C ệnh COVID-19 1 90

90
Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 1 / 90

Transcript of C ệnh COVID-19 1 90

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 1 / 90

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 2 / 90

CHỦ BIÊN

GS. TS. BS. Trần Diệp Tuấn

BAN BIÊN TẬP

GS. TS. BS. Trần Diệp Tuấn

PGS. TS. BS. Vương Thị Ngọc Lan

PGS. TS. BS. Huỳnh Nghĩa

PGS. TS. BS. Ngô Quốc Đạt

PGS. TS. BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên

TS. BS. Nguyễn Như Vinh

ThS. BS. Dương Duy Khoa

BAN BIÊN SOẠN

PGS. TS. BS. Vương Thị Ngọc Lan

PGS. TS. BS. Huỳnh Nghĩa

PGS. TS. BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên

PGS. TS. BS. Ngô Quốc Đạt

TS. BS. Nguyễn Như Vinh

TS. BS. Phạm Lê Duy

TS. BS. Trịnh Hoàng Kim Tú

TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

ThS. BS. Dương Duy Khoa

ThS. BS. Trần Ngọc Nguyên

ThS. BS. Lê Đại Dương

ThS. XN. Trần Thùy Lẽn

ThS. ĐD. Đặng Thị Minh Phượng

ThS. BS. Vũ Trần Thiên Quân

ThS. BS. Bùi Diễm Khuê

ThS. BS. Trần Thị Thúy Tường

ThS. BS. Ngô Nguyễn Hải Thanh

ThS. BS. Nguyễn Phước Vĩnh

ThS. BS. Võ Thành Nghĩa

ThS. BS. Nguyễn Trung Hiếu

ThS. BS. Nguyễn Hoài Phong

ThS. BS. Lê Phước Truyền

ThS. DD. Nguyễn Thị Kim Oanh

ThS. HS. Ngô Thị Hải Lý

BS. Lê Mai Thùy Linh

BS. Võ Duy Tâm

BS. Nguyễn Tiết Âu

BS. Nguyễn Tuấn Anh

BS. Nguyễn Bảo Linh

BS. Nguyễn Thanh Thùy

BS. Nguyễn Đăng Khoa

BS. Trần Minh Huy

BS. Phan Thanh Hải Nam

ThS. BS. Bùi Đình Hoàn

CN. KTHA. Nguyễn Thị Mỹ Lâm

CN. VLTL. Trần Long Biên

SV Y. Phùng Thị Kim Phường

SV Y. Đỗ Thị Thanh Thủy

SV Y. Phạm Ngọc Huy

SV Y. Đào Ngọc Minh Huy

SV Dược. Phan Hiếu

SV ĐD. Lê Thùy Dương

SV ĐD. Trần Thị Thanh Ngân

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 3 / 90

LỜI MỞ ĐẦU CẨM NANG MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COVID-19 Ở CỘNG ĐỒNG

Dịch bệnh COVID-19 do siêu vi SARS-CoV-2 gây ra được công bố đầu tiên tại

Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12, năm 2019 đã lan rộng khắp thế giới, trở

thành trận đại dịch toàn cầu trầm trọng nhất của nhân loại trong 1 thế kỷ qua.

Tại nước ta, ca bệnh nhân đầu tiên cũng đã được ghi nhận từ rất sớm vào

ngày 23 tháng 01 năm 2020, và đến nay nước ta đã trải qua 4 đợt dịch. Đợt

bùng phát mới nhất là đợt dịch thứ 4 bắt đầu vào cuối tháng 4 năm 2021 là

phức tạp, trầm trọng và kéo dài nhất. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là

một trong những điểm nóng và bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số ca nhiễm (F0)

mỗi ngày tăng nhanh từ hàng chục, hàng trăm, lên hàng ngàn, có lúc lên đến

hơn 6.000 ca và duy trì liên tục vào khoảng 4.000 ca trong nhiều tuần, đã tạo

áp lực rất lớn đến các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và các bệnh viện tuyến

trên. Trong bối cảnh quá tải đối với hệ thống y tế tuyến trên và thực trạng số

lượng người bệnh và tử vong ngày càng gia tăng, Đại học Y Dược Tp.HCM đã

cùng lãnh đạo và hệ thống y tế Quận 10 đề xuất mô hình chăm sóc người bệnh

COVID-19 tại cộng đồng.

Sau hơn 3 tuần triển khai thực hiện, chúng tôi bước đầu ghi nhận những diễn

biến tích cực trong công tác chăm sóc người bệnh tại cộng đồng. Số liệu ban

đầu cho thấy người bệnh an tâm hơn, số ca chuyển viện và tử vong giảm, và

chưa có ca tử vong tại nhà. Nhằm kịp thời chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ

mô hình thực tế này, quý thầy cô Đại Học Y Dược Tp.HCM đã biên soạn quyển

“Cẩm nang mô hình chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng”. Trong đó,

có chú ý đến hoàn cảnh thực tiễn của hệ thống tổ chức và nguồn lực của y tế

cơ sở quận huyện, đề xuất các biến thể của mô hình, nhằm tạo sự linh hoạt

trong triển khai thực hiện.

Hy vọng quyển Cẩm nang Mô hình chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng

đồng này sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho những ai mong muốn triển

khai mô hình tương tự. Chúng tôi cũng mong muốn nhận được ý kiến đóng

góp của quý đồng nghiệp và độc giả để có thể hoàn thiện hơn mô hình chăm

sóc người bệnh COVID-19 tại cộng đồng.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 4 / 90

Trân trọng cám ơn sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của lãnh đạo thành phố, sự

hy sinh và dấn thân với tấm lòng bác ái cao cả của quý thầy cô, học viên, sinh

viên của Đại Học Y Dược Tp.HCM, quý đồng nghiệp, tập thể cán bộ viên chức

của Quận 10, các tình nguyện viên, và các nhà hảo tâm đã cùng nhau sát cánh,

góp phần vì sự nghiệp chung trong công tác phòng chống dịch COVID-19 đầy

gian nan và thách thức này.

GS.TS.BS. Trần Diệp Tuấn

Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược Tp.HCM

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 5 / 90

MỤC LỤC CẨM NANG MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COVID-19 Ở CỘNG ĐỒNG

Phần 1. Nguyên lý của mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng ....................................... 9

1.1. Mục tiêu mô hình .......................................................................................... 10

1.2. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 10

1.2.1. Sơ đồ tổ chức mô hình ............................................................................... 10

1.2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự ................................................................................ 11

1.3. Nhiệm vụ của Đội 1 và Đội 2 trong Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng ....... 11

1.4. Nguyên tắc của Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng ..................................... 12

1.5. Ưu điểm, khuyết điểm và khó khăn của Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng

.............................................................................................................................. 12

Phần 2. Tổ chức đội 1 – Giám sát, chăm sóc sức khỏe từ xa ................................... 14

2.1. Mục tiêu của đội 1 ......................................................................................... 14

2.2. Chức năng đội 1 ............................................................................................. 14

2.3. Mô hình hoạt động ........................................................................................ 14

2.4. Quy trình khám bệnh online .......................................................................... 16

2.5. Phương tiện hỗ trợ khám và tư vấn từ xa người bệnh COVID-19 ................ 17

2.6. Đào tạo và huấn luyện ................................................................................... 19

2.7. Giao ban và họp đội nhóm ............................................................................ 20

2.8. Các chỉ số thống kê chinh của đội 1 ............................................................... 20

Phần 3. Tổ chức đội 2 – Đội cấp cứu ngoại viện COVID-19 ..................................... 22

3.1. Mục tiêu của đội 2 ......................................................................................... 22

3.2. Chức năng đội ................................................................................................ 22

3.3. Nhân sự và đào tạo ........................................................................................ 23

3.5. Oxy, thuốc, trang thiết bị, vật tư, xe cấp cứu ................................................ 29

3.6. Mô tả công việc .............................................................................................. 30

3.7. Các quy trình kỹ thuật .................................................................................... 34

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 6 / 90

3.8. Các chỉ số thống kê ........................................................................................ 34

Phần 4. Các biến thể của mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng ................................. 35

Mô hình 1. Mô hình chuẩn – Thành lập mới Đội 1 và Đội 2 (thực hiện ở Quận 10)

.............................................................................................................................. 36

Mô hình 2. Mở rộng đội ngũ ở Đội 1, thành lập mới Đội 2 (thực hiện ở Quận 8)

.............................................................................................................................. 37

Mô hình 3. Đội 2 là Đội cấp cứu của bệnh viện dã chiến ở quận ......................... 38

Mô hình 4. Đội 2 là Đội cấp cứu của bệnh viện quận. .......................................... 39

Mô hình 5. Đội 2 là Đội cấp cứu của bệnh viện tầng trên tại địa bàn. ................. 40

Phụ lục 1 (Đội 1) ....................................................................................................... 42

Phụ lục 1.1. Kịch bản lần khám bệnh online đầu tiên .......................................... 42

Phụ lục 1.2. Hệ thống phân loại nguy cơ .............................................................. 48

Phụ lục 1.3. Điều kiện chuyển đội cấp cứu ngoại viện – đội 2 ............................. 51

Phụ lục 1.4. Các thông tin cần có trong bệnh án điện tử ..................................... 54

Phụ lục 1.5. Chương trình Đào tạo liên tục về COVID-19 và hỗ trợ sức khỏe tâm

thần cho nhân viên y tế trong chương trình chăm sóc F0 tại nhà ....................... 60

Phụ lục 2 (Đội 2) ....................................................................................................... 68

Phụ lục 2.1. Danh mục thuốc thiết yếu ................................................................ 68

Phụ lục 2.2. Danh mục trang thiết bị .................................................................... 70

Phụ lục 2.3. Danh mục vật tư tiêu hao ................................................................. 71

Phụ lục 2.4. Bảy quy trình kỹ thuật (dạng Checklist) ............................................ 74

Phụ lục 2.5. Công tác điều dưỡng......................................................................... 89

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 7 / 90

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CẨM NANG MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COVID-19 Ở CỘNG ĐỒNG

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

ARDS Acute Respiratory Distress Syndrome – Hội chứng suy hô

hấp cấp

BM Bộ môn

BiPAP Bilevel positive airway pressure – Thông khí 2 mức áp lực

dương

BS Bác sĩ

BV Bệnh viện

BYT Bộ Y tế

CHF Congestive Heart Failure – Suy tim ứ huyết

COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease – Bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính

COVID-19 Corona Virus Disease 2019

CPAP Continuous positive airway pressure – Thông khí áp lực

dương liên tục

CRP C-Reactive Protein

ĐD Điều dưỡng

ĐTĐ Đái tháo đường

ĐHYD Tp.HCM Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

HIV/AIDS Human Immunodeficiency Virus / Acquired

Immunodeficiency Syndrome

ICU Intensive Care Unit – Đơn vị hồi sức tích cực

KQ Kết quả

HFNC High Flow Nasal Cannula – Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua

ống thông mũi

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 8 / 90

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

LFNC Low Flow Nasal Cannula – Liệu pháp oxy lưu lượng thấp qua

ống thông mũi

NB Người bệnh

NKQ Nội khí quản

NIV Non-invasive ventilation – Thông khí 2 mức áp lực dương

NVYT Nhân viên y tế

PCR Polymerase Chain Reaction

qSOFA quick Sepsis Related Organ Failure Assessment – Thang

điểm đánh giá nhanh tình trạng nhiễm trùng huyết

TH Trường hợp

THA Tăng huyết áp

TVV Tư vấn viên

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 9 / 90

Phần 1. Nguyên lý của mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng

Trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 (F0) tăng nhanh, lan rộng trong cộng

đồng, việc đưa F0 ra khỏi cộng đồng là khó khả thi. Ngoài ra, theo báo cáo

chính thức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, tổng

kết trên 44.672 ca xác nhận COVID-19, tỉ lệ F0 không triệu chứng hay triệu

chứng nhẹ là đa số, chiếm 80,9%, triệu chứng nặng khoảng 13,8% và nguy

kịch khoảng 4,7%.1 Trên cơ sở đó, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã có văn

bản Hướng dẫn F0 cách ly tại nhà (4534/SYT-NVY, ngày 13/7/2021 và

5069/SYT-NVY ngày 28/7/2021). Khi triển khai cách ly F0 tại nhà, một số quan

ngại từ chính quyền, cơ quan quản lý y tế và người dân như sau:

− Tâm lý hoang mang, lo lắng của F0 về diễn biến của bệnh.

− Làm thế nào phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng.

− Làm thế nào tiếp cận được nhân viên y tế để được hỗ trợ, đưa đi cấp cứu

kịp thời.

− Một số F0 ngoài việc nhiễm COVID-19 còn có các bệnh nền như đái tháo

đường, tăng huyết áp, nhưng do thực hiện cách ly nên khó đến bệnh viện

để được khám và cấp thuốc.

− Tránh lây nhiễm cho những người sống cùng nhà.

Bên cạnh đó, khi F0 có dấu hiệu khó thở tại nhà, do tâm lý lo lắng, người bệnh

có thể gọi xe cấp cứu đưa đến các bệnh viện trong khi chưa thật sự cần thiết,

hoặc nhập viện không đúng tầng, gây nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện

tầng trên.

Do đó, cần thiết lập Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng để hỗ trợ giải quyết

các vấn đề nêu trên khi thực hiện cách ly F0 tại nhà.

1 The Novel Coronavirus Pneumonia Emergency Response Epidemiology Team. The Epidemiological Characteristics of an Outbreak of

2019 Novel Coronavirus Diseases (COVID-19) – China, 2020. China CDC Weekly, Vol 2, page 1-10.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 10 / 90

1.1. Mục tiêu mô hình

Giảm tỉ lệ tử vong của người bệnh mắc COVID-19.

1.2. Sơ đồ tổ chức

1.2.1. Sơ đồ tổ chức mô hình

Mô hình được tổ chức gồm 2 trụ cột chính: Trụ 1 (đội 1) có nhiệm vụ Tư vấn,

chăm sóc sức khỏe từ xa và Trụ 2 (đội 2) có nhiệm vụ phản ứng nhanh, xử trí

sơ cấp cứu, sau đó chuyển viện (nếu nặng), xuất viện (nếu nhẹ). Thực tế, có

sự kết nối với Trụ 0 (đội 0) (y tế địa phương) với vai trò cung cấp danh sách

F0 cập nhật tại địa bàn và Trụ 3 (đội 3) (hệ thống các bệnh viện điều trị và hồi

sức COVID-19) với vai trò điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng nặng và

nguy kịch.

Hình 1. Mô hình được tổ chức gồm 2 trụ cột chính,

Trụ 1 (đội 1) và Trụ 2 (đội 2).

Cung cấp

và cập nhật

danh sách

F0

GIÁM SÁT

TỪ XA

CẤP CỨU

NGOẠI VIỆN

Điều trị và

hồi sức

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 11 / 90

1.2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự

Hình 2. Sơ đồ tổ chức nhân sự của mô hình.

1.3. Nhiệm vụ của Đội 1 và Đội 2 trong Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng

1.3.1. Đội 1:

− Chủ động liên lạc với F0 tại nhà khi họ chưa hoặc không có triệu chứng.

− Trấn an, tư vấn tâm lý.

− Hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và cách ly (nếu có điều kiện) để tránh

lây nhiễm cho người sống cùng nhà.

− Phân loại nguy cơ diễn tiến nặng của COVID-19.

− Tư vấn sức khỏe theo mô hình BS gia đình, thực hiện thăm khám mỗi 1-3

ngày tùy theo nguy cơ và ngày diễn tiến bệnh.

− Phát hiện sớm dấu hiệu trở nặng.

− Liên lạc với đội 2 báo tình trạng bệnh.

Ban chỉ đạo

Điều dưỡng trưởng

Trưởng kíp trực cấp cứu

Ban cố vấn chuyên môn (nếu có)

Trưởng Đội 1 Trưởng Đội 2

Nhóm điều phối chung Nhóm kỹ thuật

Nhóm điều phối từng phường

Tổ tư vấn Tua trực cấp cứu

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 12 / 90

1.3.2. Đội 2:

− Phản ứng nhanh, đến ngay hiện trường xem bệnh khi có thông báo từ đội

1.

− Xử trí cấp cứu, hỗ trợ hô hấp kịp thời, tăng cơ hội cứu sống người bệnh.

− Phân tầng, chuyển viện kịp thời và an toàn lên các bệnh viện tầng trên.

− Theo dõi người bệnh, nếu có đáp ứng tốt với oxy, xuống thang oxy tiến

đến xuất trạm.

− Khi xuất trạm, đội 2 liên lạc với đội 1, chuyển đội 1 để tiếp tục giám sát

cho đến khi khỏi bệnh.

1.4. Nguyên tắc của Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng

− Phải tổ chức đủ 2 đội (đội 1 và đội 2) để đảm bảo đưa người bệnh đi cấp

cứu và cấp cứu kịp thời khi cần thiết.

− Phải có sự kết nối chặt chẽ, phối hợp tốt giữa đội 1 và đội 2 để cấp cứu

kịp thời và giám sát sau khi xuất trạm.

− Phải có sự tham gia của địa phương hoặc do địa phương tổ chức thực

hiện, đặc biệt trọng việc cung cấp và cập nhật danh sách F0 liên tục cho

đội 1 và khi cần, y tế địa phương đến nhà người bệnh để đưa thuốc, đo

SpO2,…

1.5. Ưu điểm, khuyết điểm và khó khăn của Mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng

1.5.1. Ưu điểm:

− Áp dụng cho các địa bàn có số lượng F0 trong cộng đồng lớn.

− Thời gian thiết lập và triển khai mô hình nhanh.

− Nhân sự:

• Đội 1: Có thể huy động từ nhiều nguồn, gồm cả bác sĩ về hưu, bác sĩ

không sống trên địa bàn.

• Đội 2: Không cần nhiều bác sĩ chuyên khoa sâu về hô hấp.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 13 / 90

− Cá thể hóa chăm sóc người bệnh, người bệnh tiếp xúc hàng ngày với cùng

một bác sĩ/ sinh viên/nhân viên y tế sẽ có cảm giác an tâm. Ngược lại, việc

thăm khám bệnh hàng ngày cũng đỡ mất thời gian do đã hiểu biết về

người bệnh từ các ngày trước.

− Người bệnh tiếp cận được nhân viên y tế ngay khi cần thiết, tránh được

việc nghẽn mạng các số hotline. Các thông tin về người bệnh được cung

cấp đầy đủ và nhanh chống khi đưa người bệnh đi cấp cứu và chuyển viện.

− Người bệnh được cấp cứu kịp thời, tăng cơ hội cứu sống người bệnh.

− Chuyển viện đúng tầng, giảm tải các bệnh viện tầng trên.

− Người bệnh được chăm sóc toàn diện về sức khỏe và tinh thần.

− Giảm tỉ lệ nhân viên y tế bị lây nhiễm chéo.

1.5.2. Khuyết điểm và Khó khăn:

− Phụ thuộc rất lớn vào Đội 0 của Y tế địa phương. Nếu Đội 0 không cung

cấp đủ, chính xác và cập nhật số F0 thì một số F0 sẽ bị bỏ sót, không được

giám sát và cấp cứu kịp thời.

− Chuyển viện lên tầng trên còn có khó khăn do có hiện tượng quá tải ở các

bệnh viện tầng trên. Do đó, nếu có sự liên kết với bệnh viện tầng trên,

thậm chí chuyển viện 2 chiều khó khăn này sẽ được giải quyết.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 14 / 90

Phần 2. Tổ chức đội 1 – Giám sát, chăm sóc sức khỏe từ xa

2.1. Mục tiêu của đội 1

Tư vấn, theo dõi, xử lý và hỗ trợ từ xa nhằm trấn an, chăm sóc sức khỏe, đánh

giá nguy cơ, theo dõi diễn tiến và phát hiện kịp thời các trường hợp nặng hay

diễn tiến xấu để can thiệp ban đầu và chuyển bệnh kịp thời đến trạm cấp cứu

của đội phản ứng nhanh.

2.2. Chức năng đội 1

Đội quản lý từ xa người bệnh COVID-19 tại nhà có các chức năng sau:

(1) Phối hợp với y tế và chính quyền địa phương để quản lý các trường hợp

người bệnh mắc COVID-19 tại nhà.

(2) Khám bệnh online theo quy định của luật khám chữa bệnh cho người

bệnh COVID-19 đang được cách ly tại nhà.

(3) Lưu trữ thông tin người bệnh trong hệ thống để theo dõi, trích xuất khi

cần.

(4) Phối hợp đội phản ứng nhanh để xử lý tại chỗ hay chuyển bệnh kịp thời.

(5) Tham mưu cho ban chỉ đạo chương trình để có kế hoạch, hành động tốt

nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân một cách tốt nhất

trong khả năng.

2.3. Mô hình hoạt động

Mô hình hoạt động của đội 1 được mô tả trong hình 3. Trong mô hình này có

4 thành tố cơ bản để vận hành đội 1 là điều phối viên chính, nhóm kỹ thuật,

BS phụ trách phường và tổ tư vấn. Nhân sự, yêu cầu về năng lực và mô tả

công việc của 4 thành tố này được mô tả cụ thể bên dưới.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 15 / 90

Hình 3. Mô hình hoạt động của đội 1 thực tế của ĐHYD Tp.HCM và gợi ý

khi áp dụng mô hình tại các quận huyện.

a) Người điều phối chung

Một người điều phối chính cần có trình độ tổ chức và kiến thức chuyên môn

về COVID-19 để giải quyết ngay các tình huống khẩn cấp về tổ chức, về xử lý

chuyên môn, về liên lạc với đội 2 hay ban chỉ đạo để vận hành hoạt động đội

1 trơn tru và hiệu quả nhất.

b) Nhóm kỹ thuật

Nhóm kỹ thuật cần 2 người, trong đó:

− 1 người quản lý danh sách người bệnh: nhận danh sách từ địa phương

nếu mô hình không do y tế địa phương vận hành, nhận danh sách từ

người bệnh qua khai báo y tế từ app (ứng dụng) của Sở Y tế, nhận danh

sách từ các tổ tư vấn khi tổ tư vấn phát hiện thêm các người bệnh trong

nhà người F0 hay từ cộng đồng gọi yêu cầu được giúp đỡ.

− 1 người quản lý nhân sự: cập nhật danh sách nhân sự tham gia đội 1 theo

thời gian và phân chia nhân sự thành các tổ tư vấn.

Cả hai người trong nhóm có nhiệm vụ phân chia người bệnh cho tổ tư vấn sao

cho số người bệnh ở các nhóm tư vấn tương đối đồng đều và tối đa 30 người

bệnh/1 tổ tư vấn.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 16 / 90

Nhóm kỹ thuật còn có nhiệm vụ quản lý bệnh án điện tử, hỗ trợ về mặt kỹ

thuật cho các nhóm trong quá trình nhập liệu và thống kê báo cáo theo yêu

cầu của điều phối chinh và lãnh đạo chương trình. Nhóm này còn có nhiệm

vụ tổ chức các cuộc họp, các buổi đào tạo cho nhân viên của hệ thống về các

vấn đề chuyên môn như kiến thức về COVID-19, kỹ năng tư vấn từ xa, kỹ năng

giao tiếp…

c) Các BS phụ trách phường

Mỗi phường có 1 BS phụ trách nhằm quản lý các tổ tư vấn đang quản lý F0

của phường mình và chủ động liên lạc với người điều phối chung hay y tế địa

phương trong những trường hợp cần liên hệ giải quyết gấp. Người này cũng

là người hỗ trợ chuyên môn, hành chính cho các nhóm mình quản lý đồng

thời liên hệ với tổ kỹ thuật để bổ sung, điều chỉnh nhân sự, danh sách người

bệnh kịp thời cho phường của mình. Bác sĩ phụ trách phường cũng là người

thực hiện báo cáo định kỳ về số lượng BN mới, số lượng BN ngưng theo dõi,

BN tử vong. Bác sĩ phụ trách phường là người lãnh đạo chuyên môn cho các

tổ tư vấn trong phường của mình phụ trách nên cần người có chuyên môn đa

khoa và có kinh nghiệm lâm sàng.

d) Các tổ tư vấn

Mỗi tổ tư vấn gồm 1 BS hay y sĩ, 2 sinh viên có nhiệm vụ khám và tư vấn online

cho 20-30 người bệnh. Tổ tư vấn tự phân chia công việc theo chức năng nghề

nghiệp liên quan đến các công việc khám bệnh, theo dõi, ghi chép và liên hệ

hội chẩn, cấp cứu (đội 2) khi cần, một cách hợp lý phù hợp với số người bệnh,

mức độ nguy cơ của người bệnh mà tổ mình quản lý. Bác sĩ tư vấn có thể là

BS đa khoa, BS gia đình hay BS tất cả các chuyên khoa và sẽ được đào tạo

nhanh về bệnh COVID-19 cũng như cách tư vấn, tham vấn cho người bệnh.

Ngoài ra, nếu có thể, mỗi quận cần thành lập 1 ban cố vấn chuyên môn gồm

ít nhất 1 BS hô hấp, 1 BS cấp cứu để hội chẩn những ca khó quyết định của

nhóm tư vấn.

2.4. Quy trình khám bệnh online

Trong mô hình hoạt động của đội 1 thì hoạt động khám chữa bệnh từ xa của

tổ tư vấn đóng vai trò then chốt quyết định sự thành công của mô hình vì liên

quan trực tiếp đến hiệu quả can thiệp trên sức khỏe, niềm tin và sự an tâm

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 17 / 90

của người dân. Quy trình này được chúng tôi tham khảo và lược giản thành

quy trình 6 bước được mô tả ở hình 4.

Các bước khám bệnh online cũng được cụ thể hóa qua một kịch bản cho lần

thăm khám đầu tiên ở phụ lục 1 và được huấn luyện cho tất cả tư vấn viên

trước khi thực hiện buổi tư vấn khám bệnh đầu tiên. Bên cạnh việc ra quyết

định như mô tả ở bước 6, để thuận tiện cho công tác thống kê, báo cáo và

theo dõi chặt chẽ người bệnh, mức độ nguy cơ cũng được ghi nhận lại theo

xếp loại ở phụ lục 2 dựa vào phân loại nguy cơ của Bộ Y tế. Trong những tình

huống khó khăn hơn, như khi người bệnh cần phải liên hệ với đội 2 nhưng đội

2 đang quá tải phải ưu tiên những trường hợp có nguy cơ được xếp loại chính

xác hơn thì vui lòng tham khảo phụ lục 3.

2.5. Phương tiện hỗ trợ khám và tư vấn từ xa người bệnh COVID-19

Để thực hiện tốt việc khám bệnh từ xa, các phương tiện và phần mềm có thể

sử dụng cho người bệnh và nhân viên y tế được mô tả như sau:

a) Dành cho người bệnh

− Để liên lạc:

• Tối thiểu: 01 điện thoại.

• Tối ưu: 01 điện thoại hoặc 01 máy tính bảng hoặc 01 máy tính cá nhân

có thể kết nối internet để thực hiện cuộc gọi video.

• Cài đặt được Zalo hoặc ứng dụng khác gọi được video: để liên lạc với

bác sĩ mỗi ngày hoặc tạo nhóm trao đổi thông tin về kiến thức chăm

sóc sức khỏe, cập nhật triệu chứng cơ năng và sinh hiệu của người

bệnh mỗi ngày.

• Lưu các số điện thoại cần gọi trong trường hợp khẩn cấp: y tế phường,

trạm cấp cứu của phường/quận, xe taxi, các nơi cung cấp oxy,…

− Để theo dõi sức khỏe:

• Tối thiểu: thiết bị đo độ bão hòa Oxy trong máu mao mạch (SpO2).

• Khác: nhiệt kế (thủy ngân, điện tử) để theo dõi nhiệt độ khi sốt, máy

đo huyết áp, máy đo đường huyết (nếu có bệnh nền tương ứng).

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 18 / 90

Hình 4. Quy trình và nội dung khám bệnh online của BS và tổ tư vấn.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 19 / 90

b) Dành cho tổ tư vấn/tư vấn viên

− 01 điện thoại hoặc 01 máy tính bảng hoặc 01 máy tính cá nhân có thể kết

nối internet.

− Cài đặt được Zalo hoặc ứng dụng khác gọi được video: để liên lạc, đánh

giá người bệnh trong trường hợp cần thiết, trao đổi kiến thức chăm sóc

sức khỏe với người bệnh, tạo nhóm để dễ dàng theo sát và cập nhật tình

hình người bệnh trong ngày.

− Lưu các số điện thoại cần gọi trong trường hợp khẩn cấp: y tế phường,

trạm cấp cứu của phường/quận, xe taxi, các bệnh viện, nơi cung cấp oxy

(nếu có nhân viên y tế theo dõi cho dùng oxy tại nhà),.…

c) Dành cho hệ thống quản lý

Một hệ thống quản lý bệnh án điện tử cần được xây dựng để quản lý người

bệnh, nhân sự và các tài liệu tham khảo (kinh nghiệm của ĐHYD Tp.HCM là

trong giai đoạn đầu chúng tôi đã sử dụng google form và excel là 2 cách thu

thập và xử lý thông tin chính yếu cho chương trình và đã vận hành tốt). Hệ

thống này đảm bảo: (i) Cập nhật dữ liệu chính xác và kịp thời về tình hình các

ca nhiễm, nghi nhiễm, tiếp xúc với người nhiễm hoặc người nghi nhiễm

COVID-19, (ii) Thống kê số lượng các ca cần nhận được sự hỗ trợ và nhu cầu

hỗ trợ (tinh thần, sức khỏe, xét nghiệm, nhu yếu phẩm,...), (iii) Chuyển tuyến

đến Đội 2 khi người bệnh cần được hỗ trợ cấp cứu.

2.6. Đào tạo và huấn luyện

Đào tạo và huấn luyện giúp nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên, giúp có

được các cuộc thăm khám và tư vấn online hiệu quả. Yêu cầu đào tạo tối thiểu

bao gồm các nội dung sau:

(1) Mô hình hoạt động của đội 1 và giới thiệu sơ nét về hoạt động của đội 2

(30 phút).

(2) Quy trình khám bệnh online (30 phút).

(3) Kỹ năng giao tiếp và tư vấn online (60 phút).

(4) Kiến thức cơ bản về quản lý F0, F1 tại nhà (60 phút).

Ngoài 180 phút đào tạo huấn luyện với 4 nội dung cần thiết nêu trên, các bài

học khác cũng được ĐHYD Tp.HCM xây dựng để phục vụ việc khám chữa bệnh

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 20 / 90

COVID-19 cho người dân (xem phụ lục 1.5) cũng như chăm sóc sức khỏe tinh

thần cho nhân viên y tế mùa dịch (đặc biệt các vấn đề tâm lý của NVYT trong

hoạt động tư vấn online) (xem phụ lục 1.5).

2.7. Giao ban và họp đội nhóm

Công tác giao ban hành chánh và chuyên môn là hoạt động thường xuyên

trong lĩnh vực y tế. Trong mô hình này, cần có sự giao ban ngắn hoặc hoạt

động trao đổi nhóm (chat online) giữa đội 1 và đội 2 để cả 2 bên nắm bắt tình

hình lẫn nhau để cùng hỗ trợ.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn online mùa dịch là 1 hoạt động hoàn toàn mới

đối với đa số nhân viên y tế, do vậy việc tổ chức các cuộc họp buổi tối (online)

để nắm bắt tình hình hoạt động của cả đội đồng thời chia sẻ chuyên môn,

kinh nghiệm của các tư vấn viên là cơ hội để cải thiện hiệu quả hoạt động của

cả đội. Tần suất họp tùy tình hình nhưng nên có 1 buổi họp sau ngày hoạt

động đầu tiên.

2.8. Các chỉ số thống kê chinh của đội 1

Tùy theo nhu cầu quản lý số lượng người bệnh, tình trạng của người bệnh, có

thể có 1 số chỉ số thống kê chinh như sau:

Đang theo dõi

• COVID-19 không triệu chứng.

• COVID-19 mức độ nhẹ (Viêm hô hấp trên cấp).

• COVID-19 mức độ vừa (Viêm phổi).

• COVID-19 mức độ nặng (Viêm phổi nặng) và nguy kịch.

• F1 không triệu chứng.

• F1 có triệu chứng (nghi nhiễm).

• F0 theo dõi tại nhà sau hoàn thành cách ly.

Ngừng theo dõi: các trạng thái tại thời điểm này có thể là:

• Hoàn thành theo dõi: hoàn thành đủ thời gian theo dõi tại nhà.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 21 / 90

• Cách ly tập trung: người bệnh đi cách ly tập trung theo quy định địa

phương.

• Nhập viện: người bệnh diễn tiến nặng.

• Tử vong.

• Người bệnh từ chối được theo dõi.

• Không liên lạc được/mất dấu theo dõi.

Thời gian bệnh: tính từ ngày test nhanh/PCR dương tinh/ngày có triệu chứng

đầu tiên:

• Dưới 5 ngày.

• 5-9 ngày.

• 10-14 ngày.

• Trên 14 ngày.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 22 / 90

Phần 3. Tổ chức đội 2 – Đội cấp cứu ngoại viện COVID-19

3.1. Mục tiêu của đội 2

Trong mô hình “Quản lý lồng ghép F0, F1 tại nhà”, chúng ta cần đảm bảo người

bệnh được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời với cấp cứu y tế trong thời gian

ngắn sau khi nhóm Quản lý F0, F1 từ xa (Đội 1) hay chinh người bệnh, người

nhà người bệnh phát hiện các diễn tiến trở nặng.

Nhiệm vụ chính của đội 2 là:

1) Cấp cứu các tình trạng nặng, nguy kịch của người bệnh, nhằm ổn định tình trạng của người bệnh nhanh chóng. Đây là chìa khóa chinh trong giảm tử vong của người bệnh covid nặng, nguy kịch.

2) Phân loại tình trạng người bệnh để chuyển tầng điều trị phù hợp.

3) Cung cấp các xử trí sớm ban đầu.

Đội 2 hoạt động tốt, ổn định tình trạng của người bệnh, có tác dụng tích cực

trong việc cũng cố niềm tin, tâm lý và tạo sự hợp tác, tin tưởng của cộng đồng.

Trong tình hình hiện nay, nhân sự hạn hẹp, việc tổ chức là quan trọng. Công

việc điều trị ban đầu đơn giản với nguồn lực tối thiểu và được huấn luyện tốt,

bên cạnh đó cần phối hợp tốt trong đội và với địa phương. Mô hình Đội 2 cần

thiết phải sử dụng nguồn lực tối thiểu (limited resource), dễ dàng mở rộng

(scalable), hợp tác liên ngành (interprofessional) và thích ứng (adaptive).

Trong chương sách này, chúng tôi xin đề cập đến một mô hình Đội cấp cứu

ngoại viện (Đội 2) với cơ số là 20 giường bệnh, để phục vụ cho địa bàn một

quận có dân số 2000 – 4000 ca mắc.

3.2. Chức năng đội

Đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân, Đội 2 cần thực hiện 5 chức năng

sau:

1) Tiếp cận nhanh chóng người bệnh tại nhà và xử tri ban đầu khi có yêu cầu.

2) Tiếp nhận bệnh nhân tại cơ sở và xử trí.

3) Phân loại mức độ nặng và xử trí thích hợp theo phác đồ BYT.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 23 / 90

4) Chuyển người bệnh lên các tầng cao hơn.

5) Cung cấp hướng dẫn điều trị khi bệnh nhân được chăm sóc tại nhà.

6) Hỗ trợ tâm lý-xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Đối với chinh quyền và y tế địa phương, Đội 2 cần thực hiện các chức năng

sau:

1) Phối hợp cung cấp thông tin.

2) Phản ánh lại tình trạng phối hợp hoạt động chống dịch.

3) Yêu cầu hỗ trợ về nguồn lực y tế: thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao.

4) Điều phối hậu cần.

Đối với các nhà tài trợ và nguồn lực cộng đồng, Đội 2 cần thực hiện các chức

năng sau:

1) Vận động và điều phối nguồn lực y tế: thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu

hao.

2) Vận động và điều phối hậu cần.

3) Kết nối người bệnh với các nguồn lực cộng đồng.

Đối với nhân viên y tế trong và ngoài nhóm, Đội 2 cần thực hiện các chức năng

sau:

1) Phối hợp hoạt động cấp cứu, chăm sóc hoạt động.

2) Chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo.

3) Chia sẻ khó khăn và thuận lợi của các bệnh.

4) Hỗ trợ tâm lý nhân viên y tế tham gia chống dịch.

3.3. Nhân sự và đào tạo

3.3.1. Câu truc nhân sự

Trong chương sách này, chúng tôi mô tả một mô hình Nhóm cấp cứu ngoại

viện (đội 2) với cơ số là 20 giường bệnh, để phục vụ cho địa bàn một quận.

Tùy theo số người bệnh trong quận hay phường, cơ cấu nhân sự sẽ khác nhau.

Quan trọng là các nhân sự có kỹ năng và chuyên môn hay tham gia khóa huấn

luyện và có tâm huyết với người bệnh.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 24 / 90

Chúng tôi đề nghị một nhóm bao gồm 12-30 nhân sự chuyên môn:

− 4-8 bác sĩ (trong đó tốt nhất có 1-2 bác sĩ thuộc chuyên ngành hô hấp,

hoặc hồi sức cấp cứu hay bác sĩ tim mạch, bác sĩ qua các khóa đào tạo về

hồi sức cấp cứu có khả năng chẩn đoán suy hô hấp và có kỹ năng sử dụng

các dụng cụ hỗ trợ hô hấp). Thực sự trong đội 2 chỉ cần 1 bác sĩ có chuyên

môn trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu hay hô hấp là có thể vận hành tốt.

− 4-12 điều dưỡng (bao gồm điều dưỡng hành nghề và sinh viên điều

dưỡng, trong đó có 1-2 điều dưỡng có thể thiết lập đường truyền tĩnh

mạch hay chich dưới da, điều dưỡng biết chăm sóc người bệnh). Thực tế

cần 1 điều dưỡng có kỹ năng tốt là vận hành tốt.

− 4-8 sinh viên ngành sức khỏe.

− 1-2 hộ lý.

Số lượng 12-30 nhân sự này sẽ vận hành theo mô hình 3 ca 4 kip hay 2 ca 3

kíp tùy theo số người bệnh và mức độ nặng của người bệnh, đảm bảo làm

việc liên tục 24/7. Với cấu trúc mỗi kip trực bao gồm:

− 1 bác si cột 1 (ưu tiên bác sĩ thuộc chuyên ngành hô hấp, hoặc hồi sức-cấp

cứu) thực hiện việc điều phối, đảm bảo công tác chuyên môn. Về hỗ trợ

hô hấp, người bác sĩ cột 1 có thể chẩn đoán suy hô hấp và các bệnh lý đi

kèm khác nếu có, biết sử dụng các dụng cụ cung cấp oxy, cài đặt và theo

dõi NIV, hay HFNC, cũng như đặt nội khi quản an toàn và việc điều phối

hồi sức ngừng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra, bác sĩ cột 1 cũng hỗ trợ chuyên

môn cho nhân viên cấp cứu tại nhà dân thông qua cuộc gọi video.

− 1 bác si hay y si cột 2 (ưu tiên bác sĩ nội khoa, nhưng cũng có thể là các

bác sĩ chuyên khoa khác). Các bác sĩ đều tham gia vào công tác điều trị,

thậm chi tham gia vào công tác chăm sóc điều dưỡng khi cần. Bác sĩ cột 2

sẽ đóng vai trò tiếp nhận bệnh hoặc chuyển viện khi cần đòi hỏi chuyên

môn bác sĩ.

− 2-4 điều dưỡng (trong đó có it nhất 1 điều dưỡng có kinh nghiệm): Thực

hiện các công tác điều dưỡng. Các nhân viên điều dưỡng cũng có thể tham

gia tiếp nhận bệnh hoặc chuyển viện.

− 2 sinh viên y khoa: Hỗ trợ các công tác điều dưỡng cũng như điều trị. Các

bạn sinh viên cũng có thể tiếp nhận bệnh hoặc chuyển viện với sự hướng

dẫn từ xa của bác sĩ.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 25 / 90

Nhân viên hộ lý làm việc theo lịch được phân công riêng của người điều dưỡng

trưởng, hoặc người điều phối chung.

Bên cạnh đó, nhóm cũng cần có các nhân viên hỗ trợ về mặt hành chánh, tài

xế xe cấp cứu, nhân viên vệ sinh, bảo vệ – an ninh. Các nhân lực này sẽ do địa

phương cung cấp.

3.3.2. Hơp tac liên ngành và viêc sư dung cac nhân lực

Quá trình điều trị COVID-19 đòi hỏi nhân lực từ nhiều ngành, đặc biệt có thể

cần huy động nhân lực từ những ngành sức khỏe khác bên cạnh bác sĩ và điều

dưỡng. Kinh nghiệm của chúng tôi, nhân lực từ các ngành gây mê hồi sức, nữ

hộ sinh, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, cử nhân

vật lý trị liệu đều có thể tham gia cấp cứu và điều trị một cách hiệu quả. Bốn

năng lực cốt lõi của hợp tác liên ngành là: (1) vai trò và trách nhiệm mỗi ngành,

(2) giao tiếp, (3) hợp tác và làm việc nhóm, và (4) lấy người bệnh làm trung

tâm. Việc chia sẻ cởi mở về thế mạnh và điểm hạn chế của từng thành viên

trong ngành có thể giúp việc hợp tác hiệu quả trong mỗi nhóm (kip trực).

Người lãnh đạo nên điều phối nhân lực sao cho mỗi kip trực có thể thực hiện

thuận lợi các chức năng của kip trực.

3.3.3. Vai tro cua sinh viên khôi ngành sức khoe

Sinh viên đã được đào tạo các kĩ năng và có năng lực điều dưỡng cơ bản, sơ

cấp cứu, oxy liệu pháp, chuyển viện an toàn, mặc trang phục bảo hộ, kiểm

soát nhiễm khuẩn, phối hợp liên ngành và tính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của

sinh viên tại đội là (1) đánh giá và sơ cấp cứu ban đầu tại hiện trường cũng

như (2) chăm sóc, theo dõi người bệnh tại trạm. Đây là cơ hội để sinh viên có

thể tiếp cận người bệnh một cách toàn diện, ứng dụng những kiến thức đã

học. Một thử thách là do sinh viên chưa đủ tự tin khi ra quyết định, điều này

cũng có thể khắc phục bằng cách cố vấn trực tiếp hoặc từ xa từ bác sĩ trưởng

kíp. Sinh viên cũng gặp khó khăn về mặt tinh thần khi phải đối diện với các

người bệnh chuyển biến nặng, hoặc tử vong. Theo kinh nghiệm của chúng tôi,

với động lực, năng lực săn có và khả năng thich nghi, sinh viên khối ngành sức

khỏe là nhân lực quan trọng và hữu ich trong điều trị COVID-19.

3.3.4. Phân đào tao

Nhân lực của Đội cấp cứu ngoại viện thường được tập hợp và triển khai trong

thời gian ngắn. Việc đào tạo là rất quan trọng và cần thiết. Ban chỉ huy, ban

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 26 / 90

cố vấn, bác sĩ trưởng trạm và điều dưỡng trưởng trạm nên chủ động lên kế

hoạch đào tạo.

Nội dung đào tạo trước khi bắt đầu vận hành: nhận biết các dấu hiệu của suy

hô hấp (dấu hiệu sớm và trễ); đánh giá và phân loại mức độ nặng theo hướng

dẫn của Bộ Y tế; kỹ năng sử dụng các dụng cụ cung cấp oxy; theo dõi người

bệnh suy hô hấp khi điều trị; sử dụng SpO2. Ngoài ra sử dụng các thuốc thiết

yếu theo phác độ của Bộ Y tế như kháng viêm, kháng đông.

3.4. Địa điểm, cơ sở hạ tầng

Yên cầu thiết lập vị trí hoạt động của đội 2 dựa vào tình hình của địa phương,

các yêu cầu sau phải được xem xét khi chọn địa điểm:

1. Có đủ chỗ cho giường bệnh dự kiến 10-30 giường (mỗi giường cách nhau

1-2 m).

2. Có đủ chổ, lối đi để phân vùng sạch (cho nhân viên y tế vận hành) và vùng

nhiễm (vùng người bệnh).

3. Có nhà vệ sinh riêng biệt cho người bệnh và nhân viên y tế.

4. Có lối vận chuyển người bệnh đến và đi.

Do đó, chúng tôi gợi ý:

1. Ưu tiên chọn Bệnh viện quận hay bệnh viện dã chiến hay cơ sở y tế có săn

nguồn lực.

2. Khi không thể chọn các cơ sở y tế nên chọn trường học, trung tâm văn hóa

quận để thiết lập Đội 2 vì:

− Có không gian an toàn để tổ chức hoạt động điều trị.

− Có thể sắp xếp it nhất 20 giường bệnh.

− Có thể tiếp cận nguồn oxy (oxy lỏng hoặc oxy bình).

− Có địa điểm dễ tiếp cận, dễ di chuyển.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi tại Quận 10 – TP. Hồ Chi Minh, chúng tôi đã

xây dựng Nhóm sơ cấp cứu ngoại viện tại Trung tâm văn hóa C30 Hòa Bình

(hình 5). Theo kinh nghiệm tại Quận 8 – TP. Hồ Chi Minh, chúng tôi đã xây

dựng mới một khu điều trị với đặc điểm và sơ đồ như mô tả ở hình 6.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 27 / 90

Hình 5. Sơ đồ Trạm cấp cứu ngoại viện COVID-19

tại Quận 10 – TP. Hồ Chi Minh.

Trước khi hoạt động, sơ đồ địa điểm và phân khu điều trị nên được sự tư vấn

của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn. Để đảm bảo tổ chức hoạt động

của đội 2, cần các yêu cầu về địa điểm và cơ sở hạ tầng như sau (nếu xây dựng

mới):

1. Khu hành chánh và nhập liệu.

2. Kho lưu và cung cấp vật tư trang thiết bị y tế.

3. Khu điều trị (có hệ thống camera quan sát, hệ thống thông khi).

− Vị trí tiếp nhận người bệnh.

− Vùng người bệnh nằm điều trị.

− Hệ thống buồng đệm.

− Nhà vệ sinh dành cho người bệnh.

− Vận chuyển rác.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 28 / 90

Hình 6. Sơ đồ Trạm cấp cứu ngoại viện COVID-19

tại Quận 8 – TP. Hồ Chi Minh.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 29 / 90

3.5. Oxy, thuốc, trang thiết bị, vật tư, xe cấp cứu

Dựa theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona

mới (SARS-CoV-2)” của Bộ Y Tế ban hành kem theo Quyết định 3416/QĐ-BYT

ngày 14/7/2021 và theo kinh nghiệm của Đội cấp cứu tại Quận 10, chúng tôi

đề nghị các điểm sau về oxy, thuốc, trang thiết bị, vật tư phục vụ điều trị:

− Đảm bảo luôn đủ nguồn oxy. Nguồn oxy có thể là oxy bình, máy tạo oxy,

hay oxy trung tâm, tùy theo địa điểm tổ chức Đội cấp cứu. Việc phối hợp

nhiều nguồn và định kỳ kiểm tra nguồn oxy giúp tránh việc thiếu oxy tạm

thời. Nên dự phòng bình oxy (dung tich lớn) với số lượng bằng với cơ số

giường. Nên có đủ cannula và mask các cỡ.

− Trang thiết bị: Bình oxy và đồng hồ oxy phù hợp với cơ số giường. Cũng

cần có những thiết bị hỗ trợ hô hấp nâng cao hơn bao gồm: máy thở không

xâm lấn (CPAP hay BiPAP), Oxy mũi dòng cao (HFNC). Nếu có thể, nên

trang bị thêm các dụng cụ đặt nội khi quản và thở máy xâm lấn để đảm

bảo chuyển viện an toàn.

− Vật tư tiêu hao: Quan trọng nhất là oxy cannula, mặt nạ oxy không có túi

dự trữ và mặt nạ oxy có túi dự trữ. Các vật tư tiêu hao hỗ trợ cho các thiết

bị hỗ trợ hô hấp như máy thở không xâm lấn, HFNC hay máy thở xâm lấn.

Các kim tiêm, găng tay.

− Thuốc: Các thuốc điều trị chủ yếu là Corticoid (Dexamethasone và

Methylprednisone) và kháng đông. Ngoài ra, cũng nên dự trù các thuốc

cấp cứu cần thiết cho các trường hợp cấp cứu nội khoa khác như thuốc

cao huyết áp, đái tháo đường, kháng sinh. Đội cấp cứu nên liên kết với

Khoa dược của Cơ quan y tế địa phương để đảm bảo có thuốc điều trị khi

cần khẩn cấp.

− Dụng cụ phòng hộ cá nhân theo quy định: PPE, khẩu trang N95, khẩu trang

phẫu thuật. Phải dự trù hàng tuần.

− Nên có 2-3 xe cấp cứu dành riêng cho đội cấp cứu ngoại viện. Các xe này

nên được trang bị tối thiểu với băng ca chuyên dụng (nhỏ, nhẹ, dễ di

chuyển) và bình oxy. Nên chuẩn bị săn cannula mũi, mặt nạ oxy, bóng và

mặt nạ (bóng Ambu).

− Ngoài ra mỗi giường bệnh cần có thùng rác y tế hay bao rác y tế màu vàng.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 30 / 90

3.6. Mô tả công việc

Nhìn chung, các vị tri công việc của Đội 2 có thể được chia thành 4 nhóm:

− Lãnh đạo và cố vấn.

− Chăm sóc và điều trị.

− Hỗ trợ lâm sàng.

− Hậu cần, vật tư và hệ thống hỗ trợ.

Các vị tri, yêu cầu về số lượng và chất lượng, cũng như mô tả công việc được

trình bày trong bảng sau. Số lượng nhân sự trong bảng được tính cho vận

hành toàn đội 2 với cơ số 20 giường. Từng thành viên có thể phân công kiêm

nhiệm các công việc của kíp.

Vị tri Yêu cầu – Phạm vi hoạt động

Mô tả công việc

Lanh đạo và cố vấn

Ban chỉ huy và đối ngoại

(Giám đốc các bệnh viện, lãnh đạo địa phương nên tham gia vào)

1-3 thành viên lãnh đạo cao cấp. Phụ trách toàn mô hình (cả đội 1 và đội 2).

Thiết lập tầm nhìn, mục tiêu, tạo cảm hứng và lãnh đạo. Điều phối nguồn lực, nhân sự, công tác đối ngoại với địa phương, y tế địa phương.

Ban cố vấn chuyên môn

(các bác sĩ trưởng khoa hay bất kỳ ai có kinh nghiệm, nhận cố vấn chuyên môn cho nhóm)

1-2 bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm liên quan đến COVID-19 và các vấn đề nội khoa khác. Phụ trách toàn mô hình (cả đội 1 và đội 2).

Cố vấn về chuyên môn các trường hợp bệnh nhân phức tạp

Người lãnh đạo và quản lý nhóm

1 bác sĩ trưởng trạm, và 1 điều dưỡng trưởng trạm. Phụ trách toàn đội 2.

Quản lý công tác chuyên môn, hành chánh, nhân sự và nguồn lực. Đối ngoại và báo cáo. Lãnh đạo và tạo cảm hứng.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 31 / 90

Vị tri Yêu cầu – Phạm vi hoạt động

Mô tả công việc

Chăm sóc và điều trị

Bác sĩ 4-8 bác sĩ (có thể thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau), tối thiểu có 1 bác sĩ thường trực có nhiều kinh nghiệm hồi sức – cấp cứu hoặc hô hấp. Nhân sự chia thành 4 kíp.

Làm việc theo kip và điều phối ca trực. Công tác cấp cứu tại nhà và điều trị tại trạm. Săn sàng tham gia công tác điều dưỡng khi cần. Tham vấn ban cố vấn khi cần. Báo cáo lại Bác sĩ trưởng trạm và Ban chỉ huy.

Điều dưỡng 8-12 điều dưỡng, có thể chỉ cần 1 điều dưỡng nhiều kinh nghiệm trong mỗi kip trực. Nhân sự chia thành 4 kíp.

Làm việc theo kip. Công tác cấp cứu tại nhà và chăm sóc điều dưỡng tại trạm. Báo cáo lại Bác sĩ trưởng kíp, Bác sĩ trưởng trạm và Ban chỉ huy.

Vật lý trị liệu (nếu có)

1 cử nhân Vật lý trị liệu, hoặc Kiêm nhiệm bởi các thành viên khác. Phục vụ cho toàn đội 2.

Hướng dẫn tập thở và tập nằm sấp. Tham gia công tác chăm sóc điều dưỡng.

Sinh viên ngành sức khỏe

4-8 sinh viên. Nhân sự chia thành 4 kíp.

Công tác cấp cứu tại nhà và chăm sóc điều dưỡng tại trạm. Tham gia công tác hậu cần và hành chánh.

Hộ lý 1-2 hộ lý. Nhân sự chia thành 2 kíp làm việc.

Hỗ trợ chăm sóc vệ sinh bệnh nhân. Chuẩn bị săn sàng giường bệnh, trang thiết bị. Hỗ trợ cung cấp và báo cáo về nguồn oxy.

Hỗ trợ lâm sàng

Kiểm soát nhiễm khuẩn

Kiêm nhiệm bởi 1 điều dưỡng. Phục vụ cho toàn đội 2.

Đào tạo và kiểm tra về kỹ năng mặc trang phục bảo hộ và phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn. Đảm bảo về

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 32 / 90

Vị tri Yêu cầu – Phạm vi hoạt động

Mô tả công việc

chất lượng và số lượng của trang phục bảo hộ.

Xét nghiệm Kiêm nhiệm bởi 1 điều dưỡng. Phục vụ cho toàn đội 2.

Lập kế hoạch xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Sars-CoV-2 cho bệnh nhân kịp thời để điều trị và chuyển tuyến. Định kỳ xét nghiệm cho nhân viên của trạm.

Nhân viên vệ sinh 2-3 nhân viên vệ sinh cung cấp bởi địa phương. Phục vụ cho toàn đội 2.

Đảm bảo vệ sinh khu vực điều trị và xung quanh. Quản lý rác thải và đồ vải dơ.

Hành chánh 1-2 nhân viên hành chánh cung cấp bởi địa phương. Nhân sự chia thành 2 kíp.

Quản lý hồ sơ hành chánh và nhập liệu. Liên lạc giữa Đội cấp cứu và Cơ quan y tế địa phương.

Tài xế (xe cấp cứu)

2-3 xe cấp cứu săn sàng tại trạm. Phục vụ cho toàn đội 2.

Săn sàng di chuyển cấp cứu tại nhà và chuyển viện an toàn. Nên có 1 người điều phối hiệu quả.

Hậu cần, vật tư và hệ thống hỗ trợ

Quản lý oxy Kiêm nhiệm bởi 1 điều dưỡng. Phục vụ cho toàn đội 2.

Đảm bảo ĐU nguồn oxy (oxy bình hay oxy lỏng). Nên phối hợp nhiều nguồn oxy. Kiểm tra an toàn oxy.

Quản lý thuốc Sinh viên dược, hoặc kiêm nhiệm bởi 1 điều dưỡng. Phục vụ cho toàn đội 2.

Lập danh mục thuốc thiết yếu. Quản lý xuất nhập. Yêu cầu cung cấp thuốc trong quá trình điều trị. Hỗ trợ điều trị bằng thuốc (nếu có chuyên môn dược lâm sàng).

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 33 / 90

Vị tri Yêu cầu – Phạm vi hoạt động

Mô tả công việc

Quản lý trang thiết bị, vật tư tiêu hao

Kiêm nhiệm bởi 1 điều dưỡng. Phục vụ cho toàn đội 2.

Lập danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao thiết yếu. Quản lý xuất nhập. Yêu cầu cung cấp trang thiết bị, vật tư trong quá trình điều trị.

Hậu cần Kiêm nhiệm bởi 1 điều dưỡng. Phục vụ cho toàn đội 2.

Cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh. Đảm bảo thức ăn, nước uống, nơi nghỉ. Chủ động vận động từ nhiều nguồn. Hỗ trợ hậu cần vật tư khác.

Vận động nguồn lực cộng đồng, nhà tài trợ

Bác sĩ trưởng trạm, điều dưỡng trưởng trạm. Phục vụ cho toàn đội 2.

Nhận diện các nhu cầu của trạm, tránh để thiếu. Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhiều nguồn.

Bảo vệ – an ninh 2-4 bảo vệ và đội an ninh địa phương. Chia thành kíp.

Bảo vệ trực gác cổng và hỗ trợ phân luồng kiểm soát nhiễm khuẩn. An ninh địa phương săn sàng hỗ trợ khẩn cấp khi cần.

Ban quản lý địa phương

2 người. Phục vụ cho toàn đội 2.

Nên xác định những người đại diện địa phương săn sàng hỗ trợ về hành chánh và hậu cần.

Một số vai trò, vị tri công việc này có thể được thực hiện bởi cùng một người.

Trong kinh nghiệm của chúng tôi, vai trò người lãnh đạo và quản lý đã được

chia sẻ thực hiện bởi một người Bác sĩ trưởng nhóm và một Điều dưỡng

trưởng. Cả hai người này đồng thời thực hiện các vị tri khác như công tác

chuyên môn (bác sĩ, điều dưỡng), cũng như các hoạt động hậu cần, đối ngoại,

vận động nguồn lực.

Các nhân viên không có chuyên môn y khoa nên được đào tạo và kiểm tra về

kỹ năng mặc trang phục bảo hộ cá nhân (PPE) cũng như được phân luồng kiểm

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 34 / 90

soát nhiễm khuẩn phù hợp. Kinh nghiệm tại quận 10, chúng tôi tách không

gian sinh hoạt của các nhân viên không-y-khoa khỏi các nhân viên y tế.

3.7. Các quy trình kỹ thuật

Dựa trên chức năng của Đội cấp cứu ngoại viện (Đội 2), chúng tôi đề nghị 7

quy trình kỹ thuật như sau (hình 7):

1) Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu cấp cứu ngoại viện.

2) Tiếp cận người bệnh tại nhà dân và xử tri ban đầu.

3) Cấp cứu để ổn định tình trạng bệnh tại cơ sở.

4) Quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh trước khi chuyển tuyến.

5) Phân tầng và chuyển tuyến hợp lý.

6) Chăm sóc giảm nhẹ (kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ tâm lý – xã hội) cho

người bệnh và người nhà người bệnh.

7) Quản lý điều trị COVID-19 với oxy tại nhà sau sơ cấp cứu.

Các quy trình kỹ thuật này được thực hiện theo nguyên tắc hợp tác liên ngành,

thich ứng và đòi hỏi tài nguyên tối thiểu. Bên cạnh 6 chức năng ban đầu, bắt

nguồn từ kinh nghiệm điều trị, có một số nhóm bệnh nhân cải thiện với sơ

cấp cứu ban đầu và có thể quản lý tương đối an toàn với oxy tại nhà, chúng

tôi đề nghị thêm quy trình số 7 về “Quản lý điều trị COVID-19 với oxy tại nhà

sau sơ cấp cứu”.

3.8. Các chỉ số thống kê

Số ca cấp cứu tại nhà bởi đội 2:

− Tỷ lệ bệnh nhân đến từ đội 1.

− Số ca xử tri tại chỗ.

− Số ca cấp cứu và chuyển về tổ điều trị.

Thời gian từ lúc nhận yêu cầu cấp cứu tới lúc tiếp cận nhà dân:

− Tỷ lệ thời gian từ lúc nhận yêu cầu cấp cứu tới lúc tiếp cận nhà dân dưới

15 phút.

− Tỷ lệ thời gian từ lúc nhận yêu cầu cấp cứu tới lúc tiếp cận nhà dân dưới

30 phút.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 35 / 90

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên địa bàn:

− Tỷ lệ tử vong ngoại viện do COVID-19 trên địa bàn trước khi tiếp cận sơ

cấp cứu.

Tỷ lệ chuyển viện tầng trên.

Tỉ lệ chuyển “tuyến dưới” hoặc về nhà theo dõi tiếp.

Hình 7. Lưu đồ 7 quy trình kỹ thuật của Đội cấp cứu ngoại viện.

Phần 4. Các biến thể của mô hình Chăm sóc F0 ở cộng đồng

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 36 / 90

Mô hình 1. Mô hình chuẩn – Thành lập mới Đội 1 và Đội 2 (thực hiện ở Quận 10)

Ghi chú: Mô hình 1 phù hợp cho những địa phương có được sự hỗ trợ từ các

cơ sở y tế có nguồn lực mạnh. Ví dụ Mô hình 1 đã được áp dụng tại Quận 10

với sự hỗ trợ của Đại học Y Dược TP. Hồ Chi Minh đảm nhận nhiệm vụ xây

dựng và vận hành Trụ 1 và Trụ 2.

Cung cấp

và cập nhật

danh sách

F0

GIÁM SÁT

TỪ XA

CẤP CỨU

NGOẠI VIỆN

Điều trị và

hồi sức

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 37 / 90

Mô hình 2. Mở rộng đội ngũ ở Đội 1, thành lập mới Đội 2 (thực hiện ở Quận 8)

Ghi chú: Mô hình 2 phù hợp cho những địa phương có được sự hỗ trợ từ các

cơ sở y tế có nguồn lực mạnh. Ví dụ Mô hình 2 đã được áp dụng tại Quận 8

với sự hỗ trợ của Đại học Y Dược TP. Hồ Chi Minh đảm nhận nhiệm vụ xây

dựng và vận hành Trụ 1 và Trụ 2. Điểm khác biệt của Mô hình 2 so với Mô

hình 1 là do tình hình dịch ở quận 8 diễn biến phức tạp hơn, số lượng F0 có

biến động lớn dẫn đến việc mở rộng thành phần tham gia ở Đội 1.

Cung cấp và cập nhật

danh sách F0

GIÁM SÁT

TỪ XA

Trạm Y tế, NVYT tình

nguyện

CẤP CỨU

NGOẠI VIỆN

Điều trị và

hồi sức

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 38 / 90

Mô hình 3. Đội 2 là Đội cấp cứu của bệnh viện dã chiến ở quận

Ghi chú: Mô hình 3 phù hợp cho những địa phương đã có săn các giường cấp

cứu trong bệnh viện dã chiến của quận (ví dụ: quận 7, quận Phú Nhuận). Do

đó, Trụ thứ 2 trong mô hình này không cần phải xây dựng mới mà sẽ tận dụng

các giường cấp cứu nêu trên.

Cung cấp và cập nhật

danh sách F0

GIÁM SÁT

TỪ XA

CẤP CỨU NGOẠI VIỆN CỦA BV DC

QUẬN

Điều trị và hồi sức

BV QUẬN

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 39 / 90

Mô hình 4. Đội 2 là Đội cấp cứu của bệnh viện quận.

Ghi chú: Mô hình 4 phù hợp cho những địa phương có bệnh viện Quận, Huyện

mạnh đủ sức để đảm nhận vai trò của Trụ 2. Khi đó, Trụ 2 có thể đặt trong

cộng đồng hoặc đặt tại bệnh viện tùy thuộc vào tình hình địa phương (vi dụ:

diện tích của địa bàn, mật độ dân cư, số lượng F0) để ra quyết định.

Cung cấp và cập nhật

danh sách F0

GIÁM SÁT

TỪ XA

CẤP CỨU NGOẠI VIỆN

CỦA BV QUẬN

Điều trị và

hồi sức

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 40 / 90

Mô hình 5. Đội 2 là Đội cấp cứu của bệnh viện tầng trên tại địa bàn.

Ghi chú: Mô hình 5 phù hợp cho những địa phương có bệnh viện lớn đóng

trên địa bàn và các bệnh viện này sẽ đảm nhận vai trò của Trụ 2. Khi đó, Trụ

2 có thể đặt trong cộng đồng hoặc đặt tại bệnh viện tùy thuộc vào tình hình

địa phương (vi dụ: diện tích của địa bàn, mật độ dân cư, số lượng F0) để ra

quyết định. Đội 1 có thể sử dụng nguồn lực tại chỗ của địa phương, từ tổ phản

ứng nhanh của phường, trạm y tế, nhân viên y tế từ các tổ chức thiện nguyện,

các y bác sĩ về hưu,…

Qua tìm hiểu về nguồn lực y tế của các quận, huyện và Tp. Thủ Đức, chúng tôi

có một số phân tích và gợi ý việc chọn lựa mô hình cho các quận huyện như

sau:

Nguồn lực Mô hình cấp cứu

cộng đồng

Địa phương Gợi ý loại mô

hình

Hạn chế Chưa Q3, Q4, Q6, Q7, Q8, Q9 Mô hình 1, 2

Mạnh Có Q7, Q. Phú Nhuận Mô hình 3

Mạnh Chưa TP. Thủ Đức, Q. Bình

Thạnh, Tân Phú, Bình

Mô hình 4, 5

Cung cấp và cập nhật

danh sách F0

GIÁM SÁT

TỪ XA

Nguồn nhân

lực tại địa

phương

ĐỘI CẤP CỨU CỦA BV

TẦNG TRÊN Ở ĐỊA BÀN

Điều trị và hồi sức ở BV tầng

trên ở địa bàn

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 41 / 90

Tân, H. Hóc Môn, H. Củ

Chi

Có các BV

lớn đóng

trên địa bàn

Chưa Q.1, Q.10, Q.5, Q. Bình

Thạnh

Mô hình 4, 5

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 42 / 90

Phụ lục 1 (Đội 1)

Phụ lục 1.1. Kịch bản lần khám bệnh online đầu tiên

BƯỚC 1: XÁC NHẬN THÔNG TIN VÀ XIN PHÉP SỰ ĐỒNG Ý

Gọi điện để xác nhận thông tin trước:

− Mục đich là xác nhận đúng thông tin người bệnh.

− Trấn an người bệnh.

− Giới thiệu bản thân, xin phép được hỗ trợ cho người bệnh và gia đình.

− Giới thiệu về mục đich của cuộc gọi.

− Quan trọng là yêu cầu sự hợp tác trước.

− Hỏi xin phép về sau có được gọi Video Call.

− Có sử dụng Zalo không?

− Có sử dụng Messeger không?

− Có sử dụng các phương tiện gọi điện tương tự?

− Bên cạnh F0 còn có ai trong gia đình hoặc người thân cần được hỗ trợ nữa

không?

KỊCH BẢN TƯ VẤN CUỘC GỌI ĐẦU TIÊN

Kịch bản này mô tả chi tiết hơn quy trình khám bệnh từ xa ở hình 4 (Hình 4.

Quy trình và nội dung khám bệnh online của bác si và tổ tư vấn).

TVV: Chào anh/chị, không biết có phải tôi đang liên lạc với anh/chị [HỌ TÊN

NGƯỜI BỆNH], sống tại [Địa chỉ].

BN: Dạ vâng.

(Nếu trường hợp xác nhận không đúng người bệnh, NOTE lại để báo lại trên

File Danh sách)

TVV: Vâng, chào anh/chị, tôi là BS [...] – Thuộc mạng lưới các BS trực thuộc

ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ theo dõi sức khỏe cho người bệnh

COVID-19 dương tinh tại quận 8. Không biết anh/chị có thời gian để trao đổi

một số thông tin với chúng tôi không?

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 43 / 90

BN: Vâng. Nhưng không biết anh lấy thông tin của tôi từ đâu.

TVV: Thông tin này do địa phương cung cấp anh/chị nhé.

(Nếu trường hợp NB có dấu hiệu không tin tưởng, không muốn tiếp tục nói

chuyện và trao đổi thông tin TVV cố gắng trao đổi, giải thích thêm mục đích

của cuộc gọi, mục đích của chương trình)

TVV: Anh chị an tâm, tôi gọi đến anh chị hoàn toàn không vì mục đich quảng

cáo, bán hàng, hay lừa đảo gì cả. Chúng tôi là đội tình nguyện viên, các BS và

các em sinh viên tình nguyện trực thuộc ĐH Y Dược TPHCM, tình nguyện tham

gia tư vấn, chăm sóc và theo dõi cho NB là F0 đang cách ly tại nhà. Nếu nhận

được sự đồng thuận của quý vị, cho phép chúng tôi được đồng hành, hỗ trợ

và giúp đỡ thì quá tốt! Dĩ nhiên tất cả thông tin đều sẽ được bảo mật.

BN: Vâng tôi đồng ý.

(Nếu giải thích hết lời mà cũng không đồng ý và không muốn trao đổi thông

tin thì mình NOTE lại trong danh sách)

NGƯỜI BỆNH ĐÃ ĐỒNG Ý THÌ BẮT ĐẦU LÀM QUEN VÀ HỎI VẮN TẮT CÁC

THÔNG TIN TRƯỚC.

Khai thác thông tin cơ bản qua các câu hỏi:

− Vậy hiện tại anh/chị đang ở đâu? Đang ở nhà hay là đang ở khu cách ly?

− Có chính xác là anh/chị đã được làm xét nghiệm COVID-19 dương tinh?

Xét nghiệm gì?

− Trong gia đình có bao nhiêu người? Bao nhiêu TH đã dương tinh, bao

nhiêu trường hợp chưa?

− Hiện tại người nhà đang ở đâu?

− Nhận định chung về tình trạng sức khỏe của cả gia đình hiện tại như thế

nào? Có trường hợp nào cần cấp cứu hay hỗ trợ khẩn cấp không? (Ở câu

hỏi này, nếu có trường hợp cấp cứu hay khẩn cấp Mình chuyển sang

tiếp cận ngay lập tức với đối tượng cần hỗ trợ, thực hiện hỏi bệnh và thăm

khám, đánh giá nguy cơ, phân mức độ nặng nhẹ Và xử trí ngay theo

lưu đồ).

− Nếu TH nhận định chung thấy mọi thứ vẫn ổn Tiếp cận từ tốn, tránh tạo

cảm giác dồn dập, gây hoang mang thêm cho người bệnh và gia đình.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 44 / 90

− Anh/chị có đồng ý cung cấp chinh xác thông tin cho đội ngũ tư vấn hỗ trợ

nắm bắt, đánh giá và hỗ trợ cho mình? Vậy xíu mình gửi Link cái File để

ghi nhận thông tin hành chinh cơ bản, anh/chị điền cho cả nhà trước nhé.

− Anh/chị có săn sàng để sử dụng Zalo, Viber hay Messeger để duy trì liên

lạc với BS và đội ngũ hỗ trợ?

− Anh/chị có săn sàng khi được add vào một số Group Zalo, Viber hay

Messeger để cùng cập nhật tin tức cho nhau?

− Anh/chị có săn sàng để được BS và/hoặc đội ngũ tư vấn gọi Video Call để

trò chuyện, thăm khám cho mình và gia đình?

Sau khi đa có được những thông tin cơ bản trên (phân luồng trường hợp

nặng, cấp cứu cần xử trí ngay → Có lộ trình xử lý riêng), có thể ngưng cuộc

gọi đầu tiên. Chuyển sang:

− Tạo các nhóm Zalo, Viber hay Messeger: Mỗi cá nhân/hộ gia đình chung

1 nhóm cùng với BS và SV tình nguyện.

− Chuẩn bị danh sách gọi điện và phân công công việc trong nhóm

− Chuẩn bị phiếu khai thác thông tin hành chinh cơ bản Đã làm xong.

− Sau khi có thông tin điền phiếu thông tin cơ bản, sắp xếp thời gian gọi điện

liên lạc với cá nhân/gia đình F0 để theo dõi, đánh giá nguy cơ, mức độ

nặng nhẹ và xử lý.

− Gắn Tag trên Zalo để gửi tin nhắn đồng loạt, nhằm thuận tiện trao đổi các

thông tin khuyến cáo cho các nhóm về sau.

BƯỚC 2: THU NHẬN THÔNG TIN HÀNH CHÍNH

− Sau khi có sự đồng ý và đồng thuận từ người bệnh thì bắt đầu gọi điện để

lấy thông tin và đánh giá nguy cơ, BS gọi lần đầu, những ca ổn, lần sau SV

có thể hỗ trợ gọi điện theo dõi:

• Nếu cá nhân thì gọi cá nhân + Đội chăm sóc bằng Group chat (Tối ưu).

• Nếu gia đình thì gọi cả gia đình + Đội chăm sóc.

− Các thông tin cần khai thác:

• Họ và tên.

• Địa chỉ chính xác.

• Giới.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 45 / 90

• Ngày tháng năm sinh.

• Số điện thoại cá nhân.

• Số điện thoại người thân.

Có thể nhắn Zalo cho tiện, nhờ cung cấp, hoặc gửi Form cho người bệnh

và người nhà điền.

Trong một số tình huống đặc biệt (BN không có khả năng hoặc không đủ

điều kiện để điền Form, có trường hợp khẩn cấp, cấp cứu) thì có thể cho

qua bước này, gọi điện trực tiếp ở bước 3 rồi lấy thông tin luôn.

Nếu điều kiện cho phép thư thả, có thể cho Sinh viên liên lạc lấy thông tin

cơ bản này trước. Có đầy đủ thì sắp xếp gọi cho BN.

BƯỚC 3: THĂM KHÁM, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG, NGUY CƠ

− Ngày đầu tiên có KQ PCR.

− Được làm bao nhiêu lần rồi? Ngày mấy? Kết quả?

− Ngày có triệu chứng đầu tiên?

− Cân nặng.

− Chiều cao.

− Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá.

− Có bệnh gì trong người không? Trước giờ có được chẩn đoán hoặc đang

điều trị bệnh gì?

• Khai thác kỹ các bệnh và quá trình điều trị các bệnh này có ổn không?

• Thuốc đang dùng là những thuốc gì?

• Thuốc đang dùng hiện còn đủ không? Bao nhiêu ngày? Có thuận tiện

để mua không?

− Hiện tại tình trạng sức khỏe có ổn không? Có triệu chứng nào mới xuất

hiện? Có triệu chứng nào trở nặng hơn? Có cái gì đã giảm đỡ không?

− Thuốc đã dùng trong 12/24 giờ gần đây?

− Tình trạng các bệnh mạn tính (nếu có) như thế nào?

− Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là gì?

− Ghi nhận các thông tin thăm khám:

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 46 / 90

• Chiều cao, cân nặng đã có.

• Yếu tố nguy cơ đã có.

• Màu da + môi.

• Mạch: Có thể tự đếm.

• Huyết áp: Có máy đo không?

• SpO2: Có thể hướng dẫn người nhà sử dụng phần mềm đo SpO2 bằng

điện thoại Nhờ sinh viên hỗ trợ chuẩn bị.

• Nhịp thở: thật ra NB còn nói chuyện được với mình.

• Nhiệt độ.

− Xử trí: dựa trên tình trạng hiện tại đưa ra hướng xử tri, hướng dẫn tư vấn

thuốc thang các thứ.

− Phân loại nguy cơ các trường hợp khác:

• Có ai trong gia đình được tiêm Vắc xin chưa?

• Mấy mũi?

• Đã bao lâu rồi.

Các câu hỏi có thể tham khảo khi gọi điện thăm khám mỗi ngày:

1. Qua nay anh/chị và gia đình có được làm hoặc tự làm thêm xét nghiệm

kiểm tra COVID-19 không?

2. TÓM TẮT CÁC CÂU HỎI VỀ TRIỆU CHỨNG NGUY HIỂM:

− Hiện tại tất cả mọi người trong nhà đều tỉnh táo, nói chuyện và sinh hoạt

bình thường không?

− Có ai có dấu hiệu khó thở, thở mệt, mặt tím hay tái gì không?

− Có vấn đề gì không khỏe hay khẩn cấp cần cấp cứu không?

NB mà vẫn đảm bảo ổn ở những câu hỏi trên thì thường không có dấu

hiệu nặng? Nếu người bệnh trả lời có ở đâu đó thì tập trung hỏi bệnh kỹ,

nếu được xin được gọi Video Call để đánh giá.

3. TÓM TẮT CÂU HỎI VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG ĐANG CÓ:

− Hiện tại, so với các triệu chứng của lần nói chuyện hôm trước, có triệu

chứng nào tăng hơn, giảm hơn hoặc có triệu chứng nào xuất hiện mới

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 47 / 90

không? Cụ thể (NB trình bày mình sẽ ghi chú lại, nếu không có thể hỏi lại

từng triệu chứng như trên biểu mẫu có săn).

4. Các vấn đề khác:

− Có uống thuốc gì gần đây không? Thuốc gì? Lý do dùng?

− Hiện tại ở nhà có những phương tiện nào để đo sinh hiệu: máy đo huyết

áp, máy SpO2, nhiệt kế? Có thể thực hiện đo cho người nhà? Mình có thể

hướng dẫn NB tự đếm nhịp thở cho nhau? (Kéo áo lên, nhìn bụng, mỗi lần

nhô lên tinh là 1, đếm đến khi đủ 60s). Có thể hướng dẫn đếm mạch bằng

cách bắt mạch cảnh (mạnh, dễ sờ) hoặc hướng dẫn đếm mạch cổ tay.

Trường hợp có máy SpO2 thì lấy chỉ số trên máy.

− Trong một số trường hợp nhất định có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng

phần mềm WE DO PULSE (apps điện thoại) để đo SpO2 và đếm mạch gần

chính xác nếu không có máy.

− Cung cấp các số điện thoại cần thiết cho người bệnh khi cần gọi khẩn cấp:

y tế phường, trạm cấp cứu của phường/quận, xe taxi, nơi cung cấp oxy

(nếu được chỉ định thở oxy trong nhà),…

KẾT LUẬN

− Nếu có thể nhận định ngay mức độ nguy cơ và mức độ nặng/nhẹ của bệnh

thì tư vấn cho người bệnh, trấn an. Nếu có dấu hiệu nặng thì báo cho BS

trưởng phường.

− Trường hợp đã đủ 14 ngày, tư vấn làm lại test nhanh hoặc báo nhờ

phường kiểm tra lại để kết thúc theo dõi.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 48 / 90

Phụ lục 1.2. Hệ thống phân loại nguy cơ

Mục tiêu

− Xác định mức độ nguy cơ cho từng người bệnh.

− Thiết lập kế hoạch theo dõi tại nhà phù hợp với mức độ nguy cơ.

− Chuẩn bị săn sàng các thuốc, dụng cụ y tế dự phòng tại nhà cần thiết trong

trường hợp diễn tiến nặng.

− Xác định điều trị tích cực sớm, kịp thời trên nhóm nguy cơ cao.

Các hệ thống phân loại nguy cơ theo BYT (3646/QĐ - BYT)

− Nguy cơ thấp: Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1); HOẶC

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương

tính ít nhất 12 ngày; HOẶC Sức khoẻ chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2

từ 97% trở lên.

− Nguy cơ trung bình : Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền

(Phụ lục 1); HOẶC Sức khoẻ có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C

trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực… (bảng 2); HOẶC SpO2 từ 95%

đến 96%; HOẶC Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục

1).

− Nguy cơ cao: Tuổi từ 46-64 tuổi và có mắc một trong các bệnh lý nền

(bảng 1) HOẶC 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (bảng 1); HOẶC

Phụ nữ có thai; HOẶC Trẻ em dưới 5 tuổi HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%.

− Nguy cơ rất cao: Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền

(bảng 1); HOẶC Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp

cứu (bảng 3); HOẶC SpO2 từ 92% trở xuống; HOẶC Người bệnh đang có

tình trạng: - thở máy - đang có ống mở khí quản - liệt tứ chi - đang điều trị

hóa xạ trị.

Lưu ý:

(1) Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình

trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung

xử tri theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố tri giường điều

trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 49 / 90

(2) Đối với trẻ nhỏ:

• Trẻ từ 0-3 tháng là yếu tố dự đoán có khả năng nhập viện và hỗ trợ

oxy. Một nghiên cứu lớn ở Ý trên 3.836 bệnh nhi cho thấy trẻ < 1 tuổi

là tỉ lệ nhập viện cao nhất và trẻ từ 2-6 tuổi là tỉ lệ nhập ICU cao nhất.

• Trẻ có các vấn đề đi kem: bệnh phổi, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh và

các vấn đề về tâm lý, tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc tiền căn sanh

non, béo phì, tăng CRP máu.

Bảng 1. CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO.

1. Đái tháo đường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và

bệnh ung thư di căn khác).

4. Bệnh thận mạn tính.

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

6. Béo phì, thừa cân.

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não.

9. Hội chứng Down.

10. HIV/AIDS.

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ.

12. Bệnh hồng cầu hình liềm.

13. Bệnh hen suyễn.

14. Tăng huyết áp.

15. Thiếu hụt miễn dịch.

16. Bệnh gan.

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các loại bệnh hệ thống.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 50 / 90

Bảng 2. CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-CoV-2.

1. Ho.

2. Sốt (trên 37,5 độ C).

3. Đau đầu.

4. Đau họng, rát họng.

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi.

6. Khó thở.

7. Đau ngực, tức ngực.

8. Đau mỏi người, đau cơ.

9. Mất vị giác.

10. Mất khứu giác.

11. Đau bụng, buồn nôn.

12. Tiêu chảy.

Bảng 3. TÌNH TRẠNG CẤP CỨU

1. Rối loạn ý thức.

2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút.

4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.

5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp

cứu.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 51 / 90

Phụ lục 1.3. Điều kiện chuyển đội cấp cứu ngoại viện – đội 2

MỤC TIÊU

− Giải thích và áp dụng được các tình huống cần thiết liên hệ với Đội cấp

cứu ngoại viện (Đội 2).

− Cung cấp đủ các thông tin cho Đội cấp cứu ngoại viện khi cần liên hệ.

NỘI DUNG

1. Giới thiêu

Trong mô hình lồng ghép quản lý F0 và F1 tại cộng đồng, việc kết nối giữa Hệ

thống tư vấn và sàng lọc từ xa (Đội 1) với Đội cấp cứu ngoại viện (Đội 2) chiếm

một vai trò cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt bước kết nối này giúp hỗ trợ

phân tầng người bệnh, xử trí kịp thời những tình huống cần cấp cứu, và đảm

bảo chuyển viện an toàn.

Sơ đồ 1. Mối liên hệ giữa các thành phần khi có một trường hợp cần cấp

cứu (mũi tên đậm hơn thể hiện mức độ ưu tiên hơn khi liên hệ).

Người bệnh

Tổ tư vấn người bệnh Trạm y tế

Trưởng phường

Đội cấp cứu ngoại viện

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 52 / 90

2. Kết nôi như thế nào?

− Khi có tình huống cần cấp cứu, Tổ tư vấn người bệnh sẽ hướng dẫn người

nhà của người bệnh liên hệ Trạm y tế phường để yêu cầu hỗ trợ, đồng

thời, báo Trưởng phường để lên phương án liên hệ Đội 2.

− NẾU, Trạm y tế phường chưa thể hỗ trợ kip thời, THÌ Trưởng phường sẽ

liên hệ Đội 2 để yêu cầu hỗ trợ.

− NẾU, Tổ tư vấn người bệnh không liên hệ được Trưởng phường, THÌ liên

hệ trực tiếp Đội 2 để yêu cầu hỗ trợ.

3. Khi nào cân kết nôi?

Có hai mức độ kết nối tùy theo đánh giá về mức độ khẩn cấp:

− Báo Đội 2 tiếp cận người bệnh nếu người bệnh được phân loại COVID-19

mức độ vừa (viêm phổi), cụ thể:

• Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi (sốt, ho, khó thở, thở nhanh > 20

lần/phút) và không có dấu hiệu viêm phổi nặng, SpO2 94% khi thở

khí trời.

• Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác

định khi nhịp thở 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; 50 lần/phút ở

trẻ từ 2-11 tháng; 40 lần/phút ở trẻ từ 1-5 tuổi) và không có các dấu

hiệu của viêm phổi nặng.

− Báo Đội 2 tiếp cận NGAY nếu người bệnh được phân loại COVID-19 mức

độ nặng (viêm phổi nặng) và nguy kịch, cụ thể:

• Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp, kèm

theo bất kỳ một dấu hiệu sau:

➢ Nhịp thở > 30 lần/phút.

➢ Khó thở nặng.

➢ SpO2 < 94% khi thở khí trời.

• Trẻ nhỏ:

➢ Ho hoặc khó thở VÀ có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tim

tái, SpO2 < 94%, suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực), HOẶC

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 53 / 90

➢ Trẻ được chẩn đoán COVID-19 mức độ vừa và có bất kỳ dấu hiệu

nặng sau: không thể uống/bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn

mê); co giật.

Lưu ý: trong quá trình kết nối với Đội 2, Đội 1 cần đảm bảo y tế địa phương

cũng nắm được thông tin người bệnh để thực hiện hỗ trợ cần thiết trong lúc

chờ Đội 2.

4. Cân cung câp thông tin gì khi kết nôi?

Các thông tin cần cung cấp cho Đội 2:

− Họ và tên.

− Năm sinh (tuổi) (Trẻ sơ sinh: cung cấp ngày tuổi; trẻ < 2 tuổi: cung cấp

tháng tuổi).

− Địa chỉ.

− Số điện thoại (có thể có 2 số, dự phòng trường hợp liên lạc không được).

− Thông tin nhiễm COVID-19: F0 hay F1, nghi nhiễm/chẩn đoán xác định,

test nhanh/PCR mẫu lấy ngày nào, ngày bệnh…

− Bệnh nền.

− Sinh hiệu:

• Mạch.

• Nhịp thở.

• Huyết áp.

• SpO2.

• Đã xử tri (tư thế, oxy, thuốc...).

5. Làm sao để kết nôi?

Các Tổ tư vấn người bệnh và Trưởng phường cần chuẩn bị săn:

− Số điện thoại Trạm y tế.

− Số điện thoại Trưởng phường.

− Số điện thoại Đội 2.

