BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và...

36
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2 3 4 7 10 12 16 17 21 23 24 26 28 31 32 33 34 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016 In tại: Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2016 l Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016- 2020 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế l Sở Khoa học và Công nghệ đứng thứ 2/21 sở, ban, ngành trong công tác cải cách hành chính l Đăng ký nhãn hiệu bún bò Huế: Không phát sinh rào cản trong thương mại l Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện Phú Vang 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển trong thời gian tới l Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung: “Mỏng” cả vốn lẫn người l Bèo - nậm - lọc xứ Huế: “Độc đáo” từ thương hiệu l Cổng thương mại điện tử sản phẩm Huế: Quảng bá thương hiệu sản phẩm địa phương l Phát triển du lịch gắn với nghề làm nón lá Huế l Gà tiến vua “bén duyên” trên đất Hương Xuân l Trường Đại học Nông lâm Huế bước đầu chuyển giao, nuôi thí điểm sản phẩm giống cá dìa sinh sản nhân tạo l Nhân kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2016): Thừa Thiên Huế nỗ lực khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin l Triển vọng ứng dụng hệ thống tưới tự động vào thực tế sản xuất nông nghiệp và đời sống l Giải pháp ứng dụng công nghệ 3D online của Sketchfab trên nền Google Maps phục vụ nghiên cứu bảo tồn công trình di tích l Tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen l Tám trường hợp bị từ chối nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam l Điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy l Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hòa về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ISSN 1859-0144 7/2016

Transcript of BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và...

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2

3

4

7

1012

161721

23

24

26

2831

32

33

34

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Thống kê

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố HuếĐiện thoại: 054.3849266-3825453

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016

In tại:Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế

Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 7 năm 2016

l Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016-2020 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huếl Sở Khoa học và Công nghệ đứng thứ 2/21 sở, ban, ngành trong công tác cải cách hành chínhl Đăng ký nhãn hiệu bún bò Huế: Không phát sinh rào cản trong thương mạil Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện Phú Vang 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển trong thời gian tớil Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung: “Mỏng” cả vốn lẫn ngườil Bèo - nậm - lọc xứ Huế: “Độc đáo” từ thương hiệul Cổng thương mại điện tử sản phẩm Huế: Quảng bá thương hiệu sản phẩm địa phươngl Phát triển du lịch gắn với nghề làm nón lá Huếl Gà tiến vua “bén duyên” trên đất Hương Xuânl Trường Đại học Nông lâm Huế bước đầu chuyển giao, nuôi thí điểm sản phẩm giống cá dìa sinh sản nhân tạol Nhân kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2016): Thừa Thiên Huế nỗ lực khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxinl Triển vọng ứng dụng hệ thống tưới tự động vào thực tế sản xuất nông nghiệp và đời sốngl Giải pháp ứng dụng công nghệ 3D online của Sketchfab trên nền Google Maps phục vụ nghiên cứu bảo tồn công trình di tíchl Tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn genl Tám trường hợp bị từ chối nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Naml Điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máyl Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hòa về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

ISSN 1859-01447/2016

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 26/7/2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế

hoạch số 653/KH-SKHCN về cải cách hành chính nhà nước (CCHC), giai đoạn 2016-2020 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2 (2016-2020) Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Có 7 nhiệm vụ CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 được đề ra trong Kế hoạch, đó là (1) Cải cách thể chế; (2) Cải cách TTHC; (3) Cải cách tổ chức bộ máy; (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; (5) Cải cách tài chính công; (6) Hiện đại hóa hành chính; (7) Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC.

Đối với nhiệm vụ cải cách tổ chức bộ máy thì cần chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, cơ cấu cán bộ, công chức của các đơn vị thuộc Sở theo hướng hợp lý, khoa học và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đủ biên chế công chức, viên chức và người lao động để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao của Sở. Ngoài ra cần thực hiện tốt việc rà soát các quy định về phân cấp quản lý trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, giai đoạn 2015-2021 và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

Việc củng cố tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải tiến phương thức lề lối làm việc ở các đơn vị thuộc Sở cũng được Kế hoạch đề ra, nhằm xác định rõ nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp các đơn vị thuộc Sở. Rà soát, loại bỏ những việc làm hình thức, mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả thấp, cải tiến cách thức hội họp, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc; chỉ đạo, điều hành công việc, ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính theo Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh. Đổi mới việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định của pháp luật, đánh giá cán bộ một cách khoa học, dân chủ và khách quan, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá. Áp dụng công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp, công nghệ hiện đại trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện tốt chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các quy trình theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đã tự công bố và nội quy quy chế của cơ quan.

Giai đoạn 2016-2020, Sở Khoa học và Công nghệ cũng sẽ chú trọng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ công chức, viên chức và người lao động, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nâng cao công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đối với cán bộ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, thị đã được phân công theo dõi hoạt động khoa học và công nghệ.

VM

KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC,GIAI ÐOẠN 2016-2020 CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 27/7/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1739/

QĐ-UBND về việc công bố kết quả đánh giá, xếp loại công tác CCHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế năm 2015. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị đứng thứ 2/21 (sau Sở Tư pháp) các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong công tác CCHC theo bộ tiêu chí, đánh giá xếp loại công tác CCHC năm 2015, đạt được trên 65 điểm xếp vào nhóm khá (69,36 điểm). So với năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ đã tăng hạng 1 bậc. Qua đánh giá xếp hạng cho thấy, công tác CCHC của Sở Khoa học và Công nghệ đã có đầy đủ tài liệu kiểm chứng, coi trọng công tác chỉ đạo, điều hành, nghiêm túc trong xây dựng các kế hoạch và có sự kiểm tra, báo cáo thống kê đầy đủ, có chất lượng về các nội dung CCHC. Thực tế cho thấy, lãnh đạo Sở đã phát huy vai trò trách nhiệm trong việc lãnh đạo, kiểm

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆĐỨNG THỨ 2/21 SỞ, BAN, NGÀNH TRONG CÔNG TÁC

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNHtra, giám sát và tổ chức quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của cấp trên có liên quan đến công tác CCHC. Sở đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả công tác CCHC.

Năm 2015, Sở đã có 24 thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ; 02 thủ tục hành chính áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ và 08 thủ tục hành chính áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Các TTHC của Sở Khoa học và Công nghệ đã được tiến hành xây dựng quy trình, áp dụng và đã được đánh giá chứng nhận theo Hệ thống quản lý chất lượng TCVN 9001:2008. Các quy trình đã quy

định rõ thời gian, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, đơn vị trong giải quyết thủ tục. Ngoài ra, các TTHC của Sở Khoa học và Công nghệ đã được tiến hành nhằm xây dựng quy trình, áp dụng và đã tự công nhận theo Hệ thống quản lý chất lượng TCVN 9001:2008. Các quy trình đã quy định rõ thời gian, trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, đơn vị trong giải quyết thủ tục.

Trong năm 2015, Sở đã tổ chức đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; Góp ý 4 quy trình của các đơn vị thuộc Sở đang soạn thảo; thảo luận những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

VK

Các TTHC của Sở Khoa học và Công nghệ đã được đánh giá chứng nhận theo Hệ thống quản lý chất lượng

TCVN 9001:2008

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Đó là khẳng định của ông Trần Duy

Chiến, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ khi trao đổi với chúng tôi về việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế tại Cục Sở hữu trí tuệ và ban hành Quy chế “Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế”.

PV: Trước hết xin ông cho biết tình hình đăng ký bảo hộ các đặc sản địa phương?

Ông Trần Duy Chiến: Đặc sản địa phương là cách gọi chung dành cho những sản phẩm, mặt hàng mang tính chất đặc thù, có đặc trưng riêng do điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống nơi xuất xứ đó. Các đặc sản địa phương thường được đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.

Tính đến hết tháng 12/2015, Việt Nam có 963 sản phẩm có tên gọi gắn liền với địa danh. Từ ngày 01/7/2005 đến tháng 12/2015, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận 827 đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể chứa dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, 173 đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, 58 đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đến hết tháng 12/2015, có 609 giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể và 113 giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận được cấp, 43 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (theo số liệu được công bố tại Hội thảo khoa học quốc tế Khai thác tài sản

trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch, tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2016).

Như vậy, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương là việc làm cần thiết và hầu như tất cả các địa phương trong cả nước đều thực hiện.

PV: Vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế là việc phải làm của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phải không, thưa ông?

Ông Trần Duy Chiến: Đúng vậy, là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý về sở hữu công nghiệp trên địa bàn, có thể khẳng định đây là một việc làm cần thiết nhằm xây dựng một thương hiệu đặc sản Bún bò Huế có uy tín, có chất lượng đặc thù, đảm bảo vệ sinh an toàn

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU BÚN BÒ HUẾ:KHÔNG PHÁT SINH

RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI

Ông Trần Duy Chiến, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

thực phẩm và thúc đẩy phát triển trong điều kiện cạnh tranh bằng chất lượng, uy tín, chứ không phát sinh rào cản trong thương mại.

Được biết, ngày 14/7/2016, UBND tỉnh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế tại Cục Sở hữu trí tuệ (Số đơn: 4-2016-21260) và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ ngày 28/7/2016. Trước đó, ngày 13/7/2016, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1623/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế “Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế”.

Có thể nói thêm rằng, trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân tại các tỉnh thành khác hoặc ngay tại địa phương đã lợi dụng yếu tố xuất xứ “Huế” của đặc sản bún bò Huế để đưa vào dấu hiệu riêng của mình và thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sở Khoa

học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh tiến hành phản đối hoặc trực tiếp thực hiện việc phản đối các đơn đăng ký nhãn hiệu có sử dụng địa danh “Huế” trong nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ cho riêng mình đối với các sản phẩm tương tự hoặc với dịch vụ nhà hàng ăn uống. Có thể nêu một số nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký mà Sở đã phản đối như sau: “Bún bò Huế Mệ Mui”, “Bún bò Huế Nhân Trí”, “Bún bò Huế Giáo Toàn”, “Bún bò Huế Thực phẩm Cầu Tre”, “Bún bò Huế Mạ Ơi”, “VIANCO Bún Bò Huế”…

PV: Việc đang nộp đơn (chưa được cấp giấy chứng nhận) mà UBND tỉnh đã ban hành Quy chế như vậy có phù hợp không thưa ông?

Ông Trần Duy Chiến: Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tại khoản 1, Điều 100 về yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, như sau:

Một số mẫu nhãn hiệu nộp đơn đăng ký bảo hộ đã bị Sở Khoa học và Công nghệ phản đối

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối

tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu

người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có

yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”Và khoản 1, Điều 105. Yêu cầu đối với đơn

đăng ký nhãn hiệu“1. Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu

cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch

vụ mang nhãn hiệu;b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế

sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.”Như vậy, có thể khẳng định việc UBND tỉnh

ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là phù hợp bởi vì đó là một trong những tài liệu kèm theo đơn đăng ký.

PV: Nếu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thì việc quản lý và phát triển nhãn hiệu này như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Duy Chiến: Nếu đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận, thì việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sẽ được thực hiện cho tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến và cung cấp dịch vụ ăn uống đối với đặc sản bún bò Huế có nhu cầu gắn logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” với điều kiện bảo đảm các tiêu chí chứng nhận theo quy định tại Quy chế. UBND tỉnh giao cho Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế quản lý nhãn hiệu này.

Về lâu dài, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế trong việc tổ chức quản lý nhãn hiệu cũng như xây dựng chiến lược phát triển cho nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”. Đây là một việc làm dài hơi và nếu quá trình tổ chức quản lý nhãn hiệu tốt thì các cơ sở có gắn logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” sẽ là điểm đến để khách du lịch thưởng thức món ăn đặc sản Huế đã được vinh danh là món ăn có giá trị ẩm thực châu Á.

PV: Cám ơn ông về cuộc trao đổi này.Đức Thịnh (thực hiện)

Điều 1. Mục đích: Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” thành một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong việc chế biến và cung cấp dịch vụ đối với sản phẩm bún bò Huế.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng: (1) Quy chế này quy định về việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” cho sản phẩm bún bò Huế và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò Huế có xuất xứ từ tỉnh Thừa Thiên Huế; (2) Quy chế này áp dụng đối với tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” cho sản phẩm bún bò Huế và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò Huế có xuất xứ từ tỉnh Thừa Thiên Huế. (Trích một số nội dung trong Quy chế)

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

I. Một số đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của huyện Phú Vang

Trong thời gian qua, kinh tế của huyện Phú Vang phát triển theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng định hướng: Lĩnh vực Dịch vụ tăng từ 29% năm 2010 lên trên 41% năm 2015; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng từ 26% năm 2010 lên trên 31% năm 2015; Nông lâm ngư nghiệp giảm dần từ 43% năm 2010 xuống còn 27% năm 2015. Giá trị sản xuất hàng năm tăng trưởng khá, từ 3.315 tỷ đồng năm 2010 lên trên 7.600 tỷ đồng năm 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giai đoạn 2011-2015) đạt trên 5.900 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 17%/năm, bình quân trên 120 tỷ đồng/năm. Tổng chi ngân sách huyện hàng năm bình quân đạt 650 tỷ đồng.

Với những đặc điểm kinh tế xã hội nêu trên, trong 6 tháng đầu năm 2016 hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn huyện Phú Vang đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cá nhân, đơn vị trên địa bàn huyện đã tích cực triển khai nghiên cứu và ứng dụng nhiều đề tài, dự án KH&CN, công tác quản lý nhà nước về KH&CN ngày càng được tăng cường.

II. Hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện1. Về hoạt động tham mưu, tư vấnNgay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành kế

hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn huyện năm 2016. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ, bảo hộ đối với các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công việc... nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên địa bàn huyện. UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn

xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm ớt ở xã Phú Diên và xã Vinh Xuân, gạo ở xã Vinh Hà. Hoạt động chuyển giao các công nghệ mới vào sản xuất, nông nghiệp để phục vụ đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn; ứng dụng công nghệ về giống, công nghệ về chăm sóc, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng các sản phẩm.

2. Về hoạt động quản lý nghiên cứu và ứng dụng KH&CN

Trong 6 tháng đầu năm 2016, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, nhiều dự án, mô hình ứng dụng KH&CN được triển khai trên nhiều lĩnh vực như trồng trọt, y tế, dịch vụ... cụ thể:

Từ nguồn vốn KH&CN của huyện đã triển khai các đề tài/dự án: Đề tài “Đánh giá tình hình và nhân rộng phát triển dịch vụ du lịch tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”; Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và kiến thức-thái độ-thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”; Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất-tiêu thụ các loại rau an toàn tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”; Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện”; Đề tài “Thực trạng và giải pháp về chuyển đổi mô hình chợ nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang”.

Ngoài ra, bằng nhiều nguồn vốn khác UBND huyện đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện, phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai một số mô hình trên địa bàn huyện như mô hình nuôi cá dìa bằng thức ăn công nghiệp ở xã Vinh Hà, mô hình khảo nghiệm nuôi vịt trời ở xã Vinh xuân, mô hình nuôi gà đẻ và máy ấp trứng gia cầm tại xã Phú Thượng...

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

3. Công tác tập huấnĐã tổ chức 4 lớp tập huấn, chuyển giao công

nghệ trên địa bàn huyện với số lượng người tham gia trên 200 người. Thông qua các lớp tập huấn, người nông dân đã cơ bản nắm được một số quy trình kỹ thuật cũng như nâng cao được nhận thức trong việc áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn đời sống.

4. Về nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN- Tổ chức kiểm tra các quy định của pháp luật

về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra khối lượng, chất lượng hàng hóa tại các chợ như chợ Mai, chợ Vinh Thanh, chợ Trung tâm Phú Đa... Ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra đo lường, chất lượng tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện, qua kiểm tra nhằm chấn chỉnh đôn đốc, nhắc nhở các cửa hàng xăng dầu chấp hành các quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng tổ chức 1 lớp tập huấn “Phổ biến các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong sản xuất, kinh doanh” cho khoảng 50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

5. Tình hình và kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008

Thực hiện kế hoạch của Sở KH&CN về phối hợp tổ chức, hướng dẫn xây dựng và rà soát Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 các xã, thị trấn. UBND huyện đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn đào tạo nhận thức chung ISO cấp xã và hướng dẫn các quy trình triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại UBND các xã, thị trấn. Hiện nay, đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 10 xã, thị trấn.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc danh mục hệ thống quy trình hóa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 thuộc thẩm quyền giải

Hội nghị giao ban ngành KH&CN tại Phú Vang

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

quyết của UBND huyện đã được UBND huyện phê duyệt. Đồng thời, đang tiến hành rà soát để điều chỉnh, bổ sung những quy trình không còn phù hợp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua công tác KH&CN trên địa bàn huyện Phú Vang vẫn đang gặp nhiều khó khăn, bất cập đó là:

+ Một là, các đề án, đề tài nghiên cứu và ứng dụng trên địa bàn huyện chưa nhiều, nhận thức cũng như nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật chậm, việc ứng dụng KH&CN còn nhỏ lẻ, một số đề tài, dự án khoa học chưa được áp dụng rộng rãi vào sản xuất.

+ Hai là, cán bộ phụ trách KH&CN làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chưa dành nhiều thời gian cho công tác KH&CN, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế nên hiệu quả của các đề tài, dự án chưa cao.

III. Định hướng hoạt động 6 tháng cuối nămĐể triển khai thực hiện có hiệu quả công tác

KH&CN trên địa bàn huyện trong 6 tháng cuối năm 2016. Trong thời gian tới UBND huyện sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phổ cập kiến thức KH&CN.

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và các thành

tựu KH&CN. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học về giống cây trồng, chú trọng giống lúa, giống các cây công nghiệp, các loại rau, quả và cây đặc sản phù hợp với từng vùng sinh thái, giống bò, lợn và các loại gia cầm chất lượng cao. Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và công nghệ chế biến, bảo quản cho nông dân nhằm nâng cao năng suất chất lượng, chủng loại sản phẩm, tạo được khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN cho cán bộ, chuyên viên và tập huấn nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng tiến bộ KH&CN.

- Phối hợp với Chi cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng, đội Quản lý thị trường kiểm tra khối lượng, chất lượng hàng hóa tại các chợ, kiểm tra chất lượng, đo lường tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện.

Trần Thanh Long(Phó chủ tịch UBND huyện Phú Vang)

Tham quan công ty TNHH tàu thuyền An Thuận

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Theo quy hoạch đến 2020 của Chính phủ, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải

miền Trung (BTMT) tại Thừa Thiên Huế sẽ trở thành địa chỉ văn hóa, tham quan du lịch, học tập nghiên cứu.

Ba mục tiêu lớnNãm 2010, không đơn giản khi Chính phủ

chọn, quy hoạch xây dựng BTMT ở Thừa Thiên Huế. Do nơi đây có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới phân bố dọc theo dãy Trường Sơn, được Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF đánh giá là một trong 200 vùng sinh cảnh toàn cầu theo phân hạng quốc tế. Qua điều tra, tổng hợp riêng trong phạm vi Vườn Quốc gia Bạch Mã có 2.131 loài thực vật, 126 loài lưỡng cư, 336 loài bướm, 358 loài chim, 92 loài cá và 83 loài động vật có vú. Những cánh rừng tự nhiên trong khu vực có các loài thực vật và động vật đặc hữu hoặc gần đặc hữu được ghi nhận là mới đối với Việt Nam và thế giới. Thứ nữa, dọc bờ biển các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung có 12 đầm, phá ven bờ nước lợ, trong đó tiêu biểu là hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai-nơi gồm các đầm phá nối liền, như phá Tam Giang, đầm Sam-Chuồn, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai kéo dài 68km, với diện tích mặt nước gần 22.000ha. Nơi đây, do có nguồn lợi thủy sinh phong phú, tính đa dạng sinh học cao về hệ sinh thái, giống loài và nguồn gen. Ðây cũng là điểm dừng chân của hơn 30 loài chim nước di trú, trong đó, nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và danh mục các loài chim được bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng châu Âu.

Cuối năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ, đơn vị được giao thực hiện BTMT đã công bố quy hoạch chi tiết tại khu vực phường An Tây (phía tây thành phố Huế) với diện tích gần 100ha. BTMT

chia nhiều khu vực, như khu trung tâm, khu rừng mưa nhiệt đới, khu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, bãi đỗ xe, vườn thú... với hạ tầng kỹ thuật kết hợp các cụm di tích lịch sử vãn hoá hiện có, đảm bảo yếu tố cảnh quan, môi trường. Ông Phan Mãn, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc BTMT cho rằng, quy hoạch tổng thể Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung là dự án khả thi, hướng đến 3 mục tiêu lớn. Trước hết, tạo một thiết chế khoa học-văn hóa hoàn toàn mới nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần nâng cao ý thức yêu thiên nhiên, môi trường sinh thái cho cộng đồng. Thứ hai, là một phòng thí nghiệm lớn về tự nhiên, nơi các nhà khoa học và sinh viên… nghiên cứu, học tập, tham quan, sinh hoạt ngoại khóa. Cuối cùng tạo điểm đến, giới thiệu thêm một sản phẩm du lịch độc đáo dành cho du khách.

Kinh phí hạn chếSau khi công bố quy hoạch, tiến độ xây dựng

BTMT được triển khai theo lộ trình. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đang triển khai giai đoạn 1 (2015-2020). Trong đó, dự án Rừng mưa nhiệt đới (RMNÐ) là một trong những hạng mục khởi đầu của BTMT đã giao cho Công ty TNHH NNMTV Lâm nghiệp Tiền Phong làm chủ đầu tư thực hiện có quy mô khoảng 70ha, nằm ở tiểu khu 91, phường An Tây, thành phố Huế (48,95ha) và tiểu khu 154 thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy (18,11ha). Kinh phí thực hiện là 7,5 tỷ đồng nhằm cải tạo, trồng, bảo tồn các ưu hợp cây rừng bản địa tiêu biểu, đặc trưng, quý hiếm của các tỉnh duyên hải miền Trung. Theo đó, vài năm đến, khu vực này không chỉ lưu giữ, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài thực vật đặc trưng và tiêu biểu cho hệ sinh thái RMNÐ của các tỉnh

XÂY DỰNG BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG: “MỎNG” CẢ VỐN LẪN NGƯỜI

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

duyên hải miền Trung, mà sẽ là một “phòng thí nghiệm” tự nhiên thu nhỏ phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo.

Cũng thời điểm này, đơn vị tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư để xây dựng khu trung tâm trong vài năm tới với kinh phí 20 tỷ đồng, gồm các hạng mục khu nhà điều hành, hệ thống hạ tầng (đường giao thông, cấp nước, điện) và xây dựng khu thế giới côn trùng (vườn bướm) khoảng hơn 3,26ha. Khu thế giới côn trùng sẽ có sự hỗ trợ từ dự án cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã, thực vật bản địa (phần nuôi bướm) huyện Phong Ðiền, do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đầu tư. Giai đoạn 2020-2025 sẽ xây dựng nhà trưng bày mẫu vật, khu dịch vụ giải trí và chiếu phim 4D. Sau năm 2030 sẽ đề xuất các hạng mục tiếp theo, như xây dựng khu thủy vực “Thế giới thủy sinh

đầm phá” để trưng bày nguồn đa dạng sinh học của hệ đầm phá ven biển tiêu biểu trong 12 đầm phá nhiệt đới ven bờ của Việt Nam và lớn nhất Ðông Nam Á.

Ông Phan Mãn cho biết, đơn vị đã tổ chức nhiều hội thảo, tham quan học tập nghiên cứu nhiều nơi để có kinh nghiệm trong quản lý, xây dựng BTMT. Tuy vậy, cái vướng trong quá trình xây dựng là do kinh phí hạn chế và nguồn nhân lực mỏng, chỉ có 6 cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó rất khó đẩy nhanh việc triển khai các hạng mục trong BTMT. “Ðể BTMT về đích đúng hẹn, rất cần sự quan tâm, phối hợp hỗ trợ của các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, không chỉ nguồn vốn mà cả nhân lực con người”-ông Phan Mãn nói.

Minh Văn

Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung tổ chức triển lãm “Trưng bày mẫu vật giới thiệu tiềm năng khoáng sản Việt Nam” nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Văn hóa ẩm thực ở Huế vô cùng đặc sắc và độc đáo, nó đặc sắc, độc đáo không

chỉ vì hình thức đẹp, hấp dẫn và khẩu vị ngon, lạ, đặc trưng của Huế (bún bò Huế, cơm hến, bánh khoái, bánh xèo, nậm lọc… hay chè Huế) mà nó còn độc đáo ở chỗ là vấn đề… xây dựng và phát triển thương hiệu.

Bún bò Huế, cơm hến, bánh khoái, bánh bột lọc nhân tôm, chè hạt sen… là các đặc sản mang thương hiệu ẩm thực Huế từng vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng như Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập, bình chọn là top các món ăn đặc sản, đạt giá trị ẩm thực trong nước và khu vực. Nhưng, độc đáo ở chỗ là những sản phẩm này chưa được xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tính đến thời điểm hiện nay).

Ấy thế, mà có nhiều món ăn, đặc sản sau khi được xác lập quyền sở hữu công nghiệp thì lại rơi vào tình cảnh tranh chấp, kiện cáo.

