Ttdc 1 2010 Mau

36
Trang 1 Chủ Đề : Nên một ́ 86

description

 

Transcript of Ttdc 1 2010 Mau

Page 1: Ttdc 1 2010 Mau

Trang 1

Chủ Đề : Nên một

SÔ 86

Page 2: Ttdc 1 2010 Mau

Trang 2

Mục lục

CAÛM NGHIEÄM NEÂN MOÄTNEÂN MOÄTNEÂN MOÄTNEÂN MOÄT Trang 3 LÔØI CHUÙA NGOÂI SAO LAÏNGOÂI SAO LAÏNGOÂI SAO LAÏNGOÂI SAO LAÏ Trang 5 Cuộc đời của chúng ta cũng là một hành trình đi tìm Chúa BÍ TÍCH RÖÛA TOÄIBÍ TÍCH RÖÛA TOÄIBÍ TÍCH RÖÛA TOÄIBÍ TÍCH RÖÛA TOÄI Trang 8 Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thánh Thần sinh ra là thần linh RÖÔÏU TÌNH YEÂURÖÔÏU TÌNH YEÂURÖÔÏU TÌNH YEÂURÖÔÏU TÌNH YEÂU Trang 10 “Hễ Người bảo làm gì, thì hãy làm theo”. ÖÙNG NGHIEÄM LÔØI CHUÙAÖÙNG NGHIEÄM LÔØI CHUÙAÖÙNG NGHIEÄM LÔØI CHUÙAÖÙNG NGHIEÄM LÔØI CHUÙA Trang 13 Ngài muốn giao tế giữa lòai người với nhau phải được thực hiện trong yêu thương CHUÙA GIEÂCHUÙA GIEÂCHUÙA GIEÂCHUÙA GIEÂ----SU ÔÛ NASU ÔÛ NASU ÔÛ NASU ÔÛ NA----DADADADA----REÙTREÙTREÙTREÙT Trang 14

Mỗi người chúng ta hãy kiểm điểm lại xem: đời sống của chúng ta có là chứng ta cho lời Chúa không?

LÒCH COÂNG GIAÙO Trang 16 SINH HOAÏT GIAÙO XÖ Trang 18 GIAÙO DAÂN NGAØY NAY AÛNH SINH HOAÏTAÛNH SINH HOAÏTAÛNH SINH HOAÏTAÛNH SINH HOAÏT Trang 19 ÑÔØI SOÁNG KIÑÔØI SOÁNG KIÑÔØI SOÁNG KIÑÔØI SOÁNG KI----TOÂ HÖÕUTOÂ HÖÕUTOÂ HÖÕUTOÂ HÖÕU Trang 24 THIEÁU NHI TÌNH THÖÔNG VAØ HTÌNH THÖÔNG VAØ HTÌNH THÖÔNG VAØ HTÌNH THÖÔNG VAØ HAÏNH PHUÙCAÏNH PHUÙCAÏNH PHUÙCAÏNH PHUÙC Trang 25 LY & BOLY & BOLY & BOLY & BO Trang 26 TRANG THÔ MONG CHÔØ XUAÂNMONG CHÔØ XUAÂNMONG CHÔØ XUAÂNMONG CHÔØ XUAÂN Trang 27 BAÏN TREÛ SAÊN ÑUOÅI HAÏNH PHUÙCSAÊN ÑUOÅI HAÏNH PHUÙCSAÊN ÑUOÅI HAÏNH PHUÙCSAÊN ÑUOÅI HAÏNH PHUÙC Trang 28 CON CON CON CON NGÖÔØI NGÖÔØI NGÖÔØI NGÖÔØI NOÄI TAÂMNOÄI TAÂMNOÄI TAÂMNOÄI TAÂM Trang 29 COÂNG GIAÙO THEÁ GIÔÙI Trang 30 GIA ÑÌNH HOÂN NHAÂN BAÁT KHAÛ PHAÂN LYHOÂN NHAÂN BAÁT KHAÛ PHAÂN LYHOÂN NHAÂN BAÁT KHAÛ PHAÂN LYHOÂN NHAÂN BAÁT KHAÛ PHAÂN LY Trang 31 LY DÒLY DÒLY DÒLY DÒ Trang 33 THUÙC ÑAÅY THUÙC ÑAÅY THUÙC ÑAÅY THUÙC ÑAÅY HOØA BÌNHHOØA BÌNHHOØA BÌNHHOØA BÌNH Trang 3

Page 3: Ttdc 1 2010 Mau

CẢM NGHIỆM TTDC 1/2010

Trang 3

NÊN MỘT ột linh mục qua nhiều năm coi xứ đã kể một câu chuyện khá dí dỏm và cũng rất sâu sắc như sau:

“Có một đôi vợ chồng trẻ rất xinh đẹp và sống với nhau cũng rất khéo. Đúng là một cặp “trai tài gái sắc”. có lẽ chính nét trẻ trung xinh xắn của vợ chồng đã cho họ một mùa xuân cuộc đời thật nồng cháy tình yêu và hạnh phúc. Một ngày nọ, người vợ ăn một nửa trái táo, rồi tặng chồng phần kia. Người chồng vui vẻ đón nhận: Ôi nửa trái táo ân tình, công chúa của lòng anh! Hai mươi năm sau. Cũng đôi vợ chồng ấy, cộng thêm những nét tàn tạ của thời gian. Cũng một trái táo, vợ ăn một nửa, mời chồng phần còn lại. Nhưng người chồng nhăn mặt: Sao lại cho nửa trái táo ăn thừa? Tất cả nguyên trạng chỉ khác có nhan sắc. Cũng nửa trái táo dâng tặng nhưng hai mươi năm trước nhận từ tay “người đẹp” là trái táo ân tình. Hai mươi năm sau từ tay “nàng già” là trái táo ăn thừa. Nếu chỉ dựa vào nhan sắc người ta sẽ mất hết tất cả với thời gian.” Suy niệm: Những ngày tháng cuối năm các đám cưới đua nhau tổ chức. Mùa cưới rộ lên làm cho mùa đông bớt vẻ ảm đạm tiêu điều. Đám cưới nào thường cũng vui. Trong đám cưới người ta chỉ nói chuyện vui. Nhưng niềm vui kéo dài được bao lâu? Những lời chúc trăm năm hạnh phúc có thật sự đem hạnh phúc cho đôi tân hôn và làm cho họ hạnh phúc suốt đời không? Nhìn vào thực trạng đời sống gia đình hôm nay, ta thấy có được hạnh phúc gia đình là một điều rất khó, hạnh phúc trăm năm thì lại càng khó lắm.

Page 4: Ttdc 1 2010 Mau

CẢM NGHIỆM TTDC 1/2010

Trang 4

Đám cưới Cana cũng suýt lâm vào cảnh bế tắc. Tiệc đang nửa chừng thì hết rượu. Hết rượu là một bất trắc không ngờ. Trong gia đình, những bất trắc có thể đưa đến bất đồng. Bất đồng dễ đưa tới bất hòa. Đã bất hòa thì đường đến bất hạnh không xa.

