Vì sao nên chọn ptc là đối tác đào tạo

3
Vì sao chn PTC Chúng tôi xin bắt đầu bằng câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đang vướng mắc: Tại sao đào tạo không hiệu quả? Lý do có lẽ bởi quá trình đào tạo nhân viên hiện nay ở các doanh nghiệp là một quá trình diễn ra hết sức tự nhiên: - Thấy yếu thì có nhu cầu đào tạo - Muốn đi học thì tìm chỗ nào có dạy cái mình muốn học thì tham gia hoặc mời về giảng dạy - Khi học: nếu thày giảng hấp dẫn và có nhiều kiến thức mới lạ thì hào hứng và say mê; ngược lại thì bỏ bê, buồn chán. - Học xong: ??? Sự thất bại của quá trình đào tạo là ở chỗ: Nhu cầu học được nhận thức một cách chủ quan và cảm tính từ ý muốn của người học hoặc của người quản lý, chứ chưa xuất phát từ việc phân tích nhu cầu công việc một cách đầy đủ và có hệ thống. Thấy doanh số thấp thì bắt nhân viên đi học kỹ năng bán hàng, mà không biết rằng doanh số thấp có thể còn do khách hàng không hài lòng ở sự mất vệ sinh của cửa hàng; hoặc việc nhân viên đối xử không tốt với khách hàng có thể còn do người quản lý cửa hàng chưa rành cách quản lý nên tạo ra những áp lực không đáng có cho nhân viên của mình... Sự thất bại thứ hai là ở định hướng đào tạo: người học chỉ nhắm đến việc thu lượm được những kiến thức mới mà không có định hướng cụ thể, rõ ràng là sẽ phải áp dụng kiến thức đó vào giải quyết công việc và vấn đề nào đó của mình. Người bỏ tiền cho nhân viên đi học thì cũng chỉ hy vọng chung chung rằng với những kiến thức thu lượm được, nhân viên của mình sẽ cải thiện được kết quả và hiệu quả công việc, mà không đặt ra được mục tiêu cụ thể sau khóa học, việc thực hiện công việc của nhân viên phải được thể hiện như thế nào. Mặt khác, do phân tích nhu cầu đào tạo không đầy đủ và hệ thống, người ta không thấy hết những nguyên nhân có liên quan đến vấn đề để giải quyết cho đồng bộ (ví dụ, bên cạnh đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên cửa hàng thì phải chấn chỉnh việc quản lý bằng cách đưa ra hệ thống xếp ca làm việc cho công bằng, chỉ tiêu công việc rõ ràng cho từng nhân viên, qua đó làm giảm áp lực cho người quản lý, đánh giá được kết quả của nhân viên để đãi ngộ, thưởng phạt...), do vậy, kết quả đạt được từ đào tạo không những không phát huy được mà còn bị mai một. Sự thất bại thứ ba là ở phương pháp đào tạo: cả người học và người dạy quá chú trọng kiến thức một cách đơn thuần, không quan tâm đúng mức đến việc áp dụng để có kết quả thực tế. Người ta cũng thích những ông thày có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhưng chỉ là để nói cho hay, đưa ra nhiều ví dụ cho dễ tiếp thu, đỡ căng thẳng và buồn ngủ, chứ để học hỏi và áp dụng thì cũng chẳng được bao nhiêu. Nói cho công bằng, nhiều học viên, nhà quản lý và giảng viên cũng mong muốn những kiến thức từ các lớp đào tạo sẽ đi được vào thực tiễn, nhưng kết quả phần nhiều là không như mong đợi. Nhiều lớp đào tạo vẫn là thuyết giảng, thày giảng, trò nghe; một số trường hợp có đưa thêm vào việc thảo luận tình huống, làm bài tập, nhưng cũng chỉ nhằm làm cho giờ học đỡ căng thẳng, buồn chán. Mục đích chính vẫn là nhồi kiến thức chứ chưa mang lại kỹ năng, chưa kích hoạt cho hành động. Tổ chức Đào tạo PTC đã làm gì để khắc phục và hạn chế tình trạng trên: 1. Phân tích nhu cầu đào tạo Phân tích nhu cầu đào tạo phải đánh giá được thực trạng năng lực và kết quả công việc của nhân viên so với những mục tiêu cụ thể được đặt ra cho họ. Từ đó, phải phân tích một cách hệ thống để tìm ra những nhân tố tác động tới kết quả công việc của nhân viên, xác định mối liên hệ giữa các nhân tố đó với nhau và mối liên hệ giữa từng nhân tố với kết quả công việc. Kết quả của việc phân tích nhu cầu đào tạo là phải chỉ ra được người nhân viên cần phải được đào tạo những gì, mục tiêu nào việc đào tạo phải đạt tới, và những công việc khác phải làm là gì để phát huy một cách tốt nhất những kết quả mà đào tạo đã mang lại. 2. Thiết kế đào tạo Thiết kế đào tạo là một thuật ngữ xa lạ ở Việt Nam. Đơn giản là vì trước đây, người ta coi đào tạo chỉ là một hành động nhằm trang bị và cập nhật kiến thức. Mục tiêu đào tạo đặt ra thường là rất chung chung: hiểu biết cái này cái nọ. Nhưng đào tạo chẳng có thi đầu vào, đầu ra. Ai học cũng được cấp chứng chỉ. Khi về làm không được việc thì đổ thừa tại thày dạy lý thuyết, thày thì nói rằng nhân viên không biết áp dụng hoặc tại doanh nghiệp không biết xài. Khóa học Tin tức Chia Sẻ Của Chuyên Gia Đào tạo theo yêu cầu Tin Đào Tạo Inhouse Hội Đồng Giảng Viên Đào tạo bán lẻ Gương lãnh đạo Internet Marketing Kinh tế Việt Nam Kỹ năng giao việc và ủy quyền Lập kế hoạch công việc Marketing và thương hiệu Quản lý Văn hoá Giáo dục Hành chính - Văn phòng Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng sáng tạo Kỹ năng thuyết trình Quản lý công việc Quản lý nhân viên Quản lý thời gian Quản lý tài chính Quản trị nhân sự Đánh giá nhân viên Popular Comments Archive HỖ TRỢ TƯ VẤN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO PTC KIẾN THỨC QUẢN LÝ KIẾN THỨC NHÂN SỰ Search... Trang chủ Giới thiệu Chương trình Đào tạo Vì sao chọn PTC Liên hệ

Transcript of Vì sao nên chọn ptc là đối tác đào tạo

Page 1: Vì sao nên chọn ptc là đối tác đào tạo

6/6/2015 Vì sao chọn PTC - Đào tạo PTC | Đào tạo theo yêu cầu

http://www.ptc.org.vn/p/vi-sao-chon-ptc.html 1/3

Vì sao chọn PTC

Chúng tôi xin bắt đầu bằng câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đang vướng mắc: Tại sao

đào tạo không hiệu quả?

Lý do có lẽ bởi quá trình đào tạo nhân viên hiện nay ở các doanh nghiệp là một quá trình diễn ra

hết sức tự nhiên:

- Thấy yếu thì có nhu cầu đào tạo

- Muốn đi học thì tìm chỗ nào có dạy cái mình muốn học thì tham gia hoặc mời về giảng dạy

- Khi học: nếu thày giảng hấp dẫn và có nhiều kiến thức mới lạ thì hào hứng và say mê; ngược lại thì

bỏ bê, buồn chán.

- Học xong: ???

Sự thất bại của quá trình đào tạo là ở chỗ:

Nhu cầu học được nhận thức một cách chủ quan và cảm tính từ ý muốn của người học hoặc của người

quản lý, chứ chưa xuất phát từ việc phân tích nhu cầu công việc một cách đầy đủ và có hệ thống. Thấy

doanh số thấp thì bắt nhân viên đi học kỹ năng bán hàng, mà không biết rằng doanh số thấp có thể

còn do khách hàng không hài lòng ở sự mất vệ sinh của cửa hàng; hoặc việc nhân viên đối xử không

tốt với khách hàng có thể còn do người quản lý cửa hàng chưa rành cách quản lý nên tạo ra những áp

lực không đáng có cho nhân viên của mình...

Sự thất bại thứ hai là ở định hướng đào tạo: người học chỉ nhắm đến việc thu lượm được những kiến

thức mới mà không có định hướng cụ thể, rõ ràng là sẽ phải áp dụng kiến thức đó vào giải quyết công

việc và vấn đề nào đó của mình. Người bỏ tiền cho nhân viên đi học thì cũng chỉ hy vọng chung chung

rằng với những kiến thức thu lượm được, nhân viên của mình sẽ cải thiện được kết quả và hiệu quả

công việc, mà không đặt ra được mục tiêu cụ thể sau khóa học, việc thực hiện công việc của nhân viên

phải được thể hiện như thế nào. Mặt khác, do phân tích nhu cầu đào tạo không đầy đủ và hệ thống,

người ta không thấy hết những nguyên nhân có liên quan đến vấn đề để giải quyết cho đồng bộ (ví

dụ, bên cạnh đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên cửa hàng thì phải chấn chỉnh việc quản lý bằng

cách đưa ra hệ thống xếp ca làm việc cho công bằng, chỉ tiêu công việc rõ ràng cho từng nhân viên,

qua đó làm giảm áp lực cho người quản lý, đánh giá được kết quả của nhân viên để đãi ngộ, thưởng

phạt...), do vậy, kết quả đạt được từ đào tạo không những không phát huy được mà còn bị mai một.

Sự thất bại thứ ba là ở phương pháp đào tạo: cả người học và người dạy quá chú trọng kiến

thức một cách đơn thuần, không quan tâm đúng mức đến việc áp dụng để có kết quả thực tế.

Người ta cũng thích những ông thày có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhưng chỉ là để nói cho hay,

đưa ra nhiều ví dụ cho dễ tiếp thu, đỡ căng thẳng và buồn ngủ, chứ để học hỏi và áp dụng thì

cũng chẳng được bao nhiêu. Nói cho công bằng, nhiều học viên, nhà quản lý và giảng viên cũng

mong muốn những kiến thức từ các lớp đào tạo sẽ đi được vào thực tiễn, nhưng kết quả phần

nhiều là không như mong đợi. Nhiều lớp đào tạo vẫn là thuyết giảng, thày giảng, trò nghe; một

số trường hợp có đưa thêm vào việc thảo luận tình huống, làm bài tập, nhưng cũng chỉ nhằm làm

cho giờ học đỡ căng thẳng, buồn chán. Mục đích chính vẫn là nhồi kiến thức chứ chưa mang lại

kỹ năng, chưa kích hoạt cho hành động.

Tổ chức Đào tạo PTC đã làm gì để khắc phục và hạn chế tình trạng trên:

1. Phân tích nhu cầu đào tạo

Phân tích nhu cầu đào tạo phải đánh giá được thực trạng năng lực và kết quả công việc của

nhân viên so với những mục tiêu cụ thể được đặt ra cho họ. Từ đó, phải phân tích một cách hệ

thống để tìm ra những nhân tố tác động tới kết quả công việc của nhân viên, xác định mối liên

hệ giữa các nhân tố đó với nhau và mối liên hệ giữa từng nhân tố với kết quả công việc. Kết quả

của việc phân tích nhu cầu đào tạo là phải chỉ ra được người nhân viên cần phải được đào tạo

những gì, mục tiêu nào việc đào tạo phải đạt tới, và những công việc khác phải làm là gì để phát

huy một cách tốt nhất những kết quả mà đào tạo đã mang lại.

2. Thiết kế đào tạo

Thiết kế đào tạo là một thuật ngữ xa lạ ở Việt Nam. Đơn giản là vì trước đây, người ta coi đào

tạo chỉ là một hành động nhằm trang bị và cập nhật kiến thức. Mục tiêu đào tạo đặt ra thường

là rất chung chung: hiểu biết cái này cái nọ. Nhưng đào tạo chẳng có thi đầu vào, đầu ra. Ai

học cũng được cấp chứng chỉ. Khi về làm không được việc thì đổ thừa tại thày dạy lý thuyết,

thày thì nói rằng nhân viên không biết áp dụng hoặc tại doanh nghiệp không biết xài.

Khóa học Tin tức Chia Sẻ Của Chuyên Gia

Đào tạo theo yêu cầu

Tin Đào Tạo Inhouse Hội Đồng Giảng Viên

Đào tạo bán lẻ

Gương lãnh đạo Internet Marketing

Kinh tế Việt Nam

Kỹ năng giao việc và ủy quyền

Lập kế hoạch công việc

Marketing và thương hiệu Quản lý

Văn hoá Giáo dục

Hành chính - Văn phòng Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng sáng tạo Kỹ năng thuyết trình

Quản lý công việc Quản lý nhân viên

Quản lý thời gian Quản lý tài chính

Quản trị nhân sự Đánh giá nhân viên

Popular Comments Archive

HỖ TRỢ TƯ VẤN

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO PTC

KIẾN THỨC QUẢN LÝ

KIẾN THỨC NHÂN SỰ

Search...

Trang chủ Giới thiệu Chương trình Đào tạo Vì sao chọn PTC Liên hệ

Page 2: Vì sao nên chọn ptc là đối tác đào tạo

6/6/2015 Vì sao chọn PTC - Đào tạo PTC | Đào tạo theo yêu cầu

http://www.ptc.org.vn/p/vi-sao-chon-ptc.html 2/3

Để tránh tình trạng mập mờ, kém hiệu quả thì mục tiêu đào tạo phải hết sức cụ thể và rõ ràng,

ngay từ khi phân tích nhu cầu. Thiết kế đào tạo là lập kế hoạch, lập trình sẵn cho quá trình đào

tạo, sao cho khi thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch đó thì kết quả đạt được phải thỏa mãn

mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu đó có thể là năng lực, là kỹ năng... được thể hiện ra bằng công

việc cụ thể.

Thiết kế đào tạo không phải chỉ đưa ra dàn ý cho các nội dung, các tài liệu tham khảo để nhằm

cung cấp tri thức đơn thuần. Tất cả các mục tiêu đào tạo đều được diễn giải ra thành các kết

quả về tri thức, kỹ năng, hoặc công việc cụ thể. Để đạt tới kết quả đó, một lộ trình sẽ được

đặt ra cho toàn khoá học và cho từng phần học: nghe những gì, xem/đọc những gì, trả lời

những câu hỏi nào, thảo luận gì, thực hành gì... kể cả cách thức nghe, xem, trả lời câu hỏi và

thực hành cũng phải được hoạch định. Học viên và giảng viên, người hướng dẫn... phải thực

hiện theo vai đã hoạch định cho mình trong lộ trình đó, cũng y như thực hiện bất cứ một công

việc kinh doanh thường nhật nào. Với một thiết kế khoa học và chặt chẽ, các công cụ đầy đủ,

thực thi đúng, kết quả đào tạo đương nhiên là được đảm bảo; cho dù không phải học viên nào

cũng xuất sắc, nhưng sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, kỹ năng và kết quả công việc (dù ít

hay nhiều) là điều được ghi nhận trong thực tế.

3. Thực hiện đào tạo

Chuyện học và giảng ở đây cũng không đơn giản là chuyện nói và nghe cho hết nội dung, mà điều

trọng yếu là phải đạt được các kết quả, các mục tiêu đã đặt ra cho khoá đào tạo và cho từng phần học.

Ở đây, nếu chỉ dựa vào tài năng cá nhân, năng khiếu ăn nói hay kinh nghiệm của người thầy thì kết

quả sẽ rất hạn chế.

Trong một khoá đào tạo, điều quan trọng nhất không phải là những gì học viên được nghe, mà là

những gì họ được trải nghiệm và sẽ có khả năng thực hiện. Học viên không chỉ nghe, mà còn

phải thử, phải tập dượt, phải thể hiện và phải tìm cách ứng dụng những gì họ đã học hỏi được.

Hoạt động đào tạo do vậy không phải chỉ là việc giảng bài, mà là một loạt những hoạt động đa

dạng: giảng và nghe, thảo luận, chơi, thử nghiệm... nhằm đạt được những năng lực và công việc

được qui định trong các kết quả và mục tiêu của từng khoá học.

Do vậy, người thực hiện đào tạo, hay còn gọi là giảng viên theo cách hiểu truyền thống, không

chỉ cần có tri thức chuyên môn về nội dung mà mình đảm nhận và năng lực ăn nói, mà còn cần

có khả năng thực hiện các hoạt động đào tạo theo thiết kế đã được lập trình một cách liên hoàn

với nhau, để giúp học viên đạt các kết quả và mục tiêu đã hoạch định.

Người thực hiện đào tạo phải nắm vững các nội dung được đào tạo, hiểu rõ quá trình đào tạo và

nắm vững thiết kế đào tạo

4. Đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá kết quả đào tạo thường được thực hiện một cách hời hợt, bởi quan niệm cho rằng đào

tạo chỉ là chuyển giao tri thức. Mà tri thức thì khó đo. Các mục tiêu đào tạo cũng thường được

hoạch định quá chung, nên việc đo lường cũng khó thực hiện và thường là không có ý nghĩa.

Thực ra, việc đánh giá kết quả đào tạo có những ý nghĩa rất thực tiễn. Đánh giá kết quả đào

tạo cho ra những thông tin để đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo, để khắc phục các sai sót và

cải tiến. Mặt khác, đánh giá dựa trên những mục tiêu cụ thể và gắn với các kết quả, các mục

tiêu đào tạo thì sẽ tạo ra động lực tốt cho việc học hỏi và ứng dụng, cải thiện hiệu quả công

việc.

Nội dung đánh giá có thể bao gồm:

  Việc phân tích nhu cầu đào tạo: có chính xác không, tại sao?

Thiết kế đào tạo có phù hợp không, tại sao?

Thực hiện đào tạo có tốt không, có đúng theo thiết kế không, tại sao?

  Kết quả đào tạo: năng lực, kỹ năng và kết quả công việc có tốt không, tại sao?

Việc đánh giá kết quả đào tạo cũng đồng thời xem xét cả việc thực hiện các cải tiến khác có

liên quan đã được chỉ ra trong quá trình phân tích nhu cầu đào tạo, để đánh giá chính xác hơn

quá trình đào tạo.

Những lợi ích mà PTC luôn hướng tới

Tối ưu hiệu quả:

Chương trình đào tạo theo yêu cầu được nghiên cứu và thiết kế theo đúng mục tiêu, yêu cầu từ

Ban Lãnh đạo và phù hợp với hiện trạng tại doanh nghiệp nên luôn luôn mang lại hiệu quả đào

tạo rất cao.

Tiết kiệm chi phí:

Page 3: Vì sao nên chọn ptc là đối tác đào tạo

6/6/2015 Vì sao chọn PTC - Đào tạo PTC | Đào tạo theo yêu cầu

http://www.ptc.org.vn/p/vi-sao-chon-ptc.html 3/3

Hội Đồng Giảng Viên Khóa học Kinh tế Việt Nam

Kiến thức nhân sự Kiến thức quản lý

Lịch khai giảng Tin Đào Tạo Inhouse

Đào tạo bán lẻ Đào tạo theo yêu cầu

TỪ KHÓA ĐƯỢC QUAN TÂM LIÊN HỆ

TỔ CHỨC ĐÀ O TẠO PTC

Địa ch ỉ: Tòa n h à HH2 - Lê V ă n Lươn g - Hà Nội

Hotlin e: 09 04 9 8 9 9 9 6 | Em a il: in [email protected] g .v n

Website: w w w .ptc.or g .v n

Designed by Tổ chức Đào tạo PTC | MKR Site

Tùy theo số lượng học viên mà mức phí sẽ thay đổi, đây là điều đặc biệt khác so với các đơn vị

khác. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp ở xa thủ đô, việc tổ chức các khóa theo yêu cầu

luôn có nhiều lợi thế, đặc biệt là không phải tốn quá nhiều chi phí khi di chuyển, ăn ở,…

Tổ chức linh hoạt:

Lịch học của các được triển khai theo yêu cầu và đặc thù hoạt động của doanh nghiệp nên việc

tổ chức và triển khai các chương trình đào tạo theo hình thức này thường sẽ không ảnh hưởng

nhiều đến các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: triển khai tập trung

trong thời gian ngắn, triển khai theo từng giai đoạn,…

Đáp ứng kịp thời:

Trong một số trường hợp đặc biệt cấp thiết (doanh nghiệp đang cần trang bị ngay những năng

lực cần thiết cho một nhóm đối tượng nào đó nhằm giải quyết một vấn đề cấp bách phát sinh tại

doanh nghiệp,…) thì chương trình sẽ được thiết kế và triển khai một cách nhanh chóng, kịp thời

theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

Bảo mật thông tin:

Để chương trình đào tạo theo yêu cầu sát với thực tế của doanh nghiệp, thông thường trong

quá trình triển khai rất cần thiết doanh nghiệp có nhu cầu phải chia sẻ thông tin về tình hình tại

doanh nghiệp cũng như các thông tin liên quan. PTC cam kết tất cả các thông tin doanh nghiệp

chia sẻ trong quá trình cộng tác sẽ được bảo mật hoàn toàn nhằm đảm bảo lợi thế kinh doanh

cũng như uy tín của doanh nghiệp có nhu cầu.

Với những điều trên Tổ chức Đào tạo PTC tin tưởng sẽ mang đến cho Doanh nghiệp những

chương trình hữu ích nhất hỗ trợ việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi có nhu cầu xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi:

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO PTC | 0904989996 | [email protected]

Xin cảm ơn!

0 Nhận Xét:

Đăng Nhận Xét

Nhập nhận xét của bạn...

Nhận xét với tên: Tài khoản Google

Xuất bản Xem trước