Chỉ riêng sản phẩm bèo, nậm, lọc ở Huế thì tính đến thời điểm này đã có 2 chủ sở hữu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nhãn hiệu Hàng Me và Bà Đỏ). Và cũng độc đáo thay là 2 nhãn hiệu này đã từng và đang có tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Bài viết này không nhằm giới thiệu về nét đặc sắc, độc đáo về văn hóa ẩm thực của các món ăn đặc sản ở Huế mà chúng tôi xin đề cập đến cái “độc đáo” về vấn đề tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các nhãn hiệu này (bèo, nậm, lọc).

Đã khép lại câu chuyện Hàng MeNhãn hiệu Hàng Me kinh doanh các món ăn

bánh như bánh bèo, nậm lọc, ram, ít… là một trong những thương hiệu đã định hình trong tâm trí người tiêu dùng cũng như du khách thập phương khi đến Huế. Nhãn hiệu này đã được Cục Sở hữu

trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 112462, cho bà Nguyễn Thị Bích Kiều (05, Phạm Ngũ Lão, thành phố Huế) theo Quyết định số 22313/QĐ-SHTT ngày 29/10/2008.

Cách đây hơn 5 năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã thụ lý hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu Hàng Me và dẫn đến việc tranh chấp nhãn hiệu này. Câu chuyện này một thời là vấn đề mà dư luận bàn tán xôn xao vì chính người yêu cầu xử lý xâm phạm và người bị nghi ngờ xâm phạm quyền lại là những thành viên trong cùng một gia đình.

Vì nhiều lý do khác nhau, hơn nữa câu chuyện này cũng đã khép lại nên chúng tôi không muốn xoáy vào những tình tiết cụ thể, đúng - sai… trong vụ việc này. Chỉ thông tin rằng, hiện nay trên trục đường Võ Thị Sáu, thành phố Huế tồn tại 02 điểm bán bánh bèo nậm, lọc… có biển hiệu là Hàng Me và Hàng Me Mẹ thu hút khá đông khách đến thưởng thức.

Và “bùng nổ” câu chuyện Bà ĐỏVà nay là câu chuyện chủ sở hữu nhãn hiệu

bánh BÀ ĐỎ khởi kiện chủ quán bánh BA ĐƠ 71 về vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

Với các sản phẩm sở trường như bánh bèo, nậm lọc và đặc biệt là món bánh lá chả tôm, thương hiệu bánh Bà Đỏ đã được khách hàng trong tỉnh và du khách đến Huế ưa chuộng, tin dùng. Theo bà Nguyễn Thị Lan - chủ quán Bà Đỏ hiện nay - thì từ trước năm 1975, mẹ của bà là bà Đỏ đã mở quán bánh này, khách hàng vào ăn uống và rỉ tai cho nhau là bánh bèo nậm, lọc ở quán bà Đỏ ngon lại rẻ, từ đó cái tên Bà Đỏ trở thành tên gọi của quán và tồn tại cho đến ngày nay.

Nhãn hiệu “BÁNH BÀ ĐỎ” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu số 189676

BÈO - NẬM - LỌC XỨ HUẾ:“ĐỘC ĐÁO” TỪ THƯƠNG HIỆU

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

(ban hành theo Quyết định số 45427/QĐ-SHTT ngày 17/8/2012) cho hộ kinh doanh “NHÀ HÀNG BÀ ĐỎ” do bà Nguyễn Thị Lan đứng tên (08 Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Huế).

Từ tháng 2/2016, cạnh quán Bà Đỏ (cách khoảng 50m) đã xuất hiện một cơ sở kinh doanh các loại bánh bèo, nậm, lọc... với biển hiệu bánh “BA ĐƠ 71” (số 1C, Nguyễn Bỉnh Khiêm, địa điểm kinh doanh này được bà Võ Thị Diệu Hương (đại diện pháp lý) thuê của ông bà Đinh Như Hồng- Nguyễn Thị Huyền để bán bánh nậm, lọc, bèo từ ngày 26/02/2016-PV). Với các loại bánh bèo nậm, lọc, ram ít, chả tôm... quán BA ĐƠ71 cũng thu hút không ít du khách và người dân bản xứ đến thưởng thức.

Và cũng chính từ đó, bà Lan đã đề nghị cơ quan chức năng xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bánh Bà Đỏ: “Tất cả những ai kinh doanh đều phải tìm cách để mọi người biết đến sản phẩm của mình. Nhưng làm

theo cách của bà Hương là lợi dụng uy tín, thương hiệu của người khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng…. Vì thế tui đã làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng nhờ giải quyết”, bà Lan, chủ quán BÀ ĐỎ bức xúc nói.

Sau khi nhận được đơn (ngày 2/3/2016) phản ánh về việc nhãn hiệu bánh “BÀ ĐỎ” bị gây nhầm lẫn bởi biển hiệu bánh “BA ĐƠ 71”, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các ban ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyết vụ việc.

Ông Dương Quốc Tuấn, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Qua quá trình làm việc (thu thập tài liệu, bằng chứng, đối chiếu, xác minh, lập biên bản làm việc với các bên có liên quan...) cho thấy việc sử dụng dấu hiệu BA ĐƠ71 trên biển hiệu ở cổng ra vào của quán do bà Võ Thị Diệu Hương làm chủ là có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu BÁNH BÀ ĐỎ với các lý do: (1) Dấu hiệu BA ĐƠ 71

Quán bánh bèo nậm lọc Bà Đỏ

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

gắn trên biển hiệu ở cổng ra vào của quán bánh Bà Đơ71 tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu bánh BÀ ĐỎ được bảo hộ, (2) Kinh doanh cùng loại sản phẩm dịch vụ ăn uống, giải khát (thuộc nhóm sản phẩm/dịch vụ số 43) trên cùng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tại số nhà 1C cách nhà số 8 - quán BÀ ĐỎ khoảng chưa đến 50m; (3) Nhãn hiệu BA ĐƠ 71 chưa được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, cũng như chưa được chủ sở hữu nhãn hiệu cấp quyền sử dụng…”.

Ông Tuấn còn cho biết: “Trong quá trình thụ lý hồ sơ, bà Võ Thị Diệu Hương đã có đơn giải trình ghi ngày 10/5/2016. Trong đơn giải trình, bà Hương đã có lập luận chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu Bà Đơ71 không gây nhầm lẫn, không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các lập luận mang tính chủ quan, không đưa ra được căn cứ

pháp lý nào để chứng minh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong xem xét, thụ lý hồ sơ vụ việc, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành trưng cầu giám định tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ nhằm làm rõ sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu được bảo hộ BÀ ĐỎ và nhãn hiệu xem xét BA ĐƠ 71.

Tại Kết luận giám định số NH183-16TC/KLGĐ, Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ kết luận: Dấu hiệu “BA ĐƠ 71” gắn trên biển hiệu quán bánh như thể hiện trên tài liệu 1 (xem ảnh) là yếu tố xâm phạm quyền (Điều 11, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu

trí tuệ) đối với Nhãn hiệu bánh “BÀ ĐỎ” được bảo hộ theo giấy chứng

nhận đăng ký nhãn hiệu số 189676 của bà Nguyễn Thị Lan.

Ngày 21/7/2016, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức buổi công bố kết luận thanh tra về vụ việc này, theo đó kết luận nêu rõ: “Bà Võ Thị Diệu Hương, chủ hộ kinh doanh tại địa chỉ 1C Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phú Cát, thành phố Huế đã sử dụng nhãn hiệu BA ĐƠ 71 trên biển hiệu ở cổng ra vào của quán có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu BÁNH BÀ ĐỎ được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 189676 vào ngày 17/8/2012...” . Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ yêu cầu bà Hương dừng việc sử dụng nhãn hiệu BA ĐƠ 71 trên biển hiệu ở cổng ra vào và các hình thức khác (tờ rơi quảng cáo sản phẩm, hóa đơn thanh toán...) của quán theo hướng loại bỏ

Tài liệu 1

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

các yếu tố gây nhầm lẫn với nhãn hiệu BÀ ĐỎ đã được bảo hộ trong việc kinh doanh...

Tại buổi công bố kết luận (dù đã được mời nhưng bà Võ Thị Diệu Hương đã không đến dự), các đại biểu tham dự đã đặt câu hỏi vì sao đã đủ cơ sở nhưng Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ không đưa ra hình thức xử phạt đối với người vi phạm (bà Hương-PV) thì ông Dương Quốc Tuấn, Chánh Thanh tra Sở này cho rằng: Mục tiêu hàng đầu là làm sao giáo dục, nâng cao được nhận thức cho đối tượng thanh tra, giúp họ khắc phục, sửa chữa các vi phạm trong quá trình thanh tra, bước tiếp theo Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền nếu đối tượng - bà Võ Thị Diệu Hương cố tình vi phạm, không thực hiện kết luận thanh tra”.

Trao đổi với chúng tôi về nội dung của kết luận,

bà Lan - chủ quán BÀ ĐỎ nói: Kết luận thì đã rõ, còn việc bà Hương có chấp hành việc thực hiện các nội dung của kết luận hay không và cơ quan nhà nước xử lý như thế nào thì tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ cầu hòa, mong ổn định để làm ăn...

Một ngày sau khi công bố kết luận thanh tra- chúng tôi tìm đến quán BA ĐƠ 71 để tìm hiểu thêm thông tin, nhưng tại địa chỉ này đã không còn biển hiệu BA ĐƠ 71 nữa mà thay vào đó biển hiệu “Quán ÔNG ĐỎ71, phục vụ các món đặc sản Huế...” (bèo nậm, lọc.)...

BA ĐƠ 71, ÔNG ĐỎ71; Hàng Me “mẹ”, Hàng Me “con”... độc đáo thay “bèo nậm lọc” Huế ơi (!).

Đức Thịnh

Quán bánh bèo nậm lọc ông Đỏ

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Kênh quảng bá hiệu quảHuế là một trong những địa phương có nhiều

sản phẩm nông-đặc sản chất lượng cao, nổi tiếng; trong đó, nhiều loại đặc sản được Tổ chức kỷ lục Châu Á và Việt Nam xác lập như tôm chua, ruốc, bưởi, thanh trà, tré, bún bò, mè xửng… Hàng TCMN do các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất luôn được du khách lựa chọn bởi độ tinh xảo cao, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền quảng bá chưa được các doanh nghiệp, cơ sở chú trọng nên thị trường tiêu thụ các loại nông-đặc sản và hàng TCMN lâu nay còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Vào cuối nãm 2015, UBND tỉnh triển khai tổ chức kế hoạch phát triển đặc sản Huế và thành lập cổng TMÐT sản phẩm Huế, trong đó giao Trung tâm Công nghệ thông tin thiết kế xây dựng, Sở Công Thương quản lý và vận hành. Qua gần nửa năm triển khai, đến tháng 3/2016 cổng TMÐT sản phẩm Huế đưa vào vận hành và đã phát huy hiệu quả. Hiện, cổng đã thu hút trên 20 doanh nghiệp, cơ sở tham gia quảng bá sản phẩm với các loại nông-đặc sản uy tín như thanh trà Thủy Biều, trà vả Lộc Mai, mè xửng Sông Hương, nước mắm Hồ Thị Giang, hoa giấy Thanh Tiên, mây tre đan Bao La, dầu tràm Nhân Tín, nem chả Hảo Hảo…

Chủ cơ sở dầu tràm Nhân Tín, bà Ngô Thị Nhân cho biết: “Mặc dù tham gia quảng bá sản phẩm ở cổng TMÐT sản phẩm Huế chưa lâu, song nhiều khách hàng ở trong và ngoài tỉnh đã biết đến dầu tràm do cơ sở sản xuất sau khi truy cập vào cổng và đặt hàng với số lượng lớn”. Còn hiệu quả mà

cổng TMÐT sản phẩm Huế mang lại cho HTX Mây tre đan Bao La là doanh số bán hàng liên tục tăng khi nhiều mẫu mã sản phẩm mới được đưa lên giới thiệu, quảng bá. “Ðây là kênh quảng bá uy tín, chất lượng và có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước nên khách hàng rất tin tưởng và yên tâm lựa chọn sản phẩm. Từ ngày đưa sản phẩm lên giới thiệu, doanh số bán hàng và đặt hàng qua mạng tăng trên 20%”, chủ nhiệm HTX Võ Vãn Dinh phấn khởi.

Hướng đến sàn giao dịch thương mạiPhó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc

tiến thương mại tỉnh Nguyễn Thị Mỹ Hằng cho biết: “Trước mắt, cổng TMÐT sản phẩm Huế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở quảng bá 3 nhóm sản phẩm chính, đó là đặc sản Huế, nông sản địa phương và hàng TCMN. Sau khi đưa vào vận hành và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trung tâm sẽ thành lập sàn giao dịch điện tử bao gồm giao dịch, mua bán trực tuyến để khách hàng dễ dàng mua bán các sản phẩm thông qua cổng nhằm mang lại cơ hội quảng bá cho doanh nghiệp và tạo thêm một kênh mua sắm hiện đại đáp ứng nhu cầu du khách”.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa quan tâm đăng ký quảng bá sản phẩm thông qua cổng TMÐT nên số lượng sản phẩm giới thiệu chưa nhiều. Sắp tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu các tiện ích cũng như hướng dẫn cách đăng ký quảng bá sản phẩm trên cổng TMÐT nhằm thu hút thêm nhiều thương hiệu, sản phẩm có chất lượng, uy tín quảng bá trên trang thông tin này với mục đích tuyên truyền quảng bá các loại nông-đặc sản và hàng TCMN Huế đến với du khách trong và ngoài nước.

Khánh Thư

CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SẢN PHẨM HUẾ:QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG

Với mục đích quảng bá sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ (TCMN) và hàng nông sản Huế nhằm tạo cầu nối giữa các cơ sở sản xuất với người tiêu dùng, tháng 3/2016 Sở Công thương đưa vào vận hành cổng thương mại điện tử (TMĐT) sản phẩm Huế.

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

1. Giới thiệu Với thế mạnh về các tài nguyên du lịch văn

hóa, Thừa Thiên Huế là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước trong hoạt động du lịch, nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành của cả nước đạt 10-11%/năm, thì Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng bình quân 15-17%/năm về lượt khách. Năm 1996, toàn ngành mới chỉ đón và phục vụ được 295.000 lượt khách thì đến cuối năm 2014, con số này là 2.500.000 lượt; trong đó, số lượt khách du lịch nội địa tăng nhanh từ 149.000 năm 1996 lên 1.600.000 năm 2014. Theo thống kê, số lượt khách đến Huế với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá, hay đơn giản là chỉ đến để tận mắt chiêm ngưỡng một Di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lượt khách du lịch, điều này chứng minh được giá trị và sức hấp dẫn của Di sản Huế. Đây cũng là thước đo và căn cứ để ngành Du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển sản phẩm du lịch văn hoá-trong đó có sản phẩm du lịch làng nghề-nhằm phấn đấu đạt mục tiêu “từ năm 2015 phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52-53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào

GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương” (Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030). Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra là đón 5,1 triệu lượt khách vào năm 2020, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gắn với các làng nghề gây ấn tượng, tạo ra dòng sản phẩm gắn với cộng đồng.

Ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống dựa vào đặc trưng của văn hóa di sản, gần đây nhiều loại hình sản phẩm phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, mà đáng lưu ý là du lịch nông thôn, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội-một xu hướng mới của các dòng du khách hiện nay-đã và đang được phát triển khá mạnh ở hầu hết các địa phương trong cả nước nói chung và tại Thừa Thiên Huế nói riêng, mang lại nhiều cơ hội trong việc phát huy các giá

PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI NGHỀ LÀM NÓN LÁ HUẾ

Làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét đặc sắc văn hóa vùng miền đã và đang góp phần vào việc tạo ra tính độc đáo cho các sản phẩm du lịch. Loại hình du lịch

làng nghề, du lịch nông thôn hay du lịch cộng đồng đã mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến. Tỉnh Thừa Thiên Huế với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, cùng với tài nguyên du lịch phong phú, hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, trong đó có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch trở thành một ngành quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, các làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề làm nón lá đang bị mai một dần, hình ảnh chiếc nón lá Huế đang dần bị mất đi trong hình ảnh du lịch Huế. Do đó, cần thiết có một hướng đi tốt trong việc khôi phục và phát huy nghề chằm nón. Phát triển du lịch chính là một định hướng tốt nếu chúng ta có những giải pháp phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của cả 3 bên: cộng đồng, doanh nghiệp và khách du lịch.

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

trị văn hóa bản địa, trong đó có việc góp phần khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.

Trong số các sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, nón lá là sản phẩm được nhiều người biết đến. Nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế. Nón lá Huế không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương khi đến Huế.

Tuy nhiên, nghề làm nón ở Huế đang bị mai một, du lịch Huế đang dần bị mất đi một nét độc đáo vốn dĩ tạo nên hình ảnh nên thơ của xứ Huế. Ngược lại du lịch sẽ đóng góp vào sự khôi phục các làng nghề nếu biết cách khai thác. Do đó, tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng các cơ quan chức năng cần xem xét việc khôi phục lại, phát huy nón lá Huế thông qua các hoạt động du lịch và sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch không chỉ ở Huế mà còn ở thị trường đưa khách đến Huế.

2. Nón lá trong phát triển du lịch Huế Nón lá Huế là sản phẩm có mặt hầu hết tại các

điểm tham quan, tại các trung tâm thương mại phục vụ cho nhu cầu che nắng che mưa trong lúc tham quan trải nghiệm và mua sắm làm quà lưu niệm cho bản thân, gia đình và bạn bè khi đến Huế. Nón Huế còn được phân phối trên phạm vi cả nước thông qua các chợ đầu mối như chợ Đông Ba, Phú Mỹ.

Ngày 19/7/2010 nón lá “Huế” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá Huế. Việc này sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy nghề làm nón ở Huế, đồng thời giúp Huế giữ được hình ảnh đặc trưng của đất cố đô. Bên cạnh hình ảnh Đại nội Huế, chùa Thiên Mụ hay dòng sông Hương và những câu ca hò Huế, nón lá Huế sẽ góp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như tính độc đáo cho sản phẩm du lịch Huế.

Rất nhiều du khách đã về các làng chằm nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Không ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. Chính việc được trải nghiệm thực tế vào quá trình làm nón với nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của đôi tay người thợ từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn (bài thơ trong nón), đến chằm, hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch. Nhiều khách du lịch rất thích thú khi được tham gia vào một công đoạn rất nhỏ với mong ước được ghi lại hình ảnh làm kỷ niệm để tự hào khoe với người thân, bạn bè rằng mình đã từng đến Huế, từng làm nên chiếc nón mảnh mai này). Việc tham quan trải nghiệm nghề chằm nón tại các khu du lịch nông thôn, du lịch dựa vào cộng đồng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra cảm xúc tích cực cho khách du lịch, và nâng cao nhận thức của cộng đồng (bao gồm cả khách du lịch, người dân, các doanh nghiệp) về văn hóa của địa phương, đất nước. Bên cạnh đó, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển của làng nghề nhờ người dân có thu nhập từ nghề thông qua việc hướng dẫn khách du lịch và bán sản phẩm cho khách.

Chị Nguyễn Thị Thúy - một nghệ nhân làm nón nổi tiếng ở làng nón Phủ Cam, người đã từng được mời sang Nhật Bản biểu diễn và triển lãm nghề làm nón lá Huế, cho biết: “Không ngờ nón lá Huế mình lại được nhiều người biết và ưa thích như thế, cứ mỗi lần biểu diễn chằm nón cho du khách xem tôi tự hào lắm... Quả thật, trên đường phố Huế, tôi đã gặp không ít nữ du khách nước ngoài rất duyên dáng với chiếc nón lá Huế, không thua kém gì con gái Huế, cho nên nhiều người cho rằng nón bài thơ là một nét duyên của Huế. Chính vì vậy, nón bài thơ Huế cũng là một sản phẩm quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm truyền thống Huế”.

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp du lịch cũng đang tranh thủ nhiều hội nghị, hội thảo do địa phương tổ chức, hoặc nhân dịp đón các đoàn khách quan trọng để tổ chức lễ đón tiếp, đặc biệt đón tiếp những đoàn khách tàu biển có quy mô trên vài ngàn du khách đến với Huế qua cảng Chân Mây thường có các món quà lưu niệm là các sản phẩm địa phương. Tại một số khách sạn thứ hạng cao đã lựa chọn nón lá như một món quà đón tiếp tại quầy lễ tân.

Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển du lịch dựa vào làng nghề làm nón lá ở Huế. Thứ nhất, là việc khuyến khích người dân giữ nghề. Đã có không ít người dân trong các làng nghề làm nón đã chuyển sang làm nghề khác vì “cuộc sống mưu sinh”. Lao động chính ở các làng nghề nón lá hiện nay vẫn là phụ nữ đã có gia

đình, họ thường tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nghề nông để làm nón. Còn các lao động trẻ hoặc làm trong các lĩnh vực khác hoặc đã chuyển đi sinh sống ở địa phương khác. Thứ hai, hầu hết tại các cơ sở sản xuất nón lá hầu như chưa hội đủ các điều kiện cần thiết cho việc tham quan trải nghiệm. Thứ ba, tại các Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch được tổ chức định kỳ hàng năm tại các trung tâm du lịch trong cả nước và quốc tế, nhiều sản phẩm làng nghề của Huế đã được giới thiệu thông qua các hình thức tài trợ như mè xửng Huế, đèn lồng Huế, tranh thêu Huế,… Song nón lá Huế hầu như chưa được quan tâm chú trọng và điều tất yếu là khách du lịch đến Huế rất khó bắt gặp hình ảnh những cô gái Huế trong tà áo dài và những chiếc nón bài thơ xứ Huế.

Chính những vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra đó khiến các làng nghề nón lá rơi vào tình trạng thất truyền trong tương lai không xa và du lịch Huế sẽ mất đi một nét đặc trưng vốn có nếu các cấp, các ngành không nhanh chóng đưa ra được

chính sách phù hợp để hồi sinh làng nghề. 3. Du lịch trải nghiệm sản xuất nón lá HuếXã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa

Thiên Huế được xác định là địa phương có tiềm năng du lịch với nhiều cơ hội để phát triển, song vẫn chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Để phát huy thế mạnh của địa phương, phát huy ưu thế của làng nghề truyền thống, nghề chằm nón lá ở xã Thủy Thanh đã được nghiên cứu, trở thành điểm đến trong các tour du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm. Du lịch trải nghiệm sản xuất nón lá Huế từng diễn ra ở Thủy Thanh trước đây nhưng rất ít và mang tính tự phát. Du khách đến nhà dân trải nghiệm chỉ khi nào có các đoàn do các tổ chức nghiên cứu khảo sát, ngoài những sự kiện đó ra hầu

Nghề làm nón quen thuộc với người dân Tây Hồ, Huế hàng trăm năm nay

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

như du khách chỉ biết đến trải nghiệm sản xuất nón lá qua các kỳ tổ chức Festival “Chợ quê ngày hội”.

Gần đây, làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những cải tiến trong hoạt động du lịch và đã đạt được những kết quả nhất định. Thứ nhất, phụ nữ làng Thủy Thanh được chính quyền khuyến khích và hỗ trợ trong việc giữ gìn nghề làm nón, do đó, tỉ lệ lao động, người dân làm nghề nón trong làng khá cao. Nghề làm nón trở thành một nghề tạo ra thu nhập ổn định cho người dân; Thứ hai, hoạt động du lịch trải nghiệm không chỉ đối với nghề làm nón mà còn sự kết hợp với các hoạt động đặc trưng khác. Qua khảo sát nhu cầu thực tế của khách du lịch đến Cầu Ngói Thanh Toàn thì ngoài việc du khách đến thăm địa danh nổi tiếng Cầu Ngói Thanh Toàn, có 70-80% số lượng khách mong muốn được trải nghiệm các hoạt động ở đây như: Đánh bắt cá trên sông, trải nghiệm nghề sản xuất nón lá, trải nghiệm làm bánh tét, đan lát và ẩm thực; Thứ ba, để đa dạng trải nghiệm cho khách du lịch, một số các hoạt động văn hóa khác cũng được chú trọng như tổ chức chương trình tham quan các di tích văn hóa lịch sử trong làng như Cầu Ngói Thanh Toàn, Phủ thờ Tôn Thất Thuyết, Đền Văn Thánh, Chùa Thanh Quang và tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống; Thứ tư, du lịch trải nghiệm sản xuất nón lá Huế ở Thủy Thanh đã được tổ chức khá bài bản và quy mô, du khách đến với du lịch trải nghiệm nghề chằm nón lá Huế của xã Thủy Thanh sẽ được giới thiệu về ý nghĩa của chiếc nón lá Huế và các công đoạn làm nón. Sau khi được xem trình diễn, khách du lịch được tham gia vào một số công đoạn dưới sự hướng dẫn của các thợ chằm nón lành nghề. Nhờ vậy, khách du lịch đã hiểu được sự cần mẫn, khéo léo của đôi tay người thợ và nhờ vậy giá trị của chiếc nón lá Huế cũng được nâng lên. Cuối cùng khách du lịch đã sẵn sàng chọn mua sản phẩm nón lá để làm quà lưu niệm.

Mô hình du lịch trải nghiệm sản xuất nón lá Huế tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh

Thừa Thiên Huế mặc dù chưa được tổ chức một cách quy mô, nhưng tính hiệu quả của mô hình đã thể hiện rõ, là kinh nghiệm cho các địa phương khác trong việc phát triển du lịch dựa vào làng nghề truyền thống.

