USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN...

15
1 SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM (VIETCOMBANK) ThS.Nguyễn Thị Châu Long ThS.Trần Thụy Ái Phương Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM TÓM TẮT Các công cụ phái sinh tín dụng giống như một hợp đồng bảo hiểm, trong đó đối tượng được bảo hiểm là các khoản vay trước rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, các công cụ này chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Bài viết nghiên cứu về đặc điểm của các công cụ phái sinh tín dụng cũng như thực trạng việc sử dụng các công cụ này trong việc quản trị rủi ro tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam từ đó đề ra một số đề xuất nhằm phát triển thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam cũng như những chuẩn bị cần có của Vietcombank để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh này trong tương lai. ABSTRACT Credit derivatives are similar to insurance contracts, which are used to mitigate the risk of default on bank loans. However, these instruments are not widely used in Vietnam. This paper examines characteristics of credit derivatives and the current use of the mechanism in risk management at Vietcombank in order to propose solutions to develop credit derivative market in Vietnam, as well as imperative preparations of Vietcombank to promote the use of these instruments in the future. 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NỀN TẢNG LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Theo Thomas P.Fitch: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng”. (Trích Dictionary of Banking systems, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997) Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ phía ngân hàng, khách hàng hay bên thứ ba và gây nhiều tổn thất nghiêm trọng không chỉ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn là một bài toán khó cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc tìm lời giải tối ưu. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Transcript of USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN...

Page 1: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

1

SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN JOINT STOCK

COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM (VIETCOMBANK)

ThS.Nguyễn Thị Châu Long – ThS.Trần Thụy Ái Phương

Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM

TÓM TẮT

Các công cụ phái sinh tín dụng giống như một hợp đồng bảo hiểm, trong đó đối tượng được bảo hiểm là

các khoản vay trước rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, các công cụ này chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Bài viết nghiên cứu về đặc điểm của các công cụ phái sinh tín dụng cũng như thực trạng việc sử dụng các

công cụ này trong việc quản trị rủi ro tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam từ đó đề ra một số đề xuất

nhằm phát triển thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam cũng như những chuẩn bị cần có của

Vietcombank để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh này trong tương lai.

ABSTRACT

Credit derivatives are similar to insurance contracts, which are used to mitigate the risk of default on bank

loans. However, these instruments are not widely used in Vietnam. This paper examines characteristics of

credit derivatives and the current use of the mechanism in risk management at Vietcombank in order to

propose solutions to develop credit derivative market in Vietnam, as well as imperative preparations of

Vietcombank to promote the use of these instruments in the future.

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NỀN TẢNG LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Theo Thomas P.Fitch: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được

nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Là rủi ro chủ yếu trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng”. (Trích Dictionary of Banking systems, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997)

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt

Nam ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động

ngân hàng của tổ chức tín dụng” thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân

hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình

theo cam kết”.

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ phía ngân hàng, khách hàng hay bên thứ ba và

gây nhiều tổn thất nghiêm trọng không chỉ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn gây thiệt hại

cho nền kinh tế. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn là một bài toán khó cho các nhà quản trị ngân hàng

trong việc tìm lời giải tối ưu.

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và

kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường

các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó

tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Page 2: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

2

thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn. (Trích trong Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp ngành; Nâng cao

năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2006).

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM; Quản trị rủi ro tín dụng

phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng

của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia

tăng.

Trước đây, công tác quản trị rủi ro truyền thống tập trung vào quy trình gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định rủi ro tín dụng

Cơ sở cho việc quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả là việc xác định rủi ro hiện có và những rủi

ro tiềm tàng trong bất cứ sản phẩm hay hoạt động nào của ngân hàng. Mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng

có thể chấp nhận được chỉ có thể thiết lập được sau khi xác định được những yếu tố tạo nên rủi ro tín

dụng.

Bước 2: Định lượng rủi ro tín dụng

Là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro tín dụng, giúp ban điều hành ngân hàng xác định được

nguy cơ rủi ro tín dụng cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Hiện nay, trên thực tế có 3 phương pháp

định lượng cơ bản: phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp tính toán – phân tích

Bước 3: Quản trị rủi ro tín dụng

Là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo

dõi được mức rủi ro tín dụng.

Bước 4: Kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được kiểm soát cùng việc thực hiện đầy đủ các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm

soát nội bộ, các quy trình kinh doanh và hoạt động của Ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

1.2. Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng để phòng ngửa rủi ro tín dụng

Ngày nay, ngân hàng được trang bị rất nhiều công cụ để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Những công cụ

này bao gồm: mua bán nợ, các công cụ phái sinh, chứng khoán hóa,… Đây là những công cụ hiệu quả

trong việc điều chỉnh rủi ro trong danh mục tín dụng. Trong khuôn khổ báo cáo nghiên cứu này nhóm tác

giả chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) “Công cụ phái sinh tín dụng là một thỏa thuận cho phép

một bên (người mua sự an toàn) chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụng cho một hoặc nhiều

bên khác (gọi là bên bán sự an toàn). Rủi ro này được tính toán trên cơ sở tham chiếu với một giá trị quy

ước của một tài sản hoặc một nhóm tài sản tham chiếu nào đó mà người chuyển giao rủi ro có thể sở hữu

hoặc không sở hữu tài sản đó”.

Một cách nhìn khác thì các công cụ phái sinh tín dụng giống như một hợp đồng bảo hiểm, trong đó

đối tượng được bảo hiểm là các khoản vay trước rủi ro tín dụng. Bên mua sự an toàn (giống như bên mua

bảo hiểm) phải trả một khoản phí cho bên bán sự an toàn để nhận được lời cam kết sẽ bồi hoàn giá trị tổn

thất nếu sự kiện tín dụng xảy ra.

Công cụ phái sinh tín dụng có thể phân thành các loại như sau:

a. Trái phiếu ràng buộc/ Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note)

Trái biếu ràng buộc là một công cụ phái sinh kết hợp các đặc tính của khoản nợ thông thường và

hợp đồng quyền chọn tín dụng. Trái phiếu này giúp cho tổ chức vay vốn có thể linh hoạt hơn trong quá

trình thanh toán. Trái phiếu ràng buộc tạo cho tổ chức phát hành một đặc quyền trong việc giảm mức

thanh toán nếu xảy ra những sự kiện tín dụng.

Page 3: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

3

b. Hợp đồng trao đổi các khoản rủi ro tín dụng (Credit Default Swap)

Là hợp đồng hoán đổi tín dụng mà trong đó bên mua sự an toàn sẽ phải trả một khoản phí cho bên

bán sự an toàn. Khoản phí này được xem là một khoản thu nhập phí đối với bên bán. Khi rủi ro tín dụng

xảy ra (người đi vay không trả nợ) thì bên bán phải bồi hoàn lại cho bên mua giá trị của khoản vay theo

các điều khoản trong hợp đồng. Ngược lại, rủi ro tín dụng không xảy ra, tức người vay trả trước hết toàn

bộ gốc và lãi đúng hạn thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực và bên mua mất toàn bộ khoản phí, điều nay giống

như bên mua trả một khoản phí để mua bảo hiểm cho khoản vay của mình trước những sự kiện tín dụng

bất lợi. Các giao dịch giữa bên mua và bên bán diễn ra hoàn toàn bí mật, bên tham chiếu không hề biết có

giao dịch này bởi lẽ bên bán và bên mua đều không thông báo cho bên tham chiếu (tức người đi vay biết).

c. Hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng (Credit Defaut Option)

Hợp đồng quyền chọn rủi ro tín dụng cũng là một công cụ bảo đảm cho giá trị của các khoản cho

vay của ngân hàng, trong đó bên mua sự an toàn sẽ trả phí để mua quyền chọn bán các khoản nợ của

mình, bên bán sự an toàn sẽ cam kết thanh toán theo giá thực hiện trong hợp đồng khi sự kiện tín dụng

xảy ra. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, bên mua sẽ thu được những khoản thanh toán

như dự định, hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và bên mua sẽ mất toàn bộ khoản phí trả trên

hợp đồng quyền chọn. Nhưng nếu khách hàng không trả nợ hoặc khoản vay bị sụt giảm giá trị, bên mua

có quyền yêu cầu bên bán thanh toán giá trị tổn thất theo cam kết.

d. Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập (Total Return Swap)

Là hợp đồng phát sinh tín dụng mà bên mua sẽ chuyển giao toàn bộ lãi của khoản vay và bất kỳ sự

tăng giá nào của khoản vay, đổi lại bên bán sẽ thanh toán cho bên mua một mức lãi suất cơ bản (lãi suất

LIBOR) cộng với một tỷ lệ lãi suất cố định và bất cứ khoản giảm giá nào của khoản vay. Theo hợp đồng

này, các bên sẽ thanh toán cho nhau định kỳ bất kể có xảy ra sự kiện tín dụng hay không vì bản chất của

hợp đồng là sự trao đổi rủi ro và giá trị hai dòng tiền mỗi bên. Nếu người vay trả nợ đầy đủ hay tăng hạng

mức tín nhiệm, bên bán sẽ được lợi vì giá trị của khoản vay sẽ tăng lên. Hợp đồng này sẽ chấm dứt nếu

người vay không thể thanh toán được khoản nợ.

Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng là một biện pháp chủ động để tái cấu trúc rủi ro tín dụng trong

danh mục mà không làm thay đổi cơ cấu của bảng cân đối kế toán. Cùng với sự phát triển của công nghệ

ngân hàng trong việc đo lường và đánh giá rủi ro, việc phát triển thị trường chuyển giao các khoản rủi ro

tín dụng giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện chiến lược về quản trị danh mục của mình.

Ngoài ra, công cụ phái sinh tín dụng giúp ngân hàng giải quyết sự đối nghịch trong việc phát triển

các mối quan hệ tín dụng với việc đa dạng hóa danh mục.

Mặc dù công cụ phái sinh tín dụng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng nhưng việc

giảm thiểu rủi ro này không phải là hoàn toàn tuyệt đối mà bản thân các công cụ này cũng hàm chứa

những rủi ro của chính nó. Một dố rủi ro cụ thể như sau:

Đầu tiên là rủi ro đối tác, có thể bên mua rủi ro không thực hiện nghĩa vụ của mình khi sự kiện tín

dụng xảy ra hoặc chỉ thực hiện một phần cam kết của mình

Thứ hai là các vấn đề pháp lý về hợp đồng này nếu không rõ ràng có thể khiến bên mua bị thiệt

thòi.

Ba là rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra, tức chỉ có bên bán rủi ro mà không có bên mua.

Bốn là, người bán rủi ro khi đã ký hợp đồng trao đổi tín dụng, động lực đòi nợ của họ sẽ yếu đi vì

họ tin chắc khoản vay của mình đã được bảo vệ. Điều này nguy hiểm vô cùng cho người mua rủi ro vì họ

không được trực tiếp thẩm định khách hàng cũng như theo dõi và thu nợ.

Page 4: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

4

Cuối cùng là rủi ro từ mức độ tương quan giữa khoản vay và bên mua rủi ro, nếu hai yếu tố này có

độ tương quan cao, tức khả năng vỡ nợ của khoản vay ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nghĩa vụ của

bên mua rủi ro và ngược lại thì việc chuyển giao rủi ro giữa các bên là không hiệu quả.

2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là

Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên

được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách

là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông

qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng

khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối

ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho

khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động

truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân

hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31.12.2014 đạt 574.260 tỷ đồng, tăng 22,45% so

với 31.12.2013, giữ vững thị phần và vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm. Vốn chủ sở hữu năm 2014 đạt

44.180 tỷ đồng tăng 4,23% so với năm trước, trong đó lợi nhuận chưa phân phối đạt 8.076 tỷ đồng tăng

mạnh đạt 28,37% so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 2-1: Một số chỉ số tài chính cơ bản giai đoạn 2009-2014

ĐVT

Năm

2009

BCTN

Năm

2010

BCTN

Năm

2011

BCTN

Năm

2012

BCTN

Năm

2013

BCTN

Năm

2014

CKT

MỘT SỐ CHỈ TIÊU

HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH

Tổng tài sản Tỷ đồng 255.496 307.621 366.722 414.488 468.994 574.260

Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 16.710 20.737 28.639 41.547 42.386 44.180

Tổng dư nợ TD Tỷ đồng 141.621 176.814 209.418 241.163 274.314 323.332

Tổng dư nợ TD/TTS % 55,43 57,50 57,11 58,19 58,49 56,30

Thu nhập ngoài lãi thuần Tỷ đồng 2.788 3.336 2.449 4.140 4.725 5.288

Tổng thu nhập hoạt động

kinh doanh Tỷ đồng 9.287 11.531 14.871 15.081 15.507 17.272

Tổng chi phí hoạt động Tỷ đồng (3.494) (4.578) (5.700) (6.013) (6.244) (6.825)

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh trước chi

phí dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ đồng 5.793 6.953 9.171 9.068 9.263 10.447

Page 5: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

5

Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng Tỷ đồng (789) (1.384) (3.474) (3.303) (3.520) (4.572)

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 5.004 5.569 5.697 5.764 5.743 5.875

Thuế TNDN Tỷ đồng (1.060) (1.266) (1.480) (1.343) (1.365) (1.265)

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 3.945 4.303 4.217 4.421 4.378 4.610

Lợi nhuận thuần sau thuế Tỷ đồng 3.921 4.282 4.197 4.397 4.358 4.591

MỘT SỐ CHỈ TIÊU AN

TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

NIM % 2,81 2,83 3,41 - - -

ROAE % 25,58 22,55 17,08 12,61 10,33 10,61

ROAA % 1,64 1,50 1,25 1,13 0,99 0,88

CHỈ TIÊU AN TOÀN

Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy

động vốn % 83,57 84,88 86,68 79,34 80,62 79,56

Tỷ lệ nợ xấu % 2,47 2,83 2,03 2,40 2,73 2,31

Hệ số an toàn vốn CAR % 8,11 9,00 11,14 14,63 13,13 12,00

CỔ PHIẾU

Cổ phiếu phổ thông Triệu cp 1.210 1.322 1.970 2.317 2.317 2.466

Tỷ lệ chi trả cổ tức %/năm 12,00 12,00 12,00 12,00 12,00 N/A

Giá cổ phiếu (thời điểm cuối

năm) Đồng 28.690 26.820 20.130 26.230 26.800 31.900

Giá trị vốn hóa thị trường Tỷ đồng 34.717 35.466 39.652 60.786 62.107 85.014

EPS Đồng 2.871 2.315 1.789 1.909 1.878 1.862

DPS Đồng/cp 1.200

Cổ tức

bằng cổ

phiếu, tỷ

lệ chi trả

12%

1.200 1.200

Mức chi

trả cổ

tức 12%/

mệnh

giá

N/A

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN năm 2013 và BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

Lợi nhuận trước dự phòng năm 2014 tăng 12,4% so với năm 2013. Tốc độ này giúp ngân hàng trích

lập dự phòng rủi ro tới 4.571 tỷ đồng, tăng 29,9% so với số trích lập của năm 2013 và vẫn đảm bảo lợi

nhuận trước thuế riêng lẻ 5.875 tỷ đồng, cao hơn năm trước và vượt kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao.

Các hệ số an toàn, hiệu quả hoạt động của Vietcombank trong năm 2014 tiếp tục cải thiện, như

ROAE đạt khoảng 10,61%, ROAA đạt khoảng 0,9%, hệ số chi phí quản lý/tổng thu nhập khoảng 39%, hệ

số an toàn vốn CAR đạt khoảng 12%.

Và đặc biệt, đây là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên đạt được tỷ trọng thu ngoài lãi trên

tổng thu trên 30%, đạt 31%.

Page 6: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

6

Năm 2014, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đạt tới 18%, cao hơn mục tiêu 15% đưa ra đầu

năm. Ngoài ra, theo báo cáo sơ bộ, Vietcombank cũng đã sẵn có khoảng 5% tăng trưởng tín dụng cho

năm tới, theo tính toán dư nợ sẽ giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký.

Trong năm 2014, Vietcombank là ngân hàng thương mại liên tục chủ động giảm lãi suất huy động,

cũng như áp mặt bằng thấp nhất trên thị trường. Điều này được giải thích là điều kiện cần thiết để giảm

lãi suất cho vay. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động vốn năm 2014 lại rất cao, đạt khoảng 26% so với năm

2013. Vietcombank luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều

chỉnh huy động vốn kịp thời. Phương án dự phòng thanh khoản của năm đã được xây dựng và luôn sẵn

sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo

hướng tích cực: tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng, điểm đáng chú ý là tỷ trọng

nguồn vốn không kỳ hạn năm 2014 chiếm tới khoảng 24% cơ cấu vốn huy động của Vietcombank.

Trong năm 2014, cơ cấu lãnh đạo cao cấp của Vietcombank tiếp tục có thay đổi: ông Nghiêm Xuân

Thành được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và ông Phạm Quang Dũng được bổ nhiệm làm

Tổng giám đốc.

Cũng trong năm 2014, giá cổ phiếu VCB của Vietcombank đã tăng khá ấn tượng với 37%, chốt

năm với mức 31.900 đồng/cổ phiếu - cao nhất trong khối ngân hàng đã niêm yết.

2.2. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2.2.1 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2.2.1.1 Về dư nợ và tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 2-1: Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng của VCB từ 2009 - 2014

141.621

176.813

209.289

241.034

274.314

323.332

15,17%13,81%

17,87%18,37%

24,85%25,56%

0

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

300.000

350.000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ

VN

Đ

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

Dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

Trong giai đoạn 2009 – 2014, Vietcombank tăng trưởng tín dụng khá ổn định, dư nợ tín dụng tăng

đạt mức cao nhất vào năm 2014 là 323.332 tỷ đồng. Tuy tốc độ tăng trưởng không đều nhưng nhìn chung

tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tương đối ổn định và điều này cũng phù hợp với mục tiêu

phát triển giai đoạn này mà ngân hàng đã đề ra.

2.2.1.2 Về cơ cấu tín dụng

a. Cơ cấu tín dụng theo khách hàng

Page 7: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

7

Bảng 2-1 Bảng phân tích dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng từ 2009 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu dư nợ

31-12-

2009

BCTN

31-12-

2010

BCTN

31-12-

2011

BCTN

31-12-

2012

BCTN

31-12-

2013

BCTN

31-12-

2014

CKT/HN

Cá nhân (Số tuyệt đối) 13.677 18.709 20.873 28.784 37.259 51.744

Cá nhân (Tỷ trọng %) 9,66% 10,58% 9,97% 11,94% 13,58% 16,00%

Doanh nghiệp (Số tuyệt đối) 127.944 158.105 188.545 212.379 237.056 271.588

Doanh nghiệp (Tỷ trọng %) 90,34% 89,42% 90,03% 88,06% 86,42% 84,00%

- Doanh nghiệp Nhà nước 56.229 61.249 55.775 58.558 77.642 89.893

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 21.993 32.852 38.453 48.660 60.459 68.306

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

11.496 9.744 12.893 13.290 13.890 17.883

- Hợp tác xã và công ty tư

nhân

6.191 6.511 4.412 5.357 5.478 6.056

- Khác 32.036 47.749 77.012 86.514 79.586 89.451

Tổng cộng 141.621 176.814 209.418 241.163 274.315 323.332

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

Trong suốt giai đoạn từ năm 2009-2014, Vietcombank mở rộng cơ cấu dư nợ tín dụng cho khách

hàng cá nhân đưa tỷ trọng nhóm vay này trong dư nợ tín dụng tăng từ 9,66% năm 2009 lên 16% năm

2014 (xem thêm biểu đồ 2-2). Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại quốc doanh

thời gian qua.

Biểu đồ 2-2: Phân tích dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng từ 2009 - 2014

9,66% 10,58% 9,97% 11,94% 13,58% 16,00%

90,34% 89,42% 90,03% 88,06% 86,42% 84,00%

0,00%

10,00%

20,00%

30,00%

40,00%

50,00%

60,00%

70,00%

80,00%

90,00%

100,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Cá nhân

Doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

b. Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế

Phát huy vai trò của một Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn, trong điều hành công tác tín dụng

giai đoạn 2009-2014, Vietcombank luôn gương mẫu bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đảm bảo

an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, tháo

Page 8: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

8

gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Vietcombank đã tích cực triển khai nhiều chương trình lãi suất ưu

đãi hỗ trợ doanh nghiệp.

Bảng 2-2: Bảng phân tích dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế từ 2009 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31-12-2009

BCTN

31-12-2010

BCTN

31-12-2011

BCTN

31-12-2012

BCTN

31-12-2013

BCTN

31-12-2014

CKT/HN

Xây dựng 11.144 10.480 12.841 14.083 15.393 16.392

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt và nước

8.126 14.159 15.927 20.372 17.178 23.635

Sản xuất và gia công

chế biến

54.568 63.622 77.469 85.211 93.963 110.505

Khai khoáng 8.831 11.455 13.554 14.759 17.966 13.996

Nông, lâm, thủy hải

sản

1.945 2.071 2.446 4.766 6.173 7.630

Vận tải kho bãi và

thông tin liên lạc

10.417 12.168 11.803 12.397 10.218 15.175

Thương mại, dịch vụ 35.928 38.863 46.446 53.529 80.800 94.526

Nhà hàng, khách sạn 3.043 3.969 5.433 6.026 7.139 8.807

Các ngành khác 7.619 20.028 23.499 30.020 25.484 32.665

Tổng cộng 141.621 176.815 209.418 241.163 274.314 323.331

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

Trong năm 2014, Vietcombank chủ trương thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phù hợp với mục tiêu

kinh doanh của năm; cạnh tranh lãi suất trên cơ sở linh hoạt, hiệu quả, không hạ chuẩn tín dụng. Tích cực

bán chéo sản phẩm dịch vụ cũng như tập trung tăng trưởng tín dụng vào khách hàng có tình hình tài chính

lành mạnh, các ngành/lĩnh vực có triển vọng tốt; Ngân hàng cũng tiếp tục chú trọng cho vay đối với các

lĩnh vực ưu tiên như lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ

và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-

CP và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

c. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay

Tuân thủ theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước về việc siết chặt tỷ lệ dùng

vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ còn 30%, trong suốt giai đoạn từ 2009 đến 2014 Vietcombank

luôn cố gắng gia tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ. Kết quả từ chiếm 52,04% năm 2009,

tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên 63,95% trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay năm 2014.

Page 9: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

9

Biểu đồ 2-3: Phân tích dư nợ tín dụng theo thời hạn vay từ 2009 - 2014

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

2.2.1.3 Về chất lượng tín dụng

Bảng 2-3: Bảng phân tích chất lượng dư nợ tín dụng từ 2009 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

31-12-

2009

BCTN

31-12-

2010

BCTN

31-12-

2011

BCTN

31-12-

2012

BCTN

31-12-

2013

BCTN

31-12-

2014

CKT/HN

Nợ đủ tiêu chuẩn 130.089 154.293 174.351 201.799 244.080 296.924

Nợ cần chú ý 8.034 17.515 30.809 33.573 22.759 18.949

Nợ dưới tiêu chuẩn 441 1.022 1.257 3.126 2.714 2.206

Nợ nghi ngờ 395 300 653 1.214 1.970 1.726

Nợ có khả năng mất vốn 2.663 3.683 2.347 1.451 2.792 3.527

Tổng cộng 141.622 176.813 209.417 241.163 274.315 323.332

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

Bảng 2-4: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ 2009 - 2014

Chỉ tiêu

31-12-

2009

BCTN

31-12-

2010

BCTN

31-12-

2011

BCTN

31-12-

2012

BCTN

31-12-

2013

BCTN

31-12-

2014

CKT/HN

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 8,14 12,74 16,74 16,32 11,02 8,17

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,47 2,83 2,03 2,40 2,73 2,31

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán năm 2010- 2013, BCTC chưa kiểm toán 2014 của VCB)

Page 10: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

10

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ

xấu luôn duy trì dưới 3% trong giai đoạn từ 2009-2014. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng vẫn

còn khá cao thường trên mức 8% trong đó đỉnh điểm là năm 2011 ở mức 16,74%. Giai đoạn 2013 -2014,

được xem là giai đoạn Vietcombank tập trung chỉ đạo quyết liệt, nghiêm nghiêm túc cho công tác thu hồi

nợ, chú trọng quản lý theo nhóm khách hàng, ngành hàng kết hợp nâng cao chất lượng công tác thẩm định

để ngăn chặn nợ xấu ngay từ khâu thẩm định, giải ngân.

2.2.1.4 Về công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Công tác phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và tài sản đảm bảo được tiến hành kịp thời để

xác định khả năng thu hồi nợ và xây dựng biện pháp, lộ trình thu nợ hợp lý. Hiệu quả hoạt động và trách

nhiệm của Ban Xử lý nợ tại Chi nhánh được tăng cường. Quy trình xử lý nợ có vấn đề, quy trình xử lý tài

sản đảm bảo và nhiều văn bản hướng dẫn cũng được kịp thời chỉ đạo để Chi nhánh có đầy đủ công cụ

trong công tác thu hồi và xử lý nợ.

2.2.2 Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2006 khi Công văn số

3324/NHNN-CSTT ngày 27/4/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho phép HSBC (chi

nhánh thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện thí điểm, sau đó là Citibank (chi nhánh Hà Nội) và Standard

Chartered (chi nhánh Hà Nội) cung cấp dịch vụ này.

Đến nay, qua thời gian thí điểm, NHNN vẫn chưa có sự chấp thuận rõ ràng cho các ngân hàng

như HSBC (chi nhánh Tp. HCM), Citibank (chi nhánh Hà Nội) và Standard Chartered (chi nhánh Hà Nội)

tiếp tục cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, trong khi trên thị trường Việt Nam hiện nay

không còn tổ chức nào được phép cung cấp sản phẩm này. Trên thực tế, chỉ những nhà ĐTNN mới có thể

mua CDS với tài sản tham chiếu là trái phiếu quốc tế Việt Nam từ các tổ chức quốc tế.

Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài

sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành ngày 06/09/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 15/09/2013

đã mở ra một hướng mới cho việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng giảm thiểu rủi ro tín dụng, tuy

nhiên hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện gây khó khăn cho việc quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nói

chung và Ngân hàng Ngoại Thương nói riêng.

2.2.2.1 Những công cụ Vietcombank đang sử dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng

Vietcombank luôn phải đứng trước các rủi ro tín dụng là nguy cơ mất mát về tài chính khi các bên

đối tác không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn. Rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu trong nghiệp vụ cho

vay dưới hình thức các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng, trong đầu tư dưới hình thức các

chứng khoán nợ. Các công cụ tài chính ngoại bảng như cam kết cho vay cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chính sách và thủ tục có liên quan,

trong đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động của Ủy ban Quản lý Rủi ro và Hội đồng Tín

dụng. Vietcombank tiến hành phân loại nợ đối với các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các

tổ chức tín dụng khác dựa trên Quyết định 493 và Quyết định 18, qua đó thường xuyên đánh giá rủi ro

của các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

Vietcombank chú trọng quản lý rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng, kết hợp với nâng cao

chất lượng công tác thẩm định để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời

tăng cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó,

Vietcombank cũng tăng cường công tác giám sát từ xa tất cả các Chi nhánh, Công ty trực thuộc, đưa ra

các cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi ro đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với một số chương trình tín

dụng nhằm phát hiện các giao dịch không tuân thủ điều kiện, quy trình.

Để quản lý rủi ro tín dụng Vietcombank sử dụng các công cụ:

Page 11: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

11

- Xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng;

- Xây dựng các quy trình tín dụng;

- Thực hiện rà soát rủi ro tín dụng;

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ;

- Phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.

2.2.2.2 Những công cụ phái sinh tín dụng Vietcombank đang sử dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng

a. Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính

Hội đồng Quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động

của Vietcombank liên quan đến quản lý rủi ro, bảo đảm hoạt động kinh doanh của Vietcombank không

ngừng phát triển, an toàn và bền vững. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng Quản trị

chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập

các giới hạn kinh doanh an toàn; trực tiếp phê duyệt các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn theo quy định

của pháp luật và Vietcombank trong từng thời kỳ; quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự chủ

chốt. Các chính sách, hoạt động quản lý rủi ro của Hội đồng Quản trị phải phù hợp với các quy định tại

Điều lệ của Vietcombank và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong từng thời kỳ.

Ủy ban Quản lý Rủi ro là bộ phận do Hội đồng Quản trị ra quyết định thành lập và chịu trách

nhiệm giúp việc cho Hội đồng Quản trị trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh

doanh của Vietcombank.

ALCO (Asset - Liability Management Committee - Ủy ban Quản Lý Tài sản Nợ - Tài sản Có) là

bộ phận do Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên

của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trong Vietcombank. ALCO có

nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán

hợp nhất và riêng biệt của Vietcombank nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh

do những biến động bất lợi từ thị trường; quản lý rủi ro thanh khoản; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp.

Trong phạm vi phân cấp, ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro.

b. Những công cụ phái sinh tín dụng Vietcombank đang sử dụng để giảm thiểu rủi ro tín

dụng

Hiện nay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản

của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) theo giá trị ghi sổ theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP có

hiệu lực từ ngày 9 tháng 7 năm 2013 về “Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của

các TCTD Việt Nam”, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 quy

định về việc “Mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” và Công

văn số 8499/NHNN-TCKT về việc “Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và

TCTD”. Theo đó, giá bán là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã

trích lập.

Đối với trường hợp bán nợ cho VAMC và nhận trái phiếu VAMC, sau khi hoàn thành thủ tục bán

nợ xấu cho VAMC, Vietcombank tiến hành hạch toán tất toán gốc, sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập

và ghi nhận mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành bằng giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng cụ thể đã

trích của khoản nợ bán. Khi nhận lại khoản nợ đã bán cho VAMC, Vietcombank sử dụng nguồn dự phòng

rủi ro đã trích hàng năm cho trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu, phần chênh lệch giữa dự phòng giảm giá

đã trích lập và giá trị khoản vay/trái phiếu còn lại chưa thu hồi được sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả

kinh doanh hợp nhất trên khoản mục “Thu nhập khác”.

Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam phát hành là

giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ xấu của Vietcombank. Trái phiếu đặc biệt

Page 12: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

12

được ghi nhận theo mệnh giá vào ngày giao dịch và luôn được phản ánh theo mệnh giá trong thời gian

nắm giữ. Mệnh giá của trái phiếu đặc biệt được phát hành tương ứng với giá bán nợ xấu và là số dư nợ

gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản vay được bán.

Theo số liệu trên BCTC của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì Ngân hàng chỉ bắt đầu thực

hiện giao dịch mua bán nợ trong năm 2014 và trong năm này Vietcombank đã bán gần 1.000 tỷ nợ xấu

cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) chiếm hơn 55% số nợ xấu Ngân hàng đã thu hồi được trong năm

này.

3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM

GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Phái sinh rủi ro tín dụng là một hình thái chuyển giao rủi ro tín dụng bậc cao nhằm giúp các ngân

hàng có một công cụ để chuyển giao mua, bán, gia công, chế biến rủi ro tín dụng mà không cần phải

chuyển giao các danh mục tín dụng của mình. Để sản phẩm này có thể phát triển góp phần vào việc

QLRR tín dụng của các NHTM Việt Nam đòi hỏi sự góp sức hỗ trợ từ phía NHNN cũng như các bộ

ngành có liên quan, hiệp hội ngân hàng và hơn nữa là bản thân nội tại các NHTM Việt Nam.

3.1.1. Về phía nhà nước

3.2.1.1 Cần phát triển thị trường công cụ phái sinh tín dụng ở Việt Nam

Phát triển thị trường các công cụ phái sinh tín tín dụng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm phái

sinh tín dụng là tất yếu của quá trình hội nhập tài chính quốc tế tại Việt Nam. Đến nay thì các công cụ

phái sinh đã phát triển rất nhanh, mạnh trên phạm vi toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

hệ thống tài chính tiền tệ. Các công cụ này cho thấy tính năng nổi bật trong việc phòng ngừa rủi ro, đáp

ứng nhu cầu và lợi ích cho nhiều đối tượng tham gia thị trường nhưng cũng cho thấy tính chất phức tạp và

nếu không quản lý tốt có thể gây nên bất ổn kinh tế. Khi rủi ro tín dụng gia tăng, thị trường phái sinh tín

dụng có vẻ làm cho hệ thống ngân hàng trở nên an toàn hơn vì các khoản vay đã được đảm bảo về rủi ro

tuy nhiên nó lại ngược lại gây tác động rất lớn đến tâm lý những người tham gia trên thị trường, các ngân

hàng có thể sẽ cấp tín dụng một cách liều lĩnh hơn hoặc các công ty mua bán rủi ro sẽ mua bán rủi ro một

cách dễ giải hơn mà không thực hiện thẩm định đánh giá khả năng thu hồi nợ vì họ nghĩ rằng mình đã

được bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra. Cho nên thị trường phái sinh tín dụng cần có sự điều hành của Ngân

hàng Nhà nước.

Việc phát triển thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của các nước

trên thế giới để tránh vấp phải những hạn chế mà các thị trường phái sinh tín dụng trên thế giới gặp phải

cũng như giúp thị trường phát triển nhanh và chắc chắn.

Ngân hàng Nhà nước cũng nên tham khảo ý kiến cũng như vận động sự hỗ trợ của các tổ chức

quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng như Ủy ban Basel, các chuyên gia ở

các ngân hàng lớn như Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley...

3.2.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý

Như đã trình bày phía trên mặc dù công cụ phái sinh tín dụng xuất hiện từ rất sớm ở Việt Nam

nhưng đến nay NHNN vẫn chưa hoàn thiện khung pháp lý cho các giao dịch của các công cụ phái sinh

này.

Mặc dù, thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc “Mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty

Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 nhưng trên thực tế các

ngân hàng còn e dè trong việc thực hiện các giao dịch này (như phân tích phía trên Ngân hàng Ngoại

Thương Việt Nam chỉ bắt đầu thực hiện giao dịch vào năm 2014 nghĩa là sau khi thông tư có hiệu lực hơn

3 tháng). Hơn nữa, dự thảo thông tư Quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng được

Ngân hàng đưa ra lấy ý kiến từ 13/03/2014 tuy nhiên đến nay vẫn chưa ban hành.

Page 13: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

13

Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh,

rõ ràng cho hoạt động mua bán rủi ro như: các quy định, chính sách, hướng dẫn rõ ràng, nhất quán về điều

kện tham gia, đối tượng tham gia, các giới hạn cũng như biện pháp xử lý khi xảy ra tranh chấp. Các quy

định, chính sách này cũng đảm bảo phải phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế tạo

tiền đề cho việc hội nhập môi trường tài chính quốc tế trong giai đoạn sắp tới của hệ thống ngân hàng

Việt Nam. Khung pháp lý hoàn chỉnh là biện pháp hoàn hảo để chống lại những hành vi lừa đảo, lũng

đoạn thị trường, giao dịch nội gián, bảo vệ quyến lợi hợp pháp cho các bên tham gia thị trường.

3.2.1.3 Nâng cao nhận thức của các ngân hàng về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần nâng cao nhận thức của các ngân

hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng đặc biệt là việc sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng bằng

cách cung cấp các kiến thức cần thiết về công cụ phái sinh tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng theo xu

hướng quốc tế.

Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước còn có thể tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo, nói chuyện

chuyên đề, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trên thế giới qua các

phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin trực tuyến internet…để giúp ban lãnh đạo các ngân

hàng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng cũng như học cách ứng phó nhanh nhất

với các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng mình.

3.2.1.4 Có những biện pháp kịp thời ngăn ngừa rủi ro của các công cụ phái sinh

Như đã trình bày trong phần lý luận của đề tài bản thân các công cụ phái sinh tín dụng cũng

mang trong nó những rủi ro. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn các rủi ro này

khi phát sinh bằng việc tăng cường các hoạt động giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường, đưa ra mức

xử phạt thật cao cho những hành vi làm lũng đoan thị trường, quy định về các giới hạn trên thị trường:

giới hạn về tài sản tham chiếu, yêu cầu về trích lập dự phòng (như trong thông 19 hiện nay là tối thiểu

20% mênh giá trái phiếu đặc biệt), yêu cầu về vốn tối thiểu đối với công cụ phái sinh tín dụng (theo định

hướng mới của Basel),... Đặc biệt là quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin nhằm tăng tính minh

bạch cho thị trường.

3.1.2. Về phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

3.2.2.1 Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và hệ thống quản lý thông tin hiệu quả

Các hoạt động phái sinh tín dụng rất đa dạng cũng như yêu cầu về các kỹ thuật chuyên sâu nhiều,

do đó Ngân hàng cần thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng

yêu cầu về mặt kỹ thuật khi tham gia thị trường phái sinh tín dụng cũng như đảm bảo thông tin được

thông suốt trong toàn hệ thống, đảm bảo thông tin chuyển giao đúng người, đúng việc.

Thông tin về quản trị rủi ro trong ngân hàng rất quan trọng vì vậy cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống

quản lý thông tin hiệu quả giúp ngân hàng phòng chống được những rủi ro dễ xảy ra khi tham gia giao

dịch với các đối tác trong và ngoài nước chống lại các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp cũng như thông

tin được cung cấp kịp thời nhanh chóng.

3.2.2.2 Nâng cao năng lức quản lý của ban lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng

Lãnh đạo các ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng các công cụ phái sinh

để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tại Việt Nam hiện nay, các nghiệp vụ phái sinh còn hết sức mới mẻ ngay

cả đối với cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Nghiệp vụ này tương đối khó về mặt kỹ thuật nhưng

thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM trong quá trình QLRR kinh doanh ngân hàng. Điều này

được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phái sinh toàn cầu cả về số lượng hợp đồng cũng

như giá trị của các hợp đồng được giao dịch. Để có thể hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh,

Page 14: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

14

trước hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo tại các NHTM Việt Nam cần có nhận thức và quan điểm đúng đắn về

việc triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế.

Qua thực tế xử lý nợ xấu năm 2014 ở Vietcombank đã minh chứng cho việc năng lực quản lý của

các nhà quản trị cấp cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro nói chung, rủi

ro tín dụng nói riêng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, nâng cao năng lực quản lý của những nhà lãnh

đạo cấp cao là vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng giảm

thiểu rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

3.2.2.3 Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên

Khi muốn phát triển các nghiệp vụ phái sinh tín dụng thì Vietcombank phải có đội ngũ chuyên gia

về nó. Xây dựng đội ngũ nhân viên đầy đủ về chất lượng lẫn số lượng, yêu nghề, gắn bó lâu dài với mình

là điều mà bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nguồn nhân lực chính là giá trị cốt lõi

của Vietcombank. Do đó, Ngân hàng cần trang bị các kiến thức về công cụ phái sinh tín dụng cũng như

thực hiện chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân

hàng cũng như mạnh dạn hơn trong việc lựa chọn sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng ngăn ngừa rủi

ro. Những nhân viên này rõ ràng phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như những biến động của

thị trường, về các loại công cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, các loại rủi ro có

liên quan và luật lệ của thị trường.

Việc xây dựng này Ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thuê chuyên gia

nước ngoài để đào tạo, thiết kế sản phẩm và xây dựng quy trình cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa nhiều rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,

rủi ro thị trường,…trong đó rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cua ngân hàng sâu sắc nhất

vì đây là lĩnh vực hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của ngân hàng.

Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra là nhiệm vụ trước và lâu dài của ngân hàng

thương mại. Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động tín dụng để phòng ngừa và hạn chế

đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là bài toán khó đạt ra với các nhà quản trị ngân

hàng.

Sự ra đời và phát triển của các công cụ phái sinh tín dụng phần nào giúp các ngân hàng giảm thiểu

rủi ro của mình tuy nhiên việc sử dụng linh hoạt, khéo léo và hiệu quả công cụ này cần có một sự chuẩn

bị kỹ lưỡng cả về nhân sự lẫn nhân lực của các ngân hàng.

Báo cáo nghiên cứu về việc “Sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã gợi ra được những

đề xuất giúp phát triển thị trường các công cụ phái sinh tín dụng cũng như những chuẩn bị cần có của một

Ngân hàng thương mại khi đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng các công cụ phái sinh.

Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc lấy số liệu phân tích nên báo

cáo không tránh những sai sót, nhóm tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp nếu có để có thể

hoàn thiện hơn cho các nghiên cứu sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LÝ:

1. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh,

cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định tỷ lệ tối đa của nguồn

vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại

Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Page 15: USING CREDIT DERIVATIVES TO MITIGATE CREDIT RISK IN …fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/NCKH/BAI BAO T2014-125.pdf · Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng luôn

15

3. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 định về việc mua, bán và xử lý

nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

4. Bộ tài chính, Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán

quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.

5. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ

bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an

toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

7. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an

toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về việc phân loại nợ,

trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

TIẾNG VIỆT:

9. Cao Cự Bội (2005), bản dịch Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S. Mishkin, NXB

Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Tề (2009) - Giáo trình Ngân hàng Thương mại – NXB Tài chính.

11. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê 2009

12. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê 2009.

13. Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009,2010,2011,2012,2013 của Vietcombank.

14. Báo cáo tài chính chưa kiểm toán năm 2014 của Vietcombank.

15. Báo cáo thường niên các năm 2010,1011,2012,2013 của Vietcombank.

16. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp ngành; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt

Nam năm 2006

TIẾNG ANH:

17. Dictionary of Banking systems, Barron’s Edutional Series, Inc, 1997

18. Peter S. Rose and Sylvia C. Hudgins (2008), Bank Management & Financial Servieces 7th , McGraw

Hill.

19. Carl Chiarella, Samuel Chege Maina, Christina Nikitopoulos Sklibosios “Credit Derivative Pricing with

Stochastic Volatility Models” - Finance Discipline Group, UTS Business School University of

Technology, Sydney, P.O. Box 123, Broadway, NSW 2007, Australia, July 8, 2011.

20. Philipp J. Sch¨onbucher aus D¨usseldorf, “Credit Risk Modelling and Credit Derivatives”,

CÁC TRANG WEB:

21. http://finance.vietstock.vn/

22. http://vneconomy.vn/

23. http://sbv.gov.vn

24. http://vietcombank.com.vn

25. http://cafef.vn/

26. http://www.tapchitaichinh.vn/