LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi...

217
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thu Huyền

Transcript of LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi...

Page 1: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án

chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nếu sai tôi

xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Thu Huyền

Page 2: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................ 61.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ............................................. 61.2. Những công trình nghiên cứu về đo lường dân chủ ........................... 191.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu ...................................... 31Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂNCHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................... 33

2.1. Cơ sở lý luận xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủở Việt Nam.......................................................................................... 33

2.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dânchủ ở Việt Nam ................................................................................... 71

Chương 3. HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂNCHỦ Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HOÁ HỆTIÊU CHÍ ......................................................................................... 96

3.1. Mô hình khung lý thuyết xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ pháttriển dân chủ ở Việt Nam.................................................................... 96

3.2. Hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam........... 1043.3. Phương pháp lượng hoá .................................................................... 116Chương 4. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM TRÌNH ĐỘ PHÁT

TRIỂN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ TIÊUCHÍ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 122

4.1. Mục tiêu, phương pháp và tổ chức quá trình khảo sát...................... 1224.2. Kết quả thu được sau khi khảo sát .................................................... 1244.3. Kết luận và khuyến nghị ................................................................... 148KẾT LUẬN .................................................................................................. 151DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 154DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 155

Page 3: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

DANH MỤC CÁC BẢNGTrang

Bảng 3.2. Các tiêu chí dân chủ...................................................................... 110Bảng 4.1. Đặc điểm thống kê của mẫu toàn quốc theo nhóm xã hội................... 123Bảng 4.2. Nhận thức của người dân về các quyền làm chủ trong chính trị .. 124Bảng 4.3. Thực hiện hành vi làm chủ của người dân ................................... 129Bảng 4.4. Các khó khăn khi tiểm tra giám sát của người dân ...................... 132Bảng 4.5. Những nội dung của báo chí cần bị chính quyền địa phương kiểmduyệt .............................................................................................................. 134Bảng 4.6. Những khó khăn trong thực hiện quyền tự do ngôn luận............. 134và tự do báo chí ............................................................................................. 134Bảng 4.7. Những khó khăn gặp phải khi tham gia biểu tình ........................ 136Bảng 4.8. Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân .................................. 137Bảng 4.9. Tổng hợp của 21 tỉnh về nhận thức, thực hiện và điều chỉnh hành vilàm chủ của người dân .................................................................................. 142Bảng 4.10. Democracy Index 2012 (Chỉ số dân chủ năm 2012) .................. 206

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Nhận thức của người dân về các quyền làm chủ trong chính trị129

Biểu đồ 4.2. Thực hiện hành vi làm chủ của người dân ............................... 137

Biểu đồ 4.3. Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân.............................. 143

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ Tổng hợp của 21 tỉnh về nhận thức, thực hiện và điều

chỉnh hành vi làm chủ của người dân ........................................................... 144

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Hệ thống đảng phái và sự xói mòn ảnh hưởng của nghị viện – trích

trong “các mô hình dân chủ” của David Held ................................................ 49

Hình 3.1. Khung lý thuyết............................................................................... 97

Hình 3.2. Tháp nhu cầu Maslow................................................................... 102

Page 4: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiDân chủ - quyền lực thuộc về nhân dân, như cách hiểu từ thời cổ đại, là

ước mơ, khát vọng của loài người. Khát vọng đó đã trải qua mấy nghìn năm

lịch sử, với những thăng trầm của thời đại, của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế -

xã hội cụ thể. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập các quyền cơ bản của công

dân, là thể chế pháp lý để công dân của mỗi quốc gia thỏa mãn quyền làm chủ

của mình. Vì mục tiêu dân chủ, nhiều thế hệ người đã đổ máu và hy sinh và

cái giá phải trả thường được đền đáp xứng đáng. Mỗi bước tiến của dân chủ

đều đi kèm với sự phát triển và tiến bộ của con người. Tuy nhiên, thực tế cũng

cho thấy, không ít trường hợp ngọn cờ dân chủ được chuyển từ tay thế lực

này sang tay thế lực khác, nhưng rút cục người dân không được hưởng những

gì mà lẽ ra họ đáng được hưởng.

Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và cho đến nay nó vẫn

gây nhiều tranh cãi về mặt lý luận. Sự khác nhau trong quan niệm dân chủ, lý

luận dân chủ trên thế giới còn rộng. Trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh

vì dân chủ, tiến bộ xã hội những năm gần đây, nhiều tổ chức học thuật quốc tế

đã cố gắng xây dựng tiêu chí, thước đo và tiến hành khảo sát, đánh giá, xếp

hạng mức độ dân chủ của các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, tạp chí “The

Economist” của Anh đã tiến hành định lượng chỉ số dân chủ (Democracy

Index) dựa vào năm tiêu chí sau:

- Mức độ tiến hành bầu cử công bằng và tự do

- Mức độ thực hiện các quyền tự do của công dân

- Sự hoạt động của chính quyền

- Mức độ tham gia chính trị

- Văn hoá chính trị

Trong bảng xếp hạng năm 2012, Việt Nam xếp thứ 144 trong tổng số

167 quốc gia và bị xem là đất nước hạn chế về dân chủ [152, tr.1]. Liệu cách

Page 5: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

2

phân loại như trên đã đầy đủ và hợp lý, đã tính đến hoàn cảnh và điều kiện

lịch sử của các quốc gia trên thế giới? Liệu có được coi là công bằng trong

đánh giá và so sánh mức độ dân chủ của tất cả các quốc gia khi mỗi quốc gia

có xuất phát điểm khác nhau về kinh tế, về truyền thống văn hóa, về trình độ

dân trí, sự khác biệt về thể chế chính trị... Dù còn tranh luận, song phương

pháp này cũng có những ý nghĩa nhất định.

Chỉ số đo lường dân chủ là kết quả tổng hợp của việc vận dụng thước

đo mang tính định lượng vào đánh giá các tiêu chí dân chủ. Khi xây dựng

được các chỉ số dân chủ tức là chúng ta đã định hình một cách rõ nét dân chủ

về mặt lý luận và cung cấp những thước đo cần thiết để nhận diện dân chủ

trong thực tiễn. Nhiều quốc gia đang dần dần coi các chỉ số này như những

minh chứng quan trọng để tham khảo và điều chỉnh chính sách của quốc gia

mình. Với xu hướng này, trong những năm gần đây Việt Nam đã xây dựng

các hệ chỉ số đánh giá về khả năng cạnh tranh cấp tỉnh, về cải cách hành chính

rất tốt. Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng hệ tiêu chí đánh giá dân chủ riêng

và các chỉ số có thể được đo lường một cách cụ thể để làm căn cứ, làm cơ sở

thực chứng trong đánh giá về mức độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Đồng

thời, kết quả đó sẽ là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể

xem xét và điều chỉnh việc hoạch định chính sách tạo ra những bước chuyển

biến tích cực cho quá trình cải thiện trình độ phát triển dân chủ. Do vậy, việc

xây dựng tiêu chí và thước đo đánh giá các tiêu chí đó là một nhu cầu nội tại

trong tiến trình phát triển dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với Việt Nam

việc đưa ra chỉ số phải dựa trên cơ sở lý luận nào, thực tiễn nào và tiêu chí

gì... là điều cần phải nghiên cứu. Đó phải là hệ tiêu chí hiện đại, khoa học để

làm căn cứ cho sự tự hoàn thiện không ngừng nền dân chủ XHCN, đáp ứng

đòi hỏi và lợi ích của người dân và sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Với tinh thần đó, tôi lựa chọn vấn đề: “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá

về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án

Tiến sĩ chính trị học của mình.

Page 6: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dân chủ ở Việt Nam, kinh nghiệm xây

dựng chỉ số dân chủ của quốc tế, luận án đề xuất hệ tiêu chí và thước đo nhằm

đánh giá sự phát triển dân chủ của Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ

- Trình bày cơ sở lý luận để hình thành hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát

triển dân chủ ở Việt Nam. Khảo cứu các quan niệm và kinh nghiệm của các tổ

chức quốc tế trong xây dựng hệ tiêu chí, chỉ số và cách đo lường dân chủ.

- Đề xuất hệ tiêu chí (định tính) và thước đo (định lượng) vận dụng cho

Việt Nam trong việc đánh giá trình độ phát triển dân chủ của đất nước.

- Tiến hành đo thí điểm với hệ tiêu chí đã đưa ra để kiểm chứng tính

phù hợp của phương pháp.

2.3. Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung nghiên cứu: lý luận và thực tiễn liên quan tới xây dựng

hệ tiêu chí đánh giá trình độ dân chủ và phương pháp đo lường dân chủ ở Việt

Nam. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ tập trung vào một hệ tiêu chí, cụ thể là hệ tiêu

chí đánh giá năng lực làm chủ của người dân trong lĩnh vực chính trị (gồm 3

tiêu chí cơ bản: nhận thức về các quyền làm chủ, thực hiện hành vi làm chủ và

khả năng điều chỉnh hành vi làm chủ).

- Về không gian nghiên cứu: khảo sát trình độ phát triển dân chủ ở 21 tỉnh,

thành phố của Việt Nam.

- Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu các tài liệu đo lường của thế giới

năm 2012, 2013; thực tiễn dân chủ Việt Nam từ 1945 đến nay và khảo sát thí

điểm về thực trạng dân chủ năm 2014.

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các

phương pháp nghiên cứu của chính trị học và khoa học liên ngành; một số

Page 7: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

4

phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quan sát, so

sánh, điều tra xã hội học...

4. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới về dân chủ

ở Việt Nam thông qua phương pháp định lượng, cụ thể:

- Trình bày các cách tiếp cận để xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độphát triển dân chủ và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với điều kiện Việt Nam.Các nguyên tắc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủtrong điều kiện Việt Nam hiện nay gồm: (1) Quyền lực thuộc về nhân dân. (2)Đo lường dân chủ xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. (3)Xây dựng hệ tiêu chí đo lường dân chủ phải đặt trên nền tảng của điều kiệnđặc thù về kinh tế, chính trị, văn hoá riêng của Việt Nam.

- Xây dựng mô hình khung lý thuyết và đề xuất các tiêu chí phù hợpvới đặc điểm dân chủ Việt Nam, gồm: (1) Xem xét và đánh giá hệ thốngchính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội); (2) Năng lực làmchủ của người dân (nhận thức các quyền làm chủ, thực hiện hành vi làm chủvà điều chỉnh hành vi làm chủ); (3) Các điều kiện để người dân thực hiệnquyền làm chủ (điều kiện kinh tế tối thiểu của mỗi cá nhân, hành lang pháp lýđể bảo vệ các quyền làm chủ của người dân, sự tham gia tích cực của xã hộidân sự).

- Trên cơ sở đo lường, đánh giá thí điểm và phân tích một trong ba hệtiêu chí đã đề xuất (hệ tiêu chí đánh giá về năng lực làm chủ của người dân),luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng bộ chỉ số đo lườngdân chủ này, gồm: (1) Bộ chỉ số thí điểm còn tương đối dài, cần tiếp tục được điềuchỉnh; (2) Cần thiết kế các bảng hỏi cụ thể hơn để phù hợp với các đối tượng hỏikhác nhau; (3) Cần tiếp tục đo lường và phân tích với các hệ tiêu chí còn lại để cóthể đánh giá toàn diện về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy

Page 8: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

5

chuyên ngành chính trị học nói chung ở Việt Nam và về dân chủ nói riêng.

- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách và đấu

tranh tư tưởng về dân chủ, nhân quyền.

6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án được chia làm 4 chương, 11 tiết.

Page 9: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

6

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Các tác phẩm bàn về dân chủ và các quan niệm khác nhau về dânchủ: về chủ đề này phải kể đến các tác phẩm như: “Polyarchy” (Dân chủ đatrị) của Robert Dalh [142], “Capitalism socialism, and democracy” (Chủnghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ) của Joseph Schumpeter [trích theo34], “Minimalist conception of democracy” (Khái niệm tối giản về dân chủ)của Adam Przeworski [172], “Models of democracy” (Các mô hình quản lýnhà nước hiện đại, bản dịch tiếng Việt, năm 2013) của David Held [34],“Theories of democracy” (các lý thuyết dân chủ) Frank Cunnigham [141],“The democracy sourcebook” (sách nguồn về dân chủ) do Robert Dahl, IanShapiro, Jose Antonio biên soạn [145],… Các nhà tư tưởng kể trên đã đưa ranhững quan điểm khác nhau về dân chủ, thậm chí có lúc còn đối lập nhau:người thì ủng hộ cho nền dân chủ cổ điển - dân chủ trực tiếp, người thì ủng hộcho dân chủ phương Tây hiện đại – dân chủ đại diện...

Trong tác phẩm: “Capitalism socialism, and democracy” (Chủ nghĩa tưbản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ), Joseph Schumpeter cho rằng: “Dân chủkhông (và không thể) có nghĩa là nhân dân thực sự cai trị theo đúng cái nghĩađen của từ “nhân dân” và từ “cai trị”. Dân chủ chỉ có nghĩa là nhân dân cócơ hội để chấp nhận hay từ chối những người cai trị họ… Theo một nghĩa nàođó, dân chủ có nghĩa là sự cai trị của các nhà chính trị” [trích theo 34, tr.37].Thật vậy, lý thuyết dân chủ của Shumpeter đã thể hiện sự ủng hộ đối với mộtnền dân chủ hiện thực (trong đó nền dân chủ điển hình và mẫu mực là nền dânchủ Anh và Mỹ). Đồng thời, ông phê phán gay gắt sự tham gia đại chúng. Vớiông, dân chủ có nghĩa là một phương pháp chính trị, một sự sắp đặt có tínhthể chế để đạt được các quyết định chính trị (lập pháp - hành pháp - tư pháp)

Page 10: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

7

bằng cách trao cho một số cá nhân quyền quyết định tất cả các vấn đề sau khicác cá nhân này đã giành được đa số phiếu của nhân dân. Đời sống dân chủkhông có gì khác hơn là một cuộc đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo chính trịnằm trong hệ thống các đảng phái khác nhau để giành quyền lực. Dân chủkhông còn là hình thức của đời sống chứa đầy sự bình đẳng và điều kiện tốtnhất cho sự phát triển con người. Nhưng Shumpeter lập luận rằng, không nênlầm lẫn giữa mục tiêu của nền dân chủ với chính bản thân nền dân chủ.Những quyết định chính nào sẽ được quyết định là một vấn đề độc lập vớihình thức lý tưởng về nền dân chủ.

Tác phẩm “Models of democracy” (Các mô hình quản lý nhà nước hiệnđại, bản dịch tiếng Việt, năm 2013), David Held đã giới thiệu các mô hìnhdân chủ nổi bật nhất trong lịch sử phát triển dân chủ. Đối với David Held, sựphát triển của dân chủ từ cổ đại đến ngày nay đã có được những bước tiến vĩđại. Mặc dù, đã có sự phát triển với nhiều dấu hiệu tích cực nhưng theo DavidHeld dân chủ không phải là cái gì đã hoàn thiện.Vấn đề dân chủ vẫn đặt rakhông ít câu hỏi chưa giải thích được, những mâu thuẫn cả trong thực tiễn lẫnlý luận: “Nền dân chủ - với tư cách là một tư tưởng và với tư cách là một hiệnthực chính trị - đang tự mâu thuẫn trên những vấn đề nền tảng nhất” (Lời nóiđầu) [34, tr.3]. Sau cùng, tác giả đã đưa ra một số gợi ý để các nhà tư tưởng dânchủ sau này tiếp nghiên cứu và tìm ra những mô hình dân chủ thích hợp hơn.

Trong tác phẩm: “Democracy”, Anthony Arblaster [134] tiếp tục đặtcâu hỏi về ý nghĩa của dân chủ, tại sao nền dân chủ trực tiếp không tồn tạiđược lâu trong quá khứ, làm thế nào để nền dân chủ xã hội hiện đại phươngTây được thực hiện trong thực tế. Tác phẩm của ông dựa trên các tác phẩm cổđiển của Rousseau Paine, John Stuart Mill cho thấy khoảng cách giữa dân chủlý tưởng và dân chủ thực tế. Song, gần đây Viện nghiên cứu về dân chủ và hỗtrợ bầu cử (IDEA – Institude For Democracy And Electoral Assistance) đãđưa ra các cuốn sổ tay nhằm phân tích so sánh, thông tin và những hiểu biếtsâu sắc về một loạt thể chế và quá trình dân chủ. Một phần quan trọng củanhững cuốn sổ tay này là nhấn mạnh tầm quan trọng của dân chủ trực tiếp và

Page 11: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

8

dân chủ ở cấp địa phương, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của dân chủ trựctiếp thông qua một số hình thức của nó trong thời hiện đại là: trưng cầu dân ý(khuyến nghị sử dụng trưng cầu dân ý trong Hiến pháp hoặc theo pháp luật ổnđịnh lâu dài và tránh các quyết định đột xuất); sáng kiến công dân (cũng cầnđược luật hóa nếu không, các quy định về sáng kiến sẽ hầu như khó có thểđược sử dụng và có thể gây thất vọng hơn là đưa ra các cơ hội cho công dân);sáng kiến chương trình nghị sự (một sáng kiến chương trình nghị sự nên giảiquyết một vấn đề luật định hoặc hiến định bằng một dự thảo luật được xâydựng hoàn chỉnh); bãi miễn (việc bỏ phiếu bãi miễn thường xuyên có thể làmsuy yếu nền dân chủ đại diện nhưng nếu không thực hiện hình thức này, hoặcviệc sử dụng hình thức này quá khó khăn thì có thể hạn chế hiệu quả của nóvới tư cách là một phương tiện để công dân thực hiện kiểm soát các đại diệncủa mình); các thủ tục; chiến dịch vận động...[108; tr.82].

“Democracy” của James Laxer [166], cuốn sách bắt đầu từ cái nhìntổng quan các mốc lịch sử quan trọng về dân chủ, nguồn gốc đầu tiên từ HyLạp cổ đại và sự phát triển của nó cùng với cuộc cách mạng Pháp, Mỹ. Ôngcho rằng quyền bầu cử và các quyền dân sự đã hình thành nên khái niệm vềdân chủ. Ông tin rằng: không có một bằng chứng đáng thuyết phục nào vềviệc tồn tại một nền dân chủ lý tưởng chung cho tất cả các nền văn hoá vàmôi trường xã hội.

Trong cuốn “The real world of democracy”, Crawford B.Macpherson [169]đã bảo vệ một cách sâu sắc cho nền dân chủ tự do phương Tây và phê pháncác ý tưởng đối nghịch với nền dân chủ này như: Chủ nghĩa Cộng sản, chínhtrị của thế giới thứ ba, và các biến thể phương Tây tự do – và các tác động củanó. Ông cho rằng: phương Tây không cần phải sợ bất kỳ thách thức đối vớinền dân chủ tự do nếu như nó được chuẩn bị để xem xét lại và thay đổi cácgiá trị riêng của nó.

Tóm lại, bàn về dân chủ có rất nhiều công trình và tác phẩm đề cậpđến, từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông sang phương Tây. Lý thuyết vềdân chủ phát triển mạnh mẽ nhất ở phương Tây. Dù có các khái niệm và các

Page 12: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

9

cách hiểu khác nhau về dân chủ nhưng nhìn chung đều bắt nguồn từ hai quanniệm liên quan đến bản chất con người:

Quan niệm thứ nhất cho rằng: bản chất con người là cố hữu, khôngthay đổi (trong bản chất cố hữu đó có 3 đặc điểm quan trọng: (1) con người cótính vị kỷ, tức là luôn vì mình; (2) con người có tính duy lý, tức là luôn tínhtoán và tư lợi; (3) con người có tính cộng đồng, tức là con người không thểtồn tại mà không có cộng đồng xã hội). Bắt đầu từ quan niệm này, khó có thểtồn tại nền dân chủ trực tiếp vì tất cả các công dân ở đây vốn đều có tính íchkỉ và họ không có đủ ý thức tự giác như thiên thần. Còn trong nền dân chủ đạidiện thì cũng không thể uỷ quyền hoàn toàn cho những người đại diện, khôngthể tin vào những lời hứa hẹn của các nhà chính trị nhân danh dân chủ mà caitrị… và khi không thực sự tin tất cả những điều đó thì các nhà tự tưởng nhưLocke, Hobbes, Montesquieu… sau này là Weber, Dalh… cho rằng nên tồntại những cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực nhà nước, mà cơ chế tốt nhất làdùng quyền lực để kiểm soát quyền lực, là sự cạnh tranh nhóm, hội, sự cạnhtranh giữa các đảng phái, sự cạnh tranh để giành phiếu bầu của cử tri của cácnhà chính trị tinh hoa…

Quan niệm thứ hai cho rằng: bản chất con người có thể thay đổi. Nếubản chất con người có thể thay đổi thì dân chủ có thể phát triển thông quagiáo dục và phát triển kinh tế. Hơn nữa với quan niệm này, dân chủ trực tiếpcó thể sẽ quay trở lại trong xã hội hiện đại khi toàn thể dân chúng đều có ýthức công dân tốt, có tinh thần trách nhiệm tham gia hoạt động chính trị và cóý thức cộng đồng cao.

Hai quan niệm trên dù khác nhau nhưng lại có những điểm chung nhấtđịnh. Điểm chung đó liên quan đến vấn đề quyền công dân và bảo vệ quyềncông dân; liên quan đến quyền làm chủ của người dân. Tuy nhiên, hầu hết cáctác phẩm trên đều chưa cụ thể hóa được những quyền của công dân, phươngthức, cách thức, mức độ cũng như các điều kiện để công dân có khả năng thựchiện quyền làm chủ; đồng thời chưa thấy được mối quan hệ giữa dân chủ vàkinh tế, dân chủ và vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của mối khu vực

Page 13: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

10

và mỗi quốc gia.Các tác phẩm nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của dân chủ:Thứ nhất, mối quan hệ giữa dân chủ với bầu cử:Rất nhiều nhà tư tưởng dân chủ đã nhấn mạnh: vấn đề quan trọng nhất

trong dân chủ là phương pháp lựa chọn người cầm quyền, nhấn mạnh bầu cửphải minh bạch và mang tính cạnh tranh.

Samuel Huntington: “Dân chủ là một hệ thống chính trị mà trong đó -những người có quyền lực nhất để ra quyết định được bầu lên thông qua bầucử công bằng, trung thực và định kỳ, nơi các ứng cử viên được tự do tranh cửđể giành phiếu bầu và hầu hết tất cả người dân trưởng thành đều có đủ tưcách bầu cử” [159, tr.101].

Schmitter và Karl: “Dân chủ là một hệ thống quản trị mà trong đónhững người cầm quyền có trách nhiệm giải trình công khai về hoạt động củamình trước công dân, hoạt động gián tiếp thông qua cạnh tranh và hợp tácvới các đại diện đã được công dân bầu ra” [174, tr.97].

Adam Przeworski: “Dân chủ là một chế độ trong đó các chức vụ trongchính quyền được bố trí bằng phương thức bầu cử cạnh tranh. Một chế độ chỉdân chủ, nếu phe đối lập (có thể) tranh cử, thắng cử và giữ các chức vụ này”[172, tr.135].

Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò của bầu cử trong các nền chính trị dânchủ, nhiều tác phẩm khác đã đề cập và phân tích sâu hơn về bầu cử trong mốitương quan với dân chủ như:

Tác phẩm “Election and representation” của James Hogan [158] đề cấpđến các thí nghiệm của hệ thống đại diện theo tỉ lệ; hệ thống bầu cử và cácyếu tố hình thành của nó.

Tác phẩm “Electoral systems and their politcal consequences” củaVernon Bogdanor, David Butler [139] đánh giá các cuộc bầu cử dân chủ vàphân tích các hệ thống bầu cử chính của nền dân chủ hiện đại, đặt chúng trong bốicảnh thể chế chính trị và lịch sử phát triển riêng. Đánh giá các cách thức bầu cửkhác nhau ảnh hưởng đến việc thực hành chính trị khác nhau ở mỗi nước.

Page 14: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

11

Trong khi đó “Democracy and elections” của Richard S.Katz [164] đềcập đến mối quan hệ giữa bốn giá trị của lý thuyết dân chủ - chủ quyền phổbiến, tự do, phát triển cá nhân và cộng đồng và các tổ chức bầu cử được sửdụng để thực hiện chúng. Sau khi hệ thống lại các tổ chức bầu cử của Athen,La Mã, nhà thờ thời trung cổ, trước cải cách ở Anh… cuốn sách xem xét vaitrò của các cuộc bầu cử đối với một loạt các lý thuyết dân chủ. Phần sau củacuốn sách đề cập đến hậu quả thực nghiệm của các tổ chức bầu cử bằng cáchkiểm tra hệ thống bầu cử trên toàn thế giới với mục tiêu tìm kiếm các tổ chứcthích hợp cho từng mô hình dân chủ.

Các nhà tư tưởng nghiên cứu về dân chủ hiện đại đều thống nhất ởquan điểm coi bầu cử là nhân tố mấu chốt của nền dân chủ đại diện. Trongnền dân chủ đại diện đó, quyền bầu cử thực sự là quyền của công dân để lựachọn ra các nhà lãnh đạo đại diện cho mình, đồng thời, cũng là quyền thay đổicác nhà lãnh đạo mà họ đã chọn nhầm trước đó. Bên cạnh đó, các nhà tưtưởng đều tập trung vào mô tả các cách thức bầu cử hiện đại và hiệu quả nhấtđang tồn tại trên thế giới hiện nay như bầu cử theo đa số phiếu (đa số tươngđối và đa số tuyệt đối), hệ thống bầu cử đại diện theo tỉ lệ và các hệ thống hỗnhợp. Như vậy, bầu cử đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của cácnền dân chủ, nó là dấu hiệu đầu tiên để xác định sự tồn tại của nền dân chủ.

Thứ hai, mối quan hệ giữa dân chủ với nhà nước:Xuất phát từ các quan niệm về tự do, dân chủ khác nhau nên cách nhìn

nhận về nhà nước và các mô hình nhà nước cũng khác nhau.Trong lần xuất bản thứ hai cuốn “Two treatises of government” xuất

bản lần đầu năm 1689, Locke đưa ra luận điểm rằng, các cá nhân, tự tính khởithuỷ của nó, là ở trong trạng thái tự nhiên: một trạng thái tự do hoàn hảo để ralệnh cho hành động của mình trong khuôn khổ của quy luật tự nhiên màkhông phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ người nào khác [167, tr.220]. Từ đó,ông nhấn mạnh: sự hình thành bộ máy nhà nước không phải một dấu hiệu chỉra sự chuyển giao tất cả các quyền cá nhân cho lĩnh vực chính trị. Quyền lậppháp và hành pháp được chuyển giao, nhưng toàn bộ các quá trình này đều bị

Page 15: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

12

chế định bởi một mục tiêu cốt lõi: bảo vệ “cuộc sống, tự do và của cải” củacác cá nhân. Vì thế, quyền lực chính trị tối cao vẫn ở phía người dân. Mụcđích tối thượng của xã hội đòi hỏi phải có một nhà nước hiến định mà trongđó “quyền lực công cộng” phải được chế định và phân chia. Locke tin vàomột bộ máy quân chủ hiến định sẽ thực thi quyền hành pháp và một nghị việnthực thi quyền lập pháp - mặc dù ông không cho rằng đây là hình thức duynhất của nhà nước. Sau Locke còn nhiều nhà tư tưởng ủng hộ quan điểm vềsự phân chia quyền lực nhà nước như Montesquieu, Hobber. Họ đều khôngtin vào sự giám sát của người dân đối với nhà nước sau khi đã uỷ quyền. Theocác ông, cách tốt nhất để bảo vệ quyền lực “gốc” của người dân, bảo vệ nềndân chủ là yêu cầu nhà nước phải phân chia quyền lực, theo nghĩa “dùngquyền lực để kiểm soát quyền lực”.

“Politik als beruf” (Chính trị là một nghề chuyên môn), Max Webercho rằng: sở dĩ nhà nước tồn tại được trong nền dân chủ là nhà nước mangtrong nó một đặc tính quan trọng - tính chính đáng (Legitimacy) [trích theo34, tr.115]. Nhà nước dựa trên sự độc quyền về sức mạnh bạo lực - và sứcmạnh này được chính đáng hóa bởi một niềm tin vào tính hợp pháp của sựđộc quyền này. Weber lập luận rằng, ngày nay, con người không còn tuân thủthứ quyền lực chỉ dựa trên thói quen, truyền thống hoặc sự hấp dẫn cá nhâncủa các nhà lãnh đạo; hơn thế, người ta tuân thủ quyền lực vì “phẩm chất hợppháp” dựa trên các nguyên tắc được sáng tạo một cách hợp lý. Tính chínhđáng của nhà nước hiện đại chủ yếu được xây dựng trên “thẩm quyền pháplý”, các hoạt động của nhà nước hiện đại bị hạn định bởi nguyên tắc phápquyền. Sau này, rất nhiều quốc gia hiện đại đã đi theo tư tưởng của Weber,đều hướng tới việc xây dựng dân chủ song hành với sự tồn tại của nhà nướcpháp quyền.

Thứ ba, mối quan hệ giữa dân chủ với xã hội dân sự:Tập trung vào một số tác phẩm như: “The civil culture” (Văn hoá công

dân) của Gabriel Almond và Sydney Verba [133], “Rethinking civil society”(Tư duy lại xã hội dân sự) của Larry Diamond [148], “Strong democracy:

Page 16: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

13

participatory politics for a new age” (Nền dân chủ mạnh: chính trị tham giacho thời đại mới) của Benjamin R. Barker [135] … Các công trình này đãphân tích và trình bày những tác động của XHCD đến dân chủ, đến việc racác chính sách mang tính dân chủ và nghiên cứu những chuyển biến trong xãhội dân sự và dân chủ ở một số quốc gia. Bên cạnh đó, các tác phẩm trên cònđề cập đến văn hoá công dân, những đặc trưng của văn hoá công dân khácnhau ở các quốc gia khác nhau, từ đó tác động lên sự phát triển dân chủ ở cácnước cũng tương đối khác nhau.

Thứ tư, mối quan hệ giữa dân chủ với truyền thông:Các tác phẩm tiêu biểu: “Mediated politic: communication in the future

of democracy” (Chính trị truyền thông – giao tiếp trong tương lai của dânchủ) của W.Lance Bennett [136], “Mass media and polictical communicationin new democracy” (Truyền thông đại chúng và giao tiếp chính trị trong nềndân chủ mới) của Katrin Voltmer [178], “mass media, politics anddemocracy” (Truyền thông, chính trị và dân chủ) của John Street [175]. Cáccông trình này xem xét cách giao tiếp chính trị và các phương tiện truyềnthông đại chúng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc củng cố nền dân chủđang nổi lên trên thế giới (bao gồm cả Đông và Nam Âu, Châu Á, Châu Phi),điều tra các vấn đề và xung đột nảy sinh trong quá trình xây dựng một phươngtiện truyền thông độc lập và chính trị cạnh tranh ở các nước đang tiến hànhthay đổi chính thể từ các nước XHCN sang các nước TBCN. Đặc biệt tậptrung vào một số vấn đề cơ bản sau: thay đổi nhận thức về vai trò của báo chívà chất lượng báo chí, cách thức mà công dân hiểu về các thông điệp chính trịvà mức độ mà phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến thái độ chính trị vàhành vi bầu cử của công dân; vai trò của internet trong việc xây dựng một lĩnhvực công cộng của dân chủ.

Thứ năm, mối quan hệ giữa dân chủ với đảng phái:Các tác phẩm nổi bật như: “Political parties and democracy” (Đảng

chính trị và dân chủ) của Larry Diamond và Richard Gunther [150], “Parties,politics and democracy in the new Southern Europe” (Đảng phái, chính trị và

Page 17: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

14

dân chủ ở Nam Âu mới) của Nikiforos B. Diamandouros và Richard Gunther[151]… Tác giả của các công trình trên có xu hướng tập trung hoàn toàn vàonền dân chủ lâu đời của phương Tây, xem xét các chức năng cần thiết của cácđảng chính trị trong việc thực hiện dân chủ. Họ ủng hộ cho sự cạnh tranhđảng phái. Theo họ, cạnh tranh đảng phái sẽ làm cho các cuộc bầu cử trở nêncó giá trị, đảm bảo được tính công bằng và khách quan.

Thứ sáu, mối quan hệ giữa dân chủ với quyền con người:Dân chủ cung cấp một môi trường để bảo vệ và thực hiện có hiệu quả

các quyền con người. Những giá trị này được thể hiện trong Tuyên ngôn quốctế về nhân quyền và phát triển hơn nữa trong các Công ước quốc tế về quyềndân sự và chính trị, trong đó coi trọng các quyền chính trị và tự do dân sự làmnền tảng cho nền dân chủ có ý nghĩa. Một loạt các tác phẩm đề cập đến quyềncon người và dân chủ như: “Citizenship and civil society” (công dân và xã hộidân sự) của Thomas Janoski [162], “Globalizing democracy and humanrighs” (Dân chủ toàn cầu và Nhân quyền) của Carol. C. Gould [155],… Cáccông trình trên đều nhấn mạnh đến quyền cơ bản của con người. Tính năngthiết yếu của nền dân chủ hiện đại là quyền tự do ngôn luận và hội họp. Dânchủ cũng mở rộng với các quy định của pháp luật, đến quyền của nhữngngười bị buộc tội để xét xử công bằng và nhanh chóng, để thoát khỏi bị giamgiữ tùy tiện và quyền tư vấn pháp lý. Đây là một khía cạnh thiết yếu củaquyền trong các nước dân chủ, nó đảm bảo rằng mọi người sẽ không phânbiệt đối xử trên cơ sở giới tính, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng tình dụchay tuổi tác. Trong khi dân chủ bao gồm các quyền lợi của đa số làm nhiềuviệc quan trọng, nó không bao gồm quyền phân biệt đối xử với người thiểu sốhoặc lạm dụng ...1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Quá trình phát triển dân chủ ở Việt Nam là quá trình phát triển mangtính định hướng cao. Việt Nam hiện nay lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của mình, từđịnh hướng chính trị, định hướng phát triển kinh tế, văn hoá và các lĩnh vực

Page 18: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

15

xã hội khác... trong đó, quá trình phát triển dân chủ không là ngoại lệ.Các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lý luận dân chủ:Trong cuốn “Lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ hoá ở Việt Nam

trong công cuộc đổi mới” của tác giả Hoàng Chí Bảo, vấn đề lý luận về dânchủ đã được trình bày một cách có hệ thống, từ các quan niệm về dân chủ,bản chất dân chủ, cách thức thể hiện của dân chủ... Đặc biệt, tác giả đã nhấnmạnh đến tầm quan trọng dân chủ hóa và coi đó là chìa khóa vạn năng để thúcđẩy sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực.

Tác giả Nguyễn Tiến Phồn trong cuốn “Dân chủ và tập trung dân chủ- lý luận và thực tiễn” [93] đã phân tích rõ những thành tựu và hạn chế, thậmchí là những sai lầm trong nhận thức và thực hiện công cuộc xây dựng nềndân chủ XHCN ở các nước XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Đỗ Trung Hiếu trong luận án tiến sĩ Triết học: “Nhà nước XHCN vớiviệc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” đã đưa ra những cách hiểuvề dân chủ khá đa dạng. Theo tác giả, dân chủ có thể được hiểu trên sáu chiềucạnh khác nhau như: (1) Dân chủ là một dòng triết học – chính trị; (2) Dânchủ là một chỉnh thể hiện thực (nền dân chủ); (3) Dân chủ là một hiện thựcchính trị (thể chế dân chủ); (4) Dân chủ là một hiện thực kinh tế (thị trường tựdo); (5) Dân chủ là một hiện thực xã hội (XHCD các tổ chức xã hội, cácphong trào lao động và xã hội quốc tế, các tổ chức phi chính phủ); (6) Dânchủ là một trạng thái của hệ thống quan hệ quốc tế (quyền tự quyết dân tộc,chủ quyền quốc gia, sự khoan dung lẫn nhau của các nền văn hóa) [35, tr.40]. Từđây tác giả đã cho rằng khái niệm dân chủ phản ánh những giá trị phổ quát như: tựdo cá nhân, bình đẳng và thống nhất trong tính đa dạng (tính nhân loại) và cơ chếthực hiện các giá trị đó trong đời sống thông qua mối quan hệ tay ba là nhà nước –pháp luật – XHCD (tính giai cấp). Như vậy, với cách hiểu này, tác giả luận án trênđã giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của dân chủ: dù ở phương Đông hay phươngTây, dù trong chế độ chính trị nào thì dân chủ cũng thể hiện hai đặc tính cơ bảncủa nó là tính nhân loại và tính giai cấp.

Trình bày về lý luận dân chủ mang tính hệ thống hơn phải kể đến các

Page 19: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

16

công trình của tác giả Ngô Huy Đức “Các mô hình dân chủ trên thế giới”[30], Lê Minh Quân “Về quá trình dân chủ hoá XHCN ở Việt Nam hiện nay”[100]. Các nhà nghiên cứu trên đã hệ thống một cách đầy đủ các lý thuyết vàmô hình dân chủ trên thế giới từ cổ đại đến hiện đại, cung cấp cho người đọcnhững thông tin quý báu về quá trình dân chủ hoá trên thế giới và ở Việt Namhiện nay. Các công trình này đã cung cấp cho giới nghiên cứu cũng như ngườiđọc một bức tranh tổng quát về dân chủ, được soi sáng dưới nhiều góc cạnhkhác nhau, làm cho vấn đề nay được nhìn nhận một cách toàn diện.

Nghiên cứu dân chủ XHCN trên diện rộng phải kể đến công trìnhnghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đề tài KX 05.05 do tác giả Hoàng ChíBảo làm chủ nhiệm “Cơ chế thực hiện dân chủ XHCN trong hệ thống chínhtrị ở nước ta” [8]. Tập thể các tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về dân chủvà cơ chế dân chủ; dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế và cơ chế thực hiện;dân chủ hóa trong lĩnh vực chính trị và cơ chế thực hiện; dân chủ hóa tronglĩnh vực văn hóa và cơ chế thực hiện; cơ chế thực hiện dân chủ trong bộ máycơ quan của Đảng và bộ máy nhà nước.

Các tác phẩm nghiên cứu dân chủ gắn với các lĩnh vực cụ thể củachính trị và đời sống xã hội:

Một là, dân chủ gắn với vấn đề xây dựng nhà nước và nhà nước pháp

quyền: Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường “Xây dựng nền dân chủ

XHCN và nhà nước pháp quyền” [96]; Đinh Văn Mậu “Tổ chức quyền lực

nhân dân và mối quan hệ giữa nhà nước và công dân” [66]; Trần Hậu Thành

“Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do

dân và vì dân” [116]. Các bài viết và đề tài nghiên cứu trên chủ yếu đề cập

đến lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước và nhà nước pháp quyền. Bên

cạnh đó, các công trình này đều nhấn mạnh: sự cần thiết của nhà nước pháp

quyền đối với việc thúc đẩy dân chủ và dân chủ hóa phát triển, đề cao vai trò

của pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Các thể chế chính trị

và nhà nước phải hợp hiến, quản lý xã hội bằng luật và đảm bảo pháp luật

Page 20: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

17

được thực hiện nghiêm minh. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại

khi pháp luật giữ vai trò tối thượng trong đời sống xã hội, tất cả mọi người

đều phải sống và làm việc theo pháp luật, không ai được tự ý cho mình có

những quyền lực cao hơn pháp luật.

Hai là, dân chủ với xã hội công dân như: Đỗ Mười “Phát huy quyền

làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [85]; Vũ Duy Phú và cộng sự “XHDS - một số

vấn đề chọn lọc” [94]; Dương Xuân Ngọc “Xây dựng xã hội dân sự ở Việt

Nam” [89]; Bùi Việt Hương “XHCD trong việc bảo đảm và phát huy dân chủ

ở Việt Nam hiện nay” [43]. Các nghiên cứu trên đã cung cấp cho giới nghiên

cứu và những người quan tâm đến việc xây dựng XHDS ở Việt Nam một bức

tranh lý luận khá đầy đủ và toàn diện. Các lý luận cơ bản của XHDS đã được

phân tích sâu sắc: từ lịch sử hình thành của XHDS trên thế giới (lịch sử khái

niệm XHDS, các nhận thức, các kết cấu của XHDS) đến những nghiên cứu cơ

bản về XHDS ở Việt Nam (các đặc điểm cụ thể về cấu trúc, môi trường, giá

trị và những ưu nhược điểm của XHDS ở Việt Nam), đặc biệt ở đây cũng có

những công trình nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò của XHDS với phản biện

xã hội, vai trò của XHDS đối với việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ

của người dân. Nói cách khác, coi XHDS như một công cụ không thể thiếu để

thực hiện các quyền làm chủ của người dân và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa

ở Việt Nam.

Ba là, dân chủ với bầu cử: Vũ Hồng Anh “Chế độ bầu cử của một sốnước trên thế giới” [1]; Lưu Văn Quảng “Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ vàPháp - Lý thuyết và hiện thực” [98]. Các công trình nghiên cứu đó đã phântích và thể hiện rõ nét có tính hệ thống các loại hình bầu cử phổ biến hiện naytrên thế giới. Các tác giả cũng cho thấy, hiện nay thế giới có nhiều tiêu chí cóthể sử dụng để đánh giá các hệ thống bầu cử. Ví dụ như cách thức lựa chọnđại biểu hạ viện, tính bền vững, tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình của chínhphủ và của các cá nhân được lựa chọn thông qua bầu cử, sự động viên của các

Page 21: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

18

đảng chính trị mạnh, và việc thúc đẩy quan điểm đối lập và giám sát về lậppháp… Nhưng không có hệ thống bầu cử nào lại có thể tối đa hóa được tất cảnhững yếu tố kể trên. Vì vậy, cũng tùy thuộc và đặc điểm riêng của các thểchế chính trị mà có các lựa chọn khác nhau về loại hình bầu cử cho phù hợpvới các thể chế chính trị đó.

Bốn là, dân chủ trong Đảng: Tô Huy Rứa “Bảo đảm và phát huy dânchủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền” [101]; Phan XuânSơn“Mở rộng và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam -Vấn đề và giải pháp” [110]; Lưu Văn Sùng “Dân chủ trong Đảng cộng sản:những bài học kinh nghiệm từ cải tổ, cải cách, đổi mới ở các nước XHCN”[112]. Các công trình trên về cơ bản đều tiếp cận dân chủ dưới góc nhìn củaLênin: dân chủ là hình thức nhà nước là một trong những hình thái của nhànước... chế độ dân chủ là việc thực thi có tổ chức, có hệ thống, có tính cưỡngbức với toàn xã hội... Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là chính thứcthừa nhận quyền bình đẳng giữa các công dân, thừa nhận cho mọi người đượcquyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý. Từ đây,các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ một số nội dung cơ bản trong việc thựchành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền: mọi quyền lực đều thuộcvề toàn thể đảng viên; bầu cử và ứng cử phải đơn giản, công khai, minh bạch;nhấn mạnh cả hai hình thức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; về vấn đềphân công công việc và thực thi quyền lực và giám sát những người được bầuvào các chức vụ của Đảng: không được cả nể cá nhân, không có nhóm cố kết,phải kiểm tra giám sát thường xuyên và không ai được quyền ngăn cản việckiểm tra giám sát đó; dân chủ phải đi liền với đấu tranh giữ gìn kỷ luật nhằmcủng cố sự thống nhất trong Đảng; dân chủ phải đảm bảo chế độ làm việc tậpthể và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ; dân chủ phải đoạn tuyệt vớibệnh tham nhũng, quan liêu, ăn hối lộ...

Năm là, dân chủ và quyền con người: Võ Khánh Vinh “Quyền conngười - Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội” [129]; Vũ CôngGiao - Lã Khánh Tùng “Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản”

Page 22: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

19

[32]. Các cuốn sách trên đều tập trung làm rõ các lý luận cơ bản về quyền conngười như: khái quát nhận thức và lịch sử phát triển của luật nhân quyền quốctế, các quyền và tự do cơ bản của con người theo luật quốc tế, cơ chế bảo vệvà thúc đẩy quyền con người theo luật quốc tế... Đặc biệt, các tác giả đều thừanhận nhân quyền (hay quyền con người) là một phạm trù lịch sử, có ảnhhưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nhân loại, đặc biệt là chính trị,pháp luật, dân chủ, văn hóa...

Cuối cùng là các nghiên cứu về dân chủ liên quan đến vấn đề thực hiệndân chủ ở Việt Nam hiện nay: bàn về dân chủ ở cơ sở, quá trình dân chủ hoávà thực trạng phát triển dân chủ ở Việt Nam. Một số tác phẩm như: DươngXuân Ngọc “Thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã – một số vấn đề lý luận vàthực tiễn” [88]; Phan Xuân Sơn“Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dânchủ ở cơ sở hiện nay” [109]; Ba công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vựcnày do Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông chủ biên, cùng tập thể các nhà khoahọc của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Cộng đồng làng xã ViệtNam hiện nay” [103], “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyềncấp xã ở nước ta hiện nay” [104], “Thể chế dân chủ và phát triển nông thônViệt Nam hiện nay” [105]. Đây là những công trình đi sâu nghiên cứu về đờisống làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại, vấn đề xây dựng chínhquyền cấp xã, đưa ra những căn cứ lý luận và thực tế cho việc xây dựng vàtừng bước hoàn thiện thể chế dân chủ ở cơ sở cho Việt Nam hiện nay.1.2. Những công trình nghiên cứu về đo lường dân chủ1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Đo lường dân chủ theo nghĩa rộng bao hàm việc xác định các tiêu chícủa dân chủ và định lượng theo các tiêu chí đó. Đo lường dân chủ không phảilà một công việc mới mẻ, không phải đến bây giờ các học giả nghiên cứu vềdân chủ mới tiến hành đo lường. Việc xây dựng tiêu chí và đánh giá các nềndân chủ đã được thực hiện từ thời cổ đại, dù còn sơ sài, đơn giản và chỉ mangtính định tính mà chưa có định lượng.

Aristotle có thể được coi là nhà chính trị học đầu tiên xác định các tiêu

Page 23: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

20

chí đánh giá về dân chủ tương đối đầy đủ. Trong tác phẩm “The Politics”(viết vào khoảng giữa năm 335 và 323 TCN), Aristotle đã xác định nguyêntắc cơ bản của dân chủ là tự do và từ đó chỉ ra các đặc trưng của nền dân chủphải thể hiện được sự bình đẳng giữa các công dân. Thậm chí ông xác định sựbình đẳng đó mang tính số lượng chứ không phải là sự bình đẳng dựa trên giátrị. Từ nguyên tắc nền tảng này, theo ông, nền dân chủ có các đặc trưng sauđây: (a) Mọi người đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các chức vụ nhà nước;(b) Tất cả cai trị một người và một người cai trị tất cả; (c) Các chức vụ côngquyền phải được luân phiên nắm giữ (hoặc là tất cả, hoặc là những chức vụkhông cần đến kinh nghiệm hoặc kỹ năng đặc biệt); (d) Nhiệm kỳ của cácquan chức không dựa trên việc sở hữu nhiều hay ít tài sản; (e) Một ngườikhông thể giữ một chức vụ hai lần, trừ những trường hợp đặc biệt; (f) Tất cả(hoặc càng nhiều càng tốt) các vị trí công quyền đều có nhiệm kỳ ngắn; (g)Hội đồng xét xử được chọn từ tất cả mọi người và có quyền phán xét tất cả,hoặc hầu hết các vấn đề - tức là tất cả những vấn đề tối cao và quan trọng nhất(chẳng hạn như những vấn đề ảnh hưởng đến hiến pháp, các vụ án đặc biệt vàcác hợp đồng giữa các cá nhân); (h) Đại hội đồng là cơ quan có thẩm quyềntối cao trong mọi vấn đề, hoặc chí ít là những vấn đề quan trọng nhất, cácquan chức hành pháp không có thẩm quyền đối với bất kỳ (hoặc càng ít càngtốt) vấn đề gì …; (i) Lương cho bộ máy công quyền được phát định kỳ; (k)Nguồn gốc xuất thân, của cải và giáo dục là những chuẩn mực xác định củachế độ quý tộc đẳng cấp, vì vậy những cái đối lập với chúng (xuất thân từtầng lớp dưới, thu nhập thấp và nghề lao động chân tay) lại được xem như lànét điển hình của nền dân chủ; (l) Không có quan chức nào chiếm giữ vị trícông quyền suốt đời. Tất cả những điều trên là những đặc trưng chung của cácnền dân chủ [trích theo 34, tr.55].

Bằng cách xác định nguyên tắc và đặc trưng của nền dân chủ, các nhàtư tưởng theo mô hình cộng hoà bảo hộ đã thể hiện việc xác định tiêu chí củahọ đối với nền dân chủ đó.

Nguyên tắc: Tham gia chính trị là điều kiện thiết yếu của tự do cá nhân;

Page 24: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

21

song, tự do này chỉ được bảo đảm khi họ uỷ quyền cho nhà nước.Đặc trưng:+ Cân bằng quyền lực giữa “nhân dân”, giới quý tộc và nhà vua, tạo

nên một chính thể hỗn hợp, trong đó, tất cả các lực lượng chính trị đều có vaitrò tích cực trong đời sống cộng đồng. Sự tham gia của công dân được thựchiện thông qua các cơ chế như: bầu cử, ứng cử.

+ Các nhóm xã hội bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của họ. Tự do ngônluận, lập hội và tự do tư tưởng.

+ Nguyên tắc pháp quyền.Còn các nhà tư tưởng theo Mô hình cộng hoà Phát triển lại xác định

nguyên tắc và đặc trưng của mô hình dân chủ mà họ theo đuổi như sau:Các nguyên tắc: Các công dân phải được hưởng sự bình đẳng về kinh tế

và chính trị sao cho tất cả đều có quyền tự quyết về sự thịnh vượng chung.Các đặc trưng cơ bản:+ Có sự phân quyền giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.+ Sự tham gia trực tiếp của mọi công dân trong quá trình lập pháp.+ Cố gắng đạt đến sự đồng thuận trong các vấn đề công cộng, nguyên

tắc đa số được sử dụng trong những vấn đề bất đồng.+ Các vị trí hành pháp được bầu trực tiếp hoặc rút thăm.Từ thế kỷ XVIII - XIX, dân chủ hiện đại tiếp tục phát triển theo khuynh

hướng chủ nghĩa tự do. Điều đó tiếp tục tạo nên những nguyên tắc và nhữngđặc trưng khác nhau về dân chủ. Mô hình Dân chủ Bảo hộ (Thomas Hobbesvà John Locke) cho rằng: nếu như con người là một thực thể luôn tư lợi thìcách duy nhất để không bị người khác thống trị là cùng nhau tạo ra các thểchế có trách nhiệm; Đặc trưng của nó là chế độ tam quyền phân lập, nhà nướchiến định [trích theo 34]. Trong khi đó, mô hình Dân chủ Phát triển (JamesMadison - một trong những “người cha sáng lập” nước Mỹ (1751 - 1836) vàhai nhà tư tưởng của chủ nghĩa tự do Anh là Jeremy Bentham (1748 - 1832)và James Mill (1773 - 1836)) lại cho rằng: sự tham gia chính trị là một giá trịtự thân và đó là một (nếu không nói là duy nhất) cơ chế cho phép phát triển

Page 25: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

22

tinh thần công dân tích cực. Từ đó, đề ra các đặc trưng cơ bản: (thùng phiếukín, bầu cử định kỳ, cạnh tranh giữa các ứng cử viên) - cái cho phép công dân,có được những công cụ thích đáng để chọn lựa, kiểm soát các quyết địnhchính trị [trích theo 34].

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Max Weber (1864-1920) và JosephSchumpeter (1883-1950) đều chia sẻ một quan điểm về đời sống chính trị màtrong đó chỉ tồn tại một phạm vi rất nhỏ hẹp cho tự do cá nhân và sự tham giachính trị. Cả hai đều cho rằng, nền dân chủ - ở hình thức tốt nhất của nó, cũngchỉ là một phương tiện để con người chọn ra những nhà lãnh đạo. Cách nhìnnhận này khá tương đồng với lý thuyết về nền dân chủ bảo hộ. Từ đó, xácđịnh các đặc trưng của nền dân chủ này là: tính chính đáng của nhà nước, bộmáy hành chính chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn hoá cao.

Robert Dahl (nhà tư tưởng nổi bất của chủ nghĩa đa nguyên trị) trongtác phẩm “Democracy and its critics” (Dân chủ và sự phê phán của nó) ôngđã làm rõ khái niệm về dân chủ là khái niệm “Polyarchy” (đa cực, đa đảng, đanguyên) và cũng đưa ra năm tiêu chí của dân chủ:

+ Tham gia có hiệu quả (Effective participation): công dân phải có cơ hộibình đẳng và công bằng để thể hiện nguyện vọng của mình đối với nhà nước.

+ Công bằng trong bầu cử (Voting equality at the decisive stage): mỗithành viên phải có cơ hội công bằng và bình đẳng trong bỏ phiếu.

+ Hiểu biết (Enlightened understanding): trong một khoảng thời giangiới hạn, mỗi công dân phải có cơ hội bình đẳng và hiệu quả khi tìm hiểuthông tin và đưa ra các chính sách thay thế.

+ Kiểm soát được chương trình nghị sự (Control of the agenda): các côngdân có cơ hội tự lựa chọn các vấn đề đưa vào chương trình nghị sự. Vì thế, mộttrong những tiêu chuẩn của tiến trình dân chủ là các chính sách của nhà nướcphải luôn công khai để các công dân có thể thay đổi nếu họ thấy cần thiết.

+ Sự tham gia bình đẳng (Inclusiveness): mỗi người phải có sự thamgia hợp pháp, chính đáng trong các quá trình chính trị [143, tr.125].

Nền dân chủ pháp lý chỉ ra những nguyên tắc và đặc trưng của mình

Page 26: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

23

Các nguyên tắc: Nguyên tắc đa số là cách thức hiệu quả và đáng mơước để bảo vệ các cá nhân trước nhà nước chuyên quyền và duy trì tự do. Tuynhiên, nguyên tắc đa số phải bị hạn định bởi nguyên tắc pháp quyền. Chỉ cótrong điều kiện này, nguyên tắc đa số mới có thể vận hành một cách thôngminh và công bằng.

Các đặc trưng:+ Nhà nước hiến định (phỏng theo các đặc trưng của truyền thống

chính trị Anh - Mỹ, bao gồm sự phân quyền rõ rệt.+ Nguyên tắc pháp quyền.+ Sự can thiệp tối thiểu của nhà nước vào xã hội công dân và đời sống

cá nhân.+ Xã hội thị trường tự do được mở rộng phạm vi tối đa.Mô hình dân chủ tham giaCác nguyên tắc: Quyền bình đẳng trước tự do và tự phát triển chỉ có thể

đạt được trong một “xã hội tham gia”- một xã hội nuôi dưỡng sự nhận thức vềsự hiệu dụng của các hoạt động chính trị, nuôi dưỡng sự quan tâm đến cácvấn đề công cộng, hình thành phẩm chất công dân có khả năng theo đuổi cáclợi ích chính đáng của mình trong các quá trình chính trị.

Những đặc trưng then chốt:+ Sự tham gia trực tiếp của các công dân trong việc điều chỉnh các thể

chế cơ bản của xã hội, bao gồm ở cả nơi làm việc và ở cộng đồng cơ sở.+ Tổ chức lại hệ thống đảng phái bằng cách buộc các quan chức của

đảng phải có trách nhiệm với đảng viên của họ.+ Cơ chế hoạt động của “các đảng có ghế” trong nghị viện.+ Duy trì hệ thống thể chế mở để đảm bảo khả năng thực nghiệm với

nhiều hình thức chính trị khác nhau.Ngày nay, không chỉ dừng lại ở việc xác định các tiêu chí mang tính

định tính, các nhà khoa học, các nhà tư tưởng còn cố gắng chuyển tải nhữngtiêu chí mang tính định lượng. Một số công trình tiêu biểu như: “Onmeasuring democracy: Its consequences and concomitants” (Đo lường dân

Page 27: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

24

chủ: hệ quả và những vấn đề kèm theo của nó) của Alex Inkeles [161];“Defining and measuring democracy” (Xác định và đo lường dân chủ) củaDavid Beetham [137]; “Measuring democracy: A bridge between scholarshipand politics” (Đo lường dân chủ: cầu nối giữa giới học giả và chính trị) củaGerardo L. Munck [168]… Các công trình này đã cung cấp một phân tíchtổng hợp các cuộc tranh luận và các vấn đề khác nhau, từ những câu hỏi làmthế nào để xác định dân chủ đến các vấn đề dân chủ trong các nền văn hoá đadạng. Một số công trình ở đây còn cung cấp những kiến thức mang tính chấtcầu nối giữa lý thuyết dân chủ và thực tiễn dân chủ. Bên cạnh đó, do nhu cầuphát triển dân chủ và dân chủ hoá liên tục đòi hỏi các nhà chính trị phải cungcấp các cách thức để cải thiện các tiêu chí phân tích và thực nghiệm.

