BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

36
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 0234.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 10/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 12/3/2018 In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - TP. Huế) Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2018 HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO l Phát huy hiệu quả trong việc triển khai đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” tại tỉnh Thừa Thiên Huế l Ban hành Quy chế chấm hồ sơ dự thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 l Hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Nhà nước cần tham gia từ giai đoạn đầu l Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có tư duy toàn cầu HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG l Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá ong bầu l Tác dụng dược lý và cách dùng tinh dầu tràm Huế l Tuyển dịch văn bia chùa Huế l Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh: Hỗ trợ chính quyền phục vụ người dân được tốt hơn l Hội thảo các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vùng Bắc Trung Bộ năm 2018 l Lễ hội Thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 l Hội nghị Khoa học phòng chống ung thư thường niên năm 2018 HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ l Công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2018 l Xây dựng mô hình liên kết hiệu quả để phát triển thị trường khoa học và công nghệ l Đánh giá đổi mới sáng tạo doanh nghiệp: Những kết quả bước đầu l 3 Bộ phối hợp xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý l Việt Nam vô địch ABU Robocon 2018 l Huy động tối đa nguồn lực phát triển trí tuệ nhân tạo 2 5 6 8 10 13 16 20 22 24 25 26 28 30 32 35 36 ISSN 1859-0144 8/2018

Transcript of BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Thống kê

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế

Điện thoại: 0234.3849266-3825453Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 10/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 12/3/2018

In tại:Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại

Thiên Hải (278 Đặng Tất - TP. Huế)Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 8 năm 2018

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠOl Phát huy hiệu quả trong việc triển khai đề án “Hỗ trợ Hệ

sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm

2025” tại tỉnh Thừa Thiên Huế

l Ban hành Quy chế chấm hồ sơ dự thi “Khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

l Hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Nhà nước

cần tham gia từ giai đoạn đầu

l Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có tư duy toàn cầu

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNGl Nghiên cứu quy trình nuôi vỗ và thử nghiệm kích thích

sinh sản nhân tạo cá ong bầu

l Tác dụng dược lý và cách dùng tinh dầu tràm Huế

l Tuyển dịch văn bia chùa Huế

l Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh: Hỗ trợ

chính quyền phục vụ người dân được tốt hơn

l Hội thảo các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và

công nghệ vùng Bắc Trung Bộ năm 2018

l Lễ hội Thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018

l Hội nghị Khoa học phòng chống ung thư thường niên

năm 2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾl Công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2018

l Xây dựng mô hình liên kết hiệu quả để phát triển thị trường

khoa học và công nghệ

l Đánh giá đổi mới sáng tạo doanh nghiệp: Những kết quả

bước đầu

l 3 Bộ phối hợp xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý

l Việt Nam vô địch ABU Robocon 2018

l Huy động tối đa nguồn lực phát triển trí tuệ nhân tạo

2

5

6

8

10

13

16

20

22

24

25

26

28

30

32

35

36

ISSN 1859-01448/2018

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia

đến năm 2025”. Như vậy, năm 2018 là năm thứ hai triển khai đề án, đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện được một số nội dung quan trọng.

Tình hình thực hiện đề án Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025”, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương sớm triển khai các hoạt động về xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST. Để bắt tay thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch của UBND tỉnh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các văn bản triển khai, gồm: Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Thành lập Ban điều hành và Tổ giúp việc triển khai “Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”; Ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, trong đó có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KNĐMST; Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, 2018; Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, 2018; Quyết định ban hành thể lệ cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, 2018; Thành lập Ban Tổ chức cuộc thi KNĐMST năm 2017, 2018; Kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025.

Cũng trong thời gian này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Quỹ

Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam về triển khai chương trình hỗ trợ đồng hành xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thừa Thiên Huế.

Đại học Huế cũng đã ban hành kế hoạch hoạt động về KNĐMST và việc làm năm 2018; Kế hoạch tổ chức cuộc thi khởi nghiệp Đại học Huế lần thứ nhất, 2018...

Các hoạt động đã và đang triển khai Đến nay, các hoạt động hỗ trợ KNĐMST trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa sâu rộng đến nhiều ban, ngành liên quan.

- Tổ chức Cuộc thi KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế 2016, 2017, 2018; tổ chức các diễn đàn, sự kiện, hội thảo tập huấn về KNĐMST; tham gia các sự kiện về khởi nghiệp do Bộ KH&CN tổ chức; truyền thông về khởi nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp,…

- Đại học Huế, các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh cũng tích cực hưởng ứng tham gia phối hợp và xây dựng kế hoạch về các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cụ thể; đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ KNĐMST, đặc biệt là phát triển mạnh trong cộng đồng sinh viên, đoàn thanh niên, như: hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp cấp cơ sở,…nhằm tạo sự lan tỏa tinh thần khởi nghiệp

PHÁT HUY HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI

SÁNG TẠO QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025” TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

trong cộng đồng. - Hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành vườm

ươm khởi nghiệp tư nhân (Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng) và đã đồng hành để hỗ trợ phát triển khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp… cũng đã tích cực tham gia đồng hành và tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển khởi nghiệp, như: Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh… Vận động, hỗ trợ và phát triển các câu lạc bộ khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp, các cố vấn khởi nghiệp… Phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam tổ chức tập huấn phát triển kỹ năng cố vấn khởi nghiệp.

- Trong khuôn khổ của dự án “Liên kết Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với khu vực và quốc tế”, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Nghệ An và Trường Đại học Vinh tổ chức Techfest Vùng Bắc Trung Bộ năm 2018 tại tỉnh Nghệ An. Tại đây, hai dự án của tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia lần này đều được vinh dự đạt giải và sẽ cùng tranh tài Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp tại Techfest 2018 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào cuối tháng 11/2018. Đó là dự án “Gia vị Bún Bò và các sản phẩm khai thác giá trị tài sản trí tuệ mang thương hiệu “Bún bò Huế” (giải Nhất), dự án “Quảng bá du lịch Việt qua các công trình kiến trúc gấp” (giải Ba).

Có thể thấy rằng, sau hơn hai năm thực hiện đề án của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các hoạt động hỗ trợ KNĐMST trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả bước đầu; hình thành các vườn ươm KNĐMST và hiện đang hỗ trợ các ý tưởng, dự án KNĐMST phát triển, như: Vườn ươm của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng; Vườn ươm Công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Đại học Huế đã và đang tổ chức các hoạt động hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp cho sinh viên như: “KNĐMST: Cơ hội và

thách thức”, “Cuộc thi “START-UP! Ý tưởng khởi nghiệp”, Diễn đàn “Thắp lửa và kết nối doanh nghiệp”, Chương trình “Kick-Off khởi nghiệp: Từ ý tưởng đến sản phẩm”… Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế cũng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp; xây dựng không gian đổi mới sáng tạo… Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp như: “Tuyên truyền kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho hội viên nữ”. Tổ chức các hội thảo, trao đổi liên quan đến KNĐMST, như hội thảo “Kết nối, triển khai Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”… Tổ chức tiếp xúc doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng các phóng sự tuyên truyền tấm gương điển hình, kinh doanh thành công của doanh nghiệp…

Có thể thấy rằng, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến KNĐMST tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, phát triển nghề nghiệp của các sinh viên và những người trẻ. Hình thành các câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp: CLB Khởi nghiệp-Trường Đại học Nông lâm Huế, CLB Dynamics-Trường Đại học Kinh tế Huế, CLB Sáng tạo trẻ, CLB Khởi nghiệp Huế… Các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các trường đại học tiếp tục được phát triển mạnh.

Ngoài ra, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đạt giải qua các cuộc thi cũng được hỗ trợ ươm tạo để tiếp tục phát triển sản phẩm trên thị trường, đồng thời giới thiệu, kết nối các nhà đầu tư và các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để đẩy mạnh sự phát triển.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang xúc tiến thành lập Khu tập trung dịch vụ KNĐMST tỉnh; xây dựng Cổng thông tin KNĐMST của tỉnh; Xây dựng các Chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp...

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Các hoạt động trong thời gian đếnTheo Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày

16/3/2018 về việc hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018, trong thời gian đến, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện một số nội dung quan trọng, đó là:

- Phối hợp tổ chức sự kiện Techfest Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên năm 2018 tại Thừa Thiên Huế: Phối hợp xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức sự kiện Techfest Vùng duyên hải miền Trung giữa Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại học Huế, dự kiến ngày 13-14/10/2018.

- Thông tin, tuyên truyền về KNĐMST: Xây dựng Cổng thông tin KNĐMST của tỉnh Thừa Thiên Huế và kết nối với Cổng thông tin KNĐMST Quốc gia và Cổng Thông tin điện tử của tỉnh nhằm cung cấp thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; chính sách, pháp luật; nguồn nhân lực; và các hoạt động khác hỗ trợ KNĐMST. Tuyên truyền, phổ biến đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025”; Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 và các cơ chế, chính sách hỗ trợ KNĐMST đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Trao giải Cuộc thi KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 nhằm lựa chọn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tiềm năng nhằm hỗ trợ ươm tạo thành các dự án khởi nghiệp phát triển.

Với những kết quả đó, mục tiêu chung đề ra trong Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 (theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh) là tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác

tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy và nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh. Trong giai đoạn 2017-2020, hỗ trợ phát triển ít nhất 30 dự án và 15 doanh nghiệp KNĐMST; 3 doanh nghiệp gọi được vốn đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sát nhập với tổng giá trị khoảng 3 tỷ đồng. Đến năm 2025 hỗ trợ phát triển ít nhất 40 dự án và 25 doanh nghiệp KNĐMST; 10 doanh nghiệp gọi được vốn đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sát nhập với tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng.

Tại Diễn đàn “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2018 tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đã nhấn mạnh, xác định KNĐMST đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; trong đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và xúc tiến thành lập Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ KNĐMST của tỉnh. Trên cơ sở định hướng của tỉnh, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên... Từ đó đã hình thành được các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp và các câu lạc bộ KNĐMST...

Như vậy, với sự đồng thuận của các cấp, các ngành, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh phát triển hiệu quả và bền vững hơn trong thời gian đến.

Võ Minh

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Ngày 04/9/2018, Ban tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh

Thừa Thiên Huế năm 2018 đã có Quyết định số 141/QĐ-BTC ban hành Quy chế chấm hồ sơ dự thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.

Quy chế này quy định về nguyên tắc chấm hồ sơ dự thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 (sau đây gọi tắt là Cuộc thi); trách nhiệm của Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo và Ban Thư ký trong quá trình tổ chức chấm hồ sơ dự thi; kết quả chấm hồ sơ dự thi; giải quyết khiếu nại, tố cáo về điểm hồ sơ dự thi và những nội dung có liên quan đến chấm hồ sơ dự thi. Theo đó, nguyên tắc chấm hồ sơ dự thi phải trung thực, khách quan, chính xác, công bằng, công khai thang điểm chấm hồ sơ dự thi, đúng thang điểm do Ban Tổ chức cuộc thi ban hành kèm theo Quy chế này và Thể lệ cuộc thi. Đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấm hồ sơ dự thi và xét giải thưởng cuộc thi do Ban Tổ chức cuộc thi xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo kết quả cuộc thi, các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân dự thi có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Không giải quyết đối với đơn khiếu nại, tố cáo sau thời gian quy định này.

Việc chấm điểm hồ sơ dự thi được thực hiện theo phiếu chấm điểm của các thành viên Hội đồng Giám khảo, theo nguyên tắc: (1) Hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình của các tiêu chí từ cao xuống thấp và phải đạt từ 50/100 điểm trở lên đối với vòng sơ khảo và từ 70/100 điểm trở lên đối với vòng chung kết. Trong đó, không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên

Hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm); (2) Trong trường hợp các hồ sơ dự thi có số điểm bằng nhau và nhiều hơn số lượng giải dự kiến trao theo quy định của thể lệ cuộc thi thì việc xếp giải thưởng được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên, hồ sơ dự thi có số điểm cao hơn ở nội dung khả năng phát triển ý tưởng, dự án; hồ sơ dự thi được trình bày công phu, sáng tạo, sinh động, có nhiều tranh ảnh, tư liệu minh họa; hồ sơ dự thi đáp ứng được các tiêu chí khác do Ban Tổ chức cuộc thi quyết định; (3) Nếu thành viên Hội đồng Giám khảo nào cho điểm đánh giá chênh lệch từ 20% trở lên so với điểm đánh giá trung bình của số thành viên Hội đồng còn lại thì điểm đánh giá của thành viên Hội đồng đó sẽ không được chấp nhận và loại bỏ. Kết quả đánh giá hồ sơ tuyển chọn chỉ dựa trên kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng.

Quy chế còn quy định cụ thể về trách nhiệm, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, thành viên Hội đồng Giám khảo, Ban Thư ký… Trước khi tổ chức chấm hồ sơ dự thi, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo quán triệt đến các thành viên Hội đồng Giám khảo Quy chế chấm hồ sơ dự thi; thang điểm, tiêu chí chấm điểm hồ sơ dự thi và các tài liệu phục vụ việc chấm hồ sơ dự thi. Thành viên Hội đồng Giám khảo chấm điểm theo từng hồ sơ dự thi, tổng hợp, ghi điểm vào phiếu chấm điểm hồ sơ dự thi, ký và ghi rõ họ tên. Việc tổ chức chấm hồ sơ dự thi chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng giám khảo tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng giám khảo.

Nguyễn Khoa

BAN HÀNH QUY CHẾ CHẤM HỒ SƠ DỰ THI “KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO”TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2018

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Sự ra đời và phát triển của các startup Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy

nhiên, các startup Việt thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các bên trong giai đoạn đầu khi mới có ý tưởng và xây dựng sản phẩm. Không ai khác, Chính phủ giữ vai trò then chốt trong việc tháo gỡ những vướng mắc này.

Cần chấp nhận thất bạiMột doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

thường trải qua 3 giai đoạn phát triển: Tìm hiểu thị trường, sản xuất sản phẩm mẫu và mở rộng thị trường để phát triển. Theo quá trình này, đường đi của nguồn vốn cũng theo hướng tiền ươm mầm, ươm mầm, gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm.

Tại hội thảo “Cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo” do Chương trình Đối tác đổi mới

sáng tạo Việt Nam - Phần Lan Giai đoạn II (IPP2) tổ chức, bà Phan Hoàng Lan - Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp (Bộ KH&CN) cho biết, hiện nay số lượng startup đang ngày một gia tăng tại Việt Nam.

Cụ thể, tính đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 3.000 startup. Họ rất cần có sự hỗ trợ về nguồn vốn để hiện thực hóa ý tưởng của mình, nhưng “startup Việt đang gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ nhà nước, quỹ đầu tư hay tập đoàn công ty lớn. Vì vậy, ở giai đoạn đầu tiên khi hình thành ý tưởng, khảo sát thị trường, các startup hầu như đều tự bơi bằng nguồn vốn tự có hoặc vay của người thân” - bà Phan Hoàng Lan chia sẻ.

Ở góc độ người làm chính sách, bà Phan Hoàng Lan mong muốn rằng, nhà nước sẽ dành

nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Việc hỗ trợ phải tiến hành ở giai đoạn đầu tiên, khi startup vẫn chưa có được sản phẩm hay tài sản thế chấp nào để thuyết phục nhà đầu tư hoặc ngân hàng.

“Để hái được trái ngọt, chính phủ cần tham gia hỗ trợ ngay từ giai đoạn này và biết chấp nhận thất bại. Các nhà đầu tư đầy kinh nghiệm cũng khó có thể biết được dự án nào thành công, nên họ thường phải đầu tư cho nhiều startup cùng một lúc. Thậm chí ở

HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO: NHÀ NƯỚC CẦN THAM GIA TỪ GIAI ĐOẠN ĐẦU

Bà Phan Hoàng Lan chia sẻ về các kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Nhật Bản, người khởi nghiệp thất bại còn được cộng điểm ưu tiên trong hồ sơ xin tài trợ của nhà nước. Nhiều nước trên thế giới, khi startup không thể chi trả nguồn vốn đầu tư ban đầu, chính phủ sẽ chuyển số tiền vay ban đầu thành tiền tài trợ để đơn giản hóa thủ tục”-bà Lan nêu ví dụ về chính sách của các nước trên thế giới.

Cần tiếp tục giảm thiểu các thủ tục hành chính là một trong những kiến nghị được nhiều chuyên gia nhấn mạnh. Mặc dù trong 4 năm triển khai các chương trình hỗ trợ của IPP2, các startup cảm thấy vô cùng hào hứng, bởi hồ sơ đã được đơn giản hóa, không cần thực hiện các bản thuyết minh dài vài chục trang. Ngoài ra, các yêu cầu cứng nhắc về điều kiện nhận hỗ trợ cũng được đề nghị giảm thiểu.

Xây dựng bộ dữ liệu mở về doanh nghiệpTheo các chuyên gia, các startup Việt Nam có

điểm xuất phát tuyệt vời với nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhưng các bên liên quan còn thiếu thông tin và khả năng đánh giá dữ liệu. Đây là phần quan trọng giống nút cổ chai cản trở sự vận hành của cả mô hình.

Ông Jouko Ahvenainen-chuyên gia đến từ Grow Vc Group, công ty hàng đầu thế giới về các sáng kiến Fintech (công ty tài chính công nghệ), dịch vụ tài chính kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho rằng, các ngân hàng rất khó ra quyết định cho vay vì không có đủ thông tin từ công ty xin đầu tư. Ông nhấn mạnh: “Toàn bộ thị trường cần có nguồn dữ liệu mà ngân hàng và nhà đầu tư có thể truy cập được một cách minh bạch. Hệ thống cho phép kiểm tra sự vận hành của doanh nghiệp, hóa đơn và các giao dịch cụ thể trong từng giai đoạn theo thời gian thực. Nếu có những dữ liệu này, ngân hàng cũng như nhà đầu tư mới có

Số tiền đầu tư cho startup qua các năm cũng tăng lên theo cấp số nhân. Cụ thể, năm 2016, có khoảng 50 startup gọi được vốn với tổng số tiền đầu tư là 205 triệu USD. Năm 2017, có 92 startup nhận được đầu tư với tổng số vốn 291 triệu USD.

Ông Jouko Ahvenainen - chuyên gia đến từ Grow Vc Group

cơ sở để ra quyết định, giúp giảm thiểu rủi ro. Đây là quá trình vô cùng quan trọng khi giải ngân’”.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhà nước cần chú trọng xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh với quy định pháp lý minh bạch, rõ ràng và môi trường thông thoáng, để nhà đầu tư yên tâm rót vốn, khơi thông nguồn vốn tư nhân. Ông tiết lộ: “Tôi biết rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường startup Việt Nam nhưng họ vẫn còn ngần ngại đổ tiền vào lĩnh vực này do môi trường pháp lý còn phức tạp”.

Ông cho hay, hệ sinh thái của Việt Nam dù đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng đang đi đúng hướng. Để hoàn thiện được hệ sinh thái này cần thời gian và không ai có thể buộc hệ sinh thái này hoàn thiện trong thời gian ngắn.

Thành Chung(Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển)

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Các công ty KNĐMST cần có tư duy toàn cầu ngay từ những ngày đầu, cũng như

phải được tạo điều kiện thuận lợi để kết nối với thị trường thế giới thông qua các hoạt động gặp gỡ, đào tạo với đội ngũ cố vấn, chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm quốc tế.

Ông Tony Wheeler-Cố vấn thường trực cho River City Labs muru-D, UQ iLab, TechStars Startup Weekends, MTAiQ, và Unearthed đã cho biết như trên tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát triển mạng lưới đầu tư thiên thần cho KNĐMST”.

Đây là sự kiện do Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Văn phòng Đề án 844 (Bộ KH&CN), phối hợp với Startup Vietnam Foundation (SVF-Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam), eSpaceCoworking, The Vuon và Swiss Entrepreneurship Program (Swiss EP) tổ chức mới đây.

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện ở thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia từ Úc - ông Tony Wheeler đã có buổi họp mặt và chia sẻ kinh nghiệm phát triển mạng lưới đầu tư thiên thần cho KNĐMST tại Hà Nội vào ngày 11/8 và 13/8 vừa qua.

Ông Tony Wheeler là cố vấn thường trực cho River City Labs, muru-D, UQ iLab, TechStars Startup Weekends, MTAiQ, và Unearthed. Ông cũng là

nhà đồng sáng lập các dự án công nghệ, nhà đầu tư thiên thần, nhà cố vấn cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm, tham gia ban cố vấn, giúp hỗ trợ và kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty có khả năng mở rộng với những thị trường mới, các nhà cố vấn và nguồn vốn.

Trong buổi họp mặt ngày 11/8, ông Tony Wheeler đã chia sẻ tổng quan về hệ sinh thái KNĐMST tại Australia trên nhiều phương diện, trong đó ông nhấn mạnh đến những vấn đề riêng trong lòng mỗi hệ sinh thái mà nhiệm vụ của các nhà xây dựng hệ sinh thái là cần tìm ra và giải quyết. Theo đó, một hệ sinh thái KNĐMST muốn phát triển mạnh mẽ phải dựa trên sự phối hợp một cách chủ động của các thành tố trong hệ sinh thái cũng như có sự dẫn dắt của những doanh nghiệp thành công của chính quốc gia đó trên trường quốc tế để truyền cảm hứng.

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠOCẦN CÓ TƯ DUY TOÀN CẦU

Khán giả tham gia thảo luận sôi nổi về các chủ đề đầu tư và khởi nghiệp

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Mặt khác, dù Việt Nam đi sau trên con đường KNĐMST, ông Tony cũng đưa ra những cơ hội mà Việt Nam có được, đó là lợi thế trong việc học hỏi kinh nghiệm phong phú của các quốc gia đi trước và sự quan tâm của các phương tiện truyền thông trong nước trong việc phổ biến tư duy khởi nghiệp.

Theo ông, các công ty khởi nghiệp cần có “tư duy toàn cầu” ngay từ những ngày đầu, cũng như phải được tạo điều kiện thuận lợi để kết nối với thị trường thế giới thông qua các hoạt động gặp gỡ, đào tạo với đội ngũ cố vấn, chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm quốc tế.

Riêng với vai trò của nhà nước trong hệ sinh thái KNĐMST, ông Tony cho rằng, nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những nguồn vốn ban đầu, kết nối mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống nhà đầu tư và đặc biệt là xây dựng một cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cùng các chương trình ưu đãi về thuế, visa… dành riêng cho các thành tố trong hệ sinh thái.

Tham gia sự kiện, bà Nguyễn Hồng Thanh, cố vấn Đối ngoại của Tập đoàn đầu tư Dược phẩm Việt Nam chia sẻ, hiện nay Chính phủ Việt Nam đang kiến tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho văn hóa khởi nghiệp phát triển, vấn đề là các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải chủ động hơn để nắm bắt những cơ hội ấy.

Trong buổi Hội thảo chuyên đề ngày 13/8/2018 “Đầu tư thiên thần - Vì sao khởi nghiệp cần có thiên thần đồng hành”, ông Tony Wheeler đi sâu vào trình bày cách thức để các nhà đầu tư đánh giá startup tiềm năng, cách các startup lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với lĩnh vực của sản phẩm cũng như vai trò của các nhà đầu tư trong việc cố vấn chiến lực xây dựng và phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặt khác, ông chia sẻ rằng tại Australia, các nhà đầu tư sẽ tập hợp thành nhóm

từ 5 đến 10 người và lựa chọn đầu tư ít nhất là 10 dự án cùng lúc để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng cơ hội thành công.

Cũng tại buổi Hội thảo, bà Phan Hoàng Lan - đại diện Văn phòng Đề án 844 cũng đã giới thiệu đến các nhà đầu tư và các startup Hà Nội về mô hình thí điểm sàn gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần. Theo đó, bà Phan Hoàng Lan lấy ý kiến về các nội dung như tổ chức đứng ra thực hiện và quản lý sàn, công nghệ thực hiện cũng như quy định đối với các nhà đầu tư tham gia sàn.

Bình luận về chủ đề này, các nhà đầu tư hầu như đều thống nhất quan điểm về việc có một hệ thống pháp lý đủ mạnh để đảm bảo cho sàn gọi vốn được hoạt động một cách minh bạch và hiệu quả. Theo đó, ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Công ty cổ phần Tư vấn Quản lý Việt (VMCG) chia sẻ: “Việc hình thành một sàn gọi vốn cộng đồng là cần thiết vì nhu cầu gọi vốn của startup cũng như nhu cầu của chính các nhà đầu tư nhỏ lẻ sau làn sóng các chương trình truyền hình về khởi nghiệp nổi tiếng như Shark Tank đang tăng lên rất nhanh. Một sàn gọi vốn cộng đồng chỉ là công cụ, bản chất đằng sau phải có một hệ thống pháp lý rõ ràng để quản lý và đảm bảo quyền lợi cũng như phòng tránh rủi ro cho các bên thực hiện và tham gia sàn gọi vốn”.

Tại Hội thảo, hai startup tiềm năng là Movan Omni Channel - Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh và Alo Base - Nền tảng kết nối người dùng tới các kiến trúc sư và nhà thiết kế đã trình bày về dự án của mình cũng như gọi vốn từ các nhà đầu tư có mặt tại sự kiện. Tại đây, các startup đã được tiếp cận với các góc nhìn từ phía nhà đầu tư cũng như kết nối đến nhiều thành tố khác trong hệ sinh thái KNĐMST tại Hà Nội.

HY

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Đó là tên đề tài KH&CN vừa được nghiệm thu tại Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế

do Trường Đại học Nông lâm Huế chủ trì thực hiện và PGS.TS Lê Văn Dân làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu tổng quát của đề tài là có được đàn cá bố mẹ và xây dựng được quy trình sản xuất giống cá ong bầu nhằm tạo ra con giống, tiến đến chủ động cung cấp con giống cho nhu cầu nuôi của người dân ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể là có được quy trình nuôi vỗ cá ong bầu tại tỉnh Thừa Thiên Huế và sinh sản nhân tạo thành công cá ong bầu, chủ động cung cấp giống phù hợp với điều kiện nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản tin KH&CN xin giới thiệu một số kết quả chính của đề tài.

Đặc điểm sinh sản của cá ong bầu Cá ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus

Temminck & Schlegel, 1842) tiêu thụ trên thị trường chủ yếu được khai thác từ tự nhiên, tuy nhiên, sản lượng loài cá này liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây do khai thác quá mức, số người đánh bắt tăng lên, số ngư cụ khai thác mang tính “tận thu tận diệt” ngày càng nhiều, khai thác cá có kích thước nhỏ. Sản lượng cá ong bầu suy giảm còn có nguyên nhân từ việc môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra, một số lượng nhỏ cá ong bầu tiêu thụ trên thị trường từ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu thông qua các hình thức nuôi như nuôi lồng hoặc nuôi xen ghép trong ao với các đối tượng nuôi khác. Điều đó cho thấy mặc dù nhu cầu sản phẩm cao nhưng sản lượng nuôi thấp, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn giống thu được từ tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá ong bầu là vấn đề cần thiết nhằm xây dựng quy

trình sản xuất giống đối tượng này phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận.

Thời gian nghiên cứu của đề tài được diễn ra từ tháng 11/2015 đến 5/2018 tại Viện Nghiên cứu phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Huế, xã Hải Tiến, huyện Phú Vang và vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo các nhà nghiên cứu, để thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá ong bầu ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 426 mẫu cá ong bầu được thu mua hàng tháng từ các chợ dọc ven phá Tam Giang-Cầu Hai và các hộ chuyên khai thác cá ở đầm phá. Mẫu được mua một cách ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện, đặc biệt mẫu mua vẫn còn tươi. Mẫu được thu mua và giữ trong thùng đá và chuyển về phòng thí nghiệm để xác định khối lượng và chiều dài. Sau đó giải phẫu để kiểm tra tuyến sinh dục, xác định tỷ lệ đực cái và các giai đoạn phát triển của buồng trứng; tuyến sinh dục được tách ra và cân bằng cân điện tử (0,1g). Khối lượng tuyến sinh dục ở mỗi giai đoạn được ghi lại để xác định hệ số thành thục.

Sự sinh trưởng và phát triển cá phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng nguồn thức ăn được cung cấp trong quá trình sống. Qua đó, thời gian cá thích nghi với các loại thức ăn và môi trường sống mới được đánh giá thông qua tỷ lệ bắt mồi của cá. Sự khác biệt về khả năng sử dụng các loại thức ăn khác nhau này được giải thích là do cá ong bầu là loài cá dữ, ngoài tự nhiên thức ăn của chúng là các loài cá nhỏ nên cá không mất nhiều thời gian để thích nghi với thức ăn thí nghiệm là cá tạp. Ngược lại, trong thời gian nuôi ban đầu cá

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NUÔI VỖ VÀ THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ ONG BẦU

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

chưa quen sử dụng thức ăn công nghiệp nên phải mất tới 2 ngày để thích nghi. Như vậy, khi nuôi vỗ béo cá ong bầu trong điều kiện nhân tạo, sử dụng thức ăn công nghiệp, trong 2 ngày đầu chỉ sử dụng một lượng nhỏ thức ăn cá làm quen, tránh dư thừa lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước.

Theo kết quả nghiên cứu, giới tính của cá ong bầu chỉ xác định được từ nhóm cá tuổi 1+ trở đi. Cá ong bầu thành thục lần đầu ở tuổi 1+, khối lượng thành thục trung bình lần đầu cá cái trong điều kiện tự nhiên: 56,5 ±3,7g và cá đực: 48,7±4,8g. Các giai đoạn phát dục của cá theo các nhóm tuổi khác nhau là không giống nhau. Hệ số thành thục của cá ong bầu trung bình trong điều kiện tự nhiên cao nhất vào tháng 8 với GSI = 5,24% và GI = 5,71%. Sức sinh sản tuyệt đối của cá ong bầu dao động từ 20.293-30.410. Sức sinh sản tương đối dao động từ 322 đến 409 trứng/g cơ thể cá.

Cá ong bầu là loài ăn tạp, trong ống tiêu hóa của cá gồm tảo Silic (Bacillariophyta), Chân khớp (Arthropoda)... và lượng lớn mùn bã hữu cơ, cát, vỏ của động vật thân mềm, cá, tôm. Độ no của cá ong bầu ở những giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục khác nhau thì khác nhau, cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III có bậc độ no cao nhất, ở giai đoạn IV, cá ong bầu không có độ no bậc 4. Cá tạp là loại thức ăn thích hợp nhất cho khả năng bắt mồi nhanh của cá ong bầu. Ngưỡng nhiệt độ bắt đầu gây chết cá ong bầu là 130C hoặc 370C. Độ mặn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá ong bầu trong khoảng từ 5 ÷ 35‰, giá trị độ mặn 0‰ bắt đầu ghi nhận hiện tượng chết ở cá.

Cũng theo kết quả nghiên cứu, điều kiện môi trường ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế có thể nuôi vỗ cá ong bầu thành thục với tỷ lệ khá cao. Sử dụng thức ăn cá tạp + mực tươi; thức ăn cá tạp + thức ăn công nghiệp + mực tươi; thức ăn công nghiệp + mực tươi, đều cho tỷ lệ thành thục cao.

Sử dụng (LRH-A3 + Dom) hoặc HCG đều có hiệu quả gây chín và rụng trứng trên cá ong bầu chỉ trong một lần tiêm. Trong đó liều 80μgLRH-A3 + 5mg Dom/kg cái và 3.000IU HCG/kg cá cái có hiệu quả nhất. Độ mặn thích hợp để ấp trứng cá ong bầu là 25-30‰, nhiệt độ 26-290C và mật độ 1.500-2.000 trứng/l. Nên nuôi tảo ở mật độ 25,2 x 104tb/ml, ở độ mặn 25‰ và ở cường độ 3000 lux để đạt sinh khối lớn nhất và giữ ở pha cân bằng lâu hơn. Nên nuôi Rotifer ở độ mặn 30‰ và cung cấp tảo ở mật độ vừa đủ.

Ương cá ong bầu từ giai đoạn cá bột đến 21 ngày tuổi. Sử dụng tảo Nanochloronopsis oculata + Rotifer (làm giàu) + Copepoda hoặc tảo Nano chloronopsis oculata + Copepoda. Ương cá ong bầu giai đoạn cá 21 ngày lên cá giống 35 ngày tuổi: ở độ mặn 25-30‰, mật độ từ 600-800 con/ m3 và sử dụng tổ hợp thức ăn: Rotifer + Artemia + copepoda + tảo Nano chloronopsis oculata + thức ăn công nghiệp.

Quy trình công nghệ sản xuất giống cá ong bầu * Chọn vị trí đặt lồng: Lồng nuôi vỗ cá bố mẹ

phải được đặt ở nơi nước sạch, ít sóng gió, gần cửa biển và dòng chảy từ 0,2-0,4m/s. Độ sâu phải đảm bảo đáy lồng cách nền đáy ít nhất 1m. Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/l, độ mặn từ 5-30‰ (tốt nhất: 20-30‰), pH từ 7,5-8,5. Cần tránh những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, tàu bè. Nơi phú dưỡng có thể xảy ra hiện tượng tảo tàn.

* Thiết kế và xây dựng lồng: Thông thường một dàn lồng được thiết kế gồm nhiều ô lồng nhỏ, mỗi ô lồng có kích cỡ 6 x 5 x 3m. Nên làm khung trên lồng bằng gỗ với kích cỡ thông thường loại 8 x 15cm. Lưới lồng tốt nhất nên là polyetylen không gút. Kích thước mắc lưới từ 1-2cm. Để giữ bè nổi, dùng phao hay thùng nhựa (1 x 0,6m), mỗi dàn lồng khoảng 8 thùng nhựa. Cố định lồng bằng 4 cái neo và 4 dây neo có chiều dài khoảng 30-40m.

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Ở các vùng cạn ven bờ có thể cố định lồng bằng các cọc tre cắm xung quanh lồng nuôi.

* Nguồn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được chọn từ ngoài tự nhiên hoặc lồng nuôi, ao nuôi của các hộ dân. Cá có nguồn gốc rõ ràng, 1-2 năm tuổi, cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát, không dị hình, dị tật. Trước khi thuần hóa đưa cá vào tắm ở nước có cùng độ mặn nơi thu cá, có sục khí và hàm lượng kháng sinh 1ppm (peniciline, ampi, streptomicine...) trong khoảng 20-30 phút.

* Thuần cá bố mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ: Thời gian thuần hóa: Từ ngày 1/1-30/1. Mục đích để cá thích nghi với điều kiện môi trường ở vùng nuôi vỗ cá bố mẹ (đặc biệt là độ mặn) và quen với thức ăn dự định sử dụng trong nuôi vỗ. Trong quá trình thuần hóa để kiểm tra sức khỏe, hiện tượng xây xát và bệnh cá, để loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào nuôi vỗ. Cá bố mẹ sau khi thu gom đưa về thuần hóa ở bể composite có thể tích từ 5-10m3, bể được lắp 2-3 vòi sục khí, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 5mg/l. Mật độ thuần hóa: 5 con/m3. Điều chỉnh độ mặn trong bể thuần hóa bằng với độ mặn nơi thu cá, sau đó tăng hoặc giảm mỗi ngày 2-3‰ cho đến khi bằng với độ mặn nơi dự định thả cá.

Cho ăn từ 1-3 ngày đầu: Cá tạp rửa sạch bằng nước ngọt cho ăn mỗi ngày 1-2% khối lượng cá nuôi, hoặc cho ăn thức ăn công nghiệp: 0,5-1% khối lượng cá nuôi. Mỗi ngày cho ăn 1 lần. Cho ăn từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 30: Cá tạp cho ăn: 4-5% khối lượng thân, hoặc thức ăn công nghiệp: 2-3% khối lượng thân. Hàng ngày siphon bể nuôi để tạo môi trường trong sạch, ít khí độc. Trong quá trình thuần hóa, quản lý các yếu tố môi trường nằm khoảng thích hợp: oxy hòa tan từ: 5-9mg/l, pH: 7,5-8,5, nhiệt độ: 20-32oC, NH3<0,5mg/l, H2S < 0,1mg/l.

* Nuôi vỗ cá bố mẹ ở lồng: Nuôi vỗ tích lũy (từ ngày 1/2 đến ngày 14/5):

Mục đích là tạo mọi điều kiện thuận lợi để cá tích lũy vật chất dinh dưỡng: Protein, lipid, gluxit ở cơ, gan, máu và mỡ ở thành ruột cao nhất. Cá bố mẹ sau khi thuần hóa, lựa chọn cá khỏe mạnh có khối lượng lớn hơn 60g/con để đưa vào lồng nuôi vỗ. Mật độ nuôi 5 con/m3. Tỷ lệ đực: cái là 1 : 1. Cho ăn cá tạp khoảng 4-5% khối lượng thân/ngày, hoặc cá tạp: (2-2,5%)/khối lượng thân/ngày + thức ăn công nghiệp: (1-1,5%)/khối lượng thân /ngày, hoặc thức ăn công nghiệp: 2-3% khối lượng thân/ngày. Cá tạp tươi, được cắt nhỏ vừa miệng cá. Thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein thô > 40%.

Nuôi vỗ chuyển hóa (từ ngày 15/5 đến ngày 15/6): Mục đích là tạo mọi điều kiện thuận lợi để vật chất tích lũy ở cơ, gan, máu và mỡ ở thành ruột chuyển qua buồng trứng nhanh nhất và mạnh nhất. Thay thức ăn bằng mực tươi, với lượng 2-3% khối lượng thân/ngày. Trong quá trình nuôi tùy thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Quản lý môi trường, lồng nuôi: Trong quá trình nuôi vỗ, quản lý các yếu tố môi trường thích hợp: pH từ 7-8,5; DO > 4mg/l; độ mặn từ: 20-30‰; NH3 < 0,1mg/l. Nếu độ mặn quá thấp thì chuyển lồng đến nơi có độ mặn cao hơn. Thường xuyên vệ sinh lồng tạo môi trường thông thoáng, thường 2 tuần vệ sinh lồng 1 lần, khi trời nắng nhiệt độ cao mỗi tuần vệ sinh lồng 1 lần. Sau thời gian nuôi vỗ chuyển hóa, vào khoảng 15/6 bắt đầu kiểm tra cá để cho đẻ.

Với thực hiện quy trình như trên, cá tham gia sinh sản vào khoảng 15/6. Tỷ lệ thành thục của cá cái lớn hơn >93%, cá đực > 95%, các chỉ tiêu sinh sản khác như: hệ số thành thục, sức sinh sản đều cao đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Vỹ Khang

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Đặc điểm thực vật và vùng phân bốĐặc điểm thực vật:Tràm là tên gọi chung của các loài thực vật

trong chi Tràm (Melaleuca L.), thuộc họ Sim-Myrtaceae [1]. Chi Tràm có khoảng 230 loài, phân bố nhiều ở các nước châu Á và châu Úc. Cây được sử dụng chính để chiết xuất tinh dầu là Tràm gió Melaleuca cajuputi Powell [2].

Cây tràm gió có thân gỗ, cao từ 5-7m [4], có gốc màu đen, lá đơn mọc so le, hình trái xoan dài, dài 7-8cm, rộng 2cm, gần như không có cuốn, dai, màu lục sẫm cả hai mặt, có 5 gân song song. Hoa nhỏ màu trắng hơi vàng, hợp thành bông ở ngọn cây. Đài hợp ở gốc, phía trên chia 5 thùy, dính với

bầu. Tràng có 5 cánh hoa rất nhỏ. Nhị nhiều hợp thành 5 bó đối diện với các thùy dài. Bầu dưới 3 ô, bao bởi đĩa nạc. Quả nang nhỏ không có cuốn, rất cứng, có 3 ngăn. Hạt hình trứng [1].

Vùng phân bố:Cây Tràm gió phân bố nhiều ở các nước châu

Á như Việt Nam, Campuchia, Indonesia. Ở nước ta, Tràm gió mọc tự nhiên rải rác trên các đồi trọc miền Bắc (Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên), hay tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang) [3]. Tuy nhiên, ở Thừa Thiên Huế dường như do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt nên hàm

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÁCH DÙNGTINH DẦU TRÀM HUẾ

Dầu tràm là sản phẩm được chiết xuất 100% từ nguyên liệu cây tràm gió. Đây được xem

như một thứ “biệt dược” của người dân miền Trung nói chung và xứ Huế nói riêng. Nhờ công dụng tốt cho sức khỏe nên nghề nấu dầu tràm khá phổ biến ở nhiều địa phương, trong đó dầu tràm Huế là sản phẩm nổi tiếng và được nhiều người tin dùng. Đây cũng là ngành nghề truyền thống được nhiều hộ gia đình ở hai huyện Phú Lộc và Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế lưu truyền và phát triển.

Chính vì lẽ ấy, việc khám phá những công dụng tuyệt vời cũng như cách dùng tinh dầu tràm hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như tận dụng những giá trị thiên nhiên vào cuộc sống trở nên cần thiết đối với cuộc sống con người. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số đặc tính chung và công dụng của tinh dầu tràm, hầu giúp bạn đọc hiểu hơn về đặc điểm thực vật, vùng phân bố, tác dụng dược lý, công dụng và cách dùng của loại “biệt dược” này.

Cây tràm gió được trồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

lượng tinh dầu trong cây Tràm gió cao hơn những nơi khác nên chất lượng dầu tràm Huế rất được ưa chuộng.

Tính chất dược lý và công dụngTính chất dược lý:Thành phần chủ yếu của lá tràm là tinh dầu,

với tỷ lệ 2,5% (tính trên lá tươi), hoặc 2,25% (tính trên lá khô) [3] tùy theo phẩm chất của lá và điều kiện thổ nhưỡng. Tinh dầu màu vàng lục đến không màu tùy vào hàm lượng Cienol có trong tinh dầu, trong đó 1.8 Cineole (chiếm 40-70%), α- Terpineol (10%) [6] là hai thành phần chính được sử dụng trong việc làm thuốc và phục vụ trị liệu...

1.8 Cineole (Eucalyptol):Eucalyptol là chất lỏng trong suốt, không màu,

mùi thơm nhẹ, thoảng mùi long não lẫn bạc hà, vị cay, không tan trong nước, hòa tan bất cứ tỷ lệ nào trong ethanol tuyệt đối, ether, dầu vaselin, dầu thảo mộc, acid acetic loãng. Trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam cũng như các yêu cầu tiêu chuẩn khác của tinh dầu tràm nguyên chất hàm lượng 1.8 Cineol cần đạt 40-70%. Đây là thành phần được ưu tiên lựa chọn bởi những công dụng như: Làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ các dị nguyên bị hít vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp

trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản, giảm viêm tại chỗ trong khoang mũi, xoang.

α- Terpineol:Hoạt chất α- Terpineol chiết xuất từ tinh dầu

tràm có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, do đó α- terpineol là một nguyên liệu quý để bào chế nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc dầu khí dung bay hơi. α- Terpineol có khả năng ức chế mạch cầu khuẩn, trực khuẩn và nấm Candida Invitro. Trong điều kiện bay hơi, α- Terpineol cũng có khả năng ức chế mạnh vi khuẩn và nấm Candida. Các vi khuẩn chuẩn quốc tế cũng như các chủng phân lập được từ các nhiễm trùng của bệnh viện cũng rất nhạy cảm với α- Terpineol. Có thể sử dụng α- Terpineol trong việc điều trị các

nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm Candida gây ra.Công dụng: Theo Y học cổ truyền, tinh dầu Tràm gió dùng

nhỏ mũi chữa cảm cúm, ngạt mũi và dùng xông sát trùng đường hô hấp. Dùng uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hóa, dùng xoa trị đau nhức, tê thấp, dùng bôi các vết xây sát và các vết bỏng, vừa sạch vừa sát trùng [1].

Trong Y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra hai hoạt chất là Eucalyptol và α- terpineol trong tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn có thể phòng trừ một số bệnh nguy hiểm sau đây:

Trị nấm trên da: chất α- terpineol có khả năng ức chế hoạt động của nấm trên da. Khi bị nấm bàn chân,

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

chỉ cần thoa dầu tràm vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.

Làm thuốc giảm đau trong bệnh phong thấp mãn tính. Khi kết hợp dầu tràm với long não dùng bôi ngoài da sẽ chữa được bệnh viêm khớp và gút.

Chữa bệnh vảy nến: Tác dụng này được phát hiện nhờ các nhà khoa học Trung Quốc. Thử nghiệm trên 42 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả, sau 12 tuần liên tục bôi các thành phần chiết xuất từ dầu tràm, các vùng tổn thương do vảy nến gần như bị loại bỏ hết với tỷ lệ phục hồi là 80%.

Trị gàu, tóc đẹp: chất α- terpineol trong dầu tràm giúp nang tóc và da đầu được khơi thông, giữ độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu.

Ức chế virus cúm H5N1: nghiên cứu của OPO-DIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy dầu thuốc với thành phần α- terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1. Khả năng ức chế virus của một số monoterpen chiết xuất từ tinh dầu tràm cũng đã được Astani A. và nhóm nghiên cứu công bố (2010), trong đó α- terpineol có hoạt tính cao nhất trên chủng virus HSV-1 [6].

Như vậy không chỉ với tác dụng đã biết từ lâu trong nền Y Dược học dân tộc cổ truyền, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh một cách có cơ sở khoa học các tác dụng dược lý quý giá của tinh dầu Tràm, từ đó góp phần nâng cao hiểu

biết, hiệu quả sử dụng và tiềm năng thị trường cho sản phẩm này.

Cách dùng- Chống cảm cúm và trị ho: Thoa tinh dầu tràm

gió vào lòng bàn chân hoặc thái dương hoặc hòa vào nước khi tắm để giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệt có thể sử dụng cách này cho trẻ nhỏ để phòng tránh bệnh tật.

- Chống viêm: Nếu bị tình trạng nghẹt mũi thì có thể pha tinh dầu tràm gió cùng với nước với tỷ lệ 5 đến 10% rồi nhỏ mũi để giúp sát khuẩn và trị nghẹt mũi. Cũng có thể sát trùng vết thương bằng cách nhỏ tinh dầu tràm gió với nước theo tỷ lệ 0.2% tinh dầu để rửa vết thương.

- Trị đau nhức: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm gió vào các vùng đau nhức như xương khớp, vùng sưng tấy và cả vùng bụng để xoa bóp. Hoặc cũng có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm gió và nước ấm để uống giúp giảm đau bụng tốt hơn.

- Trị nấm bàn chân và các bệnh ngoài da: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm gió lên các vùng cần trị liệu 1 ngày khoảng 1 đến 2 lần để điều trị và nhanh thấy kết quả.

- Dưỡng da: Nhỏ tinh dầu tràm gió vào bồn tắm để ngâm mình thư giản, với cách này tinh dầu tràm gió sẽ giúp dưỡng và làm sạch sâu làn da cho bạn, đồng thời hương thơm dễ chịu từ tinh dầu thiên nhiên sẽ giúp bạn thư giản và giảm mệt mỏi.

Lê Phú

[1]. Võ Văn Chi (1991), Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật An Giang. [2]. Đinh Văn, Lê Phú, Thực trạng nghề nấu dầu Tràm ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và

Phát triển, số 2/2018.[3]. Đỗ Tất Lợi (2006), Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.[4]. Trần Hợp (2003), Tài nguyên Cây gỗ Việt Nam, tr 464-465. NXB Nông nghiệp Hà Nội.[5]. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam,

tập 2. NXB Nông nghiệp Hà Nội.[6]. Nguyễn Đức Vượng, Lê Bạch Liên, Nguyễn Mỹ Duyên, Phạm Thị Tình, Lê Thế Nhân, Nghiên

cứu tinh chế dầu tràm từ cây tràm hoa vàng ở phường Đồng Sơn - Đồng Hới - Quảng Bình, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, số 6/2014.

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Từ lời giới thiệuKhông phải ngẫu nhiên mà Huế được xưng

tụng đất Thiền kinh. Trải qua nhiều thế kỷ bén rễ ở vùng đất từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, rồi kinh đô của cả nước thời nhà Nguyễn, rừng thiền xứ Huế là nơi quy tụ nhiều vị danh tăng thuộc các dòng thiền Lâm Tế, Tào Động từ Trung Quốc đến hoằng pháp, đồng thời cũng là nơi phát xuất dòng thiền Liễu Quán danh tiếng của Việt Nam. Bên cạnh đó, Phật giáo còn nhận được sự ngoại hộ tích cực của các tầng lớp vua chúa, quan lại, trí thức và đông đảo Phật tử thập phương… để tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, trở thành một mạch nguồn văn hóa của vùng đất Cố đô.

Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là, Phật giáo Huế dù đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài hơn 700 năm (tính từ thời điểm 1306) nhưng tư liệu in ấn về Phật giáo cổ lại không có mấy, quanh đi quẩn lại cũng chỉ vài tài liệu như những ghi chép của Lê Quý Đôn về thiền sư Hương Hải trong Kiến văn tiểu lục, những điều mô tả của

Thích Đại Sán trong Hải ngoại kỷ sự…, ngay bút lục của các thiền sư cũng rất hiếm hoi. Tác phẩm khảo cứu rất có giá trị về Phật giáo Huế là bộ Hàm Long sơn chí thì do tình hình truyền bản thất tán, nay vẫn chưa được dịch thuật và công bố rộng rãi. Trong tình hình ấy, mảng văn bia chùa Huế trở thành những tư liệu không thể thiếu để tìm hiểu về Phật giáo xứ Huế.

Huế có hàng trăm ngôi chùa nhưng không phải chùa nào cũng có văn bia, đa số văn bia được dựng ở các ngôi quốc tự, tổ đình… và hầu hết tập trung ở các chùa quanh thành phố Huế. Chùa nhiều bia nhất là chùa Thiên Mụ (5 văn bia); bia cổ nhất mà văn khắc còn đầy đủ là bia chùa Thiên Mụ với bài văn của chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1715.

Nội dung các bài văn bia gồm một trong ba loại: hoặc ghi lại lịch sử hình thành, quá trình xây dựng, sửa chữa một ngôi chùa; hoặc tổng thuật hành trạng của một nhà sư; hoặc khắc thơ văn ca ngợi cảnh chùa.

Tác giả các áng văn bia thường các nhà Nho hoặc nhà Thích. Nhà Nho có thể thuộc hàng vua

TUYỂN DỊCH VĂN BIA CHÙA HUẾ

Năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xuất bản số chuyên đề “Tuyển dịch văn bia chùa Huế”, giới thiệu 45 bài văn bia tại

22 ngôi chùa cổ ở Huế và vùng phụ cận, do nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu sưu tầm, dịch thuật và chú giải. Để tiếp tục phục vụ nhu cầu bạn đọc, vừa qua, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã tái bản công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của dịch giả Lê Nguyễn Lưu. Tổng cộng gồm 24 ngôi chùa với 48 văn bia, bao gồm: Văn bia chùa Ba La Mật; chùa Diệu Đế; chùa Đông Thuyền; chùa Hải Đức; chùa Hòa Viện; chùa Kim Quang, chùa Linh Quang; chùa Phổ Quang, chùa Quốc Ân; chùa Sơn Tùng, chùa Tây Thiên; chùa Tuệ Vũ; chùa Từ Hiếu; chùa Thánh Duyên (Tập 1); chùa Tường Vân; chùa Thanh Lương; chùa Thiên Hưng; chùa Thiên Mụ; chùa Thiện Khánh; chùa Thuyền Tôn; chùa Tra Am; chùa Trúc Lâm; chùa Trường Xuân; chùa Viên Thông (Tập 2). Bản tin KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế xin giới thiệu một số thông tin về công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” được tái bản lần này.

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

chúa (như chúa Nguyễn Phúc Chu viết bài bia chùa Thiên Mụ, chúa Nguyễn Phúc Chú viết bài bia tháp mộ Nguyên Thiều; các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Khải Định có thơ ngự chế khắc vào bia các chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên), hoặc thuộc hàng Tôn Thất hoàng tộc (như Tuy Lý Vương Miên Trinh viết bài văn bia chùa Tường Vân), hoặc thuộc hàng khoa bảng, quan lại (như Nguyễn Thượng Hiền viết bài văn bia Tịnh đường chùa Tường Vân, Nguyễn Thuật viết bài văn bia chùa Linh Quang, Lâm Mậu viết bài văn bia chùa Phổ Quang, Nguyễn Cao Tiêu viết bài văn bia chùa Tra Am, Nguyễn Đình Tân viết bài văn bia chùa Trường Xuân…). Nhà Thích chủ yếu là các thiền sư uyên thâm Phật điển lẫn Nho điển (như Viên Thành Thượng Nhân soạn văn bia hành trạng sư Tuệ Pháp, hòa thượng Trí Quang soạn văn bia

hành trạng Tăng thống Tịnh Khiết, hòa thượng Trí Thủ soạn văn bia hành trạng Tăng thống Giác Nhiên…), hay một cư sĩ thông hiểu Phật pháp (như cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám soạn văn bia hành trạng sư Mật Khế). Ngoài ra, còn có các nhà sư Trung Quốc, như sư Thiện Kế soạn bài văn bia hành trạng Tổ Liễu Quán, Tử Vân Giai đạo nhân soạn bài văn bia chùa Sơn Tùng…

Giá trị của văn bia chùa Huế về cả tư tưởng, lịch sử lẫn văn hóa là không thể phủ nhận. Về tư tưởng, văn bia phản ảnh nội dung và không khí thiền học xứ Huế từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX khá cụ thể, chủ yếu trên cơ sở của hai dòng thiền chính ở Huế là Lâm Tế và Liễu Quán. Đoạn vấn đáp giữa Minh Hoằng Tử Dung và Thiệt Diệu Liễu Quán trong bia tháp Vô Lượng như lối “ngữ lục” là một ví dụ tiêu biểu. Hình thái “Tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng “Cư Nho mộ Thích” thể hiện rất rõ ràng, bởi lẽ các tác giả văn bia hầu hết là các nhà Nho, họ dễ dàng dùng Tứ thư, Ngũ kinh để phát huy, giải thích ý nghĩa của “tam tạng”, hướng giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni vào tam cương ngũ thường,

làm cho Phật giáo Huế mang màu sắc “nhập thế” hơn là “xuất thế”…

Qua văn bia chùa Huế, chúng ta cũng thấy thấp thoáng bóng dáng lịch sử đương thời, không chỉ vì tác giả là những người liên quan đến lịch sử như các chúa Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị hay Nguyễn Phúc Miên Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… mà chính nội dung văn bản cũng đề cập đến những nhân vật gắn bó với lịch sử (kể cả lịch sử Phật giáo lẫn lịch sử dân tộc). Mặt khác, qua hành trạng của các thiền sư, chúng ta thấy vị nào cũng có không chỉ hàng chục đệ tử, không chỉ hàng trăm tín đồ, từ vua chúa, quan lại đến nhân dân. Văn bia ghi chép khá chi tiết sự đóng góp của bổn đạo thập phương trong việc xây dựng, tôn tạo chùa chiền. Đó là những tư liệu quý để nghiên

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

cứu về tình hình kinh tế-xã hội thời bấy giờ. Trên phương diện mỹ thuật, bia chùa Huế đóng góp những nét riêng làm phong phú thêm cho nền mỹ thuật Huế.

Nhận thức được những giá trị quý báu của văn bia chùa Huế, nhiều năm qua, không ít nhà nghiên cứu Hán Nôm ở Huế đã bỏ công sưu tầm, sao chép, phiên dịch mảng tư liệu quan trọng này, nhưng có lẽ do thiếu điều kiện xuất bản, nên việc công bố chỉ mang tính lẻ tẻ trên sách báo hoặc chỉ lưu hành nội bộ. Trước tình hình ấy, vào năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã xuất bản số chuyên đề “Tuyển dịch văn bia chùa Huế”, giới thiệu 45 bài văn bia tại 22 ngôi chùa cổ ở Huế và vùng phụ cận, do nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu sưu tầm, dịch thuật và chú giải. Tiếp đó, đầu năm 2018, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã tái bản công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” (02 tập) của dịch giả Lê Nguyễn Lưu. Trong lần tái bản này, công trình đã lược bỏ các bài minh chuông (để đưa vào một tuyển tập riêng khi có điều kiện), đồng thời bổ sung một số văn bia chùa làng (do nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh thực hiện) để giới thiệu một cách hệ thống về văn bia chùa Huế, từ các ngôi cổ tự thuộc Sơn môn Huế cho đến các ngôi chùa làng trong dân gian. Tổng cộng gồm 24 ngôi chùa với 48 văn bia.

Cuối cùng, trong đợt khảo sát gần đây để chuẩn bị bản thảo tuyển tập này, nhóm thực hiện thấy khá nhiều tấm bia - nhất là bia ở tháp mộ - đã bị thời gian làm mờ mòn, rất khó đọc được trọn vẹn. Đa số văn bia đã được nhà chùa bảo quản, tôn trí trang nghiêm ở trước sân chùa hay trong đại điện, nhưng cũng có bia bị di dời khỏi vị trí cũ để dành chỗ cho những công trình khác, thậm chí có bia còn bị đặt ở những nơi khuất lấp, tình trạng viết, vẽ bậy lên bia vẫn còn. Nên chăng, nhà chùa và các cơ quan văn hóa (ở những ngôi chùa đã được xếp hạng di tích) cần đặt bản dịch tiếng Việt các bài văn bia ở những vị trí phù hợp để Phật tử thập phương và

khách vãng lai có thể chiêm bái. Có hiểu được nội dung văn bia thì mới giúp nâng cao được ý thức tôn trọng di sản của tiền nhân.

Văn bia chùa Huế là di sản văn hóa quý báu không chỉ của Phật giáo mà còn là di sản văn hóa chung của cả dân tộc. Lẽ nào chúng ta lại để tâm huyết của người xưa mai một theo thời gian?

Đến phàm lệ1. Văn khắc nhà chùa có đủ các loại hình (văn

bia, văn chuông, liễn đối…), nhưng trong công trình này, nhóm thực hiện chỉ tập trung tuyển dịch văn bia. Lại nữa, chùa ở xứ Huế tuy nhiều, nhưng không phải chùa nào cũng có văn bia; nhà nghiên cứu Phật giáo Huế là Hà Xuân Liêm thống kê cho biết chỉ 22 chùa có 46 văn bia, kể cả 1 chùa làng (chùa Bác Vọng Tây), cả bia không còn đọc được (bia chùa Bảo Sơn hiện dựng trước sân Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế). Ngoài chùa chính thống

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

thuộc Giáo hội, còn có chùa làng, trong đó cũng chỉ một ít chùa có văn bia. Ở đây, nhóm thực hiện tuyển chọn hầu hết văn bia các chùa chính thống, còn văn bia chùa làng chỉ tuyển chọn một số mà chúng tôi cho là có nội dung đáng tham khảo (như chùa Bác Vọng Tây, chùa Sơn Tùng, chùa Tuệ Vũ…).

2. Văn bia tường thuật lai lịch và quá trình xây dựng chùa thì đặt ngay trong khuôn viên nhà chùa; văn bia tường thuật hành trạng thiền sư thì dựng trước tháp mộ. Một số tháp mộ nằm ngay trong khuôn viên chùa, nhưng phần nhiều phân bố rải rác bên ngoài khuôn viên, đôi khi rất cách xa nhau (như văn bia tháp mộ Liễu Quán), thậm chí đặt tại chùa khác là tổ đình của thiền sư ấy (như văn bia tháp mộ sư Tuệ Pháp), hoặc cả chùa và tháp đều có bia cùng nội dung (như tháp mộ Nguyên Thiều, tấm bia cổ gắn vào bình phong hậu, sau này được sao chép lại dựng ở sân chùa Quốc Ân). Để tiện tra cứu, nhóm thực hiện xin tập hợp văn bia theo đơn vị chùa mà thiền sư ấy trú trì, hoặc chùa mà thiền sư ấy ở và hoạt động lâu nhất khi ngài trú trì nhiều nơi theo thời gian (như văn bia mộ ngài Phước Hậu, trú trì các chùa Trường Xuân, Linh Quang, Báo Quốc, xếp vào mục chùa Linh Quang)…

3. Về kết cấu của công trình này, nhóm thực hiện thu thập văn bia vào từng tên chùa, và các chùa được sắp xếp lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái có điều chỉnh theo âm mà chúng đại biểu, như sau: A, B, C, D, Đ, E, G (GH), I (Y), K, KH, L, M, N, NG (NGH), NH, O, PH, QU, R, S, T, TH, TR, U, V, X (chúng tôi xem các chữ cái ghép như CH, KH, NG, NH, TH, TR là một đơn vị phản ánh một âm thanh riêng biệt như C, K, T, khác với G và GH, NG và NGH).

4. Bản dịch này có các đặc điểm:a. Dịch sát đúng nguyên văn từ nội dung đến

thể loại để phục vụ nghiên cứu (không phải phỏng dịch hay lược dịch), nhưng trong chừng mực nhất

định cũng cố gắng trau chuốt về mặt văn chương.b. Chú thích đầy đủ cả về từ ngữ lẫn về nhân

vật, nhờ vào các phương tiện tra cứu, chủ yếu là từ điển và các sách, báo khác. Tuy nhiên nhiều khi cũng gặp phải những điều bản thân chưa hiểu thấu, đành để tồn nghi, chờ tra cứu sau hay có bậc túc học chỉ bảo.

c. Trong văn bia thường có đoạn liệt kê danh sách công đức (những thiện nam, tín nữ cúng dường); nhóm thực hiện xin linh động lược bỏ, nhưng cũng có khi cần thiết vẫn đưa vào, hoặc cắt ở phần nguyên văn, phiên âm, nhưng khôi phục ở phần dịch nghĩa.

5. Muốn nghiên cứu Phật giáo Huế, không thể không đọc văn bia nhà chùa. Nhưng văn bia nhà chùa đều bằng chữ Hán, mà lực lượng nghiên cứu ngày nay ít người thông thạo loại văn tự cổ điển này. Vì vậy, dịch văn bia (và các loại hình văn khắc khác) ra tiếng Việt là một việc làm cấp thiết. Kể ra thật khó khăn, vì muốn dịch cho thật tốt, cần phải am tường không chỉ Phật học, mà cả Nho học nữa. Nhóm thực hiện tuy tài sơ trí thiển, lại là một “Nho sinh” yêu thích Phật học chứ không phải là một Phật tử, nhưng đứng trước thực trạng khan hiếm tư liệu này, cũng xin mạo muội cáng đáng công việc vất vả, gọi là mở đầu, dù đúng dù sai, ắt có các bậc cao minh chỉ giáo, giúp đỡ hiệu đính, để trong tương lai sẽ có những bản dịch hoàn hảo hơn, tiện cho các nhà nghiên cứu lịch sử và Phật giáo sử dụng. Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ nhiều về mặt văn bản, đặc biệt hai anh Hà Xuân Liêm, nhà nghiên cứu Phật giáo Huế, và Huỳnh Đình Kết, cán bộ cơ quan Bảo tàng Huế. Xin trân trọng cảm ơn Ban Biên tập Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã tu chỉnh bản thảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để xuất bản công trình này.

BBT

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong

những mô hình cần thiết và quan trọng trong đề án phát triển đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Được đưa vào hoạt động thí điểm từ đầu tháng 6/2018, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đã phát huy được 3 chức năng chính là giám sát, điều hành và tổng hợp để đáp ứng nhu cầu điều hành đô thị thông minh của tỉnh trong tương lai, hướng đến xây dựng một chính quyền phục vụ người dân được tốt hơn.

Tiếp nhận phản ánh trực tiếp hiện trường của người dân

Nhằm kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, mới đây Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh-Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống tiếp nhận ý kiến phản ánh người dân trực tuyến thông qua smartphone hoặc facebook.

Người dân khi thấy hiện tượng cần phản ánh, chỉ cần chụp ảnh hoặc quay camera bằng điện thoại di động ngay tại hiện trường, sau đó gửi đến địa chỉ “dothithongminhhue” ngay lập tức toàn bộ thông tin về hình ảnh phản ánh, nội dung phản ánh, địa điểm ghi hình cùng số điện thoại người phản ánh sẽ được Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh Thừa Thiên Huế tiếp nhận và chuyển đến đơn vị có thẩm quyền xử lý ngay lập tức.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, với hệ thống này, người dân dễ dàng truy cập từ thiết bị di động được kết nối internet để gửi, theo dõi, nhận kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị của mình về trật tự đô thị, vệ sinh thực phẩm, y tế, du lịch. Các hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính cũng sẽ được nắm bắt nhanh chóng.

Điều hành thuận tiện hơnMột trong những chức năng ưu việt của Trung

tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh là việc giúp cho lãnh đạo tỉnh điều hành những việc đột xuất cũng như thường ngày xảy ra trên địa bàn. Trên công tác chuyên môn, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo điều hành cả các lĩnh vực đến các sở, ban, ngành, địa phương. Đồng

TRUNG TÂM GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH:HỖ TRỢ CHÍNH QUYỀN PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN ĐƯỢC TỐT HƠN

Hệ thống camera giám sát được truyền về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

thời, trực tiếp chỉ đạo điều hành những sự việc đột xuất như phòng chống lụt bão, điều tiết hồ đập mùa mưa…

Ông Nguyễn Xuân Sơn, khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh điều hành cuộc họp, nếu cần một số liệu thống kê trên lĩnh vực gì sẽ có sẵn một màn hình tích hợp nối với trung tâm và cho kết quả trong vòng chưa đầy một phút. Trung tâm còn giúp cho các sở, ngành điều hành theo phương thức tổng hợp tất cả các số liệu, hình ảnh, clip rồi phân phối về các đầu mối xử lý theo chức năng, nhiệm vụ. Ví dụ như: công an điều hành giao thông, xử lý phạt nguội vi phạm giao thông, điều tiết giao thông, giám sát an ninh, an toàn trật tự tại các khu vực trung tâm, khu vực trọng yếu; ngành giao thông sẽ có số liệu chính xác để có thể điều chỉnh tín hiệu đèn hợp lý, mở rộng các nút giao thông, biết được điểm hay tắc nghẽn giao thông, quản lý các phương tiện công cộng, quản lý các điểm đỗ xe trên đường phố…

Phục vụ người dân được tốt hơnTrung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông

minh ra đời với mục tiêu giám sát, xử lý giao thông; Giám sát, quản lý hình ảnh phục vụ xử phạt vi phạm hành chính thông qua hình ảnh; Quản lý các phương tiện công cộng; Quản lý các điểm đỗ xe trên đường phố, tầng hầm của các tòa nhà cao tầng. Giám sát an ninh, tình hình an toàn trật tự tại các khu vực trung tâm, khu vực trọng yếu, khu di tích, nơi tập trung đông người, nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Huế. Tiếp nhận thông tin ý kiến phản ánh, đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công và đưa ra quyết định trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công; Tiếp nhận, hỗ trợ, giải đáp, tư vấn cho du khách về các vấn đề gặp phải khi du lịch trên địa bàn tỉnh...

Ông Nguyễn Xuân Sơn cho biết thêm, thông qua Trung tâm này sẽ nâng cao chất lượng cuộc

sống của người dân, góp phần bảo đảm một môi trường thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn. Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích về hành chính công, thanh toán các loại phí; hệ thống giao thông công cộng tiện lợi; giảm thiểu tác động ô nhiễm; dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch tốt hơn; an tâm khi sử dụng thực phẩm; không khí trong lành, nguồn nước sạch; tỷ lệ tội phạm thấp… Bên cạnh đó, năng suất lao động được nâng cao khi người lao động được cung cấp các dịch vụ hạ tầng cơ bản để bảo đảm khả năng cạnh tranh tốt.

Hiện, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định, quy chế phối hợp vận hành và tổ chức vận hành chính thức Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh vào tháng 9/2018. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Thừa Thiên Huế xây dựng đô thị thông minh và tiếp tục giữ vững danh hiệu là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển chính phủ điện tử.

Nguyễn Khoa(theo Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế)

Ứng dụng trên điện thoại di động giúp người dân phản ánh ý kiến kịp thời

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Dự Hội thảo có đồng chí Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ-Bộ KH&CN; đồng chí Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo các Sở KH&CN, lãnh đạo các Trung tâm và hơn 100 đại biểu là viên chức và người lao động tại Trung tâm các tỉnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của các Trung tâm năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018; nghe báo cáo tham luận, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại một số Trung tâm, như: Tăng cường hiệu quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thông qua mô hình điểm kết nối cung - cầu công nghệ; kinh nghiệm xây dựng và triển khai dự án đầu tư nâng cao năng lực theo Quyết định số 317/QĐ-TTg, ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung tâm; Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng; kinh nghiệm triển khai hoạt động ứng

dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Theo báo cáo tại Hội thảo, tổng số nhân lực đến năm 2018 của 6 Trung tâm là 128 người (giảm so với năm 2017 là 10 người), trong đó, biên chế sự nghiệp là 43 người, chiếm 33,6%, còn lại 85 người là lao động hợp đồng, chiếm 66,4%. Về trình độ chuyên môn chủ yếu là thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân trở lên (chiếm trên 95%) còn lại một số có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông. Kết quả

HỘI THẢO CÁC TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÙNG

BẮC TRUNG BỘ NĂM 2018

Nhằm trao đổi, thảo luận về hoạt động của các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Trung tâm) trong vùng; định hướng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động

đổi mới công nghệ; đánh giá, xác định và lựa chọn một số sản phẩm có khả năng liên kết giữa các Trung tâm để phát triển theo chuỗi giá trị của vùng, từ đó hình thành nhiệm vụ chung cho các Trung tâm trong vùng nghiên cứu, triển khai, ngày 17/8/2018, tại thành phố Huế, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN vùng Bắc Trung Bộ năm 2018.

Đồng chí Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phát biểu tại Hội thảo

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

hoạt động năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các Trung tâm đã xây dựng và thực hiện được 33 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN) trong năm 2017 (Thừa Thiên Huế: 05 nhiệm vụ; Quảng Trị: 09 nhiệm vụ; Nghệ An: 06 nhiệm vụ; Hà Tĩnh: 03 nhiệm vụ và Thanh Hóa: 10 nhiệm vụ) và 29 nhiệm vụ thực hiện trong năm 2018 (Thừa Thiên Huế: 05 nhiệm vụ; Quảng Trị: 06 nhiệm vụ; Nghệ An: 06 nhiệm vụ; Hà Tĩnh: 03 nhiệm vụ và Thanh Hóa: 09 nhiệm vụ). Riêng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Quảng Bình là chưa được phê duyệt nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Các nhiệm vụ TXTCN của các Trung tâm các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu tập trung vào các nội dung: Xây dựng các mô hình ứng dụng về trồng trọt, chăn nuôi, cây dược liệu; Tập huấn, đào tạo, chuyển giao các tiến bộ KH&CN; Hội nghị, hội thảo; Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ và sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ nguyên liệu ở địa phương; Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và sản xuất một số loại nấm ăn và nấm dược liệu mới; Công nghệ sinh học (sản xuất các loại chế phẩm vi sinh; lưu giữ và sản xuất một số giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô)... Các nhiệm vụ được xây dựng đều xuất phát từ thực tế đã đưa lại kết quả thiết thực, có ý nghĩa nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng sản phẩm và mang hàm lượng khoa học cao.

Bên cạnh đó, các Trung tâm cũng đã thực hiện có hiệu quả các đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp Tỉnh và cấp cơ sở. Tuy nhiên so với bình quân chung cả nước thì số lượng nhiệm vụ bố trí cho các Trung tâm vùng Bắc Trung Bộ còn hạn chế, đặc biệt là nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở. Hoạt động dịch vụ của các Trung tâm về tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đã có nguồn thu, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Riêng các Trung tâm có chức năng thực hiện các dịch vụ về tư vấn công tác bảo vệ môi trường; dịch vụ an toàn bức xạ và dịch vụ phòng chống côn trùng (Thừa Thiên Huế; Quảng Bình; Hà Tĩnh và Thanh Hóa) nên nguồn thu của 4 Trung tâm này vượt trội so với 2 Trung tâm còn lại (Thừa Thiên Huế: 2,5 tỷ đồng năm

2017; Quảng Bình: 951,8 triệu đồng; Hà Tĩnh: 3,9 tỷ đồng và Thanh Hóa: 2,5 tỷ đồng năm 2017).

Về các quy trình công nghệ của các Trung tâm, chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực: Chế phẩm sinh học; sản xuất phân hữu cơ sinh học; sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; hệ thống xử lý nước ngầm, sản xuất giống từ nuôi cấy mô... Qua đó cho thấy, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ, chuyển giao công nghệ của các Trung tâm đã có bước phát triển tăng cả số lượng và chất lượng, đồng thời tạo được nguồn thu khá lớn trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất của các Trung tâm trong vùng.

Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi, tham luận và những đề xuất, kiến nghị của các lãnh đạo Sở, Trung tâm, đồng chí Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ cho rằng, lãnh đạo Sở của các địa phương rất trăn trở và quan tâm đến các Trung tâm của mình, chất lượng của các hội nghị giao ban diễn ra rất tốt và hiệu quả. Các báo cáo đã thể hiện đầy đủ theo định hướng của Bộ và đánh giá cao sự nỗ lực của các Trung tâm trong thực hiện vai trò phục vụ quản lý nhà nước về định hướng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào các lĩnh vực của đời sống. Về vấn đề cổ phần hóa tại các Trung tâm, các đơn vị nếu đủ điều kiện thì thực hiện, nếu chưa thì không nhất thiết phải thực hiện ngay. Tuy nhiên, các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các Trung tâm vẫn thực hiện bình thường.

Kết thúc Hội thảo, đồng chí Trần Ngọc Nam - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổng kết những kết quả đã đạt được tại Hội thảo và đưa ra những đề xuất, trong đó đề nghị lãnh đạo Sở các địa phương và Trung tâm thống nhất duy trì Hội thảo khoa học này hàng năm như một hoạt động của khu vực dưới sự chỉ đạo của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ; Nhất trí việc chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về các sản phẩm, nhiệm vụ giữa các Trung tâm trong vùng và đề nghị lãnh đạo các Sở triển khai Nghị quyết 19-NQ/TW theo hướng tự chủ, theo mô hình Trung tâm có các doanh nghiệp trực thuộc.

Đăng Nguyên

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Lễ hội Thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 đã diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 02/9/2018

tại phường Thủy Biều, thành phố Huế. Đây là lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, nhằm nâng tầm thương hiệu các sản vật của mảnh đất cố đô Huế, kết hợp phát triển du lịch.

Lễ hội Thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 chủ đề: “Thanh trà - Hương vị xứ Huế” được tổ chức tại khuôn viên cơ sở 2 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, đường Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, thành phố Huế và kết thúc vào ngày 2/9. Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô lớn với nhiều điểm khác biệt so với các kỳ trước nhằm “nâng tầm” Thanh trà Thủy Biều lên thương hiệu “Thanh trà Huế”.

Lễ hội Thanh trà Huế năm nay còn có hơn 60 gian hàng trưng bày của các địa phương khác cũng trồng Thanh trà như: Phong Thu (huyện Phong Điền), Hương Vân (thị xã Hương Trà), Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Ngoài ra, còn có những hoạt động hưởng ứng trong khuôn khổ lễ hội như: hội thi “Tiếng hót chim chào mào lần thứ III năm 2018”; không gian hàng “Nông sản - Thủ công - Ẩm thực”; các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian.

Điểm mới trong lễ hội năm nay khi khách đến tham quan mua sắm nếu có nhu cầu đi tham quan thực tế tại các vườn Thanh trà và các điểm du lịch nổi tiếng của phường sẽ được xe điện do Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành tổ chức đưa khách đi tham quan. Bên cạnh đó chương trình “Cung tiến Thanh trà” đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với địa phương tổ chức rước từ hai đình làng Lương Quán và Nguyệt Biều bằng đường sông để vào Đại Nội Huế. Theo các tư liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, hàng năm, các loại thực phẩm, đặc sản của địa phương được

tuyển chọn kỹ càng để dâng tiến vào cung vua. Trái thanh trà là một đặc sản nổi tiếng của phủ Thừa Thiên, hàng năm được chọn dâng tiến theo lệ này. Lễ “Cung tiến Thanh trà” được thực hiện đúng như trong tài liệu đã ghi chép. Lễ tiếp nhận diễn ra ngay tại cửa Ngọ Môn. Thị vệ là người thay cho triều đình sẽ tiếp nhận lễ vật cung tiến. Từ đây, họ mới đưa vào dâng tại các miếu thờ (Thế Miếu, Triệu Miếu).

Lễ hội Thanh trà lần thứ VI năm 2018 được địa phương đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm giới thiệu đến du khách tham gia và thưởng thức “Thanh trà Huế” và sản phẩm đặc sản Huế, đồng thời cũng là dịp để địa phương tìm kiếm cơ hội ký kết với các đối tác trong việc phân phối sản phẩm quả Thanh trà, quả bưởi và các nông sản, thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng, hứa hẹn sẽ có nhiều chương trình hấp dẫn thu hút du khách tham quan.

Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều Nguyễn Quang Huy cho biết, với sự chuẩn bị chu đáo và tích cực của các hộ dân, sự hỗ trợ và giúp sức từ các cơ quan, ban ngành, địa phương trong toàn tỉnh, thông qua Lễ hội Thanh trà Huế lần thứ VI-2018 đã nâng tầm thương hiệu “Thanh trà Huế” đến du khách thập phương, góp phần thúc đẩy nông nghiệp - du lịch - kinh tế trên địa bàn, nâng cao đời sống cho người dân.

Được biết toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích trồng cây Thanh trà khoảng 1.114 ha; trong đó, riêng Thủy Biều (thành phố Huế) có 127ha/147ha diện tích trồng đã cho thu hoạch, sản lượng thu hoạch đạt 450-500 tấn/năm, giúp người làm vườn ở phường Thủy Biều có mức thu nhập cao.

Ý An

LỄ HỘI THANH TRÀ HUẾ LẦN THỨ VI NĂM 2018

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 31/8/2018, tại Bệnh viện Trung ương Huế đã diễn ra Hội nghị Khoa học

phòng chống ung thư thường niên - Huế 2018. Hoạt động do Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp tổ chức. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Với chủ đề: “Ung thư phổi, vú - phụ khoa, tiêu hoá, đầu - cổ, xạ trị, ung thư nhi, điều dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ”, 25 báo cáo viên nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Lào, Campuchia và 600 đại biểu, chuyên gia, đồng nghiệp đến từ các bệnh viện, trung tâm, khoa ung bướu trên toàn quốc cùng nhau trao đổi, thảo luận và giới thiệu các tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, qua 6 năm tổ chức thành công và hội nghị năm nay càng khẳng định thành quả hợp tác và hiệu quả giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế với các tổ chức, hiệp hội phòng chống ung thư danh tiếng trên thế giới trong việc tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, cập nhật những thành tựu mới nhất trên các lĩnh vực khác nhau của chuyên ngành ung thư, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đánh giá cao mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị phòng chống ung thư thường niên của Bệnh viện Trung ương

Huế và Trường Đại học Y Dược Huế, đây là sự nỗ lực của toàn ngành y tế nói chung và chuyên ngành Ung bướu nói riêng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ung bướu Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung nhấn mạnh, mặc dù chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ung thư đã được triển khai từ nhiều năm nay và bước đầu đạt được một số thành quả đáng khích lệ, tuy vậy cuộc chiến chống lại căn bệnh ác tính này vẫn tiếp tục là một thách thức lớn cho toàn ngành y tế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thông qua Hội nghị lần này, các chuyên gia tập trung thảo luận, phân tích từng bệnh nhân cụ thể, đánh giá toàn diện lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra một kế hoạch điều trị chuẩn, phù hợp với xu hướng điều trị ung thư hiện nay.

Trong khuôn khổ hội nghị, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành Khoa Ung bướu - Huyết học và Đơn vị ghép tủy, Trung tâm Nhi từ sự tài trợ của các cá nhân, tổ chức Nhật Bản thông qua kêu gọi vận động của cô Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á. Với tiêu chuẩn ngang hàng các nước phát triển, gồm hệ thống phòng mới rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ và nhất là với phương pháp ghép tủy, cơ sở kỹ thuật này sẽ đem lại niềm hy vọng cho nhiều bệnh nhân và gia đình.

Minh An

HỘI NGHỊ KHOA HỌC PHÒNG CHỐNGUNG THƯ THƯỜNG NIÊN NĂM 2018

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Ngày 30/8/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ)

Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2018 và phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và phát biểu tại lễ công bố. Cùng dự có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; Trần

Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các tác giả, nhóm tác giả có công trình được công bố trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2018.

Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2018 tập hợp 73 công trình, giải pháp sáng tạo tiêu biểu trên lĩnh vực KH&CN. Việc công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam nhằm cổ vũ, khơi dậy tinh thần yêu nước, trí tuệ của người Việt Nam thi đua sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần hình thành văn hóa sáng tạo của người Việt Nam trong

CÔNG BỐ SÁCH VÀNG SÁNG TẠO VIỆT NAM 2018

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn kéo băng khai trương, công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2018.

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

giai đoạn hiện nay; đi cùng với việc vận động, khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thi đua học tập, hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đưa ra sáng kiến, tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở mọi lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại lễ công bố, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng đến các tác giả, nhóm tác giả có công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN tiêu biểu, được tuyển chọn và công bố trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2018; nhiệt liệt biểu dương những kết quả, thành tích xuất sắc mà đội ngũ cán bộ KH&CN nước nhà đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, nền KH&CN nước nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực. Tiềm lực KH&CN được nâng lên; quản lý nhà nước về KH&CN được đổi mới; hệ thống pháp luật về KH&CN được hoàn thiện; thị trường KH&CN từng bước được hình thành và phát huy hiệu quả; đội ngũ cán bộ KH&CN ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước”.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận 73 công trình, giải pháp sáng tạo xuất sắc, tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng đối với nền khoa học, công nghệ nước nhà, được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng; năng lượng tái tạo; thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, đội ngũ cán bộ KH&CN cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KH&CN; đẩy mạnh nghiên cứu và nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng KH&CN, phục vụ thiết thực việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tuyển chọn những công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN tiêu biểu và cho ra mắt Sách vàng sáng tạo Việt Nam để công bố rộng rãi, tôn vinh và biểu dương các tác giả, nhóm tác giả; qua đó cổ vũ, động viên mạnh mẽ phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần đưa nền KH&CN nước nhà vươn lên tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm phát triển nguồn nhân lực KH&CN; thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các tài năng trẻ, các chuyên gia giỏi có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH&CN của nước nhà. Cùng với đó là việc tăng cường liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

PV

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Đây là nội dung được các đại biểu quan tâm tại diễn đàn “Mô hình liên kết thúc đẩy và phát triển thị trường KH&CN” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/8/2018, dưới sự chủ trì của Bộ KH&CN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sự phối hợp tổ chức giữa Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (NATEC), Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), iBosses Việt Nam, VAG, Tập đoàn Kangaroo.

Để góp phần phát triển thị trường KH&CN, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần tham gia thị trường, các hoạt động liên kết và xúc tiến phát triển thị trường KH&CN nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ là rất quan trọng. Hiện nay, những mô hình về tổ chức trung gian đang tạo nên những cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm được các sáng chế, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trong mọi lĩnh vực để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, hiện tại, về cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường KH&CN đã được hoàn thiện nhưng chưa thực sự đầy đủ và đáp ứng được như mong muốn của các bên tham gia vào thị trường KH&CN, sự kết nối giữa các nhà khoa học của Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp KH&CN với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, phân phối, thương

mại hiện còn hạn chế. Tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ. Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa khẳng định được vai trò là đầu mối trong việc thu hút, tập hợp công nghệ trong nước và quốc tế.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, diễn đàn là nơi chia sẻ cởi mở và thảo luận sâu sắc về những vấn đề thực tế đang vướng mắc để có được những tư vấn từ các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế để có những giải pháp cụ thể cho từng mô hình của các chuyên gia nước ngoài. Qua đó, sẽ có sự cam kết cộng tác và thực hiện của các bên tham gia phát triển thị trường KH&CN.

Trao đổi tại diễn đàn, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc cho biết: theo kết quả khảo sát của VCCI năm 2016, có đến gần 60% doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm. Các công nghệ của các doanh nghiệp đến chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32% trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT HIỆU QUẢĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vấn đề liên kết chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện/trường cho các doanh nghiệp là yếu tố quyết định giúp phát triển thị trường

KH&CN.

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

“Những con số trên đã cho thấy phần nào thực trạng trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam và sự cần thiết phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp”-TS Vũ Tiến Lộc cho biết.

Như vậy, đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều các doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động để đổi mới công nghệ. Để thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KH&CN.

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST - NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% các doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm. Còn để đổi mới quy trình, chủ yếu các doanh nghiệp thực hiện thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KH&CN đến doanh nghiệp lại rất thấp (dưới 1%).

Điều này cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường KH&CN) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp” đã được đề cập nhiều trong các diễn đàn, hội thảo khác nhau, tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện/trường.

Vì vậy, vấn đề liên kết chuyển giao tri thức, kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện/trường cho các doanh nghiệp là yếu tố quyết định giúp phát triển thị trường KH&CN, nhằm nâng cao trình độ KH&CN ở Việt Nam.

Với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, VCCI trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp cập nhật, đổi mới công nghệ thiết bị. Thông qua chương trình hợp tác với Bộ KH&CN, từ năm 2007 tới nay, VCCI đã tổ chức hơn 60 chương trình hội thảo/diễn đàn nhằm phổ biến thông tin công nghệ, kết nối nhu cầu công nghệ cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. VCCI đã giới thiệu/kết nối/chuyển giao công nghệ từ các Viện nghiên cứu/trường Đại học trong nước như Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội... đến công nghệ của các Tập đoàn Đa quốc gia cho các doanh nghiệp Việt Nam.

“Trong thời gian tới, để đưa sản phẩm KH&CN gắn trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần có một mô hình chuỗi liên kết cụ thể, đi vào chiều sâu, phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trong thị trường KH&CN như các tổ chức viện, trường, tổ chức trung gian, doanh nghiệp và doanh nghiệp KH&CN. VCCI mong muốn sẽ thành lập được một hiệp hội tập hợp các doanh nghiệp KH&CN, các tổ chức trung gian giúp phát triển thị trường KH&CN”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Tại diễn đàn đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN và Tập đoàn EON reality Inc về mảng Công nghệ VR &AR (công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường).

HT

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Câu hỏi mà TS Tạ Bá Hưng, Ban quản lý dự án FIRST đã đề cập đến một hiện trạng: trong khi nhu cầu thông tin về ĐMST trong doanh nghiệp là rất cấp bách thì thông tin mà chúng ta có hiện nay lại không nhiều. Hầu hết chỉ đến từ các cuộc điều tra, thống kê về doanh nghiệp nói chung, trong đó có tính đến yếu tố đầu tư cho R&D cho doanh nghiệp hoặc các nội dung có liên quan. Trong bối cảnh đó, Tiểu dự án 1(b) “Hoàn thiện hệ thống thống kê, đánh giá, đo lường KH&CN và đổi mới sáng tạo” là một tiểu hợp phần thuộc Hợp phần 1 “Hỗ trợ cơ sở để hoạch định chính sách và thí điểm chính sách KH&CN” của Dự án FIRST (gọi tắt là Tiểu dự án FIRST-NASATI) do Cục Thông tin KH&CN quốc gia tổ chức điều tra thử nghiệm về ĐMST trong các doanh nghiệp.

Cuộc điều tra thử nghiệm này có quy mô 8.000 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở các quy mô lớn, vừa và nhỏ ở cả ba khu vực: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều tra tập trung vào các doanh nghiệp chế biến chế tạo, “vì đây là nhóm cần hấp thụ công nghệ nhiều nhất, và các nước cũng thường tập trung điều tra vào nhóm này khi đánh giá về ĐMST trong doanh nghiệp”, TS Hồ Ngọc Luật, chuyên gia tư vấn cho tiểu dự án này cho biết trong buổi công bố kết quả điều tra ban đầu của nghiên cứu này vào ngày 28/8 vừa qua.

Doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư “vào gốc”Nhìn vào bức tranh chung mà nhóm nghiên

cứu đưa ra, Việt Nam không thua kém nhiều nước trong khu vực về đầu tư cho ĐMST (12 nước trong khu vực và trong khối OECD được chọn lọc để đối sánh trong nghiên cứu này). Cụ thể, Việt Nam có tỷ lệ các doanh nghiệp có đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình lần lượt là 32.4% và 39.8%, cũng gần bằng Phần Lan (lần lượt là 36.5% và 35.1%) hay kém Philippines một chút (tương ứng là 37.6% và 43.9%). Hầu như các doanh nghiệp được khảo sát đều đề cao ý thức phải liên tục ĐMST, với khoảng 62% doanh nghiệp chế biến chế tạo có ĐMST trong giai đoạn 2014-2016. Tuy nhiên, nhìn vào từng hoạt động đầu tư cho ĐMST, thì hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở nỗ lực chiếm lĩnh “phần ngọn” thay vì đầu tư vào “phần gốc”.

Một tỷ lệ rất lớn các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới quy trình thông qua việc “Đầu tư vào công nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết bị” (39,4%) hoặc thông qua “Nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại” (39.3%), trong khi đó chuyển giao công nghệ từ các tổ chức KH&CN công lập và các tổ chức khác ngoài công lập đều dưới chỉ ở mức 0.3% và 0.6%. “Nghĩa là các doanh nghiệp chỉ mua công nghệ về áp dụng chứ không/ít có cải tiến, nghiên cứu”, TS Hồ Ngọc Luật nhận xét.

Trong khi đó, cơ cấu bình quân kinh phí chi các hoạt động phục vụ ĐMST năm 2016 của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng nghiêng chủ yếu về mua sắm công nghệ, máy móc

ĐÁNH GIÁ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO DOANH NGHIỆP: NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU

Những năm gần đây, chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới sáng tạo (ĐMST) mạnh mẽ và nhấn mạnh phải lấy doanh nghiệp là trung tâm của ĐMST. “Nhưng

trước khi bắt họ ‘gánh’ vị trí trung tâm đó thì cần biết hiện nay sức khỏe của họ như thế nào, họ có gánh nổi vai trò đó hay không?”

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

và thiết bị (65.5%), còn mua lại các kết quả nghiên cứu và phát triển của các tổ chức khác chỉ chiếm 0.8%, mua quyền phát hành, bản quyền, sáng chế cũng chỉ chiếm 3.4%. Ở khía cạnh này, Việt Nam đứng chót hoặc gần chót bảng so với 12 nước được so sánh trong nghiên cứu này.

“Anh đã không thể tự nghiên cứu rồi lại còn không mua thì lấy đâu ra mà ĐMST? Việc chi tiền mua trang thiết bị cho thấy có đầu tư đổi mới nhưng tầm nhìn vẫn còn hạn hẹp. Một khi người ta đã bán trang thiết bị cho ta thì nghĩa là họ đã chuẩn bị nghiên cứu, tung ra những kết quả khác hiện đại hơn rất nhiều và chắc chắn ta sẽ không thể đưa ra sản phẩm có thể cạnh tranh được với họ”, TS Tạ Bá Hưng bình luận. Ông cho rằng các doanh nghiệp Việt vẫn đang tưởng mình “múa tay trong bị” trong khi đúng ra đây là thời điểm cần phải đầu tư và hình thành thị trường mua bán tài sản trí tuệ, giải pháp hữu ích chứ không phải ăn sẵn công nghệ. Mà dẫn chứng rõ ràng là thất bại của Hanel trong sản xuất và tung ra ti vi màn hình lồi vào thời điểm mà các nước tiên tiến đã sản xuất được ti vi màn hình phẳng và màn hình cong.

Mặt khác, những con số nói trên cũng phần nào phản ánh năng lực và mối liên kết của các viện, trường đối với khu vực doanh nghiệp. TS Tạ Bá Hưng nhận xét, trong khi thực lực của các doanh nghiệp chưa đủ vững để nghiên cứu phát triển sản phẩm, doanh nghiệp thì vẫn rất đói công nghệ, mà tỉ lệ chuyển giao chỉ dưới 1% có nghĩa là cần đặt lại năng lực nghiên cứu của các viện, trường. “Hoặc là các trường, các viện làm ra sản phẩm nhưng không có gì để mua, hoặc là các trường, viện chưa có kết quả có thể bán được. Trong khi đó, chúng ta đầu tư rất nhiều cho các đề tài KC, KX [các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước] nhưng khả năng hỗ trợ cho các trung tâm của ĐMST lại không ăn thua”-TS Tạ Bá Hưng thẳng thắn nói.

Nghịch lý doanh nghiệp lớn càng nhận hỗ trợ nhiều

Trong bối cảnh hệ sinh thái ĐMST vẫn non yếu như vậy, các chính sách hỗ trợ ĐMST được đưa

ra là rất cần thiết nhưng chưa thực sự nhắm trúng đích. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ phía Nhà nước còn thấp: nhìn chung, mới chỉ có khoảng 1/4 số doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ nhà nước cho các hoạt động ĐMST. Cụ thể, tỷ lệ các doanh nghiệp được hưởng các chính sách về tín dụng hay chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ chỉ từ 10% đến 17%; tỷ lệ các doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật hay thực hiện nhiệm vụ KH&CN chỉ 3% đến 6%. Đồng thời, hiện nay “đang có một nghịch lý là doanh nghiệp càng lớn thì càng nhận được nhiều hỗ trợ. Trong khi đó chính sách của ta khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ”, theo TS Hồ Ngọc Luật.

Những doanh nghiệp chưa nhận được bất kỳ hình thức hỗ trợ nào của nhà nước cho biết những lý do chủ yếu là: 1) chưa biết về các hình thức hỗ trợ của nhà nước; 2) các hình thức hỗ trợ không liên quan đến nhu cầu của doanh nghiệp; 3) doanh nghiệp không biết đến các đầu mối kết nối với các hình thức hỗ trợ; 4) quy trình xét duyệt hỗ trợ rất phức tạp.

Ngoài ra, báo cáo này còn đem tới những thông tin rất đáng chú ý về các khía cạnh khác trong đầu tư cho ĐMST của doanh nghiệp. Do đó, TS Đoàn Trần Nghiệp, Phó Vụ trưởng vụ thống kê doanh nghiệp, Tổng cục thống kê kiến nghị cần sớm nghiên cứu, đưa vào ứng dụng mở rộng kết quả nghiên cứu này tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nghiên cứu bước đầu thử nghiệm, nên ban quản lý tiểu dự án FIRST-NASATI cho biết sẽ tiếp tục nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cơ quan thống kê để chuẩn bị cho cuộc nghiên cứu ở quy mô rộng hơn trong năm 2019. “Phương pháp luận thử nghiệm lần này có thể tiếp tục áp dụng cho các cuộc điều tra tiếp theo về ĐMST trong các doanh nghiệp không?”, TS Hồ Ngọc Luật đặt câu hỏi và mong muốn các nhà khoa học, các chuyên gia về ĐMST sẽ tiếp tục cùng thảo luận trong thời gian tới.

Hương Trà(Nguồn: khoahocvaphatrien.vn)

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Ngày 08/8/2018, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT), Bộ Công thương (CT), đại diện các cơ quan của 3 Bộ, các cơ quan báo chí, truyền thông và một số tổ chức quốc tế tham dự lễ ký kết Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý (CDĐL).

Quy chế phối hợp được đưa ra để bảo đảm sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Bộ CT trong công tác xây dựng và quản lý CDĐL của Việt Nam; góp phần tích cực trong quản lý nhà nước về CDĐL, hiệu quả kinh tế-xã hội của bảo hộ CDĐL, nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm mang CDĐL; nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng CDĐL của các tổ chức,

cá nhân, hiệu quả trong hoạt động liên kết vùng để phát triển các sản phẩm chủ lực của liên tỉnh, liên vùng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; góp phần triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các tuyên bố chung của Việt Nam với các nước liên quan đến CDĐL.

Tham dự Lễ ký kết có Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Thứ trưởng Bộ CT Đỗ Thắng Hải; Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) chi nhánh Hà Nội Fabrice RICHY; đại diện lãnh đạo một số đơn vị của 3 Bộ.

Báo cáo tại Lễ ký kết, ông Đinh Hữu Phí cho biết, trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao giá trị

3 BỘ PHỐI HỢP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝCHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Đại diện lãnh đạo ba Bộ ký kết Quy chế phối hợp

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

gia tăng của nông sản hướng tới đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường quốc tế, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trở thành yêu cầu cấp bách được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xác định là giải pháp quan trọng.

Quy chế phối hợp giữa 3 Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để các Bộ phối hợp, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ các CDĐL phát huy tối đa hiệu quả, giá trị của sản phẩm được bảo hộ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế.

Đặc biệt, sự phối hợp giữa 3 Bộ sẽ phát huy được ưu thế về năng lực chuyên môn, nguồn lực con người và tài chính của từng Bộ, đồng thời tạo ra sự thống nhất, bổ trợ lẫn nhau trong các hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL và cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành của địa phương mình trong xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc nhận định, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trở thành một yêu cầu cấp bách. Một trong những giải pháp bảo đảm phát triển thị trường bền vững cho nông sản là bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với CDĐL. Bởi CDĐL gắn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, đặc trưng về chất lượng và danh tiếng của sản phẩm. “Ngày nay, CDĐL trở thành một nội dung ưu tiên trong các mối quan hệ hợp tác kinh tế. Do đó, việc đưa ra CDĐL trở thành dấu hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng trên thị trường là rất cần thiết,” Thứ trưởng nói. Thứ trưởng cũng lấy ví dụ về một số sản phẩm của châu Âu có giá bán tăng gấp nhiều lần khi có CDĐL như đùi lợn muối Ibérico (Tây Ban Nha), Thịt hun khói của Đức…

Tại Việt Nam, theo Cục Sở hữu trí tuệ, tính tới 31/7/2018 đã bảo hộ cho 62 CDĐL quốc gia và 6 CDĐL nước ngoài. Hiện, đã có 37 tỉnh, thành phố có CDĐL được bảo hộ.

Trong số CDĐL này, 47% sản phẩm là trái cây; 23% sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp; 12% thủy sản; 8% gạo; còn lại là các sản phẩm khác. Các sản phẩm không phải là thực phẩm được bảo hộ là nón lá Huế; thuốc lào Tiên Lãng; thuốc lào Vĩnh Bảo; chiếu cói Nga Sơn và hoa mai vàng Yên Tử.

Cũng theo Cục Sở hữu trí tuệ, CDĐL đã tác động tới giá trị của sản phẩm, giá bán của sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ có xu hướng tăng. Trong đó, cam Cao Phong giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%; nước mắm Phú Quốc tăng 30-50%; chuối ngự Đại Hoàng tăng 130-150%; bưởi Luận Văn (Thanh Hóa) giá tăng 3,5 lần; cam Vinh tăng hơn 50% sau khi đăng CDĐL được đăng bạ và quản lý…

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, cho tới nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về đăng ký bảo hộ CDĐL đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên khi thực thi vẫn còn bộc lộ một số khó khăn. Ở cấp độ trung ương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ có liên quan nhằm xây dựng những định hướng và nội dung thống nhất để lồng ghép các nguồn lực, phân công lĩnh vực hỗ trợ để nâng cao hiệu quả, thống nhất về chính sách và giải pháp hỗ trợ cho xây dựng và quản lý CDĐL.

Trong khi đó, ở địa phương, các cơ quan quản lý chưa phối hợp trong xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL. Đó là từ khâu xây dựng hồ sơ, nộp đơn đăng ký CDĐL đến quá trình xây dựng hệ thống quản lý và triển khai các hoạt động khai thác CDĐL khi được bảo hộ. Do đó, Thứ trưởng Phạm Công Tạc tin tưởng sự hợp tác của Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT cùng Bộ CT sẽ tạo ra cơ chế phối hợp thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL. “Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa ba Bộ ở cấp Trung ương cũng là cơ sở để địa phương xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành về chỉ dẫn địa lý”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết thêm.

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Tuy nhiên, để làm được công việc này, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các Bộ, ngành, các Sở... rất cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp, đặc biệt là các Hiệp hội nghề nghiệp, bởi lẽ CDĐL khi vươn ra với thị trường thế giới chắc chắn sẽ gặp phải những cạnh tranh, khiếu kiện... các cơ quan quản lý nhà nước khó có thể tham gia một số việc, cho nên rất cần có sự tham gia của các cơ quan truyền thông tới toàn xã hội, người dân, doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: Việc phối hợp xây dựng và quản lý CDĐL có ý nghĩa quan trọng và là vấn đề cấp thiết đối với ngành nông nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt. Hiện nay, ngay đối với thị trường trong nước và thế giới đều đặt vấn đề về “truy xuất nguồn gốc” nên việc đảm bảo yêu cầu chất lượng hàng hóa sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng. Thời gian tới, Bộ sẽ chuẩn hóa trên 2.000 sản phẩm nông nghiệp liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Cũng tại Lễ ký kết, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ CT nêu rõ, không chỉ ngành công thương mà các ngành khác nếu làm tốt việc xây dựng và quản lý CDĐL sẽ mang lại giá trị gia tăng cho giá trị hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề quyết định trong tất cả các việc hôm nay, kể cả việc CDĐL đó là sự tham gia tích cực và có tính chủ động của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, chúng ta

không thể làm thay mà chỉ hỗ trợ, đồng hành để các đối tượng đó làm tốt công việc và xây dựng CDĐL đúng định hướng.

Sau Lễ ký kết quy chế phối hợp, 3 cơ quan đầu mối của 3 Bộ sẽ chủ động, trao đổi thường xuyên và cùng nhau xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nội dung theo Quy chế. Theo đó, thời gian tới, triển khai xây dựng và phê duyệt quy chế Hội đồng tư vấn về CDĐL, nhằm nâng cao hiệu quả việc thẩm định đơn đăng ký CDĐL, hoạt động xây dựng chính sách, thể chế về CDĐL. Đồng thời, trao đổi, xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung nhằm thúc đẩy thị trường, đưa CDĐL trở thành một dấu hiệu người tiêu dùng lựa chọn thông qua các hội chợ, tuần lễ CDĐL… Bên cạnh đó, thúc đẩy các hoạt động xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường, xử lý các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với CDĐL.

Đình Phong

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc phát biểu tại buổi Lễ

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Ngày 26/8/2018, Phó Thủ tướng

Vũ Đức Đam đã dự và trao giải Cuộc thi sáng tạo robot Châu Á-Thái Bình Dương năm 2018 (ABU Robocon 2018), tổ chức tại Ninh Bình.

Đây là lần thứ ba kỳ thi ABU Robocon tổ chức tại Việt Nam. Trước đó vào các năm ABU Robocon 2007 có chủ đề “Khám phá vịnh Hạ Long”, ABU Robocon 2013 có chủ đề “Hành tinh xanh”. Các kỳ ABU Robocon luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, đặc biệt là sự cổ vũ, “tiếp lửa” của các bạn sinh viên cũng như những người đam mê công nghệ.

Năm nay, ABU Robocon 2018 được xây dựng dựa trên một trò chơi dân gian quen thuộc của Việt Nam mang tên “Ném còn”. Đây là trò chơi quen thuộc của nhiều dân tộc, từ người Thái, Mông, Tày, Nùng cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự phổ cập của trò ném còn, đặc biệt vào các dịp lễ Tết giúp nó trở thành nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Những đội tuyển xuất sắc nhất đại diện cho 18 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ABU Robocon 2018 phải giải quyết bài toán thiết kế cánh tay robot để quay lấy đà ném còn từ dây chứ không được bắn từ quả. Quả còn do sinh viên tự làm, nặng từ 60-100g, góp phần thể hiện dấu ấn riêng của mỗi đội.

ABU Robocon 2018 có 19 đội tuyển đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, được chia làm 6 bảng, thi đấu chọn ra 6 đội Nhất bảng và 2 đội Nhì bảng có thành tích cao nhất để thi đấu

các trận tứ kết, bán kết và chung kết.Sau nhiều trận đấu quyết liệt, gay cấn, hai đội

tuyển Việt Nam 2 và Trung Quốc đã bước vào trận chung kết rất kịch tính với màn đua tốc độ giữa robot của 2 đội. Ở khoảnh khắc quyết định, đội Trung Quốc thực hiện pha ném còn trượt mục tiêu trong khi Việt Nam 2 ném sau nhưng chính xác để giành chiến thắng Rồng bay nghẹt thở ở giây thứ 16 làm nổ tung Nhà thi đấu tỉnh Ninh Bình.

Kết quả cuối cùng đội Việt Nam 2 giành chức vô địch, đội Trung Quốc đoạt giải Nhì; đồng giải Ba được trao cho 2 đội: Nhật Bản và Campuchia. Ban tổ chức còn trao nhiều giải thưởng phụ như: Giải thiết kế hiệu quả; Giải giải pháp kỹ thuật tốt nhất; Giải quả còn ấn tượng nhất. Đây cũng là lần đầu tiên một đội Robocon của Việt Nam vô địch trên sân nhà sau 3 lần đăng cai tổ chức và lần thứ 7 đăng quang ở đấu trường này. Mông Cổ sẽ là quốc gia đăng cai tổ chức ABU Robocon 2019.

Thanh Thảo

VIỆT NAM VÔ ĐỊCH ABU ROBOCON 2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (thứ 2 từ trái sang) trao giải Nhất cuộc thi ABU Robocon 2018 cho đội Việt Nam 2 (LH-Galaxy)

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 8/2018

Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam 2018 là sự kiện nằm trong khuôn khổ

Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ KH&CN, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức từ ngày 18-24/8.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy khẳng định, những người làm AI đang nhận được sự ủng hộ to lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành và các tập đoàn lớn. Chính vì thế, Bộ KH&CN mong muốn sẽ hình thành những nhóm nghiên cứu về AI như nhóm chiến lược; thị trường; dữ liệu; triển khai ứng dụng; đào tạo và nghiên cứu cơ bản và mong muốn các nhà khoa học tập hợp lại, xây dựng một mạng lưới vững mạnh về trí tuệ nhân tạo Việt Nam”.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, lần này, chúng ta sẽ tập trung nguồn lực rất lớn, bao gồm các chuyên gia trong và ngoài nước, từ đó huy động nguồn lực, để dựng chương trình nghiên cứu phát triển AI.

Trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực nắm bắt và chuyển hóa những thành tựu công nghệ thông minh trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, việc tổ chức hội nghị kết nối các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực AI trong và ngoài nước tại thời điểm hiện nay thể hiện được tinh thần cầu thị và mong muốn phát triển của Chính phủ kiến tạo trong thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

AI Việt Nam 2018 có 2 báo cáo đề dẫn và thu hút gần 100 chuyên gia trong và ngoài nước là các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý có tâm huyết trong việc thúc đẩy nghiên

cứu và phát triển ứng dụng AI tại Việt Nam. Các chuyên gia, nhà khoa học ở nước ngoài được mời tham dự là những người được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới và công tác trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Họ có quá trình làm việc chuyên sâu trong các ngành, lĩnh vực công nghệ, đặc biệt trong việc phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại mang tính nền tảng (trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, an ninh mạng, Internet of Things…).

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ, bàn luận về những nội dung liên quan đến hiện trạng AI tại Việt Nam; những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực AI; Blockchain và AI ứng dụng thực tiễn vào Việt Nam; AI mang lại cơ hội để bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Các chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học về những phương pháp, kỹ thuật, công nghệ chuyên sâu trong lĩnh vực AI được lồng ghép với các nội dung về định hướng chính sách, nguồn lực làm nền tảng cho nghiên cứu và phát triển AI trong thời gian tới.

Hội thảo AI Việt Nam 2018 cũng giới thiệu các công nghệ, các kết quả nghiên cứu và phát triển AI từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực AI của Việt Nam. AI Việt Nam 2018 là một cơ hội thực sự để kết nối, hội tụ, định hướng chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, tìm tiếng nói chung và tìm kiếm nguồn lực để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong các lĩnh vực kinh doanh tại thời điểm hiện nay.

Thanh Thảo

HUY ĐỘNG TỐI ĐA NGUỒN LỰCPHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO