BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số...

60
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016 In tại: Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 600 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2017 l 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2016 l Đưa nghiên cứu khoa học vào thực tiễn l Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ l Giải bài toán khoa học và công nghệ: Nhìn từ một cuộc họp l Dịch vụ công và những vấn đề liên quan đến dịch vụ công trực tuyến l Nỗ lực nhiều hơn nữa để khẳng định vai trò, vị trí của hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ trong tình hình mới l Không cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với các tổ chức chậm trễ trong việc đăng ký l Hoạt động Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ năm 2016. l Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn đã đi vào nề nếp, nhiều kết quả đáng được ghi nhận l Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung: Hoàn thành vượt chỉ tiêu các nhiệm vụ đề ra l Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái l Nghiên cứu sản xuất hydroxyapatite từ vỏ sò ở quy mô pilot và đề xuất các hướng ứng dụng l Thành phố Huế áp dụng hệ thống nhắn tin và website thông tin điều hành phục vụ công tác phòng chống thiên tai l 10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2016 l Ghi nhận từ hoạt động khoa học và công nghệ năm 2016 của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế l 59 công trình được trao Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ năm 2016 l Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 l Hội thảo khoa học “Chủ quyền Việt Nam trong lịch sử” l Sáng chế máy kiểm vải l Chế tạo thiết bị giám sát các nguồn phóng xạ di động l Chế tạo thành công sản phẩm chuyên biệt cho ung thư l Thuốc tiêm hạt nano có thể là tương lai của điều trị viêm xương khớp l Những năm Dậu lịch sử l 10 nhân vật lịch sử Việt Nam cầm tinh con gà 2 7 11 12 17 20 24 28 31 34 38 41 44 46 49 50 51 52 53 54 55 56 57 59 ISSN 1859-0144 11-12/2016 Ảnh bìa 1: Nguồn Internet

Transcript of BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số...

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Thống kê

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố HuếĐiện thoại: 054.3849266-3825453

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016

In tại:Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế

Số lượng: 600 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 01 năm 2017

l 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2016l Đưa nghiên cứu khoa học vào thực tiễnl Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệl Giải bài toán khoa học và công nghệ: Nhìn từ một cuộc họpl Dịch vụ công và những vấn đề liên quan đến dịch vụ công trực tuyếnl Nỗ lực nhiều hơn nữa để khẳng định vai trò, vị trí của hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ trong tình hình mớil Không cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với các tổ chức chậm trễ trong việc đăng kýl Hoạt động Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ năm 2016.l Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn đã đi vào nề nếp, nhiều kết quả đáng được ghi nhậnl Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung: Hoàn thành vượt chỉ tiêu các nhiệm vụ đề ral Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh tháil Nghiên cứu sản xuất hydroxyapatite từ vỏ sò ở quy mô pilot và đề xuất các hướng ứng dụngl Thành phố Huế áp dụng hệ thống nhắn tin và website thông tin điều hành phục vụ công tác phòng chống thiên tail 10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2016l Ghi nhận từ hoạt động khoa học và công nghệ năm 2016 của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huếl 59 công trình được trao Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ năm 2016l Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020l Hội thảo khoa học “Chủ quyền Việt Nam trong lịch sử”l Sáng chế máy kiểm vảil Chế tạo thiết bị giám sát các nguồn phóng xạ di độngl Chế tạo thành công sản phẩm chuyên biệt cho ung thưl Thuốc tiêm hạt nano có thể là tương lai của điều trị viêm xương khớpl Những năm Dậu lịch sửl 10 nhân vật lịch sử Việt Nam cầm tinh con gà

27

1112

17

20

24

28

31

34

38

41

44

46

49

50

5152535455

565759

ISSN 1859-014411-12/2016

Ảnh bìa 1: Nguồn Internet

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

1. Ban hành Nghị quyết Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 9/12/2016, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2016/NĐ-HĐND về Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của nghị quyết là: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ KH&CN đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực KH&CN; đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đến năm 2025 có một số lĩnh vực KH&CN đạt trình độ tiên tiến của cả nước và đến năm 2030 các lĩnh vực KH&CN này đạt trình độ hiện đại trong khu vực.

Nghị quyết được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công để phát triển KH&CN; là cơ hội để phổ biến, tuyên truyền về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển; là dịp để đưa tinh thần nghị quyết của Đảng đến gần hơn với thực tiễn.

2. Nhãn hiệu chứng nhận “BÚN BÒ HUẾ và hình” được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Ngày 25/11/2016, nhãn hiệu chứng nhận “Bún

SỰ KIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬTCỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NĂM 201610

Theo thông lệ, hàng năm, Bản tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức xét và bình chọn các sự kiện KH&CN nổi bật trong năm. Đó là các sự kiện thuộc các lĩnh vực cơ

chế chính sách, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu-ứng dụng, hợp tác KH&CN, tôn vinh nhà khoa học... Bản tin KH&CN xin công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm 2016.

bò Huế và hình” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 272400 theo Quyết định 76368/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế và hình” được bảo hộ, gắn liền với quy trình chế biến sản phẩm bún bò Huế, vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian thương mại là cơ sở tạo nên những địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng thưởng thức một đặc sản Huế đi kèm với phong cách phục vụ tương xứng. Hiện nay Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này cho 2 doanh nghiệp là: Công ty TNHH MTV Khách sạn Bờ sông Thanh lịch và Công ty TNHH NN MTV Đầu tư và Du lịch Huế. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh đặc sản bún bò Huế mang nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ

Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế và hình” đã được bảo hộ độc quyền

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

có thể đề nghị để được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Việc nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế và hình” được bảo hộ mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của UBND tỉnh trong bảo tồn, duy trì những nét văn hóa của đặc sản bún bò Huế nói riêng và văn hóa ẩm thực của người dân xứ Huế nói chung.

3. Trang thông tin điều hành tác nghiệp đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế là phần mềm xuất sắc được công nhận Danh hiệu Sao Khuê 2016

Trang thông tin điều hành tác nghiệp đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng trên “Khung kỹ thuật chính quyền điện tử và hệ thống công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế”, một sản phẩm KH&CN do Văn phòng UBND tỉnh và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) thực hiện.

Sáng tạo Việt Nam 2016. Hiện nay sản phẩm đã hoàn thiện, đã đủ điều kiện để thương mại hóa.

Việc đón nhận danh hiệu Sao Khuê 2016, đồng thời được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2016 là một bước tiến quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế trên lộ trình phát triển Chính phủ điện tử, đánh dấu nỗ lực trong cải cách hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Áp dụng thành công nội soi qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng

Đây là kết quả của đề tài khoa học “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ và qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng” do nhóm các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện. Công trình đã đạt Giải Nhất hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 và Giải Nhì trong lĩnh vực y dược của Giải thưởng “Nhân tài Đất Việt”.

Trang thông tin này chạy trong mạng WAN, tích hợp kết quả thực hiện 5 phần mềm dùng chung của tỉnh. Thông qua trang thông tin, các cán bộ, công chức, viên chức có thể giảm tải được một khối lượng công việc và thời gian rất lớn trong quá trình báo cáo, lưu trữ, in ấn, phát hành... nhưng vẫn luôn đảm bảo hiệu quả công việc, sự nhịp nhàng giữa các đơn vị phối hợp và đúng tiến độ... Đây là bước đột phá mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành.

Sản phẩm “Khung kỹ thuật chính quyền điện tử và hệ thống công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế” còn được vinh danh trong Sách vàng

Nhóm tác giả nhận Danh hiệu Sao Khuê 2016Nhóm tác giả nhận Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2016

Kết quả đề tài đã được áp dụng thành công trong phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên để điều trị ung thư đại trực tràng. Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai và đã làm chủ được kỹ thuật này. Ưu điểm của kỹ thuật là phẫu thuật ít xâm lấn, tận dụng các lỗ tự nhiên để đặt dụng cụ nên ít gây nên cảm giác đau cho bệnh nhân, nhanh phục hồi, trung tiện sau 1-2 ngày, trở lại với cuộc sống bình thường nhanh hơn, giảm thời gian nằm viện do đó giảm được chi phí điều trị cho bệnh nhân, cũng như giảm được nguy cơ nhiễm trùng và thoát vị vết mổ... Nghiên

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

cứu thành công đã mở ra một hướng phát triển mới trong phẫu thuật để điều trị ung thư đại trực tràng và khẳng định vị thế của nền y học Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Người dân Việt Nam sẽ được thụ hưởng kỹ thuật mới, an toàn, hiệu quả với chi phí thấp.

5. Xây dựng Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ động, thực vật tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đây là kết quả của hoạt động hợp tác KH&CN giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Theo đó, ngày 16/10/2016, dự án “Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam” (gọi tắt là Trung tâm) đã được khởi công xây dựng tại huyện Phong Điền.

Trung tâm sẽ được xây dựng với 8 khu chức năng (gần 18ha, thuộc địa bàn xã Phong Mỹ), gồm: khu cứu hộ động vật, bảo tồn nghiên cứu; khu sản xuất thử nghiệm công nghệ; khu ô tiêu chuẩn nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ; khu trạm đo hệ thống định vị GPRS; khu nghiên cứu quan trắc; khu lựa chọn lai tạo giống; khu bảo tồn gen và dược liệu và khu nhà điều hành trung tâm.

Dự kiến đến năm 2020, sau khi hoàn thành các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung tâm sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm

KH&CN, đồng thời sẽ là nơi thu hút các nhà khoa học, các học sinh, sinh viên đến học tập, triển khai các kết quả nghiên cứu và áp dụng thành quả KH&CN vào thực tiễn...

Việc xây dựng Trung tâm không chỉ giúp tỉnh Thừa Thiên Huế có thêm một cơ sở KH&CN quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của cả nước” mà còn tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

6. Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”

Dự án được UBND tỉnh giao Sở KH&CN quản lý, việc tham mưu triển khai thực hiện dự án do Ban điều hành và Tổ giúp việc thực hiện. Đến nay, dự án đã kết thúc giai đoạn 1 (2012-2015) và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 (2016-2020).

Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là các doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả của dự án đã tạo chuyển biến quan trọng cho các doanh nghiệp về nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) sản phẩm, hàng hóa để tăng sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới. Thông qua các hoạt động của dự án, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa; áp dụng và chấp hành các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...; triển khai có hiệu quả việc áp dụng các hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, hỗ trợ công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ...

Đến nay, dự án đã hỗ trợ 02 doanh nghiệp áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9001:2008; 01 DN áp dụng HTQL Môi trường ISO 14000; 01 DN áp dụng HTQL An toàn vệ sinh thực phẩm ISO 22000:2005; 03 doanh nghiệp áp dụng Công cụ 5S; 03 cơ sở chế biến đặc sản Huế (01 sản phẩm nem chả, 01 sản phẩm tôm chua, 01 sản phẩm nước mắm) áp Lễ khởi công xây dựng Trung tâm

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

dụng Tiêu chuẩn GMP; đã tổ chức xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm tinh dầu tràm Huế” nhằm phát triển thương hiệu cho sản phẩm đặc sản Huế.

7. Biên soạn Từ điển Việt-Pa Cô-Ta Ôi, Pa Cô-Ta Ôi-Việt

Biên soạn Từ điển Việt-Pa Cô-Ta Ôi, Pa Cô-Ta Ôi-Việt là một nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đặt hàng và Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam là đơn vị chủ trì thực hiện.

Việc biên soạn Từ điển Việt-Pa cô-Ta ôi, Pa cô-Ta ôi-Việt nhằm thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tiếng nói chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cụ thể ở tỉnh Thừa Thiên Huế là việc dạy-học và sử dụng tiếng Pa Cô-Ta Ôi. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực khác liên quan đến đồng bào Pa Cô-Ta Ôi ở địa phương, hỗ trợ cho việc nghiên cứu loại hình các ngôn ngữ, lịch sử ngôn ngữ, đặc biệt mối quan hệ cội nguồn giữa các ngôn ngữ thuộc nhánh Katuic (Pa Cô,Ta Ôi, Cơ Tu, Bru…); giúp cho việc bảo tồn và phát triển đối với ngôn ngữ chữ viết của người Pa Cô-Ta Ôi; giúp cho cán bộ, công chức có tài liệu để học tập, có điều kiện tìm hiểu đời sống, tâm tư nguyện vọng và những nét văn hóa của đồng bào, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ công tác ở vùng đồng bào Pa Cô-Ta Ôi.

Bộ Từ điển còn giúp khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và vốn văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc ít người, đồng thời tạo điều kiện cho các cộng đồng hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố quan hệ thân thiết gắn bó giữa các dân tộc.

8. Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái

Đây là dự án KH&CN cấp tỉnh do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện. Kết quả của dự án đã xây dựng được mô

hình giết mổ gia súc theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với công suất giết mổ khoảng 200 con/ngày. Mô hình của dự án là cơ sở để nhân rộng cho các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 góp phần triển khai tốt Quyết định 1590/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 vệ việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020.

Đây là mô hình điểm đầu tiên để thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 21/5/2016 của UBND tỉnh về việc Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020; là mô hình để các địa phương trong tỉnh đến tham quan, học tập khi xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

9. Festival Khoa học Huế 2016 “Thành tựu Y học với Sức khoẻ Cộng đồng”

Diễn ra trong các ngày từ 28/4/2016 đến 30/4/2016, Festival Khoa học Huế 2016 gồm hai mảng nội dung chính: cụm hội thảo khoa học và các hoạt động hướng về cộng đồng với mục đích tăng cường sự tiếp cận và hiểu biết về các lĩnh vực khoa học phục vụ đời sống cộng đồng; giới thiệu và quảng bá các thành tựu, thông tin trong việc chăm sóc sức khỏe một cách gần gũi và dễ hiểu đến đông đảo người dân.

Trong khuôn khổ hoạt động của Festival Khoa học Huế 2016 các nhà khoa học đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Havard (Hoa Kỳ), Đại học Oxford (Vương quốc Anh), Đại học Karolinska (Thụy Điển)... đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó còn có các báo cáo của các nghiên cứu sinh đến từ nhiều nước trên thế giới với 3 nhóm chủ đề chính: y sinh học, y tế công cộng và nghiên cứu lâm học. Festival Khoa học Huế 2016

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

cũng đã tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu của công chúng với các nhà khoa học về các vấn đề được cộng đồng quan tâm; ngày hội sức khỏe với nhiều hoạt động và gian hàng tư vấn sức khỏe cho người dân...

Festival Khoa học Huế 2016 là diễn đàn khoa học uy tín, nơi các thành tựu KH&CN được giới thiệu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. Từ năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý để Trường Đại học Y Dược-Đại học Huế tổ chức Festival Khoa học Huế (định kỳ 2 năm một lần) như là một hoạt động khoa học trong khuôn khổ Festival Huế.

10. Giải Đặc biệt của Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc năm 2016 được vinh danh cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Có 01 giải Đặc biệt, 05 giải Nhất được Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 vinh danh thì tỉnh Thừa Thiên Huế đã chiếm 01 giải Đặc biệt, 02 giải Nhất. Đây là thành tích nổi bật nhất trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua.

Theo đó, năm nay Ban Tổ chức Cuộc thi đã trao giải cho 106 đề tài (trong tổng số 629 đề tài của 53 tỉnh thành phố tham dự), gồm 01 giải Đặc biệt, 05 giải Nhất, 10 giải Nhì, 30 giải Ba và 60

giải Khuyến khích. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đăng ký tham gia 25 đề tài và đã đạt được 06 giải, gồm: 01 Đặc biệt, 02 giải Nhất, 01 giải Ba và 02 giải Khuyến khích.

Giải Đặc biệt thuộc về đề tài “Chế tạo hệ thống nhật động pin năng lượng Mặt trời theo hệ tọa độ xích đạo thiên cầu” của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Quốc học Huế; 02 Giải Nhất là các đề tài “Thiết bị định vị bầu trời và tích hợp tri thức phục vụ nghiên cứu thiên văn học” của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Quốc Học Trường THPT Nguyễn Huệ và đề tài “Bếp năng lượng mặt trời từ màn hình tivi” của nhóm tác giả Trường THCS Tố Hữu, thành phố Huế.

Kết quả mà các em đạt được tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc năm

Một số hoạt động trong Festival khoa học Huế 2016

2016 đã tạo thêm niềm tin, động lực, đồng thời khẳng định tiềm năng, sức sáng tạo vốn có của thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ban biên tập

Hệ thống nhật động pin năng lượng Mặt trời theo hệ tọa độ xích đạo thiên cầu của nhóm

tác giả đạt giải Đặc biệt tại Cuộc thi

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

PV: Trước tiên, xin chúc mừng ngành KH&CN vừa được HĐND tỉnh thông qua Đề án “Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030”. Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi muốn ông cho biết là quan điểm phát triển và mục tiêu của Đề án này là gì?

Ông Trần Ngọc Nam: Đề án “Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030” thể hiện ba quan điểm phát triển cụ thể như sau:

- Tập trung đầu tư phát triển nguồn lực cho KH&CN nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở

ĐƯA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN

thành một trong những trung tâm KH&CN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực trực tiếp và mạnh mẽ cho phát triển, nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao để xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm văn hóa-du lịch lớn và đặc sắc của cả nước.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh trên nền tảng kinh tế tri thức” gắn với khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Đề án cũng đã xác định mục tiêu phát triển khái quát là: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ KH&CN đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh

Đề án “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) vừa được HĐND tỉnh

Thừa Thiên Huế thông qua tại kỳ họp thứ ba, ngày 9/12 vừa qua. Trong cuộc trao đổi với chúng tôi sau khi Đề án được thông qua, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Đưa nghiên cứu khoa học vào thực tiễn là một trong những quan điểm, mục tiêu chính của Đề án”. Bản tin KH&CN xin giới thiệu nội dung của cuộc trao đổi này.

Ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

vực KH&CN; đưa khoa học, công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đến năm 2025 có một số lĩnh vực KH&CN đạt trình độ tiên tiến của cả nước và đến năm 2030 các lĩnh vực KH&CN này đạt trình độ hiện đại trong khu vực.

PV: Quan điểm phát triển của Đề án có nêu: Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế theo hướng “tăng trưởng xanh trên nền tảng kinh tế tri thức” gắn với khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương”. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này ?

Ông Trần Ngọc Nam: Hầu hết các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, từ trước tới nay người ta thường chú trọng đến yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế, được đo bằng tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP).

Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP, hay GNP) được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ. Nhưng tăng trưởng kinh tế chưa phản ảnh được chính xác chất lượng cuộc sống của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí. Do đó, để phản ánh một cách đầy đủ hơn sự phát triển của nền kinh tế người ta còn phải quan tâm đến yếu tố chất lượng tăng trưởng. Nói cách khác, phát triển kinh tế phải bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với nâng cao chất lượng tăng trưởng. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi

mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.

Các nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế là các nhân tố sản xuất gồm lao động, vốn (tài chính, tài nguyên) và công nghệ. Trong đó công nghệ được xem là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và năng suất của các nhân tố còn lại. Thông thường, các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào sự đóng góp của công nghệ càng cao thì được coi là có chất lượng tăng trưởng cao; ngược lại tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn và lao động được coi là chất lượng tăng trưởng thấp.

Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các quá trình sản xuất, kinh doanh chính là nhắm tới mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, theo hướng phát triển bền vững, hoàn thiện mọi mặt của nền kinh tế bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trường. Đó cũng chính là nội hàm của khái niệm “tăng trưởng xanh trên nền tảng kinh tế tri thức” và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương.

PV: Mục tiêu cụ thể là tăng chỉ số đóng góp năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) trong GDP của tỉnh đạt 35% vào năm 2020. Ông có thể nói rõ hơn về định tính và định lượng của TFP đóng góp vào tăng trưởng GDP của tỉnh như thế nào?

Ông Trần Ngọc Nam: Chỉ số “năng suất yếu tố tổng hợp” (TFP) là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Kết quả đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh, của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào số lượng các yếu tố đầu vào mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố đó. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

của lao động và vốn cũng như sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.

Theo các kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất Châu Á, tăng TFP chủ yếu dựa vào 5 yếu tố chính, đó là chất lượng lao động; thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ; thay đổi cơ cấu vốn; thay đổi cơ cấu kinh tế; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Trong đó 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực KH&CN, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp, đó là: áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chất lượng lao động và thay đổi cơ cấu vốn.

Chỉ số TFP không chỉ cho chúng ta thấy được một cách tổng quát đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế mà còn là cơ sở để các doanh nhân xem xét đầu tư nâng cao chất lượng các nguồn lực của doanh nghiệp mình. Có thể nói rằng, năng suất là yếu tố then chốt trong tăng trưởng kinh tế và là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Năng suất đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh, là thước đo chất lượng tăng trưởng.

