dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA...

15
TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ HỌC RỒNG NHÀ LÝ NGUỒN GỐC VÀ SÁNG TẠO Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Thắng Danh sách nhóm: Trần Đức Diễm Hương – MSSV: 1156040029 Đặng Thị Trà – MSSV: 1156130034 Nguyễn Thị Lương Giang – MSSV: 1156040013 Nguyễn Phạm Thảo Sương – MSSV: 1156130050 Triệu Thị Thanh – MSSV: 1156040071

Transcript of dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA...

Page 1: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

KHOA LỊCH SỬ

MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ HỌC

RỒNG NHÀ LÝ

NGUỒN GỐC VÀ SÁNG TẠO

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Thắng

Danh sách nhóm:

Trần Đức Diễm Hương – MSSV: 1156040029

Đặng Thị Trà – MSSV: 1156130034

Nguyễn Thị Lương Giang – MSSV: 1156040013

Nguyễn Phạm Thảo Sương – MSSV: 1156130050

Triệu Thị Thanh – MSSV: 1156040071

Nguyễn Thị Hiền – MSSV: 1156130044

Dương Thị Ngọc Hằng – MSSV: 1156040017

Page 2: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

I. Giới thiệuQuá khứ luôn chứa đựng những điều bí ẩn. Với trí tò mò và sự thông minh có

được qua hàng triệu năm, con người đã phần nào làm sáng tỏ những bí ẩn ấy. Kết hợp giữa tìm hiểu hàn lâm với các kết quả di chỉ, các hiện vật mà Khảo cổ học mang lại một thế giới huyền bí, diệu kì đang từ từ mở ra. Đó là kho tri thức vô tận về thế giới, về con người, về những giá trị truyền thống được gìn giữ từ bao đời nay.

Ở Việt Nam, tuy ngành Khảo cổ vẫn còn khá trẻ nhưng những gì có được việc miệt mài tìm kiếm, lưu giữ đã khiến thế giới phải kinh ngac. Tuy bị đô hộ nhiều năm, nước Nam vẫn có những nét đặc sắc rất riêng trong văn hóa. Con Rồng chính là một trong số đó. Với quan niệm Rồng là vật thiêng, là biểu tượng sức mạnh, uy quyền, biểu tượng của long tự tôn dân tộc, hình ảnh đó tồn tại cùng với thời gian. Đặc sắc nhất nghệ thuật nhất và tiêu biểu nhất chính là hình tượng Rồng duwois thời Lý, đã giúp các nhà nghiên cứu có những cái nhìn rõ nét về lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nhiều năm Khảo cổ học đã chứng minh điều đó.

II. Nội dung1. Nguồn gốc và quá trình hoàn thiện1.1 Rồng Văn Lang ( vùng song Hồng đến Thanh Hóa trước Công nguyên)Vào thời Văn Lang, người dân “ xuống nước đánh cá thường bị giống Giao Long

làm hại nên có tục xăm mình theo dạng thủy quái để tránh tai họa Giao Long” (1) , đây là tên gọi về con Rồng đầu tiên của người Việt ta trong thời đại buổi đầu dựng nước.

Cũng có thuyết cho rằng: Dạng thủy quái Giao Long hay “Thuồng Luồng” được phát sinh từ chữ “Long” rồi biến thành tên gọi “ Rồng” như ngày nay.

Theo cố Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn: từ “Rồng” có trước vào đời Hán, chữ “Thuồng Luồng” xuất hiện về sau vào đời Đường, còn người Việt ta gọi con vật này là rắn hay cá sấu(2) . Còn theo nhà ngiên cứu Mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy cho biết: Trong tiếng Mường, chữ “con khú – con roong” để chỉ con “Cá sấu – Rồng”(3).

Page 3: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

Hình ảnh con Giao Long trên thạp đồng ĐÀO THỊNH, trên lưỡi rìu Đông Sơn (TK III trước CN), trên lưỡi giáo Đông Sơn (TK V trước CN).

1.2 Rồng Giao Chỉ ( từ thời Bắc thuộc đến TK X)Con rồng thời kì này có phần không nhỏ chịu sự ảnh hưởng của văn hóa nhà Hán.

Thời Bắc thuộc con Rồng

Page 4: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

Giao chỉ có 4 chân, đuôi cong, thân hình thon dài, hình Rồng đã thay đổi từ đầu cá sấu biến dạng đi, nhường chỗ cho đầu một con vật tưởng tưởng, kết hợp với nhiều nét khác nhau đặc biệt có vảy và có cánh, có râu hàm và long chân giống Rồng Trung Quốc.

1.3 Kết luậnBản chất của sự sáng tạo chính là xuất phát từ cuộc sống lao động thường ngày,

của người Việt nói riêng và cư dân vùng Đông Nam Á nói chung. Nhiều sử gia cho rằng loài thủy quái Gia Long chính là rắn và cá sấu. Hình ảnh cá sấu – Rồng, giao long sớm nhất còn được lưu lại đến nay là văn hóa khắc trên thạp đồng Đào Thịnh khoảng 1000 năm trước CN.

Theo văn hóa phương Đông: Rồng là biểu tượng của bản nguyên tinh thần và sang tạo, nó là sức mạnh của sự sống mà sâu xa hơn đó là do điều kiện tự nhiên ( địa lí, kinh tế, xã hội), đặc biệt những vùng sông nước là rất quan trọng đối với người phương Đông. Rồng mang một ý nghĩa sang tạo thể hiện rõ quá trình lao động và nhận thức của người phương Đông – nó biểu tượng cho nước, đại diện cho những vị thần đầu tiên theo tín ngưỡng xa xưa ( vùng Đông Nam Á): Mây, mưa, sấm, chớp.

Đối với nghười Việt ta, con Rồng là biểu tượng của điềm lành, xuất hiện cả trong truyền thuyết: tổ tiên của người Việt thuộc “ họ Hồng Bàng” là giồng Rồng Tiên, trong đó Tiên được trừu tượng hóa từ giồng chim, Rồng được trừu tượng hóa từ hai loài bò sát rắn và cá sấu. Người Việt ta có câu:

“ Rồng đen lấy nước thì nắngRồng trắng lấy nước thì mưa”

Thể hiện sâu sắc cách quan sát trời đất phục vụ cho mùa màng của người Việt ta. Hình tượng con Rồng xuất phát từ vùng Đông Nam Á đã được các nhà khoa học khẳng định như sau:

D.V.Deopik viết: “ Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa”(4). Còn Ja.V.Chesnov cho biết: “ Hình tượng con Rồng phát sinh từ Đông Nam Á đã thâm nhập đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu”(5).

Thật sự, con Rồng trong người Việt đó là vị thần đại diện cho văn hóa nông nghiệp sông nước, là vật biểu trong tứ linh, tồn tại qua các giai đoạn khác nhau, triều đại khác nhau nên nó còn là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực, sự hưng thịnh của các triều đại của nước ta. Mà nguồn gốc sau xa nhất chính là bắt nguồn từ nhân dân lao động nông nghiệp lúa nước. Với đỉnh cao của sự kết tinh trí tưởng tưởng và thảm mĩ nghệ thuật dan gian, con Rồng Đại Việt đã thoát ly ra khỏi phương Bắc thể hiện rõ nét nhất vào thời Lý ( 1010 – 1225). Con Rồng thời Lý là đỉnh cao của sự sáng tạo dân tộc.

2. Nét sáng tạo – con Rồng nhà Lý

Page 5: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

2.1 Đặc trưng nghệ thuật con Rồng nhà LýViệc nghiên cứu thực nghiệm trên các hiện vật điêu khắc bằng đá và gốm để lại,

các nhà khoa học thấy rằng đa phần Rồng thời Lý tạc dưới dạng phù điêu là nhiều, không thấy chạm chìm và chạm tròn trên các hiện vật.

Thân Rồng như đã thấy, tròn lẳng, khá dài và đặc biệt không có vảy, uốn 12 khúc nhịp nhàng dần dần nhỏ về phía đuôi nhọn. Đó là Rồng hình giun hay hình dây mang hình dạng giống một con rắn.

Rồng nhà Lý có đầu thường là ngẩng lên, miệng há to, mép trên kéo dài ra thành một cái vòi uốn lượn tự do, vươn lên cao vuốt nhỏ dần về cuối.

Page 6: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

Theo đặc trưng của Rồng được nhà nghiên cứu Nguyễn Thượng Luyến nhận xét: “ Mào và bờm là những thành phần cơ thể dược cấu tạo rất sinh động, bằng những nét độc đáo và dduocj mang theo một ý thức nhất định”(6). Mào thoát ra từ môi đến đường sóng quyện với răng nanh, rung rinh bốc lên như ngọn lửa, còn bờm sau gáy thì cuốn cuộn thoát lên từ cổ họng cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn song và bay lướt tựa như lướt gió. Mũi cấu tạo bằng những đường cong xếp nhau, phập phồng tạo một lien tưởng rõ nét về dòng nước. miệng Rồng nhà Lý ngậm viên ngọc và phần đầu luôn ngước lên để ngậm ngọc.

Dọc sóng lưng Rồng có một lớp vảy tỉa lông riêng biệt, thanh thoát, nhịp nhàng. Bụng có đốt ngắn như bụng rắn, uốn lượn linh hoạt như đang bơi trên nước. rồng nhà Lý có 4 chân, mỗi chân có 3 ngón phía trước, không có ngón sau ( vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một vị trí nhất định, chân trước thì gần khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn kế tiếp, hai chân sau bao giờ cũng ở phần khúc uốn thứ 3). Cả 4 chân đều có khủy phía sau và có phần giống chân một loài chim nước lớn.

2.2 So sánh tương quan các con Rồng giữa các triều đại Trong nước:

Page 7: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

Rồng nhà Lý với Rồng nhà Trần ( 1225 – 1400) nhìn chung có nét giống nhau về hình thức, nhà Trần vẫn kế thừa nghệ thuật sang tạo của thời Lý song Rồng nhà Trần có nét mạnh mẽ hơn do nhà Trần đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược phường Bắc, cuộc chiến đấu gian lao và kiên cường đã tạo một khí thế cho con Rồng thời Trần: Vạm vỡ, dứt khoát hơn.

Cánh cửa tháp Phổ Minh ( gỗ)

Rồng nhà Lý và nhà Lê ( 1428 – 1527): nhà Lê Rồng có vảy, bay lượn hơn, dáng bộ oai vệ, hung hãn, phun ra lửa, chân có 5 ngón, ảnh hưởng Trung Hoa.

Page 8: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

Rồng nhà Lý so với Rồng nhà Nguyễn: Rồng Nguyễn không độc đáo nhưng có sự kết hợp gần gũi với dân gian và thường có sừng mọc ở phía trái. Nhà Nguyễn xem Rồng 5 ngón là biểu tượng dành riêng cho bậc đế vương.

Page 9: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

Hoàng bào vua Nguyễn TK XIX

Ấn “Hoàng đế Tôn thân chi bảo” TK XIX - XX

Ngoài nước:Rồng nhà Lý so với Trung Quốc có sự

khác biệt. rồng Trung Quốc có thân hình thu ngắn lại và giống thú. Tính cách hung bạo dữ tợn hơn so với Rồng nhà Lý vừa mềm mại, uyển chuyển.

Rồng nhà Lý so với Nhật Bản: Rồng Nhật cũng có sự trau chuốt nhưng chân trước Rồng thì cầm ngọc, nét mạnh mẽ dữ tợn thiên về sức mạnh nhiều hơn.

Rồng nhà Lý so với phương Tây: Phương tây xem rồng như con vật hung hãn chuyên canh giữ các kho báu và có cánh ( do lối tư duy không chấp nhận không có cánh mà lại biết bay).

Page 10: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

2.3 Tổng kếtThời nhà Lý ( 1010 – 1225) hình dạng tưởng tượng về Rồng giống rắn và cá sấu

dần được hoàn thiện. Mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, rồng là biểu ượng của sức mạnh và quyền lực của vương quyền “Thiên tử” (theo nhà Hán). Còn đối với nhà Lý nó là hình tượng của chủ quyền dân tộc “ dòng giống Rồng Tiên”, ước vọng thái bình phồn thịnh, mưa thuận gió hòa… Rồng nhà Lý là một sang tạo dân tộc, nó thể hiện xu thế bối cảnh lịch sử xã hội nhà Lý rõ nét: Đạo Phật là quốc giáo với tư tuoqnge cứu nhân độ thế, sống chan hòa…làm cho Rồng nhà Lý mềm mại, uyển chuyển, hiền từ kết hợp với việc kế thừa những giá trị sang tạo của tôt riên ta trước đó đã gắn liền voeis người dân song nước về hình tượng con Rồng.

A

B

Page 11: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

C D

E F

(A): Gương soi thời nhà Lý

(B), (C): Bệ tượng Phật A Di Đà TK XI

(D): Gạch trang trí hình Rồng đất nung ( TK XI-XII)

(E)Rồng đất nung thời Lý

(F)Rồng nhà Lý-bố cục lá đề trên đất nung

Về mặt giá trị nghệ thuật mang một giá trị sâu sắc trong quan điểm thẩm mỹ và khả năng sáng tạo của người Việt ta. Rồng nhà Lý với rất nhiều hình thức thể hiện, ngắn dài khác nhau, ý tứ cũng rất rõ nét. Con Rồng là sản phẩm nghệ thuật có sự phân tích bổ sung kế thừa để phù hợp với thẩm mỹ của xã hội thời Lý và để thể hiện hình tượng con Rồng Việt nam. Nó bộc lộ sự tính toán lên xuống tương xứng, hòa hợp với các chi tiết phụ như mây, hoa, lá…nhịp nhàng, chặt chẽ. Kĩ thuật chế tác chất liệu chủ yếu chỉ là đục trên đã cẩm thchj, phù điêu bằng đất nung, gốm sứ, kiến trúc Phật giáo.

Giá trị to lớn của biểu tượng con Rồng thời Lý thể hiện qua kiến trúc và nghệ thuật mà giá trị nghệ thuật văn hóa ấy chính là tiêu chí để đánh giá sự ;ao động trí tuệ, nghệ thuật và qua đó khái quát, nhìn nhận rõ xã hội, vị trí con người trong xã hội thời Lý lúc bấy giờ. Tư tưởng chính trị triết hoc của triều thần nhà Lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ

Page 12: dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/.../file_goc_768736.docx · Web viewTRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ MÔN CƠ SỞ KHẢO CỔ

đến hình tượng Rồng trong nhân gian nhưng thật sự hình tượng Rồng lại chính là sản phẩm sáng tọa của các nghệ sỹ dân gian.

CHÚ THÍCH

(1) Theo Lĩnh Nam Chích Quái, truyện họ Hồng Bàng(2) Báo Diễn đàn tháng 3 năm 2000, Paris(3) Hành trình con Rồng qua văn hóa và mỹ thuật Việt nam, tạp chí Hợp Lưu số

Xuân Canh Thìn 2000(4) + (5) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, 2003, tr 135(5)