4. Kết luận Với sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa,

hội nhập quốc tế sâu rộng và sự lan truyền của trào lưu văn hóa mới, các giá trị, nét đặc sắc văn hóa truyền thống sẽ đứng trước nguy cơ mai một. Các làng nghề truyền thống nói chung và nghề làm nón lá Huế nói riêng cũng không ngoại lệ. Nhưng bản thân chỉ một đối tượng nào đó thực hiện sẽ không hiệu quả, manh mún và thiếu đồng bộ. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất nón lá với các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề, giới thiệu, quảng bá hình ảnh chiếc nón lá Huế nhằm thu hút khách du lịch đến Huế và đến với các làng nghề. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần thực sự chú trọng hơn, hiểu rõ hơn vai trò của nón lá Huế, thông qua việc đưa vào các khu trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ của Thừa Thiên Huế.

Trong thời kỳ hiện nay, du lịch đã, đang và sẽ là một nhu cầu ngày càng phổ biến và trở thành trào lưu chung từ mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, đến chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Trong khi đó du lịch trải nghiệm cũng đã và đang phát triển nhanh, đặc biệt trong những năm trở lại đây, việc trở về với nông thôn để tìm hiểu những di tích lịch sử cổ xưa, kết hợp với trải nghiệm hoạt động sản xuất nón lá Huế và sản phẩm làng nghề truyền thống với các giá trị văn hoá đồng quê đang có xu thế ngày càng phát triển và chiếm sự quan tâm của nhiều người. Đây chính là điều kiện thuận lợi mang lại những lợi ích kinh tế cho người dân Thừa Thiên Huế nói riêng và người dân các vùng sản xuất sản phẩm đặc thù của các địa phương Việt Nam nói chung.

Nguyễn Hùng -Trần Viết Lực

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Sau gần 1,5 năm nuôi, giờ anh Nguyên chỉ còn 6 con gà trống và 10 con gà mái (mỗi con đạt trọng lượng 3,1-4 kg) của 30 con gà giống ban đầu. Theo anh Nguyên tìm hiểu trên sách báo và mạng Internet, giống gà Đông Tảo chậm tự kiếm ăn, vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh hơn gà kiến nên chi phí nuôi khá tốn kém. Anh phải “điều chỉnh nhiệt độ” chuồng trại bằng trồng chuối, mướp, cây xanh quanh vườn để làm mát cho đàn gà quý của mình.

Gà Đông Tảo một năm con mái mới đẻ trứng 6-7 trứng/lứa, mỗi lứa 7-10 quả trứng, tỷ lệ trứng nở do con mái ấp tự nhiên rất thấp. Do đó, để duy trì được số lượng gà thuần chủng cố định khoảng 16 gà giống và gần 40 gà con, anh Nguyên phải đầu tư máy ấp điện với công suất 100 trứng giá 3 triệu đồng, sau đó nuôi theo kiểu gối đàn. Đặc biệt để phục vụ gà giống cho bà con quanh vùng và các địa phương lân cận nuôi cảnh là chính.

Đặc tính của gà Đông Tảo quen chạy nhảy, không quen nuôi nhốt nên chuồng càng rộng càng tốt, gà sẽ nhanh lớn và thịt đảm bảo chất lượng hơn. Nhờ biện pháp ấp ứng bằng máy tỷ lệ trứng nở thành công có thể lên đến 60-70% hoặc “nhờ” gà kiến ấp. Theo anh Nguyên, thực chất nuôi gà thịt, làm cảnh không kinh tế bằng nuôi gà giống. Do gà thương phẩm giá cả lên xuống thất thường, lâu cho thu hoạch trong khi gà giống số lượng ổn định, giá bán có chiều hướng tăng, người dân bắt đầu có hứng thú với loại gà “tiến vua” này. Hiện anh mới bán 10 con gà giống với giá 300.000 đồng/con/1 tháng tuổi. Giờ trong nhà anh còn khoảng 40 con gà con gần tháng tuổi và trong lò luôn luôn ấp

trứng mỗi ngày khi gà đẻ.“Nuôi gà Đông Tảo không nặng nhọc, cho thu

nhập cao lại được tiếng thơm nuôi gà tiến vua. Tuy nhiên, người nuôi phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian và tâm huyết bởi cần luôn túc trực để theo dõi bệnh tình của chúng. Chỉ cần sơ suất là thất bại ngay. Sợ nhất là mèo, chuột, chồn bắt gà con nên cần phải có lồng bằng lưới sắt để bảo vệ”, anh Nguyên nói. Tuy nhiên, theo anh Nguyên, thức ăn của loại gà này khá đơn giản như: bột bắp, lúa, giá đỗ, chuối cây, rau khoai, rau muống… có sẵn quanh vườn và bổ sung ít cá, tép, khuyết, nhái, giun… ở giai đoạn gà đang phát triển, gà sinh sản.

Anh Trần Hưng Phước (phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) cho biết, cách đây gần 2 tháng, tôi có mua hai cặp gà giống ở anh Nguyên về thả vườn chung với gà kiến, giờ đang đang phát triển tốt, rất đẹp, đây là giống gà lần đầu tiên tôi được thấy ngoài đời. Nói chung nó cũng dễ nuôi như gà kiến, chỉ có chú trọng vệ sinh thú ý đặc biệt hơn”.

Theo kinh nghiệm anh Nguyên, chuồng trại phải được làm thông thoáng, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp thật tốt. Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ,... hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Trên lý thuyết, nuôi 50 gà Đông Tảo thả vườn cần diện tích khoảng 20-30m2. Nhưng anh nuôi 16 con gà bố mẹ mà vườn rộng lên đến 250m2 nên gà dễ phát triển. Người nuôi thường xuyên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng. Vệ sinh chuồng trại sạch để tránh bệnh dịch, thay trấu thường xuyên, mỗi tháng 2-3 lần. Ngoài ra, anh

GÀ TIẾN VUA “BÉN DUYÊN” TRÊN ĐẤT HƯƠNG XUÂN

Anh Phan Phước Nguyên, 29 tuổi, trú tại phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong một lần xem trên kênh truyền hình VTV2-Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu

về các mô hình gà Đông Tảo (có nơi còn gọi Đông Cảo) và anh đã say mê với giống gà “tiến vua” này. Tháng 3/2015, anh “gom” kinh phí Bắc tiến ra Hưng Yên học tập kỹ thuật chăn và mua 30 con giống gà Đông Tảo với số tiền 9 triệu về quê hương nuôi thử nghiệm.

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Nguyên còn nuôi 4 con thỏ nhốt trong chuồng, vì theo anh Nguyên, thức ăn thừa của thỏ rơi xuống cũng bổ sung thức ăn cho gà và đặc biệt nước tiểu của thỏ phòng chống một số bệnh dịch cho gà và thử nghiệm nuôi thêm thỏ thương phẩm tăng thu nhập cho kinh tế gia đình. Nhiều thông tin cho rằng, gà Đông Tảo được xếp vào loại gà quý hiếm của Việt Nam, giống gà này do dân làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tuyển chọn, thuần dưỡng và nuôi lưu giữ từ rất lâu đời. Gà Đông Tảo nổi tiếng bởi giống gà to con, dáng hình bệ vệ, có thể dùng làm cảnh, gà thịt và dùng làm cúng tế. Thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi là những điểm hấp dẫn những người nuôi loại gà này.

Anh Nguyễn Tiến Giang, Bí thư Thị đoàn Hương Trà hồ hởi: “Anh Nguyên là đoàn viên, thanh niên tiên phong, mạnh dạn học hỏi, tìm tòi đi tiên phong để đưa mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo bán con

giống. Nếu nuôi thành công và có hiệu quả kinh tế thì chúng tôi khuyến khích nhân rộng mô hình này đến các đoàn viên khác. Hiệu quả bước đầu của anh Nguyên, Thị đoàn ủng hộ và đồng tình về mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo này. Tuy nhiên, lưu ý nuôi trong

đô thị nên có 3 vấn đề cần quan tâm đối với gia cầm cần đảm bảo tiêu chí 3 sạch: con giống sạch, thú y sạch và môi trường sạch”.

Hiện nay, anh Nguyên có diện tích đất vườn hơn 2.600m2, anh đang trồng thêm mướp đắng, rau dền, chuối, rau khoai lang, cải cũng cải thiện “lấy ngắn nuôi dài” và bổ sung thức ăn cho gà. Trong thời gian tới, anh sẽ đầu tư thêm lò ấp để phát triển nuôi gà thương phẩm, bán gà giống để phục vụ cho bà con có nhu cầu nuôi giống gà tiến vua này. Hy vọng, với mạnh dạn tiên phong trong việc đưa giống mới vào chăn nuôi, mô hình nuôi gà Đông Tảo của anh Nguyên không những phát triển kinh tế gia đình mà còn là hướng mở cho bà con nông dân quanh vùng.

Xuân Trường-Bảo Trân

Anh Nguyên bên sản phẩm của mình

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 19/7/2016, tại Trung tâm Thực hành, thực tập nuôi trồng thủy sản, xã Phú

Thuận, huyện Phú Vang đã diễn ra buổi chuyển giao giống cá dìa giống sinh sản nhân tạo lần đầu cho Trung tâm khuyến nông Nghệ An và các hộ nông dân nuôi thí điểm.

Đến tham dự tại buổi chuyển giao có PGS.TS Phùng Thăng Long, Phó Hiệu trưởng nhà trường và đại diện phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế. Về phía nhóm nghiên cứu có thầy Lê Văn Bảo Duy, Khoa Thủy Sản cùng các cộng sự. Bên cạnh đó, buổi chuyển giao cũng được diễn ra với sự tham gia, quan sát của đoàn cán bộ, giảng viên Đại học Công nghệ Rajamangala Tawan-ok, Thái Lan đang có đợt học tập, làm việc tại trường.

Trong những năm qua, với định hướng, chủ trương các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ nhà trường phải gắn liền với thực tiễn sản xuất, tiến đến phải có từ 8-10 sản phẩm được thương mại hóa vào năm 2020, Trường Đại học Nông lâm Huế đã nỗ lực không ngừng để phát triển hoạt động này. Dự án sản xuất thử nghiệm giống cá dìa sinh sản nhân tạo là một trong 3 dự án sản xuất thử nghiệm đầu tiên do giảng viên nhà trường chủ trì thực hiện.

Hiện nay, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa là một trong những thách thức không nhỏ đối với nghề nuôi cá biển Việt Nam trong nhiều năm qua. Nguyên nhân chính được cho là liên quan đến chất lượng nguồn nước, nhu cầu dinh dưỡng và sự xuất hiện dịch bệnh.

Sau một thời gian dài, thử nghiệm từ khoảng năm 2014 và gặp không ít khó khăn thì đến nay nhóm đã bước đầu có được những thành công

và bắt đầu tiến hành sản xuất đại trà để bán cho người dân.

Trong quy trình này, cá bố mẹ được nuôi vỗ hoàn toàn trong bể khép kín. Với quy trình nuôi vỗ đã được chuẩn hóa lần này, đàn cá bố mẹ hiện nay có thể sinh sản quanh năm (6-8vụ/năm), kể cả khi trái mùa, khả năng cung cấp khoảng 5-10 vạn giống/vụ. Tỉ lệ sống hiện tại từ khi nở đến con giống khoảng 15% (ở Philippines theo báo cáo năm 2009 chỉ đạt 1%).

Được biết, đây là lần đầu tiên ở nước ta, có một quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá dìa với tỷ lệ cá sống cao và ổn định, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường kể cả về chất lượng và giá cả. Thành công này mang lại tính chủ động trong việc nuôi loại cá này. Bởi, bà con sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn giống được khai thác từ tự nhiên chỉ xuất hiện 1-2 lần trong năm và số lượng cũng đang giảm đi nhanh chóng do quá trình ô nhiễm biển hiện nay.

Tại buổi chuyển giao, nhóm đã bán được 4.000 con giống đầu tiên cho một số hộ nông dân tại xã Phú Tân, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Quảng Trị 1.000 con. Kết thúc buổi chuyển giao, nhóm nghiên cứu cùng các hộ dân đã cùng với bà con nông dân thả nuôi lứa cá giống đầu tiên trong môi trường tự nhiên.

