THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT · Web viewTừ những lý do trên, thị xã Hương...

27
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 891/QĐ-UBND Hương Trà, ngày 06 tháng 8 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Trà giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2005 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020; Căn cứ Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt; Căn cứ Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt Đề 1

Transcript of THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT · Web viewTừ những lý do trên, thị xã Hương...

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 891/QĐ-UBND Hương Trà, ngày 06 tháng 8 năm 2012

QUYẾT ĐỊNHVề việc phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Trà

giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng

11 năm 2003;Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2005 ngày 29 tháng 11 năm 2005;Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt;

Căn cứ Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hương Trà,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Trà giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020, gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Đề án: Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Trà giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020.

1

2. Phạm vi thực hiện: Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Trà giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020, tập trung giải quyết việc thu gom rác thải sinh hoạt tại địa bàn 16 xã, phường thuộc địa bàn Thị xã;

( Có Đề án thu gom xử lý rác thải sinh hoạt Thị xã giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020 kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thị xã; Trưởng các phòng

ban: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính - kế hoạch, Quản lý Đô thị và các phòng ban liên quan; Chủ tịch UBND các xã, phường trên địa bàn Thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: TM.ỦY BAN NHÂN DÂN- Như Điều 3; KT.CHỦ TỊCH- TVTU; TTHĐND thị xã; PHÓ CHỦ TỊCH- CT và các PCT UBND thị xã;- LĐVP + CV; - Lưu VT. Đã ký

Nguyễn Viết Dũng

2

ĐỀ ÁN THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠTTHỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết để ban hành đề án:Công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải thời gian qua trên địa bàn thị xã

Hương Trà đã có nhiều cố gắng, các cấp, các ngành các địa phương đã thật sự vào cuộc nhưng nhìn chung môi trường rác thải tại địa bàn các phường, xã hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế do ý thức của người dân chưa cao, một số bộ phận dân cư còn vất rác và xả rác bừa bãi, các cơ sở sản xuất tuy có quan tâm xử lý nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt để dẫn đến môi trường cuộc sống nông thôn còn ô nhiễm chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; nguyên nhân chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân về công tác thu gom xử lý rác thải còn nhiều hạn chế. Mặt khác việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, xử lý thu gom rác thải nói riêng trên địa bàn thị xã vẫn đang còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp và chế tài để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải. Vì vậy việc đổi mới tổ chức, ban hành các chính sách, lựa chọn công nghệ thu gom, vận hành, xử lý rác thải và trang thiết bị phù hợp để đem lại hiệu quả thu gom xử lý rác thải ngày càng cao, đảm bảo môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường để ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã ngày càng bền vững.

Từ những lý do trên, thị xã Hương Trà tiến hành xây dựng Đề án thu gom xử lý rác thải giai đoạn 2012- 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm đánh giá thực trạng việc thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thị xã một cách cụ thể; đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành, đoàn thể, các cấp, các địa phương và các hộ gia đình để cùng nhau thực hiện tốt công tác thu gom xử lý rác thải theo đúng tinh thần chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 06/7/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường quản lý chất thải sinh hoạt.

II. Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án:- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ

về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

3

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; 

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày  31  tháng  12  năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; 

- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14-1-2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường;

- Thông Tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12-12-2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đấu thầu cho quản lý chất thải rắn;

- Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 06/7/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt;

- Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 06/10/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Phê duyệt qui hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến 2020;

- Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh;

- Quyết định số 1917/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định tỷ lệ để lại trên số thu phí cho tổ chức thu phí vệ sinh;

- Thông báo kết luận số 327/TB-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2012 của đ/c Lê Trường Lưu – phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi họp nghe báo cáo Đề án thu gom, thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015, định hướng đến 2020;

- Kế hoạch thu gom xử lý rác thải giai đoạn 2011-2015 của các phường, xã;- Nghị quyết của Thường vụ Thị ủy Hương Trà về phê duyệt công tác bảo vệ

môi trường thị xã Hương Trà giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020.

4

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Thực trạng công tác thu gom xử lý rác trên địa bàn thị xã:1. Tình hình thu gom rác thải của các xã, phường:1.1. Phường Tứ Hạ: - Tứ Hạ là trung tâm của thị xã Hương Trà, có tổng diện tích 845,4 ha; dân số

1918 dân; số hộ 2.204 hộ; tổ dân phố 11, tổ chức doanh nghiệp 66; Phương tiện thu gom gồm 01 xe chức năng ép vận chuyển rác, 200 thùng đựng rác loại 240 lít, 9 xe cải tiến.

- Hiện nay phường Tứ Hạ đã thành lập được đội thu gom rác gồm 16 người, địa bàn tổ chức thu gom 11/11 tổ dân phố; tổng lượng rác thải hiện nay bình quân ngày đêm khoảng 4.145kg/ ngày đêm (trong đó hộ dân cư 2.645kg, tổ chức và chợ 1.500kg).

