VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước,...

152
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HUYỀN HẠNH VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp Luật Hành chính Mã số: 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI –2019

Transcript of VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước,...

Page 1: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUYỀN HẠNH

VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp vàLuật Hành chính

Mã số: 9380102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI –2019

Page 2: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của tôi.

Hà Nội, tháng 01 năm 2019

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Huyền Hạnh

Page 3: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ

ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU

11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 11

1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần

nghiên cứu

29

1.3 Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 32

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT

TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

37

2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 37

2.2. Đặc điểm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 46

2.3. Các nội dung biểu hiện của văn hóa pháp luật trong cơ quan

hành chính

52

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính

59

2.5. Kinh nghiệm quốc tế vềvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính

65

Chương 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

74

3.1. Khái quát văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ năm

1945 đến trước Đổi mới 1986

74

3.2. Thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ Đổi

mới (1986) đến nay

78

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng, nâng cao văn hóa pháp

luật trong cơ quan hành chính nhà nước

103

Chương 4. NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

108

4.1. Yêu cầu đối với nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính

108

4.2 Quan điểm nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính

114

4.3 Các giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính

118

KẾT LUẬN 138

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

Page 4: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

CHỮ VIẾT TẮT

ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

VHPL: Văn hóa pháp luật

CQHC: Cơ quan hành chính

CB, CC: Cán bộ, công chức

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Page 5: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một trong những loại hình của văn hóa, văn hóa pháp luật là tổng

thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực

pháp luật. Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị phản ánh truyền thống và

lối sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần

của xã hội. Đồng thời, đối với mỗi loại hình tổ chức, văn hóa pháp luật là nền

tảng thiết lập nên hệ thống các giá trị pháp luật, định hướng cho tổ chức hoạt

động và hình thành nên khuôn mẫu hành vi, lối sống theo pháp luật của các cá

nhân trong tổ chức. Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính cũng

không phải là ngoại lệ. Vấn đề nghiên cứu của Luận án: “Văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay” được xuất phát từ những

lý do cụ thể sau:

Một là, Văn hóa pháp luật luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong tổ

chức và hoạt động của các cơ quan hành chính.

Có thể hiểu văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính là hệ thống

các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với tổ chức và hoạt động của

cơ quan hành chính, với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động

thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; được thể hiện và phản ánh

trong các quan hệ pháp luật giữa các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức

với các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Văn hóa pháp luậtgắn liền với

hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực

của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tư pháp, giáo dục,

đào tạo, đất đai, môi trường… Để xây dựng được một nền hành chính dân

chủ, chuyên nghiệp, hiện đại không thể thiếu các tư tưởng, quan điểm lập

Page 6: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

2

pháp, lập quy đúng đắn, không thể thiếu hệ thống pháp luật có chất lượng,

đồng bộ, khả thi cũng như đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và kỹ năng

thực thi pháp luật. Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm pháp luật, những

chuẩn mực pháp luật cũng chỉ có giá trị khi nó hướng tới xây dựng một nền

hành chính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch - một nền hành chính của

dân, do dân, vì dân.

Hai là, trong thời gian qua Nhà nước ta luônnhận thức rõ tầm quan

trọng của xây dựng văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính, ban hành

nhiều chính sách, văn bản nhằm xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luậtnói

chung, trong đó có văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.

Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày

8/11/2011), trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành

chínhtừ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại,

hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều

hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính”… Thủ tướng Chính phủ

cũng đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh

cải cách chế độ công vụ, công chức”, xác định rõ mục tiêu phải xây dựng một

nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”,

đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải gắn với quá trình thực

hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -

2020, phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động

của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất,

trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân… Trên cơ sở đó

các Bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành kế hoạch, chương trình triển

khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cần thiết để phát huy tính pháp

Page 7: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

3

quyền, dân chủ cũng như nâng cao văn hóa pháp luật trong hệ thống các cơ

quan hành chính.

Ba là, trong thời gian qua mặc dù việc xây dựng văn hóa pháp luậttrong

các cơ quan hành chính đã được quan tâm, chú trọng và bước đầu đạt được

những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn những bất cập, hạn chế

cần khắc phục.

Kết quả thực hiện chính sách,pháp luật của Nhà nước về xây dựng,

nâng cao văn hóa pháp luậtnói chung và văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chínhcho thấy đã đạt được những kết quả nhất định.Nhận thức, trình độ

hiểu biết pháp luật của đại bộ phận cán bộ, công chứcđã được nâng lên một

bước, có trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật hơn; nhận thức rõ được chức

trách, bổn phận của mình và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Việc quy định rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, năng lực phẩm

chất của cán bộ, công chức trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng góp

phần từng bước chuẩn hóa và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ này,

trong đó có trình độ hiểu biết về pháp luật. Đồng thời, năng lực giải trình,

trách nhiệm công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,

công chức đã có những cải thiện đáng kể.Đối với các cơ quan hành chính, thể

chế tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính tiếp tục được đổi mới theo

hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ

quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ phần lớn sự chồng chéo, trùng lắp về

chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ hoạt động của cơ quan hành chính với

doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trình

độ hiểu biết và vận dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực

sự đáp ứng được yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong cơ chế mới.

Page 8: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

4

Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng,

cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu

cầu của nhân dân, của xã hội. Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý

cán bộ, công chức vi phạm pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên và

nghiêm túc, tính răn đe, làm gương trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hiệu

quả còn thấp.

Bốn là, trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động

của hệ thống cơ quan nhà nướcthì việc nhận diện và phát huy các giá trị văn

hóa pháp luật trong cơ quan hành chính trở nên vô cùng cần thiết.

Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,vì Nhân dân”.

Chính vì vậy chúng ta phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều

hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và

kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời phải xây dựng được đội ngũ cán bộ,

công chức trong sạch, có năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì

dân đã đặt ra yêu cầu khách quan phải không ngừng xây dựng, nâng cao hơn

nữa văn hóa pháp luật trong tổ chức, điều hành của bộ máy nhà nước nói

chung cũng như các cơ quan hành chính nói riêng. Các cơ quan hành chính

phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật, hoạt động

quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên

tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính

và cải cách tư pháp chỉ có thể đạt được khi hoạt động quản lý của các cơ quan

hành chính, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được

tiến hành trong môi trường văn hóa pháp luật mang tính dân chủ, trọng pháp.

Page 9: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

5

Những lý do trên đây cho thấy cần phải có những nghiên cứu đầy đủ,

toàn diện nhằm cung cấp luận cứ khoa học góp phần xây dựng, nâng cao hơn

nữa văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện

nay.Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn vấn đề “Văn hóa

pháp luật trong các cơ quan hành chínhở Việt Nam hiện nay” làm chủ đề cho

luận án tiến sĩ luật học của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận về văn hóa pháp

luật trong các cơ quan hành chính; đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật

trong cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay, chỉ ra các kết quả, hạn chếvà

nguyên nhân; luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục xây

dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam

đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau:

Một là, tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

luận án; đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và xác định những

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Hai là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính, bao gồm:

- Khái niệm, nội dungvăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.

-Đặc điểmcủavăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính.

- Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.

Page 10: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

6

Ba là,đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam hiện nay. Nêu rõ những kết quả tích cực đã đạt được,

những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó

rút ra những vấn đề đang đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao văn

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Bốn là, trên cơ sở phân tích rõ yêu cầu nâng cao văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh mới, luận án đề xuất quan điểm,

các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ

quan hành chính ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về văn hóa pháp

luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính

là vấn đề tương đối rộng và phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với

chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, luận án tập trung nghiên

cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính, thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt

Nam hiện nay, bao gồm các vấn đề về trình độ nhận thức, sự hiểu biết pháp

luật; thái độ, tình cảm, tâm lý pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; chất

lượng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính và kết

quả hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức;

trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính…

Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về văn hóa pháp

luật trong các cơ quan hành chính của Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay.

Page 11: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

7

Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về văn hóa pháp luật của

các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan

hành chínhnhà nước ở trung ương và địa phương.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1.Phương pháp luận

Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ

nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minhvề

nhà nước và pháp luật, xây dựng văn hóa pháp luật, về cải cách hành chính và

cải cách chế độ công chức, công vụ.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận án sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể như:

- Phương pháp tổng hợp, sử dụng để xây dựng tổng quancác công trình

nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến văn

hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 1); tổng hợp kinh nghiệm

quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2); tìm hiểu

tình hìnhxây dựngvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam từ

năm 1945 đến nay (chương 3).

- Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực

hiện luận án. Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá, bình luận các vấn

đề về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính như đánh giá tổng quan

tình hình nghiên cứu (chương 1), phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm,

nội dung biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các

cơ quan hành chính(chương 2); đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong

các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay (chương 3); phân tích dự báo

yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới đang đặt ra, các quan điểm và giải pháp

Page 12: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

8

nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính(chương 4).

- Phương pháp so sánh, sử dụng khi tổng hợp kinh nghiệm một số quốc

gia trên thế giới về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2) và

đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân

các cấp ở Việt Nam hiện nay (chương 3).

- Phương pháp lịch sử cụ thể, sử dụng khi nghiên cứu văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính luôn gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể, đó chính là

quá trình phát triển của văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà

nước từ năm 1945 đến nay(chương 3).

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa pháp luật

trong cơ quan hành chínhvới những đóng góp mới cụ thể như sau:

Một là, luận án phân tíchlàm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp

luật trong cơ quan hành chính gồm:Khái niệm, nội dung, đặc điểm của văn

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc

hình thành, phát triển văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Kinh

nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.

Hai là,Luận án đã đánh giá được thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ

quan hành chínhở Việt Nam,nêu rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế

và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt

ra đối với việc tiếp tục nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, Trên cơ sở làm rõ yêu cầu đối với việc nâng cao văn hóa pháp

luật trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh tình hình mới, luận án đã đề

xuất các quan điểm, các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ

quan hành chính như: Xác định, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của văn

Page 13: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

9

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước; Nâng cao nhận thức,

hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật

của đội ngũ cán bộ, công chức; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp

luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định; Xây

dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng tôn pháp luật; Đề

cao và có cơ chế hữu hiệu đảm bảo trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của

người đứng đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Tăng cường

thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng pháp luật trong các cơ

quan hành chính.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần làm phong phú thêm các luận cứ khoa học về văn

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Luận án đã phân tích, làm rõ

những vấn đề lý luận cơ bản, đặc biệt là xác định được các khái niệm công

cụ,nội dung biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, nâng

cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Trên cơ sở đó soi vào

thực tiễn văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện

nay, rút ra những nhận định cụ thể về những kết quả tích cực, những hạn chế

và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất các quan

điểm, giải pháp tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ

quan hành chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.

6.2.Ý nghĩa thực tiễn

Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách chế độ công chức công

vụ thì việc tăng cường, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính trở nên vô cùng cấp thiết.Chính vì vậy việc thực hiện luận án là rất có ý

nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án có

Page 14: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

10

ý nghĩa và giá trị tham khảo trong quá trình xây dựng và không ngừng nâng

cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam.

Luận án còn được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên

cứu khoa học, giảng dạy về văn hóa pháp luậtnói chung, văn hóa pháp luật

trong cơ quan hành chính nói riêng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận án được kết cấu gồm 04 chương:

Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra

cần nghiên cứu của luận án

Chương 2. Những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ

quan hành chính

Chương 3. Thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam

Chương 4.Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam hiện nay

Page 15: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Văn hóa pháp luật (VHPL) trong các cơ quan hành chính (CQHC) là

vấn đề được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm và cho đến nay đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu như các sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận

án tiến sĩ, các bài báo khoa học chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học…

bàn về vấn đề này. Để phục vụ nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tập

trung tìm hiểu một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đối

tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án, cụ thể như sau:

Thứ nhất,nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề lý

luận chung về văn hóa pháp luật và văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính ở Việt Nam.

- Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đềlý luận chung

về văn hóa pháp luật

Trước hết, khái niệm “văn hóa pháp luật” được đề cập đến trong nhiều

giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo về

Luật như Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Trường Đại

học tổng hợp Hà Nội, khoa Luật (1993), Hướng dẫn môn học Lý luận nhà

nước và pháp luật… của tác giả Nguyễn Minh Đoan (2014), Bên cạnh đó

cũng có nhiều sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đề cập đến

khái niệm “văn hóa pháp luật” như:

Sách chuyên khảo,Xã hội học pháp luật những vấn đề cơ bản (2012)

của tác giả Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, đã tiếp cận VHPL dưới

Page 16: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

12

góc độ xã hội học pháp luật. Ở thuộc tính chính thức, VHPL là trật tự tư

tưởng được Nhà nước và xã hội định hướng cho sự hình thành và phát triển

của ý thức chính trị và ý thức pháp luật của người dân, cho sự hình thành và

phát triển của tổng thể các quy phạm - giá trị của pháp luật và cho sự hình

thành và phát triển hành vi và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.

Sách chuyên khảo, Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và

ứng dụng chuyên ngành (2011) của tác giả Hoàng Thị Kim Quế, Nxb. Đại

học quốc gia, đã xác định VHPL trong lĩnh vực hành pháp là “hệ thống các

yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực quản lý xã hội, trong hoạt

động công vụ, hoạt động lập quy; trong các quan hệ pháp luật hành chính giữa

các cơ quan, cá nhân con người nhà nước với cá nhân, tổ chức”. Các yếu tố

ảnh hưởng đến VHPL được chỉ ra là: yếu tố truyền thống; VHPL đích thực

đòi hỏi phải áp dụng đa dạng nguồn pháp luật; bản thân hệ thống pháp luật;

nhận thức pháp quyền của người thực hiện pháp luật; tính chất pháp quyền

trong tổ chức thực hiện pháp luật…

Sách chuyên khảo, Văn hóa pháp lý Việt Nam (2005) của Lê Đức Tiết,

Nxb. Tư pháp, đã xác định VHPLđược cấu thành bởi: ý thức pháp luật, nền

pháp luật, trình độ, nghệ thuật, kỹ năng sử dụng pháp luật với vai trò bảo vệ

các quyền của con người, quốc gia, dân tộc.

Sách chuyên khảo, Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và

thực tiễn (2011), Phạm Ngọc Thanh (chủ biên); Nxb Lao động, có bài “Đổi

mới hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa lãnh đạo,

quản lý” đã xác định các tiêu chí đánh giá VHPL gồm: Hệ thống pháp luật

phải được xây dựng trên cơ sở các quy phạm pháp luật đạt tiêu chí: dễ hiểu,

phải được mọi đối tượng trong xã hội hiểu được; phải được xã hội tôn trọng

pháp luật, hành động theo pháp luật quy định; pháp luật phải can thiệp khi có

vi phạm pháp luật xảy ra, bất kể hành vi vi phạm đó do đối tượng nào trong

Page 17: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

13

xã hội thực hiện; ý thức của cộng đồng xã hội trong việc tuân thủ, xây dựng

pháp luật, quan tâm hay phê phán đối với các hiện tượng pháp luật không

minh bạch”.

Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý

luận đến thực tiễn, mã số KX.03.03/06/10 do tác giả Lê Minh Tâm là chủ

nhiệm, năm 2009, đã xác định VHPLbao gồm ý thức pháp luật, hệ thống pháp

luật và các phương tiện pháp luật và khả năng, trình độ sử dụng pháp luật để

xử lý các quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân phù hợp với

yêu cầu chung của xã hội.

Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2015, Văn hóa hiến pháp ở Việt Nam:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Mai Hồng Quang đã xác

địnhVHPL là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt

của đời sống pháp luật đã diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện

tại, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống pháp

luật của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc.

Văn hóa pháp luật - Cách tiếp cận nghiên cứu mới của Luật so

sánhcủatác giả Đặng Minh Tuấn, một bài viết trong Văn hóa pháp luật -

Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành (2011) đã nghiên

cứu VHPLnhư là cách tiếp cận rộng của luật so sánh, nghiên cứu làm rõ khái

niệm VHPL; các yếu tố cơ bản của một VHPL và VHPL với việc phân định

các họ VHPL.

Tác giả Phạm Duy Nghĩa trong bài viết “Góp phần tìm hiểu văn hóa

pháp luật”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24

(2008), tr 1-8, đã đã nhận diện VHPL theo 3 lát cắt: Luật trên giấy; Luật trong

quan niệm; Luật trong hành vi ứng xử.

Lê Thanh Thập trong bài viết “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa

pháp luật ở nước ta”, Tạp chí Luật học, năm 1999, đã viết “VHPL là những

Page 18: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

14

giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của hệ thống pháp luật trong xã hội được thể

hiện trong các đạo luật và thiết chế xã hội. Đồng thời các giá trị đó còn được

thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào nhận thức và hành động

của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ”.

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu bàn về nhiều nội dung liên

quan đến VHPL như: Đặng Cảnh Khanh: Văn hóa luật pháp - truyền thống và

bài học hôm nay, Tạp chí Cộng sản số 5, năm 1993; Nguyễn Thị Lê Thu: Văn

hóa pháp luật ở công sở trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư

pháp ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội (2002); Lê Minh Tâm: Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5, 1998; Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng Nhà

nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam; Đào Bảo Ngọc (1999):

“Hội nhập khu vực ở châu Á: Nhìn từ góc độ sự tương tác của nền văn hóa

pháp luật và các hệ thống pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Đào

Trí Úc (1999) “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây

đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và

pháp luật…

- Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề lý luận của văn

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính

Nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chú trọng nghiên cứu về

VHPL nói chung chứ chưa có nhiều công trình bàn về VHPL trong CQHC,

tuy nhiên có một số công trình bàn về những nội dung cụ thể của VHPL trong

CQHC như hệ thống thể chế hành chính, trình độ hiểu biết pháp luật của đội

ngũ CB, CC, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của CQHC… Cụ thể như

sau:

Sách chuyên khảo: Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp

quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (2017) của tác giả Lê Hồng Hạnh (chủ biên),

Page 19: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

15

Nxb Tư pháp, đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về nhà nước pháp

quyền và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, những vấn đề lý luận và thực

tiễn về mô hình xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay, trong đó có mô

hình xây dựng pháp luật của các Bộ, chính quyền địa phương, vai trò của

Chính phủ trong mô hình xây dựng pháp luật hiện nay.

Sách chuyên khảo, Cơ chế đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật

Việt Nam (2018) của tác giả Nguyễn Bá Chiến (chủ biên), Nxb Tư pháp, là

tập hợp các bài viết đề cập đến vấn đề dân chủ trong hệ thống pháp luật, trong

đó có nhiều bài đề cập đến vấn đề đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành

pháp; đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quyết định những vấn đề quan

trọng của đất nước; minh bạch hóa chính quyền; giám sát hành chính công…

Sách chuyên khảo, Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức

hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(2011), của tác giả Nguyễn Quốc Sửuđã đề cập, phân tích quan niệm, vai trò,

đặc trưng, các thành tố của giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC. Tác giả

cũng đề cập đến giáo dục pháp luật cho CB, CC một số nước trên thế giới và

những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Sách chuyên khảo, Công vụ công chức nhà nước (2004) của tác

giảPhạm Hồng Thái, Nxb Tư pháp, đã làm rõ chế định pháp luật về công vụ,

công chức, nội dung của chế định pháp luật đó bao gồm: tuyển dụng, sử dụng,

quản ký, điều động, kiêm nhiệm, kỷ luật… đối với cán bộ, công chức.

Sách chuyên khảo, Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động

của bộ máy Đảng và Nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2010) do

tác giảĐào Trí Úc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, đã phân tích cơ sở lý

luận, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường sự giám sát

của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và mô hình của

các cơ chế giám sát đó.

Page 20: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

16

Sách chuyên khảo, Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa

giao tiếp (2013) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã tiếp cận văn hóa trong

CQHC dưới góc độ của văn hóa công sở, văn hóa công sởvừa phải mang đậm

bản sắc văn hóa dân tộc (phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước; phù hợp với định hướng xây dựng

đội ngũ CB, CC…) vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.

Sách chuyên khảo, Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (2011)

củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã phân tích lối sống theo pháp luật của CB,

CC. Đồng thời đề cập tới yếu tố văn hóa trong hoạt động nhà nước; văn hóa

trong hoạt động giao tiếp pháp lý; VHPL trong hoạt động tiếp dân; văn hóa

tiết kiệm và chống lãng phí trong các hoạt động nhà nước.

Sách chuyên khảo,Những vấn đề cơ bản về quyền lực nhà nước, cải

cách chế độ công vụ, công chức và đánh giá chính sách công (2016) của Bộ

Nội vụ. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy hành

chính nhà nước, chế độ công vụ và quản lý công chức, quản lý nhà nước về

kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Sách chuyên khảo, Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ,

công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh (1998) của Viện Khoa học tổ chức nhà

nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của

nhiều tác giả bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải

cách hành chính, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao trình độ hiểu biết pháp

luật, tôn trọng pháp luật, đảm bảo tính tối cao của pháp luật của công chức.

Sách chuyên khảo: Thu hút và trọng dụng người có tài năng trong các

cơ quan hành chính (2017) của tác giảTrần Văn Ngợi, Nxb Chính trị quốc gia

Sự thật, Hà Nội, đã chỉ ra những tiêu chí xác định người có tài năng trong các

CQHC, trong đó có tiêu chí về trình độ năng lực, sự hiểu biết về chuyên môn

Page 21: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

17

nghề nghiệp, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, không vụ lợi, không tham

nhũng…

Sách chuyên khảo: Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực công

(2016) của Lê Quân, Nxb Đại học quốc gia, đã đề xuất khung năng lực lãnh

đạo, quản lý khu vực công, trong đó yêu cầu phải nắm bắt các quy định pháp

luật về bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, các nguyên tắc của

chế độ công vụ, các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan…

Đề tài độc lập cấp Nhà nước Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay, mã

số KX03.13/11-15 do Huỳnh Văn Thới, Học viện Hành chính quốc gia làm

chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa công vụ ở Việt

Nam; làm rõ khái niệm và các tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ, thực trạng

văn hóa công vụ ở các CQHC trung ương và địa phương.

- Nhóm các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về văn hóa

pháp luật trong các cơ quan hành chính

Sách chuyên khảo: Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số

nước trên thế giới (2004) do Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương,

Nguyễn Thu Huyền là đồng tác giả,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác

giả đã nghiên cứu, tổng hợp về hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của 8

quốc gia trên thế giới gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên Bang Nga,

Cộng hòa Pháp, Liên bang Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Sách chuyên khảo: Tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở

Cộng hòa Liên bang Đức (1999) của Thang Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc

gia, đã trình bày các vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước và nền hành chính

liên bang, chế độ công chức công vụ của Cộng hòa Liên bang Đức.

Sách chuyên khảo: Hệ thống công vụ một số nước Asean và Việt Nam

(1997) của Viện khoa học tổ chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia đã tổng

Page 22: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

18

hợp về hệ thống công vụ của Brunai, Indonexia, Malayxia, Philippin, Thái

Lan, Singapore, Việt Nam.

Sách chuyên khảo: Hệ thống chính trị Mỹ (2001) của Vũ Đăng Hinh

(chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách viết về ngành hành pháp

trong hệ thống chính trị Mỹ: vai trò, tổ chức, thẩm quyền và những vấn đề đặt

ra đối với ngành hành pháp Mỹ hiện nay.

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Government innovation for sustainable

development: toward enabling, serving, and acting government with integrity

(Đổi mới Chính phủ vì sự phát triển bền vững: hướng tới xây dựng Chính phủ

liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ), 6-7/9/2018, tổ chức bởi OECD,

OECD KOREA Policy Centre và NaPa. Kỷ yếu hội thảo là tập hợp các bài

viết của các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ nhiều quốc gia, cùng chia sẻ

về đổi mới Chính phủ vì sự phát triển bền vững.

Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm hành chính địa phương

Việt Nam - Nhật Bản 2017, ngày 14,15 tháng 9 năm 2017, trong đó các

chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp tăng cường

khung pháp lý cho chính quyền địa phương tại Nhật Bản…

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực

trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam

Hiện có nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm sách tham khảo, đề tài

khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ, các bài báo khoa học… đã

đánh giá thực trạng VHPL trong CQHCở Việt Nam hiện nay thể hiện trên

một số khía cạnh như đánh giá hệ thống thể chế hành chính, trình độ pháp luật

và hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC, đánh giá trách nhiệm

công vụ…Cụ thể như:

Sách chuyên khảo, Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa

giao tiếp”(2013) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã đánh giá thực trạng lối

Page 23: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

19

sống theo pháp luật của CB, CC ở Việt Nam hiện nay. Những điểm hạn chế

được nêu ra là: CB, CC còn mang nặng tác phong nông dân, khá tùy tiện,

thiếu tính kỷ luật, vô nguyên tắc; chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện

nhiệm vụ, công vụ, ý thức kỷ luật lao động kém; Tình trạng tham nhũng có xu

hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất, mức độ nghiêm trọng…

Sách chuyên khảo,Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức

hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(2011) của tác giảNguyễn Quốc Sửu đã đánh giá thực trạng trình độ kiến

thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; phân tích những thành tựu và

những hạn chế của công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay.

Sách chuyên khảoVề minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa phương

(2015), tác giả Nguyễn Thị Diệu Oanh đã đánh giá về minh bạch hóa các hoạt

động của chính quyền địa phương trên các nội dung như quy trình xây dựng,

ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nội dung giám sát tại các kỳ họp, thủ

tục hành chính, quản lý cán bộ, công chức…

Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ trong thời gian qua cũng

đã tiến hành một số dự án điều tra cơ bản, kết quả điều tra đã cung cấp số liệu,

cơ sở thực tiễn quan trọng để đánh giá một số nội dung của VHPL trong các

CQHC, cụ thể như: dự án “Điều tra nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải

pháp hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước

đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay” (2010); “Điều tra

thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND đáp

ứng yêu cầu tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở nước ta”(2010);“Điều

tra thực trạng đội ngũ công chức và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ công

chức đến năm 2020”(2010); “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải

pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đáp ứng

Page 24: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

20

yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương”

(2014)…

Bên cạnh đó cũng có nhiều đề tài khoa học đã bàn về các nội dung liên

quan đến thực trạng VHPL trong các CQHC nhà nước, cụ thể như: Đề tài

khoa học cấp BộNghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

các cơ quan hành chính nhà nước (2012). Chủ nhiệm:Bùi Văn Minh, Bộ Nội

vụ là đơn vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp Bộ: Trách nhiệm của cán bộ, công

chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

(2013), Chủ nhiệm Trần Nghị,Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn vị chủ

trì; Đề tài khoa học cấp BộCác giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch,

khách quan trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện

nay (2015), chủ nhiệmTrần Thị Thơi, Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn

vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của

người đứng đầu CQHC nhà nước(2015), chủ nhiệmLương Thanh Cường,

Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị chủ trì…

Để đánh giá thực trạng các nội dung VHPL trong CQHC cũng có nhiều

hội thảo khoa học được tổ chức bởi các cơ quan Bộ, ngành TW, cụ thể như:

Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật

Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư

pháp tổ chức ngày 20/8/2015, trong đó có bàn tới thực trạng pháp luật trong

một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước như pháp luật về bảo vệ môi

trường; pháp luật trong lĩnh vực an sinh xã hội; pháp luật về quyền con người,

quyền tự do, dân chủ của công dân.

Kỷ yếu hội thảo “Trách nhiệm công vụ” do Viện Khoa học tổ chức nhà

nước, Bộ Nội vụ tổ chức vào ngày 12/6/2015 trong đó có nhiều bài viết đánh

giá về thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính

trong các CQHC ở trung ương và địa phương.

Page 25: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

21

Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa công vụ và cải cách hành chính” do Học

viện Hành chính quốc gia tổ chức vào ngày 13/7/2015, trong đó có nhiều bài

viết bàn về thực trạng xây dựng, phát triển văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu

cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Kỷ yếu hội thảo “Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực tiễn trên

thế giới và ở Việt Nam” do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào

ngày 28/3/2017, có một số bài viết bàn về “Chính phủ kiến tạo và những điều

phải cân nhắc” (Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Đăng Duy), “Nhà nước kiến

tạo phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị ở Việt Nam hiện nay” (Mai

Văn Thắng)…

Các công trình nghiên cứu đã góp phần mô tả, dựng nên một bức tranh

thực trạng rõ nét về VHPL trong CQHC mà trong quá trình thực hiện luận án,

nghiên cứu sinh có thể tham khảo phục vụ cho việc đánh giá, rút ra những vấn

đề thực tiễn đang đặt ra nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam.

Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp

nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.

Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới những giải pháp nhằm nâng

cao VHPL nói chung và VHPLtrong các CQHC nói riêng, cụ thể là:

Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý

luận đến thực tiễn, mã số KX.03.03/06/10 do tác giả Lê Minh Tâm là chủ

nhiệm, năm 2009, đề cập các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục

pháp luật để tạo ra sự nhận thức sâu sắc về vai trò và những giá trị xã hội của

pháp luật; nâng cao chất lượng hệ thống văn bản pháp luật; đẩy mạnh công

tác đào tạo và nghiên cứu luật học; đảm bảo nghiêm minh của pháp luật…

Sách chuyên khảo Cơ chế đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật

Việt Nam (2018) của tác giả Nguyễn Bá Chiến (chủ biên), tập hợp nhiều bài

viết có bàn về các giải pháp đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật Việt

Page 26: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

22

Nam như: Dân chủ trong bối cảnh mới và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật,

bảo đảm thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Hoàng Thị Kim Quế); Hoàn

thiện dân chủ XHCN ở Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa (Nguyễn Quốc Sửu);

Bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong quy trình quyết định những vấn đề

quan trọng của đất nước ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Bá Chiến và Vũ Thị

Thu Hằng)…

Sách chuyên khảo: Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2005) của tác giả

Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội đã khẳng định tiêu điểm

của hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong là phải đề cao vai trò, trách

nhiệm của Chính phủ. Cho dù Nhà nước có tổ chức theo kiểu nào thì Chính

phủ mà không phải là một chủ thể nào khác phải chịu trách nhiệm chính về sự

phát triển hay tàn lụi của một quốc gia.

Sách chuyên khảo: Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn

hóa Việt Nam (2004) của tác giả Bùi Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Để

khắc phục những khó khăn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong

bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam, tác giả đề xuất cần tạo lập thói quen

thượng tôn luật pháp trong đời sống công quyền, tạo lập thói quen sử dụng

pháp luật trong đời sống của công dân.

Sách chuyên khảo: Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,

công chức nhà nước hiện nay (2000) của Hà Quang Ngọc, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công

chức, trong đó có đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức để họ

nắm vững kiến thức hành chính pháp luật đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ.

Sách chuyên khảo:Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và thực

tiễn, tác giả Phạm Ngọc Thanh (chủ biên), Nxb Lao động, 2011, trong bài

“Đổi mới hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa lãnh

đạo, quản lý” của Trần Văn Hải đã nhận định hệ thống pháp luật phải xây

Page 27: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

23

dựng được các quy phạm pháp luật trên cơ sở tiếp nhận các giá trị VHPL của

nhân loại. Bởi vì trong quá trình hội nhập quốc tế, các quy phạm pháp luật

của một quốc gia không chỉ điều chỉnh các quan hệ nội bộ quốc gia mà chúng

còn điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài.

Sách chuyên khảo Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ

đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (2017) của Trần Nghị,

Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nộiđã đề ra các giải pháp nâng cao trách

nhiệm công vụ, đó là: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đánh giá trách nhiệm

của công chức trong thực thi công vụ, nâng cao năng lực, trình độ chuyên

môn cho đội ngũ công chức, xây dựng và thực hiện văn hóa công sở…

Ngoài ra, có rất nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, trong các cuộc

hội thảo có bàn nhiều đến các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế hành chính,

nâng cao ý thức pháp luật và hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi công vụ

của đội ngũ CB, CC - những nội dungbiểu hiện củaVHPL trong các

CQHCnhư: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN ở Việt Nam (Nguyễn Văn Vi, Tạp chí tổ chức nhà nước,

7/2015, tr. 48); Trách nhiệm hành chính và đảm bảo kỷ cương trong quản lý

nhà nước (Nguyễn Quốc Tuấn, Tạp chí tổ chức nhà nước, 6/2015, tr. 55);

Quan hệ tương tác giữa Văn hóa pháp luật và văn hóa quản lý (Lê Thanh

Thập, Tạp chí luật học số 3/2010); Kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ

của cán bộ, công chức - Thực trạng và giải pháp (Nguyễn Phước Thọ, Kỷ

yếu Hội thảo Trách nhiệm công vụ, Bộ Nội vụ, 6/2015)…

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

- Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về văn hóa

pháp luật và văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính

Phần lớn các công trình nghiên cứu của nước ngoài đề cập nhiều đến

VHPL nói chung, trong đó tập trung làm rõ khái niệm, cấu trúc và chức năng,

Page 28: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

24

vai trò của VHPL trong đời sống xã hội. Có thể kể đến những công trình

nghiên cứu như:

The concept of legal culture(Thuật ngữ văn hóa pháp luật),Ali ACAR,

Ankara Law Review, Vol.3 No2 (Winter 2006), pp.143-153: Lawrence

Friedman là một người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khái niệm VHPL, đã

xác định VHPL có nghĩa là “ý tưởng, giá trị, quan điểm, thái độ… của mọi

người trong xã hội về pháp luật và hệ thống pháp luật”.

The legal Culture and Migration: structure, antecedents and

consequences (Sự du nhập của văn hoá pháp luật: Lịch sử, cấu trúc và kết

quả),Julia Shamir. Đây là một luận án được gửi đến trường luật và ủy ban

nghiên cứu sau đại học của Đại học Stanford, tháng 6 năm 2012. Bản luận án

lý giải rằng sau khi được định nghĩa bởi Friedman năm 1969, thuật ngữ VHPL

đã có một đời sống riêng của nó, bao gồm một loạt các hiện tượng phải giải

quyết với những cách khác nhau, trong đó “các tính năng của pháp luật được

tự gắn trong khuôn khổ rộng hơn của cấu trúc văn hóa và xã hội". Tuy nhiên,

mặc dù có tính lâu dài và có vị trí danh dự trong học thuật về pháp lý xã hội,

thuật ngữ “văn hóa pháp luật” không phải là một khái niệm dễ dàng để định

nghĩa hoặc giới hạn giống như những thuật ngữ khác về khoa học xã hội.

Legal Culture và Legal Consciousness(Văn hóa pháp luật và Ý thức

pháp luật), International Encyclopedia of Social and Behavioral Sciences,

2001. www. Iesbs.com, đã có sự so sánh giữa thuật ngữ “Văn hóa pháp luật”

và “ý thức pháp luật”, hai thuật ngữ này được sử dụng để phân tích và xác

định sự hiểu biết và ý nghĩa của pháp luật hiện hành trong xã hội. “Văn hóa

pháp luật” đề cập đến một hiện tượng ở cấp vĩ mô, trong khi “ý thức pháp

luật” thường để chỉ ở cấp vi mô, cụ thể là những cách thức mà cá nhân nhận

biết và thực hiện các quy định của pháp luật.

Page 29: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

25

The Legal Cultures of Europe (Văn hóa pháp luật châu Âu), James

L.Gibson and Gregory A.Caldeira, Law and Society review, vol. 30, No. 1

(1996), pp. 55-86. Nxb Blackwell thay mặt Hiệp hội Luật và Xã hội. Khi bàn

về khái niệm văn hóa pháp luật, các tác giả cho rằng có ba cách cơ bản dùng

để phân tích.Cách thứ nhất có cơ sở rõ ràng nhất trong truyền thống nhân học,

đại diện bởi các nghiên cứu về tập quán pháp (Lewellyn & Hoebel’s

CheyenneWay), theo đó coi văn hoá như một khái niệm tổng thể và xác định

những cách thức mà giá trị văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động pháp luật. Cách

thứ hai tập trung chi tiết hơn vào cách thức mà văn hoá hình thành, ảnh hưởng

đến hoạt động của các tổ chức pháp lý chính thức. Cách tiếp cận thứ 3 nghiên

cứu VHPL ở ngoài hệ thống pháp luật để tập trung sâu hơn vào giá trị rộng

lớn của đại đa số công chúng. Đặc trưng của loại hình nghiên cứu này đó là

khảo sát hàng loạt các ý kiến (Almond &Verba 1963, Inglehart 1988). “Thông

thường các quy tắc pháp lý được bắt nguồn từ các quy tắc xã hội và hệ thống

pháp luật thể hiện quan niệm rằng nhóm thống trị trong xã hội chỉ là thiểu số

(Blankenburg 1994:791). Trong hạng mục nghiên cứu đã bao gồm các quan

điểm theo hướng bình đẳng và công lý (Mason 1992), các quyền hạn của

trách nhiệm đạo đức và pháp lý (Hamilton & Sanders 1992; Sanders &

Hamilton 1992), yêu cầu vào sự kỳ vọng và nhận thức về công lý (Tyler

1990; Lind 1994), nghiên cứu về chính trị và tự do côngdân (Sullivan,

Piereson& Marcus 1982; Gibson 1989)…

Intersections of Law and Culture (Mối liên hệ giữa pháp luật và văn

hóa), Priska Gisler, Saha Steinert Borella, Caroline Wiedmer (eds), Nxb

Palgrave Macmillan UK, 2012đề cập đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa luật và

văn hóa thông qua một loạt các nghiên cứu điển hình cho thấy các hiện tượng

văn hóa được xem xét như thế nào theo quy định của pháp luật, cách thức mà

pháp luật được hiểu và áp dụng.

Page 30: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

26

Law, Culture and Society: Legal Ideas in the Mirror of Social Theory

(Law, Justice and Power) (Luật, Văn hóa và Xã hội: Tư tưởng pháp lý theo lý

thuyết xã hội (Luật, Tư pháp và Quyền lực), Roger Cotterrell, Nxb. Ashgate

Publishing, Ltd, 2006. Cuốn sách tập trung giải thích từ góc độ xã hội học về

các tư tưởng pháp lý. Luật pháp ngày nay không chỉ còn là luật pháp của quốc

gia, hay luật quốc tế liên kết các quốc gia, mà còn là luật xuyên quốc gia dưới

nhiều hình thức. Các tác giả cho rằng môi trường xã hội mà luật pháp hoạt

động cần phải xem xét lại, với nhiều ý nghĩa cho nghiên cứu pháp lý so sánh.

Legal Academics: Culture and Identities(Học thuật pháp lý: Văn hóa và

bản sắc văn hóa), Fiona Cownie, Nxb Hart Publishing, 2004. Cuốn sách bao

gồm 7 chương, đề cập đến vấn đề như: nghiên cứu học thuật về pháp lý; giáo

dục pháp luật và kinh nghiệm thực tế của các học giả pháp lý; văn hóa pháp

luật trong đời sống; khía cạnh của bản sắc văn hóa: Giới tính, tầng lớp xã hội,

chủng tộc, dân tộc…

Social Consciousness in Legal Decision Making (Ý thức xã hội trong

việc ra quyết định pháp lý), Wiener, R.L., Bornstein, B.H., Schopp, R.,

Willborn, S.L. (Eds.), Nxb. Springer US, 2007.Cuốn sách đã trả lời được một

số câu hỏi:So sánh các mô hình ra quyết định hợp lý, mô tả và quy phạm

trong bối cảnh pháp lý; Cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về việc ra quyết

định pháp lý của những người không phải chuyên gia (cảnh sát, quản trị viên,

hội thẩm); Ý thức xã hội trong việc ra quyết định pháp lý, tạo ra các cộng

đồng pháp lý làm việc cùng nhau trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội…

Governance in changing environement (Quản trị trong môi trường thay

đổi),Brainard Guy Peters, Donald J. Savoie (1995),McGill-Queen’s Press đã

chỉ rõ sự biến đổi không ngừng của đời sống đang đòi hỏi quản trị quốc gia

phải năng động và thích ứng, thay đổi những giá trị văn hoá không còn phù

hợp, tạo lập giá trị văn hóa mới. Kết nối các hoạt động quản trị quốc gia

Page 31: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

27

không phải chỉ là các thiết chế, định chếmà quan trọng hơn là sự kết nối về

văn hoá, văn hoá khu vực công nơi mà công chức tìm thấy sự chia sẻ, niềm

tin và giá trị của mình.

Strengthening public sector value through culture change (Tăng cường

giá trị khu vực công thông qua thay đổi văn hóa), Centre for Innovation and

Workplace Culture in the government of Ontario, Volume: 19 Issue, Karen

Prokopec (2013) cho rằng văn hoá công vụ có liên quan đến động lực làm

việc của công chức. Sự tăng cường các giá trị của khu vực công phải làm cho

công chức thấy giá trị của mình trong hoạt động công vụ. Điều này đòi hỏi

văn hóa công vụ cần phải thay đổi, cần làm cho công chức thấy định hướng

giá trị của mình có trong định hướng giá trị nền công vụ.

- Nhóm các công trình đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng

cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam

Hiện chưa có một công trình nghiên cứu quốc tế độc lập về đánh giá

thực trạng,đề xuất giải pháp đối với VHPL trong các CQHC ở Việt Nam, tuy

nhiên có một số công trình nghiên cứu, các báo cáo điều tra của các tổ chức

quốc tế như World Bank, UNDP… đã có những số liệu điều tra, đánh giá về

thực trạng một số nội dungcủaVHPL như trình độ hiểu biết pháp luật của CB,

CC, chấtlượng hệ thống pháp luật và các kết quả thực thi pháp luật trong các

CQHC ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể như:

David Mar trong bài trình bày“Changing the civil Service Culture of

Vietnam - A foreigner’s Perspective” (Thay đổi văn hoá côngvụ Việt Nam -

một cách nhìn của người nước ngoài), Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về cải cách

hành chính tại Việt Nam, từ ngày 25,26/11/2006 đã so sánh nền công vụ của

Việt Nam và nền công vụ Singapore. Tác giả cho rằng điều tạo nên văn hoá

công vụ Singapore rất đơn giản là “chúng ta cùng làm việc”, cùng chia sẻ tầm

nhìn và điều này thấm nhuần trong hoạt động của công chức.Tác giả cho rằng

Page 32: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

28

nền công vụ Việt Nam nên kế thừa các giá trị: Đức, Chính, Trí,Dũng, Liêm,

mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra.

Tổng quan báo cáo Papi 2017 (chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính

công cấp tỉnh ở Việt Nam), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP),

Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt

Nam. Báo cáo đã có những đánh giá cụ thể về thực trạng hiệu quả quản trị và

hành chính công cấp tỉnh qua hai năm 2016 và 2017 như sự tham gia của

người dân ở cơ sở, về trách nhiệm giải trình với người dân, về kiểm soát tham

nhũng khu vực công, về thủ tục hành chính công…

Trước đó, Tổng quan báo cáo Papi năm 2014 cũng đã nêu những biện

pháp nhằm cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành

chính công gồm: đẩy mạnh việc công khai về phí và lệ phí tại các bộ phận

“một cửa”, thông báo tới người làm thủ tục đầy đủ về thời hạn nhận kết quả

cũng như trả kết quả đúng lịch hẹn. Phát hiện nghiên cứu của PAPI đã khẳng

định cần cải thiện “kỹ năng mềm” của CB, CC, đặc biệt là kỹ năng tiếp xúc

với người dân và năng lực thừa hành các nhiệm vụ được giao trong xử lý thủ

tục hành chính và cung ứng dịch vụ cho người dân.

Công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam, World Bank, NXB

Hồng Đức, năm 2014 đã đánh giá mặc dù những tiến bộ trong cải cách thể

chế là rõ ràng, cải cách đó có tăng hơn nhưng vẫn còn chậm chạp. Tuy hệ

thống pháp lý đã được sửa đổi nhằm tăng cường các thể chế về trách nhiệm

giải trình, nhưng việc thực thi vẫn còn tụt lại xa với mong muốn. Thực trạng

này hoàn toàn đúng với việc công khai thông tin, cũng như các vấn đề khác

của thể chế…

Báo cáo khảo sát thực trạng thu nhập ngoài lương trong tiền lương –

thu nhập của cán bộ, công chức, thuộc dự án “Hỗ trợ triển khai các dự án cải

cách hành chính ở Bắc Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Tĩnh” của UNDP

Page 33: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

29

phối hợp với Bộ Nội vụ, tháng 9/2015 cho thấy thu nhập ngoài lương đã trở

thành phổ biến trong khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc để

tồn tại thu nhập ngoài lương một mặt làm mất ý nghĩa tích cực của tiền lương,

mặt khác còn dẫn đến mất công bằng trong xã hội, phần nào làm giảm sút

hiệu lực quản lý hành chính nhà nước.

1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần

nghiên cứu của luận án

1.2.1. Những ưu điểm, những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và

được luận án kế thừa, tiếp tục phát triển

Có thể nói rằng số lượng các công trình nghiên cứu bao gồm sách tham

khảo, giáo trình, đề tài khoa học, bài viết trên các tạp chí khoa học… bàn về

VHPL là khá lớn, phong phú và đa dạng, tiếp cận từ nhiều hướng với các mức

độ liên quan khác nhau đến đề tài luận án. Các công trình nghiên cứu đã cung

cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng quan trọng về những vấn đề lý luận

cũng như thực tiễn về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC nói riêng.

Đặc biệt, về phương diện lý luận đa số các quan điểm đều có sự thống nhất

cao về khái niệm, nội dung của VHPL, tạo thuận lợi cho việc triển khai

nghiên cứu những nội dung cơ bản của luận án. Cụ thể là:

Một là, trên phương diện lý luận, nhận thức chung về VHPL cơ bản đã

được làm sáng tỏ.

Các công trình nghiên cứu đã có sự thống nhất cao về quan niệm, vị trí,

tầm quan trọng của VHPL nói chung, coi VHPL là tổng thể những giá trị vật

chất và tinh thần do con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao

gồm các yếu tố:ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, hành vi, kỹ thuật và nghệ

thuật sử dụng pháp luật… Các ý kiến đều thống nhất đánh giá cao vai trò của

VHPL trong việc định hướng sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật, hệ

thống các quy phạm pháp luật cũng như những hành vi tuân thủ, thực thi pháp

Page 34: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

30

luật. Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp khung lý luận cơ bản về

VHPL, làm cơ sở cho việc phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về

VHPL trong cácCQHC.

Trên phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu về VHPL trong

CQHC (hay trong lĩnh vực hành pháp) nhìn chung đều gắn VHPL với hoạt

động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ

CB, CC trên cả ba phương diện chính: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và

hành vi, hoạt động sử dụng pháp luật.

Hai là,trên phương diện thực tiễn, các công trình nghiên cứu đã phân

tích về quá trình hình thành và phát triển VHPL nói chung của Việt Nam,

VHPL trong CQHC cũng nằm trong tiến trình chung đó. Đồng thời, nhiều

công trình đã phân tích, đánh giá từng nội dung của VHPL trong CQHC như:

ý thức pháp luật của CB, CC; thể chế hành chính (thể chế tổ chức bộ máy

hành chính và thể chế quản lý đội ngũ CB, CC…); hoạt động thực thi pháp

luật của đội ngũ CB, CC… Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã bước

đầu mô tả được những bức tranh riêng lẻ về từng mảng thực trạng của VHPL

trong CQHC. Nhiều kết quả đánh giá, điều tra xã hội học của các tổ chức

quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Chương trình phát triển của

Liên Hợp Quốc (UNDP)… đã cung cấp những số liệu, nhận định có giá trị

tham khảo tin cậy, đảm bảo.

Các công trình nghiên cứu đều có sự thống nhất rằng, thực trạng

VHPLcủa khu vực công, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều

bất cập, hạn chế, cả về ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, hoạt động thực

hiện pháp luật của đội ngũ CB, CC. Một số nhận định, đánh giá tương đối

thống nhất như: nhận thức pháp luật của CB, CCtuy đã có những bước phát

triển nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế; thái độ tôn trọng, chấp hành hiến

pháp, pháp luật của một bộ phận CB, CCchưa nghiêm; tình trạng tham nhũng

Page 35: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

31

cũng như các vi phạm pháp luật trong đội ngũ CB, CC có xu hướng gia tăng

cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng …

Ba là, trên phương diện đề xuất, kiến nghị:

Trên cơ sở thống nhất về vị trí, tầm quan trọng của VHPL trong các

CQHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do

dân, vì dân; cải cách hành chính nhà nước, toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế… một số công trình đã phân tích yêu cầu, đề xuất quan điểm và giải pháp

nâng cao VHPL trong các CQHC. Các giải pháp được nhiều tác giả đề cập là:

đổi mới nhận thức, tư duy theo hướng đề cao pháp quyền, phát huy dân chủ,

quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục

pháp luật cho đội ngũ CB, CC; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến

thức pháp luật cho đội ngũ CB, CC; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản

pháp luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất…

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được

giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong các công trình nghiên cứu

đã công bố

Một là, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích,

làm rõkhái niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung trong sự nghiệp

xây dựng và phát triển của đất nước. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu

bàn về VHPL trongCQHC. Chính vì vậy, những vấn đề lý luận nhận thức cơ

bản như khái niệm, nội dung, đặc điểm củaVHPL trong các CQHC; các yếu

tố ảnh hưởng đếnVHPL trong các CQHC thì chưa nhiều công trình nghiên

cứu đề cập cụ thể.

Hai là,về đánh giá thực trạng VHPL trong CQHC,hiện vẫn chưa có một

công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng

VHPLtrong các CQHC ở Việt Nam, bao gồm đánh giá trình độ nhận thức,

hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; thực trạng thể chế hành chính; trách

Page 36: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

32

nhiệm công vụ; kỷ luật kỷ cương hành chính… Đây chính là điểm chưa được

đề cập trong các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến chủ đề

nghiên cứu của luận án.

Ba là, một số công trình nghiên cứu đã phân tích bối cảnh, yêu cầu về

tình hình mới để từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục nâng caoVHPL trong

CQHC như: nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao chất lượng thể chế hành

chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ

CB, CC... Tuy nhiêncác công trình này mới chỉ đề cập trên một số phương

diện cụ thể, còn tản mạn; chưa đưa ra được hệ thống giải pháp một cách đầy

đủ, tổng thể gồm vấn đề chính sách, các giải nâng cao nhận thức, trình độ

hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; hoàn thiện hệ thống thể chế hành

chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thực thi công vụ…

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu

bàn về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC nói riêng, nhưng cho đến

nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, toàn diện

về VHPL trong các CQHC. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài

luận án “Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện

nay” là rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất

được những giải pháp thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của

Việt Nam trong việc xây dựng, nâng cao VHPLtrong các CQHC.

1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu của luận án

Với tổng quan tình hình nghiên cứu và căn cứ vào các lý thuyết có liên

quan đến chủ đề nghiên cứu, luận án đặt ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Văn hóa pháp luật trong các CQHC là một bộ phận cấu thành của

VHPL, vừa có những đặc điểm của VHPL nói chung, vừa có những nội dung,

đặc điểm đặc thù bắt nguồn từ vị trí, vai trò, đặc điểm quản lý hành chính của

Page 37: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

33

các CQHC và chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan khác

nhau. VHPL trong các CQHC có vai trò rất quan trọng, gắn liền với hiệu lực,

hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Văn hóa pháp luật trong các CQHC ở Việt Nam có quá trình hình thành

và phát triển từ năm 1945. Trong giai đoạn hiện nay,xây dựng VHPL trong

các CQHC luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm, chú trọng.Tuy nhiên bên

cạnh những kết quả, ưu điểm, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục

và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết nhằm nâng cao VHPL trong các

CQHC.

Trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc nhận diện, đánh giá và

phát huy các giá trị VHPL trong các CQHC đã trở nên vô cùng cần thiết. Mục

tiêu của công cuộc cải cách hành chính chỉ có thể đạt được khi hoạt động

quản lý của các CQHC, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC được

tiến hành trong môi trường văn hóa dân chủ, trọng pháp. Từ đó đặt ra yêu cầu

phải có những quan điểm, giải pháp hữu hiệu về nhận thức, về xây dựng thể

chế, về tổ chức, hoạt động của CQHC, về nâng cao trình độ, năng lực thực thi

pháp luật cho đội ngũ CB, CC… nhằm không ngừng nâng cao VHPL trong

các CQHC ở Việt Nam hiện nay.

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đứng trước một số câu hỏi

nghiên cứu quan trọng cần tiến hành giải đáp như sau:

- Những vấn đề lý luận về VHPL trong CQHC được luận giải như thế

nào?

Để trả lời được câu hỏi này, các câu hỏi nhỏ được đặt ra là:

+Văn hóa pháp luật trong các CQHC được hiểu là gì?

Page 38: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

34

+ Đặc điểm, các biểu hiện cơ bản củaVHPL trong các CQHC? VHPL

trong CQHC có điểm gì khác biệt với VHPL trong hoạt động lập pháp, hoạt

động tư pháp; với văn hóa công vụ và đạo đức công vụ?

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến VHPL trong CQHC?

+ Các nước trên thế giới có những kinh nghiệm gì về xây dựng VHPL

trong các CQHC?

- Thực trạng VHPL trong CQHC ở nước ta hiện nay có những ưu điểm,

hạn chế gì và những vấn đề gì cần rút ra để tiếp tục hoàn thiện?

Để giải quyết được câu hỏi lớn đó, các câu hỏi nhỏ được nêu ra như

sau:

+ Các giá trị tích cực của VHPL trong CQHC ở Việt Nam làgì?

+VHPL trong CQHC ở Việt Nam còn tồn tại những hạn chế nào và

nguyên nhân của những hạn chế đó?

+ Những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao VHPL

trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay?

-Cần có các quan điểm, giải pháp nào nhằm tiếp tục nâng cao VHPL

trong CQHC ở nước ta hiện nay?

Để giải quyết được câu hỏi lớn đó, các câu hỏi nhỏ được nêu ra như

sau:

+ Bối cảnhtình hình mới đang đặt ra yêu cầu gì đối với việc nâng cao

VHPL trong các CQHC ở Việt Nam?

+ Các quan điểm, giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao VHPL

trong các CQHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay?

Page 39: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

35

Tiểu kếtchương 1

Chương 1 đã tiến hành tổng hợp, đánh giá tổng quan tình hình nghiên

cứu liên quan đến đề tài luận án bao gồm các công trình nghiên cứu ở trong

nước và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu ở trong nước được tổng hợp

theo các nhóm nội dung sau: (1) các công trình bàn về những vấn đề lý luận

chung về VHPL và VHPL trong CQHC ở Việt Nam; (2) các công trình bàn về

thực trạng VHPL trong CQHC ở Việt Nam; (3) các công trình bàn về quan

điểm, giải pháp nâng cao VHPL trong CQHC. Những công trình nghiên cứu

trên có giá trị tham khảo cho chương 2, 3, 4 của Luận án. Đồng thời, Luận án

đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nước ngoài bàn về VHPL, các tài

liệu đánh giá về những nội dung liên quan đến VHPL trong CQHC ở Việt

Nam của các tổ chức quốc tế như UNDP, World Bank… Những tài liệu trên

đã phản ánh được những quan điểm, nhận định của các học giả, các tổ chức

quốc tế về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC ở Việt Nam nói riêng.

Từ những tổng hợp, phân tích trên đây, luận án đã rút ra một số kết luận

cụ thể sau:

1. Phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích, làm

rõkhái niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung trong sự nghiệp xây

dựng và phát triển của đất nước. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu bàn về

VHPL trongCQHC. Đồng thời, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào

đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng VHPL trong CQHCở Việt Nam.

Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án về VHPL trong các

CQHClà rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất

được những giải pháp thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của

Việt Nam.

2. Luận án nghiên cứu xác định những vấn đề lý luận cơ bản về VHPL

trong các CQHC, bao gồm khái niệm, nội dung,đặc điểm và những nhân tố

Page 40: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

36

ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, soi vào thực tiễn VHPL trong các CQHC ở Việt

Nam hiện nay, rút ra được những đánh giá cụ thể về những ưu điểm, những

hạn chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề ra các

quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt

Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.

Page 41: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

37

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀVĂN HÓA

PHÁP LUẬTTRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính

Để hiểu rõ khái niệm VHPL trong CQHC, trước tiên chúng ta cần phải

tìm hiểu, thống nhất về các khái niệm văn hóa và VHPL.

2.1.1. Khái niệm văn hóa

Cho đến nay có thể nói rằng chưa có một thuật ngữ nào phổ biến, khó

thống nhất và có rất nhiều quan niệm như thuật ngữ văn hóa. Do văn hóa là

một hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp nên khái niệm văn hóa được

nhận thức, đánh giá từ rất nhiều góc độ khác nhau. Ngay từ thời xa xưa, hai

chữ “văn hóa” đã xuất hiện trong ngôn ngữ của con người và trong quan niệm

của người cổ đại dù ở phương Đông hay phương Tây văn hóa đã mang ý

nghĩa giáo hóa con người. Trong quan niệm của người phương Đông, văn hóa

luôn gắn với giáo dục tinh thần, nhân cách con người. Ở phương Tây, văn hóa

được gọi là “culture”, “kultur”… bắt nguồn từ tiếng Latinh cultus có nghĩa là

trồng trọt, ở đây văn hóa mang nghĩa như là sự đào tạo, giáo dục con người.

Ở Việt Nam đã có nhiều học giả bàn về văn hóa. Trong tác phẩm Việt

Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh quan niệm: “Người ta thường

cho rằng văn hóa là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thể mà

xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy.

Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng phàm sự sinh

hoạt về kinh tế, về chính trị và xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán

lại không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua

là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể

nói rằng văn hóa là sinh hoạt” [1, tr.11].

Page 42: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

38

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ghi chép của Người ở nhà tù Quảng Tây

cũng như trong quyển sổ ghi các bài thơ Nhật ký trong tù đã nêu một định

nghĩa tiêu biểu, mang tính khái quát và tính thực tiễn rất sâu sắc về văn hóa.

Người đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người

mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,

tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về

mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa”. Đồng thời tại Báo Cứu quốc số ra ngày 8/10/1945, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của văn hóa: “Trong công

cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cùng phải coi là quan

trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một

kiến trúc thượng tầng”.

Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là “Tổng thể nói chung những giá trị

vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [53,

tr.1062]. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Văn hóa là toàn bộ những hoạt

động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt

sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước” [54].

Như vậy, có thể thấy rằng tuy có sự đa dạng trong các quan niệm về

văn hóa, song về cơ bản có thể thấy cách tiếp cận chủ đạo về văn hóa là coi

văn hóa như một phạm trù bao quát tất cả các giá trị do con người sáng tạo

nên trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm thoả mãn nhu cầu đời

sống vật chất, tinh thần. Văn hóalà toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần

do con người nói chung, hoặc do một cộng đồng người tạo dựng nên, nhằm

mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các cộng

đồng người nhất định. Văn hóa hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều thế

hệ, được nhân loại thừa nhận, gìn giữ vì lợi ích của chính mình. Chính vì vậy

mà cựu Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã quan niệm “Văn

Page 43: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

39

hóaphản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc

sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như

đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ

thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân

tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [56, tr.5].

Văn hoá là cốt lõi của văn minh, mang tính nhân bản, góp phần nâng

cao trí tuệ, làm giàu có thêm tâm hồn và phong phú thêm lối sống, hướng con

người tới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Văn hoá xuất hiện cùng với con

người và có mặt khắp nơi trong đời sống của con người, từ tư tưởng, nhận

thức đến những sáng tạo trong đời sống thường nhật. Các giá trị văn hóa luôn

kết tinh sáng tạo của con người - đó là các thành tựu về khoa học, giáo dục,

nghệ thuật, các hoạt động kinh tế, xã hội... Văn hóa có mặt trong tất cả các

sản phẩm do con người tạo ra, từ công cụ sản xuất đến các vật dụng sinh hoạt,

từ tri thức khoa học đến các tác phẩm nghệ thuật. Văn hóa hiện diện trong tất

cả các quan hệ xã hội của con người, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,

ngoại giao, pháp luật, tôn giáo, gia đình... Chính vì vậy tác giả Bùi Ngọc Sơn

đã viết “Mặt văn hóa trong tất cả những thứ do con người sáng tạo ra biểu

hiện ở kiểu sống, ở phương thức sinh hoạt của con người” [45, tr.10]. Văn hoá

là chìa khoá, là tiền tố của rất nhiều khái niệm liên quan như văn hoá chính

trị, văn hoá quản lý,văn hóa pháp luật, văn hoá giao tiếp, văn hoá tín

ngưỡng...Quá trình phát triển của văn hóa cũng là quá trình con người tự hoàn

thiện bản thân mình trên cơ sở nắm bắt các quy luật tự nhiên và xã hội. Chính

vì vậy, văn hóa ngày càng thể hiện vai trò, giá trị to lớn trong đời sống chính

trị, pháp luật, tinh thần và vật chất của các quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.

Như vậy, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh

thần do con người nói chung, hoặc do một cộng đồng người tạo dựng nên,

Page 44: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

40

nhằm mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các

cộng đồng người nhất định.

2.1.2. Khái niệm văn hóa pháp luật

Văn hóa pháp luậtlà một trong những hình thái cơ bản của văn hóa do

đó mang tính đa dạng, phức tạp như chính bản thân vấn đề văn hóa và pháp

luật. VHPL được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau từ các học giả trong

và ngoài nước.

Có rất nhiều học giả nước ngoàibàn về văn hóa pháp luật. Lawrence

Friedman là một người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khái niệm VHPLvới

nghĩa là “ý tưởng, giá trị, quan điểm, thái độ… của mọi người trong xã hội về

pháp luật và hệ thống pháp luật” [71, tr.143-153]. Sau khi được định nghĩa

bởi Friedman năm 1969, thuật ngữ “văn hóa pháp luật” đã có một đời sống

riêng của nó, trong đó “các tính năng của pháp luật được tự gắn trong khuôn

khổ rộng hơn của cấu trúc văn hóa và xã hội". Tuy nhiên, cho đến nay thuật

ngữ này vẫn không phải là một khái niệm có thể dễ dàng định nghĩa hoặc giới

hạn giống như những thuật ngữ khoa học xã hội khác [76].

James L.Gibson và Gregory A.Caldeira trong cuốn “Văn hóa pháp luật

Châu Âu” đã cho rằng có ba cách cơ bản dùng để tiếp cận vấn đềVHPL.Cách

thứ nhất có cơ sở rõ ràng nhất,theo đó coi văn hoá như một khái niệm tổng thể

và xác định những cách thức mà giá trị văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động

pháp luật. Cách thứ hai tập trung chi tiết hơn vào cách thức mà văn hoá hình

thành, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức pháp lý chính thức. Cách tiếp

cận thứ ba nghiên cứu VHPL ở ngoài hệ thống pháp luật để tập trung sâu hơn

vào giá trị rộng lớn của đại đa số công chúng [75, tr.55-86].

Các học giả đã so sánh thuật ngữ “văn hóa pháp luật” với “ý thức pháp

luật”. Văn hóa pháp luật đề cập đến một hiện tượng ở cấp vĩ mô, trong khi ý

Page 45: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

41

thức pháp luật thường để chỉ ở cấp vi mô, cụ thể là những cách thức mà cá

nhân nhận biết và thực hiện các quy định của pháp luật [74].

Các nhà luật học Đức cho rằng văn hóa pháp luật là một khái niệm có

những đặc điểm chung kết hợp cả ba khoa học: Lịch sử pháp luật, Luật học và

Luật so sánh[78, tr.278].

Khi nghiên cứu VHPLtheo cách tiếp cận rộng của luật so sánh, về khái

niệm VHPL, tác giả Đặng Minh Tuấn cho rằng có hai nhóm quan điểm chính:

Nhóm thứ nhất xác định khái niệm văn hóa pháp luật từ cách tiếp cận chức

năng hay cách tiếp cận xã hội học, một trong những người sáng lập quan điểm

này là Lawrence M.Friedman. Trái ngược với cách tiếp cận xã hội học là cách

tiếp cận từ bên trong, theo Roger Cotterrel, khái niệm VHPL được định nghĩa

thông qua chính các thẩm phán; được xác định thông qua hệ tư tưởng pháp

luật và nhìn nhận xem hệ tư tưởng pháp luật hình thành các trật tự pháp luật

như thế nào [43, tr. 254].

Ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều học giả cũng đã bàn

về khái niệm văn hóa pháp luật.

Tác giả Võ Khánh Vinh tiếp cận VHPL dưới góc độ xã hội học pháp

luật,nội dung cơ bản của VHPL là tổng thể các tác phẩm (sáng tạo) của tư

tưởng và của hoạt động, những giá trị và khuôn mẫu của hành vi được các

thành viên của xã hội thừa nhận, tiếp nhận và xác định hành vi đó như hành vi

bắt buộc (ví dụ, các đòi hỏi của phép lịch sự, các nguyên tắc của việc cùng

giao tiếp, các tiêu chuẩn của các đánh giá đạo đức và thẩm mỹ) [60, tr.145].

Tác giả Hoàng Thị Kim Quế xác định VHPL là hệ thống các yếu tố, giá

trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện

trong ý thức, tư tưởng và hành vi của con người [43, tr.23]. VHPL có vai trò,

chức năng to lớn trong việc giáo dục con người hướng thiện, sống có kỷ

cương, nền nếp, có ý thức trách nhiệm về từng hành vi xã hội của mình.

Page 46: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

42

Tác giả Lê Minh Tâm quan niệmVHPL là “tổng thể những giá trị vật

chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao

gồm hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sử;

những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác

phẩm VHPL, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình

xây dựng và thực thi pháp luật” [64, tr.21].

Tác giả Phạm Duy Nghĩa khi bàn về VHPL đã nhận định VHPL là một

cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiều với

khoa học hành vi, cách nghĩ, cách ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tính

nhân học của các cộng đồng và tộc người. Tác giả nhận diện VHPL theo ba

lát cắt: Luật trên giấy; Luật trong quan niệm; Luật trong hành vi ứng xử [32,

tr.1-8].

Có thể thấy dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản các quan

điểm về VHPL vẫn có những nét tương đồng. Các tác giả nhìn chung đều

thống nhất cho rằng VHPLluôn phản ánhmức độ cao sự tôn trọng và tuân thủ

pháp luật, sự nhận thức, hiểu biết sâu về pháp luật của các công dân trong xã

hội cũng như chất lượng của việc xây dựng, áp dụng và thực hiện pháp luật

trong thực tiễn. Là một trong những loại hình của văn hóa, VHPL là tổng thể

những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực

pháp luật. VHPL phản ánh các giá trị truyền thống và lối sống theo pháp luật

của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo

và nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, vật chất của xã hội. Cùng với các

loại hình văn hóa khác, VHPL là điều kiện đảm bảo cho phát triển bền vững.

Đồng thời, VHPLcũng chính là nền tảngquan trọng giúp mỗi người tự tích lũy

kiến thức, hiểu biết, quan niệm về pháp luật, từ đó hình thành nên khuôn mẫu

hành vi, định hướng lối sống theo pháp luật của từng cá nhân.

Page 47: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

43

Xuất phát từ quan niệm coi văn hoá là tổng thể các giá trị (vật chất,

tinh thần) do con người sáng tạo nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất,

tinh thần, theo đó VHPL với tư cách là một hình thái cơ bản của văn hóa

cũng không phải là ngoại lệ. Chính bởi vậy, VHPL được hiểu là “tổng thể

những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực

pháp luật; phản ánh truyền thống và lối sống pháp luật của một cộng đồng,

quốc gia, dân tộc; hình thành nên khuôn mẫu hành vi, định hướng sống theo

pháp luật của từng cá nhân trong xã hội”.Với tư cách là hệ thống các giá trị

về pháp luật, VHPL thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời

sống pháp luật đã diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại, là điều kiện đảm

bảo cho sự phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh của xã hội.

Văn hóa pháp luật không phải là một phép cộng đơn giản của hai khái

niệm văn hóa và pháp luật với nhau. VHPL là một khái niệm có nội hàm độc

lập và luôn gắn liền với hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực

pháp luật. Các giá trị mà VHPL mang lại bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị

tinh thần, chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau. Các giá trịnàykhông phải bất

biến mà luôn có sự thay đổi, được bổ sung qua từng giai đoạn, giai đoạn này

có những điểm mới hơn giai đoạn trước và chúng cứ thế phát triển dần

lênhoặc ngược lại nó cũng có thể mất dần giá trị nếu không được duy trì đúng

đắn, thường xuyên.

2.1.3.Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính

Để hiểu rõ được khái niệm VHPL trong các CQHC trước hết cần đi sâu

phân tích, làm rõ khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính.

Cơ quan hành chính là bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan trong

bộ máy nhà nước, được tổ chức thành một hệ thống hành chính thống nhất từ

trung ương xuống đến cơ sở do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội

đồng nhân dân các cấp) lập ra [23, tr.74]. Cơ quan hành chính được thành

Page 48: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

44

lập, tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, thực hiện chức

năng quản lý hành chính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngoài những đặc điểm của cơ quan nhà nước nói chung như được Nhà

nước thành lập ra để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; chỉ hoạt

động trong khuôn khổ thẩm quyền được quy định bởi pháp luật; có thẩm

quyền ban hành các văn bản pháp luật khi thực hiện thẩm quyền của mình;

nguồn tài chính để cho các cơ quan nhà nước hoạt động được lấy từ ngân

sách nhà nước…,các CQHC còn có các đặc điểm đặc thùnhư sau:

- Cơ quan hành chính được thành lập để thực hiện chức năng quản lý

hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành.

Bên cạnh đó, các CQHC còn chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức cung cấp

dịch vụ công cho người dân và xã hội.

- Phạm vi hoạt động của các CQHCrộng, tầm ảnh hưởng lớn trên tất cả

lĩnh vực của đời sống xã hội; đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân, công

dântrong xã hội.

- Thẩm quyền của CQHCbao gồm tổng thể các chức năng,nhiệm vụ và

quyền hạn cụ thể, luôn được giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng

áp dụng.

- Cơ quan hành chính được quyền ban hành các văn bản pháp quy có

giá trị bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan cấp dưới, CB, CC và tổ chức,

công dân. Đồng thời thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các văn bản

quản lý đó.

- Cơ quan hành chính tạo thành một chỉnh thể thống nhất, theo trật tự

thứ bậc chặt chẽ; hoạt động thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định.

- Những người làm việc trong các CQHCgọi là các CB, CC, được trao

những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo từng vị trí, chức danh và hoạt động

thực thi công vụ của họđược pháp luật quy định rất chặt chẽ. Lao động của

Page 49: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

45

CB, CC cótính chuyên môn hóa cao và đa dạng về chuyên môn, phạm vi hoạt

động.

Từ cách tiếp cận về khái niệm, đặc điểm của CQHC như trên, có thể

hiểu VHPL trong các CQHC như sau:

Như trên đã trình bày, VHPLlà một khái niệm có nội hàm rất rộng và

có nhiều cách phân loại khác nhau.Dựa trên tiêu chí chủ thể,VHPLđược phân

loại thành VHPL cá nhân, VHPL của các nhóm xã hội, VHPL của xã

hội.Phân loại theo cấp độ,VHPL được thể hiện dưới những cấp độ như VHPL

phổ thông, VHPL nghề nghiệp, VHPL lý luận…Phân loại theo lĩnh vực hoạt

động,VHPL bao gồm một hệ thống đa dạng các loại hình đặc thù như văn

hóa lập pháp, văn hóa hành pháp, văn hóa tư pháp, văn hóa phổ biến, giáo

dục pháp luật…

Bất kỳ tổ chức nào, CQHChay các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị

hay tổ chức chính trị - xã hội... đều là những xã hội thu nhỏ, trong đó có diễn

ra hoạt động của một cộng đồng người, cùng hướng tới mục đích chung của

tổ chức. Mỗi tổ chức lại có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương

thức và phạm vi hoạt động khác nhau, nên các tiêu chí VHPL được tạo lập

trong tổ chức đó, ngoài những điểm chung, còn có những điểm khác biệt nhất

định tạo nên tính đặc thù của tổ chức. Sự khác nhau về VHPL là một yếu tố

rất quan trọng tạo nên bản sắc riêng của tổ chức, giúp phân biệt tổ chức này

với tổ chức khác. Theo đó, VHPL trong các CQHC được hiểu là“hệ thống

các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo trong lĩnh vực pháp

luật, gắn liền với tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức”.

Các yếu tố, giá trị vật chất của VHPL trong các CQHC được phản ánh

thôngqua chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật;tính minh bạch của hệ

thống quy trình, thủ tục; mức độ hiện đại hóa của công sở hành chính…

Page 50: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

46

Ởphương diện tinh thần (phi vật chất), VHPL được thể hiện thông qua trình

độ cao của sự tôn trọng pháp luật, trình độ tri thức, hiểu biết về pháp luật, lối

sống tuân thủ pháp luật của đội ngũ CB, CC… VHPL trong các CQHC là

những giá trị tiến bộ, nhân văn, tích cực của hệ thống thể chế, văn bản quản lý

hành chính nhà nước. Các giá trị đó đồng thời còn được thể hiện trong các

hoạt động thực thi pháp luật, thực thi công vụ, thẩm thấu vào nhận thức và

hành động của từng CB, CC, trở thành niềm tin, được họ thừa nhận và tự giác

tuân thủ. Tri thức và kỹ năng có thể được đào tạo, bồi dưỡng nhưng sự hình

thành thái độ, niềm tin, định hướng giá trị bao giờ cũng cần có một khoảng

thời gian dài và bền bỉ để những giá trị VHPL đi vào đời sống công vụ một

cách tự giác, không khiên cưỡng.

2.2. Đặc điểm văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính

Đặc điểm của VHPL trong các CQHC chịu sự chi phối, quyết định bởi

tính chất, đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành

chính nhà nước là hoạt động ban hành chính sách quản lý, quyết định quy

phạm và quyết định cá biệt theo thẩm quyền, tổ chức đời sống xã hội theo

Hiến pháp, pháp luật… Hoạt động đó luôn đòi hỏi phải mang tính chủ động,

sáng tạo, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, có

hiệu quả; chỉ giới hạn trong thẩm quyền đã được Hiến pháp, pháp luật quy

định (giới hạn về không gian, thời gian, đối tượng, mức độ, phương thức tác

động); các quyết định và hành vi hành chính phải chứa đựng, thể hiện được

các giá trị dân chủ, pháp quyền, nhân văn… Chính điều này đã làm nên

những đặc điểm riêng của VHPL trong các CQHC, cụ thể là:

- Văn hóa pháp luật trong CQHC là hệ thống giá trị phản ánh sự đúng

đắn, tính nhân bản, nét đẹp và niềm tin được hình thành trong quá trình hoạt

động, thực thi pháp luật, được các CB, CC tin theo, tự giác thừa nhận, phát

huy trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.Các giá trị VHPL phải là

Page 51: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

47

những giá trị tích cực, hữu ích, thể hiện trình độ cao của nhận thức và điều

chỉnh, thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC và của CQHC nhà nước. Hệ

thống giá trị này được thừa nhận và chia sẻ, tạo thành niềm tin, nếp sống, thói

quen và tự giác tuân thủ của CB, CC khi thi hành công vụ, khẳng định bản sắc

riêng trong tổ chức và hoạt động của các CQHC.

- VHPL trong các CQHCluônphản ánh diện mạo của đời sống chính trị

- xã hội, bản chất dân chủ của xã hội. Cơ quan hành chính được tổ chức, hoạt

động chuyên nghiệp, hiện đại, đội ngũ CB, CC am hiểu, tôn trọng, tuân thủ

pháp luật trong thực thi nhiệm vụ, công vụ sẽ là tiêu chí phản ánh trình độ

phát triển cao về kinh tế, xã hội của một đất nước, trật tự an toàn xã hội được

đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững, từ đó tạo được niềm tin của nhân

dân với chính quyền.

- VHPL trong các CQHCgắn liền với tổ chức và hoạt động của CQHC,

với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực

của đời sống xã hội, từ quản lý, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đến các lĩnh

vực như xây dựng, quản lý hộ khẩu, hộ tịch, giáo dục, đào tạo, đất đai, môi

trường…Các CQHC tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa

pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích

của công dân, đảm bảo dân sinh, giải quyết các vấn đề xã hội, sử dụng có hiệu

quả nguồn tài chính và công sản để xây dựng, phát triển đất nước.

- VHPL trong các CQHCgắn liền với hoạt động thực thi công vụ của

đội ngũ CB, CC hành chính. Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà

nước do CB, CC tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã

hội. Công vụ là một dạng của lao động xã hội chủ yếu do các CB, CC thực

hiện, phản ánh trình độ nhận thức và thực thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ

CB, CC hành chính.

Page 52: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

48

- VHPL trong CQHCmang tính kế thừa, phủ định và tiếp biến các giá

trị cụ thể. Phân tích các giá trị của VHPL phải gắn với hoạt động cụ thể của

cơ quan, tổ chức, làm rõ các giá trị đó đã hình thành, được sử dụng và phát

huy như thế nào trong thực tế. Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng những giá trị cốt

lõi của VHPL luôn được tích lũy thông qua hoạt động của nhiều thế hệ CB,

CC qua các thời kỳ. Ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, thái độ, niềm tin của

CB, CC đối với pháp luật; tinh thần tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân

dân...không phải ngày một ngày hai mà tạo dựng được. Xét về phương diện

lịch sử, những giá trị đó luôn gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của CQHC

qua từng thời kỳ khác nhau.

Để làm rõ hơn đặc điểm của VHPL trong CQHC, cần làm rõ sự khác

biệt giữa VHPL trong CQHC với VHPL trong hoạt động lập pháp, VHPL

trong hoạt động tư pháp; với văn hóa công vụ và đạo đức công vụ:

- Văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính với Văn hóa pháp luật

trong hoạt động lập pháp, Văn hóa pháp luật trong hoạt động tư pháp

Văn hóa pháp luật trong CQHC luôn gắn với hoạt động hành pháp,

quản lý hành chính nhà nước, do đó cần phân biệt nó với VHPL trong hoạt

động lập pháp, VHPL trong hoạt động tư pháp trong tổng thể hoạt động thực

thi quyền lực nhà nước. Hệ thống các giá trị, chuẩn mực của mỗi loại VHPL

được quy định bởinội dung, tính chất, phương thức và phạm vi hoạt động của

mỗi loại hình, chính vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung chúng cũng có

những điểm khác biệt tạo nên những giá trị đặc thù, riêng có, cụ thể là:

- Văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp là hệ thống các giá trị vật

chất và tinh thần trong lĩnh vực hình thành, xây dựng và ban hành pháp luật,

thể hiện trong các bước, các giai đoạn cần tiến hành của quy trình lập pháp,từ

việc thu thập tài liệu, điều tra như cầu thực tiễn, xây dựng dự thảo, lấy ý kiến

nhân dân cho đến thông qua và ban hành văn bản pháp luật. Thông qua quy

Page 53: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

49

trình lập pháp, các giá trị mà xã hội có, xã hội cần, thể hiện ý chí và nguyện

vọng của đại đa số nhân dân từng bước được nhận thức và phản ánh trong các

văn bản pháp luật. Văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp luôn được

phản ánh thông qua trình độ hiểu biết, tư duy pháp lý, quy trình và kỹ năng

lập pháp của các nhóm, cá nhân và thậm chí rộng ra là toàn thể xã hội trong

quá trình tham gia xây dựng pháp luật.

- Văn hóa pháp luật trong hoạt động tư pháp được hiểu là hệ thống các

giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, phát triển trong hoạt động tư

pháp, bao gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, các hoạt

động bổ trợ tư pháp… Hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử

luôn phải hướng tới các giá trị như bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, quyền con

người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. VHPL trong hoạt

động tư pháp cũng được phản ánh thông qua chất lượng hệ thống văn bảnquy

định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp,trình độ hiểu biết pháp

luật và hành vi sử dụng pháp luật các cá nhân, tổ chức trong hoạt động tư

pháp. Hoạt động của các cán bộ tư pháp phải tuân theo một quy trình thủ tục

pháp lý rõ ràng, minh bạch và công khai, kết quả của hành vi là các văn bản

pháp lý có giá trị buộc các chủ thể khác phải tôn trọng và thi hành.

- Văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính với Văn hóa công vụ:

Văn hóa công vụ được hiểu là một hệ thống các giá trị tinh thần và vật

chất được hình thành trong quá trình xây dựng, phát triển nền công vụ, có khả

năng lưu truyền, ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi của công chức và được họ thừa

nhận, tuân thủ, phát huy trong hoạt động thực thi công vụ. Hệ thống giá trị của

văn hóa công vụ bao gồm: những quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; trang

phục, lễ phục của CB, CC trong khi thi hành công vụ; bài trí công sở và xây

dựng môi trường công sở văn minh, hiện đại…Như vậy có thể thấy rằng

VHPL trong CQHC với văn hóa công vụ có một số điểm chung như cùng

Page 54: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

50

chứa đựng những giá trị cốt lõi gắn với tổ chức, hoạt động của CQHC, với

hoạt động thực thi công vụ của CB, CC; phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các

mục tiêu chính của tổ chức trong hệ thống công vụ là phục vụ lợi ích Nhà

nước, nhân dân và xã hội.

Văn hóa pháp luật trong CQHC và văn hóa công vụ là hai thành tố

cùng nằm trong cấu trúc văn hóa gắn với tổ chức, hoạt động của CQHC nên

giữa chúng luôn có sự tương tác lẫn nhau. Nếu có một môi trường VHPL tích

cực, lành mạnh thì những những nguyên tắc và quy định công vụ được tuân

thủ và đảm bảo thực hiện, những nguyên tắc, chuẩn mực trong hành vi, thái

độ, ứng xử của CB, CC sẽ được thể chế hóa thành những quy định, nội quy và

buộc họ phải tự giác tuân thủ. Ngược lại, văn hóa công vụ lại là kết quả và

tiêu chuẩn xác nhận trình độ phát triển của VHPL trong các CQHC. Nếu pháp

luật chưa đầy đủ, hoặc điều luật mâu thuẫn, chồng chéo nhau, thiếu minh

bạch, thiếu tính khả thi thì rõ ràng việc tổ chức, hoạt động của CQHC và thực

thi công vụ của đội ngũ CB, CCrất khó được thực hiện tốt, chính vì vậy từ góc

độ của văn hóa công vụ cũng đòi hỏi phải không ngừng củng cố và hoàn thiện

các thiết chế pháp luật, phải nâng cao trình độ và năng lực thực thi pháp luật

của đội ngũ CB, CC.

- Văn hóa pháp luậttrong cơ quan hành chính với Đạo đức công vụ:

Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm những giá

trị, chuẩn mực đối với lối sống, hành vi của CB, CC, thể hiện ở lương tâm và

trách nhiệm vì lợi ích chung, như thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô

tư trong hoạt động công vụ, không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm

vụ được giao; không gây bè phái, mất đoàn kết; sử dụng tài sản của Nhà nước

và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ

lợi... Nếu coi công vụ là một loại hình nghề nghiệp thì đạo đức công vụ cũng

Page 55: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

51

có thể coi là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức của những người làm nghề “công

bộc của dân”.

Đạo đức công vụ luôn có mối quan hệ mật thiết với VHPL trong

CQHC. Theo tác giảHoàng Thị Kim Quế, văn hóa pháp luật chính là thể

thống nhất giữa pháp luật, đạo đức và văn hóa, trong đó đạo đức chính là cơ

sở của pháp luật và văn hóa; đạo đức định hướng cho văn hóa pháp luật để

cho pháp luật phải thật sự vì con người, một nền hành chính phải vì nhân dân

phục vụ, tôn trọng dân và tận tụy phục vụ nhân dân[43, tr.79]. Tuy nhiên, có

đạo đức công vụ tốt cũng không đồng nghĩa là có một trình độ VHPL

tốt,người CB, CC có đạo đức tốt nhưng rất có thể trình độ, hiểu biết pháp luật

vẫn chưa thật sự đầy đủ, ngược lại một CB, CC có kiến thức và năng lực, kỹ

năng sử dụng pháp luật nhưng bằng hiểu biết của mình mà lợi dụng những kẽ

hở của pháp luật để trục lợi cho bản thân, vi phạm các chuẩn mực đạo đức.

Bởi vậy một nền hành chính không thể chỉ xây dựng dựa trên lòng tốt của

những người cầm quyền. Muốn xây dựng nền hành chính chuyên

nghiệp,trọng phápchúng ta vừa phải chú trọng xây dựng đội ngũ CB, CC “vừa

hồng, vừa chuyên”, nắm vững và vận dụng thành thạo pháp luật, nhưng đồng

thời phải công tâm, liêm chính, vì dân phục vụ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của nhân dân. Trong hoạt động công vụ, VHPL cũng như đạo đức của

người CB, CC đều phải hướng tới các giá trị Chân - Thiện -Nhẫn; tôn trọng

và đảm bảo quyền con người, đảm bảo dân chủ, quyền và lợi ích chính đáng

của nhân dân. Và đặc biệt “khi nghĩa vụ thực thi pháp luật được coi là một

nghĩa vụ đạo đức thì pháp luật sẽ được thực hiện một cách tự nguyện, thiện

chí và có văn hóa” [43, tr.100]

Page 56: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

52

2.3.Các nội dung biểu hiệncủa văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính

Cũng như VHPL nói chung, VHPLtrong các CQHC là một tổng thể

thống nhất hài hòa và tương tác của rất nhiều yếu tố(các giá trị vật chất và

tinh thần) được sáng tạo trong lĩnh vực pháp luật, gắn liền với tổ chức và hoạt

động của CQHC và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC. Mặc dù

VHPL luôn ở tầng sâu, ẩn chứa trong mọi hoạt động của CQHC và đội ngũ

CB, CC, nhưng vẫn có thể nhận diện được VHPL thông qua các nội dung

biểu hiện nhất định. Để đánh giá trình độ VHPL trong CQHC, một mặt chúng

ta phải xem xét từng nội dung biểu hiện cụ thể, đồng thời lại phải đặt chúng

trong một chỉnh thể thống nhất với những mối liên hệ tác động qua lại lẫn

nhau. Nhìn chung, VHPL trong các CQHC được biểu hiện thông qua một số

nội dung sau đây:

2.3.1.Trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật củacán bộ, công chức

Trình độ nhận thức, hiểu biết của CB, CC về pháp luật nói chung, pháp

luật trong hoạt động quản lý hành chính nói riêng là một trong những nội

dungphản ánh VHPL trong CQHC. Để hình thành được VHPL trong CQHC,

đòi hỏi ngườiCB, CC phải có năng lực, kiến thức, trình độ hiểu biết cao về

pháp luật nói chung và các quy định pháp luật trong hoạt động thực thi công

vụ; nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật khi thực thi nhiệm

vụ, công vụ được phân công.

Nhận thức, hiểu biết pháp luật của CB, CC thể hiện ở việc họ có tri

thức cơ bản về pháp luật - đây chính là cơ sở đầu tiên mang tính nền tảng,

quan trọng để hình thành nên VHPL của CB, CC. Tuy nhiên, do CB, CC là

những người thực thi công vụ nên ý thức pháp luật của họ không chỉ dừng lại

ở những hiểu biết pháp luật thông thường mà còn biểu hiện ở những mức độ

cao hơn, đó là họ phải có kỹ năng và khả năng sử dụng có hiệu quả tri thức

Page 57: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

53

pháp luật để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Kiến thức pháp luật đầy

đủ, tâm lý pháp luật đúng đắn sẽ hình thành ở người CB, CC động cơ, sự tuân

thủ pháp luật nghiêm minh, khả năng lựa chọn và quyết định thực hiện hành

vi chính xác, chặt chẽ và hợp pháp. Họ phải xác lập và chịu trách nhiệm về

hành vi của mình phù hợp với các nguyên tắc, nội dung của pháp luật.

Ở mức độ cao hơn nữa, hiểu biết pháp luật của người CB, CC còn

mang tính chất nghề nghiệp -hiểu biết của những người chuyên hoạt động

trong lĩnh vực thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt

động thực thi công vụ của CB, CC là những công việc có tính chất chuyên

nghiệp trong lĩnh vực hành pháp. Hoạt động đó phải dựa trên cơ sở pháp luật

và nhằm thực thi pháp luật, áp dụng các quy định pháp luật vào từng trường

hợp cụ thể. Nó không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết cao về pháp luật mà

còn phản ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào

việc giải quyết các công việc cụ thể trong thực tế.

Người CB, CC phải nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến

hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thực thi công vụ như: các

văn bản quy định về vị trí,chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trong hệ

thống hành chính; vị trí,chức trách, vai trò của bản thân cũng như mối quan

hệ với những CB, CC khác trong cơ quan; các quy định pháp luật điều chỉnh

lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị…

Mỗi CB, CC khi thi hành công vụ phải ý thức rõ bản thân mình được giao

trách nhiệm thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc

phục vụ hoạt động quản lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Khi có nhận thức pháp luật đúng đắn, về cơ bản, người CB, CC sẽ hành động

và ứng xử đúng với chức trách của họ trong hoạt động công vụ.

Page 58: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

54

2.3.2. Thái độ, tình cảm, niềm tin đúng đắn của người cán bộ, công

chứcđối với pháp luật

Trên cơ sở tri thức pháp luật đã có, người CB, CC có khả năng tự đánh

giá về các vấn đề pháp lý trong đời sống xã hội, hình thành ở họ những thái

độ, tình cảm, niềm tin, động cơ hoạt động và những cách xử sự đúng đắn đối

với pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật chính là cơ sở, tiền đề để hình thành thái

độ và tình cảm pháp luật, hành vi pháp luật, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ

pháp luật của người CB, CC. Khi có những kiến thức, hiểu biết đúng đắn, tích

cực về pháp luật, họ sẽ có niềm tin vào pháp luật, nhìn nhận được giá trị, sự

cần thiết phải tôn trọng và tự giác thực hiện pháp luật một cách chính xác,

đầy đủ.

Với tư cách là người thực thi công vụ, nhận thức và niềm tin đúng đắn

đối với pháp luật của CB, CCsẽ giúp họ điều chỉnh hành vi của mình và của

các chủ thể khác phù hợp với quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích cho

mình, cho các chủ thể khác và lợi ích chung của toàn xã hội. Nhận thức pháp

luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc thì càng có nhiều tư tưởng pháp luật tiến

bộ, thái độ và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật. Người CB, CC có hành vi

xử sự phù hợp với pháp luật, vận dụng thành thạo pháp luật trong quá trình

thực thi công vụ, có tinh thần và trách nhiệm cao trong xây dựng, bảo vệ pháp

luật sẽ góp phần không ngừng củng cố, nâng cao VHPL trong cácCQHC.

2.3.3.Chất lượng hệ thống văn bản pháp luật quản lý hành chính

nhà nước

Văn hóa pháp luật trong các CQHCđược phản ánh thông qua chất

lượng hệ thống văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hànhquy định về tổ chức, hoạt động của các CQHC, hoạt động quản lý

hành chính nhà nước và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũCB, CC. Đây

Page 59: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

55

chính là bộ phận giá trị vật chất quan trọng của VHPL trong CQHC, là cơ sở

pháp lý để hình thành và điều chỉnh các quan hệ công vụ.

Hệ thống pháp luật quản lý hành chính nhà nước bao gồm các văn bản

quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mối quan hệ của các bộ phận cấu

thành bộ máy hành chính nhà nước, quy định về các thủ tục hành chính liên

quan tới người dân, doanh nghiệp; các nguyên tắc trong hoạt động công vụ;

công tác quản lý, phát triển đội ngũ CB, CC; về mối quan hệ giữa Nhà nước

và nhân dân…

Về phương diện nội dung, chất lượng hệ thống văn bản pháp luật quản

lý hành chính nhà nước thể hiện trước hết ởcác giá trịpháp quyền, dân chủ,

nhân văn, thể hiện ở khả năng bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản,

chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho người dân một cách tối đa. Đồng

thời, phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính

khả thi, khả năng đáp ứng được các yêu cầu mà thực tiễn hoạt động quản lý

hành chính nhà nước đang đặt ra. Tính toàn diện, đồng bộ đòi hỏi các quy

định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để các quan

hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến luôn được pháp luật điều

chỉnh. Pháp luật không chỉ quy định về tổ chức, hoạt động của bộ máy hành

chính mà còn phải chú trọng tới các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội

đa dạng, phức tạp như quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã

hội, an ninh, quốc phòng…

Về phương diện hình thức, chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật

quản lý hành chính nhà nước còn được thể hiện qua quy trình và phương pháp

xây dựng, ban hành văn bản, thể hiện qua kỹ thuật trình bày và diễn đạt văn

bản (văn phong, ngôn ngữ...), thể hiện qua tính quy chuẩn và khả thi của văn

bản. Các văn bản pháp quy khôngđược trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn

Page 60: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

56

lẫn nhau, đảm bảo trật tự, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống

pháp luật.

2.3.4.Sựnghiêm minh trong hoạt động áp dụng, thực thi pháp luật

Hoạt động áp dụng, thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC được thể

hiện chủ yếu ở việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình xây dựng,

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành quản lý; vận

dụng các quy phạm pháp luật hiện hành vào từng trường hợp cụ thể, đối với

những cá nhân, tổ chức cụ thể mà kết quả chính là việc ban hành các văn bản

quyết định cá biệt. Hoạt động áp dụng pháp luật nếu được thực hiện nghiêm

minh, đúng pháp luậtsẽ góp phần thiết lập một trật tự cần thiết để các quan hệ

quản lý hành chính tồn tại và phát triển theo những định hướng tích cực, đảm

bảo lợi ích của Nhà nước,người dân và toàn xã hội - một giá trị tốt đẹp mà

VHPL luôn mong muốn vươn tới.

Việc đảm bảo tính pháp quyền, nghiêm minh trong hoạt động áp dụng,

thực thi pháp luậtlà một trong những giá trị quan trọng phản ánhVHPL trong

các CQHC. Cán bộ, công chức phải chủ động, sáng tạo, bảo đảm cho Hiến

pháp, pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả cao nhất có thể. Họ

chỉ được thực hiện quyền hành pháp trong giới hạn thẩm quyền của mình đã

được Hiến pháp và pháp luật quy định (giới hạn về không gian, thời gian, đối

tượng, mức độ, phương thức tác động); đảm bảo tất cả các quyết định (quy

phạm, cá biệt), hành vi hành chính phải chứa đựng, thể hiện được các giá trị

dân chủ, pháp quyền, nhân văn.

Hiệu lực, hiệu quảcủa hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật có mối

liên hệ chặt chẽ với trình độ nhận thức của đội ngũ CB, CC và chất lượng hệ

thống văn bản pháp luật hành chính. Người CB, CC hiểu biết pháp luật càng

đầy đủ, sâu sắc, toàn diện; hệ thống văn bản pháp luật càng đúng đắn, nhân

văn, tiến bộ thì hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật càng trở nên chủ động, tự

Page 61: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

57

giác,tích cực. Tính nghiêm minh của hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật

còn được quyết định bởi sự thông thạo nghiệp vụ trong giải quyết các công

việc thuộc thẩm quyền, ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao

trong thực thi công vụ của người CB, CC. Ngoài ra, bản lĩnh, sự hiểu biết

pháp luật sâu sắc, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm áp dụng pháp luật,

kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, uy tín của họ trong xã hội cũng là yếu

tố quan trọng đảm bảo VHPLtrong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

2.3.5.Trách nhiệm công vụ được đề cao và đảm bảo thực hiện

Văn hóa pháp luật trong các CQHC chỉ có thể đạt được khi các CB,

CC hành động phù hợp với quy định của pháp luật và phải gánh chịu những

hậu quả pháp lý nhất định nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

các nghĩa vụ của mình - đó chính là việc trách nhiệm công vụ phải được đề

cao và đảm bảo thực hiện. Nói đến công vụ là nói đến trách nhiệm của CB,

CC trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân

và xã hội. Trách nhiệm công vụ là việc CB, CCnhận thức rõ về quyền, chức

trách, nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền

và nhiệm vụ đó. Nền công vụ hiệu lực, hiệu quả luôn dựa trên cơ sở đề cao

tính trách nhiệm với tinh thần tận tụy, mẫn cán và làm tròn bổn phận của CB,

CC. NếuCB, CC không hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ của mình thì phải

gánh chịu hậu quả pháp lý theo quy định. Điều này thể hiện được bản chất

Nhà nước của Nhân dân, do Nhândân, vì Nhândân, các CB, CC là những

“công bộc” của dân, họphải chịu trách nhiệm đến cùng về các quyết định

quản lý của mình để có thể nhận được được ủng hộ, chia sẻ cũng như tạo nên

mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.

Trách nhiệm công vụ phải được quy định rõ trong các văn bản pháp

luật quản lý hành chính, được tuân thủ đầy đủtrong từng khâu của hoạt động

thực thi công vụ: từ giai đoạn xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật cho

Page 62: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

58

đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật.Đề cao

trách nhiệm công vụ là góp phần tăng cường pháp chế XHCN; là cơ sở để xử

lý khi CB, CCcó hành vi vi phạm pháp luật, góp phần thiết thực vào công

cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng. Trách nhiệm công vụ luôn được

quy định gắn trực tiếp với trách nhiệm cá nhân; là cơ sở để phân công nhiệm

vụ, xây dựng quy chế phối hợp, xác định chính xác khối lượng, chất lượng và

thời gian hoàn thành công việc.

Trách nhiệm công vụ luôn đi cùng với đề cao trách nhiệm giải trình của

các CQHC. Trách nhiệm giải trình, theo UNDP và Tổ chức hợp tác phát triển

kinh tế (OECD) là nghĩa vụ (i) chứng minh rằng công việc đã được thực hiện

phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn đã đồng thuận và (ii) báo cáo

đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch theo nhiệm kỳ.

Theo đó, trách nhiệm giải trình của trong hoạt động công vụ luôn gắn liền với

công khai, minh bạch và quyền tiếp cận thông tin của người dân đối với các

hoạt động của CB, CC và bộ máy nhà nước.Người dân có quyền được thông

tin đầy đủ về các chính sách,văn bản pháp luật của Nhà nước; các văn bản

pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành phải lấy ý kiến tham gia của

người dân, qua đó góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong tổ chức

và hoạt động của cơ quan nhà nước, phòng và chống tham nhũng.

2.3.6.Kỷ luật, kỷ cương hành chính được coi trọng và tuân thủ đầy đủ

Kỷ luật, kỷ cương hành chính là một trong những giá trị, biểu hiện

quan trọng của VHPL, là nhân tố then chốt bảo đảm tính ổn định, sự thống

nhất và vận hành có trật tự, đúng quy định pháp luật của bộ máy hành chính

nhằm đáp ứng những mục tiêu xác định. Đề cao kỷ luật, kỷ cương chính là

tăng cường tính thống nhất, thông suốt, trật tự và thứ bậc của hệ thống hành

chính trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý. Việc tăng cường

kỷ luật, kỷ cương hành chính, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc

Page 63: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

59

thực hiện sẽ bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu

quả trong chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách, pháp luật của các CQHC.

Một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại trước hết phải là nền hành

chính có kỷ luật, kỷ cương. Sự phát triển của xã hội càng trở nên phức tạp đã

đặt ra những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao đối với việc tổ chức quản lý của

các CQHC. Các CB, CC phải thực hiện chức trách theo đúng thẩm quyền;

tuân thủ nghiêm các quy chế, quy định về nguyên tắc, lề lối làm việc, kỷ luật

lao động của cơ quan, đơn vị.Việc buông lỏng kỷ luật, kỷ cương hành chính

là nguyên nhân phát sinh tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu, hách dịch, trục lợi

của không ít CB, CC trong giải quyết công việc liên quan đến người dân và

doanh nghiệp.Tính tập trung, thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ

thống hành chính bị vi phạm; lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của

pháp luật, vào sự tận tụy, phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, của CB,

CCbị giảm sút…

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong cơ quan

hành chính

Chính vì có nội hàm phong phú, đa dạng nên VHPL trong CQHC chịu

sự tác động của nhiều yếu tố. Việc nghiên cứu làm rõ nội dung của cácyếu tố

là rất cần thiết để có thể phát huy được các tác động tích cực, hạn chế được

những ảnh hưởng tiêu cực, góp phần xây dựng VHPL trong các CQHC đáp

ứng được yêu cầu của tình hình mới. Những yếu tố tác động có thể kể tới là:

2.4.1. Các giá trị văn hóa pháp luật truyền thống của dân tộc

Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị phản ánh truyền thống và lối

sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng

trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất,tinh thần của

xã hội. Cùng với các loại hình văn hóa khác, VHPL là điều kiện đảm bảo cho

phát triển bền vững, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và hạnh

Page 64: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

60

phúc của con người. Đồng thời, VHPL là nền tảng, giúp mỗi cá nhân tự xây

dựng cho chính mình hệ thống các giá trị về pháp luật, từ đó hình thành nên

khuôn mẫu hành vi, định hướng sống theo pháp luật của từng cá nhân.

Văn hóa pháp luậttrong các CQHC luôn gắn với các đối tượng là CB,

CC - một nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội, là cộng đồng người, là những

xã hội thu nhỏ, chịu ảnh hưởng chi phối của khái niệm rộng hơn là VHPL

của quốc gia, dân tộc. Các giá trị VHPL của quốc gia, dân tộc luôn là nền

tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọn các giá trị về đạo đức và chuẩn mực

trong hành vi, lối sống của đội ngũ CB, CC, về nguyên tắc thực thi công vụ,

về mối quan hệ giữa CQHCvới người dân… theo cả hai chiều tích cực và tiêu

cực. Những giá trị truyền thống quý báu như tinh thần yêu nước, lòng tự hào

dân tộc; lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, ý thức

cộng đồng… góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực chân chính trong

thực thi công vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một đội ngũ CB,

CC trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với công việc,

chuyên nghiệp, tôn trọng và tuân thủ đầy đủ pháp luật… Những giá trị truyền

thống lạc hậu, bảo thủ như phép vua thua lệ làng, truyền thống duy tình, coi

trọng các quan hệ gia đình, dòng tộc, thân quentrong điều chỉnh hành vi và

quản lý xã hội, tư tưởng tiểu nông, cục bộ địa phương…tạo ra những lực cản

cho việc xây dựng, thực hiện VHPL nói chung cũng như VHPL trong CQHC

nói riêng.

Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiếp thu những

giá trị truyền thống VHPL tốt đẹp của dân tộc được hình thành qua nhiều thế

hệ, đồng thời khắc phục những tác động của các phong tục, tập quán lạc hậu

và lối sống cũ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và nâng cao VHPL

trong CQHC. Cần đảm bảo hài hoà, cân đối giữa những giá trị đã có với cái

Page 65: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

61

cần có nhằm tạo nên diện mạo mới của VHPL trong CQHC, với mục tiêu xây

dựng nền hành chính pháp quyền, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.

2.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đào Duy Anh trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương [1] đã viết

muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc, trước hết phải xét xem dân tộc ấy

sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lý như thế nào. Có thể thấy rằng điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố ảnh hưởng, tác động đến việc hình

thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có VHPL nói chung và VHPL

trong CQHC nói riêng. Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng

tầng, VHPL có quan hệ mật thiết với kinh tế - yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng,

trong đó sự phát triển kinh tế giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành, lựa

chọn các giá trị của VHPL.

Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến việc đầu tư xây

dựng hệ thống pháp luật; bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC;

xác định các giá trị chuẩn mực cho đến các nguồn lực đảm bảo cho các

CQHC được tổ chức, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; ứng dụng

công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng CQHC và giữa

các CQHC với nhau và với tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo công khai, minh

bạch, văn minh, hiện đại...

Tiêu chí về mức chi phí cho việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực

tế cũng thể hiện tính kinh tế và tính hữu ích trong việc thực hiện pháp luật,

bởi việc thực hiện pháp luật một mặt phải nhằm đạt được những mục đích mà

yêu cầu quản lý nhà nước đặt ra, mặt khác phải tính đến những chi phí để đạt

được những mục đích đó. Đó là những chi phí về vật chất, tinh thần, về số

lượng người tham gia, thời gian tiến hành và những chi phí khác của nhà

nước, các tổ chức xã hội, các tập thể, các cá nhân và các chủ thể pháp luật

khác có liên quan tới hoạt động thực hiện pháp luật ở tất cả các giai đoạn của

Page 66: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

62

quá trình thực hiện pháp luật. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu

phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành

công sở linh hoạt, nâng cao hiệu suất, chất lượng hoạt động của các CQHC

góp phần đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và người

dân.

Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp đã tác động rất

lớn đến việc hình thành VHPL trong CQHC mang tính đặc trưng của thời kỳ

này. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa

trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, cơ chế xin cho áp đặt từ trên xuống; các

CQHC can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian; đội ngũ CB, CC hạn

chế về năng lực, kém năng động, sáng tạo và một bộ phận vẫn còn cửa quyền,

quan liêu… Hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện và phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN đã tác động, đặt ra những yêu cầu mới đối với

việc xây dựng VHPL nói chung và VHPL trong CQHC nói riêng. Phát triển

kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các CQHC

phải không ngừng đổi mới, kiện toàn tổ chức và cải tiến lề lối làm việc, đội

ngũ CB, CC phải có năng lực, trình độ, kiến thức pháp luật, có trách nhiệm

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, phục vụ tốt

nhu cầu của người dân với tư cách là những khách hàng của nền hành chính.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, nếu không

có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ tạo điều kiện, môi trường làm nảy nở

những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động

thực thi công vụ như tham nhũng, phiền hà, sách nhiễu nhân dân… Những tác

động tiêu cực này cần được nhận thức rõ và có biện pháp ngăn chặn cần thiết,

giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của nền công vụ, đó là liêm chính, chí,

công, vô tư.

Page 67: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

63

2.4.3. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán

bộ, công chức trong cơ quan hành chính

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới ý

thức pháp luật cũng như việc thực hiện, áp dụng pháp luật của đội ngũ CB,

CC thông qua việc cung cấp kiến thức, hiểu biết pháp luật choCB, CC, tạo

điều kiện để các văn bản pháp luật, văn bản quản lý được áp dụng, thực hiện

một cách chính xác và thống nhất. Người CB, CC nắm bắt được nội dung,

tinh thần các quy định của pháp luật, biết được những gì nên làm, những gì

phải làm, những gì có thể làm được, những gì không được làm... từ đó có thể

chủ động và tự giác trong thực thi, áp dụng pháp luật.

Hiện nay, mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ

CB, CC đã được tăng cường, song ở một số cơ quan, đơn vị hoạt động này

vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, còn mang tính hình thức,

chưa coi trọng một vấn đề có tính căn bản là phải chú trọng xây dựng ý thức

pháp quyền, trách nhiệm công vụ của đội ngũ CB, CC khi thực thi pháp luật.

Cán bộ, công chức cần phải được giáo dục rất bài bản về trách nhiệm, thẩm

quyền, bổn phận của mình trong thi hành công vụ, trong việc thực hiện các

công việc nhà nước để phục vụ nhân dân, coi đó là danh dự cao quý của

người CB, CC.

Chính vì vậy, trong thời gian tới phải chú trọng tăng cường công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật,định hướng chuyên sâu liên quan đến lĩnh

vực xây dựng và thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà

nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội… Giáo dục pháp

luật giúp cho đội ngũ CB, CC được tiếp cận, nắm bắt một cách toàn diện, đầy

đủ với các văn bản pháp luật, từ đó giúp cho họ có hiểu biết, tri thức về pháp

luật, hình thành tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, đảm

bảo tính nghiêm minh của hoạt động thực thi công vụ. Đồng thời chú trọng

Page 68: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

64

giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trách nhiệm công vụ, hình thành nhân

cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho đội ngũ CB, CC.

2.4.4. Trách nhiệm, sự gương mẫu của cán bộ,công chức lãnh đạo,

quản lý trong việc xây dựng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính

Văn hóa pháp luậtcủa một cơ quan, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào

trách nhiệm, sự gương mẫu tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định pháp

luật, tinh thần trọng pháp trong hoạt động thực thi công vụ của các CB, CC

lãnh đạo, quản lý. Nếu người lãnh đạo, quản lý nhận thức rõ sự cần thiết, tầm

quan trọng của VHPL, có sự quan tâm và nỗ lực cần thiết cho việc xây dựng,

phát triển VHPL trong cơ quan, đơn vị, đồng thời có năng lực tổ chức, điều

hành hoạt động của cơ quan bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp

luật, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật… thì rõ ràng VHPL sẽ không

ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện. Còn nếu người lãnh đạo, quản

lý quan liêu, cửa quyền, thường xuyên vi phạm các quy định pháp luật, lợi

dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, tham nhũng… thì không thể phát huy tác

dụng của VHPL và sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ, công

vụ. Chính vì vậy cần đề cao vai trò, trách nhiệm củaCB, CC lãnh đạo, quản

lý, họ phải là tấm gương sáng, nghiêm túc tuân thủ pháp luật để các giá trị

của VHPL được khẳng định, củng cố và lan tỏa trong hoạt động của các

CQHC và đội ngũ CB, CC.

2.4.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biện từ phía người dân và

các tổ chức xã hội

Hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biện từ phía người dân và các tổ chức

xã hội có vai trò quan trọng, giúp khắc phục tính tùy tiện, phòng ngừa, phát

hiện những hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý, xây dựng và thực thi

chính sách, pháp luật; buộc các CQHC và bản thân người CB, CC luôn phải

Page 69: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

65

nắm bắt hiểu biết rõ về pháp luật, tuân thủ pháp luật đầy đủ, đảm bảo tính

công khai, minh bạch và rõ trách nhiệm. Trên cơ sở đó VHPL trong các

CQHC cũng sẽ không ngừng được củng cố, hoàn thiện.

Thời gian qua, các hoạt động kiểm tra, giám sát, tham gia góp ý xây

dựng chính sách, văn bản pháp luật của người dân và các tổ chức xã hội đã

được tăng cường, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm thực hiện đúng, có hiệu

quả, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật... Tuy nhiên,trong thực tế

hoạt động kiểm tra, giám sát vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả pháp lý

chưa cao; chủ yếu mới được thể hiện qua các phát hiện, nêu ý kiến tại các kỳ

họp, phiên họp của các cơ quan, tổ chức; nhiều đề xuất, kiến nghị chưa được

CQHC các cấp xem xét giải quyết và trả lời thỏa đáng.

Chính vì vậy để đảm bảo tính nghiêm minh, tuân thủ pháp luật trong hoạt

động thực thi công vụ, cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm tra,

giám sát, đánh giá từ phía người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội, hướng tới

thiết lập một chế độ kỷ cương, pháp chế nghiêm minh, tạo lập và duy trì các

giá trị tích cực của VHPL trong CQHC.

2.5. Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính

Kinh nghiệm quốc tế về VHPL trong CQHC được tổng hợp từ việc đánh

giá thể chế hành chính, các nguyên tắc, giá trị cốt lõi của nền công vụ, các

quy định về hành vi, thái độ tôn trọng và tuân thủ pháp luật của đội ngũ công

chức cũng như cơ chế giám sát, hệ thống chế tài xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật của công chức...ởmột số quốc gia như Liên bang Nga, các nước

thuộc Liên minh châu Âu (Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Cộng

hòa Pháp, Cộng hòa Ailen), châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Page 70: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

66

Singapore), châu Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Canada).Đây là những nội

dung biểu hiện cụ thể phản ánh trình độ VHPLtrong CQHC của các nước.

2.5.1. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thực thi

công vụ của công chức luôn được thể chế hóa, quy định trong nhiều văn

bản khác nhau do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành, tạo cơ sở pháp lý

chặt chẽ, minh bạch cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan công quyền.

Đối với các nước thuộc Liên minh châu Âu, ở cấp Liên minh châu Âu

EU, Ủy ban châu Âu - EC đã ban hành Bộ quy tắc thực hành quy định các

nguyên tắc công vụ dành cho công chức Liên minh châu Âu [80]. Bên cạnh

đó trong phạm vi mỗi nước còn có các quy định chung ở cấp quốc gia, cấp

Bộ, ngành hoặc địa phương, cụ thể như: Ở Anh, mỗi Bộ, ngành căn cứ trên

quy định chung của Liên minh và quốc gia có thẩm quyền ban hành quy định

cụ thể, thông thường thể hiện tại văn bản “Conduct Policy” (Chính sách đạo

đức) của Bộ. Ở Cộng hòa Liên bang Đức, các quy định sẽ do người đứng đầu

từng Bộ, ngành ban hành, áp dụng cho công chức thuộc thẩm quyền quản lý.

Ví dụ Luật Thống kê Liên bang quy định cách hành xử cho công chức thuộc

ngành thống kê trong Cục Thống kê Liên bang (FSO) và các công chức thực

hiện công việc thống kê nằm trong các Bộ ở cấp Liên bang và cấp Bang…

Luật pháp Liên bang Nga về công vụ bao gồm Hiến pháp Liên bang,

Luật công vụ Liên bang, các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của

Liên bang, cũng như Hiến pháp, các sắc lệnh, luật và các văn bản pháp quy

khác của các chủ thể thuộc Liên bang.

Tại Hoa Kỳ, quy định về thực thi công vụ trong các cơ quan nhà nước

do nhiều cấp thẩm quyền quy định, cấp Liên bang ban hành quy định chung

nhất cho công chức và quan chức Chính phủ toàn Liên bang. Còn ở Canada,

tại cấp độ liên bang, các vấn đề thực thi công vụ phải tuân thủ quy định tại Bộ

quy định đạo đức công vụ Canada, Điều luật Bảo vệ sự công khai của công

Page 71: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

67

chức [trong thực thi công vụ], Điều luật nhân quyền Canađa, Bộ luật Lao

động Canada, Các quy định về tính riêng tư [68]…

Tại Trung Quốc, hoạt động công vụ phải tuân thủ các quy định của

chương 4, Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Luật

Hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Quy chế tạm thời về

công chức nhà nước, Luật về các hình phạt hành chính, Quy chế tạm thời về

Công chức nhà nước do Hội đồng nhà nước ban hành năm 1993…

Nhật Bản cũng ban hành Luật Lao động của Nhật Bản; Bộ quy tắc đạo

đức tại Nhật Bản được ban hành lần đầu tiên vào năm 1887 và không thay đổi

cho đến năm 1947, trong đó quy định các chuẩn mực thực thi công vụ và hành

vi, ứng xử của người công chức; Luật Công vụ quốc gia (NPSL) ban hành

năm 1999, bao gồm các quy định về quy cách thực thi nhiệm vụ, các hình

thức kỷ luật, và các quy định về chống tham nhũng chủ yếu dành cho công

chức chính phủ; Luật Đạo đức công vụ quốc gia có hiệu lực kể từ tháng 4

năm 2000 ban hành các quy định ngăn ngừa công chức lạm dụng công

quyền… Ở cấp địa phương của Nhật Bản, các quy định cũng được đặt ra

tương ứng với các quy định cấp Trung ương nhưng có phạm vi điều chỉnh ở

cấp địa phương. Các quy định cấp địa phương thể hiện trong Luật Công vụ

địa phương.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn trong hành vi, quy tắc thực thi công vụ cũng

được quy định trong các tài liệu như sổ tay, hoặc Bộ quy tắc ứng xử… để các

công chức dễ nắm bắt và thực hiện.Như Vương quốc Anh có “Sổ tay nhân

viên SCS PSO 7500” (SCS Staff Handbook PSO 7500); “Sổ tay tài chính và

PSO 1310 - Chiến lược chống gian lận” (Financial manual and PSO 1310 -

Anti Fraud Strategy). Cộng hòa Ai len cũng đã có “Tài liệu hướng dẫn về các

tiêu chuẩn thi hành công vụ dành cho công chức” do Thủ tướng ban hành; Bộ

quy tắc “Tiêu chuẩn và Hành vi trong Công vụ quốc gia” do Bộ trưởng Bộ

Page 72: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

68

Tài chính ban hành vào tháng 9/9/2004. Pháp cũng có các bộ quy tắc hành vi

ứng xử chung và cẩm nang hướng dẫn cho công chức trong thi hành công

vụ...

2.5.2. Hệ thống thể chế hành chínhluôn phản ánh những giá trị cốt

lõi của nền công vụ

Hệ thống thể chế hành chính của các nước luôn phản ánh những giá trị

cốt lõi của nền công vụ, đó là: lòng trung thành, tính liêm chính, khách quan,

chuyên nghiệp... Những giá trị cốt lõi này chính là nền tảng để xây dựng

chính quyền hoạt động hiệu quả, đội ngũ công chức luôn tôn trọng, tuân thủ

pháp luật, trong sạch và liêm khiết.

Luật Công vụ của Cộng hòa Liên bang Đức, Điều 33, đoạn số 5 nêu rõ

các nguyên tắc hành động và cư xử trong nền công vụ phải “đảm bảo các

nguyên tắc truyền thống và nghề nghiệp” và “không nằm ngoài các quy định

về tự do và dân chủ cơ bản”.

Ở Vương quốc Anh căn cứ pháp lý để quản lý nền công vụ được quy

định trong Phần 1 của Điều luật Quản trị và Cải tổ Hiến pháp năm 2010. Các

công chức được bổ nhiệm thông qua cuộc thi công khai và công bằng, tận tụy

phụng sự trong nền công vụ. Các giá trị cơ bản của công vụ bao gồm: liêm

chính, trung thực, khách quan và không liên kết, bè phái.

Ở Nhật Bản, sự kết hợp giữa hai nguyên tắc “trung thành” và “liêm

khiết” đã trở thành nền tảng của một số quy định đặc trưng trong lối hành xử

của công chức Nhật Bản.

Ở Hồng Kông, các giá trị cơ bản của nền công vụ Hồng Kông được quy

định rõ ràng trong Luật Cơ bản của Hồng Kông, đó là: cam kết tuân thủ các

quy định của nhà nước pháp quyền; trung thực và liêm khiết; Có trách nhiệm

với các quyết định và hành động của bản thân công chức; Trung lập về chính

Page 73: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

69

trị; Không thiên vị trong quá trình thi hành công vụ; Cống hiến, chuyên

nghiệp và siêng năng.

Singapore cũng đã đề ra những giá trị cốt lõi của nền công vụ, đó là:

cùng chung sức xây dựng nền công vụ hạng nhất - năng lực, sáng tạo và

hướng tới phía trước. Các quy tắc về hành vi, ứng xử của người làm việc

trong nền công vụ được quy định trong Bộ quy tắc đạo đức do Chính phủ ban

hành dựa trên các nguyên tắc về tính liêm khiết, không tham nhũng và không

thiên vị. Tất cả các công chức và người làm việc trong các công sở nhà nước

đều phải tuân thủ các nguyên tắc này[83].

2.5.3. Các quốc gia đều chú trọng thiết lập hệ thống các chuẩn mực

hành vi, thái độ của công chức trong khi thi hành công vụ

Đối với các nước thuộc Liên minh châu Âu, ở cấp Liên minh châu Âu

EU, công chức phải tuân thủ năm nguyên tắc bao gồm: (1) Đặt lợi ích của

Liên minh châu Âu và công dân của Liên minh lên hàng đầu; (2) Hòa đồng và

biết lắng nghe; (3) Khách quan; (4) Tôn trọng; (5) Minh bạch. Đồng thời,

công chức còn phải tuân thủ những quy định của riêng mỗi nước, như: Trong

quá trình thực thi công vụ, các công chức tại Cộng hòa Liên bang Đức phải

tuân lệnh cấp trên, không tham gia biểu tình, bãi khóa, phải luôn bảo vệ các

quy định của Luật Cơ Bản (Hiến pháp) và chịu trách nhiệm pháp lý về thực

thi luật hành chính. Ở nước cộng hòa Ai-len, ở cấp độ quốc gia, các công

chức phải tận tâm, trung thực, khách quan trong quá trình thực thi công vụ

phục vụ Chính phủ đương nhiệm, các cơ quan nhà nước và công chúng; luôn

hành động trong khuôn khổ quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ

một cách hiệu quả.

Luật Công chức của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng đã quy

định công chức phải tuân thủ các nghĩa vụ sau: Gương mẫu chấp hành Hiến

pháp và pháp luật; Nghiêm túc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong

Page 74: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

70

phạm vi thẩm quyền được quy định và nỗ lực nâng cao hiệu quả công việc;

Phục vụ nhân dân toàn tâm toàn ý và chịu sự giám sát của nhân dân; Bảo vệ

an ninh, danh dự và lợi ích quốc gia; Trung thành với nhiệm vụ, siêng năng và

đức độ, tuân thủ và thực hiện các quyết định và mệnh lệnh của cơ quan cấp

trên; Tuân thủ kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đạo đức nghề nghiệp, và

gương mẫu chấp hành đạo đức xã hội; Trung thực, trong sạch, công bằng và

ngay thẳng…

Ở Singapore, tất cả nhân viên trong công sở nhà nước phải đề cao tính

liêm khiết trong công vụ, các hành vi tham nhũng, lợi dụng chức quyền và lợi

dụng niềm tin của công chúng hoặc đồng nghiệp đều không được hưởng

khoan hồng.Trong quá trình thực thi công vụ, công chức phải tuân thủ quy

định chống hành vi tham nhũng đã nêu tại Điều luật Phòng ngừa Tham

nhũng.

Công chức liên bang của Canada phải thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu

về hành vi, ứng xử đối với công vụ, đồng nghiệp và người dânnhư: Tôn trọng

pháp quyền và thực hiện nhiệm vụ theo đúng luật pháp, chính sách, hướng

dẫn một cách trung lập và công bằng; Trung thành thực hiện các quyết định

pháp luật của các cán bộ quản lý, lãnh đạo và hỗ trợ các bộ trưởng thực hiện

trách nhiệm giải trình trước Quốc hội và công dân Canada; Cung cấp cho các

nhà hoạch định chính sách đầy đủ các thông tin, phân tích và ý kiến tham vấn

cần thiết, luôn cố gắng công khai, ngay thẳng và công tâm.[68]

2.5.4. Các quốc gia đều quy định rõ cơ chế kiểm tra, giám sát và chế

tài xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật của đội ngũ công chức.

Ở nước Cộng hòa Ai-len, công chức bị buộc tội vi phạm quy định hoặc

nhận các khoản lợi theo Điều luật Quản chế phải chịu các hình thức xử lý, kỷ

luật chiểu theo Điều luật này. Công chức vi phạm tùy theo mức độ nghiêm

trọng có thể bị khởi tố ra Tòa, bỏ tù hoặc chịu sự quản chế của đơn vị quản lý

Page 75: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

71

tổ chức, cán bộ của bộ/ngành. Trong trường hợp đặc biệt, bộ/ngành phải xem

xét cách chức hoặc hạ cấp bậc công chức vi phạm tùy theo bản chất của sự

việc.

Tại Trung Quốc, căn cứ các trách nhiệm pháp lý công chức phải thực

hiện theo quy định tại Chương XVII trong Luật Công chức nước Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa, Điều 101 quy định như sau: Trong các trường hợp vi

phạm sau đây của Luật này, lãnh đạo cơ quan hoặc bộ phận hành chính nhân

sự từ cấp quận trở lên, căn cứ trên tình huống thực tế, ra lệnh sửa chữa hoặc

công bố hành vi vi phạm; đối với thủ trưởng trực tiếp và công chức vi phạm

sẽ phải chịu các hình thức khiển trách, giáo dục hoặc trừng phạt căn cứ vào

mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp; trong trường hợp lỗi vi phạm cấu

thành tội danh, công chức sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.

Tại Singapore, các hình thức xử lý đối với các trường hợp công chức có

các hành vi ứng xử bất tuân các quy định pháp luật được quy định tại Điều

116 trong Hiến pháp nước cộng hòa Singapore; đồng thời quy định trách

nhiệm và phạm vi quyền hạn của Ủy ban Công vụ Singapore trong việc giám

sát và xử phạt các trường hợp công chức vi phạm.

Tại Hàn Quốc, công chức nếu vi phạm các quy định trong Điều luật

Đạo đức công vụ, các quy định về làm việc tại công sở và an toàn lao động

phải ngừng công vụ đang thực thi sau khi nhận được các ý kiến, quyết định

của Thủ trưởng cơ quan hoặc cán bộ giám sát đạo đức hoặc cơ quan có thẩm

quyền liên quan. Cơ quan độc lập Phòng chống tham nhũng của Hàn Quốc có

thẩm quyền theo dõi, giám sát, ban hành các quy định cụ thể hóa các quy định

trong Điều luật Đạo đức công vụ và thẩm quyền đề xuất các hành động và

hình thức xử lý vi phạm đối với các cơ quan có liên quan.

Tại Canada, nếu công chức không tuân thủ theo các giá trị và quy định

về đạo đức, hành vi, ứng xử sẽ phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính

Page 76: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

72

hoặc kỷ luật bao gồm chấm dứt việc làm trong nền công vụ được quy định tại

mục “Trách nhiệm của công chức” trong Phụ lục Bộ quy tắc về giá trị đạo

đức và hành vi, ứng xử của công chức do Ban Ngân khố thuộc Ban Thư ký

Canada ban hành.

Như vậy, từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về VHPL trong

CQHCthể hiện trên một số khía cạnh như hệ thống thể chế hành chính, các

nguyên tắc, giá trị cốt lõi của nền công vụ, các quy định về hành vi, thái độ

tôn trọng và tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức cũng như cơ chế giám

sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của công chức… của một số quốc gia

ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, có thể nhận định rằng VHPL của các nước đều

hướng tới xây dựng hình ảnh cơ quan hành chính chuyên nghiệp, đảm bảo

tính nghiêm minh, tôn trọng pháp luật. Văn hóa pháp luật đã tạo nền tảng

pháp lý căn bản và cần thiết cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành

chính, đồng thời xây dựng, phát triển đội ngũ công chức có trình độ hiểu biết

pháp luật, tuân thủ pháp luật và đề cao trách nhiệm công vụ. Đồng thời,

VHPL trong CQHC của mỗi nước luôn chứa đựng các giá trị, các yếu tố liên

quan đến bản sắc truyền thống, đến các giá trị đạo đức, nhân văn cũng như

các giá trị lớn hơn như bảo đảm dân chủ, nhân quyền thông qua quan hệ chỉ

đạo, phối hợp, ý thức tuân thủ kỷ luật trong và ngoài công sở của công chức.

Chính vì vậy VHPL chính là môi trường nuôi dưỡng, tạo động lực tận tụy vì

Chính phủ, vì người dân của mỗi công chức, góp phần làm khăng khít thêm

mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước, củng cố niềm tin của người dân với

vai trò quản lý của các cơ quan công quyền.

Page 77: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

73

Tiểu kết chương 2

Chương2 đã tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về

VHPL trong CQHC. Văn hóa pháp luật trong CQHCđược hiểu là “hệ thống

các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo trong lĩnh vực pháp

luật, gắn liền với tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính, với hoạt

động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ

cán bộ, công chức hành chính”.

Chương 2 cũng đã xác định các nội dung biểu hiệncủaVHPL trong

CQHC, bao gồm: Tri thức và sự hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC;Thái

độ, tình cảm, niềm tin đúng đắn đối với pháp luật của đội ngũ CB, CC; Chất

lượng hệ thống văn bản pháp luật hành chính;Sự nghiêm minhtrong áp dụng,

thực thi pháp luật; Trách nhiệm công vụ được đề cao và đảm bảo thực

hiện;Kỷ luật, kỷ cương hành chính được coi trọng và tuân thủ đầy đủ.

Chương 2 cũng đã phân tích các nhân tố tác động đến VHPL trong

CQHC và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về VHPL trong CQHC của một số

nướcchâu Âu, châu Á và châu Mỹ trên một số khía cạnh như đánh giá thể chế

hành chính, các nguyên tắc, giá trị cốt lõi của nền công vụ, các quy định về

hành vi, thái độ tôn trọng và tuân thủ pháp luật của đội ngũ công chức cũng

như cơ chế giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của công chức…

Những nội dung trình bày tại chương 2 đã góp phần làm sáng tỏ thêm

những vấn đề lý luận về VHPL trong CQHC, tạo cơ sở cần thiết cho việc

đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao VHPL trong CQHC phù

hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay.

Page 78: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

74

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬTTRONG CÁC

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1. Khái quát văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính từ

năm 1945 đến trước thời kỳ Đổi mới (1986)

Cũng như các loại hình VHPL khác, VHPL trong các CQHC cũng có

một quá trình hình thành và phát triển, gắn liền với công cuộc xây dựng tổ

chức chính quyền và sự trưởng thành của đội ngũ CB, CC qua các thời kỳ lịch

sử. Trong mỗi thời kỳ, VHPL trong CQHC đều có những nét đặc thù, tạo nên

những bản sắc riêng được quy định bởi chính điều kiện, hoàn cảnh chính trị,

kinh tế, văn hóa xã hội… của thời kỳ đó.

3.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975

Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Nhà nước dân chủ nhân

dân ra đời đã xóa bỏ bộ máy cai trị thực dân phong kiến với hệ thống quan lại

của nó, mở đầu cho việc hình thành chế độ công chức mới. Thời kỳ 1945 -

1975 gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, xây dựng XHCN ở miền Bắc

và cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Những giá trị căn bản

của VHPL đã được thiết lập, thể hiện trong các văn bản, sắc lệnh cũng như

vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong

thời kỳ này.

Trước hết, thời kỳ này đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ đối với vấn

đề xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại - đây là

một giá trị VHPL tốt đẹp hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân, vì nhân dân.

Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 76/SL

ban hành Quy chế công chức Việt Nam, quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của

công chức cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công

Page 79: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

75

chức trong toàn quốc. Điều 1 của Quy chế quy định rõ: “Những công dân Việt

Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên

trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức

theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”.

Bản Quy chế công chức đã quy định rõ điều kiện để tuyển bổ công chức, đó là

chỉ căn cứ vào năng lực (thành tích, kinh nghiệm, trình độ văn hóa) xét theo

ba cách sau: a) Qua kỳ thi; b) Theo học bạ hay văn bằng; c) Theo đề nghị của

Hội đồng tuyển trạch. Điều đó thể hiện giá trị tư tưởng xây dựng một đội ngũ

công chức chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại cũng như việc tuyển dụng,

quản lý công chức phải dân chủ, công khai, công bằng.

Ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền, VHPL trong CQHC đã

được thấm đẫm những giá trị văn hóa chính trị truyền thống của dân tộc Việt

Nam với tư tưởng gần dân, coi “dân là gốc”, “dân là chủ”. Hồ Chí Minh đã có

những câu nói rất sâu sắc về vai trò cách mạng của nhân dân: “Trong bầu trời

không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng

đoàn kết của nhân dân” [29, tr.453]. Chính điều này đã tạo nên niềm tin, huy

động được sức mạnh nội tại mãnh liệt trong quần chúng nhân dân dành cho

chính quyền cách mạng non trẻ, có ý nghĩa quyết định đến việc huy động

được sức mạnh của toàn dân vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Không chỉ là tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,

pháp luật thời kỳ này cũng đã tiếp thu những giá trị văn hóa chính trị mới mẻ

của phương Tây như: công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do, pháp quyền, nhân

quyền… Văn hóa pháp luật còn thể hiện chủ trương xây dựng một nền công

vụ trong sạch, liêm khiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chính phủ

phải thi hành một nền chính trị liêm khiết… Có như thế, dân chúng mới đoàn

kết xung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh

sống chết giết giặc. Có như thế thì dù tình thế nguy khốn đến bực nào, dân

Page 80: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

76

chúng không sợ hãi gì hết mà cố sức quyết chiến, quyết thắng” [28, tr.258-

259]. Để xây dựng một nền công vụ trong sạch, theo Hồ Chí Minh luôn cần

chú trọng đến rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời, để bảo vệ

chính quyền của nhân dân, Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều sắc lệnh và đạo

luật để sẵn sàng trừng trị tội tham nhũng. Điều này đã tạo nên cơ chế thực thi

pháp luật hiệu quả, không có phân biệt đối xử với bất cứ đối tượng nào, dù là

cán bộ, công chức giữ các cương vị lớn trong chính quyền cách mạng.

3.1.2. Thời kỳ từ năm 1975 đến trước Đổi mới (1986)

Đây làthời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp. Trong suốt một

thời gian dài cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã ảnh hưởng rất nặng nề

đến tổ chức bộ máy, hoạt động của các CQHC và đội ngũ CB, CC với lối tư

duy xơ cứng, chủ quan duy ý chí.

Thời kỳ này Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh

hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống

dưới, hình thành cơ chế xin - cho, dựa dẫm, ỷ lại vẫn còn di tồn, ảnh hưởng

nặng nề cho tới hôm nay. Các CQHC có đặc quyền can thiệp quá sâu vào hoạt

động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách

nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Tổ chức bộ

máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, kém hiệu lực, hiệu quả.

Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CB, CC trong thời kỳ này cũng

tồn tại nhiều bất cập. Việc tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ còn khá tùy tiện,

không qua thi tuyển, không chú trọng tới tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ,

không căn cứ vào yêu cầu công việc mà chủ yếu lấy lý lịch, quá trình công tác

làm căn cứ. Chính điều này đã hình thành nên một đội ngũ quản lý kém năng

lực chuyên môn, chưa đảm bảo tính chính quy, chuyên nghiệp; phong cách

cửa quyền, quan liêu, xa dân, trách nhiệm công vụ không được coi trọng. Số

lượng cán bộ, công nhân, viên chức ở tất cả các ngành, lĩnh vực đều tăng

Page 81: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

77

nhanh trong vòng ba năm đầu sau năm 1975. Mặc dù Hội đồng bộ trưởng đã

ra nghị quyết về tinh giản biên chế (Nghị quyết số 16/HĐBT ngày 08/5/1982),

nhưng trên thực tế, việc gia tăng số lượng cơ quan hành chính nhà nước và

quản lý biên chế theo nhu cầu Bộ, ngành, địa phương đã kéo theo sự gia tăng

số lượng cán bộ công chức là điều tất yếu. Từ năm 1977-1987 số lượng cán

bộ công chức tăng từ 872.828 lên 1.266.496 người (tăng 1.45 lần) [34, tr.77].

Việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật trong thời kỳ này cũng

bị ảnh hưởng bởi lối tư duy độc đoán, duy ý chí, chưa thực sự chú trọng đến

các kênh thông tin, thu thập ý kiến của người dân, những cuộc điều tra thăm

dò khách quan, vai trò của báo chí, của các cơ quan nghiên cứu phản biện độc

lập… Chính sách quản lý thời kỳ này luôn nhấn mạnh vào giá trị tập thể, lợi

ích của tập thể luôn đặt lên trên lợi ích cá nhân; can thiệp mạnh mẽ và toàn

diện đến các quá trình kinh tế - xã hội; nhấn mạnh tuyệt đối vào sự tuân thủ,

tính mệnh lệnh quyền uy trong quá trình tổ chức thực hiện…

Bước vào thời kỳ Đổi mới, chúng ta đã nhận thức rõ những yếu kém,

khuyết điểm, sai lầm của mình và đã chủ trương tiến hành sự nghiệp đổi mới,

trong đó xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, đặc biệt là đổi mới tư duy về

kinh tế. Từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung

chuyển sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ

tập trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị

trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thị trường

vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch, có vai trò trực tiếp hướng dẫn

các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản

xuất kinh doanh.

Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội,

văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng

và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu

Page 82: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

78

tinh hoa văn hóa nhân loại mới. Hệ thống chính trị từ chế độ tập trung quan

liêu, với phương thức quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa

các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với tôn trọng luật

pháp, kỷ cương xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới trong

lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với

tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới,

động lực mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều

thành quả.

3.2. Thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính từ

Đổi mới (năm 1986) đến nay

3.2.1.Những giá trị tích cực của văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính nhà nước

3.2.1.1.Trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ,

công chức đã từng bước được nâng cao theo hướng đảm bảo tính chính

quy,chuyên nghiệp, từ đó góp phần hình thành, củng cố thái độ và niềm tin

đúng đắn đối với pháp luật.

Một là,số lượng cán bộ, công chức có trình độ cao nói chung và trình độ

cao về pháp luật ngày một tăng.

Về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tính đến ngày 31/12/2012, số

lượng CB, CC có học vị tiến sĩ là 2.209 người (chiếm 0,4%), thạc sĩ là 19.666

người (chiếm 3,7%), cử nhân (đại học) là 278.198 người (chiếm 51,9%). Về

trình độ lý luận chính trị, số lượng CB, CC đã được đào tạo về lý luận chính

trị là 251.110 người (46,9%). Chất lượng CB, CC cấp xã có sự chuyển biến rõ

rệt với 53.974 người có trình độ đại học trở lên (chiếm 24,8%); được đào tạo

về quản lý nhà nước là 103.902 người (47,8%)[57].

Trình độ chuyên môn của những CB, CC làm công tác pháp chế cũng

được nâng cao. Đến năm 2015 có 5.759 người làm công tác pháp chế (chuyên

Page 83: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

79

trách là 1.784 người, kiêm nhiệm là 3.975 người) được biên chế tại các tổ

chức pháp chế thuộc Bộ, ngành và hầu hết đều có trình độ đại học luật trở lên.

Ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đã thành

lập được 286 Phòng Pháp chế với số lượng là 2.059 người, trong đó có 1.071

người có trình độ đại học luật trở lên đạt hơn 52% (chuyên trách là 1.312

người, kiêm nhiệm là 747 người)[6].

Trình độ pháp luật của đội ngũ CB, CC từng bước được nâng cao là do

yêu cầu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là pháp luật quản lý hành chính đã trở

thành một trong những nội dung bắt buộc trong thi tuyển đầu vào cũng như

thi nâng ngạch đối với CB, CC. Khi tham gia kỳ thi tuyển dụng công chức,

các thí sinh dự tuyển bắt buộc phải trải qua phần thi kiến thức quản lý hành

chính nhà nước. Họ phải nắm rõ được các quy định về tổ chức bộ máy nhà

nước, chế độ công chức, công vụ; kỹ năng xây dựng văn bản; kỹ năng hành

chính... đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch. Như vậy có thể khẳng định

việc phải có trình độ, kiến thức cơ bản về pháp luật đã là một yêu cầu cơ bản

trong thi tuyển đầu vào đối với người CB, CC. NgườiCB, CC khi được tuyển

dụng vào làm việc cho CQHC phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự tuyển. Họ phải nắm vững các quy định

pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về

lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án,

kế hoạch, các quyết định cụ thể; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình

các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu…

Một lý do nữa góp phần nâng cao trình độ, hiểu biết pháp luật của đội

ngũ CB, CC là trong quá trình công tác, các CB, CC thường xuyên được tham

gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật nhằm đảm bảo

thực thi có hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao. Từ năm 2011 đến năm

2015, tổng số CB, CC được đào tạo, bồi dưỡng là gần 2.900.000 lượt người,

Page 84: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

80

trong đó bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ là 1.870.000 lượt

người, đạt tỷ lệ gần 65% tổng số lượt CB, CC được đào tạo, bồi dưỡng

[3].Nhiều loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật đã

được mở ra phù hợp với điều kiện công tác của các đối tượng CB, CC. Chỉ

tiêu đào tạo các hệ chính quy, tại chức, đào tạo từ xa thường xuyên gia tăng

đã tạo điều kiện thuận lợi cho cácCB, CC được trang bị kiến thức, hiểu biết

pháp luật. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước của các ngạch

hành chính như ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên

cao cấp và tương đương… đều có nội dung giảng dạy kiến thức về pháp luật

nói chung và pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nói riêng.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC trong các

CQHC ở trung ương và địa phương đã được thực hiệntheo nhiều hình thức,

mang tính thường xuyên và đã đi vào nề nếp. Trách nhiệm của các bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải tổ chức phổ biến, giáo dục

pháp luật cho CB, CC thuộc phạm vi quản lý đã được quy định rõ trong Luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012.Tổ chức phổ

biến pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức như phổ biến pháp

luật trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử

của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn... Chính vì vậy

theo ước tính, năm 2015 các Bộ, ngành, địa phương tổ chức 1.597.892 cuộc

tuyên truyền pháp luật (tăng gần 54% so với năm 2014) cho 80.984.919 lượt

người (tăng 1.387.706 lượt so với năm 2014); phát hành miễn

phí 46.638.537 tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ chức 15.585 cuộc

thi tìm hiểu pháp luật [6].Những hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật

đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của CB, CC, giúp họ

nắm rõ được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống cũng như nắm rõ

các quy định liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên

Page 85: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

81

môn được giao phụ trách, từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu

quả của hoạt động thực thi công vụ.

Chính vì vậy có thể khẳng định rằng trình độ nhận thức, hiểu biết pháp

luật của đội ngũ CB, CC đã bước đầu được nâng lên. Đa số CB, CC đã nhận

thức được vai trò, tầm quan trọng của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với

hoạt động thực thi công vụ, từ đó chủ động, tích cực trong việc học tập,

nghiên cứu, cập nhật thông tin pháp luật để có một trình độ kiến thức, hiểu

biết nhất định về pháp luật. Sự đổi mới phát triển của xã hội đã và đang đòi

hỏi đội ngũ CB, CC không ngừng rèn luyện, trang bị kiến thức pháp luật để

thực thi tốt hơn nhiệm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN.

Hai là,thái độ, tình cảm, niềm tin đúng đắn đối với pháp luật của đội

ngũ CB, CC đã dần hình thành và không ngừng được củng cố.Trên cơ sở tri

thức pháp luật đã có, về cơ bản người CB, CC đã hình thành được thái độ,

tình cảm, quan điểm đúng đắn đối với pháp luật, có trách nhiệm xây dựng và

bảo vệ pháp luật.Sự hiểu biết pháp luật chính là cơ sở, tiền đề để hình thành

niềm tin pháp luật của người CB, CC; giúp họ nhận rõ được yêu cầu và sự cần

thiết phải tôn trọng, tự giác thực hiện pháp luật vàcó hành vi xử sự phù hợp.

Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch

hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, người CB, CC đã có

những chuyển biến, bắt nhịp kịp thời và đáp ứng được nhiệm vụ mà quá trình

đổi mới đặt ra, thể hiện sự năng động, sáng tạo hơn trong hoạt động thực thi

công vụ. Trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước, đội ngũ này đã

đóng vai trò rất tích cực trong nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, thể hiện

trách nhiệm cao vì lợi ích chung của xã hội, nỗ lực phục vụ nhân dân. Ý thức

tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của CB, CC đã được từng bước nâng

cao, bảo đảm kỷ cương, nề nếp làm việc trong các CQHC.

Page 86: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

82

Chính vì vậy, trong quá trình thực thi công vụ đã xuất hiện nhiều tấm

gương, nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu cho đạo đức, lối sống, liêm chính,

gương mẫu thực hiện pháp luật, đi đầu trong công cuộc đấu tranh chống các

hiện tượng tiêu cực. Họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong

việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trở thành những tấm gương sáng trong

hoạt động thi hành công vụ. Như vậy có thể nói rằng đã có những bước

chuyển biến căn bản trong tư tưởng, tình cảm, ý thức của người CB, CC đối

với việc chấp hành, thi hành pháp luật.

3.2.1.2.Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính

tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện;về cơ bản đã có một hệ thống văn bản pháp

luật khá đầy đủ, toàn diện quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan hành

chính và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Một là,Công tác xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý

hành chính đã được quan tâm, chú trọng. Tính đến tháng 10 năm 2015, Chính

phủ đã xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 106 dự án luật

và 08 dự án pháp lệnh, trong đó Quốc hội đã thông qua 64 luật, 19 luật sửa

đổi, bổ sung; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 01 pháp lệnh và 04 pháp

lệnh sửa đổi, bổ sung. Từ năm 2011 đến tháng 8 năm 2015, mỗi năm Chính

phủ đã ban hành trên 130 nghị định hướng dẫn. Hàng năm, các bộ, ngành đã

ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành trên 700 thông tư và thông tư

liên tịch. Chính quyền địa phương các cấp cũng đã chú trọng việc ban hành và

tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, mỗi năm

ban hành khoảng 1.000 quyết định để cụ thể hoá các văn bản của Trung ương

cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương[3].

Hệ thống văn bản pháp luật quy định khá toàn diện về tổ chức, hoạt

động của các cơ quan hành chính cũng như các lĩnh vực quản lý hành chính

nhà nước.Cụ thể như:Các văn bản pháp luật quan trọng về tổ chức bộ máy,

Page 87: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

83

hoạt động của các CQHC(Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức

chính quyền địa phương năm 2015, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

(sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012)…); Các quy định pháp luật về thanh tra,

kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thực thi công vụ (Luật Xử lý vi phạm

hành chính năm 2012, Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Thanh tra

năm 2010; Luật Tiếp công dân năm 2013…);Các quy định về phân cấp quản

lý giữa Trung ương - địa phương (Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ

21/03/2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);Các quy định về quản lý đội ngũ

CB, CC (Luật Cán bộ, công chức năm 2018; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP

ngày 22/4/2013 quy định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cán bộ, công

chức…).

Như vậy có thể nói hệ thống pháp luật đã có những bước đổi mới quan

trọng, điều chỉnh tương đối đầy đủ, toàn diện các lĩnh vực tổ chức và hoạt

động của các CQHC. Một loạt các văn bản luật quan trọng đã được ban hành

đã kịp thời khắc phục tình trạng thiếu luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, dân

sự và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Thể chế về mối quan hệ giữa

Nhà nước với người dân đã có những bước tiến mới, góp phần xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCNcủa dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân

tham gia và giám sát các hoạt động của chính quyền và đội ngũ CB, CC.

Hai là,chất lượng văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính

nhà nước đã có những đổi mới quan trọng theo hướng đảm bảo dân chủ, tôn

trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Về mặt nội dung, pháp luật đã thể hiện tư duy mới phù hợp hơn với yêu

cầu phát triển bền vững của đất nước, mở đường, tạo khuôn khổ pháp lý cho

những bước phát triển mới về kinh tế - xã hội, cụ thể là:

Page 88: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

84

- Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân được quan tâm

xây dựng, triển khai thực hiện. Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành

nhiều văn bản luật nhằm đảm bảo thực hiện các quyền của người dân như

Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm

2011, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Trưng cầu ý dân năm 2015…

Thông qua đó góp phần phát huy hơn nữa các quyền dân chủ của người dân

như quy định lấy ý kiến người dân trước khi quyết định các chủ trương, chính

sách quan trọng của đất nước; tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối

với các hoạt động của cơ quan nhà nước; xử lý các hành vi trái pháp luật của

cơ quan và CB, CC trong thi hành công vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của

CQHC trong giải quyết khiếu nại của nhân dân…

- Quá trình soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

đã có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng minh bạch, chặt chẽ, dân chủ hơn

để thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp

luật. Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ

quan nhà nước đã chú trọng công tác lấy ý kiến, lắng nghe tiếng nói của người

dân để bàn bạc, nghiên cứu tiếp thu nhằm làm cho các chính sách được đề

xuất sau khi được luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Sự

tham gia này là một trong những điều kiện quan trọng và không thể thiếu giúp

bảo đảm tính khả thi của văn bản trong thực tiễn thi hành, bảo đảm pháp luật

sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng

nhân dân.

Quy trình xây dựng và ban hành văn bản còn hướng tới bảo đảm quyền

tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân sau khi văn bản

được ban hành.Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được thông qua hoặc ký

ban hành, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm phải thực

hiện một số hoạt động như: công bố văn bản quy phạm pháp luật; đăng Công

Page 89: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

85

báo; đăng tải văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp

luật và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây là những hoạt động

hết sức quan trọng góp phần giúp cho các tổ chức, công dân được biết được

quyền, nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng với quy định pháp luật, đồng

thời cũng nhằm tự bảo vệ mình khi những quyền hoặc lợi ích chính đáng của

họ bị vi phạm.

3.2.1.3.Hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật đã được đổi mới theo

hướng đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ các tổ

chức và công dân.

Một là,cải cách thủ tục hành chính đã không ngừng được đẩy mạnh,

đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như quản lý nhà nước về đất đai, đầu

tư, thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, xây

dựng…

Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức đã được cải cách cơ

bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản,mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá

nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà

nước. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm

đẩy mạnh công tác kiểm soát thủ tục hành chính nói riêng và cải cách thủ tục

hành chính nói chung. Cụ thể là việc triển khai thực thi phương án đơn giản

hóa thủ tục hành chính theo 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ đã được

các bộ, ngành thực hiện cơ bản hoàn thành, tính đến hết quý I năm 2016 đã

đơn giản hóa 4.525/4.723 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 95,8% [3]. Hằng năm,

việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; viêc công bố, niêm yết công

khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đã giúp giải phóng nguồn

lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhiều đề án, sáng kiến cải

cách thủ tục hành chính mang tính đột phá được nghiên cứu xây dựng và triển

khai thực hiện, thông qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là

Page 90: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

86

các kết quả cải cách, cắt giảm thời gian và thủ tục hành chính về thuế và bảo

hiểm xã hội.

Việc đổi mới phương thức làm việc trong cơ quan, tổ chức đã được chú

trọng. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy chế phối hợp thực hiện

nhiệm vụ; thành lập các Trung tâm hành chính công là những bước đột phá

quan trọng trong việc xây dựng chính quyền hiện đại, hiệu quả, minh bạch;

với mục đích phục vụ và tạo điều kiện giải quyết công việc cho các tổ chức,

cá nhân được thuận lợi, nhanh chóng. Mô hình Trung tâm Hành chính công

thí điểm tại một số địa phương đã được đánh giá là thể hiện tư duy đổi mới và

ý chí quyết tâm cải cách của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Đồng thời,

việc công khai đăng tải thông tin liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội,

chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trên trang thông tin điện tử của các cơ quan,

đơn vị, địa phương, nhất là những vấn đề mà nhân dân, xã hội quan tâm đã

góp phần minh bạch hóa cơ chế, chính sách, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Đồng thời, các CQHC các cấp đã có cố gắng, nỗ lực rất lớn trong giải

quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục

hành chính trên các lĩnh vực quan trọng như đất đai, đầu tư, thuế, hải quan,

kho bạc, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, xây dựng…Kết quả giải

quyết thủ tục hành chính từ năm 2013 đến nay cho thấy, tổng số hồ sơ các

Bộ, ngành, địa phương tiếp nhận lên tới trên hàng trăm triệu hồ sơ/năm, số

hồ sơ tồn đọng chỉ chiếm từ 3-3,5% trong số hồ sơ tiếp nhận. Nổi bật nhất

phải kể đến các kết quả đạt được trong cắt giảm thời gian và thủ tục hành

chính về thuế và bảo hiểm xã hội [3].

Để giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành, công khai các chuẩn

mực và quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện, năm 2013

Bộ Tư pháp đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể

đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc

Page 91: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

87

gia liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020. Việc đề án ra đời và

triển khai hiệu quả trên thực tế sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính,

giấy tờ công dân giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí; bảo đảm tốt hơn

quyền con người, quyền công dân; tạo tiền đề để tiến hành đổi mới căn bản về

tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại.

Hai là,Đội ngũ CB, CC ngày càng thành thạo, tuân thủ đúng quy định

pháp luật trong giải quyết công việc; tinh thần, thái độ phục vụ đã có những

chuyển biến tích cực.

Theo kết quả điều tra Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự

phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015 (SIPAS), các công chức

đã được đánh giá cao hơn ở sự thành thạo, tuân thủ đúng quy định pháp luật

trong quá trình giải quyết công việc cho người dân. Tỷ lệ người dân đánh giá

công chức thành thạo, tuân thủ đúng quy định chiếm từ 55,1% đến 73,3%,

trong đó thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 55,1%, thủ tục

cấp giấy đăng ký kết hôn là 73,3% và các thủ tục còn lại đều trên 60%[5,

tr.55].

Tinh thần, thái độ phục vụ của CB, CC đã có những chuyển biến tích

cực. Cũng theo SIPAS 2015, khi được đề nghị đánh giá về thái độ giao tiếp

của người công chức trong quá trình giải quyết công việc cho người dân đối

với 06 loại thủ tục hành chính được khảo sát, số người dân cho rằng công

chức có thái độ phục vụ lịch sự, đúng mực chiếm 54,5% - 71,8% số người

được hỏi. Chỉ có một tỷ lệ rất thấp, chiếm từ 1,6 - 3,9 % người dân đánh giá

không tốt về thái độ giao tiếp của công chức.

Những kết quả trên đã cho thấy năng lực thực thi pháp luật, thái độ phục

vụ người dân của CB, CC đã có những tiến bộ đáng kể. Nhìn chung đại đa số

CB, CC giữ vững phẩm chất đạo đức, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, văn hóa

ứng xử, đặc biệt là trong tiếp xúc, giải quyết công việc chuyên môn và trong

Page 92: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

88

mối quan hệ với người dân. Nhiều cơ quan đã bố trí hòm thư góp ý tại bộ

phận tiếp nhận, trả kết quả và công khai số điện thoại của cơ quan để người

dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện thủ tục hành chính

và thái độ phục vụ của CB, CC. Một số cơ quan, đơn vị còn thường xuyên

mở lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho CB, CC nhằm nâng cao khả năng

giao tiếp, ứng xử trong giao dịch hành chính, đặc biệt là các CB, CC làm việc

tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Qua đó, bước đầu nâng cao chất lượng,

hiệu quả giải quyết công việc của CB, CC, tạo sự hài lòng của người dân đối

với cơ quan nhà nước.

3.2.1.4.Trách nhiệm công vụ đã được đề cao, quy định rõ theo hướng

gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao; đặc biệt là đề cao trách nhiệm và

thẩm quyền của người đứng đầu.

Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước luôn quan tâm, ban hành

nhiều chính sách, văn bản,quy định về trách nhiệm công vụ. Luật Cán bộ,

công chức năm 2008 đã nhấn mạnh đến các nguyên tắc “công khai, minh

bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát”, “bảo đảm thứ bậc hành

chính và sự phối hợp chặt chẽ”… nhằm đảm bảo thẩm quyền phải gắn với

chức trách được giao, tạo tiền đề và cơ sở để nâng cao trách nhiệm của CB,

CC trong thực thi công vụ.Trách nhiệm công vụ của CB, CCđã thể hiện ở

trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ bao gồm nghĩa vụ liên quan đến thể chế

chính trị, chế độ nhà nước và nhân dân,nghĩa vụ trong thi hành công vụ. Mặt

khác, các quy định liên quan đến đạo đức, văn hóa giao tiếp cũng như những

việc CB, CC không được làm… cũng thể hiện bổn phận của CB, CC, đảm

bảo đề cao trách nhiệm của CB, CC trong thực thi công vụ.

Trách nhiệm công vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cũng đã

được quy định rõ. CB, CC là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn

phải thực hiện các nghĩa vụ:

Page 93: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

89

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về

kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của CB, CC;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra

quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn

hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minhCB,

CC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ

quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị

cõ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân,

tổ chức…

Chính việc hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ, quyền của CB, CC,

trong đó quy định rõ nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu cơ quan, tổ

chức trong thực thi công vụ đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng

và đảm bảo thực hiện trách nhiệm công vụ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành,

chính quyền địa phương các cấpđã tiến hành bố trí, phân công nhiệm vụ phù

hợp với trình độ, năng lực và đánh giá CB, CC theo các tiêu chuẩn cụ

thể.Công tác quản lý CB, CCđược thực hiện nguyên tắc đề cao vai trò, quyền

hạn của thủ trưởng cơ quan và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân và cơ

quan quản lý CB, CC.Chính vì vậy trách nhiệm thực thi công vụ của các

CQHC và CB, CC cũng đã nhận được sự đánh giá khá tích cực từ phía người

dân. Theo SIPAS 2015, đã có 70,3% đến 82,4% số người được hỏi đánh giá

cơ quan nhà nước đã có trách nhiệm trong giải quyết phản ánh, kiến nghị của

người dân [5, tr.66].

Page 94: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

90

3.2.1.5. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được đẩy mạnh, tăng cường,

hướng tới xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, kiến tạo, phát triển.

Một là, vấn đềnâng cao kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính

đã được chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt từ trung ương tới địa phương, cơ

sở.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016về

tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Triển khai Chỉ thị trên, các Bộ, ngành, địa phương đã rà soát, sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện và ban hành mới các nội quy, quy chế, quy trình làm việc

của từng cơ quan, đơn vị. Theo đó, đã quán triệt, yêu cầu nghiêm túc thực

hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, tổ chức; thực

hiện tốt nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và của từng CB, CC

nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, tích cực góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ, công vụ.Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương

hành chính cũng đặt ra yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng,

hiệu quả giải quyết công việc trên tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính nhà

nước.

Một số bộ, ngành, địa phương đã rà soát, sửa đổi và ban hành quy chế

làm việc, trong đó quy định cụ thể về chế độ kỷ luật lao động, kỷ cương hành

chính, thực hiện văn hóa công sở; quy định rõ trách nhiệm và thời hạn xử lý

công việc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, xử lý

công việc; nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc, hiệu quả sử dụng tài

sản công; ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, tăng cường

quản lý đội ngũCB, CC; nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây

nhũng nhiễu, phiền hà khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân

và doanh nghiệp.

Hai là, việc nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đã được kết hợp

chặt chẽ với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.Song song với việc

Page 95: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

91

ban hành văn bản chỉ đạo, tuyên tuyền phổ biến tổ chức thực hiện Chỉ thị số

26/CT-TTg, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện cũng được lãnh

đạo bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên bằng nhiều hình

thức như: xây dựng kế hoạch, thanh tra, kiểm tra, giám sát (có đơn vị lồng

ghép kế hoạch thanh tra, kiểm tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị);

một số bộ, ngành, địa phương thành lập đoàn kiểm tra đột xuất việc thực thi

nhiệm vụ, công vụ ở các đơn vị thuộc, trực thuộc và gắn công tác kiểm tra,

giám sát, đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg với công tác kiểm tra công

vụ, thực hiện cải cách hành chính, kiểm tra việc quản lý tổ chức bộ máy, công

tác cán bộ, biên chế, vị trí việc làm, tăng cường phối hợp với Mặt trận tổ quốc

và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc giám sát việc thực thi nhiệm

vụ, công vụ của CB, CC. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã góp

phần chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành

chính và những nội dung chưa phù hợp trong hoạt động công vụ của một bộ

phận CB, CC.

Chính nhờ vậy mà kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các Bộ, ngành, địa

phương đã có những chuyển biến nhất định về tác phong làm việc, lối sống và

sinh hoạt hàng ngày của CB, CC. Đại đa số CB, CC đã giữ vững phẩm chất

đạo đức, gương mẫu, đoàn kết trong nội bộ; có ý thức chấp hành kỷ luật lao

động, thời gian làm việc, chấp hành các quy tắcgiao tiếp ứng xử, đặc biệt là

trong tiếp xúc, giải quyết công việc chuyên môn và trong mối quan hệ với

nhân dân; nghiêm túc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

3.2.2.Những tiêu cực, hạn chếcủa văn hóa pháp luật trong các cơ

quan hành chính

3.2.2.1. Nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận cán bộ, công

chức, đặc biệt là ở cấp cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc vẫn

còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới.

Page 96: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

92

Trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận không nhỏ CB, CC

vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc. Tính đến ngày

31/12/2012, có 64.584 người chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ

(chiếm 12,3%); tỷ lệ có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố trực

thuộc trung ương và các đô thị lớn. Đối với CB, CC cấp xã,số người có trình

độ dưới đại học là 163.293 người (chiếm 75,2%); chưa qua đào tạo về quản lý

nhà nước là 113.365 người (chiếm 52,2%)[57].Điều này cho thấy trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có kiến thức, hiểu biết pháp luật nói chung

và pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ CB, CCở nước ta

vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong

tình hình mới.

Đặc biệt, chất lượng đội ngũ CB, CC cấp cơ sở thể hiện ở trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực thi pháp luật, quản lý hành chính… vẫn

còn thấp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.Thời gian qua

tuy trình độ của đội ngũ CB, CC cơ sở đã từng bước được chuẩn hóa và nâng

lên nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ nhưng trên thực

tế vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của đội ngũ CB, CC các cấp nói

chung. Số CB, CCcơ sở tốt nghiệp trung cấp chiếm tỷ lệ lớn (chiếm tỷ lệ

51,6%), trong thực tế cũng có không ít CB, CC mới chỉ ở trình độ “cầm tay

chỉ việc” hoặc sau khi được tuyển dụng mới đi học chuyên môn lấy bằng để

“trả nợ” cho đạt chuẩn.Kiến thức, hiểu biết về các lĩnh vực pháp luật cụ thể

còn hạn chế, nhất là kiến thức về luật hành chính, luật đất đai, hộ tịch, dân sự

- những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân màCB, CC có

thể vận dụng ngay vào giải quyết công việc ở địa bàn cơ sở. Ngoài kiến thức

về pháp luật, cácCB, CC cơ sở còn hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng giải

quyết các tình huống pháp lý trong thực tiễn, các kỹ năng xây dựng, soạn thảo

văn bản…[66, tr.114 – tr.129]

Page 97: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

93

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn một bộ phậnCB, CC chỉ được trang bị

kiến thức pháp luật sau khi được tuyển dụng vào CQHC. Theo kết quả nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Quốc Sửu [46, tr.204], số lượng CB, CC tham gia các

khóa học về luật chỉ sau khi đã trở thành CB, CC chiếm khá cao, tới 39,3%

những người được khảo sát. Việc CB, CCchỉ được trang bị kiến thức pháp

luật sau khi được tuyển dụng đã cho thấy việc trang bị kiến thức pháp luật

nhiều khi còn mang tính thụ động, đối phó, chưa chính quy, bài bản; chủ yếu

nhằm bổ sung các chứng chỉ chuyên môn còn thiếu mà chưa xuất phát từ yêu

cầu của thực tiễn công việc.

Đồng thời cũng còn nhiều đối tượng CB, CCđược trang bị kiến thức

pháp luật thông qua hình thức tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn

hạnhoặc đào tạo từ xa. Cũng theo Nguyễn Quốc Sửu [46, tr.203], số CB, CC

được trang bị kiến thức pháp luật bằng hình thức tập huấn, bồi dưỡng chuyên

đề pháp luật chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,3%; tiếp đến là đào tạo hệ chính quy

chiếm 33,4%; đào tạo tại chức chiếm 25,4%, thấp nhất là đào tạo từ xa, chiếm

1,8%. Các hình thức bồi dưỡng này chưa mang lại kiến thức pháp luật một

cách hệ thống, toàn diện cho người học, trên thực tế đây cũng là cách để một

số người học có được các chứng chỉ cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của vị trí

công việc mà thôi.

3.2.2.2.Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính

tuy có tăng về số lượng nhưng chưa thực sự đảm bảo về chất lượng, nhiều

văn bản còn ban hành trái pháp luật về thẩm quyền cũng như nội dung.

Mặc dù thời gian qua công tác xây dựng thể chế hành chính đã được

quan tâm chú trọng nhưng vẫn còn tình trạng một số thể chế cơ bản chậm

được xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện; tình trạng Luật chờ Nghị định, Nghị

định chờ Thông tư vẫn còn phổ biến. Chất lượng của một số đề nghị xây dựng

Luật, Pháp lệnh, dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh còn hạn chế;

Page 98: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

94

tình trạng xin lùi, xin rút dự án, dự thảo văn bản sau khi đã đưa vào chương

trình chưa được giải quyết dứt điểm.

Tính khả thi, ổn định của các văn bản còn thấp, một số văn bản sau một

thời gian áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung làm ảnh hưởng đến sự ổn định

trong các lĩnh vực, quan hệ quản lý hành chính. Ví dụ chỉ trong vòng 10 năm

nhiều đạo luật đã sửa đổi, bổ sung thay thế đến 2 - 3 lần như Luật Doanh

nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Bộ luật lao động...Bên cạnh đó, chưa có cơ

chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch

dẫn đến nhiều văn bản quy định không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân của

tình trạng trên là do một số bộ, ngành, địa phương đề ra các giải pháp thi hành

pháp luật hoặc đề xuất ban hành những chính sách, quy định thể hiện tính chủ

quan, duy ý chí, chưa có sự khảo sát, đánh giá thực tiễn, không tính đến các

điều kiện, nguồn lực thực hiện nên văn bản khó đi vào thực tiễn cuộc sống.

Chất lượng văn bản quản lý hành chính được ban hành vẫn còn hạn

chế, nhiều văn bản được ban hành còn trái pháp luật về thẩm quyền và nội

dung. Trong năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ (bao gồm cả Bộ Tư pháp)

và địa phương đã tự kiểm tra được 107.463 văn bản,qua kiểm tra đã phát hiện

561 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung[3].Trong quá

trình xây dựng văn bản, một số cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo vẫn chưa

tuân thủ đầy đủ quy trình cũng như các yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm chất

lượng của văn bản. Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp quy vẫn còn hạn chế,

một số văn bản còn mang tính tuyên ngôn, quy định quá chung nên khó thực

hiện, ngược lại có một số văn bản quy định quá chi tiết, đi sâu vào một số lĩnh

vực cụ thể cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp. Thực tế trên đã cho

thấy chất lượng cũng như kỹ thuật xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà

nước vẫn còn nhiều bất cập.

Page 99: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

95

3.2.2.3.Hoạt động áp dụng, thực thi pháp luật có lúc, có nơi vẫn còn

xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức,

công dân.

Một bộ phậnCB, CC chưa tôn trọng pháp luật, còn tùy tiện trong áp

dụng pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.Có thể nói không có ngày

nào trên các trang báo giấy và báo mạng không có bài liên quan đến tình trạng

tiêu cực, nhũng nhiễu, vô cảm, thậm chí là vi phạm pháp luật của CB, CC. Có

nhiều trường hợp xử lý sai quy định của pháp luật gây thiệt hại cho người

dân, làm cho tình hình an ninh, trật tự một số nơi trở nên phức tạp, không ổn

định.Những vi phạm gần đây nhất gây bức xúc trong dư luận xã hội chính là

những sai phạm của một số CB, CClàm công tác quản lý giáo dục ởcác tỉnh

Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…trong kỳ thi PTTH quốc gia đã làm sai lệch kết

quả thi. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng và phản ánh

thực trạng coi thường pháp luật, đứng trên pháp luật của những người được

Nhà nước trao cho sứ mệnh là “công bộc của dân”, vì dân phục vụ.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số trường hợp CB, CC cố tình không thi

hành đúng những quy định của pháp luật, hoặc áp dụng những quy định của

pháp luật một cách méo mó theo nhận thức chủ quan của mình, tự đặt ra

những thủ tục không theo quy định của pháp luật để bắt người dân, tổ chức

phải chấp hành, khiến cho pháp luật đã không được chấp hành nghiêm trong

chính bộ máy hành chính. Một số CB, CC vẫn còn thói quen giải quyết công

việc chuyên môn dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là dựa trên các nguyên tắc,

quy định của pháp luật, cách giải quyết công việc có lúc còn tùy tiện, cảm

tính, thiếu linh hoạt, xa rời thực tiễn. Thậm chí thời gian gần đây có những

trường hợp CB, CChành xử thiếu văn hoá, mang tính côn đồ, xem thường

pháp luật, đánh người ở nơi công cộng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Page 100: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

96

Đặc biệt, tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn diễn ra

nghiêm trọng, ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực

tài chính, ngân hàng; quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản và đầu tư

công… Không ít vụ việc CB, CC lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm

pháp luật, tham nhũng, làm thất thoát của Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Cuộc

khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm

2017 (PAPI 2017) cho thấy tình hình tham nhũng vẫn có chiều gia tăng, trong

số những người trả lời cho biết họ đã phải đưa hối lộ trên phạm vi toàn quốc,

chỉ có 3% cho biết đã tố giác về những hành vi đó, một tỷ lệ tương đương với

năm 2016 [87, tr.XVII]. Có thể nói chính sự sa sút kỷ cương, kỷ luật hành

chính và tệ tham nhũng đã tác động tiêu cực đến trật tự, kỷ cương, phép nước;

làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật, vào

sự vô tư, công bằng của cơ quan nhà nước và đội ngũ CB, CC.

3.2.2.4. Trách nhiệm công vụ chưa có cơ chế hữu hiệu nhằm đảm bảo

thực hiện có hiệu quả; chưa phân định rõ trách nhiệm tập thể với trách nhiệm

cá nhân.

Trước hết, cơ chế phân công phối hợp giữa các CQHC trong tổ chức

thực hiện pháp luật vẫn còn hạn chế, bị chi phối nhiều bởi lợi ích cục bộ của

các Bộ, ngành, địa phương.Vẫn còn tình trạng các bộ, ngành bỏ trống công

việc thuộc trách nhiệm quản lý của mình, đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải

quyết những công việc chồng chéo hoặc đẩy công việc khó thuộc trách nhiệm

của bộ, ngành lên cho Thủ tướng Chính phủ. Thực tế cho thấy có không ít chủ

trương, chính sách đổi mới đã bị vô hiệu hoá bởi tình trạng thiếu phối hợp

trong hoạt động giữa các CQHC hiện nay.

Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng chưa phân định rõ trách nhiệm tập thể

với trách nhiệm cá nhân. Vai trò, trách nhiệm người đứng đầu tại một số cơ

quan, đơn vị còn hạn chế; chưa quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Hiện nay

Page 101: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

97

còn có tình trạng một số văn bản pháp luật rất khó đi vào thực tiễn cuộc sống,

khó thực thi vì thiếu sự cụ thể, rõ ràng trong việc phân công, xác định thẩm

quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, của tập thể và cá nhân trong cơ quan.

Chính vì vậy có nhiều vụ việc yếu kém, sai phạm, gây bức xúc dư luận,

nhưng không thể xử lý trách nhiệm cho người đứng đầu cũng như tập thể

hoặc cá nhân nào. Đó là những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc từ nhiều năm nay

nhưng vẫn chưa được giải quyết, cũng không thấy ai phải chịu trách nhiệm.

Trong các ngành y tế, xây dựng, giao thông, quản lý đô thị... cũng tương tự,

cũng có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra mà không thấy tổ chức, cá nhân

nào phải chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ

phận CB, CC còn chậm chuyển biến. Một sốCB, CC chưa thực sự đề cao

trách nhiệm, ý thức kỷ luật lao động kém, vi phạm các quy định của pháp luật

về sử dụng thời giờ làm việc nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất

lượng công tác và uy tín của CB, CC trước nhân dân và xã hội.Về văn hóa,

tâm lý thân tình, gia đình chủ nghĩa, nể nang, xuê xoa, dĩ hòa vi quý cho

nhau… khiến cho việc đánh giá, xác định rõ trách nhiệm công vụ trong nhiều

trường hợp chưa đảm bảo khách quan, minh bạch. Các CB, CC chưa được

giáo dục thường xuyên về danh dự, lương tâm, nghĩa vụ, bổn phận nênvẫn

còn thói quen hời hợt với công việc, chưa quan tâm tới kết quả và hiệu quả

công việc, trốn tránh, đùn đẩy khi hậu quả không tốt xảy ra.

3.2.2.5.Kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số cơ quan hành chính vẫn

còn lỏng lẻo, tuỳ tiện, chưa chấp hành nghiêm mệnh lệnh hành chính của cơ

quan cấp trên.

Việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương trong các CQHC vẫn còn lỏng lẻo,

chưa nghiêm. Trong thời gian qua mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã tập trung,

quyết liệt trong chỉ đạo, kiên quyết đổi mới để hướng tới xây dựng Chính phủ

Page 102: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

98

trong sạch, liêm chính, kiến tạo phát triển, tuy nhiên vẫn còn tình trạng cấp

dưới không chấp hành hoặc chấp hành chiếu lệ, cục bộ, địa phương chủ nghĩa,

“phép vua thua lệ làng”, các địa phương tự đặt ra các quy định cho mình trái

hoặc khác với các quy định của Trung ương, thậm chí làm vô hiệu hoá các

quy định của pháp luật hoặc làm cho văn bản được nhận thức và áp dụng mỗi

nơi một khác.

Lề lối làm việc ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự có những chuyển

biến căn bản, vẫn có hiện tượng đi làm muộn, về sớm, chơi game, uống rượu

bia trong giờ làm việc... Việc thực hiện quy chế làm việc còn mang tính hình

thức; nội dung quy chế làm việc chưa phù hợp với đặc điểm và thực tế công

tác của từng cơ quan, đơn vị; quy trình giải quyết công việc còn kéo dài; chưa

quy định rõ trách nhiệm của từng CB, CC; việc phối hợp trong quá trình giải

quyết công việc còn thiếu chặt chẽ; việc sử dụng thời gian làm việc chưa hợp

lý, hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng làm việc riêng trong giờ hành

chính.Việc buông lỏng kỷ luật hành chính đã dẫn đến tình trạng sách nhiễu,

hách dịch của không ít CB, CC trong giải quyết công việc, có một số CB, CC

lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân, làm thiệt hại đến lợi ích của đất nước,

thậm chí có trường hợp ngang nhiên, trắng trợn thách thức pháp luật và dư

luận xã hội.

Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chưa được quan

tâm đúng mức; công tác thanh tra, kiểm tra về kỷ luật, kỷ cương hành chính

tại một số Bộ, ngành, địa phương hiệu quả vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời

phát hiện, xử lý vi phạm cũng như xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá

nhân có liên quan. Trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm

tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính từng nơi, từng lúc còn thiếu

sự quan tâm đúng mức; năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phậnCB, CC

Page 103: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

99

đối với công việc chưa cao, vẫn còn một số trường hợp ỷ lại, chờ đợi dẫn đến

chậm xử lý hoặc chất lượng xử lý công việc còn hạn chế.

Có thể nói rằng trật tự, kỷ cương hành chính còn yếu kém đã dẫn tới sự

thiếu thống nhất, thậm chí còn nẩy sinh nhiều chồng chéo, mâu thuẫn trong

hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính; gây lãng phí các nguồn lực,

hiệu quả quản lý xuống thấp, tạo ra nhiều trở lực cản trở, kìm hãm sự phát

triển của đất nước.

3.2.3. Nguyên nhân của những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại

Nhữngtiêu cực, hạn chế của VHPL trong các CQHC có nhiều nguyên

nhân, trong đó có thể kể tới là:

Một là, về nhận thức, chưa nhận thức rõ về sự cần thiết phải xây dựng

và phát triển các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính nhà nước.

Hiện nay chúng ta còn thiếu những triết lý căn bản, những cơ chế pháp

lý hữu hiệu để xác lập hệ thống các giá trịchuẩn mực của VHPL cũng như để

các giá trị đó phát huy được trong tổ chức, hoạt động của các CQHC và hoạt

động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC. Chúng ta chưa có một cơ chế xác

lập và khuyến khích phát triển các giá trị của VHPL một cách đồng bộ nhằm

hướng tới một nền hành chính pháp quyền, dân chủ, chuyên nghiệp và minh

bạch. Chính vì vậy có thể nói VHPL chưa thấm sâu vào tổ chức, hoạt động

của CQHC, chưa lan tỏa trong ý thức cũng như trong hành động của đội ngũ

CB, CC.

Công tác nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực pháp luật mà cụ thể hơn là

pháp luật hành chính còn chậm đổi mới tư duy, chưa theo kịp với yêu cầu của

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế. Trên hết, thể chế hành chính chưa được xây dựng trên cơ sở

nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng và quan hệ giữa Nhà nước, thị trường

Page 104: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

100

và xã hội. Do ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp nên trong tư

duy cũng như trong hoạt động quản lý chúng ta vẫn đặt quyền lực Nhà nước

lên trên hết, Nhà nước ôm đồm quá nhiều việc mà chưa sẵn sàng chuyển giao,

chia sẻ cho thị trường và xã hội gánh vác. Vai trò, quyền và lợi ích của xã hội

và thị trường vẫn chưa được tôn trọng đúng mức, nhiều quy định về thủ tục

hành chính vẫn đẩy những việc mà nền công vụ chưa làm được, chưa quản lý

được cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều nơi kết quả giải quyết hồ sơ

hành chính trên một số lĩnh vực cho tổ chức, công dân đạt còn thấp so với

yêu cầu, giải quyết chưa đúng hẹn, nhất là trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng,

nhà ở…

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù đã

được tăng cường song nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa

đạt được những kết quả thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận

thức và hành động của đội ngũ CB, CC.Tuyên truyền, giáo dục pháp luật vẫn

chưa thật sự coi trọng một vấn đề có tính căn bản là phải hướng tớinâng cao ý

thức pháp luật và đạo đức công vụ đúng đắn cho ngườiCB, CC. Họ chưa được

giáo dục thường xuyên và nghiêm túc về trách nhiệm, bổn phận của bản thân

trong thi hành công vụ cũng như trong phục vụ nhân dân, coi đó là danh dự

cao quý của người CB, CC. Chính vì vậy nhận thức của CB, CC, đặc biệt là

các CB, CC lãnh đạo về vai trò, sự cần thiết của việc xây dựng VHPL trong

CQHC vẫn còn hạn chế, chưa tạo ra sự đồng thuận và sức mạnh toàn diện của

cả hệ thống.

Ba là,cơ chế huy động sự tham gia của người dân, xã hội vào quá trình

xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như cơ

chế bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của người dân, xã hội đối với công tác thi

hành pháp luật của CQHC và đội ngũ CB, CC chưa thực sự phát huy được tác

dụng. Nhiều cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc tổ chức thăm dò, lấy ý

Page 105: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

101

kiến, tổng hợp, xử lý và giải trình đầy đủ ý kiến của người dân và tổ chức -

đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các văn bản quản lý hành chính.

Trong tổ chức thi hành pháp luật cũng rất hiếm khi cơ quan có trách nhiệm tổ

chức lấy ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả điều chỉnh của văn bản

pháp luật, về giải pháp, cơ chế tổ chức thi hành pháp luật... Về phía xã hội,

nhiều cá nhân, tổ chức chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm cũng như vẫn còn

hạn chế về năng lực tham gia xây dựng pháp luật, giám sát và phản biện xã

hội đối với việc thực thi chính sách, pháp luật của CQHC.

Bốn là,công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý CB, CC có vi phạm

pháp luật chưa thường xuyên, hiệu quả thấp, hệ thống chế tài xử lý còn kém,

chưa đảm bảo sự nghiêm minh của việc thực thi pháp luật.

Pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ cùng với xử lý theo pháp luật

chưa nghiêm đã làm suy yếu hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước,

vi phạm quyền và lợi ích cơ bản của người dân và các tổ chức. Thực tế cho

thấy, các biện pháp xử lý kỷ luật hành chính kể cả biện pháp hình sự đối với

CB, CC vi phạm nhìn chung còn rất chậm và thiếu quyết liệt, do đó không

phát huy được tính chất răn đe, phòng ngừa, chưa đủ để chặn đứng tình trạng

sa sút trật tự, kỷ cương trong bộ máy quản lý. Ở một số nơi vi phạm pháp luật

xẩy ra nhiều, kéo dài nhiều năm, gây hậu quả nặng nề nhưng người đứng đầu

CQHC không bị xử lý về trách nhiệm, hoặc chỉ xử lý bằng những hình thức

kỷ luật không tương xứng như cảnh cáo, khiển trách... gây nên những bất

bình trong dư luận xã hội.

Mặt khác hiện nay chúng ta vẫn chưa có một hệ thống các biện pháp tổng

thể, đồng bộ, hiệu quả để ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Việc

tổ chức đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí nói riêng và các hiện

tượng tiêu cực nói chung chưa được liên tục, kiên quyết, nhất quán, chưa tạo

được quyết tâm chính trị cao trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Page 106: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

102

Năm là,Văn hóa pháp luật trong CQHCcòn bị ảnh hưởng bởi cơ chế cũ

tập trung, quan liêu, bao cấp cũng như một số giá trị văn hóa truyền thống còn

bảo thủ, lạc hậu của dân tộc.

Cơ chế quan liêu, bao cấp và lối tư duy của nó vẫn còn tồn tại dai dẳng

và mang tính phổ biến trong tổ chức, hoạt động của CQHC cũng như hoạt

động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC. Điều này được biểu hiện rất cụ

thể như nặng về bao cấp, xin - cho; một số văn bản còn quy định chung

chung, khẩu hiệu, chưa rõ trách nhiệm cá nhân - tập thể; việc thẩm định, phê

duyệt dự án phát triển kinh tế - xã hội còn quan liêu; bộ máy hành chính cồng

kềnh, kém hiệu quả; thủ tục nhiêu khê, rườm rà; nhiều tầng nấc, nhiều đầu

mối mà chưa xác định rõ trách nhiệm cụ thể; quy hoạch tràn lan, quy hoạch

treo... Ngoài ra, chế độ làm việc tập thể, trách nhiệm tập thể đã khiến cho bộ

máy, các quy trình ra quyết định và việc điều hành, thực thi các quyết định rất

khó khăn để đảm bảo được tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ

quan chính quyền cũng như của nền công vụ.

Trong khi đó một số yếu tố lỗi thời của văn hóa dân tộc truyền thống

vẫn tiếp tục ảnh hưởng, khuyến khích sự hồi phục, phát triển thói quen tiêu

cực của người CB, CC, đặc biệt là CB, CC lãnh đạo, quản lý sử dụng quyền

lực công để giành lợi ích cho cá nhân, gia đình, lợi ích nhóm. Lối suy nghĩ

“một người làm quan cả họ được nhờ”, kết bè, kéo cánh, tư tưởng cục bộ, địa

phương... vẫn di tồn những sức mạnh ghê gớm của nó, tạo thành lực cản cho

sự tiến bộ xã hội, ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức cũng như hoạt động thực

thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ CB, CC.

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng, nâng cao văn hóa pháp

luật trong các cơ quan hành chính nhà nước

Từ việc phân tích thực trạngVHPL trong các CQHC ở Việt Nam, có thể

thấy rằng các giá trị của VHPL đã bước đầu được hình thành, củng cố và

Page 107: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

103

không ngừng phát triển. Nhận thức, trình độ pháp luật của đội ngũ CB, CC đã

được nâng lên một bước theo hướng bảo đảm tính chính quy, chuyên nghiệp.

Hệ thống pháp luật hành chính ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phục

vụ nhân dân; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức.

Đồng thời, VHPL trong các CQHC đã được gắn với yêu cầu xây dựng

Nhà nước pháp quyền XHCN.Hệ thống thể chế từng bước được đổi mới và

hoàn thiện theo hướng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thể

chế về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân được xác định rõ gồm: quy

định lấy ý kiến người dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách

quan trọng; giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan nhà

nước; xử lý các hành vi trái pháp luật của cơ quan và CB, CC trong thi hành

công vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của CQHC trong giải quyết khiếu nại của

nhân dân... tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Chính vì vậy tinh thần thái

độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CB, CC ngày càng có chuyển biến tích cực,

trong quá trình thực thi công vụ đã xuất hiện nhiều tấm gương, nhiều điển

hình tiên tiến tiêu biểu cho đạo đức, lối sống, liêm chính, đi đầu trong cuộc

đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực.

Mặt khác, xây dựng VHPL đã được gắn với các nội dung cải cách nền

hành chính nhà nước, cải cách chế độ công chức, công vụ. Nhiều giá trị, nội

dung của VHPL đã được xác định và thể hiện rõ trong mục tiêu và nhiệm vụ

của Chương trình tổng thể cải cách hành chính, điều này cho thấy sự nhận

thức rõ của chúng ta về vai trò, tầm quan trọng của xây dựng, phát triển

VHPL trong các CQHC. Đồng thời, việc thực hiện thành công các nội dung

cải cách cũng sẽ góp phần củng cố, tăng cường các giá trị của VHPL trong tổ

chức, hoạt động của các CQHC.

Page 108: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

104

Trong thời gian tới, để tiếp tục xây dựng, nâng cao VHPL trong CQHC

đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, có những vấn đề đang đặt ra cần chú

trọng xem xét giải quyết như sau:

Một là,cần phải xác lập được hệ thống các giá trị chuẩn mực của

VHPL trong các CQHC ở Việt Nam.

Các giá trị chuẩn mực VHPL phải gắn với đặc điểm tổ chức, hoạt động

của các CQHC và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC. Đối với

CQHC, các giá trị đó xuất phát từ sứ mệnh phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền

và lợi ích cơ bản của người dân. Còn đối với người CB, CC, các giá trị đó

chính là tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc; lòng nhân ái, sự liêm

chính, trung thực, tinh thần trọng pháp, trọng dân.Cán bộ, công chức phải ý

thức đầy đủ về bổn phận, trách nhiệm của mình trong hoạt động thực thi công

vụ, trong mối quan hệ với tổ chức, công dân.

Đồng thời, cần nhận thức rõ yếu tố văn hóa trong tổ chức, hoạt động

của cácCQHC và hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ CB, CC.

Hoạt động đó không chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật mà còn chứa đựng các

yếu tố, giá trị văn hóa. Có như vậy chúng ta mới có thể có những sản phẩm

quản lý hành chính có chất lượng và được nhân dân đón nhận.

Hai là, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

cho đội ngũ CB, CC, khắc phục triệt để tính hình thức như hiện nay. Thực

hiện đa dạng các phương thức nhằm hướng tới cung cấp cho CB, CC những

tri thức, hiểu biết về pháp luật; đồng thời, trang bị cho họ các kỹ năng xây

dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, hình thành ở họ tri thức, tình cảm và

hành vi phù hợp với quy định pháp luật.

Ba là, xây dựng VHPL trong các CQHC phải chú trọng công tác giáo

dục, bồi dưỡngkiến thức pháp luật cho đội ngũ CB, CC, giúp họ hiểu biết

pháp luật, có tư tưởng, tình cảm, niềm tin đúng đắn vào pháp luật, đặc biệt là

Page 109: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

105

nhữngCB, CC lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành và địa phương. Để đạt

được điều này không phải là quá trình đơn giản. Tri thức và kỹ năng có thể

đào tạo, nhưng sự thay đổi thái độ, niềm tin, định hướng giá trị bao giờ cũng

cần có một khoảng thời gian dài và bền bỉ để những giá trị VHPL đi vào đời

sống công vụ một cách tự nhiên thông qua sự tôn vinh những giá trị VHPL tốt

đẹp.

Bốn là, cần đề cao vai trò của người đứng đầu trong xây dựng và nâng

cao VHPL trong các CQHC.Nếu người lãnh đạo nhận thức rõ sự cần thiết,

tầm quan trọng của VHPL, có sự quan tâm và nỗ lực cần thiết nhằm đảm bảo

cho tổ chức, hoạt động của CQHC luôn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp

luật, trên cơ sở pháp luật và nhằm thực thi pháp luật thì rõ ràng VHPL trong

CQHC sẽ không ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện. Người đứng

đầu phải là tấm gương mẫu mực về tri thức, hiểu biết pháp luật cũng như tuân

thủ đầy đủ pháp luật trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý, có

như vậy thì những giá trị tốt đẹp của VHPL sẽ từ đó được khơi dậy và nhân

rộng.

Năm là, xây dựng VHPL trong các CQHC không thể tách rờinhững nỗ

lực cải cách nền hành chính nhà nước và cải cách chế độ công chức, công vụ.

Xây dựng VHPLphải trở thành một thành tố, một nội dung quan trọng của cải

cách hành chính để những giá trị của VHPL được hiện diện và thực thi trong

tổ chức, hoạt động của các CQHC một cách từ từ, không khiên cưỡng. Mục

tiêu của công cuộc cải cách hành chính chỉ có thể đạt được khi hoạt động

quản lý của các CQHC, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC được

tiến hành trong môi trường văn hóa trọng pháp, đảm bảo nguyên tắc pháp chế

XHCN.

Sáu là,muốn xây dựng VHPL trong các CQHC bên cạnh tăng cường

công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với đội ngũ CB, CC, chúng ta

Page 110: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

106

cần phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo tính nghiêm minh

của luật pháp, áp dụng các biện pháp chế tài đủ mạnh, mang tính răn đe để xử

lý những CB, CC có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại tới quyền và lợi

ích của người dân, tổ chức.Đồng thời người đứng đầu cơ quan phải chịu trách

nhiệm thích đáng và đến cùng đối với những vi phạm kỷ luật, rối loạn trật tự,

kỷ cương ở cơ quan, ngành, địa phương mình, đặc biệt là để xảy ra việc CB,

CC thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền

hà trong việc tiếp nhận, giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Tiểu kếtchương 3

Chương 3 đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng VHPL trong các

CQHC, nêu rõ những giá trị tích cực, những hạn chế, tiêu cực còn tồn tại và

nguyên nhân của những hạn chế đó.

Những giá trị tích cực của VHPL trong các CQHC được nêu ra là:

Trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC đã từng bước

được nâng cao theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, chính quy;Hệ thống

văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước tiếp tục được

đổi mới, hoàn thiện; về cơ bản đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy

đủ, toàn diện quy định về tổ chức, hoạt động của CQHC và hoạt động thực thi

công vụ của đội ngũ CB, CC; Hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật đã được

đổi mới theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục

vụ các tổ chức và công dân; Trách nhiệm công vụ đã được quan tâm chú

trọng, kỷ luật, kỷ cương hành chính được đẩy mạnh, tăng cường, hướng tới

xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, kiến tạo, phát triển…

Những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại được chỉ ra là: Nhận thức, hiểu biết

pháp luật của một bộ phận CB, CC, đặc biệt là ở cấp cơ sở, vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc vẫn còn hạn chế; Hệ thống văn bản pháp luật trong

Page 111: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

107

lĩnh vực quản lý hành chính tuy có tăng về số lượng nhưng chưa thực sự đảm

bảo về chất lượng, nhiều văn bản còn ban hành trái pháp luật về thẩm quyền

cũng như nội dung; Trong hoạt động áp dụng, thực thi pháp luật của cơ quan

hành chính có lúc, có nơi vẫn còn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm

quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân; Trách nhiệm công vụ

chưa được quy định rõ ràng và còn thiếu cơ chế hữu hiệu nhằm đảm bảo thực

hiện trên thực tế…

Trên cơ sở những đánh giá đó, chương 3 đã rút ra được những vấn đề

đang đặt ra đối với việc xây dựng, nâng cao VHPL trong CQHC ở nước ta

hiện nay, đó là: Cần phải xác định được các giá trị chuẩn mực của VHPL

trong các CQHC ở Việt Nam; Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền,

giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC; Đề cao vai trò của người đứng đầu

trong xây dựng và nâng cao VHPL trong các CQHC; Xây dựng VHPL trong

các CQHC không thể tách rời những nỗ lực cải cách hành chính nhà nước và

cải cách chế độ CB, CC, công vụ; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính,

đảm bảo tính tôn nghiêm của luật pháp.

Những đánh giá thực trạng và những vấn đề được rút ra chính là những

cơ sở thực tiễn quan trọng góp phần đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng,

nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay.

Page 112: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

108

CHƯƠNG 4

NÂNG CAOVĂN HÓAPHÁP LUẬT TRONG CÁC

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Yêu cầu đối với nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính

4.1.1. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013 đã khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.

Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vai trò là nền tảng cho các hoạt

động của Nhà nước và cả xã hội. Tổ chức, hoạt động của các CQHC, hoạt

động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC phải được pháp luật quy định và

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, vì mục tiêu phục vụ đất nước, phục vụ

nhân dân, bảo đảm và bảo vệ quyền, tự do dân chủ của nhân dân.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu

khách quan phải không ngừng xây dựng, nâng cao hơn nữa VHPL trong tổ

chức, điều hành của bộ máy nhà nước nói chung cũng như các CQHC nói

riêng. Pháp luật chính là công cụ quan trọng được sử dụng để kiểm soát tổ

chức, hoạt động của các CQHC và hoạt động thực thi công vụ của CB, CC.

Các CQHC phải được thành lập, tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định

của pháp luật, hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ

pháp luật, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đội ngũ CB, CC có vai

trò đặc biệt quan trọng, họ là những người chịu trách nhiệm xây dựng cũng

như triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, đưa pháp luật đi vào thực tiễn

Page 113: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

109

cuộc sống. Pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương hành chính có

được đảm bảo hay không, quyền và lợi ích chính đáng của mọi người dân có

được chăm lo, phục vụ tốt hay không… phụ thuộc rất nhiều vào năng lực,

trình độ hiểu biết và vận dụng, thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC. Văn

hóa pháp luật phụ thuộc rất lớn vào chính hiểu biết, thái độ, tình cảm, hành vi

của CB, CC đối với hệ thống pháp luật mà bản thân họ đang tuân thủ, thực

thi. Nếu không có những CB, CC có đủ năng lực thực thi pháp luật thì tiến

trình xây dựng Nhà nước pháp quyền khó có thể thực hiện trọn vẹn được,

chính vì vậy cần thiết hơn bao giờ hết phải tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng để nâng cao trình độ, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC, hình

thành ở họ tinh thần thượng tôn pháp luật, thái độ tôn trọng và tận tụy phục

vụ nhân dân.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn yêu cầu phải đề

cao trách nhiệm công vụ, phải có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt

động thực thi công vụ của CB, CC; xử lý kịp thời những hành vi vi phạm

pháp luật. Đây là nguyên tắc rất quan trọng góp phần đảm bảo tính nghiêm

minh, chặt chẽ, hạn chế được sự tùy tiện, tiêu cực.Các CQHC và CB, CC

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chức

trách và bổn phận của mình, phải chịu các chế tài và bị xử lý thích đáng nếu

có hành vi vi phạm pháp luật, kể cả khi không còn đảm nhiệm vị trí, chức vụ

đó nữa.

4.1.2. Yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước

Cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ

của cách nhà nước với mục tiêu “xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính

từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực,

hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của

Chính phủ và của các cơ quan hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công

Page 114: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

110

chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục

vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”[9].

Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính nhà nước đã đặt

ra những yêu cầu đối với việc thiết lập và không ngừng củng cố các giá trị,

chuẩn mực VHPL trong các CQHC nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt

động của nền hành chính, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và tăng

cường trách nhiệm giải trình. Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính

nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày

08/11/2011 của Chính phủ) đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Về cải cách thể chế: Phải chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng

công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành luật,

pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của

chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng

bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;Tiếp tục xây dựng

và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành

chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp

luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân các cấp;Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan

hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm

chủ của nhân dân…

- Về đảm bảo công khai, minh bạch: Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành

mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch

tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực

hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết

thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở

dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính…

- Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC: xây dựng đội

Page 115: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

111

ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ

nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;có phẩm chất đạo đức

tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục

vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu

quả;Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ

của CB, CC.

Như vậy có thể thấy rằng những mục tiêu, nhiệm vụ mà Chương trình

tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đặt ra nếu được thực hiện tốt sẽ

góp phần thiết lập, củng cố các giá trị của VHPL. Mục tiêu của công cuộc cải

cách hành chính chỉ có thể đạt được khi hệ thống thể chế hành chính luôn bảo

đảm hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, cụ thể và khả thi; thiết lập đầy đủ các quy

định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng

tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; hoạt động quản lý

của các CQHC, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC được tiến

hành trong môi trường văn hóa trọng pháp, đảm bảo nguyên tắc pháp chế

XHCN. Chính vì vậy xây dựng VHPL trong các CQHC luôn phải đặt trong

tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước, là một thành tố, một nội dung

quan trọng của cải cách hành chính để những giá trị của VHPL được hiện

diện và thực thi trong tổ chức, hoạt động của các CQHC một cách từ từ,

không khiên cưỡng.

4.1.3. Yêu cầu của người dân và xã hội đối với Nhà nước và đội ngũ

cán bộ, công chức ngày càng cao theo hướng phải nâng cao chất lượng

phục vụ, tăng cường trách nhiệm giải trình

Trong thế giới hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,

điều kiện sống của người dân ngày càng tăng lên, do đó yêu cầu của người

dân về việc thực hiện vai trò, chức năng cũng như chất lượng cung cấp các

dịch vụ công của các cơ quan nhà nước ngày càng cao. Việc đổi mới vai trò,

Page 116: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

112

chức năng, tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người

dân đang được đặt ra như là một trong những ưu tiên quan trọng trong chiến

lược cải cách, đổi mới của các quốc gia. Đặc biệt, trách nhiệm tổ chức cung

ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân và cộng đồng,

hướng tới đảm bảo công bằng và ổn định xã hội đã trở thành một vấn đề ưu

tiên hàng đầu của Nhà nước.

Chính vì vậy các CQHC phải đổi mới tổ chức quản lý và hoạt động

nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của nhân dân, phải

xây dựng đội ngũ CB, CC có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực thi hành

công vụ, tận tụy phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân

dân. Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội và phát huy quyền làm chủ

của nhân dân, mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân

dân. Các CB, CC phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn

trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Xây

dựng và hoàn thiện các cơ chế, biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, trừng trị các

hành vi tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền làm chủ của

nhân dân.

Đồng thời, tăng cường trách nhiệm giải trình của các CQHC và đội ngũ

CB, CC cũng là phương thức quan trọng nhằm nhằm nâng cao chất lượng

phục vụ của cơ quan nhà nước. Người dân có quyền được thông tin đầy đủ về

các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Xây dựng chính sách,

pháp luật cần phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, bảo vệ quyền, lợi ích

chính đáng của người dân, tổ chức. Tăng cường trách nhiệm giải trình không

chỉ là yêu cầu cấp thiết để thực hành dân chủ, bảo đảm quyền của người dân

trong tham gia quản lý đất nước mà quan trọng hơn nữa, chính là một giải

pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống tham nhũng, một nội dung quan trọng đảm

bảo VHPL trong CQHC.

Page 117: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

113

4.1.4. Yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra như một xu thế tất

yếu và bất kỳ quốc gia nào cũng không thể tự đặt mình ra ngoài quy luật phát

triển khách quan đó nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển, Việt Nam cũng

không phải là một trường hợp ngoại lệ. Mở cửa hội nhập quốc tế sẽ dẫn tới

gia tăng các hoạt động giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước, sự

gặp gỡ của các luồng tư tưởng gây ra những biến động của các giá trị, chuẩn

mực xã hội, trong đó có các giá trị VHPL trong các CQHC.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng VHPL trong các CQHC cần

xem xét, kế thừa các giá trị VHPL chung của nhân loại, những tư tưởng pháp

lý tiến bộ, những bộ luật tiên tiến, văn minh, đồng thời cũng thừa nhận sự

khác biệt nhất định về văn hóa giữa các dân tộc. Một mặt chúng ta cần học

hỏi, kế thừa những giá trị tốt đẹp, những thành tựu chính trị, pháp lý tinh hoa,

ưu việt của thế giới để làm phong phú thêm giá trị VHPL cho mình. Mặt khác,

chúng ta cũng vẫn phải duy trì, phát triển những giá trị VHPL tốt đẹp của dân

tộc.

Trong thời gian qua, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập với các

nước phát triển, chúng ta đã học hỏi, tiếp thu và bổ sung thêm được nhiều giá

trị và kinh nghiệm hay, góp phần định hướng phát triển VHPL trong các

CQHC theo hướng hiệu quả, năng động và phục vụ. Hệ thống CQHC đã được

kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức, hiệu lực, hiệu quả

hoạt động để có thể đảm đương khối lượng công việc ngày càng lớn và phức

tạp. Các CQHC đã nâng cao năng lực dự báo và thiết lập được cơ chế thích

hợp để có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước

những biến động của tình hình thế giới.

Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của nhiều tổ

chức khu vực và quốc tế, chúng ta cần chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ

Page 118: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

114

CB, CC có đủ tri thức, am hiểu, tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế, đủ bản

lĩnh để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đồng thời cần chú ý ngăn ngừa

những tư tưởng, những sản phẩm văn hóa không phù hợp, truyền bá lối sống,

nhận thức sai lệch hoặc làm suy giảm niềm tin pháp luật của chính đội ngũ

CB, CC.

4.2. Quan điểm nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính

4.2.1. Nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính phải

hướng tới xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm,

minh bạch và hiệu quả

Một trong những chương trình trọng điểm của Việt Nam hiện nay được

dư luận trong nước và quốc tế quan tâm là cải cách toàn diện nền hành chính

quốc gia hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp,

trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả. Trong bối cảnh chung đó, xây dựng

VHPL cũng phải là một “hạng mục” trong tổng thể các hoạt động nhằm triển

khai thực hiện chương trình cải cách hành chính, phải gắn với nội dung và

nhiệm vụ cải cách, từ việc xây dựng và phát triển các giá trị cốt lõi trong hoạt

động quản lý hành chính nhà nước đối với các CQHC, mỗi người CB, CC và

ở cấp độ cao hơn là cả nền hành chính.

Văn hóa pháp luật phải được đặt tại vị trí trung tâm, trở thành rường cột

kết nối các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là môi trường mà mỗi

CB, CC tìm thấy các giá trị, sự chia sẻ, niềm tin. Các giá trị cơ bản của VHPL

phải góp phần định hình nên triết lý của nền hành chính, phản ánh tầm nhìn,

sự cam kết và trách nhiệm trong việc xây dựng một nền hành chính chuyên

nghiệp, hiện đại, quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc

đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân

dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật.

Page 119: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

115

4.2.2. Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính

phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa pháp

luật của các nước trên thế giới

Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị phản ánh truyền thống và lối

sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia. Do đó xây dựng VHPL trong

CQHC phải kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân

tộc Việt Nam - có thể nói đây là một yêu cầu có tính quy luật chung. Các giá

trị VHPL tốt đẹp của quốc gia, dân tộc phải luôn là nền tảng, cơ sở cho việc

hình thành, lựa chọn các giá trị VHPL trong tổ chức và hoạt động của các

CQHC, phản ánh sâu sắc trong hành vi, lối sống của đội ngũ CB, CC. Những

giá trị truyền thống quý báu như tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc;

lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng

đồng… phải được ghi nhận, thể chế hóa thành những nguyên tắc căn bản

trong hoạt động công vụ. Điều này sẽ góp phần xây dựng nên một đội ngũ

CB, CC trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với công

việc, chuyên nghiệp, tôn trọng và tuân thủ đầy đủ pháp luật.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, cần đảm bảo hài hoà, cân đối

giữa những giá trị VHPL tốt đẹp mà ta đã có với việc tiếp thu có chọn lọc

những tư tưởng mới, những tinh hoa văn hóa pháp luật của nhân loại và vận

dụng hợp lý trong điều kiện, bối cảnh của Việt Nam. Nhận thức mới về vai

trò, chức năng của Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi, về một Chính

phủ “cầm lái” chứ không phải “chèo thuyền”, về xây dựng một Chính phủ

điện tử, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, người dân chính là những khách

hàng của nền hành chính… đã và đang dần được nhìn nhận, tiếp thu và vận

dụng có hiệu quả trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách và cải cách

nền hành chính nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay rất cần đảm bảo hài hoà,

Page 120: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

116

cân đối giữa những giá trị VHPL tốt đẹp mà ta đã có với tiếp thu có chọn lọc

những tư tưởng mới, những tinh hoa VHPL của các nước trên thế giới nhằm

tạo nên diện mạo mới của VHPL trong CQHC ở Việt Nam hiện nay.

4.2.3.Nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính phải

gắn với giáo dục đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành

chính

Văn hóa pháp luật trong các CQHC luôn có mối quan hệ mật thiết với

đạo đức công vụ, với vấn đề đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng và

chống tham nhũng. Đạo đức công vụ cũng bao hàm các giá trị, chuẩn mực đối

với lối sống, hành vi của CB, CC, thể hiện ở lương tâm và trách nhiệm vì lợi

ích chung, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ,

không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao. Đạo đức công

vụ luôn phải hướng tới giá trị Chân - Thiện -Nhẫn mà biểu hiện cao nhất

chính là luôn vì dân phục vụ, đảm bảo dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp,

chính đáng của nhân dân. Những chuẩn mực giá trị đó chính là cơ sở của

VHPL, định hướng cho việcxây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật,

xây dựng đội ngũ CB, CC luôn tôn trọng, tuân thủ pháp luật và bảo vệ lợi ích

công. Chính vì vậy, nâng cao VHPL trong các CQHC luôn phải gắn với đạo

đức công vụ, để làm sao nghĩa vụ thực thi pháp luật của người CB, CC được

thực hiệnnhư nghĩa vụ đạo đức, các nguyên tắc, quy định của pháp luật được

tự giác thực hiện và đi vào đời sống công vụ một cách tự nguyện, không

khiên cưỡng.

Nâng cao VHPL cũng phải chú trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương

hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, trật tự và thứ bậc của

hệ thống các CQHC. Kỷ luật, kỷ cương hành chính kết hợp với tinh thần

thượng tôn pháp luật sẽ góp phầnđảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo,

điều hành và thực thi chính sách, pháp luật của các CQHC.

Page 121: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

117

4.2.4. Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính

phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện

Văn hóa pháp luật trong CQHC luôn được phản ánh thông qua một hệ

thống các yếu tố như trình độ nhận thức, sự hiểu biết, thái độ tình cảm đối với

pháp luật của đội ngũ CB, CC; chất lượng hệ thống văn bản pháp luật quản lý

hành chính nhà nước; trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính...

Mỗi một yếu tố tuy có tầm quan trọng, nội dung và đặc điểm riêng nhưng

luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, góp phần hình thành và

phát triển những chuẩn mực giá trị VHPL riêng có, đặc thù của các CQHC.

Chính vì vậy, để có thể nâng cao VHPL trong CQHC chúng ta cần có

những giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện, phát huy tối đa các giá trị tích

cực trong mỗi yếu tố, mỗi nội dung biểu hiện của VHPL. Chất lượng thể chế

hành chính, tính nghiêm minh của kỷ luật, kỷ cương hành chính chỉ có thể đạt

được nếu người CB, CC có trình độ, năng lực hiểu biết pháp luật, có thái độ

và hành vi pháp luật đúng đắn. Một nền hành chính phát triển, một nền hành

chính có trình độ VHPL cao chỉ khi đội ngũ CB, CC nhận thức rõ, đầy đủ, tôn

trọng pháp luật; khi có hệ thống thể chế đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; khi hoạt

động quản lý hành chính nhà nước luôn trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ

đầy đủ các quy định của pháp luật.

Mặt khác, do hoạt động quản lý của các CQHC được tiến hành ở nhiều

cấp độ khác nhau từ việc xây dựng, ban hành chính sách pháp luật đến tổ

chức cung cấp các loại dịch vụ công cho xã hội... nên xây dựng VHPL trong

CQHC phải được thực hiện đồng bộ từ trung ương xuống đến cơ sở, trên toàn

bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội từ quản lý, phát triển kinh tế, văn hóa, xã

hội đến các lĩnh vực như xây dựng, tư pháp, giáo dục, đào tạo, đất đai, tài

nguyên - môi trường… Có như vậy mới có thể tạo nên được những chuyển

biến mạnh mẽ, toàn diện về VHPL trong các CQHC.

Page 122: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

118

4.2.5. Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính là

một quá trình lâu dài, do đó cần phải kiên trì, thận trọng, có những

phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong

từng giai đoạn

Văn hóa pháp luật là những giá trị được tạo ra qua một quá trình lâu

dài, nó không nhất thành bất biến mà thường xuyên được bổ sung hoặc cũng

có thể mất dần giá trị nếu không được duy trì đúng đắn. Văn hóa pháp luật

trong các CQHC cũngvậy, nó luôn phản ánh truyền thống cũng như lịch sử

hình thành, phát triển của hệ thống hành chính và cho thấy những giá trị cốt

lõi được tích lũy thông qua hoạt động của nhiều thế hệ CB, CC. Các giá trị đó

không phải ngày một ngày hai tạo dựng được mà luôn gắn với yêu cầu phát

triển của CQHC qua từng thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy nâng cao, hoàn

thiện VHPL trong các CQHC nhà nước luôn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi

phải kiên trì, thận trọng,loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo và

xây dựng các giá trị VHPL tích cực, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của

bối cảnh tình hình mới.

4.3. Các giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính

4.3.1. Xây dựng, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp

luật trong các cơ quan hành chính nhà nước

Xây dựng, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của VHPL trong các

CQHC có ý nghĩa rất quan trọng. Phải xác định đúng và rõ thì mới có sự

thống nhất trong nhận thức, tạo cơ sở để các giá trị của VHPL trong các

CQHC được thiết lập, củng cố và không ngừng phát triển. Từ sự thống nhất

trong nhận thức sẽ tiến tới thống nhất trong triển khai xây dựng và thực hiện

VHPL tại các CQHC từ trung ương đến địa phương ở nước ta hiện nay.

Page 123: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

119

Việc xác lập hệ thống các giá trị chuẩn mực của VHPL trong các

CQHC phải bám sát và phù hợp với các nguyên tắc thực thi công vụ, nguyên

tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước như: tuân thủ

Hiến pháp, pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp

của tổ chức, công dân; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt

và hiệu quả; bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.Đồng thời

phải thể hiện, phản ánh được những giá trị cốt lõi của nền công vụ, đó là tính

liêm chính, trách nhiệm, phục vụ, chuyên nghiệp, minh bạch... Các CQHC

phải được tổ chức và hoạt động không chỉ vì mục đích “cai trị dân chúng”,

không nhằm tạo ra các ưu thế và điều kiện thuận lợi trong quản lý các công

việc của nhân dân mà phải vì mục đích bảo đảm cho người dân được thực

hiện đầy đủ và đúng đắn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hệ thống các giá trị chuẩn mực của VHPL trong CQHCđược bao gồm

giá trị chuẩn mực của CQHC và giá trị chuẩn mựccủa CB, CC với tư cách là

những người làm việc trong CQHC. Cụ thể như sau:

* Đối với các cơ quan hành chính, các giá trị chuẩn mực VHPL cần

thiết lập là:

- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức phải được quy định rõ

ràng, cụ thể trong Hiến pháp, các Luật và văn bản dưới luật về tổ chức, hoạt

động của CQHC nhà nước.

- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng vị trí công tác trong hệ

thống hành chính cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân trong hệ thống đó.

- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực phải bằng

pháp luật và theo pháp luật; tuân thủ đầy đủ, nghiêm minh các quy định của

pháp luật.

-Quy định rõ và có cơ chế đảm bảo thực hiệntrách nhiệm giải trình của

các CQHC và đội ngũ CB, CC.

Page 124: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

120

-Hiện đại hóa nền hành chính, thiết lập và tăng cường sự trao đổi thông

tin giữa Chính phủ với người dân, các tổ chức và doanh nghiệp.

* Đối với đội ngũ CB, CC, các giá trị chuẩn mựcVHPL cần thiết lập là:

- Phải cótinh thần yêu nước, lòng trung thành với Tổ quốc.

- Phải có tinh thần trọng pháp, trọng dân.

- Liêm chính, trung thực, chí công vô tư.

- Có tri thức, hiểu biết và năng lực thực thi pháp luật.

- Tuân thủ đầy đủ các quy định đạo đức, trách nhiệm công vụ.

- Tuân thủ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Để các giá trị chuẩn mực của VHPL trong CQHC nêu trên được thiết

lập, củng cố và không ngừng phát huy vai trò của nó trong đời sống hoạt động

công vụ, cần chú trọng công tác thể chế hóa, quy định rõcác giá trị chuẩn mực

này trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý hành chính, đặc biệt

những văn bản luật về tổ chức, hoạt động của các CQHC. Các văn bản phải

ghi nhận những giá trị chuẩn mực của VHPL như là những nguyên tắc chung,

định hướng cho toàn bộ hoạt động của nền hành chính và hoạt động thực thi

công vụ của đội ngũ CB, CC. Trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng

Luật Công vụ, một văn bản quy phạm pháp luật mang tính pháp điển quy định

rõ các nguyên tắc chuẩn mực của VHPLáp dụng thống nhất, xuyên suốt trong

các hoạt động thực thi công vụ. Đồng thời, cần tiến hành hệ thống hóa, rà soát

các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính, loại bỏ những văn

bản chưa đáp ứng được hoặc vi phạm những giá trị chuẩn mực, ảnh hưởng

đến việc xây dựng, nâng cao VHPL trong các CQHC.

Mỗi CB, CC ngay từ khi được tuyển dụng vào làm việc cho nền hành

chính phải luôn nắm vững các quy tắc mang tính chuẩn mực và bắt buộc phải

tuân thủ trong suốt quá trình chức nghiệp của bản thân. Muốn vậy chúng ta

cần xây dựng Bộ quy tắc nghề nghiệp của cán bộ, công chức, trong đó quy

Page 125: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

121

định rõ nội dung các giá trị chuẩn mực VHPL mà các CB,CC phải tuân thủ;

xác định rõ bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ và những chế tài xử lý đối với

những hành vi vi phạm. Đây chính là văn bản có tính định hướng, xác định

khuôn mẫu cho các hành vi, thái độ của CB, CC trong hoạt động thực thi công

vụ.

4.3.2. Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành thói

quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức

Văn hóa pháp luật trong CQHC luôn là kết quả của quá trình nhận thức,

hiểu biết pháp luật và hình thành thái độ, niềm tin đúng đắn đối với pháp luật

của đội ngũ CB, CC. Đổi mới, nâng cao trình độ VHPL trước tiên phải bắt

đầu từ vấn đề nhận thức, để làm sao mỗi CB, CC hiểu biết rõ về pháp luật và

những nguyên tắc vận dụng, thực thi pháp luật trong hoạt động công vụ. Kinh

nghiệm cải cách hành chính trong những năm qua cho thấy nếu đội ngũ CB,

CC không nhận thức, hiểu biết đầy đủ về pháp luật thì sẽ là trở ngại rất lớn

cho việc xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng

động, minh bạch, phòng chống tham nhũng và phục vụ nhân dân. Chính vì

vậy cần chú trọng nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật cho đội ngũ

CB, CC, góp phần đưa hệ thống các giá trị, chuẩn mực của VHPL được củng

cố, thấm sâu, hình thành niềm tin, sự tự giác tuân thủ trong hoạt động thực thi

công vụ của đội ngũ CB, CC.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ CB, CC không chỉ

nhằm giúp họ nắm bắt, hiểu rõ về những văn bản, quy định pháp luật liên

quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước, mà quan trọng hơn phải

giúp họ hiểu rõ những vấn đề mang tính nguyên tắc trong tổ chức và hoạt

động của bộ máy nhà nước, về chức năng, vai trò của Nhà nước, pháp luật

trong quản lý đời sống xã hội, về chế độ công chức, công vụ mới và vị trí,

chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC nhà nước… Những đổi mới tíchcực

Page 126: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

122

trong nhận thức sẽ chi phối mạnh mẽ đến tư duy và hành động của quá trình

xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của các CB, CC.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cũng phải gắn với giáo dục đạo

đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ CB, CC. Phải lồng ghép giữa

tuyên truyền, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức công vụ cho CB, CC để

có thể đạt được hiệu quả giáo dục toàn diện. Điều này xuất phát từ “sự thống

nhất về nguyên tắc giữa pháp luật, đạo đức và văn hóa được thể hiện trong

mỗi hành vi pháp luật của các cá nhân, tổ chức, trong mọi lĩnh vực đời sống

nhà nước và pháp luật” [43,tr.79].

Để nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB,

CC cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Một là,trước hết phải chú trọng công tác giáo dục pháp luật cho học

sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công tác giáo dục pháp luật

cho học sinh nhà trường rất quan trọng vì đây là giai đoạn bắt đầu hình thành

nhân cách, trong đó không thể thiếu hiểu biết pháp luật làm vốn sống văn hóa

bước vào đời với tư cách là những công dân tốt của xã hội. Công tác giáo dục

pháp luật cần được thực hiện với nội dung, hình thức đa dạng, tích cực ứng

dụng công nghệ thông tin như xây dựng tủ sách pháp luật ở các nhà trường,

nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân trong nhà trường, tổ

chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi môn giáo dục công dân ở cấp trung học

cơ sở và trung học phổ thông; tổ chức “Ngày Pháp luật” theo hướng phong

phú, thiết thực… Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nhà trường cũng

luôn cần có sự phối hợp và trách nhiệm của ngành tư pháp, các tổ chức chính

trị - xã hội, thông tin đại chúng, gia đình, nhà trường và xã hội.

Hai là, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các

CB, CC.Do ý thức pháp luật của đội ngũ CB, CC là ý thức pháp luật nghề

nghiệp, ý thức pháp luật của những người xây dựng và thực thi chính sách,

Page 127: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

123

pháp luật nên hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC

là hoạt động có tính định hướng, chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật quản lý

hành chính nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được thực hiện

thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các buổi nói chuyện pháp luật; tổ

chức các hội nghị, hội thảo bàn về pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu

pháp luật trong đội ngũ CB, CC; tuyên truyền pháp luật qua báo, tạp chí

chuyên ngành; thông qua các chuyên mục tìm hiểu pháp luật, giới thiệu văn

bản pháp luật mới của các báo, tạp chí...

Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng cần thực hiện đa dạng,

không chỉ là việc phổ biến văn bản pháp luật mới ban hành mà còn bao gồm

các thông tin về pháp luật, kết quả về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh

vực của đời sống kinh tế - xã hội, những ý kiến, đề xuất của các chuyên gia

pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, những ý kiến của

người dân về chính sách, pháp luật của Nhà nước…Phổ biến, giáo dục pháp

luật không chỉ giúp hình thành ý thức pháp luật nói chung mà còn giúp CB,

CC nắm bắt được các tri thức pháp luật chuyên ngành, các vấn đề thực tiễn

pháp luật nảy sinh trong quá trình thực thi công vụ, từ đó giúp cho họ có nhận

định, đánh giá và hành vi pháp luật đúng đắn. Hoạt động tuyên truyền, giáo

dục pháp luật cũng góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trách

nhiệm công vụ cho đội ngũ CB, CC.

Ba là,tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho

đội ngũ CB,CCnhằm bổ sung, cập nhật kiến thức pháp luật, đặc biệt là hệ

thống kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụcủa

người CB, CC. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng luôn được gắn với vị trí việc

làm, tiêu chuẩn của ngạch mà người CB, CCđảm nhiệm cũng như yêu cầu về

năng lực thực thi nhiệm vụ mà người CB, CC cần đáp ứng được. Để nâng cao

Page 128: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

124

chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho đội ngũ CB, CC, cần

chú trọng một số vấn đề sau:

- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ

CB, CC. Trước đây chúng ta mới chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những vấn

đề lý luận chung về hệ thống chính trị, về bộ máy nhà nước, hệ thống công

vụ, về pháp luật và xây dựng văn bản pháp luật… cho các đối tượng CB, CC

mà chưa có sự phân biệt về vị trí công tác, chức trách nhiệm vụ nên chất

lượng, hiệu quả chưa cao. Bởi vậy chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được

đổi mới theo hướng xây dựng phù hợp với từng nhóm CB, CC (gồm CB, CC

lãnh đạo, quản lý và CB, CC thực thi thừa hành), căn cứ theo nhu cầu công

việc và vị trí việc làm, đảm bảo CB, CC làm việc gì thì phải có đủ năng lực,

kiến thức pháp luật, những kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc đó. Đồng

thời cần giúp học viên thành thạo về kỹ năng xây dựng, ban hành văn bản;

nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở, công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp

lý…

-Đưa kiến thức pháp luật vào trong các hình thức đào tạo, bồi dưỡng

cho đội ngũ CB, CC như: hướng dẫn trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo

tiêu chuẩn ngạch CB, CC; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh

đạo, quản lý; bồi dưỡng hàng năm…nhằm phát huy tối đa mặt tích cực và hạn

chế những điểm yếu của từng loại hình đào tạo. Đồng thời khuyến khích CB,

CC tự học, tự trau dồi kiến thức pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm

vụ, công vụ của bản thân.

-Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chuyên ngành

pháp luật ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Hình thành đội ngũ giảng viên thỉnh

giảng là các chuyên gia pháp luật, các nhà quản lý am hiểu thực tiễn áp dụng

và thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và xem

Page 129: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

125

đây là đội ngũ quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng pháp luật chođội ngũ CB, CC.

Bốn là,Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cho

đội ngũ cán bộ, công chức. Người CB, CC phải được giáo dục, bồi dưỡng một

cách bài bản, nghiêm túc về bổn phận với nhân dân và xã hội, về trách nhiệm

công vụ và đạo đức CB, CC; phải nắm rõ các quy định bắt buộc về nghĩa vụ,

trách nhiệm, quyền lợi của bản thân trong việc thực hiện công việc, nhiệm vụ

được giao; tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm

quyền; không để quá thời hạn xử lý, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không

đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; lợi dụng chức năng, nhiệm vụ

để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên

quan đến người dân và doanh nghiệp. Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức

phải được mỗi cá nhân người CB, CC thấm nhuần và tự giác thực hiện trong

quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Giáo dục đạo đức công vụ phải được bắt đầu ngay từ khi người CB, CC

mới được tuyển dụng, họ phải nắm bắt các quy tắc, được dậy các kỹ năng cần

thiết để xử lý các tình huống liên quan đến đạo đức. Giáo dục đạo đức công

vụ luôn đòi hỏi phải được thực hiện theo nhiều kênh, nhiều biện pháp, nhiều

hình thức khác nhau, phải có sự kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, tự tu

dưỡng, rèn luyện, đề cao tinh thần gương mẫu trong đạo đức của những CB,

CC lãnh đạo, quản lý, qua đó mỗi CB, CC sẽ rút ra được những định hướng

giá trị cần thiết và có những hành vi đạo đức công vụ phù hợp.

4.3.3.Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hành chính

theo hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luậtlà một yếu tố quan trọng, tạo cơ

sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước,

đảm bảo quản lý bằng pháp luật và mọi công dân, mọi thành phần kinh tế,

Page 130: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

126

mọi tổ chức xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Trong bối cảnh xây dựng

Nhà nước pháp quyền XHCN thì vấn đề hoàn thiện pháp luật quản lý hành

chính nhà nước cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết.

