BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO - · PDF fileTốc độ quá...

5
GV: Đinh Văn Tiên Trang 1 BÀI 16: HÔ HP TBÀO I. Khái nim hô hp ni bào 1. Khái niệm Hô hấp tế bào là một quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó, các phân tử hữu cơ bị phân giải CO 2 và H 2 O + ATP. Phương trình tổng quát: C 6 H 12 O 6 + 6O 2 6CO 2 + 6 H 2 O + Năng lượng (ATP + T o ) 2. Bản chất của hô hấp tế bào Hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử . Phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần . Tốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào (gồm 3 giai đoạn) 1. Đường phân và chu trình Crep Đặc điểm phân bit Đường phân Chu trình Crep Vtrí Tế bào chất Chất nền ti thể Nguyên liu Glucozo Acetyl - CoA Sn phm Axit piruvic, ATP, ADP, NADH… CO 2 , NADH, FADH 2 Năng lượng 2ATP 2ATP 2. Chuổi chuyền Electron hấp Xảy ra ở màng trong của ti thể và đây là giai đoạn thu đươc nhiều ATP nhất (34ATP). BÀI 16: QUANG HP I. Khái niệm quang hợp Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ . Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật , tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. PT tổng quát: CO 2 + H 2 O + AS (CH 2 O) + O 2 II. Các pha của quá trình quang hợp Pha sáng Pha tối (Pha cố định CO 2 ) Vị trí Diễn ra tại màng tilacôit . Diễn ra tại chất nền của lục lạp Nguyên liệu NLAS , H 2 O , ADP , NADP + CO 2 (không khí), ATP và NADPH (của pha sáng) Sản phẩm ATP , NADPH , O 2 Cacbohirát , ADP , NADP + Kết quả NLAS chuyển thành năng lượng trong ATP và NADH CO 2 bị khử thành Cacbohirát

Transcript of BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO - · PDF fileTốc độ quá...

Page 1: BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO -   · PDF fileTốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II

GV: Đinh Văn Tiên Trang 1

BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO

I. Khái niệm hô hấp nội bào

1. Khái niệm

Hô hấp tế bào là một quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng của tế bào sống. Trong

quá trình đó, các phân tử hữu cơ bị phân giải CO2 và H2O + ATP.

Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6 H2O + Năng lượng (ATP + To)

2. Bản chất của hô hấp tế bào

Hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử.

Phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần.

Tốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào (gồm 3 giai đoạn)

1. Đường phân và chu trình Crep

Đặc điểm phân biệt Đường phân Chu trình Crep

Vị trí Tế bào chất Chất nền ti thể

Nguyên liệu Glucozo Acetyl - CoA

Sản phẩm Axit piruvic, ATP, ADP,

NADH…

CO2, NADH, FADH2

Năng lượng 2ATP 2ATP

2. Chuổi chuyền Electron hô hấp

Xảy ra ở màng trong của ti thể và đây là giai đoạn thu đươc nhiều ATP nhất (34ATP).

BÀI 16: QUANG HỢP I. Khái niệm quang hợp

Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ

từ các nguyên liệu vô cơ.

Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

PT tổng quát: CO2 + H2O + AS (CH2O) + O2

II. Các pha của quá trình quang hợp

Pha sáng Pha tối (Pha cố định CO2 )

Vị trí Diễn ra tại màng tilacôit. Diễn ra tại chất nền của lục lạp

Nguyên

liệu

NLAS, H2O, ADP, NADP+ CO2 (không khí), ATP và NADPH (của pha

sáng)

Sản phẩm ATP, NADPH, O2 Cacbohirát, ADP, NADP+

Kết quả NLAS chuyển thành năng

lượng trong ATP và NADH

CO2 bị khử thành Cacbohirát

Page 2: BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO -   · PDF fileTốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II

GV: Đinh Văn Tiên Trang 2

BÀI 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

HÌNH VẼ: 1 CHU KỲ TẾ BÀO – (HS tự vẽ!)

Page 3: BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO -   · PDF fileTốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II

GV: Đinh Văn Tiên Trang 3

BÀI 19: QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

Page 4: BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO -   · PDF fileTốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II

GV: Đinh Văn Tiên Trang 4

Câu 1: Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào đối với quá trình hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người còn được gọi là hô hấp ngoài, đây là biểu hiện bên ngoài của

quá trình phức tạp diễn ra bên trong tế bào. Quá trình hít thở thực chất là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Trong quá

trình này, cơ thể thải khí CO2 (sản phẩm của quá trình hô hấp) và lấy O2 (giúp cho quá trình hô hấp diễn ra). Câu 2: Hô hấp tế bào là gì? Có những giai đoạn chính nào? Viết phương trình tổng quát? Khái niệm: Hô hấp tế bào là một quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó, các phân tử hữu cơ bị phân giải CO2 và H2O + ATP. Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6 H2O + Năng lượng (ATP + To) – Hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp. Câu 3: Quang hợp là gì? Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào? Oxy được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp? Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. O2 được sinh ra từ H2O trong pha sáng của quang hợp. Câu 4: So sánh pha tối và pha sáng của quang hợp? Trình bày mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp?

So sánh: – Giống nhau: Đều diễn ra trong tế bào lục lạp và gồm nhiều các phản ứng oxi hóa khử – Khác nhau:

Pha sáng Pha tối

Xảy ra khi có ánh sáng Vị trí: Diễn ra tại màng tilacôit. Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ Sản phẩm: ATP, NADPH, O2 Kết quả: Năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH

Xảy ra khi có ánh sáng và trong tối Vị trí: Diễn ra tại chất nền của lục lạp Nguyên liệu: CO2, ATP và NADPH (lấy từ

pha sáng). Sản phẩm: Cacbohirát, ADP, NADP+ Kết quả: CO2 bị khử thành cacbohirát

Mối liên hệ giữ pha sáng và pha tối trong quang hợp: – Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và NADPH cho pha tối. – Pha tối cung cấp nguyên liệu ADP và NADP+ cho pha sáng. Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là gì? Em hãy nêu hậu quả của nó? Mỗi học sinh phải làm gì để giảm thiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính?

Khái niệm: Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian

xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính Hậu quả: Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Hoạt động sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.

Giải pháp: Trồng nhiều cây xanh Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp… Sử dụng bếp ga thay cho bếp than, bếp củi… Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao

nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất. Câu 6: Trình bày vai trò của cây xanh trong việc duy trì sự cân bằng O2 và CO2 khí quyển?

Nếu như hô hấp và đốt cháy tiêu tốn chất hữu cơ và ôxi của Trái Đất thì quang hợp lại tạo ra chất hữu cơ và ôxi của Trái Đất.

Page 5: BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO -   · PDF fileTốc độ quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. II

GV: Đinh Văn Tiên Trang 5

Nếu như hô hấp và đốt cháy sinh ra CO2 thì quang hợp lại tiêu thụ CO2. Như vậy quang hợp giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng O2 và CO2 khí quyển. Câu 7: Giả sử không có quá trình nguyên phân. Em hãy dự đoán những hậu quả có thể xảy ra?

Sinh vật nhân thực đơn bào: không sinh sản được. Sinh vật nhân thực đa bào: Không lớn lên được, các tế bào già, tế bào bị tổn thương k có

tế bào để thay thế… Câu 8: So sánh quá trình giảm phân và nguyên phân?

Giống nhau: Đều là hình thức phân bào có tơ (thoi phân bào). Các NST đều trải qua quá trình nhân đôi (1 lần tại pha S), co xoắn, giãn xoắn và phân li. Đều gồm các kỳ: đầu, giữa, sau và cuối. Đều góp phần duy trì bộ NST đặc trưng của loài. Khác nhau:

STT Các tiêu chí Nguyên phân Giảm phân

1. Xảy ra ở tế bào TB Sinh dưỡng và tế bào sinh dục. Tế bào sinh dục trưởng thành.

2. Số lần phân bào

Một lần phân bào Hai lần phân bào

3. Sự bắt cặp NST

Các NST tương đồng thường không bắt cặp => Không có trao đổi chéo giữa các NST.

Các NST tương đồng bắt cặp ở kì đầu của GP I. => Có hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.

4. Kết quả 1 tế bào 2n => 2 tế bào 2n (bộ NST vẫn giữ nguyên).

1 tế bào 2n => 4 tế bào n (bộ NST giảm đi một nửa).

5. Ý nghĩa

Duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào. Là cơ sở của hình thức sinh vô tính ở sinh vật.

Duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể. Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính của sinh vật.

Câu 9: Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử,hình dạng nhiễm sắc thể được nhìn thấy rõ nhất tại kỳ nào? Vì sao?

Kỳ giữa. Vì tại kỳ giữa NST xếp thành hàng và co xoắn cực đại => kích thước lớn. Câu 10: Nếu tại kỳ giữa của quá trình nguyên phân thoi phân bào không được hình thành, hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phân bào? Giải thích.

Các NST sẽ không phân chia NST bình thường. Vì nhiệm vụ của thoi phân bào là phân chia NST. Kết quả từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Trong đó, 1 tế bào không mang NST nào, tế bào còn lại mang bộ NST tăng lên gấp đôi (tế bào tứ bội – 4n). Câu 11: Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n = 8. Vẽ kỳ giữa của quá trình nguyên phân và tính: Số NST đơn - NST kép - Số cromatit - Số tâm động tại kỳ đó.

HS tự vẽ hình NST đơn: 0; NST kép: 8; Cromatit: 16; Tâm động: 8

Câu 12: So sánh kỳ giữa (hoặc kỳ sau) của giảm phân I và kỳ giữa của nguyên phân. So sánh kỳ giữa của nguyên phân và kỳ giữa của giảm phân 1

Giống: NST đều co xoắn cực đại và xếp thành hàng tại mặt phẳng xích đạo Khác:

Kỳ giữa giảm phân 1 Kỳ giữa nguyên phân - NST kép xếp thành 2 hàng. - Thoi phân bào chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép.

- NST kép xếp thành 1 hàng. - Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST kép.

So sánh kỳ sau của nguyên phân và kỳ sau của giảm phân 1 (HS tự làm) Câu 13: Quá trình tiếp hợp của các NST xảy ra tại kỳ nào của quá trình phân bào? Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó?