UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view-...

23
UBND TỈNH ĐĂK NÔNG SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Số /BC-SNN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đăk Nông, ngày tháng 12 năm 2011 BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2011 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012 PHẦN 1 THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2011 Bên cạnh các thuận lợi và khó khăn do những diễn biến phức tạp của thị trường hàng nông, lâm, thuỷ sản, giá cả vật tư, thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, công tác chỉ đạo điều hành của ngành Nông nghiệp & PTNT cũng chịu tác động của những thách thức mới. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển ngành cũng đã có cách tiếp cận mới, từng bước nâng cao hiệu lực trong hội nhập. Năm 2011, với nỗ lực cao nhất, quyết tâm vượt khó, chủ động, triển khai các biện pháp tích cực, công tác chỉ đạo điều hành của sở đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong tất cả các mặt công tác trọng điểm mà UBND tỉnh đề ra. I – XÂY DỰNG, THỰC HIỆN QUY HOẠCH Năm 2011, Sở đã tập trung đánh giá, rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành, xác định danh mục các dự án quy hoạch cần bổ sung và lập mới đến 2020. Đã trình UBND tỉnh cho chủ trương, phê duyệt, ban hành nhiều quy hoạch, đề án phát triển các ngành hàng, cả trong lĩnh vực sản xuất và chế biến bảo quản, nâng cao chất lượng hàng hoá như: Quy hoạch rau sạch trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch mía đường; Quy hoạch vùng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch chăn nuôi và giết mổ tập trung đến 2015 và tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch thủy sản; Đề án chuyển đổi cây Điều trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch chế biến nông lâm sản …. Việc xây dựng quy hoạch đã cập nhật được nhiều yếu tố mới, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất, bước đầu trở thành công cụ điều hành và quản lý sản xuất của Ngành. document.doc 1

Transcript of UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view-...

Page 1: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

UBND TỈNH ĐĂK NÔNGSỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

Số /BC-SNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đăk Nông, ngày tháng 12 năm 2011

BÁO CÁOTỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2011

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012PHẦN 1

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2011Bên cạnh các thuận lợi và khó khăn do những diễn biến phức tạp của thị trường

hàng nông, lâm, thuỷ sản, giá cả vật tư, thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, công tác chỉ đạo điều hành của ngành Nông nghiệp & PTNT cũng chịu tác động của những thách thức mới. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển ngành cũng đã có cách tiếp cận mới, từng bước nâng cao hiệu lực trong hội nhập.

Năm 2011, với nỗ lực cao nhất, quyết tâm vượt khó, chủ động, triển khai các biện pháp tích cực, công tác chỉ đạo điều hành của sở đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong tất cả các mặt công tác trọng điểm mà UBND tỉnh đề ra.

I – XÂY DỰNG, THỰC HIỆN QUY HOẠCHNăm 2011, Sở đã tập trung đánh giá, rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành,

xác định danh mục các dự án quy hoạch cần bổ sung và lập mới đến 2020. Đã trình UBND tỉnh cho chủ trương, phê duyệt, ban hành nhiều quy hoạch, đề án phát triển các ngành hàng, cả trong lĩnh vực sản xuất và chế biến bảo quản, nâng cao chất lượng hàng hoá như: Quy hoạch rau sạch trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch mía đường; Quy hoạch vùng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch chăn nuôi và giết mổ tập trung đến 2015 và tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch thủy sản; Đề án chuyển đổi cây Điều trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch chế biến nông lâm sản ….

Việc xây dựng quy hoạch đã cập nhật được nhiều yếu tố mới, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất, bước đầu trở thành công cụ điều hành và quản lý sản xuất của Ngành.

II. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Về trồng trọt - bảo vệ thực vậta) Kết quả sản xuất: Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển biến theo hướng chất lượng cao, ứng

dụng công nghệ sinh học, cơ giới hoá,… tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2011 sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, kết quả đạt được khá cao. Dự báo sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt kết quả:

- Tổng diện tích gieo trồng đạt 254.279/264.320 ha đạt 96,2 % KH, tăng 9.334 ha so với 2010.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt 317.525/317.600 tấn đạt 99,97 % KH, tăng 7.161 tấn so với 2010 (Trong đó: lúa nước: 60.501 tấn, lúa cạn: 898 tấn; Ngô: 256.126 tấn).

+ Cà phê nhân: 140.069/140.069 tấnKH, đạt 100% KH.+ Mủ cao su (tươi): 9.500 tấn/9.400 tấnKH, đạt 101,78% KH.

document.doc 1

Page 2: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

+ Điều: 17.120 tấn/13.825 tấn KH, đạt 123,83% KH.+ Tiêu: 13.080 tấn/13.600 tấnKH, đạt 96,17% KH.b) Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011:Sản xuất vụ Đông xuân 2010- 2011 diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến rất

phức tạp (lượng mưa trong năm ít, lượng nước tích lũy trong các công trình thủy lợi thấp...), Sở Nông nghiệp & PTNT đã tập trung chỉ đạo với quan điểm: Kiên quyết không gieo cấy lúa trên những diện tích thường xuyên bị khô hạn ở các vụ đông xuân trước, không mở rộng diện tích ở vùng ngoài kế hoạch, không bảo đảm nguồn nước ... Do tình trạng khô hạn cục bộ xảy ra sớm (cuối tháng 12/2010) làm ảnh hưởng đến diện tích và cơ cấu cây trồng trong vụ. Mặt khác các đợt lạnh bất thường xuất hiện vào đầu vụ, cuối tháng 3 đầu tháng 4 trùng với các giai đoạn gieo sạ và trổ bông, trổ cờ của lúa, ngô trà sớm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên diện tích gieo trồng vẫn đạt 9.147 ha/9.700 ha, bằng 94,22% kế hoạch (tăng 1.018 ha so với vụ Đông xuân 2009 – 2010, sản lượng lương thực có hạt trong vụ tăng 279 tấn so với vụ trước, trong đó sản lượng ngô chiếm 40,61%.

c). Công tác triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:- Về quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với các đơn vị thành lập Đoàn tiến hành

khảo sát thực địa một số khu vực tại huyện Đăk Glong, Đăk Song, Tuy Đức, Đăk R’lấp tuy nhiên chưa đáp ứng đươc yêu cầu. Sau khi đã có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc khảo sát tại khu vực Gia nghĩa, Sở Nông nghiệp & PTNT đã tiến hành khảo sát khu vực dự kiến xây dựng quy hoạch tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông với diện tích 487 ha. Sau cuộc họp với các sở, ngành liên quan, diện tích dự kiến để lập phương án với quy mô từ 100-120 ha, đang tổng hợp số liệu liên quan đến khu vực khảo sát, báo cáo, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương.

- Về xây dựng các mô hình nông nghiệp chất lương cao:+ Xây dựng mô hình trồng cam Cara cara tại huyện Đắk Glong (tổng số hộ tham

gia thực hiện mô hình là 32 hộ, xuống giống được 1.250 cây (02 ha)). Kết quả theo dõi mô hình đến nay cây cam Cara sinh trưởng phát triển tốt.

+ Mô hình thâm canh lúa lai TH 3-3: Quy mô: 16 ha, triển khai trên địa bàn 3 huyện Krông Nô, Cư Jút và Đăk Mil với 65 hộ tham gia, trong đó có 15 hộ dân tộc thiểu số, 13 hộ chủ hộ là nữ.

Kết quả triển khai mô hình cho thấy, giống lúa lai TH3-3 sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nảy mầm trên 90%, cứng cây, ít nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, dễ chăm sóc, thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, thời gian sinh trưởng ngắn. Năng suất trung bình của mô hình đạt 8,1 tấn/ha, cao hơn năng suất các giống địa phương 1-2 tấn.

+ Mô hình trồng cây Măng tây xanh: Quy mô: 0,5 ha, triển khai tại xã Kiến Thành, huyện Đăk Rlấp. Số hộ tham gia: 2 hộ.

+ Mô hình trồng hoa Lily: Quy mô: 0,06 ha. Địa điểm triển khai: Huyện Đăk Mil. Số hộ tham gia: 5 hộ, lợi nhuận cao (khoảng 85 triệu đồng/1.000m2).

+ Mô hình nuôi gà thịt thả vườn: Giống gà: Gà Ri. Quy mô: 1.300 con, triển khai tại 2 huyện Đăk Glong và Tuy Đức. Số hộ tham gia: 13 hộ, trong đó có 01 hộ dân tộc thiểu số. Lợi nhuận tương đối cao góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, xoá đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt đối tượng là người dân tộc thiểu số và phụ nữ. ...

- Dự án cải tạo giống bò thịt tại Cư Jut: đến nay số bò cái nền đã phối giống được 714 con, số bê lai được sinh sản là 401 con. Hiện số bê lai được sinh ra đang sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng sơ sinh trung bình khoảng 20kg/con, bê 6 tháng

document.doc 2

Page 3: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

tuổi đạt trọng lượng khoảng 200kg. Đang tiếp tục triển khai dự án tại 02 huyện Tuy Đức và Đăk Glong.

- Dự án xây dựng Trung tâm giống thuỷ sản của tỉnh tại địa điểm xã Đức Minh, huyện Đăk Mil: đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng Dự án.

- Dự án nuôi cá nước lạnh: Triển khai dự án cá nước lạnh tại lâm phần Đăk N’Tao và nuôi cá Tằm tại hồ thủy điện Đăk R’tih.

d) Phòng chống dịch bệnh trên cây trồng:Vụ Đông xuân 2010 – 2011: do ảnh hưởng thời tiết lạnh, có sương mù, đặc biệt

trong khoảng thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4/2011 trùng vào giai đoạn lúa làm đòng và trổ bông nên hầu hết các cánh đồng sản xuất lúa Đông xuân đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông (5-7%) làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa.

Vụ mùa năm 2011: tại xã Đăk NRót – huyện Đăk Mil, châu chấu xuất hiện và gây hại tổng diện tích khoảng 500 ha, trong đó: khoảng 300 ha ngô và 200 ha cây trồng khác (sắn, đậu đỗ, lúa, cà phê, chuối, mía...). Ngành Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với địa phương tiếp tục kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn phòng trừ bằng biện pháp thủ công (soi đèn ban đêm bắt bằng tay, dùng lưới, vợt...) kết hợp với sử dụng thuốc BVTV, đến ngày 04/11/2011 đã bắt được 2.816 kg châu chấu đem tiêu hủy.

Ngoài ra, do làm tốt công tác điều tra dự tính dự báo, xây dựng kế hoạch và có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ nên tình hình sâu bệnh hại trên các cây trồng khác suất hiện với mật độ hại không đáng kể, đảm bảo năng suất cây trồng theo dự kiến.

2. Phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản: a) Về chăn nuôi:Đàn trâu bò 36.100 con, đạt 99% kế hoạch, tăng 4.397 con so với năm 2010;

Đàn dê 13.650 con, đạt 105% so kế hoạch, tăng 3.710 con so với năm 2010; Đàn lợn 158.141 con, đạt 102% kế hoạch, tăng 25.053 con so với năm 2010; Đàn gia cầm 1.288.900 con, đạt 102% kế hoạch, tăng 64.402 con so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ổn định, giá sản phẩm động vật tăng cao, chăn nuôi mang lại lợi nhuận nhiều do đó đã khuyến khích người chăn nuôi tái đàn.

b) Về thủy sản:Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 927 ha, đạt 103% so kế hoạch năm.

Tổng sản lượng thuỷ sản 2.545 tấn, đạt 101% so kế hoạch năm. So với năm 2010 diện tích tăng 25 ha và sản lượng tăng 1.324 tấn. Nguyên nhân là do trong năm 2011 thời tiết khí hậu thuận lợi, trữ lượng nước trên các lưu vực thuận lợi cho việc thả giống thuỷ sản và diện tích mặt nước tự nhiên tăng từ việc tăng các hồ chứa.

c) Dịch bệnh gia súc gia cầm:Trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 ổ dịch bệnh lở mồm long móng gia

súc tại Tổ dân phố 4, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa làm 23/25 con lợn của 02 hộ chăn nuôi mắc bệnh và chết (do chưa có vắc xin tiêm phòng). Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch như tiến hành tiêu độc chuồng trại, khu vực xung quanh, lập cam kết của các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh ra khỏi địa bàn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, do đó dịch đã được khống chế và không có lây lan sang các khu vực khác.

Các loại dịch bệnh thông thường như hội chứng tiêu chảy ở lợn, gia cầm xảy ra với quy mô nhỏ, lẻ tẻ tại các huyện, thị xã, Chi cục Thú y đã chỉ đạo Trạm Thú y các huyện, thị xã điều trị kịp thời nên không phát sinh thành dịch, thiệt hại không đáng kể.

d) Công tác tiêm phòng:document.doc 3

Page 4: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

* Tiêm phòng vắc xin dại chó: Triển khai từ ngày 14/3 đến ngày 10/4/2011, kết quả tiêm được 11.748 liều, đạt tỷ lệ 69,10% so kế hoạch, giảm 4.452 liều so với năm 2010.

* Tiêm phòng gia súc mùa vụ:- Vụ I/2011 triển khai từ ngày 23/5 đến ngày 25/6/2011:+ Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò: 14.907 liều, đạt tỷ lệ 66% so kế hoạch; + Vắc xin tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn 58.256 liều, đạt tỷ lệ 93% so KH.- Vụ II/2011 triển khai từ ngày 19/9 đến ngày 20/10/2011:+ Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò: 11.787 liều, đạt tỷ lệ 61% so kế hoạch; + Vắc xin tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn: 46.488 liều, đạt tỷ lệ 89% so KH.Nhìn chung công tác tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng lợn và dịch tả lợn đat

91% so kế hoạch. Tuy nhiên kết quả tiêm phòng vắc xin dại chó và vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò đạt tỷ lệ thấp so kế hoạch nguyên nhân là do trong các năm gần đây bệnh dại không xảy ra trên địa bàn tỉnh do đó người dân có tư tưởng chủ quan; công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt; mặt khác chế tài xử lý đối với người không chấp hành tiêm phòng chưa đủ mạnh, quyết liệt.

3. Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn hội thảo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:

* Thông tin tuyên truyền: Trong năm 2011 đã in 4 số tập san khuyến nông, số lượng 4.000 quyển và cấp phát 40.000 tờ bướm kỹ thuật đa dạng về nội dung, đẹp về hình thức. Đồng thời tiến hành quãng bá, thông tin về các dự án ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

* Công tác tập huấn:- Trong năm 2011, Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư và Chi cục BVTV đã

tổ chức được tổng số 138 lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân, cộng tác viên và khuyến nông viên về các nội dung: an toàn thuốc BVTV; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng trừ cây Mai dương, ốc bươu vàng, chuột; kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại các loại cây trồng; “Quản lý dịch hại tổng hợp” - IPM trên cây cà phê, hồ tiêu; “3 giảm - 3 tăng” ICM trên cây lúa nước vụ Hè thu; công tác phòng chống ma túy và công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng đã từng phát hiện có trồng cây có chất gây nghiện...

Tổng số lớp tập huấn đào tạo là 138 lớp, số lượt người tham gia 5.095 người, trong đó nữ 1.525 người (29,93%), và dân tộc 1.377 người (27,02%).

- Riêng Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ARD SPS), trong năm đã tổ chức được 357 lớp với trên 14.295 học viên tham gia.

* Công tác hội thảo: Đến thời điểm báo cáo Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư đã tổ chức được 9 cuộc hội thảo cấp huyện. Tổng số người tham gia là 780 người, trong đó: dân tộc 163 người chiếm 20,9%, nữ 252 người chiếm 32,3%.

Chi cục BVTV đã phối hợp với các công ty thuốc BVTV, phân bón tổ chức 240 cuộc hội thảo, tư vấn giới thiệu tính năng tác dụng và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, phân bón mới cho bà con nông dân.

* Xây dựng mô hình trình diễn.- Chương trình Khuyến nông Quốc gia năm 2011 triển khai 09 mô hình trình

diễn trên địa bàn 7 huyện. - Chương trình khuyến nông năm 2011: Các mô hình trình diễn chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật cho người dân ở các huyện (mô hình nuôi cá diêu hồng 1,5 ha, mô hình trồng mới cây mắc ca 0,7 ha) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình đạt kết quả cao.

document.doc 4

Page 5: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

- Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp: Đã xây dựng được 52 mô hình, chủ yếu là các mô hình nông nghiệp chất lượng cao về: Trồng cam cara, trồng rau hoa chất lượng cao, trồng ca cao, thâm canh cà phê, nuôi cá Tầm, cải tạo chất lượng giống bò thịt…

4. Về lâm nghiệp:a) Chương trình bảo vệ và phát triển rừng:

- Giao khoán QLBVR 33.052 ha, đạt 99,5% so với KH; - Khoanh nuôi tái sinh 253,9 ha, đạt 100% so với KH; - Trồng mới 1.881,9 ha đạt 144,7% KH, trong đó: + Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 79,6 ha/80, đạt 99,5% KH; + Trồng rừng sản xuất theo QĐ 147: 523,27/620 ha, đạt 84,4%KH; + Trồng rừng sản xuất: 1.279/600 ha, đạt 213%KH (trong đó diện tích trồng rừng

của DA Flitch là 182,8 ha và trồng rừng trên diện tích sau cưỡng chế giải tỏa của Công ty TNHH MTV LN Quảng Tín 548 ha).

b) Chỉ đạo công tác bảo vệ rừng. * Công tác truyên truyền:Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các ngành và các đơn vị chủ

rừng tổ chức tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin đến mọi đối tượng. Kết quả cụ thể:- Trên các phương tiện thông tin đại chúng: 2.021 lần;- Họp dân: 80 lần với 3.772 lượt người tham gia;- Ký cam kết về BVR và PCCCR 1.013 bản đối với các hộ dân sống ở gần

rừng, ven rừng, các nhà hàng, quán ăn không kinh doanh, mua bán, quảng cáo những sản phẩm, món ăn từ động vật hoang dã.