Đi xa hơn những công trình trên là thực tiễn đo lường dân chủ. Ngàynay có rất nhiều tổ chức trên thế giới không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu màbắt tay vào thực hiện các nghiên cứu đó bằng cách đề xuất những thước đo đểđánh giá dân chủ và bắt đầu khảo sát nền dân chủ của các nước trên thế giới.Điển hình như:

- Tuyên ngôn về quyền con người của Liên Hợp Quốc được thông quavới 100% phiếu thuận ngày 10-12-1948. Sự kiện này đánh dấu thời đại dânchủ toàn cầu của nhân loại. Vấn đề toàn cầu nổi lên là mỗi nước khi có độclập sẽ thực thi quyền làm người cho mỗi người dân nước mình như thế nào?Và hầu hết các quốc gia trên thế giới khi tham gia vào sân chơi toàn cầu, gianhập Liên Hợp Quốc đều phải kí vào Bản Tuyên ngôn này - lấy đó làm cơ sởđể phát triển đất nước theo khuynh hướng dân chủ.

- Nghiên cứu về quyền dân chủ và các tiêu chí đánh giá, xếp loại dân

chủ trên thế giới không thể không tính đến những báo cáo của tổ chức

Freedom House. Tổ chức này dùng hai bảng điểm để xếp hạng dân chủ cho

các nước; một bảng về các quyền chính trị, một bảng về các quyền dân sự.

Điểm trung bình của mỗi nước, hoặc lãnh thổ sẽ được dùng để đánh giá và

xếp loại thành các loại: tự do, bán tự do hoặc phi tự do. Những nước có điểm

Page 28: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

25

trung bình từ 1 - 2.5 được coi là tự do; từ 3 - 5.5 là bán tự do; từ 5.5 - 7 là phi

tự do. Nếu một nước được 6 điểm về quyền chính trị và 6 điểm về quyền dân

sự, nước đó có thể được xếp hạng bán tự do hoặc phi tự do. Thêm vào đó là

số điểm thô (raw score) dùng để xác định thứ hạng cuối cùng. Điểm thô từ 0 -

30 là phi tự do, từ 31 - 59 là bán tự do, và từ 60 - 88 là tự do. Điểm trung bình

của Việt Nam là 6.5, xếp hạng phi tự do [186, tr.10].

- Hoặc những tiêu chí được đưa ra bởi tạp chí The Economist ở Anh.

Tiêu chí này đã khảo sát tình trạng dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng định

lượng chỉ số dân chủ (DI) do bộ phận Economist Intelligence Unit Index tiến

hành, dựa vào năm tiêu chí sau:

+ Mức độ tiến hành bầu cử công bằng và tự do.

+ Mức độ thực hiện các quyền tự do của công dân.

+ Hiệu quả hoạt động của chính quyền.

+ Mức độ tham gia chính trị của công dân.

+ Văn hoá chính trị.

Theo phương pháp đo lường của tạp chí này thì chỉ số dân chủ được

tính theo cách tính bình quân trọng số dựa trên trả lời của 60 câu hỏi, mỗi câu

có từ 2 đến 3 sự lựa chọn để trả lời, mỗi câu hỏi được cho điểm là 0 hoặc 1

hoặc 0,5. Tổng số điểm được cộng dồn cho từng tiêu chí, nhân với 10 và chia

cho tổng số câu hỏi của từng tiêu chí. Kết quả đo lường dân chủ được chia là

4 cấp độ: (1) dân chủ đầy đủ (từ điểm 8 - 10); (2) dân chủ khiếm khuyết (từ

điểm 6 - 7,9); (3) thể chế hỗn hợp (từ điểm 4 - 5,9); (4) Chính thể chuyên chế

(điểm dưới 4) [152, tr.60].

- Mạng lưới các viện nghiên cứu dân chủ (NDRI – Network

Democracy Research Institute) thường xuyên tổ chức các hội thảo bàn về các

tiêu chí, chỉ số, và các kết quả đánh giá dân chủ của các tổ chức lớn trên thế

giới như: Freedom House, Bertelsmann Transformation Index của Quỹ

Bertelsmann và Viện dân chủ Israel. Mục tiêu của mạng lưới này còn là

Page 29: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

26

nghiên cứu, phân tích và so sánh các kết quả dân chủ của các quốc gia, ngoài

ra còn theo dõi sự phát triển của nền dân chủ trong một quốc gia nhất định

theo thời gian.

- IDEA (International Institute for Democracy and Electoral

Assistance: Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử). Viện này cung cấp

khung đánh giá áp dụng cho một nền dân chủ không phân biệt mức độ phát

triển kinh tế của các quốc gia (Phần này gồm giải thích các phương pháp, các

nguyên tắc cơ bản và giá trị trung gian, chuẩn bị cho một đánh gia, cột trụ và câu

hỏi tìm kiếm). Với cách thức này, Viện đã tiến hành đánh giá dân chủ trên toàn

cầu. Ngoài gia, Viện còn phát hành một số ấn phẩm như: đánh giá chất lượng

của dân chủ: hướng dẫn thực hành ở Thái Lan; Đánh giá dân chủ ở Philippine:

quy định của pháp luật và tiếp cận công lý; Đánh giá chất lượng dân chủ: hướng

dẫn thực hành ở Tây Ban Nha; Tổng quan về đánh giá dân chủ ở IDEO

- Gần đây theo Giáo sư chính trị học của Trường Đại học Nam Illinois

(SIU), Hoa Kỳ, William Turley: do thiếu một định nghĩa thống nhất về “dân

chủ”, nên những tranh luận về dân chủ, dân chủ hóa, cũng như việc đánh giá

những thành tựu dân chủ của các quốc gia đã không có kết quả. Để các cuộc

tranh luận có tính khoa học, cần có một định nghĩa có tính trung lập trong

quan điểm về các yếu tố của nền dân chủ và có tính thúc đẩy khả năng so

sánh mọi hệ thống chính trị [122, tr.2].

- Nhà nghiên cứu Angelo Segrillo của trường Đại học Sao Paulo, Braxin

đã đề xuất tạo ra một chỉ số mang tính ứng dụng và tính định lượng về dân

chủ kinh tế để có thể sử dụng song song với các chỉ số hiện có về dân chủ

chính trị. Bằng cách sử dụng kết hợp hai chỉ số này, dân chủ chính trị và dân

chủ kinh tế được đánh giá một cách khách quan. Có như vậy, mới đáp ứng

được yêu cầu của hai phái: Chủ nghĩa tự do và Chủ nghĩa Mác và có thể đạt

được một cách tiếp cận mang tính đối thoại hơn đối với vấn đề dân chủ trong

cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa hai phái này. Ông đề xuất sử dụng chỉ

Page 30: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

27

số Gini - hệ số đo lường trình độ công bằng về thu nhập, hệ số Gini biến thiên

từ 0 (tức hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (tức là một người chiếm giữ toàn bộ của

cải của cả nước). Theo ông: “chỉ số này có thể chỉ là chỉ số uỷ thác tạm thời

nhưng nó rất tốt vì nó có thể dùng ngay được và có thể cho phép phái macxit

và phái tự do bắt đầu dùng ngôn ngữ số liệu chung như sự khởi đầu khiêm tốn

hướng tới sự hiểu biết sâu sắc hơn xung quanh giả thuyết mở rộng việc xếp

hạng dân chủ của một Freedom House mới trong tương lai” [39, tr.20].

1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Đã có một số tác giả và một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề

này nhưng chủ yếu mang định tính, thậm chí những định tính đó còn chưa

được thống nhất.

- Năm 2003, tác giả Luận án triết học “Nhà nước XHCN với việc xây

dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” đã coi các nguyên tắc cai trị cơ bản

trong xã hội dân chủ sau đây là những chuẩn mực phổ biến trong đời sống

chính trị, coi đó là những cơ sở đầu tiên để nhìn nhận và đánh giá các xã hội

dân chủ: (1) Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân; (2) Mọi người đều bình

đẳng trước pháp luật; (3) Quyền tự do tư tưởng, ý chí (bao gồm ngôn luận, tín

ngưỡng của cá nhân); (4) Nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; (5) Nguyên tắc

quyền của thiểu số; (6) Nguyên tắc bảo đảm các quyền cơ bản của con người;

(7) Nguyên tắc bầu cử tự do và công bằng; (8) Nguyên tắc hạn chế quyền

năng nhà nước bằng hiến pháp; (9) Nguyên tắc thông nhất trong tính đa dạng

các khuynh hướng xã hội (kinh tế, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa); (10) Nguyên

tắc hòa giải, hợp tác, khoan dung và đối thoại trong giải quyết các xung đột xã

hội [35, tr.63]. Đây có thể được xem như các tiêu chí ban đầu của tác giả khi

nhìn nhận và xác định dấu hiệu tồn tại của một nền dân chủ. Tuy tác giả chưa

thực sự đi sâu nghiên cứu và phân tích nó như các tiêu chí của dân chủ song

cống hiến và đóng góp của tác giả là đưa ra những đặc trưng cơ bản đầu tiên

của dân chủ, chính những đặc trưng này là cơ sở để các nhà nghiên cứu về

Page 31: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

28

dân chủ sau này tiếp tục xây dựng hệ tiêu chí về dân chủ.

- Năm 2006, các tác giả Ngô Huy Đức và Hồ Ngọc Minh công bố một

bài báo khoa học liên quan đến vấn đề định tính và định lượng dân chủ “Việt

Nam: tác động của quy chế dân chủ cơ sở (GDR) đối với hoạt động của chính

quyền cấp xã và ý nghĩa thực tiễn của nó” [trích theo 31]. Các tác giả của bài

báo đã xác định được một số nội dung sau:

(1) Xác định các quyền của người dân trong mối quan hệ với chính quyền

cơ sở (cấp xã) - đây được coi là cơ sở để người dân tăng cường khả năng tham gia

chính trị và kiểm soát sự lạm quyền của quan chức địa phương, từ đó dẫn đến một

chính sách phát triển hiệu quả hơn và gắn kết xã hội cao hơn;

(2) Nhóm tác giả đã cụ thể hóa các quyền của người dân thành các tiêu

chí cơ bản trong việc hạn chế quyền lực của quan chức địa phương: Nhóm 1 -

quyền được biết: bao gồm những quyết định mà chính quyền xã phải thông

báo cho mọi người (ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân

dân, các chính sách và văn bản pháp luật của Nhà nước, chi phí hành chính,

thuế, phí của chính phủ, hồ sơ tài chính hàng năm của xã,); Nhóm 2 - quyền

được tư vấn: bao gồm những quyết định mà chính quyền xã phải tham khảo ý

kiến người dân trước khi thi hành (ví dụ: kế hoạch phát triển, kế hoạch về

quyền sử dụng đất, các chính sách kinh tế - xã hội như xoá đói giảm nghèo,

giảm tỷ lệ thất nghiệp); Nhóm 3 - quyền kiểm tra, giám sát: bao gồm việc cho

phép người dân kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo xã và các hoạt động của

chính quyền xã (ví dụ: thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các hoạt

động của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, báo cáo tài chính

của xã; quản lý quyền sử dụng đất); Nhóm 4 - quyền quyết định trực tiếp: bao

gồm những vấn đề mà người dân sẽ thảo luận và quyết định trực tiếp bằng

cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai (ví dụ: số tiền đóng góp cho

việc xây dựng đường xá, trường học, mạng lưới điện.., các thành viên của Ban

giám sát các khu chung cư tòa nhà);

Page 32: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

29

(3) Từ các tiêu chí trên nhóm tác giả đã đưa ra các chỉ số và tiến hành

đo lường, gồm 7 chỉ số cơ bản sau: 1 - Người ngoài đảng trong bộ máy chính

quyền địa phương; 2 - Kiểm tra ngân sách; 3 - Giải quyết tranh chấp; 4 - Sự

tham gia của người dân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng địa phương; 5 - Sự

thể hiện ý nguyện của người dân; 6 - Sự khoan dung; 7 - Sự hài lòng của

người dân đối với chính quyền cấp xã.

- Năm 2009, tác giả Vũ Hoàng Công công bố cuốn sách: “Xây dựng và

phát triển nền dân chủ XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

XHCN” [17]. Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Bộ - nghiên cứu khá

toàn diện và công phu về vấn đề dân chủ. Nội dung cuốn sách tập trung vào

làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn dân chủ trên thế giới và Việt

Nam, nhìn nhận đánh giá về kinh tế thị trường và những vấn đề đặt ra cho sự

phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra những quan điểm

phương hướng đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển dân chủ

XHCN ở Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã cố gắng đưa ra các tiêu

chí đánh giá các mô hình dân chủ. Tác giả đã phân tích 3 mô hình dân chủ

trên thế giới hiện nay: mô hình dân chủ tự do (tiêu biểu là Mỹ và Tây Âu), mô

hình dân chủ ở các nước Bắc Âu, mô hình XHCN cũ (Liên Xô, Đông Âu và

Trung Quốc trước cải cách). Từ việc xác định 3 mô hình trên, tác giả đã đưa

ra một số tiêu chí đánh giá dân chủ của các mô hình này như: (1) Mô hình hệ

thống chính trị và các thể chế đại diện; (2) Thể chế giám sát và kiểm soát

quyền lực nhà nước; (3) Thể chế bầu cử và vấn đề quyền của người dân trong

việc xây dựng nhà nước; (4) Thể chế bảo đảm ý chí của người dân; (5) Vai trò

của báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đối với việc giám sát quyền lực

nhà nước và định hướng chính sách theo ý chí của công chúng. Tác giả đã đưa

ra các tiêu chí để đánh giá về dân chủ nhưng những tiêu chí này mới chỉ được

nêu ra nhưng chưa được luận chứng và phân tích đầy đủ.

- Cũng trong năm 2009, tác giả Võ Khánh Vinh đã giới thiệu cuốn

Page 33: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

30

sách“Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội”.

Trong cuốn sách này có một viết rất đáng chú ý đối với những người nghiên

cứu về dân chủ. Đó là bài: “Dân chủ đối với việc bảo đảm thực hiện quyền

con người” của TS.Đỗ Minh Khôi. Ở bài viết này, tác giả không chỉ trình bày

những hiểu biết của mình về quyền con người, về dân chủ và mối quan hệ

giữa chúng mà điều thú vị nhất là tác giả đã phân chia trình độ phát triển của

dân chủ theo cách tiếp cận của tác giả:

Dân chủ được phân chia thành các cấp độ từ thấp đến cao. Dân chủ

ở mức độ cao nhất là nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà

nước. Mức độ dân chủ thấp hơn là có sự giám sát, chế ngự quyền

lực nhà nước với mục đích việc thực hiện quyền lực nhà nước phái

vì dân. Mức độ dân chủ thứ ba, nhân dân phải có khả năng tự bảo vệ

các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà thể hiện là các quyền con

người, các quyền cơ bản của công dân [128, tr.63].

Cách tiếp cận của tác giả tỏ ra rất có lý bởi vì sự tiếp cận này tương

đồng với việc nhìn nhận dân chủ như một quá trình phát triển từ thấp đến cao,

từ không dân chủ đến có dân chủ, từ ít dân chủ đến dân chủ hơn. Song, theo

tôi nghĩ: nếu dân chủ mà đạt được ở mức thứ ba – theo tác giả là mức thấp

nhất thì đó là thành công lớn lao sau tất cả những cuộc đấu tranh vì dân chủ

của loài người vì một lẽ, nếu người dân bảo vệ được quyền của mình chống

lại sự lạm quyền của nhà nước thì trong đó đã bao gồm cả việc người dân có

quyền giám sát và chế ngự quyền lực nhà nước (mức thứ 2 theo tác giả). Còn

mức thứ nhất là mức độ quá cao mà theo tôi nền dân chủ đó không tồn tại

trong xã hội hiện đại (với xã hội dân số đông không thể tất cả mọi người đều

cũng trực tiếp tham gia chính trị được, điều đó chỉ tồn tại ở Athen cổ đại).

- Trong năm 2012, Nguyễn Đăng Thành và các cộng sự đã công bố

cuốn sách “Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước -

những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam ” [115 Nhóm tác giả

Page 34: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

31

của cuốn sách đã trình bày các cách thức, phương pháp đánh giá và đo lường

hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước như: khung đánh giá

tổng hợp (CAF), phương pháp đánh giá tác động pháp luật (RIA), các chỉ số

quốc tế về hiệu quả quản lý nhà nước, phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động

cơ quan hành pháp của các chủ thể liên bang Nga, bảng yêu cầu sử dụng phương

pháp RIA ở các nước OECD...Mặc dù các nghiên cứu trên không trực tiếp đề

cập đến dân chủ, các tiêu chí đánh giá dân chủ hoặc đo lường dân chủ nhưng

nhóm tác giả đã cung cấp những ví dụ nghiên cứu điển hình về đo lường và đánh

giá, những ví dụ này giúp ích rất nhiều để tác giả luận án có cơ sở trong việc

nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí cũng như đo lường về dân chủ của mình.

- Cũng trong năm 2012, một trong những thành lớn trong lĩnh vực đo

lường liên quan dân chủ và khu vực hành chính công là “Chỉ số công lý - thực

trạng công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012” của

UNDP (United Nations Development Programme - chương trình phát triển

của Liên Hợp Quốc). Chỉ số công lý thể hiện tính định lượng rõ nét, được

thực nghiệm trên quy mô lớn, có thể chuyển tải ý kiến và đánh giá của người

dân về hiệu quả hoạt động của các thiết chế nhà nước trong đảm bảo công lý

và các quyền cơ bản dựa trên năm trục nội dung về thực thi pháp luật và bảo

đảm công lý là: (1) Khả năng tiếp cận, (2) Công bằng, (3) Liêm chính, (4) Tin

cậy và hiệu quả, (5) Bảo đảm các quyền cơ bản [15, tr.118].

1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu

Hiện nay, các quá trình đấu tranh cho dân chủ và dân chủ hoá đang

diễn ra ngày càng đa dạng trên thế giới. Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh

luận về chủ đề này, thậm chí hiện nay họ còn đặt ra vấn đề: liệu các quốc gia

theo chế độ một đảng có dân chủ hay không? Hay một quốc gia chỉ có dân

chủ khi có hệ thống đa đảng tham gia cạnh tranh với nhau; Tự do báo chí và

ngôn luận là đặc trưng của nền dân chủ… nhưng tự do đến đâu, dân chủ đến

đâu là hợp lý, có giới hạn nào cho những quyền tự do và dân chủ đó không?

Page 35: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

32

Sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị như thế nào là đúng, là đủ?

Đâu là tiêu chí cho một nền dân chủ thật sự? Như vậy vấn đề tồn tại lớn nhất

ở đây là còn sự khác nhau trong quan niệm về các tiêu chí và thước đo. Vì

vậy, cần thiết phải phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng cách tiếp cận,

cũng như các tiêu chí đánh giá dân chủ, mà trước hết là đưa ra được quan

niệm và các thước đo dân chủ phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Với

những đặc thù của nền chính trị, việc đề ra các tiêu chí đánh giá mức độ phát

triển dân chủ ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu. Sớm muộn các nhà nghiên

cứu cũng phải đưa ra những tiêu chí nhất định để đánh giá về dân chủ. Ví dụ,

liệu có thể coi đây là các tiêu chí dân chủ:

- Tính tự do và dân chủ trong bầu cử.

- Tự do báo chí.

- Tiếng nói của dân chúng trong các quyết sách của chính phủ.

- Sự phục vụ của công chức và nền hành chính đối với người dân…

Nhưng để xem tiêu chí tự do báo chí là như thế nào, đánh giá mức tự

do cao hay thấp lại phụ thuộc vào các thông số khác như: sở hữu, tính độc lập

với nhà nước về sở hữu và quan điểm... Đây là những vấn đề phức tạp, trong

phạm vi của đề tài này, tôi cố gắng đưa ra những tiêu chí cụ thể và thước đo

để đánh giá được các tiêu chí đó.

Page 36: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

33

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂNDÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Cơ sở lý luận xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dânchủ ở Việt Nam2.1.1. Lý luận về dân chủ2.1.1.1. Một số quan niệm về dân chủ trong các lý thuyết chính trị

* Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủThứ nhất, trong quan niệm về dân chủ, các nhà kinh điển của chủ nghĩa

Mác - Lênin nhấn mạnh đến tính giai cấp của dân chủ khi xã hội còn tồn tạigiai cấp và ủng hộ việc xây dựng nền dân chủ mới – nền dân chủ XHCN.Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”, C.Mác đã nhấn mạnh: “Từ dânchủ nếu chuyển sang tiếng Đức thì có nghĩa là nhân dân nắm chính quyền”[63, tr.44-45]. Dân chủ không chỉ được các ông hiểu và nhận thức ở khía cạnhlý luận, mà xa hơn nó thể hiện trong thực tiễn đời sống chính trị. Ngay từ đầuChủ Mác – Lênin đã khắc hoạ rõ nét mục đích tồn tại của nền dân chủ.

Chủ nghĩa Mác cho rằng, từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuấthiện nhà nước, dân chủ biểu hiện thông qua chế độ nhà nước, thành chế độdân chủ hay nền dân chủ. Nó là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựatrên nguyên tắc nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực. Vì thế dânchủ trước hết và chủ yếu là một phạm trù chính trị, mang tính giai cấp vàphục vụ giai cấp thống trị, không có dân chủ “thuần túy”, dân chủ chungchung: “Nền dân chủ là hình thức nhà nước, một trong những dạng khácnhau của nó” [49, tr.443], hoặc “...Không thể nói về nền dân chủ thuần tuýkhi tồn tại các giai cấp khác nhau, chỉ có thể nói về nền dân chủ giai cấp”[51, tr.221]. Giai cấp chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì nắm giữ chínhquyền nhà nước và quyết định tính chất của dân chủ.

Mác - Ăngghen luôn ủng hộ cho tư tưởng về nền dân chủ XHCN, cácông coi đó là một nền dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân, một nền dân chủ

Page 37: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

34

thực sự và đầy đủ. Mác - Ăngghen khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảngcộng sản: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tựdo của tất cả mọi người” [57, tr.75]. Theo đó, xã hội không thể nào được giảiphóng nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt. Đó là tư tưởng cốtlõi trong học thuyết Mác về giải phóng xã hội, giải phóng con người, là điểmxuất phát cho cách đặt vấn đề xây dựng một chế độ xã hội mới, công bằng,không có áp bức, bóc lột, mọi người đều bình đẳng tự do (dân chủ XHCN).

Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ cách thức để giành lấy dânchủ, để xây dựng được nền dân chủ thực sự của nhân dân.

Với nghĩa là một thể chế chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ cóthể ra đời thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân vànhân dân lao động đập tan bộ máy nhà nước của của giai cấp thống trị cũ, xâydựng một hệ thống chính trị mới của mình. Quan điểm này Lênin đã kế thừavà phát triển tư tưởng của Mác, Ăng ghen được trình bày trong Tuyên ngôncủa Đảng cộng sản: “Giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân làgiai cấp vô sản tự tổ chức thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dânchủ” [59, tr.626]. Dân chủ vô sản không chỉ ra đời gắn liền với cuộc cáchmạng vô sản, mà sự tồn tại của nền dân chủ ấy cũng gắn liền với nền chuyênchính vô sản và nó sẽ tiêu vong khi loài người đạt đến chủ nghĩa cộng sản.Thực chất của chuyên chính vô sản là: “việc tổ chức đội tiền phong của nhữngngười bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức” [59, tr.160].Do đó, việc thực hiện chế độ chuyên chính vô sản là con đường tất yếu vìtrong sự nghiệp giành, giữ và bảo vệ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dânlao động, giai cấp vô sản luôn phải chống lại các lực lượng phản cách mạng –tức là giai cấp tư sản tham quyền cố vị, sẽ không bao giờ tự từ bỏ quyền lựctrong tay mình: “Con đường tiến lên, nghĩa là tiến lên chủ nghĩa cộng sản,phải trải qua chuyên chính vô sản chứ không thể đi theo con đường nào kháccả” [53, tr.159]. Tuy thế, chuyên chính vô sản không phải là mục đích cuốicùng của cuộc cách mạng vô sản mà đó chỉ là bước đệm để đi đến một xã hộihoàn toàn tự do – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, dân chủ với tư

Page 38: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

35

cách là một thể chế chính trị cũng sẽ không còn: “chế độ dân chủ cũng là nhànước, do đó, nhà nước mà mất đi thì chế độ dân chủ cũng mất theo” [53,tr.61]. Như vậy, theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền dân chủ xã hộichủ nghĩa gắn liền với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sảnvà nền dân chủ vô sản (nền dân chủ XHCN). Đây là ba yếu tố không thể thiếutrong tiến trình xây dựng nền dân chủ mới – nền dân chủ XHCN. Ba yếu tốnày có mối quan hệ mật thiết với nhau: cách mạng xã hội chủ nghĩa là tiền đềđể chuyển quyền lực của thiểu số cho đa số; chuyên chính vô sản là điều kiệnđể duy trì và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về đa số nhân dân lao động;nền dân chủ vô sản lại là mục tiêu, động lực để giành được chính quyền vềcho nhân dân lao động. Ngay cả trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa chủnghĩa xã hội hiện nay, nếu giai cấp công nhân bỏ quên, coi nhẹ bất cứ yếu tốnào đều có thể dẫn tới sự thất bại của cách mạng.

Thứ ba, chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra những biểu hiện cơ bản củanền dân chủ mới – nền dân chủ XHCN.

Một là, sự tự do và bình đẳng trong chính trị phải bắt nguồn từ tự do vàbình đẳng trong kinh tế. Với quan điểm này, Ph.Ăngghen viết về chế độ dânchủ tư sản như sau:

Chế độ dân chủ, giống như bất kỳ chính thể nào khác, cũng là sựdối trá, chẳng qua cũng chỉ là sự giả dối... Tự do chính trị là tự dogiả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, vàvì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng nhưvậy, vì thế chế độ dân chủ (tức là dân chủ trong chủ nghĩa tư bản-ngườitrích), giống như bất kỳ mọi hình thức quản lý nào khác, cuối cùng phảitan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trongđó tất yếu sẽ bộc lộ ra; hoặc là chế độ nô lệ thực sự, tức là chế độchuyên chế không che đậy, hoặc là tự do thực sự và bình đẳng thực sự,tức là chủ nghĩa cộng sản [57, tr. 723].

Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh lại quan điểm của C.Mác: cơ sở hạ tầngquyết định kiến trúc thượng tầng, kinh tế quyết định chính trị và các lĩnh vực

Page 39: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

36

khác trong đời sống xã hội nên bất cứ người nào, giai cấp nào không có sởhữu về tư liệu sản xuất thì cũng đồng nghĩa với việc bị hạn chế về các quyềntự do chính trị khác. Vì thế, chủ nghĩa Mác mong muốn xóa bỏ chế độ tư hữuvà thay thế bằng chế độ công hữu – đảm bảo sự bình đẳng về lợi ích kinh tếcho tất cả các thành viên trong xã hội.

Hai là, nhấn mạnh vai trò của các cuộc bầu cử trong nền dân chủ. Lênincho rằng: “Nền dân chủ là sự thống trị của đa số. Chỉ có cuộc tuyển cử phổthông, trực tiếp, bình đẳng mới được gọi là dân chủ” [47, tr.258]. Tính chấtcủa hệ thống bầu cử ở Liên Xô xuất phát từ bản chất dân chủ của chế độ xãhội Liên Xô. Tất cả công dân Liên Xô từ 18 tuổi trở lên đều có quyền thamgia bầu cử: chỉ những người bị điên không có quyền này. Quyền bầu cử hiệnhành là trực tiếp, các cử tri luôn biết rằng họ bầu ai vào các cơ quan chínhquyền và có quyền đòi ai phải báo cáo lại. “Các đại biểu, - Lênin nhấn mạnh,- phải tự mình làm việc, tự mình thực hiện luật lệ của mình, tự mình kiểm soátnhững cái gì xảy ra trong sinh hoạt, tự mình chịu trách nhiệm trực tiếp trướccác cử tri” [53, tr.49].

Ba là, việc tham gia trực tiếp của nhân dân vào việc giải quyết các vấnđề to lớn của nhà nước là một trong những biểu quan trọng trong nền dân chủmới. Tất cả những dự luật quan trọng được đưa ra cho nhân dân thảo luận.Khuynh hướng dân chủ đó trong tương lai sẽ không ngừng phát triển và cácluật lệ quan trọng sẽ được thông qua bằng cuộc trưng cầu dân ý. Nền dân chủmới chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi đại diện quần chúng, mỗi công dân có đủđiều kiện để tham gia vào việc thảo luận về luật lệ của nhà nước, vào việc cửđại diện của mình để thực hiện các luật lệ của nhà nước. Muốn vậy, cần phảidạy quần chúng cách quản lý. Lênin nhấn mạnh rằng chính quyền xô – viết làbộ máy để quần chúng bắt đầu ngay vào việc học quản lý nhà nước và tổ chứcsản xuất trong phạm vi toàn quốc.

Bốn là, nhấn mạnh vai trò kiểm soát của nhân dân đối với hoạt động

của bộ máy nhà nước. Lênin coi trọng các vấn đề tổ chức kiểm soát thực sự

Page 40: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

37

và yêu cầu tất cả quần chúng lao động tham gia vào việc này: “Chúng ta

muốn sao cho chính phủ luôn luôn được đặt dưới quyền kiểm soát của các

giới xã hội nước mình” [54, tr.19]. Tuy nhiên, vũ khí thực sự để lôi cuốn quần

chúng rộng rãi vào việc quản lý công việc nhà nước là việc kiểm tra nhân dân.

Việc hoàn thiện bộ máy nhà nước làm bật tận gốc chủ nghĩa quan liêu, thực

hiện kịp thời những đề nghị của nhân dân lao động – đó là phạm vi hoạt động

của các thanh tra viên nhân dân.

Năm là, nhấn mạnh vai trò to lớn của nguyên tắc tập thể trong công tác

quản lý nhà nước và việc dựa vào kinh nghiệm của quần chúng. Lênin chỉ rõ:

Chỉ có kinh nghiệm tập thể, chỉ có kinh nghiệm của hàng triệu

người mới đưa ra được những điều có ý nghĩa quyết định trong

công việc này. Đó chính là vì, chỉ có kinh nghiệm của hàng trăm

hàng nghìn các tầng lớp xã hội đã làm ra lịch sử cho đến nay trong

xã hội phong kiến địa chủ và xã hội tư bản thì không đủ cho sự

nghiệp của chúng ta, cho sự nghiệp xây dựng CNXH. Chúng ta

không thể làm thế chính là vì chúng ta dựa vào kinh nghiệm tập thể,

kinh nghiệm của hàng triệu người lao động [50, tr.374 – 375].

Kinh nghiệm của việc xây dựng CNXH ở Liên Xô cùng với kinh

nghiệm của các nước trong hệ thống XHCN cho thấy nền chuyên chính vô

sản dù được thiết lập dưới hình thức nào, nó luôn có nghĩa là sự mở rộng dân

chủ, sự chuyển hoá từ nền dân chủ hình thức, tư sản sang nền dân chủ thực sự

đối với nhân dân lao động. Điều kiện quan trọng nhất của nền dân chủ thực sự

là tập trung vào trong tay nhân dân không những quyền lực chính trị, mà cả

toàn bộ các của cải chủ yếu của xã hội. Nền dân chủ XHCN ngay từ ngày đầu

tiên đã chuyển trọng tâm từ việc tuyên bố các quyền được quy định trong

Hiến pháp, luật và trên lý thuyết sang việc thực hiện chúng trên thực tế.

Sáu là, chủ nghĩa Mác nhấn mạnh quyền bình đẳng xã hội của các công

dân là tiền đề quan trọng trong thực hiện dân chủ: “Mặc dầu quần chúng

Page 41: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

38

không phải bao giờ cũng hiểu được rõ ràng cái ý nghĩa duy nhất chính xác đó

của dân chủ nhưng đối với họ, cái khái niệm dân chủ đã bao hàm khát vọng,

tuy còn mơ hồ, về bình đẳng xã hội” [58, tr. 791]. Vì thế, việc thực hiện dân

chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do,

dân chủ, bình đẳng của công dân. Theo các ông: “ …những quyền tự do như

tự do báo chí, tự do lập hội và tự do hội họp, quyền đầu phiếu phổ thông,

quyền tự trị của địa phương - những quyền mà nếu không có… thì công nhân

sẽ không bao giờ có thể giải phóng được mình”[62, tr.98-99].

Bảy là, các thành tố trong hệ thống chính trị phải thực sự vì nhân dân.

Yếu tố dân chủ phải được biểu hiện trong hoạt động của toà án XHCN được

xây dựng trên cơ sở bầu cử và báo cáo của các chánh án và thẩm phán nhân

dân, và quyền bãi miễn họ trước thời hạn, và trong việc tham gia ý kiến xét xử

cac vụ án, tham gia vào việc buộc tội và bảo vệ xã hội tại các phiên toà với điều

kiện các cơ quan phải thực hiện nghiêm khắc nhất việc thẩm tra, tìm hiểu và toà

án phải tuân theo một cách nghiêm khắc nhất tất cả các tiêu chuẩn tố tụng.

Các tổ chức xã hội cùng với các cơ quan nhà nước tạo thành khối thống

nhất hoàn chỉnh. Các xô - viết đại biểu lao động cùng với các công đoàn hợp

tác xã, Đoàn thanh niên cộng sản, các tổ chức xã hội quần chúng khác nhau

tạo thành hệ thống tổ chức chính trị của xã hội Liên Xô.

Đảng cộng sản – liên minh chiến đấu bao gồm những người cộng sản

một lòng một dạ: công nhân, nông dân, trí thức. Nếu như trước đây, Đảng

hoạt động như đội tiền phong của giai cấp vô sản thì ngày nay cơ sở xã hội

của nó đã mở rộng. Đảng đã trở thành đảng của toàn dân. Nó có nhiệm vụ

chính trị và thực hiện lãnh đạo xã hội. Nó lãnh đạo tất cả các tổ chức xã hội

và nhà nước của nhân dân lao động.

Tóm lại, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ là hình

thức chính quyền của đa số nhân dân lao động. Trong nền dân chủ đó, người

dân thực sự hiểu được quyền của mình và biết cách tự bảo vệ và làm chủ cuộc

Page 42: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

39

sống của mình. Theo quan điểm của các ông, dân chủ xã hội chủ nghĩa khác

về bản chất so với mọi thứ dân chủ của giai cấp bóc lột. Giai cấp công nhân

và nhân dân lao động chiếm đại đa số dân, trên cơ sở được hưởng quyền sở

hữu và quyền chi phối dưới các hình thức khác nhau đối với tư liệu sản xuất,

có quyền lực quản lý các công việc nhà nước, xã hội và trở thành chủ của nhà

nước, xã hội đó. Sự bình đẳng về địa vị kinh tế đã bảo đảm về căn bản cho

những người lao động chiếm tuyệt đại đa số trong số dân được hưởng quyền

lợi dân chủ ngang nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người “dân” trong dân

chủ mang ý nghĩa là “đại đa số người”, khiến quyền lực nhà nước trở thành

quyền lực “nhân dân làm chủ”. Rồi đến một thời kì nhất định, với những điều

kiện lịch sử nhất định của thời đại, người dân sẽ thực sự hiểu thế nào là tự do

và bình đẳng và trong một môi trường bình đẳng thật sự sẽ còn tồn tại nhà

nước và giai cấp nữa không? Câu trả lời này sẽ được khẳng định khi ý thức tự

giác, ý thức cống hiến và lao động vì tập thể, ý thức hy sinh vì người khác đạt

đến trình độ cao khi đó con người ta sẽ hiểu được những giá trị đích thực của

dân chủ - những giá trị mà cả nhân loại vẫn đang ước mơ và theo đuổi.

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ

Hồ Chí Minh không viết hẳn những tập sách chuyên luận về dân chủ

nhưng ý niệm về dân chủ, tư duy về dân chủ đã có mặt trong hàng trăm trang

viết mà Người để lại. Quan niệm về dân chủ của Người là một hệ thống chỉnh

thể, bao quát trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội: chính trị, kinh tế, văn

hoá, giáo dục, ngoại giao, quân sự... Mỗi luận đề về dân chủ là một quan niệm

cụ thể rất sâu sắc, có tầm khái quát cao. Vì thế, có thể coi tư tưởng dân chủ

của Hồ Chí Minh là những giá trị văn hoá mở, có thể triển khai và vận dụng

vào cuộc sống. Một số nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng dân chủ của

Hồ Chí Minh:

- Cách hiểu về dân chủ:

Hệ thống tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh được hình thành trong

Page 43: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

40

suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng một chế độ xã hội

mới. Vì thế, Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng những ngôn từ hoa mỹ để nói về

dân chủ, bàn về dân chủ, hiểu dân chủ mà ngược lại, với Người “dân chủ”

được hiểu một cách đơn giản: Dân là chủ và dân làm chủ. Sự hàm súc khoa

học và sự tường minh của khái niệm là ở chỗ, Người đã khẳng định chủ thể

của quá trình dân chủ là người dân và họ cũng chính là người chủ xã hội.

Đồng thời, Người cũng khẳng định vị thế là chủ và năng lực làm chủ của

người dân. Tư cách và vị thế là chủ là điều kiện cần, còn năng lực, hành động

làm chủ là điều kiện đủ để khẳng định quyền lực gốc thuộc về người dân.

Bất kỳ lý thuyết dân chủ nào cũng lấy vấn đề địa vị của người dân làm

hòn đá tảng, bởi quá trình phát triển dân chủ chính là quá trình đấu tranh tìm

tòi và giành giữ cho được địa vị của người dân bằng những thiết chế chính trị

xã hội cụ thể. Quan niệm về vấn đề này như thế nào và được thể hiện trong

thực tiễn ra sao sẽ là hòn đá thử cho một nền dân chủ đích thực hay giả hiệu.

“Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”

[75, tr.286].

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ” [76, tr.190].

Hồ Chí Minh khẳng định “nhân dân là gốc của cách mạng". Nhân dân

không chỉ là chủ nhân của đất nước trên danh nghĩa, mà là người chủ đích

thực: cách mạng có thành hay bại là ở lực lượng của dân, dân tộc có độc lập

hay không là do ý chí của dân, đất nước có được xây dựng lại hay không là

mong muốn và trách nhiệm của nhân dân. Ngược lại, nếu không có nhân dân

thì chúng ta cố gắng giành độc lập để làm gì, một nước không có nhân dân

đâu gọi là một quốc gia dân tộc. Khi lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành độc

lập, Hồ Chí Minh luôn có trong tay mình một sức mạnh vĩ đại, một thứ vũ khí

bí mật không gì có thể lật đổ được – đó chính là sức mạnh nhân dân, đó chính

là vũ khí ý chí quyết chiến quyết thắng của nhân dân: “Bao nhiêu lợi ích đều

vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là

Page 44: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

41

trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [74, tr.299].

- Cách thức giành, giữ và bảo vệ nền dân chủ non trẻ:

Một là, theo Người, thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể

giải quyết được mọi khó khăn. Là chủ mà không làm chủ hoặc không biết

cách làm chủ thì hoặc là không tồn tại dân chủ, hoặc là dân chủ đó chỉ tồn tại

một cách hình thức. Không ai bảo vệ quyền lợi cho người dân nhiều hơn

chính bản thân họ. Mọi chủ trương, đường lối, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội, đều được Người xem xét và giải quyết từ địa vị

người làm chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Để thực hiện quyền làm chủ,

nhân dân không những phải có quyền dân chủ được xác nhận trong Hiến pháp

và pháp luật, mà điều quan trọng là cần phải có năng lực làm chủ, gắn liền với

việc hiểu và sử dụng được các quyền làm chủ đó:

Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm

chủ được tốt phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để

có đu năng lực làm chủ, có đủ năng lực tô chức cuộc sống mới…

Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái

lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không

ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình [67].

Đời sống xã hội có bao nhiêu lĩnh vực thì người dân phải hiểu và làm

chủ được trên tất cả các lĩnh vực đó, tạo nên những phương diện tương ứng

của dân chủ. Quan trọng trước hết là người dân làm chủ trong kinh tế và

chính trị, từ đó dẫn tới việc người dân làm chủ trong lĩnh vực tư tưởng văn

hóa, ý thức tinh thần của xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mọi người Việt Nam

phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới

để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà” [73, tr.36].

Muốn vậy, Đảng và Nhà nước phải tạo ra cơ chế và những điều kiện

cần thiết để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước phải

không ngừng đảm bảo công ăn, việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh

Page 45: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

42

thần cho người lao động, phân phối lợi ích phải công bằng theo nguyên tắc

phân phối theo lao động; coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức

làm chủ và khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước,

khắc phục những biểu hiện dân chủ hình thức. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh

luôn mong muốn người dân hiểu được quyền làm chủ của mình và thực hiện

một cách tích cực quyền đó, trước đó là “dám nói, dám làm”: “Làm sao cho

nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám

nói, dám làm” [80, tr.223].

Bên cạnh đó, để có được dân chủ thật sự thì phải kiên quyết chống lại

các bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu. Người nói rõ: quan liêu là do xa nhân

dân, khinh nhân dân, không thương yêu nhân dân. Rõ ràng vấn đề không chỉ ở

cơ chế, tổ chức, bộ máy mà nguyên nhân dẫn tới quan liêu còn nằm ở sự thoái

hóa đạo đức, thái độ vô trách nhiệm trước quần chúng, nó là biểu hiện của

quyền lực bị biến dạng, tình trạng dân chủ biến thành “quan chủ”, người cán

bộ cách mạng biến thành “quan cách mạng”. Muốn sửa chữa tận gốc quan

liêu, tham nhũng phải ra sức thực hành dân chủ. Người chỉ rõ: “Chống tham

ô, lãng phí và quan liêu là dân chủ. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì

mới thành công” [75, tr.271].

Hai là, Hồ Chí Minh còn cho rằng, để bảo vệ và phát huy các giá trị của

nền dân chủ non trẻ của Việt Nam cần thiết phải tăng cường pháp chế, thực

hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước ta phải tiếp tục thể chế hóa

bằng pháp luật các quyền dân chủ của người dân trên các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Đồng thời, phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống hành vi

vi phạm pháp luật, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xét xử

nghiêm minh, đúng người, đúng tội, theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng

trước pháp luật. Mặc dù, Hồ Chí Minh hết lòng thương yêu, dạy bảo cán bộ,

nhưng kẻ nào lạm dụng tình thương của Người, làm hại đến tính mệnh và tài

sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Nhà nước thì dù họ

Page 46: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

43

có là cách mạng kỳ cựu, là bộ trưởng, thứ trưởng, là gì đi nữa vẫn phải đem ra

xét xử theo đúng pháp luật. Người luôn nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành,

trước hết là ngành hành pháp và tư pháp phải gương mẫu trong việc tuân thủ

pháp luật. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Tư pháp toàn quốc (2/1948), Người

viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các

bạn cần phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư cho

nhân dân noi theo” [76, tr.328].

Ba là, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ phải gắn với chuyên

chính, thực hiện dân chủ với nhân dân đồng thời phải chuyên chính với kẻ thù

của nhân dân, với những kẻ phá hoại dân chủ, coi chuyên chính là công cụ cần

thiết và hiệu quả để bảo vệ, giữ gìn dân chủ. Người viết: chế độ nào cũng có

chuyên chính, vấn đề là ai chuyên chính với ai?... Hồ Chí Minh cũng khẳng định

không thể có dân chủ quá trớn hay tùy tiện, dân chủ phải gắn liền với pháp luật, tự

do phải gắn liền với kỷ cương. Về mối quan hệ này, Người nói:

Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái

khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa,

nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa,

có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính

để giữ gìn lấy dân chủ [77, tr.279] và Không nên hiểu lầm dân chủ. Khi

chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì

không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành cho

được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện. Phải cấm chỉ

những hành động tự do quá trớn ấy [75, tr.108].

- Các biểu hiện của nền dân chủ mới:

Một là, dân chủ được thể hiện ở bản chất dân chủ của Nhà nước. Bộ

máy của nhà nước dân chủ trước hết phải là bộ máy dân chủ, nhà nước phải vì

dân. Một nhà nước vì dân phải coi việc đưa lại quyền lợi chính đáng cho nhân

dân là mục tiêu hoạt động của nó, đồng thời nhà nước đó phải thật sự trong

Page 47: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

44

sạch. Dân là chủ của nước nhà thì mọi hoạt động của nhà nước đều phải

hướng tới phục vụ nhân dân chứ không phải “đè đầu cưỡi cổ nhân dân". Với

quan điểm đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết

sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân,

kính dân thì dân mới yêu ta kính ta” [73, tr.56-57].

Dân chủ chỉ có giá trị khi nhà nước đặt lợi ích của nhân dân lên hàng

đầu. Người nhắc đi nhắc lại từ “phục vụ” trong các tác phẩm của mình. Từ

này nên hiểu thế nào, Người muốn đề cập đến “ai được phục vụ” và “ai phải

phục vụ”? Câu trả lời này thật đơn giản, đối với Hồ Chí Minh nhân dân là lực

lượng quan trọng nhất cần phải được phục vụ, còn công chức nhà nước là

công bộc của dân là người phải phục vụ dân [76, tr.48]. Chủ tịch Hồ Chí

Minh cho rằng, chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do dân tổ

chức nên, nhân dân là cơ sở của chính quyền. Người còn nhắc nhở chính

quyền và yêu cầu những người làm việc trong chính quyền phải thực sự làm

việc vì dân, chăm lo cho đời sống của nhân dân:

Làm cho dân có ăn

Làm cho dân có mặc

Làm cho dân có chỗ ở

Làm cho dân được học hành [73, tr.152].

Một nhà nước dân chủ phải là một nhà nước vì dân, mà một nhà nước

muốn vì dân thì nhà nước đó phải trong sạch, phải luôn luôn chống lại tiêu

cực từ chính trong bộ máy của mình. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực trong hoạt

động của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chỉ một tháng sau khi giành

được độc lập, trong bức thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng

vào tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: “Nếu nước độc lập

mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”

[73, tr.56]. “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc

Page 48: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

45

đến các làng đều là công bộc của dân chứ không phải để đè đầu dân như

trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” [73, tr.56].

Hai là, người dân phải được tự do phát biểu ý kiến:

Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế

nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình,

góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa

vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy

chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng trở thành quyền tự do phục

tùng chân lý [68, tr.59].

Ngay từ thời thiếu niên, Người đã quan tâm nhiều đến tự do, bình đẳng,

bác ái, trong hành trình tìm đường cứu nước, năm 1918, tại Pháp Người đã

gửi Bản yêu sách tám điểm đến Hội nghị Vecxây, đòi những quyền cơ bản

của nhân dân An Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ

tịch Hồ Chí Minh luôn coi tự do về chính trị, tự do bày tỏ ý kiến là mục tiêu

và hành động hàng đầu để tiến tới tự do, bình đẳng và bác ái toàn diện cho

mỗi con người và cho mỗi dân tộc. Ngoài ra, quyền tự do phát biểu ý kiến

được cụ thể hóa ở các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do

thảo luận và tự do giải quyết vấn đề: “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo

luận và tìm cách giải quyết” [73, tr.521].

Ba là, đảm bảo các quyền bình đẳng nam nữ và bình đẳng dân tộc:

“Hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân,

trên cơ sở công nông liên minh là do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải

thật sự đảm bảo nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng...” [76, tr.594].

“Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do

dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” [70, tr.87].

Bốn là, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng:

“Hội hè, tín ngưỡng, báo chương

Họp hành đi lại có quyền tự do” [72, tr.152].

Page 49: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

46

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là sự kết hợp hài hoà và tinh

tuý tinh thần dân chủ của nhân loại tiến bộ. Cùng với giá trị cơ bản của dân

chủ, Hồ Chí Minh đã luận giải hết sức ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu về phạm trù

dân chủ. Dân chủ theo tư tưởng của Người được đúc kết ngắn gọn: dân là chủ

và dân làm chủ; là chủ và làm chủ thật sự trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội. Đồng thời, Hồ Chí Minh nhận thức một cách sâu sắc vai trò của dân

chủ đối với sự phát triển của đất nước và xã hội, dân chủ thực sự có thể kích

thích và khơi dậy sức sáng tạo trong dân chúng, tạo động lực và sức mạnh đổi

thay to lớn đối với sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống:

Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có

dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những

sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng

hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến

và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa

chữa được nhiều [81, tr.22 – 23].

Hơn nữa, Người đặc biệt nhắc nhở chính bản thân người dân phải hiểu

được cái giá của dân chủ, phải cố gắng thực hiện và bảo vệ bằng được các

quyền dân chủ của mình và đảm bảo các giá trị của dân chủ trong đời sống -

đó chính cách thức duy nhất để người dân tự bảo vệ mình khỏi sự độc đoán

chuyên quyền của các nhà cầm quyền. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ có

ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam qua các thời

kỳ, trong thời chiến cũng như trong thời bình.

* Quan niệm về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: mục tiêu xây dựng nền dân chủcủa Việt Nam là nền dân chủ XHCN. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nềndân chủ kiểu mới “nền dân chủ của số đông”. Gần 40 năm qua Việt Namkhông ngừng xác định những tiêu chí của xã hội tương lai, những tiêu chí nàyđang ngày càng được định hình rõ nét cả về lý luận và thực tiễn. Đảng và Nhà

Page 50: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

47

nước ta đã xác định mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc để từ đó xác định cáchình thức và bước đi thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Cụ thể, chúng tađang trong lộ trình kiến tạo một xã hội tương lai nhằm giải phóng con ngườimột cách triệt để. Một xã hội như vậy dĩ nhiên không thể chấp nhận nhữnggiải pháp chống lại con người, vi phạm lợi ích cơ bản của người lao độnggiống như những gì mà chủ nghĩa tư bản đã và đang làm trên tiến trình pháttriển của nó. Vì “XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội:

+ Do nhân dân làm chủ+ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện

đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu.+ Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.+ Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo

năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện cá nhân.

+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùngtiến bộ.

+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thếgiới” [23, tr.8 -9].

Hơn nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, dân chủ ở Việt Namvừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Song, chúng takhông nên nhầm lẫn giữa lý tưởng và hiện thực, giữa mục tiêu và động lựcphát triển. Lý tưởng có thế rất đẹp nhưng hiện thực thì còn rất nhiều khókhăn, còn rất xa để đạt tới lý tưởng. Nếu hiểu và phân biệt rõ lý tưởng và hiệnthực, chúng ta cũng dễ dàng tạo ra những nấc thang, những bước phát triển từthấp đến cao trong tiến trình dân chủ này - đây chính là động lực thúc đẩyViệt Nam từng bước, từng bước đạt tới lý tưởng dân chủ XHCN.

Cuối cùng, dân chủ ở Việt Nam phải được đảm bảo trên thực tế ở mỗicấp và trên tất cả các lĩnh vực. Trên con đường lãnh đạo của mình, ĐảngCộng sản Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu cao nhất của nền dân chủ XHCNlà giải phóng con người một cách toàn diện, đem lại quyền làm chủ thực sự

Page 51: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

48

cho tất cả quần chúng nhân dân. Vì thế, dân chủ có thể được thế hiện trênnhiều khía cạnh và lĩnh vực của cuộc sống.

+ Dân chủ thể hiện trong hệ thống chính trị: dân chủ trong đảng, dânchủ trong các cơ quan nhà nước, dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội.

+ Dân chủ dựa vào sự phân cấp: dân chủ ở cấp cơ sở, dân chủ ở cấptrung ương.

+ Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: dân chủ trong chính trị,dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong xã hội, dân chủ trong văn hóa tư tưởng.

* Quan niệm tiến bộ về dân chủ trong các tư tưởng phi macxit hiện đạiCuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, một loạt các tư tưởng mới về dân

chủ mới ra đời, nhưng hầu hết các tư tưởng này đều không có niềm tin vàohình thức dân chủ trực tiếp (nền dân chủ lý tưởng nguyên thủy). Dù có sựkhác biệt nhưng họ đều ủng hộ hình thức dân chủ đại diện, hướng tới một nềndân chủ trong thực tế, chứ không phải là một nền dân chủ lý tưởng.

Max Weber (1864-1920) và Joseph Schumpeter (1883-1950) là các đạidiện tiêu biểu cho chủ nghĩa tinh hoa cạnh tranh đều ủng hộ nền dân chủ đạidiện và sự cạnh tranh đảng phái. Các ông cho rằng, trong xã hội công nghiệphiện đại, tự do cá nhân và sự tham gia chính trị của con người bị thu hẹp,nhường chỗ cho hoạt động của các đảng phái và sự lãnh đạo của giới tinh hoa.Theo các ông: “nền dân chủ - ở hình thức tốt nhất của nó, cũng chỉ là mộtphương tiện để con người chọn ra những nhà lãnh đạo” [34, tr. 64].

Theo Weber, thực hiện dân chủ trực tiếp là điều phi thực tế. Chính tínhphức tạp, tính đa dạng và quy mô của các xã hội làm cho nền dân chủ trựctiếp không còn phù hợp với đời sống chính trị hiện đại. Trong bài luận nổitiếng có tiêu đề “Chính trị với tư cách là một thiên hướng nghề nghiệp”, Webercho rằng, quần chúng cử tri - nhìn chung, là không có khả năng lựa chọn chínhsách, mà chỉ có khả năng lựa chọn ai là người lãnh đạo. Nền dân chủ cũng giốngnhư “thị trường” - một cơ chế cho phép loại bỏ những kẻ yếu kém và chấp nhậnnhững ai có tiềm năng nhất trong cuộc chiến giành lá phiếu và quyền lực.

Page 52: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

49

Hình 2.1. Hệ thống đảng phái và sự xói mòn ảnh hưởng của nghị viện(Dẫn theo “các mô hình dân chủ” của David Held)

Sự mở rộng quyền bầu cử phổ thông:nền dân chủ bầu cử

Các lực lượng xã hội cạnh tranh giànhảnh hưởng - cho dù có nhóm cử tri tíchcực và nhóm cử tri thụ động

Các đảng chính trị xuất hiện để đạidiện cho các nhóm và các giai tầng

Sự phân cách giữa người tích cựcchính trị và người thụ động chính trị

Quyền lực trong đảng dựa vào cácnhà họat động chính trị chuyênnghiệp

Nguy cơ mị dân mà dựa vào đó cácnhà chính trị phải vận dụng để có thểtồn tại: thị trường bầu cử

Các đảng bị quan liêu hóa

Các đảng thống trị nghị viện và cácnhà lãnh đạo thống trị các đảng: “nềnđộc tài dân bầu”

Cỗ máy đảng phái thiết lập các cơ chếđể kiểm soát đảng viên của mình: kểcả các thành viên nghị viện - và cácnghị sĩ này trở thành các “ông nghịgật”

Sự xói mòn của tư tưởng cho rằngnghị viện là trung tâm cho các cuộctranh luận công cộng

Theo Schumpeter, “Dân chủ có nghĩa là một phương pháp chính trị,

một sự sắp đặt có tính thể chế để đạt được các quyết định chính trị (lập pháp

- hành pháp - tư pháp) bằng cách trao cho một số cá nhân quyền quyết định

tất cả các vấn đề sau khi các cá nhân này đã giành được đa số phiếu của

Page 53: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

50

nhân dân” [34, tr.269]. Đời sống dân chủ không có gì khác hơn là một cuộc

đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo chính trị nằm trong hệ thống các đảng phái

khác nhau để giành quyền lực. Dân chủ không còn là hình thức thể hiện sự

bình đẳng và điều kiện tốt nhất cho sự phát triển con người. Nhưng

Shumpeter lập luận rằng, không nên lầm lẫn giữa mục tiêu của nền dân chủ

với chính bản thân nền dân chủ. Những vấn đề được quyết định độc lập với

hình thức lý tưởng về nền dân chủ.

Trong khi đó Dahl và những người theo chủ nghĩa đa nguyên lại ủng hộ

sự cạnh tranh giữa các nhóm trong nền dân chủ hiện đại. Họ cho rằng, chính

sự cạnh tranh của các nhóm lợi ích là cơ sở cho sự cân bằng dân chủ và hình

thành nên chính sách công. Họ nhấn mạnh các bè phái - hay theo như ngôn

ngữ thường dùng là “các nhóm lợi ích” (hoặc các nhóm gây áp lực) là một

“cấu thành tự nhiên của hiệp hội tự do” trong một thế giới mà các nguồn lực

khan hiếm và hệ thống sản xuất công nghiệp đã làm tan rã các lợi ích xã hội

và tạo ra tính đa dạng của nhu cầu. Chủ nghĩa đa nguyên lập luận rằng, bè

phái không phải là sự đe dọa đối với nền dân chủ, mà là cơ sở cho sự ổn định,

và là sự biểu đạt trọng tâm của nền dân chủ.

