phấn đấu làm theo Bác để nhân dân tin tưởng, noi gương, nhất là trong giờ giấc làm việc, cách ứng xử với bà con của mình. Mặt khác, phải giáo dục con em của mình, không để vi phạm pháp luật; tích cực học tập, lao động sản xuất.

Có được cơ ngơi ngày hôm nay, chị K’Niếu (thôn Chi Rông) luôn luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước, nhất là những đảng viên ở địa phương đã kịp thời quan tâm, sâu

sát và hướng dẫn tận tình để đến nay hơn 20 ha đất trồng rau, củ, quả đã cho chị một cuộc sống đầy đủ, no ấm. Ngoài ra, chị còn tạo công ăn việc làm cho 25 lao động là con em người đồng bào DTTS tại địa phương.

Theo số liệu thống kê của UBND xã Phú Hội, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS của xã chỉ còn 1,4% (23 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo chỉ còn 4,44% (73 hộ). Đa phần người dân trong vùng đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, con em

được ăn học tử tế.Để phát huy hơn nữa vai trò

của đảng viên là người đồng bào DTTS, Đảng ủy xã Phú Hội sẽ tập trung tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ đảng viên, nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực cho đội ngũ đảng viên là người đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, chú trọng làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, nhất là đảng viên người đồng bào DTTS, nhằm tạo sự kế thừa, phát triển liên tục của Đảng trong thời gian tới.

KHI ĐẢNG VIÊNSÂU SÁT VỚI NHÂN DÂNSâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình của quần chúng nhân dân là những điều mà đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã Phú Hội (huyện Đức Trọng) luôn nghiêm túc thực hiện. Điều đặc biệt hơn, sự linh động của những đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất này.

Nắm bắt tình hình Nhân dân để có phương hướng giải quyết kịp thờilà điều mà các đồng chí trong Đảng bộ xã Phú Hội thực hiện nghiêm túc. Ảnh: Đ.Tú

6 TẾT DƯƠNG LỊCH

XUÂN TRUNG

Quảng bá thương hiệu Theo Sở Văn hóa - Thể thao và

Du lịch (VHTT&DL), trong năm 2018, Đà Lạt - Lâm Đồng được trang web du lịch Touropia.com của Mỹ xếp hạng đứng thứ 5 trong 17 thành phố là điểm đến tốt nhất Việt Nam; còn Biệt thự Hằng Nga cũng được trang web này bình chọn là một trong 25 điểm đến thu hút khách khi đến tham quan, du lịch tại Việt Nam. Việc đứng thứ 5 trong 17 thành phố du lịch tốt nhất của cả nước phản ảnh một thực tế rằng Đà Lạt - Lâm Đồng thực sự là điểm đến trong các lựa chọn của du khách. Còn tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á - ATF 2018 được tổ chức tại Thái Lan, thành phố Đà Lạt vinh dự được trao tặng giải thưởng “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2018”. Bên cạnh đó, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 14 năm 2018 (ITE - HCMC 2018), trong khuôn khổ Hội thảo Giải thưởng Du lịch ASEAN và Lễ trao chứng nhận Giải thưởng Du lịch ASEAN 2018, Đà Lạt được nhận “Giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN”. Với nhãn hiệu “Thành phố Du lịch sạch” mang lại chỉ dấu của một thành phố có môi trường du lịch trong lành và đấy hẳn phải là một điểm cộng đối với thành phố ngàn thông trong mắt du khách.

Chưa dừng lại ở đó, Sở VHTT&DL Lâm Đồng cũng đã chủ động tổ chức nhiều chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và các địa phương; đón các đoàn lữ hành, báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát các sản phẩm du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đem lại hiệu quả về quảng bá thương hiệu du lịch địa phương, kết nối tour, tuyến du lịch. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh du lịch tại Lâm Đồng đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có lợi thế của Đà Lạt - Lâm Đồng. Thật sự dễ nhận ra du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông, các mô hình homestay, cà phê với kiến trúc mới lạ, độc đáo... đang trở thành những sản phẩm thu hút khách. Bởi “những sản phẩm dịch vụ mới hấp dẫn ấy đã tạo ra điểm khác biệt thu hút khách và tăng tính cạnh tranh với các địa phương trong nước” - mà theo như Sở VHTT&DL Lâm Đồng nhận định. Đi đôi với hoạt động quảng bá, đầu tư các sản phẩm mới, tại Lâm Đồng cũng đã diễn ra nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao nhân dịp lễ, tết, mùa du lịch hè... cũng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước về Đà Lạt - Lâm Đồng “Thân thiện, hiền hòa, mến khách”.

Thực hiện tốt kế hoạchĐó là việc triển khai Đề án xây

dựng thí điểm các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; kế hoạch hành động về phát triển

và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” năm 2018. Qua đó, Sở đã tổ chức tọa đàm chuyên đề nhằm tìm ra giải pháp tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh. Đây sẽ là sản phẩm “tiếp sức” cho kinh tế du lịch phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, Sở đã tổ chức thẩm định, kiểm tra, khảo sát các mô hình du lịch canh nông và tính đến nay đã có 23 mô hình du lịch canh nông được công nhận. Song song đó, Sở VHTT&DL còn phối hợp với các cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ du lịch như quản lý, bàn, buồng, bar, bếp... Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch của Lâm Đồng đa phần còn rất trẻ, ở độ tuổi lao động từ 18 - 35 chiếm hơn 60% tổng số lao động trực tiếp phục vụ du lịch, phù hợp với đặc điểm của ngành. Và hiện tại có khoảng 11.200 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành Du lịch Lâm Đồng. Trong đó, lĩnh vực lưu trú 7.600 người; lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển hành khách 1.350 người; tại các điểm du lịch 2.220 người... Đặc biệt, triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú trên địa bàn tỉnh” đến nay đã phối hợp với cơ quan chức năng cấp tài khoản thực hiện đăng ký qua mạng internet cho 2.070 cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đầu tư nâng cấp, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ...Sở VHTT&DL còn tăng cường công tác thanh, kiểm tra, không để xảy ra tình trạng tăng giá, ép giá, bội tín với khách du lịch, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Cũng trong năm 2018, Sở

VHTT&DL phối hợp với Tổng cục Du lịch thẩm định 5 khách sạn từ 4 - 5 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt cho Khách sạn La Dalat, Dalat Palace, Sammy, Terracotta, Swiss-Belresort Tuyền Lâm. Tiến hành thẩm định mới, thẩm định lại cho 126 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó, ban hành quyết định công nhận 7 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn nghỉ dưỡng 2 sao, 19 khách sạn 2 sao, 61 khách sạn 1 sao, 11 cơ sở đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ đối với khách sạn. Ngoài ra, còn công nhận 1 nhà nghỉ du lịch, 1 biệt thự du lịch, 2 nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bên cạnh 22 cơ sở lưu trú chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo hạng đề nghị được gia hạn thời gian để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ du lịch. Vì vậy, tính đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 1.399 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 12,4% so với năm 2017 với tổng số 20.994 phòng, tăng 12,3% so với năm trước. Trong đó, có 426 khách sạn từ 1 - 5 sao với 11.256 phòng, bao gồm 30 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với 3.099 phòng. Đồng thời, Sở cũng thường xuyên rà soát, nhắc nhở các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh chưa qua thẩm định hoặc đã hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thẩm định mới, thẩm định lại theo quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo các cơ sở lưu trú hoạt động kinh doanh đảm bảo chất lượng, nâng cao thái độ ứng xử phục vụ khách du lịch...

Mặt khác, Sở đã hướng dẫn hồ sơ, thủ tục về việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho 4 công ty lữ hành, xác nhận thông báo kinh doanh lữ hành nội địa cho 4 công ty và hoạt động kinh doanh du lịch thể thao mạo hiểm cho 2

công ty. Thẩm định hồ sơ và cấp, đổi thẻ cho 103 hướng dẫn viên, trong đó có 64 hướng dẫn viên quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 67 đơn vị kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch, trong đó có 24 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Các đơn vị kinh doanh lữ hành chủ yếu dựa vào các loại hình truyền thống như: tham quan danh lam thắng cảnh, kiến trúc và văn hóa bản địa, sinh thái, dã ngoại, leo núi, vượt thác, thể thao giải trí...

Khách quốc tếtăng mạnhTheo thống kê của Sở

VHTT&DL, trong năm 2018, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 6.505.500 lượt, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 100,1% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 485.000 lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 10,9% so với tổng lượt khách qua lưu trú, đạt 101% kế hoạch năm và khách nội địa ước đạt 6.020.500, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 100,01% kế hoạch năm. Khách qua lưu trú ước đạt 4.450.000 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 101% kế hoạch năm và ngày lưu trú bình quân là 2,2 ngày.

Qua số liệu trên có thể nhận thấy, năm 2018, lượng khách quốc tế đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng cao 21,3% có nguyên nhân ngay từ đầu năm, du lịch Việt Nam đã tích cực tham dự, tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam; chương trình phát động thị trường; hội thảo giới thiệu du lịch; Hội chợ triển lãm du lịch tại Hungary, Áo, Thụy Sĩ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Đài Loan… Và việc Việt Nam được trao giải thưởng điểm đến du lịch hàng đầu châu Á trong Lễ trao giải thưởng

Du lịch Thế giới 2018 - World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á và châu Úc diễn ra tại Hồng Kông (Trung Quốc) cũng tạo ra sức hút đối với du khách nước ngoài đến Việt Nam, trong đó Đà Lạt là một trong các điểm ưa thích. Tuy nhiên, ngày lưu trú bình quân đạt kế hoạch đề ra nhưng cũng nhận diện được luồng di chuyển của du khách đã khác trước. Đó là, do nhu cầu thực tế hiện nay của du khách thường đi du lịch theo hướng “Một chuyến đi nhiều điểm đến”; đồng thời với sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải, hệ thống đường giao thông thuận lợi nên thời gian tham quan, lưu trú tại mỗi địa phương sẽ giảm. Đây là một thách thức đối với Đà Lạt - Lâm Đồng trong việc “giữ chân” du khách đòi hỏi phải tạo được những dịch vụ chất lượng để khách lưu lại lâu hơn.

Đánh giá chung của ngành Du lịch, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng trong năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt là lượng khách quốc tế và tổng doanh thu từ khách du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 11.710 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017.

Từ kết quả này, Sở VHTT&DL đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển du lịch năm 2019 thực sự trở thành một ngành kinh tế động lực của tỉnh, có vai trò thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Và muốn trở thành “ngành kinh tế động lực của tỉnh” cần phải nâng cao chất lượng, đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, nhất là các loại hình du lịch đặc trưng mang thương hiệu Đà Lạt; khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời, tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến điểm đến và sản phẩm dịch vụ du lịch của Lâm Đồng tại thị trường trong nước và quốc tế, tập trung xây dựng thương hiệu cho du lịch Lâm Đồng. Xây dựng các tour, tuyến mới như: tour du lịch nông nghiệp tham quan vườn trà, rau, hoa, làng nghề; tour du lịch mạo hiểm, tour du lịch di sản văn hóa - lịch sử - sinh thái; các tour du lịch nối với các tỉnh Tây Nguyên, các trung tâm du lịch lớn trong nước; mở rộng các tour du lịch đến các nước trong khu vực... Mục tiêu cụ thể, năm 2019, ngành Du lịch Lâm Đồng đặt ra đón hơn 7,15 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa 6,61 triệu lượt, khách quốc tế 533,5 ngàn lượt, khách qua lưu trú là 4,85 triệu lượt và số ngày lưu trú 2,2 ngày.

Hy vọng năm 2019, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng sẽ có một năm hoạt động sôi động và hiệu quả.

DU LỊCH LÂM ĐỒNG

MỘT NĂM VƯỢT KẾ HOẠCHTuy không đột phá, song nhìn chung hoạt động du lịch Lâm Đồng đã có một năm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó đáng chú ý là khách quốc tế tăng cao và doanh thu từ du lịch tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Khép lại năm 2018, chậm rãi nhìn nhận lại những thành tích cùng những hạn chế cũng là để tiếp thêm niềm tin để du lịch Lâm Đồng bước vào năm mới 2019.

Chèo thuyền Kayak trên hồ Tuyền Lâm. Ảnh.Văn Báu

7 TẾT DƯƠNG LỊCH

VĂN VIỆT

Tăng năng suất 25% nhờ kết nốiinternet vạn vậtMột ngày cuối năm 2018, phóng

viên đến triển lãm công bố Đề án “Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh đến năm 2025” và dừng lại gian hàng Mimosatek với các giải pháp nông nghiệp 4.0. Đây là công ty trong nước khởi nghiệp thành lập từ năm 2014 với các giải pháp công nghệ tự động giúp cho người sản xuất tăng năng suất mùa vụ, giảm lượng phân bón bị rửa trôi; giám sát và điều khiển các thiết bị nhà kính. Theo người phụ trách gian hàng, Công ty Mimosatek có chi nhánh tại Lâm Đồng và đã triển khai lắp đặt, vận hành thành công các hệ thống kết

nối internet với thiết bị cảm biến đo độ ẩm của đất, nhiệt độ không khí, tốc độ gió... để ra lệnh điều khiển các chế độ canh tác trên nhiều khu vườn trang trại sản xuất rau, hoa Đà Lạt và vùng phụ cận. Kết quả ứng dụng tại Trang trại rau Organik Đà Lạt, tiến sĩ Nguyễn Bá Hùng nói: “Giải pháp tưới chính xác của Mimosatek đã giúp trang trại chúng tôi tiết kiệm nước và điện năng đến 30%, tăng năng suất đến 25% trong suốt 2 mùa vụ cà chua...”.

Cũng tăng năng suất từ 20 - 25% khi áp dụng thiết bị “điện toán đám mây” tự nghiên cứu lắp đặt, gần 3 năm trước đây, thạc sĩ sinh học Nguyễn Đức Huy đã sản xuất cà chua trên diện tích 2.000 m2 nhà kính ở khu vực Lữ Gia, Phường 9, Đà Lạt. Đến nay, Huy đã trở thành Giám đốc HTX Thủy

Canh Việt trực tiếp mở rộng sản xuất trên hệ thống nông nghiệp 4.0 với diện tích 1 ha đa dạng các loại rau có giá trị cao trên thị trường. Huy chia sẻ với phóng viên rằng, khi sử dụng hệ thống tưới nước kết hợp với bón phân nhỏ giọt theo công nghệ thông thường phải cài đặt hẹn giờ hoạt động. Để nâng cấp tự động hóa hoàn toàn, Huy và các cộng sự của mình đã lắp đặt thành công hệ thống thiết bị cảm biến tự động tắt - mở tưới nước kết hợp bón phân phù hợp với diễn biến độ ẩm, nhiệt độ, nhu cầu dinh dưỡng của cây và phòng chống các bệnh hại có thể xảy ra.

Với hoa lan hồ điệp sản xuất chạm vào công nghệ 4.0, trong tháng 10/2018, phóng viên được vào tham quan Trang trại Nguyễn Phú Sơn ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh với khu vực nhà kính 2.100 m2 bố trí các thiết bị cảm biến tự động tưới nước, điều hòa nhiệt độ, ánh sáng từng giờ, từng phút đạt chuẩn châu Âu. Dự kiến đón Tết Kỷ Hợi năm 2019, Trang trại xuất vườn bán khoảng 60.000 chậu lan hồ điệp chất lượng cao, giá chốt đặt hàng từ đầu năm 2018 với 130.000 đồng/chậu, thành tổng doanh thu 7,8 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, các thiết bị tự động thông minh lắp đặt mới trong Trang trại Nguyễn Phú Sơn đã mở rộng diện tích và tăng thêm

sản lượng 20.000 chậu lan hồ điệp giống nhập khẩu từ Đài Loan.

Tạo nền tảng 60.000 ha nông nghiệpcông nghệ caoTương tự với diện tích 2.000

m2 lan hồ điệp, Trang trại Trường Hoàng (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) đã đầu tư đồng bộ thiết bị thông minh từ hệ thống máng trượt, lưới che nắng đến khung, sườn, mái lợp nhà kính, hệ thống quạt gió... đều được lập trình vận hành qua dữ liệu điện toán đám mây. Khối nhà kính 2.000 m2 với những thiết bị 4.0 ở đây đều nhập về châu Âu và được các chuyên gia nông nghiệp Hà Lan lắp đặt, chuyển giao công nghệ cho Trang trại Trường Hoàng, tổng kinh phí 8 tỷ đồng vào thời điểm năm 2012. Đến nay được biết, thương hiệu hoa lan hồ điệp Trường Hoàng đã mở rộng cả chục ngàn mét vuông nhà kính từ địa bàn huyện Đức Trọng đến huyện Đơn Dương, trở thành mô hình mẫu để nông dân trong tỉnh Lâm Đồng tiếp cận và ứng dụng nhân rộng công nghệ 4.0 trên từng khu vườn của mình...

Theo khảo sát mới đây của ngành nông nghiệp Lâm Đồng, các mô hình chạm vào nông nghiệp 4.0 nêu trên nằm trong tổng số 15 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất hơn 60 ha các loại cây trồng trên

địa bàn. Cụ thể, chiếm nhiều diện tích ứng dụng 4.0 là cây hoa gần 44 ha, cây đặc sản và cây chè 10 ha, rau hơn 6 ha. “Các doanh nghiệp, nhà nông ứng dụng công nghệ kết nối internet vạn vật (IoT) trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng đã tạo bước chuyển mới hiệu quả, thiết thực và chuẩn xác trong quản trị sản xuất, quản lý kho hàng, bán hàng, tài chính, thông tin sản phẩm, truy xuất nguồn gốc... Trong đó tiêu biểu ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất đạt giá trị kinh tế cao như các Công ty TNHH Dalat Hasfarm, Công ty TNHH Đầu tư SXPTNT Vineco; Trường Hoàng...”, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng nhận định.

Định hướng đến năm 2020, Lâm Đồng xác định công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vực then chốt để tập trung đào tạo cho đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao, qua đó tăng cường tập huấn, chuyển giao cho nông dân địa phương mở rộng ứng dụng vào sản xuất. Và, trong mục tiêu đạt tỷ lệ 20% (khoảng 60.000 ha) diện tích ứng dụng công nghệ cao, Lâm Đồng tiếp tục chạm vào nông nghiệp 4.0 với quy mô ngày càng lớn hơn và chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, khẳng định uy tín và giá trị khi gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”...

Kiên trì bám trụ với chiếc xe bán từng ly cà phê dạo trên các con phố của Sài Gòn đã đưa giấc mơ “Laha Coffee Farm” của chàng trai trẻ Hoàng Việt đến gần hơn với hàng triệu người Việt đam mê hương vị của hạt cà phê trên cao nguyên.

HỒNG THẮM

Bên ly Cold brew tỏa ra hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào, mọi câu chuyện về

cà phê được kể bởi chàng trai Lâm Hà Nguyễn Hoàng Việt (sinh năm 1989) trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. “Đây chính là ly cà phê từ những hạt cà phê Robusta chất lượng do chính gia đình mình và những người nông dân Lâm Hà sản xuất”, Hoàng Việt khoe.

“Trái ngọt” đầu tiênDẫn tôi đi tham quan vườn

với những hạt cà phê yellow bourbon vàng ươm, căng mọng, Nguyễn Hoàng Việt nở nụ cười mãn nguyện. Giống cà phê anh mang về trồng từ hơn 4 năm trước đã đem đến những “trái ngọt” đầu tiên.

“Mình đã trồng thử và cho kết quả rất tốt. Sau này Laha Coffee Farm sẽ hỗ trợ cho những người nông dân trồng cà phê các loại giống với chất lượng tốt để giúp thay đổi thói quen canh tác theo hướng chất lượng cao, đồng thời nâng cao giá trị loại cà phê vối mà nông dân đang trồng. Bên cạnh đó, chúng mình mong muốn hợp tác lâu dài để ổn định giá tốt, nâng tầm giá trị hạt cà phê Lâm Hà”. Đó là ước mơ được ấp ủ từ khi

Hoàng Việt nghỉ công việc ngân hàng đang làm, bước chân vào lĩnh vực cà phê.

Hoàng Việt và những người

cộng sự của mình tin rằng, dù không sở hữu mảnh đất với độ cao lý tưởng như vùng Cầu Đất, nhưng với những gì đang có về

khí hậu, thổ nhưỡng và chỉ cần thêm lối canh tác khoa học, từ Lâm Hà vẫn có thể tạo ra loại cà phê chất lượng. Và để có được điều này thì cần phải thay đổi suy nghĩ về cách trồng trọt, canh tác, thu hái và học cách làm sản phẩm sạch từ chính suy nghĩ của người trồng cà phê.

Cam kết thu mua giá cao, hỗ trợ máy tách vỏ, hướng dẫn quy trình... hiện tại, Laha Coffee Farm đang liên kết với nông dân trồng cà phê ở Tân Hà, Đan Phượng, Hoài Đức (Lâm Hà) và Di Linh với diện tích trên 50 ha. Trang trại Laha Coffee Farm mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 120 tấn cà phê rang xay, chủ yếu là thị trường TP Hồ Chí Minh với hệ thống 68 cửa hàng, chi nhánh...

XEM TIẾP TRANG 19

CHẠM VÀO

NÔNG NGHIỆP 4.0Là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Lâm Đồng đang xây dựng một nền tảng chạm vào ngưỡng công nghệ thông minh 4.0, tạo ra giá trị gia tăng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro do thời tiết hoặc dịch bệnh gây hại.

Chăm sóc rau bằng smartphone của thạc sỹ sinh học Nguyễn Đức Huytại khu vực Lữ Gia, Đà Lạt. Ảnh: V.Việt

Ứng dụng công nghệ 4.0, năng suất rau có thể tăng lên 20-25% so với giải pháp thông thường. Ảnh: V.Việt

VIẾT TIẾP GIẤC MƠ “LAHA COFFEE FARM”

Laha Coffee Farm liên kết với người nông dân để tạo ra những hạt cà phê chất lượng.Ảnh: H.Thắm

8 TẾT DƯƠNG LỊCH

DIỄM THƯƠNG

Duy trì tốc độtăng trưởngTrong 3 năm trở lại đây, kim

ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh và đều. Nếu như trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 383 triệu USD, năm 2016 đạt 533 triệu USD, năm 2017 đạt 777 triệu USD. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2018 xuất nhập khẩu toàn tỉnh tiếp tục tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu khả quan khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng và duy trì nhịp điệu tăng trưởng theo kế hoạch 5 năm mà tỉnh đặt ra.

Ông Võ Ngọc Hiệp - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 của tỉnh đạt 661 triệu USD (kế hoạch 630 triệu USD), đạt 104,9% kế hoạch, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu cả năm 2018 ước đạt 221,7 triệu USD, đạt 169,3% so kế hoạch, tăng 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng chung ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) năm 2018 ước tăng 8,39% so cùng kỳ, trong đó: ngành công nghiệp tăng 8,32%, ngành xây dựng tăng 8,52%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2018 tăng

so với cùng kỳ như: hạt điều chế biến tăng 9,1%; rau cấp đông tăng 9,2%; sợi tơ tằm các loại tăng 12,3%; phân bón NPK tăng 14,7%; bê tông tươi tăng 32,1%; alumin tăng 13,7%; điện thương phẩm tăng 10%...

Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng khá cao và giá trị sản xuất của các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục khởi sắc trong năm 2018. Chỉ tính đến tháng 9/2018, DN trong nước ước đạt trên 317 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2017, chiếm đến 64% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và DN nước ngoài trên 183 triệu USD, tăng 7,6%, chiếm 36% kim ngạch xuất khẩu. Đó là những con số khá ấn tượng của ngành công thương Lâm Đồng năm 2018, mà kim ngạch xuất khẩu một lần nữa tiếp nối tốc độ tăng trưởng của các năm trước.

Nhìn lại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Lâm Đồng đề ra mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 750-800 triệu USD thì con số 661 triệu USD mà tỉnh đã đạt được trong năm 2018, kế hoạch hướng đến 800 triệu USD vào năm 2020 là điều có thể thực hiện trong tầm tay.

Đòn bẩy từ các FTAĐược biết, sau khi Mỹ chính

thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi phiên bản mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đã được ký kết vào ngày 8/3/2018.

Theo thống kê của Bộ Công thương, Việt Nam là một trong những nước tham gia nhiều FTA và đến nay có tới 17 FTA. Trong đó, 10 FTA đã ký kết, có hiệu lực; 2 FTA đã ký kết, chưa có hiệu lực; 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán. Như vậy, Việt Nam đã tham gia và ký kết 12 FTA, trong đó có 7 FTA ký kết trong khuôn khổ ASEAN và các đối tác hoặc ký kết với tư cách độc lập với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu cũng như CPTPP, EVFTA... FTA đã có tác động hết sức tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Với mức cam kết cắt giảm thuế quan sâu rộng sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trường nhiều nước, minh chứng sinh động là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.

Ông Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phân tích rằng: Trong xu thế đó, với quan điểm hội nhập sâu rộng, các DN Lâm Đồng cũng đã không ngừng nỗ lực, nắm bắt thời cơ và các hiệp định thương mại mang lại. Khi Việt Nam tham gia nhiều FTA sẽ tăng cường thu hút đầu tư cho nền kinh tế, mang lại hiệu quả lớn cho lĩnh vực xuất khẩu, làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chuyển dần từ các mặt hàng nông sản sang các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao. Các FTA, đặc biệt là CPTPP sẽ còn có tác động hết sức rõ ràng

đối với quá trình cải cách thể chế trong nước. Khi các hàng rào thuế quan đều bằng 0%, những yếu tố tác động lớn đến nền kinh tế lại là các yếu tố phi thuế quan, đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế, nhất là việc hoàn thiện luật pháp, áp dụng các thông lệ quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Với việc nhiều FTA có hiệu lực, được ký kết hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn sẽ tạo cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho hàng hóa, sản phẩm Lâm Đồng.

Thực tế, các FTA này đang được các doanh nghiệp tận dụng tương đối hiệu quả mà trong đó nổi bật nhất là mặt hàng alumin và hydroxit nhôm. Cụ thể là chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2018 đã xuất đi gần 488 ngàn tấn, giá trị trên 195 triệu USD, tăng 22% về số lượng và 59% về giá trị được xuất chủ yếu xuất sang Nhật Bản, Thụy Sỹ, Singapore, Dubai... Hay mặt hàng rau quả chủ yếu xuất sang Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan... cũng đạt 8,3 ngàn tấn và 20 triệu USD trong khoảng thời gian tương tự.

Ông Nguyễn Duy Đa - Giám đốc Công ty Cổ phần Viên Sơn (huyện Đức Trọng) chia sẻ: Mỗi năm công ty xuất khẩu trung bình khoảng 3.000 tấn khoai lang giống Nhật và 500 tấn rau tươi các loại, thị trường mà công ty xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Singapore... Việc hội nhập và tham gia các FTA đã và đang mang đến cho DN rất nhiều cơ hội, bởi tiềm năng xuất khẩu ngày càng lớn, các ưu đãi mà FTA đem đến cũng rất thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật vẫn là điều mà các DN Lâm Đồng phải đáp ứng được.

Bà Nguyễn Thị Lộc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trà Atiso Ngọc Duy (TP Đà Lạt) cũng cho hay: Hiện nay, 80% sản lượng trà atiso và các loại trà thảo dược của công ty là xuất khẩu, chỉ 20% thị trường nội địa. Từ khi các FTA được ký kết, DN cũng được tạo điều kiện để đưa hàng hóa vào các nước như Nga, Mông Cổ, Hà Lan, Pháp... tăng doanh thu và cơ hội quảng bá sản phẩm của DN đi khắp thế giới. Hay ông Hồ Anh Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1 cũng bày tỏ những thuận lợi mà các FTA đang mang lại cho các DN Lâm Đồng, trong đó có Công ty Công nghệ sinh học F1 với 30% sản lượng sản xuất giống hoa, cây cảnh nuôi cấy mô xuất sang thị trường châu Âu.

Rõ ràng, đòn bẩy mà các FTA mang lại cho các DN Lâm Đồng và các nhà đầu tư vào Lâm Đồng đã được chứng minh hiệu quả bằng con số 661 triệu USD từ kim ngạch xuất khẩu năm 2018. Nhờ từng bước thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, môi trường đầu tư kinh doanh, kinh tế cũng như thể chế của Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã có nhiều thay đổi vượt bậc, tạo bước thuận lợi lớn cho phát triển doanh nghiệp, chính sách thu hút đầu tư cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong thời gian không xa nữa, FTA Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến được ký kết sẽ là bước ngoặt mới trong chặng đường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước EU. EVFTA sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nói chung gia tăng thị phần tại thị trường này với những thuận lợi từ cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa hàng hóa vào thị trường EU. Đây là điều mà các DN Lâm Đồng cần nắm bắt và tiếp cận khi mà cơ hội và thách thức vẫn đan xen nhau.

ĐÒN BẨYXUẤT KHẨUTỪ CÁC

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Nhìn lại vấn đề xuất khẩu của Lâm Đồng sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang tham gia các hiệp định thương mại (FTA) mới, có quy mô rộng lớn sẽ đem lại cơ hội cho các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Đòn bẩy từ các FTA sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Lâm Đồng trong hoạt động xuất khẩu góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mục tiêu đề ra.

Sản xuất công nghệ hiện đại tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy với các sản phẩm xuất sang Nhật Bản.Ảnh: D.Thương

Nuôi cấy mô tại Công ty TNHH Công nghệ Sinh học F1xuất sang thị trường châu Âu. Ảnh: D.Thương

9 TẾT DƯƠNG LỊCH

Để đạt trình độ sản xuất như hiện tại, Dalat Hasfarm xứng đáng được ví như “làn gió mới” góp phần thay đổi nền canh nông Đà Lạt và vùng phụ cận. Một phần tư thế kỷ trôi qua và cuộc cách mạng công nghệ ứng dụng vào phát triển nông trại vẫn liên tục không ngừng nghỉ.

HOÀNG YÊN

Sự ra đời của Dalat Hasfarm đã thành nhân tố quan trọng trong việc phát triển nghề trồng hoa theo

công nghệ tiên tiến, thổi một luồng gió mới và làm nên cuộc “cách mạng” về công nghệ trồng hoa không chỉ ở Đà Lạt mà còn trong toàn tỉnh Lâm Đồng.

Giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuấtDoanh nghiệp đóng vai trò là

“bà đơ” đối với lao động ở các đia phương. Công ty Dalat Hasfarm ở xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, trong nhiều năm qua đã thực hiện khá tốt công tác này. Công ty xây dựng nhiều xưởng san xuât ở vung có đông bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Ông Nguyễn Công Nga, Giám đốc San xuât Farm Đạ Ròn - thuộc Công ty Dalat Hasfarm cho biết, công ty tạo điều kiện hết mưc có thể, giup bà con có đươc công ăn việc làm ổn đinh, nâng cao thu nhâp. Và cũng rât mừng là công ty có đươc sự phối hơp và tạo điều kiện của chính quyền đia phương. Qua đó, các công nhân khi đươc tuyển vào làm tại công ty đều phai mât ít nhât 4 tuần đươc huân luyện phương pháp làm việc để thuần thục quy trình kỹ thuât trồng, chăm sóc và thu hoạch, bao quan của từng loại hoa khác nhau.

Chi Ma Tel thôn Ta Ly 2, xã Ka Đô, khoe: Nhờ có công ty, không chỉ riêng chi mà nhiều gia đình ở Đơn Dương đã có việc làm ổn đinh, thu nhâp lại cao, nên đời sống giờ khác trước nhiều lắm. Không còn lo chuyện cái ăn, cái măc, con cái học hành và sắm sửa đươc nhiều vât dụng trong

“CÁCH MẠNG” CÔNG NGHỆ Ở NÔNG TRẠI QUA PHẦN TƯ THẾ KỶ

Chất lượng hoa của Dalat Hasfarm luôn đứng ở vị trí số 1. Ảnh: H.YKhi làm công nhân cho Dalat Hasfarm, người đồng bào dân tộc thiểu số

dần thay đổi tư duy sản xuất. Ảnh: H.Y

Công nhân Công ty Dalat Hasfarm chăm sóc hoa để chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: C.Thành

gia đình.Dalat Hasfarm chỉ là một trong

rât nhiều doanh nghiệp ở các đia phương đã và đang làm tốt công tác an sinh xã hội. Nhờ có họ mà cuộc sống người dân ở nhưng vung khó bước đầu có nhưng thay đổi đáng mừng. Nhiều hộ nông dân là người đồng bào đã biết vân dụng kỹ thuât học từ công ty áp dụng cho vườn của gia đình. Anh K’ Bup ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn cho biết: Khi đươc làm ở công ty mình học hỏi đươc nhiều kỹ thuât để chăm sóc cho vườn của gia đình. Giờ thì mình đã biết cách bón phân, tưới nước phu hơp, chăm sóc, bao quan hoa tươi. Ngoài thu nhâp lương từ công ty, thì vườn hoa rộng 3 sào cũng đang cho thu nhâp đáng kể.

Công ty Dalat Hasfarm đang tiếp tục xây dựng hơp đồng liên kết san xuât với nông dân Ðà Lạt và các vung phụ cân để chủ động nguồn nguyên liệu các loại hoa cắt cành nhà kính, đáp ưng nhu cầu xuât khẩu ngày càng mở rộng. Ông Trần Văn Bao, Phó Tổng Giám đốc Công ty Dalat Hasfarm cho biết, thay vì liên kết với các doanh nghiệp vừa thuân lơi công nghệ và uy tín thì Đà Lạt Hasfarm chọn liên kết với nông dân với sư mệnh “mang lơi ích của Công ty đến với từng người dân”. Theo đó, Dalat Hasfarm chiu trách nhiệm cung câp nguồn giống hoa đầu dòng các loại, có đội ngũ kỹ sư đồng hành hướng dẫn từng vườn về quy trình kỹ thuât san xuât, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại, đam bao hộ nông dân đạt một khoan lơi nhuân ổn đinh với mưc khá cao so với các hình thưc san xuât phân tán, nhỏ

lẻ… Đến nay, Công ty đang liên kết với 178 hộ với diện tích hơn 32 ha, chủ yếu trồng hoa cuc và cẩm chướng với doanh thu trên 81 tỷ đồng.

Hiện nay nông dân đã có tiến bộ rõ nét, biết tiếp thu công nghệ và đầu tư mở rộng quy mô san xuât. Hoạt động liên kết và tiêu thụ san phẩm của Công ty hoa Dalat Hasfarm với các hộ nông dân là bước ngoăt lớn thay đổi dần tư duy san xuât của người dân, từ mô hình liên kết hơp tác này, nhiều hộ nông dân trồng hoa đã biết ưng dụng khoa học kỹ thuât vào san xuât từ đó nâng cao chât lương san phẩm hướng tới thi trường xuât khẩu, đồng thời ổn đinh nguồn thu để phát triển kinh tế.

Đồng bộ nhiều công nghệNhưng quy trình hệ thống và

kỹ thuât trồng hoa tiên tiến nhât châu Âu đươc Dalat Hasfarm áp dụng cho nông trại hoa của mình. Hoa đươc trồng trong nhà kính với quy trình trồng và chăm sóc tự động hóa từ nhưng bộ cam ưng để đam bao cho hoa phu hơp với gió, mưa, độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ… Tât ca công đoạn đó đươc lâp trình và điều khiển bằng máy tính thông qua phần mềm hiện đại nhât là Hotimax, từ đây các chuyên gia kỹ thuât sẽ tính toán đươc chât dinh dương cho cây hoa để pha trộn chính xác, phu hơp theo nhu cầu sinh trưởng từng giai đoạn phát triển, thâm chí từng khoang thời gian trong ngày.

Khi hoa thu hoạch, đưa vào xưởng phân loại, sau đó đươc bao quan trong phòng lạnh (từ

4-10oC), ngay việc đóng gói xong cũng phai làm lạnh trước khi vân chuyển và việc vân chuyển cũng đươc quan lý rât nghiêm ngăt. Vì vây, hoa của Dalat Hasfarm đạt đươc nhưng tiêu chuẩn chât lương rât cao như đa dạng về màu sắc, cành cưng, hoa tươi lâu, ít bi giâp nát, hương thơm đăc trưng và chât lương không thua kém hoa của quốc gia khác ở châu Âu. Nhưng loại hoa đươc xuât đi tàu biển ca tháng trời nhưng khi đến tay người tiêu dung nước ngoài vẫn đam bao hoa cắm đươc 1 tuần. Đến nay, Dalat Hasfarm xuât khẩu hằng năm hàng trăm triệu cành hoa (chiếm trên 50% san lương hoa xuât khẩu của ca tỉnh Lâm Đồng) đến các quốc gia, vung lãnh thổ như: Úc, Nhât Ban, Indonesia, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thái Lan, Đài Loan...

Dalat Hasfarm cũng là công ty đầu tiên nhâp ban quyền các chủng loại hoa, cây giống hoa mới từ Hà Lan và các nước châu Âu về trồng tại TP Đà Lạt, đồng thời tiến hành trồng thử nghiệm các giống hoa phu hơp với điều kiện thổ nhương, khí hâu nhằm tạo ra nguồn gien quý giá, phong phu cho đia phương. Sau đó, đầu tư nghiên cưu và hằng năm cung ưng ra thi trường nhưng giống hoa mới, chât lương, có tính cạnh tranh cao. Hiện nay, Dalat Hasfarm có khoang 250 giống hoa các loại; ngoài ra, nhưng năm gần đây còn xuât khẩu hàng trăm triệu cây giống đến các nước châu Âu, Nhât Ban, Mỹ. Với việc xuât khẩu thành công nhiều loại hoa cắt cành đi các nước, có thể nói Dalat Hasfarm đã tạo nên diện mạo mới

cho thi trường hoa Việt Nam với nhiều chủng loại đa dạng, phong phu và nhiều màu sắc.

Nuôi tha thiên đich để phòng chống sâu hại hiệu qua cũng là hướng đi của Dalat Hasfarm trong việc san xuât hoa hưu cơ. Công ty Dalat Hasfarm là một trong nhưng đơn vi trên đia bàn tỉnh Lâm Đồng đi tiên phong trong lĩnh vực này. Đây là một trong nhưng bước tiến mới đánh dâu sự thay đổi tầm nhìn của công ty theo đinh hướng phát triển bền vưng. Qua đó, Dalat Hasfarm đã nghiên cưu thành công các loại nâm có ích để ngăn ngừa các loại sâu bệnh trên cây trồng tới người trồng hoa. Trong đó, nổi bât là 2 san phẩm có thể ưng dụng trên diện rộng là Bio-Pro Nema chuyên đăc tri tuyến trung gây nốt sần hại rễ trên rau hoa, các loại cây công nghiệp và Bio-Pro Tricho chuyên dung ủ phân vi sinh, đối kháng nâm gây bệnh, rut ngắn thời gian ủ phân vi sinh… Đáng chu ý, một số san phẩm phân bón hưu cơ (COMPOST) đươc công ty san xuât có nguyên liệu từ phế phẩm thai loại sau quá trình thu hoạch hoa, giup cung câp dương chât cho cây trồng và phòng ngừa các bệnh về rễ hiệu qua. Bước đột phá nưa, là nuôi tha thành công loại nhện bắt mồi Amblyseius, loài thiên đich này ăn bọ trĩ gây hại trên cây hoa.

Dalat Hasfarm có thể đưng vưng và mạnh mẽ như ngày nay là nhờ hội tụ đươc yếu tố là môi trường tốt (nhà kính, công nghệ, nguồn nhân công) để rồi nông dân Đà Lạt - Lâm Đồng cũng có thể học hỏi, làm theo và kết qua mang lại cũng rât tốt.

10 TẾT DƯƠNG LỊCH

Sau quá trình tập hợp trí tuệ từ những kiến giải sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước đến ý kiến của các địa phương và ngành liên quan, cùng cộng đồng dân cư, ngày 5/7/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng chính thức phê duyệt “Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố (TP) Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040”. Để khẩn trương hiện thực hóa từ năm 2019, ngày 23/11, UBND tỉnh thống nhất chủ trương tổ chức triển khai thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch (QH) TP này.

MINH ĐẠO

Đô thị loại II và tiệm cận loại I Năm 1958, Bao Lộc đươc chọn làm thủ

phủ của tỉnh Lâm Đồng cũ. Năm 1976, đô thi này trở thành thi xã của tỉnh Lâm Đồng mới (gồm tỉnh Tuyên Đưc và Lâm Đồng cũ) đến năm 1994 đươc điều chỉnh ranh giới hành chính như hiện nay. Năm 2008, UBND tỉnh phê duyệt “Điều chỉnh QH chung xây dựng TP Bao Lộc đến năm 2025” với quy mô khoang 260.000 dân, diện tích xây dựng 3.224 ha (chiếm tỉ lệ 13,86% tổng diện tích toàn thi xã). Năm 2009, TP đươc công nhân đô thi loại III và là TP thuộc tỉnh; diện tích tự nhiên 232,56 km2 (chiếm tỉ lệ 2,38% diện tích toàn tỉnh và 4,89% vung phụ cân phía Nam của tỉnh Lâm Đồng). Thời gian này, UBND tỉnh cũng phê duyệt “Chương trình phát triển đô thi Bao Lộc giai đoạn 2010 - 2015”; trong đó, đến năm 2015 cố gắng xây dựng phần hạ tầng kỹ thuât đô thi đạt tiêu chí đô thi loại II…Với tiến trình trên cho thây,

việc xác đinh chương trình phát triển đô thi Bao Lộc có vai trò quan trọng từ các đinh hướng QH xây dựng đươc duyệt (QH vung, QH chung, QH chi tiết xây dựng đô thi, các khu chưc năng trong đô thi) đến sự hiện hưu vât chât của kiến truc công trình trong đời sống đô thi.

QH chung TP Bao Lộc hiện nay đươc phê duyệt có tổng diện tích 597,71 km2 (59.771 ha); bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP Bao Lộc hiện tại và 5 xã phụ cân thuộc huyện Bao Lâm là Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam và Tân Lạc. Mục tiêu phát triển QH và phát triển TP Bao Lộc đươc xác đinh sẽ trở thành đô thi loại II vào năm 2020; tiếp tục xây dựng tiệm cân tiêu chí đô thi loại I vào năm 2040. Về tính chât đô thi, TP Bao Lộc là đô thi hiện đại, tổng hơp; trung tâm chính tri - hành chính câp tỉnh trong tương lai. Là đô thi hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Phát triển đô thi bền vưng, kinh tế đô thi theo hướng tăng trưởng xanh, mang đăc trưng phu hơp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới và yêu cầu về thu hut đầu tư; kiến tạo, phát huy môi trường sống theo hướng bố trí hơp lý các làng đô thi xanh và các khu đô thi. Đó còn là nhưng trung tâm về các lĩnh vực như: dich vụ - thương mại hỗn hơp văn hóa - thể thao câp quốc gia; nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao, nghiên cưu đổi mới sáng tạo san phẩm; dich vụ du lich câp vung và quốc gia; y tế và giáo dục - đào tạo câp vung; nghỉ dương, chăm sóc sưc khỏe câp vung và quốc gia; kiểm đinh hàng hóa và xuât nhâp khẩu câp vung. Bao Lộc trong tương lai còn là trung tâm công nghiệp phụ trơ; chế biến san phẩm nông nghiệp của vung; san xuât vât liệu mới; chế biến dươc liệu; công nghiệp chế biến sâu san phẩm từ khai khoáng. Là đầu mối giao thương của

vung tỉnh với vung TP Hồ Chí Minh, vung Tây Nguyên và vung Duyên hai Nam Trung bộ. Có vi trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh và vung Tây Nguyên.

Theo dự báo của các nhà lâp QH, dân số Bao Lộc vào năm 2030 khoang 257.900 người và năm 2040 khoang 320.000 người. Năm 2030, đât xây dựng đô thi khoang 3.800 ha; trong đó, đât dân dụng khoang 2.000 ha và năm 2040, đât xây dựng đô thi khoang 4.800 ha (đât dân dụng khoang 2.500 ha). Chỉ tiêu đât dân dụng khoang 80 - 90 m2/người; chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuât (giao thông, câp thoát nước, câp điện, xử lý chât thai rắn ...) đươc QH đam bao theo quy đinh hiện hành về tiêu chí đô thi loại II, tiệm cân đô thi loại I.

Thành phố sinh thái điển hình của vùng Là TP trẻ, năng động, có ban sắc riêng và

lơi thế nhưng đăc thu của đia kinh tế - văn hóa, đinh hướng xây dựng TP Bao Lộc trở thành đô thi sinh thái là một trong nhưng điểm nhân của khu vực Nam Tây Nguyên. Vì vây, nói như chuyên gia nghiên cưu và phan biện độc lâp, ThS. KTS Trần Đưc Lộc: Du với bât kỳ mục tiêu kinh tế hay mưc độ phát triển đô thi nào, thì Bao Lộc cần hướng đến việc tạo dựng một hình anh “TP trên cao nguyên xanh” và bền vưng theo lẽ tự nhiên của Đât - Trời, cung với một phong cách kiến truc hiện đại và có “cá tính”…

Dĩ nhiên, để đạt đươc là điều không đơn gian, không phai một sớm một chiều. Cũng không chỉ từ phía nhưng nhà quan lý hoạch đinh chiến lươc, các cơ quan thẩm đinh chuyên môn, mà đến từng KTS khi đươc tham gia thiết kế QH, kiến truc công trình và ca người dân Bao Lộc và vung phụ cân

đồng tình, thống nhât quan điểm, nhân diện đươc hướng đi và tầm nhìn phát triển QH.

Kết luân tại Hội thao khoa học “Đinh hướng phát triển không gian quy hoạch đô thi TP Bao Lộc và vung phụ cân”, Chủ tich UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Đoàn Văn Việt đã gửi gắm đến các chuyên gia, nhà khoa học và đia phương về măt đinh hướng QH kiến truc và phát triển đô thi TP Bao Lộc: “Đó là một đô thi hiện đại và văn minh; một câu truc đô thi bền vưng với hệ thống kiến truc - hạ tầng thông minh; một môi trường sống chât lương, an lành và sinh thái; một nền kinh tế tăng trưởng xanh, gắn với đăc trưng kinh tế nông nghiệp đô thi của vung; một TP thu hut nhiều nguồn lực, đáp ưng nhu cầu phát triển kinh tế công - nông nghiệp, du lich, dich vụ và thương mại (...). Xây dựng hình thái kiến truc đăc trưng cho Bao Lộc. Chu trọng các chỉ tiêu QH kiến truc hơp lý và kha thi với hiện trạng đang có; đinh hướng các công trình điểm nhân, các loại hình kiến truc đương đại câp vung, để nhanh chóng thu hut đầu tư bằng nhiều nguồn lực, xây dựng công trình tiêu biểu và kết câu hạ tầng hiện đại, thông minh, để TP Bao Lộc xưng đáng đại diện cho vung Nam Lâm Đồng trong giai đoạn phát triển mới”.

Thực hiện Nghi quyết 04 - NQ/TU của Tỉnh ủy về “Phát triển TP Bao Lộc toàn diện, bền vưng giai đoạn 2016 - 2020”, Thành ủy Bao Lộc đã ban hành Chương trình hành động. Để TP đạt đô thi loại II vào năm 2020, Thành ủy đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: phát triển kinh tế; phát triển đồng bộ hạ tầng đô thi; thu, chi ngân sách; phát triển văn hóa, xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành. Bước vào năm mới 2019, chung ta kỳ vọng Nghi quyết của Thành ủy sẽ đạt đích nhắm như đăt ra cho ca hệ thống chính tri.

BẢO LỘCĐÔ THỊ LOẠI II VÀ THÀNH PHỐ SINH THÁI

Một góc thành phố Bảo Lộc hôm nay. Ảnh: M.Đ

Bình minh về trên TP Bảo Lộc. Ảnh: Vũ Văn Quýt

11 TẾT DƯƠNG LỊCH

ĐÔNG ANH

Xây dựng mô hình điểm về kinh tế vườn hộCó thể hiểu phát triển kinh tế

vườn hộ ở huyện Bảo Lâm là phát triển kinh tế nông nghiệp của hộ gia đình. Đến nay, kinh tế hộ gia đình trên lĩnh vực nông nghiệp của huyện Bảo Lâm đã tạo ra giá trị sản xuất chiếm 90% của ngành và hơn 44% trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn huyện. Từ năm 1997, huyện Bảo Lâm đã xây dựng và thực hiện mô hình phát triển vườn hộ bền vững tại Thôn 4 (xã Lộc Phú) với quy mô 70 hộ/ hơn 32 ha. Đến nay, mô hình này vẫn tiếp tục duy trì, giúp bà con thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vườn hộ vẫn còn nhiều khó khăn, chưa xây dựng được mô hình phát triển cho tất cả các nhóm hộ. Do đó, Nghị quyết chuyên đề về phát triển bền vững kinh tế vườn hộ đã được ban hành và triển khai thực hiện.

Theo Nghị quyết này thì sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Lâm được chia thành 4 nhóm cơ bản: Nhóm 1 có diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ 3 ha/hộ trở lên và thu nhập trên 450 triệu đồng/năm; Nhóm 2 có diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ 1,5 - 3 ha/hộ và có thu nhập từ 250 - 450 triệu đồng/năm; Nhóm 3 có diện tích đất sản

BẢO LÂM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆNVÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Năm 2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp đó, trong năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm tiếp tục ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế vườn hộ bền vững giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Điều này cho thấy huyện Bảo Lâm đang quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhất là đối với vùng có đông đồng bào DTTS.

xuất nông nghiệp từ 0,6 - 1,5 ha/hộ và thu nhập từ 100 - 250 triệu đồng/năm; Nhóm 4 có diện tích đất sản xuất nông nghiệp dưới 0,6 ha/hộ và tổng thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm. Tùy theo từng nhóm mà huyện Bảo Lâm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Đặc biệt, đối với Nhóm 4 được xem là nhóm hạn chế về tiềm lực, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, thiếu chủ động trong phát triển sản xuất, nhất là trong diện đồng bào DTTS. Đối với nhóm này, mục tiêu của Nghị quyết đưa ra là nâng dần tổng thu nhập, thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích, hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng một số khâu sản xuất ứng dụng công nghệ cao…

Ông Nguyễn Đình Cường, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm cho biết: Để thực hiện Nghị quyết này, Huyện ủy, UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo các xã, thị trấn và trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai. Đến hiện tại, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Lâm đều đã xây dựng mô hình điểm về phát triển kinh tế vườn hộ, mỗi đơn vị có từ 1-3 mô hình. Các mô hình này được xây dựng trên nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như chè, cà phê, cây ăn quả và chăn nuôi.

Về phía huyện sẽ hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống và vật tư nông nghiệp.

Mục tiêu chung của huyện là phát triển kinh tế vườn hộ mang tính bền vững và lâu dài, tạo động lực để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Sau khi triển khai và có sơ kết rút kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả sẽ tiếp tục được nhân rộng trong thời gian tới.

Phát triển toàn diện vùng DTTSTrong những năm qua, các

chương trình, chính sách đầu tư trong vùng đồng bào DTTS được huyện Bảo Lâm quan tâm thực hiện. Huyện đã lồng ghép các nguồn vốn để phát triển vùng đồng bào DTTS từ các chương trình như đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp, nước sinh hoạt… Đặc biệt, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết đưa ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3% trở lên, 100% thôn, buôn có điện đến trung tâm, 90% số hộ được sử dụng điện thắp sáng, 98% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt

hợp vệ sinh, 90% diện tích sản xuất nông nghiệp chủ động được nước tưới, 100% trường học ở các xã được kiên cố hóa… Hiện tại, đối với vùng đồng bào DTTS huyện Bảo Lâm thì vẫn còn thiếu một số tiêu chí về nước hợp vệ sinh và thiếu đất sản xuất. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp một số hệ thống cấp nước sinh hoạt để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân cũng như đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới. Riêng đối với cấp đất sản xuất, huyện đã đề xuất tỉnh sớm có chủ trương thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng một số khu vực đất trống, đất không thuộc rừng tự nhiên để huyện cấp đất cho bà con. Hiện tại, trên địa bàn toàn huyện còn có 421 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất với tổng diện tích gần 150 ha.

Huyện Bảo Lâm hiện có gần 117.000 dân, trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 30% dân số toàn huyện. Riêng trong năm 2018, địa phương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, lồng ghép nhiều nguồn vốn đầu tư của Trung ương và địa phương để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Theo đó, đã có 930 hộ dân được hỗ trợ gần 305 triệu đồng tiền mặt theo chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên DTTS tổng số tiền 589 triệu đồng, hỗ trợ cho người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS 44 triệu đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 150 hộ với số tiền 450 triệu đồng, hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách cho 37 hộ với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng… Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn vốn Chương trình 135 đã có 17 tuyến đường giao thông, 1 nhà làm việc với kinh phí đầu tư hơn 5,3 tỷ đồng được triển khai và hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Từ những chương trình, dự án đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Lâm giảm dần theo từng năm. Theo con số điều tra, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS huyện Bảo Lâm chỉ còn 7,31%. Theo ông Nguyễn Đình Cường, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm, mục tiêu lớn nhất của Nghị quyết này là phấn đấu đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo người đồng bào DTTS còn dưới 7% (tương đương 600 hộ). Đến nay, tỷ lệ này chỉ còn 7,31% và với tốc độ giảm như hiện nay thì đến năm 2019 chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS sẽ đạt.

Đan chiếu truyền thống tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Ảnh: H.Thắm

ĐÀ LẠT: Trên 687 triệu đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Tổng cộng trên 687 triệu đồng

đã được thành phố Đà Lạt hỗ trợ cho cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong năm 2018.

Cụ thể, thành phố đã hỗ trợ đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số mua sắm nông cụ phục vụ sản xuất, phát triển chăn nuôi cho mục

tiêu thoát nghèo bền vững với tổng số tiền 397 triệu đồng.

Cùng đó, Đà Lạt đã chi hỗ trợ 50,7 triệu đồng cho sinh viên người dân tộc thiểu số; thăm hỏi các hộ nghèo và cận nghèo tại Măng Line - Phường 7 và xã Tà Nung với tổng các phần quà trị giá 47,5 triệu đồng; hỗ trợ 780 người

tổng cộng 156 triệu đồng.Ngoài ra, Đà Lạt cũng hỗ trợ cho

phân hiệu Tiểu học Đa Thành tại thôn Măng Line và Trường Mầm non Tà Nung cùng 150 em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với tổng kinh phí 36 triệu đồng. VIẾT TRỌNG

Một góc xã Lộc Tân - nơi có 85% hộ đồng bào DTTS sinh sống. Ảnh: Đ.Anh

Một mô hình kinh tế vườn hộ tại xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm). Ảnh: Đ.Anh

12 TẾT DƯƠNG LỊCH

Các chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2019- Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm.- Giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích đạt 91 triệu đồng/ha.- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) tăng 10%. - Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 39.611 tấn. - Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 900 tỷ đồng. - Thu ngân sách nhà nước đạt 37,5 tỷ đồng.- Ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%.- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 10,5%.- Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 85%.- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 93,7%.- Tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa đạt 96,2%.- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,8%. - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 58,9%.

Đồng bào DTTS ở buôn Đạ Nha (xã Quốc Oai) thực hành cạo mủ cao su trước thời điểm diện tích trồng cao su tập trung tại đây bắt đầu cho thu hoạch. Ảnh: Đ.A

Với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt so với kế hoạch (KH) đề ra, huyện Đạ Tẻh đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. Đà tăng trưởng này đã góp phần giúp huyện Đạ Tẻh phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

ĐÔNG ANH

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quảTheo đồng chí Trương Thái

Anh Quốc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đạ Tẻh, trong năm 2018, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tâp trung chỉ đạo triển khai Nghi quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đam bao quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính tri sát với tình hình thực tế của đia phương, đơn vi. Nhờ đó, các tiêu chí về kinh tế - xã hội đạt khá. Công tác chuyển đổi cơ câu cây trồng tiếp tục đươc đẩy mạnh góp phần nâng cao hiệu qua kinh tế. San xuât nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn tiếp tục đươc chu trọng. Các hoạt động văn hóa tiếp tục đươc mở rộng, chât lương giáo dục đươc nâng lên, an sinh xã hội đam bao, đời sống nhân dân ổn đinh. Tình hình an ninh chính tri, trât tự an toàn xã hội đươc giư vưng và tai nạn giao thông giam trên 3 măt.

Năm 2018, huyện Đạ Tẻh đã đạt và vươt hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng. Cụ thể: Thu nhâp bình quân đầu người đạt 39,5 triệu đồng/người, đạt 101,3% KH, tăng 3,3 triệu đồng; giá tri san phẩm thu hoạch trên một đơn vi diện tích đạt 85 triệu đồng/ha, đạt 103,7% KH, tăng 9,22 triệu đồng; tổng giá tri san xuât (giá so sánh 2010) đạt 2.831,9 tỷ đồng, đạt 100,7% KH, tăng 10%; thu ngân sách Nhà nước đạt 38,917 tỷ đồng, đạt 110% KH, tăng

1,29% và tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%, giam 1,2% so với cung kỳ năm 2017.

Đăc biệt, trong năm, huyện Đạ Tẻh đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ câu mua vụ, cơ câu cây trồng và chuyển đổi vườn điều già cỗi, kém chât lương sang trồng các loại cây có giá tri kinh tế cao. Toàn huyện đã chuyển đổi 1.543 ha điều; trong đó, chuyển sang cao su 243 ha, dâu tằm 326 ha, cây ăn trái 290 ha… Chuyển đổi cơ câu mua vụ từ 2, 3 vụ lua sang 2 vụ lua + bắp Đông xuân đạt 1.126 ha. Chủ tich UBND huyện Đạ Tẻh Bui Văn Hung cho biết: Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã phát triển tới 1.340 ha cây dâu, với hàng ngàn hộ làm nghề nuôi tằm, mưc thu nhâp có thể nói là cao nhât so với các loại cây trồng khác trên đia bàn. Chủ trương của huyện là khuyến khích các hộ chuyển đổi nhưng loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp có thu nhâp thâp và nhiều rủi ro sang trồng dâu tại nhưng vung có điều kiện thổ nhương phu hơp. Để tạo điều kiện thực hiện chủ trương này, huyện đã sử dụng nguồn kinh phí phát triển nông thôn, hỗ trơ 5 triệu đồng/ha để chuyển đổi sang loại cây trồng phu hơp. Riêng trong năm 2018, Đạ Tẻh đã có 300 ha cây điều già cỗi, bi dich bệnh đươc chuyển sang trồng dâu. Hiện, huyện cũng đã ký kết hơp đồng tiêu thụ kén với một công ty tại Bao Lộc và có một công ty khác đang đầu tư nhà máy ươm tơ trên đia bàn huyện.

Với việc tích cực chuyển đổi cơ câu cây trồng, đời sống nhân dân trong toàn huyện không ngừng đươc nâng lên, góp phần đưa 3 xã còn lại là Đạ Pal, Mỹ Đưc, Đạ Lây về đích nông thôn mới trong năm 2018, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 lên 10/10 xã.

Quan tâm phát triển vùng ĐBDTTSĐối với các chương trình mục

Đạ Tẻh tăng trưởng mạnh mẽ

năm 2018tiêu quốc gia, huyện Đạ Tẻh cũng chu trọng thực hiện và đạt đươc nhiều kết qua. Trong đó đáng ghi nhân là thành qua của chương trình giam nghèo. Ngay từ đầu năm, các câp, các ngành triển khai đồng bộ các giai pháp và lồng ghép nhiều nguồn vốn, nhiều chương trình dự án khác trên đia bàn để hỗ trơ cho nhiều hộ nghèo, hộ cân nghèo phát triển san xuât nâng cao thu nhâp, ổn đinh cuộc sống, giup cho các hộ gia đình có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Huyện tiếp tục tâp trung đầu tư phát triển 3 khu vực san xuât tâp trung cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) gốc Tây Nguyên tại Con Ó (xã Mỹ Đưc), Đạ Nha (xã Quốc Oai) và Tố Lan (xã An Nhơn). Trong đó, khu vực trồng cao su tâp trung cho 62 hộ tại Con Ó có diện tích 65 ha, khu vực trồng cao su tâp trung cho 120 hộ tại Đạ Nha có diện tích 120 ha, khu vực trồng tre tầm vông tâp trung cho 20 hộ tại Tố Lan có diện tích 24,4 ha. Hiện nay, cây cao su và cây tầm vông tại các khu vực san xuât tâp trung đều phát triển tốt, một số diện tích cao su tại khu vực Con Ó - xã Mỹ Đưc đã đươc đưa vào khai thác. Trong năm 2018, huyện đã bố trí nguồn kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng để chăm sóc diện tích cây trồng

tại 3 khu vực san xuât nói trên. Theo đồng chí Chủ tich UBND huyện, để có nhưng thành qua đầu tiên từ các khu vực san xuât tâp trung như hiện nay là một kỳ tích. Kỳ tích ây là thành qua của ca một quá trình dài, từ việc xây dựng đề án đến việc thực hiện đề án. “Ban đầu, bà con không tin có ngày mình đươc trực tiếp cạo mủ, đươc bán mủ cao su nhưng đến nay thì suy nghĩ đó đã đươc xua tan. Đây là mô hình có tính đột phá đầu tiên trong toàn tỉnh đối với việc phát triển san xuât vung đồng bào DTTS. Hiện nay, qua rà soát, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2018 trên đia bàn huyện Đạ Tẻh còn khoang 3,5% (giam 1,2% so với năm 2017); hộ cân nghèo còn khoang 5,93% (giam 1,09% so với năm 2017). Riêng số hộ nghèo ĐBDTTS gốc Tây Nguyên còn 11,03% (giam 1,99% so với cuối năm 2017).

Có đươc nhưng thành qua trên là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sắc của các câp ủy đang, sự quan lý, điều hành hiệu qua của các câp chính quyền cung với sự đồng thuân, quyết tâm cao của ca hệ thống chính tri. Chắc chắn rằng với đà tăng trưởng này sẽ góp phần đưa huyện Đạ Tẻh phát triển bền vưng trong nhưng năm tiếp theo.

Lâm Hà thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ giảm nghèo

Nhờ thực hiện đồng bộ các chương trình giam nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện Lâm Hà giam 1% (KH 1 - 1,5%), hộ nghèo là người DTTS giam 2,5% (KH 2 - 3%). Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện còn khoang 3,11%, trong đó hộ nghèo là người DTTS còn dưới 8,15%.

Huyện đã tổ chưc triển khai thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề tại đia phương, giai quyết và duy trì việc làm ổn đinh cho 4.133 lao động (KH 3.500 lao động), đạt 118% KH; xuât khẩu lao động đươc 94 (KH 70 lao động), đạt 134%; đào tạo nghề cho 269 lao động (KH 200 lao động), đạt 135% KH giao.

Huyện cũng kip thời trơ câp tết, trơ câp thường xuyên cho người có công, đối tương bao trơ xã hội, hộ nghèo, cân nghèo, hộ có hoàn canh đăc biệt khó khăn, đối tương BTXH; thực hiện Đề án Hỗ trơ nhà ở cho hộ nghèo, xây dựng mới 44 căn, sửa chưa 2 căn.

Quan tâm bao vệ, chăm sóc trẻ em bằng nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Tổ chưc vui chơi, các chương trình hỗ trơ học sinh nghèo, tăng quà cho trẻ em có hoàn canh khó khăn.

P.L.H

Sử dụng chứng nhận thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” để chống hàng giả

Thành phố Đà Lạt đang triển khai nhiều biện pháp xử lý, ngăn chăn việc làm gia nông san Đà Lạt. Trong đó, thực hiện chuyển đổi việc câp quyền sử dụng nhãn hiệu chưng nhân (NHCN) “Rau Đà Lạt”, “Hoa Đà Lạt” sang sử dụng NHCN “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đât lành”; ban hành Quy chế phối hơp với UBND các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đưc Trọng, Lâm Hà trong quan lý và sử dụng NHCN “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đât lành” và đã câp 81 giây chưng nhân sử dụng NHCN “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đât lành” cho các tổ chưc, cá nhân.

Đồng thời, truyền thông về tác hại của việc làm gia nông san Đà Lạt; kiện toàn Tổ quan lý chơ nông san và xây dựng nội quy chơ nông san Đà Lạt; rà soát, truy thu thuế đối với măt hàng khoai tây Trung Quốc nhâp vào chơ nông san trong thời gian qua; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi làm gia, sử dụng NHCN nông san không đung quy đinh, lắp đăt 4 camera để theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh nông san tại chơ nông san Đà Lạt;...

NHẬT QUÂN

13 TẾT DƯƠNG LỊCH

Cát Tiên hiện đang có nhiều hoạt động để đưa thương hiệu lúa - gạo của huyện vươn ra các thị trường ngoài tỉnh, cụ thể bằng việc tham gia Festival Lúa - gạo Việt Nam lần thứ 3 diễn ra ở Long An từ ngày 18/12 đến ngày 24/12/2018. Tại đây, các sản phẩm gạo và lúa giống của huyện Cát Tiên thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng trong, ngoài nước và đặt vấn đề về liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

NGÂN HẬU

“Hạt ngọc Cát Tiên” đi xaĐến tham quan gian hàng lua gạo của

huyện Cát Tiên tại Festival, tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cưu và Tư vân Nông nghiệp nhiệt đới ở Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, ông rât vui mừng vì Festival lua - gạo lần này đã thu hut và nhân đươc sự quan tâm của nhiều đia phương, doanh nghiệp, hơp tác xã và bà con nông dân trồng lua. Sự tham gia của ca nhưng doanh nghiệp lớn có thi trường xuât khẩu gạo ổn đinh, đến nhưng đơn vi nhỏ mới chỉ có thi trường cung ưng gạo ở trong nước như huyện Cát Tiên đã cho thây san xuât lua gạo ở trong nước đã không ngừng phát triển và đươc quan tâm đung mưc. Còn với lua, gạo của huyện Cát Tiên, san phẩm gạo mang tên “Hạt ngọc Cát Tiên” đươc san xuât từ giống lua RVT và gạo “Bồ Câu” đươc san xuât từ giống lua OM 6162 đã đươc nhiều người dân mua về dung. Đươc biết, giống lua RVT mới đươc huyện Cát Tiên đưa vào san xuât khao nghiệm từ năm 2017 theo phương pháp san xuât hưu cơ, đã nhanh chóng đươc nhiều nông dân lựa chọn đưa vào san xuât trong vụ Đông xuân 2018 - 2019 này, bởi phẩm chât hạt gạo cho thây rõ sự nổi

trội và ưu việt hơn hẳn; hạt gạo thon dài, màu trong, khi nâu chín cho cơm dẻo, có vi thơm ngon đăc trưng. Chi Nguyễn Thi Kim Ngân, một người dân ở Phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An chia sẻ: “Đươc chi hàng xóm cho biết, có mua gạo Cát Tiên về ăn thây ngon nên mây chi em rủ nhau ra mua thêm gạo về ăn vì không chỉ cơm ngon, dẻo mà giá ca lại hơp lý”.

Việc tham gia Festival Lua - gạo Việt Nam lần thư 3 tại tỉnh Long An của huyện Cát Tiên nhằm tiếp tục mở rộng thi trường tiêu thụ cho san phẩm lua, gạo Cát Tiên đến với người tiêu dung và các công ty kinh doanh, xuât khẩu lua gạo. Là hơp tác xã trực tiếp đóng gói và đưa san phẩm gạo, lua giống đi tham gia tại Festival Lua - gạo Việt Nam lần này, ông Thạch Xuân Lộc - Phó Giám đốc Hơp tác xã Nông nghiệp và Dich vụ tổng hơp Cát Tiên cho biết: “Đây là lần đầu tiên hơp tác xã tham gia festival lua - gạo và thây rât thiết thực vì có cơ hội học hỏi, tìm hiểu thêm về mẫu mã, bao bì đóng gói, các phương pháp san xuât lua an toàn, hình thưc liên kết tiêu thụ san phẩm và đăc biệt nhân thây rõ nhu cầu tiêu dung về gạo an toàn trên thi trường rât lớn, vì vây, trong thời gian tới, hơp tác xã sẽ tiến hành mở rộng diện tích canh tác lua an toàn và tăng cường các hoạt động xuc tiến thương mại”.

