Báo cáo tổng thể

168
TìNH HìNH TRẻ EM TỉNH GIA LAI PHâN TíCH ủY BAN NHâN DâN TỉNH GIA LAI

Transcript of Báo cáo tổng thể

tình hình trẻ em tỉnh GIA LAIPhân tích

ủy bAn nhân dân tỉnh GIA LAI

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh GIA LAI

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

4

LỜI cẢm Ơn

Là một hoạt động thuộc Chương trình Chính sách Xã hội và Quản trị trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) giai đoạn 2012-2016, nghiên cứu Phân tích Tình hình Trẻ em được thực hiện vào năm 2013-2014 với sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh Gia Lai và UNICEF Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu gồm Ông Edwin Shanks, Bà Buôn Krông Tuyết Nhung và Ông Dương Quốc Hùng với sự hỗ trợ của các thành viên của Ban Quản lý Dự án Bạn hữu Trẻ em tỉnh Gia Lai.

Các phát hiện từ nghiên cứu được tổng hợp từ các cuộc họp tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan tại địa phương trong chuyến công tác thực địa vào năm 2013 - 2014 và từ hội thảo góp ý dự thảo báo cáo nghiên cứu tổ chức ở Gia Lai vào tháng 01 năm 2015. Bản báo cáo đã tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các cơ quan, sở ban ngành, các tổ chức tại địa phương. Văn phòng UNICEF Việt Nam biên tập và hoàn thiện báo cáo này.

Tỉnh Gia Lai và UNICEF Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đóng góp xây dựng hoàn thành báo cáo quan trọng này.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

5

youssouf Abdel-Jelil

Trưởng Đại diện

UNICEF Việt Nam

LỜI nÓI ĐẦU

Báo cáo Phân tích Tình hình Trẻ em là sản phẩm của nghiên cứu mà UNICEF Việt Nam khởi xướng nhằm hỗ trợ các tỉnh thông qua việc cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và ngân sách của địa phương, bao gồm Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (KH PTKTXH) và kế hoạch các ngành để các kế hoạch này trở nên thân thiện với trẻ em hơn và dựa trên bằng chứng.

Phân tích Tình hình Trẻ em mang lại bức tranh tổng thể về tình hình trẻ em trai và trẻ em gái ở tỉnh Gia Lai. Phân tích này được thực hiện theo tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, nhìn nhận tình hình trẻ em dưới góc độ bình đẳng, do vậy báo cáo phân tích là nguồn đóng góp duy nhất để tìm hiểu tình hình thực tế của trẻ em gái, trẻ em trai, trẻ em nông thôn và thành thị, trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ em người Kinh, trẻ em thuộc hộ gia đình giàu và nghèo ở tỉnh Gia Lai hiện nay.

Các phát hiện của báo cáo đã chỉ ra những tiến bộ đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện quyền trẻ em song hành với các thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn có những lĩnh vực tồn tại sự khác biệt và cần được cải thiện hơn nữa. Đó là trường hợp của nhóm dân số yếu thế bao gồm đồng bào dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực như suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thể thấp còi, tình hình nước sạch và công trình vệ sinh, chuyển cấp học từ giáo dục cơ sở lên giáo dục trung học và vấn đề bảo vệ trẻ em.

Chúng tôi hy vọng báo cáo Phân tích Tình hình Trẻ em sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho tỉnh Gia Lai trong quá trình lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, kế hoạch các ngành và hoạch định các chính sách can thiệp theo hướng thân thiện với trẻ em.

Kpă thuyên

Phó Chủ tịch

Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

6

mỤc LỤc

Lời cảm ơn ........................................................................................................................................................................4

Lời nói đầu ........................................................................................................................................................................5

danh sách bản đồ, khung , bảng và hình .........................................................................................................8

danh mục từ và chữ viết tắt .................................................................................................................................. 12

chương 1: Giới thiệu ................................................................................................................................................. 14

1.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................................................... 15

1.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 15

chương 2: Phân nhóm các đơn vị hành chính cấp huyện trong phân tích số liệu ................... 18

2.1 Phân vùng cấp huyện .................................................................................................................................... 19

2.2 Đặc điểm và xu hướng dân số .................................................................................................................... 24

2.3 Các đặc điểm về kinh tế và sử dụng đất ................................................................................................. 28

2.4 Kết luận và khuyến nghị ............................................................................................................................... 32

chương 3: các hình thái chênh lệch và bất bình đẳng giữa các địa bàn trong tỉnh ................ 34

3.1 Phân bố nghèo ................................................................................................................................................ 35

3.2 Vấn đề nghèo và dân tộc .............................................................................................................................. 38

3.3 Bộ dữ liệu cấp huyện và phân loại theo mức độ khó khăn .............................................................. 40

3.4 Kết luận và khuyến nghị ............................................................................................................................... 42

chương 4: chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em .............................................................. 50

4.1 Các chỉ tiêu cung cấp dịch vụ y tế ............................................................................................................. 51

4.2 Chăm sóc sức khỏe sinh sản và sự sống còn của trẻ .......................................................................... 52

4.3 Dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em ..................................................................................................................... 56

4.4 Kết luận và khuyến nghị .............................................................................................................................. 59

chương 5: tai nạn, thương tích trẻ em ........................................................................................................... 62

5.1 Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu ........................................................................................................ 63

5.2 Tình hình tai nạn, thương tích trẻ em ...................................................................................................... 63

5.3 So sánh với các tỉnh khác ............................................................................................................................. 65

5.4 Kết luận và khuyến nghị ............................................................................................................................... 66

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

7

chương 6: nước sạch và Vệ sinh nông thôn .................................................................................................. 68

6.1 Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu ........................................................................................................ 69

6.2 So sánh cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh ......................................................................................... 70

6.3 Sự khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh ................................................................................................ 70

6.4 Kết luận và kiến nghị...................................................................................................................................... 75

chương 7: Lĩnh vực giáo dục ............................................................................................................................... 76

7.1 Thực trạng giáo dục của dân số chung ................................................................................................... 77

7.2 Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông .......................................................................................... 85

chương 8: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ........................................................................................................ 94

8.1 Chất lượng và độ tin cậy số liệu ................................................................................................................. 95

8.2 Tổng quan về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ......................................................................................... 97

8.3 Bảo trợ xã hội ..................................................................................................................................................101

8.4 Kết luận và kiến nghị....................................................................................................................................103

Phụ lục ...........................................................................................................................................................................106

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

8

dAnh SÁch bẢn ĐỒ, KhUnG , bẢnG VÀ hình

bẢn ĐỒ

Bản đồ 1.1 Tỉnh Gia Lai ................................................................................................................................................ 20

Bản đồ 1.2 Cấu trúc dân tộc tỉnh Gia Lai .............................................................................................................. 21

Bản đồ 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo theo huyện (2012) ................................................................................................... 36

Bản đồ 3.2 Mật độ hộ nghèo theo huyện (2012) .............................................................................................. 37

Bản đồ 3.3 Xếp loại huyện theo mức độ khó khăn .......................................................................................... 41

KhUnG

Khung 2.1 Các đơn vị hành chính cấp huyện có những nét đặc trưng riêng về số liệu thống kê ..... 23

bẢnG

Bảng 1.1 Các loại số liệu thống kê và nguồn sử dụng trong nghiên cứu ................................................ 16

Bảng 2.1 Đặc điểm của các phân vùng theo nhóm huyện ở Gia Lai ......................................................... 22

Bảng 2.2 Tỷ suất di cư thuần của các tỉnh Tây Nguyên các năm 1989, 1999, 2009 & 2012 (trên 1.000 người) ....................................................................................................................................................... 24

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu về dân số: so sánh cả nước, theo khu vực và trong tỉnh ...................................... 26

Bảng 2.4 Quy mô hộ gia đình: so sánh cả nước, theo khu vực và trong tỉnh, 2009 ............................. 27

Bảng 2.5 Mức độ hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh doanh cá thể ngoài nông nghiệp, 2012 ....... 30

Bảng 2.6 Cấu trúc sử dụng đất, 2008 & 2013 (%) .............................................................................................. 31

Bảng 2.7 Thu nhập bình quân và lương thực bình quân đầu người tại khu vực phía Đông, 2012 ..... 32

Bảng 3.1 Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, 2010, 2012, 2013 & 2014 .................................................................. 35

Bảng 3.2 Các bộ số liệu cấp huyện ......................................................................................................................... 44

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng và cung cấp dịch vụ y tế, 2012 ... 51

Bảng 4.2 Số lần khám thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 trong vòng 24 tháng trước thời điểm 1/4/2012 và 1/4/2013 (%) ....................................................................................... 54

Bảng 4.3 Tỷ suất sinh, tỷ số sinh sản, tỷ suất tử vong trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh, 2009, 2012 & 2013 .................................................................................................. 55

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

9

Bảng 4.4 Các chỉ tiêu dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em: so sánh cả nước, trên khu vực và theo tỉnh, 2012 & 2013 (%) ...................................................................................................... 59

Bảng 5.1 So sánh số liệu tai nạn thương tích trẻ em do ngành y tế báo cáo tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và An Giang ........................................................................................................... 65

Bảng 6.1 Các chỉ số về nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn, 2010, 2011 & 2012 (phần trăm) ....... 70

Bảng 6.2 Tình hình thực tế các nguồn nước uống và nước sử dụng cho sinh hoạt của 04 xã trong các huyện Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang (%) .......................................... 74

Bảng 7.1 Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên có thành tựu giáo dục cao nhất là trung học cơ sở, trung học phổ thông và ở bậc cao hơn theo giới tính và dân tộc: so sánh con số cả nước, theo khu vực và trong tỉnh, 2009 (%) .................................................................................................................. 82

Bảng 8.1 Các chỉ số GD ở bậc Mầm non, cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, 2012 (%) .......................... 89

Bảng 8.2 Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi các cấp giáo dục phổ thông, so sánh các nguồn dữ liệu, 2009-2012 (%) ........................................................................................................................ 89

Bảng 8.3 Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi các cấp theo nơi cư trú và giới tính, 2009 (%) ......................... 90

Bảng 9.1 Thu thập và báo cáo số liệu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ................................................... 96

Bảng 9.2 Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt .......................................................................................................... 98

Bảng 9.3 Số vụ việc/người phạm tội trong các vụ trẻ em vi phạm pháp luật, 2011 & 2014 ............. 99

Bảng 9.4 Số vụ việc/đối tượng vi phạm về bạo lực và lạm dụng tình dục trẻ em các năm 2011 & 2012 ...............................................................................................................................................100

Bảng 9.5 Số lượng thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội và phân bổ vốn theo đơn vị hành chính, 2012 ................................................................................................................................102

hình

Hình 2.1 Cấu trúc tuổi dân số, 1999 & 2009 ........................................................................................................ 27

Hình 2.2 Tỷ lệ chung hộ gia đình (nông thôn và thành thị) có từ 4 thành viên trở lên và dân số DTTS theo đơn vị hành chính, 2009 (%) ............................................................................................................... 28

Hình 2.3 Chỉ tiêu kinh tế và sử dụng đất của các nhóm huyện theo phân vùng .................................. 29

Hình 2.7 Diện tích trồng cây công nghiệp chính hàng năm và cây hàng hóa lâu năm, 2000 đến 2011 ............................................................................................................................................................... 31

Hình 3.1 Số hộ nghèo DTTS và số hộ nghèo dân tộc Kinh theo địa bàn hành chính, 2012 .............. 38

Hình 3.2 Số hộ nghèo DTTS và tỷ lệ hộ DTTS là hộ nghèo theo địa bàn hành chính, 2012 .............. 39

Hình 3.3 Số hộ nghèo dân tộc Kinh và tỷ lệ hộ dân tộc Kinh là hộ nghèo theo địa bàn hành chính, 2012................................................................................................................................ 39

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

10

Hình 4.1 Phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên theo đơn vị hành chính, 2012 (%) ..... 53

Hình 4.2 Phụ nữ mang thai được tiêm ngừa 2 mũi vắcxin phòng uốn ván, theo đơn vị hành chính (%) ...................................................................................................................................... 53

Hình 4.3 Sinh con có sự trợ giúp y tế, 2012 (%) ................................................................................................. 53

Hình 4.4 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhẹ cân, thấp còi và tử vong: so sánh cả nước, trong khu vực và theo tỉnh, 2005-2011 (%) ........................................................................................................ 56

Hình 4.5 Số lượng và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân theo đơn vị hành chính, 2012 ........................... 57

Hình 4.6 Số lượng và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi theo đơn vị hành chính, 2012 .......................... 57

Hình 4.7 mối quan hệ giữa dân tộc, tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo đơn vị hành chính, 2012 (%) .......................................................................................................................... 58

Hình 5.1 Số tai nạn thương tích trẻ em được báo cáo theo hệ thống y tế phân tổ theo loại tai nạn và nhóm tuổi, 2011 & 2012 ..................................................................................................... 64

Hình 6.1 Nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn: So sánh trên toàn quốc, theo khu vực và trong địa bàn tỉnh, 2013 ( phần trăm) .................................................................................. 69

Hình 6.2 Tỷ lệ người dân dùng nước sinh hoạt an toàn theo đơn vị hành chính, 2012 ...................... 71

Hình 6.3 Tỷ lệ và số người không dùng nước an toàn theo đơn vị hành chính, 2012 ......................... 71

Hình 6.4 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính, 2012 ................................................ 72

Hình 6.5 Tỷ lệ và số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính, 2012 ....................... 73

Hình 6.6 Mối tương quan giữa tỷ lệ nghèo của xã và tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh, 2012 ........................................................................................................................................ 73

Hình 6.7 Mối quan hệ giữa dân tộc, thực trạng nghèo và khả năng tiếp cận nước an toàn và nhà tiêu hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính, 2012 ................................................................................................. 74

Hình 7.1 Thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo nhóm dân tộc, 1999 & 2009 (%) .................................................................................................................... 78

Hình 7.2 Thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo nhóm dân tộc, 2009 (%) ............ 78

Hình 7.3 Thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo giới tính, 1999 & 2009 (%) ........ 79

Hình 7.4 Thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo địa bàn cư trú & giới tính, 2009 (%) ............................................................................................................. 79

Hình 7.5 Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học theo phân vùng kinh tế-xã hội, khu vực nông thôn và giới tính, 2009 (%) ........................................................................................................... 79

Hình 7.6 Tỷ lệ dân số và số người từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học theo đơn hành chính, 2009 ...................................................................................................................................... 80

Hình 7.7 Thành tựu giáo dục cao nhất của dân số từ 5 tuổi trở lên theo dân tộc, 2009 (%) ............. 81

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

11

Hình 7.8 Thành tựu giáo dục cao nhất của dân số từ 5 tuổi trở lên theo địa bàn nông thôn và thành thị, 2009 (%) ................................................................................................ 81

Hình 7.9 Khoảng cách giữa nam và nữ trong tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ tại các tỉnh có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất, 2009 ........................................................................................ 82

Hình 7.10 Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ tại các tỉnh có tỷ lệ người biết chữ thấp, 2009 ................................................................................. 83

Hình 7.11 Dân số thành thị từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết theo đơn vị hành chính, 2009 (%) .......................................................................................................................... 83

Hình 7.12 Dân số nông thôn tuổi từ 15 trở lên không biết chữ theo đơn vị hành chính, 2009 (%) .......................................................................................................................... 84

Hình 7.13 Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo nhóm tuổi, 2009 ......................................... 84

Hình 8.1 Tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đi học các lớp nhà trẻ, theo phân vùng KT-XH 2011-2012 (%) .... 86

Hình 8.2 Tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo theo vùng kinh tế-xã hội, 2011-2012 (%) ........... 86

Hình 8.3 Tỷ lệ trẻ nhập học mẫu giáo đúng tuổi theo địa bàn hành chính, 2012 (%) ......................... 87

Hình 8.4 Số học sinh người dân tộc Kinh và người DTTS cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 2011-2012 ..................................................................................... 88

Hình 8.5 Tỷ lệ học sinh nữ, học sinh nam và học sinh DTTS cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 2011-2012 (%) .............................................................................. 88

Hình 8.6 Tỷ lệ học sinh và giáo viên người DTTS ở cấp tiểu học theo đơn vị hành chính, 2011-2012 (%) ............................................................................................................... 90

Hình 8.7 Tỷ lệ trẻ em gái và trẻ em trai đi học ở cấp trung học phổ thông theo vùng kinh tế-xã hội, 2011-2012 (%) ............................................................................................................ 92

Hình 8.8 Tỷ lệ trẻ em gái và trẻ em trai đi học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú và tiếp tục lên cấp cao hơn, từ 2006 đến 2012 (%) .......................................................................................... 92

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

12

dAnh mỤc tỪ VÀ chỮ VIẾt tẮt

CLTS Mô hình vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ

CTK Cục Thống kê

CTMTQG Chương trình Mục tiêu Quốc gia

HĐND Hội đồng Nhân dân

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

PTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội

IEC Thông tin, Giáo dục và Truyền thông

IMR Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi

KSMS Khảo sát Mức sống và Dân cư Việt Nam

MMR Tỷ số tử vong mẹ

NGO Tổ chức phi chính phủ

NSVSMTNT Nước sạch Vệ sinh Môi trường Nông thôn

LĐTB-XH Lao động Thương binh và Xã hội

ODA Viện trợ Phát triển chính thức

TCTK Tổng cục Thống kê

SRB Tỷ số giới tính khi sinh

UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

VKS Viện Kiểm sát

VND Đồng Việt Nam

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

13

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

14

GIớI thIệUChương 1

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

15

1.1 mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là dựa trên những phân tích, hiểu biết thu nhận được để đưa ra một bức tranh có tính cập nhật nhất về tình hình trẻ em tỉnh Gia Lai nhằm cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách, nâng cao năng lực kế hoạch hóa và phân bổ nguồn lực trong Kế hoạch PT KT-XH của tỉnh cũng như kế hoạch của các ngành, để những kế hoạch này trở nên thân thiện hơn với trẻ em và dựa trên cơ sở bằng chứng thực tiễn. Nghiên cứu có ba mục tiêu cụ thể:

• Thứ nhất, tăng cường sự hiểu biết về tình hình hiện nay trong việc hiện thực hóa các quyền của trẻ em, những nguyên nhân gây ra các vấn đề thiếu hụt và bất bình đẳng liên quan tới bốn nhóm quyền trẻ em và các lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nước sinh hoạt và vệ sinh; giáo dục; giáo dục mầm non và phổ thông; và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

• Thứ hai, nâng cao năng lực của địa phương trong việc triển khai, áp dụng kết quả phân tích tình hình để giám sát thực trạng trẻ em, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, đồng thời theo dõi việc thực hiện các quyền cho những nhóm này trên thực tế.

• Thứ ba, đưa ra những đề xuất, kiến nghị có tính thực tiễn về cách thức cải thiện tình hình trẻ em trong các giai đoạn phát triển trước mắt, trung hạn và lâu dài của tỉnh, trong đó liên hệ tới kế hoạch PT KT-XH, kế hoạch các ngành, kế hoạch phân bổ ngân sách, việc theo dõi và thực hiện các dịch vụ công trên thực tế.

1.2 nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình chuẩn bị, nội dung nghiên cứu được nhất trí là sẽ tập trung vào phân tích số liệu thứ cấp để thông qua đó phản ánh tình hình của trẻ em trong địa bàn tỉnh1. Vì lý do đó, phương pháp nghiên cứu đã được điều chỉnh bao gồm các nội dung:

Thu thập các bộ số liệu thống kê. Giai đoạn đầu nghiên cứu là việc tiến hành thu thập số liệu hiện có từ các cuộc điều tra toàn quốc và các nguồn thống kê cấp tỉnh. Bảng 1.1 là phần tóm lược các loại số liệu và nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu trong đó có sự liên hệ với những phần cụ thể trong báo cáo; các bảng số liệu chi tiết đầy đủ được đưa trong Phụ lục 1. Để phục vụ cho việc thu thập số liệu ở cấp tỉnh và đảm bảo mức độ thống nhất số liệu, các mẫu bảng số liệu đã được gửi trước và các buổi họp đã được tổ chức với đại diện các sở ngành liên quan. Đây là những sở ngành tham gia trực tiếp trong Chương trình hợp tác của UNICEF tại tỉnh Gia Lai bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư (SKHĐT), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (SLĐTBXH), Sở Y tế (SYT), Trung tâm NSVSMT nông thôn (TTNSVSMT) và Sở Giáo dục & Đào tạo(SGDĐT).

1 Ghi chú: đây là nghiên cứu tình hình trẻ em (SitAn) có phạm vi hẹp hơn so với những nghiên cứu SitAn khác đã được thực hiện gần đây tại Việt Nam (vd: tại An Giang, Ninh Thuận và Kon Tum) với các nguồn thông tin cả định lượng lẫn thông tin định tính cũng như các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia với đại diện đến từ các bên liên quan khác nhau như cán bộ của các địa phương, các ngành cấp tỉnh, huyện, xã; các nhóm cộng đồng, cha mẹ và bản thân các em học sinh. Những nghiên cứu SitAn nói trên cũng bao gồm các nghiên cứu trường hợp tại các xã, thôn, những phân tích các điểm mạnh yếu về năng lực thể chế trong các ngành dịch vụ nhà nước mà không có trong phạm vi nghiên cứu này.

chương 1. GIớI thIệU

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

16

bảng 1.1 các loại số liệu thống kê và nguồn sử dụng trong nghiên cứu

Phần liên quan trong báo cáo Loại số liệu nguồn chủ yếu

Phần 2. Phân nhóm các đơn vị hành chính cấp huyện trong phân tích số liệu

Đặc điểm địa lý Tổng điều tra Dân số và Nhà ở và các cuộc điều tra khác của Tổng Cục thông kê (TCTK), Cục thống kê tỉnh (CTK)

Đặc điểm kinh tế CTK và các nguồn số liệu thứ cấp khác

Phần 3: Các hình thái khác biệt, nghèo đói và bất bình đẳng trong nội địa bàn tỉnh

Đặc điểm đói nghèo Sở LĐTB&XH

Các chỉ tiêu cấp huyện Tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn

Phần 4. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em

Dinh dưỡng bà mẹ & trẻ em Viện Dinh dưỡng quốc gia

Chăm sóc sức khỏe sinh sản Sở Y tế

Các chỉ tiêu liên quan khác (tiêm chủng, HIV/AIDS vv..) Sở Y tế

Phần 5. Tai nạn thương tích trẻ em

Tai nạn thương tích trẻ em báo cáo qua hệ thống y tế Sở Y tế

Phần 6. Nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn

Hệ thống giám sát NSVSMT nông thôn

Trung tâm NSVSMTNT quốc gia/tỉnh

Phần 7. Tình hình giáo dục cho dân số chung, giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

Thành tựu giáo dục chung, tỷ lệ đến trường và tỷ lệ biết chữ

Tổng điều tra Dân số và Nhà ở và các cuộc điều tra khác của TCTK, CTK

Tỷ lệ đến trường, tỷ lệ đến lớp đúng độ tuổi và tỷ lệ tốt nghiệp

Sở GD&ĐT; Tổng điều tra Dân số và Nhà ở và các cuộc điều tra khác của TCTK, CTK

Kết quả học tập trong giáo dục phổ thông

Sở GD&ĐT

Phần 8. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các thông tin liên quan

Sở LĐTB&XH và các sở, ngành liên quan

Đối với các nguồn số liệu ở cấp trung ương, nghiên cứu tập trung vào việc thu thập và phân tích những số liệu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình và các cuộc điều tra khác do Tổng cụ thống kê (TCTK) và Cục thống kê tỉnh (CTK) tiến hành. Nghiên cứu cũng sử dụng số liệu từ Hệ thống Giám sát dinh dưỡng Quốc gia (Viện Dinh dưỡng quốc gia) và Hệ thống Theo dõi NSVSMT nông thôn (Trung tâm NSVSMT nông thôn quốc gia).

Phân nhóm các đơn vị hành chính cấp huyện. Nghiên cứu đặc biệt chú trọng cho việc phân tích các hình thái chênh lệch và bất bình đẳng về tình hình của phụ nữ, trẻ em theo khu vực hành chính, dân tộc, giới tính và một số tham số khác. Nhằm đưa ra khung cho phần phân

tích này, Phần 2 của báo cáo đi tiến hành phân nhóm các khu vực hành chính cấp huyện của tỉnh dựa theo những đặc điểm về địa lý, dân số, đói nghèo và kinh tế trên địa bàn. Gia Lai là một tỉnh lớn với nhiều đơn vị hành chính và có cấu trúc dân số đa dạng; vì vậy cần có một bức tranh rõ nét, phân vùng các khu vực đó để có thể diễn giải và làm sáng tỏ các số liệu thống kê đã thu thập được.

Một nét mới của nghiên cứu đó là việc các số liệu thống kê được phân tổ xuống đến cấp huyện một cách tối đa, từ đó đưa ra những hiểu biết rõ hơn về các hình thái chênh lệch giữa các địa bàn trong tỉnh, do đó cũng sẽ có ích khi sử dụng để tăng cường việc xác định mục tiêu và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động của mỗi ngành, lĩnh vực, đồng thời báo cáo cũng dựa vào đó để

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

17

đưa ra những khuyến nghị liên quan. Các bộ số liệu cấp huyện được trình bày trong Bảng 3.1.

năng lực đáp ứng của các dịch vụ xã hội. Trong các chương về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em (Phần 4), giáo dục phổ thông (Phần 8) và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (Phần 9), báo cáo có đưa ra những nhận định về năng lực đáp ứng hiện nay của các ngành dựa trên những số liệu sẵn có được cung cấp. Tuy nhiên, như đã được thống nhất, trong phạm vi nghiên cứu này khó có thể đưa ra những phân tích sâu về chất lượng của các dịch vụ nói trên hoặc về những mảng yếu kém trong năng lực của các ngành, lĩnh vực vừa nêu. Thay vào đó, báo cáo đi tập trung phân tích các chỉ số liên quan đến khả năng đáp ứng, vươn rộng của hoạt động các ngành trên thực địa.

Xây dựng bộ dữ liệu cơ sở để giám sát. Bảng A là phần tóm lược các chỉ tiêu về tình hình trẻ em của tỉnh Gia Lai. Đây là bảng số liệu của giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và một số số liệu cập nhật hơn, dự kiến sẽ được sử dụng làm bộ dữ liệu cơ sở (baseline) cho việc giám sát kế hoạch PTKT-XH của tỉnh cũng như Chương trình Hành động vì Trẻ em (giai đoạn 2013-2020). Trong các chỉ tiêu đưa ra tại Bảng A, có một số chỉ tiêu có số liệu khác nhau từ các nguồn khác nhau – ví dụ như tỷ lệ tử vong trẻ em, số trẻ em vi phạm pháp luật. Nguyên nhân có sự khác nhau về số liệu trong cùng một chỉ tiêu là do các con số được thu thập và báo cáo theo các kênh khác nhau và/hoặc sử dụng định nghĩa, phương pháp thu thập số liệu khác nhau. Một vài chỉ tiêu có số liệu không thống nhất; đối với những tình huống này thay vì chỉ chọn một con số, báo cáo đưa cả những con số không thống nhất cùng với các ghi chú, lý giải kèm theo để tham khảo.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

18

Phân nhÓm cÁc ĐƠn Vị hÀnh chính cấP hUyện tronG Phân tích Số LIệU Chương 2

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

19

Báo cáo được xuất bản gần đây ‘Rà soát các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở Gia Lai’2 đã đưa ra hai bảng số liệu được phân tổ tới cấp huyện và xã3. Có thể nhận thấy một đặc điểm chung rất rõ ràng khi xem xét hai bảng số liệu này đó là Gia Lai là một tỉnh lớn và có mức độ đa dạng cao. Trên thực tế, với 15.537 km2 tổng diện tích, Gia Lai là tỉnh lớn thứ hai của Việt Nam (Bản đồ 2.1). Tỉnh có số lượng khá lớn các đơn vị hành chính bao gồm thành phố Pleiku, hai thị xã (An Khê, Ayun Pa), 14 huyện, 222 xã, phường, thị trấn và 2,157 thôn, làng, tổ dân phố, trong số 184 xã có 75 xã là xã Khu vực III và 1,261 thôn, làng dân tộc thiểu số (DTTS).

Đi vào phân tích sâu hơn có thể thấy sự phân bố giữa các địa bàn nông thôn, thành thị và các hình thái không gian sinh sống xen kẽ giữa các nhóm dân tộc cũng như các nhóm kinh tế trên địa bàn tỉnh khá đa dạng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để đưa ra được một khung phân tích từ đó cho phép chúng ta diễn giải một cách hợp lý các số liệu thống kê và đưa ra một bức tranh sát thực về hiện trạng trẻ em trên địa bàn.

Đây cũng là chương đi khắc họa bối cảnh phân tích tình hình trẻ em của tỉnh Gia Lai qua việc chia nhóm các đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh. Những khu vực này được phân định dựa trên bốn đặc tính lớn: (i) đặc trưng về địa lý bao gồm địa giới hành chính và sử dụng đất; (ii) đặc điểm về dân số bao gồm cấu trúc, phân bổ dân số và cơ cấu dân tộc; (iii) đặc điểm về đói nghèo; và (iv) đặc điểm về kinh tế bao gồm đặc điểm của kinh tế hộ gia đình, nền kinh tế nông nghiệp và khu vực tư nhân.

Việc phân nhóm các huyện trong nghiên cứu này có ba mục đích. Thứ nhất, nhằm đưa ra một

2 Ủy ban Nhân tỉnh Gia Lai / Sở Kế hoạch và Đầu tư (2014) Rà soát các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em tỉnh Gia Lai.

3 Xem: Phụ lục I Các chỉ tiêu cấp huyện của Gia Lai; và Phụ lục II Tổng hợp kết quả Điều tra hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh thời gian cuối năm 2013.

khung để các chương tiếp theo đi phân tích những hình thái chênh lệch và bất bình đẳng trong thực trạng hiện nay của phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh v.v. Thứ hai, xác định các mảng yếu kém về số liệu và chỉ ra những ưu tiên cho việc thu thập, phân tích số liệu trong thời gian tới đây, đặc biệt là việc phân tổ số liệu theo khu vực hành chính và nhóm dân tộc. Thứ ba, xem xét các vấn đề về xác định mục tiêu và phân bổ ngân sách liên quan tới trẻ em, trong mối tương quan với những đặc thù khác nhau giữa các khu vực trong nội địa bàn tỉnh.

2.1 Phân vùng cấp huyện

Xét về các đặc điểm địa lý và đặc trưng sử dụng đất đai, nhìn chung Gia Lai có thể chia thành hai vùng4. Vùng Tây Trường Sơn bao gồm các khu vực đất đỏ Ba-zan phì nhiêu, chủ yếu tập trung các loại cây trồng sản xuất hàng hóa. Vùng Đông Trường Sơn với diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, chủ yếu bao gồm các khu vực đồi, núi, chất lượng đất ít phì nhiêu hơn tập trung trồng các vụ cây nông nghiệp hàng năm và chăn nuôi gia súc. Một vùng thứ ba có thể kể tới bao gồm thung lũng, lưu vực các dòng sông chảy qua tỉnh với lợi thế về thủy lợi và là địa bàn sản xuất lúa gạo (Phú Thiện, Iapa, Ayun Pa) và rau (Đắk Pơ, An Khê) chủ yếu của tỉnh.

4 http://gialai.gov.vn/Pages/glp-intro-tongquanvekinhtexa-hoi-glpstatic-4-glpdyn-0-glpsite-1.html

chương 2. Phân nhÓm cÁc ĐƠn Vị hÀnh chính cấP hUyện tronG Phân tích Số LIệU

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

20

bản đồ 1.1 tỉnh Gia Lai

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

21

bản đồ 1.2 cấu trúc dân tộc tỉnh Gia Lai

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

22

Để phục vụ riêng cho mục đích của nghiên cứu này, các đơn vị hành chính cấp huyện của Gia Lai cũng có thể được nhóm thành ba vùng hoặc ba khu vực lớn. Số liệu sử dụng để phân vùng như trên được trình bày tại Bảng 2.1 và Bảng 3.1 và có thể tóm lược như sau:

Các huyện phía Đông. Bảy huyện nằm trong nhóm này chiếm tới 51 phần trăm tổng diện tích tự nhiên trong khi chỉ chiếm 30,5 phần

trăm dân số của tỉnh, vì vậy có mật độ dân số tương đối thấp. Trong tổng dân số của các huyện này gộp lại, dân số người dân tộc thiểu số chiếm 58 phần trăm, cá biệt có huyện lên tới 70 phần trăm như Kông Chro và Ia Pa. Những huyện này cũng là những nơi nhìn chung có tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ số hộ nghèo cao nhất – cả hộ nghèo người dân tộc thiểu số lẫn người Kinh. Đặc điểm chung của khu vực này là mức độ hoạt động kinh tế thấp.

bảng 2.1 Đặc điểm của các phân vùng theo nhóm huyện ở Gia Lai

Khu vực các huyện phía Đông các huyện trung tâm và phía tây

các khu vực đô thị

Đơn vị hành chính cấp huyện

(7) các huyện: Kbang, Mang Yang, Đắk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa & Phú Thiện

(7) các huyện Chư Pah, Đắk Đoa, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê & Chư Pưh

(3)T.P Pleiku, T.X An Khê & T.X Ayun Pa

Diện tích 7.909 km2 – 51% tổng diện tích toàn tỉnh

6.875 km2 – 44% tổng diện tích toàn tỉnh

712 km2 – 5% tổng diện tích toàn tỉnh

Quy mô dân số (2012) 30,5% dân số toàn tỉnh (409.548 người)

45,5% dân số toàn tỉnh (612.438 người)

23,9% dân số toàn tỉnh (320.800 người)

Mật độ dân số trung bình 64,4 người/km2 94,4 người/km2 429 người/km2

Dân số thành thị 14,9% 14,1% 69,7%

Tỷ lệ dân tộc (2009) Kinh: 42,2%DTTS: 57,8%

Kinh: 50,9%DTTS: 49,1%

Kinh: 79,1%DTTS: 20,9%

Tỷ lệ tổng dân số người Kinh

22,5% tổng dân số toàn tỉnh

41% tổng dân số toàn tỉnh

36,6% tổng dân số toàn tỉnh

Tỷ lệ tổng dân số người DTTS

41.2% tổng dân số toàn tỉnh

50.9% tổng dân số toàn tỉnh

8% tổng dân số toàn tỉnh

Tỷ lệ hộ nghèo 33,8% (2012) 29,4% (2013)

20% (2012) 17,1% (2013)

4,7% (2012) 3,9% (2013)

Tỷ lệ hộ nghèo người Kinh

13,6% (2012) 5,5% (2012) 2,9% (2012)

Tỷ lệ hộ nghèo người DTTS

52,9% (2012) 37% (2012) 10,8% (2012)

Các đặc điểm và chỉ tiêu kinh tế

Xem Hình 2.3 dưới đây

các huyện trung tâm và phía tây. Bảy huyện nằm trong khu vực này chiếm 44 phần trăm tổng diện tích tự nhiên và 45,5 phần trăm dân số của tỉnh, vì vậy có mật độ dân số cao hơn so với khu vực phía Đông. Trong tổng số dân của khu vực này người Kinh và người dân tộc thiểu số đều chiếm khoảng phân nửa mỗi bên.

Đây là những huyện có tổng tỷ lệ đói nghèo cũng như tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn – cả hộ người Kinh lẫn người dân tộc thiểu số - so với các huyện phía Đông. Đây là địa bàn của các huyện khá giả hơn và là trung tâm sản xuất cây nông nghiệp hàng hóa.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

23

Các địa bàn đô thị. Ba khu vực đô thị - T.P Pleiku, T.X Ayun Pa và T.X An Khê - chỉ chiếm 5 phần trăm tổng diện tích nhưng chiếm tới một phần tư dân số tỉnh (23,9 phần trăm). Tỷ lệ đói nghèo là thấp nhất trên các địa bàn này, trong đó bao gồm cả người Kinh và người dân tộc thiểu số. Hoạt động kinh tế của tỉnh cũng tập trung ở mức cao trong nội biên và ngoại vi của những khu vực nói trên.

2.1.1 những huyện có đặc thù riêng trong số liệu thống kê

Ở nhiều phần của số liệu thống kê trình bày trong báo cáo này, có thể nhận thấy T.X Ayun Pa, An Khê, huyện Kbang, Đắk Pơ và Mang Yang là những địa bàn hành chính cấp huyện có một số nét đặc thù riêng so với các địa bàn nông thôn và thành thị khác trong cùng phân vùng. Việc đó đã tạo ra một số dị biến về số liệu. Lý do để tạo ra những khác biệt mang tính đặc thù của các đơn vị hành chính nói trên được mô tả trong Khung 2.1 dưới đây.

Khung 2.1 các đơn vị hành chính cấp huyện có những nét đặc trưng riêng về số liệu thống kê

• huyện Kbang. Nằm ở góc phía đông bắc của tỉnh, Kbang là huyện miền núi sâu, xa nhất và có diện tích rừng lớn nhất (70,5 phần trăm). Phần lớn diện tích của huyện bao gồm hai khu bảo tồn – Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Cha Rang. Kbang là một khu vực quân sự quan trọng – cả trong lịch sử trước đây và hiện nay – điều đó được thể hiện qua cấu trúc nhân khẩu, mức độ đầu tư hạ tầng và một số chỉ tiêu trong các ngành dịch vụ xã hội. Ví dụ, 100 phần trăm các xã của huyện Kbang có bác sỹ (tỷ lệ cao nhất trong tỉnh) và huyện có tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Huyện cũng có tỷ lệ tương đối cao (92,9 phần trăm) các hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sinh hoạt an toàn. Bên cạnh đó Kbang cũng có đặc điểm của các huyện khó khăn nằm trong khu vực phía Đông và có tỷ lệ hộ nghèo người DTTS cao nhất trong tỉnh (68 phần trăm trong năm 2012).

• t.X An Khê và huyện Đắk Pơ. Nằm về phía đông của tỉnh trên quốc lộ 19 nối Gia Lai với Bình Định, T.X An Khê và huyện Đắk Pơ được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở huyện An Khê trước đây. T.X An Khê có đặc điểm rất riêng với dân số người dân tộc thiểu số trên địa bàn rất thấp (chỉ 1,9 phần trăm) so với T.P Pleiku (12,9 phần trăm) và các thị trấn trung tâm huyện lỵ khác; điều này có thể do trong lịch sử quá trình hình thành An Khê xuất phát là một trung tâm buôn bán và trung chuyển hàng hóa với các tỉnh ven biển. Đắk Pơ là một huyện nhỏ chỉ có 8 đơn vị hành chính cấp xã và vẫn phụ thuộc vào T.X An Khê trong một số dịch vụ kinh tế, xã hội công. Đặc điểm nổi bật này sẽ được thể hiện trong một số chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ trong các phần sau của báo cáo.

• t.X Ayun Pa. Nằm về phía đông-nam của tỉnh trên quốc lộ 25 nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên. Ayun Pa được thành lập năm 2007 với việc tách huyện Ayun Pa thành thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa. T.X Ayun Pa có số lượng dân số người dân tộc thiểu số tương đối lớn (47,9 phần trăm) so với T.P Pleiku (12,9 phần trăm) và điều này được thể hiện trong một số chỉ tiêu về dịch vụ xã hội cơ bản.

• huyện mang yang. Mặc dù trong cách phân vùng chung của tỉnh, Mang Yang thường được phân vào khu vực phía Tây và trung tâm, tuy nhiên trong báo cáo này, Mang Yang được đưa vào trong các huyện vùng phía Đông. Lý do chủ yếu của việc này là do huyện có tỷ lệ dân số DTTS tương đối lớn (60,7 phần trăm năm 2009), tỷ lệ nghèo chung cao hơn 20 phần trăm và mức độ hoạt động kinh tế tương đối thấp. Đây cũng là những đặc điểm chung của các huyện khác thuộc khu vực phía Đông của tỉnh.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

24

2.2 Đặc điểm và xu hướng dân số

2.2.1 Quy mô dân số, đô thị hóa và nhập cư

Dân số của tỉnh Gia Lai đã tăng từ 1,274 triệu người năm 2009 lên 1,342 năm 2012 với mật độ trung bình là 86,4 người trên km2 (Phụ lục1.2 & Phụ lục 1.5). Mật độ dân số trên các địa bàn trong tỉnh có sự khác nhau khá lớn, với huyện thưa dân nhất như Kông Chro (32 người trên km2), Kbang (35 người trên km2) và những khu vực nông thôn có mật độ dân cư đông nhất như các huyện Phú Thiện (147 người trên km2) và Chư Sê (174 người trên km2). Trong khi đó, mật độ dân số tăng lên rất nhanh ở các địa bàn đô thị với 324 người trên km2 tại An Khê và 838 người trên km2 ở T.P Pleiku.

Tổng dân số đô thị trên toàn tỉnh chiếm khoảng 28,6 phần trăm gần với mức bình quân dân số đô thị của toàn khu vực Tây Nguyên là 27,8 phần trăm (Phụ lục 1.5). Một điểm đáng lưu ý là một vài khu vực nông thôn có tỷ lệ dân cư đô thị tương đối cao như Kbang (25,5 phần trăm), Phú Thiện (25,3 phần trăm) và Chư Sê (21,9 phần trăm) trong khi đó tại các huyện khác, tỷ lệ dân số đô thị thấp hơn nhiều. Đặc điểm này phản ánh một phần tiến trình đô thị hóa với một số

trường hợp các địa bàn được chuyển đổi từ xã thành phường. Ví dụ, huyện Chư Sê năm 1999 có tổng dân số là 110.455 và tỷ lệ dân số thành thị là 16,6 phần trăm thì tới năm 2009 tổng dân số đã tăng lên 165.636 và dân số thành thị tăng lên 21,9 phần trăm5.

Cũng như các tỉnh khác trên khu vực Tây Nguyên, trong những thập niên vừa qua Gia Lai có số lượng dân nhập cư khá lớn vào địa bàn. Số liệu tổng điều tra dân số các năm 1989, 1999 và 2009 cho thấy mức nhập cư cao nhất là vào thập niên 80 và 90, tại thời điểm đó Gia Lai có tỷ suất di cư thuần là 62,99 người trên 1.000 dân (Bảng 2.2)6. Tỷ suất di cư thuần gần đây đã thuyên giảm đáng kể xuống còn 10,5 trong giai đoạn 2004-2009 và giảm xuống còn mức âm trong thời gian trước khi thực hiện đợt Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình năm 2012 với tỷ suất di cư thuần tương đối nhỏ.

5 Năm 2012 Huyện Chư Sê được tách thành hai huyện – Chư Sê và Chư Pưh. Tại thời điểm Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 huyện chưa được chia tách vì vậy số liệu được báo cáo theo huyện cũ, trong khi đó một số dữ liệu thời gian gần đây được tách thành hai huyện riêng rẽ.

6 Gia Lai được tách ra từ tỉnh Gia Lai-Kon tum vào tháng Mười năm 1991.

bảng 2.2 tỷ suất di cư thuần của các tỉnh tây nguyên các năm 1989, 1999, 2009 & 2012 (trên 1.000 người)

1984 đến 1989 1994 đến 1999 2004 đến 2009 2012

Tỉnh Tỷ suất di cư thuần

Tỉnh Tỷ suất di cư thuần

Tỉnh Tỷ suất di cư thuần

Tỉnh Tỷ suất di cư thuần

Gia Lai-Kon Tum 53,6 Kon Tum 28,90 Kon Tum 26,9 Kon Tum 6,5

Đắk Lắk 198,7 Gia Lai 62,99 Gia Lai 10,5 Gia Lai -0,4

Lâm Đồng 144,2 Đắk Lắk 72,15 Đắk Lắk -11 Đắk Lắk 0,5

Lâm Đồng 81,50 Đắk Nông 65,8 Đắk Nông 36,2

Lâm Đồng 7,2 Lâm Đồng -2,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số các năm 1989, 1999 & 2009;TCTK (2012) Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2012: Kết quả chủ yếu.

2.2.2 cấu trúc dân tộc

Theo số liệu Tổng điều tra Dân số năm 2009, các nhóm dân tộc thiểu số chiếm khoảng 44 phần trăm và người Kinh chiếm 56 phần trăm dân số

của tỉnh, tỷ lệ này cũng tương tự như trong đợt Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm1999 (Bản đồ 2.2 và Phụ lục 1.6 đến 1.8). Mặc dù trong tỉnh có tới 39 nhóm dân tộc sinh sống, nhưng chỉ ba trong số đó đã chiếm tới 97 phần trăm dân số,

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

25

bao gồm Kinh (56,1 phần trăm), Jrai (29,1 phần trăm) và Bana (11,8 phần trăm).

Tỷ lệ người Kinh cao nhất nằm tại các khu vực đô thị như T.P Pleiku 87,1 phần trăm, T.X An Khê (98,1 phần trăm) và T.X Ayun Pa (52,2 phần trăm), số người Kinh trên những khu vực này chiếm tới trên một phần ba (36,6 phần trăm) số lượng người Kinh trên toàn tỉnh.

Người Kinh cũng chiếm khoảng 50 phần trăm dân số tại các huyện trung tâm và phía Tây và 42 phần trăm tại các huyện phía Đông. Tại khu vực phía Đông, tỷ lệ người Kinh cao hơn tại các huyện Kbang và Đắk Pơ qua đó phản ánh các đặc thù riêng của những huyện này (Khung 2.1).

Hai nhóm dân tộc thiểu số chính thuộc về hai ngữ hệ khác nhau: người Jrai thuộc nhóm ngôn ngữ Ma-lai-ô Pô-li-nê-xia và người Bana thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khme.

Người Jrai tập trung nhiều nhất ở các huyện phía nam và phía đông, trong đó bao gồm huyện Krông Pa với 68,2 phần trăm dân số là người Jrai và những huyện khác như Ia Pa, Phú Thiện, T.X Ayun Pa, Chư Sê, Chư Prông, Chư Pah, Ia Grai và Đức Cơ. Tổng dân số người Jrai sống trên các huyện phía nam và phía đông chiếm khoảng 85 phần trăm số người Jrai trên toàn tỉnh, chỉ một phần nhỏ còn lại sống trên các huyện phía tây và phía bắc. Khoảng 80 phần trăm người Bana sống trên các huyện đông bắc bao gồm Kông Chro (66,9 phần trăm tổng dân số huyện) và Mang Yang (57,8 phần trăm), Kbang (32,3 phần trăn), Đắk Đoa (36,6. Phần trăm).

Các nhóm dân tộc di cư từ miền núi phía Bắc bao gồm Thái, Tày, Nùng, Dao, Mường, H’mông vv... chiếm khoảng 2,7 phần trăm dân số toàn tỉnh tại thời điểm năm 2009. Đây là tỷ lệ thấp hơn so với một số tỉnh khác ở Tây Nguyên như Đắk Lắk với khoảng 11 phần trăm tổng dân số là người dân tộc miền núi phía Bắc (Phụ lục 1.3). Khoảng 70 phần trăm người dân tộc thiểu số di cư phía Bắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai định cư tại

ba huyện – Chư Prông (chiếm 13,2 dân số toàn huyện), Phú Thiện (8,9 phần trăm) và Kbang (7,5 phần trăm).

2.2.3 tỷ lệ tăng và cấu trúc tuổi dân số

Bảng 2.3 dưới đây sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê để đưa ra so sánh giữa các chỉ tiêu dân số của cả nước, theo khu vực và trong địa bàn tỉnh (Phụ lục 1.11). Trong năm 2009, Gia Lai có tỷ suất sinh thô là 23,9 ca sinh sống trên 1.000 người (19,1 tại các khu vực thành thị và 25,9 tại nông thôn), cao hơn một chút so với mức chung toàn khu vực là 23,1 ca sinh sống trên 1.000 người. Tỷ suất sinh chung trên toàn tỉnh là 2,88 con trên một phụ nữ vào năm 2009 (3,13 tại các khu vực nông thôn), giảm xuống còn 2,36 con trên một phụ nữ năm 2012. Tại thời điểm 2009, khoảng 31,5 phần trăm phụ nữ của Gia Lai có từ 3 con trở lên (35,1 phần trăm tại nông thôn) so với bình quân chung khu vực là 27,4 phần trăm và cả nước là 16,1 phần trăm.

Theo kết quả tổng điều tra dân số 2009, Gia Lai có tỷ số giới tính khi sinh (SRB) là 103,2 ca sinh trai trên 100 ca sinh gái, tỷ lệ này thấp hơn so với bình quân chung của cả nước và bình quân khu vực (Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.12). Đây là tỷ lệ gần với tỷ số giới tính sinh học bình thường, ở mức khoảng 105. Cũng như các tỉnh khác trên Tây Nguyên, việc lựa chọn giới tính khi mang thai vẫn còn hạn chế ở Gia Lai. Tuy vậy đã có sự khác biệt trong tỷ số giới tính khi sinh giữa khu vực thành thị và nông thôn ở Gia Lai trong đó tại thành thị tỷ số SBR (110,2) cao hơn 9 điểm so với SBR ở nông thôn (101.1)7. Điều này cho thấy nhu cầu sinh con trai dường như mạnh hơn tại các khu vực đô thị hoặc các khu vực nông thôn có điều kiện đi lại thuận tiện và cũng có thể là trong số dân người Kinh ở những khu vực này nơi dễ tiếp cận hơn với các phương tiện lựa chọn giới tính, đồng thời người dân cũng có khả năng kinh tế khá hơn.

7 Tổng cục TK (2011) Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

26

bảng 2.3 các chỉ tiêu về dân số: so sánh cả nước, theo khu vực và trong tỉnh

chỉ tiêu [nguồn] cả nước tây nguyên Gia Lai

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm, năm 2009 (%) [1] 1,2 2,3 2,7

Tỷ suất sinh thô năm 2009(ca sinh trên 1.000 người) [1]

17,8 23,1 Tổng 23,9Thành thị 19,1

Nông thôn 25,9

Tỷ suất sinh thô năm 2013(ca sinh trên 1.000 người) [4] - - 20,86

Tỷ suất sinh – tổng chung năm 2009(số con mỗi phụ nữ) [1]

2,03 2,65 Tổng 2,88Nông thôn 3,13

Tỷ suất sinh – tổng chung năm 2009(số con mỗi phụ nữ) [3] 2,1 2,49 2,48

Tỷ suất sinh – tổng chung năm 2013(số con mỗi phụ nữ) [4]

- - Tổng 2,64Thành thị 2,24

Nông thôn 2,81

Phụ nữ có ba con trở lên năm 2009 (%)[1]

16,1 27,4 Tổng 31,5Nông thôn 35,1

Phụ nữ có ba con trở lên năm 2012 (%) [2] 14,2 24,0 26,5

Tỷ số giới tính khi sinh năm 2009 [1]

[2]

110,6 105,6 Tổng 103,2Thành thị 110,2

Nông thôn 101,1

Tuổi thọ trung bình [1] 72,8 69,1 69,6

Bình quân đầu người mỗi hộ năm 2009[2]

3,8 4,1 Tổng 4,28Thành thị 3,9

Nông thôn 4,5

Tỷ số phụ thuộc – tổng chung năm 2009 (%) [2] 46,3 57,9 64,2

Tỷ số phụ thuộc – tổng chung năm 2012 (%) [3] 44,9 52,5 57,1

Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi năm 2009(trên 1.000 ca sinh sống) [1] 16,0 27,3 25,8

Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi năm 2013(trên 1.000 ca sinh sống) [3] 15,3 26,1 30,6

Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi năm 2009(trên 1.000 ca sinh sống) [1] 24,1 41,6 39,4

Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi năm 2013(trên 1.000 ca sinh sống) [3] 23,1 39,8 47,0

Nguồn:[1] TCTK (2011) Mức sinh và mức chết ở Việt Nam: thực trạng, xu hướng và những khác biệt (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009).[2] Cục Thống kê tỉnh (2010) Điều tra dân số và nhà ở tại tỉnh Gia Lai 2009.[3] TCTK (2014) Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa Gia đình 1/4/2013: Những kết quả chủ yếu.[4] Cục Thống kê tỉnh (2014) Niên Giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2013

Gia Lai là tỉnh có dân số trẻ. Dân số dưới 15 tuổi chiếm 40,9 phần trăm tổng dân số toàn tỉnh năm 1999 và 34,3 phần trăm năm 2009, trong

khi đó dân số dưới tuổi 19 chiếm 51,3 phần trăm năm 1999 và 45 phần trăm năm 2009 (Hình 2.1 và Phụ lục 1.9 & Phụ lục 1.10). Hiện tại

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

27

62,7 phần trăm tổng dân số toàn tỉnh đang ở độ tuổi dưới 30. Tuổi thọ trung bình là vào khoảng 69,6 năm cao hơn so với mức bình quân khu

vực nhưng thấp hơn so với bình quân cả nước – 7,8 năm (Phụ lục 1.2).

hình 2.1 cấu trúc tuổi dân số, 1999 & 2009

005-0915-1925-2935-3945-4955-5965-6975-79

85+

Nữ Nam

005-0915-1925-2935-3945-4955-5965-6975-79

85+

Nữ Nam

-20.0 -10.0 0.0 10.0 20.0 -20.0 -10.0 0.0 10.0 20.0

1999 2009

Nguồn: TCKT: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 1999 & 2009

2.2.4 Quy mô hộ gia đình

Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, quy mô trung bình hộ tại Gia Lai là 4,3 người so với mức bình quân trên toàn quốc là 3,8 người

(Bảng 2.4 và Phụ lục 1.14). Kết quả Khảo sát Mức sống dân cư và Hộ gia đình (KSMS 2012) cho thấy quy mô trung bình hộ đã giảm từ 5,2 người vào năm 2004 xuống còn 4,3 người năm 2012 (Phụ lục 1.13).

bảng 2.4 Quy mô hộ gia đình: so sánh cả nước, theo khu vực và trong tỉnh, 2009

Địa bàn tỷ lệ các loại hộ theo quy mô (%) Quy mô trung bình

1 người 2-4 người 1-4 người 5-6 người 7+ người

Cả nước 7,3 64,7 72 23 5,1 3,8

Tây Nguyên 5,3 58,8 64,1 27,4 8,5 4,1

Gia Lai (tổng) 4,5 56,1 60,5 28,9 10,6 4,3

Thành thị 5,7 64,5 70,2 23,7 6,1 3,91

Nông thôn 3,9 52,2 56,1 31,3 12,6 4,46

Nguồn: Cục thống kê tỉnh (2010) Điều tra dân số và nhà ở tại Gia Lai 2009

Quy mô hộ có liên quan tới một số yếu tố khác nhau như địa bàn cư trú, mức thu nhập hộ gia đình và dân tộc. Bảng 2.4 cho thấy quy mô hộ gia đình tại các khu vực nông thôn ở Gia Lai (4,4 người) cao hơn so với các khu vực thành thị (3,9 người); trong khi đó kết quả Khảo sát Mức sống dân cư lại cho thấy trong năm 2012 quy mô trung bình hộ của nhóm có thu nhập thấp nhất là 4,8 người nhưng ở nhóm thu nhập cao nhất chỉ là 3,9 người (Phụ lục 1.13).

Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, khoảng 40 phần trăm tổng số các hộ gia đình ở Gia Lai có từ bốn thành viên trở lên là 43,9 phần trăm ở nông thôn và 29,8 phần trăm ở thành thị( Phụ lục 1.15 và Phụ lục 1.17). Hình 2.2 cho thấy đây là những hộ chủ yếu sống tập trung tại các huyện khó khăn ở phía Đông và ở những huyện có số dân người dân tộc thiểu số cao; với khoảng một nửa số hộ tại các huyện Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện và

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

28

Kông Chro có từ bốn thành viên trở lên. Tuy vậy, những con số này cần được diễn giải một cách thận trọng. Một số dân tộc trên khu vực

vẫn có truyền thống sống chung nhiều thế hệ trong một gia đình và điều đó đã làm tăng rõ rệt quy mô bình quân của hộ.

hình 2.2 tỷ lệ chung hộ gia đình (nông thôn và thành thị) có từ 4 thành viên trở lên và dân số dttS theo đơn vị hành chính, 2009 (%)

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Hộ

có 4

thàn

h vi

ên (%

)

Dân

số

dân

tộc

thiể

u số

(%)

Chú giải: Các huyện phía Đông Các huyện trung tâm và phía Tây Các khu vực thành thị

Ia Pa

Krông Pa

Phú Thiện

Kông Chro

Chư Sê (+Chư Pưh)

Mang Yang

Ayun Pa

Đắk Đoa

Đắk Pơ

Chư Prông

Đức Cơ

Chư Pa

An Khê

KbangIa G

rai

Pleiku

Nguồn: Cục thống kê Gia Lai (2010|) Điều tra Dân số và Nhà ở 2009

Quy mô trung bình hộ tương đối lớn đã làm tăng Tỷ số phụ thuộc (cụ thể là: số lượng trẻ em và người cao tuổi trong gia đình sống dựa vào thành viên khác) lên 57,1 trong năm 2012 tại Gia Lai so với tỷ số bình quân trên toàn quốc là 44,9. Đây là một điểm quan trọng khi tìm hiểu về điều kiện sinh sống và học tập của trẻ em các dân tộc thiểu số đặc biệt là những em sống trong gia đình có nhiều trẻ em và thành viên phụ thuộc.

Cần đưa ra một lưu ý đối với Hình 2.2 đó là Thị Xã Ayun Pa có một bộ phận tương đối lớn các hộ gia đình có trên 4 thành viên, điều đó cho thấy Ayun Pa có dân số người dân tộc thiểu số khá cao. Một điểm nữa cần lưu ý thêm rằng tỷ lệ hộ gia đình trên 4 thành viên tại huyện Kbang nhỏ hơn so với các huyện phía Đông và dường như đây là do ảnh hưởng của các chiến dịch

tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình và tỷ lệ dân số người Kinh lớn. Đó là những ví dụ về những ý nghĩa ‘ngoại biên’ có thể thu được qua diễn giải các con số thống kê trong Khung 2.1.

2.3 các đặc điểm về kinh tế và sử dụng đất

Giữa ba phân vùng địa bàn hành chính cấp huyện có sự khác biệt khá lớn về cấu trúc kinh tế và sử dụng đất. Sáu tiêu chí đã được lựa chọn để minh họa cho những khác biệt này, như trong Hình 2.3 và Bảng 3.1 Các tiêu chí về sử dụng đất bao gồm diện tích đất lâm nghiệp, quy mô sản xuất lương thực (như lúa, ngô) và diện tích trồng cây hàng hóa (như cà phê, tiêu, cao su). Các tiêu chí về mức độ hoạt động kinh tế bao gồm tỷ lệ tổng sản phẩm lương thực theo giá so sánh 2010 của tỉnh, và số lượng.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

29

hình 2.3 chỉ tiêu kinh tế và sử dụng đất của các nhóm huyện theo phân vùng

3%

28%

69%

8%

36%56%

2%

91%

7%

7%

67%

26%

71%

18%

11%

43%

34%

23%

Chú giải: Các huyện phía Đông Các huyện trung tâm và phía Tây Các khu vực thành thị

Tỷ lệ tổng diện tích đất lâm nghiệptrong tỉnh (2012)

Tỷ lệ tổng sản lượng ngũ cốc theo tấncủa tỉnh (2012)

Tỷ lệ tổng diện tích trồng cây hàng hóalâu năm trong tỉnh (2012)

Tỷ lệ tổng sản lượng lương thựctheo giá so sánh 2010 của tỉnh (2012)

Tỷ lệ tổng số các doanh nghiệp có hoạt độngtrên địa bàn trong tỉnh (2012)

Tỷ lệ tổng số đơn vị kinh doanh cá thểngoài nông nghiệp trong tỉnh (2012)

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2014) Niên Giám thống kê Gia Lai 2013.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

30

các huyện trung tâm và phía tây. Sự thịnh vượng của khu vực này là nhờ vào độ phì nhiêu của đất và các điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi khác biến nơi đây thành khu vực tập trung của các vụ cây nông nghiệp hàng hóa. Những huyện trong khu vực này chiếm tới trên 90 phần trăm tổng diện tích trồng cây hàng hóa lưu niên (167.000 ha năm 2012) so với các huyện phía Đông (16.000 ha). Việc này đã chuyển đổi thành tỷ lệ tổng sản lượng nông nghiệp rất cao cho các huyện phía Tây (67 phần trăm tổng sản lượng nông nghiệp toàn tỉnh năm 2011). Sự chênh lệch này cũng thể hiện ở số lượng cao các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh cá thể ngoài nông nghiệp so với các huyện phía Đông.

các huyện phía Đông. Các huyện phía Đông chiếm tới hai phần ba diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh (69 phần trăm) với diện tích đất lâm

nghiệp lớn nhất thuộc về những huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất (như Kbang, Kông Chro và Krông Pa). Các huyện phía Đông sản xuất ra phần lớn lượng lương thực của tỉnh (56 phần trăm năm 2012), ngoài ra có một số khu vực thích hợp với việc trồng cây công nghiệp hàng năm (như mía đường) và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên nhìn chung cơ hội thâm canh nông nghiệp của vùng phía Đông có sự hạn chế hơn và điều đó giải thích cho tỷ lệ thấp của khu vực này trong tổng sản lượng nông nghiệp của tỉnh (7,3 phần trăm năm 2011).

các khu vực đô thị. Hoạt động kinh tế tập trung mạnh trên các địa bàn nội và ngoại vi của T.P Pleiku, T.X An Khê và Ayun Pa với phần lớn số lượng doanh nghiệp (70,6 phần trăm năm 2012) và hộ kinh doanh (43,1 phần trăm năm 2012) trên toàn tỉnh hoạt động ở đây.

bảng 2.5 mức độ hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh doanh cá thể ngoài nông nghiệp, 2012

Phân vùng huyện Số đơn vị kinh doanh

Đơn vị kinh doanh trên 1.000 dân

Số nhân công trung bình

trong mỗi đơn vị kinh doanh

Số nhân công trên 1.000 dân

Các huyện phía Đông 10.445 14.608 1,39 89,8

Các huyện trung tâm và phía Tây 15.404 22.156 1,43 35,7

Các địa bàn đô thị 18.292 29.137 1,59 35,2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2014) Niên giám Thống kê tỉnh Gia Lai 2013.

Số liệu về các đơn vị kinh doanh cá thể ngoài nông nghiệp có nhiều điểm thú vị và hữu ích cho việc phân tích do chúng đã thể hiện một bức tranh về mức độ đa dạng của của nền kinh tế địa phương và kinh tế hộ gia đình. Bảng 2.5 cho thấy số lượng hộ kinh doanh ngoài nông nghiệp và số nhân công bình quân trong các hộ kinh doanh này là thấp hơn ở các huyện phía Đông so với các huyện phía tây và địa bàn đô thị, điều đó cho thấy mức độ đa dạng trong các hoạt động kinh tế ngoài trang trại ở các huyện

phía đông thấp hơn. Tuy nhiên nếu tính bình quân số lượng đơn vị kinh doanh và nhân công trên 1.000 người thì con số này tại các huyện phía đông cũng tương đối cao.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, năm 2012, đất lâm nghiệp chiếm 46,9 phần trăm và đất nông nghiệp chiếm 39,4 phần trăm tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (Bảng 2.6). Số diện tích còn lại bao gồm các diện tích đất ở, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

31

bảng 2.6 cấu trúc sử dụng đất, 2008 & 2013 (%)

Loại đất 2008 2013

1. Đất nông nghiệp 32,5 39,42

Cây nông nghiệp hàng năm 18,74 22,02

Đất trồng lúa 3,61 3,92

Cây nông nghiệp lâu năm 13,41 17,4

2. Đất lâm nghiệp 51,5 46,87

Rừng sản xuất 34,57 33,41

Rừng phòng hộ 13,3 9,77

Rừng đặc dụng 3,61 3,7

3. Đất phi nông nghiệp 5,4 7,66

4. Đất chưa sử dụng 10,9 5,97

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2014) Niên giám Thống kê tỉnh Gia Lai 2013

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, sẽ tiếp tục có những thay đổi đáng kể về cấu trúc sử dụng đất trong tỉnh. Theo Bảng 2.5, trong giai đoạn từ 2008 đến 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giảm từ 51,5 phần trăm xuống còn 46,9 phần trăm trong khi đó diện tích trồng cây hàng hóa lâu năm đã tăng khoảng 30 phần trăm (từ 208.938 ha năm 2008 lên 270.386 ha năm 2013). Việc này cho thấy đất lâm nghiệp đã và đang tiếp tục được chuyển thành các diện tích trồng cây hàng hóa. Hình 2.4 cho thấy những thay đổi về diện tích trồng của một số loại cây công nghiệp hàng năm và cây hàng hóa lâu năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011. Một điểm cần lưu ý là diện tích cây trồng đã gia tăng mạnh đối với các cây: cao su (từ 55,8 lên 95,7 nghìn ha), sắn (từ 17,7 đến 63,3 nghìn ha) và ngô (từ 23,4 lên 50,7 nghìn ha)

hình 2.7 diện tích trồng cây công nghiệp chính hàng năm và cây hàng hóa lâu năm, 2000 đến 2011

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

TiêuMía SắnNgôCao suCà phê

1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Nguồn: Cục thống kê tỉnh (2013) Niên giám Thống kê Gia Lai 2012.

2.3.1 thu nhập hộ gia đình

Số liệu Khảo sát Mức sống dân cư và Hộ gia đình (KSMS 2012) cho thấy thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của Gia Lai tăng gấp 5 lần từ 235.500 đồng trong năm 2002 lên 1.027.000 trong năm 2010 và 1.563.000 trong năm 2012 (Phụ lục 1.18)8. Theo số liệu điều tra

8 Kế hoạch PTKT-XH của tỉnh đưa ra mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng cao hơn cho năm 2010 là 1.225.000 (tương đương với 14,7 triệu một năm).

trong năm 2012 khoảng cách thu nhập giữa nhóm cao nhất và thấp nhất của tỉnh Gia Lai (8,3 lần) thấp hơn so với bình quân của khu vực (8,6) và trên toàn quốc (9,4). Điều đó cho thấy mức chênh lệch kinh tế của Gia Lai ít hơn so với một số tỉnh khác trên toàn quốc và trong khu vực.

Trong khi thu nhập bình quân đầu người theo số liệu KSMS 2012 của toàn tỉnh Gia Lai là vào khoảng 18,7 triệu đồng người mỗi năm trong

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

32

năm 2012 thì con số thu nhập bình quân đầu người của các huyện khó khăn phía Đông đạt mức thấp hơn. Bảng 2.6 thể hiện thu nhập bình quân đầu người của 4 huyện phía Đông trong năm 2012 với mức dao động từ 10,4 triệu tại Ia Pa tới 17,7 triệu tại Krông Pa; lượng lương thực bình quân đầu người dao động từ 423kg tại Krông Pa tới 1.452kg tại Kông Chro. Krông Pa là huyện có mức lương thực bình quân đầu người thấp nhất nhưng lại có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất, điều đó có thể là do sự phát triển của ngành chăn nuôi trên địa bàn này.

bảng 2.7 thu nhập bình quân và lương thực bình quân đầu người tại khu vực phía Đông, 2012

huyện thu nhập bình quân đầu người

(triệu đồng)

Lương thực bình quân đầu

người (kg)

Ia Pa 10,4 1.127

Kông Chro 13,3 1.452

Krông Pa 17,7 423

Kbang 11,9 706

Nguồn: Các báo cáo phê duyệt đề án phát triển kinh tế-xã hội bền vững các huyện giai đoạn 2013-2017

2.4 Kết luận và khuyến nghị

Đây là chương đã sử dụng một số tiêu chí để dựng nên một bức tranh về các phân vùng kinh tế-xã hội trong tỉnh. Những số liệu thống kê được sử dụng để phân vùng kinh tế-xã hội là các số liệu chính thống, có sẵn và có độ tin cậy cao.

Về mặt này có thể đưa ra những khuyến nghị sau đây:

• Thứ nhất, việc phân vùng kinh tế xã hội như trên có thể tiếp tục được xây dựng và phát triển để làm cơ sở cho việc tìm hiểu những thay đổi trong hiện trạng của phụ nữ và trẻ em qua các mốc thời gian. Đây là vấn đề quan trọng xét từ việc tỉnh Gia Lai có số lượng lớn số đơn vị hành chính và sự đa dạng trong phân bố dân cư; ngoài ra tốc độ thay đổi kinh tế diễn ra nhanh chóng cả trên các địa bàn thành thị và nông thôn

cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của phụ nữ và trẻ em trong tỉnh.

• Thứ hai, để tiếp tục xây dựng, phát triển cách thức phân vùng kinh tế-xã hội, cần bổ sung thêm một số tiêu chí, đặc biệt là tìm hiểu chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế hộ gia đình như các số liệu về thu nhập bình quân đầu người, các dạng chi tiêu của hộ gia đình, trong đó số liệu được phân tổ đến cấp huyện.

• Thứ ba, cần tiếp tục tìm hiểu về các hình thái phụ thuộc giữa các địa bàn cấp huyện với nhau trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ xã hội. Như đã nêu trong Khung 2.1, người dân tại một số vùng nông thôn (như huyện Đắk Pơ) phải phụ thuộc vào các dịch vụ được cung cấp trên các địa bàn thành thị cận kề.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

33

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

34

cÁc hình thÁI chênh Lệch VÀ bất bình ĐẳnG GIỮA cÁc ĐịA bÀn tronG tỉnh Chương 3

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

35

Từ việc phân vùng theo nhóm các đơn vị hành chính cấp huyện ở chương trước, chương này sử dụng một số chỉ số nhằm xây dựng bức tranh về những hình thái khác biệt và bất bình đẳng giữa các địa bàn trong tỉnh Gia Lai, bắt đầu với việc phân tích dữ liệu về nghèo đói. Tiếp theo đó, báo cáo sử dụng một bộ dữ liệu cấp huyện làm cơ sở cho các lý giải và phân tích ở các mục tiếp theo của báo cáo. Chương này cũng đưa ra một ví dụ về việc xếp loại mức độ khó khăn giữa các huyện của tỉnh, sử dụng một bộ gồm 12 chỉ số phát triển con người và xã hội và hiệu quả cung cấp dịch vụ.

3.1 Phân bố nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Gia Lai đã tiếp tục giảm trong những năm gần đây, từ 27,5 phần trăm năm 2010 xuống 13,96 phần trăm năm 2014. (Bảng 3.2 và Mục lục 1.19 & 1.20). Trong giai đoạn từ 2010 đến 2014, tỷ lệ hộ nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số đã giảm khoảng 11 điểm phần trăm (từ 48 phần trăm xuống 29,13 phần trăm) trong khi tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh giảm khoảng 7 điểm phần trăm (từ 10,5 phần trăm xuống 3,6 phần trăm). Cũng thời gian này, tỷ lệ và số lượng hộ cận nghèo tăng từ 5,64 phần trăm năm 2010 (16,262 hộ) lên 7,78 phần trăm vào năm 2014 (24,620 hộ).

bảng 3.1 Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, 2010, 2012, 2013 & 2014

chỉ số nghèo 2010 2012 2013 2014

Tổng số hộ 288.141 301.283 309.942 316.286

Số hộ DTTS 130.858 122.297 124.105 128.423

Số hộ dân tộc Kinh 157.283 178.986 185.837 187.863

Tổng số hộ nghèo 79.417 60.048 53.389 44.146

Tỷ lệ hộ nghèo ( phần trăm) 27.5 19.9 17.23 13.96

Tổng số hộ nghèo dân tộc Kinh 16.550 10.424 9.156 6.759

Phần trăm hộ dân tộc Kinh là hộ nghèo 10,5 5,8 4,93 3,6

Phần trăm hộ nghèo là hộ dân tộc Kinh 20,8 17,4 17,15 15,3

Tổng số hộ nghèo DTTS 62.867 49.624 44.233 37.405

Phần trăm hộ DTTS là hộ nghèo 48.0 40.6 35.64 29.13

Phần trăm hộ nghèo là hộ DTTS 79.2 82.6 82.85 84.7

Tổng số hộ cận nghèo 16.262 18.974 23.776 24.620

Tỷ lệ hộ cận nghèo 5,64 6,28 7,67 7,78

Nguồn: Sở LĐTBXH (2013) – Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu; UBND tỉnh/huyện (2014) Các chính sách/Chương trình/Dự án xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số và trẻ em tỉnh Gia Lai.

Tỷ lệ hộ nghèo và phân bố đói nghèo theo địa bàn huyện năm 2012 được minh họa trong bản đồ 3.1 và 3.2. Từ Bản đồ 3.1 có thể thấy rõ tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tập trung ở các huyện phía Đông, với bốn huyện tại khu vực này có trên 40 phần trăm hộ nghèo (Krông Pa, Ia Pa, Kông

Chro và Kbang). Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện phía trung tâm và phía Tây dao động từ 17.3 phần trăm tại Chư Prông đến 24.1 phần trăm tại Ia Grai, trong khi khu vực thành thị chỉ dao động từ khoảng 1 phần trăm tại Thành phố Pleiku đến 10 phần trăm ở Thị xã Ayun Pa.

chương 3. cÁc hình thÁI chênh Lệch VÀ bất bình ĐẳnG GIỮA cÁc ĐịA bÀn tronG tỉnh

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

36

bản đồ 3.1 tỷ lệ hộ nghèo theo huyện (2012)

Chú giải:Trên 40%20% đến 40%10% đến 20%Dưới 10%

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

37

bản đồ 3.2 mật độ hộ nghèo theo huyện (2012)

Chú giải:Trên 7000 hộ5000 đến 7000 hộ3000 đến 5000 hộDưới 3000 hộ

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

38

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo khá tương đồng với cách phân vùng các địa bàn cấp huyện như đã mô tả trong chương trước. Tuy nhiên, khi nhìn vào số lượng hộ nghèo (Bản đồ 3.2), có thể nhận thấy một bức tranh có phần nào đó khác biệt so với khi nhìn theo tỷ lệ. Phân bố mật độ nghèo đói không tuân theo phân bố vùng như chia theo tỷ lệ, mà thay đổi theo cách khác. Trong khi tỷ lệ nghèo trung bình của các huyện trung tâm và phía Tây (20

phần trăm) thấp hơn đáng kể so với các huyện phía Đông (33.9 phần trăm), thì các huyện phía Tây lại chiếm gần như một nửa tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (47.7 phần trăm), gần tương đương với tỷ lệ của các huyện phía đông (49.7 phần trăm). Cũng đáng chú ý là một nửa số hộ nghèo của cả tỉnh lại chỉ tập trung ở năm trong số 17 huyện (gồm Kbang, Đắk Đoa, Ia Grai, Chư Sê và Krông Pa)

hình 3.1 Số hộ nghèo dttS và số hộ nghèo dân tộc Kinh theo địa bàn hành chính, 2012

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Pleiku An Khê

Ayun Pa

Kbang Mang Yang Kông Chro

Đắk Pơ Ia Pa

Krông Pa Phú Thiện

Đức Cơ Chư Prông

Chư Sê Chư Pưh Đắk Đoa Chư Păh

Ia Grai

Số hộ nghèo người Kinh Số hộ nghèo người DTTS

Nguồn: Sở LĐTBXH – Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Hình 3.1 thể hiện số lượng hộ nghèo dân tộc Kinh và hộ nghèo DTTS theo huyện. Krông Pa và Kbang nổi bật với số hộ nghèo DTTS và dân tộc Kinh lớn nhất. Do đó, về mật độ và tỷ lệ nghèo đói, Krông Pa và Kbang có thể được xem là hai huyện nghèo nhất của tỉnh.

Đáng lưu ý là số hộ nghèo ở ba địa bàn thành thị của Gia Lai chỉ chiếm 2,9 phần trăm tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ này của Gia Lai thấp hơn một số tỉnh khác; chẳng hạn như ở tỉnh láng giềng Kon Tum, chỉ riêng Thành phố Kon Tum đã tập trung khoảng 12 phần trăm số hộ

nghèo toàn tỉnh9. Nguyên nhân có thể là do cách phân chia hành chính ranh giới thành thị - nông thôn ở tỉnh Gia Lai.

3.2 Vấn đề nghèo và dân tộc

Tỷ lệ nghèo ở Gia Lai tập trung vào các nhóm dân tộc thiểu số, chiếm tới 82,6 phần trăm trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh năm 2012. Trung bình có 52,9 phần trăm số hộ dân tộc thiểu số là hộ nghèo tại các huyện phía Đông, với tỷ lệ cao

9 UBND tỉnh Kon Tum và UNICEF (2014) Phân tích Tình hình Trẻ em và Phụ nữ tỉnh Kon Tum.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

39

nhất thuộc về Kbang, 68 phần trăm số hộ DTTS là hộ nghèo (Hình 3.2). Tỷ lệ này thấp hơn ở các huyện phía Tây (trung bình 37.1 phần trăm) và khu vực thành thị (trung bình 10,8 phần trăm). Một lần nữa, có thể thấy một bức tranh có phần khác biệt khi nhìn vào phân bố hộ nghèo, vì các huyện phía tây và các huyện phía đông đều

chiếm khoảng 49 phần trăm tổng số hộ nghèo DTTS toàn tỉnh. Đáng chú ý là có đến khoảng 2/3 số hộ nghèo DTTS tập trung tại 07 trong số 17 huyện, bao gồm Krông Pa, Kbang, Ia Pa và Kông Chro (khu vực phía đông) và Đắk Đoa, Chư Sê và Ia Grai (khu vực phía trung tâm và phía Tây).

hình 3.2 Số hộ nghèo dttS và tỷ lệ hộ dttS là hộ nghèo theo địa bàn hành chính, 2012

0

10

20

30

40

50

60

70

80

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

% tổ

ng s

ố hộ

DTT

S

Số

hộ n

ghèo

ngư

ời D

TTS

Krông Pa

Kbang

Đắk Đoa

Chư SêIa G

raiIa Pa

Kông Chro

Chư Prông

Mang Yang

Chư Păk

Phú Thiện

Đức Cơ

Chư Pưh

Đắk Pơ

Ayun PaPleiku

An Khê

hình 3.3 Số hộ nghèo dân tộc Kinh và tỷ lệ hộ dân tộc Kinh là hộ nghèo theo địa bàn hành chính, 2012

0

5

10

15

20

25

30

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

% tổ

ng s

ố hộ

ngư

ời K

inh

Số

hộ n

ghèo

ngư

ời K

inh

Krông Pa

Kbang

Chư Prông

Ia Grai

Ia Pa

Đắk Pơ

Phú Thiện

Đắk Đoa

Chư Sê

Mang Yng

An Khê

Chư Păk

Đức Cơ

Chư PưhPleiku

Ayun Pa

Kông Chro

Chú giải: Các huyện phía Đông Các huyện trung tâm và phía Tây Các vùng đô thị

Nguồn: Sở LĐTBXH – Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

40

Xu hướng tương tự cũng xuất hiện trong phân bố hộ nghèo dân tộc Kinh (hình 3.3). Trung bình có 13,7 phần trăm số hộ dân tộc Kinh là hộ nghèo ở các huyện phía đông, với tỷ lệ cao nhất thuộc về Ia Pa (25 phần trăm). Tỷ lệ này thấp hơn ở các huyện phía trung tâm và phía Tây (trung bình 5,5 phần trăm) và khu vực thành thị (trung bình 3,0 phần trăm). Khoảng một nửa số hộ nghèo dân tộc Kinh tập trung ở các huyện phía Đông (50,4 phần trăm), trong khi 40,6 phần trăm nằm ở các huyện phía trung tâm và phía Tây. Có đến khoảng 2/3 số hộ nghèo người Kinh tập trung tại tám trong tổng số 17 huyện của tỉnh Gia Lai, bao gồm Krông Pa, Kbang, Ia Pa, Đắk Pơ và Phú Thiện (khu vực phía đông), và Chư Prông, Ia Grai và Đắk Đoa (khu vực phía trung tâm và phía Tây).

3.2.1 tình hình trẻ em nghèo đa chiều

Năm 2013, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã sử dụng số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 để tiến hành phân tích tình trạng trẻ em nghèo đa chiều của tất cả các tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Gia Lai, và xây dựng một bảng xếp hạng tình trạng trẻ em nghèo cho mục đích xây dựng và hoạch định chính sách. Theo báo cáo phân tích tình trạng nghèo đa chiều này, trẻ em thường được xem là nghèo nếu có hai trong số bảy tiêu chí nhu cầu cơ bản không được đáp ứng; các tiêu chí này bao gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, vui chơi giải trí, nước sạch và vệ sinh, lao động và bảo trợ xã hội.

Báo cáo về tình trạng trẻ em nghèo đa chiều chia các tỉnh thành sáu nhóm, trong đó Gia Lai thuộc nhóm có tình trạng trẻ em nghèo ở mức cao - Mức 3, với tỷ lệ nghèo đa chiều từ 32,6 phần trăm đến 48,2 phần trăm so với số liệu toàn quốc là 26,1 phần trăm. Mặc dù đây là một cách tiếp cận khá mới và đang được hoàn thiện, song khuyến nghị tỉnh tiếp tục nghiên cứu và áp dụng cách tiếp cận trẻ em nghèo đa chiều này để có thể đánh giá và giám sát các chính sách và chương trình giảm nghèo một cách toàn diện và đầy đủ.

3.3 bộ dữ liệu cấp huyện và phân loại theo mức độ khó khăn

Trong Báo cáo mới công bố gần đây về rà soát các Chính sách và Chương trình Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em tỉnh

Gia Lai có các bảng biểu thể hiện số liệu thống kê về dân số, đói nghèo, dinh dưỡng và sống còn của trẻ, nước sạch và vệ sinh và giáo dục được phân tổ đến cấp huyện10. Những số liệu này đã được sử dụng làm cơ sở để xây dựng một bộ dữ liệu cấp huyện toàn diện hơn - được thể hiện trong bảng 3.1.

Bộ dữ liệu này có thể được sử dụng làm khung cơ sở để xem xét các mô hình/xu hướng phân biệt và bất bình đẳng chủ đạo trên địa bàn tỉnh. Chẳng hạn, bằng cách áp các chỉ số phát triển xã hội và con người và các chỉ số về hiệu quả cung cấp dịch vụ vào phân tích đói nghèo (ở phần trên), có thể xếp loại được các huyện để từ đó xác định các mô hình chung về mức độ khó khăn giữa các huyện trong tỉnh.

Dưới đây là một ví dụ, sử dụng bộ 12 chỉ số, bao gồm:

• Tỷ lệ hộ nghèo (2012)

• Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (2012)

• Tỷ lệ xã không đạt chuẩn quốc gia về y tế (2012)

• Tỷ lệ xã/phường chưa có bác sĩ (2012)

• Tỷ lệ ca sinh đẻ được hỗ trợ bởi cán bộ có chuyên môn (2012)

• Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên (2012)

• Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng (2012)

• Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi(2012)

• Tỷ lệ hộ nông thôn không có nước hợp vệ sinh (2012)

• Tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu hợp vệ sinh (2011)

• Tỷ lệ dân số trên 5 tuổi chưa bao giờ đến trường (2009)

• Tỷ lệ dân số trên 5 tuổi có trình độ học vấn cao nhất đã đạt được là tiểu học (đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp) (2009).

10 Xem phụ lục I & phụ lục II trong báo cáo Rà soát lập bản đồ các CT/DA/CS giảm nghèo cho ĐBDTTS bao gồm trẻ em tỉnh Gia Lai

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

41

bản đồ 3.3 Xếp loại huyện theo mức độ khó khăn

Chú giải:Khó khăn nhấtÍt khó khăn hơn

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

42

Bản đồ 3.3 thể hiện kết quả xếp loại các huyện dựa trên 12 chỉ số này, trong đó các huyện khó khăn nhất có màu sẫm hơn so với các huyện khác. Tất nhiên, kết quả xếp loại có thể khác đi nếu áp dụng các chỉ số khác; tuy nhiên, đây là một cách phân tích hữu ích để giúp rút ra những xu hướng khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh.

Theo cách xếp loại hỗn hợp này, các huyện khó khăn nhất là các huyện Krông Pa, Ia Pa và Kông Chro, nằm ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai. Ba huyện này (cùng với Kbang) là các địa phương nằm trong Quyết định số 293/2013/QĐ-TTg về 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế chính sách của Nghị quyết 30A (gọi là các huyện 30B). Việc lựa chọn các huyện trong Nghị quyết 30A và Quyết định số 293 chủ yếu dựa trên cơ sở tỷ lệ nghèo và điều kiện kinh tế, xã hội và hạ tầng của huyện. Kết quả xếp loại của nghiên cứu này, dựa trên một bộ chỉ số khác một chút, cho thấy kết quả lựa chọn của các chương trình giảm nghèo của Chính phủ là phù hợp.

Cần chú ý rằng theo cách xếp loại này, huyện Kbang tỏ ra không phải là một huyện đặc biệt khó khăn. Điều này là do những đặc trưng riêng của huyện Kbang, như được mô tả trong Khung 2.1 ở trên. Đặc biệt, Kbang có xếp hạng tương đối tốt trên nhiều tiêu chí khác nhau về hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội (chẳng hạn như tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, xã có bác sĩ, ca sinh đẻ được hỗ trợ bởi cán bộ có chuyên môn, phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần trở lên, và hộ nông thôn có nước hợp vệ sinh).

Ngược lại, theo cách phân loại này, một số huyện phía trung tâm và phía Tây như Chư Păh và Chư Sê, lại thuộc nhóm tương đối khó khăn, mặc dù có điều kiện kinh tế khá giả hơn và tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các huyện khác. Nguyên nhân là do các huyện này xếp hạng khá thấp ở một số chỉ tiêu về hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội; điều này phản ánh quy mô dân số lớn ở các huyện nói trên và những khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ đến tất cả mọi người dân trong địa bàn.

3.4 Kết luận và khuyến nghị

Việc phân vùng kinh tế-xã hội trong Chương 2 và Chương 3 cho thấy một bức tranh phức tạp về các hình thái khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh theo đặc điểm nhân khẩu học, dân tộc, đói nghèo và tình trạng kinh tế. Từ phân tích này có thể rút ra một số nhận định và kiến nghị quan trọng cho việc xác định mục tiêu và phân bổ nguồn lực như sau:

• Trước hết, có thể thấy rõ các huyện phía Đông thường khó khăn hơn so với các huyện trung tâm và phía Tây và khu vực thành thị. Tuy nhiên, các hình thái đói nghèo và bất bình đẳng khác nhau lại trải rộng trên tất cả các vùng của tỉnh và tương tác với các yếu tố kinh tế-xã hội theo nhiều cách thức phức tạp. Thêm vào đó, so sánh với một số tỉnh khác của Việt Nam, ở Gia Lai không có sự phân biệt rõ ràng giữa khu vực nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa và khu vực nông thôn dễ tiếp cận hơn, hoặc giữa vùng dân tộc thiểu số và vùng dân tộc Kinh chiếm đa số. Do đó, cần phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về điều kiện ở từng địa phương, địa bàn để có cách ứng phó thích hợp với các tình trạng khác biệt và bất bình đẳng giữa các vùng trong tỉnh.

• Thứ hai, đặc biệt các số liệu về nghèo đói cho thấy, trong từng huyện thậm chí từng xã, có tồn tại một dạng nghèo đói phức tạp trong đó các cộng đồng khá giả hơn (thôn bản và nhóm dân số) và các cộng đồng nghèo và khó khăn hơn (thôn bản và nhóm dân số) sinh sống bên cạnh nhau. Thực trạng này đan xen cùng với các hình thức giao thoa phức tạp của các dân tộc khác nhau cùng sinh sống trong một địa bàn. Do đó, kiến nghị đưa ra ở đây là cần phải tiếp cận được ít nhất đến cấp thôn bản để có thể xác định một cách hiệu quả mục tiêu cho các hoạt động giảm nghèo và cung cấp dịch vụ xã hội.

• Thứ ba, trong tình hình hiện nay, việc sử dụng tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện (hoặc xã) làm tiêu chí chính để đánh giá mức độ khó khăn là chưa đầy đủ. Như đã đề cập ở Phần 3.1, nên xem xét số liệu theo mật độ nghèo (số hộ nghèo) để có hiểu biết chính xác hơn về sự phân bố các

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

43

đặc điểm đói nghèo trên thực tế theo địa phương hoặc các yếu tố khác, chẳng hạn như nhóm dân tộc.

• Như sẽ đề cập ở phần cuối báo cáo, một kết luận tương tự cũng có thể được rút ra đối với các chỉ số quan trọng khác. Ví dụ, mặc dù việc sử dụng tỷ lệ hộ có (hoặc không có) nước hợp vệ sinh có thể có ích ở một mức độ nào đó, song nói chung sẽ hữu ích hơn nếu xem xét về độ bao phủ tuyệt đối, tức số lượng hộ có hoặc không có nước hợp vệ sinh trên thực tế; điều này sẽ cho một cách nhìn chính xác hơn về hiện trạng thực tế và một nền tảng tốt hơn cho việc phân bổ nguồn lực.

• Bên cạnh đó trong năm 2013 và 2014, qua Báo cáo đánh giá giữa kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 3 năm 2011-2013 và ước thực hiện 5 năm giai đoạn 2011-2015 đã rà soát lại các chỉ tiêu, mục tiêu của kế hoạch,

từ đó hoạch định được những giải pháp cụ thể trong 2 năm còn lại và định hướng cho giai đoạn tới. Qua rà soát cho thấy, các chỉ số về trẻ em được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế; thiếu các chỉ số và số liệu liên quan đến trẻ em trong Niên giám thống kê hàng năm; thiếu các hoạt động liên quan đến lấy ý kiến phản hồi của người dân về chất lượng các dịch vụ xã hội liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Do vậy các vấn đề về trẻ em chưa thể hiện thỏa đáng trong báo cáo kế hoạch PTKTXH hàng năm của tỉnh. Với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam – Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Gia Lai, cụ thể là Hợp phần Chính sách xã hội và Quản trị đã chú trọng tới các vấn đề chính sách và quản lý nhà nước để giải quyết các vấn đề khó khăn mà trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số gặp phải thông qua cải thiện chất lượng quá trình kế hoạch hóa và phân bổ ngân sách thân thiện với trẻ em.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

44

bảng

3.2

các

bộ

số li

ệu c

ấp h

uyện

chỉ t

iêu

năm

Khu

vực

thàn

h th

ịcá

c hu

yện

phía

tây

các

huyệ

n ph

ía Đ

ông

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

tổng/bình quân

chu Păh

Đắk Đoa

Ia Grai

Đức cơ

chư Prông

chư Sê

chư Pưh

tổng/bình quân

Kbang

mang yang

Krông cho

Ia Pa

Krông Pa

Phú thiện

Đắk Pơ

tổng/bình quân

1ch

ỉ tiê

u về

nhâ

n kh

ẩu

1.1

Dân

số

(ngư

ời)

2012

2194

5165

192

3625

732

0900

6966

310

4511

9172

664

726

1043

0511

1580

6637

761

2888

6439

257

946

4466

851

672

7635

474

033

4042

340

9488

1.2

Tỷ lệ

dân

số

so v

ới tổ

ng

dân

số c

ủa tỉ

nh (%

)20

1216

,34,

82,

723

,85,

27,

86,

84,

87,

88,

34,

945

,64,

84,

33,

33,

85,

75,

53,

030

,4

1.3

Mật

độ

dân

số(n

gười

/km

2 )20

1283

7,6

324,

412

6,1

429,

471

,110

5,7

81,7

88,9

61,5

173,

592

,696

,435

,051

,431

,059

,546

,914

6,6

80,3

64,4

1.4

Trẻ

em d

ưới 1

6 tu

ổi

(ngư

ời)

2012

5268

818

921

7951

7956

020

550

3529

536

131

1868

435

185

2795

320

982

1947

8023

458

2130

617

300

1384

728

949

2206

911

902

1388

31

Trẻ

em d

ưới 1

6 tu

ổi

(ngư

ời)

2014

5480

718

998

9972

8377

720

333

3724

626

079

1931

534

302

3177

227

754

1968

0120

254

2101

617

191

1354

323

502

2288

611

247

1296

39

1.5

Tỷ lệ

dân

số

ngườ

i Kin

h tr

ong

tổng

dân

số

trên

đị

a bà

n (%

)20

0987

,198

,152

,279

,148

,343

,654

,155

,452

,950

,9 

50,9

54,9

39,3

28,2

26,7

30,6

39,2

76,5

42,2

1.6

Tỷ lệ

dân

số

ngườ

i D

TTS

tron

g tổ

ng d

ân

số tr

ên đ

ịa b

àn (%

)20

0912

,91,

947

,820

,951

,756

,445

,944

,647

,149

,1 

49,1

45,1

60,7

71,8

73,3

69,4

60,8

23,5

57,8

1.7

Tỷ lệ

dân

số

ngườ

i Ki

nh tr

ong

tổng

dân

số

ngư

ời K

inh

của

tỉnh

(%)

2009

25,4

8,7

2,5

36,6

4,5

6,0

6,7

4,8

7,2

11,8

 41

,05,

02,

91,

71,

83,

13,

94,

122

,5

1.8

Dân

số

DTT

S tr

ong

tổng

dân

số

DTT

S tr

ong

tỉnh

(%)

2009

4,8

0,2

3,0

8,0

6,2

9,9

7,2

4,9

8,2

14,5

 50

,95,

25,

85,

56,

49,

07,

71,

641

,2

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

45

chỉ t

iêu

năm

Khu

vực

thàn

h th

ịcá

c hu

yện

phía

tây

các

huyệ

n ph

ía Đ

ông

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

tổng/bình quân

chu Păh

Đắk Đoa

Ia Grai

Đức cơ

chư Prông

chư Sê

chư Pưh

tổng/bình quân

Kbang

mang yang

Krông cho

Ia Pa

Krông Pa

Phú thiện

Đắk Pơ

tổng/bình quân

 2ch

ỉ tiê

u ki

nh tế

 2.1

Tỷ lệ

tron

g tổ

ng d

iện

tích

đất l

âm n

ghiệ

p củ

a tỉn

h (%

)20

130,

40,

42,

12,

94,

02,

83,

41,

810

,41,

64,

428

,417

,89,

813

,57,

414

,42,

73,

168

,7

 2.2

Tỷ lệ

tron

g tổ

ng s

ản

lượn

g ng

ũ cố

c tr

ong

tỉnh

theo

tấn

(%)

2012

3,1

1,3

3,4

7,8

4,5

6,8

4,2

0,6

7,5

5,2

4,1

32,9

8,0

3,1

10,6

10,7

6,0

16,7

3,9

59,0

 2.3

Tỷ lệ

tron

g tổ

ng c

ây

trồn

g hà

ng h

óa lư

u ni

ên c

ủa tỉ

nh (%

)20

122,

10,

00,

22,

36,

611

,617

,115

,724

,89,

45,

290

,41,

52,

70,

40,

61,

90,

20,

07,

3

 2.4

Tỷ lệ

tron

g tổ

ng s

ản

phẩm

nôn

g ng

hiệp

củ

a tỉn

h (%

)20

123,

32,

31,

16,

77,

19,

712

,07,

316

,88,

75,

467

,04,

72,

95,

43,

23,

82,

83,

626

,4

 2.5

Tỷ lệ

hộ

kinh

doa

nh

ngoà

i nôn

g ng

hiệp

so

với t

ổng

số t

rên

toàn

tỉn

h (%

)

2012

34,2

5,2

3,7

43,1

3,5

5,9

4,8

4,1

5,4

6,2

4,0

33,9

2,6

3,8

2,1

2,0

5,0

4,5

3,1

23,1

 2.6

Tỷ lệ

doa

nh n

ghiệ

p đa

ng h

oạt đ

ộng

so v

ới

tổng

số

tron

g tỉn

h (%

)20

1264

4,2

2,4

70,6

1,7

2,3

2,5

1,7

3,5

4,7

1,8

18,2

2,3

1,7

1,3

1,3

1,7

1,4

1,6

11,3

 2.7

Thu

nhập

bìn

h qu

ân

đầu

ngườ

i hàn

g nă

m

(triệ

u đồ

ng)

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 

 3ch

ỉ tiê

u đó

i ngh

èo

Tổng

số

hộ (h

ộ)20

1450

065

1598

680

8974

140

1717

424

809

2384

716

069

2650

125

795

1385

914

8054

1595

513

781

1019

711

175

1661

016

802

9572

9409

2

Số h

ộ ng

hèo

(hộ)

2014

205

293

577

1075

2560

3843

2998

2180

3273

2990

1801

1964

547

0628

6429

0138

6153

2126

0811

8323

444

Tỷ lệ

hộ

nghè

o (%

)20

140,

411,

837,

133,

1214

,91

15,4

912

,57

13,5

712

,35

11,5

913

13,3

529

,520

,78

28,4

534

,55

32,0

315

,52

12,3

624

,74

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

46

chỉ t

iêu

năm

Khu

vực

thàn

h th

ịcá

c hu

yện

phía

tây

các

huyệ

n ph

ía Đ

ông

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

tổng/bình quân

chu Păh

Đắk Đoa

Ia Grai

Đức cơ

chư Prông

chư Sê

chư Pưh

tổng/bình quân

Kbang

mang yang

Krông cho

Ia Pa

Krông Pa

Phú thiện

Đắk Pơ

tổng/bình quân

Số h

ộ cậ

n ng

hèo

(hộ)

2014

525

487

482

1494

2433

1490

1781

1006

2662

2043

1482

1289

721

7614

8612

9913

3918

9512

4379

110

229

 3.1

Số h

ộ cậ

n ng

hèo

(hộ)

2013

4993

015

908

8042

7388

016

791

2423

123

568

1595

525

551

2503

513

301

1444

3215

665

1330

498

3610

874

1624

916

107

9595

9163

0

 3.2

Số h

ộ ng

hèo

(hộ)

2013

306

358

700

1364

2789

4842

4491

2542

3736

4300

2130

2483

052

6531

8632

7042

6467

2129

1215

7727

195

 3.3

Tỷ lệ

hộ

nghè

o (%

)20

130,

612,

258,

703,

8516

,61

19,9

819

,06

15,9

314

,62

17,1

816

,01

17,0

633

,61

23,9

533

,25

39,2

141

,36

18,0

816

,44

29,4

1

 3.4

Tổng

số

hộ (h

ộ)20

1249

191

1572

179

2472

836

1656

823

740

2218

515

276

2409

125

485

1335

614

0701

1528

412

087

9016

1060

715

765

1566

893

1987

746

 3.5

Số h

ộ ng

hèo

(hộ)

2012

493

463

795

1751

3111

5533

5357

2679

4175

5219

2498

2857

262

0534

3637

1844

7671

5230

4518

9329

925

 3.6

Tỷ lệ

hộ

nghè

o (%

)20

121,

002,

9510

,03

4,66

18,7

823

,31

24,1

517

,54

17,3

320

,48

18,7

020

,04

39,2

928

,43

41,2

442

,20

45,3

719

,43

20,3

133

,75

 3.7

Số h

ộ ng

hèo

ngườ

i Ki

nh (h

ộ)20

1226

042

225

293

440

162

291

237

310

0259

533

142

3610

3055

418

580

612

8068

471

552

54

 3.8

Tỷ lệ

hộ

nghè

o ng

ười

Kinh

(%)

2012

0,60

2,70

5,60

2,97

4,70

5,50

8,30

4,10

7,40

3,90

4,70

5,51

12,9

010

,80

5,50

25,1

022

,10

9,50

9,60

13,6

4

 3.9

Số h

ộ ng

hèo

ngườ

i D

TTS

(hộ)

2012

233

4154

381

727

1049

1144

4523

0631

7346

2421

6724

336

4975

2882

3533

3670

5872

2361

1178

2447

1

 3.1

0Tỷ

lệ h

ộ ng

hèo

ngườ

i D

TTS

(%)

2012

4,00

12,5

016

,00

10,8

334

,00

39,5

039

,90

37,6

030

,00

44,4

034

,10

37,0

768

,00

41,3

062

,70

49,6

058

,80

28,0

062

,20

52,9

4

 3.1

1H

ộ ng

hèo

là n

gười

Ki

nh (%

)20

1252

,70

91,1

031

,70

58,5

012

,90

11,2

017

,00

13,9

024

,00

11,4

013

,30

14,8

116

,60

16,1

05,

0018

,00

17,9

022

,50

37,8

019

,13

 3.1

2H

ộ ng

hèo

là n

gười

D

TTS

(%)

2012

47,3

08,

9068

,30

41,5

087

,10

88,8

083

,00

86,1

076

,00

88,6

086

,70

85,1

980

,20

83,9

095

,00

82,0

082

,10

77,5

062

,20

80,4

1

 3.1

3Số

hộ

cận

nghè

o (h

ộ)20

1366

662

145

057

914

3615

6725

5412

9628

4717

0010

8017

82.8

571

2079

1371

1344

1118

1654

1214

779

1365

.571

4

 3.1

4Tỷ

lệ h

ộ cậ

n ng

hèo

(%)

2013

1,33

3,9

5,6

3,61

8,55

6,47

10,8

48,

1211

,14

6,79

8,12

8,58

13,2

710

,31

1210

,28

10,1

87,

548,

1210

,24

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

47

chỉ t

iêu

năm

Khu

vực

thàn

h th

ịcá

c hu

yện

phía

tây

các

huyệ

n ph

ía Đ

ông

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

tổng/bình quân

chu Păh

Đắk Đoa

Ia Grai

Đức cơ

chư Prông

chư Sê

chư Pưh

tổng/bình quân

Kbang

mang yang

Krông cho

Ia Pa

Krông Pa

Phú thiện

Đắk Pơ

tổng/bình quân

 4ch

ỉ tiê

u cu

ng c

ấp d

ịch

vụ y

tế

 4.1

Xã/p

hườn

g c

óbá

c sỹ

(%)

2012

34,8

27,3

0,0

20,7

40,0

70,6

38,5

90,0

45,0

46,7

44,4

53,6

100,

050

,07,

144

,492

,910

,037

,548

,8

 4.2

Xã/p

hườn

g đ

ạt c

huẩn

y

tế q

uốc

gia

(%)

2012

78,3

72,7

0,0

50,3

53,3

70,6

30,8

60,0

5,0

6,7

33,3

37,1

85,7

33,3

7,1

0,0

0,0

0,0

75,0

28,7

 4.3

Nhâ

n vi

ên y

tế th

ôn (%

)20

1254

,310

0,0

41,8

65,4

97,6

94,2

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

098

,888

,110

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

098

,3

 4.4

Xã/p

hườn

g c

ó y

tá s

ản

nhi/c

ô đỡ

(%)

2012

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

100,

010

0,0

 4.5

Xã/p

hườn

g có

nhâ

n vi

ên h

ộ si

nh đ

ược

đào

tạo

(%)

2012

17,4

9,1

37,5

21,3

26,7

11,8

69,2

90,0

75,0

13,3

77,8

52,0

85,7

58,3

42,9

88,9

50,0

60,0

62,5

64,0

 5ch

ỉ tiê

u ch

ăm s

óc s

ức k

hỏe

sinh

sản

 5.1

Tỷ lệ

tăng

dân

số

(%)

2012

0,54

0,77

0,96

0,8

1,08

1,12

1,30

1,60

1,15

1,36

1,99

1,4

0,78

1,45

1,51

1,56

1,24

1,12

0,83

1,2

 5.2

Tỷ s

uất s

inh

thô

(%)

2012

1,62

1,43

1,83

1,6

1,08

1,12

1,30

1,60

1,15

1,36

2,72

1,5

1,90

1,45

1,51

1,56

1,24

1,12

0,83

1,4

 5.3

Phụ

nữ m

ang

thai

đư

ợc k

hám

thai

từ 3

lầ

n tr

ở lê

n (%

)20

1282

,885

,875

,481

,352

,663

,757

,855

,059

,058

,267

,559

,166

,854

,324

,738

,042

,258

,465

,550

,0

 5.4

Phụ

nữ m

ang

thai

đư

ợc ti

êm m

ũi u

ốn v

án

2 - T

T2 (%

)20

1294

,489

,992

,592

,381

,189

,487

,976

,090

,878

,281

,283

,581

,569

,576

,160

,563

,486

,186

,774

,8

 5.5

Phụ

nữ m

ang

thai

đượ

c xé

t ngh

iệm

HIV

(%)

2012

90,3

83,4

83,4

85,7

75,0

85,0

77,3

66,1

66,8

46,7

69,3

69,5

77,4

74,2

63,4

58,8

57,8

50,0

70,7

64,6

 5.6

Sinh

con

sự h

ỗ tr

ợy

tế (%

)20

1295

,992

,893

,193

,969

,356

,872

,158

,948

,969

,748

,860

,763

,850

,946

,847

,948

,946

,671

,253

,7

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

48

chỉ t

iêu

năm

Khu

vực

thàn

h th

ịcá

c hu

yện

phía

tây

các

huyệ

n ph

ía Đ

ông

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

tổng/bình quân

chu Păh

Đắk Đoa

Ia Grai

Đức cơ

chư Prông

chư Sê

chư Pưh

tổng/bình quân

Kbang

mang yang

Krông cho

Ia Pa

Krông Pa

Phú thiện

Đắk Pơ

tổng/bình quân

 6ch

ỉ tiê

u về

din

h dư

ỡng

và s

ự số

ng c

òn c

ủa tr

ẻ em

 6.1

Trẻ

sơ s

inh

nhẹ

cân

<250

0g (%

)20

121,

21,

00,

81,

05,

22,

91,

25,

31,

12,

41,

62,

83,

40,

83,

21,

65,

60,

95,

13,

0

 6.2

Trẻ

dưới

1 tu

ổi đ

ược

tiêm

chủ

ng đ

ầy đ

ủ (%

)20

1299

,099

,299

,299

,197

,297

,995

,199

,799

,298

,397

,797

,997

,599

,295

,698

,095

,195

,192

,996

,2

 6.3

Tỷ lệ

tử v

ong

trẻ

dưới

5

tuổi

(trê

n 10

00 c

a si

nh)

2012

1,4

7,0

1,8

3,4

8,4

10,1

3,1

10,0

1,0

4,1

1,3

5,4

19,8

23,4

17,5

11,9

5,4

2,5

21,2

14,5

 6.4

Trẻ

dưới

5 tu

ổinh

ẹ câ

n (%

)20

125,

613

,17,

88,

825

,916

,921

,122

,619

,223

,420

,421

,419

,725

,130

,727

,327

,922

,518

,924

,6

 6.5

Trẻ

dưới

5 tu

ổi b

ịth

ấp c

òi (%

)20

1219

,728

,435

,727

,936

,837

,229

,729

,636

,730

,537

,634

,038

,737

,240

,239

,535

,836

,239

,838

,2

chỉ t

iêu

về n

ước

sạch

& v

ệ si

nh m

ôi tr

ường

Dân

số

sử d

ụng

nước

hợ

p vệ

sin

h (%

)20

1298

,595

,265

,886

,593

,691

,487

,077

,989

,770

,584

,484

,992

,961

,248

,540

,574

,652

,095

,166

,4

Dân

số

khôn

g có

nướ

c hợ

p vệ

sin

h (%

)20

121,

54,

834

,213

,56,

48,

613

,022

,110

,329

,515

,615

,17,

138

,851

,559

,525

,448

,04,

933

,6

Số h

ộ có

nhà

tiêu

hợp

vệ

sin

h (%

)20

1260

,437

,714

,737

,640

,835

,940

,146

,452

,745

,056

,245

,333

,725

,48,

512

,710

,742

,554

,126

,8

Số h

ộ kh

ông

có n

tiêu

hợp

vệ s

inh

(%)

2012

39,6

62,3

85,3

62,4

59,2

64,1

59,9

53,6

47,3

55,0

43,8

54,7

66,3

74,6

91,5

87,3

89,3

57,5

45,9

73,2

7ch

ỉ tiê

u về

giá

o dụ

c

 7.1

Tỷ lệ

đi h

ọc đ

úng

tuổi

bậc

mầm

non

(%)

2012

93,2

78,8

81,1

84,4

71,3

70,4

78,4

89,3

6976

,669

,174

,993

69,1

78,4

6774

,972

,868

,274

,8

 7.2

Trẻ

5 tu

ổi đ

i học

mẫu

gi

áo (%

)20

1299

,698

,998

98,8

98,9

9898

,298

,898

,398

,298

,198

,498

98,2

9898

,299

,498

,598

,198

,3

 7.3

Tỷ lệ

đi h

ọc c

hung

bậc

tiể

u họ

c (%

)20

1210

6,5

107,

910

2,3

105,

611

0,2

108

104,

310

710

7,7

107,

810

6,1

107,

310

5,5

109

120,

811

9,7

105,

510

5,1

107,

311

0,4

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

49

chỉ t

iêu

năm

Khu

vực

thàn

h th

ịcá

c hu

yện

phía

tây

các

huyệ

n ph

ía Đ

ông

Pleiku

An Khê

Ayun Pa

tổng/bình quân

chu Păh

Đắk Đoa

Ia Grai

Đức cơ

chư Prông

chư Sê

chư Pưh

tổng/bình quân

Kbang

mang yang

Krông cho

Ia Pa

Krông Pa

Phú thiện

Đắk Pơ

tổng/bình quân

 7.4

Tỷ lệ

đi h

ọc đ

úng

độ

tuổi

bậc

tiểu

học

(%)

2012

99,9

99,6

99,4

99,6

9998

,998

,899

,698

,798

,898

,999

,098

,798

,797

,898

,598

,998

,498

,998

,6

 7.5

Tỷ lệ

hoà

n th

ành

tiểu

học

(%)

2012

96,9

92,6

91,4

93,6

8388

,784

,285

,285

,284

,884

,885

,191

,990

,280

,681

,386

,183

,182

,985

,2

 7.6

Tỷ lệ

đi h

ọc c

hung

THCS

(%)

2012

104

103,

197

,210

1,4

8286

,684

,895

,292

,188

,582

,887

,491

,993

,767

,968

,186

,179

83,5

81,5

 7.7

Tỷ lệ

đi h

ọc đ

úng

độ

tuổi

ở T

HCS

(%)

2012

95,8

98,7

89,3

94,6

75,9

79,7

79,6

85,5

8480

,378

,180

,485

,284

,267

,868

,781

,570

,780

,376

,9

 7.8

Tỷ lệ

hoà

n th

ành

THCS

(%)

2012

8273

,178

,577

,970

,170

,567

,774

,771

,772

,672

,671

,473

,979

,172

,469

,873

,772

,868

,772

,9

 8cá

c ch

ỉ tiê

u kh

ác

 8.1

Đăn

g ký

kha

i sin

h đú

ng h

ạn (%

)20

1279

,180

,457

,072

,254

,857

,260

,060

,469

,360

,044

,158

,033

,522

,319

,448

,846

,761

,768

,843

,0

 8.2

Đăn

g ký

kha

i sin

h m

uộn

(%)

2012

20,9

19,6

43,0

27,8

45,2

42,8

40,0

39,6

30,7

40,0

55,9

42,0

66,5

77,7

80,6

51,2

53,3

38,3

31,2

57,0

 8.3

Đăn

g ký

kha

i sin

h kh

ông

có g

iấy

kết h

ôn (%

)20

122,

65,

65,

54,

60,

01,

70,

31,

31,

17,

51,

92,

03,

21,

37,

74,

12,

23,

85,

44,

0

8.4 

Xã/p

hườn

g có

cộn

g tá

c vi

ên n

ghề

công

tác

xã h

ội (%

)20

1213

,018

,20,

0 1

0,4

0,0

17,6

0,0

0,0

15,0

20,0

0,0

7,5 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

 8.5

Xã/p

hườn

g đạ

t tiê

u ch

uẩn

phù

hợp

với

tr

ẻ em

(%)

2012

91,3

27,3

75,0

 64,

573

,394

,17,

720

,090

,053

,388

,9 6

1,0

78,6

66,7

88,9

0,0

64,3

0,0

50,0

 49,

8

8.6

Số tr

ẻ em

hoàn

cả

nh đ

ặc b

iệt (

ngườ

i)20

1211

0952

844

120

7834

311

7548

578

012

7210

6341

655

3468

046

770

319

978

166

027

137

61

8.7

Tỷ lệ

trẻ

em d

ưới 1

6 tu

ổi c

ó ho

àn c

ảnh

đặ

c bi

ệt (%

)20

122,

12,

85,

53,

51,

73,

31,

34,

23,

63,

82,

02,

82,

92,

24,

11,

42,

73,

02,

32,

7

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

50

chăm SÓc Sức Khỏe VÀ dInh dưỡnGbÀ mẹ, trẻ em Chương 4

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

51

Đây là chương sử dụng số liệu do Sở Y tế (SYT) cung cấp bao gồm số một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và các chỉ tiêu cung cấp dịch vụ y tế trong đó các số liệu có sẵn được phân tổ đến cấp huyện. Mục đích của việc sử dụng này là nhằm xem xét những khác biệt giữa các huyện và vùng kinh tế-xã hội theo các chỉ tiêu nói trên. Số liệu từ nguồn cấp tỉnh được đem so sánh thích hợp với số liệu Tổng điều tra dân số và của các cuộc

điều tra toàn quốc khác. Nhu cầu và ưu tiên cho việc tiếp tục thu thập thông tin cũng được xác định trong đó bao gồm những chỉ tiêu chủ yếu mà chưa có số liệu chính xác hoặc số liệu chưa được phân tổ đến cấp huyện.

Bảng 4.1 đưa ra một phần tóm lược các số liệu theo phân vùng kinh tế-xã hội được rút ra từ Bảng 3.1 (trên đây) trong đó bao gồm bộ số liệu đầy đủ cho cấp huyện.

bảng 4.1 các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng và cung cấp dịch vụ y tế, 2012

chỉ tiêu tỉnh các khu vực thành thị

các huyện phía tây

các huyện phía Đông

Phụ nữ mang thai được khám thai ≥3 lần (%) 58,8 81,3 57,9 50,0

Phụ nữ mang thai được tiêm phòng Uốn ván mũi 2, TT2 (%) 81,5 92,3 83,5 74,8

Phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV (%) 73,2 85,7 69,5 64,6

Sinh con được trợ giúp y tế (%) 64,5 93,9 60,7 53,7

Trẻ sơ sinh thiếu cân <2500g (%) 2,5 1,0 2,8 3,0

Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống) 8,8 3,4 5,4 14,8

Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) 97,4 99,1 97,9 96,2

Trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân (%) 20,5 8,8 21,4 24,6

Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (%) 34,6 27,9 34,0 38,2

Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (%) 37,8 50,3 37,1 28,7

Xã có bác sỹ (%) 47,3 20,7 53,6 48,8

Xã có y sỹ sản nhi / cô đỡ (%) 100 100 100 100

Xã có cô đỡ thôn bản được đào tạo (%) 51,5 21,3 52,0 64,0

Xã có nhân viên y tế thôn (%) 92,7 65,4 98,8 98,3

Nguồn: Sở Y tế - số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

4.1 các chỉ tiêu cung cấp dịch vụ y tế

Xã / phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tại thời điểm 2012, chỉ có một phần ba số xã / phường của Gia Lai đạt chuẩn quốc gia về y tế, với tỷ lệ cao nhất ở các địa bàn thành thị

(50,3 phần trăm) và thấp nhất tại các huyện phía Đông (28,7 phần trăm). Cần lưu ý rằng có sự khác biệt khá lớn giữa các huyện với nhau (Bảng 3.1). Ví dụ, trong khu vực phía Đông, biên độ dao động từ không có xã nào đạt chuẩn tại Ia Pa, Krông Pa và Phú Thiện cho tới 85,7% tại

chương 4. chăm SÓc Sức Khỏe VÀ dInh dưỡnG bÀ mẹ, trẻ em

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

52

Kbang nơi có tỷ lệ này đạt cao nhất toàn tỉnh. Như các phần trên đã nêu, Kbang là một huyện có nhiều điểm thú vị do trong các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản và cung cấp dịch vụ y tế huyện này có tỷ lệ cao nhất so với hầu hết các huyện khác của tỉnh (Khung 2.1). Tại khu vực trung tâm và phía Tây, Chư Prông và Chư Sê đứng biệt lập với tỷ lệ các xã/phường đạt chuẩn y tế chỉ ở mức tương đối thấp (5 và 5,7 phần trăm)

Xã / phường có bác sỹ. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chuẩn y tế. Vào thời điểm năm 2012, khoảng một nửa số xã/phường tại Gia Lai có bác sỹ (46 phần trăm). Tỷ lệ này tương đối thấp ở các địa bàn thành thị (20,7 phần trăm) do thực tế là người dân tại đây thường đi tới các bệnh viện và cơ sở y tế lớn, nằm trên các địa bàn này với khoảng 224 bác sỹ (Phụ lục 1.23). Tỷ lệ xã có bác sỹ tại các huyện có biên độ dao động khá lớn, từ 7,1 phần trăm ở Kông Chro và 10 phần trăm tại Phú Thiện, tới 100 phần trăm tại Kbang. Thời điểm năm 2012, 100 phần trăm các trạm y tế xã, phường đều có y sỹ sản nhi / cô đỡ.

Xét theo tỷ lệ bác sỹ bình quân đầu người, tỷ lệ thấp nhất nằm tại các địa bàn đông dân cư phía Tây như Đắk Đoa (0,09 BS/1000 người) và Chư Păh, Chư Prông (0,1 BS/1000 người) so với Kbang (0,26/1000), T.x An Khê (0,38/1000) và T.p Pleiku (0,8/1000). Vì vậy, khó khăn của việc tăng cường khả năng tiếp cận bác sỹ cho người dân nông thôn có thể khác nhau theo từng địa bàn. Tại các huyện như Kông Chro, khó khăn chủ yếu nằm ở việc thu hút bác sỹ tới làm việc tại các xã vùng sâu vùng xa và khả năng tiếp cận dịch vụ đối với người dân địa phương; trong khi đó tại các địa bàn đông dân cư, gánh nặng khó khăn lớn hơn lại nằm ở chỗ khối lượng công việc nặng nề đối với các bác sỹ.

nhân viên y tế thôn và cô đỡ thôn bản. Trên 98 phần trăm các thôn tại Gia Lai có nhân viên y tế (Phụ lục 1.1). Trong những năm gần đây, tại các thôn, làng, tổ dân phố còn có các cô đỡ thôn bản được tuyển dụng, đào tạo và hỗ trợ cho các

ca sinh tại nhà, nhất là tại các xã nghèo và cộng đồng người dân tộc thiểu số (Phụ lục 1.25). Về tổng thể có khoảng một nửa số xã trong tỉnh có cô đỡ thôn (64 phần trăm tại các huyện phía Đông và 52 phần trăm tại các huyện trung tâm và phía Tây). Xét về số cô đỡ thôn bản trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi), tỷ lệ cao nhất nằm tại Kông Chro (1,5/1000), Kbang (1,4/1000) và Mang Yang (1,3/1000) trong khi đó tỷ lệ này thấp nhất là tại Đắk Đoa (0,1/1,000). Khoảng 75 phần trăm số cô đỡ thôn là người dân tộc thiểu số.

4.2 chăm sóc sức khỏe sinh sản và sự sống còn của trẻ

Khám thai. Số liệu năm 2012 của Sở Y tế cho thấy trên địa bàn toàn tỉnh 58,8 phần trăm phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên; trong khi đó tại các huyện khó khăn phía Đông tỷ lệ bình quân của việc này chỉ vào khoảng 50 phần trăm và chỉ ở mức 24,7 phần trăm tại Kông Chro và 38 phần trăm tại Ia Pa (Hình 4.1 & Bảng 3.1).

Số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 2012 đưa ra con số 47,5 phần trăm tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên (Bảng 4.2). Kết quả Điều tra nói trên cũng cho thấy trong năm 2012 tỷ lệ này ở khu vực nông thôn (34,3 phần trăm) ít hơn một nửa so với khu vực thành thị (80,9 phần trăm) và hai phần ba phụ nữ mang thai các khu vực nông thôn không được khám thai đủ số lần tối thiểu theo yêu cầu.

Trong khi đó tại thời điểm 2013, Điều tra biến động dân số và KHHGĐ cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ ba lần trở lên cả ở nông thôn (55,8 phần trăm) và thành thị (89,4 phần trăm). Việc này thể hiện xu hướng tích cực. Mặc dù vậy, tuy tỷ lệ đã tăng lên nhưng gần một phần năm phụ nữ mang thai ở Gia Lai vẫn chưa được khám thai lần nào và khoảng một nửa số đó được khám ít hơn ba lần.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

53

hình 4.1 Phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên theo đơn vị hành chính, 2012 (%)

PleikuAn Khê

Ayun Pa

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Chư PakĐăk Đoa

Ia GraiĐức Cơ

Chư ProngChư Sê

Chư Pưh

KbangMang YangKông Chro

Ia PaKrông Pa

Phú ThiệnĐắk Pơ

hình 4.2 Phụ nữ mang thai được tiêm ngừa 2 mũi vắcxin phòng uốn ván, theo đơn vị hành chính (%)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

PleikuAn Khê

Ayun Pa

Chư PakĐăk Đoa

Ia GraiĐức Cơ

Chư ProngChư Sê

Chư Pưh

KbangMang YangKông Chro

Ia PaKrông Pa

Phú ThiệnĐắk Pơ

hình 4.3 Sinh con có sự trợ giúp y tế, 2012 (%)

0 20 40 60 80 100 120

PleikuAn Khê

Ayun Pa

Chư PakĐăk Đoa

Ia GraiĐức Cơ

Chư ProngChư Sê

Chư Pưh

KbangMang YangKông Chro

Ia PaKrông Pa

Phú ThiệnĐắk Pơ

Nguồn: Sở Y tế - số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

54

Thực trạng nói trên có thể đem so với các tỉnh khác nơi gần đây đã tiến hành phân tích tình hình trẻ em (SitAn). Ví dụ, theo Số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 2012, tỷ lệ phụ nữ được khám thai ba lần trở lên tại An Giang là 80,8 phần trăm, 62,4 phần trăm tại Ninh Thuận và 56,9 phần trăm tại Kon Tum so với 47.4 phần trăm tại Gia Lai.

Những quan sát bước đầu của số liệu nói trên ở các tỉnh cho thấy mức tiếp nhận dịch vụ phần nào liên quan tới tần suất số lần tới trạm y tế. Ví dụ, như Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván mũi 2 thấp nhất cũng tại những huyện nơi có số lần khám thai thấp, như Ia Pa (60,5 phần trăm phụ nữ được tiêm phòng uốn ván mũi 2) và Krông Pa (63,4

phần trăm). Theo báo cáo nghiên cứu về Kiến thức – Thái độ - Thực hành (KAP) gần đây tại bốn huyện phía đông (Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang) có 53,9 phần trăm các bà mẹ được phỏng vấn đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ (TT2), trong khi đó 18,3 phần trăm chỉ được tiêm một mũi và 27,8 phần trăm không được tiêm phòng uốn ván11. Điều tra KAP cũng cho thấy tuy phần lớn các bà mẹ mang thai được tiêm phòng, song nhận thức về sự cần thiết của việc tiêm phòng và chi phí cho việc tiêm phòng vẫn là những lý do để các bà mẹ không đi tiêm.

11 Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội, UNICEF, Ban QLDA Gia Lai (2014) Nghiên cứu định tính Kiến thức, Thái độ và Thực hành trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, bà mẹ và trẻ em và vệ sinh tại tỉnh Gia Lai.

bảng 4.2 Số lần khám thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 trong vòng 24 tháng trước thời điểm 1/4/2012 và 1/4/2013 (%)

năm / Số lần hám tổng thành thị nông thôn

tới thời điểm 1/4/2012

Không được khám 19.7 2.9 26.4

1-2 lần 32.7 16.0 39.3

3-4 lần 36.9 57.1 28.8

5+ lần 10.5 23.2 5.5

> 3 lần 47.4 80.3 34.3

tới thời điểm 1/4/2013

Không được khám 13.6 1.0 18.9

1-2 lần 20.3 9.3 24.9

3-4 lần 44.8 48.7 43.2

5+ lần 20.9 40.7 12.7

> 3 lần 65.6 89.4 55.8

Nguồn: TCTK (2013) Số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2012, Những kết quả chủ yếu; TCTK (2014) Số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2013, Những kết quả chủ yếu;

Sinh con. Số liệu của SYT cho thấy bình quân 64,5 phần trăm phụ nữ sinh con trên toàn tỉnh năm 2012 được nhận sự trợ giúp y tế, dao động từ khoảng 54 phần trăm tại các huyện phía Đông, 61 phần trăm huyện trung tâm/phía Tây cho tới trên 90 phần trăm tại các khu vực thành thị (Hình 4.3). Một số địa bàn có tỷ lệ này thấp nhất trong lĩnh vực chăm sóc thai sản là các huyện nằm tại khu vực phía Đông,

như Ia Pa, Kông Chro và Krông Pa. Điểm đáng lưu ý trong Hình 4.3 đó là biên độ tỷ lệ của các huyện phía Tây cũng đa dạng đáng kể, từ khoảng 49 phần trăm tại Chư Pưh và Chư Prông tới 72 phần trăm tại Ia Grai. Lý do của việc này không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào số liệu thống kê. Đúng như dự kiến, tỷ lệ sinh con có sự trợ giúp y tế cao nhất nằm tại các khu vực thành thị nơi phụ nữ mang thai tới

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

55

các bệnh viện huyện, tỉnh và tại những huyện như Đắk Pơ nơi người dân trên địa bàn phụ thuộc vào dịch vụ của các cơ sở y tế khu vực thành thị.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng số liệu nói trên là số liệu của những phụ nữ mang thai do các cơ sở y tế quản lý, vì vậy nó có thể chưa phản ánh đầy đủ bức tranh trên thực tế về vấn đề này. Tại các khu vực nông thôn sâu, xa, có thể có tỷ lệ đáng kể nhất định về số phụ nữ mang thai

chưa nằm trong hồ sơ quản lý của hệ thống y tế nhà nước.

Dựa trên điều tra dân số, Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ phụ nữ của Gia Lai sinh con từ ba lần trở lên đã giảm từ 31,5 phần trăm trong năm 2009 xuống còn 26,2 phần trăm năm 2013; trong khi đó tỷ lệ phụ nữ nông thôn sinh con từ ba lần trở lên cũng giảm từ 35,1 phần trăm năm 2009 xuống còn 28,8 phần trăm trong năm 2013.

bảng 4.3 tỷ suất sinh, tỷ số sinh sản, tỷ suất tử vong trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh, 2009, 2012 & 2013

chỉ tiêu

2009 2012 2013

cả n

ước

tây

ngu

yên

Gia

Lai

cả n

ước

tây

ngu

yên

Gia

Lai

cả n

ước

tây

ngu

yên

Gia

Lai

Tỷ suất sinh thô (ca sinh trên 1.000 người) 17.8 23.1 23.9 16.9 19.5 19.4 17.0 19.7 20.0

Tỷ suất sinh chung (số trẻ mỗi phụ nữ) 2.03 2.65 2.88 2.05 2.43 2.36 2.1 2.49 2.48

Phụ nữ sinh từ 3 lần trở lên (%) 16.1 27.4 31.5 14.2 24.0 26.5 14.3 23.4 26.2

Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống) 16.0 27.3 25.8 15.4 26.4 30.8 15.3 26.1 30.6

Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống) 24.1 41.6 39.4 23.2 40.2 47.2 23.1 39.8 47.0

Nguồn: TCTK (2011) Tỷ lệ sinh và chết ở Việt Nam (Tổng diều tra Dân số và Nhà ở 2009).

TCTK (2013) Số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2012 , những kết quả chủ yếu;

TCTK (2014) Số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2013 , những kết quả chủ yếu

tỷ suất tử vong trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi. Đối với tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (IMR), có những khác biệt và chênh lệch trong cách thức thu thập và báo cáo số liệu.

Số liệu của Sở Y tế căn cứ theo số tử vong của những ca sinh chỉ được ghi nhận trong hệ thống y tế, với biên độ dao động khá lớn trong năm 2012 – từ 0 ca tử vong trên 1000 ca sinh sống tại T.x Ayun Pa lên tới 10/1000 tại Mang Yang và 15,4/1000 tại Kbang (Bảng 3.12 & Phụ lục 1.24).

Số liệu của Tổng điều tra Dân số dựa trên đánh giá mẫu nhưng cho toàn bộ khu vực dân số vì vậy nhìn chung đưa ra một bức tranh chính xác hơn về tỷ lệ IMR. Kết quả Tổng điều tra 2009

đưa ra con số bình quân IMR cho Gia Lai là 25,8, trong khi đó số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 2012 và 2013 đưa ra con số là khoảng 31 (Bảng 4.3).

Cũng có những khác biệt giữa các nguồn số liệu nói trên trong các con số ước tính tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (CMR). Sở Y tế đưa ra con số 8,8 trên 1000 ca sinh sống trong năm 2012 (Bảng 4.1 và Phụ lục 1.24); với tỷ suất cao nhất là ở Mang Yang (23,4/1000), Đắk Pơ (21,2/1000) và Kbang (19,8/1000). Trong khi đó số liệu Tổng điều tra Dân số 2009 đưa con số bình quân của Gia Lai là 39,4 và số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 2012 và 2013 đưa ra tỷ suất CMR vào khoảng 47 (Bảng 4.3).

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

56

Như đã nêu trong Bảng 4.1, tại thời điểm 2012, trong khi chỉ khoảng 6 phần trăm ca sinh không có sự trợ giúp y tế tại các khu vực thành thị thì tỷ lệ này lên tới 39 phần trăm tại các huyện phía tây và 46,3 phần trăm tại các huyện phía đông. Những con số trên đây cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức cho tỉnh đối với việc nâng cao hỗ trợ y tế cho việc sinh đẻ và chăm sóc hậu sản cho bà mẹ và thai nhi, giúp giảm thiểu tử vong sơ sinh tại những khu vực vừa nêu.

4.3 dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em

Theo Hệ thống giám sát dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân ở Gia Lai đã liên tục giảm từ 33,4 phần trăm trong năm 2005 xuống 24,8 phần trăm năm 2013 và tương đối ở sát mức bình quân của toàn khu vực Tây Nguyên (Hình 4.5 & Phụ lục 1.26). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi nhìn chung giữ nguyên không đổi ở mức giữa 35 và 36 phần trăm trong cùng giai đoạn này, mặc dù xu hướng bình quân chung của toàn bộ khu vực Tây Nguyên có thuyên giảm tuy chậm.

Theo kết quả Điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010, Gia Lai tiếp tục đứng trong số tỉnh có tỷ lệ cao nhất về suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc và được xếp vào các tỉnh có tỷ lệ cao về trẻ nhẹ cân và thấp còi, xếp loại rất cao ở tỷ suất trẻ tử vong12.

hình 4.4 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi nhẹ cân, thấp còi và tử vong: so sánh cả nước, trong khu vực và theo tỉnh, 2005-2011 (%)

Cả nước Tây Nguyên Gia Lai

2005 2007 2009 2011 2013

40353025201510

0

Nhẹ cân

12 NIN & UNICEF (2011): Đánh giá tình hình dinh dưỡng của Việt Nam 2009-2010.

Cả nước Tây Nguyên Gia Lai

2005 2007 2009 2011 2013

Thấp còi

50

40

30

20

10

0

Tử vong

Cả nước Tây Nguyên Gia Lai

2005 2007 2009 2011 2013

10

8

6

4

2

0

Nguồn: Viên Dinh dưỡng quốc gia - Hệ thống giám sát dinh dưỡng.

Kết quả Điều tra dinh dưỡng tổng thể cho thấy các dạng thiếu dinh dưỡng có mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố đói nghèo, thu nhập, dân tộc, trình độ giáo dục của cha mẹ và mức độ đa dạng trong khẩu phần ăn hàng ngày của hộ gia đình. Cũng có những khác biệt đáng kể giữa các nhóm dân tộc với nhau, ví dụ như nhóm dân tộc Bana trên khu vực Tây Nguyên13.

13 Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng & UNICEF (2010) như trên.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

57

hình 4.5 Số lượng và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân theo đơn vị hành chính, 2012

35

30

25

20

15

10

5

0

500045004000350030002500200015001000

5000

Số lư

ợng

xấp

xỉ tr

ẻ em

bị n

hẹ c

ân

Tỷ lệ

trẻ

em n

hẹ c

ân (%

)

Chư Sê + Chư Pưh

Krông Pa

Chư Prông

Ia Grai

Đắk Đoa

Chư Pảh

Phú Thiện

Krông Chro

Mang YangĐức C

ơIa Pa

KbangPleiku

Đắk Pơ

An Khê

Ayun Pa

hình 4.6 Số lượng và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi theo đơn vị hành chính, 2012

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

Số lư

ợng

xấp

xỉ tr

ẻ em

bị t

hấp

còi

Tỷ lệ

trẻ

em th

ấp c

òi (%

)

Chư Sê + Chư Pưh

Đắk Đoa

Chư Prông

Pleiku

Krông Pa

Ia Grai

Phú Thiện

Chư Pảh

Mang YangKbang

Krông Chro

Ia Pa

Đức Cơ

An Khê

Đắk Pơ

Ayun Pa

Nguồn: Sở Y tế - số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Trong phạm vi nội tỉnh, có những khác biệt tương đối đáng kể giữa các huyện của ba phân vùng kinh tế-xã hội (Bảng 3.1 và Hình 4.6 & 4.7). Tại thời điểm năm 2012, tỷ lệ trung bình trẻ nhẹ cân dao động từ 8,8 phần trăm khu vực thành thị cho tới 21,4 phần trăm tại các huyện vùng phía Tây và 24,6 phần trăm tại các huyện phía Đông; với tỷ lệ cao nhất tại Kông Chro (30,7 phần trăm), Krông Pa (27.9 phần trăm) và Ia Pa (27,3 phần trăm). Tỷ lệ thấp còi trung bình dao động từ 27,9 phần trăm trên các địa bàn thành thị tới 34 phần trăm tại các huyện

trung tâm/phía Tây và 38,2 phần trăm tại các huyện phía Đông.

Nếu đi xem xét về số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng, chúng ta sẽ thấy một bức tranh có nhiều nét khác biệt ở đây. Khoảng một nửa trong tổng số trẻ bị nhẹ cân (52,1 phần trăm) và một nửa trong tổng số trẻ bị thấp còi (49,9 phần trăm) thuộc về các huyện khá giả vùng phía Tây/trung tâm. Đây hiển nhiên là một vấn đề của các khu vực đông dân cư phía Tây, song nó cũng rõ ràng phản ánh một thực tiễn rằng

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

58

các vấn đề liên quan tới suy dinh dưỡng trẻ em được trải đều trên toàn tỉnh.

Đặc biệt từ Hình 4.5 và 4.6 có thể thấy tuy có biên độ dao động khá lớn giữa các huyện về tỷ lệ trẻ nhẹ cân, song tỷ lệ trẻ thấp còi lại tương đồng hơn và trải đều trên toàn tỉnh (ngoại trừ T.p Pleiku). Điều đó cho thấy những yếu tố tiềm ẩn về dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em quyết định đến tỷ lệ trẻ thấp còi nằm trải rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Như được minh họa trong Hình 4.7, có thể nhận thấy mối quan hệ chung giữa tỷ lệ nhẹ cân, tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại mỗi huyện. Điều đó cho thấy vấn đề suy dinh dưỡng tại các huyện nghèo hơn ở phía Đông nằm nhiều ở chiều sâu chứ không phải chiều rộng so với các khu vực khác. Tuy nhiên cần tiếp tục có những nghiên cứu để nhận diện các mối quan hệ này một cách toàn diện hơn.

hình 4.7 mối quan hệ giữa dân tộc, tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo đơn vị hành chính, 2012 (%)

01020304050607080  

 

 

DTTS

Tỷ lệ nghèo

Trẻ bị nhẹ cân

Đắk Đoa

Chư Prông

Pleiku

Krông Pa

Ia Grai

Phú Thiện

Chư Pảh

Mang Yang

Kbang

Krông Chro

Ia Pa

Đức Cơ

An Khê

Đắk Pơ

Ayun Pa

Ghi chú: Không bao gồm Chư Sê và Chư Pưh.

Báo cáo giám sát dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng Quốc gia, UNICEF và Alive & Thrive xuất bản đã giúp chúng ta so sánh một số chỉ tiêu quan trọng về dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em với mức chung toàn quốc và với các tỉnh khác.

Số liệu trong Bảng 4.4 cho thấy một bộ phận khá lớn các bà mẹ ở Gia Lai và một số tỉnh khác ở Tây Nguyên bắt đầu cho con bú ngay từ rất sớm và tỷ lệ tiếp tục cho con bú cho tới khi trẻ 2 tuổi là khá cao. Đây là một tình huống thuận lợi vì cách nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là cách nuôi theo lẽ thường của hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn và nó cũng là cơ sở thuận lợi cho việc tuyên truyền nhận thức

về cách thức chăm sóc tốt để đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

Tuy vậy, theo số liệu giám sát dinh dưỡng trong năm 2013, chỉ có 27,3 phần trăm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; và chỉ có 33 phần trăm trẻ nhỏ (6-23 tháng tuổi) được cho ăn dặm hợp lý với thức ăn đa dạng14

Con số trong báo cáo KAP tại bốn huyện (Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang) cho thấy chỉ có 27,3 phần trăm các bà mẹ được khảo sát cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu

14 Báo cáo giám sát dinh dưỡng do Viên Dinh dưỡng Quốc gia, UNICEF và Alive & Thrive 2013.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

59

tháng đầu tiên (không uống nước)15. Cũng theo báo cáo KAP 51,2 phần trăm các bà mẹ chưa có kiến thức đúng về ăn dặm khi cho rằng cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt, chỉ có 18 phần trăm

15 Trường Đại học y tế cộng đồng Hà Nội, UNICEF, Ban QLDA Gia Lai (2014). Như trên.

cho rằng nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Đây là những yếu tố góp phần gây ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ nhỏ trên địa bàn, cùng với đó là việc không cho con bú mẹ đầy đủ cũng có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong của trẻ dưới một tuổi.

bảng 4.4 các chỉ tiêu dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em: so sánh cả nước, trên khu vực và theo tỉnh, 2012 & 2013 (%)

chỉ tiêu2012 2013

cả nước

tây nguyên Gia Lai cả

nướctây

nguyên Gia Lai

Phụ nữ uống viên sắt trong 3 tháng trước và trong thai kỳ 80.9 73.9 57.1 82.8 72.7 62.1

Phụ nữ uống bổ sung Vitamin A sau khi sinh 86.6 48.6 100 46.8 50.0 66.2

Cho con bú ngay sau sinh 60.1 74.2 72.5 54.3 64.6 72.2

Tiếp tục cho con bú khi trẻ 2 tuổi 22.3 37.9 55.6 22.6 47.9 74.0

Trẻ từ 6 đến 35 tháng được uống bổ sung Vitamin A 88.4 90.3 88.1 86.3 88.8 78.1

Bà mẹ được tiếp cận thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn dặm 75.0 60.2 33.6 86.0 74.4 63.4

Nguồn: Báo cáo giám sát dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng Quốc gia, UNICEF và Alive & Thrive

Số liệu trong Bảng 4.4 cũng cho thấy tuy tỷ lệ uống bổ sung Vitamin A cho bà mẹ sau sinh tương đối cao ở Gia Lai, song tỷ lệ bổ sung viên Sắt cho phụ nữ có thai của tỉnh (62,1 phần trăm) dường như thấp hơn so với mức bình quân cả nước và trong khu vực. Theo điều tra KAP tại bốn huyện, có 48,1 phần trăm bà mẹ uống bổ sung viên sắt đầy đủ , trong khi đó 29,1 phần trăm không bổ sung sắt trong quá trình mang thai16. Ngoài ra trong số các bà mẹ uống viên sắt bổ sung, chỉ có 45,3 phần trăm là có kiến thức chính xác về việc uống viên sắt để phòng tránh thiếu máu cho bà mẹ.

Cuối cùng, báo cáo giám sát dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được tiếp cận với thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ và cách thức cho trẻ ăn dặm (trong thời gian 3 tháng trước cuộc điều tra dinh dưỡng hàng năm) tại Gia Lai (33,6 phần trăm năm 2012 và 63,4 phần trăm năm 2013) là thấp hơn so với cả bình quân cả nước lẫn trên

16 Trường Đại học y tế cộng đồng Hà Nội, UNICEF, Ban QLDA Gia Lai (2014). Như trên.

khu vực. Tuy những số liệu nói trên chứng tỏ tỉnh liên tục đạt được những tiến bộ theo thời gian song chúng cũng cho thấy cần tiếp tục có sự cải thiện hơn nữa trong vấn đề phạm vi và hiệu quả phổ biến thông tin, giáo dục và truyền thông về dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

4.4 Kết luận và khuyến nghị

Số liệu được trình bày trong chương này cho thấy tuy ở Gia Lai trong những năm vừa qua đã liên tục có những tiến bộ trong các chỉ tiêu về dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em cũng như trong các chỉ tiêu về cung cấp dịch vụ y tế, song thực trạng khác biệt và chênh lệch trong nội địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại ở khá nhiều chỉ tiêu. Dựa trên kết quả phân tích số liệu, có thể đưa ra đây một số nhận xét và khuyến nghị như sau:

• Thứ nhất, nếu xem xét tổng thể bức tranh, rõ ràng điều kiện khó khăn nhất về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nằm tại các huyện thuộc khu vực phía Đông như

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

60

Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Đây là thực tế nhìn chung đã được thừa nhận một cách rộng rãi; tuy nhiên sẽ vẫn rất hữu ích nếu đi tìm hiểu nó một cách hệ thống và xây dựng được các bằng chứng qua việc tham chiếu chéo nhau giữa các chỉ tiêu cấp huyện với nhau.

• Bên cạnh đó, nếu ta nhìn nhận theo góc độ tỷ lệ bình quân đầu người và/hoặc theo mật độ của một số chỉ tiêu khác nhau, ta sẽ thấy xuất hiện một bức tranh với nhiều nét phức tạp hơn. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các con số về suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy tỷ lệ cao nhất về nhẹ cân và thấp còi của trẻ nhìn chung nằm tại các huyện khó khăn hơn phía Đông, song số lượng trẻ suy dinh dưỡng lớn nhất lại nằm tại các huyện phía Tây, thậm chí ở các khu vực thành thị. Đây là vấn đề quan trọng cần cân nhắc tới trong việc xác định mục tiêu hoạt động và phân bố nguồn lực trong các chương trình dinh dưỡng của tỉnh.

• Thứ hai, các số liệu đã cho thấy, mặc dù việc liên tục có những tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc thai sản, hỗ trợ sinh con và chăm sóc sau sinh, đây vẫn là một lĩnh vực tồn tại nhiều sự chênh lệch, khác biệt giữa các địa bàn hành chính và các nhóm dân số trong tỉnh. Như trên đã nêu, một trong những chỉ tiêu thể hiện việc này đó là gần một phần năm phụ nữ nông thôn tại Gia Lai vẫn chưa được khám thai lần nào, khoảng gần một nửa chưa được khám thai đủ số lần theo yêu cầu và khoảng hai phần ba chưa được hỗ trợ y tế khi sinh con. Nếu đem so sánh các con số về chăm sóc sức khỏe thai sản và hỗ trợ y tế khi sinh, Gia Lai dường như thấp hơn so với các tỉnh lân cận trên khu vực Tây Nguyên.

• Khuyến nghị đưa ra ở đây là lĩnh vực dịch vụ nói trên nên tiếp tục cần được ưu tiên tập trung trong những năm tới. Tuy nhiên, để có các định hướng tốt hơn trong phân bổ nguồn lực cho việc này cần có một sự hiểu biết tốt hơn về những chênh lệch, khác biệt hiện đang tồn tại trong thực trạng chăm sóc thai sản trước và sau sinh, và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em. Đây là vấn đề cần thiết do có một số số liệu hiện tại vẫn còn mâu thuẫn nhau (ví dụ, số liệu về uống bổ sung Vitamin A).

• Thứ ba, như các phần trên đã nêu, việc dự báo và báo cáo tỷ suất tử vong của trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi có những chênh lệch, khác biệt nhất định (giữa các báo cáo của hệ thống báo cáo định kỳ của các ban ngành trong tỉnh và số liệu từ các cuộc Điều tra Dân số & KHHGĐ). Vì vậy kiến nghị đưa ra ở đây là tỉnh cần sử dụng các số liệu từ các cuộc Điều tra Dân số và KHHGĐ để lập kế hoạch trong lĩnh vực này, do các số liệu nói trên có vẻ tin cậy hơn. Đối với hệ thống báo cáo định kỳ của các ngành liên quan trong tỉnh, cần có sự giải thích rõ ràng các thông số sử dụng trong việc ước tính tỷ suất IMR và CMR để tránh việc rối rắm, nhầm lẫn khi diễn giải những số liệu này (đây cũng là vấn đề được nhấn mạnh trong báo cáo PTTHTE của các tỉnh Kon Tum, An Giang và Ninh Thuận).

• Một điều rõ ràng là trên thực tế rất khó để có thể đưa ra con số đánh giá chính xác về tỷ suất tử vong của trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi, cũng như tỷ số tử vong mẹ. Đây một phần do những khó khăn trong vấn đề thu thập số liệu. Để làm rõ manh mối các nguyên nhân gây tử vong ở bà mẹ và trẻ nhỏ là một vấn đề vô cùng khó khăn vì nó bao gồm nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau như thiếu dinh dưỡng, vệ sinh kém, viêm nhiễm khuẩn hoặc viêm đường hô hấp, trợ giúp y tế kém hoặc chăm sóc hậu sản không đảm bảo vv..

• Tuy nhiên, đây là một vấn đề quan trọng cần được điều tra để làm sáng tỏ. Vì vậy, đề nghị tỉnh thực hiện một đợt đánh giá chi tiết, toàn diện về tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi kèm theo đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng khác nhau thông qua lấy mẫu từ các nhóm dân cư trên các địa bàn và các nhóm dân tộc khác nhau trong tỉnh. Kết hợp với đó cần nâng cao hiểu biết và hệ thống hóa số liệu về các hình thái tử vong trẻ sơ sinh. Việc này sẽ tạo cơ sở tốt hơn để đưa ra những bằng chứng giúp xác định mục tiêu và phân bổ ngân sách hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

61

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

62

tAI nạn, thưƠnG tích trẻ em Chương 5

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

63

5.1 chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu

Chương 5 đi phân tích các số liệu thống kê do Sở Y tế cung cấp về số lượng và các mô hình thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh trong năm 2011 và 2012. Những số liệu này được các phòng khám cấp xã, phường, và các bệnh viện huyện, tỉnh lưu trữ và được Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tổng hợp, báo cáo.

Các số liệu thống kê được phân tích bao gồm thông tin về các thương tích trẻ em được báo cáo qua hệ thống y tế. Trên lý thuyết, những dữ liệu này cung cấp các bằng chứng để từ đó làm cơ sở xây dựng một bức tranh toàn cảnh về tình hình thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cần chú ý rằng những dữ liệu này không mang tính toàn diện, do không bao gồm các trường hợp tai nạn và tử vong được báo cáo lên Công an tỉnh, chẳng hạn như các ca đuối nước và tai nạn giao thông, và cũng không bao gồm các thương tật nhỏ không được thông báo tới hệ thống y tế. Chất lượng của các số liệu thống kê cũng phụ thuộc vào độ chính xác của các chẩn đoán về nguyên nhân thương tích cũng như quá trình ghi chép của nhân viên y tế địa phương tại các phòng khám và bệnh viện.

5.2 tình hình tai nạn, thương tích trẻ em

Bảng dưới đây cung cấp thông tin về số lượng các ca tai nạn, thương tích theo các nhóm tuổi khác nhau trong năm 2011 và 2012:

nhóm tuổi 2011 2012

0-4 tuổi 193 125

5-14 tuổi 1.183 1.558

15-19 tuổi 4.168 3.018

0-14 tuổi 1.376 1.683

0-19 tuổi 5.544 4.701

Hình 5.1 thể hiện số lượng các loại thương tích khác nhau theo từng nhóm tuổi khác nhau, tổng hợp của cả năm 2011 và 2012. Qua đó có thể thấy một số xu hướng nổi trội như sau:

• Đối với nhóm tuổi từ 0-4, các nguyên nhân gây thương tích chính được báo cáo bao gồm ngã (41.2%), súc vật cắn, đốt (31.2%)và tai nạn giao thông (18.6%).

• Đối với nhóm tuổi từ 5-14, các nguyên nhân gây thương tích chính được báo cáo bao gồm tai nạn giao thông (59.3%), tai nạn lao động (9.2%), ngã (8.5%), tự hại bản thân/tự sát (3.9%) và đuối nước (3.6%).

• Trong nhóm tuổi từ 15-19, số lượng các ca tai nạn thương tích tăng nhanh chóng, các nguyên nhân chính bao gồm tai nạn giao thông (69.7%), té ngã (10.6%), tai nạn lao động (3.7%), bạo lực và xung đột (3.6%) và bỏng (3.4%).

• Ở tất cả các nhóm tuổi, thương tích trẻ em thường xảy ra nhiều hơn đối với trẻ em trai (61% trong tổng số các thương tích), trong khi tỷ lệ thương tích ở trẻ em gái giảm từ 41.8% trong nhóm 0-4 tuổi, đến khoảng 37% trong các nhóm 5-14 và 15-19 tuổi.

chương 5. tAI nạn, thưƠnG tích trẻ em

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

64

hình 5.1 Số tai nạn thương tích trẻ em được báo cáo theo hệ thống y tế phân tổ theo loại tai nạn và nhóm tuổi, 2011 & 2012

27

0

0

0

5

0

131

96

0

59

447

259

0

47

246

94

763

52

268

5010

Tai nạn giao thông

Tai nạn lao động

Súc vật cắn, đốt

Ngã

Đuối nước

Bỏng

Ngộ độc

Tự sát

Bạo lực, xung đột

Khác

0 20 40 60 80 100 120 140

Tai nạn giao thông

Tai nạn lao động

Súc vật cắn, đốt

Ngã

Đuối nước

Bỏng

Ngộ độc

Tự sát

Bạo lực, xung đột

Khác

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Tai nạn giao thông

Tai nạn lao động

Súc vật cắn, đốt

Ngã

Đuối nước

Bỏng

Ngộ độc

Tự sát

Bạo lực, xung đột

Khác

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

255

56

109

25

10

99

236

52

255

1644

Nhóm từ 0 đến 4 tuổi:

Nhóm từ 5 đến 14 tuổi:

Nhóm từ 15 đến 19 tuổi:

Nguồn: Sở Y tế - số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

65

Khoảng 2/3 các ca thương tích có nguyên nhân do tai nạn giao thông (69.3%), tăng từ 18.6% trong nhóm tuổi từ 0-4, lên 59.3% ở nhóm tuổi 5-14 và 69.7% ở nhóm tuổi 15-19 (số liệu này không bao gồm các tai nạn gây tử vong không được thông báo tới hệ thống y tế).

5.3 So sánh với các tỉnh khác

Xem xét các số liệu của tỉnh Gia Lai trong mối tương quan với các tỉnh khác sẽ giúp có một cách nhìn chi tiết hơn về tình hình tai nạn thương tích trẻ em ở các tỉnh (nếu có số liệu tương ứng). Bảng 5.1 so sánh số liệu của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và An Giang. Số liệu từ mỗi tỉnh có thể không mang tính nhất quán và được thống kê vào các năm khác nhau; tuy nhiên từ bảng so sánh này có thể nhận thấy một số điểm đáng chú ý.

bảng 5.1 So sánh số liệu tai nạn thương tích trẻ em do ngành y tế báo cáo tại các tỉnh Gia Lai, Kon tum và An Giang

tỉnh Gia Lai Kon tum An Giang

năm 2011 + 2012 2011 + 2012 2009 + 2010

Nhóm tuổi 0-4 5-14 15-19 0-4 5-14 15-19 0-4 5-14 15-19

Tổng số tai nạn thương tích 318 2771 7186 1376 3312 3911 3192 5174 6204

Số tai nạn thương tích do giao thông 59 1644 5010 170 539 1158 1021 2001 2385

tỷ lệ các loại tai nạn thương tích (%)

Tai nạn giao thông 18,6 59,3 69,7 12,4 16,3 29,6 32,0 38,7 38,2

Tai nạn lao động 0,0 9,2 3,7 3,5 11,2 22,5 1,6 5,5 8,7

Súc vật cắn, đốt vv... 30,2 1,9 0,7 4,4 5,0 3,8 1,2 2,1 2,0

Ngã 41,2 8,5 10,6 44,9 42,1 23,8 48,5 34,4 10,8

Đuối nước 0,0 3,6 1,3 1,7 0,8 0,5 1,2 1,3 2,3

Bỏng 1,6 0,4 3,4 11,9 3,6 1,5 6,2 1,6 1,6

Ngộ độc 0,0 0,9 0,7 1,0 1,5 1,4 1,1 1,1 1,6

Tự sát 0,0 3,9 0,0 0,3 0,2 1,4 0,0 0,2 4,8

Bạo lực, xung đột 0,0 2,0 3,6 0,1 0,6 3,7 0,5 3,1 9,3

Khác 8,5 9,2 6,2 19,8 18,7 11,9 7,8 11,8 20,6

Tổng số trẻ em trong nhóm tuổi 144901 292444 136057 53309 98255 46213 173988 346653 205779

Tỷ lệ tai nạn (tai nạn thương tích trên 1.000 trẻ)

2,2 9,5 52,8 25,8 33,7 84,6 18,3 14,9 30,1

Tỷ lệ tai nạn thương tích do giao thông (tai nạn thương tích trên 1.000 em)

0,4 5,6 36,8 3,2 5,5 25,1 5,9 5,8 11,6

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang và UNICEF (2012) Phân tích tình hình trẻ em ở tỉnh An Giang; Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum và UNICEF (2013) Phân tích tình hình trẻ em và phụ nữ tỉnh Kon Tum.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

66

Trước hết, có thể nhận thấy tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích ở Gia Lai trong độ tuổi từ 0-4 (2.2 trẻ trên 1000 trẻ) và độ tuổi từ 5-14 (9.5 trẻ trên 1000 trẻ) thấp hơn nhiều so với tỉnh Kon Tum và An Giang. Điều này có thể giải thích do một số nguyên nhân. Theo Sở LĐTBXH, 60 phần trăm các xã, phường của tỉnh Gia Lai đã đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em năm 2012 (theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg), cao hơn so với tỉnh Kon Tum (28.5 phần trăm trong năm 2012)17. Vì vậy, có thể các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về “ngôi nhà an toàn”, “cộng đồng an toàn”, “trường học an toàn” đã có tác động tích cực đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ tai nạn thương tích thấp cũng có thể do số liệu báo cáo không khớp với thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thứ hai, các số liệu cho thấy tỷ lệ thương tích trẻ em do tai nạn giao thông Gia Lai cao hơn nhiều so với Kon Tum và An Giang trong các lứa tuổi 5-14 (59,3 phần trăm tại Gia Lai so với 16,3 phần trăm tại Kon Tum và 38,7 phần trăm tại An Giang) và nhóm tuổi 15-19 (69,7 phần trăm tại Gia Lai so với 29,6 phần trăm tại Kon Tum và 38,2 phần trăm tại An Giang). Tỷ lệ trẻ em bị tai nạn giao thông ở lứa tuổi 5-14 ở cả ba tỉnh là tương tự nhau, song một điểm quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ trẻ em bị thương tích do tai nạn giao thông ở lứa tuổi 15-19 tại Gia Lai (36,8/1.000) cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ tại Kon Tum (25,1/1.000) hoặc An Giang (11,6/1.000). Điều này cho thấy với Gia Lai, an toàn giao thông là một vấn đề nghiêm trọng đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.

5.4 Kết luận và khuyến nghị

• Số liệu thống kê cho thấy, an toàn giao thông là vấn đề đáng lo ngại cho mọi lứa tuổi trẻ em tại Gia Lai. Khuyến nghị đưa ra ở đây là cần có các nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho cộng đồng, cha mẹ và trẻ em ở tất cả các nhóm tuổi.

• Đặc biệt tỷ lệ tai nạn thương tích do tai nạn giao thông khá cao ở nhóm tuổi 15-19 (36,8 trên 1000 trẻ); thực trạng tương tự cũng xảy ra ở tỉnh Kon Tum (25,1 trên

17 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kon Tum và UNICEF (2013) Phân tích tình hình trẻ em và phụ nữ tại tỉnh Kon Tum.

1000 trẻ). Điều này cho thấy thanh thiếu niên trong độ tuổi này rất dễ bị tổn thương do tai nạn và gặp thương tích khi bắt đầu tham gia lao động và đi làm xa khỏi gia đình. Có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của việc này. Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế có sự cạnh tranh cao trên khu vực Tây Nguyên, nhiều bậc cha mẹ luôn rất bận bịu với công việc và phải đi xa dài ngày để con cái ở nhà không có người theo dõi chặt chẽ. Thứ hai, có nhiều áp lực lên trẻ em lứa tuổi vị thành niên đi kiếm việc làm ngoài gia đình, đôi khi trong những loại hình công việc nông nghiệp, chân tay với những rủi ro tiềm ẩn. Có thể ở đây sẽ có những mối liên hệ giữa số vụ tai nạn giao thông và người vị thành niên trên đường đi tham gia lao động. Vì vậy, kiến nghị đưa ra ở đây là cần có những nỗ lực toàn diện hơn trong vấn đề sức khỏe và an toàn lao động cũng như an toàn giao thông để giúp giải quyết những mối quan ngại về tại nạn giao thông, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.

• Dường như các số liệu trên đây chưa đưa ra được một bức tranh đầy đủ về tình hình tai nạn thương tích của trẻ em trong tỉnh. Đặc biệt, cán bộ của tỉnh đã bày tỏ lo ngại về tình trạng gia tăng số lượng trẻ em đuối nước trên địa bàn. Con số thống kê về số lượng tử vong do tai nạn đuối nước chưa thể được phản ánh đầy đủ trong báo cáo của ngành y tế, cũng như số lượng các vụ trẻ bị đuối nước. Một lý do có thể lý giải cho tình trạng gia tăng các vụ đuối nước ở trẻ em là việc gia tăng các công trình thủy điện, hồ, đập và diện tích hồ, ao trên địa bàn. Ví dụ, giữa năm 2008 và 2013 diện tích mặt nước hồ ao trên toàn tỉnh đã tăng 41 phần trăm18.

Đề nghị cần tiếp tục tăng cường các nỗ lực thu thập đầy đủ hơn số liệu về tai nạn đuối nước ở trẻ em, đồng thời tìm ra những địa bàn mà ở đó trẻ em có nhiều nguy cơ đuối nước để dạy cho các em kiến thức về phòng tránh đuối nước và kỹ năng bơi.

18 Niên giám thống kê Gia Lai các năm 2008 và 2013.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

67

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

68

nước Sạch VÀ Vệ SInh nônG thônChương 6

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

69

6.1 chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu

Với hệ thống giám sát Nước sạch và Vệ sinh nông thôn quốc gia được đưa vào triển khai tại Gia Lai từ năm 2012, chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu của ngành đã được cải thiện đáng kể. Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh, việc áp dụng hệ thống giám sát mới đã cho phép đánh giá hiện trạng thực tế một cách chính xác hơn.

Số liệu của một số chỉ số đã được sửa đổi theo Hệ thống giám sát NSVSMT và trở nên toàn diện hơn. Chẳng hạn, trong khi nhiều báo cáo trước đây cho rằng trong năm 2010, khoảng 80 phần trăm số hộ nông thôn đã có nước hợp vệ sinh19/20 thì hệ thống giám sát NSVSNT mới

19 Báo cáo số 133/BC-UBND (27/10/2010) về kết quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn giai đoạn 2006-2010.

20 Quyết định số 04/QD-UBND (17/03/2011) về Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Gia Lai.

đã đưa ra một kết quả khác, thấp hơn vài điểm phần trăm, ở mức 73,5 phần trăm trong năm 2010 (Bảng 6.1) 21.

Tuy nhiên, một chỉ số vẫn còn có độ tin cậy chưa thực sự cao, đó là tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hiện tại, việc đánh giá chất lượng nước sạch vẫn chỉ dựa trên một số lượng mẫu nước hạn chế. Cần phải có một số lượng mẫu lớn hơn để có thể đánh giá chính xác chất lượng nước của một số lượng lớn các hệ thống cấp nước nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh. Một trong những khó khăn chính đối với vấn đề này là hạn chế về kinh phí xét nghiệm chất lượng nước trên toàn tỉnh.

21 Báo cáo số 140/BC-UBND (12/09/2012) về Kế hoạch Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn năm 2013 và giai đoạn 2013-2015.

hình 6.1 nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn: So sánh trên toàn quốc, theo khu vực và trong địa bàn tỉnh, 2013 ( phần trăm)

85.5 83.1 83

42.6 46 45.9

59.7

49.6

39.4

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Cả nước

Dân số nông thôn được tiếp cận nước hợp vệ sinh (%)

Dân số nông thôn được tiếp cận nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế (%)

Hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

Tây Nguyên Gia Lai

Nguồn: Trung tâm quốc gia NSVSMTNT (2013) Hệ thống giám sát NSVSMTNT.

chương 6. nước Sạch VÀ Vệ SInh nônG thôn

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

70

6.2 So sánh cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh

Số liệu từ hệ thống giám sát NS&VSNT quốc gia cho thấy, năm 2013, 83 phần trăm số hộ nông thôn ở Gia Lai sử dụng nước hợp vệ sinh, gần như tương đương với tỷ lệ trung bình trong khu vực (83,1 phần trăm), nhưng thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước 85,5 phần trăm (Hình

6.1 và Phụ lục 1.31). Khoảng 45,9 phần trăm số hộ nông thôn ở Gia Lai sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y tế tương đương với mức bình quân của khu vực nhưng cao hơn so với bình quân cả nước. Theo số liệu năm 2013, chỉ hơn một phần ba số hộ nông thôn ở Gia Lai có nhà tiêu hợp vệ sinh (39,4 phần trăm), thấp hơn tỷ lệ trung bình của khu vực Tây Nguyên (49,6 phần trăm) và cả nước (59,7 phần trăm).

bảng 6.1 các chỉ số về nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn, 2010, 2011 & 2012 (phần trăm)

chỉ sốnăm

2010 2011 2012

1 Dân số nông thôn được tiếp cận nước sinh hoạt hợp vệ sinh 73,53 74,44 79,2

2 Dân số nông thôn dùng nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y tế 27,23 28,70 47,25

3 Trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 87,04 87,86 78,50

4 Trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 91,92 94,95 88,60

5 Chợ có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 63,27 63,27 -

6 UBND xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 61,41 91,41 -

7 Hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 32,30 35,90 38,70

8 Hộ gia đình nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh - - -

9 Làng nghề có hệ thống xử lý nước thải 25,0 25,0 -

10 Hệ thống cấp nước sinh hoạt bền vững 19,38 24,17 22,40

11 Mô hình quản lý hệ thống cấp nước

• Do xã quản lý 90,75 73,75 83,33

• Do Trung tâm NSVSMT quản lý 0,88 24,17 16,33

• Do tư nhân quản lý 0,44 0,42 0

• Do HTX quản lý 0 1,67 0,34

Nguồn: Trung tâm NSVSMTNT (2013) – Số liệu cung cấp cho đợt nghiên cứu

6.3 Sự khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh

Theo hệ thống giám sát NS&VSNT tỉnh, tỷ lệ người dân nông thôn có nước hợp vệ sinh đã tăng từ 73.5 phần trăm năm 2010 lên 79.2 phần trăm vào năm 2012 (Bảng 6.1 và Phụ lục 1.32). Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các địa bàn khác nhau trên toàn tỉnh. Năm 2012, tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh dao động từ 40 phần trăm tại huyện Ia Pa đến 90phần trăm ở các huyện Đắk Đoa, Đắk Pơ, Chư Păh và Kbang và các xã của thị xã An Khê và Thành

phố Pleiku (Hình 6.2 và Phụ lục 1.32).

Các địa phương có tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh thấp nhất đều nằm ở phía đông nam của tỉnh, nguyên nhân chính là do điều kiện tự nhiên và khó khăn về nguồn nước tại các khu vực này (Ia Pa, Kông Chro, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa và Chư Sê). Cũng đáng lưu ý là Kbang và Đắk Pơ, thuộc vùng kinh tế-xã hội phía đông, có tỷ lệ nổi trội hơn so với mặt bằng chung của vùng. Nguyên nhân có thể là do các đặc điểm đặc biệt của hai huyện này (xem Khung 2.1).

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

71

hình 6.2 tỷ lệ người dân dùng nước sinh hoạt an toàn theo đơn vị hành chính, 2012

98.5 95.2 95.1 93.6 92.9 91.4 89.7 87.0 84.477.9 74.6 70.5 65.8 61.2

52.0 48.540.5

0

20

40

60

80

100

120

Pleiku

An Khê

Đắk Pơ

Chư Pảh

Kbang

Đắk Đoa

Chư Prông

Ia Grai

Chư Pảh

Đức Cơ

Krông Pa

Chư Sê

Ayun Pa

Mang Yang

Phú Thiện

Krông Chro

Ia Pa

Nguồn: Trung tâm NSVSMTNT (2013) Hệ thống giám sát NSVSMTNT

Hình 6.3 thể hiện số lượng và tỷ lệ người dân không được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2012. Có thể thấy rằng có hai thông số có mối liên quan chặt chẽ với nhau: các huyện có số người dân không được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất thường cũng là những huyện có

tỷ lệ người không dùng nước hợp vệ sinh cao nhất. Đây là một điểm quan trọng bởi vì nó đưa ra cơ sở rõ ràng cho việc xác định mục tiêu ưu tiên nguồn lực để cải thiện tình hình cấp nước nông thôn.

hình 6.3 tỷ lệ và số người không dùng nước an toàn theo đơn vị hành chính, 2012

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

70

60

50

40

30

20

10

0

Số n

gười

khô

ng đ

ược

dùng

nước

an

toàn

Tỷ lệ

ngư

ời k

hông

đượ

c dù

ngnư

ớc a

n to

àn (%

)

Ia Pa

Chư Sê

Phú Thiện

Mang Yang

Krông Chro

Krông Pa

Đức Cơ

Ia Grai

Chư Prông

Chư Pưh

Đắk Đoa

Ayun Pa

Chư Pảh

Kbang

Đắk Pơ

An KhêPleiku

Nguồn: Trung tâm NSVSMTNT (2013) Hệ thống giám sát NSVSMTNT

Đáng chú ý là tới 70 phần trăm số dân không được dùng nước hợp vệ sinh (133.700 người) tập trung tại 06 trong tổng số 17 huyện của tỉnh Gia Lai, bao gồm Ia Pa, Phú Thiện, Mang Yang, Kông Chro, Krông Pa và Chư Sê (Hình

6.2). Các khoản đầu tư về cấp nước hợp vệ sinh trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về NS&VSNT cũng phần nào phản ánh những ưu tiên này (Phụ lục 1.33). Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, khoảng 60 phần trăm

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

72

kinh phí đầu tư của CTMTQG đã được phân bổ cho sáu huyện nói trên, với tỷ lệ cao nhất thuộc về Kông Chro (21.1phần trăm) và Krông Pa (18.9 phần trăm). Trong giai đoạn 2012-2015, dự kiến khoảng 60 phần trăm kinh phí đầu tư của CTMTQG về NS&VSMT sẽ được phân bổ cho các huyện phía Đông, nhiều nhất là ở Ia Pa và Kông Chro – nơi có tỷ lệ dân số không có nước hợp vệ sinh cao nhất. Những con số này cho thấy việc xác định địa bàn hỗ trợ và phân bổ nguồn lực của ngành đã và đang được thực hiện dựa trên bằng chứng xác đáng.

Về số lượng và tỷ lệ hộ gia đình có và không có nhà tiêu hợp vệ sinh, tình hình có vẻ phức tạp hơn nhưng cũng có nhiều chuyển biến hơn. Tỷ lệ hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh toàn tỉnh đã tăng từ 32,3 phần trăm năm 2010 lên 38,7 phần trăm năm 2012 (Bảng 6,1 và Phụ lục 1.32). Tương tự như tỷ lệ nước hợp vệ sinh, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa các huyện, từ rất thấp, 8,5 phần trăm tại Kông Chro và 10,7phần trăm tại Krông Pa, lên 56,2 phần trăm ở Chu Pưh và 60,4 phần trăm tại các xã nông thôn của Thành phố Pleiku (hình 6.4).

hình 6.4 tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính, 2012

60.456.2 54.1 52.7

46.4 45.0 42.5 40.8 40.1 37.7 35.9 33.7

25.4

14.7 12.7 10.7 8.5

70

60

50

40

30

20

10

0

Pleiku

Chư Pưh

Đắk Pơ

Chư Prông

Đức Cơ

Chư Sê

Phú Thiện

Chư PảhIa G

rai

An Khê

Đắk Đoa

Kbang

Mang Yang

Ayun PaIa Pa

Krông Pa

Krông Chro

Nguồn: Trung tâm NSVSMTNT (2013) Hệ thống giám sát NSVSMTNT

Hình 6.5 thể hiện số lượng và tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu hợp vệ sinh theo khu vực hành chính trong năm 2012. Trái ngược với số liệu về cấp nước, không có sự liên quan rõ ràng nào về địa lý cũng như mối tương quan giữa tỷ lệ và số hộ dân không có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trong khi tỷ lệ hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất thường thuộc về các huyện nằm ở phía đông, số lượng hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh ở các huyện phía Tây/trung tâm

và các khu vực thành thị gộp lại chiếm khoảng 60 phần trăm tổng số hộ dân không có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trên toàn tỉnh, khoảng 128.000 hộ nông thôn vẫn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó khoảng 70 phần trăm (90.200 hộ) tập trung ở 09 trong tổng số 17 huyện: Đắk Đoa, Ia Grai, Chư Sê, Chư Prông và Chư Pảh (khu vực phía Tây/trung tâm) và Krông Pa, Mang Yang và Kbang (khu vực phía Đông). Đáng lưu ý là một tỷ lệ cao các hộ gia đình ở thị xã An Khê và Ayun Pa cũng chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

73

hình 6.5 tỷ lệ và số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính, 2012

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

100908070605040302010

0

Số h

ộ kh

ông

có ti

êu h

ợp v

ệ si

nh

Tỷ lệ

hộ

khôn

g có

tiêu

hợp

vệ

sinh

(%)

Đắk Đoa

Krông Pa

Ia Grai

Chư Sê

Chư Prông

Ia Pa

Chư Pảh

Mang Yang

KbangĐức C

ơ

Krông Chro

Phú Thiện

Chư PưhPleiku

Đắk Pơ

An Khê

Ayun Pa

Nguồn: Trung tâm NSVSMTNT (2013) Hệ thống giám sát NSVSMTNT

Những số liệu này cho thấy các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh vẫn còn phổ biến trên tất cả các khu vực của tỉnh, và trên tất cả các khu vực kinh tế-xã hội khác nhau. Tuy nhiên, có thể

nhận thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh với tỷ lệ hộ nghèo. Hình 6.6 cho thấy các xã có tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất cũng thường có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các xã còn lại.

hình 6.6 mối tương quan giữa tỷ lệ nghèo của xã và tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh, 2012

20 40 60 80 100 120

R² = 0.41780

70

60

50

40

30

20

10

0

Tỷ lệ

ngh

èo c

ủa x

ã (%

)

Hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

Nguồn: Trung tâm NSVSMTNT (2013) Hệ thống giám sát NSVSMTNT; Số liệu đói nghèo của Sở LĐTBXH (2012)

Hơn nữa, ở một mức độ nào đó, sự khác nhau giữa các địa bàn trong tỉnh về nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cũng có mối liên quan nhất định đến đặc điểm dân tộc và tình hình hộ nghèo. Hình 6.7 cho thấy các huyện như Ia Pa, Krông Pa và Kông Chro, với tỷ lệ hộ nghèo

tương đối cao và tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, cũng là những địa bàn có tỷ lệ dân số không có nước hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh cao. Tuy nhiên, đây không phải là những yếu tố duy nhất mang tính quyết định. Khả năng tiếp cận nước hợp vệ

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

74

sinh cũng liên quan đến điều kiện cấp nước và khó khăn về nước ở một số địa phương; trong khi đó, việc tiếp thu và áp dụng các hành vi vệ

sinh gia đình được cải thiện cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hộ và các yếu tố văn hóa – xã hội khác.

hình 6.7 mối quan hệ giữa dân tộc, thực trạng nghèo và khả năng tiếp cận nước an toàn và nhà tiêu hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính, 2012

0

20

40

60

80

100  

Chư Sê + Chư Pưh

Đắk Đoa

Chư PrôngPleiku

Krông Pa

Ia Grai

Phú Thiện

Chư Pảh

Mang YangKbang

Krông Chro

Ia Pa

Đức Cơ

An Khê

Đắk Pơ

Ayun Pa

Dân tộc thiểu số (%)

Người không dùng nước an toàn (%)

Hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

Tỷ lệ nghèo (%)

Nguồn: Hệ thống giám sát NSVSMT và Sở LĐTBXH

Số liệu nêu trên cho thấy cần phải có số liệu xuống tới cấp xã để có thể hiểu đầy đủ các hình thức và thói quen sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh của người dân. Điều đó được minh họa thêm bởi những phát hiện trong cuộc điều tra KAP tại bốn xã thuộc các huyện phía đông. Bảng 6.2 cho thấy mức độ đa dạng của các nguồn nước mà người dân địa phương sử dụng cũng như tình hình thực tế của việc sử dụng nước uống. Khoảng 50 phần trăm người được

hỏi phụ thuộc chủ yếu vào nước giếng cho cả ăn uống lẫn sinh hoạt, trong khi đó khoảng 14 phần trăm sử dụng nước được cấp qua đường ống dẫn. Cuộc điều tra cũng cho thấy những người sử dụng nguồn nước từ sông, suối đều nắm được yêu cầu cần xử lý phèn trước khi uống, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy khoảng 70 phần trăm người được hỏi không biết cần phải đun sôi nước từ các nguồn chưa được xử lý.

bảng 6.2 tình hình thực tế các nguồn nước uống và nước sử dụng cho sinh hoạt của 04 xã trong các huyện Kbang, Kông chro, Krông Pa và mang yang (%)

chỉ tiêu nước sông/suối được

đánh phèn

nước sông/suối (không

qua xử lý)

nước giếng

đào

nước giếng khoan

nước cấp theo

đường ống

Các nguồn nước của dân địa phương 13.8 28.2 51.5 7.6 13.8

Sử dụng nguồn nước để uống 38.5 1.8 50.3 2.4 13.5

Nguồn: Trường đại học y tế cộng đồng Hà Nội, UNICEF, Ban QLDA Gia Lai (2014) Nghiên cứu định tính về kiến thức, quan điểm và thực hành dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ, trẻ em và vệ sinh ở tỉnh Gia Lai.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

75

Số liệu ở cấp tỉnh cho thấy số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng lên từ 32,3 phần trăm trong năm 2010 đến 39,4 phần trăm trong năm 2013. Tuy nhiên, điều tra KAP lại cho thấy tỷ lệ thực tế các hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn khá nhiều tại bốn xã nằm trong đợt nghiên cứu22. Khoảng 98,5 phần trăm người được hỏi bài tiết trực tiếp ra các dòng sông, suối hoặc trong vườn, trong khi đó chỉ 0,9 phần trăm sử dụng hố xí tự hoại và 2,6 phần trăm sử dụng nhà tiêu hai ngăn. Các số liệu cũng cho thấy trong số những hộ dùng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ có 34,2 phần trăm là giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh cao trong khi đó 42,2 phần trăm người được hỏi không biết về vấn đề vệ sinh nhà tiêu.

6.4 Kết luận và kiến nghị

Dựa trên việc phân tích số liệu về NSVSNT được cung cấp, có thể đưa ra một số kết luận và kiến nghị như sau:

• Thứ nhất, chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu VSMTNT đã được cải thiện đáng kể sau khi đưa vào sử dụng Hệ thống giám sát NSVSNT của ngành. Kiến nghị cần tiếp tục duy trì và cập nhật hiệu quả hệ thống này để theo dõi chặt chẽ những thay đổi và kết quả đạt được của lĩnh vực qua thời gian.

• Thứ hai, theo đề nghị của Trung tâm NSVSMT tỉnh cần đảm bảo nguồn lực để thực hiện toàn diện việc thử nghiệm mẫu, đánh giá chất lượng nước sạch nhằm xác định tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Việc này bao gồm một số lượng mẫu lớn hơn để có thể đánh giá chính xác chất lượng nước trên toàn địa bàn toàn tỉnh. Nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng kết quả kiểm định nước nói trên, đề nghị cần có sự kiên kết với (a) đánh giá tiềm năng của việc mở rộng năng lực cấp nước sạch trong tỉnh và (b) đánh giá tiềm năng rủi ro của dịch bệnh liên quan tới vệ sinh tại các nhóm dân số và các địa bàn có mức quan ngại cao về lĩnh vực này trong tỉnh.

• Thứ ba, việc phân tích số liệu NSVSMT cho thấy cần có các chiến lược khác nhau về

22 Trường đại học y tế cộng đồng Hà Nội, UNICEF, Ban QLDA Gia Lai (2014) Nghiên cứu định tính về kiến thức, quan điểm và thực hành dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ, trẻ em và vệ sinh ở tỉnh Gia Lai.

cấp nước sinh hoạt và VSMT cho các địa bàn khác nhau ngay cả khi các hoạt động can thiệp trong lĩnh vực này có tính chất đan xen chặt chẽ với nhau. Vị vậy đề nghị cần có các chiến lược và kế hoạch riêng cho từng phân vùng trong lĩnh vực này.

• Đối với cấp nước sinh hoạt, có thể thấy rằng có hai thông số có mối tương quan chặt chẽ giữa các huyện có số người dân không được sử dụng nước hợp vệ sinh và tỷ lệ người không dùng nước hợp vệ sinh cao nhất. Điều này đã tạo ra cơ sở rõ ràng cho việc xác định mục tiêu và ưu tiên nguồn lực để cải thiện tình hình cấp nước nông thôn. Các đầu tư hiện nay trong Chương trình MTQG về NSVSNT đã phản ánh những ưu tiên nói trên. Tuy vậy, do thời gian thực hiện chương trình MTQG về NSVSMTNT còn lại rất ít, cần xây dựng được một cách tiếp cận đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Ngoài ra cũng cần có những nỗ lực để xác định các ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới.

• Đối với vấn đề vệ sinh môi trường, đây rõ ràng là vấn đề đáng quan ngại và có nhiều áp lực tại tất cả các huyện. Các số liệu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa đói nghèo và vệ sinh (lấy chỉ tiêu không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh làm biểu thị cho thực trạng vệ sinh). Tuy nhiên như trong Chương 3 đã lưu ý tại Gia Lai có những đặc thù phức tạp trong hình thái đói nghèo của nội địa bàn một huyện thậm chí một xã nơi có sự khác biệt về điều kiện sống giữa các cộng đồng giàu, nghèo sống bên cạnh nhau trên cùng địa bàn. Kiến nghị đưa ra ở đây là các hoạt động hỗ trợ, can thiệp trong lĩnh vực vệ sinh cần tính tới thực trạng chênh lệch trên cùng một địa bàn trong chiến lược xác định mục tiêu hoạt động của mình. Vì vậy, nguồn lực cho các hoạt động liên quan đến môi trường và sức khỏe cần được hướng tới nhiều hơn với các xã, thôn và cộng đồng dân cư nghèo trên cùng địa bàn.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

76

Lĩnh Vực GIÁo dỤc Chương 7

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

77

7.1 thực trạng giáo dục của dân số chung

Đây là chương tiến hành phân tích thực trạng giáo dục của dân số nói chung tại Gia Lai, trong đó sử dụng số liệu từ các cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở các năm 1999 và 2009 cũng như từ các cuộc điều tra khác do Tổng cục thống kê và Cục Thống kê tỉnh tiến hành (Phụ lục 1.35 đến 1.40).

Mặc dù chỉ liên quan một phần đến tình hình trẻ em hiện tại, phần phân tích này cũng chứa đựng những thông tin liên quan tới ba vấn đề chính. Thứ nhất, thực trạng đi học và thành quả giáo dục của dân số chung (theo giới tính, dân tộc và phân vùng kinh tế-xã hội) đã cung cấp thêm một số góc nhìn về các dạng chênh lệch và bất bình đẳng giữa các địa bàn trong tỉnh như đã được mô tả tại Chương 2 và 3. Thứ hai, việc phân tích cho phép chúng ta nhấn mạnh vào các điểm cần thiết trong thực trạng giáo dục cho phụ nữ. Thứ ba, những phân tích về thực trạng giáo dục của dân số chung có thể dùng để làm cơ sở tham chiếu trong phân tích về những thay đổi và thành tựu trong giáo dục dân số chung qua thời gian.

7.1.1 tỷ lệ đến trường

Số liệu Tổng điều tra Dân số 1999 và 2009 cho thấy trong một vài thập kỷ qua Gia Lai liên tục có những bước tiến bộ trong giáo dục dân số toàn thể. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ vẫn tồn tại những vấn đề chênh lệch và bất bình đẳng giữa các nhóm dân số khác nhau trên địa bàn tỉnh, trong đó nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số là nhóm đặc biệt bất lợi.

Hình 7.1 cho thấy tuy trong năm 1999 có tới trên một nửa dân số dân tộc thiểu số chưa bao giờ tới trường (53,7 phần trăm), thì tới năm 2009 con số này đã giảm xuống còn một phần ba (33,2 phần trăm), cùng với đó là tỷ lệ người dân tộc thiểu số đến trường tăng từ 24,8 phần trăm năm1999 lên 41,9 phần trăm trong năm 2009. Xu hướng tương tự cũng có thể nhận thấy đối với dân số người Kinh. Một phần lý do để tạo ra xu hướng nói trên là do sự thay đổi trong cấu trúc tuổi dân số, tuy nhiên không thể không kể tới sự gia tăng về khả năng tiếp cận giáo dục và tỷ lệ trẻ em đến trường trong nhóm dân số trẻ.

Cũng có những khác biệt đáng kể về tỷ lệ nhập học giữa các nhóm dân tộc thiểu số bản địa và các nhóm dân tộc thiểu số nhập cư bao gồm người Thái, Tày, Nùng, Dao, Hmông (Hình 7.2). Năm 2009, trong khi chỉ 7, 2 phần trăm người nhập cư dân tộc thiểu số phía Bắc không đi học, thì tỷ lệ này của người Jrai và Bana lại cao hơn (35 phần trăm và 34.4 phần trăm); đồng thời tỷ lệ người đi học của nhóm dân tộc thiểu số phía Bắc nhập cư (66,3 phần trăm) khá gần với tỷ lệ này của người Kinh (68,3 phần trăm), nhưng trong khi đó tỷ lệ này của người Jrai và Bana lại thấp hơn rất nhiều, vào khoảng 40 phần trăm.

chương 7. Lĩnh Vực GIÁo dỤc

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

78

hình 7.1 thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo nhóm dân tộc, 1999 & 2009 (%)

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Kinh 1999 Dân tộc khác 1999 Dân tộc khác 2009Kinh 2009

Hiện đang đi học Đã đi trong quá khứ Chưa bao giờ đi học

30.7

21.5

30.124.9

63.2

24.8

68.3

41.9

6.1

53.7

1.6

33.2

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu

hình 7.2 thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo nhóm dân tộc, 2009 (%)

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Kinh Jrai DTTS miền BắcBana

Hiện đang đi học Đã đi trong quá khứ Chưa bao giờ đi học

30.125.0 25.2 26.5

68.3

40.0 40.4

66.3

1.6

35.0 34.4

7.2

Nguồn: Cục thống kê Gia Lai (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.

Đây là những thành tựu giáo dục cho cả nam và nữ. Theo Hình 7.3, giữa năm 1999 và 2009, tỷ lệ cả nam và nữ chưa bao giờ đi học đã giảm khoảng 10 phần trăm và tỷ lệ nam và nữ đi học cũng tăng với con số tương tự. Tuy nhiên, có sự khác biệt tương đối lớn giữa các địa bàn thành thị và nông thôn. Như thấy trong Hình 7.4, trong năm 2009 trong khi chỉ có 5,8 phần trăm dân số thành thị không đi học thì con số ở khu vực nông thôn cao hơn khoảng bốn lần (19,4 phần trăm) và cao hơn nữa đối với phụ nữ vùng nông thôn (24,6 phần trăm).

Các số liệu cũng cho thấy tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học là cao nhất trên khu vực kinh tế xã hội có nhiều bất lợi - phía Đông của tỉnh

(Hình 7.5). Tại thời điểm 2009, 16 phần trăm nam và 28,2 phần trăm nữ độ tuổi trên 5 tuổi tại các huyện phía Đông chưa bao giờ đến trường, so với tỷ lệ 13,6 phần trăm và 23,8 phần trăm tương ứng trên các huyện trung tâm và phía Tây, và 10,9 phần trăm nam, và 17,9 phần trăm nữ trên các địa bàn thành thị. Trên một phần ba dân số nữ tại các huyện phía Đông chưa bao giờ đến trường, trong đó cụ thể là: Kông Chro (38,5 phần trăm), Krông Pa (38,9 phần trăm) và Ia Pa (32,6 phần trăm). Những con số nói trên đã nêu bật các khó khăn mà phụ nữ các khu vực dân tộc thiểu số bất lợi phải đối mặt.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

79

hình 7.3 thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo giới tính, 1999 & 2009 (%)

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Nam 1999 Nữ 1999 Nữ 2009Nam 2009

Hiện đang đi học Đã đi trong quá khứ Chưa bao giờ đi học

28.625.0

28.1 27.1

51.0

42.8

60.252.6

20.5

32.2

11.8

20.0

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: các chỉ số chủ yếu

hình 7.4 thực trạng đến trường của dân số từ 5 tuổi trở lên theo địa bàn cư trú & giới tính, 2009 (%)

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Thành thị Tổng nông thôn Nữ nông thônNam nông thôn

Hiện đang đi học Đã đi trong quá khứ Chưa bao giờ đi học

26.5 26.8 26.9 26.8

55.2 53.959.1

48.6

5.8

19.414.2

24.6

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: các chỉ số chủ yếu

hình 7.5 tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học theo phân vùng kinh tế-xã hội, khu vực nông thôn và giới tính, 2009 (%)

20.2

16

28.2

17.1

13.6

23.8

7.1

10.9

17.7

30

25

20

15

10

5

0Tổng Nữ nông thônNam nông thôn

Các huyện phía Đông Các huyện phía Tây/Trung tâm Địa bàn thành thị

Nguồn: Cục thống kê Gia Lai (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

80

Cũng giống như với một vài chỉ tiêu khác, nếu nhìn vào số lượng người, chúng ta sẽ thấy một bức tranh với những nét khác biệt. Tuy tỷ lệ dân số chưa bao giờ đi học là cao nhất ở các huyện phía Đông, song những huyện có dân số cao lại nằm trên tất cả các địa bàn trong tỉnh (Hình 7.6). Một nửa số người chưa bao giờ đi học (51,2 phần trăm) nằm tại các huyện phía Tây nơi dân

cư đông đúc hơn, trong khi đó 41 phần trăm nằm ở các huyện phía Đông và 7,8 phần trăm nằm tại các địa bàn thành thị. Những con số nêu trên cho thấy thách thức đặt ra do thành quả giáo dục và tỷ lệ đi học thấp nằm trải đều trên địa bàn toàn tỉnh chứ không chỉ tập trung tại các huyện có điều kiện khó khăn hơn.

hình 7.6 tỷ lệ dân số và số người từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học theo đơn hành chính, 2009

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

30

25

20

15

10

5

0Số n

gười

chư

a ba

o gi

ờđến

trườ

ng

Tỷ lệ

ngư

ời c

hưa

bao

giờ

đến

trườ

ng (%

)

Chư Sê + Chư Pưh

Krông Pa

Đắk Đoa

Ia Grai

Chư Prông

Phú Thiện

Chư PảhIa Pa

Krông Chro

Mang Yang

Đức Cơ

KbangPleiku

Ayun Pa

Đắk Pơ

An Khê

Nguồn: Cục thống kê Gia Lai (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.

7.1.2 thành tựu giáo dục

Hình 7.7 cho thấy tại thời điểm năm 2009, trên một nửa số người Kinh (54,6 phần trăm) và trên một nửa người dân tộc thiểu số (58,2 phần trăm) có thành quả giáo dục cao nhất là hoàn thành hoặc chưa hoàn thành tiểu học. Tuy nhiên, tỷ lệ người chưa hoàn thành tiểu học là người dân tộc thiểu số (36,6 phần trăm) cao hơn so với tỷ lệ này ở người Kinh (21,6 phần trăm). Về mặt này, có sự chênh lệch giữa giữa hai nhóm dân tộc thiểu số chính trong tỉnh trong đó tỷ lệ hoàn thành/không hoàn thành tiểu học cao hơn ở người Bana (67,9 phần trăm) so với người Jrai (57,4 phần trăm).

Sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc càng trở nên rõ hơn ở các bậc học cao hơn. Trong

năm 2009, chỉ có 6,5 phần trăm người dân tộc thiểu số hoàn thành bậc trung học cơ sở như là thành tựu giáo dục cao nhất. Một lần nữa ở đây có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc thiểu số chính với tỷ lệ hoàn thành THPT cao hơn ở người Jrai (9.4 phần trăm).

Những chênh lệch như trên cũng tồn tại giữa nông thôn và thành thị (Hình 7.8). Trong khi khoảng một phần ba dân số nông thôn có mức giáo dục cao nhất là ‘chưa hoàn thành bậc tiểu học’ vào năm 2009 (3,6 phần trăm), thì tỷ lệ này ở dân số thành thị ở mức thấp hơn (20,5 phần trăm). Tỷ lệ dân số thành thị hoàn thành bậc trung học phổ thông cao hơn là 22,9 phần trăm, thì tỷ lệ này ở dân số nông thôn chỉ là 5,5 phần trăm.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

81

hình 7.7 thành tựu giáo dục cao nhất của dân số từ 5 tuổi trở lên theo dân tộc, 2009 (%)

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Chưa hoàn thànhtiểu học

Hoàn thànhtiểu học

Hoàn thànhtrung học cơ sở

Hoàn thành trung họcphổ thông hoặc cao hơn

Kinh Dân tộc

21.6

33

26.4

18.6

36.6

21.6

6.5

2.1

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: các chỉ số chủ yếu

hình 7.8 thành tựu giáo dục cao nhất của dân số từ 5 tuổi trở lên theo địa bàn nông thôn và thành thị, 2009 (%)

20.5

28.6

23.4 22.9

31.528.2

14.3

5.5

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Chưa hoàn thànhtiểu học

Hoàn thànhtiểu học

Hoàn thànhtrung học cơ sở

Hoàn thành trung họcphổ thông hoặc cao hơn

Thành thị Nông thôn

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: các chỉ số chủ yếu

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

82

bảng 7.1 tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên có thành tựu giáo dục cao nhất là trung học cơ sở, trung học phổ thông và ở bậc cao hơn theo giới tính và dân tộc: so sánh con số cả nước, theo khu vực và trong tỉnh, 2009 (%)

Vùngtrung học cơ sở trung học phổ thông

Kinh dân tộc nam nữ Kinh dân tộc khác

nam nữ

Toàn quốc 25.1 15.2 24.3 23.2 22.7 9.0 23.2 18.5

Tây nguyên 26.4 9.6 21.6 20.0 18.6 3.8 15.1 12.2

Gia Lai 25.5 6.5 17.8 16.1 17.5 2.1 12.1 9.0

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: các chỉ số chủ yếu

Về thành tựu giáo dục cao nhất ở bậc trung học, khi so sánh Gia Lai với mức chung của cả nước và trên khu vực Bảng 7.1 cho thấy Gia Lai khá cân xứng với bình quân cả nước và khu vực Tây Nguyên về thành quả giáo dục cao nhất của người Kinh xét ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông hay đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Nhưng ngược lại, Gia lai chênh lệch hơn về các con số cho người dân tộc thiểu số. Trong khi cả nước bình quân có 15,2 phần trăm người DTTS hoàn thành trung học cơ sở và 9,6 phần trăm bình quân trên khu vực Tây Nguyên, thì số liệu này tại Gia Lai chỉ là 2,1 phần trăm.

7.13 Giáo dục cho người lớn tuổi

Các tỷ lệ trong giáo dục cho người lớn tuổi cũng có nhiều sự chênh lệch. Tại thời điểm 2009 tỷ lệ biết đọc, viết cho phụ nữ tuổi từ 15 trở lên tại Gia Lai là 74,5 phần trăm và cho nam giới là 86,6 phần trăm; tỷ lệ người lớn biết chữ tại khu vực nông thôn chỉ đứng ở mức 74,2 phần trăm, trong khi đó tại thành thị là 94,6 phần trăm. Gia Lai có tỷ lệ người lớn biết chữ thấp nhất trong năm tỉnh Tây Nguyên, đồng thời có khoảng cách lớn nhất về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ, giữa nông thôn và thành thị. Đặc biệt, tỷ lệ người lớn biết chữ thấp tiếp tục phổ biến đối với phụ nữ trên các khu vực nông thôn của Gia Lai.

hình 7.9 Khoảng cách giữa nam và nữ trong tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ tại các tỉnh có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất, 2009

4.47.2

8.99.59.8

11.112.1

14.120.9

22.925.9

29.2Lai ChâuĐiện Biên

Sơn LaHà Giang

Lào CaiGia Lai

Kon TumCao Bằng

Yên BáiT.T. Huế

Tây NguyênCả nước

0 5 10 15 20 25 30 35

Khoảng cách phần trăm

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

83

hình 7.10 Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ tại các tỉnh có tỷ lệ người biết chữ thấp, 2009

4.47.2

8.99.59.8

11.112.1

14.120.9

22.925.9

29.2Lai ChâuĐiện Biên

Sơn LaHà Giang

Lào CaiGia Lai

Kon TumCao Bằng

Yên BáiT.T. Huế

Tây NguyênCả nước

0 5 10 15 20 25 30 35

Khoảng cách phần trăm

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: các chỉ số chủ yếu (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009).

Hình 7.9 cho thấy trong năm 2009 mặc dù khoảng cách giữa nam và nữ trong tỷ lệ người lớn biết chữ bình quân trên toàn quốc chỉ là 4,4 phần trăm (7,2 bình quân trên khu vực Tây Nguyên), song tại Gia Lai tỷ lệ này cao hơn gấp bốn lần, ở mức 12,1 phần trăm. Một cách khác nhìn nhận những chênh lệch này đó là Gia Lai chênh 16,9 điểm trong tỷ lệ phụ nữ biết chữ (74,4 phần trăm) so với bình quân chung trên toàn quốc (91,4 phần trăm), tuy vậy khoảng cách điểm chênh lệch đối với nam giới chỉ là 9,2 phần trăm. Tương tự như vậy, chênh lệch giữa tỷ lệ người dân thành thị và nông thôn biết chữ là 5 điểm xét bình quân chung toàn quốc (10,7 trên khu vực Tây Nguyên), thì khoảng cách đó tại

Gia Lai cao hơn gấp bốn lần, ở mức 20,4.Trong địa bàn tỉnh có sự khác biệt khá rõ trong tỷ lệ người biết chữ giữa các phân vùng kinh tế-xã hội và giữa nông thôn với thành thị. Tỷ lệ dân số các khu vực thành thị mù chữ theo số liệu năm 2009 dao động từ 2,2 phần trăm tại An Khê và 2,5 phần trăm tại Thành phố Pleiku, lên tới 20,3 phần trăm tại Phú Thiện (Hình 7.11). Trong các địa bàn nông thôn, tỷ lệ này dao động từ 5,3 phần trăm tại thị xã An Khê lên tới 30 phần trăm hoặc hơn tại các huyện (Mang Yang, Ia Pa, Kông Chro, Ayun Pa và Krông Pa) (Hình 7.12). Nhìn chung các số liệu cho thấy tỷ lệ biết chữ thấp nhất nằm ở các huyện phía Đông.

hình 7.11 dân số thành thị từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết theo đơn vị hành chính, 2009 (%)

0 5 10 15 20 25

An KhêPleiku

Đức CơKbangIa Grai

Ayun PaChư PảhĐắk Đoa

Krông PaChư Prông

Chư Sê + Chư PưhKrông ChroMang Yang

Phú Thiện

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

84

hình 7.12 dân số nông thôn tuổi từ 15 trở lên không biết chữ theo đơn vị hành chính, 2009 (%)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

An KhêPleiku

Đắk PơChư Prông

Ia GraiKbang

Đức CơPhú Thiện

Đắk ĐoaChư Sê + Chư Pưh

Chư PảhMang Yang

Ia PaKrông Chro

Ayun PaKrông Pa

Nguồn: Cục thống kê Gia Lai (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.

Cùng với những khác biệt giữa nam/nữ, nông thôn/thành thị, cũng có sự khác biệt tương đối lớn về tuổi trong tỷ lệ người lớn biết chữ. Hình 7.13 cho thấy tuy tỷ lệ người biết chữ ở thành thị là khoảng trên dưới 90 phần trăm cho tất cả các lứa tuổi, song tỷ lệ này ở khu vực nông thôn lại giảm đáng kể khi độ tuổi tăng lên. Một điểm cần lưu ý là chỉ một nửa của toàn bộ dân

số từ 50 tuổi trở lên ở Gia Lai được thống kê là biết chữ (53,6 phần trăm). Đáng nói nhất là tỷ lệ biết chữ của dân số nông thôn độ tuổi sinh đẻ và nuôi con giảm từ 82,5 phần trăm trong nhóm tuổi 20-29 xuống còn 76 phần trăm trong nhóm tuổi 30-39 và 73,8 phần trăm trong nhóm tuổi 40-49.

hình 7.13 tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo nhóm tuổi, 2009

0 20 40 60 10080 120

50+ tuổi

40-49 tuổi

30-39 tuổi

20-29 tuổi

18-19 tuổi

15-17 tuổi

Nông thôn Thành Thị

Nguồn: Cục thống kê Gia Lai (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.

7.1.4 Kết luận và kiến nghị

• Việc phân tích số liệu Tổng điều tra trong Chương này cho thấy tại Gia Lai lịch sử

các giai đoạn trước đây đã để lại những hệ quả đáng nói trong vấn đề chênh lệch và bất bình đẳng giáo dục giữa các nhóm dân cư khác nhau; trong đó cả nam và nữ

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

85

trên các địa bàn nông thôn đều có tỷ lệ đi học và thành quả cũng như cơ hội giáo dục tương đối thấp trong quá khứ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn. Cũng có những khác biệt giữa các nhóm dân tộc thiểu số, người Bana nhìn chung có thành tựu giáo dục thấp hơn so với người Jrai.

• Những khác biệt nói trên là sự biểu hiện của cấu trúc bất bình đẳng tự nhiên, vì vậy đó sẽ là những thách thức rất khó khắc phục và phải mất nhiều thời gian để làm điều đó. Tuy vậy, các số liệu Tổng điều tra cũng cho thấy trong thập niên giữa 1999 và 2009 sự tham gia giáo dục của các nhóm bất lợi nói trên đã được cải thiện đáng kể. Đổi lại, việc đó đã được thể hiện rõ nét qua các cơ hội giáo dục gia tăng cho người dân nông thôn nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ hiện nay.

• Mặc dù số liệu không được cập nhật mới nhất, song xu hướng mà chỉ ra cũng như việc so sánh với số liệu của các đợt tổng điều tra trước đây đã nêu bật được các hình thái chênh lệch và khác biệt giữa các địa bàn cấp huyện. Đây là những vấn đề cần được tính tới để đề ra các biện pháp khắc phục hoặc điều chỉnh một số khía cạnh bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục của tỉnh.

• Các số liệu Tổng điều tra đã cho thấy bức tranh khá rõ về thực trạng đến trường và thành quả giáo dục của các nhóm dân số khác nhau theo địa bàn (tỉnh, huyện) trên cơ sở thời gian của ngành giáo dục. Nếu tổng hợp được các số liệu giáo dục trên cơ sở thời gian theo năm dương lịch sẽ có thể đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về hiện trạng giáo dục trong mối tương quan với các xu hướng và nhân tố kinh tế-xã hội vĩ mô của các ngành khác trên địa bàn.

• Cho tới nay, hầu hết các nghiên cứu về giáo dục đều dựa trên số liệu báo cáo thường nhật, chưa đưa được vào trong đó những khía cạnh kinh tế-xã hội theo đặc thù của các hộ gia đình. Về mặt này, báo cáo khi phân tích đã sử dụng số liệu tổng điều tra dân số kết hợp với các nhân tố về kinh tế-xã hội và một số chỉ tiêu phân tổ đến cấp huyện để đưa ra những nhận định sâu

thêm về hệ thống giáo dục để trên cơ sở đó ngành giáo dục cũng như các ngành liên quan có thể sử dụng trong việc lập kế hoạch chương trình hoạt động của mình. Nhìn theo góc độ đó, kiến nghị đưa ra ở đây là cần có sự cân nhắc để thiết lập quan hệ cộng tác chặt chẽ hơn giữa ngành giáo dục (Sở GD&ĐT) với ngành kế hoạch, thống kê (SKH & Cục TK) trong việc tổng hợp và đồng bộ hóa các số liệu giáo dục từ nhiều nguồn sẵn có khác nhau nhằm tạo sự tương thích hơn trong kế hoạch PTKTXH hàng năm và năm năm cũng như trong việc giám sát những thay đổi trong lĩnh vực giáo dục qua chuỗi thời gian.

7.2 Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông

Phần này sử dụng số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá hiện trạng và xu hướng giáo dục mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh, bao gồm tình hình đi học, tỷ lệ nhập học và tỷ lệ tốt nghiệp. Các nguồn số liệu này bao gồm dữ liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cung cấp, cũng như được lấy từ nguồn của Bộ GD&ĐT và Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009. Tương tự các chương trước, trọng tâm của việc phân tích là xem xét những bộ dữ liệu này trong mối quan hệ với các xu hướng khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh theo đơn vị hành chính, vùng kinh tế-xã hội, dân số và giới tính trong điều kiện dữ liệu cho phép.

7.2.1 chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu

Nói chung, mảng giáo dục ở Gia Lai có dữ liệu khá toàn diện. Tuy nhiên, một khó khăn trong việc sử dụng và diễn giải dữ liệu về giáo dục là cùng một chỉ tiêu song lại có thể có các giá trị khác nhau trong các báo cáo khác nhau. Khó khăn nói trên – không chỉ gặp riêng ở Gia Lai – có thể thấy rõ trong báo cáo về tỷ lệ nhập học đúng tuổi và tỷ lệ nhập học chung. Nguyên nhân một phần là do sự khác biệt về nguồn dữ liệu (dữ liệu quản lý hành chính so với dữ liệu Tổng điều tra) và khác biệt trong cách tổng hợp số liệu và thời kỳ báo cáo (báo cáo theo “năm dương lịch” so với “năm học”).

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

86

7.2.2 Giáo dục mầm non

Báo cáo gần đây ‘Rà soát các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở Gia Lai’ chỉ ra rằng, trong năm 2012, 98.4 phần trăm số trẻ em được đi học mẫu giáo trước 5 tuổi (Bảng 8.1 và 3.1)23. Theo Sở GD-ĐT cho biết, cho tới nay 215 trong tổng số 222 xã, phường của tỉnh đã hoàn thành phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. Đây là một thành tựu đáng kể trong nỗ lực thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên toàn tỉnh và được xem là nhiệm vụ ưu tiên của tỉnh nằm trong chiến lược của Chính phủ trong những năm gần đây.

Tỷ lệ trẻ đi học nhà trẻ, mẫu giáo theo các độ tuổi khác nhau được minh họa trong Hình 8.1 đến 8.3, với tỷ lệ đi học của trẻ 5 tuổi đạt gần 100 phần trăm. Hình 8.1 cho thấy chỉ có một phần nhỏ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ (8,6 phần trăm). Theo vùng kinh tế-xã hội, tỷ lệ đi nhà trẻ dao động từ trung bình 4.5 phần trăm ở các huyện khó khăn hơn phía Đông, đến 10,9 phần trăm ở các huyện phía Tây/trung tâm và 22,3 phần trăm ở khu vực thành thị. Có sự chênh lệch đáng kể về số liệu báo cáo giữa các huyện, từ rất thấp, 1,2 phần trăm ở Phú Thiện và 1,7 phần trăm ở Chư Pưh, lên 32,8 phần trăm ở An Khê và 45,3 phần trăm ở Đức Cơ (Bảng 3.1 và Phụ lục 1.44). Nguyên nhân của sự chênh lệch này chưa thực sự rõ nếu chỉ nhìn vào số liệu.

Năm 2011-2012, tại Thành phố Pleiku, có 99 phần trăm trẻ em từ 0-2 tuổi đi học các ở các nhóm trẻ tư thục, trong khi ở các địa phương khác, đa số tham gia các lớp mầm non công lập và tỷ lệ trẻ em đi học các lớp công lập nói chung là 74,8 phần trăm (Phụ lục 1.44). Trong tổng số 491 giáo viên nhà trẻ, chỉ có 3,9 phần trăm là người dân tộc thiểu số và khoảng 72 phần trăm giáo viên đạt chuẩn.

23 UBND tỉnh/Sở KHĐT (2014) Rà soát các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở Gia Lai.

hình 8.1 tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đi học các lớp nhà trẻ, theo phân vùng Kt-Xh 2011-2012 (%)

25

20

15

10

5

0

Khu vựcthành thị

Các huyện phía Tây/

Trung tâm

Các huyệnphía Đông

Toàn tỉnh

22.3

10.9

4.5

8.6

Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo – Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

hình 8.2 tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo theo vùng kinh tế-xã hội, 2011-2012 (%)

Khu vựcthành thị

Các huyện phía Tây/

Trung tâm

Các huyệnphía Đông

Toàn tỉnh0

10

20

30

40

50

60

70

80

90 82.6

66.3 65.3 68.7

Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo – Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Hình 8.2 cho thấy tỷ lệ trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo trong năm học 2011-2012 trung bình của cả tỉnh là 68.7 phần trăm; tỷ lệ này của các huyện phía Đông và các huyện phía Tây/trung tâm là gần tương đương nhau (65,3 phần trăm và 66,3 phần trăm), và ở khu vực thành thị là 82,6 phần trăm.

Hình 8.3 thể hiện tỷ lệ trẻ em nhập học mẫu giáo đúng độ tuổi năm 2012 theo địa bàn huyện. Tỷ lệ chung toàn tỉnh là 76,5 phần trăm,

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

87

và một lần nữa, các huyện phía Đông và các huyện phía Tây/trung tâm lại có tỷ lệ ngang nhau (74,8 phần trăm và 74,9 phần trăm), và ở khu vực thành thị là 84.4 phần trăm. Tuy nhiên, giữa các huyện/thành thị lại có sự chênh lệch đáng kể, từ 67 phần trăm ở Ia Pa và 68 phần trăm ở Đak Pơ, lên đến hơn 90 phần trăm ở Thành phố Pleiku và Kbang (Bảng 3.1). Tỷ lệ này thường cao hơn ở khu vực thành thị; ngoài ra, không có xu hướng phân biệt rõ ràng nào theo vùng kinh tế-xã hội và có vẻ như sự chênh lệch này chủ yếu liên quan đến tình hình của từng huyện.

Theo số liệu do Sở GD&ĐT cung cấp, năm

2011-2012, có 85,7 phần trăm số trẻ em đi học tại các trường mẫu giáo công lập, trong khi tỷ lệ đi học tại các trường tư thục cao nhất thuộc về Thành phố Pleiku và một số huyện phía tây/trung tâm (Phụ lục 1.45). Trong tổng số 2.733 giáo viên mẫu giáo, có khoảng 17 phần trăm là người dân tộc thiểu số, và khoảng 99 phần trăm giáo viên đạt chuẩn quốc gia (Phụ lục 1.41). Đáng chú ý là một số huyện nơi khá đông người DTTS sinh sống có tỷ lệ giáo viên mẫu giáo người DTTS khá cao, chẳng hạn như Krông Pa (53,4%) và Ia Pa (69,6%), trong khi tỷ lệ này ở một số huyện khác tương tự lại thấp hơn rất nhiều, chẳng hạn như Kbang (11,7 phần trăm) và Kông Chro (12,1%).

hình 8.3 tỷ lệ trẻ nhập học mẫu giáo đúng tuổi theo địa bàn hành chính, 2012 (%)

100908070605040302010

0

Chư Sê

Chư Pưh

Đắk Đoa

Chư Prông

Pleiku

Krông Pa

Ia Grai

Phú Thiện

Chư Pảh

Mang YangKbang

Krông Chro

Ia Pa

Đức Cơ

An Khê

Đắk Pơ

Ayun Pa

UBND tỉnh/Sở KHĐT (2014) Rà soát các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở Gia Lai.

7.2.3 Giáo dục tiểu học

Tổng quan về cân bằng dân tộc và giới trong học sinh tiểu học và trung học của tỉnh Gia Lai được thể hiện qua Hình 8.4 và 8.5.

52.4 phần trăm số học sinh tiểu học là người DTTS, tương ứng với xu hướng phân bố dân số chung toàn tỉnh (theo Tổng Điều tra năm 2009, 52 phần trăm trẻ em trong độ tuổi 5-9 là người DTTS và 48 phần trăm là người Kinh). Sự cân

bằng về tỷ lệ nam nữ trong học sinh tiểu học cũng phản ánh tình hình phân bố dân số nói chung. Các xu hướng này cũng giữ nguyên tại tất cả các huyện trong tỉnh (Bảng 3.1 và Phụ lục 1.46). Như đề cập ở phần trước, mặc dù tỷ lệ đi học và trình độ học vấn của trẻ em DTTS và trẻ em gái nông thôn ở Gia Lai từ trước đến nay vẫn ở mức thấp, song các số liệu này cũng cho thấy dấu hiệu tiến bộ trong việc tăng tỷ lệ nhập học và đến trường của trẻ em DTTS và trẻ em gái ở cấp tiểu học.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

88

hình 8.4 Số học sinh người dân tộc Kinh và người dttS cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 2011-2012

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0Tiểu học THCS THPT

Kinh DTTS

7392155049

34609

81480

33959

7351

Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo - Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

hình 8.5 tỷ lệ học sinh nữ, học sinh nam và học sinh dttS cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 2011-2012 (%)

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0Kinh DTTS Nam

Tiểu học THCS THPT

47.652.4 51.1 48.9

61.8

38.2

49.2 50.8

82.5

17.5

45.1

54.9

Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo - Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Theo số liệu do Sở GD&ĐT cung cấp, năm 2012, tỷ lệ nhập học chung toàn tỉnh ở cấp tiểu học là 107,8 phần trăm; tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi là 99 phần trăm, trong khi tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học là 88 phần trăm (Bảng 8.1).

Như dự đoán, có sự chênh lệch về tỷ lệ nhập học chung theo ba phân vùng kinh tế-xã hội, với tỷ lệ trung bình cao nhất ở các huyện phía Đông có điều kiện khó khăn hơn (110,4 phần trăm), trong đó Ia Pa và Kông Chro là các huyện có tỷ lệ cao nhất (119,7 phần trăm và 120,8 phần trăm). Điều này phản ánh thời gian học

tiểu học kéo dài hơn hoặc tình trạng ở lại lớp của trẻ em tại những khu vực này.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, năm 2012, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở tất cả các địa phương nông thôn và thành thị đều đạt trên 98,5 phần trăm. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sự tiến bộ trong việc đưa phần lớn trẻ em vào học tiểu học ở đúng độ tuổi. Tuy nhiên, từ Bảng 8.2 có thể thấy tỷ lệ nhập học đúng tuổi theo kết quả Tổng Điều tra dân số lại ở mức thấp hơn, bao gồm: 87,5 phần trăm năm 2009 (Tổng Điều tra dân số năm 2009); 94,6 phần trăm năm 2012 (Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

89

gia đình thời điểm 1/4/2012), và thậm chí giảm xuống chỉ còn 92,9 phần trăm vào năm 2013 (Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013). Tổng Điều tra năm 2009 cũng cho thấy chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở khu vực nông thôn (85 phần trăm) so với khu vực thành thị (95,4 phần trăm).

Không chỉ có thời kỳ báo cáo khác nhau, mỗi bộ số liệu này còn có sự khác biệt về phương pháp

thống kê. Số liệu Tổng Điều tra dân số có ưu điểm là dựa trên mẫu đại diện cho toàn bộ dân số (bao gồm cả các đối tượng có thể không tham gia hệ thống giáo dục), trong khi số liệu của Sở GD&ĐT có ưu điểm là dựa trên tập hợp đầy đủ bộ số liệu thống kê trong hệ thống giáo dục. Ở đây không nhất thiết phải chọn ra một trong hai bộ số liệu này xem số liệu nào là đúng, mà nên so sánh số liệu từ những nguồn khác nhau này để có thể hiểu được các đặc điểm và xu hướng của tình trạng nhập học.

bảng 8.1 các chỉ số Gd ở bậc mầm non, cấp tiểu học và trung học cơ sở, 2012 (%)

chỉ sốKhu vực thành

thịcác huyện

phía tây/trung tâm

các huyện phía đông

cả tỉnh

Tỷ lệ đi học mẫu giáo đúng tuổi 84,4 74,9 74,8 78,0

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo 98,8 98,4 98,3 98,5

Tỷ lệ nhập học chung ở cấp tiểu học 105,6 107,3 110,4 107,8

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở cấp tiểu học 99,6 99,0 98,6 99,0

Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học 93,6 85,1 85,2 88,0

Tỷ lệ nhập học chung ở cấp trung học cơ sở 101,4 87,4 81,5 90,1

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở cấp trung học cơ sở 94,6 80,4 76,9 84,0

Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở 77,9 71,4 72,9 74,1

Nguồn: UBND tỉnh/Sở KHĐT (2014) Rà soát các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở Gia Lai

bảng 8.2 tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi các cấp giáo dục phổ thông, so sánh các nguồn dữ liệu, 2009-2012 (%)

cấpnăm

2009 2009 2010 2011 2012 2012 2013

Tiểu học 87,5 97,3 98,5 98,8 94,6 99,06 92,9

Trung học cơ sở 62,8 82,5 83,5 76,3 68,8 83,9 70,8

Trung học phổ thông 38,9 48,2 - 48,3 44,9 - 46,4

Nguồn dữ liệu

Tổng

Điề

u tr

a D

ân s

ố và

N

hà ở

năm

200

9 (T

CTK

)

Báo

cáo

Phát

triể

n Ki

nh

tế -

Xã h

ổi tỉ

nh, g

iai đ

oạn

2011

-201

5

Báo

cáo

Kết q

uả C

hươn

g tr

ình

Hoạ

t độn

g vì

Trẻ

em

của

tỉnh

(200

1-20

10)

Niê

n gi

ám T

hống

tỉnh

năm

201

2

Điề

u tr

a bi

ến đ

ộng

dân

số v

à kế

hoạ

ch h

óa g

ia

đình

thời

điể

m 1

/4/2

012

(TC

TK)

UBN

D t

ỉnh/

Sở K

H&

ĐT

(201

4)

Điề

u tr

a bi

ến đ

ộng

dân

số v

à kế

hoạ

ch

hóa

gia

đình

thời

điể

m

1/4/

2012

3 (T

CTK

)

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

90

bảng 8.3 tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi các cấp theo nơi cư trú và giới tính, 2009 (%)

tiểu học trung học cơ sở trung học phổ thông

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

95,4 85,0 85,2 54,8 64,2 28,2

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

86,3 88,8 60,1 65,7 34,7 43,5

Nguồn: TCTK (2011) Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009).

Theo số liệu của Sở GD&ĐT trong năm học 2011-2012, trong tổng số khoảng 7000 giáo viên tiểu học, 76,8 phần trăm là nữ và khoảng 17 phần trăm là người dân tộc thiểu số (Phụ lục 1.41). Thực tế cho thấy nếu giáo viên là người dân tộc thiểu số sẽ thu hẹp được những hạn chế về khác biệt ngôn ngữ và nhờ đó nâng cao được chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số. Như Hình 8.6 cho thấy, tỷ lệ học sinh người DTTS ở cấp tiểu học so với tỷ lệ giáo viên là người DTTS có sự khác biệt khá lớn theo

địa bàn mỗi huyện. Một số nơi có tỷ lệ giáo viên người DTTS khá cao như Krông Pa (42 phần trăm giáo viên DTTS), Ia Pa (66 phần trăm) và Phú Thiện (36,6 phần trăm), nhưng một số nơi lại có tỷ lệ giáo viên DTTS khá thấp như Mang Yang (5,2 phần trăm) và Kông Chro, trong khi tỷ lệ học sinh DTTS khá cao. Đây là những con số biểu thị rõ ràng các địa bàn cần được ưu tiên tăng cường số lượng và năng lực giáo viên DTTS cho cấp tiểu học.

hình 8.6 tỷ lệ học sinh và giáo viên người dttS ở cấp tiểu học theo đơn vị hành chính, 2011-2012 (%)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Chư PưhPhú Thiện

Krông PaIa Pa

Đắk PơChư Sê

Chư PrôngĐức Cơ

Krông ChroMang Yang

Ia GraiChư PăhĐắk Đoa

KbangAyun Pa

An KhêPleiku

Giáo viên Học sinh

Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo - Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

91

7.24. Giáo dục trung học

Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học toàn tỉnh năm 2012 là 88 phần trăm, với tỷ lệ trung bình của các huyện phía Đông và các huyện phía Tây/trung tâm đều ở mức 85 phần trăm, và khu vực thành thị là 93,6 phần trăm. Nếu so sánh các con số này với tỷ lệ nhập học ở cấp trung học cơ sở, có thể thấy rõ tình trạng bỏ học của trẻ em khi chuyển tiếp từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở chủ yếu tập trung ở các khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các huyện phía đông (Bảng 2.1 và 2.3). Tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở cấp trung học cơ sở dao động từ trung bình 76.9 phần trăm ở các huyện phía Đông lên 80.4 phần trăm ở các huyện phía Tây/trung tâm và 94,6 phần trăm ở khu vực thành thị.

Cũng như đề cập ở phần trên (Hình 8.4 và 8.5), sự cân bằng về dân tộc trong số học sinh tiểu học cũng phản ánh tình hình phân bố dân cư chung trên toàn tỉnh. Ở cấp học cao hơn, tỷ lệ trẻ em người DTTS hiện đang đi học giảm nhanh chóng xuống còn 38,2 phần trăm ở cấp trung học cơ sở và 17,5 phần trăm ở cấp trung học phổ thông (tương ứng với mức giảm 14,2 phần trăm giữa tỷ lệ trẻ DTTS cấp tiểu học và trung học cơ sở và 20,7 phần trăm giữa cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông). Đây là xu hướng thường thấy ở các tỉnh khác của Việt Nam nơi có đông người DTTS sinh sống; tuy nhiên, mức độ chênh lệch ở Gia Lai có vẻ cao hơn so với một số các tỉnh khác24.

Song song với tình trạng này là sự tăng lên trong tỷ lệ trẻ em gái hiện đang đi học, từ 48,9 phần trăm ở cấp tiểu học lên 50,9 phần trăm ở cấp trung học cơ sở và 54,9 phần trăm ở cấp trung học phổ thông (Phụ lục 1.46, 1.48 và 1.49). Những số liệu này cho thấy có tỷ lệ bỏ học cao trong các em trai, đặc biệt khi chuyển từ cấp trung học cơ sở lên trung học phổ thông, và đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Xu hướng này cũng được ghi nhận trong các báo cáo Phân tích tình hình trẻ em của tỉnh Kon Tum, An Giang và Ninh Thuận.

24 Chẳng hạn, Báo cáo Phân tích hiện trạng Trẻ em và Phụ nữ tỉnh Kon Tum (2014) cho biết, trong năm 2011-2012, tỷ lệ trẻ em DTTS đi học tiểu học và trung học cơ sở vẫn giữ nguyên ở mức hơn 60%, tương ứng với xu hướng phân bố dân cư chung của tỉnh Kon Tum. Điều này cho thấy Kon Tum đã thành công hơn trong việc hỗ trợ trẻ em DTTS chuyển tiếp từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở, trong khi tỷ lệ chuyển tiếp lên trung học phổ thông ở Kon Tum lại giảm một nửa xuống chỉ còn 30%.

Số liệu về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi theo Tổng điều tra dân số năm 2009 dường như cũng xác nhận những xu hướng này (Bảng 7.3). Trong khi tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái nhập học ở cấp tiểu học ở mức tương đương nhau, khoảng cách giữa trẻ em gái và trẻ em trai lại gia tăng ở cấp trung học cơ sở (cách nhau 5.6 điểm phần trăm) và trung học phổ thông (8.8 điểm phần trăm). Bảng 7.3 cũng cho thấy trong khi khoảng cách giữa tỷ lệ nhập học ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn là 10.4 điểm phần trăm ở cấp tiểu học, thì khoảng cách này đã tăng lên đến 30.4 điểm phần trăm ở cấp trung học cơ sở và 36 điểm phần trăm ở cấp trung học phổ thông.

Theo Hình 8.7, trẻ em gái có tỷ lệ đi học trung học phổ thông cao hơn trẻ em trai là xu hướng xuyên suốt trên tất cả các vùng kinh tế-xã hội cũng như các huyện. Dữ liệu do Ban Dân tộc tỉnh cung cấp cũng cho thấy từ năm 2006 đến 2010, khoảng 57,8 phần trăm tổng số học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai là nữ (Hình 8.8). Điều này càng củng cố thêm nhận định trẻ em trai có xu hướng bỏ học cao hơn. Tuy nhiên, theo các số liệu của Ban Dân tộc tỉnh, có sự tương đồng giữa tỷ lệ trẻ em gái và trẻ em trai tiếp tục đi học lên bậc đại học sau khi tốt nghiệp các trường trung học phổ thông.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

92

hình 8.7 tỷ lệ trẻ em gái và trẻ em trai đi học ở cấp trung học phổ thông theo vùng kinh tế-xã hội, 2011-2012 (%)

60

50

40

30

20

10

0Các huyện phía đông Thành thịCác huyện phía Tây/Trung tâm

Nữ Nam

53.6 55.8

46.4 44.2

55.8

44.2

Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo - Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

hình 8.8 tỷ lệ trẻ em gái và trẻ em trai đi học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú và tiếp tục lên cấp cao hơn, từ 2006 đến 2012 (%)

70

60

50

40

30

20

10

0Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú Học sinh học tiếp lên bậc đại học

Nữ Nam

57.8

49.8

42.2

50.2

Nguồn: Ủy ban Dân tộc tỉnh – Dữ liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Năm 2011-2012, số giáo viên nữ chiếm 67,5 phần trăm tổng số giáo viên trung học cơ sở và 59,4 phần trăm tổng số giáo viên trung học phổ thông (Phụ lục 1.42). Tỷ lệ giáo viên người DTTS lại giảm đi so với bậc mẫu giáo và tiểu học, chỉ ở mức 6,1phần trăm ở cấp trung học cơ sở và 5,5 phần trăm ở cấp trung học phổ thông.

7.25 Kết luận và kiến nghị

Số liệu của Chương này đã đưa ra một bức tranh rõ ràng về những thành quả tiến bộ về giáo dục phổ thông mà Gia Lai đã đạt được trong những

năm gần đây, cũng như thể hiện được các xu hướng và hình thái khác biệt giữa các địa bàn trong tỉnh trong lĩnh vực giáo dục.

Trên cơ sở phân tích có thể đưa ra những kết luận và kiến nghị như sau:

• Thứ nhất, số liệu giáo dục trước đây cho thấy mặc dù tại Gia Lai số lượng đi học các lớp nhà trẻ tương đối ít nhất là tại các vùng nông thôn, song các nỗ lực huy động trẻ ở độ tuổi mầm non ra lớp nhất là nỗ lực hoàn thành phổ cập mẫu giáo 5 tuổi đã tạo

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

93

ra những thành quả tích cực về giáo dục trên toàn bộ các huyện và phân vùng kinh tế-xã hội của tỉnh. Như trên đã nêu, đây là một thành quả đáng kể trong việc phổ cập giáo dục mầm non của tỉnh. Tuy vậy, cần tiếp tục duy trì và tăng cường những nỗ lực để nâng cao tỷ lệ đi học mầm non đúng độ tuổi đặc biệt là trên các huyện nơi có tỷ lệ này thấp.

• Thứ hai, tuy thành quả giáo dục của nữ thấp hơn so với nam giới trong dân số chung, song số liệu về tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi hiện nay cho thấy tỷ lệ học sinh nữ học chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở và trung học phổ thông cao hơn so với nam. Rõ ràng đây là một thành quả đáng nói trong việc cải thiện cân bằng giới và giáo dục cho nữ qua thời gian. Xu hướng này cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu phân tích tình hình trẻ em tại các tỉnh khác25.

• Thứ ba, tuy đã có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao số lượng học sinh người DTTS và học sinh vùng nông thôn hoàn thành chương trình tiểu học, song tỷ lệ các em học chuyển tiếp lên học ở cấp trung học cơ sở sau đó trung học phổ thông vẫn còn rất hạn chế; thêm vào đó tỷ lệ học sinh DTTS chuyển tiếp từ THCS lên THPT ở Gia Lai cũng thấp hơn so với các tỉnh khác của khu vực Tây Nguyên.

• Có nhiều lý do lý giải cho xu hướng này: (i) do bản thân học sinh – vì rào cản ngôn ngữ dẫn đến việc dạy và học chất lượng thấp, học sinh không theo kịp dẫn đến chán học, bỏ học; (ii) do gia đình học sinh – hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên bắt con phải nghỉ học tham gia lao động; và (iii) sự quan tâm, phối hợp của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng địa phương chưa thực sự sâu sát và có hiệu quả. Tỷ lệ bỏ học của học sinh nam cao hơn nữ và điều đó cũng có thể là do áp lực kinh tế, xã hội bắt các em nam phải nghỉ học để giúp gia đình hoặc tìm việc làm kiếm tiền.

25 UBND tỉnh ninh Thuận và UNICEF 2012: Phân tích tình hình trẻ em ở Ninh Thuận; UBND An Giang và UNICEF 2012: Phân tích tình hình trẻ em tại An Giang

• Các số liệu cho thấy bây giờ là lúc tỉnh cần tiếp tục ưu tiên tập trung cho những nỗ lực nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học đối với học sinh người DTTS . Cùng với việc đó, việc nâng cao số lượng và chất lượng giáo viên người DTTS nhất là ở bậc mầm non và tiểu học cùng với tăng cường dạy, học hai buổi là những giải pháp tối ưu trong việc nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh DTTS.

• Cuối cùng, để hỗ trợ cho nỗ lực nói trên cần có những đánh giá chi tiết thông qua thu thập số liệu giáo dục từ đó xác định cụ thể các nhóm trẻ em nào dễ tổn thương nhất trong việc phải nghỉ học vào thời điểm cuối cấp tiểu học. Nhìn chung, kinh nghiệm ở những nơi khác cho thấy đối tượng này chủ yếu là trẻ em nông thôn, đặc biệt là các em trai người DTTS. Tuy nhiên cần có có sự đánh giá chi tiết, phân tổ các số liệu hiện nay về tỷ lệ đi học, bỏ học, hoàn thành tiểu học theo địa bàn và dân tộc, để từ đó đưa ra các bằng chứng tốt hơn cho các kế hoạch, hoạt động can thiệp.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

94

trẻ em cÓ hoÀn cẢnh Đặc bIệtChương 8

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

95

8.1 chất lượng và độ tin cậy số liệu

Đây là chương dựa vào thông tin, số liệu từ nhiều nguồn để đánh giá về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Gia Lai trong phân loại 10 nhóm đối tượng (và 4 nhóm kèm theo) theo Luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em.

Các nguồn thông tin về số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được sử dụng bao gồm: (i) Quyết đinh số 546 về Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015; (ii) Quyết định số 178 phê duyệt Chương trình Hành động vì trẻ em của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2020; (iii) Số liệu cho Nghiên cứu phân tích tình hình trẻ em do Sở SLĐTBXH cung cấp và (iv) Báo cáo Rà soát các chính sách, chương trình dự án cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em của tỉnh Gia Lai. Những nguồn thông tin nói trên được đối chiếu, so sánh với: (v) số liệu trẻ em khuyết tật do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp; (vi) số liệu trẻ em vi phạm pháp luật do Công an, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh cung cấp; và (vii) số liệu về trẻ em bị thương tật do Sở y tế cung cấp (xem Chương 5).

Trước hết cần lưu ý rằng có những khác biệt giữa các báo cáo khác nhau về số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở một vài nhóm đối tượng. Ở vài nhóm khác các con số theo năm dường như lại có sự thống nhất. Điều này đã làm cho việc phân tích thực trạng trở nên khó khăn kể cả theo khía cạnh số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc theo tỷ lệ số trẻ em được chăm sóc theo các loại hình khác nhau hoặc số được nhận hỗ trợ tài chính từ các chính sách bảo trợ xã hội.

Tại các tỉnh khác cũng có những khó khăn tương tự như trên trong việc thu thập và tổng hợp số liệu chính xác về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (như đã ghi chú trong các báo cáo PTTHTE trước đây tại Ninh Thuận, An Giang và Kon Tum).

Như thể hiện trong Bảng 9.1, có nhiều vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng và độ tin cậy của số liệu trong mỗi nhóm đối tượng trẻ em. Tuy việc các ngành khác nhau thu thập số liệu riêng để phục vụ cho mục đích báo cáo của mình là cần thiết, song việc này lại gây ra những khó khăn để có thể đưa ra một cơ sở dữ liệu thống nhất.

Có rất nhiều lý do cho những khó khăn nói trên:

• Thứ nhất, đối với một số nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có những khó khăn trong vấn đề định nghĩa và xác định đối tượng. Việc này rõ nhất đối với trẻ bị khuyết tật. Trong khi ngành Y tế sử dụng định nghĩa theo chuyên ngành mình về khuyết tật, ngành lao động lại dựa trên con số trẻ em khuyết tật được hưởng các hỗ trợ theo chính sách bảo trợ xã hội. Đối với một số loại khuyết tật, đặc biệt là khuyết tật về nhận thức và sức khỏe tâm thần, thường rất khó cho việc chẩn đoán và quyết định về mức độ; hầu hết cán bộ, nhân viên y tế và nghề công tác xã hội ở địa phương không có chuyên môn cho vấn đề này.

chương 8. trẻ em cÓ hoÀn cẢnh Đặc bIệt

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

96

bảng 9.1 thu thập và báo cáo số liệu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

hạng mục Số liệu thu thập và trách nhiệm báo cáo chất lượng số liệu

1

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi

Sở LĐTBXH – số trẻ khuyết tật trong các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước và tư nhân; Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện (bao gồm số trẻ em được chăm sóc tại cộng đồng và số trẻ được nhận hỗ trợ của Nhà nước).

Nhìn chung tin cậy nhưng có một số chưa thống nhất trong số liệu theo từng năm.

2

Trẻ em khuyết tật

Sở GD&ĐT – số trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và số khuyết tật đi học; Sở LĐTBXH – số trẻ khuyết tật trong các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước và tư nhân; Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện (bao gồm số trẻ em được chăm sóc tại cộng đồng và số trẻ được nhận hỗ trợ của Nhà nước).

Một số khác biệt trong số liệu báo cáo từ các nguồn khác nhau. Khó khăn trong xác định mức độ khuyết tật.

3

Trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam

Sở LĐTBXH – số trẻ khuyết tật trong các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước và tư nhân; Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện (bao gồm số trẻ em được chăm sóc tại cộng đồng và số trẻ được nhận hỗ trợ của Nhà nước).

Tin cậy

4

Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Sở YT – Báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện (bao gồm số trẻ em được chăm sóc trong cộng đồng và số trẻ được nhận hỗ trợ của Nhà nước).

Tin cậy

5

Trẻ phải làm việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại

Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện. Không tin cậy. Khó thu thập và không có hệ thống thu thập số liệu trên thực tế.

6Trẻ em lang thang hoặc trẻ em đường phố

Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện. Không tin cậy. Khó thu thập số liệu.

7 Trẻ làm việc xa gia đinh

Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện. Không tin cậy. Khó thu thập và không có hệ thống thu thập số liệu trên thực tế.

8 Trẻ vi phạm pháp luật

Sở LĐTBXH sử dụng số liệu từ các vụ việc bị điều tra của Công an tỉnh.Số liệu về nhóm này cũng có tại Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh; Sở Tư pháp có số liệu về số lượng các gia đình và trẻ em được nhận trợ giúp pháp lý.

Tuy số liệu báo cáo theo các vụ điều tra, khởi tố và xét xử là tin cậy, nhưng các con số đó không phản ánh hết thực tế (ví dụ: những trường hợp vi phạm ở mức xử lý dân sự).

9 Trẻ nghiện ma túy

Đa dạng. Công an tỉnh, Viện kiểm sát tỉnh, Tòa án tỉnh; Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện.

Không phản ánh hết. Số lượng trẻ em bị đưa đi quản lý không phản ánh hết được thực tế số trẻ em lạm dụng ma túy.

10 Trẻ bị lạm dụng tình dục

Sở LĐTBXH sử dụng số liệu từ các vụ bị điều tra của Công an tỉnh.Số liệu về nhóm này cũng có tại Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh; Sở Tư pháp có số liệu về số lượng các gia đình và trẻ em được nhận trợ giúp pháp lý.

Tin cậy nhưng không phản ánh hết. Số lượng các vụ được đưa ra pháp luật không phản ánh hết được số lượng xảy ra trên thực tế do có những yếu tố khá nhau về văn hoá.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

97

hạng mục Số liệu thu thập và trách nhiệm báo cáo chất lượng số liệu

12 Trẻ bị bắt cóc, buôn bán

Công an tỉnh, Viện kiểm sát tỉnh, Tòa án tỉnh; Sở LĐTBXH – báo cáo của các huyện.

Khó đánh giá được mức độ chính xác và tin cậy.

13 Trẻ bị tai nạn thương tích

Sở LĐTBXH sử dụng số liệu trẻ bị thương tích và tử vong từ Trung tâm Y tế dự phòng (Sở YT). Số liệu loại này cũng có tại Công an tỉnh về số vụ tai nạn và số tử vong (vd: tại nạn giao thông và đuối nước).

Nhìn chung tin cậy. Chỉ một tỷ lệ nhất định trẻ bị thương tích và tử vong được báo cáo qua hệ thống y tế.

• Thứ hai, một số nhóm đối tượng lại gặp khó khăn trong việc phân loại độ tuổi. Đây là vấn đề rõ nhất nằm trong đối tượng trẻ bị thương tật, trong đó ngành y tế - cả trong nước lẫn quốc tế - đều sử dụng phân loại theo nhóm tuổi 0-4, 5-14 và 15-19, trong khi hệ thống báo cáo ngành LĐTBXH phân định trẻ em là đối tượng dưới 16 tuổi.

• Thứ ba, các báo cáo khác nhau sử dụng các thuật ngữ không giống nhau, như ‘trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt’, ‘trẻ em cần sự chăm sóc đặc biệt’, ‘trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt’. Việc đó ảnh hưởng tới các con số đưa ra khi được báo theo nhiều ngành khác nhau và sử dụng cho những mục đích khác nhau.

• Thứ tư, có thể có những chênh lệch, thiếu thống nhất giữa các con số về số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các cộng tác viên địa phương báo cáo lên cho cấp xã, sau đó lên Sở LĐTBXH, và số liệu báo cáo của các ngành khác.

• Cuối cùng, việc định kỳ báo cáo và cập nhật số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ tất cả các địa phương trên toàn tỉnh trên thực tế thường gặp những khó khăn đáng kể trong quá trình thực hiện. Những khó khăn này còn ở mức nhiều hơn tại Gia Lai do tỉnh có nhiều đơn vị hành chính và quy mô dân số lớn.

8.2 tổng quan về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Bảng 9.2 là bảng tổng hợp các số liệu về số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Số liệu được ngành LĐTBXH cung cấp cho đợt nghiên cứu này là con số của các năm 2010, 2011 và 2012 và 2014. Theo những con số được cung cấp, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt dưới 16 tuổi trong tổng số trẻ trên địa bàn tỉnh là 1,44 phần trăm trong năm 2010 & 2011 và 2,75 phần trăm năm 2012 và 1,64 năm 2014. Cần lưu ý rằng đây là tỷ lệ thấp hơn so với một số tỉnh khác như Kon Tum (khoảng 3,3 phần trăm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2011 và 2012) và Ninh Thuận (khoảng 5,4 phần trăm trong năm 2009 và 2010)26. Tuy nhiên, lý do của việc Gia Lai có tỷ lệ thấp hơn hiện chưa được rõ nếu chỉ nhìn vào số liệu.

Số liệu từ các quyết định của tỉnh về Chương trình Bảo vệ trẻ em (2010) và Chương trình Hành động vì trẻ em (2012) dường như là số liệu cộng tổng của một số năm trước thời điểm báo cáo (Bảng 9.2). Điều này giải thích cho sự khác biệt trong số liệu về tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh.

Mặc dù có những khó khăn trong việc diễn giải số liệu như trên đã nêu, song vẫn có thể đưa ra đây một số nhận xét như sau:

trẻ mồ côi và bị bỏ rơi. Đã có sự khác nhau tương đối lớn trong số liệu báo cáo về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc nhóm trẻ mồ côi không nơi nương tựa và bị bỏ rơi: 1.418 trong năm 2011; 5.857 trong năm 2012; và 2.419 trong năm 2014 (Bảng 9.2). Việc đó có thể là do sự khác biệt giữa các con số báo cáo về số trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ với số trẻ mồ côi, bị bỏ rơi được sự hỗ trợ của nhà nước, trong khi đó tổng số tổng số trẻ bị mồ côi, bị bỏ rơi trong tỉnh có thể bao gồm cả số được chăm sóc ở nhà họ hàng hoặc tại cộng đồng

26 UBND tỉnh và UNICEF (2012) Phân tích tình hình trẻ em tại Ninh Thuận; UBND tỉnh và UNICEF (2014) Phân tích tình hình phụ nữ và trẻ em tại Kon Tum.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

98

bảng 9.2 Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

hạng mục 2010 2011 2012 2014

Nguồn: [2] [2] [2] [2]

I tổng số trẻ em dưới 16 tuổi 497.809 496.820 413.198 410.217

II tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (10 nhóm) 7.179 7.188 11.373 6.84

Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt (%) 1,44 1,44 2,75 1,64

1 Trẻ bị mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi 1.447 1.418 5.857 2.419

2 Trẻ em khuyết tật 4.047 4.050 3.666 3.316

3 Trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam 776 700 178 116

4 Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS 4 6 18 16

5 Trẻ phải làm việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại 316 449 1.014 610

6 Trẻ em lang thang 10 36 36 9

7 Trẻ bị lạm dụng tinh dục 18 24 25 23

8 Trẻ nghiện ma túy 0 0 1 0

9 Trẻ vi phạm pháp luật 181 155 218 216

10 Trẻ đi làm việc xa gia đinh 380 350 360 21

III các nhóm trẻ khác    

1 Trẻ bị bắt cóc, buôn bán 2 0 0 -

2 Trẻ bị tai nạn thương tích 694 1.376 1.264 170

3 Trẻ em thuộc hộ nghèo 79.520 60.800

Nguồn:[1] Quyết đinh số 546/QĐ-UBND (22/8/2011) về Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015.[2] Số liệu do Sở LĐTBXH cung cấp cho Nghiên cứu phân tích tình hình trẻ em.[3] Quyết định số 178/QD-UBND (17/4/2013) Phê duyệt Chương trình Hành động vì trẻ em của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2020. [4] Báo cáo SKHĐT-UNICEF (2014) Rà soát các chính sách, chương trình dự án cho đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em của tỉnh Gia Lai.

Theo báo cáo cho năm 2014, khoảng 35,8 phần trăm tổng số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nằm trong nhóm này. Tại thời điểm 2014, 217 trẻ mồ côi và bị bỏ rơi (khoảng 9 phần trăm) được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ của nhà nước hoặc tư nhân. (Phụ lục 1.53). Con số trong hai báo báo trước đó cho thấy, 98 phần trăm trẻ mồ côi và bị bỏ rơi năm 201027 và 100 phần trăm trong năm 201228 được nhận hỗ trợ

27 Báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2001-2010 và định hướng chương trình giai đoạn 2011-2020.

28 Quyết định số 178/QD-UBND (17/4/2013).

từ các chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, vẫn không có số liệu hoặc suy diễn từ số liệu hiện có về tỷ lệ số trẻ em được nhận hỗ trợ của nhà nước trong các chính sách bảo trợ xã hội đối với số em được chăm sóc tại gia đình họ hàng hoặc cộng đồng.

trẻ em khuyết tật. Các số liệu cung cấp cho nghiên cứu cho thấy tại thời điểm 2014 có 3.316 trẻ bị khuyết tật trong đó 114 em (khoảng 3,4 phần trăm) được chăm sóc hoặc nhận hỗ trợ phục hồi chức năng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước và tư nhân (Phụ lục 1.52). Theo hai báo cáo khác, tổng số trẻ khuyết tật vào

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

99

khoảng 7.000 trẻ. Hai báo cáo cho thấy, 97 phần trăm trẻ bị khuyết tật trong năm 201029 và 95 phần trăm trong năm 201230 được nhận hỗ trợ. Vì vậy, có thể nói phần lớn trẻ bị khuyết tật hiện được chăm sóc tại gia đình hoặc cộng đồng, tuy nhiên các báo cáo không đưa ra số liệu về số lượng hoặc tỷ lệ trẻ em được nhận hỗ trợ từ các chính sách bảo trợ xã hội.

Số liệu của Sở GD&ĐT cho biết trong số 1.201 trẻ khuyết tật đến trường, 93,2 phần trăm đang

29 Báo cáo tóm tắt Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em tại Gia Lai 2001-2010 và định hướng chương trình trong giai đoạn 2011-2020.

30 Quyết định số 178/QĐ-UBND (17/4/2013).

theo học ở bậc tiểu học trong năm học 2011-2012 (Phụ lục 1.52). Tỷ lệ này khá cao ở hầu hết các địa phương trừ Kông Chro (chỉ có 41 phần trăm) mặc dù vậy lý do của việc này không thể làm rõ nếu chỉ nhìn từ số liệu

trẻ em vi phạm pháp luật. Bảng 9.3 cho thấy số liệu về số vụ việc và đối tượng phạm pháp trong các vụ trẻ em vi phạm pháp luật là khác nhau giữa con số được điều tra, truy tố và đưa ra xét xử. Rất khó diễn giải từ số liệu theo từng năm do các vụ việc có thể được điều tra, truy tố, xét xử qua nhiều năm khác nhau. Ngoài ra cũng có sự khác nhau giữa số lượng vụ việc diễn ra và số lượng đối tượng tham gia.

bảng 9.3 Số vụ việc/người phạm tội trong các vụ trẻ em vi phạm pháp luật, 2011 & 2014

năm

tổng

số

ca

Số tr

ẻ em

Giế

t ngư

ời

cướp

tống

tiền

Xâm

hại

/ hi

ếp d

âm

cố ý

phạ

m tộ

i

trộm

cắp

cướp

giậ

t

Gây

rối t

rật

tự c

ông

cộng

cờ b

ạc

ngh

iện

ma

túy

bán

ma

túy

mại

dâm

Khác

các vụ việc điều tra

2011 184 - 3 16 6 4 28 77 11 11 1 - 3 - 24

2012 155 - 6 18 1 10 31 64 9 4 1 - - - 11

2013 171 277 2 9 2 7 26 77 11 3 3 1 1 29

2014 208 317 4 8 0 4 44 86 6 3 1 - 1 45

các vụ việc bị truy tố

2011 - 222 2 37 15 6 30 87 15 2 - - 4 - 36

2012 - 241 13 39 4 63 65 10 3 5 - 6 - 28

các vụ việc được đưa ra xét xử

2011 14 - 8 - 1 4 - - - - - - - - 1

2012 13 - 9 - - 1 - 2 1 1 - - - - -

Nguồn: số liệu cung cấp cho nghiên cứu của Công an tỉnh, Viện kiểm sát và TAND tỉnh.

Số liệu của Sở LĐTBXH sử dụng số các vụ được điều tra – 184 trong năm 2011 và 155 trong năm 2012 (Bảng 9.2). Việc sử dụng số liệu từ các vụ điều tra là hợp lý do nó đưa ra được một bức tranh toàn diện hơn về lượng trẻ em tương tác với pháp luật và phản ánh được số lượng các vụ việc được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Khoảng trên một nửa tổng số các vụ được điều tra từ 2011 đến 2014 (54,6 phần trăm) liên quan đến trộm cắp, cướp, giật, tiếp theo là đến cố ý gây thương tích (18 phần trăm). Theo số liệu của Công an tỉnh, hầu hết các vụ việc là do trẻ em nam thực hiện (97,8 phần trăm 2013 và 97,2 phần trăm năm 2014) và phần lớn các đối tượng vi phạm pháp luật là các em bỏ học (75,8 phần trăm 2013 và 64,1 phần trăm 2014). Điều đó cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa bỏ

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

100

học và vi phạm pháp luật; tuy nhiên chưa thể rút ra kết luận chính xác liệu bỏ học có phải là nguyên nhân trực tiếp hay không. Cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu hiểu sâu hơn vấn đề này trong đó xem xét tổng hợp các yếu tố và nguyên nhân tác động.

Trong 603 vụ việc được điều tra năm 2013 và 2014, 60,1 phần trăm bị đề nghị truy tố, 33,5 phần trăm xử lý hành chính, 3,9 phần trăm kiểm điểm, giáo dục tại xã, phường, thị trấn và 2,1 phần trăm đưa đi trường giáo dưỡng.

bạo lực và lạm dụng trẻ em. Cũng có thể đưa ra những nhận định tương tự qua việc diễn giải các con số về bạo lực và lạm dụng trẻ em xét theo góc độ các vụ việc có thể trải dài qua các năm khác nhau trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Số liệu của Sở LĐTBXH sử dụng số vụ lạm dụng tình dục trẻ em theo vụ việc được điều tra – 24 vụ trong năm 2011 và 28 trong năm 2012 (Bảng 9.1 và Bảng 9.4). Phần lớn các vụ việc được điều tra, truy tố và đưa ra xét xử là những vụ việc liên quan đến lạm dụng tình dục.

bảng 9.4 Số vụ việc/đối tượng vi phạm về bạo lực và lạm dụng tình dục trẻ em các năm 2011 & 2012

năm tổng số vụ

Giết trẻ em

hiếp trẻ em

Giao cấu với trẻ em

dâm ô với trẻ

em

cố ý gây

thương tích

bắt cóc và buôn bán trẻ

em

chứa chấp

trẻ em phạm

tội

Khác

các vụ được điều tra

2011 27 1 11 9 4 1 - - 1

2012 38 1 15 9 4 8 - - 1

2013 30 - 12 7 6 4 - - 1

2014 33 - 17 10 3 2 - - 1

các vụ truy tố

2011 34 - 20 10 4 - - - -

2012 35 - 18 20 5 - - - -

các vụ đưa ra xét xử

2011 19 5 14 - - - - - -

2012 12 - 12 - - - - - -

Nguồn: số liệu cung cấp cho nghiên cứu của Công an, Viện kiểm sát và TAND tỉnh.

Lao động trẻ em . Bảng 9.2 cho thấy trong năm 2012 có 360 trẻ em phải lao động trong các trang trại của gia đình và 1.014 em phải lao động trong các điều kiện nặng nhọc và độc hại, trong năm 2014 có 21trẻ em phải lao động trong các trang trại của gia đình và 610 em phải lao động trong các điều kiện nặng nhọc và độc hại . Đây là những con số dựa trên báo cáo của cấp xã, huyện cho Sở LĐTBXH. Mặc dù vậy, khó có thể đánh giá được mức độ tin cậy của những con số này nếu không điều tra chi tiết thêm. Cũng cần lưu ý rằng, trong báo cáo Phân tích Tình hình Trẻ em tại các tỉnh khác như

Kon Tum và An Giang, số lượng trẻ em phải lao động cũng thường gặp phải tình trạng con số báo cáo theo ước tính thấp hơn so với tình hình thực tế.

Chương 7 đã đưa ra lưu ý rằng tại Gia Lai vẫn còn nhiều trẻ em chưa hoàn thành tiểu học và trung học cơ sở. Số liệu về tỷ lệ nhập học cho thấy lượng học sinh chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học của trẻ em nam ít hơn so với nữ, hay nói cách khác số lượng nghỉ học của nam cao hơn trong giai đoạn chuyển tiếp từ cấp tiểu học; đồng thời tỷ lệ bỏ học của học sinh

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

101

dân tộc thiểu số cũng cao hơn so với học sinh người Kinh.

Do vậy, trên các địa bàn nông thôn của tỉnh Gia Lai, có một lượng tương đối lớn dân số tham gia lao động khi còn ít tuổi, hoặc làm cho các trang trại của gia đình hoặc đi làm thuê trả công bên ngoài. Thêm vào đó, trẻ em ở nhiều lứa tuổi nhất là vị thành niên thường xuyên tham gia vào các công việc giúp đỡ gia đình như lấy nước, lấy củi, chăn gia súc và thu hoạch mùa màng. Đây là loại hình lao động trẻ em không được đưa vào trong danh sách những công việc nặng nhọc và độc hại, tuy nhiên chúng có thể là những nguyên nhân dẫn đến trẻ em bỏ học hoặc gặp phải những tai nạn, thương tích trong quá trình lao động.

trẻ em bị thương tật. Số lượng trẻ em bị thương tật do Sở LĐTBXH báo cáo cho năm 2011 là 1.376 và 1.264 trong năm 2012 (Bảng 9.1). Những con số nói trên được trích từ các báo cáo của Sở Y tế (như được trình bày và thảo luận tại Chương 5). Tuy những số liệu đưa ra nhìn chung có độ tin cậy, song cũng cần lưu ý rằng các số liệu đó chỉ bao gồm số lượng tai nạn, thương tích và tử vong của trẻ em được báo cáo qua hệ thống y tế (các trạm y tế cấp xã và bệnh viện cấp tỉnh, huyện) chứ không bao gồm số ca tử vong khác (như tử vong do tại nạn giao thông và đuối nước do bên công an báo cáo).

Xã, phường phù hợp với trẻ em. Một điểm đáng lưu ý là so với các tỉnh khác, Gia Lai có số lượng xã, phường đạt tiêu chí phù hợp với trẻ em khá cao: 60,4 phần trăm năm 2012 và 79 phần trăm năm 2014 (Phụ lục 1.54). Điều đó thể hiện sự quan tâm, ưu tiên của chính quyền tỉnh, huyện trong vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, vẫn còn một số huyện có tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chí phù hợp với trẻ em ở mức thấp ví dụ như Đức Cơ chỉ có 10 xã đạt danh hiệu này.

cộng tác viên nghề công tác xã hội. Trong những năm vừa qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống cộng tác viên nghề công tác xã hội ở cộng đồng. Tại thời điểm năm 2014, 8 trong tổng số 17 huyện, thị đã có cộng tác viên nghề công tác xã hội ở địa phương nơi có dự án thí điểm, trong đó bao gồm T.p Pleiku, T.x An Khê và các huyện Krông Pa, Chư Sê, Chư Prông, Mang Yang, Kbang, Đắk Đoa (Phụ lục 1.55). Khoảng 56 phần trăm cộng tác viên địa phương là người DTTS. Tuy số lượng cộng tác viên địa phương nghề công tác xã hội đã gia tăng từ 245 năm 2012 lên 550 năm 2014, hệ thống bảo vệ trẻ em vẫn cần tiếp tục được mở rộng, tăng cường tại nhiều địa phương trong địa bàn tỉnh.

8.3 bảo trợ xã hội

Chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội là một thành phần quan trọng trong khung chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là thông qua việc cung cấp những hỗ trợ tài chính cho trẻ mồ côi và bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cùng với những hỗ trợ cho các gia đình và người bảo trợ, chăm sóc31.

Sau khi triển khai Nghị đinh 13 trong năm 2010, tổng số đối tượng thụ hưởng và ngân sách giải ngân tại Gia Lai đã tăng từ 10.498 người và 17,9 tỷ đồng năm 2010 lên 22.013 người vàv 59,5 tỷ đồng trong năm 2012 (Phụ lục 1.56), qua đó có thể thấy, trong những năm vừa qua tỉnh đã liên tục có những tiến bộ trong công tác bảo trợ xã hội.

31 Nghị định số 67/ND-CP (13/04/07) và Nghị định 13/ND-CP (27/02/10) về chính sách bảo trợ cho các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội; và Nghị định số 136/ND-CP (21/10/13) về hỗ trợ xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

102

bảng 9.5 Số lượng thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội và phân bổ vốn theo đơn vị hành chính, 2012

Đơn vị hành chính

tổng vốn phân bổ

(nghìn đồng)

tổng số trẻ thụ hưởng

(người)

Phân bổ vốn bình quân đầu người (nghìn

đồng)

Số trẻ em thụ hưởng chính sách (người)

% trẻ em thụ hưởng chính sách

T.p Pleiku 11.421.505 3.868 2.953 103 2,7

T.x An Khê 4.617.363 1.605 2.877 66 4,1

T.x Ayun Pa 2.732.021 1.030 2.652 86 8,3

Kbang 2.971.652 1.185 2.508 60 5,1

Đắk Đoa 4.544.734 1.705 2.666 42 2,5

Chư Păh 4.038.737 1.551 2.604 57 3,7

Ia Grai 3.908.110 1.605 2.435 148 9,2

Mang Yang 1.911.552 734 2.604 69 9,4

Kông Chro 941.036 372 2.530 49 13,2

Đức Cơ 2.247.476 874 2.571 67 7,7

Chư Prông 2.788.196 1.111 2.510 54 4,9

Chư Sê 4.181.277 1.488 2.810 130 8,7

Đắk Pơ 2.208.328 760 2.906 65 8,6

Ia Pa 1.862.942 815 2.286 147 18,0

Krông Pa 3.600.387 1.450 2.483 223 15,4

Phú Thiện 3.036.267 1.231 2.467 180 14,6

Chư Pưh 1.509.130 629 2.399 206 32,8

Toàn tỉnh 58.550.716 22.013 2.660 1.752 8,0

Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội – số liệu cung cấp cho nghiên cứu. Xem thêm số liệu cập nhật năm 2013 và 2014 tại phần phụ lục

Một điểm đáng lưu ý là tuy tổng số người thụ hưởng chính sách đã tăng 109 phần trăm giữa các năm 2010 và 2012, song số lượng trẻ em được thụ hưởng chính sách chỉ tăng khoảng 16 phần trăm (từ 1.512 đối tượng thụ hưởng năm 2010 lên 1.752 trong năm 2012). Lý do của sự khác biệt này chưa thể giải thích rõ ràng nếu chỉ nhìn vào số liệu; tuy nhiên con số tổng nói trên có thể bao gồm cả những gia đình thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó đã bao gồm số trẻ em được hưởng lợi.

Không có số liệu cụ thể về tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (như trong Bảng 9.2), hay về tỷ lệ các gia đình, người giám hộ được nhận hỗ trợ từ chính sách bảo trợ xã hội. Tuy vậy việc sử dụng các thông tin sẵn có có

thể đưa ra con số ước tính cho vấn đề này là khoảng 21 phần trăm năm 2010 và 26,3 phần trăm năm 2012.

Bảng 9.5 đưa ra con số chi tiết về số đối tượng thụ hưởng và lượng vốn phân bổ theo huyện trong năm 2012. Số lượng và tỷ lệ trẻ em thụ hưởng chính sách khác nhau theo từng huyện; với tỷ lệ trẻ thụ hưởng dao động từ 2,5 phần trăm tại Đắk Đoa, 2,7 phần trăm tại Pleiku và 3,7 phần trăm tại Chư Păh, lên tới 18 phần trăm tại Ia Pa và 32,8 phần trăm tại Chư Pưh. Tỷ lệ trẻ em được nhận hỗ trợ chính sách có vẻ tương đối thấp tại một số huyện khu vực trung tâm/phía Tây, nhất là ở Đắk Đoa, Chư Păh và Chư Prông, tương ứng với tổng số lượng dân số trên những huyện này. Trong quá trình hoàn thiện

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

103

báo cáo, Sở LĐ-TBXH đã cung cấp bổ sung số liệu cập nhật của năm 2013 và 2014 (tham khảo thêm ở phần phụ lục)

8.4 Kết luận và kiến nghị

Dựa trên việc phân tích những số liệu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có thể đưa ra một số kết luận và kiến nghị như sau:

• Thứ nhất, Bộ LĐTBXH cần phối hợp với Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn về việc củng cố đội ngũ các bộ chuyên trách cấp xã, cộng tác viên thôn, làng làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ này nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2020. Bộ LĐTBXH phối hợp với các bộ ngành liên quan cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống nhất về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó phân định rõ trách nhiệm thu thập số liệu của từng ngành và cơ chế phối hợp cung cấp số liệu.

• Thứ hai, đề nghị UBND tỉnh, Sở KH&ĐT lồng ghép các mục tiêu bảo vệ trẻ em vào Chiến lược và kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh và kế hoạch của từng ngành, bao gồm cả việc bố trí dòng ngân sách riêng về bảo vệ trẻ em.

• Thứ ba, về hệ thống thu thập và tổng hợp số liệu nói chung của Gia Lai trong lĩnh vực này, rõ ràng là số liệu của một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nên dựa trên cơ sở số liệu sẵn có của các sở, ngành trong tỉnh (ví dụ như số liệu tai nạn, thương tích trẻ em của Sở Y tế và số liệu trẻ em vi phạm pháp luật của Công an tỉnh). Với một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngành lao động cần tăng cường cải thiện hệ thống thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu từ cấp xã lên cấp huyện và tới cấp tỉnh (ví dụ như số liệu về trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và bị bỏ rơi, trẻ em bị khuyết tật và trẻ trẻ em phải lao động).

• Vấn đề nói trên đặt ra một câu hỏi quan trọng về mức độ trong đó Sở LĐTBXH cần phải thực hiện hệ thống báo cáo riêng từ xã huyện cho tới cấp tỉnh. Nhìn theo tổng thể, kiến nghị đưa ra là ngành LĐTBXH không nên đặt ra một hệ thống số liệu trùng lắp, song song tồn tại, mà thay vào đó tập trung nâng cao năng lực để cải thiện việc thu thập những số liệu không nằm trong các ngành khác, cũng như số liệu theo dõi những hỗ trợ trong chính sách bảo trợ xã hội.

• Đề nghị cần thiết lập các bộ số liệu cơ sở thống nhất về số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để hỗ trợ cho phân tích xu hướng này theo thời gian cũng như để đánh giá chính xác hơn tỷ lệ trẻ em cần sự chăm sóc và/hoặc hỗ trợ theo các loại hình khác nhau. Việc nói trên sẽ là nội dung quan trọng trong mục tiêu giám sát của Chương trình Bảo vệ trẻ em và Chương trình hành động vì trẻ em của tỉnh giai đoạn 2013-2020.

• Đề nghị trong hệ thống báo cáo về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần đưa ra những chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện tỷ lệ trẻ em ở mỗi nhóm đối tượng được nhận sự chăm sóc và hỗ trợ là bao nhiêu. Hiện tại, khó có thể bóc tách ra được thông tin này từ những báo cáo hiện hành, để trên cơ sở đó đánh giá mức độ hiệu quả hay phạm vi của các hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụ, Phụ lục 1 trong Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em (2001-2010)32 chỉ đơn giản nêu rằng trong năm 2010, 98 phần trăm trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi và 97 phần trăm trẻ khuyết tật ‘được nhận hỗ trợ’, mà không nêu cụ thể loại hỗ trợ gì.

32 Báo cáo tóm tắt về kết quả thưc hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em tại Gia Lai giai đoạn 2001-2010 và đinh hướng trong giai đoạn 2011-2020.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

104

• Cần sử dụng các mẫu báo cáo có tính thống nhất và toàn diện hơn nữa trong lĩnh vực này, ví dụ:

tổng số trẻ em bị khuyết tật người huyện

Số lượng và tỷ lệ trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng trong các trung tâm bảo trợ xã hội (nhà nước và tư nhân)

Số lượng & %

Số lượng và tỷ lệ trẻ em khuyết tật được nhận hỗ trợ bằng tiền mặt theo chính sách bảo trợ xã hội (Nghị định 136)

Số lượng & %

Số lượng và tỷ lệ trẻ em khuyết tật được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em và các quỹ khác của tỉnh

Số lượng & %

Số lượng và tỷ lệ trẻ em khuyết tật được nhận sự hỗ trợ y tế và/hoặc chăm sóc phục hồi chức năng

Số lượng & %

Số lượng và tỷ lệ trẻ em khuyết tật đi học (tiểu học, THCS, THPT)

Số lượng & %

• Đề nghị trong thời gian trước mắt cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin tốt hơn về tình hình trẻ em khuyết tật tại Gia Lai. Hiện đang tồn tại những chênh lệch, khác biệt và những khoảng trống trong số liệu về trẻ em bị khuyết tật. Nhằm đưa ra được các số liệu thống nhất cho tất cả các sở, ngành liên quan, đề nghị Cục thống kê đứng ra chủ trì việc tổng hợp số liệu trẻ khuyết tật đồng thời đưa các chỉ tiêu về trẻ khuyết tật vào trong Niên giám thống kê của tỉnh.

• Để thực hiện tốt quan điểm giáo dục cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử, không kỳ thị, thương hại người khuyết tật, cần xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách phù hợp với người khuyết tật. Đề nghị tỉnh cho chủ trương thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập của tỉnh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58 của Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT33.

33 Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDDT-LDTBXH (28/12/2012) quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ, giải thể của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

• Cuối cùng, như trên đã nêu, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nhận hỗ trợ về tài chính theo chính sách bảo trợ xã hội dường như vẫn còn khá thấp ở một số huyện và nằm trong số lượng tương ứng với dân số của huyện đó. Kiến nghị đưa ra ở đây là Sở LĐTBXH cần xem xét và theo dõi tình hình ở các huyện nói trên nhằm đảm bảo rằng mọi trẻ em đủ tiêu chuẩn để nhận hỗ trợ sẽ được đưa vào trong danh sách các đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

105

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

106

PhỤ LỤc

Phụ lục 1.1 thực trạng hạ tầng nông thôn tại các xã, thôn (2011)

Khu vực / tỉnh Xã có điện lưới

(%)

thôn có điện lưới

(%)

Xã có đường giao thông quanh năm

(%)

thôn có đường cho xe cơ giới

(%)

thôn có lớp mẫu giáo

(%)

cả nước 99,8 95,5 98,6 97,1 45,5

Khu vực:

Đồng bằng Sông Hồng 99,9 99,6 99,6 99,5 44,4

Trung du & miền núi phía Bắc 99,8 88,8 99,5 95,4 46,2

Ven biển Nam & Trung Bộ 99,6 98,1 99,2 98,1 41

Tây Nguyên 100 98,3 100 98,3 57,7

Đông Nam Bộ 100 99 99,8 99,8 42,3

ĐBSCL 100 99,4 93,1 92,5 48,7

tỉnh:

Gia Lai 100 99,5 100 100 68,4

Kon Tum 100 98,4 100 92,6 86,1

Đắk Lắk 100 96,8 100 100 48,7

Đắk Nông 100 97,9 100 96,7 42,9

Lâm Đồng 100 99,3 100 98,3 48,6

Nguồn: TCTK (2011) Báo cáo tóm tắt kết quả Điều tra Nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 2011

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

107

Phụ lục 1.2 các đặc điểm dân số: so sánh cả nước, trong khu vực và trong địa bàn tỉnh (2009)

Đơn vị hành chính

dân số tỷ lệ tăng dân số

hàng năm (%)

tỷ số giới tính

(nam / 100 nữ)

tỷ số giới tính khi

sinh (nam / 100 nữ)

Quy mô hộ (người

/ hộ)

tuổi thọ

trung bình (tuổi)

tổng tỷ số phụ

thuộc (%)

tỷ lệ dân số

thành thị (%)

mật độ

dân số (người / km2)

cả nước 85.789.573 1,2 98,1 110,5 3,8 72,8 46,3 - 259

Khu vực/tỉnh

Trung du và miền núi phía Bắc

11.064.449 1 99,9 108,5 4,0 70,0 49,9 16,0 116

Đồng bằng Sông Hồng 19.577.944 0,9 97,2 115,3 3,5 74,2 45,8 29,2 930

Ven biển Bắc và Nam Trung bộ

18.835.485 0,4 98,2 109,7 3,8 72,4 51,8 24,1 196

Tây Nguyên 5.107.437 2,3 102,4 105,6 4,1 69,1 57,9 27,8 93

Đông Nam Bộ 14.025.387 3,2 95,3 109,9 3,8 75,3 36,7 57,1 594

ĐBSCL 17.178.871 0,6 99,0 109,9 4,0 73,8 43,8 22,8 423

tỉnh:

Gia Lai 1.272.792 2,7 101,2 103,2 4,3 69,6 64,2 28,6 82

Kon Tum 430.037 3,1 103,2 103,6 4,2 66,2 65,6 33,8 44

Đắk Lắk 1.728.3802,2

102,2 104,9 4,2 70,7 55,6 22,5 132

Đắk Nông 489.442 108,8 102,2 4,1 69,3 58,9 14,8 75

Lâm Đồng 1.187.574 1,7 100,9 112,6 3,9 73,4 51,9 37,9 121

Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010) Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009: Những kết quả chính. NXB Thống kê Hà Nội.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

108

Phụ

lục

1.3

dân

số

các

tỉnh

tây

ngu

yên

chia

theo

dân

tộc

(199

9 &

200

9)

tỉnh

Gia

Lai

Kon

tum

Đắk

Lắk

Đắk

nôn

gLâ

m Đ

ồng

năm

1999

2009

1999

2009

1999

2009

1999

2009

1999

2009

tổng

dân

số

966.

950

1.27

4.41

231

4.21

643

0.13

31.

780.

735

1.73

3.62

4-

489.

392

998.

027

1.18

7.57

4

Kinh

56,3

755

,98

46,3

646

,77

70,2

267

-67

,93

77,0

975

,9

DTT

S m

iền

Bắc*

1,53

2,71

2,22

3,34

10,2

411

,16

-20

,04

4,67

5,04

Hoa

0,07

0,05

0,04

0,03

0,28

0,2

-0,

961,

541,

26

Xơ Đ

ăng

--

25,0

624

,36

0,32

0,46

--

-

Mnô

ng-

--

-3,

442,

33-

8,17

0,97

0,77

Cơ T

u-

--

--

--

--

-

Giẻ

-Triê

ng-

-8,

17,

36-

--

--

-

Co-

--

--

--

--

-

Gia

Rai

29,6

829

,21

5,06

4,79

0,67

0,93

--

--

Ba N

a12

,16

11,8

11,9

412

,55

--

--

--

Hrê

--

0,59

0,36

--

--

-

Ê Đ

ê-

--

-13

,99

17,2

2-

1,08

--

Sán

Chay

--

--

0,19

0,3

--

--

Bru-

Vân

Kiều

--

--

0,16

0,19

--

--

Mạ

--

--

0,31

0-

1,32

2,54

2,68

Cơ H

o-

--

--

--

-11

,31

12,2

7

Chu

Ru-

--

--

--

-1,

461,

57

Khác

0,19

0,25

0,63

0,44

0,18

0,21

-0,

50,

420,

51

* D

TTS

nhập

miề

n Bắ

c ba

o gồ

m: T

hái,

Tày,

Nùn

g, D

ao, M

ường

& H

môn

g.N

guồn

: TC

TK Tổ

ng Đ

iều

tra

Dân

số

và N

hà ở

199

9 &

200

9.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

109

Phụ lục 1.4 dân số chia theo giới tính, địa bàn cư trú và đơn vị hành chính (2009)

Đơn vị hành chínhtổng

dân sốnam nữ thành thị nông thôn

tổng % tổng % tổng % tổng %

toàn tỉnh 1274412 639831 50,21 634581 49,79 364064 28,57 910348 71,43

T.p Pleiku 208634 103304 49,51 105330 50,49 162051 77,67 46583 22,33

T.x An Khê 63375 31998 50,49 31377 49,51 41523 65,52 21852 34,48

T.x Ayun Pa 34890 17219 49,35 17671 50,65 20664 59,23 14226 40,77

Huyện Kbang 61682 31532 51,12 30150 48,88 15753 25,54 45929 74,46

Huyện Đắk Đoa 98251 49380 50,26 48871 49,74 8734 8,89 89517 91,11

Huyện Chư Păh 67315 33775 50,17 33540 49,83 5068 7,53 62247 92,47

Huyện Ia Grai 88613 44929 50,70 43684 49,30 9920 11,19 78693 88,81

Huyện Mang Yang 53160 26685 50,20 26475 49,80 7831 14,73 45329 85,27

Huyện Kông Chro 42635 21673 50,83 20962 49,17 9014 21,14 33621 78,86

Huyện Đức Cơ 62031 31211 50,32 30820 49,68 10607 17,10 51424 82,90

Huyện Chư Prông 97865 49412 50,49 48453 49,51 8346 8,53 89519 91,47

Huyện Chư Sê 165636 83172 50,21 82464 49,79 36227 21,87 129409 78,13

Huyện Đắk Pơ 38017 19217 50,55 18800 49,45 0  - 38017 100,00

Huyện Ia Pa 49030 24573 50,12 24457 49,88 0  - 49030 100,00

Huyện Krông Pa 72397 36184 49,98 36213 50,02 10403 14,37 61994 85,63

Huyện Phú Thiện 70881 35567 50,18 35314 49,82 17923 25,29 52958 74,71

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở Gia Lai 2009

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

110

Phụ

lục

1.5

dân

số

chia

theo

giớ

i tín

h, đ

ịa b

àn c

ư tr

ú, m

ật đ

ộ dâ

n số

đơn

vị h

ành

chín

h (2

012)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng d

ân

sốn

amn

ữth

ành

thị

nôn

g th

ônd

iện

tích

(k

m2 )

mật

độ

dân

số

(ngư

ời/k

m2 )

tổng

%

tổng

%

tổng

%

tổng

%

toàn

tỉnh

1342

696

6855

5351

.165

7143

48.9

3941

9729

.494

8499

70.6

1553

6.92

86.4

2

T.p

Plei

ku21

9451

1112

6450

.710

8187

49.3

1750

2179

.844

430

20.2

261.

9983

7.63

T.x

An

Khê

6509

233

656

51.7

3143

648

.344

283

68.0

2080

932

.020

0.65

324.

41

T.x

Ayun

Pa

3625

718

997

52.4

1726

047

.622

231

61.3

1402

638

.728

7.52

126.

1

Huy

ện K

bang

6439

233

549

52.1

3084

347

.917

202

26.7

4719

073

.318

41.8

634

.96

Huy

ện Đ

ắk Đ

oa10

4511

5255

850

.351

953

49.7

9585

9.2

9492

690

.898

8.66

105.

71

Huy

ện C

hư P

ăh69

663

3576

851

.333

895

48.7

5394

7.7

6426

992

.398

0.4

71.0

6

Huy

ện Ia

Gra

i91

726

4754

251

.844

184

48.2

1092

811

.980

798

88.1

1122

.29

81.7

3

Huy

ện M

ang

Yang

5794

629

105

50.2

2884

149

.884

7614

.649

470

85.4

1126

.77

51.4

3

Huy

ện K

ông

Chro

4466

823

107

51.7

2156

148

.398

7522

.134

793

77.9

1443

.13

30.9

5

Huy

ện Đ

ức C

ơ64

276

3312

251

.531

154

48.5

1163

418

.152

642

81.9

723.

1288

.89

Huy

ện C

hư P

rông

1043

0553

651

51.4

5065

448

.691

698.

895

136

91.2

1695

.52

61.5

2

Huy

ện C

hư S

ê11

1580

5651

650

.755

064

49.3

2778

224

.983

798

75.1

642.

9617

3.54

Huy

ện Đ

ắk P

ơ40

423

2038

150

.420

042

49.6

00.

040

423

100.

050

3.73

80.2

5

Huy

ện Ia

Pa

5167

226

328

51.0

2534

449

.00

0.0

5167

210

0.0

868.

559

.5

Huy

ện K

rông

Pa

7635

438

655

50.6

3769

949

.411

354

14.9

6500

085

.116

28.1

446

.9

Huy

ện P

hú T

hiện

7400

337

656

50.9

3634

749

.119

341

26.1

5466

273

.950

4.73

146.

62

Huy

ện C

hư P

ưh66

377

3369

850

.832

679

49.2

1192

218

.054

455

82.0

716.

9592

.58

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

3) N

iêm

giá

m T

hống

Gia

Lai

201

2

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

111

Phụ

lục

1.6

dân

số

dân

tộc

thiể

u số

theo

đơn

vị h

ành

chín

h (2

009)

dân

tộc

Đơn

vị h

ành

chín

h

tổng

%

tổng

t.p

Plei

kuA

n Kh

êA

yun

PaKb

ang

Đắk

Đ

oach

ư Pă

hIa

G

rai

man

g ya

ngKr

ông

cho

Đức

chư

Prôn

gch

ư Sê

Đắk

Ia P

aKr

ông

PaPh

ú th

iện

toàn

tỉnh

2086

3463

375

3489

061

682

9825

167

315

8816

353

160

4263

562

031

9786

516

5636

3801

749

030

7239

770

881

1273

962

 

Kinh

1817

6362

164

1821

535

542

4285

832

489

4795

220

880

1203

334

359

5179

284

247

2909

013

085

2215

527

779

7164

0356

.082

Jrai

2227

511

1633

924

1897

528

887

3944

161

1429

2675

332

988

6962

824

3052

549

350

3559

237

2302

29.1

45

Bana

2024

1013

1224

158

3593

050

2241

3071

228

531

6734

9533

7993

4218

1711

1115

0416

11.7

75

DTT

S m

iền

Bắc

1687

116

234

4847

440

299

1074

1476

613

783

1288

520

6284

011

4022

062

8134

997

2.74

0

Ê-đê

663

325

43

1812

413

610

02

3732

9443

10.

034

Chăm

295

126

- 6

51

- 6

12

61

579

- 65

90.

052

Xê D

ăng

422

121

154

610

 -- 

271

43

-  -

270

50.

055

Khm

er11

835

22

62

9- 

 -1

46

27 -

82

222

0.01

7

Hán

+ S

án D

ìu50

45

3048

627

334

1915

3820

130

1117

790

0.06

2

Hrê

413

115

44

98

 -9

46

87

9 -

128

0.01

0

Rag-

lai

15 -

22

32

12

- 1

162

11

2- 

500.

004

Mnô

ng15

14

55

25

34

146

123

67

193

0.00

7

Giẻ

Triê

ng21

- 1

22

74

- - 

- 2

11

73

152

0.00

4

Co12

4- 

1- 

2- 

 -- 

 -9

25

11

- 37

0.00

3

Mạ

- 2

- 2

22

11

12

12

- 1

- - 

170.

001

Ng

nước

ngo

ài1

111

- 10

6- 

 - 

- - 

- 1

 -- 

- 30

0.00

2

Khác

210

42

59

100

16

89

01

21

790.

006

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

0) Đ

iều

tra

Dân

số

và N

hà ở

Gia

Lai

200

9[1

] DTT

S m

iền

Bắc

bao

gồm

: Thá

i, Tà

y, N

ùng,

Dao

, Mườ

ng &

Hm

ông,

Cao

Lan

, Giá

y, K

hác.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

112

Phụ

lục

1.7

tỷ lệ

các

dân

tộc

theo

mỗi

đơn

vị h

ành

chín

h (2

009)

dân

tộc

Đơn

vị h

ành

chín

h

tổng

t.p

Plei

kuA

n Kh

êA

yun

PaKb

ang

Đắk

Đ

oach

ư Pă

hIa

Gra

im

ang

yang

Krôn

g ch

ức c

ơch

ư Pr

ông

chư

SêĐ

ắk P

ơIa

Pa

Krôn

g Pa

Phú

thiệ

n

toàn

tỉnh

2086

3463

375

3489

061

682

9825

167

315

8816

353

160

4263

562

031

9786

516

5636

3801

749

030

7239

770

881

1273

962

Kinh

1817

6362

164

1821

535

542

4285

832

489

4795

220

880

1203

334

359

5179

284

247

2909

013

085

2215

527

779

7164

03

%87

.198

.152

.254

.943

.648

.354

.139

.328

.255

.452

.950

.976

.526

.730

.639

.256

.1

Jrai

2227

511

1633

924

1897

528

887

3944

161

1429

2675

332

988

6962

824

3052

549

350

3559

237

2302

%10

.70.

046

.80.

019

.342

.944

.50.

13.

443

.133

.742

.00.

162

.368

.250

.229

.1

Bana

2024

1013

1224

158

3593

050

2241

3071

228

531

6734

9533

7993

4218

1711

1115

0416

%1.

01.

60.

037

.336

.67.

50.

057

.866

.90.

10.

05.

821

.08.

60.

01.

611

.8

DTT

S m

iền

Bắc

1687

116

234

4847

440

299

1074

1476

613

783

1288

520

6284

011

4022

062

8134

997

%0.

80.

20.

77.

50.

40.

41.

22.

81.

41.

313

.21.

22.

22.

30.

38.

92.

7

Khác

885

7190

111

4861

810

531

2969

166

166

7062

654

118

3293

%0.

40.

10.

30.

20.

00.

90.

10.

10.

10.

10.

20.

10.

20.

10.

90.

20.

3

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

0) Đ

iều

tra

Dân

số

và N

hà ở

Gia

Lai

200

9[1

] DTT

S m

iền

Bắc

bao

gồm

: Thá

i, Tà

y, N

ùng,

Dao

, Mườ

ng &

Hm

ông,

Cao

Lan

, Giá

y, K

hác.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

113

Phụ

lục

1.8

tỷ lệ

dân

tộc

tron

g cá

c đơ

n vị

hàn

h ch

ính

khác

nha

u (2

009)

dân

tộc

Đơn

vị h

ành

chín

h

tổng

t.p

Plei

kuA

n Kh

êA

yun

PaKb

ang

Đắk

Đ

oach

ư Pă

hIa

Gra

im

ang

yang

Krôn

g ch

ức c

ơch

ư Pr

ông

chư

SêĐ

ắk P

ơIa

Pa

Krôn

g Pa

Phú

thiệ

n

toàn

tỉnh

2086

3463

375

3489

061

682

9825

167

315

8816

353

160

4263

562

031

9786

516

5636

3801

749

030

7239

770

881

1273

962

Kinh

1817

6362

164

1821

535

542

4285

832

489

4795

220

880

1203

334

359

5179

284

247

2909

013

085

2215

527

779

7164

03

%25

,48,

72,

55,

06,

04,

56,

72,

91,

74,

87,

211

,84,

11,

83,

13,

910

0,0

Jrai

2227

511

1633

924

1897

528

887

3944

161

1429

2675

332

988

6962

824

3052

549

350

3559

237

2302

%6,

00,

04,

40,

05,

17,

810

,60,

00,

47,

28,

918

,70,

08,

213

,39,

610

0,0

Bana

2024

1013

1224

158

3593

050

2241

3071

228

531

6734

9533

7993

4218

1711

1115

0416

%1,

30,

70,

016

,123

,93,

30,

020

,419

,00,

00,

06,

35,

32,

80,

00,

710

0,0

DTT

S m

iền

Bắc

1687

116

234

4847

440

299

1074

1476

613

783

1288

520

6284

011

4022

062

8134

997

%4,

80,

30,

713

,81,

30,

93,

14,

21,

82,

236

,85,

92,

43,

30,

617

,910

0,0

Khác

885

7190

111

4861

810

531

2969

166

166

7062

654

118

3293

%26

,92,

22,

73,

41,

518

,83,

20,

90,

92,

15,

05,

02,

11,

919

,93,

610

0,0

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

0) Đ

iều

tra

Dân

số

và N

hà ở

Gia

Lai

200

9[1

] DTT

S m

iền

Bắc

bao

gồm

: Thá

i, Tà

y, N

ùng,

Dao

, Mườ

ng &

Hm

ông,

Cao

Lan

, Giá

y, K

hác.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

114

Phụ lục 1.9 cấu trúc tuổi dân số (2009)

nhóm tuổi tổng nam nữ

tổng 1274412 639831 634581

0 Tuổi 29512 15026 14486

1-4 Tuổi 115389 59284 56105

5-9 Tuổi 144888 74295 70593

10-14 Tuổi 147556 75365 72191

15-17 Tuổi 85188 43770 41418

18-19 Tuổi 50869 26359 24510

20-24 Tuổi 113793 57027 56766

25-29 Tuổi 112812 55796 57016

30-34 Tuổi 99114 50329 48785

35-39 Tuổi 87762 45459 42303

40-44 Tuổi 75415 38135 37280

45-49 Tuổi 64304 31776 32528

50-54 Tuổi 47163 23058 24105

55-59 Tuổi 30285 14432 15853

60-64 Tuổi 20685 9211 11474

65-69 Tuổi 16109 6899 9210

70-74 Tuổi 13095 5409 7686

75-79 Tuổi 10552 4439 6113

80-84 Tuổi 5347 2170 3177

85+ Tuổi 4574 1592 2982

Nguồn: TCTK Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

115

Phụ lục 1.10 cấu trúc tuổi dân số (1999)

nhóm tuổi tổng nam nữ

tổng 966950 487731 479219

0 Tuổi 26881 13499 13382

1-4 Tuổi 111417 56784 54633

5-9 Tuổi 137176 70332 66844

10-14 Tuổi 120376 61864 58512

15-17 Tuổi 60080 30523 29557

18-19 Tuổi 40488 21140 19348

20-24 Tuổi 86250 43964 42286

25-29 Tuổi 80091 40998 39093

30-34 Tuổi 70956 36221 34735

35-39 Tuổi 64151 32627 31524

40-44 Tuổi 46751 23664 23087

45-49 Tuổi 31593 15336 16257

50-54r Tuổi 22097 10330 11767

55-59 Tuổi 18630 8385 10245

60-64 Tuổi 16363 7206 9157

65-69 Tuổi 14723 6679 8044

70-74 Tuổi 8801 3938 4863

75-79 Tuổi 6038 2547 3491

80-84 Tuổi 2311 997 1314

85+ Tuổi 1777 697 1080

Nguồn: TCTK Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1999

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

116

Phụ lục 1.11 tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong trẻ em, trẻ dưới 1 tuổi: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh (2009 & 2012)

Đơn vị hành chính

2009 2012

tỷ lệ

sin

h th

ô(c

a si

nh /

1000

ngư

ời)

tổng

tỷ s

uất s

inh

(trẻ

/ ph

ụ nữ

)

tỷ lệ

phụ

nữ

có từ

3 c

on tr

ở lê

n (%

)

tỷ lệ

tử v

ong

trẻ

dưới

1 tu

ổi (c

a tử

von

g / 1

000

sinh

sốn

g)

tỷ lệ

tử v

ong

trẻ

(dướ

i 5 tu

ổi /

1000

sin

h số

ng)

tỷ s

uất s

inh

thô

(ca

sinh

/ 10

00 n

gười

)

tổng

tỷ s

uất s

inh

(trẻ

/ ph

ụ nữ

)

tỷ lệ

phụ

nữ

có từ

3 c

on tr

ở lê

n (%

)

tỷ lệ

tử v

ong

trẻ

dưới

1 tu

ổi

(ca

tử v

ong

/ 100

0 si

nh s

ống)

tỷ lệ

tử v

ong

trẻ

(dướ

i 5 tu

ổi /

1000

sin

h số

ng)

cả nước 17,8 2,03 16,1 16,0 24,1 16,9 2,05 14,2 15,4 23,2

Tây Nguyên 23,1 2,65 27,4 27,3 41,6 19,5 2,43 24,0 26,4 40,2

Gia Lai 23,9 2,88 31,5 25,8 39,4 19,4 2,36 26,5 30,8 47,2

Kon Tum 28,5 3,45 34,5 38,2 59,5 25,6 3,16 31,9 40,0 62,6

Đắk Lắk 19,7 2,45 25,45 22,1 33,5 18,5 2,31 19,2 24,6 37,4

Đắk Nông 22,8 2,72 27,6 26,8 41,0 21,5 2,65 26,8 28,5 43,6

Lâm Đồng 20,3 2,43 21,2 14,6 21,9 18,0 2,36 23,3 16,5 24,8

Nguồn: (i) Tổng cục Thống kê (2011) Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong tại Việt Nam: Mô hình, xu hướng và những khác biệt (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009). NXB Thống kê Hà Nội; (ii) Bộ Y tế (2011) Niên giám thống kê Y tê, Bộ Y tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2012) The 1/4/2012 Thời điểm điêu tra thay đổi dân số và kế hoạch hóa gia đình: Những kết quả chính. Tổng cục Thống kê Hà Nội

Phụ lục 1.12 tỷ số giới tính khi sinh: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh (2009)

Đơn vị hành chính tổng thành thị nông thôn

cả nước 110,5 110,6 110,5

Tây Nguyên 105,6 107,2 105,1

Gia Lai 103,2 110,2 101,2

Nguồn: TCTK Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 1999

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

117

Phụ lục 1.13 Quy mô trung bình hộ của nhóm thu nhập cao và thấp nhất: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh (2004 & 2010)

 Khu vực / tỉnh 2004 2010

tổng nhóm 1 nhóm 5 tổng nhóm 1 nhóm 5

cả nước 4,36 4,76 4 3,89 4,18 3,47

Khu vực / tỉnh

Đồng bằng Sông Hồng 3,92 3,81 3,7 3,65 3,45 3,56

Đông Băc 4,46 5,1 3,7 4,01 4,68 3,39

Tây Băc 5,15 5,93 3,5 4,58 5,55 3,49

Ven biển Bắc Trung Bộ 4,4 4,79 3,7 3,94 4,25 3,49

Ven biển Nam Trung Bộ 4,24 4,37 4 3,99 3,92 3,76

Tây Nguyên 5,09 5,92 4,2 4,34 5 3,75

Đông Nam Bộ 4,48 5,08 4,2 3,77 4,29 3,13

ĐBSCL 4,47 4,8 4 3,94 4,11 3,64

tỉnh:

Gia Lai 5,2 6,2 4,4 4,5 5,5 3,9

Kon Tum 5 6,3 3,9 4,4 5 3,7

Đắk Lắk 5,4 6,1 4,4 4,4 4,9 3,9

Đắk Nông 4,8 5,4 4,2 4,3 4,8 3,7

Lâm Đồng 4,7 5,3 4 4,1 4,6 3,5

Nguồn: TCTK (2011) Điều tra Mức sống dân cư và Hộ gia đình 2010

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

118

Phụ lục 1.14 Quy mô hộ: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh (2009)

diện tíchtỷ lệ hộ theo số lượng thành viên (%) Số thành

viên trung bình mỗi hộ

tổng tỷ số phụ thuộc

1 người

2-4 người

1-4 người

5-6 người

7+ người

chung            

cả nước 7,3 64,7 72 23 5,1 3,8 46.3

Tây Nguyên 5,3 58,8 64,1 27,4 8,5 4,1 57.9

Gia Lai 4,5 56,1 60,5 28,9 10,6 4,3 64.2

Thành thị            

cả nước 8,1 67,7 75,8 19,3 4,9 3,7

Tây Nguyên 7,7 65,3 73 21,9 5 3,7

Gia Lai 5,7 64,5 70,2 23,7 6,1 3,91

Nông thôn            

cả nước 6,9 63,4 70,3 24,6 5,1 3,9

Tây Nguyên 4,3 55,9 60,2 29,8 10,1 4,3

Gia Lai 3,9 52,2 56,1 31,3 12,6 4,46

Nguồn: Cục Thống kê Gia Lai (2010) Tổng Điêu tra Dân số và Nhà ở 2009

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

119

Phụ

lục

1.15

Quy

hộ c

hia

theo

đơn

vị h

ành

chín

h –

tổng

(200

9)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng s

ố hộ

Số h

ộ có

1

thàn

h vi

ênSố

hộ

2-4

thàn

h vi

ên

Số h

ộ có

1-

4 th

ành

viên

% h

ộ có

1-

4 th

ành

viên

Số h

ộ có

5-

6 th

ành

viên

% h

ộ có

5-6

th

ành

viên

Số h

ộ có

tr

ên 7

th

ành

viên

% h

ộ có

tr

ên 7

th

ành

viên

Quy

trun

g bì

nh

hộ (n

gười

)

toàn

tỉnh

2955

9513

216

1657

4417

8960

60,5

8544

628

,931

189

10,6

4,28

T.p

Plei

ku54

242

3322

3513

138

453

70,9

1254

423

,129

755,

53,

82

T.x

An

Khê

1562

181

292

1510

027

64,2

4385

28,1

1029

6,6

4,02

T.x

Ayun

Pa

7921

423

4228

4651

58,7

2263

28,6

1007

12,7

4,37

Huy

ện K

bang

1488

662

989

9896

2764

,740

8627

,411

737,

94,

13

Huy

ện Đ

ắk Đ

oa22

730

999

1242

713

426

59,1

6893

30,3

2411

10,6

4,31

Huy

ện C

hư P

ăh16

101

654

9487

1014

163

,046

9429

,212

667,

94,

17

Huy

ện Ia

Gra

i21

681

774

1355

814

332

66,1

6097

28,1

1252

5,8

4,08

Huy

ện M

ang

Yang

1196

849

063

1568

0556

,937

2831

,114

3512

,04,

41

Huy

ện K

ông

Chro

8799

353

4080

4433

50,4

2724

31,0

1642

18,7

4,77

Huy

ện Đ

ức C

ơ14

580

537

8569

9106

62,5

4194

28,8

1280

8,8

4,24

Huy

ện C

hư P

rông

2284

611

8312

553

1373

660

,168

5030

,022

609,

94,

26

Huy

ện C

hư S

ê35

737

1371

1764

519

016

53,2

1137

231

,853

4915

,04,

59

Huy

ện Đ

ắk P

ơ89

3045

748

6553

2259

,628

1231

,579

68,

94,

24

Huy

ện Ia

Pa

9915

277

4275

4552

45,9

3467

35,0

1896

19,1

4,89

Huy

ện K

rông

Pa

1478

350

569

0374

0850

,143

1029

,230

6520

,74,

81

Huy

ện P

hú T

hiện

1485

543

070

4574

7550

,350

2733

,823

5315

,84,

71

Ngu

ồn: C

ục T

hống

Gia

Lai

(201

0) Tổ

ng Đ

iêu

tra

Dân

số

và N

hà ở

200

9

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

120

Phụ

lục

1.16

Quy

hộ c

hia

theo

đơn

vị h

ành

chín

h –

thàn

h th

ị (20

09)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng s

ố hộ

Số h

ộ có

1

thàn

h vi

ênSố

hộ

2-4

thàn

h vi

ên

Số h

ộ có

1-

4th

ành

viên

% h

ộ có

1-

4th

ành

viên

Số h

ộ có

5-

6th

ành

viên

% h

ộ có

5-6

th

ành

viên

Số h

ộ có

tr

ên 7

th

ành

viên

% h

ộ có

tr

ên 7

th

ành

viên

Quy

trun

g bì

nh

hộ (n

gười

)

toàn

tỉnh

9280

252

9859

844

6514

270

,222

002

23.7

5658

6.1

3.91

T.p

Plei

ku43

123

2850

2904

231

892

74,0

9172

21.3

2059

4.8

3.75

T.x

An

Khê

1046

357

965

5771

3668

,226

8925

.763

86.

13.

96

T.x

Ayun

Pa

5278

356

3277

3633

68,8

1351

25.6

294

5.6

3.91

Huy

ện K

bang

4145

195

2903

3098

74,7

902

21.8

145

3.5

3.79

Huy

ện Đ

ắk Đ

oa22

4997

1509

1606

71,4

534

23.7

109

4.8

3.87

Huy

ện C

hư P

ăh12

9675

860

935

72,1

288

22.2

735.

63.

90

Huy

ện Ia

Gra

i26

1713

317

7619

0972

,963

924

.469

2.6

3.79

Huy

ện M

ang

Yang

1929

7712

2212

9967

,345

923

.815

17.

84.

01

Huy

ện K

ông

Chro

2077

121

1170

1291

62,2

527

25.4

259

12.5

4.29

Huy

ện Đ

ức C

ơ26

3796

1733

1829

69,4

674

25.6

134

5.1

4.02

Huy

ện C

hư P

rông

2166

117

1465

1582

73,0

476

22.0

108

5.0

3.84

Huy

ện C

hư S

ê83

4129

747

3650

3360

,324

3929

.286

910

.44.

32

Huy

ện Đ

ắk P

ơ0

00

00

00.

00

Huy

ện Ia

Pa

00

00

00

0.00

Huy

ện K

rông

Pa

2625

130

1703

1833

69,8

625

23.8

166

6.3

3.94

Huy

ện P

hú T

hiện

3856

175

1870

2045

53,0

1227

31.8

584

15.1

4.59

Ngu

ồn: C

ục T

hống

Gia

Lai

(201

0) Tổ

ng Đ

iêu

tra

Dân

số

và N

hà ở

200

9

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

121

Phụ

lục

1.17

Quy

hộ c

hia

theo

đơn

vị h

ành

chín

h –

nôn

g th

ôn (2

009)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng s

ố hộ

Số h

ộ có

1

thàn

h vi

ênSố

hộ

2-4

thàn

h vi

ên

Số h

ộ có

1-

4th

ành

viên

% h

ộ có

1-

4th

ành

viên

Số h

ộ có

5-

6th

ành

viên

% h

ộ có

5-6

th

ành

viên

Số h

ộ có

tr

ên 7

th

ành

viên

% h

ộ có

tr

ên 7

th

ành

viên

Quy

trun

g bì

nh

hộ (n

gười

)

toàn

tỉnh

2027

9379

1810

5900

1138

1856

,163

444

31,3

2553

112

,64,

46

T.p

Plei

ku11

119

472

6359

6831

61,4

3372

30,3

916

8,2

4,18

T.x

An

Khê

5158

233

2838

3071

59,5

1696

32,9

391

7,6

4,23

T.x

Ayun

Pa

2643

6795

110

1838

,591

234

,571

327

,05,

29

Huy

ện K

bang

1074

143

460

9565

2960

,831

8429

,610

289,

64,

26

Huy

ện Đ

ắk Đ

oa20

481

902

1091

811

820

57,7

6359

31,0

2302

11,2

4,36

Huy

ện C

hư P

ăh14

805

579

8627

9206

62,2

4406

29,8

1193

8,1

4,19

Huy

ện Ia

Gra

i19

064

641

1178

212

423

65,2

5458

28,6

1183

6,2

4,12

Huy

ện M

ang

Yang

1003

941

350

7354

8654

,632

6932

,612

8412

,84,

49

Huy

ện K

ông

Chro

6722

232

2910

3142

46,7

2197

32,7

1383

20,6

4,91

Huy

ện Đ

ức C

ơ11

943

441

6836

7277

60,9

3520

29,5

1146

9,6

4,29

Huy

ện C

hư P

rông

2068

010

6611

088

1215

458

,863

7430

,821

5210

,44,

31

Huy

ện C

hư S

ê27

396

1074

1290

913

983

51,0

8933

32,6

4480

16,4

4,67

Huy

ện Đ

ắk P

ơ89

3045

748

6553

2259

,628

1231

,579

68,

94,

24

Huy

ện Ia

Pa

9915

277

4275

4552

45,9

3467

35,0

1896

19,1

4,89

Huy

ện K

rông

Pa

1215

837

551

9955

7445

,836

8530

,328

9923

,85,

00

Huy

ện P

hú T

hiện

1099

925

551

7554

3049

,438

0034

,517

6916

,14,

75

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

0) Đ

iều

tra

Dân

số

và N

hà ở

Gia

Lai

200

9

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

122

Phụ

lục

1.18

thu

nhậ

p bì

nh q

uân

đầu

ngườ

i hàn

g th

áng

chia

theo

nhó

m th

u nh

ập: s

o sá

nh c

ả nư

ớc, t

heo

khu

vực

và th

eo tỉ

nh (2

002,

200

6 &

201

0)

Đơn

vị:

ngàn

đồn

g

Khu

vực

/ tỉn

h20

0220

0620

10

tổng

tổng

tổng

nhó

m 1

nhó

m 2

nhó

m 3

nhó

m 4

nhó

m 5

nhó

m 5

so

với

nhó

m 1

(lần

)

cả n

ước

356,

163

6,5

1387

,236

9,3

668,

510

00,2

1490

,434

11,0

8,1

Khu

vực:

Đồn

g bằ

ng S

ông

Hồn

g35

3,1

653,

315

68,2

467,

281

7,2

1158

,716

64,2

3734

,28,

0

Đôn

g Bắ

c26

8,87

511,

210

54,8

307,

950

6,8

748,

611

82,2

2530

,58,

2

Tây

Bắc

197,

032

7,5

741,

124

0,3

367,

953

6,0

827,

717

39,1

7,2

Ven

biển

Bắc

Tru

ng B

ộ23

5,4

418,

390

2,9

287,

249

4,7

722,

510

54,9

1959

,96,

8

Ven

biển

Nam

Tru

ng B

ộ30

5,9

550,

711

62,2

371,

162

7,3

876,

312

57,1

2683

,67,

2

Tây

Ngu

yên

244,

052

2,4

1088

,130

6,2

534,

579

9,7

1278

,025

28,6

8,3

Đôn

g N

am B

ộ61

9,7

1064

,721

65,0

627,

911

05,4

1582

,422

21,0

5293

,78,

4

ĐBS

CL37

1,3

627,

612

47,2

395,

566

1,4

936,

113

35,9

2909

,17,

4

tỉnh

:

Gia

Lai

235,

249

8,0

1027

,128

7,2

478,

676

1,4

1264

,423

49,5

8,2

Kon

Tum

234,

444

5,0

947,

335

7,5

511,

967

9,3

1037

,421

54,8

6,0

Đắk

Lắk

231,

450

7,0

1067

,829

8,6

554,

978

7,7

1229

,024

76,8

8,3

Đắk

Nôn

g-

506,

010

38,6

272,

048

0,0

739,

712

04,6

2521

,49,

3

Lâm

Đồn

g28

2,4

596,

012

57,5

351,

561

9,0

952,

214

64,8

2907

,48,

3

Ngu

ồn: T

CTK

(201

1) Đ

iều

tra

Mức

sốn

g dâ

n cư

Hộ

gia

đình

201

0

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

123

Phụ lục 1.19 tỷ lệ hộ nghèo: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh (2006, 2008, 2010 & 2012)

Khu vực / tỉnh 2006 2008 2010 (*) 2012

cả nước 15,5 13,4 14,2 11,1

Khu vực:

Đồng bằng Sông Hồng 10,1 8,7 8,4 6,0

Đông Bắc 22,2 20,1 24,2 19,4

Tây Bắc 39,4 35,9 39,4 33,0

Ven biển Bắc Trung Bộ 26,6 23,1 24,0 18,7

Ven biển Nam Trung Bộ 17,2 14,7 16,9 13,5

Tây Nguyên 24,0 21,0 22,2 17,5

Đông Nam Bộ 4,6 3,7 3,4 2,1

ĐBSCL 13,0 11,4 12,6 10,1

tỉnh:

Kon Tum 31,2 26,7 31,9 24,6

Gia Lai 26,7 23,7 25,9 22,4

Đắk Lắk 24,3 21,3 21,9 17,3

Đắk Nông 26,5 23,3 28,3 23,3

Lâm Đồng 18,3 15,8 13,1 10,4

Nguồn: TCTK (2013) Điều tra Mức sống dân cư và Hộ gia đình Việt Nam 2012.* Tỷ lệ nghèo 2010 được tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ cho giai đoạn 2011-2015 với mức 400.000 đồng một người một tháng khu vực nông thôn và 500.000 đồng một người một tháng khu vực thành thị.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

124

Phụ

lục

1.20

Số

hộ n

ghèo

tỷ lệ

hộ

nghè

o th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(tóm

tắt n

ăm 2

012

& 2

010)

Khu

vực

hành

ch

ính

tổng

số

hộtổ

ng s

ố hộ

dtt

Stổ

ng s

ố hộ

ngư

ời

Kinh

tổng

số

hộ

nghè

o

%

nghè

otổ

ng s

ố hộ

ngh

èo

ngườ

i Ki

nh

% h

ộ ng

ười

Kinh

ng

hèo

% h

ộ ng

hèo

là n

gười

Ki

nh

tổng

số

hộ

nghè

o d

ttS

% s

ô hộ

d

ttS

là h

ộ ng

hèo

% s

ố hộ

ng

hèo

hộ d

ttS

tổng

số

hộ c

ận

nghè

o

T.p

Plei

ku49

191

5892

4329

949

31,

026

00,

652

,723

34,

047

,377

4

T.x

An

Khê

1572

132

815

393

463

2,9

422

2,7

91,1

4112

,58,

972

2

T.x

Ayun

Pa

7924

3398

4526

795

10,0

252

5,6

31,7

543

16,0

68,3

398

Huy

ện K

bang

1528

473

1879

6662

0540

,610

3012

,916

,649

7568

,080

,219

02

Huy

ện Đ

ắk Đ

oa23

740

1243

611

304

5533

23,3

622

5,5

11,2

4911

39,5

88,8

1071

Huy

ện C

hư P

ăh16

568

7976

8592

3111

18,8

401

4,7

12,9

2710

34,0

87,1

1242

Huy

ện Ia

Gra

i22

185

1114

911

036

5357

24,1

912

8,3

17,0

4445

39,9

83,0

2163

Huy

ện M

ang

Yang

1208

769

7451

1334

3628

,455

410

,816

,128

8241

,383

,991

8

Huy

ện K

ông

Chro

9016

5639

3377

3718

41,2

185

5,5

5,0

3533

62,7

95,0

764

Huy

ện Đ

ức C

ơ15

276

6127

9149

2679

17,5

373

4,1

13,9

2306

37,6

86,1

683

Huy

ện C

hư P

rông

2409

110

586

1350

541

7517

,310

027,

424

,031

7330

,076

,0- 

Huy

ện C

hư S

ê25

485

1041

415

071

5219

20,5

595

3,9

11,4

4624

44,4

88,6

1213

Huy

ện Đ

ắk P

ơ93

1918

9574

2418

9320

,371

59,

637

,811

7862

,262

,273

4

Huy

ện Ia

Pa

1060

773

9732

1044

7642

,280

625

,118

,036

7049

,682

,0- 

Huy

ện K

rông

Pa

1576

599

8557

8071

5245

,412

8022

,117

,958

7258

,882

,111

98

Huy

ện P

hú T

hiện

1566

884

3572

3330

4519

,468

49,

522

,523

6128

,077

,595

6

Huy

ện C

hư P

ưh13

356

6348

7008

2498

18,7

331

4,7

13,3

2167

34,1

86,7

637

toàn

tỉnh

201

230

1283

1222

9717

8986

6004

819

,910

424

5,8

17,4

4962

440

,682

,618

974

toàn

tỉnh

201

028

8141

1308

5815

7283

7941

727

,516

550

10,5

20,8

6286

748

,079

,216

262

Ngu

ồn: S

ở La

o độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

(201

3) –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

125

Phụ

lục

1.21

tổn

g sả

n ph

ẩm q

uốc

nội v

à cấ

u tr

úc n

ền k

inh

tế (2

004

to 2

011)

năm

Gd

P th

eo g

iá s

o sá

nh n

ăm 2

010

(tỷ

đồng

)G

dP

theo

giá

hiệ

n hà

nh (t

ỷ đồ

ng)

cấu

trúc

Gd

P (%

)

tổng

nôn

g,

lâm

ngh

iệp

& th

ủy sả

n

công

ng

hiệp

xây

dựng

dịc

h vụ

tổng

nôn

g,lâ

m n

ghiệ

p &

thủy

sản

công

ng

hiệp

xây

dựng

dịc

h vụ

nôn

g,lâ

m n

ghiệ

p &

thủy

sản

công

ng

hiệp

xây

dựng

dịc

h vụ

2004

1008

1172

5978

475

1924

914

2113

123

4702

915

2309

936

1052

072

1340

052

49,1

222

,37

28,4

9

2006

1261

1111

6927

243

2809

317

2873

750

7383

814

3584

548

1870

781

1928

026

48,5

525

,34

26,1

1

2008

1589

9637

7759

832

4164

551

3973

671

1301

4316

6165

926

3339

064

3508

243

47,3

825

,66

26,9

6

2011

2304

6987

9207

019

7831

468

6005

224

2852

7131

1254

4284

8915

053

7063

944

43,9

731

,25

24,7

6

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

3) N

iêm

giá

m T

hống

Gia

Lai

201

2.

Phụ

lục

1.22

chi

tiêu

ngâ

n sá

ch tỉ

nh (2

008,

201

0 &

201

2 số

bộ)

hạn

g m

ục20

0820

1020

12 s

ơ bộ

.

tổng

chi

5.22

6.69

17.

668.

350

13.1

77.2

52

Đầu

tư p

hát t

riển

880.

444

1.31

4.06

52.

115.

465

Chi t

hườn

g xu

yên

1.93

7.80

53.

063.

043

6.13

8.96

2

Quả

n lý

hàn

h ch

ính,

đản

g, đ

oàn

thể

487.

225

742.

574

1.31

9.24

2

Các

hoạt

độn

g ki

nh tế

137.

380

241.

484

449.

444

Giá

o dụ

c, đ

ào tạ

o và

dạy

ngh

ề85

5.19

61.

239.

128

2.61

7.60

8

Y tế

, Dân

số

và K

HH

233.

092

474.

046

978.

191

An

ninh

hội

69.0

3662

.256

136.

100

Chi t

hườn

g xu

yên

khác

155.

876

303.

555

638.

377

Các

hạng

mục

chi

khá

c2.

408.

442

3.29

1.24

24.

922.

825

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

3) N

iêm

giá

m T

hống

Gia

Lai

201

2.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

126

Phụ

lục

1.23

các

chỉ

tiêu

cun

g cấ

p dị

ch v

ụ y

tế (2

012)

Đơn

vị h

ành

chín

h

chỉ t

iêu

cấp

huyệ

nch

ỉ tiê

u xã

/ ph

ường

chỉ t

iêu

thôn

bản

Số bệnh viện

Số giường bệnh

tổng số bác sỹ (bệnh viện và trạm xá)

Số bác sỹ trên 10,000 người

tổng số xã/phường

Số xã/phường có bác sỹ

% xã/phường có bác sỹ

Số xã/phường có y tá sản nhi/nữ hộ sinh

% xã/phường có y tá sản nhi/nữ hộ sinh

Số xã/phường đạt chuẩn quốc gia về y tế

% xã/phường đạt chuẩn quốc gia về y tế

tổng số thôn trong huyện/thị/thành phố

Số thôn có nhân viên y tế

% thôn có nhân viên y tế

T.p

Plei

ku4

900

176

 23

834

,823

100,

018

78,3

258

140

54,3

T.x

An

Khê

112

025

 11

327

,311

100,

08

72,7

4040

100,

0

T.x

Ayun

Pa

112

023

 8

00,

07

87,5

225

,055

2341

,8

Kban

g1

8017

 14

1410

0,0

1392

,912

85,7

168

148

88,1

Đắk

Đoa

170

1712

70,6

1710

0,0

1270

,615

614

794

,2

Chư

Păh

150

156

40,0

1510

0,0

853

,312

312

097

,6

Ia G

rai

150

12 

135

38,5

1310

0,0

430

,815

015

010

0,0

Man

g Ya

ng1

5012

 12

650

,011

91,7

433

,310

610

610

0,0

Kông

Chr

o1

5013

 14

17,

112

85,7

17,

111

411

410

0,0

Đức

170

16 

109

90,0

1010

0,0

660

,093

9310

0,0

Chư

Prôn

g1

6010

 20

945

,020

100,

01

5,0

173

173

100,

0

Chư

Sê1

100

18 

157

46,7

1510

0,0

16,

718

618

610

0,0

Đắk

150

11 

83

37,5

810

0,0

675

,073

7310

0,0

Ia P

a1

509

 9

444

,49

100,

00

0,0

7676

100,

0

Krôn

g Pa

170

12 

1413

92,9

1410

0,0

00,

014

514

510

0,0

Phú

Thiệ

n1

509

 10

110

,010

100,

00

0,0

109

109

100,

0

Chư

Pưh

130

94

44,4

910

0,0

333

,382

8210

0,0

toàn

tỉnh

2019

7038

222

105

47,3

217

97,7

8437

,821

0719

2591

,4

Ngu

ồn: S

ở Y

tế –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

127

Phụ

lục

1.24

các

chỉ

tiêu

về

chăm

sóc

sức

khỏ

e si

nh s

ản th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(201

2)

Đơn

vị h

ành

chín

htỷ

lệ tă

ng

dân

số

(%)

tỷ s

uất

sinh

thô

(%o)

Phụ

nữm

ang

thai

đượ

c kh

ám th

ai

≥ 3

lần

(%)

Phụ

nữm

ang

thai

tiê

m n

gừa

mũi

2 U

ốn

ván

(%)

Phụ

nữm

ang

thai

xét n

ghiệ

p h

IV/A

IdS

(%)

Sinh

con

tạ

i cơ

sở y

tế

huy

ện/

xã/p

hườn

g (%

)

Sinh

sự

giúp

đỡ

chuy

ên

môn

y tế

(%

)

trẻ

sơ s

inh

thiế

u câ

n (<

2500

g)

(%)

tỷ lệ

tử

vong

m

ẹ (t

rên

100.

000

ca s

inh)

tỷ lệ

tử

vong

sinh

(trê

n 10

00 c

a si

nh s

ống)

tỷ lệ

tử

vong

trẻ

dưới

5 tu

ổi

(trê

n 10

00

ca s

inh)

T.p

Plei

ku0,

541,

6282

,76

94,4

390

,33

93,9

695

,85

1,21

- 0,

481,

44

T.x

An

Khê

0,77

1,43

85,7

689

,92

83,4

491

,89

92,8

00,

98- 

2,10

7,02

T.x

Ayun

Pa

0,96

1,83

75,4

192

,50

83,4

492

,42

93,1

20,

77- 

0,00

0,00

Kban

g0,

781,

9066

,75

81,5

277

,39

62,7

663

,75

3,38

7,00

15,4

119

,82

Đắk

Đoa

1,12

2,29

63,6

689

,41

85,0

055

,04

56,8

02,

94- 

7,88

10,0

7

Chư

Păh

1,08

20,3

052

,58

81,1

175

,00

68,5

769

,31

5,20

- 6,

438,

41

Ia G

rai

1,30

2,26

57,7

987

,85

77,3

071

,65

72,1

31,

18- 

1,22

3,06

Man

g Ya

ng1,

452,

4554

,33

69,5

074

,18

48,5

550

,91

0,79

7,00

10,0

223

,38

Kông

Chr

o1,

512,

6924

,70

76,1

163

,35

43,9

246

,75

3,18

- 6,

8417

,49

Đức

1,60

2,80

55,0

475

,99

66,1

356

,93

58,9

35,

27- 

3,89

10,0

2

Chư

Prôn

g1,

152,

1859

,01

90,7

866

,83

47,9

348

,93

1,12

- 0,

950,

95

Chư

Sê1,

362,

6158

,17

78,2

046

,67

67,4

169

,72

2,42

- 3,

374,

12

Đắk

0,83

1,75

65,5

086

,70

70,7

469

,44

71,2

35,

1010

,00

3,02

21,1

6

Ia P

a1,

562,

4338

,00

60,5

058

,77

46,6

147

,89

1,64

9,00

4,25

11,9

1

Krôn

g Pa

1,24

2,36

42,2

063

,38

57,8

447

,12

48,9

35,

625,

003,

805,

43

Phú

Thiệ

n1,

121,

9958

,40

86,1

049

,99

41,5

846

,56

0,94

 -1,

262,

53

Chư

Pưh

1,99

2,72

67,5

276

,53

45,4

443

,77

48,8

11,

57- 

0,64

1,28

toàn

tỉnh

1,14

2,15

59,2

981

,21

69,3

161

,74

63,5

04,

2538

,00

3,11

5,88

Ngu

ồn: S

ở Y

tế –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

128

Phụ

lục

1.25

các

chỉ

tiêu

cun

g cấ

p dị

ch v

ụ ch

ăm s

óc s

ức k

hỏe

theo

đơn

vị h

ành

chín

h (2

012)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng s

ố xã

/ph

ường

tổng

số

y tá

sả

n nh

i/cô

đỡSố

trạm

y tế

/phư

ờng

có y

tá s

ản

nhi/c

ô đỡ

% tr

ạm y

tế

xã/p

hườn

g có

y tá

sản

nh

i/cô

đỡ

tổng

số

nhân

viê

n hộ

sin

h đư

ợc

đào

tạo

Số tr

ạm y

tế

xã/p

hươn

g có

nhâ

n vi

ên

hộ s

inh

được

đà

o tạ

o

% tr

ạm y

tế

xã/p

hươn

g có

nhâ

n vi

ên

hộ s

inh

được

đà

o tạ

o

Số n

hân

viên

hộ

sinh

ngư

ời

dtt

S đư

ợc

đào

tạo

% S

ố nh

ân

viên

hộ

sinh

ng

ười d

ttS

được

đào

tạo

T.p

Plei

ku23

3723

100

114

17,4

327

,3

T.x

An

Khê

1119

1110

02

19,

12

100,

0

T.x

Ayun

Pa

824

810

03

337

,53

100,

0

Kban

g14

2614

100

2412

85,7

1562

,5

Đắk

Đoa

1724

1710

02

211

,80

0,0

Chư

Păh

1525

1510

06

426

,74

66,7

Ia G

rai

1323

1310

013

969

,212

92,3

Man

g Ya

ng12

2212

100

187

58,3

1266

,7

Kông

Chr

o14

2114

100

166

42,9

1381

,3

Đức

1019

1010

013

990

,011

84,6

Chư

Prôn

g20

3120

100

2215

75,0

1672

,7

Chư

Sê15

1515

100

22

13,3

210

0,0

Đắk

88

810

05

562

,54

80,0

Ia P

a9

99

100

118

88,9

872

,7

Krôn

g Pa

1414

1410

011

750

,011

100,

0

Phú

Thiệ

n10

1010

100

66

60,0

610

0,0

Chư

Pưh

99

910

014

777

,813

92,9

toàn

tỉnh

222

336

222

100

179

107

48,2

147

82,1

Ngu

ồn: S

ở Y

tế –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

129

Phụ lục 1.26 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: so sánh cả nước, theo khu vực và theo tỉnh (2005 & 2011)

Khu vực / tỉnh2011 2005

nhẹ cân thấp còi nhẹ cân thấp còi

cả nước 16,8 27,5 25,2 29,6

Khu vực:

Đồng bằng Sông Hồng 12,7 22,7 21,3 24,4

Đông Băc 19,1 30,5 28,4 33,6

Tây Băc 22,1 33,6 30,4 35,6

Ven biển Bắc Trung Bộ 20,2 32 30 35,1

Ven biển Nam Trung Bộ 16,1 27,9 25,9 29,3

Tây Nguyên 25,9 37,3 34,5 41,5

Đông Nam Bộ 11,9 21,3 18,9 21,6

ĐBSCL 15,2 26,8 23,6 28,1

tỉnh:

Kon Tum 27,4 41,4 35,8 50

Gia Lai 25,4 36,1 33,4 36

Đắk Lắk 25,6 35,5 34,3 41,6

Đắk Nông 25,5 36,1 35,2 44

Lâm Đồng 15,1 25,7 23,4 27,5

Nguồn: Hệ thống giám sát dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

130

Phụ lục 1.27 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo đơn vị hành chính (2006 đến 2012)

Đơn vị hành chính

2006 2008 2010 2012

nhẹ cân thấp còi nhẹ cân thấp còi nhẹ cân thấp còi nhẹ cân thấp còi

T.p Pleiku 9,38   7,39   6,53   5,6 19,7

T.x An Khê 21,16   18,95   15,72   13,1 28,4

T.x Ayun Pa 10,32   15,53   8,3   7,8 35,7

Kbang 29,85   26,87   20,32   19,7 38,7

Đắk Đoa 23,39   220,6   18,11   16,9 37,2

Chư Păh 32,52   30,36   27,75   25,9 36,8

Ia Grai 26,39   26,27   25,8   21,1 29,7

Mang Yang 30,64   28,44   26   25,1 37,2

Kông Chro 36,58   34,03   31,85   30,7 40,2

Đức Cơ 31,29   26,36   25,05   22,6 29,6

Chư Prông 29,3   29,27   23,05   19,2 36,7

Chư Sê 30,18   29,36   24,29   23,39 30,5

Đắk Pơ 30,4   27,85   19,01   18,9 39,8

Ia Pa 29,91   29,5   26,8   27,3 39,5

Krông Pa 19,16   34,22   28,78   27,9 35,8

Phú Thiện     12,3   22,4   22,5 36,2

Chư Pưh         22   20,4 37,6

Nguồn: Sở Y tế – Số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

131

Phụ

lục

1.28

chỉ

tiêu

tiêm

chủ

ng th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(201

0 &

201

2)

Đơn

vị h

ành

chín

h

2010

2012

Số tr

ẻ dư

ới 1

tu

ổi

bcG

(%

)o

PV

(%)

dPt

(%

)h

ib

(%)

Sởi (

%)

Gan

b

(%)

tiêm

ch

ủng

đầy

đủ

(%)

Số tr

ẻ dư

ới 1

tu

ổi

bcG

(%

)o

PV

(%)

hib

(%

)Sở

i (%

)G

an b

(%

)ti

êm

chủn

g đầ

y đủ

(%

)

T.p

Plei

ku4.

471

82,2

74,3

29,8

43,6

100

31,1

97,6

4.58

799

,410

010

099

130,

999

T.x

An

Khê

1.34

480

94,9

56,7

29,6

100

40,1

98,7

1.37

210

099

,999

,999

,212

8,9

99,2

T.x

Ayun

Pa

1.06

187

,285

,726

,249

,280

,823

,878

,697

710

099

,299

,299

,220

7,4

99,2

Kban

g1.

396

87,9

8547

,641

,390

,544

,888

,91.

407

99,9

99,9

99,9

97,5

51,4

97,5

Đắk

Đoa

2.55

787

,675

28,9

38,8

84,9

18,7

80,7

2.62

010

095

,595

,597

,956

,397

,9

Chư

Păh

1.70

388

,780

,340

,223

,588

,331

,587

,71.

749

100

95,3

95,3

97,2

40,2

97,2

Ia G

rai

2.22

885

,886

,836

37,6

93,9

40,6

87,7

2.17

798

,398

,698

,695

,148

,695

,1

Man

g Ya

ng1.

500

100

100

51,9

51,5

100

44,8

100

1.57

110

099

,999

,999

,230

,699

,2

Kông

Chr

o1.

310

91,8

8562

,427

,184

8282

,81.

358

100

96,6

96,6

95,6

34,5

95,6

Đức

2.49

772

,465

36,8

23,5

65,3

22,1

62,4

2.55

710

010

010

099

,785

,499

,7

Chư

Prôn

g2.

728

80,9

76,8

46,7

22,1

8828

,486

,52.

675

100

98,4

98,4

99,2

59,2

99,2

Chư

Sê2.

800

8071

,129

,141

,576

32,7

67,3

2.80

598

,999

,610

098

,341

,898

,3

Đắk

990

86,6

85,4

39,9

47,1

91,9

29,8

97,2

975

100

93,9

93,9

92,9

7,6

92,9

Ia P

a1.

433

74,9

7040

,733

,279

33,1

69,9

1.26

710

094

,494

,498

11,3

98

Krôn

g Pa

2.04

484

,779

,741

,830

,486

3179

2.05

710

096

,396

,395

,564

,595

,5

Phú

Thiệ

n2.

079

86,8

77,4

37,5

27,6

8238

75,9

1.81

197

,393

9395

,119

,695

,1

Chư

Pưh

1.78

210

085

1838

,294

,424

,566

,51.

765

9995

,494

,897

,738

,897

,7

toàn

tỉnh

33.9

2385

,65

79,7

37,7

35,3

88,2

33,5

82,9

33.7

3099

,597

,797

,797

,765

,997

,7

Ngu

ồn: S

ở Y

tế –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

132

Phụ lục 1.29 các chỉ tiêu về hIV/AIdS (2006 đến 2012)

chỉ tiêunăm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1 Số ca nhiễm HIV được phát hiện 31 51 55 78 56 57 69

2 Số ca nhiễm HIV mới ở trẻ dưới 16 được phát hiện 0 0 1 2 1 0 0

3 Tỷ lệ lây nhiễm mới HIV trên 100.000 Người 2,58 4,16 4,4 6,09 4,3 4,31 5,7

4 Số người nhiễm HIV/AIDS tích lũy 327 378 433 511 567 624 693

5 Số trẻ dưới 16 tuổi nhiễm HIV/AIDS tích lũy 1 1 5 0 4 0 1

6 Số ca lây nhiềm từ mẹ sang con được phát hiện 1 1 5 0 3 0 1

Nguồn: Sở Y tế – Số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

133

Phụ

lục

1.30

tai

nạn

thươ

ng tí

ch tr

ẻ em

(201

1)

tỔn

G0

- 4 t

uổi

5 -1

4 t

uổi

15- 1

9 tu

ổi

tổng

nữ

tổng

nữ

tổng

nữ

tổng

nữ

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

ịa đ

iểm

xảy

ra t

ntt

  

  

  

  

  

  

  

  

 tổ

ng

5.95

751

1.62

416

193

252

01.

183

531

42

4.16

839

1.12

113

 Tr

ên đ

ường

4.07

237

1.33

39

162

114

00

673

319

72

3.14

631

1.06

87

 Ở

nhà

485

510

22

00

00

156

046

021

62

71

 Ở

trườ

ng84

85

864

311

120

186

029

057

14

194

 Ở

nơi

làm

việ

c72

01

00

00

00

00

011

00

0

 Ở

nơi

côn

g cộ

ng33

22

431

00

00

760

50

178

26

1

 H

ồ, a

o, s

ống,

suố

i14

82

590

00

00

922

370

460

210

2Lo

ại t

ntt

 tổ

ng

5.95

721

1.62

416

193

252

01.

183

531

42

4.16

839

1.12

113

 Ta

i nạn

gia

o th

ông

3.96

132

1.23

310

301

150

718

416

52

3.10

124

1.02

37

 Ta

i nạn

lao

động

( W

20- W

49)

570

20

00

00

160

00

270

00

 Sú

c vậ

t cắn

, đốt

( W

50- W

64)

115

00

00

00

052

00

052

00

0

 N

gã (

W01

- W19

)1.

155

419

02

131

012

011

00

760

763

428

2

 Đ

uối n

ước

118

015

00

00

062

00

045

014

0

 Bỏ

ng (

W85

- W99

; X00

-X19

)65

01

05

00

010

00

035

00

0

 N

gộ đ

ộc h

óa c

hất,

thức

ăn

( X25

- X29

; X4

0-X4

9)81

00

00

00

025

00

036

00

0

 Tự

sát

(X60

- X84

)11

40

30

00

00

109

00

00

00

0

 Bạ

o lự

c, x

ung

đột (

X85

- Y09

) 17

90

106

00

00

056

056

097

048

0

 Kh

ác11

275

744

271

250

251

170

1211

84

Ngu

ồn: S

ở Y

tế –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

134

Phụ

lục

1.31

tai

nạn

thươ

ng tí

ch tr

ẻ em

(201

2)

tỔn

G0

- 4 t

uổi

5 -1

4 t

uổi

15- 1

9 tu

ổi

tổng

nữ

tổng

nữ

tổng

nữ

tổng

nữ

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

thương tích

chết

ịa đ

iểm

xảy

ra t

ntt

  

  

  

  

  

  

  

  

 tổ

ng

9.56

188

4.98

837

125

081

01.

588

101.

021

93.

018

281.

578

16

 Tr

ên đ

ường

4.91

738

2.37

016

490

310

551

545

94

1.25

810

601

4

 Ở

nhà

2.73

621

1.29

58

760

500

410

323

22

999

639

94

 Ở

trườ

ng70

86

418

20

00

036

00

190

032

16

216

2

 Ở

nơi

làm

việ

c46

541

20

00

00

00

00

00

2

 Ở

nơi

côn

g cộ

ng97

815

810

90

00

013

72

100

339

23

348

4

 H

ồ, a

o, s

ống,

suố

i17

63

540

00

00

100

040

048

314

0

2Lo

ại t

ntt

 

 tổ

ng

9.56

188

4.98

837

125

081

01.

588

101.

021

93.

018

281.

587

16

 Ta

i nạn

gia

o th

ông

5.42

347

2.47

722

290

00

926

537

16

1.90

94

1.01

010

 Ta

i nạn

lao

động

( W

20- W

49)

1.11

113

696

50

00

023

93

236

124

114

702

 Sú

c vậ

t cắn

, đốt

( W

50- W

64)

00

00

960

00

00

00

00

00

 N

gã (

W01

- W19

)41

40

580

00

081

012

60

352

00

00

0

 Đ

uối n

ước

278

411

22

00

00

371

201

490

720

 Bỏ

ng (

W85

- W99

; X00

-X19

)31

90

108

00

00

00

00

021

10

00

 N

gộ đ

ộc h

óa c

hất,

thức

ăn

( X25

- X29

; X4

0-X4

9)21

30

202

00

00

00

00

011

00

0

 Tự

sát

(X60

- X84

)22

84

120

10

00

00

00

00

00

0

 Bạ

o lự

c, x

ung

đột (

X85

- Y09

) 16

20

430

00

00

00

00

162

00

0

 Kh

ác1.

413

2065

07

00

00

230

142

143

56

435

4

Ngu

ồn: S

ở Y

tế –

Số

liệu

cung

cấp

cho

ngh

iên

cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

135

Phụ

lục

1.31

các

chỉ

tiêu

nướ

c si

nh h

oạt v

à vệ

sin

h nô

ng th

ôn k

hu v

ực t

ây n

guyê

n (2

012)

tỉnh

dân

số

nông

thôn

(%)

dân

số

nông

thôn

đượ

c dù

ng n

ước

sạch

th

eo ti

êu c

huẩn

bộ

y tế

(%)

hộ

gia

đình

nhà

tiêu

hợp

vệ

sinh

(%)

trườ

ng h

ọc c

ó nư

ớc v

à nh

à ti

êu

hợp

vệ s

inh

trạm

y tế

nước

nhà

tiêu

hợ

p vệ

sin

h (%

)

Ubn

d x

ã có

ớc v

à nh

à ti

êu

hợp

vệ s

inh

(%)

chợ

có n

ước

nhà

tiêu

hợp

vệ

sinh

(%)

Gia

Lai

74,4

28,7

35,9

85,5

95,0

91,4

63,3

Kon

Tum

72,7

11,6

37,2

87,9

93,8

87,1

6,5

Lâm

Đồn

g75

,520

,050

,887

,089

,181

,442

,9

Đắk

Lắk

72,5

36,7

44,4

87,9

86,6

78,1

29,2

Đắk

Nôn

g73

,446

,052

,456

,178

,960

,6-

Ngu

ồn: T

rung

tâm

Quố

c gi

a về

nướ

c sạ

ch v

à vệ

sin

h m

ôi tr

ường

nôn

g th

ôn, M

ARD

(201

2)

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

136

Phụ

lục

1.32

các

chỉ

tiêu

nướ

c si

nh h

oạt v

à vệ

sin

h m

ôi tr

ường

theo

đơn

vị h

ành

chín

h (2

012)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng d

ân s

ố (n

gười

)tổ

ng s

ố hộ

Số n

gười

sử d

ụng

nước

an

toàn

tỷ lệ

ngư

ờisử

dụn

g nư

ớc

an to

àn (%

)

Số h

ộ có

nhà

tiêu

hợp

vệ

sin

h

tỷ lệ

hộ

cónh

à ti

êu h

ợp

vệ s

inh

(%)

trườ

ng h

ọc c

ó nư

ớc v

à nh

à ti

êu h

ợp v

ệ si

nh (%

)

trạm

y tế

nước

nhà

tiêu

hợp

vệ

sinh

(%)

Huy

ện M

ang

Yang

4913

110

951

3008

561

,227

8225

,468

,290

,9

Huy

ện Ia

Gra

i80

184

1932

669

733

87,0

7750

40,1

84,7

100,

0

T.x

An

Khê

2270

552

7621

625

95,2

1991

37,7

85,0

100,

0

Huy

ện K

rông

Pa

6616

413

086

4936

274

,614

0510

,787

,077

,0

Huy

ện C

hư S

ê86

925

1849

561

286

70,5

8318

45,0

80,0

64,3

T.x

Ayun

Pa

1534

529

3510

459

65,8

433

14,7

100,

075

,0

Huy

ện Ia

Pa

5005

210

404

2066

340

,514

5912

,766

,766

,7

Huy

ện P

hú T

hiện

5078

310

096

2642

352

,042

8842

,597

,110

0,0

Huy

ện Đ

ắk Đ

oa96

400

2158

588

145

91,4

7751

35,9

78,8

100,

0

T.p

Plei

ku46

326

1092

945

632

98,5

6602

60,4

100,

010

0,0

Huy

ện C

hư P

rông

8977

320

537

8049

289

,710

813

52,7

86,8

78,9

Huy

ện C

hư P

ưh55

851

1076

147

128

84,4

6052

56,2

89,6

100,

0

Huy

ện K

bang

4770

011

424

4430

192

,938

5233

,755

,010

0,0

Huy

ện C

hư P

ăh65

277

1435

261

107

93,6

5851

40,8

93,0

100,

0

Huy

ện Đ

ắk P

ơ43

379

9235

4127

595

,149

9754

,195

,088

,0

Huy

ện K

ông

Chro

3583

767

4217

366

48,5

571

8,5

50,0

62,0

Huy

ện Đ

ức C

ơ53

871

1221

741

979

77,9

5666

46,4

49,0

69,0

toàn

tỉnh

9557

0320

8351

7570

6179

,280

581

38,7

78,5

88,6

Ngu

ồn: T

rung

tâm

nướ

c sạ

ch v

à vệ

sin

h m

ôi tr

ường

nôn

g th

ôn tỉ

nh (2

013)

– H

ệ th

ống

giám

sát

NSV

SNT

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

137

Phụ lục 1.33 Đầu tư nước sinh hoạt nông thôn theo đơn vị hành chính (2006-10 & 2012-15)

Đơn vị hành chính Đầu tưcấp nước sinh hoạt an toàn

2006-2010 (triệu đồng)

tỷ lệ trong tổng mức

đầu tư 2006-2010

(%)

dân số nông thôn

2009

Đầu tư tính theo

đầu người giữa

2006-2010 (triệu đồng)

Đầu tư nước sinh hoạt theo kế hoạch

2012-2015 (triệu đồng)

tỷ lệ trong tổng đầu

tư theo kế hoạch

2012-2015 (%)

Kông Chro 12294 21.1 33621 365664 13510 17.7

Krông Pa 10973 18.9 61994 177001 4260 5.6

Mang Yang 5040 8.7 45329 111187 4320 5.7

Chư Păh 4607 7.9 62247 74012 - -

T.x Ayun Pa 4277 7.4 14226 300647 1100 1.4

Kbang 4003 6.9 45929 87156 4450 5.8

Ia Pa 3282 5.6 49030 66939 14479 18.9

Ia Grai 3074 5.3 78693 39063 6555 8.6

Đắk Đoa 2685 4.6 89517 29994 3300 4.3

Đắk Pơ 2248 3.9 38017 59131 3300 4.3

Chư Prông 1984 3.4 89519 22163 2200 2.9

Chư Sê 1934 3.3 129409 14945 6000 7.9

Đức Cơ 1781 3.1 51424 34634 6950 9.1

Chư Pưh - - - - 6000 7.9

Phú Thiện - - - - - -

T.x An Khê - - - - - -

T.p Pleiku - - - - - -

Nguồn: (i) Báo cáo số133/BC-UBND (27/10/2010) về kết quả thực hiện chương trình MTQG về nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2006-2010; (ii) Báo cáo số 140/BC-UBND (12/09/2012) kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh nông thôn trong năm 2013 và giai đoạn 2013-2015.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

138

Phụ lục 1.34 ngân sách ngành giáo dục 2011 & 2012

Triệu đồng

hạng mục ngân sách 2011 2012

tổng 1707399 2326113

1 Ngân sách chi thường xuyên 1447306 2066673

1.1 Lương và chi liên quan đến lương 1254665 1737335

1.2 Ngân sách chi thường xuyên ngoài lương 192641 329338

2 Ngân sách đầu tư 232403 227020

3 Vốn sự nghiệp 27690 32420

nhà trẻ và mẫu giáo    

tổng 239385 354025

1 Ngân sách chi thường xuyên 196685 312295

1.1 Lương và chi liên quan đến lương 160502 243322

1.2 Ngân sách chi thường xuyên ngoài lương 36183 68973

2 Ngân sách đầu tư 42700 41730

tiểu học    

tổng 748477 1021765

1 Ngân sách chi thường xuyên 692917 977795

1.1 Lương và chi liên quan đến lương 608911 843495

1.2 Ngân sách chi thường xuyên ngoài lương 84006 134300

2 Ngân sách đầu tư 55560 43970

trung học cơ sở    

tổng 488020 666148

1 Ngân sách chi thường xuyên 394682 575708

1.1 Lương và chi liên quan đến lương 341543 473216

1.2 Ngân sách chi thường xuyên ngoài lương 53139 120492

2 Ngân sách đầu tư 93338 90440

trung học phổ thông    

tổng 203827 251755

1 Ngân sách chi thường xuyên 163022 200875

1.1 Lương và chi liên quan đến lương 143709 177302

1.2 Ngân sách chi thường xuyên ngoài lương 19313 23573

2 Ngân sách đầu tư 40805 50880

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo – số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

139

Phụ

lục

1.35

thà

nh q

uả g

iáo

dục

cao

nhất

của

dân

số

trên

5 tu

ổi th

eo g

iới t

ính:

so

sánh

cả

nước

, the

o kh

u vự

c và

theo

tỉnh

(200

9)

Khu

vực

/ tỉn

h

tỷ lệ

ngư

ời c

hưa

hoàn

thàn

h ti

ểu h

ọctỷ

lệ n

gười

đã

hoàn

thàn

hti

ểu h

ọctỷ

lệ n

gười

đã

hoàn

thàn

h th

cStỷ

lệ n

gười

đã

hoàn

thàn

h th

Pt

tổng

nam

nữ

tổng

nam

nữ

tổng

nam

nữ

tổng

nam

nữ

cả n

ước

22,7

21,2

24,1

27,6

27,8

27,4

23,7

24,3

23,2

20,8

23,2

18,5

Tây

Ngu

yên

25,7

25,4

26,0

30,9

31,4

30,4

20,8

21,6

20,0

13,7

15,1

12,2

Gia

Lai

28,3

28,8

27,8

28,3

29,5

27,1

16,9

17,8

16,1

10,6

12,1

9,0

Ngu

ồn: T

CTK

(201

1) G

iáo

dục

ở Vi

ệt N

am: P

hân

tích

các

chỉ s

ố ch

ủ yế

u (T

ổng

điều

tra

Dân

số

và N

hà ở

200

9)

Phụ

lục

1.36

thà

nh q

uả g

iáo

dục

cao

nhất

của

dân

số

trên

5 tu

ổi th

eo d

ân tộ

c: s

o sá

nh c

ả nư

ớc, t

heo

khu

vực

và th

eo tỉ

nh (2

009)

Khu

vực

/ tỉn

h

tỷ lệ

ngư

ời c

hưa

hoàn

thàn

h ti

ểu h

ọctỷ

lệ n

gười

đã

hoàn

thàn

hti

ểu h

ọctỷ

lệ n

gười

đã

hoàn

thàn

h th

cStỷ

lệ n

gười

đã

hoàn

thàn

h th

Pt

tổng

Kinh

dân

tộc

khác

tổ

ngKi

nhd

ân tộ

c kh

áctổ

ngKi

nhd

ân tộ

c kh

áctổ

ngKi

nhd

ân tộ

c kh

ác

cả n

ước

22,7

21,5

30,2

27,6

27,6

28,0

23,7

25,1

15,2

20,8

22,7

9,0

Tây

Ngu

yên

25,7

20,5

36,3

30,9

33,0

26,8

20,8

26,4

9,6

13,7

18,6

3,8

Gia

Lai

28,3

21,6

36,6

28,3

33,8

21,6

16,9

25,5

6,5

10,6

17,5

2,1

Ngu

ồn: T

CTK

(201

1) G

iáo

dục

ở Vi

ệt N

am: P

hân

tích

các

chỉ s

ố ch

ủ yế

u (T

ổng

điều

tra

Dân

số

và N

hà ở

200

9)

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

140

Phụ lục 1.37 thành quả giáo dục cao nhất của dân số trên 5 tuổi theo đơn vị hành chính (2009)

Đơn vị hành chính

tổng

dân

số

từ 5

tuổi

trở

lên

đi h

ọc

Số n

gười

thàn

h qu

ả gi

áo d

ục c

ao

nhất

là b

ậc ti

ểu h

ọc

% n

gười

thàn

h qu

ả gi

áo d

ục c

ao

nhất

là b

ậc ti

ểu h

ọc

Số n

gười

thàn

h qu

ả gi

áo d

ục c

ao

nhất

là b

ậc t

hcS

% n

gười

thàn

h qu

ả gi

áo d

ục c

ao

nhất

là b

ậc t

hcS

Số n

gười

thàn

h qu

ả gi

áo d

ục c

ao

nhất

là b

ậc t

hPt

% n

gười

thàn

h qu

ả gi

áo d

ục c

ao

nhất

là b

ậc t

hPt

T.p Pleiku 127314 23224 18,2 51202 40,2 52888 41.5

T.x An Khê 40015 10839 27,1 18062 45,1 11114 27.8

T.x Ayun Pa 17961 4411 24,6 7066 39,3 6484 36.1

Kbang 30844 9893 32,1 13625 44,2 7326 23.8

Đắk Đoa 47200 18076 38,3 20571 43,6 8553 18.1

Chư Păh 32243 11812 36,6 14246 44,2 6185 19.2

Ia Grai 45565 12737 28,0 22572 49,5 10256 22.5

Mang Yang 23603 9962 42,2 9698 41,1 3943 16.7

Kông Chro 18451 8993 48,7 6739 36,5 2719 14.7

Đức Cơ 31632 8611 27,2 15950 50,4 7071 22.4

Chư Prông 51094 17723 34,7 24386 47,7 8985 17.6

Chư Sê (+Chư Pưh) 77586 30058 38,7 33349 43,0 14179 18.3

Đắk Pơ 21161 7480 35,3 9718 45,9 3963 18.7

Ia Pa 20969 8574 40,9 8894 42,4 3501 16.7

Krông Pa 28501 11186 39,2 11716 41,1 5599 19.6

Phú Thiện 33765 11426 33,8 16304 48,3 6035 17.9

toàn tỉnh 647904 205005 31,6 284098 43,8 158801 24.5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở Gia Lai 2009

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

141

Phụ lục 1.38 thành quả giáo dục cao nhất của dân số trên 5 tuổi theo nhóm tuổi (2009)

Độ tuổi Số người từ 5 tuổi trở lên

Số người hiện đang

đi học

% người hiện đang

đi học

Số người đã đi học trước đây

% người đã đi học trước đây

Số người chưa bao giờ đi học

% người chưa bao giờ đi học

tổng 1129511 310818 27,5 647904 57,4 170769 15,1

5 Tuổi 28769 21689 75,4 67 0,2 7013 24,4

6-10 Tuổi 143478 128893 89,8 3427 2,4 11144 7,8

11-14 Tuổi 120197 95048 79,1 18694 15,6 6453 5,4

15-17 Tuổi 85188 45979 54,0 34498 40,5 4711 5,5

18-19 Tuổi 50869 10181 20,0 36253 71,3 4435 8,7

20-14 Tuổi 113793 5383 4,7 95488 83,9 12922 11,4

25-29 Tuổi 112812 1768 1,6 94202 83,5 16840 14,9

30-39 Tuổi 186876 1427 0,8 153701 82,2 31747 17,0

40-49 Tuổi 139719 423 0,3 114547 82,0 24749 17,7

50+ Tuổi 147810 27 0,0 97027 65,6 50755 34,3

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở Gia Lai 2009.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

142

Phụ

lục

1.39

thà

nh q

uả g

iáo

dục

cao

nhất

của

dân

số

trên

5 tu

ổi th

eo đ

ịa b

àn c

ư tr

ú và

đơn

vị h

ành

chín

h (2

009)

Đơn

vị h

ành

chín

h

tổng

thàn

h th

ịn

ông

thôn

Số n

gười

từ

5 tu

ổi

trở

lên

hiệ

n đa

ng đ

i họ

c (%

)

Đã

đi h

ọc

trướ

c đâ

y (%

)

chưa

bao

gi

ờ đế

n tr

ường

(%

)

Số n

gười

từ

5 tu

ổi

trở

lên

hiệ

n đa

ng đ

i họ

c

Đã

đi h

ọc

trướ

c đâ

y (%

)

chưa

bao

gi

ờ đế

n tr

ường

(%

)

Số n

gười

từ

5 tu

ổi

trở

lên

hiệ

n đa

ng đ

i họ

c

Đã

đi h

ọc

trướ

c đâ

y (%

)

chưa

bao

gi

ờ đế

n tr

ường

(%

)

T.p

Plei

ku18

8717

28,7

67,5

3,8

4271

729

,168

,72,

341

764

27,5

63,2

9,3

T.x

An

Khê

5771

928

,169

,32,

510

574

27,9

70,4

1,7

1982

028

,667

,34,

1

T.x

Ayun

Pa

3139

627

,957

,214

,953

6628

,566

,35,

212

587

27,0

43,6

29,4

Kban

g55

357

30,4

55,7

13,9

4717

32,6

62,9

4,5

4089

129

,553

,217

,3

Đắk

Đoa

8616

926

,854

,818

,424

3430

,864

,25,

078

265

26,4

53,8

19,7

Chư

Păh

5991

826

,953

,819

,315

4534

,060

,35,

755

377

26,3

53,3

20,4

Ia G

rai

7865

325

,357

,916

,825

9629

,266

,54,

369

768

24,7

56,8

18,4

Man

g Ya

ng46

182

28,7

51,1

20,2

2281

32,7

57,2

10,1

3919

828

,050

,022

,0

Kông

Chr

o36

916

24,2

50,0

25,8

2269

28,5

61,2

10,3

2894

423

,146

,930

,0

Đức

5443

526

,658

,115

,329

5431

,166

,02,

944

928

25,7

56,4

17,9

Chư

Prôn

g86

268

26,3

59,2

14,5

2313

30,7

62,7

6,7

7872

525

,859

,515

,3

Chư

Sê (+

Chư

Pưh)

1441

3628

,253

,818

,010

001

31,0

58,6

10,3

1118

8727

,452

,420

,2

Đắk

3401

028

,562

,29,

30

0,0

0,0

0,0

3401

028

,562

,29,

3

Ia P

a43

323

25,4

48,4

26,2

00,

00,

00,

043

323

25,4

48,4

26,2

Krôn

g Pa

6334

928

,445

,026

,628

1230

,064

,25,

852

978

28,6

42,4

30,8

Phú

Thiệ

n62

963

27,2

53,6

19,2

4389

27,5

54,6

17,9

4701

627

,053

,319

,7

toàn

tỉnh

 27

,456

,116

,5 

26,5

55,2

5,8

 26

,853

,919

,4

Ngu

ồn: C

ục T

hống

tỉnh

(201

0) Đ

iều

tra

Dân

số

và N

hà ở

Gia

Lai

200

9.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

143

Phụ lục 1.40 thành quả giáo dục cao nhất của dân số trên 5 tuổi theo giới tính và đơn vị hành chính (2009)

Đơn vị hành chính

nam nông thôn nữ nông thôn

Số người

từ 5 tuổi trở

lên

hiện đang đi học

(%)

Đã đi học

trước đây (%)

chưa bao giờ

đến trường

(%)

Số người

từ 5 tuổi trở

lên

hiện đang đi học

(%)

Đã đi học

trước đây (%)

chưa bao giờ

đến trường

(%)

T.p Pleiku 20817 27,0 67,1 5,9 20947 28,0 59,4 12,7

T.x An Khê 10161 28,6 68,6 2,8 9659 28,6 65,9 5,4

T.x Ayun Pa 6126 27,4 50,2 23,9 6371 27,0 37,9 35,0

Kbang 20818 28,9 58,5 12,5 20073 30,2 47,6 22,2

Đắk Đoa 39366 26,9 59,2 13,9 38899 25,9 48,4 25,7

Chư Păh 27736 26,6 57,8 15,6 27641 26,1 48,7 25,2

Ia Grai 35453 24,6 62,1 13,3 34315 24,9 51,4 23,7

Mang Yang 19689 28,5 56,5 15,0 19509 27,4 43,5 29,1

Kông Chro 14742 23,2 54,9 21,9 14202 23,0 38,6 38,5

Đức Cơ 22436 25,7 61,2 13,1 22492 25,6 51,7 22,7

Chư Prông 39694 25,9 63,3 10,8 39031 25,8 54,4 19,8

Chư Sê (+Chư Pưh) 56133 27,3 57,9 14,8 55754 27,4 47,0 25,6

Đắk Pơ 17118 28,0 65,4 6,7 16892 29,0 59,0 12,0

Ia Pa 21630 25,6 54,7 19,7 21693 25,2 42,2 32,6

Krông Pa 26850 28,8 49,7 21,5 27128 27,4 33,7 38,9

Phú Thiện 23485 27,0 58,0 15,0 23531 27,0 48,6 24,4

toàn tỉnh   26,9 59,1 14,2   26,8 48,6 24,6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh (2010) Điều tra Dân số và Nhà ở Gia Lai 2009.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

144

Phụ

lục

1.41

Giá

o vi

ên m

ầm n

on v

à ti

ểu h

ọc th

eo g

iới t

ính,

dân

tộc

và đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(năm

học

201

1-20

12)

Đơn

vị h

ành

chín

h

mầm

non

tiểu

học

tổng

số

giáo

viê

nSố

giáo

viê

n nữ

tỷ lệ

nữ

giáo

viê

n (%

)

Số g

iáo

viên

ngư

ời

dtt

S

tỷ lệ

giáo

vi

ên n

gười

d

ttS

(%)

tổng

số

giáo

viê

nSố

giá

o vi

ên n

ữtỷ

lệ n

ữ gi

áo v

iên

Số g

iáo

viên

ngư

ời

dtt

S

tỷ lệ

giá

o vi

ên n

gười

d

ttS

T.p

Plei

ku62

462

410

013

2,1

839

767

91,4

192,

3

T.x

An

Khê

8989

100

11,

127

424

790

,14

1,5

T.x

Ayun

Pa

9393

100

3739

,818

215

082

,456

30,8

Kban

g16

716

710

017

10,2

385

314

81,6

6717

,4

Đắk

Đoa

175

175

100

84,

649

938

577

,274

14,8

Chư

Păh

113

113

100

1210

,637

930

480

,253

14,0

Ia G

rai

215

215

100

3918

,149

337

075

,175

15,2

Man

g Ya

ng10

610

610

01

0,9

366

295

80,6

195,

2

Kông

Chr

o15

115

110

021

13,9

339

239

70,5

247,

1

Đức

423

423

100

215,

038

025

968

,259

15,5

Chư

Prôn

g15

215

210

016

10,5

626

464

74,1

7512

,0

Chư

Sê21

021

010

09

4,3

614

505

82,2

508,

1

Đắk

7070

100

22,

919

817

387

,411

5,6

Ia P

a12

712

710

088

69,3

303

173

57,1

199

65,7

Krôn

g Pa

157

157

100

8151

,645

224

754

,619

042

,0

Phú

Thiệ

n13

013

010

051

39,2

375

282

75,2

138

36,8

Chư

Pưh

9191

100

3134

,136

625

369

,183

22,7

toàn

tỉnh

3098

3098

100

448

14,5

7070

5427

76,8

1196

16,9

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

145

Phụ

lục

1.42

Số

giáo

viê

n th

cS v

à th

Pt th

eo g

ới tí

nh, d

ân tộ

c và

khu

vực

hàn

h ch

ính

(năm

học

201

1-20

12)

Đơn

vị h

ành

chín

h

thcS

thPt

tổng

số

giáo

viê

nSố

giáo

viê

n nữ

tỷ lệ

nữ

giáo

viê

n (%

)

Số g

iáo

viên

ngư

ời

dtt

S

tỷ lệ

giá

o vi

ên n

gười

d

ttS

(%)

tổng

số

giáo

viê

nSố

giá

o vi

ên n

ữtỷ

lệ n

ữ gi

áo v

iên

(%)

Số g

iáo

viên

ngư

ời

dtt

S

tỷ lệ

giá

o vi

ên n

gười

d

ttS

(%)

T.p

Plei

ku86

670

781

,620

2,3

610

378

62,0

142,

3

T.x

An

Khê

326

204

62,6

10,

320

713

263

,82

1,0

T.x

Ayun

Pa

175

126

72,0

2816

,011

066

60,0

109,

1

Kban

g27

116

360

,113

4,8

105

5148

,64

3,8

Đắk

Đoa

339

237

69,9

30,

911

467

58,8

65,

3

Chư

Păh

275

201

73,1

62,

210

467

64,4

76,

7

Ia G

rai

311

204

65,6

175,

510

376

73,8

65,

8

Man

g Ya

ng23

417

775

,68

3,4

7852

66,7

33,

8

Kông

Chr

o17

110

662

,06

3,5

2614

53,8

00,

0

Đức

236

142

60,2

83,

481

4353

,17

8,6

Chư

Prôn

g36

424

767

,911

3,0

123

7561

,06

4,9

Chư

Sê36

623

865

,010

2,7

9854

55,1

33,

1

Đắk

174

117

67,2

52,

925

1768

,00

0,0

Ia P

a19

910

552

,875

37,7

9023

25,6

1516

,7

Krôn

g Pa

295

156

52,9

3913

,210

447

45,2

1514

,4

Phú

Thiệ

n28

118

766

,546

16,4

9551

53,7

1616

,8

Chư

Pưh

209

121

57,9

136,

269

4058

,03

4,3

toàn

tỉnh

5092

3438

67,5

309

6,1

2111

1253

59,4

117

5,5

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

146

Phụ

lục

1.43

Số

trườ

ng h

ọc c

ác c

ấp đ

ạt c

huẩn

quố

c gi

a th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(năm

học

201

1-20

12)

Đơn

vị h

ành

chín

h

mầm

non

tiểu

học

Số

lớp

bán

trú

thcS

(bao

gồm

cả

trườ

ng

ghép

với

trườ

ng ti

ểu h

ọc)

thPt

trườ

ng d

ân tộ

c nộ

i trú

Số trường

Số lớp học

Số trường đạt chuẩn

% trường đạt chuẩn

Số trường

Số lớp học

Số trường đạt chuẩn

Số trường

Số trường đạt chuẩn

% trường đạt chuẩn

Số trường

Số trường đạt chuẩn

% trường đạt chuẩn

Số trường

Số trường đạt chuẩn

% trường đạt chuẩn

T.p

Plei

ku27

440

414

,833

1133

,30

184

22,2

80

01

00,

0

T.x

An

Khê

773

00,

013

215

,40

80

0,0

31

33,3

00

0,0 

T.x

Ayun

Pa

757

114

,37

228

,60

70

0,0

20

0,0

10

0,0

Kban

g15

157

320

,019

315

,84

140

0,0

20

0,0

10

0,0

Đắk

Đoa

1917

71

5,3

191

5,3

018

15,

62

00,

01

00,

0

Chư

Păh

1411

71

7,1

173

17,6

017

15,

93

00,

01

110

0,0

Ia G

rai

1518

71

6,7

195

26,3

016

00,

02

00,

01

00,

0

Man

g Ya

ng13

102

17,

714

17,

12

131

7,7

20

0,0

10

0,0

Kông

Chr

o14

129

00,

06

116

,72

150

0,0

10

0,0

10

0,0

Đức

1322

52

15,4

181

5,6

214

00,

02

00,

01

00,

0

Chư

Prôn

g19

145

15,

315

16,

70

220

0,0

20

0,0

10

0,0

Chư

Sê19

206

15,

317

211

,82

161

6,3

30

0,0

10

0,0

Đắk

866

00,

06

116

,70

100

0,0

10

0,0

10

0,0

Ia P

a10

870

0,0

120

0,0

010

00,

02

00,

01

00,

0

Krôn

g Pa

1513

91

6,7

181

5,6

114

00,

03

00,

01

00,

0

Phú

Thiệ

n12

116

00,

017

15,

91

100

0,0

20

0,0

00

0,0 

Chư

Pưh

990

00,

010

220

,00

70

0,0

10

0,0

00

0,0 

toàn

tỉnh

236

2511

177,

226

038

14,6

1422

98

3,5

411

2,4

141

7,1

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

147

Phụ

lục

1.44

chỉ

tiêu

cho

các

lớp

nhà

trẻ

theo

đơn

vị h

ành

chín

h (n

ăm h

ọc 2

011-

2012

)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng s

ố tr

ẻ tr

ong

độ

tuổi

nhà

trẻ

(0

-2 t

uổi)

tổng

số

trẻ

đi n

trẻ

tỷ lệ

trẻ

đi n

hà tr

ẻ (%

)

Số tr

ẻđi

lớp

công

lập

tỷ lệ

trẻ

đi lớ

p cô

ng lậ

p (%

)

Số tr

ẻđi

lớp

thục

tỷ lệ

trẻ

đi lớ

p tư

thục

(%

)

tổng

số

giáo

viê

nSố

giáo

viê

n ng

ười

dtt

S

tỷ

lệ

giáo

viê

n ng

ười

dtt

S (%

)

tỷ

lệgi

áo v

iên

đạt c

huẩn

(%

)

T.p

Plei

ku68

6410

1114

,79

0,9

1002

99,1

908

8,9

45

T.x

An

Khê

274

9032

,890

100,

00

0,0

40

0,0

100

T.x

Ayun

Pa

1179

229

19,4

229

100,

00

0,0

60

0,0

100

Kban

g30

2622

17,

322

110

0,0

00,

04

00,

050

Đắk

Đoa

5826

264

4,5

244

92,4

207,

625

00,

032

Chư

Păh

3469

120

3,5

120

100,

00

0,0

80

0,0

100

Ia G

rai

3667

377

10,3

235

62,3

142

37,7

400

0,0

20

Man

g Ya

ng35

2112

63,

612

610

0,0

00,

03

00,

010

0

Kông

Chr

o21

0120

89,

920

810

0,0

00,

06

116

,710

0

Đức

3330

1508

45,3

1508

100,

00

0,0

246

104,

158

Chư

Prôn

g62

8434

15,

434

110

0,0

00,

04

00,

042

Chư

Sê56

5332

45,

723

171

,393

28,7

370

0,0

37

Đắk

1556

754,

871

94,7

00,

03

00,

010

0

Ia P

a18

4945

2,4

4191

,10

0,0

20

0,0

100

Krôn

g Pa

4233

922,

292

100,

00

0,0

60

0,0

100

Phú

Thiệ

n29

6235

1,2

3510

0,0

00,

02

00,

050

Chư

Pưh

3628

601,

726

43,3

3456

,75

00,

010

0

toàn

tỉnh

5942

251

268,

638

3574

,812

9125

,249

119

3,9

72,6

 

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

148

Phụ lục 1.45 các chỉ tiêu cho các lớp mẫu giáo theo đơn vị hành chính (năm học 2011-2012)

Đơn vị hành chính

tổng

số

trẻ

tron

g độ

tuổi

mẫu

giá

o (3

-5 t

uổi)

Số tr

ẻ đi

lớp

mẫu

giá

o

tỷ lệ

(%) t

rẻ3-

5 tu

ổi đ

ilớ

p m

ẫu g

iáo

Số tr

ẻ độ

tuổi

3-4

đi

lớp

Số tr

ẻ 5

tuổi

đến

lớp

Số tr

ẻ đi

lớp

công

lập

tỷ lệ

(%) t

rẻđi

lớp

công

lập

Số tr

ẻ đi

lớp

tư th

ục

T.p Pleiku 11739 11060 94,2 4245 6815 7284 65,9 3776

T.x An Khê 3529 2319 65,7 993 1326 2026 87,4 293

T.x Ayun Pa 2191 1923 87,8 1125 798 1658 86,2 265

Kbang 3719 2572 69,2 1402 1170 2510 97,6 62

Đắk Đoa 7419 4149 55,9 1573 2576 3395 81,8 754

Chư Păh 4603 3301 71,7 1937 1364 2649 80,2 652

Ia Grai 5842 5013 85,8 2091 2922 4422 88,2 591

Mang Yang 4572 2600 56,9 1227 1373 2600 100,0 0

Kông Chro 3571 2615 73,2 1337 1278 2615 100,0 0

Đức Cơ 5044 3840 76,1 1856 1984 3567 92,9 273

Chư Prông 7188 4321 60,1 1897 2424 4016 92,9 305

Chư Sê 7240 4492 62,0 1742 2750 3095 68,9 1397

Đắk Pơ 2431 1770 72,8 911 859 1770 100,0 0

Ia Pa 3082 2140 69,4 1143 997 2140 100,0 0

Krông Pa 6291 3379 53,7 1553 1826 3379 100,0 0

Phú Thiện 4531 2819 62,2 902 1917 2728 96,8 91

Chư Pưh 4853 2545 52,4 724 1821 2320 91,2 225

toàn tỉnh 87845 60858 69,3 26658 34200 52174 85,7 8684

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo - Số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

149

Phụ

lục

1.46

học

sin

h ti

ểu h

ọc th

eo g

iới t

ính,

dân

tộc

và đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(năm

học

200

9-20

10 &

201

0-20

11)

Đơn

vị h

ành

chín

h

2009

-201

020

10-2

011

tổng

số

học

sinh

Số n

ữtỷ

lệ (%

) nữ

tỷ lệ

(%)

nam

Số h

ọc

sinh

d

ttS

tỷ lệ

(%)

học

sinh

d

ttS

tổng

số

học

sinh

Số n

ữtỷ

lệ (%

) nữ

tỷ lệ

(%)

nam

Số h

ọc

sinh

d

ttS

tỷ lệ

(%)

học

sinh

d

ttS

T.p

Plei

ku20

948

1002

047

,83

52,1

730

7014

,66

2145

410

290

47,9

652

,04

3156

14,7

1

T.x

An

Khê

7433

3698

49,7

550

,25

4362

58,6

866

8832

0847

,97

52,0

317

92,

68

T.x

Ayun

Pa

1166

356

7648

,67

51,3

374

1663

,59

3968

1971

49,6

750

,33

2111

53,2

0

Kban

g71

7035

5649

,60

50,4

049

7669

,40

7195

3557

49,4

450

,56

4185

58,1

7

Đắk

Đoa

7552

3585

47,4

752

,53

4365

57,8

012

203

5945

48,7

251

,28

7578

62,1

0

Chư

Păh

9961

4898

49,1

750

,83

5412

54,3

375

3835

7647

,44

52,5

643

8058

,11

Ia G

rai

6581

3217

48,8

851

,12

175

2,66

1004

950

0149

,77

50,2

354

3554

,08

Man

g Ya

ng36

6517

8848

,79

51,2

111

0030

,01

6915

3412

49,3

450

,66

5085

73,5

4

Kông

Chr

o51

1625

6350

,10

49,9

039

4977

,19

5182

2668

51,4

948

,51

3957

76,3

6

Đức

7911

3786

47,8

652

,14

4148

52,4

380

0138

9048

,62

51,3

841

3251

,64

Chư

Prôn

g12

052

5851

48,5

551

,45

6737

55,9

012

481

6006

48,1

251

,88

7029

56,3

2

Chư

Sê13

316

6586

49,4

650

,54

6800

51,0

713

512

6680

49,4

450

,56

6920

51,2

1

Đắk

5807

2745

47,2

752

,73

4583

78,9

237

2918

2048

,81

51,1

911

9832

,13

Ia P

a39

3918

7847

,68

52,3

220

8352

,88

5838

2817

48,2

551

,75

4577

78,4

0

Krôn

g Pa

9138

4394

48,0

851

,92

6095

66,7

091

9345

0649

,02

50,9

870

8977

,11

Phú

Thiệ

n93

1445

4448

,79

51,2

172

4877

,82

9080

4587

50,5

249

,48

6201

68,2

9

Chư

Pưh

8406

4228

50,3

049

,70

4863

57,8

586

7343

2749

,89

50,1

150

9158

,70

toàn

tỉnh

1499

7373

013

48,6

851

,32

7738

251

,60

1516

9974

261

48,9

551

,05

7830

751

,62

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

150

Phụ lục 1.46 học sinh tiểu học phân theo giới tính, dân tộc và đơn vị hành chính (năm học 2011-2012)

Đơn vị hành chính

2011-2012

tổng số học sinh

Số học sinh nữ

tỷ lệ (%) nữ

tỷ lệ (%) nam

Số học sinh người

dttS

tỷ lệ (%) học sinh

người dttS

T.p Pleiku 21738 10408 47,88 52,12 3291 15,14

T.x An Khê 6645 3177 47,81 52,19 165 2,48

T.x Ayun Pa 4095 2025 49,45 50,55 2239 54,68

Kbang 6921 3423 49,46 50,54 4067 58,76

Đắk Đoa 12172 9545 78,42 21,58 7934 65,18

Chư Păh 7761 3690 47,55 52,45 4597 59,23

Ia Grai 10339 5176 50,06 49,94 5658 54,72

Mang Yang 7215 3588 49,73 50,27 4943 68,51

Kông Chro 5454 2784 51,05 48,95 4129 75,71

Đức Cơ 8069 3879 48,07 51,93 4211 52,19

Chư Prông 12987 6307 48,56 51,44 7372 56,76

Chư Sê 14094 6909 49,02 50,98 7523 53,38

Đắk Pơ 3820 1861 48,72 51,28 1257 32,91

Ia Pa 6033 2902 48,10 51,90 4783 79,28

Krông Pa 9366 4558 48,67 51,33 7288 77,81

Phú Thiện 9525 4657 48,89 51,11 6425 67,45

Chư Pưh 9167 4658 50,81 49,19 5598 61,07

toàn tỉnh 155401 75947 48,87 51,13 81480 52,43

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

151

Phụ

lục

1.47

tỷ

lệ đ

ến tr

ường

, bỏ

học

và tố

t ngh

iệp

tiểu

học

theo

đơn

vị h

ành

chín

h (2

009

đến

2012

)

Đơn

vị h

ành

chín

h

2009

-201

020

10-2

011

2011

-201

2

tỷ lệ

đến

trườ

ng

chun

g (%

)

tỷ lệ

đến

tr

ường

đú

ng đ

ộ tu

ổi (%

)

tỷ lệ

bỏ h

ọc

(%)

tỷ lệ

tốt

nghi

ệp

(%)

tỷ lệ

đến

tr

ường

ch

ung

(%)

tỷ lệ

đến

tr

ường

đú

ng đ

ộ tu

ổi (%

)

tỷ lệ

bỏ h

ọc

(%)

tỷ lệ

tốt

nghi

ệp

(%)

tỷ lệ

đến

tr

ường

ch

ung

(%)

tỷ lệ

đến

tr

ường

đú

ng đ

ộ tu

ổi (%

)

tỷ lệ

bỏ h

ọc

(%)

tỷ lệ

tốt

nghi

ệp

(%)

T.p

Plei

ku10

0,0

91,8

0,10

99,0

310

0,0

92,7

0,10

99,8

010

0,0

93,6

0,07

99,7

0

T.x

An

Khê

97,6

90,0

0,10

89,3

098

,090

,40,

1592

,70

99,0

92,0

0,12

90,8

0

T.x

Ayun

Pa

98,0

97,0

0,90

100,

0097

,097

,00,

9010

0,00

99,0

99,0

0,50

100,

00

Kban

g97

,098

,02,

0098

,00

98,0

98,1

1,20

99,0

099

,998

,40,

1099

,00

Đắk

Đoa

99,0

90,1

1,00

99,0

099

,390

,00,

7099

,00

99,6

92,0

0,40

99,7

0

Chư

Păh

98,0

97,0

1,00

96,9

098

,597

,70,

8098

,30

98,5

98,0

0,50

98,8

0

Ia G

rai

99,0

89,0

1,50

99,0

099

,090

,01,

0099

,90

99,0

92,0

0,47

99,9

0

Man

g Ya

ng98

,282

,30,

0210

0,00

98,7

83,5

0,05

100,

0099

,284

,10,

0310

0,00

Kông

Chr

o96

,593

,81,

1098

,50

97,0

95,1

0,90

98,8

098

,595

,30,

2099

,10

Đức

96,7

84,5

2,30

99,7

097

,188

,41,

9099

,80

98,7

90,8

1,30

100,

00

Chư

Prôn

g97

,187

,01,

3099

,90

97,9

90,2

0,70

99,9

098

,390

,00,

8099

,90

Chư

Sê98

,990

,40,

8010

0,00

99,3

92,4

0,40

100,

0099

,692

,70,

2010

0,00

Đắk

98,0

89,9

0,90

88,8

099

,090

,90,

5092

,70

99,0

91,7

0,60

90,4

0

Ia P

a97

,895

,00,

9897

,00

98,0

96,0

0,97

91,0

098

,897

,00,

9796

,00

Krôn

g Pa

100,

095

,12,

2099

,60

100,

095

,21,

5099

,10

100,

095

,91,

2098

,50

Phú

Thiệ

n95

,485

,30,

2499

,35

97,8

90,5

0,34

99,5

898

,993

,20,

4099

,58

Chư

Pưh

98,0

98,5

2,70

100,

0098

,990

,01,

1010

0,00

99,5

90,0

0,50

100,

00

toàn

tỉnh

98,0

91,5

1,13

97,8

998

,492

,80,

7898

,21

99,2

93,8

0,49

98,3

2

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

152

Phụ

lục

1.48

học

sin

h th

cS th

eo g

iới t

ính,

dân

tộc

và đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(năm

học

200

9-20

10 &

201

0-20

11)

Đơn

vị h

ành

chín

h

2009

-201

020

10-2

011

tổng

số

học

sinh

Sốhọ

c si

nh

nữ

tỷ lệ

(%)

nữtỷ

lệ (%

) na

mSố

học

si

nh

ngườ

i d

ttS

tỷ lệ

(%)

học

sinh

ng

ười

dtt

S

tổng

số

học

sinh

Sốhọ

c si

nh

nữ

tỷ lệ

(%)

nữtỷ

lệ (%

) na

mSố

học

si

nh

ngườ

i d

ttS

tỷ lệ

(%)

học

sinh

ng

ười

dtt

S

T.p

Plei

ku16

060

7868

48,9

951

,01

1670

10,4

015

210

7412

48,7

351

,27

1552

10,2

0

T.x

An

Khê

5319

2578

48,4

751

,53

2282

42,9

050

3324

9349

,53

50,4

729

0,58

T.x

Ayun

Pa

6458

3133

48,5

151

,49

3024

46,8

326

9214

0852

,30

47,7

011

6143

,13

Kban

g41

6319

6247

,13

52,8

723

6756

,86

5167

2601

50,3

449

,66

2459

47,5

9

Đắk

Đoa

4708

2353

49,9

850

,02

2102

44,6

563

0431

0549

,25

50,7

530

3048

,06

Chư

Păh

5412

2732

50,4

849

,52

2155

39,8

243

9321

7449

,49

50,5

119

7444

,94

Ia G

rai

5520

2725

49,3

750

,63

400,

7252

9827

2051

,34

48,6

620

6338

,94

Man

g Ya

ng30

5515

4250

,47

49,5

351

716

,92

4470

2189

48,9

751

,03

2759

61,7

2

Kông

Chr

o21

3710

2948

,15

51,8

512

8960

,32

2256

1114

49,3

850

,62

1353

59,9

7

Đức

4195

2190

52,2

147

,79

1383

32,9

741

7521

2850

,97

49,0

313

8333

,13

Chư

Prôn

g65

7632

0348

,71

51,2

926

1839

,81

6397

3109

48,6

051

,40

2757

43,1

0

Chư

Sê71

6835

8149

,96

50,0

423

2832

,48

7012

3496

49,8

650

,14

2380

33,9

4

Đắk

3095

1647

53,2

146

,79

1931

62,3

928

1014

3651

,10

48,9

052

918

,83

Ia P

a27

8115

2254

,73

45,2

712

0543

,33

2945

1578

53,5

846

,42

1904

64,6

5

Krôn

g Pa

5087

2551

50,1

549

,85

2481

48,7

752

7920

3138

,47

61,5

335

8667

,93

Phú

Thiệ

n52

2825

7549

,25

50,7

532

9362

,99

5030

2539

50,4

849

,52

2546

50,6

2

Chư

Pưh

3709

2032

54,7

945

,21

1452

39,1

538

1220

7254

,35

45,6

515

6040

,92

toàn

tỉnh

9067

145

223

49,8

850

,12

3213

735

,44

8828

344

305

50,1

949

,81

3302

537

,41

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

153

Phụ lục 1.48 học sinh thcS theo giới tính, dân tộc và đơn vị hành chính (năm học 2011-2012)

Đơn vị hành chính

2011-2012

tổng số học sinh

Sốhọc sinh

nữ

tỷ lệ (%)nữ

tỷ lệ (%) nam

Sốhọc sinh

người dttS

tỷ lệ (%) học sinh

người dttS

T.p Pleiku 15189 7382 48,60 51,40 1583 10,42

T.x An Khê 4913 2476 50,40 49,60 23 0,47

T.x Ayun Pa 2660 1424 53,53 46,47 1155 43,42

Kbang 5061 1523 30,09 69,91 2489 49,18

Đắk Đoa 6431 3252 50,57 49,43 3111 48,38

Chư Păh 4187 2118 50,59 49,41 1893 45,21

Ia Grai 5352 2774 51,83 48,17 2043 38,17

Mang Yang 4585 2275 49,62 50,38 2919 63,66

Kông Chro 2304 1193 51,78 48,22 1435 62,28

Đức Cơ 4236 2162 51,04 48,96 1359 32,08

Chư Prông 6581 3269 49,67 50,33 2848 43,28

Chư Sê 7372 3736 50,68 49,32 2603 35,31

Đắk Pơ 2605 1389 53,32 46,68 520 19,96

Ia Pa 2976 1635 54,94 45,06 1904 63,98

Krông Pa 5534 2931 52,96 47,04 3869 69,91

Phú Thiện 5035 2568 51,00 49,00 2569 51,02

Chư Pưh 3987 2078 52,12 47,88 1636 41,03

toàn tỉnh 89008 45185 50,77 49,23 33959 38,15

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

154

Phụ

lục

1.49

Số

học

sinh

th

Pt th

eo g

iới t

ính,

dân

tộc

và đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(năm

học

200

9-20

10 &

201

0-20

11)

Đơn

vị h

ành

chín

h

2009

-201

020

10-2

011

tổng

số

học

sinh

Sốhọ

c si

nh

nữ

tỷ lệ

(%)

nữtỷ

lệ (%

) na

mSố

học

si

nh

ngườ

i d

ttS

tỷ lệ

(%)

học

sinh

ng

ười

dtt

S

tổng

số

học

sinh

Sốhọ

c si

nh

nữ

tỷ lệ

(%)

nữtỷ

lệ (%

) na

mSố

học

si

nh

ngườ

i d

ttS

tỷ lệ

(%)

học

sinh

ng

ười

dtt

S

T.p

Plei

ku10

280

5653

55,0

45,0

889

8,6

1101

361

1555

,544

,598

28,

9

T.x

An

Khê

2335

1250

53,5

46,5

398

17,0

4147

2426

58,5

41,5

180,

4

T.x

Ayun

Pa

2321

1243

53,6

46,4

381

16,4

2126

1279

60,2

39,8

747

35,1

Kban

g12

4862

049

,750

,313

410

,723

3812

0851

,748

,344

419

,0

Đắk

Đoa

1973

1071

54,3

45,7

383

19,4

2411

1261

52,3

47,7

413

17,1

Chư

Păh

2182

1121

51,4

48,6

211

9,7

2093

1138

54,4

45,6

397

19,0

Ia G

rai

4046

2349

58,1

41,9

300,

721

1110

9852

,048

,020

29,

6

Man

g Ya

ng35

818

852

,547

,543

12,0

1355

838

61,8

38,2

361

26,6

Kông

Chr

o44

424

154

,345

,756

12,6

474

253

53,4

46,6

6413

,5

Đức

1474

767

52,0

48,0

140

9,5

1624

896

55,2

44,8

159

9,8

Chư

Prôn

g22

1112

1254

,845

,227

012

,222

5712

3154

,545

,528

212

,5

Chư

Sê30

6816

4853

,746

,330

39,

932

4517

9455

,344

,735

110

,8

Đắk

1115

621

55,7

44,3

656

58,8

404

210

52,0

48,0

4811

,9

Ia P

a21

1612

2758

,042

,071

133

,611

3664

556

,843

,265

757

,8

Krôn

g Pa

1579

890

56,4

43,6

503

31,9

2103

1131

53,8

46,2

1045

49,7

Phú

Thiệ

n18

9498

251

,848

,291

248

,217

1697

256

,643

,452

830

,8

Chư

Pưh

1355

746

55,1

44,9

351

25,9

1389

826

59,5

40,5

347

25,0

toàn

tỉnh

3999

921

829

54,6

45,4

6371

15,9

4194

223

321

55,6

44,4

7045

16,8

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

155

Phụ lục 1.49 học sinh thPt theo giới tính, dân tộc và đơn vị hành chính (năm học 2011-2012)

Đơn vị hành chính

2011-2012

tổng số học sinh

Sốhọc sinh nữ

tỷ lệ (%) nữ tỷ lệ (%) nam

Sốhọc sinh

người dttS

tỷ lệ (%) học sinh

người dttS

T.p Pleiku 11303 6062 53,6 46,4 1039 9,19

T.x An Khê 4098 2344 57,2 42,8 20 0,49

T.x Ayun Pa 2133 1208 56,6 43,4 774 36,29

Kbang 2253 1208 53,6 46,4 453 20,11

Đắk Đoa 2229 1181 53,0 47,0 413 18,53

Chư Păh 2117 1155 54,6 45,4 500 23,62

Ia Grai 2047 1086 53,1 46,9 259 12,65

Mang Yang 1325 641 48,4 51,6 214 16,15

Kông Chro 524 271 51,7 48,3 98 18,70

Đức Cơ 1687 955 56,6 43,4 168 9,96

Chư Prông 2150 1271 59,1 40,9 287 13,35

Chư Sê 3250 1816 55,9 44,1 382 11,75

Đắk Pơ 357 186 52,1 47,9 45 12,61

Ia Pa 1145 676 59,0 41,0 652 56,94

Krông Pa 2104 1146 54,5 45,5 1090 51,81

Phú Thiện 1874 1053 56,2 43,8 641 34,20

Chư Pưh 1364 792 58,1 41,9 316 23,17

toàn tỉnh 41960 23051 54,9 45,1 7351 17,52

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

156

Phụ

lục

1.50

tỷ

lệ đ

ến tr

ường

, bỏ

học

và tố

t ngh

iệp

thPt

theo

đơn

vị h

ành

chín

h (n

ăm h

ọc 2

009-

2011

)

Đơn

vị h

ành

chín

h

2009

-201

020

10-2

011

tỷ lệ

đến

trườ

ng

chun

g (%

)

tỷ lệ

đến

trườ

ng

đúng

độ

tuổi

(%)

tỷ lệ

bỏ h

ọc

(%)

Số

học

sinh

th

am g

ia

thi t

ốt

nghi

ệp

Sốhọ

c si

nh

thi đ

ỗ tố

t ng

hiệp

% tố

t ng

hiệp

tỷ lệ

đến

trườ

ng

chun

g (%

)

tỷ lệ

đến

trườ

ng

đúng

độ

tuổi

(%)

tỷ lệ

bỏ h

ọc

(%)

Sốhọ

c si

nh

tham

gia

th

i tốt

ng

hiệp

Sốhọ

c si

nh

thi đ

ỗ tố

t ng

hiệp

% tố

t ng

hiệp

T.p

Plei

ku10

4,92

98,1

00,

7623

4822

2294

,610

2,28

98,8

00,

5638

4237

1796

,7

T.x

An

Khê

106,

4197

,90

0,78

1360

1191

87,6

113,

1098

,10

0,65

1363

1207

88,6

T.x

Ayun

Pa

136,

4998

,20

0,81

851

467

54,9

135,

6898

,30

0,68

536

394

73,5

Kban

g79

,52

98,0

00,

9868

963

892

,680

,12

98,2

00,

7570

366

995

,2

Đắk

Đoa

77,2

095

,10

1,02

648

468

72,2

73,0

494

,80

0,78

795

741

93,2

Chư

Păh

81,6

996

,00

1,98

578

391

67,6

80,7

097

,00

0,98

591

483

81,7

Ia G

rai

75,2

295

,20

1,03

610

559

91,6

72,8

696

,20

0,75

599

567

94,7

Man

g Ya

ng59

,67

94,1

01,

2332

528

788

,375

,07

95,0

00,

8540

437

091

,6

Kông

Chr

o57

,42

93,0

01,

2511

995

79,8

58,2

494

,60

0,75

170

115

67,6

Đức

80,0

097

,00

1,05

311

301

96,8

78,6

897

,40

0,71

391

377

96,4

Chư

Prôn

g73

,51

96,7

01,

3865

044

268

,073

,75

97,3

00,

8568

060

388

,7

Chư

Sê91

,83

97,0

00,

9780

467

684

,186

,80

96,4

00,

7588

580

490

,8

Đắk

34,6

496

,00

1,02

5643

76,8

34,4

995

,80

0,71

7874

94,9

Ia P

a83

,10

94,0

01,

2136

615

742

,980

,76

94,2

00,

7679

943

053

,8

Krôn

g Pa

70,5

895

,00

1,12

1316

936

71,1

83,1

795

,50

0,75

682

427

62,6

Phú

Thiệ

n71

,98

95,0

01,

0637

732

987

,367

,14

96,7

00,

7244

238

988

,0

Chư

Pưh

90,8

395

,80

1,02

386

260

67,4

84,9

896

,60

0,75

374

279

74,6

toàn

tỉnh

82,7

396

,01

1,10

1179

494

6280

,281

,23

96,5

20,

7513

334

1164

687

,3

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

157

Phụ lục 1.50 tỷ lệ đến trường, bỏ học và tốt nghiệp thPt theo đơn vị hành chính (năm học 2011-2012)

Đơn vị hành chính

2011-2012

tỷ lệ đến trường

chung (%)

tỷ lệ đến trường

đúng độ tuổi (%)

tỷ lệbỏ học (%)

Sốhọc sinh

tham gia thi tốt nghiệp

Số học sinh thi đỗ

tốt nghiệp

tỷ lệ (%) tốt nghiệp

T.p Pleiku 108,37 99,20 0,33 5325 3468 65,1

T.x An Khê 125,66 98,80 0,36 1332 1283 96,3

T.x Ayun Pa 136,12 98,70 0,38 523 380 72,7

Kbang 72,59 98,00 0,50 971 944 97,2

Đắk Đoa 72,60 97,20 0,40 669 622 93,0

Chư Păh 80,02 97,10 0,45 521 501 96,2

Ia Grai 75,35 97,40 0,42 981 578 58,9

Mang Yang 60,99 94,20 0,45 371 348 93,8

Kông Chro 51,06 94,30 0,45 175 166 94,9

Đức Cơ 82,12 98,60 0,45 443 441 99,5

Chư Prông 68,65 98,80 0,61 670 613 91,5

Chư Sê 89,72 97,80 0,55 1096 955 87,1

Đắk Pơ 21,19 96,50 0,51 124 124 100,0

Ia Pa 75,25 96,60 0,56 416 327 78,6

Krông Pa 90,76 97,70 0,51 681 591 86,8

Phú Thiện 78,45 97,40 0,51 444 424 95,5

Chư Pưh 86,68 97,80 0,45 395 372 94,2

toàn tỉnh 86,72 79,42 0,46 13332 12137 91,0

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

158

Phụ

lục

1.51

học

sin

h dâ

n tộ

c nộ

i trú

học

sinh

cử

tuyể

n ti

ếp tụ

c th

eo h

ọc b

ậc đ

ại h

ọc th

eo g

iới t

ính

(200

6-20

12)

năm

Số h

ọc s

inh

các

trườ

ng d

ân tộ

c nộ

i trú

(số

học

sinh

mỗi

năm

)Số

học

sin

h cử

tuyể

n dâ

n tộ

c th

iểu

số ti

ếp tụ

c họ

c lê

n bậ

c đạ

i học

(số

học

sinh

mới

đượ

c cứ

tuyể

n m

ỗi n

ăm)

tổng

n

ữn

amtỷ

lệ (%

) n

ữtổ

ng

tỷ lệ

(%)

tổng

học

sin

hn

ữn

amtỷ

lệ (%

) n

ữca

o đẳ

ngĐ

ại h

ọc

2006

2238

1383

945

61,8

622,

828

3445

,22

60

2007

2293

1290

1003

56,3

138

6,0

7662

55,1

3310

5

2008

2311

1379

932

59,7

853,

739

4645

,9 -

85

2009

2290

1229

1061

53,7

552,

426

2947

,33

52

2010

2336

1401

935

60,0

602,

632

2853

,3- 

60

2011

2289

1458

831

63,7

401,

717

2342

,5- 

40

2012

2384

1247

1137

52,3

401,

721

1952

,5 -

40

tổng

1623

193

8768

4457

,848

03,

023

924

149

,838

442

Ngu

ồn: B

an D

ân tộ

c tỉn

h –

Số li

ệu c

ung

cấp

cho

nghi

ên c

ứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

159

Phụ

lục

1.52

Số

trẻ

khuy

ết tậ

t và

số tr

ẻ em

khu

yết t

ật đ

ến tr

ường

(năm

học

201

1-20

12)

Đơn

vị h

ành

chín

h

tổng sốtrẻ khuyết tật

Số trẻ khuyết tật là nữ

tỷ lệ (%) nam bị khuyết tật

tỷ lệ (%) nữ bị khuyết tật

Số trẻkhuyết tật đến trường

tỷ lệ (%) trẻ em khuyết tật đến trường

Số nữ khuyết tật đến trường

tỷ lệ (%) nữ khuyết tật đến trường

Khuyết tật nhẹ

Khiếm thính

Khuyết tật ngôn ngữ

Khuyết tật nhận thức

Khuyết tật vận động

Đa khuyết tật

Khác

T.p

Plei

ku10

122

78,2

21,8

101

100,

022

100,

025

215

3514

73

T.x

Ayun

Pa

157

53,3

46,7

1510

0,0

710

0,0

60

04

50

0

T.x

An

Khê

2613

50,0

50,0

2492

,313

100,

09

15

45

20

Ia G

rai

3014

53,3

46,7

3010

0,0

1410

0,0

200

100

00

0

Đức

130

2382

,317

,713

010

0,0

2310

0,0

499

638

74

17

Chư

Prôn

g31

1164

,535

,524

77,4

872

,710

12

91

80

Kban

g15

660

,040

,015

100,

06

100,

00

02

46

30

Krôn

g Pa

143

5362

,937

,114

310

0,0

5310

0,0

2711

1644

2110

14

Phú

Thiệ

n99

5346

,553

,599

100,

053

100,

05

2319

2817

25

Man

g Ya

ng71

5226

,873

,271

100,

052

100,

06

714

1918

70

Kông

Chr

o78

2173

,126

,932

41,0

1781

,09

1215

1915

62

Chư

Pưh

3815

60,5

39,5

3810

0,0

1510

0,0

00

614

51

12

Chư

Păh

9331

66,7

33,3

6671

,017

54,8

03

1020

2520

15

Chư

Sê48

1275

,025

,048

100,

012

100,

09

18

125

67

Đắk

118

27,3

72,7

1110

0,0

810

0,0

00

16

40

0

Đắk

Đoa

219

8362

,137

,921

910

0,0

8310

0,0

103

4630

319

00

Ia P

a53

3337

,762

,353

100,

033

100,

035

63

72

00

toàn

tỉnh

1201

457

61,9

38,1

1119

93,2

436

95,4

313

122

162

294

159

7675

Ngu

ồn: S

ở G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o - S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

160

Phụ

lục

1.53

tru

ng tâ

m b

ảo tr

ợ xã

hội

tron

g tỉ

nh

tên

trun

g tâ

ịa đ

iểm

Số lư

ợng

nhân

viê

nSố

ngư

ời s

inh

sống

tại t

rung

tâm

hìn

h th

ứcSố

cán

bộ

chuy

ên

môn

Số n

hân

viên

kh

ông

chuy

ên

tổng

ng

ười

lớn

tổng

trẻ

emSố

trẻ

mồ

côi,

bị b

ỏ rơ

i

Số tr

ẻ bị

kh

uyết

tậ

t

Số tr

ẻ kh

ác

1Tr

ung

tâm

Bảo

trợ

xã h

ộiPh

ường

Yên

Thế

- T.

p Pl

eiku

Nhà

ớc32

941

9891

70 

2Tr

ung

tâm

PH

CN b

án tr

ú

nạ

n nh

ân c

hất đ

ộc d

a ca

m/

Dio

xin

tỉnh

Phườ

ng T

hống

Nhấ

t – T

p Pl

eiku

Nhà

ớc6

511

350

350

3Tr

ung

tâm

PH

CN tr

ẻ em

kh

uyết

tật h

uyện

Chư

Păh

Xã Ia

Ka

huyệ

n Ch

ư Pă

hN

nước

Quỹ

BTT

E1

34

100

010

00

4Ch

ùa B

ửu C

hâu

Phườ

ng T

hống

Nhấ

t - T

.p P

leik

uTư

nhâ

n 2

1 3

3434

 0 0

5N

hà tì

nh th

ương

Sao

Mai

Phườ

ng Ia

Krin

g - T

.p P

leik

uTư

nhâ

n 2

9 1

148

426

 0

6Cơ

sở

nuôi

dưỡ

ng tr

kh

uyết

tật

Phườ

ng T

rà B

á, T

p Pl

eiku

Tư n

hân

34

766

066

0

7Là

ng tr

ẻ SO

S Pl

eiku

Phườ

ng Y

ên T

hế, T

p Pl

eiku

SOS

Quố

c tế

211

2250

500

0

Ngu

ồn: S

ở La

o độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

– S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

161

Phụ

lục

1.54

tìn

h hì

nh x

ã, p

hườn

g ph

ù hợ

p vớ

i trẻ

em

(201

2 - 2

014)

Đơn

vị h

ành

chín

h20

1220

14

tổng

số

xã /

phườ

ngSố

phườ

ng

đạt t

iêu

chuẩ

ntỷ

lệ (%

) xã

phườ

ng

đạt t

iêu

chuẩ

ntổ

ng s

ố xã

/ ph

ường

Số x

ã ph

ường

đạ

t tiê

u ch

uẩn

tỷ lệ

(%) x

ã p

hườn

g đạ

t tiê

u ch

uẩn

Plei

ku23

2191

.323

2296

An

Khe

113

27.3

1111

100

Ayun

Pa

86

75.0

88

100

Kban

g14

1178

.614

1410

0

Đắk

Đoa

1716

94.1

1717

100

Chư

Păh

1511

73.3

1515

100

Ia G

rai

131

7.7

135

38

Man

g Ya

ng12

866

.712

1192

Kông

Chr

o9

888

.914

750

Đức

102

20.0

101

10

Chư

Prôn

g20

1890

.020

1995

Chư

Sê15

853

.315

1173

Đắk

84

50.0

85

63

Ia P

a9

00.

09

889

Krôn

g Pa

149

64.3

148

57

Phú

Thiệ

n10

00.

010

440

Chư

Pưh

98

88.9

99

100

toàn

tỉnh

222

134

60.4

222

175

79

Ngu

ồn: S

ở La

o độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

– S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

162

Phụ

lục

1.55

cộn

g tá

c vi

ên n

ghề

công

tác

xã h

ội th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(201

2-20

14)

Đơn

vị h

ành

chín

hSố

/ ph

ường

2012

2014

Số x

ã /

phườ

ng c

ó cộ

ng tá

c vi

ên

nghề

côn

g tá

c xã

hội

tỷ lệ

(%) x

ã/

phườ

ng c

ó cộ

ng tá

c vi

ên

nghề

côn

g tá

c xã

hội

tổng

số

cộng

tác

viên

ng

hề c

ông

tác

xã h

ội đ

ịa

phươ

ng

Số c

ộng

tác

viên

ngh

ề cô

ng tá

c xã

hộ

i là

ngườ

i d

ttS

Số x

ã /

phườ

ng c

ó cộ

ng tá

c vi

ên

nghề

côn

g tá

c xã

hội

tỷ lệ

(%) x

ã/

phườ

ng c

ó cộ

ng tá

c vi

ên

nghề

côn

g tá

c xã

hội

tổng

số

cộng

c vi

ên n

ghề

công

tác

xã h

ội đ

ịa

phươ

ng

Số c

ộng

tác

viên

ngh

ề cô

ng tá

c xã

hộ

i là

ngườ

i d

ttS

T.p

Plei

ku23

313

,043

25

21,7

467

10

T.x

An

Khê

112

18,2

894

218

,18

414

T.x

Ayun

Pa

8 -

0,0

 -- 

--

--

Kban

g14

 -0,

0 -

 -4

28,5

750

33

Đắk

Đoa

173

17,6

3727

317

,637

27

Chư

Păh

15 -

0,0

 -- 

--

--

Ia G

rai

13 -

0,0

 -- 

--

--

Man

g Ya

ng12

 -0,

0 -

- 12

100

106

77

Kông

Chr

o9

 -0,

0 -

- -

--

-

Đức

10 -

0,0

 -- 

--

--

Chư

Prôn

g20

315

,026

183

15,0

2618

Chư

Sê15

320

,050

2715

100

183

105

Đắk

8 -

0,0

 -- 

--

--

Ia P

a9

 -0,

0 -

- -

--

-

Krôn

g Pa

14 -

0,0

 -- 

428

,57

4028

Phú

Thiệ

n10

 -0,

0 -

- -

--

-

Chư

Pưh

9 -

0,0

 -- 

--

--

toàn

tỉnh

222

146,

324

578

4821

,62

550

302

Ngu

ồn: S

ở La

o độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

– S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

163

Phụ

lục

1.56

các

chỉ

tiêu

bảo

trợ

xã h

ội th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(201

0 &

201

1)

 Đơn

vị h

ành

chín

h

2010

2011

tổng

phân

bổ

vốn

(ngh

ìn

đồng

)

tổng

số

ngườ

i hư

ởng

lợi

(ngư

ời)

Phân

bổ

trun

g bì

nhm

ỗi n

gười

ởng

lợi

(ngh

ìn đ

ồng)

Số tr

ẻ em

ởng

lợi

(ngư

ời)

tỷ lệ

(%)

trẻ

emtổ

ng s

ố vố

nph

ân b

ổ (n

ghìn

đồ

ng)

tổng

số

ngườ

i hư

ởng

lợi

(ngư

ời)

Phân

bổ

trun

g bì

nhm

ỗi n

gười

ởng

lợi

(ngh

ìn đ

ồng)

Số tr

ẻ em

ởng

lợi

(ngư

ời)

% tr

ẻ em

T.p

Plei

ku2.

365.

360

1.39

51.

696

936,

710

.073

.604

3.62

72.

777

104

2,9

T.x

An

Khê

1.29

7.46

078

61.

651

729,

24.

275.

540

1.58

52.

698

774,

9

T.x

Ayun

Pa

963.

080

475

2.02

880

16,8

2.47

0.92

098

22.

516

868,

8

Kban

g99

5.46

062

11.

603

6710

,82.

017.

540

825

2.44

662

7,5

Đắk

Đoa

1.31

4.06

070

81.

856

344,

83.

246.

940

1.40

62.

309

362,

6

Chư

Păh

1.43

0.60

086

81.

648

293,

33.

236.

400

1.39

12.

327

302,

2

Ia G

rai

866.

080

563

1.53

874

13,1

2.41

3.92

01.

006

2.40

089

8,8

Man

g Ya

ng1.

070.

440

496

2.15

810

120

,41.

410.

840

637

2.21

564

10,0

Kông

Chr

o46

7.64

027

91.

676

6222

,278

6.36

033

42.

354

5215

,6

Đức

714.

660

494

1.44

766

13,4

1.67

6.34

072

12.

325

709,

7

Chư

Prôn

g1.

070.

660

675

1.58

662

9,2

2.15

2.94

01.

022

2.10

785

8,3

Chư

Sê1.

297.

600

641

2.02

411

618

,12.

508.

680

1.13

62.

208

124

10,9

Đắk

785.

560

352

2.23

260

17,0

1.84

0.44

068

52.

687

649,

3

Ia P

a91

7.98

043

32.

120

153

35,3

1.71

6.02

077

32.

220

158

20,4

Krôn

g Pa

1.18

9.92

070

51.

688

194

27,5

2.83

3.08

01.

233

2.29

821

917

,8

Phú

Thiệ

n72

2.64

080

190

221

426

,72.

627.

360

1.12

82.

329

193

17,1

Chư

Pưh

444.

420

210

2.11

635

16,7

702.

580

354

1.98

536

10,2

toàn

tỉnh

17.9

13.0

2010

.498

1.70

61.

512

14,4

46.5

59.5

4018

.805

2.47

61.

543

8,2

Ngu

ồn: S

ở La

o độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

– S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

164

Phụ lục 1.56 các chỉ tiêu bảo trợ xã hội theo đơn vị hành chính (2012)

 Đơn vị hành chính

2012

tổngphân bổ vốn (nghìn đồng)

tổng số người

hưởng lợi (người)

Phân bổtrung bình mỗi

người hưởng lợi (nghìn đồng)

Số trẻ em hưởng lợi

(người)

tỷ lệ (%)trẻ em

T.p Pleiku 11.421.505 3.868 2.953 103 2,7

T.x An Khê 4.617.363 1.605 2.877 66 4,1

T.x Ayun Pa 2.732.021 1.030 2.652 86 8,3

Kbang 2.971.652 1.185 2.508 60 5,1

Đắk Đoa 4.544.734 1.705 2.666 42 2,5

Chư Păh 4.038.737 1.551 2.604 57 3,7

Ia Grai 3.908.110 1.605 2.435 148 9,2

Mang Yang 1.911.552 734 2.604 69 9,4

Kông Chro 941.036 372 2.530 49 13,2

Đức Cơ 2.247.476 874 2.571 67 7,7

Chư Prông 2.788.196 1.111 2.510 54 4,9

Chư Sê 4.181.277 1.488 2.810 130 8,7

Đắk Pơ 2.208.328 760 2.906 65 8,6

Ia Pa 1.862.942 815 2.286 147 18,0

Krông Pa 3.600.387 1.450 2.483 223 15,4

Phú Thiện 3.036.267 1.231 2.467 180 14,6

Chư Pưh 1.509.130 629 2.399 206 32,8

toàn tỉnh 58.550.716 22.013 2.660 1.752 8,0

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội – Số liệu cung cấp cho nghiên cứu.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

165

 Đơn

vị h

ành

chín

h

2013

2014

tổng

phân

bổ

vốn

(ngh

ìn

đồng

)

tổng

số

ngườ

i hư

ởng

lợi

(ngư

ời)

Phân

bổ

trun

g bì

nh

mỗi

ngư

ời

hưởn

g lợ

i (n

ghìn

đồn

g)

Số tr

ẻ em

ởng

lợi

(ngư

ời)

tỷ lệ

(%)

trẻ

emtổ

ng s

ốvố

n ph

ân b

ổ (n

ghìn

đồn

g)

tổng

số

ngườ

i hư

ởng

lợi

(ngư

ời)

Phân

bổ

trun

g bì

nh

mỗi

ngư

ời

hưởn

g lợ

i (n

ghìn

đồn

g)

Số tr

ẻ em

ởng

lợi

(ngư

ời)

tỷ lệ

(%)

trẻ

em

T.p

Plei

ku12

.028

.476

3.99

73.

009

385

9.63

12.7

82.1

46.7

504.

152

3.07

8.55

244

310

.67

T.x

An

Khê

5.72

4.53

41.

661

3.44

621

913

.18

6.16

0.30

4.00

01.

554

3.96

4.16

018

611

.97

T.x

Ayun

Pa

3.63

8.48

61.

007

3.37

820

819

.31

4.05

1.51

0.00

01.

040

3.89

5.68

323

022

.12

Chư

Păh

4.55

5.48

81.

788

2.54

834

419

.24

5.68

1.00

0.00

01.

611

3.52

6.38

137

423

.22

Chư

Sê5.

369.

649

1.62

23.

311

249

15.3

55.

699.

066.

000

1.75

83.

241.

790

302

17.1

8

Chư

Prôn

g3.

461.

516

1.16

92.

961

172

17.7

13.

476.

400.

000

1.15

03.

022.

957

101

8.78

Chư

Pưh

2.32

0.30

366

33.

500

8212

.37

2.82

4.21

0.00

075

93.

720.

962

193

25.4

3

Phú

Thiệ

n3.

468.

123

1.26

52.

472

252

19.9

23.

958.

912.

500

1.38

32.

862.

554

260

18.8

Krôn

g Pa

4.70

4.49

41.

534

3.06

733

121

.58

5.28

5.13

3.00

01.

630

3.24

2.41

337

723

.13

Đức

3.36

6.26

288

03.

825

214

24.3

23.

398.

700.

000

844

4.02

6.89

613

015

.4

Đắk

Đoa

5.10

4.88

81.

744

2.87

816

29.

135.

302.

896.

500

1.58

63.

343.

567

158

9.96

Kông

Chr

o1.

260.

470

384

3.28

212

532

.55

1.31

2.29

0.00

039

73.

305.

516

170

42.8

2

Đắk

2.61

4.59

680

73.

240

174

21.5

62.

673.

277.

500

822

3.25

2.16

227

433

.33

Kban

g3.

076.

446

1.11

82.

752

300

26.8

33.

342.

863.

500

1.11

43.

000.

775

283

25.4

Ia G

rai

5.22

1.48

51.

595

3.27

431

619

.81

5.78

6.98

4.00

01.

564

3.70

0.11

832

520

.78

Ia P

a2.

376.

239

911

3.00

416

918

.55

3.27

1.50

9.00

01.

089

3.00

4.14

028

125

.8

Man

g Ya

ng2.

671.

752

784

3.04

816

020

.41

2.70

3.64

5.00

081

93.

301.

154

133

16.2

4

toàn

tỉnh

71.3

22.9

0723

.90

53.6

243.

862

16.7

777

.710

.847

.750

23.2

7257

.489

.778

4.22

018

.13

Ngu

ồn: S

ở La

o độ

ng, T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

– S

ố liệ

u cu

ng c

ấp c

ho n

ghiê

n cứ

u.

Phân tích tình hình trẻ em tỉnh gia lai

166

Phụ

lục

1.57

các

chỉ

tiêu

về

đăng

khai

sin

h th

eo đ

ơn v

ị hàn

h ch

ính

(201

2)

Đơn

vị h

ành

chín

htổ

ng s

ố gi

ấyđă

ng k

ý kh

ai s

inh

Sốkh

ai s

inh

đúng

hạn

tỷ lệ

(%)

đăng

đúng

hạn

Số đ

ăng

khai

sin

h m

uộn

tỷ lệ

(%)

đăng

muộ

n

Số đ

ăng

khai

sin

htỷ

lệ (%

) đă

ng k

ý lạ

iSố

đăn

g ký

kh

ai s

inh

có g

iấy

kết

hôn

Số đ

ăng

khai

sin

h kh

ông

giấy

kết

n

tỷ lệ

(%)

đăng

khôn

g có

gi

ấy k

ết

hôn

T.p

Plei

ku11

.180

8.84

779

,12.

333

20,9

358

3,2

10.8

7728

92,

6

T.x

An

Khê

3.16

62.

544

80,4

558

17,6

152

4,8

2.92

417

85,

6

T.x

Ayun

Pa

2.18

61.

246

57,0

853

39,0

176

8,1

1.97

812

15,

5

Kban

g5.

916

1.98

333

,53.

933

66,5

114

1,9

5.72

818

83,

2

Đắk

Đoa

7.33

94.

197

57,2

3.14

242

,840

75,

57.

207

128

1,7

Chư

Păh

2.54

11.

393

54,8

1.14

244

,924

0,9

2.53

50

0,0

Ia G

rai

1.57

01.

503

102,

114

79,

4- 

- 1.

746

40,

3

Man

g Ya

ng6.

950

1.55

222

,35.

398

77,7

165

2,4

6.86

287

1,3

Kông

Chr

o4.

161

808

19,4

3.35

380

,6- 

- 4.

040

321

7,7

Đức

5.75

23.

474

60,4

1.88

432

,839

46,

85.

280

761,

3

Chư

Prôn

g4.

297

2.97

969

,31.

003

23,3

315

7,3

3.93

448

1,1

Chư

Sê5.

510

3.30

860

,02.

131

38,7

1.17

821

,45.

025

413

7,5

Đắk

2.06

31.

420

68,8

594

28,8

130

6,3

1.90

311

15,

4

Ia P

a3.

442

1.68

048

,81.

634

47,5

218

6,3

1.53

214

24,

1

Krôn

g Pa

6.75

23.

150

46,7

3.60

253

,3- 

- 6.

605

147

2,2

Phú

Thiệ

n4.

717

2.91

261

,71.

738

36,8

671,

44.

387

181

3,8

Chư

Pưh

6.18

32.

725

44,1

3.45

855

,971

511

,66.

065

117

1,9

toàn

tỉnh

83.9

0545

.821

54,6

36.9

0344

,04.

413

5,3

80.6

282.

551

3,0

Ngu

ồn: S

ở Tư

phá

p –

số li

ệu c

ung

cấp

cho

nghi

ên c

ứu.

UnIceF Việt namĐc: Green One UN House, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà nộiTel: (+84 4) 3850 0100 / Fax: (+84 4) 3726 5520Email: [email protected]Đồng hành cùng chúng tôi:

• www.unicef.org/vietnam• www.facebook.com/unicefvietnam• www.youtube.com/unicefvietnam• www.flickr.com/photos/unicefvietnam

ủy ban nhân dân tỉnh Gia LaiĐc: 02 Trần Phú, TP Pleiku, Tỉnh Gia Lai Tel: (059) 3824404 / Fax: (059) 3824711Email: [email protected] Website: http://www.gialai.gov.vn