TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG...

56
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ CÔNG NAM NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, 2018

Transcript of TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG...

Page 1: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN

DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, 2018

Page 2: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN

DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 62.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS. NGUYỄN MINH HIẾU

2. PGS.TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH

HUẾ, 2018

Page 3: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Công trình hoàn thành tại:

Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU

2. PGS. TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế

họp tại: …………………………………………. Đại học Huế

Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế

Page 4: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Cây cao su ba lá (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) thuộc họ Thầu dầu (Euphobiaceae)

là cây đa mục đích, có vai trò rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Cây cao

su có rất nhiều giá trị, mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của các ngành công

nghiệp thế giới (đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ), gỗ cao su có thể sử dụng trong

công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng, hạt làm nguyên liệu tẩy rửa, hoá chất, sơn, ...

Sản lượng cao su thế giới tăng trưởng trên 20%, từ 9 triệu tấn năm 2010 lên 12,3

triệu tấn vào năm 2015; nhu cầu cao su thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự báo

năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn.

Ở Việt Nam, cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu

chủ yếu. Năm 2016 có diện tích là 965 nghìn ha, Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về

năng suất (1,7 tấn/ha), thứ 3 về sản lượng (1,1 triệu tấn), thứ 4 về sản lượng xuất khẩu (1

triệu tấn) (ANRPC, 2016).

Quảng Trị là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp

với quá trình sinh trưởng phát triển của cây cao su. Toàn tỉnh hiện có 20.689 ha cao su, phân

bố chủ yếu ở 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (chiếm 90%), sản lượng 12,3 nghìn tấn

(Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016).

Hiện tại ở Quảng Trị cũng như khu vực Trung Bộ, cao su tiểu điền năng suất thấp,

chất lượng vườn kém, sử dụng phân bón đang mang tính tự phát, thiếu cơ sở, hiệu quả chưa

cao. Bên cạnh đó bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng là tiến bộ của khoa học phân bón,

khoa học cây trồng. Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng giúp bón phân cân đối và hợp lý;

tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng, khí hậu.

Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có 1 công trình nghiên cứu về chẩn đoán dinh dưỡng

cho cây cao su nhưng lại thực hiện trên cây cao su đại điền ở Đông Nam Bộ, nghiên cứu

cũng mới đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống hệ thống chẩn đoán và

khuyến cáo (DRIS) nên chưa hoàn thiện và khó áp dụng vào thực tế sản xuất.

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu bón

phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị.

2. Mục tiêu đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá

trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích thích

mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan hệ

với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh ở

Quảng Trị.

- Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho cao

su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị

theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.

Page 5: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương quan

của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ kinh

doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng thông qua thang hàm lượng các

nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su.

- Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây

cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho cây cao su,

đặc biệt là cao su tiểu điền.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng dạy

và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh dưỡng lá

trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn cho các cây

trồng khác nữa.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón

phân tiên tiến là phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện

đồng thời sử dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất.

- Về thực tiễn dựa vào thang dinh dưỡng khoáng qua lá và chỉ số DRIS được xác lập

đã giúp cho nông hộ có định hướng cân đối được liều lượng phân bón trong điều kiện có sử

dụng chất kích thích mủ để phát triển cao su một cách hiệu quả và bền vững.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Nghiên cứu tập trung điều tra đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón, chất

kích thích mủ, đánh giá dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá cao su để xây dựng thang

dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS qua lá cao su kinh doanh dòng RRIM 600 ở độ tuổi 10 -

20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi tại 3 huyện có diện tích cao su chiếm gần 90%

diện tích cao su của cả tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị.

- Nghiên cứu tiến hành trong 4 năm: 2013 - 2016.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện

có sử dụng chất kích thích mủ với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong

lá của ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch

chuẩn của hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng

tối ưu của hàm lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là

1,24 – 1,46%.

- Xác định được chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện

có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm

của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ

có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85,

các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ

lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương

pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.

- Xây dựng được 2 tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh

dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị là: (100 kg N +

25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân

hữu cơ)/ ha.

Page 6: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản

1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su

1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su

1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su

1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su

1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su

1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su

1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su

1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất mủ

cao su

1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá

1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị

1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu

Page 7: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây cao su (Hevea brasilinesis Muel. Arg.) tiểu

điền dòng vô tính RRIM600 trong thời kỳ kinh doanh ở độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu

đỏ bazan FRs (Rhodic Ferralsols) vùng gò đồi của Quảng Trị.

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

- Các loại phân bón: Phân đạm: Sử dụng phân Urê có chứa 46% N. Phân lân: Sử

dụng phân Super Lân có chứa 16% P2O5. Phân kali: Sử dụng phân Kaliclorua MOP có

chứa 60% K2O. Phân hữu cơ (phân chuồng): Sử dụng phân trâu bò hoai mua của dân địa

phương (là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất độn chuồng (rơm rạ, thân

lá cây phân xanh) và thức ăn thừa của gia súc), trong thành phần có chứa 83,1% nước,

0,29% N, 0,17% P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO.

- Chất kích thích mủ: Sử dụng Stimulatex, là tên thương phẩm của sản phẩm có nồng

độ hoạt chất (a.i.) Ethephon là 2,5%.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ

cho cây cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

Nội dung 2: Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan

hệ với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị.

Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cây cao su

kinh doanh ở Quảng Trị.

Nội dung 4: Nghiên cứu xác định chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo

cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị.

Nội dung 5: Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây

cao su ở Quảng Trị.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cao su

tiểu điền tại Quảng Trị

- Các phương pháp sử dụng:

+ Phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu

+ Phương pháp điều tra thực địa (lát cắt, lập ô tiêu chuẩn,…)

+ Phương pháp điều tra xã hội học (dùng bảng hỏi, phòng vấn sâu, quan sát có sự

tham gia,…)

- Các chỉ tiêu thu thập:

+ Thực trạng vườn cây (năm trồng, diện tích, mật độ trồng, mật độ hiện còn).

+ Tình hình sử dụng phân bón thời kỳ kinh doanh (loại phân bón, liều lượng, thời

gian bón).

+ Tình hình sử dụng chất kích thích mủ (loại thuốc, cách sử dụng, liều lượng, tác

động của thuốc).

+ Chi phí, thu nhập, hiệu quả của các mô hình cao su tiểu điền.

+ Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất cao su tiểu điền (đặc biệt là những khó

khăn, tồn tại trong bón phân và sử dụng chất kích thích mủ).

Đã điều tra tại 3 xã thuộc 3 huyện, mỗi xã 35 hộ (tổng số hộ điều tra là 105 hộ) đại

diện cho các vùng trồng cao su chủ yếu của tỉnh Quảng Trị.

Page 8: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá để đánh giá tình hình

dinh dưỡng trong đất, trong lá cao su kinh doanh

- Mẫu đất:

+ Lấy và xử lý mẫu:

Mẫu đất được lấy và xử lý theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 : 2006

– Chất lượng đất – Lấy mẫu [4] bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 – 20 cm)

lấy 5 điểm/khu nghiên cứu từ 5 điểm chéo góc trong vườn, ở mỗi điểm chiếu theo rìa tán

cao su, đào 1 hố nhỏ sâu 30cm, xong dùng dao nạo một lớp đất mỏng đều đặn từ trên xuống

dưới theo chiều thẳng đứng, lấy khoảng 200g. Đất được lấy mẫu từ 5 điểm trộn lại thành 1

mẫu đất khoảng 1kg đại diện cho vườn để đem đi phân tích. Tránh lấy đất dưới gốc cây

trong vườn. Không lấy ở các vị trí mới được bón phân. Mẫu sau khi thu về tiến hành loại bỏ

rễ cây, tạp chất sơ bộ, hong khô trong không khí, sấy khô, sau đó nghiền qua rây 1 mm.

Để đánh giá được tình hình dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá, mối tương quan

giữa chúng với năng suất, làm cơ sở cho việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng và xác lập

chỉ số DRIS, mẫu đất (kèm mẫu lá) được lấy trên 3 loại hình: Vườn tốt có năng suất trên 1,5

tấn/ha, vườn trung bình có năng suất từ 1,0 - 1,5 tấn/ha và vườn xấu có năng suất dưới 1,0

tấn/ha, chọn 3 huyện có diện tích cao su lớn nhất để lấy mẫu là: Vĩnh Linh (lấy xã Vĩnh Tân

làm đại diện), Gio Linh (xã Gio An), Cam Lộ (xã Cam Chính), mỗi huyện đều lấy mẫu cả 3

loại hình tốt (10 mẫu), trung bình (10 mẫu), xấu (10 mẫu). Số lượng mẫu lấy là 3 loại hình x

3 huyện x 10 mẫu/huyện = 90 mẫu.

+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Hàm lượng đạm tổng số: Phân tích theo phương

pháp Kjendahl cải tiến [10 TCN 377-99]. Hàm lượng P2O5 tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo

các phương pháp so màu và Oniani [TCVN 8940 : 2011]. Hàm lượng K2O tổng số và dễ

tiêu: Phân tích theo phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8660 : 2011]. Các bon hữu cơ:

Phương pháp Wakley Black [TCVN 8940 : 2011]. pHKCl: Xác định theo phương pháp đo

bằng máy đo pH mét [10TCN 381-99].

- Mẫu lá:

+ Lấy và xử lý mẫu: Được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

8551 : 2010 – Cây trồng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu [5] và Quy trình của Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 2012 [39]. Một mẫu lá là tổng hợp của 30 cây, mỗi cây

lấy nguyên 3 lá kép (mỗi lá kép có 3 lá đơn), mỗi mẫu lá tương đương 270 lá đơn. Lá được

lấy ở cành dưới thấp của tán cây, trong bóng râm, lấy lá nằm ở tầng lá cuối cùng của cành,

lá thành thục (khoảng 90 – 150 ngày tuổi) với chồi ngọn ổn định. Cây chọn lấy mẫu lá là đại

diện cho vườn cây lấy mẫu, cùng dòng vô tính RRIM600, cùng loại đất bazan, cây đang

cạo, không bị sâu bệnh, cách xa đường chính, xa nơi ngập úng, xa mép lô. Mẫu sau khi thu

về tiến hành phơi khô trong không khí, sấy khô mẫu ở nhiệt độ 700C trong tủ sấy có thông

gió cho đến khi khô kiệt, sau đó nghiền qua rây 1 mm. Số mẫu lá cần lấy, phân tích là 90

mẫu, mẫu lá được lấy cùng vị trí với mẫu đất.

+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu: Sử dụng hỗn hợp axits sunfuric H2SO4 và

hydroperoxit (H2O2) làm chất để phân hủy mẫu, ngâm mẫu qua đêm sau đó phân hủy ở

nhiệt độ 2250C, để nguội và tiến hành phân tích theo quy trình (xác định N: chưng cất, P: so

màu, K: đo quang kế ngọn lửa).

2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su

Các giá trị hàm lượng chất dinh dưỡng chính N, P, K phân tích từ các mẫu lá (90

mẫu) được tính giá trị trung bìnhx = xi / n và độ lệch chuẩn (δ)

δ = (x -x)2

(n-1)

Page 9: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su theo các mức: Rất thiếu: <x - 2δ,

thiếu:x - 2δ →x - δ, trung bình:x - δ →x + δ, tối ưu:x + δ →x + 2δ, thừa: >x + 2δ.

2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su kinh doanh

Theo Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS: Diagnosis and

Recommendation Integrated Systems), sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K,

K/P mà điểm giao nhau trên từng trục tương ứng là giá trị trung bình của tập hợp phụ có

năng suất cao nhất (theo Vũ Hữu Yêm, 2012). Các vòng tròn đồng tâm được xem là các giới

hạn đáng tin cậy. Vòng tròn phía trong được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 15%,

vòng tròn phía ngoài được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ± 30% . Hai vòng tròn và 3

trục tạo nên các vùng chứa các ký hiệu mũi tên, trong đó vùng nằm ở vòng tròn trong có các

mũi tên ( ) là biểu thị trạng thái dinh dưỡng cân bằng; mũi tên ( ) ở các vùng nằm

giữa 2 vòng biểu thị khuynh hướng mất cân bằng (hơi thiếu, hơi thừa); mũi tên ( ) nằm

ngoài 2 vòng biểu thị trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu, thừa).

2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.5.1. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Bón phân khoáng cho cây cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh

dưỡng tại huyện Gio Linh:

CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bằng Quy trình 2012 - Đối chứng)

CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha (bằng ½ Quy trình 2012)

CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (bằng 1,5 lần Quy trình 2012)

CTIV: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng)

- Thí nghiệm 2: Bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) cho cây cao su

kinh doanh theo theo chẩn đoán dinh dưỡng tại huyện Cam Lộ:

CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (ĐC)

CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha

CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha

CTIV: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (CĐDD)

Các công thức thí nghiệm đều kết hợp sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5%

với công thức cạo mủ là: S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y (cạo ngửa nửa vòng thân cây, 1

ngày cạo 2 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 1 năm, bôi chất kích thích mủ ethephon nồng độ

2,5% trên da tái sinh ngay trên miệng cạo, bôi 4 lần (tháng 6, 8, 9, 10) trong 1 năm).

2.3.5.2. Phương pháp bố trí và quy mô thí nghiệm

Gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD - Randomized

complete block design), mỗi thí nghiệm có 4 công thức với 3 lần nhắc lại thành 12 ô cơ sở

(mỗi lần nhắc lại của 1 công thức), mỗi ô cơ sở gồm 10 cây cao su, tổng số cây cho mỗi thí

nghiệm là 120 cây cao su, 2 thí nghiệm là 240 cây cao su.

2.3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi về đất, sinh trưởng, phát triển và năng suất

- Hàm lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chủ yếu trong đất thí nghiệm trước và sau thí

nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.

- Hàm lượng, tỷ lệ các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K) trong lá của các cây

trong ô thí nghiệm trước và sau thí nghiệm. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.

- Năng suất mủ của các cây thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm:

Mủ được lấy ở tất cả các cây trong ô thí nghiệm, lấy trực tiếp theo đúng quy trình

của Tập đoàn Công nghiệp Cao su năm 2012 [39], xác định DCR (%) để tính năng suất

của thí nghiệm.

+ Năng suất cá thể g/cây/lần cạo:(g/c/c)

Năng suất mủ tươi (g/c/c)

Page 10: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Năng suất mủ tươi = [NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn]

x 1000 N

Trong đó: NS1, NS2 .....NSn: Năng suất của cây thứ 1, 2, ... n

n: Tổng số cây cạo

Năng suất mủ khô (g/c/c)

Năng suất cá thể = [Tổng mủ nước (g) x DCR%] + [tổng mủ tạp (g) x 50%]

x 1000 N

Trong đó: - DCR% là hàm lượng mủ khô

- N là tổng số cây quan trắc (số cây cạo)

Xác định DCR (%) bằng phương pháp “đun mủ - cân nhanh”:

Cân đúng 5 gam mủ nước (sử dụng cân tiểu ly), xử lý bằng hỗn hợp hóa chất chuyên

dụng, tách tạp chất, sau đó đun trên chảo khoảng 3 - 5 phút, ép serum và cán nguội cho đến

khi khô kiệt nước và sạch tạp chất, lấy lượng mủ khô trên chảo đem cân sẽ thu được khối

lượng mủ khô kiệt (ký hiệu: X)

DRC (%) = X × 100

5

+ Năng suất cá thể trung bình năm: (g/c/c)

Năng suất cá thể =

∑ [g/c/c (trung bình tháng) x số lát cạo/tháng]

(trung bình năm) (g/c/c) Tổng số lần cạo trong năm

+ Sản lượng trung bình/năm: (kg/ha/năm)

Sản lượng =

g/c/c (trung bình năm) x số cây cạo/ha x Tổng lần cạo trong năm

(kg/ha/năm) 1000

2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu

2.3.6.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi. Trong đó:

+ Tổng thu = Sản lượng x giá bán mủ theo thời điểm thu hoạch.

+ Tổng chi = Chi phí vật tư đầu vào ( phân bón + vật tư khác) + công lao động.

- Chỉ số VCR (giá trị tăng thêm nhờ phân bón) được tính theo công thức:

VCR = Tổng thu tăng lên do bón phân

Tổng chi tăng lên do bón phân

* Ghi chú: Nếu VCR > 2: Đầu tư phân bón có lãi;

Nếu VCR > 3: Nông dân chấp nhận đầu tư phân bón.

2.3.6.2. Phương pháp phân tích,xử lý các thông tin, số liệu

Phân tích và xử lý thông tin, số liệu được thực hiện theo các phương pháp thống kê

mô tả, so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic bằng các chương trình

phần mềm chuyên dụng SPSS 10.0, Statgraphic, Microsoft Excel, Minitab kết hợp với Hệ

thống thông tin địa lý (GIS).

Page 11: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây cao su tiểu

điền kinh doanh ở Quảng Trị

3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

3.1.1.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Huyện Số hộ

(hộ)

Diện tích bình

quân (ha/hộ)

Quy mô vườn cao su (số hộ/tỷ lệ %)

2 ha/hộ < 2 - 4

ha/hộ > 4 ha/hộ

Vĩnh Linh 35 0,89±0,31 35 / 100,00 - -

Gio Linh 35 1,53±1,24 26 / 74,28 7 / 20,00 2 / 5,71

Cam Lộ 35 1,25±0,93 30 / 85,71 4 / 11,43 1 / 2,86

Toàn tỉnh 105 1,22±0,90 91 / 86,66 11 / 10,48 3 / 2,86

Cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị chủ yếu trồng ở quy mô nhỏ; bình quân

1,22 ha/hộ, có đến 86,66% số hộ loại A (dưới 2 ha/hộ), có 10,48% hộ loại B (2 – 4 ha) và

chỉ có 2,86% số hộ loại C (trên 4 ha).

3.1.1.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Huyện Số hộ

(hộ)

Mật độ cây

hiện còn

bình quân

(cây/ha)

Mật độ cây

cạo bình quân

(cây/ha)

Tỷ lệ

cây cạo

(%)

Độ

đồng đều

vườn cây

Vĩnh Linh 35 403±42 363±40 89,94 TB

Gio Linh 35 449±35 397±39 88,37 Xấu

Cam Lộ 35 455±19 410±22 90,17 TB

Toàn tỉnh 105 436±33 390±34 89,48

Mật độ cây cao su còn lại ở thời điểm điều tra khá cao (trên 70%), tuy nhiên do

được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến hiện trạng cây trồng trong các lô

không đồng đều, tỷ lệ cây đưa vào khai thác ở cả 3 huyện xấp xỉ 90%, nhưng do sức ép

về thu nhập và việc làm của người dân nên nhiều cây chưa đạt chuẩn theo Quy trình

vẫn được vào khai thác.

3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.3. + 3.4. + 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở Quảng Trị

Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ Năng

suất

(tấn/ha) Tỷ lệ

N:P:K

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón N

(kg/ha)

Lượng

bón P2O5

(kg/ha)

Lượng

bón K2O

(kg/ha)

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón

(tấn/ha)

Vĩnh Linh

1:0,5:0,7 33/35 81 38 54 33/35 4,8 1,3

Gio Linh

1:0,45:1,1 30/35 73 33 79 17/35 4,3 1,5

Cam Lộ

1:0,9:0,9 33/35 52 45 47 23/35 4,6 1,4

Toàn tỉnh

1:0,6:0,9 96/105 69 39 40 73/105 4,6 1,4

Page 12: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Ngoài 9 hộ (8,6%) hoàn toàn không bón phân khoáng, chỉ bón phân hữu cơ, có đến

58 hộ (55,2%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ lệ 1:0,5:0,75 (25 hộ,

23,7%), 1:1:1 (21 hộ, 20,0%), 1:1:0,5 (5 hộ, 4,8%), 1:0,6:0,9 (3 hộ, 2,9%), 1;0,75:0,5 (2 hộ,

1,9%), 1:0,4:1 (2 hộ, 1,9%), 38 hộ (36,19%) còn lại bón phân tự trộn N:P:K với rất nhiều tỷ

lệ khác nhau không theo quy luật nhất định (1:0,35:1,3, 1:0,1:0,1, 1:0,7:1,1,…), cũng không

thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa số mà bón phân một cách tùy tiện.

3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh

Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Vĩnh Linh

Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Số hộ bón Đạm/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

4 / 11,43

0,2-0,9

4 / 11,43

0,4 -1,2

15 / 42,88

0,6-1,6

7 / 20,00

1,2-1,9

5/14,26

1,6-2,5

Số hộ bón Lân/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,2-0,4

23/65,72

0,4-1,9

9 / 25,71

0,7-1,9

1 / 2,86

2,5

-

-

Số hộ bón Kali/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

7 / 20,00

0,2-1,7

9 / 25,71

0,4-1,3

12 / 34,29

1,2-1,9

7 / 20,00

1,5-2,5

-

-

Ghi chú: Những hộ không bón phân NPK có bón phân chuồng.

Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh

Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Gio Linh

Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Số hộ bón Đạm/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

6 / 17,14

0,6-1,3

4 / 11,43

1,2-1,7

15 / 42,86

0,9-2,0

8 / 22,86

1,6-2,5

2/ 5,71

1,9-2,3

Số hộ bón Lân/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

6 / 17,14

0,6-1,3

17/48,57

0,9-2,0

12 / 34,29

1,3-2,5

-

-

-

-

Số hộ bón Kali/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

5 / 14,26

0,6-0,8

6 / 17,14

1,2-1,9

14 / 40,03

0,9-1,9

4 / 11,43

1,5-1,8

6/17,14

1,7-2,5

Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.

Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ

Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Cam Lộ

Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Số hộ bón Đạm/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,7-0,8

8 / 22,86

0,9-1,2

22 / 62,86

1,3-1,9

3 / 8,57

2,0-2,2

-

-

Số hộ bón Lân/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,7-0,8

13/37,14

0,9-1,8

19 / 54,29

1,3-2,2

1 / 2,86

1,7

-

-

Số hộ bón Kali/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,7-0,8

12/34,29

0,9-1,5

19 / 54,29

1,3-2,0

2 / 5,71

2,1-2,2

-

-

Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.

Khi bón phân cho cao su kinh doanh, việc tạo sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng

trong cây cao su hết sức quan trọng, có thể bón phân ở mức thấp nhưng cân đối vẫn cho năng

suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, ở cả 3 huyện người dân rất ít chú trọng đến việc

cân đối tỷ lệ phân khoáng, đa số các hộ bón thiếu hụt đạm và kali nhưng lại bón thừa lân so

với nhu cầu của cây cao su kinh doanh.

Page 13: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị

Chỉ tiêu Phân bón hữu cơ và năng suất cao su

Lượng bón (tấn/ha) 0 2,5 < 2,5 - 5,0 5,1 - 7,5 > 7,5

Huyện Vĩnh Linh

Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

1,5-1,6

6 / 17,14

0,2-0,5

13 / 37,14

0,4-2,5

9 / 25,72

0,9-1,7

5 /14,29

1,2-1,9

Huyện Gio Linh

Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

18/51,43

1,2-2,3

4 / 11,43

0,6-0,7

8 / 22,86

0,6-2,5

2 / 5,71

0,7-1,3

3 / 8,57

1,4-1,8

Huyện Cam Lộ

Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

12/34,28

0,8-2,2

5 / 14,29

1,1-1,8

8 / 22,86

0,7-1,7

7 / 20,00

1,2-1,9

3 / 8,57

1,2-1,7

Theo số liệu ở Bảng 3.9 cho thấy:

- Ở huyện Vĩnh Linh, có đến 94% hộ nông dân bón phân hữu cơ với lượng bón 4 – 6

tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ; do đó, dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi

cho cây cao su, lượng phân vô cơ bón không cao lắm và tỷ lệ N, P, K cũng không thích hợp

nhưng năng suất vẫn đạt 1,2 – 1,5 tấn mủ/ha.

- Ở huyện Gio Linh, năng suất cao su cao nhất (1,4 – 1,7 tấn mủ/ha) nhưng chênh

lệch nhau khá lớn, năng suất thấp nhất chỉ có 0,6 tấn mủ/ha nhưng cao nhất lên tới 2,5 tấn

mủ/ha. Sở dĩ có tình trạng này là do lượng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn và chỉ có

17/35 hộ (49%) được điều tra là có bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ. Trừ 5 hộ chỉ

bón phân hữu cơ không kết hợp phân khoáng, các hộ có bón phân hữu cơ kết hợp đều có

năng suất ở mức khá, bình quân 1,4 – 1,8 tấn mủ/ha. Rõ ràng khi bón phân cho cao su có kết

hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học và tăng hiệu quả của phân hóa

học khá cao, tuy nhiên vai trò của phân hữu cơ chưa được nông dân huyện Gio Linh coi

trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp.

- Ở huyện Cam Lộ, lượng phân hóa học được bón cho cao su thấp hơn hẳn so với 2

huyện trên và tỷ lệ N, P, K cũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được 1,3 – 1,5 tấn

mủ/ha. Có đến 12 hộ (34%) trồng cao su huyện Cam Lộ bón phân không có kết hợp phân

hóa học với phân hữu cơ. Cùng bón lượng phân N, P, K như nhau nhưng có kết hợp phân

hữu cơ thì năng suất chênh nhau khá rõ chứng tỏ sự kết hợp này đem lại hiệu quả cao.

Như vậy, toàn tỉnh có 73/105 hộ (70%) điều tra là có bón phân hữu cơ 0,5 – 12,8 tấn

phân hữu cơ/ha và đạt được năng suất 0,2 – 2,5 tấn mủ/ha. Nhưng điều đáng chú ý là mức

bón phân hữu cơ đã góp phần tạo ra năng suất khác biệt giữa các vườn cao su khá lớn. Kết

quả của điều tra cho thấy nếu kết hợp hợp lý với bón phân vô cơ nếu bón với mức > 5 tấn/ha

phân hữu cơ thì năng suất đạt được 1,5 – 1,9 tấn mủ/ha và có đến 25/73 hộ đạt được mức

này. Vì vậy, do vai trò của phân hữu cơ thể hiện khá rõ nên bón phân hữu cơ luôn là yêu cầu

bắt buộc trong canh tác cao su. Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới quá trình khoáng hóa xảy ra

mạnh (có thể > 2%) nên lượng hữu cơ bị mất đi rất lớn nên phải thường xuyên bổ sung chất

hữu cơ cho đất.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là nhưng hộ chỉ bón phân hữu cơ mà không bón

kết hợp với phân khoáng N, P, K hoặc bón quá ít phân khoáng thì năng suất rất thấp (chỉ 0,2

– 0,9 tấn mủ/ha), đại diện có hộ dân tại huyện Cam Lộ bón đến 12,8 tấn phân hữu cơ (gấp

2,5 lần khuyến cáo) nhưng năng suất cũng chỉ ở mức 1,2 tấn mủ/năm. Ngược lại, một số hộ

dù không bón phân hữu cơ nhưng bón nhiều và cân đối phân khoáng vô cơ thì cũng cho

năng suất khá cao, nhưng không ổn định.

Page 14: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Như vậy, vai trò của phân hữu cơ là rất lớn, nhưng do tỷ lệ các chất khoáng chủ

yếu N, P, K trong phân hữu cơ thấp, thiếu ổn định, không cân đối nên chỉ bón phân hữu

cơ sẽ không cho năng suất cao mà phải bón kết hợp phân hữu cơ với bón phân khoáng

vô cơ (N, P, K).

3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Hạng mục Huyện

Vĩnh Linh

Huyện

Gio Linh

Huyện

Cam Lộ

Năng suất (tấn mủ khô/ha) 1,3 1,5 1,4

Bón phân hữu cơ (tấn/ha) 4,8 4,3 4,6

Bón N (kg/ha) 81 73 52

Bón P2O5 (kg/ha) 38 33 45

Bón K2O (kg/ha) 54 79 47

Tổng thu (1000 đ) 52.000 60.000 56.000

Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 12.000 20.000 16.000

Tổng chi (1000 đ) 46.028 45.888 45.390

Tiền chi thêm cho mua, bón phân (1000đ) 8.028 7.888 7.390

Lợi nhuận (1000 đ) 5.972 14.112 10.610

VCR phân bón 1,49 2,54 2,17

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, ở huyện Gio Linh, với mức đầu tư phân bón

7.888.000 đ/ha, thu được lợi nhuận 14.112.000 đ/ha, đạt tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón

2,54 lần. Tuy nhiên, ở huyện Vĩnh Linh, mức đầu tư phân bón cũng ở mức tương đương là

8.028.000 đ/ha, nhưng do năng suất thấp hơn, lợi nhuận thấp nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư

phân bón chỉ đạt 1,49 lần. Ở huyện Cam Lộ, mức đầu tư phân bón 7.390.000 đ/ha, ít hơn so

với ở Vĩnh Linh và Gio Linh, nhưng do tỷ lệ N, P, K cân đối hơn, tạo ra năng suất, lợi

nhuận cao nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón đạt ở mức khá cao là 2,17 lần.

3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị

Huyện

Dùng Stimulatex

(ET2,5%)

Dùng chất

KTM khác

Không dùng

chất KTM

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Vĩnh Linh 28 80,00 4 11,43 3 8,57

Gio Linh 27 77,14 6 17,14 2 5,71

Cam Lộ 25 71,43 6 17,14 4 11,43

Toàn tỉnh 80 76,19 16 15,24 9 8,57

Số liệu Bảng 3.11 cho thấy, đại đa số (96/105 hộ, chiếm tỷ lệ 91,43 % số hộ) hộ dân

tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su kinh doanh.Trong đó huyện có tỷ lệ hộ

dân sử dụng nhiều nhất là Gio Linh (33/35 hộ, chiếm tỷ lệ 94,29% số hộ) và ít nhất là ở

huyện Cam Lộ cũng ở mức 31/35 hộ, chiếm tỷ lệ 88,57 % số hộ. Có đến 80 hộ (76,19%) sử

dụng thương phẩm Stimulatex của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sản xuất, đây là

sản phẩm chứa hoạt chất ethephon 2,5% được khuyến cáo bôi 4 lần/năm vào các tháng mùa

mưa, mỗi lần cách nhau 1 tháng.

3.2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với năng suất

cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Page 15: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở tỉnh Quảng Trị

Huyện N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt Chữu

cơ(%) pHKCl

(mg/100g đ)

Vĩnh Linh 0,050 0,231 0,039 10,185 9,034 1,320 4,128

Gio Linh 0,070 0,252 0,049 11,805 10,055 1,649 3,805

Cam Lộ 0,059 0,278 0,036 10,731 9,155 1,480 3,998

Bình quân 0,060 0,254 0,041 10,907 9,414 1,483 3,977

Nhìn chung, đất trồng cao su tại các huyện đều mang tính chất chua (có pHKCl < 5)

đặc trưng của đất nâu đỏ bazan, lượng các bon hữu cơ biến động 1,320 – 1,649%, vườn cây

cao su ở huyện Gio Linh thường xuyên bổ sung hữu cơ hoặc tận dụng tốt tàn dư hữu cơ nên

có lượng các bon hữu cơ ở mức trung bình khá. Các loại hữu cơ đưa vào đất cũng đều làm

tăng các tính chất vật lý và hoá học đất trong vườn cây cao su, đặc biệt là các chất dễ tiêu

giải phóng nhiều hơn.

Do việc bón phân thiếu cân đối nên hàm lượng N tổng số trong đất trồng cao su tiểu

điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh ở mức rất thấp (0,050%), huyện Gio Linh và Cam Lộ

cao hơn những cũng ở mức thấp so với yêu cầu của cây cao su kinh doanh.

Hàm lượng lân trong đất trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở cả 3 huyện đều ở mức

trung bình khá (P2O5 tổng số 0,231 – 0,278%; P2O5 dễ tiêu 10,185 – 11,805 mg/100g đất),

chênh lệch giữa các huyện không nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng này nếu so sánh cân đối với

hàm lượng của các dưỡng chất thiết yếu khác (N, K) thì lại mất cân đối, ở mức dư thừa.

Như vậy việc bón phân cho cây cao su tiểu điền kinh doanh trồng trên đất bazan tại Quảng

Trị trong thời gian qua có xu hướng bón thừa lân so với nhu cầu của cây cao su, gây lãng

phí, kém hiệu quả.

Hàm lượng K2O tổng số (0,041%) và K2O dễ tiêu (9,414 mg/100g đất) trong đất đều

ở mức thấp, nếu so với đất nâu đỏ bazan thì các chỉ tiêu này đều cải thiện rõ nét, nhưng vẫn

thể hiện bản chất của đất bazan nâu đỏ.

3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su ở tỉnh Quảng Trị

(% chất khô)

Huyện Số mẫu N (%) P (%) K (%)

Vĩnh Linh 30 2,96±0,39 0,23±0,04 0,83±0,26

Gio Linh 30 3,43±0,42 0,27±0,04 1,19±0,26

Cam Lộ 30 3,19±0,27 0,23±0,04 0,98±0,17

TB toàn tỉnh 90 3,19±0,36 0,25±0,04 1,00±0,23

Khi so sánh với nghiên cứu trên vùng Đông Nam Bộ của Ngô Thị Hồng Vân và cộng

sự (2005) [65] cho thấy giá trị trung bình hàm lượng chất khô N, P, K trong lá cao su thời

kỳ kinh doanh ở Quảng Trị thấp hơn hẳn so với ở miền Đông Nam Bộ (N%: 3,54 ± 0,28;

P%: 0,29 ± 0,05; K%: 1,19 ± 0,04). Điều này có thể giải thích là do tác giả trước đây khảo

sát trên cao su đại điền, có chất lượng vườn cây tốt hơn, điều kiện lập địa của các khu vực

khảo sát trước đây cũng có sự khác biệt so với Quảng Trị, ngoài ra việc sử dụng chất kích

thích mủ với cường độ cạo cao nhưng không được bổ sung phân bón đầy đủ, cân đối của

người dân Quảng Trị cũng đã làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su sút

giảm đáng kể. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (δ) của các chỉ tiêu N, P, K đều cao hơn ở nghiên

cứu của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65], phản ánh sự kém đồng đều của vườn cao su kinh

doanh ở Quảng Trị.

Page 16: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, lá với năng suất cao

su kinh doanh ở Quảng Trị

3.2.3.1. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su

kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao su

kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)

Chỉ tiêu N đất P2O5dt đất K2Odt đất C hữu cơ NS1*

N đất 1

P2O5dt đất -0,08 1

K2Odt đất 0,53 -0,11 1

C hữu cơ 0,59 0,01 0,54 1

NS1* 0,63 -0,11 0,53 0,60 1

NS1*: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)

Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với năng suất

cao su kinh doanh ở bảng 3.14 cho thấy: Chỉ có hàm lượng N tổng số và các bon hữu cơ

trong đất là có tương quan với năng suất cao su Quảng Trị ở mức chặt (r = 0,63 và 0,60), chỉ

tiêu K2O dễ tiêu có tương quan nhưng ít chặt (r = 0,53), riêng chỉ tiêu P2O5 dễ tiêu không

thấy có tương quan với năng suất cao su (r = -0,11), biểu hiện trạng thái thừa lân tại các

vườn cao su.

3.2.3.2. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao su

kinh doanh ở Quảng Trị

Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá với năng suất cao

su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)

Chỉ tiêu N(%) P(%) K(%) NS1*

N(%) 1

P(%) 0,70 1

K(%) 0,93 0,65 1

NS1* 0,74 0,55 0,68 1

NS1*: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)

Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao

su kinh doanh ở Quảng Trị (Bảng 3.15) chi phối mạnh nhất là hàm lượng N trong lá ở mức

rất chặt (r = 0,74), hàm lượng K trong lá là yếu tố thứ hai góp phần chi phối năng suất cao

su ở mức chặt (r = 0,68), hàm lượng P trong lá một lần nữa cho thấy quan hệ với năng suất

cao su kinh doanh Quảng Trị ít chặt (r = 0,55).

So sánh giữa Bảng 3.14 và 3.15 cho thấy tương quan giữa hàm lượng các chất dinh

dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao su chặt hơn hẳn tương quan giữa hàm lượng dinh

dưỡng trong đất với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh. Nguyễn Văn Sanh (2009) [36] khi

nghiên cứu trên cây cà phê hay Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] nghiên cứu trên

cây cao su ở miền Đông Nam Bộ cũng đưa ra nhận xét tương tự.

3.2.3.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với hàm lượng các chất

dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Khi xét tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất chứa trong đất và lá cao su thời kỳ

kinh doanh thì tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất (%) và hàm lượng N

(%) trong lá là chặt (r = 0,62). Hàm lượng P (%) trong lá được hấp thu vào lá từ 0,06 đến

0,12% chất khô so với lượng P2O5 dễ tiêu trong đất, tuy nhiên mức độ quan hệ giữa chúng

là không có tương quan (r = -0,03). Hàm lượng K trong lá bị chi phối mạnh bởi sự hiện diện

của K2O dễ tiêu trong đất, mức độ quan hệ giữa chúng là chặt (r = 0,62).

Page 17: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Quan hệ dinh dưỡng giữa lá với năng suất thể hiện rõ hơn so với giữa đất với năng

suất cao su: Hệ số tương quan giữa hàm lượng N trong lá với năng suất cao su r = 0,74, hàm

lượng N trong đất với năng suất r = 0,63; giữa hàm lượng P trong lá với năng suất cao su r

= 0,55, hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất với năng suất r = -0,11; giữa hàm lượng K trong lá

với năng suất cao su r = 0,68, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất với năng suất cao su r =

0,53. Kết quả trên cho phép ta lựa chọn phương pháp bón phân thông qua phân tích lá.

3.3. Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Từ số liệu ở Bảng 3.13 ta có các giá trị:xN = 3,19,xP = 0,25,xK = 1,00 và N =

0,36, P = 0,04, K = 0,23 để thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su tiểu điền thời

kỳ kinh doanh (dòng vô tính RRIM600) ở Quảng Trị vào đầu mùa mưa hướng tới dinh

dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2,0 tấn mủ khô/ha trong điều kiện có sử dụng chất

kích thích mủ được thể hiện tại Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Chất

dinh dưỡng

Mức độ chất dinh dưỡng trong lá cao su (% chất khô)

Rất thiếu Thiếu Trung bình Tối ưu Thừa

N < 2,47 2,47 - 2,83 2,84 - 3,55 3,56 - 3,91 > 3,91

P < 0,17 0,17 - 0,21 0,22 - 0,29 0,30 - 0,33 > 0,33

K < 0,54 0,54 - 0,77 0,78 - 1,23 1,24 - 1,46 > 1,46

Dùng mức thang dinh dưỡng này so với các mức dinh dưỡng trong lá mà các tác giả

đã công bố trước đây thì:

- Đầy đủ các mức theo hệ thống bậc thang từ rất thiếu đến thừa theo hàm phân bố chuẩn

cho các chỉ tiêu N, P, K nên khi phân tích lá của bất kỳ lô thửa nào ta cũng có thể so với thang

chuẩn và biết được dinh dưỡng của vườn cây mà điều khiển bón phân cho hợp lý.

- Đưa ra mức tối ưu hợp lý hơn so với giá trị thích hợp mà các tác giả khác đã đưa ra

như Pushparajah E. (1972, 1994) [104] đưa ra 4 mức: Thấp, vừa, cao, rất cao nhưng mức

vừa lại quá hẹp (N = 3,3 – 3,7%, P = 0,20 – 0,25%, K = 1,35 – 1,65%), Hua Yuagang

(2012) [73] thì chỉ đưa ra 3 mức: Thiếu quá mức, bình thường, dồi dào, trong đó mức bình

thường cũng rất hẹp (N = 3,2 – 3,4%, P = 0,21 – 0,23%, K = 0,9 – 1,1%) nên rất khó điều

khiển bón phân.

- Thang dinh dưỡng này so với thang dinh dưỡng của tác giả Ngô Thị Hồng Vân và

cộng sự (2005) [65] thì phù hợp, tuy nhiên thang dinh dưỡng theo nghiên cứu của Ngô Thị

Hồng Vân cũng không có mức tối ưu, bên cạnh đó do sự khác biệt về đất đai, lập địa và chất

lượng vườn cây giữa cao su đại điền với tiểu điền nên các giá trị N, P, K của thang dinh

dưỡng trong lá cao su Quảng Trị thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở miền Đông Nam

Bộ của tác giả Ngô Thị Hồng Vân.

- Trước đây các tác giả khác chưa tính đến điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ,

đây là lần đầu nghiên cứu xác lập thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su tiểu điền

kinh doanh trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.

Page 18: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.4. Thiết lập hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (dris) để chẩn đoán dinh

dưỡng cho cao su ở Quảng Trị

Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng chính trong lá của tập hợp phụ có năng suất từ 2,0

tấn mủ khô/ha và năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Địa điểm lấy mẫu N/P N/K K/P Năng suất (tấn/ha)

Xã Vĩnh Tân, Vĩnh Linh 13,75 2,85 4,82 2,5

Xã Gio An Gio Linh 13,26 3,02 4,39 2,0

Xã Gio An, Gio Linh 10,86 2,77 3,91 2,5

Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,81 2,77 4,26 2,0

Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,12 2,82 3,94 2,1

Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,14 2,88 3,86 2,2

Bình quân 11,99 2,85 4,20 2,2

Sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P mà điểm giao nhau trên

từng trục tương ứng là 11,99 (N/P), 2,85 (N/K), 4,20 (K/P); ứng với giá trị trung bình của

tập hợp phụ có năng suất cao nhất (từ Bảng 3.17).

P N/P N

K/P

15,59

N/K

5,46

13,79 3,71

4,83

3,28

11,99 K

K 4,20

2,85

3,57

2,42

10,19

2,00 2,94

K/P

N/K

8,39

N P

N/P

Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su

kinh doanh ở Quảng Trị qua phân tích lá

Page 19: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cao su kinh doanh ở

Quảng Trị

3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá kết hợp với DRIS để

điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh ở huyện Gio Linh

3.5.1.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Võ Đăng Lập, thôn An

Nha, xã Gio An. Vườn có diện tích 7 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm 2002 với

mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn cây hiện

còn mật độ 495 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe mạnh, không

sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm 2012 (năm trước thí nghiệm) là 1,5 tấn mủ khô/ha. Năm

2012 vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Đầu Trâu, có tỷ lệ N:P:K là

20:10:15 (1:0,5:0,75) với lượng bón 400 kg/ha (tương đương 80 kg N, 40 kg P2O5 và 60 kg

K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Đây là lượng phân bón gần với lượng phân bón

theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39].

3.5.1.2. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Bảng 3.18. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

Hàm lượng 0,06 0,22 0,05 11,19 10,20 1,58 3,85

Đất chua (pHKCl = 3,85). Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,22% là ở mức thấp, nhưng

P2O5 dễ tiêu biến động từ 9,42 đến 12,57 mg/100g đất, trung bình 11,93mg/100g đất là ở

mức trung bình. Hàm lượng các bon hữu cơ = 1,58% ở mức trung bình nhưng hàm lượng N

tổng số = 0,06% là ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su. Với mức hàm lượng các

bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,58%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp

Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo chỉ bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp

hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45% nên chúng tôi đã không bố trí bón phân hữu

cơ bổ sung trong thí nghiệm này. Hàm lượng K2O tổng số = 0,05%, K2O dễ tiêu = 10,20

mg/100g đất tích luỹ nhiều hơn so với bản chất của đất nâu đỏ trung bình nhưng vẫn ở mức

thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su.

3.5.1.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm

Bảng 3.19. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện

Gio Linh

Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

Hàm lượng 2,98 0,35 1,25

So sánh với thang dinh dưỡng khoáng qua lá đề tài xây dựng ở trên (Bảng 3.16), hàm

lượng N trong lá = 2,98% ở mức thấp. Hàm lượng P được hấp thu vào lá ở mức cao (P trong

lá = 0,35%), nhiều nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K cho thấy mức lân cao không làm

tăng năng suất. Kali trong lá trước thử nghiệm đang đạt mức tối ưu K = 1,25%, mức tồn tại

trong đất thấp (K2Odt = 10,20 mg/100g đất)

Tiến hành xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước

thí nghiệm tại huyện Gio Linh theo DRIS cho thấy N/P = 8,51 nghĩa là nguyên tố N đang có

khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang có khuynh hướng hơi thừa, N/K = 2,38 nghĩa là

nguyên tố N đang ở mức hơi thiếu, nguyên tố K đang ở mức cân bằng, P/K = 3,57 nghĩa là

nguyên tố P đang ở mức hơi thừa, nguyên tố K đang ở mức cân bằng. Như vậy biểu thức

đọc được N P K . Đây là cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh

dưỡng có vận dụng DRIS cho cao su ở huyện Gio Linh.

Page 20: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.5.1.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm

Áp dụng phương pháp xác định lượng phân bón của Nguyễn Như Hà (2013) [19],

lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều

chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo công thức: D = H x C1/C2, trong đó:

D: Lượng phân cần bón (kg chất dinh dưỡng/ha)

H: Lượng phân bón theo quy trình (kg chất dinh dưỡng/ha) – Bảng 1.5

C1: Hàm lượng tối thích của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (% chất khô) – Bảng 3.16

C2: Hàm lượng thực tế của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (%) – Bảng 3.19

Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh lượng

phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm lượng

nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải tính là DN =

N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là lượng N thực tế,

P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính xác là DP = P1 x

K2/P2 x K1 (trong đó P1 là lượng P tối ưu, K2 là lượng K thực tế, P2 là lượng P thực tế, K1 là

lượng K tối ưu).

Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức

bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn

Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P.

- Các công thức thí nghiệm gồm:

+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg Urê

+ 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua) / ha

+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113 kg

Super Lân + 67 kg Kaliclorua) / ha

+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê +

331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua) / ha

+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (217 kg Urê (125% QT) + : 156 kg

Super Lân (75% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT))/ha

Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với

công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.

3.5.1.5. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Bảng 3.20. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Công thức

Hàm lượng chất dinh dưỡng

N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

I 0,07 0,26a 0,05 11,27a 10,50a 1,16a 4,00a

II 0,06 0,20b 0,06 9,97ab 8,89ab 1,38bd 3,75ab

III 0,09 0,28 a 0,07 12,79ac 11,89ac 1,65cd 4,21a

IV 0,08 0,26 a 0,06 11,50a 10,45a 1,49d 4,55ab

CV (%) 19,32 6,72 24,41 10,03 9,95 7,69 6,98

LSD0,05 ns 0,03 ns 2,28 2,08 0,22 0,58

Ở công thức I hàm lượng đạm, kali, các bon hữu cơ và độ pH đều thấp, chỉ có lân là ở

mức độ trung bình. Ở công thức II hàm lượng đạm và độ pH rất thấp, hàm lượng lân, kali,

các bon hữu cơ đều ở mức độ thấp. Ở công thức III hàm lượng đạm và lân cao, hàm lượng

các bon hữu cơ trung bình, tuy nhiên hàm lượng kali và độ pH lại thấp. Ở công thức IV hàm

lượng đạm, lân, các bon hữu cơ đều đạt mức trung bình khá, chỉ có hàm lượng kali và độ

pH vẫn đang ở mức độ hơi thấp, điều đó nói lên sự ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh

dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể.

Page 21: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.5.1.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân

Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh

Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng

N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

I 3,02 a 0,36 ab 1,27 a

II 2,67 b 0,32 ac 0,93 b

III 3,81 c 0,39 b 1,59 c

IV 3,70 c 0,31 c 1,36 d

CV (%) 4,61 5,22 3,53

LSD0,05 0,31 0,04 0,09

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Kết quả động thái dinh dưỡng khoáng trên lá sau bón phân so sánh với thang dinh

dưỡng khoáng được chúng tôi xây dựng (Bảng 3.16) cho thấy nếu bón phân cân đối với tỷ lệ

hợp lý thì dinh dưỡng khoáng trong lá tiến tới mức tối ưu để tạo năng suất cao như: Ở công

thức IV, mức độ cân đối dinh dưỡng được thể hiện khá rõ: N = 3,70%, P = 0,31%, K =

1,36%. Ở công thức I đối chứng, do bón phân theo quy trình chung nên cân đối dinh dưỡng

không được thiết lập, gây cản trở trong việc hút dinh dưỡng của cây, nên sau bón phân

lượng đạm trong lá N = 3,02% vẫn ở mức thiếu hụt, nhưng lân P = 0,36% lại thừa. Tuy

nhiên, do năng suất các năm trước không quá 1,5 tấn mủ/ha nên ở công thức III tăng lượng

phân bón gấp 2 lần so với quy trình cũng không nâng cao hiệu quả kinh tế bởi năng suất

không cao hơn công thức IV có lượng phân thấp hơn. Ở công thức II lượng phân bón quá ít

nên trừ lân, các chất dinh dưỡng N = 2,67%, K = 0,93% đều ở mức thiếu hụt.

Sau bón phân đã tiến hành đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá theo chỉ

số DRIS của các công thức phân bón như sau:

CT I: N P K

CT II: N P K

CT III: N P K

CT IV: N P K

3.5.1.7. Năng suất cao su của thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở

huyện Gio Linh

Công

thức

Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất

(kg/ha/năm)

% so với

đối chứng Mủ tươi Mủ khô

I 110,70a 33,75a 1.443a 100,00

II 96,20b 29,31b 1.253b 86,83

III 122,13c 37,27c 1.593c 110,40

IV 133,72d 40,82d 1.745d 120,93

CV(%) 4,78 4,77 4,77

LSD0,05 11,05 3,37 143,95

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Page 22: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.5.1.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Gio Linh

Hạng mục CT I CT II CT III CT IV

Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.443 1.253 1.593 1.745

Tổng thu (1000 đ) 57.720 50.120 63.720 69.800

Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 17.720 10.120 23.720 29.800

Tổng chi (1000 đ) 42.935 41.178 44.713 43.545

Tiền chi thêm cho mua , bón phân (1000đ) 4.935 3.178 6.713 5.125

Lợi nhuận (1000 đ) 14.785 8.942 19.007 26.255

VCR phân bón 3,59 3,18 3,53 5,81

Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá,

đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ

tiêu = 420.000 đ/ha/hộ).

Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam thì tổng giá trị là 57.720.000 đ/ha, chi phí bón phân là 4.935.000 đ/ha, lợi nhuận

thu về 14.785.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,59 lần.

Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 3.178.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá

thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 8.942.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,18 lần.

Đây là công thức có lợi nhuận thấp nhất và hiệu quả đầu tư phân bón cũng thấp nhất trong

toàn thí nghiệm.

Ở công thức III tăng lượng phân gấp 1,5 lần so với quy trình, năng suất đạt cao

nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 63.720.000 đ/ha, chi phí cho phân bón là 6.713.000

đ/ha, lợi nhuận thu được 19.007.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón chưa cao (3,53 lần).

Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức

trung bình 5.125.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận cao nhất 26.255.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư

phân bón cao nhất (5,81 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp đã

tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.

Tóm lại, bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đã tạo ra sự cân bằng các dưỡng

chất trong đất, trong lá, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho cây cao su tiểu điền ở

giai đoạn kinh doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị.

3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết

hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ

3.5.2.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Đỗ Anh Phương, thôn

Minh Hương, xã Cam Chính. Vườn có diện tích 6 ha được trồng cao su dòng RRIM600 năm

2001 với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn

cây hiện còn mật độ 479 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe

mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm trước thí nghiệm là 1,3 tấn mủ khô/ha.

Năm trước thí nghiệm vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Việt Nhật, có

tỷ lệ N:P:K là 15:15:15 (1:1:1) với lượng bón 300 kg/ha (tương đương 45 kg N, 45 kg P2O5

và 45 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Lượng bón này bón thiếu đạm, kali và

thừa lân so với lượng bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm

2012 [39].

Page 23: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.5.2.2. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Bảng 3.24. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

Hàm lượng 0,06 0,24 0,04 10,07 9,28 1,43 3,99

Tại điểm bố trí thí nghiệm các năm trước đây việc bổ sung phân hữu cơ cho đất

không được chú trọng đúng mức ngay từ đầu mà chỉ nặng về bổ sung phân hóa học. Khi so

sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của Võ Văn An và

cộng sự (1990) [1] cho thấy, trong đất lượng P2O5 tổng số = 0,24% thấp nhưng P2O5 dễ tiêu

thì lại khá cao, trung bình là 10,07 mg/100g đất. Đất nâu đỏ chứa lượng cation kiềm và

kiềm thổ rất thấp nên lượng K2O tổng số chỉ ở mức trung bình thấp (0,04%). Lượng K2O dễ

tiêu cũng ở mức thấp, trung bình ở mức 9,28 mg /100g đất. Với mức hàm lượng các bon hữu

cơ trong đất bình quân là 1,43%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo bón bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp hàm lượng

các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45%, chúng tôi đã bố trí bón phân hữu cơ bổ sung trong các

công thức của thí nghiệm tại huyện Cam Lộ.

3.5.2.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm

Bảng 3.25. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở huyện

Cam Lộ

Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

Hàm lượng 2,83 0,34 1,07

Bảng 3.25 cho thấy do hàm lượng N trong đất tương đối thấp nên hàm lượng N hấp

thu lên lá có sự khác biệt từ thấp nhất là 2,74% đến cao nhất 2,91%. Khi so sánh với thang

dinh dưỡng khoáng cao su Quảng Trị mà đề tài thiết lập (Bảng 3.16) cho thấy hàm lượng N

trong lá đang ở mức thiếu và đang tiến đến giới hạn rất thiếu (giới hạn khủng hoảng) vì

2,47 < N < 2,83% đã được xem là giới hạn thiếu và rất thiếu N trong lá vào đầu mùa mưa.

Quan hệ giữa hàm lượng N trong đất và hàm lượng N trong lá là rất chặt (r = 0,75).

So với thang dinh dưỡng khoáng mà chúng tôi thiết lập thì hàm lượng P trong lá

(trung bình = 0,34%) đều ở mức thừa, đây cũng là tình trạng chung của các vườn cao su tiểu

điền tại Quảng Trị do qua nhiều năm bón thừa phân lân so với nhu cầu của cây cao su thời

kỳ kinh doanh.

Về hàm lượng K trong lá biến động từ 0,98% đến cao nhất là 1,15%, trung bình đạt

1,07%. Những kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy kali đóng vai trò vô cùng quan trọng

đối với cao su. Đối chiếu với thang dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh doanh Quảng

Trị mà chúng tôi thiết lập cho thấy hàm lượng K trong lá từ 0,78% đến 1,23% là ngưỡng

dinh dưỡng trung bình (hơi thiếu) đối với cao su. Do vậy, hàm lượng K trong lá cao su

huyện Cam Lộ ở mức trung bình chưa đạt ngưỡng dinh dưỡng tối thích.

Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thử

nghiệm tại huyện Cam Lộ theo chỉ số DRIS cho thấy N/P = 8,32 đang ở trạng thái mất cân

bằng nghĩa là nguyên tố N đang ở mức thiếu, nguyên tố P đang ở mức thừa, N/K = 2,64

nghĩa là nguyên tố N đang ở khuynh hướng thiếu, nguyên tố K đang ở khuynh hướng cân

bằng, K/P = 3,15 nghĩa là nguyên tố K đang ở khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang ở

khuynh hướng thừa. Có thể thấy biểu thức đọc được theoDRIS ở lá cao su Cam Lộ là N , P

, K . Đây là một trong những cơ sở cho việc thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh

dưỡng cho cao su huyện Cam Lộ.

Page 24: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3.5.2.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm

Theo Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế hoạch

(ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá tính theo

công thức: D = H x C1/C2. Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong

cây, điều chỉnh lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác

theo hàm lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác

phải tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là

lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính chính

xác là DP = P1 x K2/P2 x K1.

Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các mức

bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của Tập đoàn

Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P

Trường hợp tại khu thí nghiệm ở huyện Cam Lộ, qua kết quả phân tích trên cho thấy:

So sánh với thanh dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16): Hàm lượng N trong lá ở mức thiếu,

Hàm lượng P trong lá ở mức thừa, Hàm lượng K trong lá ở mức trung bình; Đọc các tỷ lệ

theo sơ đồ DRIS: N thiếu , P thừa và K hơi thiếu.

- Các công thức thí nghiệm gồm:

+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174 kg

Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha

+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê + 113

kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha

+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg Urê +

331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha

+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (261 kg Urê (150% QT) + 63 kg

Super Lân (25% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT) + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha.

Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5% với

công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.

3.5.2.5. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Số liệu của Bảng 3.26 một lần nữa cho thấy sự phân hóa của các yếu tố dinh dưỡng trong

đất theo từng công thức thí nghiệm tương tự như thí nghiệm ở huyện Gio Linh.

Bảng 3.26. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Công thức

Hàm lượng chất dinh dưỡng

N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

I 0,08 0,27a 0,06 12,88a 11,95 1,82 a 4,20a

II 0,07 0,22b 0,05 10,05b 10,27 1,46 a 4,01a

III 0,11 0,29a 0,07 12,54a 13,31 2,51 ab 5,15b

IV 0,10 0,28a 0,06 13,67a 12,68 2,60 b 4,91b

CV (%) 23,27 4,75 16,65 11,50 14,93 17,62 5,07

LSD0,05 ns 0,03 ns 2,82 ns 0,74 0,46

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê; ns: Sai khác của chỉ tiêu giữa tất cả các công thức thí

nghiệm không có ý nghĩa (ở mức xác suất P < 0,05).

Ở công thức I hàm lượng đạm, lân, kali, các bon hữu cơ đạt mức trung bình thấp,

riêng độ pH ở mức thấp. Ở công thức II hàm lượng đạm, kali và độ pH thấp, chỉ có hàm lượng

lân và các bon hữu cơ ở mức trung bình. Ở công thức III hàm lượng đạm, lân và các bon hữu

cơ cao, hàm lượng kali và độ pH ở mức độ trung bình. Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân,

Page 25: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

kali, độ pH đều đạt mức trung bình khá, hàm lượng các bon hữu cơ cao, điều đó nói lên sự

ưu việt của phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân

đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể. Vai trò của phân hữu cơ được khẳng định rất rõ

khi bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, đất sau thí nghiệm ở công thức IV đã đạt được

mức cân bằng giàu dinh dưỡng và khắc phục được đặc điểm chua thường thấy của đất bazan

(cây cao su thích hợp với đất hơi chua, có độ pH từ 4,5 – 6,5).

3.5.2.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân

Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ

Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng

N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô) I 2,95 a 0,36 a 1,12 a II 2,70 a 0,35 a 1,05 a III 3,97 b 0,39 ab 1,64 b IV 3,80 b 0,32 ac 1,40 c

CV (%) 5,71 7,55 5,73 LSD0,05 0,38 0,05 0,15

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Sau bón phân đã tiến hành đánh giá vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng

trong lá theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau:

CT I: N P K

CT II: N P K

CT III: N P K

CT IV: N P K

3.5.2.7. Năng suất cao su trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí nghiệm ở

huyện Cam Lộ

Công

thức

Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất

(kg/ha/năm)

% so với

đối chứng Mủ tươi Mủ khô

I 107,56ab 37,89ab 1.620ab 100,00

II 100,31a 35,31a 1.510a 93,21

III 114,34b 40,26b 1.721b 106,23

IV 126,42c 44,54c 1.904c 117,53

CV(%) 5,19 5,19 5,19

LSD0,05 11,62 4,09 174,95

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự khác

biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

3.5.2.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Cam Lộ

Hạng mục CT I CT II CT III CT IV

Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.620 1.510 1.721 1.904

Tổng thu (1000 đ) 64.800 60.400 68.840 76.160

Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 24.800 20.400 28.840 36.160

Tổng chi (1000 đ) 46.185 44.428 47.963 46.880

Tiền chi thêm cho mua , bón phân (1000 đ) 8.185 6.428 9.963 8.460

Lợi nhuận (1000 đ) 18.615 15.972 20.877 29.280

VCR phân bón 3,03 3,17 2,89 4,27

Page 26: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân tích lá,

đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x 70.000 đ chỉ

tiêu = 420.000 đ/ha/hộ)

Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam thì tổng giá trị là 64.800.000 đ/ha, chi phí phân bón là 8.185.000 đ/ha, lợi nhuận

thu về 18.615.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,03 lần.

Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 6.428.000 đ/ha, nhưng do năng suất quá

thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 15.792.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,17 lần.

Ở công thức III tăng lượng phân bón gấp đôi so với Quy trình, năng suất đạt cao

nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 68.840.000 đ/ha, chi phí cho phân bón lên đến

9.963.000 đ/ha, lợi nhuận thu được 20.877.000 đ/ha nhưng hiệu quả đầu tư phân bón thấp

nhất (2,89 lần).

Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở mức

trung bình 8.460.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận đạt cao nhất 29.280.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư

phân bón cao nhất (4,27 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón phù hợp để

tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.

Nhìn tổng thể, bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá có bổ sung phân hữu

cơ là biện pháp kỹ thuật hiệu quả và bền vững đối với cây cao su thời kỳ kinh doanh trên đất

đỏ bazan ở Quảng Trị. Việc bón phân theo phương pháp này vừa cải tạo thành phần, tính

chất của đất theo hướng có lợi cho cây trồng, vừa tạo ra sự cân bằng hợp lý các dưỡng chất

trong cây để đưa đến năng suất mủ cao, hiệu quả vượt trội so với các phương pháp bón phân

thông thường.

Page 27: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận 1) Các vườn cao su tiểu điền ở Quảng Trị có quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Việc sử

dụng phân bón của các hộ dân trồng cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị còn chưa hợp lý, thiếu cơ sở nên năng suất cao su và hiệu quả kinh tế thấp. Bón phân hữu cơ có hiệu quả rõ rệt đối với cao su kinh doanh nhưng nhất thiết phải bón kết hợp với phân khoáng vô cơ (N, P, K). Đại đa số hộ dân tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh.

2) Các chỉ tiêu dinh dưỡng hóa tính của đất cần thiết cho cây cao su (C hữu cơ, N%, K2Odt) đều ở mức thấp và rất thấp, chỉ riêng hàm lượng P2O5dt là ở mức trung bình khá. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su tiểu điền kinh doanh cũng thấp hơn so với các vùng khác, chỉ riêng hàm lượng P là ở mức cao. Tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong đất với năng suất cao su tiểu điền kinh doanh không chặt, nhưng tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong lá với năng suất cao su là rất chặt nên cho phép sử dụng hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá để chẩn đoán dinh dưỡng.

3) Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 - 2 tấn mủ/ha trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ được thiết lập với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô chứa trong lá của ni tơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali (xK ) là 1,00% và độ lệch chuẩn của hàm lượng ni tơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là 0,04, kali (K) là 0,23, ngưỡng tối ưu của hàm lượng ni tơ trong lá là 3,56 – 3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%.

4) Chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp phụ có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P là 2,85, các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình thường) của tỷ lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.

5) Hai tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị được xác định là: (100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha áp dụng cho cây cao su trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi huyện Gio Linh và các huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha áp dụng cho huyện Cam Lộ và các huyện nằm phía Nam tỉnh Quảng Trị. 4.2. Đề nghị

1) Các hộ trồng cao su tiểu điền ở Quảng Trị có điều kiện nên bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, đồng thời bón bổ sung phân chuồng trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ.

2) Trong thực tế sản xuất, có thể áp dụng công thức phân bón: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (nếu có điều kiện bón thêm 4.500 kg phân chuồng/ha) cho các diện tích cao su kinh doanh trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi các huyện nằm phía Bắc tỉnh và công thức: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân chuồng /ha cho vùng phía Nam tỉnh Quảng Trị.

3) Cần tiếp tục nghiên cứu bón phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trên các dòng vô tính khác (ngoài RRIM600), trên các loại đất khác (ngoài đất bazan) ở những vùng sinh thái khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ, áp dụng vào sản xuất cao su nông hộ một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Page 28: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

1. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Đánh giá thực

trạng sử dụng phân bón cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng Trị’, Tạp chí Khoa học

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Đại học Huế (ISSN 2588-1191), tập 126, số 3D,

2017, trang 27-39.

2. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Nghiên cứu bón

phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng

Trị”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (ISSN 1859-4581), số 322/2017, kỳ 1, tháng 10 năm 2017, trang 61-68.

Page 29: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY

LE CONG NAM

RESEARCH ON MINERAL FERTILIZATION BY LEAF

NUTRITIONAL DIAGNOSIS FOR RUBBER TREES

IN QUANG TRI PROVINCE

AGRICULTURAL DISSERTATION OF PHILOSOPHY DOCTOR

HUE, 2018

Page 30: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY

LE CONG NAM

RESEARCH ON MINERAL FERTILIZATION BY LEAF

NUTRITIONAL DIAGNOSIS FOR RUBBER TREES

IN QUANG TRI PROVINCE

AGRICULTURAL DISSERTATION OF PHILOSOPHY DOCTOR

Major: Crop Science

Code: 62.62.01.10

SCIENTIFIC SUPERVISORS

1. Assoc. Prof. Dr. NGUYEN MINH HIEU

2. Assoc. Prof. Dr. DUONG VIET TINH

HUE, 2018

Page 31: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

The thesis has been completed at Faculty of Agronomy,

University of Agriculture and Forestry, Hue University

Scientific supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr. NGUYEN MINH HIEU

2. Assoc. Prof. Dr. DUONG VIET TINH

Referee 1:

Referee 2:

Referee 3:

The defence will be held at Hue University of PhD council

on …... h …..., day …... month …….. in 2018

The thesis can be found at:

Vietnam National Library

Library of Hue University of Agriculture and Forestry

Page 32: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

1

INTRODUCTION

1. Introducing

The trifoliate rubber tree (Hevea brasiliensis Muel. Arg.) belongs to genus of the

Euphobiaceae, which is a multi-purpose tree, with a great economic, social and ecological

role. Rubber has a lot of value, rubber latex becomes one of the four main raw materials of

the world's industries (behind iron and steel, coal and oil), rubber wood can be used in

industry. wood processing and construction, granular materials for cleaning, chemicals,

paint,...

World output of rubber increased by over 20%, from 9 million tons in 2010 to 12.3

million tons in 2015; World rubber demand will reach 30.5 million tons in 2015, forecast

2019 increased 3.9% compared to 2015 to 31.7 million tons.

In Vietnam, rubber is a key industry, one of ten major export items. In 2016, the area

is 965 thousand hectares, Vietnam is the second largest in the world in terms of productivity

(1.7 tons/ha), third in output (1.1 million tons), fourth in export volume (1 million tons)

(ANRPC, 2016).

Quang Tri is a province with a relatively large land fund, and soil conditions are in line

with the growth and development of rubber trees. The province has 20,689 ha of rubber,

distributed mainly in 3 districts of Vinh Linh, Gio Linh, Cam Lo (accounting for 90%),

output of 12.3 thousand tons (Quang Tri Statistical Yearbook, 2016).

At present, in Quang Tri as well as the central region, low yielding rubber trees, poor

quality of garden, fertilizer use are spontaneous, lack of foundation and efficiency is not

high. Besides, fertilizing according to nutritional diagnosis is the progress of the science of

fertilizers, crop science. Fertilizing according to nutritional diagnosis to make balanced and

reasonable fertilizer application; harmonize the relationships between land, crops, climate.

However, in Vietnam there is only one study on nutritional diagnosis for rubber trees

but it is done in rubber plantations in the Southeast, research also proposed mineral nutrient

ladder, not applied. The system of diagnosis and recommendation system (DRIS) is not

perfect and difficult to apply to production.

Starting from the above issues, we conducted the study on the application of mineral

fertilizers according to the leaf nutritional diagnosis for rubber trees in Quang Tri.

2. Objectives of the project

2.1. General objectives

Contribute to improve the method of mineral fertilizers according to the leaf

nutritional diagnosis in the condition of using rubber latex for rubber business period in

Quang Tri province.

2.2. Specific objectives

- Assess the status of the orchard, use fertilizer and use latex stimulant for small rubber

plantation in Quang Tri.

- Assessment of nutrient content in soil, leaf and relationship to rubber productivity in

Quang Tri.

- Building a mineral nutrient ladder through leaves for the rubber business period in

Quang Tri.

- Identify integrated diagnostic and recommendation system (DRIS) for rubber

business period in Quang Tri.

- Establishment of fertilizer complexes for rubber business period in Quang Tri

according to leaf nutritional diagnosis in the condition of using latex stimulant.

Page 33: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

2

3. Scientific and practical significance

3.1. Scientific significance

- The research results of the thesis will provide scientific data on the correlation of

mineral elements N, P, K in soil, in leaves with rubber yield in the business period, which is

the scientific basis. To evaluate the nutritional status through the content of mineral

nutrients in the leaves.

- To supplement and perfect the method of fertilizing according to the leaf nutrition

diagnosis for rubber trees in the business period, which shall serve as a basis for perfecting

the process of fertilizing the rubber trees, especially the rubber plantations.

- The research results of the project will be a valuable reference for teaching and

scientific research in the direction of proper fertilization based on leaf nutritional diagnosis

in terms of using latex stimulant not only for rubber trees but also for other crops.

3.2. Practical significance

- Introduce widely to farmers who are producing rubber latex an advanced method of

fertilization is the method of fertilization according to the nutritional diagnosis through the

leaf under the condition of simultaneous use of latex stimulant to increase productivity.

- Based on the leaf mineral nutrient level and the established DRIS index, farmers

have been able to adjust the dosage of fertilizer in the condition of using latex to develop a

rubber efficient and sustainable way.

4. Frame work of thesis

- The study focused on investigating the status of orchards, use of fertilizers, latex

stimulants, mineral nutrient assessments in soil, in rubber leaves to build mineral nutrient

ladder and high leaf index rubber businesses of RRIM 600 in the age of 10 - 20 are planted

on reddish brown basalt in hilly areas in 3 districts with rubber area accounting for nearly

90% of the rubber area of Vinh Linh, Gio Linh and Cam Lo of the Quang Tri province.

- The study was conducted for 4 years: 2013 - 2016.

5. New (Novel) contributions of the thesis

- Build up a mineral nutrient ladder through rubber leaves trading in Quang Tri

towards optimal nutrition to achieve yield of 1.5 - 2 tons of latex per hecta in the condition

of using latex stimulant with mean values of dry matter content in nitrogen leaf (xN ) of

3.25%, phosphorus (xP ) of 0.25%, potassium (xK ) of 1.00% and standard deviation the

concentration of nitrogen (N) was 0.36, phosphorus (P) was 0.04, potassium (K) was

0.23, the optimum level of nitrogen content in leaves was 3.56 - 3.91%, phosphorus 0.30-

0.33%, potassium 1.24 - 1.46%.

- Determine the DRIS index for rubber business in Quang Tri in the condition of using

latex stimulant, set up on three axes: N/P, N/K, K/P with the center of intersection of the N,

P, K content on the rubber leaves was optimized according to the average yield of the

highest yields on each axis, respectively, (xN/P ) was 11.99; (xN/K ) was 4.20; (xK/P ) is

2.85, the reliable limits for the nutritional balance (normal threshold) of the N/P ratio are

10.19 – 13.79, N/K is 2.42 - 3.28, K/P is 3.57 - 4.83, contributing to improve the method of

fertilizing by nutritional diagnosis.

- Two fertilizer complexes for rubber production under the condition of using latex

stimulants in Quang Tri province were constructed: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha

and (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4,500 kg of organic fertilizer) / ha.

Page 34: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

3

CHAPTER 1

OVERVIEW OF THE STUDY

1.1. Scientific basic overview of studied matters

1.1.1. Rubber tree and basic ecological requirements

1.1.2. Nutrition and fertilizer for plants

1.1.3. Scientific basis of nitrogen fertilization for rubber trees

1.1.4. Scientific basis of P fertilizer application for rubber trees

1.1.5. Scientific basis of potassium fertilization for rubber trees

1.1.6. Scientific basis of organic fertilizer application for rubber trees

1.1.7. The scientific basis for the use of latex stimulants for rubber trees

1.1.8. Scientific basis of fertilization according to nutritional diagnosis for rubber

1.2. Practical basis overview of studied matters

1.2.1. The development of natural rubber in the world and in Vietnam

1.2.2. Studies on N, P, K fertilization for rubber trees

1.2.3. Studies on organic fertilizers for rubber trees

1.2.4. Study on the use of Ethephon stimulant to increase the productivity of latex

1.2.5. Studies on fertilizing for rubber by leaf nutritional diagnosis

1.2.6. Basic conditions and situation of natural rubber production in Quang Tri province

1.2.7. Explain the reasons for choosing the problem and the study sites

Page 35: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

4

CHAPTER 2

OBJECTS, CONTENT AND METHODOLOGY

2.1. Objects and materials

2.1.1. Research subjects

Research on rubber trees (Hevea brasilinesis Muel Arg.), a clone of the RRIM600

clonal plant in the 10-20 years of age, was planted on the FRs (Rhodic Ferralsols) - reddish-

brown basaltic soil - in the hillsides of Quang Tri province.

2.1.2. Study materials

- Fertilizers: Nitrogen fertilizers: Use urea fertilizer containing 46% N. Phosphorus:

Use Super Phosphate containing 16% P2O5. Potassium: Use of MOP Kalichloride MOP

containing 60% K2O. Organic fertilizer (manure): Use cattle manure from the local

population (a mixture of manure produced by water, dung (straw, leafy green manure) and

leftover food of cattle containing 83.1% water, 0.29% N, 0.17% P2O5, 1.00% K2O, 0.3%

CaO and 0.1% MgO.

- Latex Stimulatex, the trade name for the active ingredient (a.i.) Ethephon is 2.5%.

2.2. Research contents

Contents 1: Survey on the status of orchards, use of fertilizers and latex stimulants for

rubber plantations in Quang Tri.

Content 2: Assessment of nutrient content in soil, leaf and relationship with rubber

productivity in Quang Tri.

Content 3: Research on building a leaf nutrient ladder for rubber trees in Quang Tri.

Content 4: Research on determining integrated diagnostic and advisory system for

rubber business in Quang Tri.

Content 5: Fertilizer test on mineral leaf nutrition for rubber trees in Quang Tri.

2.3. Methodology

2.3.1. Evaluation of plantation status, use of fertilizers and latex stimulants for rubber

plantations in Quang Tri

- Methods of use:

+ Method of inheriting and analyzing documents

+ Field survey method (plot, standard plot, ...)

+ Methods of sociological investigation (using questionnaires, in-depth interviews,

participatory observation, ...)

- Collection criteria:

+ Actual gardening (planting year, area, density of density, current density).

+ The situation of fertilizer use in the business period (fertilizer, dosage, application

time).

+ The use of stimulant (drug, use, dosage, effect of drug).

+ Cost, income, efficiency of small rubber plantations.

+ Some difficulties exist in the production of rubber plantations (especially difficulties,

existing in fertilizing and using latex stimulants).

Surveyed in 3 communes in 3 districts, 35 households in each commune (105

households in total) represent the main rubber plantations in Quang Tri.

2.3.2. Method of sampling, treatment and analysis of soil samples and leaf samples to

evaluate nutrient status in soil, in rubber leaves

- Acres:

+ Get and process samples:

Page 36: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

5

Land sample taken and treated in accordance with Vietnamese Standard TCVN 7538:

2006 - Soil quality - Sampling [4] by diagonal method in the cultivation layer (0 - 20 cm)

for 5 sites / study area rescue from 5 cross points in the garden, at each point along the edge

of the rubber canopy, dig a hole 30 cm deep, then use a knife to scrape a thin layer of soil

from top to bottom vertically, take about 200g. Land is sampled from 5 points mixed into 1

acre sample of land representing the garden for analysis. Avoid getting the soil under the

tree in the garden. Do not take in newly fertilized sites. After harvesting, remove the roots,

impurities, dried in air, dried, then milled through 1 mm sieve.

In order to assess the mineral nutrient status in soil, in leaves, the relationship between

them and yield, as the basis for the development of mineral nutrient levels and the DRIS

index, soil samples (with leaf samples) Three types of orchard: good garden with yield of

1.5 tons/ha, average orchard with yield from 1.0 - 1.5 tons/ha and bad garden with

productivity of less than 1.0 tons/ha, Choose 3 districts with the largest area of rubber for

sampling: Vinh Linh (for Vinh Tan commune), Gio Linh (Gio An commune), Cam Lo

(Cam Chinh commune) good form (10 samples), medium (10 samples), bad (10 samples).

The sample size is 3 types x 3 districts x 10 samples / district = 90 samples.

+ Analysis of research indicators: Total protein content: Analysis by Kjendahl method

improved [10 BC 377-99]. Total P2O5 content and easy digestibility: Analysis by

colorimetric methods and Oniani [TCVN 8940: 2011]. Total K2O content and easy

digestibility: Analysis by flame optical method (TCVN 8660: 2011) Organic carbon:

Wakley black method [TCVN 8940: 2011] pHKCl: Determination by measuring method pH

meter [10TCN 381-99].

- Leaf pattern:

Collection and processing of samples: Comply with Vietnamese Standards TCVN

8551: 2010 - Plants - Sampling and preparation methods [5] and Process of Vietnam Rubber

Industry Group 2012 [39]. A leaf sample is a composite of 30 trees, each of which is triple-

leafed (each leaf has 3 single leaves), each leaf sample is equal to 270 leaves. The leaves are

collected from the lower branches of the canopy. In the shade, the leaves are placed on the

last leaf of the branch, mature leaves (about 90 to 150 days old) with the shoots stable. The

leaf sampler was representative of the sampling orchard, RRIM600 asexual clone, the same

basalt, shaved, no pest, far from the main road, far away from the floodplain, far from the

edge of the plot. Samples were dried in air, dried at 700C in a ventilated oven until dry, then

milled through a 1 mm sieve. Number of leaf samples to be taken, analysis was 90 samples,

leaf samples were taken at the same location with soil samples.

+ Analysis of research indicators: Using sulfuric acid sulfuric acid and hydroperoxide

(H2O2) as a substance to decompose samples, soak samples overnight and then decompose

at 2250C, let cool and conduct analysis according to the rules. process (determine N:

distillation, P: color comparison, K: flame photometer).

2.3.3. Method of building mineral nutrient ladder through rubber leaves

The main nutrient content values N, P, K analyzed from leaf samples (90 samples)

were calculated as meansx = xi / n and standard deviation (δ)

δ = (x -x)2

(n-1)

Establishing mineral nutrient ladders on rubber leaves at levels: Very deficient: <x -

2δ, deficient:x - 2δ →x - δ, medium:x - δ →x + δ, optimal:x + δ →x + 2δ, excess:

>x + 2δ.

Page 37: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

6

2.3.4. Determination of DRIS for rubber business

According to the Integrated Diagnosis and Recommendation Integrated Systems

(DRIS), DRIS is based on three axes: N/P, N/K, and K/P. The average value of the subset of

the highest productivity (according to Vu Huu Yem, 2012). Concentric circles are

considered reliable limits. The inner circle is placed in a variable displacement position with

an average of ± 15%, the outer circle placed in a fluctuating position relative to the average

of ± 30%. The two circles and three axes make up the area containing the arrow symbols, in

which the area in the inner circle has arrows ( ) denotes a balanced nutritional state; The

arrows ( ) in the areas between two circles indicate an imbalance trend (slightly lacking,

excess); The arrow ( ) is outside of the 2 rounds showing the nutritional imbalance

(missing, excess).

2.3.5. Method of experimental arrangement

2.3.5.1. Formulation of experimental fertilizer

- Experiment 1: Mineral fertilizers for rubber planted according to nutritional

diagnosis in Gio Linh district:

FI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha (by Process 2012 - Control)

FII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O / ha (equal to ½ Process 2012)

FIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O / ha (equal to 1.5 times Process 2012)

FIV: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O / ha (based on nutritional diagnosis)

- Experiment 2: Applying organic fertilizers (manure) for rubber trees according to

nutritional diagnosis in Cam Lo district:

FI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg manure / ha

FII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O + 4,500 kg manure / ha

FIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4,500 kg manure / ha

FIV: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4,500 kg manure / ha

The experimental formulas were combined with 2.5% latex stimulant with the

following formula: S/2D d3 10m/12. ET2.5% Pa4/y (half shaved, one shave for 2 rests,

shaved for 10 months for 1 year, use 2.5% latex stimulant in four times (June, August,

September, October) for 1 year.

2.3.5.2. Placement method and experiment scale

Two randomized complete block design (RCBD) experiments were carried out, each

with 4 formulas and 3 replicates to 12 baselines (each replicate of one formula). Each cell

consists of 10 rubber trees, the total number of trees per experiment is 120 rubber trees, and

two experiments are 240 rubber trees.

2.3.5.3. Indicators of land monitoring, growth, development and productivity

- Content and percentage of major nutrients in soil before and after experiment. Carry

out sample processing and analysis of indicators.

- Content, ratio of macromolecular elements (N, P, K) in the leaves of the trees in the

experiment before and after the experiment. Carry out sample processing and analysis of

indicators.

- Latex productivity of the experimental plants:

The latex was collected from all plants in the plots, taken directly in accordance with

the Rubber Industry Group's 2012 procedure [39], determining the DCR (%) to calculate the

yield of the experiment.

+ Productivity g/tree/shave: (g/c/c)

Productivity of fresh latex (g/c/c)

Page 38: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

7

Productivity of fresh latex = [NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn]

x 1000 N

Of which: NS1, NS2 .....NSn: Productivity of tree 1, 2, ... n

n: Total rubber trees in shavings

Productivity of dried latex (g/c/c)

Individual Productivity = [Latex (g) x DCR%] + [Potholes (g) x 50%]

x 1000 N

Of which: - DCR% is the content of dry latex

- N is the total number of trees monitored (number of shaved trees)

Determination of DCR (%) by means of "rapid-heating" method:

Weigh 5 grams of water (using weighing cups), treat with a special chemical mixture,

remove the impurities, then boil in the pan for 3 - 5 minutes, squeeze serum and cold rolled

until dry. Clean the impurities, take the amount of dried latex in the pan to achieve the

weight of dry pus (X)

DRC (%) = X × 100

5

+ Average annual productivity (g/c/c):

Individual productivity =

∑ [g/c/c (monthly average) x number of slices/month]

(annual average) (g/c/c) Total shaves per year

Average yield per year (kg/ha/year):

Output =

g/c/c (average year) x number of shaved trees/ha x Total shaved per year

(kg/ha/year) 1000

2.3.6. Methods of analyzing and processing information and data

2.3.6.1. Method of calculating indicators of economic efficiency

- Profit = Total revenue - Total expenditure. Inside:

+ Total = yield x selling price by time of harvest.

+ Total expenditure = Input costs (fertilizer + other materials) + labor.

- The VCR (value added by fertilizer) is calculated by the formula:

VCR = Gross revenue increased by fertilizer application

Total expenditure increased by fertilizer application

* Note: If VCR> 2: Fertilizer investment is profitable;

If VCR> 3: Farmer accepts fertilizer investment.

2.3.6.2. Methods of analyzing and processing information and data

Analysis and processing of information and data is done by statistical methods of

description, comparison of observation patterns, statistical analysis, logical analysis by

specialized software programs SPSS 10.0, Statgraphic, Microsoft Excel, Minitab combined

with Geographic Information System (GIS).

Page 39: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

8

CHAPTER 3

RESULTS AND DISCUSSION

3.1. The status of orchards, use of fertilizers and latex stimulants for rubber

plantations in Quang Tri

3.1.1. Scale and quality of rubber plantations at household in Quang Tri

3.1.1.1. Scale of rubber plantation business at household in Quang Tri

Table 3.1. Scale of rubber plantation business at household in Quang Tri

District Number of

households

Average area

(ha/household)

Scale of rubber plantation (N0 of households /%)

2 ha/hh < 2 - 4 ha/hh > 4 ha/hh

Vinh Linh 35 0.89±0.31 35 / 100.00 - -

Gio Linh 35 1.53±1.24 26 / 74.28 7 / 20.00 2 / 5.71

Cam Lo 35 1.25±0.93 30 / 85.71 4 / 11.43 1 / 2.86

Whole province 105 1.22±0.90 91 / 86.66 11 / 10.48 3 / 2.86

Rubber plantations at household in Quang Tri mainly grow on small scale; There are

86.66% of type A households (less than 2 ha / household), 10.48% of type B households (2 -

4 ha) and only 2.86% of households type C (over 4 hectares).

3.1.1.2. Quality of rubber plantation business at household in Quang Tri

Table 3.2. Quality of rubber plantation business at household in Quang Tri

District House

holds

Average tree

density

(trees/ha)

Average shade

density

(trees/ha)

Rate of

trees

(%)

Uniformity

of tree

Vinh Linh 35 403±42 363±40 89.94 Avg

Gio Linh 35 449±35 397±39 88.37 Bad

Cam Lo 35 455±19 410±22 90.17 Avg

Whole province 105 436±33 390±34 89.48

The density of rubber trees remaining at the time of survey was high (over 70%),

however, due to being planted at different times leading to the status of plants in uneven

lots, In the three districts, approximately 90%, but due to the pressure on income and

employment of people, many plants have not met the standards are still in operation.

3.1.2. Current status of fertilizer use and rubber plantation production in Quang Tri Table 3.3. + 3.4. + 3.5. Situation of using fertilizer and rubber productivity in Quang Tri

Apply mineral fertilizer N, P, K Apply organic fertilizer Capacity

(tons /

ha) Rate of N:P:K

House

holds

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)

House

holds

Quantity

(tons/ha)

Vinh Linh

1:0,5:0,7 33/35 81 38 54 33/35 4.8 1.3

Gio Linh

1:0,45:1,1 30/35 73 33 79 17/35 4.3 1.5

Cam Lo

1:0,9:0,9 33/35 52 45 47 23/35 4.6 1.4

Whole province

1:0,6:0,9 96/105 69 39 40 73/105 4.6 1.4

In addition to 9 households (8.6%), no fertilizer application, only organic fertilizers, 58

households (55.2%) mixed fertilizer N, P, K mixed with the rate of 1:1:1 (21 households,

20.0%), 1:1:0.5 (5 households, 4.8%), 1:0.6:0.9 (3 households, 2.9%), 1:0.75:0.5 (2

Page 40: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

9

households, 1.9%), 1:0.4:1, 9%), 38 households (36.19%) have applied N:P:K fertilizers

with many unregulated rates (1:0.35:1.3, 1:0.1:0.1, 1:0.7:1.1, ...), also no N, P, K ratio

dominates.

3.1.3. Inorganic fertilizers and rubber productivity in Quang Tri

Table 3.6. Inorganic fertilizer and rubber productivity in Vinh Linh district

Targets Inorganic fertilizer and rubber productivity in Vinh Linh

The amount of fertilizer (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Households use N fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

4 / 11.43

0.2-0.9

4 / 11.43

0,4 -1.2

15 / 42.88

0.6-1.6

7 / 20.00

1.2-1.9

5/14.26

1.6-2.5

Households use P fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

2 / 5.71

0.2-0.4

23/65.72

0.4-1.9

9 / 25.71

0.7-1.9

1 / 2.86

2.5

-

-

Households use K fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

7 / 20.00

0.2-1.7

9 / 25.71

0.4-1.3

12 / 34.29

1.2-1.9

7 / 20.00

1.5-2.5

-

-

Note: Households that do not use N, P, K fertilizer but have manure.

Table 3.7. Inorganic fertilizer and rubber productivity in Gio Linh district

Targets Inorganic fertilizer and rubber productivity in Gio Linh

The amount of fertilizer (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Households use N fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

6 / 17.14

0.6-1.3

4 / 11.43

1.2-1.7

15 / 42.86

0.9-2.0

8 / 22.86

1.6-2.5

2/ 5.71

1.9-2.3

Households use P fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

6 / 17.14

0.6-1.3

17/48.57

0.9-2.0

12 / 34.29

1.3-2.5

-

-

-

-

Households use K fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

5 / 14.26

0.6-0.8

6 / 17.14

1.2-1.9

14 / 40.03

0.9-1.9

4 / 11.43

1.5-1.8

6/17.14

1.7-2.5

Note: Households that do not use N, P, K fertilizer but have manure.

Table 3.8. Inorganic fertilizer and rubber productivity in Cam Lo district

Targets Inorganic fertilizer and rubber productivity in Cam Lo

The amount of fertilizer (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Households use N fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

2 / 5.71

0.7-0.8

8 / 22.86

0.9-1.2

22 / 62.86

1.3-1.9

3 / 8.57

2.0-2.2

-

-

Households use P fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

2 / 5.71

0.7-0.8

13/37.14

0.9-1.8

19 / 54.29

1.3-2.2

1 / 2.86

1.7

-

-

Households use K fertilizer/ %

Yield of rubber (tons/ha)

2 / 5.71

0.7-0.8

12/34.29

0.9-1.5

19 / 54.29

1.3-2.0

2 / 5.71

2.1-2.2

-

-

Note: Households that do not use N, P, K fertilizer but have manure.

When using fertilizer for rubber business, the balance between the macronutrients in

rubber trees is very important, can fertilizer at low but balanced for productivity and high

economic efficiency. Generally, in all three districts, people pay little attention to balancing

the rate of mineral fertilizers. Most of the households lack protein and potassium, but

overexpose the fertilizer compared with the demand of rubber trees business.

3.1.4. Organic fertilizer and small rubber productivity in Quang Tri

Table 3.9. The amount of organic fertilizer and rubber productivity in Quang Tri

Target Organic fertilizer and rubber productivity

The amount of manure (tons/ha) 0 2.5 < 2.5 – 5.0 5.1 – 7.5 > 7.5

Vinh Linh District

Households use of organic fer. /%

Rubber productivity (ton / ha)

2 / 5.71

1.5-1.6

6 / 17.14

0.2-0.5

13 / 37.14

0.4-2.5

9 / 25.72

0.9-1.7

5 /14.29

1.2-1.9

Page 41: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

10

Gio Linh District

Households use of organic fer. /%

Rubber productivity (ton / ha)

18/51.43

1.2-2.3

4 / 11,43

0.6-0.7

8 / 22,86

0.6-2.5

2 / 5,71

0.7-1.3

3 / 8,57

1.4-1.8

Cam Lo District

Households use of organic fer. /%

Rubber productivity (ton / ha)

12/34.28

0.8-2.2

5 / 14.29

1.1-1.8

8 / 22.86

0.7-1.7

7 / 20.00

1.2-1.9

3 / 8.57

1.2-1.7

The data in Table 3.9 show that:

- In Vinh Linh district, 94% of farmers applied organic fertilizer with 4 - 6 tons / ha

applied in combination with inorganic fertilizers. Therefore, despite the harsh climatic

conditions, not favorable for rubber trees, inorganic fertilizers are not high and the rate of N,

P, K is not suitable but the productivity is still 1.2 - 1, 5 tons of latex/ha.

- In Gio Linh district, the highest yield of rubber (1.4 - 1.7 tons of latex/ha), but the

difference is quite large, the lowest yield only 0.6 tons per hectare but the highest up to 2.5

tons of latex/ha. This situation is due to inorganic fertilizer investment is too large

difference and only 17/35 households (49%) were investigated are fertilizers combined with

inorganic fertilizers. Except for the 5 households applying only organic fertilizers without

mineral fertilizers, the households with organic fertilizers combined have good yields,

average 1.4 - 1.8 tons of latex/ha. Obviously, when fertilizing with rubber in combination

with organic fertilizer, it has saved quite a large amount of chemical fertilizer and increased

the efficiency of chemical fertilizer is quite high, but the role of organic fertilizer has not

been farmers in Gio Linh district properly balanced so the number of households inorganic

fertilizers combination with organic fertilizer accounts for a low proportion.

- In Cam Lo district, the amount of chemical fertilizers applied to rubber is lower than

that of the two districts, and the N, P, K ratio is not suitable, so the yield is only 1.3-1.5 tons

of latex/ha. Up to 12 households (34%) planted rubber in Cam Lo district fertilizers do not

combine chemical fertilizer with organic fertilizer. Equal amounts of N, P and K fertilizers

are the same but organic fertilizer is mixed with different yields, indicating that this

combination is highly effective.

As a result, the whole province has 73/105 households (70%) surveyed that organic

fertilizer is 0.5 - 12.8 tons of organic fertilizer/ha and productivity is 0.2 - 2.5 tons of

latex/ha. But it is worth noting that the level of organic fertilizers contributes to the distinct

productivity of rubber plantations. The results of the survey show that if the reasonable

combination with inorganic fertilizers applied at the level of > 5 tons/hectare of organic

fertilizer, the yield reached 1.5 - 1.9 tons of latex/ha and up to 25/73 households achieved

this level. Therefore, due to the role of organic fertilizer is quite clear that organic fertilizer

is always required in the cultivation of rubber. In addition, in the tropics, the mineralization

occurs strongly (maybe > 2%), so the organic matter is lost so much, so it is necessary to

regularly replenish organic matter for the soil.

However, it is important to note that the only organic fertilizers that are not fertilized

with mineral fertilizers N, P, K or too little fertilizers are very low (only 0.2 - 0.9 tons of

latex/ha). There are one household use 12.8 tons of organic fertilizer (2.5 times

recommended), but the productivity is only 1.2 tons per year. In contrast, some households

do not use organic fertilizers but fertilize and balance inorganic mineral fertilizers, it also

yields quite high but unstable.

Thus, the role of organic fertilizer is very large, but because the proportion of essential

minerals N, P, K in the organic fertilizer is low, unstable and unbalanced, so only use

Page 42: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

11

organic fertilizer will not give a high yield that combines organic fertilizer with inorganic

mineral fertilizers (N, P, K).

3.1.5. Efficient use of fertilizer for rubber plantations in Quang Tri

Table 3.10. The economic efficiency of investing in fertilizer for rubber in Quang Tri

Item Vinh Linh

district

Gio Linh

district

Cam Lo

district

Productivity (ton of dry latex / ha) 1.3 1.5 1.4

Applying organic fertilizer (tons / ha) 4.8 4.3 4.6

Applying N (kg/ha) 81 73 52

Applying P2O5 (kg/ha) 38 33 45

Applying K2O (kg/ha) 54 79 47

Total revenue (1000 VND) 52,000 60,000 56,000 Extra income from fertilizer application (1000D) 12,000 20,000 16,000

Total spend (1000 VND) 46,028 45,888 45,390

Extra money for purchase fertilizer (1000 D) 8,028 7,888 7,390

Profits (1000 VND) 5,972 14,112 10,610

VCR fertilizer 1.49 2.54 2.17

The results in Table 3.10 show that in Gio Linh district, with a fertilizer investment of

7,888,000 VND/ha, the profit was 14,112,000 VND/ha, yielding a profit of 2.54 times .

However, in Vinh Linh district, fertilizer investment was equivalent to 8,028,000 VND/ha,

but due to lower yield and low profit margin, fertilizer yield was only 1.49 times. In Cam Lo

district, the level of fertilizer investment was 7,390,000 VND/ha, less than in Vinh Linh and

Gio Linh, but because the N, P, K ratio was more balanced, resulting in higher productivity

and profitability fertilizer yield was quite high at 2.17 times.

3.1.6. Status of using latex stimulants for rubber plantations in Quang Tri

Table 3.11. Situation of using latex latex stimulant for rubber in Quang Tri

District

Use Stimulatex

(ET2.5%)

Use substance

other Not used

Households % Households % Households %

Vinh Linh 28 80.00 4 11.43 3 8.57

Gio Linh 27 77.14 6 17.14 2 5.71

Cam Lo 25 71.43 6 17.14 4 11.43

Whole province 80 76.19 16 15.24 9 8.57

Data Table 3.11 shows that the majority (96/105 households, accounting for 91.43% of

households) households in Quang Tri use latex stimulant for rubber in business. In that,

district has the most of households use latex stimulant for rubber in business is Gio Linh

(33/35 households, 94.29% of total households) and at least 31% in Cam Lo district,

accounting for 88.57% of households. Up to 80 households (76.19%) use Stimulatex, which

is manufactured by Vietnam Rubber Group, which is 2.5% active in etherphon. It is

recommended to apply 4 times a year in months. rainy season, each 1 month apart.

Page 43: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

12

3.2. The content of nutrients in soil, in leaves and correlated with the productivity of

rubber business in Quang Tri

3.2.1. Nutritional status of soil in rubber plantation business in Quang Tri

Table 3.12. Soil chemistry of rubber plantations in Quang Tri Province

District N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5e K2Oe

C organic(%) pHKCl (mg/100g s.)

Vinh Linh 0.050 0.231 0.039 10.185 9.034 1.320 4.128

Gio Linh 0.070 0.252 0.049 11.805 10.055 1.649 3.805

Cam Lo 0.059 0.278 0.036 10.731 9.155 1.480 3.998

Average 0.060 0.254 0.041 10.907 9.414 1.483 3.977

In general, rubber plantations in all districts are sour (with pHKCl <5) typical of basaltic

reddish soil, organic carbon content varies from 1,320 to 1,649%, rubber plantation in Gio

Linh district through organic supplementation or good utilization of organic residue should

have a good amount of organic carbon. Organic soil types also increase the physical and

chemical properties of the soil in rubber plantations, particularly the more easily digested

ones.

Due to the unbalanced fertilization, the total N content in rubber plantations in Vinh

Linh district is very low (0.050%), Gio Linh and Cam Lo districts are also lower than

requirements of rubber tree business.

The level of phosphorus in the 3 districts is quite good (P2O5 is 0.231 - 0.278%, P2O5

easy digestibility 10,185 - 11,805 mg/100g soil). However, this content, when compared to

other essential nutrients (N, K), is unbalanced, in excess. Thus, the application of rubber

plantations in the basalt soil in Quang Tri in recent years tend to overexpose phosphorus

over the needs of rubber trees, causing waste and inefficiency.

The total K2O content (0.041%) and K2O easy digestibility (9,414 mg / 100g soil) in

the soil are low, as compared to the basaltic reddish soil these indicators have improved

significantly, but still show the substance of reddish basalt soil.

3.2.2. Nutritional status in rubber leaves business in Quang Tri

Table 3.13. Content of nutrients accumulated in rubber leaves in Quang Tri province

(% dry matter)

District Number of sample N (%) P (%) K (%)

Vinh Linh 30 2.96±0.39 0.23±0.04 0.83±0.26

Gio Linh 30 3.43±0.42 0.27±0.04 1.19±0.26

Cam Lo 30 3.19±0.27 0.23±0.04 0.98±0.17

Provincial ave. 90 3.19±0.36 0.25±0.04 1.00±0.23

In comparison with the study in the South East of Ngo Thi Hong Van et al. (2005)

[65], it was found that the mean N, P, K dry matter content in the rubber leaves of the

Quang Tri business period treatment was significantly lower than in the South East (N%:

3.54 ± 0.28; P%: 0.29 ± 0.05; K%: 1.19 ± 0.04). This can be explained by the fact that the

previous survey on rubber plantations, better orchard quality, the site conditions of the

previously surveyed areas are different from Quang Tri, in addition, the use of latex

stimulants with high shear strength but not supplemented with fertilizer, the balance of

people in Quang Tri has also significantly reduced the content of nutrients in the leaves.

However, the standard deviation (δ) of the N, P, K indices are higher than those reported by

Ngo Thi Hong Van (2005) [65], reflecting the inequality of rubber business in Quang Tri.

Page 44: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

13

3.2.3. Correlation between nutrient content in soil, leaves and rubber productivity in

Quang Tri

3.2.3.1. Correlation between nutrient content in soil and rubber productivity in Quang Tri

Table 3.14. Correlation between soil nutrient content and rubber productivity in Quang Tri

(n = 90, 30 in each districts)

Target N in soil P2O5 in soil K2O in soil C organic NS1*

N in soil 1

P2O5 in soil -0.08 1

K2O in soil 0.53 -0.11 1

C organic 0.59 0.01 0.54 1

NS1* 0.63 -0.11 0.53 0.60 1

NS1 *: Quang Tri rubber productivity (tons of latex/ha)

The correlation between the content of essential nutrients in the soil and the

productivity of rubber production in Table 3.14 shows that only the total N content and the

organic carbon in the soil are correlated with rubber productivity. At the ration level (r =

0.63 and 0.60), the K2O index was easily correlated but less tightly (r = 0.53), especially the

easily digestible P2O5 indicator was not correlated with high yield rubber (r = -0.11),

representing the unicellular state in rubber plantations.

3.2.3.2. Correlation between nutrient content in leaves and rubber productivity in

Quang Tri Table 3.15. Correlation between the content of some nutrients in leaves and the productivity

of rubber business in Quang Tri (n = 90, 30 in each districts)

Target N(%) P(%) K(%) NS1*

N(%) 1

P(%) 0.70 1

K(%) 0.93 0.65 1

NS1* 0.74 0.55 0.68 1

NS1 *: Quang Tri rubber productivity (tons of latex/ha)

The correlation between the content of essential nutrients in the leaves and the

productivity of rubber business in Quang Tri (Table 3.15) is strongly influenced by the very

strong N content (r = 0.74) K content in leaves was the second factor contributing to the

tightening of rubber yield (r = 0.68) P content in leaves was again correlated with rubber

productivity in Quang Tri (r = 0.55).

Comparison between Table 3.14 and 3.15 shows that the correlation between essential

nutrient content in leaves and rubber productivity is significantly correlated with soil

nutrient content and rubber productivity in the business period. Nguyen Van Sanh (2009)

[36] reported that when studying on coffee trees or Ngo Thi Hong Van et al. (2005) [65]

research on rubber trees in the South East region also made similar comments.

3.2.3.3. Correlation between nutrient content in soil and nutrient content in rubber leaves in

Quang Tri

When considering the correlation between nutrient content in the soil and rubber

leaves in the business period, the correlation between organic carbon content in soil (%) and

N content (%) in the leaf was cut (r = 0.62) P content (%) in leaf was absorbed in the leaves

from 0.06 to 0.12% dry matter as compared to the easily digested P2O5 in the soil. However,

the relationship between them was not correlated (r = 0,03). The K content in the leaves is

Page 45: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

14

strongly influenced by the presence of K2O that is readily digested in the soil, and the

degree of relationship between them is tight (r = 0.62).

The relationship between foliar nutrition and yield was more evident than that between

soil and rubber yields: Correlation coefficient between leaf N content and rubber yield r =

0.74, N content in soil with yield r = 0.63; Between P content and rubber yield r = 0.55,

P2O5 content was easily digested in soil with yield r = -0.11; The content of K in leaves with

rubber yield r = 0.68, K2O content in soil with rubber yield r = 0.53. The results allow us to

select the method of fertilization through leaf analysis.

3.3. Construction of mineral nutrient ladder through rubber leaves in business in

Quang Tri

From the data in Table 3.13 we have the values:xN = 3,19,xP = 0,25,xK = 1,00 and

N = 0,36, P = 0,04, K = 0,23 to establish a mineral nutrient ladder on the rubber plantation

RRIM600 in Quang Tri at the beginning of the rainy season towards optimal nutrition to

yield 1.5 - 2, 0 tons of latex / ha in the presence of latex is shown in Table 3.16.

Table 3.16. Mineral nutrient ladder in leaf of rubber business in Quang Tri

Nutrient Nutrient levels in the leaf (% dry matter)

Very deficient Deficient Medium Optimal Excess

N < 2.47 2.47 – 2.83 2.84 – 3.55 3.56 – 3.91 > 3.91

P < 0.17 0.17 – 0.21 0.22 – 0.29 0.30 – 0.33 > 0.33

K < 0.54 0.54 – 0.77 0.78 – 1.23 1.24 – 1.46 > 1.46

Using this scale compared to the levels of leaf nutrients previously published by the

authors:

- Full levels of the ladder system from very short to superfluous in terms of the

standard distribution function for N, P, and K indices, so that when analyzing the leaves of

any plot we can compare to the standard scale and know It is the nutrition of the orchard

that controls the fertilizer properly.

- Providing a reasonable level of optimal over the appropriate value given by other

authors such as Pushparajah E. (1972, 1994) [104] offers four levels: Low, medium, high,

but it was only too narrow (N = 3.3-3.7%, P = 0.20-0.25%, K = 1.35-1.65%), Hua Yuagang

(2012) [73] have 3 level: Insufficient, normal, abundant, in which the normal level is very

narrow (N = 3.2 - 3.4%, P = 0.21 - 0.23%, K = 0.9 - 1.1%), so it is difficult to control

fertilizer.

- This scale compared with the nutrition scale of Ngo Thi Hong Van et al. (2005) [65]

is appropriate, however, the nutritional scale of Ngo Thi Hong Van's research is not optimal,

In addition, due to differences in soil, site and orchard quality between rubber plantations

and smallholdings, the N, P, K values of the paddy in Quang Tri province were lower than

those research in the Southeast of Ngo Thi Hong Van.

- Previously, other authors did not take into account the condition of using latex

stimulants, this is the first study to establish the leaflet nutrient ladder for small rubber

plantation business in the condition of using stimulant like pus.

Page 46: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

15

3.4. Set up a system of integrated diagnosis and recommendation (DRIS) to diagnose

nutrition for rubber in Quang Tri

Table 3.17. The proportion of major macronutrients in the leaves of sub-assemblies yielded

2.0 tons of dried latex / ha and the productivity of rubber business in Quang Tri

Sampling sites N/P N/K K/P Yield (tonnes/ha)

Vinh Tan commune, Vinh Linh 13.75 2.85 4.82 2.5

Gio An commune, Gio Linh 13.26 3.02 4.39 2.0

Gio An commune, Gio Linh 10.86 2.77 3.91 2.5

Cam Chinh commune, Cam Lo 11.81 2.77 4.26 2.0

Cam Chinh commune, Cam Lo 11.12 2.82 3.94 2.1

Cam Chinh commune, Cam Lo 11.14 2.88 3.86 2.2

Average 11.99 2.85 4.20 2.2

The DRIS scheme is based on three axes: N/P, N/K, K/P, where the intersection points

are 11.99 (N/P), 2.85 (N/K), respectively 4.20 (K/P); The average value of the subset of

outputs is highest (Table 3.17).

P N/P N

K/P

15,59

N/K

5,46

13,79 3,71

4,83

3,28

11,99

K

K 4,20

2,85

3,57

2,42

10,19

2,00 2,94

K/P

N/K

8,39

N P

N/P

Figure 3.9. Diagram of DRIS nutritional diagnosis for rubber

business in Quang Tri through leaf analysis

Page 47: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

16

3.5. Experiment on foliar nutrition for rubber business in Quang Tri

3.5.1. Study on the leaf mineral nutrition with DRIS to adjust fertilizer for rubber

business in Gio Linh district

3.5.1.1. Status of experimental orchards in Gio Linh district

Experiment in Gio Linh district was arranged in Vo Dang Lap ward, An Nha village,

Gio An commune. The 7 ha plantation was planted with RRIM600 rubber in 2002 with an

initial stocking density of 555 trees ha (6 m from the tree, 3 m from the tree). The plant

density is 495 trees/ha, tapping density is 450 plants/ha, healthy plants, no pests. Plant

productivity in 2012 (the year before experiment) was 1.5 tons of dry latex/ha. In 2012, the

orchard was mixed with premixed Buffalo Head, with N: P: K ratio of 20:10:15 (1: 0.5:

0.75) with the application of 400 kg/ha: 80 kg N, 40 kg P2O5 and 60 kg K2O/ha)

supplemented with 3 tons of manure. This is the amount of fertilizer close to the amount of

fertilizer by the process of the Vietnam Rubber Industry Group in 2012 [39].

3.5.1.2. Chemistry of soil before experiment in Gio Linh district

Table 3.18. Chemistry of soil before experiment in Gio Linh district

Target N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5e K2Oe

C organic (%) pHKCl (mg/100g s.)

Content 0.06 0.22 0.05 11.19 10.20 1.58 3.85

Sour soil (pHKCl = 3.85). Total P2O5 content = 0.22% is low, but P2O5 easily varies

from 9.42 to 12.57 mg/100g of soil, average 11.93 mg/100g of soil is moderate. The organic

carbon content was 1.58% at average level but the total N content was 0.06% which was

low compared to the requirement of rubber plantation. With the average level of organic

carbon content in the soil is 1.58%, compared with the process of the Vietnam Rubber

Group 2012 [39] recommends only adding organic fertilizer in the case of jaws the organic

carbon content in the soil was below 1.45%, so we did not use organic fertilizers in this

experiment. K2O content of total = 0.05%, K2O easily absorbed = 10.20 mg/100g of soil

accumulation more than the nature of reddish brown medium, but still low compared to the

requirement of rubber plantation. .

3.5.1.3. Mineral nutritional status in rubber leaves before the experiment

Table 3.19. Content of macromolecules in rubber leaves before experiment in Gio Linh

district

Target N (% dry matter) P (% dry matter) K (% dry matter)

Content 2.98 0.35 1.25

Compared with the mineral nutrient ladder through the above mentioned leaves (Table

3.16), the N content in leaves was 2.98% at low levels. P content is high in leaf (P = 0.35%),

many studies of N, P, K fertilizer showed that high phosphorus did not increase yield.

Potassium in the pre-test leaves is at an optimum K = 1.25%, low soil survival (K2O = 10.20

mg/100g soil).

Considering the equilibrium of mineral nutrients in the leaves before the experiment in

Gio Linh district, according to DRIS, N/P = 8,51 means that element N is slightly deficient,

P, N/K = 2.38 means that the element N is slightly absent; the element K is in equilibrium,

P/K = 3.57, which means that the element P is slightly excess, element K is in equilibrium.

Thus the expression reads N P K . This is the basis for the DRIS fertilizer

application experiment for rubber in Gio Linh district.

3.5.1.4. Formulation of experimental fertilizer

Using the method of determination of fertilizer volume of Nguyen Nhu Ha (2013)

[19], the amount of fertilizer to achieve the planned yield (here is 1.7 - 2.0 tons of dried

Page 48: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

17

latex/ha/year) The foliar nutritional profile is calculated by the formula: D = H x C1/C2,

where:

D: Amount of fertilizers required (kg of nutrients/ha)

H: Processed fertilizer (kg nutrients/ha) - Table 1.5

C1: The optimum content of plant nutrients (% dry matter) - Table 3.16

C2: Actual content of nutrients in plants (%) - Table 3.19

In case of an imbalance between nutrient elements in a plant, adjust the amount of

fertilizer of a certain element in them to be relatively accurate according to the content of

other elements, in case of lack of protein and extra phosphate, DN = N1 x P2 / N2 x P1 (where

N1 is the optimal N, P2 is the actual P, N2 is the actual N, P1 is the optimal P); The amount

of P in relation to K can be accurately calculated as DP = P1 x K2 / P2x K1 (where P1 is

optimal P, K2 is actual K, P2 is actual P, K is K optimal).

For simple application in practice, fertilizer levels can be applied in comparison with

the N, P2O5, K2O fertilizer levels specified in the Vietnam Rubber Group's 2012 Rubber

Technology Process, combined with N/P, N/K, K/P ratios.

- Experimental formulas include:

+ Formula I (Control): Mineral fertilizer application by Process 2012: (174 kg of Urea

+ 219 kg of Super Phosphate + 133 kg of Kaliclorua) / ha

+ Formula II: Mineral fertilizer application is equal to ½ Process 2012: (87 kg Urea +

113 kg Super Phosphate + 67 kg of Kaliclorua) / ha

+ Formula III: Mineral fertilizer application is 1.5 times Process 2012: (261 kg Urea +

331 kg Super Phosphate + 200 kg of Kaliclorua) / ha

+ Formula IV: Fertilizing according to nutritional diagnosis: (217 kg of Urea (125%

P.) + 156 kg of Super Phosphate (75% P.) + 133 kg of Kaliclorua (100% P.)) / ha

The experimental formulas were 2.5% Stimulatex latex stimulant with S/2Dd310m/12

tapping method ET2.5% Pa4/y.

3.5.1.5. Chemical properties of soil after experiment in Gio Linh district

Table 3.20. Chemical properties of soil after experiment in Gio Linh district

Formula

Nutrient content

N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5e K2Oe

C organic (%) pHKCl (mg/100g s.)

I 0.07 0.26a 0.05 11.27a 10.50a 1.16a 4.00a

II 0.06 0.20b 0.06 9.97ab 8.89ab 1.38bd 3.75ab

III 0.09 0.28 a 0.07 12.79ac 11.89ac 1.65cd 4.21a

IV 0.08 0.26 a 0.06 11.50a 10.45a 1.49d 4.55ab

CV (%) 19.32 6.72 24.41 10.03 9.95 7.69 6.98

LSD0,05 ns 0.03 ns 2.28 2.08 0.22 0.58

In formulas I, protein content, potassium, organic carbon and pH are low, only

phosphorus is medium. In formula II, the content of protein and pH is very low, the level of

phosphorus, potassium and organic carbon are low. In formula III, the content of nitrogen

and phosphorus is high, the average organic carbon content, but the potassium content and

the pH are low. In formula IV, the levels of nitrogen, phosphorus and organic carbon are

relatively good, with only a potassium content and a low pH level, which indicates the

superiority of the dietary method. with a small amount of fertilizer but appropriate balance

has also significantly enriched soil.

Page 49: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

18

3.5.1.6. Changes in mineral nutrient content in rubber leaves after fertilization

Table 3.21. Mineral nutrition in rubber leaves after fertilizing in Gio Linh district

Formula Nutrient content

N (% dry matter) P (% dry matter) K (% dry matter)

I 3.02 a 0.36 ab 1.27 a

II 2.67 b 0.32 ac 0.93 b

III 3.81 c 0.39 b 1.59 c

IV 3.70 c 0.31 c 1.36 d

CV (%) 4.61 5.22 3.53

LSD0,05 0.31 0.04 0.09

Note: Mean values bearing identical letters on the same column indicate no

statistically significant difference (probability P <0.05).

The results of mineral nutrient uptake on leaves after composting compared with the

mineral nutrient ladder we constructed (Table 3.16) show that if the fertilizer application

rate is reasonable, the mineral nutrients in the leaves go to dark In formula IV, the

nutritional balance is quite clear: N = 3.70%, P = 0.31%, K = 1.36%. In the control formula

I, due to fertilization by the general process, the nutritional balance was not established, thus

obstructing the nutrient uptake of the plant, so after fertilizing the protein content in N =

3.02% is shortage, but P = 0.36% is redundancy. However, due to the previous year's

productivity not exceeding 1.5 tons of latex/ha, the formula III increased fertilizer yield by 2

times compared with the process did not improve economic efficiency because the yield is

not higher than the formula IV has a lower amount of fertilizer. In formula II, the amount of

fertilizer was too low. Therefore, the nutrients N = 2.67%, K = 0.93% were deficient.

After fertilizing, the mineral nutrients in the leaves were evaluated according to the

DRIS index of fertilizer formulas as follows:

F I: N P K

F II: N P K

F III: N P K

F IV: N P K

3.5.1.7. Rubber yield of experiment in Gio Linh district

Table 3.22. Effects of fertilizer formulas on rubber latex yield in Gio Linh district

Formula Individual gill capacity (gr/tree/shaved) Productivity

(kg/ha/year)

% compared

with control Fresh latex Dried latex

I 110.70a 33.75a 1,443a 100.00

II 96.20b 29.31b 1,253b 86.83

III 122.13c 37.27c 1,593c 110.,40

IV 133.72d 40.82d 1,745d 120.93

CV(%) 4.78 4.77 4.77

LSD0,05 11.05 3.37 143.95

Note: Mean values bearing identical letters on the same column indicate no

statistically significant difference (probability P <0.05).

Page 50: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

19

3.5.1.8. Economic efficiency in experiments in Gio Linh district

Table 3.23. Economical use of fertilizer for rubber in Gio Linh district

Item F I F II F III F IV

Productivity (kg of dry latex/ha) 1.443 1.253 1.593 1.745

Total revenue (1000 VND) 57.720 50.120 63.720 69.800

Extra income from fertilizer application (1000D) 17.720 10.120 23.720 29.800

Total spend (1000 VND) 42.935 41.178 44.713 43.545

Extra money for purchase fertilizer (1000 D) 4.935 3.178 6.713 5.125

Profits (1000 VND) 14.785 8.942 19.007 26.255

VCR fertilizer 3,59 3,18 3,53 5,81

Note: Rubber latex price is 40,000 VND/kg; only in formula IV, there is additional

cost for leaf analysis, soil for nutrient analysis (1 soil sample + 1 leaf sample/ha x 3

indicator N, P, K x 70,000 VND per target = 420,000 VND/ha or household ).

Formula I (control) is applied according to the process of Vietnam Rubber Group, the

total value is 57,720,000 VND/ha, the fertilizer cost is 4,935,000 VND/ha, the profit is

14,785.000 VND/ha and fertilizer investment efficiency is 3.59 times.

In formula II, the fertilizer cost is at least 3,178,000 VND/ha, but due to the low

productivity, only 8,942,000 VND/ha is earned and the fertilizer efficiency is 3.18 times.

This is the lowest profit formula and the lowest fertilizer investment efficiency in the whole

experiment.

In formula III, the amount of fertilizer was 1.5 times higher than that of the process,

the yield was high but the cost was also high, the total value was 63,720,000 VND/ha, the

fertilizer cost was 6,713,000 VND/ha profit was 19,007,000 VND/ha and fertilizer

investment efficiency was not high (3.53 times).

In formula IV, the fertilizer cost was 5,125,000 VND/ha, but the highest profit was

26,255,000 VND/ha and the highest fertilizer investment (5,81 times) is due to the diagnosis

and construction of appropriate fertilizer formula has created high productivity, effective

investment in large fertilizer.

In summary, foliar fertilization has created a balance of nutrients in the soil and leaves,

resulting in high productivity and economic efficiency for smallholder plantations in the red

soil basalt in Quang Tri.

3.5.2. Research on fertilizer application by mineral fertilizer diagnosis through leaf

combination with mineral fertilizer and organic fertilizer for rubber business in Cam Lo

district

3.5.2.1. Status of experimental orchards in Cam Lo district

Experiment in Gio Linh district was arranged in the household of Mr. Do Anh Phuong,

Minh Huong village, Cam Chinh commune. The area of 6 hectares was planted with

RRIM600 rubber tree in 2001 with the initial density of 555 trees ha (6 m in row, 3 m in

tree). The current density of the tree is 479 trees/ha, the tapping density is 450 trees/ha, the

tree grows healthy, no pests. The productivity of the previous year was 1.3 tons of dried

latex/ha. In the previous experiment, mixed orchard mixed with Viet Nhat brand, N: P: K

ratio was 15:15:15 (1:1:1) with application rate of 300 kg/ha (45 kg N, 45 kg P2O5 and 45

kg K2O/ha) supplemented with 3 tons of manure. This fertilizer application is lacking of

protein, potassium and excess phosphorus in comparison with the amount of fertilizer

applied by the Vietnam Rubber Industry Group in 2012 [39].

Page 51: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

20

3.5.2.2. Chemical properties of soil before experiment in Cam Lo district

Table 3.24. Chemical properties of soil before experiment in Cam Lo district

Target N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5e K2Oe

C organic(%) pHKCl (mg/100g s.)

Content 0.06 0.24 0.04 10.07 9.28 1.43 3.99

At the experimental site in previous years, the addition of organic fertilizer to the soil

was not properly focused from the beginning but only on chemical fertilizers. In comparison

with the assessment scale of Vietnamese rubber plantation, Vo Van An et al. (1990) [1]

showed that total P2O5 in soil = 0.24% but P2O5 was easily digested relatively high, an

average of 10.07 mg/100g of soil. Reddish brown soil contains very low kali and kali

cations, so total K2O content is only low (0.04%). Average K2O content was low, at an

average of 9.28 mg/100g of soil. With the average organic carbon content in the soil is

1.43%, compared with the process of the Vietnam Rubber Group 2012 [39] recommended

application of organic fertilizer in the case of content organic carbon in the soil below

1.45%, we have applied organic fertilizers supplemented in the formula of experiment in

Cam Lo district.

3.5.2.3. Mineral nutritional status in rubber leaves before the experiment

Table 3.25. Content of macromolecules in rubber leaves before experiment in Cam Lo Dis.

Target N (% dry matter) P (% dry matter) K (% dry matter)

Content 2.83 0.34 1.07

Table 3.25 shows that the N content in the soil is relatively low, so the N content of the

leaves varies from as low as 2.74% to the highest of 2.91%. Compared with the Quang Tri

rubber mineral nutrient level, the establishment of the problem (Table 3.16) showed that the

N content in leaves was inadequate and was approaching the very limited limit of

2.47<N<2.83% was considered limited and N very deficient in leaves at the beginning of

rainy season. The relationship between N content in soil and N content in leaves was very

tight (r = 0.75).

Compared with the mineral nutrient level we set, the P content in leaves (mean =

0.34%) is too high, this is also the general condition of rubber plantations in Quang Tri

province. Fertilizer over phosphate over the demand of rubber trees in the business period.

The content of K in leaves varies from 0.98% to the highest of 1.15%, the average is

1.07%. Current research results suggest that potassium plays a very important role in rubber.

Compared with the mineral nutrient ladder in the Quang Tri rubber leaves we established

that the K content in leaves from 0.78% to 1.23% was the average nutrient level (slightly

deficient) for rubber. Therefore, the K content in the leaves of Cam Lo district at the

average not reached the optimal nutrition threshold.

When considering the balance of mineral nutrients in the leaves before testing in Cam

Lo district, the DRIS index showed that N/P = 8.32 was in an imbalanced state N is the

missing element, the element P is in excess, N/K = 2.64 means the element N is in the

inferior direction, the element K is in equilibrium, K/P = 3.15 means element K is in deficit,

element P is in excess. It can be seen that DRIS expression in Cam Lo leaves is N , P ,

K . This is one of the bases for fertilizer diagnostic testing for Cam Lo district.

3.5.2.4. Formulation of experimental fertilizer

According to Nguyen Nhu Ha (2013) [19], the amount of fertilizer used to achieve the

planned yield (1.7 to 2.0 tons dry per hectare per year) The formula: D = H x C1 / C2. In

case of an imbalance between nutrient elements in a plant, adjust the amount of fertilizer of

a certain element in them to be relatively accurate according to the content of other

Page 52: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

21

elements, in case of lack of protein and extra phosphate, DN = N1 x P2 / N2 x P1 (where N1 is

the optimal N, P2 is the actual P, N2 is the actual N, P1 is the optimal P); The amount of P in

relation to K can be calculated exactly as DP = P1 x K2 / P2x K1.

For simple application in practice, fertilizer levels can be applied in comparison with

the N, P2O5, K2O fertilizer levels specified in the Vietnam Rubber Group's 2012 Rubber

Technology Process, combined with N/P, N/K, K/P ratios

In the experimental area in Cam Lo district, the results showed that: Compared to the

mineral nutrient bar (Table 3.16): N content in leaves was low, P content in leaves was

excessive; average K content in leaves; Read the ratios according to the DRIS scheme: N

shortage , P excess and K slight shortage .

- Experimental formulas include:

+ Formula I (Control): Mineral fertilizer application by Process 2012: (174 kg of Urea +

219 kg of Super Phosphate + 133 kg of Kaliclorua + 4,500 kg of organic fertilizer) / ha

+ Formula II: Mineral fertilizer application is equal to ½ Process of 2012: (87 kg of Urea +

113 kg of Super Phosphate + 67 kg of Kaliclorua + 4,500 kg of organic fertilizer) / ha

+ Formula III: Mineral fertilizer application is 1.5 times Process 2012: (261 kg Urea + 331

kg Super Phosphate + 200 kg of Kaliclorua + 4.500 kg of organic fertilizer) / ha

+ Formula IV: Applying Nutrition Diagnostics: (261 kg of urea (150% P.) + 63 kg of Super

Phosphate (25% P.) + 133 kg of Kaliclorua (100% P.) + 4,500 kg of organic fertilizer) / ha.

The experimental formulas were 2.5% Stimulatex latex stimulant with S/2Dd310m/12

tapping method ET2.5% Pa4/y.

3.5.2.5. Chemical properties of soil after experiment in Cam Lo district

The data of Table 3.26 again show the differentiation of nutrient elements in the soil

according to the experimental formulation similar to the one in Gio Linh district.

Table 3.26. Chemical properties of soil after experiment in Cam Lo district

Formula

Nutrient content

N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5e K2Oe

C organic(%) pHKCl (mg/100g s.)

I 0,08 0.27a 0.06 12.88a 11.95 1.82 a 4.,20a

II 0.07 0.22b 0.05 10.05b 10.27 1.46 a 4.01a

III 0.11 0.29a 0.07 12.54a 13.31 2.51 ab 5.15b

IV 0.10 0.28a 0.06 13.67a 12.68 2.60 b 4.91b

CV (%) 23.27 4.75 16.65 11.50 14.93 17.62 5.07

LSD0,05 ns 0.03 ns 2.82 ns 0.74 0.46

Note: Mean values bearing similar letters on the same column indicate no significant

difference; ns: Other errors of the indicator between all treatments were not significant

(probability P <0.05).

In formula I, the levels of nitrogen, phosphorus, potassium and organic carbon are low,

low pH. In formula II the content of protein, potassium and low pH, only the content of

phosphorus and organic carbon medium. In formula III, the levels of nitrogen, phosphorus

and organic carbon are high, potassium and pH levels are moderate. In formula IV, the

levels of nitrogen, phosphorus, potassium, and pH are relatively high, with high organic

carbon content, which indicates the superiority of the nutritional diagnostic method,

Appropriate balance has also made significant land enrichment. The role of organic fertilizer

was clearly confirmed when fertilizing by nutritional diagnosis, the soil after the experiment

in formula IV achieved a nutrient-rich balance and overcame the typical sourness of basalt (

Rubber suitable for slightly acid soil, pH 4.5 - 6.5).

Page 53: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

22

3.5.2.6. Changes in mineral nutrient content in rubber leaves after fertilization

Table 3.27. Mineral nutrition in rubber leaves after fertilizing in Cam Lo district

Formula Nutrient content N (% dry matter) P (% dry matter) K (% dry matter)

I 2.95 a 0.36 a 1.12 a II 2.70 a 0.35 a 1.05 a III 3.97 b 0.39 ab 1.64 b IV 3.80 b 0.32 ac 1.40 c

CV (%) 5.71 7.55 5.73 LSD0,05 0.38 0.05 0.15

Note: Mean values bearing identical letters on the same column indicate no

statistically significant difference (probability P <0.05).

After fertilization, the role of mineral nutrients in the leaves was evaluated according

to the DRIS index of fertilizer formulas as follows:

F I: N P K

F II: N P K

F III: N P K

F IV: N P K

3.5.2.7. Rubber productivity in experiment in Cam Lo district

Table 3.28. Influence of fertilizer formulas on yield of rubber latex in Cam Lo district

Formula Individual gill capacity (gr/tree/shaved) Productivity

(kg/ha/year)

% compared

with control Fresh latex Dried latex

I 107.56ab 37.89ab 1,620ab 100.00

II 100.31a 35.31a 1,510a 93.21

III 114.34b 40.26b 1,721b 106.23

IV 126.42c 44.54c 1,904c 117.53

CV(%) 5.19 5.19 5.19

LSD0,05 11.62 4.09 174.95

Note: Mean values bearing identical letters on the same column indicate no

statistically significant difference (probability P <0.05).

3.5.2.8. Economic efficiency in experiment in Cam Lo district

Table 3.29. Economical use of fertilizer for rubber in Cam Lo district

Item F I F II F III F IV

Productivity (kg of dry latex/ha) 1.620 1.510 1.721 1.904

Total revenue (1000 VND) 64.800 60.400 68.840 76.160 Extra income from fertilizer application (1000D) 24.800 20.400 28.840 36.160

Total spend (1000 VND) 46.185 44.428 47.963 46.880

Extra money for purchase fertilizer (1000 D) 8.185 6.428 9.963 8.460

Profits (1000 VND) 18.615 15.972 20.877 29.280

VCR fertilizer 3,03 3,17 2,89 4,27

Note: Rubber latex price is 40,000 VND/kg; only in formula IV, there is an additional

cost of leaf analysis, soil for nutritional diagnosis (1 soil sample + 1 leaf sample/ha x 3

indicator N, P, K x 70,000 VND per target = 420,000 VND/ha or household )

Formula I (control) is applied according to the procedure of Vietnam Rubber Industry

Group, the total value is 64,800,000 VND/ha, the fertilizer cost is 8,185,000 VND/ha, the

profit is 18,615,000 VND/ha and fertilizer investment efficiency is 3.03 times.

Page 54: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

23

In formula II, the fertilizer cost is at least 6,428,000 VND/ha, but due to the low yield,

only 15,792,000 VND/ha is earned and the fertilizer efficiency is 3.17 times.

In formula III, the amount of fertilizer was doubled compared to that of the process,

the productivity was high but the cost was high, the total value was 68,840,000 VND / ha,

the fertilizer cost was 9.963.000 VND/ha profit was 20,877,000 VND/ha but the lowest

fertilizer investment (2.89 times).

In formula IV, fertilizers are fertilized at an average of 8,460,000 VND/ha, but the

highest profit is 29,280,000 VND/ha and the highest fertilizer investment efficiency (4.27

times) is due to the diagnosis and formulation of appropriate fertilizer formula to create high

yield, effective investment in fertilizer.

In general, the application of mineral fertilizers according to leaf nutritional diagnosis

supplemented with organic fertilizers is an effective and sustainable technical measure for

rubber trees trading in reddish-brown basaltic soil in Quang Tri. The application of this

method both improves the composition of the soil in favor of the crop, and creates a

reasonable balance of nutrients in the plant to produce high yield, high efficiency compared

to conventional fertilization methods.

Page 55: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

24

CHAPTER 4

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

4.1. Conclusion

1) Rubber plantations of household in Quang Tri have small scale, low quality. The

use of fertilizers by smallholder rubber plantations in the Quang Tri business cycle is still

inadequate, lacking the basis so rubber productivity and economic efficiency is low.

Applying organic fertilizer is very effective for commercial rubber but it is necessary to

apply inorganic mineral fertilizers (N, P, K). The majority of households in Quang Tri use

latex stimulants for rubber plantations.

2) The nutrient properties of the soil needed for rubber (organic C, N%, K2O) are low

and very low, only the P2O5 content is quite good. The content of nutritional elements

accumulated in the small rubber plantation business is also lower than other regions, only

the P content is high. Nutrient correlation between mineral elements in the soils with low

productivity of the rubber plantation is not tight, but the nutritive correlation between the

mineral elements in the leaves and the rubber yield is very tight, allowing the use of content

mineral elements in leaves for nutritional diagnosis.

3) Mineral nutrient ladder through rubber leaf business in Quang Tri aiming at

optimum nutrition to achieve yield of 1.5 - 2 tons of latex per hecta in the presence of latex

stimulant is established with mean values of dry matter content in nitrogen leaf (xN ) of

3.25%, phosphorus (xP ) of 0.25%, potassium (xK ) of 1.00% and standard deviation the

concentration of nitrogen (N) was 0.36, phosphorus (P) was 0.04, potassium (K) was

0.23, the optimum level of nitrogen content in leaves was 3.56 - 3.91%, phosphorus 0.30-

0.33%, potassium 1.24 - 1.46%.

4) DRIS index for rubber business in Quang Tri under the condition of using latex

stimulant, based on three axes: N/P, N/K, K/P with the center of intersection The N, P, K

content on the rubber leaves was optimized according to the average yield of the highest

yields on each axis, respectively, (xN/P ) was 11.99; (xN/K ) was 4.20; (xK/P ) is 2.85, the

reliable limits for the nutritional balance (normal threshold) of the N/P ratio are 10.19 –

13.79, N/K is 2.42 - 3.28, K/P is 3.57 - 4.83, contributing to improve the method of

fertilizing by nutritional diagnosis.

5) Two combinations of fertilizer for rubber business in the diagnosis of leaf nutrients

in the condition of use of latex stimulant in Quang Tri province is defined as: (100 kg N +

25 kg P2O5 + 80 kg K2O) / ha applied to rubber tree planted on reddish-brown basaltic soil

in Gio Linh district and northern districts of Quang Tri province and (120 kg N + 10 kg

P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg organic fertilizer) / ha for Cam Lo district and the southern

districts of Quang Tri province.

4.2. Recommendations

1) Households who plant rubber plantations in Quang Tri province should apply

fertilizers according to nutritional diagnosis and apply fertilizers to manure under conditions

of using latex stimulants.

2) In practice, fertilizer formula can be applied: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O /

ha (if possible add 4.500 kg manure / ha) for rubber area growing on reddish brown basalt in

the north of the province and the formula: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4,500 kg

manure / ha for the southern part of Quang Tri.

3) It is necessary to continue to study the fertilization of rubber trees on the other leaf

clones, on other soil types in different ecological zones of the area North Central, applied to

household rubber production in a economical, effective and sustainable way.

Page 56: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/TOMTATLA.pdf · 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cây

25

LIST OF PUBLICATION

THE SCIENTIFIC ARTICLES HAVE BEEN PUBLISHED IN THE FRAME OF THE THESIS

1. Le Cong Nam, Nguyen Minh Hieu, Duong Viet Tinh (2017), "Assessment of

fertilizer use for rubber business in Quang Tri Province", Journal of Agriculture

and Rural Development - Hue University (ISSN 2588-1191), volume 126, 3D

number, 2017, pp. 27-39.

2. Le Cong Nam, Nguyen Minh Hieu, Duong Viet Tinh (2017), "Research on mineral

fertilization by leaf nutritional diagnosis for rubber trees in Quang Tri province", Journal

of Agriculture and Rural Development - Ministry of Agriculture and Rural Development

(ISSN 1859-4581), No. 322/2017, 1st Period, October 2017, pp. 61-68.