Nâng cao chất lượng sản phẩmHàng năm, huyện Cát Tiên có diện tích

canh tác lua trên 9.000 ha; trong đó, có hơn 80% diện tích trồng lua chât lương cao. Nhưng nỗ lực lớn của huyện Cát Tiên đươc kiên trì triển khai thực hiện trong suốt giai đoạn qua, đó là tâp trung quy hoạch và xây dựng các vung san xuât chuyên canh lua chât lương cao, lua giống và tổ chưc san xuât đồng trà, đồng vụ. Bằng nhưng nỗ lực không ngừng để nâng chât lương san xuât lua, gạo trên đia bàn huyện, năm 2011, huyện Cát Tiên đã đươc Cục Sở

hưu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ câp nhãn hiệu “Lua - gạo Cát Tiên” với lô gô có hình bông lua lồng vào hai chư Cát Tiên viết tắt và hình anh dòng sông Đồng Nai bu đắp phu sa màu mơ. Từ đó đến nay, huyện Cát Tiên đã không ngừng đưa nhưng bộ giống có chât lương cao vào khao nghiệm, lựa chọn nhưng giống có năng suât và chât lương cao, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện khí hâu, thổ nhương ở đia bàn huyện để san xuât và nhân ra diện rộng. Bên cạnh đó, huyện đã tăng cường khuyến cáo và tổ chưc cho bà con nông dân thực hiện các mô hình san xuât lua sạch như: Tổ chưc san xuât theo quy mô cánh đồng mẫu, san xuât lua theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn lua hưu cơ và hiện đang xuc tiến triển khai san xuât lua hưu cơ theo tiêu chuẩn NOP (Mỹ), qua đó vừa nâng cao chât lương lua gạo, vừa đam bao an toàn cho người san xuât và tiêu dung, đáp ưng tiêu chí thân thiện với môi trường.

Các giống lua chủ lực hiện tại đươc bà con nông dân gieo trồng là: OM 4900, OM 6162, OM 5451, lua thơm RVT, Đài thơm 8, Nếp quýt, Nếp cái hoa vàng… Tât ca đươc trồng và chăm sóc theo quy trình, hạn chế đến mưc thâp nhât sử dụng các loại thuốc bao vệ thực vât và chỉ sử dụng thuốc bao vệ thực vât có nguồn gốc sinh học. Trong năm 2018 này, huyện Cát Tiên có gần 100 ha san xuât lua hưu cơ với năng suât bình quân 70 tạ/ha. Việc tổ chưc san xuât lua chât lương cao, lua giống và thực hiện mô hình cánh đồng mẫu gắn với áp dụng quy trình san xuât theo tiêu chuẩn VietGAP, san xuât hưu cơ đã đươc huyện Cát Tiên triển khai với nhiều giai pháp đồng bộ để nâng cao hiệu qua san xuât lua trên đia bàn. Nhiều đia phương trong huyện đã thành lâp các tổ hơp tác, các hơp tác xã san xuât lua để đam bao việc triển khai san xuât lua đồng trà, đồng giống. Toàn huyện Cát Tiên hiện có 16 hơp tác xã nông nghiệp và 33 tổ hơp tác nông nghiệp

đang đươc duy trì hoạt động khá hiệu qua. Ông Phạm Trung Thành - Giám đốc Hơp tác xã Nông nghiệp và Dich vụ Trung Thành ở xã Gia Viễn, một trong nhưng hơp tác xã đươc câp quyền sử dụng nhãn hiệu “Lua - gạo Cát Tiên” đầu tiên trong huyện cho biết: “Việc tổ chưc san xuât lua theo mô hình hơp tác xã có rât nhiều thuân lơi cho người nông dân trong việc tổ chưc san xuât đồng trà, đồng vụ, đồng giống, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu san xuât và có đầy đủ tư cách pháp nhân trong ký kết hơp tác san xuât và tiêu thụ lua, gạo”.

Hiện tại, huyện Cát Tiên đã hình thành đươc 10 chuỗi liên kết trong san xuât lua giống, lua chât lương cao và có 4 hơp tác xã trong huyện đươc câp quyền sử dụng nhãn hiệu “Lua - gạo Cát Tiên”. Tính riêng năm 2018, san lương lua giống trong huyện đươc liên kết tiêu thụ cho các công ty giống chiếm 1.500 tân, san lương lua giống đươc đóng gói bao bì mang nhãn hiệu “Lua - gạo Cát Tiên” trên 780 tân và san lương gạo đóng bao bì nhãn hiệu “Lua - gạo Cát Tiên” chiếm gần 4.860 tân. Ông Nguyễn Hoàng Phuc - Phó Chủ tich UBND huyện Cát Tiên cho biết: “Trong thời gian đến, huyện tiếp tục duy trì và mở rộng san xuât lua chât lương cao đạt trên 85% diện tích, san xuât lua giống từ 500 - 600 ha; tâp trung phát triển mở rộng vung san xuât lua gạo an toàn, lua gạo hưu cơ theo tiêu chuẩn NOP của Mỹ; hoàn thiện khâu tổ chưc san xuât, bao quan chế biến sau thu hoạch, phát triển bền vưng các chuỗi liên kết trong san xuât và tiêu thụ san phẩm lua gạo tạo giá tri gia tăng. Đồng thời, huyện cũng quan tâm công tác khao nghiệm, chọn lọc các giống lua có phẩm câp cao đưa vào san xuât. Với đinh hướng và quyết tâm cao, huyện sẽ tiếp tục củng cố vi thế và phát triển san phẩm mang nhãn hiệu “Lua - gạo Cát Tiên” trở thành thương hiệu trên thi trường và đươc mọi người tin tưởng đón nhân, sử dụng”.

CƠ HỘI ĐỂ LÚA GẠO CÁT TIÊN VƯƠN XA

Nông dân Cát Tiên thu hoạch Nếp cái hoa vàng. Ảnh: Đông Anh

Nhiều khách hàng trong và ngoài nước quan tâm đến sản phẩm lúa - gạo Cát Tiên tại Festival Lúa - gạo Việt Nam

lần thứ 3. Ảnh: Ngân Hậu

Sản xuất cánh đồng lớn ở huyện Cát Tiên. Ảnh: Đ.Anh

14 TẾT DƯƠNG LỊCH

đường băng sân bay Bourget. Một nhum người chạy trốn khỏi nước Pháp vần vũ giông bão thế chiến thư hai uể oai ngồi văn vẹo trong phòng chờ... Cửa ngõ Paris trung trung đoàn quân mang biểu tương Swastika (hình chư thâp ngoăc, giống chư Vạn nhà Phât) của dân tộc Aryan cổ đại đươc Quốc trưởng độc tài Đưc Quốc xã Adolf Hitler tôn sung. Kẻ châm ngòi nổ thế chiến thư hai đang bi phỉ nhổ là hiện thân của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, là dâu hiệu quỷ dư... Hành khách yên vi trên máy bay. Giâu kín trong hành lý của họ, dưới đống váy áo là nhưng xâp tiền và vàng thỏi. Tâm vé của Yersin ghi ngày 30/5/1940, chỗ ngồi tốt nhât trong tổng số 12 ghế.

Đám hành khách giàu có, đăc quyền như cố khỏa lâp sự hèn nhát, nóng lòng đến một chốn yên bình để ẩn trốn, hưởng thụ đống tiền mang theo vô tư ngửa cổ tì tì tống vào nhưng cái bụng phì nộn hết ly whisky, cognac và sâm banh này đến ly khác. Chăm chăm ngó sổ ghi chép, Yersin cố ý tránh giao tiếp. Thế nhưng tên ông và hình dáng một

người giờ gần như hói, râu bạc, mắt xanh; áo vét kiểu quý tộc nông thôn, quần màu be, sơ mi trắng mở cổ đã quen thuộc với độc gia báo chí nên sao tránh khỏi nhưng căp mắt sục sạo, xoi mói, nhưng lời xì xầm mà đôi luc Yersin thoang nghe thây. Mây mệnh phụ xồn xồn ruc vào nhau cười khuc khích kháo chuyện: Nhà khoa học Yersin đây. Ông ta cưu thế giới khỏi “cái chết đen” bệnh dich hạch kinh hoàng làm chết vô số dân châu Âu và dân Trung Quốc. Ông từng xây dựng và làm Hiệu trưởng Trường Y - Dươc Đông Dương (nay là Đại học Y Hà Nội) năm 1902-1904, sáng lâp các Viện Pasteur Nha Trang, Hà Nội, Đà Lạt... Thế nhưng... nghe đâu bác sĩ hâm hâm nhiều năm ở một làng chài heo hut xư An Nam. Sống ẩn dât trong chòi, đêm đêm thỉnh thoang bước trên bộ râu của mình như gã phu thủy...

Nhắm mắt như thiu thiu ngủ, Yersin lẩm bẩm “Đung là đồ khỉ cái, trưởng gia và rửng mơ. Nhưng con vẹt săc sơ, ngu dốt. Nhưng kẻ hơm hĩnh, đáng khinh bỉ trong La Comédie humaire (bộ truyện Tân trò

CHUYẾN BAY CUỐI CÙNG CỦA YERSIN

Truyện ngắn: NGUYỄN THANH ĐẠM

Nhân 155 năm sinh, 75 năm mất Alexandre Yersin và kỷ niệm 125 năm (1893 - 2018) bác sĩ phát hiện Đà Lạt, dựa theo tài liệu của một số học giả, truyện ngắn “Chuyến bay cuối cùng của Yersin” ví như nén nhang thơm

dâng lên tưởng nhớ một Công dân danh dự của Việt Nam.

Minh họa: Phan Nhân

1. Thao thưc suốt đêm trước chuyến bay về với Xóm Cồn, tâm tưởng

Alexandre Yersin miên man âm hưởng sóng biển Nha Trang rì rầm xô vọng. Châp chờn, ông mường tương ánh mắt sáng niềm vui tỏa rạng ngời trên gương măt hốc hác, đen nhẻm của cư dân xóm chài ua ra hò reo chào đón. Mây chục năm trước, từ ngày đầu găp gơ, làng chài đã quý mến vi bác sĩ lich duyệt, tân tình chưa bệnh cho mọi người. Ông thường măc đồng phục trắng mang lon năm vạch mạ vàng, nên đươc trìu mến gọi “ông Năm” nghe dân dã, gần gũi... Giờ đây, hằng ngày, ngư dân vẫn ngóng ông măc bộ ka ki màu vàng cươi xe đạp đi về Viện Pasteur.

Yersin châm rãi bước tới cửa sổ căn phòng màu trắng tuyết pha vàng nhạt trên tầng 6 Khách sạn Lutetia nơi ở nhiều năm. Năm 1934, Yersin đươc đề cử Giám đốc Danh dự, Ủy viên Ban Quan tri Viện Pasteur Paris. Hằng năm, ông phai về Pháp họp. Tháng 3 vừa rồi sang dự găp măt thường niên, Viện đăt cho ông căn phòng thân thuộc này. Yersin run run hé mở tâm rèm cửa. Dưới phố dân di tan luc nhuc đông như đàn kiến. Ông xoa đôi tay, chăm chu nhìn bàn tay trái cụt ngón cái lâm châm đồi mồi... Thâm thoắt đã gần nửa thế kỷ mang thương tât trên đường sau khi tìm ra cao nguyên Lang Bian trở về Phan Rí. Tâm trí bác sĩ vẫn khắc ghi: Một tối, nhóm Yersin đến ngôi làng người thiểu số thân quen vừa bi bọn cướp - khoang năm mươi người tu vươt ngục - đốt phá. Nhưng tup lều tranh bốc khói nghi ngut. Đoàn thám hiểm mở cuộc truy đuổi... Yersin giơ sung ngắn lên. Mây ngọn lửa lớn bâp bung làm chờn vờn ẩn hiện nhưng cái bóng giưa đám lá cây đen kit. Bât thình lình Thục - thủ lĩnh đám cướp nhay vọt tới đẩy chệch nòng sung ca-nông. Xương chân gẫy rắc bởi nhát chuy giáng mạnh. Yersin chống cự, nhưng quỵ xuống. Con dao rựa nhoáng vung chăt đưt nửa ngón cái bàn tay trái. Lươi giáo đâm vào ngực, Thục chắc mẩm đối thủ khó thoát nanh vuốt Thần Chết. Đám cướp bỏ chạy. Gần đống than lụi dần, đoàn thám hiểm tìm thây bác sĩ. Họ cáng anh về Phan Rang... “Mình cũng đã bao lần lâm nạn, cân kề cái chết, xuýt bi voi dày” - Yersin nghĩ và thầm hỏi “thế nhưng đồng nghiệp đang thuyết phục mình ở lại chèo lái Viện Pasteur có cho rằng ta chạy trốn gọng kìm chế độ độc tài và phát xít đang xiết lại?”. Không, năm mươi năm, từ 1890 quyết chọn rời châu Âu, xa Paris hoa lệ cung Viện Pasteur danh tiếng tâm hồn mình đã “Việt Nam hóa” rồi. Có lần, Yersin viết thư bộc bạch với mẹ Fanny ở Thụy Sĩ “Con rât vui đươc chưa tri cho nhưng người đến nhờ con khám... Bệnh nhân An Nam từ khắp nơi đổ về đây, nhưng luc con không đi chơi đâu đó. Nói cho đung, họ lơi dụng hiểu biết khoa học của con, nhât là nhưng luc, để tra tiền con, họ lại thân ái đánh cắp ví của con. Nhưng biết làm sao bây giờ, trong óc họ ăn cắp tiền của một người Pháp là một hành động tốt. Va lại, người Pháp đến xư Đông Dương để làm gì đây, nếu không phai là ăn cắp của người An Nam?”. Mình chưa từng chạy trốn. Đã 77 tuổi, nếu né tránh thế chiến cân kề thì sang Thụy Sĩ đinh cư, sống nốt phần đời trong thanh bình. Về lại Việt Nam, cơn lốc chính tri đâu lăng yên mà đang cuộn sóng. Dưới sự lãnh đạo của Cộng san, phong trào Dân chủ 1936-1939 dần lớn mạnh buộc bộ máy cai tri phai nhương bộ các yêu sách về dân sinh, dân chủ... Thời cuộc xoay vần ra sao cũng phai về Xóm Cồn với bao dự tính y học, phát triển canh nông đang chờ ta! Bàn tay già nua run run buông rèm cửa. Thân hình cao gầy cui xuống như một dâu hỏi nhâc quai vali. Yersin giât đóng mạnh cửa căn phòng khách sạn...

2.Chiếc thủy phi cơ tựa chu cá voi nhỏ màu trắng thân bọc đuyra đâu trên

đời - của nhà văn Pháp Balzac 1799-1850). Chung chuyến bay với đám trọc phu qua là sống dưới mây tầng đia ngục”... Yersin nhớ cuối năm 1893, sau khi tìm ra Đà Lạt, ông tiến hành cuộc thám hiểm dọc cao nguyên Trường Sơn. Từ Biên Hòa đến Đà Lạt, đi tiếp tới cao nguyên Đắk Lắk, sang tỉnh Attopeu phía nam nước Lào. Theo hướng đông ra biển đến Đà Nẵng ngày 17/5/1894. Ông ghi chép quan sát đia lý và dân tộc học khá chi tiết về nhưng vung đi qua. Yersin đươc mời về Pháp, báo cáo đăng trên tạp chí của Hội Đia lý... Các nhà báo, luôn sục sạo đánh hơi săn tìm sự việc giât gân, tò mò muốn biết người đầu tiên xác đinh dich hạch do trực khuẩn ở chuột gây ra tại Hồng Công 1894 và nhà thám hiểm Viễn Đông trông ra sao? Họ thât vọng. Không dáng vẻ khung khung, chân dung chẳng hầm hố của kẻ phiêu lưu. Trái với tưởng tương phu phiếm, Yersin là chàng thanh niên bình than và kiên quyết có cái nhìn trong vắt, chòm râu đen xén tỉa gọn gàng. Báo chí giam nhiệt thành săn đón... Châp chi miệng lươi thế gian. Ngay người thân cũng đã hiểu ta đâu. Về thăm mẹ, Yersin đưa mọi người xem anh chụp nhưng đàn bà sắc tộc trên dãy Trường Sơn. Mẹ Fanny lây ngay khăn phủ lên, các cô gái thuê nhà trọ của bà thì măt đỏ lựng vì đươc giáo huân như vây. Ôi, Alexandre Yersin giờ đi chụp anh nhưng phụ nư đen sì cởi truồng phô vu vê ngồn ngộn vây sao... Lẽ nào mẹ yêu quý cũng lướt qua nhưng dòng báo vẽ chuyện bao phủ đăc quánh tựa sương mu quanh mình. Rằng cô gái sơn cước da nâu bóng đã sinh cho bác sĩ Năm một đưa con trai...

Trong câu chuyện phiếm nhàm chán, hành khách còn xuýt xoa ca ngơi nhưng vung “đât hưa” xư An Nam. Đôi gia đình khoe đến sống ở Ban Mê Thuột, Đà Lạt. Sẽ mở đồn điền, tân dụng nguồn nhân công ban xư rẻ mạt rồi tha hồ thu lươm vàng từ cà phê, chè, cao su... Một làn không khí mát lạnh bao trum, lan tỏa khắp thân thể. Đà Lạt, vung cao nguyên lý tưởng, bọn tư ban thât khéo tính cơ hội “gà đẻ trưng vàng”. Ông buột miệng thì thầm: “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” (Mang niềm vui cho một số người và khí hâu ôn hòa cho nhưng người khác - nhưng từ đầu mây tiếng la-tinh chiết tự thành danh từ Đà Lạt). Ký ưc ua về bóc dần từng mang thời gian đưa ông hồi tưởng thời trai trẻ lãng mạn, ăm ắp hoài bão.

3.Thuở niên thiếu, Yersin mê mẩn cuộc đời Livingstone (1813-1873).

Thầy thuốc xư Êcốt là nhà thám hiểm, nhà bác học, mục sư, người khám phá ra sông Zambèze ở Trung Phi. Ông thành thần tương và Yersin ao ước ngày nào đó sẽ là một Livingston mới. Anh tâm niệm “Đời mà không đi thì còn là gì đời nưa”.

... Năm 1888, Yersin bao vệ luân án tiến sĩ đề tài “Nghiên cưu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm”, đươc Đại học Y khoa Paris tăng huy chương đồng. Ngày 14/11/1889, Viện Pasteur Paris khánh thành, mời Yersin làm cộng sự viên cho Roux. Roux và Yersin là nhưng người đầu tiên soạn giáo trình, dạy môn vi sinh vât trên thế giới.

Sau 5 năm làm việc ở Paris - thủ đô thế giới về y học, tương lai sáng lạn mở ra với nhà khoa học xuât thân từ hoàn canh sống không đến nỗi cung quẫn nhưng vô cung đạm bạc. Gốc người Pháp, thời vua Louis XIV tổ tiên lánh nạn sang Morges, bang Vaud (Thụy Sĩ). Cha là giáo viên câp hai, mê thực vât và côn trung học. Ông nghiên cưu châu châu và dế, gửi bài tới Hội Khoa học tự nhiên bang Vaud, Hội Côn trung học Pháp... Ở tuổi 38, ông gục chết vì kiệt sưc trên bàn thí nghiệm. Cô vơ trẻ Fanny đang mang thai và ngày 22/9/1863 Yersin chào đời.

Qua số phân đã an bài trước khát vọng mở tầm nhìn ra thế giới của Yersin, Louis Pasteur và Emile Roux không thể trói anh vào bàn thí nghiệm... Bât đắc dĩ chiều ý trò

15 TẾT DƯƠNG LỊCH

xuât sắc nhât, Pasteur - Giám đốc Viện, Viện sĩ, Huy chương Bắc đẩu bội tinh, miễn cương giới thiệu với Hãng Đường biển Bordeaux, kèm với hồ sơ Yersin vừa nhâp quốc tich Pháp năm 1888. Hãng châp thuân đơn xin làm bác sĩ trên tàu, anh đươc cử đi tuyến châu Á. Marseille năm 1890, Yersin xuống tàu Oxus - tên dòng sông tân xư Transoxiane từng bi Thành Cát Tư Hãn nhuộm đỏ máu và lâp đầy bằng đầu người Ba Tư - sang Viễn Đông. Vươt trung dương, Yersin câp bến Sài Gòn. Bốn hôm nưa, bác sĩ lên tàu Volga đi tuyến Sài Gòn - Manila.

Sau Sài Gòn, Yersin dừng lại Nha Trang khi chuyển sang tuyến tàu thủy Sài Gòn - Hai Phòng. Lần nào đến vung biển này, canh vât xinh đẹp đều khiến bác sĩ bi mê hoăc. Cách đó năm mươi cây số đường chim bay, nhưng đỉnh nui dãy Trường Sơn sừng sưng quanh năm mây mu bao phủ đầy bí ẩn... Trò chuyện, thuyền trưởng cho hay chưa từng ai vươt qua dãy nui đó, ban đồ cũng chưa người vẽ. Nhìn ánh mắt cháy bung đam mê khám phá, thuyền trưởng gât gu nghĩ tương lai bác sĩ trẻ không phai ở trên măt biển.

Đung như thuyền trưởng dự đoán. Tháng 7/1890, từ Hai Phòng về, Yersin xin ghé Nha Trang và tìm cách đi đường bộ qua Trường Sơn. Ông tin sẽ tìm ra con đường từ Nha Trang vào Sài Gòn. Từ Nha Trang, Yersin cươi ngựa tới Phan Rí. Ông thuê người thiểu số đưa đường vươt rừng, dự đinh lên thương nguồn sông Đồng Nai rồi xuôi dòng về Sài Gòn. Sau hai ngày gian nan, đến cao nguyên Di Linh thây đường vào Sài Gòn khá trở ngại và e không kip hẹn với hãng tàu nên ông đành trở lại Phan Thiết, dung thuyền buồm ra Quy Nhơn mới kip đón chuyến tàu đi Hai Phòng.

Hai năm sau, Yersin xin tạm nghỉ việc ở Hãng Đường biển. Yersin đến Nha Trang, dựng ngôi nhà gỗ ở Xóm Cồn, mở phòng khám bệnh và năng vào các làng sắc tộc học tiếng của họ nhằm thực hiện khát vọng chinh phục dãy Trường Sơn...

Đánh giá cao kha năng của Yersin, ngày 29/3/1892, chính quyền Pháp tại Đông Dương yêu cầu ông làm chuyến thám hiểm sang Campuchia. Tiếp theo, Toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan trao Yersin việc khao cưu mở đường Sài Gòn lên cao nguyên Trung Phần. Yersin theo đường bộ từ Biên Hòa lên Di Linh và đi tiếp đến cao nguyên Lang Bian. Trong chuyến du thám dài 4 tháng, Yersin thêm lần nưa trai qua nhưng bình minh lạnh giá căm căm; nhưng cơn sốt rét vât vã dưới màn mưa ẩm; canh đoàn người vừa đi vừa phai khua chiêng ầm ĩ và đêm đêm dựng lều giưa vòng lửa để xua đuổi voi, hổ báo gầm hu, rắn rết rình râp. Tuy thế cũng không ít lần hò hét náo nhiệt, ngoạn mục trên yên ngựa, rươt đuổi săn hươu, nai... Nhât ký ngày 21/6/1893, Yersin ghi: có vài làng sắc tộc Lat nằm rai rác trong vung này. “Từ trong rừng thông bước ra tôi sưng sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như măt biển tràn đầy nhưng làn sóng màu xanh lá cây. Sự hung vĩ của răng Lang Bian hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối canh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vung đât này”. Đến Lang Bian, Yersin găp dân đia phương tìm hiểu các đia danh rồi phiên âm ra tiếng Pháp. Từ Đà Lạt đươc ông ám chỉ vung suối Cam Ly, theo nghĩa cách phát âm của đồng bào đia phương: Da (Đạ) là nước (l’eau) hay suối của bộ lạc người Lat (Lạch). Về sau, người Việt đọc, viết thành Đà Lạt...