PV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾBƯỚC ĐẦU CHUYỂN GIAO, NUÔI THÍ ĐIỂM

SẢN PHẨM GIỐNG CÁ DÌA SINH SẢN NHÂN TẠO

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Chất độc da cam/dioxin-chất độc nhất trong các loại hóa chất độc hiện nay

Bắt đầu từ ngày 10/8/1961, không quân Mỹ đã phun rải chất độc da cam/dioxin xuống chiến trường Kon Tum. Trong vòng 10 năm (1961-1971), Mỹ đã tiến hành gần 20.000 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học trong đó có 366kg dioxin. Có gần 26.000 thôn, bản, làng với diện tích trên 3 triệu ha đất rừng và đất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Có 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC). Chất độc da cam đã ảnh hưởng tác động mạnh mẽ, lâu dài đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người, đến nay đã truyền sang đến thế hệ thứ 4 với biết bao thảm cảnh trong gia đình không sao kể xiết.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam/dioxin. Chỉ riêng khu vực huyện A Lưới đã hứng chịu 11kg dioxin trong thời gian từ 1965-1970. Nặng nề nhất là khu vực sân bay A So, nơi chứa các thùng chất da cam/dioxin để máy bay của Mỹ chở đi phun rải nhiều địa phương khác. Xung quanh sân bay A So đã có 3 xã đã phải tổ chức tái định cư (Đông Sơn, Hương Lâm, A Đớt). Huyện A Lưới có 46.000 người nhưng đã có khoảng 5.000 người bị phơi nhiễm chất độc da cam/15.000 người bị phơi nhiễm trên toàn tỉnh. Ngoài A Lưới thì các

huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà… đều bị tác hại bởi chất độc da cam/dioxin đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người, hậu quả kéo dài không biết đến bao giờ vì tính chất di truyền và thời gian bán phân hủy có thể kéo dài hàng trăm năm (nếu ở sâu trong đất).

Những nỗ lực khắc phục hậu quảTừ tháng 10/1980, chính phủ có quyết định

thành lập Ủy ban đặc biệt điều tra hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Y tế-GSBS Hoàng Đình Cầu làm chủ tịch. Ủy ban đã nhiều lần lên huyện A Lưới để nghiên cứu điều tra tình hình nhiễm độc dioxin tác hại đến sức khỏe và môi trưởng ở A Lưới và nhiều địa phương khác.

Ngày 01/3/1999, Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học (Ban chỉ đạo 33) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, đã hoạt động tích cực, có hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được giao và đã nhiều lần làm việc với tỉnh và huyện A Lưới.

Đầu năm 2003, Hội NNCĐDC/Dioxin Việt Nam ra đời, tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị thành lập hội sớm (12/2004) đã góp phần tích cực vào việc khắc phục hậu quả và chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC. Hiện nay đã có 9/9 đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố Huế và 65 hội phường, xã được thành lập và đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả.

NHÂN KỶ NIỆM 55 NĂM THẢM HỌA DA CAM Ở VIỆT NAM(10/8/1961-10/8/2016):

THỪA THIÊN HUẾ NỖ LỰC KHẮC PHỤCHẬU QUẢ CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN

Năm nay, chúng ta triển khai các hoạt động theo nội dung tinh thần thông báo số 217-TB/TW ngày 6/11/2015 của Ban Bí thư TW Đảng về kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

(10/8/1961-10/8/2016). Chiến tranh đã kết thúc hơn 41 năm, nhưng vẫn còn đó nỗi đau da cam, một thảm họa chưa từng có trong lịch sử loài người bởi chất độc dioxin.

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Vừa qua, chúng ta đã có tổng kết đánh giá thông báo Kết luận số 292-TB/TW về việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học, công tác chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC, tổ chức hoạt động của Hội NNCĐDC/Dioxin. Tiếp theo, ngày 14/5/2015 Ban Bí thư TW Đảng ban hành chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học, đó là lương tâm và trách nhiệm của toàn xã hội cần chung tay góp sức.

Sự giúp đỡ cần thiếtTừ nhận thức trên, trong nhiều năm qua, tỉnh

ta đã có nhiều nỗ lực cố gắng góp phần khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 2.500 người bị nhiễm chất độc da cam hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ đã được hưởng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp cho người phục vụ, chế độ bảo hiểm y tế, điều dưỡng, khám chữa bệnh miễn phí, phẫu thuật phục hồi chức năng, miễn giảm học phí, xây dựng nhà tình nghĩa, vay vốn XĐGN, thăm hỏi động viên tặng quà trong các dịp lễ tết, trợ cấp khó khăn đột xuất và nhiều hỗ trợ chăm sóc giúp đỡ khác... nhằm góp phần cho nạn nhân và gia đình họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Đã tranh thủ được một số dự ánDự án trồng cây bồ kết rào xung quanh sân

bay A So để ngăn chặn người và sức vật vào khu vực đang bị ô nhiễm bởi dioxin. Công ty Delkonta (Công hòa Séc) đã giúp đỡ xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) dự án về chăm sóc sức khỏe và cải thiện môi trường sống. Dự án cung cấp nước sạch cho xã Đông Sơn (A Lưới) tái định cư thông qua kênh của Nhóm đối thoại Việt-Mỹ đã đưa vào hoạt động có hiệu quả. Dự án nuôi bò ở A Lưới do Pháp, Úc, CCB Mỹ tài trợ; Các dự án dạy nghề giải quyết việc làm, phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch, khuyết tật vận động, phục hồi chức năng; cung cấp xe lăn, xe lắc... Các trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em khuyết tật nghi nhiễm CĐDC của tôn giáo đã tranh thủ được nguồn lực

từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong ngoài nước...

Mới đây, UBND huyện A Lưới đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh chất độc hóa học, đã có trên 100 hiện vật, tư liệu và hình ảnh liên quan đến CĐDC. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam và làm cơ sở cho việc xây dựng Khu chứng tích chất độc hóa học tại sân bay A So theo đề án của Chính phủ đã được các bộ, ngành liên quan thông qua quy hoạch và dự trù kinh phí.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama từ ngày 22-25/5/2016, Việt Nam và Mỹ đều có đề cập đến vấn đề giải quyết hậu quả của dioxin và tiếp tục công việc tẩy độc của sân bay Đà Nẵng, sau đó là sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), đồng thời giúp đỡ NNCĐDC, người khuyết tật. Đây là dấu hiệu tích cực và chúng ta chờ hành động cụ thể sắp tới.

Những công việc cần tiếp tục phấn đấuTuy đã làm được một số việc, nhưng vấn đề

khắc phục hậu quả chất độc da cam còn lâu dài và nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Việc xét duyệt đối tượng cần được đẩy nhanh hơn nữa để không thiệt thòi cho NNCĐDC. Muốn vậy, tiếp tục kiến nghị với trên phải ban hành tiêu chí NNCĐDC làm cơ sở cho việc giám định bệnh tật. Hiện nay, dân thường, những người bị phơi nhiễm dioxin sau năm 1975, thế hệ thứ 3, 4 chưa có chính sách hỗ trợ. Mặt khác, chế độ phụ cấp hàng tháng của NN chưa thực sự đáp ứng nhu cầu.

Chúng ta vẫn tiếp tục kiên trì vụ kiện của NNCĐDC Việt Nam tại Mỹ và của bà Trần Tố Nga (Việt kiều Pháp) tại tòa án Pháp vì công bằng, đạo lý, công lý và trách nhiệm với NNCĐCDC. Hãy cùng nhau hành động vì NNCĐDC, nỗi đau da cam không chỉ riêng ai, Đoàn kết-Nghĩa tình-Trách nhiệm vì NNCĐDC.

Bác sĩ Nguyễn Cương (Chủ tịch Hội NNCĐDC tỉnh Thừa Thiên Huế)

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Hiện nay, hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn thế giới ngày càng diễn ra rõ nét,

thiên tai như hạn hán kéo dài ở khắp nơi, xâm nhập mặn … nên nhu cầu tưới tiết kiệm nước ngày càng được chú trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu sống của con người.

Nhu cầu sử dụng hệ thống tưới tự động áp dụng trong các lĩnh vực như: lâm nghiệp, nông nghiệp, tưới cảnh quan… cũng vì vậy mà tăng lên. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, người dân có nhu cầu sử dụng hệ thống tưới vườn ươm cây giống như bạch đàn, keo lá rộng, tràm hoa vàng, trầm, huê … phục vụ trồng rừng nhân tạo. Trong nông nghiệp thường ứng dụng hệ thống tưới vườn ươm cây giống: hoa cúc, đồng tiền, thược dược, Mokara… rau sạch: cải, hành, ngò, xà lách, rau má… Trong tưới cảnh quan như tưới vườn cây cảnh, tưới cỏ, tưới hoa lan sử dụng cho các ngôi nhà biệt thự, nhà vườn, khu di tích bảo tồn, công ty.

Hệ thống tưới tự động thiết kế theo hướng áp dụng cho nhiều đối tượng cây trồng khác nhau có giá thấp bằng cách sử dụng các vi điều khiển phổ thông đang mở ra một triển vọng mới cho người sử dụng.

Thiết kế hệ thống tưới tự động sử dụng vi điều khiển AVR

Kit sử dụng chip Atmega16/32/64/328 làm bộ xử lý trung tâm, giao tiếp với các thiết bị ngoại vi: 08 cảm biến đo nhiệt độ không khí, 04 cảm biến đo độ ẩm không khí-nhiệt độ cảm biến đo độ ẩm, 01 cảm biến đo độ rọi ánh sáng, keyboard, IC thời gian thực DS1307, LCD 4x20 dùng để hiển thị. Mạch động lực dùng 6 rơ le trung gian đóng/cắt van điện từ và công tắc tơ 3 pha 380V.

Hệ thống điều khiển tự độngCác chế độ vận hành và cài hệ thống tưới tự động- Hệ thống có 5 chế độ vận hành: (1) Vận hành

tự động theo mùa-vụ; (2) Vận hành tự động theo: Ngày (biến đổi khí hậu); (3) Vận hành bằng tay; (4) Bơm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón qua lá; (5) Dừng hệ thống.

- Hệ thống tưới có 17 chế độ cài đặt khác nhau: cài đặt ngày, giờ, phút, giây, tháng, năm, nhiệt độ tưới, thời gian tưới, số lần tưới/1 buổi, số lần tưới trong ngày, thời gian bắt đầu chiếu sáng ban đêm, thời gian kết thúc chiếu sáng ban đêm, độ ẩm bắt đầu tưới, độ ẩm dùng tưới, nhiệt độ bắt đầu tưới, nhiệt độ kết thúc tưới, cường độ ánh sáng cho phép/không cho phép tưới.

Kết quả và áp dụngHệ thống tưới tự động đã được áp dụng tưới trong

nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau như: Tưới tự động cho hoa lan Mokara áp dụng ở hộ nông dân Lê Văn Lự. Tưới tự động theo chu trình áp dụng cho vườn nhân giống cây hoa cúc tại nhà màng ông Nguyễn Văn Duẫn và bà Hà Thị Hiệp. Tưới rau sạch xà lách, cải cay ở hợp tác xã Phú Mậu 2. Tưới hoa hồng trồng xen vụ, hoa đồng tiền tài nhà màng… Những mô hình này đang phát huy tác dụng giúp bà con nông dân trong việc chủ động tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng. Hệ thống mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các hộ nông dân.

Ngoài ra, hệ thống tưới tự động còn áp dụng vào công nghệ tưới nhỏ giọt dùng để tưới cảnh cảnh, sân vườn … được áp dụng tại nhà máy Quảng Tế 2 của Công ty TNHH MTV cấp thoát nước tỉnh Thừa Thiên Huế. Áp dụng tưới cho nhà trồng công nghệ cao của Hợp tác xã Phú Mậu 2 được huyện Phú Vang duyệt kinh phí thực hiện.

TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNGTƯỚI TỰ ĐỘNG VÀO THỰC TẾ SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Đến nay, hệ thống tưới tự động đã được nhóm tác giả nâng cấp lên phiên bản thứ 3. Đây là phiên phản áp dụng vào thực tế nông nghiệp, công nghiệp với độ ổn định, tuổi thọ, chống nhiễu, có độ bền giao tiếp đến 12 loại cảm biến khác nhau với giá ngày càng rẽ hơn.

Kết luậnHệ thống tưới tự động và các dự án đã và đang

được áp dụng thành công công nghệ tưới tự động theo các thông số của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đất, thời gian trong ngày và chu trình tưới tự động. Hệ thống tưới tự động đa năng sử dụng Kit Atmega16/32/64/328/128 có giá thành thấp hơn nhiều so với hệ thống tưới tự động

dùng PLC. Hệ thống có độ chính xác về nhiệt độ sai lệch 0,5oC và độ ẩm sai lệch: 4%, hệ thống áp dụng cho các loại nhà trồng, các loại hoa, rau, đậu, dưa, dược liệu, nấm ...

Các mô hình, dự án, đề tài và đơn đặt hàng của các công ty, hộ cá nhân áp dụng thành công các hệ thống tưới tự động đã mở ra một hướng nghiên cứu đi đôi với áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. Hướng nghiên cứu và áp dụng hệ thống tưới tự động áp dụng vi điều khiển AVR có giá thành thấp vào thực tế đã và đang mở ra hướng đầy triển vọng và tươi sáng.

