ttdc thang 11.2010 - tgpsaigon.net · Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, ... 22.11.2010...

44
TRANG | 1

Transcript of ttdc thang 11.2010 - tgpsaigon.net · Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, ... 22.11.2010...

TRANG | 1

TRANG | 2

Lời ngỏ…

Kính thưa cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Để chuẩn bị đón mừng sinh nhật lần thứ 9 (12/2002 – 12/2010) của trang TTDC – Được sự cố vấn và đồng thuận của Cha chánh xứ, cộng với sự nhiệt tình của các thành viên, cộng tác viên của TTDC. Kể từ số này, số 96 (tháng 11/2010) TTDC sẽ tăng số trang, ngoài các chuyên đề đã có, sẽ thêm các chuyên đề khác như: cập nhật các tin tức của Giáo hội và xã hội, y tế sức khỏe, nội trợ, đố vui có thưởng... Đặc biệt trang bìa và trang giữa sẽ in màu để phù hợp với thị hiếu và sự quan tâm của các “độc giả” cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ. Vậy kính mong cộng đoàn quan tâm hơn đến TTDC, cùng nhau cộng tác và chia sẻ để trang TTDC ngày càng tốt đẹp hơn cả về hình thức lẫn nội dung.

Ban BT/TTDC

TRANG | 3

Mục Lục

LỊCHJ CÔNG GIÁO Trang 3 SINH HOẠT GIÁO XỨ Trang 6 TIN TỨC Trang 7 CẢM NGHIỆM NIỀM HY VỌNG Trang 8 LỜI CHÚA THÂN XÁC SẼ SỐNG LẠI Trang 10 KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Trang 13 ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ Trang 15 HỒI ÂM VÀ TỈNH THỨC Trang 17 MỤC TỬ BÊN KIA SỰ CHẾT Trang 20 CỘNG ĐOÀN CHUYẾN HÀNH HƯƠNG Trang 22 GIÁO DÂN NGÀY NAY VUI MỪNG VÀ HY VỌNG Trang 24 HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI GIÀ Trang 26 HẠNH CÁC THÁNH ĐƯỜNG HY VỌNG Trang 29 CON CHỈ LÀ 1 TÊN MỌI ĐEN Trang 30 BẠN TRẺ CÁT BỤI CỬA CÁC VÌ SAO Trang 32 THIẾU NHI LAN « KI BO » Trang 35 SỔ HỌC BẠ CỦA CẬU GIÊ-SU Trang 37 TRANG THƠ TRỞ LẠI CA VANG Trang 38

---------------------------------------

Đóng góp bài viết, chia sẻ hình ảnh, cộng tác cho Thông Tin Dân Chúa, xin gởi về:

Email: [email protected], hoặc địa chỉ sau: [email protected] TTDC xin chân thành cảm ơn.

Chủ đề TTDC kỳ sau:

KHAO KHÁT THIÊN CHÚA - HOAN CA File “Thông tin dân chúa” dạng .doc và hình ảnh cũng được đăng trên blog

của Giáo Lý Viên Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ..

Địa chỉ:” “http://huynhtruong-dmhcg.com”

LỊCH SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 11-2010

TRANG | 4

Tháng 11 Ý cầu nguyện:

Ý chung: Cầu cho các nạn nhân của ma túy và mọi thứ nghiện ngập khác: Xin cho các nạn nhân của ma túy và mọi thứ nghiện khác, nhờ được các cộng đoàn Kitô hữu nâng đỡ, tìm được nơi quyền năng của Thiên Chúa cứu độ sức mạnh để đổi thay triệt để đời sống của mình.

Ý truyền giáo: Cầu cho sứ vụ truyền giáo toàn lục địa tại châu Mỹ Latinh: xin cho các Giáo hội tại châu Mỹ Latinh tiếp tục sứ vụ truyền giáo lục địa, đã được các Giám Mục của mình đề xuất, coi sứ vụ đó là thành phần của nhiệm vụ truyền giáo toàn cầu của dân Chúa.

THÁNG CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2 Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

01.11 Thứ hai.Các thánh nam nữ. Lễ trọng. Cầu cho giáo dân

Lưu ý: về việc viếng nhà thờ và viếng nghĩa địa.

1. Từ trưa ngày Lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày Cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường

TTDC 11-2010 LỊCH CÔNG GIÁO

TRANG | 5

lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.

2. Từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong tám ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).

3. Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá.

02.11 Thứ ba. Cầu cho các tín hữu đã qua đời (Lễ các đẳng)

03.11 Thứ tư. Thánh Martinô Porres, tu sĩ

04.11 Thứ Năm đầu tháng. Thánh Carôlô Borrômêô, giám mục. Lễ nhớ

05.11 Thứ sáu đầu tháng.

06.11 Thứ bảy đầu tháng.

07.11 Chúa nhật XXXII thường niên. Thánh vịnh tuần IV

Giáo huấn số 50: Rao giảng Tin Mừng cho mọi thọ tạo

Bí tích Hôn phối biến đôi bạn và cha mẹ Kitô hữu thành chứng nhân của Đức Kitô “cho đến tận cùng trái đất”, thành những vị “thừa sai” đích thực của tình yêu và sự sống.

LỊCH SINH HOẠT GIÁO XỨ TTDC 11-2010

TRANG | 6

09.11 Thứ ba. Cung hiến Thánh đường Latêranô. Lễ kính

10.11 Thứ tư. Thánh Lêô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ

11.11 Thứ năm. Thánh Martinô, giám mục, Lễ nhớ.

12.11 Thứ sáu. Thánh Jôsaphat, giám mục, tử đạo.Lễ nhớ.

14.11 Chúa nhật XXXIII thường niên. Kính trọng thể các Thánh tử đạo Việt Nam

Giáo huấn số 51: Rao giảng Tin Mừng cho mọi thọ tạo (tiếp theo)

Hội Thánh tại gia được mời gọi “dùng gương sáng và lời chứng” để soi sáng cho “những người đang tìm kiếm chân lý”.

17.11 Thứ tư. Thánh nữ Êlisabeth Hungari. Lễ nhớ.

21.11 Chúa nhật XXXIV thường niên. Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Lễ trọng

Giáo huấn số 52: Đền thờ tại gia của Hội Thánh

Gia đình Kitô hữu được liên lỉ sinh động nhờ Chúa Giêsu, được Người mời gọi và lôi cuốn vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa bằng các phương tiện của đời sống bí tích, của việc dâng hiến đời mình và của kinh nghiệm.

22.11 Thứ hai. Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ. Thánh vịnh tuần II.

24.11 Thứ tư. Các thánh tử đạo Việt Nam. Bổn mạng Hội thánh Việt Nam. Lễ trọng

TTDC 11-2010 LỊCH CÔNG GIÁO

TRANG | 7

1.11.2010 Thứ hai. Các Thánh nam nữ-Thánh lễ bình thường 2.11.2010 Thứ ba. Cầu cho tín hữu đã qua đời - Lễ sáng 5g - Lễ chiều 17g30 - Lễ tối 19g30 tại Đài Thánh VSL 3.11.2010 Thứ tư Thánh Martinô de Porres tu sĩ. Bổn mạng Hội chăm sóc bệnh nhân 13.11.2010 Thứ bảy Lễ sáng bình thường Lễ chiều lúc 18g00 tại đài các Thánh Tử Đạo 14.11.2010 Chúa Nhật kính trọng thể các Thánh Tử Đạo 20.11.2010 Lễ Chúa Kitô Vua bổn nạng Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Hạt Xóm Mới. Thánh lễ chiều 22.11.2010 Thứ hai Thánh Cecilia trinh nữ tử đạo-Bổn mạng ca đoàn Giáo xứ 24.11.2010 Thứ tư Các Thánh Tử Đạo VN Anre Dũng Lạc Bổn mạng Hội Thánh VN Quan thầy Huynh đoàn Giáo xứ Lịch phân công 2.11 Thứ ba : Cầu cho các tín hữu qua đời Hát lễ Sáng: ca đoàn Thiếu nhi - Chiều: ca đoàn Phụng Vụ - Tối: ca đoàn Cecilia 13.11 Thứ bảy: Kính trọng thể các Thánh Tử Đạo VN Lễ sáng bình thường Lễ chiều cựu ca đoàn Cecilia hát lễ Trật tự và giữ xe trong các ngày lễ lớn các giáo họ và gia trưởng. Nhờ Gia trưởng sắp ghế + thu ghế

CẢM NGHIỆM TTDC 11-2010

TRANG | 8

Tin tức giáo xứ Giáo họ Marcô: Theo phiên họp 29/9/2010 giáo họ Marcô đã bầu chọn anh Gioan Lương Văn Lâm giữ chức vụ thư ký giáo họ Marcô. Ông Phêrô Lê Mạnh Tiến giữ chức vụ phó giáo họ Marcô (thay ông Đaminh Hoàng Trọng Thức xin nghỉ).

Giáo họ Gioan: Chiều ngày 18/10/2010 giáo họ Luca mừng lễ bổn mạng. Dịp này ông trưởng giáo họ Gioan đã giới thiệu với Cha chánh xứ, Ban Thường Vụ cùng HĐMV ba thành viên mới: ông Giuse Ngô Đức Hoàng, ông Phaolô Đỗ Thanh Hòa, ông Vincente Vũ Đình Cảnh để bổ sung vào BĐH giáo họ Gioan. Vì ông phó giáo họ xin nghỉ và ông thư ký giáo họ đi đoàn tụ gia đình.

Trong tháng 10 Cha chánh xứ cùng BTV/HĐMV tiến hành các thủ tục đặt mua quả chuông nốt Fa. Quả chuông lớn nhất trong bộ chuông 5 quả của tháp chuông giáo xứ. Với trọng lượng khoảng 800kg và với đường kính vành chuông khoảng 110 cm. Nếu không có gì trở ngại giáo xứ sẽ nhận chuông trước Noel 2010.

Tin Caritas giáo phận. Để chia sẻ và cứu trợ đồng bào, bão lũ miền Trung chiều 20/10/2010 Ban Caritas giáo phận gồm có Cha Giám Đốc Caritas tổng giáo phận, quý Soeur cùng một số thành viên Caritas đã lên đường đi cứu trợ giáo phận Vinh (gồm hiện kim và hiện vật). Xin mọi người hướng về miền Trung đang trong cơn bão lũ và chung tay giúp đỡ.

TTDC 11-2010 LỜI CHÚA

TRANG | 9

Hy vọng chưa thành làm trái tim khắc khoải ( Cn 13, 12) “Sống mà không hy vọng thì khác gì đã chết trong tinh thần. Với

hy vọng, tất cả mọi sự đều có thể”. Trích “Đường hy vọng” Đức cố Hồng y FX. Nguyễn Văn Thuận.

Niềm hy vọng Chúc tụng Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thể theo lòng thương hải hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống nhờ sự Phục sinh từ cõi chết của Đức Giêsu Kitô (1 Pr 1,3). Người Kitô giáo là ánh sáng giữa đêm tối, là muối sống giữa thối nát và là hy vọng giữa một nhân loại thất vọng. Thánh Phaolô hằng khuyên nhủ giáo dân đừng sống như những người không có hy vọng. Vì Kitô hữu là những người “ngóng đợi niềm hy vọng”, phúc lộc, và cuộc hiển linh vinh quang của Thiên Chúa lớn lao và là Cựu Chúa của chúng ta, Đức Giêsu Kitô. Nhiều người công giáo giao khoán việc cứu rỗi trần gian cho Chúa. Họ không ý thức rằng Chúa giao việc cứu rỗi trần gian cho họ cộng tác. Vì yêu Chúa là yêu trần gian. Mê say Chúa là mê say trần gian. Hy vọng ở Chúa là hy vọng trần gian được cứu rỗi. Trên Thánh giá Chúa nghèo lắm! Con chỉ xin Chúa Giêsu chịu đóng đinh một điều: yêu thương, đau khổ và luôn luôn hy vọng. Nếu suy gẫm những điều này, mà con không làm cho phúc âm tràn ngập cả đời con, nếu con còn cầu nguyện: xin cho “Nước Cha dừng lại” thì con không phải là hy vọng của trần gian. Con phải loan báo Tin mừng cho thế giới. Tin mừng ấy không phải chỉ gồm những giới răn tiêu cực, nhưng chính là một sứ điệp lạ lùng: Chúa yêu thương ta, Chúa yêu thương trần gian và cứu trần gian. Chỉ trong vài chục năm gần đây, nhân loại đã tiến bộ về khoa học và kỹ thuật hơn nhiều thế kỷ trước. Nhân loại đầy đủ phương tiện khổng lồ, hầu như no nê không thiếu gì nữa. Nhân

CẢM NGHIỆM TTDC 11-2010

TRANG | 10

loại cảm thấy làm được mọi sự, nhưng không biết tại sao mình sống, mình đi về đâu, tương lại thế nào? Nhân loại đang trải qua một cơn khủng hoảng hy vọng. Thiên Chúa không lùi bước trước những tiến bộ của con người. Ngược lại càng đầy sức mạnh, con người càng cảm thấy cần hy vọng để tiến, cần tình yêu để sống. Nếu không có như thế, sống để làm gì? Có đáng sống không? Không lẽ hư vô và thù ghét là gia nghiệp của con người tiến bộ? Con người nghĩ rằng khoa học càng tiến bộ, Thiên Chúa càng thoái lùi. Trong lòng nhiều người “Chúa đã chết rồi”, giờ đây lương tâm họ được giải thoát, nhưng cái tự do ấy làm cho họ hoang mang, hoảng hốt. Họ thiếu hy vọng! Con người hy vọng để sống, để tiếp tục sống. Con người sẽ quay về với ai có thể mang lại cho họ niềm hy vọng lớn lao nhất. niềm hy vọng ấy Chúa Giêsu đã quả quyết: “Ta đã đến, là để chúng có được sự sống, và có một cách dồi dào” (Ga 10,10). Niềm hy vọng ấy, Chúa ban qua tay Mẹ Maria: “Nguồn hy vọng của chúng con”. Kitô hữu là người mến yêu sứ mệnh trần thế của mình, là người thực hiện đời đời trong đời tạm nơi trần gian. Là người tin rằng Chúa giao cho mình trần gian và anh em, để đưa họ đến cứu rỗi vĩnh cửu. Là người xác tín rằng Chúa ban ơn cứu rỗi, nhưng Chúa đòi phải động viên toàn lực gia đình công giáo theo tiếng gọi của Hội Thánh, để lôi cuốn và thúc đẩy họ loan báo Tin Mừng cho Thế giới, một thế giới càng ngày càng có nhiều người khô đạo.

Chấm này nối tiếp chấm kia ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời người.

Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp Sống mỗi phút cho tốt đời sẽ thanh

Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.

TTDC 11-2010 LỜI CHÚA

TRANG | 11

Ghi nhớ: “Người không phải Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống”.

Chia sẻ: Bài Tin Mừng thuật lại một cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những người thuộc phái Xa-dốc về vấn đề kẻ chết sống lại.

Chúa Giêsu đã trả lời họ thế nào? Chúa trả lời làm hai bước: Bước thứ nhất, Chúa cho biết về bản chất của cuộc sống sau khi sống lại. Bước thứ hai, Chúa minh chứng có sự sống đời sau. Trước hết, về bản chất của cuộc sống sau khi sống lại, Chúa cho biết: nó không phải là một sự lập lại cuộc sống trần gian, hai yếu tố của cuộc sống trần gian mà những người Xa-dốc đưa ra là cưới vợ lấy chồng và cái chết thì sẽ không có nữa. Bởi vì khi con người sống lại thì hôn nhân không còn lý do tồn tại nữa. Mục đích của hôn nhân ở trần gian là để lưu truyền nòi giống. Còn ở trên trời, mục đích ấy không còn nữa. Đàng khác, khi sống lại, người ta được ngang hàng với các thiên thần, nên không thể chết được nữa, nghĩa là thân xác sẽ được nên bất tử như thiên thần. Khi ấy, người ta được sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa, người ta không còn bận tâm nào khác ngoài việc chiêm ngắm và ngợi khen Thiên Chúa.

Thứ hai, về cuộc sống đời sau, có hay không? Để trả lời thắc mắc này, Chúa Giêsu đã dựa vào một kiểu nói cơ bản

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN 07/11/2010

Bài tin mừng (Lc 20,27.34-38) THÂN XÁC SẼ SỐNG LẠI

LỜI CHÚA TTDC 11-2010

TRANG | 12

rút ra từ một đoạn văn then chốt trong Cựu Ước, là đoạn văn kể việc Thiên Chúa hiện ra với ông Mô-sê dưới hình thức lửa cháy trong bụi gai. Trong đoạn văn này, ông Mô-sê đã gọi Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-sa-ác và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Phái Xa-dốc không tin có đời sau, chết là hết, bởi vậy Chúa lập luận chết là hết thì các tổ phụ kia đã chết rồi, mắc mớ gì mà Mô-sê gọi Chúa là Thiên Chúa của các tổ phụ ấy. Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ đâu phải là Thiên Chúa của kẻ chết. Cho nên, ông Mô-sê không khẳng định có sự sống lại, nhưng trong kiểu nói này ông Mô-sê cho thấy có cuộc sống đời sau. Quả thực, con người không chỉ có cuộc sống trên trần gian này thôi, chết không phải là hết, nhưng là bắt đầu sống, là đi vào một cuộc sống mới, cuộc sống này liên hệ mật thiết với sự sống lại. Do đó, Chúa Giêsu muốn đưa họ đến chỗ nhìn nhận có cuộc sống đời sau trước đã và như thế họ sẽ dễ dàng nhận sự sống lại. Đây là một lối lập luận độc đáo và rất lô-gic, khiến cho những người phái Xa-dốc đã chịu lý và không thể cãi lại.

Như vậy, qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đã quả quyết cho chúng ta biết: chắc chắn thân xác chúng ta sẽ sống lại, và đây cũng là một chân lý mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”, nghĩa là tới ngày quang lâm, ngày tận thế, ngày cánh chung, mọi người sẽ sống lại. Nhưng sống lại để sống như thiên thần hay quỷ dữ? Sống hạnh phúc muôn đời hay bất hạnh ngàn thu lại là chuyện khác. Bởi vì kẻ lành, kẻ sống tốt lành thánh thiện cũng sống lại, và cả kẻ dữ, kẻ sống xấu xa tội lỗi cũng

TTDC 11-2010 LỜI CHÚA

TRANG | 13

sống lại. Nhưng sống lại để được thưởng hay chịu phạt, đó mới là vấn đề chúng ta cần quan tâm để ý. Nói như vậy tất cả chúng ta đều biết rồi, Thiên Chúa sẽ căn cứ vào đời sống hiện nay của chúng ta để thưởng phạt chúng ta. Đời này quyết định số phận đời sau của chúng ta, như Chúa đã quả quyết ai sống làm sao Ta sẽ trả cho như vậy, gieo thứ gì thì gặt thứ ấy.

Trao đổi: Đời sống chúng ta sẽ không đi trong bất định, không lạc vào hư vô, nhưng đời ta có một cùng đích,đó là trở về với Thiên Chúa, là cội nguồn của đời ta. Lời Chúa hôm nay có cho bạn NIỀM HY VỌNG?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, cuộc sống này có là bao. Xin cho chúng con luôn nhớ mình phải sống thánh thiện, để sau này khi chết được sống lại, hầu xứng đáng lãnh nhận phần thưởng vĩnh phúc.

Anh Luca Đỗ Thái Hùng & Chị Maria Minh Nhung Anh Giuse Xuân Hòa & Chị Maria Phương Anh Anh Phêrô Tấn Lộc & Chị Têrêsa Phương Nhung Anh Antôn Huy Hoàng & Chị Maria Phương Dung Xin Thiên Chúa vua tình yêu tuôn đổ hồng ân trên các gia đình anh chị. Biết kính thờ Thiên Chúa, luôn noi gương Thánh Gia, giữ lòng hiếu thảo, chan hòa tình yêu thương. Xây dựng gia đình an vui và hạnh phúc.

LỜI CHÚA TTDC 11-2010

TRANG | 14

Ghi nhớ: “Nếu hạt giống gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình”.

Chia sẻ: Có lẽ tất cả đều đã biết: vào hồi 9 giờ sáng ngày 19/6/1988, tại Rôma, tức lúc 15 giờ cùng ngày tại Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trịnh trọng tuyên bố: “Để tôn vinh Thiên Chúa Ba ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công giáo và để đời sống Kitô hữu được tăng trưởng, với uy quyền của Đức Giêsu Kitô, của hai Thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa và tham khảo ý kiến của nhiều anh em trong hàng Giám mục, tôi quyết định tuyên bố: Chân phước Anrê Dũng Lạc linh mục; Tôma Thiện chủng sinh. Emmanuel Phụng giáo dân, Giêrônimô Hécmôsilla. Valentinô Beriô Ôca. Thêôphan Vêna và 111 bạn tử đạo tại Việt Nam vào sổ các Thánh, và được toàn thể Giáo Hội sùng kính với danh hiệu Hiển Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Với những lời tuyên bố trịnh trọng trên đây: 96 người Việt Nam và 21 thừa sai Châu Âu, đã vì nhất quyết tin thờ Thiên Chúa mà bị giết hại trong các thế kỷ 18 & 19; đã được các Đức Giáo Hoàng Lêô 13, Piô 10 và Piô 12 tôn phong chân phước trước kia, nay được suy tôn là hiển thánh của Giáo Hội Công giáo. Thật là vô cùng sung sướng, thật là một biến cố ngàn năm một thuở. Bởi vì trong lịch sử gần hai ngàn năm của Hội Thánh Công giáo, đây là lần đầu tiên cử hành một cuộc tôn phong một loạt đông đảo các thánh như vậy.

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

14/11/2010 Bài tin mừng (Ga12,24-26)

TTDC 11-2010 LỜI CHÚA

TRANG | 15

Nhân ngày lễ kính các thánh tử đạo và đặc biệt trong năm Thánh 2010 này, chúng ta hãy nhìn lại một chút lịch sử về gia tài đức tin mà cha ông chúng ta đã để lại cho chúng ta. Chúng ta biết, ngay từ năm 1522, Tin Mừng Chúa đã đến với nước Việt Nam chúng ta. Nhưng mãi đến năm 1580, đạo Chúa mới chính thức bắt rễ vào đất nước chúng ta. Từ đó, cho đến năm 1885, suốt 300 năm bị bách hại, với hơn 100 ngàn người tử đạo. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam là cả một cuộc tử đạo kéo dài, với đủ mọi thứ nhục hình: gông cùm, xiềng xích, tù ngục, bá đao, trảm quyết, lăng trì, voi dày, tróc nứa… dòng dã qua năm triều đại: Trịnh Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng, Triệu Trị và Tự Đức. Nhưng từ đó, đã cho mọi người thấy sức chịu đựng bền bỉ, kiên cường, lòng trung thành của con cái Việt Nam đối với đức tin Công giáo mà cha ông chúng ta đã lãnh nhận và tôn thờ.

Tóm lại, ngày lễ kính các thánh tử đạo Việt Nam nhắc nhở chúng ta nhìn lại gia tài đức tin của tổ tiên đã gầy dựng và lưu truyền cho chúng ta. Chúng ta nhắc lại sự nghiệp của các ngài, một đàng là để hãnh diện và một đàng cũng là để biết ơn tổ tiên, từ đó bồi dưỡng cho mình những đức tính sáng ngời của cha ông đã sống, đã kinh nghiệm, mà nay chúng ta cần thừa tự và phát huy, đó là luôn vững tin vào Chúa, hãnh diện vì mình là Kitô hữu, là người Công giáo và cố gắng làm chứng cho Chúa bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta. Ước được như vậy.

Trao đổi: Đứng trước nhu cầu của xã hội hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, làm cho chúng ta phân vân trong nhiều vấn đề. Theo bạn sống Phúc Âm trong thời đại mới cũng là một cuộc tử đạo! Bạn đã một lần nào minh chứng? Cầu nguyện: Lạy Chúa, noi gương các Thánh tử đạo Việt Nam, xin cho chúng con cũng biết can đảm, hy sinh, sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày.

LỜI CHÚA TTDC 11-2010

TRANG | 16

Ghi nhớ: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Chia sẻ: Nghe bài Tin Mừng hôm nay , có lẽ nhiều người thắc mắc: Giáo hội có nhầm không? Ngày lễ Chúa làm vua mà lại đọc bài tường thuật cái chết tủi nhục của Chúa. Thật khó hiểu. Ta không hiểu, vì trí ta luôn vẽ ra hình ảnh một ông vua theo kiểu trần gian. Trong khi Chúa Giêsu đã cho biết:”Nước tôi không thuộc trần gian này” (Ga18,36). Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy 3 tính cách Vương quốc Đức Kitô.

Đó là Vương quốc của lòng hiếu thảo. Thiên Chúa muốn thiết lập Vương quốc này ngay từ buổi sơ khai. Nhưng ma quỉ phá hoại bằng cách xúi giục con người chống lại Thiên Chúa. Chúa Giêsu xuống thế để tái lập mối liên hệ Cha=Con, giữa Thiên Chúa với loài người. Người đã sống như một người con hiếu thảo của Đức Chúa Cha. Sống kết hiệp với Đức Chúa Cha. Trong Phúc âm, lời đầu tiên Người nói là nói về Đức Chúa Cha: ”Cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha con ư?” (Lc 2,49). Lời cuối cùng của Người cũng hướng về Đức Chúa Cha: ”Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Trọn cuộc đời Người luôn thi hành thánh ý Cha, cho dù có những lúc phải đổ mồ hôi máu mới bỏ được ý riêng của mình. Người đã sống đến cùng tâm tình của người con hiếu thảo. Trên thập giá, Người đã hoàn tất việc thiết lập Vương quốc ban đầu theo ý định của Thiên Chúa: qui tụ những người con hiếu thảo trong nhà Cha trên trời,

Đó là Vương quốc của sự tự do. Con người rời xa Thiên Chúa, rơi vào vòng tay ma quỉ. Ma quỉ trói buộc con người bằng những sợi dây nô lệ: nô lệ cho danh vọng, nô lệ cho tiền bạc, nô lệ

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN 21/11/2010

Bài tin mừng (Lc 23,35-43) ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

TTDC 11-2010 LỜI CHÚA

TRANG | 17

cho thú tính. Đức Giêsu xuống trần để giải thoát con người khỏi ách nô lê ma quỉ. Người cứu con người khỏi mọi thứ sợ hãi. Người giải phóng ta khỏi mọi áp lực, mọi mặc cảm. Trọn đời Người nêu gương một đời sống tự do. Thoát khỏi sự ràng buộc của của cải vật chất, Người sống như một người nghèo: “Con chim có tổ, con chồn có hang nhưng Con Người không có hòn đá gối đầu” (Mt 8,20). Người đã chống lại những cơn cám dỗ về quyền lực từ ngày đầu tiên trong sa mạc cho đến phút cuối đời trên thập giá: “Nếu ông là con Thiên Chúa, hãy biến đá thành bánh mà ăn” (Mt 4,3). “Nếu ông là Đức Kitô, hãy xuống khỏi thập giá, chúng tôi sẽ tin”. Rất tự do, Người đã đi vào cái chết. Chính khi bị treo trên thập giá, thân trần trụi, mất hết mọi uy tín, danh dự, Người đã phá tung hết mọi thứ xiềng xích nô lệ, khai mạc một triều đại tự do cho con người.

Đó là Vương quốc của tình yêu. Chúa Giêsu xuống trần để làm chứng về tình yêu. Rao giảng, thi hành, tha thứ. Tình yêu lên đến cực điểm trong những giây phút cuối đời khi Người quì xuống rửa chân cho môn đệ, khi Người chữa lành tai cho kẻ đến bắt Người, khi Người tha thứ cho kẻ phản bội và nhất là khi Người cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Người. Thật là một tình yêu nguyên tuyền không hề vương chút hận thù. Một tình yêu cao cả đáp lại hận thù. Thánh giá diễn tả tình yêu Chúa Giêsu dành cho Đức Chúa Cha. Thánh giá diễn tả tình yêu Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Thánh giá diễn tả tình yêu tha thứ Chúa Giêsu dành cho những kẻ thù ghét Người. Trao đổi: Vương quốc Đức Kitô luôn rộng mở, chào đón tất cả mọi người. Bạn đã sẵn sàng dứt bỏ mọi ràng buộc, danh lợi; mở rộng trái tim yêu thương để xứng đáng trở thành công dân nước Chúa chưa ? Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết lớn tiếng tung hô “Vạn tuế Chúa Giêsu là Vua”. Xin đón nhận con vào vương quốc của Ngài.

LỜI CHÚA TTDC 11-2010

TRANG | 18

Ghi nhớ: “Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến”.

Chia sẻ: Hôm nay cung thánh đượm vẻ u buồn. Bàn thờ đạm bạc không hương hoa. Lễ phục mang màu tím. Màu tím của lặng lẽ hi sinh. Màu tím của âm thầm cầu nguyện. Màu tím của tha thiết đợi chờ. Màu tím ấy nhắc cho ta biết: hôm nay ta đã bước vào mùa Vọng.

Mùa Vọng là mùa đợi chờ. Đợi chờ Chúa đến cứu độ ta. Cuộc đời ta quá nhiều đau khổ, quá nhiều tội lỗi, quá nhiều bế tắc. Chỉ có Chúa mới có thể thay đổi đời ta, giải thoát ta khỏi ách nô lệ tội lỗi, đưa ta vào tình trạng thánh thiện của con cái Chúa.

Như thế mùa Vọng cũng là mùa hi vọng. Đợi chờ chính là hi vọng. Như thế trong màu tím buồn chờ đợi đã thấy thấp thoáng màu xanh hi vọng vui tươi. Nhưng làm sao để màu tím biến thành màu xanh? Làm sao nắm bắt được niềm hi vọng? Làm sao gặp được Chúa khi Người ngự đến? Lời Chúa sẽ hướng dẫn ta sống trong tinh thần mùa Vọng này.

Trong tuần thứ nhất mùa Vọng. Chúa Giêsu khuyên ta noi gương tổ phụ No-e, đã được cứu thoát khỏi nạn hồng thủy nhờ thái độ sống tích cực trước lời hứa của Chúa. Thái độ tích cực đó gồm 2 điểm hỗ tương.

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG 28/11/2010

Bài tin mừng (Mt 24,37-44) HỒI TÂM VÀ TỈNH THỨC

TTDC 11-2010 LỜI CHÚA

TRANG | 19

1/ Chiếu ánh sáng hi vọng tương lai vào cuộc đời tăm tối hiện tại.

Người ta sống nhờ hi vọng. Không có hi vọng, không ai sống nổi ở đời. Cuộc đời phù du mau qua. Cuộc đời tràn ngập đau khổ. Cuộc đời quá nhiều thử thách. Nhờ hi vọng con người mới có thể tiếp tục sống, làm việc, thăng tiến.

Chính niềm hi vọng được cứu thoát đã giúp tổ phụ No-e có đủ can đảm và kiên nhẫn, đầu tư thời giờ và công sức để đóng một con tàu lớn như thế. Niềm hi vọng được nuôi dưỡng bằng lời hứa của Chúa. Tin tưởng vững vàng vào Lời Chúa, tổ phụ No-e sống tràn đầy niềm hi vọng vào tương lai. Niềm hi vọng đó giúp Ngài vượt qua những khó khăn hiện tại.

2/ Sống tích cực giây phút hiện tại để chuẩn bị cho tương lai

Niềm hi vọng vào tương lai giúp ta thêm can đảm. Nhưng nó không cho phép ta thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Niềm hi vọng tách rời khỏi thực tế sẽ trở thành ảo vọng. Vì thế muốn đạt tới niềm hi vọng tương lai, ta phải sống tích cực phút giây hiện tại. Phải tích cực làm việc cho tương lai.

Tục ngữ Pháp có câu: Hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp. Tổ phụ No-e đã thực hiện đúng như thế. Ngài đã dồn hết công sức vào việc chuẩn bị tương lai. Và Chúa đã cứu Ngài như lời đã hứa.

Đời sống ta là một mùa Vọng kéo dài. Mùa Vọng trần gian muốn phủ ta trong màu tím buồn của những gian nan

LỜI CHÚA TTDC 11-2010

TRANG | 20

thử thách, những thất bại, những chán nản, lo âu, nghi ngờ, mệt mỏi. Ta hãy noi gương tổ phụ No-e, tin tưởng vững chắc vào lời Chúa hứa. Lời Chúa sẽ chiếu ánh sáng hi vọng tương lai vào những tăm tối u buồn hiện tại. Hãy làm mọi việc thường ngày với lòng tin tưởng vững chắc. Hãy làm những việc nhỏ mọn với tình mến Chúa yêu người tha thiết. Đó chính là cách ta sẵn sàng chờ đón Chúa đến. Đó chính là ta tỉnh thức không bị lỡ cơ hội khi Chúa đến.

Trao đổi: Bạn sẽ làm gì để chuẩn bị đón Chúa đến?

Cầu nguyện: Ôi, lạy Đấng cứu tinh.

Con nghe chợt bàng hoàng.

Thêm một lần nữa.

Mùa vọng đang về.

Phải chăng con mơ ngủ.

Khi cả sớm lẫn chiều.

Con tìm kiếm khắp nơi.

Danh vọng và vui chơi…

Xin cho con thầm lặng.

Xem lại gánh đời mình.

Con tim và tâm hồn.

Đã sẵn sàng đón Chúa.

TTDC 11-2010 MỤC TỬ

TRANG | 21

Trên giường hấp hối, Thánh Monica đã nhắn nhủ con Ngài là Augustino như sau: “mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi con tới bàn tiệc Thánh”………………………………………………….

BÊN KIA SỰ CHẾT Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã được nghe những lời van xin tương tự phát ra từ môi miệng của những người thân của chúng ta, trước khi từ giã cõi đời... nhưng xa mặt cách lòng, nhiều người trong chúng ta lãng quên những lời van xin thống thiết ấy. Cái được thương, cần được nhớ. Đó là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn là một hoang đảo cô đơn. Dưới cái nhìn đức tin, lời van xin kẻ khác cầu nguyện cho, còn chứng tỏ một lòng khiêm tốn, một thái độ chấp nhận cái tâm mỏng manh và bất lực của mình. Để giúp chúng ta có dịp đáp lại thỉnh cầu của những người đã đi vào thế giới bên kia và để thể hiện mối tình thông hiệp “các thánh thông công”, Giáo Hội ngay từ buổi đầu của kỷ nguyên Kitô đã cổ động việc tưởng nhớ cầu nguyện cho những người quá cố. Những thế kỷ gần đây đã dành tháng 11 hằng năm cho việc đạo đức ấy. Hai ngày lễ mừng kính các thánh và cầu cho các linh hồn được ấn định vào hai ngày mùng 2 đầu tháng với những kinh nguyện rất ý nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội, Công đồng Vatican II trong Hiến chế về Mầu nhiệm Giáo Hội đã viết về những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...”. Nói về sự cầu bầu của các đẳng linh hồn, Công đồng viết như sau: “Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan

MỤC TỬ TTDC 11-2010

TRANG | 22

Ca đoàn Thiếu nhi mừng Kính Thánh quan thày Têrêsa

TTDC 11-2010 MỤC TỬ

TRANG | 23

Kỷ niệm ngày Mẹ hiện ra lần cuối

MỤC TỬ TTDC 11-2010

TRANG | 24

Giáo họ Luca mừng kính Thánh Luca quan thày

TTDC 11-2010 MỤC TỬ

TRANG | 25

Lần chuỗi Mân Côi

MỤC TỬ TTDC 11-2010

TRANG | 26

thánh Chúa, nhờ người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha...”. Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một bổn phận thảo hiếu đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự thánh thiện. Quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hay ngậm ngùi đốt lên một ngọn bạch lạp tại một nghĩa trang nào, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến những người chết và chính cái chết. Chúng ta đang đứng giữa biên giới vô hình của sự sống và sự chết. Và một cách vô cùng huyền nhiệm và sống động, những người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu, thắm thiết... Cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Chính tình yêu đã liên kết chúng ta với những người chết. Vâng, chỉ có tình yêu mới làm cho con người được bất tử. Chỉ có tình yêu mới làm cho con người được liên kết với những người đã chết. Chỉ có tình yêu mới, mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt. Mỗi lần chúng ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần chúng ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống... Chúng ta đang tiến dần đến sự bất tử…

Yêu thương chính là tái sinh, là thông dự vào sự sung mãn của cuộc sống. Đó phải là niềm tin của chúng ta trong ngày hôm nay khi

chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố. Xin Chúa nâng đỡ đức tin yếu kém của chúng ta, xin Ngài ban thêm niềm hy vọng cho

chúng ta.

TTDC 11-2010 CỘNG ĐOÀN

TRANG | 27

MỘT CHUYẾN HÀNH HƯƠNG Gia đình Lêgiô chúng tôi là một Hội đoàn nhỏ bé trong xứ. Đã vậy lại còn chia làm hai phần.

Phần thứ nhất là “hoạt động”. Tôi thường gọi là “Trai tiền tuyến”. Các anh chị sống theo lời Chúa noi gương Mẹ, là cộng tác hàng tuần thăm hỏi bệnh nhân, thăm các ông bà già cô đơn, đem niềm vui đến chốn u sầu, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Phần hai là “tán trợ” tôi gọi là “Gái hậu phương”. Hầu hết là các anh chị lớn tuổi, không đi công tác được, nên ở nhà phòng thủ, bằng cách cầu nguyện cho các anh chị “hoạt động”, được chân cứng đá mềm, để các anh chị có sức khỏe, cùng nhau đem Chúa và Mẹ đến khắp mọi nơi.

Hằng năm, cứ ngày sinh nhật Đức Mẹ là các ủy viên chúng tôi đi dã ngoại, hay hành hương. Năm nay cũng thế, được phép của Cha xứ, chúng tôi có tổ chức đi Hành Hương Đức mẹ Phước Lý. Trước là đi Hành Hương, sau là cho Tiền Tuyến và Hậu Phương cùng vui vẻ với nhau, ngồi với nhau, ăn với nhau trong tình nghĩa gia đình. Đến ngày đi, đứng trước Đài Đức Mẹ xin ơn bằng an rồi lên xe, ổn định chỗ ngồi cho các anh chị ăn sáng, uống cà phê. Rồi chị Trưởng tuyên bố lý do chuyến đi này, 9 giờ tới nơi, các chị em sẽ được vệ sinh cá nhân, rồi làm một giờ kinh kính Đức Mẹ, mỗi anh chị cầm một cành hoa dơn đỏ tiến lên Linh Đài Đức Mẹ, vừa đi vừa hát bài: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh xếp hàng vào trận... Linh hồn tôi ngợi khen Đức

CỘNG ĐOÀN TTDC 11-2010

TRANG | 28

Chúa...” trong không khí thật trang nghiêm và sốt sắng, lòng tôi cũng bâng khuâng cảm xúc. Tôi tự nghĩ đang lúc này đây Đức Tin chúng tôi thật vững vàng, thì không có ma quỷ nào xâm nhập vào đây được. Vì có Mẹ cùng đồng hành để giúp các linh hồn. Sau giờ kinh, Cha Dòng có dâng một thánh lễ tạ ơn cho chúng tôi. Lên xe ra về chừng 1g trưa, trời thì nóng, xe thì chật, mà mọi người ai ai đều vui vẻ, ăn trưa nhẹ trên xe, chia nhau từng miếng bánh, rót cho nhau từng ly nước. Tôi thấy gia đình Lêgiô chúng tôi thật êm đềm và hạnh phúc.

Lạy Mẹ Maria, nhờ có Mẹ làm Nữ tướng, nhờ có Mẹ chuẩn cầu, gia đình Lêgiô chúng con có được tinh thần đoàn kết, cùng nhau cầu nguyện đem những gia đình khô khan nguội lạnh, những gia đình rối ren để dâng cho Chúa, xin Chúa thánh hóa để họ biết nhận Chúa là Cha.

Gđ Lêgiô

TTDC 11-2010 GIÁO DÂN NGÀY NAY

TRANG | 29

Vui mừng và hy vọng Tình cờ, tôi gặp lại đôi học trò cũ của những ngày đầu tiên

dạy giáo lý. Sau giây phút ngỡ ngàng của cuộc gặp gỡ đặc biệt vì xa cách quá lâu, tôi nhìn một lúc khuôn mặt mừng rỡ với nụ cười e ngại mới nhớ lại hình ảnh cậu học trò ngày xưa. Với giọng hơi run, đôi mắt hơi ướt có lẽ vì thấy tôi đứng dựa vào chiếc nạng mở cửa cho em vào nhà. Em lên tiếng: -“Cô khác xưa nhiều quá!”

Tôi xúc động không kém: -Em cũng khác xưa nhiều quá!, gần hai chục năm rồi còn gì! Khi ba thầy trò yên vị trên ghế, em bắt đầu tâm sự: “Sau

khi rửa tội xong, em về quê cưới vợ, bạn em đây, Thủy, hồi đó thỉnh thoảng đến học giáo lý chung với em và chúng em cùng học chung giáo lý Hôn Nhân, chắc cô còn nhớ chứ?. Tôi nhìn người phụ nữ ngồi bên đang cười không được tự nhiên, nói mạnh: “Nhớ chứ!”

Nhưng hơi giật mình vì cô bé này ngày xưa hơi gầy, nhìn mặt chỉ thấy đôi mắt, mà nay lại là một phụ nữ tuổi trung niên khá mập, lúc vào nhà lại đi khập khiễng. Em nói tiếp:

-Vợ em sau khi sinh được hai cháu gái, thì phát phì, rồi bị tai biến liệt nửa người. Em vẫn là một tài xế chở hàng mướn nên chạy chữa thuốc men cũng khá khó khăn. Sau vài năm châm cứu, đi lại được trong nhà thì mang thai cháu thứ ba, em lo quá, các chị em bà con bên vợ và bên em khuyên bỏ cái thai đi vì sức khỏe vợ em kém quá. Em phân vân không biết tính thế nào, chỉ biết cầu nguyện! Người vợ nhẹ nhàng cắt ngang:

-Ảnh siêng đọc kinh lắm cô, tối nào cũng bắt vợ con lần chuỗi chung với ảnh, rồi tự mình cầu nguyện và bắt mẹ con em nhắc theo.

Người chồng phá lên cười: -Phải cầu nguyện chứ cô nhỉ? không thôi cô lại nói: lạy Đức

Chúa Trời Ba Ngôi, tôi lấy được vợ tôi thôi nhà thờ”.

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 11-2010

TRANG | 30

Căn phòng òa vỡ niềm vui, tôi cười hỏi nhỏ: -Hồi xưa, cô nói câu đó em có khó chịu không? -Không cô, nhờ câu ấy mà những lúc vất vả, bận rộn, em vẫn cố

gắng giữ đạo, vẫn đọc kinh, đi lễ. Giờ đây, em cảm thấy cần Chúa hơn bao giờ hết!

-Đấy, em đã thưa với cô, trong khi bối rối giữa sức khỏe của vợ em với đứa con thứ ba em nhớ lời cô kể gương các Thánh tổ phụ thường dâng đứa con đầu lòng lên cho Chúa. Thế rồi, em cũng hằng ngày cầu nguyện xin dâng đứa con này cho Chúa, dù vẫn biết không phải đứa con đầu lòng. Và vài tháng sau, vợ em sinh con bình yên, lại là cháu trai, chúng em vui mừng biết bao nhiêu, cháu khác hẳn hai chị nó, năm nay cháu mười tuổi, thông minh hơn, học giỏi hơn và rất siêng đi lễ, được các dì phước thương, nhất là dì đang dạy đàn cho cháu. Bây giờ được cho cho vào ban giúp lễ, chúng em rất mong cháu đi tu, nên cầu nguyện và đầu tư cho cháu thật nhiều, cứ nghĩ đến ngày cháu được Chúa chọn, chúng em quên hẳn vất vả bệnh tật...

Nói đến đây, có mấy người đến học giáo lý, câu chuyện đành chấm dứt, hai em xin phép ra về và không quên nhắc tôi giữ gìn sức khỏe, tôi thân tình nói với em bằng cả tấm lòng:

-Cô cũng như hai em, cô rất vui mừng và hy vọng. Hội viên CBMCG

VUI… Mẩu đối thoại trong một hoạt cảnh Giáng Sinh:

Chủ quán trọ: - Ông không thấy tấm bảng đề ‘HẾT CHỖ’ à?

Giuse: - Vâng, tôi có thấy. Nhưng xin ngài cảm thông. Vợ tôi đang trở dạ. Chủ quán: - Ồ, đó không phải là lỗi của tôi. Giuse: - Thì cũng đâu phải là lỗi của tôi !

(Anthony Castle)

TTDC 11-2010 GIÁO DÂN NGÀY NAY

TRANG | 31

HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH CỦA NGƯỜI GIÀ - (tiếp theo) ……………………………………..Tuổi già đức cao trọng vọng

Nói một cách tổng quát người già đã được Thiên Chúa chúc phúc trong Kinh thánh. Người đầu bạc thì khôn ngoan hoặc tuổi già thánh thiện... Ca dao Việt Nam cũng có câu: khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già... Sở dĩ người già được cho là khôn ngoan, vì ở tuổi đời các cụ không còn bồng bột, trải qua bao năm tháng kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống, sự suy tính có phần chín chắn hơn. Tuy nhiên người trẻ lại cho là không phù hợp với thời thế. Nhìn vào các tổ chức xã hội, hoặc một số đoàn thể tôn giáo, tư tưởng xung khắc giữa hai lớp già trẻ vẫn có và âm ỉ như những sóng ngầm. Thực tế nhiều khi hành xử như lớp già thì không theo sát với thời đại, hoặc quá chậm chạp, còn nếu canh tân theo kiểu phi mã của lớp trẻ, thì khó tránh khỏi thất bại ê chề. Như vậy con đường Trung Dung giữa kinh nghiệm tuổi già và sự nhiệt tình của tuổi trẻ, tất dễ thành công hơn.

Với tuổi già hầu hết ít bị dục tình hoặc lợi danh làm chao đảo hơn tuổi trẻ. Tuy đây không phải là tuyệt đối. Thực tế trong xã hội và ngay cả Giáo hội, vẫn có những vị tuổi già vẫn mơ và đã cố gắng để chiếm cho được những địa vị cao trọng từ tay người trẻ... lòng tham lam của con người về quyền lực không đáng, chỉ đến khi nào xuôi tay nhắm mắt, lúc đó việc đời sẽ trả lại đời mà thôi. Tuy nhiên nhìn chung ở người cao tuổi hầu như đã dũ sạch tham vọng, dũ sạch dục

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 11-2010

TRANG | 32

tình, mà hướng thượng quay về tìm nguồn an ủi nơi Thiên Chúa.

…………………………………………………Bệnh của tuổi già

Trước khi đề cập đến những căn bệnh làm người già suy sụp, người viết xin liệt kê những căn bệnh thường thấy ở người già... Bệnh hay nói chuyện. Người ta sẽ không ngạc nhiên thấy các cụ ông cụ bà thường nói chuyện trong thánh đường, nếu không nói chuyện, thì nhấp nhỏm như mắc làm công việc gì, nhiều cụ cứ vào nhà thờ được mươi mười lăm phút là để tâm hồn chu du khắp nơi. Về chuyện này tôi có hỏi cha già Bênađô Nguyễn Văn Quy 99 tuổi ở nhà hưu Phát Diệm, Ngài giải thích là ở tuổi già, người ta không thể cầm trí lâu được, mình phải cố gắng thôi. Còn nếu không, Chúa cũng không bắt tội vì đó là bệnh già. Ngoài bệnh này còn bệnh thích nghe chuyện người khác, ai bảo già mà không tò mò. Thêm một chứng bệnh khác là bệnh tự cao. Bệnh này nhìn có vẻ bình thường. Tôi tuổi tác cao hơn, đã từng giữ chức vụ cao trong xã hội, hoặc giáo xứ, tất nhiên cái tôi đó, buộc mọi người phải nhìn ở vị thế đặc biệt. Tất nhiên những ý kiến của người đặc biệt lúc nào cũng phải là số một. Trường hợp đã từng xảy ra ở một giáo xứ trong hạt, là một số khích động, để bất hợp tác với vị chủ chăn mới. Mong sao những người lão thành trở về đúng vị thế của mình: là tấm gương sáng cho đoàn con lũ cháu: Thánh Thiện và Nhân Hậu.

TTDC 11-2010 GIÁO DÂN NGÀY NAY

TRANG | 33

…………………………………………….Tử vì đạo hằng ngày

Tôi đến thăm nhiều, rất nhiều các cụ có hoàn cảnh khốn khổ bệnh hoạn, đói khát. Có người có con cái, nhưng con cái quá nghèo. Có người không có con hoặc lá xanh rụng trước lá vàng, vì nhiều lý do: chiến tranh, tai nạn khi đi đường, hoặc chết vì tệ nạn xã hội. Tất cả đều có một mẫu số chung: Khốn cùng và chờ chết, nhiều người oán trách số phận; nhưng cũng có những người vui vẻ đón nhận những bất hạnh, khi được chia sẻ lời Chúa mỗi tuần ít nhất là vài ba lần. Nhiều lần tôi đã cố gắng để không bật ra tiếng khóc, nói với các cụ rằng: chúng ta không chọn được cửa vào đời: giàu hay nghèo, sướng hay khổ, nhưng chúng ta có thể chọn cho mình một cuộc sống đời sau vô cùng hạnh phúc, hay đời đời bất hạnh, ngay từ bây giờ trước khi trút hơi thở cuối cùng. Gần gũi với các cụ, tôi thấy có những người bị hàm oan, bị chính vợ hay chồng nghi ngờ bất chính mà không tự biện hộ.

Chúa thấu suốt mọi sự bí nhiệm và lời Chúa là nguồn an ủi, minh chứng, biện hộ cho sự trong trắng, đơn thuần và công chính của tâm hồn. Cảm tạ Chúa nhiều tâm hồn đã vui vẻ chấp nhận những đau đớn về bệnh tật phần xác và dằn vặt tâm hồn của người thân yêu hằng ngày đã gây ra...

(Còn tiếp)

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 11-2010

TRANG | 34

Đường hy vọng Đôi nét dòng lịch sử các Thánh. Đây là dấu ấn lịch sử mà các vị Thánh Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam đã đổ máu hy sinh mạng sống mình vì Đức Kitô. Các Ngài đã tận dụng mọi khả năng của mình, không quản ngại dấn thân hy sinh quên mình, đem Tin Mừng đến cho mọi người. Có lúc các Ngài bị tra tấn lý hình như Chúa khi xưa đã bị quân dữ đánh đập, cuối cùng trút hơi thở trên Thập giá – thì nay các Ngài cũng bị quan xử trảm...Đó là những giọt máu đổ ra dâng lên Chúa để làm của lễ toàn thiêu. Quê hương Việt Nam chúng con đã được nhận lãnh Tin Mừng của Chúa qua các thế hệ cha ông, để cho những bậc con cháu noi theo. Các Ngài chính là tấm gương sáng trong lòng chúng con. Lạy Chúa Giêsu tử đạo tuyệt vời, Chúa chọn chúng con ra khỏi thế gian lại vừa sai chúng con vào trong thế gian. Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình, giữ được vị mặn của muối và sức tác động của men để đem đến cho thế gian một linh hồn, một sức sống. Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng chúng con mang dòng máu của các vị Tử đạo là những người đã

đặt Chúa lên trên mạng sống...

TTDC 11-2010 HẠNH CÁC THÁNH

TRANG | 35

Con chỉ là một tên Mọi Đen 3/11 Giáo Hội kính nhớ Thánh Martinô Porres Nhắc đến thánh nhân, người ta thường liên tưởng đến những ơn lạ lùng như xuất thần ngất trí trong khi cầu nguyện, như hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, hoặc như có thể trò chuyện và điều khiển cả thú vật. Vị thánh có lòng bác ái cao độ này lại xuất thân từ một hoàn cảnh vô cùng bi đát và đắng cay. Là con của một thiếu nữ da đen đã từng bị đem bán làm nô lệ vào một nhà quý tộc người Tây Ban Nha. Martinô đã được vị linh mục rửa tội ghi trong sổ bộ của giáo xứ là “con không cha”. Quả thật, con không cha như nhà không nóc. Martinô đã lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình cha mãi cho đến năm 8 tuổi. Nhưng sau khi được chính thức thừa nhận không bao lâu, thì người cha lại bỏ rơi gia đình. Một lần nữa, cậu bé Martinô lại rơi vào cảnh khốn khổ như đa số những em bé nghèo của thành phố Lima, Peru vào giữa thế kỷ thứ 16. Nhưng cảnh nghèo ấy đã không gieo vào lòng cậu bé mang hai dòng máu này chút đắng cay nào. Trái lại, cậu tiếp nhận mọi biến cố xảy đến trong cuộc sống như một thách đố, như một ân sủng. Năm 12 tuổi, Martinô đã được học nghề hớt tóc và đôi chút xảo thuật của ngành giải phẫu. Vừa hành nghề như một người thợ hớt tóc, vừa như một y tá, Martinô đã đem hết sức và lòng hăng say, tận tụy của mình để phục vụ những người nghèo đồng cảnh ngộ. Nhưng nhận thấy chỉ có thể sống trọn đức ái trong một tu viện, Martinô đã đến gõ cửa một nhà dòng Đaminh để xin

HẠNH CÁC THÁNH TTDC 11-2010

TRANG | 36

được làm trợ sĩ trong nhà... Bí quyết nên thánh của thầy Maritnô là sám hối, cầu nguyện và phục vụ, nhất là phục vụ trong những công việc vô danh nhất. Lần kia, nhà dòng mang nợ đến độ không thể đảm bảo được các nhu cầu của các tu sĩ, thầy Martinô đã đến thưa với Bề trên như sau:” Thưa Cha, con chỉ là một tên mọi đen. Xin hãy bán con đi”. Sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho người khác, thầy Martinô cũng luôn nhận tất cả phần lỗi về mình. Là gương hy sinh, cầu nguyện và bác ái của thánh Martinô, không những chúng ta chỉ chạy đến xin Ngài bầu cử trong những lúc gặp gian nan thử thách, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là lòng tín thác vào Chúa quan phòng của thánh nhân mà chúng ta cần học hỏi, nhất là trong giai đoạn khó khăn này.

VUI… ĐỨC MẸ NGƯỜI BẮC Trong lớp Giáo lý, sơ Thúy hỏi: - Em cho sơ biết, Đức Mẹ người xứ nào? Bé Chi không chần chừ: - Dạ thưa, Đức Mẹ người miền Bắc ạ. Sơ ngạc nhiên: - Căn cứ vào đâu em trả lời như thế? Bé Chi mạnh dạn: - Thưa sơ, trong Thánh Kinh, Đức Mẹ nói với thiên thần Gabrien: "Việc ấy xảy đến thế nào, vì tôi không biết đến người Nam". Sơ Thúy lắc đầu chào thua ???!!!

TTDC 11-2010 HẠNH CÁC THÁNH

TRANG | 37

Cát bụi của các Vì Sao Tấn Phát Theo quy luật của tự nhiên, tất cả những gì có khởi đầu rồi sẽ có kết thúc. Cuộc vui nào cũng sẽ tàn. Nỗi buồn nào rồi cũng sẽ qua. Sau những giọt nước mắt sẽ là nụ cười... riêng chỉ có sự sống là không mất đi mà chỉ đổi thay. Cũng giống như trong lời một bài hát: “Cuộc sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, lúc con người nằm yên giấc ngủ nhắm mắt lại rồi nhìn thấy tương lai...”

Khi mây đen kéo đến, ta đoán biết trời sắp mưa. Khi tiễn biệt một người thân sắp qua đời, ta nghĩ về thân phận mong manh của con người. Tháng các linh hồn, ra nghĩa trang nhìn phần mộ của những người đã nằm xuống, nhìn lại quá khứ của họ, chẳng lẽ không phảng phất trong đầu một chút suy tư về ý nghĩa cuộc sống, về cõi đời sau? Ta băn khoăn tự hỏi: “Cuộc sống con người chỉ có thế thôi sao? Ta sinh ra để làm gì rồi mất hút đi như một hạt cát vô danh vậy sao?”. Nếu ta không tin con người có linh hồn, không tin có đời sau, cho rằng chết là hết, thì cuộc sống thật vô vị, vô nghĩa và bế tắc. Chỉ khi nào đặt trọng niềm tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, và đắm chìm vào đại dương yêu thương của Ngài ta mới tìm được câu trả lời thích đáng cho vấn đề: “Con người sinh ra để làm gì? Chết rồi đi đâu?”... Một năm có 12 tháng, Hội Thánh dành riêng tháng 11 để tưởng nhớ và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người đã qua đời. Khi mới sinh ra, chúng ta chỉ là cát bụi, một hạt cát vô danh. Chúa đã thổi sinh khí vào hạt cát đó, để cho hạt cát có sự sống. Hạt cát đã trở thành “cát bụi

BẠN TRẺ TTDC 11-2010

TRANG | 38

của các vì sao” vì đã được chuộc lấy bằng Thập giá máu Chúa Giêsu. Và sự sống đó mãi mãi không mất đi nữa mà chỉ là sự đổi thay. Đổi thay là ngay từ bây giờ ta phải sẵn sàng bước theo Chúa Giêsu trên con đường phục vụ yêu thương. Chỉ khi biết quên mình phục vụ như vậy, chúng ta mới sẵn sàng với sự đổi thay, với sự chết.

Lạ thay! Vẫn biết thế, nhưng vẫn có những người sống mà tưởng như mình không bao giờ chết. Khi còn sống, họ chỉ lo thu vén, tích góp, dự trữ hết thứ này đến thứ khác, và họ không bao giờ nghĩ đến cái chết, hoặc không muốn nhắc tới chết. Đến khi đối diện với thần chết qua những chứng bệnh nan y, họ chạy đôn chạy đáo tìm thầy chạy thuốc để mong người ta cứu họ thoát khỏi cái chết. Tới lúc đó thì “người giàu cũng khóc”. Và những người càng nhiều tiền lắm của thì lại càng sợ chết, sợ phải xa lìa của cải, rời bỏ địa vị danh vọng mà họ đang có, đang hưởng thụ. Họ đâu biết và nghĩ đến rằng: những của cải, vật chất, tiền bạc, địa vị, danh vọng của họ chỉ là phù du, là những thứ chóng qua ở đời này, nó không tồn tại mãi mãi ở đời sau. Khi chết ta có mang nó theo được không? Vì thế, ta hãy luôn hướng đến và tìm kiếm những gì là tồn tại muôn đời, một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi ở đời sau.

Chính khi bước qua ngưỡng cửa của cái chết là bước vào sự sống, như những lời trong Kinh Hòa Bình “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Ta hãy xác tín rằng sau đêm tối, sau lớp đất chôn vùi thân xác, là một bình minh rực rỡ. Ta thấy rằng: thường những người còn trẻ thì họ ít khi

TTDC 11-2010 HẠNH CÁC THÁNH

TRANG | 39

nghĩ đến cái chết, chỉ khi cuộc đời đã xế bóng, người ta mới nhìn lại quá khứ, kiểm nghiệm lại những gì họ đã trải qua, những gì đang có và những gì đã mất. Đến lúc đó, người ta chiêm nghiệm thấy rằng những thú vui, của cải vật chất ở trần gian này chỉ là phù du và chóng qua như gió thoảng mây bay.

Chính Chúa cũng đã từng nói: “Người giàu khó vào Nước Trời biết bao!”. Vì của cải nó cồng kềnh giống như bức tường lửa, chặn chúng ta không đến được với Chúa. Cuối cuộc đời, ta chỉ mang theo được những gì mình đã cho đi, đã chia sẻ, và phải bỏ lại tất cả những gì suốt cả đời mình chỉ khư khư nắm giữ.

Chính vì thế, ngay từ đời này, ta phải tập cắt đứt, chặt bỏ những thứ mà ta không mang theo được, không giúp ích cho sự sống vĩnh cửu, sự sống đời sau.

Chỉ những gì chúng ta cho đi mới còn lại và theo ta. Cho đi không chỉ là tiền của vật chất mà còn bằng lời cầu nguyện, hy sinh phục vụ, tha thứ và cảm thông...

VUI… TRÊN THIÊN ĐÀNG GỌI NHAU LÀ GÌ? Một hôm, cha xứ tới nhà dùng cơm và hỏi bé: - Con biết trên thiên đàng người ta gọi nhau bằng gì không? Bé đáp tỉnh bơ: - Thưa cha, bằng em... Cha xứ lấy làm ngạc nhiên: - Sao con lại trả lời như thế? Bé: - Tối hôm qua, con nghe ba con nói chuyện trên điện thoại rằng: em là thiên đàng của anh.

THIẾU NHI TTDC 11-2010

TRANG | 40

Lan “ki bo” Cái Lan và tôi chơi với nhau từ nhỏ. Nhà hai đứa gần nhau, bố mẹ tôi lại thân với bố mẹ nó. Hai đứa cùng lớn lên, cùng học một lớp, cùng chung một tổ. Tóm lại, tôi và Lan lúc nào cũng dính kẹp với nhau. Tôi không ưa cái Lan. Nó lúc nào cũng có đồ ăn mang theo nào là bánh snack, bánh quy, kẹo, sô cô la... Nó có nhiều như thế mà không cho tôi nổi một miếng nào, lại còn “nhem nhem” trước mặt tôi nữa. Nhưng cái Lan rất sợ mất bạn nên mỗi lần tôi dọa “bo xì” nó, nó vội đưa cho tôi ngay. Nhưng nó chỉ cho tôi một miếng tí xíu. Đã thế, nó bao giờ cũng lặp lại cái điệp khúc “Ấy ăn ít thôi!”. Nhiều lúc như vậy, tôi tức lắm, ăn thật nhiều. Thế là nó lại dỗi. Nó vốn là chúa hay dỗi mà. Thế là hai đứa “bo xì” nhau thật. Nhưng chưa đầy một buổi, hai ngón tay đã kịp ngoắc vào nhau. Bây giờ, hai đứa là học sinh lớp bốn. Song nó vẫn giữ cái tính ăn tham. Nó học kém hơn tôi nên cô giáo cho tôi kèm cặp nó. Bố mẹ nó cũng năn nỉ tôi giúp đỡ nó. Thật ra tôi cũng chẳng thiết kèm nó làm gì, nhưng đã hứa thì phải giữ lấy lời thôi. Một hôm, cái Lan bỗng nghỉ học. Tôi chờ mãi không thấy nó. Ngồi học mà tôi cứ bồn chồn thế nào. Mặc kệ, chắc nó lại rong chơi quên cả buổi học chứ gì? Tan buổi học, tôi về nhà, mẹ đưa cho tôi một bịch táo đỏ mọng. Tôi chưa kịp reo lên thì mẹ đã nói: “con sang nhà bạn Lan đi, bạn ấy ốm đấy!”. Tôi hơi bàng hoàng, không hiểu sao lúc này tôi lại thấy lo lắng lạ thường chưa kịp chào

TTDC 11-2010 THIẾU NHI

TRANG | 41

mẹ, tôi đã chạy vụt đi khiến mẹ phải kêu lên: “Khéo! Con bé này!” Cái Lan kia rồi. Nó nằm đấy, người xanh xao như tàu lá. Mới ốm có một hôm mà nó đã gầy rộc đi. Nó nhìn tôi, đôi môi tái nhột, lắp bắp:

-Mình...mình ốm...không kịp...xin phép. Làm phiền...cậu...quá!

Ôi! Cái Lan! có cái gì cứ nghèn nghẹn trong cổ họng làm tôi không sao nói nên lời. Tôi khẽ lấy gói quà, bổ táo cho Lan ăn. Nhưng nó chỉ lắc đầu:

-Mình không ăn đâu! Dung ăn đi! Bất giác, như có cái gì mằn mặn ở đầu lưỡi tôi.

Ôi! Lần đầu tiên tôi thấy tốt bụng như thế! Ôi! Cái Lan của tôi! Cái Lan của tôi!

Phương Dung ………………………………………………………………..

Sổ Học Bạ của Cậu Giêsu. Cậu Giêsu vừa học xong ở trường Thánh Philipphê, và trở về làng Nagiarét với sổ học bạ không lấy gì hài lòng cho lắm. Mẹ Maria xem học bạ của con xong, tỏ vẻ lo âu không biết phải ăn nói thế nào với bố Giuse. Trong học bạ đã ghi kết qủa các môn học như sau: 1. Môn Toán: Cậu nhân có 5 cái bánh và 2 con cá mà thành đáp số hơn 5000 (năm ngàn). Chưa hết, bài tính cộng, Cậu khẳng định rằng cậu và Cha cậu chỉ là một mà thôi. 2. Môn Văn viết: Cậu chẳng hề có một quyển vở nào mà chỉ viết vài ba chữ trên cát mà thôi, khiến ai nấy âm thầm rút lui. 3. Môn Giảng văn: Cậu nói không rành mạch cho người ta hiểu mà lại hay dùng dụ ngôn.

THIẾU NHI TTDC 11-2010

TRANG | 42

4. Môn Hóa học: Cậu chẳng làm thí nghiệm gì cả, nhưng có lần cậu đã làm cho nước hóa ra rượu nho khiến người ta cự nự nhau trong đám cưới. 5. Môn Thể dục: Cậu chẳng chịu học bơi lội mà lại ngang nhiên biểu diễn đi trên nước. 6. Môn Vấn đáp: Cậu mới 12 tuổi mà đã đối đáp với các luật sĩ và kinh sư trong đền thờ khiến họ hết sức ngạc nhiên. 7. Môn Kỷ luật: Chẳng bao giờ thấy cậu ngủ trên giường. Tựa đầu lên một hòn đá để ngủ mà cậu cũng chẳng thèm làm. 8. Môn Đức hạnh: Cậu chỉ toàn giao du với những kẻ xa lạ, với phường tội lỗi, đám thu thuế, bọn phong hủi, lũ què quặt, đui mù. 9. Môn Vệ sinh: Cậu nhổ xuống đất hòa thành bùn rồi bôi lên mắt người ta tức thì họ được sáng mắt. 10. Môn Sinh vật: Cậu dám quả quyết, người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. 11. Môn Thiên văn: Chỉ có cậu là người duy nhất đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống. 12. Môn Lịch sử: Cậu sẽ xây Hội Thánh của cậu, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi vì cậu đã thắng thế gian. 13. Môn Tâm lý: Cậu nói đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. 14. Môn Kinh doanh: Những người cậu mướn từ sáng sớm cậu trả cho họ một quan tiền, và những người cậu mướn vào xế chiều cậu cũng trả một quan tiền. Chưa hết, bà góa bỏ một xu vào nhà thờ, cậu nói bà ta bỏ nhiều nhất. Bố Giuse xem xong, ôn tồn nói: - A, cậu trẻ Giêsu này có thể yên tâm đánh một dấu Thập Tự vào kỳ nghỉ Phục Sinh.

Trở lại ca vang Bùi Minh Cơ Gió từ đâu thổi xạc xào lá rụng Dưới chân đài con ngắm Mẹ thiết tha Khoảng không gian, không ngăn cách mặn mà Nghe tiếng mẹ xa xôi đâu trìu mến Ngọn lửa tin yêu sáng ngời ngọn nến Con ngất ngây thảng thốt gọi: mẹ ơi! Tay run run, màn lệ mỏng thay lời! Chiến tích chiến trường xa xưa còn đó Người phóng viên năm xưa còn đó Người phóng viên năm xưa, chừ sao bỡ ngỡ! Hết tiếng thét gào, còn tiếng cầu kinh Tan tiếng bom rơi – đại lộ kinh hoàng Đoàn con cái lũ lượt về với Mẹ Ôi! Mảnh đất: hai dòng sông lịch sử Có một thời máu đỏ nhuộm nước xanh Đất cằn cỗi! sới lên cùng bom đạn! Mẹ ngự đó, đã dang tay cứu nạn Thay đổi dòng đời – lịch sử thời gian Trăm vạn lời kinh, thay tiếng đại ngàn Bọn cuồng sát: thời văn thân khốn khổ Mẹ đứng đó dang đôi tay rộng mở Từng lớp con yêu mang trái tim hòa bình Nhìn thấy Chúa nơi nhau trong cuộc sống... Trong thinh lặng, nghe vi vu gió lộng, Người nữ cầm chổi quét lá nơi khô Người sáng niềm tin, con nghe mơ hồ Mẹ quyết hết nơi con – dục tình theo đuổi Mẹ La Vang: mẹ Việt Nam đau khổ Mẹ muôn người và mẹ của riêng con. Trở lại hôm nay, thù hận chẳng còn. Danh thánh Mẹ luôn đời trên đất Việt.

TRANG THƠ TTDC 11-2010

TRANG | 44