Theo báo cáo Năng suất năm 2012 của Tổ chức Năng suất Châu Á, trong giai đoạn 2005-2010, mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của nhiều quốc gia ở mức trên 40%, như Hàn Quốc đạt 63%, Đài Loan: 59%, Ấn Độ: 48%, Indonesia: 42%, Philippine: 41%. Trong khi đó ở Việt Nam giai đoạn 2003-2008 chỉ ở mức 28,20%, phần còn lại của tăng trưởng do yếu tố vốn chiếm tới 52,73% và yết tố lao động chiếm 19,07%. Đóng góp của TFP vào GDP tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2005 chỉ khoảng 11,6%; giai đoạn 2006-2010 đã có sự cải thiện, đạt 27,9%. Như vậy chất lượng tăng trưởng của địa phương cũng ở mức xấp xỉ trung bình chung của cả nước. Từ những thực tế trên, trong Đề án xây dựng mục tiêu đưa sự đóng góp TFP vào tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 35% vào năm 2020 là mức cần phấn đấu. Đây cũng chính là chỉ tiêu mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 đặt ra cho Việt Nam.

PV: Người ta vẫn hay ví von, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ thường được “cất ngăn kéo”, tỷ lệ kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế thấp. Vậy, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Ông Trần Ngọc Nam: Trước hết tôi hoàn toàn thông cảm và chia sẻ với những nhận xét, ví von “khoa học cất ngăn kéo” của nhiều người. Đó có lẽ là hệ lụy của những sản phẩm ra đời từ nền khoa học hàn lâm, “khoa học vị khoa học”, nghĩa là, nghiên cứu khoa học vì mục đích khám phá thế giới, để đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Phải lưu ý rằng, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học hàn lâm, nghiên cứu cơ bản, rất lâu sau khi phát hiện công bố, trải qua giai đoạn “cất ngăn kéo” có khi hàng chục năm, hàng trăm năm sau mới được sử dụng, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu ứng dụng KH&CN vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh của xã hội ngày càng cao. Trong khi kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa đáp ứng được kỳ vọng của các ngành, các cấp thì cảm nhận “cất ngăn kéo” đâu đó, và “tỷ lệ ứng dụng vào thực tế thấp” cũng là điều dễ thông cảm.

Từ khi có Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm KH&CN của cả nước, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. Số liệu thống kê giai đoạn 2012-2016 cho thấy, có 85 nhiệm vụ khoa học (đề tài/dự án KH&CN) sử dụng ngân sách nhà nước gồm 05 nhiệm vụ cấp quốc gia, 72 nhiệm vụ cấp tỉnh và 08 nhiệm vụ hỗ trợ cấp cơ sở được triển khai trên địa bàn tỉnh. Trong số 73 nhiệm vụ hoàn thành đã được nghiệm thu có 57 kết quả nhiệm vụ được ứng dụng, chiếm tỷ lệ 78,08%. Còn khoảng 22% kết quả chưa được ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống, với những lý do khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

rất khả quan, có tiềm năng phát triển ứng dụng, nhưng cần có bước đầu tư nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trước khi chuyển giao công nghệ đưa vào sản xuất thương mại. Giai đoạn này cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, nhưng đáng tiếc chúng ta chưa tìm được sự đồng hành của các doanh nghiệp với các nhà khoa học cho các nghiên cứu này nên nhiều nghiên cứu vẫn phải để ở trạng thái “cất ngăn kéo”, nằm chờ doanh nghiệp.

Số liệu 78% kết quả đã được chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn, chỉ còn khoảng 22% kết quả nghiên cứu khoa học đang ở trạng thái “chờ doanh nghiệp” như dẫn chứng trên đây hy vọng cung cấp một cách nhìn khách quan hơn cho hoạt động nghiên cứu KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu vẫn chưa đủ sức thuyết phục, xin hãy chỉ ra những kết quả nghiên cứu nào chỉ để “cất ngăn kéo” mà không được đưa vào ứng dụng, khi đó việc tranh luận mới theo hướng có tính xây dựng và cởi mở hơn.

PV: Có nghĩa là, lâu nay doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với các đề tài KH&CN. Để mối liên kết “4 nhà” có hiệu quả hơn, các đề tài có tính ứng dụng cao ngành khoa học cần làm gì?

Ông Trần Ngọc Nam: Muốn doanh nghiệp mặn mà với KH&CN, trước hết hoạt động nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nguyên tắc “đặt hàng” được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động KH&CN hiện nay. Để thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp thì các nhà khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, (các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu liên quan đến hoạch định chính sách… được xem là những nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước). Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp KH&CN. Đó chính là những điều ngành KH&CN cần phải làm

để các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao sớm đi vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống.

PV: Ông kỳ vọng gì về Đề án này?Ông Trần Ngọc Nam: Đề án được phê duyệt

là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công để phát triển KH&CN. Trong khi nền kinh tế của địa phương chưa phát triển (GDP bình quân trên đầu người của tỉnh thấp hơn mức trung bình chung của cả nước), thì việc đầu tư từ ngân sách (đầu tư công) cho KH&CN vẫn giữ vai trò quan trọng cho phát triển KH&CN của tỉnh nhà. Nói theo cách ngắn gọn là: Không có quy hoạch, không có đầu tư công. Không có đầu tư công, không thể phát triển (KH&CN)! Đề án là chìa khóa giúp tháo gỡ nút thắt về đầu tư này.

Đề án được phê duyệt, công bố là cơ hội để phổ biến, tuyên truyền về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển; là dịp để đưa tinh thần nghị quyết của Đảng: “Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp” đến gần hơn với thực tiễn.

PV: Xin cảm ơn ông!Thái Bình (thực hiện)

Những năm qua, mức đầu tư cho KH&CN mới dừng ở con số dưới 1% (khoảng 0,6-0,7%) tổng chi ngân sách của tỉnh hàng năm. Do đó, trong Đề án quy hoạch chỉ đề xuất mục tiêu “Tăng tổng mức đầu tư cho KH&CN đạt 1,5-2% GRDP vào năm 2025 và đạt trên 2% GRDP vào năm 2030”. Mục tiêu phấn đấu của tỉnh vì vậy thấp hơn so với mức trung bình chung của quốc gia (trên 2% vào năm 2020).

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Ngày 28/12/2016, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế

tổ chức công bố các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm, tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở KH&CN. Đến dự và trao quyết định có đồng chí Nguyễn Văn Cao Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bạch Chơn Đông, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ cùng lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở KH&CN.

Đồng chí Bạch Chơn Đông, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ công bố Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhận đồng chí Hồ Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy Phú Lộc đến nhận công tác tại Sở KH&CN và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở KH&CN. Thời hạn giữ chức vụ kể từ ngày 03/01/2017 cho đến ngày 02/01/2022; Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Chủ tịch UBND bổ nhiệm đồng chí Trần Thị Thùy Yên, Chánh Văn phòng Sở KH&CN, giữ chức vụ Phó Giám đốc KH&CN. Thời hạn giữ chức vụ kể từ ngày 03/01/2017 cho đến ngày 02/01/2022.

Đồng chí Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND đã trao Quyết định và chúc mừng hai đồng chí được bổ nhiệm và khẳng định, đây là vinh dự lớn lao và cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề mà lãnh đạo tỉnh giao phó cho hai đồng chí. Đồng thời đề nghị trên cương vị công tác mới, đồng chí Hồ Thắng và đồng chí Trần Thị Thùy Yên tiếp tục phát huy trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức,

giữ vững bản lĩnh chính trị, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cùng tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Sở KH&CN thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao góp phần phát triển ngành KH&CN và sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Đồng chí Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu và chúc mừng hai đồng chí và mong muốn trên cương vị mới của mình, hai đồng chí phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết xây dựng ngành KH&CN tỉnh nhà ngày càng phát triển vững mạnh.

Thay mặt hai đồng chí mới được bổ nhiệm, đồng chí Hồ Thắng, cám ơn sự quan tâm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh, Sở Nội vụ và lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động Sở KH&CN và hứa trên cương vị công tác mới sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đem hết khả năng, trí tuệ và tâm huyết của mình để cùng với tập thể Ban Giám đốc Sở KH&CN, các phòng, đơn vị trực thuộc mạnh dạn đổi mới, phát huy trí tuệ tập thể, không ngừng học hỏi để tiếp cận công việc mới một cách hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lãnh đạo tỉnh đã tin tưởng giao phó.

Đức Thịnh

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ GIÁM ĐỐCSỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đồng chí Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

“Trong những năm qua, các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, sự đóng góp của KH&CN chưa tương xứng với tiềm năng trí tuệ và tố chất của đội ngũ cán bộ KH&CN trên địa bàn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nhà. Vì vậy, trong cuộc họp hôm nay tôi đề nghị Sở KH&CN không cần báo cáo kết quả, mà chỉ đưa ra những khó khăn, bất cập cần giải quyết trong hoạt động KH&CN để các sở, ban ngành cùng lãnh đạo tỉnh thảo luận, tháo gỡ. Cụ thể là: Cần làm gì để KH&CN thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”. Đó là mở đề của ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc với Sở KH&CN vào ngày 19/12/2016, về kết quả hoạt động KH&CN năm 2016 và định hướng kế hoạch công tác năm 2017. Tham dự hội nghị còn có ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Với đề bài mà Chủ tịch UBND tỉnh đặt ra, ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN đã báo cáo ngắn gọn những kết quả đạt được, những đóng góp, ảnh hưởng của hoạt động KH&CN đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Trong đó, dành nhiều thời gian để báo cáo những tồn tại, khó khăn của ngành KH&CN tỉnh nhà cần phải tháo gỡ, đó là: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp, các doanh nghiệp (khoảng 4.000 doanh

nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) rất khó khăn về nguồn lực, chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ; ứng dụng KH&CN còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với kết quả nghiên cứu KHCN tạo ra; các nguồn lực KH&CN của tỉnh còn hạn chế, sử dụng phân tán, chưa đạt hiệu quả cao nhất, chưa có các tổ chức KH&CN thực sự mạnh; đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các sở, ban, ngành và cấp huyện còn mỏng, thiếu và chưa ổn định do thường xuyên thay đổi và luân chuyển; chi đầu tư cho hoạt động KH&CN chỉ đạt bình quân 0,7% tổng chi ngân sách địa phương, so với yêu cầu Luật KH&CN là 2%; thiếu cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư cho KH&CN, cơ chế quản lý nguồn đầu tư phát triển KH&CN chưa rõ ràng, thống nhất...

Từ những khó khăn, tồn tại mà Sở KH&CN đặt ra, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành thảo luận, góp ý và đề xuất phương án để tháo gỡ, giải quyết, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tập trung vào 02 vấn đề chính: (1) Đầu tư nguồn lực cho KH&CN; (2) Nghiên cứu-ứng dụng KH&CN.

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự và chủ trì buổi làm việc với Sở KH&CN vào ngày 19/12/2016, về kết quả

hoạt động KH&CN năm 2016 và định hướng kế hoạch công tác năm 2017

GIẢI BÀI TOÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ:

NHÌN TỪ MỘT CUỘC HỌP

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Từ lời giải của bài toán “Đầu tư nguồn lực”Theo Giám đốc Sở KH&CN, để tăng cường đầu

tư nhân lực, vật lực cho hoạt động KH&CN cần xem xét, giải quyết mấy vấn đề sau:

- Thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, tuy nhiên hiện ngành KH&CN được giao thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ mới những lực lượng mỏng nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; cán bộ quản lý KH&CN cấp cơ sở không được bố trí, hoặc có thì thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động... Vì vậy Sở KH&CN đề nghị bổ sung biên chế cho Sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; hoàn thiện, ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập KH&CN; bố trí biên chế, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách KH&CN cấp huyện;

- Ban hành cơ chế chính sách để thu hút, trọng dụng nhân lực KH&CN, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành; khai thác tốt tiềm lực cơ sở vật chất và nguồn lực chất xám của Đại học Huế, các cơ quan, viện nghiên cứu trung ương đóng trên địa bàn.

- Bố trí ngân sách dành cho hoạt động KH&CN của tỉnh hàng năm đạt trên 1% tổng chi ngân sách của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 2%.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Việc đầu tư cho KH&CN chính là đầu tư cho phát triển bền vững, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước của đất nước và tỉnh nhà còn khó khăn, do vậy việc đầu tư vốn cho KH&CN phải được chú trọng tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh cần tiếp tục quan tâm, chú trọng đẩy mạnh việc xã hội hóa các nguồn lực cho phát triển KH&CN. Hiện nay, hàng năm việc phân bổ tài chính cho KH&CN vẫn theo đề xuất từ dưới lên, với cách thức phân bổ nguồn lực tài chính này, mặc dù trong một số trường hợp phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa học, nhưng hầu hết khiến cho các đề tài nghiên cứu bị phân tán, dàn trải, không có tính bổ sung cho nhau và cản trở việc thực hiện các

dự án nghiên cứu lớn có tầm chiến lược, mang tính nền tảng hoặc định hướng lâu dài. Tức là dẫn đến sự lãng phí, kém hiệu quả, thiếu tính định hướng, thiếu sản phẩm chủ lực; Thứ hai, tài chính dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chủ yếu tập trung vào các cơ quan nghiên cứu công lập. Mô hình này có ưu điểm là nó tạo nên sự chuyên môn hóa trong công tác nghiên cứu khoa học. Mặc dù vậy, nó cũng có một số nhược điểm như công việc nghiên cứu bị tách khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạch định chính sách… nên tính ứng dụng không cao; Thứ ba, ngành KH&CN chưa để ý xây dựng tài chính cho hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp… Vì vậy, đề nghị Sở KH&CN xem xét lại phương án đề xuất bố trí kinh phí, đặc biệt hiện nay, Nghị quyết Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được ban hành, nên Sở KH&CN cần bám sát vào nội dung của Nghị quyết để xây dựng, dự toán kinh phí hàng năm, giai đoạn để ngành tài chính, kế hoạch tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ đầu tư. Lúc đó, chúng tôi tin rằng không phải là con số 1% mà đến năm 2020 có thể lên đến 1,5-2% tổng chi ngân sách của địa phương.

Cũng theo Phó Chủ tịch Nguyễn Dung, thì để có hướng đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhằm đáp ứng lộ trình phát triển KH&CN mà tỉnh đã đặt ra, đề nghị Sở KH&CN lưu ý thực hiện một số nhiệm vụ như: tổ chức đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn; thống kê nhu cầu thực hiện các dịch vụ KH&CN, từ đó xác định được trọng tâm phát triển phù hợp với điều kiện các đơn vị sự nghiệp công lập để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm có trọng điểm nhằm sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn kinh phí đầu tư; Hướng dẫn chi tiết cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập, doanh nghiệp KH&CN đăng ký tham gia đầu tư phát tiển tiềm lực KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước và cơ chế hỗ trợ trong trường hợp vừa sử dụng ngân sách nhà nước, vừa sử dụng kinh phí của đơn vị…

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Ông Phan Lương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Vấn đề bổ sung biên chế thì hiện nay là rất khó, trước mắt đề nghị Sở KH&CN sắp xếp, bố trí lại vị trí việc làm cho phù hợp. Việc kiện toàn các tổ chức KH&CN công lập tuy có thay đổi nhưng chúng ta phải thực hiện, vì đây là chủ trương của nhà nước. Về biên chế của cán bộ quản lý KH&CN cấp cơ sở, khi làm việc với các địa phương, Sở Nội vụ sẽ đề nghị lãnh đạo địa phương bố trí nhân sự ổn định, có hướng đào tạo, bồi dưỡng để đảm trách nhiệm vụ có hiệu quả, lâu dài. Về cơ chế, chính sách, Sở Nội vụ sẽ tiến hành rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách phát triển nhân lực KH&CN đã ban hành, kiến nghị chỉnh sửa để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ trong triển khai thực hiện. Đồng thời, sẽ phối hợp cùng với Sở KH&CN, các sở, ban, ngành xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cũng như thu hút và trọng dụng chất xám, đội ngũ trí thức, nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Văn Khiết, Phó Giám đốc Sở Tài chính: Những đóng góp, ảnh hưởng của KH&CN thì quá rõ. Vào bệnh viện ta thấy ngay qua công tác khám chữa bệnh, lên A Lưới, nghe đồng bào nói năm ni được mùa (65 tạ/ha)… đó là nhờ kết quả của việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Với tư cách là đại diện cho ngành tài chính tỉnh, tôi xin có mấy trao đổi sau.

- Về đề nghị chi đầu tư cho hoạt động KH&CN hàng năm trên 1% tổng chi ngân sách địa phương, trên cơ sở đề xuất của Sở KH&CN, Sở Tài chính sẽ làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư để ưu tiên bố trí.

- Nghị quyết Quy hoạch phát triển KH&CN được ban hành sẽ là cơ sơ để các ngành cùng với Sở KH&CN xem xét phân bổ và điều tiết kinh phí sự nghiệp KH&CN đáp ứng yêu cầu về nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN; cân đối hợp lý giữa các chương trình, dự án, đề tài KH&CN với hoạt động sự nghiệp KH&CN của Sở; cùng với Sở KH&CN nghiên cứu, đề xuất phương thức mới về quản lý, cấp phát tài chính cho các tổ chức nghiên

cứu, các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh…- Về cơ chế tài chính thì hiện nay không có vấn

đề gì vướng mắc lớn; các văn bản về hoạt động tài chính trong lĩnh vực KH&CN khó rõ ràng, phù hợp, mang tính động viên khích lệ cho người làm khoa học chân chính.

Ông Lê Đình Khánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Các vấn đề về tài chính thì lãnh đạo tỉnh và Sở Tài chính đã nói rõ, về phía Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét để bố trí kinh phí trong năm 2017 để hoàn thiện Dự án Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN; Dự án Đầu tư, tăng cường khả năng kiểm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thừa Thiên Huế; dự án Đầu tư xây dựng Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền Trung tại Huế. Đồng thời, trong thời gian tới sẽ phối hợp với Sở KH&CN xem xét các kế hoạch, dự án đầu tư phát triển KH&CN. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh và đảm bảo đầu tư đúng kế hoạch các chương trình, đề tài, dự án được xét duyệt. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành cập nhật quy hoạch phát triển KH&CN vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, tổng hợp đầy đủ kế hoạch 5 năm và kế hoạch đầu tư trung hạn ngành KH&CN trong các kỳ kế hoạch…

Đến đáp án về “nghiên cứu-ứng dụng KH&CN”Cần đặt hàng cho “người ta”: Gợi mở để tháo

gỡ nút thắt này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nói: Hiện nay tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác KH&CN với Đại học Huế, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đây là những đơn vị có tiềm lực lớn về KH&CN, đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên để sự đóng góp đó hiệu quả hơn, to lớn hơn tôi đề nghị ngành KH&CN cũng như các ngành khác cần nghiên cứu để đặt hàng cho “người ta”: tỉnh cần gì,

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

nông dân cần gì, doanh nghiệp muốn gì… rồi đề xuất, đặt hàng cho các đơn vị thực hiện, giải quyết. Như thế mới xác với thực tế, đáp ứng được nhu cầu giữa “người mua, người bán”. Trong tỉnh thì chúng ta đi về các huyện, các xã, thấy họ khó khăn gì, cần gì thì mình hướng dẫn cho họ xây dựng nhiệm vụ, mô hình, hoặc đưa kết quả đã nghiên cứu về triển khai, ứng dụng. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, trong năm 2017, nên tổ chức đối thoại, tọa đàm giữa UBND tỉnh với các nhà khoa học và doanh nghiệp để liên kết, hợp tác 3 nhà lại với nhau…

Theo ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN thì để hoạt động nghiên cứu-ứng dụng KH&CN có hiệu quả, thì cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Khai thác, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn trong hoạt động nghiên cứu KH&CN (số lượng trí thức có học hàm, học vị trên địa bàn xếp thứ ba trên toàn quốc); phải liên kết được mạng lưới KH&CN trên địa bàn (25 tổ chức nghiên cứu và triển khai đăng ký hoạt động KH&CN; các viện, phân viện nghiên cứu, các trung tâm, văn phòng đại diện của các tổ chức KH&CN trung ương; có 136 phòng thí nghiệm lớn, nhỏ; có 16 thư viện lớn và hàng chục thư viện nhỏ; đã hình thành một số cơ sở nghiên cứu và triển khai công nghệ cao...). Đây là vấn đề quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu-triển khai trên địa bàn.

- Về ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN, cần triển khai đồng bộ 5 nhóm giải pháp: Thứ nhất, đổi mới về lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; Thứ hai, xây dựng cơ chế chính sách, tài chính phù hợp với đặc thù của địa phương trong quá trình ứng dụng, nhân rộng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN; Thứ ba, nghiên cứu áp dụng phương thức đặt hàng các sản phẩm khoa học để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh, tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường công nghệ đang có nhu cầu; Thứ tư, giải pháp thúc đẩy liên kết trong nghiên cứu và triển khai nhằm tạo cơ sở gắn kết kết quả

nghiên cứu theo một chuỗi thống nhất; Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, triển lãm và công khai hóa kết quả các đề tài nghiên cứu KH&CN, góp phần đưa kết quả nghiên cứu KH&CN đến gần với đối tượng có nhu cầu ứng dụng chuyển giao hơn.