Lê Đình Hiếu và các cộng sựTrường Cao đẳng Công nghiệp Huế

Hệ thống tưới tự động đã được áp dụng tưới trong nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

1. Một số vấn đề sử dụng GIS và CAD trong thực tế nghiên cứu bảo tồn di tích

Mối quan hệ giữa CAD và GIS là mật thiết trong quá trình quy hoạch và thiết kế công trình. GIS thường được sử dụng cho nhà quản lý, nhà quy hoạch để nắm bắt thông tin và có chiến lược phù hợp cho đối tượng có quy mô lớn. Ngược lại CAD được sử dụng chủ yếu cho các nhà thiết kế tập trung vào chi tiết công trình hay vật thể cần nghiên cứu. Tuy nhiên, sự tách rời như vậy có thể tạo nên khó khăn trong sử dụng định dạng dữ liệu khi sử dụng hai phần mềm khác nhau. Thực tế cho thấy vấn đề này thường gặp trong quá trình chia sẻ dữ liệu hiện trạng để chuyên gia đưa ra đánh giá. Hai vấn đề thường gặp phải trong nghiên cứu bảo tồn di tích kiến trúc như sau:

- Các chuyên gia lịch sử, kết cấu công trình… khó có thể sử dụng phần mềm độc lập (3D max, Sketchup…) chuyên ngành của CAD để xem xét dữ liệu. Ngoài ra, đặc trưng của dữ liệu 3D là dung lượng rất lớn đặc biệt đối với các file số hóa từ hiện trạng. Vậy việc quản lý lưu trữ, chia sẻ và bảo mật là một vấn đề đối với các nhà nghiên cứu đối với hiện trạng 3D.

- Việc đưa các chi tiết 3D hiện trạng bổ sung cho hệ thống dữ liệu GIS chỉ dừng lại hầu hết ở

mức độ địa hình, cần phải có một giải pháp tích hợp để trình bày dữ liệu 3D hiệu quả hơn.

Thực vậy, theo kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc tích hợp dữ liệu thông tin mang tính vĩ mô nên chi tiết 3D chỉ dừng lại mức độ đặc điểm địa hình còn các chi tiết đặc điểm hình học của đối tượng có hạn chế. Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu trực tuyến gặp khó khăn khi các dữ liệu 3D chi tiết cần engine đồ họa độc lập và hầu hết chưa được tích hợp vào các phần mềm GIS.

2. Tiềm năng ứng dụng google map và sketchfab trong ứng dụng nghiên cứu bảo tồn di tích

Thế mạnh của Google Maps trong chia s trực tuyến và nhược điểm trong chi tiết dữ liệu 3D

Bản đồ Google (Google Maps) là một dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến miễn phí được cung cấp bởi Google và hỗ trợ nhiều dịch vụ dựa vào bản đồ như Google Ride Finder và một số có thể dùng để nhúng vào các trang web của bên thứ ba thông qua Google Maps API. Đối với sản phẩm độc lập liên quan là Google Earth thì tính năng có bổ sung cung cấp mô hình 3D, tuy nhiên vẫn dừng lại mức độ tương đối hình dáng của công trình, chi tiết chưa cao. Ngoài ra tính năng cập nhật dữ liệu cũng như tùy biến

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 3D ONLINE CỦASKETCHFAB TRÊN NỀN GOOGLE MAPS PHỤC VỤ

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN CÔNG TRÌNH DI TÍCH

Việc đồng bộ, chia sẻ dữ liệu và trình bày 3D trong quá trình nghiên cứu bảo tồn là một vấn đề ảnh hưởng đến thời gian khảo sát thực địa. Dựa trên những ưu điểm của WebVR của Sketchfab và

Google Maps API, nhóm nghiên cứu đề xuất một phương pháp giải pháp tích hợp dữ liệu 3D trực tuyến để cải thiện đồng bộ, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Phương pháp đề xuất được áp dụng trong các dự án “Khảo sát trên cơ sở ứng dụng công nghệ khảo cổ, địa chất, sinh học và công nghệ thông tin để phục vụ việc qui hoạch, phục dựng và phát triển cảnh quan Thành Cổ Quảng Trị” và “mô hình 3D Huế”. Theo kết quả ban đầu, các chuyên gia có thể dễ dàng để tiếp cận và đánh giá các lĩnh vực khảo sát bằng cách trình bày 3D trực tuyến.

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

hiệu ứng vật liệu, ánh sáng cho vật thể vẫn chưa được hỗ trợ. Tóm lại, việc chia sẻ dữ liệu bản đồ và định vị đối tượng trên nền Google Maps hiện là ưu thế vượt trội trong chia sẻ trực tuyến, tuy nhiên việc bổ sung theo tùy biến người sử dụng vẫn được mở ra cho các hãng thứ 3 đối với các nội dung 3D.

Nền tảng Sketchfab và tiềm năng ứng dụng của việc tích hợp công nghệ lưu trữ 3D có chi tiết cao bổ sung cho Google Maps

Khởi nguồn từ ý tưởng có thể chia sẻ và trình diễn dữ liệu 3D trực tuyến cho các đối tượng thiết kế và dựng hình 3D trong các cuộc thi dựa trên nền tảng WebGL. Tuy nhiên ngày càng nhận thấy tiềm năng phát triển của đồ họa 3D trực tuyến, nơi mà xóa bỏ các sự chuyển đổi định dạng file 3D của các hãng độc lập dựa trên nền tảng WebVR mới. Thực vậy, sự ưu việt của Sketchfab đã giải quyết được rào cản phần mềm độc lập với nhau và người dùng trực tuyến. Hiện nay, trên nền tảng của WebVR các hãng lớn AutoDesk, Unity 3D… đang phát triển rất mạnh.

3. Đề xuất giải pháp kết hợp của Sketchfab trên nền Google Map

Tận dụng thế mạnh của Sketchfab và nền chia sẻ Google Map, nhóm nghiên cứu đề xuất giải khắc phục hạn chế trong quá trình chia sẻ dữ liệu 3D hiện trạng di tích để nghiên cứu bảo tồn: Quản lý, chia sẻ, bảo mật và trình bày dữ liệu 3D chi tiết hiện trạng di tích (có xác định vị trí địa lý) trên nền online (WebVR).

Giải pháp lấy dữ liệu 3DSử dụng phương pháp Photogrammetry hoặc

máy 3D Scanner. Dưới đây là một số kinh nghiệm từ 2 giải pháp nhóm nghiên cứu đã sử dụng và so sánh của Emmanuel P.Baltsavias.

Giải pháp quản lý và chia sẻ dữ liệu 3D với Sketchfab

Cấu trúc của người dùng Sketchfab phải đăng ký tài khoản người sử dụng. Người sử dụng có thể upload dữ liệu 3D không giới hạn nhưng giới hạn cho 1 file 200Mb, Sketchfab hỗ trợ hầu hết các phần mềm và định dạng file 3D phổ biến hiện nay.

Sau khi định dạng file được xử lý và lưu trữ theo thư mục, người dùng có thể hạn chế chia sẻ bằng chế độ riêng tư hoặc sử dụng mật khẩu. Ngoài ra chúng có thể hiệu chỉnh các hiệu ứng ánh sáng và vật liệu đối với chi tiết 3D trước khi hoàn thiện trình bày.

Thông qua Google Maps API, chúng ta có thể tạo giao diện mới của Website nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan và vị trí địa lý của các địa điểm di tích cần được nghiên cứu (chúng ta có thể tạo lớp phân loại nhóm đối tượng chẳng hạn hiện vật và công trình khi phân lớp đối tượng). Bên cạnh đó khi click vào trực tiếp đối tượng, chúng ta có thể có thêm thông tin cụ thể cho từng chi tiết.

4. Kết quả ứng dụng của giải pháp đề xuấtDựa trên giải pháp đề xuất nhóm nghiên cứu đã

áp dụng cho 2 dự án nghiên cứu

Ưu điểm Nhược điểmGiải pháp Photogrammetry

Texture bề mặt vật liệu thiết lập được nhiều mức độ, Không giới hạn quy mô đối tượng, Chi phí thấp, có thể tích hợp GPS.

Kích thước phải được canh chỉnh theo kích thước chuẩn. Yêu cầu phần cứng máy tính mạnh.

Giải pháp máy 3D scanner

Độ chính xác kích thước cao, có thể tích hợp GPS

Chi phí thiết bị cao, giới hạn góc quét phía trên xuống.

Bảng 1: Bảng so sánh đánh giá ưu nhược điểm của giải pháp

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN ĐỊA PHƯƠNG

Dự án “Khảo sát trên cơ sở ứng dụng công nghệ khảo cổ, địa chất, sinh học và công nghệ thông tin để phục vụ việc qui hoạch, phục dựng và phát triển cảnh quan Thành Cổ Quảng Trị”

Giải pháp thực hiện dự án khi nghiên cứu hiện trạng lấy hiện trạng từ phương pháp Photogrammetry từ không ảnh flycam và ảnh hiện trạng công trình. Dữ liệu được thu thập từ mức độ chi tiết tổng thể đến chi tiết.

Đặc biệt với hình thức chia sẻ và cập nhật trực tuyến đã giảm thiểu thời gian tại hiện trường do vị trí nghiên cứu xa với nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu lịch sử và sinh học có thể tham khảo chi tiết hiện trạng trực tuyến mà không bị rào cản về phần mềm đồ họa và định dạng file.

Tóm lại, giải pháp đã mang lại hiệu quả khi giúp tiết kiệm thời gian khảo sát cho các nhóm nghiên cứu phối hợp, lưu trữ dữ liệu thuận tiện cho các nhóm nghiên cứu kế tiếp trong quá trình phát triển nghiên cứu đề xuất bảo tồn. Ngoài ra, dữ liệu này có giá trị cao khi di tích đang ngày càng bị biến đổi bởi tác động của thiên nhiên và con người.

Dự án 3D Model HuếĐây là dự án phi lợi nhuận của Th.S Nguyễn

Quang Huy nhằm số hóa và lưu trữ các đặc trưng

của di sản vật thể của Huế. Dự án đã bước đầu đón nhận sự tham gia của một số người yêu Huế từ các lĩnh vực khác nhau nhằm bảo tồn dữ liệu của Huế. Ứng dụng của giải pháp đã tạo nên giao diện trực quan từ tổng thể vị trí địa lý các di tích đến chi tiết của hiện vật triều Nguyễn. Hy vọng đây là nguồn dữ liệu miễn phí có

thể cung cấp cho các nghiên cứu Huế.5. Đánh giá và đề xuất ứng dụngĐánh giá giải pháp đã bước đầu giải quyết được

vấn đề chia sẻ thông tin trong quản lý và nghiên cứu bảo tồn công trình di tích, đặc biệt là các hiện trạng 3D các di tích cũng như các hiện vật. Chi phí thực hiện ít tốn kém và được quản lý lưu trữ thuận tiện, các đánh giá và ý kiến của chuyên gia có thể trực tiếp trên mô hình. Tuy nhiên một nhược điểm nhỏ đó là công cụ đo lường trên giao diện Sketchfab tùy biến chưa có nên phụ thuộc vào ghi chú. Dựa trên kết quả bước đầu này nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất tiếp tục nghiên cứu ứng dụng giải pháp này cho một số nghiên cứu khác bảo tồn di tích khác tại di tích Huế và Thành Cổ Quảng Trị. Mục tiêu của giải pháp là giảm chi phí trong khảo sát và dữ liệu được đồng bộ một cách hệ thống. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong kế thừa nghiên cứu và bảo tồn giá trị vật thể của các di sản.Nguyễn Quang Huy1 và Nguyễn Vũ Trọng Thi2

1Khoa kiến trúc, Đại học Khoa học Huế2Bộ môn Kiến trúc, Khoa kỹ thuật dân sự, Đại

học Bách khoa Marche, Italy

Minh họa mức độ chi tiết 3D hiện trạng từ mức độ công trình đến chi tiết

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Ngày 27/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1141/QÐ-TTg

phê duyệt Ðề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 (gọi tắt là Ðề án).

Quan điểm của Ðề án là bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen. Giá trị của tri thức truyền thống về nguồn gen cần được xác định đầy đủ, đảm bảo việc tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích thu được từ việc tiếp cận tri thức truyền thống về nguồn gen. Quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen phải bảo đảm tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen. Tăng cường vai trò của các cấp quản lý, cộng đồng trong quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.

Theo Ðề án, đến năm 2025, hệ thống tổ chức, các công cụ quản lý và kỹ thuật tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen được hoàn thiện và vận hành hiệu quả; 90% các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và cấp tỉnh có đủ năng lực thực hiện cấp phép, giám sát và kiểm soát các hoạt động tiếp cận nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ được xác định và tăng cường năng lực để hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; 90% cán bộ quản lý có liên quan tại các bộ, ngành trung ương và 70% cán bộ quản lý có liên quan tại các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương được đào tạo các kiến thức cơ bản và các quy định quản lý về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; ít nhất 80% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen; ít nhất 80% dân số được tuyên truyền, phổ biến thông tin về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.

Ðề án đã đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược và lâu dài, đó là: (1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; (2) Xây dựng năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; (3) Xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ thông tin về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; (4) Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về tiếp cận, chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; (5) Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa, giá trị của nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen, vai trò của tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững; (6) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiếp cận, chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; (7) Các nhiệm vụ ưu tiên triển khai.

Nguồn kinh phí thực hiện Ðề án bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác; việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định.

VK

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰCVỀ QUẢN LÝ TIẾP CẬN NGUỒN GEN

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Từ ngày 1/7/2016, khi Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ

Quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, bên cạnh việc quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học nội thủy, lãnh hải Việt Nam và việc chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được thể hiện bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học. Thời gian cấp phép nghiên cứu khoa học, được xác định căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học nhưng tối đa không quá hai năm và được gia hạn một lần tối đa không quá một năm. Trường hợp thời gian gia hạn đã hết, nhưng hoạt động nghiên cứu chưa hoàn thành và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp tục nghiên cứu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài làm hồ sơ đề nghị cấp phép mới theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định cũng đã quy định tám trường hợp từ chối cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, bao gồm:

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài không vì mục đích hòa bình; làm phương hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển

của Việt Nam; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên biển đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có xây dựng đảo nhân tạo, công trình trên biển.

5. Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp không chính xác hoặc thông tin về mục tiêu, nội dung của hoạt động nghiên cứu khoa học không phù hợp với sự thực hiển nhiên.

6. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được cấp phép trước đây để tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

7. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép thực hiện.

8. Tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu khoa học có khoan ở đáy biển, lòng đất dưới đáy biển không hợp tác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam khi Việt Nam có yêu cầu.

PV

TÁM TRƯỜNG HỢP BỊ TỪ CHỐI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều

kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

Nghị định nêu rõ điều kiện phân phối mũ bảo hiểm gồm: 1-Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; là hộ kinh doanh, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; 2-Các đại lý, cửa hàng bán lẻ mũ bảo hiểm phải có địa điểm cụ thể và địa chỉ rõ ràng; phải có biển hiệu ghi rõ đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, được gắn hoặc treo tại vị trí mặt trước bên ngoài của đại lý hoặc cửa hàng ở vị trí dễ quan sát.

Nghị định cũng quy định điều kiện nhập khẩu mũ bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu mũ bảo hiểm phải đáp ứng 2 điều kiện: 1-Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; 2-Phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu trước khi thông quan.

Ngoài quy định về điều kiện phân phối, nhập khẩu mũ bảo hiểm, Nghị định đã quy định điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm đối với doanh nghiệp gồm: (1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. (2) Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. (3) Có tối thiểu 1 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. (4) Về cơ sở vật chất, kỹ thuật, địa điểm sản xuất phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng; có diện tích mặt bằng để lắp đặt trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng.

Trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm

có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bao gồm: Thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút, xốp); thiết bị dập (tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết); hoặc thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các thiết bị nêu trên.

Về trang thiết bị kiểm tra chất lượng, có phòng thử nghiệm hoặc thuê của tổ chức, doanh nghiệp khác, đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phòng thử nghiệm phải có năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng theo quy định trong quá trình sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm; lưu giữ hồ sơ chất lượng mũ bảo hiểm (Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận hồ sơ, công bố hợp quy hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu); Thông báo về tên, địa chỉ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm và người chịu trách nhiệm trước pháp luật cho UBND cấp xã, cơ quan quản lý thị trường và cơ quan khoa học và công nghệ tại địa phương nơi đãng ký doanh nghiệp trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (đối với doanh nghiệp sản xuất) hoặc kể từ ngày thực hiện kinh doanh nhập khẩu mũ bảo hiểm (đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Ðịnh kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm.

VK

ÐIỀU KIỆN KINH DOANH MŨ BẢO HIỂMCHO NGƯỜI ÐI MÔ TÔ, XE MÁY

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

1. Quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.1. Quan hệ lợi íchNhững quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định

biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích. Lợi ích, đến lượt nó, trở thành động lực thúc đẩy sự gắn bó chặt chẽ giữa các chủ thể trong xã hội. Những liên kết với mục tiêu lợi ích đã được xác lập một cách có ý thức trong quá trình tương tác giữa các thành viên trong xã hội dựa trên cơ sở kinh tế nhất định tạo thành các quan hệ lợi ích.

Quan hệ lợi ích cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Với động cơ lợi ích lành mạnh, tức phù hợp với những chuẩn mực chung của xã hội ở điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, có quan hệ lợi ích không phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội, song chúng luôn tồn tại trong nhiều trường hợp, chúng còn lấn át cả quan hệ lợi ích lành mạnh. Trong trường hợp đó, chúng tạo ra các xung đột và lực cản cho sự phát triển của kinh tế và toàn bộ xã hội.

1.2. Quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệLĩnh vực sở hữu trí tuệ trở thành một khía cạnh

trưởng thành độc lập trong đời sống kinh tế-xã hội của các quốc gia và trong hệ thống thương mại thế giới. Theo đó, quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ không chỉ được hình thành trong phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao hàm

trong nó những quan hệ lợi ích giữa các thành viên của mỗi xã hội phản ánh đặc trưng của nó.

Quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là sự gắn kết giữa các chủ thể liên quan tới việc sáng tạo, sở hữu và sử dụng tài sản trí tuệ với mục đích khai thác lợi ích từ các tài sản đó. Quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế cụ thể. Nếu thoát ly khỏi nền kinh tế đó, quan hệ lợi ích trở thành vấn đề trừu tượng, không có cơ sở hiện thực cho sự tồn tại. Sự hình thành và phát triển quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong điều kiện mỗi quốc gia là một quá trình mang tính quy luật: khi khoa học - công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tự nó hình thành và phát triển.

1.3. Các chủ thể của quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế được tạo thành bởi sự gắn kết lợi ích giữa các chủ thể:

- Chủ thể sáng tạo tài sản trí tuệ là cá nhân hay tổ chức bằng lao động sáng tạo của họ đã tạo ra những tài sản trí tuệ.

- Chủ thể sở hữu tài sản trí tuệ là cá nhân hay tổ chức nắm giữ và có khả năng chi phối, định đoạt việc phân bổ lợi ích khai thác được từ các tài sản trí tuệ.

- Chủ thể sử dụng tài sản trí tuệ là những cá nhân hay tổ chức khai thác giá trị sử dụng của các

BẢO ÐẢM QUAN HỆ LỢI ÍCH HÀI HÒA VỀSỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Sau thời gian thực hiện nhiều biện pháp, vận dụng cả lý luận và tiếp thu thực tiễn trong khu vực cũng như trên thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế cùng bối cảnh đổi mới hơn hai thập kỷ qua đã thúc đẩy

sự hình thành, phát triển nhiều quan hệ lợi ích mới thuộc mọi khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có quan hệ lợi ích dựa trên đối tượng là những tài sản trí tuệ. Trong những quy định quốc tế cũng như các văn bản song phương được ký kết mà Việt Nam tham gia, lợi ích thuộc phạm vi sở hữu trí tuệ luôn được các đối tượng xác định là trụ cột quan trọng hàng đầu cần có sự cam kết bảo hộ nghiêm ngặt.

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

tài sản đó, làm cho lợi ích từ tài sản trí tuệ được bộc lộ trong đời sống xã hội.

1.4. Các mối quan hệ trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể sở hữu tài sản trí tuệ

+ Loại thứ nhất: hợp đồng thỏa thuận đầu tư cho chủ thể sáng tạo.

+ Loại thứ hai: hợp đồng lao động giữa chủ sở hữu và chủ thể sáng tạo.

+ Loại thứ ba: hợp đồng mua bán tài sản trí tuệ giữa người sáng tạo và người sở hữu.

- Mối quan hệ lợi ích giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng

+ Phương thức thứ nhất: thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể. Trường hợp này tương tự với quan hệ chủ thể sáng tạo và chủ thể sở hữu.

+ Phương thức thứ hai: thông qua thị trường.- Mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và

sử dụng tài sản trí tuệ: khi chủ thể sáng tạo đồng thời là chủ thể sở hữu, quan hệ lợi ích giữa chủ

thể sáng tạo và chủ thể sử dụng cũng là quan hệ giữa chủ thể sở hữu với chủ thể sử dụng tài sản trí tuệ. Trong trường hợp chủ thể sáng tạo tách biệt với chủ thể sở hữu, quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và sử dụng tài sản trí tuệ được hình thành một cách gián tiếp bởi sự dịch chuyển lợi ích từ quá trình sử dụng tài sản trí tuệ với chủ thể sáng tạo thông qua vai trò của chủ thể sở hữu tài sản trí tuệ.

2. Quan điểm về tạo sự hài hòa lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu tổng quát là phát triển quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mở cửa, nâng cao hiệu quả tham gia vào nền kinh tế quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thế giới dần đi vào nền kinh tế tri thức. Để thực hiện điều này, cần quán triệt một số quan điểm:

- Kết hợp vai trò của thị trường và nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập.

- Giải quyết những mâu thuẫn và xung đột lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ được một cách toàn diện.

- Cần xác lập tính độc lập tự chủ trong hoàn thiện cơ chế điều chỉnh quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

- Xung đột lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài cần được xử lý linh hoạt và triệt để.

- Phát triển quan hệ lợi ích lành mạnh trong hội nhập phải đi đôi với việc phát triển hệ thống sáng tạo trong nước, nâng cao thu nhập cho người dân.

3. Giải pháp đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyếtcho mỗi quốc gia để có thể hội nhập quốc tế. (Ảnh minh họa)

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ l · Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 7/2016

HOẠT ĐỘNG KH&CN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

3.1. Nhóm giải pháp giải quyết xung đột lợi ích trước mắt trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

* Nâng cao năng lực tự bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Đối với chủ thể sở hữu: xây dựng chiến lược tự bảo vệ tài sản trí tuệ. Tạo bộ phận chuyên trách về khai thác lợi ích từ tài sản trí tuệ. Chủ động phối hợp với các cơ quan thực thi sở hữu trí tuệ, đồng thời lựa chọn các hình thức giải quyết xung đột khi lợi ích xảy ra.

- Đối với chủ thể sáng tạo: nâng cao nhận thức và lợi ích của mình về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Đối với người sử dụng tài sản trí tuệ: có thể là các cá nhân, các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhu cầu về công nghệ cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin đặc biệt về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng, thời gian, phạm vi, nội dung,… được bảo hộ.

* Kiện toàn, hình thành mới các trung tâm bảo vệ lợi ích thuộc phạm vi bản quyền

- Nâng cao năng lực các trung tâm hiện có.- Xây dựng trung tâm bảo vệ lợi ích của tác giả

các vùng dưới sự quản lý của trung tâm Quốc gia thuộc Cục Bản quyền tác giả; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế điều tiết quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập.

- Phối hợp liên ngành trong xử lý những mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và đối tượng sử dụng tài sản trí tuệ.

3.2. Nhóm giải pháp tạo sự hài hòa lợi ích lâu dài giữa các chủ thể thuộc phạm vi quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia: Công tác này nhằm phát triển tài sản trí tuệ. Tạo tiềm năng thụ hưởng lợi ích cho các chủ thể trong xã hội, phục vụ tốt quá trình hội nhập.

- Xây dựng hệ thống tiếp cận tài sản trí tuệ.

- Xây dựng trung tâm quốc gia về bảo hộ lợi ích đối với tài sản sở hữu trí tuệ là tri thức truyền thống.

- Chuẩn hóa nguồn nhân lực tham gia đảm bảo sự hài hòa lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng văn hóa tôn trọng quyền, lợi ích sở hữu trí tuệ.

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và công chúng.

- Tạo cân bằng lợi ích giữa chủ thể sở hữu và người tiêu dùng.

Việc tìm giải pháp tạo mối liên hệ cân bằng lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập phải xuất phát từ phân phối đồng đều các quan hệ kinh tế.

3.3. Phát huy vai trò nhà nước trong việc hài hòa lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ

- Lập quỹ quốc gia về phổ biến tài sản trí tuệ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ.Có thể xem quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu

trí tuệ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mang nhiều đặc trưng hết sức phức tạp, vì vậy việc vận dụng các nhóm giải pháp phải mang tính liên kết, đồng bộ nhằm tạo sự thống nhất khi thực thi các quyền về bảo hộ tài sản trí tuệ.

Tóm lại, căn nguyên kinh tế cho sự hình thành hệ thống cơ chế bảo hộ lợi ích thuộc phạm vi sở hữu trí tuệ chính là đảm bảo sự hài hòa về lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự gắn kết còn được hình thành bởi những mối liên hệ cơ bản giữa chủ thể sáng tạo, sở hữu, người sử dụng tài sản, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, gồm không chỉ cá nhân, tổ chức trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia mà còn quy tụ các thành viên trên phạm vi quốc tế. Khai thác tối ưu các tài sản trí tuệ, cân đối hài hòa về mặt lợi ích là điều kiện tiên quyết cho các nước khi đặt chân vào nền kinh tế tri thức trong đó có Việt Nam.

ThS Phan Nguyễn Cẩm Tú(Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung)