X quang trong chấn thương

32

Transcript of X quang trong chấn thương

Page 1: X quang trong chấn thương
Page 2: X quang trong chấn thương

XQUANGTRONG CHAÁN

THÖÔNG

Page 3: X quang trong chấn thương

MUÏC TIEÂUMoâ taû ñöôïc caùc toån

thöông gaõy xöông treân phim xquang

chaán thöông.

Page 4: X quang trong chấn thương

A- Giới thiệu sơ lược về xquang thương quy.

1. Xquang “ cổ điển ” : Tia X sau khi xuyên qua bộ phận cơ thể chụp được “ghi nhận” trên phim Xquang đặt trong cassette, phim Xquang được rữa bằng thuốc rửa phim -> có thể rửa phim bằng tay hay máy rửa phim.

Ưu điểm: Phổ biến, giá đầu tư thấp. Khuyết điểm: Bệnh nhân ảnh hưởng tia X, thời gian có

phim lâu, ảnh hưởng môi trường ( dung dịch rửa phim ), lưu trữ khó khăn,…

Page 5: X quang trong chấn thương

2. Xquang kỹ thuật số : Có hai hệ thống với những ưu khuyết điểm khác nhau.

2.1 - CR (Computer Radiology): Tia X sau khi chiếu qua bệnh nhân sẽ đến một tấm IP - imaging plate nằm trong cassette kỹ thuật số). Tấm photpho này đóng vai trò như tấm phim trong X quang thường. Hình ảnh đã được số hoá (digital image) được truyền đến máy tính xử lý ảnh. Ảnh sau khi được xử lý có thể được hiển thị, được in ra phim, được truyền qua mạng đến nơi khác hay lưu trữ trong hồ sơ bệnh nhân.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của CR là ảnh thu được dưới dạng số, rất thuận tiện cho xử lý, lưu trữ và truyền đi xa. Khuyết điểm là giá đầu tư lớn, chưa phổ biến rộng khắp.

Page 6: X quang trong chấn thương

2.2 DR (Direct radiology):

Tia X sau khi xuyên qua bộ phận cơ thể chụp được ghi nhận trên Bảng cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo do silicon vô định hình (amorphous silicon) cho hình ảnh kỹ thuật số trực tiếp sau 5 giây, hình ảnh được chỉnh sữa bởi phần mềm xữ lý, sau đó in ra phim xquang kỹ thuật số.

Page 7: X quang trong chấn thương

Hiện nay xquang vẫn còn giá trị trong việc

-Xác định gãy xương, đặc tính gãy xương.

- Theo dõi diễn tiến điều trị hoặc khi lâm sàng.

- Bắt buộc chụp xquang ở hai chiều thế thẳng và chiều thế nghiêng, nên bao gồm hai khớp trên và khớp dưới tổn thương.

-Tuy nhiên vẫn còn hạn chế là hình chồng lắp, tia xạ, không khảo sát được phần mềm,…

Page 8: X quang trong chấn thương

Hình X quang: Hình giải phẩu:1: Đầu xương (xương sốp) 1: Sụn khớp.2: Vỏ xương (xương đặc) 2: Đầu xương.3: Tủy xương. 3: Hành xương.4: Đường kính thân xương. 4: Tủy xương.5: Đường kính ống tủy 5: Vỏ xương. (xương đặc)Chỉ số vỏ-tủy= D-M/D=0,5 6: Màng xương.

7: Sụn tăng trưởng.8: Thân xương.

Page 9: X quang trong chấn thương

Phân loại gãy xương: Có nhiều thuật ngữ dùng để mô tả gãy xương, có thể phân loại dựa theo nguyên nhân, theo giải phẩu,…

* Gãy xương kín: Ổ gãy xương không có thông thương với môi trường bên ngoài. * Gãy xương hở: Khi ổ gãy xương có làm tổn thương phần mềm, rách da và thông thương với môi trường bên ngoài. Đối với gãy xương hở nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. * Gãy xương không hoàn toàn và gãy hoàn toàn:

Page 10: X quang trong chấn thương

Gãy không hoàn toàn: Chủ yếu gặp ở trẻ em * Gãy cong tạo hình. * Gãy phình võ xương. * Gãy cành tươi.

Page 11: X quang trong chấn thương

Gãy hoàn toàn : Gồm hai loại gãy đơn giản và gãy phức tạp. Đối với gãy xương hoàn toàn thường đánh giá đường gãy xương, đánh giá sự di lệch của đoạn xương gãy xa so với đoạn gãy gần.

Page 12: X quang trong chấn thương

Thường có các loại sau: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn và gãy dọc,… Gãy di lệch sang bên: Đoạn gãy xa di lệch về phía bên trong hoặc bên ngoài của đoạn gãy gần.Gãy di lệch gập góc : Đoạn gãy xa di lệch tạo góc mở về phía bên trong hoặc bên ngoài của đoạn gãy gần. Gãy xoắn: Đoạn gãy xa xoắn về phía bên trong hoặc bên ngoài của đoạn gãy gần. Gãy di lệch chồng ngắn: Hai đầu của đọan gãy chồng lên nhau làm chi bị gãy ngắn lại. Gãy di lệch xa: Hai đầu của đọan gãy xa nhau.

Page 13: X quang trong chấn thương
Page 14: X quang trong chấn thương

Gãy xương vùng đầu và hành xương:

Ở trẻ em gãy vùng đầu và hành xương thường phân loại theo bảng phân loại của Salter-Harris, gồm có 05 loại sau:

Loại I: Gãy xuyên qua sụn tăng trưởng. Loại II: Gãy xuyên qua sụn tăng trưởng và hành xương. Loại III: Gãy xuyên qua sụn tăng trưởng và đầu xương. Loại IV: Gãy xuyên qua sụn tăng trưởng, hành xương và đầu xương. Loại V: Gãy nén ép sụn tăng trưởng.

Page 15: X quang trong chấn thương
Page 16: X quang trong chấn thương

* Gãy xương bệnh lý: Là những gãy xương xãy ra trên những bệnh nhân đã có bệnh như : Ung thư di căn xương, loạn sản sơi,…

* Gãy xương mệt ( stress facture): Thường do chấn thương kéo dài và lập đi lập lại. Xquang thường quy thường phát hiện trễ những tổn thương này, khoảng 2 -3 tuần sau khi bệnh nhân có triệu chứng. Xquang thường có hình ảnh phản ứng màng xương hoặc đường ngang xơ xương. Xạ hình xương phát hiện gãy xương mệt sớm hơn so với xquang thường quy.

Page 17: X quang trong chấn thương

* Gãy rứt xương (Avulsion fracture ): Là những gãy xương làm rứt mãnh xương nơi bám của dây chằng hoặc gân, thường xảy ra vùng cổ chân, ngón chân,…Gãy rứt xương (Avulsion fracture ): Là những gãy xương làm rứt mãnh xương nơi bám của dây chằng hoặc gân, thường xảy ra vùng cổ chân, ngón chân,…

* Gãy xương kết hợp với trật khớp: Thường hay gặp gãy thân xương quay kèm trật khớp quay trụ dưới ( gãy Galeazzi ), gãy thân xương trụ kèm trật khớp quay trụ trên( gãy Monteggia),…

Page 18: X quang trong chấn thương

NGUYÊN TẮC ĐỌC PHIM XQUANG:

- Phải biết chẩn đóan lâm sàng trước khi đọc phim.

- Phải biết giải phẩu Xquang bình thường.

- Đọc theo thứ tự tránh bỏ sót tổn thương (vd: từ trên xuống

dưới, trong ra ngoài,…)

- Phải thận trọng khi chẩn đoán không gãy xương, nhất là

vùng có nhiều xuơng,…

- Không kết luận khi phim không đạt yêu cầu kỹ thuật.

Page 19: X quang trong chấn thương

Phim Xquang xương khớp ( xương chi ) đạt chất lượng, giúp ích cho chẩn đoán

khi đạt các yếu tố sau:

- Chụp đúng tư thế bao gồm hai chiều thế thẳng và nghiêng.

- Lấy rõ được hai khớp xa và gần của tổn thương xương.

- Ghi đầy đủ thông tin của bênh nhân: tên, tuổi, giới tính,

ngày tháng chụp và đánh dấu bên phải hay trái.

- Chất lượng phim tốt.

Page 20: X quang trong chấn thương

Thực hành đọc phim:

- Đặt phim đúng chiều thế giải phẩu.

- Kiểm tra tên, tuổi, giới tính bệnh nhân.

- Kiểm tra đánh dấu trái – phải đúng không ?

- Xác định phim chụp đúng chỉ định không?Đủ hai bình

diện thẳng – nghiêng không? Có lấy đủ hai đầu xương

không?

Page 21: X quang trong chấn thương

Thực hành đọc phim

Xác định có tổn thương xương hay không?

- Nếu có ? Xác định :

* Gãy xương nào?

* Gãy đọan nào ? ( thường chia thành 03 đoạn : 1/3 trên,

1/3 giữa và 1/3 dưới)

* Xác định kiểu gãy và di lệch ?

- Kiểm tra tổn thương kết hợp ?

* Gãy xương nơi khác?

* Trật khớp?

Page 22: X quang trong chấn thương

HÌNH ẢNH

MINH HỌA

Page 23: X quang trong chấn thương
Page 24: X quang trong chấn thương
Page 25: X quang trong chấn thương
Page 26: X quang trong chấn thương
Page 27: X quang trong chấn thương
Page 28: X quang trong chấn thương
Page 29: X quang trong chấn thương
Page 30: X quang trong chấn thương
Page 31: X quang trong chấn thương

Kết luận:

- Hiện nay xquang vẫn giá trị giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị trong chấn thương cơ xương khớp tứ chi.

- Nắm vững cách đọc phim xquang xương khớp giúp ích cho việc nắn chỉnh xương gãy thành công.

Page 32: X quang trong chấn thương

KTV.Traàn Ngoïc QuangKTV.Traàn Ngoïc Quang