Trạng Trình Tiên Trưởng. · Cậu nói vô vi trong bài mầu nhiệm. Hiểu rồi ráng...

6
Trạng Trình Tiên Trưởng. *Thơ Trăng đạo …Tình duyên gặp gỡ muôn thuở nào phai, Lô tô một bài tặng ban đồng đạo. Giờ này TA thảo bút nọ TA nghiên, Thương kẻ cuồng điên tới Đời không biết. Từ đây TA thuyết để lại một bài, Chúa Thánh lập Đài ra tay trừng trị. Ai người dũng sĩ có trí ráng tường, Phong cảnh thê lương dọn đường cho gấp. Chớ rồi Trời sắp thanh toán nợ nần, Tất cả hầu gần Các Lân cũng rụi. Thương thay Chú Cuội ngồi Gốc Đa Già, Gốc Đa Già= Đạo Phật vô vi Khổ sở kia cà ôm mơ HẰNG mộng. Bổn đạo ngóng trông Phật Thầy Thấy rồi nghiệp cộng sinh chúng liên miên, Tận thế cận kề Chú Cuội như điên mơ màng TRĂNG sáng. Chờ Thầy về Thấy rồi quý đáng không biết làm sao, Chú Cuội khóc gào CHỊ HẰNG đâu mất. Chú Cuội= Bổn Đạo Thật là tin tấc {tức} những chuyện lạ kỳ, CHỊ HẰNG=Phật Thầy Cậu nói vô vi trong bài mầu nhiệm. Hiểu rồi ráng kiếm có hiếm nghe dân, Rộ rộ rần rần Cậu phân rồi biết. Bài này Cậu thuyết đạm bạc buổi trưa, Phú Thuận nên chừa ngăn ngừa tất cả. Thì rồi hối hả xem đạo ra sao, Ngăn ngỏ đón rào từ đây mới thấy. Bài này mành giấy ký bút nên thơ, Sự tới bây giờ tràn bờ như thác. Mượn danh Bồ Tát Cậu tá hồng trần, Ở đây nhiều phần mau mau dẹp dọn. Từ rày cả bọn sắp tới kia kìa, Chắc ta phải lìa chia hai tất cả. Luận bài rồi đã lý nọ càng phân, Kêu bớ người dân Tân Dân gần đến. Thuyền cầu cặp bến Cậu gởi đến xem, Kêu chị kêu em đừng thèm nghĩ nữa. Binh trời khói lửa cháy giữa không gian, Thế Chiến Ba Sự thế rõ ràng lan tràn sắp tới. Khắp miền thế giới bốn biển năm châu, Nó cũng luận hầu xây đầu hết trọi. Ngọc Hoàng đang gọi tụi nó bó tay, Ray rứt không hay nước nào cũng đánh. CHIM vổ cánh thì nó tung tăng, chim = Chiến đấu cơ và hỏa tiễn nguyên tử Thấy khổ khó khăn lăng nhăng hết trọi. Chắc rằng không khỏi tôi mọi chúng sinh, Cậu nói thất kinh ráng nhìn cho kỹ. Từ đây anh chị chắc bị câu lưu, Cậu nói nó thù người tu quá sức. Ráng về lập tức triệu ức bỏ mau… từ bi bố thí giải nghiệp kịp thoát đại nạn (Hằng Nga Sấm Truyền tr. 26-27, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết ở Phú Thuận ngày 28-3-Tân Mùi 1991, kết tập băng Phú Thuận 3, Thiền Tịnh Bửu Sơn ấn tống 2007) Niên như điển, NGUYỆT như thoi, tháng=trăng Vần xây thế giới luân hồi chẳng chơi. tận thế NGƯỜI THIỆN NỮ truyền lời, Bồ Tát cứu thế

Transcript of Trạng Trình Tiên Trưởng. · Cậu nói vô vi trong bài mầu nhiệm. Hiểu rồi ráng...

Trạng Trình Tiên Trưởng.

*Thơ Trăng đạo

…Tình duyên gặp gỡ muôn thuở nào phai, Lô tô một bài tặng ban đồng đạo. Giờ này TA thảo bút nọ TA nghiên, Thương kẻ cuồng điên tới Đời không biết. Từ đây TA thuyết để lại một bài, Chúa Thánh lập Đài ra tay trừng trị. Ai người dũng sĩ có trí ráng tường, Phong cảnh thê lương dọn đường cho gấp. Chớ rồi Trời sắp thanh toán nợ nần, Tất cả hầu gần Các Lân cũng rụi. Thương thay Chú Cuội ngồi Gốc Đa Già, Gốc Đa Già= Đạo Phật vô vi

Khổ sở kia cà ôm mơ HẰNG mộng. Bổn đạo ngóng trông Phật Thầy Thấy rồi nghiệp cộng sinh chúng liên miên, Tận thế cận kề

Chú Cuội như điên mơ màng TRĂNG sáng. Chờ Thầy về

Thấy rồi quý đáng không biết làm sao, Chú Cuội khóc gào CHỊ HẰNG đâu mất. Chú Cuội= Bổn Đạo Thật là tin tấc {tức} những chuyện lạ kỳ, CHỊ HẰNG=Phật Thầy Cậu nói vô vi trong bài mầu nhiệm. Hiểu rồi ráng kiếm có hiếm nghe dân, Rộ rộ rần rần Cậu phân rồi biết. Bài này Cậu thuyết đạm bạc buổi trưa, Phú Thuận nên chừa ngăn ngừa tất cả. Thì rồi hối hả xem đạo ra sao, Ngăn ngỏ đón rào từ đây mới thấy. Bài này mành giấy ký bút nên thơ, Sự tới bây giờ tràn bờ như thác. Mượn danh Bồ Tát Cậu tá hồng trần, Ở đây nhiều phần mau mau dẹp dọn. Từ rày cả bọn sắp tới kia kìa, Chắc ta phải lìa chia hai tất cả. Luận bài rồi đã lý nọ càng phân, Kêu bớ người dân Tân Dân gần đến. Thuyền cầu cặp bến Cậu gởi đến xem, Kêu chị kêu em đừng thèm nghĩ nữa. Binh trời khói lửa cháy giữa không gian, Thế Chiến Ba

Sự thế rõ ràng lan tràn sắp tới. Khắp miền thế giới bốn biển năm châu, Nó cũng luận hầu xây đầu hết trọi. Ngọc Hoàng đang gọi tụi nó bó tay, Ray rứt không hay nước nào cũng đánh. Có CHIM vổ cánh thì nó tung tăng, chim = Chiến đấu cơ và hỏa tiễn nguyên tử

Thấy khổ khó khăn lăng nhăng hết trọi. Chắc rằng không khỏi tôi mọi chúng sinh, Cậu nói thất kinh ráng nhìn cho kỹ. Từ đây anh chị chắc bị câu lưu, Cậu nói nó thù người tu quá sức. Ráng về lập tức triệu ức bỏ mau… từ bi bố thí giải nghiệp kịp thoát đại nạn

(Hằng Nga Sấm Truyền tr. 26-27, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết ở Phú Thuận ngày 28-3-Tân Mùi 1991, kết tập băng Phú Thuận 3, Thiền Tịnh Bửu Sơn ấn tống 2007)

Niên như điển, NGUYỆT như thoi, tháng=trăng

Vần xây thế giới luân hồi chẳng chơi. tận thế

Có NGƯỜI THIỆN NỮ truyền lời, Bồ Tát cứu thế

Nhứt Vân thiên lộ Máy Trời thinh thinh. lộ thiên cơ

………………………………………………………..

Non đoài giữ dạ tín thành, Thầy cho CƯ SĨ học hành chưa thông.

Anh em ai có phục tùng, Theo Tôi học đạo phải dùng tai nghe. Tôi=Bồ Tát

(Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An lưu ở đình Tòng Sơn năm 1849 tr. 103, 109, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Lời bình: Chữ NGUYỆT là TRĂNG ám chỉ Trạng Trình {Phật Thầy} liên hệ đến NGƯỜI THIỆN NỮ tiết lộ thiên cơ cuối Hạ Nguơn. NGƯỜI THIỆN NỮ có hành trạng CƯ SĨ học hành chưa thông, dốt viết không rành văn tự, dụng thần thông ứng khẩu thuyết pháp cứu nguy tận thế. Vậy ai theo Người Thiện Nữ Cư Sĩ học đạo, phải lắng tai nghe cho kỹ lời ứng khẩu thuyết pháp.

Thi bài đàn cơ Cao Đài Giáo.

NÉT mực còn ghi để sám kinh, BÚT vàng hạ thế tả Bình Minh; TÂY miền thế kỷ còn bia tạc, Nam thiềng quê cũ mù xa dặm

AN phận tá danh giác thế tình. BỒ đảo dưỡng thần thân bất hoại, TÁT tâm tịnh tọa ngự đài linh; LƯU hành thất ức tùng Thiên Luật, ĐỀ bảng khai thông chuyển ĐẠO HUỲNH. *

Kệ:

Nền đạo pháp chuyển xây truyền sanh chúng, Cuối Hạ Nguơn sử dụng địa hình khai. Tát đìa Nghiêu chưa cạn lại than dài, Kìa ruộng Thuấn đang cày sao lại ngán? Ngoài trăm năm Bửu Sơn còn đậm bảng, Bao xác phàm thay dạng giải trần mê. Bồ Tát mượn xác trần nhiều lần

Khóc rồi cười xem lại cẩm nang đề, Cười rồi khóc trần mê cần tu học. Mùi ngon ngọt thế phù câu ngạnh móc, Phật dạy đời lừa lọc dấu chân đi. Cha dắt dìu muôn thuở lắm lôi trì, Thầy cứu thế hồi quy vi Thượng Cổ. Kìa hướng Bắc chòm sao Đẩu Tinh vừa ứng lộ, Trạng Trình Xẹt vào Nam khắp chỗ ánh hào quang. Phật Thầy Tây An

Chiếu tường vân ngũ sắc khắp Nam bang, Bừng giấc mộng huy hoàng cơn ảo ảnh. Nhìn rộng khắp môn đồ trong bá tánh, Hòa tâm tư hưởng cảnh Thuấn Nghiêu thiên. Tả Bình Minh thất ức đắc lịnh truyền, Đệ tam quyển lời Tiên ghi bia tạc. lời Tiên Trưởng Đại Bồ Tát Ma ha tát (Pháp đàn Ngọc Như Liên ngày 11-2-Tân Hợi {6-3-1971}, Kinh Bình Minh Đại Đạo, tr.223, 231, Cao Đài Thiên Lý Bửu Tòa California tái bản ở Mỹ năm Bính Tí 1996)

Lời bình: Tính ra từ xa xưa, Bạch Vân Hòa Thượng từ Cung Nguyệt lần đầu tiên xuống Địa Cầu ở Tân Châu thuộc Trung Quốc {Huệ Năng Lục Tổ nguyên dòng Lạc Việt phía Nam Trung Quốc}, kế đến tái kiếp là Bạch Vân Cư Sĩ Trạng Trình ở làng Cổ Am miền Bắc Việt Nam, sau đó lại tái kiếp là Phật Thầy Tây An tại làng Tòng Sơn miền Nam : Bao xác phàm thay dạng giải trần mê…Kìa hướng Bắc chòm sao Đẩu Tinh vừa ứng lộ, Xẹt vào Nam khắp chỗ ánh hào quang. Chiếu tường vân ngũ sắc khắp Nam Bang…{Bắc lý nhà

xưa…Nam thiềng quê cũ}. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, khi Ngài Huệ Năng sắp nhập diệt, chúng đệ tử hỏi: Ngài đi rồi có trở lại không? Ngài đáp: Không, TA không trở lại. Đây là dụng ý Ngài muốn giấu hành trạng khi Ngài trở lại để tránh kẻ tà theo Ngài qua Việt Nam sau này. Từ đời Lục Tổ không còn truyền Y Bát; vì Ngài Lục Tổ chính là phân thân Bồ tát Di Lạc, không truyền Y Bát nữa, mà là mượn xác tái sanh nhiều lần: Bao xác phàm thay dạng giải trần mê…

Ghi chú: Theo tài liệu đàn cơ Đạo Cao Đài, thì Nguyệt Cầu {Hằng Nga) được gọi là Quảng Hàn Cung hay Bạch Vân Động do một vị Tiên Trưởng Giáo Chủ cai quản. Vị Giáo Chủ đó chính là Bạch Vân hòa thượng đã có một kiếp giáng trần lãnh trách nhiệm Bồ Tát mang danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm {1491-1585} xưng hiệu Bạch Vân Cư Sĩ hoằng pháp cứu thế trong thời mạt hạ, đã tuyên bố bằng bài thơ bát cú với chủ đề đốn giáo trực chỉ chơn tâm: Suy lý cho cùng Phật ấy ta…Phật ở trong tâm, Phật không ở ngoài.( Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn tr. 123-124, Đinh văn Khá viết theo lược thuật Tòa Thánh Tây Ninh, Thiền Giang; tài liệu Đức Hộ Pháp)

Thơ HẰNG NGA do Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Nghĩa ngày 14-6-1940:

Thơ xướng 1.

Ớ ớ HẰNG NGA dám hỏi đon, Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? Ba mươi mùng một đi đâu vắng? Nay về hỏi đặng mấy thằng con?

Thơ họa 1.

Cõi thế nhìn TA gọi tiếng đon, Bạch Vân Hòa Thượng giáng trần Phàm nhơn chẳng rõ nói eo tròn; Hoàn cầu luân chuyển nên mờ mắt, Tháng cuối rồi qua cũng một con.

Thơ xướng 2.

Ớ ớ HẰNG NGA dám hỏi đon, Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? Đông qua Dương Cốc bao nhiêu dặm? Tây đến U Đô cách mấy hòn? Uống thuốc trường sanh đà mấy lượng? Lấy chồng Hậu Nghệ bấy nhiêu con? Ba mươi mùng một đi đâu vắng? Hay có tư tình với nước non?

Thơ họa 2.

Bởi tại vì ai có tiếng đon, Luân luân chuyển chuyển mãi eo tròn; Nam Thiềng quê cũ mù xa dặm, Làng Tòng Sơn miền Nam Đình Tòng Sơn thờ Phật Thầy Tây An

Bắc Lý nhà xưa mịt núi hòn. Làng Cổ Am miền Bắc TIÊN TRƯỞNG đơn hay dầu ức lượng,* Phật Thần dược giỏi gắng tìm con; Thương đời phi pháp tuy nhà vắng, Đền thờ Trạng Trình miền Bắc

Những để đền bù với nước non.

Lời bình: Bài thơ xướng 2 ám chỉ Bạch Vân hòa thượng đạo quả viên dung, nguyên là Tiên Trưởng giáo chủ Nguyệt Cầu {Hằng Nga}, lãnh lịnh Ngọc Hoàng giã từ Cung Hằng {Cung Mây} xuống Địa Cầu cứu thế. Bài thơ họa 2 ám chỉ Bạch Vân hòa thượng Tiên Trưởng lìa Nguyệt Cầu giáng thế tại làng miền Bắc tức làng Cổ Am {Trạng Trình}: Bắc Lý nhà xưa mịt núi hòn; và sau đó tái kiếp vào làng miền Nam tức là làng Tòng Sơn mở đạo Bửu Sơn Kỳ Hương {Phật Thầy Tây An, Sư Vãi Bán Khoai…}: Nam Thiềng quê cũ mù xa dặm. Ngài từ Cung Nguyệt giáng xuống Địa Cầu là để cứu bá gia trong thời Hạ Nguơn mạt pháp: Thương đời phi pháp tuy nhà vắng, Những để đền bù với nước non.

Thơ xướng 3.

Khen ai cắc cớ bấm trời tây, Từ cõi Niết Bàn Phật Tỉnh giấc HẰNG NGA khéo vẽ mày Hằng Nga là mặt Trăng = Xác Nữ, xác cô

Một phiến linh đinh trôi mặt biển, Tại sao Cô mà lại xưng Cậu?

Nửa vừng lửng đửng dán trên mây. và tại sao xưng Cậu mà lại là Cô? Cá ngờ câu thả tơi bời lội, Người đạo thấy xác Nữ sợ đạo tà,

Chim tưởng cung trương sập sận bay; vội vã bỏ Thầy

Nên một nên hai còn bé tuổi, Mười lăm mười bảy bốn phương hay.

Thơ họa 3.

Mây hồng năm sắc ở phương Tây, Từ cõi Niết Bàn Phật

Sáng suốt Ô KIM bởi vẹn mày; Ô Kim nói lái là Kim Ô là mặt Trời = Hồn Nam, Đức Cậu

Miệng nhỏ tiếng to vang bốn biển, Trổi giọng đờn kêu ngâm nga ca kệ

Lưỡi mềm lời lớn dậy rồng mây. truyền rao trầm bổng giọng Lôtô

Lòng trong Thánh Kệ tình bơi lội, Trò đừng sợ, chính Thầy trở về ứng khẩu thuyết Dạ sạch Phật Kinh ý luyện bay; kinh Phật chánh pháp

Dầu cho thân Mỗ thanh xuân tuổi, Thức giấc đời mế phải được hay.

Lời bình: Bài thơ xướng 3 ám chỉ Bạch Vân hòa thượng giáng trần hoằng pháp trong thời mạt hạ, nguyên hồn linh Phật là Nam (Ô Kim= Đức Cậu) vì nghịch cảnh phải mượn xác Nữ (Hằng Nga = Xác Cô) nguyện chấn chỉnh phương hướng tu hành theo Phật pháp vô vi, Ngài bác bỏ mê tín dị đoan hình danh sắc tướng cúng tế linh đình, chuông mõ vang rền, chùa cao tượng lớn…Vì vậy Ngài bị tà phái thù ghét chê bai. Người đời mê theo tà phái tuyên truyền rằng Bạch Vân hòa thượng tu hành ma đạo, và họ vội vã xa lánh Ngài: Cá ngờ câu thả tơi bời lội, Chim tưởng cung trương sập sận bay. Bài thơ họa 3 ám chỉ Bạch Vân hòa thượng nguyên là Ông Tiên Trưởng Đại Bồ Tát Ma ha tát {Ô Kim = Kim Ô = Mặt Trời = Đức Cậu} giáng trần thuyết Vô Vi chánh pháp. Vậy người đời đừng nghe lời tà phái hoang mang lo sợ, hãy theo Trạng Trình Bạch Vân Cư Sĩ tinh tấn tu hành kịp cơ Tận Thế và Hội Long Hoa: Lòng trong Thánh Kệ tình bơi lội, Dạ sạch Phật Kinh ý luyện bay. Tại sao không viết đúng là Kim Ô mà lại cố tình viết ngược lại là Ô Kim? Đức Thầy dụng ý là: TA mượn xác Cô {Nữ} mà phải xưng là Cậu để nhắc cho đệ tử nhớ rằng TA trở về. Phải

chăng đây là trường hợp dị sự như Ông Ba Nguyễn văn Thới đã tiên tri:

Dị sự dị ninh linh dị pháp, Vô nhơn đối đáp pháp thinh không. Ít ai biết chuyện dị sự này!

Đức Thầy Đức Ông công ĐỨC CẬU, Hội Đồng cơ hậu đậu trào Minh. (Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị 83: 85, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915, tiên tri ĐỨC CẬU ra đời cứu thế làm DỊ SỰ cuối thời Hạ Nguơn)

Ý gì TIÊN TRƯỞNG muốn khuyên đời, * Mà đời lầm lạc lắm đời ôi! Đạo đức nhuốc nhơ mà sao đặng, Tỉnh giấc mau mau mới kịp thời! (Lộ Chút Cơ Huyền, Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

Say ngọc Bồ Đề đức hạnh cao, Say dân ngu muội tưởng điên nào. Say chừng nó biết TA TIÊN TRƯỞNG, * Say chén quỳnh tương chốn núi cao. (Say, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

Đêm dài dặn cạn dầu tiêm lụn, Chẳng thấy ai tìm kiếm Bóng TRĂNG.

Để làm cho mích bụng CHỊ HẰNG, Nơi CUNG NGUYỆT chờ trông mõn dạ.

(Diệu Pháp Quang Minh, Huỳnh Giáo Chủ viết 1940)

Cuối Hạ Nguơn, Đức Thầy ra đời truyền pháp, nhưng chẳng thấy ai tìm để học đạo, khiến Thầy buồn.

Thầy TIÊN môn đệ tục, Tiên Trưởng Đạo chánh tín đồ tà; Cha hiền sanh con dữ, Tức bụng chị HẰNG NGA. Bạch Vân HT.

HẰNG NGA bóng vẫn sáng, Mặc dù nhiều mây áng; Khi ngọn gió thổi qua, Ánh TRĂNG huờn tỏ rạng.

Tỏ rạng là ánh TRĂNG, Mây không thể cản ngăn; Cản ngăn chỉ phí sức, Không thắng nổi CHỊ HẰNG.

CHỊ HẰNG soi thế gian, Cho kẻ tối thấy đàng;

Không vì câu danh lợi, Vạn cổ vẫn minh quang.

Minh quang tánh của TRĂNG, Như minh quang đạo HẰNG; Khoảng thế gian càng tối, Ánh quang minh càng tăng. (Lá Thơ Đông Kinh Q. 1, tr.132, Bồ Tát Thanh Sĩ viết ở Tokyo ngày 10-6-1964)

*Thơ Trăng đời.

Trong khi Thánh nhân làm thơ Trăng nêu lên tinh thần đạo pháp siêu thoát, thì phàm nhân làm thơ Trăng nói lên tâm tư tình cảm yêu thương lãng mạn. Phàm nhân nhìn Trăng sáng thả hồn lên tận Cung Quảng, say sưa với Vầng Trăng diễm lệ rồi ngây ngất thành thơ. Hàn Mặc Tử mộng mơ chèo thuyền dong ruỗi theo vầng Trăng trên sông nước mênh mang, tưởng như quên mất lối về: Gió theo lối gió mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay. Thuyền ai đậu bến sông TRĂNG đó, Có chở TRĂNG về kịp tối nay?

Lý Bạch (701-762) đời Đường say mê Trăng, nhảy xuống sông bắt bóng Trăng mà chết ở Tróc Nguyệt Đài. Dù Lý Bạch chết hàng ngàn năm rồi, mà trong những đêm Trăng sáng, người ta còn nghe văng vẳng đâu đây giọng Lý Bạch mời Trăng nâng chén rượu lung linh trong khóm hoa:

Hoa gian nhất hồ tửu, Khóm hoa với bầu rượu Độc chước vô tương thân. Một mình ta say ngà Cử bôi yêu Minh NGUYỆT Nâng chén mời TRĂNG sáng Đối ảnh thành tam nhân. Cùng với bóng thành ba.

Alfred de Musset thi gia người Pháp đã ca ngợi Vầng Trăng như là Tiên Nga diễm lệ sống mãi trong lòng nhơn loại:

TRĂNG soi rạng rỡ lòng người, La Lune, en notre mémoire,

Tình TRĂNG ôi đẹp tuyệt vời vô biên. De tes belles amours Ngàn năm thắm thiết tơ duyên, L’histoire

Dáng TRĂNG diễm lệ thiêng liêng Cung Hằng. T’embellira toujours. (Thơ gởi Trăng, Ballade à la Lune của Alfred de Musset)

Thơ xướng họa của Nguyễn Trãi và Thị Lộ vào thế kỷ 15; Thị Lộ làm dáng đẩy đưa mượn ánh TRĂNG mong ước gieo duyên cùng tao nhân mặc khách.

Thơ xướng của Nguyễn Trãi.

Ả ở đâu rày bán chiếu gon? Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn? Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi? Đã có chồng chưa được mấy con?

Thơ họa của Thị Lộ.

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon, Nỗi chi ông hỏi hết hay còn? Xuân thu tôi mới TRĂNG tròn lẻ, Chồng còn chưa có có chi con.

Và trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du cũng gợi Vầng Trăng để nói lên tình cảm thương yêu người đi kẻ ở:

Người lên ngựa kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng Trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Thánh nhân làm thơ Trăng để hoằng pháp cứu thế, còn phàm nhân làm thơ Trăng để tỏ bày tình cảm yêu thương. Dù thơ Thánh hay phàm, Vầng Trăng vẫn là hình ảnh lưu luyến thắm thiết mãi lòng người.

Sydney, 10-3-2016, Mõ Tre biên khảo