Để xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hành chính theo

hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định, trước hết cần kiên quyết loại

bỏ tình trạng lợi ích cục bộ của Bộ, ngành, địa phương trong quá trình ban

hành văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng tiến hành thăm dò, lấy ý kiến,

tổng hợp, xử lý và giải trình đầy đủ ý kiến của nhân dân, có cơ chế bảo đảm

sự kiểm tra, giám sát của người dân, xã hội đối với công tác xây dựng, thực

thi pháp luật. Sau khi chính sách, văn bản pháp luật đã được thực thi trong

thời hạn nhất định rất cầntiến hành tổng kết, đánh giá những tác động về hiệu

quả kinh tế, xã hội, các yếu tố bảo đảm tính khả thi của chính sách đó để từ đó

có những điều chỉnh cần thiết. Đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng

đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà

soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật.

Đồng thời, khi xây dựng chính sách, văn bản pháp luật hành chính cần

xem xét, cân nhắc đầy đủ đến yếu tố văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, địa

phương... nhằm đảm bảo các quy định pháp luật có thể dễ dàng đi vào thực

tiễn cuộc sống thông qua lối sống, nhận thức văn hóa của người dân, từ đó đạt

được mục tiêu mà hoạt động quản lý hành chính nhà nước hướng tới. Những

phong tục, tập quán văn hóa khác biệt của đồng bào dân tộc ở những vùng

sâu, vùng xa, vùng thiểu số rất cần được xem xét, cân nhắc; thậm chí có thể

đòi hỏi phải xem xét kết hợp giữa luật pháp với luật tục, giữa thiết chế nhà

nước với phi nhà nước… Chỉ có như vậy thì luật pháp mới được người dân

đón nhận và thực hiện một cách tự giác, tự nguyện.

Cũng cần lưu ý là đề cao vai trò tối thượng của pháp luật không có

nghĩa là phải ban hành thật nhiều văn bản pháp luật, lĩnh vực nào, ngành nào

Page 131: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

127

cũng muốn có luật, pháp lệnh riêng của mình. Cần hạn chế tình trạng có

những vấn đề xã hội tuy chưa đặt ra yêu cầu phải được điều chỉnh bởi những

văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhưng một số bộ, ngành vẫn xây dựng

các dự án luật để trình và thuyết phục được thông qua dẫn đến có những luật,

pháp lệnh có giá trị thực tiễn không cao, lãng phí các nguồn lực xã hội. Các

văn bản pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của các quan hệ xã

hội thực tế cần điều chỉnh chứ không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các

cơ quan quản lý.

Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hành chính cần chú trọng một

số giải pháp cụ thể như sau:

Một là, các chiến lược và kế hoạch xây dựng pháp luật của các cơ quan

hành chính phải có tầm nhìn dài hạn nhằm đảm bảo sự ổn định, thống nhất;

cần được hoạch địnhtrên cơ sở dự báo chính xác bối cảnh, yêu cầu của tình

hình mới đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Chiến lược, kế

hoạch phải xác định rõ lộ trình ban hành các văn bản quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành luật; phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, tổ

chức trong việc bảo đảm các điều kiện, các nguồn lực cho việc tổ chức thực

hiện pháp luật; có cơ chế cụ thể để kiểm tra, giám sát việc thi hành ở từng

bước, từng giai đoạn, đặc biệt là việc đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã

hội thực tế của những văn bản pháp luật đã được ban hành. Khắc phục triệt để

tình trạng “thông tư hoá” các Luật, Nghị định, mặc dù Luật, Nghị định đã quy

định rõ ràng, cụ thể rồi nhưng khi công dân, tổ chức yêu cầu được thực hiện

thì cơ quan, CB, CC có trách nhiệm lại không thi hành với lý do là chưa có

Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.

Hai là, hoàn thiện thể chế tổ chức và hoạt động của các CQHC, trong

đó xác định rõ vai trò kiến tạo phát triển và chức năng thực hiện quyền hành

pháp của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong

Page 132: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

128

việc lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính, bảo

đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia; phân định rõ

và quy định hợp lý mối quan hệ về thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng,

Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ,

cơ quan ngang Bộ trong quản lý nhà nước. Đối với chính quyền địa phương

cần xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính

quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp. Tăng cường tính công khai,

minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các

CQHC.

Ba là,hoàn thiện thể chế quản lý đội ngũ CB, CC: sửa đổi, bổ sung các

quy định về quyền và nghĩa vụ của người CB, CC; tiêu chuẩn và phương pháp

xác định vị trí việc làm phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị; về chức

danh, tiêu chuẩn CB, CC. Cần quy định các chế độ, chính sách về tiến cử, bồi

dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ; sửa

đổi chế độ đánh giá CB, CC theo hướng gắn với kết quả, hiệu quả công việc

và thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu phù hợp với đặc

điểm, tính chất hoạt động của mỗi loại đối tượng; Hoàn thiện các quy định

pháp luật về khen thưởng và có chế độ tiền thưởng đối với CB, CC hoàn

thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ...

Bốn là, hoàn thiện quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước

và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền

công dân; thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân và quyền giám sát của

nhân dân đối với hoạt động của CQHC và đội ngũ CB, CC.

Page 133: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

129

4.3.4.Xây dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng

tôn pháp luật

Môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng tôn pháp luật là một

môi trường thuận lợi nhằm tăng cường các hành vi hợp pháp, giảm thiểu các

hành vi vi phạm pháp luật,thiết lập trật tự cần thiết để các quan hệ quản lý

hành chính tồn tại và phát triển theo những định hướng tích cực, đảm bảo lợi

ích của Nhà nước, người dân và toàn xã hội - một giá trị tốt đẹp mà VHPL

luôn mong muốn vươn tới. Ngược lại, một nền công vụ tham nhũng, chạy

chức, chạy quyền… thì sẽ tạo ra một môi trường công vụ tiêu cực, triệt tiêu

những giá trị chuẩn mực VHPL tốt đẹp, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của

nhân dân.

Trong môi trường công vụ thượng tôn pháp luật, các CQHC quản lý xã

hội bằng pháp luật và cũng phải tuân thủ pháp luật, bất kể CQHC hay CB, CC

có sai phạm cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt nghiêm minh. Sự gương

mẫu, liêm chính của đội ngũ CB, CC sẽ góp phần xây dựng môi trường công

vụ trong sạch, minh bạch, trong đó công lý và lẽ công bằng phải được thực thi

và bảo vệ.

Để xây dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, cần chú trọng

những giải pháp cụ thể sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm và nâng

cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước,

nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Những lĩnh

vực trọng tâm cần tập trung cải cách thủ tục là:đầu tư, đất đai, xây dựng, sở

hữu nhà ở, thuế, hải quan, xuất khẩu, nhập khẩu, y tế, giáo dục, lao động…

Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết

thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức

phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

Page 134: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

130

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tinnhằm giúp cho việc

cung cấp cũng như tiếp cận các thông tin quản lý được thuận lợi, dễ dàng; tiết

kiệm thời giờ làm việc, đi lại, chi phí khi giải quyết các vụ việc hành chính

cho tổ chức, công dân.Tăng cường trao đổi văn bản, tài liệu chính thức dưới

dạng điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong

quy trình xử lý công việc của các CQHC.Đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ

công trực tuyến; công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng

thông tin điện tử hành chính của Chính phủ; xây dựng và sử dụng thống nhất

biểu mẫu điện tử.

Các Bộ, ngành và địa phương phải công bố thủ tục hành chính thuộc

phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết của mình; công khai thủ tục hành

chính trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp

giải quyết thủ tục hành chính để người dân, tổ chức biết và thực hiện. Xác lập

mối quan hệ tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Chính phủ thông

qua các phương tiện công nghệ hiện đại. Chính phủ phải gần và thuận lợi với

công dân hơn thông qua các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Ba là, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính

nhà nước nhằmđảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của người dân.Mọi

công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong thực hiện quyền tiếp

cận thông tin.Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh

bạch, thuận lợi cho công dân, đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

Minh bạch hóa quá trình soạn thảo, trình, ban hành chính sách, pháp

luật; người dân cần sớm được tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây

dựng chính sách, pháp luật. Đồng thời, cần thực hiện tốt việc phản hồi ý kiến

đóng góp của nhân dân đối với các dự án văn bản được công bố lấy ý kiến; tổ

chức địa điểm để liên hệ, tiếp nhận thông tin, xử lý các ý kiến đóng góp.

Page 135: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

131

Tăng cường đối thoại giữa CQHC với người dân, doanh nghiệp; tổ

chức lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch

vụ hành chính công do các CQHC cung cấp; xây dựng tiêu chí đánh giá và tổ

chức đánh giá về quy trình thủ tục, thái độ phục vụ của CB, CC và kết quả

giải quyết công việc. Các cơ quan, đơn vị cần thiết lập và đăng tải công khai

đường dây nóng và hòm thư góp ý để người dân, tổ chức được biết và đóng

góp ý kiến. Kết quả thực thi công vụ, chất lượng công tác thi hành pháp luật

xét đến cùng phải được đánh giá từ phía người dân vì họ chính là đối tượng

thụ hưởng, chịu sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật và hoạt động quản lý

của các CQHC. Sự hài lòng của người dân đối với chất lượng công tác thi

hành, áp dụng pháp luật chính là thước đo sự thấm nhuần các giá trị tốt đẹp

của VHPL trong hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC.

Bốn là, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính.Các CQHC phải xây

dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế, quy trình làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm

của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; bảo đảm

tính thứ bậc, cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.Cán bộ,

công chức phải chấp hành nghiêm quy định về thời giờ làm việc; không được

cố tình kéo dài thời gian xử lý công việc hoặc từ chối sự phối hợp của những

người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và

người dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.Cán bộ, công chức phải luôn cần,

kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; sử dụng phương

tiện làm việc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích; nghiêm cấm việc sử dụng các

phương tiện làm việc của cơ quan không đúng với quy định.

Năm là, kiên quyết đấu tranh phòng và chống tham nhũng trong các cơ

quan hành chính.Một mặt hoàn thiện quy định pháp luật nhằmngăn chặn

những hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tham nhũng;quy định trách

nhiệm cụ thể củangười đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại đơn vị được

Page 136: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

132

giaoquản lý. Tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để bảo đảm quyền lực

được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, để quyền lực không bị “tha

hóa”. Cơ chế kiểm soát quyền lực là quyền hạn phải được ràng buộc bằng

trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách

nhiệm càng lớn; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền hạn phải truy cứu

trách nhiệm và xử lý triệt để, nghiêm minh, kịp thời và công khai với những

mức hình phạt thích đáng đối với các hành vi tham nhũng.

Mặt khác, cần đổi mới chế độ, chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ,

khen thưởng đối với CB, CC sao cho tương xứng với tính chất, đặc điểmlao

động của họ, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức

công vụ, đạo đức nghề nghiệp.Chú trọng công tác khen thưởng, tôn vinh động

viên những CB, CC mẫn cán, tận tụy trong hoạt động công vụ, tạo thành

những tấm gương điển hình về đạo đức công vụ để các CB, CC học tập, noi

theo.

4.3.5.Đề cao và có cơ chế hữu hiệu đảm bảo trách nhiệm công vụ,

trách nhiệm của người đứng đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà

nước

Trên phương diện pháp luật, trách nhiệm công vụ là yếu tố chủ yếu,

quan trọng nhất trong việc đảm bảo thực hiện quy phạm pháp luật cũng như

tính nghiêm minh của pháp chế, từ đó góp phần nâng cao VHPL trong các

CQHC. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thực thi, áp dụng

pháp luật, người CB, CCphải thực thi công vụ phù hợp với quy định của pháp

luật và gánh chịu những hậu quả do không thực hiện hay thực hiện không

đúng các nghĩa vụ của mình, đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật. Nếu

không đề cao trách nhiệm công vụ của CB, CC sẽ tất yếu dẫn đến thực tế

“một bộ phận CB, CC có tinh thần phục vụ kém, thiếu trách nhiệm, sách

Page 137: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

133

nhiễu, tiêu cực trong khi việc kiểm tra, xử lý chưa quyết liệt, nghiêm túc”

như phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về

đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức ngày 26

tháng 3 năm 2015.

Để đảm bảo trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của người đứng

đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cần thực hiện những giải

pháp cụ thể sau:

Một là,đề cao trách nhiệm công vụ cần phải đổi mới phương thức làm

việc của các CQHC và công tác quản lý đội ngũ CB, CC theo hướng rõ trách

nhiệm của từng cá nhân, tổ chứctheo các cấp hành chính, theo các vị trí lãnh

đạo, quản lý; tham mưu; thừa hành... Mỗi cơ quan, đơn vị được giao nhiệm

vụ cụ thể, rõ ràng và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm quản lý, điều

hành đội ngũ CB, CC thuộc quyền thực thi nhiệm vụ. Mỗi CB, CC phải được

phân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm

vụ, công vụ của mình.Tăng cường công tác đánh giá CB, CC theo hướng gắn

với kết quả, hiệu quả công việc và đề cao trách nhiệm người đứng đầu; thực

hiện nguyên tắc cấp trên đánh giá cấp dưới, phù hợp với đặc điểm, tính chất

hoạt động của mỗi loại đối tượng.

Hai là, phải thiết lập được cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện trách

nhiệm công vụ của người CB, CC. Cơ chế kiểm soát đó không chỉ tập trung

vào các công cụ quản lý nội bộ mà cần phải phát huy vai trò và huy động sự

tham gia, vào cuộc của các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí, các phương tiện

thông tin đại chúng… Phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của người dân trong

tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận những hành vi vi

phạm, gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính; cổ vũ, động viên kịp

thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm

vụ, công vụ của CB, CC hành chính.

Page 138: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

134

Ba là, cần đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, tổ

chức. Thực tế thời gian qua cho thấy ở một số cơ quan đã để xảy ra nhiều

hành vi vi phạm pháp luật kéo dài, thậm chí đã gây ra những hậu quả nặng

nề, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức nhưng

người đứng đầu cơ quan đó không bị xử lý về trách nhiệm, hoặc chỉ xử lý

bằng những hình thức kỷ luật không thích đáng như cảnh cáo, khiển trách...

Chính điều này đã gây nên những bất bình trong dư luận xã hội và làm suy

giảm lòng tin của người dân vào các cơ quan công quyền.

Chính vì vậy phải quy định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm

của người đứng đầu đối tất cả hoạt động của cơ quan mình, trong đó có vấn

đề xây dựng VHPL, nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ CB, CC, đảm bảo

chất lượng xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, đảm bảo tính pháp quyền

trong tổ chức thực thi, áp dụng văn bản pháp luật. Người đứng đầu phải chịu

trách nhiệm hành chính thích đáng và đến cùng đối với những vi phạm kỷ luật

hành chính, rối loạn trật tự, kỷ cương ở cơ quan, ngành, địa phương mình, đặc

biệt là để xảy ra việc CB, CC thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành

vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận, giải quyết công việc của

người dân và doanh nghiệp… Người đứng đầu phải là tấm gương mẫu mực

về tri thức, hiểu biết pháp luật cũng như thái độ tôn trọng, tuân thủ đầy đủ

pháp luật.

Tuy nhiên, đề cao trách nhiệm cũng phải đi kèm với việc giao thẩm

quyền đầy đủ cho người đứng đầu. Họ phải được trao đầy đủ thẩm quyền

trong việc sử dụng các phương pháp quản lý, các công cụ trong việc thiết lập

và duy trì trật tự kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan, đơn vị do mình đứng đầu.

Thủ trưởng cơ quan phải có quyền lực thực sự và có cơ chế đảm bảo tính uy

nghiêm, thứ bậc đối với CB, CC cấp dưới nhằm bảo đảm sự phục tùng kỷ luật

hành chính của CB, CC.

Page 139: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

135

4.3.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng

pháp luật trong các cơ quan hành chính

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý

các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,

chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các

biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,

hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra, kiểm tra góp

phần hướng tới xây dựng một môi trường công vụ trong sạch, đảm bảo tính

nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ và phát triểnnhững giá trị tốt đẹp của

VHPL trong các CQHC.

Để thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng

pháp luật trong các CQHC, cần chú trọng những giải pháp sau:

Một là,phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá

trình tham mưu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ lợi ích

cục bộ trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản. Đồng thời, thanh tra,

kiểm tra cũng cần tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện các quy định pháp

luật, các quyết định quản lý; xem xét hiệu quả thực thi, áp dụng pháp luật

trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, làm rõ nguyên nhân và trách

nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi các văn bản, quy định không được thực

hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Hoạt động thanh tra cần tập

trung hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm

pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và

cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản

lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và cải cách hành chính, phòng, chống

tham nhũng, lãng phí của các ngành, các cấp.

Page 140: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

136

Hai là, nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập

trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm,

tham nhũng, như quản lý đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai, tài sản

công; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; quản lý

tài chính, thu chi ngân sách; quản lý thị trường chứng khoán, tiền tệ; quản lý

và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; quản lý, sử dụng vốn, tài sản

và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước... Tăng cường thanh tra trách

nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó phát hiện, xử lý vi phạm

và chấn chỉnh quản lý, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong

công tác này.

Ba là, cơ quan thanh tra cần chủ động nắm tình hình dư luận và đơn, thư

khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân để nghiên cứu, đề xuất và tiến hành

các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó kịp thời

phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật, tham nhũng. Phát huy vai trò, tiếng

nói của người dân, dư luận xã hội trong việc giám sát, kiểm soát quyền lực

cũng như việc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của CQHC và đội ngũ CB, CC;

phải tạo nên những “sức ép” để CB, CC phải cảm thấy xấu hổ khi không thực

hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân, làm thiệt hại lợi ích

của đất nước, của nhân dân.

Bốn là, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu,

phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp, đặc

biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý

nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Page 141: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

137

Tiểu kết chương 4

Chương 4 đã phân tích yêu cầu của tình hình mới đặt ra đối với việc

nâng cao VHPL trong các CQHC, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải

pháp nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC.

Các yêu cầu của tình hình mới đối với việc nâng cao VHPL trong

CQHC được đề cập bao gồm: xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

XHCN của dân, do dân, vì dân; cải cách nền hành chính nhà nước; yêu cầu

của người dân và xã hội đối với Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; yêu

cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế…Trên cơ sở các yêu cầu đó, chương 4

đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC, bao gồm:

- Xây dựng, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành thói quen

tôn trọng và tuân thủ pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hành chính theo

hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định.

- Xây dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng tôn

pháp luật.

- Đề cao và có cơ chế hữu hiệu đảm bảo trách nhiệm công vụ, trách

nhiệm của người đứng đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng pháp

luật trong các cơ quan hành chính.

Các nhóm giải pháp mà chương 4 đề xuất luôn có mối quan hệ mật

thiết, tác động qua lại với nhau và tương hỗ nhau. VHPL trong các CQHC chỉ

có thể được nâng cao, hoàn thiện khi các nhóm giải pháp này được tiến hành

một cách đồng bộ và toàn diện.

Page 142: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

138

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa, việc

xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính càng trở

nên quan trọng hơn bao giờ hết.Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính

chỉ có thể đạt được khi hoạt động quản lý hành chính và hoạt động thực thi

công vụ của đội ngũ cán bộ, công chứcđược tiến hành trong môi trường văn

hóa dân chủ, trọng pháp. Đặc biệt, việc xây dựng và phát triển của kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

đã tạo nên môi trường, điều kiện mới cả về nhận thức lẫn về thực tiễn đối với

việc xây dựng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam.

Với nội dung 4 chương, trong đóchương 1 bàn về tổng quan tình hình

nghiên cứu; chương 2 tập trung phân tích những vấn đề lý luận về văn hóa

pháp luật trong cơ quan hành chính; chương 3 đánh giá thực trạng văn hóa

pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam và chương 4 đề xuất quan

điểm, giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính,luận

án “Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay”

đã tập trunggiải quyết những vấn đề cụ thể sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính gồm:Khái niệm, đặc điểm, nội dung của văn hóa pháp luật trong các cơ

quan hành chính; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển văn

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa

pháp luật trong các cơ quan hành chính.

- Đánh giá được thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính

ở Việt Nam,những kết quả tích cực đã đạt được; những hạn chế còn tồn tại và

nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt ra

đối với việc nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt

Nam hiện nay.

Page 143: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

139

-Trên cơ sở làm rõ yêu cầu của tình hình mới đối với việc nâng cao văn

hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, luận án đã đề xuất các quan

điểm, nhóm giải pháp nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính.

Trong quá trình triển khai thực hiện Luận án, nghiên cứu sinh luôn cố

gắng bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như đi sâu, phân tích lý

giải các câu hỏi nghiên cứu của đề tài Luận án. Những kết quả mà Luận án

đạt được đã bước đầu cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất quan

điểm và các giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính luôn là một vấn đề lớn, phức tạp, còn rất nhiều

vấn đề lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục làm rõ hơn trong thời gian tới.

Ngoài ra, hoàn thiện văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước

luôn là một quá trình lâu dài.Nó luôn diễn ra song song, đồng thời với quá

trình phát triển, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà

nước. Chính vì vậy, rất cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu, cụ thể hơn cả

trên phương diện lý luận cũng như đánh giá, tổng kết thực tiễn làm căn cứ cho

việc nâng cao văn hóa pháp luậttrong cáccơ quan hành chínhđáp ứng yêu cầu

của tình hình mới./.

Page 144: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

140

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TT

Các bài báo đã công bố

1 “Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa công sở trong các cơ quan

hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ,

2/2015.

2 “Xây dựng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở nước ta

hiện nay”, Tạp chí Khoa học nội vụ, 9/2017.

3 “Các yếu tố tác động đến xây dựng văn hóa pháp luật trong cơ quan

hành chính nhà nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước, 11/2017.

4 “Nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước”,

Tạp chí Cộng sản, 12/2017.

5 “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về văn hóa công sở ở Việt

Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, 12/2017.

6 “Các yếu tố cấu thành văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính

nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 1/2018.

Page 145: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương,Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị. 2005.Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020, ban hành ngày24/05/2005, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2016), Báo cáo sơ kết

công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2015 và triển khai kế

hoạch cải cách hành chính 2016 - 2020.

4. Bộ Nội vụ (2014, 2017), Báo cáo kết quả xác định chỉ số cải cách hành

chính - Par Index 2014, 2017 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND

các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam

(2015), Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính - SIPAS

2015.

6. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số 12/BC-BTPtổng kết công tác tư pháp

năm 2015, nhiệm kỳ 2011- 2015; định hướng nhiệm kỳ 2016 - 2020 và

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác 2016, ban hành ngày 20/01/2016,

Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Báo cáo số 348/BC-CP về việc thực hiện chính sách,

pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức.

8. Chính phủ (2017), Báo cáo số 460/BC-CP về công tác phòng,chống

tham nhũng, ban hành ngày18/10/2017. Hà Nội.

9. Chính phủ (2011), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/QĐ-

CP), ban hành ngày08/11/2011. Hà Nội.

Page 146: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

142

10. Chính phủ (2017), Báo cáo số 392/BC-CP về việc thực hiện chính sách,

pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn

2011-2016, ban hành ngày22/9/2017. Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Chiến (2018), Cơ chế bảo đảm dân chủ trong hệ thống

pháp luật Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế của quyền lực nhà nước, Nxb

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Đăng Dung (2010), Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước,

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, XI, XII, NXB Chính trị quốc gia.

16. Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo “Nhà nước kiến tạo

phát triển - Lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”.

17. Tạ Xuân Đại, Đề tài khoa học cấp nhà nước KH.04.03: “Xây dựng nhà

nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt nam”.

18. Vũ Đức Đán, Lưu Kiếm Thanh (2004), Tổ chức và hoạt động của bộ

máy chính quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai

đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Đoan (2013), Pháp luật với lối sống theo pháp luật và

văn hóa giao tiếp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và

Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

22. Học viện Hành chính quốc gia, Đề tài khoa học cấp nhà nước “Văn hóa

công vụ ở Việt Nam hiện nay” (2015), mã số KX03.13/11-15.

Page 147: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

143

23. Tô Tử Hạ (chủ biên) (2003),Từ điển Hành chính, Nxb Lao động - Xã

hội, Hà Nội.

24. Tô Tử Hạ (1998), Cán bộ, công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Hồng Hạnh (2017), Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước

pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Trần Hoàng, Trần Việt Hoa (2005), Văn hóa ứng xử nơi công sở, NXB.

Văn hóa thông tin, Hà nội.

27. Hồ Chí Minh(1995),Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, tr.258-259, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

29. Hồ Chí Minh(2011), Toàn tập, tập 10, tr453, Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

30. Nguyễn Quang Minh. 2012.Quy trình lập hiến trong Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học

xã hội.

31. Hà Quang Ngọc, Nguyễn Minh Phương (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh

về tổ chức nhà nước và cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

32. Phạm Duy Nghĩa. 2008.“Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật”, Tạp

chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24, 1-8.

33. Trần Nghị (2017), Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi

công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, Nxb

Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

34. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực

tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị Quốc gia.

35. Quốc Hội, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013,

1992, 1980, 1959, 1946.

36. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.

Page 148: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

144

37. Quốc Hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

38. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức Chính phủ

39. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương

40. Quốc Hội (2013), Luật Tiếp công dân

41. Quốc Hội (2016), Luật Tiếp cận thông tin

42. Quốc Hội (2015), Luật Trưng cầu ý dân

43. Hoàng Thị Kim Quế - Ngô Huy Cương (đồng chủ biên) (2011), Văn

hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên

ngành, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

44. Mai Hồng Quang. 2015.Văn hóa hiến pháp ở Việt Nam: Những vấn đề

lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

45. Bùi Ngọc Sơn (2004), Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh

văn hóa Việt Nam, Nxb Tư pháp, tr. 10, Hà Nội.

46. Nguyễn Quốc Sửu (2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ,

công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Nguyễn Văn Thâm (2001), Tổ chức điều hành hoạt động của các công

sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Phạm Hồng Tung, Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa

chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, 2008.

49. Phạm Ngọc Thanh (chủ biên) (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản

lý - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.

50. Lê Thanh Thập. 1999. “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa pháp luật

ở nước ta”, Tạp chí Luật học, số 2, năm 1999.

51. Lê Thanh Thập. 2010. “Quan hệ tương tác giữa văn hóa pháp luật và

văn hóa quản lý”, Tạp chí Luật học, số 3.

52. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án

“Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, ban hành ngày

18/10/2012. Hà Nội.

Page 149: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

145

53. Từ điển tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng.

54. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2005), Nxb. Từ điển Bách Khoa.

55. Từ điển Luật học (2006), Nxb. Từ điển Bách Khoa.

56. Unesco,Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 11/1989.

57. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013), Báo cáo số 500/BC-ĐGS về kết

quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển

dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,

ban hành ngày 20/9/2013. Hà Nội.

58. Đào Trí Úc (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

59. Đào Trí Úc (2007), Đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các

giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta, Nxb Công

an nhân dân.

60. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật những vấn đề cơ bản,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

61. Võ Khánh Vinh (2013), Luật học so sánh, Nxb Khoa học xã hội.

62. Võ Khánh Vinh (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ Quyền con người,

Nxb Khoa học xã hội.

63. Bùi Thế Vĩnh (chủ biên) (1999), Thiết kế tổ chức các cơ quan hành

chính, Nxb Chính trị quốc gia.

64. Viện Khoa học pháp lý (2009), Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý

luận đến thực tiễn, Báo cáo tổng thuật đề tài KX.03.03/06/10.

65. Viện Khoa học pháp lý (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đánh giá

quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn

2005 - 2015”, Hà Nội.

66. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2016), Nghiên cứu cơ sở

lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công

chứcvà những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Báo cáo

tổng hợp đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐLXH.12/14.

Page 150: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

146

67. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2017), Báo cáo tổng hợp

dự án “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực

hiện dân chủ cơ sở”.

68. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2014), Chuyên đề khoa

học “Kinh nghiệm nước ngoài về Văn hóa công vụ”.

69. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2015), Kỷ yếu hội thảo

khoa học “Trách nhiệm công vụ”.

70. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2005), Hành chính công và

quản lý hiệu quả Chính phủ, Biên dịch: Nguyễn Cảnh Chắt, Nxb Lao

động - Xã hội, Hà nội.

Tài liệu nước ngoài

71. Ali ACAR (Winter 2006), The concept of legal culture(Thuật ngữ Văn

hóa pháp luật), Ankara Law Review, Vol.3 No2, pp.143-153.

72. Andy Al Fatih (2014), MPA**, Văn hóa tổ chức: Thách thức về hội

nhập khu vực và toàn cầu, trình bày tại Hội nghị Quốc tế của Tổ chức

Hành chính Miền Đông Thế giới (EROPA).

73. Fiona Cownie (2004) Legal Academics: Culture and Identities (Học

thuật pháp lý: Văn hóa và bản sắc văn hóa), Nxb Hart Publishing.

74. International Encyclopedia of Social and Behavioral Sciences, Legal

Culture và Legal Consciousness(Văn hóa pháp luật và Ý thức pháp

luật), 2001. www. Iesbs.com.

75. James L.Gibson and Gregory A.Caldeira, The Legal Cultures of Europe

(Văn hóa pháp luật của châu Âu), Law and Society review, vol. 30, No.

1 (1996), pp. 55-86. Published by: Blackwell Publishing on behalf of

the Law and Society Association.

76. Julia Shamir (June 2012), The legal Culture and Migration: structure,

antecedents and consequences (Sự du nhập của văn hoá pháp luật: Lịch

sử, cấu trúc và kết quả), A dissertation submitted to the school of law

and the committee on graduate studies of Stanford University.

Page 151: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

147

77. Karen Prokopec (2013), Strengthening public sector value through

culture change (Tăng cường giá trị khu vực công thông qua thay đổi

văn hóa), Centre for Innovation and Workplace Culture in the

government of Ontario, Volume: 19 Issue

78. Kjell A Modeer, Comparative legal Cultures - A Reader in

Comparative legal History(So sánh văn hoá pháp luật- Từ góc nhìn của

nhà nghiên cứu lịch sử Luật So sánh), Lund University, Faculty of

Law, p.278].

79. Priska Gisler, Saha Steinert Borella, Caroline Wiedmer (eds) (2012),

Intersections of Law and Culture (Mối liên hệ giữa pháp luật và văn

hóa), Nxb. Palgrave Macmillan UK.

80. Public service principles for EU civil servants (Nguyên tắc công vụ

dành cho công chức Liên minh châu Âu),

http://www.ombudsman.europa.eu/en/resources/otherdocument.faces/e

n/11069/html.bookmark.

81. Roger Cotterrell (2006) Law, Culture and Society: Legal Ideas in the

Mirror of Social Theory (Law, Justice and Power) (Luật, Văn hóa và

Xã hội: Tư tưởng pháp lý theo lý thuyết xã hội (Luật, Tư pháp và

Quyền lực), Nxb: Ashgate Publishing, Ltd.

82. SlametWidodo (2014 ), Cải cách chiến lược để nâng cao độ tin cậy và

tính liêm chính của chính quyền địa phương, trình bày tại Hội nghị

Quốc tế của Tổ chức Hành chính Miền Đông Thế giới (EROPA).

83. Teo Chee Hean, Deputy Prime Minister, Minister in charge of the Civil

Service and Minister for

HomeAffairs,https://www.psd.gov.sg/content/psd/en/media/parliament

ary_replies_14February2012.html

84. The World Bank (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi,

NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.

Page 152: VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở … · của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện

148

85. The World Bank (2014), Báo cáo tổng hợp “Công khai thông tin quản

lý đất đai ở Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà nội.

86. UNDP (2014), Tổng quan báo cáo Papi 2014 (chỉ số Hiệu quả quản trị

và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam).

87. UNDP (2017), Tổng quan báo cáo Papi 2017 (chỉ số Hiệu quả quản trị

và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam).

88. UNDP - Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo khảo sát thực trạng thu nhập ngoài

lương trong tiền lương - thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, Hà

Nội.

89. Wiener, R.L, Bornstein, B.H., Schopp, R., Willborn, S.L. (Eds.),

(2007), Social Consciousness in Legal Decision Making (Ý thức xã hội

trong việc ra quyết định pháp lý), Nxb Springer US.