VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin...

210
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHÁNH BÌNH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN DẾN NĂM 2025 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018

Transcript of VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin...

Page 1: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHÁNH BÌNH

VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN DẾN NĂM 2025

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

Page 2: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHÁNH BÌNH

VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS NGUYỄN BÁ NGỌC

2. TS. NGHIÊM XUÂN ĐẠT

HÀ NỘI - 2019

Page 3: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số

liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu

trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực.

Tác giả

Nguyễn Khánh Bình

Page 4: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC

LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ............................................................. 9

1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ...................................................................................... 9

1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm .................................................................. 9

1.1.2. Nghiên cứu lao động, việc làm khu vực nông thôn ................................ 11

1.1.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn ............... 14

1.2. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC ................................................................................... 16

1.2.1. Nghiên cứu việc làm nói chung .............................................................. 17

1.2.2. Nghiên cứu việc làm lao động nông thôn ............................................... 19

1.2.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn ............... 22

1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 25

1.3.1. Những kết quả được khẳng định về mặt khoa học, thực tiễn ................. 25

1.3.2. Khoảng trống và một số vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ............... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 28

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN .......................................................................................................... 29

2.1. CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................. 29

2.1.1. Việc làm và thị trường lao động ............................................................. 29

2.1.2. Thanh niên nông thôn và đặc điểm việc làm thanh niên nông thôn ....... 37

2.1.3. Ý nghĩa của việc làm đối với thanh niên nông thôn ............................... 39

2.2. CÁC LÝ THUYẾT VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VIỆC

LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ................................................................. 41

2.2.1. Các lý thuyết việc làm ............................................................................ 41

2.2.2. Nội hàm việc làm thanh niên nông thôn ................................................. 48

2.2.3. Xu hướng việc làm thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập

và yêu cầu đặt ra đối với các khu vực đô thị hóa nhanh .................................. 50

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN ................................................................................................................ 52

Page 5: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

iii

2.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện .............................................. 52

2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cầu lao động ..................................................... 55

2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cung lao động ................................................... 57

2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về kết nối cung – cầu lao động ............................. 59

2.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG

THÔN ............................................................................................................................. 61

2.4.1. Các tiêu chí đánh giá quy mô và cơ cấu việc làm .................................. 61

2.4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm thanh niên ............................ 61

2.5. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM VÀ VIỆC LÀM THANH NIÊN

NÔNG THÔN, BÀI HỌC RÚT RA CHO HÀ NỘI ................................................... 63

2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ...................................... 63

2.5.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết việc làm

của thanh niên nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ............................ 68

2.5.3. Bài học rút ra cho Hà Nội ....................................................................... 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 72

Chương 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO

THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................ 73

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI VÀ NHU CẦU

VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN NÔNG THÔN ............................................... 73

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Hà Nội............................................. 73

3.1.2. Đặc điểm thanh niên nông thôn Hà Nội và nhu cầu việc làm của họ .... 77

3.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 79

3.2.1. Quy mô việc làm và thất nghiệp của thanh niên nông thôn Hà Nội ...... 79

3.2.2. Cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội.............................. 85

3.2.3. Chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội ......................... 89

3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 94

3.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện .............................................. 94

3.3.2. Nhu cầu lao động đối với thanh niên nông thôn .................................. 104

3.3.3. Cung lao động thanh niên nông thôn Hà Nội ....................................... 109

3.3.4. Kết nối cung cầu lao động .................................................................... 115

Page 6: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

iv

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ

NỘI ............................................................................................................................... 118

3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 118

3.4.2. Những hạn chế, yếu kém ...................................................................... 118

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .......................................... 119

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 123

Chương 4. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH

NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 ........................ 125

4.1. BỐI CẢNH VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VỀ VIỆC LÀM THANH

NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................... 125

4.1.1. Bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến

năm 2025 ........................................................................................................ 125

4.1.2. Nhu cầu việc làm đối với thanh niên nông thôn ................................... 126

4.1.3. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu về việc làm và tạo việc

làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội ............................................................ 130

4.2. QUAN ĐIỂM CỦA NCS VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN

HÀ NỘI ........................................................................................................................ 132

4.3. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI .............................................................................................. 136

4.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải thiện PCI hướng đến khởi

nghiệp, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm ......................... 136

4.3.2. Phát triển cầu lao động, tạo việc làm và tái cấu trúc việc làm ............. 148

4.3.3. Nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên ................................... 155

4.3.4. Kết nối cung cầu lao động .................................................................... 161

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 164

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 165

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................... 167

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168

Page 7: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AEC Cộng đồng Kinh tế Asean

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

CPTPP Hiệp định đối tác tiến bộ và toàn diện

xuyên Thái Bình Dương

CN Công nghiệp

CNC Công nghệ cao

CP Chính phủ

DN Doanh nghiệp

DV Dịch vụ

DVVL Dịch vụ việc làm

ĐH - CĐ Đại học – cao đẳng

GQVL Giải quyết việc làm

HĐND Hội đồng nhân dân

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KT – XH Kinh tế - xã hội

LĐ Lao động

LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hội

LĐXK Lao động xuất khẩu

LLLĐ Lực lượng lao động

NCS Nghiên cứu sinh

NĐ Nghị định

NLĐ Người lao động

Page 8: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

vi

NTM Nông thôn mới

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PTNN Phát triển nông thôn

QH Quốc hội

QLLĐ Quản lý lao động

QLNN Quản lý Nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

TCTK Tổng cục thống kê

THCS Trung học cơ sở

THCN Trung học chuyên nghiệp

TN Thanh niên

TNNT Thanh niên nông thôn

TP Thành phố

TV Thành viên

TW Trung ương

TTLĐ Thị trường lao động

UBND Ủy ban nhân dân

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XKLĐ Xuất khẩu lao động

Page 9: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Dân số Hà Nội và thanh niên Hà Nội, theo nhóm tuổi và khu vực

nông thôn- thành thị, giai đoạn 2012-2017 .................................................... 76

Bảng 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hà Nội năm 2012 và 2017, chia

theo đô thị - nông thôn, nam - nữ và theo nhóm tuổi ..................................... 80

Bảng 3.3: Việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội, giai đoạn

2012-2017 ....................................................................................................... 81

Bảng 3.4: Tỷ lệ việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội so với

tổng việc làm nông thôn và tổng việc làm thanh niên HN, giai đoạn

2012-2017 ....................................................................................................... 82

Bảng 3.5. Đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm của thanh niên nông thôn ............... 82

Bảng 3.6. Các vấn đề mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất khi tìm kiếm

việc làm ........................................................................................................... 83

Bảng 3.7. Nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp .................................. 83

Bảng 3.8. Đánh giá mức độ khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp trong

tuyển dụng lao động ....................................................................................... 84

Bảng 3.9. Các biện pháp chủ yếu để thu hút lao động của các đơn vị, doanh nghiệp ..... 85

Bảng 3.10a : Cấu trúc việc làm theo giới và độ tuổi của thanh niên nông thôn ....... 86

Bảng 3.10b: Cấu trúc việc làm theo ngành và nghề của thanh niên nông thôn ........ 88

Bảng 3.10c: Cấu trúc việc làm theo vị thế của thanh niên nông thôn Hà Nội .......... 89

Bảng 3.11. Thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội làm công hưởng lương

(2012 - 2017) .................................................................................................. 90

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn với mức thu

nhập thực tế..................................................................................................... 91

Bảng 3.13. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm của thanh niên nông

thôn Hà Nội, giai đoạn 2012-2017 ................................................................. 91

Bảng 3.14. Hình thức hợp đồng lao động mà thanh niên nông thôn ........................ 92

được ký khi được tuyển dụng .................................................................................... 92

Bảng 3.15. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của thanh niên nông thôn sau khi được

tuyển dụng ...................................................................................................... 93

Page 10: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

viii

Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên nông thôn sau

khi được tuyển dụng ....................................................................................... 93

Bảng 3.17. Kết quả cho thanh niên vay vốn ........................................................... 101

Bảng 3.18: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành ........ 105

Bảng 3.19: Dân số thanh niên Hà Nội và dân số thanh niên nông thôn Hà Nội

theo nhóm tuổi giai đoạn 2012-2017 ............................................................ 110

Bảng 3.20: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thanh niên Hà Nội, thanh niên

nông thôn Hà Nội chia theo giới tính, giai đoạn 2012-2017 ........................ 111

Bảng 3.21: Cơ cấu thanh niên Hà Nội theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai

đoạn 2012 - 2017 .......................................................................................... 112

Bảng 3.22. Nhu cầu được đào tạo nghề và tỷ lệ được học nghề của thanh niên

nông thôn Hà Nội so với nhu cầu ................................................................. 114

Bảng 3.23. Kết quả tư vấn, đào tạo nghề của Trung tâm giới thiệu việc làm

thanh niên Hà Nội thuộc Thành đoàn Hà Nội .............................................. 115

Bảng 3.24. Điểm yếu của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội .............................. 116

Bảng 3.25. Hiệu quả của trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội ......... 116

Bảng 3.26. Kênh thông tin việc làm mà thanh niên nông thôn sử dụng để tìm

kiếm việc làm ................................................................................................ 117

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng dân số ...................................................................... 127

Bảng 4.2. Dân số Thủ đô ......................................................................................... 128

Bảng 4.3. Cơ cấu việc làm ...................................................................................... 129

Bảng 4.4. Dân số tham gia hoạt động kinh tế và chất lượng lao động nông thôn .. 129

Bảng 4.5. Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn đến

năm 2025 ...................................................................................................... 132

Page 11: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Vị trí của thị trường lao động trong hệ thống trao đổi .............................. 35

Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội ........................................................................ 73

Hình 3.2: Vai trò kinh tế của Hà Nội ........................................................................ 75

Page 12: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việc làm là nhu cầu cơ bản của mọi người lao động, nó thực hiện các chức năng

kinh tế, tâm lý, xã hội quan trọng trong quá trình đóng góp vào sự phát triển của một

quốc gia. Đối với thanh niên – lực lượng luôn đi đầu trong xây dựng và phát triển đất

nước, việc xây dựng chiến lược việc làm và phát triển lực lượng lao động trẻ vừa là

mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và vị thế cạnh tranh của đất nước.

Nghị quyết lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ nhiệm

vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện

đời sống cho thanh niên".

Đối với Hà Nội, trong những năm gần đây quy mô lao động tăng nhanh về

mặt cơ học, nhất là lao động khu vực nông thôn do chịu ảnh hưởng của thực hiện

quyết định mở rộng địa giới hành chính. Từ 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số

15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, dân số Hà Nội tăng từ

3,6 triệu người lên 6,4 triệu người sau khi hợp nhất, dân số trong tuổi lao động tăng

từ 2,256 triệu người lên 4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động

kinh tế là 3,2 triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương

ứng 5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố. Năm 2017, quy

mô dân số của Hà Nội là 7,6 triệu người, trong đó có 4,9 triệu người trong độ tuổi

lao động.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi

cơ cấu kinh tế, chuyển mục đích sử dụng một bộ phận đất nông nghiệp sang phục vụ

quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm công

nghiệp. Quá trình này có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình

nông nghiệp, nông thôn. Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đổi nghề

nghiệp, thích ứng với đời sống nông thôn trong quá trình đô thị hóa nhanh, hội nhập

với những chuẩn mực và yêu cầu mới. Vấn đề giải quyết việc làm, tạo cơ hội tăng thu

nhập và phát triển nghề nghiệp để đảm bảo nhu cầu của người lao động nói chung và

Page 13: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

2

của thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông

nghiệp, nông thôn Hà Nội trở nên ngày càng bức thiết.

Quá trình hội nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm

một bộ phận lao động nông nghiệp, nhất là thanh niên nông thôn làm nảy sinh vấn

đề thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả của sản xuất công

nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện mới. Yêu cầu bức bách về

việc làm, thu nhập và phát triển nghề nghiệp đòi hỏi lực lượng lao động thanh niên

phải có năng lực, có sức khỏe, được đào tạo và tích lũy kịp thời các tiến bộ khoa học

công nghệ để tham gia dịch chuyển từ các khâu sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng

thấp sang các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Có tri thức, có năng lực

thì người thanh niên nông thôn mới có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh

doanh trong một môi trường có chính sách công bằng, minh bạch giữa các chủ thể

tham gia thị trường, đồng thời dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, áp

dụng các phương thức quản lý và phương pháp sản xuất mới, tìm hiểu thị trường và

thậm chí là dẫn dắt nhu cầu để phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra các chủng loại

sản phẩm với giá trị cao hơn.

Mặc dù đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác

nhau về việc làm và giải quyết việc làm, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu

sâu về việc làm và chính sách việc làm, các chỉ tiêu đánh giá việc làm (quy mô, cấu

trúc, chất lượng), các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp giải quyết việc làm cho đối

tượng thanh niên ở khu vực nông thôn Hà Nội - một khu vực đặc thù của cả nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và chính

sách việc làm cho thanh niên nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp việc làm cho

thanh niên nông thôn Hà Nội là hết sức cần thiết. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn

đề tài: “Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn đến 2025” làm đề tài

luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, mã số 9 34 04 10.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu là đề xuất được các giải pháp về việc làm (quy mô, cơ

cấu, chất lượng) và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội trong điều

kiện hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Page 14: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề việc làm và chính sách việc làm cho

thanh niên nông thôn; phân tích những đặc điểm và yêu cầu việc làm cho thanh niên

nông thôn ở những thành phố lớn trong điều kiện mới; kinh nghiệm tạo việc làm

của các nước/các địa phương cho thanh niên nông thôn.

- Đánh giá, phân tích thực trạng việc làm và chính sách việc làm cho thanh

niên nông thôn Hà Nội.

- Đề xuất quan điểm và giải pháp về việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội, giai đoạn đến năm 2025.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề việc làm và thể chế, chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn,

bao gồm cả khung khổ pháp lý phát triển nói chung và các chính sách tăng cầu lao

động, chính sách nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên nông thôn cũng như

hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội.

- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn 17 huyện ngoại thành Hà Nội.

- Về thời gian: số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2012-2017; số liệu sơ

cấp thu thập vào năm 2016; các giải pháp chính sách được đề xuất cho giai đoạn

đến năm 2025.

4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA

LUẬN ÁN

4.1. Cách tiếp cận và khung nghiên cứu

4.1.1. Cách tiếp cận

Để đạt được mục tiêu đề ra và làm rõ các giả thiết nghiên cứu, NCS sử dụng

cách tiếp cận tổng hợp và liên ngành trong quản lý kinh tế về việc làm và chính sách

việc làm đối với thanh niên nông thôn trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược,

chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc thù của địa phương, với thị trường lao

động và các vấn đề phát triển doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển

nguồn nhân lực, cải thiện kết nối cung - cầu lao động.

Page 15: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

4

NCS vận dụng quan điểm và cách tiếp cận hệ thống để phân tích nội hàm và

các yếu tố có ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn như: nhóm nhân tố

về thể chế chính sách, nhóm nhân tố về cầu lao động, cung lao động và kết nối cung

cầu lao động. Đồng thời, luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá quy mô, cơ cấu và

chất lượng việc làm đối với thanh niên nông thôn tại cấp địa phương trong điều kiện

hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

NCS cũng sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia với các đối tượng như: thanh

niên hộ gia đình; thanh niên tham gia sinh hoạt các đoàn thể; thanh niên trở về sau khi

xuất khẩu lao động ...trong điều tra và phân tích thực trạng việc làm của thanh niên

nông thôn Hà Nội.

4.1.2. Khung nghiên cứu

* Các câu hỏi nghiên cứu

- Nội hàm việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn là gì?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn? Những chỉ

tiêu nào phản ánh việc làm của thanh niên nông thôn?

- Thực trạng việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn

Hà Nội thế nào? Kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc làm

và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn Hà Nội? Những giải pháp giải

quyết vấn đề việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội là gì?

* Lý thuyết nghiên cứu

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên, tác giả sẽ vận dụng các lý

thuyết, trong đó sử dụng kết hợp cả: Trường phái thể chế; Lý thuyết trường phái

trọng cung, đặc biệt là lý thuyết “vốn con người”; Lý thuyết trường phái trọng cầu

(trường phái Keynes), lý thuyết kỳ vọng thu nhập; và các lý thuyết thị trường lao

động cũng như dịch chuyển lao động trong quá trình phát triển.

* Giả thuyết nghiên cứu

Phải chăng muốn tăng quy mô, thay đổi cấu trúc việc làm theo hướng tích

cực và đặc biệt là nâng cao chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội

cần tập trung cải thiện 4 nhóm nhân tố: 1) Khung khổ pháp lý và năng lực thực

hiện; 2) Thúc đẩy cầu lao động hướng đến giá trị gia tăng cao; 3) Nâng cao chất

lượng cung lao động; 4) Kết nối hiệu quả cung - cầu lao động thanh niên.

Page 16: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

5

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu (Chương 1) và các câu hỏi nghiên cứu, giả

thuyết nghiên cứu đặt ra, đồng thời dựa vào những lý thuyết nghiên cứu liên quan

đến việc làm cũng như toàn bộ cơ sở khoa học (được phân tích ở Chương 2), NCS

đề ra Khung nghiên cứu việc làm thanh niên nông thôn (logic nghiên cứu của luận

án) như sau:

Khung nghiên cứu việc làm thanh niên nông thôn

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN

HỘI NHẬP VÀ CNH, HĐH

Quy mô việc làm Cơ cấu việc làm Chất lượng việc làm

Tiêu chí đánh giá:

1. Quy mô và cơ

cấu việc làm:

-Số lượng việc

làm

- Cơ cấu việc làm

2. Chất lượng

việc làm:

- Thu nhập

- Tính ổn định

- Vị thế việc làm..

NỘI DUNG VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN

(dựa trên lý thuyết vốn con người, mô hình hai khu vực, mô hình thu

nhập kỳ vọng)

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM

THANH NIÊN NÔNG THÔN

(dựa trên lý thuyết Keynes, trường phái thể chế và các lý thuyết thị

trường lao động, dịch chuyển lao động)

Nhóm nhân tố

thuộc về cầu lao

động

Nhóm nhân

tố thuộc về

cung lao

động

Nhóm nhân tố

kết nối cung-

cầu lao động

Khung khổ

pháp lý và năng

lực thực hiện

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu mối quan

hệ giữa quá trình hội nhập kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và đất

nước đối với vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn và bản thân quá trình hội

nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng lao động là thanh niên

nông thôn được xem xét trong quá trình phát triển liên tục và trong mối quan hệ với

các điều kiện cụ thể; phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 1.

Phương pháp cũng được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của luận án để hệ thống

hóa các khái niệm việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và trình

Page 17: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

6

bày một số lý thuyết về tạo việc làm; phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề

việc làm của thanh niên nông thôn và các vấn đề kinh tế - xã hội khác trong quá trình

phát triển của Thủ đô và đất nước.

- Phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá xu hướng,

nghiên cứu tác động của các yếu tố, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề

việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội; phương pháp này được sử dụng trong

Chương 3 và Chương 4 của luận án.

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, điều tra khảo sát được chính tác giả

luận án khảo sát, thu thập, tính toán và phân tích các chỉ số về quy mô, cơ cấu, chất

lượng lao động trong ngành, các chế độ chính sách cho đối tượng lao động là thanh

niên nông thôn và các vấn đề liên quan đến sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp

nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

và kết quả sử dụng lao động là thanh niên nông thôn của Hà Nội. Điều tra tại 17

huyện của thành phố Hà Nội, với 3 đối tượng chọn có chủ đích theo mẫu ngẫu nhiên:

+ Thanh niên: số lượng 500 (tuổi 15-29); với đặc điểm thành phần chủ yếu

tham gia khảo sát là nam giới, đa số độ tuổi nằm trong khoảng 21- 30 tuổi (chiếm

75%); đa phần các thanh niên đều có trình độ học vấn trên THCS, có trình độ

chuyên môn - kỹ thuật được đào tạo từ Trung cấp trở lên, có một số ít có trình độ từ

Đại học trở lên (chiếm tỷ lệ 15,6%); công việc thanh niên đang làm chủ yếu là trong

các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trên các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp và

xây dựng, một số khác tham gia trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dịch vụ.

+ Đại diện nhà tuyển dụng thanh niên nông thôn Hà Nội: số lượng: 180 đơn

vị, đối tượng cụ thể: Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng Hành

chính - Nhân sự, Giám đốc/Phó Giám đốc nhân sự, Thủ trưởng các đơn vị... hoặc các

đồng chí được phân công phụ trách công tác tuyển dụng nhân sự. Trong 180 đơn vị

tham gia khảo sát thông tin có 73 doanh nghiệp tư nhân, 72 đơn vị, tổ chức nhà nước

còn lại là 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chủ yếu trên các lĩnh vực:

nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giáo dục đào tạo và ngành dịch vụ. Quy mô của

các đơn vị: quy mô nhỏ (< 50 người) chiếm tỷ lệ 48,3%, quy mô vừa (từ 50 -100

Page 18: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

7

người) chiếm tỷ lệ 27,8%, quy mô lớn (100 – 300 người) chiếm tỷ lệ 18,3% và trên

300 người chiếm tỷ lệ 5,6%.

+ Cán bộ quản lý tại địa bàn nông thôn Hà Nội: số lượng: 25 cán bộ (17 cấp

huyện và 8 cấp xã); đối tượng cụ thể: Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng/Phó

phòng lao động thương binh và xã hội và Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách mảng

văn hóa - xã hội.

5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

(i) Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về việc làm và chính sách việc

làm đối với thanh niên nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế gắn với đô thị hóa

nông thôn; xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu việc làm cho thanh niên nông thôn

với những nhân tố tác động. Cách thức đo lường quy mô, cấu trúc và chất lượng việc

làm của thanh niên nông thôn gắn với quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế đặt trong bối

cảnh yêu cầu hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời phân tích thị trường

lao động và các thể chế thị trường lao động tại khu vực nông thôn, nhất là trong

điều kiện đô thị hóa nhanh như ở Hà Nội.

(ii) Đánh giá thực trạng về quy mô, cơ cấu, chất lượng việc làm thanh niên

nông thôn Hà Nội dưới tác động của các yếu tố thể chế, cung, cầu và kết nối cung-

cầu để chỉ ra những bất cập, thách thức và nguyên nhân.

(iii) Trên cơ sở phân tích bối cảnh, yêu cầu phát triển của Hà Nội, luận án đã

phân tích những cơ hội và thách thức đối với việc làm cho thanh niên nông thôn;

đồng thời đưa ra những quan điểm, các giải pháp, chính sách thúc đẩy tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn Hà Nội trong thời gian tới.

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận việc làm (quy

mô, cơ cấu và chất lượng), thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm cho

thanh niên nông thôn trong quá trình CNH và HĐH, từ đó cung cấp những tiền đề

khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề việc

làm cho thanh niên nông thôn ở những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nói

riêng. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của chính sách nhà nước trong

Page 19: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

8

việc nâng cao tính năng động, tự chủ của thanh niên nhằm tự giải quyết việc làm

cho bản thân, gia đình và có tác động lớn tới đời sống của người dân nông thôn;

nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của quá trình hội nhập gắn với đô thị hóa nông

thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy thanh

niên nông thôn khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, tạo thu nhập cao

hơn và cơ hội việc làm tốt hơn cho mình.

Về mặt thực tiễn, từ những phân tích số liệu về thị trường lao động và việc

làm, kỹ năng của thanh niên khu vực nông thôn, các chính sách tạo việc làm và phát

triển doanh nghiệp của cả nước và Hà Nội, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến

nghị chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội để giải quyết

việc làm cho thanh niên nông thôn theo hướng hoàn thiện thể chế chính sách, cải

thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, nâng cao vốn nhân lực và tính năng động sáng tạo

để có việc làm đầy đủ, năng suất, thu nhập cao; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và đô thị hóa nông thôn như là những động lực quan trọng nhằm tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn và nâng cao đời sống người dân khu vực nông nghiệp,

nông thôn.

7. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết

cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về việc làm cho thanh niên nông thôn

Chương 2: Cơ sở khoa học về việc làm cho thanh niên nông thôn

Chương 3: Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Hà Nội

Chương 4: Giải pháp việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội, giai đoạn đến năm 2025

Page 20: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

9

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM

CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN

1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan có thể chia thành 3

nhóm, đó là các nghiên cứu về việc làm nói chung, các nghiên cứu về lao động việc

làm tại khu vực nông thôn và các nghiên cứu về việc làm của thanh niên.

1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm

Nghiên cứu về việc làm thường được các tác giả nước ngoài đề cập đến trong các

lý thuyết kinh tế của mình trong mối quan hệ với thị trường và Nhà nước:

* John Moynard Keynes trong General Theory on Employment, Interes and

Money (1936). Tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt là Lý thuyết tổng quát về việc

làm, lãi suất và tiền tệ. Về cơ bản học thuyết Keynes xem xét việc xác định sản

lượng quốc dân và việc làm trên cơ sở tổng mức cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ

và một nền kinh tế có tiềm năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực và

công nghệ của chính nó. Giải pháp nhằm làm giảm hoặc loại trừ thất nghiệp của

Keynes là: tăng tổng cầu thông qua việc tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc

thông qua các chính sách của Chính phủ khuyến khích gián tiếp đầu tư tư nhân (lãi

suất cho vay thấp, trợ giá cho đầu tư, giảm thuế...). Nhưng mô hình việc làm của

Keynes có một số hạn chế: Một là nó được dựa trên những giả định không thật đúng

với các nước đang phát triển, nguồn lực chính phủ hạn chế; Hai là việc tạo thêm

công ăn việc làm cho khu vực thành thị bằng cách tăng mức tổng cầu sẽ có thể thu

hút thêm nhiều di cư từ các vùng nông thôn bỏ ra thành thị kiếm sống, gây áp lực

lên công tác quản lý đô thị1.

* Mô hình “hai khu vực cổ điển” của A.Lewis giải thích mối quan hệ giữa

nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Mô hình nghiên cứu sự di

chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong khu vực

1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐHKTQD 2014.

Page 21: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

10

nông nghiệp, năng suất lao động và thu nhập của người lao động nông nghiệp thấp,

lượng lao động trong xã hội ngày càng tăng nên có sự di chuyển nguồn lao động dư

thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Chính vì khu vực nông

nghiệp mang tính trì trệ nên cần giảm dần quy mô và tỷ trọng đầu tư, thay vào đó,

cần xây dựng và đầu tư vào khu vực công nghiệp để thu hút người lao động. Mô

hình được đề ra dựa trên các giả định: (1) Tỷ lệ lao động thu hút sang khu vực công

nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy ở khu vực này (thâm dụng vốn, hoặc đầu tư

nơi khác); (2) Khu vực thành thị không có thất nghiệp; (3) Có thể giải quyết việc

làm cho người lao động ở nông thôn mà không cần phải chuyển ra thành phố; (4)

Tiền lương công nghiệp không tăng (thực tế vẫn tăng do nhu cầu về lao động có tay

nghề và áp lực từ các tổ chức công đoàn)2.

* Mô hình kinh tế tân cổ điển coi công nghệ là yếu tố trực tiếp quyết định

tăng trưởng và giúp tối đa hóa lợi nhuận. Đối với khu vực nông nghiệp, nếu áp dụng

các tiến bộ công nghệ, lao động có thể cải thiện, nâng cao chất lượng ruộng đất,

giúp tăng cả về chất lượng và số lượng sản phẩm. Đầu tư làm tăng năng suất nông

nghiệp khiến việc dịch chuyển lao động khỏi nông nghiệp không làm tăng giá nông

sản, do đó để tránh bất lợi nên đầu tư vào cả nông nghiệp ngay từ đầu. Đối với khu

vực công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ công nghệ dẫn đến chủng loại và chất

lượng sản phẩm làm ra ngày càng tăng, vì vậy, các chủ lao động phải trả tiền công

cho người lao động cao hơn. Điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn công

nghệ phù hợp (công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao

động). Theo mô hình này, việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời

của ba yếu tố: (1) nhu cầu thị trường; (2) yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm,

dịch vụ: sức lao động (sức lực và trí lực), công cụ sản xuất, đối tượng lao động; (3)

môi trường xã hội xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội3.

* Mô hình Harry T. Oshima. Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông

nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các

2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐHKTQD 2014. 3 Như trên.

Page 22: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

11

nước Châu Á so với các nước Âu - Mỹ, đó là nền nông nghiệp có tính thời vụ cao. Ông

đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông thì

điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực

nông nghiệp còn thiếu lao động. Oshima đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước

nhằm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm cho người lao động. Theo mô hình

này, các nội dung hỗ trợ tạo việc làm chủ yếu là: Thứ nhất, tạo việc làm cho lao động

nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất

nông nghiệp, xen canh, tăng vụ, trồng thêm rau quả, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm

nghiệp. Để nâng cao năng suất trong nông nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hệ

thống tưới nước, vận tải nông thôn, giáo dục và điện khí hóa nông thôn; cải tiến các tổ

chức dịch vụ, tổ chức tín dụng; tăng xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ, nhập khẩu máy

móc phục vụ nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước cần hướng tới tạo việc làm đầy đủ cho

lao động bằng cách đầu tư phát triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp (theo chiều

rộng) như: phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để GQVL; phát triển ngành

công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa; phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp (nông

cụ cải tiến); phát triển ngành công nghiệp sản xuất phân bón, giống và các yếu tố đầu

vào; phát triển logistic đồng bộ từ khâu sản xuất, vận chuyển, bán hàng; phát triển nông

nghiệp tạo nhu cầu tăng quy mô công nghiệp và dịch vụ4.

1.1.2. Nghiên cứu lao động, việc làm khu vực nông thôn

Tuan Francis, Somwaru Agap, Diao Xinshen trong cuốn "Lao động nông

thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp

Trung Quốc" cho rằng quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc và

sự gia tăng năng suất trong nông nghiệp hàm ý rằng những lao động nông thôn sẽ

được thu hút vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả là họ sẽ có nhiều

cơ hội để tăng thu nhập phi nông nghiệp. Công trình này tập trung nghiên cứu cấu

trúc lực lượng lao động nông thôn và những đặc điểm của lao động nông thôn để

đánh giá tiềm năng di cư lao động nông thôn vào các lĩnh vực phi nông nghiệp.

Công trình phân tích thị trường lao động nông thôn Trung Quốc dựa trên điều tra

4 A.Silem, Bách khoa toàn thư về Kinh tế học và Khoa học quản lý, NXB Lao động- Xã hội 2002.

Page 23: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

12

dân số nông nghiệp Trung Quốc lần thứ nhất, với những đặc điểm nhân khẩu học

của lực lượng lao động nông thôn, tính liên kết giữa các loại công việc, nơi làm việc

và di cư lao động của lao động nông thôn. Dựa trên sự phân bổ nhân khẩu học của

lực lượng lao động nông thôn, các tác giả đã tìm ra được mối liên hệ giữa lao động

nông thôn với việc phân bổ các nguồn lực khác, đặc biệt là quỹ đất đai ngày càng

hạn chế, từ đó áp dụng kỹ thuật logit polytomous tổng quát để phân tích các mô

hình sử dụng lao động nông thôn và dự báo quá trình di cư lao động nông thôn.

Ren Mu, Dominique van de Walle trong cuốn Left Behind to Farm?

Women’s Labor Re-Allocation in Rural China chứng minh rằng sự chuyển đổi công

việc và di cư lao động trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc

diễn ra rất mạnh mẽ, song có vấn đề tồn tại là sự phân bổ lại lao động nông nghiệp

truyền thống đối với những người phụ nữ nông thôn. Báo cáo nghiên cứu phương

thức làm việc và phân bổ thời gian của những người phụ nữ không di cư nhưng chịu

ảnh hưởng bởi sự di cư của những người thân trong gia đình. Thực tế cho thấy,

những người phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn đang phải làm nhiều công việc đồng áng

hơn trước và điều này diễn ra trong thời gian dài chứ không chỉ là tạm thời đảm

nhiệm. Trong khi đó, đối với những người đàn ông bị bỏ lại ở nông thôn thì không

gặp phải trường hợp này. Các chuyên gia kinh tế đã đặt câu hỏi về mô hình thu nhập

tổng hợp của hộ gia đình dựa trên những bằng chứng thực nghiệm, những khả năng

phát sinh có thể đi kèm với các hiệu ứng phân phối trong các hộ gia đình trong quá

trình phát triển kinh tế tổng thể.

Đối tượng nghiên cứu của công trình này là những phụ nữ nông thôn không

di cư, phương cách làm việc, phân bổ thời gian lao động và sức khỏe của họ bị ảnh

hưởng khi sống trong gia đình có người di cư. Tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa

quan trọng đối với tăng trưởng chung và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Những cải thiện hay hỗ trợ người phụ nữ trong việc cung cấp các dịch vụ công cho

trẻ em và chăm sóc người cao tuổi có thể giúp làm giảm bớt gánh nặng của công

việc đồng áng đối với những người phụ nữ này. Dịch vụ khuyến nông có vai trò đặc

biệt quan trọng đối với phụ nữ có học vấn và kiến thức về nông nghiệp thấp trong

Page 24: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

13

các gia đình có người di cư. Ngoài ra những chính sách xóa đói, giảm nghèo thông

qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tín dụng, việc làm phi nông nghiệp và mạng

lưới an sinh xã hội an toàn cũng sẽ giúp những người phụ nữ này có cuộc sống tốt hơn.

Jennifer Cheung trong bài viết China’s Inland Growth Gives Rural Laborers

More Opportunities Near Home khẳng định rằng các khu vực kinh tế nội địa Trung

Quốc đang trên đà phát triển trong khi các vùng duyên hải có xu hướng bão hòa

khiến cho lao động di cư của Trung Quốc có xu hướng tính đến những cơ hội việc

làm ở gần nhà hơn.

Tứ Xuyên, một tỉnh của Trung Quốc vốn được mệnh danh là nơi xuất khẩu

lao động nông thôn đã có tình trạng người lao động nông thôn làm việc ở nhà ngày

càng nhiều hơn. Sáu tháng đầu năm 2012, đã có 10,9 triệu lao động nông thôn Tứ Xuyên

làm việc ở trong tỉnh, tăng 23,7% so với năm trước và 10,1 triệu lao động nông thôn

di cư khỏi tỉnh, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Điều này đã trở thành một xu hướng mới

của người lao động: “ly nông bất ly hương”.

Bài báo phân tích quan điểm của những người lao động nông thôn đã trở về

nhà sau nhiều năm di cư cho rằng hiện nay, với sự phát triển kinh tế của những khu

vực nội địa cung cấp đã làm giảm đáng kể khoảng cách thu nhập của lao động di cư

với lao động làm việc gần nhà. Thêm nữa, với việc làm gần nhà, các lao động nông

thôn có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình của mình. Sự trở về của các lao động

di cư cũng khiến cho những người lao động ở lại các khu vực thành thị và các khu

công nghiệp có nhiều lợi thế hơn khi thương lượng về mức lương với những ông

chủ sử dụng lao động. Trong nửa đầu năm 2012, tiền lương công nhân đã tăng 15%,

nhanh hơn so với lao động thành thị.

Không chỉ lao động di cư bị thu hút bởi cơ hội việc làm gần nhà, mà ngay

chính họ - những người lao động đã từng di cư cũng có thể thành lập các doanh

nghiệp mới trên địa bàn tỉnh với các kỹ năng và kinh nghiệm thu được từ nhiều năm

làm việc tại các tỉnh ven biển.

Arnab K. Basu trong Impact of Rural Employment Guarantee Schemes on

Seasonal Labor Markets: Optimum Compensation and Workers’ Welfare cho rằng

Page 25: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

14

việc ban hành Đạo luật quốc gia về Bảo lãnh việc làm nông thôn ở Ấn Độ được ca

ngợi như một chính sách cung cấp một mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo

nông thôn để tăng thu nhập, ổn định sản xuất nông nghiệp và làm giảm tốc độ di cư

từ nông thôn ra đô thị. Bài báo phân tích tác động của Chương trình đảm bảo việc

làm trong bối cảnh của một nền kinh tế nông nghiệp đặc trưng bởi lao động thất

nghiệp theo mùa vụ như một hệ quả của hợp đồng ràng buộc lao động. Dựa trên

những kết quả kiểm tra lao động và sản lượng đáp ứng thị trường để có thể thực

hiện đề án “Bảo lãnh việc làm cho lao động nông thôn và xác định việc bồi thường

cho người lao động phù hợp với các mục tiêu”: hiệu quả sản xuất trong nông

nghiệp, phúc lợi tối đa hóa của người lao động.

Jonna Estudillo và các cộng sự trong Labor market, occupational choice, and

rural poverty in four Asian countries đã khám phá những cơ chế cơ bản trong thị

trường lao động nông thôn dẫn đến tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở các vùng

nông thôn của Philippines, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Việc gia tăng thu

nhập phi nông nghiệp, trong đó tăng thu nhập từ việc làm chính thức, được xem là

một động lực quan trọng của tăng trưởng thu nhập và giảm nghèo. Vì vậy, để giảm

đói nghèo ở nông thôn, các chính phủ cần phải có chính sách nhằm tạo ra nhiều việc

làm chính thức, vì vấn đề chất lượng công việc có tác động lớn trong việc cải thiện

mức sống của người lao động nông thôn.

1.1.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn

Từ sau năm 1970 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới nhờ tiếp cận

kịp thời với những tiến bộ khoa học và công nghệ nên đã đạt được những thành tựu

khá rực rỡ trong quá trình CNH, HĐH và phát triển KT- XH của đất nước, trong đó

nổi bật là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Sự phát triển nhanh chóng đó cũng đồng

thời buộc người lao động phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ. Người lao động nào (kể cả già và trẻ) không theo kịp được sự biến đổi

của công nghệ sẽ bị loại ra khỏi quá trình hoạt động của nền kinh tế, trở thành

những người thất nghiệp; đây là áp lực rất lớn đối với lao động thanh niên. Chính vì

thế, từ năm 1980 trở đi đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lao động

Page 26: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

15

việc làm trong điều kiện phát triển mới, trong đó có những công trình dành riêng

nghiên cứu về lực lượng lao động trẻ.

Năm 1980, Makeham. P đã cho ra mắt cuốn sách “Youth unemployment”,

nói về tình trạng thất nghiệp của giới trẻ ở các quốc gia, kể cả các quốc gia có nền

kinh tế chậm phát triển, đang phát triển hay đã phát triển, và khuyến cáo mỗi quốc

gia cần có chính sách đào tạo nghề cho giới trẻ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ

thể về kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Năm 1982, Lynch L.M và Richardson R

đã xuất bản quyển sách “Unemployment of young workers in Britain” nói về tình

trạng thất nghiệp của những lao động trẻ ở Anh, nhất là trong điều kiện đổi mới kỹ

thuật và công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại. Công trình nghiên cứu cũng đã kiến

nghị với Chính phủ và giới trẻ Anh những định hướng chủ yếu để khắc phục tình

trạng trên. Cũng trong năm 1982, Layard. R đã cho xuất bản quyển sách “Youth

unemployment in Britain and the United States compared”. Công trình này đã

nghiên cứu, so sánh tình trạng thất nghiệp của giới trẻ ở hai quốc gia có nền kinh tế

phát triển cao và cũng khá lâu đời ở hai châu lục khác nhau là Anh và Mỹ. Công

trình nghiên cứu này đã cho thấy, nền kinh tế càng hiện đại, việc thu hút lao động

vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh càng đòi hỏi khắt khe, do đó, muốn cho giới

trẻ có việc làm phù hợp, có thu nhập cao, phải quan tâm đúng mức đến đào tạo

nghiêm túc, đào tạo có bài bản đối với họ.

O’Higgin đã cho ra đời tác phẩm “Young people in and out of the labour

market” (1995). Công trình này đã đi sâu phân tích những thuận lợi và khó khăn,

thách thức của giới trẻ trong việc tìm kiếm những việc làm và giữ vững vị trí việc

làm đã có trong điều kiện tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế hội

nhập đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Năm 1997 O’Higgin

lại cho xuất bản công trình nghiên cứu “The challenges of youth unemployment”

nói về tình trạng thất nghiệp của giới trẻ, một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia

hiện nay, nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển.

Manning.C đã xuất bản ấn phẩm “Choosy Youth or unwanted youth - a survey or

unemployment” (1998) nói về sự lựa chọn, sự mong muốn của giới trẻ hiện nay

Page 27: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

16

trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, nhằm tránh khỏi tình trạng thất nghiệp đang

đe dọa thường xuyên do những biến động khó lường của sự phát triển nền kinh tế

thế giới, cũng như nền kinh tế của từng nước…

Năm 2017, Ngân hàng Thế giới ra báo cáo “Creating opportunities for rural

youth is more urgent than ever” (Tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn- vấn đề cấp

thiết hơn bao giờ hết), đánh giá thế giới có khoảng 1,2 tỷ thanh niên tuổi từ 15-24

trong đó đa số là thanh niên nông thôn với thu nhập trung bình và thấp. Thanh niên

nông thôn ở các nước đang phát triển có rất ít cơ hội việc làm ở nông thôn và hầu

hết muốn di cư lên thành phố hoặc ra nước ngoài tìm việc, hậu quả của việc ít cơ

hội việc làm có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh

lương thực, cả trên phạm vi quốc gia, khu vực và trên toàn cầu. Báo cáo nhấn mạnh

đến yêu cầu khởi nghiệp và tăng năng suất lao động khu vực nông thôn cũng như

vai trò của thể chế, chính sách trong thúc đẩy tăng đầu tư của khu vực tư nhân vào

phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển. Cũng trong năm 2017, Tổ chức lao

động Quốc tế ILO xuất bản báo cáo “Decent job for rural youth” (Việc làm bền

vững cho thanh niên nông thôn), trong đó nhấn mạnh những thách thức của thanh

niên nông thôn các nước đang phát triển về quyền và tiếng nói của thanh niên nông

thôn, cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp, thu nhập và điều kiện làm việc, an

sinh xã hội và yêu cầu bình đẳng giới trong quá trình phát triển. Báo cáo khuyến

nghị các hàm ý chính sách, bao gồm tăng quyền và tiếng nói cũng như vai trò của

thành niên nông thôn trong cộng đồng, xây dựng các mô hình phát triển nông thôn

theo hướng hấp dẫn lao động thanh niên và đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của họ,

đào tạo và cải thiện năng lực cùng kỹ năng lao động thanh niên nông thôn đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

1.2. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

Ở Việt Nam thời gian qua cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và bài

viết đề cập đến vấn đề việc làm, trong đó có thể phân thành nhóm 3 nội dung chủ

yếu sau: việc làm và chính sách việc làm nói chung; việc làm cho thanh niên; việc

làm cho người nông dân.

Page 28: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

17

1.2.1. Nghiên cứu việc làm nói chung

Công trình nghiên cứu "Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”

(1997), NXB Chính trị quốc gia của hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu

Trung phân tích tương đối toàn diện các chính sách giải quyết việc làm trong nền

kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ 20. Tác giả trình bày rộng hầu hết các vấn

đề liên quan đến các chính sách giải quyết việc làm và đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên

công trình này không đề cập riêng chính sách việc làm cho nhóm đối tượng thanh

niên nông thôn.

Năm 2007, tác giả Nguyễn Bá Ngọc trong nghiên cứu Vấn đề thừa lao động ở

nông thôn Việt Nam hiện nay [56a] đã phân tích khái niệm thừa lao động ở khu vực

nông thôn, phương pháp đo lường quy mô thừa lao động và các nguyên nhân thừa lao

động ở nông thôn Việt Nam. Nếu như trong các nước có nền kinh tế thị trường phát

triển tình trạng thừa lao động chỉ xảy ra theo chu kỳ sản xuất và có sự thay đổi nhu

cầu tiêu dùng hàng hóa trong xã hội thì ở nước ta thừa lao động nông nghiệp là do

hàng loạt nguyên nhân: - Đất canh tác ngày càng thu hẹp và manh mún, sự thu hẹp

này còn tiếp tục do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế

xuất còn kéo dài; - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và điều kiện sản xuất ngày càng được

cải thiện: công nghệ mới, giống mới, tăng lượng phân bón, quá trình cơ khí hóa,

thủy lợi hóa, điện phí hóa, hệ thống giao thông ... dẫn đến 1 lao động đảm đương

được phạm vi đất canh tác lớn hơn; - Lực lượng lao động vẫn tăng nhanh ở khu vực

nông thôn, hằng năm có thêm khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động; -

Lao động dôi dư trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp thủy sản của Nhà

nước mà cơ chế chính sách chưa cho phép giảm ngay; - Trình độ tổ chức, quản lý

trong nông nghịêp của doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình còn hạn chế

cũng gây ra tình trạng thừa lao động.

Đề tài cấp Bộ Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009 (Lao

động và việc làm nông thôn) do Bùi Quang Dũng làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung

nghiên cứu một số vấn đề trong quá trình phát triển xã hội nông thôn năm 2009 như

tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đào tạo nghề cho lao động, tình trạng di dân

Page 29: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

18

đô thị và nghèo đói của người lao động ở nông thôn Việt Nam,… Kết quả nghiên

cứu cho thấy sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, tình trạng thất

nghiệp mùa vụ ở nông thôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự di dân như một chiến

lược kinh tế của người nông dân. Đô thị trở thành “cái túi” chứa lao động nông

thôn, với sức ép gia tăng ngày càng lớn về việc làm. y tế, giáo dục, ổn định xã

hội,…Người lao động di cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mưu sinh ở

thành thị dẫn đến hiện tượng dòng di cư “đảo chiều” về nông thôn, gây nên tình

trạng thiếu việc làm cho lao động nông thôn không đi di cư. Phân tích các chính

sách giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở nông thôn,

tác giả cũng chỉ ra những bất cập trong xây dựng và thực hiện chính sách của nhà nước.

Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2011 - 2012 của Viện Khoa học Lao động

và Xã hội thuộc BLĐTBXH về Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông

thôn nhận định : (1) Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động co mối quan hệ thống nhất

trong hệ thống phân công lao động xã hội: Lao động là yếu tố quan trọng nhất,

quyết định nhất của lực lượng sản xuất; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định

chuyển dịch cơ cấu lao động: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hay chậm quyết

định sự chuyển dịch cơ cấu lao động với tốc độ nhất định; (3) Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và cơ cấu lao động đều hương vào mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế

cao và bền vững: Đối với các nước đang trong quá trình CNH, nhiệm vụ có tính

chiến lược và đột phá là phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh, tính hiệu quả của

từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm và trong toàn bộ nền kinh tế; khai thác tối đa

các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững, tạo nhiều việc làm cho

người lao động, nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư, chủ động trong lộ trình

hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; (4) Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động hiện

nay là hương vào thu hep khoảng cách quá xa giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao

động nhăm tháo gơ nut thăt trong sư dụng lao động và thuc đây chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn theo hương phát triển nông nghiệp hiện đại và CNH kinh tế nông

thôn: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn không chỉ xuất phát từ sự đòi hỏi phát

triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mà còn là sự đòi hỏi phát triển của nội tại

Page 30: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

19

khu vực nông thôn. Đối với Việt Nam, nông thôn luôn luôn là địa bàn chiến lược

của cả nước. Tuy nhiên, nông thôn nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển, lợi thế

và tiềm năng nông thôn, nhất là tiềm năng lao động, đất đai, các sản phẩm nông

nghiệp có ưu thế cạnh tranh… chưa được phát huy; sự chênh lệch về trình độ phát

triển giữa nông thôn và thành thị, về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và công

nghiệp, dịch vụ ngày càng giãn cách. CNH, HĐH nông thôn làm cho cơ cấu kinh tế

nông thôn thay đổi nhanh chóng, thể hiện ở tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP

giảm nhanh. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn cơ cấu lao động, bởi tốc

độ tăng của kinh tế thường nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, nhất là

trong nông nghiệp, khiến số người giảm đi trong nông nghiệp không tương đương

với số người tăng lên trong công nghiệp. Điều đó chứng tỏ lao động bị dồn ép trong

nông nghiệp với việc làm có năng suất và thu nhập thấp do năng suất lao động trong

nông nghiệp quá thấp và do đó dẫn đến dư thừa rất lớn lao động trong nông nghiệp,

tạo ra những nút thắt về KT - XH.

1.2.2. Nghiên cứu việc làm lao động nông thôn

Cuốn Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hoa trên

địa bàn thành phố Hà Nội của tác giả Nguyễn Tiệp đã nêu những vấn đề lý luận và

thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những đặc trưng cơ bản

của nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình đô thị hóa tác động chuyển dịch cơ

cấu lao động nông thôn, chuyển lao động nông thôn sang làm các công việc công

nghiệp, xây dựng và dịch vụ, quá trình đô thị hóa và hội nhập toàn cầu hóa kinh tế

góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp dịch vụ. Sự xuất hiện

nhiều ngành nghề mới đòi hỏi nguồn nhân lực nông thôn phải có sự đổi mới, nâng

cao chất lượng để thích ứng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đô thị hóa và

dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị trở thành xu thế không thể cưỡng nổi,

nó có tác dụng giảm sức ép căng thẳng về việc làm ở các vùng nông thôn và cung

ứng lao động cho thị trường lao động ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập

trung, khu chế xuất, khu du lịch. Dòng lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành

Page 31: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

20

thị bao gồm có lao động nhập cư và sinh sống làm việc tại các thành phố và lao

động nông thôn đến thành phố làm việc mang tính chất thời vụ. Trong quá trình đô

thị hóa quy mô lao động ngành nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp tăng

lên và có vai trò quan trọng trong đảm bảo việc làm và thu nhập của lao động nông

thôn. Các làng nghề được cơ giới hóa, điện khí hóa, sản xuất hướng vào xuất khẩu

nhiều hơn và có vai trò trong phát triển lao động phi nông nghiệp ở nông thôn. Do

đó đặt ra vấn đề phải phát triển đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực nông thôn

để đảm bảo cung ứng lao động cho các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công ngiệp.

Trong quá trình đô thị hóa, đa số lao động nông thôn ở nước ta còn ở mức thu nhập

thấp do đó đòi hỏi các hộ gia đình phải có sự đầu tư rất lớn cho đào tạo phát triển

nhân lực để chuyển hướng sang hoạt động phi nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ

hoặc phát triển hệ thống tín dụng ưu đãi cho đào tạo nhân lực nông nghiệp nông

thôn từ nhà nước còn hạn chế, chưa có sự tác động lớn để nâng cao chất lượng nông

nghiệp nông thôn. Đây thực sự là thách thức lớn đối với nông nghiệp nông thôn

trong quá trình đô thị hóa. Cuốn sách cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến

nguồn nhân lực nông thôn như động thái dân số, mức sống của dân cư, giáo dục và

đào tạo, tăng trưởng và phát triển kinh tế, việc làm và thu nhập, sự phát triển của hệ

thống giao thông và công nghệ thông tin, các chính sách của chính phủ. Cuốn sách

cũng khẳng định phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; mức độ đáp ứng nhân lực chuyên

môn kỹ thuật nông thôn về số lượng, chất lượng, cơ cấu cấp trình độ, cơ cấu ngành

nghề cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn và thể hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Thắng đã bảo vệ Luận án tiến sỹ tại trường

Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn

vùng thu hồi đất của Hà Nội”. Với mục tiêu cuối cùng của đề tài là: Đề xuất phương

hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng

thu hồi đất của Hà Nội, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm xác

định khung lý thuyết để nghiên cứu chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn

Page 32: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

21

vùng thu hồi đất và phân tích thực trạng và xác định các vấn đề cần giải quyết của

chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất ở Hà Nội; đánh giá

những tác động tích cực và tiêu cực, nguyên nhân của các vấn đề chính sách việc

làm cho thanh niên vùng bị thu hồi đất của Hà Nội. Thông qua luận án, tác giả đã

chỉ ra 4 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách việc làm cho thanh niên vùng

thu hồi đất: 1) Các yếu tố chính trị- pháp luật; 2) Các yếu tố kinh tế; 3) Các yếu tố

văn hóa xã hội; 4) Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả, tác giả đã đưa

ra năm giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất

của Hà Nội tính đến năm 2020: 1) Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho thanh

niên nông thôn vùng thu hồi đất, 2) Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi

thu hồi đất để tạo điều kiện giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, 3) Hoàn

thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên nông thôn tìm và tự tạo việc làm, 4)

Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp và làng nghề nông

thôn trên địa bàn để tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn và 5) Giải pháp

hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao động đối với thanh niên vùng thu hồi đất.

Năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản công trình

nghiên cứu do Chính phủ giao Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì, GS.TSKH

Lê Du Phong là chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước: “Thu nhập, đời sống, việc làm của

những người co đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”. Công

trình nghiên cứu này đã trình bày khá rõ cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến

thu nhập, đời sống, việc làm của những người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu

công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình công cộng

phục vụ lợi ích quốc gia. Đặc biệt, công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích một

cách sâu sắc và toàn diện thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người có

đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở đó đã đưa ra các quan điểm và một

hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi để giải

quyết việc làm, bảo đảm thu nhập và đời sống của những người có đất bị thu hồi,

trong đó có sự quan tâm thỏa đáng đến đội ngũ lao động ở lứa tuổi thanh niên.

Page 33: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

22

Năm 2011, tác giải Nguyễn Văn Nhường đã bảo vệ Luận án tiến sĩ tại trường

Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với đề tài: ''Chính sách an sinh xã hội vơi người

nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Băc

Ninh)". Đề tài đi sâu phân tích những nội dung lý luận về chính sách an sinh xã hội

đối với nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, đồng thời đánh

giá thực trạng đời sống người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp qua nghiên cứu

tình huống của tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy sự cần

thiết phải bảo đảm an sinh xã hội trong đó có việc làm cho người nông dân bị thu

hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa. Bằng mô hình SWOT đề tài đã tổng hợp

những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp xây

dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân bị thu hồi đất

nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp.

Đề tài khoa học cấp Bộ (2009) “Việc làm của nông dân trong quá trình CNH,

HĐH vùng đồng băng sông Hồng đến năm 2020” do Viện Kinh tế - Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam thực hiện, TS Trần Minh Ngọc chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích thực

trạng việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2000 - 2007, đánh

giá tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thay đổi cơ cấu việc

làm; tác động của thị trường đến việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông sông

Hồng; vai trò của Nhà nước, các chủ thể tạo việc làm và người lao động trong giải

quyết việc làm vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt đã phân tích tác động của một

số chính sách liên quan đến tạo việc làm cho nông dân; dự báo tốc độ tăng cung - cầu

lao động của vùng đồng bằng sông Hồng dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó khuyến nghị các giải pháp và chính sách nhằm

giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân cho đến năm 2020.

1.2.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn

Năm 2001, cuốn sách Thế hệ trẻ Việt Nam- Lý luận và thực tiễn của Viện

Nghiên cứu Thanh niên (NXB Lao động- Xã hội 2001) đã có nhiều bài viết về lao

động, việc làm, thu nhập và đời sống của thanh niên Việt Nam. Trong các bài viết

về chủ đề này, lao động của thanh niên Việt Nam được đánh giá là có nhiều đặc

Page 34: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

23

điểm năng động, sáng tạo, đại diện cho tầng lớp con người mới, sẵn sàng vượt khó

để xây dựng tương lai của đất nước. Điểm yếu lớn nhất đối với việc làm thanh niên

Việt Nam được đánh giá là trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, kỹ năng

làm việc cũng như tác phong công nghiệp hạn chế ảnh hưởng đến việc mở rộng quy

mô và nâng cao chất lượng việc làm.

Năm 2005, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã cho ra mắt quyển sách “Thị

trường lao động và định hương nghề nghiệp cho thanh niên” của Nguyễn Hữu Dũng.

Công trình nghiên cứu này đã phân tích sâu sắc các nội dung có liên quan đến lý

luận về thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và mối quan hệ

với thị trường lao động; thực trạng thị trường lao động ở nước ta cũng như thực

trạng định hướng nghề nghiệp cho thanh niên thời gian qua; dự báo cung cầu của thị

trường lao động, định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên. Có

thể nói đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về thị trường lao động và định

hướng nghề nghiệp cho thanh niên của nước ta.

Ngô Quỳnh An với luận án tiến sĩ “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm

cho thanh niên Việt Nam” bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã

phân tích và đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối

cảnh nền kinh tế thị trường đang hội nhập quốc tế, đưa ra kết luận là khả năng này ở

thanh niên Việt Nam còn chưa cao, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp

nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên.

Năm 2007, tác giả Nguyễn Bá Ngọc trong nghiên cứu Thất nghiệp thanh niên

vơi vấn đề định hương nghề nghiệp [56b] đã phân tích thanh niên như là bộ phận ưu

tú của nguồn nhân lực với những đặc điểm về cung, cầu lao động và sự kết hợp của

cung và cầu trên thị trường lao động tạo ra việc làm, thất nghiệp. Có nhiều nguyên

nhân dẫn đến thất nghiệp thanh niên, nhưng có thể quy cho 3 nhóm nguyên nhân

chính sau: Thứ nhất, cung lao động thanh niên rất lớn trong khi cầu lao động lại rất

chọn lọc. Về phía cung, tỷ lệ thanh niên tham gia lực lượng lao động rất lớn, đặc biệt là

những người tìm việc lần đầu, những người mới tốt nghiệp các trường; hơn nữa nhiều

thanh niên muốn làm thêm giờ để tăng thu nhập, và một số người trước đây tự nguyện

Page 35: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

24

thất nghiệp nhưng nay muốn làm việc để khẳng định mình. Về phía cầu, doanh nghiệp

chọn người với yêu cầu ngày càng cao về trí lực, tâm lực, thể lực; trong khi đó, do chưa

đủ đầu tư, cầu về lao động bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là với những ngành nghề

sinh lợi ít. Thứ hai, do thay đổi cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, thành thị, nông thôn

mà một số ngành ngày càng phát triển, một số ngành ngày một thu hẹp nhưng hệ

thống giáo dục - đào tạo, định hướng nghề nghiệp và bản thân sự lựa chọn của

thanh niên chưa phù hợp nên thanh niên thất nghiệp. Thứ ba, do công nghệ mới, kỹ

thuật mới đòi hỏi phải có tay nghề cao hơn, nhiều kỹ năng hơn trong khi trình độ

nghề nghiệp của thanh niên còn hạn chế. Hậu quả là, do những áp lực từ phía cầu

lao động cũng như khiếm khuyết của cung lao động nên tỷ lệ thất nghiệp thanh niên

thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung. Sau khi đánh giá, tác giả đề xuất giải pháp

đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam: hệ thống giáo dục phải phản

ứng nhanh với những yêu cầu của thị trường lao động; phương hướng đào tạo phải

chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và đáp ứng những yêu cầu phát triển của

nền kinh tế; cần phát triển đào tạo theo các nghề rộng (phạm vi rộng); trường học

cần khuyến khích thanh niên về tính tích cực và linh hoạt trong thay đổi ngành –

nghề; đào tạo không chỉ cho những người thất nghiệp hoặc bị đe doạ thất nghiệp mà

cả cho những người làm việc nhưng cần kiến thức và kỹ năng rộng hơn để không mất

việc hoặc tạo điều kiện dễ dàng để chuyển chỗ làm việc; chi phí hoạt động đào tạo

ngoài việc lấy từ ngân sách nhà nước cần huy động sự tham gia của giới chủ.

Năm 2013, Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội và các

công sự trong Đề tài cấp Nhà nước KX.01.04/11-15 “Các giải pháp nâng cao chất

lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền

kinh tế theo hương công nghiệp hoa, hiện đại hoa” thuộc Chương trình Khoa học và

Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15 Nghiên cứu khoa học phát triển

kinh tế và quản lý kinh tế Việt Nam đến năm 2020: phân tích và đề xuất các giải pháp

nâng cao chất lượng các “trụ cột đầu kéo cho phát triển”, trong đó có các giải pháp

đột phá đối với thanh niên để tăng quy mô đào tạo nghề xây dựng lực lượng lao động

kỹ năng, đánh giá công nhận kỹ năng nghề, phân luồng thu hút thanh niên vào học

Page 36: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

25

nghề, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và thanh niên về học nghề và hành nghề.

Cũng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2017, công bố báo cáo với tiêu đề

“Giải pháp đột phá giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn”5 đã đánh giá,

mặc dù hàng năm nước ta giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động, tuy

nhiên, chất lượng lao động thấp (chỉ có chưa đến 1/5 thanh niên nông thôn đã qua

đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ), việc làm thiếu bền vững (47,2% thanh niên nông

thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; khoảng 50,8% thanh niên nông thôn là

lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương), trên 2/3 số người thất

nghiệp là thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp

chung. Đáng chú ý là mức độ thất nghiệp của thanh niên có xu hướng tăng dần theo

trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ cao đẳng

khoảng 18,1%, đại học trở lên là 23%, trong khi tỷ lệ này của nhóm thanh niên có

trình độ sơ cấp và trung cấp thấp hơn. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong

thanh niên nông thôn tiếp tục là mối thách thức đối với tăng trưởng kinh tế. Để giải

quyết việc làm cho thanh niên nói chung, cho thanh niên nông thôn nói riêng cần

thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tái cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng

các mô hình tăng năng suất và khai thác lợi thế chế biến sản phẩm nông nghiệp góp

phần tăng cơ hội việc làm, hướng tới những việc làm bền vững có ý nghĩa quan

trọng. Cùng với đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là chất lượng đào tạo

nghề gắn với nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh việc tư vấn, giới thiệu việc làm, kết

nối cung – cầu lao động hiệu quả sẽ góp phần phát huy các lợi thế của nguồn lao

động trẻ nông thôn.

1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG

THÔN HÀ NỘI

1.3.1. Những kết quả được khẳng định về mặt khoa học, thực tiễn

Về mặt lý luận, hệ thống các mô hình lý thuyết về việc làm cho chúng ta một

cách nhìn tổng quan về vấn đề việc làm của một nền kinh tế. Các công trình nghiên

cứu đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình trạng việc làm, thất

5 ILSSA, Giải pháp đột phá giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội 2017.

Page 37: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

26

nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở các quốc gia

có đặc điểm về phát triển kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam, từ đó cung cấp

những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết

vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và lao

động là thanh niên nông thôn nói riêng. Các công trình khoa học, chuyên đề nghiên

cứu, bài viết đều khẳng định vai trò quan trọng của chính sách nhà nước trong việc

nâng cao tính năng động, tự chủ của thanh niên.

Về mặt thực tiễn, từ những phân tích số liệu về thị trường lao động và việc

làm khu vực nông thôn, các chính sách tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao

động nông thôn tại các quốc gia, tại Việt Nam, các tác giả đã đưa ra những khuyến

nghị chính sách trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực nông thôn để

giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

đô thị hóa nông thôn như là những động lực quan trọng nhằm giải quyết việc làm

cho lao động nông nghiệp, nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.

1.3.2. Khoảng trống và một số vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Các khoảng trống nghiên cứu và một số dư địa, một số điểm mới, hướng

nghiên cứu mà luận án của NCS tập trung triển khai bao gồm:

1.3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu việc làm và chính sách việc làm đối với thanh

niên nông thôn thông qua thể chế và các yếu tố cơ bản của thị trường lao động

Có thể đánh giá, cho đến nay các nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước về

việc làm khu vực nông thôn nói chung và việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội nói riêng chưa đề cập một cách toàn diện đến thể chế chính sách, năng lực thực

hiện và các lực lượng cơ bản của thị trường lao động- nhu cầu lao động từ các

doanh nghiệp và người sử dụng lao động cũng như lực lượng lao động được cung

ứng từ phía thanh niên; kết nối cung - cầu trên thị trường lao động như các thiết chế

và trung gian thị trường lao động như hệ thống đào tạo nghề, thông tin thị trường

lao động, dịch vụ việc làm, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ dịch chuyển lao động cho

lao động thanh niên nông thôn chưa được một nghiên cứu nào đề cập đầy đủ. Chưa

có công trình nào tiếp cận chuyên biệt về chính sách việc làm và thị trường lao động

Page 38: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

27

nhằm hỗ trợ việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho thanh niên nông thôn của

một siêu thành phố trong quá trình đô thị hóa; trong bối cảnh tham gia chuỗi giá trị

và ảnh hưởng ngày một tăng của công nghệ mới.

1.3.2.2. Nghiên cứu quá trình thay đổi cấu trúc việc làm thanh niên nông

thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thay đổi cấu trúc việc làm

gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trong khi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi và

kéo theo sự chuyển dịch cấu trúc việc làm, ngược lại chuyển dịch cấu trúc việc làm

sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ chuyển dịch của cơ cấu kinh tế phụ

thuộc vào hàng loạt yếu tố như vốn; trình độ phát triển nguồn nhân lực; tiến bộ khoa

học kỹ thuật được áp dụng; thể chế, nhất là cơ chế, chính sách có liên quan phục vụ

cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tiến bộ nhanh

chóng của khoa học công nghệ như hiện nay, việc làm của thanh niên khu vực nông

thôn cần hướng tới dịch chuyển từ các khâu sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng

thấp sang các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao ngay trong nội bộ ngành

nông nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cũng như dịch chuyển việc

làm từ ngành có giá trị gia tăng thấp, có năng suất lao động thấp sang ngành có giá trị

gia tăng cao, có năng suất lao động cao hơn. Tái cấu trúc việc làm thanh niên nông

thôn không chỉ xuất phát từ sự đòi hỏi phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,

mà còn là sự đòi hỏi phát triển của nội tại khu vực nông thôn.

1.3.2.3. Nghiên cứu làm rõ chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn

Hà Nội

Có thể nói, cho đến nay gần như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập

toàn diện đến chất lượng việc làm của thanh niên khu vực nông thôn Việt Nam nói

chung, và của thanh niên nông thôn Hà Nội nói riêng. Đánh giá khái quát việc làm

của thanh niên nông thôn cho thấy, đó thường chỉ là việc làm “bấp bênh”, phi tiêu

chuẩn, không toàn thời gian và không cố định. Chất lượng việc làm của thanh niên

nông thôn thấp cùng với các đặc điểm như: thu nhập thấp, rủi ro việc làm nhiều,

việc kiểm soát điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động hạn chế, ít

Page 39: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

28

có cơ hội được đào tạo và thăng tiến, vị thế nghề nghiệp không được coi trọng.....

thường chưa được nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc làm nói chung và việc làm cho cho thanh niên nông thôn nói riêng đã

được nhiều nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước đề cập dưới các giác độ lý thuyết,

kinh nghiệm thực tế và giải pháp mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng

việc làm. Trong Chương này, NCS đã tổng quan những kết quả đạt được của các

nghiên cứu trên thế giới cũng như những vấn đề, những khoảng trống nghiên cứu về

việc làm cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập và công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới của Việt Nam. Cho đến nay, vấn

đề thị trường lao động với các yếu tố cơ bản như cung lao động thanh niên, cầu lao

động và các thể chế thị trường lao động tại khu vực nông thôn, tái cấu trúc việc làm

gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chất lượng việc làm thanh niên, nhất là trong

điều kiện đô thị hóa nhanh như ở Hà Nội cũng chưa được nghiên cứu trong một

công trình nào, trong khi thanh niên nông thôn Hà Nội đang đóng vai trò như một

lực lượng tiên phong trong khởi nghiệp, lao động sáng tạo và tham gia chuỗi giá trị

toàn cầu. Do vậy, những khoảng trống đã nêu cũng là những nội dung trọng tâm

trong nghiên cứu của NCS, cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Page 40: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

29

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN

2.1. CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1. Việc làm và thị trường lao động

2.1.1.1. Việc làm

Quan niệm về việc làm của một số nươc trên thế giơi:

Tại Anh, các nhà kinh tế học mà đứng đầu là J.M.Keynes cho rằng: “Việc

làm, theo nghĩa rộng, là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả

những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội

và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế" [47]. Theo

quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt

có được pháp luật cho phép hay bị ngăn cấm đều được gọi là việc làm. Quan điểm

này chỉ đặt nặng vấn đề kinh tế của việc làm.

Bộ luật "Việc làm của cư dân Liên bang Nga" xác định việc làm như sau:

"Việc làm là hoạt động của công dân nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội và của

cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị luật pháp Liên bang Nga cấm". Quan

điểm này cho thấy, quan niệm về vấn đề việc làm được rộng mở trên tất cả các hoạt

động của con người, song nó phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau: Hoạt động đó

nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập;

Không bị luật pháp Liên bang Nga cấm. Với quan niệm như vậy, tất cả các hoạt

động nhằm mang lợi ích cho xã hội và cá nhân được nhà nước khuyến khích, bảo vệ

đều được xem là việc làm. Theo quan niệm này, việc làm bao gồm cả công việc có

mang lại thu nhập hoặc không mang lại thu nhập, miễn là hoạt động đó không bị

pháp luật ngăn cấm.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm việc làm là một phạm trù kinh

tế, nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chỗ

làm việc và tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc làm có thể được

định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có

Page 41: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

30

một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất. Tuy

nhiên, nếu xem tất cả các công việc được trả công (được nhận thù lao) là việc làm

thì sẽ dẫn đến sự thừa nhận các hoạt động bất hợp pháp (như các hoạt động tội

phạm buôn bán ma túy, khủng bố,...), các hoạt động vi phạm truyền thống dân tộc,

đạo đức xã hội (mại dâm),...cũng được xem là việc làm. Hơn nữa, mỗi một quốc gia

có quan niệm khác nhau về việc làm, phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

Quan niệm về việc làm của Việt Nam:

Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có

năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để

được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh". Với quan niệm này, việc làm được coi là

quá trình hoạt động sản xuất của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Trong điều kiện

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay,

để phát huy tốt các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có rất nhiều hoạt động lao động của

con người sẽ không được xem là việc làm. Ví dụ như những hoạt động: bảo đảm sự

ổn định phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản

xuất, kinh doanh,... để có thu nhập ổn định không được tính đến.

Theo các tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, “Việc làm là hoạt

động lao động được thể hiện ở một trong ba dạng sau: (i) Làm các công việc để nhận

tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho công việc đó; (ii) Làm các

công việc để thu lợi nhuận cho bản thân; (iii) Làm các công việc cho gia đình“ [45].

Với quan điểm này, vấn đề việc làm được quan niệm một cách rộng rãi hơn. Ở đây,

ngoài những hoạt động mang lại thu nhập (như tiền lương, tiền công, lợi nhuận), các

công việc gia đình tuy không trực tiếp mang lại thu nhập cũng được xem là việc làm.

Song, quan điểm này vẫn còn chưa đề cập đến một số hoạt động khác như hoạt động

của các lực lượng vũ trang và chưa đề cập đến vấn đề pháp lý của việc làm.

Tác giả Bùi Anh Tuấn thì cho rằng: “Việc làm có thể được hiểu là phạm trù để

chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện

để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” [69]. Cũng như các quan điểm

Page 42: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

31

vừa nêu trên, quan niệm này xem việc làm là một chỗ làm việc cụ thể mà quá trình lao

động được diễn ra, nhằm phân biệt với tình trạng thất nghiệp hoặc không làm việc.

Theo điều 9, chương II của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012, khái niệm

việc làm được định nghĩa là “hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp

luật cấm”.

Trong luận án này, tác giả quan niệm: Việc làm là các hoạt động mang lại

thu nhập cho người lao động, không bị pháp luật cấm, bao gồm (1) các công việc

được trả công dươi dạng băng tiền mặt hoặc hiện vật;(2) các công việc tự làm để

tạo thu nhập cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả

công (băng tiền mặt hoặc hiện vật) cho công việc đo, gọi là việc làm tự tạo. Khái

niệm “việc làm tự tạo” liên quan đến việc tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất

hàng hóa và dịch vụ.

Quan niệm về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn:

Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge thì: “Tạo việc làm là một quá trình cung

cấp các công việc mới, đặc biệt là cho người thất nghiệp” [74], do vậy tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn là quá trình các chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức và bản thân người thanh niên) tạo và tự tạo ra các công việc mới cho

thanh niên nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.1.2. Phân loại việc làm

2.1.1.2.1. Việc làm thanh niên và việc làm của người trưởng thành (theo

nhom tuổi)

Việc làm thanh niên: là việc làm của những người thuộc nhóm tuổi thanh niên.

Theo quy định của từng quốc gia mà độ tuổi thanh niên được xác định khác nhau,

có nước thanh niên được xác định ở độ tuổi từ 15 - 24 tuổi, hoặc 25 đến trước 29,

30 tuổi. Theo ILO, việc làm thanh niên bao hàm độ tuổi từ 15 - 24 tuổi.

Việc làm của người trưởng thành: là việc làm của những người trên tuổi

thanh niên đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của từng quốc gia có thể 55, 60, 62, 65

hoặc 67 tuổi.

Page 43: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

32

2.1.1.2.2. Việc làm chính thức và phi chính thức

Việc làm chính thức: Theo UNDP (2012) việc làm chính thức là việc làm

thường là có đăng ký, được điều chỉnh thông qua các quy định của chính phủ, luật

và/hoặc là bảo trợ xã hội chính thức như nghỉ phép được hưởng lương, có bảo hiểm

việc làm và lương hưu. Việc làm chính thức diễn ra trong cả khu vực tư và khu vực

công và được hệ thống hóa trong luật [41].

Việc làm phi chính thức: Khái niệm việc làm phi chính thức có cơ sở từ khái

niệm kinh tế phi chính thức. Kinh tế phi chính thức bao gồm tất cả các hoạt động kinh

tế của người lao động và các đơn vị kinh tế mà theo luật hoặc thông lệ không được tổ

chức một cách chính thức [75]. Ở các nước đang phát triển và các nước quá độ, kinh

tế phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cũng như tạo thu nhập và

đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế. Đồng thời kinh tế phi chính thức đặt ra

nhiều thách thức cho các nhà hoạch định chính sách khi cố gắng hướng tới mục tiêu

“việc làm đầy đủ và năng suất bền vững cho tất cả mọi người” kể cả các vấn đề liên

quan đến điều kiện làm việc, bảo trợ xã hội và luật pháp cho người lao động.

Tổng cục Thống kê đã dùng khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức trong

các cuộc Điều tra Lao động – Việc làm tiến hành trong 2 năm 2007 và 2009. Khu

vực kinh tế phi chính thức bao hàm tất cả các doanh nghiệp tư nhân không đủ tư

cách pháp nhân sản xuất ít nhất một số hàng hóa và dịch vụ để bán hoặc trao đổi,

không có đăng ký kinh doanh và tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực phi

nông nghiệp. Việc làm trong khu vực phi chính thức được gọi là việc làm phi chính

thức được Tổng cục Thống kê định nghĩa là việc làm trong hộ gia đình không được

trả công và tự làm.

Theo UNDP (2012), việc làm phi chính thức là việc làm không chịu sự chi

phối từ các quy định của chính phủ, pháp luật, hoặc bảo trợ xã hội chính thức như

lương hưu và nghỉ phép được trả lương. Người lao động phi chính thức thường bị

loại trừ khỏi việc tham gia vào các tổ chức kinh tế chính thức vì tính không chính

thức về thu nhập của họ. Ngoài ra, nguồn gốc các khoản thu nhập của người lao

động phi chính thức thường không rõ ràng, người sử dụng lao động có thể che giấu

Page 44: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

33

thu nhập từ việc làm phi chính thức để tránh nộp thuế ở những nơi có đánh thuế loại

thu nhập này [41].

Việc làm phi chính thức trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp:

Việc làm phi chính thức đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập cho

người lao động. Việc làm phi chính thức diễn ra trong cả ngành nông nghiệp và phi

nông nghiệp. Theo UNDP (2012) phần lớn việc làm trong ngành nông nghiệp ở

Châu Á và Thái Bình Dương đều có thể được xem là phi chính thức.

Do tầm quan trọng của việc làm phi chính thức trong các ngành phi nông

nghiệp nên đang tồn tại xu hướng thoát khỏi nông nghiệp và dịch chuyển theo hướng

việc làm phi nông nghiệp phi chính thức. Những việc làm phi nông nghiệp, phi chính

thức phổ biến như buôn bán vỉa hè, các hình thức thương mại khác, dịch vụ chăm sóc

cá nhân, cửa hàng sửa chữa, thu gom rác thải và chuyên chở vận tải không phép.

2.1.1.2.3. Việc làm công hưởng lương và việc làm tự tạo.

Theo chủ thể trả lương cho lao động, việc làm có thể được phân nhóm thành

việc làm công ăn lương và việc làm tự tạo.

Việc làm công hưởng lương là việc làm theo thỏa thuận giữa người thuê (chủ

sử dụng lao động) và người lao động để được hưởng một mức lương nào đó.

Việc làm tự tạo là việc làm do bản thân người lao động tự làm và tự trả công

cho chính mình. “Tự tạo việc làm là quá trình mà người lao động kết hợp sức lao động

của bản thân và của những người khác với tư liệu sản xuất mà họ sở hữu hoặc tự bỏ chi

phí đầu tư nhằm đem lại thu nhập hợp pháp”[42]. Theo Lê Xuân Bá (2006), tự tạo việc

làm liên quan đến việc làm tự tổ chức, sở hữu một cơ sở sản xuất kinh doanh và tự

quản lý. Việc làm tự tạo bao gồm (1) nhóm làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc tự

làm cho bản thân và gia đình; (2) nhóm lao động gia đình: làm công việc cho gia đình

nhưng không được trả tiền lương, tiền công hay lợi nhuận cho công việc đó.

2.1.1.2.5. Đủ việc làm và thiếu việc làm

Đủ việc làm: là những người có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động

theo quy định. Trong thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam, nếu số giờ làm việc

của người lao động trên 35 giờ/tuần thì gọi là đủ việc làm. Số giờ này có thể thay

đổi ở các quốc gia khác nhau và trong từng thời kỳ khác nhau.

Page 45: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

34

Thiếu việc làm: bao gồm những người mà tại thời điểm điều tra không sử

dụng hết thời gian lao động theo quy định và nhận được thu nhập từ công việc khiến

họ có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc làm thường được định nghĩa là tình trạng người

lao động làm những công việc không đúng với khả năng mà họ mong muốn xét về

các khía cạnh như số giờ làm việc, thù lao, trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm

việc. Nhìn chung, người ta có thể phân biệt hai hình thức thiếu việc làm: (1) thiếu

việc làm hữu hình, (2) thiếu việc làm vô hình. Thiếu việc làm hữu hình là khái niệm

thống kê phản ánh không đủ số giờ làm việc và có thể được đo lường bằng kết quả

điều tra lực lượng lao động. Trong khi đó thiếu việc làm vô hình là khái niệm phản

ánh việc sử dụng không đúng nguồn lực lao động thể hiện qua năng suất và thu nhập

thấp của người lao động và không tận dụng hết được trình độ tay nghề của họ [76].

2.1.1.3. Thị trường lao động và cung, cầu lao động thanh niên

Thị trường lao động

Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về thị trường lao động từ các nguồn

tài liệu khác nhau:

- Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động

(hàng hóa sức lao động) giữa một bên là người mua sức lao động (chủ sử dụng lao

động) và người bán sức lao động (người lao động). Định nghĩa này nhấn mạnh vào đối

tượng trao đổi trên thị trường là dịch vụ lao động, chứ không phải là người lao động.

- Theo Từ điển Kinh tế học Pengiun, thị trường lao động là thị trường trong

đó tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động được xác định trong bối cảnh

quan hệ của cung lao động và cầu lao động. Định nghĩa này nhấn mạnh kết quả của

quan hệ tương tác cung - cầu trên thị trường lao động là tiền công, tiền lương và các

điều kiện lao động.

- Theo Từ điển kinh tế MIT, thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động

tác động qua lại với nhau. Định nghĩa này nhấn mạnh vào quan hệ trên thị trường

lao động cũng là quan hệ cung - cầu như bất kỳ một thị trường nào khác.

NCS khái quát quan niệm về thị trường lao động như sau: Thị trường lao

động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán

Page 46: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

35

sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức

lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các

điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng,

hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.

Thị trường sức lao động được cấu thành bởi các yếu tố là: cung, cầu và giá

cả sức lao động. Thị trường lao động chỉ có thể hình thành khi hội đủ các yếu tố

như: + Có nền kinh tế hàng hóa phát triển theo cơ chế thị trường; + Có định chế

pháp luật cho phép: người chủ sử dụng có quyền tự do mua bán sức lao động; còn

người lao động có toàn quyền sở hữu sức lao động của mình; + Người lao động

không sở hữu tư liệu sản xuất đủ để đảm bảo các nhu cầu của bản thân và của gia

đình; + Có hệ thống thể chế thị trường lao động thích hợp để giải quyết các nhu cầu

và các quan hệ phát sinh của thị trường như: hệ thống các cơ quan, tổ chức dịch vụ

việc làm; hệ thống thông tin về thị trường lao động.

Chức năng của thị trường lao động

TTLĐ là hệ thống những mối quan hệ, những kết hợp giữa cung và cầu trong

một phạm vi nhất định.

Nguồn: Thất nghiệp thanh niên và vấn đề định hương nghề nghiệp, Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế (56b).

Hình 2.1: Vị trí của thị trường lao động trong hệ thống trao đổi

Hộ gia

đình

Doanh

nghiệp

TT hàng hoá

Số lượng

hàng hoá

Giá cả

TTLĐ

Số lượng

lao động

Tiề n lươ ng

Page 47: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

36

Chức năng của TTLĐ là làm cân bằng về lâu dài giữa cung và cầu lao động;

chủ doanh nghiệp tìm được người phù hợp và sử dụng hợp lý sức lao động của họ;

qua lao động người làm thuê nhận được thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu về

kinh tế - văn hóa – xã hội. Chức năng này được thực hiện chủ yếu thông qua quá

trình thương lượng dưới sự tác động của nhiều chủ thể, đặc biệt là Nhà nước, công

đoàn và giới chủ.

Cầu, cung lao động thanh niên

Cầu về lao động thanh niên

Đó là nhu cầu lao động thanh niên của nền kinh tế nói chung và trong phạm

vi từng doanh nghiệp cụ thể nói riêng cả ở khía cạnh số lượng và chất lượng.

Theo quan điểm tăng trưởng ngắn hạn thì nhu cầu lao động sẽ tăng nếu tăng

sản lượng, hoặc giảm năng suất lao động hay giảm thời gian lao động cá nhân với

giả định là những nhân tố khác không thay đổi. Nhưng trên quan điểm phát triển

bền vững thì doanh nghiệp cần sử dụng những biện pháp tổ chức và kỹ thuật để tăng

năng suất lao động ở số lao động đã tuyển, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và mở

rộng thị trường, kết quả tiếp theo là tăng sản lượng và nhu cầu về lao động.

Cung lao động thanh niên

Cung lao động thanh niên bao gồm cung toàn bộ và cung thực tế. Cung toàn

bộ gồm những thanh niên đang làm việc và những thanh niên đang tìm việc. Cung

thực tế gồm những thanh niên không có việc làm nhưng đang tìm việc.

Về mặt số lượng, cung lao động phụ thuộc chủ yếu vào 3 nhân tố:

+ Tốc độ tăng tự nhiên dân số. Sau khoảng 20 năm thì mức tăng này thể hiện

rõ vào tốc độ tăng nguồn lao động qua số người tham gia thị trường lao động lần đầu.

+ Do quá trình di dân từ nước này - nước khác, ngành này - ngành khác,

nông thôn - thành thị, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Ở các nước đang phát

triển, vấn đề di dân nông thôn - thành thị tạo áp lực cung lao động rất lớn. Một mặt,

do thiếu kiến thức và kinh nghiệm để mở rộng ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi,

phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu cây trồng, thanh niên, đặc biệt là sau mùa vụ,

ra thành phố để tìm việc làm mong có thu nhập cao hơn. Mặt khác, đa số thanh niên

Page 48: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

37

ra học tập ở thành thị khi tốt nghiệp không muốn quay trở lại nông thôn mà cố tìm

việc làm ở thành phố tạo sức ép giải quyết việc làm ở thành phố càng lớn.

+ Do tăng tính tích cực, thanh niên muốn tham gia quá trình lao động xã hội

để khẳng định mình (người trước đây thất nghiệp tự nguyện hay muốn đi làm,

người nội trợ tìm việc…)

Về chất lượng, cung lao động thanh niên bao gồm những người tốt nghiệp

các trường đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật-nghiệp vụ, các trường dạy nghề và

những thanh niên mới có trình độ trung học. Chất lượng cung lao động thanh niên

được hiểu là năng lực, khả năng của lao động thanh niên thỏa mãn những yêu cầu

của nền sản xuất xã hội; của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể. Các chỉ

tiêu định lượng đánh giá chất lượng cung lao động thanh niên bao gồm: số năm đi

học, bằng cấp nghề nghiệp đạt được, thực trạng sức khỏe, các chỉ số về nhân trắc

học, các khóa đào tạo họ tham gia, trình độ ngoại ngữ, tin học…Các chỉ tiêu định

tính bao gồm: phẩm chất xã hội - nghề nghiệp, kiến thức - kỹ năng nghề, năng lực

hành nghề, khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường… Chất lượng cũng

được đánh giá cuối cùng qua việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động không

những cả về số lượng, chất lượng mà còn về cơ cấu, nó thể hiện qua những chỉ tiêu

hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp: năng suất lao động, thu nhập từ lao động và việc

thỏa mãn vai trò của thanh niên trong tham gia quá trình sản xuất xã hội.

2.1.2. Thanh niên nông thôn và đặc điểm việc làm thanh niên nông thôn

2.1.2.1. Khái niệm thanh niên và thanh niên nông thôn

Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội có đặc thù nhất định về độ tuổi, thể

chất, trí tuệ và phẩm chất. Tùy thuộc vào nội dung và góc độ tiếp cận mà người ta

đưa ra khái niệm về thanh niên.

Dưới góc độ pháp lý, thanh niên là công dân có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30

tuổi, có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động học tập, lao

động sản xuất, kinh tế, chính trị, xã hội đạt hiệu quả cao.

Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là lực lượng lao động xã hội

trẻ tuổi, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của

nền kinh tế.

Page 49: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

38

Trong đề tài này, thanh niên được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ kinh tế

học và phù hợp với độ tuổi lao động được quy định theo pháp luật của Việt Nam;

thanh niên nông thôn là thanh niên sống ở vùng nông thôn, mà ở đo khu vực địa

giơi hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố6.

2.1.2.2. Đặc điểm việc làm của thanh niên nông thôn

Việc làm của thanh niên nông thôn trong nền kinh tế thị trường có hai đặc

điểm quan trọng. Một mặt, do áp lực của kinh tế thị trường, doanh nghiệp thường yêu

cầu lao động phải có kinh nghiệm, có trình độ kỹ năng cao. Trong khi đó, thanh niên

nông thôn còn hạn chế về thâm niên, trình độ nghề nghiệp cũng như ý thức làm việc.

Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tuyển chọn thanh niên, học sinh, sinh viên, họ thường

phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể để đào tạo lại. Mặt khác, để làm những công

việc đơn giản, không yêu cầu trình độ cao, chủ yếu là lao động cơ bắp thì doanh

nghiệp thường tuyển dụng thanh niên làm theo những hợp đồng ngắn hạn. Công việc

đối với lao động dạng này không ổn định, lúc có, lúc không hoặc thu nhập thấp.

Đối với các nước đang phát triển ở trình độ như Việt Nam, việc làm thanh

niên còn chịu ảnh hưởng của hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng tái cơ cấu,

đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm việc làm của lao động có trình độ thấp, đặc biệt

là trong nông nghiệp và từ những ngành kinh tế “xế chiều”. Lao động trong nông

nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng đất nông nghiệp mất dần, nhu cầu lao động nông

nghiệp giảm rõ rệt. Các ngành như mỏ, nông nghiệp, khai thác rừng, than, thép, làm

muối…là những ngành giảm nhu cầu lao động. Xu hướng tăng việc làm thể hiện

qua nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu cho các dự án, các chương trình đặc

biệt, nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các ngành, nghề,

lĩnh vực tăng nhu cầu về lao động thanh niên thường bao gồm: dệt may, điện tử - viễn

thông, công nghệ thông tin, điện lực, du lịch, dịch vụ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong khi đó, cung lao động thanh niên ở các nước đang phát triển, đặc biệt

là thanh niên nông thôn, thường mang một số đặc điểm chung: Một là, cung lao

6 Vùng nông thôn được xác định là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã,

quận và thành phố (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP).

Page 50: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

39

động thường lớn về số lượng nhưng chất lượng thấp do tỷ lệ tăng dân số cao của

thời kỳ trước và sự yếu kém của hệ thống giáo dục - đào tạo cũng như nhận thức về

nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động thanh niên qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật khu vực

nông thôn thường rất thấp; đồng thời với đó là tình trạng nhảy việc và ý thức, thái

độ, trách nhiệm, kỷ luật, tác phong nghề nghiệp của thanh niên thường hạn chế. Hai

là, cơ cấu đào tạo và phân bổ lao động được đào tạo thường bất hợp lý. Thường thì

cơ cấu đào tạo không đáp ứng được yêu cầu tỷ lệ phù hợp giữa những người quản

lý, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ với công nhân trực tiếp sản xuất, tình trạng

“thừa thầy, thiếu thợ”, lệch pha cung – cầu giữa các ngành nghề, lĩnh vực, trình độ,

giữa các vùng kinh tế diễn ra khá trầm trọng. Thực tế này dẫn đến một tỷ lệ thanh

niên được đào tạo, thậm chí ở trình độ cao nhưng thất nghiệp hoặc phải làm việc trái

với ngành nghề.

2.1.3. Ý nghĩa của việc làm đối với thanh niên nông thôn

Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, tâm lý và xã hội đối

với một quốc gia, nó chi phối toàn bộ hoạt động của cá nhân và mọi người trong

quan hệ với xã hội, trong đó có đối tượng thanh niên nông thôn. Tình trạng thanh

niên thất nghiệp nói chung và thanh niên nông thôn thất nghiệp hoặc thiếu việc làm

nói riêng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, tâm lý và xã hội.

Hậu quả kinh tế của thất nghiệp thanh niên: Hậu quả kinh tế của tình trạng

thất nghiệp phụ thuộc vào những chi phí liên quan đến thất nghiệp, cả trên giác độ

từng hộ gia đình cũng như toàn xã hội. Thất nghiệp dẫn đến "cú sốc" giảm sút thu

nhập của hộ gia đình và mọi hậu quả tiêu cực đi kèm theo. Trên khía cạnh kinh tế vĩ

mô có thể chia ra làm hai loại chi phí liên quan đến thất nghiệp:

- Chi phí bằng tiền (chủ yếu là tiền từ ngân sách và các quỹ xã hội). Những

chi phí bằng tiền bao gồm tiền từ ngân sách nhà nước và các quỹ của doanh nghiệp

cũng như của xã hội chi cho bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm, chi cho về

hưu sớm cùng các chi phí xã hội cho đào tạo, đào tạo lại, dịch vụ việc làm từ những

chương trình chống thất nghiệp. Chi phí bằng tiền liên quan đến thất nghiệp còn

bao gồm việc giảm thu ngân sách quốc gia. Người thất nghiệp không có thu nhập,

Page 51: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

40

không đóng thuế, chỉ đóng ít hoặc không đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chi phí

của Chính phủ cho thất nghiệp lớn sẽ dẫn đến gia tăng thâm hụt ngân sách.

- Lãng phí sản phẩm xã hội do không sử dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có của

sản xuất xã hội. Lãng phí này được xác định theo định luật A.OKUN (mang tên nhà

kinh tế người Anh), nó chỉ ra khoảng cách giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng, tức

GDP có được trong điều kiện đạt mục tiêu việc làm đầy đủ. Định luật này nói rằng:

cứ 1% vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì GDP bị giảm 2,5%. Sự lãng phí chính

này là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam.

Hậu quả kinh tế của thất nghiệp thanh niên còn phải kể đến những mất mát

liên quan đến sự di cư ra nước ngoài của một bộ phận dân cư, chủ yếu là thanh niên,

có trình độ học vấn, tay nghề cao nhưng không tìm được việc làm ở trong nước.

Hậu quả tâm lý của thất nghiệp thanh niên:Tăng nhanh thất nghiệp trở

thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội. Thất nghiệp không chỉ

đồng nghĩa với tình trạng vật chất ngày càng xấu đi mà còn kèm theo những hậu

quả tâm lý - xã hội mà người thất nghiệp cũng như xã hội phải gánh chịu. Những

kết quả điều tra xã hội học và nghiên cứu kinh nghiệm chỉ ra rằng người mất việc

làm sẽ trải qua những giai đoạn diễn biến tâm lý phức tạp. Giai đoạn đầu là sự lạc

quan và tin tưởng vào việc tìm được chỗ làm việc mới, thời kỳ này thường ngắn.

Giai đoạn tiếp theo là thời kỳ bi quan và mất dần hy vọng. Thời gian thất nghiệp

kéo dài dẫn đến vô vọng và buông xuôi số phận, người thất nghiệp mặc cảm với

chính mình, suy giảm tinh thần và khả năng tự tìm việc làm, phôi phai dần những

kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã có. Mất việc làm đồng nghĩa với không thể

thoả mãn những nhu cầu cơ bản.

Hậu quả xã hội của thất nghiệp thanh niên: Những vấn đề xã hội cơ bản đi

kèm với thất nghiệp là: suy sụp thể lực và tinh thần, mâu thuẫn gia đình tăng, gia

tăng tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Thất nghiệp tạo ra các điều kiện để phát

triển các loại tội phạm khác nhau: trộm cướp, hãm hiếp, giết người... và các tệ nạn

xã hội: nghiện rượu, chích hút, đĩ điếm cũng như làm băng hoại các giá trị đạo

đức, văn hoá của gia đình cũng như dân tộc. Các điều tra xã hội và tội phạm ở hầu

Page 52: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

41

hết các nước đều xác nhận: đối với thanh niên, rất dễ xẩy ra tình trạng "tam giác

đen", đó là "thất nghiệp - nghiện - tội phạm".

2.2. CÁC LÝ THUYẾT VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM

CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN

2.2.1. Các lý thuyết việc làm

* John Moynard Keynes trong General Theory on Employment, Interes and

Money (1936). Tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt là Lý thuyết tổng quát về việc làm,

lãi suất và tiền tệ [47].

Về cơ bản học thuyết Keynes xem xét việc xác định sản lượng quốc dân và

việc làm trên cơ sở tổng mức cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ và một nền kinh tế

có tiềm năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực và công nghệ của chính

nó. Giải pháp nhằm làm giảm hoặc loại trừ thất nghiệp của Keynes là: Tăng tổng

cầu thông qua việc tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc thông qua các chính

sách của Chính phủ khuyến khích gián tiếp đầu tư tư nhân (lãi suất cho vay thấp,

trợ giá cho đầu tư, giảm thuế...).Tuy nhiên, mô hình việc làm của Keynes có một số

hạn chế: Một là nó được dựa trên những giả định, đúng cho các nước phát triển,

nhưng lại không đúng với các nước đang phát triển; Hai là việc tạo thêm công ăn

việc làm cho khu vực thành thị bằng cách tăng mức tổng cầu sẽ có thể thu hút thêm

nhiều di cư từ các vùng nông thôn bỏ ra thành thị kiếm sống, gây áp lực lên công

tác quản lý đô thị.

*Mô hình “hai khu vực cổ điển” của A.Lewis [54] giải thích mối quan hệ

giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Mô hình nghiên cứu

sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong

khu vực nông nghiệp, năng suất lao động và thu nhập của người lao động nông

nghiệp thấp, lượng lao động trong xã hội ngày càng tăng, nên có sự di chuyển

nguồn lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Chính

vì khu vực nông nghiệp mang tính trì trệ nên cần giảm dần quy mô và tỷ trọng đầu

tư, thay vào đó, cần xây dựng và đầu tư vào khu vực công nghiệp để thu hút người

lao động. Mô hình được đề ra dựa trên các giả định: (1) Tỷ lệ lao động thu hút sang

khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy ở khu vực này (thâm dụng

Page 53: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

42

vốn, hoặc đầu tư nơi khác); (2) Khu vực thành thị không có thất nghiệp; (3) Có thể

giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn mà không cần phải chuyển ra

thành phố; (4) Tiền lương công nghiệp không tăng (thực tế vẫn tăng do nhu cầu về

lao động có tay nghề và áp lực từ các tổ chức công đoàn).

* Mô hình kinh tế tân cổ điển [4] coi công nghệ là yếu tố trực tiếp quyết định

tăng trưởng và giúp tối đa hóa lợi nhuận. Đối với khu vực nông nghiệp, nếu áp dụng

các tiến bộ công nghệ, lao động có thể cải thiện, nâng cao chất lượng ruộng đất,

giúp tăng cả về chất lượng và số lượng sản phẩm. Đầu tư làm tăng năng suất nông

nghiệp khiến việc dịch chuyển lao động khỏi nông nghiệp không làm tăng giá nông

sản. Đối với khu vực công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ công nghệ dẫn đến

chủng loại và chất lượng sản phẩm làm ra ngày càng tăng, vì vậy, các chủ lao động

phải trả tiền công cho người lao động cao hơn. Điều này buộc các nhà sản xuất phải

lựa chọn công nghệ phù hợp. Theo mô hình này, việc hình thành việc làm thường là

sự tác động đồng thời củaba yếu tố: (1) nhu cầu thị trường; (2) yếu tố cần thiết để

sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: sức lao động, công cụ sản xuất, đối tượng lao động;

(3) môi trường xã hội xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội.

* Mô hình Harry T. Oshima[47]

Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa

hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á so với các

nước Âu - Mỹ, đó là nền nông nghiệp có tính thời vụ cao. Ông đồng ý với Lewis

rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông thì điều đó không

phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực nông nghiệp

còn thiếu lao động. Oshima đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tăng

trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm cho người lao động. Theo mô hình này, các

nội dung hỗ trợ tạo việc làm chủ yếu là: Thứ nhất, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi

theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất nông

nghiệp, xen canh, tăng vụ, trồng thêm rau quả, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm

nghiệp. Để nâng cao năng suất trong nông nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hệ

thống tưới nước, vận tải nông thôn, giáo dục và điện khí hóa nông thôn; cải tiến các tổ

chức dịch vụ, tổ chức tín dụng; tăng xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ, nhập khẩu máy

Page 54: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

43

móc phục vụ nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước cần hướng tới tạo việc làm đầy đủ cho

lao động bằng cách đầu tư phát triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp (theo

chiều rộng) như: phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để GQVL; phát triển

ngành công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa; phát triển ngành tiểu thủ công

nghiệp (nông cụ cải tiến); phát triển ngành công nghiệp sản xuất phân bón, giống và

các yếu tố đầu vào; phát triển logistic đồng bộ từ khâu sản xuất, vận chuyển, bán

hàng; phát triển nông nghiệp tạo nhu cầu tăng quy mô công nghiệp và dịch vụ .

Các biện pháp này hướng tới tăng trưởng việc làm nhanh hơn tăng trưởng lao động,

khiến thu nhập thực tế của người lao động tăng lên.

* Mô hình thu nhập kỳ vọng của Harris – Todaro

Mô hình Harris – Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu

vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn

và đô thị. Mô hình này giả định rằng tỷ lệ thất nghiệp không tồn tại trong lĩnh vực

nông nghiệp nông thôn; thị trường sản xuất và thị trường lao động trong khu vực

nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương của các công

nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng suất cận biên trong nông nghiệp. Mô

hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại

khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng

thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không

khi thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị [64].

Như vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng nếu:

- Tiền lương ở khu vực đô thị gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được công

ăn việc làm khu vực đô thị tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực nông thôn.

- Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiền

lương trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị.

Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng

thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển

tới các thành phố mặc dù tình trạng thất nghiệp vẫn đang gia tăng ở các đô thị. Để

giải thích vấn đề này, mô hình Harris -Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh

Page 55: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

44

tế phi chính thức. Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là

bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội

và hầu hết các hoạt động này không đăng ký với nhà nước.

* Lý thuyết chuyển dịch lao động trong quá trình phát triển.

Những lý thuyết của kinh tế học đã cho thấy xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao

động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực CN và DV trong quá trình phát triển. Trong

bước phát triển đầu tiên, mức gia tăng lao động từ khu vực công nghiệp hiện đại

(∆Lcn) nhỏ hơn rất nhiều so với mức gia tăng lao động của khu vực truyền thống

(∆Lnn). Ngay cả khi tỷ lệ tương đối của mức gia tăng lao động của khu vực hiện đại có

tăng lên rất cao thì ∆Lcn vẫn nhỏ hơn ∆Lnn, vì tỷ phần của lao động công nghiệp hiện

đại trong tổng nguồn lao động xã hội là rất nhỏ. Quá trình phát triển sẽ đưa nền kinh tế

tới một điểm mà ở đó có sự cân bằng mực gia tăng lao động của hai khu vực (∆Lcn =

∆Lnn). Các nhà kinh tế gọi điểm này là điểm ngoặt của quá trình phát triển. T.Oshima

trong cuốn “Tăng trưởng kinh tế ở châu Á gio mùa” cũng cho rằng: “sự quá độ về cơ

cấu nông nghiệp sang công nghiệp, trong đó sức lao động nông nghiệp chiếm phần lớn

(khoảng ¾ tổng số sức lao động) đã bắt đầu giảm. Sự quá độ hoàn thành khi phần đó

rút xuống mức ngang với mức tăng của sức lao động công nghiệp khoảng từ ¼ đến 1/3.

Và khi ấy có thể nói nền kinh tế đã kết thúc giai đoạn quá độ về cơ cấu kinh tế do nông

nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp”[49]. Đây là thời điểm có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng vì nó đánh dấu hai cơ cấu hoàn toàn khác biệt của thị trường lao

động. Ở giai đoạn thứ nhất, lực lượng lao động tăng lên trong xã hội đều nằm lại trong

khu vực nông nghiệp nên thị trường lao động rất trì trệ, do đó mức lương thực tế của

lao động giản đơn hầu như không thay đổi cho đến khi nguồn lao động dư thừa này

được khu vực công nghiệp hiện đại thu dụng hết. Khi chuyển sang nửa sau, nhu cầu về

lao động ở khu vực hiện đại đã có tác dụng rất tích cực đối với khu vực truyền thống

nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung; trong giai đoạn này thị trường lao động trở

nên sôi động hơn bởi điểm ngoặt về lao động đã đánh dấu bước chuyển quan trọng với

mức lương thực tế tăng lên do cầu lao động có dấu hiệu lớn hơn cung. Từ thời điểm

này, nền kinh tế xuất hiện hiện tượng cạnh tranh về việc xác định mức lương, một dấu

Page 56: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

45

hiệu mang tính xã hội về sự thành công bước đầu của tiến trình phát triển. Sự quá độ

thứ hai là bước chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, khu vực

dịch vụ vượt hơn khu vực công nghiệp về quy mô.

* Trường phái kinh tế học thể chế

Đây là trào lưu kinh tế học hiện đại với các đại diện tiêu biểu là R.Coase (giải

thưởng Nobel 1991) và D.North (giải thưởng Nobel 1993), tập trung nghiên cứu các

quy tắc hành vi của các chủ thể kinh tế trong môi trường không xác định, gồm cả quy

tắc hành vi và chủ thể của hành vi là các tổ chức và cơ chế thực hiện quy tắc. Theo đó,

thể chế kinh tế thị trường là một kiểu thể chế kinh tế thích ứng với các điều kiện của

kinh tế thị trường; thể chế kinh tế là một phần của thể chế xã hội hay biểu hiện của thể

chế xã hội ở lĩnh vực kinh tế trong khác biệt tương đối so với các lĩnh vực khác. Sự

hình thành và vận động biến đổi của thể chế xuất phát từ nhu cầu hoạt động tương tác

của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định. Do đó, mặc dù thể chế là biểu

hiện của hành động chủ quan song có cơ sở khách quan, thể hiện thông qua sự thay đổi

dần dần có tính tiệm tiến của thể chế nói chung cũng như thể chế kinh tế và thể chế

kinh tế thị trường nói riêng. Trong trường hợp của thị trường lao động đối với thanh

niên nông thôn, vận dụng trường phái thể chế cho phép nghiên cứu hành vi cung, cầu

lao động, kết nối cung- cầu lao động trong quan hệ với khung khổ pháp lý về việc làm

và vai trò của các chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, thanh niên nông thôn với phát triển

doanh nghiệp và tăng trưởng việc làm, các chính sách đất đai, xây dựng nông thôn mới,

ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, khởi nghiệp và phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa…trong quan hệ với việc làm, thu nhập trong nông nghiệp), các

chính sách hỗ trợ việc làm (tín dụng ưu đãi, dịch vụ việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ

dịch chuyển…) và kết quả có thể đạt được. Các thể chế, chính sách sẽ dần dần được

hoàn thiện trong quá trình nâng cao năng lực của các chủ thể7.

* Lý thuyết vốn con người

Lý thuyết về vốn con người, xuất hiện từ thế kỷ XVIII khi Adam Smith viết

tác phẩm “Nguồn gốc của cải của các dân tộc” (The wealth of the Nation - 1776)

7 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội 2016.

Page 57: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

46

nhấn mạnh đến những chi phí và món lợi của giáo dục và chỉ ra rằng có thể xem

giáo dục như là một đầu tư. Trong lý thuyết tổng quát về tư bản I. Fisher (năm

1930) làm rõ thêm mối quan hệ giữa tư bản và thu nhập. Kho tư bản sinh ra những

luồng thu nhập theo thời gian và chính giá trị dự kiến của những thu nhập này xác

định giá trị của tư bản. Vì kho tư bản là một yếu tố đầu vào của một luồng thu nhập,

nên với thu nhập của con người ứng với một vốn con người. Tổng thu nhập của một

cá nhân này là thu nhập tâm lý của cá nhân (enjoyment income), nên khái niệm vốn

con người là rất rộng. Thuật ngữ “vốn con người” xuất hiện phổ biến vào những

năm 1960, được hiểu là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ

năng, kỹ xảo tích luỹ được thông qua việc học. Trong kinh doanh nó được hiểu là

những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự thành công của đơn vị sản xuất.

Hiểu theo cách này, vốn con người bị đánh đồng với khả năng nhận thức (cognitive

abilities) hình thành chủ yếu từ đào tạo chính quy (formal training); vì thế, nó là

định nghĩa chưa đầy đủ8.

Vào năm 2001 OECD đưa ra khái niệm: “vốn con người là những kiến thức,

kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân góp phần tạo

nên sự thịnh vượng kinh tế, sự gắn kết xã hội và của bản thân người ấy”. Khái niệm

này nhấn mạnh vốn con người nằm trong một quá trình thay đổi liên tục từ lúc cá

nhân sinh ra đến lúc mất đi, và nó được ngầm hiểu không chỉ có kỹ năng, kỹ xảo,

khả năng nhận thức mà còn bao hàm cả sức khoẻ của con người.

Vốn con người theo cách tiếp cận giáo dục là những năng lực hữu ích mà từng

cá nhân của xã hội có được từ việc đầu tư vào học tập và tiếp thu kiến thức, kỹ năng,

và năng lực có được từ giáo dục dưới nhiều hình thức: học chính quy ở trường hoặc

các khoá học vừa học vừa làm (formal learning), không chính quy ở nơi làm việc

(non-formal learning), hoặc chỉ đơn giản là thông qua các hoạt động thường ngày

(informal learning), thậm chí chỉ thông qua việc suy ngẫm những điều vừa xảy ra để

rút ra kinh nghiệm cho những lần tới (self-reflection). Kiến thức tiếp thu được có thể

là tổng quát hoặc cụ thể cho một hoạt động, có thể tiềm ẩn không thấy được trong

8 Charles Wheelan, Đô la hay lá nho- Lột trần cô nàng kinh tế học, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội 2008.

Page 58: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

47

hoạt động sản xuất nhưng cũng có thể biểu hiện rất cụ thể rõ ràng. Những kỹ năng và

phẩm chất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực bao gồm: (1) Khả năng

giao tiếp (communication) bao gồm khả năng đọc, viết, nghe, nói không chỉ bằng

tiếng mẹ đẻ mà bao gồm cả ngoại ngữ; (2) Khả năng toán học (Nummeracy), hay là

những kỹ năng đòi hỏi tính logic của toán học; (3) Khả năng tự thấu hiểu (intra-

personal skills), điều chỉnh chính bản thân mình như sự kiên trì, sự tiên phong, khả

năng tự học, tự điều tiết bản thân, khả năng đánh giá sự việc dựa trên những chuẩn

mực đạo đức nhất định và mục tiêu sống của chính cá nhân người đó; (4) Khả năng

thấu hiểu người khác (Inter-personal Skills) bao gồm khả năng làm việc theo nhóm

và khả năng lãnh đạo và; (5) Các phẩm chất khác bao gồm kiến thức tiềm ẩn, khả

năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc chân tay, thao tác tốt đối với các thiết bị

công nghệ thông tin. Vốn con người có được từ giáo dục phổ thông, nghề, giáo dục

không chính quy và tự học của bản thân qua thực tiễn lao động của mỗi cá nhân. Vốn

con người được hình thành suốt quãng đời của một con người; vì thế, các thước đo

vốn con người chỉ mang giá trị tạm thời tại thời điểm đo lường (OECD, 2007).

Các lý thuyết nêu trên được NCS vận dụng trong nghiên cứu việc làm cho

thanh niên nông thôn ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách việc làm, trong đo co chính sách

việc làm cho thanh niên nông thôn là một việc có tính quy luật trong quá trình phát

triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu kinh tế- tâm lý- xã hội là động lực chủ yếu tìm và giải

quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, khi mà năng suất lao động khu vực nông

nghiệp còn thấp và tình trạng dư thừa lao động nông thôn lớn. Xu hướng chung là

hoàn thiện thể chế, chính sách và cơ chế tái cấu trúc kinh tế nông thôn, đổi mới mô

hình tăng trưởng, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang những

công đoạn giá trị gia tăng cao, ứng dụng các thành tự của khoa học công nghệ vào

sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi và

hỗ trợ thị trường lao động hoạt động tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường

(trường phái thể chế, lý thuyết Keynes, lý thuyết vốn con người).

Page 59: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

48

Thứ hai, trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách và tạo việc làm

cho thanh niên nông thôn sẽ xuất hiện không ít cơ hội nhưng cũng có nhiều thách

thức đối với thanh niên nông thôn. Thách thức của quá trình đô thị hóa nhanh

dẫn đến mất đất canh tác nông nghiệp, thách thức cơ sở hạ tầng yếu kém và đời

sống tinh thần ở nông thôn nghèo nàn…làm di cư lao động ồ ạt lên thành thị tìm

việc làm và định cư. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút lao động thanh

niên từ khu vực nông thôn phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp, của

khu vực công nghiệp và dịch vụ đồng thời phụ thuộc vào quá trình tham gia các

chuỗi giá trị toàn cầu trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (học thuyết

Keynes, lý thuyết mô hình thu nhập kỳ vọng, lý thuyết chuyển dịch lao động

trong quá trình phát triển). Điều đáng chú ý là việc làm của thanh niên nông

thôn đang hạn chế cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Đây là những vấn đề cần

nghiên cứu sâu hơn của đề tài luận án.

Thứ ba, nâng cao năng lực của các chủ thể, đặc biệt là thanh niên nông thôn

co ý nghĩa quyết định trong tìm kiếm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông

thôn. Kiến thức, kỹ năng, thái độ của thanh niên nông thôn được cải thiện sẽ dẫn

đến những luồng dịch chuyển lao động tích cực và tiêu cực và mang lại lợi ích kinh

tế - xã hội to lớn cho cả cá nhân, gia đình và xã hội. Lý thuyết (hiệu ứng di dân) của

Lucas và lý thuyết (vốn con người) của Becker, lý thuyết chuyển dịch lao động

trong quá trình phát triển là những hướng quan trọng cần nghiên cứu vận dụng để

tăng khả năng tạo việc làm và việc làm chất lượng cho thanh niên nông thôn.

2.2.2. Nội hàm việc làm thanh niên nông thôn

2.2.2.1. Quy mô việc làm và cơ cấu việc làm

Quy mô việc làm là tổng số việc làm của một nền kinh tế hay của một địa

phương; quy mô việc làm của thanh niên nông thôn phản ánh số lượng việc làm

được tạo ra cho thanh niên ở khu vực nông thôn. Quy mô việc làm thường thay đổi

theo quá trình phát triển của nền kinh tế hay địa phương, nó tỷ lệ thuận với quy mô

và tốc độ của sản xuất nhưng tỷ lệ nghịch với năng suất lao động đạt được.

Page 60: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

49

Cơ cấu việc làm xác định tỷ trọng việc làm trong tổng việc làm nghiên cứu

như: cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình độ, vị thế, ngành nghề…để thấy rõ tính

hiện đại, tiến bộ hay lạc hậu, không hiệu quả của cấu trúc việc làm hay tạo việc làm

lao động thanh niên nông thôn. Việc xác định chính xác quy mô, cơ cấu việc làm

của thanh niên nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phân tích quá trình

chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, một địa phương.

2.2.2.2. Chất lượng việc làm

Chất lượng việc làm được đánh giá trên các quan điểm khác nhau. Trên giác

độ xã hội, chất lượng việc làm được đánh giá trên khía cạnh phúc lợi xã hội. Chất

lượng việc làm dưới giác độ xã hội, yếu tố quan trọng là việc toàn dụng nhân công,

mọi người đều có việc làm và có được việc làm phù hợp với luật pháp, việc làm

nhân văn, việc làm tử tế v.v…..Quan điểm từ phía doanh nghiệp, chất lượng việc

làm được đánh giá trên khía cạnh khai thác sức lao động, nghĩa là người lao động

phải làm việc có năng suất cao. Với người lao động, chất lượng việc làm là lợi ích

từ việc làm, gồm các yếu tố cơ bản là có thu nhập/tiền lương/tiền công cao (lợi ích

từ việc làm lớn); các chế độ bảo đảm việc làm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế) và linh hoạt việc làm (luân chuyển); sự phù hợp với năng lực

và sở thích cá nhân; và có các điều kiện phát triển (đào tạo, thăng tiến nghề nghiệp).

Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2008) đã khẳng định để có việc làm tốt hơn

phải hướng tới việc làm bền vững. Định nghĩa việc làm bền vững do ILO xây dựng

và được cộng đồng quốc tế thông qua, đó là: “việc làm có năng suất chất lượng cho

nam giới và nữ giới, trong điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được

tôn trọng. Việc làm bền vững gồm 6 yếu tố: (1) Cơ hội làm việc; (2) làm việc trong

điều kiện tự do; (3) việc làm có năng suất; (4) công bằng; (5) an ninh việc làm và

(6) bảo đảm nhân phẩm. Hai yếu tố đầu tập trung vào tính sẵn có của việc làm,

trong khi 4 yếu tố sau tập trung vào tình trạng, chất lượng của việc làm.

Chất lượng việc làm gắn bó chặt chẽ với yếu tố “an ninh“. Khi đề cập tới

khái niệm an ninh (security) bao gồm những nội dung sau: (1) an ninh trị trường lao

động (labor market security)– có đầy đủ việc làm và cơ hội làm việc thông qua các

chính sách vĩ mô đảm bảo có tỷ lệ việc làm cao; (2) an ninh việc làm (employment

security)- bảo vệ chống lại sự sa thải tùy tiện và sự bền vững của việc làm trong nền

Page 61: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

50

kinh tế năng động; (3) an ninh nghề nghiệp (job security)- nghề hay kỹ năng không

có nguy cơ lạc hậu không được sử dụng; (4) an toàn lao động (work security)- bảo

vệ chống lại tai nạn và bệnh tật nơi làm việc thông qua các quy định về an toàn và

sức khỏe; (5) An ninh về phát triển kỹ năng (skill reproduction security) – mở rộng

cơ hội học nghề và phát triển kỹ năng thông qua đào tạo và đào tạo nghề; (6) an

ninh về thu nhập (income security) – Đảm bảo thu nhập thường xuyên và tiếp cận

các lợi ích khác ngoài tiền lương, bảo vệ quyền lợi về thu nhập thông qua hệ thống

tiền lương tối thiểu, chính sách ASXH; (7) An ninh về tiếng nói của người lao

động (representation security) – bảo vệ tiếng nói của tập thể lao động thông qua tổ

chức công đoàn đại diện cho quyền lợi của người lao động.

Như vậy, chất lượng việc làm bao gồm nhiều hay một tập hợp các chỉ số đa

dạng phản ánh đầy đủ nhu cầu, mong muốn của cá nhân và xã hội.

2.2.3. Xu hướng việc làm thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập

và yêu cầu đặt ra đối với các khu vực đô thị hóa nhanh

Tại các thành phố lớn và siêu đô thị, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại

nông thôn làm một bộ phận lao động nông nghiệp dư thừa do không đáp ứng được

yêu cầu của sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn mới theo yêu cầu

hiện đại về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động. Song song với quá trình đô thị

hóa là việc sản xuất và đời sống xã hội ngày càng chị tác động của hội nhập quốc tế

và những công nghệ mới, nhất là của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Có thể đánh giá,

việc làm thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập tại các khu vực đô thị hóa

nhanh đang có các xu hướng như sau và đặt ra những yêu cầu cơ bản [77]:

- Xu hướng đòi hỏi phải thích nghi với hội nhập quốc tế và đương đầu với

những thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp mới. Hội nhập quốc tế tạo ra

nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho thanh niên nông thôn nhiều thách thức lớn: đó

là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu

nhập cao; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo vật chất; đó là việc

làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp

sống. Trước tác động của hội nhập quốc tế, thanh niên đang thiếu hụt cả về kiến

thức lịch sử và văn hóa dân tộc cũng như kỹ năng sống, khả năng tư duy độc lập. Đa

Page 62: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

51

số thanh niên thiếu kiến thức về ngoại ngữ, tin học, chưa có thói quen trong môi

trường lao động và đời sống công nghiệp… Trong khi đó, công nghệ mới ứng dụng

trong ngành nông nghiệp hướng đến tương lai quy trình chăn nuôi, trông trọt với

mức tự động hoá và quy chuẩn cao.

- Tính tất yếu phải nâng cao vốn nhân lực thanh niên trong quá trình tạo việc

làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông thôn, nhất là ở các nước đang phát triển thường

chiếm tỷ trọng lớn về dân số và lực lượng lao động; đồng thời, trình độ học vấn,

trình độ chuyên môn kỹ thuật của nông dân nói chung và thanh niên nông thôn nói

riêng nhìn chung còn thấp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tiến bộ nhanh chóng

của khoa học công nghệ như hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng và làm nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp

nhẹ mà còn dùng để xuất khẩu. Lực lượng lao động có trình độ, có chất lượng, được

đào tạo và tích lũy kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ là điều kiện để thanh

niên có thể dịch chuyển từ các khâu sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng thấp sang

các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao ngay trong nội bộ ngành nông

nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cũng như dịch chuyển việc làm

từ ngành có giá trị gia tăng thấp, có năng suất lao động thấp sang ngành có giá trị

gia tăng cao, có năng suất lao động cao hơn.

- Quá trình tìm kiếm việc làm và duy trì việc làm của thanh niên nông thôn

gắn liền với quá trình di cư nông thôn- đô thị. Tốc độ đô thị hóa nhanh và sức ép

của việc thu hẹp đất đai canh tác, không có nghề phụ đã khiến cho mức di cư của

thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng lên,

dù chỉ là di cư tạm thời; quá trình này làm tăng lượng lao động nhập cư lên các thành

phố lớn và do vậy gây sức ép lớn ngày càng lớn về việc làm ở đây và sự quá tải về

kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục,...ở các khu đô thị. Làn sóng di cư này cũng có thể gây

nên sự mất cân bằng về lực lượng lao động ở nông thôn, về tỷ lệ người lao động tại

các địa phương và tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch bệnh cũng như tệ nạn xã hội.

Page 63: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

52

- Mở rộng cơ hội việc làm cho nữ thanh niên nông thôn. Khi kinh tế công

nghiệp và dịch vụ ở địa phương và các vùng lân cận phát triển và mở rộng, việc

làm trong các ngành nghề dịch vụ hỗ trợ có cơ hội phát triển đáp ứng nhu cầu

người tiêu dùng mà không đòi hỏi quá khắt khe về vốn nhân lực như dịch vụ

hàng ăn, dịch vụ phục vụ nhà hàng, làm bún, vv… với mức thu nhập ổn định và

cao hơn so với làm nông nghiệp thì cơ hội việc làm cho nữ thanh niên nông thôn

được mở rộng.

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN

Các trường phái lý thuyết như trường phái thể chế (tiêu biểu là Ronald Coase

và Douglass North), trường phái trọng cung, đặc biệt là lý thuyết “vốn con người”

(tiêu biểu là Gary Backer), trường phái trọng cầu (Keynes), mô hình thu nhập kỳ

vọng và đặc biệt là các lý thuyết thị trường lao động, dịch chuyển lao động [71],

[84], [85], [86] gần đây đều khẳng định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc làm

và tạo việc làm bao gồm: khung khổ pháp lý cho thị trường lao động hoạt động, nhu

cầu lao động, quy mô và chất lượng của lực lượng lao động, kết nối cung - cầu lao

động trên thị trường lao động. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc làm của

thanh niên nông thôn cũng không phải là ngoại lệ; trong đó, vai trò của Nhà nước có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cả về định hướng chiến lược phát triển, tạo sân chơi

công bằng minh bạch cho các chủ thể hoạt động trên thị trường lao động, cung cấp

các dịch vụ công và hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động hiệu quả.

2.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện

2.3.1.1. Chính sách phát triển kinh tế- xã hội và chính sách việc làm

2.3.1.1.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với hệ thống pháp luật, việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế -

xã hội sẽ trực tiếp tạo ra việc làm trong xã hội. Mô hình tăng trưởng và cách thức

chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua tổng thể các giải pháp chính sách và công cụ do

nhà nước thực hiện sẽ trực tiếp tác động đến quy mô, cấu trúc việc làm cũng như hỗ

trợ giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho người dân của đất nước.

Page 64: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

53

2.3.1.1.2. Chính sách việc làm

Chính sách việc làm là thể hiện cụ thể và trực tiếp của chính sách phát triển

kinh tế - xã hội hướng đến mục tiêu chung là toàn dụng lao động (việc làm đầy đủ).

Tuy nhiên, toàn dụng lao động là một khái niệm tương đối. Nhiều nhà kinh tế cho

rằng: toàn dụng lao động là tình trạng mà ở đo người co khả năng lao động và

muốn làm việc co thể tìm được việc làm trong thời gian ngăn (dươi 3 tháng).

Trên thế giới, tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái toàn dụng lao động được xác định

không giống nhau, chúng tùy thuộc vào điều kiện, chính sách kinh tế cũng như học

thuyết kinh tế chủ đạo mà từng nước áp dụng. Hiện nay, các nước có nền kinh tế thị

trường phát triển coi trạng thái toàn dụng lao động đạt được khi nền kinh tế có tỷ lệ

thất nghiệp nằm trong khoảng 5-7% [71].

Chính sách việc làm nghiêng về sử dụng các công cụ của chính sách tài chính -

tiền tệ nhằm phát triển doanh nghiệp, phát triển vùng và thay đổi mô hình và cơ cấu

kinh tế, qua đó tác động đến tổng cầu và mức việc làm trong nền kinh tế. Điều kiện

cần thiết để đầu tư tư nhân có thể ra quyết định đúng đắn và kịp thời là dựa vào cơ

sở hạ tầng kinh tế và luật pháp thích hợp, những cơ sở này lại do đầu tư công cộng

và ý chí luật pháp của Chính phủ quyết định [67].

Tiếp cận đến mục tiêu chính sách, theo ILO (2015), một chính sách việc làm

là một tầm nhìn thống nhất với các mục tiêu việc làm và cách để đạt được mục tiêu

của một quốc gia. Chính sách việc làm quốc gia đề cập đến các can thiệp đa chiều

được dự kiến để đạt được mục tiêu việc làm về mặt số lượng và chất lượng [76].

Chính sách việc làm không chỉ xem xét các giải pháp liên quan đến tạo việc

làm, hỗ trợ tìm việc làm mà còn xem xét cả các chính sách khuyến khích người lao

động tự tạo việc làm. Thực hiện chính sách việc làm không chỉ hướng đến đạt được

các mục tiêu về số lượng mà còn đặt trọng tâm vào chất lượng việc làm.

2.3.1.2. Chính sách thị trường lao động

Chính sách thị trường lao động là các công cụ can thiệp của Nhà nước vào

hoạt động của thị trường lao động nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tốt hơn cơ

Page 65: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

54

hội việc làm cho người lao động, cung cấp việc làm tương xứng hơn với khả năng

và đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động.

* Chính sách thị trường lao động chủ động

Chính sách thị trường lao động chủ động là các biện pháp do Chính phủ đề

xướng nhằm ngăn ngừa nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, cụ thể là nhằm các mục

tiêu: thứ nhất, tạo mở việc làm và tăng thu nhập; thứ hai, điều hòa cầu về lao động;

thứ ba, nâng cao công bằng xã hội (hỗ trợ nhóm lao động yếu thế). Bao gồm:

- Dịch vụ việc làm, là hoạt động môi giới giữa chủ sử dụng lao động và

người lao động đang tìm việc làm. Có nhiều loại hình dịch vụ việc làm khác nhau

được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Thí dụ: dịch vụ phỏng vấn tại cơ quan

dịch vụ việc làm, dịch vụ tư vấn cho người thất nghiệp, câu lạc bộ tìm việc; các

chương trình đào tạo kỹ năng tìm việc; hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin việc, v.v...Dịch vụ

việc làm có thể do các cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân cùng đảm nhiệm,

với mục đích bổ sung cho nhau.

- Đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động: là biện pháp đào tạo

người lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động. Loại hình này

chủ yếu áp dụng với các đối tượng lao động thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng),

hoặc các công nhân bị mất việc hàng loạt do điều chỉnh cơ cấu, hay với các đối

tượng là lao động trẻ, học sinh mới tốt nghiệp ra trường.

- Các chính sách trực tiếp tạo việc làm: là một trong những chính sách thị

trường lao động quan trọng, thường được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thí dụ: hình thức trợ cấp cho việc tự tạo việc làm, là hình thức trực tiếp cho người

lao động để họ tự tạo công ăn việc làm cho mình. Hình thức thứ hai là tạo ra các

việc làm mới trong các ngành công ích hoặc phi lợi nhuận, nhằm thu hút những

người bị thất nghiệp lâu ngày, giúp họ giữ mối liên hệ với thị trường lao động, tránh

bị tụt hậu về kỹ năng, tránh cho họ mặc cảm bị gạt ra ngoài lề xã hội.

* Chính sách thị trường lao động thụ động

Chính sách thị trường lao động thụ động là các chính sách hỗ trợ thu nhập

cho người lao động bị thất nghiệp. Mục tiêu của chính sách này là điều hòa mức

Page 66: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

55

tiêu dùng (giảm bớt các bức bách về tài chính) cho những người lao động bị thất

nghiệp; đảm bảo sự công bằng trong phân phối (giảm bớt mức chênh lệch về thu

nhập giữa người đang có việc và người không có việc, nhất là những người không

có việc dài hạn), thúc đẩy việc tái cơ cấu trong các doanh nghiệp. Hiện đã có nhiều

loại hình chính sách này được áp dụng, nhưng được bàn đến nhiều nhất là các chính

sách về bảo hiểm thất nghiệp.

Để các chính sách thị trường lao động có thể được thực hiện một cách hiệu

quả, nó cần phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với tư

cách là một chỉnh thể.

2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cầu lao động

2.3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đất đai, vị trí địa kinh tế của quốc gia, vùng,

địa phương.

Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một địa

phương được hình thành tự nhiên ngoài ý muốn chủ quan của con người nhưng lại

có tác động rất lớn đến nhu cầu lao động và tạo việc làm ở khu vực nông thôn.

Những điều kiện tự nhiên như: diện tích đất đai canh tác bình quân đầu người, độ

màu mỡ tự nhiên của đất đai, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi hay bất lợi cho

phát triển các loại cây trồng, vật nuôi; tài nguyên rừng và biển cùng các loại tài

nguyên khoáng sản khác sẽ tạo thuận lợi cho quốc gia/vùng/địa phương có thể phát

triển một nền kinh tế đa dạng (là cơ sở để đa dạng hóa việc làm cho lao động thanh

niên nông thôn). Trong trường hợp khi không có sự ưu đãi của thiên nhiên, thường

xuyên xảy ra các sự cố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp như lũ lụt, hạn hán,…,

những vùng đất nghèo tài nguyên, diện tích đất canh tác hạn hẹp đề có tác động xấu

đến sản xuất, gây khó khăn cho tạo việc làm cho người lao động.

2.3.2.2. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế.

Mô hình tăng trưởng kinh tế thúc đẩy (kéo theo) chuyển dịch cơ cấu kinh tế

biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau: tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thúc đẩy

phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,

HĐH; tăng trưởng kinh tế là điều kiện để tái đầu tư, mở rộng không gian kinh tế sẽ

Page 67: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

56

đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện

tăng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nông nghiệp

theo hướng hiện đại và CNH kinh tế nông thôn; tăng trưởng kinh tế là tiền đề để

đầu tư vào vốn con người, vốn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn, là

khâu đột phá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy, một mặt, tăng trưởng luôn gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn

nhân lực; mặt khác, tăng trưởng mở ra khả năng to lớn đầu tư vào vốn con người,

vốn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn nhằm chuyển một bộ phận lao

động đang làm những công việc với năng suất lao động thấp sang công việc mới có

năng suất lao động cao hơn so với công việc cũ, đặc biệt là sang phi nông nghiệp [5].

2.3.2.3. Phát triển doanh nghiệp và tự tạo việc làm

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chính là người sản xuất ra giá

trị gia tăng, tạo ra sự tăng trưởng, đồng thời cũng là người tạo ra cầu việc làm cho

nền kinh tế. Các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp là một phần tất yếu của bộ máy

kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp chính là yếu tố tham gia quyết định đến quá

trình tạo việc làm của nền kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Sự

phát triển của các chủ thể kinh tế phụ thuộc vào các năng lực như:

- Năng lực phản ứng với thị trường, từ đây ra quyết định về việc sản xuất cái

gì và sản xuất như thế nào.

- Năng lực kinh tế: các hộ gia đình tiểu nông nói chung và thanh niên nông thôn

nói riêng có năng lực kinh tế rất yếu, vừa thoát khỏi kinh tế sinh tồn, năng lực tích lũy

còn hạn chế.

- Năng lực quản lý, quản trị kinh doanh. Đây là năng lực quyết định để doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường phát triển hay bị loại khỏi hệ thống kinh tế.

Năng lực kinh doanh là một nhân tố nội tại chi phối quyết định đến quá trình tồn tại

và phát triển của một tổ chức, quyết định khả năng tích lũy, huy động và sử dụng

vốn làm cho giá trị vốn tăng lên. Khi có năng lực kinh doanh, có vốn lớn sẽ có khả

năng chuyển dịch đối tượng sản xuất, từ đó chuyển dịch cơ cấu việc làm. Thực tế

cho thấy, nhiều chương trình, dự án và hợp đồng sản xuất nông phẩm cho công

Page 68: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

57

nghiệp chế biến thực phẩm hoặc xuất khẩu bị thua lỗ, phá sản vì năng lực sản xuất

của các đơn vị sản xuất không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nông phẩm, dẫn

đến hàng loạt nông dân bị mất việc làm.

2.3.2.4. Khoa học công nghệ áp dụng trong nông nghiệp

Khoa học công nghệ ngày nay càng đóng vai trò nền tảng trong quá trình

phát triển, đặc biệt trong làn sóng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công

nghệ lần thứ 4 (cách mạng khoa học công nghệ 4.0) đã và sẽ hình thành những công

nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học cả trong

đời sống, sản xuất, kéo theo sự thay đổi lớn về hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị.

Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt

khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài

chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng

phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật của khoa học công nghệ trong nông nghiệp như: cơ giới hóa, ứng dụng

công nghệ sinh học, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu,

thời tiết cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn…đã đem lại nhiều kết quả to lớn cho

phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần hình thành nên nền nông nghiệp sản xuất

hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

Trong ngắn hạn, những thành tựu của khoa học công nghệ mới có thể làm dư

thừa cục bộ lao động đang sử dụng ở khu vực nông thôn; nhưng trong dài hạn, áp

dụng khoa học công nghệ mới làm tăng tổng sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng của

người dân và do vậy gia tăng các cơ hội việc làm trong nền kinh tế.

2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cung lao động

2.3.3.1. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn

Quy mô dân số ở khu vực nông thôn càng lớn sẽ tạo ra nguồn nhân lực sẵn

sàng cung cấp sức lao động đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ

tăng dân số quyết định quy mô dân số và quy mô nguồn lao động trong khoảng thời

gian 15 năm sau. Tốc độ tăng dân số lại được quyết định bởi tỷ lệ tăng tự nhiên dân

số (Tỷ lệ sinh so với tỷ lệ tử vong) và di dân thuần túy. Mặt khác cơ cấu dân số trẻ

Page 69: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

58

hay già sẽ cung cấp đội ngũ lao động đủ tuổi lao động trở lên ít hay nhiều. Điều đó

quyết định quy mô của cung lao động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quyết định cung lao động về số lượng.

Tạo việc làm càng nhiều và thu hút nhiều nhân lực sẽ làm cho tỷ lệ tham gia lực

lượng lao động càng lớn.

2.3.3.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động

Khi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, văn hóa cao, được đào tạo bài

bản, có kỹ năng, tay nghề… sẽ có nhiều cơ hội và khả năng tìm kiếm việc làm trên

thị trường lao động. Với trình độ tay nghề, chuyên môn đã được đào tạo, lao động

thanh niên nông thôn có thể tham gia và tham gia thành công vào các công việc ở

các ngành nghề mà họ được đào tạo, giúp họ ngày càng thăng tiến, gia tăng thu

nhập, phát triển tốt hơn trong công việc. Nhân tố này cũng liên quan chặt chẽ đến sự

phát triển của nguồn cung lao động trong tương lai, đặc biệt là việc thanh niên nông

thôn có được các kỹ năng chung, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội và nhất là

những kỹ năng hội nhập như kỹ năng tìm việc, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phân

tích và phản biện, kỹ năng học và tự học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…. Thông

thường, những người lao động có trình độ, ý thức cao sẽ quan tâm đầu tư cho con

cái của họ nhiều hơn theo hướng năng lực thực hiện, theo đó, chất lượng cung lao

động trong tương lại sẽ ngày càng cải thiện hơn.

2.3.3.3. Hệ thống giáo dục, đào tạo

Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của liên hợp quốc (UNESCO) đã khẳng

định Giáo dục là của cải nội sinh. Kết quả của giáo dục là nguồn sức mạnh nội lực của

chính bản thân mỗi cá nhân nhưng hiệu ứng và tính lan tỏa do kết quả ấy mang lại thì lại

có tầm vóc toàn xã hội, tạo phúc lợi cho toàn xã hội; do vậy, trí tuệ và năng lực sáng tạo

là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảm nhận trọng

trách lớn lao này chính là giáo dục và đào tạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

thông qua: (i) đào tạo chính thức qua hệ thống giáo dục quốc dân ở hệ nghề và hệ giáo

dục; (ii) đào tạo không chính thức qua hệ thống các lớp tập huấn, bồi dưỡng,...

Đào tạo cho lao động có 4 dạng cơ bản: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ

sung và đào tạo nâng cao. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng lao động thanh niên nông

Page 70: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

59

thôn được nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu của việc làm ở các ngành kinh tế,

lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, nơi có mức thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp

thuần túy; việc chuyển dịch sang các ngành kinh tế khác sẽ dẫn tới giảm số lượng

và tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp.

Trên thực tế, sự chênh lệch về mức độ phát triển của hệ thống giáo dục đào

tạo nói chung, hệ thống đào tạo nghề nói riêng giữa khu vực thành thị và nông thôn

đã làm hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm và là nguyên nhân cơ bản của chất lượng

việc làm thấp, đặc biệt là đối với lao động thanh niên khu vực nông thôn.

2.3.3.4. Động cơ, ý thức, trách nhiệm và tác phong, thái độ làm việc.

Động cơ, ý thức làm việc và trách nhiệm trong công việc của thanh niên

chính là yếu tố chủ quan, là “của cải nội sinh” tạo ra niềm tự tin, tự tôn, tự cường,

văn hóa của mỗi chủ thể lao động thanh niên; đây cũng chính là nhân tố tạo nên ý

chí và năng lực sáng tạo “tự cứu mình trước khi trời cứu” của chủ thể tương lai, nó

quyết định hiệu quả tự tạo việc làm, tự lập nghiệp, tự khởi nghiệp, không ỷ lại trông

chờ vào hỗ trợ của Nhà nước hay xã hội. Nhưng đây có thể lại chính là một trong

điểm yếu nhất của thanh niên nông thôn nước ta trong hội nhập thị trường lao động.

Thái độ, tác phong làm việc, tính tự chủ sẽ trực tiếp quyết định hành vi một

con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng

với những gì mình đang có. Thái độ và tác phong làm việc có thể được nhìn nhận

qua kỷ luật, khả năng liên kết, tinh thần làm việc tập thể, làm việc theo nhóm, ý

thức của người lao động. Thái độ, tác phong làm việc còn được đánh giá thông qua

bản tính, bản chất của người lao động ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Đối với lao

động nông thôn, thái độ, tác phong làm việc và ý thức kỷ luật của lao động thanh

niên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm được việc làm và tự tạo việc làm cũng như

gia nhập vào các KCN, KCX của người lao động.

2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về kết nối cung – cầu lao động

2.3.4.1. Tín dụng tạo việc làm

Để phát triển sản xuất, doanh nghiệp cần có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu

sản xuất và làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình

Page 71: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

60

độ phát triển kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản

xuất. Với các hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Tăng

vốn tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện cho lao động nông

thôn, nhất là thanh niên sẽ có được nhiều việc làm mới từ sự phát triển đa dạng các

ngành nghề phi nông nghiệp, hạn chế tình trạng thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm

do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư và phát triển các ngành sẽ làm

gia tăng việc làm phù hợp với trình độ năng lực cho thanh niên nông thôn.

2.3.4.2. Hướng nghiệp

Định hướng nghề cho thanh niên được coi như một cách thức đầu tiên và rất

quan trọng để giúp thanh niên định hướng nghề nghiệp của mình để học để làm

nghề và có các cơ hội phát triển sau đó. Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên

nông thôn phải tiếp cận kết hợp từ 2 phía: bản thân thanh niên và từ xã hội. Tức là

phải kết hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu đối với việc

làm của xã hội. Mặt khác, bản thân thanh niên cũng phải tự đánh giá, tự khẳng định

mình và được xã hội tích cực hỗ trợ (thông qua tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện…)

để thanh niên có những thông tin cần thiết và khách quan.

2.3.4.3. Dịch vụ việc làm

Dịch vụ việc làm để kết nối cung – cầu lao động có vai trò ảnh hưởng vô cùng

quan trọng trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên

nông thôn nói riêng. Mục đích của dịch vụ việc làm: giúp người lao động tìm được

việc làm phù hợp, người sử dụng lao động tuyển được lao động đáp ứng nhu cầu của

hoạt động sản xuất kinh doanh; Kết nối cung, cầu lao động tạo điều kiện chuyển dịch

cơ cấu lao động, hỗ trợ lao động di chuyển; Thu thập, phân tích và phổ biến thông tin

về tình hình thị trường lao động, việc làm tới mọi người lao động, người sử dụng lao

động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu; Hỗ trợ người lao động tiếp cận các

chính sách của Nhà nước, đảm bảo thực hiện các chế độ về bảo hiểm việc làm; Giúp

Nhà nước điều chỉnh sự mất cân đối cung, cầu lao động giữa các vùng, các tỉnh,

ngành, nghề kinh tế trên thị trường lao động; do vậy dịch vụ việc làm phát triển sẽ

góp phần giải quyết tốt vấn đề tạo việc làm cho lao động ở địa phương.

Page 72: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

61

2.3.4.4. Dự báo và thông tin thị trường lao động

Dự báo thị trường lao động một cách khoa học là một trong những hoạt động

quan trọng trong quản trị thị trường lao động, nhờ có dự báo tốt mà nguồn cung sức

lao động của thị trường sức lao động được chuẩn bị tốt mọi điều kiện, nó sẽ tạo ra

sự cân bằng về cung - cầu cả về lượng và chất của thị trường sức lao động, tiết kiệm

và phát huy hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực lao động.

Việc thu thập thông tin của thị trường lao động, cập nhật thường xuyên các

thông số về cầu lao động và đầu vào của cung lao động bằng các công cụ toán học

có thể dự báo được tổng cầu, tổng cung theo ngành nghề, theo từng nhóm tuổi, cho

từng thời kỳ nhất định.

2.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN

2.4.1. Các tiêu chí đánh giá quy mô và cơ cấu việc làm

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu việc làm thanh niên nông thôn thường

bao gồm:

- Số thanh niên nông thôn có việc làm; số thanh niên nông thôn thất nghiệp;

số thanh niên nông thôn thiếu việc làm;

- Tỷ lệ thanh niên nông thôn có việc làm (%) = (Số lao động có việc làm/

Lực lượng lao động) x 100; Tỷ lệ lao động thiếu việc làm (%) = (Số lao động thiếu

việc làm/ Tổng số người đang làm việc) x 100; Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người

thất nghiệp/ Lực lượng lao động) x 100

- Các cơ cấu việc làm chủ yếu bao gồm: cơ cấu việc làm của thanh niên theo

ngành kinh tế, theo khu vực kinh tế ở nông thôn; cơ cấu việc làm theo lứa tuổi, theo

giới tính; theo trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật; theo vị thế; theo thu nhập….

Đồng thời với sự chuyển dịch GDP, chuyển dịch của cơ cấu việc làm sẽ cho

thấy cơ cấu lao động/việc làm hiện nay tập trung chủ yếu ở đâu, thuộc nhóm đối tượng

nào, tính chất làm việc trong quan hệ chủ thợ ra sao, với mức thu nhập cao hay thấp.....

2.4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm thanh niên

2.4.2.1. Thu nhập và phúc lợi của lao động

Thu nhập và phúc lợi người lao động nhận được là một nội dung khá rõ ràng

để đánh giá chất lượng việc làm. Khái niệm về thu nhập không chỉ bao gồm tiền lương

Page 73: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

62

và các khoản thu nhập mà còn là lợi ích khác mà chủ sử dụng lao động cung cấp.

Đo lường về thu nhập dựa trên bất kỳ các khoản bù đắp cho người lao động, hoặc

thu nhập từ công việc tự làm.

2.4.2.2. Đào tạo và phát triển kỹ năng

Tiêu chí yêu cầu trình độ đào tạo và kỹ năng của việc làm được xem xét khi

đánh giá chất lượng việc làm vì sẽ thể hiện việc làm phức tạp hay việc làm giản

đơn; từ đó yêu cầu cung cấp các cơ hội đào tạo, kinh nghiệm và phát triển kỹ năng.

Nhiều người lao động tham gia vào một công việc với mong muốn và nguyện vọng

để có cơ hội phát triển hơn nữa kỹ năng và khả năng của mình. Tiêu chí đào tạo và

phát triển kỹ năng bao gồm các chỉ số thành phần về văn hóa, về trình độ chuyên

môn kỹ thuật và kỹ năng mà người lao động đáp ứng so với yêu cầu, và liệu người

lao động đang làm việc có đúng với trình độ của họ không.

2.4.2.3. Tính ổn định của việc làm, thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Tính ổn định của việc làm, giờ làm việc và sắp xếp giờ làm việc là một khía

cạnh quan trọng đánh giá chất lượng việc làm. Nếu việc làm ổn định, kiểm soát tốt

giờ làm việc, thời gian nghỉ hàng ngày, hàng tuần và nghỉ hàng năm sẽ giúp đảm

bảo năng suất lao động cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần cho

người lao động. Giờ làm việc dài hoặc không theo tiêu chuẩn sẽ gây khó khăn cho

người lao động, bên cạnh đó giờ làm việc có mối quan hệ chặt chẽ với cân bằng với

các hoạt động khác trong cuộc sống.

2.4.2.4. Tính an toàn, sức khỏe nơi làm việc và an sinh xã hội

Vấn đề an toàn tại nơi làm việc là một yếu tố quan trọng về chất lượng của

việc làm. Xét về giác độ xã hội bảo vệ sức khỏe người lao động và đảm bảo an toàn

nơi làm việc là những yếu tố thiết yếu của bảo trợ xã hội. Về giác độ doanh nghiệp,

một môi trường làm việc an toàn cũng có thể nâng cao năng suất lao động và tính

cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, người lao động cũng cần

được phòng chống, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, do vậy người lao động được

tham gia các chính sách an sinh xã hội như là một khía cạnh quan trọng của chất

lượng của việc làm như trợ giúp xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, hỗ trợ thu nhập hay chuyển đổi việc làm.

Page 74: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

63

Như vậy, những chỉ tiêu đánh giá chất lượng việc làm là khá rộng, bao trùm

không chỉ bản thân tình trạng, chất lượng của việc làm của người lao động mà còn

các điều kiện bên ngoài như thị trường lao động và hệ thống chính sách liên quan

đến khả năng có việc làm và đảm bảo chất lượng việc làm.

2.5. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM VÀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG

THÔN, BÀI HỌC RÚT RA CHO HÀ NỘI

2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

2.5.1.1. Trung Quốc

Theo tác giả Đinh Trọng Vân (2014) Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất

thế giới, dân số năm 2010 là 1,39 tỷ người do vậy vấn đề giải quyết việc làm được

ưu tiên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực

thành thị ước khoảng hơn 8% cộng thêm 200 triệu nông dân không có việc làm.

Ước tính mỗi năm Trung Quốc cần tạo ra 20 triệu việc làm mới để ngoài việc đáp

ứng công ăn việc làm cho những người đến độ tuổi lao động, còn thu nhận 8 triệu

người đã mất việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Trung Quốc có các chính sách

lớn về giải quyết việc làm như:

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhăm tạo

thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn băng các biện pháp tích cực như:

Đánh giá đúng tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ, Trung Quốc tăng cường

bồi dưỡng kiến thức (quản trị, công nghệ, marketing,…) cho các doanh nghiệp nhỏ;

Đồng thời, khuyến khích tự tạo việc làm, tạo điều kiện cho các sinh viên tốt nghiệp

đại học thành lập các doanh nghiệp nhỏ trong trường để bồi dưỡng ý thức lập

nghiệp cho sinh viên; Đối với những người thất nghiệp ở thành phố và những công

nhân viên chức bị giảm biên chế, hướng dẫn thành lập ra các doanh nghiệp nhỏ do

nhà nước trả lương và quản lý lao động (Đinh Trọng Vân, 2014).

Thực hiện các chính sách đô thị hoa thích hợp: Qua chính sách này từng

bước nâng cao trình độ đô thị hóa góp phần tạo việc làm trong thành phố một cách

tự nhiên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã

hội cũng như việc chuyển đổi tình hình kinh tế và việc làm theo hướng tích cực tạo

ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Page 75: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

64

Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục: Phát triển giáo dục nhằm nâng cao tố

chất con người, cải thiện chất lượng nguồn lao động đồng thời lấy việc học tập để

thay thế và trì hoãn thời gian tham gia thị trường lao động của LLLĐ mới, từ đó

giảm sức ép về tạo việc làm của nhóm lao động này (Đinh Trọng Vân, 2014).

Giải quyết sức lao động dư thừa ở nông thôn: Để giải quyết sức lao động dư

thừa này, Trung Quốc đưa ra các chủ trương như: Chuyển dịch tại chỗ - "không rời

đất, không rời làng" và "rời đất không rời làng" hay "ly nông bất ly hương, nhập

xưởng bất nhập thành"; chuyển dịch sang nơi khác- "rời làng không rời đất" và "rời

đất, rời làng". Do đó, từng bước lực lượng lao động dư thừa nông thôn đã hình

thành hai đội quân: công nhân viên của các xí nghiệp hương chấn và đội "dân công

lưu động". Sự phát triển của các xí nghiệp hương chấn đã tạo nhiều việc làm và là

nhân tố chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo đồng thời giảm

được lượng lao động di cư lên thành phố, làm giảm áp lực thất nghiệp ở khu vực

thành thị (Đinh Trọng Vân, 2014).

Nhà nước Trung Quốc cũng tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp nông

thôn phát triển bằng cách thực hiện các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hạn

chế các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn đầu của quá trình

công nghiệp hóa nông thôn nhằm tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp

ở nông thôn. Do vậy, các doanh nghiệp nông thôn có cơ hội phát triển và tạo được

nhiều việc làm hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng thực hiện chính sách hạn chế lao

động di chuyển giữa các vùng, do vậy tạo ưu thế cho các doanh nghiệp hương trấn

trong việc sử dụng lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển sang (Đinh

Trọng Vân, 2014).

Với phương châm phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất thành”,

Chính phủ thông qua chính sách phát triển mạnh công nghiệp Hương Chấn để phát

triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động nông thôn,

rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông

thôn chính là con đường để giải quyết việc làm. Nhờ con đường đúng đắn này mà

trong 12 năm từ 1978 đến 1990, doanh nghiệp Hương Chấn đã giải quyết được việc

Page 76: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

65

làm từ 28,3 triệu người lên đến 92,6 triệu ngưòi. Và đến năm 1991 Trung Quốc có

đến 19 triệu xí nghiệp Hương Chấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng

lao động ở nông thôn tạo giá trị tổng sản lượng là 1162 tỷ NDT chiếm 60% tổng giá

trị sản phẩm trong khu vực nông thôn.

2.5.1.2. Malaysia

Với dân số khoảng 27,5 triệu người (năm 2009), các ngành phi nông nghiệp

phát triển mạnh tạo nhiều việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Lực lượng lao

động ở Malaysia được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp do vậy áp lực

thiếu việc làm từ khu vực nông nghiệp không lớn. Malaysia đã thực hiện hàng loạt

các biện pháp và chính sách giải quyết việc làm hiệu quả cho lao động, đặc biệt là

lao động nông thôn như:

Phát triển hài hòa nông nghiệp - công nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ

thuật: Trong thời gian đầu của quá trình công nghiệp hóa, Malaysia cũng gặp phải

nhiều vấn đề trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực

nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, Malaysia đã có chính sách kịp thời chú trọng

phát triển cây công nghiệp dài ngày dựa trên lợi thế đất đai khí hậu, phát triển công

nghiệp chế biến nhằm giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp qua đó tạo nhiều

việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Thời gian sau đó tập trung đầu tư ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề phát

triển sản xuất (Khuyết danh, 2014b).

Mở rộng sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất mơi: Chính sách này đã

giải quyết được khá nhiều việc làm cho lao động dư thừa nông thôn bằng các biện

pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn, vật tư, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm,... tại những

vùng đất mới khai thác.

Đây mạnh thu hut đầu tư cả trong và ngoài nươc vào phát triển công nghiệp:

Malaysia đã có những chính sách thu hút đầu tư đặc biệt kể cả đầu tư trong nước và

nước ngoài vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản

phẩm đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động. Đồng thời, chuyển dịch lao

động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ (Khuyết danh, 2014).

Page 77: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

66

Thực hiện liên kết các bên, từ nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và chính

quyền địa phương đến các doanh nghiệp: Chính phủ Malaysia đã có những biện

pháp khuyến khích sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, các cơ

sở đào tạo và chính quyền địa phương với các tổ chức doanh nghiệp chế biến, hộ

nông dân nhằm chuyển giao nhanh chóng và hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất, cung cấp lao động đã qua đào tạo - tạo nhiều việc làm nhằm phát triển

đồng bộ công nghiệp chế biến trong nông thôn (Khuyết danh, 2014b).

2.5.1.3. Hàn Quốc

Lee và Lim (1999) quá trình phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, cùng với

phát triển công nghiệp quy mô nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho

các tập đoàn công nghiệp, Hàn Quốc không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn

tạo ra công bằng xã hội. Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất

khẩu đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản

tình trạng thất nghiệp trong nông thôn. Chiến lược mà Hàn Quốc áp dụng bao gồm:

- Rut dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp: lao động nông nghiệp giảm bình

quân hàng năm 1,9% và dân số nông thôn giảm bình quân 2,7% và đã xảy ra xu

hướng ngày càng nhiều người dân từ bỏ làm nông nghiệp nhưng vẫn sinh sống ở

nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông

nghiệp đặc biệt là lao động trẻ. Năm 1990 có 16,4% số thanh niên nối nghiệp sản

xuất nông nghiệp thì đến năm 1995 tỷ lệ này chỉ còn 13%. Công việc đồng áng dần

được chuyển cho lao động lớn tuổi. Nguyên nhân chính là thanh niên tìm kiếm được

cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ (Lee and Lim, 1999).

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai rất

thành công ở Hàn Quốc. Việc phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển

các nhà máy vệ tinh của các tập đoàn kinh tế. Sự nối kết này cũng chính là sự nối

kết giữa nông thôn và thành thị theo nguyên tắc thành thị phát triển sẽ đem đến sự

thịnh vượng cho nông thôn. Đầu tư của chương trình được tập trung vào xây dựng

cơ sở hạ tầng nằm giúp cho hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăng

Page 78: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

67

được năng suất nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân làm nông nghiệp,

không tạo ra các mâu thuẫn khi lao động được rút sang hoạt động phi nông nghiệp

(Lee and Lim, 1999).

Tiêu biểu là Phong trào “Saemaulundong” với cốt lõi chính là: thay đổi tư

duy, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển

sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn;

phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng. Các quy hoạch nông thôn mới

nhấn mạnh 3 yếu tố chính là tổ chức không gian, phát triển sản xuất nông nghiệp về

nghề phụ - quy hoạch cải tạo hạ tầng nông thôn được thực hiện đồng bộ và cuốn

chiều ở từng địa phương với nguồn lực nhà nước và người dân cùng làm.

Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở

thành người chủ đích thực. Chủ động lập quy hoạch và đầu tư thành lập các khu liên

hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao như nấm, thuốc lá để

gia tăng tổng thu nhập. Quy hoạch sản xuất tập trung phân định rõ các vùng cây

chuyên canh quy mô lớn, các khu liên hiệp này trồng cây trong nhà kính, sản phẩm

rau sạch có thể thu hoạch ngay giữa mùa đông. Khi làm việc tập thể, người nông

dân cũng giảm được các chi phí không cần thiết so với làm việc đơn lẻ nên làm tăng

hiệu quả sản xuất. Chính phủ cũng quy hoạch và hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà

máy chế biến ở các vùng nguyên liệu nông thôn để gia tăng thu nhập.

Trong giai đoạn tiếp theo, thành công của "Saemaulundong" ở nông thôn đã

lan tới các vùng phi nông nghiệp như công sở, trường học, nhà máy với nhiều lĩnh

vực khác nhau. Các thành phố bắt đầu các dự án chống tham nhũng và xây dựng

một đô thị hoàn hảo. Ba chiến dịch “Saemaulundong” được phát động là: Chiến

dịch Tinh thần, Cư xử và Môi trường. Ba chiến dịch này hướng đến mục tiêu là tạo

ra sự thống nhất và kỷ cương, giúp cho sự phát triển xã hội một cách hài hòa. Trong

nhà máy, “Saemaulundong” hướng tới khôi phục niềm tin và nêu cao khẩu hiệu:

"Mọi công nhân trong nhà máy đều là thành viên trong gia đình, việc của nhà máy

là việc của bản thân”.

Page 79: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

68

- Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80: Dự án phát triển cụm

công nghiệp nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 và là dự án đầu tiên

trong triển khai thực hiện Luật Phát triển nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Chính

quyền địa phương thiết kế xây dựng các cụm công nghiệp theo quy định của luật

pháp, sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp, chính quyền địa

phương bán mặt bằng trong cụm công nghiệp cho nhà đầu tư. Các dự án công

nghiệp về nông thôn được hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế trong một số năm và

nhận được hỗ trợ tài chính ưu đãi từ Chính phủ9.

2.5.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết việc làm

của thanh niên nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hồ Chí Minh được Trung ương xác định là đô thị đặc biệt với trên

8 triệu dân. Thành phố có 5 huyện, 56 xã - dân số trên 1,5 triệu người thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020. Xây dựng

nông thôn mới tại thành phố có một số đặc thù như tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ

và quy mô dân số cao; các khu công nghiệp, hệ thống cảng, mạng lưới giao thông

đang phát triển nhanh ở khu vực ngoại thành; nhiều khu dân cư đô thị và dân cư

nông thôn xen cài lẫn nhau trên cùng địa bàn một xã; diện tích đất nông nghiệp có

xu hướng giảm nhanh; yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô

thị, công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Từ việc xác định được những nét đặc thù của TP.HCM cũng như những

thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Thành phố

đã tập trung ưu tiên các giải pháp đầu tư phát triển sản xuất định hướng việc làm,

tăng nhanh thu nhập cho nông dân nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Các

nội dung hoạt động chủ yếu bao gồm [52]:

- Thành phố đã đẩy nhanh và hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới

tại tất cả các xã, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Thông qua việc

phát động phong trào thi đua “Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mơi”, tổ

chức ký kết giữa các quận, Đảng ủy cấp trên cơ sở, các Tổng Công ty với các huyện

9 Nguyễn Thị Huệ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Luận án Tiến sĩ kinh tế Nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam, Hà Nội 2017.

Page 80: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

69

để hỗ trợ các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, vận động nhân

dân hiến đất làm đường.

- Thành phố đã quan tâm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông

thôn, đặc biệt là thanh niên trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; từ khi

thực hiện đề án nông thôn mới đến nay, đã hỗ trợ dạy nghề cho trên 53.569 lượt lao

động; trong đó, số lao động có việc làm mới và tiếp tục làm nghề cũ đạt trên 80%.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 94,5%, tăng 9,8% so với năm 2011

(84,7%). Triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng

phương châm “Không tổ chức dạy nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức

thu nhập của lao động sau khi học nghề”.

- Để đảm bảo việc làm cho người dân, Thành phố đã tập trung cả hệ thống

chính trị từ thành phố xuống phường tuyên truyền các chủ trương quy hoạch; tương

lai của dự án và các vấn đề an sinh cho người dân sau khi giải tỏa đất đai dành cho

các dự án phát triển như: chính sách đền bù, giải quyết việc làm và đào tạo nghề,

điều kiện sống khi chuyển đến nơi ở mới...; tạo tâm lý yên tâm cho người dân và sự

đồng thuận. Đồng thời, Thành phố cũng đã thành lập tổ vận động, điều tra khảo sát

giúp việc cho mỗi dự án nhằm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân sau khi

giải tỏa để cho vay vốn sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề phân theo độ tuổi (18-30;

31-40...) đặc biệt là lao động thuần nông là nam giới, kịp thời chọn cho họ một nghề

thích hợp với khả năng nguyện vọng của mỗi người dân. Bên cạnh đó, các sở, ban,

ngành, các khu công nghiệp, Hội doanh nghiệp... đã phối hợp làm cầu nối giữa

người lao động với doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua các phiên chợ việc làm.

- Thành phố đã ban hành và đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách

khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu lao động việc làm theo

hướng nông nghiệp đô thị với nội dung chính là hỗ trợ lãi vay, tạo việc làm phục vụ

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và việc làm chuyển dần theo hướng nông nghiệp đô

thị, công nghệ cao, công nghệ sinh học mà ở đó thanh niên nông thôn luôn là lực lượng

xung kích. Từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, việc làm với các loại hình

tổ chức sản xuất quy mô lớn. Nhờ đó, từng bước giảm dần khoảng cách thu nhập giữa

Page 81: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

70

dân cư ngoại thành và nội thành cùng sự cách biệt về hưởng thụ văn hóa giữa đô thị và

nông thôn. Năm 2010, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 67% so với thu nhập

khu vực thành thị, năm 2014 tăng lên 79%. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm

2014 là 39,7 triệu đồng/người/năm, cao gấp 1,7 lần so năm 2010. Tại 56/56 xã xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đều đã đạt tiêu chí Thu nhập (Tiêu chí số 10) theo

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia.

2.5.3. Bài học rút ra cho Hà Nội

Một là, cần có tiếp cận toàn diện trong nghiên cứu vấn đề việc làm của thanh

niên nông thôn - nhất là tại các thành phố lớn với tốc độ đô thị hóa nhanh, trên giác

độ thị trường lao động, cả ở khung khổ pháp lý cho thị trường lao động hoạt động,

cả từ phía nhu cầu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ phía cung của lực

lượng lao động, và từ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động.

Hai là, nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý phù hợp với đặc điểm tình

hình địa phương, tập trung vào thực hiện các chính sách công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, xây dựng nông thôn mới, hội nhập hướng đến tăng trưởng kinh tế, kích cầu huy

động nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều việc làm hơn

cho lao động nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Đồng thời đề ra khung

pháp lý nhằm hỗ trợ việc làm tối đa cho thanh niên nông thôn.

Ba là, tập trung thực hiện các chính sách ưu đãi, kích cầu, xây dựng cơ sở hạ

tầng và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại vùng nông

thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên trong vùng; quan tâm bảo vệ, hỗ trợ

phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn nhằm thu hút nhiều

lao động tham gia. Phát triển mạnh doanh nghiệp trong các cụm khu công nghiệp sẽ

tạo lực hút lao động ở khu vực nông thôn và tạo ra nhu cầu việc làm trong xã hội, cả cơ

hội việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn, các tỉnh lân cận nói chung và lực

lượng lao động ở khu vực nông thôn nói riêng. Phát triển việc làm nông nghiệp, chú

trọng đến việc làm nông nghiệp công nghệ cao cũng là một hướng đi vừa đảm bảo

an ninh lương thực vừa đem lại sự ổn định, nâng cao thu nhập cho thanh niên nông

thôn; khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn là “giá đỡ” cho khu vực thành thị trước

những ảnh hưởng tiêu cực của nên kinh tế như khủng hoảng, suy thoái kinh tế.

Page 82: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

71

Các kinh nghiệm cụ thể của về “ly nông bất ly hương” và “phát huy nội lực

của khu vực nông thôn” bao gồm: thứ nhất, thực hiện chính sách đa dạng hóa và

chuyên môn hoá nền sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong nông thôn, thực hiện phi tập trung hoá trong nông nghiệp thông qua việc áp

dụng hình thức khoán sản phẩm, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển

sản xuất cả nông nghiệp và mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp trong nông

thôn; thứ hai, tạo môi trường để công nghiệp nông thôn phát triển với nhiều hình

thức khác nhau như bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước, hạn chế sự di chuyển

nguồn lao động giữa các vùng…; thứ ba, thiết lập hệ thống cung cấp tài chính có

hiệu quả cho phát triển các doanh nghiệp nông thôn; thứ tư, duy trì và mở rộng các

mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tại vùng nông thôn, đặc biệt

là chất lượng về đào tạo nghề ngắn – trung – dài hạn gắn với việc làm bằng đầu tư

phát triển, nâng cao chất lượng của hệ thống các trung tâm, trường đào tạo nghề.

Huy động nguồn lực đầu tư vào hoạt động đào tạo nghề nhằm đa dạng hóa thị

trường dạy nghề cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Tập trung nâng

cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là lực lượng lao

động trong độ tuổi thanh niên ngay từ trên ghế nhà trường nhằm cải thiện tình hình

phân bổ cơ cấu lao động giữa các ngành nghề. Nâng cao chất lượng, tính kỷ luật,

xây dựng tác phong công nghiệp cho lao động thanh niên nông thôn gắn với việc hỗ

trợ để thanh niên nông thôn có nhiều điều kiện học tập nâng cao kỹ năng.

Năm là, gắn kết thị trường cung – cầu về lao động thông qua công tác dự

báo, nắm bắt tình hình và thông tin thị trường lao động cũng như mạng lưới dịch vụ

việc làm. Hệ thống dịch vụ việc làm cần trở thành cầu nối quan trọng giữa người

tìm việc và việc tìm người, thông qua hệ thống này, người lao động có nhiều thông

tin hơn về đơn vị tuyển dụng, do đó biết được các doanh nghiệp đang cần gì và yêu

cầu tối thiểu đối với người lao động như thế nào, mặt khác cũng biết được mức

lương tối thiểu mà họ sẽ nhận được nếu được làm việc.

Page 83: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc làm là một nhu cầu cơ bản của người lao động, đặc biệt là đối với thanh

niên. Vì vậy, nó là một trong những vấn đề xã hội có tính toàn cầu và là mối quan

tâm lớn của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt

Nam. Trong chương này, NCS đã phân tích, tổng hợp và làm rõ các khái niệm cơ

bản, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá và giới thiệu kinh nghiệm của

Trung Quốc, Malayxia, Hàn Quốc và của Thành phố Hồ Chí Minh về việc làm

thanh niên nông thôn, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế mà ở đó quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn diễn ra trong các

điều kiện mới (ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0, di cư lao động, sự tham

gia của nữ thanh niên nông thôn trên thị trường lao động….).

Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn việc làm thanh niên

nông thôn ở cấp địa phương có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn cho

cả nước cũng như cho các thành phố lớn. Đối với thành phố Hà Nội, trong bối

cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, kéo theo những vấn đề về

thất nghiệp và thiếu việc làm, đặt ra những thách thức đặc biệt đối với thanh niên

ở khu vực nông thôn. Lực lượng thanh niên luôn được coi trọng là “rường cột của

nước nhà”, “chủ nhân tương lai của đất nước”, bởi vậy việc quan tâm đến việc làm

thanh niên nông thôn – nguồn lực lao động dồi dào, có tiềm năng to lớn và hiện

thực nhất của Thủ đô luôn luôn là chủ đề nóng của xã hội.

Page 84: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

73

Chương 3

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO

THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI VÀ NHU CẦU

VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN NÔNG THÔN

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Hà Nội

Nguồn: Điều tra dân số Hà Nội ngày 31/12/2015 của Tổng cục Thống kê

Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội

Hà Nội - thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở trung tâm

vùng Đồng bằng sông Hồng, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3.344,7

km², đồng thời cũng là địa phương có số dân đông so với cả nước, với 7.558.965 người.

Thủ đô Hà Nội là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Sau đợt

mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận,

1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội

đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

- Vị trí, địa hình

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông

Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ

Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình

Page 85: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

74

phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ

phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới

hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.344,7 km², nằm ở cả hai

bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

- Thủy văn, khí hậu

Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở

huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên.

Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài

của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà

Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba

Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống,

sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô

Lịch, sông Kim Ngưu,... là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội. Hà Nội

cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, có thể kể đến là hồ Tây, hồ Gươm,

Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ, Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô.....

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là

gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia

thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Tăng trưởng kinh tế và những thách thức

Mười năm sau khi Hà Nội được mở rộng (từ 01/01/2008 đến hết 2017), tăng

trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 - 2018 đạt bình quân

7,41% mỗi năm. Quy mô GRDP gấp 1,9 lần trước khi mở rộng, thu nhập bình quân

đầu người tăng 2,3 lần lên hơn 3.900 USD. Sau 10 năm, Hà Nội đã cải thiện đáng

kể vai trò đầu tàu kinh tế của mình, tốc độ tăng trưởng bình quân của Hà Nội cao

gấp 1,3 lần tốc độ chung cả nước, quy mô GRDP tăng gấp gần 2 lần sau 10 năm,

không chỉ của phần Hà Nội cũ mà của cả vùng mở rộng trước đây. Đến cuối năm

2017, Hà Nội đã đóng góp 19% nguồn thu ngân sách cả nước, 16,5% GDP cả nước.

Page 86: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

75

Hình 3.2: Vai trò kinh tế của Hà Nội

(Nguồn: Cuộc chuyển mình 10 năm của kinh tế Hà Nội, VCCI, ngày 01/01/2018) Tuy nhiên so với TP. HCM, tiềm lực đóng góp kinh tế của Hà Nội mới bằng hai

phần ba, bản thân Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức nội tại. Đó là, khoảng cách giữa

nông thôn và thành thị, chênh lệch trình độ văn hóa của những công dân thủ đô còn

lớn, thu nhập đầu người tính chung là 86 triệu đồng năm 2017 nhưng tính riêng khu

vực nông thôn chỉ là 38 triệu đồng. Bên cạnh đó, đầu tư của Hà Nội những năm qua tập

trung quá nhiều vào vùng lõi trung tâm, tốn kém mà hiệu quả đem lại không cao; phát

triển theo quy hoạch đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để triển khai nhưng mang tính tự phát,

phát triển đô thị không đi kèm hạ tầng, giao thông công cộng. Xét về dài hạn, một lợi

thế quan trọng từ việc mở rộng địa giới là dư địa để tăng trưởng với nền kinh tế tri thức

chưa được Hà Nội khai thác tốt; Hà Nội chưa tận dụng được các cơ hội phát triển

những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, đòi hỏi chất xám nhiều hơn; việc đầu tư các

khu công nghệ cao với ưu tiên về nguồn nhân lực chưa là điểm mạnh của nền tảng tri

thức Hà Nội. Cùng với việc tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu với tri

thức, nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội cần thu hút các tập đoàn kinh tế xây dựng

các trung tâm công nghệ cao để tận dụng lợi thế này10.

- Dân số và thanh niên

Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội (2018), dân số trung bình toàn thành

phố Hà Nội năm 2017 là 7615 nghìn người (tăng 802 nghìn người so với năm

10 Cuộc chuyển mình 10 năm của kinh tế Hà Nội, VCCI, truy cập ngày 01/01/2018, https://vnexpress.net/tin-

tuc/thoi-su/cuoc-chuyen-minh-10-nam-cua-kinh-te-ha-noi-3785810.html

Page 87: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

76

2012), trong đó thanh niên Hà Nội chiếm 21,1%%; khu vực thành thị chiếm 47,1%

thanh niên toàn Hà Nội và khu vực nông thôn chiếm 52,9% tổng số thanh niên Hà

Nội năm 2017. Theo độ tuổi, thanh niên Hà Nội năm 2017 có 405 nghìn người

trong nhóm 15-19, chiếm 25,2% tổng số thanh niên; nhóm 20-24 có 604 nghìn

người, chiếm 37,6%; và nhóm 25-29 có 600 nghìn người, chiếm 37,4% tổng số

thanh niên. Giai đoạn 2012-2017, thanh niên nông thôn giảm 10,2%, từ số lượng

947 nghìn năm 2012 giảm xuống còn 851 nghìn năm 2017, tốc độ giảm trung bình

năm của thanh niên nông thôn Hà Nội giai đoạn này là 2,04% năm.

Bảng 3.1: Dân số Hà Nội và thanh niên Hà Nội, theo nhóm tuổi và khu vực

nông thôn- thành thị, giai đoạn 2012-2017

Đơn vị: nghìn người

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dân số Hà Nội 6813 6964 7088 7086 7309 7615

Thanh niên Hà Nội (15-29) 1572 1539 1513 1525 1584 1608

Trong đo:

15-19 483 459 472 443 426 405

20-24 544 569 537 573 588 604

25-29 545 511 505 510 569 600

Thanh niên nông thôn 947 948 852 808 838 851

Thanh niên đô thị 625 591 661 718 746 757

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2018)

Trái ngược với xu hướng giảm của thanh niên nông thôn là xu hướng tăng

của thanh niên đô thị, mức tăng giai đoạn 2012-2017 là 132 nghìn người, tăng từ

625 nghìn năm 2012 lên 757 nghìn năm 2017, tăng 21,1%, trung bình tăng 4,2%

năm. Các quận nội thành mới như Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông có tốc độ tăng

thanh niên cao hơn tốc độ tăng chung.

Theo giới tính, đến hết năm 2017, quy mô chung của thanh niên nam – nữ

của Hà Nội gần tương đương nhau (tình hình cũng tương tự đối với cả thanh niên

nông thôn và thanh niên đô thị), 803 nghìn đối với nam và 805 nghìn đối với nữ;

Page 88: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

77

nhưng so sánh cho cả giai đoạn 2012-2017 cho thấy, quy mô của thanh niên nam

gần như không thay đổi, trong khi quy mô của thanh niên nữ tăng 4,8%, tăng nhanh

hơn tốc độ tăng của thanh niên nói chung (2,3%). Đến thời điểm 2017, mặc dù quy

mô thanh niên nông thôn vẫn lớn hơn so với thanh niên đô thị (852 nghìn so với 756

nghìn) nhưng nhìn lại năm 2012 (với các con số tương ứng 947 nghìn so với 625

nghìn) thì chênh lệch về quy mô đã giảm khá nhiều trong giai đoạn 2012-2017.

Điều này chứng tỏ số lượng lao động thanh niên nông thôn Hà Nội đã di cư ra đô thị

khá lớn, hàng năm có khoảng 20 nghìn thanh niên nông thôn ra đô thị sinh sống và

làm việc.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Hà Nội năm 2017 là khoảng 68,2%,

của khu vực thành thị thấp hơn so với của khu vực nông thôn (64,3% so với 75,1%)

do người dân thành thị có xu hướng đi học nhiều hơn. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao

động của nữ giới thấp hơn so với nam giới (64,3% so với 72,5%) do làm các công

việc nội trợ trong gia đình nhiều hơn.

3.1.2. Đặc điểm thanh niên nông thôn Hà Nội và nhu cầu việc làm của họ

Trong giai đoạn hiện nay, dù đặt trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa

của kỷ nguyên văn minh trí tuệ và toàn cầu hóa, thì khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn

dựa trên nền tảng nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Văn hóa, lối sống và việc

làm của thanh niên ở đây mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa, lối sống, việc

làm trong nông nghiệp - nông thôn - nông dân [49].

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa tăng tốc như

hiện nay, nền văn minh thành thị cùng với các giá trị văn hóa, việc làm và lối sống

đặc trưng của thành thị đang tác động mạnh mẽ vào đời sống cư dân nông thôn, làm

biến đổi nhanh chóng, toàn diện, sâu sắc toàn bộ đời sống xã hội nông thôn, đặc biệt

là văn hóa, việc làm và lối sống của thanh niên. Đây là một quá trình tương tác liên

tục, biện chứng, một quá trình tiếp biến văn hóa, lối sống diễn ra song hành thông

qua quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa. Trong đó, cả hai nhóm cư

dân, nông thôn và thành thị - với tính cách cá nhân và cộng đồng - đều là những chủ

thể văn hóa tích cực. Do vậy, cường độ và phạm vi tương tác văn hóa, lối sống diễn

Page 89: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

78

ra sẽ không đồng đều giữa các nhóm dân cư nông thôn cư trú tại những địa bàn

khác nhau, do sự khác biệt về việc làm, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính... quy định.

Cụ thể là, đối với những khu vực nông thôn đang diễn ra quá trình hiện đại hóa, đô

thị hóa nhanh như Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ

Đức... thì tương tác văn hóa, lối sống, thay đổi cấu trúc việc làm và thu nhập sẽ diễn

ra sôi động, mạnh mẽ và gấp gáp hơn. Trong khi đó, những khu vực xa Hà Nội hơn

như Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai... thì những tương tác này diễn ra ở

những phạm vi, mức độ hạn chế hơn.

Nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là việc sử dụng ngày càng

phổ biến hơn các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, internet,... mà

ngay ở cả các nhóm và cộng đồng dân cư, nhất là thanh niên, ở những vùng nông

thôn xa trung tâm thành thị, dù chưa chịu tác động của quá trình đô thị hóa, vẫn có

thể chịu tác động ở mức độ nhất định của những giá trị văn hóa, nghề nghiệp, việc

làm và sự tương hỗ giữa các giá trị đó.

Trong quá trình hòa nhập xã hội, thanh niên nông thôn Hà Nội với tư cách là

một chủ thể phát triển chính trong xây dựng và phát triển Thủ đô với những nhu cầu

cơ bản về kinh tế - tâm lý - xã hội cần được đảm bảo thông qua có việc làm hay

không bị đe dọa bởi mất việc cũng như đáp ứng các điều kiện làm việc về thu nhập,

thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội, quan hệ lao động hài

hòa và chủ động hội nhập thị trường lao động. Nói một cách khác, tạo việc làm và

việc làm của chủ thể chính này (thanh niên nông thôn Hà Nội) tại “trái tim của đất

nước” cần được đảm bảo ở trạng thái mà thể chế, điều kiện kinh tế và thị trường cho

phép duy trì, cải thiện cấu trúc việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho thanh

niên, đồng thời có hệ thống an sinh xã hội hỗ trợ và duy trì khả năng chống đỡ trong

trường hợp gặp rủi ro [72].

Nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng

đối với lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn nơi mà hệ thống trợ cấp thất

nghiệp, bảo hiểm xã hội yếu kém, trợ cấp xã hội chưa vươn tới được đông đảo thanh

niên. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội cần xem

Page 90: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

79

xét trên hai góc độ: (i) Đảm bảo ổn định việc làm công ăn lương trong nông nghiệp,

phi nông nghiệp bao hàm các điều kiện làm việc và quan hệ lao động; (ii) Tạo điều

kiện linh hoạt trong tự tạo việc làm, làm việc cho hộ gia đình (nông nghiệp và phi

nông nghiệp), đảm bảo các điều kiện làm việc và tiền lương, thu nhập.

Yêu cầu đảm bảo đáp ứng nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn Hà

Nội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn là tất yếu

khách quan trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

3.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

3.2.1. Quy mô việc làm và thất nghiệp của thanh niên nông thôn Hà Nội

Trong giai đoạn 2012 - 2017, việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội liên

tục giảm, từ số lượng 503 nghìn người năm 2012 xuống còn 462 nghìn năm 2017,

mức giảm trung bình khoảng 2% năm, trong khi việc làm chung của Hà Nội tăng

mạnh trong những năm gần đây (mức tăng chung khoảng 2,5%, mức tăng việc làm

khu vực thành thị Hà Nội khoảng gần 5%). Đó là kết quả của đồng thời quá trình đô

thị hóa nhanh của Hà Nội và giảm tham gia lực lượng lao động (tỷ lệ thanh niên

nông thôn đi học theo nhiều hình thức khác nhau nhiều hơn). Tình hình này cũng

một phần phản ánh kết quả của dòng di cư lao động nông thôn - đô thị tại Hà Nội,

theo kết quả Điều tra Di cư nội địa quốc gia của TCTK năm 2015 [25], tỷ lệ người

di cư trong 5 năm gần đây của Hà Nội là 16,3% và tỷ lệ di cư nông thôn - thành thị

là 29,6%, trong đó chủ yếu là di cư nội tỉnh (51,2%).

Ngược lại với quá trình giảm việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội, tỷ

trọng việc làm của nữ thanh niên nông thôn Hà Nội ngày một tăng, từ 46,382% năm

2012 lên 47,2% năm 2017, chứng tỏ sự tham gia thị trường lao động và vai trò của

nữ thanh niên nông thôn trong phát triển xã hội ngày một cao.

Page 91: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

80

Bảng 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hà Nội năm 2012 và 2017, chia theo

đô thị - nông thôn, nam - nữ và theo nhóm tuổi

Khu vực Nhóm

tuổi

2012 2017

Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung

Thanh niên Hà Nội 15-19 8.30 3.21 6.22 8.75 7.95 8.36

Thanh niên nông thôn Hà Nội 4.84 2.48 6.44 5.91 6.02 5.95

Thanh niên đô thị Hà Nội 19.17 7.07 13.94 18.58 11.28 15.02

Thanh niên Hà Nội 20-24 4.68 5.85 5.25 10.00 9.22 9.61

Thanh niên nông thôn Hà Nội 2.48 3.21 2.82 7.26 5.38 6.31

Thanh niên đô thị Hà Nội 11.15 11.89 11.54 14.93 14.82 14.67

Thanh niên Hà Nội 25-29 1.88 2.18 2.03 3.10 2.68 2.89

Thanh niên nông thôn Hà Nội 0.90 0.99 0.94 2.15 0.99 1.57

Thanh niên đô thị Hà Nội 3.27 3.89 3.58 4.21 4.19 4.16

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Mặc dù số lượng thanh niên nông thôn thất nghiệp giảm trung bình 2,5%

trong giai đoạn 2012 – 2017 và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nông thôn Hà Nội

thấp hơn của thanh niên đô thị nhưng tỷ lệ này (gần 4,6%) cao gấp đôi so với tỷ lệ

thất nghiệp nông thôn nói chung (khoảng 2,3%), trong đó lứa tuổi từ 20 - 24 có tỷ lệ

thất nghiệp lên đến 6,3%, chiếm khoảng 70% tổng số lao động thanh niên nông thôn

thất nghiệp, nhất là thanh niên ở các khu vực ven đô. Đây là thách thức lớn đối với

Hà Nội vì họ chính là những người đương đầu trực tiếp với quá trình đô thị hóa và

chịu những hậu quả to lớn về kinh tế - tâm lý - xã hội khi không kịp thích nghi,

chính họ là những đối tượng dễ rơi vào vòng xoáy “ngược” và dễ gây ra những hiện

tượng tiêu cực xã hội.

Mặc dù các con số về tỷ lệ thanh niên nông thôn Hà Nội thiếu việc làm nói

chung nhỏ (1,2 – 3,8%), về hình thức là phản ánh thiếu việc làm ít nhưng trên thực tế

số lượng thanh niên nông thôn thiếu việc làm tăng bình quân 3%/năm; thêm vào đó,

thiếu việc làm xảy ra chủ yếu ở khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp và khu vực

không chính thức, tỷ lệ người lao động ở các khu vực này có nhu cầu làm thêm để

Page 92: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

81

tăng thu nhập thường cao gấp 2 - 3 lần tỷ lệ thiếu việc làm, chứng tỏ tính chất

nghiêm trọng của tình trạng thiếu việc làm. Hiện nay trình độ tổ chức sản xuất và

năng suất lao động ở khu vực nông thôn còn thấp, đồng thời do chưa có các cuộc

điều tra chuyên biệt về sử dụng thời gian lao động ở nông thôn nên các con số về

tình trạng thiếu việc làm thường gây tranh cãi và do vậy khó đánh giá được toàn diện,

khách quan về thực trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội.

Bảng 3.3: Việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội,

giai đoạn 2012-2017

STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bình

quân

năm

(%)

1 Quy mô việc làm (người) 503182 512361 525538 527673 466043 462153 -2

- Trong đó: Nữ (%) 46.38 47.12 45.84 47.76 48.00 47.19

2 Số thanh niên thất nghiệp (người) 21944 20094 24430 19620 19024 18454 -2,5

- Trong đó: Nữ (%) 42.08 39.16 43.12 34.2 37.41 36.12

3 Số thanh niên thiếu VL (người) 8103 7726 8711 6256 10230 9821 3

- Trong đó: Nữ (%) 43.15 38.22 46.56 34.10 36.04 37.19

4 Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp (%) 4.51 3.99 4.44 3.58 3.92 4.56

5 Tỷ lệ thanh niên thiếu việc VL (%) 1.61 1.51 1.66 1.19 2.20 3.77

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017

Cùng với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm thì rất đáng chú ý là tình

trạng thất nghiệp trá hình11 tại khu vực nông thôn Hà Nội, trong khi việc làm nông

lâm ngư nghiệp vẫn chiếm đến gần 19% thì GDP của nông lâm ngư nghiệp chỉ

chiếm 6,1% (phân tích ở mục dưới) tổng GDP của Thành phố. Chứng tỏ, việc làm của

thanh niên nông thôn Hà Nội vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực năng suất thấp, giá trị

gia tăng thấp; những tiềm năng về sức khỏe, tay nghề, tính năng động sáng tạo của

tuổi trẻ chưa được động viên và khai thác hiệu quả.

11 Tình trạng mà ở đó biểu hiện các trạng thái khác nhau do sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực, chẳng

hạn mọi người vẫn có việc làm đầy đủ nhưng năng suất lao động rất thấp, thu nhập thấp hoặc làm việc dưới

mức trình độ đào tạo, làm trái ngành nghề đào tạo…

Page 93: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

82

Trong những năm vừa qua, việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội luôn đóng

vai trò khá quan trọng đối với khu vực nông thôn, chiếm khoảng ¼ tổng việc làm

khu vực nông thôn (bảng dưới) nhưng so với tổng việc làm của thanh niên Hà Nội thì

tỷ trọng giảm từ 66,9% năm 2012 xuống còn 52,9% năm 2017. Đây cũng là những

con số phản ánh quá trình đô thị hóa nhanh của nông thôn Hà Nội và thanh niên

nông thôn tham gia nhiều hơn vào quá trình đó; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của Hà Nội kéo theo thay đổi cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn đã phần

nào theo hướng tích cực, dịch chuyển từ việc làm nông nghiệp năng suất thấp sang

việc làm ở các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

Bảng 3.4: Tỷ lệ việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội so với

tổng việc làm nông thôn và tổng việc làm thanh niên HN, giai đoạn 2012-2017

Đơn vị tính:%

Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ VL TN nông thôn so với tổng VL

nông thôn 26.59 25.79 25.21 25.24 24.48 25.51

Tỷ lệ VL TN nông thôn so với tổng VL

thanh niên HN 66.90 65.28 62.49 60.23 53.69 52.94

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017

Mặc dù cơ hội việc làm đối với thanh niên nông thôn nhiều hơn và cơ hội gia

tăng thu nhập tốt hơn do thay đổi cấu trúc việc làm nhưng đánh giá về các cơ hội

tuyển dụng tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp và việc làm ở địa phương,

kết quả điều tra của NCS cho thấy: đa số (hơn 60%) thanh niên nông thôn được hỏi

cho rằng ít cơ hội và khó tìm được việc làm; khoảng 40% thanh niên cho rằng không

khó để tìm được việc làm.

Bảng 3.5. Đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm của thanh niên nông thôn

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Dễ tìm kiếm việc làm 198 39,6%

Khó tìm kiếm việc làm 302 60,4%

Tổng 500 100%

Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016

Page 94: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

83

Về những mục tiêu mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất khi tìm kiếm

việc làm thì hầu hết thanh niên được hỏi đều cho rằng: trước hết đó là việc đáp ứng

các nhu cầu cơ bản như tiền lương thu nhập (gần 95%), điều kiện làm việc và thăng

tiến (trên 95%) và sau đó là để có điều kiện sống tốt hơn (gần 85%).

Bảng 3.6. Các vấn đề mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất

khi tìm kiếm việc làm

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Thù lao, thu nhập 473/500 94,6%

Điều kiện làm việc 477/500 95,4%

Điều kiện sống 423/500 84,6%

Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016

Trong khi đó, điều tra khảo sát dành cho nhà tuyển dụng về việc làm cho

thanh niên nông thôn Hà Nội cho thấy: Nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn

vị: tuyển dụng về quản lý (chiếm tỷ lệ 5,6%) chủ yếu trong các doanh nghiệp lớn;

các doanh nghiệp vừa thường tuyển dụng các kỹ sư (chiếm tỷ lệ khoảng 13,6%);

các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tuyển lao động đã qua đào tạo nghề để họ có

thể nắm bắt và làm việc được ngay sau khi tuyển dụng (chiếm tỷ lệ 44,5%). Một

số doanh nghiệp nhỏ và đa phần các doanh nghiệp lớn (các khu công nghiệp) vẫn

đa phần là tuyển dụng các lao động giản đơn/ lao động phổ thông sau đó đào tạo

vào vị trí tuyển dụng.

Bảng 3.7. Nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp

Nhu cầu Số lượng Tỉ lệ %

Quản lý 10 5,6

Kỹ sư 16 9

Lao động đã qua đào tạo nghề 66 36,6

Lao động giản đơn 88 48,8

Tổng 180 100

Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016

Page 95: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

84

Trên thực tế, một bộ phận thanh niên nông thôn Hà Nội không tìm được việc

làm hoặc không trụ được tại các vị trí sau khi đã tuyển dụng là do trình độ, kỹ năng

hạn chế hoặc tinh thần, thái độ làm việc chưa thích ứng với yêu cầu của sản xuất

công nghiệp hiện đại. Vẫn còn trên 51% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

được NCS hỏi cho rằng họ gặp khó khăn trong tuyển dụng và duy trì lao động, do

nhiều lao động thanh niên không phù hợp về chuyên môn kỹ thuật hay trình độ, kỹ

năng hạn chế, tác phong làm việc tùy tiện. Thêm vào đó, nhận thức về việc làm của

thanh niên thường chỉ quan tâm đến thu nhập mà ít chú trọng đến động cơ thái độ

làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp; hậu quả của nhận thức thấp thường đi

kèm với tình trạng nhảy việc nhiều và không gắn bó với doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất kinh doanh.

Bảng 3.8. Đánh giá mức độ khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp

trong tuyển dụng lao động

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Có 92 51,2

Không có 35 19,6

Khó đánh giá 53 29,2

Tổng 180 100

Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016

Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng cho thấy, họ đã đề ra nhiều phương thức

khác nhau để thu hút đủ lao động cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và thu hút người

giỏi, người tài trong quá trình cạnh tranh. Các biện pháp được sử dụng của chủ

doanh nghiệp và người quản lý thường bao gồm cả việc kích thích vật chất và kích

thích phi vật chất. Trong số các biện pháp được sử dụng thì các chủ doanh nghiệp

tập trung nhiều vào bổ nhiệm vào vị trí cao hơn (77,8%), tăng lương (68,2%).

Page 96: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

85

Bảng 3.9. Các biện pháp chủ yếu để thu hút lao động

của các đơn vị, doanh nghiệp

Biện pháp Số lượng Tỉ lệ %

Tăng lương 123 68,2

Bổ nhiệm vào vị trí cao hơn 140 77,8

Đào tạo 92 51,2

Cung cấp các lợi ích khác ngoài lương 112 62,4

Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016

Tiêu chí tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp khá đa dạng, quan tâm chủ

yếu đến: kinh nghiệm làm việc (73,8%), độ tuổi và sức khỏe (51,6%), năng lực

(47,2%); các đơn vị cũng ưu tiên hơn đối với những thanh niên lao động tại địa

phương. Kết quả điều tra của NCS cho thấy, nhà tuyển dụng chú ý đến các năng lực

thực hiện và tính năng động sáng tạo hơn là những tiêu chí hình thức như bằng

cấp/chứng chỉ (chỉ 41,8%) và giới tính (40,2%).

3.2.2. Cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội

Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội làm thay đổi

cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn, dẫn đến một số chuyển biến tích cực như:

- Việc làm của nữ thanh niên ngày một nhiều hơn (từ 46,4% năm 2012

tăng lên 47,2% năm 2017), chứng tỏ vai trò của nữ thanh niên nông thôn trong

tham gia vào sản xuất xã hội ngày một lớn hơn.

- Thanh niên lớn tuổi (thường là đã qua đào tạo) chiếm tỷ trọng nhiều hơn (từ

49,2% năm 2012 tăng lên 51,1% năm 2017), chứng tỏ vai trò của hệ thống mạng

lưới giáo dục - đào tạo trong đóng góp vào gia tăng quy mô và giá trị của việc làm

thanh niên nông thôn.

Page 97: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

86

Bảng 3.10a : Cấu trúc việc làm theo giới và độ tuổi của thanh niên nông thôn

Đơn vị tính: %

STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 Cơ cấu VL theo giới tính:

- Nam 53.62 52.88 54.16 52.24 52.00 52.81

- Nữ 46.38 47.12 45.84 47.76 48.00 47.19

2 Cơ cấu VL theo độ tuổi

- Từ 15 – 24 50.81 50.68 50.63 50.62 48.89 48.92

- Từ 25 – 29 49.19 49.32 49.37 49.38 51.11 51.08

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012 - 2017

Trong giai đoạn 2012 - 2017, cơ cấu kinh tế Hà Nội đã có sự chuyển dịch

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp –

xây dựng và dịch vụ đã tăng từ 80,6% năm 2012 lên 94,9% năm 2017. Trên cơ sở

đó, đã tác động tích cực đến dịch chuyển cấu trúc việc làm ở khu vực nông thôn mà

biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh thay đổi cấu trúc việc làm của thanh niên nông

thôn theo hướng giảm việc làm trong nông nghiệp, từ 22,2% năm 2012 xuống còn

14,3% năm 2017. Giai đoạn 2012 - 2017, việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội

nhìn chung đã giảm cả số lượng lẫn tỷ trọng. Mỗi năm có khoảng 7,5 ngàn lao động

rút ra khỏi ngành nông nghiệp, tỷ trọng việc làm trong nông nghiệp khu vực nông

thôn đã giảm được 7,3 điểm phần trăm trong cả giai đoạn. Bên cạnh đó, trong nội

bộ ngành nông nghiệp nông thôn cũng có sự chuyển dịch theo hướng chuyển từ

hoạt động thuần nông, giản đơn, năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề có

chuỗi giá trị kinh tế cao hơn. Trong khi đó, tỷ trọng việc làm của thanh niên nông

thôn Hà Nội ngày càng tăng thêm trong khu vực phi nông nghiệp - việc làm công

nghiệp và xây dựng tăng từ 42,2% năm 2012 lên 50,4% năm 2017, việc làm khu

vực dịch vụ và thương mại tăng từ 35,7% năm 2012 lên 38,1% năm 2017.

Mặc dù kinh tế Hà Nội tăng trưởng khá (trên 10% trong giai đoạn 2012 - 2017)

đã thu hút một lượng lao động sang khu vực phi nông nghiệp, tuy nhiên tốc độ tăng

trưởng này chưa đủ lớn để rút ra được nhiều hơn nữa lao động nông nghiệp, lượng

Page 98: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

87

lao động thu hút được dường như chỉ tương đương với số thanh niên lần đầu gia

nhập thị trường lao động hàng năm, đặc biệt là số lượng thanh niên nông thôn từ các

khu vực Hà Tây cũ, Mê Linh sau khi sát nhập vào Hà Nội năm 2008. Kinh tế Hà

Nội phát triển nhưng có thể nhận thấy vẫn chưa có chiến lược rõ ràng để tạo được

bước đột phá lớn trong chuyển dịch sang các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh,

tạo giá trị gia tăng lớn và dịch vụ công nghệ cao (năng lượng tái tạo, sản phẩm nông

nghiệp công nghệ cao, thiết bị điện tử thông minh, công nghệ thông tin, logistic, du

lịch, tài chính, nghiên cứu phát triển…) nhằm phục vụ kịp thời cho quá trình Hà Nội

phát triển để trở thành đô thị hoá thông minh hiện đại. Hệ số co giãn việc làm của

Hà Nội mặc dù có cao hơn hệ số chung của cả nước (0,3012 so với 0,22 trong thời

kỳ 2008 - 2017) nhưng còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân ở Thủ đô các nước

trong khu vực khi ở mức độ phát triển tương đương13.

Cơ cấu việc làm theo nghề của thanh niên nông thôn Hà Nội có sự thay đổi,

tăng tỷ trọng làm các công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật bậc cao (từ 9,7% năm

2012 tăng lên 11,7% năm 2017) và bậc trung (từ gần 5% năm 2012 lên 7,3% năm

2017). Nhưng nhìn vào cơ cấu này chúng ta thấy có 2 điểm yếu cơ bản: thứ nhất, tỷ

lệ thanh niên làm lãnh đạo quản lý giảm mạnh và còn gần như không đáng kể, từ

0,3% năm 2012 xuống chỉ còn 0,09% vào năm 2017; thứ hai, một bộ phận lớn

thanh niên làm những công việc giản đơn không yêu cầu qua đào tạo chuyên môn

kỹ thuật, 24% vào năm 2012 và 15,4% vào năm 2017. Những con số này vừa phản

ánh mức độ hạn chế của “vốn con người” thanh niên nông thôn Hà Nội, vừa phản

ánh sự yếu kém của Hà Nội trong chuyển dịch sang những ngành nghề công nghệ

cao, giá trị gia tăng lớn.

12 GDP của Hà Nội thời kỳ này tăng khoảng 10% năm, việc làm tăng 3% năm. 13 Thủ đô Bangkoc, Kuala Lumpur, Jakarta của Thái Lan, Malaxia, Indonexia…có hệ số co giãn việc làm

nông thôn khi ở năng suất lao động tương đương mức Việt Nam bây giờ thường trên 0,4.

Page 99: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

88

Bảng 3.10b: Cấu trúc việc làm theo ngành và nghề của thanh niên nông thôn

Đơn vị tính: %

STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 Cơ cấu VL theo ngành:

- Nông Lâm Thủy sản 22.16 21.51 20.05 15.13 14.86 14.31

- Công nghiệp và XD 42.15 44.68 45.81 47.97 50.4 49.64

- Dịch vụ 35.69 33.81 34.14 36.91 38.05 36.05

2 Cơ cấu VL theo nghề

- Lãnh đạo quản lý 0.29 0.26 0.24 0.11 0.08 0.09

- CMKT bậc cao 9.67 10.03 9.65 11.52 11.74 11.2

- CMKT bậc trung 4.95 6.59 4.92 7.56 7.33 7.5

- Nhân viên 2.79 2.34 2.75 1.47 1.9 2.0

- Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 15.63 15.23 15.59 15.33 14.82 14.9

- Nghề trong NLN 0.60 0.71 0.6 0.09 0.21 0.3

- Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 26.74 26.45 26.78 25.41 27.24 27.0

- Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 15.16 16.29 15.13 19.25 21.17 21.6

- Nghề giản đơn 24.07 22.01 24.13 19.1 15.36 15.3

- Khác 0.10 0.09 0.21 0.16 0.15 0.01

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017

Trên giác độ vị thế việc làm, mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ làm công hưởng

lương (từ 51,3% năm 2012 tăng lên 70% năm 2017) nhưng cấu trúc vị thế của thanh

niên nông thôn Hà Nội trên thị trường lao động vẫn thể hiện là một phân khúc thị

trường lạc hậu, khu vực kinh tế không chính thức lớn với những đặc điểm dễ bị tổn

thương, không hợp đồng lao động, không bảo hiểm xã hội, không có Công đoàn bảo

vệ và không được hưởng các phúc lợi xã hội đáng có. Tỷ lệ thanh niên nông thôn

làm ở khu vực việc làm không chính thức là 47,4% vào năm 2012 (21,1% tự làm và

26,3% lao động gia đình) và 30% vào năm 2017 (11,8% tự làm và 18,2% lao động

gia đình). Tinh thần khởi nghiệp, ý thức làm chủ và tự tạo việc làm của thanh niên

Page 100: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

89

nông thôn Hà Nội chưa thể hiện rõ là bộ phận tiên phong đi đầu trong sản xuất kinh

doanh, xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ thanh niên nông thôn là chủ doanh nghiệp,

chủ sử dụng lao động trong tổng việc làm thậm trí còn giảm mạnh trong giai đoạn

2013-2017, từ 1,3% năm 2013 giảm xuống còn 0,72% năm 2017 (Bảng dưới).

Bảng 3.10c: Cấu trúc việc làm theo vị thế của thanh niên nông thôn Hà Nội

Đơn vị tính: %

STT Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 Cơ cấu việc làm theo vị thế

- Chủ sử dụng LĐ 1.20 1.30 1.08 0.98 0.85 0.72

- Làm công ăn lương 51.30 51.20 55.46 66.44 70.0 69.18

- Tự làm 21.10 20.90 12.72 13.29 11.88 11.80

- Lao động gia đình 26.30 26.50 30.69 19.22 17.28 18.29

- Lao động hợp tác xã 0.10 0.10 0.05 0.07 0 0

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017

Những con số này cho thấy Hà Nội còn quá nhiều rào cản trong việc thay đổi

cấu trúc thị trường lao động theo hướng hiện đại, công bằng và minh bạch; những

hạn chế, yếu kém của chế độ hộ khẩu hay cung cấp các cơ hội tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin truyền thông, hỗ trợ về nhà ở

để chính thức hóa khu vực không chính thức vẫn tiếp tục hiện diện tại một Thủ đô

mong muốn xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại.

3.2.3. Chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội

Có thể thấy chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội được cải

thiện đáng kể nếu xem xét trên giác độ thu nhập. Mức tăng thu nhập việc làm công

hưởng lương của thanh niên nông thôn Hà Nội bình quân đạt 7,6% trong những

năm 2012 - 2017, trong đó tăng cao nhất thuộc về khu vực nông lâm ngư nghiệp

(9,8%), sau đó đến công nghiệp- xây dựng (9,1%), tăng thấp nhất là ở khu vực dịch

vụ (4,6%).

Page 101: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

90

Bảng 3.11. Thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội làm công hưởng lương

(2012 - 2017)

Tiêu chí

2012 2013 2014 2015 2016 2017 Mức +, -

bình

quân

năm

(%)

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Số

tiền %

Thu nhập

bình quân

tháng

3339 100.0 3368 100.0 3585 100.0 4344 100.0 4725 100.0 4812 100.0 0.076

- NLTS 2763 38.7 3012 39.3 3185 39.2 5517 51.1 3416 38.9 4415 37.6 0.098

- CN&XD 3215 23.0 3467 23.9 3517 23.4 4329 22.1 4849 26.3 4962 26.4 0.091

- DV 3841 38.3 3781 36.8 3706 37.4 4355 26.8 4561 34.9 4817 35.9 0.046

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017

Nhưng có thể nói, mức thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội vẫn thuộc

loại thấp nếu so sánh với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản để phát triển, nhất là các

nhu cầu về đào tạo, về hưởng thụ văn hóa tinh thần, về hội nhập xã hội và quốc tế.

Năm 2017, tổng thu nhập bình quân tháng của thanh niên nông thôn Hà Nội làm

công hưởng lương chỉ đạt trung bình 4,7 triệu đồng/người (cao hơn lương tối thiểu

chỉ khoảng 20%) và thấp hơn khoảng 22% so với thu nhập của thanh niên nội thành

Hà Nội (khoảng 6,0 triệu đồng). Nếu tính đến ảnh hưởng của việc tăng chỉ số giá cả

tiêu dùng CPI, thì thu nhập thực tế của thanh niên nông thôn Hà Nội chỉ tăng

khoảng 3%/năm trong giai đoạn 2012-2017, đây là mức tăng khá thấp trong bối

cảnh bùng phát của quá trình đô thị hóa và thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người dân

Hà Nội. Điều đáng chú ý là, tỷ lệ thanh niên nông thôn có thu nhập thấp (mức thu

nhập dưới 2/3 mức thu nhập trung vị của Hà Nội) còn đến gần 20% năm 2017, tỷ lệ

lao động này cho thấy còn bất bình đẳng thu nhập đáng kể giữa người lao động làm

công hưởng lương của khu vực nông thôn Hà Nội (Bản tin cập nhật Thị trường lao

động số Quý 2/2018, TCTK - BLĐTBXH và Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 của Sở

Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội). Cùng với đó, cơ cấu thu nhập của thanh

Page 102: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

91

niên nông thôn Hà Nội vẫn đa số là từ khu vực nông nghiệp (51% vào năm 2015 và

38% vào năm 2017), thu nhập từ các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp- xây

dựng hay dịch vụ còn rất khiêm tốn. Cấu trúc thu nhập này phản ánh bản chất cấu

trúc việc làm nghề nghiệp lạc hậu của thanh niên nông thôn Hà Nội.

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn

với mức thu nhập thực tế

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Bằng lòng 135 27

Chưa bằng lòng 178 35,6

Khó đánh giá 187 37,4

Tổng 500 100

Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016

Đánh giá về tình trạng thu nhập hiện nay, chỉ chưa đến 27% thanh niên nông

thôn được hỏi bằng lòng với mức thu nhập thực tế của họ; có đến gần 36% số được

hỏi không bằng lòng. Thanh niên có một nhận định chung là mức thu nhập có được

từ việc làm hiện tại chỉ giúp họ trang trải được những nhu cầu cơ bản, không thể

đảm bảo cho họ ngăn ngừa, phòng chống và khắc phục sự cố khi rủi ro xảy ra.

Ngoài thu nhập, Bảng dưới đây còn thể hiện một số chỉ tiêu quan trọng về

chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội.

Bảng 3.13. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm của thanh niên nông

thôn Hà Nội, giai đoạn 2012-2017

Tiêu chí Thanh niên nông thôn

Thanh niên

đô thị

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2017

Có hợp đồng lao động (%) 31.56 26.23 32.17 28.16 27.25 47.95 55.63

Có tham gia BHXH (%) 26.12 19.51 19.89 21.63 22.11 25.62 47.34

Tham gia BHXH tự nguyện (%) 6.05 7.98 7.12 8.85 8.08 24.81 12.13

Làm trong cơ sở có tổ chức CĐ (%) 5.81 6.23 6.14 7.81 7.11 7.83 24.07

Được đào tạo tại cơ sở làm việc (%) 3.2 2.6 2.9 2.7 3.0 8.02 17.57

Nguồn: Tính toán theo Kết quả điều tra LĐVL của TCTK, 2012-2017

Page 103: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

92

Các số liệu cho thấy, phân tích một cách tổng thể, chất lượng việc làm của

thanh niên nông thôn Hà Nội còn hạn chế, tính yếu thế và dễ bị tổn thương trong

việc làm của họ thể hiện ở Bảng trên qua những đánh giá về:

- Tỷ lệ việc làm có hợp đồng lao động thấp, chỉ 48% năm 2017 so với mức

55,6% của thanh niên đô thị Hà Nội. Như vậy, còn đến 52% việc làm của thanh

niên nông thôn Hà Nội không có hợp đồng lao động, điều đó đồng nghĩa với việc

không có bảo hiểm xã hội và không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. Ngay cả khi

có hợp đồng lao động, kết quả điều tra từ các nhà sử dụng lao động cho thấy, các

hợp đồng lao động được ký thường ở mức từ 1 - 3 năm, chỉ khoảng 36% là hợp

đồng lao động công việc ổn định, không xác định thời hạn.

Bảng 3.14. Hình thức hợp đồng lao động mà thanh niên nông thôn

được ký khi được tuyển dụng

Hợp đồng Số lượng Tỉ lệ

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn 64 35,5

Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một

năm đến ba năm 100 55,5

HĐLĐ theo mùa, vụ hoặc theo một công việc

nhất định mà thời hạn dưới một năm 16 9

Nguồn: Kết quả điều tra các nhà tuyển dụng của NCS 2016

- Tỷ lệ việc làm có tham gia bảo hiểm xã hội chỉ 25,6% năm 2017 so với

mức 47,3% của thanh niên đô thị, đồng nghĩa với việc có đến 75% lao động thanh

niên nông thôn Hà Nội khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

phải tự lo, không có bảo hiểm y tế và khi về già không có lương hưu;

- Mức độ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của thanh niên nông thôn Hà

Nội thấp (chỉ 24,8% vào năm 2017);

- Chỉ 7,8% việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội là trong các cơ sở kinh

doanh có tổ chức công đoàn, còn lại đến 92% việc làm không được công đoàn bảo

vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp hoặc khi chủ sử dụng lao động cố tình vi phạm

pháp luật lao động sa thải lao động vô cớ;

Page 104: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

93

- Chỉ khoảng 8% vị trí việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội là được

đào tạo tại cơ sở làm việc. Hầu hết thanh niên nông thôn tự tìm tòi đến các loại hình

và các cấp độ đào tạo khác nhau để cải thiện các cơ hội của mình. Chủ sử dụng lao

động với lo ngại chi phí và áp lực cạnh tranh trước mắt hầu như không quan tâm

đến sự phát triển về lâu dài của nguồn vốn con người của họ.

Trong khi đó, đa số thanh niên nông thôn được hỏi có nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ thuật tiếp tục để có thể có việc làm tốt hơn, thu

nhập cao hơn. Có đến 76,2% thanh niên nông thôn được hỏi nói rằng họ cần được

đào tạo, bồi dưỡng thêm về tay nghề và các kỹ thuật cụ thể tại nơi làm việc; họ

mong muốn được học hỏi kinh nghiệm, được hướng dẫn và thực hành các kỹ năng

cốt lõi cũng như các kỹ năng xã hội trong quá trình làm việc.

Bảng 3.15. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của thanh niên nông thôn sau khi được

tuyển dụng

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Có nhu cầu 381 76,2

Không có nhu cầu 119 23,8

Tổng 500 100

Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016

Khi được hỏi về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tại các cơ

sở sản xuất kinh doanh thanh niên nông thôn đang làm việc: có đến gần 60% thanh

niên cho rằng họ được đào tạo, bồi dưỡng nhưng không thường xuyên.

Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên nông thôn

sau khi được tuyển dụng

Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %

Thường xuyên 103 20,6

Không thường xuyên 297 59,4

Không có 100 20

Tổng 500 100

Nguồn: Kết quả điều tra thanh niên nông thôn của NCS 2016

Page 105: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

94

Những đánh giá ở trên cho thấy, mặc dù có một số cải thiện trong tạo việc

làm và việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội nhưng vấn đề nghiêm trọng của

Hà Nội chính là tình trạng thất nghiệp (cả hữu hình và trá hình), thiếu việc làm của

thanh niên nông thôn và những hạn chế, yếu kém về cấu trúc, chất lượng việc làm -

đây là những thách thức cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.

3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

3.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện

3.3.1.1. Khung khổ chung

Các chính sách chung ảnh hưởng nhiều nhất đến việc làm của thanh niên

nông thôn bao gồm: các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công

nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp và kinh tế tư nhân, thu

hút FDI....và cụ thể là thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật

Việc làm, Luật Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước theo hợp đồng có thời hạn...

và các chính sách liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, chính sách

tiền lương tối thiểu, chính sách đào tạo và hỗ trợ đào tạo cho thanh niên nông thôn,

chính sách an sinh xã hội... Đặc biệt, Luật Việc làm có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin TTLĐ; đánh giá,

cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm

(DVVL); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, Chính phủ cũng đã ban

hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến quyền có việc làm của NLĐ và

quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, đảm bảo hài hoà quyền lợi

và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Song song với đó, Chính phủ cũng

ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho NLĐ, nhất là cho các

nhóm lao động yếu thế; các chính sách hỗ trợ NLĐ thất nghiệp nhanh chóng quay

trở lại TTLĐ (chính sách BHTN); các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm,

cung ứng lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo TTLĐ nhằm kết nối

cung cầu lao động; các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), an toàn vệ sinh lao

động, bệnh nghề nghiệp… góp phần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho NLĐ, nâng

Page 106: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

95

cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, cụ thể: (1) Các chính sách hỗ trợ

tạo việc làm, tập trung: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về

việc làm và các nguồn tín dụng khác; Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối

với NLĐ ở khu vực nông thôn, chính sách việc làm công; Các chính sách hỗ trợ đưa

NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên;

hỗ trợ tạo việc làm cho các nhóm lao động yếu thế như người khuyết tật, người

nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa; (2) Chính sách BHTN, bao gồm

các chế độ: Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi

dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, trợ cấp thất

nghiệp; (3) Các chính sách hỗ trợ phát triển TTLĐ, thông tin TTLĐ và kết nối cung

cầu lao động như: hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin TTLĐ, thu thập, lưu trữ, cung

cấp thông tin TTLĐ, phân tích, dự báo TTLĐ; kết nối cung cầu lao động và nâng

cao năng lực hoạt động của các tổ chức DVVL trong việc cung cấp các DVVL.

Ngoài việc ban hành triển khai thực hiện các chính sách nêu trên, Chính phủ

đã triển khai thực hiện nhiều Chương trình, dự án lớn về trong phạm vi cả nước

như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (qua 02 giai đoạn 2001-2005 và

2006-2010), Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn

2012-2015, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao

động giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

giai đoạn 2016-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010-2020, Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động

góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020; thành lập Quỹ quốc gia về việc làm (từ năm 1992)

để hỗ trợ tạo việc làm thông qua các dự án vay vốn với lãi suất ưu đãi; thành lập

Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (năm 2007)… nhằm phát triển và mở rộng TTLĐ

ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho NLĐ

và doanh nghiệp; hình thành và phát triển hệ thống các Trung tâm DVVL công.

Tuy nhiên, tồn tại hạn chế chủ yếu trong chính sách việc làm cho người lao

động nói chung và cho thanh niên nông thôn nói riêng được đánh giá là:

Page 107: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

96

- Hệ thống các chính sách về việc làm chưa thực sự được quan tâm đúng

mức để đáp ứng các yêu cầu của phát triển KT-XH và nhu cầu của thanh niên nông

thôn. Các chính sách về việc làm còn mang tính chung chung, chưa cụ thể; thiếu các

chính sách về việc làm bền vững, các chính sách về việc làm ở khu vực phi chính

thức, khu vực nông thôn; chính sách tiền lương chưa phù hợp, chưa tạo sự bình

đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; phạm vi bao phủ của các chính sách về

BHXH, BHTN còn hạn chế. Đồng thời, việc triển khai thực hiện các chính sách còn

chậm, gặp nhiều khó khăn do số lượng đối tượng lớn, thiếu cán bộ cơ sở (cấp xã,

huyện), sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ trong khi thiếu

các nguồn lực bố trí cho các Chương trình, dự án lớn về việc làm.

- Hàng năm Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu (nhằm cải thiện tiền

lương thực tế của người lao động) nhưng giai đoạn 2012-2017 chủ yếu mới đảm

bảo bù trượt giá; tiền lương tối thiểu hiện không đáp ứng nhu cầu tối thiểu (mặc dù

tốc độ tăng tiền lương tối thiểu lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động); tiền lương

của nhiều doanh nghiệp vẫn bám sát lương tối thiểu. Trong so sánh ASEAN, tiền

lương tối thiểu của Việt Nam bằng 80% của Philipine, 60% của Thái Lan và

Malayxia nhưng năng suất lao động của việt nam chỉ bằng ½ của Philipine, bằng

2/5 của Thái Lan và 1/5 của Malayxia. Trên thực tế, Việt Nam đang mất dần lợi thế

cạnh tranh về tiền lương và chi phí lao động14.

- Chưa có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ tăng chất lượng việc làm.

Chính sách chưa hỗ trợ tăng cường thể lực lao động thanh niên, thể lực NLĐ yếu

chưa đáp ứng được yêu cầu với cường độ công việc cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo

thấp cộng với cơ cấu đào tạo bất hợp lý, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật; đa

phần NLĐ chưa có tác phong công nghiệp; ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa

nghiêm; năng suất lao động thấp. Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền

vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm còn thấp, đặc biệt là đối với thanh

niên trong độ tuổi từ 19-24; lao động nông thôn, nhất là lao động nữ lớn tuổi gặp

nhiều khó khăn trong chuyển đổi việc làm; chất lượng việc làm của nhóm lao động

14 Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Báo cáo đánh giá, Hà Nội 2017.

Page 108: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

97

yếu thế thấp; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ diễn biến phức tạp,

các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó khăn trong tuyển dụng lao động, kể cả

lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông; nhiều vấn đề đặt

ra trong quản lý lao động, việc làm như lao động lớn tuổi, lao động di cư từ nông

thôn ra thành thị và khu công nghiệp tìm kiếm việc làm chưa được nghiên cứu, đánh

giá một cách chính xác.

- Chưa có các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu mở rộng diện bao phủ

BHXH, BHTN đến năm 2020. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH, BHTN

vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro cho việc cân đối các quỹ này; các hoạt

động hỗ trợ đào tạo nghề cho người thất nghiệp chưa hấp dẫn, tỷ lệ người thất

nghiệp học nghề thấp; việc kết nối và đồng bộ hóa, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa ngành

Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH chưa được thực hiện nên việc kiểm

tra, rà soát tình trạng việc làm của NLĐ hạn chế (một số NLĐ đã có việc làm nhưng

vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp)15.

Đánh giá chung cho thấy, chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn của

nước ta còn những hạn chế cơ bản: (i) Chưa có định hướng mang tính tổng thể, bứt

phá trong việc phát triển kinh tế nhằm tạo nhiều việc làm với cơ cấu tiến bộ; (ii)

Những chính sách đã ban hành vẫn chưa đồng bộ, kém hiệu quả, chưa theo kịp và

đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động, chưa chủ động cho hội nhập quốc tế

và đáp ứng những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; (iii) Chính sách

việc làm hiện nay chủ yếu mới chú trọng đến số lượng việc làm được tạo ra, chưa

chú trọng đến chất lượng việc làm nên tính ổn định, bền vững trong việc làm và

hiệu quả tạo việc làm thấp.

3.3.1.2. Chỉ số PCI của Hà Nội và các chính sách hỗ trợ giải quyết việc

làm cho thanh niên nông thôn

Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và gần đây nhất là giai

đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ phát triển gắn với tăng

15 Tạp chí Giáo dục, https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/dao-tao-viec-lam/dao-tao-viec-lam/chinh-sach-ho-

tro-tao-viec-lam-va-dinh-huong-3.html, truy cập ngày 13/7/2018.

Page 109: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

98

trưởng và cải thiện chất lượng việc làm, đó là: cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh PCI; phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề theo hướng

ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế

hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với tiếp nhận, sử

dụng lao động; cho vay vốn tạo việc làm, phát triển thị trường lao động duy trì việc

làm ổn định và đảm bảo thực hiện tốt phúc lợi xã hội.

* Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017 của Hà Nội đạt 64,71

điểm (tăng 3,97 điểm), xếp ở vị trí thứ 13/63, tăng 1 bậc so với năm 2016. Năm

2017 là năm thứ 5 liên tiếp Chỉ số PCI của Hà Nội tăng hạng và xếp hạng cao nhất

kể từ ngày công bố Chỉ số PCI. Trong 10 chỉ số thành phần của Chỉ số PCI, Hà Nội

có 5 chỉ số vừa tăng điểm số tuyệt đối vừa tăng hạng (các chỉ số: “Chi phí thời gian

để thực hiện các quy định của Nhà nước” tăng 38 bậc; “tính minh bạch và tiếp cận

thông tin” tăng 8 bậc; “tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” tăng 4 bậc;

“môi trường cạnh tranh bình đẳng” tăng 3 bậc; “chi phí gia nhập thị trường” tăng 1

bậc); có 4 chỉ số không thay đổi thứ hạng nhưng cũng tăng điểm số tuyệt đối (các

chỉ số: “Đào tạo lao động”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”, “thiết chế pháp lý”,

“tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, thành phố”).

Giai đoạn 2012-2017, Thành phố tiếp tục có những giải pháp tập trung phục

vụ doanh nghiệp như: xây dựng và vận hành Cổng thông tin Hệ sinh thái khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo Hà Nội, thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng đã đạt

100%, thực hiện Mô hình “Cơ quan đăng ký kinh doanh thân thiện”. Phối hợp với

các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình khởi sự doanh nghiệp, nhằm

giảm bớt số lần đi lại, tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp khi khởi sự

doanh nghiệp. Hà Nội đã tập trung cải thiện Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định

đất (nhiều năm Hà Nội có xếp hạng thấp). Thành phố cũng chú trọng ứng dụng

công nghệ thông tin để giảm thời gian, chi phí thực hiện các quy định của Nhà nước

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối thoại giữa các cấp chính quyền

với doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp được tăng cường. Thành phố cũng

Page 110: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

99

triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiêp như tổ chức nhiều sự kiện kết nối

cung cầu, liên kết các vùng; hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chương trình xúc

tiến đầu tư để giới thiệu các sản phẩm tại các hội trợ trong và quốc tế; hỗ trợ doanh

nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài.

Mặc dù có một số chuyển biến tích cực nhưng có thể đánh giá việc thực hiện

mục tiêu của việc cải thiện Chỉ số PCI của Hà Nội chưa đạt yêu cầu đặt ra, chưa xây

dựng được môi trường kinh doanh thật sự công bằng, thân thiện, thông thoáng; chưa

tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tạo

điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo sự đột phá

về thu hút đầu tư, cả trong nước và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

của Thành phố và do vậy để tạo ra nhiều việc làm và việc làm chất lượng thu hút thanh

niên nông thôn Hà Nội. Một số yếu kém, hạn chế cụ thể trong năng lực cạnh tranh của

Hà Nội ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của thanh niên nông thôn bao gồm16:

- Chưa có các đề án cụ thể để hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp sáng

tạo, chưa triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thành

lập mới theo tinh thần của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Chưa cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi

trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo điều

kiện để phát triển các khu, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù

hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố tiếp tục yêu cầu

cải thiện tính công khai minh bạch các cơ chế chính sách, các dự án kêu gọi đầu tư

trong các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công khai các tài liệu về kế

hoạch, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất;

- Thủ tục hành chính còn phức tạp nhất là đối với các dự án lớn, thời gian

và chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều, chưa tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy

nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

16 Hà Nội quyết tâm vào Top 10 cả nươc về Chỉ số PCI http://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-quyet-tam-vao-

top-10-ca-nuoc-ve-chi-so-pci, truy cập ngày 05/4/2018.

Page 111: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

100

- Vai trò của các Hiệp hội Doanh nghiệp trong việc kết nối, thúc đẩy giao

thương kinh tế giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.

Những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Hà Nội cũng tác động không

tốt đến nhận thức của thanh niên nông thôn về vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo

của thanh niên trong tự tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân,

đóng góp vào sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong nhận thức của thanh niên

nông thôn Hà Nội về nghề nghiệp, về việc làm trong cơ chế thị trường. Do vậy,

nhiều thanh niên nông thôn chưa có định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với

những yêu cầu mới của sự phát triển, chưa kết hợp đáp ứng nhu cầu thực tế của sự

phát triển thị trường lao động với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của chính thanh

niên. Thanh niên thường chọn con đường học đại học, cao đẳng mà không quan tâm

đến năng lực bản thân, trong khi hằng năm các trường trung cấp chuyên nghiệp, các

trường dạy nghề không tuyển đủ chỉ tiêu. Ảnh hưởng đến nhận thức cũng một phần

là do hạn chế của công tác tuyên truyền và xây dựng chiến lược truyền thông của

Hà Nội về hướng nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

* Hoạt động cho vay vốn tạo việc làm và các chương trình phát triển nông thôn

Nguồn vốn của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho thành phố Hà Nội được

hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn và ngày càng tăng lên. Tính đến

31/12/2017 tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm thành phố Hà Nội là

912,315 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu được sử dụng chủ yếu vào việc đầu tư mở

rộng và phát triển sản xuất khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực kinh tế phi

chính thức - một khu vực thu hút nhiều lao động chưa có việc làm nhưng chất lượng

việc làm thấp, nhiều rủi ro về thu nhập, điều kiện làm việc và an toàn nghề nghiệp.

Việc phân bổ nguồn vốn có 30% vốn của Quỹ được cho vay để phát triển sản xuất

nông nghiệp, 15% vốn được cho vay để phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp; 55% vốn Quỹ được cho vay khu vực kinh tế phi chính thức nhằm mục

đích hỗ trợ các lao động yếu thế và dễ bị tổn thương tự tạo thêm việc làm ổn định và

tăng thêm thu nhập. Có thể thấy, trong cơ cấu vay vốn, tỷ trọng vay đối với thanh

niên Hà Nội dành cho học nghề và cho xuất khẩu lao động - nguồn vốn quan trọng

Page 112: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

101

để hỗ trợ trực tiếp tham gia thị trường lao động hoặc tham gia các phân khúc cao

hơn trong thị trường lao động còn hạn chế, chỉ chiếm chưa đến 13% vào năm 2017.

Bảng 3.17. Kết quả cho thanh niên vay vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Vay vốn học nghề 6.462 7.013 9.107 9.272

Học sinh - sinh viên 13.668 15.649 18.225 19.241

Xuất khẩu lao động 153 161 30 53

Tổng số 58.289 66.628 72.185 73.979

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội

Việc triển khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn;

chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; chương trình xây dựng và phát triển

nông thôn mới, các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và

các dự án kinh tế trọng điểm còn chậm và thiếu tập trung, ảnh hưởng đến giải quyết

việc làm cho thanh niên Hà Nội nói chung và cho thanh niên nông thôn nói riêng.

Các nguồn vốn tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng việc làm

cho thanh niên nông thôn ít (thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm

việc làm ở nơi khác khiến cho làn sóng di cư tự phát của thanh niên nông thôn đến

các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng, gây nên những bất

cập trong quản lý) và chưa được lồng ghép hiệu quả với các chương trình mục tiêu

quốc gia và lồng ghép với thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, do vậy

chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và ảnh

hưởng tiêu cực đến việc làm cho thanh niên17.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo chỗ làm việc mơi

Thành phố đã thực hiện các chính sách, cơ chế tháo dỡ khó khăn cho các

doanh nghiệp trong lao động như thực hiện chính sách bảo hiệm thất nghiệp, giảm và

17 Khuyến khích tự tạo việc làm - Hướng giải quyết vấn đề lao động, việc làm của thanh niên Hà Nội hiện

nay, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=41806&print=true, truy cập ngày

03/11/2016

Page 113: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

102

lùi thời gian nộp thuế sử dụng đất, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doạnh nghiệp,

miễu phí khi tham gia tuyển lao động từ các trung tâm giới thiệu việc làm. Trên cơ sở

nhu cầu lao động để sản xuất kinh doanh, các DN đã quan tâm hơn đến thu hút sử

dụng thanh niên nông thôn và hỗ trợ đào tạo thanh niên nông thôn.

Tuy nhiên, Hà Nội chưa xây dựng được môi trường kinh doanh thật sự công

bằng, thân thiện, thông thoáng; chưa tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,

doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản

xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo sự đột phá về thu hút đầu tư, cả trong nước và đầu tư

nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế18. Thêm vào đó, do đa số thanh niên lao

động ở nông thôn không có trình độ CMKT hoặc tay nghề thấp nên mặc dù một số

doanh nghiệp được hỗ trợ nhưng kết quả của những hỗ trợ này hạn chế, các DN

thường rất khó khăn khi phải tiếp nhận và sử dụng lao động thanh niên nông thôn19.

* Khuyến khích thanh niên nông thôn chủ động trong chuyển đổi, tìm kiếm

và tự tạo ra việc làm mơi

Thực hiện chủ trương của Thành phố, trong thời gian qua, các cấp chính

quyền của Hà Nội đã tập trung chỉ đạo và vận động thanh niên nông thôn tự tạo và

tìm kiếm việc làm cho mình. Có thể thấy, xu hướng chuyển đổi chủ yếu của lao

động thanh niên từng canh tác nông nghiệp chủ yếu sang lĩnh vực công nghiệp, tiếp

đến là thủ công và kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ 9,8% là tự tạo việc làm và vẫn còn

hơn 11% thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng nhanh ở thanh niên khu vực nông

thôn. Tỷ lệ thất nghiệp cũng khá cao trong nhóm thanh niên nông thôn đã tốt nghiệp

các trường đại học, cao đẳng; sau khi tốt nghiệp, số sinh viên này có tỷ lệ việc làm

ổn định và làm việc theo đúng chuyên môn, nghề nghiệp được đào tạo rất nhỏ (đa

số họ phải làm những công việc tạm thời, không ổn định, thậm chí có người phải

“dấu” bằng đại học để làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp)20. Đáng chú ý

18 Phân tích ở trên, nội dung về Chỉ số cạnh tranh cạnh tranh cấp tỉnh PCI. 19 Như trên. 20 Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết. Những vấn đề về chất

lượng, số lượng, cơ cấu ngành, nghề đào tạo của hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng cũng như đào tạo nghề

chưa được giải quyết. Đồng thời, cũng phản ánh tính thụ động, nhận thức sai lệch về việc làm (chỉ muốn làm

việc trong các cơ quan, có biên chế ổn định) và việc chưa thích nghi của thanh niên đối với những điều kiện

về việc làm, thu nhập trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Page 114: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

103

là thanh niên nông thôn Hà Nội vẫn chủ yếu tham gia vào các ngành nghề công

nghiệp và dịch vụ mang tính thủ công, đòi hỏi nhiều lao động như: may mặc, da

giày,… Do đó, thu nhập của họ thường chưa đáp ứng yêu cầu cơ bản của cuộc sống,

ngay cả với điều kiện sinh hoạt ở nông thôn.

* Động viên thanh niên nông thôn chủ động khởi nghiệp, đổi mơi, sáng tạo

Nói chung, hiện nay công tác tư vấn, truyền thông nâng cao nhận thức về

khởi nghiệp để giúp thanh niên có đủ hành trang, tri thức và kỹ năng để khởi nghiệp

yếu. Rất nhiều ý tưởng sáng tạo trẻ của thanh niên Hà Nội nói chung, thanh niên

nông thôn nói riêng không đi vào thực tế cuộc sống. Trên thực tế, nhiều ý tưởng

sáng tạo chứa đựng rất nhiều công sức của thanh niên nhưng không được đón nhận,

tiếp sức, thậm chí không có cơ hội được thể hiện. Tổ chức Đoàn và các cơ quan

quản lý chưa tạo điều kiện tốt để thanh niên, kể cả trong và ngoài nước cũng như

trong và ngoài Hà Nội hình thành các nhóm kết nối, chia sẻ thúc đẩy ý tưởng, dự án

khởi nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp của thanh niên nông thôn Hà Nội còn hạn chế

cả về tâm lý, sự tự tin cũng như trang bị kiến thức nền tảng về khởi nghiệp; vai trò

quan trọng của các chương trình đào tạo khởi nghiệp chưa được coi trọng và chưa

được đưa vào thực tế đào tạo của các trường. Hà Nội chưa tổ chức các cuộc thi ý

tưởng khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn; các hoạt động hỗ trợ thanh niên nông

thôn tiếp cận các nguồn vốn chưa được quan tâm; chưa có nguồn vốn hỗ trợ khởi

nghiệp của Hà Nội và Trung ương Đoàn cho riêng thanh niên nông thôn Hà Nội.

Đánh giá chung cho thấy: năng lực cạnh tranh của Hà Nội còn hạn chế,

khung khổ pháp lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội vẫn chưa

chú trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phát huy

tính năng động sáng tạo của thanh niên; các chính sách phát triển doanh nghiệp, đất

đai, khoa học công nghệ chưa tính đến những đặc điểm của quá trình đô thị hóa và

hội nhập quốc tế của Hà Nội; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc

đào tạo nghề cho LĐNT và việc tham mưu đề xuất giải quyết các vướng mắc khó

khăn của các Bộ, ngành còn chậm; sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể của hệ

thống chính trị Hà Nội đối với việc làm và khởi nghiệp của thanh niên nông thôn

Page 115: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

104

còn thiếu sự đồng bộ, manh mún; các thủ tục hành chính cũng đang cản trở việc hỗ

trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

3.3.2. Nhu cầu lao động đối với thanh niên nông thôn

3.3.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm

Với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Hà Nội, cơ cấu việc làm của Hà

Nội cũng tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2017, dân số

Hà Nội gần 7,7 triệu, trong đó dân số nông thôn chiếm 50,8%. Tổng việc làm là 3,7

triệu (chiếm hơn 48% dân số), trong đó việc làm nông thôn chiếm 46,9% tổng việc

làm. Cơ cấu việc làm chia theo ngành gồm: dịch vụ là 51,4%, công nghiệp - xây

dựng là 31,4%, nông nghiệp vẫn còn chiếm 17,1% (tỷ lệ này của cả nước là 40,5%).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2017 nhìn

chung có cải thiện, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (ví dụ, từ 57,28% năm

2016 lên 57,63% năm 2017) và ngành công nghiệp xây dựng (từ 29,69% năm 2016

lên 29,7% năm 2017); giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 3,22% năm 2016 xuống 2,84%

năm 2017).

Nhưng có thể đánh giá, đóng góp vào tổng sản phẩm của Hà Nội chủ yếu là

từ lĩnh vực dịch vụ; đóng góp của các ngành nông nghiệp công nghệ cao, chế biến

chế tạo sản phẩm giá trị gia tăng lớn và dịch vụ cao cấp còn chiếm tỷ trọng thấp.

Năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (GRDP) chỉ tăng 8,5% so

cùng kì năm trước; đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của công nghiệp- xây dựng bị

giảm từ mức trung bình khoảng 41% những năm 2012-2016 xuống còn 30,6% năm

2017. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chỉ tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Page 116: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

105

Bảng 3.18: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

1. Tốc độ tăng trưởng 11,5 10,6 10,4 10,2 10,6 8,5

- Dịch vụ 11,3 11,9 10,6 10,3 10,4 8,7

- Công nghiệp - xây dựng 11,7 11,9 10,7 10,4 12,3 8,5

- Nông, lâm, thuỷ sản 6,4 6,6 6,1 6,6 2,5 2,0

2. Đóng góp cho tăng trưởng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Dịch vụ 52,4 52,2 52,4 52,6 52,5 57,6

- Công nghiệp - xây dựng 40,7 41,4 41,1 41,1 41,4 30,6

- Nông, lâm, thuỷ sản 6,9 6,4 6,5 6,3 6,1 11,8

Nguồn: Xư lý từ số liệu Niên giám thống kê Hà Nội 2017

Các thành phần kinh tế được Thành phố khuyến khích phát triển nhưng tỷ

trọng đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn lớn; khu vực kinh tế ngoài

Nhà nước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, nhưng chưa góp phần nhiều

vào tăng trưởng kinh tế và chất lượng việc làm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn;

khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động mạnh, góp phần nâng cao trình

độ công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động nhưng chưa kết nối

với khu vực trong nước. Tổng mức đầu tư cho nông thôn Hà Nội giai đoạn 2008-

2017 khoảng 18.000 tỷ đồng và gần 3/4 nguồn vốn này được hỗ trợ riêng 14 huyện,

thị của Hà Tây cũ và Mê Linh; nhưng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,

chênh lệch trình độ văn hóa của những công dân thủ đô vẫn còn lớn; thu nhập đầu

người tính chung là 86 triệu đồng năm 2017, nhưng tính riêng khu vực nông thôn

chỉ là 38 triệu đồng21.

Đánh giá chung về mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

Hà Nội giai đoạn vừa qua tác động đến việc làm thanh niên nông thôn cho thấy nhìn

chung chất lượng tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thật

tương xứng với đầu tư, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội chưa cao,

21 Hà Nội quyết tâm vào Top 10 cả nươc về Chỉ số PCI http://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-quyet-tam-vao-

top-10-ca-nuoc-ve-chi-so-pci, truy cập ngày 05/4/2018.

Page 117: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

106

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội còn thấp, tài nguyên thiên nhiên

ngày càng giảm, việc khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai chưa hợp

lý...đang là thách thức đe dọa đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế và tạo

việc làm của Hà Nội thời gian tới.

3.3.2.2. Sự phát triển của doanh nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề và

khả năng tạo việc làm

Từ năm 2016 đến nay hết năm 2017, Thành phố đã thu hút 340,93 nghìn tỷ

đồng từ các dự án ngoài ngân sách (trong đó năm 2017 tăng 33% so với năm 2016);

vốn đăng ký FDI đạt 6,687 tỷ USD (trong đó năm 2017 tăng 10,2% so với năm

2016). Năm 2017, có 52.212 doanh nghiệp doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(trong đó năm 2017 tăng 8%). Giai đoạn 2012 - 2017, quy mô cầu lao động Thành

phố Hà Nội có sự biến động do chính sách phát triển kinh tế xã hội, trung bình hàng

năm thành lập mới 35.245 doanh nghiệp, tổng cầu lao động bình quân năm tăng

53.000 người. Đến cuối 2016, Hà Nội có 76.135 doanh nghiệp, trong đó doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.250, doanh nghiệp nhà nước 676, doanh nghiệp

hoạt động theo luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 74.029.

Tuy nhiên, quy mô cầu lao động năm 2016 tăng khoảng 49.000 lao động (tức là tạo

thêm 49.000 việc làm mới), chỉ bằng 75% so với quy mô của cung lao động (cung

lao động tăng 65.000 người).

Đến hết năm 2017, Hà Nội có 17 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho

phép thành lập và đang triển khai hoạt động. Trong đó, đã có 8 KCN (tổng diện tích

1.200 ha), đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng, đã cho thuê từ 65% trở lên đất

CN (đất đã có hạ tầng, sẵn sàng cho thuê để đầu tư sản xuất kinh doanh), với 443

doanh nghiệp (trong đó có 232 DN đầu tư nước ngoài). Kết quả mỗi ha đất KCN Hà

Nội bình quân đã tạo việc làm mới được 80 lao động; tạo ra gần 50 tỷ đồng doanh

thu, nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng. Nhưng việc làm được tạo trong các DN KCN đến

hết 2017 mới chỉ đạt 89.687 người, khoảng 2,5% tổng việc làm toàn Hà Nội.

Tính đến năm 2017, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm

59% tổng số làng nghề trên toàn quốc với 47 nghề thủ công, trong đó, nhiều nghề

Page 118: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

107

đang có xu hướng phát triển như: gốm sứ, mây tre đan, điêu khắc, sơn mài… Các

làng nghề đã và đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thành phố, thu hút

được gần 627.000 lao động. Tuy nhiên, việc làm của thanh niên nông thôn ở làng

nghề vẫn chủ yếu là thu nhập thấp, điều kiện làm việc độc hại, việc phát triển nghề

và làng nghề vẫn mang tính tự phát, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn đầu tư đổi

mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm,

thiếu thông tin thị trường, một số làng nghề truyền thống bị mai một, môi trường

làng nghề bị ô nhiễm.

3.3.2.3. Khai thác đất nông nghiệp và khả năng tạo việc làm

Tính đến năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội khoảng

332.889ha, cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích gồm: Đất nông nghiệp chiếm

188.365ha, tương đương 56,58% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm

135.193ha, tương đương 40,61% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng còn

9.331ha, tương đương 2,8% diện tích đất tự nhiên. Theo quy hoạch sử dụng đất của

Hà Nội đến năm 2020, diện tích đất lúa sẽ được giữ ổn định ở mức trung bình

khoảng 92.000ha (diện tích diện tích gieo trồng lúa 200.531 ha), chiếm 56,4% diện

tích đất nông nghiệp, sản lượng đạt 1.169.463 tấn.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của ngành Lao động - Thương binh và Xã

hội (LĐ-TB&XH), ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, mỗi héc ta đất canh tác nông

nghiệp có thể tạo việc làm cho 13 lao động/năm và trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất

có 1,5 lao động mất việc làm. Với hàng vạn héc ta đất nông nghiệp đã thu hồi để

phục vụ cho các dự án phát triển nhà ở, cụm công nghiệp, giao thông…, Hà Nội có

hàng trăm nghìn lao động nông nghiệp cần tìm việc làm mới. Do thói quen sản xuất,

chưa qua đào tạo nghề, nên nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển

đổi việc làm. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Nghiên

cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy, tỷ lệ lao động không có việc làm ở một số

vùng trước khi bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội là 4,7%, sau khi thu hồi đất con số

này tăng lên hơn 10%. Đáng lo hơn, trung bình 1.000 lao động bị thu hồi đất thì chỉ

có 190 người dùng tiền đền bù để đi học nghề và 90 người được tuyển dụng. Khi

Page 119: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

108

tuyển dụng, doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải đáp ứng yêu cầu của công việc,

nhưng thực tế chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông

và 14% lao động được đào tạo nghề.

Vấn đề là hiện nay công tác quản lý đất đại nói chung, quản lý đất nông

nghiệp nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội kém dẫn đến khả năng tạo việc làm

thấp từ tiềm năng đất nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do sự phối hợp giữa thành

phố và các bộ chuyên ngành chưa tốt, giữa các cơ quan và chính quyền các cấp chưa

tốt. Những chỉ tiêu liên quan đến diện tích đất trồng lúa đã được Quốc hội, Chính phủ

giao chỉ tiêu cho các địa phương và được thể hiện trong Quy hoạch chung xây dựng

thủ đô, trong đó, chỉ cho phép chuyển đổi đất những khu vực không đáp ứng được về

thuỷ lợi hay sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, nhưng thường không được các cấp

chính quyền cũng như các cơ quan chức năng của thành phố nghiêm chỉnh thực hiện.

3.3.2.4. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Để thực hiện của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020", trong năm 2017,

ít nhất mỗi huyện có một điểm ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản

xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn thành phố có 37 mô hình ứng dụng nông nghiệp

công nghệ cao. Các địa phương phát triển được nhiều mô hình này là Sóc Sơn 8 mô

hình, Thanh Trì 6 mô hình, Quốc Oai 5 mô hình, Đan Phượng 3 mô hình…Tuy

nhiên, thực tế cho thấy, nếu so với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, việc ứng dụng

công nghệ cao trong nông nghiệp và tạo ra việc làm có năng suất, giá trị cao vẫn

hạn chế, chưa thu hút được doanh nghiệp lớn tham gia.

Hiện nay, Hà Nội chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao, mới chỉ có 2 dự án được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ

trương đầu tư thực hiện. Trong canh tác hoa, rau màu, cây ăn quả... bước đầu mới

ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu và mới quy mô nhỏ, việc làm ở những khu

canh tác này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Hiện đã có các chính sách khuyến khích

doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp công nghệ cao như chương trình cho vay

khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch

Page 120: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

109

theo Nghị quyết 30/NQ-CP; tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong

nông nghiệp; hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg thống nhất quản

lý hoạt động công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Nhưng việc

triển khai chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội còn rất nhiều

khó khăn, ảnh hưởng đến thay đổi cấu trúc việc làm theo hướng năng suất, hiện đại.

Đánh giá chung về phía cầu lao động cho thấy: phát triển kinh tế- xã hội nói

chung và phát triển khu công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề, sử dụng đất nông

nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cũng như các hình

thức tổ chức sản xuất hiện nay ở Hà Nội chưa thúc đẩy tương xứng đến tạo việc

làm, chưa ảnh hưởng tích cực đến quy mô, cơ cấu, chất lượng việc làm khu vực

nông thôn, đặc biệt là đối với thanh niên nông thôn Hà Nội.

3.3.3. Cung lao động thanh niên nông thôn Hà Nội

3.3.3.1. Số lượng lao động thanh niên nông thôn Hà Nội

Trong cơ cấu dân số, dân số thanh niên (từ 15 đến 29) Hà Nội chiếm gần từ 21-

23% tổng dân số, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm dần; năm 2012, thanh niên Hà

Nội có 1,572 triệu người chiếm 23,1% dân số; đến năm 2017, dân số thanh niên Hà

Nội là 1,608 triệu người, chiếm 21,1% dân số Hà Nội. Sau 5 năm, dân số thanh niên

Hà Nội tăng 36 nghìn người, tăng 2,2%. Cùng xu hướng chung là giảm tỷ lệ dân số

thanh niên, số lượng thanh niên nông thôn Hà Nội cũng giảm dần, năm 2012 thanh

niên nông thôn có 947 nghìn người, chiếm 60,2% lực lượng thanh niên Hà Nội, đến

năm 2017 giảm còn 851 nghìn người, chiếm 52,9% lực lượng thanh niên toàn Thành

phố. Những con số này phản ánh thực trạng di cư nông thôn – đô thị của thanh niên

nông thôn Hà Nội tìm việc làm và những cơ hội điều kiện sống, làm việc tốt hơn.

Trong 3 nhóm tuổi của thanh niên nông thôn Hà Nội (15-19; 20-24; 25-29) thì riêng

nhóm 20-24, nhóm có tỷ lệ đi học nhiều nhất, số lượng không giảm như hai nhóm còn

lại mà tăng từ 246 nghìn người năm 2012 lên 281 nghìn người năm 2017 (tăng 14,2%

trong 5 năm), tỷ lệ của nhóm tăng từ 26% tổng thanh niên nông thôn Hà Nội năm 2012

lên 33% vào năm 2017.

Page 121: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

110

Bảng 3.19: Dân số thanh niên Hà Nội và dân số thanh niên nông thôn Hà Nội

theo nhóm tuổi giai đoạn 2012-2017

Đơn vị: nghìn người và %

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dân số Hà Nội 6813 6964 7088 7086 7309 7615

Thanh niên Hà Nội

% so vơi dân số

1572

23,1%

1539

22,1%

1513

21,3%

1525

21,5%

1584

21,7%

1608

21,1%

Trong đo:

15-19 483 459 472 443 426 405

20-24 544 569 537 573 588 604

25-29 545 511 505 510 569 600

Thanh niên nông thôn Hà Nội

% so vơi TN.HN

947

60,2%

948

61,6%

852

56,3%

808

53,0%

838

52,9%

851

52,9%

Trong đo:

15-19 308 301 252 234 236 236

20-24 246 279 294 301 275 281

25-29 393 368 306 274 327 334

Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội

Bảng số liệu dưới đây cho thấy, tỷ lệ thanh niên Hà Nội tham gia lực lượng

lao động có xu hướng giảm nhẹ (nam từ 63,4% năm 2012 xuống còn 63,3% năm

2017; nữ từ 61,5% xuống 59,2% trong thời kỳ tương ứng), nguyên nhân chủ yếu do

lực lượng thanh niên đi học tăng lên hàng năm, chưa tham gia lực lượng lao động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên nông thôn Hà Nội cao hơn thanh

niên đô thị khá nhiều (trung bình khoảng 17 điểm %) và xu hướng giảm tỷ lệ tham

gia lược lượng lao động đúng với thanh niên nữ nông thôn Hà Nội (chứng tỏ nữ

thanh niên nông thôn đi học nhiều hơn), giảm từ 65,7% năm 2012 xuống còn 61,6%

năm 2017. Ngược lại với xu hướng trên, nam thanh niên nông thôn Hà Nội có tỷ lệ

tham gia lực lượng lao động tăng từ 71,5% lên 72,3% trong cùng thời kỳ, phần nào

phản ánh áp lực tạo ra cơ hội việc làm cho họ.

Page 122: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

111

Bảng 3.20: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thanh niên Hà Nội, thanh niên

nông thôn Hà Nội chia theo giới tính, giai đoạn 2012-2017

Đơn vị: %

20

12

20

13

20

14

20

15

2016 2017

Thanh niên Hà Nội

Nam 63.44 64.21 62.45 64.11 63.25 63.28

Nữ 61.54 60.04 59.98 58.89 58.79 59.21

Thanh niên nông thôn Hà Nội

Nam 71.49 71.63 70.55 73.87 72.33 72.26

Nữ 65.73 63.63 63.04 61.30 60.32 61.55

Thanh niên đô thị Hà Nội

Nam 51.57 52.86 52.12 52.74 52.50 52.46

Nữ 55.62 53.94 55.97 56.55 56.98 56.51

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội

3.3.3.2. Trình độ đào tạo và năng lực làm việc của thanh niên nông thôn

Hà Nội

Về trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, Hà Nội được xem là một trong

những thành phố có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước và thanh niên Hà Nội

cũng có tỷ lệ qua đào tạo cao, với gần 52,1% thanh niên được đào tạo có bằng cấp

chứng chỉ từ 3 thành trở lên. Với thanh niên nông thôn Hà Nội, tỷ lệ qua đào tạo có

bằng cấp chứng chỉ năm 2017 là 54,2%, thậm chí còn cao hơn tỷ lệ chung của thanh

niên Hà Nội. Đáng chú ý là, thanh niên nông thôn tham gia các trình độ đào tạo sơ

cấp, trung cấp nhiều và cao hơn so với thanh niên đô thị (sơ cấp 8,4% so với 6,5%;

trung cấp 17,8% so với 9,3%); ngược lại từ trình độ cao đẳng trở lên, thanh niên

nông thôn chỉ có tỷ lệ 28% so với 33,9% của thanh niên đô thị. Mặc dù được đánh

giá nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất

lượng cao của cả nước22 nhưng có thể thấy năng lực làm việc sáng tạo và khả năng

22 Hà Nội quyết tâm vào Top 10 cả nươc về Chỉ số PCI http://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-quyet-tam-vao-

top-10-ca-nuoc-ve-chi-so-pci, truy cập ngày 05/4/2018.

Page 123: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

112

tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn một phần bị hạn chế bởi tỷ lệ được trang

bị kiến thức ở trình độ cao (cao đẳng, đại học, trên đại học) không nhiều. Thêm vào

đó, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp vẫn chưa được hình thành vững chắc

đối với thanh niên nông thôn hà Nội, đặc biệt là với thanh niên ở những khu vực bị

thu hồi đất, chưa qua đào tạo và được tuyển mới vào các doanh nghiệp mới thành

lập, các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất hàng xuất khẩu (giày da, dệt may,

lăp ráp điện tư...). Ngay cả với lực lượng lao động thanh niên nông thôn Hà Nội đã

qua đào tạo, nhiều lao động trẻ có nhiều bằng cấp, chứng chỉ nhưng thiếu hiểu biết

thực tế và yếu về năng lực thực hành, đặc biệt là yếu về trách nhiệm, động cơ, thái

độ và sự cam kết làm việc23.

Bảng 3.21: Cơ cấu thanh niên Hà Nội theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai

đoạn 2012 - 2017

Đơn vị: %

Khu vực Trình độ chuyên môn

kỹ thuật 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Thanh

niên

Hà Nội

Không có trình độ

CMKT/bằng/CC 50.7 49.9 49.1 49.5 48.3 47.9

Sơ cấp nghề 8 7.8 7.7 7.6 7.6 7.5

Trung cấp nghề 7.6 7.5 7.4 7.2 7.3 7.4

Trung cấp chuyên nghiệp 6.6 6.3 6.5 6.3 6.6 6.4

Cao đẳng nghề 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.6

Cao đẳng chuyên nghiệp 2.2 2.3 2.5 2.4 2.5 2.7

Đại học trở lên 22.5 23.7 24.2 24.3 24.9 25.5

Tổng 100 100 100 100 100 100

Thanh

niên

nông thôn

Không có trình độ

CMKT/bằng/CC 50.8 50.5 48.7 47.4 46.7 45.8

Sơ cấp nghề 9.5 8.6 8.1 8.3 8.1 8.4

23 Khuyến khích tự tạo việc làm - Hương giải quyết vấn đề lao động, việc làm của thanh niên hiện nay,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=41806&print=true, truy cấp ngày 03/11/2016.

Page 124: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

113

Hà Nội Trung cấp nghề 8.9 9.2 9.4 9.1 9.2 9.6

Trung cấp chuyên nghiệp 7.6 7.8 7.9 7.7 8.1 8.2

Cao đẳng nghề 2.6 3.0 3.2 3.3 3.9 3.7

Cao đẳng chuyên nghiệp 2.4 2.5 2.6 2.8 2.7 2.9

Đại học trở lên 18.2 18.4 20.1 21.4 21.3 21.4

Tổng 100 100 100 100 100 100

Thanh

niên

đô thị

Hà Nội

Không có trình độ

CMKT/bằng/CC 50.5 48.9 49.6 51.9 50.1 50.3

Sơ cấp nghề 5.7 6.5 7.2 6.8 7 6.5

Trung cấp nghề 5.6 4.8 4.8 5.1 5.2 4.9

Trung cấp chuyên nghiệp 5.1 3.9 4.7 4.7 4.9 4.4

Cao đẳng nghề 2.1 1.7 1.8 2 1.6 1.4

Cao đẳng chuyên nghiệp 1.9 2 2.4 1.9 2.3 2.5

Đại học trở lên 29.1 32.2 29.5 27.6 28.9 30

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Mặc dù tỷ lệ qua đào tạo nghề của thanh niên nông thôn Hà Nội được nâng

lên, nhưng tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp mới đạt trên 80%; với số thanh

niên nông thôn có việc làm, theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng

nghề của lao động qua đào tạo nghề chỉ trên 30 % đạt khá, còn đến gần 59% đạt

trung bình24. Loại hình đào tạo nghề ngắn hạn chiếm phổ biến cho thanh niên nông

thôn Hà Nội, đặc biệt là đối với thanh niên mới tốt nghiệp phổ thông, bộ đội xuất

ngũ, lao động trẻ dôi dư trong các khu vực kinh tế, lao động hoàn lương trở về cộng

đồng, lao động trẻ bị thu hồi đất...trong khi, chất lượng của loại hình này còn nhiều

vấn đề, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng có việc làm và việc làm năng suất trong

thanh niên nông thôn Hà Nội.

24 Như trên.

Page 125: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

114

3.3.3.3. Mạng lưới đào tạo, dạy nghề cho thanh niên nông thôn Hà Nội

Cuối năm 2017, toàn thành phố có 276 cơ sở dạy nghề trong đó tư thục

chiếm 66% gồm: Trường cao đẳng nghề: 21 cơ sở trong đó tư thục chiếm 38%;

Trường trung cấp nghề: 44 cơ sở trong đó tư thục chiếm 54,5%; Trung tâm dạy

nghề và trường dạy nghề: 62 trong đó tư thục chiếm 66,1%; Phân hiệu trường

cao đẳng nghề, trung câp nghề đặt tại Hà Nội: 3; Trường cao đẳng,đại học, trung

cấp có tham gia dạy nghề: 3; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, trung tâm dạy nghề

thường xuyền, trung tâm giới thiệu việc làm có tham gia dạy nghề: 28 . Tổng số

huyện có trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề/

số huyện: 17/18. Nhìn chung các cơ sở dạy nghề đã đảm bảo được về chương trình,

số lượng giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Đã

có khoảng 800 giáo viên và người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông

thôn. Các nghề dạy được tổ chức đa dạng, tập trung vào 2 nhóm nghề: nông nghiệp

chiếm 32,4% và phi nông nghiệp chiếm 67,6%. Các nghề nông nghiệp tập chung

chủ yếu vào các nghề: trồng và chăm sóc cây cảnh, chăn nuôi thú y, trồng rau an

toàn, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu. Các nghề phi nông nghiệp tập trung

chủ yếu vào nghề: may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn, nghề điện

dân dụng và các nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, khảm trai, sơn mài.

Tổng kết giai đoạn 2012 - 2017, có 72,9% thanh niên nông thông làm đúng nghề

được đào tạo. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề là 87%.

Bảng 3.22. Nhu cầu được đào tạo nghề và tỷ lệ được học nghề của thanh niên

nông thôn Hà Nội so với nhu cầu

Năm Tổng số thanh niên có nhu

cầu học nghề (người)

Tổng số thanh niên được

học nghề (người) Tỉ lệ (%)

2008 1.667.133 128.396 7,70

2012 1.777.427 112.581 6,33

2017 1.858.345 133.451 7,18

Nguồn: Trung tâm GTVL Thanh niên Hà Nội

Page 126: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

115

Đánh giá chung về cung lao động thanh niên nông thôn Hà Nội cho thấy,

chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề đào tạo lao động thanh niên về chuyên

môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu của phát triển kinh tế Thủ đô và thị

trường lao động; Hà Nội vẫn đang thiếu trầm trọng lao động lành nghề, lao động

chuyên môn kỹ thuật cao, nhiều lĩnh vực phải thuê chuyên gia, công nhân kỹ thuật

của nước ngoài.

3.3.4. Kết nối cung cầu lao động

3.3.4.1. Dịch vụ việc làm

Đến hết năm 2017, trên địa bàn thành phố có 33 cơ sở có chức năng hoạt động

giới thiệu việc làm trong đó có 2 trung tâm GTVL thuộc Sở LĐTBXH, 5 trung tâm

thuộc các hội, đoàn thể, 3 trung tâm thuộc cơ quan trung ương, còn lại là các doanh

nghiệp. Một số kết quả hoạt động dịch vụ việc làm được thể hiện dưới đây.

Bảng 3.23. Kết quả tư vấn, đào tạo nghề của Trung tâm giới thiệu việc làm

thanh niên Hà Nội thuộc Thành đoàn Hà Nội

ĐVT: Người

TT Hoạt động 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng

1 Tư vấn việc làm 8.881 13.688 17.472 12.644 13.785 28.397 94.867

2 Giới thiệu việc làm 3.655 3.832 5.471 3.447 4.673 8.533 29.611

3 Tư vấn học nghề 5.921 5.866 3.200 4.753 4.484 3.647 27.871

4 Tư vấn hướng nghiệp cho học

sinh THPT 5.682 5.250 8.700 16.462 15.126 19.500 70.72

5 Tổ chức ngày hội việc làm-

phiên giao dịch 08 12 12 12 10 08 62

Nguồn: Báo cáo của trung tâm giơi thiệu việc làm thanh niên Hà Nội

thuộc Thành đoàn Hà Nội

Tuy nhiên, dịch vụ việc làm Hà Nội còn nhiều điểm yếu. Điểm yếu nhất là

các trung tâm hoạt động trên địa bàn Hà Nội là còn thiếu sự gắn kết, gắn bó giữa

người LĐ với DN (45,2% thanh niên nông thôn được hỏi đánh giá).

Page 127: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

116

Bảng 3.24. Điểm yếu của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Điểm yếu Tỷ lệ

đánh giá (%)

1. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người LĐ chưa kịp thời và chính xác 27,4

2. Tư vấn nghề, đào tạo nghề ngắn hạn... không phù hợp với yêu cầu 26,2

3. Năng lực cán bộ tư vấn về pháp luật và am hiểu thị trường LĐ còn yếu 31

4. Thiếu sự gắn kết, gắn bó giữa người LĐ với DN 45,2

5. Không thực hiện đúng chức năng, tư vấn GTVL 2,4

6. Chất lượng dịch vụ, hệ thống cung cấp thông tin không cập nhật thường

xuyên

28,6

7. Chi phí tìm việc trả cho trung tâm là chưa hợp lý 6

8. Nhân viên trung tâm gây phiền nhiễu, vòi vĩnh chi phí thêm khi có việc làm 2,4

9. Yêu cầu tuyển dụng của các DN là cao hơn so với khả năng của người LĐ 20,2

Nguồn: Điều tra 500 thanh niên nông thôn của NCS

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát thanh niên nông thôn Hà Nội về hoạt động

của trung tâm dịch vụ việc làm thì chỉ có 22,1% ý kiến cho rằng hoạt động của

trung tâm là là tốt; có 70,1% ý kiến cho rằng hoạt động của trung tâm là trung bình

và 7,8% cho rằng hoạt động không hiệu quả.

Bảng 3.25. Hiệu quả của trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội

Tiêu chí

Tỷ lệ đánh giá (%)

Rất hiệu

quả

Hiệu quả Không

hiệu quả

1. Tư vấn, hướng nghiệp cho người LĐ 11,4 45,6 43

2. Tư vấn cho DN về các chính sách, pháp luật LĐ 7,7 62,8 29,5

3. Giới thiệu việc làm và học nghề cho người LĐ 2,7 54,7 41,3

4. Tổ chức cung ứng LĐ cho người sử dụng LĐ 5,3 49,3 45,3

5. Cung cấp thông tin về thị trường LĐ 3,8 59 37,2

sNguồn: Điều tra 500 thanh niên nông thôn của NCS

Page 128: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

117

Theo ý kiến của họ, có nhiều yếu tố cản trở hoạt động của các trung tâm

giới thiệu việc làm và điều này ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong các hoạt động

của trung tâm, bao gồm: Tư vấn, hướng nghiệp cho người LĐ (43% ý kiến đánh

giá là không hiệu quả); Tổ chức cung ứng LĐ cho người sử dụng LĐ (45,3% ý

kiến đánh giá là không hiệu quả); Giới thiệu việc làm và học nghề cho người LĐ

(41,3% ý kiến đánh giá là không hiệu quả); Cung cấp thông tin về thị trường LĐ

(37,2% ý kiến đánh giá là không hiệu quả); Tư vấn cho DN về các chính sách,

pháp luật LĐ (29,5%% ý kiến đánh giá là không hiệu quả).

3.3.4.2. Kênh thông tin tìm việc làm

Để tìm kiếm được việc làm, thanh niên nông thôn có nhiều cách thức tìm

kiếm và lựa chọn một DN cụ thể là điểm đến. Các kênh thông tin tìm kiếm việc

làm ở Hà Nội tuy đa dạng, nhưng hiệu quả hoạt động của các kênh thấp. Cụ thể,

với thanh niên chưa đi làm, họ chủ yếu lấy thông tin từ người quen, bạn bè hoặc

qua tờ rơi, sách báo, internet và các sinh viên chủ yếu có thông tin từ nhà trường.

Vì vậy, nhiều trường hợp, thanh niên cần tìm việc không có được thông tin đầy

đủ để đưa ra quyết định lựa chọn DN phù hợp với trình độ, kỹ năng của mình.

Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến, có 46% thanh niên chưa đi làm đánh giá

là người LĐ khó tìm kiếm việc làm ở Hà Nội và 20,3% trong số họ đánh giá các

trung tâm dịch vụ việc làm của Hà Nội chưa hoạt động hiệu quả.

Bảng 3.26. Kênh thông tin việc làm mà thanh niên nông thôn sử dụng

để tìm kiếm việc làm

Đơn vị tính: %

Kênh thông tin Tỷ lệ thanh niên làm việc

1. Từ bạn bè và họ hàng, người thân 34,6

2. Quảng cáo trên phương tiện thông tin 9,5

3. Qua trung tâm giới thiệu việc làm 1,4

4. Thông báo tuyển dụng tại DN 61,2

5. Thông qua môi giới 0,5

Nguồn: Điều tra 500 thanh niên nông thôn của NCS

Page 129: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

118

Tỷ lệ thanh niên nông thôn tìm việc thông qua trung tâm giới thiệu việc

làm còn rất thấp (chỉ 1,4%). Nguyên nhân chính là do trung tâm giới thiệu việc

làm hoạt động chưa có hiệu quả cao.

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI

3.4.1. Kết quả đạt được

Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội đạt được các kết quả chủ yếu sau:

- Việc làm thanh niên nông thôn nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng

tích cực, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm thanh niên nông thôn giảm và góp phần

sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực con người trong quá trình xây dựng nông thôn mới,

thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hà Nội.

- Chuyển dịch cơ cấu việc làm thanh niên nông thôn được thực hiện dưới

nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến bộ (việc làm nông nghiệp truyền thống

năng suất thấp sang việc làm nông nghiệp công nghệ cao, việc làm nông nghiệp

sang việc làm phi nông nghiệp, việc làm khu vực nông thôn sang việc làm khu vực

đô thị, xuất khẩu lao động), tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, ngành nghề nông thôn

phát triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập.

- Chất lượng việc làm thanh niên nông thôn tiếp tục được cải thiện về thu

nhập, đào tạo kỹ năng, điều kiện làm việc, an sinh xã hội và thực hiện quyền và

tiếng nói của thanh niên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông thôn và giảm

nghèo nhanh chóng ở khu vực nông thôn Hà Nội.

3.4.2. Những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội nói chung và tăng trưởng khu vực

nông nghiệp, nông thôn Hà Nội chưa thúc đẩy tạo việc làm tương ứng ở nông thôn;

thanh niên nông thôn tiếp tục bị dồn nén trong nông nghiệp năng suất thấp (năng

suất lao động nông nghiệp chỉ bằng khoảng 1/3 so với công nghiệp và dịch vụ), tăng

trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chưa đảm bảo thu hút hết lao

động dư thừa trong nông nghiệp để tạo ra “điểm cất cánh” phát triển sản xuất hàng

hoá và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Các thách thức

Page 130: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

119

phát triển của Hà Nội chính là thất nghiệp thanh niên (cả hữu hình và trá hình) và

tình trạng thiếu việc làm.

Thứ hai, cấu trúc việc làm thanh niên nông thôn chưa chuyển biến kịp với cơ

cấu kinh tế; dịch chuyển cấu trúc việc làm chưa hiện đại, không đồng đều theo giới

tính và chưa tạo được sự liên kết di chuyển lao động phục vụ cho sự nghiệp CNH,

HĐH chung trong cả Hà Nội (chưa phát huy được thế mạnh của Hà Nội về khoa

học công nghệ, nguồn nhân lực, tài chính và địa thế kinh tế để tạo việc làm và cải

thiện cấu trúc việc làm; các ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh của Hà Nội

chưa được chú trọng phát triển đồng bộ để tạo động lực tác động lan toả mạnh đến

tạo việc làm năng suất cao cũng như tác động tích cực đến những ngành khác; quy

hoạch các khu công nghiệp không hợp lý dẫn đến thừa- thiếu lao động hầu hết mang

tính cục bộ và làm lãng phí nguồn nhân lực của Thủ đô).

Tỷ trọng việc làm trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất - đời sống và

công nghiệp chế biến còn khiêm tốn chưa tương xứng với vai trò thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc làm của thanh niên nông thôn vẫn cơ bản là

việc làm nông nghiệp giản đơn, năng suất thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thu

nhập thấp và dễ bị tổn thương.

Thứ ba, chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn chưa bền vững cả về

thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và bảo hiểm xã hội, đa số lao động thanh niên

nông thôn vẫn thuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương,

đặc biệt việc làm của thanh niên nông thôn di cư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp

cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập trong quá trình di cư nông thôn- thành thị.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, Khung khổ pháp lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Hà

Nội vẫn chưa chú trọng đúng mức đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn và tạo việc làm cũng như khởi nghiệp của thanh niên nông thôn. Các

chính sách, chương trình, chiến lược kế hoạch phát triển nông thôn của Hà Nội còn

chưa đồng bộ và đủ liều để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh và tạo

nhiều cơ hội việc làm, khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn. Quy hoạch đất đai

Page 131: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

120

cho nông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử

dụng đất chưa phù hợp, giữa giá bồi thường của nhà nước và giá thị trường còn có

sự khác biệt quá lớn; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu

đồng bộ, hiện tượng đầu tư tràn lan không đúng mục đích gây lãng phí xã hội trong

khi quỹ đất ngày một giảm, đất canh tác cho người dân bị thu hẹp còn bản thân

người nông dân thiếu việc làm.

Thứ hai, bảo đảm việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao

động của Hà Nội vẫn theo tư duy cũ (trước khi nhập Hà Tây cũ và Mê Linh vào Hà

Nội năm 2008, khi mà tỷ trọng thanh niên nông thôn còn nhỏ), đặc biệt là đối với

tạo việc làm và việc làm cho thanh niên di cư nông thôn - thành thị. Tạo việc làm và

việc làm cho thanh niên nông thôn chưa được coi trọng cả trên giác độ hoạch định

chính sách, tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao

nhận thức. Đa số thanh niên nông thôn vẫn đang làm việc trong nông nghiệp năng

suất thấp và khu vực không chính thức với các đặc điểm rủi ro cao và không có hệ

thống an sinh xã hội đảm bảo. Nhu cầu về việc làm của thanh niên nông thôn nhiều,

nhưng nguồn lực cho hỗ trợ giải quyết việc làm không được bố trí tương xứng.

Cụ thể, về phía cầu lao động của Hà Nội, là do:

- Thiếu tính đồng bộ của chiến lược và các chương trình để theo kịp tốc độ

mở rộng quy mô của nền kinh tế; thiếu những hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô.

- Thiếu chiến lược xác định rõ cơ cấu ngành và tập trung nguồn lực phát triển

nhanh một số ngành, sản phẩm chủ lực có vai trò dẫn đường, ưu tiên phát triển các

ngành dịch vụ có chất lượng cao, định hướng phát triển ngành công nghiệp chủ lực

hướng về xuất khẩu, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, sản

phẩm nông nghiệp sạch gắn với sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô hợp lý, với

công nghiệp chế biến, chưa phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng

dụng kỹ thuật công nghệ cao và gắn với phát triển du lịch.

- Chưa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình đô thị hóa phù

hợp với việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 để thu hẹp khoảng cách giữa

khu vực nông thôn và thành thị của Hà Nội; chưa có những bước đi linh hoạt, mềm

Page 132: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

121

dẻo nhưng đảm bảo đảm thống nhất với mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trung và dài hạn. Chưa có các hướng ưu tiên phát triển các vùng ven đô,

ngoại thành gắn với tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn; chưa phối

hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh lân cận trong Vùng

Thủ đô để nâng cao vai trò đầu tàu kinh tế và vị thế Thủ đô.

- Chưa đẩy mạnh phát triển dịch vụ, gắn dịch vụ với phát triển công nghiệp

và thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán

buôn, xuất - nhập khẩu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước;

chưa phát triển vững chắc thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động sản, thị

trường khoa học và công nghệ.

- Hà Nội chưa có những chương trình hành động thực sự coi trọng khu vực

kinh tế tư nhân; chưa tạo lập được môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng,

minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế; chưa thực hiện cải cách thủ tục

hành chính tại tất cả các cấp; đồng thời chưa tạo điều kiện cao nhất để các nhà đầu

tư đến kinh doanh, góp sức xây dựng Thủ đô thực sự trở thành điểm đến đầu tư an

toàn và thành đạt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ ba, vốn nhân lực thanh niên nông thôn nói chung còn thấp (trình độ văn

hoá, chuyên môn kỹ thuật, thể lực, tính năng động sáng tạo và ý thức kỷ luật), gặp

nhiều khó khăn trong tìm việc làm mới, tiếp cận kiến thức sản xuất mới, chuyển đổi

nghề và chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Thanh niên

nông thôn thiếu kiến thức khoa học trong khi công tác phổ biến thông tin khoa

học/chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến thiếu hệ thống, hiệu quả chuyển giao

công nghệ không cao. Đào tạo nghề hiện nay thường tập trung vào các ngành mũi

nhọn trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ mà bỏ quên ngay chính

những công việc, những sản phẩm độc đáo mang bản sắc dân tộc truyền thống giá

trị cao … Việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn hiện nay chưa đầy đủ và chưa

đồng bộ, còn chồng chéo, chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa có tổ chức quản lý

thống nhất.

Cụ thể, về phía cung lao động thanh niên nông thôn, là do:

Page 133: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

122

- Quy mô đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho TNNT Hà Nội còn nhỏ. Hiện

nay, nông thôn Hà Nội đang thiếu nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật ở tất cả cấp

trình đô, trong đó đặc biệt thiếu lao động trình độ cao, công nhân kỹ thuật lành nghề

và tay nghề cao.

- Đa số các trung tâm DN, trung tâm dịch vụ việc làm có DN, cơ sở DN tư

nhân, cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước trong tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn,

không theo kịp công nghệ hiện đại. Đầu tư tài chính đào tạo nghề cho TNNT còn

thấp và phân tán, ngân sách nhà nước chỉ cấp ước tính khoảng 20%.

- Chương trình còn hạn chế trong cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới,

các chương trình thực tập, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh chưa được đổi

mới nhanh và hiện đại hóa phù hợp với xu thế đào tạo của các nước có hệ thống đào

tạo hiện đại trong khu vực.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các cơ sở

đào tạo, DN chưa phổ biến. Hàng năm, trong tổng số giáo viên, số được đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của hệ thống các trường đào tạo nghề

trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ lệ thấp.

- Đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được

đào tạo nghề hàng năm của vùng nông thôn. Hình thức này về lâu dài chưa phục

vụ cho việc phát triển các khu kinh tế hiện đại, các ngành nghề mới, nghề công

nghệ hiện đại.

Thứ tư, thị trường lao động nông thôn chưa phát triển, cung- cầu lao động

mất cân bằng (lao động vẫn thiếu việc làm trong khi các khu công nghiệp thường

ở tình trạng thiếu lao động), hệ thống cơ sở hạ tầng thị trường lao động yếu kém

không cung cấp đủ thông tin, cơ hội và các dịch vụ công bằng đến thanh niên

nông dân. Việc hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn vẫn chỉ mang tính hình

thức; các hoạt động giao dịch việc làm mới chủ yếu ở các thành phố lớn và khu

công nghiệp; dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy mô từng tổ chức nhỏ bé,

thiếu sự phối hợp, chia sẻ thông tin và hợp tác trong nội bộ dịch vụ việc làm cũng

như trong hệ thống dịch vụ việc làm - doanh nghiệp - cơ sở dạy nghề; thông tin

Page 134: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

123

của TTLĐ còn nhiều yếu kém, chưa mang tính hệ thống; việc theo dõi, giám sát,

nắm bắt biến động thị trường lao động được thực hiện một cách phân tán và ít kết

nối nên rất kém hiệu quả.

Nguyên nhân cụ thể về kết nối cung - cầu trên thị trường lao động Hà Nội gồm:

- Thị trường lao động kém linh hoạt, thông tin thị trường lao động thiếu,

thiếu các trung gian kết nối cung cầu hiệu quả;

- Công tác phân tích thông tin thị trường LĐ còn nhiều hạn chế, chưa có

đánh giá sâu về thị trường LĐ tại các địa phương;

- Hà Nội chưa chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển hệ thống hạ

tầng cơ sở thị trường lao động, đặc biệt là mạng chính thức kết nối giữa hướng

nghiệp - đào tạo nghề nghiệp, dạy nghề - thông tin TTLĐ - dịch vụ việc làm -

chủ DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc phân tích một số điều kiện và quy mô, cơ cấu, chất lượng việc làm thanh

niên nông thôn đã cho cái nhìn tổng thể để phân tích các khía cạnh khác nhau về việc

làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội. Cùng với đó, tác giả luận án đã tiến hành

thống kê, điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với phân tích số liệu bằng SPSS

để đưa ra những phân tích về một số đặc điểm của lao động thanh niên nông thôn

Hà Nội, từ đó phân tích về thực trạng việc làm, tạo việc làm cho thanh niên nông

thôn thời gian qua. Những kết luận rút ra từ quy mô, cơ cấu, chất lượng việc làm

thanh niên nông thôn Hà Nội cho thấy việc làm của thanh niên nông thôn chưa bền

vững cả về thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và bảo hiểm xã hội, đa số lao động

thanh niên nông thôn vẫn thuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị

tổn thương, đặc biệt việc làm của thanh niên nông thôn di cư gặp rất nhiều khó khăn

khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập trong quá trình di cư nông thôn-

thành thị.

Chương này của Luận án cũng phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tạo

việc làm và việc làm cho thanh niên nông thôn và đưa ra những đánh giá khách

quan về kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của vấn đề tạo việc làm cho

Page 135: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

124

thanh niên nông thôn Hà Nội thời gian qua, đó là khung khổ pháp lý và chính sách

phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội vẫn chưa chú trọng đến việc làm của thanh niên

nông thôn; bảo đảm việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động

vẫn theo tư duy cũ; vốn nhân lực thanh niên nông thôn thấp; và hệ thống cơ sở hạ

tầng thị trường lao động yếu kém. Đây là những cơ sở quan trọng để NCS phân tích

các luận điểm tiếp theo và đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho

thanh niên nông thôn Hà Nội.

Page 136: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

125

Chương 4

GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

4.1. BỐI CẢNH VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

4.1.1. Bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến

năm 2025

Trước những biến chuyển nhanh chóng mang tính thay đổi về bản lề của

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (cuộc cách mạng 4.0) trong xu thế hội

nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, thành phố Hà Nội đã xây

dựng định hướng chiến lược phát triển chung với các nội dung cơ bản gồm:

Một là, Hà Nội phải trở thành một đô thị văn minh hiện đại, thành phố du

lịch hấp dẫn của khu vực, trung tâm tổ chức hội nghị khu vực và quốc tế; phát triển

kế thừa các giá trị ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Hai là, Hà Nội sẽ phát triển hài hòa với vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông

Hồng; đô thị được cải tạo và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; hệ thống hạ

tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới đường

sắt đô thị phát huy hiệu quả.

Ba là, cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp phát triển ở trình

độ cao, đủ sức hội nhập hiệu quả và gắn kết vững chắc vào nền kinh tế thế giới.Dịch

vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Thành phố, hình thành

mạng lưới công nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái có

tính cạnh tranh bền vững.

Bốn là, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển và vận hành

đồng bộ. Các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất

động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường sức lao động… phát huy hiệu

quả tới kinh tế - xã hội Thủ đô.

Năm là, hội nhập và các yếu tố của kinh tế tri thức hình thành rõ nét ảnh hưởng

tích cực đến Hà Nội. Các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ

Page 137: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

126

vật liệu, năng lượng mới và năng lượng tái sinh…giữ vai trò chủ đạo đối với tăng

trưởng. Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và hỗ trợ

kết cấu hạ tầng cho đặc thù riêng Hà Nội; Cách mạng công nghiệp 4.0 và thành tựu

khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều cơ hội mở ra những ngành

nghề mới, năng suất cao; Hà Nội là điểm đến đầu tư ưa thích của nhiều nhà đầu tư

trong nước và nước ngoài; Chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng Thủ đô văn minh, hiện

đại, là trung tâm khoa học công nghệ và phát triển bền vững của cả nước.

Sáu là, Hà Nội có sự thay đổi về chất trong phát triển, đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân đạt mức khá giả và phong phú.

Theo đó, đối với vấn đề kinh tế cần tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, với

tốc độ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 12% - 13%/năm giai đoạn 2011 -

2020 và từ 9% - 10%/năm giai đoạn 2021 – 2030 với cơ cấu kinh tế chuyển dịch

từng bước theo xu thế hiện đại; chất lượng các ngành kỹ thuật được nâng lên; sức

cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện. Ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh

vực và sản phẩm tạo nền tảng, có tính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chất xám

và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có triển vọng thị trường trong nước và quốc

tế. Từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh

tế tri thức: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, viễn thông, giáo

dục-đào tạo chất lượng cao… Quy hoạch phát triển thành phố tương xứng với vị

thế, vai trò của Thủ đô đất nước. Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị - nông thôn theo

hướng đồng bộ, hiện đại từ mạng lưới giao thông, điện, nước, trường học, y tế…rút

ngắn khoảng cách về hạ tầng giữa đô thị và nông thôn Thủ đô. Tập trung quy hoạch

mở rộng các quận nội thành từ các huyện ngoại thành như: Hoài Đức, Đông Anh,

Gia Lâm, Thanh Trì. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như: việc làm,

dân số, môi trường, đói nghèo nhằm đảm bảo an sinh và tiến bộ xã hội.

4.1.2. Nhu cầu việc làm đối với thanh niên nông thôn

4.1.2.1. Tăng trưởng GDP và tăng trưởng việc làm đến 2025

Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số

Page 138: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

127

222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 mục tiêu phát triển chiến lược Thủ đô Hà Nội dự

kiến tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 – 2020 là 12% - 13%/năm và 9,5% -

10%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, Hà Nội dự kiến sẽ giải quyết việc làm

cho từ 140.000 - 150.000 lao động/năm giai đoạn 2011 – 2020 và từ 120.000 -

130.000 lao động/năm giai đoạn 2021 – 2030; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức

4,0-5,0% vào năm 2020, từ 3,5 - 4,0% năm 2025 và từ 3,0 - 3,5% đến năm 2030.

Cơ cấu lao động dự báo sẽ có chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động

nông thôn (trong quá trình đô thị hóa nhanh), tăng lao động thành thị; tăng mạnh tỷ

trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp.

4.1.2.2. Dân số và lực lượng lao động thanh niên đến năm 2025

Dự báo của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số cho thấy tốc độ tăng dân số

chung của thành phố sẽ giảm dần, đạt khoảng 2,0%/năm giai đoạn 2011 - 2015, khoảng

1,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 1,74%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Tốc độ

tăng dân số cơ học cũng giảm dần từ 0,85%/năm giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn

khoảng 0,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 0,4%/năm giai đoạn 2021 - 2025,

bình quân mỗi năm tăng khoảng 51 - 65 nghìn người. Quy mô dân số Hà Nội đến năm

2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng7,9 - 8,0 triệu người, năm 2025 khoảng

8,5 - 8,7 triệu người và năm 2030 khoảng 9,41 - 9,52 triệu người.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng dân số

Đơn vị tính: %/năm

Chỉ tiêu Năm 2011 – 2015 2016 – 2020 2021 – 2025

1. Tổng dân số 2,0 1,80 1,74

Tăng tự nhiên 1,15 1,10 1,00

Tăng cơ học 0,85 0,7 0,74

2. Dân số đô thị 4,30 4,16 4,00

3. Dân số nông thôn 0,25 - 0,35 - 0,42

Nguồn: Dự báo của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Page 139: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

128

Bảng 4.2. Dân số Thủ đô

Đơn vị tính: Nghìn người

Chỉ tiêu 2015 2020 2025

1. Dân số thành phố Hà Nội 7.277 7.956 8.872

2. Dân số đô thị 3.359 4.614 5.831

Tỷ lệ đô thị hoa (%) 46,2 58,0 65,7

3. Dân số Nông thôn 3.918 3.342 3.041

Nguồn: Dự báo Dân số Việt Nam 2014-2049: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Đến năm 2020, dân số đô thị Hà Nội đạt 4,6 triệu người, trong đó tại khu đô

thị trung tâm khoảng 3,7 triệu người, các khu đô thị vệ tinh khoảng trên 600 nghìn

người, các huyện lỵ khoảng gần 300 nghìn người, dân số khu vực nông thôn khoảng

3,3 triệu người. Đến năm 2025 dân số Hà Nội đạt gần 9 triệu người với khoảng 5,8

triệu người sống tại đô thị, trong đó khoảng 4,8 triệu người ở đô thị trung tâm và

hơn 1 triệu người sống tại khu đô thị vệ tinh và huyện lỵ; dân số vùng nông thôn

giảm khoảng 3 triệu người, trong đó lực lượng thanh niên vẫn sẽ chiếm khoảng 30%

tổng dân số vùng nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hướng đến năm 202025: dịch vụ chiếm 54%

- 55%, công nghiệp – xây dựng chiếm 30% - 31%, nông nghiệp chiếm 14% - 16%;

năm 2030: dịch vụ chiếm 59% - 60%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34% - 35%,

nông nghiệp chiếm 5% - 7%. Phấn đấu trong tổng số lao động làm việc có 30%

lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ trình độ, chất lượng

cao, 10% lao động làm việc trong lĩnh vực sáng tạo như khoa học - công nghệ,

thiết kế, tư vấn...

25 Viện Phát triển Kinh tế- Xã hội Hà Nội, năm 2017.

Page 140: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

129

Bảng 4.3. Cơ cấu việc làm

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Dịch vụ 26,0 30,0 60,0

Công nghiệp – xây dựng 53,0 55,0 35,0

Nông nghiệp 21,0 15,0 5,0

Nguồn: Viện Phát triển Kinh tế- xã hội Hà Nội và Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Phấn đấu trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 140 – 150 nghìn người

giai đoạn 2011 - 2020; khoảng 130 - 140 nghìn người giai đoạn 2021 - 2030. Phấn

đấu lực lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề khoảng 70 - 90 nghìn người26.

Bảng 4.4. Dân số tham gia hoạt động kinh tế và chất lượng lao động nông thôn

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2015 2020 2030

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 4.777.900 4.976.000 5.481.000

2 Dân số tham gia hoạt động kinh tế Người 4.440.600 4.571.600 5.206.000

3 Chất lượng lao động nông thôn:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

% 65,00

45,00

75,00

55,00

90,00

70,00

Nguồn: Viện Phát triển Kinh tế- xã hội Hà Nội và Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Theo dự báo trên, tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn được đào tạo nghề

trung bình chiếm khoảng từ 70% - 80% tổng số lao động nông thôn được đào tạo

nghề. Trong đó, phấn đấu trên 80% lao động thanh niên nông thôn tìm được việc

hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo.

26 Viện Phát triển Kinh tế- Xã hội Hà Nội, năm 2017.

Page 141: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

130

4.1.3. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu về việc làm và tạo việc

làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội

Cơ hội

Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và hỗ

trợ kết cấu hạ tầng cho đặc thù riêng Hà Nội;

Cách mạng công nghiệp 4.0 và thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất

nông nghiệp tạo ra nhiều cơ hội mở ra những ngành nghề mới, năng suất cao;

Việt Nam tham gia một số Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như

CPTPP, FTA với Hàn Quốc, với Nhật Bản, với EU và Cộng đồng kinh tế ASEAN;

Hà Nội là điểm đến đầu tư ưa thích của nhiều nhà đầu tư trong nước và

nước ngoài;

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội theo

hướng ưu tiên đầu tư xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, là trung tâm khoa học

công nghệ và phát triển bền vững của cả nước.

Thách thức

Các thị trường hàng hóa, công nghệ, đất đai, tài chính, lao động chưa hoạt

động đồng bộ và hiệu quả;

Các chính sách hỗ trợ phát triển còn thiếu, không đồng bộ, đôi khi khó

tiếp cận;

Bộ máy quản lý và năng lực cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, bất cập;

Thủ tục hành chính và môi trường đầu tư chưa thông thoáng, thiếu kết nối

khu vực kinh tế trong nước với khu vực FDI;

Già hóa dân số ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động;

Hệ thống giáo dục- đào tạo và dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị

trường lao động;

Áp lực của tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cũng như ổn định kinh

tế vĩ mô lớn.

Điểm mạnh

Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, thị trường lao động sôi động và đa dạng, có nhiều

tiềm năng mở rộng quy mô việc làm, tái cấu trúc và nâng cao chất lượng việc làm;

Page 142: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

131

Điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển sản xuất và tăng việc làm sản

xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao;

Nguồn lao động thanh niên nông thôn dồi dào, chiếm trên 50% dân số, chất

lượng thanh niên ở mức khá so với mặt bằng thanh niên cả nước;

Mạng lưới cơ sở hạ tầng cho thị trường lao động của Hà Nội rộng và được

trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt;

Chính quyền thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác sản

xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn;

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển doanh nghiệp bước đầu thúc đẩy

dịch chuyển cấu trúc việc làm thanh niên nông thôn theo hướng tích cực;

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thanh niên nông thôn đạt khoảng 70%.

Điểm yếu

Chưa có chiến lược việc làm nói chung cho Hà Nội và việc làm cho thanh

niên nói riêng;

Khung pháp lý cho việc làm, tạo việc làm và khởi nghiệp cho thanh niên

chưa hoàn thiện; vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt; sự hợp tác giữa các cơ quan

quản lý nhà nước không chặt chẽ, thiếu hiệu quả;

Chưa xây dựng và tổng kết mô hình trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo của

thanh niên;

Các nguồn lực tài chính để hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên hạn chế;

Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và đầu tư cho các hoạt động dạy nghề;

Thiếu liên kết vùng hiệu quả; hệ thống cơ sở hạ tầng cho thị trường lao động

hoạt động không đồng bộ, thiếu hiệu quả;

Tỷ trọng việc làm của thanh niên nông thôn trong những ngành, nghề công

nghệ cao, giá trị gia tăng lớn còn thấp.

Từ các phân tích trên có thể rút ra các định hướng chiến lược về việc làm và

tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội theo hướng kết hợp tận dụng cơ hội

với điểm mạnh để đầu tư phát triển, tạo việc làm; khắc phục các điểm yếu, duy trì

các điểm mạnh để khống chế và đương đầu hiệu quả với các thách thức. Các định

hướng ưu tiên tiếp tục được đề cập ở các nội dung tiếp theo.

Page 143: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

132

4.2. QUAN ĐIỂM CỦA NCS VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Mục tiêu tổng quát đối với việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội bao gồm việc

làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho thanh niên nông thôn Hà Nội trên cơ sở tập

trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành

trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu của cả nước và

có uy tín quốc tế, đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ theo kịp với xu thế phát triển

chung. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tại vùng nông thôn. Giảm dần sự bất hợp lý và lãng phí trong việc sử dụng nguồn lao

động, mất cân đối về cung – cầu lao động; tăng cơ hội tuyển dụng được nhân lực tốt

cho doanh nghiệp và việc làm tốt cho người lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc

làm, nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Mục tiêu này được thể hiện cụ thể theo:

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn lao động: tăng cường đầu tư dạy nghề,

nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lực lượng lao động đang làm việc.

Thực hiện tốt xã hội hóa đào tạo, từng bước nâng cấp, phát triển cơ sở dạy nghề đáp

ứng với yêu cầu hội nhập theo tiêu chuẩn quốc gia, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế về

đào tạo nghề nghiệp. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% - 75% năm 2020

và 80% năm 2025.

Bảng 4.5. Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Hà Nội

giai đoạn đến năm 2025

TT Nội dung Giai đoạn

2015-2020

Giai đoạn

2020-2025

1

Đào tạo nghề các trình độ, trong đó: 73.000 95.000

- Đào tạo sơ cấp nghề và dươi 3 tháng (người) 61.000 61.000

- Đào tạo trình độ TCN, CĐN (người) 12.000 34.000

2 Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề (%) 80 85

3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 75 80

4 Giải quyết việc làm mới (người) 55.000 75.000

Nguồn: Tổng hợp Cục Thống kê Hà Nội

Page 144: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

133

Thứ hai, Tái cấu trúc việc làm theo ngành, nghề cho lao động thanh niên

nông thôn phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện xây dựng nông

thôn mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu thế của thời đại. Nâng cao hiệu

quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm trên địa

bàn Thành phố; xây dựng hệ thống thị trường lao động kết nối chặt chẽ với đơn vị

tuyển dụng và người lao động, đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu sử dụng lao động

trên địa bàn, hướng đến thị trường xuất khẩu lao động ra khu vực và quốc tế. Phấn

đấu trung bình hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 - 150.000 lượt

người giai đoạn 2011 - 2020 và khoảng 120.000 - 130.000 lượt người giai đoạn

2021 - 2030. Giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử

dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Thứ ba, Nâng cao thu nhập từ việc làm cho lao động thanh niên nông

thôn; khuyến khích thanh niên nông thôn tham gia làm giàu chính đáng theo

pháp luật, hướng đến thu nhập bình quân đầu người đạt 4.100 - 4.300 USD (năm

2015), năm 2020 đạt 7.100 - 7.300 USD, năm 2030 đạt 16.000 - 17.000 USD

(tính theo giá thực tế).

Quan điểm của NCS về việc làm cho thanh niên nông thôn trong điều kiện mới:

Một là, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn phải phù hợp, đồng bộ với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển thanh niên của Thành phố

Hà Nội.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2030,

tầm nhìn năm 2050 ưu tiên giải quyết việc làm bằng việc tạo việc làm mới có chất

lượng, năng suất, hiệu quả cao với định hướng tập trung phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao; xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và

nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu của cả nước và có uy tín quốc tế. Đối với

lực lượng thanh niên, để giải quyết vấn đề tạo việc làm khâu then chốt phải nâng

cao chất lượng đào tạo, chú trọng phát triển hệ thống giáo dục đồng bộ, đặc biệt là

đào tạo về nghề.

Page 145: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

134

Hai là, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thu hút các nguồn đầu tư, tạo việc

làm mới.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý theo hướng đảm bảo tính công bằng, minh

bạch, hội nhập và tuân thủ quy luật thị trường nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế đất nước,

gắn liền với đó là giải quyết vấn đề việc làm cho người dân nhằm nâng cao thu

nhập, cải thiện đời sống; tạo cơ hội và điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị

trường lao động hiện đại.

Ba là, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn phải co tính bền vững, hương

tơi việc làm năng suất cao.

Hướng tới “việc làm bền vững” đồng nghĩa với việc làm ổn định, năng suất

cao, ứng dụng công nghệ hiện đại với thu nhập và các điều kiện làm việc thỏa đáng,

bảo đảm an toàn, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình,tạo cơ hội cho

thanh niên phát triển bản thân, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để tăng

khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường và có khả năng lựa chọn việc làm phù

hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, quyết định nơi làm việc hoặc có thêm

việc làm mới với thu nhập cao hơn, đặc biệt là có khả năng tự tạo việc làm cho

mình và xã hội, tạo cơ hội để nhận được thu nhập ngày càng cao từ việc làm, có

được vị trí xứng đáng ở nơi làm việc và trong cộng đồng.

Để thực hiện 3 quan điểm đã nêu, theo NCS cần ưu tiên thực hiện theo 3

định hương, đo là:

Thứ nhất, bảo đảm cải thiện quy mô, cấu trúc và chất lượng việc làm thanh

niên nông thôn theo hương việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững. Ưu tiên giải

quyết việc làm bằng việc tạo việc làm mới với chất lượng, năng suất, hiệu quả cao

với định hướng tập trung phát triển các doanh nghiệp, các ngành nghề Hà Nội có ưu

thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, thành lập các khu kinh tế

trọng điểm, cụm công nghiệp, phát triển làng nghề thủ công truyền thống, giải quyết

tốt vấn đề chính sách và tiền lương theo nguyên tắc thị trường. Đảm bảo quyền,

Page 146: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

135

tiếng nói và các cơ hội phát triển cho thanh niên; thực hiện cơ chế đối thoại xã hội

và đảm bảo an sinh xã hội trong duy trì và phát triển việc làm.

Thứ hai, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo nghề

găn vơi hình thành, phát triển thị trường lao động chất lượng cao. Phát triển mạnh

nguồn nhân lực có trình độ cao, đào tạo nhân tài của cả nước và có uy tín quốc tế đủ

về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng để cung

cấp cho các ngành, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh

tế trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực thích ứng với thị trường, thúc đẩy khởi

nghiệp tạo nhiều việc làm, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chương trình

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với vai trò là người sử dụng cuối cùng. Áp dụng

cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường đào tạo nghề phù

hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ thuật

thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng

điểm của Thành phố gắn chặt chẽ với công tác đào tạo nghề của các trung tâm dạy

nghề tại các quận, huyện, thị xã; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, phát

triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phíp ngân sách cho Nhà nước.

Thứ ba, thúc đây quan hệ cung - cầu lao động. Việc giải quyết tốt quan hệ

cung – cầu về lao động là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tạo ra nhiều việc làm

cho người lao động nói chung và lực lượng thanh niên nông thôn nói riêng. Trong

bối cảnh cán cân cung – cầu mất cân đối giữa các khu vực nông thôn – thành thị,

đồng bằng – trung du, miền núi thì việc cần thiết phải dự báo và xây dựng mạng

lưới thông tin thị trường lao động cụ thể, đảm bảo đầy đủ thông tin về vị trí, yêu

cầu, nhu cầu của nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thông tin về sở

trường, nguyện vọng, kiến thức, kỹ năng cần thiết của người lao động, thanh niên

nông thôn. Cần đảm bảo chất lượng các dịch vụ công về tư vấn, hướng nghiệp, dịch

vụ việc làm cũng như các điều kiện kết nối khác về cung - cầu lao động thanh niên

như hỗ trợ dịch chuyển lao động, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trong quá

trình di cư nông thôn - đô thị.

Page 147: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

136

4.3. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

4.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải thiện PCI hướng đến khởi

nghiệp, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm

4.3.1.1. Cải thiện chỉ số PCI và thay đổi tư duy tăng trưởng

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Hà Nội, tiếp tục phát huy các

chỉ số thành phần có truyền thống xếp hạng tốt (đào tạo lao động, hỗ trợ dịch vụ) và

khắc phục những chỉ số có xếp hạng thấp (gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, thiết

chế pháp lý, chi phí không chính thức, môi trường cạnh tranh bình đẳng).

Để cải thiện PCI, Hà Nội cần đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ khởi

nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải

pháp hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới theo tinh thần của Luật Hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, cần cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng

cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất, tạo điều kiện để phát triển các khu, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và

giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy nhanh thủ tục

đầu tư, thành lập cụm công nghiệp trên địa bàn.

Hà Nội cần tiếp tục công khai minh bạch các cơ chế chính sách, các dự án

kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công khai các tài

liệu về Kế hoạch, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây

dựng, Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất,…. tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các

doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp cận các cơ hội đầu tư trên địa bàn Thành phố. Hà

Nội phải tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí

cho doanh nghiệp; tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư; chú trọng các dự án lớn để

tập trung đẩy nhanh hoàn thành thủ tục, tiến độ thực hiện dự án. Đôn đốc tháo gỡ

khó khăn, vướng mắc và thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi

công, giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm.

Hà Nội cần tích cực phát huy vai trò của các Hiệp hội Doanh nghiệp trong

việc kết nối, thúc đẩy giao thương kinh tế giữa các doanh nghiệp; tiếp tục là cánh

Page 148: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

137

tay nối dài của Thành phố, tiếp cận các khó khăn, vướng mắc thực tế của doanh

nghiệp, qua đó đề xuất các giải pháp, tham mưu cho Thành phố và Trung ương có

cơ sở xây dựng các chính sách cụ thể, thiết thực trong hỗ trợ doanh nghiệp.

Thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo

việc làm hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, phát triển sản

xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của

Hà Nội và khả năng thu hút nhiều lao động thanh niên theo các nội dung:

Tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô, các

ngành du lịch, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đặc

biệt là ngành nông nghiệp sản xuất rau quả, thực phẩm an toàn và ngành chế biến

thực phẩm trở thành khâu đột phá cho vùng nông thôn; các khu kinh tế hiện đại,

mũi nhọn đóng góp tỷ trọng lớn cho xuất khẩu; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng

cao. Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghiệp kỹ thuật

cao cần sử dụng nhiều vốn; có nhu cầu lớn thu hút lao động được đào tạo ở nhiều

bậc, ngành; là lợi thế cho lao động thanh niên.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là về mặt

bằng, tiếp cận tín dụng chính thức, đào tạo chủ doanh nghiệp, bảo hộ thu nhập và tài

sản hợp pháp của mọi công dân… Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở vùng

nông thôn; đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ như: du lịch, tài chính, ngân

hàng,… Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư ở mức trung bình, áp dụng công nghệ sử

dụng nhiều lao động, sử dụng lao động kỹ thuật, trình độ lành nghề, rất phù hợp với

thanh niên nông thôn đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề chính quy.

Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tiếp tục đặt ra mục tiêu: tập trung

phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị

cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị,

gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở phát triển các hình thức hợp

tác, liên kết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Phấn đấu đến năm

2020 đạt các mục tiêu: tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 3,5-4%/năm

Page 149: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

138

trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 250 triệu đồng/ha trở lên. Chú trọng

các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; đưa tỷ trọng

giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong

tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố; có 80% số xã trở lên đạt chuẩn

nông thôn mới và 10 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; hạ tầng kinh tế

- xã hội khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển

sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân; thu nhập của nông dân khu vực nông thôn

đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên, tỉ lệ hộ nghèo còn dưới 1,5%.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, dần bắt kịp trình độ trong cách mạng công nghiệp hiện

đại, để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên nông thôn.

Tạo việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên nông thôn bằng các biện pháp

phát triển sản xuất hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp

với thị hiếu và xu hướng phát triển của thị trường; áp dụng công nghệ sinh học tiên

tiến với các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng nông phẩm tốt

vào nông nghiệp; thực hiện tốt quy hoạch các vùng nông nghiệp chuyên canh sâu,

hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, các làng nghề truyền

thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ.

Chuyển dịch một bộ phận lao động thanh niên nông thôn ra khỏi sản xuất

nông nghiệp thông qua các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ lành nghề

cho thanh niên nông thôn có sức khỏe, trình độ văn hóa để cung ứng cho khu công

nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.

Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Tìm kiếm và mở rộng

thị trường xuất khẩu lao động sang các nước phù hợp với lao động thanh niên nông

thôn; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ,

pháp luật, rèn luyện sức khỏe, ý thức tự giác, tự vươn lên, tác phong công nghiệp

trong cơ chế thị trường; tạo cơ chế pháp lý phù hợp trong xuất khẩu lao động để

đảm bảo các bên giao dịch thực hiện theo hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực,

mở rộng khu vực tư nhân tham gia xuất khẩu lao động; sắp xếp, đổi mới và đầu tư

Page 150: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

139

doanh nghiệp xuất khẩu lao động đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao

động trong nước và quốc tế.

4.3.1.2. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi

mới, sáng tạo của cả nước

4.3.1.2.1. Thay đổi tư duy việc làm và tạo việc làm cho thanh niên

Là Thủ đô và đô thị đặc biệt, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo

dục lớn nhất nước, Hà Nội cần thay đổi tư duy và nỗ lực trở thành trung tâm thu

hút, nơi hội tụ khởi nghiệp của cả nước. Trước hết thành phố phải tạo ra môi trường

khởi nghiệp hiệu quả, là nơi tiêu biểu cho hoạt động khởi nghiệp, được các doanh

nghiệp chọn làm nơi để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hà Nội cần hình thành hệ

sinh thái khởi nghiệp và thông qua các trung tâm ươm tạo của thành phố để hỗ trợ

và phát triển nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đi vào hoạt động và thương mại hóa

các sản phẩm từ các hoạt động ươm tạo. Cụ thể:

Một là, tăng cường vai trò của chính quyền Hà Nội trong việc hỗ trợ đầu ra

cho sản phẩm, bởi vì khó khăn nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp chính là thị

trường đầu ra, dù có được vườn ươm hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đến mấy nhưng

không bán được cũng không đạt được hiệu quả, thông qua:

Trước hết thành phố cần tạo dựng một môi trường hành chính thông minh,

công chức liêm chính, nhiệt tình, vô tư. Khi doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm công

nghệ nào đó mà được đánh giá khả thi, Hà Nội cần khuyến khích các đơn vị trong

Hà Nội sử dụng sản phẩm trước đó, điều này giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có

kinh phí để tiếp tục tái đầu tư mở rộng thị trường.

Hiện nay, mô hình hoạt động của các cơ sở ươm tạo chủ yếu cung cấp dịch vụ

và hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp, chưa phát triển theo hướng kinh doanh. Để thúc

đẩy phong trào khởi nghiệp đi vào thực chất, thời gian tới cần xem xét việc phát triển

hệ thống cơ sở ươm tạo là nền tảng nhằm thương mại hóa công nghệ và thúc đẩy đổi

mới, chuyển giao công nghệ. Hiện nay, phần lớn hoạt động của các vườn ươm hiện

nay chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ mặt bằng, không gian cho cho công ty khởi nghiệp,

chưa tạo được sự kết nối, hỗ trợ hoạt động cho các công ty khởi nghiệp; chính sách

Page 151: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

140

hỗ trợ của thành phố cũng có chương trình hỗ trợ vốn tối đa đến 2 tỷ đồng cho các

doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu tập trung những ý

tưởng đã hình thành sản phẩm rồi, còn những nhóm mới có ý tưởng sơ khai chưa có

nhiều chính sách để hỗ trợ, cần thêm những gói nhỏ để nuôi dưỡng những nhóm khởi

nghiệp có ý tưởng ban đầu tốt. Thêm vào đó, các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu tập

trung cho giai đoạn sau mà không “mặn mà” với giai đoạn đầu khởi nghiệp, vì nhiều

rủi ro và không sinh lợi ngay- do vậy những chương trình của Hà Nội cần tập trung

vào giai đoạn này để cung cấp nhiều hơn số lượng "start up" ở giai đoạn đầu, vì để có

nhiều "start up" chất lượng về sau thì cần phải xuất phát từ những giai đoạn dưới,

nhất là phát triển năng lực khởi nghiệp từ những sinh viên trẻ.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cụm ngành liên kết hỗ trợ khởi nghiệp tiêu biểu

cho cả nước mà thành phố có lợi thế bằng những chương trình cụ thể. Bởi doanh

nghiệp chỉ sống tốt trong môi trường hội đủ các yếu tố như khách hàng, nhà cung

cấp, cạnh tranh công bằng; có đủ các dịch vụ hỗ trợ vận tải, kho bãi, mặt bằng sản

xuất, tài chính....

Hai là, các vườn ươm cần kết nối hiệu quả vơi các đơn vị tài trợ vốn để có khả

năng giúp doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm ngay ở thị trường trong nước.

Ba là, tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, tăng tính chủ động của các

đơn vị chủ trì chương trình khởi nghiệp của thành phố; chuyển từ tư duy thụ động

chờ người khởi nghiệp tìm đến sang chủ động săn tìm người khởi nghiệp, nghiên

cứu, đề ra những chính sách đột phá, ưu tiên cho khởi nghiệp.

Bốn là, tổng kết các mô hình vườn ươm tạo khởi nghiệp. Để phát triển năng

lực khởi nghiệp trong giới trẻ, làm nền tảng để hình thành những doanh nghiệp sau

này, các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và phát triển các ý tưởng kinh

doanh, Hà Nội cần phối hợp với một số học viện, trường trên địa bàn Hà Nội để xây

dựng và tổng kết các mô hình ươm tạo khởi nghiệp như: Đại học Quốc gia, Đại học

Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương … góp phần

hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, tiến tới thương mại hóa các ý tưởng, sản phẩm

của các sinh viên; cũng cần sự phối hợp hoạt động của các trường, học viện với các

Page 152: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

141

Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam,

Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao, Vườn ươm doanh

nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc … để thu hút và hỗ trợ nhiều dự án ươm tạo,

giúp doanh nghiệp vượt qua khó khan trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

4.3.1.2.2. Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp của Hà Nội

Hà Nội cần thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi

nghiệp (Supporting Center for Youth’s Startup) trực thuộc Thành phố. Đây sẽ là

bước cụ thể hóa trong Chương trình Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp của Hà Nội và

của Trung ương Đoàn; là điều kiện cụ thể để hỗ trợ trực tiếp cho thanh niên có nhu

cầu khởi nghiệp và được chia sẻ những thông tin cần thiết, những kiến thức bổ ích,

kỹ năng và kết nối cho hoạt động khởi nghiệp của mình.

Cơ sở pháp lý để thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Hỗ trợ Thanh

niên khởi nghiệp là để thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 07/6/2016 của

Chính phủ; Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

đến năm 2025”; Chương trình ” Thanh niên Khởi nghiệp giai đoạn 2016 – 2021″

của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Mục tiêu hoạt động của Trung tâm này là để thanh niên Hà Nội có thể

khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, đồng thời đây sẽ là một điểm đến để

cộng đồng doanh nhân tìm đến, chia sẻ thông tin về các hoạt đông hỗ trợ thanh

niên khởi nghiệp.

Trung tâm có chức năng tư vấn, hỗ trợ, kết nối các ý tưởng thanh niên làm

kinh tế, cụ thể như: Quản lý các nguồn vốn đầu tư, cho vay của Thành phố Hà Nội,

của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hoặc được

ủy thác thực hiện các khâu công việc cho thanh niên làm kinh tế; tư vấn, hỗ trợ và

đào tạo kỹ năng cho thanh niên triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, có kế

hoạch kinh doanh tốt mong muốn được khởi sự kinh doanh riêng; kết nối các tổ

chức, doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên phát triển ý tưởng kinh doanh; thiết lập và

tổ chức thực hiện các hoạt động định hướng cho phong trào thanh niên Khởi nghiệp

Page 153: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

142

sáng tạo trên cả nước. Ngoài ra, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp còn là

đầu mối liên hệ và phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức trong việc triển khai thực

hiện các ý tưởng liên quan đến công tác khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên.

4.3.1.3. Hoàn thiện chính sách về đất đai

4.3.1.3.1. Chính sách giao đất, tài chính đất đai.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách giao đất cho các tỏ chức, cá nhân sử

dụng theo hiệu quả của dự án đối với kinh tế - xã hội, môi trường bền vững phục vụ

nhân dân; thực hiện giao đất thông qua tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch,

tránh lợi ích nhóm, cục bộ địa phương nhằm lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực.

Thời gian qua, việc giao đất được tập trung vào các dự án lớn, ít quan tâm về hiệu

quả sử dụng đất, trong khi nhiều dự án vừa và nhỏ đem lại hiệu quả thiết thực lại

chưa được quan tâm đúng mức, các dự án lớn được các cấp có thẩm quyền quan

tâm bố trí nguồn quỹ đất lại gây lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này và có hiệu

quả kinh tế thấp. Sử dụng công cụ thuế và phí nhằm thu lại phần địa tô chênh lệch

do chuyển đổi công năng và mục đích quyền sử dụng đất trong các dự án để tái đầu

tư cho các chương trình an sinh xã hội và hỗ trợ người dân mất đất. Có biện pháp

xử lý nặng, hoặc thu hồi, hoặc đánh thuế nặng đối với các dự án đầu cơ đất nhưng

không triển khai hoặc triển khai kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực và rối loạn thị

trường đất đai. Cần ban hành những quy định để làm rõ trách nhiệm của cá nhân, có

biện pháp xử lý thích đáng đối với cán bộ công quyền không hoàn thành nhiệm vụ,

giao đất cho các tổ chức, cá nhân mà không căn cứ vào pháp lý hiện hành và tính

hiệu quả thấp, gây lãng phí đất đai, kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng…

Tổ chức thực hiện tốt các công cụ như quy hoạch, ngân sách – tài chính để

điều tiết, đảm bảo xử lý thỏa đáng, hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể Nhà nước –

người dân – doanh nghiệp. Các chính sách thuế và phí có thể coi là công cụ thích

hợp để điều tiết quan hệ đất đai và bất động sản trong kinh tế thị trường. Các công

trình hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị,

tăng giá trị sử dụng đất, tạo ra địa tô chênh lệch rất lớn. Tuy nhiên, một bộ phận

người dân tham gia đầu cơ đất, săn lùng các thông tin về dự án quy hoạch để nhắm

đến mục đích siêu lợi nhuận từ khoản địa tô chênh lệch nhưng chưa phải chịu một

Page 154: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

143

nghĩa vụ tài chính nào; một bộ phận lại chịu nhiều thiệt hại vô lý do giá tiền đền bù

giải tỏa của Nhà nước thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

4.3.1.3.2. Chính sách đền bù đất đai để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội

Việc sở hữu, thu hồi quyền sử dụng đất là nội dung cơ bản của công tác giải

phóng mặt bằng. Vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác giải phóng mặt bằng là thu

hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp tại vùng nông thôn. Quyền sử dụng loại đất này

đã được pháp lý hóa đầy đủ thông qua sổ đỏ; về mặt lợi ích kinh tế, quyền sử dụng

đất đã được thừa nhận là tài sản của người dân và có đủ các điều kiện để trở thành

hàng hóa trong quan hệ trao đổi. Nhà nước có thể thu hồi và cưỡng chế khi cần thiết

giải phóng mặt bằng nếu đất đó được sử dụng cho mục đích công cộng. Tuy nhiên

việc thu hồi đất này cũng phải tính đầy đủ chi phí cơ hội của mảnh đất hay giá trị thị

trường của nó, nghĩa là Nhà nước phải có sự thỏa thuận hớp lý với cộng đồng và

người sử dụng đất.

Nếu việc thu hồi không nhằm mục đích công cộng mà phục vụ các dự án

kinh doanh dưới mọi hình thức thì giữa người sử dụng đất và chủ doanh nghiệp

phải thương lượng theo cơ chế thị trường. Cơ quan nhà nước lúc này có nhiệm vụ

xác nhận về tính hợp pháp của các thỏa thuận đó và thu lệ phí chuyển đổi mục

đích sử dụng đất vào ngân sách. Quyền sử dụng đất của người nông dân có thể

chuyển hóa thành tiền, cổ phần, việc làm lâu dài trong doanh nghiệp hay dưới các

hình thức khác theo thỏa thuận giữa các chủ thể không nhất thiết cần có sự can

thiệp của Nhà nước.

Tuy nhiên hiện nay, tình trạng các cơ quan Nhà nước sử dụng các biện pháp

hành chính, chuyên chính cưỡng chế, thu hồi đất mang tính làm lợi cho các doanh

nghiệp đã gây thiệt hại cho người nông dân và tạo nên nhiều vấn đề xã hội phức tạp,

làm giảm sút uy tín, lòng tin trong một bộ phận người dân đối với chế độ. Do vậy,

Đảng, Nhà nước cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu lấy đấy để xây

dựng các công trình công nghiệp và nhu cầu đất đai của người dân trong sản xuất

nông nghiệp. Đồng thời phải có chính sách đề bù thoả đáng đối với những người

dân bị thu hồi đất, bởi đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quý báu đối với người dân

Page 155: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

144

nông nghiệp. Cần đề ra những giải pháp hệ thống hỗ trợ người dân sau thu hồi đất,

đặc biệt là lực lượng thanh niên nông thôn như: hỗ trợ tìm kiếm việc làm, chuyển

đổi ngành nghề, cơ cấu cây trồng…để họ yên tâm sản xuất và ổn định cuộc sống.

4.3.1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động

Đổi mới tư duy, nhận thức của chính quyền về phát triển nguồn nhân lực và

giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc

tế và những yêu cầu mới của phát triển của Thủ đô theo hướng hiện đại trên cơ sở

của nền sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và phương thức

sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực

cạnh tranh gắn với tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn gắn

với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động hợp lý, quá trình đô thị hóa và xây

dựng nông thôn mới, tăng hiệu suất sử dụng đất, năng suất lao động vùng nông

thôn, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Phát triển ngành dịch vụ - du lịch

vùng nông thôn theo hướng đô thị sinh thái, đô thị văn hóa, đô thị nghề cổ truyền,

góp phần thúc đẩy phát triển cảnh quan, môi trường hài hòa với duy trì ổn định về

kinh tế. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hài hòa với môi trường, ứng dụng công

nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm ưu tiên

vào thế mạnh của từng địa phương, sản xuất mang tính hàng hóa trong cơ cấu nông

nghiệp phù hợp gắn với phát triển hệ thống công nghiệp chế biến.

Xác định rõ nội dung đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động thanh

niên nông thôn phải theo hướng toàn diện, tổng hợp và hệ thống nhằm đáp ứng mọi

hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, tổ chức và thực hiện có hiệu quả các nội dung

trọng điểm đề ra để giải quyết việc làm cho thanh niên vùng nông thôn hiện tại và

tương lai.

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề và giải

quyết việc làm cho thanh niên nông thôn theo tính chất của từng vùng, từng địa

phương gắn với xây dựng nông thôn mới, có tính toán đến tốc độ đô thị hóa của

từng vùng, miền.

Page 156: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

145

Nâng cao trách nhiệm và vai trò quản lý nhà nước với quản lý, tổ chức, thu

thập cung cấp thông tin thị trường lao động và giải quyết việc làm cho thanh niên

nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện

giải quyết việc làm cho thanh niên vùng nông thôn Hà Nội.Tập trung ứng dụng

công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền

đối với công tác quản lý thông tin về lao động, thị trường và việc làm.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động,

xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Tăng

cường quản lý nhà nước, củng cố chất lượng hoạt động các đơn vị xuất khẩu lao

động trên địa bàn nông thôn, xây dựng cơ chế hỗ trợ các đối tượng chính sách đi

xuất khẩu lao động. Quản lý hoạt động của các tổ chức cung ứng nhân lực, giới

thiệu việc làm theo quy định của pháp luật. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp

luật lao động, tập huấn triển khai các chế độ chính sách lao động phù hợp đến các

chủ doanh nghiệp, người lao động. Nâng cao nhận thức chấp hành quy định của

pháp luật nói chung và pháp luật về lao động nói riêng của chủ doanh nghiệp và

người lao động. Tư vấn tìm việc, học nghề cho người lao động khi tham gia thị trường

lao động. Tổ chức tập huấn cho cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã, cấp

huyện và các Trung tâm giới thiệu việc làm.

Quản lý nhà nước về lao động phải phù hợp với sự phát triển của thị trường

lao động hiện tại và tương lai, đặc biệt trong công tác thông tin, quy hoạch phát

triển thị trường lao động. Làm tốt công tác dự báo về cung – cầu nhân lực trong

tương lai để chủ động đối phó với những biến động của nền kinh tế và thị trường

lao động. Giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã

hội, nhất là bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngăn chặn tình

trạng chủ doanh nghiệp cố tình lách luật nhằm trốn tránh các nghĩa vụ đối với

người lao động. Nâng cao vị trí, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong

việc định hướng, điều tiết thị trường lao động ở Hà Nội. Xây dựng cơ chế ba bên

giữa cơ quan quản lý nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động giúp giải

quyết hài hòa nhất các mâu thuẫn của thị trường lao động. Tạo điều kiện cho các tổ

Page 157: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

146

chức công đoàn tại cơ sở tham gia hiệu quả vào việc quản lý lao động, làm tốt vai trò,

chức năng của công đoàn đối với người lao động.

4.3.1.5. Chính sách hỗ trợ tín dụng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

Chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên nông thôn trong khi học nghề cần

được đổi mới theo hướng giảm dần tính bình quân hoá kinh phí dạy nghề và thay

đổi hình thức hỗ trợ nhằm sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả. Đối với

mỗi đối tượng học nghề cần đưa ra các chính sách hỗ trợ tín dụng phù hợp đảm bảo

cung cấp đầy đủ các hỗ trợ cần thiết trong thời gian sinh hoạt và học tập để thanh

niên nông thôn tham gia các chương trình đào tạo nghề tùy theo hoàn cảnh của từng

đối tượng, nhóm đối tượng thanh niên.

Đối với nhóm đối tượng thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: mồ côi

cả cha, mẹ hoặc mồ côi cha, mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động;

con em gia đình chính sách diện hộ nghèo và gia đình diện hộ nghèo theo quy định

được miễn giảm hoàn toàn học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt tối thiểu theo lương

cơ bản của Nhà nước theo thời gian thực học tại trường; được ưu tiên cấp học bổng

với kết quả học tập, rèn luyện tốt theo quy định.

Hỗ trợ về kinh phí đào tạo cho người học thông qua kinh phí của chương

trình mục tiêu quốc gia việc làm, giảm nghèo và Dự án Tăng cường năng lực dạy

nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo.

4.3.1.6. Yêu cầu tích hợp chính sách đối với việc làm của thanh niên

nông thôn

Yêu cầu thực hiện đung mục tiêu của từng chính sách nhưng hương vào mục

tiêu chung về phát triển thanh niên Việt Nam.

Việc thực hiện đúng mục tiêu thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên

sẽ giúp cho kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, sớm đưa nước ta trở thành nước

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong chiến lược phát triển thanh niên Việt

Nam giai đoạn 2012 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục

tiêu tổng quát: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng

yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có

trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý

Page 158: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

147

chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành

nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý

tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp

luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng; Nâng cao trình độ văn

hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và ý thức nghề nghiệp đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Chú trọng đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục

vụ sự phát triển của đất nước; Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ;

hình thành đội ngũ cán bộ - khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã

hội khác; Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công

nghiệp, khu chế xuất và trường học; Từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm

vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để thích ứng

với môi trường sống và làm việc.

Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ, ăn khơp và xuyên suốt trong quá

trình thực hiện các chính sách.

Phải đảm bảo tính hệ thống giữa tất cả các khâu trong 3 giai đoạn và ngay cả

trong giai đoạn thực hiện chính sách: hệ thống mục tiêu và biện pháp trong chính

sách; hệ thống trong bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành,

phối hợp thực hiện; hệ thống trong công cụ sử dụng chính sách với các công cụ

quản lý khác của Nhà nước. Phải đảm bảo tính hệ thống một cách linh hoạt, tránh

máy mọc, rập khuôn.

Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện

đồng bộ các chính sách.

Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách. Tính

pháp lý là việc chấp hành các chế định về thực thi chính sách như: trách nhiệm,

Page 159: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

148

quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực thi chính sách việc làm

cho thanh niên, thủ tục giải quyết các mối quan hệ, cưỡng chế thực hiện chính sách

trong trường hợp cần thiết...

Tính khoa học: hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải gọn nhẹ, đủ năng

lực, tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên theo quy trình khoa học.

Thể hiện trong quá trình thực thi chính sách, thu hút nguồn nhân lực, hình thành các

chương trình, dự án...

Tính pháp lý là tính khoa học khi đưa chính sách việc làm cho thanh niên

vào thực tế. Tùy vào tình hình thực tế mà chọn cách thức tổ chức thực hiện chính

sách cho phù hợp.

Yêu cầu bảo đảm lợi ích thật sự cho đối tượng hưởng thụ chính sách.

Chính sách công là những điều chỉnh của nhà nước trên quy mô toàn xã hội,

thực chất nhằm củng cố địa vị của giai cấp thống trị xã hội. Việc ổn định chính trị,

xã hội là cơ sở để bảo vệ và duy trì địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền.

4.3.2. Phát triển cầu lao động, tạo việc làm và tái cấu trúc việc làm

4.3.2.1. Phát triển doanh nghiệp.

4.3.2.1.1. Huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển sản xuất,

kinh doanh tạo nhiều việc làm tại khu vực nông thôn.

Việc thực hiện cải cách phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa có tác động và ảnh hưởng đến việc làm và đời sống người lao động,

trong đó có lao động thanh niên nông thôn như: vấn đề mất việc, thất nghiệp, lạm

phát… bởi vậy, giải pháp là:

Trong quá trình sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp của Thành phố cần

tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước, nâng cao chất

lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cụ thể: (1) Xử lý nợ, đánh giá

tài sản và lao động của doanh nghiệp (về đất đai, máy móc, thiết bị…) giảm bảo hộ,

ưu đãi của Thành phố đối với các doanh nghiệp Nhà nước, lành mạnh hóa môi

trường đầu tư, kinh doanh; (2) Thực hiện chính sách thị trường lao động tích cực để

Page 160: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

149

người lao động mất việc làm, thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động thông qua

việc đào tạo, đào tạo lại nghề, đẩy mạnh thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm…

Thực hiện chính sách can thiệp của Thành phố đối với thị trường đầu ra, do

biến động giá cả trong nước (lạm phát), đặc biệt là chính sách bảo hiểm sản xuất, dự

trữ và xúc tiến thương mại…để không dẫn đến sa thải lao động hàng loạt.

Thực hiện triển khai hệ thống bảo hiểm việc làm bảo vệ người lao động trong

cơ chế thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển (về cả mặt địa lý

và cơ cấu ngành).

Thực hiện chính sách và chương trình phòng tránh, cứu trợ thiên tai tại các

vùng ngoại thành; có cơ chế bảo trợ cần thiết đối với nông sản và sản phẩm nông

nghiệp của Thành phố trong thiên tai.

4.3.2.1.2. Đối xư công băng giữa các thành phần kinh tế.

Các ban, ngành, đơn vị liên quan của Thành phố tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi,

bổ sung, hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo các thành phần kinh tế đều bình đẳng

trước pháp luật; xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư ở khu vực nông thôn; xây

dựng chính sách tín dụng, ưu đãi cho doanh nghiệp và chuyên gia để thu hút đầu tư,

nhân tài vào làm việc tại các huyện ngoại thành Hà Nội…

Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế -

xã hội, phát triển các sản phẩm và ngành kinh tế - kỹ thuật, các khu công nghiệp,

khu chế xuất…gắn với phát triển, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc

biệt là nguồn nhận lực trẻ, trong đó có đa số là thanh niên nông thôn. Ưu tiên các

quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, hạ tầng cơ sở thông tin,

viễn thông…

Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống tài chính – ngân hàng, nhất là hệ

thống thuế, giảm bảo hộ của Thành phố; phát triển hệ thống tín dụng phục vụ người

nghèo và phát huy vai trò của tổ chức tín dụng nhân dân ở nông thôn. Điều tiết hợp

lý thu nhập doanh nghiệp theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu và có hiệu quả, đảm

bảo cho doanh nghiệp tái đầu từ mở rộng sản xuất, tham gia thị trường chứng khoán

Page 161: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

150

an toàn, có hiệu quả; đổi mới công nghệ, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng

việc làm, tăng thu nhập cho người thanh niên nông thôn.

Tiếp tục đẩy mạnh quyết tâm, thực hiện có hiệu quả việc cải cách hành

chính; tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính

quyền địa phương trong lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,

đơn vị kinh tế, cho thị trường lao động phát triển lành mạnh; tích cực khuyến khích

cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giảm

lược các thủ tục hành chính trong cấp phép thành lập doanh nghiệp, thu thuế, cấp

phép cho người đi lao động ở nước ngoài, bỏ duyệt hợp đồng xuất khẩu lao động;

đơn giản thủ tục về bảo hiểm xã hội;…đảm bảo sự chuyển dịch trong lao động

thanh niên nông thôn Hà Nội.

4.3.2.1.3. Ưu đãi khuyến khích phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.

Tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước và Thành phố

đối với mọi doanh nghiệp như: những chính sách liên quan đến giải phóng mặt

bằng, giá thuê đất, đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo và sử dụng lao động, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, cải cách thủ tục hành chính… Tuỳ theo quy mô, tính chất của từng

dự án, trên cơ sở xem xét đề nghị của nhà đầu tư, Hà Nội cần có những cơ chế ưu

đãi khác nhau nhằm khuyến khích thu hút đầu tư phát triển của các doanh nghiệp

vào vùng nông thôn, từ đó sẽ kích cầu tạo việc làm mới tại chỗ. Ba nhóm giải pháp

cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh

nghiệp phát triển

Nghiên cứu Đề án đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn

Thành phố; Hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, nâng cao chất

lượng của bộ phận tư vấn, hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp, thực hiện cơ chế

một cửa liên thông, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian gia nhập thị trường của

doanh nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi

cho các tổ chức, doanh nghiệp; chuẩn hóa và công khai các nhóm thủ tục hành

chính; đơn giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân tiếp

Page 162: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

151

cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng; thực hiện tốt Chương trình kết nối Ngân hàng-

Doanh nghiệp; Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, hồ sơ nộp thuế

nhằm rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp trong quá

trình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa

liên thông”, tiến tới “một cửa liên thông điện tử”. Giảm thời gian hoàn thành thủ tục

xuất khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, tiến tới chuyển đổi căn

bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông

quan; Rà soát, đơn giản hóa hồ sơ quy trình, thủ tục kê khai thu, chi bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm bắt buộc đối

với doanh nghiệp. Thực hiện giao dịch điện tử trong kê khai, thu và giải quyết chính

sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kết nối

điện tử, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài

sản. Công khai hóa thủ tục hành chính có liên quan về đăng ký quyền sở hữu, sử

dụng tài sản; Công khai trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra và kiểm toán doanh

nghiệp để tránh trùng lặp, chồng chéo; đặc biệt là trong lĩnh vực về quản lý thuế.

Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Đồng thời xử lý nghiêm các hành vi

vi phạm pháp luật. Tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh

theo đúng pháp luật; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn

Thành phố Hà Nội gắn với chương trình cải cách hành chính. Phát triển dịch vụ

hành chính công; đẩy nhanh tiến độ phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và

4 góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; Tăng cường

tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ

khó khăn cho doanh nghiệp; Xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung

trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập

khẩu trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát

triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.

Thứ hai, ưu đãi khuyến khích phát triển doanh nghiệp

Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu triển khai nghiên cứu, thực hiện các

đề tài, dự án gắn với các cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp; Nghiên cứu đề

Page 163: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

152

xuất các chính sách đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông

thôn; Đề xuất cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận

đất đai và sử dụng có hiệu quả đất đai nông nghiệp; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín

dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Khuyến

khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản

xuất kinh doanh; Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, tập trung vào

nâng cao năng lực quản lý điều hành cho chủ doanh nghiệp; Khuyến khích, hỗ trợ

doanh nghiệp xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm có định hướng xuất khẩu;

Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành, tạo điều kiện tiếp

cận đất đai thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; Hoàn

thiện cơ chế, chính sách ưu đãi về giá thuê đất, giá thuê dịch vụ đối với các doanh

nghiệp khởi nghiệp tại các cụm công nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ nâng

cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Hoàn thiện Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố

đến năm 2020; Xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh

doanh chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Tiếp tục triển khai

Chương trình xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch Thành phố; Tiếp tục triển khai

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; Tiếp tục thực

hiện các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp

trên địa bàn Thành phố (bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và

vừa); Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật,

kỹ năng quản trị kinh doanh và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế... cho các

doanh nghiệp khởi nghiệp; Nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô

hình vườn ươm doanh nghiệp, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, chương

trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự

tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Xây

dựng cơ sở dữ liệu và website cung cấp thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi

trường và loại hình dịch vụ môi trường cần thu hút đầu tư trên địa bàn; Chương

Page 164: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

153

trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường phải thực hiện kiểm toán môi

trường; Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố xây dựng và phát

triển thương hiệu.

4.3.2.1.4. Phát triển làng nghề, tạo việc làm tại chỗ

Với thế mạnh về các làng nghề truyền thống rất đa dạng, phong phú, nhiều

làng nghề đã có tên tuổi, khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài

nước. Do vậy việc tiếp tục có sự ưu đãi đối với phát triển các làng nghề sẽ thu hút

thanh niên nông thôn tham gia học nghề và làm việc tại các làng nghề, tạo công ăn

việc làm cho thanh niên nông thôn, cụ thể:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về nghề,

làng nghề; tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị khoa học công

nghệ cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm; tập trung

đào tạo nghề, hỗ trợ đầu tư cho làng nghề từ ngân sách và nguồn xã hội hóa…Trong

đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách về phát triển nghề, làng

nghề; Kế hoạch đồng thời đặt mục tiêu đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề

cho khoảng 30.000 lao động bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và đào

tạo nghề cho lao động nông thôn; tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

cho các cơ sở sản xuất làng nghề; hỗ trợ một số dự án đầu tư ứng dụng máy móc,

thiết bị tiên tiến, hiện đại cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại các làng nghề;

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các làng

nghề; Tiếp tục tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thực hiện việc kết

nối ngân hàng - doanh nghiệp; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để

quảng bá sản phẩm...

Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, tạo cơ

hội cho làng nghề tiếp cận vốn vay, thúc đẩy đào tạo truyền nghề, cấy nghề. Cụ thể,

đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư từ ngân sách và kêu gọi xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng làng

nghề, hỗ trợ xây dựng khu xử lý nước thải tập trung.

4.3.2.2. Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.

Hà Nội có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với vị trí là đô thị lớn, đầu tàu

kinh tế của miền Bắc, có hệ thống giao thông thuận tiện…đã tạo lợi thế lớn cho việc

Page 165: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

154

sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa, góp phần tạo nhiều việc làm cho lao

động vùng nông thôn, đặc biệt là đối với lực lượng thanh niên nông thôn. Tuy

nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội vẫn mang tính quy mô nhỏ lẻ, việc áp dụng

kỹ thuật, công nghệ không đồng đều tạo giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản

phẩm không ổn định. Sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch chưa được chế biến

nên ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cho nên hướng đi ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp gắn

với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là bước đi quan trọng giúp nâng cao

giá trị của sản phẩm nông nghiệp, là chìa khóa để tiếp tục thực hiện thành công

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết lao động nông thôn dư thừa. Để

có thể ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, trước hết Hà Nội cần:

Thực hiện quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo đó,

việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cần được đẩy mạnh, tập trung

ngay từ khâu giống với các loại giống có chất lượng cao, được cải tiến nhằm chống

chọi có hiệu quả với các loại sâu, bệnh mới phát sinh do tác động của môi trường

hiện nay. Sử dụng các thiết bị mới vào canh tác, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, bảo

quản nông sản sau thu hoạch; khuyến khích công nghiệp chế biến nông sản phát

triển phù hợp với quy hoạch của vùng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất

lượng, giá trị gia tăng của các cây trồng, vật nuôi, đặc biệt nhóm cây trộng chủ lực,

tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

Bố trí vốn đầu tư vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng của các giống cây

trồng. Mở rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để hoàn thiện

hệ thống sản xuất các giống cây trồng chủ lực, chủ động nguồn giống tốt phục vụ

sản xuất, đặc biệt có thể tận dụng nhằm xuất giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng

tốt đến thị trường các tỉnh thành trong vùng.

Tập trung xây dựng thí điểm và nhân rộng các mô hình thâm canh sản xuất

tốt theo tiêu chuẩn VietGAP; trong đó cần chú trọng đến việc phát triển tùy loại

cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Từng

bước ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và công nghệ cao trong sản xuất

Page 166: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

155

các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như: rau quả sạch, hoa, cây ăn trái theo

mùa hoặc trái mùa…

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tiếp tục phát triển mạnh các loại

thực phẩm, rau xanh, hoa quả cung cấp cho người dân trong vùng, các khu công

nghiệp và đặc biệt là trên địa bàn nội thành Hà Nội; trong đó xây dựng các vùng

chuyên canh cây có hiệu quả như: rau xanh ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn,

Thường Tín…; cây ăn quả ở Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai…; hoa ở Mê

Linh…; cây cảnh ở Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa…. Việc tập trung phát triển

các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao về mặt nào đó sẽ giảm bớt đi sức lao

động trực tiếp của con người vào sản xuất, tuy nhiên với nguồn lợi về kinh tế cao có

thể kích thích người nông dân, đặc biệt là lực lượng thanh niên nông thôn tận dụng

thời gian lao động nhàn rỗi tham gia vào quá trình làm đất, chăm sóc, thu hoạch,

vận chuyển, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

4.3.3. Nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên

4.3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng, tác phong làm

việc cho thanh niên nông thôn.

4.3.3.1.1. Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực quản trị, phát triển doanh nghiệp, cơ

sở của các chủ thể kinh tế trong khu vực nông thôn, đó là các chủ doanh nghiệp, chủ

cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ trang trại…qua đó, từng bước xây dựng lực lượng

nòng cốt, quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn và thanh niên

nông thôn tại địa phương.

Nâng cao chất lượng về kiến thức, chú trọng thực hành trong các lớp tập

huấn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn

TN…tổ chức. Đa dạng hóa các loại hình tập huấn (ngắn ngày, trung ngày, dài ngày)

cho lực lượng thanh niên nông thôn nhằm cung cấp phong phú, chuyên sâu về các

vấn đề xung quanh kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp

ứng dụng CNC, các xu hướng của thị trường đầu ra bao tiêu sản phẩm nông nghiệp.

Việc triển khai mô hình học thông qua phương pháp học hiện trường (FFS) cho thấy

Page 167: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

156

hiệu quả thiết thực cho học viên, điều này cần được khuyến khích đổi mới thêm và

đẩy mạnh hoạt động để đào tạo lao động thanh niên nông thôn trực tiếp tham gia,

tạo điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, từ đó tự xác

định được phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương.

Xây dựng dự án, chương trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn kỹ

thuật cho thanh niên nông thôn dựa trên quy hoạch phát triển chiến lược thanh niên

Thủ đô, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp Thủ đô

nói riêng phù hợp với nhu cầu của người lao động trên từng địa phương, nhằm tạo

điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thanh niên sau đào tạo ứng dụng kiến thức, kỹ năng

chuyên môn vào thực tiễn sản xuất, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện

đại, chú trọng các kỹ thuật ứng dụng sản xuất nông nghiệp trong các ngành: nuôi

trồng thủy sản, trồng rau sạch, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi theo mô hình trang trại,

các loại cây trồng có giá trị kinh tế như: phật thủ, cây cảnh bonsai…; đối với lĩnh

vực công nghiệp cần chú trọng đào tạo kỹ thuật, chuyên môn về chế biến, bảo quản

nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch, thuộc da, dệt kim…; đặc biệt đối với một số

nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn Thành phố như: đồ gỗ, mây tre

đan, dệt lụa, nón, đồ gốm, tranh sơn mài,…để cải thiện công nghệ, phương thức sản

xuất hàng hóa đa dạng về mẫu mã, nâng cao chất lượng thành phẩm cung ứng ra thị

trường, phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho thanh niên nông thôn gắn với

quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, khu vực địa bàn nông

thôn của Thành phố, gắn với nhu cầu thị trường lao động và người học thông qua

công tác thu thập thông tin, điều tra, khảo sát nhu cầu của người lao động và sử

dụng lao động phù hợp với các lứa tuổi, giới tính; xây dựng dự báo cung – cầu lao

động trong tương lai; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào đối tượng từ 15

- 24 tuổi vì đây là nhóm đối tượng thanh niên có nguy cơ thất nghiệp cao hơn so với

các lứa tuổi khác, bên cạnh đó, ở nhóm lứa tuổi này, việc học tập, tiếp thu khoa học

kỹ thuật cũng tốt hơn so với lứa tuổi khác.

Page 168: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

157

Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi với các tỉnh, thành trong vùng, cả nước

và một số quốc gia về công tác đào tạo, trang bị kiến thức kỹ thuật chuyên môn, đào

tạo lại cho lực lượng lao động thanh niên nông thôn; từ đó đúc rút bài học kinh

nghiệm trong triển khai tại Hà Nội và các địa phương.

4.3.3.1.2. Nâng cao kỹ năng, tác phong làm việc

Xây dựng chiến lược phát triển thanh niên trung và dài hạn; tập trung nâng

cao chất lượng giáo dục trong đó chú trọng đào tạo cho học sinh THPT (trung hạn)

và các bậc học dưới (dài hạn) các kỹ năng như: Kỹ năng cứng (kỹ năng công việc):

Nghề phổ thông; Ngoại ngữ; Áp dụng công nghệ thông tin (sử dụng máy tính); Kỹ

năng mềm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng làm việc nhóm; Tư duy

sáng tạo và quyết đoán; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Khả năng làm việc độc lập; Kỹ

năng quản lý thời gian; Học suốt đời và kỹ năng quản lý thông tin.

Để trang bị những kỹ năng này, các môn học ở bậc phổ thông như kỹ năng

sống, thực hành hướng nghiệp, giáo dục công dân phải được quy định là các môn

học bắt buộc. Yêu cầu về thực tập/kiến tập tại doanh nghiệp hay cơ quan cũng cần

được quy định như một yêu cầu bắt buộc. Thời lượng tiết học đối với các môn học

này cần được xem xét, tính toán cân đối với các môn học khác. Đồng thời, các cơ

quan quản lý giáo dục cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các môn

học này ở bậc phổ thông. Hoạt động dạy nghề phổ thông cùng với hoạt động giáo

dục hướng nghiệp sẽ trang bị hành trang lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cho

thanh niên. Để dạy nghề phổ thông mang lại hiệu quả thiết thực như mục tiêu Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã đề ra, các nhà trường trên địa bàn cần nâng cao nhận thức

về vai trò, mục tiêu của dạy và học nghề phổ thông. Hiện nay có nhiều nghề mà

doanh nghiệp cần nhưng các trường, cơ sở dạy nghề chưa đào tạo như dệt len, lụa,

thêu tay, sản xuất gốm sứ, thủ công mỹ nghệ… Những nghề này có thể đưa vào

chương trình đào tạo nghề phổ thông. Cần quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu hoạt

động tập thể thông qua duy trì các câu lạc bộ để trao đổi các vấn đề gia đình, xã hội;

tổ chức nhiều và thường xuyên hơn các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu

quả giáo dục kỹ năng mềm.

Page 169: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

158

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về tác phong công

nghiệp cho thanh niên nông thôn; phát huy tối đa vai trò của tổ chức Đoàn thanh

niên các cấp thông qua các hoạt động thi đua, phong trào hành động của tổ chức

Đoàn nhằm tuyên truyền, định hướng, giáo dục về tác phong công nghiệp cho đoàn

viên, thanh niên tại vùng nông thôn, làm cho thanh niên nông thôn hiểu được tầm

quan trọng của vấn đề xây dựng tác phong công nghiệp và chủ thể hưởng lợi chính

là thanh niên, qua đó từng bước xóa bỏ tác phong nông nghiệp. Xây dựng đội ngũ

tuyên truyền viên, chuyên gia trong việc tổ chức các buổi tiếp xúc, trao đổi cho học

sinh, thanh niên ngoại thành, đặc biệt là thanh niên tại các trường TCCN, TCDN về

những kỹ năng, tác phong cần thiết cho xin việc như: tính kỷ luật, tính chuyên

nghiệp trong thực hiện công việc, quản lý thời gian…

Xây dựng chương trình đào tạo tác phong công nghiệp, kỹ năng cứng, kỹ

năng mềm phù hợp cho thanh niên nông thôn tham gia các lớp tập huấn, khóa đào

tạo phục vụ xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực và quốc tế. Chú trọng

thông tin đầy đủ về văn hóa, tác phong, pháp luật của đất nước sở tại.

4.3.3.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo nghề

4.3.3.2.1. Đổi mơi, nâng cao chất lượng công tác giáo dục phổ thông

Nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục phổ thông theo tiêu

chuẩn quốc gia; tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường,

nâng cao chất lượng và chăm lo cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên giỏi tại

khu vực nông thôn, cải tiến đổi mới phương thức quản lý, giảng dạy theo hướng

ứng dụng nhiều hơn nữa khoa học kỹ thuật, thông tin, chú trọng thực hành, ứng

dụng lý thuyết vào thực tế giảng dạy và học tập; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc

xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo.

Huy động vốn đầu tư để phát triển nguồn nhân lực; Phát triển mạng lưới cơ sở

đào tạo nghề phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm

đòa tạo, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển

của Thành phố; Trong quy hoạch cần đề ra hệ thống giải pháp để thực hiện quy hoạch

phát triển nguồn nhân lực; cụ thể hóa bằng các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Page 170: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

159

thanh niên nông thôn tại các huyện ngoại thành; Tổ chức đánh giá việc thực hiện quy

hoạch nhằm điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

4.3.3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Thực hiện xã hội hoa, đa dạng hoa đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn: kết hợp

giữa loại hình đào tạo nghề truyền thống (trường, trung tâm đào tạo nghề) với việc

đào tạo nghề qua công việc (thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất). Tập trung

duy trì đào tạo nghề thường xuyên tại nơi làm việc, kết hợp dạy nghề ở trường,

trung tâm với thực tập tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD)

và dịch vụ. Thu hút người có tay nghề cao trong các làng nghề, doanh nghiệp cùng

tham gia đào tạo, giảng dạy và hướng dẫn thực hành trực tiếp cho học viên. Phát

triển đào tạo nghề tại chỗ cho thanh niên trong các lĩnh vực nông, lâm,ngư nghiệp

nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Kết hợp giữa đào tạo

nghề ngắn hạn với đào tạo nghề dài hạn; đào tạo nghề ngắn hạn giúp thanh niên

nông thôn nhanh chóng có việc làm ổn định bước đầu, còn đào tạo nghề dài hạn

hướng tới sự phát triển ngành nghề trong tương lai, đón đầu tiến bộ khoa học kỹ

thuật hiện đại để đưa vào chương trình dạy nghề.

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề: Tiếp tục đẩy mạnh các chính sách

giao đất (cho thuê đất), miễn giảm thuế… khuyến khích các thành phần kinh tế

thành lập cơ sở dạy nghề, tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Huy động

các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, các trường

đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã

hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên,

trung tâm giáo dục kĩ thuật hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập

cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, trang trại, nông trường, lâm

trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ … có đủ

điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định

trong kế hoạch đào tạo nghề của Thành phố và được cung cấp chương trình, giáo

trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Page 171: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

160

Phát triển hình thức dạy nghề tại chỗ, cần hỗ trợ trực tiếp cho các doanh

nghiệp thực hiện các hoạt động đào tạo đảm bảo tính hiệu quả và bền vững đồng

thời tạo sự bảo đảm nhất định cho người lao động sau khi được dạy nghề. Tại các

DN có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành. Cần

có chính sách miễn, giảm thuế thu nhập DN hoặc trích một phần thu nhập trước

thuế để thực hiện đào tạo nghề trong các DN, khuyến khích các DN tham gia đào

tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại DN; tuy nhiên cũng cần có sự quản lý,

giám sát chặt chẽ đối với chất lượng, việc thực hiện cam kết sau đào tạo của DN

nhằm đảm bảo người lao động có được việc làm ổn định, thu nhập tịnh tiến theo kết

quả lao động.

Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn phù hợp vơi quy hoạch phát triển

của vùng và ngành nghề theo đặc điểm, xu hương đã đặt ra

Ưu tiên đào tạo nghề trong những lĩnh vực, ngành nghề mũi nhọn, trọng

điểm trong chiến lược phát triển KT- XH của Thành phố cũng như địa phương, ưu

tiên đào tạo cả các nghề khó thu hút lao động nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành nghề

đào tạo, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp.

Đối với từng lĩnh vực ngành, nghề khác nhau, cần chú ý xây dựng quy hoạch

phát triển phù hợp, cân đối với đặc điểm, tình hình của từng địa phương, từng lĩnh

vực, tránh gây tình trạng tập trung đào tạo nghề vào những ngành đang đem lại hiệu

quả tức thì xong sau đào tạo lại dư thừa lao động gây lãng phí nguồn nhân lực.

Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng các đơn vị đào tạo nghề găn vơi nhu

cầu của sản xuất và thị trường lao động

Các Sở, Ban ngành chức năng trong bộ máy chính quyền TP cần chủ trì sự

phối hợp giữa các trường, trung tâm dạy nghề với các doanh nghiệp và cơ sở sản

xuất trên địa bàn trong việc xây dựng các chương trình dạy nghề phù hợp với với

nhu cầu của sản xuất và thị trường lao động. Đầu tư xây dựng hệ thống chương

trình, giáo trình dạy nghề linh hoạt, chú trọng việc thực hành, nâng cao tay nghề của

người lao động.

Page 172: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

161

Xây dựng cơ chế đặc thù ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên giỏi, có chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy cả lý thuyết và thực hành, có khả năng

tham gia nghiên cứu độc lập, nghiên cứu nhóm trong lĩnh vực đào tạo nghề, nhất với

giáo viên là chuyên gia trong một số lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, mũi nhọn mà

Thành phố đang hướng đến phát triển trong tương lai. Tiếp tục đầu tư thỏa đáng trong

đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn, trung hạn và

dài hạn của Thành phố, ưu đãi tuyển dụng, tăng thu nhập, đảm bảo các điều kiện sống

để thu hút tham gia gắn bó với công việc giảng dạy tại địa phương vùng nông thôn.

Bố trí nguồn kinh phí thỏa đáng đầu tư và hỗ trợ về tài chính đối với các đơn

vị đào tạo nghề. Đối với các cơ sở đào tạo nghề thuộc sự quản lý trực tiếp từ Thành

phố cần có chính sách hỗ trợ đầu tư hợp lý theo hướng lên thẳng hiện đại, có tính đến

xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhu cầu thị trường lao động trong tương lai; tập

trung đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phụcvụ việc dạy nghề;

khuyến khích xã hội hóa các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, bao gồm vốn từ ngân

sách nhà nước, tư nhân, nước ngoài; có cơ chế thu hút và sử dụng vốn linh hoạt, kết

hợp vốn tự có và vốn vay, áp dụng hợp tác công- tư trong xây dựng và điều hành các

trường, cơ sở đào tạo nghề. Xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đối với các cơ sở đào tạo

nghề tại khu vực nông thôn, theo đó các đơn vị sẽ được Nhà nước ưu đãi về đất đai,

thuế, phí, lệ phí, vốn và tín dụng... để hỗ trợ các cơ sở dạy nghề mở rộng quy mô và

nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động thanh niên nông thôn; thực hiện cải cách

thủ tục hành chính trong việc cho vay theo hướng tạo thuận lợi cho đối tượng vay

đồng thời vẫn kiểm soát được việc sử dụng vốn.

4.3.4. Kết nối cung cầu lao động

4.3.4.1. Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn.

Tập trung tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên,

học sinh trường THPT, dạy nghề và các lực lượng ngoài xã hội về ý nghĩa và tầm

quan trọng của công tác hướng nghiệp. Hướng nghiệp phải là yêu cầu bắt buộc và

tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị giáo dục, đào tạo. Tổ chức các hội

Page 173: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

162

thảo, truyền thông rộng rãi trong xã hội để nâng cao vị thể, vai trò của các môn học

giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT và TCCNDN.

Các bộ, ngành và chính quyền Hà Nội cần đổi mới, cải tiến việc dạy, học cho

giáo viên và học sinh, thường xuyên lồng ghép các nội dung hướng nghiệp vào các

chuyên đề, bài giảng, giáo trình học tập, nghiên cứu nhằm trang bị đầy đủ nhận thức

định hướng và phát triển các kế hoạch nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.Tập

trung đào tạo sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, chú trọng việc thực hành, ứng

dụng vào thực tiễn giúp học sinh sau khi hoàn thành chương trình học có thể vận

dụng ngay vào nghề nghiệp đã chọn.

Thành lập tổ chức về công tác hướng nghiệp ở cơ sở dạy nghề. Để công tác

hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện có tổ chức, nề nếp, không tuỳ tiện đồng

thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác hướng nghiệp cần phải hình

thành tổ chuyên trách về hướng nghiệp trong trường dạy nghề. Lựa chọn những cán

bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và hứng thú với công tác hướng nghiệp. Có cơ cấu

hợp lý và cơ chế hoạt động rõ ràng, minh bạch, phối hợp tốt với các tổ chức khác

trong cơ sở để đảm bảo hiệu quả của công tác hướng nghiệp.

Thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với trường phổ thông. Tạo ra mối

liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và trường phổ thông, có kế hoạch công tác rõ

ràng về nội dung hợp tác, thời gian thực hiện và trách nhiệm của mỗi bên nhằm

nâng cao hiệu quả hướng nghiệp cho học sinh. Nội dung hợp tác có thể bao gồm:

giới thiệu ngành nghề đào tạo, dạy nghề hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khoá hay tư

vấn nghề nghiệp tại trường phổ thông...

4.3.4.2. Dự báo, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hoàn

thiện hệ thống giao dịch việc làm trên thị trường lao động.

Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường lao động

Tập trung nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác dự báo; phối

hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế trong thực hiện phân tích, xây dựng mô

hình dự báo thị trường lao động phù hợp với điều kiện vùng nông thôn thành phố

Hà Nội; hoàn thiện hệ thống chính sách về thị trường lao động, chú trọng phát triển

Page 174: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

163

nguồn nhân lực về ngành lao động. Xây dựng giải pháp ưu đãi (tuyển dụng, tiền

lương, nơi ở, chỗ làm việc…) đối với các chuyên gia trong lĩnh vực dự báo lao động

việc làm nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo thông tin thị trường lao động

trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý, điều hành của chính quyền về thị

trường lao động.

Thành lập mạng thông tin quản lý nguồn nhân lực gồm hệ thống thông tin về

giáo dục đào tạo, hệ thống thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh xã hội hóa để

tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; tăng đầu tư phát triển

cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường, dịch vụ việc làm

cho lao động

Nâng cao chất lượng hoạt động của Sàn Giao dịch việc làm Thành phố. Phát

triển hệ thống các trang thông tin điện tử trực tuyến và phần mềm ứng dụng trên

điện thoại thông minh để cung cấp rộng rãi, miễn phí các thông tin tuyển dụng,

tuyển sinh cho người lao động trên internet. Tăng cường hoạt động tư vấn, giới

thiệu việc làm, học nghề cho thanh niên nông thôn, tìm việc tại Sàn Giao dịch việc

làm của Thành phố. Đầu tư phát triển hệ thống các Trung tâm giao dịch, giới thiệu

việc làm trên địa bàn; nghiên cứu mở rộng một số trung tâm, sàn giao dịch việc làm

tại các huyện ngoại thành đảm bảo tầng độ phủ thông tin đến người lao động nông

thôn, nhất là thanh niên.

Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động thống nhất từ

Thành phố, đến cấp cơ sở; Tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá, lưu trữ thông tin

về số lượng, chất lượng nguồn lao động thanh niên nông thôn; Phối hợp chặt chẽ

với doanh nghiệp để khai thác thông tin việc làm cần thiết, tìm hiểu kế hoạch và nhu

cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường

lao động; Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc

làm, nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo, tỷ lệ hoàn trả của đào

tạo…Cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án

phát triển.

Page 175: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

164

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn Hà Nội đòi hỏi quá trình hoàn

thiện, đổi mới đồng bộ về thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Trong quá trình này, việc làm của thanh niên nông thôn có ý nghĩa to lớn cả về kinh

tế, xã hội và tâm lý; nó là nội dung quan trọng của phát triển bền vững Hà Nội.

Cùng với xu thế canh tranh gay gắt trên thị trường hàng hóa dịch vụ, doanh nghiệp

đòi hỏi tuyển dụng lực lượng lao động trẻ khỏe và có năng lực trình độ cao để cạnh

tranh thắng lợi; đó cũng là quá trình tạo ra nhiều việc làm và việc làm tốt hơn cho

thanh niên khu vực nông thôn. Để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội cần kết hợp hài hòa việc coi trọng số lượng, cải thiện cơ cấu với nâng cao chất

lượng việc làm. Để đạt được các mục tiêu này, chính sách việc làm của Hà Nội cần

kết nối chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội trở thành một Thủ đô

văn minh, hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững; đồng thời, hệ thống giải pháp

việc làm cho thanh niên nông thôn của Thành phố cần đáp ứng nhu cầu chính đáng

của thanh niên về tạo việc làm và nâng cao giá trị của việc làm thanh niên.

Trong chương này, NCS phân tích bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế- xã

hội Hà Nội đến năm 2025, cơ hội- thách thức và nhu cầu việc làm của thanh niên

nông thôn Hà Nội trong điều kiện mới và đề xuất các mục tiêu, quan điểm việc làm

thanh niên nông thôn. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo việc

làm và chất lượng việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, bao gồm hoàn thiện

khung khổ pháp lý và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hà Nội,

kích thích tinh thần khởi nghiệp, lao động sáng tạo, phát triển cầu lao động, phát

triển cung lao động và những kết nối cung – cầu lao động hiệu quả.

Page 176: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

165

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của NCS đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về việc làm thanh

niên nông thôn, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm

thanh niên nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập của Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp về việc làm và tạo việc làm cho

thanh niên nông thôn Hà Nội, cụ thể:

1) Về lý luận, nghiên cứu cho thấy việc làm thanh niên nông thôn cần bao

hàm cả ba góc độ: (1) quy mô, số lượng việc làm; (2) các cơ cấu việc làm chủ yếu;

(3) chất lượng việc làm về thu nhập, điều kiện lao động đảm bảo an toàn và sức

khỏe, tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc, cơ hội được đào tạo và phát triển kỹ

năng. Để bảo đảm việc làm cho thanh niên nông thôn tại các thành phố lớn, tốc độ

đô thị hóa nhanh cần nghiên cứu cụ thể các đặc điểm nhu cầu của họ cũng như các

bối cảnh, điều kiện hiện tại và có biện pháp phù hợp để đáp ứng. Bảo đảm việc làm

cho thanh niên nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã

hội cũng như trong xây dựng nông thôn mới, phát triển con người. Có nhiều yếu tố

ảnh hưởng đến việc làm thanh niên nông thôn, nhưng chủ yếu gồm 4 nhóm: môi

trường pháp lý và chính sách liên quan; nhu cầu lao động và tổ chức sản xuất từ

phía doanh nghiệp; cung lao động và chất lượng cung lao động thanh niên; và kết

nối cung- cầu lao động.

2) Về thực tiễn, đánh giá việc làm thanh niên nông thôn ở Hà Nội cho thấy:

- Quy mô, số lượng việc làm nói chung thu hút đầy đủ lực lượng thanh niên

nông thôn tham gia thị trường lao động nhưng thất nghiệp thanh niên (cả hữu hình

và trá hình) còn nghiêm trọng, thời gian lao động chưa được sử dụng còn nhiều;

- Cấu trúc việc làm chưa hiện đại, tiến bộ, chưa chuyển kịp với cơ cấu kinh

tế và vẫn chủ yếu tập trung trong những ngành nghề năng suất thấp, giá trị gia tăng

không nhiều và đặc biệt là chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị sản xuất khu vực;

- Chất lượng việc làm thấp, thể hiện trên nhiều mặt, đặc biệt là về tinh

thần khởi nghiệp, thu nhập, vị thế, trình độ công nghệ, thời gian làm việc, tỷ lệ

lao động có ký kết hợp đồng lao động và được tham gia BHXH, BHTN thấp,

Page 177: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

166

điều kiện làm việc không đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động , người lao động

ít có cơ hôi được đào tạo phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp.

- Việc làm thanh niên nông thôn ở Hà Nội chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: (i)

thiếu đồng bộ giữa các quy định của khung khổ pháp lý và chậm trễ trong ban hành

văn bản hướng dẫn thực hiện, năng lực thực thi còn hạn chế; (ii) nhu cầu lao động

của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa cao và chưa hướng vào các ngành công nghệ

cao, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của các cơ sở còn ở mức thấp; (iii) vốn

nhân lực thanh niên hạn chế cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ và tính thích nghi với

các điều kiện lao động sản xuất mới; (iv) các trung gian kết nối cung- cầu lao động

kém hiệu quả.

3) Định hướng bảo đảm việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội cần tập

trung vào thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, sử dụng

hợp lý đất đai sản xuất và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đào

tạo nghề và cải thiện khả năng tìm việc, tự tạo việc làm của thanh niên; nâng cao

hiệu quả các hoạt động thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, tư vấn

hướng nghiệp cho thanh niên. Các giải pháp nhằm bảo đảm việc làm cho thanh niên

nông thôn Hà Nội tập trung vào các nhóm: hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao

năng lực thực thi chính sách, phát triển kinh tế, phân bố và sử dụng các nguồn lực

hiệu quả, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng một số chương trình

hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động thanh niên.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng nghiên cứu của NCS chắc chắn còn hạn chế.

Các hướng nghiên cứu dự định tiếp theo của NCS bao gồm:

- Đánh giá những tác động cụ thể của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội

đến việc làm của thanh niên nông thôn;

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu việc làm bền vững cho thanh niên nông thôn;

- Đánh giá năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu đối với cuộc Cách mạng

công nghiệp 4.0 của thanh niên nông thôn Hà Nội.

NCS xin chân thành cảm ơn các nhận xét đánh giá của các Thầy, Cô.

Page 178: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

167

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. “Để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội” Tạp chí Kinh tế và

Dự báo (Số 13, tháng5/2017), tr.51-53.

2. “Thành phố Hà Nội: Khởi nghiệp với ứng dụng công nghệ cao - những thuận lợi, khó

khăn và giải pháp”, Tạp chí Công thương (Số 2, tháng2/2018), tr.171-174.

3. “Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội thời kỳ cách mạng công nghiệp

4.0”, Tạp chí lao động và xã hội (Số 572, tháng 4/2018), tr.41-43.

Page 179: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

168

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Đoàn thanh niên thành phố Hà Nội (2009), Đề án xây dựng quỹ

vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên

2. Ban chấp hành Đoàn thanh niên thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo số 80 Kết

quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm

3. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, Tổng cục Thống kê Việt Nam

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị

Quốc gia

5. Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2011-

2012, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công

nghiệp hoa, hiện đại hoa, Hà Nội 2013

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Đại hội Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo kết quả thực hiện

đề án 103

10. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội (2012), Đề án số 36 ĐA/TNHN ngày

16/5/2012 về “Tổ chức Tọa đàm Bí quyết tìm việc thành công”

11. Ngân hàng Phát triển châu Á (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện nền hành

chính công trong mọi thế giơi cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia

12. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 18/12/2006 về việc Ban hành chương trình

hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương

Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

13. Quốc Hội (2005), Luật Thanh niên năm 2006

14. Quốc Hội (2012), Bộ luật Lao động nươc CHXHCN Việt Nam, sưa đổi bổ sung năm 2012

Page 180: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

169

15. Sở lao động thương binh và xã hội (2010,2011,2012), Báo cáo công tác lao

động, thương binh và xã hội năm 2010, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

16. Sở lao động thương binh và xã hội (2011), Báo cáo công tác lao động, thương

binh và xã hội năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012

17. Sở lao động thương binh và xã hội (2012), Báo cáo công tác lao động, thương

binh và xã hội năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012

18. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7

năm 2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2010

19. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7

năm 2008 phê duyệt Đề án Hỗ trợ Thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn

2008-2015

20. Thủ tướng Chính phủ, (2009 ), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê

duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

21. Thủ tướng Chính phủ, (2010), Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mơi giai đoạn 2010 -2020

22. Thủ tướng Chính phủ, (2010), Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011

phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

23. Tổng cục Thống kê (2015): Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam

năm 2014

24. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015

25. Tổng cục Thống kê - UNFPA, Kết quả Điều tra Di cư nội địa quốc gia năm

2015- Một số chỉ tiêu chủ yếu

26. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Đề án Hỗ trợ

thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015

27. Trung tâm Dịch vụ Việc làm thanh niên Hà Nội (2002), Giải pháp đào tạo, dạy

nghề, tạo việc làm cho thanh niên để củng cố, phát triển làng nghề Hà Nội, Báo cáo

tổng hợp đề tài mã số 01X-07/2.1.2002-1.

28. Trung tâm Dịch vụ Việc làm thanh niên Hà Nội (2003), Xây dựng nội dung và

phương thức tuyên truyền hương nghiệp, tư vấn đào tạo nghề nghiệp cho lao động

Page 181: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

170

trẻ Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài cấp thành phố mã số 01X-06/07-2003

29. Trung tâm Dịch vụ Việc làm thanh niên Hà Nội (2006), Ứng dụng một số mô

hình dạy nghề ngăn hạn cho thanh niên ngoại thành Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài

mã số 01/X-06/05-2006-2

30. Trung tâm Tin học, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu Thống

kê Việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, Nxb Lao động - Xã

hội, Hà Nội

31. Từ điển kinh tế học Pengiun

32. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Phê duyệt chương trình giải quyết

việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 3510/QĐ-UBND

ngày 16/7/2010

33. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Quyết định về việc phê duyệt

chương trình việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

34. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Về phát triển văn hoa, xã hội, nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai

đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 30/12/2011 của UBND thành

phố về chương trình 04/Ctr-TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội

35. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch số 150 Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ

tương Chính phủ phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011 -2015

36. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Đào tạo nghề cho lao động nông

thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội, Kế hoạch số

112/KH-UBND ngày 24/8/2012

37. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tình hình thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia về việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội

38. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo số 107 sơ kết 3 năm thực

hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn

thành phố Hà Nội, nhiệm vụ năm 2013

Page 182: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

171

39. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo số 187 Việc thực hiện

chính sách pháp luật về tạo việc làm găn vơi đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến 1/9/2013

40. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao

động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ –TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội năm

2013

41. UNDP (2012), Sáng kiến quản lý về giơi và chính sách kinh tế ở Châu Á-Thái

Bình Dương: việc làm và thị trường lao động, Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương

xuất bản, Thái Lan

42. Ngô Quỳnh Anh (2012), Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên

Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học KTQD

43. Mai Ngọc Cường (2012), Chính sách xã hội đối vơi di dân nông thôn- thành thị,

NXB Đại học kinh tế quốc dân

44. An Đình Doanh (2006), "Việc làm của thanh niên nông thôn- thực trạng và giải

pháp", Tạp chí Nông thôn mơi, (172)

45. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hương nghề nghiệp cho

thanh niên, NXB Lao động xã hội

46. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia\

47. Jhon Moynard Keynes (1936), Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ,

NXB Giáo dục, Hà Nội

48. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình Chính sách kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa học quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật

49. Harry T.OShima (1992), “Tăng trưởng kinh tế ở châu Á gio mùa”, NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội

50. Lưu Khương Hoa, Văn hoa và lối sống thanh niên ngoại thành Hà Nội, Tạp chí

VHNT số 378, tháng 12-2015

51. Li Luping (2009), Biến đổi thu nhập hộ gia đình ở nông thôn Trung Quốc, Hội

thảo quốc tế về kinh tế nông nghiệp, Bắc Kinh, Trung Quốc

Page 183: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

172

52. Lê Thanh Liêm, Bài học kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực

hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mơi, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành

phố Hồ Chí Minh- số 4(49), năm 2016

53. Hoàng Thúy Linh (2010), Tìm hiểu việc thực hiện chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ

tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Luận văn

thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

54. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trình Kinh tế phát triển,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

55. Ngọc Minh, Nưa số người thất nghiệp ở Việt nam là thanh niên niên, truy cập

ngày 10/5/2013 tại địa chỉ:http://www.VnExpress.net

56. (a) Nguyễn Bá Ngọc, Vấn đề thừa lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí

Lao động và Xã hội, số 314-315, tháng 7/2007, trang 56-58 và 61. (b) Nguyễn Bá

Ngọc, Thất nghiệp thanh niên và vấn đề hương nghiệp cho thanh niên, Tạp chí Nghiên

cứu Kinh tế, số 345, tháng 2/2007, trang 38-45

57. Nguyễn Bá Ngọc và nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Đề

tài cấp Nhà nước KX.01.04/11-15 “Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động

chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hương

công nghiệp hoa, hiện đại hoa” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng

điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15 Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý

kinh tế Việt Nam đến năm 2020

58. Trần Minh Ngọc (chủ trì) (2009), Việc làm của nông dân trong quá trình CNH,

HĐH vùng đồng băng sông Hồng đến năm 2020, đề tài khoa học cấp Bộ do Viện

Kinh tế thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện

59. Nguyễn Văn Nhường (2011), “Chính sách an sinh xã hội vơi người nông dân

sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Băc Ninh)”,

LATS Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

60. Nolwen Heraff – Jean Yves Martin (2000), Lao động, việc làm và nguồn nhân

lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mơi

61. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người co đất bị thu hồi

Page 184: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

173

để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các

công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, đề tài khoa học cấp Nhà nước, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội

62. Nguyễn Văn Sơn (2008), “Giải quyết việc làm cho thanh niên ở Hà Tĩnh”, Tạp

chí Lao động và Xã hội, (326), tháng 1/2008

63. Nguyễn Đình Tấn (1995), “Những đặc trưng và xu hương biến đổi của cơ cấu

xã hội nghề nghiệp nươc ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị”, Đề tài

cấp Nhà nước KX-07-05-05, Hà Nội

64. Trương Bá Thanh, Đào Hữu Hòa (2010), Vấn đề di dân trong quá trình đô thị

hóa- Từ lý luận đến định hương chính sách, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà

Nẵng số 3(38).2010

65. Nguyễn Văn Thắng (2014), Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng

thu hồi đất của Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học KTQD Hà Nội

66. Đặng Thị Phương Thảo (2010), Việc làm cho thanh niên trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận văn Th.s, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia HCM

67. Nguyễn Việt Tiến (2012), Chính sách việc làm ở Việt Nam hiện nay và định

hương hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 181, T7/2012, trang 40

68. Nguyễn Tiệp (2007), “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh

niên”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (124), tháng 10/2007

69. Bùi Anh Tuấn (2014), Báo cáo Ban Chỉ đạo chương trình 02/Ctr-TU của Thành

ủy Hà Nội về "phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mơi, từng bươc nâng

cao đời sống nông dân" năm 2011, 2012, 2013, 9 tháng đầu năm 2014, NXB Thống

kê, Hà Nội

70. Tuan Francis, Somwaru Agap, Diao Xinshen, Lao động nông thôn di cư, đặc điểm

và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp Trung Quốc

71. Z.Wisniewski, Chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động ở Cộng

hoà Liên bang Đức( tiếng Ba lan ), NXB Đại học M.Kopernika, Torun 1994, Balan,

tr.31

Page 185: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

174

72. Tài liệu Internet, website:

- http://www.hanoi.gov.vn

- http://thongkehanoi.gov.vn/

- http://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

- http://www.laodong.com.vn/Home

Tiếng Anh

73. ADB, Labour Market in Asia: Promoting full, productive and recent

employment, ADB Manila Philippines 2005; Labor market policies for the 1990s,

OECD, Paris 1990, p.93-95; Z.Wisniewski

74. Cambridge English Dictionary,

https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/job-creation.

75. ILO (2010), Employment Services, ILO programmes

76. ILO (2015), National Employment Policy: A guide for worker’s organizations,

Geneva, pp 56-58

77. WB, World Development Report - Jobs, Washington, DC 2013

78. Jennifer Cheung (2012), China's inland growth gives rural laborers more

opportunities near

79. Layard, R. (1982). "Youth unemployment in Britain and the United

States compared", in R.B. Freeman and D.A. Wise (eds.): The youth labor market

problem (Chicago,University of Chicago Press)

80. Lynch,L.MvàRichardson,R(1982)“UnemploymentofyoungworkersinBritain”,Bri

tishJournalofIndustrialRelations

81. Makeham,P(1980)“Youthunemployment”,DepartmentofEmploymentResearchPa

perNo.10Manning,C;Junankar

82. Manning.C(1998)."Choosyyouthorunwantedyouth-

Asurveyofunemployment",inBulletinofIndonesianEconomicStudies(Canberra)

83. O’Higgin(1995),Youngpeopleinandoutofthelabourmarket,PhDthesis(Florence,Eu

ropeanUniversityInstitute)

84. OECD (2010), Local Development and Job Creation, Policy Brief

Page 186: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

175

Ren Mu và Dominique van de Walle (2006), Left behind to farm? Women's Labor

Re-Allocation in rural China, World Bank.

85. ILO, Decent job for rural youth, Geneva 2017.

86. WB, Creating opportunities for rural youth is more urgent than ever, W.DC

2017.

Page 187: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

176

PHỤ LỤC 1

CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI

(Dành cho thanh niên nông thôn)

Để nắm bắt được thực trạng về việc làm, tạo việc cho thanh niên nông thôn

Hà Nội trong bối cảnh hiện nay và đánh giá, đo lường tác động của các yếu tố tác

động đến tạo việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất những giải

pháp, kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội trong thời gian tới, xin Bạn vui lòng trả lời một số thông tin trong phiếu điều tra

dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô tương ứng, cho điểm vào ô tương ứng hoặc

ghi rõ thông tin với những câu hỏi “Mở”.

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Bạn!

Ngày tham gia phỏng vấn:_____/______/ 201__

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: ______________________________________

2. Địa chỉ: _______________________________________

3. Giới tính: Nam ; Nữ

4. Trình độ học vấn:

Không biết chữ

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

5. Trình độ chuyên môn:

Không biết chữ

Công nhân kỹ thuật

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Sau đại học

6. Tham gia tổ chức chính trị: Đảng viên Đoàn viên

M1

Page 188: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

II. THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH

1. Quan hệ của bạn với chủ hộ:

Chủ hộ Thành viên trong gia đình

2. Hộ gia đình bạn thuộc ngành nghề nào:

Thuần nông

Hộ ngành nghề

Hộ dịch vụ

Hộ hỗn hợp

1. Theo tiêu chí mới, kinh tế nhà bạn được xếp vào loại nào?

Hộ giàu

Hộ khá

Hộ trung bình

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

II. THÔNG TIN CÔNG VIỆC CÁ NHÂN

1. Tình trạng công việc hiện tại của bạn?

Đang đi làm Không đi làm

Đang tìm việc Có công việc tạm thời

Khác (ghi rõ) __________________

(Nếu không xin chuyển sang câu số 13)

2. Công việc hiện tại là công việc thuộc thành phần kinh tế nào?

Nhà nước

Tư nhân

Đầu tư nước ngoài

3. Lĩnh vực hoạt động của công việc?

Nông, Lâm, Ngư nghiệp

Công nghiệp xây dựng

Giáo dục - Đào tạo

Dịch vụ

Page 189: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

2. Công việc của bạn đang làm có phù hợp với ngành nghề được đào tạo

không?

Có Không

Nếu có hãy đánh giá công việc:

Phù hợp với khả năng chuyên môn

Không phù hợp với khả năng chuyên môn

Khó đánh giá

5. Công việc so với thời gian lao động như thế nào?

Đủ thời gian lao động

Không đủ thời gian

Khó trả lời

6. Môi trường điều kiện lao động như thế nào?

Tốt

Chưa tốt

Khó đánh giá

7. Mức độ bằng lòng về thu nhập thực tế hiện nay của Bạn như thế nào?

Bằng lòng

Chưa bằng lòng

Khó đánh giá

8. Tự đánh giá kiến thức bản thân người lao động?

Nội dung Tốt Chưa tốt Khó đánh giá

Kiến thức chung về xã hội

Kiến thức về chuyên ngành

Kiến thức về pháp luật và nội quy lao động

9. Được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật?

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không có

Page 190: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

10. Về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ thuật?

Có nhu cầu

Khôg có nhu cầu

11. Về chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động?

Tốt

Chưa tốt

Khó đánh giá

12. Bạn có hài lòng với công việc đang làm không?

Có Không

13. Vấn đề người lao động quan tâm khi tìm kiếm việc làm?

Thù lao, thu nhập

Điều kiện làm việc

Điều kiện sống

14. Bạn có được tiếp cận thông tin lao động, việc làm?

Có tiếp cận

Không tiếp cận

Không được tiếp cận

15. Được tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua các kênh thông tin nào?

Thông qua dịch vụ việc làm

Thông qua bạn bè, người thân

Thông qua tìm kiếm của cá nhân

16. Nguồn thông tin về công việc bạn thường tìm hiểu qua hình thức nào?

Tình cờ

Người quen giới thiệu

Tự đến gặp nhà tuyền dụng

Tự khởi nghiệp

Đọc báo giấy

Xem tờ rơi

Đọc báo mạng

Qua ngày hội việc làm

Khác (ghi rõ) __________________

Page 191: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

17. Bạn kỳ vọng về công việc của bạn trong tương lai như thế nào?

Tiếp tục được làm công việc như hiện nay

Chuyển đổi sang công việc khác

Được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn

Được học tập để chuyển đổi nghề nghiệp tại địa phương

Được học nghề để làm việc mới tại các Thành phố

Được học tập để đi lao động nước ngoài

Được hỗ trợ nguồn vốn/ vay vốn để tự khởi nghiệp

Khác (ghi rõ) __________________

18. Về cơ hội việc làm ở địa phương bạn

Dễ tìm việc làm

Khó tìm việc làm

19. Các cơ quan lãnh đạo của địa phương có quan tâm đến công việc của thanh niên

nông thôn không?

Có Không

20. Bạn có nhận xét gì về chính sách việc làm nơi địa phương cư trú

Tốt

Chưa tốt

Khó đánh giá

21. Đoàn thanh niên có hỗ trợ bạn trong quá trình tìm việc, làm việc và phát triển

đầu ra công việc cho bạn không?

Có Không

22. Bạn hãy nhận xét kết quả chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động về

việc làm cho thanh niên làm mà chính quyền và tổ chức Đoàn thanh niên đã và đang

làm tại địa phương bạn trong thời gian qua? (trong đo 5 là tốt nhất, 1 là kém nhất)

Nội dung 1 2 3 4 5

Tác động đến việc làm trong nông nghiệp

Tác động đến việc làm trong công nghiệp

Tác động đến việc làm trong lĩnh vực dịch vụ

Hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm

Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên

Hỗ trợ tín dụng (cho thanh niên vay vốn sản xuất và lập nghiệp)

Hỗ trợ xuất khẩu lao động

Page 192: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

23. Bạn hãy nhận xét kết quả chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động về

việc làm cho thanh niên làm mà chính quyền và tổ chức Đoàn thanh niên đã và đang

làm tại địa phương bạn trong thời gian qua? (trong đo 5 là tốt nhất, 1 là kém nhất)

Nội dung 1 2 3 4 5

Hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, CLB nghề nghiệp

Phát triển trang trại trẻ

Mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi

Hình thức đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện

Xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội

24. Bạn đã qua lớp bồi dưỡng nghề nghiệp của các Trung tâm giới thiệu việc làm và

Dạy nghề thanh niên(TT GTVL & DNTN), các lớp do Đoàn thanh niên hoặc trung

tâm khác trên địa bàn tổ chức chưa?

Đã tham gia

Chưa tham gia

Lớp của TTGTVL& DNTN

Lớp của ĐTN

Lớp của trung tâm khác

Nếu đã tham gia, xin nhận xét mức độ đáp ứng yêu cầu của các chương trình

đào tạo bồi dưỡng đối với bạn? (trong đo 5 là tốt nhất, 1 là kém nhất)

Nội dung 1 2 3 4 5

Chất lượng của lớp

Kỹ năng tư vấn của báo cáo viên/ giảng viên

Tài liệu nâng cáo kiến thức về nghề nghiệp và việc làm

Cung cấp thông tin thị trường lao động

Hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin

Mức độ phù hợp về kinh phí

Khác (ghi rõ) ___________________

___________________

___________________

___________________

Page 193: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

25. Bạn có đề xuất, kiến nghị gì nhằm nâng cao hiệu giải quyết việc làm cho thanh

niên nông thôn tại địa phương bạn trong thời gian tới?

……………………………………………………………………………..………

……………………………………………………………………………..…………

………………………………………………………………………………………

…..……………………………………………………………………………………

………………..………………………………………………………………………

HẾT

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Bạn!

Page 194: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI

(Dành cho các nhà quản lý, sư dụng lao động)

Để nắm bắt được thực trạng về việc làm, tạo việc cho thanh niên nông thôn

Hà Nội trong bối cảnh hiện nay và đánh giá, đo lường tác động của các yếu tố tác

động đến tạo việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất những giải

pháp, kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội trong thời gian tới, kính mời quý đơn vị vui lòng trả lời một số thông tin trong

phiếu điều tra dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô tương ứng, cho điểm vào ô

tương ứng hoặc ghi rõ thông tin với những câu hỏi “Mở”.

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của quý đơn vị!

Ngày tham gia phỏng vấn:_____/______/ 201__

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: _____________________________________

2. Chức vụ: _____________________________________

3. Tên đơn vị: ____________________________________

4. Địa chỉ: ______________________________________

II. THÔNG TIN KHẢO SÁT

1. Loại hình sở hữu của đơn vị hiện tại?

Nhà nước

Tư nhân

Đầu tư nước ngoài

2. Lĩnh vực hoạt động?

Nông, Lâm, Ngư nghiệp

Công nghiệp xây dựng

Giáo dục - Đào tạo

Dịch vụ

3. Quy mô sử dụng lao động?

M2

Page 195: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

50 - 100

100 - 300

Trên 300

4. Nhu cầu cao nhất đối với loại hình lao động?

Quản lý

Kỹ sư

Lao động đã qua đào tạo nghề

Lao động giản đơn

5. Tiêu chí tuyển dụng lao động?

Bằng cấp/chứng chỉ

Năng lực (qua phỏng vấn)

Độ tuổi

Giới tính

Kinh nghiệm

Ưu tiên người địa phương

6. Khó khăn trong qúa trình tuyển dụng?

Không có

Khó đánh giá

7. Có phải tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng?

Không

Không trả lời

8. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng?

Đào tạo tại chỗ

Đào tạo trong nước

Đào tạo ở nước ngoài

Page 196: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

9. Mức độ hài lòng đối với kiến thức hiểu biết của người lao động?

Nội dung Hài lòng Chưa hài lòng Khó đánh giá

Kiến thức chung về xã hội

Kiến thức về chuyên ngành

Kiến thức về pháp luật

và nội quy lao động

10. Mức độ hài lòng đối với các tác phong, kỷ luật của người lao động?

Nội dung Hài lòng Chưa hài lòng Khó đánh giá

Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật lao động

Tinh thần trách nhiệm đối với công việc

Mức độ chuyên nghiệp của công việc

11. Các dạng hợp đồng lao động phổ biến được ký kết?

HĐLĐ KXĐ thời hạn

HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm

HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một

công việc nhất định mà thời hạn

dưới một năm

12. Các biện pháp sử dụng để thu hút lao động?

Tăng lương

Bổ nhiệm vào vị trí cao hơn

Đào tạo

Cung cấp các lợi ích khác ngoài lương

Biện pháp khác ___________________________________

13. Lợi thế cạnh tranh trong thu hút lao động phụ thuộc các yếu tố?

Chế độ thù lao, đãi ngộ

Điều kiện làm việc

Cách thức sử dụng lao động

Uy tín, thương hiệu

Page 197: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

14. Đánh giá quản lý nhà nước của địa phương đối với lao động?

Tốt

Chưa tốt

Khó đánh giá

15. Đánh giá hoạt động của Đoàn tại đơn vị (nếu có)?

Tốt

Chưa tốt

Khó đánh giá

16. Sự phối hợp với các trung tâm đào tạo, giới thiệu việc làm?

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không có phối hợp

17. Tham gia tuyển dụng lao động thông qua sàn giao dịch?

Không có

18. Quý đơn vị có đề xuất, kiến nghị gì nhằm nâng cao hiệu giải quyết việc làm cho

thanh niên nông thôn tại địa phương trong thời gian tới?

……………………………………………………………………………..………

……………………………………………………………………………..…………

………………………………………………………………………………………

…..……………………………………………………………………………………

………………..………………………………………………………………………

……………………………..………………………

HẾT

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của quý vị!

Page 198: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

BỘ CÂU HỎI

VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI

(Dành cho cán bộ quản lý các cấp)

Để nắm bắt được thực trạng về việc làm, tạo việc cho thanh niên nông thôn

Hà Nội trong bối cảnh hiện nay và đánh giá, đo lường tác động của các yếu tố tác

động đến tạo việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất những giải

pháp, kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà

Nội trong thời gian tới, kính mời quý vị vui lòng trả lời một số thông tin theo bộ câu

hỏi phỏng vấn.

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của quý đơn vị!

Ngày tham gia phỏng vấn:_____/______/ 201__

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: __________________________________________________

2. Chức vụ - đơn vị công tác: _____________________________________

II. THÔNG TIN PHỎNG VẤN

1. Xin đồng chí cho biết tình hình thanh niên và việc làm cho thanh niên tại địa

phương từ năm 2012 đến nay?

2. Xin đồng chí cho nhận định về việc tiếp cận thị trường lao động và các chính

sách hỗ trợ cho thanh niên được tiếp cận và phát triển công việc?

3. Đồng chí đánh giá như thế nào về các cơ quan, doanh nghiệp đóng quân trên địa

bàn sử dụng thanh niên tại địa phương?

4. Đồng chí đánh giá về việc chỉ đạo, triển khai của lãnh đạo địa phương đối với

việc giải quyết công việc cho thanh niên tại địa phương trong thời gian qua như thế

nào?

5. Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc hỗ trợ thanh niên tại địa phương tìm kiếm

việc làm như thế nào?

6. Đồng chí có đề xuất, kiến nghị gì nhằm nâng cao hiệu giải quyết việc làm cho

thanh niên nông thôn tại địa phương trong thời gian tới?

HẾT

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của quý vị!

Page 199: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHẢO SÁT

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT

STT Đơn vị tuyển dụng Địa chỉ

DOANH NGHIỆP QUY MÔ NHỎ (DƯỚI 50 NGƯỜI)

1 Cty TNHH Hàng Việt Tổng hợp Cát Quế, Hoài Đức

2 Cty CP TM và DV Lý Tuệ Vinh Liên Hà, Đông Anh

3 Doanh nghiệp tư nhân Quang Huy Xóm mới, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

4 Cty TNHH Bắc Phương Thạch Thất

5 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội -

An Dương

Số 76, phố An Dương, Phường Yên Phụ,

Quận Tây Hồ, Hà Nội

6 Cty CP Thắng Lợi Thọ An, Đan Phượng

7 Cty CP Tuấn Cường Trung Châu, Đan Phượng

8 Cty TNHH Đoàn Gia Trang Trúc Sơn, Chương Mỹ

9 Công ty Bột giặt Hoá chất Đức Giang 18/44 phố Đức Giang, phường Thượng

Thanh, Long Biên

10 Công ty Cổ phần Tư vấn Đào tạo và Phát triển

nhân lực ngành kinh doanh và tiếp thị

P505 tầng 5 tòa nhà Seaprodex, 20 Láng Hạ,

Đống Đa, Hà Nội

11 Cty Hùng Linh Vân Đình, Ứng Hòa

12 Cty TNHH 2/9 Hòa Xá, Ứng Hòa

13 Cty TNHH Bình An Văn Nhân, Phú Xuyên

14 Cty TNHH Hải Thực Phú Minh, Phú Xuyên

15 Cty TNHH SX và dịch vụ thương mại Đức

Tùng Phú Minh, Phú Xuyên

16 Cty TNHH XNK-TM-DV Quang Trung Vân Tảo, Thường Tín

17 Cty TNHH TM Thanh Tùng Thắng Lợi, Thường Tín

18 Cty TNHH Nam Khải Thắng Lợi, Thường Tín

19 Cty CP TM Quốc Oai TT Quốc Oai, Quốc Oai

20 Cty TNHH Ogino Vietnam 08 Vsip Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

21 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 11

Tầng 1, Văn phòng 6, khu đô thị mới Trung

Hòa - Nhân Chính, Phường Nhân Chính,

Quận Thanh Xuân, Hà Nội

22 Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Phúc An Thanh Lâm - Mê Linh

Page 200: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

23 Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thương

mại Thanh Thái Do Thượng - Tiền Phong - Mê Linh

24 Công ty TNHH SXTM và DV Nam Á Phương Trung - Thanh Oai

25 Công ty TNHH Ngọc Anh Minh Cao Viên - Thanh Oai

26 Công ty CP In Thường mại Hà Tây 15 Quang Trung - Phường Quang Trung -

Quận Hà Đông

27 Công ty Cổ phần Công nghệ và Giải pháp Tự

động hoá Việt Nam phố Trần Điền, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.

28 Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Đức

Tâm

Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà

Nội

29 Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ T- Tech

VN

Đường Phạm Hùng,Quận Nam Từ Liêm, Hà

Nội

30 Công ty cổ phần Liên Anh Thanh Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, Hà Nội

31 Công ty Cổ phần điện Đại Việt Kim Đồng - Giáp Bát - Hoàng Mai

32 Công ty TNHH Khải Minh Phúc Diễn, Q Bắc Từ Liêm, HN

33 Công ty CP Đầu tư Kinh tế Hồng Hà Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng Hà Nội

34 Công ty cổ phần tư vấn thiết kế điện Long

Giang

đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, TP. Hà

Nội

35 Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Ho.Re.Ca

Việt Nam giảng võ , đống đa ,hà nội

36 Công ty TNHH Thiết bị đo lường và điều

khiển Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội

37 Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Quà Tặng Số 1 Khu Văn Công Quân Đội, Mai Dịch, Cầu

Giấy, Hà Nội

38 Công Ty Tnhh Thiết Kế & Thi Công Nội Thất

Tân Đại Dương

Giao Tác, Xã Liên Hà, Huyện Đông Anh,

Thành phố Hà Nội

39 Công Ty Tnhh Thương Mại Dịch Vụ In Toàn

An

Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố

Hà Nội

40 Công Ty Tnhh Gipgroup Xã Phương Trung, Huyện Thanh Oai, Thành

phố Hà Nội

41 Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Đầu

Tư Dũng Minh

Xã Đan Phượng, Huyện Đan Phượng, Thành

phố Hà Nội

42 Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng & Công Nghệ

Nha Khoa Vitech

Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành

phố Hà Nội

43 Công ty CP Đầu tư và khai thác Hồ Tây 614 đường Lạc Long Quân, Phường Nhật

Tân, Quận Tây Hồ

Page 201: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

44 Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Phát Triển Nhà

Và Đô Thị Hà Nội

xã tứ hiệp, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hà

Nội

45 Công Ty Tnhh M.E Nhật Minh Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm,

Thành phố Hà Nội

46 Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Godgame Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận

Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

47 Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ

Thông Minh Itech Việt Nam

Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa,

Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

48 Công Ty Tnhh Quảng Cáo Và Thương Mại

Phú Hưng

Xã Đức Giang, Huyện Hoài Đức, Thành phố

Hà Nội

49 Công Ty Cổ Phần Y Học Hoàng Lộc Viên Phố Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba

Đình, Thành phố Hà Nội

50 Công Ty Tnhh Thông Tin Và Công Nghệ

Orange

Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành

phố Hà Nội

51 Công ty TNHH cung ứng công nghiệp VSC Vân Canh - Hoài Đức - Hà Nội

52 Công ty TNHH Giải Pháp Thương Hiệu Sao

Kim

Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân

Trung, Quận Thanh Xuân

53 Công Ty TNHH TFP Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP.Hà

Nội

54 Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Đầu Tư

Minh Vượng Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

55 Công Ty TNHH Dịch Vụ Hợp Tác Giáo Dục

Quốc Tế hường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

56 Công ty TNHH Cầu nối thương mại Việt Nhật Trần Quốc Toản, Phường Trần Hưng Đạo,

Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

57 Công Ty Cổ Phần Vvv Thương Mại Và Xây

Dựng Hoa Bằng, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy

58 Công Ty Cổ Phần Tầm Nhìn Đầu Tư Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

59 Công ty TNHH Mai sáng Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

60 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Văn

Hóa Thăng Long Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

61

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Và Sản

Xuất Công Nghiệp - Xí Nghiệp Xây Lắp Và

Khảo Sát Công Trình

Số 1, phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận

Hoàng Mai, Hà Nội

62 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Lắp Ii Số 36A, tổ 24, Thị trấn Đông Anh, Huyện

Đông Anh, Hà Nội

Page 202: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

63 Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Van

Bơm Boteli

Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,

Tp Hà Nội

64 Công Ty TNHH Thương Mại Và Thông Tin

Đức Việt

Phường Nam Đồng quận Đống Đa, thành phố

Hà Nội

65 Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và Cơ Khí Số 2 Đặng Thái Thân, , Quận Hoàn Kiếm, Hà

Nội

66 Công ty TNHH dịch vụ cung cấp thông tin và

thương mại Việt

Số 14 ngách 1, ngõ 178 Thái Hà, Đống Đa,

Hà Nội

67 C.ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình

128 - CIENCO1

24A phố Ao Sen, phường Mộ Lao, , Quận Hà

Đông, Hà Nội

68 Công ty CP Mai Động 310 Phố Minh Khai, Mai Động, Hoàng Mai,

Hà Nội

69 Công Ty Cổ Phần Emarco Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

70 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng 79

Số 11, ngõ 131, đường Nguyễn Văn Linh,

phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà

Nội

71 Công ty TNHH Amoro Việt Nam Số 15, Lô 14B Đường 5, Đô thị Trung Yên,

Cầu Giấy, Hà Nội

72 Doanh nghiệp Thiên Phát Xuân Thu La Phù, Hoài Đức

73 Công ty CP Cơ khí Cổ Loa Đường Uy Nỗ, Nguyên Khê, Đông Anh

74 Công Ty Cổ Phần Sông Hồng Số 6 70C phố An Dương, Phường Yên Phụ, Quận

Tây Hồ, Hà Nội

75 CN Công ty CP xây dựng số 1 Sông Hồng -

XN xây dựng 1.03

Số 72 An Dương, P. Yên Phụ, Phường Yên

Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

76 Công Ty TNHH Thạch Bích Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, Thành Phố

Hà Nội,

77 Công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư

nông nghiệp

Số 68 đường Trường Chinh,p.Phương Mai,

Quận Đống Đa, Hà Nội

78 Công ty TNHH đồ chơi Cheewah Khu Công nghiệp Phú Nghĩa

79 Công ty cổ phần thương mại dịch vụ An Biên

Hà Nội

Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Hai Bà

Trưng, Hà Nội

80 Công ty CP Thiết bị điện và Hệ thống tự động

hóa Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

81 Công ty TNHH Công nghệ tin học và viễn

thông DHK

KĐT Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà

Nội

82 Công ty cổ phần LICOGI13- xây dựng và kỹ Tầng 1 Đơn nguyên B toà nhà

Page 203: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

thuật công trình LICOGI13,đường Khuất Duy Tiến, Phường

Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

83 Công ty TNHH Hùng Minh Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

84 Công ty cổ phần công nghệ Hoàng Long phố Nguyễn Huy Tự, Phường Bạch Đằng,

Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

85 Công ty CP công Nghệ Môi Trường Sạch Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

86 Công ty TNHH New Toyo Dynapac Khu Công nghiệp Sài Đồng B

87 Công Ty TNHH Công Nghệ Và Phần Mềm Trí

Dũng Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

DOANH NGHIỆP QUY MÔ VỪA (50-100 NGƯỜI)

88 Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

89 Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ 1

Hà Tây Phú Lâm, Hà Đông, Hà Nội

90 Công ty CP Nhựa Hà Nội Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội

91 Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt

may 41A Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

92 Công ty CP sơn Jymec Việt Nam khu đô thị Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2,

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

93 Công Ty TNHH Thang Máy Thành Phát Bắc Linh Đàm - Phường Hoàng Liệt - Hoàng

Mai - Thành Phố Hà Nội

94 Công ty TNHH Figra Việt Nam Khu Công nghiệp Hà Nội - Đài Tư

95 Công ty Cổ phần The One Việt Nam Lê Đức Thị, Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, HN

96 Công ty CP Cơ khí chính xác số 1 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh

Xuân, Hà Nội

97 Công ty liên doanh Chế Tạo Mỹ Phẩm &

Hương Liệu Medicos -France Khu Công nghiệp Sài Đồng B

98 Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo

Phòng 1012, nhà V3 Khu đô thị Văn Phú,

đường Lê Trọng Tấn-Phường Phú La-Quận

Hà Đông

99 Công ty CP May Chiến Thắng 22 Thành Công, Phường Thành Công, Quận

Ba Đình

100 Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công

nghệ TKD Việt Nam

phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu giấy, TP Hà

Nội

101 Công ty in Công Đoàn Việt Nam Phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội

102 Công ty CP Vật tư thiết bị Dầu khí Việt Nam Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Phúc Lợi,

Quận Long Biên, Hà Nội

Page 204: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

103 Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP 193 Đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường

Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

104 Công ty TNHH Le Xim Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng,

Quận Long Biên, Hà Nội

105 Công ty CP Dược Phúc Vinh Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

106 Công ty Lưới điện Cao thế Miền Bắc Số 2 khu VP 1 BĐ Linh Đàm, Hoàng Liệt,

Hoàng Mai

107 Công ty TNHH chế tạo động cơ Zongshen Việt

Nam KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội

108 Công ty cổ phần Papertek Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội

109 Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng Hà Nội Phố Chính Kinh - Phường Nhân Chính - Quận

Thanh Xuân - Hà Nội.

110 Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc 20, Trần Nguyên Hãn, P. Lý Thái Tổ, Q.

Hoàn Kiếm

111 Công ty CP Hoá dầu Quân đội 1 Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình

112 Công ty VIJA TMC., JSC đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ,

quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

113 Công Ty TNHH May Cao Nguyễn Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

114 Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân

115 Công ty CP Chế tạo Máy điện Việt Nam -

Hungari Tổ 24 thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh

116 Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội Thôn Văn, Phan Trọng Tuệ, Xã Thanh Liệt,

H. Thanh Trì

117 Công ty CP May Thăng Long 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

118 Công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung 360 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân,

thành phố Hà Nội

119 Công ty CP Bia HN - Kim Bài Thị trấn Kim Bài, Huyện Thanh Oai

120 Công ty Cp ống sợi thủy tinh Vinaconex Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc, Xã Phú Cát,

Huyện Quốc Oai, Hà Nội

121 Công ty CP Điện tử Giảng Võ 168 Giảng Võ, Ba Đình

122 Công ty CP Cấp nước Sơn Tây Số 193 Đường Lê Lợi, Phường Lê Lợi, TX

Sơn Tây

123 Công ty TNHH YAMAGATA Việt Nam Khu Công nghiệp Thăng Long

124 Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ

khí

Số 240-242 Tôn Đức Thắng, phường Hàng

Bột, , Quận Đống Đa, Hà Nội

125 Công Ty TNHH Môi Trường Xanh Trường Thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP

Page 205: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

Giang Hà Nội

126 Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Du Lịch Nam

Cường

Phố Cung Trạm, xã Chu Minh, huyện Ba Vì,

TP Hà Nội

127 Công ty TNHH Discovery Diamonds Khu Công nghiệp Sài Đồng B

128 Công ty sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà

Nội

số 466 đường Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy,

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

129 Công ty TNHH Zuelig Pharma Việt Nam Khu Công nghiệp Sài Đồng B

130 Công ty cổ phần thương mại - xây dựng

Vinashin

Số 109 Quán Thánh, phường Quán Thánh, ,

Quận Ba Đình, Hà Nội

131 Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Số nhà B9, Lô 3, Khu đô thị mới Định Công, ,

Quận Hoàng Mai, Hà Nội

132 Công ty TNHH Tokyo Micro Việt Nam6. Khu Công nghiệp Thăng Long

133 Công ty TNHH Ohara Plastics Việt Nam

(O.P.V) Khu Công nghiệp Thăng Long

134 Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Và Xây Dựng

Nhà

Số 1 Đặng Dung, Phường Trúc Bạch, Quận

Ba Đình, Hà Nội

135 Công ty TNHH Parker Processing Việt Nam

(Ppv) Khu Công nghiệp Thăng Long

136 Công ty TNHH Điện Tử Jaewon Việt Nam Khu Công nghiệp Sài Đồng B

137 Công ty liên doanh Msa Hapro ( Msa. Hapro) Khu Công nghiệp Sài Đồng B

DOANH NGHIỆP QUY MÔ LỚN (100-300 NGƯỜI)

138 Công ty CP Cơ khí May Gia Lâm 104 Vũ Xuân Thiều. Quận Long Biên

139 Công ty TNHH Volex Cable Assembly

(Vietnam) Khu Công nghiệp Thăng Long

140 Công ty CP Diêm Thống Nhất Số 670, Ngô Gia tự, Phường Đức Giang,

Quận Long Biên

141 Công ty CP Đầu tư khai thác Cảng 39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm

142 Công ty CP Xích líp Đông Anh Số 11, Tổ 47 Thị trấn Đông Anh, Hà Nội

143 Công ty CP Du lịch Kim Liên Số 5 + 7 Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà Nội

144 Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội

145 Cty TNHH Vinacad KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội

146 Cty TNHH Bút chì Mitsubishi Vietnam KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội

147 Cty TNHH Sumitomo Heavy Industries

(Vietnam)

KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông

Anh, Hà Nội

148 Công ty CP Môi trường Hà Đông 121, Tô Hiệu, Quận Hà Đông

Page 206: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

149 Công ty CP Sách và thiết bị trường học Hà Nội 45B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

150 Công ty CP XNK Than - Vinacomin 47 Quang Trung - Phường Trần Hưng Đạo -

Quận Hoàn Kiếm

151 Cty TNHH Enplass KCN Thăng Long, Lô K3, huyện Đông Anh,

Hà Nội

152 Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng 121 -

Cienco1

Số 2, đường Ngọc Lâm, Phường Ngọc Lâm,

Quận Long Biên, Hà Nội

153 Công Ty Cổ Phần Sông Đà 12

Tầng 8 khối B tòa nhà Sông Đà, đường Phạm

Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ

Liêm, Hà Nội

154 Công ty TNHH Ryonan Electric Việt Nam Khu Công nghiệp Thăng Long

155 Công Ty Cổ Phần Tổng Bách Hóa 38 Phan Đình Phùng, Phường Quán Thánh,

Quận Ba Đình, Hà Nội

156 Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Dựng Số 10

Thăng Long

Số 49 Lãng Yên, Phường Thanh Lương, Quận

Hai Bà Trưng, Hà Nội

157 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 15 Số 53 đường Ngô Quyền, Phường Máy Chai,

Quận Ngô Quyền, Hà Nội

158 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Phát

Triển Hạ Tầng Vinaconex

Văn phòng 7, khu đô thị Trung Hòa - Nhân

Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh

Xuân, Hà Nội

159 Công ty TNHH Keinhing Muramoto Vietnam Khu Công nghiệp Thăng Long

160 Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông

Hồng - xí nghiệp xây dựng 1.02

Số 72 An Dương, phường Yên Phụ, Phường

Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội

161 C.ty TNHH Kishiro Việt Nam Xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

162 Công ty New Hope Hà Nội Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội

163 Công Ty Cổ Phần Phát Triển Xây Dựng Và

Xuất Nhập Khẩu Sông Hồng

Số 245 đường Nguyễn Tam Trinh, Phường

Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

164 Công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt

nam

Số A5, lô 11 khu đô thị mới định công,

Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà

Nội

165 Công Ty Cổ Phần Da Giầy Việt Nam

Tầng 2 Tòa nhà The Manor - Khu đô thị mới

Mỹ Đình, Xã Mễ Trì, Huyện Từ Liêm, Hà

Nội

166 Công ty cơ khí chính xác số 1 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà nội

167 Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam (Hà

Nội) Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

Page 207: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

168 Cty TNHH Phong Nam KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

169 Công Ty TNHH Quốc Tế Homefarm Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

170 Công Ty TNHH Triều Nhật ASAHI CO.,LTD Phố Bà Triệu - Phường Lê Đại Hành - Quận

Hai Bà Trưng - Hà Nội

DOANH NGHIỆP TRÊN 300 NGƯỜI

171 Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng

172 Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà 25 Lý Thường Kiệt, Phường Phan Chu

Trinh, Quận Hoàn Kiếm

173 Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Số 87-89, Phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân

Trung, Quận Thanh Xuân

174 Công ty TNHH thời trang Star Khu Công nghiệp Phú Nghĩa

175 Công ty cổ phần Lilama Hà Nội Số 52 đường Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận

Hoàng Mai, Hà Nội

176 Cty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam KCN Bắc Thăng Long

177 Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội 434 Trần Khát trân, Hai Bà Trưng

178 Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hạ Tầng Sông

Đà

số 493 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh

Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

179 Công ty Cp Điện Cơ Thống Nhất 164 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai,

quận Hoàng Mai,

180 Công ty TNHH Doojung Việt Nam KCN Phú Mỹ, Chương Mỹ, Hà Nội

Page 208: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

DANH SÁCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHẢO SÁT

STT Huyện Xã

1

Mỹ Đức

Đồng Tâm

2 Thượng Lâm

3 Đốc Tín

4 Đại Hưng

5 Xuy Xá

6 Hương Sơn

7

Gia Lâm

Văn Đức

8 Kim Lan

9 Trung Mầu

10 Trâu Quỳ

11 Kiêu Kỵ

12 Đa Tốn

13

Hoài Đức

An Khánh

14 Đông La

15 Tiền Yên

16 Minh Khai

17 Yên Sở

18 Sơn Đồng

19

Đông Anh

Cổ loa

20 TT Đông Anh

21 Uy Nỗ

22 Bắc Hồng

23 Xuân Canh

24

Thạch Thất

Tân Xã

25 Bình Yên

26 Liên Quang

27 Dị Nậu

28 Thạch Xá

29

Đan Phượng

Đan Phượng

30 Đồng Tháp

31 Tân Hội

32 Hạ Mỗ

33 Hồng Hà

Page 209: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

34 Liên Trung

35

Chương Mỹ

Phú Nam An

36 Trúc Sơn

37 Đông Phương Yên

38 Tiên Phương

39 Hòa Chính

40 Hoàng Diệu

41

Ba Vì

UBND Huyện Ba Vì

42 Tây Đằng

43 Thái Hòa

44 Tản Lĩnh

45 Thuần Mỹ

46 Tiên Phong

47

Ứng Hòa

Phòng LĐTB &XH

48 Viên Nội

49 Hòa Nam

50 Phượng Tú

51 Hòa Lâm

52 Vân Đình

53

Phú Xuyên

Nam Phong

54 Văn Nhân

55 Phòng LĐTB &XH

56 Hồng Thái

57 Thụy Phú

58 Minh Tân

59

Thường Tín

Văn Phú

60 Vân Tảo

61 Văn Bình

62 Nhị Khê

63 Dũng Tiến

64 Duyên Thái

65

Quốc Oai

Nghĩa Hương

66 Thạch Thán

67 Ngọc Mỹ

68 TT Quốc Oai

Page 210: VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN … · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

69 Sài Sơn

70 Ngọc Liệp

71

Mê Linh

Liên Mạc

72 Chu Phan

73 Thạch Đà

74 Mê Linh

75 Quang Minh

76 Hoàng Kim

77

Thanh Trì

Hữu Hòa

78 Thanh Liệt

79 Đông Mỹ

80 Văn Điển

81 Đại Áng

82 Tứ Hiệp

83

Thanh Oai

Tam Hưng

84 Cao Dương

85 Dân Hòa

86 Cao Viên

87 Cự Khê

88 Thanh Văn

89

Sóc Sơn

Phù Linh

90 Quang Tiến

91 Xuân Giang

92 Tân Dân

93 Tân Hưng

94 Phù Cổ

95

Phúc Thọ

Cẩm Đình

96 Hát Môn

97 Phúc Hoà

98 Thọ Lộc

99 Võng Xuyên

100 Xuân Phú