- Kết quả thu gom: Hiện nay công tác thu gom tại địa bàn phường Tứ Hạ đã triển khai 11/11 tổ dân phố; kết quả thu gom lượng rác thải ngày đêm khoảng 3.352kg (trong đó các hộ dân cư 1.852kg, các tổ chức 1.500kg).

1.2. Phường Hương Vân: Tổng diện tích đất tự nhiên 6.133ha; tổng dân số 6.430 người, số hộ 1.980 hộ,

có 11 tổ dân phố, 20 tổ chức doanh nghiệp. Tổng lượng rác bình quân ngày đêm khoảng 2.476kg (trong đó dân cư khoảng 2.376kg, rác tổ chức khoảng 100kg). Hiện nay trên địa bàn phường Hương Vân chưa tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt.

1.3. Phường Hương Văn:- Tổng diện tích 1.372ha; dân số 8.947 dân; số hộ 1.936 hộ; 13 tổ dân phố, tổ

chức doanh nghiệp 30; Phương tiện thu gom đã được chương trình nước sạch nông thôn tỉnh trang cấp năm 2010 gồm 30 thùng đựng rác loại 240 lít, 4 xe cải tiến.

- Hiện nay phường Hương Văn chưa thành lập đội thu gom rác thải của phường, riêng ở chợ Văn Xá có tổ thu gom rác do ban quản lý chợ đảm nhận. Tổng lượng rác thải bình quân ngày đêm trên địa bàn phường khoảng: 2.823kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 2.323kg, các tổ chức và chợ 500kg).

1.4. Phường Hương Xuân: - Tổng diện tích 1.493ha; dân số 8.784 dân; số hộ 1.803 hộ; có 14 tổ dân phố, tổ

chức doanh nghiệp 20; Phương tiện thu gom đã được chương trình nước sạch nông thôn tỉnh trang cấp năm 2009 gồm 30 thùng đựng rác loại 240 lít, 4 xe cải tiến.

- Hiện nay phường Hương Xuân chưa thành lập đội thu gom rác thải của phường, riêng ở các chợ có tổ thu gom rác do ban quản lý chợ đảm nhận. Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn phường khoảng: 2.364kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 2.164kg, các tổ chức và chợ 200kg).

1.5. Phường Hương Chữ:

5

- Tổng diện tích 1.585ha; dân số 9.288 dân; số hộ 2.185 hộ; có 13 tổ dân phố, tổ chức doanh nghiệp 14; Phương tiện thu gom đã được chương trình nước sạch nông thôn tỉnh trang cấp năm 2009 gồm 20 thùng đựng rác loại 240 lít, 01 xe cải tiến.

- Hiện nay phường Hương Chữ đã thành lập đội thu gom rác thải của phường gồm 15 người (đội thu gom 11 người, 4 quản lý) riêng ở các chợ có tổ thu gom rác do ban quản lý chợ đảm nhận. Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn phường khoảng: 2.922kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 2.622kg, các tổ chức và chợ 300kg).

1.6. Phường Hương An: - Tổng diện tích 1.069ha; dân số 5.974 dân; số hộ 1.391 hộ; có 9 tổ dân phố,

tổ chức doanh nghiệp 15; Phương tiện thu gom đã được dự án Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư hỗ trợ dự án thu gom rác thải tại thôn Bồn Trì phường Hương An năm 2010 gồm 30 thùng đựng rác loại 240 lít, 04 xe cải tiến thu gom rác thải.

- Hiện nay phường Hương An chưa thành lập đội thu gom rác thải của phường riêng ở chợ hiện có tổ thu gom rác tại chợ do ban quản lý chợ đảm nhận. Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn phường khoảng: 1.769kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 1.669kg, các tổ chức và chợ 100kg).

1.7. Phường Hương Hồ: - Tổng diện tích 3.376ha; dân số 9.426 dân; số hộ 2.002 hộ; có 15 tổ dân phố, tổ

chức doanh nghiệp 14; Phương tiện thu gom đã được chương trình nước sạch nông thôn tỉnh trang cấp năm 2010 gồm 20 thùng đựng rác loại 240 lít, 02 xe cải tiến.

- Hiện nay phường Hương Hồ chưa thành lập đội thu gom rác thải của phường riêng ở chợ đã có tổ thu gom rác thải gồm 02 người do ban quản lý chợ đảm nhận; Hiện nay UBND phường đã hợp đồng Công ty TNHH 1 TV môi trường và công trình đô thị vận chuyển rác thải về bãi rác thành phố Huế để xử lý. Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn phường khoảng: 2.702kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 2.402kg, các tổ chức và chợ 300kg).

1.8. Xã Hương Toàn:- Tổng diện tích 1.220 ha; dân số 13.180 người; số hộ 2.818 hộ; cụm thôn dân cư

12, tổ chức doanh nghiệp 23; Phương tiện thu gom đã được Chương trình nước sạch nông thôn tỉnh trang cấp năm 2011 gồm 20 thùng đựng rác loại 240 lít, 02 xe cải tiến.

- Hiện nay UBND xã Hương Toàn chưa thành lập đội thu gom rác thải của xã riêng ở chợ đã có tổ thu gom rác thải gồm 01 người do ban quản lý chợ đảm nhận; Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 3.582kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 3.382kg, các tổ chức và chợ 200kg).

1.9. Xã Hương Phong:- Tổng diện tích 1.570ha; dân số 10.021 dân; số hộ 2.230 hộ; cụm thôn dân cư 6,

tổ chức doanh nghiệp 22; Phương tiện thu gom đã được chương trình nước sạch nông thôn tỉnh trang cấp năm 2010 gồm 20 thùng đựng rác loại 240 lít, 02 xe cải tiến.

6

- Hiện nay UBND xã Hương Phong chưa thành lập đội thu gom rác thải của xã riêng ở 3 chợ đã có tổ thu gom rác thải gồm 03 người do ban quản lý các chợ đảm nhận; Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 2.896kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 2.676kg, các tổ chức và chợ 220kg).

1.10. Xã Hương Vinh: - Tổng diện tích 721ha; dân số 13.940 dân; số hộ 2.864 hộ; cụm thôn dân cư 9,

tổ chức doanh nghiệp 22; Phương tiện thu gom đã được UBND thị xã hỗ trợ trang cấp phương tiện năm 2009 gồm 20 thùng đựng rác loại 240 lít, 01 xe cải tiến.

- Hiện nay UBND xã Hương Vinh đã hợp đồng công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị thu gom vận chuyển rác thải tại 5 thôn; Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 3.637kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 3.437kg, các tổ chức và chợ 200kg).

1.11. Xã Hải Dương: - Tổng diện tích 1.029ha; dân số 6.750 người; số hộ 1.526 hộ; cụm thôn dân

cư 6, tổ chức doanh nghiệp 20; Phương tiện thu gom đã được Chương trình nước sạch nông thôn tỉnh hỗ trợ trang cấp phương tiện năm 2011 gồm 15 thùng đựng rác loại 240 lít, 03 xe cải tiến, 01 xe bò vận chuyển rác.

- Hiện nay UBND xã Hải Dương đã thành lập đội thu gom rác thải của xã gồm 3 người để thu gom vận chuyển rác thải; Tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 2.031kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 1.831kg, các tổ chức và chợ 200kg).

1.12. Xã Hương Thọ: Tổng diện tích 4.715ha; dân số 4.796 người; số hộ 1.148 hộ; cụm thôn dân cư

10, tổ chức doanh nghiệp 22; Hiện nay UBND xã Hương Thọ chưa tiến hành thành lập tổ thu gom rác thải của xã; tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 1.478kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 1.378kg, các tổ chức và chợ 100kg).

1.13. Xã Bình Thành: Tổng diện tích 6.266ha; dân số 2.667 người; số hộ 1.035 hộ; cụm thôn dân cư

7, tổ chức doanh nghiệp 9; Hiện nay UBND xã Bình Thành chưa tiến hành thành lập tổ thu gom rác thải của xã; tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 1.342kg (trong đó rác thải khu dân cư 1.242kg, các tổ chức và chợ 100kg).

1.14. Xã Bình Điền: Tổng diện tích 11.932ha; dân số 4.062 người; số hộ 938 hộ; cụm thôn dân cư 9,

tổ chức doanh nghiệp 20; Hiện nay UBND xã đã được UBND thị xã và Trung tâm nước sạch nông thôn hỗ trợ trang cấp phương tiện năm 2009 và đầu năm 2012 gồm 50 thùng đựng rác loại 240 lít và 10 xe cải tiến, 01 âu thuyền, UBND xã đã hợp đồng Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị tiến hành vận chuyển rác

7

tại địa bàn xã Bình Điền gồm khu vực chợ và các hộ dân cư tại trung tâm xã; tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 1.426kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 1.126kg, các tổ chức và chợ 300kg).

1.15. Xã Hương Bình: Tổng diện tích 6.266ha; dân số 2.667 người; số hộ 656 hộ; cụm thôn dân cư 7,

tổ chức doanh nghiệp 12; Hiện nay UBND xã Hương Bình chưa tiến hành thành lập tổ thu gom rác thải của xã; tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 887kg (trong đó rác thải khu dân cư 787kg, các tổ chức và chợ 100kg).

1.16. Xã Hồng Tiến: - Tổng diện tích 2.165ha; dân số 1.042 người; số hộ 265 hộ; cụm thôn dân cư 05,

tổ chức doanh nghiệp 8; Hiện nay UBND xã Hồng Tiến chưa tiến hành thành lập tổ thu gom rác thải của xã; tổng lượng rác bình quân ngày đêm trên địa bàn xã khoảng: 338kg (trong đó rác thải khu dân cư khoảng 318kg, các tổ chức 20kg).

2. Thực trạng công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thị xã:Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy hiện nay nguồn rác thải trên địa bàn các

xã, phường tương đối lớn do tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế- xã hội, lượng rác thải đã phát sinh ngày càng nhiều, chủ yếu từ 02 nguồn:

2.1. Rác từ các hộ gia đình và rác thải từ các tổ chức.- Rác thải phát sinh đối với hộ gia đình ước bình quân mỗi hộ có khoảng từ 1-

1,2kg/hộ/ ngày đêm.Tổng lượng rác thải sinh hoạt theo số liệu điều tra trên địa bàn thị xã Hương Trà trong năm 2012 có khoảng 36.408kg/ngày đêm; trong đó:

+ Rác thải khu dân cư: 32.060 kg/ ngày đêm;+ Rác thải từ chợ và các tổ chức khác: 4.420 kg/ ngày đêm.2.2. Công tác thu gom và xử lý rác thải. Hiện nay toàn thị xã có 13/16 xã có tổ, đội thu gom rác thải tại các chợ và

khu dân cư. Tổng lượng rác thải thu gom trên địa bàn các xã, phường hiện nay khoảng: 12.216 kg/ngày đêm; trong đó:

+ Thu gom tại các hộ dân cư: 8.666 kg/ ngày đêm+ Thu gom tại chợ và các tổ chức khác: 3.550 kg/ ngày đêm.Tỷ lệ thu gom rác thải tại các xã, phường hiện nay mới đạt: 33,55% ( riêng

phường Tứ Hạ tỷ lệ thu gom đật trên 80%);2.3. Công tác qui hoạch, xây dựng bãi rác:Căn cứ qui hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 các xã, phường đều có qui

hoạch quĩ đất để xây dựng bãi rác. Đối với các xã vùng đồng bằng và đầm phá qui hoạch xây dựng bãi trung chuyển để xử lý rác, đối với các xã vùng đồi núi qui hoạch bãi chôn lấp rác; tuy nhiên do khó khăn về nguồn kinh phí và quĩ đất đến nay hầu hết các xã, phường chưa chủ động đầu tư xây dựng bãi rác hoặc bãi trung

8

chuyển theo đúng qui hoạch để thực hiện công tác thu gom xử lý rác thải tại địa phương mình quản lý; hiện nay trên địa bàn thị xã mới được đầu tư xây dựng 1 bãi chôn lấp rác của phường Tứ Hạ tại chân núi Thế Đại thuộc phường Hương Vân với qui mô 10.000m2 để giải quyết việc thu gom rác thải tại phường Tứ Hạ và một số phường phụ cận. Các xã, phường như: Hương Phong, Hương Toàn, Hương Văn, Hải Dương đã được dự án Trung tâm nước sạch và nông thôn đầu tư xây dựng 4 bãi trung chuyển tạm thời để tập trung xử lý rác tại các trung tâm chợ; với qui mô mỗi bãi rác do Trung tâm nước sạch tỉnh đầu tư xây dựng bãi trung chuyển rác với diện tích sử dụng 100m2/bãi nhưng hoạt động không hiệu quả do bãi rác nằm ở vùng ngập lũ nên không đảm bảo môi trường.

2.4. Công tác đầu tư trang cấp phương tiện thu gom: Trong những năm qua, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh và thị xã và một

số dự án đã tiến hành đầu tư trang cấp một số phương tiện thu gom rác như sau:- Đầu tư mua mới 01 xe ép và vận chuyển rác chuyên dụng tại phường Tứ Hạ,

trị giá gần 980.000.000đ;-Trang cấp cho các xã, phường được 425 thùng đựng rác, 36 xe cải tiến, 01 xe

bò và 01 âu thuyền đựng rác. 2.5. Một số mô hình dự án thu gom rác thải đã được đầu tư trên địa bàn

các xã, phường: - Dự án thu gom xử lý rác thải tại thôn Bồn Trì, phường Hương An do Tổng

liên đoàn lao động Việt Nam đầu tư xây dựng;- Dự án thu gom xử lý rác thải tại chợ Hương Chữ để làm phân vi sinh phục

vụ sản xuất nông nghiệp tại phường Hương Chữ do Hội nông dân Việt nam huyện xây dựng;

- Dự án thu gom xử lý rác thải và nước sạch vệ sinh môi trường tại 07 xã do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường thuộc Sở NN&PTNT đầu tư xây dựng;

- Dự án thu gom xử lý rác thải tại địa bàn 03 xã (Hương Chữ, Hải Dương, Hương Phong) do tổ chức Bắc Âu tài trợ.

II. Một số tồn tại và nguyên nhân:Bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác thu gom xử lý rác thải, hiện

nay trên địa bàn thị xã vẫn còn một số tồn tại, nguyên nhân yếu kém cần quan tâm giải quyết.

1. Công tác tuyên truyền giáo dục:Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải trong những

năm qua tuy được các ban ngành, các địa phương có tổ chức tuyên truyền nhưng chưa được liên tục, vẫn còn chung chung, chưa chuyển tải được hết nội dung giá trị và tầm quan trọng về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải trong giai đoạn phát triển đi lên của xã hội.

9

2. Công tác quản lý và đầu tư nguồn lực: - Thời gian qua đã được các cấp, các ngành quan tâm ; đặc biệt là từ các dự

án, các tổ chức nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra; các phường xã chưa được phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải; Hiện nay, hàng năm ngân sách tỉnh và huyện có bố trí phân bổ ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường cho cấp thị xã hoạt động nhưng chỉ mới giải quyết được cho hoạt động quản lý. Riêng đối với một số xã, phường có triển khai công tác thu gom rác, thì hàng năm UBND thị xã có hỗ trợ một phần kinh phí để chi trả cho công tác vận chuyển rác thải nhưng rất hạn chế;

- Công tác thu gom xử lý rác thải tại các xã, phường chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm đúng mức; các xã, phường chưa chủ động xây dựng kế hoạch thu gom, xử lý rác thải một cách phù hợp, chưa chủ động hình thành các tổ, đội dịch vụ thu gom rác thải để triển khai thực hiện, việc thu gom rác thải phần đông các xã, phường vẫn còn giao khoán cho các ban quản lý chợ, chưa gắn trách nhiệm quản lý hành chính giữa xã, phường với các ban quản lý thôn, cụm và các hộ dân để triển khai thực hiện; chưa có chế tài để xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường và khen thưởng động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác thu gom xử lý rác.

Tóm lại công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn các xã, phường trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa tích cực triển khai xây dựng đề án thu gom xử lý rác do UBND thị xã chỉ đạo, chưa đưa công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải vào nhiệm vụ chính hàng năm để triển khai thực hiện, chưa gắng kết việc bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội; các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân vẫn đang còn xem nhẹ, chưa thật sự quan tâm đúng mức, vẫn còn né tránh trách nhiệm, chưa mạnh dạn đấu tranh phê bình; công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải chưa được xã hội hóa, chưa trở thành phong trào thi đua trong xã hội dẫn đến hiệu quả công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn các xã, phường chưa cao, một số hộ gia đình, cá nhân còn tùy tiện vất rác, xả rác thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho xã hội.

III. Phương án tổ chức thu gom xử lý rác thải giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020:

1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng kế hoạch:1.1. Quan điểm:- Công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung

của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt.

10

- Quản lý rác thải sinh hoạt được thực hiện khắp trên địa bàn các xã, phường đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững về bảo vệ môi trường gắn liền với công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

- Quản lý rác thải sinh hoạt là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, tạo cơ sở để địa phương hướng tới môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp.

- Quản lý rác thải sinh hoạt phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm giải quyết ô nhiễm” các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường phải có trách nhiệm đóng kinh phí, khắc phục bồi thường thiệt hại theo đúng luật định.

- Quản lý rác thải sinh hoạt phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp hợp vệ sinh.

1.2. Mục tiêu:1.2.1. Mục tiêu tổng quát: - Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và góp phần giải

quyết an sinh xã hội;- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn từ thị xã đến các phường, xã theo

các nguyên tắc: Nguồn rác được thu gom và được phân loại tại nguồn, tiến đến tái chế, tái sử dụng triệt để bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hạn chế tối đã lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quĩ đất, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom và xử lý rác thải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải trên địa bàn thị xã, tạo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng đề án thu gom xử lý rác thải đủ năng lực để nâng cao hiệu quả

công tác thu gom xử lý rác một cách triệt để, nâng cao hiệu quả thu gom xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế; phát huy hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn để tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế việc chôn lấp làm ảnh hưởng quĩ đất sản xuất và hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

- Xã hội hóa công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thị xã, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu tư vào công tác thu gom xử lý rác thải theo mô hình dịch vụ chuyên nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu gom xử lý chất thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và thực hiện thành công chiến lược quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã đề ra.

11

1.2.3. Chỉ tiêu:- Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 80%; trong đó: + Đô thị đạt tỷ lệ 90%; + Nông thôn đạt 70%; Định hướng đến 2020: Tỷ lệ thu gom rác thải đạt trên 85%; trong đó: + Đô thị đạt tỷ lệ trên 95%; + Nông thôn đạt trên 75%; - Tỷ lệ rác thải được phân loại để tái chế và tái sử dụng đạt 35%; trong đó: + Đô thị đạt tỷ lệ tái chế và tái sử dụng đạt trên 40 % ;+ Nông thôn đạt tỷ lệ tái chế, tái sử dụng đạt trên 30 %.Định hướng đến 2020: Tỷ lệ rác thải được phân loại để tái chế và tái sử dụng

đạt trên 45%; trong đó: + Đô thị đạt tỷ lệ tái chế và tái sử dụng đạt trên 50 % ;+ Nông thôn đạt tỷ lệ tái chế, tái sử dụng đạt trên 40 %.2. Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải:Căn cứ tình hình đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; trên cơ sở đề án

thu gom xử lý rác thải của các xã, phường đã xây dựng; UBND thị xã triển khai phương án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải giai đoạn 2012- 2015 trên địa bàn thị xã theo 03 mô hình sau:

2.1. Mô hình 1:- Việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được ký kết hợp đồng với Công ty

TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình đô thị Huế đảm nhận. UBND các phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức thu phí VSMT theo quy định; quản lý, giám sát công tác thu gom rác thải thuộc địa bàn mình quản lý, phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế xác nhận khối lượng rác thu gom, vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán .

2.2. Mô hình 2:Việc thu gom rác được giao cho UBND các phường, xã đảm nhận và đưa rác

vào các âu thuyền tại vị trí tập kết để Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình đô thị Huế vận chuyển và xử lý. UBND các phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu gom rác thải thuộc địa bàn quản lý, giám sát, phối hợp với Công ty Môi trường Đô thị Huế xác nhận khối lượng rác thực tế vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán.

2.3. Mô hình 3:Việc thu gom rác được giao cho UBND phường, xã đảm nhận ( phường Tứ

Hạ và phường Hương Vân). Công tác vận chuyển rác giao UBND phường Tứ Hạ đảm nhận và đưa về chôn lấp tại bãi rác của thị xã tại chân núi Thế Đại phường Hương Vân.

12

IV. Lộ trình triển khai thực hiện: Đề án thu gom xử lý rác thải được triển khai theo các năm như sau:1. Năm 2012: + Các phường: Hương văn, Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ

và xã Hương Vinh áp dụng mô hình 1. + Các phường, xã: Hương Toàn, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình

Thành, Bình Điền, Hương Bình áp dụng mô hình 2. + Các phường Tứ Hạ, Hương Vân áp dụng mô hình 3. 2. Năm 2013: + Các phường: Tứ Hạ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ,

Hương An, Hương Hồ và xã Hương Vinh áp dụng mô hình 1. + Các phường, xã: Hương Toàn, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình

Thành, Bình Điền, Hương Bình áp dụng mô hình 2. 3. Năm 2014 và 2015: Chuyển tất cả các xã, phường trên địa bàn thị xã áp dụng sang mô hình 1;

trong đó năm 2014 bổ sung thêm xã Hồng Tiến theo mô hình 1, nâng tổng số xã, phường áp dụng mô hình 01 trên địa bàn thị xã là 16 xã, phường.

V. Kế hoạch chi tiết thu gom xử lý rác thải giai đoạn 2012-2015 của các xã, phường:

1. Kế hoạch năm 2012: Tổng kinh phí thực hiện dự án: 2.245.016.419đ .

Trong đó: - Nguồn thu phí VSMT các hộ dân và tổ chức: 597.580.400đ (Nguồn kinh phí để lại cho công tác thu phí (50%): 298.790.200đ) - Kinh phí đề nghị thị xã hổ trợ: 694.802.760đ. - Kinh phí đề nghị tỉnh hổ trợ: 1.251.423.459đ. (Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện đề án năm 2012 chi tiết các phường, xã đính kèm phụ lục I). Cụ thể:

1.1/ Phường Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ và xã Hương Vinh: Áp dụng mô hình 01 ; ( Kế hoạch thu gom, xử lý rác thải cụ thể các phường, xã được thể hiện ở bảng phụ lục1.1 đính kèm)

1.2/ Phường Tứ Hạ và Hương Vân: Áp dụng mô hình 3;1.3/ Các xã: Hương Toàn, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình

Thành, Bình Điền, Hương Bình tổ chức thu gom theo mô hình 02 ;(Kế hoạch thu gom, xử lý rác thải cụ thể các phường, xã được thể hiện ở

bảng phụ lục1.2 đính kèm)

13

2. Kế hoạch năm 2013: Tổng kinh phí thực hiện dự án: 5.179.956.028đ .

Trong đó: - Nguồn thu phí VSMT các hộ dân và tổ chức: 2.164.236.000đ. (Nguồn kinh phí để lại cho công tác thu phí (50%): 1.082.118.000đ) - Kinh phí đề nghị thị xã hổ trợ: 1.434.243.310đ. - Kinh phí đề nghị tỉnh hổ trợ: 2.663.594.718đ.

(Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện đề án năm 2013 chi tiết các phường, xã đính kèm phụ lục II).

Cụ Thể:2.1/ Phường Tứ Hạ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ,

Hương An, Hương Hồ và xã Hương Vinh: Áp dụng mô hình 01; ( Kế hoạch thu gom, xử lý rác thải cụ thể các phường, xã được thể hiện ở

bảng phụ lục 2.1 đính kèm)2.2/ Các xã Hương Toàn, Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình

Thành, Bình Điền, Hương Bình: Áp dụng mô hình 02; (Kế hoạch thu gom, xử lý rác thải cụ thể các xã được thể hiện ở bảng phụ

lục 2.2 đính kèm).3. Kế hoạch năm 2014:Tổng kinh phí thực hiện dự án: 6.737.585.000đ .Trong đó:

- Nguồn thu phí VSMT các hộ dân và tổ chức: 2.571.814.000đ. (Nguồn kinh phí để lại cho công tác thu phí (50%): 1.285.907.000đ) - Kinh phí đề nghị thị xã hổ trợ: 1.908.087.000đ. - Kinh phí đề nghị tỉnh hổ trợ: 3.543.591.000đ.

(Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện đề án năm 2014 chi tiết các phường, xã đính kèm phụ lục III).

Cụ thể: Tất cả các xã, phường ( Cộng thêm xã Hồng Tiến) tổ chức thu gom theo mô hình 01;

(Kế hoạch thu gom, xử lý rác thải cụ thể từng phường, xã được thể hiện ở bảng phụ lục 3.1 đính kèm).

4. Kế hoạch năm 2015: Tổng kinh phí thực hiện dự án: 7.430.607.000đ .Trong đó:

- Nguồn thu phí VSMT các hộ dân và tổ chức: 3.024.408.000đ. (Nguồn kinh phí để lại cho công tác thu phí (50%): 1.512.204.000đ) - Kinh phí đề nghị thị xã hổ trợ: 2.071.441.000đ. - Kinh phí đề nghị tỉnh hổ trợ: 3.846.962.000đ.

(Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện đề án năm 2015 chi tiết các phường, xã đính kèm phụ lục IV).

14

Cụ thể: Toàn bộ 16 xã, phường tổ chức thu gom theo mô hình 01; (Kế hoạch thu gom, xử lý rác thải cụ thể từng phường, xã được thể hiện ở

bảng phụ lục 4.1 đính kèm). 5. Kế hoạch giai đoạn 2012-2015:Tổng kinh phí thực hiện đề án thu gom xử lý rác thải thị xã Hương Trà giai

đoạn 2012-2015: 21.593.164.721 đồng. Trong đó:

- Nguồn thu phí VSMT các hộ dân và tổ chức: 8.358.038.000đ. (Nguồn kinh phí để lại cho công tác thu phí (50%): 4.179.019.000đ) - Kinh phí đề nghị thị xã hổ trợ: 6.094.951.002đ - Kinh phí đề nghị tỉnh hổ trợ: 11.319.194.719đ.

(Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2012-2015 chi tiết các phường, xã đính kèm phụ lục V).

VI. Giải pháp triển khai thực hiện: Để triển khai thực hiện tốt đề án thu gom rác thải thị xã Hương Trà giai đoạn

2012-2015 và định hướng đến 2020 đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu nói trên; UBND thị xã triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền về thu gom xử lý rác trên các thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường.

2. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải ở các cấp, các ngành, các địa phương; tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã, phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải.

3. Đa dạng hóa việc đầu tư các cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom xử lý chất thải, rác thải trên địa bàn các xã, phường.

4. Tổ chức nhân rộng một số mô hình điểm về thu gom xử lý rác thải để phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích hỗ trợ các mô hình sản xuất tái chế, tái sử dụng từ rác thải nhằm cải thiện môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp.

5. Thực hiện tốt công tác qui hoạch, kế hoạch lắp đặt hệ thống âu thuyền tại các xã, phường để triển khai thực hiện tốt công tác thu gom xử lý rác thải hiện nay trên địa bàn thị xã.

6. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải; có chính sách hỗ trợ khuyến khích các mô hình phát triển đầu tư sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường để góp phần ổn định sản xuất theo hướng bền vững.

7. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ dân và các tổ chức kinh tế trong công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu

15

gom rác thải; đưa công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải trở thành tiêu chí thi đua của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ gia đình, xây dựng chế tài thưởng phạt nghiêm minh trong công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để khuyến khích toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

VII. Tổ chức quản lý, thực hiện:1. UBND thị xã: Chỉ đạo chung về công tác thu gom xử lý rác thải giai đoạn

2012-2015 và định hướng đến 2020; Quyết định phê duyệt đề án và phân bổ kinh phí hàng năm cho các địa phương và đơn vị liên quan hoạt động.

2. Phòng TN&MT: - Chủ trì xây dựng kế hoạch, phối hợp phòng Quản lý Đô thị đôn đốc, kiểm

tra việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải các địa phương.

- Thay mặt UBND thị xã hợp đồng với Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn các xã, phường; Tổ chức nghiệm thu, thanh toán trên cơ sở hồ sơ chi tiết, khối lượng nghiệm thu ban đầu của các xã, phường.

- Chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý Đô thị, Tài chính Kế hoạch xây dựng Dự toán chi tiết kinh phí thu gom, xử lý rác thải, kiểm tra việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí thực hiện hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Giúp UBND thị xã, phường đôn đốc thực hiện đề án, tổng hợp và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện. Phối hợp với các phòng ban liên quan tham mưu, đề xuất UBND thị xã điều chỉnh, bổ sung những yêu cầu mới phát sinh phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế ở địa phương.

- Yêu cầu UBND các xã, phường báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ hàng quý, 06 tháng và 01 năm.

- Tham mưu UBND thị xã tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án trong từng giai đoạn.

3. Phòng Quản lý đô thị: Phối hợp phòng TN&MT kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đề án thu gom xử

lý rác thải tại các xã, phường; phối hợp các ngành, các địa phương để qui hoạch, lắp đặt các điểm tập kết rác thải của các xã, phường đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường.

4. Phòng Tài chính – kế hoạch: - Căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước hàng năm để tham mưu UBND

thị xã bố trí kinh phí; lập dự toán, tham mưu UBND thị xã kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để thực hiện đề án.

16

- Thẩm định dự toán chi tiết phân bổ kinh phí thu gom, vận chuyển rác thải và báo cáo UBND thị xã xem xét phê duyệt.

- Thẩm tra báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện đề án theo đúng quy định tài chính hiện hành.

- Hướng dẫn UBND các xã, phường thu và sử dụng phí vệ sinh môi trường đảm bảo theo quy định.

5. UBMTTQVN Thị xã: Phối hợp các đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia thực hiện tốt đề án thu gom xử

lý rác thải của thị xã giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020, thường xuyên phát động phong trào toàn dân tham gia hưởng ứng tốt phong trào bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác theo nội dung đề án đã xây dựng.

6. UBND các xã, phường: - Lập dự toán kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của địa phương

mình để phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định, UBND thị xã phê duyệt.- Chỉ đạo các tổ dân phố, thôn, cụm dân cư và vận động các hộ dân thực hiện

tốt đề án thu gom rác thải của thị xã giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020; Tổ chức tốt công tác thu gom rác thải tại các hộ gia đình, sau đó chuyển đến các vị trí qui hoạch lấp đặc âu thuyền, hoặc các thùng đựng rác theo qui định.

- Chủ động san lấp mặt bằng tại các địa điểm khảo sát để lắp đặt âu thuyền.- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu gom rác thải

thuộc địa bàn xã, phường quản lý. Cử cán bộ trực tiếp theo dõi, giám sát công tác thu gom, vận chuyển rác tại địa phương và phối hợp Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế để kiểm tra, xác nhận khối lượng rác thực tế vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thanh toán; đồng thời cân đối lượng rác phát sinh thực tế để bố trí địa điểm lắp đặt thùng rác phù hợp đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả;

- Thu phí VSMT theo mức phí đã được qui định đối với hộ dân, các tổ chức kinh doanh, tổ chức khác... quản lý tốt nguồn kinh phí thu gom rác thải và quyết toán theo đúng qui định của Nhà nước.

- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và đóng phí môi trường theo qui định, tạo nếp sống văn minh đô thị.

- Tổ chức lực lượng thu gom phù hợp với lượng rác phát sinh thực tế tại địa phương, tiến hành thu gom rác thải hàng ngày bằng xe đẩy cải tiến về các điểm tập kết rác. Đ/c Chủ tịch UBND các xã, phường trực tiếp chỉ đạo và điều hành.

- Giao trách nhiệm cho các thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp chỉ đạo thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn, khu phố để nộp vào ngân sách xã, phường và được trích tỷ lệ phù hợp trên tổng số phí thu được theo qui định.

17

PHẦN III: KẾT LUẬN

Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Hương Trà giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020 đã được xây dựng trên cơ sở kế hoạch, đề án thu gom rác thải của các xã, phường đã được tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý của các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương nên nội dung Đề án có tính khả thi rất cao và sát thực; Đề án thu gom rác thải của thị xã được triển khai sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường và thu gom, phân loại xử lý rác thải và phát huy được vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và các hộ dân trong công tác bảo vệ môi trường; Đề án sau khi triển khai thực hiện sẽ thay đổi nhận thức của người dân về rác thải, nâng cao cảnh quan, môi trường cuộc sống của cộng động dân cư ngày càng xanh – sạch – đẹp, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thành công kết luận số 48 của Bộ Chính trị về việc xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương./.

UBND THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

18

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

I. Sự cần thiết để ban hành đề án..........................................................................1

II. Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án...................................................................1

PHẦN II: NỘI DUNG..................................................................................................3

I. Thực trạng công tác thu gom xử lý rác trên địa bàn thị xã........................3

1. Tình hình thu gom rác thải của các xã, phường.............................................3

2. Thực trạng công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thị xã Hương Trà...6

II. Một số tồn tại và nguyên nhân.....................................................................7

1. Công tác tuyên truyền giáo dục.............................................................7

2. Công tác quản lý và đầu tư nguồn lực...................................................8

III. Phương án tổ chức thu gom xử lý rác thải giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020..........................................................................................8

1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng kế hoạch...............................8

2. Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.................................10

IV. Lộ trình triển khai thực hiện...........................................................11

V. Kế hoạch chi tiết thu gom xử lý rác thải giai đoạn 2012-2015 của

các xã, phường.................................................................................................11

VI. Giải pháp triển khai thực hiện........................................................13

VII. Tổ chức quản lý, thực hiện.............................................................14

1. UBND thị xã......................................................................................14

2. Phòng TN&MT.................................................................................14

3. Phòng Quản lý đô thị.........................................................................15

4. Phòng Tài chính – Kế hoạch.............................................................15

5. UBMTTQVN thị xã..........................................................................15

6. UBND các xã, phường......................................................................15

PHẦN III: KẾT LUẬN....................................................................................16

19

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

ĐỀ ÁN THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI GIAI ĐOẠN 2012-2015VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

20

21