Đám cưới Cana thực khôn ngoan nên đã mời Chúa Giêsu đến dự tiệc. Việc Chúa Giêsu đến tham dự bữa tiệc cưới nói lên sự quan tâm của Thiên Chúa đối với con người. Thiên Chúa yêu thương con người nên đã đến ở giữa loài người. không những đến ở giữa loài người, Thiên Chúa còn trở nên một người bạn thân thiết của con người, đồng hành với con người, chia vui sẻ buồn với con người. Chưa bao giờ người ta thấy một Thiên Chúa gần gũi đến thế, thân tình đến thế. Với tình thân, Thiên Chúa đã đến nhà đã cứu gia đình mới khỏi cảnh bất hành ngay trong ngày đầu tiên chung sống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng muốn mời Chúa đến nhà. Sự hiện diện của Chúa giúp ta vượt qua được những bất trắc trong đời sống gia đình. Những bất trắc thì nhan nhản trong đời sống hằng ngày. Việc thiếu rượu của gia đình Cana nói lên những thiếu thốn của gia đình chúng ta. Có những thiếu thốn về vật chất: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thiếu tiền cho con đi học, thiếu quan tâm chăm sóc lẫn nhau, thiếu khuyên bảo dạy dỗ con Chúa, thiếu kính trọng trong đối xử, thiếu tế nhị trong lời nói. Nhau trầm trọng nhất là những thiếu thốn về đời sống đạo đức: thiếu đức tin, thiếu lòng đạo đức sốt sắng, thiếu công bằng bác ái, thiếu trách nhiệm duy trì đời sống đức tin trong gia đình. Đời sống gia đình lúc đầu rất vui, nhưng sau đó, nếu không khéo gìn giữ sẽ trở nên nhạt nhẽo như nước lã. Nhạt nhẽo vì tình nghĩa phai dần. Nhạt nhẽo vì những bổn phận nặng nề, nhàm

Page 5: Ttdc 1 2010 Mau

CẢM NGHIỆM TTDC 1/2010

Trang 5

chán. Nhạt nhẽo vì những khuyết điểm không tránh được của mọi người. Những thiếu thốn và những nhạt nhẽo ấy hầu như vượt ngoài khả năng giải quyết của ta, nên ai cũng muốn mời Chúa đến nhà để Chúa cứu gia đình khỏi sự tan vỡ, sụp

đỗ. Muốn mời Chúa đến, việc đầu tiên cần thiết là phải làm theo ý Chúa. Như Đức Mẹ dạy các gia nhân: “Người bảo gì thì phải làm theo”. Nhờ làm theo lời Chúa mà gia đình Cana thoát khỏi cảnh xấu hổ, hạnh phúc gia đình được bền vững. Gia đình muốn sống trong vui tươi, muốn giữ vững được hạnh phúc hãy làm theo Lời Chúa. Đọc Phúc Âm, học hỏi và đem ra thực hành. Để Lời Chúa soi sáng những suy nghĩ của mình. Để Lời Chúa điều khiển mọi việc làm của mình. Lộc Xuân mà chúng ta rút được trong ngày Tết phải là châm ngôn hướng dẫn toàn bộ đời sống gia đình trong suốt năm mới này. Sống theo Lời Chúa, gia đình sẽ được Chúa dẫn dắt vượt qua những thiếu thốn. Sống với Chúa, hạnh phúc gia đình sẽ luôn nồng nàn tươi mới như chất rượu ngon. Sống trung thành kết hiệp với Chúa, gia đình sẽ được Chúa đưa vào dự bữa tiệc cưới trên trời, lúc đó chàng rể đích thực là Đức Kitô sẽ cho ta nếm thứ rượu tuyệt ngon trên thiên đàng, đó là hạnh phúc không bao giờ tàn phai. Lạy Chúa, xin đến với chúng con. Lạy Chúa, xin hướng dẫn chúng con. Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con, để chúng con “nên một” với Chúa và với nhau.

Page 6: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 6

CHÚA NHẬT – CHÚA HIỂN LINH 03/01/2010

Bài Tin Mừng (Mt 2, 1-12) Ngôi sao lạ

Ghi nhớ: “Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện ở phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” Chia sẻ: Tại sao chỉ các nhà chiêm tinh thấy ngôi sao đó thôi mà hàng ngàn hàng vạn người khác không thấy? Tại sao các ông nhận biết nó là sao lạ? Và khi thấy rồi, tại sao các ông hiểu được ý nghĩa đặc biệt của nó là sứ điệp Thiên Chúa gởi cho? Đối với chúng ta, thì đây là uy quyền của Thiên Chúa, ngôi sao này là một dấu hiệu lạ lùng, bất ngờ, mạnh mẽ Chúa đã dùng để tỏ mình cho các nhà chiêm tinh. Với một dấu hiệu không rõ rệt, không chắc chắn, không đầy đủ, là ngôi sao lạ, thế mà các ông nhất định ra đi tìm vua mới, tìm một Đấng nào đó, mà các ông tin rằng phải quan trọng lắm. Bất chấp mọi nguy

hiểm, mọi khó khăn, các ông kiên quyết đòi theo ánh sáng sao thực hiện lòng tin của mình. Người ta cho rằng: các ông phải đi mất hai năm, và không bao giờ than thở một lời gì. Thời tiết thay đổi không làm các ông bực bội, trở ngại không làm các ông dừng bước, gian nguy không làm các ông nản lòng, kể cả khi ngôi sao lạ biến mất, các ông vẫn hy vọng, không hồ nghi. Thiếu vật chỉ đạo lạ lùng, là ngôi sao, các ông dùng tới phương tiện thông thường là hỏi han. Các ông hỏi thăm dân bản xứ, và được dẫn tới hoàng cung. Sau cùng các ông đã tìm đến nơi. Các ông không gặp thấy một cung điện nguy nga, không gặp thấy một trẻ sơ sinh nằm trong nhung lụa, mà chỉ thấy một hài nhi đơn sơ bình thường như mọi hài nhi khác.

Page 7: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 7

Nhưng không vì thế mà các ông thất vọng, ngược lại, các ông vẫn tin và lòng tin đó

được biểu lộ một cách cụ thể bằng việc phủ phục xuống khiêm tốn thờ lạy và dâng lễ vật. Như vậy, do một ngôi sao lạ, một lời tiên tri về nơi sinh của Chúa Cứu Thế, và một ơn soi sáng nội tâm đặc biệt, các nhà chiêm tinh đã đạt tới một đức tin đầy đủ, và cuối cùng đã gặp được Chúa. Cuộc đời của chúng ta cũng là một hành trình đi tìm Chúa mãi mãi giống như hành trình của các nhà chiêm tinh. Biết bao lần chúng ta cũng lâm vào tình cảnh tương tự: theo tiếng Chúa gọi, chúng ta dấn thân vào công việc cải thiện, nhưng đi trong ánh sáng của Ngài được ít lâu, thì ngôi sao hướng dẫn của Ngài biến mất, chúng ta bỗng thấy cả tương lai và hiện tại trở nên đen tối, chúng ta mất đi người dìu dắt hướng dẫn, chúng ta thiếu vắng nguồn ơn cần thiết,

một cảnh tượng thất bại mở ra trước mắt, chúng ta đau ốm, thất bại, chúng ta cảm thấy cô độc và bị bỏ rơi… những lúc đó chúng ta phải làm gì? Phải cầu nguyện, suy nghĩ và bàn hỏi ý kiến khi cần, phải quyết tâm duy trì lòng tin vững mạnh. Có như thế chúng ta mới giữ được quân bình tinh thần trong lúc tìm lại đường đi, và chẳng bao lâu sau, chắc chắn Thiên Chúa sẽ cho chúng ta gặp lại hoàn cảnh thuận tiện, hoặc tìm được nghị lực, hoặc nhìn thấy một tia sáng từ trời như ánh sao lạ soi dẫn chúng ta… Tóm lại, Thiên Chúa, lòng tin, thời gian, sự kiên trì và cố gắng, đó là những yếu tố giúp chúng ta thành công. Trong ngày lễ Hiển Linh hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta có cái nhìn sáng suốt, một tâm hồn trinh trong, một ý chí mạnh mẽ, và một tình yêu nồng nàn, đó là những điều kiện cần có để chúng ta tìm thấy những biểu hiện của thánh ý Chúa và tình

Page 8: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 8

yêu Chúa trong thế giới và trong cuộc đời chúng ta. Trao đổi: Đã có lúc nào

bạn nhận ra ánh sáng ngôi sao lạ và bạn đã

làm gì? Cầu nguyện:

Trong đêm tối trần gian Con đi tìm chân lý

Xin ánh sáng sao lạ Chiếu rọi tâm trí con Để con và mọi người

Thờ lạy Chúa Hài Nhi.