* Tình hình phá rừng trái pháp luật:Tính đến hết tháng 10 năm 2011 tổng số vụ phá rừng trái pháp luật đã được lập

biên bản để xử lý là 256 vụ thiệt hại 204,47 ha (giảm 19,7% so vơi cùng kỳ năm 2010). Xảy ra tại huyện Tuy Đức 117,98 ha; huyện Đăk Glong 36,3 ha; Cư Jút 21,72 ha; Đăk Song 10,38 ha; Krông Nô 7,59 ha; Đăk Mil 3,5 ha; Đăk R Lấp 3,2 ha; thị xã Gia Nghĩa 3,81 ha.

c). Công tác lập kế họach, qui họach bảo vệ và phát triển rừng:Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 1994/QĐ-UBND,

ngày 10/12/2010. Hiện đơn vị tư vấn đang triển khai các bước thực hiện theo tiến độ. thời gian thực hiện công tác này là 24 tháng. Dự kiến đến hết tháng 3 năm 2013 sẽ hoàn thành.

Về kinh phí: Tổng kinh phí để thực hiện công trình là 7,4 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay ngân sách mới bố trí được 2,9 tỷ đồng ( khoảng 38%), để đủ kinh phí để triển khai các hạng mục theo yêu cầu, đề nghị UBND tỉnh xem xét, bố trí đủ kinh phí để thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt.

d). Công tác thu hút đầu tư trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp:Tính đến thời điểm báo cáo, đã có Quyết định của UBND cho phép đầu tư thực

hiện dự án là 37 dự án/ 36 đơn vị, bao gồm: - Dự án theo hình thức thuê đất là 36 dự án với tổng diện tích rừng và đất rừng

đưa vào xây dựng dự án là là 24.284,7 ha. Tổng vốn đầu tư theo các dự án được duyệt là 2.333 tỷ đồng.

- Dự án theo hình thức giao đất là 01 dự án (Nông lâm trường Cao su Tuy Đức thuộc Công ty Cao su Phú riềng) với tổng diện tích được giao là 9.417,2ha.

- Trong năm 2011, đã tổ chức thẩm định 03 dự án, trong đó UBND tỉnh có Quyết định cho thuê đất 01 dự án (Công ty CP Khang Nam với diện tích 336,4 ha).

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông về việc kiểm tra việc triển khai dự án sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy số dự án triển document.doc 5

Page 6: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

khai thực hiện có hiệu quả là không được nhiều và kết quả thực hiện những hạng mục đầu tư chính của dự án như trồng rừng và trồng Cao su đạt được là rất thấp so với kế hoạch/phân kì đầu tư và chậm tiến độ theo dự án đã được phê duyệt (mới chỉ được 4.104,4 ha/10.332,6 ha - đạt 39,3%). Ngoài ra, công tác QLBVR của các dự án còn nhiều tồn tại, diện tích rừng QLBV bị phá khá lớn, Sở Nông nghiệp & PTNT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết một số tồn tại vướng mắc đối với các dự án và hướng xử lý đối với những diện tích rừng bị phá khoảng 4.500 ha thuộc diện quản lý của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và đất bị xâm canh trái phép khác.

* Công tác Quỹ bảo vệ và phát triển rừng:- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch triển khai chính

sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Đắk Nông năm 2011.- Xây dựng dự án Điều tra, phân loại thống kê đối tượng tham gia chính sách

chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 02 huyện thí điểm Krông Nô và Đắk G’long.- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh về đối tượng

chi trả, mức chi trả đối với loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; tham mưu phương thức chi trả, mức chi trả đối với phần diện tích rừng thuộc khu vực thác Dray Sáp, Gia Long mà Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành thuê thực hiện các hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tổ chức tuyên truyền, hội thảo về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn 2 huyện Krông Nô và Đắk G’long.

- Làm việc với tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng về việc thống nhất các nội dung liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với 03 nhà máy thủy điện Buôn Tua Sha, Buôn Kuốp, Sêrêpốk 3.

5. Chỉ đạo phát triển nông thôn:a) Công tác di dân:* Tình hình dân di cư tự do :Theo số liệu của UBND các huyện đến tháng 11/2011 số dân DCTD là 126

người; tất cả những người này đều thuộc dân tộc Mông có hộ khẩu từ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An DCTD đến 2 xã Quảng Tâm và Đắk Buk So huyện Tuy Đức trong tháng 2/2011.

* Thực hiện sự nghiệp di dân 2011: (4.059,2 triệu đồng)- Tổng số hộ được bố trí, sắp xếp trên địa bàn tỉnh ước thực hiện trong năm

2011 là 235 hộ, kinh phí thực hiện 3.407 triệu đồng. + Kế hoạch di dân đợt 1 : UBND tỉnh giao kế hoạch di dân đợt 1 năm 2011

theo Quyết định số 1152/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 đã phê duyệt 218 hộ - kinh phí 3.591,2 triệu đồng (Cư Jút 68 hộ, Tuy Đức 150 hộ). Trong đó: Bố trí sắp xếp ổn định dân cư tự do: 68 hộ; bố trí dân cư vùng biên giới: 150 hộ. Hiện đơn vị đã tiến hành thẩm tra địa bàn, hoàn thiện phương án chuẩn bị cấp phát chế độ theo quy định. Dự kiến đạt 87,15% Kế hoạch giao.

+ Kế hoạch di dân đợt 2: Đơn vị đã tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch di dân đợt 2 cho huyện Krông Nô là 45 hộ, kinh phí 468 triệu đồng.

- Đã tổ chức lớp tập huấn về Chương trình bố trí dân cư năm 2011 có 50 học viên tham dự, đối tượng là các cán bộ của UBND các xã, UBND các huyện, thị xã; kinh phí 80 triệu đồng.

* Lập các dự án ổn đinh dân cư: Dự án ổn định dân di cư tự do xã Quảng Phú huyện Krông Nô; Dự án ổn định dân di cư tự do xã Đăk Wer huyện Đăk R’lấp và Dự án ổn định dân di cư tự do xã Đăk N’dót huyện Đăk Mil đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện đã bàn giao cho địa phương tiếp tục thực hiện Dự án.

document.doc 6

Page 7: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

* Đánh giá chung: Việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt kết quả, đa số hộ dân được bố trí sắp xếp yên tâm sinh sống và sản xuât, tin tưởng vào chính sách của Đảng, Nhà nước. Các dự án được triển khai tạo nên diện mạo mới ở nông thôn thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới, hộ dân có điều kiện để vươn lên thoát nghèo.

b) Phát triển kinh tế tập thể:* Hợp tác xã nông nghiệp: Đến tháng 11/ 2011 trên địa bàn tỉnh có 79 HTX NN

(tổng số xã viên là 4.515 người); Trong đó HTX thủy nông 4 HTX ; Dịch vụ tổng hợp: 28 HTX; trồng trọt và dịch vụ vật tư nông nghiệp: 38HTX ; HTX chăn nuôi: 7 HTX.

* Tổ hợp tác: Số lượng tổ hợp tác: có 450 tổ; trong đó có: 15 tổ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; 30 tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng; 110 câu lạc bộ khuyến nông; 242 tổ vay vốn; 53 tổ liên kết sản xuất (bông vải, mía đường, cao su, cà phê, trồng hoa, rau an toàn, dệt thổ cẩm, nước sạch….).

* Phát triển kinh tế trang trại: Hiện nay có 3.514 trang trại theo tiêu chí (cũ). Bình quân mỗi huyện có trên 440 trang trại. nhiều nhất là huyện Đăk R’lấp với 1.706 trang trại, Tuy Đức: 190 trang trại; Đăk Song 538, Đăk Mil 205, Krông Nô 316, Cư Jút: 160, Gia nghĩa: 222, Đăk Glong có 177 trang trại.

c) Công tác chế biến, nông lâm sản:- Đang phối hợp đơn vị tư vấn xây dựng dự án quy hoạch chế biến nông lâm

sản của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 33 đơn vị chế biến lâm sản, 48 đơn vị

chế biến nông sản quy mô vừa, 300 đơn vị quy mô nhỏ, 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

d) Chương trình nông thôn mới :* Về kết quả triển khai thực hiện:- Thành lâp Ban chỉ đạo các cấp: Bộ máy hoạt động Ban chỉ đạo từ cấp tỉnh

đến thôn, bon; Thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh gồm 24 thành viên và Văn phòng Điều phối giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh; 8/8 huyện, thị xã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện; 61/61 xã thành lập Ban quản lý cấp xã; 675/675 thôn, bon thành lập Ban phát triển thôn.

- Triên khai công tác lâp quy hoạch và đánh giá thực trạng lâp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: có 61/61 xã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn; 61/61 xã hoàn thành công tác rà soát đánh giá thực trạng. Có 11 xã phê duyệt quy hoạch, trong đó 04 xã điểm đã phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch nông thôn mới trong đó 02 xã điểm đã được phê duyệt, 01 xã đã thẩm định xong, 01 xã điểm đang thẩm định; các xã còn lại đang phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thành khảo sát, đánh giá thực trạng và tiến hành lập quy hoạch nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2011 có 52/61 xã lập quy hoạch xong.

- Về công tác tâp huấn, tuyên tuyền: Năm 2011 tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho trên 300 học viên là các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp huyện, cán bộ cấp phòng và cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã, thôn, bon; ngoài ra một số huyện đã chủ động photo tài liệu và tự tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thôn, bon; các đơn vị truyền thông bước đầu đã có bản tin tuyên truyền, từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên trong công tác xây dựng nông thôn mới;

* Tình hình thực hiện nguồn vốn (10.033 triệu đồng)- Đã giải ngân khoảng 565 triệu đồng/10.033 triệu đồng kế hoạch giao: Trong

đó:+ Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện và Văn phòng Điều phối đã

giải ngân: 350 triệu đồng/428 triệu đồng, đạt 82% kế hoạch giao. Ước thực hiện năm 2011 đạt 100% kế hoạch.document.doc 7

Page 8: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

+ Kinh phí đào tạo, tập huấn, tuyên truyền đã giải ngân: 215 triệu đồng /305 triệu đồng kế hoạch giao, đạt 70% kế hoạch giao. Ước thực hiện năm 2011 đạt 100% kế hoạch.

+ Kinh phí quy hoạch 7.200 triệu đồng: chưa giải ngân (do đang tiến hành lập quy hoạch). Ước thực hiện năm 2011 đạt 100% kế hoạch.

+ Kinh phí đầu tư phát triển 2.100 triệu đồng: chưa giải ngân (do đang tiến hành lập báo cáo chuẩn bị đầu tư). Ước thực hiện năm 2011 đạt 100% kế hoạch.

* Đánh giá chung.- Bộ máy chỉ đạo và điều hành đã hoàn thiện nhưng hoạt động kém hiệu quả,

phối hợp giữa các Sở, ngành, chính quyền địa phương thiếu nhịp nhàng; cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện gặp khó khăn;

- Tuyên truyền về chương trình nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng thời lượng chưa nhiều, nội dung chưa phong phú, phong trào xây dựng nông thôn mới chưa lan toả sâu rộng trong toàn nhân dân;

- Công tác ban hành văn bản hướng dẫn của các Sở, ngành chưa kịp thời, nhiều Sở, ngành còn thờ ơ, chưa tích cực tham gia. Đến nay mới có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Y tế và Công an tỉnh có văn bản hướng dẫn triển khai;

- Việc khảo sát, đánh giá thực trạng chậm, chất lượng chưa cao; công tác lập quy hoạch nông thôn mới còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị tư vấn, ranh giới một số xã chưa xác định, địa bàn rộng, diễn biến dân di cư tự do phức tạp;

- Kinh phí quá ít chỉ đáp ứng 1/3 so với nhu cầu thực tế, phụ cấp cho cán bộ xã, thôn, bon chưa có.

6. Công tác nước sạch và VSMTNT:- Tổ chức 01 lớp về nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý vận hành

các công trình cấp nước tập trung trên toàn tỉnh với 40 người tham gia; 02 lớp tập huấn, 04 buổi họp dân nhằm nâng cao nhận thức của hộ gia đình, cá nhân đối với tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với 310 người tham gia.

- Tiếp tục thi công các công trình năm 2010 chuyển tiếp: công trình xã Đăk Mol, huyện Đăk Song; nâng cấp sũa chữa 3 công trình tại 3 bon, boan sapa,boan Bu Dăk Thuận An và Đăk Gằn xã Đăk Gằn huyện Đăk Mil.

- Trong năm 2011 số hộ gia đình tham gia đấu nối sử sụng nước sạch tại các công trình rất cao:

+ Công trình cấp nước xã Nhân cơ với 295 hộ đạt 100% so với thiết kế.+ Công trình cấp nước xã Đức Mạnh với 180 hộ đạt 65% so với thiết kế.+ Công trình cấp nước xã Đăk RLa với 154 hộ đạt 50% so với thiết kế.+ Công trình cấp nước xã Quảng Khê với 50 hộ đạt 35% so với thiết kế.+ Công trình cấp nước xã Kiến Thành với 80 hộ đạt 40% so với thiết kế.+ Công trình cấp nước xã Quảng Tín với 164 hộ đạt 75% so với thiết kế.+ Công trình cấp nước xã Đăk Ru với 128 hộ đạt 70% so với thiết kế.Kết quả thực hiện năm 2011 :- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch : 75%- Tỷ lệ hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp vệ sinh : 55%

7. Công tác thủy lợi và xây dựng các công trình thủy lợi:* Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triên thủy lợi:

- Dự án Quy hoạch thủy lợi vùng trọng điểm sản xuất lương thực Krông Nô (vốn phân bổ 2011 là 300 triệu đồng). Hiện đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 431,756 triệu đồng, còn thiếu 131,756 triệu đồng. Hiện dự án quy hoạch đã

document.doc 8

Page 9: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

được đơn vị tư vấn lập xong, dự kiến trong tháng 12/2011 sẽ hội thảo báo cáo kết quả dự án, xin ý kiến góp ý của các ban ngành liên quan.

- Dự án Quy hoạch Thủy lợi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông (vốn phân bổ 2011 là 1.000 triệu đồng). Đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí 2.246,562 triệu đồng, còn thiếu 1.246,562 triệu đồng. Hiện đơn vị tư vấn đang điều tra khảo sát để lập quy hoạch.

- Dự án Quy hoạch chi tiết sử dụng nguồn nước Tà Đùng và Nam Nung cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông (vốn phân bổ 2011 là 500 triệu đồng). Hiện đề cương và dự toán của Dự án đang trình Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định. Dự kiến đến 20/12/2011 mới hoàn thành việc thẩm định phê duyệt đề cương, sau khi đề cương được phê duyệt đơn vị sẽ ký kết hợp đồng, lúc đó mức thực hiện tạm ứng cho đơn vị tư vấn.

* Công tác Phòng chống lụt bão & GNTT:- Thời tiết các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng tương đối

thuận lợi, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, nhiều nơi được mùa.Tuy nhiên vẫn có những thiệt hại đáng kể về người và tài sản: 01 người chết; 03 nhà bị sập đổ, 58 nhà bị tốc mái, 74 nhà bị ngập, 119 bộ bàn ghế bị hư hỏng; 6,3ha lúa, 159ha hoa màu, 72,95ha cây công nghiệp, 7,8ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 01 trụ điện bị đổ gãy, 04 cầu gỗ bị cuốn trôi; 41km đường Quốc lộ 14C, 4,5km đường Tỉnh lộ 4, 1,2km đường giao thông nông thôn bị hư hỏng nặng mặt đường; 01 công trình thủy lợi hồ thôn 3B Bon Sa Nar bị sạt lở nghiêng trọng tràn xả lũ; 105.000m3 đất đá công trình giao thông, thủy lợi bị sạt, trượt. Ước tính tổng thiệt hại về kinh tế là 23,586 tỷ đồng.

* Tình hình đầu tư xây dựng công trình thủy lợi:Trong năm, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 28 công trình thủy lợi đang thi công,

các công trình này chủ yếu chuyển tiếp từ các năm trước (năm 2008, 2009, 2010). Các công trình khi thực hiện xong sẽ đáp ứng tưới cho 1.558 ha lúa nước và 5.905 ha cà phê. Đến thời điểm hiện tại đã giải ngân được khoảng 70% kế hoạch (121/175 tỷ). Ước thực hiện từ nay đến cuối năm 2011 đạt 100% kế hoạch.

8. Công tác Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản:Trong năm 2011 đơn vị đã triển khai được 05 lớp tập huấn về an toàn thực phẩm trên

địa bàn tỉnh:+ Tổ chức 3 lớp tập huấn về hướng dẫn quy trình thực hành sản xuất rau, quả và chăn

nuôi gia súc, gia cầm an toàn vệ sinh thực phẩm, tại 3 huyện Đăk Mil, Đăk Lấp và Thị xã Gia Nghĩa với 105 học viên tham gia.

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp. Trên địa bàn Thị xã Gia Nghĩa với 35 học viên tham gia.

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng tham gia là: Cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, khuyến nông viên; cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại chăn nuôi, sản xuất rau trái cây điển hình; các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp.

+ Biên tập và phát sóng trên đài truyền hình tỉnh Đăk Nông về các phóng sự, tuyên truyền phổ biến, giáo dục, cung cấp các kiến thức khoa học trong sản xuất, chế biến cũng như cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh cũng như nhận thức của người tiêu dùng trên phạm vi toàn tỉnh. document.doc 9

Page 10: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

9. Công tác khác:- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị

quyết 04-NQ/TU, ngày 07/4/2011 của Tỉnh ủy Đăk Nông về Phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

- Tham mưu ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 06-CTr/TU, ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy Đăk Nông về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

- Trong năm 2011có 32 lượt công dân đến trực tiếp tại Sở Nông nghiệp & PTNT để phản ánh khiếu nại, tố cáo, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng số đơn thư nhận được 36 đơn, thuộc thẩm quyền giải quyết 28 đơn, đã giải quyết 25 đơn, đang xử lý 03 đơn. Kết quả giải quyết và tham mưu cho giám đốc Sở, Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận thể hiện tính dân chủ, khách quan, kịp thời chính xác đúng quy định của pháp luật.III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC 2011

Thực hiện chương trình hoá công tác, ngay từ đầu năm Sở đã trình UBND tỉnh Đăk Nông ban hành chương trình công tác năm 2011, triển khai ngay cho các đơn vị thực hiện, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị chủ trì, thời gian hoàn thành xây dựng các Chương trình, đề án, dự án, cơ chế chính sách, văn bản qui phạm pháp luật.

Chương trình công tác năm 2011 của Sở Nông nghiệp & PTNT đã được phê chuẩn bao gồm 13 danh mục. Từng nhiệm vụ đã được phân công cho 01 lãnh đạo Sở phụ trách, 01 đơn vị, phòng chức năng trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện.

Nhìn chung các nhiệm vụ đã cơ bản hoàn thành, cá nhân và đơn vị được phân công đã nổ lực, có trách nhiệm trong việc thực hiện. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là công trình đã được phê duyệt nhưng không được bố trí vốn nên không thể thực hiện (công tác xây dựng giá rừng), hoặc bố trí vốn muộn nên triển khai không kịp tiến độ (các dự án quy hoạch). Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân chủ quan như thay đổi tư vấn do không đạt yêu cầu, một số đơn vị còn chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ được giao phối hợp thực hiện giữa nhiều đơn vị.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG:Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh đạt 12,13%, trong đó khu vực

công nghiệp xây dựng tăng 22,09%; khu vực nông lâm thủy sản tăng 5,95%; khu vực dịch vụ tăng 14,42%. Cơ cấu kinh tế năm 2011: công nghiệp xây dựng chiếm 26,66%; nông lâm thủy sản 50,21% và dịch vụ 23,13%.

GDP theo giá hiện hành đạt 10.048 tỷ, tăng 1.619,5 tỷ so với năm 2010. Trong đó GDP ngành nông nghiệp 5.045 tỷ đồng, chiếm 50,2% so với giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh.

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 18,96 triệu đồng (kế hoạch 16,95 triệu đồng).

Nhìn chung, công tác chỉ đạo một số lĩnh vực sản xuất đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản được giao: Tổng sản lượng lương thực 317,5 ngàn tấn, bằng 99,97% kế hoạch; Sản lượng cà phê nhân 140.069 tấn, 75% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.

Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác đạt 39,02 triệu, tăng 2,03 triệu so với năm 2010.

document.doc 10

Page 11: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

PHẦN 2PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2012

1. ĐỊNH HƯỚNG- Bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của toàn ngành nông,

lâm, ngư nghiệp trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Áp dụng khoa học, kỹ thuật, giống mới, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả đầu tư.

- Tập trung thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, cà phê…các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế. Mục tiêu chủ yếu là tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, góp phần giảm thiểu lạm phát, cải thiện chung về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Phát triển nhanh chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn. Khuyến khích phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến tập trung và xử lý chất thải. Phát triển chăn nuôi và đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, tạo điều kiện tăng trưởng ổn định ngành chăn nuôi theo hướng bền vững và an toàn thực phẩm; Duy trì và tăng đàn gia súc gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra.

- Phát triển lâm nghiệp bền vững, toàn diện, có hệ thống trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế quốc dân; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và nghề rừng, trên cơ sở kinh doanh rừng bền vững. Phát triển lâm nghiệp gắn với việc xoá đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người.2. GIẢI PHÁP

- Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa (gắn với thị trường), nâng cao hiệu qủa sản xuất, thực hiện thâm canh thông qua việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật. Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, trong đó tập trung vào các khâu có tính quyết định như :

+ Ưu tiên sử dụng giống mới, giống lai có năng suất cao chất lượng tốt.+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ với mục tiêu sử dụng hiệu qủa đất đai,

cây trồng. + Tăng cường chuyển giao các biện pháp kỹ thuật canh tác thực hành trong sản

xuất và thâm canh.- Xây dựng và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử

dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương. Áp dụng những hệ thống sản xuất kết hợp nông-lâm, nông- lâm-ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên đất, nước và khí hậu.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm và tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học ứng dụng vào thực tiễn tại địa phương.

- Tiếp tục đẩy nhanh công tác giao đất, giao rừng và cho thuê rừng để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn, bon tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển kinh doanh rừng. Củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách gắn kết quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ rõ ràng, cụ thể.

- Tổ chức thực hiện tốt chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh.

document.doc 11

Page 12: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

- Tập trung hoàn thành các công trình thủy lợi đang dở dang, đầu tư mới chủ yếu để nâng cấp các công trình hiện có, đảm bảo an toàn các hồ chứa. Đẩy nhanh tiến độ, triển khai thi công các công trình bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi dưới các hình thức: Tiến hành rà soát, thống kê các công trình thủy lợi đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đẩy nhanh tiến độ thành lập các tổ chức quản lý vận hành công trình nhằm nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi.

- Tăng cường kiểm tra hiện trạng chất lượng các công trình trước cũng như sau mùa mưa lũ để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành đánh giá tình trạng xuống cấp của các công trình, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của dự án.

- Kiểm tra an toàn hồ, đập, các khu dân cư có nguy cơ cao xảy ra ngập, lũ quét và sạt lở, trượt nứt đất; công tác quản lý, vận hành các công trình điều tiết.

- Kiểm tra tình hình thiệt hại do khô hạn, mưa lũ, lốc, sét, sạt lở và công tác chỉ đạo thực hiện phòng tránh, cứu nạn, hỗ trợ và khắc phục hậu quả.

- Tập trung hoàn thành các CTTL, đầu tư mới chủ yếu để nâng cấp các công trình hiện có; đảm bảo an toàn các hồ chứa. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương;

- Quy hoạch đầu tư phát triển làng nghề trên cơ sở nguồn vốn của địa phương, của doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn;

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn;

- Phối hợp với các ngành triển khai nhanh và hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch khu nông nghiệp chất lượng cao, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

- Giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc tại chỗ đồng thời đầu tư thoả đáng với các giải pháp tổng hợp để ổn định đời sống đồng bào cũng như dân đi KTM theo quy hoạch . Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh vào các dự án ĐCĐC – KTM một cách có hiệu quả.

- Tập trung, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đang gặp nhiều khó khăn, các cơ sở phát triển sản xuất gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho một số xã thuộc chương trình 135. Ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như khai hoang, thủy lợi và các công trình phục vụ công cộng thiết yếu như giao thông, trường học

- Triển khai rộng khắp tiến bộ kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”; đưa nhanh các giống mới, công nghệ canh tác, bảo quản, chế biến vào sản xuất;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ nông dân để hạn chế tình trạng mở rộng diện tích cà phê như hiện nay, góp phần đảm bảo quy hoạch chung của ngành trong thời gian tới. Có chính sách hỗ trợ nông dân trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích khoai mì, cà phê già cỗi, diện tích điều kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác như: cao su, ca cao, cây ăn quả, đậu đổ các loại, ngô...

CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 201 2 : 1.Tổng diện tích gieo trồng : 261.000 haTrong đó: (một số cây trồng chính)

+ Lúa nước: 12.040 hadocument.doc 12

Page 13: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

+ Ngô: 43.900 ha+ Lạc: 9.200 ha+ Đậu nành: 16.200 ha+ Mía: 850 ha+ Bông vải: 1.000 ha+ Cà phê: 78.000 ha+ Cao su: 26.500 ha+ Điều: 17.820 ha+ Hồ tiêu: 8.000 ha

2. Sản lượng:- Sản lượng lương thực có hạt: 341.905 tấn Trong đó: + Lúa: 69.690 tấn

+ Ngô: 271.125 tấn - Đậu Nành: 34.000 tấn- Đậu lạc: 19.460 tấn- Mía: 50.660 tấn- Bông vải: 1.620 tấn- Sản lượng Cà phê: 143.000 tấn- Sản lượng Cao su (mủ tươi): 12.000 tấn- Điều: 16.850 tấn.- Hồ tiêu: 13.757 tấn

3. Đàn trâu, bò. 37.900 con4. Đàn dê. 13.000 con5. Đàn lợn 160.000 con6. Đàn gia cầm: 1.350.000 con7. Diện tích nuôi trồng thủy sản: 955 ha

Sản lượng nuôi trồng thủy sản: 2.700 tấn8. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 33.048,8 ha9. Khoanh nuôi tái sinh rừng: 253,9 ha10. Trồng rừng sản xuất: 780 ha, trong đó:

Trồng rừng sản xuất do các Hạt kiểm lâm làm chủ đầu tư là 280 ha, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh là 500 ha. 11. Chăm sóc rừng trồng phòng hộ: 366,4 ha; 12. Kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên: dự kiến 25.000 m3. 13.Tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 78% 14. Tỉ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh 60%. 15. Giá trị sản xuất bình quân/ha đất canh tác từ 40-45 triệu đồng.

3. CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:1. Đề nghị UBND tỉnh ưu tiên vốn ngân sách bố trí cho các công trình phát

triển nông nghiệp công nghệ cao; đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên thu hút đầu tư, liên doanh liên kết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên cho phát triển giống cây trồng nông lâm nghiệp, thủy sản; có chính sách hỗ trợ cho đồng bào thiểu số ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao;

2. Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho lực lượng công tác viên khuyến nông hợp lý; bố trí vốn đủ cho đề án khuyến nông của tỉnh nhằm duy trì hoạt động của bộ máy khuyến nông hiện có.

3. Chỉ đạo sát sao và bố trí kinh phí cho công tác rà soát diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, công tác quy hoạch dân cư để quản lý dân cư và đất đai.

document.doc 13

Page 14: UBND TỈNH ĐĂK NÔNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2068BC Tong ket... · Web view- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy

4. Cấp kinh phí kiểm kê đánh giá diện tích rừng, rà soát quy hoạch 3 lọai rừng, xây dựng giá quyền sử dụng rừng, giao đất giao rừng, có cơ chế chính sách cho việc giao đất giao rừng. 5. Kính đề nghị Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch& Đầu tư và các Sở ban ngành xem xét và ghi vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, các dự án đang thi công và các dự án chuẩn bị đầu tư xây dựng thuộc danh mục công trình thủy lợi của tỉnh.

6. Về công tác lập qui hoạch kế hoạch BVPTR: Tổng kinh phí để thực hiện công tác này là 7,4 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay ngân sách mới bố trí 2,9 tỷ đồng, do đó để kịp tiến độ giải ngân cho nhà thầu, đề nghị UBND tỉnh bố trí đủ vốn để đơn vị thực hiện.

7. Chương trình nông thôn mới:- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Bộ Nội và các

Bộ, Ban, Ngành liên quan vụ bổ sung biên chế và ban hành hướng dẫn việc chi phụ cấp lương cho thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện; Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển thôn, bon.

- Hiện nay tỉnh Đăk Nông còn thiếu khoảng 13 tỷ đồng để lập quy hoạch xã nông thôn mới vậy đề nghị Trung ương xem xét, bổ sung để tỉnh Đăk Nông hoàn thành quy hoạch trong năm 2011 và 2012 bố trí vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục mở lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới đặc biệt là đào tạo đội ngũ tiểu giáo viên của Ban Chỉ đạo và Văn phòng điều phối cấp tỉnh để các địa phương có cơ sở triển khai tập huấn cho cán bộ cấp huyện và cấp xã.

8. Chương trình bố trí dân cư:Để từng bước ổn định cho các hộ dân di cư tự do UBND tỉnh Đăk Nông đã phê

duyệt dự án tại một số điểm nóng, vì vậy kính đề nghị Trung ương bố trí vốn tập trung một số dự án trọng điểm sau:

- Tiếp tục đầu tư cho Dự án trọng điểm ổn định dân di cư tự do khu vực biên giới xã Thuận Hà huyện Đăk Song 40 tỷ đồng.

- Tiếp tục đầu tư Dự án bố trí sắp xếp cho 111 hộ di cư tự do sinh sống vùng ngập lụt cần di dời khẩn cấp thôn Nam Dao xã Nâm N’dir huyện Krông Nô, tổng mức đầu tư 13 tỷ đồng.

- Dự án ổn định dân di cư tự do 03 thôn Tân Định, Tân Lập Bắc Sơn xã Đăk Gần huyện Đăk Mil, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng. /.

Nơi nhận: - UBND tỉnh; - TT Tỉnh ủy;- TT HĐND tỉnh;- Bộ Nông nghiệp & PTNT ;- Đại sứ quan Đan Mạch; - Sở Kế hoạch và Đầu tư;- Sở Tài chính;- Cục Thống kê;- Ban Giám đốc Sở;- Lưu VT, KH-TC

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Đỗ Ngọc Duyên

document.doc 14