4.Căng-tin thủy phi cơ. Yersin ngồi nhâm nháp tách cà phê, mắt lơ đãng

qua khoang cửa kính hẹp dõi nhưng đụn mây trắng un un bồng bềnh, chơt có tiếng nói trầm âm rât “Parisien” (người Paris):

- Xin lỗi, cháu có thể ngồi cung ngài không? Ư... hừm. Một chuyến bay tẻ ngắt...

Yersin ngước lên. Trước măt là người đàn ông khoang 35 tuổi, da ngăm ngăm tựa người Indonesia, bộ veston màu rêu ôm gọn thân mình dỏng cao, gọn gàng; mái tóc hung xoăn tít xõa châm bờ vai, hàm ria đâm như một nét mực, ánh mắt nâu lâp lánh sự thông minh. Tay cầm cuốn tạp chí, anh chàng nghiêng mình chào, nụ cười nhã nhăn tỏa sáng thân thiện.

- Không sao! Xin mời!Vi khách khẽ khàng ngồi xuống ghế đối

diện, chìa bàn tay mềm mại bắt tay Yersin và giới thiệu:

- Cháu là Jean Mark, giáo viên tiếng Pháp. Còn ngài... Alecxandre Yersin... thì ca thế giới biết!

Yersin nheo mắt ngắm Jean Mark và thầm nghĩ “Tuân tu, băt thiệp... nhưng...”, ông gât đầu, quay về khoang hành khách đầy nhóc đám quý tộc săc mui kiểu cách rồi hỏi:

- Anh đi cung gia đình?- Dạ. Cháu bay một mình, đi tra phép!- Tới đâu... Sài Gòn, Hà Nội hay... Phnom

Penh?Bằng tiếng Việt mềm mại và nhỏ nhẹ,

Jean Mark đáp: - Dạ, Đà Lạt!Nét măt Yersin tươi tỉnh thay vì đăm

chiêu như thường lệ, ông mừng rơ chuyển sang tiếng Việt: - Lạy Chua! Câu sang Việt Nam lâu chưa?

- Dạ, cháu sinh ở Đà Lạt. Sau đó về Paris học đại học rồi trở lại giang dạy nơi này... Cháu hân hạnh găp ngài trong lễ khánh thành trường Grand Lycée Yersin...

- Vây sao? Tuyệt!- Yersin thân mât đâp nhẹ bờ vai thầy giáo Pháp văn.

Câu chuyện xã giao nhanh chóng xóa nhòa ranh giới cách biệt tuổi tác giưa hai thế hệ, ông và cháu. Jean Mark cho hay: Năm 1898, cha anh đến Đà Lạt làm chủ thầu xây dựng. Mê vung đât sơn nguyên, ông cưới thiếu nư K’Ho Lạch, lâp trang trại trồng cà phê, nuôi bò sưa... trở thành chủ đồn điền nổi tiếng ở Dankia.

Ánh mắt Yersin bừng sáng sau căp kính tròn, đưa tay day day thái dương, lẩm bẩm “Dankia, Dankia... Nơi mình lần đầu đăt chân...”. Ông chơt nắm tay Jean Mark đăt trên bàn, dồn dâp hỏi:

- Má người K’Ho Lạch ư? Ở Dankia không? Tên gì?

- Dạ, má người Dankia ạ, con gái tộc trưởng Krajan Tim. Má tên Ha Sương! - Jean Mark phân chân với niềm tự hào.

- Tộc trưởng Krajan Tim, Ha Sương! - Bần thần nga người tựa vào thành ghế, Yersin châm rãi buông lời - Khi tìm ra Đà Lạt, ta đã kết giao với ông ngoại cháu. Một người uy tín, can trường, thông minh! Krajan Tim từng tổ chưc nhưng nhóm hai ba chục người mang san vât: gạc nai, ngà voi, dây mây, nghệ, hạt thông... xuống biển trao đổi hàng hóa và chuyên chở về nhưng thư thiết yếu như muối, sắt, đồ trang sưc. Không ngờ giưa chốn mit mung nui cao, rừng thẳm mà ngày xưa ông ngoại câu đã lăn lội sang buôn bán ở Campuchia... Chung ta hơp nhau ở tính phiêu lưu và ta thích câu nói của Krajan Tim: “Làm đât phai cuốc hết ngày, đi buôn phai giao du khắp chốn”...

5 năm trước (28/6/1935), Yersin đươc mời lên Đà Lạt khánh thành ngôi trường mang tên mình: Grand Lycée Yersin. Toàn quyền René Robin tổ chưc bưa tiệc trọng thể dưới vòm trang trí đá hoa cương của Khách sạn Lang Bian Palace (nay là Đà Lạt Palace). Hoàng đế Bao Đại - vua xư thuộc đia khét tiếng vung tiền vào thu ăn chơi, trăng hoa xuyên quốc gia nhân dip đã long trọng trao Long đẩu bội tinh (chắp ghép theo thể thưc phong thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh mà mẫu quốc dành cho nhưng người có đóng góp đăc biệt) của Nam triều cho ông. Họ mời đến nhưng người Thương từng găp Yersin trong

đơt thám hiểm năm 1893. Yersin ngương nghiu trong bộ comlê đeo dai Long đẩu bội tinh đỏ và vàng. Trước măt Bao Đại và giới chưc Pháp cung An Nam xum xít, rôm ra tán tụng công lao của bác sĩ đối với Đà Lạt, tâm trí ông phân tán vì không thể nói điều cam thây bưt rưt. Không riêng Yersin mà nhưng người bạn Thương vốn ưa thỏa mái khi cởi trần, vân khố nay phai khoác bộ y phục người Kinh cũng thây lung tung như thừa tay thừa chân. Yersin hồ hởi bắt tay Krajan Tim và nhưng người thân cũ. Krajan Tim kém Yersin 5 tuổi nhưng lưng còng, mắt mờ và trí nhớ lẫn lộn nên không thể hàn huyên nhiều. Ông chơt khựng người nhân thây thiếu vắng ánh mắt Ha Sương lâp lánh như căp lá đẫm sương mai... Sao nàng không dự tiệc? Nàng “bắt” chồng rồi, ở đâu? Giờ ngoài 60 tuổi, dung nhan ra sao? Theo tâp tục vung này, “cà răng, căng tai” nhằm tôn vinh vẻ đẹp đàn bà, vây Ha Sương có theo tục lệ không? Chao ôi, mới ngày nào nàng mâp mé độ tuổi trăng tròn, với tín ngương phồn thực và quan niệm “tốt khoe, xâu che” nên không măc áo, trời lạnh giá lắm mới khoác thêm tâm ui (chăn), chỉ phơi trần khoe bầu vu nhu căng, măc chiếc váy ôm gọn vòng eo thon, tôn bờ hông nở nang, suối tóc miên man hoang dại xõa ngang lưng. Nàng rực rơ và thơm như bông hoa rừng cư khăng khăng đòi ngồi sau trên lưng ngựa đã ép căp đui rắn chắc, tâm thân mềm mại nóng hổi tràn trề sinh lực sát người mình khi phi ngựa lướt trên thao nguyên... Một đêm trăng gần tròn, Ha Sương thì thầm nhưng lời nhỏ nhẹ âm áp bên tai rủ anh rời vòng xoang quanh đống lửa reo phần phât trước nhà dài. Cồng chiêng bâp bung tâu lên khuc sử thi, nơi đàn ông đàn bà líu ríu, nghiêng nga bên chóe rươu cần tỏa hương đươm nồng. Hai người dắt tay nhau chạy ngươc lên trên đồi thông bang lang sương mu. Trong hơi thở gâp gâp và nhip tim thình thich như vang dội âm cồng chiêng, Ha Sương chơt ôm ghì anh. Nàng nhón chân và rướn người vít đầu anh xuống, đôi môi chum chím như nụ hoa hé mở cuống quýt đăt nhưng nụ hôn nóng bỏng, cuồng nhiệt lên hàng ria, lên má, lên mắt nhà du thám... Hai người cuốn quyện, nga mình trên bãi cỏ và ôm nhau cuộn lăn xuống chân đồi.

Găp lại già làng Krajan Tim, nhớ chuyện cũ khiến tâm trạng xao xuyến ngâm ngui. Yersin nhân thây lời nói năm xưa ông đã không dối lòng... Tình yêu bộc phát như lửa hồng phừng phực, Ha Sương ngỏ ý muốn theo chế độ “mẫu hệ” của người K’Ho Lạch “bắt” Yersin làm chồng. Ông phai tốn bao lời giai thích và sơn nư nhiều lần sụt sui, sướt mướt rơi lệ rồi nàng mới hiểu lý do cuộc đời phiêu bạt nay đây mai đó không thể trói buộc Yersin ở chốn sơn nguyên này. Hơn nưa, ông tôn thờ và chỉ có một si mê cháy bỏng là nghiên cưu khoa học... Đã từ lâu, Yersin dường như không bi chi phối bởi tình yêu. Trước đây, mẹ từng muốn có cháu bế bồng, đã chọn cháu gái bà bạn làm hôn thê cho ông. Lần quay lại Paris báo cáo kết qua chuyến du thám Lào, thăm nhà, Yersin chỉ thờ ơ, dửng dưng giưa đám phụ nư hâm mộ vây quanh, ồn ã nhưng câu chuyện vô vi. Ngẫm trong cuộc đời, như một nhà văn nhân xét: Yersin nhiều lần thực hành ghép đôi nhưng con đực lên cơn động dục và nhưng con cái hưng tình, gí mũi chuột đực vào âm hộ chuột cái để đẩy nhanh tốc độ cuộc thí nghiệm. Vây mà, chưa bao giờ ông nhìn ra một vi khuẩn tình yêu nào trong đống vi khuẩn ây...

Khuya ở Lang Bian Palace, Yersin mở toang cánh cửa sổ trên lầu. Rừng thông lay động, ầm ào ru rít và lớp lớp sương mu cuồn cuộn từ đỉnh nui Lang Bian như bầy dã thu lồng lộn xô đuổi nhau trên nền trời đen thẳm. Ông dằn văt trách mình đã khám phá ra Lang Bian, chỉ chốn đào nguyên thơ mộng cho ông bạn Doumer “khai sáng”. Giưa thâp kỷ ba mươi thế kỷ hai mươi,

vung sơn nguyên trở thành Đà Lạt - một trung tâm của quyền lực thực dân, một đỉnh cao thống tri Đông Dương... Canh sắc mới kiến tạo và khí hâu ôn đới đã tạo dáng dâp một “Paris thu nhỏ”. Cao nguyên lẽ ra phai để nó cho các tộc người hưởng trọn cuộc sống hồn nhiên tự ngàn xưa chư không phai méo dạng trong manh áo phố thi Tây phương như hiện tại!

Trước khi lên Đà Lạt, Yersin đọc một tài liệu cho thây ở chốn này người thiểu số hầu như không thường tru trong nội thành. Họ đang bi đẩy lui xa chốn từ lâu đời vốn là buôn làng, nương rẫy, mồ ma cha ông... Tâm tưởng Yersin ngổn ngang mâu thuẫn, dằn văt. Ám anh bởi câu thơ Rimbaud “Il faut être absolument moderne” (Phai tuyệt đối hiện đại), ông luôn ủng hộ nhưng gì mới mẻ và khoa học. Thực tế, Yersin là nhân vât đầu tiên ở An Nam cươi xe đạp, phóng môtô, lái ôtô, nhà san xuât cao su. Ông thừa hiểu ủng hộ tiến bộ, khoa học đôi khi là đi ngươc lại với tính nhân văn, nhân ban... Vây thì, nuối tiếc làm chi khi khăng khăng giư lại nét nguyên sơ và nhưng tâp tục mông muội của đại ngàn. Lang Bian phai hòa nhâp với thế giới, các sắc tộc nơi đây phai đươc đón nhân ánh sáng văn minh... Đánh giá công tâm thì ta đã góp phần mở ra một trang sử mới tốt lành cho xã hội nguyên thủy trên sơn cước. Sự thât đã vây thì không thể bắt quay ngươc lại. Vân đề đăt ra là làm gì để tác động tới chính phủ bao hộ có nhưng cơ chế dễ thở, tăng cường khai hóa dân trí nhằm giup người An Nam cũng như các sắc tộc trên Lang Bian tạo dựng cuộc sống tốt hơn. Nghĩ vây, song ông lắc đầu buồn bã bởi khó tin chủ nghĩa thực dân - “con đỉa hai vòi” đầy tham vọng vơ vét tài nguyên - một vòi hut máu chính quốc, một vòi hut máu ở xư thuộc đia, thực hiện điều đó.

5.Yersin vẫy tay cho tiếp viên hàng không yêu cầu mang cho hai ly

cognac. Ông nâng ly cụng với Jean Mark:- Xin hỏi ba má cháu vẫn ở Đà Lạt? - Dạ, cam ơn ngài! - Thầy giáo Pháp văn

cam động lên tiếng - Năm 1930, ba má trở về Paris! Má cháu tính không sang Pháp nhưng chiều ba nên... Ở Paris má vẫn tiếp tục dạy tiểu học, một nghề mình yêu thích.

“Sang Paris... Lạy Chua! Thế là ổn... mừng cho Ha Siêng. Thao nào 5 năm trước không găp lại!” - Vuốt chòm râu trắng, mỉm cười trong tâm trạng thư thái, Yersin nhâp một ngụm hết ly rươu lớn. Ông thầm nghĩ lần này trở về Nha Trang sẽ không bao giờ đi xa nưa. Ông muốn tranh thủ nhưng năm tháng cuối đời tiếp tục cống hiến cho các công trình y học, nông học trên xư An Nam.

Sân bay Sài Gòn mua xuân năm 1940. Alexandre Yersin từ biệt chiếc thủy phi cơ và hành trình 8 ngày với mười lần cât, hạ cánh... Ông nào hay đây là chuyến bay rời châu Âu cuối cung của cuộc đời và rồi ba năm sau ông mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng ở Suối Dầu - Nơi mà sau này đến viếng, Patrick Deville - một trong nhưng nhà văn Pháp hàng đầu hiện nay đã xuc cam viết: “Giờ thì mọi thư đều đã đi vào trât tự. Ông đã chọn đia điểm và vạch ranh giới cho nó. Ông đã chọn biến vương quốc của mình từ hàng chục nghìn héc-ta thành chỉ còn hai mét vuông”... Yersin vẫy tay quyến luyến Jean Mark với lời hẹn sớm lên Đà Lạt thăm anh - người đồng hành dễ mến chỉ đến luc chia tay mới tiết lộ “Má Ha Sương thường kể chuyện về ông. Sống ở đâu, má cũng treo trang trọng ở phòng khách bưc anh chân dung ông đội mũ vai rộng vành và măc áo kiểu Trung Hoa cài khuy cao đến cổ. Má nói tâm hình chụp thời Yersin mở lối xuyên rừng tìm ra Lang Bian”... Vội vã lên xe, Yersin phai ra ga tàu hỏa ngay cho kip chuyến đi Nha Trang, về với Xóm Cồn...

Đà Lạt, 11/2018

16 TẾT DƯƠNG LỊCH

tỉnh; đồng thời đầu tư trang thiết bi, phần mềm triển khai quan lý văn ban và điều hành.

Đến nay, Lâm Đồng đã triển khai hệ thống quan lý văn ban điều hành này đến tât ca các sở - ban - ngành, 12 huyện - thành và 147 xã - phường trong tỉnh. Các đơn vi đươc yêu cầu sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi văn ban. Từ năm 2017 đến nay, Lâm Đồng đã hoàn tât việc kết nối liên thông văn ban điện tử đến tât ca các cơ quan khối Đang, Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước từ câp tỉnh đến câp xã.

Cung đó, tât ca các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước hiện đều đươc chuẩn hóa theo quy đinh; hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã tích hơp 60 trang thông tin thành viên của khối Đang, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cung khối các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính tri - xã hội thuộc tỉnh. Tât ca các trang thông tin trong tỉnh cũng đươc liên thông, kết nối theo 3 câp gồm câp tỉnh, câp huyện và câp xã.

Ứng dụng CNTT cho cải cách hành chínhTheo yêu cầu của tỉnh, tât ca các cơ quan,

sở - ban - ngành, huyện - thành phố đến xã đều phai tăng cường ưng dụng CNTT trong quan lý nhà nước, cung câp dich vụ công trực tuyến gắn với đẩy mạnh cai cách thủ tục hành chính.

Đến nay, đã có 20/20 cơ quan câp tỉnh; 12 huyện - thành phố; 84 UBND câp xã - phường - thi trân đươc trang bi hệ thống một cửa điện tử và dich vụ công trực tuyến. Trong số 84 đơn vi câp xã - phường này, có 35 xã - phường mới đươc trang bi trong

tháng 9/2018.Với việc cung câp dich vụ công trực

tuyến, đã có 9/13 cơ quan câp tỉnh, 4/12 cơ quan câp huyện và 49 đơn vi câp xã hoàn thành việc triển khai dich vụ công mưc độ 3 và mưc độ 4 với tổng cộng 606 dich vụ công trực tuyến từ mưc độ 3 đến mưc độ 4 đươc áp dụng, trong đó dich vụ công mưc độ 3 có 442 dich vụ, dich vụ công mưc độ 4 có 164 dich vụ. Tính trong năm 2018 vừa qua, toàn tỉnh có 34.729 hồ sơ giai quyết ở mưc độ 3 và 5.351 hồ sơ giai quyết ở mưc độ 4.

Theo kế hoạch của tỉnh, đến cuối năm 2019 này, toàn bộ các xã - phường - thi trân còn lại trong tỉnh sẽ đươc trang bi và triển khai hệ thống một cửa điện tử hỗ trơ cho công tác giai quyết thủ tục hành chính.

Cung đó, Lâm Đồng cũng triển khai việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cai tiến hệ thống quan lý chât lương theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của UBND xã - phường - thi trân trên đia bàn toàn tỉnh phục vụ cho cai cách hành chính. Đến nay, đã có 26/147 xã - phường - thi trân xây dựng, áp dụng và công bố hệ thống ISO 9001:2015; dự kiến đến cuối năm 2020, tât ca các xã - phường trên đia bàn tỉnh sẽ hoàn thành việc xây dựng, áp dụng và công bố hệ thống ISO này.

Riêng với câp tỉnh và huyện, hiện đã có 44/46 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND câp huyện áp dụng ISO phiên ban mới; 2 đơn vi còn lại đang triển khai.

Đảm bảo chất lượng hạ tầng kỹ thuật Theo Sở Thông tin và Truyền thông Lâm

Đồng, mạng truyền số liệu chuyên dung dành riêng cho khối Đang và cơ quan Nhà nước do VNPT quan lý đã đươc cáp quang hóa đồng loạt đến 59 cơ quan câp tỉnh và câp huyện; 147 điểm câp xã - phường - thi trân. Hệ thống cáp quang, Internet băng thông rộng cũng như các dich vụ viễn thông khác đươc cung câp đến tât ca các xã trong tỉnh, đáp ưng nhu cầu kết nối của người dân.

Thống kê cho biết, toàn bộ cán bộ, công chưc, viên chưc (CBCCVC) câp tỉnh và huyện đến nay đã đươc trang bi máy tính làm việc; trên 90% CBCCVC xã - phường - thi trân đươc trang bi máy tính phục vụ công việc; toàn bộ cơ quan nhà nước câp tỉnh và câp huyện có mạng nội bộ LAN; tât ca các xã - phường từ thành thi đến vung sâu đều đươc kết nối mạng toàn cầu.

Hiện trong tỉnh có 33 điểm cầu đươc lắp đăt hệ thống phục vụ hội nghi truyền hình trực tuyến sử dụng cáp quang, khi cần có thể sử dụng cho các cuộc họp, hội nghi trực tuyến, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; hỗ trơ công tác điều hành của tỉnh đươc triển khai nhanh, kip thời và hiệu qua.

Riêng hệ thống mạng CAMPUS tại Trung tâm Hành chính tỉnh đang phục vụ cho hơn 2.000 người dung của 54 đơn vi (18 đơn vi câp sở, 36 đơn vi trực thuộc sở) với tổng cộng 54 máy chủ tâp trung, 37 đường kết nối Internet băng thông rộng. Hệ thống này từ khi đưa vào hoạt động cho đến nay luôn hoạt động ổn đinh.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, lâu nay đã tổ chưc tốt công tác đam bao an toàn thông tin và an ninh mạng trong hệ thống cơ quan Nhà nước, Đang và đoàn thể trên đia bàn.

HOÀN THIỆN KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Một góc Đà Lạt hôm nay. Ảnh: Võ Trang

Là tỉnh dẫn đầu Tây Nguyên về chỉ số thành phần hiện đại hóa nền hành chính, chỉ sau 1 năm thực hiện, về cơ bản Lâm Đồng đã hoàn thiện việc xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử trên địa bàn.

GIA KHÁNH

Kết nối từ Trung ương đến địa phươngCuối tháng 12/2017, UBND tỉnh Lâm

Đồng đã ban hành Quyết đinh 2853/QĐ - UBND về Kiến truc chính quyền điện tử phiên ban 1.0 thực hiện tại Lâm Đồng. Chỉ sau một năm thực hiện, theo tỉnh đánh giá, đã cơ ban hoàn thiện hệ thống này theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm đam bao kết nối liên thông giưa các hệ thống thông tin trong tỉnh với hệ thống thông tin, cơ sở dư liệu quốc gia.

Một trong nhưng điểm cơ ban của Kiến truc chính quyền điện tử là việc đẩy mạnh ưng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của khối cơ quan nhà nước mà Lâm Đồng lâu nay đã và đang thực hiện rât tốt. Theo yêu cầu của tỉnh, tât ca các chương trình, dự án triển khai ưng dụng CNTT trên đia bàn tỉnh đều phai phu hơp với kiến truc này.

Theo ngành chưc năng, Lâm Đồng trong năm 2018 đã ưu tiên bố trí vốn đủ để triển khai kế hoạch ưng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, bao gồm 13 chương trình, dự án sử dụng vốn sự nghiệp và vốn xây dựng cơ ban.

Để vân hành trục liên thông văn ban điện tử từ trung ương đến tỉnh, từ tỉnh đến huyện, xã; tỉnh đã ban hành mã đinh danh các cơ quan khối Đang, khối chính quyền trên toàn

Khai báo lưu trú trực tuyến đã làm giảm áp lực thời gian cho người dân tại Sở GTVT Lâm Đồng. Ảnh: C.Thành

17 TẾT DƯƠNG LỊCH

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin (CNTT) quyết định sự phát triển của ngành y tế như: Khám chữa bệnh, quản lý bệnh viện, dự báo dịch bệnh, quản lý trang thiết bị y tế, quản lý dược, tiêm chủng, đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật.

AN NHIÊN

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân Năm 2017, Lâm Đồng là đia

phương đươc Bộ Y tế chọn triển khai đề án thí điểm khám và lâp hồ sơ quan lý sưc khỏe cho người dân trên đia bàn tại 3 xã: Đạ Sar (Lạc Dương), thi trân D’Ran (Đơn Dương) và xã Triệu Hai (Đạ Tẻh). Qua một năm thí điểm, Sở Y tế đã đánh giá kết qua đề án đạt mục tiêu tổ chưc thực hiện quan lý sưc khỏe toàn diện, liên tục cho người dân tại các xã này thông qua việc lâp hồ sơ quan lý sưc khỏe, có đầy đủ thông tin cần thiết và các chỉ số theo dõi sưc khỏe. Phần mềm quan lý hồ sơ sưc khỏe người dân đươc Viettel Lâm Đồng cung câp miễn phí trong thời gian thí điểm. Kết qua, ngành Y tế đã tổ chưc khám cho 20.607 người trên 22.357 khẩu ở 3 xã điểm (chiếm 92,17%) với tổng hồ sơ đươc nhâp phần mềm hệ thống là 20.607 hồ sơ, đạt 100% tổng số khám.

Phần mềm hồ sơ quan lý sưc khỏe cho người dân tích hơp đươc các thông tin: bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, bệnh truyền nhiễm, tra cưu đươc thông tin sưc khỏe của từng người dân như thông tin hành chính (mã y tế cá nhân, mã BHXH, mã hộ gia đình, quan hệ chủ hộ, khai sinh, dân tộc…), thông tin sưc khỏe (nhóm máu, chiều cao, cân năng, di ưng,

yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh tât, tiền sử gia đình…), lich sử khám chưa bệnh (bệnh sử, chẩn đoán, nơi khám, bác sĩ khám, thời gian khám…), phần mềm đã liên thông với dư liệu từ hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Ứng dụng CNTT kết nối các nhà thuốc Thực hiện chủ trương của Bộ

Y tế, ngành Y tế Lâm Đồng đã triển khai ưng dụng CNTT kết nối cơ sở cung ưng thuốc theo lộ trình thực hiện: cơ sở bán lẻ thuốc (đối với nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã từ ngày 1/1/2019, quầy thuốc từ ngày 1/1/2020) phai có thiết bi và triển khai ưng dụng CNTT, thực hiện kết nối mạng, bao đam kiểm soát xuât xư, giá ca, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra; có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chât lương thuốc giưa nhà cung câp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quan lý liên quan khi đươc yêu cầu.

BS Trinh Văn Quyết - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Sở đã phối hơp với Viettel Lâm Đồng tổ chưc tâp huân sử dụng phần mềm quan lý nhà thuốc đến từng nhà thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc và các đơn vi khám chưa bệnh trên đia bàn. Hiện trên đia bàn tỉnh có hơn 800 cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó, có 170 nhà thuốc, còn lại là quầy thuốc và đại lý thuốc. Đến nay, đã cài đăt phần mềm đươc 84 nhà thuốc, có 14 nhà thuốc đã nhâp dư liệu. Mục tiêu là kết nối liên thông từ nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã và các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trong tỉnh đến Cục quan lý Dươc (Bộ Y tế). Để thực hiện hiệu qua việc kết nối mạng các cơ sở cung ưng thuốc trên đia bàn toàn tỉnh, Sở Y tế đã đề xuât tỉnh xây dựng chính sách hỗ trơ về trang thiết bi phục vụ việc kết nối cho các cơ sở có quy mô nhỏ, cơ sở thuộc vung sâu, vung

xa, vung DTTS, vung kinh tế đăc biệt khó khăn.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đưc Đam đã đi kiểm tra thực tế một số nhà thuốc trên đia bàn Đà Lạt và khao sát việc ưng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ưng thuốc. Phó Thủ tướng Vũ Đưc Đam đã đánh giá cao nhưng nỗ lực của chính quyền và ngành y tế đia phương, cũng như các doanh nghiệp, nhà thuốc trong việc ưng dụng CNTT kết nối các cơ sở cung ưng thuốc, hướng đến tính công khai, minh bạch và sự hài lòng của khách hàng, bệnh nhân. Phó Thủ tướng nhân mạnh: “Công nghệ 4.0 này sẽ giup người dân dễ dàng tiếp cân, thuân tiện tra cưu thông tin về nguồn gốc, chât lương, hạn sử dụng, giá ca từng loại thuốc; cơ quan nhà nước có thêm công cụ quan lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong quan lý thuốc”.

Đà Lạt xây dựng nền y tế thông minh Đà Lạt vừa công bố đề án xây

dựng TP Đà Lạt trở thành thành phố thông minh vào năm 2025, trong đó có lĩnh vực y tế. Theo thạc sĩ - BS Nguyễn Thi Hiếu Hòa - Giám đốc Trung tâm Y tế Đà Lạt, việc ưng dụng CNTT của ngành Y tế thành phố đươc triển khai từ nhiều năm qua. Cụ thể như: ưng dụng hệ thống quan lý văn ban và điều hành trong chương trình chung của thành phố; ưng dụng hệ thống câp phát số tự động tại phòng khám đa khoa trung tâm giup giam thời gian chờ đơi cho bệnh nhân khi đến khám chưa bệnh.

Từ năm 2017, việc ưng dụng CNTT trong quan lý khám chưa bệnh và thanh quyết toán BHYT đươc triển khai thí điểm tại tât ca các đơn vi thuộc Trung tâm Y tế Đà Lạt. Đến nay, đã cơ ban đáp ưng các yêu cầu: Kết nối

liên thông với cổng giám đinh của cơ quan BHXH, đưa thông tin trên cổng dư liệu y tế của Bộ Y tế, hỗ trơ trong công tác quan lý khám chưa bệnh, thanh quyết toán BHYT, theo dõi tình hình bệnh nhân đến khám chưa bệnh tại các cơ sở khám chưa bệnh, thống kê, đánh giá tình tình bệnh tât, quan lý thuốc… Trong năm 2019, Trung tâm Y tế Đà Lạt sẽ tiếp tục phối hơp với đơn vi cung ưng dich vụ để nâng câp, hoàn thiện phần mềm, nâng cao chât lương dư liệu, đáp ưng các yêu cầu mới trong công tác quan lý; tiếp tục triển khai cho ca các đối tương không có BHYT và có BHYT.

Trung tâm Y tế Đà Lạt cũng đã phối hơp với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh tổ chưc khám, lâp hồ sơ sưc khỏe cho gần 700 người cao tuổi trên đia bàn các xã Xuân Trường và Trạm Hành. Đây là cơ sở dư liệu để triển khai điểm quan lý hồ sơ sưc khỏe người dân tại 2 xã.

Việc ưng dụng CNTT của ngành còn một số khó khăn cần khắc phục như: Trình độ CNTT của cán bộ y tế không đồng đều; nhiều máy tính đã cũ, xuống câp; đang có nhiều cơ sở dư liệu nhưng chưa liên thông đươc để giam bớt công sưc của cán bộ y tế và giam chi phí, nâng cao hiệu qua quan lý.

Giai đoạn 2019 - 2025, để góp phần xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh, ngành Y tế TP Đà Lạt tiếp tục triển khai theo kế hoạch sẽ mở rộng phân hệ quan lý y tế cơ sở và quan lý hồ sơ sưc khỏe người dân trên cơ sở liên thông các dư liệu đã có từ hệ thống quan lý khám chưa bệnh và thanh quyết toán BHYT; đồng thời câp nhât và đồng bộ dư liệu về dân số, thông tin thẻ BHYT, bổ sung các thông tin hành chính, thông tin sưc khỏe ban đầu của người dân theo quy đinh biểu mẫu hồ sơ quan lý sưc khỏe của Bộ Y tế.

Y TẾ THÔNG MINH Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lắng nghe chủ nhà thuốc ở Đà Lạt trình bày về ứng dụng nối mạng các nhà thuốc. Ảnh: D.H

Đưa vào hoạt động tuyến trượt máng ngoài trời dài nhất châu Á phục vụ du khách

Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Giám đốc Khu Du lich thác Datanla (TP Đà Lạt) cho biết, đơn vi vừa chính thưc đưa vào hoạt động hệ thống xe trươt máng ngoài trời dài nhât châu Á phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Đây là hệ thống trò chơi trươt máng ngoài trời thư 2 tại Khu Du lich thác Datanla với tổng chiều dài 2,4 km (ca khư hồi) tại khu du lich nổi tiếng này.

Hệ thống xe trươt do hãng WIEGAN xây dựng, với toàn bộ công nghệ, thiết bi đươc san xuât hoàn toàn tại Đưc. Các kỹ sư và chuyên gia lắp đăt cũng là người của nhà san xuât đến từ Đưc. Tổng thời gian thi công, xây dựng công trình hết 12 tháng.

Theo ghi nhân, hệ thống xe trươt máng dung công nghệ hiện đại nhât hiện nay với hệ thống phanh (thắng) cam biến tự động, nhằm giup xe chủ động giam tốc độ để không gây nguy hiểm cho nhưng người chơi khác ở khoang cách 7 m (giưa xe trước và xe sau). Đây là một trong nhưng điểm nổi bât giup du khách đam bao an toàn cho mình và cho người khác luc tham gia trò chơi.

Để tham gia trò chơi máng trươt dài nhât châu Á này, giá vé dành cho người lớn là 150.000 đồng, trong khi đó trẻ em có giá 80.000 đồng (lươt khư hồi).

Ngoài ra, khi tham gia trò chơi, các du khách đươc hệ thống camera ghi lại nhưng hình anh tự nhiên trong quá trình băng qua đồi nui gâp ghềnh trên máng trươt. LINH ĐAN

300 gian hàng tham gia Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Du lịch năm 2018

Từ ngày 26/12/2018 đến 2/1/2019, tại khuôn viên Dự án Golf Valley, đường Đinh Tiên Hoàng, TP Đà Lạt, diễn ra Hội chơ Triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Du lich tỉnh Lâm Đồng năm 2018 với chủ đề “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đât lành”.

Theo Ban tổ chưc, tham gia hội chơ có khoang 300 gian hàng của 150 đơn vi, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhằm giới thiệu nhưng san phẩm nông san đăc trưng của Đà Lạt, các san phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng, qua đó quang bá cho thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đât lành”. Bên cạnh đó, còn có các măt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dung Việt Nam chât lương cao và nhiều san phẩm hỗ trơ cho san xuât nông nghiệp công nghệ cao của các đia phương...

Hội chơ do Trung tâm Xuc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lich tỉnh Lâm Đồng phối hơp với UBND TP Đà Lạt tổ chưc, chào mừng 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. VĂN BÁU

18 TẾT DƯƠNG LỊCH

GIÁO DỤC MŨI NHỌN BẢO LỘC TRÊN ĐÀ KHỞI SẮCNăm học 2017 - 2018, là năm mà ngành Giáo dục thành phố (TP) Bảo Lộc đạt được nhiều dấu ấn trong công tác giáo dục toàn diện. Cùng với đó, giáo dục mũi nhọn của địa phương cũng “khởi sắc” khi số lượng lẫn chất lượng giải các cuộc thi cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế của học sinh (HS) TP không ngừng tăng lên.

KHÁNH PHÚC

Quan tâm bồi dưỡng HS giỏiXác định bồi dưỡng HS giỏi

là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho tương lai; những năm qua, ngành Giáo dục Bảo Lộc luôn chú trọng đến công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng HS giỏi và đưa vào tiêu chí thi đua để toàn ngành cùng thực hiện.

Bà Phạm Thị Thanh Hương - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) TP Bảo Lộc, khẳng định: “Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Phòng đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HS giỏi dự thi các cấp. Từ chủ trương này, Phòng đã giao quyền chủ động cho các trường THCS trên địa bàn quan tâm đầu tư, thực hiện; đồng thời, Phòng đã thành lập hội đồng bồi dưỡng HS giỏi để giám sát, đôn đốc các trường thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Phòng GD - ĐT cũng chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, mà đặc biệt là giáo viên bồi dưỡng HS giỏi. Cách làm này đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo từ các nhà trường, các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của địa phương”.

Từ chủ trương chung của toàn ngành, hệ thống các trường THCS trên địa bàn TP Bảo Lộc

đã triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng HS giỏi. Trong đó, Trường THCS Quang Trung (Phường 2) được xem là một trong những đầu tàu trong công tác bồi dưỡng HS giỏi của TP. Thầy giáo Võ Trọng Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung, khẳng định: “Để có được những đội tuyển HS giỏi chất lượng, ngay từ khi các em được tuyển vào lớp 6, nhà trường quán triệt giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cần sớm phát hiện những HS có khả năng nổi trội để lập danh sách đề nghị nhà trường tổ chức khảo sát, có hướng bồi dưỡng. Giáo viên cần phải quan tâm đến nhiều đối tượng để lựa chọn được những HS thật sự giỏi, xuất sắc và có niềm đam mê, cần cù trong các bộ môn. Nhờ vậy, số lượng HS giỏi của nhà trường không ngừng tăng lên qua các năm học. Cụ thể, năm học 2015 - 2016, trường có 35 HS giỏi cấp TP và 15 HS giỏi cấp tỉnh; năm học 2016 - 2017, có 47 HS giỏi cấp TP và 23 HS giỏi cấp tỉnh. Đến năm học 2017 - 2018, số HS giỏi của nhà trường tiếp tục tăng lên 55 HS cấp TP và 32 HS cấp tỉnh (chiếm gần 47% HS giỏi cấp tỉnh bậc THCS của toàn địa phương - PV)”.

Bên cạnh các ngôi trường trung tâm như THCS Quang Trung, THCS Lộc Sơn hay THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường

B’Lao)… thì số lượng và chất lượng HS giỏi của ngôi trường vùng ven TP còn nhiều khó khăn, thiếu thốn như THCS Đại Lào cũng không ngừng tăng lên. Nếu như năm học 2013 - 2014, nhà trường chỉ có vỏn vẹn 7 HS giỏi cấp TP và không có HS giỏi cấp tỉnh thì từ năm học 2016 - 2017 đến nay, hàng năm Trường luôn có từ 12 - 14 HS giỏi cấp TP và 6 - 9 HS giỏi cấp tỉnh. “HS của trường chủ yếu là con em nông thôn, nên để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường nghiêm cấm việc chạy đua thành tích, tăng cường kiểm tra, giám sát việc dạy thật, học thật, thi thật; đồng thời, có chính sách tuyên dương, khen thưởng đối với những giáo viên và HS đạt thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của trường luôn được duy trì bền vững, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn” - cô Nguyễn Thị Quan - Hiệu trưởng Trường THCS Đại Lào cho biết.

Một năm bứt pháNăm học 2017 - 2018 được

đánh giá là năm bứt phá của ngành Giáo dục TP Bảo Lộc về chất lượng giáo dục mũi nhọn khi HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và các giải quốc tế của TP tiếp tục tăng về số lượng lẫn chất lượng.

Theo đó, ở bậc THCS, năm học vừa qua, TP Bảo Lộc có 72 HS đạt danh hiệu HS giỏi cấp

tỉnh, chiếm 59,5% HS tham gia dự thi, tăng 9 HS so với năm học 2016 - 2017. Đặc biệt, đối với hệ thống trường THPT trên địa bàn đã có một năm gặt hái được nhiều thành công trong công tác đào tạo mũi nhọn. Theo đó, năm học vừa qua, toàn TP Bảo Lộc có hơn 270 giải HS giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh. Trong đó, riêng Trường THPT Chuyên Bảo Lộc chiếm hơn 60% số giải HS giỏi cấp tỉnh của toàn TP, với 143 giải (13 giải nhất, 42 giải nhì, 47 giải ba và 41 giải khuyến khích); tiếp đến là Trường THPT Bảo Lộc có 23 giải (1 giải nhất, 5 giải nhì, 8 giải ba và 9 giải khuyến khích). Đối với HS giỏi quốc gia, TP Bảo Lộc có 3 giải ba và 1 giải khuyến khích.

Trong khi đó, tại cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) và các cuộc thi khác cấp tỉnh, cấp quốc gia, HS Bảo Lộc cũng đoạt nhiều giải cao và tập trung chủ yếu tại Trường THPT Chuyên Bảo Lộc và Trường THPT Bảo Lộc. Trong đó, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc đoạt 5 giải KHKT cấp tỉnh (3 giải nhì và 2 giải ba), 4 giải Tin học trẻ cấp tỉnh, 30 giải Olympic 30/4. Đối với giải quốc gia, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc có 4 giải KHKT (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích). Còn tại Trường THPT Bảo Lộc, trong năm học vừa qua, HS nhà trường đã đoạt 4 giải KHKT cấp tỉnh; 8 giải tin học văn phòng cấp tỉnh và 2 giải

KHKT cấp quốc gia. Đặc biệt, năm học 2017 - 2018,

TP Bảo Lộc có 8 HS xuất sắc đoạt giải cao tại các cuộc thi KHKT cấp quốc tế và dành học bổng toàn phần đi du học tại các nước như Liên bang Nga, Mỹ và Singapore. Trong đó, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc có 7 HS và Trường THPT Bảo Lộc có 1 HS.

Kết quả trên là những con số “biết nói” cho thấy ngành Giáo dục TP Bảo Lộc có một năm “bội thu” trong công tác giáo dục mũi nhọn. Đó không chỉ là niềm tự hào, mà còn là động lực để Bảo Lộc gặt hái thêm nhiều thành tích trong công tác giáo dục ở tương lai phía trước. Định hướng giáo dục mũi nhọn không chỉ là phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu, mà nền tảng cơ bản là đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy. Hàng năm, ngành giáo dục địa phương phối hợp với công đoàn ngành đầu tư tốt cho Hội thi Giáo viên giỏi cấp TP và cấp tỉnh ở các bậc học. Năm học 2017 - 2018, toàn TP có 234 giáo viên đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp TP” và 22 giáo viên đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”. Đồng thời, Bảo Lộc cũng chú trọng đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hóa…

“Hàng năm, TP Bảo Lộc luôn có những giải pháp và định hướng cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn liền với giáo dục nhân cách, đạo đức cho HS; đồng thời, quan tâm đầu tư cho giáo dục mũi nhọn, trong đó chú trọng công tác bồi dưỡng HS giỏi và nghiên cứu KHKT. Vì thế, TP luôn chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để triển khai tốt cuộc thi KHKT ở địa phương nhằm đánh giá, tuyển chọn những đề tài, công trình nghiên cứu có tính khả thi ứng dụng vào thực tiễn tham gia cuộc thi ở các cấp cao hơn. Đặc biệt, TP luôn chú trọng và kịp thời khen thưởng, tôn vinh những HS và thầy cô giáo có những thành tích xuất sắc đóng góp cho ngành để mang về vinh quang cho địa phương” - ông Lê Trọng Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc khẳng định.

Năm học 2017 - 2018, TP Bảo Lộc có 2 trường học được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua. Ảnh: K.Phúc

Trường THCS Đại Lào được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: K.Phúc

19 TẾT DƯƠNG LỊCH

Hơn 10 năm gắn bó với công việc “ươm” những “mầm non”, mỗi giờ lên lớp của cô giáo Nguyễn Thị Tường Vi - Trường Mầm non 11, Đà Lạt là một sự đổi mới và sáng tạo trong dạy học, để trẻ thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

TUẤN HƯƠNG

Trên nền nhạc vui tươi, hàng chục đôi mắt ngây thơ hướng về “sân khấu” chờ đợi điều bất ngờ mà “ảo thuật gia” -

chính là cô giáo của lớp mang lại. Sau một hồi nhún nhảy với những động tác thoăn thoắt, chú gà con xuất hiện từ một chiếc khăn trên tay “nhà ảo thuật” Tường Vi. Chưa dừng lại ở đó, cô Vi tiếp tục múa rối bằng tay với hình ảnh một con chim lớn đuổi bắt chú gà con, kết thúc màn biểu diễn bằng lời dẫn dắt câu chuyện “Quạ và gà con”. Vẫn nguyên sự háo hức, đám trẻ chăm chú vào hoạt động kể chuyện, lâu lâu, tiếng cười giòn tan vang lên khiến buổi học thêm hào hứng...

Để có thể biểu diễn thuần thục một số tiết mục ảo thuật đơn giản là thành quả của những tối khuya sau khi thu xếp xong việc gia đình, cô mày mò học từ trên mạng. Nhiều lần thất bại, nhưng sự kiên

trì rèn luyện không chỉ mang lại kết quả như cô mong đợi mà còn đem niềm vui đến cho trẻ. Bởi theo cô, cần có nhiều biện pháp đổi mới và sáng tạo trong dạy học để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhưng để tạo sự mới lạ, cô đã chọn ảo thuật nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học một cách tự nhiên. Điều này đã mang lại hiệu quả trong các tiết học cô đứng lớp, khi hầu như trẻ đều chăm chú, tập trung để chờ đợi sự bất ngờ trong tiết mục ảo thuật. “Kết quả của các màn ảo thuật được lồng ghép vào những nội dung, vấn đề sẽ định hướng cho trẻ trong hoạt động học ngày hôm đó. Đây như là “nhân” của vấn đề dạy học và nội dung bài học sẽ được truyền đạt đến trẻ, giúp các con học mà chơi - chơi mà học và tiếp thu kiến thức từ thực tế”, cô Vi chia sẻ.

Để “làm giàu” thêm “kho tàng” ảo thuật của mình, cô Vi không ngừng tìm tòi, học hỏi và rèn luyện phong cách biểu

diễn. Trong mỗi buổi học, với từng chủ đề cô lại có một tiết mục ảo thuật gắn với nội dung bài học mới. Khi học về chủ đề các loại chim, cô vẽ bức hình con chim và một chú chim thật sẽ “hiện ra” từ bức hình; hay khi học về chủ đề các loài hoa, cô sẽ lấy ra những bông hoa từ chiếc mũ ảo thuật… Chính sự giới thiệu, dẫn dắt nhân vật trong câu chuyện từ các tiết mục ảo thuật đã tạo ra sự hứng thú của trẻ khi tiếp thu bài học.

Theo lời cô Bùi Thị Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non 11 kể mới thấy hết sự quý mến của trẻ dành cho cô Nguyễn Thị Tường Vi. “Có hôm, cô Vi đi tập huấn, tôi xuống dạy thay, đến bữa ăn trưa, bỗng nhiên một cháu khóc không chịu ăn, cứ đòi cô Vi, và thế là cả lớp nhao nhao hỏi cô Vi, phải dỗ mãi các con mới chịu. Nhiều trẻ đã lên lớp khác, lâu lâu vẫn chạy xuống tìm cô Vi. Không chỉ được trẻ yêu quý, cô Vi còn được phụ huynh tin tưởng, đồng hành và luôn có sự phối hợp tốt trong

Cô Vi thường lồng ghép ảo thuật vào hoạt động dạy học để trẻ tập trung và hứng thú hơn. Ảnh: T.Hương

CỦA TRẺ MẦM NON“ẢO THUẬT GIA”

việc chăm sóc, giáo dục trẻ”.Sự cố gắng trong công việc với tấm lòng

“yêu trẻ như con” của mình đã đem đến cho cô Nguyễn Thị Tường Vi nhiều thành tích: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh có thành tích đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, giải nhì hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm học 2017 - 2018 cùng nhiều giấy khen của ngành. Nhưng đối với cô, thành công lớn nhất chính là sự yêu quý của trẻ, đồng nghiệp quý mến và sự tin tưởng của phụ huynh. Trên con đường theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, cô Vi tâm sự: “Trải qua hơn 10 năm trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ với nhiều vất vả, áp lực, nhưng tôi đã tìm thấy được niềm vui từ công việc của mình, đó là sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ mầm non mà ít bậc học khác có được. Chính điều này đã khiến tôi cố gắng tìm ra những biện pháp để giúp trẻ hứng thú với các hoạt động học và cảm thấy vui khi đến trường”.

ĐÀ LẠT: Trao 78 giải thưởng tại Cuộc thi “Xanh - sạch - đẹp” cấp thành phố

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Lạt vừa tổng kết Hội thi “Xanh - sạch - đẹp” lần thứ 13 năm 2018 nhằm chào mừng 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893 - 2018).

Phát động từ đầu năm 2018, Cuộc thi “Xanh - sạch - đẹp” năm nay được triển khai ở 2 cấp, cấp phường - xã và cấp thành phố, với 5 nhóm dự thi gồm nhóm cơ quan đơn vị, nhóm trường học, nhóm cơ sở tôn giáo, nhóm khu dân cư và nhóm hộ gia đình.

Cuộc thi hướng đến việc xây dựng khu dân cư, tuyến đường, mương suối không rác; xây dựng mới hoặc đầu tư, tôn tạo chỉnh trang các công trình xanh - sạch - đẹp đã có; trồng thêm hoa, cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên nhà ở, cơ quan, đơn vị, khu dân cư, cơ sở tôn giáo, trường học…

Tổng cộng đã có trên 93% hộ gia đình trong thành phố hưởng ứng cuộc thi; trong đó có trên 15.200 hộ, chiếm tỷ lệ khoảng 37% đã đăng ký tham gia hội thi; cùng đó có 249 khu dân cư và hầu hết các trường học, cơ quan, đơn vị, 86 cơ sở tôn giáo trên địa bàn cũng đăng ký tham gia hội thi.

Trong năm, nhiều khu dân cư tại Đà Lạt để hưởng ứng cuộc thi, đã vận động người dân tổ chức ra quân ngày “Chủ nhật xanh”, phát quang trên 42 km đường; nạo vét, khơi thông 35 km suối, cống rãnh, thu gom trên 48 m3 bùn đất và rác thải các loại với hơn 6.400 lượt người tham gia.

Theo đánh giá của Ban tổ chức cuộc thi, việc vận động nhân dân trên địa bàn đăng ký thực hiện các tuyến suối không rác đã góp phần không nhỏ hạn chế tình trạng ô nhiễm

các lòng suối trên địa bàn. Người dân trong các khu dân cư còn đóng góp tiền của, công sức tham gia chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tham gia các công trình nhà nước và nhân dân cùng làm. Tính tổng cộng trong năm 2018, người dân Đà Lạt đã đóng góp trên 18,2 tỷ đồng, 1.065 ngày công và hiến trên 2.000 m2 đất cho các công trình dân sinh.

Cùng đó, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, các cơ sở tôn giáo cũng tích cực tham gia hội thi năm nay thông qua việc đầu tư tôn tạo cảnh quan trong khuôn viên, gắn hội thi với nội dung xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa, văn minh, an toàn.

Ở cấp phường - xã, tổng cộng đã có 560 giải được trao tại hội thi năm nay, trong đó, nhóm hộ gia đình có 416 giải, khu dân cư 113 giải và cơ sở tôn giáo 31 giải.

Với cấp thành phố, có tổng cộng 78 giải được trao, trong đó có 6 giải nhất, 12 giải nhì, 17 giải ba và các giải khuyến khích. Trong đó, giải nhất nhóm hộ gia đình cấp thành phố thuộc về ông Đặng Hiền Triết, nhà số 5B Hoàng Hoa Thám, Phường 10, Đà Lạt; 2 giải nhất nhóm khu dân cư cấp thành phố thuộc về Tổ dân phố 3 Mê Linh, Phường 9 và Tổ dân phố 17, Phường 3.

Với nhóm cơ sở tôn giáo cấp thành phố, giải nhất thuộc về chùa Vạn Đức - xã Tà Nung; nhóm cơ quan - đơn vị cấp thành phố, giải nhất thuộc về Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng và nhóm trường học cấp thành phố, giải nhất thuộc về Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh. VIẾT TRỌNG

Viết tiếp giấc mơ... TIẾP TRANG 7

... “Mình thu mua đúng với giá đã cam kết để tạo lòng tin với người nông dân, tức là cao hơn thị trường khoảng từ 15 - 20%, nên dù đang phải cố gắng gồng gánh nhiều thứ, mình vẫn phải chấp nhận. Khó khăn nhất là khoảng thời gian 1 đến 2 năm đầu, tự mình phải đi chào hàng ở các quán cà phê khác bởi khi ấy, sản phẩm làm ra nhiều hơn nhu cầu ở cửa hàng của mình. Đến khi chất lượng ổn định, các khâu bán hàng trở nên trơn tru, thuận lợi hơn thì thương hiệu LahaCafé đã có thể nhượng quyền, phát triển chi nhánh ở nhiều nơi”, Hoàng Việt tâm sự.

Định vị thương hiệu LahaCafé “Sau khi ra trường, trong lúc bọn

mình vẫn còn đang loay hoay đi tìm cho mình công việc mà bản thân còn chưa hình dung ra con đường sắp tới sẽ như thế nào thì bạn ấy đã lăn lộn đi làm thuê khắp các quán cà phê lớn nhỏ ở Sài Gòn để nghiên cứu và ấp ủ ước mơ gây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam của chính mình. Xuất phát điểm từ chiếc bàn đặt thùng đá kèm với chai cafe pha phin bán take away, trải qua 6 năm, giờ đây LahaCafé của bạn ấy đã trở thành một trong những thương hiệu nhượng quyền được rất nhiều bạn trẻ đam mê cà phê biết đến tại Sài Gòn, với hệ thống chi nhánh và còn sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới”, một người bạn của Hoàng Việt chia sẻ.

Những tháng ngày lang thang bán cà phê dạo đã dạy cho Hoàng Việt nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng ngay từ ban đầu. Nhiều người trước đây đã “mách nước” cho chàng trai trẻ những cách để tạo “mùi” đặc trưng. Thế nhưng, qua nghiên cứu, Hoàng Việt xác định: “Cà phê ngon là cà phê được hái chín 100% và sơ chế honey. Đồng thời, phơi và rang cũng là quá trình để tạo nên hương vị”.

“Mục tiêu của tụi mình là hệ thống 1.000 quán cà phê trên khắp cả nước. Nó dựa trên một nguyên tắc rất đơn giản: Cà phê Việt chất lượng cho người Việt”, Hoàng Việt khẳng định.

Ở TP Hồ Chí Minh, những người yêu cà phê đã dần quen thuộc với hình ảnh những cửa hàng cùng đội ngũ nhân viên mang đồng phục xanh lá - màu xanh lấy cảm hứng từ những chiếc lá cà phê trên cao nguyên. Và LahaCafé, ngay chính tên gọi cũng là viết tắt của từ Lâm Hà - vùng đất đang sản sinh ra những hạt cà phê chất lượng.

Giờ đây, chàng trai trẻ Hoàng Việt đang từng ngày viết tiếp hành trình về một thương hiệu cà phê vươn xa hơn, có thể là xuất khẩu ra những thị trường khó tính. Và khi khách hàng đã “nhớ mặt, biết tên” LahaCafé thì đó cũng là lúc giấc mơ mang cà phê chất lượng cao với giá phải chăng đến cho người Việt Nam ngày một hoàn thiện hơn.

20 TẾT DƯƠNG LỊCH

Với Đà Lạt, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tranh có mối lương duyên sâu đậm kể từ khi ông cất tiếng khóc chào đời đến những bước chuyển quan trọng của sự nghiệp về sau. Đất và người Đà Lạt như mạch nguồn dồi dào và da diết để ông hòa mình cảm nhận, đào sâu nghiên cứu. Ở tuổi xấp xỉ 80, ông là một trong 125 tấm gương tiêu biểu được thành phố vinh danh nhân dịp Đà Lạt tròn 125 tuổi. HẢI YẾN

Từ phút chào đời...Vào một ngày đáng nhớ năm 1939, nhà

thương Đà Lạt (nay là Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng) tiếp nhân một ca sinh khó đươc chuyển lên từ Dran. Kíp trực đã hết mình hỗ trơ san phụ chuyển dạ thành công. Và bé trai mới ra đời đươc đăt tên là Nguyễn Hưu Tranh.

Có thể nói, từ giây phut lọt lòng ây, ông Nguyễn Hưu Tranh như đươc sắp đăt một mối duyên với Đà Lạt. Để rồi nhưng năm sau đó, với tiềm lực của gia đình và niềm hy vọng sẽ đầu tư bài ban cho việc học của con, bố mẹ ông gửi Nguyễn Hưu Tranh lên học tại Trường Trung học Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) - một đia chỉ đào tạo uy tín của ca khu vực Đông Dương luc bây giờ. Với vốn kiến thưc có đươc và kha năng ngoại ngư, ông Nguyễn Hưu Tranh trở thành sinh viên Trường Quốc gia Nông lâm suc tại Sài Gòn. Sau 4 năm theo học, ông trở lại với cao nguyên, giang dạy tại Trường Trung câp Nông lâm suc Bao Lộc.

Năm 1965 đánh dâu một bước chuyển lớn trong cuộc đời ông Nguyễn Hưu Tranh bởi khi đang là một trí thưc, ông gia nhâp cách mạng. Đoàn quân giai phóng mở đường ở khu vực Đèo Chuối luc ây có khí thế lạc

quan, xông pha cho nghĩa lớn và không màng đến vât chât riêng tư đã khiến ông trân trọng và muốn hòa vào dòng chay của tinh thần yêu nước đó. Tình nguyện tham gia cách mạng, với nền tang học thưc của mình, ông tham gia học lớp quân sự ở Huyện đội K4 (Đạ Huoai) rồi đươc chu Chín (tên thân mât của đồng chí Phạm Thuần - luc đó đang giư cương vi Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng) cử lên làm việc ở Ban Tuyên huân tỉnh Lâm Đồng từ năm 1965 đến năm 1968.

Sau tổng tiến công Mâu Thân, ông chuyển sang làm ở Ban Tuyên huân Tuyên Đưc. Đến năm 1969, khi Ủy ban Liên minh các lực lương dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Đà Lạt đươc thành lâp, ông Nguyễn Hưu Tranh giư nhiệm vụ thư ký. Ủy ban đăt căn cư dưới chân nui Tà Đung (nơi giáp ranh giưa Di Linh và Đăk Nông), ông có nhưng tháng ngày sống giưa thiên nhiên, liên hệ mât thiết với người dân ban đia. Đây cũng là thời gian đáng nhớ, ông học đươc thêm ngôn ngư Mạ, Chu Ru bởi giao tiếp, sinh hoạt cung đồng chí là người đồng bào và các cháu thiếu nhi con em đồng bào đươc Ban Tuyên huân nhân chăm sóc. Đời sống đồng bào Tây Nguyên trở nên thân thương, gần gũi hơn với ông từ đó. Về sau, do bi sốt rét, câp trên cho ông vươt Trường Sơn ra Bắc chưa bệnh và ông trở lại Đà Lạt năm 1975, tiếp tục công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Đưc. Thời gian sau đó, do hoàn canh gia đình, ông Nguyễn Hưu Tranh về lại quê nhà Đơn Dương, làm ở Phòng Nông lâm của huyện. Ba năm sau - năm 1978, đồng chí Phạm Thuần - người lãnh đạo tân tâm và đánh giá cao năng lực của ông Hưu Tranh trực tiếp điều ông về Ủy ban Măt trân Tổ quốc, đam nhân công tác trí vân. Cho đến năm 1981 - một bước ngoăt quan trọng của sự nghiệp diễn ra khi ông về làm việc tại Ban Khoa học và Kỹ thuât (nay

là Sở Khoa học - Công nghệ), phụ trách các thông tin về tư liệu khoa học.

... Đến nhà nghiên cứu về Đà Lạt Đời công chưc tưởng bình lăng trôi theo

dòng chay nhẹ nhàng, cho đến năm 1992, đại diện thành phố Đà Lạt đã đề nghi ông Nguyễn Hưu Tranh xuống Sài Gòn, đến các thư viện, trung tâm lưu trư tìm tài liệu về thành phố. Nhưng tài liệu ây đươc sử dụng cho tâp sách viết về lich sử Đà Lạt, đời sống kinh tế - xã hội thành phố hoa nhân sự kiện 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển diễn ra vào năm 1993.

Với vốn ngoại ngư lưu loát và tư duy khoa học của một người làm công tác thông tin, tâp hơp tư liệu; ông Nguyễn Hưu Tranh đã tiếp cân với khoang trên 600 tài liệu. Nhưng trang tài liệu mở ra nguồn thông tin ngồn ngộn, đa dạng, phong phu; nhưng cách tiếp cân đăc sắc và quý giá về Đà Lạt theo chiều dài lich sử. Ông như đươc sống với nhiều giai đoạn đã qua bởi nhưng lát cắt đầy sinh động về Đà Lạt như: But ký của Yersin về chuyến lên cao nguyên Lang Biang; các chuyên đề trên tạp chí L’Asie Nouvelle Illustrée (Châu Á mới) về Đà Lạt (gồm: Du lich Đà Lạt năm 1937; Đường sắt lên cao nguyên Lang Biang; Trường Lycée Yersin; Đât và người Đồng Nai Thương…). Tác gia Nguyễn Hưu Tranh cho biết, qua nguồn sử liệu dồi dào đó, ông có cam hưng nghiên cưu về Đà Lạt nhiều hơn. Trong tâp sách Đà Lạt - Thành phố cao nguyên (tâp sách xuât ban nhân dip Đà Lạt tròn 100 năm), ông đóng vai trò là người biên soạn một số chương và thực hiện biên tâp. Tiếp tục sau đó, năm 1993, ông cho ra đời cuốn Đà Lạt năm xưa với vai trò của một dich gia dich các tư liệu của Pháp, Anh với hai phương pháp lươc dich và trích dich. Ông tiếp tục tham gia biên tâp các quyển về Địa chí Lâm Đồng, Địa chí Đà Lạt xuât ban năm 1998, 2008.

Với nguồn sống thực tế, thông hiểu ngôn ngư, tâp tục và đời sống đồng bào, thời gian sau đó, khi Sở Nội Vụ Lâm Đồng tổ chưc nhưng lớp học tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chưc; ông Nguyễn Hưu Tranh đã tham gia biên tâp tài liệu học tiếng Cơ Ho, Mạ, Chu Ru.

Năm 2017, cuốn Đà Lạt năm xưa đươc tái ban lần thư hai với nhưng tài liệu mới đươc bổ sung, chỉnh lý; phương pháp làm việc hiện đại của Nhà xuât ban và đơn vi phát hành đã đem đến cho Đà Lạt năm xưa một diện mạo mới, xếp trang trọng trong nhà sách để thuân lơi đưa độc gia về với nhưng trang tài liệu vô giá. Sách phát hành, hơn ai hết, ông Nguyễn Hưu Tranh cũng như đươc sống lại nhưng kí ưc không dễ phai nhòa của một người nghiên cưu về Đà Lạt, nhưng dòng chay của thành phố trên cao nguyên.

Cung với viết sách, ông là người thường xuyên tham gia các buổi hội thao về Đà Lạt với nhưng suy nghĩ, phân tích, gơi mở đầy chiều sâu và có tính thuyết phục. Đồng thời, ông hỗ trơ một số sinh viên, học viên thực hiện các đề tài tốt nghiệp. Ở tuổi gần 80, ông Nguyễn Hưu Tranh vẫn làm việc trên máy vi tính thành thạo để kết nối thông tin.

Trong căn nhà gắn bó lâu năm trên đường Hai Bà Trưng, Phường 6, Đà Lạt, vơ chồng ông vui vầy cung gia đình người con trai duy nhât hiện làm công chưc. Mỗi ngày, ông đạp xe đưa đón cháu đi học, về nhà. Vòng xe quay đều, tiếp nối dòng đời. Găp ông, nhưng tài liệu mới vẫn đang tiếp tục đươc nghiên cưu. Ông đua: “Sắp hết kiếp rồi. Kiếp sau, vẫn muốn làm người Đà Lạt và nghiên cưu về Đà Lạt”. Ông nói vây thôi, nhưng người biết ông vẫn luôn hy vọng kiếp này của ông còn dài để Đà Lạt đươc nhìn nhân thâu đáo, chí tình bởi khối óc và trái tim một người rât yêu Đà Lạt…

Mãi là mạch nguồn da diết

Ông Nguyễn Hữu Tranh nghiên cứu về Đà Lạt bằng cả tình yêu và tư duy khoa học. Ảnh: H.Y

Trước ngàn thông Đà Lạt

“Kiếp sau xin chớ làm ngườiLàm cây thông đứng

giữa trời mà reo” (Trích thơ Nguyễn Công Trư)

Người xưa buồn thế sựMuốn hóa thành cây thôngĐể tự do đứng thẳngGiữa đất trời mênh môngÔi tươi xanh Đà LạtKhắp núi đồi điệp trùngThông ùn ùn vươn thẳngVi vu reo đầy lòngHãy vui người xưa ơiNước non nay giàu đẹpĐắp vun mọi cuộc đờiDáng thông bừng hồn ViệtVà tươi xanh mãnh liệtVà thách ngàn bão giông.

NGUYỄN HỒNG CHUYÊN

Đến với bài thơ “Trước ngàn thông Đà Lạt”Bài thơ “Trước ngàn thông Đà Lạt” là một

sáng tác vào nhưng năm gần đây của nhà thơ Nguyễn Hồng Chuyên trong lần đươc cử đi dự Trại sáng tác ở Đà Lạt. Kiểu gieo vần bằng cách kết hơp vần tiếp cung với nhip điệu thơ năm chư khiến cho bài thơ thât trẻ trung.

Phụ đề bài “Trước ngàn thông Đà Lạt” trích hai câu thơ nổi tiếng của danh nhân Nguyễn Công Trư để minh họa cho nguồn gốc đã hình thành tư thơ. Điều này theo tôi là không cần thiết bởi sự thực khi đọc bài thơ của Nguyễn Hồng Chuyên, độc gia vẫn bắt kip dòng suy tưởng của tác gia. Thât vây: “Người xưa buồn thế sự/ Muốn hóa thành cây thông/ Để tự do đứng thẳng/ Giữa đất trời mênh mông”.

Trước măt tác gia, cây thông chính là biểu hiện của người quân tử, là ý chí quât cường, bât khuât, là sự cống hiến vẻ đẹp, khí phách, cống hiến màu xanh yên bình cho gâm vóc non sông.

Đây có còn là nhưng hàng thông? Không, trước mắt tác gia đó là hàng triệu người dân yêu nước đang vươn tới tự do, thanh than, thoát tục trong nhưng lời ca khuc nhạc bât diệt

của thiên nhiên tươi tốt, bình yên, thanh bình: “Ôi tươi xanh Đà Lạt/ Khắp núi đồi điệp trùng/ Thông ùn ùn vươn thẳng/ Vi vu reo đầy lòng”. Bạt ngàn thông xanh sừng sưng kề dựa bên nhau vưng chãi như khối đoàn kết của 54 dân tộc anh em. Đọc đến đây, bât chơt tôi liên tưởng đến bài hát “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sỹ Trần Long Ẩn: “Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây. Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nghĩ về đời người”. Qua thât, rung cam của nhà thơ và nhạc sĩ đã hòa nhip cung nhau. Ở hai khổ thơ 1 và 2, tác gia sử dụng “Đưng thẳng” (câu 3 khổ 1) và “Vươn thẳng” (câu 3 khổ 2) như vây bi điệp từ, trung ý. Theo tôi, chư “Đưng thẳng” ở khổ 1 nên thay bằng “Ca hát” cho gần ý thơ của Nguyễn Công Trư hơn? Câu “Vi vu reo đầy lòng” nên thay bằng “Vi vut vui ngâp lòng” vì “Vi vu” hẳn là “Reo” rồi.

Có lẽ Nguyễn Hồng Chuyên đang cam thây hạnh phuc ngâp đầy: “Hãy vui người xưa ơi/ Nước non nay giàu đẹp/ Đắp vun mọi cuộc đời/ Dáng thông bừng hồn Việt”. Không chỉ chiêm

ngương, nhà thơ muốn lay gọi hồn người xưa dây để cung tân hưởng âm no, hạnh phuc của hôm nay, hạnh phuc đã đươc đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ. Tinh thần yêu nước, thương nòi, ý chí kiên cường, bât diệt cung với truyền thống văn hóa giàu ban sắc, tâm hồn Việt đã góp phần bao vệ, dựng xây để Tổ quốc ta vươn tới tầm cao thời đại. Hạnh phuc của mỗi cá nhân hòa quyện trong hạnh phuc chung của toàn quân, toàn dân ta.

Ngàn thông luc này không phai là rừng cây, cũng không phai là đời người mà thông đã trở thành hình tương của quê hương. Non sông gâm vóc ta đang tràn ngâp màu xanh, màu của tự do, hy vọng, màu của hòa bình, màu của hạnh phuc, bình yên. Đó là chân lý không thể đổi thay, là niềm tin muôn đời bền vưng. Đó là ngọn đuốc lý tưởng soi sáng suốt thời gian. Đó là quyết tâm không gì lay chuyển nổi... Không khó khăn, trở lực nào có thể ngăn bước chung ta: “Và tươi xanh mãnh liệt/ Và thách ngàn bão giông” - tác gia đã khẳng đinh dưt khoát sự tât thắng của tinh thần và sưc sống Việt Nam. NGUYỄN THANH TOÀN

21 TẾT DƯƠNG LỊCH

ĐỨC TÚ

Tà Hine (huyện Đức Trọng) chiều mây trắng, nắng vàng và những hạt cà phê phơi

quanh ngôi nhà sàn truyền thống chứng tỏ cuộc sống no ấm của bà con. Già làng Ya Dương đôi chút tản mạn nhớ về một thuở hồng hoang, khi đất trời giao thoa trong tiếng “sấm” cồng chiêng, đục trong của kèn bầu, vang chói của phèng la, rồi trai gái tình tứ bên những vũ điệu ngợi ca con người, ca ngợi quê hương, đất nước rạng rỡ tiết xuân.

Già Ya Dương tuổi đã ngoại thất

tuần. Nhưng đôi tay còn nhanh nhẹn, ánh mắt còn tinh anh và sức vóc thì cứng cỏi như núi rừng vậy. Có được điều đó là vì một thời oanh liệt, già đã cống hiến cho đất nước, cho đất mẹ Việt khi tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời đó, già thuộc đơn vị K67, Quân khu 6.

Niềm vui chiến thắng, thống nhất đất nước hân hoan, già Ya Dương trở về thôn Tà In (xã Tà Hine) với vai trò một cựu chiến binh gương mẫu trên các mặt trận. Từ tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến giúp

đỡ bản làng phát triển kinh tế. Phải nói rằng đối với già, tình cảm bản làng, đoàn kết dân tộc là “thương nhau chia củ sắn lùi”. Biết bao nhiêu gia đình ở thôn này thầm cảm ơn già vì tình nghĩa, khi mà già trực tiếp giúp đỡ nhiều hộ dân qua cơn đói khổ.

Để rồi, bây giờ bằng sự hăng say lao động, một lòng với Đảng, cuộc sống người dân được cải thiện, con em địa phương được ăn học tử tế. Qua rồi cơn thống khổ, đến thời no ấm, vui hưởng xuân hồng, già Ya Dương lại đau đáu giữ hồn cốt bản làng.

Già Ya Dương chơi được nhiều

nhạc cụ của người đồng bào DTTS vùng miệt Nam Tây Nguyên này từ cồng chiêng, phèng la đến khèn bầu. Năm 2010, già làm nhiệm vụ “đứng lớp”, làm “người thầy không bục giảng” để truyền dạy về cách thể hiện nhạc cụ cho thế hệ trẻ của toàn xã. Đến nay, đã có trên 10 học trò của già chơi thành thạo các loại nhạc cụ và tham gia biểu diễn trong các dịp văn nghệ, liên hoan, lễ, Tết.

Già cười hiền khô: “Gần mười năm mà có mười người nhưng chắc chắn từ số mười này sẽ có nhiều hơn nữa người biết chơi cồng chiêng, phèng la, khèn bầu

vì có được bước đệm thì dễ đi tới lắm”.

Trong thâm tâm của già Ya Dương, con người nơi núi rừng, sinh ra nơi núi rừng, rồi lại về với núi rừng. Nhưng cốt lõi nhất là phải lưu giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông. Già đưa ra một lý lẽ, thẳng như cây thông mọc thẳng rằng: Tại sao Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại mà con cháu chúng ta lại thờ ơ với nó? Già rất nhạy cảm và bắt kịp cuộc sống khi mà già đề cập đến câu chuyện dùng “cái face” để mà hội nhập, lưu giữ, giao thoa văn hóa truyền thống, nhất là con trẻ. Vì những ưu điểm những tính năng của mạng xã hội già đã được con cháu già ngay tại thôn này cho già được “mục sở thị” lắm lần rồi.

Mặt trời vất vả bò qua rặng núi, bóng chiều như chực nghỉ ngơi ở Tà Hine. Trên bậc cầu thang nhà sàn, già Ya Dương đắm chìm trong tiếng khèn bầu bay xa. Nếu có ý thức gửi gắm tiếng kèn ấy trong thời kỳ kỷ nguyên số, có thể ghi lại, lưu giữ hay phát trực tiếp theo kiểu “Live stream” để người đời biết giữa rừng núi còn có thứ âm thanh bay bổng đặc trưng Tây Nguyên vang cùng gió ngàn.

GIỮ GIAI ÂM BUÔN LÀNGPhải khẳng định chắc chắn rằng công nghệ làm thay đổi cả thế giới chứ không riêng gì mảnh đất nào, nhưng trong sự đổi thay đó vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của người dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên cũng là một kỳ công.

Già Ya Dương say đắm bên chiếc khèn bầu nơi miệt Nam Tây nguyên. Ảnh: Đ.Tú

TRỊNH CHU

Ngày hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng huyện Cát Tiên lần thứ I - năm 2018 chính thức khép lại. Nhưng ấn tượng

mà ngày hội mang lại cho người dân và du khách thì chưa bao giờ dừng lại. Nó vẫn tiếp tục mở ra như một câu chuyện dài kỳ về sức sống mạnh mẽ của những giá trị văn hóa Mạ và S’Tiêng độc đáo. “Ngày hội nhằm khơi dậy nét đẹp văn hóa Mạ và S’Tiêng, để chủ nhân nền văn hóa đó yêu hơn, hiểu thêm những giá trị văn hóa nguồn cội. Yêu và hiểu những giá trị văn hóa truyền thống, người Mạ và S’Tiêng sẽ có ý thức hơn trong việc gìn giữ, cũng như tìm cách phát huy nét văn hóa đặc trưng ấy trong thời đại mới”, ông Trần Đình Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng huyện Cát Tiên lần thứ I, chia sẻ.

11 đoàn nghệ nhân Mạ và S’Tiêng đã hội tụ về Di tích Quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên để sống trong một không gian xưa cũ. Nghệ nhân Điểu K’Hen không giấu được niềm xúc động: “Nét độc đáo của văn hóa

HỘI VỀ NƠI ĐẤT THÁNHTrong các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ, giải pháp thúc đẩy không gian du lịch văn hóa và di sản được Cát Tiên coi trọng. Tiếng chiêng nguồn cội, chủ đề của Ngày hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng huyện Cát Tiên lần thứ I do UBND huyện Cát Tiên cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào hạ tuần tháng 12 năm 2018 có thể xem là những khởi phát ban đầu trên tiến trình đó.

người Mạ và S’Tiêng nằm ở tính cố kết cộng đồng. Vì vậy, muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mạ và S’Tiêng, phải bắt đầu từ không gian sống và cộng đồng Mạ và S’Tiêng. Chúng tôi rất vui khi được sống lại trong những căn nhà dài cùng những nghi lễ truyền thống”. Ông Phan Văn Thành, Bảo tàng Đồng Nai, cũng đánh giá rất cao việc tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng của UBND huyện Cát Tiên. Theo ông Phan Văn Thành, chỉ khi Nhà nước tổ chức ngày hội thì người dân Mạ và S’Tiêng mới có dịp sống lại những nghi lễ truyền thống. “Trong cuộc sống thường ngày, với

những nghề nghiệp khác nhau, địa bàn cư trú lại tản mác, người Mạ và S’Tiêng dù có muốn sống trong không khí lễ hội cũng rất khó, vì việc tổ chức lễ hội không phải ai cũng làm được”, ông Phan Văn Thành nói. Bà Điểu Thị Prợt, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng, thì bảo: “Nhất là người già, họ tỏ ra rất háo hức, vì Ngày hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng chính là nơi để họ thực hành các nghi thức, lễ thức như nghi lễ dựng cây nêu, nghi lễ dựng nhà mới, nghi lễ tấu chiêng. Ngoài ra, ngày hội còn là dịp để những người biết đan lát, dệt thổ cẩm... khoe tài. Cùng đó, đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái trẻ

Mạ và S’Tiêng trổ tài phóng lao, bắn nỏ...”. Tuy nhiên, một số người dân bày tỏ, Ngày

hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng sẽ còn tốt hơn, mang lại nhiều xúc cảm hơn nếu như thời điểm tổ chức không trùng với mùa thu hái cà phê và mùa điều trổ bông. Trao đổi về vấn đề này, ông Lưu Văn Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Cát Tiên, Phó Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Di sản văn hóa Mạ và S’Tiêng huyện Cát Tiên lần thứ I, nói: “Vì là lần đầu tiên tổ chức nên thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để những lần tổ chức sau được tốt hơn”.

Phóng lao, nét đẹp truyền thống. Ảnh: T.Chu

Đan gùi, nghề truyền thống đượctái hiện trong ngày hội. Ảnh: T.Chu

Phụ nữ dệt thổ cẩm. Ảnh: T.ChuGiã gạo trong đời sống cộng đồng Mạ và S’Tiêng. Ảnh: T.Chu

22 TẾT DƯƠNG LỊCH

C.THÀNH

Nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trong dịp diễn ra các

chương trình kỷ niệm Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội Xuân 2019; Công an TP Đà Lạt cùng các đơn vị liên quan ngay từ tháng 11/2018 đã lên chi tiết các phương án phòng chống ùn tắc giao thông, sẵn sàng ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra.

Nguy cơ ùn tắcTrung tá Nguyễn Văn Hùng, Đội

trưởng Đội cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Đà Lạt cho biết, thực hiện kế hoạch của Công an tỉnh Lâm Đồng về “Đảm bảo ATGT các chương trình, sự kiện chính trị lớn diễn ra trong tháng 12/2018 tại TP Đà Lạt”, Kế hoạch của UBND TP Đà Lạt “Tổ chức, triển khai các hoạt động chào mừng Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển (1893-2018)”; đồng thời, căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động giao thông trên địa bàn, Công an TP Đà Lạt đã xây dựng phương án phòng chống ùn tắc giao thông rất chi tiết.

“Lễ kỷ niệm diễn ra dịp cuối năm, ngay trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2019 nên chúng tôi dự đoán hàng chục ngàn lượt khách du lịch và Nhân dân địa phương các huyện sẽ lên Đà Lạt tham quan, nghỉ dưỡng. Cùng với đó là lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến trên các tuyến đường chính ra - vào trung tâm thành phố, cộng với phương tiện phục vụ các chương trình lễ hội,… sẽ tác động trực tiếp tới công tác đảm bảo trật tự ATGT và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn tắc ở một số vị trí” - ông Hùng chia sẻ và khẳng định nếu không

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ hội lớn, Tết Dương lịch gần kề, lượng du khách lên Đà Lạt tham quan, giải trí thường tăng vọt, kéo theo tình hình trật tự an toàn giao thông có chiều hướng diễn biến rất phức tạp. Thực tế cho thấy, qua một số lễ hội lớn diễn ra cuối năm 2017, đầu năm 2018, các con đường chính ra vào trung tâm thành phố đã rơi vào tình trạng quá tải, ùn ứ cục bộ trong thời gian từ 10 tới 30 phút.

Không để ùn tắc giao thông kéo dài TRONG DỊP LỄ, TẾT

Lượng khách du lịch khắp nơi lên Đà Lạt vui chơi nghỉ dưỡng tăng vọt, khiến cho giao thông quá tải, ùn ứ cục bộ tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt vào Tết Mậu Tuất năm 2018. Ảnh: C.Thành

Công an TP Đà Lạt đã xây dựng phương án giảm tối đa tình trạng giao thông ùn ứ trong các ngày diễn ra chương trình kỷ niệm Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển,

Tết Dương lịch 2019. Ảnh: C.Thành

có kế hoạch chủ động phòng ngừa, giải quyết quyết liệt chắc chắn rất dễ xảy ra ùn tắc giao thông trên diện rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động vui chơi, giải trí của người dân và các chương trình lễ hội của địa phương.

Theo đó, các nút giao thông Công an thành phố nhận định có nguy cơ xảy ra ùn ứ giao thông cao nhất là: vòng xuyến Hải Thượng, Phan Chu Trinh, Đài phun nước trước Chợ Đà Lạt, khu vực trước Quảng trường Lâm Viên, Hoàng Văn Thụ, Ngã 5 Đại học, tuyến đèo Prenn, vòng xuyến Bà Triệu, Trần Phú và Khu trung tâm Hòa Bình. Ngoài ra, như thường lệ các khu du lịch gồm: Thung lũng Tình Yêu, Vườn hoa Thành phố, thác Datanla, tuyến đường vào làng hoa Vạn Thành, Thái Phiên rất dễ trở thành điểm đen tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm lễ hội, kỳ nghỉ Tết Dương lịch.

Giải pháp cơ bản là đối với các vòng xuyến, khu du lịch được đề cập ở trên; Công an TP Đà Lạt sẽ

bố trí ít nhất từ 2-3 chiến sĩ CSGT túc trực các giờ cao điểm, cắm chốt cố định trong tất cả các ngày diễn ra lễ hội, đồng thời cắt cử 10 đồng chí khác tuần tra liên tục 5 tuyến đường chính của thành phố. Ngay khi có nguy cơ ùn tắc giao thông ở điểm nào, lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp các chốt trực sẽ tăng cường nhân lực, bảo đảm giảm tải nhanh ùn ứ, tránh gây ách tắc cục bộ trên diện rộng.

Ngoài lực lượng chính là các chiến sĩ CSGT, Công an TP Đà Lạt cũng huy động công an 12 phường, 4 xã trên địa bàn bố trí ít nhất 2 chiến sĩ công an, 2 bảo vệ dân phố mỗi phường để phối hợp điều tiết giao thông, phân luồng, xử lý việc đậu đỗ trái phép, xử lý việc cản trở giao thông tại các tuyến phố đơn vị quản lý nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm, các tuyến phố chính. Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cũng bố trí 10 chiến sĩ CSGT để tăng cường cho Công an TP Đà Lạt mỗi ngày bên cạnh lực lượng thanh niên xung phong của Thành Đoàn Đà Lạt, Tỉnh Đoàn

Lâm Đồng,… với vai trò hỗ trợ điều tiết, phân luồng.

“Giải pháp tiếp theo là chúng tôi sẽ cấm xe ô tô đậu ở một số tuyến đường ở 12 phường trên địa bàn, như: Lê Đại Hành, 3/2, Lê Thị Hồng Gấm, Phan Bội Châu, Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 1); Bùi Thị Xuân, Phan Đình Phùng, Nguyễn Văn Trỗi (Phường 8); … vào thời điểm lễ hội diễn ra. Các xe tải 3,5 tấn trở lên cũng bị cấm chạy trên một số tuyến đường: Trần Phú, 3/2, Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng từ 6h tới 21h. Đồng thời, sẽ có nhiều tuyến đường được phân luồng khoa học để tránh tình trạng các xe gây cản trở giao thông, giảm ùn tắc” - ông Hùng thông tin thêm.

Lên phương án, chủ động xử lý các tình huống Theo UBND TP Đà Lạt, thời

gian gần đây, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố có chiều hướng phức tạp hơn. Những con đường dẫn về trung tâm TP Đà Lạt, đèo Prenn - cửa ngõ vào nội ô TP Đà Lạt dù được nâng cấp mở rộng nhiều lần nhưng vẫn chưa đáp ứng được một lượng lớn phương tiện lưu thông.

Thời điểm quá tải nặng nhất từ 7h-10h và từ 16h-19h. Cơ quan chức năng ghi nhận kẹt xe nghiêm trọng là các nút giao thông quanh hồ Xuân Hương và những cung đường dẫn về hồ Xuân Hương, khu Hòa Bình. Trong đó, TP Đà Lạt xác định có 18 điểm ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm trong ngày khiến việc đi lại, vận chuyển hành khách, hàng hóa gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông, lượng xe ngoại tỉnh tới tham quan du lịch tăng vọt trong kỳ nghỉ lễ, phân bố dân cư và các khu thương mại, khách sạn, nhà nghỉ chưa hợp lí, đặc biệt là tại nút thắt khu Hòa Bình, tập trung quá dày

công trình dịch vụ,... cộng với việc ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao, dẫn tới ùn tắc giao thông cục bộ kéo dài.

Để giải pháp phòng chống ùn tắc trong thời gian tổ chức Đà Lạt 125 năm hình thành và phát triển, Tết Dương lịch năm 2019 đạt hiệu quả cao nhất, UBND TP Đà Lạt đã chỉ đạo Công an thành phố lên 12 phương án dự báo và xử lý tình huống, không để bị động khi các chương trình lễ hội diễn ra.

Ví dụ như tình huống đèo Prenn có biểu hiện ùn tắc cục bộ. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ tuần tra kiểm soát là báo cáo nhanh thông tin cho lãnh đạo Công an thành phố, Đội CSGT để tăng cường lực lượng điều tiết giao thông, giảm ùn tắc khu vực xung quanh đường đèo.

Cụ thể, chốt CSGT cắm dưới chân đèo sẽ hướng dẫn cho các phương tiện đi sang đèo Mimosa. Chốt đầu đèo Prenn với tổ tuần tra tuyến trên thực hiện cắm chốt điều tiết không cho phương tiện xuống đèo. Trong khi đó, chốt ngã 3 hồ Tuyền Lâm sẽ hướng dẫn phương tiện đi đường tránh hồ Tuyền Lâm ra chân đèo Prenn. Đồng thời chốt vòng xuyến Kim Cúc sẽ không cho xe đi vào đường Ba Tháng Tư, hướng phương tiện đi ra thành phố qua đèo Mimosa.

“Đó chỉ là một trong 12 tình huống các phương án chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng để xử lý, giảm tối thiểu tình trạng giao thông quá tải trong thời gian diễn ra các hoạt động chào mừng 125 năm hình thành và phát triển và 4 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019. Với tinh thần quyết liệt, các đơn vị được giao sẽ nỗ lực không để tình trạng giao thông ùn ứ kéo dài, ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi, giải trí của người dân trong dịp lễ, tết” - một lãnh đạo UBND TP Đà Lạt cho biết.

23 TẾT DƯƠNG LỊCH

đóng BHYT. Danh mục này rộng hơn khá nhiều so với danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (khoảng 400 thuốc) và danh mục thuốc BHYT của một số nước trong khu vực, có điều kiện kinh tế phát triển hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Thực tế cũng cho thấy thuốc lưu hành trên thị trường rất phong phú với nhiều chủng loại và hiệu quả khác nhau, nhiều loại thuốc chỉ mang tính chất hỗ trợ, hiệu quả điều trị không rõ ràng; một số thuốc hiệu quả thấp hơn với nhiều tác dụng phụ nhưng chi phí điều trị cao hơn, một số thuốc điều trị lại có chi phí cho một bệnh nhân lên tới vài tỷ đồng một năm... Giữa thị trường thuốc đa dạng và phong phú thì những danh mục thuốc được thanh toán

THÔNG BÁO về việc thanh lý bò bê

1. Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt có kế hoạch đấu thầu bò bê thanh lý gồm các nội dung như sau:

Nội dung thông tin đăng báo mời thầu:Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt có kế hoạch tổ chức chào giá cạnh

tranh để bán hàng rộng rãi, cụ thể như sau:Đối tượng bán: bò, bê cái, bê đựcSố lượng: theo số lượng bò bê tại mỗi thời điểmThời gian: từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019Địa điểm: Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt - thôn Lạc Trường, xã Tu

Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.2. Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt trân trọng mời các nhà thầu

có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu theo nội dung nêu trên. Thông tin liên hệ tại Trang trại Bò sữa Vinamilk Đà Lạt:

Địa chỉ: Thôn Lạc Trường, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.Điện thoại: (0263) 3641289 Fax: (0263) 3641289Người liên hệ: Trương Quang Tuan - Email: [email protected]ĐTDĐ: 09676735793. Thời gian đăng ký dự thầu: từ ngày 25/12/2018; 26/12/2018;

28/12/2018 vào giờ hành chính tại địa chỉ trên hoặc qua email: [email protected]

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Nguyễn Đức Dần và bà Trần Thị Vinh sử dụng đất tại TT Lộc Thắng. Với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 01, diện tích 197.5m2 + Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị (ODT).+ Tờ bản đồ số: Khu QH C2, TT Lộc Thắng.+ Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài.- Giấy CNQSD đất số hiệu AD 241892 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho

hộ ông Trương Ngọc Hoàn ngày 21/10/2005, số vào sổ theo dõi cấp giấy: H 03128/QSDĐ.

Năm 2006, hộ ông Trương Ngọc Hoàn sang nhượng cho ông Nguyễn Đức Dần và bà Trần Thị Vinh bằng giấy viết tay nhưng chưa lập thủ tục sang tên theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: AD 241892 cho ông Nguyễn Đức Dần và bà Trần Thị Vinh quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Trương Ngọc Hoàn ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn

phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Đức Dần và bà Trần Thị Vinh tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Chất lượng thuốc đảm bảo khi đi khám bệnh bảo hiểm y tế

N.MINH

Tại Lâm Đồng, hàng năm, công tác đấu thầu cung ứng thuốc đáp ứng nhu

cầu điều trị của người bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và người bệnh có thẻ BHYT nói riêng “không có sự phân biệt”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã giao cho 3 chủ đầu tư đấu thầu (bao gồm Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện II Lâm Đồng), trong đó Sở Y tế Lâm Đồng đấu thầu tập trung 106 mặt hàng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trong toàn tỉnh, 884 mặt hàng cho các cơ sở KCB tuyến huyện và một số cơ sở tuyến tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 1342/QĐ-UBND ngày 3/7/2018 về “Phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung cấp địa phương; cung ứng

thuốc và tân dược, thuốc dược liệu cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2018-2019” với 993 mặt hàng thuốc và dược liệu và Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 về “Phê duyệt dự toán mua sắm và kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng tân dược cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng năm 2018-2019” với 591 mặt hàng tân dược. Sau khi trúng thầu, các cơ sở xây dựng danh mục thuốc đề nghị cơ quan bảo hiểm thanh toán. Các mặt hàng thuốc này đều đáp ứng nhu cầu sử dụng điều trị cho tất cả người bệnh khi đến KCB tại các cơ sở KCB, bao gồm người bệnh chưa có thẻ BHYT và người bệnh có thẻ BHYT.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá là một trong số ít các nước có danh mục thuốc BHYT rộng rãi, đáp ứng nhu cầu điều trị so với mức

Ngày 17 tháng 11 năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BYT, trong đó đã ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT gồm 845 hoạt chất, 1.064 thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu. Đối với thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BYT ban hành danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Tất cả các mặt hàng thuốc thuộc 2 thông tư của Bộ Y tế nêu trên đều được lưu hành trên thị trường và đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị của người tham gia BHYT, điều này chứng tỏ người dân khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT thì thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh của người dân hoàn toàn đảm bảo được chất lượng.

Chất lượng thuốc được đảm bảo khi đi khám bệnh bảo hiểm y tế.

Trang báo này có sự phối hợp thực hiện của Bảo hiểm Xã hội Lâm Đồng

khi đi KCB BHYT là những danh mục thuốc đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị của người bệnh và đã được Bộ Y tế thông qua.

Tại tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2018, tổng lượt người khám chữa bệnh BHYT là 2.306.453 với số tiền là 972.871 triệu đồng, so với năm 2017 số tiền chi KCB BHYT tăng 14,82% với 125.569 triệu đồng, trong đó tại tỉnh tổng số lượt người KCB BHYT là 2.205.950 với số tiền chi phí là 678.439 triệu đồng và tổng chi phí KCB BHYT đa tuyến đi ngoài tỉnh là 294.432 triệu đồng cho 100.503 lượt người. Qua

những con số trên đã cho thấy thẻ BHYT là chiếc phao cứu sinh cho hàng triệu bệnh nhân trong tỉnh và chi phí mà người dân được Quỹ BHYT thanh toán đã giúp cho người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn khi chẳng may bị ốm đau, tai nạn trong cuộc sống.

Đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định việc KCB BHYT tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng và tại nước ta nói chung là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và quyền lợi của người dân khi đi KCB BHYT luôn được Nhà nước đảm bảo cao nhất.

24 TẾT DƯƠNG LỊCH

GIAÙ7.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Hoạt động Chào mừng kỷ niệm hình thành và phát triển

Lãnh đạo tỉnh và thành phố cắt băng khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội TP Đà Lạt qua 125 năm hình thành và phát triển.

Học sinh Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh tham quan triển lãm.

Triển lãm kỷ vật văn hóa người Đà Lạt tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Lâm Đồng.

Trang phục của người Đà Lạt xưa.Trình diễn thời trang lụa và thổ cẩm bên bờ hồ Xuân Hương.

Giới thiệu về Mộc bản triều Nguyễn cho khách tham quan. Các em học sinh trên địa bàn TP Đà Lạt tham quan học tập tại Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội TP Đà Lạt qua 125 năm

hình thành và phát triển.

Gian hàng hoa công nghệ cao tại Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội TP Đà Lạt qua 125 năm hình thành và phát triển.

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng năm 2018 với chủ đề “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Tập hợp ảnh: V.BÁU