Trong đó, ông Trần Ngọc Nam đề nghị giao cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN là đơn vị đầu mối để triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu; đề nghị UBND tỉnh có chính sách cụ thể để nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư hợp tác triển khai…

Đại diện các sở, ban ngành đều thống nhất cao về phương án mà Sở KH&CN đưa ra, đồng thời đề nghị Sở KH&CN chủ động xây dựng, đề xuất phương án cụ thể để các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hiện nay ngành nông nghiệp đã quy hoạch các sản phẩm chủ lực, sản phẩm triển vọng đặc thù của tỉnh làm căn cứ định hướng cho các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên (đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong chọn tạo, nhân giống, phát triển cây, con; trong bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch,…) của tỉnh giai đoạn 2016-2025; đồng thời đang đề xuất với UBND tỉnh các cơ chế, chính sách đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ KH&CN, ứng dụng công nghệ cao; đề xuất với UBND tỉnh chính sách đầu tư xây dựng và phát triển một số tổ chức KH&CN nông nghiệp của tỉnh (trạm, trại nghiên cứu, kiểm nghiệm và ứng dụng); xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Đồng thời cũng lưu ý Sở KH&CN xem xét, đề xuất Hội đồng KH&CN tỉnh thông qua những đề tài nghiên cứu-ứng dụng mà Sở đã đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Khiết, Phó Giám đốc Sở Tài chính: Tôi thống nhất rất cao việc Sở KH&CN đề nghị UBND tỉnh giao cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN là đơn vị đầu mối để tổ chức triển

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

khai hoạt động ứng dụng KH&CN vào thực tiễn. Tuy nhiên, để triển khai được việc này cũng rất khó khăn, vì hiện nay tỉnh chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng về nội dung này. Theo tôi, Sở KH&CN nên xây dựng kế hoạch hoặc chương trình để trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Trong đó lưu ý về phương án cấp, quản lý và thực hiện kinh phí; cơ chế, chính sách để thu hút, liên kết đầu tư của doanh nghiệp….

Và điểm số của bài toánTrên đây là các ý kiến, đề xuất nhằm tháo gỡ

những khó khăn, bất cập của hoạt động KH&CN. Với thời gian rất ngắn (chưa đầy 3 tiếng) mà các “thí sinh” đã đưa ra những lời giải, đáp án hay, đúng để giải quyết vấn đề mà Chủ tịch UBND tỉnh đã đặt ra ngay từ đầu cuộc họp. Tuy có những ý kiến chỉ nêu vấn đề chứ chưa đưa ra giải pháp, có nhiều giải pháp mang nặng tính “hàn lâm”… nhưng đây là những ý tưởng để ngành KH&CN đúc kết, vận dụng sáng tạo: “Lý luận gắn liền với thực tiễn” là chìa khóa của thành công.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nói: Tôi đồng tình và đánh giá cao các phương án mà các sở, ban, ngành đã đề xuất. Nếu làm được và làm tốt các giải pháp này thì KH&CN sẽ phát triển bền vững, hiệu quả, ảnh hưởng của KH&CN đến với đời sống kinh tế-xã hội sẽ rất rõ ràng. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị:

- Sở KH&CN tiếp thu các ý kiến, nghiên cứu để xây dựng hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, chương trình… như đã đưa ra tại cuộc họp. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Về nguồn lực KH&CN, tuy tình hình kinh tế xã hội hiện nay còn khó khăn những lãnh đạo tỉnh đảm bảo ngân sách cấp cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN sẽ không thiếu, cần bao nhiêu tỉnh chi bấy nhiêu nhưng phải làm đúng, đủ… và hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN;

- Các sở, ban, ngành cùng với Sở KH&CN rà soát, kiến nghị, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành KH&CN nói riêng và kinh tế-xã hội tỉnh nói chung; trong đó chú trọng về đầu tư nguồn lực và

nghiên cứu-ứng dụng KH&CN; - Đề nghị Sở KH&CN trực tiếp hoặc tham mưu

cho UBND tỉnh đề nghị Bộ KH&CN cùng các bộ, ngành trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế trình Thủ tướng Chính phủ đưa Khu Công nghệ cao tỉnh vào quy hoạch; Hỗ trợ triển khai đề án “Xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung tại Đại học Huế”; Hỗ trợ địa phương trong tìm kiếm và kêu gọi đối tác cung cấp vốn viện trợ ODA về KH&CN cho dự án “Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung tại Thừa Thiên Huế”; đề nghị Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đầu tư nâng cấp Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung; đầu tư xây dựng mới Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và Cứu hộ động thực vật; đầu tư xây dựng mới Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao và Đào tạo nguồn nhân lực tại Thừa Thiên Huế; Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ; Làm việc với Bộ Nội vụ để có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế cho toàn ngành, nhất là nhân lực chuyên trách KH&CN cấp huyện, tạo sự đồng bộ của ngành từ trung ương đến cấp huyện; Làm việc với Bộ Tài chính, nhằm đảm bảo các địa phương thực hiện đúng việc bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực KH&CN tỉnh đạt tối thiểu 2% chi ngân sách nhà nước của tỉnh mà cụ thể là tăng cường bố trí nguồn vốn đầu tư tiềm lực cho ngành KH&CN từ nguồn vốn đầu tư phát triển trung ương cân đối qua ngân sách địa phương hàng năm của tỉnh; Tiếp tục mở rộng các chương trình quốc gia đang có hiệu quả như Chương trình nông thôn miền núi, Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp…. Tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KH&CN; tạo điều kiện cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương tiếp cận và học tập kinh nghiệm nước ngoài.

Đức Thịnh

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

I. Giới thiệu chung về dịch vụ công trực tuyến1. Dịch vụ hành chính công Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực

thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

2. Dịch vụ công trực tuyếnLà dịch vụ hành chính công và các dịch vụ

khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến nhằm thay đổi cách thức thực hiện của người dân, doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan nhà nước. Thay vì phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước để đăng ký thì chỉ cần đăng ký tại bất cứ nơi đâu miễn là có máy tính và kết nối internet.

Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thì có các loại dịch vụ công trực tuyến sau:

a) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ

tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

c) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

3. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến như thế nàoSau khi tài khoản đăng nhập của công dân,

doanh nghiệp, tổ chức (CD/DN/TC) được cơ quan nhà nước xác minh. CD/DN/TC đăng nhập vào hệ thống. Đăng nhập thành công, CD/DN/TC sử dụng chức năng đăng ký trực tuyến để tiến hành

DỊCH VỤ CÔNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾNDỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

LTS: Cổng dịch vụ công Thừa Thiên Huế chính thức được đưa vào vận hành sử dụng từ ngày 23/12/2016 theo mô hình Trung tâm Hành chính công tập trung trực tuyến tại địa chỉ truy cập: dichvucong.thuathienhue.gov.vn. Đây là công trình, cụ thể hóa mục tiêu của Chính phủ về xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” và Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, hướng đến nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu một số thông tin về dịch vụ công trực tuyến cũng như những vấn đề có liên quan.

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

đăng ký. Trong quá trình triển khai, cơ quan nhà nước sẽ thường xuyên liên lạc và cung cấp các thông tin như: tính hợp lệ hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, trạng thái hồ sơ, chỉnh sửa hồ sơ (nếu có), thông báo kết quả thực hiện... qua thư điện tử (email) hoặc tin nhắn điện thoại cho CD/DN/TC kèm theo hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, CD/DN/TC có thể sử dụng chức năng “Quản lý hồ sơ trực tuyến” để nắm thông tin hồ sơ.

4. Nhận kết quả khi ứng dụng dịch vụ công trực tuyến như thế nào

Kết quả xử lý đối với dịch vụ công trực tuyến được gửi bằng các hình thức sau:

- Gửi qua hệ thống ứng dụng (có thông báo qua email), CD/DN/TC chỉ cần đăng nhập vào hệ thống thì sẽ nhận được kết quả bằng văn bản điện tử và có chữ ký số. Văn bản này đã công nhận tính hợp pháp và có thể làm căn cứ để triển khai các hoạt động theo pháp luật.

- Gửi kết quả văn bản giấy qua đường bưu điện đến địa chỉ đăng ký ứng dụng dịch vụ.

- Trong trường hợp có nhu cầu, CD/DN/TC có thể trực tiếp đến cơ quan thực hiện dịch vụ công để nhận kết quả. Trường hợp này, CD/DN/TC cần in phiếu biên nhận, giấy giới thiệu hoặc ủy quyền của đơn vị nếu trường hợp doanh nghiệp, tổ chức được gửi qua email để nhận hồ sơ.

5. Chữ ký số là gìĐối với các văn bản giấy thông thường, tính pháp

lý căn cứ vào chữ ký và con dấu đơn vị đóng trên đó nếu là doanh nghiệp, tổ chức. Các văn bản sau khi ký, đóng dấu được số hóa thành văn bản điện tử thì chữ ký và con dấu đó không được công nhận tính pháp lý. Vì vậy, chữ ký số là phương thức ký của CD/DN/TC trên văn bản điện tử và được thừa nhận tính pháp lý tương đương chữ ký tại văn bản giấy.

6. Tài khoản đăng nhập đã xác thực tính pháp lý rồi thì có cần thêm chữ ký số nữa không

Theo quy định, sử dụng tài khoản đăng nhập cá nhân được xác minh bởi cơ quan nhà nước để tiến hành dịch vụ công trực tuyến thì đã được công

nhận tính pháp lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do luật chưa quy định rõ ràng nên cần phải nộp văn bản giấy để tiến hành thủ tục hành chính. Lúc này, sử dụng chữ ký số để ký và chuyển văn bản số hóa là một giải pháp cần phải thực hiện nhằm đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ.

Các trường hợp cần phải chữ ký số hoặc văn bản giấy thì trong quá trình xử lý hồ sơ trực tuyến, cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn cụ thể cho CD/DN/TC. Trong trường hợp không có hướng dẫn thì mặc định thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử khi giao dịch với cơ quan nhà nước.

II. Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyếnCổng dịch vụ công được thiết kế, tích hợp đa

dạng hệ thống. Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp công cụ cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua môi trường internet thông qua hệ thống hồ sơ điện tử thay thế cho các hình thức hồ sơ giấy thông thường được thực hiện trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

Một số lợi ích khi tham gia ứng dụng Cổng dịch vụ công đối với CD/DN/TC:

- Đăng ký, theo dõi hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến.

- Kịp thời nắm bắt các thông tin thay đổi thủ tục hành chính, cũng như thông tin công khai về tiến trình xử lý thủ tục hành chính.

- Được hỗ trợ giải đáp kịp thời bằng nhiều hình thức trực tuyến khác nhau với thời gian 24/7.

- CD/DN/TC được cấp phát kho dữ liệu hồ sơ điện tử trên cơ sở: Kho dữ liệu từ các hồ sơ đã đăng ký và kết quả trực tuyến; kho dữ liệu số hóa cá nhân; Kho dữ liệu từ hệ thống chứng thực pháp lý văn bản điện tử. Dữ liệu này sẽ được sử dụng lại cho các lần sử dụng dịch vụ công trực tuyến tiếp theo.

- Được cung cấp công cụ theo dõi các dữ liệu từ các dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ công ích như: thông tin quản lý về điện, nước, môi trường, y tế, giáo dục.

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Thông qua việc triển khai dịch vụ công trực tuyến để khẳng định sự đổi mới mạnh mẽ trong quá trình cải cách hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế. Dịch vụ công trực tuyến là công cụ công khai, minh bạch trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi hoạt động của xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Dễ sử dụng, thuận tiện trong việc theo dõi tình trạng hồ sơ, chặt chẽ trong công tác theo dõi, giám sát tiến trình hồ sơ, phục vụ tốt nhất cho CD/DN/TC đó là mục tiêu mà Cổng dịch vụ công trực tuyến đang hướng tới, trở thành một phương thức hiện đại trong quá trình cải cách hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

III. Trình tự tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Sở KH&CN

Theo Quyết định 180/QĐ-SKHCN ngày 11/3/2015 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc quy định trình tự tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử, quy định này quy định trình tự tiếp nhận hồ sơ qua Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ; giải quyết và giao trả kết quả giải quyết TTHC bằng dịch vụ bưu chính theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Quy định này áp dụng cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả; các cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ qua Trang thông tin điện tử của Sở KH&CN.

Nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trực tuyến:- Cung cấp thông tin qua hệ thống dịch vụ công

trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử Sở KH&CN. - Công khai, minh bạch tất cả các TTHC thuộc

thẩm quyền giải quyết của Sở KH&CN đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Giải quyết các yêu cầu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho các tổ chức, cá nhân, không gây phiền hà, ách tắc trong quá trình giải quyết.

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết các dịch vụ công trực tuyến truy cập vào Trang thông tin điện tử của Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ http://skhcn.thuathienhue.gov.vn để tìm hiểu thông tin hướng dẫn và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công đăng nhập vào hệ thống để theo dõi tiến trình giải quyết, trạng thái hồ sơ, đồng thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có) và xem thông tin phản hồi từ cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Võ Minh

Lãnh đạo tỉnh nhấn nút khai trương Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

PV: Trước hết xin ông cho biết tình hình chung về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong năm 2016?

Ông Dương Quốc Tuấn: Trong năm 2016, theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, Sở KH&CN đã giao Thanh tra Sở chủ động triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: Thanh tra chuyên ngành đo lường trong kinh doanh vàng, chất lượng đối với vàng trang sức mỹ nghệ (TSMN) tại 20 cơ sở; Thanh tra chuyên ngành an

toàn bức xạ (ATBX) tại 13 cơ sở bức xạ; Kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể tại 04 cơ sở; Kiểm tra nội nghiệp 03 đề tài KH&CN; Kiểm tra hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện tại Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Phú Vang và phòng Kinh tế thành phố Huế.

Song song với việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, trong năm, Sở KH&CN chỉ đạo Thanh tra Sở, phối hợp với Cục

An toàn bức xạ và Hạt nhân thuộc Bộ KH&CN để phối hợp thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ đối với 03 đơn vị trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) và Chi cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm hàng hóa miền Trung tổ chức kiểm tra nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2016 tại 53 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối với các mặt hàng đồ chơi trẻ em, xăng, dầu,

NỖ LỰC NHIỀU HƠN NỮA ĐỂ KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TRA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Đó là khẳng định của ông Dương Quốc Tuấn, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế với chúng tôi bên lề Hội nghị tổng kết hoạt động

Sở KH&CN năm 2016. Với sự nỗ lực của cán bộ công chức Thanh tra Sở, năm 2016 hoạt động thanh tra KH&CN đã đạt được những kết quả tích cực góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN. Nhân dịp tổng kết một năm hoạt động, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Quốc Tuấn, Chánh Thanh tra Sở về kết quả hoạt động năm 2016 cũng như kế hoạch công tác năm 2017.

Ông Dương Quốc Tuấn, Chánh Thanh tra Sở KH&CN

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

khí dầu mỏ hóa lỏng, vàng TSMN, các loại hàng đóng gói sẵn, mũ bảo hiểm, cân, cột đo nhiên liệu. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 13 cơ sở vi phạm hành chính và đã chuyển hồ sơ cho Chánh Thanh tra Sở quyết định xử phạt theo thẩm quyền với số tiền phạt là 59.937.560 đồng và phạt cảnh cáo 02 cơ sở (chủ yếu là lĩnh vực TĐC).

Không chỉ tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, trong năm, Thanh tra Sở đã giải quyết 04 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó: 01 đơn tố cáo và 03 đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa.

PV: Trong lĩnh vực thanh tra KH&CN, có 2 vấn đề mà người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, đó là việc tuân thủ pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh vàng và xăng dầu, vậy xin ông cho biết công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động này như thế nào?

Ông Dương Quốc Tuấn: Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra KH&CN, hàng năm vẫn tập trung chủ yếu là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ATBX hạt nhân, sở hữu trí tuệ..., đặc biệt là lĩnh vực TĐC. Kết quả thanh tra trong các lĩnh vực này đã góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội liên quan đến việc tuân thủ pháp luật chuyên ngành trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác thanh tra, chúng tôi đặt biệt chú trọng kiểm tra về việc tuân thủ pháp luật về TĐC trong kinh doanh vàng và xăng dầu, vì thế ngay từ cuối năm 2015, Thanh tra Sở đã tham mưu cho Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra KH&CN năm 2016. Theo đó, trong năm 2016, chúng tôi đã tổ chức 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về việc tuân thủ pháp luật đo lường trong kinh doanh vàng, chất lượng đối với vàng (TSMN) và phối hợp kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu với các cơ quan liên quan.

Kết quả thanh tra chuyên ngành đo lường trong kinh doanh vàng, chất lượng đối với vàng TSMN tại 20 cơ sở sản xuất (gia công) và kinh doanh như sau:

- Về đo lường: Có 11/23 cân của các cơ sở thanh tra đang sử dụng cân trong kinh doanh vàng có mức cân chưa phù hợp với giá trị độ chia kiểm (e) theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng TSMN lưu thông trên thị trường.

- Về công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng TSMN: Hồ sơ tự công bố TCAD tại các cơ sở gần như giống nhau hoàn toàn (cùng 01 phiên bản), trong lúc sản phẩm thực tế bày bán của các cơ sở là khác nhau. Trong các sản phẩm công bố có những thông tin không chính xác: ví dụ về khối lượng đá đính kèm sản phẩm vàng TSMN các loại quá lớn so với khối lượng sản phẩm. Có 10/20 cơ sở thanh tra phát hiện nhiều sản phẩm bày bán không có tên trong công bố chưa đúng theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

- Về ghi nhãn hàng hóa: có 9/20 cơ sở ghi nhãn hàng hóa chưa đầy đủ với 13 lượt vi phạm, nội dung ghi thiếu phổ biến là thông tin về ký hiệu vàng TSMN chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN.

- Về chất lượng vàng TSMN: có 2/3 mẫu vàng tây (hàm lượng vàng tự công bố dưới 80%) và 01 mẫu /08 mẫu vàng (hàm lượng tự công bố >= 99,9%) qua thử nghiệm vi phạm chất lượng so với hàm lượng cơ sở tự công bố theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

Qua thanh tra, Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ cho Chánh Thanh tra Sở ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 06 cơ sở, số tiền xử phạt: 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, trong năm 2016, Thanh tra Sở đã phối hợp với Chi cục TĐC, Chi cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm Hoàng hóa miền Trung, kiểm tra

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

việc tuân thủ pháp luật về đo lường, chất lượng tại 30 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, kết quả:

- Về đo lường: đa số các cột đo xăng dầu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đo lường (sai số trong phạm vi cho phép); giấy chứng nhận kiểm định còn thời hạn có hiệu lực, tình trạng tem, chì niêm phong còn nguyên. Tuy nhiên, có 04 cột đo nhiên liệu (03 xăng RON 92, 01 dầu Diezel 0,25%S) có sai số trung bình (+) 0,45% (sai số thiếu ở ngưỡng tối đa), Đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ sở thường xuyên tự kiểm tra, nếu có trường hợp vượt sai số + 0,45% thì thực hiện lại việc kiểm định theo quy định.

- Về chất lượng: có 03 cơ sở có nhãn hàng hoá ghi trên các cột đo xăng dầu không đúng quy định (ghi xăng A92, dầu Do), Đoàn đã yêu cầu cơ sở ghi nhãn đúng theo quy định (ghi rõ xăng RON 92, dầu Diezel 0,25%S hoặc 0,05%S). Kết quả kiểm tra nhanh về chất lượng 28 mẫu xăng RON 92 và RON 95, đa số đạt yêu cầu theo QCVN 01:2009/BKHCN; 01 mẫu

xăng RON 95 có trị số octanne là 88,5.

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ cho Chánh Thanh tra Sở xử phạt theo thẩm quyền số tiền 44.449.560 đồng đối với 01 cơ sở vi phạm đã có hành vi vi phạm hành chính “Mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN

01:2009/BKHCN)”.Trở lại vấn đề mà phóng viên đã hỏi chúng tôi,

thì có thể khẳng định công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật chuyên ngành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh... thuộc thẩm quyền của Sở KH&CN thì chúng tôi đã triển khai khá đầy đủ, kịp thời và đúng theo các quy trình, quy định của nhà nước. Qua hoạt động thanh tra hàng năm, cũng như trong năm 2016, có thể thấy hiện nay hoạt động kinh doanh vàng và xăng dầu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chưa xảy ra “vấn nạn” lớn, người tiêu dùng có thể an tâm mua bán, trao đổi... và nếu phát hiện gian lận trong thương mại thì thông tin cho chúng tôi theo số điện thoại nóng: 054.3845088 hoặc di động 0914351304, chúng tôi sẽ nhanh chóng phối hợp xử lý.

PV: Còn vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì sao thưa ông?

Ông Dương Quốc Tuấn: Theo dự báo về công tác thanh tra KH&CN các năm tiếp sẽ có sự gia tăng

Hoạt động kiểm tra về đo lường chất lượng xăng dầu trên địa bàn tỉnh

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

đáng kể đơn thư tố cáo, phản ánh và yêu cầu xử lý về xâm phạm sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa, bằng chứng là trong năm 2016, Sở KH&CN nhận được 03 đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa, trong khi đó từ 2015 trở về trước chỉ có 01 đến 02 đơn/năm. Cụ thể: Sở đã giao cho Thanh tra Sở hoàn thành việc thụ lý giải quyết vụ xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Bà Đỏ” theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ cơ sở sử dụng nhãn hiệu bánh BA ĐƠ 71 (chưa được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu) trên biển hiệu ở cổng ra vào của quán có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu BÁNH BA ĐO (đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Vì vậy, kết luận thanh tra của Sở KH&CN đã yêu cầu chủ cơ sở sử dụng nhãn hiệu bánh BA ĐƠ 71 dừng việc sử dụng nhãn hiệu BÁNH BA ĐO. Liên quan đến vấn đề này, bạn đọc có thể xem bài viết của tác giả Đức Thịnh trên Bản tin hoặc website của Sở KH&CN.

