TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI...

15
QUẦN THƯ TRỊ YU 360 1 TẬP NĂM TU THÂN - TỀ GIA - TRỊ QUỐC - BÌNH THIÊN HẠ Kính thưa chư vị trưởng bối, chư vị đồng học, chư vị học trưởng, xin chào mọi người! Hôm nay, lớp cổ văn chúng ta cùng nhau học “Quần Thư Trị Yếu” tiết thứ hai. Giao lưu cùng với mọi người, áp lực của tôi rất lớn. Tại sao vậy? Bởi vì “Thư đáo dụng thời phương hận thiểu”, “thiếu tiểu bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi”. Trước đây ham chơi, không cố gắng học tập tích lũy, bây giờ thật sự là bấm bụng mà chia sẻ “Quần Thư Trị Yếu” với mọi người, cũng mong muốn bản thân mình cố gắng thâm nhập học tập “Quần Thư Trị Yếu”, cho nên mỗi một tiết học cũng xin chư vị tiền bối, học trưởng giúp đỡ chỉ dạy. Có chỗ nói không đúng, nói không thỏa đáng, xin mọi người chỉ ra chỗ sai. Lần trước đã chia sẻ với mọi người đến chỗ Thừa tướng Ngụy Trưng viết phần lời tựa. Chúng ta tiếp tục phần cuối của đoạn văn tựa này. Lời văn nói: “Đản Hoàng Lãm biến lược, tùy phương loại tụ, danh mục hỗ hiển, thủ vĩ hào loạn, văn nghĩa đoạn tuyệt, tầm cứu vi nan”. Chỗ này nói đến thời đại Tam Quốc, thời nhà Ngụy đã biên soạn một bộ sách đặc biệt, hội tập sách vở xưa và đương thời để cho Hoàng đế nghiên cứu, biết rõ được cách trị quốc, nên sách được gọi là “Hoàng Lãm”.

Transcript of TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI...

Page 1: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

1

TẬP NĂM

TU THÂN - TỀ GIA -

TRỊ QUỐC - BÌNH THIÊN HẠ

Kính thưa chư vị trưởng bối, chư vị đồng học, chư vị học trưởng,

xin chào mọi người!

Hôm nay, lớp cổ văn chúng ta cùng nhau học “Quần Thư Trị Yếu”

tiết thứ hai. Giao lưu cùng với mọi người, áp lực của tôi rất lớn. Tại sao

vậy? Bởi vì “Thư đáo dụng thời phương hận thiểu”, “thiếu tiểu bất nỗ

lực, lão đại đồ thương bi”. Trước đây ham chơi, không cố gắng học tập

tích lũy, bây giờ thật sự là bấm bụng mà chia sẻ “Quần Thư Trị Yếu”

với mọi người, cũng mong muốn bản thân mình cố gắng thâm nhập học

tập “Quần Thư Trị Yếu”, cho nên mỗi một tiết học cũng xin chư vị tiền

bối, học trưởng giúp đỡ chỉ dạy. Có chỗ nói không đúng, nói không

thỏa đáng, xin mọi người chỉ ra chỗ sai.

Lần trước đã chia sẻ với mọi người đến chỗ Thừa tướng Ngụy

Trưng viết phần lời tựa. Chúng ta tiếp tục phần cuối của đoạn văn tựa

này. Lời văn nói: “Đản Hoàng Lãm biến lược, tùy phương loại tụ, danh

mục hỗ hiển, thủ vĩ hào loạn, văn nghĩa đoạn tuyệt, tầm cứu vi nan”.

Chỗ này nói đến thời đại Tam Quốc, thời nhà Ngụy đã biên soạn một bộ

sách đặc biệt, hội tập sách vở xưa và đương thời để cho Hoàng đế

nghiên cứu, biết rõ được cách trị quốc, nên sách được gọi là “Hoàng

Lãm”.

Page 2: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

2

“Biến lược”, chữ “biến” có nghĩa là mọi vấn đề đều có trong sách

vở, cho nên việc hội tập rất là trân trọng.

“Tùy phương loại tụ”, chữ “loại tụ” này là đã được phân loại.

Những quyển sách này đã được biên tập xong, hội tập xong.

“Danh mục hỗ hiển”. “Hỗ hiển” có nghĩa là danh mục của sách,

những tình huống trùng lặp có những chỗ cần phải cải thiện, gọi là danh

mục trùng lặp.

