BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-...

21
Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 1 BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING Năm học: 2016 - 2017 1. Lý do chọn bài giảng (và phần mềm): Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ t hông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. Thông qua việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng tạo ra một thế hệ trẻ năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh. Trong dạy học nói chung và đối với dạy bộ môn Địa lí nói riêng cần tập trung giảm tới mức tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích, giải thích sự vật hiện tượng địa lí trong quá trình dạy và học. Nếu thực hiện tốt điều đó, sẻ có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện sự nghiệp đổi mới trong giáo dục – đào tạo của đất nước. Đới với bản thân, trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường trung học phổ thông, tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn của mình, tạo được hứng thú và lòng đam mê của học sinh là điều tôi quan tâm lớn nhất Trong dạy bộ môn Địa lí, đặc biệt là địa lý lớp 10 - ban cơ bản: trình bày những hiện tự nhiên - kinh tế và xã hội, các đối tượng này phân bố rộng rãi trong không gian, học sinh không có điều kiện quan sát thực tế. Vì thế việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học sẽ giúp các em tiếp cận vấn đề một các dễ dàng, đồng thời thông qua các thước phim, hình ảnh sống động trên màn hình còn tạo được sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, nhờ vậy giúp các em nắm vững kiến thức tốt hơn. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Viol et, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC….Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải , hình ảnh giảng bài, chèn

Transcript of BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-...

Page 1: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 1

BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING

Năm học: 2016 - 2017

1. Lý do chọn bài giảng (và phần mềm):

Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi

lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là

cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các

em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ

nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều

người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học

tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt.

Thông qua việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và phương tiện dạy học

nhằm nâng tạo ra một thế hệ trẻ năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và bản

lĩnh. Trong dạy học nói chung và đối với dạy bộ môn Địa lí nói riêng cần tập trung giảm tới

mức tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng

phân tích, giải thích sự vật hiện tượng địa lí trong quá trình dạy và học. Nếu thực hiện tốt điều

đó, sẻ có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện sự nghiệp đổi mới trong giáo dục – đào tạo của

đất nước. Đới với bản thân, trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường trung học phổ

thông, tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn của

mình, tạo được hứng thú và lòng đam mê của học sinh là điều tôi quan tâm lớn nhất

Trong dạy bộ môn Địa lí, đặc biệt là địa lý lớp 10 - ban cơ bản: trình bày những hiện tự

nhiên - kinh tế và xã hội, các đối tượng này phân bố rộng rãi trong không gian, học sinh không

có điều kiện quan sát thực tế. Vì thế việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học sẽ

giúp các em tiếp cận vấn đề một các dễ dàng, đồng thời thông qua các thước phim, hình ảnh

sống động trên màn hình còn tạo được sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh trong quá trình học

tập, nhờ vậy giúp các em nắm vững kiến thức tốt hơn.

Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được

ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate,

Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội

của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC….Đáp ứng nhu

cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ Giáo Dục và Đào

Tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh

bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là

áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E -

Learning.

Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong

giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết

định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết

hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp

chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh

(narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển

dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.

Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài

giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải, hình ảnh giảng bài, chèn

Page 2: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 2

các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào

khác qua flash, có thể đưa bài giảng, lời giảng trực tuyến…Bài giảng điện tử E-Learning được

đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần

mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo

viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

Bài 16. “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển” là bài học trình bày về những hiện tượng tự

nhiên diễn ra xung quanh cuộc sống đời thường nhưng học sinh không thể quan sát hiện tượng

này diễn ra một cách trọn vẹn. Do đó, khi sử dụng phần mềm Adobe presenter thông tin vào

giảng dạy bài này sẻ tạo điều kiện giúp các em quan sát một cách đầy đủ về các hiện tượng:

sóng, thủy triều và dòng biển, đồng thời cũng giúp các em học sinh tương tác với giáo viên,

với bài mới một cách hiệu quả hơn, vấn đề tự học được phát huy, từ đó giúp các em hứng thú

hơn trong học tập.

2. Mục tiêu của chủ đề (phần mềm)

- Sau khi sử dụng phần mềm Adobe presenter tôi đã tạo ra được một bài giảng điện tử

E-leaning với tiêu đề là: Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển. Với bài giảng này, học sinh có

thể tự học ở nhà hoặc với bạn bè thông qua máy tính, hoặc điện thoại và kết nối internet. Bài

giảng sẽ giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn, tiếp cận thực tiễn hơn. Biết cách vận

dụng kiến thức để giải các bài tập. Đặc biệt, bài giảng điện tử E-leaning là một phương tiện

học tập đề cao tính cá thể trong học tập, giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

- Thông qua các hình ảnh, bản đồ, file flash, video được tích hợp trong bài sẽ giúp các

em học sinh biết và hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài giảng. Từ đó, tăng thêm sự

hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên đang diễn ra trên Trái Đất, và phần nào cũng giúp các

em hình thành được một vài kĩ năng sống cơ bản. Đó là:

+ Các khái niệm về sóng, thủy triều, và dòng biển.

+ Những nguyên nhân sinh ra các hiện tượng sóng, thủy triều, và dòng biển.

+ Biết được vài loại sóng biển cơ bản, phân loại được các dòng biển nóng và lạnh.

+ Biết được sóng thần, nguyên nhân hình thành sóng thần, hậu quả, và một số dấu hiệu

nhận biết sóng thần (giáo dục kĩ năng sống)

+ Hiểu được hiện tượng triều cường và triều kém, ứng dụng của thủy triều trong sản

xuất và quân sự.

+ Sự phân bố và sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới.

+ Vai trò và tác hại của dòng biển đối với môi trường và đời sống.

3. Các công cụ được sử dụng trong bài giảng:

- Phần mềm Powerpoint 2013

- Phần mềm Adobe presenter 2010

- Camtasia studio 8 (hỗ trợ làm video, audio)

Page 3: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 3

4. Tóm tắt bài giảng

STT Nội dung trình chiếu Mục tiêu và ý

tưởng thiết kế

Slide 1:

Giới thiệu

bài giảng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế

bài giảng e-Learning năm học 2016 – 2017

Bài giảng: Bài 16. Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển

Môn: Địa lý, Lớp 10

Giáo viên: Trịnh Thị Thùy Dương

[email protected]

SĐT: 0976.824697

Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Bình

Địa chỉ: ấp Vĩnh Lộc, Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang

Tháng 3/2017

- Trang mở đầu

giới thiệu những

thông tin liên

quan đến giáo

viên và tên bài

giảng, kết hợp với

âm thanh bài hát

Slide 2:

Khởi động

- Giáo viên giới

thiệu khái quát về

sóng, thủy triều,

dòng biển với 1

video

Slide 3:

Giới thiệu

nội dung

bài

- Giới thiệu nội

dung bài kết hợp

với file âm thanh

Page 4: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 4

Slide 4:

Giới thiệu

nội dung

phần I.

Sóng biển

- Giới thiệu nội

dung phần I.

Sóng biển kết hợp

file âm thanh

Slide 5.

Khái niệm

sóng

- Mô tả sóng biển

kết hợp file flash

và âm thanh

(chuyển thành file

video)

Slide 6.

Đặc điểm

sóng

- Đặc điểm sóng

biển với một số

hình ảnh và âm

thanh

Page 5: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 5

Slide 7.

Nguyên

nhân hình

thành sóng

- Giải thích

nguyên nhân

hình thành sóng

với file âm thanh

Slide 8.

Gió nhẹ

- Mô tả sóng khi

có gió nhẹ với

file flash và file

âm thanh

Slide 9.

Gió mạnh

- Mô tả sóng khi

có gió mạnh với

file flash và file

âm thanh

Page 6: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 6

Slide 10.

Các loại

sóng

- Giới thiệu một

số loại sóng biển

với file âm thanh

Slide 11.

Sóng bạc

đầu

- Mô tả sóng bạc

đầu với một số

hình ảnh và file

âm thanh

Slide 12.

Khái niệm

sóng thần

- Nêu khái niệm

sóng thần với file

video

Page 7: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 7

Slide 13.

Nguyên

nhân hình

thành sóng

thần

- Giải thích

nguyên nhân sinh

ra sóng thần với

một số hình ảnh

và file âm thanh

Slide 14.

Nguyên

nhân hình

thành sóng

thần

- Giải thích sự

hình thành sóng

thần với file

video

Slide 15.

Một số

trận sóng

thần lịch

sử

- Giới thiệu một

số trận sóng thần

lịch sử với một số

hình ảnh và file

âm thanh

Page 8: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 8

Slide 16.

Dấu hiệu

nhận biết

sóng thần

- Phổ biến một số

dấu hiệu nhận

biết sắp có sóng

thần với hình ảnh

và file âm thanh

Slide 17.

II. Thủy

triêu

- Giới thiệu nội

dung phần II.

Thủy triều với

file âm thanh

Slide 18.

Khái niệm

thủy triều

- Trình bày khái

niệm thủy triều

với file flash mô

tả thủy triều và

file âm thanh

Page 9: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 9

Slide 19.

Nguyên

nhân sinh

ra thủy

triều

- Giải thích

nguyên nhân sinh

ra thủy triều với

một số hình ảnh

và file âm thanh

Sile 20.

Nguyên

nhân sinh

ra thủy

triều

- Giải thích

nguyên nhân sinh

ra thủy triều với

file video

Slide 21.

Triều

cường và

triều kém

- Giải thích hiện

tượng triều cường

và triều kém với

file video

Page 10: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 10

Slide 22.

Triều

cường và

triều kém

- Mô tả vị trí của

Trái Đất và thời

gian có triều

cường và triều

kém trong một

tháng thông qua

một số hình ảnh

Silde 23.

Triều

cường và

triều kém

- Cho biết ngày

triều cường tại vị

trí Trái Đất nhìn

thấy trăng như thế

nào qua hình ảnh

Slide 24.

Vai trò của

thủy triều

- Vai trò của thủy

triều

Page 11: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 11

Slide 25.

Vai trò của

thủy triều

đối với sản

xuất

- Nêu vai trò của

thủy triều đối với

sản xuất với file

âm thanh

Slide 26.

Vai trò của

thủy triều

đối với sản

xuất

- Phân tích về lợi

ích của thủy triều

đối với sản xuất

thủy sản với file

video

Slide 27.

Vai trò của

thủy triều

đối với sản

xuất

- Mô tả thuyền

vào cảng với file

flash và file âm

thanh

Page 12: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 12

Slide 28.

Vai trò của

thủy triều

đối với sản

xuất

- Vai trò tạo ra

năng lượng mới

của thủy triều với

file video

Slide 29.

Vai trò của

thủy triều

đối với

quân sự

- Vai trò của thủy

triều đối với quân

sự với file âm

thanh

Slide 30.

Vai trò của

thủy triều

đối với

quân sự

- Mô tả trận chiến

trên sông Bạch

Đằng của Ngô

Quyền năm 938

với file flash và

file âm thanh

Page 13: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 13

Slide 31.

Tác hại

của thủy

triều

- Nêu tác hại của

thủy triều với một

số hình ảnh và

file âm thanh

Slide 32.

Giới thiệu

III. Dòng

biển

- Giới thiệu nội

dung III. Dòng

biển với một số

hình ảnh và file

âm thanh

Slide 33.

Khái niệm

dòng biển

- Trình bày khái

niệm dòng biển

với file flash và

file âm thanh

Page 14: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 14

Slide 34.

Phân loại

dòng biển

- Phân loại dòng

biển với một số

hình ảnh và file

âm thanh

Slide 35.

Nguyên

nhân sinh

ra dòng

biển

- Giải thích

nguyên nhân sinh

ra dòng biển với

file video

Slide 36.

Phân bố

dòng biển

- Sự phân bố

dòng biển với file

video

Page 15: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 15

Slide 37.

Vai trò của

dòng biển

- Trình bày vai

trò của dòng biển

đối với môi

trường và đời

sống với một số

hình ảnh và file

âm thanh

Slide 38.

Củng cố

- Củng cố bài với

fie âm thanh.

Ghi chú: 5 câu

hỏi củng cố cùng

nằm trong slide

38

Slide 38.

Câu hỏi 1

- Câu hỏi 1. File

âm thanh (HS có

thể chọn câu trả

lời trực tiếp trên

bài giảng bằng

cách nhấn nút

chọn A, B, C, D

và nhấn nút trả

lời)

Page 16: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 16

Slide 38.

Câu hỏi 2

- Câu hỏi 2. File

âm thanh (HS có

thể chọn câu trả

lời trực tiếp trên

bài giảng bằng

cách nhấn nút

chọn A, B, C, D

và nhấn nút trả

lời)

Slide 38.

Câu hỏi 3

- Câu hỏi 3. File

âm thanh (HS có

thể chọn câu trả

lời trực tiếp trên

bài giảng bằng

cách nhấn nút

chọn A, B, C, D

và nhấn nút trả

lời)

Slide 38.

Câu hỏi 4

- Câu hỏi 4. File

âm thanh (HS có

thể chọn câu trả

lời trực tiếp trên

bài giảng bằng

cách nhấn nút

chọn A, B, C, D

và nhấn nút trả

lời)

Page 17: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 17

Slide 38.

Câu hỏi 5

- Câu hỏi 5. File

âm thanh (HS có

thể chọn câu trả

lời trực tiếp trên

bài giảng bằng

cách nhấn nút

chọn A, B, C, D

và nhấn nút trả

lời)

Slide 39.

Danh mục

tài liệu

tham khảo

- Danh mục tài

liệu tham khảo và

file nhạc

Slide 40.

Hết bài và

cảm ơn

Chúc các em học tốt !

- File nhạc

Page 18: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 18

5. Tài liệu tham khảo:

- Lê Thông, Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu Phương, Đỗ

Ngọc Tiến, và Nguyễn Viết Thịnh, 2006, Sách giáo khoa Địa lý 10, Nhà xuất bản giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

- Lê Thông, Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu Phương, Đỗ

Ngọc Tiến, và Nguyễn Viết Thịnh, 2006, Sách giáo viên Địa lý 10, Nhà xuất bản giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

- Piano Phuc Hau, “Tiếng sóng biển (Thu âm tự nhiên), 2013, An Giang, 2017

URL:https://www.youtube.com/watch?v=GN4c3m5cP9M

- Hoang Vu, “Sóng thần sự hình thành và hoạt động của sóng thần”, 2015, An Giang, 2017

https://www.youtube.com/watch?v=6_8PvvZUZK8

- Hoang Long Nguyen, “Hiện tượng thủy triều”, 2012, An Giang, 2017

https://www.youtube.com/watch?v=MX-U67VOPSI

- Quyen Nguyen, “Giải thích hiện tượng triều cường, triều kém”, 2016, An Giang, 2017

https://www.youtube.com/watch?v=OrXG3Y9LK9w

- Kênh Truyền Hình VTC14, “VCT14_Kinh nghiệm lợi dụng con nước thủy triều”, 2014, An

Giang, https://www.youtube.com/watch?v=PBAzUkbqveY

- Vietpic media, “YTX 2012 Năng lượng xanh từ thủy triều”, 2012, An Giang, 2017,

https://www.youtube.com/watch?v=tV_lYvzTJM0

- Dan ezzo – izzo, “Ocean currents”, 2009, An Giang, 2017,

https://www.youtube.com/watch?v=Hu_Ga0JYFNg

- iken Edu, “Ocean currents”, 2012, An Giang, 2017,

https://www.youtube.com/watch?v=1ifoCIFKYXQ

- By my side, “Vai trò của dòng biển”, 2010, An Giang, 2017,

https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20091028063135AALTW96

6. Kết luận:

Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi

đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, tương

tác qua câu hỏi trắc nghiệm,..v..v

Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một

cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải

mái thông qua các file âm thanh, hình ảnh, file flash, file video cũng như các câu hỏi trắc

nghiệm tương tác giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên

các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức nhiều hơn.

Để bài giảng được tốt hơn nữa, rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công

nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Bình, ngày 12 tháng 02 năm 2017

Người thực hiện

1. Trịnh Thị Thùy Dương

Page 19: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 19

Bài 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài, HS cần đạt:

a. Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân gây ra sóng biển và sóng thần.

- Hiểu rõ tương phản về vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy

triều như thế nào.

- Nhận biết được đặc điểm phân bố của các dòng biển trên Thế Giới.

- Hiểu được sự dâng cao mực nước biển là một biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu.

b. Về kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương, Thế Giới để trình bày các dòng biển lớn:

tên, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy.

- Liên hệ thực tế về biến đổi khí hậu toàn cầu.

c. Định hướng hình thành và phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề,…

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng tranh ảnh địa lý, flash,

video…

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Giáo viên:

- Giáo án.

- Bản đồ các dòng biển trên Thế Giới.

- Các hình vẽ trong SGK (phóng to).

- Tranh ảnh, video về sóng biển và sóng thần.

b. Học sinh:

- Đọc trước bài mới và trả lời một số câu hỏi đã hướng dẫn ở bài trước.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Giới thiệu bài mới: Video: GV giới thiệu: Thỉnh thoảng ta có nghe nói: “Biển lặng”. Có bao giờ biển hoàn toàn

tỉnh lặng?

Thực tế, biển luôn luôn vận động. Trên cơ sở những kiến thức đã học ở lớp 6, bài học

hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sóng, thủy triều và dòng biển.

Vào bài.

* Tổ chức dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH

* Hoạt động 1:

- HS xem flash chuyển động của nước biển, âm

thanh thuyết minh và trả lời sóng biển là gì?

- Xem một số hình ảnh, file flash, biết được

nguyên nhân gây ra sóng biển.

- Xem hình ảnh, âm thanh thuyết minh, biết

được một số loại sóng biển.

- Xem hình ảnh, file âm thanh, biết khái niệm

sóng bạc đầu.

I. Sóng biển:

- Khái niệm: sóng biển là một hình thức

dao động của nước biển theo chiều thẳng

đứng.

- Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là do

gió.

- Sóng bạc đầu: là sóng mà khi nước biển

chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập

vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

Tuần 10. Tiết PPCT: 19

Ngày soạn:15/ 10 /2016

Page 20: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 20

- Xem một số video, hiểu được sóng thần là gì,

nguyên nhân gây ra sóng thần, hậu quả sóng

thần.

- Xem một số hình ảnh, âm thanh, biết được

một số trận sóng thần lịch sử, cách nhận biết

sắp có sóng thần.

* Hoạt động 2:

- Xem file flash, âm thanh thuyết minh, biết

được thủy triều là gì?

- Xem một số hình ảnh, video, hiểu được

nguyên nhân hình thành thủy triều.

- Xem video giải thích về hiện tượng triều

cường và triều kém.

- Xem một số hình ảnh, biết được các đặc điểm

của triều cường và triều kém

- Xem một số video, flash, hiểu được vai trò của

thủy triều đối với sản xuất và quân sự: đánh bắt

thủy sản, sản xuất điện từ năng lượng thủy triều,

trận chiến của Ngô Quyền trên sông Bạch

Đằng,…, ngoài ra còn có tác hại của thủy triều.

- Tích hợp BĐKH: Sự dâng cao của mực nước

biển cùng với những dao động của thuỷ triều đã

gây ngập úng và xâm nhập mặn sâu vào trong

lục địa ở những vùng ven biển.

- Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả (video năng lượng thủy triều)

* Hoạt động 3:

- Xem flash, âm thanh thuyết minh, biết được

khái niệm dòng biển

- Xem hình ảnh, âm thanh, biết được các loại

dòng biển.

- Xem các file video, hiểu được nguyên nhân

sinh ra dòng biển và sự phân bố của chúng trên

Trái Đất.

- Sóng thần: là sóng thường có chiều cao

khoảng 20-40m truyền theo chiều ngang

với tốc độ 400-800km/h.

- Nguyên nhân gây ra sóng thần: chủ yếu

là so động đất, núi lửa phun ngầm dưới

đáy biển, do bão.

II. Thủy triều:

- Thủy triều là hiện tượng dao động

thường xuyên, có chu kì của khối nước

trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng

và Mặt Trời.

- Đặc điểm:

+ Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất

cùng nằm trên một đường thẳng thì dao

động thủy triều lớn nhất (trăng tròn hoặc

không trăng).

+ Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất

nằm vuông góc thì dao động thủy triều

nhỏ nhất (trăng khuyết).

III. Dòng biển:

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở

hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, gặp

lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.

- Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở

vĩ tuyến 30-400, gần bờ đông của đại

Page 21: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/29__Thuyet_minh64.pdf · các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,

Bản thuyết minh bài giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Tác giả: Trịnh Thị Thùy Dương Trang 21

- Xem một số hình ảnh, âm thanh thuyết minh,

biết được vai trò của dòng biển đối với môi

trường và đời sống.

dương và chảy về xích đạo.

- Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng

nhau qua bờ các đại dương.

c. Củng cố, đánh giá:

Tương tác: HS xem và nghe các câu hỏi củng cố, sau khi nghe xong, nhấn nút trả lời lựa

chọn A, B, C, D, sau đó nhấn ô Trả lời, nếu trả lời sai, được phép trả lời thêm lần nữa.

Câu 1. Trong một tháng thủy triều lớn nhất vào thời điểm nào?

A. Trăng tròn B. Trăng tròn và trăng khuyết.

C. Trăng khuyết và không trăng D. Trăng tròn và không trăng.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về sóng?

A. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang.

C. Nguyên nhân gây ra sóng biển là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển.

D. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng là do gió

Câu 3. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào trên Trái Đất?

A. Ở hai vùng cực C. Vĩ độ 30 - 40 độ.

C. Hai chí tuyến D. Hai bên xích đạo

Câu 4. Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở khu vực nào trên Trái Đất?

A. Ở hai vùng cực C. Vĩ độ 30 - 40 độ.

C. Hai chí tuyến D. Hai bên xích đạo

Câu 5. Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều?

A. Bờ đông B. Bờ tây

Người soạn

Trịnh Thị Thùy Dương