Đối với 02 đơn: (1) Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu MTV được bảo hộ; (2) Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Tôn Chiến Quý được bảo hộ đang được thụ lý giải quyết theo quy trình.

Hiện nay, việc xử lý, giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu nại đã và đang được Sở KH&CN thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong việc tuân thủ các quy định về sở hữu công nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

PV: Hiện nay, tình hình vi pham, gian lận... trong hoạt động thương mại diễn biến phức tạp, với nhiều hành vi, thủ đoạn tinh vi gây bất lợi cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đặt biệt là gây thiệt hại cho người tiêu dùng, vì thế công tác thanh tra trong thời gian tới chắc phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải không thưa ông?

Ông Dương Quốc Tuấn: Đúng vậy, với lực lượng mỏng, trang thiết bị chuyên dùng còn hạn chế, trong khi đó nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân trong việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành KH&CN còn nhiều hạn chế đã đặt ra cho chúng tôi nhiều vấn đề cần giải quyết, thực hiện. Do đó, Thanh tra Sở KH&CN nói riêng và các đơn vị liên quan nói chung cần nỗ lực nhiều hơn nữa để khẳng định được vai trò, vị trí của công tác thanh tra KH&CN trong tình hình mới.

Với mục tiêu nâng cao việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành KH&CN, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh, kiểm tra..., trong năm 2017, ngoài các hoạt động thường xuyên như tiếp tục giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng thường trực tiếp công dân, phòng chống tham nhũng và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, Thanh tra Sở sẽ tiến hành 05 cuộc thanh tra và 03 cuộc kiểm tra chuyên ngành: Thanh tra chuyên ngành đo lường, chất lượng trong kinh doanh vàng TSMN, xăng dầu, thiết bị điện, điện tử; thanh tra việc chấp hành pháp luật về KH&CN; thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ, sở hữu trí tuệ; kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động KH&CN, việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp huyện...

PV: Cám ơn ông về cuộc trao đổi này, xin chúc ông cùng Sở KH&CN hoàn thành tốt kế hoạch hoạt động trong năm 2017.

Đức Thịnh (thực hiện)

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

KHÔNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CHẬM TRỄ TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ

PV: Là đơn vị được UBND tỉnh chỉ định tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN trên địa bàn, xin ông cho biết tình hình triển khai nhiệm vụ này trong thời gian qua như thế nào?

Ông Nguyễn Đức Phú: Triển khai Luật KH&CN năm 2013, ngày 11/6/2014 Bộ KH&CN ban hành Thông tư 14/2014/TT-BKHCN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14). Theo đó, ngày 01/10/2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1949/QĐ-UBND về việc chỉ định Trung tâm Thông tin KH&CN (nay là Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN), thuộc Sở KH&CN là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN trên địa bàn. Trước đó, từ năm 2010, nhiệm vụ này cũng đã được Giám đốc Sở KH&CN giao cho Trung tâm thực hiện.

Để thực hiện “chức năng đầu mối thông tin KH&CN” trên địa bàn, hàng năm, Sở KH&CN đã giao cho Trung tâm triển khai nhiệm vụ “Thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN”. Việc triển khai nhiệm vụ đã giúp cho Sở KH&CN

đảm bảo công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trên địa bàn; đồng thời đây kênh thông tin chính thống cung cấp khá đầy đủ thông tin các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện trên địa bàn cũng như toàn quốc, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, học tập... Kết quả:

- Hàng năm, Trung tâm tiến hành thu thập thông tin, kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước để tổng hợp, báo cáo Cục

Thông tin KH&CN quốc gia theo quy định. Thông tin được lưu giữ tại Trung tâm và công bố trên website của Sở KH&CN. Đặc biệt hiện nay, Trung tâm đã kết nối mạng VinaREN (do Cục Thông tin KH&CN quốc gia lắp đặt (một địa phương chỉ có 1 điểm) nên các thông tin đều được phổ biến rộng rãi, đồng thời mạng VinaREN cho phép khai thác thông tin các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện trên toàn quốc.

- Tổ chức hướng dẫn, tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận cho các cá nhân, tổ chức đến đăng ký

Ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâmThông tin và Thống kê KH&CN

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Thông tin và

Thống kê khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Trung tâm) với chúng tôi trong cuộc trò chuyện liên quan đến việc thực hiện “chức năng đầu mối thông tin KH&CN” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Tính đến nay, đã cấp 105 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tổ chức lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước tại Trung tâm.

Bên cạnh những kết quả đã thực hiện được, thì việc triển khai nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, hiệu quả hoạt động chưa cao, còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc cần phải giải quyết. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các cá nhân, tổ chức chưa thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 14.

PV: Ông có thể nói rõ hơn những khó khăn, tồn tại này?

Ông Nguyễn Đức Phú: Trước hết chúng tôi xin đưa ra những quy định “bắt buộc” phải thực hiện theo Thông tư số 14 nhưng vẫn chưa được triển khai nghiêm túc, đó là:

Về thu thập thông tin về nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành sử dụng ngân sách nhà nước, Khoản 1, Điều 6 nêu rõ: Trong thời hạn 30 ngày

kể từ khi hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được ký kết, đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN có trách nhiệm thu thập thông tin và gửi về tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN... Tuy nhiên đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN (là đơn vị được thủ trưởng cơ quan phê duyệt nhiệm vụ KH&CN) chưa thực hiện đúng quy định này, làm chậm tiến độ hoặc không có số liệu để tổng hợp báo cáo cho Cục Thông tin KH&CN quốc gia theo quy định.

Về đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, Khoản 2, Điều 10 quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhiệm vụ KH&CN được nghiệm thu chính thức, tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN...

Tuy nhiên, theo số liệu của Trung tâm, thì chỉ có khoảng 20% nhiệm vụ đã đăng ký tại Trung tâm được các tổ chức chủ trì thực hiện đúng quy định. Còn lại đều thực hiện không đúng theo thời

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

gian đã quy định; khi thấy cần thiết (có giấy chứng nhận để quyết toán kinh phí; để đăng ký, tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KHCN, hay phục vụ thi đua khen thưởng...) lúc đó các tổ chức chủ trì nhiệm vụ mới đến đăng ký.

Đặc biệt, tính đến thời điểm này, thông tin ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước phải báo cáo cho Trung tâm theo quy định là con số không. Trong khi đó, quy định về vấn này được nêu rất cụ thể tại Khoản 2, Điều 19: Tính từ ngày nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được nghiệm thu chính thức, định kỳ 12 tháng một lần và trong giai đoạn 5 năm liên tiếp, tổ chức chủ trì nhiệm vụ hoặc tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN có trách nhiệm báo cáo về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo quy định và gửi về tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN để tổng hợp và báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN.

Đó là những quy định “bắt buộc” trong Thông tư số 14 mà các cá nhân, tổ chức còn thực hiện chưa nghiêm túc, huống chi là những quy định mang tính “khuyến khích” mà Thông tư 14 đã nêu rõ. Ví dụ như: Các nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước, sau khi được cơ quan quản lý về KH&CN có thẩm quyền thẩm định, được khuyến khích cung cấp thông tin theo quy định; kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước được khuyến khích đăng ký và lưu giữ tại các cơ quan có thẩm quyền...

PV: Phải chăng những tồn tại này là do nhà nước?

Ông Nguyễn Đức Phú: Tôi chưa rõ ý anh muốn hỏi, nhưng sẽ đúng nếu ý anh là những tồn tại này là do hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, do quy định của các văn bản chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa có các chế tài để xử phạt...; đồng thời nhận thức, trách nhiệm của “người dân” chưa cao-mà “người dân” ở đây là các tổ chức

chủ trì nhiệm vụ KH&CN đa phần là các đơn vị nhà nước.

Trong đó cũng có một phần là do cán bộ thực hiện chưa nắm hết các yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra, hơn nữa kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nên khi triển khai vẫn gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN, các cá nhân, tổ chức chủ trì nhiệm vụ chưa thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN của Bộ KH&CN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN.

Và mấu chốt quan trọng nhất của tồn tại là do chúng ta chưa có những quy định cụ thể, nói rõ hơn là chưa có chế tài xử lý, xử phạt hoặc nếu có thì việc áp dụng chưa được thực hiện trong thực tiễn hoạt động.

Ví dụ như, Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN có giá trị là một trong các điều kiện cho các hoạt động sau: Thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN được giao chủ trì thực hiện; Xác nhận tổ chức, cá nhân chủ trì và tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN... Vậy mà trong thời gian qua, mới chỉ có các Hội đồng KH&CN cấp tỉnh thực hiện đúng các quy định này. Còn ở cấp cơ sở thì hầu như chưa áp dụng quy định này trong việc thanh lý hợp đồng hay tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Bằng chứng cụ thể là số lượng đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở tại Trung tâm so với số lượng thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở được triển khai trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (từ năm 2010 đến nay có 37 nhiệm vụ cấp cơ sở được đăng ký tại Trung tâm).

Một ví dụ khác về quy định chưa rõ ràng, chung chung của các văn bản là: Khoản 1, Điều 27, Thông tư số 14 quy định về “Xử lý vi phạm”: Các tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước không thực hiện trách nhiệm báo cáo thông tin nhiệm vụ, giao nộp kết quả nghiên cứu, báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN bị hạn chế việc tham

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ KH&CN quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

Với quy định này, thì các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở không thuộc đối tượng áp dụng xử lý vi phạm theo quy định tại Thông tư số 14.

Và cuối cùng là do Trung tâm chưa “nghiêm khắc” trong việc xét hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Theo đó, trong thời gian qua, nhằm khuyến khích việc đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nên một số hồ sơ có thời gian đăng ký chậm hơn so với quy định đều được chúng tôi nhắc nhở, tuy nhiên Trung tâm vẫn tiến hành xét và cấp Giấy chứng nhận.

PV: Vậy thì giải pháp nào để khắc phục những tồn tại này?

Ông Nguyễn Đức Phú: Để việc thực hiện nhiệm vụ “chức năng đầu mối thông tin KH&CN” trên địa bàn đi vào nề nếp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, Giám đốc Sở KH&CN đã đề nghị Trung tâm rà soát, chấn chỉnh, cũng như đề xuất các giải pháp để triển khai tốt hơn nhiệm vụ “Thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN”. Vấn đề này, Trung tâm đã hoàn thiện qua việc xây dựng thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được triển khai trong năm 2017.

Theo cá nhân tôi, có rất nhiều giải pháp để thực hiện, nhưng cơ bản là chúng ta thực hiện các giải pháp đó như thế nào (?) và thực hiện có được hay không (?)... Tuy nhiên, để khắc phục những tồn tại trên, cần thực hiện, giải quyết hai vấn đề sau:

(1) Triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng, đủ các quy trình, quy định đã được hướng dẫn tại Thông tư 14/2014/TT-BKHCN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN. Trong đó lưu ý:

- Đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN thực hiện đúng các quy định về thu thập thông tin nhiệm vụ KH&CN, đồng thời nhắc nhở, khuyến khích các tổ chức chủ trì về việc đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, báo cáo về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời, xem xét để hạn chế việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước của các tổ chức không thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 14.

- Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN rà soát hồ sơ theo đúng quy định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Theo đó, kể từ ngày 03/01/2017, Trung tâm sẽ không cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN nếu hồ sơ không đảm bảo, đặt biệt là về mặt thời gian: nghĩa là sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhiệm vụ KH&CN được nghiệm thu chính thức, nếu các tổ chức chủ trì nhiệm vụ đến đăng ký thì chúng tôi sẽ không nhận hồ sơ.

(2) Xử lý vi phạm: Như đã nói ở trên, hiện chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về xử lý vi phạm trong hoạt động thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin nhiệm vụ KH&CN. Tuy nhiên, trong năm 2017, Trung tâm sẽ tham mưu cho Sở KH&CN trình UBND tỉnh ban hành quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn, trong đó quy định rõ về việc xử phạt các đơn vị, tổ chức không thực hiện nghiêm túc quy định này.

Trước mắt, Trung tâm sẽ không cấp giấy chứng nhận như đã nói ở giải pháp (1), đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Thông tư 14/2014/TT-BKHCN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc giao ban ngành, qua việc triển khai hoạt động của nhiệm vụ KH&CN...

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này. Đức Thịnh (thực hiện)

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) là đơn vị sự nghiệp

công lập trực thuộc Sở KH&CN thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN phục vụ quản lý nhà nước của tỉnh.

Tình hình hoạt động năm 2016Năm 2016, Trung tâm đã kiện toàn tổ chức bộ

máy và xây dựng chức năng nhiệm vụ mới của 03 phòng: Hành chính Tổng hợp; Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Tư vấn Dịch vụ KH&CN và môi trường. Xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập.

Về hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Trung tâm đã thực hiện tốt 3 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng bao gồm: Nhiệm vụ Hỗ trợ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý bèo tây thành phân bón hữu cơ vi sinh; Nhiệm vụ hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu từ nguyên liệu địa phương và nhiệm vụ tổ chức 07 lớp tập huấn các tiến bộ kỹ thuật cho các huyện/thị, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về hoạt động thực hiện dự án KH&CN các cấp, dự án cấp trung ương: “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

trong xây dựng mô hình phát triển đàn bò có chất lượng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã triển khai theo đúng thuyết minh dự án, đến nay dự án đã được nghiệm thu; dự án cấp Trung ương ủy quyền địa phương quản lý “Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ, phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được nghiệm thu chính thức năm 2015. Năm nay Trung tâm đã hỗ trợ cho các huyện/thị các chế phẩm sinh học và phân hữu cơ sinh học thuộc dự án và chống thấm các bể ủ phân hữu cơ sinh học, hiện đã bổ sung các hồ sơ về xây dựng của hạng mục “bể ủ phân”. Dự án cấp cơ sở: “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Linh chi và nấm sò tại xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được nghiệm thu và quyết toán theo đúng quy định.

HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2016

Sản phẩm của dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng mô hình phát triển đàn bò có chất lượng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Hoạt động tư vấn các dự án KH&CN trong năm 2016 cũng đã được Trung tâm triển khai một cách hiệu quả. Theo đó, trong năm đã tư vấn 01 dự án cấp trung ương “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm sò và nấm Linh chi dạng dịch thể phục vụ nuôi trồng, chế biến nấm ở Thừa Thiên Huế”, 02 dự án cấp tỉnh “Xây dựng mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà lưới tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phân động vật thành phân bón hữu cơ sinh học tại một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; dự án cấp cơ sở “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Zèng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được hội đồng KH&CN huyện A Lưới thống nhất về nội dung, hiện đang chờ thẩm định dự toán kinh phí, trong khi dự án “Khôi phục và phát triển phương pháp sản xuất men rượu truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu” cũng đã được thẩm định ở hội đồng KH&CN huyện Nam

Đông, hiện đang trong quá trình thương thảo ký hợp đồng thực hiện.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã lập kế hoạch và làm việc với các phòng Kinh tế, Hạ tầng các huyện/thị xã/thành phố về tư vấn và chủ trì các đề tài dự án KH&CN cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh. Qua đó đề xuất từ 05-07 dự án đến các huyện thị có nhu cầu.

Về hoạt động chuyển giao công nghệ và tập huấn kỹ thuật: Trung tâm đã chuyển giao các quy trình công nghệ trồng nấm ăn và nấm dược liệu cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả tốt. Thực hiện chuyển giao quy trình công nghệ ứng dụng chế phẩm sinh học Micromic-3 để xử lý bèo tây, rơm rạ, rác thải và các phụ phế phẩm nông nghiệp khác thành phân bón hữu cơ sinh học cho các hộ dân và các đơn vị có nhu cầu. Quy trình công nghệ xử lý và cung cấp nước sạch quy mô nông hộ đã được chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Nghệ An.

Hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN cũng đã được Trung tâm đẩy mạnh khi đã tổ chức thành công 03 lớp tập huấn kỹ thuật KH&CN cho các huyện A Lưới, Nam Đông và Quảng Điền, Trung tâm đã tư vấn và hỗ trợ tổ chức tập huấn kỹ thuật 09 lớp trên địa bàn huyện Phú Lộc. Ngoài ra, đã thống nhất với các huyện Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Nam Đông và huyện A Lưới để hỗ trợ tập huấn kỹ thuật 07 lớp theo yêu cầu của địa phương.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, trong năm 2016 Trung tâm đã tích cực sản xuất các phôi trồng nấm Sò và nấm Linh chi theo đặt

Trung tâm tích cực sản xuất các phôi trồng nấm theo đặt hàng của người dân và theo kế hoạch

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

hàng của người dân và kế hoạch của Trung tâm. Cụ thể đã sản xuất được 07 ống giống nấm Linh chi gốc; 150 ống giống nấm Linh chi cấp I; 500 chai giống nấm Linh chi cấp II và 4.500 túi phôi nấm Linh chi. Giống nấm sò đã sản xuất được 01 ống giống nấm sò gốc; 50 ống giống nấm Sò cấp I; 85 chai giống nấm Sò cấp II và 640 túi giống nấm Sò cấp III. Số lượng túi nấm đã sản xuất được là: nấm Sò sản xuất 11.755 túi (hỏng 619 túi, chiếm tỷ lệ 5,27%); nấm Linh chi sản xuất 5.000 túi (hỏng 912 túi, chiếm tỷ lệ 18,24%) và sản xuất 1.200 túi nấm Mộc nhĩ.

Hoạt động dịch vụ tư vấn về KH&CN và môi trường, hoạt động phân tích, thử nghiệm ngày càng được nâng cao thông qua việc tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị tại bộ phận phân tích, thử nghiệm.Trung tâm tiếp tục duy trì hệ thống VILAS theo tiêu chuẩn ISO 17025. Bên cạnh đó, tiến hành rà soát, sửa đổi và ban hành mới 1 sổ tay chất lượng, 22 thủ tục và 38 biểu, lập kế hoạch đào tạo. Trung tâm đã tích cực tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích do VCEMT và Quatest 2 tổ chức, lập kế hoạch kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phòng thí nghiệm.

Trung tâm đã tiến hành thực hiện công tác đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc tại hiện trường và Phân tích thử nghiệm tại phòng thí nghiệm theo đúng các quy định. Phối hợp với các nhà thầu phụ (Phân viện Bảo hộ lao động miền Trung, Quatest 2 Đà Nẵng, Trung tâm Quan trắc môi trường Thừa Thiên Huế) thực hiện các chỉ tiêu phân tích trong các đối tượng mẫu mà Bộ phận Kỹ thuật chưa được công nhận. Ngoài ra, Trung tâm đã phân tích và thử nghiệm các mẫu nước, đất, không khí, phân bón,... và cung cấp liều kế cá nhân cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, kiểm xạ các cơ sở X-quang và kiểm tra một số máy X-quang thường quy để phục vụ quản lý nhà nước và nhu cầu xã hội.

Kế hoạch hoạt động năm 2017Về hoạt động ứng dụng và chuyển giao công

nghệ, dự kiến sẽ thực hiện dự án “Xây dựng mô

hình trồng rau hữu cơ trong nhà lưới tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” hoặc dự án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phân động vật thành phân bón hữu cơ sinh học tại một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Thực hiện 02 dự án cấp cơ sở “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Zèng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Khôi phục và phát triển phương pháp sản xuất men rượu truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại huyện Nam Đông”.

Hoạt động tư vấn, tiếp tục xây dựng các đề tài, dự án từ cấp cơ sở cho đến cấp quốc gia; tư vấn các dịch vụ liên quan đến hoạt động KH&CN.

Hoạt động dịch vụ về KH&CN và môi trường sẽ tiếp tục duy trì hệ thống quản lý phù hợp theo TCVN ISO/IEC 17025 về năng lực của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn và Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 về việc thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, cùng với đó là hệ thống quản lý phù hợp theo Thông tư 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 về điều kiện của tổ chức thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực phân bón vô cơ.

Tiếp tục các hoạt động tư vấn dịch vụ như: tư vấn báo cáo quan trắc, giám sát về môi trường; Phân tích mẫu và cung cấp liều kế, X-quang theo các hợp đồng đã được ký kết về khoa học công nghệ và môi trường. Thực hiện các hợp đồng thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường. Duy trì hệ thống hồ sơ của dịch vụ an toàn bức xạ. Kiểm tra định kỳ các thiết bị X-quang thường quy và đo đạc bức xạ các phòng X-quang. Cung cấp liều kế cá nhân cho các cơ sở y tế có nhu cầu trên cơ sở hợp tác với đơn vị được Cục An toàn bức xạ cấp phép hoạt động dịch vụ đọc liều kế cá nhân.

Hải Yến

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÃ ĐI VÀO NỀ NẾP,

NHIỀU KẾT QUẢ ĐÁNG ĐƯỢC GHI NHẬN

Đó là ghi nhận của chúng tôi trong cuộc trao đổi với ông

Ngô Thuần, Trưởng phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ (ATBX) và hạt nhân trên địa bàn trong thời gian vừa qua.