Khi có tình huống cấp cứu, kết hợp cả 2 hình thức gọi điện thoại và nhắn tin

để có thể kết nối nhanh nhất.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 54 / 90

Phụ lục 1.4. Các thông tin cần có trong bệnh án điện tử

A. QUẢN LÝ

1. Mã hồ sơ (ID của ca theo dõi) hoặc mã hồ sơ tại địa phương quản lý

2. Người đánh giá/nhóm

3. Mục tiêu khám sàng lọc: (chọn 1 trong các câu trả lời sau)

a. Khám lần đầu

b. Theo dõi hàng ngày

c. Theo dõi ngày cuối (ngưng theo dõi từ mai)

4. Tình trạng người bệnh lúc này: (chọn 1 trong các câu trả lời, nếu có)

a. Vào khu cách ly

b. Vào bệnh viện dã chiến

c. Vào bệnh viện cấp cứu

d. Tử vong

e. Từ chối hỗ trợ

f. Chuyển Đội 2

B. HÀNH CHÍNH (Đánh giá trong lần khám đầu)

1. Họ và tên ca theo dõi:

2. Địa chỉ - Số hộ gia đình

3. Giới tính (chọn 1 câu trả lời đúng):

a. Nam

b. Nữ

c. Không muốn nêu cụ thể

4. Ngày tháng năm sinh

5. Điện thoại liên lạc

6. Điện thoại người thân (cấp cứu)

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 55 / 90

C. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM (Đánh giá trong lần khám đầu)

1. Ngày đầu tiên có xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 dương tinh (mm/dd/yyyy,

ví dụ: 08/01/2021): lưu ý nhập ngày lây mẫu làm PCR, không phải ngày

trả kết quả.

2. Theo dõi kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (Ngày – Kết quả):

STT Ngày Loại test Kết quả

3. Ngày có triệu chứng đầu tiên:

D. TIỀN CĂN BỆNH LÝ NỀN & YẾU TỐ NGUY CƠ (Đánh giá trong lần khám đầu)

1. Cân nặng (kg) (Lưu ý: chỉ nhập số kg):

2. Chiều cao (cm) (Lưu ý: chỉ nhập số cm)

3. Yếu tố nguy cơ (có thể chọn nhiều câu trả lời):

a. Hút thuốc lá

b. Béo phì

c. Bệnh nền

d. Khác: miêu tả

4. Bệnh mạn tinh trước đây? Giai đoạn tiến triển bệnh?

5. Tình trạng bệnh mạn tính hiện tại như thế nào?

6. Thuốc đang sử dụng là gì? Miêu tả loại, liều thuốc đang sử dụng.

7. Thuốc đang dùng còn đủ bao nhiêu ngày?

8. Khác (nhập yếu tố nguy cơ khác, hoặc vấn đề khác).

E. THEO DÕI XÉT NGHIỆM & ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY

1. Ngày làm PCR/test nhanh với SARS-CoV-2 gần nhất (nếu có): lưu ý nhập

ngày lấy mẫu làm PCR, không phải ngày trả kết quả.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 56 / 90

2. Kết quả PCR/test nhanh gần nhất (nếu có) là: (chọn 1 câu trả lời đúng):

a. PCR.

b. Test nhanh.

3. Kết quả PCR/test nhanh với SARS-CoV-2 gần nhất (nếu có):

a. Âm tính.

b. Dương tinh.

4. Dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện ngay lập tức (chọn tất cả triệu chứng

hiện có):

Mặt hay môi tím tái Có Không

Cảm thấy đau hoặc tức ngực nhiều không giảm

Khó thở rất nhiều (ví dụ như thở mạnh, hụt hơi khó nói

chuyện, khò khè nặng, cánh mũi phập phồng, hoặc cần phải

sử dụng các cơ bên ngoài xung quanh ngực để cố gắng thở)

Mất định hướng không gian, lú lẫn (mới xuất hiện)

Bất tỉnh hoặc rất khó thức giấc

Nói lắp hoặc khó nói (mới xuất hiện hoặc là nặng hơn nếu

đã có trước đây)

Co giật (mới xuất hiện hoặc là nặng hơn nếu đã có trước

đây)

Tụt huyết áp (khó đứng dậy, hoa mắt, chóng mặt, choáng

váng, cảm thấy da lạnh ẩm, tái nhợt)

Mất nước (miệng và môi khô, tiểu ít, mắt lõm)

5. Hôm nay ông/bà có cảm thấy điều gì khác thường trong cơ thể so với

trước đây không?

a. Có.

b. Không.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 57 / 90

6. Triệu chứng hiện có:

Sốt hoặc cảm thấy muốn sốt (nóng, lạnh run, đổ mồ hôi) Có Không

Khó thở

Đau ngực nhẹ

Đau họng

Ho: khan hay đàm

Đau cơ hoặc đau mỏi khắp người

Nôn ói

Tiêu chảy

Mất vị giác hoặc khứu giác mới xảy ra

Nghẹt mũi

Sổ mũi

Mệt mỏi

Đau nhức đầu

7. Triệu chứng khác:

8. Triệu chứng xuất hiện trước lần khám đầu tiên (chỉ nhập trong lần khám

đầu).

9. Thuốc đã sử dụng trong 12 hay 24 giờ qua:….

10. Tình trạng bệnh mạn tính hiện tại như thế nào?

F. KHÁM & HƯỚNG XỬ TRÍ

1. Màu da và môi:

2. Mạch (ghi số vào mục "Khác", KHÔNG GHI CHỮ):

a. Không bắt được mạch.

b. Khác:

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 58 / 90

3. Huyết áp (ghi số vào mục " Khác ", KHÔNG GHI CHỮ)

a. Không đo được

b. Khác:

4. SpO2 tại nhà (ghi số vào mục "Khác", KHÔNG GHI CHỮ)

a. Không đo được

b. Khác:

5. Nhiệt độ (ghi số vào mục " Khác ", KHÔNG GHI CHỮ):

a. Không đo được

b. Khác:

6. Khác:

G. TƯ VẤN NGƯỜI BỆNH

1. Đánh giá mức độ bệnh hiện tại:

a. COVID-19 không triệu chứng.

b. COVID-19 mức độ nhẹ (Viêm hô hấp trên cấp).

c. COVID-19 mức độ vừa (Viêm phổi).

d. COVID-19 mức độ nặng (Viêm phổi nặng) và nguy kịch.

e. F1 không triệu chứng.

f. F1 có triệu chứng (nghi nhiễm).

2. Bệnh ngày thứ mấy? (chỉ nhập số):

− Đôi với COVID-19 không triêu chứng, ngày bênh tính từ ngày có kết quả

PCR dương tính với SARS-CoV-2

− Đôi với COVID-19 có triêu chứng, ngày bênh tính từ ngày có triêu chứng

đâu tiên.

3. Mô tả cách xử lý triệu chứng, hướng dẫn người bệnh/người nhà tự chăm

sóc.

4. Tình trạng/bệnh lý khác kèm theo (miêu tả ngắn gọn):

5. Liên hệ Đội 2:

a. Cần thiết.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 59 / 90

b. Không cần thiết.

6. Có cần tái khám để theo dõi không? Ngày nào (nếu có):

a. Không

b. Có, ngày:

7. Ghi chú:

H. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ & XỬ TRÍ

1. Đã chich bao nhiêu mũi vắcxin? (nhập nếu có thay đổi thông tin)

a. 0

b. 1

c. 2

2. Tiêu chí phân loại nguy cơ & xử trí (nhập khi có cập nhật)

a. Phụ nữ có thai.

b. Đã tiêm đủ 2 liều vắcxin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm

dương tinh it nhất 12 ngày.

c. Người bệnh đang có tình trạng: (1) thở máy; (2) đang có ống mở khí

quản; (3) liệt tứ chi; (4) đang điều trị hóa xạ trị.

d. Người bệnh (độ tuổi bất kỳ) đang trong tình trạng cấp cứu.

e. Trẻ em < 5 tuổi.

3. Đánh giá phân loại nguy cơ & xử trí: (chọn 1 câu trả lời đúng)

a. Nguy cơ thấp.

b. Nguy cơ trung bình.

c. Nguy cơ cao.

d. Nguy cơ rất cao.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 60 / 90

Phụ lục 1.5. Chương trình Đào tạo liên tục về COVID-19 và hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế trong chương trình chăm sóc F0 tại nhà

Chương trình Đào tạo liên tục về COVID-19 (trực tuyến)

Thời gian: tháng 08 – 09 năm 2021

STT Tên bài Giảng viên/ Bộ môn

Ngày

phát sóng

(dự kiến)

I Module 1: Đại cương về bệnh COVID-19

Ngày 16 – 22/08/2021

1

SARS-COV-2: đại cương,

cách lây nhiễm, cơ chế gây

bệnh

TS. BS. Huỳnh Minh Tuấn

– Phó trưởng BM Vi sinh –

Kí sinh, ĐHYD Tp.HCM

16/08/21

2 Các xét nghiệm COVID–19

PGS. TS. Nguyễn Thị Băng

Sương – BM Hóa Sinh,

ĐHYD Tp.HCM; Trưởng

khoa Xét nghiệm, BV

ĐHYD Tp.HCM

17/08/21

3

COVID–19: Triệu chứng,

chẩn đoán, diễn tiến và hồi

phục

ThS. BS. Trần Đăng Khoa –

BM Nhiễm, ĐHYD Tp.HCM 17/08/21

4

Cách phòng tránh lây

truyền cho cộng đồng, cho

nhân viên y tế

TS. BS. Huỳnh Minh Tuấn

– Phó trưởng BM Vi sinh –

Kí sinh, ĐHYD Tp.HCM

18/08/21

5

Nhận biết các đối tượng

nguy cơ bị nhiễm, những

đối tượng dễ bị nặng

BS CKII. Bùi Xuân Phúc –

BM Nội, ĐHYD Tp.HCM 19/08/21

6

Giáo dục tăng cường sức

khỏe để phòng chống

COVID-19

ThS. BS. Trần Lệ Linh –

Trung tâm Bác sĩ gia đình,

ĐHYD Tp.HCM

20/08/21

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 61 / 90

STT Tên bài Giảng viên/ Bộ môn

Ngày

phát sóng

(dự kiến)

7 Vai trò của Vaccin trong Đại

dịch COVID-19

ThS. BS. Nguyễn Hiền

Minh – BM Sinh lý – Sinh

lý bệnh Miễn dịch; Đơn vị

tiêm chủng – BV ĐHYD

Tp.HCM

21/08/21

8 Hướng dẫn cho F1, F0 cách

ly tại nhà

TS. BS. Nguyễn Như Vinh –

Phó trưởng Trung tâm Bác

sĩ Gia đình, ĐHYD Tp.HCM

22/08/21

II Module 2: Quản ly COVID-19 nhe và Bệnh viện da chiến

Ngày 23 – 30/08/2021

9

Hướng dẫn/Điều trị cho F0

không triệu chứng hay mức

độ nhẹ tại BV dã chiến/tại

nhà

TS. BS. Lê Thượng Vũ –

Phó trưởng BM Nội tổng

quát, ĐHYD Tp.HCM

23/08/21

10

Tổ chức quản lý kiểm soát

nhiễm khuẩn tại BV dã

chiến

TS. BS. Huỳnh Minh Tuấn

– Phó trưởng BM Vi sinh –

Kí sinh, ĐHYD Tp.HCM

24/08/21

11

Các triệu chứng/vấn đề sức

khỏe thường gặp ở người

bệnh nhiễm SARS-COV-2

không do virus gây ra: Khó

thở do tâm lý, rối loạn giấc

ngủ, rối loạn lo âu….

ThS.BS Bùi Diễm Khuê –

Trung tâm tham vấn tâm

lý, ĐHYD Tp.HCM

25/08/21

12

Nhận biết các dấu hiệu trở

nặng khi theo dõi người

bệnh COVID-19 và các xử lý

ban đầu

ThS. BS. Nguyễn Ngọc Tú

– BM Hồi sức Cấp cứu

Chống độc, ĐHYD Tp.HCM

26/08/21

13 Oxy liệu pháp cho người

bệnh COVID-19: Theo

dõi/tự theo dõi SpO2

ThS. BS. Dương Duy Khoa

– BM Nội Tổng quát,

ĐHYD Tp.HCM

27/08/21

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 62 / 90

STT Tên bài Giảng viên/ Bộ môn

Ngày

phát sóng

(dự kiến)

(oximeter, app), Xử lý oxy

liệu pháp ban đầu (kèm các

thiết bị cung cấp oxy có thể

có hiệu quả)

14

Các tư vấn hỗ trợ tâm lý xã

hội cho người bệnh và nhân

viên y tế

ThS Trương Nguyễn Xuân

Quỳnh – BM Công tác xã

hội, Đại học Khoa học Xã

hội Nhân văn; Giảng viên

thỉnh giảng BM Chăm sóc

giảm nhẹ, ĐHYD Tp.HCM

30/08/21

15 Tiêu chuẩn xuất viện và

theo dõi sau xuất viện

TS. BS. Lê Bửu Châu – Phó

trưởng BM Nhiễm, ĐHYD

Tp.HCM

28/08/21

16

Tư vấn và hỗ trợ người

bệnh COVID-19 từ xa: Các

vấn đề thường gặp, cách

thực hiện, các yêu cầu chưa

được đáp ứng (kỹ thuật, hệ

thống)

TS. BS. Nguyễn Như Vinh –

Phó trưởng Trung tâm Bác

sĩ Gia đình, ĐHYD Tp.HCM

29/08/21

17

Chia sẻ những điểm mạnh,

những điểm cần khắc phục

khi điều trị F0 không triệu

chứng/nhẹ hiện nay từ các

BS ở thực địa

Bs Trần Quốc Tài – Đơn vị

Thăm dò chức năng hô

hấp, Bệnh viện ĐHYD

Tp.HCM

30/08/21

18

Hợp tác liên ngành trong

quản lý người bệnh COVID-

19

TS. ĐD. Trần Thụy Khánh

Linh – Trưởng BM. Điều

dưỡng, ĐHYD Tp.HCM

ThS. VLTL. Lê Thanh Vân –

Trưởng BM Phục hồi Chức

năng, ĐHYD Tp.HCM

ThS. DS. Nguyễn Thị Mai

31/08/21

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 63 / 90

STT Tên bài Giảng viên/ Bộ môn

Ngày

phát sóng

(dự kiến)

Hoàng – Trưởng Module

Giáo dục Liên ngành,

ĐHYD Tp.HCM

ThS. BS. Dương Duy Khoa

– Giảng viên Bộ môn Nội -

Phân môn Hô hấp - Khoa

Y, ĐHYD Tp.HCM

ThS. TL. Nguyễn Hồng Ân

– Giám đốc chương trình

Tâm lý học, Đại học Hoa

Sen

III Module 3: Quản ly bệnh COVID-19 trung bình - nặng

Ngày 01 – 09/09/2021

19

Điều trị cho F0 mức độ

trung bình-nặng tại bệnh

viện

TS. BS. Lê Thượng Vũ –

Phó trưởng BM Nội Tổng

quát, ĐHYD Tp.HCM

01/09/21

20

NIV (CPAP, BiPAP, HFNC)

cho người bệnh COVID-19

(Có thể dùng ngoài bệnh

viện)

BM Hồi sức cấp cứu chống

độc – ĐHYD Tp.HCM 02/09/21

21

Thở máy xâm lấm cho

người bệnh COVID-19

(chuyên sâu)

BS. CKI Huỳnh Quang Đại –

Phó trưởng BM Hồi sức

Cấp cứu Chống độc, ĐHYD

Tp.HCM

03/09/21

22 Chăm sóc giảm nhẹ ở người

bệnh COVID-19

ThS. BS. Lê Đại Dương –

BM Chăm sóc giảm nhẹ,

ĐHYD Tp.HCM

04/09/21

23 Nguyên lý hoạt động, hiệu

quả và chỉ định của ECMO BS. CKI Huỳnh Quang Đại –

Phó trưởng BM Hồi sức 05/09/21

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 64 / 90

STT Tên bài Giảng viên/ Bộ môn

Ngày

phát sóng

(dự kiến)

Cấp cứu Chống độc, ĐHYD

Tp.HCM

24

Nguyên lý đạo đức và phân

bổ nguồn lực trong y học

thảm họa

TS. BS. Thân Hà Ngọc

Thể – Trưởng BM Chăm

sóc giảm nhẹ, ĐHYD

Tp.HCM

06/09/21

25 Sử dụng kháng đông và

thuốc kháng thể đơn dòng

BS. CKI Huỳnh Quang Đại –

Phó trưởng BM Hồi sức

Cấp cứu Chống độc, ĐHYD

Tp.HCM

07/09/21

26

Vật lý trị liệu và phục hồi

chức năng trong điều trị

COVID-19

BM Vật lý trị liệu - Khoa

Điều dưỡng – Kỹ thuật Y

học, ĐHYD Tp.HCM

08/09/21

27 COVID-19 và người cao

tuổi

TS. BS. Thân Hà Ngọc Thể

– Trưởng BM Chăm sóc

giảm nhẹ, ĐHYD Tp.HCM

09/09/21

IV Module 4: COVID-19 và một số bệnh nhân đặc biệt

Ngày 10 – 16/09/2021

28 COVID-19 ở các người bệnh

đang sử dụng Corticoid

TS. BS. Trần Quang Nam –

Phó trưởng BM Nội tiết -

ĐHYD Tp.HCM

10/09/21

29

COVID-19 và các bệnh hô

hấp: Cúm, viêm phổi, hen,

COPD, bệnh phổi kẽ

ThS. Vũ Trần Thiên Quân –

Giảng viên BM Sinh lý –

Sinh lý bệnh Miễn dịch,

ĐHYD Tp.HCM

11/09/21

30 COVID-19 ở phụ nữ có thai

PGS. TS. Vương Thị Ngọc

Lan – Trưởng BM Phụ Sản,

ĐHYD Tp.HCM

12/09/21

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 65 / 90

STT Tên bài Giảng viên/ Bộ môn

Ngày

phát sóng

(dự kiến)

31 COVID-19 trong nhi khoa

PGS.TS. Phùng Nguyễn

Thế Nguyên – Trưởng BM

Nhi, ĐHYD Tp.HCM

13/09/21

32 COVID-19 và người bệnh

ung thư

TS. BS Trần Đặng Ngọc

Linh – Trưởng BM Ung

Thư, ĐHYD Tp.HCM

14/09/21

33 COVID-19 và người bệnh

bệnh lý huyết học

PGS Huỳnh Nghĩa –

Trưởng BM Huyết học,

ĐHYD Tp.HCM

15/09/21

V Module 5: Hội chứng sau COVID-19

Ngày 16 – 17/09/2021

34 Điều trị mất mùi, mất vị giác

ở người bệnh COVID-19

GS Dương Quý Sỹ – Chủ

tịch Hội Y học giấc ngủ

Việt Nam

16/09/21

35 Hội chứng sau COVID-19

ThS. BS. Nguyễn Minh Kha

– BM Nội tổng quát, ĐHYD

Tp.HCM

BS CKII. Trần Trung Nghĩa

– BM Tâm thần, ĐHYD

Tp.HCM

17/09/21

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 66 / 90

Chương trình hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế trong chương trình chăm sóc F0 tại nhà

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh, Đại học Y Dược

Tp,HCM phối hợp cùng Sở Y tế, Trung tâm y tế các quận 8, 10 triển khai công

tác chăm sóc F0 tại nhà. Nhằm hỗ trợ, chăm sóc về mặt tâm lý giúp các thành

viên tham gia chương trình vượt qua stress, các khó khăn về mặt cảm xúc có

thể gặp phải khi chăm sóc người bệnh, chúng tôi đề xuất chương trình hỗ trợ

sức khỏe tâm thần cho đội 1 và đội 2 của Đại học Y Dược Tp.HCM.

A. Nhân sự:

− Ban Giảng huấn:

• ThS. Nguyễn Ly Lai

• ThS. Vũ Thị Tường Vi

• CN. Nhiêu Quang Thiện Nhân

• ThS. BS. Nguyễn Song Chí Trung

• ThS. BS. Bùi Diễm Khuê

− Ban kỹ thuật: BS. CKI Nguyễn Bình Thư

− Điều phối: ThS. BS. Đoàn Trúc Quỳnh

B. Nội dung chương trình gồm 3 phần:

− Chuỗi bài giảng về các chiến lược chăm sóc bản thân, các vấn đề tâm lý

trong đại dịch.

Dự kiến sẽ gồm các bài giảng sau, có thể phát sinh thêm tùy theo nhu cầu

của các thành viên đội 1 và đội 2:

1. Chăm sóc bản thân dành cho nhân viên y tế - Lộ trình và đich đến.

2. Cách tiếp cận người bệnh đang lo lắng, lo sợ.

3. Nâng đỡ, ứng phó cho nhân viên y tế khi bị hàng xóm kỳ thị.

4. Áp dụng kỹ năng tư vấn tạo động lực trong giao tiếp với người bệnh

F0.

5. Quyết định dựa trên vấn đề đạo đức y khoa.

6. Đối diện với các vấn đề sang chấn tâm lý trong đại dịch.

7. Cách nhận diện các cung bậc cảm xúc của bản thân.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 67 / 90

8. Tỉnh thức (Mindfulness).

− Lập confession và trang facebook: nơi các thành viên có thể được chia sẻ

tất cả cảm xúc của mình:

Confession: https://forms.gle/Nin5YAjmbQDbNY71A.

Facebook: Đội 1-2 UMP - Hỗ trợ F0 Confession

(https://www.facebook.com/groups/547262076386372) (chỉ các thành

viên trong Đội 1,2 mới xem được nội dung).

− Đường dây nóng hỗ trợ tâm lý:

Do chuyên viên tâm lý thực hiện - sẽ gọi tư vấn khi các thành viên nhắn

yêu cầu hỗ trợ qua confession.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 68 / 90

Phụ lục 2 (Đội 2)

Phụ lục 2.1. Danh mục thuốc thiết yếu

A. THUỐC TIÊM

Tên thuốc – hàm lượng Đơn vị Cơ số

1 Adrenaline – 1mg Ống 20

2 Noradrenaline- 1 mg Ống 20

3 Dexamethasone 4 mg Ống 250

4 Methylprednisolone -40 mg Ống/ lọ 50

5 Enoxaparin – 40 mg Bơm tiêm 100

6 Ceftriaxone – 1gram Lọ 20

7 Furosemide- 40 mg Ống 20

8 Actrapid 100 UI (3 ml) ống 10

B. DỊCH TRUYỀN

9 Nước cất pha tiêm -200, 500 ml Chai 30

10 Dung dịch NaCl 0.9% truyền tĩnh mạch- 500

ml Chai

30

11 Dung dịch Glucose 5% truyền tĩnh mạch-

500 ml Chai

30

12 Dung dịch Ringer Lactate truyền tĩnh mạch

500 ml Chai

20

13 Dung dịch Paracetamol truyền tĩnh mạch 1

gram Chai

30

C. THUỐC VIÊN

14 Amoxicillin/ Clavulanate 1gram Viên 20

15 Azithromycin 500 mg Viên 30

16 Levofloxacin 500 mg Viên 30

17 Amlodipine 5 mg Viên 30

18 Clopidogrel 75 mg Viên 30

19 Dextromethorphan 15 mg Viên 100

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 69 / 90

20 Ibuprofen 600 mg Viên 30

21 Paracetamol 500 mg Viên 100

22 Methylprednisolone 16, 20 mg Viên 50

23 Omeprazole 40 mg Viên 100

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 70 / 90

Phụ lục 2.2. Danh mục trang thiết bị

STT Trang thiết bị Đơn vị Cơ số

1 Máy thở xâm lấn (phù hợp chuyển viện) cái 1-2

2 Máy thở không xâm lấn CPAP, BIPAP cái 2-4

3 Máy thở oxy dòng cao (HFNC) (nếu có oxy lỏng) cái 3-5

4 Máy tạo oxy cái 5 -20

5 Bình Oxy 14, 20, 40 lít Bình 10-20

6 Bình oxy 6, 8, 10 lit (để chuyển bệnh) cái 3-5

7 Đồng hồ oxy (tương ứng số bình oxy có) cái 10-20

8 Xe đẩy bình oxy cái 1-2

9 Máy đo SpO2 tại giường cái 1-2

10 Máy hút đàm cái 1

11 Bóng Ambu cái 2-4

12 Đen đặt nội khí quản có đủ cỡ lưỡi đen bộ 2

13 Máy đo huyết áp điện tử cái 2-4

14 Máy đo đường huyết cái 1-2

15 Nhiệt kế hồng ngoại cái 3-5

16 Hộp cấp cứu ngoại viện cái 1-2

17 Bộ đàm bộ 2

18 Bơm tiêm điện cái 2-4

19 Bình phun khử khuẩn cái 1-2

20 Máy tính cái 2

21 Máy in cái 2

22 Máy photo cái 1

23 Bô vệ sinh nằm cái 10-20

24 Bô vệ sinh ngồi cái 10-20

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 71 / 90

Phụ lục 2.3. Danh mục vật tư tiêu hao

STT Vật tư tiêu hao Đơn vị Cơ số

PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

1 PPE cấp 3 size M Bộ 200

2 PPE cấp 3 size L Bộ 200

3 PPE cấp 2 Bộ 200

4 Khẩu trang N95 Cái 500

5 Khẩu trang y tế dành cho NB Hộp 20

6 Face shield cái 100

7 Găng tay Hộp /50 đôi 10

8 Dung dịch vệ sinh tay nhanh chai 10

9 Xà phòng vệ sinh tay can/50l 2

10 Dung dịch khử khuẩn bề mặt ASI-spray 750

ml chai 2

VẬT TƯ Y TẾ

11 Que thử đường huyết cái 50

12 Kim bấm đường huyết cây 100

13 Bơm tiêm 50 ml cây 20

14 Bơm tiêm 20ml Cái 100

15 Bơm tiêm 10ml Cái 100

16 Bơm tiêm 5ml Cái 100

17 Bơm tiêm 3ml Cái 100

18 Bơm tiêm 1ml Cái 100

19 Dây truyền bơm tiêm tự động Dây 100

20 Dây garrot Dây 5

21 Ống sonde dạ dày Ống 50

22 Ống sonde tiểu Ống 20

23 Ống hút đàm Ống 50

24 Găng tay vô khuẩn Đôi găng 20

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 72 / 90

STT Vật tư tiêu hao Đơn vị Cơ số

25 Cây đe lưỡi Hộp 1-2

26 Gạc Vô khuẩn Bịch/10 miếng 50

27 Alcohol pad Hộp/100 miếng 10

28 Gòn viên vô khuẩn Bịch/25g 5

29 Băng cá nhân Hộp/100 miếng 5

30 Băng keo lụa 2,5cm Cuộn 10

31 Băng keo bảng lớn dán kim luồn Cuộn 5

32 Dây truyền dịch sợi 100

33 Kim luồn 22G cây 100

34 Nút chận kim luồn (nút vàng) Cái 100

35 Kim pha 18G cây 100

36 Kit test nhanh COVID Hộp/25 kit 30

37 Hộp đựng dụng cụ Cái 5

38 Oxy cannula Cái 100

39 Oxy mask có túi dự trữ cái 100

40 Ống nội khí quản 7,7.5, 8 cái 5-10

ĐỒ VẢI

41 Vỏ gối Cái 20

42 Ruột gối Cái 20

43 Mền Cái 20

44 Drap giường cái 50

45 Quần áo NVYT Bộ 100

46 Tã dán Bịch/7cái 20

47 Bô tiểu nữ Cái 2

48 Bô tiểu nam Cái 2

49 Bô ngồi Cái 2

50 Thùng rác y tế Cái 10-30

51 Túi rác Cuộn 20

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 73 / 90

STT Vật tư tiêu hao Đơn vị Cơ số

VĂN PHÒNG PHẨM

52 Pin 2A Cặp 30

53 Pin 3A Cặp 30

54 Băng rào cảnh báo cuộn 5

55 Cloramine B Kg 5

56 Dung dịch khử khuẩn bề mặt Chai 20

57 Khăn giấy Bịt 5-10

58 Giấy cuộn Cuộn 20-40

59 Khăn giấy ướt Bịt 20-40

60 Ổ điện lớn Cái 5-10

61 Ổ điện nhỏ Cái 5

62 Ly nhựa Thùng/500 ly 2

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 74 / 90

Phụ lục 2.4. Bảy quy trình kỹ thuật (dạng Checklist)

1. Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu cấp cứu ngoại viện

2. Tiếp cận người bệnh tại nhà dân và xử tri ban đầu

3. Sơ cấp cứu để ổn định tình trạng bệnh tại cơ sở

4. Quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh trước khi chuyển tuyến

5. Phân tầng và chuyển tuyến hợp lý

6. Hỗ trợ tâm lý – xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh

7. Quản lý điều trị COVID-19 với oxy tại nhà sau sơ cấp cứu

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 75 / 90

Quy trình 1. Tiếp nhận và xử ly các yêu cầu cấp cứu ngoại viện

Lưu đồ Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu cấp cứu ngoại viện

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 76 / 90

Quy trình 2. Tiếp cận người bệnh tại nhà và xử tri ban đầu.

Lưu đồ Tiếp cận người bệnh tại nhà và xử tri ban đầu.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 77 / 90

Quy trình 3. Cấp cứu để ổn định tình trạng bệnh tại cơ sở2

Lưu đồ hướng dẫn xư trí ban đâu tai tram câp cứu COVID-19

2 Tài liệu tham khảo − Quyết định 3416/QĐ-BYT, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2), 14/7/2021. − Ranjbar K, Moghadami M, Mirahmadizadeh A et al. Methylprednisolone or dexamethasone, which one is superior corticosteroid in the treatment of

hospitalized COVID-19 patients: a triple-blinded randomized controlled trial. BMC Infect Dis 21, 337 (2021). − Therapeutic Anticoagulation with Heparin in Noncritically Ill Patients with COVID-19 (2021). Therapeutic Anticoagulation with Heparin in Noncritically

Ill Patients with COVID-19. New England Journal of Medicine. − Banerjee J, Canamar CP, Voyageur C, et al. Mortality and Readmission Rates Among Patients With COVID-19 After Discharge From Acute Care Setting

With Supplemental Oxygen. JAMA Netw Open. 2021;(4)4.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 78 / 90

Đanh gia mức độ nặng cua bênh tai tram (đôi với người lớn), hoàn toàn

dựa vào lâm sàng:

Mức độ vừa – Viêm phổi

Phân loại: Có triệu chứng gợi ý viêm phổi như sốt, ho, khó thở, thở nhanh >20

lần/phút, SpO2 ≥ 93 % với khí trời.

Điều trị:

− Không điều trị Oxy liệu pháp.

− Điều trị Corticosteroids:

• Ưu tiên sử dụng DEXAMETHASONE tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

• Thời gian sử dụng: tối thiểu tới 7-10 ngày.

• Dexamethasone: tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

• Liều lượng: 6-12mg/24h.

− Kháng đông dự phòng: Enoxaparin 1mg/kg/24h tiêm dưới da.

Hỏi tiền căn trước khi quyết định có dùng kháng đông hay không. Không

dùng trên đối tượng có bệnh lý Hemophilia, suy thận nặng (bệnh thận

mạn giai đoạn 4 trở lên), suy gan nặng (xơ gan child B, C, suy gan cấp), mới

phẫu thuật trong vòng 24h, bệnh lý huyết học gây giảm tiểu cầu đáng kể

(xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, bạch cầu cấp, suy tuỷ kèm giảm dòng

hồng cầu…).

Mức độ nặng – Viêm phổi nặng

Phân loại: Có sốt hoặc bất kì triệu chứng gợi ý viêm đường hô hấp cấp (ho

khan, có thể ho đàm, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi) kem theo bất kỳ

1 dấu hiệu sau:

(1) Nhịp thở > 30 lần/phút.

(2) Khó thở nặng với co kéo các cơ hô hấp phụ đáng kể, triệu chứng thực thể

của giảm oxy máu nặng như tim trung ương (tim môi, tim niêm mạc), triệu

chứng gợi ý giảm oxy não (kích thích, bứt rứt, vật vã, có thể lơ mơ, hôn

mê).

(3) SpO2 < 93% khi thở khí phòng (chú ý các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết

quả do người bệnh và kĩ thuật máy móc).

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 79 / 90

Các kết quả hình ảnh học như Xquang, siêu âm phổi tại giường góp phần

đánh giá bệnh lý kèm theo hay các chẩn đoán phân biệt.

Điều trị:

− Điều trị suy hô hấp: oxy lưu lượng thấp (như thở oxy canula 1 – 6L/phút,

oxy mask đơn giản 5-10L/phút, oxy mask có túi dự trữ 8-15L/phút), đến

thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC), thở thông khí áp lực dương không xâm

lấn (CPAP hay BiPAP).

− Điều trị Corticosteroids:

• Sử dụng Dexamethasone như mức độ vừa.

• Hoặc cân nhắc sử dụng Methyprednisolone 2mg/kg/24h (blous ngày

đầu), 1mg/kg/12h (những ngày tiếp theo).

− Kháng đông dự phòng: cân nhắc sử dụng sớm liều điều trị Enoxaparin

1mg/kg/12h.

Điều trị hỗ trợ chung:

− Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở

cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí

hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đen cực tím (nếu có).

− Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh

lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

− Giữ ấm.

− Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

− Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.

− Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần không

quá 2 g/ngày với người lớn.

− Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết, lưu ý không

khuyến khích dùng các loại thuốc ức chế trung tâm ho.

− Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mãn tính kèm theo

(nếu có).

− Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 80 / 90

Lưu ý theo dõi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu gợi ý mức độ nguy kịch thì lập

tức đảm bảo chuyển viện an toàn cho người bệnh đến các bệnh viện tầng

trên.

− Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp. Gợi ý khi:

(1) S/F ≤ 315 gợi ý ARDS.

(2) Hình ảnh trên siêu âm phổi: B line 2 bên phổi, không đồng nhất, vùng

phổi đông đặc có bronchogram, dày màng phổi > 2mm, màng phổi

không đều, giảm trượt màng phổi và ít gặp tràn dịch màng phổi.

− Nhiễm trùng huyết:

• Thay đổi ý thức không giải thich được bởi các nguyên nhân khác: ngủ

gà, lơ mơ, hôn mê (tri giác không cải thiện dù đạt mục tiêu oxy máu).

• Nhịp tim nhanh, mạch bắt yếu, chi lạnh hoặc hạ huyết áp, da nổi vân

tim.

• Thiểu niệu hoặc vô niệu.

• Dấu hiệu xuất huyết da niêm (giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu do

nhiễm trùng), vàng da.

• Thở kiểu toan chuyển hoá (tăng acid lactic).

− Thang điểm qSOFA:

• Nhịp thở ≥ 22 lần/phút.

• Thay đổi tri giác.