John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, tâm lý học, nhà giáo dục học

người Mỹ. Với việc ủng hộ cho dân chủ, Dewey coi hai thành tố: nhà trường

và xã hội dân sự là nền tảng của xã hội dân chủ, hai yếu tố này cần được quan

tâm và xây dựng lại nhằm khuyến khích sự trải nghiệm của công dân. Dewey

cho rằng dân chủ không thể đạt được chỉ bằng việc mở rộng quyền bầu cử, mà

còn phải thông qua việc đảm bảo rằng công luận được hình thành một cách

đầy đủ, điều này chỉ đạt được thông qua việc giao tiếp hiệu quả giữa người

dân, giới chuyên gia và những nhà chính trị, trong đó các nhà chính trị phải

chịu trách nhiệm cho những chính sách mà họ đưa ra.

Dân chủ được thể hiện trong cách sống của người dân nhiều hơn là thể

hiện trong một nhà nước đại diện thuần túy. Dân chủ được áp dụng cho các

Page 54: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

51

cộng đồng chứ không dành cho các nhà nước. Dewey chưa bao giờ nghĩ dân

chủ dùng với mục tiêu duy nhất là để giới hạn quyền lực nhà nước, mà trên

thực tế, theo ông, các thể chế nhà nước chỉ là sự bổ sung thêm cho những vấn

đề cộng đồng rộng hơn, sâu sắc hơn. Thực ra đối với Dewey tư tưởng dân chủ

trùng với tư tưởng cộng đồng. Dewey viết:

Ở đâu có sự kết nối năng động với sự tham gia của tất cả các cá

nhân vào hoạt động đó thì ở đó, sự thừa nhận điều thiện, điều tốt sẽ

góp phần phát triển cộng đồng và cả cộng đồng sẽ cố gắng duy trì nó.

Bởi lẽ, đó chính là điều tốt đẹp mà tất cả đều muốn chia sẻ, là cái

mà một cộng đồng đạt được. Ý thức rõ ràng nhất của một cộng

đồng sống động với tất cả các biểu hiện của nó là tạo nên tư tưởng

dân chủ [146, tr.148].

Theo Dewey, để mở rộng dân chủ thì việc cần thiết là phải mở rộng số

lượng cá nhân tham gia vào một lợi ích, trong đó, “mọi người đều hứng thú

với hoạt động riêng của mình nhưng vẫn vì lợi ích của người khác và để ý tới

hành động của người khác đối với mình. Điều này có thể giúp người ta khắc

phục được những khác biệt về giai cấp, sắc tộc và lãnh thổ quốc gia vốn là

cái làm cho con người không nhận thấy hết được ý nghĩa hành động của

mình” [147, tr.87]. Tức là mỗi người đều có thể tham dự một cách trọn vẹn và

tự do tương tác với tất cả mọi thành viên, chứ không phải là tham dự theo

mệnh lệnh, bị bắt buộc bằng luật lệ hay áp lực của chính trị và văn hoá. Theo

nghĩa này, dân chủ không thể là cái do ai đó bắt buộc, mà là cái hoàn toàn tự

nguyện, ai cũng có thể tham gia hoạt động chính trị khi họ cho rằng hành

động đó là cần thiết, là hữu ích với các thành viên khác và với cộng đồng.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào từng cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu, các tác

giả có thể đưa ra các cách hiểu, khái niệm khác nhau về dân chủ. Song, vì

mục đích của luận án là tập trung vào các tiêu chí và thước đo đánh giá trình

độ phát triển dân chủ ở Việt Nam nên tác giả luận án trên cơ sở kế thừa ý

Page 55: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

52

tưởng của các tác giả, trong đó cơ bản là dựa vào Chủ nghĩa Mác – Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa ra khái niệm công cụ của luận án cũng như xây

dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam.

2.1.1.2. Dân chủ - khái niệm và tính chất

* Khái niệm dân chủDân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là cơ chế để người dân thể

hiện và thực hiện quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực cơ bản củađời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa.

Với khái niệm này, dân chủ được hiểu với hai nội dung cơ bản sau:Thứ nhất, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.Nhân dân được coi là nguồn gốc và chủ thể của quyền lực nhà nước.

Trên thực tế, thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tại ba yếu tố:nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ giữa chúng. Trong đó hìnhthức tổ chức quyền lực công cộng đầu tiên trong lịch sử đã tồn tại ở thànhbang Hy Lạp chính là nhà nước. Bởi vậy, có thể hiểu rằng dân chủ là kháiniệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư và nhànước. Theo đó, cộng đồng là chủ thể và có khả năng áp đặt ý chí lên nhànước. Nội dung trên của khái niệm dân chủ, về cơ bản, vẫn giữ nguyên chođến ngày nay. Điểm khác biệt căn bản giữa cách hiểu dân chủ thời cổ đại vàthời hiện đại là ở mức độ và hình thức chi phối quyền lực công cộng của nhândân. Với khái niệm này, dân chủ được thể hiện với hai hình thức cơ bản: dân chủtrực tiếp và dân chủ đại diện. Hai hình thức này được sử dụng ở những mức độnặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào các thời điểm lịch sử cụ thể khác nhau.

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ, trong đó, đa số người dân cóquyền trực tiếp tham gia chính trị, đưa ra các quyết định quan trọng đối vớicông việc chung của quốc gia. Đây là kiểu dân chủ đầu tiên ở Aten cổ đại.Lần đầu tiên, dân chủ được coi như một hình thức cai trị được áp dụng tại cácthành bang (polis) Hy Lạp cổ đại. Đấy là những thành phố không lớn và chỉđàn ông mới được coi là công dân tự do. Yếu tố quan trọng nhất trong chế độ

Page 56: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

53

“dân chủ trực tiếp” là tất cả các công dân đều có thể tham gia giải quyếtnhững vấn đề quan trọng của thành phố. Họ thường tụ tập trên quảng trườngđể thảo luận và thông qua quyết định về một vấn đề nào đó.

Dân chủ trực tiếp cũng đã từng được tồn tại ở một số nước. Chẳng hạn,tại Nga, chính quyền nhân dân ra đời trước khi nền cai trị của các công quốcđược thiết lập. Nghĩa là người Slav1 tuy phục tùng các công vương nhưng vẫngiữ được một số quyền tự do và thường tham gia vào các hội nghị khi có cáccông việc quan trọng của quốc gia. Các hội nghị nhân dân ở đây không đượctổ chức định kỳ, mà phụ thuộc vào các tình huống trong thực tế, khi cần có thểhọp một tuần mấy lần, nhưng cũng có khi cả năm không họp lần nào. Người tathường tổ chức họp trong các trường hợp khẩn cấp như: thất bại quân sự, có kẻthù xâm lược, hoặc khi nhân dân bất mãn với chính quyền [20, tr.47].

Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ, trong đó nhân dân thông quacác cơ quan nhà nước, các tổ chức, các cá nhân được nhân dân uỷ quyền đểthực hiện ý chí của nhân dân, thay mặt nhân dân giám sát việc thực thi quyềnlực nhà nước. Dân chủ đại diện là một trong những phương thức quan trọngđể thực hiện quyền lực của nhân dân. Dân chủ đại diện có ưu điểm là với hìnhthức này người dân có thể quản lý được mọi mặt của đời sống xã hội, nhưnghạn chế là ý chí và nguyện vọng của người dân được phản ánh qua lăng kínhcủa người đại diện nên có thể bị méo mó và không phản ánh trung thựcnguyện vọng của người dân. Hình thức dân chủ này hiện được sử dụng phổbiến trong các nền dân chủ hiện đại.

Thứ hai, dân chủ là cơ chế để người dân thể hiện và thực hiện quyềnlàm chủ của mình.

Cơ chế thực hiện dân chủ là một cơ chế xã hội. Nó được quy định bởicác chủ thể tham gia và các nguyên tắc chi phối quan hệ giữa các chủ thể, màthông qua đó, các giá trị dân chủ được thể chế hóa, được hiện thực hóa. Chủthể ở đây, một lần nữa được nhắc lại, chính là nhân dân và nhà nước. Còn các

1 Người Xla-vơ, là một nhóm chủng tộc tại khu vực Châu Âu với ngôn ngữ cùng thuộc nhóm ngôn ngữ gốcSlav. Đây là một nhánh của các dân tộc Ấn – Âu, chiếm khoảng 1/3 dân số khu vực này.

Page 57: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

54

nguyên tắc chi phối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước là yếu tố quan trọngnhất để đảm bảo cơ chế dân chủ có thể tồn tại. Một số nguyên tắc cơ bản là:

- Các cơ quan quyền lực phải được nhân dân bầu hoặc bãi miễn thôngqua bầu cử tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín.

- Quyền lực nhà nước phải hợp hiến, hợp pháp (đảm bảo tính chínhdanh của quyền lực nhà nước).

- Nhà nước thực thi quyền lực của mình công khai, minh bạch- Không được tập trung và tuyệt đối hóa quyền lực vào một chủ thể

quyền lực nào.- Nhân dân có quyền, nghĩa vụ tham gia vào công việc chung của nhà

nước và giám sát hoạt động của nhà nước.- Thiểu số phải phục tùng quyết định của đa số và đa số tôn trọng, bảo

vệ thiểu số.- Các quyền cơ bản của công dân phải được luật hóa và bảo vệ bằng luật.- Đảm bảo các công dân bình đẳng trước pháp luật, trong đó, luật pháp

giữ vai trò tối thượng trong đời sống xã hội.Muốn thực hiện được cả nội dung trên của dân chủ thì bản thân người

dân phải có ý thức làm chủ, năng lực làm chủ và những điều kiện tối thiểu đểthực hiện quyền làm chủ.

* Các tính chất của dân chủThứ nhất, dân chủ mang tính nhân loại (giá trị phổ biến)Dân chủ được hiểu là thành quả của những cuộc đấu tranh vì dân chủ:

giải phóng con người, hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lựclàm chủ xã hội. Một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, đặt dướisự kiểm soát của người dân luôn là ước mơ của các xã hội dân chủ thực sự.Thông qua quá trình kiểm soát chính quyền của người dân, dân chủ đã đápứng được nhu cầu tự thể hiện của con người và nó trở thành động lực cho tựdo sáng tạo. Mọi nền dân chủ sẽ là nửa vời khi người dân thờ ơ không muốnlàm chủ, hoặc sợ hãi khi phải làm chủ. Chính người dân phải khẳng địnhquyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì lúc

Page 58: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

55

đó dân chủ mới thật sự tồn tại và phát triển. Không có chính quyền nào tựnguyện mở rộng quyền dân chủ cho người dân nếu người dân không tự đấutranh giành quyền làm chủ. Vì vậy, việc khẳng định mong muốn, khát khaothực hiện quyền làm chủ của người dân là yếu tố quan trọng trong việc nhìnnhận và đánh giá một nền dân chủ bất kì. Tuy nhiên, không phải tất cả mọingười dân đều có khả năng kiểm soát chính quyền. Một nền dân chủ tốt nhấthiện nay là nền dân chủ có số đông người có ý thức tham gia chính trị, thamgia kiểm soát chính quyền, thực hiện năng lực làm chủ của mình.

Bên cạnh đó, bất kì một quốc gia nào tự coi mình là quốc gia dân chủcũng cần phải đạt được một số giá trị chung nhất định trong dân chủ như: nhưcác giá trị về tự do, về quyền bình đẳng và tôn trọng những khác biệt giữa cáccá nhân trong xã hội.

Một là, dân chủ thể hiện quyền tự do cá nhân. Các nhà tư tưởng thời kìcận đại của phương Tây luôn nhấn mạnh đến “tự do” là một trong nhữngquyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người. Rút-xô từng nhấnmạnh: “Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗingười phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiênlà quan tâm đến bản thân. Ở tuổi lý trí, con người phải tự mình định đoạt cácphương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự mình làm chủ lấy mình” [102,tr.30]. Cũng theo ông thì: “Từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất conngười, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” [102, tr.36]. Nhưngkhông thể và không được phép đồng nhất tự do với dân chủ, mà nên hiểu dânchủ là cách thức để đảm bảo một phần quyền tự do của con người - tự domang tính người, tự do trong khuôn khổ pháp luật nhất định, tự do trong sựthỏa hiệp thương lượng của các thành viên trong xã hội, chứ không phải là tựdo vô giới hạn. Hơn nữa, quyền tự do cá nhân trong xã hội dân chủ còn thểhiện mục tiêu giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột và bất bình đẳng xãhội, hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực làm chủ xã hội.

Hai là, dân chủ thể hiện sự bình đẳng về điều kiện. Bình đẳng về điều

kiện là một trong những tiêu chí cần thiết cho bất cứ một nền dân chủ nào.

Page 59: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

56

Quyền bình đẳng là giấc mơ của các thế hệ loại người từ khi loài người xuất

hiện trên thế giới này. Loài người ai cũng mong muốn mình được bình đẳng

với người khác – với đồng loại của mình – đó là một tất yếu trong tiềm thức

của con người. Viện dẫn cho điều này, các nhà triết học khai sáng Pháp đã

viện đến luật tự nhiên: “Trước khi làm ra luật thì đã có những quan hệ công

bằng tất yếu rồi” [84, tr.40]. Sự công bằng tất yếu mang tính tự nhiên đó được

hiểu là con người ai cũng mong muốn sống trong trạng thái bình yên, tìm

kiếm thức ăn, nguyên vọng được giao tiếp, chia sẻ và tạo thành cộng đồng xã

hội. Nhưng trên thực tế, con người từ khi sinh ra đã không bình đẳng với nhau

về thể chất, trí tuệ và môi trường sống, đến khi xã hội phân chia giai cấp thì

sự bất bình đẳng đó ngày càng gia tăng. Vì thế, một nền dân chủ cao phải là

nền dân chủ tỉ lệ thuận với sự bình đẳng và tỉ lệ nghịch với sự bất bình đẳng

trong xã hội. Nhưng, nếu chưa đạt đến trình độ đó thì ít nhất một nền dân chủ

tối thiểu cũng phải đảm bảo quyền bình đẳng tối thiểu về cơ hội sống cho các

thành viên trong xã hội.

Ba là, trong xã hội dân chủ phải có một số giá trị đạo đức nhất định,

thiếu chúng thì dân chủ không thể tồn tại (chẳng hạn như: khả năng thoả hiệp,

lòng khoan dung, tôn trọng cá nhân con người và giải quyết xung đột bằng

biện pháp hoà bình). Như vậy trong xã hội dân chủ, từng người và mỗi tập thể

phải tôn trọng ý kiến và ước muốn của những người xung quanh; cần phải có

thái độ khoan dung đối với những khác biệt giữa con người với nhau; phải

công nhận những quan điểm khác biệt với quan điểm của mình. Cần phải sẵn

sàng thoả hiệp, trên cơ sở sự tin cậy cần thiết cho việc ra quyết định. Cần phải

nhận thức một cách sâu sắc rằng, dân chủ không phải là một hệ thống nhất

thành bất biến. Đây là một cơ chế tạo ra khả năng cải thiện xã hội bằng thảo

luận và thương lượng, khả năng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn mà xã

hội nào cũng có.

Nhà nghiên cứu về tự do và dân chủ, Amatya Sen đã viết: nếu mỗingười hành động như một chủ thể cá thể hoá, thì không một xã hội nào có thể

Page 60: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

57

tồn tại được. Nếu mỗi người hành động tuyệt đối phù hợp với những ngườikhác thì bản chất con người chẳng khác gì với đàn ong. Rõ ràng lối sống conngười là một cái gì nằm giữa hai cực ấy [106; tr.210]. Quan điểm trên tỏ ra lạlùng nhưng nó lại trở nên đúng đắn trong thực tế bởi vì nhân dân không chỉ cónhững ước muốn khác nhau mà họ còn có những giá trị khác nhau. Thậm chí,mâu thuẫn và xung đột thường nảy sinh trong chính bản thân mỗi người. Conngười mang trong mình rất nhiều ham muốn đôi khi trái ngược nhau. Conngười vừa muốn an toàn, lại cũng ưa thích mạo hiểm; con người khát vọng tựdo cá nhân nhưng lại cũng đòi hỏi sự bình đẳng. Do vậy, các cá nhân và cácnhóm hiếm khi cùng chia sẻ một mục đích và giá trị; thậm chí nếu như họ cóthể là như vậy thì họ vẫn có thể bất đồng sâu sắc về biện pháp thích hợp nhấtđể hiện thực hoá các mục tiêu. Trong xã hội hiện đại có sự đa dạng về nềntảng kinh tế và văn hoá, tất yếu sẽ có những cách diễn giải khác nhau về cáigọi là lợi ích công cộng. Những xung đột và bất hoà luôn tồn tại ngay trongbản thân các nguyên tắc và chính sách, song, nền dân chủ chỉ có thể đượcđảm bảo khi các công dân học cách giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình, tôntrọng sự khác biệt trong quan điểm và lối sống của những người xung quanh.Họ chấp nhận đưa những khác biệt đó ra tranh luận, nhưng đỉnh cao của cáccuộc tranh luận đó phải là giảm bớt khoảng cách xung đột bằng thỏa hiệp vàkết quả là dẫn tới sự đồng thuận mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận.

Thứ hai, dân chủ mang tính giai cấpDân chủ mang tính giai cấp, không có dân chủ chung chung, không có

dân chủ không đảng phái, không giai cấp. Dân chủ bao giờ cũng mang tínhgiai cấp và thể hiện quyền lực của mỗi giai cấp nhất định. Nói về tính giai cấpcủa nền dân chủ, Lênin cũng từng khẳng định:

Nếu không khinh thường lẽ phải và lịch sử, ai cũng thấy rõ chừngnào mà còn những giai cấp khác nhau, thì không thể nói đến “dânchủ thuần túy” được, mà chỉ có thể nói đến dân chủ có tính giai cấp(xin nói thêm rằng “dân chủ thuần túy không những là một côngthức của kẻ ngu dốt không hiểu một tý gì về đấu tranh giai cấp, về

Page 61: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

58

bản chất của nhà nước, mà còn là một công thức hết sức rỗng tuếchnữa) [51, tr.313].

Với tính chất này, dân chủ được hiểu là chế độ dân chủ, nền dân chủ.Giai cấp và lực lượng xã hội có được quyền dân chủ nhất, nhiều quyền lựcnhất chính là giai cấp thống trị trong xã hội, mà trong xã hội có sự phân chiagiai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng có vai trò quyết định vềchính trị.

Mặc dù, theo nghĩa gốc: dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân,nhưng trên thực tế phải hiểu “nhân dân” ở đây là ai? Đó là một nhóm người,một giai cấp, một đảng phái hay là tất cả mọi người trong xã hội. Nhân dân cóquyền thực sự làm chủ không căn cứ vào số lượng nhiều hay ít, trình độ caohay thấp, mà phụ thuộc vào bộ phận dân cư đó có thuộc về giai cấp thống trịtrong xã hội hay không? Bởi lẽ, chỉ có giai cấp thống trị mới thực sự có quyềnlực, mới thực sự được làm chủ, mới có khả năng biến ý muốn của mình thànhchính sách và pháp luật cai trị để áp đặt cho toàn xã hội. Hơn nữa, toàn bộ môhình nhà nước sẽ được tổ chức theo ý muốn của giai cấp cầm quyền. Điều nàyđã được chứng minh qua lịch sử phát triển của nhân loại (qua các hình tháikinh tế - xã hội).

Trong hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, nổi bật nhất là nền dânchủ Athens. Nền dân chủ này được xem là tiến bộ và gần như thể hiện đượcnguyên nghĩa của từ “dân chủ”, tức là “dân chủ bao hàm một cộng đồngchính trị trong đó phải có sự tồn tại thực sự của sự bình đẳng chính trị giữamọi công dân” [34, tr.25]. Nhưng bản thân nền dân chủ này đã mang tính giaicấp. Giai cấp thống trị của thành bang Athens chính là các công dân tự do(công dân tự do ở đây là những người đàn ông (chứ không phải đàn bà),những người sống trong thành bang (chứ không gồm những người ngoàithành bang), là người tự do (chứ không phải nô lệ). Nói cách khác, số lượngngười thực sự được hưởng quyền dân chủ đã bị giới hạn trong một nhómngười nhất định và công dân ở đây phải được hiểu là những người thuộc vềbộ phận thống trị trong xã hội:

Page 62: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

59

Chỉ có đàn ông Athens trên 20 tuổi mới có quyền công dân (phụ nữtự do Athens chỉ được xem là có quyền công dân theo cái nghĩa làhọ có cùng phả hệ; họ không được tham chính, và chức năng côngdân của họ chỉ là công cụ để sản sinh ra các nam công dân sau này.Ngoài ra, còn có một bộ phận lớn dân cư Athens cũng không cóquyền công dân, bao gồm những người nhập cư, nô lệ. Người ta dựđoán rằng tỷ lệ nô lệ/công dân ít nhất là 3/2; như vậy số nô lệ củaAthens vào khoảng 80.000 - 100.000 người. Nền dân chủ và chế độ nôlệ của Athens dường như là hai yếu tố không thể tách rời [34, tr.32].

Trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, những người thực sựcó quyền làm chủ trong xã hội này không phải là tất cả người dân trong xã hộinói chung, mà chỉ là những người thuộc về giai cấp tư sản, thuộc về nhữngngười bảo vệ cho chế độ tư sản. Vì thế cũng chỉ có giai cấp tư sản mới có khảnăng dùng chính sách và luật pháp tư sản để giới hạn và giảm bớt các quyềnlợi kinh tế, chính trị của các tầng lớp lao động nói chung, của phụ nữ và ngườida đen nói riêng.

Đến hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa thì nhân dân ở đây lại làđa số người lao động. Vì thế, số lượng nhân dân tham gia vào quản lý nhànước, quản lý xã hội càng đông thì càng có lợi cho nhân dân. Nói cách khác,nhân dân phải tự mình làm chủ, tự trở thành giai cấp thống trị khi đó mới thựcsự được làm chủ. Khi đề cập đến vần đề dân chủ mang tính giai cấp, điều đócũng có nghĩa là nền dân chủ sẽ bị chi phối bởi yếu tố đảng phái.

Vì thế, dù muốn hay không, dân chủ vẫn mang ý chí chủ quan của giai

cấp mạnh nhất trong xã hội. Với cách hiểu này, chúng ta cần chú ý xây dựng

các tiêu chí đánh giá về dân chủ ở Việt Nam nói riêng, ở các nước có chế độ

chính trị khác nhau trên thế giới nói chung. Việt Nam theo chế độ chính trị xã

hội chủ nghĩa, nên việc tồn tại nền chính trị một đảng cầm quyền và nhất

nguyên về chính trị là đương nhiên, cũng như các nước phương Tây theo chế

độ chính trị tư bản chủ nghĩa thì việc tồn tại yếu tố đa đảng và đa nguyên

Page 63: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

60

chính trị cũng là tất yếu. Do đó, chúng ta không thể và cũng không được phép

áp tiêu chí cạnh tranh đảng phái và cạnh tranh về chính trị (vốn là tiêu chí đầu

tiên đánh giá về dân chủ của các nước tư bản) cho việc đánh giá dân chủ ở

Việt Nam, hoặc dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ XI (1-2011) đã khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất

của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN bảo đảm dân chủ được

thực hiện trong thực tế ở mỗi cấp trên tất cả các lĩnh vực” [27, tr.84- 85].

Thứ ba, dân chủ có tính lịch sử

Dân chủ là một hiện tượng lịch sử - xã hội, xuất hiện và phát triển với tư

cách là sản phẩm, là kết quả trực tiếp của đời sống chính trị, đời sống xã hội con

người. Tính chất lịch sử của dân chủ được thể hiện ở hai khía cạch sau:

Một là, dân chủ là sản phẩm trực tiếp của đời sống chính trị, sự vận

động chính trị của các giai cấp trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết

vấn đề quyền lực thuộc về giai cấp nào trong xã hội. Lịch sử hình thành dân

chủ thường gắn liền với lịch sử hình thành giai cấp trong xã hội. Chế độ dân

chủ trong một xã hội thường tìm thấy phương thức biểu hiện của nó ở chế độ

nhà nước. Dân chủ của ai, quyền lực thuộc về giai cấp hay lực lượng xã hội

nào, giải quyết vấn đề lợi ích trên lập trường giai cấp nào thường chỉ được trả

lời trong những điều kiện lịch sử cụ thể của một chế độ xã hội nhất định. Nếu

tách rời dân chủ ra khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể của nó, tách nó khỏi

lợi ích chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội thì tức là đã không hiểu

hoặc cố tình bỏ qua việc đánh giá đúng bản chất của dân chủ.

Hai là, dân chủ còn là thành tựu của văn hóa nhân loại, là thước đo

trình độ giải phóng con người và xã hội mà loài người đã đạt được trong mỗi

thời đại lịch sử. Mỗi bước tiến của dân chủ và trình độ phát triển của dân chủ

là những nấc thang khác nhau của tiến bộ xã hội, phản ánh những kết quả

khác nhau theo xu hướng ngày càng hoàn thiện của các tổ chức xã hội, của

Page 64: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

61

quản lý nhà nước và quản lý xã hội nói chung. Đồng thời, trình độ phát triển

của dân chủ con thể hiện mức độ tham gia chính trị tích cực của quần chúng

nhân dân trong công cuộc không ngừng đấu tranh và bảo vệ lợi ích cơ bản của

mình quan mối quan hệ với nhà nước. Theo nghĩa này, lịch sử xuất hiện và

phát triển của dân chủ là lịch sử đấu tranh chống bóc lột dưới mọi hình thức,

từng bước giải phóng con người khỏi tình cảnh nô lệ, đưa con người tới tự do

và làm chủ.

Mức độ và việc phân loại trình độ phát triển dân chủ trên thế giới đã

tồn tại lâu đời trong lịch sử, với hai quan niệm khác nhau. Trong đó, nổi bật

nhất là quan niệm của phái tự do và phái macxít. Cả hai phái đều có cùng một

cách phân loại và đánh giá các xã hội theo ba mức độ phát triển từ thấp đến

cao: xã hội không dân chủ, xã hội dân chủ một phần và xã hội dân chủ đầy đủ.

Nhưng sự phân loại này lại được đánh giá thông qua các tiêu chí khác nhau,

thậm chí có phần đối lập nhau. Những người theo phái tự do nhấn mạnh dân

chủ trong chính trị, nhấn mạnh mức độ tự do mà con người đạt được trong xã

hội dân chủ như: bầu cử cạnh tranh và tự do, đa đảng và đa nguyên chính trị,

tự do lập hội, tự do ngôn luận... Ngược lại, phái macxít nhấn mạnh dân chủ

kinh tế. Người nào nắm giữ được tư liệu sản xuất chính của xã hội, nắm giữ

kinh tế thì người đó có dân chủ trong xã hội. Dân chủ là quyền lực thuộc về

nhân dân, do đó một xã hội được đánh giá là xã hội dân chủ đầy đủ theo quan

niệm mácxít là đa số người dân phải cùng được sở hữu tư liệu sản xuất chủ

yếu trong xã hội.

Như vậy, dù với các cách hiểu khác nhau về dân chủ đưa đến các cách

phân loại trình độ phát triển dân chủ khác nhau, thì cả hai trường phái này đều

có một điểm chung là xã hội phong kiến không có dân chủ và dân chủ có

những trình độ phát triển khác nhau, đó là: dân chủ phát triển từ thấp đến cao,

từ dân chủ ít đến dân chủ nhiều, từ dân chủ chưa hoàn thiện đến dân chủ đầy

đủ hơn. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển của mình, dân chủ không phải

Page 65: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

62

khi nào cũng phát triển theo đường thẳng mà có thể có lúc có những bước thụt

lùi nhất định.

2.1.2. Các cách tiếp cận xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triểncủa dân chủ ở Việt Nam2.1.2.1. Quan niệm về tiêu chí và hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ

- Về tiêu chí:Theo từ điển Tiếng Việt: “Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà

phân biệt một vật, một khái niệm để phê phán nhằm đánh giá” [125, tr.87].Tiêu chí (criterion) là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh

giá một đối tượng, mà bao gồm các yêu cầu về chất lượng, mức độ, hiệu quả,khả năng, tuân thủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối cùng và tính bền vữngcủa các kết quả đó [124, tr.5].

- Về đánh giá (evaluate): là thuật ngữ có gốc từ khái niệm “giá trị’’(value). Giá trị chỉ ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng này hay hiện tượng khác(xã hội và tự nhiên). Khi đánh giá một vấn đề gì đó, cần phải chỉ ra được đốitượng bị đánh giá và chủ thể tham gia đánh giá. Ví dụ, khi đánh giá một xãhội có dân chủ hay không, đối tượng bị đánh giá ở đây có thể là tính hiệu quả,tính liêm chính, tính minh bạch của bộ máy nhà nước; còn chủ thể tham giađánh giá có thể là nhà nước (tự đánh giá mình), là người dân hoặc các chuyêngia và các tổ chức phi chính phủ.

- Về trình độ phát triển: chỉ các quá trình phát triển khác nhau, có thểphân loại các giai đoạn phát triển đó theo thời gian, có thể phát triển từ thấpđến cao hoặc trong phát triển có những bước thụt lùi nhất định.

- Về hệ tiêu chí đánh giá: là một tập hợp các tiêu chí được đưa ra đểđánh giá và đo lường một sự vật hoặc một đối tượng.

- Về hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam: là mộttập hợp các tiêu chí đánh giá năng lực làm chủ của người dân ở các trình độvà mức độ phát triển khác nhau từ thấp đến cao. Mỗi hệ tiêu chí có thể gồmmột hoặc nhiều tiêu chí. Trong một tiêu chí lại bao gồm nhiều tiêu chí thành

Page 66: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

63

phần. Trong một tiêu chí thành phần có nhiều chỉ số khác nhau.Tiêu chí thành phần: là các tiêu chí cấu thành nhỏ hơn của các tiêu chí

đưa ra.Chỉ số là số liệu thể hiện sự biến động của quá trình hay hiện tượng nào

đó. Các chỉ số đánh giá là các đặc tính về định lượng của khách thể được đánhgiá. Chỉ số dân chủ là công cụ đo lường, đánh giá tổng hợp yếu tố dân chủ,được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh trình độphát triển của dân chủ thông qua việc thể hiện và thực hiện năng lực làm chủcủa cá nhân và những điều kiện, cơ chế mà nhà nước cung cấp để cá nhânthực hiện quyền của mình.2.1.2.2. Mục tiêu của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triểndân chủ ở Việt Nam

Dân chủ là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp từ nhận thức đến thựctiễn, từ thể chế đến hành vi con người. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện các thểchế dân chủ càng khó khăn, phức tạp thì càng cần thiết phải phân loại và đánhgiá trình độ phát triển của dân chủ, mà muốn vậy thì đã đến lúc Việt Nam cầncó bộ tiêu chí rõ ràng để đánh giá và đo lường dân chủ.

Thứ nhất, việc đề ra hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ làcơ sở quan trọng để tiến tới đo lường và định lượng nó trên cơ sở số liệu.Điều này giúp Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam nhận thứcđược đất nước mình đang phát triển đến giai đoạn nào của quá trình dân chủ.

Thứ hai, Nhà nước có thể sử dụng bảng chỉ số dân chủ để đo lường vàđánh giá về dân chủ ở Việt Nam theo định kì. Những kết quả đo lường này sẽlà một kênh thông tin hữu hiệu giúp chính phủ xem xét một cách cẩn thận conđường phát triển dân chủ của nước mình. Việt Nam đã chuyển từ chế độphong kiến sang chế độ dân chủ, có các định chế dân chủ, nhân dân đã là chủ,song, trên thực tế trong quá trình phát triển, có thể có lúc nào đó chính phủ xadân, người dân không biết cách làm chủ, hoặc không thể làm chủ. Để tránhđiều này xảy ra, các dữ liệu đo lường về dân chủ là một lời cảnh báo cho Nhànước về bức tranh dân chủ trong thực tế. Bảng xếp hạng cũng giúp chúng ta

Page 67: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

64

khẳng định một điều: việc xây dựng nền dân chủ là một cam kết lâu dài và dođó cần có sự giám sát liên tục.

Thứ ba, việc xây dựng hệ tiêu chí, đo lường và xếp hạng dân chủ ởViệt Nam nhằm góp phần hoàn thiện hơn lý thuyết dân chủ của Chủ nghĩaMác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định sự lựa chọn phát triển dânchủ XHCN ở Việt Nam là đúng đắn. Hơn nữa, những kết quả đo lường trêngiúp Việt Nam bảo vệ nền dân chủ non trẻ trước việc sử dụng các bảng xếphạng dân chủ vào các mục tiêu chính trị phi dân chủ.

Thứ tư, kết quả đo lường về dân chủ ở Việt Nam sẽ hỗ trợ, nâng caotầm nhận thức của người dân về dân chủ và nhận thức về sự cần thiết phảinâng cao chất lượng dân chủ trong tiến trình phát triển và đồng thời giúp nhândân hiểu được nền dân chủ ở Việt Nam đang đi tới đâu và mình cần phải làmgì để có dân chủ thật sự.2.1.2.3. Một số cách thức xác định tiêu chí đánh giá dân chủ trên thế giới

Nhiều nhà tư tưởng về dân chủ khi xác định các tiêu chí đánh giá dânchủ thường bắt nguồn từ các cách tiếp cận khác nhau về dân chủ:

Thứ nhất, theo cách hiểu đơn giản nhất, một số nhà tư tưởng cho rằng,dân chủ là những gì trái ngược với độc tài, do đó chỉ số dân chủ cũng chính làsự vắng mặt của các dấu hiệu độc tài [20, tr.63]. Chế độ độc tài là một hìnhthức cai trị độc đoán do một người, hay do một đảng cầm quyền không bịpháp luật, Hiến pháp, hay các chế định chính trị và xã hội của quốc gia đóràng buộc. Vì thế, dân chủ ở đây được xác định bởi 3 tiêu chí: (1) Không ai cóthể tự bầu chính mình (không ai có thể tự cho mình có quyền lực tối thượngtrên tất cả mọi người, mà quyền lực này phải xuất phát từ nhân dân, do dânlựa chọn và đại diện cho ý chí của nhân dân); (2) Không ai có thể tự chiếmđoạt quyền lực một cách vô điều kiện (nghĩa là quyền lực cần phải được nhândân kiểm soát và quyền lực đó cũng cần được giới hạn về cách thức thực hiệnvà phạm vi thực hiện); (3) Không ai có thể chiếm đoạt quyền lực vô thời hạn(khi quyền lực không từ nhân dân mà ra thì quyền lực đó không bị giới hạn vềthời gian cầm quyền và có khuynh hướng bành trướng phạm vi của nó để

Page 68: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

65

kiểm soát mọi mặt đời sống nhân dân). Cách phân loại tiêu chí như trên có ưuđiểm là phân biệt được một số đặc trưng khác biệt và đối lập nhau của nềndân chủ và nền độc tài. Nhược điểm của cách phân loại tiêu chí này là chỉnhìn thấy dân chủ với tư cách là một hình thức cai trị. Hình thức cai trị dânchủ mang những dấu hiệu trên có thể được coi là có tồn tại nền dân chủ,nhưng không ai và không gì đảm bảo được người dân trong xã hội đó có làmchủ thật sự hay không, vì hiện nay trên thế giới vẫn có những nơi có Hiếnpháp và pháp luật nhưng nhà nước vẫn rơi vào chế độ độc quyền và biếnquyền lực của nhân dân thành hình thức. Nhân dân thì không biết cách vàcũng không thể thực hiện quyền làm chủ của mình.

Thứ hai, một số nhà tư tưởng phương Tây đã mặc định khái niệm “tựdo” đồng nhất với “dân chủ”, vì thế dân chủ có thể được xem như là một tậphợp các thông lệ và nguyên tắc thể chế để bảo vệ tự do. Larry Diamond vàMarc F. Platter đã nhấn mạnh tư tưởng này trong tác phẩm: “The GlobalResurgence of Democracy” (Sự trỗi dậy của dân chủ toàn cầu), rằng:

Một hệ thống chính quyền phải đáp ứng ba điều kiện thiết yếu: cạnhtranh có ý nghĩa và rộng rãi của các cá nhân và các nhóm có tổ chức(nhất là các chính đảng) để giành tất cả các vị trí quyền lực trongchính quyền theo định kỳ và không sử dụng bạo lực; một trình độtham gia chính trị mang tính chất thu nạp cao để lựa chọn lãnh đạovà chính sách, ít nhất là thông qua bầu cử dân chủ và định kỳ, khôngtrừ một nhóm xã hội gồm những người trưởng thành (người lớn) nào;và là một trình độ tự do dân sự và chính trị - tự do ngôn luận, tự dobáo chí, tự do thành lập và tham gia các tổ chức - đủ để bảo đảm tínhliêm chính trong tranh cử và tham gia chính trị [149, tr.79].

Còn đa số các nhà nghiên cứu chính trị phương Tây đều đồng ý rằng, ởmức tối thiểu một nền dân chủ sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản:

+ Chính phủ hoạt động dựa trên nguyên tắc đa số và đồng thuận trongquản lý.

+ Tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Page 69: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

66

+ Bảo vệ các nhóm thiểu số.+ Tôn trọng quyền con người cơ bản.+ Đa nguyên về chính trị.Trong năm tiêu chí trên, bốn tiêu chí đầu là những tiêu chí quan trọng

để thể hiện các đặc trưng của nền dân chủ chính trị, còn tiêu chí thứ năm thìkhông thật sự cần thiết vì nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị không liênquan gì đến dân chủ. Đa nguyên về chính trị mà xã hội không thống nhất, sựcạnh tranh của các nhà chính trị với các tư tưởng chính trị khác nhau màkhông lành mạnh thì nền dân chủ đó trở nên vô nghĩa. Ngược lại, nếu nhấtnguyên về chính trị và trên dưới đồng lòng, người dân hài lòng và thoả mãnvới sự cai trị mà họ lựa chọn, thì không thể nói xã hội đó không dân chủ.

Thứ ba, trong tác phẩm “Polyarchy”, Robert Dahl đã đề xuất một sốtiêu chí đo lường dân chủ như sau:

+ Các công dân trưởng thành có quyền bầu cử.+ Các nhà lãnh đạo chính trị có quyền cạnh tranh.+ Các cuộc bầu cử được tiến hành tự do và công bằng.+ Tất cả các công dân được tự do thành lập và tham gia đảng phái

chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội khác.+ Tất cả các công dân được tự do thể hiện mình trên tất cả các vấn đề

chính trị.+ Các nguồn thông tin chính trị được tồn tại một cách đa dạng và được

bảo vệ bởi pháp luật.+ Chính sách của chính phủ phụ thuộc vào sự lựa chọn của các công

dân [142, tr.151].Đây là một trong những cách phân loại tiêu chí tương đối đầy đủ và lột

tả được hết các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ như: hình thức cai trị mangtính dân chủ (công dân trưởng thành có quyền bầu cử; các cuộc bầu cử đượctiến hành tự do và công bằng, các nguồn thông tin chính trị được bảo vệ bằngpháp luật); công dân được thể hiện quyền làm chủ của mình (Tất cả các côngdân được tự do thể hiện mình trên tất cả các vấn đề chính trị, chính sách của

Page 70: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

67

chính phủ phụ thuộc vào sự lựa chọn của các công dân). Nhưng với các tiêuchí này, Robert Dalh vẫn nhấn mạnh đến việc cạnh tranh đảng phái và mức độdân chủ được đo bằng mức độ tự do của công dân. Tác giả luận án không đồngtình với các tiêu chí liên quan đến đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập.

Thứ tư, một trong những lập luận đáng chú ý của nhóm Puman khi đưara những luận điểm quan trọng để xác định các tiêu chí dân chủ: Một chínhquyền dân chủ phải là chính quyền làm việc có hiệu quả. Dân chủ không phảichỉ tạo cơ hội cho các đảng phái cạnh tranh và giành phiếu của cử tri. Hai yếutố “đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân” (responsiveness) và “làmviệc có hiệu quả” (effectiveness) đều cần được chú ý khi đặt ra những thướcđo thẩm lượng thành quả của định chế dân chủ [177]. Hai tiêu chí này, có vẻđã thể hiện được các đặc trưng của nền dân chủ hiện đại, nhưng trên thực tếchúng mới diễn tả vai trò của nhà nước dân chủ với tư cách là một hình thứccai trị mang tính dân chủ (hiệu quả làm việc của nhà nước và việc nhà nướcđáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân). Cả hai yếu tố này đều nghiêngvề việc đánh giá và đo lường quyền lực nhà nước. Như vậy, những tiêu chíđánh giá người dân ở đây đã không được đề cập: từ năng lực làm chủ, nhậnthức về quyền làm chủ và việc thực hiện các hành vi làm chủ đều không đượcnhắc tới trong cách phân loại tiêu chí dân chủ của nhóm này.

Thứ năm, theo quan điểm của các nhà macxit thì tiêu chí cơ bản nhấtcủa xã hội dân chủ là càng nhiều người có quyền sở hữu kinh tế thì xã hội đócàng dân chủ. Vì thế, Chủ nghĩa Mác đã phê phán sự hạn chế của nền dân chủtư sản, nó thể hiện tính hình thức và nửa vời, vì khẩu hiệu tự do bình đẳng bácái – vốn là bản chất của nền dân chủ đáng lý phải dành cho tất cả mọi người,song trên thực tế nó vẫn chỉ dành cho số ít người trong xã hội, dành cho giaicấp tư sản – giai cấp có tài sản, giai cấp chiếm giữ những tư liệu sản xuấtchính của xã hội. Còn đại đa số bộ phận công dân còn lại trong xã hội vì hạnchế về tài sản nên cũng chịu sự hạn chế về các quyền bầu cử, quyền tham giathể hiện các quyết định chính trị của mình.

Thứ sáu, theo William Turley, do thiếu một định nghĩa thống nhất về

Page 71: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

68

“dân chủ”, nên những tranh luận về dân chủ, dân chủ hóa, cũng như việc đánh

giá những thành tựu dân chủ của các quốc gia đã không có kết quả. Để các

cuộc tranh luận có tính khoa học, cần có một định nghĩa có tính trung lập

trong quan điểm về các yếu tố của nền dân chủ và có tính thúc đẩy khả năng

so sánh mọi hệ thống chính trị [122, tr.7].

Vì thế, theo quan niệm của ông: nếu dân chủ có nghĩa là sự cai trị của

nhân dân, và vì vậy bất cứ thể chế nào tăng cường trách nhiệm giải trình của

chính phủ đối với ý chí nhân dân và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào

công việc chung đều có thể được coi là yếu tố dân chủ.

Để phản ánh các đặc trưng của thể chế, ông đề xuất “các tiêu chí về nhận

thức” (để so sánh các nền dân chủ) trong đó có 4 tiêu chí đặc biệt liên quan

sau: (1) Có bầu cử tương đối cạnh tranh, không gian lận, quyền bầu cử phổ

thông đầu phiếu (REC); (2) Có các quyền tự do công dân cơ bản như: tự do

ngôn luận, tự do liên kết và lập hội (BLC); (3) Có chính phủ dân cử với quyền

lực thực sự (hữu hiệu) để điều hành (EP); (4) Có các đặc trưng bổ sung khác

như: xã hội, kinh tế, chính trị, tương tự với các nền dân chủ ở các nước phát

triển (AF). (5) Các thể chế phi dân cử về tính trách nhiệm và quyền tiếp cận

(NEIAA), tức là, làm cho cách tiếp cận này thậm chí bao quát và thực tế hơn.

Theo tác giả, với các tiêu chí này William Turley đã đưa các nhà nghiên cứu

về dân chủ của cả phương Tây và phương Đông xích lại gần nhau. Đặc biệt,

ông nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các thể chế, đòi hỏi một mức độ nhất

định về quyền tự do cơ bản của công dân, nếu không chúng sẽ chỉ là các kênh

truyền dẫn các chính sách của chính phủ, hoặc ý muốn của những người cai

trị. Những nghiên cứu về dân chủ của Turley tỏ ra phù hợp nhất với hướng

nghiên cứu và đo lường về dân chủ ở Việt Nam ở một số điểm như: nó hướng

tới một chính phủ có trách nhiệm và tính giải trình cao; không tuyệt đối hóa

tự do của công dân; thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công việc chung;

tính đến các điều kiện về kinh tế, xã hội, chính trị trong việc thúc đẩy dân chủ.

Page 72: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

69

Như vậy, đa phần các nhà nghiên cứu cố gắng chỉ ra cách hiểu của họ

về dân chủ (dân chủ là gì) và chỉ ra các đặc trưng cơ bản của dân chủ (chính

các đặc trưng đó trở thành tiêu chí đánh giá dân chủ). Tuy nhiên, ở khía cạnh

này, giới nghiên cứu ít thống nhất với nhau. Trong cuốn “Prospects of

Democracy: A Study of 172 Countries”(Triển vọng dân chủ: Nghiên cứu ở

172 quốc gia), Tatu Vanhanen cho rằng: “hầu như tất cả các nhà nghiên cứu

từng nỗ lực đo lường mức độ dân chủ đều sử dụng những chỉ số khác nhau”

[177, tr.31]. Ngay ở một nhà nghiên cứu, các chỉ số cũng có thể thay đổi khi

họ chuyển từ giai đoạn nghiên cứu này sang giai đoạn nghiên cứu khác.

Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm từ các cách tiếp cận trên (đặc biệt

trong cách hiểu về dân chủ của cả dân chủ phương Đông, phương Tây, dân

chủ theo quan niệm của CNTB và CNXH), đặc biệt, kế thừa cách tiếp cận

đánh giá dân chủ của GS William Turley, tác giả luận án đưa ra quan niệm

dân chủ của mình, sau đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản của quan niệm đó.

Đây là những tiêu chí đánh giá dân chủ riêng của tác giả luận án. Từ đây, tác

giả làm rõ một số đặc trưng cơ bản về dân chủ như sau:

- Dân chủ được xem xét là hình thức tổ chức xã hội, là phương thức

quản lý và điều hành xã hội được xây dựng thành các thiết chế, quy chế, chế

độ được đảm bảo về mặt pháp lý. Với cách hiểu này, cả nhà nước và người

dân đều cần có một khuôn khổ pháp lý cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa

vụ của mình. Nói cách khác, nhà nước phải tự điều chỉnh hành động của mình

trong phạm vi của những bộ luật quy định về tổ chức, vai trò và giới hạn

quyền lực của nhà nước. Hệ thống pháp luật này sẽ có tác dụng giới hạn

quyền lực của nhà nước, hạn chế bớt sự lạm quyền của nhà nước. Luật pháp

càng nghiêm, nhà nước càng điều chỉnh hành vi của mình một cách nghiêm

túc theo pháp luật thì, nhà nước càng tạo ra một cơ chế làm chủ tốt để người

dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Theo một khía cạnh khác, thì quyền

tự do làm chủ của người dân cũng cần được giới hạn trong một khuôn khổ

Page 73: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

70

pháp lý nhất định, không thể nhân danh dân chủ mà có thể làm tổn hại đến lợi

ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Quyền của con người, tự do của con người chỉ có

thể được bảo vệ một cách tốt nhất trong khuôn khổ của cái chung, trong sự

thống nhất của toàn xã hội (giữa người dân với người dân, giữa người dân với

nhà nước) và được hiện thực hoá thành luật. Như vậy, hành vi làm chủ của

người dân phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, tự do của

người dân cũng được giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật.

- Dân chủ phải thể hiện được năng lực và trình độ làm chủ của người

dân. Vì mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân nên người dân phải là nhân tố

nền tảng trong các các tiêu chí đánh giá dân chủ. Sẽ không thể có dân chủ khi

người dân không biết làm chủ. “Làm chủ” rộng hơn và thực tiễn hơn khái

niệm “là chủ”. Người dân phải biết cách bảo vệ bản thân mình trước mọi sự

xâm hại (đặc biệt là sự xâm hại mang tính hệ thống - từ phía nhà nước). Đây

là đặc trưng cơ bản nhất của nền dân chủ. Muốn làm chủ thì người dân cần có

những năng lực nhất định, tức là cần phải nhận thức được các quyền làm chủ

của mình, thực hiện hành vi làm chủ của mình trong thực tế và sau cùng là

nhận ra và điều chỉnh được các hành vi dân chủ của bản thân.

Như vậy, tiêu chí đánh giá dân chủ bao gồm các đặc trưng cơ bản của

nền dân chủ đó.

Trong luận án này, cách tiếp cận để xây dựng hệ tiêu chí và đo lường

dân chủ ở Việt Nam không đặt nặng vấn đề lý thuyết, mà ưu tiên nhìn dân chủ

từ góc độ thực tiễn. Dân chủ có tính tương đối theo ý niệm và góc nhìn của

người dân. Cách tiếp cận xây dựng hệ tiêu chí và đo lường dân chủ theo nghĩa

này có ảnh hưởng đến khung thiết kế và phạm vi, vấn đề mà luận án sẽ bao

quát. Phạm vi nghiên cứu và đánh giá dân chủ sẽ không chỉ giới hạn ở các cơ

quan công quyền cụ thể nào, mà được hiểu theo nghĩa rộng là nhà nước nói

chung (nhà nước trong mối quan hệ tương tác với người dân). Dù là thông tin

đề cập và đánh giá hoạt động của cơ quan, thiết chế nhà nước nào, thì điều

Page 74: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

71

quan trọng nhất trong luận án này là mọi thông tin đều chuyển tải và được

phân tích dựa trên ý kiến của những người dân bình thường, chứ không phải ý

kiến của các chuyên gia hay của các nhà nghiên cứu.

2.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân

chủ ở Việt Nam

2.2.1. Tiêu chí đo lường dân chủ của một số tổ chức trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các tổ chức, tạp chí và các trang web đãcông bố các kết quả đo lường dân chủ của họ đối với các nền dân chủ trên thếgiới. Trong đó, tổ chức Freedom House và tạp chí The economist là hai nơi uy tínnhất về đo lường và đánh giá dân chủ. Để bộ tiêu chí đánh giá và đo lường dânchủ ở Việt Nam được xây dựng một cách hiệu quả thì cần thiết phải tham khảocác tiêu chí đo lường dân chủ, phương pháp đo và cách thức tiến hành đo của cáctổ chức này. Từ đó thấy được những ưu điểm và nhược điểm của việc đo lườngđánh giá dân chủ của các tổ chức này, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng tiêu chídân chủ và đo lường dân chủ ở Việt Nam.2.2.1.1. Tổ chức Freedom House

Freedom House là một tổ chức phi chính phủ (NGO), chuyên tiến hànhnghiên cứu và tuyên truyền về dân chủ, tự do chính trị và quyền con người.Freedom House được thành lập tháng 10/1994. Tổ chức này tự mô tả mình là:“Tạo ra tiếng nói rõ ràng cho dân chủ và tự do trên toàn thế giới”. Báo cáohàng năm của tổ chức này về mức độ tự do chính trị, tự do dân sự của mỗiquốc gia thường được trích dẫn bởi các nhà khoa học, các nhà chính trị, cácnhà báo, các chuyên gia, các báo cáo của chính phủ và các tổ chức địaphương. Tính đến năm 2010, các khoản tài trợ của chính phủ Mỹ chiếm phầnlớn kinh phí hoạt động của Freedom House. Các đánh giá của tổ chức này làmột nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên một số người cho rằng, các báo cáo nàythiếu tính trung thực, hoặc nhằm thúc đẩy các lợi ích của chính phủ Mỹ ởnước ngoài [186].

Freedom House tiến hành đo lường dân chủ với một khái niệm hẹp:

Page 75: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

72

“dân chủ bầu cử”. Họ tiến hành đánh giá dân chủ của các quốc gia trên thếgiới thông qua các cuộc bầu cử theo định kỳ. Tiêu chí của Freedom Houseđưa ra cho nền dân chủ bầu cử bao gồm:

+ Một hệ thống chính trị đa đảng cạnh tranh+ Chế độ phổ thông đầu phiếu+ Các cuộc bầu cử được tổ chức thường xuyên, cạnh tranh được tiến

hành trên cơ sở bỏ phiếu kín và không có gian lận bầu cử quy mô lớn.+ Vận động tranh cử được mở rộng thông qua các phương tiện truyền thông.Dưới đây là các bảng hỏi về quyền chính trị và quyền dân sự:Về quyền chính trịA. Quy trình bầu cử1. Lựa chọn những người đứng đầu chính phủ thông qua bầu cử tự do

và công bằng.2. Các đại diện của cơ quan lập pháp quốc gia được bầu thông qua bầu

cử tự do và công bằng.3. Luật lệ bầu cử công bằng.B. Sự tham gia và đa nguyên chính trị1. Người dân có quyền thành lập đảng phái và các nhóm chính trị khác

nhau, có một hệ thống mở cho cạnh tranh giữa các đảng phái và các nhóm.2. Tổ chức các cuộc bỏ phiếu phản đối các chính sách của đảng cầm

quyền và tăng cường cơ hội thực tế cho phe đối lập.3. Mọi người có quyền tự do, không bị cai trị bởi quân đội, các nhóm

độc tài, tôn giáo, tập đoàn đầu sỏ về chính trị và kinh tế.4. Các sắc tộc thiểu số, dân tộc và tôn giáo khác nhau có đầy đủ các

quyền chính trị và cơ hội bầu cử.C. Hoạt động của chính phủ1.Thông qua bầu cử tự do, chính phủ là đại diện hợp pháp cho quốc gia

trong hoạch định chính sách.2. Chính phủ chịu trách nhiệm trước cử tri giữa các cuộc bầu cử và hoạt

động công khai và minh bạch.

Page 76: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

73

Về tự do dân sựD. Tự do ngôn luận, tín ngưỡng1. Có các phương tiện truyền thông đại chúng tự do và độc lập.2. Các tổ chức tôn giáo và các cộng đồng được tự do thực hành đức tin

của họ và thể hiện bản thân ở nơi công cộng và nơi riêng tư.3. Có tự do học thuật, hệ thống giáo dục và tuyên truyền chính trị tự do.4. Tự do thảo luận các vấn đề chính trị - xã hội.E. Quyền liên kết và hội họp1. Có tự do hội họp, biểu tình và thảo luận công khai.2. Có tự do cho các tổ chức phi chính phủ (bao gồm tổ chức dân sự, các

nhóm lợi ích, các tổ chức...).3. Có tự do cho công đoàn, hội nông dân và các hội nhóm khác tương

đương; thương lượng tập thể một cách hiệu quả.F. Về pháp quyền1. Có nền tư pháp độc lập2. Có các quy định của pháp luật áp dụng trong các vấn đề dân sự và

hình sự. Cảnh sát chịu sự kiểm soát trực tiếp của dân sự.3. Có cơ chế bảo vệ con người khỏi khủng bố chính trị, tù đày phi lý,

lưu vong hoặc bị tra tấn, dù các nhóm ủng hộ hay phản đối nhà nước.4. Quá trình làm luật, hoạch định chính sách và thực thi chính sách

trong thực tiễn của nhà nước phải đảm bảo được sự bình đẳng giữa các cánhân – thành viên xã hội.

G. Tự chủ cá nhân và quyền cá nhân1. Công dân có quyền tự do đi lại hoặc lựa chọn nơi cư trú, làm việc

hoặc nơi học tập.2. Công dân có quyền sở hữu tài sản và thành lập doanh nghiệp tư nhân.3. Có quyền tự do cá nhân, bao gồm cả bình đẳng giới, tự do lựa chọn

đối tác hôn nhân, và quy mô gia đình.4. Bình đẳng về tìm kiếm cơ hội, khai thác hoặc sử dụng các giá trị

kinh tế.

Page 77: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

74

Các tiêu chí này được đo theo thang điểm từ 1 đến 7, trong đó từ 1,0 –2,5 là tự do, 3,0 – 5,0 là một phần tự do, 5,5 – 7,0 là không tự do [186].

Với những tiêu chí được nêu ra bởi tổ chức quốc tế Freedom House,phải thừa nhận những tiêu chí đó đã nhấn mạnh được các khía cạnh cơ bảncủa dân chủ như:

Một là, nhấn mạnh đến bầu cử tự do và cạnh tranh. Theo quan điểm củaFreedom House “cạnh tranh” trong bầu cử là yếu tố quan trọng nhất để đolường dân chủ. Họ tin rằng việc các ứng cử viên đại diện cho các đảng ratranh cử là điều cần thiết và tất yếu để duy trì nền dân chủ. Sự cạnh tranh củacác ứng cử viên sẽ đem lại sức sống và tinh thần trách nhiệm cho đời sốngchính trị. Các cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh cao cũng là một phương tiệnquan trọng nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình công cộng. Trách nhiệm giảitrình không chỉ bao gồm khả năng các cử tri loại bỏ những quan chức đanglàm việc không hiệu quả, mà còn bao gồm cơ hội cho các quan chức được dânbầu giải thích về hoạt động của mình. Bên cạnh đó, các cuộc bầu cử cạnhtranh cao sẽ tạo cơ hội cho cử tri và ứng cử viên có thể xác định rõ và đưa ragiải pháp lựa chọn cho các vấn đề của cộng đồng. Song, tiêu chí bầu cử cạnhtranh cũng chưa phải là tiêu chí toàn diện trong đánh giá bầu cử dân chủ, tiêuchí này gặp phải một số vấn đề sau: (1) Khi quá nhấn mạnh tính cạnh tranhtrong bầu cử sẽ làm cho sự khác biệt xã hội và tình trạng đối đầu trở nên sâusắc, đôi khi dẫn đến cực đoan và bất ổn cho hệ thống. (2) Hệ thống bầu cử“người thắng được ăn cả” (winer takes all) đã không bảo vệ được quyền lợicủa các nhóm thiểu số trong xã hội.

Hai là, các quyền tự do của công dân được thể hiện với biên độ rộng.Các tiêu chí của Freedom House nhấn mạnh đến yếu tố “tự do” của công dângần như là không có giới hạn, nó thể hiện rộng rãi trong nhiều loại quyền vàtrong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: người dân có quyền tự do thànhlập đảng phái và nhóm chính trị khác nhau, tự do hội họp, biểu tình và thảoluận công khai, hệ thống giáo dục và tuyên truyền chính trị tự do, các phươngtiện truyền thông và đại chúng tự do và độc lập… Ở đây dường như có sự

Page 78: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

75

đồng nhất giữa “dân chủ” và “tự do”. Nếu hai khái niệm này trùng khít vớinhau thì liệu để có được dân chủ như thế này thì quyền tự do của các côngdân có triệt tiêu nhau?

Ba là, nhấn mạnh đến vai trò giám sát nhà nước của người dân. Cáctiêu chí của Freedom House cho thấy rõ chức năng giám sát quyền lực nhànước của công dân được thể hiện ở việc giới hạn phạm vi quyền lực của nhànước: (1) Nhà nước phải nâng cao tính chính đáng quyền lực của mình, màthực chất là tính chính đáng của đảng cầm quyền; (2) Quyền lực nhà nướcđược thiết kế để kiểm soát lẫn nhau. Ví dụ cơ chế tam quyền phân lập được ápdụng triệt để ở Mỹ. Các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp độclập, đối trọng và kiểm soát quyền lực của nhau nhưng không có quyền loại trừnhau. Đặc biệt cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước mang tính chất phânquyền này nhấn mạnh và đề cao vai trò của tư pháp độc lập. Tuy nhiên, sựphân quyền này sẽ không hiệu quả khi có sự thống nhất lợi ích giữa tất cả cácbên tham gia; (3) Nhà nước sẽ phải chịu sự kiểm soát từ bên ngoài nhà nước,đó là dư luận và truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, tác giả luận án nhận thấy các tiêu chí đo lường dân chủcủa tổ chức Freedom House có một số điểm chưa phù hợp với Việt Nam, nhấtlà trên các điểm sau:

Đặc thù về thể chế chính trị. Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trịViệt Nam nói chung được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, quyền lựcnhà nước là thống nhất không phân chia và thuộc về nhân dân. Trong điềukiện nhất định, nhân dân muốn thực thi quyền lực của mình tất yếu cần có sựlãnh đạo của Đảng cộng sản vì Đảng là đội tiền phong tiêu biểu nhất, đại diệnvà bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì thế, việc tổchức quyền lực ở Việt Nam được thiết kế theo nguyên tắc quyền lực nhà nướclà của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong hệ thống đó, Đảng lãnhđạo Nhà nước, lãnh đạo các tổ chức chính trị và xã hội. Với cách tổ chứcquyền lực này sẽ tạo nên sự khác biệt cơ bản so với các thể chế chính trị phân

Page 79: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

76

quyền trên thế giới. Ví dụ, (1) Trong bầu cử ở Việt Nam, tính cạnh tranhtrong bầu cử không cao mà hướng tới tính đồng thuận xã hội. Bầu cử chủ yếuthông qua hiệp thương bầu cử hướng tới sự cân bằng về cơ cấu, thành phần,số lượng tham gia để tạo nên sự bình đẳng về vùng miền, giới tính, độ tuổi,lợi ích của các dân tộc thiểu số... (2) Kiểm soát quyền lực nhà nước ở ViệtNam được thực hiện bởi cả Đảng và nhân dân. Trong tương quan đó kiểmsoát của Đảng là quan trọng và chủ yếu. Còn kiểm soát quyền lực nhà nướccủa nhân dân Việt Nam được thực hiện thông qua các chế định hiến phápnhư: phúc quyết Hiến pháp, trưng cầu dân ý, bãi miễn các đại biểu khôngxứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, vai trò giám sát của mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của phương tiện thông tin đạichúng. Từ đây, trên thế giới đang tồn tại sự khác biệt khá lớn giữa các nướccó thể chế chính trị khác nhau. Do vậy, việc áp đặt y nguyên các tiêu chí đolường dân chủ của Freedom House vào tất cả các nước có các thể chế chínhtrị khác nhau là không phù hợp.

Hơn nữa, các tiêu chí dân chủ của Freedom House đưa ra đã nhấn mạnhquyền tự do một cách tuyệt đối trong các lĩnh vực như: quản lý báo chí, xuấtbản, truyền thông, internet... Nhưng trên thực tế, không có lĩnh vực nào có thểtự do nằm ngoài khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mặt khác, luật báo chícủa các quốc gia không giống nhau, chính vì vậy, quyền tự do báo chí, tự doInternet cũng khác nhau ở các nước. Tuy nhiên, tất cả các quyền này, dù ở bấtcứ quốc gia nào cũng không phải là các quyền tuyệt đối, mà là các quyền cógiới hạn. Điều đó cho thấy, không có cái gọi là “tự do báo chí”, “tự doInternet” tuyệt đối. Quan niệm của Freedom House coi quyền “tự do báo chí”như một thứ quyền không giới hạn, là không thể có và không tồn tại thực tiễnở bất cứ quốc gia nào. Bất cứ nhà nước nào cũng phải dựa vào luật pháp đểbảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Mỹ và các nước châu Âu, các nướctư bản cũng ban hành luật pháp quản lý xã hội theo nguyên tắc đó và thực tếlà nhiều trường hợp, cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ và xét xử đốitượng lợi dụng internet, tự do dân chủ để chống chính quyền (ví dụ, Edward

Page 80: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

77

Snowden – nhân viên quan trị mạng của chính phủ Mỹ đã tiết lộ những chitiết về chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ và bị chính phủ Mỹtruy đuổi trên toàn cầu). Tự do báo chí ở nhiều nước trên thế giới, nhất là cácnước phương Tây, như thực tiễn đã chỉ ra, không chỉ phải tuân theo pháp luật,mà còn phải có thái độ chính trị, tuân thủ pháp luật của chính quyền, phục vụlợi ích của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Điều 29 củaTuyên ngôn quốc tế về nhân quyền:

Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất ngườiđó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ.Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịunhững hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự côngnhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người kháccũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hộivà phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ [187].

2.2.1.2. Tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) của AnhTạp chí này đã khảo sát tình trạng dân chủ ở 167 quốc gia và cố gắng

định lượng chỉ số dân chủ (DI), dựa vào năm tiêu chí sau:+ Bầu cử công bằng và tự do.+ Các quyền tự do của công dân.+ Hoạt động của chính quyền.+ Sự tham gia chính trị.+ Văn hoá chính trị.Căn cứ vào năm tiêu chí nêu trên, chỉ số dân chủ được tính bằng bình

quân điểm số thu được từ kết quả trả lời 60 câu hỏi. Các câu hỏi được chiathành 5 loại. Mỗi câu trả lời được cho từ 0 đến 1 điểm. Cộng thêm 0,5 điểmđối với câu hỏi có sự lựa chọn một trong ba phương án. Tổng số điểm đượccộng cho từng loại, nhân hệ số 10 và chia cho tổng số câu hỏi của từng loạiđó. Trung bình cộng của các chỉ số của từng loại câu hỏi được làm tròn để rakết quả chỉ số dân chủ cho từng quốc gia.

Các nước được đánh giá về trình độ dân chủ theo bốn loại:

Page 81: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

78

- Nền dân chủ đầy đủ (8 – 10 điểm)- Nền dân chủ đang hoàn thiện (6 – 7,9 điểm)- Thể chế hỗn hợp (nghĩa là vừa có dân chủ, vừa thiếu dân chủ) (4 – 5,9 điểm)- Thể chế chuyên chế (có điểm dưới 4)Những tiêu chí này có một số điểm khá xác đáng để đo lường và đánh giá

các nền dân chủ trên thế giới:Các tiêu chí của The economist có một số điểm tương đồng với tiêu chí

của Freedom House như bầu cử công bằng và tự do dựa trên sự cạnh tranhđảng phái; đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền bằng cơ chế phânchia quyền lực nhà nước và độc lập về tư pháp; đảm bảo các quyền tự do củacông dân. Bên cạnh đó, nổi bật là hai tiêu chí mới so với Freedom House là sựtham gia chính trị của công dân và văn hoá chính trị.

Bất cứ nền dân chủ nào cũng được xây dựng từ nguyên tắc thiểu số phụctùng đa số, do vậy, sự tham gia chính trị của công dân mang ý nghĩa cốt lõicủa dân chủ. Khi đa số công dân cùng tham gia chính trị và tham gia có hiệuquả, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển dân chủ như: cải thiện thông tin, gia tăngtrách nhiệm giải trình của chính phủ theo luật định, làm cho hoạt động củachính phủ minh bạch và công bằng hơn; Tạo ra tiếng nói đối trọng với quyềnlực của chính phủ, đảm bảo chính sách công được thực hiện tốt. Đặc biệt, việctham gia tích cực và hiệu quả của đa số công dân sẽ có ý nghĩa trong việc đưacác đối tượng đa dạng tiến gần tới nhau – tìm kiếm nền tảng chung, xác địnhlợi ích chung, từ đó, mỗi công dân có thể tự khám phá ra năng lực và ý tưởngcần thiết để cải thiện cuộc sống cho bản thân và cho những người xung quanh.

Văn hoá chính trị cũng là nhân tố quan trọng và cần thiết của các nền dânchủ. Một số giá trị trong văn hoá chính trị ở đây cần phải được hiểu rõ: đó khitham gia thực hiện các quyền làm chủ, mỗi công dân cần có ý thức cao về sựhợp tác với người khác, về sự đồng thuận trong xã hội và những mong muốngiải quyết xung đột và khác biệt trong hoà bình. Để công dân có được văn hoáchính trị như trên, thì mỗi công dân cần có một số điều kiện cơ bản sau: trìnhđộ dân trí cao, phải hiểu rõ các quyền cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng,

Page 82: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

79

công dân có nhu cầu liên kết với các công dân khác trong mối quan hệ đảmbảo các quyền cơ bản của công dân (tức là, mỗi công dân cần phải hiểu đượcgiá trị của việc liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, thực chất là đểhiện thực hoá nhân cách, xã hội hoá cá nhân thông qua cộng đồng). Nói cáchkhác, văn hoá chính trị chỉ có được khi người dân ý thức cao về trách nhiệmvà quyền hạn của mình đối với cộng đồng, đối với dân tộc.

Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của tạp chí The Economist công bố vàotháng 3/2013 đánh giá 167 quốc gia vùng lãnh thổ thì còn một số điểm chưathoả đáng:

Nhìn vào báo cáo này chúng ta thấy một số điểm đáng chú ý như sau:Thứ nhất, các chuyên gia đo lường dân chủ các quốc gia trên thế giới

bằng các tiêu chí dân chủ của tạp chí The Economist đã bỏ qua và không tínhđến những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia (nói cách khác, theo họ, sựphát triển kinh tế không ảnh hưởng đến dân chủ). Nhưng trải qua tất cả cáchình thái kinh tế - xã hội mà Mác đã chỉ ra: trình độ phát triển của dân chủ,chính trị, văn hoá, xã hội… không thể cao hơn trình độ phát triển của kinh tếdo chế độ xã hội đó sản sinh ra. Thực tế nhìn vào bảng khảo sát và phân tíchcác số liệu (bảng 4.10 – Phụ lục) cho thấy: trình độ các nước giàu tỉ lệ thuậnvới trình độ phát triển dân chủ trên thế giới. Ví dụ, Tổ chức IMF đã xếp hạngkhoảng 28 quốc gia giàu có và phát triển nhất trên thế giới hiện nay, hầu nhưthuộc về nhóm các nước có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, tập trung ởkhu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương… và một số ít các nước ở châuÁ. Trong 28 quốc gia này, có tới 22 quốc gia được tạp chí đánh giá ở mức độ“có nền dân chủ đầy đủ”, chỉ 5 quốc gia giàu rơi vào tốp đầu của nhóm cácnước “có nền dân chủ đang hoàn thiện” là Pháp, Ý, Đài Loan, Israel, Cộnghòa Síp. Ngược lại, trong nhóm các nước “có nền dân chủ đầy đủ” gồm mộtsố nước vẫn được coi là dân chủ đầy đủ nhưng không nằm trong số 28 nướcgiàu nhất thế giới là: Cộng hòa Séc, Mauritius, hai nước ở châu Mỹ La tinh(Costa Rica và Uruguay). Mặc dù 4 nước này không nằm trong tốp 28 nướcgiàu nhất thế giới, nhưng thực ra các nước đều có nền kinh tế phát triển mạnh.

Page 83: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

80

Chẳng hạn, cộng hòa Séc là một quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất Đông Âu(nằm trong nhóm các nước OECD, OSCE, Ủy ban Châu Âu); Mauritius,Costa rica và Uruguay là những nước cộng hòa thuộc Trung Mỹ, là thành viêncủa các tổ chức OECD, WTO… Còn lại các nước có trình độ kinh tế kémphát triển, có mức sống thấp, chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa tươngxứng với quy mô dân số thì hầu như đều bị xếp vào loại dân chủ thứ 3 “dânchủ hỗn hợp” và loại 4 “thể chế chuyên chế”. Như vậy, không phải tỉ lệ giàucó của các quốc gia đồng nhất hoặc trùng khớp với trình độ phát triển của dânchủ, nhưng rõ ràng các quốc gia được xếp vào một trong bốn trình độ pháttriển dân chủ thì đều phải có mức độ tương đồng về kinh tế.

Thứ hai, các tiêu chí trên của The Economist phản ánh trạng thái của tựdo chính trị và tự do dân sự là không đầy đủ (chúng không thể hiện được đầyđủ các nội dung và chất lượng của dân chủ). Điều này không phù hợp với mụctiêu xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Nếu chỉ dùng các yếu tố chínhtrị và các hoạt động của nhà nước để làm đường biên cho dân chủ thì quá hẹp,không bao quát và không thể hiện rõ được các đặc trưng của dân chủ. Dânchủ là một hiện tượng phức tạp và đa dạng được biểu hiện trên nhiều lĩnh vựckhác nhau của đời sống. Không nên hiểu dân chủ chỉ tồn tại trong lĩnh vựcchính trị, mà trên thực tế dân chủ còn được hiểu trên một phạm vi tương đốilớn, trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hoá – tưtưởng, xã hội. Thực tế khi xem xét dân chủ trên các lĩnh vực khác nhau cầnphải làm rõ điểm chung và riêng của dân chủ trong các lĩnh vực này. Điểmchung chính là chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả của nhà nước với tư cách lànhà nước của dân, do dân và vì dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội. Đồng thời, phải thể hiện được mức độ bình đẳng và công bằng mà ngườidân được hưởng trong việc tiếp cận các cơ hội trong các lĩnh vực của đời sốngxã hội. Nói cách khác, điểm chung lớn nhất của dân chủ là phải thể hiện đượctối đa ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực củađời sống.

Thứ ba, nếu dùng các tiêu chí này để đo lường dân chủ cho tất cả các

Page 84: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

81

quốc gia trên thế giới có thể sẽ là phiến diện vì nó xoá mờ ranh giới về trìnhđộ dân trí và những khác biệt về văn hoá truyền thống riêng của mỗi quốc gia.Đặc biệt, văn hoá phương Đông và phương Tây có một khoảng cách khá lớn:(1) Mặc dù phương Đông từng là nơi có nền văn minh phát triển cao trên thếgiới trong thời kì cổ đại, nhưng nó đã bị thụt lùi nghiêm trọng trong vòng vàithế kỷ gần đây. Do sự khép kín, không mở cửa giao lưu với thế giới bênngoài, do sự kém hiểu biết của người dân và nhất là do những khó khăn triềnmiên về kinh tế, khiến cho người dân luôn luẩn quẩn với những mục đíchkiếm sống nhỏ nhặt của mình, chưa có điều kiện để ý thức về những quyền lợicủa mình. (2) Người phương Đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố tâmlinh, tôn giáo. Ý trời, mệnh trời, số phận đã quy định gắn bó chặt chẽ trong ýthức hệ của người phương Đông. Họ tin vào quyền lực của đấng tối cao vàkhông tìm cách chống đối lại nhà nước, mà chấp nhận và phục tùng quyềnlực. Trong khi đó người phương Tây cũng chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tốtôn giáo (đêm trường trung cổ) song ngay tại thời kì này đã có rất nhiều tôngiáo ngoại lai cùng phát triển và ngay từ đầu thế quyền và thần quyền đã songsong cùng tồn tại (hai thể lực này chỉ thoả thuận để nô dịch người dân chứkhông hoà quện làm một như quyền lực và tôn giáo của phương Đông). (3)Văn hoá phương Đông có những giá trị khác biệt với văn hoá phương Tây. Cónhững giá trị thuộc về văn hoá phương Đông mà phương Tây gọi là mất dânchủ như: truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống nề nếp thứ bậc trêndưới, phục tùng ý muốn của cha mẹ. Do vậy, sẽ là sai lầm khi áp đặt các tiêuchí đo lường dân chủ của các nước Phương Tây cho các nước phương Đông.

Tóm lại, khi nghiên cứu hai bộ tiêu chí ở trên, trong quá trình xây dựnghệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam, có thể kế thừamột số giá trị cơ bản từ hai bộ tiêu chí này, nhất là việc cải cách và hoàn thiệnquy trình bầu cử, tăng cường các hoạt động tiếp xúc cử tri của các ứng viên vàtạo điều kiện cho các ứng viên được tranh luận hoặc diễn thuyết trước côngchúng. Hai là, đảm bảo và nhấn mạnh vai trò giám sát của người dân đối vớinhà nước. Ba là, hướng tới việc tăng cường nâng cao ý thức tham gia chính trị

Page 85: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

82

của người dân và hướng người dân đến mục tiêu tự người dân biết cách bảovệ các quyền làm chủ của họ. Những giá trị trên là những giá trị phổ biếntrong sự phát triển dân chủ của nhân loại. Song, bên cạnh đó một số tiêu chínày chưa thực sự phù hợp với sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, khi tiếnhành xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ của Việt Namcần phải đặc biệt quan tâm đến những nét đặc thù của Việt Nam trên tiến trìnhxây dựng và phát triển của nền dân chủ XHCN.2.2.2. Thực tiễn phát triển dân chủ ở Việt Nam2.2.2.1. Thời kỳ trước năm 1975

Nền dân chủ Việt Nam ra đời trong bối cảnh giai cấp tư sản Việt Namkhông thể đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Điều kiệntối thiểu để tạo ra nền dân chủ tư sản trong một nước là nước ấy phải có mộtgiai cấp tư sản mạnh, giác ngộ được quyền lợi riêng của nó. Nhưng ở ViệtNam, giai cấp tư sản yếu về mọi phương diện, không lãnh đạo được phongtrào giải phóng dân tộc, không lái được con tàu cách mạng theo hướng dânchủ tư sản. Sau chiến tranh 1914 – 1918, lúc đế quốc Pháp tăng cường xuấtcảng tư bản qua Đông Dương, tăng cường bóc lột thuộc địa để bù lại nhữngthiệt hại do chiến tranh gây ra, thì một giai cấp mới được hình thành, ngàycàng đông và mạnh, có ý thức giác ngộ cao. Thống kê lại những cuộc bãicông từ 1924 – 1930 cho thấy: số lượng các cuộc bãi công và số người thamgia bãi công ngày càng tăng qua các năm. Với sự phát triển mạnh mẽ của cácphong trào bãi công, biểu tình đã dẫn đến sự ra đời của tổ chức “Việt Namcách mạng thanh niên” – đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản sau này.Phong trào công nhân ngày càng có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cácphong trào giải phóng dân tộc, là ngọn cờ quy tụ các lực lượng khác trong xãhội lúc bấy giờ gồm: phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản, thậm chícả một bộ phận tư sản và địa chủ yêu nước. Có thể nói, từ 1930 – 1945 chỉ cómột mình Đảng Cộng sản đứng ra dẫn dắt quốc dân trên đường chiến đấu, nêucao khả năng cách mạng và lãnh đạo của giai cấp vô sản Đông Dương. Đểthực hiện vai trò lãnh đạo của mình, Đảng đã thể hiện tinh thần kiên định,

Page 86: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

83

trước sau như một, trải qua bao sóng gió của chiến tranh nhưng Đảng luônluôn gần gũi với quần chúng, chiến đấu cho độc lập và dân chủ.

Cách mạng tháng Tám thành công là thành quả vĩ đại của sự lãnh đạocủa giai cấp vô sản Đông Dương. Quyền lãnh đạo thực sự và độc nhất ấyquyết định bản chất của nền dân chủ Việt Nam độc. Chính quyền mới, ngaytừ những ngày đầu, đã bảo vệ cho quyền tự do và dân chủ cho nhân dân.Đồng thời, chính quyền mới cũng tạo ra những phương tiện để thực hiện tựdo, dân chủ; bỏ thuế, giảm tô... cho dân.

Cách mạng tháng Tám thành công chỉ tạo ra những điều kiện ban đầuđể xây dựng nền dân chủ nhân dân, song nó là cái nôi cho nền dân chủ ViệtNam ra đời. Có thể nói, chính quyền nhân dân bắt đầu với sự thành lập nhữnguỷ ban nhân dân và uỷ ban dân tộc giải phóng (tức chính phủ lâm thời). Chínhphủ lâm thời Việt Nam đã chứng tỏ tính cách nhân dân của chính quyền mới.Bốn tháng sau, dù có cuộc xâm lăng của giặc Pháp ở miền Nam, Việt Nam đãtổ chức cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử 2000 nămcủa dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận ngày 6/1/1946 là ngàytrọng đại của nền dân chủ Việt Nam, ngày mà người dân có quyền bầu cử,chọn lựa những người đại diện cho mình để lo việc quốc gia - lần đầu tiên tấtcả người dân Việt Nam được chính phủ giao cho trách nhiệm quyết định lấyvận mệnh của mình. Trước đó chỉ có hội nghị Diên Hồng, hội nghị của một sốbô lão do vua Trần mời đến bàn việc động viên nhân dân đánh giặc Nguyên,cứu nước. Trong ngày 6/1 này, hơn 90% cử tri nam, nữ, quân nhân, đồng bàomiền núi, ở vùng hòa bình cũng như vùng chiến sự, ở vùng tự do cũng nhưnơi bị tạm chiếm, đều đi bỏ phiếu. Đối với chính phủ nhân dân lâm thời, cuộctổng tuyển cử là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc dân, một cuộc tổngđộng viên tinh thần của quần chúng. Đối với Pháp, đây là một minh chứng rõnét cho tinh thần quyết sống trong độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đốivới thế giới, cuộc tổng tuyển cử là một dịp để thế giới thấy rằng, nhân dânViệt Nam đã đủ trưởng thành để nắm lấy vận mệnh của mình. Đối với nhândân Việt Nam, cuộc tổng tuyển cử là cơ hội để toàn dân học tập chính trị, thấu

Page 87: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

84

đáo quyền công dân, phát triển mặt trận dân tộc thống nhất giữa các chínhđảng, giữa các chính đảng với quần chúng, giữa quần chúng có tổ chức vàquần chúng không tổ chức.

Sau tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam phải hoàn thành hai cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc, chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.Trong giai đoạn này, khát vọng giải phóng dân tộc, lý tưởng sống trong một xãhội độc lập đã bao trùm lên nhận thức, suy nghĩ, tư duy và hành động của ngườiViệt. Nền dân chủ Việt Nam ra đời chịu ảnh hưởng có một số yếu tố sau:

Một là, nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triểnNền dân chủ Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp với nền kinh

tế sản xuất nhỏ, tiểu nông. Tài sản quý nhất trong nền kinh tế nông nghiệp là

ruộng đất. Dưới chế độ phong kiến, ruộng đất được chia theo các hình thức sở

hữu: nhà nước, làng xã và tư nhân. Sự tồn tại của ruộng đất công làng xã là

nền tảng kinh tế chủ yếu để duy trì các hoạt động cộng đồng và là hình thức

biểu hiện dân chủ rõ nét trong chế độ phong kiến (cụ thể, ruộng đất thuộc sở

hữu nhà nước là ruộng của vua, do làng xã quản lý; ruộng tư của nông dân;

ruộng đất công làng xã do làng xã quản lý và phân phối hoa lợi phục vụ cho

công việc chung của làng). Trải qua hàng nghìn năm, sở hữu của địa chủ chưa

bao giờ chiếm vị trí thống trị trong nông nghiệp nước ta, nhưng từ khi thực

dân Pháp xâm lược chúng đã khuyến khích và thúc đẩy quá trình tư hữu hóa

ruộng đất, vì vậy diện tích đất công ngày càng bị thu hẹp. Nhưng dù sao,

ruộng đất công vẫn là cơ sở nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam. Điều này

đã tác động không nhỏ tới việc hình thành nền dân chủ làng xã ở Việt Nam.

Dân chủ làng xã được biểu hiện trong mối quan hệ tương đối bình đẳng giữa

các thành viên trong việc chia ruộng đất công và trong các sinh hoạt cộng

đồng, trong sự tôn trọng người già bất cứ thuộc đẳng cấp nào, trong việc thừa

nhận vai trò to lớn của người mẹ và người phụ nữ trong đời sống gia đình và

làng xã.

Bên cạnh đó, sự nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp với

Page 88: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

85

những công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thấp, lợi nhuận thu được

bấp bênh… Tất cả những điều đó làm cho đời sống kinh tế của người dân trở

nên vô cùng khó khăn. Khi cơm không đủ no, áo không đủ mặc, cuộc sống

còn đói nghèo thì con người không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị,

dân chủ, nhân quyền, hay làm thế nào để bảo vệ các quyền chính trị của

mình... Bên cạnh đó, nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ còn kìm hãm ý

thức của người dân, hình thành ở họ những tư tưởng mang tính “tiểu nông”,

tức là chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, vì lợi ích

của bản thân sẵn sàng bỏ qua lợi ích của người khác, ý thức cộng đồng kém.

Trong khi đó, một điều kiện quan trọng để nền dân chủ tồn tại là các công dân

phải chấp nhận sự tồn tại của những khác biệt và phải có ý thức cộng đồng.

Vì thế, việc xây dựng và định hình nền dân chủ ở Việt Nam là rất khó khăn.

Hai là, chế độ phong kiến tồn tại lâu đờiViệt Nam có một chế độ phong kiến tập quyền tồn tại lâu đời. Đây là

một trong những lực cản lớn nhất để chuyển sang chế độ dân chủ. Một dântộc muốn chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ dân chủ thường thì cần cómột cuộc cách mạng để thay đổi chính thể. Khi đã thay đổi chính thể thànhcông cũng không có nghĩa dân tộc đó hoàn toàn mang những đặc trưng củadân chủ. Bởi lẽ những tàn dư của chế độ cũ còn tồn tại dai dẳng, nó đã ăn sâutrong tiềm thức của từng người dân và ý thức hệ của một dân tộc. Ý thức vềsự bình đẳng là điều khá xa, trong nhận thức của nhân dân các nước thuộc địahoặc các nước đã từng tồn tại chế độ phong kiến chuyên chế lâu đời. Hơnnữa, Việt Nam cũng không có truyền thống dân chủ. Từ xa xưa, các nhà tưtưởng, các nhà chính trị của Việt Nam, từ thời vua Hùng dựng nước, mặc dùcó đề cập tới “dân”, có người coi dân là gốc, nhưng những tư tưởng đó chưathể là tư tưởng dân chủ, mà chỉ là một cách thức để vua trị dân mà thôi. Dânlà gốc nhưng vua là chủ. Đặc điểm quan trọng của chế độ dân chủ là nhữngngười đứng đầu chính quyền do dân bầu ra và những người đó buộc phải chịutrách nhiệm trước dân. Trong chế độ dân vi bản (dân làm gốc) thì dân ở vị trí

Page 89: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

86

bị động, luôn nhờ vào sự ban ơn của vua. Còn trong chế độ dân chủ, dân tựđứng lên quyết định vận mệnh của mình. Điều này không hề có trong tưtưởng Nho gia. Thậm chí, dân là gốc cũng chỉ tồn tại trong ý thức của họ, còntrong thực tế, dân có là gốc hay không còn tuỳ thuộc vào đạo đức của ngườicầm quyền.

Ở Việt Nam chế độ gia trưởng tồn tại kéo dài. Thậm chí nó hiện diệnngay cả trong xã hội đương đại. Trong đó, nam giới đóng vai trò là nhân vậtquyền lực chủ yếu trong các tổ chức xã hội, trong dòng họ và trong mỗi giađình. Người đàn ông trong mỗi gia đình hầu như có quyền lực tuyệt đối vớiphụ nữ, trẻ em và tài sản. Trong lịch sử, tính gia trưởng đóng vai trò trung tâmđối với các tổ chức kinh tế, chính trị, pháp luật và xã hội của Việt Nam. Tínhcách này có ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn minh hiện đại. Tính gia trưởngkhông chỉ tồn tại trong gia đình, mà còn tồn tại nơi công sở (cả nhà nước lẫntư nhân), và các nơi công cộng khác. Tính gia trưởng không chỉ dừng lại ởbiểu hiện trọng nam khinh nữ, mà còn thể hiện ở chỗ: người trẻ tuổi khôngđược tranh luận với người lớn tuổi, con không được tranh luận với cha mẹ,học trò không được tranh luận với thầy cô, cấp dưới không được tranh luậnvới cấp trên... Tất cả những điều này hạn chế tinh thần sáng tạo ở nhữngngười trẻ tuổi, ở những đứa con trong gia đình, của những học trò trongtrường học, ở cấp dưới trong công sở... Điều đó đồng nghĩa với việc kìm hãmvà làm cho dân chủ khó có thể tồn tại.

Ba là, một số ảnh hưởng từ yếu tố văn hóaNgười Việt chịu ảnh hưởng bởi tâm lý trọng tình hơn trọng lý. Cũng

xuất phát và bắt nguồn từ những cơ sở xã hội - lịch sử kể trên, người Việtchịu ảnh hưởng sâu sắc của tâm lý làng xã, thói quen cộng đồng, gắn bó chặtchẽ với nhau trong quan hệ nhà - làng - nước, chịu sự quy định của phong tụctập quán và dư luận xã hội... Người Việt chủ yếu sống duy cảm chứ khôngduy lý, thiên về kinh nghiệm hơn là lý luận.

Người Việt chịu ảnh hưởng của “tâm lý đám đông”. Khác với một sốxã hội phương Đông, trong quá trình phát triển, ở Việt Nam không có sự giải

Page 90: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

87

thể của quan hệ công xã thị tộc để hình thành chế độ tư hữu, khẳng định tínhcá nhân, mà biến đổi từ công xã thị tộc gắn với quan hệ huyết thống sangcông xã nông thôn, hình thành quan hệ láng giềng. Vì thế, con người lệ thuộcmạnh mẽ vào cộng đồng, vào các quan hệ láng giềng, làng xã. Cơ sở kinh tếchủ đạo của cộng đồng xã hội này là kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc. Vớiđiều kiện đó, cá nhân không thể tồn tại nếu không gắn với cộng đồng, khôngtuân thủ tuyệt đối cộng đồng. Cộng đồng làng xã bền vững đến mức đượcthừa nhận trong nhận thức và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Lâu dần, chínhsự thừa nhận đó đã hình thành nên các phong tục, tập quán. Những phong tục,tập quán này đôi khi có sức mạnh lớn hơn cả luật pháp nhà nước: “phép vuathua lệ làng”. Tính cộng đồng làng xã lấn át tính cá nhân đã tạo ra những ảnhhưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển dân chủ (cả ảnh hưởngtích cực lẫn tiêu cực). Thật đáng tiếc, ảnh hưởng tích cực thì ít mà ảnh hưởngtiêu cực thì nhiều. Nhưng mặt trái của hội chứng đám đông là không phải lúcnào đám đông cũng đúng, một số người làm sai, lôi kéo được một số khác làmtheo, cuối cùng đa số cùng làm theo. Bên cạnh đó, tính a dua theo số đông đãtriệt tiêu sự sáng tạo của cá nhân, không khuyến khích những người dám nghĩ,dám nói, dám làm, khiến con người ngại bày tỏ quan điểm, chính kiến cánhân, sợ bị lạc lõng, sợ bị đánh giá, sợ sự miệt thị của cộng đồng. Điều nàyảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nền dân chủ. Từ đây có thể thấy,người Việt bị hạn chế với ý thức dân chủ mang tính làng xã, quen với nhữnghành xử mang đặc điểm của tâm lý đám đông nhưng thường tuỳ tiện và cảmtính, chứ không quen với những chuẩn mực của nền dân chủ hiện đại - dựatrên mô hình thể chế pháp luật và nhà nước pháp quyền, từng cá nhân hiểu rõđược vị trí và vai trò của mình trong xã hội mà nền dân chủ ngự trị.

Bên cạnh đó, tại thời điểm nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,trình độ dân trí của nước Việt Nam rất thấp. Cả dân tộc phải đối mặt với “giặcdốt” (hơn 90% người dân mù chữ). Đây là một trong những khó khăn lớntrong việc hình thành nền dân chủ ở Việt Nam.

Thực tế, nền dân chủ non trẻ của Việt Nam mới chỉ chính thức ra đời

Page 91: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

88

sau thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhưng ngay sau đó dântộc Việt Nam tiếp tục phải trải qua chiến tranh liên miên và mối quan tâmchính của người dân thời kỳ này không phải là dân chủ mà là mục tiêu độc lậpdân tộc. Chính vì thế, nền dân chủ Việt Nam thời kỳ trước năm 1975 khôngcó nhiều thành tựu.2.2.2.2. Thời kỳ sau năm 1975

Sau năm 1975, Việt Nam độc lập hoàn toàn và tập trung vào con đườngxây dựng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng(năm 1976) đã tuyên bố trong đường lối chung của dân tộc là xây dựng quyềnlàm chủ tập thể của nhân dân lao động, sao cho nhân dân xứng đáng là ngườichủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt Nam mongmuốn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, song đây là con đường pháttriển không hề dễ dàng, thậm chí có những lúc tưởng chừng không thể đi tiếp.Do chủ quan, duy ý chí, rập khuôn một cách máy móc mô hình XHCN củaLiên Xô (cũ), duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trungquan liêu bao cấp và hệ thống chuyên chính vô sản (đặc biệt những năm 1975- 1986) đã dẫn đến hậu quả xấu cho toàn xã hội. Nền kinh tế ngày càng nghèonàn lạc hậu; đời sống người dân thiếu thốn và khổ cực; động lực phát triểncủa các cá nhân và các doanh nghiệp trong xã hội bị triệt tiêu; nhà nước trởnên quan liêu và xa dân; quyền dân chủ của người dân bị vi phạm.

Việc xây dựng chế độ dân chủ như vậy, trong thực tiễn mặc dù đã phảitrả giá bằng những yếu kém, nóng vội, sai lầm nhưng vẫn là mục tiêu có tínhcương lĩnh cho việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI mở ra thời kỳ đổi mới đất nước.Đối với sự nghiệp dân chủ thì đây là một mốc son đưa sự nghiệp dân chủ củacách mạng Việt Nam vào chiều sâu, thành thể chế mà trước hết là thể chếkinh tế, đưa ra cách tiếp cận mới thực tiễn hơn, biện chứng hơn về nền dânchủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Các đại hội khác của Đảngcộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định con đường phát triển nền dân chủ xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Page 92: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

89

Sau năm 1975 đến nay, nền dân chủ của Việt Nam tiếp tục phát triểnvới những đặc điểm cơ bản về kinh tế, xã hội sau:

Một là, thể chế kinh tế ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo đời sốngvật chất cho nhân dân

Việt Nam đã khắc phục những sai lầm và khuyết điểm của cơ chế quảnlý kinh tế cũ, thay vào đó là tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Những đổi mới quan trọng trong kinh tế như: mởcửa, thúc đẩy giao lưu trong và ngoài nước; đa dạng hóa các thành phần kinhtế, khuyến khích các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, nhưng vẫn có sựđiều chỉnh và can thiệp từ phía Nhà nước (nếu cần thiết) để đảm bảo sự pháttriển kinh tế bền vững mà người dân vẫn có được dân chủ thực sự trong kinhtế. Trong thời gian qua, nhân dân đã phần nào khẳng định được quyền làmchủ của mình trong việc xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tưliệu sản xuất, đối với quá trình quản lý sản xuất và cả với quá trình phân phốisản phẩm xã hội ở một mức độ nhất định.

Hai là, thể chế chính trị nhất nguyênViệt Nam mong muốn xây dựng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa,

khẳng định sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam và sự nhấtnguyên về chính trị. Bên cạnh đó, quần chúng nhân dân sẽ thể hiện và thựchiện quyền làm chủ của mình thông qua hoạt động của hệ thống chính trị. Xétvề bản chất, hệ thống chính trị đó mang bản chất giai cấp công nhân, gồm cácyếu tố cấu thành như: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xãhội khác của nhân dân.

Ba là, các quyền làm chủ cơ bản của con người được ghi nhận rõ ràngtrong Hiến pháp, pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và các văn bản pháp luật khác.

Hiến pháp là văn bản ghi nhận ý chí của nhân dân, xác lập một cách tậptrung, đầy đủ nhất sự lựa chọn chính trị của nhân dân. Chính vì lẽ đó mà Hiếnpháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất,quy định các vấn đề cơ bản như chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,

Page 93: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

90

quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyêntắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiếnpháp là điều kiện quan trọng bảo đảm các yếu tố cơ bản để thực hiện quyềnlàm chủ của nhân dân. Ví dụ, Hiến pháp 2013 đã thể hiện và quy định mộtcách rõ nét về dân chủ và hành lang bảo vệ dân chủ ở Việt Nam, thông quamột số điểm sau:

Hiến pháp khẳng định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, tại mục 2và mục 3 điều 2: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dânlàm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và “Quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[188]. Điều này khẳng định, quyền lực chính trị của Việt Nam là quyền lựcthống nhất, quyền lực cao nhất là quyền lực của nhân dân, cũng có ba quyềncơ bản tương đương với ba cơ quan không thể thiếu trong bộ máy nhà nước:lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng ba cơ quan này thống nhất với nhau vềquyền lực cơ bản - quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực không phân chiamà chỉ phân công về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. Từ đây, Hiến phápcũng chỉ rõ những việc mà cán bộ, công chức Nhà nước phải làm như: phảitôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân,lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân...; và nghiêm cấm nhữngviệc cán bộ công chức Nhà nước không được phép làm như: tham nhũng, lãngphí và quan liêu, hách dịch, cửa quyền...

Hoặc Hiến pháp đã quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền và chức năngcủa các tổ chức chính trị - xã hội. Mục 2 điều 9:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân;tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xâydựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc [188].

Page 94: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

91

Hiến pháp đã khẳng định và chỉ rõ vai trò và chức năng cơ bản của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức không chỉ đơn thuần là trợ thủ đắc lực vàbàn tay nối dài của Đảng và Nhà nước, với nhiệm vụ đơn giản như trước đâylà tuyên truyền đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhànước... Hiện nay, chức năng của tổ chức này đã được mở rộng hơn như: pháthuy sức mạnh dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng tính đồng thuận trong xã hội,tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, bảo vệ Tổ quốc... Đặc biệt, có hai chứcnăng quan trọng khác được nhấn mạnh hơn là giám sát và phản biện xã hội.Đây là những chức năng cơ bản và quan trọng. Phản biện xã hội là một hìnhthức kiểm soát quyền lực ở một mức độ nhất định, hạn chế những sai lầm, chủquan và duy ý chí trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chínhsách của đảng cầm quyền và nhà nước, đáp ứng các nhu cầu và lợi ích khácnhau. Chức năng này được xem là nhu cầu nội tại, thiết yếu cho sự phát triểndân chủ và quá trình dân chủ hoá của bất cứ quốc gia nào.

Trong Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã mở rộng quyền tự quyết của người dân.Năm 1998 bằng Chỉ thị 30/CT-TW và Nghị định 29/CP, Đảng và

Chính phủ đã tích cực tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tìm tòi những điểm

quan trọng trong quá trình dân chủ hóa đất nước và đã ban hành Quy chế thực

hiện dân chủ ở cơ sở (gọi tắt là Quy chế dân chủ ở cơ sở). Hơn 10 thực hiện

Quy chế dân chủ ở cơ sở, những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện

nay vẫn được bàn luận rất nhiều, có người khen, có người chê và xu hướng

chê có vẻ nhiều hơn khen. Ví dụ, việc triển khai Quy chế này ở cơ sở còn

chưa hiệu quả, nhiều nơi vẫn nơi vẫn chạy theo thành tích, theo báo cáo số

liệu. Nhận thức, thái độ, niềm tin của quần chúng nhân dân trong quá trình

thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở không cao. Ngay trong nội dung “dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vẫn còn mang tính hình thức. Trong các khâu

trên thì người dân mới chỉ biết là chủ yếu, còn bàn thì chưa nhiều và kiểm tra

thì càng ít. Thậm chí các nội dung mà dân biết cũng chỉ là những nội dung xã

hội chung chung, chưa gắn liền với lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân

Page 95: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

92

(xây dựng hương ước, gia đình văn hóa, công trình phúc lợi chung...), còn các

vấn đề như minh bạch tài chính, công khai các loại thuế, công khai các khoản

thu - chi của chính quyền cơ sở thì ít được nhắc tới, hoặc cố tình bị “lờ” đi.

Tính chất nhập nhằng giữa các khâu, các nội dung để đưa ra dân biết, dân bàn,

dân làm, dân kiểm tra chưa rõ ràng, tạo kẻ hở cho các phần tử cơ hội lợi dụng

bôi xấu, tạo kẽ hở cho bệnh quan liêu, tham nhũng, xa dân xâm lấn. Tuy vậy,

việc ban hành và triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra một bước

chuyển biến về chất trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Từ đây, dân chủ

không còn là những mệnh đề trừu tượng, những khẩu hiệu trống rỗng, mà là

những vấn đề cụ thể, là sự phân định về chức năng, quyền hạn của từng tổ

chức trong hệ thống chính trị, là những quy định về quyền và nghĩa vụ của

nhân dân.

Bên cạnh những bước chuyển biến tiến bộ đó, ngày nay Quy chế dânchủ ở cơ sở tiếp tục được sửa chưa và hoàn thiện từ văn bản luật cho đến thựctiễn. Gần đây nhất, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chitiết khoản 3 điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơsở tại nơi làm việc, tại điều 3 của Nghị định có giải thích rõ: “Quy chế dânchủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm củangười lao động, sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với cácnội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định,được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơilàm việc” [189]. Như vậy có hai nội dung quan trong đã được bổ sung và cụthể hóa hơn là quyền được quyết định và quyền giám sát. Việc bổ sung haiquyền này đã tăng cường và nhấn mạnh thêm vai trò của người dân trong việcthực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Dân được biết, được bàn nhưng khôngđược quyết định thì việc người dân biết và bàn cũng không có ý nghĩa. Dânđược kiểm tra thì ít (vì thường là bên trên kiểm tra xuống dưới, chứ ít khi bêndưới được kiểm tra ngược lên trên), vì thế việc quy định thêm quyền giám sátcủa người dân là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Page 96: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

93

Bốn là, trên thực tế các quyền tự do của công dân ngày càng được bảo đảm.Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến cơ bản về cải

cách dân chủ trong bầu cử và ứng cử. Việc tăng cường tiếp xúc giữa cử tri vàcác ứng cử viên đã loại bỏ tình trạng cá nhân hóa trong bầu cử. Không khíbầu cử dân chủ ngày càng được hiện thực hóa: Việt Nam bắt đầu tạo ra đượckhông khí tranh luận trong bầu cử, các ứng cử viên được tiếp xúc, trình bàytrước cử tri và chịu chất vấn của cử tri về chương trình hành động, kế hoạchcông tác của họ. Các thể thức bầu cử đã được luật hóa và thực hiện nghiêmchỉnh, tôn trọng ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc lựa chọn cácđại biểu. Ý thức và trách nhiệm của nhân dân khi tham gia bầu cử cũng đãđược thể hiện khá rõ ràng.

Tự do ngôn luận và tự do báo chí cũng có những biểu hiện tích cực:trong các hội thảo, hội nghị khoa học tính Đảng không còn bị áp đặt nhiều,mọi người được trao đổi, tranh luận và thẳng thắn hơn trong khoa học. Từ cácbuổi họp trong chi bộ Đảng đến các buổi họp của Đảng bộ cấp trên; các buổihọp trong các cơ quan, công sở... đến các buổi họp của chính quyền các cấpđã bắt đầu có sự tranh luận, phê bình thẳng thắn và công khai thể hiện ýmuốn, nguyện vọng của bản thân qua các lá phiếu (thông qua các Nghị quyếtcủa buổi họp). Tính dân chủ ở đây được thể hiện rõ nét. Ngoài ra, hiện nayphương tiện truyền thông của Việt Nam là đã trở thành công cụ quan trọng đểngười dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Các loại hình báo chí ở ViệtNam khá đa dạng phong phú: báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử... Hiệnnay, báo chí không chỉ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chínhtrị, các tổ chức xã hội mà còn là tiếng nói của nhân dân. Trong những nămqua, thông qua báo chí nhân dân đã phản ánh nhiều vấn đề, phản ánh đúngđắn nhiều hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống giúp Đảng và Nhà nướcthường xuyên khắc phục, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong công tácdùng người và quản lý xã hội, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý.

Năm là, bên cạnh những đặc điểm trên, nền dân chủ của Việt nam hiệnnay vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Page 97: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

94

Một số hạn chế như: (1) Sự lãnh đạo của Đảng còn chưa theo kịp với sựphát triển của thời đại. Một bộ phận đảng viên bị tha hoá đã làm sai lệch sựlãnh đạo của đảng, vi phạm quyền làm chủ của người dân, không muốn nghehoặc cố tình bỏ qua tiếng nói của người dân, làm mất niềm tin trong nhân dân.(2) Bộ máy nhà nước còn thể hiện sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ vàquan liêu. Hiện tượng tham nhũng, tham ô, lãng phí vẫn chưa thể kiểm soátđược. (3) Dân chủ trong các tổ chức quần chúng nhân dân còn mang nặng tínhhình thức. Số lượng người tham gia các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên,hoặc hội phụ nữ không nói lên được rằng họ có thể kiểm soát hoặc quản lý tổchức ấy đến mức độ nào. Bên cạnh đó, những tổ chức này còn thụ động, phụthuộc, chưa thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện Nhà nước. Tiếng nói,nguyện vọng của người công nhân đã không đóng vai trò lớn trong sự lãnhđạo của Đảng. Vị trí và vai trò của công đoàn chưa được coi trọng đúng mức,kể cả ỏ trong các doanh nghiệp nhà nước. Những điều nói trên đều đúng đốivới những tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ, lẫn tổ chức Đoàn Thanh niên.

Tóm lại, con đường phát triển dân chủ ở Việt Nam đã trải qua nhữngchặng đường lịch sử thăng trầm, từ không có dân chủ, từ chưa hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn, chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn. Mặc dù có những thành tựu,những kết quả không thể phủ nhận được, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và trêncon đường phát triển có những vấn đề nảy sinh, cần phải tiếp tục giải quyết.

Kết luận chương 2Việc xây dựng và xác định các hệ tiêu chí đánh giá về dân chủ trên thực

tế không tồn tại một khuôn mẫu chung nào. Mỗi nhà nghiên cứu khi tiến hànhxây dựng các tiêu chí đánh giá dân chủ thường phải đưa ra khái niệm, trongđó bao quát các cách hiểu về dân chủ, hoặc thể hiện được một tính đặc thùnào đó của dân chủ. Từ đó, nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra những đặc trưng cơ bảncủa dân chủ, xây dựng khung lý thuyết và cuối cùng là đề xuất hệ tiêu chíđánh giá. Trong khuôn khổ chương 2, tác giả luận án tập trung vào các cơ sởquan trọng để từ đó xây dựng được khung lý thuyết xây dựng hệ tiêu chí đánh giá

Page 98: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

95

trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Luận án tập trung vào hai cơ sở quantrọng là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ tiêu chí này.

Về cơ sở lý luận, trong chương 2, tác giả luận án cố gắng trình bày mộtcách đầy đủ và toàn diện về các lý thuyết dân chủ tiêu biểu, đặc biệt tập trungtrình bày lý thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng dân chủ Hồ ChíMinh. Đây là những lý thuyết và tư tưởng dân chủ gần gũi và phù hợp vớiđiều kiện phát triển dân chủ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong chương này,luận án chỉ ra một số cách tiếp cận về đo lường dân chủ trên thế giới và từ đóđưa ra cách tiếp cận riêng của mình về việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá dânchủ ở Việt Nam.

Về cơ sở thực tiễn, luận án tập trung vào hai vấn đề cơ bản là xem xét,đánh giá tính đúng đắn, phù hợp hoặc chưa phù hợp của các tiêu chí đo lườngdân chủ của một số tổ chức trên thế giới và phân tích thực tiễn phát triển dânchủ ở Việt Nam trước và sau năm 1975. Đặc biệt, nhấn mạnh đến các đặcđiểm về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa đã chi phối và tác động mạnh mẽđến sự ra đời và phát triển dân chủ ở Việt Nam.

Page 99: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

96

Chương 3HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ Ở

VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HOÁ HỆ TIÊU CHÍ

3.1. Mô hình khung lý thuyết xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát

triển dân chủ ở Việt Nam

Việc xác định các hệ tiêu chí và các tiêu chí thành phần được tiến hành

trên cơ sở tham khảo việc xây dựng các bộ chỉ số đang được sử dụng rộng rãi

ở Việt Nam hiện nay như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số

cảm nhận của người dân về hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh

(PAPI), Chỉ số công lý 2013. Ngoài ra, tác giả cũng rút kinh nghiệm và tham

khảo các tiêu chí dân chủ của một số tổ chức đo lường dân chủ lớn trên thế

giới như: tổ chức Freedom House, The economics...

Hệ tiêu chí được xây dựng trong luận án này nhằm phản ánh và lượng

hoá ý kiến khách quan của người dân về năng lực làm chủ của họ, từ đó phản

ánh một phần trình độ phát triển của dân chủ. Cách tiếp cận này không đặt

nặng vấn đề lý thuyết, mà chủ yếu quan tâm đến vấn đề thực tế, người dân

hiểu quyền làm chủ như thế nào và đã thực hiện những quyền đó ra sao, có

đánh giá được tính đúng sai khi thực hiện những hành vi đó hay không.

Cách tiếp cận đo lường dân chủ theo nghĩa này có ảnh hưởng đến khung

thiết kế và hoạch định phạm vi mà luận án bao quát. Phạm vi xây dựng bộ

chỉ số dân chủ chỉ dừng lại ở lĩnh vực chính trị, cụ thể ở các quyền chính

trị cơ bản của công dân.

Hệ tiêu chí và các chỉ số đo lường dân chủ trong luận án này được thiết

kế phù hợp với bối cảnh phát triển và đặc thù của nền dân chủ Việt Nam. Hệ

tiêu chí được xây dựng dựa trên mô hình lý thuyết sau:

Page 100: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

97

Hình 3.1. Khung lý thuyếtKhung lý thuyết này được xây dựng dựa trên việc nhìn nhận và đánh

giá đúng đắn dân chủ, sự phát triển của dân chủ trong mối tương quan giữangười dân và nhà nước. Đây là hai đối tượng quan trọng nhất xoay quanh dânchủ. Nhà nước mà không có người dân thì phương thức quản lý dân chủkhông có giá trị, ngược lại người dân mà không tương tác với nhà nước thìdân chủ, đòi dân chủ, đấu tranh vì dân chủ cũng không có ý nghĩa gì. Bêncạnh đó do luận án xuất phát từ khái niệm: dân chủ là quyền lực thuộc vềnhân dân, là cơ chế để người dân thể hiện và thực hiện quyền làm chủ củamình trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị,văn hóa.. Để một cơ chế dân chủ tồn tại nó cần những quy định rõ ràng về thểchế và những điều kiện cần và đủ để người dân có thể làm chủ. Vì thế, luận ánđã đề xuất 3 hệ tiêu chí cơ bản cần được đo lường khi tiến hành đánh giá trìnhđộ phát triển của dân chủ.

(1) Xem xét và đánh giá hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ

Đảnglãnh đạo

Nhànước

quản lý

Nhân dânlàm chủ

Điều kiệnkinh tếtối thiểucủa mỗicá nhân

Hành langpháp lý bảo

vệ cácquyền dân

chủ

Sự thamgia tích cựccủa xã hội

dân sự

Nhận thức

1. Hệ thốngchính trị

2. Năng lực làm chủcủa người dân

3. Điều kiện thựchiện quyền làm chủ

Kinh tế Chínhtrị

Vănhóa

Xã hội

Thực hiện hành vi

Điều chỉnh hành vi

Page 101: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

98

chức chính trị - xã hội);(2) Năng lực làm chủ của người dân (nhận thức các quyền làm chủ,

thực hiện hành vi làm chủ và điều chỉnh hành vi làm chủ);(3) Các điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ (điều kiện

kinh tế tối thiểu của mỗi cá nhân, hành lang pháp lý để bảo vệ các quyền làmchủ của người dân, sự tham gia tích cực của xã hội dân sự). Có thể coi đây là3 hệ tiêu chí độc lập và cần thiết, phải đánh giá cả 3 hệ tiêu chí này để có mộtbức tranh toàn cảnh về mức độ phát triển dân chủ của một xã hội, một đấtnước nhất định.3.1.1. Hệ tiêu chí 1: đánh giá, đo lường tổ chức và hoạt động của hệ thốngchính trị

Việc đánh giá hệ thống chính trị có thể dựa trên một số tiêu chí chungnhư sau:

- Tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống chính trị.- Tính liêm chính, công khai, minh bạch của hệ thống.- Tính ổn định của hệ thống.Hoặc chúng ta có thể thao tác hoá khái niệm và từ đó đưa ra các tiêu

chí riêng cho từng thành tố trong hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ. Ví dụ, khi đánh giá tính hiệu quả của quản lý nhànước, các nghiên cứu thời gian gần đây thường tập trung vào vấn đề hiệu quảhoạt động công vụ, hoạt động lập pháp, hiệu quả của công nghệ quản lý hànhchính nhà nước. Theo cách tiếp cận nhấn mạnh khía cạnh tiêu chí chung củahiệu quả quản lý nhà nước, hoạt động của bộ máy nhà nước có thể được coi làhiệu quả thực sự chỉ trong trường hợp nếu nó giải quyết thành công vấn đềbảo vệ tối ưu lợi ích của nhà nước và nhân dân, các nhóm xã hội và từng conngười. Theo cách tiếp cận này, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước nhấnmạnh đến tính thụ hưởng của công dân đối với các thành quả dân chủ trongmối quan hệ tương tác giữa Nhà nước và công dân. Hệ tiêu chí này không tậptrung đo lường đánh giá người dân mà tập trung vào đo lường hiệu quả hoạtđộng của hệ thống chính trị (trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo). Vì thế,

Page 102: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

99

hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cần được thể hiện ở một số yếu tốnhư: đảm bảo tính công khai minh bạch của hoạt động công vụ; hệ thống cơquan nhà nước vận hành trôi chảy; hệ thống có khả năng nhận biết và bảo vệlợi ích xã hội theo đúng thủ tục pháp lý; thực hiện có hiệu quả các chính sáchchính trị - xã hội của nhà nước; có cơ chế tự giám sát của các cơ quan côngquyền trong hệ thống.3.1.2. Hệ tiêu chí 2: đánh giá năng lực làm chủ của người dân.

Quan điểm xuất phát trong nghiên cứu dân chủ là: tư tưởng dân chủ HồChí Minh (dân là chủ, dân làm chủ và toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân)và mục tiêu của nền dân chủ mà Đảng cộng sản Việt Nam đã định hướng.Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì đối tượng quan trọng nhất đểhướng tới nghiên cứu, đánh giá và đo lường dân chủ là “người dân”. Đây làđối tượng trung tâm trong xây dựng tiêu chí và đo lường đánh giá dân chủ,bởi lẽ:

Theo quan điểm dân chủ cổ điển, nguyên nghĩa của từ “dân chủ” làquyền lực thuộc về nhân dân, tức là nhân dân là gốc của quyền lực, nhân dânphải có khả năng chi phối quyền lực. Nhân dân là điểm khởi đầu cũng như làđiểm kết thúc của quyền lực nhà nước. Nói cách khác, nhân dân lập ra nhànước, cử ra những người đại diện của mình và cũng có khả năng trực tiếp thayđổi nhà nước này bằng nhà nước khác thông qua cách mạng (nếu cần thiết).Nhưng vấn đề quan trọng ở đây: dân là ai? Và phương thức làm chủ củangười dân là gì?

Theo quan điểm dân chủ hiện đại, các nhà nghiên cứu và các chính trịgia trên thế giới hướng tới một nền dân chủ thực tiễn hơn, gần với những điềukiện của những xã hội công nghiệp, hiện đại và thực dụng… Và khi đó, ýnghĩa của một nền dân chủ cổ đại theo nguyên nghĩa không còn nữa. Người tachỉ tập trung vào vai trò của các nhà lãnh đạo chính trị (giới tinh hoa), vào vaitrò của sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị, hoặc nhóm lợi ích mà quên đivai trò của người dân. Nhưng trên thực tế, vai trò này không những khôngphai nhạt mà thậm chí còn thể hiện mạnh mẽ trong xã hội đương đại. Nói

Page 103: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

100

cách khác, hình thức dân chủ trực tiếp không chỉ tồn tại trong thời cổ đại mànó vẫn đang tồn tại và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia. Dân chủ trực tiếp làsự thể hiện trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực trước đối tượng quản lý, cònbộ máy quyền lực chủ yếu đóng vai trò tổ chức, đảm bảo các điều kiện và raquyết định để thực thi ý chí quyền lực đó trong đời sống xã hội. Dân chủ trựctiếp có ưu điểm là phản ánh được ý chí trực tiếp của nhân dân, không bị “biếnthể” qua lăng kính của cơ quan đại diện. Nhờ đó người dân tự quyết định cácvấn đề liên quan đến đời sống của mình mà không cần ủy quyền cho ai. Vìvậy, ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,Hiến pháp 2013 đã long trọng ghi nhận nhiều nội dung quan trọng về quyềndân chủ trực tiếp của nhân dân như: trưng cầu dân ý với những vấn đề hệtrọng của quốc gia, hoặc xây dựng khu dân cư ở cơ sở.

Bên cạnh hình thức dân chủ trực tiếp, hình thức dân chủ đại diện tiếptục phát triển như: bầu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tăng cườnghoạt động của thanh tra nhân dân trong các đơn vị cơ sở… Song, muốn cáchình thức dân chủ được thực hiện phổ biến và rộng rãi thì bản thân người dânphải luôn ý thức về quyền và trách nhiệm cơ bản của mình trong đời sốngchính trị, bên cạnh đó phải có những năng lực cần thiết để nhìn nhận, đánh giáđộc lập và đưa ra các quyết định đúng đắn về các vấn đề chính trị liên quanđến bản thân và xã hội.

Hơn nữa, việc sử dụng hệ tiêu chí đánh giá và đo lường năng lực làmchủ của người dân vào hệ thống các hệ tiêu chí đo lường dân chủ thì mới cóthể đưa các tiêu chí đo lường dân chủ của phương Đông gần hơn với các tiêuchí của phương Tây. Bởi vì, đo được năng lực làm chủ của người dân thì mớicó thể lý giải đúng đắn sự khác nhau về văn hoá chính trị và sự tham giachính trị của người dân (đây là 2 trong số các tiêu chí cơ bản về đo lường dânchủ của phương Tây).

Mục tiêu của phần lớn các nền dân chủ là bảo vệ một cách tốt nhấtquyền và lợi ích chính đáng của người dân. Nói cách khác, dân chủ thể hiệnnhững giá trị văn hóa, văn minh và tiến bộ của nhân loại, dân chủ là một nhu

Page 104: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

101

cầu tất yếu của con người và xã hội loài người. Với tư cách này, dân chủ đượcxác định như một lý tưởng nhân đạo, một giá trị nhân văn, mục tiêu và độnglực của dân chủ đều vì con người. Dân chủ là cách thức để con người đi tới tựdo. Nhưng, dân chủ chỉ có được khi người dân ý thức một cách sâu sắc vềquyền làm chủ của mình. Người dân phải tự đấu tranh và mong muốn thựchiện quyền của mình. Nói cách khác, dân làm chủ mới có giá trị thực tế, quyếtđịnh, chứ không chỉ là xác định vị trí là chủ của người dân. Nhấn mạnh yếu tốdân làm chủ để tránh trường hợp: dân là chủ đất nước, là chủ nhà nước nhưngkhông biết làm chủ, thậm chí không thể làm chủ.3.1.3. Hệ tiêu chí 3: đánh giá các điều kiện cần thiết để thực hiện quyềnlàm chủ

Người dân không thể thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của mìnhtrong mối quan hệ đơn nhất, mà nó cần được thể hiện trong mối quan hệ biệnchứng với nhà nước. Người dân thực hiện quyền làm chủ để chống lại sự lạmquyền của nhà nước. Để thực hiện và bảo vệ được quyền này, người dân phảicó một số điều kiện cơ bản như: điều kiện kinh tế tối thiểu của mỗi công dân,hành lang pháp lý để bảo vệ các quyền làm chủ của người dân, nhân tố thúcđẩy người dân tham gia làm chủ là sự tham gia tích cực của xã hội dân sự.

Trước hết, người dân cần có điều kiện kinh tế tối thiểu để thực hiệnquyền làm chủ của mình. Bởi lẽ, trên thực tế, người dân “lấy ăn làm trời”(dân dĩ thực vi thiên), không quan tâm đến chính trị, không quan tâm tới dânchủ, hay cách thức để bảo vệ quyền của mình khi họ còn nghèo đói. Hơn nữa,những nước có nền kinh tế phát triển cũng có nhiều điều kiện hơn để cải cáchbộ máy hành chính, buộc chính phủ phải cởi mở và công khai trong hoạt độngvà người dân ở những nước này cũng sẽ có điều kiện kiểm soát hoạt động củachính phủ mình. Tóm lại, sự phát triển của dân chủ sẽ phụ thuộc rất nhiều vàotrình độ phát triển kinh tế của xã hội và điều kiện kinh tế tối thiểu của ngườidân. Dân chủ sẽ phát triển, mức độ dân chủ hóa nhanh, sâu và rộng khi kinh tếphát triển mạnh. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra những điều kiện cần và đủ đểkhẳng định tính pháp chế và tính bền vững của các quy tắc dân chủ. Bên cạnh

Page 105: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

102

đó, mức sống không chệnh lệch đáng kể sẽ dẫn đến cách thức suy nghĩ củangười dân cũng tương đồng nhau. Bình đẳng về kinh tế sẽ dẫn đến bình đẳngvề chính trị, điều này sẽ làm cho đa số người dân trong xã hội tự tin hơn khikhẳng định và bảo vệ các quyền cơ bản của mình. Trong “Phê phán Cươnglĩnh Gôta”, C.Mác đã nhấn mạnh: “Quyền không bao giờ có thể ở mức caohơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đóquy định” [65, tr.36]. Việc xác định tiêu chí về điều kiện kinh tế tối thiểu củamỗi cá nhân ở đây được hiểu là thu nhập của mỗi cá nhân có khả năng chi trảđược cho các chi phí sau ở mức trung bình:

Dựa vào sơ đồ về “tháp nhu cầu” của Maslow, nhu cầu của con ngườiđược chia làm 5 bậc và quy về hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs)và nhu cầu bậc cao (meta needs) [181].

Hình 3.2. Tháp nhu cầu MaslowTrong khuôn khổ của luận án, tác giả khoanh vùng nghiên cứu về điều

kiện kinh tế tối thiểu của người dân tập trung vào bậc thang thấp nhất củatháp nhu cầu (bậc 1 và 2).

- Người dân phải có đủ khả năng để chi trả cho các nhu cầu cơ bản.Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu sinh lý như: ăn, uống, ngủ, không khí đểthở, các nhu cầu làm cho con người thoải mái. Trong tháp nhu cầu ở trên,chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất. Maslow chorằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu

5- Nhu cầu hiện thực hóa bản thân

4. Nhu cầu được tôn trọng (địa vị xã hội)

3. Nhu cầu được chấp nhận(được là thành viên)

2. Nhu cầu về an toàn của cá nhân

1. Nhu cầu sinh lý(nhu cầu căn bản)

5

4

3

2

1

Page 106: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

103

cầu cơ bản này được thỏa mãn. Nếu không nó sẽ chế ngự, hối thúc, giục giãmột người hành động khi nhu cầu chưa đạt được.

- Người dân phải có khả năng chi trả cho các hạng mục liên quan đếnnhu cầu an toàn. Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thì cácnhu cầu về an toàn sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu này thể hiện cả về thểchất lẫn tinh thần. Trong đó tập trung vào các nhu cầu vật chất như bảo vệthân thể bằng việc mua các bảo hiểm xã hội, đảm bảo sau khi về hưu, chi phívề chăm sóc sức khoẻ, chi phí cho học tập và một phần chi phí cho nhu cầugiải trí hoặc được che chở bởi một niềm tin tôn giáo nào đó.

Điều kiện cần thiết thứ hai để nền dân chủ có thể vận hành, để ngườidân tự tin thực hiện quyền làm chủ của mình, là những quy định pháp luật rõràng để bảo vệ quyền làm chủ của người dân (hành lang pháp lý). Nếu dânchủ chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy ý thức làm chủ của người dân là chưa đủ, màcần phải có cơ chế đảm bảo dân chủ. Xã hội cần những chế tài, cần có sự hỗtrợ về mặt pháp lý để nhà nước không thể lạm quyền, để người dân thực sự nỗlực trong việc thực hiện quyền của mình. Các bằng chứng lịch sử cho thấy,các nhà nước phi dân chủ không thể xây dựng nhà nước pháp quyền, vì nhữngquốc gia này, pháp luật không phải là sản phẩm của những thoả thuận xã hội,mà là ý chí chủ quan của người cầm quyền. Nói cách khác, toàn bộ quá trìnhlập pháp, hành pháp, tư pháp ở những nhà nước phi dân chủ thường bị thaotúng bởi một lực lượng chính trị nhất định, không rành mạch về nguyên tắc,tính hợp pháp và hợp hiến. Như vậy, chừng nào trong xã hội không tồn tạinhững quy định rõ ràng về luật pháp nhằm bảo vệ các quyền làm chủ củangười dân thì chừng đó sự tồn tại của dân chủ cũng chỉ mang tính hình thức.Một số tiêu chí thành phần cụ thể là:

- Pháp luật giữ vai trò tối thượng trong đời sống xã hội.- Người dân phải biết luật, hiểu luật và làm theo luật.- Việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh.- Tất cả mọi người đều đặt mình dưới pháp luật và bình đẳng trước

pháp luật.

Page 107: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

104

- Có các luật bảo vệ những nhóm thiểu số trong xã hội.Điều kiện cơ bản cuối cùng, sự tham gia tích cực của xã hội dân sự

vào đời sống chính trị. Một XHDS năng động và đa dạng là món quà vô giátrong việc thúc đẩy dân chủ. Nó tác động và làm thay đổi nhận thức của ngườidân khi tham gia vào đời sống chính trị. Nếu dân chủ là ước mơ, là lý thuyếtthì dân chủ cần một môi trường thực tiễn để hiện thực hoá những lý thuyết đó.XHDS chính là môi trường thực tiễn lý tưởng nhất để dân chủ được thể hiện.Thông qua môi trường này, người dân sẽ được thực hành các nguyên tắc dânchủ. Trong quá trình đó, họ sẽ phát hiện và học thêm được những giá trị mớinhư: ra quyết định vì lợi ích cộng đồng, chăm lo cho cộng đồng chính là chămlo cho lợi ích bản thân, học cách thoả thuận, dung hoà các mâu thuẫn và tạonên sự đồng thuận... Tóm lại, một XHDS mạnh thường kéo theo sự tham giachủ động của người dân vào đời sống dân sự và tăng cường niềm tin xã hộidựa trên các giá trị ổn định và bền vững. Một số tiêu chí thành phần cho việctồn tại XHDS:

- Quyền gia nhập vào XHDS.- Không bị can thiệp tuỳ tiện bởi nhà nước.- Quyền tự do biểu đạt ý chí một cách hợp pháp.- Quyền hội họp trong hoà bình.

3.2. Hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam3.2.1. Sự cần thiết lựa chọn hệ tiêu chí 2 (đánh giá năng lực làm chủ củangười dân) làm hệ tiêu chí đo lường thí điểm ở Việt Nam

Thứ nhất, theo tác giả, dân chủ không phải là một thứ quà tặng nêntrình độ phát triển của dân chủ phải thể hiện trình độ vươn lên của con ngườitrong quá trình thực hiện quyền làm chủ của mình. Dân chủ đối với nhân dânlà tạo mọi điều kiện để dân dám nói, dám làm vì những nhu cầu của sự sinhtồn và phát triển. Dân chủ và quyền làm chủ của người dân phải tạo thành giátrị thực tế chứ không phải là những lời nói suông. Muốn dân chủ được hiệnthực hoá trong thực tế thì chính chủ thể - người dân, phải hiểu và ý thức nhiềunhất về quyền làm chủ của mình. Chỉ khi người dân ý thức về quyền làm chủ

Page 108: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

105

của mình và sẵn sàng thực hiện quyền đó, khi đó dân chủ mới có giá trị trongthực tế. Dân chủ sẽ là vô nghĩa khi người dân cho rằng sự mở rộng dân chủphải xuất phát từ phía chính quyền nhà nước. Bởi lẽ dân chủ phải bắt nguồntừ dân, phải do nhân dân đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trênthực tế, không ai bảo vệ quyền của mình tốt hơn chính người dân. Nói cáchkhác, chỉ có thể đo trình độ phát triển của dân chủ khi tiến hành đánh giá vàđo lường năng lực làm chủ của người dân.

Thứ hai, nói đến trình độ phát triển của dân chủ là nói đến các cấp độphát triển khác nhau, thường là thể hiện sự phát triển từ thấp đến cao, từ đơngiản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Hệ tiêu chí đánh giánăng lực làm chủ của người dân đã đảm bảo thể hiện được các cấp độ pháttriển khác nhau về trình độ của cá nhân người dân trong việc thực hiện quyềnlàm chủ. Hệ tiêu chí “năng lực làm chủ của người dân” thể hiện ở ba cấp độcơ bản: (1) Dân chủ phát triển ở trình độ thấp: người dân chỉ dừng lại ở việcnhận thức được các quyền làm chủ của mình. (2) Dân chủ phát triển ở trình độtrung bình: người dân đã thực hiện được hành vi làm chủ của mình. (3) Dânchủ ở trình độ phát triển cao: người dân đánh giá và điều chỉnh được hành vilàm chủ của mình. Vẫn biết rằng, nếu chỉ dùng trình độ phát triển của cá nhânđể đánh giá trình độ của cả một nền dân chủ thì quả là phiến diện. Song, mộtlần nữa tác giả nhấn mạnh đến vai trò quyết định của người dân trong việcphát triển của dân chủ.

Thứ ba, hệ tiêu chí đo lường năng lực làm chủ của người dân còn cókhả năng thể hiện trình độ phát triển của dân chủ trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Trong lĩnh vực chính trị: dân chủ trong lĩnh vực chính trị là thể hiệnquyền bình đẳng và quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị.Lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản nhất để đánh giá việcthể hiện và thực hiện quyền làm chủ của người dân. Nó được thể hiện ra ởmột số khía cạnh sau: (1) Nhà nước do nhân dân bầu ra thông qua phổ thôngđầu phiếu và kín. (2) Mọi hoạt động của nhà nước phải được đặt dưới sự kiểm

Page 109: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

106

soát trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân. (3) Quyềncủa người dân được tham gia vào công việc nhà nước. (4) Các quyền chính trịtối thiểu của người dân phải được đảm bảo trên thực tế như quyền tự do tưtưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình…

Trong lĩnh vực kinh tế: mỗi bước tiến của dân chủ trong lịch sử là kếtquả được tạo ra trong thực tiễn của con người trong những điều kiện xác địnhvề kinh tế, chính trị, văn hóa, trong đó kinh tế giữ vai trò chủ đạo. Ý thức, ýniệm dân chủ của con người không chỉ thể hiện khát vọng của con ngườitrong chính trị, không chỉ là giành giữ quyền lực chính trị mà chủ yếu là đấutranh giành giữ quyền lực kinh tế (tư liệu sản xuất, khối lượng của cải, tiềnbạc…). Người dân nắm quyền lực kinh tế và thực hiện được lợi ích kinh tếchính là thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. Đối với người lao động, đólà quyền được hưởng lợi ích tương xứng với sức lao động bỏ ra, quyền đượclao động, có việc làm, có thu nhập chính đáng. Trình độ phát triển dân chủcủa xã hội xét đến cùng bị quy định bởi trình độ phát triển của trình độ kinhtế, của lực lượng sản xuất và như vậy, bản chất dân chủ trước hết là bản chấtkinh tế. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, không thể có dân chủchính trị đích thực thoát li dân chủ kinh tế. Nói cách khác, trong lĩnh vực kinhtế mà không có dân chủ, thì dân chủ trong lĩnh vực chính trị cũng chỉ là hìnhthức. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là một nội dung của khái niệm dân chủ.Không thực hiện được dân chủ trong kinh tế thì không thể giải quyết về thựcchất dân chủ trong các lĩnh vực khác. Giải phóng sức sản xuất, phát triển kinhtế là động lực quan trọng nhất đối với quá trình dân chủ hóa ở nước ta.

Trong lĩnh vực văn hóa, tinh thần: dân chủ trong lĩnh vực văn hóa –tinh thần là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân tronglĩnh vực văn hoá – tinh thần. Đây là điều kiện quan trọng để bảo đảm choquyền tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần cho mỗi cá nhân, cũng như cộngđồng xã hội. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, tinh thần là bước tiếnquan trọng trong tiến trình giải phóng xã hội, giải phóng con người. Văn hóa,tinh thần tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển của dân chủ.

Page 110: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

107

Những nền văn hóa khác nhau, những trình độ văn hóa khác nhau của cộngđồng xã hội cũng quy định trình độ dân chủ khác nhau của mỗi nước. Dướigóc độ văn hóa, ý nghĩa của dân chủ được thể hiện như một giá trị xã hội, mộtthành tựu văn hóa. Trong quá trình hình thành phát triển xã hội loài người,dân chủ luôn chứa đựng trong bản thân mình chủ nghĩa nhân văn hướng tớigiải phóng con người theo lý tưởng tự do, bình đẳng, công bằng.3.2.2. Tính hợp lý của việc lựa chọn các tiêu chí trong hệ tiêu chí đánh giánăng lực làm chủ của người dân

Để chỉ ra được các tiêu chí đánh giá được “năng lực làm chủ của ngườidân” thì trước hết cần phải thao tác hóa khái niệm: năng lực là gì? Làm chủ lànhư thế nào? Năng lực làm chủ gồm những năng lực nào?

Năng lực hiện nay được coi là một trong những vấn đề nghiên cứu khámới mẻ và cũng có nhiều khái niệm gây tranh luận.

Theo từ điển tiếng Anh, năng lực được hiểu là năng lực hành động(Compentency) - khả năng thực hiện hiệu quả các hành động, các vấn đề liênquan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo vàsự sẵn sàng hành động [123].

F.E.Weinert đã phân tích một loạt các định nghĩa về năng lực, trong đónhấn mạnh: “năng lực được giải thích như là hệ thống chuyên biệt các khảnăng, sự thành thạo, hoăc các kĩ năng mà cần thiết để đạt được môt mục đíchnào đó” [179].

Tổ chức các nước kinh tế phát triển (OECD) đã đưa ra khái niệm về nănglực như sau: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợpvà thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” [170].

Với các định nghĩa ở trên, năng lực có thể được hiểu là sự tổng hợp các yếu tốkiến thức, kĩ năng, động cơ, thái độ, ý chí, …. trong hoạt động của con người.

Làm chủ là chỉ hành động mà các công dân chủ động tiến hành để thểhiện ý chí của mình, để bảo vệ lợi ích của mình trong mối quan hệ giữa côngdân và nhà nước.

Page 111: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

108

Năng lực làm chủ của người dân là gồm các kiến thức, kĩ năng, động cơ, tháiđộ và ý chí của người dân trong việc thực hiện hành vi làm chủ của mình để thểhiện ý chí và bảo vệ lợi ích của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước.

Để đảm bảo có thể đo lường được trình độ phát triển của năng lực làmchủ của người dân, tác giả đã đề xuất 3 tiêu chí cơ bản thể hiện 3 trình độ pháttriển năng lực làm chủ của người dân từ thấp đến cao, đó là:

Tiêu chí 1: người dân nhận thức được các quyền làm chủ của mình.

Ở cấp độ này, người dân cần có những kiến thức cơ bản về các quyềnlàm chủ, cách thức thực hiện quyền làm chủ... Nhưng ở cấp độ đơn giản nhấtcủa nhận thức, ít nhất người dân cũng phải chỉ ra được quyền làm chủ củamình là những quyền nào và ở đâu. Ví dụ, trong lĩnh vực chính trị, người dânbiết được các quyền cơ bản của mình là: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự dolập hội, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo, quyềnkiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước, quyền được tiếp cận và sử dụngcác dịch vụ công, quyền được tham gia hoạt động cùng nhà nước... Bên cạnhđó, người dân phải hiểu biết được cách thức thực hiện các quyền dân chủ đótrong lĩnh vực chính trị. Nhưng theo tác giả thì năng lực làm chủ của ngườidân chưa hoàn thiện và chưa dừng lại ở cấp độ này vì nếu người dân mới chỉcó hiểu biết, có nhận thức về quyền làm chủ nhưng không thực hiện hành vilàm chủ, hoặc không muốn thực hiện hành vi làm chủ với bất cứ lý do nào thìkhông thể coi là người dân có năng lực làm chủ cao. Song, ở trình độ này khiđề cấp đến tiêu chí nhận thức của người dân thì cũng phải coi cơ chế, nhữngđiều kiện mà nhà nước cung cấp để người dân nhận thức về các quyền làmchủ của mình là tiêu chí cần thiết và luôn song hành với tiêu chí nhận thứccủa người dân. Không có quyền dân chủ, quyền tự do nào vượt qua đượckhuôn khổ pháp lý của nhà nước.

Tiêu chí 2: người dân đã thực hiện được hành vi làm chủ của mình.

Ở trình độ này, người dân không chỉ dừng lại ở việc hiểu biết và nhậnthức được các quyền làm chủ của mình, mà họ còn có khả năng biến sự hiểu

Page 112: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

109

biết thành hành động. Để đạt được trình độ này, người dân không chỉ hiểu biếtvề quyền làm chủ, mà còn có ý thức và kĩ năng thực hiện các quyền làm chủđó. Như vậy, việc có ý thức tham gia và có kĩ năng thực hiện các quyền làmchủ của đa số người dân trong xã hội là một bước tiến trên con đường pháttriển dân chủ của mỗi quốc gia. Cũng giống như ở trình độ thứ nhất, ở trìnhđộ này, người dân chỉ có thể thực hiện tốt hành vi của mình khi nhà nướccung cấp những điều kiện cần thiết như: cơ chế làm chủ được quy định trongluật; khả năng chi trả của người dân đối với các dịch vụ của nhà nước; thái độ,tác phong làm việc của cán bộ công chức đối với người dân; mức độ côngkhai, minh bạch trong hoạt động của nhà nước… Tất cả những yếu tố này làđiều kiện cần thiết để người dân thực hiện hành vi làm chủ của mình.

Tiêu chí 3: người dân đánh giá và điều chỉnh được hành vi làm chủ của mình.

Điều đó có nghĩa là, người dân không chỉ nhận thức được các quyềnlàm chủ của mình, biến nhận thức đó thành hành động - thực hiện hành vi làmchủ, mà cao hơn, sau khi thực hiện hành vi, thì người dân tiếp tục nhận thứclại những hành vi mình đã làm và điều chỉnh những hành vi đó. Nói cáchkhác, ở trình độ phát triển cao của dân chủ, người dân phải có khả năng tựđánh giá và điều chỉnh hành vi làm chủ của mình theo hướng thúc đẩy cộngđồng và xã hội phát triển. Thậm chí, người dân còn phải có khả năng nhận rasự thiếu sót, lệch chuẩn hoặc chưa đúng trong hệ thống pháp luật của nhànước về việc thể hiện và thực hiện các quyền làm chủ của công dân.

Việc sử dụng 3 tiêu chí trên là 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lựclàm chủ của người dân nhằm đáp ứng một số yếu tố sau:

Một là, năng lực làm chủ của người dân chỉ có thể quan sát được chủyếu qua hoạt động của người dân đó ở các tình huống nhất định.

Hai là, năng lực làm chủ của người dân và các thành tố của nó khôngbất biến mà có thể thay đổi từ năng lực sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc caomang tính tự chủ cá nhân. Vì vậy, để xem xét năng lực làm chủ của một côngdân cụ thể, chúng ta không chỉ nhằm mục đích chỉ ra năng lực đó là gì mà còn

Page 113: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

110

phải thấy được sự phát triển của những năng lực đó. Đỉnh cao của năng lựclàm chủ của mỗi người dân là khả năng tự chủ cao trong mọi hoạt động và tựý thức về hành động làm chủ của mình.

Ba là, năng lực làm chủ của người dân được hình thành và cải thiệnliên tục trong suốt cuộc đời con người vì sự phát triển năng lực làm chủ vềthực chất là làm thay đổi nhận thức và hành động của cá nhân theo hướng tíchcực, chứ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thức riêng rẽ. Dođó, năng lực có thể bị yếu hoặc mất đi nếu như chúng không được sử dụngtích cực và thường xuyên. Ở một góc độ nào đó, trình độ phát triển trong nănglực làm chủ của cá nhân cũng đồng thời thể hiện trình độ phát triển của dânchủ (với tư cách là một giá trị của nhân loại).

Bốn là, những điều kiện để người dân thể hiện và thực hiện năng lựclàm chủ của mình được quyết định quyết định tuỳ theo yêu cầu kinh tế xã hộivà đặc điểm văn hoá của quốc gia, dân tộc và địa phương.

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tiến hành đolường năng lực làm chủ của người dân trong lĩnh vực chính trị. Trong hệ tiêuchí này gồm có 3 tiêu chí, 7 nhóm chỉ số, mỗi nhóm chỉ số có 3 hoặc 6 chỉ sốthành phần.

Bảng 3.2. Các tiêu chí dân chủTiêu chí 1: Nhận thức về quyền làm chủ của người dân

STT Nhóm chỉ số Các chỉ số thành phần1.1 Hiểu biết của người dân

về quyền bầu cử và ứngcử.

1.1.1. Hiểu biết về khái niệm quyền bầu cử.1.1.2. Hiểu biết về nguyên tắc bầu cử.1.1.3. Hiểu biết về những điều kiện tham gia bầucử của cử tri.1.1.4. Hiểu biết về khái niệm quyền ứng cử.1.1.5. Hiểu biết về tiêu chuẩn độ tuổi ra ứng cử.1.1.6. Hiểu biết về điều kiện cần thiết để tham giaứng cử.

Page 114: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

111

1.2 Hiểu biết của người dânvề quyền giám sát bộ máynhà nước.

1.2.1. Hiểu biết về hình thức giám sát.1.2.2. Hiểu biết về đối tượng cần giám sát.1.2.3. Hiểu biết về các nội dung cần giám sát.

1.3 Hiểu biết của người dânvề quyền tham gia hoạtđộng cùng nhà nước.

1.3.1. Hiểu biết về hình thức tham gia.1.3.2. Hiểu biết về đối tượng được tham gia.1.3.3. Hiểu biết về nội dung cụ thể mà người dânđược tham gia.

1.4 Hiểu biết của người dânvề quyền tự do lập hội.

1.4.1. Hiểu biết về khái niệm quyền tự do lập hội.1.4.2. Hiểu biết về điều kiện cần để lập hội.1.4.3. Hiểu biết về đối tượng được lập hội.

1.5 Hiểu biết của người dânvề quyền tự do ngôn luậnvà tự do báo chí.

1.5.1. Hiểu biết về khái niệm tự do ngôn luận.1.5.2. Hiểu biết về giới hạn của quyền tự do ngônluận.1.5.3. Hiểu biết về các lĩnh vực của quyền tự dongôn luận.1.5.4. Hiểu biết về khái niệm quyền tự do báo chí.1.5.5. Hiểu biết về các nội dung cụ thể của quyềntự do báo chí.1.5.6. Hiểu biết về giới hạn của quyền tự do báo chí.

1.6 Hiểu biết của người dânvề quyền khiếu nại, tốcáo.

1.6.1. Hiểu biết về khái niệm quyền khiếu nại.1.6.2. Hiểu biết về khái niệm quyền tố cáo.1.6.3. Hiểu biết về các cơ quan tiếp nhận đơn khiếunại, tố cáo lần đầu.1.6.4. Hiểu biết về cơ quan tiếp nhận đơn thư khiếunại, tố cáo lần hai.1.6.5. Hiểu biết về thời gian các cơ quan thẩmquyền phải có trách nhiệm giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo.1.6.6. Hiểu biết của người dân về cách thức giảiquyết đơn thư vừa có nội dung tố cáo, vừa có nộidung khiếu nại.

1.7 Hiểu biết của người dânvề quyền biểu tình.

1.7.1. Hiểu biết về khái niệm quyền biểu tình.1.7.2. Hiểu biết về các hình thức biểu tình.

Page 115: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

112

1.7.3. Hiểu biết về quyền biểu tình được quy địnhtrong Hiến pháp Việt Nam.

Tiêu chí 2: Thực hiện hành vi làm chủ của người dân2.1 Người dân thực hiện

quyền bầu cử và ứng cửtrên thực tế.

2.1.1. Người dân có hay không tham gia vào kì bầucử gần nhất.2.1.2. Người dân có được tự do lựa chọn các ứngviên theo quy định của pháp luật Việt Nam.2.1.3. Người dân có được tiếp xúc với các ứng viêntrước khi cuộc bầu cử diễn ra.2.1.4. Người dân có hay không tham gia ứng cử ởđịa phương.2.1.5. Người dân có bị nhà nước gây khó khăn khitham gia ứng cử.2.1.6. Người dân có bị bắt buộc phải đi bỏ phiếu.

2.2 Người dân thực hiệnquyền giám sát nhà nước.

2.2.1. Người dân có hay không tham gia giám sátnhà nước ở địa phương.2.2.2. Người dân tự đánh giá về hiệu quả giám sátcủa mình.2.2.3. Người dân tự đánh giá về mức độ dễ hay khótrong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát củangười dân.

2.3 Người dân thực hiệnquyền tham gia hoạt độngcùng với nhà nước trênthực tế.

2.3.1. Người dân có hay không tham gia hoạt độngcùng với nhà nước.2.3.2. Người dân tự đánh giá về hiệu quả tham giavào các hoạt động của nhà nước.2.3.3. Người dân tự đánh giá về mức độ dễ hay khótrong việc thực hiện quyền tham gia hoạt độngcùng nhà nước.

2.4 Người dân thực hiệnquyền tự do lập hội trênthực tế.

2.4.1. Người dân có hay không tham gia lập hội.2.4.2. Người dân tự đánh giá về mức độ dễ hay khótrong việc thực hiện quyền lập hội.2.4.3. Người dân tự đánh giá về hiệu quả tham gia

Page 116: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

113

lập hội.2.5 Người dân thực hiện

quyền tự do ngôn luận vàtự do báo chí trên thực tế.

2.5.1. Báo chí ở địa phương – nơi người dân đangsinh sống có bị chính quyền kiểm duyệt.2.5.2. Người dân có được tự do phát biểu màkhông sợ bị bắt bớ, tù đày.2.5.3. Người dân tự đánh giá về mức độ dễ hay khótrong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự dobáo chí.

2.6 Người dân thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáotrên thực tế.

2.6.1. Người dân có hay không tham gia khiếu nại,tố cáo.2.6.2. Người dân đánh giá mức độ bảo vệ lợi íchcủa mình khi tham gia khiếu nại, tố cáo.2.6.3. Người dân tự đánh giá về mức độ dễ hay khótrong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

2.7 Người dân thực hiệnquyền biểu tình trên thựctế.

2.7.1. Người dân có hay không tham gia biểu tình.2.7.2. Người dân tự đánh giá về mức độ dễ hay khótrong việc thực hiện quyền biểu tình.2.7.3. Người dân đánh giá về việc cần thiết phải cóluật biểu tình ở Việt Nam.

Tiêu chí 3: Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân3.1 Người dân điều chỉnh

hành vi trong việc thựchiện quyền bầu cử và ứngcử trước đó.

3.1.1. Người dân đánh giá về hành vi “nhờ ngườiđi bỏ phiếu”.3.1.2. Người dân đánh giá về hành vi “bán phiếubầu”.3.1.3. Người dân đánh giá về hành vi “không cầnthiết phải đi bỏ phiếu”.3.1.4. Người dân đánh giá về hành vi “chọn các đạibiểu vì thấy tên của các đại biểu hay”.3.1.5. Người dân đánh giá về hành vi “chọn đạibiểu vì họ là nam giới”.3.1.6. Người dân đánh giá về hành vi “chọn đạibiểu vì họ là người trẻ”.

3.2 Người dân điều chỉnh 3.2.1. Người dân đánh giá đúng hay sai về hành vi

Page 117: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

114

hành vi trong việc thựchiện quyền giám sát nhànước.

sau: “người dân đòi hỏi phải giám sát hoạt độngcủa tổ dân phố bằng văn bản nhưng sau khi gửi vănbản đến từng người thì mọi người không đọc hoặcđọc qua loa, chiếu lệ”.3.2.2. Người dân đánh giá đúng hay sai về hành vimọi người thờ ơ không quan tâm đến việc thựchiện chức năng giám sát của mình.3.2.3. Người dân đánh giá đúng hay sai về hành vigiám sát nhưng cố tình đánh giá sai sự thật để vucáo cho người khác.

3.3 Người dân điều chỉnhhành vi trong việc thựchiện quyền tham gia hoạtđộng cùng với nhà nướctrên thực tế.

3.3.1. Người dân đánh giá đúng sai trong việcngười dân tham gia hoạt động cùng nhà nước nhưsau: Báo Hà Nội mới đưa tin ngày 25/4/2014, trongtrường hợp giao khoán đất nông nghiệp tại thônTân Hội, xã Tân Tiến (Chương Mỹ, Hà Tây) mộttrong 3 xóm là xóm Ao Giàng có vướng mắc vàkhông đồng ý với việc chia ruộng đất của thôn, dođó số đông trong xóm đã bỏ hoang 18ha đất nôngnghiệp và còn viết đơn xin cứu đói lương thực.3.3.2. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi mộtsố người dân tham gia hoạt động cùng nhà nước đểtư lợi riêng cho cá nhân mình.3.3.3. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi mộtsố người không bao giờ có ý thức tham gia hoạtđộng chung cùng tổ dân phố, thôn, xóm.

3.4 Người dân điều chỉnhhành vi trong việc thựchiện quyền tự do lập hội.

3.4.1. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người nhân danh các niềm tin tín ngưỡng để lậpra các tổ chức tôn giáo nhằm thu lợi cá nhân.3.4.2. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người vì để chứng tỏ và thể hiện bản thân mìnhmà lập ra các đảng mới để chống lại nhà nước.3.4.3. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người thành lập ra các tổ chức từ thiện nhưng

Page 118: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

115

nhân danh các tổ chức này để tiến hành hoạt độngrửa tiền và làm ăn phi pháp.

3.5 Người dân điều chỉnhhành vi trong việc thựchiện quyền tự do ngônluận và tự do báo chí.

3.5.1. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi:người dân thích nói gì thì nói, nhà nước không cóquyền giới hạn, bắt bớ vì đó là quyền phát ngôncủa từng cá nhân.3.5.2. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người lợi dụng báo chí để công kích, chống phánhà nước.3.5.3. Người dân đánh giá đúng sai của hành vi: một sốngười lợi dụng quyền tự do báo chí và quyền tự dongôn luận để chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.3.5.4. Người dân đánh giá đúng sai của hành vi:một số người dân lợi dụng quyền tự do ngôn luận,tự do báo chí để cố tình kích động sự li khai củacác dân tộc thiểu số.3.5.5. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người lợi dụng quyền tự do báo chí và tự dongôn luận để dựng chuyện vu cáo và bôi nhọ ngườikhác.3.5.6. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người lợi dụng quyền tự do ngôn luận và tự dobáo chí để thực hiện mục đích thay đổi chế độ.

3.6 Người dân điều chỉnhhành vi trong việc thựchiện quyền khiếu nại, tốcáo.

3.6.1. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người khiếu nại và tố cáo sai sự thật.3.6.2. Người dân đánh giá đúng sai về việc một sốngười tin rằng quyền khiếu nại, tố cáo ở Việt Namchỉ mang tính hình thức.3.6.3. Người dân đánh giá đúng sai về việc một sốngười cho rằng nhà nước không bảo vệ đượcnhững người đi khiếu nại, tố cáo nên người dânkhông muốn thực hiện quyền này.

3.7 Người dân điều chỉnh 3.7.1. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: một

Page 119: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

116

hành vi trong việc thựchiện quyền biểu tình.

số người dân bị kích động và xúi giục tham giabiểu tình.3.7.2. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố người dân ở miền núi và vùng biên giới thỉnhthoảng tiến hành biểu tình để gây sự chú ý của nhànước, để nhà nước chú trọng đầu tư nhiều hơn chonhững vùng này.3.7.3. Người dân đánh giá đúng sai về hành vi: mộtsố bạn trẻ thích biểu tình để thể hiện bản thân và cátính riêng của mình.

3.3. Phương pháp lượng hoáĐể đo lường 3 tiêu chí trên, luận án phải xây dựng bộ chỉ số về dân

chủ. Chỉ số dân chủ (trong lĩnh vực chính trị) thực chất là một công cụ định

lượng được xây dựng để chuyển tải ý kiến và đánh giá của người dân về chính

năng lực làm chủ của họ khi tham gia vào đời sống chính trị.

3.3.1. Các thang đo được dùng trong xây dựng bảng khảo sát

Thang đo là phương tiện để đo các tính chất, đặc điểm, sự kiện và các

quá trình. Thang đo được sử dụng để xây dựng thang trả lời (Response scale)

trong công cụ khảo sát, nhưng thang trả lời không phải là toàn bộ mà chỉ là

một phần của thang đo. Thang đo liên quan đến một tập hợp các chỉ báo,

trong khi thang trả lời liên quan đến một chỉ báo.

Thang định danh (nominal scale) – chỉ thể hiện tên. Thang định danh

phân chia nhóm được khảo sát thành các lớp phân loại (category) khác nhau;

không phân chia được các đặc tính của đối tượng nghiên cứu theo thứ bậc;

Khách thể chỉ có thể thuộc một loại theo một tiêu chí; Quan hệ giữa các điểm

đo trên thang chỉ là A#B#C

Thang định hạng (ordinal scale) – có thể xếp hạng các giá trị. Thang

định hạng là thang định danh nhưng phân chia nhóm được khảo sát thành các

loại (category) khác nhau và sắp xếp các lớp đó theo một thứ hạng nhất định

Page 120: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

117

từ thấp đến cao, dùng để xếp hạng một khách thể theo khối lượng/ mức độ

của đặc tính mà khách thể đó có. Thang này cho phép người trả lời đưa ra ý

kiến so sánh tương đối giữa các câu trả lời. Quan hệ giữa các điểm đo trên

thang chỉ là A>B>C, nhưng khoảng cách giữa các điểm đo không chắc đã đều

nhau; hiệu số A – B không có ý nghĩa.

Thang định khoảng (interval scale) – khoảng cách giữa các giá trị.

Thang định khoảng là thang định hạng nhưng chúng cho biết khoảng cách

giữa hai điểm đo cụ thể. Thang định khoảng có thể có điểm 0 nhưng chỉ mang

tính quy ước. Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là A>B>C; hiệu số A – B

là có ý nghĩa.

Thang tỷ lệ (ratio scale) – các giá trị được thể hiện chính xác. Thang tỷ

lệ là loại thang có tất cả các đặc điểm của các loại thang kể trên. Có điểm 0 có

ý nghĩa thực, là xuất phát điểm để đo: tại đó đặc tính có giá trị bằng 0. Quan

hệ giữa các điểm đo trên thang là A>B>C; thương số giữa A:B hoặc B:C có ý

nghĩa. Thang này có thể chuyển đổi thành các loại thang định khoảng, định

hạng và định danh.

Độ chính xác của đo lường: Cùng một thang đo có thể cho kết quả khác

nhau (do yếu tố nhất thời của cá nhân, ví dụ: tâm trạng; thời gian; do yếu tố

tình huống, ví dụ: bối cảnh xung quanh; do những khác biệt trong phương

pháp thực hiện khảo sát; thiếu sự rõ ràng trong công cụ đo; ảnh hưởng của

yếu tố máy móc hoặc công cụ); công cụ đo kém có thể làm cho kết quả thu

được phản ánh sai lệch phân bố tổng thể: tốt hơn hoặc kém hơn (một dạng sai

số hệ thống).

3.3.2. Các phương pháp tính toán chỉ số dân chủ

Một là, phương pháp cộng tuyến tính - thước đo đơn giản nhất

Các phương pháp cộng tuyến tính thường được sử dụng để tạo ra một

loạt điểm biểu thị. Sau khi xác định và đo lường một số chỉ tiêu có tính chất

nhất quán với cơ sở lý thuyết thì có thể cộng các phép đo thành một điểm số

Page 121: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

118

duy nhất, với giả định quy tắc mã hoá áp dụng với từng chỉ tiêu là cùng chiều

hướng (0 luôn là “kém”, 1 luôn là “tốt”). Trong suốt quá trình thực hiện

nghiên cứu này, tất cả các biến số được mã hoá theo nguyên tắc “nhiều hơn là

tốt hơn” để tạo điều kiện cho quy trình tổng hợp dữ liệu (1 là “tốt”).

Theo phương pháp mã hoá như trên, các chỉ số dân chủ có thể được

tính toán dễ dàng theo phương pháp cộng tuyến tính, được hiệu chỉnh lại ở tỉ

lệ trong khoảng (0-1) bằng cách xây dựng từng hệ tiêu chí dựa trên bộ chỉ số

tương ứng, sau đó cộng các chỉ số thành phần theo tỉnh và chia trung bình.

Ưu điểm của phương pháp là: đơn giản, dễ hiểu. Ngoài ra phương pháp

này phù hợp với mục đích thực nghiệm của đề tài, tức là chú trọng đến điểm

tổng chứ không chú trọng đến sự khác biệt giữa các tỉnh. Phương pháp này

phù hợp với các nghiên cứu theo thời gian, trong đó sự biến đổi về một chỉ

tiêu theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với nghiên cứu. Điều này cũng phù

hợp với đề tài vì tác giả luận án mong muốn hệ tiêu chí của đề tài sẽ được

thực nghiệm trong nhiều năm sau nữa.

Hạn chế của phương pháp: Nó tạo ra bộ trọng số riêng của chỉ số do

phép tính số trung bình buộc từng thành phần của chỉ số phải có trọng số như

nhau. Giả định này là một điển hình khó chứng minh trên lý thuyết. Thật khó

có thể giả định rằng, tất cả các yếu tố “quan trọng” phải luôn luôn quan trọng

như nhau tức là phải có trọng số như nhau.

Hai là, phương pháp cộng tính dựa trên điểm phân tích hệ số

Kỹ thuật này được biết đến rộng rãi với tên gọi: “phương pháp phân

tích hệ số” có thể giúp giãn dữ liệu tốt hơn cho các tỉnh. Nói một cách đơn

giản, phân tích hệ số có thể sử dụng để tạo ra một tập hợp trọng số trong một

dải chỉ tiêu dựa trên mức đóng góp của các chỉ tiêu vào sự thay đổi tổng thể

của dữ liệu. Các chỉ tiêu đóng góp ít vào sự thay đổi được giảm nhẹ, còn các

chỉ tiêu có thể làm “giãn” dữ liệu sẽ đóng góp nhiều hơn vào điểm hệ số tổng

thể. Theo cách phân tích này, ba điểm hệ số tương ứng với từng hệ tiêu chí

Page 122: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

119

được cộng theo tỉnh, tổng được chia cho ba để quy về thang điểm 0 -1. Lấy hệ

tiêu chí 1 làm ví dụ: theo phương pháp cộng tuyến tính, ta có điểm số (biểu

diễn trên trục hoành) nằm trong một dải hẹp từ 0,49 đến 0,89. Hệ quả của hệ

tiêu chí 1 có điểm trung bình tương đối cao (0,69) song độ lệch chuẩn quá nhỏ

(0,05). Điểm tổng cao có thể hiểu là kết quả tốt do tất cả biến số được mã hoá

để 0, nghĩa là kết quả không mong muốn, và 1 là kết quả mong muốn. Tuy

nhiên ở giai đoạn nghiên cứu này, điểm số cao đặc biệt có ý nghĩa bởi lúc đó

chưa có thông tin để xác định dữ liệu này có phản ánh một xu hướng ổn định,

tình trạng cải thiện hay sụt giảm ở tỉnh đang nghiên cứu hay không. Các

nghiên cứu tiếp theo sẽ cho phép so sánh dữ liệu theo thời gian, và suy luận

có ý nghĩa dựa trên điểm trung bình. Phân tích hệ số cũng cho kết quả dao

động trên thang điểm 0 – 1 (biểu diễn trên trục tung), nhưng bằng cách gán

điểm 0 cho tỉnh có thành tích thấp nhất và 1 cho tỉnh có thành tích tốt nhất.

Cách khai triển này tập trung vào vị trí của các tỉnh trong mối tương quan với

các tỉnh khác theo hai điểm cực biên này, khiến cho điểm trung bình không

còn phù hợp. Cần lưu ý là điểm 0 không có nghĩa là hoàn toàn thất bại (và

ngược lại điểm 1 không có nghĩa là hoàn toàn thành công) về tầm quan trọng.

Hai giá trị này chỉ là khoảng giới hạn giúp hình dung rõ hơn vị trí tương đối

của tất cả các tỉnh khác trong mẫu. Nói cách khác, chỉ số tổng thể không bị

tác động bởi việc sử dụng lặp lại dữ liệu không cần thiết trong các tiêu chí

thành phần. Thay vào đó, có bằng chứng rõ ràng là mỗi hệ tiêu chí có đặc tính

riêng và đóng góp có ý nghĩa vào chỉ số tổng thể.

Ba là, phương pháp dựa trên hệ số có trọng số

Phương pháp cuối cùng và hiệu quả nhất để nhấn mạnh tính biến đổi

theo không gian của dữ liệu là gán trọng số cho từng thành phần của chỉ số

cuối cùng theo cùng nguyên tắc phân tích hệ số đã nói ở trên. Bằng cách này,

không còn phải quá bận tâm đến giả định rằng mọi hệ tiêu chí đều quan trọng

như nhau. Trên thực tế, quá trình xây dựng chỉ số theo phương pháp thứ ba

Page 123: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

120

này và so sánh nó với phương pháp thứ hai như đã trình bày ở phần trước cho

thấy giả định này có vấn đề. Nếu tất cả các hệ tiêu chí đóng góp như nhau cho

tổng phương sai, tất cả các hệ tiêu chí sẽ có hệ số trọng số bằng 1, như vậy cả

hai bộ chỉ số (theo phương pháp 2 và 3) sẽ giống hệt nhau. Kết quả thực

nghiệm lại chỉ ra điều ngược lại: phương pháp 3 không chỉ cho thấy sự đối lập

rõ nét hơn giữa các tỉnh có thành tích cao và thấp, mà còn thay đổi đáng kể

thứ hạng của các tỉnh.

Phương pháp được lựa chọn để tính toán chỉ số dân chủ cho đề tài

Với những ưu điểm về tính đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện nên tác giả

luận án đã lựa chọn sử dụng phương pháp tính toán số 1, tức là phương pháp

cộng tuyến tính chia bình quân cho các tỉnh và tạo ra được điểm số trung bình

của cả nước. Từng chỉ số thành phần trong luận án sẽ được đo lường theo

thang điểm từ 0 – 1, điểm 0 là kém nhất và điểm 1 là tốt nhất. Sau đó điểm số

trung bình của tỉnh và trung bình của từng chỉ số thành phần được tính toán.

Thang đo từ 0 – 1 sẽ được chia thành 3 trình độ khác nhau: các tỉnh có trình

độ dân chủ thấp rơi vào khoảng 0 – 0.33; các tỉnh có trình độ dân chủ bình

thường từ 0.34 – 0.66; các tỉnh có trình độ dân chủ cao từ 0.67 – 1. Câu trả lời

nhị phân (có/không, đúng/sai, hiệu quả/không hiệu quả, cần thiết/không cần

thiết, dễ/khó…) ở cấp cá nhân được tính số trung bình và hình thành 21 biến

số liên tục trong dải từ 0 – 1 có đến 21 giá trị hoàn toàn khác nhau (tức là

tương ứng với tổng số tỉnh được khảo sát). Các tính toán tương tự được tiến

hành cho các nhóm chỉ số và chỉ số thành phần.

Kết luận chương 3

Để tiến hành đo lường và đánh giá trình độ phát triển dân chủ của một

nền dân chủ nhất định thì cần thiết phải xây dựng khung lý thuyết để hiểu một

cách tường minh về vấn đề cần đo lường. Vì thế, trong chương 3, tác giả luận

án tập trung trình bày khung lý thuyết để xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình

Page 124: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

121

độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Trong khung lý thuyết này đã thể hiện rõ

các hệ tiêu chí cơ bản để đo lường trình độ phát triển dân chủ của một quốc

gia và đồng thời luận giải tính tất yếu của việc lựa chọn đo lường thí điểm ở

một hệ tiêu chí về đánh giá năng lực làm chủ của người dân. Từ đó, đề xuất

hệ tiêu chí đánh giá dân chủ ở Việt Nam, gồm 3 tiêu chí cơ bản: nhận thức về

quyền làm chủ của người dân, thực hiện hành vi làm chủ và điều chỉnh hành

vi làm chủ của người dân. Bên cạnh đó, phần còn lại của chương 3, tác giả đi

trình bày các phương pháp cơ bản để lượng hoá các tiêu chí đo lường dân chủ.

Trong khuôn khổ của luận án, để đảm bảo tính biện chứng trong mối quan hệ

của cả ba tiêu chí trong hệ tiêu chí đánh giá năng lực làm chủ của người dân

thì cần tiến hành đo đồng tâm, tức là dùng thang điểm từ 0 – 1 để đánh giá

từng tiêu chí thành phần, nhóm tiêu chí và cuối cùng là các tiêu chí ở cả 3 cấp

độ khác nhau từ thấp lên cao, trong mỗi cấp độ đều cùng một lúc đo cả ba tiêu

chí trên.

Page 125: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

122

Chương 4

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂNCHỦ Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ TIÊU CHÍ ĐỀ XUẤT

4.1. Mục tiêu, phương pháp và tổ chức quá trình khảo sát4.1.1. Mục tiêu của khảo sát

Việc khảo sát này là phần quan trọng thứ hai của luận án. Phần thứ nhấtluận giải về định tính của việc đo lường dân chủ và phần thứ hai định lượngtrình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Tác giả luận án tiến hành khảo sátthực nghiệm trên một hệ tiêu chí gồm 3 tiêu chí: nhận thức về các quyền làmchủ của người dân, thực hiện hành vi làm chủ và điều chỉnh hành vi làm chủcủa người dân. Mỗi tiêu chí có 7 nhóm chỉ số và chỉ số thành phần khác nhau.Việc khảo sát trên là cần thiết để thử nghiệm một thang đo về dân chủ trênmột hệ tiêu chí. Để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về trình độ phát triểndân chủ ở Việt Nam, thì cần phải tiến hành đo lường trên cả 3 hệ tiêu chí.Nhưng luận án này chỉ dừng lại ở việc đo lường, đánh giá thí điểm một hệtiêu chí: đo lường năng lực làm chủ của người dân.4.1.2. Phương pháp khảo sát

Chọn mẫu:Mẫu khảo sát của luận án được lựa chọn dựa trên sự tham khảo việc

chọn mẫu khảo sát của chỉ số công lý 2012 của tổ chức UNDP tại Việt Nam,

tập trung ở 21 tỉnh và thành phố được lựa chọn ngẫu nhiên, chiếm 1/3 số tỉnh

và thành phố. Trong các mẫu được chọn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

được đặc cách đưa vào mẫu do tầm quan trọng về mặt nhân khẩu học, kinh tế

và hành chính của 2 thành phố này. Các tỉnh còn lại được chọn ngẫu nhiên

theo phương pháp phân nhóm các tỉnh thành nhóm ba hoặc bốn tỉnh gần

giống nhau về các đặc điểm dân cư. Các đặc điểm này được xác định trên cơ

sở điểm HDI của các tỉnh. Theo đó, nhóm được phân tầng cao nhất là các tỉnh

có thành tích cao nhất trong xếp hạng HDI tại Việt Nam, nhóm thứ hai bao

Page 126: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

123

gồm ba tỉnh có thứ hạng tiếp theo và cứ thế cho đến nhóm có điểm số HDI

thấp nhất. Cuối cùng, việc chọn mẫu cấp tỉnh được thực hiện bằng cách chọn

ra từ mỗi nhóm một tỉnh có dân số đông nhất. Việc chọn mẫu cấp quận/huyện

lại được thực hiện một cách có chủ đích: một quận trung tâm và một huyện

ven. Mẫu cấp phường/xã cũng lựa chọn như mẫu cấp tỉnh: chọn một phường

trung tâm, một xã trung tâm, một phường và một xã khác. Do hạn chế về

nguồn lực nên việc chọn mẫu đại diện chỉ có thể thực hiện đến cấp xã mà

không thể thực hiện ở cấp thôn. Nói cách khác, khi đã khoanh vùng ở cấp xã

thì chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên một số gia đình ở các xã hoặc

phường đó. Tổng số phiếu hỏi cũng hạn chế: 20 phiếu hỏi/xã, tức là 40 phiếu

hỏi/1 huyện, 80 phiếu hỏi/1 tỉnh, tổng cộng là 1680 phiếu hỏi/cả nước. Đối tượng

chọn phỏng vẫn ngẫu nhiên phải đảm bảo trên 18 tuổi và có đủ trí tuệ để thực hiện

các hành vi dân sự của mình. Cách chọn mẫu này cho phép lựa chọn được ngẫu

nhiên và đa dạng các đối tượng được phỏng vấn: về nghề nghiệp, trình độ học

vấn, thu nhập, địa bàn cư trú, văn hoá và tập quán khác nhau.

Đặc điểm mẫu khảo sát:

Bảng 4.1: Đặc điểm thống kê của mẫu toàn quốc theo nhóm xã hội

Đặc điểm nhân khẩu họctheo nhóm xã hội

Số người đượcphỏng vấn

Tỷ lệ trên tổng mẫu(%)

Nghèo và cận nghèo 284 16,96Không nghèo 1388 82,66Không xác định 6 0,38Học vấn thấp 527 31,38Học vấn trung bình và cao 1151 68,54Không xác định 2 0,08Nữ giới 913 54,37Nam giới 766 45,63

Page 127: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

124

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:Bảng hỏi là công cụ phỏng vấn chủ yếu trong khảo sát được thiết kế để

bao quát 3 tiêu chí: nhận thức về quyền làm chủ của người dân, thực hiệnhành vi làm chủ, điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân.

- Thiết kế phiếu hỏi: Phiếu được thiết kế dựa trên đối tượng, mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu và các nội dung cụ thể của đề tài, được thử nghiệm vàđiều chỉnh hoàn thiện.

- Những lợi ích khi sử dụng bảng hỏi:+ Khảo sát được nhiều người thuộc nhiều giai tầng khác nhau+ Khảo sát được nhiều người trong một thời gian ngắn+ Bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi tập trung vào một số chủ đề nhất định+ Khảo sát thu thập được nhiều loại câu trả lời cần thiết+ Các câu trả lời thu được qua bảng hỏi có thể được xử lý, phân tích

định lượng và định tính+ Đây là phương pháp khoa học đảm bảo cung cấp thông tin phản ánh

đầy đủ khách quan, chính xác, trung thực các ý kiến, ý chí, nguyện vọng củanhân dân.

+ Đây là phương pháp tham vấn nhân dân có những ưu thế nhất định bổsung cho những cách tham vấn khác4.2. Kết quả thu được sau khi khảo sát4.2.1. Đánh giá trình độ nhận thức của người dân về các quyền làm chủtrong chính trị (Tiêu chí 1: Nhận thức về quyền làm chủ của người dân)Bảng 4.2. Nhận thức của người dân về các quyền làm chủ trong chính trị

Đơn vị: điểm số

Nhận thức chung củangười dân

1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 Tổnghợp

An Giang 0.78 0.35 0.59 0.49 0.35 0.45 0.47 0.50

Bắc Giang 0.71 0.33 0.51 0.4 0.36 0.53 0.5 0.48

Bắc Kạn 0.55 0.12 0.51 0.1 0.17 0.14 0.11 0.24

Cao Bằng 0.68 0.3 0.59 0.24 0.23 0.31 0.19 0.36

Page 128: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

125

Nhận thức chung củangười dân

1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 Tổnghợp

Đà Nẵng 0.85 0.83 0.85 0.75 0.85 0.81 0.7 0.81

Đăk Lăk 0.75 0.55 0.6 0.5 0.7 0.59 0.59 0.61

Hà Nội 0.86 0.81 0.87 0.77 0.83 0.79 0.7 0.80

Hải Dương 0.81 0.68 0.79 0.65 0.73 0.77 0.69 0.73

Khánh Hoà 0.84 0.8 0.83 0.67 0.79 0.8 0.75 0.78

Kon Tum 0.43 0.37 0.4 0.39 0.38 0.41 0.31 0.38

Lâm Đồng 0.78 0.73 0.79 0.75 0.77 0.76 0.7 0.75

Lạng Sơn 0.75 0.69 0.72 0.6 0.61 0.66 0.67 0.67

Long An 0.8 0.7 0.76 0.69 0.7 0.74 0.68 0.72

Phú Thọ 0.49 0.3 0.47 0.44 0.33 0.32 0.27 0.37

Quảng Nam 0.75 0.76 0.77 0.71 0.73 0.73 0.69 0.73

Sơn La 0.71 0.52 0.68 0.37 0.6 0.57 0.51 0.57

TP HCM 0.81 0.79 0.78 0.72 0.83 0.85 0.78 0.79

Tây Ninh 0.6 0.43 0.54 0.39 0.5 0.55 0.42 0.49

Thừa Thiên Huế 0.8 0.69 0.7 0.76 0.71 0.71 0.72 0.73

Trà Vinh 0.56 0.31 0.43 0.29 0.4 0.35 0.27 0.37

Tuyên Quang 0.58 0.51 0.59 0.43 0.47 0.51 0.49 0.51

Trung Bình 0.71 0.55 0.66 0.53 0.57 0.59 0.53 0.59

Nhóm chỉ số 1.1. Hiểu biết của người dân về quyền bầu cử và ứng cử(theo dõi bảng 1 - phụ lục 2).

Qua khảo sát, nhìn chung sự hiểu biết của người dân trong cả nước vềquyền bầu cử và ứng cử khá cao, số điểm trung bình của cả 21 tỉnh là 0,71.Các tỉnh có số điểm cao nhất trong việc thể hiện sự hiểu biết về quyền bầu cửvà ứng của là Hà Nội: 0,86; Đà Nẵng 0,85, còn các tỉnh có số điểm thấp nhấtlà Kon Tum: 0,43; Phú Thọ: 0,49. Như vậy, có thể nói điểm số thấp nhấttrong nhóm chỉ số 1.1. cũng được coi là điểm số cao vì rơi vào khoảng trungbình trong thang điểm từ 0 - 1. Sở dĩ như vậy vì quyền bầu cử và ứng cử làmột trong những quyền cơ bản và tồn tại từ lâu. Hơn nữa, sự biến động vềquyền này trong luật bầu cử và ứng cử không nhiều nên việc hiểu về quyềnnày trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam đối với đa số nhân dân là rất rõ ràng.

Page 129: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

126

Cụ thể hơn, trong các chỉ số thành phần của việc hiểu biết quyền này cũng cóđộ vênh nhất định: có 3 chỉ số thành phần có số điểm trung bình cao nhất từ0,72 – 0,75 là các chỉ số thành phần: chỉ số thành phần 1.1.5. Sự hiểu biết củangười dân về tiêu chuẩn độ tuổi ra ứng cử; 1.1.1. Khái niệm quyền bầu cử;1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong bầu cử; ngoài ra thấp hơn một chút từ0,65 – 0,70 là các chỉ số thành phần: 1.1.4. Sự hiểu biết của người dân về kháiniệm quyền ứng cử; 1.1.3. Điều kiện tham gia bầu cử của cử tri; 1.1.6. Điềukiện cần thiết để tham gia ứng cử.

Nhóm chỉ số 1.2. Hiểu biết của người dân về quyền giám sát hoạt độngnhà nước (theo dõi bảng 2 - phụ lục 2).

Hiểu biết chung của người dân ở 21 tỉnh (đã khảo sát) về quyền giámsát hoạt động nhà nước là không cao, ở mức trung bình trong thang điểm:0,55. Trong đó các tỉnh có số điểm cao nhất trong nhóm chỉ số 1.2 vẫn thuộcvề Đà Nẵng (0,83) và Hà Nội (0,81) còn các tỉnh có số điểm thấp là Phú Thọ(0,30) và Bắc Kạn (0,12). Như vậy, sự chệnh lệch giữa các tỉnh trong phầnnày là rất rõ ràng, bởi lẽ khâu giám sát hoạt động nhà nước luôn là một trongnhững khâu khó khăn nhất trong các hoạt động thể hiện quyền làm chủ củangười dân. Cụ thể, cả 3 chỉ số thành phần của nhóm chỉ số 1.2 là: chỉ số thànhphần 1.2.1. Hiểu biết về hình thức giám sát; chỉ số thành phần 1.2.2. Hiểu biếtvề đối tượng cần giám sát; chỉ số thành phần 1.2.3. Hiểu biết về các nội dungcần giám sát, đều nằm trong khoảng trung bình, dao động từ 0,50 – 0,62.

Nhóm chỉ số 1.3. Hiểu biết của người dân về quyền tham gia hoạt độngcùng với nhà nước (theo dõi bảng 3 - phụ lục 2).

Điểm trung bình của 21 tỉnh về quyền tham gia hoạt động cùng với nhànước là 0,66. Đây là điểm nằm trong khoảng giáp ranh giữa điểm trung bìnhvà điểm cao. Một số tỉnh có số điểm cao nhất là: Hà Nội (0,87); Đà Nẵng(0,85); Khánh Hoà (0,83) còn các tỉnh có số điểm thấp là: Kon Tum (0,40);Trà Vinh (0,43), Phú Thọ (0,47). Cụ thể, có một sự khác biệt rõ nét về điểmsố giữa các chỉ số thành phần. Chẳng hạn, chỉ số thành phần 1.3.2. Hiểu biếtvề đối tượng được tham gia có số lượng người trả lời nhiều nhất là 0,72.

Page 130: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

127

Trong khi đó, chỉ số thành phần 1.3.1. Hiểu biết về hình thức tham gia lại cósố người trả lời đúng ít là: 0,53.

Nhóm chỉ số 1.4. Hiểu biết của người dân về quyền tự do lập hội (theodõi bảng 4 - phụ lục 2).

Trình độ nhận thức của người dân về quyền lập hội của tất cả 21 tỉnh ởmức độ trung bình: 0,53. Trong đó những tỉnh có số điểm cao nhất vẫn là: HàNội (0,77); Đà Nẵng (0,75) và Lâm Đồng cũng có số điểm ngang bằng với ĐàNẵng. Còn các tỉnh có số điểm thấp là: Bắc Kạn (0,1); Cao Bằng (0,24); TràVinh (0,29). Trên thực tế người dân ở các tỉnh miền núi có xu hướng ít quantâm đến vấn đề lập hội, vì họ thường có thái độ tuân thu các quy định củachính quyền, cam chịu và thường ngại khi phải va chạm tới chính quyền. Cácchỉ số thành phần trong phần này cũng thể hiện sự khác biệt tương đối: trongkhi chỉ số thành phần 1.4.3. Mức độ hiểu biết về đối tượng được tham gia lậphội tương đối cao (0,64) thì chỉ số thành phần 1.4.2. Khả năng hiểu biết vềđiều kiện cần để thực hiện việc lập hội lại thấp (0,43). Điều này có thể hiểurằng, đa số người dân nắm được những nội dung cơ bản, đối tượng được lậphội hoặc có thể lập hội, nhưng dường như họ không quan tâm và không có ýđịnh lập hội trên thực tế nên không có kiến thức về vấn đề này.

Nhóm chỉ số 1.5. Hiểu biết của người dân về quyền tự do ngôn luận vàtự do báo chí (theo dõi bảng 5 - phụ lục 2).

Điểm trung bình của phần này cũng chỉ ở mức trung bình (0,57), trongđó, các tỉnh có số điểm cao là Đà Nẵng (0,85); Hà Nội (0,83); Thành phố HồChí Minh (0,83), còn các tỉnh có số điểm thấp là: Bắc Kạn (0,17); Cao Bằng(0,23), Phú Thọ (0,33). Khoảng cách giữa tỉnh có số điểm cao nhất và tỉnh cósố điểm thấp nhất chênh nhau tới 0,68 điểm. Số người dân thể hiện sự hiểubiết cao của mình về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí lại thường tậptrung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...những nơi mà báo viết, báo mạng đều rất phát triển... Đây có thể là nhữngđiều kiện thuận lợi để người dân hiểu rõ và nhận thức rõ hơn về quyền này.

Nhóm chỉ số 1.6. Hiểu biết của người dân về quyền khiếu nại, tố cáo

Page 131: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

128

(theo dõi bảng 6 - phụ lục 2).

Nhìn chung, với quyền khiếu nại, tố cáo, đa số người dân có nhận thức

trung bình về vấn đề này (0,59). Trong đó các tỉnh có số điểm cao nhất là:

Thành phố Hồ Chí Minh (0,85); Đà Nẵng (0,81); Khánh Hoà (0,8) còn các

tỉnh có số điểm thấp là: Bắc Kạn (0,14); Cao Bằng (0,31); Phú Thọ (0,32).

Khác biệt với các quyền ở trên, các chỉ số thành phần trong quyền này không

có sự chênh nhau quá lớn về điểm chỉ dao động từ: 0,49 đến 0,64.

Nhóm chỉ số 1.7. Hiểu biết của người dân về quyền biểu tình (theo dõi

bảng 7 - phụ lục 2).

Nhìn chung, sự hiểu biết của đa số người dân được khảo sát về quyền

biểu tình cũng ở mức độ trung bình (0,53), thậm chí là có số điểm thấp nhất

trong bảng nhận thức nói chung về các quyền chính trị cơ bản, nhưng sự

chênh lệnh về sự hiểu biết giữa các quyền không cao. Trong đó, các tỉnh có số

điểm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (0,78); Khánh Hoà (0,75); Hà Nội

và Đà Nẵng có số điểm bằng nhau (0,7) còn các tỉnh có số điểm thấp là: Bắc

Kạn (0,11); Cao Bằng (0,19); Trà Vinh và Phú Thọ có số điểm thấp bằng

nhau (0,27).

Tóm lại, trong tiêu chí 1: Nhận thức về quyền làm chủ của người dân,

đa số người dân được khảo sát đều thể hiện trình độ nhận thức của mình về

các quyền làm chủ cơ bản trong lĩnh vực chính trị ở mức trung bình là 0,59

(nằm ở mức trung bình trong thang đo từ 0,34 – 0,67). Trình độ nhận thức này

của người dân không quá cao, nhưng không phải là thấp. Với mức độ này nếu

đánh giá chung theo thang điểm thì cũng không có gì đáng lo ngại về phần

nhận thức trong năng lực làm chủ của người dân. Nhưng nếu tách bạch từng

tiêu chí thì với mức độ nhận thức như vậy, không thể là nền tảng vững chắc

để đảm bảo rằng người sẽ thực hiện và làm tốt các hành vi làm chủ của mình,

càng không thể nhắc tới khả năng điều chỉnh hành vi làm chủ của mình (theo

dõi bảng 4.2 và hình 4.1)

Page 132: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

129

Đơn vị: điểm số

(thể hiện trên các quyền)

Biểu đồ 4.1. Nhận thức của người dân về các quyền làm chủ trong chính trị4.2.2. Đánh giá trình độ thực hiện hành vi làm chủ của người dân tronglĩnh vực chính trị(Tiêu chí 2: Thực hiện hành vi làm chủ của người dân)

Bảng 4.3. Thực hiện hành vi làm chủ của người dânĐơn vị: điểm số

Thực hiện hành vi 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 Tổng hợp

An Giang 0.49 0.25 0.36 0.29 0.25 0.26 0.22 0.30

Bắc Giang 0.44 0.18 0.33 0.28 0.19 0.26 0.35 0.29

Bắc Kạn 0.5 0.12 0.28 0.09 0.17 0.14 0.11 0.20

Cao Bằng 0.39 0.13 0.22 0.08 0.15 0.14 0.1 0.17

Đà Nẵng 0.78 0.75 0.83 0.51 0.81 0.79 0.34 0.69

Đăk Lăk 0.75 0.31 0.69 0.28 0.42 0.49 0.24 0.45

Hà Nội 0.75 0.62 0.73 0.71 0.74 0.65 0.34 0.65

Page 133: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

130

Thực hiện hành vi 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 Tổng hợp

Hải Dương 0.72 0.58 0.7 0.43 0.63 0.69 0.35 0.59

Khánh Hoà 0.81 0.63 0.82 0.45 0.71 0.67 0.29 0.63

Kon Tum 0.43 0.21 0.39 0.18 0.19 0.15 0.18 0.25

Lâm Đồng 0.73 0.56 0.69 0.19 0.46 0.47 0.16 0.47

Lạng Sơn 0.52 0.57 0.47 0.15 0.4 0.58 0.35 0.43

Long An 0.77 0.55 0.7 0.17 0.49 0.48 0.15 0.47

Phú Thọ 0.47 0.22 0.26 0.18 0.28 0.31 0.28 0.29

Quảng Nam 0.82 0.67 0.79 0.26 0.72 0.73 0.25 0.61

Sơn La 0.62 0.27 0.61 0.06 0.28 0.29 0.07 0.31

TP HCM 0.78 0.66 0.75 0.39 0.76 0.73 0.36 0.63

Tây Ninh 0.59 0.24 0.48 0.12 0.3 0.35 0.11 0.31

Thừa Thiên Huế 0.83 0.72 0.82 0.48 0.79 0.8 0.36 0.69

Trà Vinh 0.48 0.15 0.38 0.08 0.24 0.23 0.06 0.23

Tuyên Quang 0.36 0.09 0.27 0.07 0.17 0.17 0.08 0.17

Trung Bình 0.62 0.40 0.55 0.26 0.44 0.45 0.23 0.42

Nhóm chỉ số 2.1. Người dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử trênthực tế (theo dõi bảng 8 - phụ lục 2).

Sau khi khảo sát trên 21 tỉnh, thành phố thì mức độ thực hiện quyền

bầu cử và ứng cử của người dân trên thực tế là cao nhất trong việc thực hiện

các quyền chính trị (0,62). Trong đó, các tỉnh có số điểm cao nhất là: Huế

(0,83); Quảng Nam (0,82); Khánh Hoà (0,81) còn các tỉnh có số điểm thấp là:

Tuyên Quang (0.36); Cao Bằng (0,39); Kon Tum (0,43). Như vậy việc thực

hiện quyền bầu cử và ứng cử của tất cả các tỉnh nhìn chung là cao và tỉnh có

số điểm thấp nhất thì cũng nằm trong khoảng trung bình của thang đo (từ 0 –

1). Điều này chứng tỏ đa số nhân dân nghiêm túc thực hiện quyền này. Các

chỉ số thành phần cụ thể của phần này có sự khác biệt rất lớn: chỉ số thành

phần 2.1.1. Người dân có hay không tham gia vào kì bầu cử gần nhất, có số

điểm cao nhất (0,92), đa số người dân cũng thể hiện việc mình được tự do lựa

chọn ứng viên theo quy định của pháp luật Việt Nam ở chỉ số thành phần

Page 134: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

131

2.1.2 (0,78), hoặc không gặp nhiều rào cản từ phía nhà nước ở chỉ số thành

phần 2.1.5 (0,78). Nhưng chỉ có một số ít người được hỏi tham gia ứng cử còn

đa số không tham gia ở chỉ số thành phần 2.1.4 (0,23) và người dân cũng ít

được tiếp xúc với các ứng viên trước khi bầu cử ở chỉ số thành phần 2.1.3

(0,30). Cuối cùng, trong chỉ số thành phần 2.1.6. Người dân có bắt buộc phảiđi bỏ phiếu, với câu hỏi này đa số ý kiến đồng tình là tất cả mọi người cần

thiết và bắt buộc phải đi bỏ phiếu (0,7). Qua điểm số trong các phần chỉ báo

có thể kết luận như sau: đa số nhân dân tham gia bỏ phiếu, tuân thủ và chấp

hành luật pháp Việt Nam, nhưng chưa chủ động tham gia ứng cử thể hiện

mình, cũng như mặc dù ít được tiếp xúc các đại biểu trước khi bầu cử nhưng

dường như cũng không thấy nhiều người đòi hỏi quyền lợi này nên chắc cần

phải xem xét lại liệu việc số đông người dân đi bầu cử có tỉ lệ thuận với chất

lượng và hiệu quả của cuộc bầu cử không? Liệu cuộc bầu cử như thế có thể hiện

được thực chất của dân chủ và có lựa chọn được người tài thật sự hay không?

Nhóm chỉ số 2.2. Người dân thực hiện quyền giám sát nhà nước (theo

dõi bảng 9 - phụ lục 2).Việc thực hiện quyền giám sát nhà nước của đa số người dân của cả 21

tỉnh nằm ở mức độ trung bình trong việc thực hiện các quyền (0,4). Trong đó,

các tỉnh có số điểm cao là: Đà Nẵng (0,75); Huế (0,72); Quảng Nam (0,67)

còn các tỉnh có số điểm thấp là: Tuyên Quang (0,09); Bắc Kạn (0,12); Trà

Vinh (0,15). Nhìn chung việc hoạt động giám sát của người dân được thực

hiện ít và gặp nhiều khó khăn ở các tỉnh miền núi và vùng có nhiều người dân

tộc thiểu số sinh sống. Cụ thể, các chỉ số thành phần trong phần này cũng có

sự khác biệt cao: với chỉ số thành phần 2.2.1, thì đa số người dân có tham gia

hoạt động giám sát nhà nước (0,63), nhưng cũng đa số người dân cảm thấy

việc giám sát không hiệu quả (0,29) và đa số người dân gặp khó khăn trong

việc giám sát nên mức độ khó trong giám sát là: 0,30. Những khó khăn mà

người dân thường xuyên gặp phải khi tham gia giám sát được thể hiện trong

bảng 4.4:

Page 135: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

132

Bảng 4.4. Các khó khăn đối với hoạt động kiểm tra, giám sát của người dânTT Các khó khăn đối với hoạt động kiểm tra, giám sát

của người dân:

Tỉ lệ (%)

1 Không có cơ chế cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát. 84

2 Không có thời gian. 3,5

3 Việc báo cáo thường niên của cán bộ địa phương chỉ mang tính

hình thức.

5

4 Các khoản thu chi của chính quyền địa phương không bao giờ

được công khai.

7

5 Cán bộ địa phương ngăn cản hoặc gây khó khăn cho quá trình

giám sát.

0.05

Kết quả khảo sát trên cho thấy: khó khăn lớn nhất mà đa số người dângặp phải là hiện nay đang thiếu cơ chế rõ ràng để người dân kiểm tra, giámsát, tức là nhiều văn bản, kế hoạch và tài chính của chính quyền các cấp cònthiếu tính minh bạch, hoặc chưa được công khai nên việc kiểm tra, giám sátcủa người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhóm chỉ số 2.3. Người dân thực hiện quyền tham gia hoạt động cùngvới nhà nước trên thực tế (theo dõi bảng 10 - phụ lục 2).

Việc tham gia vào các hoạt động cùng nhà nước của người dân nhìnchung là khá cao so với việc thực hiện các quyền còn lại (trừ quyền tham giabầu cử và ứng cử) nhưng so với thang điểm từ 0 – 1 chỉ ở mức trung bình(0,55). Trong đó, các tỉnh có số điểm cao là Đà Nẵng (0,83); Khánh Hoà vàHuế có số điểm ngang bằng nhau (0,82) còn các tỉnh có số điểm thấp nhất là:Cao Bằng (0,22); Phú Thọ (0,26); Tuyên Quang (0,27). Cụ thể, các chỉ sốthành phần cũng có sự khác biệt lớn: chỉ số thành phần 2.3.1. Người dân cóhay không tham gia hoạt động cùng nhà nước, có số người tham gia khá cao(0,74). Nhưng hai chỉ số thành phần sau lại thấp: chỉ số thành phần 2.3.2.Đánh giá về hiệu quả tham gia hoạt động nhà nước của người dân, đa sốngười dân tự đánh giá là không hiệu quả nên chỉ đạt 0,47 (trong thang điểm 0là không hiệu quả và 1 là hiệu quả); có hơn ½ số người dân đánh giá mức độ

Page 136: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

133

khó cao trong chỉ số thành phần 2.3.3 (0,44). Khó khăn lớn nhất mà đa số đềugặp phải là: việc tham gia hoạt động cùng chính quyền chỉ mang tính hìnhthức (bàn bạc cái mà chính quyền đã quyết định xong rồi) chiếm 65%. Do vậyhiệu quả hoạt động cùng nhà nước của người dân không cao.

Nhóm chỉ số 2.4. Người dân thực hiện quyền tự do lập hội trên thực tế(bảng 11 - phụ lục 2).

Việc thực hiện quyền tự do lập hội của người dân trên 21 tỉnh, thànhđược khảo sát nhìn chung là thấp (0,26). Trong đó, các tỉnh có số điểm cao:Hà Nội (0,71); Đà Nẵng (0,51); Huế (0,48), còn các tỉnh có điểm thấp nhất là:Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Trà Vinh, Bắc Kạn (dao động trong khoảngtừ 0,06 đến 0,09). Cụ thể, với chỉ số thành phần 2.4.1. Người dân có haykhông tham gia lập hội thì đa số người dân được phỏng vấn trả lời ít tham gia(0,16). Thậm chí có người chưa bao giờ có ý định tham gia lập hội. Nhữngngười không bao giờ có ý định lập hội vì một số lý do: kinh phí là vấn đề gâycản trở nhiều nhất (chiếm 82%); sợ chính quyền hiểu nhầm (chiếm 15%), vàđơn giản là họ không thích lập hội (chiếm 3%). Còn chỉ số thành phần 2.4.2,đa số người dân gặp khó khăn trong việc lập hội. 74% số người được hỏi chorằng khó khăn nhất liên quan đến việc lập hội là thiếu kinh phí hoạt động;19% cho rằng họ gặp khó khăn trong thủ tục lập hội; 7% gặp khó khăn trongviệc thu hút các thành viên tham gia.

Nhóm chỉ số 2.5. Người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự dobáo chí trên thực tế (bảng 12 - phụ lục 2).

Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của người dântheo khảo sát là ở mức trung bình (0,44). Trong đó, các tỉnh có số điểm cao:Đà Nẵng (0,81); Huế (0,79); Thành phố Hồ Chí Minh (0,76) còn các tỉnh cósố điểm thấp: Cao Bằng (0,15); Tuyên Quang (0,17); Trà Vinh (0,24). Cụ thể,các chỉ số thành phần của phần này thể hiện rõ hiện trạng tự do báo chí và tựdo ngôn luận ở Việt Nam hiện nay. Chỉ số thành phần 2.5.1. Báo chí ở địaphương – nơi người dân đang sinh sống có bị chính quyền kiểm duyệt (khôngbị kiểm duyệt là 1, có kiểm duyệt là 0), với câu hỏi này đa số người dân trả lời

Page 137: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

134

là có bị kiểm duyệt (0,38). Với số điểm này có thể nói mức độ kiểm duyệt báochí ở Việt Nam khá cao, nhưng trên thực tế lại có rất nhiều người đồng ý rằngcần thiết phải kiểm duyệt một số nội dung, không thể tự do một cách vô tổchức, vô chính phủ. Số người được hỏi về những nội dung cần phải đượckiểm duyệt trong báo chí thể hiện như sau: (theo dõi bảng 4.5)

Bảng 4.5. Những nội dung của báo chí cần bị chính quyềnđịa phương kiểm duyệt

TT Những nội dung của báo chí cần bị chính quyềnđịa phương kiểm duyệt

Đúng(%)

1 Gây phương hại đến an ninh quốc gia 2

2 Ảnh hướng đến tinh thần đoàn kết dân tộc 0

3 Vu cáo, vu khống cán bộ mà không có chứng cứ cụ thể 0

4 Nhằm thay đổi chế độ XHCN 0

5 Gây mất ổn định chính trị tại địa phương 5

6 Gây hoang mang lo sợ cho nhân dân địa phương mà thiếu căn cứ 0

7 Tất cả các yếu tố trên 91

Với chỉ số thành phần 2.5.2. Người dân có được tự do phát biểu màkhông sợ bị bắt bớ, tù đày (tự do phát biểu là 1, không tự do là 0), đa số ngườidân cảm thấy mức độ tự do nằm trong khoảng trung bình (0,55). Chỉ số cuốicùng trong phần này 2.5.3, đa số người dân đánh giá là khó thực hiện quyềntự do ngôn luận và tự do báo chí ở địa phương mình (0,38). Những khó khănmà họ thường xuyên gặp phải được thể hiện trong bảng 4.6:

Bảng 4.6. Những khó khăn trong thực hiện quyền tự do ngôn luậnvà tự do báo chí

TT Những khó khăn trong thực hiện quyền tự dongôn luận và tự do báo chí

Đúng(%)

1 Báo chí ít chấp nhận các tư tưởng trái chiều 25

2 Tính công khai trong cạnh tranh báo chí còn ít 20

3 Chính quyền địa phương thường lo lắng thái quá đến an nguy của

chế độ nên mức độ kiểm duyệt quá cao

45

3 Tất cả các yếu tố trên 3

Page 138: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

135

Nhóm chỉ số 2.6. Người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên thực

tế (theo dõi bảng 13 - phụ lục 2).

Việc người dân thực hiện các quyền khiếu nại và tố cáo trên thực tế của

21 tỉnh được khảo sát ở mức độ trung bình trong thang đo (0,45). Trong đó

các tỉnh có số điểm cao là: Huế (0,8); Đà Nẵng (0,79); Quảng Nam và Thành

phố Hồ Chí Minh có cùng điểm số (0,73) còn các tỉnh có số điểm thấp là: Bắc

Kạn và Cao Bằng (0,14); Kon Tum (0,15); Tuyên Quang (0,17). Cụ thể, trong

chỉ số thành phần 2.6.1, có tới hơn một nửa số người dân được hỏi trả lời là

có tham gia khiếu nại hoặc tố cáo (0,55 điểm); chỉ số thành phần 2.6.2. Người

dân đánh giá về mức độ bảo vệ được lợi ích của mình khi tham gia khiếu nại,

tố cáo, có ½ số người được hỏi cho rằng hoạt động này mang lại hiệu quả và

số còn lại cho rằng không hiệu quả (0,44); chỉ số thành phần 2.6.3, đa số người dân

được hỏi cho rằng việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là khó khăn (0,35, trong

đó 1 là “dễ thực hiện” và 0 là “khó thực hiện”). Số người cho rằng việc khiếu nại, tố

cáo khó thực hiện vì họ gặp phải một số khó khăn: có tới 53% cho rằng việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo chưa thoả đáng nên họ không tin tưởng lắm để thực hiện

quyền này; 11% khó thực hiện vì bị cơ quan tiếp nhận đơn thư gây sách nhiễu; 15%

cho rằng đơn thư khiếu nại, tố cáo thường không có hồi đáp; còn khoảng 21% sợ bị

trù dập, đe doạ khi tham gia tố cáo.

Nhóm chỉ số 2.7. Người dân thực hiện quyền biểu tình trên thực tế (theo

dõi bảng 14 - phụ lục 2).

Người dân thực hiện quyền biểu tình thấp nhất trong các quyền (0,23),

là do ở Việt Nam chưa có luật biểu tình và người dân thường thực hiện quyền

này một cách tự phát (thường là do những bức xúc về phân chia và đền bù đất

đai không thoả đáng). Các tỉnh có số điểm cao nhất vẫn là Huế và Thành phố

Hồ Chí Minh (0,36); các tỉnh có số điểm cao thứ hai trong thang điểm này

không phải là Hà Nội hoặc Đà Nẵng mà là Lạng Sơn, Hải Dương và Bắc

Giang (0,35), còn những tỉnh có số điểm thấp vẫn tập trung vào một số tỉnh

Page 139: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

136

như: Trà Vinh (0,06); Sơn La (0,07); Tuyên Quang (0,08), Cao Bằng (0,1);

Tây Ninh và Bắc Kạn (0,11). Cụ thể, trong chỉ số thành phần 2.7.1, đa số

người dân không tham gia biểu tình (0,09); chỉ số thành phần 2.7.2, đa số người

dân cảm thấy khó thực hiện quyền này (0,17), trong đó (“dễ thực hiện” là 1 điểm,

“khó thực hiện” là 0 điểm) vì một số khó khăn sau: (theo dõi bảng 4.7)

Bảng 4.7. Những khó khăn gặp phải khi tham gia biểu tình

T

TNhững khó khăn gặp phải khi tham gia biểu tình

Lựa chọn

(%)

1 Sợ chính quyền hiểu lầm là kích động chống phá nhà nước 75

2 Mất thời gian và công sức mà không thu được lợi ích gì 16

3Nhà nước dùng công việc, lương thưởng để ngăn cản người biểu

tình0

4 Không đủ sức khoẻ để tham gia 3

5Đảng viên bị gặp khó khăn khi thực hiện quyền này vì theo quy

định của Đảng, đảng viên không được viết đơn tập thể6

6 Ý kiến khác: 0

Với chỉ số thành phần 2.7.3, thì trên ½ số người dân được hỏi cho rằng

cần thiết phải ban hành luật biểu tình ở Việt Nam.

Tóm lại: trình độ thực hiện hành vi làm chủ của người dân (trên 21 tỉnh,

thành phố đã khảo sát) nằm trong khoảng điểm trung bình (0,42) nhưng nhìn

chung là mức độ thực hiện còn thấp. Số điểm trung bình của phần thực hiện

hành vi này cũng thể hiện sự tương đồng với phần nhận thức (0,59), bởi lẽ

không phải tất cả mọi người dân đều nhận thức rõ về quyền và đều thực hiện

nó trên thực tế vì nhiều lý do như: sự sợ hãi, sự thờ ơ chính trị... (theo dõi

bảng 4.3 và hình 4.2)

Page 140: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

137

Đơn vị: điểm số(thể hiện trên các quyền)

Biểu đồ 4.2. Thực hiện hành vi làm chủ của người dân4.2.3. Đánh giá trình độ điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân tronglĩnh vực chính trị(Tiêu chí 3: Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân)

Bảng 4.8. Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dânĐơn vị: điểm số

Điều chỉnh chung 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Tổng hợpAn Giang 0.31 0.16 0.32 0.27 0.24 0.23 0.25 0.25Bắc Giang 0.29 0.12 0.3 0.27 0.16 0.25 0.39 0.25Bắc Kạn 0.25 0.07 0.24 0.09 0.17 0.14 0.26 0.17Cao Bằng 0.27 0.12 0.2 0.08 0.13 0.12 0.16 0.15Đà Nẵng 0.61 0.79 0.77 0.5 0.79 0.79 0.33 0.65Đăk Lăk 0.45 0.23 0.58 0.35 0.37 0.47 0.38 0.40

Page 141: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

138

Điều chỉnh chung 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Tổng hợpHà Nội 0.54 0.36 0.67 0.65 0.81 0.73 0.34 0.59Hải Dương 0.5 0.35 0.59 0.41 0.62 0.74 0.25 0.49Khánh Hoà 0.75 0.48 0.78 0.45 0.69 0.66 0.43 0.61Kon Tum 0.35 0.19 0.32 0.29 0.17 0.15 0.26 0.25Lâm Đồng 0.57 0.37 0.53 0.35 0.42 0.43 0.32 0.43Lạng Sơn 0.42 0.38 0.43 0.25 0.38 0.63 0.35 0.41Long An 0.55 0.35 0.67 0.36 0.45 0.41 0.34 0.45Phú Thọ 0.42 0.19 0.22 0.14 0.26 0.31 0.18 0.25Quảng Nam 0.69 0.38 0.75 0.26 0.72 0.72 0.44 0.57Sơn La 0.32 0.12 0.28 0.06 0.12 0.11 0.06 0.15TP HCM 0.68 0.51 0.71 0.32 0.82 0.79 0.34 0.60Tây Ninh 0.37 0.2 0.42 0.12 0.28 0.31 0.11 0.26Thừa Thiên Huế 0.74 0.58 0.81 0.43 0.78 0.82 0.36 0.65Trà Vinh 0.29 0.09 0.26 0.15 0.11 0.13 0.05 0.15Tuyên Quang 0.28 0.07 0.25 0.07 0.15 0.14 0.13 0.16Trung Bình 0.46 0.29 0.48 0.28 0.41 0.43 0.27 0.38

Nhóm chỉ số 3.1. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiệnquyền bầu cử và ứng cử (theo dõi bảng 15 - phụ lục 2).

Việc người dân điều chỉnh hành vi của mình thông qua sự phân biệttính đúng sai của một số hành vi trong bầu cử và ứng cử, điểm trung bình củaphần này là 0,46. Trong đó các tỉnh có số điểm cao là: Khánh Hoà (0,75); Huế(0,74); Quảng Nam (0,69); Thành phố Hồ Chí Minh (0,68) còn các tỉnh có sốđiểm thấp là: Bắc kạn (0,25); Cao Bằng (0,27); Tuyên Quang (0,28); BắcGiang và Trà Vinh (0,29). Sự điều chỉnh này về cơ bản không cao và cũngkhông chênh lệch quá nhiều giữa các tỉnh cao và các tỉnh thấp. Cụ thể, với chỉsố thành phần 3.1.1. Người dân đánh giá về hành vi nhờ người đi bỏ phiếu(Nếu cho là đúng thì được 0 điểm, ngược lại cho là sai thì được 1 điểm), ½ sốngười được hỏi trong khảo sát đã trả lời là sai (0.5 điểm); chỉ số thành phần3.1.2. Người dân đánh giá về hành vi bán phiếu bầu (đúng là 0 điểm, sai là 1điểm), gần ½ số người trả lời là sai (0,47 điểm); chỉ số thành phần 3.1.3.Người dân đánh giá về hành vi cử tri không cần thiết phải đi bỏ phiếu (cầnthiết là 1, không cần là 0), khoảng 2/3 số người được hỏi trả lời là cần thiết,

Page 142: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

139

điều này thể hiện ý thức tham gia chính trị của người dân tương đối cao; chỉsố thành phần 3.1.4. Người dân đánh giá về hành vi chọn các đại biểu vì thấytên các đại biểu hay (đúng là 0 điểm và sai là 1 điểm), ½ số người dân đượchỏi trả lời là sai (0,50 điểm) và cũng ½ số còn lại trả lời là đúng. Điều này chothấy còn rất nhiều người dân hành động một cách cảm tính, bầu chọn đại biểumột cách ngẫu nhiên mà không biết rõ họ là ai. Đây là một trong những mốinguy hại rất lớn đối với sự tồn vong của nền dân chủ; chỉ số thành phần 3.1.5.Người dân đánh giá về hành vi chọn đại biểu vì họ là nam giới (đúng là 0, sailà 1 điểm), có trên ½ số người dân trả lời là sai (0,51 điểm) nhưng cũng rấtnhiều người cho rằng hành vi đó là đúng. Ở đây vẫn còn tồn tại tư tưởng trọngnam khinh nữ - một trong những di chứng của chế độ phong kiến còn tồn tại.Đây cũng được coi là một trong những rào cản của nền dân chủ; Chỉ số thànhphần 3.1.6. Người dân đánh giá về hành vi chọn đại biểu vì họ là người trẻ(đúng là 0, sai là 1), chưa đến ½ người trả lời là sai, đây cũng là một trongnhững điểm thể hiện hành động chính trị cảm tính của nhiều người.

Nhóm chỉ số 3.2. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiệnquyền giám sát nhà nước (theo dõi bảng 16 - phụ lục 2).

Việc điều chỉnh hành vi của người dân trong thực hiện quyền giám sátnhà nước được thể hiện thông qua việc phân biệt tính đúng sai của một sốhành vi giám sát, điểm số của phần này là rất thấp (0,29). Trong đó, các tỉnhcó điểm số cao là: Đà Nẵng có số điểm cao nhất cũng chỉ có 0,79; đứng ở vịtrí thứ hai là Huế nhưng có khoảng cách khá xa so với Đà Nẵng (0,58); Thànhphố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ ba (0,51), Hà Nội thì thấp hơn hẳn (0,38),còn các tỉnh có số điểm thấp nằm trong tốp cuối là: Bắc Kạn, Tuyên Quang(0,07); Trà Vinh (0,09); Cao Bằng, Bắc Giang và Sơn la (0,12). Cụ thể, chỉ sốthành phần 3.2.1. Người dân đánh giá đúng hay sai về hành vi sau: “ngườidân đòi hỏi phải giám sát hoạt động của tổ dân phố bằng văn bản nhưng saukhi gửi văn bản đến từng người thì mọi người không đọc hoặc đọc qua loachiếu lệ’’ (đúng được 0 điểm và sai được 1 điểm), có tới 2/3 số người đượchỏi cho là đúng (0,32), họ có quyền được đòi hỏi giám sát bằng văn bản, tổdân phố phải có trách nhiệm cung cấp còn việc đọc hay không, có phản hồi lại

Page 143: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

140

hay không là việc riêng của họ. Đây có thể coi là một kiểu giám sát vô tráchnhiệm và mang tính hình thức. Chỉ số thành phần 3.2.2. Người dân đánh giáđúng hay sai về hành vi mọi người thờ ơ không quan tâm đến việc thực hiệnchức năng giám sát của mình (Đúng là 0, sai là 1), cũng có trên 2/3 số ngườidân cho rằng hành vi này là đúng (0,31). Điều này chứng tỏ người dân chưađủ trình độ để phân biệt tính đúng sai trong các hành vi làm chủ, bởi lẽ, mộttrong những điểm mấu chốt để nền dân chủ tồn tại đó là tính chủ động thamgia chính trị của người dân. Đặc biệt, nếu người dân không tích cực, chủ độngthực hiện chức năng giám sát của mình, thì chính quyền cũng không có tráchnhiệm phải làm đúng, làm tốt. Chỉ số thành phần 3.2.3. Người dân đánh giáđúng sai về hành vi giám sát nhưng cố tình đánh giá sai sự thật để vu cáo chongười khác (đúng là 0, sai là 1), trên 2/3 cho hành vi này là đúng (0,24), nhiềungười cho rằng cần phải tranh thủ mượn quyền giám sát của mình để trả thù,hoặc hạ bệ một ai đó mà họ không vừa lòng... Hành động và suy nghĩ này củahọ đang bóp méo quyền dân chủ.

Nhóm chỉ số 3.3. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiệnquyền tham gia hoạt động cùng với nhà nước trên thực tế (theo dõi bảng 17 -phụ lục 2).

Việc điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân trong việc thực hiệnquyền tham gia hoạt động cùng nhà nước được thể hiện thông qua việc ngườidân phân biệt được tính đúng sai của một số hành vi tham gia hoạt động cùngnhà nước. Số điểm trung bình trong phần này cao nhất trong việc điều chỉnhcác quyền (0,48). Trong đó, các tỉnh có số điểm cao là: Huế (0,81); KhánhHoà (0,78); Đà Nẵng (0,77); Quảng Nam (0,75), còn các tỉnh có số điểm thấplà: Cao Bằng (0,2); Phú Thọ (0,22); Bắc Kạn (0,24). Cụ thể, cả 3 chỉ số thànhphần trong phần này đều được người dân đánh giá một cách đúng đắn trongtình huống giả định đó: chỉ số thành phần 3.3.1, đa số người dân cho rằng hànhvi trong tình huống giả định này là sai (0,49); chỉ số thành phần 3.3.2, cũng đa sốngười hỏi cho rằng hành vi như vậy là không đúng (0,49); chỉ số thành phần3.3.3, trên ½ số người dân của 21 tỉnh cho rằng hành vi này là sai (0,47) .

Nhóm chỉ số 3.4. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiện

Page 144: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

141

quyền tự do lập hội (theo dõi bảng 18 - phụ lục 2).Việc điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân trong việc thực hiện

quyền tự do lập hội được thể hiện thông qua việc phân biệt tính đúng sai củamột số hành vi lập hội. Điểm số ở phần này khá thấp (0,28). Trong đó, cáctỉnh có số điểm cao nhất là: Hà Nội (0,65); Đà Nẵng (0,5); Khánh Hoà (0,45).Các tỉnh này có số điểm cao nhất trong 21 tỉnh, thành nhưng điểm số chỉ nằmở mức trung bình trong thang điểm từ 0 đến 1. Các tỉnh như Thành phố HồChí Minh (0,32); Quảng Nam (0,26) là những tỉnh thường có số điểm khá caotrong nhận thức và thực hiện hành vi ở quyền này, song việc phân biệt và điểuchỉnh hành vi lại kém, vì thế đây cũng là các tỉnh có nhiều hội thành lập tựphát và không có mục đích rõ ràng. Các tỉnh có số điểm thấp nhất vẫn rơi chủyếu vào một số tỉnh như: Sơn La (0,06); Tuyên Quang (0,07); Tây Ninh(0,12); Trà Vinh (0,15). Các chỉ số thành phần trong phần này cũng không cósự chênh lệch lớn, về cơ bản chỉ có khoảng 1/3 số người được hỏi cho rằnghành vi này là sai, còn 2/3 cho là đúng và dao động trong số điểm từ 0,26 đến0,3... Điều đó cho người dân chưa thực sự hiểu rõ về việc lập hội và chưa cókhả năng điều chỉnh hành vi trong việc thực hiện quyền này.

Nhóm chỉ số 3.5. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiệnquyền tự do ngôn luận và tự do báo chí (theo dõi bảng 19 - phụ lục 2).

Việc điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân trong việc thực hiệnquyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được thể hiện thông qua việc ngườidân phân biệt được các hành động đúng và sai trong một số hành vi cụ thể,điểm số ở phần này nằm ở mức độ trung bình so với việc điều chỉnh cácquyền khác (0,41). Trong đó, các tỉnh có số điểm cao vẫn tập trung vào mộtsố thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế (daođộng từ 0,78 đến 0,82). Độ chênh lệch giữa các tỉnh, thành phố có điểm sốcao không quá khác biệt và thực sự quyền tự do ngôn luận và tự do báo chícũng được thực hiện nhiều nhất ở các thành phố này. Còn các tỉnh có số điểmthấp cũng vẫn tập trung vào một số tỉnh ở miền núi hoặc vùng có dân tộcthiểu số sinh sống nhiều như: Trà Vinh, Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang,Bắc Giang, Kon Tum, Bắc Kạn (dao động từ 0,11 đến 0,17). Các chỉ số thành

Page 145: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

142

phần trong phần này cũng không khác biệt nhiều như: hành vi lợi dụng báochí để công kích, chống phá nhà nước (0,42), hành vi lợi dụng tự do báo chívà tự do ngôn luận để chia rẽ tình đoàn kết dân tộc (0,44); hành vi lợi dụngbáo chí và tự do ngôn luận để kích động sự li khai các dân tộc thiểu số (0,43);hành vi lợi dụng tự do báo chí và tự do ngôn luận để bôi nhọ và vu cáo ngườikhác (0,35).

Nhóm chỉ số 3.6. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáo (theo dõi bảng 20 - phụ lục 2).

Việc điều chỉnh các hành vi làm chủ của người dân trong việc thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáo được thể hiện thông qua việc phân biệt tính đúng saicủa một số hành vi, điểm số của phần này nằm ở mức trung bình so với việcđiều chỉnh các quyền khác (0,43). Trong đó, các tỉnh có điểm số cao là Thànhphố Hồ Chí Minh (0,82); Đà Nẵng (0,79); Huế (0,78); Hải Dương (0,74) còncác tỉnh có điểm số thấp là: Sơn La, Cao Bằng, Trà Vinh, Bắc Kạn, TuyênQuang (dao động từ 0,11 đến 0,14). Cũng giống như việc điều chỉnh quyền tựdo ngôn luận và tự do báo chí, ở đây cũng có sự khác biệt nhiều giữa các chỉbáo, dao động từ 0,42 đến 0,45.

Nhóm chỉ số 3.7. Người dân điều chỉnh hành vi trong việc thực hiệnquyền biểu tình (theo dõi bảng 21 - phụ lục 2).

Việc điều chỉnh hành vi của người dân trong việc thực hiện quyền biểutình được thể hiện thông qua việc người dân tự phân biệt tính đúng sai trongmột số hành vi liên quan đến quyền này, điểm số của phần này thấp nhấttrong việc điều chỉnh các quyền (0,27). Trong đó, các tỉnh có số điểm caonhất trong các tỉnh thực hiện quyền này là: Quảng Nam (0,44); Khánh Hoà(0,43); Đắc Lăk (0,38); Huế (0,36); Lạng Sơn (0,35); Hà Nội, Long An,Thành phố Hồ Chí Minh đều có điểm 0,34. Như vậy mức độ điều chỉnh củaquyền biểu tình là quá thấp. Các tỉnh cao nhất cũng chỉ nằm trong khoảngtrung bình thấp trong thang điểm từ 0 đến 1. Còn các tỉnh có số điểm thấpnhất là: Trà Vinh, Sơn La, Cao Bằng, Tây Ninh (dao động từ 0,05 đến 0,11).Các chỉ số thành phần ở nhóm chỉ số này cũng không có nhiều khác biệt, đasố đều chưa nhìn nhận đúng đắn và chưa phân biệt được các hành động đúng

Page 146: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

143

và sai trong việc thực hiện quyền biểu tình. Điểm số của các chỉ số thànhphần đều dao động từ 0,25 đến 0,3.

Tóm lại, việc điều chỉnh hành vi nói chung của đa số người dân cònrất thấp (0,38). Đó cũng là hệ quả tất yếu của nhận thức trung bình và việcthực hiện hành vi cũng ở mức trung bình. Nhận thức không cao, lại khôngmuốn thực hiện hành vi thì người dân khó có thể phân biệt được những hànhvi đúng và hành vi sai, do vậy không thể điều chỉnh được hành vi của mìnhhoặc điều chỉnh ở mức độ thấp (theo dõi bảng 4.8 và hình 4.3).

Đơn vị: điểm số(thể hiện trên các quyền)

Biểu đồ 4.3. Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân

Page 147: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

144

4.2.4. Đánh giá tổng hợp kết quả khảo sátBảng 4.9. Tổng hợp của 21 tỉnh, thành phố về nhận thức, thực hiện và điều

chỉnh hành vi làm chủ của người dân

Đơn vị: điểm sốTên tỉnh, thành phố Nhận thức Thực hiện hành vi Điều chỉnh Tổng hợp

Đà Nẵng 0.79 0.69 0.65 0.71

Thừa Thiên Huế 0.73 0.69 0.65 0.69

Hà Nội 0.8 0.65 0.59 0.68

Khánh Hoà 0.78 0.63 0.61 0.67

TP HCM 0.79 0.63 0.6 0.67

Quảng Nam 0.73 0.61 0.57 0.64

Hải Dương 0.73 0.59 0.49 0.60

Lâm Đồng 0.75 0.47 0.43 0.55

Long An 0.72 0.47 0.45 0.55

Lạng Sơn 0.67 0.43 0.41 0.50

Đắk Lăk 0.61 0.45 0.4 0.49

An Giang 0.5 0.3 0.25 0.35

Sơn La 0.57 0.31 0.15 0.34

Bắc giang 0.48 0.29 0.25 0.34

Tây Ninh 0.49 0.31 0.26 0.35

Phú Thọ 0.37 0.29 0.25 0.30

Kon Tum 0.38 0.25 0.25 0.29

Tuyên Quang 0.51 0.17 0.16 0.28

Trà Vinh 0.37 0.23 0.15 0.25

Cao Bằng 0.36 0.17 0.15 0.23

Bắc Kạn 0.24 0.2 0.17 0.20

Trung binh 0.39 0.23 0.20 0.27

Page 148: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

145

Đơn vị: điểm số(thể hiện trên các quyền cơ bản)

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ Tổng hợp của 21 tỉnh, thành phố về nhận thức, thựchiện và điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân

Bảng 4.9 và hình 4.4 cho thấy bức tranh tổng thể về các chỉ số dân chủnăm 2014 xếp theo thứ tự các tỉnh từ cao xuống thấp. Từ đây đưa ra một sốnhận xét cơ bản sau:

Thứ nhất, như đã trình bày chi tiết về mức độ phát triển việc nhậnthức, thực hiện hành vi và điều chỉnh hành vi của tất cả các tỉnh ở trên, chúngta đều thấy có một mối tương quan khá hợp lý (nói cách khác là tỉ lệ thuậntrong mối quan hệ giữa 3 cấp độ nhận thức, thức hiện hành vi và điều chỉnhhành vi của người dân). Tỉnh có số điểm cao về nhận thức thì cũng đồng thờicó số điểm cao, ví dụ như Đà Nẵng có điểm nhận thức là: 0,79 (điểm trung

Page 149: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

146

bình của cả 21 tỉnh là: 0,59), cao hơn 0,2 điểm; Điểm thực hiện hành vi củaĐà Nẵng là: 0,69 (điểm trung bình: 0,42) cao hơn 0,27 điểm; Điểm điều chỉnhhành vi của Đà Nẵng là: 0,65 (điểm trung bình: 0,38 điểm) cao hơn 0,27điểm. Hoặc tỉnh có số điểm thấp nhất là Bắc Kạn có số điểm tương đồngnhau, nhận thức đã thấp thì hai yếu tố sau cũng cùng thấp: điểm nhận thức củaBắc Kạn là 0,24 (điểm trung bình: 0,59) thấp hơn 0,35 điểm; Điểm thực hiệnhành vi của Bắc Kạn là: 0,2 (điểm trung bình: 0,42) thấp hơn 0,22 điểm;Điểm điều chỉnh hành vi của Bắc Kạn là 0,17 (điểm trung bình: 0,38) thấphơn: 0,21 điểm.

Thứ hai, điểm tổng trung bình cộng của 21 tỉnh – khi đánh giá về hệtiêu chí “đo lường năng lực làm chủ của người dân’’ thì Việt Nam hiện nayđang ở mức độ trung bình (0,46 điểm).

Thứ ba, sự chênh lệch về điểm trung bình của các tỉnh theo các cấp độvề nhận thức, về thực hiện hành vi và về điều chỉnh hành thì mức độ chênhlệch không quá cao: Nhận thức (0,59), Thực hiện hành vi (0,42), Điều chỉnhhành vi (0,38) .

Thứ tư, phân loại trình độ phát triển dân chủ của các tỉnh theo trình độphát triển của năng lực làm chủ của người dân sẽ được chia theo trình độ từthấp đến cao:

- Trình độ năng lực làm chủ của người dân ở mức thấp (từ 0 đến 0,33điểm) gồm có 6 tỉnh: Phú Thọ, Kon Tum, Tuyên Quang, Trà Vinh, Cao Bằng,Bắc Kạn. Các tỉnh này cũng có một số đặc điểm chung sau:

+ Thu nhập bình quân trên đầu người thấp, trung bình cộng thu nhậptrên đầu người của 6 tỉnh thấp nhất, khoảng 1155 USD/năm/người vào năm2013 (trung bình của cả nước là 1960 USD/năm/người). Đời sống của ngườidân các tỉnh này còn khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo phân bổ như sau: Phú Thọ(12,5%), Kon Tum (13,3%), Tuyên Quang 924%), Trà Vinh (14,7%), CaoBằng (24,2%), Bắc Kạn (20,39%). Đây là một trong những rào cản đối vớingười dân trong việc nhận thức và thực hiện hành vi làm chủ của mình.

+ Bên cạnh đó, cả 6 tỉnh này đều có tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao:

Page 150: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

147

Phú Thọ (14,1%), Kon Tum (54%), Tuyên Quang (15,1%), Trà Vinh (31%),Cao Bằng (95%), Bắc Kạn (86%). Hầu như các tỉnh này tập trung ở miền núiphía Bắc, đường xá đi lại khó khăn, người dân còn nặng nề với các phong tụctập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp... Những khó khăn này đã hạn chế vàảnh hưởng rất nhiều đến năng lực làm chủ của người dân.

- Trình độ năng lực làm chủ của người dân ở mức trung bình (từ 0,34đến 0,66 điểm) gồm 10 tỉnh: Quảng Nam, Hải Dương, Lâm Đồng, Long An,Lạng Sơn, Đắc Lăk, Tây Ninh, An Giang, Sơn La, Bắc Giang.

- Trình độ năng lực làm chủ của người dân ở mức cao (từ 0,67 đến 1điểm) gồm 5 tỉnh: Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, KhánhHoà. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tỉnh kể trên về cơ bản có mộtsố điểm tương đồng:

+ Thu nhập bình quân trên đầu người của các tỉnh đều cao, trung bìnhcộng thu nhập của 5 tỉnh, thành phố này khoảng 2700 USD/năm/người vàonăm 2013 (so với bình quân cả nước là 1960 USD/năm/người). Khi thu nhậpcủa người dân ở các tỉnh về cơ bản ổn định thì họ cũng có nhiều điều kiện vàquan tâm hơn đến các vấn đề chính trị - xã hội, và từ đó cũng tích cực thamgia các hoạt động ở phường, khu phố để bảo vệ lợi ích chính đáng của khudân cư.

+ Các tỉnh này đều là các thành phố lớn (đặc điểm là vùng đô thị lớn),đều là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, chính trị. Ngườidân ở các tỉnh trên dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, dễ dàng liên kết vàtham gia hội, nhóm thông qua mạng internet. Các sự kiện biểu tình cũngthường tập trung ở các thành phố lớn vì dễ huy động và tập hợp lực lượngthông qua kết nối internet. Ngoài ra, bộ máy chính quyền trung ương thườngtập trung ở các tỉnh thành lớn của cả nước. Đây là điều kiện tốt để nhân dânthực hiện và thể hiện nguyện vọng của mình đến với nhà nước thông qua báochí, truyền thông, đơn thư khiếu nại tố cáo...

+ Các tỉnh này cũng tập trung các trường đại học, các viện nghiên cứulớn của cả nước. Vì thế, số lượng sinh viên và số lượng trí thức tập trung khá

Page 151: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

148

đông (trên 70% giới trí thức sống tập trung ở những tỉnh, thành phố này). Đâylà điều kiện thuận lợi để người dân nhận thức về dân chủ và thực hiện hành vilàm chủ của mình.4.3. Kết luận và khuyến nghị4.3.1. Kết luận

- Các tỉnh được đánh giá là có số điểm cao (tức là có trình độ năng lựclàm chủ cao) tập trung vào các tỉnh như: Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Thành phốHồ Chí Minh, Khánh Hoà. Điều đó có nghĩa là trình độ năng lực làm chủ củangười dân có sự tương đồng nhất định với thu nhập, trình độ dân trí, trình độphát triển kinh tế của vùng.

- Các tỉnh được đánh giá là có số điểm thấp nhất (trình độ năng lực làmchủ của người dân thấp) tập trung vào các tỉnh như: Phú Thọ, Kon Tum,Tuyên Quang, Trà Vinh, Cao Bằng, Bắc Kạn. Điều này cũng có nghĩa nănglực làm chủ của người dân còn hạn chế do đời sống còn nhiều khó khăn, dotrình độ học vấn và mức độ giao lưu của các tỉnh này với bên ngoài còn nhiềuhạn chế.

- Trong các tỉnh có điểm số cao về trình độ phát triển dân chủ thì khôngtỉnh nào có điểm số tuyệt đối cao, như Đà Nẵng cao nhất cũng chỉ dừng lại ở0,71 điểm. Trong các tỉnh có điểm số thấp về trình độ phát triển dân chủ thìcũng không tỉnh nào có điểm số tuyệt đối thấp. Trường hợp Bắc Kạn không bịrơi xuống 0 điểm mà chỉ dừng ở 0,20. Như vậy, khoảng cách thể hiện trình độphát triển năng lực làm chủ của người dân ở các tỉnh không quá khác biệt, cómột mức độ tăng dần đều.

- Trình độ nhận thức chung của người dân ở các tỉnh về cơ bản đều caovà ngang nhau giữa các nội dung nhận thức của dân chủ

- Về thực hiện hành vi nhìn chung là thấp và có sự khác nhau rõ nétgiữa các hoạt động cụ thể.

- Việc điều chỉnh hành vi về cơ bản là thấp vì trên thực tế hầu nhưngười dân có trình độ nhận thức chưa cao, lại ít thực hiện hành vi làm chủ nênviệc điều chỉnh hành vi làm chủ thấp là điều tất yếu.

Page 152: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

149

- Cụ thể, có một số đặc điểm nổi bật về các quyền sau khi khảo sát là:+ Người dân có vẻ nhận thức và thực hiện tốt các hoạt động bầu cử và

ứng cử.+ Nhận thức về quyền giám sát cao nhưng thực hiện và điều chỉnh hành

vi kém vì thiếu cơ chế giám sát. Người dân nhiều khi lúng túng trong việcthực hiện quyền của mình, sự yếu kém này được thể hiện trên tất cả các tỉnh.

+ Quyền tham gia hoạt động cùng nhà nước của người dân được thựchiện khá tốt vì người dân tương đối thuần nên luôn sẵn sàng tuân thủ sự lãnhđạo của nhà nước và cũng vì người dân thấy được lợi ích của mình trong đónên hầu như ủng hộ các chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận vận động ở mức trung bìnhvà có xu hướng mở rộng tính tự do và phản biện hơn.

+ Quyền lập hội khá phát triển ở một số tỉnh như: Hà Nội, Thừa ThiênHuế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hoà tập trung ở những tỉnh,thành phố có trình độ học vấn và có thu nhập theo đầu người cao.

+ Quyền khiếu nại, tố cáo cũng được thực hiện nhiều tập trung ở một sốtỉnh: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Khánh Hoà,Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn,

+ Việc nhận thức, thực hiện hành vi và điều chỉnh hành vi liên quanđến quyền biểu tình là kém nhất, thể hiện ở tất cả các tỉnh do nước ta chưa cóluật cụ thể và người dân cũng thiếu hiểu biết nên các cuộc biểu tình thườngmang tính tự phát.4.3.2. Một số khuyến nghị về sử dụng kết quả chỉ số dân chủ trong luận án

- Ưu điểm của bộ chỉ số thí điểm này là đơn giản, dễ thực hiện, các tiêuchí được đưa ra mang tính liệt kê, thể hiện bao quát được tất cả các khía cạnhthể hiện quyền làm chủ của người dân trong lĩnh vực chính trị.

- Các kết quả của chỉ số dân chủ trong luận án là các số liệu tổng hợp từkhảo sát người dân trên thực tế nhằm đánh giá trình độ năng lực làm chủ củahọ trên cả 3 khía cạnh quan trọng: nhận thức, thực hiện hành vi và điều chỉnhhành vi làm chủ. Từ đây có thể giúp các cơ quan hoạch định chính sách đánh

Page 153: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

150

giá đúng trình độ làm chủ của người dân Việt Nam hiện nay.- Đo lường và đánh giá năng lực làm chủ của người dân mới chỉ là một

hệ tiêu chí và toàn bộ những kết quả nghiên cứu này mới chỉ phản ánh đượcphần nào trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Muốn đánh giá toàn diệnhơn thì cần thiết phải xây dựng và tiến hành đo lường đối với các hệ tiêu chícòn lại như luận án đã lưu ý ở trên. Sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh để đo cảba hệ tiêu chí thì chúng ta có thể dùng những kết quả đó để tiến hành đolường trình độ phát triển dân chủ của Việt Nam qua các năm.

- Bộ chỉ số thí điểm trong luận án này cũng còn một số hạn chế. Nếumuốn tiến hành đo tiếp hoặc mở rộng số lượng mẫu khảo sát hơn thì cần cânnhắc: nên loạt bớt một số câu hỏi khó trong bảng hỏi. Nói cách khác nên tiếptục tối giản hóa hệ thống bảng hỏi để gần dân và sát với trình độ nhận thứccủa người dân hơn.

Kết luận chương 4Chương 4 đã trình bày phương pháp lượng hoá để đo các chỉ số dân

chủ - đó là phương pháp cộng tuyến tính (tức là cộng trung bình chung các chỉbáo, tạo điểm trung bình của các tiêu chí thành phần, rồi lại cộng trung bìnhchung của các tiêu chí thành phần để tạo ra điểm trung bình của từng tiêu chícủa từng tỉnh, từ đó lại cộng trung bình chung các tiêu chí của các tỉnh thànhđiểm trung bình của cả nước về trình độ năng lực làm chủ của người ViệtNam hiện nay). Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm mặc dù nó cũng cónhững hạn chế nhất định. Song với một đề tài luận án và sự làm việc độc lậpcủa nghiên cứu sinh, không có sự hỗ trợ của bất cứ tổ chức nào, thì phươngpháp này được coi là tối ưu nhất đối với luận án.

Từ việc sử dụng phương pháp cộng tuyến tính trong đo lường dân chủ,luận án đã tiến hành khảo sát thí điểm trên 21 tỉnh. Cuối cùng, luận án đãtrình bày những kết quả thu được sau khi đã tiến hành khảo sát trên 21 tỉnh,thành phố và phân loại các tỉnh thành có sự khác biệt về trình độ năng lực làmchủ của người dân thành 3 trình độ từ thấp đến cao và một số khuyến nghị vềbộ công cụ khảo sát mà tác giả luận án đã đưa ra.

Page 154: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

151

KẾT LUẬN

Dân chủ và dân chủ hoá đang ngày càng trở thành xu hướng tất yếu của

thế giới và nhân loại, trong đó có Việt Nam. Để đề xuất được các hệ tiêu chí

đo lường dân chủ mang tính khoa học, luận án đã cố gắng đưa ra những căn

cứ quan trọng xuất phát từ việc nghiên cứu các quan niệm dân chủ từ cổ đại

đến hiện đại, từ dân chủ phương Tây đến dân chủ phương Đông, tư tưởng dân

chủ mác xít và tư tưởng dân chủ phi mác xít... Luận án đã nghiên cứu, kế thừa

và chọn lọc những giá trị quan trọng trong kho tàng lý luận đó làm cơ sở lý

luận - nền tảng của luận án.

Luận án cũng trình bày các cơ sở thực tiễn dựa trên hai nghiên cứu cơ

bản là: nghiên cứu việc xây dựng tiêu chí dân chủ và đo lường dân chủ của

hai tổ chức quốc tế (Freedom House và Tạp chí The Economist). Luận án đã

phân tích rõ những ưu điểm và những mặt còn chưa phù hợp của hai bộ tiêu

chí này đối với Việt Nam. Nghiên cứu quan trọng thứ hai của phần này là

luận án tập trung vào thực tiễn nền dân chủ Việt Nam từ năm 1945 đến này,

trong đó đặc biệt chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hành thành và

phát triển nền dân chủ Việt Nam (những yếu tố riêng mang tính đặc trưng,

truyền thống, văn hóa và lịch sử của Việt Nam). Những nhân tố này ảnh

hưởng một cách sâu sắc đến tính cách, cách ứng xử và văn hóa của người

Việt, tạo nên văn hóa chính trị, văn hóa tham gia chính trị khác nhau giữa

người Việt Nam với các nước khác.

Đề xuất khung lý thuyết là một trong những cố gắng quan trọng của

luận án, bởi lẽ tất cả các tiêu chí được đưa ra đều bắt nguồn từ khung lý

thuyết. Khung lý thuyết thể hiện rõ lý luận nền tảng mà luận án dựa vào,

những giá trị được chọn lọc từ các bộ tiêu chí đo lường dân chủ trên thế giới

và cũng thể hiện những điểm riêng phù hợp với Việt Nam. Từ khung lý thuyết

này luận án đã phân tích và làm rõ ba hệ tiêu chí đo lường dân chủ cần thiết

và phù hợp với Việt Nam: (1) Đo lường tổ chức và hiệu quả hoạt động của hệ

Page 155: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

152

thống chính trị; (2) Đo lường năng lực làm chủ của người dân; (3) Đo lường

các điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của người dân. Ba hệ tiêu chí này

độc lập với nhau nên có thể được tiến hành xây dựng thành ba bộ chỉ số dân

chủ khác nhau và hợp nhất kết quả của ba bộ chỉ số này thì mới có thể có kết

quả đánh giá chung về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Cuối cùng, luận án tiến hành khảo sát, đo lường thí điểm trên một hệ

tiêu chí - đo lường năng lực làm chủ của người dân. Sau khi đo thí điểm ở 21

tỉnh, thành phố (1/3 số tỉnh, thành phố của cả nước), luận án đã trình bày

những số liệu đáng tin cậy và đã thể hiện được trình độ phát triển năng lực

làm chủ khác nhau của nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó cao nhất là Đà

Nẵng và thấp nhất là Bắc Kạn. Điểm trung bình cộng của tất cả các tỉnh,

thành phố thể hiện năng lực làm chủ của người dân đại diện cho Việt Nam

hiện nay ở mức trung bình là 0,46 (cao nhất là 1 và thấp nhất là 0).

Tất cả những nỗ lực đó nhằm chứng minh một điều: không phải cứ đa

đảng mới là dân chủ còn một đảng thì không có dân chủ. Mỗi nền dân chủ sẽ

được hình thành từ những điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau nên sẽ là không

công bằng khi áp đặt các tiêu chí đo lường dân chủ của phương Tây cho các

nước phương Đông, tiêu chí đo lường dân chủ của các nước phát triển với các

nước đang phát triển.... Cũng cần lưu ý rằng, nền dân chủ nào cũng phải thực

hiện nguyên tắc: ý chí cá nhân phải phục tùng ý chí của xã hội và nếu trong

vận hành dân chủ mà quyền lực không tập trung và thống nhất thì xã hội sẽ

rối loạn, chỉ có xung đột mà không có dân chủ. Việt Nam kiên trì tập trung

dân chủ nhưng tích cực đấu tranh chống tập trung quan liêu, khuyến khích

phát huy sáng kiến từ các tầng lớp nhân dân, thừa nhận con đường tiếp cận

chân lý từ những góc độ khác nhau, nhưng không cổ vũ hành động khiêu

khích, dân chủ quá trớn, lợi dụng mở rộng dân chủ để vi phạm dân chủ. Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải

được mở rộng’’. Nhưng sự đa dạng, phong phú về ý kiến không đồng nghĩa

Page 156: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

153

với đa nguyên chính trị và đa nguyên chính trị không nhất thiết phải đi tới đa

đảng đối lập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đang từng

bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống theo

hướng xác lập một cách vững chắc quyền lực tối cao của cơ quan dân cử, xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh thực sự là Nhà nước

của dân, do dân và vì dân; tăng cường vai trò và hướng tới hình thành xã hội

dân sự ở Việt Nam. Nhưng trên hết, muốn Đảng trong sạch và làm tốt vai trò

lãnh đạo của mình, muốn Nhà nước thực sự của dân, muốn quá trình dân chủ

hoá phát triển mạnh và bền vững thì Việt Nam hôm nay phải tập trung đẩy

mạnh và tăng cường giúp đỡ hỗ trợ người dân tự hình thành và hoàn thiện

năng lực làm chủ của mình.

Page 157: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Thu Huyền (tham gia viết) (2009), Xây dựng và phát triển nền

dân chủ XHCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

Đề tài khoa học cấp bộ do PGS.TS Vũ Hoàng Công Chủ nhiệm đề tài.

2. Trần Thị Thu Huyền (đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Chính trị học, Nxb

Đại học Sư Phạm Hà Nội.

3. Trần Thị Thu Huyền (2012), “Bầu cử theo đa số và đa số tương đối ở các

nước phương Tây - sự lựa chọn hợp lý để thúc đẩy nền dân chủ phát triển”,

Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cán bộ trẻ trường Đại học Sư phạm Hà Nội lần

thứ V, Hà Nội, tr. 257-266.

4. Trần Thị Thu Huyền (chủ nhiệm đề tài cấp trường) (2012), Nâng cao hiệu

quả dạy học môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin bằng

phương pháp thảo luận ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đề tài cấp

trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Trần Thị Thu Huyền (2014), “Dân là chủ và dân làm chủ trong tư tưởng Hồ

Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (210), tr. 10 – 15.

6. Trần Thị Thu Huyền (2014), “Đói nghèo và dân chủ”, Tạp chí Khoa học

(quyển 59, số 3), tr.138 - 144.

7. Trần Thị Thu Huyền (2014), “Phát triển năng lực phản biện xã hội cho sinh

viên trong dạy học các môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng, đại học”,

Tạp chí Giáo dục, (342), tr.25 - 27.

Page 158: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Vũ Hồng Anh (1997), Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước

trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Phan Anh (1990), “Dân chủ còn là vấn đề lớn hơn, cơ bản hơn: lãnh đạo và

tổ chức xã hội”, Tạp chí Cộng sản, (2), tr. 5-9.

4. Ruth Alsop, Mette Bertelse và Jeremy Holland (2006), Trao quyền trong

thực tế: từ phân tích đến thực tiễn, Nxb VHTT, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị về xây dựng

và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, số 30/CT-TW, ngày

18/2/1998.

6. Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Lam Sơn (1991), Chủ

nghĩa xã hội dân chủ - huyền thoại và bi kịch, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (1997), “Dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị”, Tạp

chí Triết học, (3), tr. 11-15.

8. Hoàng Chí Bảo (2005), Cơ chế thực hiện dân chủ XHCN trong hệ thống

chính trị ở nước ta, đề tài KX 05.05, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

9. Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến

trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Hoàng Chí Bảo, Tống Đức Thảo (2011), Mối quan hệ giữa dân chủ và

văn hoá pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Trần Bạt (2005), Cải cách và sự phát triển, NXB Hội nhà văn,

Hà Nội.

Page 159: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

12. Benazir Bhutto (2008), Hoà giải Hồi giáo, dân chủ và phương Tây, Nxb

Văn hoá – thông tin, Hà Nội.

13. CECODES – UNDP (2010), Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp

tỉnh ở Việt Nam (PAPI) - Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người

dân, Hà Nội.

14. CECODES – UNDP (2012), Chỉ số công lý - thực trạng công bằng và

bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012, Hà Nội.

15. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Tiến bộ xã hội - một số vấn đề lý luận cấp

bách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và

giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Vũ Hoàng Công (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb

Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

18. Vũ Hoàng Công (2011), “Những thuận lợi và yêu cầu mới về dân chủ trong

điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.

35-40.

19. Vũ Hoàng Công (2011), “Vấn đề dân chủ trong các văn kiện Đại hội XI

của Đảng”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr. 26-30.

20. N.B.Davletshina, N.M Voskresenskaia (2009), Chế độ dân chủ, Nhà nước

và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội.

21. Đỗ Lộc Diệp (2003), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu

thế, triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái và Vũ Công Giao (2011), Chuyển

đổi Hiến pháp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, một số kinh nghiệm cho

Việt Nam, trong Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

ĐHQG, Hà Nội.

Page 160: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ V, BCHTW

khóa VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Lê Đạt (2006), “Dân chủ và vốn xã hội”, Tạp chí Tia sáng (13), tr.16-21.

29. Triệu Thượng Đông (2001), “Con đường xây dựng dân chủ phi tư bản chủ

nghĩa của Trung Quốc đương đại”, trong Tư liệu chuyên đề - những

vấn đề về dân chủ, (số 4-5), Viện Thông tin khoa học, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.212-222.

30. Ngô Huy Đức (2008), Các mô hình dân chủ trên thế giới, Chương trình

khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 10.10, Học viện chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Ngô Huy Đức (2005), “Tư tưởng chính trị phương Tây cận hiện đại”,

Tổng quan đề tài nhánh KX 10.10.2, Kỷ yếu khoa học về sự ảnh

hưởng của các yếu tố tư tưởng, truyền thống văn hóa và nhân tố

quốc tế đến hệ thống chính trị ở Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Luật nhân quyền quốc tế - Những

vấn đề cơ bản, Nxb Lao động - Xã hội.

33. Hoàng Văn Hảo (1997), “Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con

người, quyền công dân”, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, (2), tr. 22-26.

Page 161: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

34. David Held (2013), Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, Nxb Tri thức,

Hà Nội.

35. Đỗ Trung Hiếu (2003), Nhà nước xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng nền

dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị

(2004), Tập bài giảng Chính trị học (Hệ cử nhân), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

38. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị

(2004), Tập bài giảng Chính trị học (Hệ cao cấp lý luận), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Thông tin những vấn đề lý

luận”, Tài liệu phục vụ lãnh đạo, (7/2014), tr. 13-17.

40. Đoàn Minh Huấn (2004), “Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá

trình mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Lý luận

chính trị, (8), tr. 26-31.

41. Nghiêm Hưng (1997), “Dân chủ - phương tiện hay mục đích”, Tạp chí

Cộng sản, (11), tr 24-29.

42. Bùi Việt Hương, Tống Đức Thảo (2007), “XHCD, dân chủ và phát triển”,

Thông tin Chính trị học, (30), tr. 19-26.

43. Bùi Việt Hương (2012), XHCD trong việc bảo đảm và phát huy dân chủ ở

Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

44. Nguyễn Khánh (2000), “Đảng lãnh đạo xây dựng và phát huy quyền làm

chủ của nhân dân, cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà

Page 162: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

nước”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 34-41.

45. Nguyễn Hữu Khiển (1998), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của hình

thức dân chủ trực tiếp”, Tạp chí Thông tin lý luận, (1), tr. 47-53.

46. Võ Văn Kiệt (1992), “Các biện pháp cấp bách chống tham nhũng, chống

buôn lậu và tiêu pha lãng phí, làm trong sạch bộ máy hành chính nhà

nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr. 24-29.

47. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

48. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

49. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

50. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

51. V.I.Lênin (1981) , Toàn tập, tập 28, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

52. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

53. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

54. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

55. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 52, Nxb Tiến bộ Matxcơva.

56. C.Mác - Ph. Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

57. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

58. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

59. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

60. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

61. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

62. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

63. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

64. Nguyễn Khắc Mai (2001), 100 câu nói về dân chủ của Hồ Chí Minh,

Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

65. Vũ Mão (2000), “Tăng cường dân chủ trong hoạt động của Quốc hội”,

Tạp chí Cộng sản, (5), tr. 54-60.

Page 163: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

66. Đinh Văn Mậu (2000), Tổ chức quyền lực nhân dân và mối quan hệ giữa

nhà nước và công dân, Đề tài khoa học số 96-98-043/ĐT, Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

67. Hồ Chí Minh (1960), “Học tập không mỏi, cải tiến không ngừng”, Báo

Nhân dân, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr. 105.

68. Hồ Chí Minh (1960), Huấn thị trong lớp nghiên cứu chính trị của một số

anh em trí thức sau khi hoà bình được lặp lại, khoá I (7/1965), phát

huy tinh thần cầu học, cầu tiến bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

69. Hồ Chí Minh (1960), Bài nói chuyện với anh chị em trí thức lớp nghiên

cứu chính trị khoá II (8/12/1956), phát huy tinh thần cầu học, cầu tiến

bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

70. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và Pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

71. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

72. Hồ Chí Minh (1983), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

73. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

74. Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.

75. Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.

76. Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội.

77. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

78. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

79. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

80. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

81. Hồ Chí Minh (1959), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Sự thật, Hà Nội.

82. Hoàng Minh (1997), “Mở rộng dân chủ trực tiếp, thiết thực đúng hướng

và có hiệu quả”, Tạp chí Cộng sản, (22), tr. 23-28.

83. John Stuart Mill (2005), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội.

84. S.L. Montesquieu (2004), Tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

Page 164: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

85. Đỗ Mười (1997), “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - một giải pháp cơ

bản, cấp thiết để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh”, Tạp

chí Cộng sản, (7), tr.8.

86. Lê Hữu Nghĩa (2000), “55 năm xây dựng, hoàn thiện nhà nước của dân,

do dân, vì dân - Thành tựu, bài học kinh nghiệm và yêu cầu đổi

mới”, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, (9), tr. 33-37.

87. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn (2008), Đổi mới quan hệ

giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ

thống chính trị Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88. Dương Xuân Ngọc (2000), Thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã - Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

89. Dương Xuân Ngọc (2009), Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, Nxb

Chính trị - Hành chính.

90. Nhiều tác giả (2014), Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ

Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

91. Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp Việt Nam

(sửa đổi), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Nguyễn Thị Hiền Oanh, (2005), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện

nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

93. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và

thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

94. Vũ Duy Phú (2008), Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc, Nxb Tri thức, Hà Nội.

95. Thang Văn Phúc, Nguyễn Đăng Thành (2005), Một số lý thuyết và kinh

nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

96. Đỗ Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường (1992), Xây dựng nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Page 165: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

97. Marcel Prelot, Lịch sử các tư tưởng chính trị, Bản dịch của Viện Chính trị học,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, [Tài liệu chưa xuất bản].

98. Lưu Văn Quảng (2009), Hệ thống bầu cử ở Anh, Pháp, Mỹ - Lý thuyết và

hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Lê Minh Quân (2009), Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

100. Lê Minh Quân (2010), Về quá trình dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Tô Huy Rứa (2004), Bảo đảm và phát huy dân chủ trong điều kiện một

đảng duy nhất cầm quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

102. J.J. Rouseau (2004), Bàn về Khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

103. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

104. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và

xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

105. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2005), Thể chế dân chủ và phát triển

nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Amatya Sen (1998), Phát triển là quyền tự do, Nxb Thống kê, Hà Nội.

107. Sổ tay IDEA quốc tế, Dân chủ trực tiếp (bản dịch của Vũ Công Giao và

tập thể tác giả Khoa Luật, trường ĐHQG), Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

108. Sổ tay IDEA quốc tế, Dân chủ địa phương (bản dịch của Vũ Công Giao

và tập thể tác giả Khoa Luật, trường ĐHQG), Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

109. Phan Xuân Sơn, (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân

chủ ở cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 166: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

110. Phan Xuân Sơn (2005), “Mở rộng và phát huy dân chủ trong nội bộ

Đảng Cộng sản Việt nam - Vấn đề và giải pháp”, Kỷ yếu đề tài khoa

học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

111. Lưu Văn Sùng (1997), “Mở rộng dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm

chủ của nhân dân lao động”, Tạp chí Cộng sản, (15), tr. 10-14.

112. Lưu Văn Sùng (2005), “Dân chủ trong đảng cộng sản: Những bài học

kinh nghiệm từ cải tổ, cải cách, đổi mới ở các nước XHCN”, Tạp chí

Lý luận chính trị, (1), tr.55-61.

113. Lưu Văn Sùng (2011), “Bản chất, những giá trị và xu hướng của trào lưu

xã hội dân chủ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.37-42.

114. Trần Thị Băng Thanh (2002), Vai trò của nhà nước đối với việc thực

hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến

sĩ Triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

115. Nguyễn Đăng Thành (2012), Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý

hành chính nhà nước. Những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở

Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

116. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

117. Alexis De Tocqueville (2008), Nền dân trị Mỹ, Nxb Tri thức, Hà Nội.

118. Alvin Toffler (1991), Thăng trầm quyền lực, Nxb Thông tin, Hà Nội.

119. Alvin Toffler (1992), Làn sóng thứ ba, Nxb Thông tin, Hà Nội.

120. Alvin Toffler (1992), Cú sốc tương lai , Nxb Thông tin, Hà Nội.

121. Alvin Toffler, Heidi Toffer (1996), Tạo dựng một nền văn minh mới

chính trị của làn sóng thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

122. William Turley (2009), “Các kiểu dân chủ và vấn đề về sự thay đổi

chính trị”, Thông tin Chính trị học, (2), tr.5-8.

Page 167: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

123. Từ điển Anh – Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

124. Từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

125. Từ điển tiếng việt, Nxb Lao động, Hà Nội.

126. Nguyễn Thị Thu Vân (2007), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá

hiệu quả quản lý nhà nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội (7),

tr. 13-18.

127. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, UNDP (2006), Đẩy mạnh chiều sâu dân

chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam, Hà Nội.

128. Võ Khánh Vinh (2003), “Mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân - nhà nước

trong Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước

và pháp luật, (2), tr.31-36.

129. Võ Khánh Vinh (2009), Quyền con người - tiếp cận đa ngành và liên

ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

130. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định

và phát triển đất nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

131. Bùi Thế Vĩnh (2011), “Tiếp tục khảo sát nguyên nhân cải cách hành

chính chưa đạt yêu cầu”, Kỷ yếu hội thảo “cải cách hành chính nhà

nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học”, Học viện

hành chính, Nxb Lao động, Hà Nội.

132. Trịnh Thị Xuyến (2009), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

133. Gabriel Almond and Sydney Verba (1989), The civil culture, Sage

Publications.

134. Anthony Arblaster (2002), Democracy, Open University Press.

135. Benjamin R. Barber (2003), Strong democracy: participatory politics for

a new age, University of California Press.

Page 168: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

136. W.Lance. Bennett (1995), Mediated Politis: Communication in the

future of democracy, Cambridge University Press.

137. David Beetham (1994), Defining and measuring democracy, Sage

Publications.

138. Anthony H. Birch (2001), The concepts and theories of modern

democracy, Routledge.

139. Vernon Bogdanor, David Butler (1983), Electoral systems and their

political consequences, Cambridge University Press.

140. Marquis De Condorcet (1991), On elections, Cambridge University Press.

141. Frank Cunningham (2002), Theories of democracy - a critical

introduction, Routledge.

142. Robert Dalh (1971), Polyarchy, Yale University Press.

143. Robert Dalh (1991), Democracy and its crisis, Yale University Press.

144. Robert Dalh (2006), A preface to democracy, The University of Chicago Press.

145. Robert Dalh, Ian Shapiro, and Jose antonio Cheibub (2003), The

democracy sourcebook, The MIT Press Cambridge, Massachusetts

London, England.

146. John Dewey (1991), The public and its problems, Ohio Press.

147. John Dewey (1992), Democracy and education: an introduction to the

phylosophy of education, Ohio Press.

148. Larry Diamond (1994), Rethinking civil society, Princeton University Press.

149. Larry Diamond and Marc F.Platter (1994), The global resurgence of

democracy, Princeton University Press.

150. Larry Diamond and Richard Gunther (2001), Political parties and

democracy, The Johns Hopkins University Press.

151. P.Nikiforos Diamandouros and Richard Gunther (2001), Parties,

politics, and democracy in the New Southern Europe, the Ohio State

Page 169: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

University Press.

152. The economist (2012), Democracy Index.

153. Kenneth M. Goldstein, Interest Groups (1999), Lobbying, and

participation in America, Cambridge University Press.

154. Richard Gunther, Jose Ramon Montero and Hans-jurgen Puhle (2007),

Democracy, intermediation and voting on four continents, Oxford

University Press Inc, New York.

155. Carol C. Gould (2004), Globalizing democracy and human rights,

Cambridge University Press.

156. John Haskell (2001), Direct democracy or representative government,

Westview Press.

157. David Held (1993), Prospects for democracy, Stanford University Press.

158. James Hogan (1945), Election and representation, Cork University Press.

159. Samuel Huntington (1991), Democracy’s third wave, The university of

Oklahoma.

160. Ronald Inglehart (2000), Globalization and postmodern values, The

Washington Quarterly.

161. Alex Inkeles (1991), On measuring democracy: its consequences and

comitants, New Brunswick Press.

162. Thomas Janoski (1998), Citizenship and civil society, Cambrigde

University Press.

163. Catarina Kinnvall and Kristina Jonsson (chủ biên) (2002), Globalization

and democratization in Asia, Routledge.

164. Richard S.Katz (1997), Democracy and elections, Oxford University Press.

165. David jan McQuoid (1994), Democracy for all, University of Naval,

Wasington DC.

166. James Laxer (2009), Democracy, Groundwood Books.

Page 170: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

167. John Locke (1689), Two treatises of government, McMaster University Press.

168. Gerardo L. Munch (2009), Measuring democracy: A bridge between

scholarship and politics, The Johns Hopkins University Press.

169. Crawford B. Macpherson (2011), The real world of democracy ,House of

Anansi Press.

170. OECD (2002), Definition and selection of competencies: Theoretical and

conceptual foundation, truy cập tại trang

http://www.oecd.Org/edu/statistics/deseco.

171. Carole Patemann (1970), Participation and democratic theory,

Cambridge University Press.

172. Adam Przeworski (1997), “Minimalist conception of democracy”, trích

theo Ian shapiro and casiano Hacker - Cordon, Cambridge

University Press, pp.23-55 .

173. Douglas W. Rae (1971), The political consequences of electoral laws,

Yale University Press.

174. Schmitter and Karl (1996), What democracy is and is not, Routledge.

175. John Street (2011), Mass media, political and democracy, Palgrave

Macmillan Press.

176. Robert H. Taylor (2002), The idea of freedom in Asia and Africa,

Stanford University Press.

177. Tatu Vanhanen (2008), Prospects of democracy: A study of 172

countries.

178. Katrin Voltmer (2006), Mass media and political communication in new

democracies, Routledge Press, New York.

179. F.E.Weinert (2001), Vergleichende leistungsmessung in Schulen -

eineumstrittence selbstverstondlickkeit.

Page 171: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

CÁC TRANG WEB

180. http:// www.mihancivilsociety.org

181. http://www.dantri.com.vn

182. http:// www.democ.uci.edu

183. http:// www.lse.ac.uk

184. http://www.civilsoc.org

185. http://www.civilsocietyinstitute. Org

186. http://www.freedomhouse. Org

187. http://www.nhandan.com.vn

188. http://www.nld.com.vn

189. http://www.moj.gov.vn

Page 172: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

PHỤ LỤC 1Phiếu điều tra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯPHẠM HÀ NỘI

KHOA LLCT - GDCD---------------------

Đề tài:"Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển

dân chủ ở Việt Nam"

PHIẾU ĐIỀU TRAKính thưa quý Ông (Bà) !Để đánh giá thí điểm một bộ công cụ đo lường về dân chủ, đồng thời để có

thêm thông tin về mức độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay, mong quý Ông(Bà) bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin cam kết nhữngthông tin mà ông (bà) cung cấp chỉ được sử dụng vào mục đích khoa học.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Ông (Bà).Trân trọng cảm ơn !

Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết một số thông tin chung:- Giới tính: Nam Nữ- Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………..……………………………………………………………………………- Tuổi: Dưới 30 tuổi 31-40 tuổi 40-50 tuổi

50-60 tuổi Trên 60- Trình độ học vấn: Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông

Đã tốt nghiệp trung học phổ thôngĐại họcThạc sỹ Tiến sỹ

- Đảng viên: Có Không- Nghề nghiêp:

Nông dân Công nhân Giáo dục, y tế Thương nhânLàm nghề tự do Lực lượng vũ trang Văn nghệ sĩNgành nghề khác

- Ông (bà) thuộc dân tộc nào: ……………………………………………- Số nhân khẩu trong gia đình ông (bà): ……………………………….- Thu nhập của gia đình ông (bà)/1 năm:

< 5 triệu đồng/1người/1năm> 5 triệu đến 30 triệu> 30 triệu đồng đến < 60 triệu> 60 triệu trở lên

Câu 1: Theo ông (bà) quyền bầu cử là gì?(chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Quyền bầu cử Đúng1 Là quyền của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo,trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đủ 18 tuổi trở lên có quyềntham gia bỏ phiếu để lựa chọn ra các đại biểu HĐND và đại biểu QuốcHội theo luật định

2 Là quyền của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongvà ngoài nước không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín

Page 173: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đủ 18tuổi trở lên có quyền tham gia bỏ phiếu để lựa chọn ra các đại biểuHĐND và đại biểu Quốc Hội theo luật định

3 Là quyền của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trongvà ngoài nước và cả người nước ngoài ở Việt Nam không phân biệt dântộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá,nghề nghiệp, thời hạn cư trú đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bỏphiếu để lựa chọn ra các đại biểu HĐND và đại biểu Quốc Hội theo luậtđịnh

Câu 2: Theo ông (bà) những nguyên tắc bầu cử nào sau đây là đúng theo quy định phápluât: (được chọn nhiều phương án đúng)TT Nguyên tắc bầu cử gồm Đúng1 Bình đẳng2 Cơ cấu theo nhóm, ngành nghề, tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc3 Phổ thông4 Bỏ phiếu kín5 Cơ cấu theo thu nhập và mức sống của các ứng viên6 Bỏ phiếu trực tiếp7 Có thể bỏ phiếu gián tiếp (nhờ người khác bỏ hộ)8 Tất cả các nguyên tắc trên

Câu 3: Những người nào sau đây “không” có quyền bầu cử: (được chọn nhiều phương ánđúng)TT Những người bị tước quyền bầu cử Đúng

1 Người đang phải chấp hành hình phạt tù2 Bị tạm giam đúng thời điểm bầu cử3 Người mất năng lực hành vi dân sự4 Những người theo đạo4 Những người có người thân ở nước ngoài5 Những người có người thân trước cách mạng làm cho địch6 Những người có xuất thân từ địa chủ và tư sản7 Tất cả các đối tượng trên

Câu 4: Theo ông (bà) quyền ứng cử là gì? (chỉ được chọn 1 phương án đúng)TT Quyền ứng cử Đúng1 Là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện

vọng của mình được ứng cử làm đại biểu Quốc hội hoặc trở thành đạibiểu hội đồng nhân dân các cấp.

2 Là quyền của các ứng viên được người khác giới thiệu để làm đại biểuQuốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

3 Là quyền của các ứng viên được các cơ quan cao cấp của Đảng và Nhànước chỉ định và đưa vào danh sách bầu cử.

4 Tất cả các yếu tố trên

Page 174: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 5: : Độ tuổi tối thiểu theo tiêu chuẩn ra ứng cử ở Việt Nam (chỉ chọn 1 phương án đúng)Từ 18 tuổiTừ 19 tuổiTừ 20 tuổiTừ 21 tuổiÝ kiến khác:………………………………………

Câu 6: Ông (bà) biết điều kiện cần thiết để tham gia ứng cử vào Quốc Hội và HĐND cáccấp là gì? (được chọn nhiều phương án đúng)TT Điều kiện tham gia ứng cử Đúng1 Người tham gia ứng cử phải là người cư trú hoặc tham gia làm việc

thường xuyên ở địa phương đó2 Người tham gia ứng cử có thể đến từ các địa phương khác ở Việt Nam3 Người tham gia ứng cử có thể là người nước ngoài4 Phải nộp hồ sơ ứng cử trước 60 ngày5 Người tham gia ứng cử tại thời điểm ra ứng cử không bị khởi tố hoặc

không đang mang án4 Tất cả các yếu tố trên

Câu 7: Theo ông (bà) người dân có thể kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước thôngqua những hình thức nào (có thể chọn nhiều phương án)?TT Các hình thức kiểm tra giám sát của người dân: Đúng1 Thông qua các đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp2 Thông qua mặt trận tổ quốc3 Thông qua các tổ chức thành viên của mặt trận và các tổ chức khác4 Ban thanh tra nhân dân5 Ban thanh tra chính phủ6 Ban thanh tra trong các tổ chức Đảng7 Kiểm toán nhà nước8 Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam9 Ban tự quản của nhân dân10 Các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam11 Ban giám sát đầu tư công cộng12 Trực tiếp khiếu nại tố cáo với cơ quan có thẩm quyền13 Tất cả các hình thức trên

Câu 8: Theo ông (bà) đối tượng mà người dân kiểm tra, giám sát ở đây là những ai, tổchức nào? (Chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Các đối tượng mà người dân kiểm tra giám sát: Đúng1 Hoạt động của cơ quan nhà nước2 Hoạt động của Đảng3 Đại biểu dân cử4 Cán bộ công chức, viên chức nhà nước5 Đảng viên6 Các doanh nghiệp nhà nước7 Tất cả các đối tượng trên

Page 175: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 9: Theo ông (bà) người dân sẽ được trực tiếp kiểm tra, giám sát những nội dung nàosau đây (chỉ được chọn 1 phương án đúng)

TT Những nội dung mà nhân dân sẽ giám sát, kiểm tra Lựachọn

1 Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hàngnăm của cấp xã, phường

2 Các dự án, công trình đầu tư, phương án đến bù, hỗ trợ giải phóng mặtbằng, tái định cư liên quan

3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết khu dân cư trên địa bàn

4 Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ và các khoảnhuy động nhân dân đóng góp

5 Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũngcủa cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố, kết quả lấyphiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch vàPhó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường

6 Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác dochính quyền cấp xã trực tiếp thu

7 Chủ trương và mức độ đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường,trường, trạm)

8 Các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dânphố (công viên xã, nhà trẻ, nhà vệ sinh, cầu, đường bộ…) do nhân dânđóng góp kinh phí hoặc một phần kinh phí

9 Tất cả các yếu tố trên

Câu 10: Các hình thức tham gia hoạt động cùng nhà nước (chọn nhiều phương án đúng)TT Các hình thức tham gia hoạt động với nhà nước

của công dân:Đúng

1 Tham gia trưng cầu ý dân2 Các cơ quan công quyền phải báo cáo trước nhân dân những vấn đề

thuộc thẩm quyền của mình3 Chính phủ và thủ tướng chính phủ phải báo cáo trước nhân dân thông

qua phương tiện thông tin đại chúng4 Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải báo cáo với nhân dân

những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình5 Nhân dân tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội6 Nhân dân tham gia hoạt động tự quản ở cơ sở7 Nhân dân tham gia hoạch định chính sách ở các cấp địa phương và TW8 Nhân dân có quyền tham gia bất kì một cuộc họp nào của chính phủ TW

đến địa phương nếu nhân dân muốn8 Tất cả các ý kiên trên

Page 176: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 11: Theo ông (bà) những đối tượng nào sau đây được tham gia hoạt động cùng nhànước? (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Đối tượng được tham gia hoạt động cùng nhà nước là: Đúng1 Toàn dân2 Các công dân trưởng thành trên 16 tuổi3 Chỉ những công dân có độ tuổi từ 16 đến 604 Những người đang chịu án tù cũng được tham gia5 Tất cả những yếu tố trên

Câu 12: Theo ông (bà) người dân được tham gia hoạt động cùng nhà nước trong nhữngnội dung cụ thể nào sau đây? (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Nội dung mà người dân được tham gia hoạt động cùng nhà nước là: Đúng1 Tham gia quản lý nhà nước cở cơ sở, địa phương và trên cả nước2 Tham gia thảo luận và đưa ý kiến trong quá trình sửa đổi Hiến pháp3 Người dân đưa ý kiến vê quyền phúc quyết4 Người dân tham gia trưng cầu dân ý5 Người dân tham gia ý kiến với chính quyền địa phương về việc thành

lập, giải thể, nhập, chia điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính6 Tất cả những yếu tố trên

Câu 13: Ông (bà) hiểu tự do lập hội là gì? (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Tự do lập hội là: Đúng1 Quyền quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như

các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác.2 Thành tố thiết yếu của một xã hội dân chủ vì nó cho phép người dân bày

tỏ quan điểm chính trị, hình thành và gia nhập các tổ chức chính trị - xãhội khác nhau mà không phải lo sợ chính quyền ngăn cản hoặc giới hạn.

3 Quyền tự do kết giao, tổ chức bất kỳ các nhóm, tập hợp, câu lạc bộ haycác tổ chức mà con người muốn.

4 Tất cả các yếu tố trên

Câu 14: Theo ông (bà) quyền tự do lập hội cần điều gì để hoạt động hợp pháp? (chỉ chọn1 phương án đúng )TT Điều kiện cần thiết để thực hiện quyền tự do lập hội: Đúng

1 Lập hội phải có mục đích chính đáng, không trái pháp luật.2 Lập hội phải đăng kí tư cách pháp nhân với nhà nước3 Các thành viên tham gia vào hội phải tự nguyện, không bị ép buộc4 Hội thành lập sau không được trùng tên gọi và lĩnh vực hoạt động với

hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ5 Có điều lệ và trụ sở hoạt động của hội6 Tất cả các yếu tố trên

Page 177: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 15: Theo ông (bà) đối tượng nào sau đây được tham gia lập hội? (được chọn nhiềuphương án đúng)TT Đối tượng được tham gia hoạt động cùng nhà nước là: Đúng1 Tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước (không giới hạn đối

tượng)2 Các công dân Việt Nam trưởng thành trên 16 tuổi, có tư cách pháp nhân3 Chỉ những công dân có độ tuổi từ 16 đến 604 Những người đang chịu án tù cũng được quyền thành lập hội5 Các tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam5 Tất cả những yếu tố trên

Câu 16: Theo ông (bà) quyền tự do ngôn luận trong điều 19 được công ước Quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị quy định là đúng hay sai?Điều 19, Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị quy định về quyền tự do ngônluận như sau: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp. Mọingười đều có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm mọi người có quyền tự do tìm kiếm,nhận và truyền đạt thông tin, ý tưởng của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng miệngbằng văn bản hoặc ấn phẩm dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyềnthông khác của sự lựa chọn của mình”

ĐúngSai

Câu 17: Theo ông (bà) quyền tự do ngôn luận nên bị cấm khi nó rơi vào các trường hợpsau (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Quyền tự do ngôn luận nên bị hạn chế khi: Đúng

1 Tự do ngôn luận có xu hướng gây hại2 Tự do ngôn luận có xu hướng xúc phạm người khác3 Tự do ngôn luận có xu hướng kì thị chủng tộc, tôn giáo, dân tộc4 Tự do ngôn luận có xu hướng miệt thị và phân biệt đối xử với những

người tật nguyền hoặc có sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp5 Tất cả các yếu tố trên

Câu 18: Theo ông (bà) Quyền tự do ngôn luận được thể hiện trong những lĩnh vực nào sauđây (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Các lĩnh vực của tự do ngôn luận là: Đúng

1 Tự do tìm kiếm thông tin và tư tưởng2 Tự do tiếp nhận thông tin và tư tưởng3 Tự do chia sẻ thông tin và tư tưởng4 Tất cả các yếu tố trên

Câu 19: Ông (bà) hiểu tự do báo chí là gì ? (chỉ chọn 1 phương án)TT Tự do báo chí là: Đúng

1 Tự do thông tin2 Tự do tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau3 Tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến mà không sợ bị giam cầm, trù dập.4 Tự do thành lập các tờ báo tư nhân

Page 178: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

5 Chấp nhận sự phản biện báo chí6 Báo chí không bị kiểm duyệt bởi chính quyền7 Có quyền tiếp nhận hoặc đưa tin trung thực đến độc giả mà không bị cấm

đoán hoặc kiểm duyệt.8 Tất cả các yếu tố trên

Câu 20: Quyền tự do báo chí gồm những nội dung cụ thể nào sau đây (chọn nhiều phương án)?TT Nội dung quyền tự do báo chí Đúng1 Được thông tin qua báo chí về mọi mặt tình hình trong nước và thế giới2 Kích động nhân dân chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân3 Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,

bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt củatổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dungthông tin

4 Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữacác dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác

5 Tiết lộ bí mật nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, đối ngoại và những bímật khác do pháp luật quy định.

6 Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới7 Đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ

chức, danh dự nhân phẩm của công dân8 Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách

của đảng và pháp luật của nhà nước9 Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với

các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các thànhviên của các tổ chức đó.

10 Tất cả các yếu tố trên

Câu 21: Theo ông (bà) quyền tự do báo chí nên bị coi là vi phạm pháp luật khi nó rơi vàotrường hợp nào sau đây (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Quyền tự do ngôn luận nên bị hạn chế khi: Đúng

1 Tự do báo chí gây nguy hại cho an ninh quốc gia2 Dùng báo chí để vu cáo, bôi nhọ và xúc phạm người khác3 Lợi dụng quyền tự do báo chí để đưa tin sai sự thật4 Dùng báo chí để miệt thị và phân biệt đối xử với những người tật nguyền

hoặc có sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp5 Tất cả các yếu tố trên

Câu 22: Ông (bà) hiểu gì về quyền khiếu nại?(chỉ chọn 1 phương án)TT Quyền khiếu nại là: Đúng1 Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do

luật pháp quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xemxét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷluật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành viđó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Page 179: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

2 Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục doluật pháp quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xemxét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷluật cán bộ, công chức khi không cần căn cứ cho rằng quyết định hoặchành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 23:Ông (bà) hiểu quyền tố cáo là gì? (chỉ chọn 1 phương án)TT Quyền tố cáo là: Đúng

1 Việc công dân theo thủ tục do luật pháp quy định báo cho cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm phap luật của bấtcứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạilợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổchức (không cần chứng cứ)

2 Việc công dân theo thủ tục do luật pháp quy định báo cho cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm phap luật của bấtcứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạilợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổchức (phải có chứng cứ)

Câu 24: Theo Ông (bà), cơ quan nào sau đây sẽ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và raQuyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu? (được chọn nhiều phương án đúng)TT Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu: Đúng1 Chủ tịch UBND các cấp2 Giám đốc các sở hoặc các cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh3 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc

cơ quan thuộc Chính phủ4 Tổng thanh tra5 Tòa án nhân dân các cấp6 Viện kiểm sát các cấp7 Tất cả các tổ chức trên

Câu 25: Trong lần khiếu nại, tố cáo lần thứ hai, theo ông (bà) cơ quan nào có thẩm quyềngiải quyết (chỉ chọn 1 phương án đúng):TT Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo lần thứ 2: Đúng1 Chính phủ2 Ủy ban nhân dân các cấp3 Hội đồng nhân dân các cấp4 Quốc hội5 Tòa án nhân dân các cấp6 Viện kiểm sát các cấp7 Tất cả các tổ chức trên

Câu 26: Theo ông (bà) thời gian mà các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm giảiquyết và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo là bao lâu (chọn 2 phương án đúng):

Giải quyết khiếu nại từ 30 ngày đến 45 ngàyGiải quyết khiếu nại từ 45 ngày đến 55 ngàyGiải quyết tố cáo từ 60 ngày đến 90 ngàyGiải quyết tố cáo từ 65 ngày đến 95 ngàyÝ kiến khác:………………………………………

Page 180: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 27: Theo ông (bà) các cấp có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào đối với những đơnthư vừa có nội dung tố cáo, vừa có nội dung khiếu nại (chỉ chọn 1 phương án đúng):

Cơ quan có thẩm quyền giải gộm chung 2 nội dung một lúcCơ quan có thẩm quyền giải quyết từng nội dung một theo trình tự, thủ tục

riêng của luật khiếu nại và luật tố cáoCơ quan có thẩm quyền không giải quyết các đơn thư có chung nội dung (vừa

có nội dung tố cáo, vừa có nội dung khiếu nại)Câu 28: Theo ông (bà), quyền biểu tình ở Việt Nam được hiểu như thế nào? (Chỉ chọn 1phương án đúng)TT Quyền biểu tình là: Đúng

1 quyền của số đông đòi chính quyền phải làm theo những gì họ muốn2 quyền của số đông người dân tụ tập lại trên đường phố hoặc ở một địa

điểm nào đó đê thể hiện ý nguyện về một vấn đề nào đó của xã hội,thường có mục đích gây ảnh hưởng và tác động đến chính quyền.

3 Là quyền của số đông tụ tập trên đường phố hoặc ở một địa điểm nàođó để đấu tranh với chính quyền đòi thay đổi chính thể

7 Tất cả các tổ chức trênCâu 29: Theo ông (bà) hình thức biểu tình nào sau đây là đúng? (chỉ chọn 1 phương án đúng)TT Các hình thức biểu tình: Đúng

1 Diễu hành: một đoàn người đi từ chỗ này sang chỗ khác thể hiện ýnguyện với chính quyền

2 Tụ tập đông người có mang theo các khẩu hiệu để phản đối hoặc ủnghộ một điều gì đó

3 Đứng biểu tình: đứng để ngăn chặn chính quyền làm việc gì đó, ví dụtháo dỡ nhà ở

4 Ngồi biểu tình: người biểu tình chiếm cứ một khu đất và chỉ dời đi khihọ thấy vấn đề được giải quyết

5 Tuyệt thực để biểu tình6 Không mặc gì để biểu tình7 Tất cả các hình thức trên

Câu 30: Theo ông (bà), quyền biểu tình được quy định trong Hiến pháp nào? (được chọnnhiều phương án đúng)TT Các hiến pháp: Lựa chọn

1 1946

2 19593 1980

4 19925 201312 Tất cả các yếu tố trên

Câu 31: Trong kì bầu của gần nhất ông (bà) có tham gia không?Không Có

Câu 32: Trong kỳ bầu cử gần đây nhất, ông (bà) có được tự do lựa chọn và giới thiệu các

Page 181: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

ứng viên theo tiêu chuẩn, quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam?Không tự do Có tự do lựa chọn

Câu 33: Ông (bà) đã được gặp và tiếp xúc các ứng viên trước khi cuộc bầu cử diễn ra?Không được gặp và không được tiếp xúc Có gặp và tiếp xúc

Câu 34: Ông (bà) đã bao giờ tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp ở địaphương của ông (bà) không?

Không CóCâu 35: (a) Ông (bà) có bị gây khó khăn từ phía nhà nước khi tham gia ứng cử?

Không Có(b) Những khó khăn đó là gì (chọn nhiều phương án)

Hạn chế về tuổi Phân biệt về giới Phân biệt về tôn giáoPhân biệt giai cấp Phân biệt về dân tộc Phân biệt về học vấn

Câu 36: Ông (bà) đánh giá như thế nào về quan điểm: cử tri không bắt buộc phải đi bầunếu không muốn.

Đúng SaiCâu 37: Ông (bà) có tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động nhà nước ở địa phương không?

Không CóCâu 38: Theo ông (bà), việc kiểm tra và giám sát mà ông (bà) đã làm có hiệu quả hay không?

Không hiệu quảCó hiệu quả

Câu 39: (a) Việc thực hiện quyền giám sát hoạt động nhà nước của ông bà dễ hay khó?Khó Dễ

(b) Việc giám sát kiểm tra của ông (bà) khó thực hiện, bởi những khó khăn nào sauđây: (chọn nhiều phương án đúng)TT Các khó khăn khi kiểm tra giám sát của người dân: Đúng

1 Không có cơ chế cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát2 Không có thời gian3 Việc báo cáo thường niên của cán bộ địa phương chỉ mang tính hình thức4 Các khoản thu chi của chính quyền địa phương không bao giờ được công

khai5 Cán bộ địa phương ngăn cản hoặc gây khó khăn cho quá trình giám sát

của người dân6 Tất cả các hình thức trên

Câu 40: Ông (bà) đã bao giờ tham gia đóng góp công sức để xây dựng cơ sở hạ tầng (điện,đường, trường, trạm) cùng với chính quyền tại địa phương – nơi ông/bà đang sống chưa?

Không tham giaCó tham gia

Câu 41: Ông (bà) tự đánh giá xem việc tham gia hoạt động cùng nhà nước của ông (bà)có hiệu quả không?

Không hiệu quảCó hiệu quả

Page 182: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 42: (a) Việc thực hiện quyền tham gia hoạt động của nhà nước của ông (bà) dễ hay khó?Khó Dễ

(b) Việc tham gia hoạt động cùng nhà nước khó thực hiện, bởi những lý do nào sauđây? (chọn nhiều phương án đúng)TT Các khó khăn khi kiểm tra giám sát của người dân: Đúng

1 Không được tham gia vào đóng góp ý kiến khi xây dựng các kế hoạch ởđịa phương

2 Không có thời gian3 Việc mời tham gia hoạt động của chính quyền chỉ mang tính hình thức

(bàn bạc cái mà chính quyền đã quyết định xong rồi)4 Chủ yếu được tham gia khi phải đóng góp kinh phí5 Tất cả các khó khăn trên

Câu 43: (a) Ngoài các tổ chức do Nhà nước tạo ra, ông (bà) tham gia vào việc lập hộihoặc tổ chức nào khác không?:

Không bao giờCó

(b)Tại sao ông (bà) không bao giờ có ý định lập hội nhóm riêng: (chọn nhiềuphương án)

TT Lý do không lập hội nhóm: Lựa chọn

1 Không có kinh phí hoạt động2 Khi có nguồn tài trợ từ nước ngoài, sợ chính quyền hiểu lầm là

thành lập nhóm chống đối3 Không thích4 Trên thực tế nhà nước không khuyến khích thành lập nhóm5 Ý kiến khác:

Câu 44: (a) Việc thực hiện quyền tham gia hoạt động của nhà nước của ông (bà) dễ hay khó?Khó Dễ

(b) Việc lập hội nhóm của ông (bà) khó thực hiện, bởi những lý do nào sau đây?(chọn nhiều phương án)

TT Những khó khăn gặp phải: Lựa chọn1 Về kinh phí hoạt động2 Không thu hút được thành viên tham gia3 Mục đích của nhóm không rõ ràng4 Thủ tục thành lập hội rườm rà5 Ý kiến khác:

Câu 45: Ông (bà) tự đánh giá xem việc tham gia lập hội của ông (bà) có hiệu quả không?Không hiệu quảCó hiệu quả

Câu 46: (a) Theo Ông (bà) việc phát hành báo chí ở nơi ông (bà) đang sống hiện nay có bịnhà nước kiểm duyệt về nội dung không?

Không có(b) Chính quyền địa phương của ông (bà) kiểm duyệt những nội dung báo chí nào

sau đây? (Chọn nhiều phương án đúng)

Page 183: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

TT Những nội dung của báo chí bị chính quyền địa phươngkiểm duyệt:

Đúng

1 Gây phương hại đến an ninh quốc gia2 Ảnh hướng đến tinh thần đoàn kết dân tộc3 Vu cáo, vu khống cán bộ mà không có chứng cứ cụ thể4 Nhằm thay đổi chế độ XHCN5 Gây mất ổn định chính trị tại địa phương6 Gây hoang mang lo sợ cho nhân dân địa phương mà thiếu căn cứ7 Tất cả các yếu tố trên

Câu 47: Theo ông (bà), ở địa phương ông (bà) sống người dân có được tự do phát biểu màkhông bị bắt bớ, tù đầy?

Không CóCâu 48: (a) Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của ông (bà) dễ haykhó?

Khó Dễ(b) Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của ông (bà) khó vì những

lý do nào sau đây? (chọn nhiều phương án đúng)TT Những khó khăn trong thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do

báo chí:Đúng

1 Báo chí chưa chấp nhận các tư tưởng trái chiều2 Tính công khai trong cạnh tranh báo chí còn ít3 Chính quyền địa phương thường lo lắng thái quá đến an nguy của chế

độ nên mức độ kiểm duyệt quá cao3 Tất cả các yếu tố trên

Câu 49: Ông (bà) đã khiếu nại, tố cáo bao giờ chưa?Không bao giờ Có

Câu 50: Theo ông (bà), hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại và tố cáo ở địa phương ông(bà) đang sống như thế nào:

Không hiệu quả Có hiệu quả

Câu 51: (a) Việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo của ông (bà) dễ hay khó?Khó Dễ

(b) Việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo của ông (bà) khó vì những lý do nàosau đây? (chọn nhiều phương án đúng)

TT Các khó khăn khi thực hiện khiến nại, tố cáo của người dân: Đúng1 Đơn khiếu nại tố cáo thường bị để lại mà không có hồi đáp2 Cơ quan tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gây sách nhiễu3 Việc giải quyết thường không thoả đáng4 Trước khi chính quyền địa phương giải quyết thì đã bị trù dập hoặc đe

doạ từ các đối tượng bị tố cáo5 Tất cả các khó khăn trên

Page 184: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 52: Ông (bà) đã tham gia biểu tình bao giờ chưa?Không bao giờ

Câu 53: (a) Việc thực hiện quyền biểu tình của ông (bà) dễ hay khó?Khó Dễ

(b) Việc thực hiện quyền biểu tình của ông (bà) khó vì những lý do nào sau đây?(chọn nhiều phương án đúng)

TT Những khó khăn gặp phải khi tham gia biểu tình: Lựa chọn

1 Sợ chính quyền hiểu lầm là kích động chống phá nhà nước2 Mất thời gian và công sức mà không thu được lợi ích gì3 Nhà nước dùng công việc, lương thưởng để ngăn cản người biểu

tình4 Không đủ sức khoẻ để tham gia5 Đảng viên bị gặp khó khăn khi thực hiện quyền này vì theo quy

định của đảng, đảng viên không được viết đơn tập thể6 Ý kiến khác:

Câu 54: Theo ông (bà) hiện nay có cần thiết bắt buộc phải có luật biểu tình ở Việt Nam?Không cần thiết Có cần thiết

Câu 55: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người nhờ người đi bỏ phiếu hộ:Đúng Sai

Câu 56: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người bán phiếu bầuĐúng Sai

Câu 57: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: cử tri không bắt buộc phải đi bỏ phiếuĐúng Sai

Câu 58: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người thường chọn các đại biểuvì thấy tên của các đại biểu hay.

Đúng SaiCâu 59: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người thường chọn các đại biểuvì họ là nam giới không phải là nữ giới.

Đúng SaiCâu 60: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người thường chọn các đại biểuvì họ là người trẻ chứ không phải người già.

Đúng SaiCâu 61: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người đòi hỏi phải giám sáthoạt động của tổ dân phố bằng văn bản nhưng sau khi gửi văn bản đến từng người thì mọingười không đọc hoặc đọc qua loa, chiếu lệ.

Đúng SaiCâu 62: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: nhiều người thờ ơ không quan tâm đếnviệc thực hiện chức năng giám sát của mình

Đúng SaiCâu 63: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người thực hiện hành vi giámsát nhưng cố tình đánh giá sai sự thật để vu cáo cho người khác

Đúng Sai

Page 185: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 64: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi của người dân khi tham gia hoạt độngcùng với nhà nước trong trường hợp sau: Báo Hà Nội mới đưa tin ngày 25/4/2014, trongtrường hợp giao khoán đất nông nghiệp tại thôn Tân Hội, xã Tân Tiến (Chương Mỹ, HàTây) một trong 3 xóm là xóm Ao Giàng có vướng mắc và không đồng ý với việc chia ruộngđất của thôn, do đó số động tỏng xóm đã bỏ hoang 18ha đất nông nghiệp và còn viết đơnxin cứu đói lương thực.

Đúng SaiCâu 65: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người tham gia hoạt động cùngnhà nước để tư lợi riêng cho cá nhân mình

Đúng SaiCâu 66: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người không bao giờ có ý thứctham gia hoạt động chung cùng tổ dân phố, thôn, xóm

Đúng SaiCâu 67: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người dân nhân danh các niềmtin tín ngưỡng để lập ra các tổ chức tôn giáo nhằm thu lợi cá nhân

Đúng SaiCâu 68: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người vì để chứng tỏ và thểhiện bản thân mình mà lập ra các đảng mới để chống lại nhà nước

Đúng SaiCâu 69: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người thành lập ra các tổchức từ thiện nhưng nhân danh các tổ chức này để tiến hành hoạt động rửa tiền và làmăn phi pháp

Đúng SaiCâu 70: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người thích nói gì thì nói, nhànước không có quyền giới hạn, bắt bớ vì đó là quyền phát ngôn của từng cá nhân

Đúng SaiCâu 71: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người lợi dụng báo chí để côngkích, chống phá nhà nước

Đúng SaiCâu 72: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người lợi dụng quyền tự do báochí và quyền tự do ngôn luận để chia rẽ tình đoàn kết dân tộc

Đúng SaiCâu 73: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người lợi dụng quyền tự dongôn luận tự do báo chí để cố tình kích động dẫn đến li khai các dân tộc thiểu số

Đúng SaiCâu 74: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người lợi dụng quyền tự do báochí và quyền tự do ngôn luận để dựng chuyện vu cáo và bôi nhọ người khác

Đúng SaiCâu 75: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người lợi dụng quyền tự do báochí và quyền tự do ngôn luận để thực hiện mục đích thay đổi chế độ

Đúng SaiCâu 76: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người khiếu nại và tố cáosai sự thật

Đúng SaiCâu 77: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người tin rằng quyền khiếu nại,tố cáo ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức

Đúng Sai

Page 186: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Câu 78: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người cho rằng nhà nướckhông bảo vệ được những người đi khiếu nại, tố cáo nên người dân không muốn thực hiệnquyền này

Đúng SaiCâu 79: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người dân bị kích động và xúigiục khi tham gia biểu tình

Đúng SaiCâu 80: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số người dân ở miền núi và vùngbiên giới thỉnh thoảng tiến hành biểu tình để gây sự chú ý của nhà nước, để nhà nước chútrọng đầu tư nhiều hơn cho những vùng này

Đúng SaiCâu 81: Ông (bà) đánh giá như thế nào về hành vi: một số bạn trẻ thích biểu tình để thểbiện thân và cá tính riêng của mình

Đúng SaiTrân trọng cảm ơn Ông (bà)!

Page 187: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

PHỤ LỤC 2Bảng 1. Hiểu biết của người dân về quyền bầu cử và ứng cử

1.1. Hiểu biết về bầu cử và ứngcử

1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.1.4 1.1.5 1.1.6 Tổng hợp

An Giang 0.88 0.89 0.54 0.83 0.95 0.61 0.78Bắc Giang 0.76 0.87 0.49 0.85 0.87 0.44 0.71Bắc Kạn 0.61 0.76 0.29 0.65 0.73 0.28 0.55

Cao Bằng 0.7 0.8 0.52 0.8 0.82 0.46 0.68Đà Nẵng 0.87 0.91 0.76 0.88 0.89 0.81 0.85Đăk Lăk 0.81 0.85 0.53 0.84 0.84 0.61 0.75Hà Nội 0.89 0.92 0.78 0.83 0.94 0.82 0.86Hải Dương 0.83 0.87 0.72 0.82 0.81 0.83 0.81Khánh Hoà 0.86 0.93 0.83 0.84 0.89 0.71 0.84Kon Tum 0.55 0.28 0.35 0.6 0.56 0.26 0.43Lâm Đồng 0.78 0.73 0.79 0.75 0.77 0.83 0.78Lạng Sơn 0.85 0.69 0.82 0.65 0.73 0.78 0.75Long An 0.82 0.84 0.85 0.75 0.76 0.8 0.80Phú Thọ 0.58 0.3 0.53 0.52 0.55 0.48 0.49Quảng Nam 0.75 0.76 0.77 0.71 0.73 0.8 0.75Sơn La 0.71 0.52 0.68 0.37 0.6 0.56 0.57TP HCM 0.81 0.79 0.78 0.76 0.86 0.88 0.81Tây Ninh 0.76 0.53 0.67 0.48 0.52 0.66 0.60Thừa Thiên Huế 0.87 0.69 0.7 0.85 0.83 0.88 0.80Trà Vinh 0.57 0.59 0.56 0.43 0.54 0.7 0.57Tuyên Quang 0.58 0.51 0.69 0.48 0.58 0.66 0.58Trung bình 0.75 0.72 0.65 0.70 0.75 0.66 0.71

Bảng 2. Hiểu biết của người dân về quyền giám sát nhà nước1.2. Hiểu biết về quyền giám sát nhà nước 1.2.1 1.2.2 1.2.3 Tong hop 1.2

An Giang 0.52 0.16 0.37 0.35Bắc Giang 0.43 0.29 0.28 0.33Bắc Kạn 0.18 0.09 0.1 0.12Cao Bằng 0.38 0.29 0.22 0.30Đà Nẵng 0.91 0.82 0.76 0.83Đăk Lăk 0.55 0.41 0.69 0.55Hà Nội 0.78 0.77 0.87 0.81

Page 188: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Hải Dương 0.82 0.51 0.72 0.68Khánh Hoà 0.86 0.76 0.78 0.80Kon Tum 0.41 0.34 0.36 0.37Lâm Đồng 0.71 0.67 0.81 0.73Lạng Sơn 0.76 0.48 0.84 0.69Long An 0.66 0.74 0.69 0.70Phú Thọ 0.45 0.21 0.25 0.30Quảng Nam 0.79 0.77 0.72 0.76Sơn La 0.69 0.55 0.33 0.52TP HCM 0.83 0.76 0.78 0.79Tây Ninh 0.39 0.38 0.53 0.43Thừa Thiên Huế 0.75 0.7 0.61 0.69Trà Vinh 0.43 0.29 0.22 0.31Tuyên Quang 0.64 0.44 0.45 0.51Trung bình 0.62 0.50 0.54 0.55

Bảng 3. Hiểu biết về quyền tham gia hoạt động cùng nhà nước

1.3. Hiểu biết về quyền thamgia hoạt động cùng nhà nước 1.3.1 1.3.2 1.3.3 Tổng hợp 1.3

An Giang 0.48 0.72 0.57 0.59Bắc Giang 0.35 0.61 0.56 0.51Bắc Kạn 0.39 0.68 0.47 0.51Cao Bằng 0.41 0.66 0.69 0.59Đà Nẵng 0.75 0.89 0.92 0.85Đăk Lăk 0.43 0.65 0.73 0.60Hà Nội 0.74 0.91 0.95 0.87Hải Dương 0.65 0.82 0.89 0.79Khánh Hoà 0.81 0.82 0.86 0.83Kon Tum 0.32 0.45 0.43 0.40Lâm Đồng 0.66 0.81 0.89 0.79Lạng Sơn 0.57 0.74 0.84 0.72Long An 0.67 0.84 0.78 0.76Phú Thọ 0.37 0.55 0.48 0.47Quảng Nam 0.64 0.79 0.88 0.77Sơn La 0.59 0.79 0.66 0.68TP HCM 0.71 0.82 0.8 0.78

Page 189: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Tây Ninh 0.39 0.61 0.62 0.54Thừa Thiên Huế 0.57 0.74 0.79 0.70Trà Vinh 0.31 0.54 0.43 0.43Tuyên Quang 0.38 0.69 0.71 0.59Trung bình 0.53 0.72 0.71 0.66

Bảng 4. Hiểu biết về quyền tự do lập hội1.4. Hiểu biết về quyền tự dolập hội

1.4.1 1.4.2 1.4.3 Tổng hợp 1.4

An Giang 0.51 0.32 0.65 0.49Bắc Giang 0.43 0.29 0.49 0.40Bắc Kạn 0.09 0.05 0.17 0.10Cao Bằng 0.23 0.14 0.35 0.24Đà Nẵng 0.71 0.67 0.88 0.75Đăk Lăk 0.45 0.39 0.65 0.50Hà Nội 0.75 0.66 0.89 0.77Hải Dương 0.64 0.53 0.78 0.65Khánh Hoà 0.61 0.58 0.83 0.67Kon Tum 0.37 0.28 0.51 0.39Lâm Đồng 0.78 0.64 0.83 0.75Lạng Sơn 0.55 0.51 0.74 0.60Long An 0.68 0.54 0.84 0.69Phú Thọ 0.44 0.32 0.56 0.44Quảng Nam 0.67 0.61 0.85 0.71Sơn La 0.36 0.27 0.49 0.37TP HCM 0.7 0.65 0.8 0.72Tây Ninh 0.38 0.31 0.47 0.39Thừa Thiên Huế 0.79 0.71 0.79 0.76Trà Vinh 0.29 0.15 0.42 0.29Tuyên Quang 0.41 0.45 0.43 0.43Trung bình 0.52 0.43 0.64 0.53

Bảng 5. Hiểu biết về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí1.5. Hiểu biết về quyền tự do ngôn

luận và tự do báo chí1.5.1 1.5.2 1.5.3 1.5.4 1.5.5 1.5.6 Tổng hợp

1.5

An Giang 0.52 0.31 0.25 0.24 0.47 0.32 0.35Bắc Giang 0.48 0.32 0.27 0.22 0.48 0.37 0.36

Page 190: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Bắc Kạn 0.26 0.14 0.09 0.08 0.24 0.18 0.17Cao Bằng 0.34 0.22 0.13 0.15 0.32 0.23 0.23Đà Nẵng 0.93 0.84 0.75 0.72 0.96 0.89 0.85Đăk Lăk 0.79 0.68 0.55 0.52 0.85 0.78 0.70Hà Nội 0.93 0.84 0.71 0.75 0.91 0.82 0.83Hải Dương 0.83 0.71 0.69 0.65 0.78 0.74 0.73Khánh Hoà 0.85 0.78 0.68 0.65 0.89 0.88 0.79Kon Tum 0.48 0.39 0.3 0.29 0.46 0.36 0.38Lâm Đồng 0.87 0.76 0.71 0.73 0.85 0.72 0.77Lạng Sơn 0.71 0.65 0.53 0.51 0.72 0.54 0.61Long An 0.85 0.7 0.62 0.65 0.78 0.62 0.70Phú Thọ 0.41 0.38 0.24 0.28 0.4 0.29 0.33Quảng Nam 0.83 0.71 0.58 0.64 0.79 0.8 0.73Sơn La 0.79 0.58 0.47 0.43 0.76 0.57 0.60TP HCM 0.89 0.77 0.78 0.75 0.87 0.89 0.83Tây Ninh 0.6 0.51 0.44 0.41 0.59 0.47 0.50Thừa Thiên Huế 0.78 0.66 0.58 0.64 0.78 0.79 0.71Trà Vinh 0.54 0.46 0.32 0.33 0.48 0.29 0.40Tuyên Quang 0.55 0.48 0.29 0.26 0.62 0.59 0.47Trung bình 0.68 0.57 0.48 0.47 0.67 0.58 0.57

Bảng 6. Hiểu biết về quyền khiếu nại, tố cáo1.6. Hiểu biết về quyền khiếu

nại, tố cáo1.6.1 1.6.2 1.6.3 1.6.4 1.6.5 1.6.6 Tổng hợp

1.6An Giang 0.57 0.54 0.39 0.61 0.27 0.29 0.45Bắc Giang 0.52 0.57 0.59 0.65 0.36 0.51 0.53Bắc Kạn 0.15 0.14 0.2 0.24 0.07 0.05 0.14Cao Bằng 0.34 0.32 0.38 0.44 0.21 0.19 0.31Đà Nẵng 0.87 0.86 0.83 0.89 0.72 0.71 0.81Đăk Lăk 0.69 0.67 0.61 0.59 0.48 0.47 0.59Hà Nội 0.82 0.79 0.85 0.78 0.71 0.79 0.79Hải Dương 0.85 0.83 0.78 0.84 0.68 0.65 0.77Khánh Hoà 0.89 0.84 0.81 0.85 0.72 0.7 0.80Kon Tum 0.46 0.43 0.4 0.47 0.35 0.33 0.41Lâm Đồng 0.82 0.78 0.81 0.76 0.69 0.67 0.76Lạng Sơn 0.72 0.71 0.68 0.71 0.59 0.57 0.66Long An 0.81 0.78 0.76 0.83 0.63 0.62 0.74

Page 191: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Phú Thọ 0.33 0.37 0.42 0.43 0.22 0.17 0.32Quảng Nam 0.72 0.73 0.79 0.71 0.65 0.75 0.73Sơn La 0.64 0.54 0.56 0.68 0.48 0.51 0.57TP HCM 0.87 0.91 0.88 0.85 0.79 0.78 0.85Tây Ninh 0.58 0.53 0.59 0.62 0.44 0.55 0.55Thừa Thiên Huế 0.81 0.72 0.69 0.75 0.62 0.69 0.71Trà Vinh 0.42 0.45 0.39 0.43 0.21 0.22 0.35Tuyên Quang 0.57 0.59 0.56 0.51 0.42 0.41 0.51Trung bình 0.64 0.62 0.62 0.65 0.49 0.51 0.59

Bảng 7. Hiểu biết về quyền biểu tình1.7. Hiểu biết về quyền biểu tình 1.7.1 1.7.2 1.7.3 Tổng hợp

1.7

An Giang 0.46 0.54 0.41 0.47Bắc Giang 0.45 0.61 0.43 0.50Bắc Kạn 0.12 0.15 0.06 0.11Cao Bằng 0.18 0.27 0.11 0.19Đà Nẵng 0.64 0.85 0.61 0.70Đăk Lăk 0.65 0.61 0.51 0.59Hà Nội 0.77 0.72 0.61 0.70Hải Dương 0.72 0.79 0.55 0.69Khánh Hoà 0.81 0.76 0.68 0.75Kon Tum 0.4 0.31 0.22 0.31Lâm Đồng 0.76 0.74 0.61 0.70Lạng Sơn 0.69 0.69 0.64 0.67Long An 0.61 0.78 0.65 0.68Phú Thọ 0.3 0.37 0.15 0.27Quảng Nam 0.76 0.73 0.57 0.69Sơn La 0.58 0.53 0.41 0.51TP HCM 0.82 0.77 0.76 0.78Tây Ninh 0.39 0.57 0.31 0.42Thừa Thiên Huế 0.76 0.68 0.71 0.72Trà Vinh 0.31 0.31 0.19 0.27Tuyên Quang 0.56 0.48 0.44 0.49Trung bình 0.56 0.58 0.46 0.53

Page 192: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Bảng 8. Thực hiện quyền bầu cử và ứng cử2.1. Thực hiện quyền bầu cử vàứng cử

2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 2.1.5 2.1.6 Tổng hợp2.1

An Giang 0.88 0.59 0.29 0.18 0.55 0.46 0.49Bắc Giang 0.89 0.56 0.27 0.12 0.45 0.36 0.44Bắc Kạn 0.85 0.65 0.27 0.03 0.67 0.52 0.50Cao Bằng 0.81 0.41 0.19 0.07 0.44 0.41 0.39Đà Nẵng 0.99 0.97 0.36 0.37 0.98 0.98 0.78Đăk Lăk 0.97 0.96 0.36 0.32 0.98 0.91 0.75Hà Nội 0.99 0.98 0.35 0.34 0.95 0.86 0.75Hải Dương 0.97 0.91 0.34 0.32 0.91 0.85 0.72Khánh Hoà 0.99 0.98 0.45 0.46 0.97 0.98 0.81Kon Tum 0.83 0.57 0.17 0.07 0.53 0.43 0.43Lâm Đồng 0.97 0.95 0.34 0.29 0.91 0.89 0.73Lạng Sơn 0.88 0.73 0.16 0.08 0.75 0.53 0.52Long An 0.98 0.97 0.36 0.34 0.98 0.96 0.77Phú Thọ 0.87 0.61 0.21 0.07 0.58 0.45 0.47Quảng Nam 0.99 0.99 0.48 0.47 0.97 0.99 0.82Sơn La 0.91 0.84 0.25 0.11 0.83 0.77 0.62TP HCM 0.98 0.98 0.39 0.36 0.97 0.97 0.78Tây Ninh 0.88 0.84 0.18 0.14 0.79 0.68 0.59Thừa Thiên Huế 0.99 0.99 0.51 0.49 0.99 0.98 0.83Trà Vinh 0.87 0.42 0.19 0.17 0.69 0.51 0.48Tuyên Quang 0.83 0.42 0.16 0.09 0.39 0.28 0.36Trung bình 0.92 0.78 0.30 0.23 0.78 0.70 0.62

Bảng 9. Thực hiện quyền giám sát nhà nước2.2. Thực hiện quyền giám sát nhà nước 2.2.1 2.2.2 2.2.3 Tong hop 2.2An Giang 0.55 0.12 0.09 0.25Bắc Giang 0.41 0.08 0.05 0.18Bắc Kạn 0.26 0.05 0.04 0.12Cao Bằng 0.28 0.07 0.05 0.13Đà Nẵng 0.88 0.68 0.69 0.75Đăk Lăk 0.59 0.17 0.16 0.31Hà Nội 0.86 0.51 0.49 0.62Hải Dương 0.82 0.51 0.42 0.58

Page 193: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Khánh Hoà 0.89 0.56 0.44 0.63Kon Tum 0.43 0.11 0.09 0.21Lâm Đồng 0.81 0.44 0.43 0.56Lạng Sơn 0.85 0.41 0.44 0.57Long An 0.83 0.42 0.41 0.55Phú Thọ 0.45 0.07 0.14 0.22Quảng Nam 0.85 0.52 0.64 0.67Sơn La 0.58 0.06 0.16 0.27TP HCM 0.91 0.48 0.6 0.66Tây Ninh 0.48 0.08 0.15 0.24Thừa Thiên Huế 0.93 0.53 0.69 0.72Trà Vinh 0.33 0.08 0.04 0.15Tuyên Quang 0.19 0.06 0.03 0.09Trung bình 0.63 0.29 0.30 0.40

Bảng 10. Thực hiện quyền tham gia hoạt động cùng nhà nước2.3. Thực hiện quyền thamgia hoạt động cùng nhà nước

2.3.1 2.3.2 2.3.3 Tổng hợp 2.3

An Giang 0.68 0.21 0.19 0.36Bắc Giang 0.61 0.17 0.21 0.33Bắc Kạn 0.47 0.19 0.17 0.28Cao Bằng 0.41 0.15 0.09 0.22Đà Nẵng 0.97 0.76 0.75 0.83Đăk Lăk 0.87 0.69 0.51 0.69Hà Nội 0.88 0.68 0.63 0.73Hải Dương 0.86 0.68 0.57 0.70Khánh Hoà 0.93 0.79 0.73 0.82Kon Tum 0.58 0.31 0.28 0.39Lâm Đồng 0.83 0.62 0.63 0.69Lạng Sơn 0.72 0.34 0.36 0.47Long An 0.88 0.61 0.62 0.70Phú Thọ 0.31 0.26 0.21 0.26Quảng Nam 0.89 0.73 0.74 0.79Sơn La 0.83 0.53 0.48 0.61TP HCM 0.89 0.72 0.63 0.75Tây Ninh 0.79 0.36 0.29 0.48Thừa Thiên Huế 0.95 0.77 0.73 0.82

Page 194: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Trà Vinh 0.69 0.21 0.24 0.38Tuyên Quang 0.52 0.17 0.13 0.27Trung bình 0.74 0.47 0.44 0.55

Bảng 11. Thực hiện quyền lập hội2.4. Thực hiện quyền lập hội 2.4.1 2.4.2 2.4.3 Tong hop 2.4An Giang 0.19 0.16 0.51 0.29Bắc Giang 0.17 0.15 0.52 0.28Bắc Kạn 0.06 0.07 0.15 0.09Cao Bằng 0.05 0.06 0.13 0.08Đà Nẵng 0.36 0.46 0.72 0.51Đăk Lăk 0.12 0.18 0.53 0.28Hà Nội 0.47 0.76 0.89 0.71Hải Dương 0.28 0.32 0.68 0.43Khánh Hoà 0.29 0.37 0.68 0.45Kon Tum 0.07 0.12 0.34 0.18Lâm Đồng 0.09 0.16 0.32 0.19Lạng Sơn 0.03 0.06 0.35 0.15Long An 0.04 0.09 0.37 0.17Phú Thọ 0.19 0.12 0.22 0.18Quảng Nam 0.18 0.15 0.46 0.26Sơn La 0.02 0.05 0.1 0.06TP HCM 0.29 0.25 0.62 0.39Tây Ninh 0.06 0.09 0.21 0.12Thừa Thiên Huế 0.35 0.36 0.72 0.48Trà Vinh 0.05 0.08 0.11 0.08Tuyên Quang 0.03 0.09 0.08 0.07Trung bình 0.16 0.20 0.41 0.26

Bảng 12. Thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí2.5. Thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo

chí 2.5.1 2.5.2 2.5.3 Tổng hợp2.5

An Giang 0.26 0.38 0.12 0.25Bắc Giang 0.22 0.29 0.07 0.19Bắc Kạn 0.22 0.23 0.07 0.17Cao Bằng 0.19 0.19 0.08 0.15Đà Nẵng 0.64 0.89 0.91 0.81Đăk Lăk 0.38 0.64 0.25 0.42

Page 195: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Hà Nội 0.63 0.82 0.78 0.74Hải Dương 0.53 0.73 0.64 0.63Khánh Hoà 0.59 0.83 0.72 0.71Kon Tum 0.16 0.32 0.1 0.19Lâm Đồng 0.45 0.59 0.34 0.46Lạng Sơn 0.39 0.49 0.33 0.40Long An 0.47 0.67 0.34 0.49Phú Thọ 0.29 0.38 0.17 0.28Quảng Nam 0.54 0.82 0.79 0.72Sơn La 0.24 0.38 0.22 0.28TP HCM 0.63 0.86 0.79 0.76Tây Ninh 0.19 0.45 0.25 0.30Thừa Thiên Huế 0.69 0.86 0.81 0.79Trà Vinh 0.15 0.38 0.19 0.24Tuyên Quang 0.12 0.29 0.11 0.17Trung bình 0.38 0.55 0.38 0.44

Bảng 13. Thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí2.6. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo 2.6.1 2.6.2 2.6.3 Tổng hợp 2.6

An Giang 0.34 0.29 0.15 0.26Bắc Giang 0.42 0.28 0.07 0.26Bắc Kạn 0.21 0.17 0.05 0.14Cao Bằng 0.22 0.16 0.03 0.14Đà Nẵng 0.87 0.76 0.74 0.79Đăk Lăk 0.59 0.57 0.31 0.49Hà Nội 0.81 0.62 0.51 0.65Hải Dương 0.82 0.69 0.57 0.69Khánh Hoà 0.78 0.67 0.56 0.67Kon Tum 0.27 0.13 0.06 0.15Lâm Đồng 0.56 0.46 0.39 0.47Lạng Sơn 0.63 0.51 0.59 0.58Long An 0.61 0.45 0.37 0.48Phú Thọ 0.49 0.27 0.17 0.31Quảng Nam 0.83 0.68 0.68 0.73Sơn La 0.39 0.32 0.16 0.29TP HCM 0.81 0.69 0.68 0.73Tây Ninh 0.45 0.38 0.23 0.35

Page 196: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Thừa Thiên Huế 0.85 0.78 0.76 0.80Trà Vinh 0.31 0.27 0.11 0.23Tuyên Quang 0.26 0.18 0.08 0.17Trung bình 0.55 0.44 0.35 0.45

Bảng 14. Thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí2.7. Thực hiện quyền

biểu tình2.7.1 2.7.2 2.7.3 Tổng hợp 2.7

An Giang 0.08 0.22 0.37 0.22Bắc Giang 0.15 0.28 0.63 0.35Bắc Kạn 0.03 0.11 0.18 0.11Cao Bằng 0.02 0.07 0.21 0.10Đà Nẵng 0.19 0.28 0.56 0.34Đăk Lăk 0.12 0.19 0.42 0.24Hà Nội 0.18 0.26 0.58 0.34Hải Dương 0.19 0.27 0.59 0.35Khánh Hoà 0.05 0.22 0.59 0.29Kon Tum 0.01 0.12 0.41 0.18Lâm Đồng 0.07 0.15 0.26 0.16Lạng Sơn 0.14 0.24 0.68 0.35Long An 0.03 0.09 0.34 0.15Phú Thọ 0.17 0.16 0.51 0.28Quảng Nam 0.08 0.15 0.53 0.25Sơn La 0.01 0.06 0.14 0.07TP HCM 0.17 0.25 0.66 0.36Tây Ninh 0.02 0.06 0.25 0.11Thừa Thiên Huế 0.19 0.22 0.66 0.36Trà Vinh 0.01 0.03 0.13 0.06Tuyên Quang 0.01 0.04 0.19 0.08Trung bình 0.09 0.17 0.42 0.23

Bảng 15. Thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí3.1. Điều chỉnh vềbầu cử và ứng cử

3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1.5 3.1.6 Tổng hợp3.1

An Giang 0.34 0.35 0.15 0.37 0.32 0.35 0.31Bắc Giang 0.35 0.24 0.16 0.41 0.35 0.24 0.29Bắc Kạn 0.22 0.31 0.12 0.19 0.27 0.37 0.25

Page 197: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Cao Bằng 0.19 0.36 0.13 0.28 0.29 0.34 0.27Đà Nẵng 0.59 0.66 0.42 0.74 0.65 0.61 0.61Đăk Lăk 0.56 0.51 0.29 0.58 0.43 0.32 0.45Hà Nội 0.61 0.69 0.31 0.74 0.52 0.35 0.54Hải Dương 0.55 0.57 0.31 0.64 0.6 0.34 0.50Khánh Hoà 0.79 0.77 0.59 0.72 0.82 0.81 0.75Kon Tum 0.43 0.33 0.21 0.34 0.52 0.28 0.35Lâm Đồng 0.67 0.49 0.52 0.39 0.58 0.76 0.57Lạng Sơn 0.49 0.47 0.24 0.48 0.57 0.29 0.42Long An 0.71 0.45 0.47 0.62 0.71 0.32 0.55Phú Thọ 0.39 0.31 0.42 0.71 0.39 0.31 0.42Quảng Nam 0.69 0.77 0.43 0.68 0.78 0.77 0.69Sơn La 0.41 0.42 0.21 0.36 0.34 0.2 0.32TP HCM 0.67 0.45 0.69 0.71 0.84 0.74 0.68Tây Ninh 0.38 0.32 0.39 0.37 0.46 0.31 0.37Thừa Thiên Huế 0.74 0.72 0.73 0.68 0.75 0.79 0.74Trà Vinh 0.39 0.23 0.24 0.32 0.29 0.27 0.29Tuyên Quang 0.29 0.53 0.25 0.21 0.22 0.19 0.28Trung bình 0.50 0.47 0.35 0.50 0.51 0.43 0.46

Bảng 16. Điều chỉnh về quyền giám sát3.2. Điều chỉnh về quyền giám sát 3.2.1 3.2.2 3.2.3 Tổng hợp 3.2

An Giang 0.14 0.18 0.16 0.16Bắc Giang 0.15 0.1 0.11 0.12Bắc Kạn 0.12 0.03 0.07 0.07Cao Bằng 0.19 0.07 0.09 0.12Đà Nẵng 0.84 0.79 0.73 0.79Đăk Lăk 0.32 0.28 0.09 0.23Hà Nội 0.41 0.46 0.22 0.36Hải Dương 0.43 0.39 0.22 0.35Khánh Hoà 0.51 0.49 0.43 0.48Kon Tum 0.21 0.29 0.08 0.19Lâm Đồng 0.37 0.45 0.29 0.37Lạng Sơn 0.46 0.38 0.29 0.38Long An 0.41 0.42 0.22 0.35Phú Thọ 0.21 0.21 0.16 0.19Quảng Nam 0.33 0.41 0.39 0.38

Page 198: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Sơn La 0.14 0.15 0.08 0.12TP HCM 0.55 0.51 0.48 0.51Tây Ninh 0.14 0.29 0.18 0.20Thừa Thiên Huế 0.63 0.51 0.59 0.58Trà Vinh 0.11 0.07 0.09 0.09Tuyên Quang 0.07 0.07 0.07 0.07Trung bình 0.32 0.31 0.24 0.29

Bảng 17. Điều chỉnh về quyền giám sát3.3. Điều chỉnh về quyền tham gia hoạt động cùngnhà nước

3.3.1 3.3.2 3.3.3 Tổng hợp3.3

An Giang 0.32 0.31 0.34 0.32Bắc Giang 0.21 0.39 0.29 0.30Bắc Kạn 0.27 0.22 0.24 0.24Cao Bằng 0.19 0.28 0.14 0.20Đà Nẵng 0.79 0.81 0.71 0.77Đăk Lăk 0.62 0.62 0.51 0.58Hà Nội 0.72 0.71 0.58 0.67Hải Dương 0.63 0.65 0.48 0.59Khánh Hoà 0.77 0.72 0.85 0.78Kon Tum 0.22 0.24 0.51 0.32Lâm Đồng 0.55 0.48 0.57 0.53Lạng Sơn 0.37 0.51 0.41 0.43Long An 0.69 0.71 0.61 0.67Phú Thọ 0.21 0.29 0.17 0.22Quảng Nam 0.71 0.72 0.83 0.75Sơn La 0.37 0.29 0.18 0.28TP HCM 0.79 0.68 0.66 0.71Tây Ninh 0.51 0.33 0.43 0.42Thừa Thiên Huế 0.78 0.81 0.84 0.81Trà Vinh 0.31 0.26 0.21 0.26Tuyên Quang 0.23 0.31 0.22 0.25Trung bình 0.49 0.49 0.47 0.48

Bảng 18. Điều chỉnh về quyền lập hội3.4. Điều chỉnh về quyền lập hội 3.4.1 3.4.2 3.4.3 Tổng hợp 3.4

An Giang 0.28 0.24 0.29 0.27Bắc Giang 0.31 0.35 0.16 0.27

Page 199: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Bắc Kạn 0.08 0.07 0.11 0.09Cao Bằng 0.05 0.08 0.12 0.08Đà Nẵng 0.49 0.39 0.61 0.50Đăk Lăk 0.32 0.39 0.34 0.35Hà Nội 0.58 0.68 0.69 0.65Hải Dương 0.37 0.48 0.38 0.41Khánh Hoà 0.48 0.55 0.33 0.45Kon Tum 0.25 0.36 0.26 0.29Lâm Đồng 0.51 0.31 0.22 0.35Lạng Sơn 0.19 0.34 0.23 0.25Long An 0.41 0.4 0.27 0.36Phú Thọ 0.09 0.14 0.19 0.14Quảng Nam 0.25 0.22 0.31 0.26Sơn La 0.03 0.05 0.09 0.06TP HCM 0.33 0.36 0.26 0.32Tây Ninh 0.11 0.17 0.07 0.12Thừa Thiên Huế 0.45 0.49 0.36 0.43Trà Vinh 0.13 0.19 0.12 0.15Tuyên Quang 0.08 0.09 0.05 0.07Trung bình 0.28 0.30 0.26 0.28

Bảng 19. Điều chỉnh về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí3.5. Điều chỉnh vềquyền tự do ngônluận và tự do báo chí

3.5.1 3.5.2 3.5.3 3.5.4 3.5.5 3.5.6 Tổnghợp3.5

An Giang 0.22 0.21 0.34 0.37 0.18 0.14 0.24Bắc Giang 0.11 0.19 0.09 0.25 0.16 0.16 0.16Bắc Kạn 0.21 0.15 0.19 0.23 0.19 0.07 0.17Cao Bằng 0.08 0.12 0.13 0.25 0.19 0.03 0.13Đà Nẵng 0.74 0.77 0.87 0.81 0.86 0.71 0.79Đăk Lăk 0.32 0.37 0.41 0.43 0.39 0.28 0.37Hà Nội 0.79 0.82 0.85 0.78 0.88 0.74 0.81Hải Dương 0.48 0.55 0.71 0.72 0.71 0.55 0.62Khánh Hoà 0.56 0.82 0.76 0.69 0.71 0.61 0.69Kon Tum 0.13 0.11 0.19 0.21 0.14 0.21 0.17Lâm Đồng 0.44 0.47 0.58 0.34 0.38 0.32 0.42Lạng Sơn 0.41 0.49 0.38 0.41 0.35 0.26 0.38Long An 0.34 0.53 0.51 0.42 0.58 0.33 0.45

Page 200: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Phú Thọ 0.21 0.33 0.26 0.21 0.31 0.27 0.27Quảng Nam 0.76 0.71 0.72 0.69 0.78 0.67 0.72Sơn La 0.18 0.17 0.14 0.08 0.09 0.06 0.12TP HCM 0.87 0.78 0.85 0.76 0.86 0.78 0.82Tây Ninh 0.19 0.28 0.28 0.34 0.29 0.31 0.28Thừa Thiên Huế 0.84 0.69 0.76 0.77 0.83 0.77 0.78Trà Vinh 0.19 0.11 0.05 0.15 0.11 0.06 0.11Tuyên Quang 0.18 0.13 0.27 0.21 0.07 0.05 0.15Trung bình 0.39 0.42 0.44 0.43 0.43 0.35 0.41

Bảng 20. Điều chỉnh vê quyền khiếu nại và tố cáo3.6. Điều chỉnh vê quyền khiếunại và tố cáo

3.6.1 3.6.2 3.6.3 Tổng hợp 3.6

An Giang 0.17 0.26 0.26 0.23Bắc Giang 0.28 0.34 0.13 0.25Bắc Kạn 0.09 0.13 0.19 0.14Cao Bằng 0.13 0.12 0.11 0.12Đà Nẵng 0.81 0.79 0.78 0.79Đăk Lăk 0.41 0.43 0.56 0.47Hà Nội 0.77 0.68 0.74 0.73Hải Dương 0.83 0.69 0.71 0.74Khánh Hoà 0.68 0.76 0.55 0.66Kon Tum 0.06 0.21 0.19 0.15Lâm Đồng 0.48 0.51 0.31 0.43Lạng Sơn 0.42 0.73 0.74 0.63Long An 0.54 0.41 0.29 0.41Phú Thọ 0.37 0.26 0.3 0.31Quảng Nam 0.77 0.71 0.68 0.72Sơn La 0.15 0.12 0.06 0.11TP HCM 0.78 0.81 0.79 0.79Tây Ninh 0.36 0.31 0.27 0.31Thừa Thiên Huế 0.83 0.85 0.78 0.82Trà Vinh 0.12 0.07 0.19 0.13Tuyên Quang 0.08 0.17 0.18 0.14Trung bình 0.43 0.45 0.42 0.43

Page 201: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Bảng 21. Điều chỉnh về quyền biểu tình3.7. Điều chỉnh về quyền biểu tình 3.7.1 3.7.2 3.7.3 Tong hop 3.7

An Giang 0.15 0.31 0.28 0.25Bắc Giang 0.42 0.29 0.45 0.39Bắc Kạn 0.27 0.22 0.28 0.26Cao Bằng 0.09 0.17 0.23 0.16Đà Nẵng 0.29 0.27 0.42 0.33Đăk Lăk 0.25 0.44 0.45 0.38Hà Nội 0.26 0.46 0.29 0.34Hải Dương 0.21 0.32 0.22 0.25Khánh Hoà 0.38 0.42 0.49 0.43Kon Tum 0.33 0.33 0.13 0.26Lâm Đồng 0.33 0.41 0.22 0.32Lạng Sơn 0.31 0.38 0.37 0.35Long An 0.42 0.37 0.23 0.34Phú Thọ 0.16 0.29 0.08 0.18Quảng Nam 0.36 0.53 0.44 0.44Sơn La 0.05 0.03 0.09 0.06TP HCM 0.43 0.41 0.18 0.34Tây Ninh 0.04 0.07 0.21 0.11Thừa Thiên Huế 0.45 0.47 0.15 0.36Trà Vinh 0.02 0.08 0.06 0.05Tuyên Quang 0.12 0.07 0.21 0.13Trung bình 0.25 0.30 0.26 0.27

Page 202: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

PHỤ LỤC 3

Biểu đồ 1. Biểu đồ tổng hợp tỉnh An Giang

Biểu đồ 2. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Bắc Giang

Biểu đồ 3. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Bắc Kạn

Page 203: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Biểu đồ 4. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Cao Bằng

Biểu đồ 5. Biểu đồ tổng hợp TP. Đà Nẵng

Biểu đồ 6. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Đắc Lắk

Page 204: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Biểu đồ 7. Biểu đồ tổng hợp TP. Hà Nội

Biểu đồ 8. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Hải Dương

Biểu đồ 9. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Khánh Hòa

Page 205: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Biểu đồ 10. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Kon Tum

Biểu đồ 11. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Lâm Đồng

Biểu đồ 12. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Lạng Sơn

Page 206: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Biểu đồ 13. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Long An

Biểu đồ 14. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Phú Thọ

Biểu đồ 15. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Quảng Nam

Page 207: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Biểu đồ 16. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Sơn La

Biểu đồ 17. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Tây Ninh

Biểu đồ 18. Biểu đồ tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

Page 208: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Biểu đồ 19. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Trà Vinh

Biểu đồ 20. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế

Biểu đồ 21. Biểu đồ tổng hợp tỉnh Tuyên Quang

Page 209: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Bảng 4.10. Democracy Index 2012 (Chỉ số dân chủ năm 2012) [189]Chỉ số dân chủ 2012

Tên các quốc gia đượcđánh giá xếp hạng

Xếphạng

Điểmsố

chung

Quátrình

bầu cửvà đa

nguyên

Chứcnăngchínhphủ

Thamgia

chínhtrị

Chínhsáchvănhóa

Tự dodânsự

Nền Dân chủ đầy đủ

Norway(Vương quốc Na uy) 1 9,93 10,00 9,64 10,00 10,00 10,00

Sweden(Vương quốc Thụy Điển) 2 9,73 9,58 9,64 9,44 10,00 10,00

Iceland (Ai Len) 3 9,65 10,00 9,64 8,89 10,00 9,71

Denmark(Vương quốc Đan Mạch) 4 9,52 10,00 9,64 8,89 9,38 9,71

New Zealand (Niudilơn) 5 9,26 10,00 9,29 8,89 8,13 10,00

Australia (Úc) 6 9,22 10,00 8,93 7,78 9,38 10,00

Switzerland(Liên bang Thụy Sĩ) 7 9,09 9,58 9,29 7,78 9,38 9,41

Canada (Canada) 8 9,08 9,58 9,29 7,78 8,75 10,00

Finland(Cộng hoà Phần Lan) 9 9,06 10,00 9,64 7,22 8,75 9,71

Netherlands(Vương quốc Hà Lan) 10 8,99 9,58 8,93 8,89 8,13 9,41

Luxembourg (Đại côngquốc Luychxam-bua) 11 8,88 10,00 9,29 6,67 8,75 9,71

Austria (Cộng hoà Áo) 12 8,62 9,58 8,21 7,78 8,13 9,41

Ireland (Cộng hoà Ireland) 13 8,56 9,58 7,86 7,22 8,13 10,00

Germany (Cộng hoà liênbang Đức) 14 8,34 9,58 8,21 6,67 8,13 9,12

Malta (Cộng hoà Manta) 15 8,28 9,17 8,21 5,56 8,75 9,71

United Kingdom (Liênhiệp vương quốc Anh) 16 8,21 9,58 7,50 6,11 8,75 9,12

Czech Republic(Cộng hoà Séc) 17 8,19 9,58 7,14 6,67 8,13 9,41

Page 210: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Uruguay(Cộng hoà Urugoay) 18 8,17 10,00 8,93 4,44 7,50 10,00

Mauritius(Cộng hoà Môritiutx) 18 8,17 9,17 8,21 5,00 8,75 9,71

South Korea (Hàn Quốc) 20 8,13 9,17 8,21 7,22 7,50 8,53

United States of America(Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) 21 8,11 9,17 7,50 7,22 8,13 8,53

Costa Rica (Cộng hoàCôtxta Rica) 22 8,10 9,58 8,21 6,11 6,88 9,71

Japan (Nhật Bản) 23 8,08 9,17 8,21 6,11 7,50 9,41

Belgium (Vương quốc Bỉ) 24 8,05 9,58 8,21 5,56 7,50 9,41

Spain (Vương quốc TâyBan Nha) 25 8,02 9,58 7,50 6,11 7,50 9,41

Nền Dân chủ đang hoàn thiện

Cape Verde(Cộng hoà Cáp Ve) 26 7,92 9,17 7,86 7,22 6,25 9,12

Portugal(Cộng hoà Bồ Đào Nha) 26 7,92 9,58 6,43 6,67 7,50 9,41

France (Cộng hoà Pháp) 28 7,88 9,58 7,14 6,67 7,50 8,53

Slovenia(Cộng hoà Slôvenia) 28 7,88 9,58 7,50 7,22 6,25 8,82

Botswana(Cộng hoà Bôtxoana) 30 7,85 9,17 7,14 6,67 6,88 9,41

South Africa(Cộng hoà Nam Phi) 31 7,79 8,75 8,21 7,22 6,25 8,53

Italy (Cộng hoà Ý) 32 7,74 9,58 6,43 6,67 7,50 8,53

Greece(Cộng hoà Hy Lạp) 33 7,65 9,58 5,71 6,67 6,88 9,41

Estonia(Cộng hoà Etxtôni) 34 7,61 9,58 7,14 5,00 7,50 8,82

Taiwan (Trung Hoa DânQuốc - Đài Loan) 35 7,57 9,58 7,14 6,11 5,63 9,41

Chile (Cộng hoà Chi Lê) 36 7,54 9,58 8,57 3,89 6,25 9,41

Israel (Nhà nước Do tháiIxraen) 37 7,53 8,75 7,50 8,33 7,50 5,59

Page 211: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

India (Cộng hoà Ấn Độ) 38 7,52 9,58 7,50 6,11 5,00 9,41

Jamaica(Đảo quốc Gia-mai-ca) 39 7,39 9,17 6,79 5,00 6,88 9,12

Slovakia(Cộng hoà Slô-va-ki-a) 40 7,35 9,58 7,50 5,56 5,00 9,12

Cyprus (Cộng hoà Síp) 41 7,29 9,17 6,43 6,11 5,63 9,12

Lithuania(Cộng hoà Litva) 42 7,24 9,58 5,71 5,56 6,25 9,12

Timor-Leste (Cộng hòaDân chủ Đông Timor) 43 7,16 8,67 6,79 5,56 6,88 7,94

Poland(Cộng hòa Ba Lan) 44 7,12 9,58 6,43 6,11 4,38 9,12

Brazil (Cộng hòa Liênbang Braxin) 44 7,12 9,58 7,50 5,00 4,38 9,12

Panama(Cộng hoà Panama) 46 7,08 9,58 6,43 5,56 5,00 8,82

Latvia(Cộng hoà Lát-vi-a) 47 7,05 9,58 5,36 5,56 5,63 9,12

Trinidad and Tobago(Cộng hoà Trinidat vàTôbagô)

48 6,99 9,58 7,14 5,00 5,00 8,24

Hungary (Hunggari) 49 6,96 9,17 6,07 4,44 6,88 8,24

Croatia(Cộng hoà Croat-ti-a) 50 6,93 9,17 6,07 5,56 5,63 8,24

Mexico(Liên bang Mêhicô) 51 6,90 8,33 7,14 6,67 5,00 7,35

Argentina(Cộng hoà Achentina) 52 6,84 8,75 5,71 5,56 6,25 7,94

Indonesia(Cộng hoà Inđônêxia) 53 6,76 6,92 7,50 6,11 5,63 7,65

Bulgaria(Cộng hoà Bungari) 54 6,72 9,17 5,71 6,11 4,38 8,24

Lesotho(Vương quốc Lơxôtô) 55 6,66 8,25 5,71 6,67 5,63 7,06

Suriname(Cộng hoà Su-ri-nam) 56 6,65 9,17 6,43 4,44 5,00 8,24

Page 212: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Colombia(Cộng hoà Côlômbia) 57 6,63 9,17 7,50 3,89 3,75 8,82

Thailand(Vương quốc Thái Lan) 58 6,55 7,83 6,07 5,56 6,25 7,06

Romania (Rumani) 59 6,54 9,58 6,07 4,44 4,38 8,24

Dominican Republic(Cộng hoà Đôminica) 60 6,49 8,75 5,36 4,44 6,25 7,65

El Salvador(Cộng hoà En Xanvađo) 61 6,47 9,17 6,07 3,89 5,00 8,24

Peru (Cộng hoà Pêru) 61 6,47 9,17 5,00 5,56 4,38 8,24

Hong Kong(Hồng Kông) 63 6,42 4,75 6,07 5,00 6,88 9,41

Malaysia (Malaixia) 64 6,41 6,50 7,86 5,56 6,25 5,88

Mongolia (Mông cổ) 65 6,35 8,33 5,71 4,44 5,00 8,24

Serbia(Cộng hoà Sec-bi-a) 66 6,33 9,17 4,64 6,11 4,38 7,35

Moldova(Cộng hoà Moldova) 67 6,32 8,75 5,00 5,56 4,38 7,94

Papua New Guinea (Cộnghoà Pa-pua Tân Ghi-nê) 67 6,32 7,33 6,43 3,33 6,25 8,24

Philippines(Cộng hoà Philipin) 69 6,30 8,33 5,36 5,56 3,13 9,12

Zambia(Cộng hoà Dambia) 70 6,26 7,92 5,36 4,44 6,25 7,35

Paraguay(Cộng hoà Paragoay) 70 6,26 8,33 5,36 5,00 4,38 8,24

Namibia(Cộng hoà Nambia) 72 6,24 5,67 5,00 6,67 5,63 8,24

Macedonia (Cộng hoàMa-kê-đô-ni-a) 73 6,16 7,75 4,64 6,11 4,38 7,94

Senegal(Cộng hoà Xênêgan) 74 6,09 7,92 5,71 4,44 5,63 6,76

Malawi(Cộng hoà Ma-la-uy) 75 6,08 7,00 5,71 5,56 6,25 5,88

Montenegro(Cộng hoà Montenegro) 76 6,05 7,92 5,36 5,56 4,38 7,06

Page 213: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Guyana(Cộng hoà hợp tác Guyan) 76 6,05 7,92 5,36 5,56 4,38 7,06

Ghana (Cộng hoà Gana) 78 6,02 8,33 5,00 5,00 5,00 6,76

Benin(Cộng hoà Bê-nanh) 79 6,00 7,33 6,43 4,44 5,63 6,18

Thể chế hỗn hợp

Ukraine (Ucraina) 80 5,91 7,92 4,64 5,56 4,38 7,06

Guatemala(Cộng hoà Goatêmala) 81 5,88 7,92 6,43 3,33 4,38 7,35

Singapore(Cộng hoà Xinhgapo) 81 5,88 4,33 7,50 3,33 6,88 7,35

Tanzania (Cộng hoà thốngnhất Tanzania) 81 5,88 7,42 4,64 6,11 5,63 5,59

Bangladesh (Cộng hoànhân dân Băng-la- đét) 84 5,86 7,42 5,43 5,00 4,38 7,06

Bolivia(Cộng hoà Bô-li-vi-a) 85 5,84 7,00 5,00 6,11 3,75 7,35

Honduras(Cộng hoà Ôn- đu-rát) 85 5,84 8,75 5,71 3,89 4,38 6,47

Ecuador(Cộng hoà Ê-cua- đo) 87 5,78 7,83 4,64 5,00 4,38 7,06

Turkey(Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ) 88 5,76 7,92 6,79 5,00 5,00 4,12

Sri Lanka (Cộng hoà dânchủ XHCN XriLanca) 89 5,75 6,17 5,36 4,44 6,88 5,88

Tunisia(Cộng hoà Tuy-ni-di) 90 5,67 5,75 5,00 6,67 6,25 4,71

Albania(Cộng hoà Anbani) 90 5,67 7,00 4,00 5,00 5,00 7,35

Nicaragua (Dân chủ cộnghoà Nicaragoa) 92 5,56 6,58 4,36 3,89 5,63 7,35

Georgia(Cộng hoà Georgia) 93 5,53 8,25 3,21 5,00 5,00 6,18

Uganda(Cộng hoà Uganda) 94 5,16 5,67 3,57 4,44 6,25 5,88

Libya (Li-bi) 95 5,15 4,33 5,71 3,89 6,25 5,59

Page 214: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Venezuela(Cộng hoà Vê-nê-duê-la) 95 5,15 5,67 4,29 5,56 4,38 5,88

Mali (Cộng hoà Mali) 97 5,12 7,42 3,57 5,00 3,13 6,47

Bosnia and Hercegovina(Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na)

98 5,11 6,92 2,93 3,33 5,00 7,35

Lebanon(Cộng hoà Li-băng) 99 5,05 5,67 1,79 7,22 5,00 5,59

Cambodia (Cộng hoà nhândân Kampuchia) 100 4,96 5,67 6,07 3,33 5,63 4,12

Liberia(Cộng hoà Libêria) 101 4,95 7,83 0,79 5,56 5,00 5,59

Mozambique(Cộng hoà Môdambic) 102 4,88 4,83 4,29 5,56 5,63 4,12

Palestine (Pa-lex-tin) 103 4,80 5,17 2,86 7,78 4,38 3,82

Kenya(Cộng hoà Kenya) 104 4,71 3,92 4,29 4,44 5,63 5,29

Sierra Leone (Cộng hoàXi-ê-ra Lê-ôn) 104 4,71 7,00 2,21 2,78 6,25 5,29

Kyrgyz Republic (Cộnghoà Cư-rơ-gư-xtan) 106 4,69 6,58 2,21 5,00 4,38 5,29

Bhutan (Butan) 107 4,65 6,67 5,36 3,33 4,38 3,53

Pakistan (Cộng hoà Hồigiáo Pakistan) 108 4,57 5,58 5,36 2,22 4,38 5,29

Egypt(Cộng hoà Ả rập Ai Cập) 109 4,56 3,42 4,64 5,00 5,63 4,12

Mauritania (Cộng hoà Hồigiáo Mauritania) 110 4,17 3,42 4,29 5,00 3,13 5,00

Nepal (Cộng hoà dân chủliên bang Nêpan) 111 4,16 2,67 4,29 3,89 4,38 5,59

Niger (Cộng hoà Niger) 111 4,16 7,50 1,14 2,78 4,38 5,00

Iraq (Cộng hoà I-rắc) 113 4,10 4,33 0,79 7,22 3,75 4,41

Armenia(Cộng hoà Ác-mê-ni-a) 114 4,09 4,33 3,21 3,89 3,13 5,88

Morocco(Vương quốc Ma rốc) 115 4,07 3,50 4,64 2,78 5,00 4,41

Page 215: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Haiti (Cộng hoà Haiti) 116 3,96 5,17 2,21 2,22 3,75 6,47

Thể chế chuyên chế

Madagascar(Cộng hoà Madagatxca) 117 3,93 2,17 2,14 5,00 5,63 4,71

Algeria (Cộng hoà dânchủ nhân dân An-giê-ri) 118 3,83 3,00 2,21 3,89 5,63 4,41

Kuwait (Nhà nước Cô-oét) 119 3,78 3,17 3,93 3,89 4,38 3,53

Nigeria (Cộng hoà liênbang Nigeria) 120 3,77 5,67 3,21 3,33 3,13 3,53

Jordan (Gioóc-đa-ni) 121 3,76 3,17 3,93 4,44 3,75 3,53

Russia (Liên bang Nga) 122 3,74 3,92 2,86 5,00 2,50 4,41

Ethiopia (Cộng hoà dânchủ liên bang Ê-ti-ô-pi-a) 123 3,72 0,00 3,57 5,00 5,63 4,41

Fiji (Cộng hoà quần đảoPhi-ri) 124 3,67 0,42 2,86 3,89 5,00 6,18

Burundi(Cộng hòa Bu-run-đi) 125 3,60 3,00 2,57 3,89 5,00 3,53

Gabon(Cộng hòa Ga-bông) 126 3,56 2,58 2,21 3,89 5,00 4,12

Burkina Faso(Buốc-ki-na Pha-xô) 127 3,52 4,00 3,21 2,22 3,75 4,41

Cuba (Cộng hòa Cu-ba) 127 3,52 1,75 4,64 3,89 4,38 2,94

Comoros(Liên bang Comoros) 127 3,52 3,92 2,21 3,89 3,75 3,82

Togo (Cộng hòa Togo) 130 3,45 4,00 0,79 3,33 5,00 4,12

Cameroon(Cộng hòa Camêrun) 131 3,44 0,75 4,29 3,33 5,00 3,82

Rwanda(Cộng hòa Rwanda) 132 3,36 0,83 4,64 2,22 5,00 4,12

Angola(Cộng hòa Angola) 133 3,35 0,92 3,21 5,00 4,38 3,24

Gambia(Cộng hòa Gambia) 134 3,31 2,17 3,93 2,22 5,00 3,24

Oman(Vương quốc Oman) 135 3,26 0,00 3,93 3,89 4,38 4,12

Page 216: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Côte d’Ivoire (Cộng hòaCôte d’Ivoire) Bờ biểnNgà

136 3,25 0,00 1,79 5,00 5,63 3,82

Swaziland (Vương quốcSwaziland) 137 3,20 0,92 2,86 2,78 5,63 3,82

Qatar (Ca-ta) 138 3,18 0,00 3,93 2,22 5,63 4,12

Azerbaijan (Cộng hòa A-déc-bai-gian) 139 3,15 2,17 1,79 3,33 3,75 4,71

Yemen(Cộng hòa Yemen) 140 3,12 3,00 1,43 5,00 5,00 1,18

Belarus(Cộng hòa Bê-la-rút) 141 3,04 1,75 2,86 3,89 4,38 2,35

China (Cộng hòa Nhândân Trung Hoa) 142 3,00 0,00 4,64 3,89 5,00 1,47

Kazakhstan(Cộng hòa Ca-dắc-xtan) 143 2,95 0,50 2,14 3,33 4,38 4,41

Vietnam (Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam) 144 2,89 0,00 3,93 2,78 6,25 1,47

Congo-Brazzaville(Cộng hoà Côngô ) 144 2,89 1,25 2,86 3,33 3,75 3,24

Guinea(Cộng hòa Ghi-nê) 146 2,79 3,50 0,43 3,33 3,75 2,94

Djibouti(Cộng hòa Gi-bu-ti) 147 2,74 0,83 1,79 2,22 5,63 3,24

Zimbabwe(Cộng hòa Zimbabwe) 148 2,67 0,50 1,29 3,33 5,00 3,24

United Arab Emirates(Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất)

149 2,58 0,00 3,57 1,11 5,00 3,24

Bahrain(Vương quốc Bahrain) 150 2,53 1,25 2,50 2,78 4,38 1,76

Tajikistan (Cộng hòa Ta-gi-ki-xtan) 151 2,51 1,83 0,79 2,22 6,25 1,47

Afghanistan (Cộng hòaHồi giáo Áp-ga-ni-xtan) 152 2,48 2,50 0,79 2,78 2,50 3,82

Eritrea(Nhà nước Ê-ri-tơ-rê-a) 153 2,40 0,00 2,86 1,11 6,88 1,18

Page 217: LỜI CAM ĐOAN - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2015/4/4/tran_thi_thu_huyen_la.pdf · LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

Sudan (Cộng hòa Sudan) 154 2,38 0,00 1,79 3,33 5,00 1,76

Myanmar (Cộng hòa Liênbang Miến Điện) 155 2,35 1,50 1,79 1,67 5,63 1,18

Laos (Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào) 156 2,32 0,00 3,21 2,22 5,00 1,18

Central African Republic(Cộng hòa Trung Phi) 157 1,99 1,75 1,07 1,67 2,50 2,94

Iran(Cộng hòa Hồi giáo Iran) 158 1,98 0,00 2,86 2,78 2,50 1,76

Democratic Republic ofCongo (Cộng hoà dân chủCôngô )

159 1,92 1,75 0,71 2,22 3,13 1,76

Equatorial Guinea (Cộnghòa Guinea Xích Đạo) 160 1,83 0,00 0,79 2,22 4,38 1,76

Uzbekistan(Cộng hoà Uzbekistan) 161 1,72 0,08 0,79 2,78 4,38 0,59

Turkmenistan (Cộng hoàTuốc-mê-ni-xtan) 161 1,72 0,00 0,79 2,22 5,00 0,59

Saudi Arabia (Vươngquốc Ả-rập Xê-út) 163 1,71 0,00 2,86 1,11 3,13 1,47

Syria(Cộng hoà A-rập Xi-ri) 164 1,63 0,00 0,36 2,78 5,00 0,00

Chad (Cộng hòa Tchad) 165 1,62 0,00 0,00 1,11 3,75 3,24

Guinea-Bissau (Cộng hòaGhi-nê Bít-xao) 166 1,43 0,42 0,00 2,22 1,88 2,65

North Korea (Cộng hòaDân chủ Nhân dân TriềuTiên)

167 1,08 0,00 2,50 1,67 1,25 0,00