“Thủ vĩ hào loạn” là nội dung trước và sau khi biên soạn có thể có

chút ít lộn xộn, tạo thành “văn nghĩa đoạn tuyệt”. Giống như toàn bộ

Kinh Văn, lịch sử đều được đọc lại, nghĩa văn và nội dung của nó

không được nối liền xuyên suốt. “Đoạn tuyệt” chính là bị ùn tắc, tắc

nghẽn. Những tình huống này thì nghĩa của câu văn bị cắt đoạn không

được xuyên suốt.

“Tầm cứu vi nan” có nghĩa là Kinh Văn, lịch sử phải được truy

tìm tận nguồn gốc. Để thông đạt được nội dung, lý lẽ thì tương đối khó

khăn, cho nên việc biên tập quyển “Quần Thư Trị Yếu” cũng là

lấy “Hoàng Lãm”, điều tốt học tập, những chỗ chưa thỏa đáng đính

chính thêm vào, lấy những điều tốt hơn để biên soạn thành một Bộ Bảo

Điển Trị Quốc. Cho nên “Kim chi sở soạn”, ngày nay việc biên soạn bộ

“Quần Thư Trị Yếu” này, “dị hồ tiên tác”, cùng với “Hoàng Lãm” có

sự khác nhau, lấy cái hay, loại cái dở.

“Tổng lập tân danh”. Chữ “tổng lập” này là hội tập những đoạn

ngắn tinh hoa trong cả bộ Quần Thư. “Tân danh” là tên mới. Liều mình

lấy tên mới, nhưng “các toàn cựu thể”, tuy là đã hội tập những tinh hoa

Page 3: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

3

của quyển Quần Thư này rồi nhưng phải giữ nguyên thể lệ của quyển

sách gốc để biên soạn, hoàn toàn không thay đổi thể lệ của quyển sách

gốc. Mục đích chủ yếu càng không có sự sửa đổi quyển sách gốc, hy

vọng có thể “dục lệnh kiến bổn chi mạt nguyên thủy yếu chung”. Giống

như lúc đang xem bộ sách này, cổ nhân cầu học đặc biệt “cường điệu

vụ bổn, quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh”. Xem Kinh, xem sử,

những quyển sách xưa này hoàn toàn không phải để tiêu khiển, mà là để

nâng cao trí huệ cho bản thân mình, nâng cao tri thức đời người. Đặc

biệt, mỗi khi xem một đoạn Kinh Văn đều có thể hiểu được đạo lý căn

bản ở trong đó.

“Kiến bổn tri mạt” là xem nội dung của bản hội tập thì sẽ biết

được gốc ngọn của đạo lý. Hơn nữa, “nguyên thủy yếu chung”, là so

sánh với lịch sử, đem lịch sử từ đầu đến cuối trình bày rõ ràng đầu đuôi

ngọn ngành. Không chỉ trình bày rõ ràng mà sau đó còn giải thích

những câu chuyện lịch sử này để làm gương cho chúng ta.

Tiếp theo là: “Bính khí bỉ xuân hoa, thái từ thu thực”. Đây là một

thí dụ đóa hoa tàn đi thì để lại quả, chính là trong số sách nhiều như

vậy, những điều tương đối không quan trọng thì lượt bỏ, chỉ để lại

những điều nổi bật. “Tu tề trị bình” là nội dung của những học thức

này. Mọi người thấy, bộ sách này là sự chắt lọc tinh hoa, tâm huyết của

cổ nhân để lại cho chúng ta, vì vậy chúng ta nên xem với thái độ trân

quý.

Thưa chư vị học trưởng! Giả như trước khi chúng ta biết được việc

biên soạn bộ Quần Thư này có hơn một vạn quyển được chỉnh lý sàng

lọc, nếu để cho các vị lao vào một vạn quyển sách này thì các vị sẽ như

Page 4: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

4

thế nào? Liệu các vị có bơi trở về được không? Hiện giờ các vị hãy yên

tâm, chỉ có sáu mươi lăm quyển với 500 ngàn chữ, toàn là tinh hoa. Cho

nên, chúng ta thấu hiểu được sự tận tâm suy xét của bậc Hiền Nhân,

tâm cảm ơn, tâm cung kính của chúng ta liền sanh khởi. Nên đọc mỗi

một chữ thật dụng tâm chuyên chú, giống như có cảm ứng vậy, thần

giao cổ nhân, có thể hiểu sâu sắc nghĩa lý trong đó.

Lần trước chúng tôi có chia sẻ với các vị, lợi ích của việc học tập

là do tự bản thân chúng ta quyết định, “một phần thành kính được một

phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, trăm phần

thành kính được trăm phần lợi ích, ngàn phần thành kính được ngàn

phần lợi ích, vạn phần thành kính được vạn phần lợi ích”. Thưa các vị!

Đoạn văn các vị vừa đọc đó là tri thức hay là học vấn? Nếu xem nó chỉ

là văn tự thì hời hợt đọc qua, còn trong lúc đọc đoạn văn này với thái độ

thành kính của chính mình, thì với mỗi câu các vị sẽ không ngừng được

nâng đến điểm cao nhất. Thời gian trong tuần này, trước khi lật sách ra,

việc đầu tiên có để lên trán đảnh lễ rồi sau đó mới mở sách ra hay

không? Nếu có, vậy đã thật làm. Cảnh giới được nâng cao không có gì

khác hơn là y giáo phụng hành. Các vị có nuôi dưỡng thói quen này hay

không? Trước đây xem thì chưa hiểu, tuần này nhìn thấy thì hiểu, đó

chính là tâm thành kính của các vị đã được cảm thông rồi.

Chúng ta đọc phần lời tựa này cũng có thể cảm nhận được việc

biên soạn của bậc Thánh Hiền. Các Ngài tốn rất nhiều công sức mới

biên soạn hoàn hảo. Cho nên nói đến: “Nhất thư chi nội, tuyển nhập

đích mỗi nhất bổn thư”, nội dung sưu tập “nha giác vô di”. Đây là thí

dụ có đầu có đuôi, toàn bộ kết cấu của nó rất hoàn chỉnh, không bị thiếu

sót. “Nhất sự chi trung” là một câu chuyện trong lịch sử. “Vũ mao hàm

Page 5: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

5

tận” cũng là thí dụ đến cả chi tiết bé xíu cũng không bỏ sót, chính là sự

toàn diện rất hoàn chỉnh. Y theo nguyên tắc như vậy để biên soạn bộ

sách này. Ngụy Thừa tướng tin tưởng chắn chắn bộ sách này “dụng chi

đương kim, túc dĩ giám lãm tiền cổ”, là tiếp nhận, tiếp thu những nội

dung này. “Dụng tại đương tiền” là dùng ở lúc hiện tại có thể “giám

lãm tiền cổ”, tức là có thể lấy giáo dục của bậc Thánh Hiền ở trong lịch

sử từ mấy ngàn năm trước làm gương để làm tốt hơn nhiệm vụ trước

mắt của chúng ta, cho dù là tề gia hay là trị quốc, bình thiên hạ.

Con người nếu như trong việc xử sự đều lấy kinh nghiệm mấy

ngàn năm lịch sử làm nền tảng thì làm việc rất là suôn sẻ. Từ đây suy

luận ra, không biết mọi người có để ý cổ nhân khi gặp phải chuyện thì

liền nghĩ đến thời Xuân Thu có câu chuyện gì có thể lấy ra làm tấm

gương, thời nhà Hạ có câu chuyện gì có thể lấy ra làm tấm gương. Kính

thưa các vị! Ngày nay chúng ta gặp phải chuyện thì trong đầu có nghĩ

đến việc lấy thời đại nào làm tấm gương cho ta hay không? Hình như

không nghĩ ra, là một mảng trống không, không bị phát cáu là hay lắm

rồi ở đó mà còn lấy giai đoạn lịch sử nào ra làm tấm gương. Lúc này thì

các vị đang ưu tư bất ổn định, trong đầu nhất định là bị rối loạn. Người

xưa không chỉ có những tấm gương ở trong lịch sử, các Ngài rất có định

lực, rất vững vàng, đó là do từ nhỏ đã được xây dựng nền tảng, nhất cử

nhất động đều giữ lễ nghi phép tắc, tâm không tán loạn. Các vị nghĩ

xem, giả như hiện nay thời gian không gian đảo ngược lại, để cho các vị

lên ngôi Hoàng đế, bên dưới là văn võ bá quan, xin hỏi các vị ngồi trên

cái ghế của nhà vua có được vững hay không? Toàn bộ mọi người sẽ

trừng mắt nhìn các vị: “Hoàng thượng!”. Lúc đó các vị phải có định

lực, phải có sự can đảm và sự hiểu biết thì mới ngồi được. Bây giờ gọi

Page 6: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

6

các vị lên làm Hoàng hậu thì các vị có ngồi được hay không? Nếu

chúng ta làm tỳ nữ thì có thể ngồi vững rồi. Các vị xem, một vị mẫu

nghi thiên hạ thì cần phải có tâm lượng rất khoan dung độ lượng, định

lực, trí tuệ. Nếu không, các vị nói sai một câu thì xong rồi, “Tả Sử Kí

Ngôn” lập tức ghi chép chuyện của bạn truyền đi khắp nơi, đầu độc

khắp thiên hạ, người dẫn đầu làm sai. Cho nên ngày xưa làm vua, làm

Hoàng hậu là chuyện không dễ dàng, huống chi là Trưởng tôn Hoàng

hậu thì càng phải vững vàng hơn trong những cơn tức giận của Đường

Thái Tông, khéo léo khuyên can Hoàng đế để cho Hoàng đế tiếp nhận

lời khuyên. Các vị xem, phải có kiến thức, có trí tuệ.

Đường Thái Tông rất yêu thích ngựa. Có một lần, con ngựa mà

nhà vua yêu thích bị người nuôi ngựa làm chết. Nhà vua vô cùng nổi

giận, lập tức hạ lệnh xử tử người này. Các vị là một vị quan ở bên cạnh

nhà vua, ngay lúc đó thì phải làm sao? “Ai nói thì sẽ chết chung với

người nuôi ngựa đó”, các vị có dám nói không? Chuyện này mà không

có định lực, không có sự thông suốt về lịch sử, có lúc ứng phó với

chuyện như vầy cũng bị lúng túng. Lúc đó Trưởng tôn Hoàng hậu liền

kể một câu chuyện: “Thưa Hoàng thượng! Vào thời Xuân Thu, Tề Cảnh

Công rất yêu thích ngựa. Con ngựa mà ông yêu thích bị người nuôi

ngựa làm chết đi. Ông rất tức giận, nói phải xử tử hắn, ai cầu xin sẽ

chết giống như hắn. Ngay lập tức, Thừa tướng Yến Tử nói: “Người này

thật đáng chết, mang đao đến đây cho ta để ta chém, hắn thật đáng

chết””. Các vị xem, Hoàng đế đang nóng giận như vậy, Thừa tướng

Yến Tử nói: “Người này thật đáng chết, mang đao đến đây cho ta, hắn

thật đáng chết”, ông làm theo ý của nhà vua, chẳng nghịch ý của nhà

vua. Sau đó thì nói với người nuôi ngựa: “Ta nói cho ngươi biết, ngươi

Page 7: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

7

phạm ba tội lớn đáng chết. Thứ nhất, ngươi làm chết con ngựa yêu

thương nhất của nhà vua, ngươi có đáng chết hay không? Thứ hai, nhà

vua vì ngươi làm con ngựa chết mà phải giết nhà ngươi, làm cho cả

quốc gia biết được nhà vua chỉ vì một con ngựa mà phải giết đi quân

lính của Ngài. Làm cho cả quốc gia biết được nhà vua làm việc này,

ngươi có đáng chết hay không? Hơn nữa, lại để cho toàn thể thiên hạ

biết được nhà vua của chúng ta chỉ vì một con ngựa mà giết người, đây

là tội lớn thứ ba”. Vừa nói xong, nhà vua nói: “Được rồi! Tha cho hắn

đi!”.

Trưởng tôn Hoàng hậu lúc đó lập tức nghĩ ra câu chuyện của thời

Xuân Thu. Đương nhiên cuối cùng Đường Thái Tông cũng nói: “Được

rồi, được rồi!”. Các vị không nghịch với ý của nhà vua, nhưng cùng lúc

dùng một câu chuyện lịch sử để khơi dậy chánh niệm của nhà vua, cơn

tức giận của nhà vua sẽ không còn nữa. Cho nên các vị xem, hiện nay

chúng ta muốn đi khuyên một người, có thể khéo léo kể một câu chuyện

cho họ nghe để cho họ có thể tiếp nhận hay không. Điều này phải thấu

triệt, chúng ta tích lũy kiến thức mới được. Vì vậy, muốn giúp một

người không phải dễ, các vị phải bình tĩnh, các vị phải có trí tuệ, các vị

phải có sự từng trải. Vì vậy, cổ nhân đọc Kinh Điển đều thông đạt lý và

sự. Đọc lịch sử, xem quá khứ đoán được tương lai, kiến thức vô cùng

phong phú. Cho nên ở đây nói đến: “Dụng chi đương kim, túc dĩ giám

lãm tiền cổ”.

Mọi người chúng ta sau khi học mấy tháng, hai bên có thể thảo

luận với nhau. Thí dụ như tuần lễ này có thể đến sớm hai mươi phút,

đem câu chuyện các vị gặp phải trong tuần này ra thảo luận với mọi

người, sau đó nói: “Các vị xem câu chuyện này theo nội dung của

Page 8: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

8

“Quần Thư Trị Yếu” thì chỗ nào có thể bắt chước được rất tốt?”. Mọi

người cùng nhau thảo luận, cùng nhau nghiên cứu. Từ ánh mắt của các

vị, tôi có cảm giác hình như các vị không tự tin có thể làm được. Học

một việc gì thì trước tiên phải có niềm tin. Thật vậy! Mọi người dùng

cái tâm như vầy mà thâm nhập, dùng tâm như vầy để thảo luận, thật sự

là có thể làm được.

“Truyền chi lai diệp, khả dĩ di quyết tôn mưu, truyền chi tương

lai”. Chữ “di” này chính là để lại cho đời con cháu, để vạch ra kế

hoạch cho cuộc đời của họ, bởi vì họ có thể làm gương. Các vị Thánh

Hiền này đã để lại những kinh nghiệm quý báu. Câu nói này phải thuộc

lòng.

“Dụng chi đương kim, túc dĩ giám lãm tiền cổ, truyền chi lai diệp,

khả dĩ di quyết tôn mưu”. Tiến thêm một bước nữa, “dẫn nhi thân chi”,

đem những điều giáo huấn học được trong Kinh, Sử, Tử triển khai rộng

ra trong mọi phương diện đối nhân xử thế, có thể “xúc loại nhi

trưởng”, gọi là “xúc loại bàng thông”. Điều này cũng phù hợp với tinh

thần của Khổng Tử, học một có thể biết được mười.

Hôm nay, chúng ta vừa bàn đến câu chuyện của một vị vua trị

quốc, mà sự thật “dục trị kỳ quốc giả tiên tề kỳ gia”, cái lý này nhất

định có thể dùng trong việc tề gia của chúng ta. “Dục tề kỳ gia giả tiên

tu kỳ thân”, cũng có thể xem xét lại sự tu dưỡng của chính chúng ta để

thể hội, để tiếp nhận, như vậy mới có thể “xúc loại nhi trưởng”. Có thể

là vừa ngộ thì các vị có thể cảm thấy ngộ ra tất cả mọi phương diện của

cuộc sống. Nền giáo dục Phương Đông của chúng ta đặc biệt xem trọng

việc nâng cao tánh ngộ, chứ không phải là sự truyền bá kiến thức.

Page 9: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

9

“Cái diệc ngôn chi giả vô tội, văn chi giả túc dĩ tự giới”. Câu nói

này là tinh thần của “Thư Kinh”, bởi vì nội dung của “Thư Kinh” rất

phong phú, do sưu tầm ca dao của các quốc gia thời đó. Mà ca dao thì

thường hay phản ánh tâm tư của người dân, thường hay nhắc nhở những

người cầm quyền được gì và mất gì trong chính trị.

Chúng tôi trước đây nhớ hình như có xem bộ phim “Vườn

Trường”, học sinh đều đặt biệt hiệu của giáo viên, có đúng không?

Đương nhiên nhìn từ một góc độ sẽ cảm thấy học sinh như vậy là không

tôn trọng thầy cô giáo, nhưng từ một góc độ khác, khi học sinh đặt biệt

hiệu cũng chính là sự cảm nhận như thế nào của học trò đối với thầy cô

giáo đều nói ra hết. Giả như chúng ta là giáo viên hướng dẫn, nghe

được biệt hiệu học sinh đặt cho chúng ta thì có nên nổi giận hay không?

Đây cũng là một cách bày tỏ tâm trạng (đương nhiên là phải từ từ dạy

bảo các em tôn trọng thầy cô giáo), nhưng mà có lúc vì tình người, các

vị không nên gấp gáp phê bình, áp đặt. Các em chưa chắc chịu tiếp

nhận. Ngược lại, lúc này chúng ta có thể suy nghĩ lại, có thể điều chỉnh

lại, có thể dùng đức hạnh để cảm hóa học sinh.

“Văn chi giả túc dĩ tự giới”, không chỉ là một lớp, thậm chí là cả

một đoàn thể. Các vị là lãnh đạo của một đoàn thể, cấp dưới có những

cách nhìn đối với các vị, họ cũng bày tỏ nỗi ưu tư, chúng ta phải nên

rộng lượng khoan dung.

“Ngôn chi giả vô tội, văn chi giả túc giới”. Chúng ta ở cấp trên có

cần chỉnh sửa chỗ này hay không? Chỉ vài người chịu nghe lời nói thật,

chịu lắng nghe lời tâm sự của người khác. Trừ khi chúng ta có thể

buông bỏ được sĩ diện, thật sự phải rất khoan dung mới có thể tiếp nhận

Page 10: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

10

lời khuyên của người khác, nếu không thì không thể nghe được những

lời nói thật.

“Đức bất quảng bất năng sử nhân lai, lượng bất hoằng bất năng

sử nhân an”. Những lời này thật ra, đối với chúng ta khi có phước báu

trở thành người lãnh đạo của một đoàn thể, phải lấy điều này làm tấm

gương. Luôn luôn đề cập đến, lãnh đạo của một đoàn thể là do nhân

duyên tụ hội. Người trong cả đoàn thể đều có một phần tín nhiệm đối

với chúng ta để có cái nhân duyên này. Chúng ta phải nên trân quý,

cũng phải làm cho xứng với cái duyên này. Đức hạnh rộng lớn mới có

thể cảm hóa mọi người đến với mình. Chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều

vị lãnh đạo đoàn thể mà gặp phải những tình huống nảy sinh trong đoàn

thể thì nổi giận ngay lập tức. Cái đức này không rộng, sự khoan dung

cũng quá nhỏ bé, không phù hợp với lời dạy bảo của cổ Thánh Tiên

Hiền. Cổ Thánh tiên Vương đã để lại cho những người lãnh đạo một lời

dạy vô cùng quan trọng: “Vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung”. Bản

thân của các Ngài là quốc vương, thiên tử, toàn bộ tội lỗi của người dân

đều có phần trách nhiệm của các Ngài. Như vua Nghiêu, vua Thuấn,

các Ngài cảm thấy nhân dân gặp trở ngại là do các Ngài chưa tận hết

trách nhiệm dạy bảo. Đây chính là đức hạnh và cũng là lý trí. Trong

đoàn thể có vấn đề, người lãnh đạo trước tiên là nổi giận, trách

mắng. “Các tương trách, thiên phiên địa phúc”. Bản thân họ đã không

còn lý trí thì làm sao khai mở trí tuệ cho người khác, việc này không thể

nào. Hiện nay, đoàn thể không giữ được người thì người lãnh đạo phải

suy nghĩ lại vấn đề nơi bản thân của mình. Vì sao vậy? Giữa người với

người đều là sự chiêu cảm tự nhiên, không phải là sự cưỡng ép. Mọi

người sống chung với chúng ta rất hoan hỷ tự nhiên sẽ chiêu cảm người

Page 11: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

11

khác đến. Họ cảm thấy ở trong đoàn thể của chúng ta được tăng thêm trí

tuệ, rất vui vẻ, phát triển rất tốt thì họ rất vui vẻ chủ động kéo đến,

không cần lôi kéo, không cần kêu gọi, đều là do cảm ứng. Đời người

đều là do duyên giữa người với người, cũng không nằm ngoài hai

chữ “cảm ứng”.

“Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân”. Chúng ta đều hiểu rõ đạo

lý giao cảm này. Lúc chúng ta không giữ được người, một người lãnh

đạo nhất định không nên trách mắng người khác. Lãnh đạo mà trách

mắng người khác thì phước báu, tâm tánh không ngừng bị giảm sút.

Không còn phước báu thì không còn làm lãnh đạo nữa. Có phước mà bị

mất đi thì rất oan uổng.

“Lượng bất hoằng bất năng sử nhân an”. Phải có lòng khoan dung

mới có thể làm cho mọi người sống chung với các vị an tâm, an ổn, an

lạc.

Chúng ta học được câu nói: “Ngôn chi giả vô tội, văn chi giả túc dĩ

tự giới”. Thái Tông Hoàng đế rất tinh tế sâu sắc. Tinh thần của “Thư

Kinh”, tiếng nói từ đáy lòng của người thân, của thần dân, các vị hãy cố

gắng nghe để tu chỉnh bản thân mình. Hoàng đế Thái Tông không

những nghe mà còn chủ động hướng dẫn quan quân đến khuyên

Ngài: “Thiên cổ nhất đế”. Không đơn giản! Bản thân chúng ta từ thái

độ của Thái Tông, chúng ta nói: “Xúc loại nhi trưởng”. Quay lại bản

thân chúng ta, hiện giờ nếu có người thân, người bà con, người ở bên

cạnh nói với các vị: “Tôi xin có ý kiến với anh”, thì trong lòng như thế

nào? Tim đập phình phịch, tim có đập nhanh hơn bình thường không?