PV: Để phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước thì việc xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu phải không thưa ông?

Ông Ngô Thuần: Đúng như vậy, không riêng gì lĩnh vực quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân mà tất cả các lĩnh vực khác, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước thì trước hết chúng ta phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời phải tuyên truyền, phổ biến đến với cơ sở, tổ chức hoạt động. Theo đó, trong thời gian qua, ngoài việc phổ biến các văn bản của Bộ KH&CN về hoạt động ATBX và hạt nhân, Sở KH&CN đã chú trọng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản để triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn về lĩnh vực này, cụ thể như: Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 quy định quản lý nhà nước về ATBX, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 4050/CT-BKHCN ngày 04/11/2014 của Bộ KH&CN về việc tăng cường công tác quản lý an toàn, an ninh

nguồn phóng xạ; thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ. Đặc biệt là đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ KH&CN. Hiện nay, Kế hoạch đã được Hội đồng thẩm định thông qua (tháng 10/2016), đang chờ Bộ KH&CN phê duyệt.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, hàng năm, Sở KH&CN tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATBX, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh thông qua các khóa tập huấn, đào tạo; thông tin trên

Ông Ngô Thuần, Trưởng phòng Quản lý công nghệ vàthị trường công nghệ, Sở KH&CN

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

website của Sở và Bản tin KH&CN; lồng ghép phổ biến trong công tác hướng dẫn lập hồ sơ cấp và gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhằm giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ về quy định của pháp luật. Ngoài ra, Sở còn phối hợp với Cục ATBX&HN tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện cho nhân viên bức xạ trong y tế và công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định. Các khóa tập huấn này đã mang lại hiệu quả tích cực không chỉ trong hoạt động của cơ sở mà còn trong công tác quản lý nhà nước về ATBX, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn; giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cập nhật kiến thức và trao đổi kinh nghiệm về công tác đảm bảo ATBX khi làm việc với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ.

PV: Như vậy thì công tác cải cách hành chính là yếu tố thứ hai để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước?

Ông Ngô Thuần: Nói như thế cũng không sai, tuy nhiên công tác quản lý nhà nước là hoạt động cần

nhiều yếu tố (điều kiện) để cấu thành, chúng được tiến hành song song, đồng thời bổ trợ cho nhau...

Thực hiện chủ trương cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, Sở đã rà soát lại các danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở để tham mưu UBND tỉnh ban hành mới bộ thủ tục hành chính, trong đó có các thủ tục liên quan đến công tác cấp; gia hạn; cấp lại; sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế); cấp chứng chỉ nhân viên bức

Hiện nay, trên địa bàn có 54 cơ sở hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử, trong đó: lĩnh vực y tế có 48 cơ sở; lĩnh vực công nghiệp có 06 cơ sở. Ngoài ra có 01 cơ sở hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và 02 cơ sở hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Khóa đào tạo về an toàn bức xạ tổ chức năm 2016

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

xạ và khai báo thiết bị X-quang trong y tế với thời gian được rút ngắn so với quy định.

Hiện nay, Sở KH&CN đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 cho 100% thủ tục hành chính. Các thủ tục nói trên được triển khai theo phân cấp, đúng thẩm quyền và đúng quy trình theo quy định của pháp luật. Qua đó các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận thông tin, nhận các mẫu đơn, tờ khai và nộp hồ sơ trực tuyến, giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại khi thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra, đã xây dựng lớp cơ sở dữ liệu về cơ sở bức xạ trên hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue 2.0) phục vụ công tác quản lý.

PV: Còn công tác cấp phép và thanh tra, kiểm tra thì sao thưa ông?

Ông Ngô Thuần: Trong thời gian qua, hoạt động này đã được Sở KH&CN triển khai theo đúng thẩm quyền, thực hiện đúng các quy trình, quy định của nhà nước. Đến nay, hầu hết các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế đã chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ATBX, như: phòng đặt thiết bị X-quang được che chắn đảm bảo, nhân viên bức xạ được đào tạo về ATBX, khám sức khỏe, được trang bị liều kế và theo dõi kết quả đọc liều kế theo quy định, thiết bị X-quang được kiểm định định kỳ,...

Trong năm 2016, Sở đã cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 cho 34/40 hồ sơ khai báo, cấp, gia hạn Giấy phép sử dụng thiết bị X-quang và cấp, cấp lại Chứng chỉ nhân viên bức xạ. Như vậy trên địa bàn tỉnh hiện có 47 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế đã được cấp giấy phép theo quy định và 01 cơ sở đang lập hồ sơ. Các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị phát tia X trong công nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn bức xạ... Nhằm theo dõi, quản lý chặt chẽ về bảo đảm ATBX, an ninh nguồn phóng xạ, Sở KH&CN đã tổ chức thống kê việc sử dụng các nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATBX và hạt nhân trên địa bàn tỉnh được tiến hành thường xuyên, theo kế hoạch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATBX và hạt nhân. Trong năm 2016, Sở đã phối hợp với Cục ATBX và hạt nhân thanh tra tại 03 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh; đồng thời Sở cũng chủ trì tổ chức thanh tra chuyên đề về ATBX đối với 13 cơ sở bức xạ khác. Qua thanh tra đã phát hiện và kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn và yêu cầu khắc phục một số tồn tại nhằm bảo đảm an toàn bức bức xạ theo quy định. Việc kiểm tra cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế được giao cho Sở Y tế theo quy định.

PV: Được biết, trong thời gian qua, các địa phương trong cả nước đều triển khai xây dựng kế hoạch để chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, ở Thừa Thiên Huế thì sao thưa ông?

Ông Ngô Thuần: Trong thời gian qua công tác chuẩn bị, diễn tập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên bàn tỉnh luôn được quan tâm thực hiện: Sở KH&CN đã cử nhân viên của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham gia đào tạo về kiểm xạ khu vực làm việc, kiểm định thiết bị bức xạ; đã đầu tư trang thiết bị đo kiểm tra đa chức năng, thiết bị đo phóng xạ kiểu buồng ion, đo liều bức xạ và thiết bị kiểm định thiết bị X-quang. Việc trang bị các thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân còn góp phần quan trọng hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về ATBX, loại trừ các thiết bị hư hỏng, không đạt chất lượng... đảm bảo dịch vụ chẩn đoán hình ảnh đạt chất lượng tốt. Hầu hết các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế đều xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở. Và như chúng tôi đã nói ở trên, thì hiện nay Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh đang chờ Bộ KH&CN phê duyệt trong năm 2017.

PV: Cám ơn ông về cuộc trao đổi này.Nhật Phước (thực hiện)

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

PV: Thưa ông, năm 2016, Bảo tàng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ TXTCN, vậy so với năm 2015, đơn vị đã thực hiện các nhiệm vụ gì?

Ông Phan Mãn: Thực hiện Quyết định số 1419/QĐ-SKHCN ngày 31/12/2015 của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện kế hoạch KH&CN năm 2016, đối với công tác tổ chức hành chính, việc đầu tiên cần thực hiện là Bảo tàng đã kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 146/QĐ-SKHCN ngày 04/3/2016 của Sở KH&CN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Bảo tàng. Tổ chức công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2020-2025 về kiện toàn bộ máy tổ chức: Đã đề bạt một phó giám đốc chuyên trách từ nguồn tại chỗ, thành lập hai phòng chuyên môn là Phòng Hành chính-Tổng hợp và Phòng Nghiên cứu Khoa học; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hai phòng chuyên môn đồng thời bổ nhiệm hai chức danh Phó trưởng phòng...

Về nhiệm vụ TXTCN, nếu như năm 2015, Bảo tàng thực hiện 4 nhiệm vụ, đó là (1) Thu thập bộ mẫu gỗ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; (2) Hoạt động truyền thông và giáo dục cộng đồng; (3) Hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng và phát triển Bảo tàng; (4) Tổ chức/đồng tổ chức, tham gia hội thảo khoa học chuyên ngành trong hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, thì

năm 2016 đã có sự thay đổi tên các nhiệm vụ, đó là (1) Tổ chức trưng bày, triển lãm về tài nguyên và thiên nhiên; (2) Nghiên cứu khoa học; (3) Sưu tập mẫu vật trưng bày về tự nhiên và thiên nhiên; (4). Tổ chức/tham gia hội thảo khoa học chuyên ngành trong hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

PV: Ông có thể cho biết kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong năm?

Ông Phan Mãn: Năm 2016, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện, cụ thể như sau:

- Tổ chức trưng bày, triển lãm về tài nguyên và thiên nhiên: Đây là hoạt động thường niên nên Bảo tàng đã có kinh nghiệm trong triển khai và thực hiện. Năm nay, Bảo tàng tổ chức trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên và đa dạng sinh học cho đối tượng học sinh của 11 trường THCS thuộc huyện Phú Lộc, thu hút 2.600 học sinh tham gia. Nội dung triển khai vừa bổ sung kiến thức theo chương trình học, vừa có tính sáng tạo, cập nhật thông tin thời sự và đặc biệt mang tính đặc thù địa phương nơi học sinh ở. Ngoài ra, giới thiệu một số mẫu vật khoáng sản, địa chất có giá trị ứng dụng cao trong đời sống; đặc biệt các mẫu vật thu thập được trên địa bàn huyện Phú Lộc, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Hoạt động này đã được các trường hưởng ứng nhiệt tình và đánh giá rất cao.

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:

Năm 2016, ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN), Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đột

xuất khác. Tuy nhân lực còn mỏng, nhưng với sự nỗ lực của cả đơn vị, Bảo tàng đã hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ đề ra. Kết thúc năm 2016, chúng tôi đã có buổi nói chuyện với ông Phan Mãn, Giám đốc Bảo tàng về các hoạt động năm 2016 cũng như những định hướng cho thời gian tiếp theo.

HOÀN THÀNH VƯỢT CHỈ TIÊU CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ RA

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

- Nghiên cứu khoa học: Năm nay, nội dung nghiên cứu điều tra, khảo sát sự tái sinh tự nhiên của các loài cây bản địa lá rộng tại địa bàn huyện A Lưới để đề xuất giải pháp thu thập nguồn giống trồng phục hồi Rừng mưa nhiệt đới đang triển khai thực hiện. Quá trình nghiên cứu được thực hiện định vị tại 10 ô tiêu chuẩn (diện tích 500m2), 40 ô tái sinh (diện tích 25m2). Kết quả, đã xác định được 79 loài, 38 họ, thuộc 02 ngành thực vật bậc cao; bổ sung 08 loài mới vào Danh lục thực vật bậc cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm: Cơm nguội to-Ardisia maxima; Quế đinh hương-Cinnamomum caryophyllus; Bứa poilan-Garcinia poilanei; Dẻ cau-Lithocarpus areca; Mộc lan lông-Magnolia albosericea; Sến nhiều hoa-Madhuca floribunda; Sứ gỗ-Michelia gravis và Kim giao nagi-Nageia nagi. Thu thập 25 mẫu tiêu bản thực vật khô của các loài bản địa lá rộng.

- Sưu tập mẫu vật trưng bày về tự nhiên và thiên nhiên: Năm nay, chúng tôi tiếp tục thu thập mẫu gỗ rừng trên địa bàn, tuy nhiên việc triển khai đã gặp không ít số khó khăn, như: một số loại cây bị đỗ là nguồn khai thác mẫu nhưng có kích thước không đạt, về sau các loài cây gỗ hiếm càng khó tìm kiếm, áp dụng các định mức cũ không khả thi, việc thu thập phải đảm bảo quy trình và thủ tục trong khi đó quy định về mặt pháp lý thì chồng chéo lẫn nhau giữa các ngành liên quan. Do vậy, Bảo tàng chỉ thu thập được 03/10 loài gỗ theo yêu cầu nhiệm vụ, gồm: loài Lim xẹt-Peltophorum pterocarpum; Trường mật-Paviesia annanmensis và loài Sơn huyết-Melanorrhea laccifera. Tuy nhiên, Bảo tàng đã kịp thời điều chỉnh nội dung, kinh phí còn lại đề xuất triển khai nhiệm vụ mới “Thu thập, khôi phục và xử lý có chọn lọc bộ mẫu cá Sông Hương, phá Tam Giang-Cầu Hai”.

- Tham gia hội thảo khoa học chuyên ngành trong hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam: Năm nay, Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 Hệ thống Bảo tàng Thiên

nhiên Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Bảo tàng đã tham dự và trình bày 02 báo cáo, trong đó một báo cáo khoa học “Điều tra, khảo sát sự tái sinh tự nhiên của các loài thực vật bản địa lá rộng và đề xuất giải pháp thu thập nguồn giống trồng phục hồi Khu rừng mưa nhiệt đới” được Hội đồng khoa học đánh giá cao và được đăng tại Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

PV: Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ TXTCN, năm 2016 đơn vị đã thực hiện các nhiệm vụ đột xuất gì, thưa ông?

Ông Phan Mãn: Năm 2016, ngoài việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đơn vị đã thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ đột xuất khác, đó là:

- Tổ chức trưng bày, triển lãm: Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Bảo tàng đã phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Bảo tàng Địa chất Việt Nam tổ chức triển lãm “Trưng bày mẫu vật giới thiệu tiềm năng khoáng sản Việt Nam” từ ngày 16/5/2016 đến ngày 18/5/2016 tại khuôn viên của Sở. Đây là cơ hội để Bảo tàng giới thiệu tài sản quý giá với hơn 120 mẫu vật về khoáng sản và địa chất của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã được thu thập từ năm 2012 đến 2015. Triển lãm còn cung cấp thông tin, hình ảnh về các di sản địa chất, các mỏ khoáng sản thông qua pano, áp phích mang đến cho người xem một cái nhìn tổng quan về địa chất và khoáng sản Việt Nam.

- Thu thập mẫu vật: bao gồm thu thập, xử lý và phục hồi có chọn lọc bộ mẫu cá sông Hương và phá Tam Giang-Cầu Hai, thu thập và xử lý mẫu tiêu bản thực vật khô.

- Khảo sát bộ mẫu cổ sinh vật tại Đắk Lắk: Bộ mẫu cổ sinh vật thuộc kỷ Jura, cách đây trên 170 triệu năm. Số lượng từ 800 đến 1.000 mẫu, gồm: Hóa thạch thuộc phụ lớp Cúc đá (Ammonoidea), hóa thạch thuộc lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), hóa thạch Chân bụng (Gastropoda), hóa thạch Thực vật hạt trần, Hóa thạch thực vật thân gỗ bị silic hóa.

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Nhận thấy bộ mẫu cổ sinh vật có giá trị đối với công tác bảo tàng và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực địa chất và sinh học, Bảo tàng đã có báo cáo lên Sở KH&CN với mong muốn được Sở tạo điều kiện cho Bảo tàng thu thập có chọn lọc bộ mẫu này trong thời gian đến.

Đặc biệt, trong thời gian này, Bảo tàng đã thực hiện Dự án xây dựng Bảo tàng giai đoạn 1 (Khu Trung tâm), dự án đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 04/5/2016 phê duyệt chủ trương đầu tư Khu trung tâm thuộc Dự án xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Đến nay, dự án đầu tư đã được lập và chuẩn bị trình phê duyệt. Tuy nhiên, UBND tỉnh chưa thể bố trí được nguồn vốn chuẩn bị đầu tư trong năm 2016, nên dự án sẽ phê duyệt trong

năm 2017. Dự án Rừng mưa nhiệt đới cũng đang được triển khai bởi Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong. Đến nay, Công ty đã trồng các loại tre Việt Nam, thu thập được gần 40 loài thực vật bản địa và tiến hành phát dọn thực bì 20ha chuẩn bị trồng vụ sắp đến.

PV: Trong quá trình hoạt động, đơn vị đã có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?

Ông Phan Mãn: Có thể nói, tính đến thời điểm này, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở KH&CN và được Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Địa chất Việt Nam hỗ trợ về mặt chuyên môn nên việc quản lý và điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo nội dung, mục tiêu và tiến độ; Bảo tàng đang triển khai hoạt động theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, tính chủ động

Bảo tàng tổ chức triển lãm “Trưng bày mẫu vật giới thiệu tiềm năng khoáng sản Việt Nam”

Page 37: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

37BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

ngày càng được phát huy song hành cùng một tinh thần làm việc tập thể có trách nhiệm cao.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Sở KH&CN và được sự đồng thuận của Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường Chất lượng, Bảo tàng đã tiếp nhận 02 phòng làm việc ở tầng hai, 01 phòng trưng bày hiện vật ở tầng ba và tiến hành chuyển trụ sở về khu nhà làm việc của Chi cục. Việc có địa điểm làm việc khang trang, rộng rãi là điều kiện thuận lợi giúp Bảo tàng phát huy tính chủ động và triển khai được nhiệm vụ trưng bày và giới thiệu hiện vật; cán bộ Bảo tàng có môi trường làm việc tốt; hỗ trợ nhiều trong công tác kiện toàn bộ máy tổ chức và thuận lợi trong hoạt động của Bảo tàng.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng Bảo tàng còn gặp một số khó khăn, đó là:

- Bảo tàng hiện còn nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP. Hiện nay, Thông tư hướng dẫn chưa có, việc phân khai lương và các chi phí thường xuyên cho từng người trên từng đầu mục nhiệm vụ là điều không khả thi đối với các đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo kinh phí chi thường xuyên.

- Là đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu khác nên thu nhập tăng thêm của cán bộ, nhân viên còn nhiều hạn chế.

- Công tác thu thập mẫu thường xuyên gặp những vướng mắc vì những lý do khách quan. Hàng năm, Bảo tàng luôn phải điều chỉnh nội dung và kinh phí thực hiện, ảnh hưởng nhiều đến kết quả và tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

- Đội ngũ cán bộ của Bảo tàng tuy có nhiều tiến bộ nhưng việc đào tạo, bồi dưỡng và học tập kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ từ các đơn vị trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên phải tiến hành thường xuyên nhưng kinh phí eo hẹp.

PV: Vậy, để tháo gỡ khó khăn, trong năm 2017, Bảo tàng đã có những định hướng gì?

Ông Phan Mãn: Trong năm tới, mục tiêu của Bảo tàng là tập trung xây dựng năng lực, đầu tư xây

dựng các hạng mục cơ bản, từng bước định hình Bảo tàng. Chúng tôi tiếp tục điều hành quản lý bộ máy, nhân sự, hành chính, tài chính, tài sản… của Bảo tàng theo quy định của pháp luật, phân cấp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở KH&CN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên hàng năm và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Bảo tàng.

Đối với các nhiệm vụ TXTCN, để dần đưa Bảo tàng phát triển các hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu phù hợp với tính đặc thù của bảo tàng vừa có thể khắc phục một số vướng mắc trong công tác tài chính, Bảo tàng đề nghị danh mục tên các nhiệm vụ TXTCN phải chính xác hóa, cụ thể như sau: Nhiệm vụ sưu tầm, lưu giữ, xử lý và bảo quản các mẫu vật; Nhiệm vụ tổ chức trưng bày, triển lãm mẫu vật; Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; Tổ chức/tham gia hội nghị, hội thảo chuyên ngành bảo tàng thiên nhiên. Việc điều chỉnh tên các nhiệm vụ sẽ giúp cho Bảo tàng triển khai linh động, điều chỉnh kinh phí thực hiện nội dung này hoặc nội dung khác trong cùng một nhiệm vụ mà không phải làm thủ tục hành chính điều chỉnh tên nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.

Cũng theo định hướng, trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ phối hợp hoàn thiện các thủ tục triển khai Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng giai đoạn I (Khu trung tâm); phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong trong triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu Rừng mưa nhiệt đới. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác.

PV: Xin cám ơn ông đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin về hoạt động của Bảo tàng trong năm vừa qua. Nhân dịp năm mới, kính chúc toàn thể cán bộ viên chức của Bảo tàng sức khỏe, thành công. Ý An (thực hiện)

Page 38: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

38 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, y tế, du lịch của cả nước, đồng thời là trung tâm

giao lưu mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật. Do vậy, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật nói chung và từ lợn nói riêng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Hiện nay, tất cả các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh đều giết mổ thủ công trên nền bê tông, dùng nguồn nước cho giết mổ chưa đảm bảo vệ sinh, thịt sau khi giết mổ còn để trên nền, hệ thống xử lý chất thải chưa đảm bảo. Do đó, chỉ mới đáp ứng được một số tiêu chí như: hạn chế ô nhiễm môi trường; kiểm soát được vấn đề dịch bệnh gia súc, gia cầm sang người… song vẫn chưa đảm bảo về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã xây dựng và triển khai dự án “Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái”. Kết quả của dự án này vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu vào tháng 12/2016.

Với mục tiêu là xây dựng được mô hình giết mổ lợn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; có được được quy trình vận hành và công nhân thực hiện thành thạo quy trình tại cơ sở giết mổ; nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho các chủ kinh doanh, công nhân giết mổ, người vận chuyển sản phẩm động vật và tuyên truyền hình ảnh giết mổ treo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh. Sau hơn một năm triển khai, dự án đã xây dựng được mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái tại thị xã Hương Thủy (lò giết mổ gia súc tập trung Búp Vân, phường Thủy Châu). Đây là mô hình để

nhân rộng cho các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 góp phần triển khai tốt Quyết định 1590/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020.

Sau khi được lựa chọn để triển khai mô hình, chủ cơ sở Búp Vân đã tiến hành cải tạo và nâng cấp các yếu tố an toàn sinh học tại lò mổ như sửa chữa lại nền, mương thoát nước thải, hố gas của lò mổ đảm bảo nhẵn, có độ dốc về phía hầm xử lý. Sau khi cải tạo, lò mổ dễ vệ sinh tiêu độc, không đọng nước trên sàn tránh gây ô nhiễm chéo vào thân thịt. Tại cửa hầm xử lý, đặt các họng rác để ngăn chất thải thô để thu gom đưa đi xử lý hạn chế quá tải qua hầm. Nạo vét hầm xử lý, hồ sinh học: 45m3 hầm xử lý và hồ sinh học 540m2 để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, nước thải tại lò mổ đảm bảo cho hoạt động của lò mổ hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hàng rào và trồng vành đai cây xanh ở khu vực hồ sinh học và hầm xử lý để hạn chế ô nhiễm môi trường và tách biệt với môi trường bên ngoài.

Đồng thời, dự án đã lắp đặt các thiết bị giết mổ bao gồm: hệ thống nước rửa thân thịt được lắp đặt dẫn từ nguồn nước tới bể chứa trên cao, có hệ thống ống dẫn tới sàn mổ và móc treo thân thịt và có vòi phun áp lực cầm tay để rửa thân thịt. Đây là yếu tố quan trọng để hạn chế ô nhiễm vi sinh vật vào thân thịt trong quá trình giết mổ. Trước đây, công nhân múc nước trực tiếp bằng xô, chậu từ bể nước để dội rửa thân thịt do vậy thân thịt bị ô nhiễm vi sinh vật, chất thải từ tay công nhân, từ dụng cụ xô, chậu, từ nguồn nước từ bể chứa lâu ngày.

Hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt giúp tăng cường nguồn ánh sáng, đáp ứng cho hoạt động giết mổ bằng dây chuyền được thuận lợi,

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG THEO CÔNG NGHỆ SẠCH, AN TOÀN SINH HỌC

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Page 39: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

39BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

ngoài ra còn tạo điều kiện để cán bộ thú y thực hiện công tác kiểm tra lâm sàng, khám thân thịt và phủ tạng sau khi giết mổ, phát hiện những gia súc mắc bệnh để cách ly, xử lý.

Việc xây mới đường dẫn lợn từ các chuồng nhốt tới khung gây choáng đã tránh tình trạng xe máy vận chuyển lợn chạy thẳng vào các ô chuồng gây mất vệ sinh và gây hư hỏng nền của lò mổ như trước đây, giúp tiết kiệm sức lao động của công nhân giết mổ do không phải đè chọc tiết tại chuồng sau đó kéo lê đến nơi trụng lông. Sử dụng máy gây tê bằng điện cho lợn trước khi tháo tiết làm giảm stress cho lợn, từ đó, thực phẩm thịt không bị tồn dư các chất axit nguy hại được sinh ra do lợn sợ hãi, vận động nhiều trước khi giết mổ. Lắp đặt 02 máy nâng hạ moter với trọng lượng nâng hạ là 500kg, để treo gia súc trong quá trình chọc tiết và đưa lợn sau khi cạo lông lên dàn dẫn truyền. Với việc sử dụng máy nâng hạ đã làm giảm rõ rệt sức

lao động của công nhân trong việc khênh, kéo lợn và thân thịt. Lợn giết mổ hoàn toàn cách sàn lò mổ trong suốt quá trình cạo lông, mổ lòng và ra sản phẩm do vậy thực phẩm không bị ô nhiễm cả vi sinh vật và chất thải của quá trình giết mổ.

Để tránh tình trạng ô nhiễm chéo thân thịt trong quá trình cạo lông, hệ thống sàn cạo lông đã được đưa vào sử dụng, điều này giúp lông và chất bẩn rơi theo khe hở của sàn xuống nền được thu gom vào hệ thống xử lý chất thải. Một hệ thống khác được sử dụng trong mô hình giết mổ gia súc theo công nghệ sạch này là hệ thống truyền dẫn và móc treo thân thịt sau khi cạo lông, tách đầu. Việc sử dụng công nghệ này đã làm thay đổi tích cực hơn so với phương thức giết mổ sàn trên địa bàn tỉnh giúp làm giảm sức lao động của công nhân giết mổ; công nhân đứng thao tác tách phủ tạng khi lợn được móc trên dàn treo thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây khi phải khom lưng mổ trên nền và

Hình ảnh tại thực địa của dự án KH&CN “Xây dựng mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái”

Page 40: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

40 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

hạn chế làm vấy bẩn chất chứa trong ruột vào thân thịt, đồng nghĩa với việc thân thịt sạch, khô ráo sẽ không bị ô nhiễm chéo trong quá trình giết mổ.

Ngoài ra, hệ thống sàn chứa thịt thành phẩm, hệ thống sàn làm lòng, máy bơm cao áp trong khâu vệ sinh trước và sau giết mổ… được đưa vào sử dụng đã làm giảm nhân công, rút ngắn thời gian giết mổ góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh tại lò mổ.

Quy trình vận hành hệ thống giết mổ treo, xử lý gia súc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng cũng đã được xây dựng và tổ chức huấn luyện cho công nhân vận hành hệ thống giết mổ với các nội dung: Thao tác thành thạo cách đưa gia súc vào đường dẫn đến ô chích điện; Điều khiển thành thạo máy chích điện gây choáng gia súc; Điều khiển được máy nâng hạ gia súc; Cách lấy tiết gia súc khi được treo; Cạo lông gia súc trên sàn và mổ tách phủ tạng khi được treo; Cách móc gia súc lên dàn giết mổ treo. Qua quá trình huấn luyện công nhân đã có kỹ năng trong các hoạt động vận hành dây chuyền giết mổ, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và an toàn lao động trong quá trình giết mổ. Ngoài ra, lớp tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sinh học trong giết mổ cũng thu hút được 60 học viên là các chủ kinh doanh, công nhân giết mổ và các đối tượng liên quan. Dự án cũng đã xây dựng một chuyên mục quảng bá trên truyền hình phát sóng trên đài TRT và tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình. Qua hội nghị, các đại biểu nhận thấy đây là mô hình phù hợp áp dụng được tại các lò mổ ở các huyện, thị xã. Mô hình sẽ được triển khai nhân rộng bằng giải pháp hỗ trợ kinh phí cho các chủ lò mổ để nâng cấp công nghệ giết mổ.

Việc xây dựng “Mô hình giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái” thành công đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt, góp phần hạn chế ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm thịt so với quá trình giết mổ truyền thống làm giảm nguy cơ gây ngộ

Cơ sở Búp Vân trồng 200 cây keo lai, si, lộc vừng; tiến hành rào 80m bằng cọc bê tông và dây kẽm gai. Hiện nay cây đã phát triển cao khoảng 2m, cơ sở giết mổ được rào kín ngăn cách với bên ngoài, nhờ đó hoạt động của lò mổ đã giảm tiếng ồn, hạn chế khuếch tán mùi hôi, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp thân thiện với môi trường.

độc thực phẩm cho người dân; nâng cao giá trị sản phẩm thịt do giết mổ công nghệ sạch sẽ được nhập vào các khách sạn, nhà hàng, khu công nghiệp, siêu thị trên địa bàn tỉnh; ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm ở gia súc, đặc biệt các bệnh truyền lây từ động vật sang người; góp phần tiêu phụ sản phẩm chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững; tăng nâng suất lao động, hạ chi phí sản xuất trong hoạt động giết mổ, nâng cao khả năng cạnh tranh; góp phần nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái cho đội ngũ cán bộ.

Từ sự thành công, hiệu quả của dự án, có thể nói đây là mô hình chuẩn để thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 21/5/2016 của UBND tỉnh về việc “Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020”. Mô hình giết mổ theo công nghệ sạch trên địa bàn tỉnh là tiền đề để nhân rộng tại các địa phương khác nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, phòng chống dịch bệnh cho người và động vật, thúc đẩy chăn nuôi phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất trong hoạt động giết mổ, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với thịt gia súc nhập từ các tỉnh khác về, góp phần phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Hải Yến

Page 41: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

41BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Ở Thừa Thiên Huế, nguồn nguyên liệu vỏ sò rất phong phú nhưng chủ yếu được

sử dụng để nung vôi hoặc nghiền thành bột làm thức ăn gia súc có giá trị thấp. Để nâng cao giá trị sử dụng của vỏ sò, dựa trên những kiến thức thu được trong quá trình thực hiện một đề tài cấp nhà nước trước đây về hydroxyapatite (HA) và các kinh nghiệm tích lũy được từ hoạt động sản xuất HA quy mô nhỏ, từ nhu cầu thực tế của thị trường trong nước về thực phẩm bổ sung canxi, Viện Hóa học đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất HA từ vỏ sò ở quy mô pilot và đề xuất các hướng ứng dụng”. Mục tiêu của đề tài là xây dựng được quy trình sản xuất HA từ vỏ sò ở quy mô pilot và sản phẩm HA thu được theo quy trình này đạt chất lượng dùng làm thực phẩm bổ sung canxi, thuốc chữa bệnh loãng xương. Kết quả của đề tài vừa được Sở khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu vào ngày 16/12 vừa qua.

Điều kiện nung vỏ sò để chế tạo HANhững năm gần đây, HA đã thu hút được sự

chú ý của nhiều nhà nghiên cứu vật liệu nano và vật liệu y sinh trong và ngoài nước nhờ hoạt tính và độ tương thích sinh học cao với cơ thể. Vật

liệu HA có thể được tổng hợp từ hóa chất hoặc từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như xương động vật, san hô, vỏ sò, và vỏ trứng.

Việc nghiên cứu tổng hợp vật liệu HA ở các dạng khác nhau cũng đã bắt đầu được quan tâm chú ý tại Việt Nam trong khoảng mười năm gần đây và ngày càng phát triển. Các đề tài nghiên cứu đều sử dụng nguyên liệu đầu là các hóa chất cơ bản chứa canxi và photpho, chưa tận dụng được nguồn nguyên liệu canxi tự nhiên sẵn có của Việt Nam. Tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tập trung nghiên cứu tổng hợp HA dạng bột hướng đến ứng dụng làm thực phẩm bổ sung canxi.

Nguyên liệu canxi dùng cho phản ứng tổng hợp HA là vỏ sò khai thác từ đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Các hóa chất khác dùng trong các thí nghiệm khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành HA quy mô thí nghiệm như H3PO4, Ca3(PO4)2, CaHPO4, etanol... là hóa chất tinh khiết p.a của Merck. Axít H3PO4 dùng trong quá trình sản xuất thử và sản xuất là axit tinh khiết phân tích của Trung Quốc.

Vỏ sò lấy từ đầm Lập An vào tháng 9/2014 được đựng trong thùng xốp vận chuyển về Viện Hoá học và được phơi khô trong không khí. Tiếp theo, để vỏ sò trên rây có kích thước lỗ 1cm và rửa sơ bộ vỏ sò với nước máy, nhặt bỏ các viên sỏi đá to. Để khô vỏ sò trong không khí, sau đó phân loại sơ bộ vỏ sò theo các nhóm loài khác nhau và theo đặc điểm bề mặt. Sau đó, vỏ sò khô được giã bằng cối đồng, rây trên rây kích thước lỗ 0,2mm để phân tích thành phân hóa học. Phân tích thành phần pha, hàm lượng canxi, hàm lượng mất khi nung, cặn không tan trong axit và hàm lượng kim loại nặng trong vỏ sò rửa sơ bộ.

Quan sát cảm quan, phân tích hàm lượng cặn không tan trong axit HNO3 của các mẫu vỏ sò thu được từ các kỹ thuật làm sạch đất cát khác nhau để lựa chọn kỹ thuật làm sạch vỏ sò phù hợp.

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT

HYDROXYAPATITETỪ VỎ SÒ

Ở QUY MÔ PILOT VÀ ĐỀ XUẤTCÁC HƯỚNGỨNG DỤNG

Page 42: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

42 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Điều kiện nung vỏ sò phù hợp được nghiên cứu bằng phương pháp phân hủy nhiệt trên thiết bị phân tích nhiệt trọng lượng, mẫu được đặt trong chén oxit nhôm. Khối lượng mẫu thí nghiệm khoảng 10 đến 20mg. Mẫu được nung tới 1.000oC với tốc độ gia nhiệt 10oC trong khí quyển không khí. Khí quyển không khí được dùng trong phân tích nhiệt để đảm bảo điều kiện nung tương tự khi nung mẫu ở quy mô thí nghiệm và nung vỏ sò lượng lớn để sản xuất HA ở quy mô pilot.

Ngoài ra, vỏ sò được nung trong lò điện tại một số mức nhiệt độ khác nhau, với khối lượng mẫu nung lớn hơn, khoảng 500g/mẻ. Khi lò đạt đến nhiệt độ cần khảo sát, nhiệt độ đó được duy trì trong cùng một khoảng thời gian là 3 giờ. Hàm lượng mất khi nung (MKN) được đo đạc để xác định nhiệt độ nung tối ưu, đảm bảo sự phân hủy của CaCO3 đã diễn ra hoàn toàn.

Các nhiệt độ nung được khảo sát từ 800oC đến 1.000oC.

Sau khi xác định được nhiệt độ nung tối ưu, vỏ sò được nung tại nhiệt độ này trong các khoảng thời gian lần lượt là 0,5 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ và 6 giờ. Lượng mẫu sử dụng là 500g vỏ sò/lượt nung. Tính làm lượng MKN của vỏ sò sau nung để xác định điều kiện nung phù hợp cho mục đích sản xuất HA.

Hoàn thiện quy trình sản xuất HA quy mô pilotQuy trình sản xuất HA từ vỏ sò 5kg/mẻ được

xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu quy mô thí nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng, điều kiện tối ưu cho sự hình thành sản phẩm HA. Các yếu tố công nghệ trong quy trình là kết quả kết hợp giữa nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu sản xuất HA trong nước và trên thế giới và kết quả ghi nhận được từ các thí nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến

Lấy mẫu vỏ sò cùng cán bộ địa phương

Thí nghiệm làm sạch đất cát, chất hữu cơ trên vỏ sò

Page 43: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

43BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

thực tế, từ quy mô thí nghiệm nhỏ lẻ cỡ vài gram sản phẩm/mẻ đến quy mô sản xuất vài kg/mẻ sẽ có những vấn đề phát sinh. Các vấn đề phát sinh này không phải lúc nào cũng lường trước được mà phải qua thực tế sản xuất mới nhận thấy sự nảy sinh vấn đề và cũng phải qua thực tế mới có biện pháp xử lý, cải tiến công nghệ, hoàn thiện quy trình.

Xét về kinh nghiệm, việc sản xuất HA từ vỏ sò bằng phương pháp kết tủa sẽ có bản chất tương tự như quy trình sản xuất đang được triển khai tại phòng Hóa Vô cơ, Viện Hóa học. Với phản ứng pha rắn, cần có thêm các thí nghiệm lặp lại các chu kỳ nung-nghiền và đo đạc kiểm tra sự chuyển hóa toàn bộ khối nguyên liệu phản ứng thành HA. Do vậy, nếu lựa chọn phương pháp kết tủa để triển khai ở quy mô 5kg/mẻ sẽ thuận lợi hơn phương pháp pha rắn. Cụ thể là giảm được thời gian nghiên cứu, hiệu chỉnh quy trình sản xuất quy mô pilot; giảm chi phí đầu tư thiết bị cho đề tài nhờ việc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có.

Xét về khía cạnh đa dạng hoá sản phẩm, phương pháp kết tủa có thể thu được sản phẩm HA dạng huyền phù (sau giai đoạn kết tủa) hoặc bột ướt (sau giai đoạn lọc bỏ dung môi nước). Nếu có thể xác định được điều kiện bảo quản thích hợp thì các dạng sản phẩm HA này rất thuận lợi cho các bước chế biến sản phẩm chứa canxi tiếp theo. Từ các nhận xét trên, đơn vị chủ trì quyết định lựa chọn phương pháp kết tủa hóa học vỏ sò nung với H3PO4 để nâng quy mô sản xuất HA từ vỏ sò từ quy mô thí nghiệm lên quy mô pilot 5kg/mẻ.

Trong quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng, sản phẩm HA thu được ở mẻ đầu tiên được phân tích bằng các phương pháp XRD, EDX, SEM cho thấy sản phẩm thu được là canxi hydroxyapatit kích thước vài chục nanomet. Quy trình công nghệ đề xuất có tính hiệu quả cao. Sản phẩm HA sản xuất theo quy trình đã được phân tích cho thấy sản phẩm thu được đạt chỉ tiêu theo yêu cầu. Từ đó,

quy trình đã được áp dụng để sản xuất tiếp hai mẻ HA quy mô 5kg/mẻ.

Quy trình công nghệ trên được bổ sung một số quy tắc về an toàn lao động, môi trường làm việc và xử lý môi trường để đảm bảo sức khỏe của người lao động và độ bền của thiết bị. Từ đây, xây dựng được quy trình hoàn thiện để sản xuất HA từ vỏ sò quy mô 5 kg/mẻ có chất lượng ổn định.

Quy trình công nghệ trên được bổ sung một số quy tắc về an toàn lao động, môi trường làm việc và xử lý môi trường để đảm bảo sức khỏe của người lao động và độ bền của thiết bị. Từ đây, xây dựng được quy trình hoàn thiện để sản xuất HA từ vỏ sò quy mô 5kg/mẻ, có hiệu quả kinh tế cao.

Theo đánh giá của các thành viên hội đồng nghiệm thu thì nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình xử lý vỏ sò phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất canxi hydroxyapatit; nghiên cứu tổng hợp HA từ vỏ sò bằng phương pháp kết tủa với axit H3PO4; đã nghiên cứu tổng hợp HA bằng phản ứng pha rắn giữa vỏ sò hoặc vỏ sò nung với Ca3(PO4)2 và CaHPO4; xác định được điều kiện phản ứng pha rắn phù hợp để tổng hợp HA từ vỏ sò và vỏ sò nung. Đặc biệt là đã xây dựng được quy trình sản xuất HA từ vỏ sò Lăng Cô ở quy mô pilot 5kg/mẻ theo phương pháp kết tủa hóa học. Quy trình đơn giản, dễ áp dụng thực tiễn và dễ nâng quy mô. Quy trình sản xuất HA từ vỏ sò có hiệu quả kinh tế cao hơn từ hóa chất cơ bản.

Từ kết quả của đề tài, thì việc sử dụng nguyên liệu vỏ sò sẽ giúp tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, và sử dụng lao động trong nước thay vì nhập khẩu hóa chất của nước ngoài. Việc triển khai ứng dụng quy trình sản xuất HA làm thực phẩm bổ sung canxi sẽ góp phần giảm bớt lượng thực phẩm, dược phẩm bổ sung canxi nhập khẩu đồng thời góp phần tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Vỹ Khang

Page 44: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

44 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Trong thời gian qua, tình hình mưa, lũ ở thành phố Huế nói

riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung diễn biến phức tạp. Chỉ trong một thời gian ngắn (2 tháng cuối năm 2016) đã liên tiếp xảy ra nhiều đợt mưa lớn, gây ngập úng, lũ lụt ở trên địa bàn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Lũ lụt không phải là vấn đề xa lạ với người dân Huế, những lũ lớn, lũ kép xảy ra trên diện rộng kéo dài gần cả tháng đã khiến nhiều người bất ngờ. Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Huế đã luôn chủ động, túc trực mưa lũ 24/24 giờ; thường xuyên theo dõi tin tức từ trung ương, khu vực và của tỉnh… để nắm bắt tình hình biến động phức tạp của thời tiết, mưa lũ.

Để cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành nhanh nhất trong việc thông báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Huế đã áp dụng và khai thác hệ thống thông báo nhắn tin và website thông tin để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành PCTT&TKCN. Đây là sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ cấp thành phố: “Xây dựng hệ thống nhắn tin và website thông tin phục vụ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Huế”.

Theo đó, khi nhận công điện khẩn hay bản tin dự báo thời tiết, thông tin được đăng tải trên phân hệ thông tin điều hành của Ban chỉ huy; đồng thời sử dụng hệ thống tổng đài tin nhắn gửi tin nhắn tức thời nội dung chỉ đạo đến các đơn vị để triển khai thực hiện. Các nhóm thường xuyên phải tiếp

nhận và triển khai các phương án từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Huế gồm: nhóm 27 phường, nhóm trường mầm non, nhóm trường tiểu học, nhóm trường trung học cơ sở, nhóm các phòng ban và nhóm ban chỉ huy (gồm hơn 200 thành viên).

Nếu trước đây dùng phương pháp “thủ công” là gọi điện thoại trực tiếp đến từng người thì mất nhiều tiếng đồng hồ-rất tốn kém công sức, kinh phí và sẽ không kịp thời ứng biến. Giờ đây bằng cách áp dụng hệ thống tổng đài tin nhắn thì công việc đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều: chỉ soạn nội dung tin nhắn, chọn các nhóm cần gửi và sau trong vòng 5 phút nội dung tin nhắn sẽ chuyển đến tất cả thành viên. Cũng nhờ áp dụng hiệu quả phương pháp này mà công tác thông báo cho các cháu nghỉ học trong những ngày mưa lũ đã giúp ích rất nhiều cho phụ huynh, học sinh và nhà trường; các UBND phường, các phòng ban cũng

THÀNH PHỐ HUẾ ÁP DỤNG HỆ THỐNG NHẮN TIN VÀ WEBSITE THÔNG TIN ĐIỀU HÀNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Người dân thường xuyên phải sống chung với mưa lũ

Page 45: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

45BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Hình ảnh thực tế từ sản phẩm của đề tài trong đợt “lũ kép” tháng 12 vừa qua (đã thông báo, nhắn tin: 14 tin nhắn cho hơn 200 thành viên; chức năng nhận phản hồi

tin nhắn từ các thành viên)

quả của đề tài còn xây dựng một website phục vụ điều hành về thiên tai cũng như công tác tìm kiếm cứu nạn. Hiện tại website này đã được tích hợp vào trong cổng thông tin thành phố để thông tin phong phú, nhanh nhạy hơn như công điện khẩn, thông báo.

Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài đã tham mưu cho thành phố Huế ban hành

Quy chế quản lý, vận hành hệ thống. Với hệ thống được thiết kế dễ dàng mở rộng và có khả năng phổ biến, áp dụng cho nhiều lĩnh vực, dự kiến trong thời gian đến, nhóm thực hiện đề tài sẽ đề xuất áp dụng hệ thống này cho các phòng ban thường xuyên phải thông báo khẩn, tức thời cho nhiều đối tượng như phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Công viên cây xanh, Công ty HEPCO…

Kế hoạch trong một tương lai không xa thành phố Huế sẽ tiến đến thành phố thông minh thì việc triển khai ứng dụng những mô hình như hệ thống nhắn tin và website thông tin PCTT&TKCN là một tiền đề tốt, vừa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý điều hành vừa giảm thiểu các chi phí như cách làm thô sơ truyền thống trước đây.

Phòng Kinh tế thành phố Huế

đã nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất và chủ động trong công tác đối phó, phòng chống thiên tai, góp phần vào giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trong đợt mưa lũ vừa qua, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Huế đã gửi 14 tin nhắn để chỉ đạo, điều hành đến tất cả các thành viên liên quan.

Như vậy, bước đầu việc áp dụng kết quả của đề tài vào thực tế đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Nguyên lý vận hành của hệ thống này khá đơn giản, khi nhận được thông báo khẩn từ phía lãnh đạo, người quản trị viên sẽ soạn tin nhắn sau đó tích chọn những nhóm hoặc số điện thoại cần gửi đến cuối cùng là bấm gửi đi. Một điều khá hay của hệ thống này với chức năng gửi/nhận tin nhắn hai chiều; hệ thống tổng đài tin nhắn có thể tiếp nhận các phản hồi từ người nhận tin; tiếp nhận báo cáo nhanh tình hình qua tổng đài tin nhắn; từ đó người quản trị viên có thể tập hợp tình hình và báo cáo nhanh với các cấp liên quan. Ngoài ra, kết

Page 46: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

46 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Lĩnh vực cơ chế chính sách1. Ban hành hai Nghị quyết liên quan hoạt

động KH&CN- Nghị quyết thứ nhất: Hội nghị lần thứ tư Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, Nghị quyết khẳng định: Ưu tiên phát triển và chuyển giao KH&CN, nhất là KH&CN hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển và chuyển giao KH&CN. Thực hiện cơ chế đối ứng hợp tác công-tư để doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển…

- Nghị quyết thứ hai: Ngày 2/11/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 về Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015-2020, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo. Nghị quyết nêu rõ: Năm 2017, rà soát để đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo; đề xuất giải pháp nâng cao

vai trò quản lý nhà nước đủ mạnh để quản lý về cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; tăng cường năng lực chế tạo của các doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo cơ chế để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giao công nghệ, triển khai hoạt động thiết kế và chế tạo tại Việt Nam, giảm gia công, lắp ráp và sử dụng nhiều lao động…

2. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia”. Mục tiêu của Đề án: Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đến năm 2025 hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển

SỰ KIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆVIỆT NAM NỔI BẬT NĂM 201610

Ngày 27/12, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm 2016. Đây là năm thứ 11, sự kiện

này được tổ chức. Cuộc bình chọn nhằm động viên và ghi nhận cống hiến của các nhà khoa học qua từng năm đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 47: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

47BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua sắm và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực Khoa học tự nhiên3. Lần đầu tiên trao tặng “Giải thưởng Trần

Đại Nghĩa”.Ngày 11/9/2016, Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ nhất. Giải thưởng nhằm tôn vinh tác giả của các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã triển khai ứng dụng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ tôn vinh nhà khoa học, công trình nghiên cứu mà còn khơi dậy tinh thần khoa học trong giới trẻ để nhiều nhà khoa học trẻ tiếp tục dấn thân trên con đường nghiên cứu khoa học.

Lĩnh vực Khoa học xã hội nhân văn4. Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt

Nam học lần thứ 5Từ ngày 15 đến 16/12/2016 Hội thảo khoa

học quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, với chủ đề “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”, do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp các bộ, ngành và trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam tổ chức. Hội thảo tập trung vào sáu nhóm lĩnh vực chuyên môn về các vấn đề: ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế; nguồn lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri thức và công nghệ; kinh tế và sinh kế; biến đổi khí hậu. Các kết quả về chuyên môn chuyên sâu được báo cáo tại hội thảo lần này, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về chính mình, qua đó sẽ có những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam.

5. Phát hiện di tích thời đại đá cũ ở An Khê-Gia Lai

Cuối năm 2014, 5 di tích thời đại Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai lần đầu được phát hiện; sau hai lần khai quật trong hai năm 2015 và 2016, di tích Gò Đá phát lộ tầng văn hóa nằm dưới lớp đất canh tác và trên lớp sinh thổ, dày trung bình từ 10-25cm và lớp văn hóa ở đây được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Năm 2016, các nhà khảo cổ học đã khảo sát một số di tích như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn, phát hiện thêm di tích Rộc Nếp. Việc phát hiện hệ thống các di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê là bằng chứng khẳng định, vùng đồi gò, thung lũng bồn địa An Khê ở thượng du sông Ba thuộc dạng hình chuyển tiếp từ cao nguyên xuống vùng đồng bằng, từ rất sớm đã là địa bàn sinh sống của Người vượn đứng thẳng, giai đoạn bình minh của lịch sử nhân loại. Đây là dấu tích sớm nhất của loài người không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông-Nam Á. Đây cũng là những tư liệu quý giá cho công cuộc nghiên cứu, biên soạn lịch sử nước nhà thời kỳ tối cổ nói chung.

Lĩnh vực Nghiên cứu-Ứng dụng6. Các chương trình KH&CN trọng điểm

cấp nhà nước trong giai đoạn 2011-2015 đang góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hệ thống 15 chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước được triển khai trong giai đoạn 2011-2015 bao gồm 10 chương trình thuộc lĩnh vực KH&CN và 5 chương trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Kết quả của các chương trình đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nông-lâm sản thông qua việc tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đã hỗ trợ ươm tạo thành công 8 doanh nghiệp KH&CN, giúp thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các chương trình; góp phần làm rõ nhiều luận cứ khoa học và có sức thuyết phục trong việc: Đổi mới hệ thống chính trị, thực hành

Page 48: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

48 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

dân chủ và xây dựng Đảng cầm quyền; bổ sung đường lối chính sách về an sinh xã hội, vấn đề việc làm; quản lý phát triển xã hội; mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về văn hóa và con người, đưa ra các quan điểm và các giải pháp kiến nghị mới về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

7. Việt Nam sản xuất thành công vắc-xin sởi-rubella

Tháng 11/2016, Bộ Y tế công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho vắc-xin phối hợp sởi-rubella (MR) do Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) sản xuất. Đây là vắc-xin MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào là một trong 25 quốc gia sản xuất được vắc-xin trên thế giới và là nước thứ tư tại châu Á có thể sản xuất vắc-xin MR sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong thời gian tới, POLYVAC sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan đến cấp phép lưu hành sản phẩm, để có thể cung cấp vắc-xin MR cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam dự kiến từ năm 2017.

8. Bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ áp dụng cho ngành chọn tạo giống lúa, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam

Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã hoàn thiện quy trình, phương pháp xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ; tổ chức triển khai xây dựng cho một số ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, trong đó có lĩnh vực chọn tạo giống lúa và sản xuất lúa gạo; nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần chống chịu mặn-hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Bản đồ công nghệ là một bộ tài liệu cung cấp nhiều thông tin liên quan thị trường, liên quan công nghệ và liên quan đến sản phẩm. Xây dựng bản đồ công nghệ là một cách tiếp cận phù hợp

trong việc đánh giá toàn diện và khách quan hiện trạng, năng lực công nghệ trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, cụ thể ở đây là chọn tạo và sản xuất giống lúa trong nông nghiệp.

9. Sản xuất thành công máy Plasma lạnhSau bốn năm nghiên cứu và thử nghiệm, TS Đỗ

Hoàng Tùng cùng các cộng sự đã sáng chế thành công máy phát tia plasma lạnh có tên PlasmaMed ứng dụng công nghệ hồ quang trượt. Sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, máy PlasmaMed của nhóm nghiên cứu đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế. Bộ KH&CN đã cấp bằng sáng chế cho TS Đỗ Hoàng Tùng và các cộng sự.

Lĩnh vực tôn vinh nhà khoa học10. Năm người Việt Nam thuộc nhóm các

nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giớiTheo công bố của Thomson Reuters (tổ chức

hàng đầu thế giới về thông tin tri thức), năm 2016 có 5 người Việt lọt vào tốp 3.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Mỗi công bố của các nhà khoa học được xếp hạng trong tốp 1% được tính theo sự phân bố của chỉ số ESI trong từng lĩnh vực và theo năm của công bố.

Thomson Reuters ghi nhận 5 nhà khoa học người Việt lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016, trong đó duy nhất PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng (lĩnh vực khoa học máy tính) là nhà nghiên cứu có địa chỉ liên hệ ở Việt Nam. Ông cùng với GS. TS Nguyễn Sơn Bình là hai nhà khoa học người Việt ba năm liên tiếp lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới 2014, 2015, 2016. Ba nhà khoa học Việt Nam cùng đứng tên danh sách nói trên là: GS. TS Nguyễn Thục Quyên; GS. TS Võ Văn Ánh; TS Trần Phan Lam Sơn.

Ban biên tập

Page 49: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

49BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Trong thời gian qua, công tác phát triển tiềm lực khoa học quân sự ở Bộ Chỉ huy quân

sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển nhất định, góp phần quan trọng trong hoạt động quản lý và tổ chức xây dựng quân đội chiến đấu của đơn vị.

Trong năm 2016, Hội đồng KH&CN của Bộ CHQS tỉnh đã xét duyệt 17 đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở. Trong đó có 13 đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được Quân khu xét duyệt, xếp loại đưa vào danh mục đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Quân khu 4.

Hoạt động nghiên cứu-ứng dụng được Bộ CHQS thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Trong năm, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Ban Khoa học Quân sự đăng ký thực hiện 01 đề tài cấp Quân khu “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trợ lý cấp huyện, thị, thành trên địa bàn Quân khu 4” (thực hiện trong 02 năm 2016-2017). Ngoài ra, Bộ CHQS tỉnh cũng đã tích cực đăng ký nhiệm vụ KH&CN năm 2017 với Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có đăng ký 01 đề tài: “Nghiên cứu xây dựng ứng dụng hệ thống chỉ huy điều hành thống nhất UCOM”, đang trong thời gian xét duyệt thông qua.

Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, trong năm 2016, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Giáo dục Quốc phòng nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Huế” và Trường Quân sự tỉnh với nhiệm vụ nghiên

cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng chức sắc Thiên Chúa giáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Công tác thông tin, thống kê KH&CN cũng được Bộ CHQS đảm bảo. Trong năm 2016 đã cử cán bộ tham gia lớp tập huấn cấp Bộ, do Cục Công nghệ thông tin-Bộ Tổng Tham mưu tổ chức ở Đà Nẵng. Phát hành 04 ấn phẩm Khoa học Quân sự Quốc phòng, địa phương với nội dung bao gồm các bài viết nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quân sự, quốc phòng, phổ biến vũ khí công nghệ quân sự hiện đại… 01 bài báo về Biến đổi khí hậu và chính sách về biến đổi khí hậu của Đảng và Nhà nước ta. Ba sáng chế, giải pháp hữu ích cũng đã được công bố bao gồm: Hệ thống tháo cắt vỏ nhựa đạn cối do Kho vũ khí-Phòng kỹ thuật là tác giả. Hệ thống giúp tháo các vỏ nhựa dày 1 cách nhanh chóng; Mô hình bảng huấn luyện thống nhất điểm ngắn bắn của Đại đội 594-Phòng Tham mưu dùng trong huấn luyện lấy điểm ngắm bắn của các hệ thống phòng không; Biển báo bia điện tử dùng cho bắn đạn thật của Trường Cao đẳng nghề 23 dùng cảm ứng để báo điểm vị trí đạn bắn.

Nhìn chung, trong năm 2016, Bộ CHQS tỉnh đã có những bước phát triển nổi bật về công tác nghiên cứu và quản lý khoa học. Ngoài chức năng thực hiện công tác quản lý về mặt KH&CN của đơn vị trực thuộc, Bộ CHQS tỉnh cũng đã chủ động trong việc triển khai nghiên cứu và đăng ký mới các đề tài; công tác triển khai nghiên cứu khoa học đạt được nhiều thuận lợi, kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cũng như quản lý KH&CN đạt kết quả tốt, đúng tiến độ đề ra.

Đình Phong

GHI NHẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2016 CỦA BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 50: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

50 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Ngày 24/12, Ban tổ chức Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ (KH&CN)

tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng cho 59 công trình sáng tạo KH&CN xuất sắc năm 2016.

Năm nay, Ban tổ chức Giải thưởng Sáng tạo KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được 68 công trình tiêu biểu của hơn 140 nhà khoa học tham gia trên 07 lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực y dược có 19 công trình; lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống 13 công trình; khoa học và xã hội nhân văn 13 công trình; công nghệ vật liệu 06 công trình; cơ khí và tự động hóa 06 công trình; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông 05 công trình; lĩnh vực công nghệ nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng năng lượng mới 06 công trình.

Các đơn vị có nhiều công trình, đề tài tham gia như Bệnh viện Trung ương Huế (14 đề tài), Trường Đại học Khoa học (11 đề tài), Trường Đại học Nông lâm Huế (09 đề tài); đặc biệt, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã có nhiều đề tài tham gia chất lượng, có tính ứng dụng rộng rãi.

Sau khi xét chọn, Ban tổ chức đã quyết định trao giải cho 59 công trình xuất sắc. Trong đó, có 09 giải nhất, 15 giải nhì, 18 giải ba, 17 giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức đã chọn được 33/59 công trình xuất sắc tham gia Giải thưởng toàn quốc 2016.

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, nhấn mạnh, Giải thưởng Sáng tạo KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức 2 năm một lần nhằm phát huy sự

sáng tạo và sự tìm tòi, nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng thời đưa các công trình nghiên cứu vào phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Kết quả của giải lần này, một lần nữa khẳng định tiềm năng nghiên cứu và sức sáng tạo KH&CN của đội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định, những công trình được giải thưởng cần được xây dựng thành những dự án sản xuất, dự án khởi nghiệp sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi từ hành lang pháp lý, các cơ chế chính sách để các trường, viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp đưa các công trình này được triển khai vào sản xuất và thương mại hóa. Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khoa học, các trường và các doanh nghiệp để đưa các công trình nghiên cứu đi vào thực tiễn sản xuất; đồng thời xây dựng môi trường ươm tạo, thành lập các nhóm dự án khởi nghiệp cũng như hỗ trợ và đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp để KH&CN thực sự là động lực phát triển của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.

Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho các tác giả, tác nhóm tác giả và phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII.

PV

59 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNGSÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NĂM 2016

Page 51: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

51BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Ngày 31/10/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 157/KH-

UBND thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

Kế hoạch nêu rõ: giai đoạn 2016-2020 cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp. Tổ chức tuyên truyền về SXSH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đăng tin, xây dựng các chuyên mục, diễn đàn về sản xuất sạch hơn trên Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế và các trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… nhằm nâng cao nhận thức về SXSH và bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, các tổ chức quần chúng và cộng đồng dân cư. Song song đó là tổ chức hội thảo, tập huấn, hội nghị phổ biến kiến thức về SXSH trong công nghiệp; áp dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường tại địa phương, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp, điều tra thu thập số liệu về SXSH trong công nghiệp: về công nghệ sử dụng, vấn đề ô nhiễm môi trường… trong quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp để đánh giá thực trạng và có giải pháp phù hợp.

Thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp để nâng cao năng lực chủ động nghiên cứu, áp dụng SXSH của cơ sở sản xuất công nghiệp, xây dựng, phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng SXSH cho các ngành nghề sản xuất, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên địa bàn tỉnh; hỗ

trợ cho cơ sở áp dụng SXSH trong công nghiệp từ ngân sách tỉnh Xây dựng mạng lưới triển khai, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh, xây dựng và vận hành chuyên mục về SXSH trong công nghiệp, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp; tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết

Theo kế hoạch, giải pháp về khoa học và công nghệ, cần khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất. Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường đẩy mạnh thực hiện chương trình SXSH trong công nghiệp. Tăng cường hướng dẫn các cơ sở thực hiện các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Đối với các cơ sở mới thành lập phải thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường và cam kết xử lý chất thải, đối với các cơ sở đang hoạt động phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các doanh nghiệp sai phạm, đồng thời yêu cầu các cơ sở có phương án, tiến độ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều tra, rà soát đánh giá các cơ sở sản xuất công nghiệp về thực trạng công nghệ, tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.

Võ Minh

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Page 52: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

52 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Ngày 12/12, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học

“Chủ quyền Việt Nam trong lịch sử”. Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu lịch sử trong cả nước và đại diện các sở, ngành liên quan của tỉnh. PGS.TS Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự và chủ trì buổi hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS. Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: Trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, đó là năm 1816, vua Gia Long cử thủy quân ra cắm cờ ở quần đảo Hoàng Sa; đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam, khẳng định chủ quyền biển đảo về phương diện Nhà nước của triều đình nhà Nguyễn. Hai trăm năm qua, chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều biến động, nhưng hai quần đảo này vẫn không thay đổi, triều đại nhà Nguyễn đã có công lớn trong việc thực thi và xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Vì vậy, Hội thảo được tổ chức lần này nhằm cung cấp những thông tin có giá trị về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo của các nhà nghiên cứu lịch sử trong cả nước; đồng thời phản bác các lập luận và hành động sai trái của một số nước cố tình xuyên tạc, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại hội thảo, có 6 trong tổng số 27 bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lịch sử về chủ quyền biển đảo được trình bày, tập trung vào các chủ đề: Vấn đề chủ quyền lịch sử; Về sự hiện diện các thế lực nước ngoài, phản bác luận điểm xuyên tạc và sai trái lịch sử về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại

Hoàng Sa và Trường Sa; Về chủ quyền biển đảo đối với nhân dân các tỉnh miền Trung.

Các bài nghiên cứu đã được các tác giả dày công sưu tầm ở các nguồn tư liệu lưu trữ thời thuộc địa, thời Việt Nam Cộng hòa, tài liệu lưu trữ nước ngoài của Nhật Bản, hệ thống bản đồ cổ của Trung Quốc và phương Tây để chứng minh về chủ quyền biển đảo, góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt, một số các tác giả đã có sự khảo sát thực địa ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, đây là những vùng đất được sử sách nhắc nhiều về việc người dân tham gia khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời Tây Sơn và triều đại nhà Nguyễn. Trong đó, nổi bật là Quảng Ngãi với đảo Lý Sơn, quê hương của hải đội Hoàng Sa hoạt động từ thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và đầu triều Nguyễn đã thu được nhiều tư liệu quý từ nhân dân địa phương cung cấp. Qua đó, làm sâu sắc thêm những luận cứ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung thảo luận thêm về vai trò, trách nhiệm của chính quyền Việt Nam qua các thời kỳ trong việc khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đóng góp của nhân dân, các địa phương, các ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo qua các thời kỳ. Vị trí, chiến lược của biển Đông và yếu tố nước ngoài xâm phạm, bài học từ quá khứ. Giải pháp đấu tranh để khôi phục chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của biển đảo hiện nay.

VM

HỘI THẢO KHOA HỌC“CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ”

Page 53: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

53BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Đó là sản phẩm của anh Dương

Duy Thế Tài, Tổ trưởng Tổ bảo trì của Công ty TNHH MSV Huế. Nhìn vào hai chiếc máy kiểm vải của Công ty TNHH MSV Huế, phải tinh ý mới phát hiện ra sự khác nhau. Một máy là “made in Japan” và một máy là sản phẩm của công nhân tổ bảo trì chế tạo. “Hình dáng, công suất như nhau, chỉ khác đôi chút về trục cuốn. Đó là sản phẩm sáng tạo của những công nhân vững tay nghề, say mê công việc”. Ông Trần Đình Hòa, Chủ tịch Công đoàn cơ sở MSV-Khu Công nghiệp Phú Bài nói.

Dương Duy Thế Tài, Tổ trưởng Tổ bảo trì của Công ty tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật cơ khí Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, gắn bó với việc bảo trì tại Công ty MSV Huế 4 năm qua. Trong quá trình vận hành và sửa chữa máy móc, anh Tài thấy máy kiểm vải nhập từ Nhật có giá khá đắt, hơn 250 triệu đồng/cái; bên cạnh đó, trục cuốn vải của máy hình lục giác nên khi vận hành, máy rùng rùng không êm. Từ đó, Tài mày mò nghiên cứu chiếc máy, lên bản vẽ các chi tiết mạch điện, rồi đặt làm gia công trục cuốn, bánh răng quay, mua mô tơ tự lắp ráp. Điểm cải tiến trong chiếc máy kiểm vải made in MSV là trục cuốn vải bằng inox hình tròn. Bộ khung của máy do anh em trong tổ bảo trì gò hàn.

Sau hơn một tháng triển khai thực hiện với tổng số kinh phí là 70 triệu đồng, ngày đưa máy vào vận hành chính thức, anh em trong tổ bảo trì

vừa mừng, vừa lo. Nỗi vui mừng vỡ òa khi máy chạy êm hơn, khắc phục được nhược điểm rùng rùng của máy nhập khẩu, lại tiết kiệm cho Công ty khoảng 180 triệu đồng. Trong tiếng máy đều nhịp của xưởng may, Dương Duy Thế Tài bày tỏ: “Máy kiểm vải này đang phải cần 2 công nhân ngồi 2 bên máy để bấm biên vải, nhằm khắc phục việc vải go lại khi đưa vào hấp, sấy trước khi cắt. Anh em chúng tôi đang nghiên cứu để “chế” thêm hai chiếc kéo tự động, lúc đó, máy sẽ tự cắt biên, giảm nhân công, nâng cao hiệu suất công việc”.

Dương Duy Thế Tài là một trong những công nhân được đeo dây thẻ nhân viên màu xanh-vàng của công ty MSV-màu dây thẻ đánh dấu các công nhân ưu tú của doanh nghiệp này. Đây là một vinh dự, một niềm tự hào nhưng cũng đặt cho người công nhân này thêm trách nhiệm không ngừng sáng tạo và tận tụy với công việc của mình.

PV (theo Báo Thừa Thiên Huế)

SÁNG CHẾ MÁY KIỂM VẢI

Sáng chế máy kiểm vải của Công ty TNHH MSV Huế

Page 54: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

54 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Trước tình trạng mất nguồn phóng xạ ở nhiều nơi, tiềm ẩn nguy cơ xấu tới đời

sống người dân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt hàng Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì thiết kế chế tạo hệ thống giám sát nguồn phóng xạ từ tháng 10/2014.

Sau hai năm thực hiện, nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực”, tạo ra sản phẩm là hệ thống quản lý và giám sát nguồn phóng xạ di động (BKRAD). Thiết bị giám sát của Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ giúp kiểm soát và quản lý nguồn phóng xạ, đặc biệt là loại di động ngoài hiện trường.

Với chức năng cảm biến-truyền thông-cảnh báo, hệ thống BKRAD giúp người dùng giám sát từ xa nhanh nhất về vị trí cũng như trạng thái hoạt động của nguồn phóng xạ. Việc giám sát có thể thực hiện qua Internet hoặc điện thoại thông minh.

Khi nguồn phóng xạ hoạt động hoặc di chuyển, BKRAD sẽ gửi dữ liệu trực tuyến về trung tâm theo dõi với chu kỳ 30 giây/lần. Nếu nguồn phóng xạ không hoạt động, BKRAD sẽ tự động chuyển về chế độ tiết kiệm năng lượng và gửi dữ liệu 60 phút/lần. Khi nguồn phóng xạ lưu kho,

BKRAD sẽ gửi dữ liệu 10 tiếng/lần. Bên cạnh đó, nó còn giúp tìm kiếm nguồn phóng xạ bị đánh cắp hoặc thất lạc. BKRAD được tích hợp nhiều công nghệ về định vị, truyền thông và cảm biến tiên tiến giám sát liên tục các nguồn phóng xạ trong các điều kiện môi trường khác nhau. Thiết bị có kết cấu cơ khí chống bụi, nước, va đập mạnh. Pin được sạc có thể sử dụng trong 7 ngày, mỗi ngày khoảng 8-10 tiếng.

Thiết bị do Đại học Bách khoa tạo ra có giá hơn 30 triệu đồng, bằng một nửa so với sản phẩm có tính năng tương đương từ nước ngoài. Nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao khi trải qua nhiều đợt thử nghiệm đều đáp ứng yêu cầu.

PV

CHẾ TẠO THIẾT BỊ GIÁM SÁT CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ DI ĐỘNG

Giao diện hệ thống BKRAD trên web

Page 55: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

55BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

“Làm khoa học là phải hướng đến cộng đồng”Đến Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Việt Nam, không khó để tìm gặp TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu. Ở đây chị được gọi với cái tên trìu mến “Thư nano”, một phần vì chị đang giữ chức Trưởng phòng Nano Y sinh, phần vì suốt quãng thời gian làm công tác nghiên cứu, chị đều dành để nghiên cứu về công nghệ nano.

Đề án này xuất phát từ ý tưởng mới là sử dụng các vật liệu kích thước nano làm phương tiện để tạo thành phức hệ Nano đa chức năng, kết hợp nhiều hoạt chất nhằm hiệp đồng tác dụng, tăng hiệu quả tác động đối với tế bào ung thư, tập trung vào vị trí khối u, tránh tác động đến tế bào lành.

Phức hệ Nano FGC: Đột phá khoa học Việt, món quà ý nghĩa dành tặng cho bệnh nhân ung thư

Với mong muốn ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sau nhiều năm nghiên cứu, TS Hà Phương Thư, cùng Viện Khoa học vật liệu đã ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC cho Công ty Dược mỹ Phẩm CVI trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội tại Techmart Hà Nội 2016 để sản xuất thành viên nang cứng CumarGold Kare, sản phẩm chuyên biệt cho Ung thư mang thương hiệu Việt.

Ngày 11/10/2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu”, đánh dấu bước phát triển mới của nền khoa học nước nhà khi chế tạo thành công hệ dẫn gồm 3 chất Curcumin, Fucoidan, Notoginseng ở kích thước nano. Điểm đột phá của Phức hệ Nano FGC là sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam: tam thất, nghệ vàng và rong biển, giúp cải thiện độ tan, bảo vệ hoạt chất khỏi những rào cản sinh học, tăng sinh khả dụng, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động”.

Curcumin (nghệ) được nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong/tảo biển nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất)

Theo TS. Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp. Do đó, việc sử dụng phức hệ Nano FGC sẽ mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ Curcumin, Fucoidan và tam thất thường.

Bước đầu, CumarGold Kare được thử nghiệm tại Học Viện Quân y trên dòng tế bào ung thư vòm họng, vú, phổi, gan và tuyến tiền liệt người cho thấy, Phức hệ NanoFGC có tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỉ lệ sống sót và tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu so với nhóm chứng.

Công nghệ nano tuy còn khá mới ở Việt Nam, nhưng đã thể hiện vai trò quan trọng trong lĩnh vực y dược học, nhằm phát triển các dược liệu quý trong nước theo phương thức hoàn toàn mới, kết tinh y dược học cổ truyền với công nghệ hiện đại.

PV

CHẾ TẠO THÀNH CÔNG SẢN PHẨM CHUYÊN BIỆT CHO UNG THƯ

Với quyết tâm chế tạo sản phẩm hỗ trợ điều trị Ung thư thương hiệu Việt từ

nguồn thảo dược trong nước để giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ gánh nặng cho bệnh nhân ung thư, TS Hà Phương Thư đã quyết định về nước sau nhiều năm nghiên cứu tại tại Viện Công nghệ Tokyo Nhật Bản và Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA của Pháp.

Page 56: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

56 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Viêm xương khớp là một tình trạng suy nhược ảnh hưởng đến ít nhất 27 triệu

người ở Hoa Kỳ, và ít nhất 12% các trường hợp viêm xương khớp bắt nguồn từ chấn thương trước đó. Thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc kháng viêm, làm giảm các cơn đau nhưng không làm dừng lại sự phá hủy sụn liên tục. Do đó, tình trạng này chỉ trở nên tệ hơn.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Washington ở St Louis cho biết họ có thể tiêm hạt nano vào khớp bị tổn thương ở chuột và ngăn chặn tình trạng viêm ngay sau chấn thương, làm giảm sự phá hủy sụn.

Tác giả của nghiên cứu cho biết có rất nhiều bệnh nhân bị viêm xương khớp, và không có cách điều trị thực sự. Ngay cả khi tiêm steroid vào khớp bị viêm, thuốc chỉ có tác dụng cho đến một vài giờ và sau đó sẽ tan sạch. Những hạt nano tồn tại trong khớp lâu hơn và giúp ngăn ngừa thoái hoá sụn.

Thông thường, bệnh nhân viêm xương khớp do mắc phải chấn thương: vỡ sụn chêm hoặc chấn thương dây chằng chéo trước ở đầu gối, bị ngã, tai nạn xe hơi hoặc các chấn thương khác. Cơ thể phản ứng tự nhiên với các chấn thương như vậy ở các khớp gây viêm nặng. Bệnh nhân thường dùng các loại thuốc như acetaminophen và ibuprofen, và khi cơn đau nặng hơn, tiêm steroid cũng có thể làm giảm đau, nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Trong nghiên cứu này, các hạt nano được tiêm ngay sau khi có chấn thương, và trong vòng 24 giờ, các hạt nano làm dịu sự viêm ở khớp. Nhưng không giống như steroid nhanh chóng tan đi, các hạt nano tồn tại trong các tế bào sụn khớp trong nhiều tuần.

Các hạt nano được sử dụng trong nghiên cứu này nhỏ hơn 10 lần so với một tế bào hồng cầu,

giúp chúng thâm nhập sâu vào mô. Các hạt mang một peptide có nguồn gốc từ một loại protein tự nhiên là melittin đã được sửa đổi để nó có thể liên kết với một phân tử gọi là ARN can thiệp nhỏ (small interfering RNA-siRNA). Các melittin mang siRNA đến khớp bị thương, can thiệp vào sự viêm trong các tế bào.

Các hạt nano được tiêm trực tiếp vào khớp, và do kích thước nhỏ, chúng dễ dàng xâm nhập vào sụn để đi tới các tế bào bị thương. Trước đây, các nhà khoa học đã đưa các hạt nano vào qua đường máu và cho thấy rằng chúng ngăn chặn viêm với viêm khớp dạng thấp. Trong nghiên cứu này, các hạt nano được tiêm tại khớp và có cơ hội để thâm nhập vào các sụn bị tổn thương.

Các hạt nano được tiêm ngay sau khi chấn thương để ngăn chặn sự phân hủy sụn mà cuối cùng dẫn đến thoái hóa khớp. Phát hiện này vẫn cần phải được nghiên cứu thêm xem nó có tác dụng được trong nhiều năm sau khi bị chấn thương hay không, khi xương khớp bị viêm và có sự mất sụn nghiêm trọng. Nhưng kết quả hiện tại cho thấy rằng các hạt nano nếu được tiêm ngay sau khi chấn thương khớp xảy ra, có thể giúp duy trì khả năng tồn tại sụn và ngăn chặn sự tiến triển viêm xương khớp.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng các hạt nano có thể hữu ích ở những bệnh nhân đã bị viêm khớp, và họ đang phát triển các thí nghiệm để kiểm tra ý tưởng đó.

PV(Nguồn: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ

Quốc gia)

THUỐC TIÊM HẠT NANO CÓ THỂ LÀ TƯƠNG LAI CỦA ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG KHỚP

Page 57: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

57BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

Những năm Dậu LỊCH SỬ

Là loài vật chăm chỉ, nhanh nhẹn, hữu ích, lại được thuần hóa từ lâu và nuôi

phổ biến trên khắp thế giới, gà liên quan mật thiết và ảnh hưởng sâu rộng tới những giá trị tinh thần của nhân loại. Đối với người Việt Nam, những năm Gà (năm Dậu) cũng là những mốc son rực rỡ, ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc.

* Năm Đinh Dậu 157, Chu Đạt lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân và Nhật Nam (miền Trung) nổi dậy đánh chiếm các quận huyện, làm lao đao chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán.

* Năm Đinh Dậu 937, tháng 12, Ngô Quyền kéo binh từ Châu Ái (Thanh Hóa) ra trị tội tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, rồi gấp rút chuẩn bị chống ngoại xâm để sau đó làm nên chiến thắng oanh liệt Bạch Đằng, đánh tan giặc Nam Hán, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

* Năm Kỷ Dậu 1009, tháng 11, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua, khai sinh triều Lý và chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Ông đại xá toàn quốc, xóa bỏ tù ngục, kiện tụng; cho phép những người có việc tranh chấp, kiện cáo được đến tận triều đình tâu bày, đích thân vua sẽ phân xử.

* Năm Kỷ Dậu 1069, tháng 3, Lý Thường Kiệt cầm binh đi dẹp giặc Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía Nam. Quân ta đại thắng, chiếm kinh đô Vijaya, bắt được vua Chế Củ cùng 50.000 quân Chiêm.

* Năm Ất Dậu 1225, tháng 11, Lý Chiêu Hoàng kết hôn rồi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, kết thúc thời Lý, lập ra triều Trần.

* Năm Tân Dậu 1261, tổ chức nhiều cuộc thi viết, tính toán và thi nghiệp vụ cho những người làm việc tại các cơ quan công quyền, y dược, tế lễ. Thực hiện chế độ tuyển quân rộng rãi cả ở cấp trung ương và địa phương.

* Năm Ất Dậu 1285, tháng 1, Thượng hoàng Thánh Tông tổ chức Hội nghị Diên Hồng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông. Suốt nửa năm tiếp theo, dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo, quân dân ta ngoan cường chống trả, đánh tan 50 vạn quân Nguyên-Mông xâm lược. Ngày 9 tháng 7, triều đình và quân đội nhà Trần trở về thủ đô Thăng Long ăn mừng chiến thắng.

* Năm Đinh Dậu 1297, tháng 3, tiến hành sâu rộng cải cách hành chính cơ sở: duyệt định dân binh các xã, đổi giáp thành hương, thay mới cơ chế quản lý và quan chức địa phương.

* Năm Ất Dậu 1405, tháng 10, triều Hồ định lại quy chế quân ngũ, chia lực lượng vũ trang thành nhiều ban, vệ, đội dưới sự điều hành chung của Đại tướng quân. Cũng năm này, tổ chức nhiều

Page 58: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

58 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

cuộc thi khoa học, văn hóa, triết luận và tích cực phòng thủ chống giặc Minh xâm lược.

* Năm Kỷ Dậu 1429, tháng 2, triều Lê ban lệnh trừng trị nghiêm khắc tệ nạn cờ bạc, rượu chè, du thủ du thực. Tháng 3, ban hành chính sách quân điền. Tháng 8, quy định thể lệ tiêu dùng và lưu thông tiền tệ.

* Năm Đinh Dậu 1477, tháng 12, ban hành chính sách lộc điền hướng dẫn việc phong tặng, ban phát ruộng đất cho quan lại và những người có công.

* Năm Tân Dậu 1621, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai sứ sang nước Chân Lạp yêu cầu cho người Việt buôn bán ở khu vực Đồng Nai. Linh mục Francesco de Pina và Cristofero Borri dịch quyển kinh thánh đầu tiên ra tiếng Việt.

* Năm Kỷ Dậu 1789, vào đúng dịp Tết, vua Quang Trung lãnh đạo quân Tây Sơn thần tốc tiến ra Bắc, lập nên chiến thắng Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa oanh liệt, đại phá 29 vạn giặc Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long, thống nhất Tổ quốc.

* Năm Đinh Dậu 1837, ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và bảo vệ giá trị lưu thông của tiền tệ, vàng bạc. Cũng năm này, triều Nguyễn cho thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Đông Nam Á và một số nước phương Tây.

* Năm Tân Dậu 1861, nhân dân Nam Bộ kiên cường đứng lên chống Pháp xâm lược với các cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Phan Văn Đạt và Lê Cao Dũng.

* Năm Ất Dậu 1885, ngày 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công giặc Pháp ở kinh thành Huế, rồi đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, phát động phong trào Cần Vương chống Pháp, được nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh mẽ.

* Năm Ất Dậu 1945, ngày 15 tháng 5, thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 13 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc phát lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 19 tháng 8, giành được chính quyền tại Hà Nội. Ngày 30 tháng 8, vua Bảo Đại thoái vị, chế

độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. Ngày 2 tháng 9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

* Năm Kỷ Dậu 1969, tháng 4, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đối với cách mạng miền Nam. Ngày 1 tháng 7, quân và dân Hà Tây bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3300 trên miền Bắc. Ngày 20 tháng 8, Chính phủ ra quyết định cải tiến và xây dựng chữ viết của các dân tộc thiểu số. Tại miền Nam, ngày 10 tháng 5, thành lập chính quyền cách mạng ở Sài Gòn-Chợ Lớn; ngày 23 tháng 5, các phong trào tiến bộ tổ chức hội nghị hiệp thương bàn việc triệu tập Đại hội Đại biểu quốc dân để cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời.

* Năm Tân Dậu 1981, ngày 27 tháng 3, bắt đầu thực thi cải cách toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông. Ngày 12 tháng 6, Chính phủ đặt Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho những công trình khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật xuất sắc.

* Năm Quý Dậu 1993, ngày 12 tháng 7, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ. Ngày 26 tháng 7, khai mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Liên hiệp các tổ chức Hòa bình, Đoàn kết, Hữu nghị của Việt Nam. Cũng năm này, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước châu Phi và châu Mỹ.

* Năm Ất Dậu 2005 này, cả nước bước vào xuân mới với sự ổn định chính trị cùng những thành tựu to lớn, chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ. Cũng năm nay, chúng ta ghi nhớ và vui mừng tiến hành nhiều lễ kỷ niệm trọng đại: 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản (3/2/1930-2005), 60 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2005), 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-2005)…

Hương Thủy

Page 59: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

59BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

1. Đinh Bộ Lĩnh (925-979 tuổi Ất Dậu) tức vua Đinh Tiên Hoàng, là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.

2. Đoàn Thị Điểm (1705-1746 tuổi Ất Dậu) là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm. Bà còn viết tập Nữ trung tùng phận gồm

1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm-Thu từ (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu). Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Ánh.

3. Nguyễn Huệ (1753 -1792 tuổi Qúi Dậu) tức vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

4. Nguyễn Du (1766 - 1820 tuổi Ất Dậu) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại

10 NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAMCẦM TINH CON GÀ

thi hào dân tộc” với tác phẩm “Truyện Kiều” được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn học Việt Nam.

5. Đặng Huy Trứ (1825 -1874 tuổi Ất Dậu) là một nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.

6. Trương Vĩnh Ký (1837-1898 tuổi Đinh Dậu) là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là “ông tổ nghề báo

Page 60: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · 2017. 1. 11. · Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Chào Xuân Đinh Dậu 2017

60 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 11-12/2016

Việt Nam”, người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo.

7. Hoài Thanh (1909 - 1982 tuổi Kỷ Dậu), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

8. Lương Thế Vinh (1441-1496 ?), còn gọi là Trạng Lường, 23 tuổi đỗ trạng nguyên đời Lê Thánh Tông. Ông được coi là nhà toán học với tác phẩm Đại thành toán pháp đặc sắc. Ông cũng chính là 1 trong 28 thành viên của Hội thơ Tao Đàn danh tiếng và để lại nhiều tác phẩm thơ văn, Phật luận, triết học giá trị.

9. Nguyễn Hoàng (1525-1613, tuổi Ất Dậu) quê Thanh Hóa, thủy tổ nhà Nguyễn, còn gọi là Chúa Tiên; là vị lãnh đạo đầu tiên của Vương triều Nhà Nguyễn (1558-1945), nghị lực, thông minh, giàu chí tiến thủ. Sau năm 1558 vào trấn thủ Thuận Quảng, cai quản dải đất miền Trung từ Quảng Bình tới Đà Nẵng. Ông được coi là người

đặt nền tảng cho công cuộc Nam tiến và tạo lập ra vương triều Nguyễn.

10. Nguyễn Trung Trực (1837-1868 tuổi Đinh Dậu), quê Long An, anh hùng kháng Pháp, ngang tàng, khẳng khái, nồng nàn yêu nước. Hưởng ứng hịch Cần Vương, chiêu mộ nhân dân, đánh phá các đồn giặc và được triều đình phong làm Lãnh binh Hà Tiên. Là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam.

Phương Hiền (tổng hợp)