• Huyết áp tâm thu ≤ 100mmHg.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 81 / 90

Quy trình 4. Quản ly, chăm sóc và điều trị người bệnh trước khi chuyển tuyến

Đanh gia đap ứng điều trị

Mục tiêu chung:

− Giảm công hô hấp.

− Giảm nhịp thở.

− SpO2 ≥ 94%.

− Mạch giảm.

Đánh giá đáp ứng oxy liệu pháp:

SpO2< 93%Lúc nghỉ, hoặc

Theo dõi liên tục trong it nhất 1 phút

SpO2 ổn địnhvới LFNC

SpO2 không ổn định/ dao động với LFNC

Điều chỉnh liều oxy

Theo dõi SpO2.

Tăng 1-2 L/phút mỗi 30 phút hoặcchuyển sang oxy mask có túi thở lại.

Lâm sàng ổn định trong 2 giờ liên tục và đạt mục tiêu chung

Giảm dần liều oxy và ngưng nếu lâm sàng ổn định từ 6-12 giờ

Lâm sàng không ổn địnhSpO2 < 93% với oxy trong 2 giờ

Thất bại với LFNC và oxy mask túi, chuyển sang can thiệp chuyên sâu

hơn như NIV, HFNC, xâm lấn

Thở oxy lưu lượng thấp (LFNC)

Đánh giá sau 30 phút

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 82 / 90

Đanh gia tac dung phu cua thuôc

a) Kháng viêm corticosteroids

− Rối loạn đường huyết: theo dõi đường huyết 2 lần/ngày đối với các đối

tượng nguy cơ cao (tiền căn đái tháo đường, lớn tuổi, ăn uống kém), giữ

nồng độ đường huyết từ 8-10 mmol/L.

− Viêm loét dạ dày: sử dụng PPI ở những trường hợp rối loạn đông máu,

điều trị thay thế thận, có bệnh gan, nhiều bệnh nền kèm theo, và suy chức

năng đa cơ quan. Cho ăn qua đường tiêu hóa sớm (trong vòng 24-48 giờ

sau nhập trạm).

− Loạn thần: hiếm gặp, cần loại trừ các nguyên nhân khác, đánh giá và điều

trị mê sảng, đặc biệt những người bệnh nặng, áp dụng các thang điểm

đánh giá sảng, xác định và xử lý nguyên nhân.

− Rối loạn điện giải, giữ muối nước: cần điều chỉnh theo cận lâm sàng (nếu

có).

b) Kháng đông

− Theo dõi tình trạng chảy máu (xuất huyết dưới ra, nôn ra máu, tiêu phân

đen, rối loạn tri giác, …).

− Dự phòng té ngã.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 83 / 90

Quy trình 5. Phân tầng và chuyển tuyến hợp ly

Tình trạng thiếu giường bệnh, phương tiện hỗ trợ điều trị tại các cơ sở y tế tại

Thành phố Hồ Chi Minh trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đã làm tăng

tỷ lệ tử vong do người bệnh không thể tiếp cận những chăm sóc y tế kịp thời.

Việc tăng thêm số giường bệnh và phân bổ lại các nguồn lực y tế tham gia tiếp

nhận và điều trị người bệnh COVID-19 được xác định là công việc khẩn thiết

của thời điểm hiện tại. Lựa chọn cơ sở y tế nhằm quyết định đưa người bệnh

đến điều trị đã được xác định là một phương án chiến lược bằng sự phối hợp

giữa trung tâm sơ cấp cứu ban đầu và những trung tâm điều trị cao hơn sau

khi ổn định người bệnh.

Các địa điểm chăm sóc được chia thành các khu vực khác nhau bao gồm:

− Cách ly chăm sóc tại nhà.

− Cách ly chăm sóc tại các cơ sở COVID-19 cộng đồng.

− Cách ly chăm sóc tại các bệnh viện thu dung dã chiến.

− Cách ly điều trị tại các bệnh viện đa khoa tuyến 1 (tương đương bệnh viện

tuyến huyện), tuyến 2 (tương đương bệnh viện tuyến tỉnh) và tuyến 3

(tương đương bệnh viện tuyến trung ương).

Nguyên tắc nhận F0 từ cộng đồng:

− Trạm cấp cứu phải được nhận những thông tin cơ bản của người bệnh

(tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại, phân loại nhóm nguy cơ, tình trạng

người bệnh).

− Điều phối xe đến hiện trường đánh giá, tiếp nhận người bệnh.

− Những đối tượng của tầng khác hoặc địa phương khác sẽ được tiếp nhận

khi có chỉ đạo của trung tâm điều hành.

− Nhóm điều hành tiếp nhận bệnh F0 kết nối thông tin với đơn vị cần

chuyển, thông báo số giường còn lại theo kế hoạch phân bổ và điều chỉnh

phân bố tiếp nhận F0 kịp thời.

Nguyên tắc chuyển F0:

− Trước khi chuyển F0 đi phải cung cấp thông tin cơ bản (tên, tuổi, giới, địa

chỉ, số điện thoại, phân loại nhóm nguy cơ) về các cơ sở dự kiến để phối

hợp tiếp nhận.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 84 / 90

− Khi phải chuyển F0 từ tầng dưới lên tầng trên thì sử dụng xe của đơn vị

đang quản lý, điều trị F0 đó.

− Nhóm điều hành kết nối thông tin với đơn vị tiếp nhận

− Đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển viện.

Phân tầng chuyển tuyến:

Sau khi ổn định được tình trạng người bệnh, việc phân tầng và chuyển người

bệnh đến các cơ sở y tế phù hợp với tình trạng bệnh để người bệnh tiếp cận

được những phương pháp điều trị thích hợp.

Trong một số tình huống cần can thiệp điều trị chuyên khoa, đội sơ cấp cứu

sẽ hội chẩn cùng Ban cố vấn chuyên môn bao gồm nhiều chuyên khoa khác

nhau nhằm đưa ra phương án phân tầng chuyển tuyến phù hợp cho người

bệnh.

Nguy kịch

• Bệnh viện điều trị COVID-19

• Bệnh viện tuyến 3

Nặng

• Bệnh viện điều trị COVID-19

• Bệnh viện tuyến 2

• Bệnh viện tuyến 3

Trung bình

• Bệnh viện điều trị COVID-19

• Bệnh viện tuyến 1

• Bệnh viện tuyến 2

Nhẹ

• Cách ly tại nhà

• Bệnh viện thu dung dã chiến

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 85 / 90

Quy trình 6. Hỗ trợ tâm lý – xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh

Cách ly gây nhiều khó khăn về mặt cảm xúc với bệnh nhân và gia đình. Bên

cạnh hỗ trợ hô hấp, điều trị đặc hiệu, kiểm soát triệu chứng, Đội 2 còn thực

hiện một số hỗ trợ tâm lý – xã hội cơ bản:

− Cung cấp thông tin, giải thich tình trạng bệnh cho người bệnh và người

nhà người bệnh (nhất thiết phải có it nhất 01 số điện thoại người nhà).

• Giải thich tiên lượng bệnh và kế hoạch điều trị.

• Thông báo khi chuyển viện, cung cấp thông tin liên lạc của nơi chuyển

tới.

• Thấu cảm và chia sẻ với người nhà khi bệnh diễn tiến xấu.

− Khuyến khích giao tiếp bằng điện thoại hoặc điện thoại thông minh. Cơ sở

của Đội 2 nên được lắp đặt internet.

− Tôn trọng nguyện vọng và cảm xúc của gia đình.

− Thấu cảm và chia sẻ các lo âu, sợ hãi hay buồn bã của người bệnh.

− Hỗ trợ tâm linh nếu phù hợp, vi dụ: hướng dẫn người bệnh cầu nguyện

hoặc cầu nguyện chung.

− Đưa người bệnh vào quản lý bởi Đội quản lý từ xa (Đội 1) sau khi xuất viện.

− Kết nối người bệnh với các nguồn lực: bản thân gia đình người bệnh, trạm

y tế, chinh quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng (hỗ trợ oxy,

thuốc, thực phẩm).

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 86 / 90

Quy trình 7. Quản ly điều trị COVID-19 với oxy và thuốc tại nhà sau sơ cấp cứu

A. Tiêu chuẩn xuât tram:

1. SpO2 ≥ 94% khi thở oxy cannula ≤ 3 L/phút và được theo dõi y tế từ xa,

bao gồm:

Đội theo dõi tình trạng người bệnh covid-19 tại nhà (team 1)

Trạm y tế phường.

2. Có thể tiếp cận nguồn cung cấp oxy tại nhà:

Bình oxy.

Máy tạo oxy.

3. Giảm công hô hấp:

Thở không co kéo cơ hô hấp phụ.

Nhịp thở bình thường (16 - 20 lần/phút).

4. Không sốt.

5. Bệnh nền ổn định.

6. Thời gian từ ngày xuất hiện triệu chứng hoặc từ lúc xét nghiệm covid

dương tinh ≥10 ngày.

7. Có người chăm sóc hoặc có khả năng tự chăm sóc được.

Khi người bệnh đầy đủ 7 yếu tố trên sẽ được cho xuất trạm về nhà tiếp tục

theo dõi điều trị từ xa bởi đội 1 hoặc Trạm Y tế địa phương.

B. Điều trị oxy tai nhà:

− Mục tiêu điều trị: SpO2 ≥ 94%

− Dụng cụ oxy: Cannula

− Nguồn oxy: Máy tạo oxy hoặc bình oxy khí nén.

− Lưu lượng oxy cần sử dụng: 1 – 3 lít/phút. (không nên tự ý điều chỉnh)

1/ Cách sử dụng máy tạo oxy: máy tạo oxy chỉ có tác dụng tạo oxy, không có

tác dụng tạo khí nén.

− Bước 1: Cần đặt máy ở vị tri thoáng mát, lưu thông khi tốt.

− Bước 2: Gắn bình làm ẩm vào vị trí.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 87 / 90

− Bước 3: Gắn đầu ống dẫn oxy của cannula vào bình làm ẩm.

− Bước 4: Kiểm tra đầu lọc khí đi vào (tùy vào từng loại máy để bộ lọc lộ

thiên hay bên trong máy).

− Bước 5: Khởi động máy thở trước khi sử dụng ít nhất 15 – 20 phút.

− Bước 6: Điều chỉnh lưu lượng oxy hít vào (1 – 3 lít/phút), không nên tự ý

chỉnh mức cao hơn. Nên chỉnh từ thấp đến lớn cho đến khi đạt được mục

tiêu SpO2.

− Bước 7: Lắp đặt cannula cho người bệnh.

− Bước 8: Đeo khẩu trang cho người bệnh sau khi đeo cannula.

2/ Cách sử dụng bình oxy:

− Bước 1: Lắp đặt bình oxy, đồng hồ áp kế và dây oxy cannula.

− Bước 2: Sau khi mở lắp đặt bình oxy, để sử dụng bình cần mở van bình

oxy.

− Bước 3: Vặn núm xoay màu xanh phía trên bình làm ẩm để điều chỉnh mức

lưu lượng oxy mong muốn.

− Bước 7: Lắp đặt cannula cho người bệnh.

− Bước 8: Đeo khẩu trang cho người bệnh sau khi đeo cannula.

Theo dõi lượng oxy trong bình:

− Dựa vào kim trên đồng hồ áp suất dựa trên vùng màu nào để ước lượng

lượng oxy trong bình.

− Dựa vào thông số áp suất đo được trên đồng hồ:

Ví dụ khi kim đồng hồ áp suất chỉ trên bình là 105kgf/cm2 (hình ảnh minh

họa): thì ta tinh được lượng oxy trong bình là 105 x 8 = 840 lít oxy (8 là

thể tích của bình chứa oxy đơn vị tính bằng lít). Khi thở cannula 3

lít/phút thì thời gian sử dụng bình là: 840/3 = 280 phút (≈ 4,6 tiếng)

Khi hết oxy thì báo cho ai: Trạm y tế phường cư trú để cung cấp thêm oxy.

3/ Nằm sấp:

Phối hợp oxy liệu pháp và nằm sấp sẽ giúp cải thiện oxy hóa máu.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 88 / 90

4/ Theo dõi SpO2 bằng máy đo SpO2

5/ Dặn dò thân nhân và người bệnh

Khi không đạt được mục tiêu điều trị khi sử dụng lưu lượng oxy trong mức

cho phép cần báo cho bác sĩ quản lý online của gia đình (Team 1) hoặc các

trạm y tế địa phương để được hướng dẫn. Không nên tự ý điểu chỉnh mức

oxy trên mức cho phép mà không có ý kiến của nhân viên y tế.

C. Điều trị thuôc tai nhà (theo Hướng dẫn cua Sở Y tế TP.HCM):

1. Paracetamol 500mg. Uống 01 viên khi sốt trên 38oC, có thể lặp lại mỗi 4-6

giờ nếu vẫn còn sốt.

2. Các loại Vitamin (đa sinh tố, vitamin C, vitamin D). Uống ngày 02 lần: sáng

01 viên, chiều 01 viên.

3. Methyprednisolone 16mg. Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên

(sau khi ăn).

4. Rivaroxaban 10mg. Uống ngày 01 lần: sáng 01 viên.

Lưu ý số ngày cho thuốc 3 và 4 tổng cộng 10 ngày, bao gồm cả thời gian đã

được điều trị tại trạm sơ cấp cứu.

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 89 / 90

Phụ lục 2.5. Công tác điều dưỡng

Mô tả công việc điều dưỡng tại Trạm cấp cứu ban đầu người bệnh COVID-19

1. Tổ chức thành 3 ca và 4 kíp (ca sáng 7 giờ – ca trưa 7 giờ – ca tôi 10 giờ

làm viêc).

Điều dưỡng vòng ngoài

− Quan sát ĐD và NB bên trong qua camera báo cáo kịp thời khi có sự cố.

− Trực bộ đàm tiếp liệu thuốc, vật tư vào bên trong khu điều trị.

− Tiếp liệu thức ăn cho NB.

− Làm công tác hành chánh.

Điều dưỡng vòng trong

− Đảm bảo đầy đủ các phương tiện, thuốc, vật tư y tế trước khi bắt đầu ca

trực: Kiểm tra tủ thuốc, dụng cụ (lưỡi đen đặt NKQ, bóng Ambu, dây máy

thở, bơm tiêm, kim luồn, alcohol pad, dây dịch truyền, gạc, băng urgo, kim

pha….) và bổ sung cơ số đầy đủ.

− Soạn xe tiêm thuốc đầy đủ dụng cụ cần thiết.

− Tiếp nhận đầu mỗi ca: Tiếp nhận tình trạng người bệnh từ điều dưỡng tua

trước:

• Tổng số giường bệnh, tình trạng bệnh từng giường và phân loại theo

màu sắc ưu tiên chăm sóc (đỏ, vàng, xanh, tím).

• Những lưu ý chăm sóc trên từng ca bệnh.

• Tình trạng dinh dưỡng, khả năng ăn uống.

• Khả năng tự chăm sóc: đi tiêu, tiểu.

− Ghi nhận lại sơ đồ người bệnh, tri giác, SpO2, liệu pháp oxy đang sử dụng,

dấu sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt.

− Thực hiện thuốc theo y lệnh, lập đường truyền tĩnh mạch.

− Thực hiện công tác điều dưỡng: Chăm sóc người bệnh thở oxy qua canula,

qua mask, thở máy, tư thế người bệnh, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng,…

Cẩm nang Mô hình Chăm sóc người bệnh COVID-19 ở cộng đồng Trang 90 / 90

− Tham gia cấp cứu ngoại viện, đánh giá và can thiệp thuốc tại nhà, chuyển

viện theo điều phối của trưởng tua trực.

− Hỗ trợ thực hiện các can thiệp liệu pháp Oxy:

• Kiểm tra thể tích bình oxy, thay thế bình mới.

• Can thiệp oxy liệu pháp và điều chỉnh lưu lượng theo SpO2 và tình

trạng bệnh.

• Chuẩn bị máy thở, hệ thống thông khí, chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí

quản, chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp.

• Thông khí bằng mặt nạ qua Ambu, hỗ trợ đặt nội khí quản khi có chỉ

định.

• Theo dõi đáp ứng can thiệp oxy liệu pháp.

2. Cac lưu ý trong công tac chăm sóc

− Tư thế NB giúp dễ thở: cổ thẳng, đầu cao/nằm nghiêng/thông khí nằm

sấp.

− Sử dụng dụng cụ hỗ trợ thở đúng cách theo y lệnh điều trị.

• Lựa chọn kích cỡ dụng cụ thở phù hợp.

− Cố định chắc chắn dụng cụ thở.

− Kiểm tra hoạt động của dụng cụ thở.

− Chọn cỡ cannula hoặc mask.

− Với mask có túi dự trữ, cần đảm bảo các van trên mask còn hoạt động tốt.

− Khi NB hít – thở, túi dự trữ phải phập phồng theo nhịp thở.

• Phòng ngừa loét liên quan đến dụng cụ y tế như: loét vành tai do cố

định dụng cụ thở thay đổi vị tri cố định mỗi 2 tiếng.

3. Khi thời gian lưu NB lưu tai tram kéo dài

Khi thời gian NB nằm tại khoa kéo dài, chú ý các chăm sóc sau:

− Đặt sonde tiểu (nếu cần)

− Vệ sinh cá nhân cho người bệnh.

− Chăm sóc vết thương, chăm sóc loét tỳ đe…