Kỳ lạ thật, chỉ là kể với các vị một việc, đưa ra ý kiến thì tại sao tim của

Page 12: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

12

các vị lại đập nhanh hơn? Tim đập nhanh hơn chỉ là kết quả, xin hỏi

nguyên nhân là do đâu? Khởi cái sĩ diện lên, cho nên tim mới đập

nhanh hơn. Có khi nào vợ của các vị nói: “Em xin đề xuất ý kiến này”,

thì ngay lập tức các vị mỉm cười rạng rỡ: “Được! Nói đi, nói nhanh

đi!”. Có như vậy thì ta mới tiến bộ. Có ai được như vậy chưa? Xin nhận

tiểu đệ một lạy. Vậy là sự tu dưỡng của các vị không hề đơn giản, tinh

thần của Hoàng đế Thái Tông các vị học được rồi, Hoàng đế Thái Tông

cũng là lấy vua Nghiêu, vua Thuấn làm tấm gương.

Phần sau quyển “Quần Thư Trị Yếu” cũng nói đến, vua Nghiêu,

vua Thuấn ngay lúc đương thời, trước mặt bá quan văn võ cũng đều là

như vậy. Các vị hiện nay cũng nên đem vấn đề của tôi nói ra ở đây,

không nên đi ra khỏi cửa rồi mới nói như vậy, là “dĩ thiên hạ vi niệm”,

nơm nớp lo sợ, sợ là bản thân mình làm sai. Thời đại của Thái Tông,

quan quân khuyên can Ngài không bị áp lực, chủ động đề xuất ý kiến

với vua.

Lần nọ, có một vị quan đề xuất một số ý kiến. Thái Tông gật gật

đầu. Sau khi vị quan đó đi ra ngoài, có một vị cận thần ở bên cạnh nghe

xong thì không chịu được, nói: “Thưa Hoàng thượng! Vừa rồi vị quan

đó đưa ý kiến không đúng chút nào cả, sao Ngài không ngăn cấm ông

ấy vậy?Ông ấy nói hoàn toàn không đúng gì, không phải là chỉ ra cái

đúng cho Hoàng thượng”. Có những lúc người ta chỉ ra cái đúng của

chúng ta, chúng ta không được vui, không dẹp được sĩ diện. Cho nên,

mọi người muốn tu thân mà không bán hết sĩ diện thì thật sự tu không

được. Chúng ta học “Quần Thư Trị Yếu”, trước tiên phải bán cái sĩ diện

đi. Xin hỏi mọi người muốn bán bao nhiêu? Tôi sợ là tiền tôi mang theo

không đủ mua. Thật sự nên nói là, ai chịu kéo cái sĩ diện của mình

Page 13: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

13

xuống, các vị nên cho họ tiền, các vị còn phải cảm ơn họ, mang ơn họ.

Ngày nay, ngoài cha mẹ và Sư Trưởng ra, có ai chịu nói với chúng ta?

Mọi người đều sợ bị đắc tội. Tội gì mà người ta làm cho các vị băn

khoăn! Thật sự dám nói với chúng ta, đó là đạo nghĩa chi giao.

“Thiện tương khuyên, đức giai kiến”, “hữu trực, hữu lượng, hữu

đa văn”, bạn bè như vậy là chánh trực. Đã nói nhiều như vậy, thật ra tôi

cũng rất sĩ diện. Giảng đoạn này cũng là không ngừng nhắc nhở chính

mình, lần sau thật sự khi nghe được lời khuyên của người khác có thể

tim không đập nhanh nữa, thật sự là có thể tiếp nhận với vẻ mặt ôn hòa,

nếu không thì lãng phí quá nhiều thời gian của mình, tâm tánh không

chỉ không được nâng cao mà còn bị biến chất. Đời người đáng thương

nhất là bị chính mình lừa dối chính mình, không có việc gì đáng thương

hơn việc này. Vì vậy, mọi người luôn luôn phải khuyên chính mình, tự

mình phải hiểu chính mình mới được.

Quan cận thần xung quanh không nhất định phải thể hội được tâm

tình của Thái Tông, ông cũng đã biểu lộ ra ngoài: “Thưa Hoàng

thượng! Hiện giờ hạ thần thấy chuyện bất bình không tha. Ông ấy nói

không đúng”. Thái Tông liền giải bày: “Ông ấy nói có một chuyện đúng

đối với ta thì nó có sự giúp đỡ rất lớn, cho dù là nói không đúng một

chuyện nào cả, ta cũng phải chấp nhận. Giả như ta phản bác, vị quan

này đi ra ngoài nói là “ta nói cái gì nhà vua cũng không được vui, còn

mắng ta một trận”. Chuyện này sau khi truyền ra bên ngoài có thể ảnh

hưởng đến việc can gián của bá quan văn võ”. Chuyện này truyền ra

bên ngoài thì có thể trong lúc khuyên can quan quân sẽ rất do dự, sẽ lo

âu, như vậy thì đối với cả quốc gia này không được lợi ích. Các vị xem,

Page 14: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

14

nhà vua nhìn sự việc ở chiều cao khác nhau, Ngài muốn quan quân hình

thành thói quen khuyên can mà không có sự lo lắng.

“Văn chi giả túc dĩ tự giới, ngôn chi giả vô tội”. Không trách

mắng những vị quan này, thật sự có thể tiếp nhận được lời dạy bảo

trong “Quần Thư Trị Yếu”. Hơn nữa, câu nói: “Ngôn chi giả vô tội, văn

chi giả túc dĩ tự giới”cũng là nhắc nhở chúng ta, toàn bộ “Quần Thư Trị

Yếu” là nói để cho ta nghe, là để cho ta tự răn mình, nhất định không

phải để theo dõi người khác, yêu cầu người khác, phê phán người khác,

mà bản thân của chúng ta phải tự răn mình. Không chỉ “ngôn chi giả vô

tội” mà chúng ta còn phải có lòng biết ơn, cảm ơn tất cả sự dạy bảo của

Thánh Hiền. Tấm lòng như vậy, tin tưởng “thứ hoằng từ cửu đức, giản

nhi dị tung”, từ nơi bản thân chúng ta mà học tập. Sau khi đã tiếp nhận

rồi, chúng ta phải thực hiện “nhân năng hoằng đạo”. Chúng ta phải

thực hiện hoằng dương triển khai tất cả những đức tính làm người xử sự

trong Kinh Điển. Chữ “cửu” này chúng ta đã quen thuộc, tam lục cửu

vi đại. “Cửu đức” có thể chỉ ra rất nhiều đức tính quan trọng. Ngoài ra,

trong những loại sách khác cũng có dùng chữ “cửu đức”, như là trong

sách “Thượng Thư” cũng có.

“Cửu đức”, trước đây chúng tôi đã có giảng giải qua cho các vị

“Gián Thái Tông Thập Tư Sớ”, trong đó phổ biến là những mỹ đức

quan trọng. Sau khi học xong thì áp dụng, có thể triển khai rộng khắp.

Đặc biệt là đời nhà Đường, Hoàng đế hạ lệnh, bá quan văn võ nếu như

học tập, toàn thể mỹ đức được triển khai rộng ra, bởi vì có nhà vua dẫn

đầu.

Page 15: TẬP NĂM TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ - phapmontinhdo.vnphapmontinhdo.vn/Uploads/files/1 BÀI PDF - WORD/02 BÀI WORD/17 PHÁP...QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 2 Biến lược ,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

15

Vì vậy, chúng tôi cũng hy vọng “Quần Thư Trị Yếu” có thể có

nhiều nhà chính trị cùng nhau đến học tập. Đương nhiên, nếu người

thân, bạn bè xung quanh các vị tham gia việc chính trị, làm lãnh đạo,

các vị có thể khéo léo giới thiệu cho họ bộ sách này. “Quân tử tín nhi

hậu gián”. Nếu muốn cho người ta tin tưởng thì trước tiên bản thân

mình phải làm cho tốt, để cho họ chấp nhận văn hóa truyền thống, có

niềm tin. “Giản nhi dị tùng”là giản tiện, dễ dàng thực hiện được. Bởi vì

bộ sách này là nắm chắc những vấn đề “tu - tề - trị - bình”. Bộ sách này

cũng không phức tạp, có thể đơn giản nắm chắc những cương lĩnh này,

sau đó có gắng mà thực hiện.

Cuối cùng là đề cập đến: “Quán bỉ bách vương, bất tật nhi tốc”.

Chữ “quán” này là những điều răn dạy. “Bách vương” là chỉ những vị

Thánh Hiền tiên vương trước đời nhà Đường, những lời răn dạy cổ đại,

những lời giáo huấn và kinh nghiệm của đế vương trị quốc này. “Bất tật

nhi tốc”. Mọi người xem văn ngôn văn này, mỗi một chữ đều có đạo vị.

Chữ “tật” này là sự sai lầm, chính là mượn những tấm gương của các

vị Thánh vương thời xưa để trị quốc, không được phạm quá nhiều lỗi

lầm. “Bất tật”, “nhi tốc”; chữ “tốc” này chính là nhanh chóng dẫn dắt

quốc gia được ổn định, giàu mạnh.