Vẹn nguyên ký ức một thời hoa...

8
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5246 - THỨ SÁU NGÀY 15/2/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu... Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. BÀI NÓI CHUYỆN VỚI BỘ ĐỘI, CÔNG AN VÀ CÁN BỘ TRƯỚC KHI VÀO TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ, 5/9/1954 Tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương Người cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi TRANG 3 KINH TẾ Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển TRANG 3 TRANG 5 Tôi cứ ngỡ nhạc sĩ Lê Huy Cầm - một “người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố” Đà Lạt chỉ biết mơ mộng với sương mờ và sống với những ký ức rong rêu thuở nào của Đà Lạt xưa, nhưng thật bất ngờ bởi ẩn chứa trong con người nghệ sỹ thuần phác này là ký ức đẹp đẽ về một thời từng mang tiếng đàn, tiếng hát của mình phục vụ cho bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và trên đỉnh tiền tiêu vùng biên giới phía Bắc những năm đầu 1980. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. Ảnh: N.Trân (TTXVN) Trồng rừng liệu có che phủ được rừng? TRANG 6 Phát triển ngành kinh tế “mũi nhọn” nông nghiệp được Đam Rông - địa phương còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2019. TRANG 2 Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thành Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửa XEM TIẾP TRANG 2 Hát trên đỉnh tiền tiêu Lũng Cú Ngày 14/2, tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng; Bộ CHQS tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài PT-TH tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2018 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Năm 2018, công tác tuyên truyền giáo dục nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương được cấp ủy, chính quyền các cấp; sở, ban, ngành; các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, toàn diện, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, kết quả phối hợp với Báo Lâm Đồng đã thực hiện 12 chuyên trang Quốc phòng toàn dân (QPTD) với hàng trăm tin, bài và ảnh; tổ chức cuộc thi viết về đề tài người lính. Hàng tháng có từ 10 tin, bài và ảnh trở lên phản ánh các hoạt động của Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh được đăng trên báo in và báo điện tử... ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Thực hiện nghiêm Nghị định quản lý thực, động vật nguy cấp, quý, hiếm TRANG 6 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nhà giáo Lâm Đồng đổi mới, sáng tạo trong dạy và học TRANG 7 Bài 2: Đam Rông: Phát triển nông nghiệp làm “mũi nhọn” thúc đẩy nền kinh tế địa phương Ký kết phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2019. 40 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2019) Trồng dâu nuôi tằm là một trong những hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thực sự đem lại hiệu quả ở Đam Rông. Ảnh: N.Ngà

Transcript of Vẹn nguyên ký ức một thời hoa...

Page 1: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5246 - THỨ SÁU NGÀY 15/2/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu... Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI BỘ ĐỘI, CÔNG AN VÀ CÁN BỘ TRƯỚC KHI VÀO TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ, 5/9/1954

Tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương

Người cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi

TRANG 3

KINH TẾCác lĩnh vực kinh tế tiếp tục

duy trì tốc độ phát triểnTRANG 3

TRANG 5

Tôi cứ ngỡ nhạc sĩ Lê Huy Cầm - một “người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố” Đà Lạt chỉ biết mơ mộng với sương mờ và sống với những ký ức rong rêu thuở nào của Đà Lạt xưa, nhưng thật bất ngờ bởi ẩn chứa trong con người nghệ sỹ thuần phác này là ký ức đẹp đẽ về một thời từng mang tiếng đàn, tiếng hát của mình phục vụ cho bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và trên đỉnh tiền tiêu vùng biên giới phía Bắc những năm đầu 1980.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4Chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. Ảnh: N.Trân (TTXVN)

Trồng rừng liệu có che phủ được rừng? TRANG 6

Phát triển ngành kinh tế “mũi nhọn” nông nghiệp được Đam

Rông - địa phương còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2019. TRANG 2

Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thành

Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửa

XEM TIẾP TRANG 2

Hát trên đỉnh tiền tiêu Lũng Cú

Ngày 14/2, tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng; Bộ CHQS tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài PT-TH tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng năm 2018 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.

Năm 2018, công tác tuyên truyền giáo dục nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương được cấp ủy, chính quyền các cấp; sở, ban, ngành; các cơ quan báo chí, truyền

thông trong và ngoài tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, toàn diện, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong đó, kết quả phối hợp với Báo Lâm Đồng đã thực hiện 12 chuyên trang Quốc phòng toàn dân (QPTD) với hàng trăm tin, bài và ảnh; tổ chức cuộc thi viết về đề tài người lính. Hàng tháng có từ 10 tin, bài và ảnh trở lên phản ánh các hoạt động của Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh được đăng trên báo in và báo điện tử...

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTThực hiện nghiêm Nghị định

quản lý thực, động vật nguy cấp, quý, hiếm

TRANG 6

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNhà giáo Lâm Đồng đổi mới, sáng tạo trong dạy và học

TRANG 7

Bài 2: Đam Rông: Phát triển nông nghiệp làm “mũi nhọn” thúc đẩy nền kinh tế địa phương

Ký kết phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2019.

40 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2019)

Trồng dâu nuôi tằm là một trong những hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng thực sự đem lại hiệu quả ở Đam Rông. Ảnh: N.Ngà

Page 2: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

2 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

PV: Bức tranh kinh tế - xã hội của Đam Rông trong năm 2018 vừa qua có những nét gì nổi bật, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Minh Thức: 2018 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020. Bởi thế, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương và thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc thực hiện. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến đáng mừng. Một vài con số cụ thể minh chứng sống động cho điều này như:

Về sản xuất kinh tế, tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt trên 2.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 950 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 20.000 tấn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,55%. Tổng thu ngân sách đạt 40,5 tỷ đồng… Những kết quả khả quan trên sẽ góp phần quan trọng trong việc “tiếp đà” cho sự phát triển của huyện trong năm 2019.

Đam Rông là huyện có trên 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trình độ dân trí chưa cao, tài nguyên thiên nhiên chưa đủ sức thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Nên sẽ rất khó để Đam Rông chọn hướng phát triển từ công nghiệp, xây dựng hay dịch vụ, du lịch. Bởi thế ngành sản xuất “mũi nhọn” đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của Đam Rông vẫn đang là nông nghiệp. Và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, những vấn đề liên quan đến nông nghiệp vẫn luôn được tập trung, chú trọng hàng đầu.

Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thànhBài 2: Đam Rông: Phát triển nông nghiệp làm “mũi nhọn”

thúc đẩy nền kinh tế địa phương(Phỏng vấn đồng chí Trần Minh Thức - Bí thư Huyện ủy Đam Rông)

Phát triển ngành kinh tế “mũi nhọn” nông nghiệp được Đam Rông - địa phương còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2019.

PV: Vậy theo đồng chí, đến thời điểm hiện tại, mảng màu về nông nghiệp trên địa bàn đã có chuyển biến như thế nào?

Đồng chí Trần Minh Thức: Về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 19.000 ha, bằng 101,7% kế hoạch, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, cây hàng năm trên 5.000 ha. Cây lâu năm gần 14.000 ha. Riêng diện tích cà phê trên 11.000 ha. Trong năm 2018 đã có 700 ha cà phê được ghép cải tạo và trồng mới. Sản lượng cà phê của huyện hiện đạt trên 28.000 tấn, bằng 101% kế hoạch, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đã dần được đẩy mạnh. Theo đó, đã có 135 ha cây ăn quả và 85 ha dâu tằm cũng được trồng mới. Ngoài ra, còn một số diện tích rau, cây dược liệu cũng dần được bà con hình thành. Về chăn nuôi, hiện tổng đàn gia súc là trên 24.000 con. Tổng đàn gia cầm 86.200 con. Sản lượng kén tằm đạt gần 500 tấn, bằng 132,7% KH.

Điều đáng nói là trên địa bàn tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã tăng cao hơn nhiều so với trước đây. Một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được hình thành: mô hình trồng chuối Laba, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Đạ K’Nàng; mô hình trồng

pháp trọng tâm để thực hiện. Riêng về nông nghiệp, Đam Rông phấn đấu nâng tổng giá trị sản xuất đạt trên 2.400 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm gần một nửa.

Để phát triển nông nghiệp, Đam Rông bám sát phương châm “cho cần câu hơn xâu cá” nên thống nhất chỉ đạo tiếp tục triển khai hiệu quả các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển đàn bò thịt, Chương trình tái canh cà phê; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nhân rộng các mô hình hiệu quả; áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, đặc biệt là khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao trên địa bàn huyện như: chuối laba, rau, hoa...; tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể, tổ hợp tác thành lập và phát triển. Tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đạt các tiêu chí nông thôn mới đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!NGỌC NGÀ (thực hiện)

(CÒN NỮA)

cây ăn trái tại xã Liêng S’rônh, Đạ R’sal; mô hình trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’rông. Các mô hình trên có sự tham gia của bà con DTTS là điều thực sự đáng mừng của địa phương.

PV: Đồng chí có thể trao đổi thêm về những vấn đề đang đặt ra trước mắt cho nông nghiệp Đam Rông?

Đồng chí Trần Minh Thức: Nông nghiệp Đam Rông được xem là phát triển nếu đặt trong sự so sánh giữa hiện tại và những năm trước đây. Tuy nhiên nếu đặt trong mối so sánh với các huyện, thành khác trong tỉnh hay xu thế phát triển chung của xã hội thì sự phát triển của Đam Rông thực sự chưa đáng kể.

Điều đó do những yếu tố khách quan như xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của huyện thấp, trình độ dân trí chưa cao, tiềm lực kinh tế của người dân chưa thực sự lớn, cùng với đó là tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào, dân tộc thiểu số tại chỗ quay về làng cũ… là những áp lực đè nặng lên sự phát triển của địa phương.

Và hơn hết, bản thân ngành sản

xuất nông nghiệp của Đam Rông vẫn còn manh mún, sản phẩm chủ yếu chưa qua chế biến nên giá trị thấp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm, các mô hình hiệu quả chậm được nhân rộng, thiếu sức lan tỏa trong Nhân dân; kinh tế tập thể, tổ hợp tác chưa thực sự phát triển, công tác lãnh, chỉ đạo của các địa phương vẫn chưa thực sự sâu sát. Và đặc biệt, Nhân dân chưa thực sự phát huy hết nội lực của mình... Những thực tế đó đặt ra cho Đam Rông rất nhiều thách thức trong hành trình phát triển.

PV: Để nông nghiệp thực sự là mũi nhọn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, huyện Đam Rông đã có những định hướng gì, nhất là trong năm 2019, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Minh Thức: Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2015-2020 của huyện. Bởi vậy, lãnh đạo huyện đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực cũng như đề ra những giải

Đồng chí Trần Minh Thức - Bí thư Huyện ủy Đam Rông. Ảnh: N.Ngà

Đồng chí Trần Minh Thức - Bí thư Huyện ủy Đam Rông đang báo cáo với lãnh đạo tỉnh về những tín hiệu vui trong phát triển nông nghiệp của huyện. Ảnh: N.Ngà

... Nội dung phản ánh chủ yếu tập trung vào công tác tuyển quân, ra quân huấn luyện; các ngày truyền thống của Quân đội, lực lượng dân quân tự vệ; các hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”; công tác dân vận; kết nghĩa và Phong trào LLVT tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, 2 cơ quan còn phối hợp đăng tin, bài về công tác xây dựng Đảng, Phong trào Thi đua quyết thắng trong LLVT tỉnh, gương sáng Cựu chiến binh trên Báo Lâm Đồng và bản tin LLVT tỉnh.

Phối hợp với Phòng Chuyên mục

Đài PT-TH tỉnh Lâm Đồng xây dựng và phát sóng Chương trình QPTD, Giáo dục quốc phòng, chương trình phát thanh với số lượng 1 tháng 2 chương trình có tổng thời lượng 500 phút phát thanh. Duy trì phát sóng Chương trình Truyền hình Quân khu 7 vào thứ bảy hàng tuần trên Đài PT-TH tỉnh để phục vụ cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Ngoài ra, Bộ CHQS tỉnh còn phối hợp với Báo - Truyền hình Quân khu 7, kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, các Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố trong tỉnh tác

nghiệp, đưa tin về hoạt động của LLVT tỉnh.

Năm 2019, Bộ CHQS tỉnh đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Theo đó, sẽ tập trung vào các nội dung đã ký kết, tuyên truyền hoạt động của LLVT địa phương; xây dựng nền QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ; thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý kỷ luật, xây dựng nề nếp chính quy; kết quả phối hợp hoạt động của LLVT địa phương với

các đơn vị đóng chân trên địa bàn; kết quả công tác dân vận, giúp dân xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý thức, kiến thức quốc phòng cho các tầng lớp nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động và Nhân dân về chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới, tình hình biển đảo, các ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước, Đảng, Quân đội, quân khu, địa phương và LLVT tỉnh…

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp ý kiến nhằm thực hiện tốt công

tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2019. Nhân dịp này, Bộ CHQS tỉnh đã khen thưởng 3 tập thể, 4 cá nhân đạt thành tích tốt trong công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2018; Báo Lâm Đồng khen thưởng 2 cá nhân có thành tích tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng địa phương trên Báo Lâm Đồng năm 2018; Đài PT-TH tỉnh khen thưởng 1 tập thể, 2 cá nhân đã có thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền quân sự, quốc phòng địa phương năm 2018.

ĐỨC TÚ

Tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền... TIẾP TRANG 1

Page 3: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

3 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019KINH TẾ

Sản xuất hoa công nghệ cao. Ảnh: Văn Báu

Đó là đánh giá chung của UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế tháng đầu năm 2019. Theo đó, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ… đã có bước khởi đầu năm kế hoạch thuận lợi.

1,4 tỷ hỗ trợ việc làm trong các HTX

Ông Bùi Quang Tùng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lâm Đồng cho

biết, Liên minh HTX tỉnh vừa giải ngân số tiền 1,4 tỷ đồng cho các HTX

vay để giải quyết việc làm. Theo đó, các HTX được vay nguồn vốn này để đào tạo nghề, mở rộng sản xuất - kinh

doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động. Vốn được cho vay theo

hình thức tín chấp, lãi suất ưu đãi chỉ 0,25%/năm với HTX mà thành viên

là người khuyết tật và 0,5%/năm với các loại hình HTX khác. Hiện đang

có 7 HTX vay nguồn quỹ này để giải quyết việc làm. Đây là nguồn vốn

được Quỹ quốc gia về việc làm giao cho Liên minh HTX Lâm Đồng quản lý và tới nay đạt hiệu quả quay vòng

vốn tốt, không xảy ra tình trạng nợ đọng, nợ xấu.

D.Q

Người cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi

Theo UBND tỉnh, trong tháng 1 và đầu tháng 2 năm 2019, tình hình thời

tiết tương đối thuận lợi nên việc thu hoạch và gieo trồng cây hàng năm đảm bảo đúng vụ mùa. Qua đó, người dân đã thu hoạch xong niên vụ cà phê năm 2018 - 2019 trên diện tích 162.857 ha, bằng 100% diện tích so với cùng kỳ. Thống kê cho thấy, năng suất cà phê bình quân đạt 30,44 tạ/ha, sản lượng ước đạt 495.744 tấn và tăng 4,56% so với cùng kỳ.

Sản xuất vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 toàn tỉnh gieo trồng, xuống giống 26.324 ha cây hàng năm các loại, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích lúa 6.432 ha, bắp 1.825 ha; rau, đậu, hoa các loại 14.796 ha, đạt 58,9% so với kế hoạch và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển. Tuy nhiên, nội trong tháng 1, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 60 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng với diện tích bị thiệt hại do phá rừng 8,7 ha, lâm sản thiệt hại 847,7 m3. Nếu so với cùng kỳ, số vụ có giảm nhưng diện tích rừng và lâm sản thiệt hại tăng tương ứng 6,5 ha (tăng 290%) và 600,7 m3 gỗ các loại (tăng 248%).

Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ phát triển và tăng 8,4% trong tháng 1 so với cùng kỳ. Các ngành có mức tăng khá bao gồm khai khoáng tăng 6,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2%; sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều

Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển

hòa không khí tăng 7,6%; cùng đó là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý thu gom và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,5%... Những chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tăng trên các lĩnh vực đã phần nào nói lên sức sản xuất và mức tiêu thụ tăng so với cùng kỳ nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Do thực hiện tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu

tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 của người dân nên mức bán lẻ hàng hóa trong tháng có mức tăng cao.

Báo cáo của ngành chức năng cho hay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1/2019 ước đạt 4.234 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Trong đó, khối kinh tế nhà nước đạt 338 tỷ đồng, tăng 11,7%; khối

kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.833 tỷ đồng, tăng 10,6% và khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 62,5 tỷ đồng, tăng 11,5%. Ngoài ra, do nhu cầu đi lại của người dân và du khách trong dịp tết tăng cao nên hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi cũng có mức tăng đạt hai con số. Cụ thể, vận tải hành khách ước đạt 4.788 ngàn hành khách, tăng 10,4% và 1.236 ngàn tấn hàng hóa, tăng 25,2%. Do đó, doanh thu từ hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 547 tỷ đồng, tăng 10,8%.

Để có được kết quả đó là cả một thời gian dài, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lũy cùng gia đình

vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và đặc biệt là đã xây dựng được ngôi nhà khang trang với kinh phí gần 2 tỷ đồng.

Năm 1981, sau 5 năm được rèn luyện và công tác trong quân ngũ, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lũy đã trở về địa phương tiếp tục tham gia với nhiều vị trí công tác, như: làm công tác quản lý bảo vệ rừng, công an viên, cán bộ công tác Mặt trận và mới đây là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trạm Hành. Dù ở cương vị công tác nào, ông Lũy cũng luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi

Danh hiệu “Hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi” do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam công nhận là một trong những phần thưởng quý giá mà cựu chiến binh Nguyễn Văn Lũy ở thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt được trao tặng.

nhiệm vụ được giao. Đặc biệt hơn, trước vấn đề hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, ông Lũy đã không lùi bước để vượt qua, thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Song song với thực hiện công tác xã hội, bản thân ông Lũy cũng nỗ lực cùng gia đình xây dựng mô hình 2,5 ha cà phê catimo và coi đây là nguồn thu nhập chính. Do vậy, ông Lũy đã tích cực tìm tòi kỹ thuật chăm sóc cà phê qua sách báo và người dân để có những mô hình cà phê đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, ông đã cùng gia đình chú trọng đầu tư vốn, phân bón hợp lý để cây cà phê phát triển. Hàng năm, cà phê của gia đình ông Lũy luôn có năng suất tốp đầu ở địa phương với bình quân 20 tấn cà phê tươi/ha và cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng.

Cùng với việc trồng cà phê, gia đình ông Lũy còn canh tác 3 sào chè xanh để tăng thu nhập. Khoảng 10 năm nay, gia đình ông đã hợp đồng cung cấp sản phẩm lá chè với Công ty trà Haiyi để bao tiêu sản phẩm với thu nhập trên 100 triệu đồng từ

việc bán lá chè. Đồng thời, gia đình ông Lũy cũng đã trồng xen trong vườn cà phê hàng trăm cây mắc ca, bơ, hồng để tăng thu nhập cùng với đó là mục đích chắn gió, giữ độ ẩm cho cây cà phê phát triển tốt.

Nhờ cần cù trong lao động và biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt đã giúp gia đình ông Lũy xây dựng mô hình vườn cây thu nhập cao với bình quân khoảng 600 triệu đồng/năm. Và ông Lũy được ghi nhận là tấm gương sáng trong lao động sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương.

Phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” rời quân ngũ trở về làm giàu cho gia đình và quê hương, ông Nguyễn Văn Lũy cũng luôn chia sẻ kinh nghiệm lao động trong sản xuất, vốn đầu tư cho người dân ở địa phương, trong đó có những đồng đội khó khăn để cùng phát triển. Không chỉ có vậy, vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Văn Lũy còn nuôi 3 con ăn học đầy đủ và đến nay đã có 2 người con tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định.

ĐAM TRỌNG

Tết Kỷ Hợi 2019 rơi vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 nên Đà Lạt, Lâm Đồng đón một lượng khách khá lớn đến tham quan du lịch. Và chỉ tính riêng trong tháng 1 vừa qua, Lâm Đồng đã đón khoảng 585 ngàn lượt khách, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 43 ngàn lượt, tăng 7,5% và khách qua lưu trú đạt khoảng 380 ngàn lượt, tăng 9,9%. Chỉ riêng ngành bưu chính, viễn thông, doanh thu trong tháng 1 cũng tăng 18,6%, tương đương ước đạt 246,4 tỷ đồng. Mặt khác, tín hiệu được cho là khởi sắc nhất ngay tháng đầu năm 2019 đó là tổng thu ngân sách địa phương ước đạt gần 1.393 tỷ đồng, bằng 5,3% dự toán địa phương và tăng 24,1% so với cùng kỳ.

Có thể khẳng định, ngay trong tháng đầu năm 2019, toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tỉnh đều có mức tăng khá, một số chỉ tiêu tăng cao đã góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng của tỉnh ngay những tháng khởi đầu năm thi đua nước rút 2019. Để tiếp tục tốc độ tăng trưởng, UBND tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất, nhất là tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng; giám sát, phát hiện kịp thời các ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách theo kế hoạch, lộ trình đề ra và khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, khởi công thi công các công trình xây dựng cơ bản trong năm 2019 theo kế hoạch.

KHẢI NHIÊN

Page 4: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

4 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019

VẸN NGUYÊN KÝ ỨC MỘT THỜI HOA LỬACuộc chiến vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã lùi xa 40 năm (17/2/1979 - 17/2/2019). Nhưng trong ký ức của những người lính, những chàng trai mười tám, đôi mươi khi ấy vẫn còn in đậm về một thời hoa lửa, sẵn sàng xông pha ra nơi tiền tuyến, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông. Đánh dấu 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phóng viên Báo Lâm Đồng đã tìm gặp và ghi lại những ký ức của những người lính trong năm tháng sục sôi ấy.

Cựu chiến binh (CCB) Mạc Do Hùng mở đầu câu chuyện về những năm tháng tham gia

cuộc chiến chống quân xâm lược tại biên giới phía Bắc đầy gian khổ, khốc liệt năm 1979 rằng: “Tôi đã chết sững khi chứng kiến thị xã Cao Bằng lúc ấy. Hoàn toàn là một đống đổ nát, không còn một ngôi nhà, góc phố nào còn nguyên vẹn. Tất cả anh em chúng tôi đều không thể diễn tả được cảm xúc của mình, đau đớn, uất nghẹn, bàng hoàng. Một thị xã biên giới nhỏ nhắn, xinh xắn đã trở thành một thành phố chết với đúng nghĩa đen”. Chàng lính gốc Quảng Ngãi vốn chỉ biết Cao Bằng qua những bài thơ, những bức hình, những đoạn phim trên vô tuyến đã sững sờ khi thấy một thị xã đổ nát hoàn toàn bởi bom đạn quân thù.

Mùa hè năm 1979, Quân đoàn 7 được rút từ chiến trường K (Campuchia) về chi viện cho biên giới phía Bắc. Người chiến binh Mạc Do Hùng theo chân trung đoàn pháo binh của quân đoàn chia lửa cho Cao Bằng. Là trinh sát pháo nên ông có nhiệm vụ đi chuẩn bị cho các trận địa. Khi ấy, tiếng súng bộ binh đã ngớt, thay vào đó là những đợt pháo kích triền miên từ những mỏm đồi bên

kia biên giới dội sang. Ông Hùng kể, đơn vị pháo của ông đóng quân ở Trùng Khánh, huyện biên giới của Cao Bằng. Trận địa pháo được giấu rất kín, anh em trinh sát thì thay nhau lên chốt nằm để thực hiện nhiệm vụ. Trực trên chốt là nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần một chút sơ hở, một làn pháo vu vơ của địch dội đến là người lính sẽ ngã xuống. Ông Hùng nhớ lại, mùa đông Cao Bằng năm 1979 là mùa đông lạnh và dài nhất trong cuộc đời ông.

Mùa đông năm đó ở Cao Bằng xuống tới 2oC, giá buốt như từ trong xương thịt chui ra. Bữa ăn của người lính khẩu phần quá nửa là hạt bo bo, đừng nói tới chất đạm. Lên nằm chốt thì chỉ có vài phong lương khô và bình tông nước, mỗi lần uống vào là buốt tận ruột gan. Lạnh như băng, lạnh như khuôn mặt của Lâm, cậu lính trẻ người Hải Dương hy sinh ngay trên vị trí quan sát và bản thân ông Hùng cùng 3 đồng đội bị sập hầm, ngất lịm giữa một cơn mưa pháo. Đói rét, khổ sở, hy sinh nhưng tinh thần của những người lính vẫn vững vàng, vững chắc trên mâm pháo với tinh thần quyết chiến bảo vệ mảnh đất biên giới quê hương. Thỉnh thoảng cũng có vài niềm vui nhỏ bé

Nhà báo - CCB Mạc Do Hùng:

Chưa giây phút nào tôi quên những khuôn mặt đồng đội

Tròn 40 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi nghe lại lời kêu gọi tổng động viên toàn

quân, toàn dân kháng chiến của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vào tháng 2/1979, trong lòng Đại tá Dương Công Hiệp lại xúc động, bồi hồi bởi những cảm xúc của một thời tuổi trẻ lại trỗi dậy.

Đó là những cảm xúc của chàng thanh niên mới 17 tuổi 2 tháng. Vào buổi sáng mùa xuân thức dậy, nghe đài phát thanh phát bản tin Trung Quốc tấn công 6 tỉnh

biên giới phía Bắc mà hết sức ngỡ ngàng và bàng hoàng. Bởi hoa đào Đà Lạt vẫn còn đang nở, vậy mà ở biên giới, tiếng súng đã thay tiếng pháo xuân sang.

Mỗi bản tin quân Trung Quốc tấn công, giết hại nhiều đồng bào và chiến sĩ của ta được phát ra, trái tim của chàng trai trẻ Dương Công Hiệp lại nhói lên và lòng căm thù, sự quyết tâm trong lòng càng lớn. Anh Hiệp biết rằng, hơn lúc nào hết, ngay lúc này, mình cần phải có trách nhiệm vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Vậy là cùng với rất đông thanh niên trong tỉnh, cậu học sinh Trường Trung học Y tế Lâm Đồng viết đơn tình nguyện ra chiến trường. “Chúng tôi lúc đó hừng hực khí thế, ai cũng muốn ngay lập tức được lên biên giới, chiến đấu với giặc cho thỏa nỗi hận thù. Nhưng để tổ chức chú ý, quan tâm cho mình ngay lập tức ra chiến trường thì phải làm cho những lá đơn trở nên đặc biệt: Chúng tôi viết đơn bằng máu.” - Đại tá Dương Công Hiệp chia sẻ.

Tháng 5/1979, Đại tá Hiệp

chính thức nhập ngũ. Chiến tranh biên giới phía Bắc đã tạm lắng xuống, ông không có cơ hội trực tiếp đối mặt với quân thù, thay vào đó tham gia làm nhiệm vụ tại biên giới phía Tây Nam và nhiệm vụ quốc tế - giúp nước bạn Campuchia. Trải qua 40 năm tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, từ một người chiến sĩ trở thành một người cán bộ trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tá Dương Công Hiệp vẫn luôn dặn mình gìn giữ và phát huy truyền thống của anh Bộ đội Cụ Hồ, mang tinh thần đó vào cả trong cuộc sống hôm nay. Bởi ông tin rằng, dù ở chiến trường nào, thời điểm nào, tinh thần và ý chí của những ngày mùa xuân năm 1979 vẫn là sức mạnh truyền cảm hứng lớn nhất để ông hoàn thành nhiệm vụ.

“Tôi mong rằng, lực lượng trẻ sẽ mang tinh thần “Cả nước hành quân ra chiến trường” của 40 năm trước để lúc nào cũng hừng hực khí thế, sôi nổi, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay” - ông cho hay.

Đại tá Dương Công Hiệp - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy - Nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

Viết đơn bằng máu xung phong ra chiến trường

Là người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979, trực

tiếp chứng kiến những gian khổ, hy sinh của đồng đội, nên những ngày này hàng năm, Đại tá Nguyễn Mạnh Hồi lại không tránh khỏi rơi nước mắt khi nhớ lại những năm tháng cũ.

Năm 1971, chàng sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội vừa mới tốt nghiệp lên đường nhập ngũ. Sau khi trải qua những ngày ở Quảng Trị rực lửa và tham gia giải phóng miền Nam, ông giảng dạy tại Trường Sĩ quan Chính trị. Cuối năm 1978, tình hình biên giới bắt đầu căng thẳng nên ngày 15/1/1979, đoàn giáo viên của Trường Sĩ quan Chính trị được điều lên các tỉnh biên giới phía Bắc, cao điểm là Cao Bằng và Lạng Sơn để chỉ huy chiến đấu. Đại tá Nguyễn Mạnh Hồi được phân về Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 851 của Sư đoàn 346 ở Cao Bằng. Theo kế hoạch, ngày 18/2, toàn bộ lực lượng được tăng cường cho đợt tết sẽ hết nhiệm vụ và trở về Hà Nội. Trong khi mọi người đang chuẩn bị hành lý thì sáng sớm ngày 17/2, Trung Quốc bắt đầu nổ súng.

Vậy là, cùng với toàn quân và dân, Đại tá Nguyễn Mạnh Hồi nhận lệnh ở lại Cao Bằng, trực tiếp tổ chức chỉ huy chiến đấu với đơn vị. Đó là những ngày ác liệt,

gian khổ nhưng vô cùng đáng nhớ trong cuộc đời của ông. Bởi trong cuộc kháng chiến đó, ông thấy được sự hăng hái của lực lượng thanh niên là học sinh, sinh viên các trường dưới xuôi khi đào hầm hào chiến đấu cho bộ đội, dọc theo Quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đến Cao Bằng; ông cũng thấy được tình yêu thương của bà con Cao Bằng khi nhiệt tình giúp bộ đội đào hầm hào, tiếp đạn cho bộ đội. Đó là những lực lượng hậu cần đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đơn vị ông giữ được vùng đệm, nhất định không lùi bước.

“Bằng ý chí, quyết tâm thực hiện mệnh lệnh của các sĩ quan chỉ huy, cùng sự hỗ trợ của bà con nhân dân tại địa phương, và sự hậu thuẫn của

tuổi trẻ mà chúng tôi hình thành được hệ thống phòng thủ liên hoàn, làm cho quân địch không đánh xuống được nữa” - Đại tá Nguyễn Mạnh Hồi nhớ lại.

Trong trí nhớ của ông, có những hình ảnh không bao giờ quên được, như những ngày tháng 2 rét buốt, cả đoàn gần 30 người phải vượt sông Bằng Giang trong đêm để thoát vòng vây của địch mà trong miệng phải ngậm tăm để không phát ra tiếng ồn; hay trong những đợt huy động, có những học sinh, sinh viên viết đơn ra trận mà không còn cơ hội để về nhà. Trong những năm tháng ác liệt, nhọc nhằn đó, ông đã chứng kiến sự hy sinh của 13 đồng đội. Người đàn ông đã gần 70 tuổi vẫn rơi những giọt nước mắt khi nhớ về khoảnh khắc đó, để biết rằng đã có những người bị thương, hy sinh, có những người không tìm thấy xác, để biết quý trọng hơn mỗi phút giây được sống trong hòa bình hôm nay.

Kết thúc những hồi ức về chiến tranh, Đại tá Nguyễn Mạnh Hồi đã nói rằng: “Chiến tranh bao giờ cũng mất mát, nên tôi mong rằng thế hệ trẻ hôm nay sẽ chẳng bao giờ phải trải qua nhưng năm tháng ấy. Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình, nên chúng ta phải xây dựng đầy đủ sức mạnh để bảo vệ hòa bình”.

Đại tá Nguyễn Mạnh Hồi - Học viện Lục quân Đà Lạt:

Đó là những ngày ác liệt và gian khổ Dọc đường hành quân. Ảnh tư liệu

40 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2019)

Page 5: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

5 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019

Ngồi quán cà phê trong nắng chiều xuân Đà Lạt, người nhạc sĩ bước vào tuổi 60 nhớ lại “thời hoa đỏ” của mình với đợt lưu diễn kéo

dài nửa tháng phục vụ bộ đội các tỉnh vùng biên giới phía Bắc chống quân xâm lược Trung Quốc. Nhạc sĩ Lê Huy Cầm vẫn lưu giữ bức hình quý giá tuổi 20 chụp cùng đoàn văn công và bộ đội ngay đỉnh Lũng Cú - Hà Giang. Anh chia sẻ: “Nhân loạt bài của báo Tuổi Trẻ viết về 40 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979, tuy tôi không trực tiếp cầm súng nhưng vẫn thấy tự hào khi dùng tiếng

đàn của mình phục vụ những người chiến sĩ dùng tính mạng mình để gìn giữ biên cương. Hình chụp ngay tuyến đầu Tổ quốc, đỉnh Lũng Cú, không biết những người trong hình ai còn ai mất, xin thắp nén hương cho những người đã ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc”.

Là học sinh của trường Lasan, với tố chất âm nhạc, anh Cầm thi vào lớp bồi dưỡng hạt nhân năng khiếu nghệ thuật của tỉnh vào những năm sau giải phóng... XEM TIẾP TRANG 8

Hát trên đỉnh tiền tiêu Lũng CúTôi cứ ngỡ nhạc sĩ Lê Huy Cầm - một “người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố” Đà Lạt chỉ biết mơ mộng với sương mờ và sống với những ký ức rong rêu thuở nào của Đà Lạt xưa, nhưng thật bất ngờ bởi ẩn chứa trong con người nghệ sỹ thuần phác này là ký ức đẹp đẽ về một thời từng mang tiếng đàn, tiếng hát của mình phục vụ cho bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và trên đỉnh tiền tiêu vùng biên giới phía Bắc những năm đầu 1980.

Nhạc sĩ Lê Huy Cầm (đứng giữa khung hình) cùng đoàn văn công tỉnh Lâm Đồng và bộ đội ngay đỉnh Lũng Cú - Hà Giangtrong chuyến lưu diễn cách đây gần 40 năm.

VẸN NGUYÊN KÝ ỨC MỘT THỜI HOA LỬACuộc chiến vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã lùi xa 40 năm (17/2/1979 - 17/2/2019). Nhưng trong ký ức của những người lính, những chàng trai mười tám, đôi mươi khi ấy vẫn còn in đậm về một thời hoa lửa, sẵn sàng xông pha ra nơi tiền tuyến, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông. Đánh dấu 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phóng viên Báo Lâm Đồng đã tìm gặp và ghi lại những ký ức của những người lính trong năm tháng sục sôi ấy.

như người đồng đội quê Hải Phòng được gia đình gửi lên cho túi thuốc lá cuốn, thứ lá thuốc tự trồng, tự sấy vàng ươm. Anh em xúm lại chia nhau từng nhúm sợi thuốc, từng mảnh giấy báo để cuốn thành điếu, hút với nhau trong những đêm biên giới tĩnh lặng, giá băng. Hay những ngày có chút nắng, người lính trận tranh thủ tự cắt tóc cho nhau bằng đầu lê được mài sắc, rủ nhau xuống suối tắm gội cho bõ những ngày trên chốt...

Theo chân bộ đội, đẩy lùi quân địch tới đâu, những người dân thị

Nhà báo - CCB Mạc Do Hùng:

Chưa giây phút nào tôi quên những khuôn mặt đồng độixã Cao Bằng tản cư chạy giặc trở về ngôi nhà cũ. Nhưng trước mặt họ chỉ còn là những dãy phố đổ nát. Xếp lại gạch, tìm miếng giấy dầu lợp tạm, họ cố gắng dựng lại nếp nhà tạm bợ để trú ngụ. Đám trẻ con thì đứa có áo thiếu quần, đứa có quần không có áo giữa những cơn gió mùa lạnh buốt. Ông Hùng bảo, lính đã thiếu, bà con còn thiếu hơn. Anh em toàn để dành khẩu phần lương khô cho bọn trẻ con, mắt bọn trẻ sáng lên nhận miếng lương khô của chú bộ đội, quý hơn bất kỳ món quà nào khi ấy. Cái tình quân dân giữa cuộc chiến tuy sẻ chia những thứ tưởng nhỏ nhoi nhưng khi ấy quý hơn vàng.

Có qua chiến tranh mới biết giá trị của hòa bình, ông Mạc Do Hùng tâm niệm sau 40 năm cuộc chiến rời xa. Những người đồng đội cũ người còn sống, người đã mất. Ông Hùng làm báo, làm thơ và trong những tác phẩm ấy vẫn vương vấn những ký ức một thời khói lửa. Ông bảo, những khuôn mặt đồng đội tuổi 18, đôi mươi, trẻ trung và nồng nhiệt trên chiến trường biên giới năm 1979 ấy sẽ không bao giờ mờ phai trong trí óc của ông, dẫu người lính ấy đã rời cây súng.

Ký ức về chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979 trong nhà báo Nguyễn

Thanh Nhân là ký ức của một lớp trẻ mới lần đầu thẩm thấu 2 từ cách mạng, đã biết sống, làm việc, suy tư bằng dòng máu nóng, chân thật, tự nguyện. Đó là ký ức của trang giấy trắng đầy những dòng chữ viết bằng máu chảy ra từ trái tim.

Trong tâm trí của ông vẫn nhớ rõ rằng, đó là những ngày mùa xuân vừa trôi qua. Tiếng súng vọng về từ biên giới phía Bắc Tổ quốc. Tin dữ dội về từ biên giới phía Bắc với hai chữ đen in đậm trên trang nhất của hàng loạt tờ báo: “Chiến tranh...”.

“Chúng tôi như nuốt trọn từng lời trong bản tin thời sự đầy máu và nước mắt. Những khuôn mặt rám nắng căng tràn nỗi uất ức, đau thương trào lên khóe mắt” - ông bồi hồi nhớ lại.

Đêm hôm ấy, đêm tối đen. Lực lượng Thanh niên xung phong Tây Đà - đóng quân ở Tà Nung tập trung tâm trí lắng nghe tin tức từ một chiếc radio nhỏ. Lệnh tổng động viên được đưa ra. Trong góc nhỏ

của lán trại, người Tiểu đội trưởng chích máu viết đơn tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Việc làm lặng lẽ đó như con sóng nhỏ làm bùng lên hàng ngàn làn sóng lớn. Cả đơn vị Thanh niên xung phong, bất kỳ nam hay nữ, đều đồng thanh hưởng ứng làm đơn xin đi chiến đấu.

Hàng chục lá đơn viết bằng máu, những giọt máu đỏ tươi thấm dần trang giấy trắng, góp vào hàng ngàn lá đơn tình nguyện của thanh niên Đà Lạt. Tên tuổi những người thanh niên trẻ in hằn trên những lá đơn đầy nhiệt huyết ấy.

Và hàng trăm thanh niên Đà Lạt đã lên đường tòng quân.

Dù không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vào tháng 2/1979, nhưng đối với nhà báo Nguyễn Thanh Nhân, đó vẫn là dấu mốc đáng nhớ trong thời thanh xuân của ông - một thời khốc liệt, đau thương nhưng đáng tự hào, bởi mỗi người trong dòng máu đều tự thắp sáng lên hai tiếng dân tộc, Tổ quốc.

“Có đi qua chiến tranh mới thấy

quý biết bao ngày hòa bình. Thuở ấy, có một ai nghĩ đến cái riêng mình. Có những con người vừa mới biết yêu, đã phải nói lời tạm biệt. Tất cả góp sức mình để viết nên điều kỳ diệu. 40 năm trôi qua nhưng ký ức 1979 vẫn vẹn nguyên ở đấy, để mỗi lần tôi cảm thấy mệt mỏi, chán ngán, lại dựa vào ký ức để lấy lại thăng bằng, lấy lại điểm tựa để sống, làm việc cho xứng đáng với một thời” - nhà báo Nguyễn Thanh Nhân chia sẻ.

VIỆT QUỲNH - DIỆP QUỲNHlược ghi

Nhà báo Nguyễn Thanh Nhân - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng:

Trong dòng máu mỗi người thắp lên hai tiếng Tổ quốc

Dọc đường hành quân. Ảnh tư liệu

40 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2019)

Page 6: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

6 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Nhiều diễn biến phức tạpTheo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện

Đức Trọng, trong thời gian qua, tình trạng phá rừng, khai thác, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép còn xảy ra; đặc biệt là tại các doanh nghiệp thuê đất để triển khai dự án. Việc triển khai kế hoạch trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện trồng xen cây rừng trong những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, nên tỷ lệ độ che phủ rừng có tăng nhưng rất chậm, nhiều khả năng không đảm bảo tiến độ theo nghị quyết đã đề ra. Một số doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai dự án còn buông lỏng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, để rừng bị tàn phá, khai thác trái phép và lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có giải pháp, chế tài để xử lý các doanh nghiệp khi để rừng bị phá thuộc dự án đầu tư của mình.

Qua rà soát, thống kê, diện tích đất trống đảm bảo các tiêu chí để thực hiện công tác trồng rừng tập trung của các đơn vị chủ rừng trên địa bàn Đức Trọng hầu như rất ít. Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014, diện tích còn lại khá manh mún, nhỏ lẻ, không đủ để thiết kế trồng rừng. Tính đến nay, hạng mục trồng rừng tập trung, rừng vành đai chỉ thực hiện được 11,45 ha/500 ha, tương đương 2,29% và chỉ thực hiện được trên những diện tích đất trống nhỏ lẻ giáp với nương rẫy. Riêng thực hiện trên diện tích nương rẫy giáp với rừng không được sự đồng thuận của người dân.

Đối với hạng mục trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích bị lấn chiếm: Hiện nay đã hết mùa trồng rừng, tuy nhiên kết quả trồng xen cây lâm nghiệp chưa đạt yêu cầu. Theo tổng hợp của các đơn vị chủ rừng, đến nay diện tích đã vận động và cam kết thực hiện chỉ đạt gần 955/3.000 ha chỉ tiêu được giao, đạt 31,82% kế hoạch. Trong đó, các xã Ninh Gia, Phú Hội, Liên Hiệp, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Đa Quyn… tiến độ triển khai rất chậm.

Các đơn vị chủ rừng vẫn chưa củng cố, thiết lập hồ sơ chặt chẽ trong công tác phát hiện và xử lý vi phạm đối với các hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp. Công tác giải tỏa, thu hồi lại đất vẫn chưa được xử lý kiên quyết, hầu hết những diện tích giải tỏa đến nay đã bị tái lấn chiếm. Vì vậy, những hồ sơ thiết kế phương án trồng rừng sau giải tỏa do các đơn vị thực hiện gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định, phê duyệt.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, đôn đốc của chính quyền địa phương chưa được thường xuyên và cương quyết dẫn đến tình trạng một số hộ nhận cây nhưng không tiến hành trồng. Có trường hợp nhận cây về trồng không đúng vị trí do đơn vị chủ rừng thiết kế, mà chủ yếu trồng trên diện tích mới lấn chiếm. Ngoài ra, đối với những trường hợp đã vận động, cam kết nhưng không thực hiện trồng xen của năm 2016, 2017, hiện nay vẫn chỉ mang tính răn đe, chưa có chế tài xử lý cứng rắn. Dù đã tuyên truyền, vận động trong năm 2018 nhưng những trường hợp này vẫn có thái độ chây lỳ, không chấp hành chủ trương.

Hiện nay, Thường trực Huyện ủy, lãnh

đạo UBND huyện và các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và san ủi mặt bằng để kịp thời chỉ đạo xử lý. Đồng thời, tập trung tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và phát triển rừng, trồng rừng, trồng cây phân tán hàng năm.

Khó hoàn thành chỉ tiêu đề raÔng Nguyễn Văn Trung, Hạt Trưởng Hạt

Kiểm lâm Đức Trọng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ độ che phủ rừng thấp như: Các chủ rừng chưa củng cố, thiết lập hồ sơ chặt chẽ trong công tác phát hiện và xử lý vi phạm; công tác giải tỏa thu hồi đất lấn chiếm chưa kiên quyết dẫn đến tình trạng bị tái lấn chiếm; công tác trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích bị lấn chiếm chưa đảm bảo, triển khai chuẩn bị hiện trường trồng rừng còn chậm, tỉ lệ trồng, tỷ lệ cây sống chưa đạt so với kế hoạch; một số hộ dân không chấp hành chủ trương trồng xen cây rừng, chủ yếu trồng bờ lô, bờ thửa nên ảnh hưởng đến mục đích nâng cao độ che phủ; số diện tích đã trồng nhưng chưa đủ thời gian để tính độ che phủ (từ 4 - 5 năm kể từ thời điểm trồng)…

Kết quả, đến nay, Đức Trọng đã trồng mới được 755,31 ha rừng, trồng xen diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm là 2.700 ha; trồng

xen trên 97 ha đất lâm nghiệp và trồng rừng vành đai 5,7 ha (riêng trong năm 2018, kế hoạch trồng rừng vành đai là 500 ha, trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích bị lấn chiếm là 3.000 ha).

Theo đó, qua nửa nhiệm kỳ, tỷ lệ che phủ rừng của Đức Trọng đạt 31,2%, đầu nhiệm kỳ là 30,7%, tăng 0,5% trong vòng 3 năm (Nghị quyết đề ra là 42%). Như vậy, trong thời gian còn lại, huyện Đức Trọng phải nỗ lực nâng độ che phủ rừng tăng thêm hơn 10% (tương đương với hơn 10.000 ha rừng) mới đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Điều này được nhìn nhận là rất khó đạt kết quả. Mặc dù vậy, theo lãnh đạo huyện Đức Trọng, trong thời gian tới, huyện sẽ thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên và chăm sóc rừng trồng hiện có với diện tích 28.272 ha; tiếp tục trồng rừng tập trung trên diện tích đất trống không có cây tái sinh 978 ha; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng bổ sung đối với diện tích 703 ha đất trống có cây tái sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo thành rừng và có độ che phủ rừng. Trong những năm 2019, 2020, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch trồng rừng và trồng xen cây lâm nghiệp với diện tích 2.229,04 ha làm tiền đề cho nhiệm kỳ tiếp theo độ che phủ đạt 42%.

PHONG VÂN - HÀ THANH

Trồng rừng liệu có che phủ được rừng?Mặc dù hàng năm diện tích rừng trồng mới không phải nhỏ, song tốc độ tàn phá rừng và lấn chiếm đất rừng lại lớn hơn nhiều. Theo đó, Nghị quyết đề ra về tăng độ che phủ rừng của Đức Trọng chắc chắn sẽ không đạt trong khi chỉ còn gần nửa nhiệm kỳ nữa để thực hiện.

Nhiều diện tích rừng giao cho các doanh nghiệp bị người dân lấn chiếm.

Tiêm phòng vắc xin định kỳ trên 80% gia súc, gia cầm

Mục tiêu trong năm 2019, toàn tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt tỷ lệ hơn 80% gia súc, gia cầm được tiêm phòng vắc xin định kỳ.

2 đợt tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm được triển từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2019 (đợt 1) và từ tháng 10/2019 đến tháng 11/2019 (đợt 2). Bên cạnh đó còn triển khai đợt tiêm phòng bổ sung và tiêm phòng khẩn cấp bao vây vùng có ổ dịch phát sinh, vùng đệm, vùng uy hiếp theo xác định của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng.

Việc tiêm phòng vắc xin đều được tiến hành hoàn toàn miễn phí cho các hộ chăn nuôi giá súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn. Cụ thể với các loại vắc xin phòng chống bệnh như cho gia súc, gia cầm: 161.000 liều lở mồm long móng, tụ huyết trùng (trâu, bò); 700.600 liều dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn (heo); 77.800 liều dại chó (chó); 353.000 liều cúm gia cầm động lực cao (vịt, ngan…).

VŨ VĂN

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-LN đến các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng thực hiện nghiêm Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Sở NN&PTNT làm đầu mối chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi,

giám sát quá trình triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh; kịp thời xử lý hoặc báo cáo, đề xuất giải quyết, xử lý các khó khăn vướng mắc, các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền và quy định.

Nghị định 06/2019/NĐ-CP có 5 Chương 42 Điều và kèm danh mục thực, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trong đó nhóm I có 92 loài, nhóm II có 87 loài. Được biết, theo Nghị định, Giấy phép CITES (thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội) chỉ được cấp 1 bản duy nhất và phải được ghi đầy đủ

thông tin, dán tem CITES hoặc mã vạch, ký hiệu, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi trồng. Giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu có thời hạn hiệu lực tối đa là 6 tháng, đối với Giấy phép nhập khẩu, thời hạn này là 12 tháng…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/3/2019.M.ĐẠO

Thực hiện nghiêm Nghị định quản lý thực, động vật nguy cấp, qúy, hiếm

Khai trương Điểm hiến máu cố định

Ngày 14/2, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Lâm Đồng phối hợp với Hội CTĐ TP Đà Lạt và Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã tổ chức khai trương Điểm hiến máu cố định và Ngày hội hiến máu tình nguyện “Giọt hồng Valentine” năm 2019.

Điểm hiến máu cố định là một mô hình hiến máu tình nguyện mới được Hội CTĐ tỉnh xây dựng, đặt tại trụ sở Hội CTĐ Lâm Đồng và diễn ra vào ngày 14 hàng tháng theo từng chủ đề nhất định. Theo ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, mô hình này nhằm giải quyết tình trạng thiếu máu khi chưa tiếp nhận được từ các điểm hiến máu lưu động, đồng thời thay đổi nhận thức và tạo thói quen hiến máu tình nguyện cho người dân. Bên cạnh đó, khi bệnh viện đang thiếu nhóm máu gì, Hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để tiếp nhận nhóm máu đó nhiều hơn trong tháng, giải quyết tình trạng thiếu nhóm máu cục bộ.

Chủ đề Ngày hiến máu cố định trong tháng 2 là “Giọt hồng Valentine”. Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của “Lễ hội Xuân hồng”. Hơn 100 người là giáo viên các trường học và các cặp đôi đã tham gia vào đợt hiến máu đầu tiên này, thu được 71 đơn vị máu.

V.QUỲNH

Điểm hiến máu cố định nhằm góp phần tạo thói quen hiến máu tình nguyện cho người dân.

Page 7: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

7 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Ông Ngô Văn Sơn - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục (CĐGD) tỉnh Lâm Đồng cho

hay: Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được thực hiện gắn liền với Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do CĐGD Việt Nam phát động. Đối với Lâm Đồng, sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động và 2 năm triển khai phong trào thi đua đã góp phần quan trọng cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CB, NG, NLĐ) trong ngành đều tích cực tự học, tự hoàn chỉnh mình, hoàn thành chương trình cao đẳng, đại học, trên đại học với nhiều hình thức học tập. Qua Cuộc vận động, nhiều giáo viên đã học tập và làm theo đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác, tích cực tham gia các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn trong ngành, nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp.

“Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được các cấp công đoàn phối hợp với chuyên môn, quán triệt và thực hiện từng bước có hiệu quả như tuyên truyền, tổ chức đăng ký thi đua, đăng ký thành lập tổ, nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” ở các tổ chuyên môn trong các đơn vị, trường học. Qua đó nhằm động viên, chia sẻ để đội ngũ NG giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, sáng tạo, đổi mới nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”. Kết quả, có 617 đơn vị thành lập tổ, nhóm NG giúp nhau cùng phát triển, hơn 12.000 cá nhân và gần 3.000 nhóm đăng ký thực hiện có hiệu quả. Tiêu biểu như CĐCS trường THPT: Bùi Thị Xuân, Huỳnh Thúc Kháng, Chuyên Thăng Long,

Nhà giáo Lâm Đồng đổi mới, sáng tạo trong dạy và học

Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được các Công đoàn cơ sở (CĐCS) ngành Giáo dục triển khai nhằm động viên và tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tự học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Từ đó đáp ứng yêu cầu giảng dạy, thực hiện tốt dân chủ, kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.

Xuân Trường, Tây Sơn, Chi Lăng, Trần Phú, Đống Đa, Đức Trọng, Lương Thế Vinh, Lâm Hà, Chu Văn An, Chuyên Bảo Lộc...; CĐCS các trường học thuộc Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố: Đà Lạt, Di Linh, Đạ Tẻh, Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Đạ Huoai, Bảo Lộc, Đam Rông, Cát Tiên...

Đồng thời, nhiều sáng kiến kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến sư phạm, phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học tiếp tục được phát huy và được nhiều CB, NG, NLĐ đăng ký tham gia hưởng ứng. 10 năm qua, toàn ngành có hơn 55.000 giải pháp hữu ích, sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại khá trở lên.

Cùng với đó, nhiều NG có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật sư phạm. Trong giai đoạn 2013 - 2018, CĐGD các cấp đã phối hợp với chuyên môn bố trí sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho CB, NG, NLĐ được học tập, bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ; khuyến khích đoàn viên tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh học tập đạt chuẩn và vượt chuẩn đào tạo. Trong 10 năm, đã có gần 30.000 lượt NG, NLĐ được học tập, nâng cao trình độ và có gần 2.000 NG tham gia học vượt chuẩn đào tạo.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh. Một số giáo viên đã xây dựng riêng trang web, facebook... được dùng để chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy, các bài giảng điện tử nhằm nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học. Các đơn vị trường học đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ thiết kế giáo án điện tử, bài giảng E-learning; tập huấn sử dụng phần mềm VNPT school; tạo điều kiện cho học sinh tham gia các cuộc thi trên mạng như thi Olympic Tiếng Anh (IOE), giải Vật lý trên mạng, thi giải toán trên Internet (Violympic), thi Tin học Văn phòng Quốc tế, thi Olympic đạt kết quả cao...

“Hiện nay, hầu hết giáo viên đã

ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng và các hoạt động phục vụ chuyên môn. Sự sáng tạo của giáo viên là biết ứng dụng CNTT và các thiết bị hiện đại làm thay đổi phương pháp dạy học, từ đó chất lượng và hiệu quả dạy học được cải thiện, trình độ nhận thức và kỹ năng thực hành của học sinh được nâng lên. Tiêu biểu như Trường THPT Chuyên Thăng Long từ năm 2010 đến năm 2018 có 189 học sinh giỏi quốc gia, 82 giải Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh, 27 giải cấp Quốc gia và 1 giải Quốc tế; THPT Chuyên Bảo Lộc từ năm 2012 đến năm 2018 có 793 học sinh giỏi (văn hóa, hùng biện, IOE, Tin học Trẻ, Tin học VP, Violympic) cấp tỉnh, 176 cấp khu vực, 55 cấp quốc gia, 1 giải quốc tế... Việc đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục nhằm góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, Chủ tịch CĐGD tỉnh Lâm Đồng Ngô Văn Sơn cho biết thêm.

VIỆT HÙNG

Đội ngũ nhà giáo nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong dạy và học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy”. Ảnh: V.H

Đủ điều kiện phê duyệt Dự án thủy điện Tân Lộc

Theo các cơ quan chức năng Lâm Đồng, Dự án đầu tư thủy điện Tân Lộc,

huyện Bảo Lâm vừa được thẩm định thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt

triển khai. Dự án do Công ty Cổ phần HPD Tân

Lộc làm chủ đầu tư tổng nguồn vốn gần 366,5 tỷ đồng, triển khai trên địa bàn 2

xã Lộc An và Tân Lạc, huyện Bảo Lâm. Vơi tổng diện tích gầ 33,5 ha, Dự án

xây dựng tại các dòng suối Đariam, Đại Nga là nhánh cấp 1 của sông La Ngà,

thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Những thông số kỹ thuật chính của

Dự án gồm: 375 km2 diện tích lưu vực và 63 km chiều dài đến tuyến đập; mực

nước dâng bình thường (743 m); diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng

bình thường (150 km2); công suất lắp máy (12,4MW); cột nước lớn nhất, nhỏ

nhất và trung bình lần lượt gần 37 m, 30 m và hơn 34 m; lưu lượng nước lớn

nhất qua nhà máy là 41 m3/s…Các hạng mục xây dựng chính của Dự án như: đập dâng bê tông trọng

lực, đập tràn, cống xả dòng chảy môi trường, nhà máy thủy điện, đường ống

áp lực… MẠC KHẢI

Khai thác 14.000 m3 đất nguyên khối/năm ở Phú Hội

Theo quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng

mới đây, từ nay đến hết năm 2019, Công ty TNHH Trọng Minh (xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng) phải hoàn thành các thủ tục

đầu tư, cấp phép khai thác đất san lấp, mua sắm thiết bị và xây dựng cơ bản tại

khu vực xã Phú Hội, Đức Trọng.Đến năm 2020, Công ty TNHH

Trọng Minh đi vào khai thác đất san lấp tại xã Phú Hội, Đức Trọng với tổng

công suất 14.000 m3 đất nguyên khối/năm, phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng

trên địa bàn huyện Đức Trọng và các vùng lân cận.

Với thời gian hoạt động hơn 23 năm, Công ty TNHH Trọng Minh đầu tư tổng nguồn vốn hơn 2 tỷ đồng, khai thác đất san lấp nguyên khối trong phạm vi diện

tích gần 2 ha. Trong đó, diện tích khai trường gần 1,8 ha và diện tích sân công

nghiệp gần 0,2 ha. Tổng trữ lượng đất san lấp đưa vào thiết kế khai thác gần

330.000 m3… VŨ VĂN

Lâm Đồng đoạt 23 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2019

Tin từ Sở GDĐT Lâm Đồng cho biết, trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc

gia THPT năm 2019, toàn tỉnh có 23/62 học sinh tham dự đoạt giải. Trong đó,

có 1 giải nhất ở môn Hóa học, 3 giải nhì gồm các môn Vật lí, Ngữ văn và Tiếng

Pháp, 9 giải ba và 10 giải khuyến khích. Cả 4 trường có học sinh dự thi đều đoạt

giải là THPT Chuyên Thăng Long, THPT Chuyên Bảo Lộc, THPT Bảo

Lộc và THPT Đức Trọng. Trường có nhiều học sinh đoạt giải nhất là THPT

Chuyên Thăng Long với 16 giải, THPT Chuyên Bảo Lộc đoạt 5 giải, THPT Bảo

Lộc 1 giải và THPT Đức Trọng 1 giải. So với năm trước, số lượng giải tuy

giảm (ở các giải khuyến khích) nhưng chất lượng các giải chính thức lại tăng 3

giải (1 giải nhì và 2 giải ba).TUẤN HƯƠNG

Công đoàn giáo dục (CĐGD) tỉnh Lâm Đồng vừa ký Quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2018 - 2023 với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) 12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Với phương châm “Làm thật, việc thật”, CĐGD tỉnh và LĐLĐ các huyện, thành phố xây dựng Quy chế phối hợp gồm 3 chương, 10 điều với các quy định cụ thể nhằm mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất để công đoàn trong các đơn vị trường học thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; chăm lo lợi ích thiết thực của đoàn viên theo tinh thần nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Quy chế phối hợp giữa CĐGD tỉnh với LĐLĐ các huyện, thành phố là điều cần thiết để hai bên chỉ đạo CĐGD các đơn vị trường học ở địa bàn huyện, thành phố nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong giai đoạn mới, đặc biệt trong điều kiện không còn mô hình CĐGD cấp huyện. VIỆT HÙNG

Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng ký Quy chế phối hợp với LĐLĐ các huyện, thành phố

Lãnh đạo CĐGD tỉnh Lâm Đồng và LĐLĐ các huyện, thành phố ký Quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2018 - 2023.

Page 8: Vẹn nguyên ký ức một thời hoa lửabaolamdong.vn/upload/others/201902/29415_BLD_ngay_15.2.2019.pdf · Rông bám sát phương châm “cho . cần câu hơn xâu cá”

8 THỨ SÁU 15 - 2 - 2019

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO(Về việc mất hồ sơ, tài liệu)

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam thông báo mất hồ sơ, tài liệu thuộc quyền sở hữu của công ty như sau:

1.Hồ sơ yêu cầu bão hiểm số:- 170007259730001- 1800050001500012. Biên nhận thu phí bảo hiếm số:- 160005510610005- 160005510503005- 160019135870005- 160019137164005- 170011460032005- 170011418430005Quý vị tìm được hoặc đang lưu giữ hay sử dụng, xin vui lòng hoàn trả hoặc liên lạc với chứng tôi

qua đường dây nóng số: (08) 3 827 8123 hoặc gửi thư theo địa chỉ:Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt NamLầu 21, Tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCMKể từ ngày ra thông báo, các hồ sơ, tài liệu nêu trên sẽ không còn giá trị sử dụng.

Xin cám ơn.

Việt Nam khẳng định nỗ lực của ASEAN về thu hẹp bất bình đẳng xã hội

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, khóa họp 57 của Ủy ban Phát triển xã hội trực thuộc Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) vừa khai mạc tại New York, Mỹ, với chủ đề “Xử lý bất bình đẳng và thách thức đối với hòa nhập xã hội thông qua các chính sách lương, tài khóa và bảo trợ xã hội”.

Tham dự khóa họp có đại diện các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ và nhiều đại biểu thanh niên.

Trong phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch ECOSOC Valentin Rybakov nhấn mạnh bất bình đẳng đã trở thành vấn đề thời sự nổi bật, đồng thời cho rằng một thế giới cùng tồn tại cả hai trạng thái “cực giàu” và “cực nghèo” là một thế giới của sự xung đột.

Trên thế giới, bất bình đẳng thu nhập gia tăng tại nhiều quốc gia, khoảng cách chênh lệch trong giáo dục, y tế còn rất lớn; thực trạng này cho thấy thế giới chưa đi đúng hướng.

Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho Ủy ban Phát triển xã hội là tìm tòi và đề xuất các hành động cần thiết để điều chỉnh hướng đi, hướng đến mục tiêu chia sẻ sự thịnh vượng và giàu có.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73, bà María Espinosa Garcés chuyển tới phiên họp thông điệp: chủ nghĩa đa phương là phương tiện duy nhất và tốt nhất để ứng phó với những thách thức toàn cầu đang cản trở phát triển bền vững.

Trong đó, xử lý bất bình đẳng là nhiệm vụ cấp bách, bởi nếu không, những tiến bộ của nhân loại sẽ không bao giờ đến được với những người đang bị bỏ lại xa nhất ở phía sau.

Chủ tịch Đại hội đồng nhấn mạnh năm 2019 là năm bản lề với việc lần đầu tiên tổ chức hai kỳ họp Diễn đàn chính trị cấp cao cả trong khuôn khổ ECOSOC và Đại hội đồng Liên

hợp quốc để rà soát tiến độ triển khai Chương trình nghị sự 2030, thúc đẩy động lực chính trị và kêu gọi hành động để hiện thực hóa các mục tiêu và kỳ vọng đặt ra.

Cũng tại phiên khai mạc, bà Amina Mohammed, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết chủ đề khóa họp năm nay rất phù hợp với các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 trong bối cảnh thế giới hiện có 1,3 tỷ người đối mặt tình trạng nghèo đa chiều, 3 tỷ người không có việc làm bền vững và 4 tỷ người không được hưởng bất kỳ một hình thức bảo trợ xã hội nào.

Chia sẻ về giải pháp, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm các khoản chi tiêu công dành cho bảo trợ xã hội thông qua các biện pháp tài chính sáng tạo, cải tổ quản lý thuế và ngăn chặn các dòng tài chính bất hợp pháp, cũng như cần thiết lập các sàn an sinh xã hội quốc gia.

Phát biểu thay mặt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chia sẻ quan ngại chung về tình trạng bất bình đẳng tiếp diễn cả ở trong từng quốc gia và giữa các quốc gia.

Chính vì vậy, cơ hội tiếp cận y tế, việc làm của từng nước không đồng đều do sự phân biệt về giới, phân biệt giữa nông thôn và thành thị cũng như nhiều yếu tố khác.

Trong khi đó, các thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai, môi trường suy thoái ngày càng gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới, đe dọa nỗ lực chung hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Đại sứ Đặng Đình Quý đã nhấn mạnh mối liên hệ và gắn kết chặt chẽ giữa các vấn đề mà thế giới đang đối mặt đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện và phối hợp chính sách đồng bộ nhằm xử lý tất cả các khía cạnh của bất

bình đẳng. Chia sẻ kinh nghiệm của

ASEAN, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI), một khuôn khổ hợp tác để các nước phát triển hơn hỗ trợ các nước khác, tạo điều kiện cho tất cả các nước ASEAN cùng phát triển và chia sẻ lợi ích từ tiến trình liên kết khu vực.

ASEAN nhận thức rõ vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ thông tin, tận dụng các cơ hội mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại để phục vụ lợi ích của người dân, điển hình như việc thành lập Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN với 3 mục tiêu cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đại sứ cũng khẳng định cam kết của ASEAN về nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, thanh niên thông qua nhiều chương trình, sáng kiến thiết thực như Kế hoạch hành động khu vực lồng ghép các quyền của người khuyết tật,

Ngày thanh niên hành động ứng phó biến đổi khí hậu, cũng như các nỗ lực thúc đẩy việc làm bền vững, bảo đảm môi trường làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động thông qua các chương trình về an toàn lao động, phát triển việc làm xanh…

Đại sứ nêu bật hiệu quả hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc thông qua đối thoại liên ngành, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn, xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, và qua đó, khẳng định ý nghĩa thiết yếu của hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để cùng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chương trình nghị sự 2030. TTXVN

... và đầu quân vào đoàn nghệ thuật nhân dân Lâm Đồng, sau đó, anh tham gia vào đội thông tin lưu động thuộc Phòng Thông tin cổ động của Sở Văn hóa Lâm Đồng. Thời kỳ ấy, ngành Văn hóa tỉnh tập trung những nhân tố văn nghệ xuất sắc hình thành một đội văn công, trong đó, anh Huy Cầm 2 lần tham gia đoàn lưu diễn phục vụ cho bộ đội tình nguyện Việt Nam ở mặt trận Campuchia và là nhạc công tham gia đoàn lưu diễn phục vụ các chiến sĩ cắm chốt ở tiền tiêu biên giới phía Bắc những năm đầu 1980.

Nói về bức ảnh quý giá mà anh đã cất giữ kỷ niệm gần 40 năm chuyến lưu diễn chụp cùng bộ đội ở đỉnh Lũng Cú, anh Cầm cho biết: “Khi đó, đoàn Lâm Đồng tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng ở Hà Nội, sau đó, đi lên biên giới biểu diễn phục vụ bộ đội. Thành phần trong đoàn của tỉnh có tôi, nhạc sĩ Trọng Thủy (đã mất), ca sĩ Krajan Dick, ca sĩ Ka Thiếu, do ông Phan Vũ (nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh) làm trưởng đoàn…

Hồi đó, chúng tôi đi lưu diễn xuyên qua các tỉnh vùng biên giới phía Bắc, chứng kiến thành phố, làng mạc vùng biên tan nát bởi pháo kích của Trung Quốc. Tôi nhớ mãi hình ảnh một anh bộ đội đã 2 năm đứng chốt trên núi nhìn xuống thấy ngôi nhà của mình nhưng 2 năm trời đằng đẵng mới được về thăm nhà được một lần rồi lên cắm chốt ngay nên gặp lúc đoàn chúng tôi lên biểu diễn. Tôi

rất thích chiếc áo bộ đội nên ngỏ ý muốn đổi chiếc áo quý của mình do một người bà con ở Úc gởi về tặng tôi mặc đi biểu diễn, nhưng anh bộ đội không đồng ý vì là quân trang của lính chiến đấu. Theo đúng lịch dự kiến vào buổi tối chúng tôi mới biểu diễn phục vụ bộ đội, nhưng trong tình thế chiến tranh biên giới, các chiến sĩ luôn cắm chốt ở tiền đồn, cầm chắc tay súng bảo vệ biên cương của Tổ quốc nên cứ ban ngày, hễ gặp nhóm bộ đội nào là đoàn chúng tôi đàn hát biểu diễn văn nghệ phục vụ ngay.

Tôi nhớ mãi không khí lưu diễn lúc ấy, đương nhiên bộ đội rất thích rồi, bởi các anh đang ở trận chiến, hàng ngày cắm chốt trên núi không về được, không biết sống chết thế nào, lời ca tiếng đàn của chúng tôi là món quà tinh thần tiếp thêm nghị lực, ý chí chiến đấu cho bộ đội ta. Chuyến lưu diễn nửa tháng dọc biên giới, với mục tiêu phục vụ bộ đội chiến đấu trên các tiền đồn biên giới, đoàn lưu diễn của chúng tôi đã cháy hết mình với những bài ca đi cùng năm tháng, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, như một bài hát đi hát lại mãi không dứt: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/ Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới/ Quân xâm lược bành trướng dã man/ Đã dày xéo mảnh đất tiền phương/ Lửa đã cháy vào máu đã đổ trên khắp dải biên cương...”.

DIỆU HIỀN

Hát trên đỉnh tiền tiêu... TIẾP TRANG 5

Trân trọng kính mời các văn nghệ sĩ, công chúng và những người yêu thơ tham dự “Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII - 2019”.

Chủ đề: “Văn học Nghệ thuật hướng về biên cương Tổ quốc”.

Thời gian tổ chức: vào lúc 14h ngày 19 tháng 2 (tức Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Địa điểm: tại Biệt thự Du lịch Hằng Nga - Crazy House (số 3 Huỳnh Thúc Kháng, Đà Lạt).

Hân hạnh được đón tiếp!

BAN TỔ CHỨC NGÀY THƠ VIỆT NAM 2019

Thư mời tham dự “Ngày thơ Việt Nam 2019”