Ghi nhớ: “Tôi, tôi làm phép rửa cho an hem trong nước, nhưng có Đấng mạnh hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa”. Chia sẻ: Phép rửa của Gioan chỉ là một nghi thức tượng trưng, có mục đích nhắc nhở người ta phải tẩy rửa tâm hồn, thúc giục người ta ăn năn sám hối và cải

thiện đời sống. Phép rửa này không có khả năng tẩy xóa tội lỗi, không có năng lực ban ơn thánh, nó chỉ chuẩn bị cho tâm hồn nhận ơn tha thứ và các ơn huệ của Chúa mà thôi. Còn phép rửa của Chúa Giêsu là một bí tích ban ơn tha thứ, cụ thể là được tha tội tổ tông và là điều kiện để nhận các ơn khác, mặc dù cũng dùng tới nước, nhưng nước chỉ là phương thế bên ngoài, là dấu hiệu bề ngoài, còn thực sự là được rửa bằng lửa, lửa đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, biến đổi con người tội lụy nên con Thiên Chúa và đáng hưởng gia nghiệp vĩnh cửu nước trời. Chính vì thế chúng ta thấy Bí Tích Rửa Tội được định nghĩa là một bí tích tẩy xóa tội nguyên tổ và làm chúng ta trở nên con thiên Chúa; và Bí Tích Rửa Tội còn được gọi là bí tích tái sinh, nghĩa là chúng ta được sinh ra lần thứ nhất do cha mẹ, đó là sự sống tự nhiên; lần thứ hai do Thiên Chúa, qua Bí Tích Rửa Tội, Ngài ban cho chúng ta

CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

10 / 01/2010 Bài Tin Mừng.

(Lc 3, 15-16, 21-22). Bí Tích Rửa Tội

Page 9: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 9

sự sống siêu nhiên, như Chúa Giêsu đã nói với ông Ni-cô-đê-mô: “Không ai có thể

vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thánh Thần sinh ra là thần linh”, nghĩa là phải chịu phép rửa để có được đời sống thần linh. Như vậy, nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta nhận được đời sống mới, chúng ta trở nên con Thiên Chúa, không phải chỉ có tiếng, có tên, nhưng thực sự là thế. Chúng ta là con Thiên Chúa và Thiên Chúa là cha chúng ta, một người cha yêu thương chúng ta vô cùng, một người cha là vua trên tất cả các vua trần gian, và như thế chúng ta là những hòang tử và công chúa của vua trời đất. Linh mục Mac Cathy một lần kia giảng về phép Rửa Tội. Khi đang nói về người chịu phép rửa tội được trở nên con Chúa, ngài đột ngột dừng lại, rồi nói lớn lên rằng: “Chúa ơi, tôi thấy gì đây? Mắt xác thịt

cho tôi thấy trước mặt có những người buôn bán, những công nhân, những người thợ, những người giàu, những người nghèo… nhưng nhờ ánh sáng đức tin, con mắt linh hồn cho tối thấy toàn là những hòang tử công chúa chính cống cả”. Nói dứt lời, ngài làm một cử chỉ có lẽ chưa một linh mục nào làm trên tòa giảng, ngài cúi sâu đầu và trịnh trọng nói: “Nhân danh Chúa trên trời, tôi xin kính chào quý ngài, các hoàng từ và công chúa thân mến”. Đúng vậy, thiên Chúa là cha mà cũng là vua của chúng ta. Chúng ta là con Chúa, chúng ta là con vua, thì chúng ta là hoàng tử và công chúa. Chúng ta đã chịu phép rửa tội, chúng ta là con Chúa, chúng ta hãy luôn sống xứng đáng với danh nghĩa cao quý ấy, sống như những người con ngoan là trọng kính, yêu mến và vâng lời Chúa. Đàng khác, nếu chúng ta là con Chúa, thì chúng ta là anh em với nhau, chúng ta hãy yêu thương nhau

Page 10: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 10

để làm vui lòng Cha của chúng ta. Trao đổi:Theo bạn, chúng ta cần sống thế

nào cho xứng đáng với Bí Tích Rửa Tội? Cầu nguyện: Xin Chúa cho chúng con luôn sống đúng với ân phúc cao quý của Bí Tích Rửa Tội: sống đẹp lòng Chúa và yêu thương nhau.

Ghi nhớ: Thân mẫu người nói với gia nhân “ Người bảo gì anh em cứ làm theo” Chia sẻ: Bài Tin Mừng kể lại phép lạ đầu tiên và cũng là phép lạ đầu tay của Chúa Giêsu: phép lạ biến nước thành rượu trong một tiệc cưới tại làng Ca-na, miền Ga-li-lê. Đây là một sự kiện có nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhưng tựu trung có một chủ ý rõ rệt của Chúa Giêsu, là Ngài tỏ mình ra đặc biệt cho các môn đệ thấy quyền năng cao cả của Ngài để

củng cố niềm tin của họ trước khi đem họ đi hoạt động sứ vụ cứu thế đầy khó khăn, như thánh Gioan đã nhận định và ghi lại rõ ràng trong bài Tin Mừng: “Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê, và bày tỏ vinh quang của Người, các môn đệ đã tin vào Người”. Mục đích của phép lạ này, trước mắt, là để cứu giúp đám tiệc cưới bị hết rượu nửa chừng, nhưng ý nghĩa thiêng liêng của nó thật sâu xa: phép lạ này tỏ ra quyền phép cao cả của Chúa Giêsu, chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa quyền năng, nhưng đồng thời cũng biểu lộ sứ mạng của Ngài là sứ mạng đổi mới, sứ mạng cứu thế, nghĩa là qua việc lạ lùng này, Chúa Giêsu muốn biểu lộ sứ vụ của Ngài, là đem đến cho nhân loại một sự canh tân, một ơn huệ lớn lao, một hạnh phúc hoàn hảo hơn nữa., nếu rượu tượng trưng cho máu, và rượu ngon làm cho người ta ngạc nhiên vui mừng, thì rồi đây máu Ngài đổ ra sẽ còn làm cho người ta ngạc nhiên và vui mừng biết mấy. Vì không phải là máu súc vật mà là máu con Thiên Chúa, không phải chỉ thanh tẩy bề ngoài có tính

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN

17/01 /2010 Bài Tin Mừng (Lc 2, 1-11)

Rượu tình yêu

Page 11: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 11

cách hình thức, nhưng là thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi tội lỗi. Đàng khác, trong

phép lạ này, chúng ta thấy rõ có sự can thiệp đáng kể của Đức Maria. Chính Đức Maria đã báo cho Chúa biết tình trạng thiếu rượu của đám cưới: “Họ hết rượu rồi”. Bày tỏ như thế có nghĩa là Đức Mẹ muốn xin Chúa can thiệp, cứu giúp. Chúa Giêsu hiểu ý của Mẹ, nhưng Chúa không trả lời ngay đề nghị của Đức Mẹ, mà Chúa muốn cho chính mẹ Ngài và mọi người hiểu vai trò quan trọng của Mẹ trong việc đồng công cứu chuộc loài người. Mẹ là một E-va mới “đem lại hạnh phúc cho con cháu loài người đã đau khổ vì E-va cũ”. Chính vì thế thánh Gioan đã tường thuật lại lời nói của Chúa bằng một kiểu nói, mà mới nghe thì hơi lạ tai và có vẻ hơi hờ hững: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi, giờ của tôi chưa đến”. “Giờ của tôi chưa đến”, Chúa có ý nói đến giờ chết cứu chuộc của Ngài, và

cũng là giờ vinh quang của Ngài, giờ ấy chưa đến. Đức Mẹ hiểu được ý Chúa, nên Mẹ không nói thêm gì nữa, nhưng Mẹ tin tưởng Chúa sẽ làm một cái gì theo lời xin của mình. Do đó, Đức Mẹ bảo những người giúp việc: “Hễ Người bảo làm gì, thì hãy làm theo”. Qua việc này, chúng ta hiểu và xác tin rằng: Đức Maria là một người Mẹ tốt lành, luôn đóng vai trò bẩu cử cho nhân loại trước mặt Thiên Chúa. Đức Mẹ cũng sẵn sàng hợp tác với công cuộc cứu chuộc của Chúa và hướng dẫn người ta làm theo ý Chúa. Đó là ý nghĩa của bài Tin Mừng và cũng là chủ đích và ý nghĩa của phép lạ đầu tay của Chúa Giêsu. Qua đó, chúng ta cũng ghi nhận được những bài học hữu ích cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tuy nhiên, hôm nay, chỉ xin đề cập đến một bài học khác, có lẽ cụ thể và thích hợp hơn mỗi khi chúng ta nói tới phép lạ tại tiệc cưới Ca-na này, đó là bài học về hôn nhân và tình yêu trong gia đình.

Page 12: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 12

Ở đây chúng ta không nói đến những phương pháp hay những cách thức để

chữa trị hoặc loại bỏ những con sâu phá hoại hạnh phúc gia đình, chỉ xin đề nghị hai điều để đề phòng, vì phòng bệnh tốt hơn là phải chữa bệnh: thứ nhất, hãy nuôi dưỡng tình yêu. Theo tôi, đây là một đề nghị rất hay và tích cực. Nhưng phải nuôi dưỡng tình yêu thế nào? Thưa “từng chút, từng chút một, con chim xây tổ của nó”. Đó là một châm ngôn Pháp mà vợ chồng phải ghi nhớ và thực hành, nghĩa là vợ chồng phải xây cái tổ ấm của mình hằng ngày, từng chút, từng chút một, khi thì bằng những lời nói êm đềm yêu thương, khi thì bằng những cử chỉ nhẹ nhàng âu yếm, khi thì bằng những việc làm chứng tỏ quan tâm đến nhau, lo lắng cho nhau và chăm sóc nhau… Cứ thế, những cái nhỏ nhặt bình thường nhưng lâu dài ấy sẽ là những ngọn lửa hồng hâm nóng tình cảm, là những giọt nồng say rót vào ly rượu cuộc

đời, ly rượu hạnh phúc không bao giờ cạn, không bao giờ vơi. Thứ hai, hãy kiểm điểm tình yêu mỗi ngày, nghĩa là mỗi ngày, trước khi đi ngủ, vợ chồng hãy nhìn lại xem ngày hôm nay mình đã đáp lại hay từ chối tình yêu như thế nào? Có gì làm giảm bớt hay sứt mẻ tình yêu không? Có gì làm tăng thêm tình yêu không? Việc xét mình này rất quan trọng, nó giúp vợ chồng phát hiện những thiếu sót của mình để kịp thời sửa chữa, đồng thời giúp củng cố những ưu điểm đã có. Đức Khổng Tử là bậc hiền nhân mà mỗi ngày còn xét mình ba lần huống chi chúng ta, phải lăn lộn giữa đời, sự dừng lại và kiểm điểm đời sống còn cần hơn biết bao. Ước mong các bậc cha Mẹ và các đôi vợ chồng hãy suy nghĩ thêm và cố gắng thực hành trong gia đình của mình. Trao đổi: Theo bạn đâu là những nguyên nhân đe dọa hạnh phúc gia đình? Muốn chiến thắng bạn phải làm gì? Cầu nguyện: Nguyện xin lòng nhân hậu Chúa ngự trị trong gia

Page 13: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 13

đình chúng con để chúng con đem lại hạnh phúc cho nhau. Ghi nhớ: Người bắt

đầu nói với họ “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”

Chia sẻ: Khi Chúa Giêsu nói với những người nghe Ngài: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” là Chúa muốn nói cho họ biết họ đang được nghe chính người tôi tớ mà ngôn sứ Isaia đã loan báo, đó chính là tôi, người đang nói với quý vị, tôi chính là Đấng Cứu Thế, và sứ mạng của tôi là thực hiện những điều Isaia đã nói trước. Quả thực, suốt thời gian Chúa Giêsu sống và rao giảng, Ngài đã thực hiện từng chi tiết đoạn sách thánh này: rao giảng Tin Mừng cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ, cảm thông an ủi những tấm lòng sầu muộn, giải phóng những

người bị tà ma ám ảnh, chữa lành tất cả những bệnh tật, khích lệ, tha thứ cho những người tội lỗi. Ngài đã hòa đồng với những người hèn hạ, nghèo khó. Ngài dạy phải quảng đại, bác ái, yêu thương đối với mọi người, kể cả kẻ thù, và không bao giờ được xét đoán bất công, Ngài muốn giao tế giữa lòai người với nhau phải được thực hiện trong yêu thương. Những dẫn chứng trên đây cho thấy những lời ngôn sứ Isaia đã nói trước được ứng nghiệm đầy đủ nơi Chúa Giêsu, Ngài là Đấng Cứu Thế, Đấng Thiên Sai, đã thi hành trọn vẹn sứ mạng Thiên Chúa trao phó cho Ngài. Qua bài Tin Mừng chúng ta ghi nhận được hai bài học: Thứ nhất, Chúa Giêsu đến trần gian, Ngài có một vai trò, một địa vị trong một khoảng không gian thời gian nhất định, và Ngài đã sống trọn vẹn vai trò, địa vị của Ngài. Chúng ta cũng vậy, mỗi người chúng ta được sinh ra ở đời này, ai cũng có một vai trò, một địa vị trong cuộc sống, mỗi người đều có một chỗ đứng

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN 24/01 /2010

Bài Tin Mừng (Lc 1, 1-4. 4, 14-15) Ứng nghiệm lời Chúa.

Page 14: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 14

riêng của mình. Ở đời này có nhiều chỗ đứng khác nhau: người thì làm cha mẹ,

người đi tu, người làm nghề này, kẻ làm nghiệp kia. Vai trò và chỗ đứng riêng đó tạo ra sắc thái đặc thù đóng góp cho cuộc sống. Thứ hai, Chúa Giêsu đã làm cho lời Kinh Thánh nói về Ngài được ứng nghiệm. Chúng ta cũng vậy, chúng ta có bổn phận làm cho lời Chúa được ứng nghiệm nơi đời sống chúng ta, nghĩa là chúng ta hãy sống những lời Chúa đã giảng dạy. Bởi vì đời sống của người tín hữu rất hệ trọng trong việc mời gọi mọi người đến với Chúa, đời sống của chúng ta có thể hoặc xua đuổi hoặc giữ người khác lại cho Chúa Kitô. Tóm lại, dù chúng ta là ai, có vai trò gì hay đứng ở vị trí nào, chúng ta cũng phải trở nên dấu chỉ của lời Chúa, chúng ta cần phải phiên dịch Tin Mừng ra cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta hôm nay là cuộc sống trên quê

hương Việt Nam, vẫn còn rất nhiều người chưa biết Chúa, chúng ta hãy sống lời Chúa thế nào để đồng bào chúng ta, anh em sống chung quanh chúng ta, có thể đọc được Tin Mừng của Chúa qua chính con người và cuộc sống của chúng ta. Trao đổi: Chúng ta cần sống thế nào để mời gọi người khác về với Chúa? Cầu nguyện: Xin cho ngọn nến ngày rửa tội mãi cháy sáng trong cuộc đời con.

Ghi nhớ: “Tôi bảo thật các ông, không một ngôn sứ nào được chấp nhận ở quê hương mình” Chia sẻ: Bài Tin Mừng hôm nay tiếp liền bài Tin Mừng Chúa nhật tuần trước, trình bày cho chúng ta một bức tranh thật phũ phàng về quan hệ giữa Chúa Giêsu và những người đồng hương của Ngài. Chúa trở về Nazaret, vào hội đường, đọc và giải thích Kinh Thánh. Mọi người đều tán thành

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN 31/01/2010

Bài Tin Mừng (Lc 4, 21-30) Chúa Giêsu ở Nazaret

Page 15: Ttdc 1 2010 Mau

LỜI CHÚA TTDC 1/2010

Trang 15

và thán phục những lời hay ý đẹp Ngài đã nói. Nhưng tại sao từ chỗ tán thành và thán phục

ấy, người ta đã đột ngột chuyển sang chống đối, và chống đối mãnh liệt, tàn bạo tới mức kéo Ngài tuốt lên đỉnh đồi, để xô Ngài xuống vực thẳm, nghĩa là rõ ràng họ có ý định thủ tiêu Ngài. Bài Tin Mừng giúp chúng ta hiểu biết thêm về một trong những sứ vụ chủ yếu của Chúa Giêsu, đó là sứ vụ ngôn sứ. Và chúng ta cũng phải xác định ngay rằng: Chúa Giêsu không chỉ là ngôn sứ, hay nói đúng hơn, Ngài còn hơn cả ngôn sứ, vì chính Ngài là Đấng Thiên Sai, Ngài đến thi hành sứ mạng Chúa Cha đã trao phó cho Ngài. Nhưng Ngài phải chịu đựng tất cả sự đối kháng và thù ghét của cả dân tộc Ngài: vua chúa, quan quyền, tư tế, kinh sư. Điều khiến chúng ta phải ngạc nhiên là sự đối đầu ấy đã xảy ra ngày từ khi Chúa bắt đầu sứ mạng cứu chuộc của Ngài. Nhưng sứ mạng của Chúa Giêsu không chỉ dừng lại nơi Chúa mà vẫn còn đang tiếp tục qua Giáo Hội và trong Giáo Hội suốt 20 thế kỷ qua cho đến chúng ta hôm nay. Mỗi người Kitô cũng

là một ngôn sứ, Chúa vẫn muốn dùng chúng ta để nói lời của Ngài cho nhân loại: lời chân lý và tình thương. Và chúng ta có thể thi hành sứ mạng này bằng cách thực hiện những điều chúng ta cầu xin Chúa trong bài hát Kinh Hòa Bình mà chúng ta thường hát: xin cho con biết mến thương và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Mỗi người chúng ta hãy kiểm điểm lại xem: đời sống của chúng ta có là chứng ta cho lời Chúa không? Chúa có hài lòng về đời sống hiện nay của chúng ta không? Và mọi người có hài lòng về đời sống của chúng ta không? Chúng ta có đang là khí cụ để đem yêu thương và an bình đến cho những người sống chung quanh chúng ta không? Trả lời được những câu hỏi ấy, chúng ta đang là ngôn sứ của Chúa giữa anh chị em chúng ta. Trao đổi: Ngày lãnh Bí Tích Rửa Tội, Chúa đã trao cho chúng ta chức vụ ngôn sứ, bạn đã thực hiện chức vụ ấy như thế nào? Cầu nguyện: Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.

Page 16: Ttdc 1 2010 Mau

LỊCH CÔNG GIÁO TTDC 1/2010

Trang 16

THÁNG GIÊNG Ý cầu nguyện

Ý chung: cầu cho giới trẻ và những phương tiện truyền thông xã hội: xin cho giới trẻ biết sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại để phát triển nhân cách và tự chuẩn bị tốt hơn cho việc phục vụ xã hội. Ý truyền giáo: cầu cho sự hợp nhất giữa các Kitô hữu: xin cho tất cả mọi người tin vào Đức Kitô hiểu rằng sự hợp nhất giữa các Kitô hữu giúp cho việc rao giảng Tin Mừng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn. 1.1 Thứ sáu đầu tháng. Cuối tuần bát nhật Giáng Sinh. Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa. Lễ Trọng. Ngày thế giới hòa bình. 2.1 Thứ bảy đầu tháng. Thánh Basilio Cả và thánh Gregorio Nazianzeno giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. 3.1 Chúa nhật. Chúa Hiển Linh. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân Giáo huấn số 6: thời đại chúng ta cần sự khôn ngoan “Hơn bất cứ một thời đại nào khác, thời đại chúng ta cần có một sự khôn ngoan thế nào để tất cả những khám phá mới của con người, dù là khám phá nào đi nữa, cũng đều được mang tính chất nhân bản hơn. Tương lai thế giới sẽ lâm nguy nếu tương lai ấy không biết kiếm cho mình những nhà hiền triết.” 7.1 Thứ năm đầu tháng. 10.1 Chúa nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa. Lễ kính. Giáo huấn số 7: hội nhập văn hóa Thi hành mục vụ thế nào để việc “hội nhập văn hóa” trong đức tin Kitô giáo được thực hiện một cách càng lúc càng rộng lớn, ngay cả trong lãnh vực hôn nhân và gia đình.

Mùa thường niên (trước mùa Chay) . Năm Chẵn (II)

Page 17: Ttdc 1 2010 Mau

LỊCH CÔNG GIÁO TTDC 1/2010

Trang 17

17.1 Chúa nhật II thường niên. Thánh vịnh tuần II. Giáo huấn số 8: con người, hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Người, giống như họa ảnh của Người. Khi vì yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Người cũng đồng thời mời gọi họ sống cho tình yêu. 18.1 Thứ Hai. Bắt đầu tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất. 21.1 Thứ Năm. Thánh Anê, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ. 24.1 Chúa Nhật III thường niên. Thánh vịnh tuần III Giáo huấn số 9: Đức Giêsu Kitô, Hôn phu của Hội thánh và Bí tích hôn phối Hôn nhân của những người đã lãnh bí tích Thánh Tẩy trở nên biểu tượng thật của giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Đức Kitô. Thánh thần mà Chúa đã đổ tràn xuống, ban cho họ một trái tim mới và làm cho cả người nam và người nữ có khả năng yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta. 25.1 Thứ hai. Thánh Phaolo, Tông Đồ, trở lại. Lễ kính. Kết thúc tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất. 26.1 Thứ ba. Thánh Timotheo và thánh Titô, giám mục. Lễ nhớ. 28.1 Thứ năm. Thánh Tôma Aquino, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. 31.1 Chúa nhật IV thường niên. Giáo huấn số 10: Đức Giêsu Kitô hôn phu của Hội Thánh và Bí tích Hôn Phối Có đội bạn nào đẹp bằng đôi bạn Kitô hữu, được kết hợp do cùng một niềm hy vọng, cùng một ước nguyện, cùng một nề nếp, cùng một công việc phục vụ. Cả hai cùng là con một Cha, cùng phục vụ một Chúa; không gì phân rẽ họ nổi, trong tinh thần cũng như trong thể xác; ngược lại, họ là hai trong cùng một thể xác. Ở đâu có cùng một thể xác, ở đó cũng có cùng một tinh thần.

Page 18: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 18

Sinh hoạt Giáo Xứ tháng 1-2010 31.112.2010 – Thứ năm. Lễ Giao Thừa Dương Lịch 2010 21g30. Chuông I 22g00. Chuông II

22g30. Thánh Lễ đón Giao Thừa Hát lễ: Ca đoàn Phụng Vụ Bài đọc I: Lê-giô Bài đọc II: Huynh đoàn Đa-minh Lời nguyện: Hiền mẫu Dâng Lễ vật: Phạt Tạ 1.1.2010 – Thứ sáu. Thánh Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, Lễ trọng. Ngày Thế Giới hòa bình. Lê-Giô Ma-Ri-A mừng Lễ Quan Thầy. 3.1.2010 - Chúa Nhật Hiển Linh, Lễ trọng 10.1.2010 - Chúa Nhật Chúa Giê-su chịu phép Rửa, Lễ kính.

MÙA THƯỜNG NIÊN 17.1.2010 - Chúa Nhật II thường niên. 18.1.2010 - Thứ hai. Thánh Phao-Lô tông đồ trở lại, Lễ kính. Kết thúc tuần lễ cầu cho các Ki-tô hữu hợp nhất. 28.1.2010 – Thứ năm. Thánh Tô-ma A-qui-rô Linh Mục Tiến Sĩ Hội Thánh. Quan thầy ban Lễ Sinh 31.1.2010 – Chúa Nhật IV Thường Niên 7.2.2010 – Chúa Nhật V Thường Niên, GX Chầu Lượt thay Giáo Phận. Lễ Thiếu Nhi lúc 7g00. Sau Thánh lễ Thiếu Nhi, Cha xứ đặt Mình Thánh Chúa. Thiếu Nhi Chầu đến 8g30. 8g30-9g30: Giáo họ gi-an 9g30-10g30: Giáo họ Lu-ca 10g30-11g30: Hội Hiền Mẫu 11g30-12g30: Lê-giô Ma-ri-a, Ban chăm sóc bệnh nhân 12g30-13g30: Huynh đoàn , Phạt tạ 13g30-14g30: giáo họ Mat-thêu 14g30-15g30: giáo họ Mac-cô 15g30-16g30: Ca đoàn Phụng Vụ, Ce-ci-li-a, Giới trẻ(sinh viên) Sau đó là giờ Chầu chung, Ca đoàn phụ trách

Page 19: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 19

Tháng12, Giáo Xứ rộn rã các hoạt động mừng Chúa Giáng Sinh.

Hang đá ngoài trời to hơn, đẹp hơn năm trước, hang đá trong Nhà Thờ thì hàm chứa nhiều ý nghĩa…

Các em thiếu nhi với trí tưởng tượng phong phú đã làm nên những mẫu hang đá lạ mắt

Page 20: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 20

Không thể không nhắc đến kịch diễn nguyện từ Thiếu Nhi và ban Giáo Lý Viên. Anh Chị cùng các em đã tập ròng rã tháng trời, để được nhiều lời khen trong đêm diễn trước giờ Lễ

Câu chuyện Chúa Hài Đồng giáng Sinh được kể xen lẫn với tiết mục

múa mới lạ với tiết tấu hân hoan , rộn ràng…

Page 21: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 21

Nối tiếp tiết mục của Thiếu Nhi là vở kịch tâm lý xã hội do giới trẻ (sinh viên) phụ trách

Vở kịch miêu tả hành trình đi tìm Chúa của giới trẻ hôm nay trong cuộc sống đời thường và giữa người đời… Và thấy rằng, Chúa nào có ở đâu xa…

Page 22: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 22

Một vài hình ảnh đêm văn nghệ trông đợi Chúa

ngoài giải nhất được trao cho tiết mục “Truyền tin” của Thiếu Nhi, còn có một số giải trao cho ca đoàn các Bà, ca đoàn Phụng Vụ…

Page 23: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 23

Ca đoàn “ chăm sóc bệnh nhân”

Đôi song ca trẻ đầy tài năng

Page 24: Ttdc 1 2010 Mau

GIÁO DÂN NGÀY NAY TTDC 1/2010

Trang 24

ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU ột buổi họp mặt sống động được tổ chức trong một ngôi nhà thờ làng. Qua những buổi họp mặt, nhiều người đã được ơn giải thoát.

Một lần kia, sau khi giảng, vị linh mục nói: - “Ở đây, có người nào gây ảnh hưởng nhất cho anh chị em

trong việc trở thành một người Kitô hữu không? Có thể đó là bà mẹ, là người rao giảng, là giáo viên, là người hàng xóm của anh chị em. Tôi mong rằng bây giờ anh chị em sẽ đứng lên và tiến đến bắt tay người nào có ảnh hưởng nhất đối với anh chị em trong việc chấp nhận Đức Kitô như là Đấng Cứu Độ của mình”.

Ngồi bên phải vị linh mục là một bà cụ đã ngoài 75 tuổi. Bà cụ chưa bao giờ nói trước công chúng, bà cũng không phải là một nhà giảng thuyết, hoặc một người làm việc trong nhà thờ, bà cụ chỉ là một người mẹ, một người vợ Công Giáo đầy lòng tin, hết lòng tân tụy với bổn phận hằng ngày mà thôi.

Thế mà cả một chuỗi dài người cứ nối tiếp nhau tiến đến bắt tay cụ, họ nói:

- “Cuộc sống âm thầm, tận tụy, đầy lòng tin của cụ, những hành động và chứng từ của cụ đối với Đức Kitô đã đưa dẫn chúng tôi đến với Đức Kitô, Đấng Cứu Độ!”

Thật là một đời sống tươi đẹp, thánh thiện mà nhờ đó, qua bao năm tháng, người phụ nữ Công giáo này đã đưa nhiều người đến với Đấng Cứu Độ.

Page 25: Ttdc 1 2010 Mau

THIẾU NHI TTDC 1/2010

Trang 25

TÌNH THƯƠNG VÀ HẠNH PHÚC

ó một cảnh tượng lớn hơn biển đó là bầu trời, có một

cảnh tượng lớn hơn bầu trời đó là lòng người. Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đó đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa của cuộc sống – điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất khi nó được nuôi dưỡng bằng suối nguồn của tình yêu thương. Và trong cuộc đời, nếu không có tình thương, thì cuộc sống sẽ là một màu xám ngắt, buồn chán. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ những điều giản dị, đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời này. Vì vậy, tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận

và là điều quý giá nhất không gì có thể đánh đổi. Thật vậy, ý nghĩa lớn lao của tình thương là tạo ra hạnh phúc. Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc, quý giá của con người. “Tình thương là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc (F. Sile). Hay trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ rằng: “Anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em”. Được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Yêu thương giống như ngọn lửa thắp lên rồi sẽ cháy lan mạnh mẽ. Vì thế, ta phải trân trọng những gì ta đang có, hãy yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Hãy sống thật hạnh phúc khi ta còn sống bởi vì mỗi người chỉ có một lần sống mà thôi. Và lúc đó, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này thật tươi đẹp.

Tấn Phát

C

Page 26: Ttdc 1 2010 Mau

THIẾU NHI TTDC 1/2010

Trang 26

Ly và Bo Hai chị em Ly và Bo đang chơi đô mi nô thì có tiếng mẹ:

- Ly! Bo! Xuống phụ mẹ nào! Ly liền dọn dẹp đồ chơi và bảo:

- mình xuống phụ mẹ đi em! Bo bực tức:

- Mẹ kỳ quá, nãy giờ toàn thua không, sắp gỡ lại được thì mẹ gọi - Mau lên Ly, Bo, phụ mẹ dọn bát. Tiếng mẹ từ nhà dưới vọng

lên. Bo vẫn chẳng chịu xuống. Ly bảo: - Em không muốn ăn cơm hả? Mẹ dặn là chị em mình lớn rồi phải biết phụ mẹ. Em cứ như em bé ấy! Ly chạy xuống nhà. Mẹ thấy chỉ có Ly, ngạc nhiên:

- Bo đâu con? - Nó không chịu xuống mẹ ơi! - Nó lại lười nữa rồi. Thôi ăn cơm đi, kệ nó.

Một lát sau, Bo mò xuống. Bo hơi ngạc nhiên. Cứ tưởng mẹ sẽ dọn bát cho nó...ai ngờ, Bo chẳng có chén, cũng chẳng có đồ ăn. Bo liền lay mẹ và chị:

- Chị, lấy cơm cho em! - Em chơi tiếp đi! - Mẹ, lấy cơm cho con! - Đó, con thấy chưa, tại con lười, không phụ mẹ nên không biết

đồ ăn cất ở đâu đấy. Nếu mẹ và chị đi vắng thì con làm sao biết lo cho mình?

Rồi mẹ chỉ chỗ cất đồ ăn và bảo Bo tự dọn chén. Cuối cùng Bo cũng có một bữa ăn ngon miệng. Sau đó mấy ngày, mẹ gọi:

- Bo xách đồ phụ mẹ đi con! Bo dạ rõ to rồi chạy lại xách phụ mẹ ngay. Chị Ly chọc:

- Coi chừng có bão! Bo mắc cỡ la ầm: “ Chị chọc hoài”. Ngoài trời, nắng rung rinh như cùng cười với hai chị em. Phương Dung

Page 27: Ttdc 1 2010 Mau

TRANG THƠ TTDC 1/2010

Trang 27

Mong chờ mùa xuân

Nếu đời không mùa XUÂN

Vạn vật buồn hiu hắt Rừng vắng tiếng chim ca

Hoa tàn phai héo úa

Nếu đời không mùa xuân HẠ vàng ngôi bá chủ

Chiếu dãi xuống nhân gian Cơn thịnh nộ của trời

Nếu đời không mùa xuân

Dấu tình trong ảm đạm Chiều THU buồn mênh mang

Lang thang hoài trên phố

Nếu đời không mùa xuân Vùi mình trong chăn ấm

Nghe ĐÔNG dài lê thê Mây giăng sầu tê tái

Xuân về cho cây cối Kết nụ và đơm bông Trái ngọt thơm môi miệng Hoa tươi thắm cuộc đời Xuân về cho em thơ Có phong bao lì xì Xum xoe quần áo mới Khoe với bạn ngoài hiên Xuân về cho tình yêu Đôi lứa thêm mặn mà Tay tung tăng ta hát Thì thầm bài tình ca Xuân về để ông bà Đoàn tự cùng con cháu Cảm nhận được niềm vui Hạnh phúc lứa tuổi già

Hồng Tiểu Muội

Page 28: Ttdc 1 2010 Mau

BBBBẠN TRẺ TTDC 1/2010

Trang 28

SĂN ĐUỔI HẠNH PHÚC ột con chó lớn đang quan sát một chó con đang loay hoay cố chụp bắt chiếc duôi của chính nó. “Chú mày làm gì thế?” – con chó lớn hỏi.

- “Dạ, cháu đang tìm kiếm hạnh phúc” – chó con trả lời – “Cháu nghe bảo rằng hạnh phúc nằm trong đuôi của cháu; nếu cháu chụp được duôi mình, cháu sẽ có hạnh phúc”. Con chó lớn cười ồ, nói rằng chính nó cũng từng nghe thiên hạ đồn như thế. Nhưng rồi nó đã khám phá ra rằng mỗi lần mình cố đuổi bắt chiếc đuôi thì chiếc đuôi luôn luôn vượt khỏi mình”. “Vì thế” – nó nói – “giờ đây tao chẳng cố sức vô ích như vậy nữa. Tao chỉ làm những công việc bình thường của một con chó và tao nhận thấy hạnh phúc tự kéo đến với tao”. Bạn đừng mất công loay hoay mãi để tìm kiếm hạnh phúc. Hãy thung dung làm những công việc bình thường của một con người: Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến tha nhân và yêu mến bản thân. Và bất chợt bạn sẽ nhận ra hạnh phúc đang ngập tràn nơi bạn. Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Kitô ngự trong tâm hồn, xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái. (Ep 3,17) Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại trong con.

CON NGƯỜI NỘI TÂM

m đã đọc bức tâm thư của Đức Gioan Phaolo II gửi cho các gia đình năm 1994 chưa? Có người bảo anh: khó hiểu quá! Đúng thế, vì tuy là tâm thư mang tính chia sẻ tâm tình, nhưng lá thư của Đức Thánh Cha còn là một “Tổng

luận thần học” về gia đình nữa. Ở phần cuối của lá thư, anh thấy Đức Thánh Cha trích dẫn một

câu của thánh Phaolo “Tôi quỳ trước mặt Cha...xin Người...ban cho

Page 29: Ttdc 1 2010 Mau

BẠN TRẺ TTDC 1/2010

Trang 29

anh em sức mạnh bởi Thánh Thần của Người, để con người nội tâm của anh em được kiên cường mạnh mẽ” (Ep 3,16). Và Đức Thánh Cha coi lời này là “Paroles clés”, những “lời – chìa – khóa”.

Nhận xét ấy khiến anh liên tưởng đến hình ảnh hay được các hiền nhân Ấn giáo sử dụng. Em cứ tưởng tượng một cây cổ thụ với cành lá xum xuê vươn xa và vươn rộng phủ kín đất đai. Thế rồi người ta phát hiện lá cây bị sâu bọ tấn công. Người ta vội vã chạy chữa bằng cách vặt lá. Cứ lá nào bị sâu ăn là vặt ngay. Vặt hết lá bị sâu ăn, quay lại thì những lá mới mọc sau này cũng đã bị loài sâu bọ thăm viếng. Và các hiền nhân bảo rằng: “Thay vì vặt lá như thế, phải chữa trị từ bên trong, vì sâu bọ đục khoét từ bên trong cây cổ thụ”.

Đối diện với những đổ vỡ trong cuộc sống gia đình hôm nay, ai cũng mong tìm phương chữa trị. Bao nhiêu cuộc hội thảo, bao nhiêu nghiên cứu, bao nhiêu đề xuất...nhưng có khi chỉ là chạy chữa bên ngoài mà không chưa trị từ bên trong.

Phải vun trồng con người bên trong. Phải vun trồng sự sống bên trong của mỗi gia đình và mỗi thành viên trong gia đình. Đó là chìa khóa của vấn đề. Con người bên trong ấy là con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô là “ Top-model”, người mẫu. Cho nên phải tiếp cận Đức Giêsu và “ăn lấy” Ngài: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, người ấy ở trong Tôi, và Tôi ở trong người ấy” (Ga 6, 56)

Để sự sống của Đức Giêsu trở thành sự sống của mình đến nỗi “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống mà chính Đức Giêsu sống trong tôi” (Ga 2, 20)

Khi con người nội tâm được kiên cường mạnh mẽ, nó có thể đứng vững trước mọi khó khăn và thử thách, cám dỗ và cuốn hút của tội lỗi, và cuộc sống chung của gia đình sẽ được bảo đảm.

“Tiếp cận Đức Giêsu là đòi hỏi thiết yếu cho sự tăng trưởng thiêng liêng”

Page 30: Ttdc 1 2010 Mau

CÔNG GIÁO THẾ GIỚI TTDC 1/2010

Trang 30

1. Ngày 11.12.2009

tại vatican

đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết và Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. Đây là một sự kiện quan trọng mang nhiều ý nghĩa, thu hút sự quan tâm và bình luận của dư luận trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là kết quả của một quá trình kiên trì đối thoại kéo dài ít nhất 20 năm giữa chính phủ VN và tòa thánh Vatican, kể từ chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam năm 1989 của vị đặc sứ Đức GH Gioan Phaolo II, Đức Hồng Y Roger Etchegaray, tiếp theo đó là các cuộc viếng thăm và làm việc gần như mỗi năm của cả hai bên (cho đến nay đã có 16 chuyến viếng thăm và làm việc giữa VN và Vatican). Mối quan hệ này được nâng lên một tầm mức quan trọng vào năm 2007 với cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với ĐGH Benedicto XVI tại Vatican. Và cuộc gặp gỡ lần này giữa chủ tịch nước VN và ĐGH tiếp tục cho thấy quyết tâm của Tòa Thánh cũng như của Nhà nước VN trong việc theo đuổi con đường đối thoại và hợp tác. 2. Thông điệp của ĐTC cho ngày quốc tế phòng chống Sida- “Ngày 1 tháng 12 là ngày quốc tế

phòng chống Sida, những ý nghĩ và lời cầu nguyện của tôi dành cho tất cả những ai mang trong mình căn bệnh này, cách riêng cho các trẻ em, người nghèo và những người bị loại ra bên lề, về phần mình hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp qua sự dấn thân của các tổ chức, Giáo Hội không ngừng làm bao nhiêu có thể để chống lại căn bệnh sida. Tôi mời gọi tất cả cùng đóng góp hoặc bằng lời cầu nguyện, hoặc bằng những hành động cụ thể để cho những bệnh nhân sida nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa Đấng mang đến cho họ nguồn trợ lực ủi an và niềm hy vọng. 3. Giáo hội Srilanca- Các tín hữu xuống đường biểu tình ngày 7.12 để đòi hỏi có được an ninh hơn sau khi một thánh đường ở Tổng giáo phận Columbo bị tấn công lần thứ ba trong nhiều năm qua. Vì ngày 6.12 sau thánh lễ 7h sáng, một toán khoảng 200 người vũ trang đã xông vào trong Thánh đường Đức Bà như hoa Hường mầu nhiệm. 4. Pakistan - Dòng Nữ Tử Thánh Giá mà ơn gọi là trợ giúp và dạy dỗ những người nghèo khổ đã có mặt ở Pakistan từ 200 năm nay đã bị những người theo đạo Hồi đe dọa buộc phải hủy bỏ lễ mừng kỳ niệm 175 năm ngày thành lập Dòng vì những đe dọa từ phía Taliban và bầu khí mất an ninh đang ngự trị tại Pakistan

Page 31: Ttdc 1 2010 Mau

TRANG GIA ĐÌNH TTDC 1/2010

Trang 31

HÔN NHÂN BẤT KHẢ PHÂN LY Thưa cha, trong Kinh Thánh có một đoạn mà con

không nhớ rõ, nhưng đại khái như thế này: “Người đàn ông không được rẫy vợ, trừ trường hợp ngoại tình”. Con hiểu là

“Nếu vợ ngoại tình thì được rẫy”. Ở một đoạn khác lại viết: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly”. Như thế có

sự mâu thuẫn giữa hai đoạn trên không? Một tín hữu

Việc ly dị Giáo hội Công giáo xác tín rằng “Hôn nhân là một bí tích

và là một hình ảnh về sự kết hợp bất khả phân ly của Chúa Kitô và Giáo Hội”, nên nó cũng mang tính chất bất khả phân ly. Đây là giáo lý của Chúa Giêsu trong Tân Ước và của Giáo Hội Công giáo trong suốt cả truyền thống của mình.

Những người biệt phái đã nêu lên vấn đề “li dị vợ” để thử thách Chúa Giêsu. Tin Mừng Marco kể lại: “Có mấy người Pharisêu đến gần Chúa Giêsu và hỏi rằng: Thưa Thầy, chồng có phép rẫy vợ không? (...). Người đáp: “Thế ông Môse đã truyền dạy các ông điều gì?”. Họ trả lời: “Ông Môse mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly. Khi về đến nhà, các môn đệ hỏi Ngài về điều ấy, Ngài nói: “Ai bỏ vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10,2-9)

Mệnh lệnh “cấm ly dị” cũng được thánh Phaolo nhắc lại trong thư gửi tín hữu Corinto: “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi mà là Chúa: vợ không được

Page 32: Ttdc 1 2010 Mau

TRANG GIA ĐÌNH TTDC 1/2010

Trang 32

bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng thì phải ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng; và chồng cũng không được bỏ vợ” (1 Cor 7.10-11). Thánh Phaolo

đã nhấn mạnh cho chúng ta biết lệnh cấm li dị đã được chính Chúa Kitô đưa ra chứ không phải là lệnh cấm của Giáo Hội. vì thế, Ngài còn viết trong thư gởi tín hữu Roma: “Tỷ dụ như người đàn bà có chồng, thì luật buộc theo chồng bao lâu chồng còn sống. Nhưng nếu chồng chết, thì vợ không còn bị luật ràng buộc với chồng nữa. Vậy bao lâu chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì sẽ bị gọi là kẻ ngoại tình. Nhưng nếu chồng chết, thì vợ được tự do không phải giữ luật đó nữa, và có đi lấy người khác, thì cũng không phải là ngoại tình” (Rm 7,2-3).

Lý do sâu xa của lệnh cấm này được chính Chúa Giêsu giải thích là “ngay từ đầu công trình sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng lên một người nam và một người nữ”. Theo thánh Phaolo trong thư gởi tín hữu Êphêsô (5, 22-32) thì nền tảng của giới luật này hệ tại ở sự kết hợp huyền nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, Chúa Kitô là Đầu của thân mình Giáo Hội. Mầu nhiệm này chính là nền tảng của bí tích Hôn phối.

Trong đoạn 5 câu 32 của Tin Mừng Mattheu, Chúa Giêsu nói: “Còn Thầy, Thầy bảo cho các con biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình”.

Trong đoạn 19 câu 9 cũng của Mattheu, Chúa Giêsu nói: “Tôi nói cho các ông biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình”.

Tóm lại, chính Chúa Kitô đã tuyên dạy tính chất bất khả phân ly của hôn nhân, đồng thời Ngài cũng đã thu hồi lại sự nhân nhượng của luật Môsê cho phép ly dị vợ bởi sự “cứng lòng” của dân Chúa trong Cựu Ước”

Page 33: Ttdc 1 2010 Mau

TRANG GIA ĐÌNH TTDC 1/2010

Trang 33

LY DỊ a số các cụ ở ngưỡng của U80 đều nói rằng ngày xưa chả biết yêu là gì. Cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó. Bởi các cụ tin vào kinh nguyện, tin rằng cha mẹ mình không ai đem trứng giao cho ác. Và cứ thế ăn

đời ở kiếp con đàn cháu đống cho tới bây giờ. Điều đó khiến nhiều đôi đũa rất lệch. Lệch cả ngoại hình lẫn tri thức, thế mà trong mắt họ nhìn nhau sao mà viên mãn, sao mà ấm áp. Còn ngày nay được tự do tìm hiểu, được hưởng thời kỳ tiền hôn nhân đầy thơ mộng, những bức thư tình đầy yêu thương, những buổi hẹn hò đầy lãng mạn, nhiều đêm nấu cháo điện thoại với nhau...Chao ôi! Tưởng rằng “chỉ có chết mà chia lìa lứa đôi”. Có những cặp xứng đôi trong gia thế, đẹp đôi cả trong tiêu chuẩn ngoại hình lẫn địa vị trong xã hội, yêu và chờ đợi nhau chín mười năm. Vậy mà chỉ sau hơn một năm hôn nhân họ đưa nhau ra tòa ly dị. Vì sao? Vì “hôn nhân là mồ chôn tình ái” ư? Hạnh phúc nào hơn khi lấy được người mình yêu, thế thì vì sao khi có được báu vật ấy người ta lại ruồng rẫy? Có phải vì “cái tôi” trong mỗi chúng ta quá lớn? ta đòi hỏi nơi bạn tình điều tuyệt đối mà ta biết rằng điều đó là không thể, hay ta vẫn còn sống trên máy, trong lâng lâng cảm xúc được đón đưa, chiều chuộng? . Là trách nhiệm truyền thống của con người. Hôn nhân không phải là mơ mà là thực tế, là ta phải chấp nhận và yêu cả vết xấu của người phối ngẫu, mà trước đó ta chưa nhận ra, hoặc có nhìn thấy thì do mắt ta bị che đi bởi ngoại hình bắt mắt, bởi chân dài hoặc đôi môi gợi cảm, bởi những món quà đắt tiền.. Tôi rút ra một điều, sở dĩ các cụ không ly thân, ly dị và bởi các cụ không có nhiều thời gian rảnh để so đo tính toán, không có đủ trình độ để phân tích tư duy, đơn giản hóa và bằng lòng với những gì mình có. Ngày nay thì hở một tý là ly thân, hở một tí là dọa ly dị, hết chiến tranh lạnh thì chuyển qua chiến tranh nóng. Bởi

Page 34: Ttdc 1 2010 Mau

TRANG GIA ĐÌNH TTDC 1/2010

Trang 34

ở đó thiếu người đàn ông xây nhà, vắng người đàn bà xây tổ ấm, bởi ở đó không có người chồng quảng đại và người vợ biết quên mình. Họ không còn nhìn

về một hướng. Họ đã không còn “nên một” trong nhau, họ chỉ yêu chính họ và sống cho chính họ.

Năm hết, tết đến rồi, hy vọng một chút chia sẻ của tôi gởi đến bạn, mong bạn hồi tâm, nghĩ lại nếu bạn đang định ly dị. Mong bạn

rút lại tờ đơn nếu bạn đã lỡ viết, xin bạn đừng ký vào tờ đơn ly dị, bạn xé nó đi và hãy ôm lấy hạnh phúc của mình. “sự gì Thiên Chúa đã kết

hợp, loài người không được phân ly” Hồng Hoàng

THÚC ĐẨY HÒA BÌNH Một nhóm nhà văn New England lần nọ đã tổ chức một cuộc biểu tình cổ động hòa bình ở Massachussetts. Họ mời công chúng đến lắng nghe họ đọc các đoạn thơ văn biểu dương sự sống và nguyền rủa chiến tranh. Chiến dịch này được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các nhà văn bày tỏ mối quan tâm của mình đối với hòa bình. Họ nhấn mạnh rằng hòa bình là công trình của mọi người – gồm cả những kẻ không biết phải bắt đầu hành động từ đâu. Có một cách mà tất cả chúng ta đều có thể làm để hiện thức hóa hòa bình trong cuộc sống mình – đó là cầu nguyện. Và một cách nữa – đó là hợp tác với những ai quan tâm tới hòa bình. Hãy đọc về hòa bình. Hãy nói về hòa bình. Hãy sống hòa bình. Bạn hãy trở nên một người kiến tạo hòa bình cho thế giới – và hãy bắt đầu trong chính cõi lòng bạn. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hòa thuận với mọi người (Rm 12, 18) Lạy Chúa, xin giúp con biết đón nhận sự bình an của Chúa trong cõi lòng.

Page 35: Ttdc 1 2010 Mau

Trang 35

Đóng góp bài viết, chia sẻ hình ảnh, cộng tác cho Thông Tin Dân Chúa, xin gởi về cô Hưng hoặc email địa chỉ sau:[email protected]ông Tin Dân Chúa xin chân thành cảm ơn.Chủ đề TTDC kỳ sau:

Page 36: Ttdc 1 2010 Mau

Trang 36

Thaùng Thaùng Thaùng Thaùng 1111/ 20/ 20/ 20/ 2010101010