TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ...

17
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ TÂN CHÂU TRƯỜNG MẪU GIÁO CHÂU PHONG TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI ĐỀ TÀI: VÒNG QUAY ĐA NĂNG (Thuộc lĩnh vực: Chuyên môn) Người thực hiện: Đỗ Thị Sang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường MG Châu Phong Số điện thoại: 0974556615 Năm Học : 2016 – 2017

Transcript of TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ...

Page 1: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ TÂN CHÂU

TRƯỜNG MẪU GIÁO CHÂU PHONG

TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC

TỰ LÀM DỰ THI

ĐỀ TÀI: VÒNG QUAY ĐA NĂNG

(Thuộc lĩnh vực: Chuyên môn)

Người thực hiện: Đỗ Thị Sang

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường MG Châu Phong

Số điện thoại: 0974556615

Năm Học : 2016 – 2017

Page 2: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

BẢNG THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI

NĂM HỌC: 2016- 2017

______

1. Tên thiết bị dạy học tự làm: Vòng quay đa năng;

2. Môn: MTXQ. Khối: Lá. Phục vụ cho hoạt động vui chơi, mọi lúc mọi nơi,

Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mĩ theo chương trình

giáo dục mầm non mới;

3. Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Sang

4. Đơn vị công tác: Trường MG Châu Phong- Thị Xã Tân Châu- Tỉnh An

Giang;

5. Tính mới và sáng tạo:

Thiết bị dạy học tự làm được phục vụ cho các bài học xung quanh lĩnh vực

phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, hoạt động vui chơi, các trò chơi củng cố

ở các hoạt động và bài thực hành của lớp Mẫu giáo, tận dụng những nguyên vật

liệu dễ tìm. Qua trò chơi với vòng quay trẻ được củng cố kiến thức, trẻ được tư

duy, phát triển suy nghĩ của mình khi chơi được trò chơi đó;

6. Tính khả thi:

Thời gian thực hiện: từ ngày 18/10/2016 đến ngày 04/01/2017. Đưa vào sử

dụng từ năm học: 2016- 2017.

7. Tính hiệu quả:

a. Nguyên vật liệu sử dụng để làm thiết bị dạy học: Bánh xe, chai nhựa,

bìa kẹp sơ mi, mũ bitis, keo các loại, đề can, bút lông, nước sơn, bóng, vải nỉ, keo 2

mặt, kim tuyến …

b. Giá thành các thiết bị dạy học tự làm:

Tên nguyên liệu Giá thành

Bánh xe cũ Tận dụng

Page 3: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

Vải nỉ Tận dụng

Bitis vụn Tận dụng

Chai nhựa qua sử dụng Tận dụng

Bìa sơmi kẹp Tận dụng

Vỏ kẹo mút Tận dụng

Nước sơn 10000

Keo dán mô hình 20000

Mắt các con vật 15000

Đèn, công tắc, dây điện,pin 85000

Giấy rôki 8000

Đề cal 11000

Tổng cộng: 149.000đ

* Cách làm vòng quay

Dùng giấy A0 và keo dán vào bánh xe cũ đã qua sử dụng, trang trí giấy

đềcan và dùng bitis vụn cắt hoa lá trang trí bên ngoài.Dùng mũ bitis dán tạo thành

10 ô hình tam giác có màu sác khác nhau. Dùng bìa kẹp cũ của sơmi cắt thành 10 ô

vuông ( dùng để tranh lôtô chủ đề sẽ dạy) trên mỗi ô hình tam giác, và trang trí

thêm đêcan bên ngoài. Khoét trên mỗi ô vuông các lỗ nhỏ để bắt đèn cảm ứng

* Cách làm vòng xoắn ốc:

Dùng kéo cắt lấy phần đáy của chai nhựa, dùng mũi hàn khoét lỗ, dùng dây

điện cũ xuyên qua lỗ của từng đáy chai và uốn cong theo hình xoắn ốc, tiếp theo

dùng sơn xịt màu vàng phủ lên lớp đáy chai nhựa và hình xoắn ốc;

Dùng kéo cắt bìa kẹp sơ mi thành hình chiếc lá và dán vải nỉ lên đó. Sử

dùng keo 2 mặt se sợi rồi hòa với kim tuyến màu trang trí gân lá. Tiếp theo dùng

keo đốt kết dính lại các chiếc lá tạo thành đường rãnh xung quanh đường xoắn ốc.

Gắn đèn chớp và công tắc xung quanh vòng xoắn ốc;

Page 4: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

* Cách làm tranh lô tô theo từng chủ đề:

Chủ đề Thế giới động vật: Đồ dùng được làm là các con vật sống trong

rừng; động vật sống dưới nước; động vật nuôi trong gia đình, côn trùng và thế

giới loài chim như: Thỏ, cá, vịt, heo, chó, bướm, chim…;

Cách làm: In hình rỗng lên giấy A4 ( số lượng 2 cho mỗi thứ), sau đó cắt

ra theo từng mảnh nhỏ rồi vẽ lại trên mũ bitis, trang trí thêm kim sa cho đẹp

hơn sau đó dán lên bìa cứng để làm tranh lô tô, dùng giấy rôki cắt hình vuông

ép tranh lại và trang trí viền xung quanh bằng dây kim tuyến được se từ keo 2

mặt;

Chủ đề thực vật: Đồ dùng được làm là các loại quả, rau, củ, cây xanh

như: Quả xoài, cà rốt, cà tím, bí đỏ, các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, …

Cách làm: In hình rỗng lên giấy A4 ( số lượng 2 cho mỗi thứ), sau đó cắt

ra theo từng mảnh nhỏ rồi vẽ lại trên mũ bitis và vải nỉ, trang trí thêm kim sa

cho đẹp hơn sau đó dán lên bìa cứng để làm tranh lô tô, dùng giấy rôki cắt hình

vuông ép tranh lại và trang trí viền xung quanh bằng dây kim tuyến được se từ

keo 2 mặt;

Chủ đề gia đình: Đồ dùng được làm là các loại đồ dùng: chén, ca, nồi,

ấm trà, lược, ngôi nhà, cây dù …

Cách làm: In hình rỗng lên giấy A4 ( số lượng 2 cho mỗi thứ), sau đó cắt ra

theo từng mảnh nhỏ rồi vẽ lại trên mũ bitis và vải nỉ, trang trí thêm kim sa cho

đẹp hơn sau đó dán lên bìa cứng để làm tranh lô tô, dùng giấy rôki cắt hình

vuông ép tranh lại và trang trí viền xung quanh bằng dây kim tuyến được se từ

keo 2 mặt;

Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên: Đồ dùng được làm là các loại đồ

dùng: mây, mưa, ngôi sao, mặt trời, mặt trăng, dòng sông …

Cách làm: In hình rỗng lên giấy A4 ( số lượng 2 cho mỗi thứ), sau đó cắt ra

theo từng mảnh nhỏ rồi vẽ lại trên mũ bitis và vải nỉ, trang trí thêm kim sa cho

Page 5: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

đẹp hơn sau đó dán lên bìa cứng để làm tranh lô tô, dùng giấy rôki cắt hình

vuông ép tranh lại và trang trí viền xung quanh bằng dây kim tuyến được se từ

keo 2 mặt;

Tranh lôtô chữ số: Đồ dùng được làm là các con số từ 1- 10

Cách làm: In hình rỗng lên giấy A4 ( số lượng 2 cho mỗi thứ), sau đó cắt ra

theo từng mảnh nhỏ rồi vẽ lại trên vải nỉ, sau đó dán lên bìa cứng để làm tranh

lô tô, dùng giấy rôki cắt hình vuông ép tranh lại và trang trí viền xung quanh

bằng dây kim tuyến được se từ keo 2 mặt;

Tranh lôtô chữ cái: Đồ dùng được làm là các nhóm chữ cái trong năm học

Cách làm: In hình rỗng lên giấy A4 ( số lượng 2 cho mỗi thứ), sau đó cắt ra

theo từng mảnh nhỏ rồi vẽ lại trên vải nỉ, sau đó dán lên bìa cứng để làm tranh

lô tô, dùng giấy rôki cắt hình vuông ép tranh lại và trang trí viền xung quanh

bằng dây kim tuyến được se từ keo 2 mặt;

c. Hiệu quả của thiết bị dạy học tự làm

- Trẻ được trải nghiệm với vòng quay, kích thích trẻ quan sát, tập trung vào

quả bóng và điểm rơi cuối cùng của nó, rèn cho trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ

chơi;

- Thông qua thiết bị “ Vòng quay đa năng” và những tranh lôtô theo chủ đề

trẻ sẽ phát triển nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp, thẫm mỹ lòng yêu thích cái đẹp và

là tiền đề hình thành nhân cách sự tự tin, sáng tạo của trẻ;

- Dùng thiết bị giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh, nhẹ nhàng, củng cố kiến

thức cần cung cấp cho trẻ. Giới thiệu đề tài tạo hứng thú cho trẻ;

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Trẻ sẽ được trải nghiệm( quay

vòng quay) rồi quan sát quả bóng xem rơi vào ô nào giúp trẻ tập trung chú ý để

chọn tranh lôtô tương ứng với tranh có trong vòng quay;

Page 6: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

- Thiết bị sử dụng được nhiều trò chơi: trò chơi để giới thiệu bài ( dùng câu

hỏi, câu đố để vào các ô), trò chơi củng cố về số lượng, trò chơi nhận biết chữ cái,

trò chơi củng cố cho lĩnh vực nhận thức theo nhiều đề chủ đề ( môi trường xung

quanh), chỉ cần thay đ i thẻ lô tô phù hợp theo đề tài. Qua trò chơi trẻ được phát

triển tư duy, phát triển thị giác, phát triển ngôn ngữ;

- Đảm bảo an toàn, dễ sử dụng, thực hiện được lâu dài (suốt cả năm và những

năm tiếp theo), Trong quá trình thực hiện, các cháu đã thể hiện được tính độc lập,

sáng tạo rất cao, trẻ thích thú tham gia các hoạt động mang lại hiệu quả cao trong

quá trình thực hiện;

- Kinh tế: Hiệu quả kinh tế thiết thực do giải pháp mang lại. Có hiệu quả kinh

tế cao, ít tốn kém, giáo viên không mất nhiều thời gian để thực hiện, tiết kiệm được

thời gian chuẩn bị cho các hoạt động khác;

- Xã hội: Có tác động đến các cháu và phụ huynh, không gây ảnh hưởng đến

môi trường, điều kiện thực hiện thiết bị đảm bảo an toàn, mô hình được trang trí

đẹp mắt để giảng dạy và trưng bày;

8.Ý kiến nhận xét sử dụng của tổ trưởng hoặc của giáo viên trong tổ( có

chữ ký của các thành viên hoặc tổ trưởng).

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Ý kiến của HĐ chấm chọn của đơn vị:

Page 7: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xếp loại sản phẩm:

Châu Phong, ngày tháng năm 2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và đóng dấu)

Page 8: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG -------------------

Thiết bị “Vòng quay đa năng” được sử dụng trong tất cả các hoạt động của

trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong các hoạt động dạy trên

lớp, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách chơi, để trẻ tự trải nghiệm, giúp trẻ tự

khám phá đồ chơi;

* Cách 1: Chơi trò chơi củng cố “ Ai chọn nhiều hơn”

Đặt các thẻ lô tô của chủ đề đang dạy ( ví dụ: chủ đề thực vật) vào ô vuông

trên vòng quay. Cô chuẩn bị 1 bộ tranh lôtô khác để bên ngoài. Sau đó cho 2 trẻ

trong 1 đội lên chơi. Mỗi lượt quay là 2 bạn chơi. 1 trẻ sẽ quay bánh xe trước, sau

đó bạn còn lại sẽ dùng quả bóng thả theo vòng xoắn ốc và để cho bóng rơi từ trên

xuống. Khi vòng quay dừng lại bóng rơi vào ô nào thì đèn sáng lên ở ô đó, trẻ sẽ

được chọn 1 tranh lôtô tương ứng hình tranh lôtô trên ô vuông. Và tiếp tục lượt

chơi khác ở đội tiếp theo. Nếu muốn củng cố đề tài nào ở chủ đề đang dạy giáo

viên có thể thay đ i tranh rời ở ô vuông trên vòng xoay;

Page 9: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

* Cách 2: Chơi trò chơi củng cố “ Ô số may mắn”

Đặt các tranh lôtô của chủ đề đang dạy ( ví dụ: chủ đề động vật) vào ô vuông

trên vòng quay. Cô chuẩn bị 1 bộ tranh lôtô khác để bên ngoài. Sau đó cho 3 trẻ

trong 1 đội lên chơi. Mỗi lượt quay là 3 bạn chơi. 1 trẻ cầm thẻ lôtô bên ngoài cô

đã chuẩn bị để vào ô vuông trên vòng quay ( giống như đặt cược) , 1 trẻ sẽ quay

bánh xe trước, sau đó bạn còn lại sẽ dùng quả bóng đồ chơi thả theo vòng xoắn ốc

và để cho bóng rơi từ trên xuống. Khi vòng quay dừng lại bóng rơi vào ô nào thì

đèn sáng lên ở ô đó, trẻ sẽ được 2 tranh lôtô: 1 tranh của cô trên vòng xoay và 1

tranh lôtô của trẻ vừa để vào. Và tiếp tục lượt chơi khác ở đội tiếp theo;

*Cách 3: Chơi trò chơi củng cố “ Khám phá ô số bí mật”

Đặt các tranh lôtô của chủ đề đang dạy ( ví dụ: chủ đề gia đình) vào ô vuông

trên vòng quay ( úp mặt xuống dưới để tạo sự tò mò cho trẻ) . Cho 2 trẻ trong 1 đội

lên chơi. Mỗi lượt quay là 2 bạn chơi. 1 trẻ sẽ quay bánh xe trước, sau đó bạn còn

Page 10: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

lại sẽ dùng quả bóng đồ chơi thả theo vòng xoắn ốc và để cho bóng rơi từ trên

xuống. Khi vòng quay dừng lại bóng rơi vào ô nào thì đèn sáng lên ở ô đó, trẻ sẽ

được quyền lật mở tranh lôtô trên ô vuông, nếu đúng với tranh của đội mình ( ví

dụ tranh cây dù) thì trẻ sẽ được quyền lấy tranh đã mở được về đội mình, nếu lật

mở không đúng với tranh mình có thì lượt chơi sẽ dành cho đội bạn khác( ví dụ trẻ

tranh của đội là cái ca nhưng quả bóng rơi vào ô có tranh ngôi nhà thì trẻ sẽ dừng

lượt chơi);

Page 11: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

*Cách 4: Dùng cho trò chơi âm nhạc( biểu diễn văn nghệ)

Page 12: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

GV đặt vào mỗi ô vuông các thẻ số từ 1- 5. Phần thi hát tranh giải đồng đội.

Đại diện nhóm sẽ lên quay bánh xe và 1 thành viên trong đội sẽ thả quả bóng theo

vòng xoắn ốc. Nếu bóng rơi vào ô số nào thì đội có số tương ứng sẽ hát trước ( ví

dụ: bóng rơi vào ô số 2 thì đội số 2 sẽ được quyền hát trước);

*Cách 5: Chơi trò chơi củng cố hoạt động làm quen với toán ‘ Chia

nhóm số lượng 8 ( Trò chơi “Tạo nhóm”)

GV đặt vào ô vuông trên bánh xe các con số cần ôn tập (1-7, 2- 6, 3- 5, 4-4)

mỗi cặp số phải có màu sắc giống nhau. Cho mỗi trẻ lần lượt lên quay, nếu trẻ nào

quay mà có bóng rơi vào ô số nào thì trẻ sẽ chọn tranh lôtô số đó cầm trên tay, tiếp

tục cho trẻ khác quay và thả bóng, khi nào chọn được ô số cùng màu với bạn thì 2

bạn sẽ đứng thành 1 nhóm ( trò chơi này có thể sử dụng để ôn các số lượng khác

trong cả năm học);

Page 13: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ
Page 14: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

*Cách 6: Chơi trò chơi chữ cái

Đặt trên các ô vuông của bánh xe các chữ cái cần cho trẻ chơi ( ví dụ: nhóm

chữ cái a, ă, â) thì giáo viên sẽ đặt 2 chữ a, 2 chữ ă, 2 chữ â, 4 ô còn lại đặt nhóm

chữ khác. Điều này giúp trẻ tư duy để tìm ra chữ cái cô yêu cầu, đó là nhóm chữ

đang học. Cho 2 trẻ trong 1 đội lên chơi. Mỗi lượt quay là 2 bạn chơi. 1 trẻ sẽ quay

bánh xe trước, sau đó bạn còn lại sẽ dùng quả bóng thả theo vòng xoắn ốc và để

cho bóng rơi từ trên xuống. Khi vòng quay dừng lại bóng rơi vào ô nào thì đèn

sáng lên ở ô đó, nếu đúng ô chữ cái đã học thì trẻ sẽ được 1 thẻ chữ gắn lên bảng

cho đội của mình;

Page 15: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

*Cách 7: Dùng để giới thiệu bài

VD: “Bé tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên”. Cô đặt vào các ô trên bánh

xe các thẻ rời chủ đề “ Nước và hiện tượng tự nhiên”. Cho trẻ lên quay và thả

bóng, bóng sẽ rơi vào ô nào thì cô sẽ dùng tranh lôtô của ô đó giới thiệu trực tiếp

tên đề tài đến với trẻ. Ví dụ quả bóng rơi vào ô có hình mặt trời thì có thể giới

thiệu bài thơ “ Ông mặt trời”….

Page 16: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

*Cách 8: Dùng cho hoạt động góc

Dùng cho góc học tập. Cô chuẩn bị bộ tranh truyện kh A4 cho trẻ chơi trò

chơi. Mỗi ô sẽ để một thẻ số, phía dưới mỗi tranh có để chữ số lên trên (mỗi tranh

có nội dung 1 đoạn truyện), trẻ trong góc sẽ thực hiện quay và thả bóng như cách ở

trên. Nếu bóng rơi vào ô số nào sáng đèn ô đó thì các bạn trong nhóm đó sẽ kể

đoạn truyện trong tranh có thẻ số tương ứng.

Page 17: TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/12__Thuyet_minh.pdf · 2018-05-11 · trường Mầm non. Giáo viên sử dụng đồ

Dùng cho góc phân vai ( cô sử dụng lại bộ tranh lôtô chủ đề thực vật) cho trẻ

đóng vai người bán hàng và người mua hàng. Người mua hàng sẽ quay để chọn ra

món hàng khuyến mãi mình được tặng sau khi mua hàng. Nếu bóng rơi vào ô nào

thì khách hàng sẽ được tặng thêm 1 loại rau, củ, quả tương ứng với hình ảnh trong

ô.

* Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng vòng quay để cho trẻ quay và tìm ra

nhóm được ưu tiên đọc thơ trước (Hoạt động PTNN). Quay và tìm ra các tranh lôtô

về quá trình phát triển của cây (MTXQ). Quay và tìm ra các tranh lôtô về các bước

tập pha 1 ly nước cam ( Hoạt động PTTCKNXH)…..Tùy vào mỗi chủ đề mà giáo

viên sẽ đặt tranh phù hợp./.